BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Đạt Thức
TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY
QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Đạt Thức
TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY
QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 9229040
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG
302 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Tín ngưỡng thờ mẫu liễu hạnh ở phủ giày qua tư liệu Hán Nôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. KIỀU THU HOẠCH
Hà Nội - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Luận án này là kết quả nghiên cứu bƣớc đầu của riêng tôi dƣới sự hƣớng
dẫn tận tình của ngƣời hƣớng dẫn khoa học, chƣa đƣợc công bố trong các công trình
nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc.
- Luận án đƣợc tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.
- Kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trƣớc đã đƣợc luận án
tiếp thu hết sức cẩn trọng và chân thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận án
Nguyễn Đạt Thức
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN .................................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu .............................................................................. 6
1.1.1. Một số nghiên cứu cơ bản ...................................................................................... 6
1.1.2. Một số tập hợp, giới thiệu tư liệu và tiếp cận qua tư liệu Hán Nôm ................... 13
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ....................................................................................... 22
1.2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 22
1.2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 29
1.3. Một số khái niệm liên quan đến tín ngƣỡng thờ Mẫu qua tƣ liệu Hán Nôm .......... 30
1.3.1. Mẫu ..................................................................................................................... 30
1.3.2. Đồng ..................................................................................................................... 30
1.3.3. Cốt ........................................................................................................................ 30
1.3.4. Bóng ..................................................................................................................... 30
1.3.5. Chính tự ................................................................................................................ 31
1.3.6. Phủ ....................................................................................................................... 31
1.3.7. Tam phủ ................................................................................................................ 32
1.3.8. Tứ phủ .................................................................................................................. 32
Tiểu kết .......................................................................................................................... 32
Chƣơng 2. TƢ LIỆU HÁN NÔM VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ
GIÀY VÀ MẪU TAM PHỦ, TỨ PHỦ............................................................................. 34
2.1. Khái lƣợc về nguồn tƣ liệu Hán Nôm gắn với tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở
phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ ............................................................................... 34
2.1.1. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ tại Viện Thông tin khoa học xã hội ............................................................ 34
2.1.2. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ qua di sản Hán Nôm - Viện Nghiên cứu Hán Nôm ........................... 37
2.1.3. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ tại một số cơ sở lữu trữ khác ............................................................... 43
2.1.4. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở khu vực phủ Giày ................... 46
2.2. Hƣớng tiếp cận nội dung tƣ liệu Hán Nôm về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở
phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ theo loại hình văn bản .......................................... 64
2.2.1. Nhóm tư liệu Hán Nôm trên giấy ......................................................................... 65
2.2.2. Nhóm tư liệu văn khắc tại di tích ......................................................................... 75
iii
2.3. Giá trị lịch sử - văn hóa của tƣ liệu Hán Nôm về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở
phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ ............................................................................... 75
Tiểu kết .......................................................................................................................... 78
Chƣơng 3. NHẬN DIỆN TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY
QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM .......................................................................................... 80
3.1. Lịch sử địa chính và không gian văn hóa phủ Giày ................................................ 80
3.1.1. Lịch sử địa chính liên quan tới khu vực phủ Giày ............................................... 80
3.1.2. Không gian văn hóa liên quan tới khu vực phủ Giày và danh hiệu phủ Giày ..... 95
3.2. Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày qua tƣ liệu Hán Nôm ............................................. 103
3.2.1. Thuyết Mẫu giáng sinh thời Lý Nam Đế ............................................................ 104
3.2.2. Thuyết Mẫu giáng sinh thời Lý .......................................................................... 105
3.2.3. Thuyết Vỉ Nhuế - Ghi trong Cát thiên tam thế thực lục ..................................... 107
3.2.4. Thuyết Kẻ Giày ................................................................................................... 108
3.2.5. Thuyết Nội đạo tràng ......................................................................................... 110
3.3. Lịch sử kiến trúc phủ Giày qua tƣ liệu Hán Nôm ................................................. 113
3.4. Hội phủ Giày và một số sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu
Hạnh qua tƣ liệu Hán Nôm .......................................................................................... 117
3.4.1. Hội phủ Giày Vân Cát và một số sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ
Mẫu Liễu Hạnh qua tư liệu Hán Nôm.......................................................................... 118
3.4.2. Hội phủ Giày Tiên Hương và một số sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng
thờ Mẫu Liễu Hạnh qua tư liệu Hán Nôm ................................................................... 120
Tiểu kết ........................................................................................................................ 123
Chƣơng 4. BÀN LUẬN THÊM VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN HÓA LIÊN QUAN TỚI
TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY VÀ MẪU TAM PHỦ, TỨ
PHỦ QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM ............................................................................... 125
4.1. Câu chuyện tiếp cận văn hóa quanh tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày
qua khảo chứng Vân Cát Thần nữ truyện .................................................................... 125
4.2. Hành trạng thế tục của Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày ........................................... 131
4.3. Vai trò của các cộng đồng làng xã trực tiếp liên quan trong việc phụng thờ Mẫu
Liễu Hạnh ở phủ Giầy .................................................................................................. 137
4.4. Vấn đề Tam phủ, Tứ phủ và Tam tòa Tứ phủ ............................................................ 143
Tiểu kết ........................................................................................................................ 159
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 160
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .................................. 164
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 165
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 185
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nxb: Nhà Xuất bản
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
KHXH: Khoa học xã hội
H: Hà Nội
GS: Giáo sƣ
PGS: Phó Giáo sƣ
TS: Tiến sĩ
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói, trong văn hóa dân gian của ngƣời Việt, không nhiều tín ngƣỡng
thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu trong và ngoài nƣớc nhƣ tín
ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đặc biệt, sau khi di sản văn hóa phi vật thể Thực hành
tín ngƣỡng Thờ Mẫu Tam phủ của ngƣời Việt chính thức đƣợc UNESCO vinh danh
tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016), tín ngƣỡng
thờ Mẫu Liễu Hạnh càng nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của xã hội và giới nghiên
cứu Chỉ tính riêng với tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh, đến nay, đã có hàng ngàn
công trình sƣu tầm, nghiên cứu lần lƣợt đƣợc công bố, xuất bản.
Với một khối lƣợng công trình nghiên cứu đồ sộ nhƣ vậy, rất khó có thể điểm
lại nội dung tất cả các công trình, bài viết về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đặc
biệt, khi tiếp cận tìm hiểu những vấn đề Mẫu Liễu Hạnh cũng không thể bỏ qua
những tƣ liệu Hán Nôm có liên quan. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn hƣớng kế
thừa thành tựu tập hợp, phân tích của những ngƣời đi trƣớc và điểm lại một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu, mang tính chất nghiên cứu cơ bản, cùng một số nghiên
cứu trực tiếp giải quyết vấn đề liên quan tới tín ngƣờng thờ Mẫu Liễu Hạnh và thông
qua tƣ liệu Hán Nôm để góp phần làm rõ thêm một số vấn đề nghiên cứu để đƣa ra
hƣớng tiếp cận phù hợp, từ một giới hạn tƣơng đối hẹp - tiếp cận tín ngƣỡng thờ Mẫu
Liễu Hạnh ở phủ Giày qua tƣ liệu Hán Nôm.
Đến nay, tuy các công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh dù
rất phong phú, với khối lƣợng lớn nhƣ vậy nhƣng chƣa có tác giả nào dày công tập
hợp, khảo cứu để tiếp cận nghiên cứu tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua
tƣ liệu Hán Nôm với góc nhìn văn hóa học, trong khi nguồn tƣ liệu này lại vô cùng đa
dạng, với khối lƣợng lớn, cũng có thể nói là cực lớn mà theo nghiên cứu sinh bƣớc
đầu tìm hiểu thì có những vấn đề trƣớc nay các công trình nghiên cứu trƣớc chƣa giải
đáp một cách thỏa đáng, nhƣ vấn đề tên gọi phủ Giày, vấn đề lịch sử phủ Giầy, vấn
đề Tam phủ, Tứ phủ, vấn đề đặc trƣng giới trong Tam phủ, Tứ phủ, vấn đề Tam tòa
Tứ phủ, vấn đề vị trí và vai trò của Mẫu Liễu Hạnh trong hệ thần Tứ phủ, Theo đó,
nếu đầu tƣ khảo cứu, biện giải qua tƣ liệu Hán Nôm và tiếp cận vấn đề dƣới góc nhìn
văn hóa học thì những vấn đề này đều có thể giải đáp đƣợc trên cơ sở khoa học.
2
Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh coi đây là tính cấp thiết và hƣớng mở của
đề tài và xác định việc tìm hiểu tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua tƣ
liệu Hán Nôm làm tên đề tài luận án nhƣ một hƣớng tiếp cận hẹp.
Tuy nhiên, cũng cần phải giới thuyết rằng, những vấn đề liên quan tới tín
ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày đƣợc công bố trong công trình này mới chỉ là
kết quả thu đƣợc bƣớc đầu từ một hƣớng tiếp cận hẹp (chỉ thông qua tƣ liệu Hán
Nôm) nên mức độ bao quát đối với từng khía cạnh cụ thể của tín ngƣỡng thờ Mẫu
Liễu Hạnh ở phủ Giày ắt sẽ có chỗ tỏ tƣờng, đậm nhạt khác nhau, tùy thuộc vào mức
độ phản ánh của tƣ liệu và điều kiện, khả năng thu thập, khai thác tƣ liệu. Mặt khác,
cũng do sự quy định bởi góc nhìn hẹp, những kết quả nghiên cứu đƣợc công bố trong
công trình này tƣơng đối phù hợp khi đƣợc xem xét trong bối cảnh lịch sử xã hội từ
khi tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày đƣợc định hình (khoảng thế kỷ XVI)
đến năm 1945 (niên điểm giới hạn khai thác tƣ liệu Hán Nôm, đồng thời cũng là mốc
lịch sử văn tự Hán Nôm chính thức kết thúc sứ mệnh lịch sử với tƣ cách là hệ văn tự
chính thống lƣu hành trong xã hội quân chủ Việt Nam thời trung đại).
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu về giá trị của tƣ liệu Hán Nôm gắn với tín ngƣỡng thờ
Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày, đặt tín ngƣỡng này trong không gian văn hóa liên quan và
môi cảnh văn hóa chung của tín ngƣỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ để khảo lại lịch sử
địa chính và văn hóa khu vực phủ Giày quanh việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh, qua đó,
nhận diện tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày trƣớc năm 1945 trên các phƣơng
diện cơ bản (hệ thần đƣợc thờ, thần điện và không gian thực hành tín ngƣỡng, các thực
hành văn hóa tín ngƣỡng) và một số vấn đề lịch sử - văn hóa liên quan từ góc nhìn văn
hóa học, nhằm củng cố cơ sở cho việc nghiên cứu tín ngƣỡng này cũng nhƣ tín ngƣỡng
thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong các bƣớc nghiên cứu tiếp theo
Để làm rõ mục đích nêu trên, luận án sẽ tiến hành các theo tác nghiên cứu
nhằm tập trung giải đáp một số câu hỏi sau:
Thứ nhất, tƣ liệu Hán Nôm có giá trị gì trong lịch sử hình thành và phát triển
của tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày?
3
Thứ hai, di sản tƣ liệu Hán Nôm gắn với tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở
phủ Giày có tác dụng gì trong việc nghiên cứu văn hóa tín ngƣỡng này trong bối
cảnh hiện nay?
Thứ ba, thông qua tƣ liệu Hán Nôm liên quan lịch sử địa chính và văn hóa khu
vực Kẻ Giày quanh tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh đƣợc phản ánh chân thực ra sao?
Thứ tư, thông qua tƣ liệu Hán Nôm liên quan, các phƣơng diện văn hóa cơ
bản của tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày trƣớc năm 1945 đƣợc nhận diện
nhƣ thế nào?
Thứ năm, có thể thông qua nghiên cứu tƣ liệu Hán Nôm về tín ngƣỡng thờ
Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ để làm sáng tỏ những vấn đề
gì liên quan?
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu đặt ra, luận án sẽ thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, kế thừa và tập hợp, hệ thống lại kết quả nghiên cứu của một số
công trình đi trƣớc, rút ra những chỉ dấu cần đƣợc kế thừa, tiếp tục nghiên cứu bổ
khuyết từ góc độ tƣ liệu Hán Nôm và văn hóa học;
Thứ hai, kế thừa kết quả nghiên cứu của ngƣời đi trƣớc, thông qua tƣ liệu
Hán Nôm xác lập một số khái niệm liên quan.
Thứ ba, kế thừa và tập hợp, hệ thống lại di sản tƣ liệu Hán Nôm gắn với tín
ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, chỉ ra các mặt giá trị và
hƣớng tiếp cận khai thác.
Thứ tư, thông quan tƣ liệu Hán Nôm nhận diện các phƣơng diện cơ bản (hệ
thần đƣợc thờ, thần điện và không gian thực hành tín ngƣỡng, các thực hành văn
hóa tín ngƣỡng) và một số vấn đề lịch sử - văn hóa liên quan đến tín ngƣỡng thờ
Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày dƣới góc nhìn văn hóa học.
Thứ năm, phân tích, biện giải một số vấn đề, hiện tƣợng văn hóa liên quan
đang đặt ra quanh tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở khu vực phủ Giày qua Tƣ liệu Hán Nôm từ
4
góc nhìn văn hóa học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Thông qua tƣ liệu Hán Nôm, luận án nghiên cứu tín ngƣỡng thờ
Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày trƣớc năm 1945 trong không gian văn hóa liên quan và
môi cảnh văn hóa chung của tín ngƣỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ theo diễn trình
lịch sử.
Về không gian: Thông qua tƣ liệu Hán Nôm, luận án đặt đối tƣợng nghiên
cứu trong không gian văn hóa Kẻ Giầy, với vùng lõi là quần thể di tích phủ Giày,
bao gồm các di tích liên quan đến quần thể di tích này, nay thuộc địa bàn xã Kim
Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Trong một số thao tác phân tích, so sánh, đối
chiếu, dẫn dụ, cần thiết đặt đối tƣợng nghiên cứu trong phạm vi mở rộng, tƣơng
ứng với không gian văn hóa Bắc Bộ.
Về thời gian: Do hƣớng tiếp cận tƣơng đối nghiên cứu tƣơng đối hẹp (chỉ thông
qua tƣ liệu Hán Nôm để nhìn nhận về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày). Theo
đó, về lý thuyết và lịch sử vấn đề, đối tƣợng nghiên cứu đƣợc đặt trong khung niên đại từ
khi tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày đƣợc định hình đến năm 1945 (đây cũng
là thời điểm văn tự Hán Nôm chính thức bị thay thế bởi chữ Quốc ngữ).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu dƣới góc độ tổng thể và liên ngành để
nhìn nhận, phân tích các hiện tƣợng văn hóa. Trong đó, hai hƣớng tiếp cận chính là
văn bản học và văn hóa học. Bên cạnh đó, cách tiếp cận liên ngành gồm sử học,
ngôn ngữ học, tôn giáo học cũng sẽ đƣợc sử dụng trong các phân tích cụ thể
5. Những đóng góp mới của luận án
- Kế thừa đƣợc thành tựu tập hợp tƣ liệu Hán Nôm của các tác giả đi
trƣớc, khảo sát, tập hợp bổ sung một cách có hệ thống và toàn diện nguồn tƣ
liệu Hán Nôm hiện có về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu
Tam phủ, Tứ phủ. Đồng thời, chỉ ra đƣợc những giá trị cơ bản của hệ thống tƣ
liệu và hƣớng tiếp cận khai thác phục vụ cho nghiên cứu.
- Thông qua tƣ liệu Hán Nôm, đƣa ra đƣợc một số khái niệm liên quan
đến tín ngƣỡng thờ Mẫu.
5
- Khảo qua tƣ liệu Hán Nôm xác lập lại lịch sử địa chính và văn hóa khu
vực Kẻ Giày trong mối quan hệ phụng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đồng thời, góp
phần cải chính một số chi tiết về lịch sử địa phƣơng.
- Thông qua tƣ liệu Hán Nôm, diễn giải một cách có hệ thống về tín
ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy trƣớc năm 1945 thông qua hệ thần đƣợc
thờ, thần điện và không gian thực hành tín ngƣỡng, các thực hành văn hóa tín
ngƣỡng. Kết quả nghiên đƣợc công bố có giá trị tham khảo, đối sánh, đặc biệt
trong việc nghiên cứu lịch sử, sự biến đổi và diễn biến của tín ngƣỡng thờ Mẫu
Liễu Hạnh ở phủ Giầy và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ...
- Phân tích, biện giải về một số vấn đề lịch sử và văn hóa có liên quan đến tín
ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đang đặt ra, nhƣ câu chuyện văn
hóa quanh tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua khảo chứng Vân Cát
Thần nữ truyện, hành trạng thế tục của Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày, vai trò của các
cộng đồng làng xã trực tiếp liên quan trong việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ
Giầy trong lịch sử và vấn đề Tam phủ, Tứ phủ và Tam tòa Tứ phủ
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (5 trang), Kết luận (3 trang), Tài liệu tham khảo (19
trang), Phụ lục (111 trang), nội dung chính của luận án gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về lịch sử nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn (29 trang).
Chƣơng 2: Tƣ liệu Hán Nôm về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày
và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (45 trang).
Chƣơng 3: Nhận diện tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua tƣ liệu
Hán Nôm (44 trang)
Chƣơng 4: Bàn luận thêm về một số vấn đề văn hóa liên quan tới tín ngƣỡng thờ
Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ qua tƣ liệu Hán Nôm (34 trang).
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Một số nghiên cứu cơ bản
Trƣớc tiên, xin đề cập tới công trình Việc phụng thờ Mẫu Liễu ở phủ Giầy,
Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, của
Nguyễn Minh San, bảo vệ thành công năm 1996. Có lẽ, đây là một trong những công
trình nghiên cứu trong nƣớc đề cập tƣơng đối toàn diện về việc phụng thờ Mẫu Liễu ở
phủ Giầy tƣơng đối sớm, mang tính khai phá và gợi mở, đặt nền móng cho nhiều công
trình nghiên cứu tiếp theo, cụ thể:
1. Từ việc nghiên cứu tổng hợp, luạn án đã phác dựng lên một hoạt động văn
hóa dân gian tổng thể qua truyền thuyết, di tích và điện thần, nghi lễ thờ cúng
và lễ hội ở phủ Giầy; bƣớc đầu đƣa ra những đặc trƣng của tín ngƣỡng thờ
Mẫu Liễu ở vùng đất này.
2. Bằng sự so sánh phủ Giầy với một số nơi thờ Mẫu khác của ngƣời Việt ở
Trung và Nam Bộ, luận án cho rằng, phủ Giầy với việc thờ cúng Mẫu Liễu, đã
hội tụ đầy đủ các yếu tố, xứng đáng là trung tâm tín ngƣỡng thờ Mẫu lớn nhất,
nơi phản ánh rõ nét nhất sự biến chuyển của một tín ngƣỡng dân gian tiến tới
một tôn giáo bản địa sơ khai; đồng thời đƣa ra những nhận xét bƣớc đầu về
quy luật vận động, phát triển, đặc tính cơ bản về tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời
Việt trên bƣớc đƣờng mở cõi về phía Nam.
3. Kết quả nghiên cứu việc thờ phụng Mẫu Liễu ở phủ Giầy đã góp một
tiếng nói vào việc bảo tồn, phát huy vốn văn hóa truyền thống ở một địa bàn
cụ thể, ở một lĩnh vực phức tạp, tế nhị khi kế thừa vốn di sản của các thế hệ
trƣớc để lại [48, tr. 4].
Tuy nhiên, việc khai thác tƣ liệu Hán Nôm để phục vụ nghiên cứu trong công
trình này cũng chỉ đƣợc coi nhƣ một nguồn tài liệu tham khảo, một số vấn đề về văn
bản học Hán Nôm và lịch sử địa chính - văn hóa, vai trò của từng cộng đồng trực tiếp
liên quan đến việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày trong lịch sử chƣa có điều
kiện bàn luận sâu.
7
Tiếp theo, phải kể đến Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những công trình
nghiên cứu, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ
thuật quốc gia Việt Nam biên soạn, Nxb. Thế giới ấn hành năm 2019 [50].
Đây là một quyển trong bộ 4 quyển: Tuyển tập những bài hát văn, Tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua Tư liệu Hán Nôm, Tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt - Những công trình nghiên cứu, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt - Những công trình của các tác giả nước ngoài, do Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam biên
soạn “Nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và quảng bá giá trị di sản
văn hóa tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt, trên cơ sở ấy góp phần vào công
cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc” [50, tr. 9].
Theo thống kê trong công trình này, tại thời điểm xuất bản và công bố, đã
thống kê đƣợc 658 tài liệu sƣu tầm, nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời
Việt ở khu vực Bắc Bộ. Đây là một công trình biên soạn công phu, đã tập hợp và hệ
thống tƣơng đối đầy đủ các công trình nghiên về tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời
Việt ở Bắc Bộ của các nhà nghiên cứu trong nƣớc, đề cập đến hều hết nhiều khía
cạnh liên quan đến tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt. Tuy nhiên, những nghiên
cứu tiếp cận từ góc độ Hán Nôm đƣợc tuyển chọn lại hết sức khiêm tốn. Điểm qua
nội dung các nghiên cứu đƣợc tuyển chọn trong sách, có thể nhận thấy, hầu hết các
tác giả thƣờng dẫn tƣ liệu Hán Nôm nhƣ một nguồn tài liệu tham khảo và mặc
nhiên thừa nhận về giá trị nội dung trích dẫn, trong khi các công trình nghiên cứu từ
góc tiếp cận hẹp - “Nhìn nhận tín ngƣỡng thờ Mẫu” hoặc vấn đề liên quan qua tƣ
liệu Hán Nôm chƣa mấy đƣợc chú trọng hoặc ít ngƣời tiếp cận.
Về nghiên cứu nền mang tính nguyên lý khi tìm hiểu văn hóa Việt nói chung,
phải kể đến “Nguyên lý Mẹ của nền văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Quốc Vƣợng
đƣợc tập hợp trong sách. Qua các thao tác nghiên cứu và lập luận, ông khẳng định:
“Nền văn hóa truyền thống Việt Nam đã từng có NGUYÊN LÝ MẸ”. Đây là
một phát hiện đặc biệt quan trọng, có tính chất chỉ dẫn và gợi mở khi tiếp cận lịch
sử - văn hóa truyền thống Việt Nam, đặc biệt là đối với tín ngƣỡng thờ Mẫu.
8
Một nghiên cứu nền tiêu biểu khác cũng mang đậm dấu ấn của tác giả Trần
Quốc Vƣợng (viết cùng Nguyễn Hồng Kiên) cũng đƣợc tập hợp trong Tín ngƣỡng
thờ Mẫu của ngƣời Việt - Những công trình nghiên cứu, đó là: “Vị thế và bản sắc
địa - văn hóa của khu vực phủ Giầy”. Trong nghiên cứu này, ông đã đƣa ra một số
nhận xét mang tính kết luận về vị thế và bản sắc địa - văn hóa “cổ truyền” vùng quê
Mẫu dƣới cái nhìn địa - khảo cổ và địa - lịch sử hết sức độc đáo. Theo đó, ông
khẳng định, khu vực phủ Giày có bề dày lịch sử - văn hóa đáng kể trong tiến trình
lịch sử dân tộc:
1. Từ cuối thời đá mới, cách đây 4000 năm, con ngƣời đã xuất hiện ở
khu vực Kẻ Giầy, dấu tích vật chất còn lƣu lại ở chân núi Lê, núi Ngăm
ở Tiên Hƣơng, nhƣng chủ nhân của nó chủ yếu là dân chài ven biển hơn
là dân ruộng vƣờn.
2. Đã từng phát hiện đƣợc 6 trống đồng Đông Sơn ở chân núi Gôi dƣới thời
Pháp thuộc. Các trống này đều mang niên đại cách đây hơn 2000 năm. Trong
nền cảnh đƣơng thời, Kẻ Giầy và toàn miền xung quanh (khu vực Ninh Bình,
Nam Định ngày nay) vẫn là một miền ven biển, dân Việt cổ Đông Sơn mới tụ
cƣ ở chân đồi núi giáp biển.
3. Vùng Kẻ Giầy vẫn có dân tụ cƣ dƣới thời Bắc thuộc qua chứng tích
mộ Hán rải rác trên sƣờn núi, đồi cát. Bằng chứng tinh thần là huyền tích
về thời Lý Nam Đế - Triệu Quang Phục chống quân Bắc thuộc vào
khoảng thế kỷ VI.
4. Vùng này tiếp tục đƣợc khai khẩn dƣới thời Lý - Trần. Chứng cứ là
đền thờ Minh Không - Không Lộ, Chùa Keo trên - dƣới, cùng những
“vết chân ông Khổng Lồ” - Đó chính là hệ thủy lợi ao chuôm, đầm hồ
giữa những cánh đồng.
5. Trƣớc khi Mẫu ra đời, dòng họ Mẫu, gốc Trần tránh loạn (?) chạy về
Kẻ Giầy - Côi Sơn đổi sang họ Lê (Song, sau đó, dòng họ này vẫn mang
tên chính thức là họ Trần Lê. Đa phần dân Tiên Hƣơng và Vân Cát đều
thuôc dòng họ Trần Lê). Sau đó, dòng họ này và các dòng họ khác tiếp
tục khai phá vùng này Nếu tạm tin Mẫu giáng trần vào năm 1557 thì
9
dòng họ Mẫu đã tới vùng này vào khoảng cuối thế kỷ XV Khi ấy, văn
hóa làng, văn minh dân giã cùng các tín ngƣỡng tính linh, đa thần giáo,
Phật giáo đều phát triển.
6. Vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, các cố đạo Thiên Chúa giáo thuộc dòng
Tên đã truyền đạo ở vùng Quần Anh, Ninh Cƣờng (Hải Hậu), Trà Lũ, Hoành
Nha (Giao Thủy) ở miệt biển Hà Nam, Ninh Bình, mang theo bà Maria và
Chúa Jésus Chritst
7. Tại vùng Kẻ Giầy, ngoài thờ Mẫu Liễu, Mẫu Thƣợng Ngàn ở trên
núi Tiên Hƣơng, cùng hệ thống đền, miếu thờ các Mẫu, Tôn Ông, Chầu
Bà, Quan Lớn, các Cô của đạo Tam phủ, Tứ phủ của Việt Nam, vẫn
tồn tại hệ thống thờ thần Mây, Mƣa, Sấm, Gió của ngƣời dân trồng lúa
nƣớc từ thời Nguyên Thủy
8. Kẻ Giầy thờ “Thánh Khổng Minh Không” tại đình với tƣ cách là vị
Thành hoàng... [50, tr. 166 - 170].
Cũng trong mạch tìm hiểu, nghiên cứu về Kẻ Giày, phủ Giày, đi vào vấn đề
chi tiết hơn, rất đáng chú ý là: Trên Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4 (76) - 2001,
trong bài “Vì sao Vân Cát - Tiên Hƣơng là một hồi sau tách đôi và rồi đã đang lần
kết đôi?” [77] (sau đƣợc tuyển chọn in trong Theo dòng lịch sử, Những vùng đất,
thần và tâm thức người Việt [79]), tác giả Trần Quốc Vƣợng đã rất khéo rào trƣớc,
đón sau quanh câu hỏi do ông tự đặt ra, cũng là nhan đề bài viết. Thừa nhận, “Đây
là MỘT VẤN - NẠN (câu hỏi khó khăn) đặt ra: trƣớc toàn thể nhân dân hai làng
Vân Cát và Tiên Hƣơng, trƣớc các nhà lãnh đạo địa phƣơng và Trung ƣơng, trƣớc
các nhà khoa học mong và muốn tìm hiểu SỰ THẬT LỊCH SỬ ở vùng ĐẤT PHỦ
GIẦY - KẺ GIÀY của MẪU LIỄU HẠNH” [79, tr. 398].
Từ cách đặt vấn đề:
Bất cứ ai, khi đến hành hƣơng hay tham quan vùng Phủ Giầy đều thấy:
Lạ một điều, sao chỉ có một PHỦ GIẦY mà lại, từ một vài thế kỷ trƣớc
cho đến hôm nay, thấy là hai phủ.
- Phủ Vân Cát (với phức hợp Tứ phủ Công đồng) bằng nhau, với đền
Đức Vua Lý Nam Đế - anh hùng dân tộc thế kỷ VI -
10
- Phủ Tiên Hương (cùng với cả một phức hợp đền vua Lý Nam đế, phủ
Chúa (chúa Liễu), đền Công núi (đền Quan lớn Đệ tam ở chân núi
Ngăm), đình Công đồng (thờ thần Sấm - tả Lôi công), đình Ông Khổng
(thờ Thành hoàng - thần làng - KHỔNG LỒ - KHÔNG LỘ - KHỔNG
MINH KHÔNG)
Phủ Vân Cát, thì dân ta cứ gọi tắt là PHỦ VÂN.
Nhƣng PHỦ TIÊN HƢƠNG - thì có nhiều ngƣời cứ gọi là PHỦ CHÍNH.
Mà có chính (chánh) thì sẽ có phụ (phó). Vậy PHỦ VÂN là PHỦ PHỤ
của Mẫu Liễu hay sao? [79, tr. 398 - 399].
Sau khi đi điền dã và tham khảo sách của bà Đoàn Thị Điểm, ông đƣa ra một
giả thuyết khoa học về Kẻ Giày nhƣ sau:
Xã Vân Cát vốn có cơ cấu 4 giáp: Đông, Tây, Nam, Bắc - là bốn gò
(cồn) cát ven biển xƣa. Sau đó, hai giáp Tây, Nam tách ra thành thôn,
(làng) An Thái trong cơ cấu "nhất xã, nhị thôn", rồi sau đó nữa (không đã
chắc phải ở thế kỷ XV (Mẫu xuất hiện sau hai ông nghè Vân Cát - An
Thái 100 năm và trƣớc bà Hồng Hà nữ sử họ Đoàn 150 năm. Thời hai cụ
nghè chƣa hề có phủ Mẫu Vân Cát - Tiên Hƣơng) nhƣng cũng không quá
thế kỷ XVIII (đầu thế kỷ XVIII, bà Đoàn nói Mẫu "giáng trần" ở thôn
An Thái xã Vân Cát, thế kỷ XIX đã có tên An Thái), An Thái đã chạy
biệt xã [79, tr. 404].
Giả thiết về câu chuyện địa chính giữa Vân Cát và Tiên Hƣơng trong mối
quan hệ thờ chung Mẫu Liễu Hạnh do giáo sƣ đặt ra cũng chính là một nguồn cảm
hứng chủ đạo dẫn dắt nghiên cứu sinh thực hiện đề tài này.
Trong “Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam”,
cũng đƣợc tập hợp trong sách Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những công
trình nghiên cứu, qua những phân tích, tác giả Đinh Gia Khánh đã đƣa ra một nhận
định hết sức tinh tế: “Tục thờ Mẫu đầy sức sống đã dựng nên hình tƣợng Mẫu Liễu
Hạnh, tức chúa Liễu Hạnh và đã kéo thần linh (mà đạo Tam phủ bắt đầu đẩy lên
cao, xa vời đối với con ngƣời) trở về với cõi nhân gian, với muôn mặt đời thƣờng”
[50, tr. 33] Và “Tục thờ Mẫu gắn với những truyền thống văn hóa dân gian của
11
nhân dân ta từ buổi đầu dựng nƣớc, trải qua trƣờng kỳ lịch sử cho tới tận ngày nay.
Và, đến nay, đó vẫn là một hiện tƣợng đầy sức sống” [50, tr. 34].
Tác giả Ngô Đức Thịnh nổi tiếng với nhiều công trình riêng về tín ngƣỡng thờ
Mẫu, trong nghiên cứu Đạo Mẫu Việt Nam (Từ thờ Nữ thần, Mẫu thần đến Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ), cũng đƣợc tập hợp trong Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những
công trình nghiên cứu, đã đƣa ra những khái quát về lịch sử các hình thức thờ Mẫu của
ngƣời Việt. Theo ông, lịch sử này khởi nguồn từ việc thờ Nữ thần, qua các bƣớc phát
triển, hệ Mẫu thần đƣợc xác lập, và, đỉnh cao của sự phát triển đạt tới mức độ khái quát
là hệ Mẫu Tam, Tứ phủ. Đây là dạng thức thờ Mẫu tiêu biểu của ngƣời Việt ở khu vực
Bắc Bộ, bên cạnh dạng thức thờ Mẫu Trung Bộ, Mẫu Nam Bộ [50, tr.35 - 67]. Thực
chất, đây là quan điểm xuyên suốt trong nhiều công trình đã công bố trƣớc đó, đƣợc
nhiều ngƣời đón nhận, tham khảo và trích dẫn [61], [62], [63], [64].
Cũng t...em xét con ngƣời ứng xử nhƣ thế nào,
cũng không đi sâu vào các ý nghĩa hành động và thái độ của con ngƣời.
Giải thích luận cho rằng thế giới vật chất và xã hội của con ngƣời có thể
hiểu một cách tốt nhất bằng cách hiểu con ngƣời sống trong xã hội đó tự
lý giải và tự hiểu các thể chế và tập quán của họ. Nhiệm vụ của nhà nhân
học là giải mã những lý giải của ngƣời bản địa.
Clifford Geertz là một nhà nhân học theo phƣơng pháp giải thích, nhƣng
không phải là nhà sáng lập ra phƣơng pháp tiếp cận nhân học này. Ông
cho rằng nhân học không thể là một ngành khoa học nhƣ ngành vật lý
với các quy luật và sự tổng quát dựa vào các số liệu thực tế và thực
nghiệm. Nhân học cần phải dựa vào hiện thực cụ thể của một xã hội,
nhƣng phải là ý nghĩa của chúng do con ngƣời sống trong xã hội đó hiểu,
chứ không phải là những phán đoán chủ quan của nhà nghiên cứu dựa
vào số liệu thực tế. Đối với Geertz, nhân học cần dựa vào các nguyên tắc
nhân văn, sự miêu tả, thi pháp, văn học, thần thoại, biểu tƣợng, và các
đặc tính khác của loài ngƣời phân biệt với các loài sinh vật khác.
Quan điểm của Geertz về tầm quan trọng của trƣờng hợp đơn lẻ không
phải là hoàn toàn mới, mà Boas, Malinowski, và Radcliffe – Brown đã
từng nghiên cứu chuyên sâu một nền văn hóa đơn lẻ để nêu ra các chức
năng của các thể chế trong xã hội loài ngƣời. Quan điểm chống lại thuyết
vị chủng và ủng hộ hội nhập của tất cả các nền văn hóa, khuynh hƣớng
tìm hiểu các nền văn hóa khác từ quan điểm của ngƣời bản địa là một
điểm mạnh trong nhân học của các học giả tiền bối này.
Phƣơng pháp tiếp cận của Geertz tìm hiểu ý nghĩa dựa vào những lý giải
của ngƣời bản địa mang tính tƣơng đối. Điều cốt lõi trong các công trình
nghiên cứu của Geertz là liên kết các quá trình tự biết, tự nhận thức, tự
hiểu của ngƣời bản địa với sự hiểu biết của nhà nghiên cứu về văn hóa
26
của họ. Cuốn sách cuối cùng của ông Tri thức bản địa (Local
Knowledge) đề cập đến cái đặc biệt, cái cụ thể, trƣờng hợp cá thể, tri
thức bản địa và sự kết hợp tri bản địa với hiểu biết của nhà nghiên cứu.
Quan niệm của Geertz trong nhân học có thể đƣợc gọi là nhân văn hay
giải thích, với nghĩa là ông hƣớng vào việc giải thích các vấn đề văn hóa
mà vẫn giữ đƣợc đặc thù cá nhân và sự phức hợp của thái độ con ngƣời
đối với hình thức văn hóa của họ.
Quan niệm nhân học truyền thống cho rằng nếu nhà nghiên cứu muốn
hiểu các nền văn hóa của dân tộc khác, họ phải đảm nhiệm vai trò của
những ngƣời bản địa. Malinowski cho rằng chỉ bằng cách nghiên cứu
thực tế, trực tiếp quan sát những hiện tƣợng văn hóa của ngƣời bản địa
mới có thể hiểu đƣợc ý nghĩa của những yếu tố văn hóa của họ. Geertz
ủng hộ quan niệm “giải thích của ngƣời bản xứ” nhƣ là con đƣờng dẫn
tới hiểu biết văn hóa của một dân tộc trong nhân học văn hóa. Theo cách
tiếp cận này, các điều lý giải đƣợc tập hợp lại bao gồm phiên bản của văn
bản, lời nói, hành động so sánh với những hình thức tƣơng ứng khác,
hoặc một tập hợp những nhận thức của ngƣời bản địa so sánh với những
nhận thức khác của họ. Sau đó là những nhận thức và tri thức của con
ngƣời nghiên cứu kết hợp với nhận thức của ngƣời bản địa về chính văn
hóa của họ. Với việc tập hợp những lý giải các văn bản, hành động, biểu
tƣợng, các hình thức xã hội, các hiện tƣợng bằng cách đi từ cụ thể tới cái
chung và ngƣợc lại, sự hiểu biết và ý nghĩa của một nền văn hóa sẽ từ từ
hiện ra. Phƣơng pháp nghiên cứu này còn đƣợc gọi là “miêu tả sâu”.
Trong khi miêu tả, nhà nghiên cứu phải thay đổi đi thay đổi lại từ quan
niệm khác, từ mức độ này tới mức độ khác, và cuối cùng dẫn tới một sự
hiểu biết sâu sắc về một nền văn hóa cụ thể [44, tr. 555 - 557].
Trong luận án này, nhân học giải thích sẽ đƣợc áp dụng nhƣ một cách tiếp
cận đặc biệt, tức xem xét một số hiện tƣợng văn hóa đơn lẻ nhƣng qua đó lại có thể
đƣa ra những hiểu biết sâu sắc và bao hàm nhiều ý nghĩa.
- Quan niệm tôn giáo của nữ giới và các vai trò giới:
27
Theo quan niệm này:
Tôn giáo cá nhân là sự kết hợp hết sức ý nghĩa mang tính chất cá nhân
của các niềm tin, giá trị, và thực hành có liên quan đến thế giới quan của
nhóm lớn hay mà cá nhân đó quy thuộc. Trong quá trình hội nhập, cá
nhân tiếp nhận nhiều niềm tin, giá trị và thực hành này từ các vị đại diện
của nhóm lớn hơn đó nhƣ cha mẹ và thầy cô. Cá nhân tiếp thu đƣợc
nhiều điều trong hệ thống ý nghĩa đƣợc tiếp nhận này và chúng trở thành
một phần trong cách nghĩ của cá nhân về căn tính của mình và của những
ngƣời khác. Trong hệ thống ý nghĩa mà cá nhân tiếp nhận đó là hình
thành nhiều niềm tin, hình ảnh và quy chuẩn mà nhóm định nghĩa về
nam giới và nữ giới. Tất cả tôn giáo đều đề cập đến chủ đề về bản năng
giới tính của con ngƣời và các vai trò về giới bởi vì bản năng giới tính có
một sức ảnh hƣởng đến sức mạnh mẽ trong đời sống con ngƣời và giới
tính, trong hầu hết các xã hội, là một nhân tố chính quyết định sự phân
tầng xã hội.
Trƣớc tiên, các nhà xã hội học tập trung nghiên cứu tôn giáo của nữ giới
ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến các vai trò về giới và căn tính của họ. Thứ
hai, các nhà xã hội cho chúng ta thấy tại sao việc chỉ chú trọng vào tôn
giáo và tính tôn giáo chính thức thì đôi khi bị sai lạc. Khi tôn giáo trở
thành một lĩnh vực đƣợc khu biệt về mặt định chế, nhiều vai trò và thể
hiện tôn giáo của phụ nữ bị loại trừ khỏi tôn giáo chính thức, và tiếp tục,
thì chúng đƣợc lƣu giữ và bảo vệ trong các hình thái phi chính thức nhƣ
tín ngƣỡng chữa lành, tín ngƣỡng dân gian, lên đồng, phù thủy và hỗ trợ
tâm linh khác. Các nhà xã hội học nên xem xét về các nền tảng về mặt
cấu trúc xã hội đối với địa vị của phụ nữ; từ góc độ lịch sử, các định chế
tôn giáo chính thức điển hình cho việc đàn áp phụ nữ về phƣơng diện cơ
chế và hệ tƣ tƣởng. Từ đó, việc hợp thức hóa vai trò của nữ giới về mặt
tôn giáo đƣa ra các câu hỏi thú vị về tính tôn giáo của phụ nữ. Chứng cứ
lịch sử gây ấn tƣợng sâu sắc cho thấy tôn giáo phi chính thức là một
phƣơng tiện nhằm khẳng định các vai trò tôn giáo khác nhau của nữ giới
28
[44, tr. 557 - 558].
Ngoài ra, dƣới góc độ lý luận văn hóa tôn giáo, tín ngƣỡng, luận án còn vận
dụng quan điểm về tôn giáo của nữ giới và các vai trò giới. Theo đó:
Tôn giáo cá nhân là sự kết hợp hết sức ý nghĩa mang tính chất cá nhân
của các niềm tin, giá trị, và thực hành có liên quan đến thế giới quan của
nhóm lớn hay mà cá nhân đó quy thuộc. Trong quá trình hội nhập, cá
nhân tiếp nhận nhiều niềm tin, giá trị và thực hành này từ các vị đại diện
của nhóm lớn hơn đó nhƣ cha mẹ và thầy cô. Cá nhân tiếp thu đƣợc
nhiều điều trong hệ thống ý nghĩa đƣợc tiếp nhận này và chúng trở thành
một phần trong cách nghĩ của cá nhân về căn tính của mình và của những
ngƣời khác. Trong hệ thống ý nghĩa mà cá nhân tiếp nhận đó là hình
thành nhiều niềm tin, hình ảnh và quy chuẩn mà nhóm định nghĩa về
nam giới và nữ giới. Tất cả tôn giáo đều đề cập đến chủ đề về bản năng
giới tính của con ngƣời và các vai trò về giới bởi vì bản năng giới tính có
một sức ảnh hƣởng đến sức mạnh mẽ trong đời sống con ngƣời và giới
tính, trong hầu hết các xã hội, là một nhân tố chính quyết định sự phân
tầng xã hội.
Trƣớc tiên, các nhà xã hội học tập trung nghiên cứu tôn giáo của nữ giới
ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến các vai trò về giới và căn tính của họ. Thứ
hai, các nhà xã hội cho chúng ta thấy tại sao việc chỉ chú trọng vào tôn
giáo và tính tôn giáo chính thức thì đôi khi bị sai lạc. Khi tôn giáo trở
thành một lĩnh vực đƣợc khu biệt về mặt định chế, nhiều vai trò và thể
hiện tôn giáo của phụ nữ bị loại trừ khỏi tôn giáo chính thức, và tiếp tục,
thì chúng đƣợc lƣu giữ và bảo vệ trong các hình thái phi chính thức nhƣ
tín ngƣỡng chữa lành, tín ngƣỡng dân gian, lên đồng, phù thủy và hỗ trợ
tâm linh khác. Các nhà xã hội học nên xem xét về các nền tảng về mặt
cấu trúc xã hội đối với địa vị của phụ nữ; từ góc độ lịch sử, các định chế
tôn giáo chính thức điển hình cho việc đàn áp phụ nữ về phƣơng diện cơ
chế và hệ tƣ tƣởng. Từ đó, việc hợp thức hóa vai trò của nữ giới về mặt
tôn giáo đƣa ra các câu hỏi thú vị về tính tôn giáo của phụ nữ. Chứng cứ
29
lịch sử gây ấn tƣợng sâu sắc cho thấy tôn giáo phi chính thức là một
phƣơng tiện nhằm khẳng định các vai trò tôn giáo khác nhau của nữ giới
[21, tr. 294 - 295].
Đó là khung lý thuyết cơ bản để luận án xem xét, bàn luận một số vấn đề về
giới có liên quan trong nghiên cứu này.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Kết quả nghiên cứu nền của GS. Trần Quốc Vƣợng nhƣ đã trình bày ở trên
đã chỉ rõ, khu vực Kẻ Giày có lịch sử văn hóa lâu đời, phát triển liên tục từ thời sơ
sử đến nay. Bề dày văn hóa và tính chất đa văn hóa của khu vực kẻ Giầy còn đƣợc
phản ánh qua hàng loạt di sản văn hóa vẫn hiện diện, nhƣ ngoài thờ Mẫu Liễu
Hạnh, Mẫu Thƣợng Ngàn, cùng hệ thống đền, miếu thờ các Mẫu, Tôn Ông, Chầu
Bà, Quan Lớn, các Cô, trong khu vực Kẻ Giày xƣa vẫn tồn tại hệ đền thờ thần nông
nghiệp gắn với Tứ pháp (Mây, Mƣa, Sấm, Gió) của ngƣời dân trồng lúa nƣớc
[50, tr. 166 - 170].
Trong bối cảnh biến đổi lịch sử - xã hội vào khoảng thế kỷ XVI, các tôn
giáo, tín ngƣỡng dân gian nói chung cũng bị tác động và có bƣớc chuyển đáng kể.
Một xu hƣớng đáng quan tâm, đó là hiện tƣợng định hình Đạo giáo giân gian Việt,
dẫn tới sự xuất hiện của phái Nội Đạo và Thánh Mẫu Liễu Hạnh, những đại diện
tiêu biểu cho xu hƣớng này. Trong cục diện chiến tranh Nam - Bắc triều, việc các
tôn giáo, tín ngƣỡng bị “lôi kéo” để tham gia vào cuộc chiến giữa hai thế lực cũng
là điều dễ hiểu. Minh chứng cho nhận định này là những phản ánh dân gian về cuộc
chiến giữa Bà chúa Liễu Hạnh và Tiền Quan Thánh do Phật Thích Ca xuất hiện, tín
ngƣỡng Mẫu Liễu đã kết hợp với Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian của nông dân để
thích ứng với điều kiện lịch sử - xã hội mới, cuối cùng đƣợc triều đình thừa nhận và
có bƣớc phát triển, lan tỏa vô cùng mạnh mẽ mà chúng ta còn thấy sự hiện diện qua
di sản văn hóa trên thực địa, “phần xƣơng sống” của một tín ngƣỡng dân gian độc
đáo đã đƣợc UNESCO ghi danh. Ngoài ra, còn hàng trăm di tích liên quan trong
không gian văn hóa Bắc Bộ và một lƣợng lớn di sản tƣ liệu Hán Nôm đã đƣợc
nghiên cứu sinh sƣu tầm, thống kê, chỉnh lý, sẽ đƣợc lần lƣợt đề cập trong những
chƣơng mục tiếp theo của luận án này.
30
1.3. Một số khái niệm liên quan đến tín ngƣỡng thờ Mẫu qua tƣ liệu
Hán Nôm
1.3.1. Mẫu (母)
Mẫu là một từ Hán Việt, có nhiều lớp nghĩa. Nguyên ủy, Mẫu chỉ giống cái,
sau đƣợc dùng để ngƣời phụ nữ đã thực hiện chức năng sinh sản, tức ngƣời mẹ. Một
lớp nghĩa khác cũng đáng quan tâm, Mẫu là tiếng gọi tôn kinh dành cho những
ngƣời phụ Nữ.
Nhƣ vậy, với tín ngƣỡng thờ Mẫu, có thể tạm hiểu: Mẫu là tiếng gọi tôn kính
ngƣời mẹ.
1.3.2. Đồng (僮)
Đồng cũng là một từ Hán Việt, nguyên ủy thƣờng đƣợc dùng chỉ ngƣời vị
thành niên (trẻ con). Trong tín ngƣỡng thờ Mẫu, Đồng chỉ những ngƣời đƣợc Mẫu
sang khăn, sẻ áo hành đồng hầu Mẫu, theo Mẫu làm trọn phận con.
1.3.3. Cốt (骨)
Cốt cũng là một từ Hán Việt đa nghĩa, vốn chỉ xƣơng cốt, sau một nghĩa chỉ
bà cốt. Theo Khảo đồng sự ký: Bà cốt còn đƣợc gọi là Hích (覡), chỉ ngƣời phụ nữ
mù theo phép Đông Lâm. Đông Lâm còn có tên gọi khác là Đông Triều. Ngƣời phụ
nữ mù theo phép Đông Lâm cũng lập một tĩnh thờ thần Đông Triều. Đông Triều
vốn là ngƣời Mán, khi mới ba tuổi thì bất hạnh mà chết sớm. Sau khi chết trở thành
thần, có khả năng tìm đƣợc phách của ngƣời chết (sau khi ngƣời chết thì hồn bay
lên trời, phách về với đất), lại có khả năng chiêu vời đƣợc phách ngƣời chết cho nên
ngƣời theo Hích thờ thần Đông Triều tục gọi là ông Triều, ông Dí/Rí. Nếu nhƣ phụ
nữ mù học đƣợc phép này thì gọi là bà Cốt. Cốt tức là ngƣời chết đã rũa mục hết
thịt. Hồn ngƣời bay lên trời, chỉ còn phách ở lại trong đất có chứa phần xƣơng cốt.
Nếu nhƣ phụ nữ mù thỉnh thần Đông Lân nhập vào thân thì sẽ biết đƣợc hồn của
ngƣời chết nên đƣợc gọi là bà Hồn, bà Cốt vì hồn và cốt là cùng một cách gọi [152].
1.3.4. Bóng
Bóng là một từ tiếng Việt. Theo Khảo đồng sự ký: Bóng tức là ảnh, vốn chỉ
những ngƣời thờ thần tiên để ảnh thần tiên giáng vào đàn ông. Những ngƣời đàn
31
ông này đƣợc gọi là ông Bóng. Nhƣ sách “Ấu học tầm nguyên”, quyển 2, Thích
Đạo tập, trang 28 trƣớc, hàng 8 chú rằng: nam Vu gọi là Vu, nữ Vu gọi là Hích. Từ
điển Khang Hy tập Đần, Bộ Công bốn nét chú rằng: Thần giáng vào nam gọi là Vu,
thần giáng vào nữ gọi là Hích. Sách “Quốc ngữ” nói rằng: Nam làm Vu gọi là ông
Bóng, nữ làm Hích gọi là bà Bóng, còn nhƣ Đạo gia thờ thần tiên Thái Thƣợng Lão
quân, Tề Thiên Đại thánh là tiên ông; Thánh Mẫu, Công chúa Thƣợng Ngàn là tiên
bà. Nếu nhƣ nam có tiên ông giáng vào thân để chữa bệnh cho ngƣời thì gọi là ông
Bóng. Nhƣ vậy, nam thƣờng đƣợc tiên ông giáng vào để trị bệnh cho ngƣời thì gọi
là ông Bóng, còn phụ nữ đƣợc tiên bà giáng vào thân thì gọi là bà Bóng. Vậy phụ
nữ thƣờng đƣợc tiên bà nhập vào gọi là Bóng [152].
1.3.5. Chính tự (正 祀)
Chính tự tức hoạt động thờ tự hợp pháp và chính đáng. Đây là một khái niệm
gắn với Điển thờ tự, thực hành văn hóa tín ngƣỡng gắn với ngôi đền thờ thần của
cộng đồng đƣợc triều đình xác nhận. Theo đó, dƣới chế độ quân chủ xƣa, từ góc độ
quản lý bách thần (Quản giám Bách thần), hoạt động thờ tự và sinh hoạt văn hóa tín
ngƣỡng liên quan (hội lệ) của cộng đồng gắn với một ngôi đền thờ thần, chỉ đƣợc
coi là chính tự khi vị thần đó có lý lịch rõ ràng, chính đáng, đƣợc triều đình xác
nhận tƣ cách hoặc đã đƣợc triều đình phong thần sắc, ghi vào Tự điển/祀典/Điển
thờ tự của triều đình. Đền thờ các vị thần thuộc loại chính tự/正祀 gọi là chính từ/
正祠, thần đƣợc thờ trong chính từ/正祠 gọi là chính thần/正神.
Trái nghĩa với chính tự/正祀, thƣờng bị gọi là dâm tự/淫 1祀, tức hoạt động
thờ tự và sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng liên quan của cộng đồng gắn với một ngôi
đền thờ thần chƣa đƣợc triều đình công nhận có tƣ cách là chính tự/正祀 hoặc chƣa
đƣợc triều đình sắc phong, ghi vào Tự điển 祀典/Điển thờ tự. Đền thờ các vị thần
không thuộc hàng chính tự/正祀 bị gọi là “dâm từ”/淫祠, thần đƣợc thờ trong “dâm
từ”/淫祠 gọi là “dâm thần”/淫神.
1.3.6. Phủ (府)
Phủ cũng là một từ Hán Việt, có nhiều lớp nghĩa. Với tín ngƣỡng thờ Mẫu,
đáng chú ý lớp nghĩa: Phủ là tên gọi của từng địa vực (miền, khu) theo sự phân chia
32
tƣơng tự nhƣ đơn vị hành chính (Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ, Nhạc phủ). Ngoài
ra, theo Nội đạo tràng và Khảo đồng sự ký, đền chính thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
không gọi là đền mà tôn trọng Thánh Mẫu gọi là Phủ.
1.3.7. Tam phủ (三 府 ):
Theo Khảo đồng sự ký, Tam phủ tức Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ [152].
Thực tế, trong dân gian còn có khái niệm bộ ba, Tam phủ gồm Thiên phủ, Nhạc phủ
và Thủy phủ. Nhƣ vậy, trong tôn giáo, tín ngƣỡng có thể hiểu, Tam phủ là một quan
niệm thuộc vũ quan tôn giáo, tín ngƣỡng dân gian, chia thế giới thần linh ra làm ba
miền/phủ.
1.3.8. Tứ phủ (四 府)
Theo khảo đồng sự ký, Tứ phủ tức Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ, Nhạc phủ
[152]. Thực tế. Tuy nhiên, theo Tứ phủ công đồng khoa nghi sớ văn hợp tập,
trong dân gian còn có khai niệm bộ tứ, Tứ phủ gồm Thiên phủ, Địa Phủ, Thủy Phủ,
Dƣơng Phủ. Qua hệ thần linh, có thể khẳng định, Dƣơng phủ đƣợc đồng nhất với
Nhạc phủ Nhƣ vậy, trong tôn giáo, tín ngƣỡng có thể tạm hiểu, Tứ phủ là một
quan niệm thuộc vũ quan tôn giáo, tín ngƣỡng dân gian, chia thế giới thần linh ra
làm 4 miền/phủ.
Tiểu kết
Điểm qua một số kết quả nghiên cứu của những công trình đi trƣớc, có thể nhận
thấy, mỗi nghiên cứu, với phƣơng pháp riêng, cách tiếp cận riêng, lý luận riêng, biện
giải riêng sẽ cho ra một kết quả “tƣơng đối riêng”. Tạm hợp các mảnh ghép lại, ắt sẽ
tạo nên một bức tranh đa sắc về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh từ lịch sử đến đƣơng
đại nhƣng vẫn có những điểm nhƣ vừa mờ, vừa tỏ. Những thành tựu nghiên cứu trên,
đặc biệt là những nghiên cứu cơ bản và tập hợp tƣ liệu là tiền đề quan trọng để nghiên
cứu sinh tiếp thu, kế thừa và triển khai đề tài này. Theo đó, có thể nhận thấy, từ việc tập
hợp, khảo cứu văn bản học Hán Nôm trong điều kiện hiện nay, vấn đề lịch sử địa chính
và văn hóa khu vực Kẻ Giày quanh tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh cần thiết phải đƣợc
diễn giải lại để làm sáng tỏ thêm.
Trên có sở này, kết hợp với khai thác giá trị của tƣ liệu Hán Nôm dƣới góc nhìn
văn hóa học, những vấn đề cụ thể, nhƣ tên gọi Kẻ Giày, phủ Giày, hệ thần đƣợc thờ,
33
thần điện và không gian thực hành tín ngƣỡng, các thực hành văn hóa tín ngƣỡng
liên quan, vai trò của các cộng đồng chủ thể sáng tạo văn hóa, tƣ cách chính tự
quanh tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày, vấn đề Tam phủ, Tứ phủ, đặc
trƣng giới trong Tam phủ, Tứ phủ, vấn đề Tam tòa Tứ phủ, vấn đề vị trí và vai trò của
Mẫu Liễu Hạnh trong hệ thần Tứ phủ cần đƣợc phân tích, diễn giải và làm sáng tỏ
hơn
Cũng trong chƣơng này, nghiên cứu sinh đã đề cập tới cơ sở lý luận và thực
tiễn, cơ sở lý luận cơ bản và xây dựng một số khái niệm cơ bản có liên quan, nhƣ
Mẫu, Đồng, Cốt, Bóng, Chính tự, Phủ, Tam phủ, Tứ phủ để làm công cụ triển khai
các bƣớc nghiên cứu tiếp theo.
34
Chƣơng 2
TƢ LIỆU HÁN NÔM VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY
VÀ MẪU TAM PHỦ, TỨ PHỦ
2.1. Khái lƣợc về nguồn tƣ liệu Hán Nôm gắn với tín ngƣỡng thờ Mẫu
Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ
Trong tâm thức dân gian, đặc biệt là với tín đồ của tín ngƣỡng thờ Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ, Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ đƣợc phụng thờ ở phủ Giày, còn có tên
gọi khác là Mẫu phủ Giày/Thánh Mẫu phủ Giày, Mẫu Sòng Sơn/Thánh Mẫu Sòng
Sơn, đồng thời, cũng là một vị thần chủ đƣợc phụng thờ trong nhiều phủ/điện/đền
thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ... ở nhiều địa điểm khác..
Thực tiễn cũng cho thấy, nguồn tƣ liệu Hán Nôm về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu
Hạnh ở phủ Giày ít nhiều đều liên quan tới tín ngƣỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và
ngƣợc lại. Vì vậy, khi tiếp cận nguồn tƣ liệu Hán Nôm về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu
Hạnh ở phủ Giày nói riêng, tín ngƣỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ nói chung, cần thiết
phải tiến hành khảo sát, sƣu tầm tƣ liệu bao quát trên một phạm vi tƣơng đối rộng, ít nhất
tƣơng ứng với không gian văn hóa của khu vực Bắc Bộ và một số địa bàn khác có liên
quan mà có thể tạm tính trong phạm vi từ Thừa Thiên Huế trở ra. Tuy nhiên, do tính chất
phức tạp của vấn đề, phạm vi nghiên cứu và điều kiện khảo sát, sƣu tầm, thu thập tƣ
liệu, trong khả năng và điều kiện cho phép, luận án xin giới hạn chỉ đề cập tới tƣ liệu
Hán Nôm về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong không gian
văn hóa Bắc Bộ tại các đơn vị lƣu trữ có tài liệu Hán Nôm, tiêu biểu nhƣ, Viện Thông tin
khoa học xã hội, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, tƣ liệu Hán Nôm một số cơ sở lữu trữ khác
(Thƣ viện quốc gia, Trung tâm Lƣu trữ quốc gia 1, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc -
Bộ Nội vụ) và nguồn tƣ liệu Hán Nôm tại quần thể di tích phủ Giày, cùng một số di
tích khác có liên quan Dƣới đây, xin từng bƣớc trình bày khái lƣợc về nguồn tƣ liệu
Hán Nôm về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.
2.1.1. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và
Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tại Viện Thông tin khoa học xã hội
Tại Viện Thông tin khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt
Nam, hiện đang lƣu trữ bộ sƣu tập 13.211 bản khai thần tích - thần sắc, với
35
khoảng 230.000 trang chép tay của các làng xã trên lãnh thổ Việt Nam. Những
bản khai thần tích - thần sắc này đều đƣợc chức sắc của làng xã kê khai theo
dạng trả lời câu hỏi, với kết cấu chung theo trật tự nhƣ sau: Tên làng xã (đƣợc
kê bằng cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ)/Thần tích - thần sắc (đƣợc kê chủ yếu
bằng chữ Quốc ngữ)/Các tục lệ liên quan đến việc thờ thần... Đặc biệt, ngoài
những nội dung kê khai này, một số địa phƣơng còn chép thêm nguyên văn chữ
Hán nội dung thần tích - thần sắc của các vị thần đƣợc cộng đồng thờ phụng.
Đây là bộ sƣu tập tƣ liệu có giá trị đặc biệt trong việc tìm hiểu về văn hóa - tín
ngƣỡng, phong tục, tập quán làng xã Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám
(1945) trở về trƣớc (Luận án tạm lấy mốc lịch sử thời điểm Cách mạng tháng
Tám năm 1945 thành công làm mốc cuối định bản nội dung tƣ liệu Hán Nôm
dƣới xã hội quân chủ ở nƣớc ta. Theo đó, tƣ liệu Hán Nôm mang nội dung đƣợc
định bản lầm đầu sau mốc lịch sử này sẽ không đƣợc đề cập đến).
Bƣớc đầu tiếp cận kho tƣ liệu này, đồng thời, thừa hƣởng kết quả nghiên cứu
của những ngƣời đi trƣớc, nghiên cứu sinh đã tiến hành thống kê và lập Thƣ mục tƣ
liệu thần tích - thần sắc liên quan tới tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ,
Tứ phủ tại Viện Thông tin khoa học xã hội, ghi nhận có 206 bản kê khai thần tích- thần
sắc của 206 làng xã đƣơng thời (năm 1938) liên quan tới việc phụng thờ Mẫu Liễu
Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (Xem Phụ lục 1).
Kết quả thống kê đã cho thấy:
- Về phạm vi lan tỏa, có thể khẳng định, trƣớc Cách mạng Tháng tám (1945),
tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh nói riêng và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ nói chung đã tƣơng
đối phổ biến trong không gian văn hóa Bắc Bộ. Cụ thể, đã có ít nhất 206 làng xã thuộc
21 tỉnh/thành phố (theo cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính trƣớc 1945) thờ Mẫu Liễu
Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tập trung nhất tại 3 tỉnh: Nam Định (49 làng xã), Hà
Nam (41 làng xã), Ninh Bình (35 làng xã), tiếp đó là địa bàn các tỉnh: Hải Dƣơng
(14 làng xã), Hà Đông (làng xã), Thái Bình (11 làng xã), Phú Thọ (8 làng xã), Hà
Nội (5 làng xã), Quảng Yên (5 làng xã), Yên Bái (4 làng xã), Hƣng Yên (4 làng xã),
Bắc Ninh (4 làng xã), Thái Nguyên (3 làng xã), Hà Tĩnh (2 làng xã), Nghệ An (2
làng xã), Bắc Giang (1 làng xã), Hải Phòng (1 làng xã), LaoKay (1 làng xã), Sơn
36
Tây (1 làng xã), Thanh Hóa (1 làng xã), Tuyên Quang (1 làng xã).
- Thông qua thần tích - thần sắc đƣợc kê khai, có thể khẳng định, việc thờ tự
và thực hành tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tại hầu hết
làng xã đã đƣợc triều đình thừa nhận là hợp lệ (tích đến thời điểm kê khai - năm 1938).
- Trong tín ngƣỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, Mẫu Liễu Hạnh nổi lên nhƣ một
nhân vật trung tâm của tín ngƣỡng, với tuyệt đại đa số làng xã đƣợc thống kê (185/206)
thờ bà với tƣ cách là vị thần chủ. Trong khi đó, các danh hiệu Thánh Mẫu khác trong hệ
thần Tứ phủ, nhƣ Mẫu Thƣợng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thƣợng Ngàn, Mẫu Thoải hay
Quỳnh Cung Công chúa, Quảng Cung Công chúa chỉ đƣợc điểm tới với tần suất tƣơng đối
khiêm tốn
- Về nguồn gốc của Mẫu Liễu Hạnh, qua thống kê cho thấy, trƣớc năm 1945, đã
có ít nhất 151/206 cộng đồng làng xã trong không gian văn hóa Bắc Bộ phụng thờ Mẫu
Liễu Hạnh với tƣ cách là thiên thần; 30/206 cộng đồng làng xã tôn thờ Mẫu Liễu Hạnh
với tƣ cách là một vị nhân thần. Đặc biệt, có 03/206 cộng đồng làng xã tôn thờ Thánh
Mẫu Liễu Hạnh làm Thành hoàng, gồm: làng Hàn Mặc, tổng Cố Viễn, huyện Bình
Lục, tỉnh Hà Nam; thôn Hạ, làng Thứ Nhất, tổng Mai Động, huyện Bình Lục, tỉnh
Hà Nam; làng Lao Kay, châu Bảo Thắng, tỉnh Lao Kay.
- Mô hình thờ bộ ba Tam vị/Tam tòa Thánh Mẫu cũng tƣơng đối đa dạng,
nhƣ: Thôn Phƣơng Đình (làng Nho Lâm, tổng Bồng Hải, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh
Bình) thờ nhân thần Tam vị Thánh Mẫu phủ Sòng; các làng: Lao Kay (châu Bảo
Thắng, tỉnh Lao Kay), làng Côi Trì (tổng Yên Mô, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình),
Thọ Thái (tổng Yên Mô, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), Thuần Mỹ (phố Đông
Mỹ, thị xã Hải Dƣơng, tỉnh Hải Dƣơng) thờ Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày, trong khi
làng Nho Lâm (tổng Tân An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) còn thờ thêm Mẫu Đệ
tứ (dân gian thường cho rằng Mẫu Đệ tứ là bà Khâm sai), làng Côi Khê (tổng Lân
Khê, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) thờ Tam vị Thánh Mẫu thiên thần Liễu Hạnh,
Thủy Tinh, Thượng Ngàn, phố Khán Xuân (6c Quartier, thành phố Hà Nội) thờ Tam
vị nhân thần: Liễu Hạnh, Thủy Tinh Công chúa, Thiên thần Cửu Thiên...
Ngoài ra, tại Viện Thông tin khoa học xã hội còn lƣu trữ một số đầu sách
khác có liên quan tới tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, nhƣ
37
Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng, Vân Cát xã bi ký 定 省 務 本 縣 同
隊 總 雲 葛 社 碑 記, ký hiệu TSHN003453, niên đại định bản vào khoảng cuối thế
kỷ XX, liệt kê các bia tại phủ Vân Cát, xã Vân Cát, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản,
tỉnh Nam Định; Bản kê thần sắc: Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội
tổng, Vân Cát xã, ký hiệu kho TSHN003634, liệt kê 22 đạo sắc phong của xã Vân
Cát, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện,
Đồng Đội tổng, Tiên Hƣơng xã bi ký 南 定 省 務 本 縣 同 隊 總 仙 鄉 社 碑 記,
ký hiệu TSHN002927, niên đại định bản khoảng cuối thế kỷ XX, liệt kê các bia
đƣợc dựng tại phủ Chính - xã Tiên Hƣơng, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh
Nam Định; Bản kê thần sắc: Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng, Tiên
Hƣơng xã thần sắc 南 定 省 務 本 縣 同 隊 總 仙 鄉 社 神 敕, ký hiệu TTHN518,
niên đại định bản khoảng cuối thế kỷ XX, liệt kê thần sắc xã Tiên Hƣơng, tổng
Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định và Thần tích Thần sắc: Làng Tiên
Hƣơng, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, ký hiệu TTTS006774,
TTTS006775, niên đại định bản khoảng cuối thế kỷ XX, kê khai thần tích -
thần sắc của làng Tiên Hƣơng, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gồm
Tiền Lý Nam Đế, Lôi Công Đại vƣơng, Sơn Thần Đại vƣơng Tuy nhiên, vì bản
kê khai này không đề cập tới nội dung thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ
phủ nên tạm thời không đƣa vào Bảng thống kê
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan tới tƣ liệu Hán Nôm về tín
ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tại Viện
Thông tin khoa học xã hội. Rất có thể, khi khảo sát kỹ hơn (lật lại từng trang) thì
nguồn tƣ liệu Hán Nôm liên quan tới tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ trong đơn vị lƣu trữ này sẽ còn phong phú hơn nhiều
2.1.2. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và
Mẫu Tam phủ, Tứ phủ qua di sản Hán Nôm - Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Thƣ mục sách Hán Nôm là bộ sách thông tin về tình hình thƣ tịch và tài
liệu Hán Nôm lớn nhất Việt Nam hiện nay đang đƣợc tàng trữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm
38
Phải mất cả chục năm ròng, với bao công sức, các nhà nghiên cứu, các
chuyên gia Hán Nôm mới có thể tổng hợp, phân loại, tóm lƣợc, sắp xếp
và xuất bản hoàn chỉnh bộ Thƣ mục sách Hán Nôm, trong đó có sự hợp
tác và tài trợ tích cực của Viện Viễn Đông bác cổ nƣớc Cộng hòa Pháp.
Bộ sách thực sự là cuốn cẩm nang không thể thiếu nếu muốn đi sâu tìm
hiểu về kho di sản Hán Nôm Việt Nam.
Thƣ mục sách Hán Nôm có tên đầy đủ là Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư
mục đề yếu, với phần tên sách đƣợc xếp theo thứ tự ABC, gồm các phông
có ký hiệu: A, VHv, VHb, VHt (sách viết bằng chữ Hán); AB, VNv,
VNb (sách viết bằng chữ Nôm); AC, HV (sách sao chép hoặc in lại của
Trung Quốc, chủ yếu là kinh Phật) với 5038 tên sách. Mỗi tên sách ứng
với một đến nhiều cuốn sách hoặc nhiều bộ sách, cả thảy hơn 10.000 đơn
vị tƣ liệu thƣ tịch.
Tiếp sau là bộ Bổ di gồm 2 quyển (Thƣợng và Hạ) giới thiệu 6 phông
sách có ký hiệu: AD (thần sắc); AE (thần tích); AF (tục lệ); AG (địa
bạ; AH (xã chí); AJ (cổ chỉ). Cả thảy gồm 2280 đầu sách (bắt đầu từ mã
5039 đến 7318).
Với hơn 10.000 đơn vị, mỗi đơn vị tƣ liệu đều có các thông tin: Tên
sách; tác giả (nếu có); năm nơi in, số trang; ký hiệu và nội dung tóm tắt.
Toàn bộ kho sách Hán Nôm đƣợc phân thành khoảng 40 chủ đề: Văn
học, sử học, quan chức, bang giao, địa lý, kinh tế, gia phả, pháp chế,
quân sự, tôn giáo, phong thủy, văn hóa giáo dục, y dƣợc và văn học các
dân tộc ít ngƣời,... Một cuốn sách có thể đƣợc xếp vào một loại, cũng có
thể đƣợc xếp vào nhiều loại hình khác nhau vì tính chất nội dung đa
ngành của nó1.
Hiện nay, toàn bộ dữ liệu của bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề
yếu và bộ Bổ di đã đƣợc đƣa lên Website của Viện Nghiên cứu Hán Nôm để phục
vụ bạn đọc” - Địa chỉ truy cập:
1
Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
2
Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
39
Từ di sản Hán Nôm trên Website hannom.org.vn, bạn đọc có thể tra cứu
thƣ tịch Hán Nôm theo các tiêu chí: tên sách; ký hiệu (mỗi quyển sách
hoặc bộ sách có một ký hiệu), tác giả (một tác giả có thể có từ một
đến nhiều sách), tên ngƣời, tên thần, tên đất (là tên có xuất hiện trong
sách), địa phƣơng (các sách thần sắc, thần tích, tục lệ, địa bạ, xã chí, cổ
chỉ thuộc địa phƣơng đó), và chủ đề (rất nhiều chủ đề), có thể đọc nội
dung tóm tắt (trích yếu) của từng cuốn hoặc bộ sách bằng cách kích
chuột vào tên sách3.
Qua Thƣ mục sách Hán Nôm, bƣớc đầu đã thống kê đƣợc 170 tƣ liệu
liên quan tới tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, với 8 thông
số cơ bản, gồm: số thứ tự (STT), tên tƣ liệu, ký hiệu, niên đại định bản, tác giả,
chữ, nội dung lƣợc thuật, ghi chú [Phụ lục 2].
Kết quả thống kê cho thấy:
- Theo thể loại văn bản (trên giấy, phim ảnh), có thể phân chia tƣ liệu Hán
Nôm liên quan tới tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ thành
các nhóm/loại hình cơ bản sau: giáng bút, phả lục, thần tích, văn chầu, thần sắc,
công văn, linh thiêm/tiêm, các loại hình khác và khảo cứu:
1)- Giáng bút, với tổng số 56/170 văn bản (đƣợc đánh số thứ tự từ 1 - 56),
chiếm tỉ lệ khoảng 32.94%, tiêu biểu nhƣ: Vân Hƣơng Liễu Hạnh Công chúa tâm
căn chân kinh 雲 鄉 柳 杏 公 主 心 根 真 經, Tăng quảng minh thiện quốc âm chân
kinh 增 廣 明 善 國 音 真 經, Nguyên Từ Quốc mẫu lập mệnh quốc âm chân kinh
元 慈 國 母 立 命 國 音 真 經, Tam vị Thánh Mẫu cảnh thế chân kinh 三 位 聖 母
警 世 真 經... Trong đó: Kinh giáng bút: 44 văn bản (đánh số thứ tự từ 1 - 44),
chiếm tỉ lệ khoảng 25.88%; thơ văn giáng bút: 12 văn bản (đánh số thứ tự từ 45 -
56), chiếm tỉ lệ khoảng 7.05%.
2)- Phả lục gồm: Truyền kì tân phả 傳 奇 新 譜 [Tục truyền kì lục] 續 傳 奇
錄, “Vân Cát Thần nữ lục”, Tiên phả dịch lục 仙 譜 譯 錄, Thiên Bản Vân Hƣơng
3
Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
40
Lê triều Thánh Mẫu ngọc phả 天 本 雲 鄉 黎 朝 聖 母 玉 譜, Vân Cát thần nữ Cổ
lục 雲 葛 神 女 古 錄, Vân Cát cổ lục diễn âm 雲 葛 神 女 古 錄 演 音, Vân Cát
thần nữ truyện 雲 葛 神 女 傳, Vân Cát Lê Gia Ngọc Phả 雲 葛 黎 家 玉 譜, với
...ang Tam Lang Đại
Vƣơng 大 郎 二 郎 三 郎 大 王.
8. Xã Vân Côn 雲 疆: 24 trang, phong cấp vào các năm Chính
Hòa (1 đạo), Vĩnh Thịnh (1 đạo), Vĩnh Khánh (2 đạo), Cảnh
Hƣng (3 đạo), Quang Trung (3 đạo).
272
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
* Phong cho: Hùng Tài... Đại Vƣơng 雄 才...大 王; Thiên Hỏa
Lôi Công Đại Vƣơng 天 火 雷 公 大 王; Trần Quốc... Đại
Vƣơng 陳 國...大 王.
142.
Hƣng Yên tỉnh,
Kim Động huyện
các xã thần sắc 興
安 省金洞 縣 各
社 神 敕
AD. A3/3
Cuối thế kỷ
XIX - đầu
thế kỷ XX
Hán
Thần sắc 10 xã thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên.
1. Xã Nho Lâm 儒 林: 8 trang, phong cấp vào các năm Chính
Hòa (1 đạo), Vĩnh Khánh (1 đạo), Cảnh Hƣng (1 đạo).
* Phong cho Bảo Trung... Đại Vƣơng 保 忠 ...大 王 .
2. Xã Đức Triêm 德 霑: 14 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
Hƣng (2 đạo), Minh Mệnh (1 đạo).
* Phong cho Thiên Trung Đại Tƣớng Chủ Thuyên Linh Thần
Đại Vƣơng 天 中 大 將 主 耑 靈 神 大 王; Đô Thiên Phụ Quốc
Quản Chính Thƣợng Sĩ Đại Vƣơng 都 天 輔 國 管 正 上 仕 大
王; Uy Linh.... Đại Vƣơng 威 靈...大 王 và Chế Thắng Công
Chúa 制 勝 公 主; Phổ Hộ Phù Tộ Lƣu Lang... Đại Vƣơng 普
度 扶 祚 劉 郎...大 王; Hùng Nghị... Đại Vƣơng 雄 毅...大 王.
3. Xã Kim Đằng 金 藤: 10 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
Hƣng (3 đạo), Chiêu Thống (1 đạo).
* Phong cho Ông Điền Quý Công Đại Vƣơng 翁 佃 貴 公 大
王.
4. Xã Đào Xá 陶 舍: 14 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
Hƣng (2 đạo), Chiêu Thống (1 đạo).
* Phong cho Vũ Thiên... Đại Vƣơng 武 天...大 王.
5. Xã Bồng Châu 蓬 洲: 40 trang, phong cấp vào các năm Vĩnh
Thịnh (1 đạo), Vĩnh Khánh (1 đạo), Cảnh Hƣng (3 đạo), Chiêu
Thống (1 đạo).
* Phong cho Phổ Hộ Thƣợng Sĩ Đại Vƣơng 普 護 上 仕 大 王.
6. Xã Yên Xá 安 舍: 6 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
Hƣng (1 đạo), Chiêu Thống (1 đạo).
* Phong cho Quảng Hựu Thông Linh Mãnh Lang Quan
1 bản viết, 126
trang
273
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
Tƣớng... Đại Vƣơng 廣 佑 通 靈 猛 郎 官 將...大 王.
7. Xã Đằng Man 藤 蔓: 10 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
Hƣng (3 đạo), Chiêu Thống (1 đạo).
* Phong cho Ông Điền Quý Công Đại Vƣơng 翁 佃 貴 公 大
王.
8. Xã Lai Hạ thƣợng 來 賀 上: 4 trang, phong cấp vào năm
Cảnh Hƣng (1 đạo).
* Phong cho Uy Linh... Đại Vƣơng 威 靈 ... 大 王 .
9. Xã Lai Hạ 來 賀: 4 trang, phong cấp vào năm Cảnh Hƣng (1
đạo).
* Phong cho Du Tiên... Đại Vƣơng 遊 仙...大 王.
10. Xã Mậu Giang 茂 江: 14 trang, phong cấp vào các năm
Vĩnh Thịnh (1 đạo), Vĩnh Khánh (1 đạo), Cảnh Hƣng (3 đạo),
Chiêu Thống (1 đạo).
* Phong cho Long Quân Ngọc Nữ Linh ứng Diệu Huyền Hoàng
Thái Hậu Hoa Dƣơng... Công Chúa 龍 君 玉 女 靈 應 妙 玄 皇
太 后 花 楊...公 主.
143.
Sơn Tây tỉnh,
Phúc Thọ huyện,
Phù Long tổng,
Hát Môn xã thần
sắc 山 西 省 福
壽 縣 扶 龍 總 喝
門 社 神 敕
AD. A10/4
Cuối thế kỷ
XIX - đầu
thế kỷ XX
Hán
Thần sắc xã Hát Môn, tổng Phù Long, huyện Phúc Thọ, tỉnh
Sơn Tây, phong cấp vào các năm Cảnh Hƣng (5 đạo), Chiêu
Thống (2 đạo), Quang Trung (2 đạo), Cảnh Thịnh (2 đạo).
* Phong cho Dực Thiên Chế Thắng Bảo Tín... Phu Nhân 翊 天
制 勝 保 信... 夫 人.
1 bản viết, 24
trang
144.
Nam ĐỊnh tỉnh,
Hải Hậu huyện,
Quế Hải tổng các
xã thần sắc 南 定
省 海 後 縣 桂 海
AD. A16/7
Cuối thế kỷ
XIX - đầu
thế kỷ XX
Hán
Thần sắc 3 xã thuộc tổng Quế Hải, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định.
1. Xã Thanh Trà 青 茶: 29 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
Hƣng (9 đạo), Chiêu Thống (2 đạo), Quang Trung (1 đạo),
Cảnh Thịnh (1 đạo), Vĩnh Thịnh (1 đạo).
* Phong cho Quí Minh Đông Hải... Đại Vƣơng 貴 明 東 海...大
1 bản viết, 83
trang
274
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
總 各 社 神 敕 王; Linh Lang Đô Đại Vƣơng 泠 郎 都 大 王; Đô Hộ Uy
Linh... Đại Vƣơng 都 護 威 靈...大 王.
2. Xã Trung Phƣơng 中 芳: 39 trang, phong cấp vào các năm
Cảnh Trị (1 đạo), Chính Hòa (2 đạo), Vĩnh Thịnh (1 đạo), Cảnh
Hƣng (8 đạo), Chiêu Thống (2 đạo), Quang Trung (2 đạo),
Cảnh Thịnh (1 đạo).
* Phong cho Vũ Huân Tƣớng Quân 武 勳 將 軍; Minh Nghị
Tƣớng Quân... Lê Côn 明 毅 將 軍...黎 琨; Lập Quận Công...
Lê Châu 立 郡 公...黎 珠; Câu Mang... Đại Vƣơng 勾 芒...大
王; Linh Lang Đô Đại Vƣơng 靈 郎 都 大 王; Hiếu Túc Đại
Vƣơng 孝 肅 大 王.
3. Xã Liên Phú 連 富: 13 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
Hƣng (3 đạo), Chiêu Thống (1 đạo), Quang Trung (1 đạo),
Cảnh Thịnh (1 đạo).
* Phong cho Tây Thị Tiên Cung Thánh Mẫu Đại Vƣơng 西 侍
仙 宮 聖 母 大 王.
145.
Nam Định tỉnh,
Mỹ Lộc huyện,
Cao Đài tổng các
xã thần sắc 南 定
省 美 祿 縣 高 臺
總 各 社 神 敕
AD. A16/11
Cuối thế kỷ
XIX - đầu
thế kỷ XX
Hán
Thần sắc 3 thôn, 1 giáp và 5 xã thuộc tổng Cao Đài, huyện Mỹ
Lộc, tỉnh Nam Định.
1. Xã Dị Sử 易 使: 7 trang, phong cấp vào năm Cảnh Trị (2
đạo).
* Phong cho Lập Quận Công Lê Châu 立 郡 公 黎 珠.
* Có bài chế của Hoàng thƣợng ca ngợi công đức của Lập Quận
Công, viết năm Thịnh Đức 5 (1657).
2. Thôn Diên 延, xã Lƣơng Xá 良 舍: 7 trang, phong cấp vào
các năm Cảnh Hƣng (1 đạo), Chiêu Thống (1 đạo), Cảnh Thịnh
(1 đạo).
* Phong cho Quí Minh Đông Hải... Đại Vƣơng 貴 明 東 海...大
王.
3. Thôn Mai Xá 枚 舍: 7 trang, phong cấp vào các năm Vĩnh
1 bản viết, 130
trang
275
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
Thịnh (1 đạo), Cảnh Hƣng (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).
* Phong cho Thủy Hải... Đại Vƣơng 水 海...大 王.
4. Thôn Đồng Nhuệ 同 銳, xã Lê Xá 黎 舍: 11 trang, phong cấp
vào các năm Vĩnh Tộ (1 đạo), Long Đức (1 đạo), Cảnh Hƣng (2
đạo).
* Phong cho Thƣợng Tƣớng Quân... Lê Nhƣ Duệ 上 將 軍...黎
如 睿; Tán Trị Công Thần... Lê Quang Tịnh 贊 治 功 臣...黎 光
靖; Tán Quốc Công Lê Khôi 贊 國 公 黎 魁; Đông Hải... Đại
Vƣơng 東 海...大 王.
5. Xã Động Phấn 洞 粉 : 25 trang, phong cấp vào các năm
Dƣơng Đức (1 đạo), Chính Hòa (7 đạo), Vĩnh Thịnh (3 đạo),
Cảnh Hƣng (1 đạo).
* Phong cho Lập Quận Công Lê Châu 立 郡 公 黎 珠; Khƣơng
Vũ Hầu... Lê Trân 姜 武 候 ...黎 珍 ; Vũ Thị Bàng 武
氏 旁 (Khƣơng Quận Phu Nhân); Chánh Đội Trƣởng Hƣng
Tƣờng Hầu Lê Côn 正 隊 長 興 祥 候 黎 琨.
6. Xã Đặng Xá 鄧 舍: 33 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
Hƣng (8 đạo), Chiêu Thống (8 đạo).
* Phong cho Hựu Đức Đại Vƣơng 祐 德 大 王; Quỳnh Phi
Công Chúa 瓊 妃 公 主; Bạch Mã... Đại Vƣơng 白 馬...大 王
; Tây Thị Tiên Cung Thánh Mẫu Đại Vƣơng 西 侍 仙 宮 聖 母
大 王; Đức Kế Đại Vƣơng 德 繼 大 王; Vũ Thành Trấn Quốc
Đại Vƣơng 武 城 鎮 國 大 王.
7. Xã Tiểu Liêm 小 廉: 23 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
Hƣng (4 đạo), Cảnh Thịnh (2 đạo), Chiêu Thống (2 đạo).
* Phong cho Đông Hải... Đại Vƣơng 東 海...大 王; Câu Mang...
Đại Vƣơng 勾 芒...大 王; Khiếu Thiên Đại Vƣơng 叫 天 大 王
; Bảo Hối Đại Vƣơng 寶 誨 大 王.
8. Xã Lƣơng Xá 良 舍: 5 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
276
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
Hƣng (1 đạo), Chiêu Thống (1 đạo).
* Phong cho Thƣợng Tƣớng Quân Nhậm Trung Hầu... Đại
Vƣơng 上 將 軍 任 忠 候...大 王.
9. Giáp Thƣợng 上, xã Mai Xá 枚 舍: 17 trang, phong cấp vào
các năm Vĩnh Khánh (1 đạo), Cảnh Hƣng (4 đạo), Chiêu Thống
(1 đạo), Quang Trung (1 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).
* Phong cho Đô Hồ... Đại Vƣơng 都 湖...大 王.
146.
Kiến An tỉnh,
Tiên Lãng huyện,
Cẩm Khê tổng,
Mỹ Lộc xã thần
sắc 建 安 省 先
郎 縣 錦 溪 總 美
祿 社 神 敕
AD. A12/7
Cuối thế kỷ
XIX - đầu
thế kỷ XX
Hán
Thần sắc xã Mỹ Lộc thuộc tổng Cẩm Khê, huyện Tiên Lãng,
tỉnh Kiến An, phong cấp vào các năm Cảnh Hƣng (3 đạo),
Chiêu Thống (3 đạo), Quang Trung (3 đạo), Cảnh Thịnh (3
đạo).
* Phong cho Cao Sơn... Đại Vƣơng 高 山...大 王; Thánh Mẫu
Nguyên Quân Đại Vƣơng 聖 母 元 君 大 王; Bạt Hải... Đại
Vƣơng 拔 海...大 王.
1 bản viết, 24
trang
147.
Hà Đông tỉnh,
Sơn Lãng huyện,
Đại Bối tổng các
xã thần sắc 河 東
省 山 郎 縣大 貝
各 社 神 敕
AD. A2/28
Cuối thế kỷ
XIX - đầu
thế kỷ XX
Hán
Thần sắc 3 xã thuộc tổng Đại Bối, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà
Đông.
1. Xã Triều Khê 潮 溪: 8 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
Hƣng (1 đạo), Chiêu Thống (1 đạo), Quang Trung (1 đạo),
Cảnh Thịnh (1 đạo).
* Phong cho Linh Lang Đại Vƣơng 靈 郎 大 王.
2. Xã Ngoại Đô 外 都: 8 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
Hƣng (1 đạo), Chiêu Thống (1 đạo), Quang Trung (1 đạo), Gia
Long (1 đạo).
3. Xã Thọ Vực 壽 域: 8 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
Hƣng (3 đạo), Cảnh Thịnh (1 đạo).
* Phong cho Liễu Hạnh Công Chúa 柳 杏 公 主... 完 正 居 士
1 bản viết, 28
trang
148.
Hà Đông tỉnh,
Thanh Trì huyện,
Cổ Điển tổng các
xã thần sắc 河 東
AD. A2/53.
Cuối thế kỷ
XIX - đầu
thế kỷ XX
Hán
Thần sắc 7 xã thuộc tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà
Đông.
1. Xã Cổ Điển 古 典: 48 trang, phong cấp vào các năm Vĩnh Tộ
(1 đạo), Đức Long (1 đạo), Dƣơng Hòa (1 đạo), Thịnh Đức (1
1 bản viết, 264
trang
277
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
省 青 池 縣 古 典
總 各 社 神 敕
đạo), Vĩnh Thọ (1 đạo), Dƣơng Đức (1 đạo), Chính Hòa (1
đạo), Vĩnh Thịnh (1 đạo), Vĩnh Khánh (1 đạo), Cảnh Hƣng (3
đạo), Chiêu Thống (1 đạo).
* Phong cho Phu gia... Đại Vƣơng 夫 嘉...大 王; Trang Nhất
Phu Nhân 莊 一 夫 人.
2. Xã Ích Vịnh 益 詠: 14trang, phong cấp vào các năm Dƣơng
Đức (1 đạo), Vĩnh Thịnh (1 đạo), Vĩnh Khánh (1 đạo), Cảnh
Hƣng (3 đạo).
* Phong cho Trung Thiên Quảng Độ Thƣợng Sĩ Tô Đại Liệu
Tƣớng Quân 中 天 廣 度 上 士 蘇 大 料 將 軍; Gia Hạnh...
Công Chúa 嘉 行...公 主.
3. Xã Ngọc Hồi 玉 回: 22 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
Trị (1 đạo), Dƣơng Đức (1 đạo), Chính Hòa (1 đạo), Vĩnh
Thịnh (1 đạo), Vĩnh Khánh (1 đạo), Cảnh Hƣng (5 đạo).
* Phong cho Thành Hoàng là Quảng Hóa Cƣ Sĩ 廣 化 居 士.
4. Xã Cƣơng Ngô 崗 梧: 48 trang, phong cấp vào các nămVĩnh
Tộ (1 đạo), Đức Long (1 đạo), Dƣơng Hòa (1 đạo), Thịnh Đức
(1 đạo), Vĩnh Thọ (1 đạo), Dƣơng Đức (1 đạo), Chính Hòa (1
đạo), Vĩnh Thịnh (1 đạo), Vĩnh Khánh (1 đạo), Cảnh Hƣng (3
đạo), Chiêu Thống (1 đạo).
* Phong cho Phu Gia... Đại Vƣơng 孚 嘉...大 王; Trang Nhất
Phu Nhân 莊 一 孚 人.
5. Xã Đông Trì 同 池: 48 trang, phong cấp vào các năm Vĩnh
Tộ (1 đạo), Đức Long (1 đạo), Dƣơng Hòa (1 đạo), Thịnh Đức
(1 đạo), Vĩnh Thọ (1 đạo), Dƣơng Đức (1 đạo), Chính Hòa (1
đạo), Vĩnh Thịnh (1 đạo), Vĩnh Khánh (1 đạo), Cảnh Hƣng (3
đạo), Chiêu Thống (1 đạo).
* Phong cho Phu Gia... Đại Vƣơng 孚 嘉...大 王; Trang Nhất
Phu Nhân 莊 一 孚 人.
6. Xã Lƣu Phái 劉 派: 26 trang, phong cấp vào các năm Cảnh
278
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
Trị (1 đạo), Dƣơng Đức (1 đạo), Chính Hòa (1 đạo), Vĩnh
Thịnh (1 đạo), Vĩnh Khánh (1 đạo), Cảnh Hƣng (7 đạo).
* Phong cho Uy Linh Lang Đại Vƣơng 威 靈 郎 大 王; Liễu
Hạnh Công Chúa 柳 杏 公 主.
7. Xã Văn Điển 文 典: 48 trang, phong cấp vào các năm Dƣơng
Hòa (2 đạo), Phúc Thái (3 đạo), Dƣơng Đức (1 đạo), Chính
Hòa (1 đạo), Vĩnh Thịnh (1 đạo), Cảnh Hƣng (4 đạo), Chiêu
Thống (1 đạo).
* Phong cho Phu Gia... Đại Vƣơng 孚 嘉...大 王; Trang Nhất
Phu Nhân 莊 一 夫 人.
CÔNG VĂN
149.
Công văn tổng
quyển 攻文總卷
A.2777
Đầu thể kỷ
XX
Hán
1. Nghi thức các lễ chầu văn, kì an, cầu thọ, nhƣơng tinh, giải
ách...
2. Văn chầu, sớ, biểu, hịch, diệp, khải, cáo, trạng... dùng trong
cúng lễ.
1 bản in, 288
trang
LINH THIÊM (QUẺ BÓI)
150.
Thánh Mẫu linh
tiêm 聖母靈韱
A.2431
Paris.
EFEO.MF.II/
6/93
Cuối thế kỷ
XIX
Hán
50 thẻ bói ở miếu Thánh Mẫu, dùng để bói các việc xuất hành,
mất của, bệnh tật, gia trạch, cƣới xin
1 bản viết, 108
trang, 1 tựa
CÁC LOẠI HÌNH KHÁC (ĐỊA CHÍ, TRUYỆN - KÝ LỤC, CÂU ĐỐI, GHI CHÉP VỀ TỤC LỆ, THƠ VĂN, NGÂM VỊNH, TẠP KÝ)
151.
Nam Định tỉnh
đại dƣ chí 南 定
省 地 輿 誌
A.609
MF.1341
Thành Thái
5
(1893)
Nhuệ Khê
Ôn Ngọc//銳
溪 溫
玉 soạn
Hán và
Nôm
Địa chí tỉnh Nam Định, gồm thành trì, núi sông, cầu cống,
đƣờng sá, nhân vật, phong tục, phƣơng ngôn, cổ tích, kĩ nghệ,
sản vật..
Thơ đề vịnh, cảm hoài, và văn bia, minh, tán... ở các đề chùa,
Văn Miếu... Bài phú của TN Nguyễn Hiền.
1 bản viết, 308
trang, 1 tựa, 1
mục lục
152.
Việt điện u linh
越甸幽靈
VHv.1503
Đầu thế kỷ
XX
Hán
Tóm lƣợc các chuyện trong Việt điện u linh, liệt kê các nữ thần
hiển linh trong đó có Liễu Hạnh Công chúa
54 trang, 1 tựa
của tác giả, 1
bạt của Lê
Thuần Phủ đề
nãm Vĩnh
279
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
Thịnh 8
(1712).
153.
Nội đạo tràng 內
道 場
A.2975
Đầu thế kỷ
XX
Nguyễn
Tảo//阮 藻 ,
tự Pháp
Ngôn// 法
言 , biệt hiệu
Văn Trai//文
齋 biên tập.
Nhà in Đông
Kinh in năm
Thành Thái
Nhâm Dần
(1902).
Hán
Truyện Thƣợng sƣ Phật tổ tên là Lành, tự Ngọc Trân, ngƣời
Châu ái (Thanh Hóa), tu hành đắc đạo, trừ đƣợc ma tà yêu quái,
giúp dân yên ổn làm ăn. Sau có công chữa bệnh cho vua Lê
Thần Tông (1619-1662), đƣợc tặng danh hiệu "Nội Đạo
Tràng". Truyện có liên quan tới Công chúa Liễu Hạnh
1 bản in, 70
trang
154.
Thính văn dị lục
聽聞異錄
A.2954.
Paris.EFEO.
MF.II/6/1004
( A.593 )
Đầu thế kỷ
XX
Hán và
Nôm
37 truyện nhân vật lịch sử, văn hoá, ma quái, thần linh: Nguyễn
Xí, Nguyễn Nghiêu Tƣ, Phùng Khắc Khoan, TN Giáp Hải, Bùi
Sĩ Tiêm, Nguyễn (Đoàn) Thị Điểm, Triều Khẩu linh từ, ngƣời
tiên Phạm Viên, đầm Đỗ Lân, Khách chôn vàng, chó trắng 3
chân Thơ cảm thán thời thế. Trong đó có Liễu Hạnh sự tích
ký (Sự tích Liễu Hạnh)
1 bản viết, 100
trang
155.
Nam Hải dị nhân
liệt truyện diễn
âm 南 海 異 人
列 傳 演 音
AB.472
MF.1013
Phan Kế
Bính 潘 繼
柄 diễn Nôm
và viết tựa
năm Duy
Tân Nhâm Tí
(1912). Lê
Văn Phúc 黎
文 福 hiệu
chính. Chép
Nôm
Tập truyện về những anh hùng hào kiệt, những bậc tài hoa,
những danh hiền mãnh tƣớng, những sƣ tăng đạo sĩ có tiếng
tăm... của Việt Nam. Trong đó có Tiên chúa Liễu Hạnh
2 bản viết, 296
trang 1 tựa, 1
tiểu dẫn, 1
mục lục.
280
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
lại năm Khải
Định thứ
nhất (1916).
156.
Bách thần lục 百
神錄
VHv.1276/2
VHv. 1276/4
Cuối thế kỷ
XIX
Hán
Sự tích 560 vị thần thờ ở các nơi trong nƣớc. Mỗi vị thần đều
có ghi rõ sự tích (họ tên, quê quán, sự tích, linh ứng, mĩ tự bao
phong của các triều đại phong kiến) và nơi thờ cúng.
(Bộ sƣu tập này hiện chỉ còn T2 gồm 300 vị thần, và T4 gồm
260 vị thần).
2 bản viết (4
tập):
VHv. 1276/2:
170 trang
VHv. 1276/4:
334 trang
157.
Thanh Hóa chƣ
thần lục 清華諸神
錄
VHv. 1290.
MF. 1754
Chép năm
Thành Thái
15 (1903)
Hán
Danh hiệu, sự tích và nơi thờ các vị thần trong t. Thanh Hoa
(Thanh Hoá)
1 bản viết, 192
trang
158.
Việt nam danh
nhân sự tích liệt
truyện 越南名人
事跡列傳
VHv.2407
Cuối thế kỷ
XIX
Hán và
Nôm
Những truyện ngắn về các nhân vật lịch sử và các di tích lịch sử
nổi tiếng ở Việt Nam: Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Giáp
Hải, chùa Quang Minh, chùa Bối Khê, đền thiêng ở Thanh
Hóa
(Sách thiếu trang đầu và một số trang cuối).
1 bản viết, 32
trang
159.
Lão song thô lục
老 窗 粗 錄
A.2818
Đầu thế kỷ
XX
Hán và
Nôm
1. 19 truyện về vua chúa, danh nhân triều Lê; Lê Thái Tổ, Lê
Thái Tông, Liễu Hạnh, Nguyễn Bỉnh Khiêm...
2. Các khoa thi Đình triều Lê và những ngƣời đỗ TN trong các
kì thi ấy.
3. Sự tích Chử Đồng Tử và Tiên Dung do Nguyễn Bính soạn
năm Hồng Phúc thứ nhất (1572) và Nguyễn Hiền chép lại năm
Vĩnh Hựu 2 (1736).
1 bản viết, 165
trang.
Ghi là Nguyễn
Bính soạn
1572, Nguyễn
Hiền sao 1736
160.
Bản quốc dị văn
本 國 異 文 [Bản
quốc dị văn lục 本
國 異 文 錄]
A.3178
A.3197 (bản
sao)
Đầu thế kỷ
XX
Nôm
30 truyện lạ: truyện dân gian (Tiếc vàng chôn mẹ, Vua đến nhà,
Chó trắng ba chân...); truyền thuyết lịch sử (Đƣợc thần báo
mộng tại đền Trấn Vũ); giai thoại, truyền thuyết về các nhân
vật lịch sử (Nguyễn Quốc Công, Ngô Tuấn Cung, Nguyễn
Nghiêu Tƣ, Trần Danh Tiêu, Đỗ Lâm Đàm, Trần Bá Xƣởng,
Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Công Hãng, Lí Trần Quán, Bùi Sĩ
Tiêm, Tiên nhân Phạm Viên, Giáp Hải, Đại Vƣơng ốc...).
2 bản viết:
A. 3178: Bản
quốc dị văn
lục, 67 trang.
A. 3197: Bản
quốc dị văn,
73 trang, 1
281
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
Trong có giai thoại, truyền thuyết về nhân vật lịch sử Trạng
Bùng Phùng Khắc Khoan hội ngội Liễu Hạnh công chúa
mục lục, chữ
viết từ trái
sang phải, sao
từ bản A.
3178.
161.
Bảo Hán Châu
Liên 保漢珠聯
VHv.2450/1
Khải Định 8
(1923)
Lê Trọng
Hàm biên tập
Hán và
Nôm,
Quốc
ngữ,
Pháp
Bộ sƣu tập về câu đối, trƣớng, hoành phi chữ Hán và chữ Nôm,
gồm:
Tập 1: Các câu đối, hoành phi, trƣớng ở đền, chùa, quán miếu...
Tập 2 và 3: Các loại câu đối mừng tặng nhau trong khi có việc
vui.
Tập 4, 5, 6 và 7: Các loại câu đối phúng viếng, dùng trong dịp
chia buồn.
Tập 8: Đề vịnh.
Tập 9: Văn Trung Quốc.
Tập 10: Văn Việt Nam.
Tập 10b: 106 vận bộ tiếng Hán. Những kiến thức về thiên văn,
địa lý; các nƣớc châu á; núi cao sông lớn của toàn cầu; niên
biểu lịch sử Việt Nam... viết theo thể ca 6 8. Hán học chỉ nam,
sách giáo khoa dạy chữ Hán dùng trong bậc tiểu học.
Sách hiện thiếu các tập 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9. Phần Nôm, có một số
câu đối của Hồ Xuân Hƣơng và Đoàn Thị Điểm. Phần Phụ lục,
cho biết Đặng Xuân Viện có soạn sách Tân thƣ
1 bài tựa đề
năm Thành
Thái 19
(1907), 1 bài
tựa đề năm
Duy Tân 6
(1912).
1 bản viết, (bộ
11 tập) 682
trang, 1 mục
lục, 3 tựa, có
chữ Nôm, chữ
Quốc ngữ, chữ
Pháp.
162.
Cát sự đối liên 吉
事對聯
VHv.2660
Đầu thế kỷ
XX
Hán
Những câu đối, liễn để ở cung điện (19câu), Vƣơng phủ triều
Lê (7 câu), Đông cung (14câu), Cung mẫu (14 câu), đền ở
Vƣơng phủ (13 câu) v. v Một số câu đối để ở các dinh thự
thuộc tỉnh Sơn Tây, hoặc ở các đền chùa.
1 bản viết, 72
trang, 1 mục
lục
163.
Nam Định tỉnh
Vụ Bản huyện
Đồng Đội tổng
các xã tục lệ 南
定 省 務 本縣 同
AF. A11.35
Cuối thế kỷ
XIX
Hán
Tục lệ 4 xã thuộc tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam
Định:
1. Xã Trang Nghiêm Hạ : 24 trang, gồm 29 điều, lập ngày 20
tháng Giêng năm Tự Đức 4 (1851).
2. Xã Xuân Bảng : 102 trang, gồm 44 điều lệ về việc tế tự và 26
điều lệ của hội Tƣ văn, lập ngày tháng mạnh xuân năm Tự Đức
1 bản viết, 292
trang
282
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
隊 總 各 社 俗 例 20 (1867).
* Có một số bài văn tế.
3. Xã Tiên Hƣơng : 62 trang, gồm 63 điều, lập ngày 25 tháng
Giêng năm Tự Đức 3 (1850).
* Có một số bài văn tế.
4. Xã Vân Cát : 106 trang, gồm 75 điều, lập ngày 1 tháng 11
năm Tự Đức 10 (1857).
* Có một số bài văn tế.
164.
Yên Đổ tiến sĩ thi
tập 安堵進士詩
集
VHv.1864
Đầu thế kỷ
XX
Thƣ Hiên
Tiên Sinh
điểm duyệt
Hán và
Nôm
Thơ Yên Đổ (Nguyễn Khuyến): thơ đề vịnh, thù đáp, tiễn tặng
bạn bè; thơ vịnh Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tô Hiến Thành, Chu An,
Nguyễn Trực; thơ vịnh Gia Cát Lƣợng, Quan Công, Tào
Tháo, Giả Nghị, Tô Vũ, Mã Viện; thơ vịnh đền Trƣng
Vƣơng, miếu Liễu Hạnh Thánh Mẫu, đền Mị Ê 2 bài thơ
Nôm: tặng bạn; tặng anh rể. Có thơ vịnh miếu Liễu Hạnh
Thánh Mẫu
1 bản in, 141
trang
165.
Nhƣ Khuê thị học
ngữ tập 如 珪 氏
學 語 集 = Vĩnh
Hồ Nhƣ Thị học
ngữ 永 湖 如 珪
氏 學 語
AB.293
Đầu thế kỷ
XX
Nguyễn Nhƣ
Khuê soạn và
viết tựa.
Trƣơng
Côn cƣ sĩ
triều Thanh
viết tựa.
Nguyễn
Cung và Lê
Thúc Trai
mỗi ngƣời
viết 1 bài bạt
Đặng Bằng
Lâm và Trần
Ái Nhiên
mỗi ngƣời
viết 1 bài chí.
Nôm và
Hán
1. 10 bài thơ Nôm vịnh Kiều: Vƣơng Quan kể về Đạm Tiên;
Thúy Kiều xúc động về chuyện Đạm Tiên; gặp nhau trong tiết
Thanh minh, tiễn Kim Trọng, tự than...
2. Tạp thi (chữ Hán, trang 84): xƣớng họa với ni cô, với bạn;
tiễn bạn đi Sơn Tây; nói chuyện với trăng, vịnh cúc, tự than, tự
cƣời, tƣơng tƣ...
3. Các bài văn Nôm, văn phả khuyến, văn bia hậu Phật...
1 bản viết, 84
trang, 2 tựa, 2
bạt, 2 chí
283
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
166.
Tự ký văn thƣ tạp
tập序記文書雜集
A.2929
Đầu thế kỷ
XX
Hán và
Nôm
Tự, dẫn, kí, thi, từ, văn cúng, văn tế, trƣớng, câu đối, hoành phi,
thơ giáng bút... sƣu tầm tại xã Dũng Liệt, huyện Thanh Trì
1 bản viết, 128
trang
167.
Dân gian cổ ngâm
民間古吟
VNb.58
Đầu thế kỷ
XX
Nôm
4 bài hát ru con theo 4 mùa (Tứ thời bão tử) và một số thơ
giáng bút của Tiên, Thánh, Chúa... khuyên ngƣời đời phải biết
sửa mình, ăn ngay, ở thật tình
1 bản viết, 52
trang
168.
Thi ca tạp ký 詩
歌雜記
VNv.78
MF.1708
Đầu thế kỷ
XX
Nôm
1. Thơ (Nôm): thơ giáng bút của Tiên, Thánh, Phật khuyên
ngƣời đời sống lƣơng thiện, đồng bào phải biết thƣơng yêu
nhau, kẻ giàu phải giúp đỡ ngƣời nghèo, có lòng yêu nƣớc và
quyết tâm cứu nƣớc.
2. Văn (Hán): truyện họ Trần nhờ sắc đẹp đƣợc làm vua; Đinh
Tiên Hoàng; Cƣờng Bạo Đại Vƣơng chống Thiên Lôi; Yết
Kiêu đục thuyền đánh quân Nguyên; TS Vũ Hồn, Trạng Vật
(Vũ Phong); Trạng Cơm (Lê Nhƣ Hổ); Quách Giai; Lê Cảnh
Tuân; Đại Hƣng Hầu
Sách chép lên mặt sau của giấy đã có chữ.
1 bản viết, 130
trang
KHẢO CỨU
169.
Thiên Tiên truyện
khảo 天仙傳攷
A.3094
Paris.EFEO.
MF.II/6/994.
Bảo Đại 10
(1935)
Nhàn Vân
Đình Trần
Duy Vôn 閒
雲 亭 陳 維
? soạn
Hán
Khảo về Công chúa Liễu Hạnh: bà là con gái Lê Đức Chính và
Trần Thị Phúc, ở thôn An Thái, xã Vân Cát, huyện. Vụ Bản,
tỉnh Nam Định, là một trong số 4 ngƣời “bất tử” (Liễu Hạnh,
Tiên Dung, Chử Đồng Tử và Phù Đổng Thiên Vƣơng) ở Việt
Nam. 41 bài thơ, 6 bài văn tế, 27 câu đối, 1 bài văn bia, 1 bài
giáng bút trích từ Phổ tế chân kinh.
1 bản viết, 80
trang, 1 tựa, 1
dẫn, 1 mục lục
170.
Khảo đồng sự
ký 考 童 事 記 ;
Tiền Lí Nam đế
tích 前李南帝跡;
Nam Định tỉnh
khảo dị 清化省考
異 ; Thanh Hóa
tỉnh khảo dị 南定
省考異; Khảo vấn
Paris.SA.PD.
2379
Hán và
Nôm
1. Khảo Đồng sự ký (176 trang, 1 tựa, chữ Hán): khảo cứu về
"Cô Đồng": "Cô Đồng" là vật trung gian liên hệ giữa thần linh
với con ngƣời. Có cô đồng của đạo thánh và cô đồng của đạo
Tiên. Quá trình của ngƣời nhận mệnh thánh ngồi đồng và hành
vi cử chỉ, trang phục... của cô đồng.
2. Tiền Lí Nam Đế sự tích (11 trang, chữ Hán): Sự trạng Lí
Bôn, vua nhà Tiền Lí nƣớc Nam. Lí Bôn xuất thân trong một
gia đình quyền thế, nhân Vũ Lâm Hầu bạo ngƣợc, đã khởi binh
chống lại và xƣng đế, ở ngôi 8 năm, sau khi chết quần thần truy
1 bản viết
284
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
tĩnh điện 考問靖
殿
tặng tên thụy là Tiền Lí Nam Đế.
3. Nam Định tỉnh khảo dị (12 trang, chữ Hán): thần tích và tục
lệ của dân ở xã Tiên Hƣơng, tổng. Đồng Đội, huyện. Vụ Bản,
tỉnh Nam Định. Gồm sự tích thiên Tiên Thánh Mẫu, các quan
trong phủ Tiên Thánh Mẫu, lệ thờ cúng Thánh Mẫu, nhƣ làm
loại bánh để cúng tế...
4. Thanh Hóa tỉnh khảo dị (44 trang, chữ Hán và chữ Nôm):
thần tích và tục lệ của dân ở xã Cổ Đam, tổng. Trung Bạn,
huyện. Tống Sơn, ph. Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Gồm tục lệ
thờ cúng Tiên Thánh, sự tích Thiên Tiên Thánh Mẫu ở Sùng
Sơn Linh Từ, 4 cung ở đền Sùng Sơn, các miếu Cô ở trƣớc đền,
tục lệ làm bánh cúng tế và con trai con gái "ngồi đồng" chầu
Thánh.
5. Khảo vấn tĩnh điện (10 trang, chữ Hán): giải thích ý nghĩa
các danh từ nhƣ tĩnh, đàn, điện, công văn, đạo tràng, đồng
thiếp, phù thủy, làm phép, pháp sƣ.
285
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ TƢ LIỆU HÁN NÔM LIÊN QUAN TỚI TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH VÀ MẪU TAM PHỦ, TỨ PHỦ
TẠI CÁC ĐƠN VỊ LƢU TRỮ KHÁC VÀ NGUỒN SƢU TẦM
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
1.
Tam vị thánh mẫu
cảnh thế chân
kinh 三位聖母警
世真經
Mã hiệu số
hóa
nlvnpf-0244
Mã kho
R.5069
Thành Thái
Bính Ngọ
(1906)
Đệ tử đền
Ngọc Giang
khắc in
Hán
Sau tờ bìa sách in 3 hình minh hoạ của Vân Hƣơng đệ nhất
Thánh mẫu 雲香第一聖母, Đệ nhị Thánh mẫu 第二聖母, Đệ
tam Thánh mẫu 第三聖母. Sau mỗi hình minh hoạ có bài tán.
Tiếp đến là các bài giáng kinh, bảo cáo, khai kinh của tam vị
Thánh mẫu.
1 bản in, 18
trang. Chủ
Thiện đƣờng,
Sơn Tây tàng
bản - Thƣ viện
quốc gia Việt
Nam
2.
Vân Hƣơng tam
vị Thánh Mẫu
cảnh thế chân
kinh diễn âm 雲鄉
三位聖母警世真
經演音
Mã hiệu số
hóa
nlvnpf-0194
Mã kho
R.2233
Bảo Đại
Thập bát
niên (1933)
Chánh Cửu
phẩm Văn
giai Nguyễn
Ngọc Du và
vợ Trần Thị
Miễn khắc,
cung tiến cho
đền Phú
Xuân, xã
Hữu Bằng,
tổng Thạch
Thất, tỉnh
Sơn Tây
Nôm
Văn giáng bút bao gồm các bài cáo, tán, kệ, minh văn, của Vân
Hƣơng Thánh Mẫu, Mai Hoa Công Chúa và Thƣợng Ngàn
Công Chúa khuyên làm điều thiện, bỏ điều ác.
Bản in, 30
trang - Thƣ
viện quốc gia
Việt Nam
3.
Vân hƣơng thánh
mẫu linh thiêm 雲
鄉聖母灵韱
Mã hiệu số
hóa
nlvnpf-1498
Mã kho
R.3378
Đầu thế kỷ
XX
Hán
Một bài tựa theo thể giáng bút của Dao trì vƣơng mẫu, nói rằng
lời Tiêm là lời của các vị tiên thánh mƣợn những kẻ phàm để
bày tỏ cho chúng sinh kính sợ mà tụng niệm tu hành. Nay giáng
đàn nơi Vĩnh Phong đàn ở Phúc Xá đề cho ngƣời đời chiêm
nghiệm.
1 bản chép
tay, 26 trang -
Thƣ viện quốc
gia Việt Nam
4.
Vân Cát thần nữ
truyện 雲葛神女
傳
Mã hiệu số
hóa
nlvnpf-1023
Mã kho
R.22
“Nội dung: Sự tích vị nữ thần ở thôn Vân Cát, huyện Vụ Bản
thời vua Lê Anh Tông: nữ thần tên thật là Giáng Hƣơng, lấy
một ngƣời họ Đào, sinh đƣợc một con trai, 1 con gái. Năm 21
tuổi, Giáng Hƣơng chết. Sau lại đầu thai lấy một ngƣời họ Lƣu
(chính là chồng cũ, cũng đầu thai), sinh thêm một con gái.
1 bản viết tay,
26 trang - Thƣ
viện quốc gia
Việt Nam
286
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
Ngƣời chồng thi đỗ, làm quan ở Viện Hàn lâm. Sau khi mất,
Giáng Hƣơng rất linh thiêng, nhân dân làm đền thờ ở Phố Cát”
5.
Truyền kỳ tân phả
傳奇新譜
Mã hiệu số
hóa
nlvnpf-0285
Mã kho
R.1611
Chép lại
khoảng đầu
thế kỷ XX
Hán
Chép lại Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (Bản khắc năm
Gia Long thứ 10 - 1811 ), gồm 7 câu chuyện kì lạ do Đoàn Thị
Điểm 段氏點 sƣu tầm (tiếp sau Truyền kì mạn lục 傳奇漫錄
của Nguyễn Dữ 阮嶼): Hải khẩu linh từ lục 海口靈祠錄, Vân
Cát thần nữ truyện 雲葛神女傳, An ấp liệt nữ lục 安邑烈女錄,
Bích Câu kì ngộ kí 碧溝奇遇記, Tùng bách thuyết thoại 松栢
説話, Long hổ đấu kì kí 龍虎鬪奇記.
1 bản chép
tay, 79 trang -
Thƣ viện quốc
gia Việt Nam
6.
Phông Địa bạ
triều Nguyễn: hồ
sơ số 6529, lập
năm Gia Long thứ
4 (1805), sao lại
vào năm Minh
Mệnh thứ 11
(1830) - Địa bạ xã
Vân Cát
Hồ sơ số
6529
Đầu thế kỷ
XIX
Hán Địa bạ xã Vân Cát
Bản viêt tay -
Trung tâm
Lƣu trữ quốc
gia 1
7.
Phông Địa bạ
triều Nguyễn: hồ
sơ số 6525, lập
năm Gia Long thứ
4 (1805), sao lại
vào năm Minh
Mệnh thứ 11
(1830) - Địa bạ xã
Yên/An Thái.
hồ sơ số
6525
XIX Hán Địa bạ xã Yên/An Thái
Bản viết tay-
Trung tâm
Lƣu trữ quốc
gia 1
8.
Tứ phủ công đồng
khoa nghi sớ văn
hợp tập 四府公同
科儀疏文合集
Năm Kỷ
Mão niên
hiệu Bảo
Đại năm
Hán và
Nôm
Tổng tập khoa nghi và sớ văn khoa cúng tứ phủ công dồng
Bản in,
nguyên bản
(khắc) lƣu tại
đền Phú Chí,
287
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
thứ 14
(1939)
Chƣơng Văn,
Hà Đông -
Nguồn sƣu
tầm
9.
Thiên Bản Vân
Hƣơng Lê triều
Thánh Mẫu Ngọc
phả 天本雲鄉黎
朝聖母玉譜
Năm Bảo
Đại 9
(1934)
Thanh đồng
Vũ Xuân Lan
san khắc
Hán Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Vân Cát - Tiên Hƣơng)
Nguyên bản
(khắc) lƣu tại
đền Cố Trạch,
xã Vân Cát -
Nguồn sƣu
tầm
10.
Cát Thiên tam thế
thực lục 葛 天 三
世 實 錄
Khắc năm
Quí Sửu
niên hiệu
Duy Tân
(1913)
Hán và
Nôm
Sách gồm các phần: Thánh Mẫu bảo cáo; Quảng Nạp linh từ
phả ký; Cát Thiên tam thế thực lục tự; Cát Thiên tam thế thực
lục tự tự; Cát Thiên tam thế thực lục; Cát Thiên tam thế tổng tự;
Cát Thiên tam thế thực lục quốc âm; Phụ lục đề Tiên hƣơng từ
thi; Cát Thiên thực lục hoàn mộc ân đệ tử tạ biểu; Cát Thiên
tam thế thực lục hậu tự; Mộng thụ ký; Phụ lục Tiên hƣơng từ
đối liên; Phụ lục Quảng Nạp từ linh nghiệm ký; Thánh Mẫu tán
văn; Bách hoa văn; Bách dƣợc luyện văn; Tế văn.
Bản in từ ván
khắc đền
Quảng cung -
Nguồn sƣu
tầm
11.
Thƣ lâu phả ký 書
樓譜記
Thế kỷ XIX Hán
Ghi chép gia phả họ họ Lê xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ
Nghĩa Hƣng. Ông tổ dòng họ là Lê Quý Công, tự Phúc Tiên.
Mẫu Liễu Hạnh thuộc đời thứ 4. Sau khi mẫu giáng sinh, họ
này đổi sang họ Trần
Phả lƣu tại
nhà thờ họ
Trần Lê (Tiên
Hƣơng, Kim
Thái, Vụ Bản,
Nam Định)
12.
Trần Lê gia phả
陳黎家譜
Đầu thế kỷ
XX
Hán
Kế thừa nội dung “Thƣ lâu phả ký”, tiếp tục biên chép gia phả
họ Lê xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hƣng
Phả lƣu tại
nhà thờ họ
Trần Lê (Tiên
Hƣơng, Kim
Thái, Vụ Bản,
Nam Định)
13. Lê tộc lịch đại Đầu thế kỷ Hán Kê thừa nội dung “Thƣ lâu phả ký”, “Trần Lê gia phả” tiếp tục Phả lƣu tại
288
STT Tên tƣ liệu Ký hiệu
Niên đại
định bản
Tác giả Chữ Nội dung lƣợc thuật Ghi chú
ngọc phả 黎族歷
代玉譜
XX biên chép gia phả họ Lê xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ
Nghĩa Hƣng Cuối phả có bài ký “Tiên từ thắng ký” (Bài ký
về ngôi đền thờ tiên), tức Thánh Mẫu Liễu Hạnh
nhà thờ họ
Trần Lê (Tiên
Hƣơng, Kim
Thái, Vụ Bản,
Nam Định)
289
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DI TÍCH VÀ DI SẢN TƢ LIỆU HÁN NÔM
Hình 5.1. Phủ Tiên Hƣơng (2019) - Ảnh: Tác giả Hình 5.2. Phủ Tiên Hƣơng (2019) - Ảnh: Tác giả
290
Hình 5.3. Đại tự Từ vân tại vọng (phủ Tiên Hƣơng, 2019)
Ảnh : Tác giả
Hình 5.4. Đại tự Từ ân viễn tí (phủ Tiên Hƣơng, 2019)
Ảnh : Tác giả
291
Hình 5.5. Khảo sát lăng Thánh Mẫu, 2017 - Ảnh : Tác giả Hình 5.6. Bình phong lăng Thánh Mẫu, 2017 - Ảnh : Tác giả
292
Hình 5.7. Mặt trƣớc phủ Vân Cát, 2017 - Ảnh : Tác giả Hình 5.8. Bia phủ Vân Cát, 2017 - Ảnh : Tác giả
293
Hình 5.9. Câu đối nghi môn phủ Vân Cát, 2017 - Ảnh : Tác giả
294
Hình 5.10. Sắc phong cho Mẫu Liễu Hạnh năm Chính hòa Tứ niên (1683), 2018 - Ảnh: Tác giả
295
Hình 5.11. Sắc phong cho Mẫu Liễu Hạnh năm Cảnh Hƣng thứ 44 (1783) - Ảnh: Nguyễn Tô Li cung cấp
296
Hình 5.12. Sắc phong cho Mẫu Liễu Hạnh khoảng thế kỷ XVIII - Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam