Luận án Tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Dương Tuấn Nghĩa TRI THỨC DÂN GIAN TRONG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2017 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Dương Tuấn Nghĩa TRI THỨC DÂN GIAN TRONG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO C

pdf175 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CAI Chuyên ngành: Văn hóa dân gian Mã số: 62 22 01 30 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền 2. TS. Phạm Thị Thu Hương Hà Nội - 2017 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả và trích dẫn trong luận án đều được ghi nguồn chính xác, đầy đủ. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Dương Tuấn Nghia 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... 3 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN... 12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 12 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 25 Tiểu kết.................................................................................................................... 39 Chương 2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN VÀ TRI THỨC DÂN GIAN TRONG KHAI THÁC RỪNG....................................................................... 40 2.1. Địa bàn nghiên cứu và tài nguyên rừng nơi người Hà Nhì Đen cư trú...... 40 2.2. Khái quát về người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ................ 43 2.3. Rừng với đời sống của người Hà Nhì Đen .................................................... 48 2.4. Rừng với tri thức dân gian trong khai thác tài nguyên rừng ..................... 54 Tiểu kết.................................................................................................................... 77 Chương 3. TRI THỨC DÂN GIAN TRONG BẢO VỆ RỪNG......................... 79 3.1. Quan niệm về rừng thiêng với vấn đề bảo vệ rừng...................................... 79 3.2. Nghi lễ thiêng với vấn đề bảo vệ rừng........................................................... 91 3.3. Luật tục trong bảo vệ rừng ............................................................................ 97 3.4. Dư luận thôn bản với vấn đề bảo vệ rừng................................................... 110 3.5. So sánh quan điểm về rừng của người Hmông, người Dao....................... 112 Tiểu kết.................................................................................................................. 116 Chương 4. TRI THỨC DÂN GIAN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG........... 119 4.1. Sự biến đổi và những vấn đề đặt ra của tri thức dân gian........................ 119 4.2. Tri thức dân gian với các dự án phát triển kinh tế rừng .......................... 126 4.3. Tri thức dân gian trong phát triển môi trường sinh thái bền vững ........ 130 4.4. Bảo vệ và phát huy tri thức dân gian trong phát triển bền vững............. 133 4.5. Định hướng xây dựng Quy ước mới và dư luận xã hội ............................. 141 Tiểu kết.................................................................................................................. 142 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 150 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 168 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CB: Cán bộ CT: Chủ tịch GS: Giáo sư Ha: Héc ta HN Hà Nội Km Ki lô mét NCS: Nghiên cứu sinh Nxb: Nhà xuất bản PGS: Phó giáo sư PL: Phụ lục Sđd: Sách đã dẫn T/C: Tạp chí Tr: Trang TS: Tiến sĩ Stt: Số thứ tự TTDG Tri thức dân gian UBND: Ủy ban nhân dân VHTTDL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch 4 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Stt Nội dung Trang Bảng Tổng hợp diện tích rừng cấm, rừng tự nhiên do các thôn quản lý 115 Sơ đồ 1 Khung phân tích nghiên cứu của luận án 10 Sơ đồ 2 Mối quan hệ “Đa nhất thể” 20 Sơ đồ 3 Mối quan hệ giữa ba không gian 50 Sơ đồ 4 Mối quan hệ giữa 3 cơ chế trong quản lý rừng 79 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môi trường sinh thái hiện nay đang biến đổi nhanh chóng, rừng bị tàn phá, đất đai bị bào mòn, nguồn nước cạn kiệt đã làm cho quá trình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng khốc liệt. Sự biến mất của các khu rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ do nạn chặt phá rừng lấy gỗ bừa bãi. Sự xuất hiện của các dự án phát triển kinh tế đang làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên cạn kiệt. Hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng là một trong những nguyên nhân khiến cho thiên tai liên tục xảy ra với sức công phá ngày càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và tài sản của nhân dân các khu vực vùng núi cao của tỉnh Lào Cai. Trong gần 10 năm qua, thiên tai cướp đi nhiều sinh mạng và của cải vật chất của người dân. Nhiều thôn bản của người Dao, người Giáy, người Hmông bị lũ quét, sạt lở đất, vùi lấp ruộng nương, hoa màu, thậm chí một số thôn bị xóa sổ hoàn toàn như thôn Sủng Hoảng (xã Phìn Ngan), thôn Tùng Chỉn I (xã Trịnh Tường). Qua số liệu thống kê về bão lũ và sạt lở đất của huyện Bát Xát từ năm 2008 đến năm 2017, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất làm chết và bị thương gần 60 người, hàng trăm hecta đất ở và đất canh tác bị vùi lấp. Trong đó, điển hình là trận lũ lịch sử xảy ra vào tháng 8/2008 tại thôn Tùng Chỉnh I, xã Trịnh Tường làm hơn 20 người chết và mất tích, bị thương 9 người chủ yếu là người Dao. Vào tháng 8/2010, một trận lũ quét lịch sử xảy ra tại thôn Cửa Cải, xã Mường Vi, mặc dù chỉ có 1 người bị chết, 4 người bị thương, nhưng lũ quét đã tàn phá các thôn bản của người Giáy, vùi lấp hơn 40 ha đất trồng lúa, nhiều nhà bị cuốn trôi, đường giao thông bị phá hủy. Trận mưa lũ tháng 8/2016 đã quét qua xã Cốc San, Tòng Sành, Quang Kim, Phìn Ngan của huyện Bát Xát làm 13 người chết và mất tích, 5 người bị thương, 794 ngôi nhà bị hư hỏng, hơn 400 ha hoa màu, lúa bị vùi lấp, nhiều thôn bản của người Dao, Hmông, Giáy bị tàn phá. Gần đây nhất là trận mưa bão số 6 vào tháng 8/2017 làm 1 người chết, 1 người mất tích, nước lũ tàn phá nhiều nhà cửa, đất canh tác, đường giao thông của các xã Trịnh Tường, Nậm Chạc, A Mú Sung, Bản Qua làm thiệt hại nhiều tỷ đồng. Có thể nói, cứ sau mỗi cơn mưa bão đều xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở các mức độ khác nhau, gây thiệt hại về người và tài sản của hầu hết đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, có một 6 tộc người cùng cư trú trên dải đất ấy lại hầu như chưa bao giờ phải gánh chịu những thiệt hai do thiên tai gây ra, đó là cộng đồng người Hà Nhì Đen cư trú ở các xã Y Tý, Nậm Pung, A Lù, Trịnh Tường, A Mú Sung của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Khu vực cư trú của người Hà Nhì Đen có gì đặc biệt? Các thôn bản của họ có khác gì so với các thôn bản của các dân tộc anh em khác? Tri thức dân gian trong bảo vệ và khai thác rừng có vai trò như thế nào trong hiện tượng ấy? Và trong phát triển bền vững môi trường sinh thái rừng? Câu hỏi đặt ra là “Nếu tri thức dân gian được sử dụng một cách hiệu quả có thể giảm thiểu được những tai họa của thiên tai gây ra” ? Nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng, NCS chọn đề tài Tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai để làm đề tài cho luận án Tiến sĩ. Đề tài sẽ từng bước nghiên cứu, phân tích tri thức dân gian của người Hà Nhì Đen trong việc bảo vệ môi trường sinh thái nói chung, trong khai thác và bảo vệ rừng theo hướng bền vững. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Đưa ra cơ sở lý luận nghiên cứu về tri thức dân gian và vai trò tri thức dân gian với khai thác, bảo vệ rừng gắn với phát triển bền vững môi trường sinh thái. - Trên cơ sở vận dụng một số lý thuyết trong văn hóa dân gian và sinh thái văn hóa, luận án tập trung nghiên cứu và phân tích tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. - Nghiên cứu, phân tích vai trò tri thức dân gian của cộng đồng trong các dự án phát triển, góp phần làm tăng tính thực tiễn và hiệu quả của các dự án. - Từ nghiên cứu tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng, luận án bàn luận về các vấn đề bảo vệ và phát huy tri thức dân gian về bảo vệ rừng với vấn đề phát triển bền vững. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, phân tích tri thức dân gian trong khai thác tài nguyên rừng của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 7 - Nghiên cứu, phân tích tri thức dân gian trong bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đặc biệt đi sâu nghiên cứu, phân tích về cơ chế thiêng hóa rừng; luật tục thực hiện hóa tri thức dân gian; xây dựng lực lượng thực thi các quy định của luật tục và thực hiện cơ chế giám sát toàn dân. - Đánh giá vai trò của tri thức dân gian trong bảo vệ môi trường sinh thái và khai thác rừng bền vững bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức dân gian và sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các dự án phát triển rừng. - Nghiên cứu, phân tích sự biến đổi của tri thức dân gian nhằm nâng cao nhận thức, trao truyền và phát huy tri thức dân gian trong khai thác, bảo vệ rừng hiện nay hướng tới phát triển bền vững. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen ở hai xã Y Tý và Nậm Pung của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu. Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích về tri thức dân gian trong khai thác, bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen và các vấn đề liên quan. Về không gian nghiên cứu: Luận án lựa chọn 2 địa điểm tiến hành khảo sát, nghiên cứu là 2 xã Y Tý và Nậm Pung của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là hai địa bàn có tổng diện tích rừng lớn (chiếm 16,62% diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện Bát Xát), là hai xã có số người tập trung đông với 3.112 người/4.347 người Hà Nhì Đen trong toàn huyện Bát Xát (chiếm 71,58%). Đây là vùng đất có lịch sử hình thành từ lâu đời và cũng là nơi có diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất huyện. Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích tri thức dân gian của người Hà Nhì Đen trong khai thác và bảo vệ rừng truyền thống và từ sau thời kỳ đổi mới (1986) đến nay. Đó cũng là thời điểm có nhiều chính sách về bảo vệ rừng, phát triển rừng trong công cuộc đổi mới của Chính phủ được ban hành và thực hiện. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Rừng có vai trò như thế nào trong đời sống của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai? 8 - Tri thức dân gian được người Hà Nhì Đen vận dụng như thế nào trong khai thác và bảo vệ rừng bền vững? - Làm thế nào để duy trì và phát huy tốt các giá trị của tri thức dân gian trong khai thác, bảo vệ rừng trong phát triển bền vững hiện nay? 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính: Để thu thập các thông tin, dữ liệu, tài liệu sơ cấp được người dân bảo lưu bằng trí nhớ, bằng truyền khẩu và thực hành xã hội, NCS đã tiến hành điền dã và thực hiện các thao tác sau: + Quan sát tham dự: Từ năm 2011 đến tháng 9/2017, NCS đã thực hiện hơn 20 chuyến nghiên cứu điền dã tại các địa bàn tập trung đông người Hà Nhì Đen, nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn của huyện Bát Xát là các thôn của xã Nậm Pung, xã Y Tý. Trong đó, NCS lựa chọn tập trung nghiên cứu ở các thôn Lao Chải 1,2,3, thôn Choản Thèn, Mò Phú Chải, Ngải Chồ, Sim San và Sín Chải 1 của xã Y Tý; thôn Kin Chu Phìn 1,2 của xã Nậm Pung. Qua các chuyến điền dã, NCS quan sát, tìm hiểu mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, các mối quan hệ ứng xử của người Hà Nhì Đen với rừng. NCS thực hiện việc điền dã đủ chu kỳ 12 tháng nhằm tập trung quan sát tham dự, sưu tầm, ghi chép tư liệu liên quan đến khai thác và bảo vệ rừng. + Phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố: Để khai thác thông tin từ các cá nhân, nhóm người khác nhau, NCS tiến hành phỏng vấn những nghệ nhân, già làng, trưởng bản, thầy cúng và những người có uy tín khác đã được lựa chọn và theo phương pháp “bông tuyết lăn”, từ người này giới thiệu người khác theo nội dung cần tìm hiểu. Thời gian thực hiện điền dã, phỏng vấn thường được thực hiện vào các vào khoảng thời gian từ cuối tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Đây là thời gian nhàn rỗi nhất của người Hà Nhì Đen, vì mùa thu hoạch lúa nương, lúa trên ruộng bậc thang và hoa màu đã xong. Để thực hiện phương pháp này, NCS thực hiện “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc) với người dân. NCS dành nhiều thời gian nói chuyện với những người am hiểu về phong tục tập quán, tri thức dân gian về khai thác và bảo vệ rừng, về lịch sử dòng tộc, về các nghi lễ truyền thống. + Thảo luận nhóm: Đối với một số vấn đề quan trọng hoặc vấn đề người dân chưa thống nhất, NCS tiến hành một số cuộc thảo luận nhóm để tìm được sự 9 đánh giá thống nhất chung của cộng đồng, nhất là vấn đề đánh giá về các dự án, vai trò của các khu rừng thiêng, về quy ước xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. - Phương pháp nghiên cứu so sánh: Nghiên cứu, phân tích và so sánh sự biến đổi của tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng từ trước và sau thời kỳ đổi mới đến nay. Luận án cũng so sánh những nhận thức và hành vi ứng xử của người Hà Nhì Đen với môi trường sinh thái trong mối quan hệ với các cộng đồng người Dao, Hmông trong địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Khi phân tích, đánh giá sự biến đổi của tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen. NCS đã vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành của nhân học văn hóa, khoa học phát triển, xã hội học, văn hóa dân gian trong quá trình nghiên cứu về văn hóa truyền thống, mối quan hệ giữa tri thức dân gian với phát triển bền vững, giữa văn hóa dân gian người Hà Nhì Đen với môi trường sinh thái. - Phương pháp sưu tầm, phân tích tư liệu thứ cấp: NCS sưu tầm và chọn lọc các tài liệu bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc liên quan đến người Hà Nhì Đen, tri thức dân gian về phát triển bền vững rừng. Các báo cáo về văn hóa, xã hội, kinh tế của xã Y Tý, Nậm Pung, các Dự án được lưu trữ tại huyện Bát Xát để làm rõ hơn về lịch sử và các vấn đề liên quan đến rừng của người Hà Nhì Đen. - Khung phân tích trong nghiên cứu của luận án (sơ đồ 1): Khung phân tích của luận án được thực hiện trên cơ sở 4 quan điểm tiếp cận chính là tri thức dân gian, sinh thái văn hóa, Quan điểm chủ thể và chỉnh thể luận phát triển bền vững. Từ 4 quan điểm này tiến hành nghiên cứu, phân tích về tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen từ nghiên cứu khái niệm, bản chất của tri thức dân gian; nghiên cứu tri thức dân gian với khai thác rừng ở một số tộc người láng giềng; nghiên cứu về người Hà Nhì Đen và tri thức dân gian người Hà Nhì trên thế giới và Việt Nam của các tác giả đi trước; nghiên cứu quan hệ của tri thức dân gian với phát triển bền vững rừng. Từ các phương án tiếp cận ấy tiến hành nghiên cứu về tri thức dân gian trong khai thác, bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen. 10 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án nghiên cứu, phân tích tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng trong mối quan hệ với phát triển bền vững là một hướng nghiên cứu cập nhật của ngành văn hóa dân gian đương đại trên thế giới. Trong đó, thay vì sưu tầm, phân tích các câu chuyện dân gian, truyền thuyết, thần thoại, nghệ thuật dân gian, v.v., luận án đã hướng tới tập trung vào chính con người, cuộc sống của họ, tri thức dân gian của họ trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên. Tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai TTDG trong khai thác rừng của người Hà Nhì Đen Quan hệ TTDG với phát triển bền vững rừng TTDG trong bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen Phát triển bền vững Khái niệm, bản chất của TTDG Nghiên cứu tư liệu sơ cấp Nghiên cứu tư liệu thứ cấp Tri thức dân gian Quan điểm chủ thể và chỉnh thể luận Sơ đồ 1: Khung phân tích nghiên cứu của luận án Sinh thái văn hóa 11 Từ góc độ văn hóa dân gian và liên ngành, luận án sẽ từng bước phân tích các khía cạnh tri thức dân gian với việc bảo vệ và khai thác rừng của người Hà Nhì Đen, qua đó đóng góp một phần nghiên cứu về mối quan hệ văn hóa tộc người với môi trường tự nhiên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án là một công trình nghiên cứu có những đóng góp trong thực tiễn nghiên cứu, đào tạo. Kết quả của luận án như là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu về tri thức dân gian, môi trường sinh thái, và việc sử dụng tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng theo hướng bền vững. Đặc biệt trong bối cảnh có nhiều biến động về khí hậu và những tác động tiêu cực do các hoạt động khác thác rừng, những đúc kết của luận án sẽ phần như là một hồi chuông cảnh tỉnh trong việc hủy hoại môi trường sống và những hậu quả tàn khốc của quá trình biến đổi khí hậu. Dựa trên khung nhận thức luận về văn hóa dân gian và phát triển bền vững, luận án đề cao vai trò của tri thức người Hà Nhì Đen trong khai thác và bảo vệ rừng là một trường hợp nghiên cứu cụ thể, từ đó nhằm đưa ra những quan điểm mang tính khái quát hơn trong các chiến lược, quyết sách và dự án phát triển bền vững. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu (7 trang), kết luận (5 trang), tài liệu tham khảo (17 trang) và phụ lục (70 trang), nội dung Luận án bao gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận (28 trang); Chương 2. Địa bàn nghiên cứu, người Hà Nhì Đen và tri thức dân gian trong khai thác rừng (39 trang); Chương 3. Tri thức dân gian trong bảo vệ rừng (40 trang); Chương 4. Tri thức dân gian với phát triển bền vững (25 trang). 12 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước 1.1.1.1 . Những công trình nghiên cứu về tri thức dân gian, tri thức bản địa, tri thức địa phương Tri thức dân gian được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm, nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ XX. Tri thức dân gian trở thành đề mục nghiên cứu của một số công trình chuyên khảo về tộc người Dao của Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến [108], nghiên cứu tộc người Thái của Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng [100]. Nhưng từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX tri thức dân gian mới được nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý thuyết và khái niệm. Các nhà nhiên cứu như: Ngô Đức Thịnh [93], Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc [114], Vương Xuân Tình [90,91 ], Phạm Quang Hoan [33], Trần Hồng Hạnh [31], Nguyễn Thẩm Thu Hà [28] đã chú trọng nghiên cứu phân tích khái niệm tri thức dân gian, tri thức bản địa, tri thức địa phương. Các tác giả cũng đề cập đến các thành tố của tri thức dân gian. Dựa vào mối quan hệ giữa con người ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội hoặc ứng xử với bản thân, đến các thành tố của tri thức dân gian như: Tri thức dân gian liên quan đến môi trường tự nhiên; tri thức dân gian liên quan đến môi trường xã hội; tri thức dân gian liên quan đến việc ứng xử với bản thân con người. Một số tác giả, tiêu biểu là Hoàng Xuân Tý [115], Lê Trọng Cúc [17, 18, 19], Nguyễn Ngọc Thanh [81], Ngô Đức Thịnh [93] đã sử dụng đồng nhất khái niệm tri thức dân gian. Họ phân tích các đặc điểm của văn hóa dân gian như lưu giữ bằng trí nhớ, thực hành qua kinh nghiệm, trải nghiệm, truyền dạy bằng truyền miệng và thực hành. Trong khi đó, tác giả Trần Hồng Hạnh [31] đã tổng hợp các tài liệu ở nước ngoài trình bày các khái niệm về tri thức dân gian, tri thức bản địa, tri thức địa phương, tri thức truyền thống. Tác giả cũng đưa ra quan điểm về cộng đồng, bối cảnh văn hóa và cách phân loại của tri thức dân gian, tri thức bản địa. 13 Nhiều tác giả đã vận dụng các quan điểm lý luận của ngành văn hóa dân gian, nhân học để phân tích tri thức dân gian đặc trưng của các tộc người. Một số tác giả tập trung nghiên cứu tri thức dân gian của người Thái như: Công trình của Ngô Đức Thịnh - Cầm Trọng [100], Đặng Thị Oanh [58], Vũ Trường Giang [27]. Một số tác giả tập trung nghiên cứu tri thức dân gian của người Dao, Hmông như nghiên cứu của Trần Hồng Hạnh [30], Nguyễn Trường Giang [23,24], Nguyễn Ngọc Thanh [67]. Trong các tộc người, tri thức dân gian của người Mường được nghiên cứu khá hệ thống, trong đó được nhắc đến nhiều là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thanh [81], Mai Văn Tùng [112]. Tác giả Ngô Đức Thịnh trong công trình Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam [99] nghiên cứu về các giá trị văn hóa trong thích ứng và khai thác tài nguyên của người Việt ở châu thổ sông Hồng và vùng rừng ngập mặn U Minh Thượng thuộc Tây Nam Bộ. Tác giả cho rằng sinh thái tộc người là sự tổng hợp các nhân tố tự nhiên và nhân văn của một tộc người hay nhóm dân tộc, mà giữa chúng có sự đồng nhất về môi trường sống, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, từ đó hình thành nên hệ thống tri thức bản địa về ứng xử môi trường, tổ chức và ứng xử xã hội và truyền thống văn hóa. Đồng thời cũng đồng nhất khái niệm tri thức bản địa với tri thức dân gian, tri thức địa phương, tri thức truyền thống. Chúng đều dùng để phản ánh về những hiểu biết của các tộc người tích lũy được trong quá trình thích ứng môi trường tự nhiên và xã hội. Nhận xét này cũng đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Duy Thiệu trong bài viết “Tri thức bản địa nguồn lực quan trọng cho sự phát triển” [87]. Tác giả cho rằng tri thức bản địa là một phức hệ những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác, được hình thành trong thế ứng xử giữa hoạt động của con người với môi trường tự nhiên để kiếm sống. Nguyễn Ngọc Thanh trong công trình Tri thức dân gian của dân tộc Dao trong sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên [82] nghiên cứu về tri thức dân gian của dân tộc Dao trong sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tác giả tổng kết về tri thức dân gian như sau: “Tri thức dân gian là những hiểu biết của cộng đồng về tự nhiên, xã hội và bản thân con người, được tích lũy trong thời gian dài thông qua kinh nghiệm và thực hành xã hội của cộng đồng”. Trong phần 14 nghiên cứu về tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng, tác giả đã phân tích tương đối khái quát về những nhận thức về rừng, khai thác các nguồn tài nguyên rừng, về các nghi lễ liên quan đến rừng, các quy ước bảo vệ rừng. Ngoài ra, tác giả cũng đưa nêu lên một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tri thức dân gian của người Dao về bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Nguyễn Diệp Mai trong Tri thức dân gian về ứng xử với môi trường tự nhiên trong đời sống vật chất người Việt vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang [54] chủ yếu phân tích những dữ liệu nghiên cứu về tri thức dân gian trong 4 nội dung chính là: Tri thức dân gian trong ăn, mặc, ở và đi lại qua ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt ở vùng U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang. Đây là công trình nghiên cứu bài bản và khá đầy đủ về quá trình ứng xử của người Việt ở vùng U Minh Thượng, với cách thức ứng xử hài hòa, thân thiện với môi trường sinh thái. Tri thức dân gian giúp cho cuộc sống của họ luôn được đảm bảo từ nguồn lợi khai thác từ tự nhiên. Phạm Quang Hoan trong bài viết “Tri thức địa phương của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” [33] trình bày chủ yếu các nội dung liên quan đến tầm quan trọng của tri thức địa phương. Nội dung phân tích ngắn gọn, nhưng khá đầy đủ và súc tích, giúp người xem có thể nắm bắt được nội dung của tri thức địa phương trong cuộc sống hàng ngày. Còn trong bài viết “Tri thức địa phương về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc” [34] của Phạm Quang Hoan đưa ra quan niệm về tri thức địa phương, và vai trò của tri thức địa phương về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Có thể nói rằng dưới góc nhìn nhân học văn hóa, tác giả trình bày tương đối đầy đủ về khái niệm, nội hàm và các lĩnh vực liên quan của tri thức địa phương, tri thức bản địa nói chung của các tộc người thiểu số ở Việt Nam. 1.1.1.2. Vấn đề nghiên cứu về tri thức dân gian, tri thức địa phương với phát triển bền vững Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về tri thức của đồng bào ứng dụng trong bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển bền vững đã được công bố. Trong bài viết “Tri thức địa phương và vấn đề phát triển bền vững miền núi Việt Nam” [10] tác giả Hoàng Hữu Bình bàn đến khái niệm tri thức địa 15 phương trong bảo vệ môi trường và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Còn trong công trình “Xã hội học Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI” [77] của tác giả Bùi Đình Thanh chỉ ra 7 hệ chỉ báo cơ bản về phát triển bền vững xã hội: Chỉ báo kinh tế; xã hội; môi trường; chính trị, tinh thần, trí tuệ; văn hoá; vai trò phụ nữ; chỉ báo về các vấn đề quốc tế. Trong phần những chỉ báo về môi trường, tác giả đã chỉ ra các vấn đề bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng và trồng rừng, bảo vệ nguồn nước, không khí, chống ô nhiễm môi trường đi đôi với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích lâu dài của các thế hệ mai sau. Trong bài viết về “Phát triển bền vững - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” [185] của Nguyễn Thế Nghĩa bàn đến hai nội dung chính là: Quan niệm phát triển bền vững và các phương diện phát triển bền vững. Trong phần các phương diện phát triển bền vững, tác giả đã đề cập đến 5 phương diện chính là: Phát triển bền vững kinh tế; phát triển bền vững xã hội; phát triển bền vững môi trường; phát triển bền vững văn hoá; phát triển bền vững con người. Những vấn đề đưa ra của tác giả chủ yếu mang tính lý luận, không có các nghiên cứu thực tiễn. Tri thức địa phương của người Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên [82] của hai tác giả Nguyễn Ngọc Thanh – Trần Hồng Thu là một công trình nghiên cứu công phu về tri thức địa phương trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước và rừng của người Mường theo hướng bền vững. Những giá trị của quá trình sử dụng tri thức của đồng bào vào quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phương thức này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển bền vững ở cơ sở. Cuốn sách Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên [41] của Lê Văn Khoa – Phạm Quang Tú đã vận dụng các quan điểm của lý thuyết hiện đại về phát triển bền vững vùng và các công cụ phân tích của một số chuyên ngành liên quan như: kinh tế học, xã hội học, nhân học, sinh thái văn hóa, sinh thái tự nhiên. Nghiên cứu về vai trò và tầm quan trọng của tri thức dân gian trong quá trình phát triển, quá trình thích ứng với môi trường tự nhiên đã được các tác giả Hoàng Xuân Tý – Lê Trọng Cúc [114], Vũ Trường Giang [26], Bùi Quang Thắng [84], Nguyễn Trường Giang [24] đề cập đến. Họ đều cho rằng tri thức dân gian là những kinh nghiệm được tích lũy từ thực tiễn trong suốt quá trình thích ứng môi trường tự nhiên, nhưng lại phải phù hợp với văn hóa và cách ứng xử của từng cộng đồng, từng tộc 16 người trong từng điều kiện môi trường sống cụ thể. Chúng có vai trò quan trọng đối với quá trình bảo vệ và khai thác tài nguyên môi trường sinh thái một cách bền vững. Cho đến nay, tri thức dân gian của các tộc người được đánh giá là sự kết tinh của những kiến thức đã được họ tích lũy trong suốt bao đời qua, nó có nhiều giá trị đối với quá trình bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng bền. Nhất là hệ thống các tri thức dân gian trong ứng xử với môi trường rừng của các dân tộc thiểu số, bởi họ đang là chủ nhân của núi rừng, sự tham gia của họ vào quá trình khai thác và bảo vệ rừng có một vai trò hết sức quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh thái rừng, bảo vệ sự phát triển bền vững. Những quan điểm đúc kết từ những công trình này sẽ được NCS kế thừa và tiếp thu trong những phần viết phân tích về tri thức dân gian và phát triển bền vững. 1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu về người Hà Nhì - Nghiên cứu về văn hóa tộc người Vấn đền nghiên cứu về người Hà Nhì, văn hóa dân gian người Hà Nhì ở Việt Nam cho đến nay đã có nhiều bước phát triển, nhất là từ những năm cuối thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX. Những năm 60 của thế kỷ XX, có bài viết “Nghiên cứu về nguồn gốc di cư và đặc điểm văn hóa” của tác giả Lục Bình Thủy [74] được coi là bài viết giới thiệu khái quát về nguồn gốc di cư và đặc điểm văn hóa của người Hà Nhì ở Việt Nam. Đến năm 1969, tác giả Nông Trung cũng có bài báo viết về “Nhà cửa, kinh tế, nương rẫy”. Bài viết cũng giới thiệu tương đối ngắn gọn về văn hóa vật chất và hoạt động phát triển kinh tế của người Hà Nhì ở Việt Nam [74]. Tiếp sau đó, tác giả Nông Trung còn có hai bài viết “Các dân tộc thuộc ngữ hệ Hán Tạng, nhóm Tạng Miến ở Miền bắc Việt Nam”[107] và năm 1973 với bài viết “Vài nét về sinh hoạt văn hóa và văn hóa vật chất của dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến”[108]. Hai ấn phẩm này đã đề cập sơ lược về các yếu tố văn hóa vật chất của dân tộc Hà Nhì. Nguyễn Văn Huy cũng đã cho công bố cuốn sách Nếp sống văn hoá nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô [38]. Đây là cuốn sách mang tính tổng hợp về 06 dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến gồm: Hà Nhì, Phù Lá, Lô Lô, Si La và Cống. Cuốn sách chủ yếu đề cập đến nếp sống văn hóa và phong tục, tín ngưỡng, văn nghệ dân gian 17 của họ; Cũng nghiên cứu về người Hà Nhì còn...từng vùng, từng khu vực để có những cách thức ứng xử phù hợp, mang lại cho họ cuộc sống ấm no và an lành. Giờ đây chúng ta gọi những hiểu biết ấy, những cách thức vận dụng sự hiểu biết ấy vào trong các hoạt động hằng ngày của các dân tộc là tri thức bản địa, tri thức dân gian là loại tri thức luôn luôn bổ sung cho kiến thức khoa học, kiến thức hàn lâm như UNESCO đã đưa ra trong báo cáo của Hội nghị về Khoa học, tri thức truyền thống và phát triển bền vững (Science, Traditional Knowledge and Sustainable Development [157]. Hơn nữa, những vấn đề của sự phát triển bền vững ở cấp độ địa phương vẫn cần phải có sự tương tác giữa khoa học và văn hóa dân gian. Sự kết hợp này có có một tầm quan trọng để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển bền vững. Trong đoạn 26 của Tuyên bố này có nêu "Hệ thống tri thức địa phương và dân gian như là những biểu đạt năng động về nhận thức và hiểu biết thế giới có thể đóng góp và đã đóng góp quan trọng trong lịch sử cho khoa học và công nghệ, và cần thiết phải bảo vệ, bảo tồn, nghiên cứu và phát huy di sản văn hóa và tri thức thực nghiệm này” [158]. - Rừng Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó gồm cây gỗ, tre nứa, cùng hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên, được phân loại theo rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng [51]. Rừng cung cấp nguồn gỗ, củi đốt, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy. Rừng giữ nước, ngăn lũ và điều hoà nguồn nước nước, cung cấp hoa, củ, quả, các loại rau cỏ cho con người và các loài động vật khác. Rừng còn là nơi cư trú động của động, thực vật và lưu giữ các nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra, rừng có có các chức năng khác hết sức quan trọng đối với một số cộng đồng dân tộc sinh sống gần rừng. 31 - Bảo vệ và khai thác rừng Bảo vệ rừng là những hoạt động nhằm ngăn chặn các hành vi của con người có khả năng ảnh hưởng đến quá trình tồn tại của hệ sinh thái rừng, như các hoạt động khai thác gỗ, củi đốt, hái lượm, săn bắt động vật, đốt nương làm rẫy một cách tự do, thiếu kiểm soát gây ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của rừng, đến sự đa dạng sinh thái rừng. Bảo vệ rừng được thực hiện bởi hai loại luật, một là Luật bảo vệ và phát triển rừng do Quốc Hội ban hành; Hai là luật tục (hương ước) của riêng mỗi cộng đồng, mỗi thôn bản tự thống nhất xây dựng lên để mọi người cùng thực hiện và loại luật tục này thường tồn tại bằng trí nhớ và qua các hoạt động xã hội. Khai thác rừng là hoạt động của các tổ chức, cá nhân tác động đến rừng, chiếm đoạt nguồn tài nguyên rừng để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau, như săn bắt, hái lượm, khai thác gỗ, khai thác nguyên liệu đốt, khai thác đất canh tác nương rẫy. Khai thác bao gồm hai loại hình là khai thác hợp pháp và khai thác bất hợp pháp. Đối với hoạt động khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen được quy định chủ yếu trong luật tục của thôn bản. Khai thác rừng của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát là hoạt động chiếm hữu nguồn tài nguyên rừng để phục vụ cho nhu cầu hằng ngày, như: Săn bắt động vật rừng, hái lượm rau, củ, quả; khai thác gỗ, tre làm nhà ở, khai thác gỗ khô về làm củi đốt, cắt cỏ gianh lợp nhà. Các hoạt động khai thác tài nguyên rừng này đều được quy định rõ trong luật tục. Họ chỉ được phép khai thác ở những khu rừng chung của cộng đồng, nghiêm cấm các hoạt động khai thác ở các khu rừng thiêng (rừng cúng) của thôn bản. Cùng với quy định về khai thác, người Hà Nhì Đen còn quan tâm đến vấn đề bảo vệ rừng và những quy định này đều được quy định trong luật tục thôn. Ngoài ra, rừng còn được bảo vệ bằng quá trình thiêng hóa rừng, các nghi lễ dân gian diễn ra tại các khu rừng thiêng của thôn bản. - Phát triển bền vững Thuật ngữ phát triển bền vững (sustainable development) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN). Đến năm 1987, khái niệm phát triển bền vững đã được phổ biến rộng rãi nhờ bản báo cáo của Thủ 32 tướng Na Uy Gro Harlem Brundtland có tên gọi “Our Common Future” (Tương lai của các bạn) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay gọi là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này đã đưa ra định nghĩa tương đối đầy đủ về phát triển bền vững như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [132]. Đến năm 2002, tại Hội nghị Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi), định nghĩa trong báo cáo Brundtland về phát triển bền vững đã được bổ sung hoàn chỉnh cả về ngữ nghĩa và nội dung: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: Phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ba yếu tố này trở thành ba trụ cột của sự phát triển bền vững [41]. Như vậy, phát triển bền vững dựa vào khung ứng dụng là môi trường bền vững, xã hội bền vững, kinh tế bền vững, văn hóa bền vững, phát triển bền vững con người và phát triển bền vững về thể chế [83]. 1.2.2. Cơ sở lý luận 1.2.2.1. Quan điểm chỉnh thể luận Để nhận diện mối quan hệ tương tác giữa các hệ thống xã hội và môi trường sinh thái mà luận án này quan tâm, NCS cho rằng cần thiết phải có những quan điểm lý luận về tính chỉnh thể, một trong những quan điểm của văn hóa dân gian đương đại và cũng của ngành nhân học văn hóa. Quan điểm này được nhìn nhận một cách toàn diện về tri thức và thực hành truyền thống của tộc người. Để đạt được mục đích này, tri thức dân gian cần thiết phải hợp nhất thành những tập hợp như là những quan điểm nhân sinh quan, sự hiểu biết, hay công cụ quản lý, và được nghiên cứu để giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái phục vụ cho phát triển bền vững [121]. Quan điểm chỉnh thể luận không thuần túy là dựa vào môi trường sinh thái, mà là sự hợp nhất các tri thức dân gian về các lĩnh vực, khía cạnh rộng lớn về con người, văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế [124]. Sự hợp nhất và tương tác giữa các tri thức này trong phát triển nhấn mạnh vai trò của cộng đồng địa phương. Quan điểm chỉnh thể luận cũng có thể hiểu một cách rộng hơn là mối liên hệ giữa tri thức dân gian với một mô hình nhận thức luận kinh tế - xã hội và môi tường sinh thái rộng 33 lớn hơn (Socio-economic and Ecological Model (SEEM). Trong mô hình SEEM, những tri thức dân gian của cộng đồng về môi trường sinh thái được sử dụng để đối phó với sự thay đổi môi trường. Luận án này sử dụng cách quan điểm chỉnh thể luận kết hợp với mối tương quan với mô hình SEEM, giữa các quan điểm của tri thức dân gian và các quan điểm của hệ sinh thái trong việc tiến hành việc phân tích, đánh giá về bảo vệ và khai thác rừng của người Hà Nhì ở Lào Cai. - Quan điểm chủ thể (emic) Về bản chất, tri thức dân gian có nguồn gốc từ trong bối cảnh và thực hành của tộc người cụ thể. Do vậy, cách tốt nhất là quan điểm của văn hóa dân gian, ảnh hưởng của nhân học nhận thức, tập trung vào mối quan hệ giữa sinhh thái nhân văn và tri thức của tộc người. Không giống như quan điểm của dân tộc học truyền thống, các nhà nghiên cứu sử dụng quan điểm của họ để nghiên cứu văn hóa cộng đồng, quan điểm nhận thức luận trong văn hóa dân gian nhấn mạnh cộng đồng địa phương đã xây dựng nên hệ thống tri thức và những hệ thống này có ý nghĩa đối với chính họ. Quan điểm nhận thức luận tập trung vào việc hiểu vai trò và quan điểm của cộng đồng địa phương bằng các cách khác nhau như quan điểm của người trong cuộc, của chính những người cung cấp thông tin (hay còn gọi là emic), ngược lại với quan điểm của người ngoài, của dân tộc học truyền thống (quan điểm tiếp cận khách thể etic). Việc dựa vào quan điểm của chủ thể hay người trong cuộc (emic) trong nghiên cứu cần phải thận trọng về mặt phương pháp luận, như các tác giả Scoones và Thompson [153] đã chỉ ra trong các công trình của mình. Một trong những vấn đề đó là việc lựa chọn các thành viên của cộng đồng có hiểu biết, nắm được tri thức dân gian. Tri thức của họ không đồng nhất phụ thuộc vào tuổi, giới tính, vị trí xã hội và những yếu tố khác trong cộng đồng cụ thể liên quan đếm mối quan hệ về quyền lực [154]. Về điều này, NCS có thể khắc phục thông qua sự nắm bắt và hiểu biết về cộng đồng người Hà Nhì Đen mà NCS đã “ăn cùng, ở cùng, làm việc cùng” với họ. NCS cố gắng tìm kiếm những thông tín viên là những người hiểu biết trong cộng đồng, có uy tín và được cộng đồng tín nhiệm để khai thác thông tin về tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng. 34 Với kinh nghiệm và kiến thức tích lũy qua truyền đạt lại từ nhiều thế hệ, những người hiểu biết trong cộng đồng đã cung cấp cho NCS những thông tin khá tỉ mỉ về rừng, về sự thay đổi của hệ sinh thái, về sự xói mòn đất rừng, về sự biến mất của một số loài động vật, thực vật. Tri thức của những người hiểu biết trong cộng đồng dần dần được tích lũy qua kinh nghiệm khai thác và sử dụng rừng và được NCS phỏng vấn qua nhiều đợt khảo sát thực địa như đã nêu trong phần phương pháp nghiên cứu ở chương Mở đầu. 1.2.2.2. Sinh thái văn hóa Lý thuyết về sinh thái văn hóa (cultural ecology) được xuất hiện vào những năm 50 và phát triển mạnh mẽ vào những năm 60 của thế kỷ XX ở Mỹ. Lý thuyết về sinh thái văn hóa gắn liền với tên tuổi của hai tác giả nổi tiếng là Julian Steward (1920 –1972) và Leslie White (1900-1975) [62]. Hai ông đều cho rằng, văn hóa là sản phẩm của sự thích nghi của con người với các môi trường tự nhiên cụ thể. Trong khuynh hướng này, khái niệm trung tâm của nó chính là sự thích ứng (adaptation). Theo tác giả Julian Steward, sinh thái học văn hóa làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và môi trường từ quan điểm con người là thể tồn tại thích nghi với môi trường thông qua văn hóa, còn văn hóa thì chịu ảnh hưởng của các loại tài nguyên môi trường mà con người sử dụng. Cũng như các nhà nghiên cứu sinh thái văn hóa khác, Steward nhấn mạnh đến mối quan hệ gắn bó, qua lại giữa văn hóa và môi trường tự nhiên, trong đó môi trường tự nhiên đặc thù là cơ sở cho việc hình thành các mô hình văn hóa khác nhau. Theo lý thuyết này, biến đổi văn hóa không phải là sản phẩm của “tình cờ lịch sử” hay sản phẩm của sự tiếp xúc và vay mượn giữa các nền văn hóa như trường phái khuếch tán văn hóa chủ trường, mà là kết quả của quá trình thích ứng của các nền văn hóa với môi trường sinh thái địa phương. Từ đấy, chúng ta có thể dự đoán được xu hướng biến đổi của một nền văn hóa, đặc biệt là các thực hành văn hóa của các xã hội nặng về tự cấp tự túc, có sự gắn kết chặt chẽ với các điều hiện môi trường tự nhiên cụ thể. Cách tiếp cận của ông luôn nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, kỹ thuật, lao động, kinh tế với tổ chức 35 xã hội. Mối quan hệ qua lại giữa văn hóa với môi trường sinh thái, coi môi trường sinh thái như là cơ sở quan trọng để có hiểu biết đầy đủ về văn hóa [62]. Khi sử dụng lý thuyết sinh thái văn hóa, hàng loạt các nghiên cứu của tác giả như Rappaport [148], Hoàng Cầm [62] đều phát hiện ra rằng các tri thức và thực hành văn hóa, sinh thái của các cộng đồng người địa phương luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học và là cơ sở của sự phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn văn hóa tộc người. 1.2.2.3. Quan điểm về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển bền vững Trong phát triển bền vững những thập niên qua có một sự thay đổi từ việc nhấn mạnh các quan điểm từ trên xuống đến quan điểm tham gia của cộng đồng ở cấp cơ sở. Trong bối cảnh toàn cầu với nhiều chương trình, dự án phát triển triển khai tại các cộng đồng đia phương, quan điểm về sự tham gia (participatory) của cộng đồng từ dưới lên có mối liên quan chặt chẽ tới tri thức dân gian được ứng dụng rộng rãi [135]. Ngày nay, nhân học văn hóa đã chỉ ra rằng những dân tộc bản địa có “khoa học” của họ và thực hành tri thức dân gian của họ [139]. Các chính phủ, các nhà phát triển, các tổ chức phi chính phủ đang nỗ lực hỗ trợ cộng đồng địa hương vận dụng và kết hợp các tri thức dân gian của cộng đồng trong quá trình nghiên cứu, lên kế hoạch, triển khai. Những người ủng hộ cho quan điểm phát huy vai trò của tri thức dân gian trong phát triển tranh luận rằng chúng ta cần tập trung hướng tới những cách tiếp cận đa chiều, tận dụng những điểm mạnh, phù hợp của tri thức dân gian, và tránh những vấn đề không phù hợp, yếu thế của nó trong phát triển. Dù trong bối cảnh nào, thì sự tham gia của cộng đồng địa phương với sự hiểu biết và tri thức của họ đều được cân nhắc và tôn trọng. Quan điểm lý luận này cho phép người dân được tham gia rộng rãi từ tư vấn đến hợp tác nghiên cứu, cho đến các quyết định, quyết sách [137]. Những người bản địa đã sử dụng tri thức và kỹ năng của mình để giải quyết vấn đề, với sự hỗ trợ của các chuyên gia. Dần dần, quan điểm lý luận này càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Và càng ngày càng có quan điểm trong phát triển là “nguyên tắc dân gian”. Có nghĩa là người dân địa phương được coi là những nhà tư vấn, người tham gia và tiếng nói của họ được tôn 36 trọng. Các dự án phát triển nếu bỏ qua những yếu tố truyền thống, địa phương, có thể dẫn tới những sai sót không đáng có [151]. Một trong những nguyên chính của sự bất cập này là sự khác biệt trong khoa học tự nhiên với khoa xã hội mềm chính là ở trong sự hiểu biết và cách lý giải văn hóa của các cộng đồng khác biệt. Theo tác giả Sillitoe [154] trong phát triển bền vững, tri thức dân gian có thể đóng góp vào việc làm giàu có thêm sự hiểu biết về cơ hội phát triển trong bối cảnh văn hóa, sự can thiệp phù hợp đến nhu cầu cần thiết của người dân địa phương [154]. Các dự án, nếu hiểu được và đánh giá đúng các giá trị của tri thức dân gian, có thể đạt được nhiều thành công hơn. Hơn nữa, đánh giá những ý tưởng và thực hành địa phương sẽ khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và cùng đồng hành với các nhà khoa học, các nhà quản lý trong xây dựng và phát triển. Tri thức dân gian giúp cho việc tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra khi lên kế hoạch, thực hiện, triển khai và trong các chiến lược, quyết sách. Cuối cùng, khoa học hiện đại luôn luôn và có thể bổ sung cho các tri thức dân gian, và thay thế những chỗ không phù hợp với điều kiện mới của môi trường, biến đổi khí hậu. Một mặt, tri thức dân gian phần nào trao quyền cho những người ngoài lề, những người nghèo và tôn trọng họ. Mặt khác, tri thức dân gian giúp cho các nhà phát triển hiểu rõ hơn vấn đề của địa phương, và giải quyết các vấn đề từ quan điểm của chủ thể văn hóa. 1.2.2.4. Tri thức dân gian với phát triển bền vững Khi bàn về tri thức dân gian với phát triển bền vững, Nakashima, D., Prott, L. và Bridgewater cho rằng kho tàng kiến thức phong phú về thế giới tự nhiên không chỉ giới hạn trong hệ thống kiến thức khoa học. Những cộng đồng dân cư trên khắp thế giới đã xây dựng và đúc kết được những cách lí giải và những kinh nghiệm phong phú liên quan đến môi trường sống của họ. Những hệ thống tri thức khác này ngày nay thường được gọi là những kiến thức truyền thống về môi trường sống, những tri thức bản địa, tri thức dân gian hoặc tri thức địa phương. Chúng chính là những kho tàng thông tin, sự hiểu biết và các cách diễn giải phong phú về môi trường tự nhiên. Chính những kiến thức này đã dẫn dắt cho xã hội loài người trên khắp trái đất trong vô số những tương tác với môi trường tự nhiên, như: trong trồng trọt và chăn nuôi, trong săn bắt, đánh cá và hái lượm, trong những nỗ lực của 37 chúng ta chống lại bệnh tật và những thương tích, trong việc đặt tên và đưa ra những lí giải cho các hiện tượng tự nhiên, cũng như việc đưa ra những chiến lược để đối phó với những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên, giúp cho môi trường tự nhiên phát triển bền vững [142]. Những cư dân bản địa với nguồn tri thức dân gian phong phú về tự nhiên, về cách sống bền vững. Tuy nhiên, vốn tri thức này chưa thật sự được coi trọng, mà thay vào đấy là các kiến thức mang tính lý thuyết, khoa học hiện đại đôi khi không phù hợp với vấn đề phát triển bền vững ở cộng đồng các dân tộc. Do đó, việc tôn trọng và phát huy tri thức dân gian trong phát triển bền vững về sinh thái vẫn được coi là quan trọng, nhất là vấn đề phát triển bền vững ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong Hội nghị thượng đỉnh về sự phát triển bền vững năm 2002 (còn gọi là Hội nghị Rio +10) được tổ chức tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi), các chính phủ và các bên tham gia nhấn mạnh sự cần thiết để sử dụng rộng rãi hơn một mặt là tri thức khoa học và kỹ thuật, mặt khác là tri thức dân gian. Nhiều vấn đề liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên bền vững, yêu cầu có một sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và tri thức dân gian. Do vậy, để tiến tới phát triển bền vững trong nhiều lĩnh vực cần có mối hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học và những người dân bản địa, cộng đồng bản địa với sự hiểu biết tri thức văn hóa truyền thống, về các vấn đề môi trường sinh thái nơi họ sinh sống qua mấy trăm năm để giải quyết các vấn đề về phát triển bền vững một cách cụ thể. Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): “Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai”. Hơn nữa, việc nghiên cứu các biểu đạt, các thể loại của văn hóa dân gian, trong đó có các di sản văn hóa phi vật thể cũng là một hướng đi mới của ngành khoa học xã hội và nhân văn. Trong Dự thảo Hướng dẫn Hoạt động về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và phát triển bền vững cấp quốc gia, tại chương VI “Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và phát triển bền vững ở cấp quốc gia”, Bản dự thảo cũng nêu rõ trong Mục 172 rằng: 38 “Các Quốc gia Thành viên phải nỗ lực để ghi nhận, tăng cường và thúc đẩy đóng góp của di sản văn hóa phi vật thể trong việc tạo thu nhập và sinh kế bền vững cho cộng đồng, nhóm người và cá nhân. Để đạt được mục tiêu này, các Quốc gia Thành viên được khuyến khích: đảm bảo rằng các cộng đồng, nhóm người và cá nhân có liên quan là những người được hưởng lợi chính từ thu nhập tạo ra nhờ di sản văn hóa phi vật thể của họ”. Ở Việt Nam, khái niệm và mục tiêu phát triển bền vững về môi trường cũng hết sức được quan tâm và được xây dựng thành các quy định trong Luật, các Chính sách từ Trung ương đến địa phương. Tại khoảng 4 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 năm 2014 đã đưa ra quan điểm “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 13/4/2012 về việc Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó nêu rõ rằng “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là loại tài nguyên không thể tái tạo, gìn giữ và cải thiện môi trường sống; xây dựng lối sống thân thiện môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững”. Có thể nói, trong những thập niên qua, phát triển bền vững không chỉ là khái niệm, mà đã trở thành một yêu cầu, một nhiệm vụ đã được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm và thực hiện. Trong đó, yêu cầu của phát triển bền vững đặt ra những đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường, đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo tồn, gìn giữ cho thế hệ mai sau nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gian sống trong lành, không gây ra những thảm họa để các thế hệ sau phải gánh chịu. Tuy nhiên, để làm sao vừa kết hợp giữa khai thác với bảo tồn một cách hài hòa, chúng ta cần có sự kết hợp chặt chẽ các kiến thức khoa học với tri thức dân gian. 39 Tiểu kết Chương này đã đề cập đến các công trình nghiên cứu, nhấn mạnh vai trò của tri thức dân gian trong các hoạt động liên quan đến môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái nhân văn, đến khai thác bảo vệ rừng, nhấn mạnh về việc phát huy tri thức bản dân gian trong bảo vệ và khai thác rừng với phát triển bền vững. Có thể nói, với quan điểm phát triển bền vững về môi trường sinh thái, cần có sự gắn bó chặt chẽ với tri thức dân gian trong các dự án phát triển. Đây là những kiến thức được đúc kết từ trong thực tiễn cuộc sống, từ trong quá trình thích ứng với môi trường tự nhiên của cộng đồng các dân tộc. Chương này còn phân tích những khái niệm công cụ về tri thức dân gian, tri thức bản địa, tri thức truyền thống và tri thức địa phương, cùng với các khái niệm khác về rừng, khai thác và bảo vệ rừng, phát triển bền vững. Đi kèm với những khái niệm công cụ này, chương 1 cũng xác định khung nhận thức luận cho luận án từ quan điểm của ngành văn hóa dân gian như chỉnh thể luận đến quan điểm của chủ thể văn hóa (emic). NCS cũng xác định quan điểm lý luận của lý thuyết sinh thái văn hóa, lý luận về phát triển bền vững trong phân tích tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen. Các quan điểm lý luận này giúp cho luận án một khung nhận thức luận để phân tích mối quan hệ giữa con người và môi trường sinh thái. Bằng việc sử dụng những tri thức dân gian vào trong quá trình khai thác và bảo vệ môi trường sinh thái rừng, người Hà Nhì Đen đã góp công lớn vào quá trình bảo vệ môi trường sống một cách bền vững, tránh được những hậu quả của tự nhiên do quá trình biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt. Lý thuyết sinh thái văn hóa và lý luận về phát triển bền vững tạo nên một khung nhận thức luận, cho phép nhận diện tri thức dân gian trong quá trình khai thác, bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học. Đây chính là cơ sở của sự tham gia từ dưới của cộng đồng bản địa vào quá trình phát triển bền vững. Với tri thức dân gian tích lũy hàng ngàn năm, các chính phủ, nhà phát triển có thể hiểu và giải quyết các vấn đề địa phương từ quan điểm địa phương. Do đó, để thấy được các giá trị của tri thức dân gian trong duy trì môi trường sống và trong tương tác với các hoạt động phát triển. Vận dụng các quan điểm này, luận án sẽ phân tích tri thức dân gian của người Hà Nhì Đen trong khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng qua các hoạt động cụ thể ở chương tiếp theo. 40 Chương 2 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN VÀ TRI THỨC DÂN GIAN TRONG KHAI THÁC RỪNG 2.1. Địa bàn nghiên cứu và tài nguyên rừng nơi người Hà Nhì Đen cư trú 2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu Bát Xát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lào Cai: Phía Bắc giáp huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía Đông giáp với huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía Nam giáp huyện Sa Pa; phía Đông Nam giáp thành phố Lào Cai; phía Tây giáp huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu). Huyện Bát Xát có tổng diện tích tự nhiên là 106.189,69 ha. Trong đó, diện tích đồi núi cao là 80.763 ha (chiếm 77% diện tích đất toàn huyện). Huyện Bát Xát có tài nguyên rừng phong phú, đa dạng về chủng loại so với các vùng khác của tỉnh. Diện tích rừng tự nhiên do huyện quản lý là 46.412,2 ha (chiếm 43,7%% diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện). Ngoài ra còn có 18.637 ha rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên do Ban quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên quản lý. Như vậy, diện tích rừng trên địa bàn huyện Bát Xát là rất lớn, tổng diện tích khoảng 65.049 ha (chiếm 61,25% tổng diện tích rừng tự nhiên toàn huyện). Huyện Bát Xát có tổng số 23 xã, dân số 77.138 người thuộc 6 dân tộc chính là: Kinh, Dao, Hmông, Hà Nhì, Giáy, Tày và một số ý người Hoa, Phù Lá. Trong đó, Y Tý và Nậm Pung là hai xã vùng cao của huyện Bát Xát, nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn, đa dạng về chủng loài. Ngoài ra, hai xã Y Tý và Nậm Pung cũng là 2 địa điểm nằm trong khu Bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Lào Cai, nên họ trở thành một trong cộng đồng người rất tích cực tham gia bảo vệ rừng. Do đó, luận án đã lựa chọn cộng đồng người Hà Nhì Đen ở hai xã tập trung nhất để nghiên cứu, phân tích nhằm thấy được họ có vai trò như thế nào trong khai thác và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái rừng. Đặc điểm xã Y Tý: Y Tý có diện tích đất tự nhiên là 8.654 ha, có đường biên giới dài 12,5km tiếp giáp với huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Dân số toàn xã là 4.753 người, gồm các nhóm tộc người: Kinh, Dao Đỏ, Hmông Trắng và Hà Nhì Đen. Xã có 16 thôn bản, trong đó người Hà Nhì cư trú tập trung ở 10 thôn gồm các thôn: Phan Cán Sử, Nhìu Cồ San, Mò Phú Chải, Tả Gì Thàng, Choản 41 Thèn, Lao Chải 1, Lao Chải 2, Lao Chải 3, Sín Chải 1, Sính Chải 2. 6 thôn. Dân số người Hà Nhì Đen là 2.411 người (chiếm 50,72%). Các thôn còn lại là thôn Phìn Hồ (người Hmông), Trung Chải (người Hmông), Ngải Chồ (người Hmông), Sim San 1 và 2 (người Dao), Hồng Ngài (người Hmông). Người Kinh ít và cư trú chủ yếu ở trung tâm của xã. Tổng diện tích rừng do xã quản lý là 5.652,67 ha (chiếm 65,31% diện tích đất tự nhiên của xã). Trong đó gồm các loại rừng: Rừng sản xuất là 789,97 ha, rừng tự nhiên là 4.523,6 ha (bao gồm rừng phòng hộ là 1.743,6 ha, rừng đặc dụng là 2.780 ha). Rừng do người Hà Nhì Đen ở các thôn tham gia quản lý là hơn 1.600 ha (chiếm hơn 28,3% diện tích rừng toàn xã) [xem Bảng tổng hợp trang 116]. Đặc điểm xã Nậm Pung: Nậm Pung có diện tích tự nhiên là 3.961 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 2.064,42 ha (chiếm 52,11% diện tích toàn xã). Ranh giới xã Nậm Pung nằm tiếp giáp với các xã Trung Lèng Hồ, Mường Hum, Bản Xèo, Pa Cheo của huyện Bát Xát và xã Tả Giàng Phình (huyện Sa Pa). Xã Nậm Pung có 2 nhóm tộc người chính là Hà Nhì Đen và người Dao Đỏ, người Kinh chỉ có một số ít làm kinh doanh, buôn bán ở trung tâm xã. Dân số của xã là: 1.805 người, cư trú tập trung ở 5 thôn gồm: thôn Kin Chu Phìn 1 và 2, Sín Chải, Tả Lé và Nậm Pung. Trong đó, người Hà Nhì đen cư trú ở 3 thôn là: Thôn Kin Chu Phìn 1, 2 và Sín Chải; các thôn còn lại là người Dao Đỏ. Dân số người Hà Nhì Đen trong xã là 747 người (chiếm 41,38%), tổng diện tích rừng do người Hà Nhì Đen quản lý ở các thôn là hơn 1.100 ha (chiếm hơn 50% diện tích rừng toàn xã). Như vậy, đặc điểm chung của 2 xã Y Tý và Nậm Pung là diện tích rừng lớn, tổng diện tích đất rừng của 2 xã là 7.716 ha (chiếm 16,62% diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện Bát Xát). Thời tiết đặc trưng của 2 xã trong một năm chỉ có hai mùa chính là: Mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 10 hằng năm) và mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình ở 2 vùng này khoảng 14,30C, mùa đông lạnh giá, thường xuyên xuất hiện băng giá và mưa tuyết. Điều này đã có những ảnh hưởng lớn đến tập quán xây dựng nhà và tích trữ củi đốt của mỗi gia đình người nhằm sưởi ấm trong mùa đông, chống chọi với các rét nơi đây. 42 2.1.2. Nguồn tài nguyên rừng nơi người Hà Nhì Đen cư trú Người Hà Nhì Đen cư trú chủ yếu ở các xã vùng cao của huyện Bát Xát là: Y Tý, Nậm Pung, A Lù, A Mú Sung, Trịnh Tường. Trong đó, hai xã Y Tý và Nậm Pung được xác định nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên của huyện Bát Xát. Khu vực bảo tồn thiên nhiên này thuộc hệ thống núi Hoàng Liên, do Ban quản lý vườn Quốc gia Hoàng Liên quản lý, địa hình chủ yếu thuộc kiểu địa hình núi cao. Tổng diện tích rừng tự nhiên nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên của huyện Bát Xát là 18.637 ha, bao gồm 20 tiểu khu thuộc các phân khu như: Phân khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt là 14.868 ha, phân khu rừng phục hồi là 3.613 ha, phân khu hành chính, dịch vụ 156 ha. Hai xã thuộc các tiểu khu: Nậm Pung thuộc tiểu khu 107 và 118, xã Y Tý thuộc các tiểu khu 65 và 66. Khu bảo tồn thiên nhiên này là nơi có hệ sinh thái tự nhiên nằm ở độ cao trên 700m nên ít bị tác động, ở đây có nhiều kiểu thảm thực vật rừng khác nhau, có giá trị đa dạng sinh học cao. Qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy, tổng số các loài động và thực vật hiện được xác định là: 940 loài thực vật bậc cao có mạch và 157 loài động vật có xương sống ở cạn. Trong đó có 38 loài thực vật thuộc sách đỏ Việt Nam, 5 loài thuộc sách đỏ Thế giới, phát hiện thêm 1 loài thực vật mới, 22 loài động vật thuộc sách đỏ Việt Nam, 13 loài động vật thuộc sách đỏ Thế giới, 20 loài thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 06 loài động vật đặc hữu. Về hệ thực vật rừng: Kết quả khảo sát bước đầu đã thống kê được 940 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 550 chi và 156 họ thuộc 6 ngành thực vật, trong số này bước đầu đã xác định được 44 loài trong sách đỏ Việt Nam, Thế giới, Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ và phát hiện được một loài mới cho Việt Nam được ghi nhận tại vùng rừng xã Sàng Ma Sáo đó là Thích tím – Acer cordatum. Loài này trước đây mới chỉ ghi nhận được tại Trung Quốc. Trong số 940 loài phân bố tại khu hệ thực vật khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát thuộc 21 yếu tố địa lý thực vật khác nhau và được ghép gộp thành 4 nhóm lớn, trong đó có một nhóm thuộc về yếu tố chưa xác định. Bên cạnh yếu tố địa lý đã được xác định thì yếu tố đặc hữu thể hiện tính đặc trưng cơ bản cấu thành hệ thực vật đó, trong nhóm này được xác định thành 3 nhóm đặc hữu đó là Đặc hữu Việt Nam 79 loài, cận Đặc hữu 81 loài và đặc hữu Sapa-phansipan 52 loài. Về giá trị tài nguyên, thống kê được 452 loài có ích thuộc 8 43 nhóm công dụng khác nhau, nhiều loài có từ 3-4 công dụng khác nhau. Đáng ...ắc”, T/C Khoa học xã hội Việt Nam, số 3, tr 85 - 94. 35. Phạm Quang Hoan (2005), “Tri thức địa phương (tri thức truyền thống) của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong đời sống xã hội đương đại”, tr 34 - 42, in trong: Thông báo dân tộc học năm 2005, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 153 36. Lê Thanh Hòa (2016), Văn hóa nước của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, Luận văn Tiến sĩ Văn hóa học, Thu viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hà Nội. 37. Hoàng Ngọc Hùng (2012), “Kiến thức bản địa về quản lý và khai thác nguồn tài nguyên rừng của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa”, T/C Dân tộc học, số 1, tr 65 – 72. 38. Nguyễn Văn Huy (1985), Văn hóa và nếp sống Hà Nhì – Lô Lô, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 39. Bùi Quốc Khánh, Lò Ngọc Biên (2008), Tập quán quản lý và khai thác rừng, đất rừng, nguồn nước của dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè – Lai Châu. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội. 40. Trần Công Khánh, Trần Văn Ơn (2005), “Tri thức bản địa trong chăm sóc sức khoẻ”, Báo cáo tại Hội thảo khoa học: “Tri thức bản địa”, Ba Vì, ngày 27 - 28 tháng 8 năm 2005. 41. Lê Văn Khoa, Phạm Quang Tú (2014), Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên. Nxb Tri Thức, Hà Nội. 42. Khoa Xã hội học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Giáo trình Xã hội học đại cương (2016), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 350-351. 43. Trịnh Thị Lan (2016), Nghi lễ của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay, Luận án Tiến sĩ nhân học. 44. Nguyễn Thị Lành (2016), Đám cưới của người Hà Nhì đen ở Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội. 45. Ngô Văn Lệ (2012) “Nghiên cứu tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên và Nam Bộ: Một số vấn đề đặt ra”, T/C Dân tộc học, số 4, tr 3 – 10. 46. Ngô Văn Lệ, Huỳnh Ngọc Thu, Ngô Thị Phương Lan (2016): Tri thức bản địa của các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ trong tiến trình phát triển xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 47. Chu Thùy Liên (2004), Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 48. Chu Thùy Liên (2009), Văn hóa dân gian người Hà Nhì, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 154 49. Chu Thùy Liên, Lê Đình Lai (2001), Xa nhà ca: Trường ca dân tộc Hà Nhì, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 50. Từ Thị Loan (2004), “Một cái nhìn mới về thuyết vạn vật hữu linh”, T/C Văn hóa Nghệ thuật, số 7, tr 10-17. 51. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2014. 52. Luật Di sản văn hóa năm 2001. 53. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009. 54. Nguyễn Diệp Mai (2011), Tri thức dân gian về ứng xử với môi trường tự nhiên trong đời sống vật chất người Việt vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. 55. Xuân Mai (1997), “Lễ hội K.hô-Igià- Igià (của dân tộc Hà Nhì Đen tỉnh Lào Cai)”, T/C Dân tộc học, số 1, tr 50 – 54. 56. Lâm Nhân (2013), Tri thức bản địa của người Mạ ở tỉnh Lâm Đồng trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ Bộ VHTTDL. 57. Đặng Thị Oanh (2008), “Tri thức ứng xử với nguồn nước của người Hà Nhì xã Huổi Luông – Phong Thổ – Lai Châu”, T/C Dân tộc học, số 4, tr 37-43. 58. Đặng Thị Oanh (2010), Tri thức dân gian về nước của người Thái ở Điện Biên xưa, Nxb Thời đại, Hà Nội. 59. Paul Sillitoe (2010), Trust in development: some implications of knowing in indigenous knowledge (Một số nhận xét đối với nhận thức về tri thức bản địa), Dịch giả: Lương Thị Minh Ngọc. 60. Lý Khai Phà (1982), Truyện cổ Hà Nhì, Nxb Văn Hóa, Hà Nội. 61. Tô Xuân Phúc (2007), “Sử dụng và quản lý tài nguyên rừng tại một bản người Dao tỉnh Phú Thọ”, T/C Dân Tộc học, số 3, tr 27 – 35. 62. Phạm Quỳnh Phương, Hoàng Cầm (2012), Một số khuynh hướng lý thuyết nghiên cứu văn hóa và các hương tiếp cận nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Báo cáo Đề tài cấp bộ của Viện Văn hóa, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. 63. Trần Hữu Quang, Xã hội học truyền thông đại chúng, Giáo trình của Viện Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh. 155 64. Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). 65. Roy Ellen, Peter Parkes, Alan Bicker Đại học Kent, Canterbury, Anh (biên tập) (2010), Tri thức bản địa về môi trường và những biến đổi – Các quan điểm nhân học phê phán, Nxb Thế giới. 66. Sổ theo dõi thông tin hộ gia đình các thôn Lao Chải và thôn Choản Thèn, xã Y Tý, tháng 7 năm 2017. 67. Bùi Hoài Sơn (2008), “Một đôi nét về khái niệm trị thức bản địa”, Báo cáo tại Hội thảo: Vai trò của tri thức bản địa trong việc gìn giữ và vảo vệ môi trường ở các cộng đồng dân tộc thiểu số, Ninh Thuận, ngày 19 - 20/3/2008. 68. Bùi Hoài Sơn (2009), “Một đôi nét về khái niệm tri thức bản địa”, in trong: Tri thức bản địa và văn hóa sinh thái của các tộc người thiểu số ở Việt Nam về môi trường và bảo vệ môi trường, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr 49 – 50. 69. Hoàng Sơn (2008), Người Hà Nhì ở Huổi Luông – huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 70. Lý Hành Sơn (2003), “Vài nét về thế giới quan dân gian của người Hà Nhì”, T/C Dân tộc học, số 6. 71. Mai Thanh Sơn (2001), “Nhà cửa của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát - Lào Cai”, T/C Dân tộc học, số 4, tr 3-4. 72. Mai Thanh Sơn (2002), “Kinh nghiệm sử dụng đất trồng của người Hà Nhì Đen (Khảo sát tại thôn Lao Chải, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”, T/C Dân tộc học, số 3, tr 2-12. 73. Trần Hữu Sơn (1999), Lễ tết truyền thống ở Lào Cai, Nxb Văn hóa Dân tộc, HN. 74. Trần Hữu Sơn (2008), “Nghiên cứu người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc – Những nét tương đồng”, bài tham gia Hội thảo Giao lưu kinh tế - văn hóa lưu vực Sông Hồng. 75. Trần Hữu Sơn (2008), “Tri thức bản địa của người Hà Nhì ở Việt Nam với vấn đề bảo vệ rừng”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 (tiểu ban văn hóa), tr 232 – 241. 156 76. Trần Hữu Sơn (2015), “Chính sách văn hóa đặc thù ở miền núi với vấn đề phát triển bền vững”, T/C Cộng sản, số 3, tr 66-70. 77. Bùi Đình Thanh (2000), “Xã hội học Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI”, T/C Xã hội học, số 1, tr 3-8. 78. Bùi Quang Thanh (2009), Nghiên cứu luật tục, phong tục các dân thộc thiểu số ở Quảng Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 79. Nguyễn Ngọc Thanh (2007), “Một số đặc điểm về thiết chế làng bản của người Hà Nhì ở miền núi phía Bắc Việt Nam”, T/C Dân tộc học, số 6, tr 15-26. 80. Nguyễn Ngọc Thanh (2012), Tri thức địa phương của người dân sống trong vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 81. Nguyễn Ngọc Thanh (2016), Tri thức dân gian của dân tộc Dao trong sử dụng và bảo vệ guồn tài nguyên thiên nhiên, Nxb Khoa học xã hội. 82. Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Hồng Thu (2009) Tri thức địa phương của người Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 83. Hà Huy Thành, Nguyễn Hồng Quang (2015), Đổi mới hệ thống thể chế phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 84. Bùi Quang Thắng (2008), “Văn hóa với môi trường sinh thái”, trong sách: 30 thuật ngữ nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 451-462. 85. Bùi Quang Thắng (2008), “Thuyết hồn linh”, trong sách: 30 thuật ngữ nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 210-226. 86. Hà Văn Thắng (chủ biên) và các tác giả (2016), Văn hóa dân gian các dân tộc Lào Cai, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 87. Nguyễn Duy Thiệu (1999), “Tri thức bản địa nguồn lực quan trọng cho sự phát triển” trong sách: Một số vấn đề về văn hóa với phát triển ở Việt Nam – Lào - Campuchia, Nxb Xã hội, Hà Nội, tr 206 – 222. 88. Nguyễn Duy Thiệu (2001), “Các cách chữa bệnh theo truyền thống trong cộng đồng người Thái ở vùng Tây Bắc”, trong sách: Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, tr 72 – 86. 157 89. Vương Xuân Tình (2004), “Vai trò của cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong sử dụng đất rừng (truyền thống, biến đổi và thực hiện Luật đất đai 2003)”, T/C Dân tộc học, số 6, tr 23-32. 90. Vương Xuân Tình (2008), “Rừng cộng đồng với xoá đói giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số miền núi Việt Nam”, T/C Dân tộc học, số 6, tr 3-15. 91. Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh (2012), Phát triển bền vững văn hoá tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 92. Vương Xuân Tình (2014), Văn hoá với phát triển bền vững ở vùng biên giới Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 93. Ngô Đức Thịnh (1995), “Tri thức dân gian và phát triển”, T/C Văn hóa Nghệ thuật, số 9, tr 70 – 72. 94. Ngô Đức Thịnh (1998), “Luật tục và việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên”, T/C Văn hóa Dân gian, số 4, tr 8 – 16. 95. Ngô Đức Thịnh (2000), “Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”, T/C Văn hóa Dân gian, số 1, tr 6 - 22. 96. Ngô Đức Thịnh (2000), Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, trong tập hợp Kỷ yếu hội thảo khoa học Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 97. Ngô Đức Thịnh (2004), “Thế giới quan bản địa”, T/C Văn hóa Dân gian, số 4, tr 3-15. 98. Ngô Đức Thịnh (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 99. Ngô Đức Thịnh (2010), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (1999), Luật tục Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 101. Nguyễn Thị Thục (2014), Di sản văn hóa vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. 158 102. Trần Thị Thủy (2015), Tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ: nghiên cứu trường hợp thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.. 103. Tổng điều tra Dân số và nhà ở tỉnh Lào Cai năm 2009. Nxb Thống kê, Hà Nội. 104. Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Nxb Tổng cục Thống kê, Hà Nội. 105. Tổng điều tra dân số của UBND xã Y Tý tháng 12 năm 2015. 106. Phạm Thị Ngọc Trầm (1997) Môi trường sinh thái vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 107. Nông Trung (1970), Các dân tộc thuộc ngữ hệ Hán Tạng, nhóm Tạng Miến ở Miền bắc Việt Nam, tài liệu lưu trữ tại Thư viện Viện Dân tộc học. 108. Nông Trung (1971), Chương thứ 7 – “Văn học nghệ thuật và tri thức dân gian” trong: Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung và Nguyễn Nam Tiến, Người Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, tr 295-327. 109. Nông Trung (1973), “Vài nét về sinh hoạt văn hóa và văn hóa vật chất của dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến”, Thông báo Dân tộc học, số 2, tr 92-97. 110. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Kỷ yếu hội thảo Quốc tế “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phục vụ phát triển bền vững”. 111. Mai Văn Tùng (2006) “Tri thức quản lý nguồn tài nguyên rừng của người Mường”, T/C Văn hóa Nghệ thuật, số 4, tr 22-25 112. Mai Văn Tùng (2011), Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ lịch sử, Hà Nội. 113. Mai Văn Tùng (2015), Trí thức địa phương về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá, Nxb Thế giới, Hà Nội. 114. Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc (1998), Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 159 115. Hoàng Xuân Tý (1998), “Các khái niệm và vai trò của kiến thức bản địa”, in trong: Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quả lý tài nguyên thiên nhiên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 116. Văn hóa học – Những phương pháp nghiên cứu (2007), Viện Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 117. Trịnh Hiểu Vân (2008), Văn hóa nước, Nxb Thế giới, Hà Nội. 118. Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (2012), Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại (Trường hợp Hội Gióng), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 119. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 120. Viện Dân tộc học (2014), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. II. Tài liệu tiếng nước ngoài Tài liệu tiếng Anh 121. Agrawal, A., (1995), “Indigenous and Scientific Knowledge: Some Critical Comments.” (Tri thức bản địa và tri thức khoa học: Một số nhận xét phê phán), IK Monitor, 3(3), tr. 33-41. 122. Abdullahi, Jibrin, (2013), “Importance of Indigenous Knowledge in Biodiversity Conservation: A Case Study of Communities Surrounding Kpashimi Forest Reserve, Niger State, Nigeria” (Tầm quan trọng của tri thức bản địa trong bảo vệ đa dạng sinh học: Trường hợp nghiên cứu các cộng đồng xung quanh khu vực bảo tồn rừng Kpashimi, Bang Niger, Nigeria). Journal of Environmental Science, Toxicology and Food Technology (IOSR-JESTFT). Volume 5, Issue 6, tr. 10-17. 123. Berkes, Firket (2008), Sacred Ecology (Sinh thái thiêng). Tái bản lần thứ hai. New York: Routledge. 124. Blaikie, P. và Brookfield, H., (1987)., Land Degradation and Society (Sự thoái hóa đất và xã hội). London: Methuen. 160 125. Boafo, Yaw Agyeman, (2016), “The Role of Traditional Ecological Knowledge in Ecosystem Services Management: The Case of Four Rural Communities in Northern Ghana.” (Vai trò của tri thức truyền thống về hệ sinh thái trong quản lý các dịch vụ hệ sinh thái). International Journal of Biodiversity Science, Ecosystem Service Management, 2, tr. 24–38. 126. Brosius, Lovelace và Martin, (1986), “Ethnoecology. An Approach to Understanding Traditional Agricultural Knowledge” (Sinh thái dân tộc học. Một cách tiếp cận hiểu tri thức nông nghiệp truyền thống). Traditional Agriculture in South-East Asia. A Human Ecology Perspective, Martin, G. G. Boulder: Westview Press. tr. 187-97 127. Bunch, R., (1982). Two Ears of Corn: A guide to people centred agricultural improvement (Hai bắp ngô: Một hướng dẫn về phát triển nông nghiệp). Oklahoma City: World Neighbors. 128. Camacho, Leni D., (2016), “Indigenous Knowledge and Practices for the Sustainable Management of Ifugao Forests in Cordillera, Philippines” (Tri thức và thực hành bản địa đối với sự phát triển bền vững rừng Ifugao ở Cordillera, Philippines). International Journal of Biodiversity Science, Ecosystem Service Management, 12, tr. 5–13. 129. Chadwick and Marsh, (1994), Ethnobotany and the Search for New Drugs (Dân tộc học thực vật và sự tìm kiếm thuốc mới). CIBA Foundation Symposium 185. Chichester: John Wiley. 130. Chambers và các cộng sự, (1989, Farmers First. Farmer Innovation and Agricultural Research (Người nông dân đầu tiên. Sự phát minh của người nông dân và nghiên cứu nông nghiệp). London: Intermediate Technology Publications. 131. Cummings, Anthony và Read, (2016), “Drawing on Traditional Knowledge to Identify and Describe Ecosystem Services Associated with Northern Amazon’s Multiple-Use Plants.” (Đúc kết về tri thức truyền thống để nhận diện và mô tả về hệ sinh thái liên quan đến cây cối sử dụng với 161 nhiều mục đích ở các khu rừng Bắc Amazon). International Journal of Biodiversity Science, Ecosystem Service Management 12, tr. 39–56. 132. Colchester, M. (1994). “Salvaging Nature. Indigenous Peoples, Protected Areas and Biodiversity Conservation.” (Cứu thiên nhiên. Các tộc người bản địa, cácc vùng bảo vệ và bảo tồn đa dạng hệ sinh thái). Discussion Paper 55. Geneva: UNRISD and Gland: WWF. 133. Dove, Michael., (1985), Swidden Agriculture in Indonesia. The Subsistence Strategies of the Kalimantan Kantu (Làm nương rẫy ở Indonesia. Chiến lược kế sinh nhai của người Kalimantan Kantu). Berlin: Mouton. 134. Eyford, G., (1990), “Cultural Dimensions of Learning” (Các chiều cạnh văn hóa học tập). International Review of Education, UNESCO, tr. 197-200. 135. Farrington, J. và Martin, A., (1988), “Farmer participation in agricultural research. A review of concepts and practices.” (Sự tham gia của những người nông dân trong nghiên cứu nông nghiệp. Tổng quan về khái niệm và thực hành). ODA Agricultural Administration Unit, Occasional Paper no. 9. London: Overseas Development Institute. 136. Grenier, Louise, (1997). Working with Indigenous Knowledge – A Guide for Researchers (Làm việc với kiến thức bản địa - Hướng dẫn cho các nhà nghiên cứu). IDRC BOOKS. Ottawas – Cairo – Dakar – Johannesburg – Montevideo – Nairobi - New Delhi – Singapore. 137. Martin và Sherrington, (1996), “Participatory Research Methods. Implementation, Effectiveness and Institutional Linkages”. (Phương pháp nghiên cứu tham dự. Ứng dụng, tác động và mối liên kết thể chế). Paper presented at ODA Natural Resources Systems Programme Socio Economic Methodologies Workshop. 138. Meehan, P.M, (1980), “Science, Ethnoscience and Agricultural Knowledge Utilization” (Khoa học, khoa học dân tộc học và việc vận dụng tri thức nông nghiệp), Trong Indigenous Knowledge Systems and Development (Hệ thống tri thức bản địa và phát triển), D. 162 Brokensha, D. Warren và 0. Werner chủ biên. Lanham: University of Chicago Press. 139. Morrison, R.J., (1994), Science of Pacific Islands Peoples (Khoa học về các dân tộc ở trên đảo Thái Bình Dương). Suva, Fiji: The University of the South Pacific Institute of Pacific Studies. 140. Martin, A. và Sherington, J., (1996). “Participatory Research methods. Implementation, Effectiveness and Institutional Linkages” (Phương pháp tiếp cận nghiên cứu tham gia. Ứng dụng, hiệu quả và mối liên kết với thể chế). Paper presented at ODA Natural Resources Systems Programme Socio Economic Methodologies Workshop. 141. Morrison, J., (1994), Science of Pacific Islands Peoples (Khoa học về các dân tộc ở đảo Thái Bình Dương). Suva, Fiji: The University of the South Pacific Institute of Pacific Studies. 142. Nakashima, D., Prott, L. and Bridgewater, P. (2000), Tapping into the world’s wisdom, UNESCO Sources, 125, July-August, tr. 12. 143. Orlove, 1980, “Ecological Anthropology” (Nhân học sinh thái). Annual Review of Anthropology 9, tr. 235-73. 144. Ouédraogo, I., (2014), “Assessing Ecosystem Services Based on Indigenous Knowledge in South-Eastern Burkina Faso (West Africa)” (Đánh giá hệ sinh thái dựa vào tri thức bản địa ở Đông Nam Burkina Faso (Tây Phi), International Journal of Biodiversity Science, Ecosystem Service Management 10, tr. 313–321. 145. Obomsawin, R., (1988), First Nations Jurisdiction over Education (Quyền lực pháp lý của các quốc gia đầu tiên về giáo dục), Assembly of First Nations, Ottawa. 146. Parrotta, JA và Trosper RL., (2012), Traditional Forest - Related Knowledge: Sustaining Communities, Ecosystems and Biocultural Diversity (Rừng truyền thống-tri thức liên quan: Phát triển bền vững cộng đồng, hệ sinh thái và đa dạng văn hóa sinh học). World Forest Series vol. 12. Springer: Dordrecht, the Netherlands. 163 147. Posey, D. A., (1995), “Nature and indigenous guidelines for new Amazonian development strategies: Understanding biological diversity through ethnoecology” (Thiên nhiên và sự hướng dẫn bản địa đối với các chiến lược phát triển ở Amazon: Hiểu biết về đa dạng sinh học thông qua sinh thái nhân văn), Change in the Amazon Basin, J. Hemming, tr. 156-181. Manchester, Manchester University Press. 148. Rappaport , Roy A, (1968), Pigs for the Ancestors. Ritual in the Ecology of a New Guinea People (Lợn cúng tổ tiên. Nghi lễ trong môi trường sinh thái của một tộc người ở Tân Ghi nê), New Haven: Yale University Press. 149. Rhoades, Robert E, (1984), Breaking New Ground. Agricultural Anthropology (Phá vỡ nền tảng mới. Nhân học nông nghiệp), Lima: International Potato Centre. 150. Rew, A. (1992), “The Consolidation of British Development Anthropology” (Củng cố nhân học phát triển ở Anh), Development Anthropology Network 10(1), tr. 23-6. 151. Reyna, S. P, (1994), “Literary Anthropology and the Case against Science” (Nhân học chữ viết và trường hợp phản khoa học), Man, 29 (3), tr. 55-81. 152. Salick, J., (1997), “lndigenous Diversity of Cassava: Generation, Maintenance, Use And Loss among the Amuesha.” (Sự đa dạng bản địa về Cassava: Sinh trưởng, duy trì, sử dụng và sự mất đi của tộc người Amuesha”, Peruvian Upper Amazon. Economic Botany 51, tr. 6-19. 153. Scoones, I. và Thompson, J., (1993), “Rural Peoples Knowledge, Agricultural Research and Extension practice.” (Tri thức của các tộc người ở nông thôn, nghiên cứu nông nghiệp và thực hành mở rộng), IIED Research series, 1(1), tr. 1-20. 154. Sillitoe, P., (1998), “What Know Natives? Local Knowledge in Development (Người bản địa biết gì? Tri thức bản địa trong phát triển). Social Anthropology, 6 (2), tr. 203-220. 164 155. Senanayake, S.G.J.N, (2006), “Indigenous Knowledge as a Key To Sustainable Development” (Tri thức bản địa như là thìa khóa cho phát triển bền vững), The Journal of Agricultural Sciences, Vol. 2, No. 1. 156. Siahaya, M.E., (2016), “Traditional Ecological Knowledge on Shifting Cultivation and Forest Management in East Borneo, Indonesia.” (Tri thức truyền thống về hệ sinh thái về canh tác nương rẫy và quản lý rừng ở Đông Borneo, Indonesia). International Journal of Biodiversity Science, Ecosystem Service Management , 12:14–23. 157. UNESCO, (2002), Science, Traditional Knowledge and Sustainable Development (Khoa học, tri thức truyền thống và phát triển bền vững), The International Council for Science and the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. 158. Warren, Michael D., (1991), “Using Indigenous Knowledge in Agricultural Development.” (Sử dụng tri thức bản địa trong phát triển nông nghiệp), Discussion Paper no.127. Washington DC: World Bank. 159. Warren, Michael D, Cashman Kristin., (1988), Indigenous Knowledge for Sustainable Agriculture and Rural Development (Tri thức bản địa đối với nông nghiệp bền vững và phát triển nông thôn), Gatekeeper series, no. SAID. London: International Institute for Environment and Development. Tài liệu tiếng Trung Quốc 160. Tomoya Akimichi (2006), 生态人类学。尹绍亭 (译),云南大学出版社, Nhân loại học sinh thái. 161. 尹绍亭 (2000), 与森林 - 生态人类学视野中的刀耕火种,云南教育出版社. Con người và rừng rậm - đốt nương làm rẫy dưới con mắt nhân học sinh thái. 162. 戴庆厦 (2000), 中国哈尼学, 云南民族出版社. Hà Nhì học Trung Quốc. 165 163. 王清华 (1999), 梯田文化论 - 哈尼族的生态农业, 云南大学出版社. Luận văn hóa ruộng bậc thang – sinh thái nông nghiệp dân tộc Hà Nhì. 164. 龙庆华 (2013), 国际哈尼/阿卡习惯法探研, 中国社会科学出版社. Nghiên cứu tập quán pháp (luật tục) Hà Nhì/A Khà quốc tế. 165. 杨六金 (2002), 云南与中国半岛民族研究, 远方出版社 Nghiên cứu dân tộc bán đảo Vân Nam và Trung Quốc. 166. 杨六金 (2005), 红河哈尼族谱系, 民族出版社. Phả hệ dân tộc Hà Nhì ở Hồng Hà. 167. 杨六金 (2008), 越南哈尼族族源研究, 云南社会科学院报告,6号 Nghiên cứu nguồn gốc dân tộc Hà Nhì Việt Nam. 168. 九米 (1993), 哈尼族节日, 云南民族出版社 Lễ tết dân tộc Hà Nhì. 169. 史君超 (1999), 哈尼族文化大观,云南民族出版社. Đại quan văn hóa dân tộc Hà Nhì. 170. 为则 (1995), 哈尼族生态宗教研究, 云南民族出版社. Nghiên cứu hình thái tôn giáo tự nhiên dân tộc Hà Nhì. 171. 论文集 (2008), 红河流域国际文化和生态文明会议,中国、云南、楚雄 Hội nghị quốc tế văn minh sinh thái và văn hóa dân tộc lưu vực Sông Hồng 172. 中国统计局 (2010), 第六次人口普查数据. Kết quả điều tra Nhân khẩu toàn quốc lần 6 (2010). 173. 郭家骥 (2004), 生态文化与可持续发展, 中国书籍出版社. 166 Sinh thái văn hóa với phát triển bền vững. 174. 李克中 (1998), 寨神-哈尼族文究实证化研究, 云南民族出版社 Trại thần – nghiên cứu thực chứng văn hóa dân tộc Hà Nhì. 175. 中国民族委员会 (2008), 哈尼族简史, 民族出版社, Giản sử dân tộc Hà Nhì. 176. 黄绍文,廖国强,关磊,袁爱莉(2012)云南哈尼族生态文化传统研究, 中国社会科学出版社. Nghiên cứu văn hóa sinh thái truyền thống dân tộc Hà Nhì ở Vân Nam. 177. 哈尼族简史 (2008), 北京民族出版社. Giản sử dân tộc Hà Nhì. 178. Theo Đã xem vào ngày 20/05/2016. III. Tài liệu tham khảo trên các Website 179. Anh Dũng: “Phát triển cây thảo quả: Lợi bất cập hại”. Loi_bat_cap_hai.htm. 180. “Các luật tục của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng”, tai-nguyen-rung-49213. 181. Lương Công Hoàn, “Đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát”, hoc-Khu-bao-ton-thien-nhien-Bat-Xat.aspx 182. Nguyên Huân “thận trọng với cây thảo quả”, Báo nông nghiệp điện tử (10/12/2016). 183. Phạm Chiến Khu, “Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội”. N%20TUYEN%20GIAO. 167 184. “Lào Cai sản xuất thảo quả theo hướng tăng giá trị kinh tế kết hợp bảo vệ môi trường (2/2014)”. 185. Nguyễn Thế Nghĩa “Phát triển bền vững - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”. f8240447521e. (7/2017) 186. Hà Hữu Nga, “Tri thức bản địa và phát triển”. echo.blogspot.com/2012/10/tri-thuc-ban-ia-va-phat-trien- i_5374.html. Ngày xem 15/10/2016. 187. Quyết định banh hành “Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam”, năm 1979. Xem ngày 15/11/2016. 188. Trần Hữu Sơn, “Cơ chế dân gian trong hoạt động truyền thông ở các thôn bản người dân tộc thiểu số”. “ dan-gian-trong-hoat-dong-truyen-thong-o-cac-thon.aspx. 189. Ngô Đức Thịnh “các giá trị của luật tục Tây Nguyên”, www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu. (15/10/2015). 190. “Tri thức bản địa bảo vệ tài nguyên rừng”. www.myebook.vn/198503 191. Vũ Minh Tâm (2009), “Văn hóa sinh thái nhân văn”. van-va-he-thong-tu-nhien-con-nguoi-xa-hoi. 192. 193. dong-sinh-ke-nguoi-dan-tai-xa-ban-xeo-huyen-ba-1263127.html. 194. https://vi.wikipedia.org/wiki/Phát_triển_bền_vững (20/2/2017). 168 PHỤ LỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM TRI THỨC DÂN GIAN TRONG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2017 169 MỤC LỤC Nội dung Trang Bảng 1. Thời gian thu hái sản vật từ rừng của người Hà Nhì Đen huyện Bát Xát 172 Bảng 2. Các loài động vật và thời gian săn bắt của người Hà Nhì Đen 173 Phu lục 1. Danh sách người cung cấp thông tin 170 Phụ lục 2. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai và huyện Bát Xát 174 Phụ lục 3. Một số hình ảnh liên quan đến Luận án 176 Phụ lục 4. Các bản Quy ước/ Hương ước xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 204 170 PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN Stt Họ và tên Năm sinh Dân tộc Nghề nghiệp Địa chỉ Ghi chú Xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 1 Ly Seo Chơ 1944 Hà Nhì Nông dân Thôn Lao Chải 1 Nghệ nhân ưu tú 2 Tráng A Vù 1965 Hà Nhì Cán bộ Thôn Lao Chải 1 Văn hóa xã 3 Sần Thó Bơ 1993 Hà Nhì Nông dân Thôn Choản Thèn 4 Phu Gió Che 1959 Hà Nhì Nông dân Thôn Lao Chải 1 5 Chu Thó Xe 1945 Hà Nhì Nông dân Thôn Choản Thèn 6 Sần Bú Giờ 1965 Hà Nhì Nông dân Thôn Choản Thèn Trưởng thôn 7 Sần Hờ Lù 1983 Hà Nhì Cán bộ Thôn Choản Thèn Kiểm lâm xã 8 Ly Giờ Có 1965 Hà Nhì Cán bộ Thôn Lao Chải 3 Bí thư xã 9 Ly Giờ Lù 1978 Hà Nhì Cán bộ Thôn Lao Chải 1 Phó CT xã 10 Tráng A Lù 1969 Hà Nhì Cán bộ Thôn Lao Chải 3 Phó CT xã 11 Ly Giờ Lúy 1950 Hà Nhì Nông dân Thôn Lao Chải 3 12 Chu Che Sá 1990 Hà Nhì Nông dân Thôn Lao Chải 1 Trưởng thôn 13 Ly Mò Sa 1959 Hà Nhì Nông dân Thôn Lao Chải 1 14 Phu Súy Gió 1957 Hà Nhì Nông dân Thôn Lao Chải 1 Thầy cúng 15 Phu Che Vù 1956 Hà Nhì Nông dân Thôn Lao Chải 1 Thầy cúng 16 Ly Giờ Me 1969 Hà Nhì Nông dân Thôn Lao Chải 1 17 Sờ Có Suy 1993 Hà Nhì Sinh viên Thôn Choản Thèn 18 Chu Dì Thó Hà Nhì Cán bộ Xã Y Tý Tư pháp xã 19 Ly Hờ Suy 1952 Hà Nhì Nông dân Thôn Choản Thèn 171 Xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 20 Ly Se Gia 1950 Hà Nhì Nông dân Thôn Kin Chu Phìn 1 21 Cao Xe Hờ 1976 Hà Nhì Nông dân Thôn Kin Chu Phìn 1 22 Lý Hà Sa 1950 Hà Nhì Nông dân Thôn Kin Chu Phìn 1 23 Lý A Vù 1965 Hà Nhì Nông dân Thôn Kin Chu Phìn 1 24 Trang Che Đo 1951 Hà Nhì Nông dân Thôn Kin Chu Phìn 1 25 Chu Xe Do 1967 Hà Nhì Nông dân Thôn Kin Chu Phìn 2 26 Sao Xe Lúy 1971 Hà Nhì Nông dân Thôn Kin Chu Phìn 2 27 Cao Ta Vù 1974 Hà Nhì Nông dân Thôn Kin Chu Phìn 2 28 Ly Gia Mờ 1988 Hà Nhì Cán bộ Thôn Kin Chu Phìn 1 Phó CT xã 29 Cao Xe Mẩy 1988 Hà Nhì Cán bộ Thôn Kin Chu Phìn 1 CT Hội Phụ nữ 30 Chu Sử Mẩy 1970 Hà Nhì Nông dân Thôn Sín Chải Xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 31 Sần Thó Suy 1984 Hà Nhì Cán bộ Thôn Lao Chải CT hội Nông dân 32 Ly Giờ Gó 1965 Hà Nhì Nông dân Thôn Lao Chải 33 Sần Dì So 1955 Hà Nhì Nông dân Thôn Lao Chải 34 Ly Mờ Thó 1974 Hà Nhì Nông dân Thôn Lao Chải 172 Bảng 1. Thời gian thu hái sản vật từ rừng của người Hà Nhì Đen huyện Bát Xát Thời gian hái lượm (tính theo tháng Âm lịch) Tên gọi các thực vật khai thác từng rừng Tiếng Việt Tiếng Hà Nhì Đen 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 11 1 2 Nấm hương Sì hó x x x x Nấm đất Nà khuy x x x Nấm linh chi Ho pà, hà mứ lạ ga x x x Nấm cỏ gianh Nà suy x x Mộc nhĩ Đò mư nà bu x x x x x x x Măng vầu À bờ mì x x x x x Măng nứa A sa mì x x x x x Măng mai Hà bô mì x x x x Rau mướp đắng rừng A già khư x x x x x Rau tầm bóp Gồ xe x x x x x Rau tàu bay Gồ ma x x x x x Rau dớn À hà đa ngà đa x x x x x Ngọn cây thảo quả Đò hò chư x x Hoa vàng dùng nhuộm xôi Ư co de x x Hoa đỏ dùng nhuộm xôi Hồ nhì hồ na x x 173 Bảng 2. Các loài động vật và thời gian săn bắt của người Hà Nhì Đen Mùa săn bắt (tháng Âm lịch) Tên động vật săn bắt Tiếng Việt Tiếng Hà Nhì Đen 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 1 2 Gấu Hà mứ x X Lợn rừng Gạ the x x x Cầy Pa è gì x x Ong rừng Bìe x x Kiến rừng A phù X x Ếch xanh rừng Pu đu x x X x Ếch ruộng Pu đu x x X x Gà rừng Ha nhì và lò ha x x x x x x X x x x x x Chuột rừng Phù chạ x x x x Hươu Chí già x x x x Nhím Phù phư x x Chim Chi lie chơ li x x x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tri_thuc_dan_gian_trong_khai_thac_va_bao_ve_rung_cua.pdf
Tài liệu liên quan