Luận án Trạng ngữ trong Tiếng Anh đối chiếu với Tiếng Việt

VI N H N L M KHOA HỌC XÃ HỘI VI T NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH HỮU TUẤN TRẠNG NGỮ TRONG TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2020 VI N H N L M KHOA HỌC XÃ HỘI VI T NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH HỮU TUẤN TRẠNG NGỮ TRONG TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN

pdf318 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Trạng ngữ trong Tiếng Anh đối chiếu với Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trịnh Hữu Tuấn MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN ............................................................................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 7 1.1.1. Sơ lược nghiên cứu về trạng ngữ trong tiếng Anh ............................ 7 1.1.2. Sơ lược nghiên cứu về trạng ngữ trong tiếng Việt.......................... 12 1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án ................................................... 16 1.2.1. Khái quát về trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt ................... 16 1.2.2. Khái quát về lí thuyết ba bình diện của câu .................................... 31 1.2.3. Khái quát về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu (SSĐC) ................... 35 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................... 38 Chƣơng 2: KẾT HỌC CỦA TRẠNG NGỮ TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT ......................................................................................... 39 2.1. Dẫn nhập ................................................................................................. 39 2.2. Cấu tạo và vị trí của trạng ngữ tiếng Anh ........................................... 40 2.2.1. Cấu tạo của trạng ngữ tiếng Anh .................................................... 40 2.2.2. Vị trí của trạng ngữ tiếng Anh ........................................................ 42 2.2.3. Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ trong tiếng Anh ............................... 55 2.3. Cấu tạo và vị trí của trạng ngữ tiếng Việt ........................................... 57 2.3.1. Cấu tạo của trạng ngữ tiếng Việt .................................................... 57 2.3.2. Vị trí của trạng ngữ tiếng Việt ........................................................ 62 2.3.3. Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ trong tiếng Việt ............................... 66 2.4. Đối chiếu đặc điểm kết học của trạng ngữ tiếng Anh và trạng ngữ tiếng Việt ........................................................................................................ 67 2.4.1. Những điểm giống nhau .................................................................. 67 2.4.2. Những điểm khác nhau ................................................................... 68 2.5. Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................... 69 Chƣơng 3: NGHĨA HỌC CỦA TRẠNG NGỮ TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT .......................................................................... 71 3.1. Dẫn nhập ................................................................................................. 71 3.2. Nghĩa học của trạng ngữ trong tiếng Anh ........................................... 73 3.2.1. Trạng ngữ chỉ thời gian ................................................................... 73 3.2.2. Trạng ngữ chỉ địa điểm ................................................................... 78 3.2.3. Trạng ngữ chỉ cách thức .................................................................. 81 3.2.4. Trạng ngữ chỉ điều kiện .................................................................. 84 3.2.5. Trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ ........................................................... 88 3.2.6.Trạng ngữ chỉ mục đích ................................................................... 91 3.2.7. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân ............................................................ 93 3.2.8.Trạng ngữ chỉ kết quả ...................................................................... 95 3.2.9. Trạng ngữ chỉ sự so sánh ................................................................ 97 3.2.10. Sự kết hợp các vai trạng ngữ trong câu tiếng Anh ..................... 100 3.3. Nghĩa học của trạng ngữ trong tiếng Việt ......................................... 102 3.3.1. Trạng ngữ chỉ thời gian ................................................................. 104 3.3.2. Trạng ngữ chỉ không gian ............................................................. 106 3.3.3. Trạng ngữ chỉ tình huống .............................................................. 108 3.3.4. Trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện .......................................... 109 3.3.5. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân .......................................................... 110 3.3.6. Trạng ngữ chỉ mục đích ................................................................ 111 3.3.7. Trạng ngữ điều kiện ...................................................................... 111 3.3.8. Trạng ngữ nhượng bộ .................................................................... 112 3.3.9. Sự kết hợp các vai trạng ngữ trong câu tiếng Việt ....................... 112 3.4. Đối chiếu đặc điểm nghĩa học của trạng ngữ tiếng Anh và trạng ngữ tiếng Việt ............................................................................................... 113 3.4.1. Những điểm giống nhau ................................................................ 113 3.4.2. Những điểm khác nhau ................................................................. 115 3.5. Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................. 115 Chƣơng 4: DỤNG HỌC CỦA TRẠNG NGỮ TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT ........................................................................ 117 4.1. Dẫn nhập ............................................................................................... 117 4.2. Bình diện ngữ dụng của trạng ngữ tiếng Anh ................................... 117 4.2.1. Chức năng thông tin của trạng ngữ trong tiếng Anh .................... 117 4.2.2. Trạng ngữ trong cấu trúc đề - thuyết của câu ............................... 125 4.2.3. Vai trò của trạng ngữ đối với tính liên kết và mạch lạc của văn bản ........................................................................................................... 129 4.3. Bình diện ngữ dụng của trạng ngữ tiếng Việt ................................... 132 4.3.1. Chức năng thông tin của trạng ngữ ............................................... 132 4.3.2. Trạng ngữ trong cấu trúc đề - thuyết của câu ............................... 136 4.3.3.Vai trò của trạng ngữ đối với tính liên kết và mạch lạc của văn bản... 138 4.4. Đối chiếu ngữ dụng trạng ngữ tiếng Anh và tiếng Việt .................... 142 4.5. Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................. 144 KẾT LUẬN .................................................................................................. 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 151 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phần câu là một phần quan trọng không thể thiếu trong miêu tả kết học của ngôn ngữ. Trong nghiên cứu ngôn ngữ, việc xác định thành phần câu và miêu tả thành phần câu là một nhiệm vụ quan trọng. Việc xác định và miêu tả tốt thành phần câu sẽ góp phần quan trọng trong việc giao tiếp hiệu quả và là điều kiện cần cho việc dạy học ngữ pháp, cho người bản ngữ và cho người nước ngoài. Bởi vì, việc xác định đúng thành phần câu giúp người giao tiếp, người học nắm được đặc điểm ngữ pháp của câu, qua đó biết cách sử dụng câu đúng trong giao tiếp, để có được hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Trong hệ thống thành phần câu, cùng với thành phần vị ngữ, chủ ngữ (thường được xem là thuộc nòng cốt câu) thì thành phần trạng ngữ là thành phần rất quan trọng, bởi thành phần này biểu thị rất nhiều thông tin làm nền cho sự tình được nói đến trong câu. Trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, thành phần trạng ngữ đóng vai trò lớn trong việc hiểu một câu/ một phát ngôn. Tuy nhiên người Việt học tiếng Anh thường lúng túng khi sử dụng trạng ngữ tiếng Anh vì trong tiếng Việt phạm trù này và biểu đạt tương đương đôi khi không rõ nét. Thêm vào đó, việc khảo sát cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của trạng ngữ tiếng Anh cũng chưa được nghiên cứu thực sự thấu đáo. Có một thực tế là khi nghiên cứu về thành phần câu, các thành phần chủ ngữ, vị ngữ thường được quan tâm nhiều vì chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong câu (nòng cốt). Trong khi đó, trạng ngữ tuy là thành phần cú pháp thường xuyên xuất hiện trong câu nhưng do thường bị coi là thành phần phụ hoặc thành phần thứ yếu của câu nên vẫn chưa thực sự có được nhiều sự quan tâm của nhà nghiên cứu, bên cạnh những vấn đề đã được nghiên cứu vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi. 2 Là một người làm việc với tiếng Anh, chúng tôi thấy những người học tiếng Anh nói chung rất lúng túng về thành phần trạng ngữ. Họ thường mắc những lỗi sai về cách sử dụng, đó là những lỗi sai về cấu tạo (nhận diện trạng ngữ), về vị trí (đặt trạng ngữ không đúng chỗ), về chức năng (hiểu sai về sự hành chức của trạng ngữ) Trong tiếng Việt, người sử dụng lại gặp khó khăn trong việc phân biệt trạng ngữ với một số thành phần ngữ pháp khác. Từ những lý do trên, chúng tôi thấy việc tìm hiểu, so sánh đối chiếu trạng ngữ giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trên cả ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học là cần thiết. Đó là lí do chúng tôi chọn Trạng ngữ trong tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu của luận án 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trong luận án chúng tôi tập trung nghiên cứu các trạng ngữ trong câu tiếng Anh và tiếng Việt về mặt kết học, nghĩa học và dụng học. Do nội hàm khái niệm trạng ngữ trong tiếng Anh có nhiều loại khác nhau. Vì vậy, trong phạm vi luận án này, để tiện so sánh với trạng ngữ trong tiếng Việt, chúng tôi chỉ bàn đến tiểu loại gia ngữ (adjuncts, bổ sung thông tin về chu cảnh của sự tình biểu thị trong nòng cốt câu), các tiểu loại khác của trạng ngữ tiếng Anh (vẫn đang bàn cãi) không được bàn đến trong luận án này. 2.3. Tư liệu nghiên cứu Tư liệu của luận án được thu thập từ 6 tác phẩm văn học (truyện, tiểu thuyết) bằng tiếng Anh và 10 tác phẩm văn học (truyện, tiểu thuyết) bằng tiếng Việt. Các tác phẩm tiếng Anh được khảo sát bao gồm: The Da Vinci 3 Code (Dan Brown) bản dịch tiếng Việt của Đỗ Thu Hà; Harry Potter and the Philosopher‘s Stone (J. K. Rowling), bản dịch tiếng Việt của Ly Lan; Harry Potter and the Chamber of Secrets (J. K. Rowling) bản dịch tiếng Việt của Ly Lan; Harry Potter and the Prisoner of Azkaban (J. K. Rowling) bản dịch tiếng Việt của Ly Lan; Gone with the wind (Margaret Mitchell) bản dịch của Dương Tường và If Tomorrow Comes (Sidney Sheldon) bản dịch của Nguyễn Bá Long. Tư liệu tiếng Việt được chúng tôi thu thập từ các tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Cô gái đến từ hôm qua (Nguyễn Nhật Ánh); Tuyển tập Nam Cao; Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan; Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai); Cuộc đời ngoài cửa (Nguyễn Danh Lam); Con hoang (Lê Hồng Nguyên), Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng; Đời callboy (Nguyễn Ngọc Thạch); Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân). Sự lựa chọn này có lí do ở sự tương đương về độ dài văn bản. Với sự tương đương về độ dài văn bản, chúng tôi thu thập được 1500 câu tiếng Anh có trạng ngữ và 1500 câu tiếng Việt có trạng ngữ làm ngữ liệu nghiên cứu cho luận án. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là vận dụng lí thuyết ngữ pháp hiện đại để làm sáng rõ đặc điểm của trạng ngữ tiếng Anh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm tương đồng và khác biệt so với trạng ngữ tiếng Việt. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác lập cơ sở lí thuyết về trạng ngữ, lí thuyết 3 bình diện nghiên cứu câu, lí thuyết so sánh đối chiếu. - Thống kê, phân loại các loại trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt trong một số tác phẩm văn học. 4 - Chỉ ra đặc điểm kết học của trạng ngữ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt. - Chỉ ra đặc điểm nghĩa học của trạng ngữ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt. - Chỉ ra đặc điểm dụng học của trạng ngữ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp so sánh đối chiếu sẽ được sử dụng để so sánh các loại trạng ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt của trạng ngữ trong hai ngôn ngữ này. - Phương pháp miêu tả được sử dụng để xác định vị trí của trạng ngữ trong câu tiếng Anh từ đó sẽ so sánh đối chiếu với những yếu tố trong tiếng Anh dễ nhầm lẫn với trạng ngữ và những yếu tố tương đương với nó trong tiếng Việt. Trong phương pháp này chúng tôi sử dụng các thủ pháp sau: + Thủ pháp khảo sát - thống kê – phân loại được sử dụng để liệt kê, khảo sát, thống kê các trạng ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trong tác phẩm được chọn. + Ngoài ra luận án còn sử dụng một số thủ pháp khác là: thủ pháp cải biến, thủ pháp lập biểu đồ, thủ pháp mô hình hóa, thủ pháp phân tích và thủ pháp tổng hợp, Những thủ pháp này thường được sử dụng trong nghiên cứu ngữ pháp nói chung. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Trên cơ sở xác lập một khung lí thuyết đủ hiệu lực, sử dụng các phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp miêu tả và các thủ pháp quan trọng của cú pháp, luận án nghiên cứu trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt và chỉ ra đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của trạng ngữ trong hai ngôn ngữ này. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm rõ các điểm tương đồng 5 và dị biệt của trạng ngữ ở hai ngôn ngữ Anh và Việt, trên các bình diện kết học, nghĩa học và dụng học, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập môn ngữ pháp tiếng anh và ngữ pháp tiếng Việt. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận Nghiên cứu trạng ngữ tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt sẽ góp phần giải quyết những vấn đề lí luận của ngôn ngữ học nói chung và ngữ pháp học nói riêng. Cụ thể là chỉ ra được: a) Những đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của trạng ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. b) Những nét giống và khác giữa trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án góp phần đề xuất cách phân tích và giảng dạy trạng ngữ nói riêng, ngữ pháp nói chung trong tiếng Anh và tiếng Việt. - Luận án góp phần giúp người học hiểu và sử dụng có hiệu quả các loại trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập môn ngữ pháp tiếng Anh và tiếng Việt 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của luận án Trong chương này, chúng tôi trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước của trạng ngữ. Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án gồm: 1/Trạng ngữ với tư cách là một nhãn hiệu thuộc bình diện kết học của câu; 2/Các bình diện nghĩa học và dụng học của trạng ngữ; 3/Vấn đề xác định trạng ngữ trong tiếng Anh. 4/Vấn đề xác định trạng ngữ trong tiếng Việt; 5/Quan điểm của luận án về trạng ngữ. 6 Chương 2: Kết học của trạng ngữ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt Trong chương này, chúng tôi trình bày những đặc điểm về mặt kết học của trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt chủ yếu ở vị trí và cấu tạo. Chương 3: Nghĩa học của trạng ngữ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu nghĩa biểu hiện của trạng ngữ trong cấu trúc nghĩa sự tình của câu. Cụ thể, chương này sẽ khảo sát ý nghĩa của trạng ngữ và phân loại chúng vào theo các tiêu chí về nghĩa học. Chương 4: Dụng học của trạng ngữ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt Trong chương này, chúng tôi theo lí thuyết về phân đoạn thông tin (thông tin cũ/thông tin mới, cấu trúc đề- thuyết), lí thuyết về liên kết và mạch lạc của diễn ngôn để khảo sát đặc điểm dụng học của trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Sơ lược nghiên cứu về trạng ngữ trong tiếng Anh Nghiên cứu về trạng ngữ trong tiếng Anh được bàn đến trong rất nhiều công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Anh nói chung, các sách dạy tiếng Anh cho người nước ngoài và đặc biệt các chuyên khảo của các tác giả có uy tín như R. Quirk, Martin Hewings, L.G. Alexander, Michael Swan, Jack C. Richards, John Lyons. Các tác giả đã quan tâm đến các vấn đề chức năng, vị trí và cấu tạo của trạng ngữ trong tiếng Anh. Chẳng hạn, cuốn A student‘s Grammar of the English Language của Sidney Greenbaum & Randolph Quirk đã cung cấp cho sinh viên nói riêng, người đọc nói chung những nội dung quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh, trong đó có vấn đề về trạng ngữ. Nghiên cứu về vấn đề này còn kể đến công trình quen thuộc đối với nhiều người học tiếng Anh là English Grammar in Use của Raymond Murphy. Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra đặc điểm chung của ngữ pháp tiếng Anh trong đó có vấn đề trạng ngữ tiếng Anh. Trạng ngữ tiếng Anh mặc dù là thành phần phụ, nhưng vẫn được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Anh nói chung, như Practical English Usage của Michael Swan (2005), The Essential English Grammar của Alexander (1993), Current English Grammar của Chalker, S. (1992), chúng tôi nghĩ đó là do tầm quan trọng về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng của thành phần câu này. Theo khung ngữ pháp truyền thống, nghiên cứu trạng ngữ trong tiếng Anh được bàn đến ở các nội dung như khái niệm trạng ngữ, cách phân loại trạng ngữ và phân biệt trạng ngữ với các thành phần dễ nhầm lẫn khác, hoặc ở 8 một bình diện khác, như phân biệt trạng ngữ và bổ ngữ, phân biệt trạng ngữ và trạng từ. Về khái niệm trạng ngữ trong tiếng Anh; các nhà nghiên cứu, dù có cách định nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung lại cũng đã có những thống nhất nhất định về phạm vi khái niệm. Trong tiếng Anh, ―trạng ngữ‖ được gọi là ―adverbials‖,―adverbial modifier‖ hoặc ―adverbial adjunct‖. Tác giả Hadumod Bussmann trong cuốn thuật ngữ từ điển ngôn ngữ học có tên Routledge dictionary of language and linguistics đã định nghĩa ―trạng ngữ‖ như sau: "Collective term for several syntactic functions with various semantic realizations; an adverbial characterizes a verbal action, process, or state of affairs with respect to time, place, kind, manner, etc.‖ [8,9] (Thuật ngữ dùng chung cho một số chức năng cú pháp, hiện thực hóa những nội dung ngữ nghĩa khác nhau; trạng ngữ cho biết thời gian, nơi chốn, kiểu loại, cách thức v.v của hành động, quá trình hoặc trạng thái sự tình được nói đến trong câu). Theo tác giả cuốn ―Oxford Advanced Learner's Encyclopedia Dictionary‖ thì trạng ngữ là thành phần cung cấp (bổ sung) thêm thông tin về địa điểm, thời gian, hoàn cảnh, phương cách, nguyên nhân, mức độ. Đồng quan điểm này, các tác giả cuốn Từ điển "Webster's New World College Dictionary" cũng cho rằng những thành phần nào dùng để diễn tả thời gian, địa điểm, cách thức, mức độ, nguyên nhân,... được gọi là trạng ngữ. Có thể thấy, mặc dù được diễn đạt khác nhau, nhưng các tác giả đã đồng nhất trong việc chỉ ra thế nào là trạng ngữ trong tiếng Anh. Từ điển "Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics" (nhà xuất bản Longman) định nghĩa: "Trạng ngữ là thành phần dùng để trả lời những câu hỏi như thế nào?, ở đâu?, khi nào? Một đoạn ngữ hay một mệnh đề đảm nhiệm chức năng của một trạng từ được gọi là một trạng ngữ hay mệnh đề trạng ngữ." [101, 9] L.G. Alexander, tác giả cuốn ―Longman English Grammar‖ diễn giải ―Trạng ngữ () cho chúng ta biết hành động sự việc xảy ra như thế nào (How?) khi 9 nào (When?), ở đâu (Where?).‖ [51, 122] Tuy nhiên, theo tác giả thì trạng ngữ còn có thể bổ nghĩa cho tính từ, trạng từ khác, cụm giới từ, câu. Tác giả này còn đưa ra cách xác định trạng ngữ và cho nhiều ví dụ rất cụ thể để người đọc phân biệt sự khác nhau giữa trạng từ (nhãn hiệu từ loại) và trạng ngữ (nhãn hiệu thành phần câu). Về phân loại trạng ngữ tiếng Anh Việc phân loại trạng ngữ tiếng Anh được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như Laen-zlinger, Cinque (1999:106), Ernst (2002:9), Frey and Pittner (1998) Trạng ngữ được các nhà ngôn ngữ học phân loại thành các loại khác nhau. Theo W. McGregor trong Semiotic Grammar thì ―Sự phân loại trạng ngữ bao gồm trạng ngữ chỉ thể cách và mức độ (ví dụ: happily, clumsily, quickly, very), trạng ngữ chỉ thời gian (ví dụ: now, when, today), trạng ngữ chỉ không gian (ví dụ: here, north, up, across), trạng ngữ chỉ thái độ (ví dụ: certainly, hopefully), trạng ngữ tình thái (modal adverbials) (not, no, probably, etc.), trạng ngữ chỉ dự định (ví dụ: only, even, again), và trạng ngữ chỉ trình tự (ví dụ: firstly, finally)." Các nhà nghiên cứu nói về phân loại trạng ngữ như là trên cơ sở sự phân loại những đặc tính cú pháp, mang nhãn hiệu mà qua đó cho thấy nền tảng ngữ nghĩa của sự phân loại. Lấy ngẫu nhiên từ những sự phân loại khác nhau và sắp xếp ngẫu nhiên từ trạng ngữ mang tính cú pháp cao đến cú pháp thấp, có trạng ngữ hành vi lời nói hướng người nói (frankly) và trạng ngữ đánh giá hướng người nói (fortunately), bằng chứng (evidently), trạng ngữ tri thức (probably), trạng ngữ phạm vi (linguistically), trạng ngữ hướng chủ thể và hướng khách thể (deliberately), trạng ngữ cách vị trí (here), trạng ngữ xác định số lượng (frequently), trạng ngữ chỉ cách thức (slowly), trạng ngữ chỉ mức độ (very)...‖ Các tác giả cuốn Longman grammar of spoken and written English cho rằng trạng ngữ có 3 chức năng chính là bổ sung thông tin về tình huống cho sự tình được nêu trong câu, biểu đạt phương thức của người nói/ người viết 10 trong câu, hoặc nối kết câu hoặc bộ phận câu với các thành phần câu khác trong văn bản. Với ba chức năng chính đó, theo các tác giả, trạng ngữ có 3 loại lớn là trạng ngữ tình huống (circumstance adverbials), trạng ngữ phương thức (stance adverbials) và trạng ngữ liên hệ (linking adverbials). Trong cuốn "Longman English Grammar", tác giả L.G. Alexander cho rằng trạng ngữ có 9 loại sau:1/ Adverbial clauses of time (Trạng ngữ thời gian); 2/ Adverbial clauses of place (Trạng ngữ nơi chốn); Adverbial clauses of manner (Trạng ngữ cách thức); A dverbial clauses of reason (Trạng ngữ nguyên nhân); Adverbial clauses of condition (Trạng ngữ điều kiện); Adverbial clauses of concession (Trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ); Adverbial clauses of purpose (Trạng ngữ mục đích); Adverbial clauses of result (Trạng ngữ kết quả); [51, 265] Đồng quan điểm với nhau về mệnh đề trạng ngữ, các tác giả Bùi Ý - Vũ Thanh Phương (trong cuốn "Ngữ Pháp tiếng Anh") và Lê Dũng (trong cuốn "Ngữ pháp tiếng Anh nâng cao") cho rằng ―Mệnh đề trạng ngữ (Adverb clause) có giá trị như một trạng ngữ‖ và chức năng của mệnh đề trạng ngữ là bổ nghĩa cho động từ hay cho cả câu để nói rõ thêm cách thức, thời gian, nơi chốn ... của hành động hay sự việc. Xuất phát từ chức năng của trạng ngữ trong câu, các tác giả này cũng đã chia mệnh đề trạng ngữ thành 9 loại sau [50, 190-197]: Mệnh đề trạng ngữ thời gian (Adverb clauses of time), Mệnh đề trạng ngữ nơi chốn (Adverb clauses of place), Mệnh đề trạng ngữ cách thức (Adverb clauses of manner), Mệnh đề trạng ngữ nguyên nhân (Adverb clauses of cause), Mệnh đề trạng ngữ mục đích (Adverb clauses of purpose), Mệnh đề trạng ngữ kết quả (Adverb clauses of result), Mệnh đề trạng ngữ so sánh (Adverb clauses of comparison), Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ (Adverb clauses of concession), Mệnh đề trạng ngữ điều kiện (Adverb clauses of condition). 11 Như vậy ba tác giả trên đều có đồng quan điểm phân chia mệnh đề trạng ngữ ra làm 9 loại. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình, Marcella Frank, tác giả cuốn "Modern English - A Practical Reference Guide" lại chia trạng ngữ thành 11 loại sau [110, 234-275] : Clauses of time (mệnh đề thời gian), Clauses of place (mệnh đề nơi chốn) Clauses of Contrast (mệnh đề tương phản), Clauses of Cause (mệnh đề nguyên nhân), Clauses of Result (mệnh đề kết quả), Clauses of Purpose (mệnh đề mục đích), Clauses of Condition (mệnh đề điều kiện), Clauses of Exception (mệnh đề ngoại lệ), Clauses of Manner (mệnh đề phương thức), Clauses of Comparison (mệnh đề so sánh), Proportion or Extent (mệnh đề tỉ lệ hoặc tầm mở rộng). Về vị trí của trạng ngữ trong câu. Vị trí của trạng ngữ trong câu cũng là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Phần lớn các ý kiến cho rằng trạng ngữ có thể đứng trước, đứng giữa và đứng sau thành phần nòng cốt và ở vị trí khác nhau trạng ngữ có những giá trị khác nhau. Như vậy, nhìn vào những công trình nghiên cứu về trạng ngữ có thể nhận thấy trạng ngữ là thành phần câu còn có nhiều tranh luận. Những tranh luận này gợi mở cho chúng tôi về việc cần phải xác định vai trò của trạng ngữ đối với cấu trúc câu; xác định các vai trạng ngữ một cách phù hợp trên cơ sở phân biệt trạng ngữ với những thành phần câu dễ gây nhầm lẫn; tìm hiểu về trạng ngữ ở những vị trí khác nhau trong câu. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về trạng ngữ trong tiếng Anh của các nhà nghiên cứu còn chú trọng đến vấn đề phân biệt trạng ngữ với trạng từ. Về vấn đề này có thể kể đến một số nhà nghiên cứu như M. Strumpf and A. Douglas, Martin J. Endley. Theo M. Strumpf and A. Douglas (2004) thì ―Trạng từ và trạng ngữ là tương đồng nhưng không phải là một. Mặc dù chúng có cùng chức năng mở rộng nghĩa, đặc tính của chúng khác nhau. Một trạng ngữ là một thành phần của câu. Nó là một phần của câu và mang một chức năng nào đấy. Một trạng từ, mặt khác là một từ loại. Chúng ta có thể 12 nói rằng một trạng từ có thể đóng vai trò là một trạng ngữ, nhưng một trạng ngữ không cần một trạng từ‖ (108, tr.2004). Theo Martin J. Endley thì ― Tôi muốn nêu sự khác biệt giữa hai khái niệm: Trạng từ và trạng ngữ: Trạng từ là một nhãn hiệu cho phạm trù ngữ pháp, là các từ đơn quen thuộc như quickly, happily, and spontaneously. Trạng ngữ đề cập đến chức năng. Những yếu tố ngôn ngữ có chức năng này bao gồm cả trạng từ thêm vào những yếu tố ngôn ngữ khác chẳng hạn cụm từ (on the table, at the bookstore next week, last year, etc.) và mệnh đề (ví dụ: after he saw the movie)‖ (114, tr. 2010) Như vậy, có thể thấy, trạng ngữ và trạng từ dù có những đặc điểm tương đồng nhưng không đồng nhất với nhau. Trạng từ là xét về mặt từ loại, còn trạng ngữ là xét về mặt ngữ pháp, về cương vị thành phần câu. Tóm lại, sự khác nhau giữa trạng từ và trạng ngữ nằm ở chỗ trạng từ thuộc về từ loại (part of speech), còn trạng ngữ thuộc về thành phần câu (sentence part). Theo cách phân loại truyền thống, có 8 từ loại trong tiếng Anh, trong đó có trạng từ, đó là: danh từ (noun), động từ (verb), tính từ (adjective), trạng từ (adverb), giới từ (preposition), đại từ (pronoun), liên từ (conjunction) và thán từ (interjection). 1.1.2. Sơ lược nghiên cứu về trạng ngữ trong tiếng Việt Thành phần trạng ngữ trong tiếng Việt bắt đầu được nghiên cứu từ những năm trước năm 1945. Nghiên cứu trạng ngữ tiếng Việt đã được bàn đến trong những nội dung sau: Về khái niệm trạng ngữ. Trước năm 1945, do cái nhìn Dĩ u vi trung, các tác giả cho rằng trong tiếng Việt có trạng từ và đồng nhất trạng từ với trạng ngữ. Theo đó, các nhà nghiên cứu như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm cho rằng ―trạng từ là tiếng để phụ thêm nghĩa một tiếng động từ, một tiếng tĩnh từ, một tiếng trạng từ khác hay cả một mệnh đề.‖ [25, 106]. Sau năm 1945, các nhà ngôn ngữ học tiếp tục nghiên cứu 13 trạng ngữ nói riêng và thành phần câu nói chung. Trạng ngữ được nhiều nhà ngữ pháp học quan tâm nghiên cứu và đưa ra các quan niệm khác nhau. Theo Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963) [10, 554], thì ―trạng ngữ đặt sau là bổ từ của tiếng (tức là từ), trạng ngữ đặt trước là bổ từ của câu.‖ Theo Nguyễn Kim Thản (1964) [37, 212], trạng ngữ là thành phần thứ yếu của câu, biểu thị các ý nghĩa thời điểm, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện hay tình thái. Doãn Quốc Sỹ, Đoàn Viết Bửu (1970) [36, tr. 143], Lược khảo về ngữ pháp Việt Nam dùng thuật ngữ bổ từ của câu thay cho thuật ngữ trạng ngữ. Trần Thái Hồng, Võ Thị Cưu (1975) cho rằng trạng từ là từ chỉ trạng thái của tuyên từ (động từ hay tính từ), hay một trạng từ khác. Theo Hoàng Trọng Phiến thì trạng ngữ là thành phần thứ yếu của câu, nó có ý nghĩa địa điểm, không gian, thời gian, nguyên nhân, mục đích Theo Cao Xuân Hạo (1991) trong Tiếng Việt -Sơ thảo ngữ pháp chức năng (2004) [18, 162] thì trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho cấu trúc Đề - Thuyết một ý phụ. Trạng ngữ thường có vị trí ở đầu hoặc cuối câu. Về vị trí, trạng ngữ có thể chen vào giữa Đề và Thuyết. Về các loại trạng ngữ. Trước năm 1945, các nhà ngôn ngữ học nhấn mạnh vai trò của trạng ngữ đối với tiếng Việt. Khi đó, các nhà ngôn ngữ học đang đồng nhất khái niệm trạng từ và trạng ngữ. Theo đó, các tác giả chia trạng từ thành các loại như 1) trạng từ chỉ thể, cách; 2) trạng từ chỉ số lượng; 3) trạng từ chỉ thời gian; 4) trạng từ chỉ nơi chốn; 4) trạng từ chỉ sự nghi vấn; 5) trạng từ chỉ ý kiến. Theo Nguyễn Kim Thản (1964) các loại trạng ngữ gồm: 1) trạng ngữ thời gian; 2) trạng ngữ địa điểm; 3) trạng ngữ nguyên nhân (―Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công‖); 4) trạng ngữ mục đích; 5) trạng ngữ phương tiện (―Khách toàn đến bằn...ấu tạo là từ, trạng ngữ cấu tạo là cụm từ, trạng ngữ được cấu tạo là mệnh đề. b) Phân loại trạng ngữ xét trên bình diện nghĩa học: Theo Nguyễn Văn Hiệp thì ―trong nghiên cứu cú pháp, bình diện nghĩa học thường được hiểu là bình diện của những: sự tình‖ (State of affairs) với một vị từ trung tâm và những ―vai nghĩa‖ tham gia vào sự tình ấy. Những vai nghĩa này là những tham tố của sự tình, gồm có các diễn tố (actants) và các chu tố (circumstants). Các diễn tố là những vai nghĩa tất yếu, được giải định trong khung ý nghĩa từ vựng – ngữ pháp của vị từ làm vị ngữ. - Còn các chu tố chỉ đóng vai cảnh trí chung quanh, không được giả định một cách tất nhiên trong khung vị ngữ‖ [20, 1998]. Cần thấy được rằng trạng ngữ, trên bình diện cú pháp hình thức là thành phần phụ của câu, còn trên bình diện nghĩa học thường thuộc vai chu tố. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể bắt gặp các trạng ngữ biểu thị vai chủ thể của hành động, tức thuộc vai diễn tố của sự tình được biểu đạt. 31 Trên bình diện nghĩa học, chúng ta có thể phân loại các loại trạng ngữ như sau: Trạng ngữ chỉ thời gian: Định vị sự tình ở một thời điểm hay trong một phiến đoạn thời gian nào đó. (Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng. Trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn: Biểu thị không gian hiện thực hoặc không gian tưởng tượng, với tư cách là nơi diễn ra sự tình (Vầng thái dương đã ngã về Đoài.). Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Biểu thị nguyên nhân, nguyên cớ của sự tình (Anh ấy trở thành triệu phú bởi anh ấy thông minh và biết đứng trên vai người khổng lồ.) Trạng ngữ chỉ mục đích: Biểu thị mục đích mà hành động thể hiện ở vị ngữ hướng tới hay trạng thái mà chủ thể của hành động mong muốn đạt đến. (Nó ngày đêm miệt mài trên thư viện để hoàn thành luận án) Trạng ngữ hạn định: Theo một nghĩa nào đó, biểu thị phạm vi, giới hạn mà sự tình của câu có hiệu lực, biểu thị điều kiện để hành động mà vị ngữ biểu thị có thể diễn ra. (Nếu em đồng ý theo anh, tất cả tài sản này sẽ thuộc về em).Trạng ngữ phương thức: Biểu thị cách thức, cũng cách diễn biến của sự tình hoặc phương tiện mà chủ thể dùng để thực hiện hành động. (Bất thình lình, Hitle ra lệnh tấn công Liên Xô.) 1.2.2. Khái quát về lí thuyết ba bình diện của câu Mô hình lí thuyết ba bình diện của câu có nguồn gốc từ lý thuyết tín hiệu học của Ch.W.Morris (1938). Theo lí thuyết này, một hệ thống tín hiệu cần phân biệt ba lĩnh vực là syntactics (kết học), semantics (nghĩa học) và pragmatics (dụng học). Vận dụng lí thuyết này, các nhà ngữ pháp chức năng đã phân biệt ba bình diện khác nhau của ngôn ngữ là bình diện kết học, nghĩa học và dụng học. Trong một quan niệm hơi khác, cũng là tam phân nhưng không phải là kết học-nghĩa học-dụng học mà là theo 3 siêu chức năng (metafunctions), M.A.K.Halliday (1970,1985) cho rằng ―câu là sản phẩm của ba quá trình biểu nghĩa diễn ra đồng thời. Nó vừa là sự biểu hiện của kinh nghiệm vừa là một sự trao đổi có tính chất tác động lẫn nhau, vừa là một thông điệp‖. [90, 10]. 32 Có thể thấy rằng, đã có nhiều cách gọi khác nhau về ba bình diện của câu. Trong luận án này, chúng tôi đi theo hướng quan niệm ba bình diện của câu với sự thống nhất tên gọi là: kết học, nghĩa học, dụng học. Bình diện kết học của câu nghiên cứu mối quan hệ bên trong câu, bao gồm những vấn đề như: thành phần ngữ pháp của câu, các kiểu cấu tạo và các quan hệ ngữ pháp của câu. Có thể dựa vào chức năng ngữ pháp của mỗi thành phần câu để phân biệt thành phần chính và thành phần phụ cửa câu. Bình diện ngữ nghĩa của câu chỉ ra các mối quan hệ giữa câu, các bộ phận của câu với hiện thực được nói đến trong câu. Bình diện ngữ nghĩa trong câu bao gồm: nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái. Xem xét bình diện nghĩa miêu tả của câu là xem xét bình diện về mối quan hệ giữa vị từ và các tham tố của nó. Trong cấu trúc vị từ - tham tố, các tham tố đối thể, tham tố người hưởng lợi, tham tố công cụ, tham tố địa điểm, tham tố thời gian, Các tham tố do loại hình sự thể qui định gọi là diễn tố, các tham tố không do loại hình sự thể qui định gọi là chu tố. Do đó, thành phần trạng ngữ thuộc vai chu tố của sự tình được biểu đạt trong câu. Bình diện ngữ dụng của câu được hiểu chung nhất là sự hành chức của câu trong ngữ cảnh và trong tổ chức diễn ngôn, trong đó có vấn đề liên quan đến cấu trúc thông tin. Cấu trúc thông tin (information structure) được hiểu như một cấp độ khác để miêu tả cấu trúc câu. Cấu trúc thông tin còn có nhiều tên gọi khác nhau như: đề (theme) – Thuyết (rheme), tiêu điểm (focus) – nền (background), chủ đề (toppic) – chú giải (comment), cái cho sẵn (given) – cái mới (new) Cấu trúc thông tin của câu là vấn đề được quan tâm nghiên cứu từ nửa cuối thế kỷ XIX. Những người nghiên cứu về cấu trúc thông tin đầu tiên thuộc về hai nhà nghiên cứu Von der Gabelentz và Paul Herman. Gabelentz (1869) đã so sánh trình tự ý nghĩ với trình tự các biểu ngữ ngôn ngữ trong một câu. Từ đó, tác giả đã phân biệt hai mức độ kết cấu là mức độ ngữ pháp (grammar) và mức độ tâm lí (psychology). Từ kết quả nghiên cứu đó, 33 Gabelentz đưa ra thuật ngữ chủ ngữ tâm lí (psychological subject) và vị ngữ tâm lí (psychological predicate). Paul Herman (1880) định nghĩa câu như là biểu ngữ ngôn ngữ nối một số hoặc một nhóm khái niệm trong trí óc của người nói. Theo ông, mỗi câu gồm ít nhất hai thành tố là chủ ngữ (subject) và vị ngữ (predicate). Việc nghiên cứu cấu trúc thông tin còn bị ảnh hưởng bởi líthuyết Gestalt (lí thuyết về cấu trúc hình thức). Người khởi xướng thuyết là Christian von Ehrenfels (vào năm 1886) và tiếp tục được phát triển bởi Maxwerthermer. Theo lí thuyết này, sự nhận thức không phải được cấu tạo từ những đơn vị nhỏ hơn mà là cả một cấu trúc hình thức. Sự nhận thức cấu trúc hình thức gồm hai phần là hình ảnh (figure) và nền tảng (ground). Sang đầu thế kỷ 20, vấn đề được quan tâm nghiên cứu là chức năng giao tiếp của ngôn ngữvới tác giả tiêu biểu là Ammann. Ammann đã đưa ra khái niệm đề - thuyết nhằm phân biệt cấu trúc ngữ pháp của câu và cấu trúc tâm lí của khái niệm. Tiếp đó, ở nửa đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã quan tâm nghiên cứu nhiều hơn các vấn đề liên quan đến cấu trúc thông tin của câu. Nhìn chung, các tác giả đều cho rằng cấu trúc thông tin của một câu gồm hai thành phần, một thành phần có tính cung cấp thông tin nhiều và một phần có tính cung cấp thông tin ít hơn. Theo trường phái Prague: Các tác giả chủ yếu nghiên cứu mặt chức năng của câu, đại diện tiêu biểu là Vilém Mathesius, R.Jacobson, N.Trubetskoy.... Đặc điểm của trường phái Prague là quan điểm ngữ pháp mang tính chức năng. Theo các tác giả, ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp và cấu trúc thông tin là quan trọng đối với hệ thống ngôn ngữ và giao tiếp. Theo Mathesius thì ―các yếu tố cơ bản của phân đoạn thực tại là: điểm xuất phát/ hay là cơ sở của câu nói và hạt nhân của câu nói. Điểm xuất phát được hiểu là cái đã được biết trong tình huống đó hoặc chí ít cũng có thể dễ dàng hiểu ra và người nói lấy nó làm điểm xuất phát. Hạt nhân của câu là cái mà người 34 nói thông báo về điểm xuất phát của câu nói‖ (Dẫn theo Diệp Quang Ban). Cũng theo Mathesius thì ―Cái gì đang được đề cập đến‖ gọi là đề (điểm xuất phát), và ―những điều gì được nói về nó‖ là thuyếtMathesius coi trật tự đề - thuyết là mang tính khách quan và trật tự thuyết – đề là mang tính chủ quan. Đồng quan điểm với Mathesius, Firbas đưa ra sự phân chia câu thành ba phần: đề - chuyển tiếp – thuyết. Theo ông thì cùng với trật tự từ và ngữ cảnh cùng ngữ điệu, thì ngữ nghĩa – đóng vai trò quan trọng trong phối cảnh chức năng. M.A.K. Halliday Trong quá trình nghiên cứu ngữ cảnh văn bản, Halliday đã chỉ ra sự tồn tại song song của hai hệ thống - cấu trúc: đề - thuyết và cho sẵn – mới. Theo Halliday, phần thông tin cho sẵn là ―thông tin được người nói thể hiện như là có thể phục hồi được () nó đã được nói đến trước đó‖; ―nó có thể là một cái gì đó không hoàn toàn ở quanh đó mà là một cái gì đó người nói muốn thể hiện như là thông tin cũ để phục vụ cho mục đích tu từ; ý nghĩa ở đây là: nó không phải là thông tin mới‖. Và ―thông tin được người nói thể hiện như là không thể phục hồi được là thông tin mới () có thể là một cái gì đó chưa được nói đến trước đó nhưng cũng có thể là một cái gì đó ngoài dự kiến, cho dù trước đó có được nói đến hay không; ý nghĩa của nó là: quan tâm đến thông tin này, nó là thông tin mới‖ (2004). Halliday cũng cho rằng: ―trong hình thức lí tưởng, mỗi đơn vị thông tin bao gồm một thành phần thông tin CHO SẴN được kèm theo bằng một thành phần thông tin MỚI. Tất nhiên là không phải trong trường hợp nào đơn vị thông tin chúng ta đang xét cũng có cấu trúc lí tưởng như vậy" (2004). Halliday tiếp tục khẳng định ―một đơn vị thông tin bao gồm một thành phần thông tin mới bắt buộc và một thành phần thông tin cũ tuỳ thuộc‖ (2004) Wallace L.Chafe (1976) trước đó cũng đã đề cập thông tin ―mới‖ và thông tin ―cho sẵn‖ trong mô hình tâm lí về ý thức của người nói và người nghe. Dùng thuật ngữ ―đóng gói thông tin‖, Chafe (1976) giải thích về thuật ngữ này như sau: ―Tôi dùng thuật ngữ đóng gói để chỉ một hiện tượng đưa ra 35 ở đây, là việc nó chủ yếu liên quan đến cách mà thông điệp được đưa ra và sau đó mới chính là thông điệp; cũng giống như việc đóng gói một hộp kem đánh răng có thể ảnh hưởng tới sản lượng bán của cái chất lượng kem đánh răng vốn có một phần độc lập bên trong‖. Đối với ngữ dụng học, câu là một thông điệp được đặt trong một diễn ngôn có liên kết, mạch lạc. Với tư cách là một thông điệp, cấu trúc thông tin (hay thông báo) của câu là vấn đề được quan tâm hàng đầu với các nội dung như: cấu trúc đề – thuyết, tin cũ – tin mới, tiêu điểm. Vì vậy tìm hiểu về bình diện ngữ dụng học của thành phần trạng ngữ, chúng tôi quan tâm chức năng thông tin của trạng ngữ và đặt trạng ngữ trong cấu trúc đề - thuyết của câu. Để xét được những phương diện này không thể không quan tâm đến ngữ cảnh mà câu đó xuất hiện. Chúng tôi cũng sẽ áp dụng lí thuyết văn bản đặc biệt là lí thuyết về liên kết và mạch lạc để tìm hiểu về khả năng tạo liên kết và mạch lạc của trạng ngữ. Như vậy, theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, ba bình diện kết học - nghĩa học - dụng học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng ngữ pháp chức năng, chúng ta phải xem xét trên tất cả các phương diện này. Trong luận án này, với lí thuyết ba bình diện của câu, chúng tôi đã vận dụng để giải quyết các vấn đề sau: Bình diện kết học được dùng để xem xét vị trí, cấu tạo của trạng ngữ trong câu. Bình diện nghĩa học được dùng để xem xét nghĩa biểu hiện và cấu trúc biểu hiện của trạng ngữ. Bình diện dụng học được dùng để chỉ ra vai trò trong cấu trúc thông tin của câu mà trạng ngữ đảm nhận. 1.2.3. Khái quát về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu (SSĐC) 1.2.3.1. Khái niệm Nghiên cứu đối chiếu có lịch sử phát triển lâu dài, nhưng những năm 40 và 50 của thế kỉ XX, mới được quan tâm nghiên cứu nhiều, tiêu biểu là ―Ngôn ngữ học đại cương và một số vấn đề tiếng Pháp‖ của tác giả Ch. Bally (1932). Sau đó, có rất nhiều các công trình nghiên cứu nổi bật ứng dụng phương pháp 36 so sánh đối chiếu trong nghiên cứu khoa học như R.P. Stockwell (1997), J.B. Carrol, F. Capell (Mỹ). Ở Việt Nam, nghiên cứu đối chiếu được bắt đầu từ những năm 1980. Lê Quang Thiêm là tác giả đầu tiên sử dụng phương pháp SSĐC với công trình ―Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ‖ (Nxb ĐH và Giáo dục chuyên nghiệp, 1989). Ông đã nhấn mạnh đến vai trò đặc biệt của phương pháp so sánh đối chiếu trong thời đại của cuộc cách mạng KHKT. Nguyễn Văn Chiến cũng đã ứng dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong tác phẩm ―Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á‖ (Nxb Đại học Quốc gia, 1992).. Có thể nói, đây là những công trình khoa học đầu tiên cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp cho phân ngành ngôn ngữ học đối chiếu phát triển ở Việt Nam. Gần đây, nhiều luận văn, luận án được thực hiện khi đối chiếu các ngoại ngữ khác với tiếng Việt đã góp phần khẳng định vai trò của đối chiếu ngôn ngữ ở Việt Nam. Theo Burgaski thì ngôn ngữ học đối chiếu là: ―việc nghiên cứu một cách có hệ thống và đồng đại những điểm tương đồng cũng như khác biệt trong cấu trúc và cách sử dụng của hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ nào đó phục vụ các mục đích về mặt lý thuyết hoặc thực tiễn.‖ [dẫn theo 102, tr.394] Bùi Mạnh Hùng cũng cho rằng ―ngôn ngữ học đối chiếu nghiên cứu so sánh hai hay nhiều hơn hai ngôn ngữ để xác định điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó không tính đến việc các ngôn ngữ được so sánh có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng loại hình hay không. Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu của ngôn ngữ học đối chiếu là nghiên cứu đồng đại‖. [19, tr.9]. 1.2.3.2. Phạm vi đối chiếu Theo Lê Quang Thiêm (2004) thì phạm vi đối chiếu gồm: đối chiếu phạm trù, đối chiếu cấu trúc hệ thống, đối chiếu chức năng và hoạt động, đối chiếu phong cách, và đối chiếu lịch sử - phát triển. Theo tác giả Bùi Mạnh Hùng (2014) thì ngôn ngữ học đối chiếu giúp mở rộng phạm vi bao quát của lí luận và khẳng định sức mạnh của lí luận. Để 37 đối chiếu, theo Bùi Mạnh Hùng chỉ ra năm nguyên tắc cần được tuân thủ là: 1/ Miêu tả các phương tiện trong hai ngôn ngữ chính xác; 2/ Đối chiếu các phương tiện ngôn ngữ trong hệ thống; 3/ Xem xét các phương tiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp; 4/ Bảo đảm tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mô hình lí thuyết để miêu tả các ngôn ngữ; 5/ Mức độ gần gũi về loại hình của các ngôn ngữ được đối chiếu. Việc sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu giúp chúng ta nhìn nhận được sự đa dạng của các ngôn ngữ trên thế giới. Qua đó cũng nhìn nhận được những hiện tượng mà các ngôn ngữ trên thế giới có thể có hoặc không có. Từ đó, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu giúp chúng ta hiểu rõ ngôn ngữ của mình hơn. Ngoài ra, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu đã miêu tả và giải thích được các hiện tượng giống và khác nhau trong các ngôn ngữ, qua đó giúp cho việc nhận diện, xác định loại hình ngôn ngữ; từ đó phát triển được các định hướng cho việc nghiên cứu ngôn ngữ tiếp theo. So sánh đối chiếu cũng giúp làm sáng tỏ được những đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ cần nghiên cứu; đặc biệt là những điểm khác biệt. Nhờ vậy, mà chỉ ra được những nét đặc trưng riêng của ngôn ngữ đó. Nhờ tính ứng dụng cao mà ngôn ngữ học so sánh đối chiếu đã phát triển trở thành một bộ phận quan trọng trong ngành ngôn ngữ học hiện đại. Phương pháp này đáp ứng được những đòi hỏi của lý luận ngôn ngữ học trong thời kỳ mới và cho phép sử dụng tri thức ngôn ngữ học vào những ứng dụng trong thực tiễn. Hiện nay ngôn ngữ học so sánh đối chiếu được hình thành và tồn tại như một tất yếu do nhu cầu của xã hội trong thời đại hội nhập hiện nay đặt ra và nó góp phần không nhỏ trong việc giải quyết những nhu cầu đó. Như vậy, việc vận dụng lí thuyết so sánh đối chiếu trong nghiên cứu trạng ngữ trong tiếng Anh và trạng ngữ trong tiếng Việt sẽ giúp tìm ra được những điểm tương đồng và khác biệt về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa, và ngữ 38 dụng trong nghiên cứu thành phần này trong hai ngôn ngữ. Qua đó, việc học ngoại ngữ, học ngữ pháp và tìm hiểu văn hóa của hai nền văn hóa Anh, Việt sẽ được nâng cao, hiệu quả hơn. 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 Để phục vụ cho việc nghiên cứu trạng ngữ trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt, trong chương này, luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu trạng ngữ tiếng Anh và trạng ngữ tiếng Việt. Chúng tôi nhận thấy, trạng ngữ tiếng Anh và trạng ngữ tiếng Việt đã được nhiều tác giả bàn đến nhưng còn nhiều vấn đề còn đang được tranh luận ở nhiều góc độ khác nhau. Các vấn đề được tranh luận bao gồm khái niệm, vị trí, chức năng, cấu tạo của trạng ngữ. Đây là những cơ sở quan trọng để chúng tôi tìm hướng đi cho đề tài của mình. Chúng tôi cho rằng sự khác nhau trong quan niệm, phạm vi giữa trạng ngữ tiếng Anh và trạng ngữ tiếng Việt đã khiến cho việc dịch thành phần câu này trong hai ngôn ngữ trở nên khó khăn. Trong chương này, chúng tôi cũng trình bày những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài xoay quanh các vấn đề về trạng ngữ trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra chúng tôi cũng trình bày những vấn đề về lý thuyết ba bình diện của câu nhằm có cái nhìn mới về ngữ pháp nói chung và những nghiên cứu về trạng ngữ nói riêng. Qua đó chúng tôi cũng đưa ra quan điểm của mình về trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Để phục vụ cho đối chiếu trạng ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi cũng đã chỉ ra một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu nhằm tạo cơ sở lí thuyết cho các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Trong luận án này, chúng tôi xác định, trạng ngữ là thành phần phụ của câu, phụ bổ sung ý nghĩa về thời gian, địa điểm, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, phương diện, tình hình, mục đích, cho sự tình được đề cập trong câu. 39 Chƣơng 2 KẾT HỌC CỦA TRẠNG NGỮ TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT 2.1. Dẫn nhập Theo lí thuyết tín hiệu học của Morris, nghiên cứu bình diện kết học của tín hiệu là nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu, tức nghiên cứu tín hiệu về mặt tổ chức. Trong luận án này, chúng tôi sẽ khảo sát trạng ngữ trong tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt từ góc độ kết học, theo đó nội dung chính là nghiên cứu cấu tạo của trạng ngữ và vị trí của nó khi xuất hiện trong mô hình cấu trúc câu trong hai ngôn ngữ. Sự mô tả này sẽ là cơ sở để chúng tôi tiến hành đối chiếu để tìm ra những tương đồng và khác biệt về mặt kết học của trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Do trạng ngữ trong cả hai ngôn ngữ là một đối tượng phức tạp, gây tranh cãi nên chúng tôi buộc phải điểm lại những quan điểm khác nhau về thành phần câu này trong Anh ngữ học và Việt ngữ học. Về cấu tạo của trạng ngữ, trong luận án này, chúng tôi tạm chia trạng ngữ theo cấu tạo là trạng ngữ có cấu tạo là từ, cụm từ và mệnh đề. Về vị trí, chúng tôi chia thành vị trí đầu, giữa và cuối câu. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại 1500 trạng ngữ trong tiếng Anh như sau: Bảng 2.1: Cấu tạo, vị trí của trạng ngữ tiếng Anh Phân loại trạng ngữ về Số lƣợng Tỷ lệ (%) Cấu tạo Từ 242 16.1 Cụm từ 499 33.3 Mệnh đề 759 50.6 Vị trí Đầu câu 1037 69.1 Giữa câu 316 21.1 Cuối câu 147 9.8 40 Như vậy, về cấu tạo của trạng ngữ tiếng Anh, chiếm tỉ lệ nhiều nhất lần lượt là mệnh đề (50.6%), cụm từ (33.3%), từ (16.1%). Về vị trí của trạng ngữ, chiếm tỉ lệ nhiều nhất lần lượt là đầu câu (69.1%), giữa câu (21.1%), cuối câu (9.8%). Đối với tiếng Việt, kết quả khảo sát, thống kê, phân loại 1500 trạng ngữ như sau: Bảng 2.2: Cấu tạo, vị trí của trạng ngữ tiếng Việt Phân loại trạng ngữ về Số lƣợng Tỷ lệ (%) Cấu tạo Từ 278 18,5 Cụm từ 804 53,6 Mệnh đề 418 28,9 Vị trí Đầu câu 1315 87,6 Giữa câu 166 11,1 Cuối câu 19 1,3 Như vậy, về cấu tạo của trạng ngữ tiếng Việt, chiếm tỉ lệ nhiều nhất lần lượt là cụm từ (53,6%), mệnh đề (28,9%), từ (18,5%). Về vị trí của trạng ngữ, chiếm tỉ lệ nhiều nhất lần lượt là đầu câu (87,6%), giữa câu (11,1%), cuối câu (1,3%). 2.2. Cấu tạo và vị trí của trạng ngữ tiếng Anh 2.2.1. Cấu tạo của trạng ngữ tiếng Anh 2.2.1.1. Trạng ngữ có cấu tạo là từ (danh từ, trạng từ) Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 242/1500 trạng ngữ có cấu tạo là từ (chiếm 16.1%). Ví dụ: "A precious little you knew about babies yesterday." (Gone with the wind, 355) "Nội chuyện đỡ đẻ hôm qua cũng đủ biết rồi." "He‘ll be back at work tomorrow." (Gone with the wind, 663) "Mai, hắn sẽ trở lại làm việc." 41 Trong các ví dụ trên, các từ yesterday và tomorrow là trạng từ làm trạng ngữ. Qua khảo sát, chúng tôi thấy, trong tiếng Anh, các trạng ngữ có cấu tạo là từ có trạng ngữ chỉ thời gian; trạng ngữ chỉ địa điểm; trạng ngữ chỉ cách thức; trạng ngữ chỉ lý do, trạng ngữ chỉ sự ưu tiên. Ví dụ: "Yesterday Amy ran over and put her arms around Tracy, and Tracy pushed her away." (If Tomorrow Comes, 103) (trạng ngữ chỉ thời gian) "Hôm qua Amy chạy tới ôm Tracy, và Tracy đẩy con bé ra." "Cooper was carefully studying the photograph." (If Tomorrow Comes, 417) (trạng ngữ chỉ cách thức) ―Cooper thận trọng xem xét các bức ảnh.‖ Trạng ngữ không có dạng cấu tạo là từ bao gồm: trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ nguyên nhân-kết quả, trạng ngữ chỉ sự so sánh, trạng ngữ chỉ sự tương quan, trạng ngữ diễn giải, trạng ngữ chỉ quan hệ câu. 2.2.1.2. Trạng ngữ có cấu tạo là cụm từ Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 499/1500 trạng ngữ là cụm từ (chiếm 33.3%), trong đó có trạng ngữ được cấu tạo là cụm danh từ, cụm giới từ. Trạng ngữ có cấu tạo là cụm danh từ "Last year Langdon's visibility had increased a hundredfold after his involvement in a widely publicized incident at the Vatican." (The Da Vinci Code,6) "Năm ngoái danh tiếng của Langdon đã tăng lên gấp trăm lần sau khi ông tham gia vào một sự kiện được công chúng biết đến rộng rãi ở Vatican." Trong ví dụ trên, cụm danh từ last year là trạng ngữ. Trạng ngữ có cấu tạo là cụm giới từ Trạng ngữ được cấu tạo là cụm giới từ. Ví dụ: "Her face was beautiful in the moonlight" (The Da Vinci Code,379) "Dưới ánh trăng, mặt cô thật đẹp." 42 Trong ví dụ trên, cụm giới từ in the moonlight là trạng ngữ. 2.2.1.3. Trạng ngữ là mệnh đề Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 759/1500 trạng ngữ là mệnh đề (chiếm 50.6%). Khi mệnh đề trạng ngữ đứng ở vị trí đầu câu, thường có dấu phẩy (,) để ngăn cách nó với mệnh đề phía sau. Ví dụ: "Since the return of her wedding ring, Melanie had felt that Rhett was a gentleman of rare refinement and delicacy and she was shocked at this remark." (Gone with the wind, 183) "Từ ngày được chuộc giùm nhẫn cưới, Melanie cho rằng Rhett Butler là một nhà quí phái tinh tế, khéo léo nên không khỏi tức vì nhận xét như thế." "After he‘d worked all day with the wounded, he came and sat with them." (Gone with the wind, 342) "Sau khi bận rộn cả ngày với thương binh, y quay lại đây và ngồi cạnh giường bệnh." Khi mệnh đề trạng ngữ đứng phía sau mệnh đề chính, không cần sử dụng dấu phẩy (,) để ngăn cách 2 mệnh đề. "She made a cup of coffee and let it grow cold while she sat in the dark". (If Tomorrow Comes, 47) "Nàng pha một tách cà phê và rồi để đó lạnh ngắt, ngồi thừ trong bóng tối." "He leaned down across the counter until his mouth was near her ear and hissed " (Gone with the wind,149) "Hắn nghiêng mình qua quầy hàng cho đến khi miệng kề sát bên tai nàng và thì thầm, với giọng mô phỏng các kép hát trên sân khấu" 2.2.2. Vị trí của trạng ngữ tiếng Anh 2.2.2.1. Trạng ngữ đứng ở vị trí đầu câu Kết quả khảo sát cho thấy, có 1037/1500 (chiếm 69.1%) thành phần trạng ngữ đứng đầu câu. Trạng ngữ đứng ở vị trí đầu câu thường có chức năng 43 mở đầu câu hoặc nhằm mục đích nhấn mạnh, theo nghĩa biểu thị chủ đề của câu nói. Thông thường, trạng ngữ được phân biệt với các thành phần câu khác bằng dấu phẩy. Ví dụ: "Just below Saunière's breastbone, a bloody smear marked the spot where the bullet had pierced his flesh." (The Da Vinci Code, 29) "Ngay bên dưới xương ức của Saunière, một vết máu đánh dấu nơi viên đạn găm vào thịt ông." "Once in the house, Scarlett stumbled up the stairs to her bedroom and, clutching her Rosary from the table, dropped to her knees and tried to pray". (Gone with the wind, 251) "Về đến nhà, Scarlett gắng gượng leo lên lầu vào phòng riêng và nắm chặt chuỗi hạt, quỳ xuống và cố gắng cầu nguyện." Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thành phần trạng ngữ không có dấu phẩy để ngăn cách với các thành phần câu khác. Ví dụ: "If there was less symphathy in the world there would be less trouble in the world." (The call of the wild,176) "Trên thế giới này bớt sự thông cảm thì cũng bớt sự hỗn loạn." Trạng ngữ chứa trạng từ cung cấp chính xác số lần ( một lần, hai lần..) thường xuất hiện gần cuối câu nhưng nó cũng có thể đứng ở đầu câu: "Cryptanalysts call it the fold-over. Half as complicated. Twice as clean." (The Da Vinci Code, 270) "Người giải mật mã gọi nó là fold-over. Giảm nửa phần phức tạp. Nhưng lại rõ ràng gấp đôi." "Twice her long skirt took fire and she slapped it out with her hands." (Gone with the wind,424) "Hai lần váy dài của cô ấy bốc cháy và cô ấy dùng tay dập nó." Các trạng ngữ: sometimes, usually; eventually, finally có thể đứng đầu câu. Ví dụ: Sometimes, but not often, you did let him kiss you. (Gone with the wind, 153) "Đôi khi chớ không được thường lắm, mình cứ để họ hôn" 44 Finally the call connected. (The Da Vinci Code,45) "Cuối cùng cuộc gọi được kết nối." "Usually Orsatti enjoyed the free midnight snack, but this evening he was impatient to get back to the table." (If Tomorrow Comes, 146) "Thường thường thì Orsatti rất khoái bữa ăn này, song đêm nay lão chị ngong ngóng trở lại canh bạc." Các trạng ngữ được cấu tạo bởi các từ/cụm từ như above, here, there, at home, upstairs, in January, last year; as a rule, from time to time, once, maybe, perhaps có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu. "Turning toward the window, Sophie gazed through the alarm mesh embedded in the plate glass, down the dizzying forty feet to the pavement below". (The Da Vinci Code, 68) "Quay về phía cửa sổ, Sophie phóng mắt qua mạng lưới báo động gắn trên những tấm kính dầy nhìn xuống đường từ độ cao chóng mặt khoảng mười hai mét" "Our cryptographers are already working on it. We believe these numbers may be the key to who killed him. Maybe a telephone exchange or some kind of social identification. Do the numbers have any symbolic meaning to you?" (The Da Vinci Code,37) "Nhân viên mật mã của chúng tôi đang giải mã nó. Chúng tôi tin rằng những con số này có thể là chìa khóa dẫn đến kẻ sát nhân. Có thể là một tổng đài điện thoại hoặc một thứ thẻ căn cước nào đó. Liệu những con số này có ý nghĩa biểu tượng nào với ông không?" Đối với ―maybe‖ và ―perhaps‖ vị trí đầu câu được dùng phổ biến hơn. Ví dụ, bởi đây là những trạng ngữ chỉ tình thái, có tầm tác động (scope) đến toàn bộ mệnh đề: "Perhaps there was something to what Mammy said." (Gone with the wind, 972) "Có lẽ có điều gì đó mà Mammy nói." 45 "Maybe, by imitating a famous Da Vinci drawing, Saunière was simply echoing some of their shared frustrations with the modern Church's demonization of the goddess" (The Da Vinci Code, 40) "Có thể, bằng việc bắt chước một bức vẽ nổi tiếng của Da Vinci, Saunière chỉ đơn thuần phản ánh một vài điều thất vọng chung của họ đối với việc Giáo hội hiện đại quỷ hóa nữ thần" Các trạng ngữ được cấu tạo bởi các trạng từ briefly, carefully, easily, quickly, slowly, now, soon, immediately, suddenly; occasionally, economically, financially, logically, scientifically, technically, apparently, certainly, clearly, evidently, obviously có thể được dùng ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó có vị trí đầu câu. Ví dụ: "Immediately the fires which smoldered beneath tight basques flamed wildly and the two organizations split up and glared hostilely." (Gone with the wind, 677) "Lập tức những ngọn lửa âm ỉ trong những lồng ngực bùng lên dữ dội và hai tổ chức liền phân biệt gườm gườm nhìn nhau." - "Suddenly, he saw why Sophie was afraid." (The Da Vinci Code, 341) "Ông chợt nhận ra tại sao Sophie lại sợ hãi." Ở trong các ví dụ trên, Immediately và Suddenly là các trạng ngữ được đứng ở đầu câu. 2.2.2.2. Trạng ngữ đứng ở vị trí giữa câu Trong tiếng Anh, trạng ngữ được đặt ở vị trí giữa câu chiếm tỉ lệ cao (21.1%). Ở vị trí này, đối với các trạng ngữ mệnh đề thì thường được ngăn cách bởi dấu phẩy. Ví dụ: "Jeff, when you deal with friends, you don't get hurt." (If Tomorrow Comes, 214) "Jeff, khi cậu làm ăn với bạn bè, cậu sẽ không bị thua thiệt" 46 "My God, if you needed money that badly, you should have discussed it with me" (If Tomorrow Comes, 41) "Lạy Chúa, nếu cần tiền đến thế thì em phải nói với tôi chứ." Đối với các trạng ngữ được cấu tạo bởi các trạng từ always, ever, hardly ever, never, often, rarely, seldom, almost, hardly, nearly, quite, scarcely, certainly, defitely, probably, just chúng thường đứng giữa câu. Ví dụ: "Although she recognized her boss's voice, in fifteen years she had never been awoken by him." (The Da Vinci Code, 935) "Bà nhận ra giọng bề trên của mình mặc dù trong mười lăm năm qua, bà chưa bao giờ bị ông đánh thức." "She's outsmarted half the police forces in EuropeAnd she'll probably do the same to you." (If Tomorrow Comes, 339) "Cô ta đã qua mặt tới một nửa lực lượng cảnh sát châu Âu và có thể với cả các ông nữa" "She would take Ashley in hand and then he would certainly learn". (Gone with the wind, 684) "Nàng sẽ phụ trách Ashley và nhất định chàng sẽ thạo dần." Đối với các trạng ngữ được cấu tạo bởi sometimes, usually; eventually, finally ngoài vị trí đầu câu, chúng còn có thể đứng ở giữa câu. Ví dụ: "The brain does it sometimes with powerful symbols." (The Da Vinci Code, 206) "Tiên kiến hình thành sẵn trong ta về cảnh này mạnh đến mức trí óc ta loại trừ điều lạc lõng đó và bất chấp con mắt ta" ―Well,‖ she said finally, ―doesn‘t it occur to you that we‘ll have to get the money somewhere. (Gone with the wind, 440) "Tốt, cuối cùng cô nói, hình như anh có vẻ chẳng biết tìm số tiền đó ở đâu?" "Ernestine usually returned from the visitors' room smiling and cheerful" (If Tomorrow Comes, 88) "Ernestine thường từ nhà khách trở về với vẻ mặt tươi cười." 47 Đối với các trạng ngữ được cấu tạo bởi constantly, continuously, regularly, completely, entirely, greatly already, lately, recently ngoài vị trí cuối câu, chúng còn đứng giữa câu. Ví dụ: "Love letters were constantly flying around the prison, delivered by the garbage ...es. Dù vậy, giây phút vinh quang của Aringonosa vẫn cứ là tan vỡ. 266 1257. Now, like a house of cards, it was collapsing in on itself... and the end was nowhere in sight. Bây giờ, thì giống như ngôi nhà bằng quân bài, nó đang tự sụp đổ... và đoạn kết còn mù mịt chưa thấy đâu cả. 266 1258. For his part, Langdon was amazed to have heard it. Về phần ông, Langdon cũng ngạc nhiên về những gì nghe được. 267 1259. Outside, the dawn was coming fast, its crimson aura gathering off the starboard. Bên ngoài, bình minh đang lên nhanh, quầng sáng đỏ thắm tập trung bên mạn phải máy bay. 267 1260. However, if the password they had entered were incorrect, Sophie's outward force on the ends would be transferred to a hinged lever inside, which would pivot downward into the cavity and apply pressure to the glass vial, eventually 272 Pl.143 shattering it if she pulled too hard. Tuy nhiên, nếu mật khẩu mà họ nhập không đúng, lực kéo ra của Sophie đối với hai đầu hình trụ sẽ truyền tới một đòn bẩy có lắp bản lề ở bên trong, đòn bẩy này sẽ xoay xuống lọt vào cái hốc và tạo áp lực trên chiếc lọ thủy tinh, cuối cùng làm nó vỡ tan nếu cô kéo quá mạnh. 1261. Now gripping the stone tube, Sophie double-checked that all of the letters were properly aligned with the indicator. Lúc này, tay nắm chặt ống trụ đá, Sophie kiểm tra lại để đảm bảo tất cả các chữ cái đều đã thẳng hàng với con trỏ. 273 1262. Then, slowly, she pulled. Nothing happened. She applied a little more force. Sau đó, chậm rãi, cô kéo. Không có gì xảy ra. Cô kéo mạnh hơn. 273 1263. Suddenly, the stone slid apart like a well-crafted telescope. Đột nhiên, hòn đá trượt ra giống như một ống kính viễn vọng tinh xảo. 274 1264. Reaching over, Langdon lifted the smaller cryptex. Với lấy cái hộp mật mã nhỏ hơn, Langdon nâng nó lên. 274 1265. At that moment, fifteen miles ahead of them, six Kent police cars streaked down rain-soaked streets toward Biggin Hill Executive Airport. Vào lúc đó cách mười lăm dặm, sáu chiếc xe cảnh sát ở Kent phóng rất nhanh trên những con phố ẩm ướt mưa, hướng về phía sân bay Biggin Hill Executive. 274 1266. Moving down a lavish hallway, Collet entered the vast ballroom study, where the chief PTS examiner was busy dusting for fingerprints. Đi theo hành lang sang trọng, Collet bước vào phòng khiêu vũ rất rộng, nơi người kiểm tra chính của PTS đang bận rộn thu thập dấu vân tay. 275 1267. On the back, Collet found notations scrawled in English, describing a cathedral's long hollow nave as a secret pagan tribute to a woman's womb.Ở mặt sau tấm ảnh, Collet thấy những ghi chú nguệch ngoạc bằng tiếng Anh, mô tả gian giữa trống và dài của một nhà thờ lớn như là một sự bí mật bày tỏ lòng tôn kính đối với tử cung người đàn bà. 275 1268. For a moment, Collet thought he recognized the timbre of the man's voice, but he couldn't quite place it. Trong khoảnh khắc, Collet nghĩ anh đã nghe thấy giọng nói của người đàn ông này ở đâu đó, nhưng không xác định được cụ thể. 277 1269. For several seconds, Collet held the receiver. Trong vài giây, Collet vẫn giữ ống nghe. 277 1270. As Langdon and Sophie looked on, Teabing got up and went to the far side of the cabin, then slid aside a wall panel to reveal a discreetly hidden wall safe. Trong khi Langdon và Sophie nhìn theo, Teabing đứng dậy, đi sang mé bên kia cabin, rồi kéo một tấm ván tường sang bên để lộ một chiếc két được giấu kín sau tường. 278 1271. Rémy approached up the aisle now, the Heckler Koch pistol cradled in his hand. "Sir, my agenda?" Lúc này, Rémy theo lối đi giữa các hàng ghế tiến lại gần, khẩu Heckler & Koch trong tay: "Thưa ngài, nhiệm vụ của tôi là gì?". 278 1272. Edwards's nerves felt frayed now as he watched the jet coming in. Lúc này, Edward cảm thấy thần kinh căng thẳng khi nhìn chiếc phản lực tiến vào. 281 1273. At the French authorities' request, Kent police had ordered the Biggin Hill air traffic controller to radio the Hawker's pilot and order him directly to the terminal rather than to the client's hangar. Theo yêu cầu của nhà chức trách Pháp, cảnh sát Kent ra lệnh cho nhân viên kiểm soát không lưu đánh điện bằng rađiô cho phi công của chiếc máy bay Hawker và yêu cầu anh ta đến thẳng ga hành khách thay 281 Pl.144 vì nhà chứa máy bay riêng của Teabing. 1274. Though the British police did not generally carry weapons, the gravity of the situation had brought out an armed response team. Cho dù cảnh sát Anh không thường mang vũ khí, nhưng do tính nghiêm trọng của tình hình nên vẫn xuất hiện một đội được trang bị vũ khí. 281 1275. Now, eight policemen with handguns stood just inside the terminal building, awaiting the moment when the plane's engines powered down. Tám cảnh sát với súng ngắn đứng ở bên trong ga hành khách, chờ lúc động cơ máy bay dừng hẳn. 281 1276. Then the police would step into view and hold the occupants at bay until the French police arrived to handle the situation. Sau đó cảnh sát xuất hiện và khống chế những người trên máy bay cho đến khi cảnh sát Pháp đến xử lý tình hình. 281 1277. Seconds later, Edwards found himself wedged in a police car racing across the tarmac toward the distant hangar. Lát sau, Edwards thấy mình ngồi kẹp trong chiếc xe cảnh sát phóng qua đường băng về phía hăng-ga ở đằng xa. 281 1278. As the plane completed its 180-degree turn and rolled toward the front of the hangar, Edwards could see the pilot's face, which understandably looked surprised and fearful to see the barricade of police cars. Khi chiếc máy bay hoàn thành động tác quay vòng 180o và chạy về phía trước hăng-ga, Edwards có thể nhìn thấy mặt viên phi công, có thể hiểu được anh ta kinh ngạc và sợ hãi như thế nào khi thấy cả một hàng rào xe cảnh sát. 282 1279. Now, as the limousine raced toward Kent, Langdon and Sophie clambered toward the rear of the limo's long interior, leaving the monk bound on the floor. Giờ đây, khi chiếc limousine phóng nhanh về phía Kent, Langdon và Sophie lồm cồm đứng dậy đi về phía cuối khoang trong dài rộng của chiếc xe thượng đẳng, để lại gã thầy tu bị trói trên sàn. 285 1280. Moments earlier, as the Hawker taxied into the deserted hangar, Rémy had popped the hatch as the plane jolted to a stop halfway through its turn Nhiều phút trước, lúc chiếc Hawker lăn bánh vào hăng-ga trống vắng, Rémy đã bật mở cửa sập dưới bụng của máy bay trong khi nó khấp khểnh dừng lại giữa chừng vòng của. 285 1281. With the police closing in fast, Langdon and Sophie dragged the monk down the gangway to ground level and out of sight behind the limousine. Trong khi cảnh sát cấp tốc áp sát hăng-ga, Langdon và Sophie kéo gã thầy tu xuống cầu thang rút đến ngang mặt đất và khuất tầm mắt sau chiếc limousine. 285 1282. Then the jet engines had roared again, rotating the plane and completing its turn as the police cars came skidding into the hangar. Sau đó, động cơ máy bay lại gầm lên, hoàn tất vòng của của nó khi đoàn xe cảnh sát tràn vào hăng-ga. 285 1283. With that, Teabing's manservant opened the door at the rear of the stretch limousine and helped his crippled master into the back seat. Với lời đe doạ đó, người giúp việc của Teabing mở cửa sau chiếc limousine và đỡ ông chủ tàn tật ngồi vào ghế sau. 284 1284. Then the servant walked the length of the car, climbed in behind the wheel, and gunned the engine. Rồi, đi theo chiều dài của xe, ngồi vào sau vô lăng và khởi động. 284 1285. So far, Leigh was being playfully cagey about where he thought they would find the "knight's tomb," which, according to the poem, would provide the password for opening the smaller cryptex. Cho đến giờ, Leigh vẫn chơi trò 285 Pl.145 kín kín hở hở về nơi mà ông nghĩ là họ có thể tìm thấy "mộ của người hiệp sĩ", mà theo bài thơ, sẽ cung cấp mật khẩu cho việc mở cái hộp mật mã nhỏ hơn. 1286. Now, as he read the words again, he processed them slowly and carefully, hoping the pentametric rhythms would reveal a clearer meaning now that he was on the ground. Giờ đây, khi đọc lại những từ trong bài thơ, ông từ từ nghiền ngẫm thật cẩn thận, hy vọng giờ đây, ở trên mặt đất, tiết tấu ngũ bộ sẽ hé lộ ý nghĩa rõ ràng hơn. 285 1287. Despite the apparent straightforwardness of the verse, Langdon still had no idea who this knight was or where he was buried. Mặc dù bài thơ có vẻ dễ hiểu, Langdon vẫn không sao biết được hiệp sĩ đó là ai hoặc được chôn ở đâu. 286 1288. Moreover, once they located the tomb, it sounded as if they would be searching for something that was absent. Hơn nữa, một khi đã xác định được vị trí ngôi mộ, xem ra còn phải tìm một cái gì đó bị thiếu. 286 1289. Actually, it's just off Fleet Street on Inner Temple Lane. Thực tế, nó ở ngõ Inner Temple ngay sát phố Fleet 287 1290. Sophie turned to Langdon now, her voice quiet. "Robert, nobody knows you and I are in England." Lúc này Sophie quay sang Langdon, giọng của cô êm ả: "Robert, không ai biết anh và tôi đang ở Anh". 287 1291. Although Langdon could not imagine the Judicial Police tangled up in the Holy Grail, he sensed too much coincidence tonight to disregard Fache as a possible accomplice.M ặc dù Langdon không thể tưởng tượng được là Cảnh sát tư pháp lại dây dưa vào chuyện Chén Thánh, ông vẫn cảm thấy đêm nay có quá nhiều trùng hợp ngẫu nhiên đến nỗi không thể bỏ qua khả năng Fache có thể là một tòng phạm. 288 1292. Then again, Sophie had argued that Fache might simply be overzealous to make the arrest. Lại nữa, Sophie thì cứ biện luận rằng Fache đơn giản chỉ quá sốt sắng thực hiện việc bắt giữ. 288 1293. After all, the evidence against Langdon was substantial. Xét cho cùng, bằng chứng chống lại Langdon là đáng kể.away. 288 1294. "Even so, I can't help but think you've done everything he would have wanted. Dù vậy, tôi vẫn không thể không nghĩ là anh đã làm mọi thứ ông tôi muốn 288 1295. In the distance, now, the skyline of London began to materialize through the dawn drizzle. Đằng xa, đường chân trời của London đã bắt đầu hiện ra qua làn mưa bụi lúc rạng đông. 289 1296. Once dominated by Big Ben and Tower Bridge, the horizon now bowed to the Millennium Eye—a colossal, ultramodern Ferris wheel that climbed five hundred feet and afforded breathtaking views of the city.Trước kia, thống ngự ở London là đồng hồ Big Bellvà cây cầu Tower Bridge, giờ đây, chân trời cúi chào Millennium Eye Con mắt Thiên niên kỷ – chiếc bánh xe quay Ferris khổng lồ cực kỳ hiện đại leo tớỉ độ cao một trăm năm mươi mét, từ đó ngắm quang cảnh thành phố thật ngây ngất. 289 1297. Consecrated on the tenth of February in 1185 by Heraclius, Patriarch of Jerusalem, the Temple Church survived eight centuries of political turmoil, the Great Fire of London, and the First World War, only to be heavily damaged by Luftwaffe incendiary bombs in 1940. ược Heraclius, giáo trưởng của Jerusalem, 291 Pl.146 làm phép vào ngày 10 tháng 2 năm 1185, nhà thờ đã tồn tại qua tám thế kỷ hỗn loạn về chính trị, cuộc đại hoả hoạn ở London, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và chỉ bị hư hỏng nặng nề nhất trong lần bị không quân Đức ném bom cháy vào năm 1940. 1298. After the war, it was restored to its original, stark grandeur.Sau chiến tranh, nó đã được phục chế trở về dáng vẻ hùng vĩ hoang dại ban đầu. 291 1299. After a moment, he pulled back, a scheming look on his face as he pointed to the bulletin board. Sau một lát, ông lùi lại, vẻ mưu mô hiện trên nét mặt khi ông chỉ lên bảng thông báo. 291 1300. Inside the church, an altar boy was almost finished vacuuming the communion kneelers when he heard a knocking on the sanctuary door. Bên trong nhà thờ, một lễ sinh đang sắp hoàn thành việc hút bụi những gối quỳ làm lễ Thánh thể thì nghe thấy tiếng gõ cửa thánh đường. 291 1301. Suddenly, the knocking turned to a forceful banging, as if someone were hitting the door with a metal rod. Đột nhiên, tiếng gõ chuyển thành những cú đập rất mạnh như thể ai đó đang nện vào cửa bằng một thanh kim loại vậy. 291 1302. Every year Sir Christopher Wren's descendants bring a pinch of the old man's ashes to scatter in the Temple sanctuary. Hàng năm, hậu duệ của ngài Christopher Wren đều mang một nhúm tro của ngài để rải trong điện thờ linh thiêng này. 292 1303. The woman hesitated a moment and then, as if awaking from a trance, reached in her sweater pocket and pulled out a small cylinder wrapped in protective fabric. Người phụ nữ do dự trong giây lát rồi, như tỉnh sau cơn nhập đồng, thò tay vào túi áo len, lấy ra một vật hình trụ bọc trong một miếng vải. 293 1304. Maybe Father Knowles had simply forgotten these family members were coming. Có thể cha Knowles đã quên bẵng là những thành viên của gia đình này sẽ tới. 293 1305. If so, then there was far more risk in turning them away than in letting them in. Nếu vậy, để họ ra đi còn nguy hại hơn là cứ để họ vào. 293 1306. After all, they said it would only take a minute. What harm could it do? xét cho cùng, họ nói chỉ mất một phút thôi mà. 293 1307. Uncertain, the boy returned to his chores, watching them out of the corner of his eye. 293 1308. Even so, I never moved a muscle. Thậm chí, tôi không dám động đậy một cơ bắp nào. 293 1309. As the group moved through the rectangular annex toward the archway leading into the main church, Langdon was surprised by the barren austerity. Khi cả nhóm đi xuyên qua gian nhà phụ hình chữ nhật về phía cổng tò vò dẫn vào nhà thờ chính, Langdon rất ngạc nhiên về sự khắc khổ ở đây. 293 1310. Although the altar layout resembled that of a linear Christian chapel, the furnishings were stark and cold, bearing none of the traditional ornamentation. Mặc dù thiết kế của bàn thờ cũng giống như ở nhà thờ Cơ đốc, nhưng các đồ bày biện thật ảm đạm và lạnh lẽo, không chút trang trí truyền thống. 293 1311. Even from here, the walls looked unusually robust. Thậm chí từ đây, những bức tường trông hùng dũng lạ thường. 293 Pl.147 1312. For European nobility, traveling with gold was perilous, so the Templars allowed nobles to deposit gold in their nearest Temple Church and then draw it from any other Temple Church across Europe. Đối với giới quý tộc châu Âu, mang vàng theo trong những chuyến đi là rất nguy hiểm, do đó các Hiệp sĩ Templar đã cho phép giới quý tộc gửi vàng vào Nhà thờ Temple gần nhất và sau đó rút vàng ra từ bất kỳ một nhà thờ nào khác của họ ở khắp châu Âu. 294 1313. As they arrived outside the circular chamber, Teabing shot a glance over his shoulder at the altar boy, who was vacuuming in the distance. Khi họ đến bên ngoài điện thờ hình tròn, Teabing liếc nhanh nhìn cậu lễ sinh đang hút bụi cách đó một quãng. 294 1314. All of the figures were deeply weathered, and yet each was clearly unique— different armory pieces, distinct leg and arm positions, facial features, and markings on their shields. Tất cả những hình người ở đây đã dầu dãi phong sương và mặc dù vậy mỗi hình đều rất riêng, độc đáo – các bộ phận áo giáp, tư thế tay chân rõ rành, nét mặt và dấu hiệu trên khiên, tất cả đều khác nhau. 294 1315. In a rubbish-strewn alley very close to Temple Church, Rémy Legaludec pulled the Jaguar limousine to a stop behind a row of industrial waste bins. Trong một con hẻm đầy rác rưới rất gần Nhà thờ Temple, Rémy Legaludec lái chiếc limousine hiệu Jaguar tới đậu sau một dãy thùng đựng rác thải công nghiệp. 295 1316. Sensing Rémy's presence, the monk in the back emerged from a prayer-like trance, his red eyes looking more curious than fearful. Cảm thấy sự có mặt của Rémy, gã thầy tu ở phía sau dứt ra khỏi trạng thái nửa như cầu nguyện nửa như mê, đôi mắt đỏ của hắn trông có vẻ tò mò hơn là sợ hãi. 295 1317. All evening Rémy had been impressed with this trussed man's ability to stay calm. Suốt buổi tối, Rémy đã rất phục khả năng giữ bình tĩnh của con người đang bị trói gô này. 295 1318. After some initial struggles in the Range Rover, the monk seemed to have accepted his plight and given over his fate to a higher power.Sau đôi chút kháng cự ban đầu trong chiếc xe Range Rover, gã tu sĩ có vẻ như chấp nhận cảnh ngộ và phó mặc sốphận cho quyền lực tối cao. 295 1319. Loosening his bow tie, Rémy unbuttoned his high, starched, wing-tipped collar and felt as if he could breathe for the first time in years. Nới lỏng nơ đeo cổ, Rémy mở khuy chiếc áo cổ cao, hồ bột xòe sang hai bên của mình và cảm thấy như lần đầu tiên được thở sau nhiều năm 295 1320. Searching the bar, Rémy found a standard service wine-opener and flicked open the sharp blade. Lục trong quầy rượu, Rémy tìm thấy một cái mở rượu tiêu chuẩn và bật mở lưỡi dao sắc nhọn. 295 1321. Now those red eyes flashed fear. Bây giờ đôi mắt đỏ ánh lên sự sợ hãi. 295 1322. Now, as the knife descended, Silas clenched his eyes shut. Giờ đây, khi con dao hạ xuống, Silas nhắm chặt mắt lại. 295 1323. As the biting heat tore through all of his muscles now, Silas clenched his eyes tighter, determined that the final image of his life would not be of his own killer Khi cơn đau rát xé dọc các cơ bắp, hắn nhắm mắt chặt hơn, quyết định rằng hình ảnh cuối cùng của cuộc đời hắn sẽ không phải kẻ giết mình. 296 1324. Arriving beside her both men gazed down in confusion at the tenth tomb. Tới bên cạnh cô, cả hai bối rối nhìn trân trân xuống ngôi mộ thứ mười. 300 1325. Rather than a knight lying in the open air, this tomb was a sealed stone casket. 300 Pl.148 Thay vì một hiệp sĩ nằm ở ngoài trời, ngôi mộ này là một quan tài đá đóng kín. 1326. Like a ghost, Silas drifted silently behind his target. Như một bóng ma, Silas lặng lẽ dượt sau mục tỉêu của mình 303 1327. Before she could turn, Silas pressed the gun barrel into her spine and wrapped a powerful arm across her chest, pulling her back against his hulking body. Trước khi cô kịp quay lại, Silas đã gí nòng súng vào xương sống và vòng cánh tay cường tráng qua ngực cô, kéo lưng cô áp vào thân hình hộ pháp của hắn. 303 1328. Forty feet away, peering out from the annex pews near the archway, Rémy Legaludec felt a rising alarm. Cách đó hơn mười mét, nhòm ra từ hàng ghế phụ gần cửa tò vò Rémy Legaludec cảm thấy một nỗi hoảng sợ dâng lên. 304 1329. The maneuver had not gone as planned, and even from here, he could see Silas was uncertain how to handle the situation. Kế hoạch đã không được tiến hành như dự kiến, và thậm chí từ chỗ này, ông ta cũng có thể thấy là Silas đang phân vân không biết xử lý tình huống như thế nào. 304 1330. At the Teacher's orders, Rémy had forbidden Silas to fire his gun. Theo lệnh của Thầy Giáo, Rémy đã cấm Silas nổ súng. 304 1331. Since then, every moment he had spent inside Château Villette had been leading him to this very instant. Từ đó, mỗi giây phút y sống trong Château Villette đều dẫn dắt y đến chính khoảnh khắc này đây 304 1332. If Langdon dropped it, all would be lost. Nếu Langdon thả nó xuống, tất cả sẽ tan biến. 304 1333. If others see you, they will need to be eliminated, and there has been enough killing already. Nếu để những người kia thấy anh, ta sẽ buộc phải khử họ, mà đến giờ đã quá đủ chuyện giết chóc rồi 304 1334. Later, I will tell you Ta sẽ nói với anh sau 305 1335. For the moment, you must act quickly. Lúc này, anh phải hành động nhanh chóng. 305 1336. If the others figure out the true location of the tomb and leave the church before you take the cryptex, we could lose the Grail forever. Nếu bọn kia tìm ra vị trí thật của ngôi mộ và ra khỏi nhà thờ trước khi anh lấy được hộp mật mã thì chúng ta sẽ mất Chén Thánh vĩnh viễn 305 1337. Now, however, here in the Temple Church, with Langdon threatening to break the keystone, Rémy's future was at risk. Tuy nhiên, giờ đây, trong Nhà thờ Temple này, với Langdon đang đe doạ sẽ đập nát viên đá đỉnh vòm, tương lai của Rémy đang lâm nguy. 305 1338. Stepping from the shadows, Rémy marched into the circular chamber and aimed the gun directly at Teabing's head.Bước ra từ bóng tối, Rémy tiến vào phòng thờ hình tròn và nhắm súng thắng vào đầu Teabing 305 1339. Besides, he still might prove useful.Ngoài ra, ông ta vẫn còn có thể hữu ích 307 1340. Throughout history, those who held knowledge of the Grail had always been magnets for thieves and scholars alike.Xuyên suốt lịch sử, những người biết tường tận về Chén Thánh bao giờ cũng là cục nam châm thu hút bọn trộm cắp cũng như các học giả. 310 1341. I made a terrible mistake tonight. đêm nay, tôi đã phạm sai lầm khủng khiếp 312 1342. Even so, both of you are in danger. Tuy vậy, cả hai người đang gặp nguy hiểm. 312 1343. At the moment, however, you and Langdon need to go to the nearest London 312 Pl.149 police headquarters for refuge Vào thời điểm này, tuy nhiên, cô và Langdon cần đến ngay sở chỉ huy cảnh sát London gần nhất để ẩn náu 1344. I've been trying to pull you back into safety for the last several hours Trong vài tiếng vừa qua, tôi đã cố gắng kéo hai người trở về nơi an toàn 312 1345. Finally, Rémy climbed out of the rear of the limo, walked around, and slid into the driver's seat beside Silas. Cuối cùng, Rémy ra khỏi khoang sau xe, đi vòng quanh rồi vào ghế ngồi lái bên cạnh Silas. 315 1346. Minutes later, as the Jaguar stretch limo powered through the streets, Silas's cell phone rang. Vài phút sau khi chiếc limousine Jaguar lao nhanh trên đường phố thì điện thoại của Silas reo. 315 1347. It had been hours, and the operation had veered wildly off course. Suốt nhiều giờ qua, kế hoạch hành động đã bị đối hướng xoay chiều xoành xoạch. 316 1348. Now, at last, it seemed to be back on track. "Cuốì cùng, giờ đây dường như đâu lại vào đấy 1349. As Rémy took the phone, he knew this poor, twisted monk had no idea what fate awaited him now that he had served his purpose. Khi Rémy cầm lấy điện thoại, y biết tên thầy tu tội nghiệp dị hợm này không hề biết số phận nào đang đợi hắn sau khi hắn đã hết phận sự. 317 1350. Despite the rain, Rémy had dropped him off a short distance away in order to keep the limousine off the main streets. Mặc dù trời mưa, Rémy vẫn thả hắn xuống cách đó một đoạn ngắn để giữ cho chiếc limousine tránh khỏi những phố chính. 323 1351. At Rémy's suggestion, Silas had wiped down his gun and disposed of it through a sewer grate. Theo gợi ý của Rémy, Silas đã chùi sạch dấu tay trên khẩu súng của mình và vứt nó qua một cửa cống. 323 1352. Now, as Silas approached the Opus Dei building, the rain began to fall harder, soaking his heavy robe, stinging the wounds of the day before. Lúc này, khi Silas gần đến tòa nhà Opus Dei, mưa bắt đầu nặng hạt hơn, thấm đẫm chiếc áo choàng to của hắn, làm nhói đau vết thương của ngày hôm trước. 323 1353. On sunny afternoons, Londoners picnic beneath the willows and feed the pond's resident pelicans, whose ancestors were a gift to Charles II from the Russian ambassador. Vào những buổi chiều đầy ánh nắng, những người dân London pích-ních dưới những gốc liễu và cho đàn bồ nông cư ngụ trong hồ ăn, tổ tiên của chúng là món quà do đại sứ Nga tặng vua Charles II. 324 1354. Minutes later, the police scanner crackled with the answeVài phút sau đó, máy quét hình của cảnh sát lạo xạo cho câu trả lời. 327 1355. For centuries, men like Da Vinci, Botticelli, and Newton risked everything to protect the documents and carry out that charge. trong nhiều thế kỉ, những người như Da Vinci, Botticelli và Newton, đã bất chấp tất cả để bảo vệ những tài liệu đó và thực hiện trọng trách đó. 343 1356. And now, at the ultimate moment of truth, Jacques Saunière changed his mind. Và giờ đây, vào thời điểm tối hậu của sự thật thì Jacques Saunière lại thay đổi ý định. 343 1357. Since the days of Constantine, the Church has successfully hidden the truth about Mary Magdalene and Jesus. Kể từ thời Constantine, Giáo hội đã thành công trong việc bưng bít sự thật về Mary Magdalene và Jesus. 343 1358. Five months ago, Aringarosa had received devastating news Năm tháng trước 349 Pl.150 đây, Aringarosa đã nhận được những tin choáng váng. 1359. Across the room, Sir Leigh Teabing watched with confidence as Langdon gazed out the window as if under a spell. Đầu phòng đằng kia, ngài Leigh Teabing theo dõi với lòng tự tin khi Langdon nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ như bị bùa mê. 354 1360. For some time now, Teabing had suspected Langdon might hold the key to the Grail.Từ ít lâu nay, Teabing đã ngờ ngợ rằng có thể Langdon đang nắm chiếc chìa khoá dẫn đến Chén Thánh. 354 1361. Yesterday afternoon, Silas had phoned the curator and posed as a distraught priest. Chiều hôm qua, Silas đã gọi cho người phụ trách bảo tàng và sắm vai một linh mục quẫn trí 354 1362. Now, with Langdon separated from Sophie on the far side of the room, Teabing sensed he had successfully alienated the two companions from one another. Giờ đây, với Langdon cách xa Sophie cả chiều dài của căn phòng, Teabing cảm thấy rằng lão ta đã thành công, tách rời được hai người bạn đồng hành. 355 1363. At that moment, Langdon turned from the window. Đúng lúc đó, Langdon từ cửa sổ quay lại 355 1364. Now, sitting in the back of the cab, Fache closed his eyes. Bây giờ, ngồi ở ghế sau của taxi, Fache nhắm mắt lại. 361 1365. Last night, however, Aringarosa had received a call from Bezu Fache, questioning the bishop about his apparent connection to a nun who had been murdered in Saint-Sulpice Tuy nhiên, đêm qua, Aringarosa đã nhận được một cuộc gọi của Bezu Fache, cật vấn ông về mối quan hệ rõ ràng là có giữa ông với một nữ tu sĩ bị giết ở Saint-Sulpice. 361 1366. On the television, a lean French police officer was giving a press conference in front of a sprawling mansion. Trên tivi, một sĩ quan cảnh sát Pháp gày mảnh đang họp báo ngay trước tòa nhà dài rộng. 363 1367. Last night, your captain publicly charged two innocent people with murder. đêm qua, đại uý của các ông đã công khai khép hai người vô can vào tội giết người. 363 1368. Finally, Fache ran his hand over his forehead, slicking back his hair as he gazed down at Aringarosa cuối cùng, Fache vuốt trán, vuốt tóc ra sau, nhìn xuống Aringarosa 363 1369. To him, Rosslyn Chapel seemed far too obvious a location. Với ông, nhà thờ Rosslyn dường như là một địa điểm quá hiển nhiên. 364 1370. For centuries, this stone chapel had echoed with whispers of the Holy Grail's presence. Trong nhiều thế kỉ, nhà thờ đá này đầy những lời xì xào về sự hiện diện của Chén Thánh. 364 1371. In fact, virtually every Masonic temple in the world has two pillars like these Trên thực tế, hầu như tất cả các ngôi đền Hội Tam điểm trên thế giới đều có hai cột như thế này 367 1372. To this day the Rosslyn Trust offered a generous reward to anyone who could unveil the secret meaning, but the code remained a mystery. Cho đến nay, Tập đoàn Rosslyn đã treo giải thưởng hào phóng cho ai có thể khám phá ra ý nghĩa bí hiểm, nhưng mật mã vẫn còn là một bí ẩn 368 1373. After a few minutes, the symbols got fuzzy Sau vài phút, các biểu tượng mờ dần 369 1374. Again Langdon sensed there remained some facet of this mystery yet to reveal itself. Một lần nữa, Langdon cảm thấy một khía cạnh nào đó của điều bí ẩn này vẫn chưa hé lộ. 370 Pl.151 1375. Out on the bluff, the fieldstone house was exactly as Sophie remembered it. Bên ngoài, trên con đường dốc, ngôi nhà đá đúng hệt như trong trí nhớ Sophie. 371 1376. As Sophie approached, she could hear the quiet sounds of sobbing from within. Khi Sophie lại gần, cô có thể nghe thấy những tiếng thổn thức từ bên trong. 371 1377. Through the screened door, Sophie saw an elderly woman in the hallway. Qua cánh cửa che mành, Sophie nhìn thấy một bà già trong nhà. 372 1378. Throwing open the door, she came out, reaching with soft hands, cradling Sophie's thunderstruck face. Qua cánh cửa mở, bà bước ra, vươn đôi bàn tay mềm mại, ấp lấy khuôn mặt còn sững sờ của Sophie 372 1379. Although Sophie did not recognize her, she knew who this woman was. Mặc dù Sophie không nhận ra bà, nhưng cô biết người phụ nữ này là ai. 372 1380. Through her tears, Sophie nodded, standing. Qua làn nước mắt, Sophie gật đầu và đứng lên. 373 1381. When Langdon walked across the lawn to join them, Sophie could not imagine that only yesterday she had felt so alone in the world. And now, somehow, in this foreign place, in the company of three people she barely knew, she felt at last that she was home. Khi Langdon băng qua bãi cỏ để nhập bọn với họ, Sophie không thể tưởng tượng được chỉ mởi hôm qua cô còn cảm thấy thật cô đơn trên đời, thế mà giờ đây, cách nào đó, ở nơi xa lạ này, bên cạnh ba con người cô mới chỉ biết sơ sơ, cô bỗng cảm thấy, cuối cùng, mình đã trở về nhà. 373 1382. Through the window, he could see Sophie talking with her brother. Qua khung cửa sổ, ông có thể thấy Sophie đang nói chuyện với em trai. 373 1383. Seeing her standing in my doorway tonight was the greatest relief of my life. I cannot thank you enough Tối nay, thấy nó đứng trong khung cửa nhà tôi đó là nỗi nguôi dịu lớn nhất của đời tôi. Tôi khó có thể bày tỏ hết lòng biết ơn đối với ông 373 1384. For a moment, he thought he heard a woman's voice... the wisdom of the ages... whispering up from the chasms of the earth. Trong thoáng chốc, ông tưởng như nghe thấy giọng nói của một người phụ nữ... sự thông tuệ của bao thế kỉ... đang thì thầm cất lên từ những kẽ nứt dưới lòng đất. 384

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_trang_ngu_trong_tieng_anh_doi_chieu_voi_tieng_viet.pdf
  • jpgScan0080.JPG
  • jpgScan0081.JPG
  • pdfTrichyeu_TrinhHuuTuan.pdf
  • pdfTT Eng TrinhHuuTuan.pdf
  • pdfTT TrinhHuuTuan.pdf
Tài liệu liên quan