VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ THƢƠNG
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945
DƢỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Hà Nội, năm 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ THƢƠNG
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945
DƢỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
Ngành: Lí luận Văn học
Mã số: 9 22 01 20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lý Hoài Thu
2. TS. Lê Thị Hƣơng Thủy
Hà N
171 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội, năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Lý Hoài Thu và TS. Lê Thị Hương Thủy cùng với sự
góp ý của các nhà khoa học
Các kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và chưa được công bố
trong bất kì công trình nào.
Tác giả luận án
Vũ Thị Thương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 7
1.1. Những công trình nghiên cứu khái quát về tiểu thuyết và hồi kí
Tô Hoài ............................................................................................................. 7
1.2. Những công trình nghiên cứu cụ thể về tiểu thuyết và hồi kí Tô
Hoài sau 1945 ................................................................................................ 10
1.2.1. Về các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể ............................................... 10
1.2.2. Về các tác phẩm hồi kí cụ thể ....................................................... 17
1.2.3. Những công trình nghiên cứu về sự tương tác giữa tiểu thuyết
và hồi kí Tô Hoài .................................................................................... 20
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 24
Chƣơng 2: VẤN ĐỀ THỂ LOẠI VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT,
HỒI KÍ TÔ HOÀI ......................................................................................... 25
2.1. Đặc trƣng thể loại tiểu thuyết và hồi kí ................................................ 25
2.1.1. Tiểu thuyết nhìn từ một số đặc trưng thể loại ............................... 25
2.1.2. Hồi kí nhìn từ một số đặc trưng thể loại ....................................... 34
2.2. Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam
hiện đại ............................................................................................................ 40
2.2.1. Giai đoạn trước 1945 .................................................................... 40
2.2.2. Giai đoạn 1945 đến 1985 .............................................................. 43
2.2.3. Giai đoạn 1986 đến nay ................................................................ 48
2.3. Quan điểm sáng tác và sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật của Tô Hoài .. 51
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm sáng tác và tư duy
nghệ thuật của Tô Hoài ........................................................................... 51
2.3.2. Quan điểm sáng tác của Tô Hoài .................................................. 53
2.3.3. Sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Tô Hoài ................................... 55
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 59
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU
1945 TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI ................................................................ 60
3.1. Đặc điểm tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại ............. 60
3.1.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...................................................... 60
3.1.2. Kết cấu trần thuật .......................................................................... 73
3.1.3. Giọng điệu trần thuật .................................................................... 82
3.2. Đặc điểm hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại ...................... 87
3.2.1. Hình tượng tác giả ......................................................................... 87
3.2.2. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật ..................................... 98
3.2.3. Giọng điệu trần thuật .................................................................. 107
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 113
Chƣơng 4: SỰ TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI GIỮA TIỂU THUYẾT VÀ
HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 ..................................................................... 114
4.1. Tƣơng tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam hiện đại và trong văn
xuôi Tô Hoài sau 1945 ................................................................................. 114
4.2. Chất tiểu thuyết trong hồi kí Tô Hoài sau 1945 ................................ 120
4.2.1. Kết cấu trần thuật đa dạng .......................................................... 120
4.2.2. Trần thuật đa điểm nhìn .............................................................. 125
4.3. Chất hồi kí trong tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945 ................................ 131
4.3.1.Tiểu thuyết hóa chất liệu đời tư ................................................... 131
4.3.2. Nghệ thuật trần thuật đậm chất hồi kí ......................................... 140
Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 147
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lịch sử văn học Việt Nam ghi dấu nhiều tên tuổi lớn, trong số đó
không thể thiếu Tô Hoài - nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Với
hành trình sáng tác gần 75 năm, gia tài chữ nghĩa “đồ sộ” của ông đã mang đến
nhiều cung bậc cảm xúc cho các thế hệ độc giả Việt Nam. Tô Hoài viết nhiều,
viết khỏe, phong phú về số lượng và đặc sắc về chất lượng. Hai mươi tuổi, ông
đã có những tác phẩm đầu tay được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ
bảy. Trong suốt thời gian cầm bút, ông đã sáng tác trên 150 tác phẩm với nhiều
thể loại gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa, kí (bút kí, hồi kí,
chân dung), kịch bản phim, tản văn, lí luận - kinh nghiệm sáng táccùng sự đa
dạng về đề tài: thiếu nhi, đời sống chiến tranh và hòa bình, miền núi và miền
xuôi. Ở lĩnh vực nào, ông cũng tạo được dấu ấn và gặt hái được thành công.
Đóng góp của Tô Hoài được ghi nhận ở cả hai chặng đường trước và sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đặc biệt giai đoạn sau 1945, Tô Hoài đạt
được nhiều thành tựu, số lượng tác phẩm nhiều hơn, thể loại phong phú hơn.
Trước 1945, Tô Hoài chủ yếu viết truyện ngắn và ông cũng sớm thử sức ở thể
loại truyện dài. Đối tượng hướng đến trong sáng tác của nhà văn là thế giới loài
vật, cuộc sống và con người ở vùng quê nội, ngoại thành Hà Nội với các tác
phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài - 1941), Giăng thề (truyện vừa - 1942),
Quê người (tiểu thuyết - 1942), O chuột (truyện ngắn - 1942), Nhà nghèo (tập
truyện ngắn - 1942), Cỏ dại (hồi kí - 1944)Sau 1945, đồng hành cùng dân tộc,
Tô Hoài mở rộng phạm vi phản ánh, đi sâu vào cuộc sống của người dân các dân
tộc vùng cao trong kháng chiến chống thực dân Pháp và thành công với nhiều
thể loại. Một số tác phẩm tiêu biểu thời kì này là Truyện Tây Bắc (tập truyện -
1953), Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu thuyết - 1967), Nhật kí
vùng cao (nhật kí - 1969), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết - 1971), Tự
truyện (1978), Quê nhà (tiểu thuyết - 1980).Ở thời kì Đổi mới sau 1986, Tô
Hoài lại khẳng định tên tuổi của mình trên diễn đàn văn xuôi hiện đại với các tác
phẩm Những gương mặt (chân dung - 1988), Cát bụi chân ai (hồi kí - 1992),
2
Chuyện cũ Hà Nội (truyện ngắn - 1998), Chiều chiều (hồi kí - 1999), Ba người
khác (tiểu thuyết - 2006)Đối với mỗi giai đoạn sáng tác, Tô Hoài đều tạo cho
mình một tiếng nói, cách nhìn, phong cách và một cá tính sáng tạo riêng. Với
khối lượng tác phẩm đồ sộ và sáng tác đa dạng, phong phú về thể loại, Tô Hoài
đã hiện diện như một nhà văn giàu tài năng và sức sáng tạo. Trong “ngôi nhà”
thể loại đó, các nhà nghiên cứu, phê bình đều nhận ra tiểu thuyết và hồi kí là
những thể loại sở trường kết tinh tài năng, tâm huyết nghệ thuật của Tô Hoài và
là hai bộ phận sáng tác chủ yếu trong văn nghiệp của ông. Với các tác phẩm tiêu
biểu được sáng tác sau 1945: Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu
thuyết - 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí - 1992), Chiều chiều (hồi kí - 1999), Ba
người khác (tiểu thuyết - 2006), Tô Hoài thực sự đã trở thành cây bút viết tiểu
thuyết, hồi kí độc đáo và hấp dẫn.
1.2. Một trong những hướng tiếp cận văn học mang lại hiệu quả cao và
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là tiếp cận từ phương diện thể loại. Thể
loại là dạng thức tồn tại của chỉnh thể tác phẩm văn học. Thể loại giữ vai trò
quan trọng trong định hình kiểu loại sáng tác và nhận diện tác phẩm. Thể loại là
yếu tố thể hiện rõ nhất đặc trưng loại hình văn học và diện mạo, đường nét,
những yêu cầu, quy định bắt buộc về tổ chức, kết cấu, hình thức của một tác
phẩm văn học. Qua hình thức của một thể loại, nhà văn thể hiện thái độ thẩm mĩ
đối với hiện thực, bộc lộ cách cảm thụ, nhìn nhận và “giải minh” về thế giới và
con người. Tiếp cận một hiện tượng văn học từ phương diện thể loại là hướng
nghiên cứu có sức “vẫy gọi”, luôn chứa đựng tính mới, là cách thức nhằm tìm ra
sự độc đáo trong phong cách của từng tác giả đồng thời cũng là một con đường
hứa hẹn có những đóng góp nhất định.
1.3. Ở giai đoạn sau 1945 đặc biệt thời kì Đổi mới, đời sống văn học đương
đại đang có sự đổi mới tư duy nghệ thuật mà tương tác thể loại là một biểu hiện
theo chiều hướng đó. Tương tác thể loại vừa mang tính nội tại, tính tự thân của
quá trình vận động đời sống thể loại vừa cho thấy ý thức đổi mới lối viết của chủ
thể sáng tạo. Sáng tác của Tô Hoài cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tô Hoài
một mặt bám sát đặc trưng thể loại mặt khác lại có xu hướng đan xen thể loại:
3
hồi kí đậm chất tiểu thuyết, tiểu thuyết đậm chất hồi kí. Điều này tạo nên một lối
viết văn xuôi, một kiểu tác giả Tô Hoài khác biệt so với các nhà văn trước và
cùng thời.
Điểm lại lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công
trình nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài và sáng tác của ông. Nhìn chung, ở từng
phương diện, các tác giả đều phát hiện được những điểm độc đáo, hấp dẫn, giá
trị và đóng góp của nhà văn trong nền văn xuôi hiện đại của dân tộc. Tuy nhiên,
những công trình nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài chưa quan tâm nhiều tới lí
thuyết thể loại. Vì vậy, tìm hiểu, đánh giá một cách chỉnh thể, hệ thống tiểu thuyết
và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại thông qua nghiên cứu đặc điểm
thể loại tiểu thuyết và hồi kí, sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí là việc cần thiết,
bù đắp lại những khoảng trống mà các tác giả khác chưa nghiên cứu.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài Tiểu thuyết và hồi kí
Tô Hoài sau 1945 dƣới góc nhìn thể loại. Luận án hoàn thành hi vọng sẽ góp
thêm một cách nhìn nhận, diễn giải, một hướng nghiên cứu chuyên biệt từ góc
nhìn thể loại nhằm khẳng định giá trị, sức hấp dẫn trong tiểu thuyết và hồi kí Tô
Hoài, giúp người đọc có cái nhìn khoa học, khách quan về những đóng góp
nhiều mặt của Tô Hoài đối với sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể
loại, luận án nhằm các mục đích sau:
- Làm rõ quan điểm sáng tác và sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn
Tô Hoài ở giai đoạn trước và sau 1945 đặc biệt là từ sau 1986 qua đó làm nổi bật
diện mạo, sự vận động, phát triển và sự kế thừa, tiếp biến nghệ thuật viết tiểu
thuyết, hồi kí ở các giai đoạn.
- Xác định đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể
loại, lí giải sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí; từ đó khẳng định vị
trí, đóng góp, phong cách, tài năng của nhà văn trong tiến trình vận động văn
xuôi Việt Nam hiện đại.
4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án được triển khai với các nhiệm vụ chính sau đây:
- Hệ thống hóa những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết và hồi kí Tô
Hoài nói chung và sau 1945 nói riêng.
- Xác định đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí, làm rõ những chặng đường sáng
tác tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài, quan điểm sáng tác và sự đổi mới tư duy nghệ
thuật của nhà văn.
- Xác định đặc điểm của tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể
loại trên một số phương diện cơ bản: nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu trần
thuật, giọng điệu trần thuật.
- Xác định đặc điểm của hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại
trên một số phương diện cơ bản: hình tượng tác giả, nghệ thuật khắc họa chân
dung nhân vật, giọng điệu trần thuật.
- Tìm hiểu sự hòa trộn, mờ nhòe ranh giới thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí
Tô Hoài sau 1945, nghiên cứu những dấu hiệu và hiệu quả nghệ thuật của sự
tương tác thể loại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát một số tiểu thuyết và hồi kí tiêu biểu của Tô Hoài sau 1945:
Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu thuyết - 1967), Cát bụi chân ai
(hồi kí - 1992); Chiều chiều (hồi kí - 1999); Ba người khác (tiểu thuyết - 2006).
Trong quá trình nghiên cứu, một số tác phẩm của nhà văn Tô Hoài và các
nhà văn khác sẽ được tham chiếu để so sánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:
5
4.1. Phương pháp tiểu sử: từ những yếu tố về tiểu sử tác giả sẽ đi sâu vào mối
liên hệ giữa tác giả và tác phẩm để lí giải những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết
và hồi kí, sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945.
4.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: vận dụng thi pháp học để phân tích các
tác phẩm cụ thể qua đó rút ra những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết và hồi kí
Tô Hoài sau 1945.
4.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: nhằm phân tích, lí giải sự tác động
qua lại giữa các yếu tố văn hóa và văn học, thời đại, lịch sử, xã hội đến quan
điểm sáng tác và tư duy nghệ thuật của nhà văn.
4.4. Phương pháp so sánh: nhằm rút ra những điểm tương đồng và khác biệt của tiểu
thuyết và hồi kí Tô Hoài ở các giai đoạn sáng tác trên các chiều đồng đại và lịch đại,
sự độc đáo và tương hợp trong phong cách sáng tác với các tác giả cùng thời.
4.5. Phương pháp hệ thống: đặt tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài trong tiến trình
vận động của văn xuôi Việt Nam hiện đại và trong tương quan với các thể loại
khác của nhà văn Tô Hoài.
Ngoài ra, chúng tôi kết hợp vận dụng các phương pháp, thao tác khác khi
cần thiết: thao tác phân tích - tổng hợp, phương pháp loại hình và lí thuyết thể
loại, tự sự học có liên quan.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên chuyên biệt nghiên cứu hệ thống về tiểu
thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945, dựng lại một cách tương đối đầy đủ diện mạo
và quá trình phát triển của hai thể loại chính trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài
giai đoạn này.
Luận án chỉ ra đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn
thể loại, sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ đó thấy
được dấu ấn phong cách, đặc điểm thi pháp và kĩ thuật tự sự của nhà văn.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lí luận
Với hai thể loại tiểu thuyết và hồi kí, Tô Hoài đã khẳng định được tên tuổi, vị
trí, tài năng, phong cách sáng tác của mình. Nghiên cứu tiểu thuyết và hồi kí của Tô
6
Hoài sau 1945 vừa làm rõ đặc điểm thể loại vừa là sự nhận diện cách hòa trộn, xóa
mờ lằn ranh thể loại, từ đó góp thêm một số kiến thức lí luận thể loại, gợi mở một số
vấn đề đối với thực tiễn sáng tạo và tiếp nhận tiểu thuyết, hồi kí Việt Nam hiện đại.
6.2. Về mặt thực tiễn
Tô Hoài là một trong những tác giả tiêu biểu được giảng dạy trong nhà
trường. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng trong nghiên
cứu, giảng dạy và học tập văn học Việt Nam ở bậc phổ thông và đại học.
Do vậy, luận án có giá trị lí luận và thực tiễn quan trọng, thiết thực.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc
thành bốn chương:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Vấn đề thể loại và diện mạo tiểu thuyết, hồi kí Tô Hoài
Chương 3. Đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại
Chương 4. Sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu khái quát về tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài
Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Tô Hoài luôn là một cái tên thu hút
nhiều sự chú ý quan tâm, khám phá từ phía người tiếp nhận, các nhà nghiên cứu,
phê bình nhất là những khoảng trống đối với các nghiên cứu chuyên sâu. Các tác
giả đã tập trung nhận xét, đánh giá về phong cách, nghệ thuật kể chuyện, giọng
điệu Tô Hoài. Phần lớn là ý kiến của các nhà phê bình, nhà văn có tên tuổi như
Phong Lê, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vương Trí Nhàn, Bùi HiểnNhững ý
kiến đều thống nhất khẳng định Tô Hoài là nhà văn có phong cách riêng, độc
đáo, cách kể chuyện hóm hỉnh, thông minh và lối viết đậm đà màu sắc dân tộc.
Tô Hoài là một nhà văn tài năng, sáng tác đa dạng về thể loại, song nhất
thiết phải nói đến tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một trong những thể loại làm nên
tên tuổi Tô Hoài và là thể loại đầu tiên tạo nên phong cách riêng của ông. Nếu
tính về số lượng, trong hơn 150 đầu sách thì tiểu thuyết chỉ chiếm khoảng chục
tác phẩm, số lượng nhỏ bé trong toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông nhưng
lại là thể loại trải đều qua các chặng đường sáng tác từ khi ông mới “chân ráo
chân ướt” bước vào nghề cho đến khi trở thành “lão làng” trong nền văn chương
nước nhà. Tiểu thuyết Tô Hoài chủ yếu xoay quanh ba vấn đề lớn: thời huyền sử
xa xưa của đất nước, Hà Nội (nội và ngoại thành Hà Nội); miền núi (Tây Bắc,
Việt Bắc). Ở đề tài nào, Tô Hoài cũng tạo được dấu ấn riêng. Tiểu thuyết Tô
Hoài hấp dẫn độc giả bởi cách kể chuyện hóm hỉnh, năng lực quan sát và miêu
tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh và luôn biến đổi nhịp điệu, ngôn ngữ sáng tạo,
linh hoạt. Vì vậy, tiểu thuyết của Tô Hoài đã được nhiều tác giả nghiên cứu.
Trong bài viết Tô Hoài - Nguyễn Sen, khi giới thiệu về Tô Hoài, nhà nghiên cứu
Vũ Ngọc Phan đã có nhận định về phong cách tiểu thuyết: “Tiểu thuyết của Tô
Hoài cũng thuộc loại tả chân như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan nhưng Tô
Hoài có khuynh hướng về xã hội” [95; tr.53]. Và qua một số tiểu thuyết của Tô
Hoài, nhà nghiên cứu khẳng định Tô Hoài “là một nhà tiểu thuyết có con mắt
8
quan sát sâu sắc” [95; tr.53]. Khi viết Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài, nhà
nghiên cứu Hà Minh Đức đã chỉ ra những nét đặc trưng trong tiểu thuyết của Tô
Hoài: “Có thể nhận thấy trong tiểu thuyết của ông nhiều phác thảo sắc nét,
những bức tranh miêu tả màu sắc, xen lẫn với dòng nội tâm được biểu hiện qua
số phận của nhân vật. Tiểu thuyết của Tô Hoài thường có cấu trúc gọn, nhịp điệu
nhanh và lối kể đậm đà màu sắc dân tộc. Ngòi bút văn xuôi của ông phát triển
linh hoạt và uyển chuyển theo dòng đời và khả năng đi sát các đối tượng miêu tả”
[95; tr.133]. Nhận xét của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã góp thêm một tiếng
nói khẳng định giá trị tiểu thuyết của nhà văn Tô Hoài trên phương diện nội
dung và nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong bài viết Tô Hoài - Nhà
văn Việt Nam hiện đại cũng đã nhận thấy sức hút của tiểu thuyết Tô Hoài ở tính
dân tộc: “Truyện và tiểu thuyết của anh hấp dẫn bạn đọc nước ngoài bởi một bản
sắc dân tộc rất đậm đà và độc đáo” [95; tr.101]. Độc giả cũng nhận thấy chất
phong tục chính là chất men nồng làm nên sự độc đáo trong tiểu thuyết Tô Hoài
và là một trong những phương diện làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Khi viết về những phong tục, tập quán ở các miền quê khác nhau, ngòi bút Tô
Hoài trở nên sắc sảo, tinh tế và ông được đánh giá là một trong những nhà văn
viết hay nhất và đặc sắc nhất. Do vậy, trong bài viết Tô Hoài, nhà nghiên cứu
Trần Hữu Tá đã đánh giá: “Tô Hoài có một nhãn quan phong tục đặc biệt nhạy
bén, sắc sảo” [95; tr.160]. Các ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu
như Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Hữu Táđã khẳng định
giá trị, sức hấp dẫn của tiểu thuyết Tô Hoài và là những gợi mở cho việc nghiên
cứu các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể của Tô Hoài sau 1945.
Cùng với tiểu thuyết, hồi kí là thể loại đặc sắc trong sáng tác của Tô Hoài.
Tác phẩm hồi kí của Tô Hoài đã tạo được ấn tượng sâu đậm, có ý nghĩa quan
trọng trong việc tạo nên một diện mạo mới cho sự nghiệp văn học của nhà văn.
Những công trình nghiên cứu về hồi kí Tô Hoài theo thời gian tăng lên đáng kể,
góp phần khẳng định giá trị hồi kí của ông. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong
Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài đã chỉ ra tính xác thực là nét đặc sắc trong
nghệ thuật viết hồi kí Tô Hoài: “Hồi kí Tô Hoài là dòng hồi tưởng với cách giới
9
thiệu chắt lọc những sự việc tiêu biểu trong quá khứ. Ông tôn trọng và tạo được
niềm tin ở bạn đọc. Ông không bịa đặt thêm thắt vào những sự việc đã xảy ra
trong quá khứ và biết tôn trọng tính xác thực của người và việc” [95; tr.131].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại –
chân dung và phong cách đã đánh giá cao về mảng hồi kí, tự truyện của Tô Hoài:
“Tôi cho rằng Tô Hoài sinh ra để viết hồi kí, tự truyện. Dường như ông có một
thứ cảm hứng riêng, có thể gọi là cảm hứng hồi tưởng” [102; tr.299]. Đồng
thời nhà nghiên cứu khẳng định: “Hồi kí, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở
trường nhất của Tô Hoài...ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của
người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp
dẫn của cái tôi ấy” [102]. Qua các tác phẩm hồi kí của Tô Hoài, nhà nghiên cứu
Nguyễn Đăng Mạnh đã bị hấp dẫn bởi: “Một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thóc
mách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đá chút khinh bạc” của Tô
Hoài [102]. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong công trình Tô Hoài và thể
hồi kí đã khẳng định sức mạnh nội lực của Tô Hoài khi viết hồi kí: “Dường như
cả cuộc đời từng trải đã chuẩn bị cho những trang viết hôm nay của ông. Hồi kí
là nơi cả con người tác giả cùng cái triết lí ông mơ hồ cảm thấy và đã theo đuổi
suốt đời cả hai đã có dịp bộc lộ” [117; tr.942]. Trong bài viết Tô Hoài qua Tự
truyện, nhà nghiên cứu Vân Thanh đánh giá cao mảng hồi kí của Tô Hoài được
sáng tác qua cách nhìn của con mắt trẻ thơ: “Tôi cho là Tô Hoài đã thật sự có
đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã, vật lộn của một thế hệ tuổi thơ -
hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ để nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ”
[95; tr.399]. Nhà nghiên cứu Phạm Việt Chương ấn tượng khi đọc hồi kí của Tô
Hoài chính là giọng điệu trần thuật. Giọng điệu trần thuật là yếu tố tạo cho tác
phẩm tính đa thanh và sức hấp dẫn riêng. Tác giả đã nhận xét: “Tô Hoài sống,
lăn lóc cùng các bạn văn thơ của mình viết về họ bằng bút pháp tả thực. Hiện
thực trần trụi đọng lại thành kỷ niệm. Giọng văn hóm hỉnh mà không khinh bạc,
anh điểm những câu kết gây cho người đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào do
anh vừa kể qua” [95; tr.404]. Trong bài viết Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới, nhà
nghiên cứu Lý Hoài Thu đã nhận định: “Hồi kí Tô Hoài thể hiện một cái Tôi tự
10
sự giản dị, tỉnh táo, điềm tĩnh ghi nhận mọi sự và thể hiện nó bằng thứ ngôn ngữ
của văn xuôi - một thứ ngôn ngữ đa dạng, lắm cung bậc và thật nhiều sắc thái.
Cái chất hài hước, sự khôn ngoan minh mẫn, vẻ “đáo để” của người viết cũng
bộc lộ thật sắc nét trên các trang hồi kí” [157]. Các nhà nghiên cứu Hà Minh
Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Vân Thanh, Phạm Việt Chương, Lý
Hoài Thuđã có những nhận định sắc sảo về hồi kí Tô Hoài và làm tiền đề cho
việc nghiên cứu các tác phẩm hồi kí cụ thể của Tô Hoài sau 1945.
1.2. Những công trình nghiên cứu cụ thể về tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài
sau 1945
1.2.1. Về các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể
Trong số các tiểu thuyết Tô Hoài sáng tác ở giai đoạn sau 1945, có thể coi
Mười năm (1958), Miền Tây (1967) và Ba người khác (2006) là những tiểu
thuyết tiêu biểu được giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc quan tâm. Các tác giả
đã tập trung đưa ra những nhận xét, đánh giá về phương diện nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm.
1.2.1.1. Về tiểu thuyết “Mười năm” (1958)
Năm 1958, Tô Hoài cho ra mắt tiểu thuyết Mười năm với những cố gắng
mới nhưng không ngờ lại bị phê phán gay gắt, bị liệt vào loạt tác phẩm “có vấn
đề”. Vậy “vấn đề” là ở chỗ nào? Một số nhà nghiên cứu cho rằng tác phẩm
nghiêng về chủ nghĩa tự nhiên, chưa làm sáng tỏ vai trò của Đảng ở làng Hạ.
Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng tác phẩm đề cập đến những cảnh khiêu
dâm, không phù hợp với bối cảnh lúc bấy giờ. Trong bài viết Tô Hoài, sáu mươi
năm viết, nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận định: “Những chuẩn bị cho Mười
năm, trên mọi phương diện của vốn sống, tư liệu, cách nhìn và quan niệm nghệ
thuật đáng ra phải là ở một tầm cao, vượt trội lên những gì ông đã viết” [95;
tr.43]. Nhà nghiên cứu thấy rằng: “Mười năm là một tiểu thuyết đáng nói trên cả
hai mặt hay - dở của Tô Hoài” [95; tr.44]. Nhà nghiên cứu Phong Lê bình luận:
“Tôi vẫn thấy ở đây những mặt mạnh của Tô Hoài, qua những chuyện bình
thường và quen thuộc, tạo nên sự sống vĩnh cửu của làng quê và những mặt yếu,
ở nơi mà sự sống của ông chưa tới. Giá ông thu hẹp bớt ý định và đừng quá chú
11
mục nhe nhắm vào một ý đồ quá lớn, như được ngụ ý trong chính cái tên Mười
năm” [95; tr.45]. Nhà nghiên cứu Vân Thanh trong bài viết Sáng tác của Tô
Hoài nhận thấy: “Tiểu thuyết Mười năm (1958) viết trong giai đoạn này bộc lộ
rõ những sai lầm của tác giả” [95; tr.68]. Tác giả đã chỉ ra những mặt hạn chế
của tác phẩm: “Người đọc chưa thấy được những nét chủ yếu của hiện thực như
những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, âm mưu và tội ác của phong kiến, thực
dân, phong trào quần chúng, sự lãnh đạo của Đảng, mặc dù tác giả có đề cập
đếnNgay những nhân vật được xem là tích cực như Lê và Lạp cũng nhiều khi
có một phẩm chất tầm thường. Các nhân vật phụ nữ cũng ít gây cho ta một sự
kính mến, tôn trọng” [95; tr.68]. Trong bài viết Vấn đề của tiểu thuyết “Mười
năm”, nhà nghiên cứu Như Phong đã nhìn nhận nó như một “vấn đề” cần xem
xét lại. Nhà nghiên cứu cho rằng: “Có người muốn khen tác phẩm ấy, thì mãi
mới tìm ra được một số giá trị nhất định nào đó về ngôn ngữ, về bút phápCó
người trách móc nó, nhưng phần nhiều là khó chịu vì những chuyện trai gái sắp
chết đói còn ngủ với nhau, con đánh bố, những đoạn tả chị hai Tâm có tính cách
khiêu dâm, tả quần chúng cách mạng thành kệch cỡm” [95; tr.277]. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thấy rằng: “Nhưng ngay thời ấy, đôi khi ông
cũng cho xen vào ít nhiều khía cạnh “người thường” ở những nhân vật anh hùng.
Như nữ cán bộ cách mạng Hai Tâm đa dâm, lẳng lơ trong tiểu thuyết Mười năm
chẳng hạn. Tác phẩm này vì thế đã từng bị phê phán kịch liệt. Thậm chí dân Hà
Đông còn kéo đến phản đối tác giả, cho là ông đã bôi nhọ người quê mình”
[191]. Có thể nói, Tô Hoài là người đầu tiên sớm nhất đã miêu tả tính dục trong
tiểu thuyết của mình nhưng tác phẩm Mười năm của ông lại nhận được nhiều ý
kiến không tán thành và không được chấp nhận. Có thể thấy, ở giai đoạn đầu,
tiểu thuyết Mười năm đã được tiếp nhận với những cách nhìn, cách đánh giá phê
phán khá nặng nề.
Ngay sau thời kì Đổi mới, trong không khí cởi mở, dân chủ của đời sống
văn học, trong bài viết Cần xác định lại giá trị của “Mười năm”, nhà nghiên
cứu Hà Minh Đức đã góp tiếng nói khách quan, công bằng đánh giá lại tác phẩm,
xác định đúng vị trí của nó trong bộ ba tiểu thuyết viết về quê hương của Tô
12
Hoài cũng như với đời văn của ông và với văn học một thời. Nhà nghiên cứu đã
khẳng định: “Mười năm là một bước phát triển mới của phong cách Tô Hoài.
Qua cuốn sách này ông vừa giữ được mặt mạnh và sự sắc sảo của ngòi bút trước
kia, lại tiếp nhận thêm ánh sáng, cách nhìn và phương pháp sáng tác mới” [95;
tr.307]. Đặc biệt, nhà nghiên cứu nhấn mạnh: “Qua Mười năm, Tô Hoài thể hiện
sâu sắc hiện thực đang vận động cách mạng, đang đổi thay theo cách nhìn và
đánh giá mới với cảm quan nghệ thuật mới mẻ” [95; tr.306]. Nhà nghiên cứu Hà
Minh Đức còn bàn luận thêm: “Nếu bỏ những chi tiết mang màu sắc tự nhiên
chủ nghĩa như cảnh âu yếm của Lạp và Nhàn trong lúc còn đói lả, cảnh Hai Tâm
ve vãn cánh con trai thì tác phẩm sẽ hoàn thiện hơn” [95; tr.307]. Bên cạnh đó,
nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp cũng đã nhận thấy sự thay đổi tư duy nghệ
thuật của Tô Hoài trong cách thể hiện: “Mười năm là tác phẩm đã chú ý về tư
duy nghệ thuật. Trong khi nhiều cây bút hướng tới cảm hứng sử thi thì Tô Hoài
vẫn chú ý đến cuộc sống thường nhật” [30; tr.119].
Với tiểu thuyết Mười năm, các nhà nghiên cứu đã đánh giá mặt thành công và
mặt hạn chế của tác phẩm. Qua đó, người đọc có cái nhìn toàn diện về tác phẩm.
1.2.1.2. Về tiểu thuyết “Miền Tây” (1967)
Năm 1967, tiểu thuyết Miền Tây được xuất bản, tiếp nối dòng suy nghĩ và
sức sáng tạo của nhà văn về đề tài miền núi. Mặc dù, Miền Tây ra đời sau muộn
nhưng tác phẩm vẫn gặt hái những thành công nhất định. Tác phẩm đã đạt được
giải thưởng Hoa sen của Hội nhà văn Á - Phi năm 1970. Tác phẩm ra đời đã
nhận được nhiều ý kiến nhận xét khác nhau. Các ý kiến chủ yếu tập trung đánh
giá trên phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm.
Về phương diện nội dung, nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận xét: “Đọc
Miền Tây, ở phần đầu, thật tuyệt vời bút pháp khắc họa và tạo dựng khí hậu của
Tô HoàiMột cái mở đầu thật là ám ảnh trên bức tranh đối sánh của lịch sử -
mới và cũ, trước và sau, xưa và nay mà Tô Hoài muốn tạo dựng” [95; tr.35].
Theo nhà nghiên cứu Vân Thanh, Miền Tây là “một tiểu thuyết miêu tả những
th...à thể
loại tự sự có quy mô lớn đồng thời tiểu thuyết gắn liền với chủ đề đời tư” [131].
Cả hai tác giả đều nhấn mạnh vai trò của yếu tố con người đời tư đối với sự tồn
tại và phát triển của thể loại tiểu thuyết. Tác giả Lukas trong công trình Lý
thuyết tiểu thuyết đã xác nhận rằng: “Hình thức tiểu thuyết phản ánh một thế
giới trật khớp” [195]. Theo ông, mỗi thời kì lịch sử xã hội, có một hình thức văn
chương đi kèm. Các tác giả Sylvan Barnet, Morton Berman, William Burto
26
trong công trình Nhập môn văn học lại quan niệm: “Tiểu thuyết là thể loại được
viết bằng văn xuôi, có dung lượng lớn, nói về những chuyện thời sự được nhấn
mạnh” [139]. Trong công trình Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, nhà nghiên cứu
M.Bakhtin đã nhận định: “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến
chuyển và còn chưa định hình. Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết, chưa hề rắn lại
và chúng ta chưa thể dự đoán được hết những khả năng uyển chuyển của nó”
[10; tr.23]. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng: “Cái hôm nay, cái thì hiện tại chưa
hoàn thành như xuất phát điểm cho hoạt động nhận thức, là đặc điểm quan trọng
hàng đầu không thể thiếu được của tư duy tiểu thuyết” [10; tr.16]. Nhà nghiên
cứu M.Kundera trong công trình Nghệ thuật tiểu thuyết lại từ góc độ khác để
nhìn nhận về tiểu thuyết: “Tiểu thuyết không phải là một lời tự thú của tác giả
mà là một cuộc thăm dò cuộc sống con người trong cái thế giới đã trở thành cạm
bẫy” [88; tr.31]; “Tiểu thuyết là một sự chiêm nghiệm về cuộc sống nhìn thấy
thông qua nhân vật tưởng tượng” [88; tr.88-89]. Quan niệm về tiểu thuyết của
các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhiều đóng góp ở phương diện lí luận văn
học. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam có thể tiếp thu, bổ sung, tìm một hướng đi
mới cho tiểu thuyết dựa trên những quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế
giới đặc biệt của hai nhà nghiên cứu M.Bakhtin và M.Kundera.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau về
thể loại tiểu thuyết và nhìn nhận nó ở nhiều góc độ. Tác giả Phạm Quỳnh là
người mở đầu trong việc xây dựng cơ sở lí luận cho thể loại tiểu thuyết hiện đại
ở Việt Nam. Trong công trình Bàn về tiểu thuyết, ông tạm đưa ra một hình dung
về thể loại tiểu thuyết: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả
tình tự người ta, phong tục xã hội hay là những sự tích kì, đủ làm cho người đọc
có hứng thú” [150; tr.218]. Cách hiểu của tác giả Phạm Quỳnh đã bao quát được
những đặc điểm và vấn đề quan trọng nhất của thể loại tiểu thuyết: tính chất tự
sự, ngôn ngữ văn xuôi, vai trò của hư cấu sáng tạo. Trong bài viết Theo giòng,
tác giả Thạch Lam nhận thấy: “Tiểu thuyết là một câu chuyện sắp đặt, một sáng
tác của trí tưởng tượng” song nó đòi hỏi phải “hết sức gần sự sống để được linh
hoạt và thật như cuộc đời” [150; tr.180]. Tiểu thuyết là một thể loại đặc biệt
27
nhạy cảm, phản ánh sự đổi thay của con người và cuộc sống. Tác giả Thạch Lam
đã đề cập đến những khía cạnh mà theo ông là quan trọng, trong các khâu: chủ
thể sáng tác, thể loại của tác phẩm và tiếp nhận trong các tầng lớp người đọc.
Đối với nhà văn viết tiểu thuyết, tác giả Thạch Lam đòi hỏi một thái độ chân
thành, tâm huyết trong tâm thế sáng tạo. Người viết phải biết “quan sát và rung
động đúng với cái tâm hồn và bản ngã thật của mình” [150; tr.179]. Trong công
trình Khảo về tiểu thuyết, tác giả Vũ Bằng đã bàn đến việc đổi mới tư duy nghệ
thuật viết tiểu thuyết sao cho đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công chúng.
Tác giả Vũ Bằng phân biệt tiểu thuyết ở hai cấp độ: thể và loại. Về thể, văn tiểu
thuyết có nhiều thể, nhưng về loại có hai loại: truyện “quái đản bất kinh” và
truyện “gần đời thiết thực” [150; tr.192]. Phạm Quỳnh, Thạch Lam, Vũ Bằng là
các tác giả có nhiều đóng góp về việc nhận diện tiểu thuyết Việt Nam trong buổi
đầu, góp phần vào kho tàng lí luận thi pháp tiểu thuyết nửa đầu thế kỉ XX.
Tiếp nối của các nhà nghiên cứu đi trước, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan
trong công trình Nhà văn hiện đại đã bày tỏ quan điểm của mình về tiểu thuyết.
Theo ông, tiểu thuyết trước kia chỉ là những chuyện hoang đường. Bây giờ quan
niệm đó đã thay đổi bởi vì “Tiểu thuyết là một loại rất thích hợp với tính tình
nhân loại” [126]. Trong công trình Nguyên lý văn học, tác giả Nguyễn Lương
Ngọc cho rằng: “Tiểu thuyết là một thể loại mang tính quần chúng, dân chủ hóa
hơn những loại văn khác vì tiểu thuyết có tính chất đại chúng” [114]. Theo tác
giả Nguyễn Đình Thi trong công trình Công việc của người viết tiểu thuyết, tiểu
thuyết là “một trong những sáng tạo kì diệu của con người, đó là một đồ dùng,
một vũ khí của con người để tìm hiểu, chinh phục dần thế giới và để tìm hiểu
nhau và sống với nhau” [146]. Trong công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại,
nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận định rằng: “Tiểu thuyết là một thể loại văn
học gần gũi nhất với cuộc sống” [28]. Tác giả Doãn Quốc Sỹ trong công trình
Văn học và tiểu thuyết đã tổng hợp các định nghĩa từ các bộ từ điển của ba nước
Mỹ, Pháp, Anh thành quan niệm: “Tiểu thuyết là một loại tản văn thuật sự, trong
đó tác giả hoặc mô tả hoặc kể lại một chuyện tưởng tượng. Những nhân vật,
những hành động, những tính tình, những đam mê được trình bày theo những
28
tình tiết ít nhiều khúc mắc li kì, người đọc luôn luôn có cảm tưởng như truyện
đã hoặc đương xảy ra ngoài đời thật” [138]. Các tác giả trong công trình Từ điển
thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên)
và hai công trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên và Phương Lựu chủ
biên) đều đồng nhất về quan niệm tiểu thuyết: tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ
lớn, có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng
tiếp cận cả bề rộng lẫn chiều sâu. Quan niệm về tiểu thuyết của các nhà nghiên
cứu ở Việt Nam đã góp phần hoàn thiện hệ thống quan niệm về thể loại trong lí
luận phê bình dân tộc trên hành trình tiếp cận với tư duy lí luận phê bình hiện
đại của thế giới.
Qua các ý kiến của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về quan
niệm tiểu thuyết, chúng tôi cho rằng: Tiểu thuyết là thể loại tự sự, phản ánh bức
tranh rộng lớn của đời sống xã hội, tiểu thuyết có khả năng tiếp cận và miêu tả
hiện thực bằng cảm hứng đa chiều.
2.1.1.2. Đặc trưng thể loại tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại có kiểu tư duy nghệ thuật mang tính tổng hợp
cao. So với các thể loại khác, tiểu thuyết mang trong mình những đặc trưng thể
loại riêng.
Trong tiểu thuyết, nhân vật giữ vai trò quan trọng, là tâm điểm của tác
phẩm. Tác giả Bùi Việt Thắng nhận định: “Nói đến tiểu thuyết là nói đến nhân
vật. Tài nghệ của nhà tiểu thuyết cũng chủ yếu khúc xạ qua nhân vật vì nó là con
đẻ của tinh thần nhà văn” [144; tr.110]. Thông qua nhân vật, người đọc thấy
được bộ mặt xã hội đương thời và những vấn đề muôn thuở của thân phận con
người. Nhân vật trong tiểu thuyết khác với nhân vật sử thi, nhân vật trong truyện
trung đại ở chỗ nhân vật trong tiểu thuyết là “con người nếm trải”, là kiểu nhân
vật số phận, trong khi nhân vật trong các thể loại khác thường là “nhân vật hành
động, nhân vật đạo đức”. Nhân vật trong tiểu thuyết phải trải qua nhiều đấu
tranh, dằn vặt của cuộc đời, chịu nhiều đau khổ, oan nghiệt của số phận. Nhân
vật không chỉ nếm trải những hoàn cảnh sống mà còn nếm trải những cảm xúc
của chính mình. Từ một phương diện khác, nhà nghiên cứu M.Bakhtin chỉ ra sự
29
khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết và nhân vật trong các thể loại khác.
M.Bakhtin cho rằng, đối với các thể loại cao thượng thì “Con người thuộc về
quá khứ tuyệt đối, là con người hoàn tất và hoàn chỉnh toàn bộ” [10; tr.74-75],
còn trong tiểu thuyết “Con người không thể hóa thân đến cùng vào cái thân xác
xã hội - lịch sử hiện hữubao giờ cũng vẫn còn phần nhân tính dư thừa chưa
được thể hiện, bao giờ cũng vẫn còn nhu cầu về tương lai và vị trí phải có cho
tương lai ấy” [10; tr.81]. M.Bakhtin đã đem đến một quan niệm mới về cách
nhìn nhận con người và phương thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “nhân
vật tiểu thuyết không được “anh hùng” cả theo nghĩa sử thi lẫn theo nghĩa bi
kịch của từ ấy: nó phải kết hợp trong nó cả những nét chính diện lẫn phản diện,
cả thấp kém lẫn cao thượng, cả nực cười lẫn nghiêm trang” [10; tr.31]. Bên cạnh
ý kiến của M.Bakhtin về quan niệm nhân vật thì M.Kundera cũng đưa ra quan
điểm riêng của mình. Ông đã khẳng định sứ mệnh lớn lao của tiểu thuyết là bảo
vệ con người trong thời đại máy móc lên ngôi, tiểu thuyết làm nhiệm vụ thức
tỉnh con người bằng cái hiền minh của sự lưỡng lự. Khi thời đại lãng quên con
người thì M.Kundera là người đầu tiên đã khẳng định vị trí, vai trò của con
người. Nhìn nhận con người trong thời hiện đại nên theo ông, nhân vật là cái tôi
bí ẩn của con người, cái tôi của tác giả mà nhà tiểu thuyết hóa thân để thử
nghiệm. Nhân vật không chỉ được hư cấu, mang tính ẩn dụ mà còn là nhân vật
lịch sử.
Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX, quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết thực
sự mới mẻ và hiện đại. Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh cho rằng nhân vật phải thể
hiện được nhiều chiều tính cách của con người “Người ta là người với những sự
cao quý và hẹn hạ con người” [130]. Tác giả Vũ Bằng quan niệm con người là
tổng thể của những thống nhất, có khi đối lập “Họ cũng là người như chúng ta
không hơn không kém, có một tấm lòng quảng đại, nhưng lại rất có thể có
những điểm hơn kém, có một khối óc quang minh nhưng lại rất có thể xa vào
hầm tội lỗi” [13]. Các nhà phê bình ở đô thị miền Nam, giai đoạn 1954 - 1975
lại quan niệm “nhân vật là là yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết, ở nhân vật
có thể tìm thấy bộ mặt con người. Nhân vật là chiếc cầu nối giữa cuộc đời thực
30
với cuộc đời có vẻ thực trong tiểu thuyết” [6]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình
quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết đương đại: “Nhân vật vẫn tồn tại, nhưng
nó không còn giống như trong truyền thống, quá trình xây dựng nhân vật trở
thành công cuộc phá hủy chính nó” [16; tr.230-232]. Đặc biệt, nhà nghiên cứu
Đặng Anh Đào đã so sánh nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống và tiểu thuyết
phương Tây hiện đại. Nhà nghiên cứu chỉ ra trong tiểu thuyết truyền thống, nhân
vật được kể lại trong một quá trình lịch sử, nhân vật được tái hiện số phận hay
một quãng đời còn trong tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX, nhân vật chỉ còn là
những mảnh đứt đoạn, được nhìn từ nhiều điểm nhìn khác nhau của nhiều nhân
vật trong cùng một tác phẩm. Nhà nghiên cứu cho rằng cái mới của các nhà tiểu
thuyết phương Tây hiện đại “đứng ở góc độ xây dựng nhân vật, chính là ở chỗ:
họ góp phần hủy diệt tính cách nhân vật, hiểu theo nghĩa nhân vật bị cắt thành
nhiều mảnh khó lắp ghép tạo dựng lại” [26; tr.59].
Như vậy, nhân vật là linh hồn của tác phẩm “Nhân vật là nơi duy nhất tập
trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (Tô Hoài). Về phía tác giả,
nhân vật là nơi thể hiện một cách tập trung nhất, sâu đậm nhất “quan niệm nghệ
thuật về con người”. Tác giả gửi gắm tâm tư, tình cảm, thông điệp và lí giải mọi
vấn đề của đời sống xã hội thông qua nhân vật. Về phía độc giả, nhân vật là chìa
khóa để nhà văn giải mã những vấn đề hiện thực đặt ra trong tác phẩm.
Cốt truyện là một yếu tố không thể thiếu của thể loại tiểu thuyết. Cốt truyện
được coi như xương sống của một con người, nó chi phối mạnh mạch nguồn
cảm xúc của toàn bộ tác phẩm. Cốt truyện là nơi để nhân vật thể hiện những suy
nghĩ, hành động của mình đồng thời cũng nơi thể hiện tư tưởng, chủ đề mà nhà
văn muốn gửi gắm. Trong văn học truyền thống, cốt truyện giữ vai trò quan
trọng, làm nhiệm vụ bộc lộ tính cách nhân vật, thể hiện xung đột xã hội và
khẳng định phong cách, tài năng của nhà văn “Trong tiểu thuyết, không thể
không có cốt truyện, cho dù hiện nay có xu hướng nhạt hóa cốt truyện thì cũng
không đồng nghĩa với việc không cần, không có cốt truyện, vì tác phẩm vẫn tồn
tại sự kiện, chỉ là không nhất thiết phải có mối quan hệ nhân quả mà thôi” [56].
Trong văn học hiện đại, cốt truyện không còn giữ vị trí độc tôn. Nhà nghiên cứu
31
Đặng Anh Đào trong công trình Đổi mới nghệ thuật phương Tây hiện đại cho
rằng: cốt truyện là xương sống của tiểu thuyết truyền thống tới mức nó đã được
định hình về mặt cấu trúc. Nó bao gồm các phần: trình bày, khai đoạn, phát triển,
đỉnh điểm, kết thúc. Tuy nhiên, do sự nới lỏng độ căng của cốt truyện, đến mức
có thể dẫn đến sự hủy diệt cốt truyện “cốt truyện trong tiểu thuyết hiện đại bị
giảm nhẹ”, do kết cấu lắp ghép của nhiều tiểu thuyết hiện đại. Trong văn xuôi
hậu hiện đại, vai trò của cốt truyện ngày càng mờ nhạt. Tác giả Barry Lewish
nhấn mạnh “Cốt truyện bị nghiền nát thành từng viên nhỏ của biến cố và hoàn
cảnh, nhân vật được phân tán thành một bó khát vọng và nhức nhối” [26].
Bất cứ tiểu thuyết nào cũng cần một kết cấu nhất định. Kết cấu được xem
là sự cấu tạo, tổ chức, sắp xếp liên kết các yếu tố bên trong và bên ngoài của tác
phẩm thành chỉnh thể nghệ thuật. Trong công trình Từ điển thuật ngữ văn học,
các tác giả cho rằng “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác
phẩmKết cấu bao gồm tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không
gian nghệ thuật của tác phẩm, nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các
thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện”
[48; tr.156-157]. Tác giả Iu.Lotman cho rằng mỗi truyện kể đều có thể được xác
định trong một kết cấu hoàn chỉnh nhất định, đó là khung “Khung của tác phẩm
văn học được tạo thành bởi hai yếu tố: mở đầu và kết thúc” [115]. M.Kundera
trong công trình Nghệ thuật tiểu thuyết lại quan niệm về kết cấu của tiểu thuyết
theo cách khác, đó là “một nghệ thuật mới của phép giản lược căn bản, một nghệ
thuật mới trong lối đối âm tiểu thuyết và một nghệ thuật tiểu luận đặc biệt có
tính tiểu thuyết” [88]. Ông cho rằng, kết cấu không chỉ là hình thức mà còn góp
phần biểu đạt nội dung và bộc lộ tài năng của nhà văn.
Nói tới vai trò của kết cấu trong tiểu thuyết, nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh
cho rằng “Nhờ kết cấu mà người đọc mặc dù biết chuyện được kể trong tiểu
thuyết là bịa đặt song vẫn không thể không tin” [130]. Nhà nghiên cứu Phan Cự
Đệ cho rằng kết cấu có vai trò “tổ chức mối liên hệ giữa các yếu tố thuộc nội
dung tác phẩm (tính cách và hoàn cảnh, hành động và biến cố trong cốt truyện)
và các yếu tố khác thuộc hình thức (bố cục, hệ thống ngôn ngữ, nhịp điệu)” [28].
32
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử nhấn mạnh “Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức
tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà
văn tự đặt ra” [135; tr.152]. Người viết tiểu thuyết có thể lựa chọn những kiểu
kết cấu truyền thống như: kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lí, kết cấu đơn tuyến,
kết cấu song tuyến, kết cấu đa tuyến, kết cấu tuyến tínhvà các kiểu kết cấu
hiện đại: kết cấu lắp ghép, phân mảnh, kết cấu liên hoàn, kết cấu đa tầng, kết cấu
vòng tròn, kết cấu xoắn kép, kết cấu trùng điệp,Dù nhà văn lựa chọn kiểu kết
cấu nào thì kiểu cấu đó phải tăng sức biểu hiện của đề tài, chủ đề, tăng sức tác
động nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nhiệm vụ nghệ thuật, thể hiện nội dung, tư
tưởng và gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Trong tiểu thuyết không thể thiếu vai trò của người kể chuyện. Người kể
chuyện là một dạng hình tượng do tác giả hư cấu, sáng tạo nên, là người đại diện
phát ngôn cho tác giả trong tác phẩm. Trong tiểu thuyết, người kể chuyện giữ
một vai trò quan trọng. Người kể chuyện chính là cầu nối, tạo mối quan hệ
khăng khít giữa nhân vật - người kể chuyện - độc giả. Người kể chuyện có vai
trò giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện và điều khiển câu chuyện. Người kể chuyện có
mối quan hệ mật thiết với điểm nhìn trần thuật. Điểm nhìn không chỉ là vị trí,
xuất phát điểm mà từ đó hiện thực được quan sát và được kể lại mà còn là tư
tưởng và kết cấu của tác phẩm nghệ thuật và là nhân tố cơ bản của cấu trúc tác
phẩm nghệ thuật mang giá trị biểu cảm. Điểm nhìn là một khái niệm đã được đề
cập khá sớm, đặc biệt ở Anh và Mĩ. Theo tác giả M.H.Abrahams trong công
trình Từ điển thuật ngữ văn học, điểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu
chuyện được kể đến - một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng
ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành
động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm
hư cấu” [194; tr.165]. Theo tác giả Cao Kim Lan trong công trình Ma thuật của
truyện kể - Tự sự học và những diễn giải văn học Việt Nam hiện đại thì quan
niệm “điểm nhìn chính là một mánh khóe thuộc về kĩ thuật, một phương tiện để
chúng ta có thể tiến cái đích tham vọng nhất: sức quyến rũ của truyện kể” [91;
tr.12]. Trong tiểu thuyết, dù người kể chuyện giấu mình ở ngôi trung gian hay
33
xưng “tôi” khi đứng ra kể đủ mọi thứ chuyện về mình hoặc về người khác thì đó
vẫn là dạng tiểu thuyết có một điểm nhìn. Một trong những xu hướng tìm tòi,
đổi mới của tiểu thuyết hiện đại liên quan đến người kể chuyện là việc gia tăng
các điểm nhìn. Nhà văn có thể xây dựng nhiều nhân vật kể chuyện, nhiều điểm
nhìn từ nhiều khoảng, góc thời gian và không gian khác nhau, điểm nhìn có thể
dịch chuyển và trao cho nhân vật. Tác giả Mai Hải Oanh cho rằng: “Sự đan xen
và dịch chuyển liên tục điểm nhìn cũng là cách thức để tạo nên tính phức điệu
của tiểu thuyết. Theo đó, văn bản nghệ thuật trở thành một cấu trúc đa tầng, có
khả năng phá vỡ tính đơn âm và cùng lúc vang lên những tiếng nói khác nhau”
[125; tr.219].
Giọng điệu trần thuật cũng là một trong những phương diện cơ bản để xây
dựng người kể chuyện. Giọng điệu trần thuật chính là giọng điệu của người kể
chuyện gắn liền với dụng ý sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Nó giúp xác định
rõ mối quan hệ giữa hành động kể với các sự kiện, tình huống được trình bày
trong truyện kể và thể hiện thái độ, cách đánh giá của người kể chuyện đối với
câu chuyện được kể lại. Qua giọng điệu, thái độ, cảm xúc của người kể chuyện
đối với câu chuyện được kể lại cũng bộc lộ. Nhà nghiên cứu G.Gentte quan
niệm rằng giọng điệu phải trả lời cho câu hỏi ai nói, nó hướng về người phát
ngôn về “hành động nói trong mối liên hệ với chủ thể của nó - chủ thể ấy không
chỉ là kẻ thực hiện hoặc chịu hành động nói, mà còn là người (văn là kẻ đó hoặc
kẻ khác)” [134]. Nhà nghiên cứu Gerald Prince coi giọng điệu là “thái độ của
người trần thuật đối với người nghe chuyện và/hoặc những tình huống và sự
kiện được trình bày bằng cách thể hiện hàm ẩn hoặc công khai thái độ đó trong
hoạt động trần thuật của anh ta” [196; tr.100]. Giọng điệu còn được hiểu “là thái
độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được
miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu
tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay
châm biếm” [48; tr.134]. Nhà văn có thể có nhiều giọng điệu khác nhau nhưng
phải dựa trên một giọng điệu chủ đạo “Giọng điệu trong tác phẩm gắn với cái
giọng trời phú của mỗi tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù
34
hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa dạng,
có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu”
[48; tr.135]. Sự đa sắc thái giọng điệu là một phương tiện cốt lõi chuyển hiện
thực đời sống vào tác phẩm và thể hiện thái độ của nhà văn trước cuộc sống. Sự
hòa trộn nhiều giọng trong trần thuật đã tạo nên sự phức điệu và sắc thái đa
thanh thể hiện được đặc trưng về tính đối thoại của tiểu thuyết hiện đại. Thay
đổi giọng điệu cũng là thay đổi tâm thế cầm bút, thay đổi tư duy nghệ thuật của
chủ thể sáng tạo.
Như vậy, khi nói tới tiểu thuyết cần phải nói tới nhân vật, cốt truyện, kết cấu,
người kể chuyện. Đó là các đặc trưng cơ bản xác lập nên thể loại tiểu thuyết và là
tiền đề nghiên cứu đặc điểm thể loại tiểu thuyết Tô Hoài giai đoạn sau 1945.
2.1.2. Hồi kí nhìn từ một số đặc trưng thể loại
2.1.2.1. Quan niệm về hồi kí
Trong văn xuôi, bên cạnh tiểu thuyết, hồi kí là một thể loại quan trọng. Hồi
kí là một tiểu loại của kí văn học, gắn với tên tuổi của các nhà hoạt động xã hội,
khoa học, nghệ thuật. “Hồi” có nghĩa là quay lại, trở lại; “kí” có nghĩa là ghi
chép. Hồi kí có nghĩa là ghi lại những sự việc, sự kiện thuộc về quá khứ đã đi
qua, nó là phần hồi ức, kỉ niệm sâu đậm của người viết. Có nhiều quan niệm
khác nhau về thể hồi kí, được trình bày trong một số công trình như Từ điển
thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên),
150 thuật ngữ văn học (Lại Nguyên Ân), Từ điển tường giải và liên tưởng Tiếng
Việt (Nguyễn Văn Đạm), Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê). Hầu hết các tác giả
trong các công trình này đều cho rằng: Hồi kí là một thể loại thuộc loại hình kí,
kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc
chứng kiến, có mối quan hệ với thời đại. Trong công trình Kí và giảng dạy kí,
tác giả Hoàng Như Mai viết: “Hồi kí ghi lại những sự việc đã qua, nhưng những
sự việc ấy không phải thuộc vào một thời kì lịch sử xa xôi mà phải gần gũi, có
liên quan khá mật thiết với hiện tại. Hồi kí thường là do những người đang còn
sống kể lại” [100; tr.218]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử xem hồi kí là “thể loại
ghi chép các sự kiện quá khứ đã trải qua do đương sự thực hiện, cũng là một
35
hình thức văn học riêng tư, mình nói về mình, một dạng tự truyện của tác giả.
Hồi kí cung cấp những tư liệu của quá khứ mà đương thời chưa có điều kiện nói
được” [135; tr.379-380]. Trong công trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ
biên), các tác giả quan niệm: “Hồi kí là một thể văn quan trọng. Người viết hồi
kí kể lại những điều mình có dịp quan sát hoặc nghe trực tiếp, những sự việc và
con người để lại ấn tượng sâu sắc, gắn bó với những kỉ niệm riêng, nhưng đồng
thời lại có nội dung xã hội phong phú. Thời điểm câu chuyện xảy ra thuộc về
một quá khứ gần gũi và có nhiều liên hệ với cuộc đời hiện tại” [36; tr.230].
Trong công trình Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên), mặc dù các tác giả
không đưa ra định nghĩa cụ thể về hồi kí nhưng người đọc vẫn hình dung: “Hồi
kí với đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những sự
việc trong quá khứ. Hồi kí có thể nặng về người hay việc, có thể theo dạng kết
cấu - cốt truyện hoặc dạng kết cấu - liên tưởng” [99; tr.436]. Trong công trình Lí
luận văn học, các tác giả Lê Lưu Oanh, Phạm Đăng Dư cho rằng: “Chủ thể trần
thuật trong hồi kí phải là người trong cuộc, người đã sống, trải nghiệm và là
nhân vật chínhHồi kí có thể là những chuyện đời tư, cá nhân, thường là của
những người phần nào nổi tiếng” [124; tr.219]. Tác giả Nguyễn Ngọc Thiện
trong bài viết Hồi kí văn học trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại cho
rằng: “Hồi kí là một thể tài kí văn học được các nhà văn sử dụng để ghi chép, tái
hiện, trần thuật lại, kể lại từ ngôi thứ nhất - ngôi tác giả với cái tôi của anh ta -
một cách trung thực và chọn lọc những việc đã xảy ra cùng những người có liên
quan với tác giả, với nghề văn và đời sống văn chương trong quá khứ mà bản thân
tác giả đã chứng kiến, cùng sống và tham dự” [151]. Như vậy, có rất nhiều ý kiến
khác nhau của các nhà nghiên cứu về quan niệm hồi kí nhưng chúng tôi cho rằng:
Hồi kí ghi chép lại những sự kiện trong quá khứ, tác giả viết hồi kí thường là có tên
tuổi. Hồi kí gắn với những trải nghiệm của nhà văn, những câu chuyện của họ
hoặc của những người xung quanh qua trường quan sát của chủ thể sáng tác.
So với nhật kí, tự truyện; hồi kí vừa có điểm tương đồng vừa có điểm khác biệt.
Hồi kí và nhật kí đều có điểm giống nhau ở hình thức giãi bày, tâm sự và
chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử. Tuy nhiên, giữa hồi kí và nhật kí
36
cũng có những điểm khác nhau. Về đối tượng sáng tác, nhật kí là loại thông
dụng, phổ biến, tất cả đối tượng nếu có nhu cầu đều có thể viết nhật kí còn tác
giả viết hồi kí thường là có tên tuổi, hồi kí gắn với các nhà hoạt động xã hội,
khoa học, nghệ thuậtVề ngôi trần thuật, nhật kí là thể loại mang tính chất cá
nhân riêng tư, tác giả hay nhân vật của cuốn nhật kí thường ở ngôi thứ nhất,
người viết luôn là trung tâm. Ở hồi kí, ngôi trần thuật có thể là tác giả hoặc trao
cho các nhân vật trong tác phẩm. Về trình tự thời gian, hình thức của nhật kí
theo thời gian tuyến tính. Người viết nhật kí bao giờ cũng tôn trọng trật tự biên
niên của sự việc ghi chép nhật kí. Còn hồi kí kể về những việc đã xảy ra, từ
điểm nhìn hiện tại kể về quá khứ (thời gian ngược chiều). Bên cạnh đó, nhật kí
thường chỉ ghi lại những sự kiện, những cảm nghĩ “vừa mới xảy ra” chưa lâu,
nhật kí có tính thời sự và thường dang dở, ít khái quát, bởi thời gian sống và viết
gần như đồng thời còn hồi kí có tính tổng kết và lí giải. Nếu hồi kí viết ra nhằm
giãi bày, thú nhận với người khác thì nhật kí là lối viết thầm kín cho riêng mình,
có tính riêng tư. Hồi kí có ý định công bố còn nhật kí thì không hoặc chưa.
Hồi kí và tự truyện đều là những thể văn xuôi kể về cá nhân, viết về những
gì thuộc quá khứ nhưng hai thể loại này không hoàn toàn trùng khít. Tác giả nổi
tiếng người Mỹ Gore Vidal đã chỉ ra sự khác nhau: “Một cuốn hồi kí là cách
người ta nhớ về cuộc đời của chính mình, trong khi cuốn tự truyện là lịch sử, đòi
hỏi phải nghiên cứu, ngày tháng, sự kiện được kiểm tra hai lần” [197]. Tác giả
Hoàng Như Mai cũng nhận thấy những điểm khác nhau cơ bản giữa hồi kí và tự
truyện là “tự truyện thiên về kể lại những chuyện thân mật, bình thường nhiều
hơn mà hồi kí thì thiên về những sự kiện có tính lịch sử. Cũng do đặc điểm này,
mà sự hư cấu trong tự truyện có thể xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người
viết. Cho nên nói về giá trị lịch sử thì hồi kí hơn tự truyện, nhưng đứng về tính
chất văn học thì tự truyện có thể hơn hồi kí vì tự truyện thuộc phạm trù của
truyện” [100; tr.218]. Hồi kí và tự truyện khác nhau ở một số điểm cơ bản. Về
đối tượng phản ánh, tâm điểm của hồi kí là thế giới bên ngoài, là cuộc sống và
con người ở một thời kì lịch sử nào đó, là quan sát của cá nhân trước chuyển
động của lịch sử. Hồi kí không nhất thiết kể về cái tôi mặc dù tôi là người chứng
37
kiến. Hồi kí hoàn toàn có thể là chuyện về những người khác do tác giả trực tiếp
chứng kiến hoặc nghe kể lại. Mục đích của hồi kí là cung cấp những tư liệu của
quá khứ mà đương thời chưa có điều kiện để nói ra, hồi kí vừa mang tính hướng
nội và hướng ngoại. Còn tự truyện, mang tính hướng nội, tác giả - người kể
chuyện - nhân vật là một, tự truyện lấy cuộc đời của nhân vật làm đối tượng
chính, khám phá tự họa gương mặt của mình qua hồi ức, tâm điểm của tự truyện
là cái tôi cá nhân của người viết. Về yếu tố sự thật và hư cấu, hồi kí đòi hỏi sự
chính xác của sự kiện và những đánh giá khách quan của người viết hồi kí. Tự
truyện quan tâm đến nhiều hơn giá trị nghệ thuật nên được quyền sử dụng các
chi tiết tiểu sử như chất liệu để tái tạo quá khứ, nhào nặn hiện thực theo mục
đích ý đồ của nhà văn, cho phép nhà văn hư cấu để tạo nên những hình tượng
hoàn chỉnh. Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa hồi kí và tự truyện ở chỗ: tư
duy hồi kí là tư duy vừa hướng nội vừa hướng ngoại, tư duy tự truyện là tư duy
hướng nội.
2.1.2.2. Đặc trưng thể hồi kí
Đặc trưng cơ bản của hồi kí là cốt lõi sự thật và giải mã sự thật, không hư
cấu, không có cốt truyện, dựa trên sự hồi tưởng kí ức một cách chân thực. Tác
giả viết hồi kí là người trong cuộc, kể lại những việc đã xảy ra trong quá khứ mà
bản thân mình là người tham dự hoặc chứng kiến thậm chí lấy chất liệu từ cuộc
đời của chính mình nên nội dung phản ánh mang tính xác thực cao. Mặc dù hồi
kí viết về những sự kiện, con người quá khứ nhưng lại giàu tính thời sự ở chỗ nó
hướng tới cái hiện tại chưa hoàn kết và có đường dây liên kết với đời sống
đương đại. Hồi kí góp phần trả lời câu hỏi cho đời sống đương đại và soi sáng
cho hiện tại. Hồi kí là thể loại được nhiều nhà văn lựa chọn sáng tác do đặc
trưng của nó là đáp ứng được tối đa nhu cầu tái hiện bức tranh chân thực đời
sống xã hội, lịch sử một thời đã qua. Phản ánh và bám sát “người thật, việc thật”
trong đời sống xã hội là một nguyên tắc, là “lẽ sống” của hồi kí. Hồi kí tôn trọng
sự thật nhưng không có nghĩa nhà văn sao chụp nguyên xi con người, cuộc sống
ở ngoài đời thực đưa vào trong tác phẩm mà phải là những sự thật có tính đại
diện, có độ hấp dẫn nhất định với sự tò mò của độc giả. Hồi kí đảm bảo tính
38
chân thực theo cách riêng của nhà văn vừa tôn trọng sự thật trong quá khứ, vừa
thành thật với chính suy nghĩ, cảm xúc của chính mình. Việc phản ánh “người
thật, việc thật” trong hồi kí không tách rời với nhu cầu khám phá đời sống tạo
nên cái nhìn đa chiều về cuộc đời và con người. Đây là nét đặc trưng trong sự
thật của hồi kí, là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn riêng của thể loại này. “Người thật,
việc thật” trong cuộc sống và “người thật, việc thật” trong tác phẩm có thể thống
nhất tương ứng nhưng không thể đồng nhất và trùng khít là một. Sự thật xảy ra
trong quá khứ có độ lùi khá xa nên người chứng kiến không thể nhớ lại tường
tận mọi diễn biến sự việc, không thể bao quát hết do vậy hồi kí khó tránh khỏi
tính chủ quan của người kể chuyện. Cách kể chuyện trong hồi kí theo dòng hồi
tưởng của tác giả, tác giả nhớ đến đâu kể đến đó. Tác giả có thể hồi tưởng lại
quá khứ theo trật tự thời gian tuyến tính từ quá khứ xa đến quá khứ gần. Tuy
nhiên, trong tác phẩm hồi kí, dòng hồi ức có thể bị đảo lộn không theo quy luật
khách quan mà chịu sự tác động của ý thức tác giả.
Hình tượng tác giả là vị trí trung tâm nổi bật của hồi kí. Nhà văn là người
sáng tạo ra thế giới nghệ thuật. Mỗi tác phẩm bao giờ cũng lưu lại dấu ấn, phong
cách, tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn. Nếu cái tôi thứ nhất của tác giả
là cá... thể loại
vừa là sự nhận diện cách “hòa trộn”, xóa mờ “lằn ranh” thể loại, từ đó góp thêm
một số kiến thức lí luận thể loại, gợi mở một số vấn đề đối với thực tiễn sáng tạo và
tiếp nhận tiểu thuyết, hồi kí Việt Nam hiện đại. Qua đó, người đọc thấy được nét
khác biệt, đặc sắc trong phong cách sáng tác văn xuôi của Tô Hoài so với các
nhà văn cùng thời, góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí của một nhà văn lão
thành trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
2. Tô Hoài là nhà văn đã có những đóng góp nhiều mặt đối với sự phát triển
của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp sáng tác của ông chia thành ba chặng:
trước 1945, 1945 - 1985, 1986 đến nay. Ở mỗi giai đoạn, tiểu thuyết và hồi kí
Tô Hoài đã đạt được thành tựu quan trọng, đáng chú ý. Ở giai đoạn trước 1945,
Tô Hoài là một cây bút hiện thực đáng chú ý trong nền văn xuôi Việt Nam hiện
đại. Ở giai đoạn 1945 - 1985, thành tựu của Tô Hoài đạt được ở tiểu thuyết viết
về vùng ngoại thành Hà Nội và miền núi với khuynh hướng hiện thực xã hội chủ
nghĩa. Ở giai đoạn sau 1986, tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài đã đi sâu vào con
149
người dưới góc nhìn đời tư. Qua các tác phẩm Mười năm (1958), Miền Tây
(1967), Cát bụi chân ai (1992), Chiều chiều (1999), Ba người khác (2006), Tô
Hoài đã cho thấy sự đổi mới tư duy nghệ thuật từ quan niệm nghệ thuật về con
người đến hình thức và bút pháp nghệ thuật, qua đó mang đến người đọc một nhãn
quan mới về con người ở hiện tại và quá khứ cùng một phương thức biểu hiện mới.
Tô Hoài chính là tấm gương lao động miệt mài, không ngơi nghỉ của một nhà văn
tài năng, có nhiều cống hiến cho nền văn xuôi hiện đại và đương đại.
3. Tiểu thuyết và hồi kí là hai thể loại tiêu biểu cho văn phong, quan niệm
nghệ thuật và chính là ưu thế, sở trường của nhà văn Tô Hoài. Hai thể loại này ở
giai đoạn sau 1945 có đặc điểm riêng. Với tiểu thuyết, Tô Hoài đã khẳng định
được ưu thế vượt trội của mình trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, các kiểu kết
cấu từ truyền thống đến hiện đại, giọng điệu trần thuật đặc sắc. Với thể hồi kí,
Tô Hoài đã xây dựng được hình tượng tác giả qua cái nhìn nghệ thuật về đời
sống xã hội ở thời kì cải cách ruộng đất, về không khí sáng tác văn học căng
thẳng thời kì Nhân văn - Giai phẩm và sự tự thể hiện “cái tôi” tác giả thành hình
tượng tác giả. Nhà văn đã thành công trong việc khắc họa chân dung các văn
nghệ sĩ cùng thời ở cự li gần, ở góc nhìn đời tư, những con người nhỏ bé, đời
thường, bình dị đến từ mọi miền quê. Nổi bật trong hồi kí Tô Hoài sau 1945 là
sự đan xen giữa giọng điệu giễu nhại, hóm hỉnh, hài hước và giọng trữ tình, sâu
lắng. Sự phong phú và đan xen nhiều giọng điệu khác nhau trong hồi kí Tô Hoài
giúp cho nhà văn phản ánh nội dung từ nhiều chiều, nhiều góc độ. Tất cả những
điều đó làm nên sức sống lâu bền và độ hấp dẫn cho những trang tiểu thuyết và
hồi kí của Tô Hoài.
4. Sự biến đổi của tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 diễn ra ở bề mặt
thi pháp thể loại nhưng không làm mất đi đặc trưng riêng mà thể hiện sự năng
động, tươi mới, hiện đại của từng thể loại. Nhìn từ phương thức thể hiện của hồi
kí, người đọc nhận thấy chất tiểu thuyết đã thâm nhập vào hồi kí. Việc sử dụng
các kiểu kết cấu trần thuật và điểm nhìn trần thuật linh hoạt đã góp phần tích cực
và hiệu quả tạo nên âm điệu văn xuôi phức hợp, giàu tính hiện đại. Nhìn từ
phương thức thể hiện của tiểu thuyết, người đọc nhận thấy chất hồi kí đã thâm
150
nhập vào tiểu thuyết. Việc sử dụng những chi tiết tiểu sử, chất liệu đời tư của
nhà văn, người kể chuyện mang hình bóng tác giả, kết cấu truyện theo dòng ý
thức của nhân vật đã góp phần tạo nên cho câu chuyện sinh động như những kí
ức đầy nhân văn của con người, số phận các nhân vật hiện lên một cách gần gũi,
chân thực. Sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 cho
thấy bút lực và tiềm năng sáng tạo dồi dào, bền bỉ của Tô Hoài. Có thể nói rằng,
chính sự tương tác ấy đã góp phần làm nên diện mạo độc đáo cho tiểu thuyết,
hồi kí Tô Hoài trong bức tranh đời sống văn học Việt Nam hiện đại.
Sự cần mẫn, không ngừng học hỏi, tích lũy, tự vượt mình để sáng tạo đã
làm nên bản lĩnh và tài năng nghệ thuật của Tô Hoài. Trong quá trình sáng tác,
nhà văn đã tìm cho mình một lối viết, một giọng điệu, một phong cách nghệ
thuật và con đường riêng. Trên diễn đàn văn xuôi dân tộc, Tô Hoài đã có được
một vị trí trang trọng, xứng đáng, khẳng định vị thế của mình trong hành trình
văn xuôi xuyên hai thế kỉ.
151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Bài viết: Ngôn ngữ trần thuật trong hồi kí “Cát bụi chân ai” và “Chiều chiều”
của Tô Hoài, đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 407 tháng 5/2018
2. Bài viết: Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại - tổng
quan về tình hình nghiên cứu, đăng trên Tạp chí Khoa học trường Đại học Thủ
đô Hà Nội, số 26 tháng 10/2018
3. Bài viết: Chất thơ trong tiểu thuyết Miền Tây của nhà văn Tô Hoài, đăng trên
Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Học viện khoa học xã hội, số 5 năm 2019
4. Bài viết: Chân dung một số nhân vật trong hồi kí Tô Hoài, đăng trên Tạp chí
Khoa học trường Đại học Thủ đô Hà Nội, số 34 tháng 10/2019
5. Bài viết: Chất hồi kí trong tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945, đăng trên Tạp chí
Khoa học trường Đại học Thủ đô Hà Nội, số 36 tháng 12/2019
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Kiều Anh (2005), Lí luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu,
phê bình Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn.
2. Phạm Thị Lan Anh (2008), Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam hiện đại, Luận
văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
3. Trương Thị Kim Anh (2017), Đôi nét về đổi mới tư duy nghệ thuật trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại, Tạp chí Khoa học, Đại học Đồng Nai, số 07.
4. Thái Phan Vàng Anh (2010), Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại, ngày 19/12, nguồn
in-van-hoa/giong-dieu-tran-thuat-trong-tieu-thuyet-viet-nam-duong-dai.
5. Thái Phan Vàng Anh (2010), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
6. Trần Hoài Anh (2009), Tiểu thuyết trong quan niệm của lý luận phê bình
văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975, ngày 30/12, nguồn
https://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=11795.
7. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
8. Phạm Đình Ân (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà
Nội.
9. M. Bakhatin (1998), Những vấn đề thi pháp của Đốtxtôiépxki (Người dịch:
Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn), Nxb Giáo dục.
10. M. Bakhatin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh
Cư (tuyển dịch và dịch từ nguyên bản tiếng Nga), Nxb Hội nhà văn.
11. Kate Hamburger (2004), Logic học về các thể loại văn học, Vũ Hoàng Địch,
Trần Ngọc Vương dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Lê Huy Bắc (1998), Giọng điệu và giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam
hiện đại, Tạp chí Văn học, số 9.
13. Vũ Bằng (1955), Khảo về tiểu thuyết, Phạm Văn Tươi xuất bản, Sài Gòn.
153
14. Nguyễn Phú Bình (1996), Bản sắc dân tộc miền núi trong “Truyện Tây
Bắc” và “Miền Tây” của Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư
phạm, Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995: Những đổi mới
cơ bản, Nxb Giáo dục.
16. Nguyễn Thị Bình (2013), Đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại: lối viết
hậu hiện đại (trong sách Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam), Nxb Tri thức,
Hà Nội.
17. Lê Thị Biên (2007), Chiều chiều và những đặc sắc về thể tiểu thuyết - tự
truyện của Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
18. Huyền Chiêu (2014), Nỗi buồn khi đọc lại “Ba người khác” của Tô Hoài,
nguồn:
19. Bùi Thị Chuyên (2013), Tiểu thuyết viết về nông thôn sau 1975 (khảo sát
qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng), Luận văn Thạc sĩ Văn
học Việt Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
20. Phạm Việt Chương (1989), Những gương mặt – chân dung văn học Tô
Hoài, Báo Văn Nghệ, số 04.
21. Nguyễn Văn Dân (2012), Con người và văn hóa Việt Nam thời kỳ Đổi mới,
Nxb Khoa học, Hà Nội.
22. Ngô Thị Ngọc Diệp (2013), Hồi kí trong Văn học Việt Nam từ sau Cách
mạng tháng 8/1945 đến nay, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà
Nội.
23. Lê Tiến Dũng (2002), Lí luận văn học (phần Tác phẩm văn học), Nxb Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Hoàng Thị Duyên (2018), Đặc trưng cơ bản của nhật kí với tư cách là một
thể loại văn học, ngày 24/9,
nguồn
n-cua-nhat-ki-voi-tu-cach-la-mot-the-loai-van-hoc-109.html.
25. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng Tiếng Việt,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
154
26. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện
đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Phan Cự Đệ (1979), Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Đại học và Trung
học chuyên nghiệp.
28. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
29. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
30. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Tô Hoài, người sinh ra để viết, Tạp chí nghiên
cứu Văn học, số 9.
31. Nguyễn Đăng Điệp (2016), Một số vấn đề Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb
Khoa học xã hội
32. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học.
33. Hà Minh Đức (1987), Tuyển tập Tô Hoài, tập I, Nxb Văn học.
34. Hà Minh Đức (2007), Tô Hoài đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học.
35. Hà Minh Đức (2010), Tô Hoài: Sức sáng tạo của một đời văn, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
36. Hà Minh Đức (chủ biên, 2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
37. Hoàng Minh Đức (2010), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Tô Hoài
sau 1945, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
38. Hoàng Cẩm Giang (2008), Các khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết
Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn cấu trúc thể loại, Luận án Tiến sĩ Văn học,
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
39. Hoàng Cẩm Giang (2013), Vấn đề thể loại và ranh giới thể loại trong tiểu
thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI,
https://phebinhvanhoc.com.vn/van-de-the-loai-va-ranh-gioi-the-loai-trong-mot-s
o-tieu-thuyet-viet-nam-dau-the-ki-xxi/.
40. M.Gulaiev (19820, Lí luận văn học, Nxb Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, Hà Nội.
155
41. Lê Thị Hà (2007), Nghệ thuật trần thuật trong hồi kí Tô Hoài, Luận văn
Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Vinh.
42. Nguyễn Hoàng Hà (2009), Cái nhìn, không gian và thời gian nghệ thuật
trong hồi kí của Tô Hoài (qua hồi kí “Cát bụi chân ai” và “Chiều chiều”), Luận
văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
43. Trần Thị Thu Hà (2013), Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết của Tô
Hoài, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
44. Trần Thanh Hà (2011), Quan niệm của Milan Kundera về tiểu thuyết qua lí
luận và thực tiễn sáng tác, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học xã hội.
45. Xuân Thị Nguyệt Hà (2001), Thủ pháp miêu tả trong tuyển tập “Miền Tây”
của Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Hải (2012), Nhân vật tuổi trẻ trong bộ ba tiểu thuyết của Tô
Hoài: “Quê người” (1942); “Mười năm” (1958); “Quê nhà” (1981), Luận văn
Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
47. Nguyễn Đức Hạnh (2004), Tiểu thuyết Việt Nam thời kì 1965 - 1975 nhìn
từ góc độ thể loại, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
48. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2009), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
49. Lê Thị Thúy Hằng (2010), Khuynh hướng tự thuật trong tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỷ XXI, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
50. Dương Thị Thu Hiền (2007), Tô Hoài với hai thể văn: chân dung và tự
truyện, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm, Đại học Thái
Nguyên.
51. Đinh Thị Thu Hiền (2007), Đặc điểm tiểu thuyết Tô Hoài, Luận văn Thạc
sĩ Khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
52. Lê Minh Hiền (1998), Tìm hiểu hồi kí Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ, Đại học
Sư phạm Hà Nội.
53. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Tập bài giảng nghiên cứu văn học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
54. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn.
156
55. Đỗ Đức Hiểu (2003), Từ điển Văn học, Tập 2, Nxb Khoa học xã hội.
56. Đỗ Văn Hiểu, Vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu hình thái thể
loại tiểu thuyết, ngày 8/5/2017, nguồn
efault.aspx.
57. Trần Thị Hồng Hoa (2016), Chất tiểu thuyết trong hồi ký thời kỳ Đổi mới,
Hội nghị lý luận phê bình lần thứ IV Văn học 30 năm đổi mới.
58. Trần Thị Hồng Hoa (2017), Hồi kí trong Văn học Việt Nam giai đoạn từ
1975 đến nay nhìn từ đặc trưng thể loại, Luận án Tiến sĩ Văn học, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
59. Mai Thị Khánh Hòa (2017), Giao thoa thể loại trong hồi kí Tô Hoài (qua
Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Chuyện cũ Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Lí luận văn
học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
60. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo
dục Hà Nội.
61. Nguyễn Thị Hoài (2018), Chất trào lộng trong hồi kí - tự truyện của Tô
Hoài, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội
62. Tô Hoài (1960), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà
Nội.
63. Tô Hoài (1997), Sổ tay viết văn, Nxb Mới.
64. Tô Hoài (1997), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học, Hà
Nội
65. Tô Hoài (1985), Tự truyện, Nxb Văn học, Hà Nội.
66. Tô Hoài (1992), Cát bụi chân ai, Nxb Hội nhà văn.
67. Tô Hoài (1997), Cỏ dại, Nxb Hội nhà văn
68. Tô Hoài (2005), Giăng thề, Nxb Trẻ.
69. Tô Hoài (2007), Ba người khác, Nxb Đà Nẵng.
70. Tô Hoài (2014), Chiều chiều, Nxb Hội nhà văn.
71. Tô Hoài (2015), Quê người, Nxb Văn học
72. Tô Hoài (2015), Mười năm, Nxb Hội nhà văn.
157
73. Tô Hoài (2015), Miền Tây, Nxb Văn học.
74. Tô Hoài (2015), Quê nhà, Nxb Văn học.
75. Tô Hoài (2005), Hồi kí (Cỏ dại, Tự truyện, Cát bụi chân ai, Những gương
mặt), Nxb Hội nhà văn.
76. Nguyễn Công Hoan (1997), Hỏi chuyện các nhà văn, Nxb Tác phẩm mới.
77. Mai Hoàng (2015), Tô Hoài một đời văn, ngày 20/7, nguồn
https://www.baodanang.vn/channel/5414/201507/to-hoai-mot-doi-van-2429315/
78. Nguyên Hồng (1970), Bước đường viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội.
79. Hoàng Thị Huệ (2012), Đa thanh - một đặc điểm giọng điệu của tiểu thuyết
ngắn Việt Nam những năm gần đây, ngày 3/8, nguồn
https://ambn.vn/recruit/3734/dac-diem-da-thanh-trong-giong-dieu-cua-tieu-thuy
et-ngan-viet-nam-hien-dai.html
80. Đoàn Trọng Huy (2006), Tô Hoài, Lịch sử văn học Việt Nam (tập 3), Nxb
Đại học Sư phạm Hà Nội.
81. Nguyễn Quốc Huy (2010), Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Ba người
khác của Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà
Nội.
82. Lại Thị Thu Huyền (2006), Chân dung văn học Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
83. Trương Thị Huyền (2007), Đặc trưng của thể loại hồi kí Tô Hoài, Luận
văn Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội
84. Phạm Thu Hương, Kỷ niệm 1 năm ngày mất nhà văn Tô Hoài: Nụ cười của
con người đầy bản lĩnh, ngày 20/10/2015, nguồn
https://anninhthudo.vn/giai-tri/ky-niem-1-nam-ngay-mat-nha-van-to-hoai-nu-cu
oi-cua-con-nguoi-day-ban-linh/622443.antd.
85. Nguyễn Quang Hưng (2016), Đặc điểm hồi kí Văn học Việt Nam từ 1975
đến 2000, Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam, Đại học Huế.
86. Ma Văn Kháng (2009), Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương,
Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
158
87. V.Kôginốp (1963), Các loại hình nghệ thuật, Bùi Thế Khánh dịch, Nxb
Văn hóa nghệ thuật.
88. M. Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Đà
Nẵng.
89. Thạch Lam (1962), Theo giòng, Nxb Đời nay, Sài Gòn.
90. Cao Kim Lan (2015), Tác giả hàm ẩn trong tu từ học tiểu thuyết, Nxb Văn
học.
91. Cao Kim Lan (2019), Ma thuật của truyện kể - Tự sự học và những diễn
giải văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội.
92. Phạm Ngọc Lan (2006), Tự truyện và sự thể hiện cái tôi cá nhân trong văn
học Việt Nam hiện đại trong sách Bình luận văn học, Hội nghiên cứu và giảng
dạy văn học TP. Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Sài Gòn.
93. Tôn Phương Lan (2015), Tô Hoài viết về Nguyễn Tuân, ngày 30/7, nguồn
https://nhandan.com.vn/vanhoa/item/27027202-to-hoai-viet-ve-nguyen-tuan.htm
l.
94. Tôn Phương Lan (2015), Tô Hoài và bạn văn qua hồi kí, ngày 19/7, nguồn
95. Phong Lê (giới thiệu), Vân Thanh (tuyển chọn, 2000), Tô Hoài về tác gia
và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
96. Nguyễn Văn Long (chủ biên, 2012), Văn học Việt Nam hiện đại (Tập II, Từ
sau Cách mạng tháng Tám 1945), Nxb Đại học Sư phạm.
97. Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên, 2009), Văn học Việt
Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục.
98. Nguyễn Văn Long, Tô Hoài và một phong cách tiểu thuyết, ngày
13/10/2009, nguồn
https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/to-hoai-mot-nguoi-ha-noi-bai-2-to-hoai-va-mo
t-phong-cach-tieu-thuyet-n20091012024323970.htm.
99. Phương Lựu (chủ biên, 2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
100. Hoàng Như Mai (1971), Kí và giảng dạy kí, Vấn đề giảng dạy tác phẩm
văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục.
159
101. Văn Thị Mai (2007), Phong cách tiểu thuyết Tô Hoài (khảo sát qua các
tiểu thuyết “Quê người”, “Mười năm”, “Ba người khác”), Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
102. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và
phong cách, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
103. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), “Khải luận” in trong Tổng tập văn học Việt
Nam, tập 32, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
104. Trần Hoa Minh, Tô Hoài trở lại với “Ba người khác”, Nguồn:
105. Mai Thị Nga (2012), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài, Luận
văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
106. Mạc Thị Nga (2011), Màu sắc tự truyện trong tiểu thuyết Tô Hoài (qua
“Quê người”, “Mười năm”, “Quê nhà”, “Ba người khác”), Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
107. Nguyễn Thúy Nga (2006), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài qua hồi kí
“Cát bụi chân ai” và “Chiều chiều”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ Văn, Đại
học Sư phạm Hà Nội.
108. Vũ Thùy Nga (2016), Ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài,
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
109. Nguyễn Dung Nghi (2013), Hình tượng tác giả trong hồi kí Tô Hoài thời
kì đổi mới, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
110. Phạm Duy Nghĩa (2014), Miền núi của Tô Hoài, ngày 11/8, nguồn
111. Nguyên Ngọc dịch (2001), Tiểu luận, Milan Kundera, Nxb Văn hóa
thông tin và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
112. Nguyên Ngọc (2009), Văn xuôi Việt Nam hiện nay – logic quanh co của
các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng (In trong Văn học Việt Nam
sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy), Nxb Giáo dục.
113. Nguyên Ngọc (2009), Tác phẩm, tập 2, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
160
114. Nguyễn Lương Ngọc (Trần Hữu Tá giới thiệu, biên soạn) (2004), Nguyên
lí văn học in trong Tuyển tập Nguyễn Lương Ngọc, Nxb Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
115. Lã Nguyên (dịch – 2013), Iu.Lotman: Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn
từ, ngày 29/3, nguồn
678%3Akt-cu-tac-phm-ngh-thut-ngon-t-iu-lotman-phn-1&catid=4188%3Avn--v
n-hc&lang=fr&site=30.
116. Nguyễn Thị Nguyên (2010), Hình tượng tác giả trong hồi kí tự truyện của
Tô Hoài, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ Văn,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
117. Vương Trí Nhàn (2002), Tô Hoài và thể hồi kí, Tạp chí Văn học, số 5.
118. Lê Thị Nhiên (2018), Hồi kí cách mạng trong văn học Việt Nam hiện đại,
Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, tập 54, số 9c.
119. Mai Thị Nhung (2005), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Luận án Tiến sĩ
Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
120. Đỗ Hải Ninh (2012), Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong Văn
học Việt Nam đương đại, Luận án Tiến sĩ Văn học, Học viện Khoa học xã hội.
121. Đỗ Hải Ninh (2018), Tô Hoài - văn chương như là cuộc đời, ngày 17/5,
nguồn
uoc-doi-12067_336.html
122. Nguyễn Thị Ninh (2012), Kết cấu tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Luận
án Tiến sĩ Ngữ Văn, Học viện Khoa học xã hội.
123. Nhiều tác giả (2002), Lịch sử văn học Việt Nam tập 3, Nxb Giáo dục.
124. Lê Lưu Oanh, Phạm Đăng Dư (2008), Lí luận văn học, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội.
125. Mai Hải Oanh (2009), Những cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam đương
đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
126. Vũ Ngọc Phan (2007), Nhà văn hiện đại, Quyển 4, Nxb Tân Dân.
161
127. Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển Ngôn ngữ, Hà
Nội
128. Trần Thị Mai Phương (2009), Nhân vật người kể chuyện trong hồi kí và
tự truyện Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn.
129. Trần Thị Mai Phương (2017), Tư duy nghệ thuật trong hồi kí Văn học
Việt Nam từ 1986 đến nay, Luận án Tiến sĩ Văn học, Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn.
130. Phạm Quỳnh (2003), Luận giải Văn học và Triết học, Nhà xuất bản
Thông tin.
131. G.N.Pôxpêlôp (chủ biên - 1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Người
dịch: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà, Nxb Giáo dục.
132. Đào Xuân Quý (2002), Nhớ lại, Nxb Thông tin, Hà Nội.
133. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
134. Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch
sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
135. Trần Đình Sử (2014), Lí luận văn học tập 2, Nxb Đại học Sư phạm Hà
Nội.
136. Trần Đình Sử (2014), Bakhtin và những vấn đề thi pháp Dostoievski của
ông, ngày 4/3, nguồn
https://trandinhsu.wordpress.com/2014/03/04/bakhtin-va-nhung-van-de-thi-phap
-dostoievski-cua-ong/.
137. Trần Đình Sử (2015), Thể loại nhật kí trong đời sống xã hội và trong văn
học, ngày 5/9, nguồn
https://trandinhsu.wordpress.com/2015/09/05/the-loai-nhat-ki-trong-doi-song-xa
-hoi-va-trong-van-hoc/.
138. Doãn Quốc Sỹ (1972), Văn học và tiểu thuyết, Nxb Sáng tạo, Sài Gòn.
139. Sylvan Barnet, Morton Berman, William Burto (Hoàng Ngọc Hiến dịch
và giới thiệu) (1992), Nhập môn văn học, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
162
140. Trần Hữu Tá (1990), Tô Hoài - Lịch sử Văn học Việt Nam 1945 - 1975,
tập 2, Nxb Giáo dục.
141. Trần Hữu Tá (2001), Tô Hoài một đời văn phong phú và độc đáo, Nxb
Trẻ.
142. Hoàng Thị Tâm (2016), Đặc điểm nghệ thuật tự truyện của Tô Hoài sau
1986, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 (102).
143. Bùi Việt Thắng (2009), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - nhìn từ góc độ
thể loại (In trong Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và
giảng dạy), Nxb Giáo dục.
144. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa thông tin
145. Bùi Việt Thắng (2019), Thi pháp tiểu thuyết hiện đại, Nxb Thanh niên.
146. Nguyễn Đình Thi (1964), Công việc của người viết tiểu thuyết, Nxb Văn
học Hà Nội.
147. Nguyễn Thành Thi (2010), Văn học thế giới mở, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ
Chí Minh.
148. Nguyễn Thành Thi, Lược đồ Văn học quốc ngữ Việt Nam trước 1945 nhìn
từ quá trình hình thành và tương tác thể loại, ngày 16/4/2013, nguồn
829%3A2013-04-15-23-09-32&catid=4188%3Avn--vn
hc&Itemid=278&lang=vi&site=3011.
149. Nguyễn Thành Thi (2019), Về xu hướng tương tác thể loại giữa tiểu
thuyết và truyện ngắn hiện đại, Tạp chí Khoa học Đại học Văn hiến, số 4.
150. Nguyễn Ngọc Thiện (2004), Sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết
hiện đại và lí luận tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trong quan
hệ với tiểu thuyết và thi pháp tiểu thuyết của nước ngoài, Việt Nam học - Kỷ
yếu Hội thảo quốc tế lần thứ 2.
151. Nguyễn Ngọc Thiện (2017), Hồi ký văn học trong dòng chảy văn học Việt
Nam hiện đại, ngày 5/12, nguồn
iet-nam-hien-dai-1512438053.html.
163
152. Trần Viết Thiện (2016), Tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam đương
đại, Chuyên luận, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
153. Trần Văn Thọ (2006), Vài cảm giác với “Chiều chiều”, Văn nghệ trẻ, số
ra ngày 30.
154. Dương Thị Hiền Thu (2004), Tô Hoài với hai thể văn; chân dung và tự
truyện, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên.
155. Nguyễn Thị Thu (2013), Số phận con người trong tiểu thuyết của Dương
Hướng, Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam, Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn.
156. Lý Hoài Thu (2002), Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học
thời kì Đổi mới, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 01.
157. Lý Hoài Thu (2006), Đồng cảm và sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội
158. Lý Hoài Thu (2008), Hồi kí và bút kí thời kì Đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu
văn học, số 10.
159. Đỗ Lai Thúy (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp (Lý thuyết chủ nghĩa
hình thức Nga), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
160. Lê Thị Lệ Thủy (2017), Hồi kí văn học (của nhà văn) trong văn học Việt
Nam hiện đại nhìn từ góc độ thể loại, Luận án Tiến sĩ Văn học, Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn.
161. Lê Hương Thủy (2014), Hiện tượng truyện ngắn tiểu thuyết hóa trong
văn học Việt Nam đương đại, Tạp chí Văn nghệ quân đội.
162. Nguyễn Thị Thu Thủy (2014), Tự truyện, hồi kí - tự truyện của Nguyên
Hồng, Hồ Dzếnh, Tô Hoài từ góc nhìn diễn ngôn nghệ thuật, Luận văn Thạc sĩ
Văn học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
163. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Điểm nhìn và ngôn ngữ trong truyện kể,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
164. Phạm Thị Thanh Thủy (2010), Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài
trước Cách mạng, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn.
164
165. Trần Thanh Thủy (2016), Hiện thực đời sống và con người trong hồi kí
“Cát bụi chân ai: của Tô Hoài, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội
2.
166. Nguyễn Thị Kim Tiến (2012), Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời
kì đổi mới, Luận án Tiến sĩ Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
167. Đặng Tiến (2012), Tổng quan về Hồi kí của Tô Hoài, ngày 1/10, nguồn
n-hoa/tong-quan-ve-hoi-ky-to-hoai.
168. Phan Văn Tiến, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2015), Lí luận văn học 2 (tác
phẩm và loại thể văn học), Đại học Tây Đô.
169. L.I.Timôfêep (1962) (Lê Đình Kỵ, Cao Xuân Hạo, Bùi Khánh Thế,
Nguyễn Hải Hà, Minh Hảo, Nhữ Thành dịch), Lí luận văn học tập 1, Nxb Văn
hóa, Viện Văn học, Hà Nội.
170. L.I.Timôfêep (1962) (Lê Đình Kỵ, Cao Xuân Hạo, Bùi Khánh Thế,
Nguyễn Hải Hà, Minh Hảo, Nhữ Thành dịch), Lí luận văn học tập 2, Nxb Văn
hóa, Viện Văn học, Hà Nội.
171. Nguyễn Thị Tỉnh (2010), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi kí
Chiều chiều và Cát bụi chân ai, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Sư phạm Hà
Nội 2.
172. Todorov (2004), Mikhail Bakhtin - Nguyên lý đối thoại, Người dịch: Đào
Ngọc Chương, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
173. Nguyễn Văn Tổng (2019), Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện
trong văn học Việt Nam thế kỉ XX, Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam, Đại học
Khoa học Huế.
174. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2016), Hiện tượng giao thoa thể loại trong
sáng tác của A.Chekhov (qua khảo sát kịch và truyện ngắn), Luận án Tiến sĩ
Văn học, Học viện Khoa học xã hội.
175. Nguyễn Thu Trang (2009), Chất trữ tình trong hồi kí Tô Hoài, Luận văn
Thạc sĩ Khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
165
176. Phạm Thị Thùy Trang (2015), Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Việt
Nam từ 1986 đến 2000, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, số 1 (66).
177. Phạm Thị Thùy Trang (2016), Tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000
nhìn từ lý thuyết tự sự, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn hóa, Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
178. Khải Trí (2014), Tô Hoài: Bậc thầy của kí họa chân dung đời thường,
ngày 7/7, nguồn
https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/to-hoai-bac-thay-cua-ky-hoa-chan-dung-doi-thu
ong-184627.html.
179. Nguyễn Minh Trường (2015), Truyện viết về đề tài dân tộc và miền núi
giai đoạn 1945-1975, Luận án Tiến sĩ Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn.
180. Nguyễn Khắc Trường (2008), Hồi ký đòi hỏi khắt khe về sự thật, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 8.
181. Lê Dục Tú (2014), Ký Việt Nam đương đại những đổi mới trong nghệ
thuật viết kí, Báo Văn nghệ, số 29.
182. Nguyễn Văn Tùng (2007), Lí luận tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỉ XX, Luận
án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
183. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, Nxb
Tri thức.
184. L.X.Vưgốtxki (1981), Tâm lí học nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
185. Nguyễn Thị Ái Vân (2011), Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của
Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh.
186. Quỳnh Vân, Nhà văn Tô Hoài: “Phải nhân lên những điều tốt đẹp”, ngày
8/7/2014, nguồn
https://baomoi.com/nha-van-to-hoai-phai-nhan-len-nhung-dieu-tot-dep/c/142542
99.epi.
166
187. Hoàng Duy Vũ (2008), Vùng cao trong văn Tô Hoài, ngày 22/4, nguồn
html.
188. Điêu Thị Tú Uyên (2018), Tiểu thuyết viết về miền núi từ sau đổi mới,
Luận án Tiến sĩ Văn học, Học viện Khoa học xã hội.
189. Đỗ Ngọc Yên, Văn học thời kì chống Pháp và Mỹ, nguồn
190. Tọa đàm về Ba người khác của Tô Hoài, ngày 6/1/2007, nguồn
191. https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoi-ky-nguyen-dang-
manh-to-hoai/
192. https://chumonglong-wordpress
com.cdn.ampproject.org/v/s/chumonglong.wordpress.com/2014/07/23/viet-nhan
h-ve-ba-nguoi-khac-cua-to-hoai/amp.
193.
TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI
194. Abrams, M.H (1993), A glossary of literary terms (sixth edition),
Harcourt Brace Jovanovich College Publishers, The United States of America.
195. Lukacs, Geory (1988), The theory of novel (Translated from the German
by Anna Bostock), Whitsable Litho Printers Ltd., The United States of
American.
196. Prince, Gerald (2003), Dictionary of narratology (revised edition),
University of Nebraska press: Lincoln and London, The United States of
American
197. https://www.liferichpublishing.com/AuthorResources/Nonfiction/Differe
nces-Between-Memoir-AutoBiography.aspx