VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐĂNG PHÚ
TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
VIỆT NAM HIỆN NAY: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ
PHÒNG NGỪA
Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 9.38.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Hà Nội - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Luận án tiến sĩ là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
của riêng tôi.
Các số liệu được sử
231 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Tội buôn lậu trên địa bàn miền đông nam bộ Việt Nam hiện nay: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng trong Luận án hoàn toàn được thu thập từ thực tế,
chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý trung thực khách quan,
chưa từng được ai công bố ở đâu và trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
NGUYỄN ĐĂNG PHÚ
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
TAND : Tòa án nhân dân
GS.TS : Giáo sư, Tiến sĩ
PGS.TS : Phó Giáo sư, Tiến sĩ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Nxb : Nhà xuất bản
GTGT : Giá trị gia tăng
XNK : Xuất nhập khẩu
Cont’ : Container
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................. 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận tội phạm học ...................................................... 8
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến tội buôn lậu ................................................ 11
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 12
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lý luận tội phạm học .................................................... 12
1.2.2. Tình hình nghiên cứu thực tế, cụ thể về phòng ngừa tình hình tội buôn lậu .. 15
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu ........................................................................ 18
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển ............... 18
1.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc nghiên cứu đề tài luận án .......................... 20
1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 20
1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 20
1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 23
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG
NAM BỘ VIỆT NAM ............................................................................................. 25
2.1. Khái quát lý luận về tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam
Bộ .............................................................................................................................. 25
2.1.1. Khái niệm buôn lậu và tội buôn lậu ................................................................ 25
2.1.2. Khái niệm tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ..................... 27
2.2. Phần rõ (phần hiện) của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ ..................................................................................................................... 31
2.2.1. Mức độ (thực trạng) của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam
Bộ .............................................................................................................................. 31
2.2.2. Cơ cấu của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ .................... 35
2.2.3. Diễn biến của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ......... 48
2.2.4. Tính chất của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ....... 53
2.3. Phần ẩn của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ........ 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 85
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI BUÔN
LẬU TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ VIỆT NAM ............................. 87
3.1. Khái quát lý luận về nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu
trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ........................................................................... 87
3.1.1. Khái niệm nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ ................................................................................................... 87
3.1.2. Phân loại nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ ................................................................................................... 90
3.2. Các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ ........................................................................................................... 93
3.2.1. Nguyên nhân, điều kiện về đặc điểm địa lý, tự nhiên ...................................... 93
3.2.2. Nguyên nhân, điều kiện về kinh tế, xã hội ....................................................... 94
3.2.3. Nguyên nhân, điều kiện về văn hóa, giáo dục và tâm lý xã hội ...................... 97
3.2.4. Nguyên nhân, điều kiện về pháp luật ............................................................ 102
3.2.5. Nguyên nhân, điều kiện về quản lý xã hội ..................................................... 104
3.2.6. Nguyên nhân, điều kiện về hạn chế trong hoạt động phòng ngừa .................... 108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 113
CHƯƠNG 4. PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN
MIỀN ĐÔNG NAM BỘ VIỆT NAM .................................................................. 115
4.1. Khái quát lý luận về phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ ......................................................................................................... 115
4.1.1. Khái niệm, đặc điểm của phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ .......................................................................................................... 115
4.1.2. Nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam
Bộ ............................................................................................................................ 119
4.1.3. Chủ thể và biện pháp phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ .......................................................................................................... 121
4.2. Các giải pháp cụ thể phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ ......................................................................................................... 128
4.2.1. Giải pháp hạn chế nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ từ đặc điểm địa lý, tự nhiên ............................................. 128
4.2.2. Giải pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện về kinh tế, xã hội của tình hình
tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ........................................................ 130
4.2.3. Giải pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện về văn hóa, giáo dục và tâm lý
xã hội của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ....................... 134
4.2.4. Giải pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện về pháp luật của tình hình tội
buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ............................................................. 139
4.2.5. Giải pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện về tổ chức, quản lý của tình hình
tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ........................................................ 141
4.2.6. Giải pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện về hạn chế trong hoạt động
phòng ngừa tình hình tội buôn lậu của các chủ thể chuyên trách trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ .......................................................................................................... 143
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 147
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152
PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................... 1
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT........1
PHỤ LỤC 2: TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM
BỘ TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2020.........10
PHỤ LỤC 3: TỔNG HỢP CÁC LOẠI, TRỊ GIÁ HÀNG HÓA BUÔN LẬU,
PHƯƠNG THỨC, THỦ ĐOẠN, THU LỢI BẤT CHÍNH TRONG MỘT SỐ VỤ
ÁN BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TỪ NĂM 2011 ĐẾN
2020...47
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiến trình đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới của Đảng và Nhà nước ta,
bên cạnh những thuận lợi cơ bản, chúng ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn,
thách thức. Một trong số đó là tình trạng buôn lậu diễn ra hết sức phức tạp cả về quy
mô, tính chất lẫn phương thức, thủ đoạn hoạt động, ảnh hưởng không nhỏ đến sản
xuất trong nước, gây thất thu ngân sách, thiệt hại đến những chủ thể làm ăn chân
chính và người tiêu dùng. Khi nền sản xuất trong nước còn mất cân đối, sản phẩm
sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cả về số
lượng, chất lượng và giá cả, cùng với những hạn chế trong quản lý kinh tế của nhà
nước đã tạo điều kiện cho người buôn lậu không ngừng lợi dụng để thực hiện hành
vi buôn lậu nhằm trục lợi. Miền Đông Nam Bộ nước ta gồm thành phố Hồ Chí
Minh – là trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất cả nước và các tỉnh Bình Dương,
Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh. Theo số liệu năm 2019, tổng
dân số của miền Đông Nam Bộ là 17.828.907 người trên một diện tích
23.564,4 km², mật độ dân số là 706 người/km², chiếm 18,5% dân số cả nước.[95]
Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách
hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 62,8%. Với những lợi thế quan trọng về biên giới
đường thủy, đường hàng không và đường bộ để phát triển kinh tế, miền Đông Nam
Bộ cũng là nơi có điều kiện thuận lợi để người buôn lậu khai thác, xâm phạm
nghiêm trọng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước.
Trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ở miền Đông
Nam Bộ đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực chỉ đạo các cơ quan chức năng
chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống tội buôn lậu, tập trung triển khai nhiều biện
pháp nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước như: Quyết định số
389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo
quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Nghị quyết số
111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về hoạt động phòng, chống vi phạm
pháp luật và tội phạm, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân
và hoạt động thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo; Nghị quyết số 41/NQ-CP
2
ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả trong tình hình mới; Kế hoạch số 1239/KH-BCĐ389 ngày 13 tháng
12 năm 2017 về tăng cường hoạt động phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu,
gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm
hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ
truyền; Quyết định số 195/QĐ-BCĐ ngày 23 tháng 3 năm 2020 của Ban chỉ đạo Quốc
gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về việc ban hành quy chế tiếp
nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Sự chỉ đạo tích cực
của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong đấu tranh phòng chống tội buôn
lậu ở miền Đông Nam Bộ đã góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh
tế-xã hội của vùng, phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị, khối đại đoàn
kết toàn dân tham gia hoạt động phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật nói
chung, tội buôn lậu nói riêng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Tuy vậy, trong những năm qua trên địa bàn miền Đông Nam Bộ tình hình tội
buôn lậu vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, độ ẩn cao với tính chất, mức độ của hành
vi phạm tội ngày càng nguy hiểm, tinh vi, có những vụ buôn lậu lớn, có tổ chức -
đường dây, có sự tiếp tay, giúp sức của một số cán bộ thoái hóa, biến chất trong các
cơ quan nhà nước, trị giá hàng lậu lên đến hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ
đồng, xảy ra trong một thời gian dài mới bị phát hiện, điều tra, xử lý gây thiệt hại
nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn, làm
giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và hệ thống chính
trị ở địa phương. Vì vậy tăng cường đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu là một
trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói
chung và miền Đông Nam Bộ nói riêng hiện nay.
Để phòng ngừa hiệu quả hơn đối với tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ, trước hết cần phải phân tích để làm sáng tỏ tình hình tội buôn lậu
trên địa bàn miền Đông Nam Bộ; qua đó, xác định nguyên nhân, điều kiện làm phát
sinh tình hình tội buôn lậu trên địa bàn này và xây dựng hệ thống các giải pháp
phòng ngừa phù hợp với đặc điểm của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ.
3
Từ những lý do đã nêu, nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu “Tội buôn lậu
trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Việt Nam hiện nay: Tình hình, nguyên nhân và
phòng ngừa” là yêu cầu cấp thiết, đáp ứng đòi hỏi về phát triển kinh tế xã hội ổn
định trong giai đoạn hiện nay ở miền Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở đánh giá, phân tích tình hình tội buôn lậu, xác định nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, Luận án kiến
giải hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội buôn lậu phù hợp với đặc điểm và điều
kiện của miền Đông Nam Bộ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây cần phải thực hiện để đạt được mục đích
nghiên cứu của đề tài luận án, đó là:
Thứ nhất: Nghiên cứu lý luận và pháp luật, nhiệm vụ này bao gồm những hoạt
động cụ thể như: tìm, thu thập và nghiên cứu những tài liệu lý luận về tội phạm học,
về tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm và phòng
ngừa tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội buôn lậu nói riêng; nghiên cứu
các quy định của pháp luật và những tài liệu khác liên quan đến tội buôn lậu và
chính sách, chủ trương, kế hoạch phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ. Các nhiệm vụ cụ thể của phần này bao gồm: làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận về tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ,
những vấn đề lý luận về nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ và những vấn đề lý luận, pháp lý về phòng ngừa tình hình
tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
Thứ hai: Nghiên cứu thực tế, bao gồm các hoạt động sau:
Tìm, thu thập, xử lý, phân tích, so sánh những số liệu thống kê thường xuyên
của một số cơ quan tư pháp, đặc biệt là số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ
năm 2011 đến năm 2020 của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn bàn miền Đông
Nam Bộ từ số liệu thống kê thường xuyên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tìm, thu thập các bản án xét xử tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2020 và xử lý, phân tích, so sánh theo
các tiêu chí tội phạm học cần thiết.
4
Các hoạt động nghiên cứu thực tế được sử dụng để thu thập các số liệu phục
vụ cho việc phân tích các thông số về chất và lượng của tình hình tội buôn lậu trên
địa bàn miền Đông Nam Bộ trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, các nghiên
cứu thực tế là cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu sáng tạo.
Thứ ba: Nghiên cứu sáng tạo, bao gồm các công việc cụ thể sau:
Phân tích, làm rõ tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ trong
thời gian 10 năm, từ năm 2011 đến năm 2020, với các thông số về thực trạng (mức
độ), cơ cấu, diễn biến và tính chất; phân tích nguyên nhân ẩn của tình hình tội buôn
lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
Xác định các yếu tố thuộc về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội buôn
lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
Phân tích các hạn chế trong thực trạng phòng ngừa tội buôn lậu trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ.
Thiết lập hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội buôn lậu trong thời gian tới
trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm, học thuyết tiến bộ về
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; phòng ngừa tội phạm; tình hình tội buôn lậu
và mối quan hệ của tình hình tội buôn lậu với các hiện tượng, quá trình kinh tế-xã
hội khác, tức là làm rõ quy luật của sự phạm tội buôn lậu trên địa bàn các tỉnh,
thành phố thuộc miền Đông Nam Bộ; các số liệu về truy cứu và xét xử về tội buôn
lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Đề tài được tác giả nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các vụ án buôn lậu trong vòng 10 năm (từ
2011 đến năm 2020), bao gồm số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của tòa án và
các bản án hình sự sơ thẩm điển hình về tội buôn lậu ở các tỉnh, thành phố trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ.
Về không gian: Đề tài luận án được thực hiện trên phạm vi ở các tỉnh, thành
phố trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
5
Về tội danh: Tội danh nghiên cứu là tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án dựa trên phép duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin. Phép duy vật biện chứng cho phép tác
giả luận án xem xét mối quan hệ biện chứng giữa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ với những hiện tượng xã hội khác như: tình hình kinh tế, xã hội;
văn hóa, giáo dục; tình hình về pháp luật, tình hình quản lý nhà nước, thực trạng hệ
thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm Phân tích mối quan hệ biện chứng này
cho phép tác giả xác định nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ và xây dựng hệ thống những biện pháp để tác động vào tình
hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh phép duy vật biện chứng, phép duy vật lịch sử cho phép tác giả nghiên
cứu tình hình tội buôn lậu trong điều kiện khách quan và chủ quan của hiện tượng này
với giới hạn không gian và thời gian nhất định. Trong mỗi điều kiện lịch sử, các hiện
tượng, sự vật có đặc điểm về lượng và chất khác nhau và chịu sự chi phối, tác động
biện chứng của các hiện tượng tồn tại ở giai đoạn lịch sử đó. Chính vì vậy, phép duy
vật lịch sử cho phép tác giả nghiên cứu tình hình tội buôn lậu trong những điều kiện cụ
thể của địa bàn miền Đông Nam Bộ, đúc kết những đặc điểm về lượng và chất của tình
hình tội buôn lậu trên địa bàn nghiên cứu, từ đó xác định nguyên nhân, điều kiện và
biện pháp phòng ngừa tương ứng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Với hướng tiếp cận liên ngành, đa ngành mang tính hệ thống và lịch sử, tác giả sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội khác nhau, cụ thể như: Phương
pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp
thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp hệ thống; phương pháp lịch sử cụ thể,
phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn được sử dụng trong toàn bộ luận án.
Cụ thể, tác giả sử dụng lý luận về tội phạm học để phân tích, đánh giá: Tình hình tội
buôn lậu trên thực tiễn từ đó rút ra những nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn
lậu; hoạt động phòng ngừa tội buôn lậu trong thực tiễn, từ đó khái quát thành lý luận về
6
phòng ngừa tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ; kết hợp lý luận và thực tiễn
làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội buôn lậu trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ.
- Các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương
pháp lịch sử cụ thể, được kết hợp và sử dụng một cách hợp lý trong từng chương
của luận án.
- Phương pháp hệ thống còn được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án nhằm
trình bày các vấn đề, các nội dung theo một trình tự, một bố cục hợp lý, chặt chẽ, có
sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục đích, yêu
cầu đã được xác định của luận án.
- Phương pháp điều tra xã hội học với bảng hỏi chi tiết gồm các câu hỏi đóng
và câu hỏi mở được sử dụng để khảo sát đa dạng các chủ thể tham gia vào hoạt
động phòng ngừa tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Phương pháp này
được sử dụng để đánh giá phần ẩn của tình hình tội buôn lậu, đánh giá đặc điểm của
tội buôn lậu, xác định nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu và giải
pháp phòng ngừa.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm cụ thể đối với tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2020.
Thứ hai, Luận án đã làm rõ được tình hình tội buôn lậu; nguyên nhân, điều kiện
của tình hình tội buôn lậu; thực trạng hoạt động phòng ngừa tình hình tội buôn lậu gắn
liền với đặc điểm đặc thù của miền Đông Nam Bộ về vị trí địa lý tự nhiên, kinh tế -
xã hội, văn hóa, giáo dục.
Thứ ba, Luận án kiến giải các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình
hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ một cách phù hợp và có hệ
thống. Về cơ bản, các giải pháp bảo đảm tính khả thi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về phòng ngừa tội buôn lậu trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ Việt Nam một cách có hệ thống. Luận án đóng góp những
vấn đề có ý nghĩa lý luận như sau:
7
- Luận án chỉ ra những vấn đề lý luận cơ bản về phòng ngừa tình hình tội buôn
lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Việt Nam; Luận án đi sâu phân tích, đánh giá
về mức độ (thực trạng), cơ cấu, diễn biến và tính chất trong phần rõ (phần hiện) của
tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, mức độ ẩn và nguyên nhân
ẩn của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ trong 10 năm từ năm
2011 đến năm 2020;
- Luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nguyên nhân, điều kiện của
tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, những nguyên nhân, điều
kiện đặc thù dẫn đến sự phát sinh, tồn tại tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
- Trên cơ sở đánh giá về tình hình tội buôn lậu; nguyên nhân, điều kiện của
tình hình tội buôn lậu; thực trạng phòng ngừa tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ; những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt
động phòng ngừa tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, Luận án đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ trong thời gian tới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Các giải pháp mà luận án đề xuất có tính chất chỉ dẫn đối với các cơ quan chức
năng trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội buôn lậu, nhất là địa bàn
miền Đông Nam Bộ.
- Làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng trong hoạt động thực tiễn
phòng ngừa tội buôn lậu; làm tư liệu tham khảo cho học viên, sinh viên các trường Đại
học, Cao đẳng,
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm 4
chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài
luận án
Chương 2: Tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Việt Nam
Chương 3: Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ Việt Nam
Chương 4: Phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
Việt Nam
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận tội phạm học
Phòng ngừa tội phạm luôn là mục tiêu nghiên cứu và là mục tiêu cuối cùng
của tội phạm học. Tuy nhiên, do khác nhau về văn hóa, phong tục tập quán, thể chế
chính trị, điều kiện kinh tế nên việc nghiên cứu về tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm nói chung cũng có những nét đặc trưng riêng. Qua nghiên cứu các tài liệu
nước ngoài, tác giả tóm tắt một số công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
như sau:
E. Buchholz, R. Hartmann, J. Lekschas và G. Stiller, “Tội phạm học xã hội
chủ nghĩa”, Nxb Staatsverlag Berlin, 1971. Trên cơ sở quan điểm Mác-xít, các tác
giả đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản của tội phạm học. Theo tác giả, tội phạm
học có hai loại, đó là tội phạm học xã hội chủ nghĩa và tội phạm học tư sản. Trong
đó, tội phạm học xã hội chủ nghĩa được xem là tội phạm học Mác-Lênin và được
định nghĩa là một ngành khoa học xã hội mà đối tượng của nó bao gồm các vấn đề
xã hội cũng như các vấn đề tâm lý tội phạm.
Kudriavsev, “Tính nguyên nhân của tội phạm học”, Nxb Pháp lý Matxcova,
1974. Đây là công trình có ý nghĩa tham khảo trong quá trình nghiên cứu phương
pháp luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, có giá trị thiết thực
đối với nghiên cứu sinh trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
Buchholz E, John Lekschas, Richard Hartmann, “Những vấn đề lý luận về luật
hình sự, tố tụng hình sự và tội phạm học”, Viện thông tin khoa học xã hội, 1982.
Đây là tác phẩm của nhiều nhà luật học tên tuổi. Tác phẩm nghiên cứu các vấn đề lý
luận chung về luật hình sự, tố tụng hình sự và tội phạm học. Nội dung nghiên cứu
những vấn đề lý luận về tội phạm học được trình bày ở phần III của cuốn sách.
Trong phần nội dung này đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản của tội phạm học trên
cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin. Các tác giả Buchholz E, John Lekschas, Richard
Hartmann cho rằng, tội phạm học được phân làm hai loại, tội phạm học xã hội chủ
nghĩa và tội phạm học tư sản, trong đó, tội phạm học xã hội chủ nghĩa được xem là
9
tội phạm học Mác-Lênin và được định nghĩa là một ngành khoa học xã hội mà đối
tượng của nó bao gồm các vấn đề xã hội cũng như các vấn đề tâm lý tội phạm. Còn
các tác giả Liên Xô như V.N.Kudrjacev thì con người phạm tội không phải là
nguyên nhân của tội phạm, mặc dù con người khi quyết định phạm tội thì cái quyết
định đó là nguyên nhân gần nhất, theo tác giả môi trường xã hội là cái có vai trò
quyết định trong việc giải thích nguyên nhân của các hiện tượng xã hội trong đó có
tội phạm. Xuất phát từ quan điểm triết học Mác – Lênin để đánh giá vai trò của điều
kiện khách quan, trong đó có điều kiện thúc đẩy việc phạm tội, có điều kiện đóng
vai trò tích cực trong việc phòng ngừa tội phạm và như vậy việc đấu tranh phòng
chống tội phạm không chỉ dừng lại ở việc xóa bỏ nguyên nhân của tội phạm, dù đó
là cơ bản, mà phải song song tiến hành việc thủ tiêu các điều kiện thúc đẩy tội phạm
phát triển.
Susan Geason và Paul Wilson, “Phòng chống tội phạm”, Nxb Viện tư pháp
Úc, 1988. Cuốn sách đã đưa ra quan điểm phòng ngừa tội phạm bằng cách nâng cao
chất lượng sống cho con người thông qua nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời
khẳng định biện pháp phòng ngừa tốt nhất chính là việc triệt tiêu các điều kiện
phạm tội. Tác giả đã khái quát được tình hình tội phạm và đưa ra nguyên nhân làm
phát sinh tội phạm, đưa ra một số giải pháp về kinh tế để phòng ngừa tội phạm đối
với nhóm tội hay tội phạm cụ thể.
Can Ueda, “Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản” do GS.TS. Nguyễn Xuân
Yêm và GS.TS. Hồ Trọng Ngũ dịch từ bản tiếng Nga của Nxb Tiến Bộ Maxcova,
1989. Cuốn sách đã nghiên cứu đến các biện pháp đấu tranh chống tội phạm. Tác
giả đã đặc biệt nhấn mạnh và khẳng định các chính sách kinh tế văn hóa xã hội đều
là các biện pháp đấu tranh chống tội phạm, đồng thời khẳng định chủ thể của hoạt
động chống tội phạm gồm cả các nhà khoa học bên cạnh các chủ thể là cơ quan nhà
nước và các tổ chức xã hội. Điều đó có nghĩa là để phòng ngừa tội phạm có hiệu
quả thì đòi hỏi cả hệ thống chính trị, xã hội phải vào cuộc thông qua các biện pháp
tổng hợp bao gồm cả các chính sách kinh tế, văn hóa.
Tim Newbukin, “Giáo trình tội phạm học”, Vương Quốc Anh, 1998. Cuốn
sách có 6 phần, 36 chương. Tác phẩm nghiên cứu về phòng chống tội phạm tình
huống, phòng chống tội phạm cộng đồng và ngăn ngừa tội phạm liên kết. Cuốn sách
cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các quan điểm, quan niệm và các biện pháp
10
phòng ngừa tội phạm dựa trên khía cạnh tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực với
những vấn đề cơ bản của nó mà chưa nghiên cứu các biện pháp ngăn ngừa tội phạm
cụ thể.
Dasetakob, “Tội phạm học”, Nxb Trung tâm pháp lý Press, 2006. Tác giả
cuốn sách đã chỉ rõ cơ sở lý luận của tội phạm học, nguyên nhân làm phát sinh và
điều kiện tồn tại của tội phạm nói chung và những giải pháp cơ bản để phòng ngừa
tội phạm. Đồng thời tác phẩm cũng đề cập đến những vấn đề lý luận của tội phạm
học, như hành vi phạm tội phổ biến, đến nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội
trong xã hội.
Hans Dieter Schwind, “Tội phạm học với ví dụ thực tế”, Nxb Kriminalistik,
Heidelberg, 2007. Cuốn sách đã đề cập đến vấn đề thiết thực cho việc nhận thức
toàn diện, sâu sắc về tội phạm học từ quá trình hình thành ở các thế kỷ tr...ệt Nam đã phát triển và hình thành
được hệ thống lý luận khá toàn diện về tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện
của tình hình tội phạm và giải pháp phòng ngừa. Luận án kế thừa những tri thức
khoa học này làm nền tảng lý luận để nghiên cứu tình hình, nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Đây là
việc nghiên cứu ứng dụng, áp dụng những tri thức, lý luận chung vào phòng ngừa
một loại tội cụ thể trên một địa bàn cụ thể. Trong trường hợp có quan điểm khác
nhau, Luận án sử dụng quan điểm chính thống trong các giáo trình tội phạm học,
đặc biệt là các ấn phẩm có giá trị khoa học cao, được thừa nhận trong chuyên ngành
nghiên cứu.
Thứ hai, tác giả giả thuyết rằng tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ vẫn diễn biến phức tạp, chưa có xu hướng giảm. Qua quan sát thực tiễn,
tác giả thấy rằng trên thị trường còn nhiều loại hàng hóa lưu thông không rõ nguồn
gốc, có nhãn mác nổi tiếng nhưng giá lại thấp. Ngoài ra, so với một số loại tội khác,
23
tác giả cho rằng tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ có độ ẩn
cao vì một số lý do như: các vụ án thường chỉ phát hiện người vận chuyển, khó phát
hiện chủ hàng; những loại hàng hóa đặc biệt đã bị xử lý về các tội danh tương ứng
khác như tội buôn bán hàng cấm, tội buôn bán hàng giả; hành vi tham nhũng của
một số cán bộ có thể cộng hưởng làm tăng mức độ ẩn của tình hình tội buôn lậu trên
địa bàn nghiên cứu.
Thứ ba, nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh, tồn tại tình hình tội buôn lậu trên
địa bàn miền Đông Nam Bộ là vấn đề then chốt của quá trình nghiên cứu, nhưng hiện
nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích được một cách toàn diện quy
luật tồn tại, phát sinh của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
Trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, đòi hỏi tất yếu phải có những nền tảng về tư
tưởng chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, pháp luật đặc trưng và phải có sự
điều chỉnh của Nhà nước, các ngành, các cấp trên địa bàn các tỉnh, thành miền Đông
Nam Bộ. Vì vậy, cần phải đánh giá toàn diện, khoa học nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
Thứ tư, dựa trên lý luận về tội phạm học, tác giả xác định, để phòng ngừa hiệu
quả tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ cần phải huy động đồng
bộ, toàn thể các chủ thể tham gia, bao gồm các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội,
các cơ quan chuyên trách, đoàn thể, gia đình và cá nhân.
Với thực tế diễn biến phức tạp của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ, tác giả giả thuyết rằng hoạt động phòng ngừa còn nhiều hạn chế,
cần phải làm rõ các hạn chế này để nâng cao hiệu quả ngăn chặn tội buôn lậu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên thế giới và ở nước ta, vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm và phòng
ngừa tội buôn lậu đã được nhiều nhà khoa học và những người làm công tác thực
tiễn nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài
báo đã được công bố. Những công trình này đã giải quyết được các vấn đề lý luận
nền tảng làm cơ sở để thực hiện đề tài này như: khái niệm, đặc điểm và các thông số
của tình hình tội phạm; nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm; phòng
ngừa tình hình tội phạm. Những vấn đề lý luận cơ bản được phát triển và ứng dụng
vào đề tài để nghiên cứu về tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra,
24
một số công trình đã có những phân tích về tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ, phát hiện những vấn đề nhất định trong thực tiễn phòng ngừa loại
tội này. Tuy nhiên, một cách tổng quát, các nghiên cứu trước đây tiếp cận ở một góc
độ nhất định, chưa cập nhật được những vấn đề mới và chưa toàn diện. Trong
chương này, tác giả đã phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài
nước, xác định những vấn đề kế thừa, những vấn đề còn hạn chế cần tiếp tục phải
giải quyết trong Luận án.
Để thực hiện đề tài đã chọn, tác giả đã kế thừa những thành tựu về tội phạm
học, những công trình đã công bố về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tội
buôn lậu nói riêng một cách có chọn lọc; trên cơ sở phân tích, tổng hợp các kết quả
nghiên cứu về tình hình tội phạm cụ thể (hoặc nhóm tội cụ thể) trên phạm vi địa bàn
tỉnh hoặc vùng gồm nhiều tỉnh, vùng của các công trình đã công bố, trên cơ sở lý
luận của tội phạm học, trong đó phần ẩn và phần hiện sẽ giúp tác giả có những định
hướng cụ thể trong quá trình triển khai luận án; khảo sát thực tiễn, tổng hợp, phân
tích, đánh giá tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ và rút ra
nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn; phân tích, đánh giá
thực tiễn phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, chỉ ra
những hạn chế, thiếu sót và rút ra nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót đó làm
cơ sở cho việc đề ra các giải pháp phòng ngừa tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ.
25
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN
MIỀN ĐÔNG NAM BỘ VIỆT NAM
2.1. Khái quát lý luận về tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
2.1.1. Khái niệm buôn lậu và tội buôn lậu
Hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa xuất hiện từ khi nền kinh tế - xã hội đã
phát triển đến một trình độ nhất định, của cải trong xã hội không những đủ đảm bảo
cho đời sống của các thành viên trong xã hội mà còn có tích lũy và dư thừa. Quá
trình trao đổi, buôn bán lúc đầu chỉ là sự trao đổi những mặt hàng thiết yếu phục vụ
cho đời sống và sản xuất trong phạm vi nhỏ hẹp giữa các cá nhân có nhu cầu. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, trao đổi hàng hóa cũng không ngừng phát
triển và làm xuất hiện tầng lớp thương nhân, chuyên làm trung gian trao đổi hàng hóa
giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hoạt động của tầng lớp thương nhân khiến cho
việc trao đổi hàng hóa không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà còn ngày càng
phát triển rộng trên phạm vi toàn cầu. Sự mở rộng phạm vi của hoạt động mua bán,
trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản
xuất dần đi tới sự chuyển hóa cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thương mại
quốc tế thì hoạt động buôn lậu cũng phát triển theo làm tổn hại đến lợi ích của các quốc
gia. Có thể nói buôn lậu là hiện tượng kinh tế - xã hội tiêu cực, phức tạp xuất hiện trong
hoạt động lưu thông hàng hóa cùng với sự ra đời của hàng rào thuế quan. Một trong
những nguyên nhân tồn tại và phát triển của tình trạng buôn lậu là sự chênh lệch về giá
cả và nhu cầu sử dụng hàng hóa ở các vùng địa lý khác nhau, giữa các nền kinh tế có
sức sản xuất khác nhau. Vậy buôn lậu là gì?
Khái niệm về buôn lậu hàng hóa đến nay vẫn còn là một vấn đề gây nhiều
tranh cãi. Một số quốc gia trên thế giới thì coi buôn lậu là hành vi gian lận thương
mại đặc biệt nguy hiểm. Tổ chức Hải quan Thế giới (World Customs Organization)
họp tại thủ đô Nairobi của nước Cộng hòa Kenya ngày 09/6/1997 thống nhất đưa ra
khái niệm như sau: “Buôn lậu là gian lận thương mại nhằm che giấu sự kiểm tra,
kiểm soát của hải quan bằng mọi thủ đoạn, phương tiện trong việc đưa hàng hóa lén
lút qua biên giới”. [94]
26
Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau thì việc đánh giá, nhìn nhận hiện
tượng buôn lậu cũng khác nhau. Ở Việt Nam thuật ngữ buôn lậu đã có từ lâu trong
dân gian và được các nhà ngôn ngữ học định nghĩa như sau: “buôn lậu là các hành
vi buôn bán hàng trốn thuế hoặc hàng quốc cấm” hay “buôn lậu là mua bán những
mặt hàng cấm và trốn đóng thuế theo quy định”. Như vậy hai khái niệm trên đều có
nghĩa là trong kinh doanh buôn bán, nếu có các hành vi trốn thuế, gian lận thì đều
được xem là buôn lậu. Quan niệm trên đến nay vẫn còn tồn tại phổ biến trong nhận
thức của nhiều người Việt Nam. Nói về buôn lậu người ta nghĩ ngay đến việc buôn
bán hàng quốc cấm, trốn lậu thuế, buôn bán gian lận.
Khác với nhận thức trên, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì buôn lậu là:
1. Hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hóa hoặc ngoại tệ,
kim khí và đá quý, những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa mà Nhà nước cấm
xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc hàng hóa nói chung qua biên giới mà trốn thuế và
trốn sự kiểm tra của hải quan.
2. Hành vi buôn bán trốn thuế, lậu thuế những hàng hóa ở trong nước mà Nhà
nước cấm kinh doanh.
Với bản chất là một hoạt động kinh tế bất hợp pháp mang tính xã hội, buôn lậu
chịu sự tác động của các quy luật kinh tế. Việc quan niệm về buôn lậu của từng
quốc gia trong từng giai đoạn và điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội cũng khác
nhau. Những nước có nền kinh tế phát triển thì khuyến khích xuất khẩu hàng hóa có
sức cạnh tranh ra nước ngoài để chiếm thị trường, chỉ ngăn chặn những mặt hàng
có ảnh hưởng xấu như ma túy, chất nổĐối với những nước đang phát triển, mức
sản xuất thấp, giá cả hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng của xã hội lớn thì tình trạng buôn
lậu là một vấn đề nan giải.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa cho hoạt động
từ trong và ngoài nước trong phát triển kinh tế, hiện nay, ở nước ta có những khu
vực phi thuế quan. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu năm 2016, khu phi thuế quan là những khu vực kinh tế nằm trong lãnh
thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác
định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho
hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ
quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành
27
khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế
quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.[43]
Từ những phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm về buôn lậu như
sau:“Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế
quan vào nội địa và ngược lại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá
quý hoặc các vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa dân tộc”.
Để đấu tranh phòng ngừa và xử lý tình trạng buôn lậu ngày càng phát triển và
tinh vi hơn dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều nước trên thế giới nói chung và
Nhà nước ta nói riêng có quy định về các hình thức xử lý khác nhau, tùy thuộc vào
tính chất và mức độ vi phạm của hành vi buôn lậu. Một trong những hình thức xử lý
hành vi buôn lậu nghiêm khắc nhất là truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm
này. Theo quy định của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội buôn lậu được quy định tại Điều 188,
Chương XVIII về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự số
100/2015/QH13.
Từ những quy định trên, có thể đưa ra khái niệm về tội buôn lậu như sau: “Tội
buôn lậu là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện bằng
cách buôn bán trái phép qua biên giới hoặc khu vực phi thuế quan vào nội địa và
ngược lại những loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý”.
Cũng cần đề cập rằng, trước đây do BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009) chưa có quy định rõ nên trong thực tế hành vi buôn bán hàng giả và hành vi
buôn bán một số loại hàng cấm qua biên giới bị xử lý về tội buôn lậu. Tuy nhiên,
theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi buôn bán
trái phép một số loại hàng cấm, hàng giả qua biên giới không bị xử lý về tội buôn
lậu mà xử lý về tội danh tương ứng là tội buôn bán hàng cấm hoặc tội buôn bán
hàng giả ở dấu hiệu định khung tăng nặng “buôn bán qua biên giới”.[40]
2.1.2. Khái niệm tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
Tình hình tội phạm là đối tượng nghiên cứu cơ bản, đầu tiên của tội phạm học.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm là khái niệm còn đang có sự tranh luận nhất định,
chưa thống nhất hoàn toàn về thuật ngữ cũng như nội hàm, đặc biệt là các thông số
28
của tình hình tội phạm. Có thể thấy rằng, khái niệm tình hình tội phạm được hình thành
và hoàn thiện theo thời gian cùng với các công trình nghiên cứu lý luận, đánh dấu sự
chuyển mức độ nhận thức từ sự kiện, hành vi và khái niệm tội phạm đơn nhất đến một
khái niệm khái quát và phức tạp hơn. [73, tr.54]
Theo tác giả Dương Tuyết Miên: “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận
động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra
trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định”. [28, tr.79] Khái niệm
này có nhiều điểm tương đồng với quan điểm của giáo trình tội phạm học của
trường Đại học Luật Hà Nội.
Theo giáo trình tội phạm học của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh, “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang
tính giai cấp, luôn thay đổi theo quá trình lịch sử, được thể hiện bằng tổng thể thống
nhất các tội phạm xảy ra trong một không gian, thời gian nhất định”. Khái niệm này
cho rằng tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội bao gồm tổng thể thống nhất các
tội phạm xảy ra trong một giới hạn không gian và thời gian chứ không phải từng hành
vi phạm tội riêng lẻ và đây là một hiện tượng có tính lịch sử, tính trái pháp luật hình sự,
tính giai cấp. [32, tr.134]
Theo PGS. TS. Phạm Văn Tỉnh,“Tình hình tội phạm là hiện tượng tâm - sinh
lý - xã hội tiêu cực, vừa mang tính lịch sử và lịch sử cụ thể, vừa mang tính pháp lý
hình sự với hạt nhân là tính giai cấp, được biểu hiện thông qua tổng thể các hành vi
phạm tội cùng chủ thể thực hiện các hành vi đó trong một đơn vị thời gian và không
gian nhất định”.[53, tr.74] Khác với cách tiếp cận trên (tập trung vào việc chỉ ra các
thông số của tình hình tội phạm), khái niệm này mô tả các đặc điểm (thuộc tính) của
tình hình tội phạm. Theo đó, tình hình tội phạm được xác định là một hiện tượng xã
hội mang nhiều đặc điểm: đặc điểm tâm – sinh lý tiêu cực, đặc điểm lịch sử, đặc
điểm cụ thể, đặc điểm pháp lý hình sự, đặc điểm giai cấp.
Cũng với cách tiếp cận như trên, khái niệm: “Tình hình tội phạm là một hiện
tượng xã hội, pháp lý- hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp
bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc
gia) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định”. Với khái niệm này, tình hình
tội phạm là hiện tượng xã hội gồm các đặc điểm sau: đặc điểm pháp lý hình sự, đặc
điểm lịch sử, đặc điểm giai cấp. [73, tr.61]
29
Trong các quan điểm trên, quan điểm thứ tư theo tác giả là toàn diện và đầy đủ
nhất. Một mặt vừa nêu lên được bản chất của hiện tượng xã hội đang diễn ra trong
xã hội, mặt khác bao hàm được nội dung phản ánh của hiện tượng tội phạm là một
tổng thể hoàn chỉnh bao gồm các nội dung cấu thành tổng thể đó, mối liên hệ của
các yếu tố trong tổng thể, mối liên hệ của tổng thể đó với bên ngoài là các quá trình,
hiện tượng xã hội khác.
Tình hình tội phạm phát sinh trong giai đoạn nhất định của xã hội loài người, khi
môi trường xã hội hội đủ các yếu tố cần thiết để tội phạm ra đời. Sau khi ra đời, tình
hình tội phạm phải được sự chấp nhận của môi trường xã hội để tồn tại trong đó. Bản
chất của nó mang nội dung xã hội, chống lại quy chuẩn xã hội, do con người sống
trong xã hội thực hiện, có nguyên nhân từ chính môi trường xã hội, gây hại cho đời
sống xã hội. Đó phải là hiện tượng xã hội chứ không thể là hiện tượng nào khác.
Tình hình tội phạm không phải là hiện tượng thúc đẩy sự phát triển xã hội mà
là hiện tượng xã hội tiêu cực, đối ngược lại các quy chuẩn chung, chuẩn mực đảm
bảo cho sự tồn tại, phát triển của xã hội, vì vậy cần phải phòng ngừa tình hình tội
phạm. Hậu quả của tình hình tội phạm để lại cho xã hội rất lớn, đó không chỉ là thiệt
hại về thể chất, vật chất, tinh thần mà còn làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã
hội. Tình hình tội phạm cũng mang tính pháp lý - hình sự. Luật hình sự quy định
những hành vi bị coi là tội phạm và với nguyên tắc “Nullum crimen sine lege”
(không có tội khi không có luật), những hành vi nguy hiểm nhưng chưa được luật
hình sự quy định thì không bị coi là tội phạm. Trên quan điểm của chính sách hình
sự, hoạt động tội phạm hóa, phi tội phạm hóa, hình sự hóa, phi hình sự hóa đều tác
động đến “bức tranh” tổng thể của tình hình tội phạm.
Tình hình tội phạm phát sinh và tồn tại trong xã hội có giai cấp, nên tình hình tội
phạm mang tính giai cấp. Tính giai cấp thể hiện trong việc Nhà nước, đại diện cho giai
cấp thống trị, quy định những hành vi nào là tội phạm. Nhà nước sử dụng luật hình sự
như một công cụ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp đang nắm giữ quyền lực chính trị và
điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội theo định hướng của giai cấp thống trị.
Xã hội luôn vận động, phát triển và thay đổi, tình hình tội phạm phải chịu sự
tác động của các quá trình xã hội, hiện tượng xã hội khác. Trong những hoàn cảnh
cụ thể khác nhau, tình hình tội phạm có thực trạng (mức độ), cơ cấu, diễn biến và
tính chất khác nhau. Đây là đặc điểm cần phải nhận thức một cách biện chứng để
30
khi nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra trong phòng ngừa tội phạm phải chỉ ra được
đâu là nguyên nhân tạo ra sự thay đổi đó từ trong chính các quá trình xã hội, hiện
tượng xã hội xảy ra trong môi trường của chính xã hội cụ thể tạo ra tình hình tội
phạm mà chúng ta đang khảo sát.
Tình hình tội phạm là tổng thể thống nhất của các tội phạm đã xảy ra trong
một khoảng thời gian và không gian nhất định. Tổng thể thống nhất này được biểu
hiện bằng các nội dung, bộ phận cấu thành và mối quan hệ qua lại biện chứng của
các yếu tố cấu thành. Khi ta chia nội dung của tình hình tội phạm thành các tiêu chí
như thực trạng (mức độ), diễn biến, cơ cấu, tính chất đó là cách để nhận thức có hệ
thống. [32, tr.174]
Từ những phân tích như trên, có thể xây dựng khái niệm tình hình tội buôn lậu
trên địa bàn miền Đông Nam Bộ như sau: “Tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ là hiện tượng xã hội tiêu cực mang tính pháp lý - hình sự, tính lịch
sử, tính giai cấp bao gồm hệ thống tổng thể các tội buôn lậu đã xảy ra trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ trong khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy, khi nghiên cứu tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam
Bộ, nhà nghiên cứu có thể giới hạn những khoảng thời gian nhất định để làm rõ
được tính lịch sử của hiện tượng này cũng như các thông số của nó. Ngoài ra, tình
hình tội phạm là hiện tượng xã hội, khi nghiên cứu, giải quyết về tình hình tội phạm
của địa bàn nào đó phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng,
quá trình xã hội diễn ra trên địa bàn đó, phải chỉ ra được nguyên nhân tình hình tội
phạm trong mối quan hệ qua lại với các quá trình kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo
dục..., những đặc điểm riêng có của địa phương đó tác động đến tình hình tội phạm.
Ngược lại khi tổ chức các biện pháp phòng ngừa phải thấy được tác dụng phòng
ngừa tội phạm trong chính các giải pháp về kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục để
triển khai nó cùng với các biện pháp chuyên biệt trong một tổng thể mang lại hiệu
quả lâu dài, ổn định bền vững.
Tình hình tội phạm là đối tượng nghiên cứu cơ bản, đầu tiên, mọi nghiên cứu để
giải quyết về một tình hình tội phạm cụ thể phải được xuất phát từ chính tình hình tội
phạm đó, các vấn đề nghiên cứu khác như nguyên nhân điều kiện, nhân thân người
phạm tội, nạn nhân đều phải xuất phát từ thực tiễn của tình hình tội phạm. Có như vậy
mới đảm bảo được tính thực tiễn, công trình có giá trị áp dụng trên thực tế.
31
Tình hình tội phạm là hệ thống tổng thể các tội phạm đã xảy ra, phần lớn trong
đó đã được phát hiện, xử lý và đưa vào thống kê tội phạm gọi là phần tội phạm rõ,
phần còn lại của tội phạm đã xảy ra nhưng vì lý do nào đó chưa bị phát hiện, xử lý
và chưa được đưa vào thống kê tội phạm gọi là phần tội phạm ẩn.
2.2. Phần rõ (phần hiện) của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ
2.2.1. Mức độ (thực trạng) của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ
Trong những năm gần đây, tình hình tội buôn lậu ở nước ta nói chung và ở
khu vực miền Đông Nam Bộ nói riêng diễn biến phức tạp với những phương thức,
thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Mức độ của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ thể hiện qua các bảng, biểu thống kê sau đây:
Bảng 2.1. Số vụ và số người phạm tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam
Bộ (2011 – 2020)
Năm Số vụ Số người phạm tội
2011 21 40
2012 21 38
2013 12 25
2014 23 38
2015 14 36
2016 18 41
2017 7 18
2018 15 49
2019 12 37
2020 8 35
Tổng cộng 151 357
Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho thấy, tổng số vụ án
buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ trong 10 năm qua là 151 vụ với tổng số
người phạm tội là 357 người. Tỷ lệ số người phạm tội trên số vụ án cho thấy, các vụ án
32
buôn lậu thường có đồng phạm, số người phạm tội trung bình của các vụ án buôn lậu là
2 người. Số lượng các vụ án buôn lậu phát hiện và xử lý nhiều nhất là năm 2014 với 23
vụ. Số người phạm tội buôn lậu bị phát hiện và xử lý nhiều nhất là năm 2018 với 49
người. Nhìn chung, số vụ án và số người phạm tội chưa có xu hướng giảm ổn định.
Bảng 2.2. Số vụ và số người phạm tội buôn lậu trên địa bàn các tỉnh của miền
Đông Nam Bộ (2011 – 2020)
Năm
TP. Hồ Chí
Minh
Bình Phước
Bình
Dương
Tây Ninh Đồng Nai
Bà Rịa -
Vũng Tàu
Số
vụ
Số
người
Số
vụ
Số
người
Số
vụ
Số
người
Số
vụ
Số
người
Số
vụ
Số
người
Số
vụ
Số
người
2011 7 17 1 1 0 0 13 22 0 0 0 0
2012 8 18 2 3 0 0 11 17 0 0 0 0
2013 3 7 0 0 0 0 9 18 0 0 0 0
2014 11 15 2 2 0 0 10 21 0 0 0 0
2015 7 12 0 0 0 0 7 24 0 0 0 0
2016 6 18 1 1 0 0 11 22 0 0 0 0
2017 5 16 0 0 0 0 2 2 0 0 0 0
2018 10 29 1 4 0 0 4 16 0 0 0 0
2019 9 29 1 1 0 0 2 7 0 0 0 0
2020 3 27 0 0 1 1 2 3 0 0 2 4
Tổng
cộng
69 188 8 12 1 1 71 152 0 0 2 4
Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Theo bảng thống kê trên, trong vòng 10 năm, từ năm 2011 – 2020, tội buôn
lậu xảy ra tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh với 69 vụ và 188 người phạm tội
buôn lậu, Tây Ninh với 71 vụ và 152 người phạm tội buôn lậu và, tiếp theo là Bình
Phước với 8 vụ và 12 người phạm tội buôn lậu.
Đáng chú ý là xuyên suốt số liệu thống kê trong 10 năm, ở địa bàn tỉnh Đồng Nai
không có vụ án buôn lậu nào bị đưa ra xét xử; tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương
số vụ án buôn lậu bị đưa ra xét xử rất ít, Bà Rịa – Vũng Tàu với 2 vụ và 4 người phạm
33
tội buôn lậu, tại Bình Dương con số này là 1 vụ với 1 người phạm tội buôn lậu. Số liệu
này cho thấy sự đáng lo ngại về khả năng phát hiện và xử lý tội phạm ở các địa bàn đã
nêu. Điều này cũng phản ánh tỷ lệ ẩn cao của tội buôn lậu và tác giả sẽ phân tích vấn
đề này ở phần ẩn của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
Bảng 2.3. Tỷ trọng tội buôn lậu so với tổng số tội xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ (2011 - 2020)
Năm
Số vụ Số người
Tội buôn
lậu
Chương
XVIII
(Các tội
xâm phạm
TTQLKT)
Tỷ lệ
(%)
Tội buôn
lậu
Chương
XVIII
(Các tội
xâm phạm
TTQLKT)
Tỷ lệ
(%)
2011 21 136 15.44% 40 268 14.93%
2012 21 199 10.55% 38 324 11.73%
2013 12 214 5.61% 25 350 7.14%
2014 23 258 8.91% 38 410 9.27%
2015 14 266 5.26% 36 471 7.64%
2016 18 166 10.84% 41 308 13.31%
2017 7 83 8.43% 18 171 10.53%
2018 15 181 8.29% 49 412 11.89%
2019 12 240 5.00% 37 444 8.33%
2020 8 279 2.87% 35 531 6.59%
Tổng
cộng
151 2022 7.47% 357 3689 9.68%
Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Xét trong tổng số tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xảy ra trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ trong 10 năm qua, số vụ buôn lậu chiếm tỷ lệ 7.47%; trong khi
đó, số người phạm tội buôn lậu chiếm tỷ lệ 9.68% trong tổng số người phạm tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Điều này cho thấy, trong các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế, tội buôn lậu là một loại tội tương đối phổ biến.
34
Bảng 2.4. Hệ số người phạm tội buôn lậu so với diện tích và dân cư trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ (2011 - 2020)
Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban dân số
Hệ số người phạm tội buôn lậu so với diện tích cho thấy thành phố Hồ Chí
Minh là địa phương có hệ số cao nhất với khoảng 0.09 người phạm tội tương ứng
với 1km2, tiếp đến là Tây Ninh khoảng 0.04 người, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng
Tàu khoảng 0.002, Bình Dương khoảng 0.0004 người phạm tội tương ứng với
1km2; so với dân cư thì Tây Ninh là địa bàn có hệ số cao nhất với 13 người phạm
tội tương ứng với 100.000 dân, tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh với 2 người,
Bình Phước với 1 người, Bà Rịa – Vũng Tàu với 0.35 người và Bình Dương với
0.04 người phạm tội buôn lậu tương ứng với 100.000 dân.
Địa bàn
Diện
tích
(km2)
Dân số
(người)
Số người
phạm tội
Hệ số người
phạm tội so
với diện tích
(người/km2)
Hệ số người
phạm tội so với
dân cư
(người / 100.000
dân)
TP. Hồ Chí Minh 2,095 8,993,082 188 0.08974 2
Bình Phước 6,857 994,679 12 0.00175 1
Bình Dương 2,695 2,426,561 1 0.000371058 0.04
Tây Ninh 4,029 1,169,165 152 0.03773 13
Đồng Nai 5,903 3,097,107 0 0 0
Bà Rịa - Vũng Tàu 1,985 1,148,313 4 0.002015113 0.35
Đông Nam Bộ 23,564 17,828,907 357 0.01515 2
35
Bảng 2.5. Cấp độ nguy hiểm của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn các tỉnh
thuộc miền Đông Nam Bộ (2011 - 2020)
Địa bàn
Thứ bậc nguy
hiểm xét theo
diện tích
(1)
Thứ bậc nguy
hiểm xét theo
dân số
(2)
Hệ số
tiêu cực
(1+2)
Cấp độ
nguy hiểm
TP. Hồ Chí Minh 2 2 4 2
Bình Phước 3 3 6 3
Bình Dương 5 5 10 5
Tây Ninh 1 1 2 1
Đồng Nai 0 0 0 0
Bà Rịa - Vũng Tàu 4 4 8 4
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Căn cứ vào bảng thống kê về cấp độ nguy hiểm, nếu xét về số vụ phạm tội
trên diện tích thì tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có tính nguy hiểm
cao nhất, tiếp theo là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu và
Bình Dương. Xét về số người phạm tội trên số dân, tình hình tội buôn lậu ở Tây
Ninh cũng có tính nguy hiểm cao nhất, tiếp theo là thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương. Tổng hợp về tính nguy hiểm tính theo
cả diện tích và dân số, tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có tính
nguy hiểm cao nhất, tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Phước, Bà
Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương.
2.2.2. Cơ cấu của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
2.2.2.1. Cơ cấu tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ so với
cả nước (cơ cấu ngoài)
Miền Đông Nam Bộ nước ta gồm có 01 thành phố và 5 tỉnh, bao gồm: thành
phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây
Ninh. Phía Tây và Tây - Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long nơi có tiềm năng lớn
về nông nghiệp, là vựa lúa lớn nhất nước ta; phía Đông và Đông Nam giáp biển
Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi cho việc xây dựng
36
các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực
và quốc tế; phía Tây Bắc giáp với Campuchia có các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh
Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar. Với
điều kiện vị trí địa lý, giao thông đi lại thuận tiện cũng chính là điều kiện thuận lợi
cho tội phạm buôn lậu xảy ra phức tạp tại khu vực này.
Bảng 2.6. Tỷ trọng số vụ, số người phạm tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ so với cả nước (2011 - 2020)
Năm
Số vụ Số người
Miền Đông
Nam Bộ
Cả
nước
Tỷ lệ
(%)
Miền
Đông
Nam Bộ
Cả nước Tỷ lệ (%)
2011 21 89 23.60% 40 141 28.37%
2012 21 73 28.77% 38 126 30.16%
2013 12 88 13.64% 25 151 16.56%
2014 23 90 25.56% 38 165 23.03%
2015 14 101 13.86% 36 162 22.22%
2016 18 105 17.14% 41 204 20.10%
2017 7 88 7.95% 18 136 13.24%
2018 15 36 41.67% 49 84 58.33%
2019 12 24 50.00% 37 85 43.53%
2020 8 19 42.11% 35 74 47.30%
Tổng
cộng
151 713 21.18% 357 1328 26.88%
Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Xét về cơ cấu vụ và người phạm tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
và cả nước trong 10 năm qua, có thể thấy tình hình tội buôn lậu trên địa bàn này rất
đáng lo ngại, chiếm 21.18% so với cả nước về số vụ buôn lậu và 26.88% so với cả
37
nước về số người buôn lậu. Điều này càng cho thấy việc nghiên cứu để phòng ngừa
tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
Nếu việc phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn này hiệu quả sẽ kéo theo
việc làm giảm 1/5 tổng số vụ án buôn lậu trên cả nước.
2.2.2.2. Cơ cấu tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo
khu vực hành chính
Bảng 2.7. Cơ cấu tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo
đơn vị hành chính (2011 - 2020)
Đơn vị
Số
vụ
Tỷ
trọng
TP. Hồ Chí
Minh
69 45.70%
Bình Phước 8 5.30%
Bình Dương 1 0.66%
Tây Ninh 71 47.02%
Đồng Nai 0 0.00%
Bà Rịa -
Vũng Tàu
2 1.32%
Đông Nam
Bộ
151 100%
Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Căn cứ theo Bảng 2.7 về cơ cấu tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ theo đơn vị hành chính từ năm 2011 đến 2020, có thể thấy cơ cấu tội buôn
lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ có sự phân biệt rõ rệt. Trong đó tại Tây Ninh
và thành phố Hồ Chí Minh là 2 khu vực có số lượng tội buôn lậu bị cơ quan chức
năng đưa ra xét xử cao nhất và mức độ tăng giảm không đồng đều qua các năm. Cụ
thể, tại Tây Ninh tình hình tội buôn lậu bị cơ quan chức năng xử lý ở mức cao nhất.
Trong vòng 10 năm kể từ 2011 đến năm 2020, tại Tây Ninh tổng số vụ bị xử lý là
71 vụ, chiếm tỷ lệ 47.02%; tại thành phố Hồ Chí Minh là 69 vụ, chiếm tỷ lệ 45.7%;
tại Bình Phước là 8 vụ, chiếm tỷ lệ 5.3%; Bà Rịa - Vũng Tàu 2 vụ, chiếm tỷ lệ
1.32%; Bình Dương 1 vụ, chiếm tỷ lệ 0.66%. Tại tỉ... sân bay, Võ Ngọc Phượng tìm gặp và nhờ Nguyễn Minh Đức (công chức
Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài) và Nguyễn Quang Hưng (Đội phó Đội
Thủ tục hành lý nhập khẩu) tạo điều kiện giúp cho việc vận chuyển qua cổng kiểm
soát mà không khai báo hải quan.
Từ ngày 20/05/2011 đến ngày 19/12/2012, Võ Ngọc Phượng đã nhập lậu vào
Việt Nam 9.676,56kg trị giá 63.147.261.206,67 đồng không khai báo hải quan48.
- Công ty TNHH Vĩnh Hảo có chức năng sửa chữa, mua bán máy vi tính và linh kiện,
lắp ráp máy vi tính. Lý Quân Kiệt (giám đốc công ty) đã có hành vi gian dối, với
thủ đoạn nhập khẩu bàn phím máy vi tính từ Hồng Kông về Việt Nam là loại hàng
có giá trị thấp nhưng Kiệt đã mua 300 máy laptop có giá trị cao đóng vào phần
trong cùng của container khi lập hồ sơ mua bán, vận chuyển và khai báo hải quan.
Kiệt đã chỉ đạo cho nhân viên đánh máy vào tờ khai với cơ quan Hải quan cửa khẩu
nhưng không kê khai 300 chiếc laptop nêu trên và cũng không làm văn bản bổ sung
hồ sơ kê khai hàng hoá trước khi làm thủ tục hải quan49.
- Võ Thị Hằng Ni là giám đốc công ty Lập Cường đã liên lạc và thuê Huỳnh Chí
Cường làm thủ tục Hải quan và nhờ Cường tìm cách khai báo số lượng hàng hoá
giảm xuống khoảng 50% để trốn thuế50.
- Phạm Văn Thành đã thuê Công ty TNHH TMDV Giao nhận QNN làm thủ tục nhập
khẩu phế liệu về Việt Nam. Nhưng khi kiểm tra Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn
khu vực 1 phát hiện trong 36 mặt hàng chỉ có 1 mặt hàng đúng như khai báo, đó là:
48 Bản án số: 317/2015/HSST, ngày 26/8/2015
49 Bản án số: 237/2010/HSST, ngày 25/8/2011
50 Bản án số: 305/2011/HSST, ngày 19/9/2011
53
400 kg phế liệu nhựa trị giá 933.200 đồng, còn lại 35 loại hàng hoá không khai báo
gồm 22 tấn hạt nhựa nguyên sinh PP, phụ tùng xe ô tô, 13 mặt hàng xe ô tô các loại
mới 100%, 07 mặt hàng xe ô tô các loại đã qua sử dụng, 14 mặt hàng đồ dùng trẻ
sơ sinh. Phạm Văn Thành khai đã khai báo gian dối hàng hóa trị giá 1.524.270.410
đồng, Thành đã mua nhiều mặt hàng nhưng chỉ khai báo là nhựa phế liệu nhằm
mục đích trốn thuế nhập khẩu51.
- Phan Quang Vinh và Phan Thị Dạ Hương là các thành viên trong nhóm làm dịch vụ
giao nhận hàng hóa tại kho hàng của công ty TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn
Nhất (Kho TCS). Khi có khách hàng đến nhờ nhận hàng hóa từ nước ngoài gửi về
thì nhóm của Vinh sẽ nhận làm dịch vụ từ khâu: mở tờ khai hải quan, nhận hàng từ
kho TCS, cùng các bước kiểm tra hải quan theo quy định thay cho khách hàng.
Trong vụ án này, Phan Quang Vinh được một người phụ nữ tên Hoa nhờ làm dịch
vụ nhận 13 kiện hàng từ Hồng Kông về Việt Nam. Sau khi 13 kiện hàng trên về đến
kho TCS, Phan Quang Vinh và Phan Thị Dạ Hương đứng ra làm thủ tục giao nhận
toàn bộ lô hàng. Trong đó, Vinh là người trực tiếp làm thủ tục giấy tờ cho việc
nhận hàng và chỉ kê khai là quà biếu (như giày dép, quần áo, dầu nóng, túi xách, đồ
chơi trẻ em,) thay vì kê khai đúng mặt hàng thực tế là 844 điện thoại di động và
máy tính bảng trị giá hơn 9 tỷ đồng nhằm mục đích trốn thuế. Phan Thị Dạ Hương
là người thực hiện việc nhận hàng từ kho TCS ra. Tinh vi hơn, bọn chúng đã mượn
tên người khác (Kiền và Mai) để sử dụng làm thủ tục nhận hàng và có sự bàn bạc
giúp sức của Nguyễn Hoàng Minh là nhân viên công ty TNHH dịch vụ hàng hóa
Tân Sơn Nhất, Minh đã lấy hàng ra khỏi kho TCS không qua khu vực kiểm hóa và
ký giả chữ ký chủ hàng vào phiếu xuất kho ở mục người nhận hàng. Các tờ khai hải
quan Vinh chỉ điền các thông tin về người nhận hàng (Kiền và Mai), địa chỉ thường
trú của người nhận hàng, chữ “Gift” (quà tặng), còn các mục khác đều bỏ trống
thông tin, mục chữ ký của người khai báo, Vinh tự ký tên Kiền và Mai52.
Hành vi cất giấu hàng hóa trong người, trong phương tiện vận tải, trốn tránh
sự kiểm tra, kiểm soát hải quan khi đi qua biên giới, cửa khẩu. Thủ đoạn này
thường được đối tượng buôn lậu áp dụng đối với hàng hóa nhỏ gọn, giá trị cao (như
vàng bạc, thuốc lá ngoại, ngoại tệ, điện thoại di động, sừng tê giác) và thường xảy
51 Bản án số: 312/2016/HSST, ngày 29/8/2016
52 Bản án số: 402/2017/HSST, ngày 01/12/2017
54
ra trên tuyến biên giới đường bộ, đường hàng không. Sau đó bọn chúng tập kết
hàng tại 1 địa điểm trong nội địa để phân phối ra thị trường trong nước. Điển hình
là vụ Nguyễn Thị Thuỳ Dung và đồng phạm đã nhập lậu và tiêu thụ tại thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận từ tháng 08/2004 đến khi bị phát hiện (tháng
6/2005) với số lượng lớn là 17.953 điện thoại di động hiệu Samsung, Sony Ericson,
Motorola trị giá hơn 3 triệu USD53.
- Mai Thị Kim Thoa làm việc cho một người Camphuchia tên Key Thye với công
việc nhận vàng nữ trang được đưa trái phép từ Campuchia vào Việt Nam và đã bị
Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt quả tang cùng toàn
bộ tang vật là 01 thùng carton có quấn băng keo trong bên ngoài, bên trong là vàng
nữ trang trị giá hơn 8 tỷ đồng54.
- Thang Kuy Kev cùng Keng Pichy (đều mang quốc tịch Campuchia) đi xe Suzuki
Smash, biển kiếm soát 1AA-8481 Pnumpeenh đem theo 526.880.000 VNĐ, 11
vòng, 08 đoạn dây, 02 khoen, 02 bông tai, 04 mặt dây chuyền vàng và 58.500 RIA
(tiền Campuchia) đến cửa khẩu Hoa Lư để làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.
Để tránh bị các cơ quan chức năng của Việt Nam kiểm tra trước khi qua cửa khẩu,
Kuy Kev nhờ Keng Pichy cất giữ 60.000.000VNĐ, Kuy Kev cất giữ trong người
90.000.000 VNĐ, số tiền còn lại 376.880.000 VNĐ, 03 điện thoại di dộng hiệu
Nokia N73, 1200, 2626 (trong đó N73 là của Keng Pichy), 58.500 RIA cùng 11
vòng vàng, 08 đoạn dây, 02 khoen, 02 bông tai và 04 mặt dây chuyền vàng Kuy
Kev dấu trong cốp xe môtô55.
- Ngày 25/06/2007, khi về đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trong lúc làm thủ tục
nhập cảnh Hoàng Văn Chung đã không khai báo hải quan. Qua kiểm tra hành lý,
Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã phát hiện 02 sừng tế giác mà Chung đã
cất giấu trong vali hành lý trên chuyến bay từ Nam Phi về Việt Nam để bán lại
kiếm lời56.
2.2. Thành lập và giải thể nhiều công ty, thuê người làm giám đốc, làm giả giấy
tờ hồ sơ xuất nhập khẩu, mua chuộc, đưa, nhận hối lộ của công chức hải quan
tiếp tay cho hành vi buôn lậu; xuất khống hóa đơn nhằm hợp thức hóa hàng lậu;
53 Bản án số: 422/2012/HSST, ngày 27/12/2012
54 Bản án số: 356/2017/HSST, ngày 29/9/2017
55 Bản án số: 34/2010/HSST, ngày 18/8/2011
56 Bản án số: 239/2014/HSST, ngày 18/6/2014
55
thành lập công ty “ma” lợi dụng nhiệm vụ được giao, lợi dụng danh nghĩa các
công ty khác nhau để buôn lậu thể hiện qua các vụ án sau:
- Tháng 03/2013, Trần Minh Luận thành lập Công ty TNHH giao nhận ABC Việt
Nam (Công ty ABC) kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Luận
thuê Nguyễn Trung Kiệt (con trai của Nguyễn Văn Khiêm, lái xe của Luận) đứng
tên giám đốc công ty, giao cho Nguyễn Thị Ngọc Hà làm thủ tục thành lập công ty
và giữ chức vụ kế toán; sử dụng nhà riêng tại số 23 Vân Côi, Phường 7, quận Tân
Bình, thành phố Hồ Chí Minh làm trụ sở chính của công ty. Tháng 03/2015, Luận
chỉ đạo Hà và Khiêm thành lập Công ty TNHH DCL (Công ty DCL), thuê Huỳnh
Kim Dũng (em vợ Khiêm) đứng tên giám đốc, Khiêm là thành viên góp vốn, Hà
mạo danh Huỳnh Kim Dũng để ký các giấy tờ pháp lý của công ty. Mọi hoạt động
của 02 công ty này do Luận chỉ đạo, điều hành. Luận bàn bạc với Nguyễn Cường
Thành Tín thành lập công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất khẩu Jos Tín Nguyễn
(Công ty Jos Tín Nguyễn) vào tháng 08/2014 và đứng tên giám đốc. Ngày
18/07/2015, Tín làm thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty, lấy tên Huỳnh
Kim Dũng là người đại diện theo pháp luật của công ty, nhưng thực chất Tín vẫn là
chủ sở hữu, điều hành mọi hoạt động của công ty, ký mạo danh Huỳnh Kim Dũng
trên các giấy tờ pháp lý của công ty.
Khoảng tháng 07/2015, sau khi mua gom hàng hóa tại Nhật Bản (Luận và
đồng phạm khai chủ hàng không xác định được), thuê hãng tàu vận chuyển về Việt
Nam, Luận chỉ đạo Hà sử dụng pháp nhân Công ty ABC khai báo bản khai hàng
hóa để nhập khẩu 12 cont’ hàng hóa (cấm nhập khẩu) cho các công ty: DLC và Cao
Dương, Khải Lợi (Tín cung cấp thông tin pháp lý của 02 công ty Cao Dương, Khải
Lợi cho Hà). Tín cung cấp thông tin cho hãng tàu T.S Lines khai báo Bản khai hàng
hóa nhập khẩu 06 cont’ hàng (cấm nhập khẩu) cho các Công ty Jos Tín Nguyễn,
DLC. Để che giấu hành vi nhập khẩu trái phép, Hà và Tín đã khai báo hải quan,
cung cấp thông tin cho hãng tàu T.S Lines khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu là
các loại hàng được phép nhập khẩu, như: Máy móc cũ thuộc diện được nhập khẩu,
bột cao lanh, giấy dán tường, bột đất sét, .
Từ ngày 21/08/2015 đến ngày 25/09/2015, hãng tàu T.S Lines vận chuyển 18
cont’ hàng hóa của Luận, Tín và đồng phạm từ Nhật Bản về Việt Nam qua các
Cảng tại thành phố Hồ Chí Minh; gửi hàng là các công ty Nhật Bản, nhận hàng là
56
các Công ty DLC (11 cont’), Cao Dương (02 cont’), Khải Lợi (02 cont’), và Jos Tín
Nguyễn (03 cont’). Toàn bộ hàng hóa trong 18 cont’ gồm: điều hòa, máy giặt, tủ
lạnh, nồi cơm điện đã qua sử dụng (thuộc hàng cấm nhập khẩu theo quy định của
luật pháp Việt Nam). Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh phát hiện toàn bộ hàng
hóa trong 18 cont’ là hàng vi phạm.
Như vậy, từ tháng 07/2015 đến tháng 09/2015, Trần Minh Luận chỉ đạo
Nguyễn Thị Ngọc Hà, Nguyễn Văn Khiêm và Nguyễn Cường Thành Tín (Giám
đôc Công ty Joss Tín Nguyễn) sử dụng pháp nhân Công ty ABC để làm dịch vụ
xuất nhập khẩu hàng hoá, sử dụng pháp nhân các Công ty DCL, Cao Dương, Khải
Lợi và Jos Tín Nguyễn để kê khai là chủ các lô hàng trái phép trong 18 cont’ gồm
hàng điện tử, hàng điện lạnh đã qua sử dụng (hàng cấm nhập khẩu) từ nước ngoài
về Việt Nam tiêu thụ. Theo kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự, trị giá 18
cont’ hàng hóa phạm pháp là 9.540.976.264 đồng.
Tiếp đến, Luận chỉ đạo Hà sử dụng pháp nhân Công ty TNHH thương mại
dịch vụ Nam Hà Sơn (Công ty Nam Hà Sơn do Luận thành lập) để đăng ký tờ khai
hải quan, lập hợp đồng ngoại (sales contract), hóa đơn thương mại (commercial
invoice), phiếu liệt kê hàng hóa (packing list) và các chứng từ pháp lý khác, đồng
thời ký giả tên người bán hàng trên các chứng từ, tài liệu để hợp thức hồ sơ nhập
khẩu lô hàng có 111 mặt hàng gồm: thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, phụ gia và
hóa chất tẩy rửa từ Nhật Bản về Việt Nam tiêu thụ, trong đó có 05 mặt hàng Công
ty Nam Hà Sơn kê khai trên tờ khai hải quan, trị giá hàng hóa kê khai là
791.387.110 đồng; 96 mặt hàng còn lại không khai báo trên tờ khai hải quan, trị giá
hàng hóa phạm pháp không khai báo nhập khẩu trái phép là 6.407.264.890 đồng
Từ ngày 29/4/2014 đến 4/6/2014, Công ty Bảo Trí (do Luận thành lập) nhập
khẩu 9 cont’ của các công ty Blue Ocean Express và Dat Nguyen, làm thủ tục hải
quan tại cảng cảng Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh và đăng ký làm thủ tục kiểm tra
nhà nước về an toàn thực phẩm tại Trung tâm 3. Hàng hoá nhập khẩu có nhiều loại
khác nhau, gồm: Thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng, bút bi, đá bật lửa,
giấy. Trong đó có thực phẩm dinh dưỡng Ensure ghi nhãn “Not tobe sold in
Vietnam or Mexico” chưa được Cục an toàn thực phẩm (ATTP) cấp “Xác nhận
công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm” theo quy định. Luận đã chỉ đạo, giao
cho Hà, Khiêm làm thủ tục hải quan, đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá. Hà đã
57
khai báo, mở tờ khai hải quan, tự lập hợp đồng ngoạiToàn bộ hàng hoá đã được
Trung tâm 3 và Chi cục Hải quan Cát Lái giải quyết, bàn giao cho doanh nghiệp
đem hàng về kho để bảo quản, làm thủ tục kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm
trước khi được xem xét thông quan.
Quá trình làm thủ tục hải quan, vì muốn công chức hải quan tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình kiểm hóa, Luận chỉ đạo Hà, Khiêm tìm cách tiếp cận và
đưa hối lộ cho Nguyễn Hoàng Sơn (công chức Chi cục Hải quan cảng Cát Lái)
90.000.000 đồng để Sơn tạo điều kiện thông quan 02 lô hàng của Công ty Bảo Trí.
Tuy nhiên, sau khi được cơ quan Hải quan cho Công ty đem hàng về kho để bảo
quản, chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành và làm thủ tục thông quan thì Luận, Hà và
Khiêm đã đem toàn bộ số thực phẩm là sữa Ensure ghi nhãn “Not to be sold in
Vietnam and Mexico” nêu trên bán cho các đối tượng tiêu thụ trong nước. Trị giá
hàng hoá vi phạm được xác định theo trị giá hải quan là 3.133.711.880 đồng.
Như vậy, Trần Minh Luận và đồng phạm đã thành lập nhiều công ty với chức
năng, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, trực tiếp đứng tên giám đốc hoặc thuê người
khác làm giám đốc công ty, đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty, thay đổi người đại
diện theo pháp luật của công ty V/v.. nhưng thực chất hoạt động của các công ty
này đều do Luận điều hành. Từ năm 2010 đến năm 2014 Luận và Nguyễn Cường
Thành Tín đã thành lập các công ty Bảo Trí, Nam Hà Sơn, ABC, DLC (Luận thành
lập) và Công ty Jos Tín Nguyễn (Tín thành lập) và sử dụng pháp nhân của các công
ty Cao Dương, Khải Lợi để buôn lậu. Hành vi buôn lậu của Luận và đồng phạm
diễn ra trong một thời gian dài với trị giá hàng phạm pháp đặc biệt lớn mới bị phát
hiện và xử lý xuất phát từ thủ đoạn hoạt động buôn lậu của chúng như: không khai
báo; khai báo gian dối; giả mạo chữ ký; khi bị phát hiện thì lấy lý do gửi nhầm để
xin xuất khẩu hàng hóa trở lại; hàng hóa được đưa về kho của công ty để bảo quản,
chờ kết quả kiểm tra để thông quan thì bán ra thị trường nội địa để trục lợi; đưa và
nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ V/v..57
- Nguyễn Văn Sinh (Việt kiều Mỹ) và Đoàn Đức Thắng (đang bị A92 truy nã về tội
buôn lậu, thường sử dụng tên giả là Trần Minh Thắng, Trần Văn Thắng hoặc
Nguyễn Văn Thắng) thuê Vũ Mạnh Dũng làm giám đốc và Đỗ Thị Diệu Lợi – nhân
57 Bản án số: 379/2019/HSST, ngày 10/10/2019
58
viên kế toán thành lập Công ty TNHH DV XNK KAL để làm trung gian cho việc
nhập hàng hóa trái phép của Sinh và Thắng.
Năm 2010, Nguyễn Văn Sinh thành lập Công ty An Khang Lạc và làm giám
đốc Công ty An Khang Lạc đến ngày 21/3/2012 thì thay đổi đăng ký kinh doanh,
thuê Vũ Mạnh Dũng là đối tượng không có nghề nghiệp làm giám đốc. Để tránh bị
cơ quan chức năng phát hiện và thuận tiện cho việc tiêu hủy các tài liệu chứng cứ
liên quan đến các phi vụ buôn lậu, Sinh tiến hành giải thể Công ty TNHH MTV An
Khang Lạc thành lập Công ty TNHH Nông ngư cơ Thắng Lợi hoạt động đến tháng
7/2013 thì ngưng hoạt động để thành lập Công ty KAL. Cả 02 công ty thành lập sau
Sinh, Thắng đều thuê Vũ Mạnh Dũng làm giám đốc. Ngoài Vũ Mạnh Dũng thì Đỗ
Thị Diệu Lợi cũng do Nguyễn Văn Sinh tuyển dụng và dã làm việc cho công ty mà
Sinh và đồng phạm lập ra nhằm mục đích buôn bán phụ tùng xe đầu kéo. Lợi có vai
trò bán hàng, quản lý thu chi tài chính của công ty, báo cáo, gửi email, chuyển tiền
sang Mỹ cho Sinh và làm các công việc cụ thể khác do Sinh chỉ đạo. Với thủ đoạn
này, Sinh và Thắng đã nhập lậu tổng công 27 cont’ phụ tùng xe đầu kéo đã qua sử
dụng trị giá 5.618.395.000 đồng nhưng khai báo với hải quan là máy xúc, máy phát
điện đã qua sử dụng, cần trục, máy tiện, máy hàn
Đây là vụ án buôn lậu có tổ chức, các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội diễn
ra trong một thời gian dài, dưới sự điều hành của các đối tượng ở nước ngoài mà
các bị cáo Vũ Mạnh Dũng, Đỗ Thị Diệu Lợi, Lê Công Hớn, Nguyễn Văn Bình đều
là những đồng phạm giúp sức tích cực58.
- Tháng 6/1996 Công ty Thiên Minh (chức năng mua bán, đại lý hàng ký gửi, cung
ứng xuất khẩu, hàng kim khí điện máy, điện lạnh, điện tử, công nghệ phẩm, văn
phòng phẩm do ông Lê Kiên Thành làm giám đốc; trụ sở tại Quận 7, thành phố
Hồ Chí Minh) tuyển dụng Nguyễn Trọng Kỳ làm cửa hàng trưởng, sau là Phó giám
đốc Công ty Thiên Minh - kiêm giám đốc chi nhánh. Sau khi phát hiện chi nhánh
công ty thua lỗ, ông Thành có ý định giải thể chi nhánh thì Nguyễn Trọng Kỳ xin
ông Thành cho Kỳ nhận khoán kinh doanh độc lập với công ty và được sử dụng
pháp nhân, tài khoản của công ty để hoạt động, mỗi tháng Kỳ nộp cho công ty
10.000.000 đồng quản lý phí. Do đó, kể từ tháng 01/2001 đến tháng 7/2006 chi
nhánh kinh doanh độc lập và Kỳ là người chỉ đạo, quyết định mọi hoạt động của chi
58 Bản án số: 250/2015/HSST, ngày 27/7/2015
59
nhánh nhưng sử dụng pháp nhân và tài khoản của công ty để giao dịch. Từ năm
2001 đến năm 2007, Nguyễn Trọng Kỳ đã lợi dụng các chuyến đi Singapore để dự
hội thảo, tập huấn sử dụng các mẫu hàng mới, dự triển lãm hội chợ để mua một số
mặt hàng máy văn phòng như máy photocpy, máy đèn chiếu và các phụ kiện rồi
chia nhỏ hàng ra nhờ khách du lịch mang ra sân bay không khai báo hải quan mang
về Việt Nam bán thu lời bất chính. Để che giấu hành vi phạm tội của mình, Kỳ đã
bỏ vốn thành lập công ty Hạ Đan, thuê người đứng tên giám đốc, phó giám đốc
công ty xuất khống hóa đơn bán hàng để hợp thức hóa số hàng buôn lậu; sử dụng
hoá đơn GTGT của các công ty khác nhau nhằm hợp thức hoá đầu vào hoá đơn xuất
khống cho công ty Thiên Minh. Bằng thủ đoạn này, chỉ tính riêng 10 chuyến đi
Singgapore trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2005, Kỳ đã buôn lậu các loại máy
chiếu và phụ kiện, máy photocopy và phụ kiện, máy tính tiền, máy fax, mực máy
photo, mực máy fax hiệu Sharp vào Việt Nam không khai báo Hải quan trị giá
2.237.805.000 đồng59.
- Trần Thanh Thảo rủ Bành Sĩ Thắng cùng nhập khẩu hàng hoá đã qua sử dụng (cấm
nhập khẩu) từ Nhật Bản về Việt Nam để tiêu thụ thu lợi. Tháng 07/2016, Thắng liên
hệ với Hạnh (bạn của Thắng định cư tại Nhật Bản) để mua 01 cont’ hàng hoá gồm:
máy lạnh, máy giặt, máy xử lý không khí, chén đĩa ly sành sứ (hàng hoá đã qua sử
dụng). Khi hàng về tới cảng Hiệp Phước, Trần Thanh Thảo cung cấp tài liệu về lô
hàng không đúng với số hàng thực tế nhập khẩu có trong cont’ và thuê Lê Quang
Phúc thực hiện dịch vụ nhập khẩu. Phúc soạn thảo Tờ khai hải quan đối với cont’
hàng nêu trên và sử dụng pháp nhân Công ty Huỳnh Khang (do Thảo cung cấp
thông tin) làm đại lý giao nhận, còn đơn vị nhập khẩu là Công ty TNHH Giấy Kraft
Vina (trụ sở tại Lô D-6A-CN, KCN Mỹ Phước 3, thị xã Bến Cát, Bình Dương),
hàng hóa khai báo là giấy bìa (theo yêu cầu của Thảo). Ngay sau khi hàng được vận
chuyển về tới kho, Trần Thanh Thảo thuê xe tải đến vận chuyển hàng hoá được bốc
từ Cont’ WFHU 5142305 đi tiêu thụ thì bị Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành
phố Hồ Chí Minh phối hợp lực lượng Bộ đội biên phòng thành phố Hồ Chí Minh
phát hiện bắt giữ. Số hàng hoá do Trần Thanh Thảo và Bành Sĩ Thắng vi phạm
gồm: 2.774 chén, đĩa, ly sành sứ; 09 tủ lạnh, 60 máy xử lý không khí; 209 cục lạnh
máy lạnh, 208 cục nóng máy lạnh, 08 máy giặt, 20 bộ loa, dàn âm thanh; 120 máy
59 Bản án số: 359/2010/HSST, ngày 27/12/2011
60
scan (tất cả các loại hàng hoá trên đều là hàng ngoại đã qua sử dụng thuộc danh
mục hàng cấm nhập khẩu) trị giá là 1.320.854.000 đồng.
Điều đáng nói trong vụ án này là kết quả xác minh của Phòng Cảnh sát kinh tế
Công an thành phố Hồ Chí Minh: tại cảng vụ Hiệp Phước không có bất cứ thông
tin, tài liệu nào về đại diện công ty Giấy Kraft Vina đến làm việc tại cảng để nhận
cont’ hàng trên; xác minh tại Công ty TNHH Giấy Kraft Vina, kết quả: công ty
không nhập hàng theo tờ khai hải quan của công ty Huỳnh Khang như nêu trên; xác
minh công ty Huỳnh Khang, kết quả: tại địa chỉ đăng ký không có công ty này hoạt
động, người đứng tên giám đốc công ty là Huỳnh Tấn Trung. Ông Trung là giáo
viên tại tỉnh Quảng Ngãi khai: trong 1 lần vào thành phố Hồ Chí Minh thì bị mất
chứng minh nhân dân. Bản thân ông không làm thủ tục thành lập và không biết gì
về Công ty Huỳnh Khang.
Như vậy, trong vụ án này, Thảo và Thắng đã sử dụng nhiều công ty với các
chức năng kinh doanh khác nhau và mỗi công ty được sử dụng phù hợp với mục
đích của từng khâu trong quá trình thực hiện hành vi buôn lậu: sử dụng công ty
TNHH Giấy Kraft Vina để nhập hàng lậu (máy lạnh, máy giặt, máy xử lý không
khí, chén đĩa ly sành sứ đã qua sử dụng nhưng khai báo hải quan là nhập khẩu
“giấy bìa”); đơn vị nhập khẩu là Công ty TNHH Giấy Kraft Vina, sử dụng pháp
nhân công ty Huỳnh Khang làm đại lý giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng
trên thực tế là công ty “ma” không tồn tại V/v.. bằng phương thức thủ đoạn này bọn
chúng đã qua mặt được các cơ quan quản lý nhà nước như: Chi cục hải quan hàng
đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, cụm cảng Hiệp Phước, 60.
- Nguyễn Thị Xuân Dung, được tuyển dụng làm Trưởng phòng XNK Công ty may
mặc xuất khẩu Pao Yuan Việt Nam, Dung đã lợi dụng nhiệm vụ được giao, móc nối
với Trần Trọng Cẩn bàn bạc, thoả thuận dùng hợp đồng may gia công của công ty
Pao Yuan nhập nguyên phụ liệu may gia công theo dạng hàng tạm nhập tái xuất
không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT để nhập lậu vải cho Trần Trọng Cẩn
tiêu thụ ở thị trường trong nước nhằm trục lợi61.
2.3. Lợi dụng hình thức tạm nhập – tái xuất hay nhập khẩu nguyên vật liệu để
sản xuất hàng xuất khẩu để buôn lậu thể hiện qua các vụ án sau:
60 Bản án số: 388/2018/HSST, ngày 26/10/2018
61 Bản án số: 179/2013/HSST, ngày 23/5/2013
61
- Trong khoảng thời gian từ tháng 03/2014 đến tháng 01/2015, Thái Huy (Chủ tịch
Hội đồng thành viên Công ty TNHH DNF Global) đã sử dụng pháp nhân của các
công ty gồm:
Thứ nhất, Công ty Tất Đạt về việc xin mở tờ khai tạm nhập lốp ô tô đã qua sử
dụng từ Hoa Kỳ để tái xuất theo hợp đồng được ký kết giữa Công ty Tất Đạt với
Công ty HMN INVESTMENT GROUP CO., LTD (Campuchia). Theo đó, 09 cont’
chứa 2.250 chiếc lốp xe ô tô đã qua sử dụng đã được thông quan, đồng thời lập biên
bản bàn giao hàng hoá cho công ty Tất Đạt để thực hiện việc tái xuất tại Chi cục Hải
quan cửa khẩu cảng Hoa Lư, tỉnh Bình Phước sang Campuchia.
Tuy nhiên, Thái Huy đã không làm thủ tục tái xuất mà đã liên hệ bán toàn bộ
số lốp ô tô đã qua sử dụng cho Công ty DVA trị giá 621.000.000 đồng. Công ty
DVA đã thanh toán hết số tiền cho Thái Huy bằng tiền mặt và đã xử lý toàn bộ số
lốp xe đã mua đốt ép lấy dầu.
Thứ hai, Công ty TNHH Lê Gia về việc tạm nhập 4.250 lốp ô tô đã qua sử
dụng (tương đương 429,58 tấn), đã hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập và đã
được bàn giao hàng chuyển cửa khẩu ngày 25/7/2014 để tái xuất tại chi cục hải
quan cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh sang Campuchia.
Tuy nhiên, cũng với thủ đoạn như trên, Thái Huy đã thuê công ty TNHH
TMDV Vận tải Tuấn Hiệp vận chuyển toàn bộ số lốp trên ra khỏi Cảng Sài Gòn
KV4 để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Cụ thể Thái Huy đã bán cho ông Lê Tiến
Dũng (chủ cơ sở Duy Chiến) 72,36 tấn, trị giá 195.392.000 đồng và bán cho Công
ty DVA 357,22 tấn, trị giá 1.071.660.000 đồng.
Thứ ba, Công ty Dịch vụ Việt về việc tạm nhập 10 container lốp xe ô tô đã
qua sử dụng và tiêu thụ 10 container chứa 2.000 lốp ô tô đã qua sử dụng (tương
đương 254,4 tấn) tại thị trường Việt Nam, trị giá 789.280.000 đồng; sử dụng pháp
nhân của Công ty DNF Global thực hiện hành vi tạm nhập 99 cont’ lốp xe đã qua sử
dụng và tiêu thụ hết 9.994 lốp ô tô đã qua sử dụng (tương đương 2.249,08 tấn) tại
thị trường Việt Nam, trị giá 5.291.840.000 đồng
Tổng số tiền thu được khi bán lốp xe ô tô cho các chủ thể kinh doanh trong
nước 7.969.172.000 đồng
Như vậy, Thái Huy (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH DNF
Global) đã lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất hàng hóa và sử dụng pháp nhân của
62
nhiều công ty khác nhau để làm thủ tục tạm nhập khẩu hàng nhưng thay vì phải tái
xuất theo quy định thì Huy đã liên hệ và bán hàng cho các doanh nghiệp trong nước
để trục lợi62.
- Thái Bình Duơng với ý định thành lập công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản
Thái Bình (công ty Thái Bình) để kinh doanh nông sản, nhưng không có cổ đông
góp vốn, nên tháng 02/2015, Dương nhờ thêm Nguyễn Ngọc Bình và Nguyễn Ngọc
Chinh đứng tên cổ đông góp vốn trên danh nghĩa để thành lập công ty Thái Bình.
Ngày 09/02/2015, công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí
Minh cấp mã số thuế: 0313133738. Sau đó, công ty Thái Bình thay đổi địa chỉ kinh
doanh, tư cách thành viên, vốn điều lệ 5 lần.
Dương kinh doanh đến khoảng tháng 07/2016, nhận thấy hình thức nhập hạt
điều từ Châu Phi về để sản xuất, xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Dương nảy
sinh ý định lợi dụng loại hình này để thực hiện hành vi nhập khẩu hạt điều nguyên
liệu về sản xuất một phần, một phần sẽ lén bán ra thị trường trong nước mà không
khai báo với cơ quan Hải quan. Đến tháng 08/2016, để thực hiện được ý định trên,
Dương thuê khu đất ở ấp Thái Dũng, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình
Phước của ông Phạm Trần Minh Đức, rồi mua, lắp đặt máy móc chế biến điều. Sau
đó, thông báo cơ sở sản xuất, nơi giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và sản
phẩm xuất khẩu gửi Chi cục Hải quan Chơn Thành để bảo đảm điều kiện được nhập
khẩu hạt điều sản xuất, xuất khẩu. Qua kiểm tra, Chi cục Hải quan Chơn Thành
nhận thấy công ty Thái Bình nhập khẩu và yêu cầu công ty thực hiện đúng quy định
về quản lý hàng hoá nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu.
Từ ngày 08/09/2016 đến 15/01/2018, Dương sử dụng tư cách pháp nhân công
ty Thái Bình đã nhiều lần mở tổng cộng 70 tờ khai hải quan nhập khẩu theo loại
hình E31 (nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu) tại Chi cục Hải quan Chơn
Thành để nhập khẩu 11.072.571kg hạt điều chưa bóc vỏ xuất xứ từ các nước Châu
Phi. Tổng trị giá hàng hoá là 440.109.362.821,15 đồng
Sau khi số lượng điều được thông quan, đang trên đường vận chuyển hoặc đã
vận chuyển về kho thì Dương lén bán cho nhiều người.
62 Bản án số: 281/2019/HSST, ngày 29/7/2019
63
Với mục đích ban đầu là nhập điều nguyên liệu về sản xuất để xuất khẩu một
phần, lén bán ra thị trường một phần, Dương thuê người chế biến một phần ra điều
nhân xuất khẩu để Chi cục Hải quan Chơn Thành không phát hiện hành vi lén bán
hạt điều nguyên liệu ra thị trường nội địa của mình. Đến cuối năm 2017, Dương đã
bán hết máy móc chế biến điều. Công ty Thái Bình của Dương khi này mới mở 02
tờ khai (ngày 30/11/2016 và 23/11/2017) theo loại hình E62 (xuất sản phẩm sản
xuất xuất khẩu) xuất khẩu 20.275,92kg nhân hạt điều với tổng trị giá là
4.728.931,10 đồng.
Số hạt điều đang tồn kho tại cơ sở sản xuất công ty Thái Bình là 441.389kg, trị
giá 19.240.115.091 đồng.
Tổng trị giá hàng hoá công ty Thái Bình mở tờ khai nhập khẩu là
440.109.362.821,15 đồng. Như vậy, trị giá hàng hoá buôn lậu là:
440.109.362.821,15 đồng - 4.728.931.728,10 đồng - 19.240.115.091 đồng =
416.140.316.002,5 đồng.
Dương xác định việc mua bán hạt điều Châu Phi sau khi nhập về Việt Nam là
mua bán sang tay, không làm hợp đồng, không xuất hoá đơn, giá cả mua bán lên
xuống thất thường nên có khi lời, có khi lỗ và do không ghi chép sổ sách theo dõi
nên Dương ước lượng đã thu lợi bất chính khoảng gần 1 tỷ đồng và số tiền này
Dương dùng hết vào việc tiêu xài cá nhân và chi trả lương cho công nhân. Việc
chuyển số điều nguyên liệu nhập khẩu sang tiêu thụ nội địa là do Dương tự quyết
định, tự thực hiện, không bàn bạc, không chia số tiền thu lợi cho các thành viên
khác của công ty, vì Dương chỉ nhờ đứng tên thành viên chứ những người này
không góp vốn, không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào của công ty.
Dương đã nhờ người đứng tên dùm để thành lập công ty cổ phần, những người
được Dương nhờ không góp vốn vào công ty, không biết việc Dương tự ý chuyển
mục đích sử dụng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế không đúng mục đích mà
không khai báo. Lợi nhuận thu được Dương cũng không chia cho các thành viên
của công ty. Toàn bộ hoạt động điều hành công ty đều do Dương thực hiện và chịu
trách nhiệm, nên căn cứ theo Điều 75 BLHS thì không đủ cơ sở truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại là công ty Thái Bình63.
63 Bản án số: 43/2019/HSST, ngày 26/11/2019
64
3. THU LỢI BẤT CHÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG BUÔN LẬU
Trong tổng số 43 vụ án buôn lậu đã khảo sát chỉ có 6 vụ là cơ quan chức năng có
đủ chứng cứ chứng minh người phạm tội thu lợi bất chính và số người thu lợi bất
chính trong 6 vụ án này là 10 người với tổng số tiền chưa đến 6 tỷ đồng. Cụ thể như
sau:
- Tịch thu số tiền Nguyễn Trọng Kỳ thu lợi bất chính là 433.132.000 đồng64
- Tịch thu số tiền Nguyễn Hoàng Mỹ thu lợi bất chính là 3.000.000 đồng65
- Tịch thu số tiền Đặng Yến Khang thu lợi bất chính là 30.000.000 đồng66
- Tịch thu số tiền Phan Thanh Giang thu lợi bất chính là 30.000.000 đồng67.
- Tịch thu số tiền Võ Ngọc Phượng thu lợi bất chính là 1.801.280.400 đồng68.
- Tịch thu số tiền Nguyễn Trung Công thu lợi bất chính là 68.850.000 đồng69.
- Tịch thu số tiền Nguyễn Quang Hưng thu lợi bất chính là 1.719.778.910
đồng70.
- Tịch thu số tiền Nguyễn Minh Đức thu lợi bất chính là 741.621.090 đồng71.
- Tịch thu số tiền Nguyễn Hoàng Sơn thu lợi bất chính là 90.000.000 đồng72.
- Tịch thu số tiền Thái Bình Dương thu lời bất chính là 830.000.000 đồng73.
Có thể thấy rằng, số tiền mà người phạm tội thu lời bất chính mà các cơ quan
chức năng chứng minh được chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với trị giá tang vật phạm pháp
mà các cơ quan chức năng đã bắt giữ được và càng ít hơn nhiều so với trị giá hàng
lậu do các cơ quan chức năng đã phát hiện, thu giữ, xử lý. Chẳng hạn, vụ Võ Ngọc
Phượng tổ chức buôn lậu yến sào với trị giá hàng lậu lên đến hơn 63 tỷ đồng nhưng
tài liệu, chứng cứ chỉ chứng minh được số tiền thu lợi bất chính chỉ vào khoảng 1,8
tỷ đồng; vụ Thái Bình Dương lợi dụng hình thức kinh doanh nhập hạt điều chưa bóc
vỏ từ các nước Châu Phi để sản xuất xuất khẩu trị giá hơn 416 tỷ đồng nhưng các cơ
quan chức năng chỉ chứng minh được số tiền thu lợi bất chính chỉ là 830 triệu đồng.
64 Bản án số: 359/2010/HSST, ngày 27/12/2011
65 Bản án số: 222/2012/HSST, ngày 27/12/2012
66 Bản án số: 375/2011/HSST, ngày 28/11/2011
67 Bản án số: 375/2011/HSST, ngày 28/11/2011
68 Bản án số: 317/2015/HSST, ngày 26/8/2015
69 Bản án số: 317/2015/HSST, ngày 26/8/2015
70 Bản án số: 317/2015/HSST, ngày 26/8/2015
71 Bản án số: 317/2015/HSST, ngày 26/8/2015
72 Bản án số: 379/2019/HSST, ngày 10/10/2019
73 Bản án số: 43/2019/HSST, ngày 26/11/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_toi_buon_lau_tren_dia_ban_mien_dong_nam_bo_viet_nam.pdf
- Trichyeu_NguyenDangPhu.pdf