HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐÀO HUY TOÀN
TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA NÔNG DÂN
VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
MÃ SỐ: 62 31 02 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Lại Quốc Khánh.
2. TS Tống Đức Thảo.
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lại Quốc Khánh và TS.Tống Đức
Thảo. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án l
172 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải bắc bộ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Đào Huy Toàn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết về tính tích cực chính trị của nông dân ......... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu về thực trạng, quan điểm và giải pháp nâng cao tính
tích cực chính trị của nông dân .................................................... 15
1.3. Thành tựu nghiên cứu và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.. . 31
Chƣơng 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA
NÔNG DÂN ................................................................................. 35
2.1. Khái niệm tính tích cực chính trị của nông dân ...................................... 35
2.2. Nội dung tính tích cực chính trị của nông dân ......................................... 45
2.3. Tiêu chí cơ bản để đánh giá tính tích cực chính trị của nông dân .......... 60
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA NÔNG
DÂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY
VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................................ 72
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng duyên hải Bắc
Bộ tác động đến tính tích cực chính trị của nông dân .................. 72
3.2. Thực trạng tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ
hiện nay và nguyên nhân .............................................................. 89
3.3. Dự báo tình hình và một số vấn đề đặt ra trong tính tích cực chính trị của nông
dân vùng duyên hải Bắc Bộ hiện nay ............................................ 108
Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO
TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA NÔNG DÂN VÙNG
DUYÊN HẢI BẮC BỘ ............................................................. 113
4.1. Quan điểm cơ bản về nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân vùng
duyên hải Bắc Bộ ........................................................................ 113
4.2. Giải pháp chủ yếu để nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân vùng
duyên hải Bắc Bộ ........................................................................ 116
KẾT LUẬN .................................................................................................. 151
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................... 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 154
PHỤ LỤC.....................................................................................................169
DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang
Biểu số 1: NSLĐ của các khu vực kinh tế theo giá hiện hành ............................ 76
Biểu số 2: Số hộ, số nhân khẩu vùng duyên hải Bắc Bộ ..................................... 77
Biểu số 3: Tỷ lệ phụ nữ vùng duyên hải Bắc Bộ sinh con thứ 3 trở lên ............. 95
Biểu số 4: Thống kê phương tiện, tiện nghi sinh hoạt vùng nông thôn vùng
duyên hải Bắc Bộ .............................................................................. 97
Biểu số 5: Đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp và các ngành kinh tế của
Việt Nam ....................................................................................... 103
Biểu số 6: Trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người dân từ 15 tuổi trở
lên của nông thôn vùng duyên hải Bắc Bộ ..................................... 106
Biểu số 7: Dân số vùng nông thôn vùng duyên hải Bắc Bộ biết đọc, biết viết.. 107
1
MỞ ĐẦU
Trong đời sống chính trị hiện đại, tính tích cực chính trị của công dân có
vai trò to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dân chủ hoá đời sống chính trị,
đến sự vận hành của thể chế chính trị pháp quyền dân chủ. Tính tích cực chính
trị của công dân chính là sự quan tâm đến các mục đích của quá trình chính trị,
là sự tự giác, chủ động, sáng tạo của công dân tham gia và góp phần làm cho
quá trình chính trị vận hành một cách có hiệu quả. Tính tích cực chính trị của
công dân được thể hiện trên nhiều bình diện, trong nhiều quá trình chính trị như
trong quá trình bầu cử nhằm hình thành nên các cơ quan quyền lực, hình thành
cơ chế ủy quyền và trao quyền, trong quá trình tham gia vào các quyết định
chính trị lớn của dân tộc, trong quá trình chấp hành luật cũng như tham gia xây
dựng, sửa đổi bổ sung Hiến pháp và các đạo luật, tham gia vào chu trình hoạch
định chính sách công,.. Nghiên cứu tính tích cực chính trị của công dân có nhiều
cách tiếp cận khác nhau, nhưng tựu chung lại thì tính tích cực chính trị được
nghiên cứu xem xét trong sự ảnh hưởng, tác động mang tính quyết định đến các
quá trình chính trị, pháp lý, là sự tích cực tham gia vào bầu cử, tự giác chấp hành
pháp luật, lao động sáng tạo thực hiện mục tiêu chính trị, tham gia có trách
nhiệm vào các quyết sách chính trị của địa phương, dân tộc, đất nước,.. Có nghĩa
là xem xét mối quan hệ giữa tính tích cực chính trị của công dân trong mối quan
hệ giữa công dân với thể chế chính trị, trong quan hệ giữa các chủ thể của quyền
lực. Rõ ràng là, nếu không phát huy được tính tích cực chính trị của công dân thì
toàn bộ các quá trình chính trị, pháp lý có thể vận hành lệch lạc với hậu quả tất
yếu là dẫn đến thiếu dân chủ, thiếu công bằng và minh bạch, mất ổn định chính
trị, cản trở và tạo nên các yếu tố bất lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nông dân
đã và đang là lực lượng đông đảo nhất, có những đóng góp rất lớn trong suốt
chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là lực lượng chủ lực
trong phát triển đất nước, xây đắp nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, hình
2
thành nên những làng quê Việt Nam với những giá trị tinh thần phong phú,..
Hiện nay, nông dân chiếm gần 70% dân số và trên 44% lực lượng lao động xã
hội [47; tr.13], đã và đang tiếp tục phát huy vai trò, vị trí quan trọng trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn coi trọng việc giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Văn kiện đại hội của Đảng qua các thời kỳ và nhiều nghị quyết của Đảng bàn về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn đều khẳng định vai trò chính trị của nông dân.
Năm 1953, khi Đảng chủ trương phát động nông dân triệt để giảm tô và tiến
hành thí điểm cải cách ruộng đất ở một số xã trong vùng tự do, Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ thị: “Năm nay, chúng ta phải kiên quyết thực hiện triệt để giảm tô.
Muốn vậy, phải ra sức phát động quần chúng nông dân, làm cho quần chúng tự
giác tự nguyện đứng ra đấu tranh triệt để giảm tô” [95; tr.30]. Tại Hội nghị lần
thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II (1-1953) Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khẳng định: “Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông dân là
tối đại đa số trong dân tộc. Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông
dân, vì nông dân là lực lượng cách mạng đông nhất chống phong kiến, chống đế
quốc”; “Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực
hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân,
phải chia ruộng đất cho nông dân”[95; tr.31]. Đại hội lần thứ III của Đảng (9-
1960) khẳng định: “ Muốn đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải
đi từ nông nghiệp, phải dựa vững vào lực lượng của nông dân lao động và phát
huy tính tích cực cách mạng của họ”[109; tr.537]. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5
(Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về Đ y mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn th i k 2001 - 2010” đã làm rõ hơn quan điểm của
Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đề cao vai trò
của nông dân trong tổ chức thực hiện. Nghị quyết Trung ương lần thứ bảy (khoá
X) của Đảng (7-2008) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng
định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,..”[45]. Đại hội lần
3
thứ XII của Đảng tiếp tục xác định phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt,
xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể [47; tr.92]. Có
thể thấy, tuy không sử dụng khái niệm “tính tích cực chính trị”, nhưng quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của
nông dân trong sự nghiệp cách mạng về cơ bản chính là nói đến tính tích cực
chính trị của lực lượng xã hội này.
Kết quả sau 30 năm đổi mới của đất nước ta (từ năm 1986 đến nay) là hết
sức to lớn và có ý nghĩa lịch sử, thế và lực của nước ta trên trường quốc tế được
nâng lên. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã phát huy vai trò, vị trí chiến lược
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
trong đó nông dân là một lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh. Bên cạnh những
kết quả đạt được, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân hiện nay tuy có bước
cải thiện nhưng nhìn chung còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (tỷ lệ hộ
nghèo cả nước năm 2010 còn 14,2%; năm 2012 còn 9,6%; năm 2015 còn 4,5%;
trong đó chủ yếu là nông dân), nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa. Thực trạng sản xuất của nông dân hiện nay đa số vẫn là sản xuất quy
mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, giá sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp bấp bênh,
chưa thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chính
sách về thu mua tạm trữ, tiêu thụ nông sản, nhập khẩu vật tư nông nghiệp; khai
thác khoáng sản, khai thác hải sản; bảo hiểm nông nghiệp chưa mang lại quyền
lợi thực sự cho nông dân. Nông dân khó tiếp cận các chính sách tín dụng của
Nhà nước dẫn đến thiếu vốn sản xuất, kinh doanh. Việc thu hồi đất nông nghiệp,
đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư chưa phù hợp, một bộ phận nông dân
mất đất sản xuất, không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn, chênh lệch
thu nhập giữa nông thôn và thành thị còn lớn và đang có xu hướng nới dần
khoảng cách. Dân trí không đồng đều giữa các vùng miền, còn nhiều nông dân
mù chữ, thiếu hiểu biết về pháp luật; còn hàng chục nghìn nông dân nhập cảnh
trái phép sang Trung Quốc lao động bất hợp pháp,.. Có nhiều nguyên nhân dẫn
4
đến tình trạng này, trong đó, một nguyên nhân quan trọng chính là người nông
dân chưa ý thức hết hoặc chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm chính trị của
mình trong các quá trình kinh tế - xã hội. Hay nói cách khác, tính tích cực chính
trị của nông dân chưa được nhận thức và phát huy đầy đủ, thậm chí, có nơi, có
lúc bị lợi dụng, biến dạng. Thực hiện sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay không thể thiếu được vai trò của
nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong cơ cấu dân số và lao động xã hội.
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hiện các cam kết của hội nhập quốc tế,
việc khắc phục những hạn chế, phát huy vai trò làm chủ của nông dân vừa là
nhiệm vụ, vừa là điều kiện để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới và hội nhập
quốc tế, cần được tập trung nghiên cứu và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp,
trong đó việc bồi đắp, củng cố, nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân là
một trong các giải pháp trọng tâm. Đòi hỏi là như vậy, nhưng trên thực tế, các
nghiên cứu khoa học về nông dân thời gian qua còn thiếu các nghiên cứu sâu cả về
lý thuyết và thực tiễn tính tích cực chính trị của nông dân, vì vậy chưa có đầy đủ
căn cứ khoa học để xây dựng các giải pháp thật sự hiệu quả nhằm phát huy tính
tích cực chính trị của nông dân Việt Nam tham gia vào đời sống chính trị, xã hội.
Vùng duyên hải Bắc Bộ (theo Quyết định số 865/QĐ-TTg, ngày
10/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm 5 tỉnh, thành phố là Hải Phòng,
Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình với diện tích tự nhiên khoảng
12.000 km2, nằm ven vịnh Bắc Bộ; đến năm 2015, dân số gần 8 triệu người,
trong đó cư dân nông thôn trên 5 triệu người với nhiều vùng thuần nông ở Thái
Bình, Nam Định, Ninh Bình. Vùng duyên hải Bắc Bộ có vị trí địa chiến lược
quan trọng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh, thành phố miền Bắc nước ta; có biên
giới trên bộ với Trung Quốc dài trên 118 km và trên 600 km biên giới trên biển,
là huyết mạch chính giao thương với Trung Quốc cả trên bộ và trên biển, là cửa
ngõ của Trung Quốc với ASEAN. Vùng duyên hải Bắc Bộ được định hướng là
vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, có vị thế ảnh hưởng đặc biệt
với vùng Thủ đô Hà Nội và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, là một vùng trọng
5
điểm của chiến lược biển Việt Nam. Nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ trong thời
gian qua luôn đoàn kết, phát huy tiềm năng thế mạnh của Vùng trong phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội, thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn
mới, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, nông dân
vùng duyên hải Bắc Bộ hiện nay còn nhiều khó khăn, chưa nhận thức đầy đủ về
vai trò của mình trong phát triển kinh tế - xã hội, chưa tích cực tham gia các quá
trình chính trị, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để hội nhập quốc tế,.. trong khi đó
hội nhập với Trung Quốc đang diễn ra sôi động, nhanh chóng và quyết liệt, đòi
hỏi sự vào cuộc tích cực của người dân. Vì vậy, việc nghiên cứu và phát huy tính
tích cực chính trị của trên 5 triệu nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ là nhiệm vụ
có ý nghĩa quan trọng, tạo ra nguồn lực nói chung và nguồn lực con người nói
riêng để phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, bảo vệ vững chắc chủ
quyền biển đảo và Tổ quốc Việt Nam.
Với những lý do nêu trên, tôi nhận thấy cần tiếp tục nghiên cứu một cách
đầy đủ và sâu sắc về “Tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải
Bắc Bộ Việt Nam hiện nay” với mục tiêu xây dựng và triển khai thực hiện đồng
bộ các giải pháp góp phần phát huy vai trò chủ thể chính trị của nông dân vùng
duyên hải Bắc Bộ, tạo động lực giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển
toàn diện và bền vững đời sống kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng, cả
nước nói chung.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Làm rõ và vận dụng cơ sở lý luận về tính tích cực chính trị của nông dân
Việt Nam để nghiên cứu thực trạng, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng khái niệm tính tích cực chính trị của nông dân; làm rõ đặc
điểm, vai trò, hình thức thể hiện tính tích cực chính trị của nông dân.
- Xác định những yếu tố chủ yếu tác động đến tính tích cực chính trị
của nông dân, lấy đó làm cơ sở phân tích nguyên nhân, đề xuất các giải pháp
6
nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ Việt
Nam hiện nay.
- Xây dựng tiêu chí cơ bản để đánh giá tính tích cực chính trị của nông dân.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tính tích cực chính trị của nông
dân trong đời sống chính trị vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính tích cực chính trị
của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam
hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Tính tích cực chính trị của nông dân.
Khi nghiên cứu thực tiễn, Luận án tập trung nghiên cứu tính tích cực chính trị
của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ trong hoạt động bầu cử và thực hiện quy
chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Vùng duyên hải Bắc Bộ (bao gồm các
tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và thành phố Hải Phòng .
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng tính tích cực
chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ tại thời điểm thực hiện Luận án
(2015-2016 ; các giải pháp được đề xuất trong tầm nhìn đến 2020.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Tính tích cực chính trị của nông dân có vai trò hết sức quan trọng trong
đời sống chính trị, nhưng để nhận thức đúng đối tượng nghiên cứu này cần xây
dựng một khung lý thuyết cụ thể (nếu xây dựng được khung lý thuyết phù hợp
trong đó làm rõ được khái niệm và tiêu chí đánh giá thì sẽ nhận thức đúng tính
tích cực chính trị của nông dân nói chung và nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ
nói riêng).
- Mặc dù Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội đã có nhiều
biện pháp và bản thân người nông dân cũng đã quan tâm đến đời sống chính trị,
nhưng trên thực tế tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ
7
hiện nay vẫn chưa được nâng cao tương xứng với yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ
mới và đang tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
-Vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) luôn được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm từ phương châm, quan điểm đến những chính sách cụ thể.
Trong liên minh giai cấp ở nước ta hiện nay, giai cấp nông dân có vị trí quan
trọng hàng đầu, là nền tảng trong quan hệ giai cấp ở nước ta, nghiên cứu về giai
cấp nông dân và tính tích cực của nông dân nhằm lý giải logic và lập luận trên.
- Việc nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc
Bộ hiện nay có thể và cần thiết phải xây dựng hệ thống các giải pháp toàn diện
và nếu thực hiện được điều đó thì sẽ phát huy được một cách có hiệu quả vai trò
của nông dân trong đời sống chính trị đất nước.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông dân, vai
trò của nông dân trong đời sống chính trị.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả vận dụng
các phương pháp chung, các phương pháp liên ngành và chuyên ngành: kết hợp
lịch sử - lôgic, phân tích, tổng hợp, thống kê, định lượng, định tính, so sánh, văn
bản học, phân tích hành vi,..
Phương pháp kết hợp lịch sử - lôgic được tác giả Luận án sử dụng để khái
quát hóa quá trình hình thành và phát triển của tính tích cực chính trị của nông
dân qua từng thời kỳ lịch sử. Phương pháp phân tích tổng hợp đã được tác giả
của Luận án sử dụng để phân tích những biểu hiện hành vi của tính tích cực
chính trị của người nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ, trên cơ sở đó, tổng hợp,
khái quát thành những đặc trưng thể hiện đặc điểm tính tích cực chính trị của
nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ.
Phương pháp định tính, định lượng, điều tra xã hội học được tác giả Luận
án sử dụng để tiến hành điều tra xã hội học tại 5 tỉnh, thành phố vùng duyên hải
Bắc Bộ, thực hiện điều tra, khảo sát tại 10 huyện với 20 xã, tổng số 800 phiếu
8
(40 phiếu/ xã , nhằm bổ sung thêm tư liệu về thực trạng tính tích cực chính trị
của nông dân.
6. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
- Góp phần xây dựng khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của nông
dân, cụ thể là: Xác lập khái niệm khoa học về tính tích cực chính trị của nông
dân; đặc điểm, vai trò, hình thức thể hiện tính tích cực chính trị của nông dân.
- Góp phần cung cấp bộ tiêu chí cơ bản đánh giá về tính tích cực chính trị
của nông dân.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu, có tính khả thi, nhằm nâng cao
tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm rõ khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của
nông dân, có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu sâu hơn về nông dân và giai
cấp nông dân.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu khoa học và giảng viên đào tạo các vấn đề có liên quan
trong lĩnh vực khoa học chính trị và một số lĩnh vực khoa học xã hội và nhân
văn khác. Các kết quả đó cũng có thể được tham khảo trong quá trình hoạch
định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông dân, nông nghiệp và
nông thôn.
- Các giải pháp được đề xuất trong Luận án có thể được ứng dụng vào
thực tiễn nhằm góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân vùng
duyên hải Bắc Bộ ở Việt Nam hiện nay, phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và
phát triển đất nước.
8. Kết cấu của Luận án
Luận án kết cấu thành 4 chương, 11 tiết, kết luận, danh mục công trình
công bố có liên quan đến Luận án của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục.
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH
TRỊ CỦA NÔNG DÂN
Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay chưa có công trình nào trực tiếp
nghiên cứu khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của nông dân trong đó có
sử dụng khái niệm khoa học này.
Tuy nhiên, những nghiên cứu lý thuyết về tính tích cực chính trị, tính tích
cực chính trị của công dân nói chung thì đã được một số nhà khoa học quan tâm
và được đề cập trong một số công trình nghiên cứu trong vào ngoài nước. Trong
khuôn khổ Luận án này, tôi tập trung khảo sát một số công trình nghiên cứu tiêu
biểu sau đây:
Ở trong nước, nghiên cứu của tác giả Chu Khắc về Tính tích cực chính
trị - xã hội trong lối sống xã hội chủ nghĩa” đã khái quát dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa, nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để đông đảo quần chúng nhân
dân được tham gia vào mọi hoạt động chính trị - xã hội; sự tham gia tự giác của
quần chúng nhân dân vào các hoạt động chính trị - xã hội là đặc trưng của con
người mới, thể hiện ở sự giác ngộ chính trị, sống có lý tưởng, có tình cảm cao
đẹp và có năng lực hoàn thành các nhiệm vụ,.. Đồng thời quan niệm về nội dung
tính tích cực chính trị - xã hội của mọi người trong xã hội là thi hành mọi nghĩa
vụ của công dân mà trước hết là chiến đấu bảo vệ tổ quốc, tính tích cực chính trị
- xã hội còn bao gồm sự tham gia quản lý xã hội theo nguyên tắc của chế độ làm
chủ tập thể, là việc kiểm tra của nhân dân với hoạt động của tất cả các cơ quan
nhà nước và xã hội, là thi đua chủ nghĩa xã hội. Nghiên cứu đã nêu rõ các yếu tố
tác động đến tính tích cực chính trị - xã hội là sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống
chính trị, là vai trò của công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, là cách
mạng khoa học - kỹ thuật. Giải pháp cơ bản để nâng cao tính tích cực chính trị -
xã hội là: Nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục cho các công dân và phát triển chế
10
độ làm chủ tập thể; phát huy vai trò của thông tin đại chúng; tác dụng của giáo
dục tập thể lao động tức là thực hiện chế độ làm chủ tập thể đối với từng con
người, đồng thời phát huy vai trò của dư luận xã hội [76]. Đây có thể coi là một
trong những công trình xuất hiện khá sớm trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam bàn
về tính tích cực chính trị.
Luận án tiến sĩ chính trị học của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa về “Tính
tích cực chính trị của công dân Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế hiện
nay” đã tổng hợp các nghiên cứu, các quan niệm về tính tích cực chính trị qua
các thời kỳ lịch sử, quan niệm của phương Đông, phương Tây về tính tích cực
chính trị và xây dựng khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của công dân.
Cuốn sách “Tính tích cực chính trị của công dân Việt Nam trong xu thế hội nhập
quốc tế hiện nay”, do TS. Nguyễn Thị Kim Hoa chủ biên, đã định nghĩa về tính
tích cực chính trị: “Tính tích cực chính trị là toàn bộ những biểu hiện của sự tự
giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động của một cá nhân, một cộng đồng, một
giai cấp, một chính đảng, một nhà nước với tư cách là những chủ thể chính trị
khác nhau khi tham gia vào quá trình chính trị trong từng thời kỳ lịch sử nhất
định, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu chính trị vì sự phát triển, tiến bộ của
cộng đồng” [62; tr.52]. Cuốn sách còn làm rõ những đòi hỏi bức thiết của thực
tiễn về tính tích cực chính trị của công dân để xây dựng đất nước trong xu thế
hội nhập quốc tế; góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về tính tích cực
chính trị của công dân; đưa ra định nghĩa về tính tích cực chính trị của công dân
“Tính tích cực chính trị của công dân là toàn bộ những biểu hiện của sự tự giác,
chủ động, sáng tạo trong hoạt động của công dân tham gia vào quá trình chính
trị, trên những cơ sở, điều kiện xác định, nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính trị
tiến bộ, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân công dân và của cộng đồng” [62,
tr.54]; dấu hiệu bản chất để nhận biết tính tích cực chính trị của công dân là thể
hiện qua hành động tự giác, chủ động, sáng tạo của công dân; chuẩn mực chung
để đánh giá tính tích cực chính trị của công dân là ở mục tiêu, lý tưởng chính trị
không chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn vì sự tiến bộ của xã hội; đặc thù riêng tính
11
tích cực chính trị của công dân là không thể xuất hiện trong các hoạt động cô lập,
vô tổ chức của mỗi công dân mà chỉ được hình thành trong hoạt động chính trị có
tính liên kết cao với tổ chức, lãnh đạo chặt chẽ,.. Đồng thời cuốn sách còn nêu lên
4 giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tính tích cực chính trị của công dân Việt Nam
trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay là: Thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội;
nâng cao văn hóa chính trị của công dân phù hợp với chuẩn mực chung của quốc
tế; khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần trong hoạt động chính trị xã hội; xây
dựng cơ chế thích hợp nhằm thu hút và trọng dụng nhân tài.
Nội dung Luận án tiến sĩ và cuốn sách của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa
đã tổng hợp, khái quát những quan niệm về tính tích cực chính trị qua các giai
đoạn lịch sử, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về tính tích cực chính
trị của công dân, đó là những nghiên cứu rất quý, là cơ sở quan trọng để tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn về tính tích cực chính trị. Tuy nhiên, trong thực tế có phải
công dân cứ chủ động, tự giác tham gia thật nhiều vào quá trình chính trị là tốt?
Việc tham gia chủ động, tự giác nhưng thái quá của công dân vào quá trình chính
trị có lúc làm cản trở quá trình chính trị, vì vậy định nghĩa về tính tích cực chính
trị của công dân cần có giới hạn mức độ tham gia của công dân thế nào cho phù
hợp. Mặt khác không chỉ các biểu hiện của sự tự giác, chủ động là sự tích cực,
mà bản thân tính chủ động, tính tự giác chính là sự tích cực. Vì vậy tính tích cực
chính trị chính là tính chủ động và tự giác của chủ thể chính trị tham gia vào quá
trình chính trị,..
Báo cáo của Tổ chức Oxfam tại Việt Nam về Vun trồng một tương lai no
đủ” đã đánh giá một cách sinh động công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam, trong đó đánh giá hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải, cần
phát huy tối đa các tiềm năng của nông nghiệp, xây dựng một nền nông nghiệp
sinh thái mới,.. Báo cáo đã tổng hợp các nghiên cứu đối với người nghèo, nông
dân sản xuất quy mô nhỏ, phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là việc
nâng cao tiếng nói và quyền đại diện của người dân thông qua tổ chức và sáng
kiến dựa vào cộng đồng, tạo không gian và cơ chế mới cho đối thoại trực tiếp,
12
tăng năng lực của người dân tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội sao
cho tiếng nói của họ được lắng nghe [105; tr.39]. Tuy không đặt trọng tâm vào
việc trình bày khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của công dân, nhưng
nghiên cứu của Oxfarm cung cấp những gợi mở hữu ích cho việc xây dựng
khung lý thuyết về vấn đề này.
Ngân hàng thế giới đã xây dựng Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035 -
Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”. Báo cáo đã đánh giá
thực trạng kinh tế - xã hội của Việt Nam và định hướng mục tiêu đến 2035, trong
đó đề cao tiếng nói của người dân trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội với sự tham gia tích cực hơn của nông dân trên các diễn đàn, trên truyền
thông, qua giới thiệu và trực tiếp dân chủ bầu cử trưởng thôn, bản. Đồng thời đề
cao trách nhiệm giải trình, minh bạch các hoạt động của Chính phủ, là yếu tố
quan trọng để giữ vững niềm tin và phát huy tính tích cực tham gia của người
dân [99, tr.92]. Tương tự như công trình của Oxfarm nói trên, khung lý thuyết
được Ngân hàng thế giới sử dụng để thực hiện nghiên cứu của họ cũng có giá trị
gợi mở rất lớn cho việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu tính tích cực chính
trị của nông dân ở Việt Nam.
Ở nước ngoài, trong công trình Nền dân trị Mỹ”, Alexis De Tocqueville
cho rằng, tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng là yếu tố
quyết định tương lai của nền dân trị, “phương tiện mạnh mẽ nhất, thậm chí là
phương tiện duy nhất chúng ta còn có trong tay để mọi người quan tâm đến Tổ
quốc mình, đó là để họ tham gia vào việc cầm quyền” và khi đó họ sẽ bảo vệ
quyền tự do cho mình và cho tất cả mọi người [62; tr.13]. Ông còn cho rằng:
Người Mỹ ở mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh và theo nhiều khuynh hướng khác nhau
nhưng thường tạo ra các hiệp hội. Một trong các hiệp hội đó là các nhóm lợi ích
(nhóm lợi ích kinh doanh, nhóm nghề nghiệp, các nhóm lợi ích công,..). Hoạt
động của các nhóm lợi ích tham gia vào mọi loại hình và tất cả các giai đoạn của
hoạt động chính trị nhưng chủ yếu là vận động hành lang và tham gia vào hoạt
động bầu cử (các nhóm lợi ích tham gia vào các cuộc vận động bầu cử thông qua
13
sự giúp đỡ các đảng phái chính trị và các ứng cử viên tự do . Tham gia chính trị
của các công dân Mỹ được đo bằng nhiều biến số như ký vào đơn kiến nghị,
tham gia vào các buổi mít tinh chính trị và tham gia các cuộc diễu hành, biểu
tình, tẩy chay, tuần hành, tham gia bầu cử, đóng góp cho các chiến dịch bầu cử,
tiếp xúc với các quan chức,..[1; tr.119]. Công trình của Alexis De Tocqueville đã
được xuất bản từ rất lâu và chính nó đã cung cấp nhiều gợi ý lý thuyết cho
nghiên cứu tính tích cực chính trị của công dân nói chung, trong đó có nông dân.
Giữa thế kỷ... lại thành đội ngũ
chính trị tự giác trong nông hội, lao động chuyển đi từ nông thôn cũng phải tổ
chức thành các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi, đào tạo nghề và đảm bảo vị thế
trong đời sống chính trị- xã hội [118; tr.125].
Trên cơ sở kinh nghiệm của thế giới, tác giả đề xuất con đường phát triển
nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa hiện nay đòi hỏi người nông dân phải tích cực, nhạy bén, năng động,
sáng tạo hơn; cần kiên quyết thực hiện liên kết công - nông; kết nối nông dân và
đô thị; có chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phát huy dân
27
chủ để bầu ra người đứng đầu cộng đồng, hình thành các tổ chức tự quản nhân
dân,.. [118; tr.195]
Cuốn sách của Department for International Development, Sustainable
Rural Livelihoods (Phát triển đ i sống nông thôn bền vững) đã nêu bật những
đặc trưng của đời sống kinh tế nông thôn và những yêu cầu đặt ra đối với việc
phát triển bền vững, trong đó đề cao vai trò tự thân của người nông dân, chủ
động tiếp cận các chính sách, bảo vệ và khai thác hợp lý và hiệu quả các tài
nguyên để phát triển [160].
Cuốn sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc” do Hội đồng Lý
luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản. Nội
dung cuốn sách gồm các tham luận của các nhà khoa học nghiên cứu lý luận và
thực tiễn của Việt Nam và Trung Quốc, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và quan
điểm, giải pháp về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn: Trần Tích Văn
với bài viết về “Giải phóng tư tưởng, đi sâu cải cách hơn nữa, thúc đ y nông
nghiệp phát triển ổn định, nông dân tăng thu nhập liên tục”. Bài viết đã nêu bật
những thành tựu và kinh nghiệm cơ bản cải cách nông thôn Trung Quốc, trong
đó chú trọng làm tốt công tác tư tưởng, đảm bảo lợi ích cho nông dân, tôn trọng
và phát huy tinh thần sáng tạo của quần chúng nông dân, phát huy yếu tố con
người để phát triển [65; tr.88]; Vương Tề Ngạn với nghiên cứu về “Thúc đ y xây
dựng chính trị dân chủ cơ sở nông thôn, thực hiện quản lý của chính quyền cơ sở
và tự trị của quần chúng thúc đ y lẫn nhau một cách tích cực”. Nghiên cứu đã
khơi thông quan hệ xã, thôn, thực hiện quản lý của chính quyền và tự trị của
nông dân bằng giải pháp phát huy dân chủ, tạo nên sự thúc đẩy tích cực trong
xây dựng nông thôn, qua đó đã phát huy tính tích cực của nông dân trong phong
trào nông dân tự quản và chính phong trào tự quản giúp cho người nông dân tự
tin, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội [65; tr. 438]; Chu Hòa Bình với
nghiên cứu về “Tăng cư ng xây dựng văn hóa nông thôn, nâng cao trình độ văn
hóa của nông dân, đóng góp cho xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa”.
28
Nghiên cứu đã đề cao vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và nông thôn nói riêng. Việc nâng cao trình độ văn hóa cho nông dân là
nhiệm vụ quan trọng, là nhân tố con người, nâng cao năng lực của người nông
dân trong tham gia các hoạt động và xây dựng nông thôn mới [8; tr.116]; Lưu
Phúc Hợp với nghiên cứu về “Thành tựu và kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo ở
nông thôn Trung Quốc”. Nghiên cứu đã nêu bật thành thành tựu giảm nghèo ở
nông thôn Trung Quốc sau 30 năm mở cửa với sự kiên trì vai trò chủ đạo của
Chính phủ, đồng thời tăng cường kinh tế vĩ mô duy trì phát triển ổn định của
nông thôn, khuyến khích xã hội tham dự, tăng cường hợp tác quốc tế, đề xướng
các giải pháp tự lực cánh sinh,.. nhờ đó khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường của
nông dân để thoát nghèo bền vững [65; tr. 477]; Lý Bồi Lâm với bài viết về “Xây
dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội nông thôn Trung Quốc”. Bài viết đã
làm rõ vai trò to lớn các chính sách an sinh xã hội đối với nông dân, kinh nghiệm
và những giải pháp chủ yếu để xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội đối
với vùng nông thôn trong đó đề cao nhận thức và sự tham gia tích cực của nông
dân trong công tác vận động và thực hiện chính sách an sinh xã hội, giúp cho việc
ổn định và phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn [65; tr.234].
Cuốn sách Trung Quốc đối mặt với những điểm nóng lý luận” do Cục Lý
luận - Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phát hành, đã
đề cập và luận giải những vấn đề nóng bỏng đặt ra trong quá trình phát triển của
Trung Quốc, trong đó có nhiều vấn đề về nông dân nhất là việc nông dân di cư ra
thành phố, gây nên những vấn đề về mặt xã hội. Thôn Tiểu Cương ở tỉnh An
Huy là nơi đầu tiên thực hiện khoán ruộng đất của nông thôn Trung Quốc, sau
hơn 30 năm thôn Tiểu Cương lại gây chú ý của mọi người khi thực hiện chuyển
đổi quyền kinh doanh trong khoán ruộng dưới nhiều hình thức, làm kích thích
mạnh mẽ sức sản xuất ở nông thôn là cơ sở cho đổi mới, hoàn thiện chính sách
đất đai đối với nông thôn Trung Quốc [24; tr.136]. Thuế nông nghiệp đã bãi bỏ
hoàn toàn, nhà nước thi hành chính sách phát triển mạnh và ưu tiên cho nông
nghiệp, hiệu quả nông nghiệp phải được tăng cao, giá trị đất nông nghiệp phải
29
được tăng lên, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư phát triển nông nghiệp, mở rộng nhu
cầu đất nông nghiệp cho các tổ chức kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, đẩy
nhanh cải tạo nông nghiệp truyền thống với sản xuất phân tán, quy mô nhỏ hẹp,
công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp sang nền nông nghiệp hiện đại, quy mô
lớn, công nghệ cao, đồng thời có lợi cho nông dân chuyển đổi nghề, tăng thu
nhập, ổn định cuộc sống,.. Trước sức ép việc làm ngày càng lớn, từ năm 2009 tại
Trung Quốc đã xuất hiện trào lưu của sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học
“làm cán bộ thôn” để thử thách, rèn luyện và trưởng thành từ cơ sở, đã có hàng
trăm nghìn sinh viên tham gia dự tuyển, tạo nguồn nhân lực mới cho nông thôn
phát triển. Nhiều nông dân ra thành phố làm việc trở thành thợ nông dân, là một
bộ phận xã hội đặc thù, làm việc khổ nhất, kiếm được ít tiền nhất so với công
nhân, tuy giữ vai trò hạt nhân trong cơ cấu cư dân nông thôn nhưng có địa vị
“bên lề” trong cơ cấu cư dân thành thị, họ vừa cư trú ở nông thôn, lại vừa cư trú
ở thành thị nên ít tham gia vào các hoạt động đoàn thể, vừa giữ tập quán truyền
thống của nông thôn vừa thích nghi với đời sống đô thị hiện đại. Nhằm đẩy
nhanh việc tạo công ăn việc làm cho thợ nông dân, mở rộng con đường chuyển
dịch sức lao động ở nông thôn, Trung Quốc đã thực hiện chương trình “Phượng
hoàng về tổ”, coi thợ nông dân là “Phượng hoàng” về quê hương xây tổ ấm với
một cơ chế lâu dài, đồng bộ, hiệu quả để thu hút nông dân quay về quê hương
lập nghiệp, ban hành nhiều chính sách như chính sách đất đai, nhà xưởng, đào
tạo, dịch vụ và bảo vệ quyền lợi, thành lập thêm các doanh nghiệp thu hút lao
động,.. Thợ nông dân sau khi có thời gian làm việc ở thành phố, khi quay về quê
hương thường đem theo kỹ thuật, kinh tế, kiến thức và tư duy linh hoạt sẽ là lực
lượng quan trọng trong các hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới,
góp phần bù đắp việc thiếu hụt về nhân tài cho nông thôn [24; tr.322, 341].
Từ ngày 19/10 đến 29/10/2016, bản thân được tham gia đoàn cán bộ
tỉnh Quảng Ninh học tập tại tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc về phát triển ngành
nghề, trong đó được nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới của Trung Quốc.
Qua bài giảng của Giáo sư Đường Tống Hoa - Học viện Bách Sắc, tỉnh Quảng
30
Tây, Trung Quốc về Lý luận và thực tiễn của Trung Quốc về xây dựng nông
thôn mới” và thâm nhập thực tế cho thấy tỉnh Quảng Tây đã và đang thực
hiện cơ chế tăng thu nhập và bảo đảm quyền lợi của nông dân, thực hiện nông
dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy nông thôn hài hoà, huy
động tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nông dân, đẩy mạnh kinh tế và xã
hội nông thôn phát triển nhanh và hiệu quả với “Sản xuất phát triển, cuộc
sống giàu có, làng xóm văn minh, môi trường sạch sẽ, quản lý dân chủ”, thực
hiện “Từ nhà ra ngõ ” tức là phải thực hiện, tạo chuyển biến từ người dân, từ
từng gia đình đến cộng đồng. Đặc điểm lớn nhất của xây dựng nông thôn mới
chính là huy động được tính tích cực của người nông dân, phong trào này có
thành công hay không, điểm mấu chốt là phải xem người nông dân có tổ chức
đoàn kết lại với nhau hay không, có phát huy được hết tính tích cực, tính chủ
động và tính sáng tạo hay không. Đồng thời khuyến khích và ủng hộ nông dân
và các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp xây dựng nên các tổ chức bảo
hiểm hợp tác tương hỗ lẫn nhau nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh nông nghiệp, khuyến khích các công ty bảo hiểm thương mại triển khai
các nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp trên nguyên tắc tự nguyện, không được
phép cưỡng chế nông dân hoặc các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp
tham gia bảo hiểm. Đồng thời cấp huyện lựa chọn và phân công cán bộ có
năng lực tốt xuống làm Bí thư thứ nhất tại các thôn nghèo, thực hiện cùng ăn
ở với dân từ 2 đến 3 năm và được hưởng nguyên lương. Bí thư thứ nhất có
trách nhiệm phối hợp với thôn để tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới
gắn với giảm nghèo. Trong đó, có trách nhiệm tìm nguồn vốn đầu tư, huy
động nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo đúng qui
hoạch được duyệt, tìm đầu ra cho sản phẩm được sản xuất tại địa phương,..
Sau thời gian làm Bí thư thứ nhất, nếu cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ
được đề bạt thăng chức vụ, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị xem xét
31
trách nhiệm. Thực hiện tốt chính sách tích tụ đất sản xuất nông nghiệp quy
mô lớn, thúc đẩy nông dân hăng hái, trách nhiệm tham gia doanh nghiệp, hợp
tác xã với phương châm trước mắt là “làm cho nông dân thấy, hướng cho
nông dân làm, giúp cho nông dân kiếm”,.. [49; tr.6-8].
1.3. THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƢỢC TIẾP
TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Thành tựu nghiên cứu
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể thấy, các nghiên cứu hiện có
đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tính tích cực chính trị nhất là khái niệm
và nhiều nội dung về tính tích cực chính trị của công dân, cơ sở và điều kiện
hình thành tính tích cực chính trị của công dân,.. là cơ sở quan trọng về lý luận
và thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về nông dân và tính tích cực chính
trị của nông dân.
Nhiều nghiên cứu đã nêu bật đặc điểm môi trường chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội nông thôn; vai trò của nông dân thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng, khẳng định trong lịch sử hàng nghìn năm qua cũng như trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội đều thể hiện lịch sử tính tích cực chính trị của nông dân;
chỉ rõ xu thế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ở các quốc
gia, đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, hướng tới nông nghiệp công nghệ cao,..
việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành khác là một tất yếu, làm
cho số lượng nông dân giảm, vai trò, vị trí của nông dân sẽ có những thay đổi
đáng kể, xuất hiện thêm nhiều vấn đề xã hội như: Di cư, thiếu việc làm, phân hóa
thu nhập, ô nhiễm môi trường,..
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở nước ta đạt
được nhiều kết quả quan trọng, thu hút sự tham gia của toàn xã hội, kết cấu hạ
tầng nông nghiệp, nông thôn có nhiều tiến bộ, tư duy sản xuất và đời sống vật
chất, tinh thần của nông dân được cải thiện đáng kể,.. Đồng thời các nghiên cứu
cũng chỉ ra nhiều khó khăn, hạn chế đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn
32
cần tập trung tháo gỡ, nhất là những tác động của kinh tế thị trường, những yêu cầu
gay gắt của hội nhập quốc tế, những mâu thuẫn, nghịch lý về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn hiện nay như: Mâu thuẫn giữa yêu cầu rất cao và cấp bách của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với sự trì trệ, thờ ơ của
nông dân đang chiếm tỷ lệ cao trong lao động xã hội hiện nay; mâu thuẫn giữa tình
trạng ruộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ của hộ tiểu nông với yêu cầu nâng cao
năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của kinh tế nông nghiệp hiện nay; mâu thuẫn
giữa yêu cầu phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp,
nông thôn với những bất cập của những thiết chế xã hội bảo đảm tăng cường năng
lực chủ thể của nông dân; xây dựng nông thôn mới đang đối diện với nhiều thách
thức, nhất là phát huy vốn văn hóa, vốn xã hội, vốn con người của nông dân, cải tạo
những hủ tục lạc hậu ở nông thôn [126]. Từ những kết quả nghiên cứu trên đã tạo
cơ sở lý luận và thực tiễn để Luận án tiếp tục nghiên cứu sâu về tính tích cực chính
trị của nông dân trong điều kiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phát triển nền
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế,..
1.3.2. Những vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh những thành tựu nghiên cứu đạt được, cho ta thấy có rất ít những
nghiên cứu về nông dân và tính tích cực chính trị của nông dân, còn thiếu các
nghiên cứu sâu về nông dân nói chung và nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ nói
riêng, nhất là chưa làm rõ được khái niệm tính tích cực chính trị của nông dân.
Thực tiễn đang đặt ra nhiều yêu cầu mới, cần tiếp tục có các nghiên cứu
nhận diện rõ hơn các biến đổi của nông dân Việt Nam hiện nay và tương lai;
nông dân với số lượng ngày càng giảm, nhưng chất lượng tăng chưa kịp thời,
đã làm ảnh hưởng đến liên minh giai cấp công nhân - nông dân và đội ngũ trí
thức, ảnh hưởng đến quá trình thực thi quyền lực nhà nước, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân,.. Cần
nghiên cứu sâu sắc hơn về tính tích cực chính trị của nông dân, làm cơ sở để
33
xây dựng các giải pháp nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân, phục vụ
kịp thời sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế:
- Xây dựng khái niệm tính tích cực chính trị của nông dân; làm rõ đặc
điểm, vai trò, hình thức thể hiện tính tích cực chính trị của nông dân.
- Xác định những yếu tố chủ yếu tác động đến tính tích cực chính trị của nông
dân, lấy đó làm cơ sở phân tích nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nâng cao tính tích
cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam hiện nay.
- Xây dựng tiêu chí cơ bản để đánh giá tính tích cực chính trị của nông dân.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tính tích cực chính trị của nông
dân trong đời sống chính trị vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính tích cực chính trị
của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ hiện nay.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chủ đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn được nhiều quốc gia quan tâm,
nhất là các quốc gia đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhờ đó đã có
nhiều nghiên cứu đa dạng về nông dân, vai trò của nông dân, xu hướng biến đổi
của giai cấp nông dân,.. Thực hiện sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm đến nông dân bằng nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội,
nhưng chúng ta chưa thực sự nâng cao được tính tích cực chính trị của nông dân,
vì vậy chưa khai thác và phát huy hết các tiềm năng, nguồn lực của xã hội, nhất
là nguồn lực con người cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Vấn đề phát huy tính tích cực chính trị là yêu cầu đặt ra đối với toàn xã hội và
nông dân là một trong những trọng tâm, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang
hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện và nông dân đang chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu dân số và lao động xã hội.
Có nhiều công trình nghiên cứu về nông dân Việt Nam, song chủ yếu đề
cập ở khía cạnh văn hóa truyền thống của nông dân, đời sống của nông dân,
nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới và những khó khăn đặt ra đối với
34
nông dân,.. còn thiếu nghiên cứu khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của
nông dân, vì vậy chưa có đầy đủ cơ sở khoa học để xây dựng và thực hiện các
giải pháp nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân hiện nay. Trên cơ sở tiếp
thu, kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu về nông dân, Luận án sẽ tiếp tục
nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tính tích
cực chính trị của nông dân. Trong đó: Chương 2 của luận án trình bày lý luận
chung về tính tích cực chính trị của nông dân; Chương 3, đánh giá thực trạng
tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ; Chương 4, nêu quan
điểm, giải pháp chủ yếu để nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân vùng
duyên hải Bắc Bộ.
35
Chƣơng 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ
CỦA NÔNG DÂN
2.1. KHÁI NIỆM TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA NÔNG DÂN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Nông dân
Nông dân là ngư i cư trú ở nông thôn, tham gia lao động sản xuất trong
lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp) trực
tiếp sử dụng tư liệu sản xuất cơ bản gắn với đất, rừng và biển để sản xuất ra sản
ph m nông nghiệp. Nông nghiệp là một trong các ngành sản xuất vật chất cơ bản
của xã hội, tạo ra lương thực, thực phẩm cho xã hội và một số nguyên liệu cho
công nghiệp. Ngày nay, ở các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới thường chia
thành 2 vùng nông thôn và thành thị. Việc xác định nông thôn hay thành thị được
xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như thành phần xã hội, thu nhập bình
quân đầu người, cơ cấu kinh tế,.. Nhưng tiêu chí quan trọng nhất của nông thôn
là cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cư dân sinh sống chủ yếu là nông dân;
được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã. Trong thực tiễn ở
Việt Nam hiện nay, nhiều khu vực ven phường, thị trấn (thuộc đô thị nhưng
thực chất vẫn là nông thôn với các điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.
Nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, là nơi cung cấp
lương thực, thực phẩm thiết yếu cho xã hội; nơi cung cấp nhân lực chủ yếu cho
phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và chế
biến; là thị trường lớn trong tiêu thụ sản phẩm cho công nghiệp và các ngành
khác; là nơi trọng yếu củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước, bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
Gắn bó với nông dân là đất đai và nông nghiệp. Đất đai là tư liệu sản xuất
cơ bản của nông dân để sản xuất nông nghiệp, tạo nên cơ sở kinh tế của nông
dân, là không gian sinh tồn của nông dân, cùng với văn hóa làng xã được duy trì
36
và phát triển qua nhiều đời đã gắn kết người nông dân với cộng đồng thôn xóm,
làng xã,.. tạo nên tư tưởng, tình cảm, đặc điểm của người nông dân.
2.1.1.2. Tính tích cực
Về mặt thuật ngữ, trong tiếng Latinh, tích cực là “actives”, trong tiếng
Anh là “activity”, dùng để chỉ trạng thái hoạt động, khi tính tích cực gắn liền với
hoạt động, tính tích cực bao hàm tính chủ động, tính chủ định có ý thức của chủ
thể. Theo từ điển Tiếng Việt, tích cực là có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định và
thúc đẩy sự phát triển. Người tích cực là người tỏ ra chủ động có những hành
động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển.
Theo tác giả Thái Duy Tiên, tính tích cực nhận thức là biểu hiện sự nỗ lực
của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể
hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm
lý (như hứng thú, chú ý, ý chí nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao.
Nằm trong trạng thái hoạt động và biểu hiện trong những hành động, tính tích cực
chỉ tính sẵn sàng với hoạt động, là nhu cầu đối với hành động. Tính tích cực có mặt
tự phát và tự giác, mặt tự phát của tính tích cực là những yếu tố tiềm ẩn bên trong,
thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, linh hoạt trong đời sống hằng ngày; mặt tự giác của
tính tích cực là ở trạng thái tâm lý có mục đích và đối tượng rõ rệt, do đó có hoạt
động để chiếm lĩnh đối tượng đó, thể hiện ở cách quan sát, tính phê phán trong tư
duy, tính sáng tạo,.. [195].
Như vậy, tính tích cực là trạng thái chủ động và có ý thức trong hoạt động
của chủ thể nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển.
2.1.1.3. Chính trị
Chính trị là một phạm trù rộng lớn, có tính bao quát của một loại hoạt
động phổ biến trong xã hội loài người, ra đời gắn liền với sự ra đời của giai cấp
và Nhà nước. Sự xuất hiện của chính trị phản ánh quá trình phát triển phong phú
và phức tạp của đời sống xã hội, được chế định bởi các nhu cầu cũng như năng
lực của con người và sự phân công lao động xã hội từ khi xã hội phân chia giai
cấp. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính trị, chính trị là nghệ thuật hay
37
khoa học vận hành và quản lý xã hội bằng quyền lực Nhà nước nhưng nó phải bị
hạn chế bằng luật pháp và được giám sát bởi người dân; chính trị theo nghĩa
rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những
luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những
người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó. Nhưng cái
căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào
công việc Nhà nước,.. Vì vậy có thể quan niệm: Chính trị là hoạt động trong lĩnh
vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề
giành giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân
vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai
cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực
hiện đương lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích [72; tr.9-10].
2.1.1.4. Tính tích cực chính trị của nông dân
Trong lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Dân chúng
không như nhau, mà có nhiều tầng lớp, khác nhau về trình độ và năng lực, có
hạng người hăng hái, có hạng vừa vừa, có hạng kém. Cán bộ phải biết dùng hạng
hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo, nâng cao hạng vừa vừa và kéo hạng
kém tiến lên. Người chỉ rõ: "Tích cực là bất kỳ việc gì cũng vui vẻ, hăng hái, có
tinh thần phụ trách, vượt mọi khó khăn, quyết làm tròn nhiệm vụ. Đối với mọi
việc đều điều tra cẩn thận, nghiên cứu rõ ràng, dựa theo hoàn cảnh thiết thực, có
kế hoạch, có từng bước, tỉnh táo, bền bỉ, không chủ quan. Thế là tích cực. Mà
như thế thì mọi việc đều thành công" [95; tr.342]. Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh
không nói trực tiếp về tính tích cực chính trị của nông dân, nhưng đã giúp chúng
ta nhận thức rõ tính tích cực chính trị của con người thuộc các giai cấp, tầng lớp
khác nhau, được lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, tham gia
vào các quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, kháng chiến cứu nước, tính
tích cực chính trị của người dân chính là sự hăng hái, vui vẻ, thận trọng không
chủ quan, làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, có kế hoạch, luôn quyết tâm,
sáng suốt,... và có hiệu quả để làm tròn nhiệm vụ của cách mạng.
38
Vai trò của nông dân với tư cách là cơ sở chính trị - xã hội của đời sống và
hoạt động chính trị. Hiệu quả của việc thực hiện các vai trò, chức năng này phụ
thuộc vào tính chủ động, sáng tạo của nông dân, đặc biệt là tính tích cực chính trị
của nông dân. Tính tích cực chính trị của nông dân không tách rời hoạt động chính
trị, mà luôn gắn với các quá trình chính trị, đó là toàn bộ hoạt động của các chủ thể
xã hội, các cá nhân, giai cấp, cộng đồng, nhờ đó mà hệ thống chính trị của xã hội
được hình thành, cải tạo và hoạt động. Quá trình chính trị mang tính đặc thù của
từng thể chế chính trị, song đều bao gồm: Quá trình hình thành hệ thống chính trị;
quá trình xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính trị; quá trình hoạch định và
thực hiện các quyết định chính trị; quá trình kiểm tra hoạt động của hệ thống chính
trị, nhằm khắc phục những hạn chế.
Chủ thể tham gia hoạt động chính trị không chỉ là các thể nhân mà còn cả
các pháp nhân như các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Hoạt động
của các chủ thể chính trị diễn ra trong không gian và thời gian xác định, chịu sự
chi phối và quy định của thể chế chính trị, sự ảnh hưởng của các chính đảng, giai
cấp, tầng lớp trong xã hội. Sự tham gia chính trị của nông dân chỉ thực hiện được
một cách hiệu quả khi có những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất
định. Tính tích cực chính trị của nông dân được hình thành và diễn ra trong
những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể; cùng một hành động
chính trị nhưng ở các thời điểm khác nhau, điều kiện khác nhau thì tính chất và
mức độ đánh giá tích cực có thể khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy khi
xem xét tính tích cực chính trị của nông dân cần phải được đặt trong điều kiện
lịch sử cụ thể.
Về mục đích chính trị, đây là cơ sở quan trọng để đánh giá chủ thể chính
trị là tích cực hay không tích cực. Sự tham gia của nông dân vào quá trình chính
trị với nhiều mục đích khác nhau, nhưng đối với tính tích cực chính trị thì việc
nhận thức và tham gia các quá trình chính trị phải vì lợi ích chính đáng của
người nông dân và cộng đồng, đất nước, các tổ chức hợp pháp của người nông
dân. Người nông dân tham gia chính trị với mục đích làm thiệt hại tới lợi ích,
39
làm cản trở sự phát triển cộng đồng thôn xóm, làng xã, các tổ chức của nông dân
(hội nông dân, hợp tác xã,.. và cao hơn là quốc gia, dân tộc thì đó là rất tiêu cực.
Tham gia chính trị của ngư i nông dân thế nào là tích cực? Trước tiên
phải xem xét từ quá trình nhận thức: Tính tích cực chính trị của nông dân thể
hiện qua ở tinh thần, thái độ quan tâm nhận thức quá trình chính trị. Người nông
dân tích cực chính trị sẽ luôn quan tâm, chủ động tìm hiểu, tiếp nhận và thực
hiện quá trình chính trị, chủ động tiếp cận các kênh thông tin, các thiết chế cung
cấp thông tin đầu vào của các quá trình chính trị, cũng như các sản phẩm của nó
như chính sách; quyết định; luật pháp,... Qua đó có hiểu biết và nâng cao nhận
thức chính trị, nhận thức về quyền và nghĩa vụ của mình, lợi ích của cá nhân và
cộng đồng khi tham gia vào quá trình chính trị, nhận thức về vị thế của mình
trong đời sống chính trị, giúp cho người dân có đủ năng lực thực hiện các hành
vi chính trị. Ngược lại nếu nông dân thời ơ, không sẵn sàng nhận thức quá trình
chính trị, sẽ không có hiểu biết cơ bản về quá trình chính trị, về mục đích của
quá trình chính trị, về quyền và nghĩa vụ của bản thân khi tham gia, hoặc xa rời
các nội dung đấu tranh giai cấp của nông dân, thiếu niềm tin vào hệ thống chính
trị, thậm chí đánh giá thấp hoặc phủ nhận vai trò của hệ thống chính trị vì vậy
không thể là người tích cực chính trị. Mặt khác nếu nỗ lực nhận thức quá trình
chính trị đến mức vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực xã hội thì không
thể là tích cực. Vì vậy tích cực chính trị trong nhận thức trước hết phải là sự chủ
động và tự giác trong nhận thức để có hiểu biết nhưng không vi phạm các quy
định của pháp luật và các chuẩn mực xã hội về tiếp cận thông tin,..
Tính tích cực chính trị được thể hiện chủ yếu thông qua quá trình tham gia
thực hiện quá trình chính trị. Mục tiêu của quá tình chính trị được hiện thực hóa
thông qua quá trình lao động có ý thức, có trách nhiệm, có sự nỗ lực, sáng tạo
của người nông dân, qua đó đánh giá đúng tính tích cực chính trị của nông dân
trong tập thể, giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội. Nông dân tích cực chính trị,
trước hết phải là nông dân yêu nước, hăng hái lao động, có kỷ luật, lao động đạt
năng suất, chất lượng cao, tự rèn luyện bản thân, từ đó hoàn thiện nhân cách,
nâng cao trình độ sản xuất, tay nghề,... hăng hái tham gia vào các hoạt động tổ
40
chức, quản lý sản xuất và tham gia vào công việc của nhà nước với các giải pháp
hiệu quả, đề xuất sáng tạo trong thực hiện. Nhưng chỉ chủ động tham gia vào quá
trình chính trị thì chưa thể gọi là tính tích cực chính trị mà tính chủ động phải
gắn với tự giác, với sự tham gia có ý thức và trách nhiệm. Một người có hiểu biết
chính trị, tham gia vào quá trình chính trị nhưng không có ý thức và trách nhiệm
thì cũng không làm gì có lợi cho tập thể, cộng đồng và đất nước vì vậy cũng
không thể là tích cực chính trị. Tính tích cực chính trị trước tiên phải là sự chủ
động, tự giác, có ý thức và trách nhiệm trong nhận thức và tham gia vào quá
trình chính trị.
Việc tham gia thực hiện quá trình chính trị của người nông dân có nhiều
mức độ khác nhau, trong cùng một cộng đồng, một tổ chức có người tích cực,
người không tích cực. Trái ngược với tính tích cực là sự bị động, thiếu tự giác
tham gia vào quá trình chính trị, thờ ơ xa rời các hoạt động chính trị,.. hoặc tham
gia nhưng với mục đích tiêu cực, không vì sự phát triển của cộng đồng hoặc
hăng hái tham gia nhưng vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực xã hội, làm
cản trở việc thực hiện các quá trình chính trị thì không thể là người tích cực
chính trị.
Mặt khác người nông dân tham gia vào quá trình chính trị, thể hiện tính
tích cực chính trị của mình diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp, ở thôn xóm,
làng xã, ở hội nông dân cơ sở và các liên kết kinh tế, hợp tác xã,.. gắn với các
quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm, với nhận thức và dân trí còn nhiều hạn chế
so với công nhân và trí thức, khi vượt ra ngoài thôn xóm, làng xã, ra khỏi các tổ
chức của nông dân thì tính tích cực chính trị của nông dân thường rất yếu. Vì vậy
không gian hiện nay để nông dân tham gia vào quá trình chính trị, thể hiện tích
tích cực chính trị chủ yếu vẫn là ở nông thôn.
Hiệu quả của việc tham gia quá trình chính trị cũng là một nội dung quan
trọng, người nông dân tích cực tham gia quá trình chính trị, nhờ sự chủ động, tự
giác nhận thức quá trình chính trị mà nông dân có hiểu biết chính trị, có phương
pháp tham gia phù hợp để thúc đẩy quá trình chính trị, góp phần đem lại giá trị
vật chất, tinh thần cho cộng đồng, cho đất nước hoặc thúc đẩy sự phát triển cộng
41
đồng, đất nước. Ngược lại là sự chủ động, tự giác tham gia của người nông dân
nhưng không trên tinh thần xây dựng, không đem lại giá trị, thậm chí tổn hại đến
sự phát triển của cộng đồng, đất nước,.. thì đó không thể là tích cực chính trị.
Trong nền dân chủ hiện đại, việc tham gia của người dân ...quốc tế hiệu quả và sự phát triển bền vững của quốc gia, dân
tộc. Tính tích cực chính trị của nông dân là sự tự giác, chủ động và có ý thức
trách nhiệm trong các hoạt động của nông dân tham gia quá trình chính trị, là lao
động sáng tạo nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị tiến bộ, thúc đẩy sự phát
triển của người dân và cộng đồng. Cơ sở kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội là
điều kiện hình thành và phát triển tính tích cực chính trị của nông dân.
Vùng duyên hải Bắc Bộ hiện nay đang phát triển năng động và tham gia
hội nhập quốc tế sâu rộng, đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế - xã
hội, song để đạt được các mục tiêu trong công nghiệp hóa, hiện đai hóa và hội
nhập quốc tế thì không thể thiếu được vai trò của nông dân, là lực lượng đông
đảo nhất trong cơ cấu dân số và lao động xã hội hiện nay.
Nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân trong điều kiện nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay cần thực
hiện đồng bộ nhiều giải pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội: Đẩy mạnh
dân chủ hoá đời sống xã hội; đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế tạo nền tảng
vật chất cho xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân nhất là
đồng bào vùng cao, biên giới, hải đảo, đồng bào dân tộc thiểu số; sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị đối với nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, tuyên truyền tổ chức thực hiện 5 tích cực”, 6 mới” và 7 tự quản”; phát
huy các giá trị văn hoá; đổi mới công tác thi đua, khen thưởng,.. Trong đó giải
pháp hàng đầu là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh
dân chủ hoá đời sống xã hội, mà trước tiên là đẩy mạnh hơn nữa thực hành dân
chủ trong Đảng, dân chủ trong hệ thống chính trị tới toàn xã hội, tạo cơ sở, điều
kiện và bầu không khí tích cực của người dân tham gia các hoạt động chính trị -
xã hội và hội nhập quốc tế. Mọi việc đều công khai bàn bạc với dân, hợp lòng
dân, dân tin, dân đồng lòng ủng hộ, thì tính tích cực chính trị được phát huy, việc
khó đến mấy cũng được tháo gỡ và đi đến thành công.
152
Để đảm bảo cho vùng duyên hải Bắc Bộ phát triển kinh tế - xã hội nhanh,
bền vững trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế, cần thực sự coi trọng việc nghiên cứu và thực hiện
đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân, là lực
lượng đông đảo nhất trong cơ cấu dân số và lao động xã hội hiện nay, tập trung
thực hiện:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức
chính trị, ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật của người dân nói chung và
nông dân nói riêng, xác định rõ mục tiêu, lợi ích của cá nhân và cộng đồng, xã
hội, tạo động lực để người dân tham gia tích cực vào các quá trình chính trị, thực
hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQHK11 về
thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế theo hướng nâng cấp thành
Luật dân chủ cơ sở để đảm bảo cơ sở pháp lý thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân nói chung và nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ nói riêng.
- Nghiên cứu thực hiện mô hình tổ chức để nâng cao tính tích cực chính trị
của nông dân thông qua việc phát huy dân chủ bầu trực tiếp trưởng thôn (hoặc
người đứng đầu tổ chức của nông dân bằng hình thức phổ thông đầu phiếu; trao
quyền và trách nhiệm cụ thể, nhân dân tham gia đóng góp thêm nguồn lực để duy
trì bộ máy, đồng thời có cơ chế nhanh chóng thực hiện bãi nhiệm khi phát hiện sai
phạm. Thực hiện nhất thể hóa bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn ở những thôn
có đủ điều kiện, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của
thôn.
- Chú trọng tổng kết lý luận và thực tiễn, tháo gỡ kịp thời những khó khăn
trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay; xây dựng mẫu hình
“nông dân thời kỳ đổi mới” với 6 tiêu chí cụ thể như: Tư duy mới, kiến thức
mới, kỹ năng mới, ý thức mới, hiệu quả mới, đời sống mới.
153
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đào Huy Toàn (2012 , "Rèn luyện phong cách quần chúng của người cán bộ
làm công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Giáo dục lý
luận, (188), tr.24 - 26, tr34.
2. Đào Huy Toàn (2013 , “Đảng bộ huyện Tiên Yên chú trọng nâng cao vai trò
lãnh đạo trong xây dựng nông thôn mới", Tạp chí Giáo dục lý luận,
(204), tr.49 - 52.
3. Đào Huy Toàn (2014 , “Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác vận động nhân
dân đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới ở huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh", Tạp chí Mặt và cuộc sống, (33), tr 26- 27.
4. Đào Huy Toàn (2014 , "Tính tích cực chính trị của nông dân trong điều kiện
hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay", Tạp chí thông tin Chính trị học,
(60), tr.32 - 36.
5. Đào Huy Toàn (2014 , “Phát huy tính tích cực chính trị của công dân trong
điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận, (208),
tr.17- 20
6. Đào Huy Toàn (2014 , “Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu gương là giải
pháp quan trọng trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay", Tạp
chí Giáo dục lý luận, (209), tr.17- 20.
7. Đào Huy Toàn (2016 , “Một số vấn đề đặt ra đối với nông dân vùng duyên hải
Bắc Bộ trong đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận, (249), tr.53 - 55.
8. Đào Huy Toàn (2016 , “Phát huy tính tích cực chính trị của nông dân vùng
duyên hải Bắc Bộ hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận, (251), tr.70 - 72.
154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Alexis De Tocquevill (2007), Nền dân trị Mỹ, Nxb Tri thức, Hà Nội.
2. Alfred de Grazia, Chính trị học yếu lược, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam
dịch và xuất bản, Sài Gòn, 1963.
3. Mai Ngọc Anh (2010), An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh
tế thị trư ng ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Mai Ngọc Anh (2013), Tách biệt về kinh tế đối với nông dân Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Thọ Ánh (2012 , Thực hiện chính sách phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo đề án 61, Báo cáo số 31 -
BC/BCĐTW về Kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW về Đề án
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân
Việt Nam giai đoạn 2010-2020”
7. Ban Dân Vận Trung ương (2012 , Công tác dân vận với chương trình xây
dựng nông thôn mói, Nxb Lao động, Hà Nội.
8. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008 , Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
9. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2008 , Việt Nam – WTO những cam
kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
10. Hoàng Chí Bảo (2005 , Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay,
Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
11. Hoàng Chí Bảo (2007), Dân chủ và dân chủ ở nông thôn trong tiến trình đổi
mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
155
12. Hoàng Chí Bảo (2009), Bảo đảm bình đẳng và tăng cư ng hợp tác giữa các
dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Trần Bạt (2006), Văn hoá và con ngư i, Nxb Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội.
14. Benedict J. Tria Kerrkvliet (2000), Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn ở các nước và Việt Nam , Nxb Hà Nội.
15. Nguyễn Đức Bình (2005 , Về công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt
Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Bộ Công Thương (2010 , Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN và ASEAN
mở rộng, Nxb Bộ Công thương, Hà Nội.
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 3982/QĐ-BGDĐT, ngày 17/9/2013
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về lư ng sự hài lòng của ngư i dân đối
với dịch vụ giáo dục công.
18. Bộ Nội Vụ, Quyết định số 1383/QĐ-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ về
đo lư ng sự hài lòng của ngư i dân, tổ chức đối với sự phục vụ của
cơ quan hành chính nhà nước.
19. Bộ Y tế, Quyết định số 4448/QĐ-BYT, ngày 06/01/ 2013 của Bộ Y tế về đo
lư ng sự hài lòng của ngư i dân đối với dịch vụ y tế công.
20. Nguyễn Từ Chi (1996 , Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc ngư i, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
21. Nguyễn Từ Chi (1984 , Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền thống Bắc
Bộ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
22. Trần Côn (1974 , C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề con ngư i, số 6, Tạp chí
Triết học.
23. Nguyễn Hữu Công - Luận án tiến sĩ triết học (2008 , Tư tưởng Hồ Chí Minh
về phát triển con ngư i toàn diện.
156
24. Cục Lý luận - Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,
Trung Quốc đối mặt với những điểm nóng lý luận, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
25. Phạm Như Cương (chủ biên, 1998), Về vấn đề con ngư i mới, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
26. Mai Ngọc Cường (2013), Chính sách xã hội đối với việc di dân nông thôn –
thành thị ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Ngân hàng thế giới (2015 , Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035 - Hướng tới
thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ.
28. Nguyễn Quốc Cường, Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh, TCCS số 110, năm 2016.
29. Nguyễn Văn Giàu, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay, TCCSĐT, ngày
29/6/2015.
30. Phan Đại Doãn (2001 , Làng xã Việt Nam- Một số vấn đề về Kinh tế - Văn
hóa - Xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Phan Đại Doãn (chủ biên, 1996 , Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay
- Một số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Phan Đại Doãn (2004 , Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch
sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Thành Duy (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con
ngư i, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Đại - Luận án tiến sĩ kinh tế (2012 về Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong th i k công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
35. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV, nhiệm k
2015 – 2020.
157
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976 , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986 , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991 , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991 , Cương lĩnh xây dựng đất nước trong th i
k quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996 , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998 , Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006 , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008 , Văn kiện hội nghị lần thứ 7- Ban chấp
hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011 , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016 , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp
hành Trung ương khóa XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
49. Đoàn công tác tỉnh Quảng Ninh (2016), Báo cáo nghiên cứu phát triển các
ngành nghề tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
158
50. Phạm Minh Đức- Bùi Duy Lan (2003), Đất và ngư i Thái Bình, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
51. Epghênhi Ambaraxumốp (1990 Chính sách kinh tế mới qua lăng kính của
th i đại hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. E.Wayne Nafziger (1998), Kinh tế học của các nước đang phát triển, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
53. Nguyễn Văn Giàu (2015 , Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Cộng
sản điện tử.
54. Trần Văn Giàu (1993), Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước
nhiệm vụ lịch sử, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
55. Ngân hàng thế giới WB (2000 , Báo cáo phát triển thế giới năm 2000, tấn
công đói nghèo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Đỗ Thị Hải Hà (2013), Việc làm của nông dân ở nước ta hiện nay - Thách
thức và giải pháp, Tạp chí Cộng sản, số 77.
57. Phạm Minh Hạc (2007 , Giáo dục Việt Nam th i hội nhập, Nxb Lao động,
Hà Nội.
58. Lê Mậu Hãn (2001 , Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh
sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Lê Trọng Hanh (1999 , Tư tưởng của V.I. Lênin về giáo dục con ngư i trong
xã hội mới, số 7, Tạp chí Nghiên cứu lý luận.
60. Triệu Đức Hanh - Luận án tiến sĩ kinh tế nông nghiệp (2012 về Nghiên cứu
các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái
Nguyên.
61. Nguyễn Thị Kim Hoa - Luận án tiến sỹ chính trị học (2009 về Phát huy tính
tích cực chính trị của công dân Việt Nam trong xu thế hội nhập
quốc tế.
62. Nguyễn Thị Kim Hoa (2013 , Tính tích cực chính trị của công dân Việt Nam
trong xu thế hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
159
63. Hội đồng khoa học Ban Dân vận Trung ương Đảng (2014), Phát huy vai trò
của Hội Nông dân Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới ở vùng
Đồng bằng sông Hồng, mã số KHBĐ (2013 -39
64. Hội đồng khoa học Văn phòng Trung ương Đảng (2012), Một số giải pháp
xây dựng nông thôn mới vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng, mã số
KHBĐ (2009 -16
65. Hội đồng lý luận Trung ương (2008 , Nông nghiệp, nông dân, nông thôn-
Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
66. Hội đồng Lý luận Trung ương (2012 , Làm tốt công tác quần chúng trong
tình hình mới - Kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
67. Hội nông dân Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V,
nhiệm k 2013 – 2018, Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội.
68. Hội nông dân Việt Nam, Báo cáo số 25- BC/HNDTW về Tình hình nông dân
và hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam (Tài liệu báo cáo tại buổi làm
việc với Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/4/2015).
69. Hội nông dân Việt Nam, Báo cáo số 237- BC/HNDTW về Kết quả công tác
Hội và phong trào nông dân năm 2016, nhiệm vụ năm 2017.
70. Nguyễn Văn Huyên (1992 , Chủ nghĩa Mác – Lênin trong sự nghiệp phát
triển con ngư i Việt Nam th i gian qua và triển vọng của nó, số 4,
Tạp chí Triết học.
71. Nguyễn Văn Huyên (2009 , Con ngư i chính trị Việt Nam truyền thống và
hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
72. Nguyễn Văn Huyên (2012 , Các chuyên đề bài giảng lịch sử tư tưởng và các
học thuyết chính trị thế giới, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
73. Trần Thị Thu Huyền - Luận án tiến sĩ chính trị học (2015 về Xây dựng tiêu
chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam hiện nay.
160
74. John Kleinen (2007), Làng Việt đối diện tương lai, hồi sinh quá khứ, Nxb Đà
Nẵng.
75. Đoàn Văn Khái (1995 , Nguồn lực con ngư i – yếu tố quyết định sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, số 4, Tạp chí Triết học.
76. Chu Khắc (năm 1987 về Tính tích cực chính trị - xã hội trong lối sống xã
hội chủ nghĩa”, số 2, Tạp chí Xã hội học.
77. Khoa Tâm lý Xã hội - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1998 , Đề
tài khoa học về Đặc điểm tâm lý nông dân vùng đồng bằng Bắc bộ
và sự tác động của chúng đối với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ nước ta”.
78. Đặng Xuân Kỳ (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hoá và con
ngư i, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Lường Thị Lan (2012), Chuyện kể Bác Hồ với nông dân, Nxb Hồng Bàng, Hà Nội.
80. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995 , Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995 , Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
82. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995 , Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
83. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995 , Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
84. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002 , Toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
85. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 31, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
86. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
87. V.I. Lênin (2006), Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
88. V.I. Lênin (2006), Toàn tập, tập 44, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
89. Lê Quốc Lý (2012 , Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
90. Đỗ Thị Thanh Mai - Luận án tiến sĩ triết học (2001 về Tâm lý nông dân
miền Bắc Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trư ng - Đặc
trưng và xu thế biến đổi.
91. Michael P.Todaro (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
92. Hồ Chí Minh (2011 , Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
161
93. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94. Hồ Chí Minh (2011 , Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
95. Hồ Chí Minh (2011 , Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
96. Hồ Chí Minh (2011 , Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
97. Hồ Chí Minh (2011 , Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
98. Hồ Chí Minh (2011 , Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
99. Ngân hàng thế giới WB (2015 , Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035 - Hướng
tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
100. Ngân hàng thế giới WB (2016 , Báo cáo về đổi mới nông nghiệp Việt Nam -
Tăng giá trị, giảm đầu vào.
101. Dương Xuân Ngọc (2009 , Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
102. Nguyễn Thiện Nhân (2015), Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới –
khâu đột phá để cơ cấu lại nông nghiệp và nâng cao thu nhập bền
vững cho ngư i nông dân,Tạp chí Cộng sản, số 873.
103. Nhóm tác giả Nguyễn Thị Lệ Thủy, Bùi Hồng Việt, Mai Thị Ánh, Thu
nhập của nông dân bị tách biệt xã hội về kinh tế - thực trạng và
khuyến nghị, Tạp chí Lý luận chính trị – Tháng 6/2013.
104. Phan Thị Kim Oanh - Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị (2014 về Vai trò của
nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam.
105. Oxfam tại Việt Nam (2012 , Báo cáo quốc gia Vun trồng một tương lai
no đủ”.
106. Bùi Đình Phong (chủ biên, 2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền
văn hoá mới Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
107. Đặng Phong (2009), Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, Nxb Tri thức.
108. Nguyễn Hồng Phong (1959), Xã thôn Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
162
109. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên - 2003), Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản
Việt Nam (1930 – 2002), Nxb Lao động, Hà Nội.
110. Nguyễn Trọng Phúc, Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhìn từ quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Lý luận chính
trị số 2-2014
111. Vũ Văn Phúc, Đ y mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn - nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, TCCSĐT, ngày 18/12/2015.
112. Lê Thị Phượng, Những biến đổi và thách thức đối với nông dân trong quá
trình đ y mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, TCCSĐT, ngày
14/1/2015.
113. Pierri Gouror, Ngư i nông dân châu thổ Bắc K , Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
114. Lê Minh Quân (2009), Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen
V.I.Lênin và Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
115. Lê Minh Quân, Bùi Việt Hương (2012 , Về quyền lực trong quản lý nhà
nước hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
116. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
117. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (chủ biên, 2005 , Thể chế dân chủ phát
triển nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
118. Đặng Kim Sơn (2008 , Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn,
nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
119. Đặng Kim Sơn (2008 , Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm
nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
120. Đặng Kim Sơn và các cộng sự (2014 , Đổi mới chính sách nông nghiệp
Việt Nam: Bối cảnh, nhu cầu và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
163
121. Phan Xuân Sơn (chủ biên, 2010), Các chuyên đề bài giảng chính trị học -
Dành cho cao học chuyên Chính trị học, Nxb Chính trị - Hành chính,
Hà Nội.
122. Phan Xuân Sơn (chủ biên, 2002 - 2003), Các đoàn thể nhân dân với việc
đảm bảo dân chủ cơ sở hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
123. Nguyễn Văn Sửu, Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô
Hà Nội, Nxb Tri thức.
124. Nguyễn Văn Tài (2002 , Phát huy tích tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
125. Văn Tạo (2012 , Mư i cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam,
Nxb Đại học Sư Phạm.
126. Tạp chí Cộng sản, Hội Nông dân Việt Nam (2016), Báo cáo đề dẫn hội thảo về
Phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong tái cơ cấu ngành nông
nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới th i k hội nhập.
127. Trần Trọng Tân (2005 , Về công tác tư tưởng - văn hoá, Nxb chính trị quốc
gia, Hà Nội.
128. Tạ Ngọc Tấn (2012 , Lao động, tiền lương, an sinh xã hội- Một số kinh
nghiệm của thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
129. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên, 2013), Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
130. Tập thể tác giả (2008 , Nông dân, nông thôn và nông nghiệp, những vấn đề
đang đặt ra, Nxb Tri thức, Hà Nội.
131. Tập thể tác giả (2009 , Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung
Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
132. Tập thể tác giả (2010 , Tình hình kinh tế thế giới và chính sách đối ngoại
của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
133. Tập thể tác giả (2010 , Tư duy kinh tế Việt Nam trong đổi mới và hội nhập,
Nxb Thanh niên, Hà Nội.
164
134. Tập thể tác giả (2015 , 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
135. Thanh tra Chính phủ (2012 , Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng
chống tham nhũng, Nxb LĐ- XH, Hà Nội.
136. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết
định số 865/QĐ-TTg ngày 10/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến
năm 2050.
137. Tập thể tác giả (2012), Áp dụng phương pháp nhiên cứu định tính và định
lượng trong xây dựng và chu n hóa công cụ đo lư ng chất lượng
chăm sóc ngư i cao tuổi ở Việt Nam, Tạp chí Xã hội học số 2 (118 .
138. Trần Hương Thanh (2010 , Các biện pháp tâm lý nâng cao tính tích cực
lao động của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà
nước hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
139. Mạch Quang Thắng (2015 , Cơ cấu giai cấp nông dân - Một số biến đổi
(chủ yếu từ năm 1996 đến nay),Tạp chí Giáo dục lý luận, số 223+224.
140. Ngô Huy Tiếp (2010 , Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông
dân trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
141. Đặng Hữu Toàn (2000 , Gắn phát triển con ngư i Việt Nam hiện đại với
giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, số 4, Tạp chí Triết học.
142. Tổng Cục Thống Kê (2015 , Điều tra dân số và nhà ở giữa k 1/4/2014:
Các kết quả chủ yếu.
143. Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (1997), Công nghiệp hóa
nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
144. Trung tâm Thông tin, Ban Tuyên giáo Trung ương (2014 , Sổ tay Báo cáo
viên năm 2014, Hà Nội.
145. Phạm Hồng Tung (2008 , Văn hoá chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn
hoá chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
165
146. Phạm Hồng Tung (2011 , Thanh niên và lối sống của Thanh niên Việt Nam
trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
147. Trần Từ (1984 , Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
148. Đào Trí Úc (chủ biên, 2003 , Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ
ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
149. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Báo cáo số 266/BC-UBND, ngày
30/11/2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an
ninh thành phố Hải Phòng 5 năm 2016 – 2020.
150. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Báo cáo số 127/BC-UBND, ngày
12/11/2015 về đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về
giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2011- 2015.
151. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Báo cáo số 84/BC-UBND, ngày
30/11/2016 về tình hình Kinh tế - Xã hội năm 2016, mục tiêu và nhiệm
vụ, giải pháp năm 2017 tỉnh Thái Bình.
152. Nguyễn Hoài Văn (chủ biên, 2008), Sự phát triển của tư tưởng chính trị
Việt Nam thế kỷ X-XV, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
153. Viện Chính trị học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006 , Lựa
chọn công cộng - Một tiếp cận nghiên cứu chính sách công.
154. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1999 , Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa
Thông tin, TP Hồ Chí Minh.
166
TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI
155. Almond G. (1956), Comparative Political System, The journal of Politics
(8), p.p. 12-15Almond G. and verba S. (1963), The Civic Culture,
Boston: little, Brown & Co. G.
156. Alistair Clark (2012), Political Party in the UK, Palgrave Macmillan.
157. Anthony Arblaster (2020), Demoracy, Open University press.
158. Burnham, J. (1960), Management revolution, Bloomington: Indiana
University Press.
159. Carole Patermann (1970), Participation and democratic theory, Cambridge
University Press.
160. Department for International Development (2003), Sustainable Rural
Livelihoods, UK
161. Douglas W.Rae (1971), The political consequences of electoral laws, Yale
University Press.
162. Francis Sejersed (2011), TheAge of Social Democracy, Copyrigh by
Priceton University Press.
163. Hans Keman and Ferdinand Muller Rommel (2012), Party Government
The new Europe, Routledge.
164. Harrigan J.J. (1995 , “Political Culture and Public opinion”, Politics and
the American future, Dilemmas of Democracy, The Mc Graw – Hill
Companies, Inc, p.p. 80-105.
165. Inter - Parliamentary Union - Geneva (1999), Participation of Women in
political life.
166. James Laxer (2009), Democracy, Groundwood Books.
167. John A. Hall (1995), Civil society, Polity press.
168. John Dewey (1991), The public and its problems, Ohio Press.
169. John Dewey (1992), Democracy and education: an introduction to the
phylosophy of education, Ohio Press.
170. John Kemp (1968), The Philosophy of Kant.
167
171. John Locke (1969), Two treatises of government, McMaster University
Press.
172. John P. Kretzmann, John L. McKnight (1993), Building communities from
the inside out- A path toward finding and mobilizing a community’s
assets, Institute for Policy Research, Northwestern University.
173. Lary Diamond and Rechard Gunther (2001), Political party and
democracy, John Hopkins University Press.
174. Leslie Lipson, The big political debate, Prentice Hall Inc, 1965.
175. Lerner, AK Nagai, S,Rothman (1996), American elites,Yale University
Press
176. Marcel Prélot, Georges Lescuyer, Histoire des idées politiques, Précis
Dalloz, 1975.
177. Inter - Parliamentary Union – Geneva (1999), Participation of Women in
Political Life.
178. Popkin, Samuel (1979) The Rational Peasant: The Political Economy of
Rural Society in Vietnam, Berkely: California University Press.
179. Published by the OSCE Office for Democratic Institutions and Human
Rights (ODIHR), 2014, handbook on promoting women’s
participation in political parties .
180. Pye L. (1968 , “Political Cutulre”, International Encyclopedia of the Social
Siences, Vol. 12, london, Macmillan. Row E. (1974), Modern Politics,
London, Routlege and Kegan Paul.
181. Robert Dalh (1971), Polyarchy, Yale University Press.
182. Robert Dalh (1991), Democracy and its crisis, Yale University Press.
183. Robert Michels (2009), Political Parties, a sociological study of the
oligarchical tendencies of modern democracy, University of Turin.
184. Simi Kamal (1991), A handbook on project management, Patthfinder
International Publications, Karachi.
168
185. Scott, Jame (1976), The Moral Economy of Peasant, Yale University Press,
New Haven.
186. Sodaro M.J. (1995 , “Political Culture and Political Pyschology”,
Comparative politics: A global Introduction, The Goerge Washington
University, The Mc Graw - Hill Companies. Inc, Aimis Custom
Publishing, p.p. 361-385.
187. Somesh Kumar (2002), Methods for Community participation – A complete
guide for participation, Vistaar Publication, New Delhi.
188. The economist (2012), Democracy Index.
189. Tocqueville A. (1996), Democracy in America, ed. By J.P. Mayer, trans.
By George Lawrence, NewYork: Happer &Row.
190. Weber, M. (1922), Economy and Society, OUP
191. Yamashita, K. (2006). Food and Agriculture problems for Japan and the
World in the twenty-first century. Asia Pacific Review, Vol 13, No 1,
May, pp. 1-15.
CÁC TRANG WEB
192.
193.
194.
195. https://tusach.thuvienkhoahoc.com
196.
197.
198.
199. nghiepnet.com.vn
200.
201.
202.
203.
204.
205.