Luận án Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ CẦN TRáCH NHIệM GIảI TRìNH CủA CHíNH PHủ TRONG HOạCH ĐịNH Và THựC THI CHíNH SáCH CÔNG ở VIệT NAM HIệN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ CẦN TRáCH NHIệM GIảI TRìNH CủA CHíNH PHủ TRONG HOạCH ĐịNH Và THựC THI CHíNH SáCH CÔNG ở VIệT NAM HIệN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC MÃ SỐ: 62 31 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1

pdf228 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PGS.TS Vũ Hoàng Công 2. TS. Phạm Thế Lực HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Bùi Thị Cần MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................................... 10 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................. 10 1.2. Kế thừa kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra........................................... 30 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ TRONG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG........... 34 2.1. Khái niệm hoạch định, thực thi chính sách công và trách nhiệm giải trình của chính phủ................................................................................................... 34 2.2. Cơ sở chính trị - pháp lý của trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công................................................................ 40 2.3. Sự cần thiết thực hiện trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công.......................................................................... 47 2.4. Chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức thực hiện trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công................................ 52 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công................................................................ 59 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ TRONG HOẠCH ĐỊNH, THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG Ở VIỆT NAM...................................................................................................... 68 3.1. Thực trạng cơ sở chính trị - pháp lý của trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công ................................................ 68 3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công .......................................................................... 81 3.3. Đánh giá khái quát thực trạng và nguyên nhân .................................................. 96 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ TRONG HOẠCH ĐỊNH, THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG Ở VIỆT NAM ....... 111 4.1. Quan điểm định hướng.................................................................................... 111 4.2. Giải pháp......................................................................................................... 120 KẾT LUẬN............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSC : Chính sách công ĐBQH : Đại biểu Quốc hội HĐCS : Hoạch định chính sách Nxb : Nhà xuất bản TNGT : Trách nhiệm giải trình TTCS : Thực thi chính sách VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trách nhiệm giải trình (accountability) đã trở thành một thuật ngữ thông dụng trong phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, lĩnh vực chính trị nói riêng và được áp dụng như một công cụ để đánh giá năng lực của các thể chế điều hành, mà chủ yếu là vai trò của chính phủ. Chính phủ là chủ thể giữ một vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách công (CSC) gắn liền với việc thực hiện trách nhiệm giải trình (TNGT) để đảm bảo tính hiệu lực, tính khả thi và dân chủ của quá trình đó. Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn cho thấy, việc thực hiện TNGT của chính phủ trong quá trình CSC mang tính khách quan và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước hết, trách nhiệm giải trình được hình thành xuất phát từ những yêu cầu đặt ra trong cơ chế ủy quyền, quyền lực đại diện và trong sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước, chống lại sự lạm quyền. Trong các mô hình nhà nước hiện đại, quyền lực nhà nước có thể được phân công làm ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các nhánh quyền lực này phải thực hiện trách nhiệm giải trình lẫn nhau. Đó chính là thiết chế để giới hạn quyền lực của bộ máy nhà nước, trước hết là giới hạn quyền lực của các cơ quan nhà nước và sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan đó tạo ra sự kiềm chế, đối trọng về quyền lực nhằm đảm bảo quyền lực được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, chống lại sự lạm quyền. Đồng thời, xuất phát từ nguyên lý chủ quyền, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì các nhánh quyền lực nhà nước không những phải có TNGT lẫn nhau mà còn phải có TNGT với xã hội (công dân, các tổ chức xã hội độc lập và các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi quyết sách nhà nước). TNGT sẽ làm cho hoạt động của nhà nước trở nên minh bạch, hiệu quả làm cho người dân dễ dàng kiểm soát được những gì nhà nước đang làm cho mình, góp phần thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả quyền lực được trao. Theo Fukuyama (2011), nhà nước hiệu quả chỉ khi tạo ra được cơ chế giải trình hiệu quả [126, tr.40]. Để thực hiện tốt vai trò của mình, hầu hết các nhà nước đều sử dụng chính sách công. Đó là chính sách của nhà nước, là tập hợp những quyết định của nhà nước có liên quan với nhau do nhà nước ban hành để giải quyết một vấn đề công ảnh hưởng một 2 cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của người dân nhằm cung cấp những hàng hóa và dịch vụ công tới người dân, thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định. Nhà nước có nhiệm vụ thay mặt người dân, đại diện cho người dân soạn thảo và thông qua chính sách. Mọi quyền lực mà nhà nước thực thi là nhân danh nhân dân. Một nhà nước hiệu quả, trung tâm là chính phủ phải là một nhà nước xây dựng được cho mình những chính sách tốt và bảo đảm tính hiệu lực của nó trong đời sống xã hội. Một chính sách tốt phải được xây dựng trên nền tảng của sự đối thoại dân chủ, minh bạch và có trách nhiệm giữa chính phủ với người dân và xã hội. Do đó, trong toàn bộ quá trình này, chính phủ cần phải giải trình trước nhân dân về những việc mình đã, đang và sẽ làm. Nói cách khác, với tư cách là chủ thể gốc của quyền lực, người dân có quyền được biết những người đại diện của mình đang thực thi các quyền lực được ủy nhiệm như thế nào, tức là chính phủ phải có TNGT trước nhân dân. Vì vậy, TNGT của chính phủ trở thành một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong nền dân chủ đại diện. Thực hiện TNGT của chính phủ trong quá trình CSC, đặc biệt trong hai giai đoạn quan trọng hoạch định chính sách (HĐCS) và thực thi chính sách (TTCS) góp phần quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh dân chủ và pháp quyền, xây dựng một chính phủ mạnh, năng động, có trách nhiệm, giải quyết hiệu quả và kịp thời những vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, đảm bảo một chính phủ thực sự vì lợi ích của người dân. Ở Việt Nam, việc thực hiện TNGT của Chính phủ trong thời gian qua đã có những kết quả đáng ghi nhận. Tuy vậy, việc thực hiện TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC còn tồn tại những hạn chế đặt ra nhiều vấn đề nan giải. Nhân dân Việt Nam - người chủ của quyền lực thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội - ủy quyền cho Chính phủ và mong muốn quyền lực đó được sử dụng đúng, hiệu quả. Tuy nhiên, thực trạng hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam còn có những hạn chế và chưa thiết lập được một hệ thống TNGT thuyết phục. Chính phủ Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chính sách, từ khâu HĐCS, TTCS cho đến đánh giá chính sách. Do vậy, một chính sách tốt hay không, hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào vai trò của Chính phủ, năng lực hoạch định và thực thi chính sách của Chính phủ. Thực tiễn cho thấy, những thành tựu trong quá trình đổi mới và phát triển mà Việt Nam đạt được trong hơn 30 năm qua là nhờ có những chính sách đúng đắn và 3 hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công ban đầu, quá trình chính sách nói chung, vai trò của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC nói riêng cũng còn nhiều bất cập, hạn chế. Đồng thời, trong các loại hình tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, tham nhũng chính sách được coi là loại hình tham nhũng rất nguy hiểm bởi nó liên quan đến các hoạt động tiêu cực làm “thay đổi mục tiêu chính sách”, méo mó, biến tướng các CSC thành chính sách của riêng các nhóm lợi ích, các chính trị gia và các nhà hoạch định, thực thi CSC, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của quá trình chính sách. Và hậu quả là gây ra sự bảo hộ, độc quyền bất hợp lý, sự phân biệt đối xử và không công bằng trong phân bổ các giá trị xã hội, cản trở lớn đối với quá trình cải cách kinh tế và phát triển đất nước. Theo kết quả nghiên cứu được thừa nhận khá phổ biến, tham nhũng dựa trên 3 yếu tố, mà mối liên hệ giữa chúng có thể được hình thành theo công thức: tham nhũng = độc quyền + bưng bít thông tin – trách nhiệm giải trình [41, tr.7]. Thực trạng này có thể thấy rất rõ trong các lĩnh vực nhạy cảm. Do đó, để phòng, chống tham nhũng chính sách có hiệu quả, hạn chế các tác động tiêu cực của các nhóm lợi ích thì việc nghiên cứu và làm rõ TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Trên thực tế, Chính phủ đã thực hiện việc giải trình dưới nhiều hình thức khác nhau trước Quốc hội, nhân dân và trước xã hội nói chung. Tuy nhiên, kết quả thực hiện TNGT theo những hình thức này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Trong đời sống xã hội hàng ngày, hàng giờ vẫn đang xảy ra rất nhiều sự việc liên quan đến sai phạm, thiếu sót của các cơ quan nhà nước nhưng lại không có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm; các chính sách được hoạch định và thực thi kém hiệu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống của người dân thì không ai chịu trách nhiệm, không ai giải trình, thậm chí giải trình rồi nhưng không biết lỗi thuộc về ai. Trước thực trạng đó, rất cần thiết có một hệ thống pháp lý quy định đầy đủ với cơ chế TNGT hữu hiệu để tăng cường việc thực hiện TNGT của Chính phủ trước Quốc hội, trước người dân, xã hội và các bên liên quan trong quá trình chính sách. Hơn nữa, bối cảnh mới của đất nước và quốc tế với xu hướng xây dựng một chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động đòi hỏi ngày càng cao sự gia tăng tiếng nói 4 người dân và cải thiện TNGT của chính phủ. Trước yêu cầu của sự phát triển đất nước, sự tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quản trị quốc gia hiệu quả là chìa khóa để đạt được sự phát triển kinh tế bền vững không ngừng đặt ra yêu cầu bức thiết về TNGT của Chính phủ. Những thách thức mà Chính phủ hiện nay phải đối mặt là không nhỏ từ nền kinh tế toàn cầu, công nghệ và thông tin mới cũng như từ các đòi hỏi dân chủ, sự tham gia rộng rãi hơn của người dân. Chất lượng của chính quyền, tính minh bạch và TNGT trong hoạt động công vụ ngày càng trở nên quan trọng để xây dựng niềm tin công chúng thúc đẩy một chính quyền hiệu quả. Đối với Việt Nam, tìm cách xây dựng các thể chế chính trị cởi mở hơn và có TNGT hơn sẽ ngày càng trở thành yêu cầu quan trọng trước bối cảnh hội nhập và phát triển trong khi các tổ chức quốc tế đánh giá “quản trị công xếp hạng Việt Nam ở mức độ khá thấp trong góc nhìn về trách nhiệm giai trình của nền hành chính”. Sự phát triển kinh tế - xã hội cần tới một chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động gắn liền với sự minh bạch và chịu trách nhiệm. Do đó, thiết lập và tăng cường TNGT của Chính phủ vừa là điều kiện, vừa là sự bảo đảm cho các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thiếu điều kiện đó khó có thể nói tới huy động và thu hút các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Mặt khác, có thể nhận thấy các nghiên cứu về TNGT của Nhà nước nói chung và TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC nói riêng ở Việt Nam vẫn còn là khoảng trống lớn. Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học chính trị nào nghiên cứu một cách có hệ thống về TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu “Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành chính trị học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC và khảo sát thực trạng TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp cơ bản 5 nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về TNGT; TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC. - Phân tích, đánh giá thực trạng TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam - Đề xuất quan điểm định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam, cụ thể là TNGT về việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng trong quá trình hoạch định, thực thi CSC. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án không nghiên cứu TNGT nói chung của Chính phủ Việt Nam về việc thực hiện tất cả các nhiệm vụ, chức năng của Chính phủ mà chỉ tập trung nghiên cứu TNGT của Chính phủ Việt Nam trong hoạch định và thực thi CSC từ các quy định của pháp luật Việt Nam về TNGT và việc thực hiện TNGT của Chính phủ trên thực tế. - Luận án tập trung nghiên cứu TNGT của Chính phủ Việt Nam, cụ thể là TNGT của Chính phủ trước Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, trước Quốc hội và trước nhân dân, xã hội nói chung đối với một số chính sách. - Phạm vi về thời gian: từ 2008 đến nay (vì năm 2008 là năm ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật), nhất là các chính sách điển hình trong nhiệm kỳ Chính phủ 2011-2016. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước, thực thi và kiểm soát quyền lực nhà nước. 6 - Luận án tiếp cận từ góc độ chính trị học. Cụ thể là lý luận về dân chủ, về tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, về cơ chế ủy quyền và kiểm soát quyền lực ủy nhiệm. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Các phương pháp cụ thể: Thứ nhất, sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp trong quá trình thực hiện luận án, đặc biệt để làm rõ lý luận căn bản về trách nhiệm giải trình (TNGT) của chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở chương 1 và chương 2 như: Khái niệm, mục đích, chủ thể, đối tượng, cơ sở chính trị - pháp lý, nội dung, hình thức, những nhân tố ảnh hưởng... Các tài liệu thứ cấp được sử dụng bao gồm các tài liệu trong nước và nước ngoài đã nghiên cứu về TNGT nói chung và TNGT của Chính phủ nói riêng; về quá trình chính sách công (CSC) ở Việt Nam, cụ thể là giai đoạn HĐCS, TTCS. Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành lập kế hoạch xác định nhóm vấn đề tương ứng với các nhóm tài liệu cần tìm, cần nghiên cứu. Sau đó, tiến hành thu thập các nhóm tài liệu; đọc, phân tích và chọn lọc, ghi chép lại các nội dung quan trọng; so sánh và đối chiếu với mục đích, định hướng nghiên cứu của luận án kết hợp với kiến thức đã có để bước đầu đánh giá, khái quát và đưa ra những nhận định riêng của tác giả luận án. Thứ hai, sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, đặc biệt để làm rõ thực trạng thực hiện TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở chương 3 và đề xuất giải pháp ở chương 4. Các chuyên gia được phỏng vấn là những người nghiên cứu, am hiểu trong các lĩnh vực CSC, luật học, hành chính học, chính trị học... với những hiểu biết và kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học về một số vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Các chuyên gia đã đưa ra những quan điểm, những nhận định khoa học quan trọng về nhận thức lý luận và đánh giá thực trạng TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, các chuyên gia cũng gợi mở những ý tưởng về giải pháp để nâng cao hiệu quả việc thực hiện TNGT của Chính phủ ở chương 4 của luận án. Bên cạnh đó, tác giả luận án còn tiến hành phỏng vấn xin ý kiến của các nhà lãnh đạo ở các cấp và một số đại biểu Quốc 7 hội đại diện ở một số tỉnh thành có chức năng giám sát Chính phủ, trực tiếp với hoạt động thực hiện TNGT của Chính phủ cũng đưa ra rất nhiều ý kiến quan trọng thiết thực, khách quan về TNGT và TNGT của Chính phủ Việt Nam. Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành lập kế hoạch xác định các chuyên gia ở các lĩnh vực liên quan đến luận án cần phỏng vấn. Sau đó, lập bảng phỏng vấn với các nội dung câu hỏi và kế hoạch liên lạc với chuyên gia, nhà lãnh đạo, đại biểu Quốc hội để tiến hành phỏng vấn. Sau phỏng vấn, tác giả tập hợp ý kiến, phân tích, đánh giá khái quát ý kiến đã tiếp nhận được. Kết quả phỏng vấn và khảo sát được tác giả sử dụng trong quá trình phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Thứ ba, sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp trong phân tích làm rõ thực trạng TNGT của Chính phủ trước Đảng Cộng sản Việt Nam, trước Quốc hội và trước nhân dân, xã hội. Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 116): Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là một trường hợp chính sách được lựa chọn để nghiên cứu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu, thông tin liên quan đến chính sách theo Nghị định 116, xem lại các phiên giải trình xoay quanh việc hoạch định, thực thi chính sách đó. Tiếp đến, phân tích và chọn lọc, ghi chép lại các nội dung quan trọng theo các vấn đề thuộc TNGT của Chính phủ; so sánh và đối chiếu với mục đích, định hướng nghiên cứu của luận án kết hợp với tìm hiểu các đánh giá của các cơ quan giám sát, truyền thông... về Nghị định 116. Từ đó, tác giả bước đầu đánh giá, khái quát và đưa ra những nhận định riêng. Thứ tư, phương pháp phân tích hệ thống, phân tích cấu trúc - chức năng được sử dụng để xem xét và đánh giá vị trí, vai trò của chính phủ trong việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nói chung cũng như trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ trong quá trình hoạch định và thực thi CSC nói riêng. Sử dụng kết hợp các phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa; các phương pháp thực nghiệm, dựa trên bằng chứng... trong quá trình thực hiện luận án để làm rõ luận cứ, luận chứng; các trường hợp chính sách được lựa chọn nghiên cứu; các nhận định, đánh giá; các giải pháp được đề xuất. 8 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đóng góp khoa học của luận án được thể hiện ở những điểm mới: Thứ nhất, đây là công trình nghiên cứu một cách hệ thống dưới góc độ chính trị học về TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam. Thứ hai, trong phần nghiên cứu lý luận, luận án đã chỉ rõ được nội hàm cơ bản của khái niệm TNGT của chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC; chỉ rõ được mối quan hệ giữa vai trò, vị trí của chính phủ - chủ thể quan trọng trong việc đề xuất, khởi xướng và điều hành CSC - với tính tất yếu của việc thực hiện TNGT của chính phủ trong quá trình hoạch định, thực thi CSC. Đây chính là điểm mới bước đầu được luận án khai thác khi luận giải một cách khoa học về TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam. Đồng thời, luận án đã trình bày khái quát và hệ thống được các cơ sở khác để lý giải cho việc chính phủ phải thực hiện TNGT trong quá trình hoạch định, thực thi CSC là: Nguồn gốc quyền lực của chính phủ, yêu cầu về nguyên tắc phân quyền trong kiểm soát quyền lực của chính phủ, bản chất của CSC. Đặc biệt, trong chương 2, luận án đã có đóng góp khi phân tích được mục đích, các nội dung, hình thức giải trình của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC, từ đó xác định cụ thể về chủ thể giải trình, đối tượng giải trình cũng như khái quát được các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNGT của chính phủ trong quá trình hoạch định và thực thi CSC. Thứ ba, ở phần nghiên cứu thực trạng, công trình đã có những đóng góp đáng kể. Cụ thể là làm rõ được những nét căn bản nhất của thực trạng cơ sở chính trị - pháp lý và thực trạng giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam. Trong đó, luận án đã tập trung phân tích mối quan hệ chính trị giữa Chính phủ với Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, giữa Chính phủ với Quốc hội và xã hội. Từ đó, xác định được cơ chế TNGT giữa các chủ thể với các đối tượng đó. Đồng thời, luận án đã hệ thống được các quy định pháp lý về TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam để hình thành được bộ khung cơ bản về TNGT của Chính phủ xuyên qua các quy định hiện hành. Trong phần thực trạng giải trình của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam, luận án đã phân tích, làm rõ được giải trình của Chính phủ trước Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, trước Quốc hội và trước xã hội nói chung; tìm ra 9 nguyên nhân của các thành tựu và hạn chế của việc giải trình của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp. Thứ tư, ở chương 4 về quan điểm định hướng và giải pháp nâng cao TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC, công trình đã có những đóng góp quan trọng. Luận án trình bày khái quát các quan điểm định hướng và xây dựng được hệ thống các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc thực hiện TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam. Hệ thống giải pháp đó là: Nâng cao nhận thức; hoàn thiện quy định của pháp luật; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự giám sát của các cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đối với Chính phủ; đẩy mạnh việc thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công trên thực tế một cách hiệu quả. Điều đáng ghi nhận là trong từng giải pháp, luận án đã chỉ rõ được các biện pháp mẫu chốt, chìa khóa quan trọng để có thể tập trung góp phần nâng cao TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung những hiểu biết, những luận cứ, luận chứng, những quan điểm khoa học về TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án bước đầu cung cấp những cơ sở khoa học để nâng cao TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam và góp phần xây dựng Nhà nước liêm chính, kiến tạo, phục vụ... Đồng thời, với kết quả nghiên cứu, luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo chuyên ngành chính trị học, hành chính học, khoa học CSC ở khía cạnh TNGT, TNGT của chính phủ trong quá trình chính sách. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu 4 chương 12 tiết. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công - Quan niệm về trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công Các công trình nghiên cứu về khái niệm TNGT của chính phủ, có thể kể đến: Adam Przeworski, Susan C. Stokes, Democracy, Accountability and Representation (Dân chủ, trách nhiệm giải trình và đại diện) [115]; David Dearly and Andrew Thomas, Managing by Accountability: What every Leader needs to know about responsibility, integrity and result, (Quản lý bởi trách nhiệm giải trình: Điều mà những người lãnh đạo cần biết về trách nhiệm, tính toàn vẹn và kết quả) [119]; Minh Võ, “Trách nhiệm giải trình: định nghĩa, các loại hình và cơ chế” [204]; Đinh Văn Minh, “Bàn về trách nhiệm giải trình”, [189]; Phạm Duy Nghĩa, “Cải cách thể chế: Góc nhìn xác lập trách nhiệm giải trình” [192];... Adam Przeworski, Susan C. Stokes, Democracy, Accountability and Representation (Dân chủ, trách nhiệm giải trình và đại diện) [115]. Đây là công trình bàn khá sâu về thuật ngữ TNGT và mối quan hệ giữa TNGT với vấn đề dân chủ và đại diện. Cơ sở cho việc xác định TNGT đó là sự ủy quyền của người dân và tính đại diện của bộ máy nhà nước. Với tư cách là người chủ, người dân phải có quyền được biết chính quyền đã, đang và sẽ làm gì cho mình thông qua các thủ tục về tiếp cận thông tin, công khai minh bạch hoạt động của bộ máy công quyền, cơ chế giám sát quyền lực, v.v.. Công trình này còn cho rằng, TNGT của chính phủ thể hiện trách nhiệm của chính quyền trước người dân và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền trong công việc, theo đó TNGT của Chính phủ được nhìn nhận ở 2 góc độ chủ yếu: (i) Giải trình chính trị - giải trình của các chính khách trước người dân về trách nhiệm chính trị của mình đối với các vấn đề liên quan; (ii) Giải trình pháp lý: giải trình của công chức, viên chức khi để xảy ra các sự việc ảnh hưởng đến tính đúng đắn trong thực 11 thi nhiệm vụ, công vụ. Giải trình của các chính khách, là giải trình trước cử tri, trước nhân dân; giải trình của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ là giải trình trước người lãnh đạo, người giao nhiệm vụ và cả với những người có liên quan, chịu sự ảnh hưởng bởi các quyết định, hành vi của cán bộ, công chức. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xây dựng hệ thống TNGT được cấu thành từ khung TNGT và chính sách giám sát. UNDP sử dụng khái niệm TNGT của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD). Theo đó, TNGT là nghĩa vụ (i) chứng minh rằng công việc đã được thực hiện phù hợp với những nguyên tắc và tiêu chuẩn đã đồng thuận và (ii) báo cáo đầy đủ, chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch theo nhiệm kỳ. Theo www.vocabulary.com, TNGT là một danh từ mô tả việc nhận trách nhiệm, có thể được thực hiện hoặc công khai thực hiện như: Chính phủ phải chịu trách nhiệm về các quyết định, các hoạt động tác động đến công dân của mình; cá nhân công chức phải có trách nhiệm về hành động và hành vi thực thi pháp luật của mình. Việc nhận trách nhiệm còn có nghĩa là thừa nhận việc làm sai và có thể dẫn đến hình phạt [168]. Theo tài liệu của Ngân hàng phát triển châu Á, Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, TNGT có nghĩa là khả năng yêu cầu quan chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, bao gồm hai yếu tố: khả năng giải đáp và chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra [61, tr.12-13]. Theo đó, quan chức phải có khả năng giải đáp theo định kỳ những vấn đề liên quan đến việc họ đã sử dụng thẩm quyền của mình như thế nào, những nguồn lực nào được sử dụng vào đâu, với các nguồn lực đó đã đạt kết quả gì. Cần phải dự đoán (dự báo khoa học, căn cứ vào các dữ liệu, thông tin giải trình để dự báo, để quy kết trách nhiệm) được những hậu quả có thể xảy ra từ hành động của quan chức công quyền. Như vậy, các công trình trong và ngoài nước đã đưa ra những quan điểm về TNGT tương đối đa dạng nhưng về cơ bản có sự tương đồng ở một số khía cạnh liên quan đến nội dung khái niệm TNGT của chính phủ. Có thể khái quát: Trách nhiệm giải trình của chính phủ là một phương thức giám sát, kiểm soát quyền lực nhằm đáp ứng yêu cầu của người ủy quyền đối với người được ủy quyền. Đó là sự giải trình và sự chịu trách nhiệm của chính phủ, trước tiên là sự chịu trách nhiệm về việc công khai, minh bạch thông tin gắn liền với nghĩa vụ báo cáo, giải thích một cách chính 12 xác, đầy đủ về các công việc liên quan trong thực hiện quyền lực đã được ủy nhiệm và sự chịu trách nhiệm của chính phủ về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ (bao gồm sự gánh chịu hình phạt khi để xảy ra hậu quả tiêu cực trong các công việc, các hành động của Chính phủ). Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước bước đầu có những phân tích về mục đích, sự cần thiết TNGT của chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC. Theo đó, các công trình đã phân tích, chỉ ra mặt trái của nhóm lợi ích và vận động hành lang đối với quá trình chính sách. Theo các nghiên cứu này, sự lớn mạnh của các nhóm lợi ích, nhất là các nhóm lợi ích về kinh tế, đã dẫn đến tình trạng các quyết định, chính sách được ban hành chủ yếu phục vụ cho các lợi ích nhóm chứ không phải phục vụ cho những lợi ích công như đúng bản chất của nó. Biểu hiện cụ thể đó là sự cấu kết giữa các nhóm lợi ích với quyền lực nhà nước để thao túng chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích cho mình. Chính vì vậy, để hạn chế những tác động tiêu cực trong hoạt động vận động hành lang của các nhóm lợi ích, thì việc xây dựng cơ chế TNGT trong HĐCS là hết sức cần thiết. Đó là phương tiện để thúc đẩy dân chủ, minh bạch hóa quá trình ra quyết định cũng như hạn chế sự lạm dụng... giả đã chỉ rõ những “trục trặc” trong thiết lập TNGT ở Việt Nam hay là những hạn chế, nút thắt cần được tháo gỡ trong TNGT của Chính phủ như vấn đề các quy định pháp lý, các cơ chế ràng buộc TNGT của Chính phủ trước Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, trước Quốc hội và nhân dân. Đặc biệt, tác giả đã chỉ rõ hạn chế trong từng hình thức TNGT, chẳng hạn TNGT về chính trị thì nút thắt cần tháo gỡ là nguy cơ xa dân; nút thắt trong trách nhiệm hành chính theo chiều dọc là: Bất tuân thủ và né tránh trách nhiệm cá nhân; nút thắt trong trách nhiệm hành chính theo chiều ngang là: Thiếu tư duy kiềm chế và đối trọng quyền lực; nút thắt trong trách nhiệm trước xã hội: Phản biện của báo chí và các tổ chức chính trị - xã hội chưa bền vững. Nguyễn Quốc Hiệp, Thực hiện trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay [41] đã nghiên cứu thực trạng thực 25 hiện TNGT của Chính phủ nhằm phòng chống tham nhũng. Công trình đã phân tích, khái quát những nét cơ bản về thực trạng thực hiện TNGT của Chính phủ Việt Nam thời gian qua trước Quốc hội, nhân dân và xã hội trong đó có TNGT của Chính phủ về hoạch định, thực thi CSC. Qua đó, công trình bước đầu có những đánh giá về thành tựu và hạn chế trong các quy định pháp lý về TNGT của Chính phủ, thực trạng thực hiện TNGT của Chính phủ. Công trình khẳng định, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quy định và việc thực hiện TNGT vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung. Cụ thể có những bất cập như: Nhiều quy định còn mang nặng tính hình thức, khó triển khai hiệu quả trên thực tế; Nghị định số 90/2013/NĐ-CP quy định TNGT của các cơ quan nhà nước mới chỉ là quy định bước đầu, dừng lại ở việc quy định giải trình khi có yêu cầu của người dân mà chưa quy định việc chủ động giải trình của cơ quan nhà nước; quá trình thực hiện TNGT của Chính phủ cũng còn nhiều bất cập như: mang nặng tính hình thức, thể hiện cụ thể qua việc trả lời chất vấn của các bộ trưởng trước cơ quan dân cử và trước cơ quan báo chí nhiều khi còn chung chung, không đi trực tiếp vào vấn đề được hỏi, né tránh trách nhiệm, thông tin giải trình trong các buổi họp báo còn hạn hẹp, một số vấn đề được dư luận xã hội quan tâm chưa được giải trình một cách minh bạch, rõ ràng, còn gây bất bình trong dân chúng, nhiều bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch, còn có các vi phạm về nội dung công khai, hình thức công khai, nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị viện lý do thông tin thuộc bí mật nhà nước để hạn chế giải trình cho người dân và xã hội, việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh kiến nghị của người dân chưa thấu đáo, triệt để, chưa đáp ứng kỳ vọng của người dân... Đồng thời, TNGT trong nội bộ liên quan đến nhiều vấn đề như công tác tổ chức cán bộ, sử dụng ngân sách, chưa được thực hiện nghiêm là kẽ hở cho các hành vi tham nhũng xảy ra, các báo cáo công tác mang nặng tính hình thức, chưa đánh giá đúng được kết quả công tác, tính chịu trách nhiệm về kết quả thực thi công vụ không cao, khó quy trách nhiệm cho từng cá nhân; các hình thức để cán bộ, công chức chịu trách nhiệm khi không thực hiện đúng trách nhiệm chưa được áp dụng nghiêm túc: Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh trong Chính phủ mới được áp dụng và chưa đi vào thực chất, còn nể nang, hình thức. 26 Các tác giả Đinh Tuấn Minh và Phạm Thế Anh (chủ biên) trong cuốn sách Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển [57] đã phân tích thực trạng TNGT của một số nước như Liên bang Nga, TNGT ở Ấn Độ, TNGT ở Đài Loan, TNGT ở Nhật Bản... Đồng thời, có những phân tích, đánh giá tương đối cụ thể về TNGT của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, các tác giả nhấn mạnh các vấn đề đặt ra trong việc thực hiện TNGT của Chính phủ như: Hoạt động giải trình của Chính phủ và hoạt động giải trình của các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp đang diễn ra khá mờ nhạt; mức độ giải trình của Chính phủ với bên ngoài (xã hội) còn thấp, còn yếu kém; các yếu tố về tính độc lập của các tổ chức chính trị - xã hội và truyền thông chưa được đảm bảo để tăng cường việc thực hiện TNGT của Chính phủ; sự phân tách quyền lực giữa ba nhánh hành pháp, lập pháp, tư pháp chưa thực sự tốt;... nên trên thực tế, việc thực hiện TNGT của Chính phủ chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân cũng như yêu cầu của việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển. Qua phân tích các công trình nói trên, cho thấy được phần nào bức tranh thực trạng TNGT của Chính phủ ở Việt Nam. Bên cạnh những kết quả, thành tựu thì còn có những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp lý cũng như trong thực trạng thực hiện TNGT của Chính phủ. Xét đến cùng, các hạn chế, bất cập lớn được xem là các vấn đề nan giải tức là vấn đề tồn tại, những vấn đề đặt ra rất khó khăn, gian nan trong giải quyết. Tiếp cận trực tiếp về các vấn đề nan giải của việc thực hiện TNGT của chính phủ trong quá trình chính sách, một số công trình trong và ngoài nước đã có được những kết quả nghiên cứu quan trọng để làm sáng rõ hơn bức tranh thực trạng TNGT của các chính phủ nói chung, Chính phủ Việt Nam nói riêng. Các công trình đã phân tích và chỉ ra vấn đề nan giải trong việc thực hiện TNGT của chính phủ trên một số khía cạnh, có thể khái quát là: Trách nhiệm giải trình được xem là câu trả lời cho nhiều vấn đề chính phủ phải đối mặt trong khu vực công như thiếu sự lãnh đạo, thiếu sự phối hợp, các hành vi tham nhũng gia tăng... Nhưng, liệu rằng giải trình có thể làm rõ được các vấn đề đó không; cơ chế nào để ràng buộc sự giải trình gắn liền với việc chịu trách nhiệm; có quá nhiều thông tin trong TNGT của chính phủ và sẽ mất nhiều thời gian để xem xét các thông tin, tính đúng sai của thông tin và chi phí là rất lớn. Có thể nói, các công trình nghiên cứu nói trên đã chỉ ra một số vấn đề được xem là nan giải khi thực hiện TNGT của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính 27 sách. Các vấn đề đó lại xuất phát từ chính quá trình HĐCS, TTCS và chính những phức tạp trong sự ủy quyền với nguy cơ thường trực là người đại diện luôn có xu hướng “che giấu thông tin”, “che giấu hành động” trước người chủ đã ủy quyền cho mình để có thể sử dụng quyền lực được ủy nhiệm theo mục đích có lợi cho mình hoặc theo các mục đích khác nhau mà không theo ý của người chủ. Vì vậy, thiết kế các hình thức, cơ chế giải trình như thế nào mới có thể khắc phục được những nan giải đó là câu hỏi lớn để tìm ra giải pháp hữu hiệu. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công Sau khi phân tích, đánh giá thực trạng về TNGT của chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC, một số công trình đã đưa ra các quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao TNGT của chính phủ. Các quan điểm được nhấn mạnh để nâng cao TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC là: Chú trọng mối quan hệ giữa TNGT của chính phủ với đổi mới thể chế; chú trọng sự phân quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nước; gắn liền với đổi mới quá trình CSC theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch... Tiêu biểu có thể kể đến các công trình: Shah, Anwar“Balance, accountability, and responsiveness: lessons about decentralization” (Cân bằng, trách nhiệm giải trình và sự phản hồi: bài học về phân quyền) [161]; Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh [61]; Ngân hàng Thế giới, Jody zall kusek Ray C. Rist, Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả [64]; Ngân hàng Thế giới, Keith Mackay (2008), Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá thế nào để hoàn thiện công tác quản lý của nhà nước [65];... Keith Mackay, Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá thế nào để hoàn thiện công tác quản lý của nhà nước. Cuốn sách này ra đời với mục đích giúp các chính phủ xây dựng, củng cố và tổ chức thể chế hóa các hệ thống giám sát và đánh giá M&E, tiến đến mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và cải thiện bộ máy nhà nước. Cuốn sách này tổng hợp những kinh nghiệm mà Nhóm đánh giá độc lập (IEG) thuộc Ngân hàng Thế giới đã thu thập từ các chương trình hỗ trợ bộ máy nhà nước dài hạn và những kinh nghiệm của toàn thể nhân viên, chuyên viên thuộc Ngân hàng thế giới; khai thác 28 những nguồn thông tin, kiến thức ngày càng phong phú về TNGT của chính phủ với yêu cầu ngày càng cao cần được hỗ trợ, phát triển hệ thống giám sát và đánh giá M&E. Cuốn sách đã nhấn mạnh: Việc thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá M&E sẽ giúp chính phủ xây dựng được hệ thống thông tin về tình hình thực thi các chính sách, kế hoạch, chương trình và có thể chỉ ra được những ǵ đang có hiệu quả, những gì không, và lý do tại sao. M&E cũng có thể cho biết thông tin về tình hình hoạt động của chính phủ, của cá nhân các bộ, ngành và của các nhà quản lý cũng như nhân viên cấp dưới... từ đó giúp xã hội dân sự có được thông tin về chính sách một cách phong phú nhất, người dân có thể đánh giá, phản biện về các thông tin chính sách của chính phủ và đặt ra những yêu cầu về TNGT của chính phủ một cách hợp pháp, có căn cứ. Và, chính phủ thông qua hệ thống giám sát và đánh giá M&E cũng sẽ thực hiện TNGT một cách hiệu quả hơn, chủ động hơn mang tính hệ thống cao và tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Báo cáo "Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ" đã xác định tầm nhìn đến năm 2035, Nhà nước Việt Nam sẽ có một hệ thống vận hành hiệu quả cơ chế kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh quyền lực nhà nước và tăng cường năng lực của người dân trong việc quy trách nhiệm đối với nhà nước. Cả hai khía cạnh cần được thực hiện theo hướng thúc đẩy một tinh thần trách nhiệm cao hơn của mỗi cá nhân cán bộ, công chức và đề cao TNGT của bản thân mỗi cá nhân cán bộ, công chức nhà nước. Đồng thời, cần nâng cao khả năng truy TNGT của nhà nước từ phía người dân. Từ đó, Báo cáo đã đi đến những kết luận về các giải pháp, nhất là hoàn thiện các yếu tố thể chế chính trị để tăng cường việc thực hiện TNGT của Chính phủ; nâng cao trình độ dân trí, tính tích cực của công dân trong việc tham gia của vào quá trình CSC. Phạm Duy Nghĩa, Trách nhiệm giải trình: vươn tới những chuẩn mực của một nền hành chính phục vụ phát triển [191] đã khái quát những chuẩn mực mới về TNGT với “tầm nhìn Việt Nam 2035” trong một nền hành chính công phục vụ người dân. Tác giả nhấn mạnh cần tạo liên minh cho cải cách: Gợi ý chính sách thúc đẩy TNGT trong hai thập kỷ tới. Tác giả nhấn mạnh các khía cạnh: Đối với trách nhiệm giải trình về chính trị trước Đảng phải thiết lập các kênh chịu trách nhiệm của Đảng 29 trước nhân dân; Đối với TNGT về chính trị trước nhân dân, cử tri phải thiết lập được quyền ủy trị thực sự của mình, dùng lá phiếu mà bầu ra, hoặc khi cần, cũng dùng lá phiếu mà thúc ép thay đổi chính quyền một cách ôn hòa và văn minh, từ đó thay đổi những người lãnh đạo nền hành chính công, nếu họ không đáp ứng được mong đợi của nhân dân. Muốn vậy, bầu cử phải thật sự tự do, nhất là việc tự do ứng cử hoặc đề cử các ứng viên cho đại diện dân cử; nền hành pháp phải chịu sức ép của lá phiếu, của sức ép thay thế người ủy trị. Đối với TNGT hành chính theo hàng dọc, một mặt phải đẩy lùi dần trách nhiệm tập thể, làm rõ trách nhiệm cá nhân, mặt khác, phải gắn kết quả đầu ra của nền hành chính công với sự thực hiện của từng công chức. Đối với TNGT theo hàng ngang với các thiết chế có chức năng giám sát như Thanh tra công vụ, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan có chức năng giám sát của Quốc hội, cơ quan dân cử địa phương phải được thiết kế trên căn bản phân chia và đối trọng quyền lực và phải được đảm bảo độc lập về pháp lý, tài chính, nhân sự, phạm vi hoạt động một cách tương đối trong quan hệ với các cơ quan của bộ máy hành pháp. Ngoài ra, các khuôn khổ và thể chế thúc đẩy thực thi quyền lập hội, quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin cần phải được xác lập để nâng cao TNGT của chính phủ với xã hội. Nguyễn Thị Thanh, “Một số kinh nghiệm các nước trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình nhằm phòng ngừa tham nhũng” [94] đã khái quát các cơ chế thực hiện TNGT của Chính phủ ở một số quốc gia trên thế giới từ đó, rút ra các kinh nghiệm và gợi mở các giải pháp cho việc nâng cao TNGT của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. Các kinh nghiệm về: Xây dựng cơ chế trách nhiệm chính trị chính qua bầu cử tự do và công bằng; cơ chế trách nhiệm pháp lý bao gồm hiến pháp, đạo luật, nghị định, quy tắc, và các công cụ pháp lý khác quy định những gì mà các công chức có thể và không thể làm, đặc biệt thiết lập Tư pháp độc lập (cơ quan điều tra và xét xử mang tính độc lập) là một yêu cầu cần thiết cho sự thành công của trách nhiệm pháp lý; cơ chế giải trình trách nhiệm hành chính bao gồm các văn phòng trong cơ quan, các Bộ và thực tiễn trong quá trình hành chính được thiết kế để đảm bảo rằng các quyết định và hành động của các quan chức luôn bảo đảm cho các lợi ích của công dân chứ không phải lợi ích của các bộ, cơ quan nhà nước... Đặc biệt, thiết lập bộ quy tắc đạo đức trong TNGT hành chính. Ngoài ra, có thể thành lập một cơ quan độc lập gọi là Cơ quan kiểm toán 30 quốc gia (The Australian National Audit Office) để giúp Nghị viện giám sát hiệu quả sử dụng ngân sách của chính phủ (Australia); ở Mỹ có Văn phòng TNGT chính phủ Mỹ (GAO) là một cơ quan độc lập, không liên quan tới các đảng phái chính trị và luật pháp ở Mỹ cho phép công dân được công khai xem xét các hoạt động của chính phủ... Từ đó, chuyên đề đã chỉ rõ các vấn đề cần thực hiện đề góp phần nâng cao TNGT của Chính phủ ở Việt Nam như: Thiết lập và tạo ra được môi trường công khai, minh bạch về thông tin liên quan tới hoạt động của chính phủ; đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của công dân; xây dựng bộ quy tắc thực hiện TNGT đối với cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước; hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về TNGT. 1.2. KẾ THỪA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 1.2.1. Kế thừa những kết quả nghiên cứu trong các công trình Qua tìm hiểu, phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể nhận thấy vấn đề TNGT của chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC đã được nghiên cứu ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau. Những công trình đó đã đóng góp quan trọng trong việc đưa ra những quan niệm về TNGT, TNGT của chính phủ từ khái niệm, mục đích, sự cần thiết, cơ sở chính trị - pháp lý và các phương thức. Nhiều công trình đã thảo luận, phân tích các trường hợp thực hiện trách nhiệm, TNGT của chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở các nước trên thế giới, cung cấp các kinh nghiệm và gợi mở những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình hoạch định và thực thi CSC cũng như nâng cao việc thực hiện trách nhiệm, TNGT của chính phủ trong quá trình chính sách. Các công trình đã phân tích, làm rõ vị trí, vai trò của các chủ thể tham gia hoạch định và thực thi CSC. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò chủ yếu của chính phủ - cơ quan hành pháp trong HĐCS, TTCS - từ đó luận giải tính tất yếu của việc thực hiện TNGT của chính phủ trong quá trình chính sách. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để luận án triển khai nghiên cứu TNGT của Chính phủ Việt Nam trên phương diện phải nhận thức được đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của Chính phủ trong quá trình HĐCS, TTCS cũng như các cơ sở chính trị - pháp lý của việc thực hiện TNGT của chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC. Thông qua việc phân tích các hình thức TNGT, nội dung, phương pháp giải trình của chính phủ trong quá trình CSC, nhiều nghiên cứu đã xác định tương đối cụ 31 thể về chủ thể, đối tượng, hệ quả, thời điểm... thực hiện TNGT của chính phủ. Đồng thời, một số công trình cung cấp những luận cứ khoa học về nhân tố ảnh hưởng TNGT của chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC và bước đầu bàn đến các vấn đề nan giải TNGT của chính phủ trong quá trình chính sách. Trên cơ sở kế thừa giá trị nghiên cứu về TNGT trên thế giới, những nghiên cứu trong nước về TNGT cũng góp phần đưa ra các quan điểm, cách hiểu về TNGT và có sự thống nhất TNGT được thể hiện ở các khía cạnh: nghĩa vụ, trách nhiệm cung cấp, công khai, minh bạch thông tin; giải thích, chứng minh về quá trình thực hiện nhiệm vụ và sự chịu trách nhiệm trong quá trình đó cũng như chịu trách nhiệm đối với kết quả. Các nghiên cứu nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa TNGT của Chính phủ với vấn đề công khai, minh bạch; với cải cách thể chế, phòng chống tham nhũng, nâng cao dân chủ của một nhà nước hiện đại trong quá trình chính sách; nhấn mạnh việc thực hiện TNGT của Chính phủ trước Quốc hội, nhân dân và xã hội. Một trong các hạn chế của việc thực hiện TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam được chỉ ra đó là: TNGT của quá trình HĐCS, TTCS của Chính phủ còn yếu, mang tính hình thức; TNGT của Chính phủ chưa thực sự hiệu quả, thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm cụ thể... Đây là những dữ liệu quan trọng để tác giả kế thừa trong nghiên cứu đề tài luận án. Đồng thời, một số công trình đã kỳ công nghiên cứu, dự báo, đề xuất tầm nhìn về TNGT của Chính phủ trong tương lai và hướng giải quyết. Đặc biệt, một số cơ chế TNGT của Chính phủ cũng đã được nghiên cứu, nhất là cơ chế về chịu trách nhiệm chính trị - pháp lý của Chính phủ như bỏ phiếu tín nhiệm, hay vấn đề từ chức nếu trong quá trình HĐCS, TTCS gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà không thực hiện TNGT hoặc giải trình không thuyết phục, không thỏa đáng. Tóm lại, với các kết quả nghiên cứu từ các công trình nêu trên đã giúp cho tác giả có cách nhìn tổng quan về TNGT của chính phủ trong quá trình hoạch định, thực thi CSC. Các công trình đó đã cung cấp những luận điểm khoa học quan trọng để tác giả có thể kế thừa và phát triển trong luận án. Qua tổng quan, cho thấy đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học chính trị nào nghiên cứu một cách có hệ thống về TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam. 32 1.2.2. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu Thứ nhất, về lý luận và thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách công. Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về lý luận là cần phải xây dựng được một khuôn khổ lý thuyết cơ bản về TNGT của chính phủ trong quá trình hoạch định và thực thi CSC. Đồng thời, phải phân tích, đánh giá được những điểm căn bản nhất về thực trạng TNGT của Chính phủ trong quá trình hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam thời gian qua. Cụ thể, định nghĩa về TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC dưới góc độ chính trị học cần được nghiên cứu đầy đủ hơn. Đặc biệt, ở khía cạnh TNGT của Chính phủ trong HĐCS, TTCS là một trong những căn cứ để có thể khả quy, quy kết trách nhiệm của Chính phủ khi cần, nhất là khi quá trình CSC gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Về mục đích, sự cần thiết của TNGT của chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC cần tiếp tục nghiên cứu như: Khai thác sâu hơn ở khía cạnh TNGT nhằm kiểm soát, giám sát quyền lực mà Chính phủ sử dụng như thế nào trong HĐCS, TTCS. Từ đó, nhấn mạnh hơn sự cần thiết của TNGT trong phòng chống tham nhũng chính sách, làm cho CSC được hoạch định và thực thi đúng mục tiêu, hiệu quả hơn. Đồng thời, góp phần xây dựng những nấc thang quan trọng cho một nhà nước hành động, liêm chính, kiến tạo sự phát triển với tính dân chủ hóa, minh bạch hóa, hiệu quả ngày càng cao. Vấn đề về cơ sở chính trị - pháp lý TNGT của chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC còn chưa được nghiên cứu hệ thống, mới trình bày ở một số nghiên cứu riêng lẻ, chưa kết nối logic các yếu tố cả về cơ sở chính trị và căn cứ pháp lý. Đặc biệt là những cơ sở chính trị - pháp lý cho việc thực hiện TNGT của Chính phủ Việt Nam trong HĐCS, TTCS thì khoảng trống nghiên cứu là tương đối lớn. Nhất là, phải làm rõ được mối quan hệ giữa Chính phủ với Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa Chính phủ với Quốc hội, giữa Chính phủ với xã hội trong quá trình CSC ở Việt Nam. Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện TNGT của chính phủ trong HĐCS, TTCS cả phương diện lý luận và thực tiễn là: tập trung khai thác sâu hơn các hình thức TNGT của Chính phủ trước Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, trước Quốc hội Việt Nam và trước xã hội nói chung; xem xét các nội dung, phương pháp giải trình; thời điểm, hệ quả TNGT của Chính phủ Việt Nam thể 33 hiện trong thực tiễn thực hiện TNGT ở Việt Nam qua các hình thức TNGT. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích hợp cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện TNGT của Chính phủ trong HĐCS, TTCS ở Việt Nam thời gian tới. Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng TNGT của chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC cũng cần được chú trọng. Trên cơ sở các nhân tố chung đã được các nghiên cứu phân tích, khái quát thì các nhân tố đặc thù của Việt Nam về quá trình HĐCS, TTCS, đặc điểm hệ thống chính trị, thể chế pháp luật... ảnh hưởng hay quy định như thế nào đến việc thực hiện TNGT của Chính phủ trong HĐCS, TTCS cần được phân tích, làm rõ hơn. Nhất là, phân tích một cách cụ thể các nhân tố ảnh hưởng trong nghiên cứu thực trạng thực hiện TNGT của Chính phủ. Thứ hai, về quan điểm, giải pháp nâng cao trách nhiệm giải trình của chính phủ trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách công. Các quan điểm định hướng và giải pháp nâng cao TNGT của chính phủ trong quá trình hoạch định và thực thi CSC đã được nghiên cứu và có được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ở khía cạnh quan điểm định hướng là phải xác định cụ thể hơn những quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước về TNGT của Chính phủ trong quá trình hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam. Theo đó, các quan điểm định hướng phải thể hiện được sự gắn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa TNGT của Chính phủ với yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, kiểm soát quyền lực nhà nước, đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới quá trình chính sách... và các yêu cầu của hội nhập quốc tế. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về giải pháp nâng cao TNGT của Chính phủ trong quá trình hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam là: Đề xuất hệ thống các giải pháp phải dựa trên các cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng cũng như các quan điểm định hướng; tập trung nghiên cứu các giải pháp mang tính đột phá có thể giải quyết được các vấn đề nan giải đặt ra từ các quy định pháp lý của Việt Nam và từ thực trạng thực hiện TNGT của Chính phủ ở Việt Nam nhằm góp phần nâng cao TNGT của Chính phủ trong quá trình hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam một cách thực chất, hiệu quả. 34 Chương 2 LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ TRONG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG 2.1. KHÁI NIỆM HOẠCH ĐỊNH, THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ 2.1.1. Khái niệm hoạch định, thực thi chính sách công Cho đến nay, đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách công (CSC). Điểm chung của các cách tiếp cận này là xem xét CSC như một trong những nội dung quan trọng của quyền lực công, là một trong những công cụ chủ yếu để thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. CSC là tập hợp những quyết định có liên quan với nhau, do nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện, nhằm giải quyết vấn đề đặt ra theo định hướng chính trị của nhà nước. Chính sách công có những đặc trưng cơ bản như: (i) tập trung giải quyết một hay nhiều vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu xác định; (ii) chủ thể hoạch định chính sách cũng là chủ thể nắm quyền lực công - đó là nhà nước, và vì vậy CSC được đảm bảo thực thi bởi công cụ cưỡng chế hợp pháp; (iii) CSC không phải các quyết định nhất thời (mang tính tình thế) của nhà nước, mà là chương trình hoạt động được suy tính một cách khoa học, liên quan với nhau một cách chặt chẽ và nhằm những mục đích tương đối cụ thể; (iv) CSC tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đến nhiều đối tượng khác nhau của đời sống xã hội. Bản chất của CSC thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, đó cũng được coi là công cụ để nhà nước thực hiện phân bổ các giá trị xã hội theo mục đích của nhà nước. Sự hình thành, phát triển và kết thúc của một chính sách trải qua các giai đoạn khác nhau được gọi là chu trình chính sách. Tùy thuộc vào quan điểm của các nhà nghiên cứu mà người ta phân chia chu trình chính sách thành các giai đoạn khác nhau. Ở đây quan điểm luận án phân chia chu trình chính sách thành 3 giai đoạn chính: hoạch định chính sách (bao gồm các bước: xác lập chương trình nghị sự, xây dựng và quyết định, hợp pháp hóa chính sách), thực thi chính sách và đánh giá chính sách. 35 Hoạch định chính sách (HĐCS) là một giai đoạn trong quá trình chính sách công. Đây là bước khởi đầu có tác động lớn đến toàn bộ quá trình chính sách; là tiền đề để chính sách đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao. Chính sách có thể phát huy hiệu quả trong thực tế hay không phụ thuộc rất lớn ở khâu hoạch định. HĐCS là việc xây dựng một chính sách theo yêu cầu quản lý, đáp ứng nhu cầu, lợi ích của nhân dân bao gồm việc “nghiên cứu đề xuất ra một chính sách và ban hành chính sách đó; là toàn bộ quá trình từ nghiên cứu, thiết lập chương trình nghị sự đến xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách để giải quyết một vấn đề công” [40, tr.38]. Trọng tâm của toàn bộ quy trình đó là việc trả lời cho câu hỏi: Vấn đề nào nhà nước cần can thiệp bằng CSC? Cơ sở của sự can thiệp đó là gì? Đối tượng của CSC là gì? Nội dung chính sách cần điều chỉnh và các phương án chính sách cần lựa chọn? Phương án nào là tối ưu nhất? Ai là người có tiếng nói quyết định trong việc thông qua chính sách?. Hoạch định chính sách cũng được coi là quá trình xây dựng một loại quản lý đặc biệt của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt và lâu dài. Vai trò của HĐCS được thể hiện trong việc mở đường cho cả tiến trình chính sách, làm khởi xướng những vấn đề mà xã hội quan tâm; làm tăng niềm tin của người dân vào nhà nước, thu hút sự tham gia thực hiện mục tiêu chung của các cơ quan chức năng trong hệ thống và kết nối cơ chế quản lý của nhà nước đến các đối tượng. Quá trình hoạch định CSC có những đặc điểm, yêu cầu cụ thể và sẽ khác nhau, tùy thuộc vào các thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Chủ thể hoạch định CSC có thể là cá nhân, nhóm hoặc tổ chức - tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình HĐCS. Tuy nhiên, do sự khác biệt giữa các quốc gia về chế độ chính trị xã hội, tình hình phát triển kinh tế và truyền thống văn hóa, cho nên cũng có sự khác biệt về quá trình chính sách giữa các nước. Do đó, giữa các nước cũng có sự khác biệt về các nhân tố cấu thành chủ thể chính sách và phương thức tác động của mỗi loại chủ thể. Chủ thể hoạch định CSC có thể là các cá nhân, các nhóm hoặc tổ chức, cơ quan tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình HĐCS. Các chủ thể này có thể 36 chia làm hai nhóm chính: nhóm các chủ thể bên trong chính quyền và nhóm các chủ thể bên ngoài chính quyền. Chủ thể bên trong chính quyền bao gồm: Quốc hội/Nghị viện (các ủy ban của Quốc hội, các nghị sỹ), bộ máy hành pháp (như Tổng thống, bộ máy giúp việc Tổng thống/Thủ tướng, thống đốc bang, thị trưởng, công chức, các nhà tư vấn, các tổ chức nghiên cứu, các dân biểu và trợ lý của họ), các cơ quan tư pháp (hệ thống tòa án). Chủ thể bên ngoài chính quyền bao gồm: các nhóm lợi ích, hiệp hội nghề nghiệp, nhóm người ủy thác, đoàn thể nhân dân, đảng phái chính trị, các viện nghiên cứu, Học viện, các trường đại học, các quỹ và giới truyền thông. Bước tiếp theo của HĐCS là giai đoạn thực thi chính sách. Thực thi CSC là quá trình đưa chính sách vào cuộc sống, biến những ý tưởng chính sách, nội dung chính sách thành hiện thực, tạo sự chuyển biến xã hội theo đúng mục tiêu mà chính sách đề ra. Theo Wayne Hayes, thực thi CSC bao gồm các hoạt động có tổ chức được chính phủ thực hiện hướng tới đạt được các mục đích và mục tiêu tuyên bố trong chính sách [205, tr.22]. Đó là quá trình đưa CSC vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các quy định, thủ tục, chương trình hoặc dự án và thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công [39, tr.335]. Cụ thể hơn, thực thi CSC được hiểu là giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thông qua hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhằm đạt tới những mục tiêu đã đề ra [68, tr.123], hay là toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung CSC một cách hiệu quả [37, tr.127]... Quan điểm của tác giả luận án cũng có sự thống nhất với các quan điểm trên, khi cho rằng: Thực thi CSC là quá trình Nhà nước (trung tâm là Chính phủ) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đưa CSC vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi CSC và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu CSC. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia mà số lượng và loại chủ thể chính sách và chủ thể tham gia vào quá trình thực thi CSC ở các nước là khác nhau. Theo Lê Vinh Danh, ở Hoa Kỳ, có 5 chủ thể thực hiện chính sách và cùng tác động lẫn nhau trong quá trình thực hiện, bao gồm: (i) Các cơ quan chuyên trách của 37 Chính phủ - các cơ quan chuyên trách và viên chức của họ là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện chính sách; (ii) Các thành viên của Quốc hội; (iii) Hệ thống tòa án - trực tiếp thực hiện một số chính sách, và tham gia thi hành chính sách với cơ quan chuyên trách của Chính phủ; (iv) Các tổ chức lợi ích - ...ớng Chính phủ,... ban hành văn bản quy định chi tiết Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,... Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,... ; miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,... Phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức, xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng; ra nghị quyết về chất vấn; ra nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Hộp 3.5. Giải trình về Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 116) Theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 116), đối tượng được áp dụng chính sách này bao gồm cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn; Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước... Nghị định cũng quy định rõ về khu vực Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1; các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nghị định 116/2010 quy định các chính sách bao gồm phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Theo điều 12 của Nghị định, về điều khoản thi hành đã quy định: Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này; Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Theo đó, chủ thể phải giải trình là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Lãnh đạo Bộ Tài chính, Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Lãnh đạo các bộ ngành liên quan khác gồm: Ủy ban Dân tộc, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các bên liên quan đến chính sách tham dự tại phiên giải trình gồm: (1) Các thành viên Hội đồng Dân tộc, đại diện Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; (2) Đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương, bộ ngành: Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; (3) Đại biểu địa phương gồm: đại diện một số lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội tại các tỉnh (trực tiếp khảo sát); Lãnh đạo UBND, đại diện các sở, ban ngành thuộc UBND các tỉnh; đại diện Ban Dân tộc của HĐND các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Nam, Phú Yên, Kon Tum, Lâm Đồng... Về thời điểm giải trình, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức phiên giải trình sáng ngày 13/01/2017, tại Phòng Thăng Long - Nhà Quốc hội về “Tình hình thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ. Qua đó, cho thấy thực trạng việc thực hiện TNGT của Chính phủ mà cụ thể ở đây là TNGT của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Lãnh đạo Bộ Tài chính, Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Về hình thức giải trình: Ngoài giải trình trực tiếp thông qua chất vấn tại diễn ðàn ðối với Hội đồng dân tộc và các bên liên quan, phiên giải trình được truyền hình trực tiếp để nhân dân theo dơi và trước đó, các bộ, ban ngành liên quan đã gửi báo cáo để Hội đồng dân tộc nghiên cứu, xem xét. Về nội dung giải trình: Các vấn đề được đặt ra trong phiên giải trình về chính sách này bao gồm: Việc ban hành văn bản đã đảm bảo thống nhất, đúng quy trình và tổ chức thực hiện như thế nào, kết quả, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất, giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Các đại biểu đã đưa ra những câu hỏi tập trung vào các nội dung: tính phù hợp của nội dung các qui định của chính sách (đối tượng, phạm vi, địa bàn, định mức v.v.); công tác tổ chức triển khai thực hiện, phối hợp và quản lý chính sách (trung ương và địa phương); tình hình thực hiện ngân sách, công tác quản lý tài chính; những vấn đề bất cập nảy sinh từ thực tiễn địa phương và giải pháp khắc phục. Thực tế cho thấy, trong quá trình thực hiện Nghị định 116 đã nảy sinh nhiều vấn đề còn tồn tại, hạn chế. Đặc biệt là sự thiếu tính thống nhất về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của nghị định. Đối tượng thụ hưởng theo Nghị định 116 cũng bao trùm nhiều đối tượng đã được thụ hưởng các chính sách ưu đãi trước đó. Việc thiếu hướng dẫn cụ thể đã dẫn tới tình trạng chi trả mỗi nơi mỗi khác, có nơi thực hiện đồng thời nhiều chính sách cho một đối tượng, có nơi lại chỉ thực hiện một chính sách. Do quy định có phần chưa chặt chẽ, nên một số xã không thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, mà là xã theo chương trình 135, xã an toàn khu, xã khu vực I, xã khu vực II cũng được thụ hưởng, dẫn tới số tiền ngân sách phải chi trả hằng năm quá lớn. Cụ thể, trong phiên giải trình, các nội dung cần giải trình được các đại biểu chất vấn qua các câu hỏi. Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chất vấn về trách nhiệm của các bộ, ngành khi ban hành Nghị định 116 và nhấn mạnh: “Đề nghị các bộ phải giải trình rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của mình đối với việc ban hành Nghị định 116 ở 2 góc độ, 1 là khi ban hành nghị định này có đánh giá về tác động của các chính sách và có tính được khả năng cân đối ngân sách để thực hiện 116 hay không?; Đại biểu Bế Minh Đức - Phó Trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Cao Bằng nêu câu hỏi: “Một số thị trấn mặc dù là vùng 1 nhưng điều kiện hết sức khó khăn, trong đó có các đối tượng như giáo viên ở điểm trường, ở thị trấn nhưng chót vót vùng cao, mỗi tuần chỉ được về nhà có một lần, trong khi đó các chính sách đưa ra lại không được thụ hưởng theo quy định của Nghị định 116.... Theo báo cáo tổng hợp của 43 tỉnh gửi về Hội đồng Dân tộc và Bộ Nội vụ, giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, tổng số đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP là hơn 1.616 nghìn lượt người với tổng mức kinh phí thực hiện hơn 24.800 tỷ đồng. [ Đề xuất thống nhất chính sách đối với cán bộ công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, ngày14/01/2017]. Tuy vậy, vẫn còn trường hợp chi sai như một đối tượng hưởng hai chính sách. Các đại biểu khác cũng chỉ ra có nơi chi cả 3 chế độ nhưng có nơi có người nằm trong đối tượng nhưng chưa được hưởng. Vậy trách nhiệm thuộc về ai? Bộ nào?. Việc thực hiện chính sách chưa thống nhất tạo sự bất công bằng khi cán bộ không muốn đi khỏi xã thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách và người nơi khác lại muốn chạy về nên dẫn đến cơ chế xin - cho. Theo ông Bùi Sỹ Lợi: Khi điều cán bộ từ xã này sang xã kia, người ta không đi vì đang hưởng mấy chục % theo Nghị định 116, nếu về xã khác thì mất. Trong khi, anh khác thì cố gắng chạy chọt để về xã này. Điều này tạo ra cơ chế xin - cho và tiền chi không đúng đối tượng trách nhiệm thuộc về ai?... Tất cả cái sai này ai chịu trách nhiệm? [vov.vn/chinh-tri/ Giải trình mà không biết lỗi thuộc ai thì chắc dân sai? 13/01/2017] Về quy kết trách nhiệm trong thực hiện TNGT của Chính phủ qua Nghị định 116 đã không được làm rõ tại phiên giải trình. Việc thiếu đánh giá cụ thể về việc triển khai thực hiện chính sách 116 và thiếu hướng dẫn rõ ràng, chặt chẽ là trách nhiệm thuộc về ai cũng không được xác định, không được trả lời đầy đủ, thuyết phục trước các bên liên quan. Đại biểu Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị cần phải làm rõ vấn đề trách nhiệm. “Nghị định này sai, các bộ sai hay ai sai? Tại sao dẫn đến tình trạng này?. Ông nhấn mạnh: “các bộ giải trình chưa xuôi lắm. Bộ Tài chính nói cả trong Nghị định 116 và Thông tư 08 đều có bất cập. Vậy văn bản này ra thì trách nhiệm thuộc bộ nào? Bộ Tài chính hay Bộ Nội vụ? Trách nhiệm là ai? “Giải trình mà không biết lỗi thuộc ai, ai cũng đúng cả thì chắc dân sai?” [vov.vn/chinh-tri/ Giải trình mà không biết lỗi thuộc ai thì chắc dân sai? 13/01/2017] Tại phiên giải trình, nhiều ý kiến của đại biểu cũng đặt vấn đề trách nhiệm của Bộ Nội vụ - cơ quan chủ trì cùng với Bộ Tài chính về việc tuyên truyền, hướng dẫn thi hành Nghị định 116 dẫn đến thực hiện chính sách không thống nhất. Bởi vậy, để chính sách hoàn thiện hơn, theo các đại biểu, đây cũng là vấn đề cần rút kinh nghiệm khi triển khai các chính sách trong thời gian tới. Để làm rõ tổng kinh phí chi trả cho các đối tượng trùng lặp trong 5 năm qua là bao nhiêu, đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Kạn) đề nghị Bộ Tài chính phải cụ thể trong việc thu hồi khoản chi trả không đúng. “Việc hỗ trợ trùng lắp, hỗ trợ sai đã diễn ra nhiều năm thì ai chịu trách nhiệm? Tổng kinh phí chi trả cho các đối tượng trùng lặp trong năm năm qua là bao nhiêu? Việc thu hồi khoản chi trả không đúng thế nào?”. Theo bà Thanh, việc Bộ Nội vụ dù biết có sự bất cập nhưng nhiều năm qua chưa kiểm tra, giám sát, khắc phục thì cũng có trách nhiệm của Bộ trưởng. Về giải trình của các chủ thể giải trình thông qua trả lời chất vấn. Các bộ ngành đã nghiêm túc trả lời và giải trình các nội dung đại biểu đại diện cho các bên liên quan chính sách yêu cầu đến trách nhiệm của từng bộ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời, giải trình 04 lượt và lãnh đạo các Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia giải trình 07 lượt ý kiến. Giải trình trước các câu hỏi của một số đại biểu Quốc hội về hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách này, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thừa nhận có sự chồng chéo, trùng lắp giữa Nghị định 116 và các chính sách đã ban hành trước đây, ông nói: Lỗi là chưa tổng hợp chính sách khi xây dựng chính sách trong Nghị định 116 để tránh trùng lắp. Tuy nhiên, lỗi này thuộc trách nhiệm của ai thì không được Bộ trưởng làm rõ?. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, hiện có tới 3 văn bản của Chính phủ quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm Nghị định 61/2006, Nghị định 64/2009 và Nghị định 116/2010 Các nghị định này đều hỗ trợ cùng đối tượng và có sự giao thoa. Chính việc quy định cùng một chính sách ở nhiều văn bản và ở các thời điểm khác nhau dẫn đến tình trạng chi nhầm, chi trùng đối tượng”. Do đó, việc triển khai có lúc, có nơi còn chồng chéo. Bộ đề nghị Chính phủ tổng kết và chỉ ban hành Nghị định mới thay thế theo hướng thống nhất chính sách. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng cần có đánh giá cụ thể về việc triển khai thực hiện chính sách 116, bởi có vùng chỉ thực hiện 1 chính sách 116, nhưng có vùng thực hiện cả chính sách 116 và các chính sách ưu đãi trước đó; có trường hợp mới chuyển đến vùng đặc biệt khó khăn đã được hưởng chính sách 116, có trường hợp phải sau 3 năm với nữ hoặc 5 năm với nam mới được hưởng; có trường hợp mới được hưởng chính sách 116 đã chuyển đi khỏi vùng đặc biệt khó khăn; có trường hợp chuyển đến vùng khó khăn để hưởng hỗ trợ, sau đó lại chuyển sang vùng khó khăn khác để tiếp tục nhận hỗ trợ; do thiếu hướng dẫn rõ ràng nên có địa phương chi nhầm; cũng do quy định chưa chặt chẽ nên một số xã không thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, mà là xã theo Chương trình 135, xã an toàn khu, xã khu vực I, xã khu vực II cũng được thụ hưởng, dẫn tới số tiền ngân sách phải chi trả hàng năm quá lớn.... Những bất cập ấy dẫn tới làm thất thoát ngân sách Nhà nước. Trong phần giải trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Bộ đã cho rằng Nghị định không quy định trách nhiệm hướng dẫn, ông Bùi Sỹ Lợi đặt câu hỏi: “Vậy các xã khó khăn bãi ngang, ven biển ðýợc hýởng là ðối týợng của Nghị ðịnh 116 thì ai đề xuất? Bộ không đề xuất thì dân lao vào hưởng chăng?” nên ông yêu cầu làm rõ “tiền chi không đúng đối tượng thì ai sai? Thất thoát, gây dư luận bức xúc thì ai chịu trách nhiệm để trả lời với dân” [vov.vn/chinh-tri/ Giải trình mà không biết lỗi thuộc ai thì chắc dân sai? 13/01/2017]. Thông qua giải trình cũng cho thấy được những “lỗ hổng” hay nói cách khác là thiếu sót, sai lầm trong quá trình HĐCS như “chưa tổng hợp chính sách khi xây dựng chính sách trong Nghị định 116 để tránh trùng lắp”. Đặc biệt, sau phiên giải trình, Hội đồng Dân tộc - Quốc hội khóa XIV đã có Công văn 174/KL-HĐDT14 công khai trên Cổng thông tin của Chính phủ kết luận về “Tình hình thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ đánh giá những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành tích cực trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống, góp phần vào sự phát triển nguồn nhân lực cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội các vùng đặc biệt khó khăn... và chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách đó; định hướng về giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Hộp 3.6. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cam kết tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (15/11/2016) Trả lời những vấn đề nóng đang được đại biểu và cử tri cả nước quan tâm như dự án nghìn tỷ thua lỗ, phát triển công nghiệp ô tô, thủy điện xả lũ và quy hoạch ngành thép thế nào để đảm bảo môi trường, an sinh xã hội... Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã cam kết mạnh mẽ tại tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Dưới góc độ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành trong thực thi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó, tôi cam kết cho dù trong khuôn khổ cuộc chất vấn hay sau phiên chất vấn, cá nhân tôi cũng đội ngũ lãnh đạo ngành công thương luôn luôn làm hết tinh thần, trách nhiệm của mình để xây dựng tập thể công chức, viên chức toàn ngành chất lượng, hiệu quả, thực thi tốt chức năng, nhiệm vụ, quản lý nhà nước, cũng như thực hiện nhiệm vụ, đóng góp vào việc xây dựng kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước giàu mạnh, phục vụ cho đồng bảo cử tri và nhân dân cả nước, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn nữa, theo mục tiêu phát triển của đất nước. Tuy nhiên có những vấn đề mà chúng tôi nắm chưa rõ, chưa đầy đủ nhưng vẫn trong phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của Bộ cũng như sự phối hợp với các Bộ ngành khác, chúng tôi hứa sẽ tiếp thu và có văn bản giải trình đầy đủ và cụ thể hơn tới các đại biểu và cử tri cả nước. Sau chất vấn, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để kiện toàn bộ máy, cải cách hành chính cũng như hoàn thiện công tác quản lý nhà nước của mình. Đặc biệt chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy ngành Bộ Công Thương nhằm phục vụ tốt cho một Chính phủ liêm chính, kiến tạo [102]. Hộp 3.7. Vấn đề trọng yếu được tập trung chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (10/2016) Bốn vấn đề trọng yếu được tập trung chất vấn và trả lời chất vấn tại đang được các đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước quan tâm: Đối với lĩnh vực Công Thương, các đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm đến nguyên nhân, trách nhiệm thực hiện và biện pháp xử lý đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa được triển khai, gây lãng phí, hoang hóa; việc bán hàng đa cấp cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh thiệt hại cho người dân; tổ chức mạng lưới bán lẻ trong điều kiện hội nhập; việc quản lý, chống hàng giả, hàng lậu, kém chất lượng để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. Về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: lĩnh vực việc thực hiện chính sách pháp luật trong xử lý môi trường trong các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, khu dân cư; trách nhiệm của các bộ ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các dự án để xảy ra sự cố môi trường; quản lý xử lý về ô nhiễm môi trường và giải pháp thích ứng với ứng phó biến đổi khí hậu; quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản. Liên quan đến lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: các đại biểu Quốc hội muốn tập trung làm rõ việc thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo và chương trình sách giáo khoa mới theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội trong thời gian qua; việc thực hiện Nghị quyết 37/2004/QH11 của Quốc hội về tiếp tục cải tiến thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực; công tác quản lý chất lượng giáo dục đào tạo Đại học, nhất là các trường Đại học do địa phương quản lý, gắn với quy hoạch về đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có nền giáo dục hiệu quả; giải pháp để ổn định việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông và đại học trong giai đoạn 2016-2020. Trong lĩnh vực Nội vụ: sự quan tâm chất vấn đến việc tinh giản bộ máy biên chế gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; việc thực hiện Đề án vị trí việc làm, cải cách tiền lương, nâng cao hiệu quả thi hành công vụ, cải thiện chỉ số hài lòng của người dân đối với hoạt động trong đánh giá chế độ công vụ, công chức và đổi mới quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ... [99]. Hộp 3.8. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh (15/11/2016) Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh (15/11/2016), đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) đã đưa ra câu hỏi chất vấn Bộ trưởng về trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề thua lỗ, sự cố tràn bùn đỏ và hóa chất trong khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cách đây 7 năm, nhiều đại biểu Quốc hội đã rất lo lắng về điều kiện kinh tế và sự an toàn của các công trình khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Đến hiện tại, thực tế đã cho thấy, việc thua lỗ và sự cố liên quan đến việc khai thác này đã xảy ra. Do đó, đại biểu Thúy đặt câu hỏi "Bộ trưởng đánh giá thế nào về báo cáo của Bộ Công Thương và cam kết trước đây của Bộ về vấn đề này"? Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết với 2 dự án bauxite ở Đắk Nông và Nhân Cơ, thực hiện chủ trương của Chính phủ, các dự án đã được triển khai trong thời gian qua được sự quan tâm rất cao về vấn đề bảo vệ môi trường. Cả 2 dự án này được triển khai thực hiện và có sự phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn của môi trường Việt Nam trong các lĩnh vực của các dự án đó. Trong quá trình thực hiện, các ban quản lý dự án cũng như chính quyền địa phương và cả Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan đều kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường tại các địa phương, từ những vấn đề lớn như giải quyết bùn đỏ cũng như việc thi công thực hiện các hạng mục đầu tư của các dự án này và chấp hành pháp luật về môi trường trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. "Tuy nhiên trong thời gian thi công đã xảy ra một số sự cố, ví dụ như tràn sút của dự án Alumin của nhà máy Nhân Cơ, do mưa và do một số yếu tố của thời tiết làm đê chắn bị vỡ. Việc này cũng đã được nhà thầu và ban quản lý dự án kiểm tra, giải quyết kịp thời"- Bộ trưởng Bộ Công Thương nói. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho biết Bộ cũng đã tổ chức, kiểm tra lại chất lượng của các nhà đầu tư, đảm bảo việc chấp hành pháp luật trong từng hạng mục đầu tư cũng như công tác vận hành chung của nhà máy. Tuy nhiên ở đây vẫn rất cần vai trò của chính quyền địa phương có sự phối hợp của các nhà đầu tư có biện pháp giám sát, kiểm tra kịp thời. Đồng thời cần có sự chỉ đạo thường xuyên của các Bộ ngành, trong đó có Bộ chủ quản là Bộ Công Thương, Tập đoàn Than Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối đáp lại câu trả lời của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Đại biểu Kim Thúy phân tích, "trước đây Bộ Công Thương đã có kiến nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội xin giảm đầu tư hồ chứa bùn đỏ vì thiết kế có độ an toàn quá cao. Tôi thấy vấn đề này không logic. Khi duyệt thiết kế hồ sơ bùn đỏ này, Bộ Công Thương căn cứ vào tiêu chuẩn nào để phê duyệt mà bây giờ báo cáo đoàn giám sát cho rằng tiêu chuẩn quá cao, xin giảm xuống? Trong khi chúng ta biết rằng, trên thế giới, người ta sợ nhất bùn đỏ trong sản xuất nhôm từ bauxite vì nó chứa độ kiềm cao đến 12pH, mà công nghệ trên thế giới hiện nay lại chưa giải quyết được quặng sút trong bùn đỏ này". Theo đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng giải trình cụ thể hơn bằng văn bản để đại biểu trả lời với cử tri cả nước [105]. Hộp 3.9. Phản ánh của truyền thông về phiên giải trình nghị định 116 https://www.baomoi.com, Hỗ trợ sai đối tượng, không rõ trách nhiệm của ai, ngày14/01/2017; Bất cập trong thực hiện chính sách tại vùng đặc biệt khó khăn: Phải quy rõ trách nhiệm; Thất thoát do 3 nghị định trùng nhau, ngày 14/01/2017 baochinhphu.vn, 13/01/2017, Tránh chồng chéo trong chính sách hỗ trợ cán bộ vùng khó khăn Nhiều bất cập trong thực hiện chính sách ở vùng đặc biệt khó khăn, ngày 07/08/2017 Đề xuất thống nhất chính sách đối với cán bộ công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, ngày14/01/2017 Chính sách cho cán bộ vùng đặc biệt khó khăn:Thiếu thống nhất và bất cập, ngày14/01/2017 thanhtra.com.vn, Thủ tướng trả lời chất vấn về chính sách cán bộ công tác ở vùng khó khăn, 09/05/2017. Hộp 3.10. Thủ tướng: Điều tra nguyên nhân cá chết, không được bao che. 01/05/2016 Thủ tướng: Điều tra nguyên nhân cá chết, không được bao che 01/05/2016 tại Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các địa phương bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường. Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam, Bộ trưởng một số bộ liên quan, lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Phát biểu khai mạc tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, ngay sau khi nhận được thông tin về sự cố tại Hà Tĩnh, Chính phủ đã có chỉ đạo kịp thời, cử Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hai lần vào miền Trung để cùng lãnh đạo các địa phương, bộ ngành xử lý. Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan và các địa phương phải điều tra làm rõ nguyên nhân gây sự cố này. "Dù bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật đều phải điều tra làm rõ trên cơ sở khoa học, không ai được bao che", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh. Tại cuộc họp, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà khẳng định nước biển ở Vũng Áng đã được quan trắc và hiện trong ngưỡng an toàn. Trả lời câu hỏi đối với các vùng nuôi trồng thuỷ, hải sản có lấy nước biển vào nuôi được không, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, phân tích cho thấy những chỉ tiêu cơ bản bảo đảm an toàn, tuy nhiên cần chú ý theo dõi chặt để đề phòng các diễn biến bất thường. Về vấn đề ngư dân quan tâm là có thể đánh bắt hải sản ở khu vực nào, theo Bộ trưởng Phát, trước hết là vùng biển khơi, cách bờ từ 20-30 hải lý trở lên. Về xác định nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết hàng loạt, Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết đã huy động các nhà khoa học hàng đầu trên cả nước. Các nhà khoa học cần được tạo điều kiện thực sự khách quan, công tâm, không bị sức ép nào về tiến độ, để có thể đưa ra những kết luận chính xác, khách quan nhất. Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đây là sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân ven biển. Tuy nhiên, đến nay, nhờ sự chỉ đạo toàn diện, liên tục, chúng ta cơ bản giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, biển đã an toàn hơn. Tuy nhiên, Thủ tướng đã chỉ ra một số bất cập như một số địa phương còn chậm trễ trong đề xuất giải pháp xử lý. Công tác quản lý môi trường còn nhiều bất cập; chưa có sự phối hợp tốt giữa các bộ, ngành; chưa kịp thời quan trắc nước thải ở một số nhà máy liên quan. Một số đối tượng kích động, lôi kéo quần chúng gây rối, làm phức tạp tình hình. Bộ Công an khẩn trương thu thập toàn bộ chứng cứ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các ngành, địa phương không để sự cố môi trường tương tự xảy ra. Các ngành, địa phương không để người dân đói, bảo đảm cho ngư dân ra khơi đánh bắt bình thường. Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và các ngành chức năng, kể cả mời các nhà khoa học nước ngoài để kết luận, làm rõ nguyên nhân. “Xác định đến cùng thủ phạm chính là gì trên tinh thần khách quan, trung thực, thận trọng và khẩn trương”, Thủ tướng nhấn mạnh. Bộ Công an khẩn trương thu thập toàn bộ chứng cứ, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu hình sự thì kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật. Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT và các địa phương tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất gần biển, không để xảy ra tình trạng xả chất thải vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Bộ TN&MT cần có biện pháp quan trắc chủ động, hiện đại hơn để giám sát môi trường. Bộ phải báo cáo kiểm điểm đặt đường ống xả thải của Formusa đúng hay sai, báo cáo đánh giá tác động môi trường của việc xả thải này. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan sớm kết luận xem cá và các loại thuỷ, hải sản khác có độc tố hay không để khuyến cáo người dân sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn. Xử nghiêm đối tượng kích động người dân tụ tập Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng kích động, lôi kéo người dân tụ tập, gây rối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây thiệt hại về kinh tế, bất ổn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và môi trường đầu tư. Thủ tướng đồng ý cấp 4.500 tấn gạo cho ngư dân đánh bắt xa bờ với mức 15 kg/người trong 1,5 tháng; miễn lãi suất 6 tháng đối với ngư dân vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ theo nghị định 67. Hộp 3.11. Hạn chế khi áp dụng trang web doanhnghiep.chinhphu.vn. Đừng chỉ là người đưa thư Có một vướng mắc và kiến nghị về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp, tôi đã gửi đến trang web doanhnghiep.chinhphu.vn. Đến tháng 1 thì Văn phòng Chính phủ chuyển Bộ Tài chính trả lời. Một tháng sau, Bộ Tài chính không trả lời, Văn phòng Chính phủ lại chuyển thêm lần nữa đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương xem xét, xử lý. Đến tháng 3 thì mới có phản hồi văn bản trả lời trên website. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không trả lời đúng câu hỏi và vấn đề mà tôi nêu ra, kiến nghị. Doanh nghiệp gửi kiến nghị, vướng mắc đến website này là mong tiếng nói của mình được Chính phủ quan tâm xem xét, mong Chính phủ có ý kiến về trả lời của các bộ ngành, xem các trả lời đó là đúng hay sai, có phù hợp hay chưa. Trong khi đó, website chỉ đăng văn bản của Bộ Tài chính mà không có ý kiến, nhận định gì của Chính phủ thì có khác nào website chỉ là người đưa thư, chuyển thư mà không dòm ngó gì nội dung thư. Doanh nghiệp rất mong Chính phủ quan tâm hơn, thấu đáo hơn. Với những kiến nghị, phản ánh mà Doanh nghiệp đưa đến website thì không chỉ phó mặc cho các bộ, ngành trả lời mà Chính phủ cần vào cuộc xem xét, giám sát, xử lý. Nếu không có sự theo sát của Chính phủ thì về lâu về dài, Doanh nghiệp sẽ cảm thấy website này cũng như website của riêng một bộ, ngành nào đó, mà như vậy thì không khác gì phản ánh trực tiếp với bộ, ngành như lâu nay, Doanh nghiệp sẽ nản, không muốn nói nữa. Hộp 3.12. Chính sách dự án, nghìn tỷ https://www.baomoi.com/ Dự án nghìn tỷ đắp chiếu, ai quyết sai phải chịu trách nhiệm, ngày 28/05/2017 Nghị trường “mổ xẻ” 5 dự án nghìn tỷ ‘đắp chiếu’, ngày 03/11/2016 Hàng chục dự án nghìn tỷ “đắp chiếu”, đã xử lý những ai?, ngày 1/11/2017. Dừng dự án nghìn tỷ Masan: Chưa phê duyệt tác động môi trường đã xây dựng, ngày 20/04/2017. https://www.baomoi.com, 12 dự án nghìn tỷ “đắp chiếu”: “Có nhà máy đầu tư xong bán sắt vụn”, 21/04/2017. 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ, nguy cơ phá sản 1. Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ có tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex), PVN làm chủ đầu tư; 2. Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (một trong ba nhà máy ethanol trọng điểm quốc gia) có tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung; 3.Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (tổng vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng, do Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư; 4. Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An có tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, do Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải – Tracodi làm chủ đầu tư. Đến năm 2009, dự án này được chuyển cho Tổng công ty Giấy Việt Nam -Vinapaco theo Quyết định 731/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 5. Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng với chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam./. 6, Dự án Nhà máy Đạm Hà Bắc 7, Nhà máy Đạm DAP 1 Lào Cai 8, Nhà máy Đạm DAP 2 Hải Phòng 9, Dự án Ethanol Bình Phước 10, Dự án Ethanol Phú Thọ 11, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất 12, Dự án Liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và Nhà máy Gang thép Lào Cai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_trach_nhiem_giai_trinh_cua_chinh_phu_trong_hoach_din.pdf
  • pdfTom tat _tieng Viet_.doc.pdf
  • pdfTom tat Luan an _Tieng Anh_.doc.pdf
  • pdfTrang thong tin Bui Thi Can.pdf
Tài liệu liên quan