BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN NGA HUYỀN
TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG CHƢƠNG TRÌNH
ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát các chƣơng trình Đối thoại chính sách (VTV1), Sự kiện và
Bình luận (VTV1), 45 phút (HTV9) trong năm 2014 và 2015)
LUẬN ÁN TIẾN SỸ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN NGA HUYỀN
TÍNH
341 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH LUẬN TRONG CHƢƠNG TRÌNH
ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát các chƣơng trình Đối thoại chính sách (VTV1), Sự kiện và
Bình luận (VTV1), 45 phút (HTV9) trong năm 2014 và 2015)
Ngành: Báo chí học
Mã số: 9 32 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. Đinh Thị Thúy Hằng
PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác.
Những kết luận khoa học của luận án là mới và chƣa công bố trong bất cứ
công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày.. tháng .. năm 2021
Tác giả luận án
Nguyễn Nga Huyền
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu chuyên ngành Báo chí học tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận án tốt
nghiệp để bảo vệ cấp Học viện.
Để có đƣợc kết quả này, trƣớc hết, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn
chân thành của mình tới hai ngƣời hƣớng dẫn khoa học của tôi là PGS,TS.
Đinh Thị Thúy Hằng và PGS,TS. Đỗ Chí Nghĩa đã hƣớng dẫn, định hƣớng
cho tôi về đề tài, phƣơng pháp nghiên cứu và hoàn thiện luận án!
Đồng thời, tôi trân trọng cảm ơn các nhà khoa học tham gia hội đồng
chuyên đề, hội đồng cơ sở, phản biện kín, hội đồng cấp Học viện đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận án! Trân trọng cảm ơn các
thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, cung cấp cho tôi hệ thống kiến thức lý luận và
thực tiễn đáng quý! Những kiến thức này đã và sẽ giúp ích cho tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu, công tác hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai.
Trân trọng cảm ơn thầy cô Viện Báo chí, Ban Quản lý Đào tạo đã tận
tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền!
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, ngƣời thân, bạn bè
đã ủng hộ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày ..... tháng ...... năm 2021
Tác giả luận án
Nguyễn Nga Huyền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
TỔNG QUAN ............................................................................................................. 14
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍNH CHÍNH LUẬN
TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY .................................................................................................................. 39
1.1. Cơ sở lý luận của tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại truyền
hình ở Việt Nam .......................................................................................... 39
1.2. Cơ sở thực tiễn của tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại
truyền hình ở Việt Nam ............................................................................... 58
1.3. Các tiêu chí đánh giá tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại
truyền hình................................................................................................... 75
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG CÁC CHƢƠNG
TRÌNH ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH THUỘC DIỆN KHẢO SÁT .......... 86
2.1. Biểu hiện của tính chính luận thông qua các yếu tố cấu thành của các
chƣơng trình đàm thoại truyền hình thuộc diện khảo sát ............................ 86
2.2. Nhận xét về thực trạng tính chính luận trong các chƣơng trình đàm
thoại truyền hình thuộc diện khảo sát ....................................................... 134
Chƣơng 3. NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ
NÂNG CAO TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀM
THOẠI TRUYỀN HÌNH ....................................................................................... 139
3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với tính chính luận trong chƣơng trình đàm
thoại truyền hình ở Việt Nam hiện nay ..................................................... 139
3.2. Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao chất lƣợng tính chính luận
trong chƣơng trình đàm thoại truyền hình ................................................ 155
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 173
1. Kết luận ................................................................................................. 173
2. Khuyến nghị .......................................................................................... 176
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................................... 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 180
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 189
CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
THUẬT NGỮ:
1. Chat show: Là thuật ngữ tiếng Anh, chỉ một chƣơng trình phát
thanh/truyền hình có nội dung chính là cuộc nói chuyện,
trao đổi (có thể về một chủ đề hoặc hơn) của ít nhất hai
ngƣời, trong đó có ngƣời dẫn chƣơng trình và khách mời.
2. Ê-kíp: Nhóm ngƣời cùng thực hiện một nhiệm vụ, công việc với
nhau (từ gốc tiếng Pháp: équipe).
3. Online: Trực tuyến (chỉ việc đang kết nối trực tiếp với mạng
Internet hoặc đang liên kết trong mạng cục bộ).
4. Talk show: (giống Chat show)
5. Video clip: Chƣơng trình phát thanh/truyền hình có nội dung chính là
cuộc nói chuyện, trao đổi (có thể về một chủ đề hoặc
hơn) của ít nhất hai ngƣời, trong đó có ngƣời dẫn chƣơng
trình và khách mời.
6. Xê-ri: Chuỗi, loạt (từ gốc tiếng Anh: series).
CHỮ VIẾT TẮT:
1. 45p: 45 phút
2. ĐTCS: Đối thoại Chính sách
3. Đài THVN: Đài Truyền hình Việt Nam
4. KM: Khách mời
5. NDCT: Ngƣời dẫn chƣơng trình.
6. PSLK: Phóng sự linh kiện
7. SK&BL: Sự kiện và Bình luận
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.1.1. Các sự kiện, vấn đề nổi bật năm 2014, 2015.85
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.5.1 Kết cấu chƣơng trình 45 phút ............................................................ 121
Sơ đồ 2.1.5.2. Kết cấu chƣơng trình ĐTCS ............................................................. 123
Sơ đồ 2.1.5.3. Kết cấu chƣơng trình SK&BL ......................................................... 123
Sơ đồ 2.1.5.4. Kết cấu chƣơng trình 23 giờ ............................................................. 124
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 2.1.6.1. Giao diện chƣơng trình 45 phút .......................................................... 127
Ảnh 2.1.6.2. Giao diện chƣơng trình SK&BL có kết nối cầu truyền hình ........... 128
Ảnh 2.1.6.3. Giao diện chƣơng trình ĐTCS nhìn từ trên cao và nhìn chính diện129
Ảnh 2.1.6.4. ĐTCS ghi hình tại cảng Hải Phòng .................................................... 129
Ảnh 2.1.6.5. ĐTCS ghi hình tại cảng cá Bình Định ............................................... 129
Ảnh 2.1.6.6. Khách mời chƣơng trình Ghế không tựa lần lƣợt đổi chỗ với ngƣời
dẫn chƣơng trình để ngồi lên hai chiếc ghế, đại diện cho các giai đoạn thăng trầm
của sự nghiệp, cuộc sống. .......................................................................................... 130
Ảnh 2.1.6.7. Chƣơng trình Ghế đỏ đƣợc ghi hình tại các địa điểm khác nhau. ... 131
Ảnh 2.1.6.8. Hai bối cảnh cố định của chƣơng trình Chuyện đêm muộn. ........... 131
Ảnh 2.1.6.9. Bối cảnh quán bar của chƣơng trình 23 giờ....................................... 131
Ảnh 2.1.6.10. Giao diện chƣơng trình SK&BL, góc máy ghi hình ...................... 132
ngƣời dẫn chƣơng trình trƣớc đây (trái) và hiện nay (phải). .................................. 132
Ảnh 2.1.6.11. Giao diện chƣơng trình SK&BL, góc máy ghi hình khách mời trƣớc
đây (trái) và hiện nay (phải). ..................................................................................... 132
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền hình là phƣơng tiện truyền thông ra đời ở các quốc gia có nền
kỹ thuật phát triển ở châu Âu, châu Mỹ từ những năm 30 của thế kỷ XX. Mặc
dù xuất hiện muộn hơn vài trăm năm so với báo in và sau phát thanh vài chục
năm, nhƣng truyền hình đã nhanh chóng khẳng định đƣợc chỗ đứng vững
chắc của mình trong hệ thống các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Nhờ
thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là về công
nghệ thông tin, ngành truyền hình có những bƣớc tiến vƣợt bậc về nhiều mặt,
trở thành phƣơng tiện truyền thông và giải trí có mặt ở tất cả các quốc gia,
lãnh thổ và hầu khắp các gia đình. Ngay cả khi báo mạng điện tử - một loại
hình báo chí ƣu việt xuất hiện cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ
thông tin trong thế kỷ XXI mà đỉnh cao là mạng Internet, thì truyền hình vẫn
đang tỏ ra là một loại hình truyền thông có sức cạnh tranh rất đáng nể.
Để có đƣợc khả năng này, trƣớc hết là do truyền hình đƣợc sở hữu sức
mạnh vô cùng to lớn, đó là khả năng tác động đến công chúng bằng hình ảnh
động và âm thanh, vốn là những yếu tố rất thu hút sự chú ý thông qua thị giác
và thính giác của công chúng. Nếu nhƣ thông tin trên báo in đƣợc chuyển tải
đến độc giả thông qua con chữ, ảnh - tức là chỉ có thể tác động duy nhất vào
thị giác, còn thông tin qua phát thanh đƣợc gửi đến thính giả bằng âm thanh,
(lời nói, tiếng động, âm nhạc) - tức là chỉ có thể tác động qua thính giác, thì
với truyền hình, mọi thứ diễn ra sống động nhƣ khán giả đƣợc trực tiếp chứng
kiến sự thật bằng cả tai nghe, mắt nhìn. Chính vì thế, dù là loại hình báo chí
sinh sau, nhƣng truyền hình vẫn là lựa chọn hàng đầu của đa số công chúng ở
mọi quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, truyền hình luôn giữ vai trò là một
loại hình truyền thông đại chúng hấp dẫn. Không chỉ ở thành thị mà ngay cả ở
2
các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa hiện nay, chiếc ti-vi đã thành một vật
dụng rất phổ biến. Tỷ lệ sở hữu ít nhất một chiếc ti-vi tại các hộ gia đình ở
Việt Nam là 83% [102, truy cập ngày 07/6/2016, 22:13]. Thậm chí ở thành
thị, việc mỗi một thành viên trong gia đình có một ti-vi trong phòng riêng đã
không còn là điều xa xỉ. Ngƣời ta có thể thấy phƣơng tiện nghe - nhìn này ở
trong các cửa hàng, quán xá... Điều này cho thấy rõ tầm quan trọng và mức độ
phổ biến của truyền hình trong đời sống của ngƣời dân Việt Nam hiện nay.
Trong hệ thống phân chia các thể loại báo chí tại Việt Nam hiện nay,
nhóm các thể loại báo chí chính luận (hay còn gọi là nhóm báo chí chính
luận, nhóm chính luận báo chí) là nhóm nhận đƣợc nhiều sự thống nhất cao
giữa các nhà nghiên cứu, lý luận báo chí về mặt phân loại. Đặc trƣng của
nhóm này là năng lực thông tin lý lẽ, tức là việc sử dụng khả năng lập luận,
phân tích, đánh giá để đƣa ra quan điểm (của một cá nhân hoặc tổ chức) về
một thông tin, vấn đề, sự kiện, hiện tƣợng nào đó mà báo chí phản ánh. Trong
nhóm các thể loại báo chí chính luận, những thể loại cơ bản có thể kể đến là:
bình luận, chuyên luận, xã luận, đàm luận, phiếm luận [56].
Trên sóng truyền hình tại Việt Nam hiện nay, không khó để khán giả có
thể nghe thấy những lời giới thiệu về một chƣơng trình truyền hình thuộc
nhóm các thể loại báo chí chính luận, nhƣ: “chương trình talkshow chính luận
với mục tiêu chú trọng vào những chính sách, dự án và kế hoạch phát triển
trong các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá” [98, truy cập ngày
09/10/2014, 11:12], hay “lên sóng vào 08h00 Chủ nhật hàng tuần, 90 phút để
hiểu là một điểm hẹn chính luận hấp dẫn với khán giả truyền hình trong hơn
2 tháng qua. Thông qua các chuyên mục trong chương trình, khán giả được
hiểu thêm về một chính sách đem lại lợi ích cho cuộc sống, khám phá góc
nhìn biếm họa về những điều còn chưa đẹp trong đời sống và cùng tìm hiểu
về những dự án góp phần mang tới một tương lai tươi đẹp hơn cho đất nước.”
[94, truy cập ngày 30/5/2017, 18:20] v.v.
3
Trong số nhiều hình thức thể hiện của chƣơng trình chính luận trên
truyền hình, không khó để nhận thấy hình thức đàm thoại vẫn chiếm giữ
những vị trí quan trọng trên các kênh thời sự - chính luận, ví dụ nhƣ các
chƣơng trình đã và đang phát sóng: Đối thoại chính sách (VTV1), Sự kiện và
Bình luận (VTV1), Toàn cảnh thế giới (VTV1), Những góc nhìn (Truyền hình
Nhân Dân), Nhận diện sự thật (Truyền hình Quốc phòng), Câu chuyện hôm
nay (Truyền hình Quốc hội), Góc nhìn HTV (Truyền hình TP.HCM - HTV),
Hà Nội - Những góc nhìn (Truyền hình Hà Nội - HaTV) v.v.
Ở những kênh truyền hình hàng đầu thế giới, có thể kể tên các chƣơng
trình đã và đang rất nổi tiếng nhƣ: Larry King Live và Larry King Specials
(những chƣơng trình góp phần làm nên danh tiếng của kênh CNN do nhà báo
huyền thoại Larry King phụ trách), Amanpour (chƣơng trình chuyên về các
vấn đề thời sự quốc tế, do nữ nhà báo nổi tiếng Amanpour phụ trách và dẫn
trên kênh CNN), Hardtalk (chƣơng trình phỏng vấn các vấn đề thời sự của đài
BBC) v.v. Tất cả đều là những đàm thoại, do các nhà báo, ngƣời dẫn chƣơng
trình kỳ cựu, kinh nghiệm phụ trách. Mức độ phủ sóng và ảnh hƣởng của
những chƣơng trình này mang tầm quốc tế, không chỉ thu hút sự chú ý của dƣ
luận mà còn của các chính khách, những nhân vật quan trọng bởi khách mời
tham gia chƣơng trình không chỉ dừng lại ở những chuyên gia, ngƣời nổi
tiếng, mà còn là nguyên thủ các quốc gia.
Nhƣ vậy, dù là ở Việt Nam hay trên thế giới, bên cạnh những hình thức
khác, thì hình thức đàm thoại của chƣơng trình chính luận trên truyền hình
vẫn luôn có một vị trí ổn định và thậm chí đƣợc nhiều kênh, đài truyền hình
chú trọng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, phân tích về đàm thoại trên truyền
hình là một nghiên cứu cần thực hiện trong bối cảnh hiện nay.
Bên cạnh đó, cũng cần phân tích thêm rằng về mặt khái niệm, thuật ngữ
cũng nhƣ cách hiểu trong thực tế thì chƣơng trình chính luận có hình thức
đàm thoại cũng hoàn toàn có thể đƣợc hiểu thành chƣơng trình đàm thoại
4
mang tính chính luận. Vì vậy, yếu tố “đàm thoại” ở đây thuộc về mặt hình
thức và “chính luận” ở đây là thuộc về tính chất, nội dung của chƣơng trình
truyền hình.
Do vậy, trong luận án này, tác giả nhìn nhận từ góc độ: nghiên cứu
“tính chính luận” trong các chƣơng trình đàm thoại truyền hình. Theo đó, tác
giả kỳ vọng sẽ rút ra đƣợc kết luận về biểu hiện của tính chính luận trong từng
loại đàm thoại trên truyền hình, từ đó quay ngƣợc trở lại để đánh giá những
yếu tố tác động đến tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại truyền hình.
Việc này đặt ra đòi hỏi cần phải hệ thống hoá các chƣơng trình đàm thoại
truyền hình cũng nhƣ phân tích đƣợc mức độ của tính chính luận trong từng
loại.
Nếu làm rõ đƣợc những cơ sở lý luận và thực tiễn về tính chính luận
trong các chƣơng trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam hiện nay, nghiên
cứu sinh cho rằng có thể tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm đề ra những giải
pháp phù hợp, có tính khả thi cho việc nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình
đàm thoại chính luận truyền hình. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài này cũng có
thể góp phần bổ sung những vấn đề lý luận báo chí truyền hình.
Cụ thể hơn, việc tổ chức các chƣơng trình đàm thoại đảm bảo tính
chính luận là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng và
phối hợp nhuần nhuyễn của nhóm thực hiện chƣơng trình. Trong nhóm này,
mỗi thành viên với chức danh và nhiệm vụ cụ thể cần có những phẩm chất,
kinh nghiệm, kỹ năng riêng, đặc biệt là ngƣời dẫn chƣơng trình. Ngoài ra, một
đàm thoại truyền hình mang tính chính luận còn đòi hỏi phải có những vị
khách mời phù hợp, đáp ứng tốt yêu cầu cụ thể của mỗi chƣơng trình.
Trong luận án này, nghiên cứu sinh khảo sát ba chƣơng trình đàm thoại
chính luận, hai chƣơng trình đàm thoại chân dung và hai chƣơng trình đàm
thoại giải trí của Việt Nam trong hai năm 2014 và 2015. Cụ thể, ba chƣơng
trình đàm thoại chính luận là: Đối thoại Chính sách, Sự kiện và Bình luận trên
5
kênh VTV1, và 45 phút trên kênh HTV9; hai chƣơng trình đàm thoại giải trí
là: Chuyện đêm muộn (VTV3), 23 giờ (VTV2); và hai chƣơng trình đàm thoại
chân dung là Ghế đỏ (YanTV), Ghế không tựa (VTV6).
VTV1, VTV2, VTV3 và VTV6 là những kênh truyền hình quyen thuộc
với khán giả cả nƣớc của Đài truyền hình Việt Nam, còn kênh HTV9 thuộc
Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và kênh YanTV (phát trên hệ thống
truyền hình cáp Việt Nam) là kênh truyền hình xã hội hoá. Do đó, việc lựa
chọn các chƣơng trình trên những kênh này để khảo sát là có tính đại diện
cao. Hơn nữa, do mật độ xuất hiện các chƣơng trình đàm thoại ở các kênh này
khá lớn và công tác tổ chức đàm thoại tại các kênh này cũng rất tiêu biểu nên
có thể thông qua việc khảo sát để rút ra đƣợc những kết luận khoa học.
Việc lựa chọn số lƣợng chƣơng trình đàm thoại chính luận để khảo sát
nhiều hơn so với hai loại chƣơng trình đàm thoại còn lại là do nghiên cứu sinh
chọn đàm thoại chính luận sẽ là đối tƣợng khảo sát chính, còn đàm thoại chân
dung, đàm thoại giải trí sẽ là đối tƣợng khảo sát mang tính tham chiếu.
Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh mong muốn khảo sát tham chiếu thêm
hai chƣơng trình đàm thoại nổi tiếng của thế giới là Amanpour của đài truyền
hình Mỹ CNN và Hardtalk của kênh truyền hình Anh BBC cũng trong
khoảng thời gian trên. Cả hai đều là những chƣơng trình đàm thoại về các vấn
đề thời sự trong nƣớc và quốc tế. Trong đó, Amanpour do nhà báo nữ
Christiane Amanpour đảm nhiệm, còn Hardtalk so nhà báo Stephen Sackur
phụ trách. Việc lựa chọn hai chƣơng trình này để khảo sát sẽ mang ý nghĩa so
sánh, đối chiếu với các chƣơng trình đàm thoại chính luận đƣợc khảo sát
trong nƣớc.
Ngoài ra, còn có một lý do khác khiến tác giả quyết định chọn đề tài
này là do bản thân nghiên cứu sinh đã có nhiều năm trực tiếp làm công việc
biên tập, tổ chức sản xuất, dẫn chƣơng trình đàm thoại. Qua thực tế, tác giả
nhận thấy để tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại truyền hình ở Việt
6
Nam đƣợc nhận diện rõ nét hơn, thì còn nhiều vấn đề cần phải đƣợc làm sáng
tỏ về phƣơng diện lý luận.
Chính vì vậy, tác giả tin tƣởng rằng với những kinh nghiệm đúc kết đƣợc,
lại đƣợc sự chỉ bảo, giúp đỡ của các nhà khoa học, tác giả sẽ thực hiện thành
công đề tài nghiên cứu này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các lý luận về đàm thoại truyền hình và khảo sát,
phân tích thực trạng tính chính luận trong các chƣơng trình đàm thoại truyền
hình đã chọn, đề tài nghiên cứu này sẽ đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể
nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của các chƣơng trình đàm thoại chính
luận truyền hình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, cần làm rõ đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phân tích
tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại truyền hình;
Thứ hai, cần nhận diện đƣợc biểu hiện của tính chính luận thông qua
các yếu tố cấu thành của chƣơng trình đàm thoại truyền hình tại Việt Nam;
Thứ ba, cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các thành viên tham
gia đàm thoại chính luận truyền hình, đặc biệt là ngƣời dẫn chƣơng trình và
khách mời;
Thứ tƣ, xác định các tiêu chí đối với tính chính luận trong đàm thoại
truyền hình tại Việt Nam;
Thứ năm, nêu ra một số giải pháp, kiến nghị có tính khả thi cao nhằm
nâng cao chất lƣợng tính chính luận trong đàm thoại truyền hình tại Việt
Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tính chính luận của chương trình
đàm thoại truyền hình ở Việt Nam hiện nay.
7
- Phạm vi nghiên cứu
Trong các kênh thuộc diện khảo sát của luận án này, VTV1 là kênh
thông tin - thời sự - chính luận tổng hợp của đài quốc gia, phủ sóng khắp cả
nƣớc. Trên VTV1 có một chƣơng trình ra mắt từ tháng 6/2011 với tên gọi Đối
thoại chính sách - một chƣơng trình toạ đàm chính luận phát sóng vào 22 giờ
45 tối thứ Tƣ hằng tuần, thu hút đƣợc sự chú ý của công luận với những chủ
đề thảo luận nóng bỏng. Đó là lý do để nghiên cứu sinh chọn chƣơng trình
này trên VTV1 để khảo sát.
Bên cạnh Đối thoại chính sách, một chƣơng trình khác trên kênh VTV1
đƣợc chọn để khảo sát là Sự kiện và Bình luận - một chƣơng trình ra đời từ
những năm 2000 và đƣợc phát sóng trực tiếp lúc 9 giờ 30 sáng thứ 7 hằng
tuần. Với những nội dung đề cập đến những sự kiện nóng hổi trong tuần, đây
cũng là một chƣơng trình rất đƣợc chú ý trên sóng VTV1.
Kênh truyền hình thứ hai đƣợc lựa chọn để khảo sát trong luận án này là
HTV9 - kênh thông tin chính trị, kinh tế, xã hội của Đài Truyền hình thành phố
Hồ Chí Minh (HTV). Trên kênh này, nghiên cứu sinh chọn chƣơng trình 45 phút
(đƣợc phát sóng lúc 20 giờ 40 tối thứ Tƣ hằng tuần) cho khảo sát của mình. 45
phút là chƣơng trình chính luận với mục tiêu chú trọng vào những chính sách, dự
án và kế hoạch phát triển trong các lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa. Chƣơng trình là một diễn đàn để ngƣời dẫn chƣơng trình và các khách mời
trò chuyện, trao đổi về những chủ đề nổi bật đang đƣợc xã hội quan tâm.
Chƣơng trình do HTV phối hợp thực hiện cùng FBNC - kênh truyền hình kinh
tế tài chính chuyên biệt đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Điều đặc biệt là chƣơng trình do nhà báo - TS. Trần Ngọc Châu dẫn
dắt. Ông là ngƣời đã nhận bằng tiến sĩ khoa học Báo chí - Truyền thông đại
chúng tại đại học Washington, Hoa Kỳ (2005); bằng thạc sĩ truyền thông tại
đại học Trinity College, Scotland (từ xa, 1995); bằng thạc sĩ Triết học Tây
8
phƣơng và văn chƣơng Anh, Trƣờng Đại học Văn khoa, Viện Đại học Sài
Gòn (1974). Nhà báo Trần Ngọc Châu từng là Tổng biên tập kênh FBNC.
Song song với VTV1 và HTV, tác giả lựa chọn thêm các chƣơng trình
đàm thoại chân dung và đàm thoại giải trí để khảo sát trên các kênh VTV2,
VTV3, VTV6 (Đài THVN) và YanTV (Truyền hình cáp Việt Nam). Trong
đó, hai đàm thoại giải trí là: Chuyện Đêm muộn, có thời lƣợng 30 phút, là
chƣơng trình đàm thoại giải trí trên kênh VTV3 phát sóng vào 23h30 các
ngày thứ Hai, Tƣ và Sáu hàng tuần, và phát lại cùng giờ các tối thứ Ba, Năm
và Bảy, và 23 giờ có thời lƣợng 45 phút đƣợc phát sóng vào tối thứ 6 hàng
tuần trên kênh VTV2. Hai chƣơng trình đàm thoại chân dung là: Ghế đỏ
(kênh YanTV), phát sóng vào 22 giờ 30 phút thứ Hai hằng tuần, với thời
lƣợng 15 phút và Ghế không tựa (VTV6) phát sóng tối thứ Tƣ hằng tuần.
Phần giới thiệu chi tiết về các chƣơng trình sẽ đƣợc đề cập trong chƣơng 2
của luận án này.
Ngoài các chƣơng trình đƣợc khảo sát trong nƣớc, luận án này sẽ khảo
sát tham chiếu hai chƣơng trình đàm thoại chính luận của truyền hình nƣớc
ngoài. Trong đó, CNN (Cable News Network) là kênh truyền hình Mỹ có mặt
ở hơn 200 quốc gia trên thế giới với số lƣợng công chúng lên tới gần 2 tỷ
ngƣời. Mạng lƣới tin tức của CNN trải rộng khắp thế giới và hoạt động
24/7 với tất cả những công nghệ, kỹ thuật, thiết bị hiện đại nhất. Ở kênh
CNN, tác giả khảo sát chƣơng trình Amanpour - một trong những chƣơng
trình nổi bật của CNN, do nữ nhà báo kỳ cựu Christiane Amanpour phụ trách.
Nội dung của chƣơng trình làm về những vấn đề, sự kiện chính trị quốc tế nổi
bật nhất. Khách mời của chƣơng trình thƣờng là những chính trị gia, thậm chí
là nguyên thủ quốc gia, hoặc những ngƣời có địa vị cao nhƣ: Nguyên Tổng
thƣ ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon, Cựu ngoại trƣởng Mỹ Hillary Clinton,
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Cố lãnh đạo Libya Gaddafi,
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cƣờng Chƣơng trình có thời
9
lƣợng 30 phút, đƣợc phát sóng vào lúc 9 giờ tối trên Truyền hình Cáp Việt
Nam, từ thứ 3 đến thứ 7 hằng tuần dƣới một dạng thức linh hoạt. Trong năm
số mỗi tuần thƣờng sẽ có một đến hai số là đàm thoại chính về một chủ đề.
Chƣơng trình đàm thoại chính luận nƣớc ngoài thứ hai tác giả lựa chọn
để khảo sát là Hardtalk trên kênh BBC (British Broadcasting Channel) của
Anh. Chƣơng trình này lựa chọn những chủ đề nhạy cảm, những câu hỏi khó,
và chọn khách mời là những cá tính nổi bật. Nhà báo Stephen Sackur làm việc
cho BBC với tƣ cách nhà báo nƣớc ngoài đã đƣợc 15 năm và mang lại cho
kênh truyền hình này rất nhiều thành tích. Hardtalk có thời lƣợng 25 đến 30
phút, đƣợc phát sóng từ thứ 2 đến thứ 5 trên hệ thống BBC World Service mà
Truyền hình cáp Việt Nam chuyển tải.
Thời gian khảo sát đƣợc chọn là hai năm 2014 và 2015. Đây cũng là
khoảng thời gian nghiên cứu sinh chính thức bắt tay vào việc thực hiện đề tài
này nên việc thu thập các cứ liệu nghiên cứu có thuận lợi.
Mặc dù tính đến thời điểm này, hai chƣơng trình đàm thoại chính luận,
một chƣơng trình đàm thoại chân dung và một chƣơng trình đàm thoại giải trí
trong nƣớc thuộc diện khảo sát đã dừng phát sóng, nhƣng những vấn đề đang
đặt ra về tính chính luận trong các chƣơng trình này vẫn còn giữ nguyên tính
thời sự và đòi hỏi những giải pháp cấp thiết.
5. Giả thuyết nghiên cứu của luận án
- Một là, đàm thoại truyền hình là một chƣơng trình có tính chính luận.
- Hai là, trong thực tế không phải chƣơng trình đàm thoại truyền hình
nào cũng thể hiện tính chính luận do chất lƣợng các chƣơng trình không đồng
đều và do mục đích của từng dạng đàm thoại truyền hình.
- Ba là, để nâng cao tính chính luận, sự hấp dẫn của tính chính luận
trong đàm thoại truyền hình, cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: kịch bản,
khách mời, ngƣời dẫn chƣơng trình... của đàm thoại truyền hình.
6. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
10
- Cơ sở lý luận
Hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về báo chí - truyền thông; các quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà
nƣớc về báo chí - truyền thông nói chung, các vấn đề liên quan đến báo chí
chính luận và quy trình tổ chức sản xuất đàm thoại truyền hình; các công trình
khoa học đã đƣợc công bố về Lý thuyết báo chí và truyền thông; Lý thuyết về
báo chí chính luận.
- Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn vận hành sản xuất các chƣơng trình
đàm thoại truyền hình ở một số kênh truyền hình ở Việt Nam hiện nay với
những ƣu điểm và hạn chế thể hiện qua các số liệu thống kê, kết quả điều tra
khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu do chính tác giả thực hiện và thu thập từ
những kết quả nghiên cứu có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh sẽ sử dụng phần
mềm xử lý thông tin định lƣợng SPSS. Các phƣơng pháp nghiên cứu định
lƣợng và định tính sử dụng trong luận án nhƣ sau:
- Phương pháp định lượng:
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm mục đích thu thập các nhận xét,
đánh giá của ngƣời xem truyền hình về 3 chƣơng trình đàm thoại chính luận
truyền hình trong diện khảo sát, cũng nhƣ những tác động của các chƣơng
trình này đối với công chúng. Dung lƣợng mẫu là 400, lựa chọn theo phƣơng
pháp chọn mẫu điển hình. Phân bố mẫu theo nơi cƣ trú là: Hà Nội: 200, thành
phố Hồ Chí Minh: 200. Theo giới tính: Nam: 190 Nữ: 210.
+ Phương pháp phân tích nội dung truyền thông:
Sản phẩm phân tích bao gồm toàn bộ các chƣơng trình đàm thoại chính
luận trong diện khảo sát đƣợc phát sóng trong hai năm 2014 và 2015 và lựa
11
chọn ngẫu nhiên mỗi tháng 1 đến 2 số của mỗi chƣơng trình đàm thoại giải trí
và chân dung cũng trong khoảng thời gian này, sao cho trung bình mỗi năm
khảo sát 12 số.
Theo đó, tổng số chƣơng trình đàm thoại chính luận là: 225, trong đó Sự
kiện & Bình luận: 84, Đối thoại Chính sách: 77, 45 phút: 64 (số lƣợng ít nhất
do chƣơng trình dừng phát sóng từ tháng 10 năm 2015). Tổng số chƣơng trình
đàm thoại giải trí là: 48, trong đó Chuyện đêm muộn: 24, 23 giờ: 24. Tổng số
chƣơng trình đàm thoại chân dung là: 48, cụ thể là Ghế đỏ: 24, Ghế không tựa:
24.
Phạm vi nghiên cứu
3 đàm thoại chính luận, 2 đàm thoại giải trí, 2 đàm
thoại chân dung
Mẫu nghiên cứu
Tính chính luận của các chƣơng trình đàm thoại
thuộc diện khảo sát, từ ngày 1/1/2014 đến ngày
31/12/2015
Đơn vị nghiên cứu
Nội dung toàn chƣơng trình, biểu hiện của tính chính
luận qua các yếu tố cấu thành chƣơng trình
Phân tích định
lƣợng
Thống kê số lƣợng và so sánh số lƣợng những biểu
hiện của tính chính luận thông qua các yếu tố cấu
thành chƣơng trình trên 7 đàm thoại diện khảo sát
trong 2 năm.
- Phương pháp định tính:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Đƣợc sử dụng để khảo sát các văn bản, các chỉ thị, nghị quyết và các
tài liệu nghiên cứu nhằm hệ thống hóa một số vấn đề lý luận báo chí nói
chung và báo chí truyền hình nói riêng nhằm xây dựng khung lý thuyết cho đề
tài cũng nhƣ hệ thống hoá một số khái niệm, thuật ngữ quan trọng của đề tài.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu:
Sử dụng với mục đích nghiên cứu nhận thức, thực trạng sản xuất
chƣơng trình đàm thoại chính luận tại các cơ quan báo chí truyền hình. Cụ
12
thể, nghiên cứu sinh đã tiến hành phỏng vấn sâu 25 trƣờng hợp thuộc các
nhóm sau:
Nhóm 1 (9 trƣờng hợp): Những ngƣời trực tiếp thực hiện, sản xuất các
chƣơng trình trong diện khảo sát, bao gồm 3 ngƣời dẫn chƣơng trình, 2 biên
tập viên, 2 đạo diễn, 2 quay phim.
Nhóm 2 (7 trƣờng hợp): Những ngƣời làm công tác quản lý cơ quan
báo chí truyền hình từ cấp Phó Giám đốc Đài trở lên.
Nhóm 3 (9 trƣờng hợp): Những ngƣời là chuyên gia trong lĩnh vực
truyền thông, báo chí.
Để đảm bảo tính khách quan và nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu,
các cá nhân tham gia phỏng vấn sâu đƣợc để ở tình trạng khuyết danh khi
trình bày kết quả trong luận án.
- Phương pháp quan sát, phân tích:
Đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ thực trạng quá trình tổ chức sản xuất các
đàm thoại; qua đó chỉ rõ các đặc điểm, ƣu điểm và hạn chế của hoạt động này,
từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi cao nhằm góp phần nâng
cao chất lƣợng đàm thoại chính luận truyền hình trong diện khảo sát nói riêng
và các đàm thoại chính luận truyền hình ở nƣớc ta nói chung.
Tất cả các phƣơng pháp đƣợc vận dụng bổ trợ lẫn nhau để mang lại kết
quả có ý nghĩa với luận án.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa l...chữa, bổ sung. Đến nay, đây vẫn là tác phẩm nghiên cứu
cập nhật và đầy đủ nhất về chính luận truyền hình. Cũng giống nhƣ phần
khung của cuốn sách xuất bản năm 2014, cuốn sách này triển khai nội dung từ
rộng đến hẹp: đi từ chính luận báo chí, chính luận truyền hình đến bình luận
truyền hình, đàm luận truyền hình và khái quát tâm lý giao tiếp ảnh hƣởng
của ngôn ngữ đến công chúng truyền hình.
29
Trong đó, nghiên cứu sinh đặc biệt quan tâm đến chƣơng 5 của cuốn
sách nói về “Đàm luận truyền hình”. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Oanh sử dụng
khái niệm “đàm luận” để nhấn mạnh vào góc độ chính luận của những
chƣơng trình mang tính trao đổi bàn luận. Điểm này vừa giống và vừa khác
với nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong luận án này. Điểm giống ở chỗ cả
tác giả và nghiên cứu sinh đều nhất trí về yếu tố chính luận ở những chƣơng
trình hội thoại, trao đổi về các đề tài báo chí, thời sự. Còn điểm khác ở chỗ
nghiên cứu sinh sử dụng từ “đàm thoại”, và nói về “tính chính luận” của
chƣơng trình đàm thoại để có sự phân tích độc lập đối với tính chính luận của
chƣơng trình dạng này, phân biệt nó với chƣơng trình đàm thoại mang tính
giải trí, chân dung.
Trong chƣơng 5, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Oanh tiến hành phân tích các
đặc điểm của đàm luận truyền hình, các dạng đàm luận truyền hình và phân
biệt nó với các dạng đàm thoại truyền hình khác. Nội dung trong chƣơng này
có nhiều điểm tƣơng đồng về mặt ý tƣởng với nghiên cứu của nghiên cứu
sinh. Tuy nhiên, với khuôn khổ 15 trang, chƣơng này chƣa trình bày chi tiết
vào những yếu tố mà luận án của nghiên cứu sinh rất chú trọng tìm hiểu nhƣ:
ngƣời dẫn chƣơng trình, khách mời (góc độ tham gia và số lƣợng khách mời),
đề tài, câu hỏi chƣơng trình v.v. vốn là những yếu tố, theo quan điểm của
nghiên cứu sinh, rất khác biệt và đặc trƣng khi nó ở trong một chƣơng trình
đàm thoại có tính chính luận.
Chính vì vậy, tuy bề ngoài có nhiều điểm tƣơng đồng, nhƣng cuốn sách
của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh và luận án là hai công trình có hƣớng nghiên
cứu khác nhau.
Không trực tiếp đề cập đến khái niệm này, nhƣng về mặt lý luận liên
quan đến thể loại báo chí truyền hình có một công trình nghiên cứu mang tên
“Sự vận động, phát triển của thể loại, tác phẩm báo chí truyền hình trong môi
trường truyền thông hiện đại”. Đây đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (của
30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền) do ThS. Đinh Ngọc Sơn chủ nhiệm và bảo
vệ thành công năm 2008.
Công trình nghiên cứu này đã khái quát sự phát triển của thể loại tác
phẩm báo chí truyền hình và chia thành ba nhóm: hội thoại, tin tức và
gameshow. Trong đó, chƣơng trình đàm thoại truyền hình mà nghiên cứu sinh
nghiên cứu thuộc vào nhóm hội thoại, và mang đầy đủ những đặc điểm của
thể loại tác phẩm này.
Nhƣ vậy, mặc dù có thể dễ dàng hiểu ý nghĩa của khái niệm “đàm thoại
truyền hình”, nhƣng tác giả luận án chƣa khảo sát thấy nghiên cứu nào trực
tiếp định nghĩa và sử dụng khái niệm này một cách chính thức. Trong chƣơng
1 của luận án, nghiên cứu sinh sẽ phân tích lý do sử dụng khái niệm này và
phân biệt nó với các khái niệm có ý nghĩa tƣơng đƣơng.
2.2.2. Tài liệu tiếng Việt và dịch sang tiếng Việt liên quan đến kỹ năng
sản xuất chương trình đàm thoại truyền hình
Cuốn sách đầu tiên đề cập đến việc việc sáng tạo các tác phẩm, thể loại
truyền hình cơ bản nhƣ: tin truyền hình, phóng sự truyền hình, ký sự truyền
hình, phỏng vấn truyền hình, tạp chí truyền hình, cầu truyền hình... là của tác
giả Trần Bảo Khánh. Sách có tiêu đề “Sản xuất chương trình truyền hình”, do
Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in và phát hành năm 2002. Cho đến nay,
đây vẫn là một trong số không nhiều những tài liệu tham khảo chính thức
đƣợc in thành sách cho việc đào tạo chuyên ngành truyền hình tại Học viện
Báo chí và Tuyên truyền. Cuốn sách đã phân tích về các thể loại báo chí cụ
thể đƣợc sử dụng trên truyền hình, đồng thời phân tích phƣơng thức thực hiện
ứng với từng thể loại. TS. Trần Bảo Khánh cũng trình bày các dạng phỏng
vấn trên truyền hình - một hình thức gần gũi với đàm thoại truyền hình, và
đƣa ra nhiều dạng thức thể hiện, phƣơng pháp tiến hành phỏng vấn truyền
hình. Do đó, cuốn sách này có nhiều nội dung để nghiên cứu sinh kế thừa và
phát triển.
31
Tiếp đến là cuốn “Sáng tạo tác phẩm báo chí” của tác giả Đức Dũng,
đƣợc xuất bản năm 2002 tại Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin. Trong cuốn
sách này, ở mục Phần thứ nhất, trong Chƣơng 2, tác giả đã phân tích nội dung
“Viết và nói cho phát thanh, truyền hình”. Trong đó, đáng chú ý là những
nguyên tắc viết cho phát thanh, truyền hình và kỹ năng trình bày văn bản phát
thanh, truyền hình. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng
nói và viết cho cả phát thanh, truyền hình. Tuy nhiên, phần về truyền hình còn
chung chung và đôi chỗ còn đƣợc phân tích giống nhƣ phát thanh, trong khi
trên thực tế văn bản viết cho truyền hình có một số nét khác biệt đặc trƣng.
Ở mục Phần thứ hai, trong Chƣơng VI, tác giả đã đi sâu phân tích thể
loại bình luận của báo chí. Đặc biệt, ngoài những nội dung khái quát chung về
thể loại bình luận, tác giả đã phân tích cụ thể bài bình luận phát thanh, truyền
hình. Theo đó, tác giả cho rằng, “do được sử dụng trên sóng nên tác phẩm
bình luận phát thanh truyền hình cũng bị biến đổi theo quy luật của việc
thông tin bằng lời nói” [19, tr.148]. Điều này đƣợc thể hiện ở các khía cạnh
nhƣ dung lƣợng, cấu trúc, quy mô của tính chất, vấn đề, sự kiện Đây là
những phân tích đầu tiên trong nghiên cứu báo chí về sự khác nhau của thể
loại bình luận trên báo in và trên phát thanh, truyền hình và là tiền đề cho
nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
Một cuốn sách khác của tác giả Đức Dũng viết cùng tác giả Hoàng
Đình Cúc là cuốn “Những vấn đề của báo chí hiện đại”, cũng xuất bản tại
Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, năm 2007. Đáng chú ý là mục 14 trong
phần 2, các tác giả bàn về “Lời dẫn và ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình”.
Trong đó, vai trò của lời dẫn và ngƣời dẫn trong chƣơng trình cũng nhƣ các
nguyên tắc viết lời dẫn và các tiêu chí đối với một ngƣời dẫn chƣơng trình
truyền hình đã đƣợc đề cập. Đây cũng là một trong những nghiên cứu sớm về
nội dung dẫn chƣơng trình truyền hình và mang giá trị tham khảo bƣớc đầu
cho nghiên cứu của luận án này.
32
Trong các năm 2004, 2005, Nhà xuất bản Thông tấn đã cho xuất bản
hàng loạt sách nghiên cứu lý luận và nghiệp vụ báo chí, truyền thông đƣợc
dịch của nƣớc ngoài. Trong đó, một số cuốn sách ít nhiều có liên quan đến
nghiên cứu của nghiên cứu sinh, cụ thể nhƣ sau:
Sách “Báo chí truyền hình” (hai tập) [13 và 14] của các tác giả ngƣời
Nga là G.V. Cudơnhetxốp, X.L. Xvich, và A.Ia.Iurrốpxki. Trong hai cuốn
sách này, tập 1 đề cập đến những vấn đề lý luận chung và kịch bản truyền
hình; tập 2 đề cập đến các thể loại truyền hình và kỹ năng. Trong tập 2 này,
một số vấn đề có liên quan đến việc tổ chức sản xuất tác phẩm, chƣơng trình
truyền hình đã đƣợc trình bày trong chƣơng II: “Các nghiệp vụ nhà báo trong
truyền hình” và chƣơng IV: “Nhà báo với chiếc camera ghi hình”. Trong đó,
chƣơng II đã phân chia và phân tích về các chức năng của nhà báo truyền hình
gồm có: phóng viên truyền hình, nhà bình luận, nhà phân tích tổng quan,
người phỏng vấn, người dẫn chương trình (trong cuộc tranh luận hoặc trong
một chƣơng trình đối thoại nào đó), người dẫn chương trình gặp gỡ giao lưu,
người dẫn chương trình thời sự.
Cách tách biệt công việc ngƣời dẫn chƣơng trình đối thoại với ngƣời
dẫn chƣơng trình thời sự, ngƣời phỏng vấn nhƣ trên của các tác giả ngƣời
Nga khá tƣơng đồng với quan điểm của tác giả luận án. Bởi tuy cùng là công
việc “dẫn chƣơng trình”, nhƣng mỗi một thể loại chƣơng trình, tính chất
chƣơng trình lại đòi hỏi một cách dẫn dắt khác, một yêu cầu về kỹ năng dẫn
khác. Trong chƣơng này, Cudơnhetxốp và Iurrốpxki cũng phân tích về những
yêu cầu đối với một ngƣời dẫn chƣơng trình về mặt hình thức, trình độ, kỹ
năng. Nội dung này là một tham khảo để tác giả luận án so sánh với yêu cầu
đối với ngƣời dẫn chƣơng trình đàm thoại tại Việt Nam.
Tài liệu khác cần đề cập là cuốn “Công nghệ phỏng vấn” của Maria
Lukina (tác giả ngƣời Nga) [44]. Trong đó, chƣơng VI có đề cập đến vấn đề
“Phỏng vấn trên báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử”. Phần trình bày
33
phỏng vấn trên sóng có dung lƣợng 14 trang (278-292) đã đề cập đến công
việc của ngƣời phỏng vấn trong trƣờng quay.
Nội dung này có gắn bó mật thiết với công việc của ngƣời dẫn chƣơng
trình đàm thoại truyền hình - vốn là một nhân tố quan trọng làm nên tính
chính luận của chƣơng trình. Tuy nhiên, cần phải khẳng định thêm rằng công
việc của ngƣời dẫn chƣơng trình đàm thoại truyền hình có tính chính luận
không đơn giản chỉ là “phỏng vấn”. Bởi ngoài việc biết cách đặt câu hỏi cho
các khách mời tham gia đàm thoại, ngƣời dẫn chƣơng trình còn phải đóng vai
trò nhƣ một thành viên cùng tham gia bàn luận về vấn đề đƣợc nói đến. Do
đó, những nội dung trong cuốn sách này không phải là tất cả công việc của
ngƣời dẫn chƣơng trình đàm thoại truyền hình có tính chính luận, trong khi đó
là nội dung mà luận án này sẽ cố gắng tìm hiểu một cách toàn diện.
“Cách điều khiển cuộc phỏng vấn” là tác phẩm của hai tác giả ngƣời
Nga là Makxim Kuzunhesop và Irop Sƣkunop [43]. Hai phần với tám chƣơng
của cuốn sách này đã ít nhiều đề cập đến những nguyên tắc chung của sự giao
tiếp và đi sâu phân tích các kỹ thuật phỏng vấn, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng
thƣơng lƣợng, phát biểu nơi công cộng
Nếu nhƣ chƣơng I và II nêu lên những nội dung mang tính khái quát,
cơ bản về nguyên tắc giao tiếp, tâm lý giao tiếp, thì chƣơng IV và V lại khắc
hoạ chi tiết hơn các kỹ năng. Trong đó, chƣơng IV: “Làm phỏng vấn nhƣ thế
nào” và chƣơng V: “Làm thế nào để thuyết phục ngƣời đối thoại” miêu tả rất
chi tiết 13 bƣớc cần thực hiện để có cuộc phỏng vấn thành công và 6 bƣớc cần
làm để thuyết phục đƣợc ngƣời đối thoại.
Những nội dung này có tính tham khảo rất cao đối với những ngƣời dẫn
chƣơng trình đàm thoại, bởi kỹ năng phỏng vấn, thuyết phục là những kỹ
năng thiết thực đi liền với công việc của họ khi đàm thoại. Tuy đã ra đời cách
đây hơn 10 năm nhƣng những giá trị của cuốn sách này vẫn có tính tham khảo
rất cao đối với luận án của nghiên cứu sinh.
34
“Giao tiếp trên truyền hình - trước ống kính và sau camera” của tác
giả ngƣời Nga X.A.Muratốp [46]. Đây là một trong số những cuốn sách có
nội dung đề cập đến các kỹ năng của ngƣời phóng viên truyền hình cả trƣớc
và sau ống kính camera. Trong bốn phần của cuốn sách này đã có tới ba phần
dành cho việc trình bày về các kỹ năng của một phóng viên truyền hình hiện
đại. Trong đó, theo nghiên cứu sinh, kinh điển và rất khái quát là nhận định:
Nhƣng vấn đề là ở chỗ cuộc đối thoại diễn ra trƣớc ống kính chỉ là
mở đầu đối với ngƣời đối thoại, còn nhà báo thì đã tiến hành cuộc
trò chuyện ấy ngay từ khi anh ta bắt tay vào nghiên cứu tài liệu.
Giai đoạn đối thoại trên màn ảnh chỉ là giai đoạn cuối trong cuộc
trò chuyện đƣợc mở đầu bằng một cách gián tiếp ấy. [46, tr.114]
Nhận định trên đã miêu tả một cách khái quát và dễ hiểu công việc của
ngƣời đặt câu hỏi trong phỏng vấn và đàm thoại. Để có một cuộc phỏng
vấn/đàm thoại thành công, ngƣời phỏng vấn/dẫn chƣơng trình đàm thoại phải
có một sự chuẩn bị kỹ lƣỡng và biến mình thành một chuyên gia để có thể
khai thác tối đa các “ngóc ngách” chiều sâu của thông tin cần tìm hiểu. Những
phân tích của tác giả Muratốp có ý nghĩa rất lớn để tham khảo ở phƣơng pháp
nghiên cứu tài liệu, cách đặt câu hỏi, và việc thu hút sự chú ý của công chúng
vào cuộc phỏng vấn.
Một cuốn sách đáng lƣu ý khác đƣợc Nhà xuất bản Thông tấn xuất bản
năm 2007 dịch từ tiếng Anh là “Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo”
[59] của các tác giả Sally Adams và Wynford Hicks - các nhà báo kiêm giảng
viên báo chí. Nội dung cuốn sách trình bày chi tiết kỹ năng đặt đƣợc câu hỏi
trúng và tìm đƣợc cách thức đúng. Trong đó, đáng chú ý từ trang 176 đến
trang 237, các tác giả đã phân tích những lƣu ý khi thực hiện phỏng vấn với
các đối tƣợng khác nhau nhƣ: chính trị gia, ngƣời nổi tiếng, đối tƣợng đặc biệt
(những đối tƣợng miễn cƣỡng, ngƣời thiếu kinh nghiệm, doanh nhân, trẻ em,
ngƣời dễ bị tổn thƣơng...).
35
Qua việc trình bày và phân tích những kinh nghiệm của các nhà báo,
các nhà lý luận báo chí, cũng nhƣ đúc kết từ các tài liệu phong phú, có thể nói
những thông tin trong cuốn sách này khá hữu ích cho các phóng viên cũng
nhƣ những nhà nghiên cứu để phục vụ cho hoạt động thực tiễn cũng nhƣ công
tác nghiên cứu, giảng dạy chuyên về kỹ năng phỏng vấn.
Năm 2011, tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, TS. Nguyễn
Thế Kỷ đã cho xuất bản một công trình nghiên cứu dƣới dạng sách chuyên
khảo có tựa đề “Nói năng, giao tiếp trên đài truyền hình” [39]. Cuốn sách là
kết quả của một luận án tiến sỹ Ngôn ngữ học mà tác giả đã bảo vệ thành
công ở Viện Ngôn ngữ từ năm 2005. Trong đó, trên cơ sở xác định trên truyền
hình có ba kênh chính: “kênh chữ, kênh lời (nói) và kênh hình”, công trình
nghiên cứu này tập trung khảo sát kênh lời, cụ thể là cách nói năng, giao tiếp,
là dạng nói trên truyền hình.
Trên cơ sở phân biệt “người nói trên truyền hình (Speaker on
Television, gọi tắt là STV)” với “người dẫn chương trình (Master of
Ceremony, gọi tắt là MC)” và các “phát thanh viên” (theo quan niệm cũ trong
cách làm truyền thống), tác giả Nguyễn Thế Kỷ đã khảo sát các đối tƣợng cụ
thể là “một số hành vi, cách thức nói năng, giao tiếp của ngƣời nói trên truyền
hình trong các chƣơng trình có thời lƣợng từ 4, 5 phút trở lên” của Đài Truyền
hình Việt Nam, các Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An, Hà Nội, Đài
Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và một số đài khác.
Về mặt lý luận, cuốn sách này đã góp phần làm rõ thêm một số khía
cạnh của việc diễn ngôn trong giao tiếp trên truyền hình. Tác giả đã chỉ ra
đƣợc vai trò của các phƣơng tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các yếu tố phi
lời, kèm lời trong hành vi nói năng, giao tiếp trên truyền hình...
Năm 2015, TS. Đinh Thị Thu Hằng (nay là PGS.TS. Đinh Thị Thu
Hằng, Khoa Phát thanh Truyền hình - Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã
cho ra mắt cuốn “Dẫn chương trình phát thanh, truyền hình” (Nhà xuất bản
36
Lý luận Chính trị) [33]. Đây là cuốn sách chuyên khảo đầu tiên của Học viện
Báo chí và Tuyên truyền về nghề dẫn chƣơng trình nói chung và công việc
dẫn chƣơng trình phát thanh, truyền hình nói riêng. Tác phẩm này, ngoài việc
nêu ra một số vấn đề chung về hoạt động dẫn chƣơng trình phát thanh, truyền
hình, đã phân tích các kỹ năng cần có của ngƣời dẫn chƣơng trình phát thanh,
truyền hình dựa theo từng dạng chƣơng trình cụ thể nhƣ: chương trình tin tức,
chương trình trao đổi, chương trình giải trí. Đồng thời, tác phẩm đã đƣa ra
các yêu cầu cần có về mặt năng lực, phẩm chất của ngƣời dẫn chƣơng trình
phát thanh, truyền hình.
Chƣơng 4 của cuốn sách nói về “dẫn chƣơng trình trao đổi” sẽ là một
nguồn đối chiếu với công việc của ngƣời dẫn chƣơng trình đàm thoại truyền
hình mà nghiên cứu sinh khảo sát trong luận án này. Ngoài ra, các kỹ năng
cũng nhƣ yêu cầu đối với ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình trên nhiều
phƣơng diện cũng hoàn toàn có thể đƣợc tham khảo và so sánh.
Dù mang nhiều nội dung có thể tham khảo đƣợc, nhƣng cuốn sách này
thiên về các đặc điểm, kỹ năng của ngƣời dẫn chƣơng trình phát thanh, truyền
hình, trong khi đây chỉ là một trong nhiều yếu tố cấu thành nên tính chính
luận của chƣơng trình đàm thoại truyền hình mà luận án này đang nghiên cứu.
- Nhận xét:
Có thể nói, các kỹ năng đƣợc phân tích trên các cuốn sách, các công
trình nghiên cứu trên đây chƣa khái quát đƣợc đầy đủ tất cả kỹ năng cần có
cho việc sản xuất chƣơng trình đàm thoại truyền hình, tuy nhiên đây là những
kỹ năng cơ bản và trực tiếp đóng góp vào thành công của chƣơng trình đàm
thoại truyền hình. Trong các chƣơng 1 và 2 của luận án này, tác giả tiếp tục
phân tích những kỹ năng khác liên quan đến việc sản xuất chƣơng trình đàm
thoại truyền hình tại Việt Nam.
3. Một số nghiên cứu khác
37
Ngoài các nhóm tài liệu trên, trong những năm qua cũng đã có một số
cuộc hội thảo khoa học đề cập đến những khía cạnh khác nhau của công tác tổ
chức sản xuất các tác phẩm, chƣơng trình truyền hình ở Việt Nam. Tại các kỳ
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 25 tại Nha Trang - Khánh Hoà (năm
2006) và và lần thứ 26 tại thành phố Hồ Chí Minh (năm 2007) đã có nhiều ý
kiến, tham luận đề cập đến một số vấn đề nhƣ: vấn đề “tƣ nhân hoá”; vấn đề
“truyền hình thƣơng mại”. Trong đó, các buổi hội thảo về chủ đề sản xuất
chƣơng trình truyền hình theo phƣơng thức xã hội hoá đã thu hút đƣợc rất
nhiều các đài truyền hình trong cả nƣớc và các đơn vị, tổ chức ngoài ngành
truyền hình tham gia.
Tại cuộc Hội thảo về Hợp tác sản xuất và phát sóng chương trình phát
thanh, truyền hình do Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An tổ chức (tháng
6/2011), 14 đại diện của các đài phát thanh - truyền hình địa phƣơng và Ban
Truyền hình Tiếng dân tộc của Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) đã trình
bày các tham luận, các ý kiến xung quanh các vấn đề phát huy thế mạnh của
các đài địa phƣơng; tìm các phƣơng thức liên kết, phối hợp nhằm nâng cao
chất lƣợng và sức hấp dẫn của các chƣơng trình phát sóng. Hội thảo đã thống
nhất về chủ trƣơng liên kết, hợp tác giữa các đài phát thanh - truyền hình
trong tăng cƣờng trao đổi chƣơng trình phát sóng về các thể loại phim, phóng
sự mang tính tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phim tài liệu, cầu truyền hình,
cầu phát thanh trực tiếp về một số sự kiến lớn và các chƣơng trình ca nhạc về
đất nƣớc, con ngƣời mang bản sắc văn hoá riêng của các địa phƣơng...
Tháng 2 năm 2017, trƣờng Cao đẳng Truyền hình (thuộc Đài Truyền
hình Việt Nam) đã tổ chức hội thảo khoa học “Phỏng vấn trong các chương
trình chính luận của Đài truyền hình Việt Nam”. Hội thảo có sự tham gia của
các nhà nghiên cứu, các chuyên gia lý luận báo chí, và đặc biệt là những
ngƣời dẫn chƣơng trình chính luận trên sóng truyền hình Việt Nam. Tại đây,
38
những kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng đặt câu hỏi phản biện đã đƣợc các chuyên
gia đƣa ra trao đổi và bàn luận.
Ngoài những nghiên cứu kể trên, trong những năm gần đây một số tờ
báo, trang web cũng có những bài viết đề cập đến những khía cạnh khác nhau
của vấn đề sản xuất chƣơng trình, tác phẩm truyền hình. Tuy nhiên, về mặt
học thuật các công trình này chƣa đề cập đến các đàm thoại chính luận truyền
hình tại Việt Nam và dó đó cũng chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp, kiến nghị cụ
thể, sát thực nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng các các chƣơng trình đàm
thoại chính luận truyền hình, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập, phát triển
hiện nay. Nhƣ vậy, có thể nói đây vẫn là một khoảng trống về mặt lý luận cần
phải đƣợc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
Trong luận án này, nghiên cứu sinh xin kế thừa và phát triển ý tƣởng và
những thành quả của những công trình nghiên cứu đi trƣớc. Tuy nhiên, có thể
khẳng định đề tài “Tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền
hình ở Việt Nam hiện nay (Khảo sát chƣơng trình Đối thoại chính sách
(VTV1), Sự kiện và Bình luận (VTV1), 45 phút (HTV9) trong năm 2014 và
2015)” là một đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với những đề tài đã
đƣợc công bố trƣớc đây. Trên tinh thần đó, đây sẽ là công trình đầu tiên đề
cập một cách toàn diện, hệ thống về vấn đề này.
39
Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍNH CHÍNH LUẬN
TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận của tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại
truyền hình ở Việt Nam
1.1.1. Những thuật ngữ, khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Chính luận
“Chính luận” là một từ Hán Việt, với từ gốc tiếng Hán là 政論 hoặc 政
论. Theo chiết tự chữ Hán, “chính” có nghĩa là việc liên quan đến chính trị
của đất nƣớc, “luận” là bàn luận. Nhƣ vậy, gốc tiếng Hán của “chính luận” là
“bàn luận về chính trị” [100, truy cập 12:02 ngày 08/3/2016].
Sau này, cách sử dụng đƣợc mở rộng hơn khi “chính luận” trở thành
một thể loại trong văn học với nội dung là đề cập đến các vấn đề mang tính xã
hội. Điều này đƣợc khẳng định ngắn gọn trong Từ điển tiếng Việt của Viện
Ngôn ngữ học: chính luận là “thể văn phân tích, bình luận các vấn đề chính
trị, xã hội đương thời” [72, tr.192].
Trong nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ chính luận, PGS. TS. Vũ
Quang Hào đã khái quát ba thời kỳ mà phong cách ngôn ngữ chính luận trải qua,
đó là: thời kỳ manh nha trƣớc thế kỷ XX, thời kỳ tìm tòi trong đầu thế kỷ XX, và
thời kỳ hình thành phong cách vào những năm 20 của thế kỷ XX [32, tr.57].
Cũng trong nghiên cứu này, PGS. TS. Vũ Quang Hào đã trích dẫn
nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Thoại về đặc điểm của ngôn ngữ chính luận
trong tƣơng quan so sánh với văn bản nghệ thuật:
40
Văn bản nghệ thuật là văn bản miêu tả còn văn bản chính
luận là văn bản lập luận. Về mặt này chính luận gần gũi với
phong cách văn bản khoa học. Nhƣng tính đơn diện của ngôn
ngữ chính luận không phải là dấu hiệu của sự nghèo nàn. Trái
lại, chính đặc điểm này đã tạo điều kiện cho nhà chính luận
diễn đạt sự bình giá, cảm xúc, sự suy tƣ đối với đề tài một
cách trực tiếp và thẳng thắn, gây đƣợc những hiệu quả có khi
còn vƣợt cả tác phẩm văn học. [32, tr.66]
Trong hệ thống thể loại báo chí Việt Nam hiện nay, nhóm “chính luận
báo chí” là nhóm có đƣợc sự thống nhất cao, ít xảy ra tranh luận trƣớc nhiều
quan niệm phân chia hệ thống thể loại báo chí khác nhau. Nói một cách ngắn
gọn, đây là một nhóm các thể loại báo chí có đặc trƣng cơ bản là “phản ánh
hiện thực bằng phương thức luận bàn, phân tích, lý giải, nhằm giải quyết
những vấn đề bằng lý lẽ” [54, tr.15].
Tác giả Nguyễn Ngoc Oanh tổng kết về chính luận nhƣ sau: “Trước hết
phải khẳng định chính luận là một loại tác phẩm cơ bản của báo chí. Đặc
trưng cơ bản của thể loại này là phản ánh hiện thực bằng phương thức phân
tích, bình luận, lý giải nhằm giải quyết vấn đề bằng lý lẽ.” [54, tr.10].
Các chuyên gia trong phần phỏng vấn sâu của luận án cũng bày tỏ sự
đồng thuận về cách hiểu “chính luận” nhƣ:
- “Chính luận thường là bàn bạc và luận về những vấn đề chính trị xã
hội” [Phụ lục 5, Chuyên gia số 1]
- “Chính luận là luận bàn về những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội; những vấn đề thời sự mà nhiều người quan tâm.” [Phụ lục 5,
Quản lý số 2]
- “Chính luận là một thể loại văn học đồng thời là một thể tài báo chí
có nội dung phản ánh các vấn đề có tính thời sự về chính trị, kinh
tế, văn hóa, x hội, văn học tư tưởng của một chính thể, một tổ chức
41
kinh tế, x hội thường mang tính định hướng” [Phụ lục 5,
Chuyên gia số 2]
Trong đó, một chuyên gia về lý luận báo chí truyền hình chia sẻ:
“Chính luận là một từ Hán việt mà nghĩa gốc của nó là bàn
luận một cách ngay thẳng, trung thực về những vấn đề của đời
sống. Đây là khái niệm xuất phát từ đời sống và chỉ một cách
tiếp cận các vấn đề từ góc độ lí luận. Khi đã bàn luận rồi thì
phải có lí có lẽ, bàn luận rồi phải có luận cứ, luận chứng, luận
điểm Thậm chí bàn luận có thể dẫn tới các cuộc tranh luận,
nhƣng mục đích cuối cùng là sử dụng lí lẽ để soi sáng những
vấn đề, những sự kiện trong đời sống hàng ngày.” [Phụ lục 5,
Quản lý số 1]
Đáng chú ý hơn, chuyên gia này cũng cho rằng nên hiểu về khái niệm
này một cách rộng mở chứ không nên bó hẹp:
“Khi đã nói tới chính luận thì có rất nhiều ngƣời đã hiểu nhầm
là bàn luận những chuyện chính sự, những chuyện chính yếu,
những chuyện quan trọng, còn những cái lặt vặt thì không bàn
tới. Cách hiểu này có thể nói là không hoàn toàn đúng. Chính
luận cần phải đƣợc hiểu là bàn luận một cách ngay thẳng,
trung thực về những vấn đề xung quanh chúng ta. Tuy nhiên,
cũng tùy từng loại báo, tùy từng tính chất, tôn chỉ, mục đích
của từng tờ báo hay là thế mạnh của từng loại hình báo chí
Chẳng hạn nhƣ với báo Đảng, báo Nhân dân, rõ ràng là chính
luận phải là những vấn đề rất quan trọng, những vấn đề đụng
chạm đến quốc gia, quốc tế, những vấn đề lớn mà Đảng và
Nhà nƣớc quan tâm. Tuy nhiên, một tờ báo nhỏ hơn nhƣ tờ
báo Tuổi trẻ, báo Tiền phong thì sẽ bàn về những vấn đề của
thanh niên. Hay là những tờ báo của ngành công an, chuyên về
42
những vấn đề an ninh trật tự, thì họ hoàn toàn có thể bàn đến
những vấn đề rất nhỏ của đời sống nhƣ văn hóa giao thông đi
đƣờng không nhƣờng nhau, đi lên vỉa hè, nạn bóp còi inh ỏi
trên đƣờng Tất cả những chủ đề đó đều có thể đƣa ra để bàn
luận và quan trọng là nó bàn một cách ngay thẳng và trung
thực, thì đó là chính luận. Cho nên cần phải hiểu khái niệm
chính luận một cách rộng mở, chứ không nên giới hạn rằng
chính luận là chỉ bàn đến những chuyện chính trị, chính yếu.”
[Phụ lục 5, Quản lý số 1]
Quan điểm này khá tƣơng đồng với thực tế khi nhiều chƣơng trình
chính luận truyền hình hiện nay phản ánh các đề tài thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống chứ không chỉ dừng lại ở chính trị. Ví dụ cụ thể về sự đa
dạng trong đề tài của các chƣơng trình chính luận truyền hình hiện nay sẽ
đƣợc trình bày cụ thể hơn trong chƣơng 2 về khảo sát thực trạng các chƣơng
trình đàm thoại chính luận truyền hình.
Nhƣ vậy, chiết tự chữ Hán thì “chính luận” khởi nguyên từ chính trị,
sau đó phát triển thành một thể loại trong văn học, báo chí. Theo tác giả luận
án, dựa trên nguồn gốc ra đời, sự phát triển qua thời gian, và với cách sử dụng
thông dụng hiện nay, có thể hiểu: chính luận là việc phân tích, trao đổi, bàn
luận các vấn đề thời sự một cách thẳng thắn, công khai, trực tiếp, đa chiều
nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
1.1.1.2. Tính chính luận
Từ cách hiểu về thuật ngữ “chính luận” nhƣ trên, tác giả luận án cho
rằng “tính chính luận” là tính chất phân tích, trao đổi, bàn luận về một vấn đề
thời sự một cách thẳng thắn, công khai, trực tiếp, đa chiều nhằm làm sáng tỏ
vấn đề. Nhƣ vậy, một chƣơng trình truyền hình nếu có “tính chính luận” sẽ
phải là một chƣơng trình chọn đƣợc một đề tài báo chí thời sự và phân tích,
43
đánh giá, bình luận đề tài đó một cách chính thống, công khai, trực tiếp, đa
chiều nhằm làm sáng tỏ vấn đề nhất có thể.
Tuy nhiên, cũng cần phân tích thêm rằng, với cách hiểu về “tính chính
luận” nhƣ vậy thì tính chính luận không chỉ nằm trong nhóm các thể loại báo
chí chính luận. Vì một số thể loại thuộc nhóm khác nhƣ phóng sự, điều tra
cũng có tính chính luận khi phân tích, bàn luận, làm sáng tỏ vấn đề. Tuy nhiên,
đây chỉ là những tính chất không cơ bản của các thể loại này, chỉ góp phần làm
nên sức mạnh của các thể loại này. Còn với các thể loại chuyên về chính luận
(bình luận, xã luận, chuyên luận) thì “tính chính luận” là sức mạnh quan
trọng nhất, là mục đích chính, là phƣơng tiện biểu đạt.
Chính vì vậy, nhìn một cách toàn diện, tính chính luận đƣợc thể hiện rất
đa dạng trong các nhóm thể loại báo chí nói chung. Nhƣng nó thể hiện tập
trung và đạt đƣợc hiệu quả cao nhất ở nhóm các thể loại báo chí chính luận.
1.1.1.3. Chương trình đàm thoại truyền hình
“Chƣơng trình đàm thoại truyền hình” là một cụm từ ghép mà ý nghĩa
của nó đƣợc hình thành từ những thuật ngữ thành phần: chƣơng trình, đàm
thoại, truyền hình. Vì vậy, để hiểu một cách toàn diện về khái niệm này, nghiên
cứu sinh cho rằng cần xem xét các khái niệm và thuật ngữ nội hàm để phân
tích.
Trƣớc tiên, về khái niệm “truyền hình”, theo GS. Tạ Ngọc Tấn, đây là
“một loại phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình
ảnh động và âm thanh” [64, tr.127]. Hay nói cách khác, truyền hình, với tƣ
cách là một loại hình truyền thông đại chúng, có khả năng tác động đến công
chúng của mình thông qua hình ảnh động và âm thanh.
Đối với nghĩa của từ “chƣơng trình”, nếu hiểu theo nghĩa chung nhất
thì trong sách “Từ điển Tiếng Việt 1994” của Trung tâm Từ điển học (Nhà
xuất bản Đà Nẵng, 2008) là “toàn bộ những dự kiến hoạt động theo một trình
tự nhất định và trong một thời gian nhất định ” [69, tr.250]. Trong thực tiễn
44
nói chung và thực tế đời sống báo chí nói riêng, đây là thuật ngữ đƣợc sử
dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, khi dùng trong phạm vi phát thanh - truyền
hình thì thuật ngữ này không còn đƣợc hiểu hoàn toàn theo nghĩa rộng của nó.
Theo đó, với cách hiểu thông thƣờng nhất thì “chƣơng trình” (phát thanh hay
truyền hình) là một sản phẩm (có thể là báo chí hoặc không) có nội dung và
hình thức được trình bày theo một trình tự nhất định, do nhiều cấu phần hợp
thành.
Cụ thể hơn, chƣơng trình truyền hình có thể là sản phẩm phát một lần là
xong, hoặc là một phần của loạt, chuỗi sản phẩm đang đƣợc thực hiện, phát
từng số nối tiếp nhau. Đó cũng có thể là một vở kịch (đƣợc dàn dựng để phát
trên truyền hình); một bộ phim (phát trên truyền hình), hoặc bản tin thời sự,
truyền hình thực tế, đàm thoại v.v.
Nhƣ vậy, những gì phát trên truyền hình hiện nay có thể gọi chung là
các chƣơng trình truyền hình. Tuy nhiên, không phải chƣơng trình truyền hình
nào cũng là báo chí. Chỉ có những chƣơng trình nhƣ: bản tin thời sự, tọa đàm,
phỏng vấn, phim tài liệu, bình luận, điều tra mới là chƣơng trình báo chí
truyền hình. Còn phim ảnh, ca nhạc, trò chơi truyền hình không phải là báo
chí, mặc dù vẫn là chƣơng trình truyền hình. Nhƣ vậy, cần phải có sự phân
biệt giữa “chƣơng trình truyền hình” nói chung và “chƣơng trình báo chí
truyền hình” nói riêng mà trong thực tế vẫn đƣợc gọi chung là “chƣơng trình
truyền hình”.
Cũng giống nhƣ các tác phẩm truyền hình, một chƣơng trình truyền
hình dù có thời lƣợng phát sóng ra sao, phạm vi đề tài thế nào... cũng đều là
sản phẩm lao động của một tập thể.
Nhƣ vậy, theo nghiên cứu sinh, có thể hiểu “chƣơng trình truyền hình”
là một sản phẩm truyền hình có nội dung và hình thức ổn định, mang đặc
trưng của truyền hình (chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh).
45
Hầu hết các chương trì...n đề thời sự của xã hội.
Đối với các cơ quan báo chí, các chƣơng trình đàm thoại chính luận thể hiện vai trò
của cả ba chức năng quan trọng của báo chí bao gồm: giám sát, phản biện và dự báo
nhằm phục vụ phát triển bền vững. Thông qua các thông tin và đề xuất, báo chí
tham gia sân chơi với ảnh hƣởng và sức chi phối để củng cố hoặc thay đổi các chính
sách, các chƣơng trình hành động, và làm cho các nội dung trên gắn với, phù hợp
hơn, với quyền lợi giai cấp hoặc với lý tƣởng xã hội và đạo đức. Với tầm quan trọng
nhƣ vậy, nội dung của các chƣơng trình đàm thoại chính luận trên truyền hình luôn
đƣợc chú trọng để xây dựng nội dung, đầu tƣ vào các câu hỏi và đòi hỏi những
ngƣời làm công tác biên tập phải dày công nghiên cứu các vấn dề đƣợc khai thác để
có một chƣơng trình thành công. Hiện đài truyền hình Việt Nam là cơ quan có nhiều
chƣơng trình đàm thoại chính luận hay nhƣ các chƣơng trình “Sự kiện và bình
luận”, “Vấn đề hôm nay”, “Đối thoại chính sách”... Những ngƣời dẫn dắt các
chƣơng trình cũng là các nhà báo có uy tín và kỳ cựu trong nghề nhƣ BTV Quang
Minh, BTV Thu Hà, BTV Đức Hoàng Những ngƣời góp phần không nhỏ vào
thành công của các chƣơng trình đó.
Vì vậy, có thể khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của chính luận trong báo chí, cụ
thể là chính luận trên truyền hình có vai trò đặc biệt trong việc làm giàu thêm các
hiểu biết lịch sử văn hóa, cổ vũ và động viên các phong trào vì lợi ích chung của xã
hội và là một trong những thể loại sáng tác điển hình nhất, cái thể hiện đƣợc một
cách toàn diện nhất giọng điệu, phong cách và ý thức hệ của ngƣời làm làm báo
hình.
Trả lời câu hỏi 4:
Nhìn chung, các chƣơng trình đàm thoại chính luận truyền hình hiện nay đều đem
lại cho khán giả những góc nhìn chuyên sâu, toàn diện và đa chiều về các vấn đề, sự
kiện nóng trong nƣớc và quốc tế. Chƣơng trình đồng thời phỏng vấn ý kiến chuyên
gia tại trƣờng quay về các vấn đề liên quan. Các chƣơng trình đã thể hiện những nét
thay đổi lớn của chính luận trên truyền hình cả về chất và lƣợng.
Về hình thức thể hiện, các chƣơng trình nhƣ Sự kiện và bình luận, Vấn đề hôm nay
hay Báo chí toàn cảnh của kênh VTV1 đã đầu tƣ khá lớn về mặt kỹ thuật và các yếu
319
tố đồ hoạ. Cách thể hiện cũng rất linh hoạt dựa theo chủ đề của mỗi chƣơng trình.
Chƣơng trình đã tạo ra một môi trƣờng hết sức thân thiện cho khán giả xem truyền
hình và các khách mời, tăng sự gần gũi và tƣ thế tiếp nhận thông tin.
Về nội dung, các câu hỏi đƣợc xây dựng hết sức mạch lạc, có mở đầu, dẫn dắt và
kết thúc vấn đề một cách khoa học và logic. Các phóng sự xem kẽ phỏng vấn phục
vụ tốt cho nội dung các câu hỏi và củng cố cho các nội dung bình luận. Những
ngƣời tham gia trả lời là những nhân vật có trách nhiệm trực tiếp với sự kiện và có
những ý kiến đóng góp quý báu cho chủ đề của chƣơng trình.
Sự hấp dẫn của mỗi chƣơng trình luôn đòi hỏi những ngƣời làm truyền hình cần nỗ
lực hơn nữa và sáng tạo không ngừng để có những chƣơng trình hay hơn, phản ánh
những khía cạnh cụ thể hơn của đời sống xã hội. Các chƣơng trình cần xác định
đƣợc đối tƣợng khán giả xem chƣơng trình để xác định tiêu chí “hấp dẫn” riêng của
từng chƣơng trình. Ví dụ các đề tài phục vụ đối tƣợng chủ yếu là nông dân sẽ có
cách thể hiện và dẫn dắt khác với các đề tài phục vụ các doanh nhân, học sinh hay
các đối tƣợng cụ thể khác. Điều đó đòi hỏi kinh nghiệm của những ngƣời dẫn
chƣơng trình đƣa ra các mục tiêu và nội dung phù hợp phục vụ các đối tƣợng khán
giả của mình.
Trả lời câu hỏi 5:
Chính luận trên truyền hình là một thể loại tƣơng đối khó với truyền hình nói riêng
và báo chí nói chung. Vì vậy ngƣời dẫn dắt các chƣơng trình bình luận chắc chắn
phải là ngƣời nắm rất vững các lý thuyết và kỹ năng cơ bản của báo chí truyền hình,
bao gồm dẫn chƣơng trình, xử lý tình huống, cách đặt câu hỏi, cách sử dụng nguồn,
quy tắc đạo đức của nhà báo.
Bên cạnh đó, họ cần là những ngƣời có kinh nghiệm, khả năng không tự nhiên đƣợc
sinh ra mà đƣợc rèn luyện thông qua quá trình hoạt động thực tiễn. Các nhà báo có
kinh nghiệm sẽ biết nên đƣa ra quyết định thế nào ở những thời điểm khác nhau,
đây là khác biệt lớn với những ngƣời mới làm truyền hình.
Tuy vậy, mỗi nhà báo lại có một cái “duyên” khác nhau trong việc trò chuyện với
khách mời và khán giả, điều này giúp chúng ta nhận ra ngay các nhà báo khác nhau
ở phong thái và cách dẫn dắt của họ. Ví dụ nhà báo Lại Văn Sâm, nhà báo Tạ Bích
Loan có những cách thể hiện rất riêng của mình.
Trả lời câu hỏi 6:
Nhƣ tôi đã trả lời ở trên, truyền hình và các chƣơng trình của nó cần những biến tố
đa sắc màu và đa dạng trong xu thế thay đổi nhanh chóng của truyền thông nói
320
chung, đặc biệt trong bối cảnh phát triển không ngừng của công nghệ số và mạng
Internet. Việc giúp phân biệt các chƣơng trình báo chí với các thông tin truyền
thông khác chính là ở chất lƣợng và thƣơng hiệu của thông tin. Để làm đƣợc điều
này, các chƣơng trình truyền hình nói chung cần không ngừng cải tiến cả về nội
dung và hình thức thể hiện, bắt kịp những vấn đề thời sự mà xã hội quan tâm.
Con ngƣời là yếu tố quyết định cho tất cả các chƣơng trình truyền hình, thậm chí là
thƣơng hiệu truyền hình. Các nhà báo luôn cần tự nâng cao năng lực chuyên môn và
trình độ để đáp ứng và dự báo các xu thế phát triển của báo chí nói chung. Thành
công của thƣơng hiệu truyền hình bắt nguồn từ chính các công việc cụ thể của các
nhà báo. Đàm thoại chính luận trên truyền hình đề cao năng lực phản biện của nhà
báo, họ cần là những chuyên gia trong lĩnh vực hỏi để đƣa ra những câu hỏi sắc xảo,
có tính phản biện xã hội cao, đi đến tận cùng của các vấn đề và làm chủ cuộc đối
thoại, điều tiết nhịp độ và tiết tấu của từng phần trong chƣơng trình.
Áp dụng các thành tựu của công nghệ cũng là một phần rất quan trọng để nhà báo
có các cách thể hiện mới, có khả năng bao phủ thông tin của mình một cách rộng rãi
hơn, và quan trọng hơn cả là nâng cao uy tín của cá nhân các nhà báo.
-----
5.3.5. Chuyên gia 5
- Hình thức trả lời phỏng vấn: qua thƣ điện tử
- Thời gian: ngày 20/3/2017
Trả lời câu hỏi 1:
Tôi hiện là Trƣởng Ban Điện tử của Báo Đại Đoàn Kết.
Trả lời câu hỏi 2:
Theo tôi hiểu thì chính luận có cả trong văn học và trong báo chí. Đối với báo chí
thì khi nói đến chính luận sẽ nói đến những chuyện nghiêm túc, quan trọng, chính
thống. Thí dụ là chuyện quy hoạch cây xanh ở Hà Nội, chuyện xây đƣờng cao tốc
trên cao chậm tiến độ, chuyện cải cách giáo dục còn nhiều bất cập v.v
Trả lời câu hỏi 3:
Tất nhiên là tác động của chƣơng trình đàm thoại truyền hình là rất lớn đối với công
chúng. Vì họ có cơ hội đƣợc lắng nghe những phân tích, giải thích rất sâu sắc và
đầy đủ của những chuyên gia, những nhà lãnh đạo, quản lý về một vấn đề, sự kiện,
hiện tƣợng nào đó, mà điều này không dễ có đƣợc ở những chƣơng trình khác. Khi
tác động đến công chúng thì vai trò của chƣơng trình này cũng trở nên quan trọng
321
với cơ quan báo chí. Vì công chúng quan tâm đến sản phẩm của anh thì tức là anh
có thu nhập, có khách hàng.
Trả lời câu hỏi 4:
Có cả chƣơng trình chính luận dạng đàm thoại và không phải đàm thoại, nhƣ các
phim tài liệu chính luận chẳng hạn. Có cả những đàm thoại chính luận ở báo in,
phát thanh, báo mạng chứ không phải không có. Nhƣng đối với truyền hình thì do
có thế mạnh về hình ảnh nên có thể khả năng tác động sẽ cao hơn. Hiện nay các
chƣơng trình đàm thoại chính luận truyền hình đang có chỗ đứng nhất định trong
lòng ngƣời xem, nhất là những chƣơng trình do VTV1 sản xuất. Những ngƣời dẫn
chƣơng trình và các nhân vật trong đàm thoại có uy tín và là những ngƣời có
chuyên môn, có vị trí cao trong xã hội khiến chƣơng trình tạo đƣợc sự tin cậy về
mặt nội dung. Tuy nhiên, việc ngồi trƣớc màn hình nửa tiếng đồng hồ và nghe
chuyện trò của ngƣời khác là điều không dễ dàng, trong thời buổi mạng xã hội phát
triển rất mạnh và có thể cung cấp nhiều thông tin cũng nhƣ tiện ích nhƣ hiện nay. Vì
thế, cách làm của các đàm thoại chính luận, nếu không thay đổi, không hấp dẫn hơn,
thì khó có đƣợc sự quan tâm của số đông công chúng.
Trả lời câu hỏi 5:
Nhƣ tôi đã nói phần nào ở câu 3, hạn chế này là do một phần ở sự cạnh tranh của
các phƣơng tiện truyền thông mới nhƣ mạng xã hội, nhƣng mặt khác tôi cho rằng
cũng là do một phần cách làm còn chƣa đổi mới, sáng tạo của chính những ngƣời
trong ngành truyền hình.
Trả lời câu hỏi 6:
Nên có những cách làm sáng tạo hơn đối với chƣơng trình đàm thoại chính luận
truyền hình. Ví dụ ở phƣơng Tây, khi nhà báo Amanpour của kênh truyền hình
CNN phỏng vấn đại sứ Việt Nam ở Mỹ Nguyễn Quốc Cƣờng về tranh chấp trên
biển Đông thì cách phỏng vấn của nhà báo Amanpour không đơn thuần là đặt câu
hỏi. Bà ta còn cho phát những đoạn trích dẫn phát biểu của Đại sứ Trung Quốc tại
Mỹ hoặc Bộ trƣởng Ngoại giao Trung Quốc rồi đặt câu hỏi để ông Cƣờng bình
luận. Nhƣ thế thì chƣơng trình hấp dẫn ngƣời xem hơn và tạo đƣợc sự tin cậy đối
với các câu hỏi. Tất nhiên việc so sánh truyền hình Mỹ và truyền hình Việt Nam là
không thoả đáng, nhƣng về mặt chuyên môn thì tôi nghĩ là hoàn toàn có thể học tập
đƣợc.
-----
5.3.6. Chuyên gia 6
322
- Hình thức trả lời phỏng vấn: qua thƣ điện tử
- Thời gian: ngày 8/9/2016
Trả lời câu hỏi 1:
Hiện tôi là Phó Tổng Biên tập Báo Gia đình và Xã hội.
Trả lời câu hỏi 2:
Chính luận là bàn luận về, phân tích về, lập luận về những vấn đề chính trị, kinh tế,
xã hội lớn, đƣợc nhiều ngƣời quan tâm.
Trả lời câu hỏi 3:
Vai trò của chƣơng trình đàm thoại chính luận truyền hình là cung cấp thông tin
mang tính định hƣớng cho khán giả. Nhƣng thực ra điểm này thì cũng giống các
đàm thoại ở phát thanh, báo mạng, báo in. Còn điểm khác biệt là khán giả có thể
nhìn thấy trực tiếp các nhân vật ở trong đàm thoại phát biểu và diễn đạt ý kiến, cảm
xúc của mình, nên thông tin sẽ trở nên tin cậy hơn, sống động hơn. Đối với cơ quan
báo chí, chƣơng trình đàm thoại chính luận, nếu làm đƣợc hay thì trở thành một
chƣơng trình mang tính định hƣớng dƣ luận cao, tạo ra giá trị cao cho cơ quan báo
chí.
Trả lời câu hỏi 4:
Tôi không xem nhiều chƣơng trình đàm thoại truyền hình vì thời lƣợng của nó khá
dài và có những lúc lại phát sóng vào khi tôi bận. Nhƣng tôi thấy rằng nội dung chất
lƣợng của các chƣơng trình đa phần là tốt và thời sự. Những nhà báo dẫn các
chƣơng trình đều có một trình độ tốt và là ngƣời có kinh nghiệm chứ không phải
những gƣơng mặt xinh đẹp hay ngoại hình bắt mắt.
Trả lời câu hỏi 5:
Tôi nghĩ có thể có nhiều nguyên nhân gây ra hạn chế. Có thể do cơ chế của cơ quan
báo chí (yêu cầu từ phía lãnh đạo), cũng có thể do năng lực những ngƣời thực hiện,
hoặc có thể do các yếu tố về kỹ thuật không đáp ứng đƣợc yêu cầu của chƣơng
trình.
Trả lời câu hỏi 6:
Thời gian phát sóng chƣơng trình nên vào giờ vàng nhiều hơn hoặc có thể phát lại
chƣơng trình để khán giả tiện theo dõi. Thời lƣợng chƣơng trình nên cắt ngắn đi tầm
15 đến 20 phút thôi chứ không nên dài quá, tạo sự mệt mỏi và khó khăn cho việc
theo dõi. Một số chƣơng trình tôi xem đƣợc thì thấy chỉ có 1 nhân vật trả lời từ đầu
đến cuối thì có thể sẽ tạo ra sự nhàm chán và đôi khi là phiến diện. Nhƣ thế theo tôi
323
nên phải mời thêm đƣợc những nhân vật khác có thêm các góc nhìn khác để khiến
chƣơng trình đa chiều và sâu sắc hơn.
-----
5.3.7. Chuyên gia 7
- Hình thức trả lời phỏng vấn: qua thƣ điện tử
- Thời gian: ngày
Trả lời câu hỏi 1:
Tôi giữ chức vụ Phó Ban Kinh tế của Báo Nhân Dân.
Trả lời câu hỏi 2:
Chính luận là một trong những dòng thể loại mang tính chiến đấu cao của báo chí.
Những bài xã luận, đàm luận của Báo Nhân Dân là một ví dụ tiêu biểu cho nhận
định này khi luôn luôn phản ánh những vấn đề nóng hổi, gây bức xúc, quan tâm
trong dƣ luận dƣới ngòi bút sắc sảo của những nhà báo, nhà bình luận kì cựu.
Trả lời câu hỏi 3:
Vai trò của đàm thoại chính luận cũng giống nhƣ các tác phẩm xã luận, đàm luận,
chuyên luận trên các báo Đảng. Đó là ngoài việc cung cấp thông tin thì nó còn định
hƣớng thông tin, giúp nhân dân hiểu và điều chỉnh đƣợc hành vi của mình trƣớc vấn
đề, sự kiện mà bài báo phản ánh. Ở nhiều cơ quan báo chí, những tác phẩm dạng
này đƣợc coi là “bút chiến”, là yếu tố tiên phong trong việc thu hút sự chú ý của
công chúng do ảnh hƣởng rộng khắp mà nó tạo ra.
Trả lời câu hỏi 4:
Hiện nay ở các kênh truyền hình chính luận nhƣ VTV1, Nhân Dân TV, Quốc hội
TV, Quốc phòng TV thì những chƣơng trình đàm thoại chính luận có một vị trí ƣu
tiên vì nó thuộc thế mạnh của những cơ quan này, còn những cơ quan khác khó có
thể thực hiện đƣợc.
Ƣu điểm là các chƣơng trình có đƣợc những tiếng nói hết sức chính thống, có sức
nặng, có giá trị, tạo ra ảnh hƣởng rộng rãi trong xã hội trƣớc những vấn đề cần sự
giải thích, cần sự định hƣớng thông tin cao.
Nhƣợc điểm là vì đặc trƣng của chƣơng trình nằm ở yếu tố trao đổi, phân tích, lập
luận nhiều chiều nên phải dài, mà dài thì đôi khi mất đi những công chúng bận rộn.
Trả lời câu hỏi 5:
Nguyên nhân do đặc trƣng của chƣơng trình. Tuy nhiên, có thể dùng đến một số yếu
tố về kỹ thuật nhƣ: video clip, các gạt giữa chƣơng trình để làm chƣơng trình mềm
mỏng hơn, sinh động hơn.
324
Trả lời câu hỏi 6:
Để nâng cao chất lƣợng chƣơng trình đàm thoại truyền hình có lẽ cần phải có sự
đầu tƣ hơn nữa vào những ngƣời cầm trịch, những ngƣời dẫn chƣơng trình sao cho
họ có thể đạt đƣợc tầm ngang với những ngƣời ngồi cùng mình trong chƣơng trình,
sao cho họ chính là những nhà bình luận có thể đƣa ra những phân tích không kém
sức nặng. Vì chƣơng trình đàm luận cần sự định hƣớng thông tin khá cao và một tƣ
tƣởng vững vàng, nên vai trò của ngƣời dẫn ở đây rất quan trọng và phải đƣợc nhìn
nhận đúng mức.
-----
5.3.8. Chuyên gia 8
- Hình thức trả lời phỏng vấn: qua thƣ điện tử
- Thời gian: ngày 12/11/2016
Trả lời câu hỏi 1:
Tôi đã có vài chục năm kinh nghiệm làm báo, ở nhiều vị trí khác nhau, tại nhiều cơ
quan báo chí cả báo in, truyền hình, báo mạng. Hiện, tôi đang giữ chức vụ Tổng
Thƣ ký Hội truyền thông số.
Trả lời câu hỏi 2:
Nhắc đến chính luận là nhắc đến những đề tài về chính trị, kinh tế xã hội có ảnh
hƣởng tới nhiều ngƣời, đƣợc thực hiện bởi những nhà báo có kinh nghiệm và có
thƣơng hiệu. Nhƣ vậy chính luận là bàn luận về những chuyện thời sự quan trọng và
dĩ nhiên đƣợc nhiều ngƣời quan tâm.
Trả lời câu hỏi 3:
Chính luận có vai trò định hƣớng và lan toả thông tin. Lấy ví dụ nếu một chƣơng
trình đàm thoại chính luận mời đến Bộ trƣởng Bộ Giáo dục để trả lời những thắc
mắc, những vấn đề nóng hổi đang đặt ra của ngành giáo dục, thì sẽ đƣợc công
chúng hết sức quan tâm. Bởi họ đƣợc nghe trực tiếp ý kiến của ông Bộ trƣởng thông
qua chính ông ta nói trực tiếp qua camera chứ không phải là đọc ý kiến của ông trên
báo hay là chỉ nghe giọng trên radio. Truyền hình có cái lợi thế về hình ảnh, nên sự
chuyển tải thông điệp ở truyền hình nó cũng có lợi thế hơn. Nhƣng đây cũng là điều
hạn chế ở truyền hình, vì nó phụ thuộc vào mặt hình ảnh. Nếu nhƣ ông Bộ trƣởng ở
một nơi xa, không đến đƣợc trƣờng quay thì phát thanh vẫn làm đƣợc thông qua
điện thoại, báo in cũng vậy, nhƣng truyền hình thì khó hơn, có thể sẽ gọi điện phỏng
vấn và để ảnh của nhân vật hiện trên màn hình, nhƣng nó mất đi cái sinh động cần
có của truyền hình. Vì thế, chỉ khi truyền hình thực hiện đƣợc đúng chức năng của
325
mình trong tác phẩm chính luận đàm thoại thì nó mới chinh phục đƣợc công chúng
theo cách hiệu quả hơn, thuyết phục hơn.
Trả lời câu hỏi 4:
Nói về hạn chế trƣớc, thì hạn chế lớn nhất hiện nay là không thấy những ngƣời đủ
tầm để dẫn dắt các chƣơng trình đàm thoại chính luận trên truyền hình. Trƣớc đây
có anh Trƣờng Phƣớc là ngƣời rất có uy tín và đủ khả năng đảm đƣơng chƣơng
trình kiểu này. Còn lại các nhà báo khác thì thƣờng tập trung ở các tờ báo in lớn chứ
trên truyền hình hiện nay những ngƣời trẻ tuổi chƣa thực sự tạo đƣợc ấn tƣợng nhƣ
lớp đi trƣớc. Nhƣng không thể nói một cách phủ nhận hoàn toàn. Vẫn có nhiều
chƣơng trình đƣợc công chúng quan tâm vì ngƣời dẫn chƣơng trình đã chuẩn bị tốt,
và cả do có đƣợc nhân vật tốt đến đàm thoại nữa, thì đó là điểm vẫn cần phải ghi
nhận.
Về những ƣu điểm, thì nói chung tác phẩm đàm thoại chính luận trên truyền hình
hiện nay cũng đã nói đến những gì mà ngƣời xem quan tâm, cũng đã có những nhân
vật có tầm ảnh hƣởng và có khả năng định hƣớng dƣ luận tốt. Thì đó là những ƣu
điểm không thể phủ nhận của chƣơng trình.
Trả lời câu hỏi 5:
Hạn chế trên có một số nguyên nhân nhƣ sau: Một là do hiện nay trình độ ngƣời dẫn
còn hạn chế do bản thân họ quá bận rộn với những công việc khác nữa chứ không
chỉ chuyên tâm vào một chƣơng trình. Hai là do sự yêu nghề của mỗi ngƣời mỗi
khác, khi anh yêu nghề thì anh sẽ có động lực để thực hiện tin bài của mình một
cách có tâm nhất, nhiệt huyết nhất có thể. Ba là có thể do định hƣớng của cấp trên,
khiến cho việc phân tích, giải thích về một vấn đề, sự kiện nào đó phải theo một
định hƣớng nhất định, điều này cũng khiến cho việc làm chƣơng trình có thể sẽ kém
hay. Bốn là cũng có thể giờ đây thông tin ở dạng bão hoà rồi, nên ngƣời ta không
quan tâm nhiều đến các chƣơng trình kiểu này mà thích lên mạng tìm kiếm thông
tin hơn. Nói chung là có nhiều lý do hơn nhƣng đây là những nguyên nhân chính.
Trả lời câu hỏi 6:
Nhất thiết cần phải nâng cao công tác đào tạo báo chí, đặc biệt là về khả năng phân
tích, bàn luận một vấn đề. Hiện nay nhiều sinh viên ra trƣờng đi làm báo, không có
kinh nghiệm thì đã đành, nhƣng những kỹ năng tìm hiểu, nghiên cứu, khai thác đề
tài còn yếu. Nhiều sinh viên nóng vội chạy theo nhuận bút hoặc lại học những
“mánh” trong nghề để nhanh câu view, chứ không thực sự đầu tƣ vào căn bản nhƣ
kiến thức xã hội, kỹ năng làm nghề. Điều này khiến cho lực lƣợng lao động trong
326
lĩnh vực báo chí giảm chất lƣợng, vì thế không thể có những nhà bình luận, những
ngƣời dẫn chƣơng trình có tầm cho những chƣơng trình nhƣ thế này đƣợc.
-----
5.3.9. Chuyên gia 9
- Hình thức trả lời phỏng vấn: qua thƣ điện tử
- Thời gian: ngày 30/7/2017
Trả lời câu hỏi 1:
Tôi đang công tác tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và có thâm niên gần 30
năm đứng trên bục giảng. Chuyên môn của tôi là giảng dạy và nghiên cứu về báo
chí truyền hình.
Trả lời câu hỏi 2:
Chính luận, nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu, là bàn luận về một vấn đề một cách
chính thức. Báo chí chính luận là các sản phẩm phân tích, chứng minh, bình luận,
mổ xẻ một hiện tƣợng, sự kiện, vấn đề nào đó một cách trực tiếp, rõ ràng, khoa học,
không dùng các hình thức biểu đạt nghệ thuật, các ẩn dụ, hƣ cấu... Có nhiều ngƣời
hay đồng nhất chính luận và chính trị, nhƣng đó là sự nhầm lẫn. Chính luận là một
phong cách báo chí, chứ không phải một từ chỉ nội dung của sản phẩm báo chí. Tác
phẩm chính luận có thể bàn về bất cứ vấn đề gì, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa,
thể thao, nhƣng với một phong cách bày tỏ quan điểm trực tiếp, với những lập luận
rõ ràng.
Trả lời câu hỏi 3:
Vai trò của chƣơng trình đàm thoại chính luận đối với công chúng:
- Cung cấp thông tin đa chiều về một sự kiện, hiện tƣợng vấn đề.
- Đáp ứng nhu cầu lắng nghe sự lý giải có chuyên môn (của ngƣời có chuyên môn).
- Góp phần định hƣớng dƣ luận một cách khách quan và tích cực.
Vai trò với cơ quan báo chí:
- Thể hiện năng lực, trí tuệ, bản lĩnh của một đơn vị báo chí.
- Tính dân chủ của báo chí.
- Thực hiện chức năng tƣ tƣởng của báo chí.
Trả lời câu hỏi 4:
Ƣu điểm:
- Nhiều chƣơng trình có nội dung tốt, đƣợc dƣ luận quan tâm, ví dụ những chƣơng
trình của Sự kiện & Bình luận.
327
- Nhiều khách mời có khả năng lập luận và phân tích rất tốt, khiến cho chƣơng trình
có “sức nặng” về nội dung và giá trị thông tin.
- Ngƣời dẫn chƣơng trình nhìn chung tự tin, phong thái rất “chính luận”, có sự đầu
tƣ về hình thức cũng nhƣ cách dẫn dắt.
Nhƣợc điểm:
- Một số chƣơng trình làm về những đề tài khi đề tài đã nguội rồi, mà lại chỉ mời
đƣợc những nhân vật không quá xuất sắc, hoặc chỉ mời đƣợc 1 ngƣời (trong khi
chƣơng trình tận 30 phút).
- Thời lƣợng các chƣơng trình nhìn chung còn dài, không giống nhƣ talkshow về
chính trị của phƣơng tây, làm rất cô đọng và ngắn gọn nhƣng nội dung rất hay và
cuốn hút.
Trả lời câu hỏi 5:
Có thể do đặc thù của báo chí và truyền hình Việt Nam khiến cho việc nói thẳng về
một đề tài nào đó không đƣợc dễ dàng.
Trả lời câu hỏi 6:
Nếu khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm trên, chất lƣợng chƣơng trình sẽ tốt hơn.
Hơn nữa nên có những chƣơng trình bình chọn để khán giả có thể bầu cho ngƣời
dẫn chƣơng trình đàm thoại chính luận xuất sắc nhất, hoặc chọn ra chƣơng trình
đàm thoại chính luận truyền hình hấp dẫn nhất Thì nhƣ thế cũng tạo động lực để
những ngƣời làm chƣơng trình cố gắng hơn./.
328
PHỤ LỤC 6
THỐNG KÊ CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀM THOẠI CHÍNH LUẬN TRUYỀN
HÌNH (TÍNH ĐẾN THÁNG 09 NĂM 2019)
TT
Tên
chƣơng
trình
Thuộc
Đài,
Kênh
Giờ,
ngày
phát
Thời
lƣợng
(phút)
Nội dung Hình thức
1 Đối
thoại
Chính
sách
VTV1 22h45
thứ 4
45 - Đề tài thƣờng là các
nội dung liên quan
đến chính sách quan
trọng, do đó liên quan
đến mọi lĩnh vực đời
sống.
- Thƣờng có 2-3
phóng sự linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và từ 2 khách
mời trở lên, thậm chí
có số tới 5 khách mời.
- Ngồi ghi hình trong
studio, một vài số đặc
biệt quay ngoại cảnh.
- Không dùng phông
khi quay studio, mà
dùng ánh sáng làm nổi
bật khu vực đàm thoại.
2 Sự kiện
& Bình
luận
VTV1 9h30
thứ 7
30 - Phân tích, bình luận
về 1 sự kiện, vấn đề
nổi bật trong tuần
thuộc bất kỳ lĩnh vực
nào của đời sống.
- Phần cuối có mục
Hình ảnh Bình luận,
điểm lại những sự
kiện nổi bật khác.
- Có từ 2-3 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 1 khách mời
trở lên.
- Hoàn toàn ghi hình
trong studio.
- Đôi lúc thực hiện cầu
truyền hình để đàm
thoại với khách mời ở
địa điểm khác.
3 Toàn
cảnh
Thế
giới
VTV1 9h30
Chủ
Nhật
30 - Phân tích, bình luận
1 vấn đề, sự kiện nổi
bật của thế giới.
- Phần cuối điểm lại
một số sự kiện nổi bật
khác đã diễn ra trong
tuần.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 1 khách mời
trở lên.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
329
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
4 Vấn đề
hôm
nay
VTV1 22h00
từ thứ
2 đến
thứ 6
22 - Phân tích một vấn
đề nổi bật trong ngày
thông qua các phóng
sự, phản ánh và phần
trò chuyện với khách
mời.
- Thỉnh thoảng có số
không có khách mời
mà ngƣời dẫn chƣơng
trình tự bình luận.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình 1 khách mời.
- Ghi hình trong
studio, khi đàm thoại
cả khách mời và ngƣời
dẫn đều đứng.
5 Tạp chí
Kinh tế
cuối
tuần
VTV1 8h30
thứ 7
30 - Bàn luận, phân tích
một vấn đề về kinh tế
nổi bật trong tuần.
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình 1 khách mời.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
6 Hội
nhập
VTV1 21h00
thứ 7
cách
tuần
25 - Xoay quanh chủ đề
hội nhập, chƣơng
trình nói về các góc
độ khác nhau: nhân
lực, kinh tế, các hiệp
định thƣơng mại, các
kỹ năng mềm
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 1 khách mời
trở lên.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
7 90 phút
để hiểu
VTV1 8h00
Chủ
Nhật
90 - Đƣa tin và phân tích
về nhiều chủ đề khác
nhau, có phần đàm
thoại, có phần điểm
tin, có phần phỏng
vấn
- Chƣơng trình này
chỉ có một phần là
đàm thoại chính luận.
- Chƣơng trình có
phần đồ hoạ 3 chiều
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình chính, 1 ngƣời
dẫn điểm tin, một số
phóng viên dẫn hiện
trƣờng.
- Khi đàm thoại, ngƣời
dẫn chƣơng trình
chính thƣờng ngồi
cùng khách mời.
Nhƣng khi dẫn những
phần khác, có thể sẽ
330
minh hoạ cho nhiều
nội dung.
đứng, đi lại.
8 60 phút
Mở
VTV6 9h00
Chủ
Nhật
45 - Phân tích, bàn luận
về một chủ đề thời sự
dƣới 2 góc độ thƣờng
là phản biện nhau.
- Có 2-3 phóng sự
linh kiện.
- Nhiều số có khán
giả tham dự.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 2 khách mời
trở lên.
- Ghi hình trong
studio.
9 Tâm
điểm
Truyền
hình
Nhân
Dân
7h00
thứ 6
15 - Bàn luận, về các vấn
đề nóng, thời sự trong
nƣớc, đƣợc dƣ luận
quan tâm chú ý.
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 1-2 khách
mời.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
10 Nhìn
từ Hà
Nội
Truyền
hình
Nhân
Dân
9h00
thứ 7
15 - Bình luận các vấn
đề quốc tế nổi bật
trong tuần.
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 1 khách mời.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
11 Bàn
tròn
Truyền
hình
Nhân
Dân
Hằng
tuần
30 - Phân tích, bàn luận
những vấn đề đƣợc
dƣ luận quan tâm chú
ý.
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 2 khách mời.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
12 Những
góc
nhìn
Truyền
hình
Nhân
Dân
Hằng
tuần
30 - Chọn một vấn đề
thời sự nổi bật để
phân tích, bàn luận.
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và thƣờng là 2
khách mời.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
13 Tiêu
điểm
kinh tế
Truyền
hình
Thông
tấn
VNews
18h30
Chủ
Nhật
30 - Bàn luận, phân tích
một vấn đề về kinh tế
nổi bật trong tuần.
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình 1 khách mời.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
331
14 Thế
giới
360
Truyền
hình
Thông
tấn
VNews
20h30
thứ 7
30 - Phân tích, bình luận
1 vấn đề, sự kiện nổi
bật của thế giới.
- Phần cuối điểm lại
một số sự kiện nổi bật
khác đã diễn ra trong
tuần.
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 1 khách mời
trở lên.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
15 Ngƣời
quan
sát
Truyền
hình
Quốc
phòng
QPVN
8h30
Chủ
Nhật
30 - Phân tích, bình luận
các vấn đề an ninh
quốc phòng quốc tế.
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 2 khách mời.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
16 Nhận
diện sự
thật
Truyền
hình
Quốc
phòng
QPVN
20h40
thứ 6
15 - Mục đích của
chƣơng trình nhằm
chống diễn biến hoà
bình, đấu tranh, vạch
trần âm mƣu thủ
đoạn, mục đích của
các thế lực thù địch
chống phá Đảng, Nhà
nƣớc và quân đội.
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 1 khách mời.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
17 Câu
chuyện
hôm
nay
Truyền
hình
Quốc
hội
20h00
từ thứ
2 đến
thứ 6
30 - Phân tích một vấn
đề nổi bật trong ngày
thuộc bất kỳ lĩnh vực
nào thông qua đàm
thoại với khách mời.
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 1 khách mời
trở lên.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
18 Focus
in Viet
Nam
VTC10 19h00
Chủ
Nhật
30 - Bàn luận một vấn đề
kinh tế, xã hội, đặc
biệt là ngoại giao của
Việt Nam nổi bật
trong tuần.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 1 khách mời
trở lên.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
332
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
19 Đối
thoại
mỗi
ngày
HTV9 6h20
mỗi
ngày
10 - Đối thoại về các vấn
dề chính trị, văn hoá,
kinh tế, dân sinh mà
ngƣời dân quan tâm.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 1 khách mời
trở lên.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
20 Góc
nhìn
HTV
HTV 21h00
thứ 6
60 - Phân tích, bàn luận
đã chiều về những
vấn đề đang đƣợc dƣ
luận quan tâm hiện
nay.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 2-3 khách
mời.
- Bối cảnh ghi hình
linh hoạt, không cố
định.
21 Hà Nội
-
Những
góc
nhìn
Truyền
hình Hà
Nội
11h00
thứ 7
cuối
tháng
30 - Bình luận chuyên sâu
về những sự kiện đang
diễn ra, vừa diễn ra,
những vấn đề nóng,
nổi cộm đƣợc dƣ luận
xã hội quan tâm từ
giác độ rất đặc thù của
thủ đô.
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 2-3 khách
mời.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
22 Cùng
bàn
luận
Đài
PTTH
Hƣng
Yên
20h45
thứ 3
tuần
thứ 2
30 - Bàn luận về các vấn
đề thời sự nóng xảy ra
trên địa bàn.
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 2-3 khách
mời.
- Ngồi ghi hình trong
studio.
23 Dân
hỏi -
Lãnh
đạo trả
lời
Đài
PTTH
Trà
Vinh
thứ 3 12-14 - Đàm thoại với 1 vị
lãnh đạo về nội dung
liên quan đến lĩnh vực
quản lý của lãnh đạo
đó.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 1 nhân vật.
- Ghi hình trong
studio.
24 Đối
thoại
VITV 19h45
thứ 7
30-45 - Là một diễn đàn với
sự tham gia của các
chuyên gia kinh tế,
những nhà hoạch định
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 2 khách mời
trở lên.
- Ngồi ghi hình trong
333
chính sách hàng đầu
về kinh tế vĩ mô có
tác động lớn đến nền
kinh tế Việt Nam,
những vấn đề nóng
đang đƣợc quan tâm,
các quyết sách của
Chính phủ, cơ quan
chức năng cũng nhƣ
giải pháp kinh tế
trong ngắn, trung và
dài hạn.
- Có 2-3p phóng sự
linh kiện.
studio phông ảo.
- Đôi lúc có nhận điện
thoại của khán giả để
giải đáp trực tiếp trong
chƣơng trình (khi đó
chƣơng trình phát sóng
trực tiếp).
25 Thế
giới Sự
kiện
VITV 9h15
thứ 7
30 - Bình luận về các sự
kiện đƣợc tổng hợp,
với phần phân tích
chuyên sâu của khách
mời là các chuyên gia
có uy tín nhƣ giảng
viên các trƣờng đại
học, chuyên gia viện
nghiên cứu thuộc
Viện Hàn lâm Khoa
Học Xã Hội Việt
Nam, các quan chức
Đại sứ quán; lãnh đạo
các tổ chức quốc tế
tại Việt Nam.
- Có 2 phóng sự linh
kiện trở lên.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 1 khách mời
trở lên.
- Ngồi ghi hình trong
studio phông ảo.
26 Đồng
tiền
thông
minh
FBNC 19h00
thứ 7
30 - Phân tích, bàn luận
các vấn đề liên quan
đến tài chính, đầu tƣ,
tiền tệ
- Có 1-2 phóng sự
linh kiện.
- 1 ngƣời dẫn chƣơng
trình và 1-2 khách
mời.
- Đôi lúc ghi hình
trong studio, đôi lúc ở
nơi khác.
334