BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN PHƢƠNG THẢO
TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT THỦY HỬ
Ở TRUNG QUỐC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN PHƢƠNG THẢO
TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT THỦY HỬ
Ở TRUNG QUỐC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Mã số: 62.22.02.45
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Trần Đình Sử
170 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Tiếp nhận tiểu thuyết thủy hử ở Trung quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Chanh
Hà Nội - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các trích dẫn khoa học và tài liệu tham khảo
đều có nguồn gốc xác thực.
Tác giả luận án
NGUYỄN PHƢƠNG THẢO
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án Tiến sĩ Ngữ văn đề tài Tiếp nhận tiểu
thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ quý báu từ nhiều cá nhân, cơ quan và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đến GS.TS.
Trần Đình Sử và PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Chanh - những người thầy đã tận
tình chỉ bảo, định hướng tôi trong việc chọn lựa đề tài, tiếp cận các phương
pháp nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu; hướng dẫn, góp ý sửa chữa cho bản luận
án này, giúp tôi hoàn thành các nhiệm vụ học tập của một nghiên cứu sinh.
Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới:
- Tổ bộ môn Văn học nước ngoài, khoa Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội
đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu, bảo vệ
Luận án đúng thời gian qui định.
- Viện Văn học - nơi tôi công tác, đã khuyến khích để tôi theo học
chương trình nghiên cứu sinh khóa 2013-2017.
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Phƣơng Thảo
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................................. 4
5. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 5
6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 6
1.1. Về lý thuyết tiếp nhận văn học ................................................................ 6
1.1.1. Khái lược về lý thuyết tiếp nhận văn học ............................................... 6
1.1.2. Về tình hình nghiên cứu, vận dụng lý thuyết tiếp nhận ........................... 8
1.1.2.1. Ở Âu - Mĩ ............................................................................................. 8
1.1.2.2. Ở Trung Quốc .................................................................................... 13
1.1.2.3. Ở Việt Nam ........................................................................................ 16
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử .................................... 19
1.2.1. Địa vị của Thủy hử trong lịch sử văn học và văn hóa Trung Quốc ......... 19
1.2.2. Tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc trước thế kỷ XX............................... 21
1.2.3. Khái lược tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay .... 26
Tiểu kết ........................................................................................................... 35
CHƢƠNG 2: TIẾP NHẬN THỦY HỬ Ở TRUNG QUỐC TỪ ĐẦU THẾ
KỶ XX ĐẾN NĂM 1949 ............................................................................... 37
2.1. Ngữ cảnh và ngƣời đọc .......................................................................... 37
2.1.1. Bối cảnh thời đại ................................................................................... 37
iv
2.1.2. Cuộc vận động Ngũ Tứ và sự nảy sinh lớp người đọc mới ................... 38
2.2. Các khuynh hƣớng tiếp nhận ................................................................ 42
2.2.1. Tiếp nhận Thủy hử dưới nguồn sáng tân văn hóa ................................ 42
2.2.1.1. Đa dạng hóa các khuynh hướng tiếp nhận ......................................... 42
2.2.1.2. Thành tựu và những giới hạn ............................................................. 54
2.2.2. Tái thể hiện trong tiếp nhận Thủy hử thời kỳ kháng Nhật .................... 57
2.2.2.1. Cảm biến chính trị và hai ngã rẽ tiếp nhận Thủy hử .......................... 57
2.2.2.2. Hiện tượng tái tạo và phóng tác Thủy hử .......................................... 59
2.2.2.3. Hiện tượng kịch chuyển thể và cải biên Thủy hử .............................. 63
Tiểu kết ........................................................................................................... 66
CHƢƠNG 3: TIẾP NHẬN THỦY HỬ Ở TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1949
ĐẾN 1980 ....................................................................................................... 67
3.1. Ngữ cảnh và ngƣời đọc .......................................................................... 67
3.1.1. Bối cảnh thời đại ................................................................................... 67
3.1.2. Sự xuất hiện các công trình nghiên cứu Thủy hử với các hướng nghiên
cứu đa dạng ..................................................................................................... 68
3.2. Các khuynh hƣớng tiếp nhận ................................................................ 72
3.2.1. Khuynh hướng giai cấp luận ................................................................. 72
3.2.1.1. Hệ thống chủ đề và sự qui chiếu về lý thuyết phản ánh .................... 73
3.2.1.2. Các phương diện nội dung ................................................................. 79
3.2.1.3. Các phương diện nghệ thuật............................................................... 85
3.2.2. Khuynh hướng xã hội học cực đoan ..................................................... 95
3.2.2.1. Nhận diện các phương hướng tiếp nhận Thủy hử thời Mao .............. 95
3.2.2.2. Chủ nghĩa Mao và hiện tượng tiếp nhận “phản tiếp nhận” ................ 96
3.2.2.3. Vị thế kẻ cầm quyền và phong trào bình luận Thủy hử ..................... 99
Tiểu kết ......................................................................................................... 103
v
CHƢƠNG 4: TIẾP NHẬN THỦY HỬ Ở TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1980
ĐẾN NAY ..................................................................................................... 104
4.1. Ngữ cảnh và ngƣời đọc ........................................................................ 104
4.1.1. Bối cảnh thời đại ................................................................................. 104
4.1.2. Thế hệ tiếp nhận mới cùng với tinh thần khai phóng, mở đường cho quá
trình nghiên cứu, tiếp nhận Thủy hử ............................................................. 107
4.1.2.1. Văn học Trung Quốc từ “phản tỉnh” đến “khai phóng”.................. 107
4.1.2.2. Tiếp nhận Thủy hử từ “phản tỉnh” đến “khai phóng” ...................... 109
4.2. Các khuynh hƣớng tiếp nhận .............................................................. 111
4.2.1. Khuynh hướng nghiên cứu mỹ học - Đề cao Chân, Thiện, Mỹ ........... 112
4.2.2. Khuynh hướng nghiên cứu văn hóa học truyền thống ........................ 117
4.2.3. Khuynh hướng nghiên cứu văn hóa đại chúng ................................... 137
4.2.3.1. Điện ảnh, âm nhạc ............................................................................ 137
4.2.3.2. Hội họa, truyện tranh........................................................................ 140
Tiểu kết ......................................................................................................... 143
KẾT LUẬN .................................................................................................. 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 149
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Khi bắt đầu xuất hiện tác phẩm văn học cũng là lúc hình thành hoạt
động thưởng thức, tiếp nhận. Trước thực tế này, bằng việc nhận thức và tiếp
thu kinh nghiệm văn học nước ngoài, tiếp nhận văn học - một lĩnh vực góp
phần tích cực vào quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ và văn học dân tộc, đã và
đang là lý thuyết được khoa lý luận văn học quan tâm nghiên cứu. Các vấn đề
cảm thụ văn học của thế hệ độc giả, tâm lý học tiếp nhận văn học, chú giải
học, cách đọc xã hội học, cách đọc “phê bình mới”, mối quan hệ giữa “tầm
đón đợi” và sự tiếp nhận, v.v... là những hạt nhân cơ bản của lý thuyết tiếp
nhận. Lý thuyết tiếp nhận ra đời như một đòi hỏi, nhu cầu tất yếu của đời
sống văn học. Một mặt, nó khẳng định tính đa nghĩa của tác phẩm dựa trên sự
đánh giá khác nhau trong quan điểm, tư tưởng, tình cảm, trình độ của người
đọc, giới đọc, thế hệ đọc,... mặt khác nó làm thay đổi, chuyển hóa vai trò, ý
nghĩa của tác phẩm và người đọc, đưa người đọc vào vị trí trung tâm trong
mối quan hệ ba chiều: tác giả - tác phẩm - người đọc. Như vậy, nếu coi sáng
tác và tiếp nhận là hai lĩnh vực cơ bản của đời sống văn học thì lý thuyết tiếp
nhận văn học thực chất là một nửa của lý luận văn học.
Trong cái nhìn của lý thuyết tiếp nhận, nhà văn, người đọc, nhà nghiên
cứu, phê bình văn học đã tự tìm cho mình những thể nghiệm mới, những cách
hình dung, cách hiểu về tác phẩm sâu sắc, đa dạng, phức tạp hơn. Ở Việt Nam
từ nhiều thập kỷ trước, lý thuyết tiếp nhận đã được đề cập đến song phải đến
giai đoạn Đổi mới (1986), tiếp nhận văn học mới thực sự được nghiên cứu,
triển khai rộng rãi.
1.2. Nghiên cứu quan hệ văn học Việt - Trung; giới thiệu văn học
Trung Quốc để nhận diện văn học dân tộc; so sánh, phân tích, lý giải cơ bản,
tổng quát và cụ thể về tình hình tiếp nhận, dịch thuật các tác phẩm văn học
2
Trung Quốc ở Việt Nam... là những vấn đề có tính thời sự khoa học. Tính đến
thời điểm này, đã có hàng ngàn tác phẩm văn học Trung Quốc cổ kim được
dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Để các tác phẩm văn học Trung Quốc đến gần
với bạn đọc Việt Nam hơn thì công tác nghiên cứu, luận bàn, tiếp nhận được
đặt ra như một đòi hỏi, yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết. Với từng trường hợp
tác phẩm cụ thể, mà ở đây là Thủy hử, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra xu thế và
quá trình vận động, diễn tiến, biến đổi. Trong lịch sử văn học Trung Quốc,
Thủy hử là tác phẩm có quy mô lớn và tiêu biểu nhất về đề tài nội chiến và
khởi nghĩa nông dân. Tác phẩm này được liệt vào “tứ đại kỳ thư”, được nhiều
người yêu thích và được quan tâm nghiên cứu một cách bài bản, kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, việc tiếp nhận Thủy hử kể từ khi tác phẩm ra đời (thế kỷ XIV) đến
nay cũng có nhiều cách đánh giá, bình luận khác biệt, thậm chí trái ngược
nhau. Nhìn toàn diện quá trình tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc, có thể nói đó
là sự kết hợp giữa lý luận Trung Quốc và phương Tây, bao gồm cả xu hướng
đa nguyên, xu thế độc tôn, mở rộng và ngày càng phát triển năng lực “tự ý
thức” về chính lịch sử tiếp nhận Thủy hử. Bên cạnh đó, nghiên cứu Thủy hử
luôn luôn chấp nhận việc vận dụng các phương pháp tiếp cận và lý thuyết
mới. Vì vậy, trên nhiều phương diện, việc nghiên cứu, tiếp nhận Thủy hử ở
Trung Quốc so với các tiểu thuyết cổ điển khác có phần đa dạng, nổi trội hơn.
Mỗi thời đại, với những thay đổi về tầm nhận thức, tầm văn hóa sẽ tất
yếu nảy sinh những cách tiếp nhận, cách hiểu khác nhau về một tác phẩm văn
học. Tiếp nhận Thủy hử trước thế kỷ XX cơ bản là việc đề cao sự độc đáo,
nghệ thuật trác tuyệt trong việc miêu tả hình tượng nhân vật điển hình và phê
phán hiện thực xã hội, tuy nhiên, chưa có nhiều kiến giải, luận bình và chưa
định hình những phương pháp nghiên cứu tiếp nhận. Chỉ đến giai đoạn từ đầu
thế kỷ XX đến nay, tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc mới hình thành những
xu hướng cụ thể, rõ ràng. Chính thực tiễn trên của nền nghiên cứu, lý luận,
3
phê bình văn học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế đã
thôi thúc người viết thực hiện đề tài Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung
Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tìm hiểu một số vấn đề về lý thuyết tiếp nhận.
+ Tìm hiểu hoàn cảnh, cách thức, xu hướng tiếp nhận Thủy hử ở Trung
Quốc qua các thời kỳ lịch sử.
+ Nghiên cứu, đánh giá, phân tích, thống kê, tổng hợp, lý giải nhằm
nhận diện một cách cơ bản, tổng quát và cụ thể về tình hình tiếp nhận Thủy hử
ở Trung Quốc (tiếp nhận trên các phương diện tác giả, văn bản, tác phẩm, nội
dung, nghệ thuật và các xu hướng, cách thức tiếp nhận).
+ Tập trung làm sáng tỏ những ý kiến, nhận định, đánh giá, tiếp nhận
Thủy hử ở Trung Quốc.
+ Đưa ra một số so sánh, nhận định về tình hình tiếp nhận Thủy hử ở
Trung Quốc và Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Lý thuyết tiếp nhận và định hướng vận dụng lý thuyết tiếp nhận.
+ Nghiên cứu “sự nghiên cứu” và tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở
Trung Quốc qua các giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Nhận diện lý thuyết tiếp nhận.
+ Văn bản tác phẩm Thủy hử (bản dịch và nguyên tác).
+ Lịch sử nghiên cứu và tiếp nhận Thủy hử.
+ Nguồn tư liệu: 1) Các công trình nghiên cứu Thủy hử của các học giả
Trung Quốc; 2) Các tài liệu nghiên cứu Thủy hử ở Trung Quốc được dịch ở
Việt Nam; 3) Các công trình nghiên cứu, giáo trình, chuyên khảo của các học
4
giả Việt Nam; 4) Công trình nghiên cứu chọn lọc của học giả nước ngoài; 5)
Nguồn tài liệu mạng Internet.
Vấn đề tiếp nhận có phạm vi rộng lớn bao gồm tiếp nhận cả trong lĩnh
vực phê bình - nghiên cứu; giảng dạy và sáng tác. Tuy nhiên, luận án chỉ đặt
vấn đề tìm hiểu trong lĩnh vực phê bình - nghiên cứu văn học.
4. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX
đến nay dựa trên cơ sở vận dụng lí thuyết tiếp nhận. Trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phương pháp này giúp hệ thống các
nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu lịch sử vấn đề và các giai đoạn tiếp
nhận Thủy hử ở Trung Quốc. Ngoài ra, còn giúp khảo sát một cách cơ bản, có
hệ thống những ý kiến, quan điểm, những đánh giá, luận giải về Thủy hử.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là những phương pháp phục vụ
cho việc đi sâu nghiên cứu tác phẩm về mặt văn bản, tác giả, nội dung, nghệ
thuật, kết cấu... Qua phân tích, tổng hợp chúng tôi có điều kiện mở rộng
nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc trong từng giai đoạn tiếp nhận.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu tiếp
nhận Thủy hử ở Trung Quốc bao gồm cả việc so sánh, đối chiếu các công
trình nghiên cứu, dịch thuật Thủy hử ở trong và ngoài nước, qua đó, bước đầu
đặt ra cái nhìn so sánh về nghiên cứu Thủy hử ở các nước trong khu vực như
Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc... và một số nước châu Âu như Anh, Pháp,
Nga, Italia,... định hình cái nhìn toàn diện về nghiên cứu, tiếp nhận tác phẩm
Thủy hử ở Trung Quốc và trên thế giới.
Phương pháp liên ngành: Luận án sử dụng phương pháp loại hình học
và tự sự học - hai phương pháp kinh điển làm nền cho nghiên cứu văn học,
đặc biệt phù hợp với tiểu thuyết chương hồi. Áp dụng vào trường hợp tiểu
5
thuyết Thủy hử, hai phương pháp này được triển khai theo hướng nghiên cứu
loại hình như xã hội học, văn hóa học, ký hiệu học, cấu trúc, hình thức và
chức năng tự sự.
5. Đóng góp mới của luận án
+ Đề tài góp phần giúp người đọc hình dung đầy đủ hơn lịch sử tiếp nhận
và những vấn đề đang đặt ra trong công tác nghiên cứu Thủy hử ở Trung Quốc.
+ Xác định những ý nghĩa tiếp nhận mới trong nghiên cứu Thủy hử ở
Trung Quốc giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay.
+ Qua nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc, luận án gợi ra hướng
nghiên cứu mới, mở rộng phạm vi so sánh việc nghiên cứu tiếp nhận tác phẩm ở
các nước cùng quỹ đạo văn hóa Hán (Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc), đặc biệt
từ thế kỷ XX, trên cơ sở đó mở rộng sang các nước phương Tây.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
luận án gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ
XX đến năm 1949
Chương 3: Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ năm 1949
đến năm 1980
Chương 4: Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ năm 1980
đến nay
6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Về lý thuyết tiếp nhận văn học
1.1.1. Khái lược về lý thuyết tiếp nhận văn học
Tiếp nhận là một hiện tượng không thể thiếu trong đời sống xã hội. Từ
xa xưa, con người giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ và các hình thức
tiếp nhận khác. Chính vì thế, các yếu tố, xu hướng tiếp nhận trong đời sống xã
hội nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng đã có lịch sử lâu dài. Trong văn
học, người ta dùng lý thuyết tiếp nhận để chỉ ra phương thức tồn tại của tác
phẩm văn học. Tư duy tiền hiện đại chỉ nhấn mạnh văn bản còn tư duy hiện
đại và hậu hiện đại đã thấy rõ được vai trò của người đọc. Sự khác biệt giữa
văn bản và tác phẩm đã được bàn đến với việc cho rằng công thức chính là hệ
hình tư duy và mỗi tác phẩm văn học có cách thức tồn tại riêng của nó. Lý
thuyết tiếp nhận giúp khám phá văn bản và cho thấy rõ văn bản có phần chịu
sự chi phối của người tiếp nhận.
Thời cổ đại, trong công trình The Poetics (Nghệ thuật thi ca), Aristotle
đã nhắc tới karthasis (thanh lọc), một yếu tố được xem là khởi nguyên của
khái niệm tiếp nhận. Quá trình chọn lọc, tiếp thu, phản hồi của độc giả chính
là những biểu hiện quan trọng nhất của tiếp nhận văn học. Bước sang thời cận
hiện đại sau này, lý thuyết tiếp nhận và mĩ học tiếp nhận mới được định hình.
Mỹ học tiếp nhận ra đời vào thập niên 60 của thế kỷ XX từ Đức. Tại đây, hai
đại biểu Hans Robert Jauss (1921-1997) và Wolfgang Iser (1926-2007) của
trường Đại học Konstanz là những người mở đường cho nghiên cứu tiếp
nhận, còn gọi là trường phái mỹ học tiếp nhận Konstanz. Trong Từ điển thuật
ngữ văn học, tiếp nhận văn học được định nghĩa là: “Hoạt động chiếm lĩnh
các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn
bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ
7
thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng
trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể
Qua tiếp nhận văn học, nhờ được tri giác, liên tưởng, cắt nghĩa, tưởng tượng
của người đọc mà tác phẩm trở nên đầy đặn, sống động, hoàn chỉnh; ngược lại
người đọc nhờ tác phẩm mà được mở rộng vốn hiểu biếu, kinh nghiệm về
đời sống, tư tưởng và tình cảm cũng như năng lực cảm thụ, tư duy” [55,
235]. Qua định nghĩa này, tiếp nhận văn học chính là quá trình người đọc
vận dụng kinh nghiệm, sự hiểu biết cá nhân để lý giải và cảm thụ tác phẩm.
Người đọc còn giữ vai trò trung tâm, chi phối một số khái niệm hữu quan
khác như: Tầm đón nhận/ Chân trời chờ đợi (đón đợi), kinh nghiệm thẩm
mỹ, khoảng cách thẩm mỹ,... Nghiên cứu mối quan hệ tác giả - tác phẩm -
người đọc giúp cho các nhà nghiên cứu có được cái nhìn sâu sắc, thấu đáo,
đa diện hơn về lí thuyết này. Qua đó, lí luận phê bình văn học được mở
rộng, nâng cao; giá trị văn học cũng như các xu thế tiếp nhận ngày càng đa
dạng, thực chất, có chiều sâu hơn.
H. Jauss, trong chương thứ nhất (chương được coi là quan trọng nhất, có
tính chất tuyên ngôn) của cuốn sách gồm 11 chương ra đời năm 1970, có tiêu
đề: Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học, đã đề cập
đến khái niệm Tầm đón nhận: “Cái hệ thống ra đời trong giây phút lịch sử
mà bất kỳ tác phẩm nào xuất hiện, và được xây từ hiểu biết trước đây về thể
loại, từ hình thức và đề tài của những tác phẩm có trước, và từ sự đối lập của
ngôn ngữ nhà thơ và ngôn ngữ thông thường” [37, 87-88]. Thuật ngữ Tầm
đón nhận (Erwahrtungshorizont - tiếng Đức, Horizon d‟attente - tiếng Pháp,
Horizons of expectations - tiếng Anh) được H. Jauss tiếp thu từ K. Mannheim
vào năm 1958, sau đó phát triển và mở rộng thêm nhiều nội dung khác. Tầm
đón nhận được H. Jauss xác định là trình độ và kinh nghiệm đọc của độc giả.
Trong phần viết Introduction to Modern Literary theory của Kristi Siegel
8
càng khẳng định rõ điểu này: “Tầm đón nhận/ Chân trời chờ đợi (đón đợi),
một thuật ngữ được phát triển bởi Hans Robert Jauss để giải thích “sự mong
chờ” của người đọc như thế nào hoặc khung tham chiếu dựa trên kinh nghiệm
quá khứ của người đọc văn học và những định kiến về văn học của người được
sở hữu (tức là kinh nghiệm thẩm mỹ của người đọc luôn bị ràng buộc bởi thời
gian và các yếu tố lịch sử” (Nguồn:
Tuy nhiên, ở bài viết Những giới hạn tiếp nhận “Bà Bovary” ở Việt Nam
(Qua trường hợp các bản dịch), nhà nghiên cứu Phùng Kiên có ý kiến rằng,
khái niệm Erwahrtungshorizont nên hiểu là Giới hạn tiếp nhận: “Căn cứ vào
những phân tích này và cách hiểu đối với khái niệm của H.R. Jauss, chúng tôi
xin phép được diễn đạt chữ horizon d‟attente (tiếng Pháp) như là giới hạn tiếp
nhận thay cho cách diễn đạt được dịch sát nghĩa từng chữ nhưng có phần hơi
mơ hồ thường gặp là chân trời chờ đợi hay tầm đón đợi” [74, 114]. Theo nhà
nghiên cứu, nếu dịch Erwahrtungshorizont là Tầm đón nhận/ chân trời chờ
đợi (đón đợi) e rằng chưa bao quát được ý nghĩa, cách dịch Giới hạn tiếp
nhận vừa thể hiện được phạm vi tiếp nhận vừa thể hiện trọn vẹn cách hiểu về
các phương thức, xu thế, nội dung tiếp nhận của độc giả.
Bên cạnh đó, khái niệm kinh nghiệm thẩm mỹ nói tới một quá trình tiếp
thu văn bản của độc giả, trong đó tác phẩm văn học tồn tại, tác động và chi
phối hoạt động đọc (sự đọc) của độc giả. Trên cơ sở đó sẽ hình thành một
khoảng cách giữa tác phẩm và người đọc, được gọi là khoảng cách thẩm mỹ.
Từ nội dung, nghệ thuật, thế giới nhân vật trong tác phẩm đến chiều sâu thế
giới tâm hồn người đọc đều là những khoảng cách thẩm mỹ, những giới hạn
tiếp nhận cần được nghiên cứu, bình luận, nhận định sâu sắc hơn.
1.1.2. Về tình hình nghiên cứu, vận dụng lý thuyết tiếp nhận
1.1.2.1. Ở Âu - Mĩ
Trong bầu không khí khủng hoảng của các phương pháp luận ở Âu - Mĩ
giữa thế kỷ XX, khoảng những năm 1960, lý thuyết tiếp nhận ra đời ở Đức có
9
ý nghĩa như một sự bình ổn. Lý thuyết tiếp nhận là sự tổng hợp, bao gồm một
phạm vi rộng lớn nhiều trường phái lí luận khác nhau, trong đó chủ nghĩa cấu
trúc, chú giải học, chủ nghĩa hình thức Nga, xã hội học văn học, tâm lý học
tiếp nhận được xem là những yếu tố căn bản của hệ thống lí thuyết này.
Năm 1970, W. Iser đã viết bài giảng xuất sắc Die Appellstruktur der
Texte, được xuất bản bằng tiếng Anh là Indeterminacy and the Reader‟s
response in Prose Fiction (Tính bất định và sự hưởng ứng của người đọc
trong văn xuôi hư cấu). Đây là một trong những bài đầu tiên được W. Iser
phát biểu ở trường Đại học Konstanz. Sự tác động của bản dịch bằng tiếng
Anh này mặc dù không được hưởng ứng mạnh mẽ như những bài viết của H.
Jauss nhưng đã cho thấy một bước tiến trong nghiên cứu tiếp nhận của W.
Iser. Ngoài ra, W. Iser còn cống hiến những công trình khá ấn tượng như The
current situation of literary theory: key concepts and the imaginary (Tình
hình hiện nay của lý thuyết văn học: khái niệm chìa khóa và sự tưởng tượng)
in trên New literary history, vol.11, no.I, 1979; The Act of Reading: A Theory
of Aesthetic Response (Hoạt động đọc: Một lý thuyết của phản ứng thẩm mỹ),
Baltimore: John Hopkins UP, 1974.
Trong khi, H. Jauss lại dựa vào giả thích học của Gadamer để nghiên cứu
lịch sử tiếp nhận văn học, ngữ cảnh, người đọc, tầm đón nhận. Tầm đón nhận
được H. Jauss xem như “khái niệm nguồn” của lí thuyết tiếp nhận. Theo H.
Jauss, tầm đón nhận là trình độ và kinh nghiệm văn chương (có trước) của
mỗi người đọc hay (nảy sinh sau khi đọc)/ khi tiếp xúc với tác phẩm. Những
phân tích về mặt thể loại, hình thức, đề tài, nội dung, nghệ thuật của độc giả
đã dẫn đến các hình thức, xu hướng tiếp nhận khác nhau. Có thể kể thêm một
vài công trình của H. Jauss như: Aesthetic Experience and Literary
Hermeneutics (Kinh nghiệm thẩm mỹ và khoa giải thích học văn bản cổ văn
học), Minneapolis: U of Minnesota P, 1982; Toward an Aesthetic of
10
Reception (Hướng tới một tiếp nhận thẩm mỹ), U of Minneapolis P, 1982.
Như vậy, trong khi H. Jauss nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận trong hệ hình
quan hệ xã hội và văn học; thì W. Iser tập trung nghiên cứu sự đọc/ hoạt động
đọc như một nội dung quan trọng của tiếp nhận văn học.
Ngoài những công trình của W. Iser và H. Jauss, nghiên cứu tiếp nhận ở
các nước Âu - Mĩ còn có những công trình đáng chú ý viết bằng tiếng Anh:
- Robert C.Holub (1984), Reception theory - A critical introduction,
Published in Great Britain by Methuen Co.Ltd.
- Dan shen and Xiaoyi Zhou (2006), Western Literary Theories in
China: Reception, Influence and Resistance, Published by Edinburgh
University Press.
- Plaks, A.H. (1987), The Four Masterworks of the Ming Novel: Ssuta
Chi-shu [M]. Princeton University Press.
- Porter, D. (1989), The style of “Shui Hu Chuan” [D]. Princeton:
Princeton University.
- Eco, Umberto. The Role of the Reader. 1979.
- Richards, I.A. How to Read a Page. 1942.
- Rosenblatt, Louise. The Reader, the Text, the Poem. Carbondale:
Southern Illinois UP, 1978.
- Suleiman, Susan R., and Inge Crosman, eds. The Reader in the Text:
Essays on Audience and Interpretation. Princeton UP, 1980].
Và viết bằng tiếng Pháp:
- Auerbach Erich, Mimésis, Gallimard, 1996.
- Casanova Pascale, La République mondiale des lettres, Seuil,
2008 (1999).
- Nhiều tác giả, Qu‟est-ce que la littérature comparée ? (P. Brunel, Cl.
Pichois, A.-M. Rousseau). Armand Colin, 1983.
11
- Nhiều tác giả, Pierre Corneille et l‟Allemagne (VALENTIN Jean-
Marie dir.), Desjonquères, 2007.
- Iser Wolfgang, Acte de lecture, Editions Mardaga, Bruxelle, 1985.
- Jauss Hans-Robert, Pour une esthétique de réception, (traduit de
l‟allemand par Claude Maillard), Gallimard, 1978.
- Jauss Hans-Robert, Pour une herméneutique littéraire (traduit de
l‟allemand par Maurice Jacob), Gallimard, nrf, 1982.
Bên cạnh những nghiên cứu chung về lý thuyết tiếp nhận, ở Âu - Mĩ,
việc nghiên cứu tiểu thuyết Thủy hử nói riêng cũng đạt được một số thành
tựu. Các nhà Hán học phương Tây tập trung nghiên cứu chủ đề tư tưởng, tác
dụng xã hội, hoặc tiến hành so sánh quan niệm nghệ thuật, văn hóa Đông -
Tây trong Thủy hử. Điều này chứng tỏ sự quan tâm không nhỏ của học giả Âu
- Mĩ đến tiểu thuyết Thủy hử.
Một số học giả nước ngoài nghiên cứu về hệ thống chủ đề của Thủy hử,
đã thể hiện rõ quan điểm phê phán khác với quan niệm của đại lục Trung Hoa,
đưa ra những cách nhìn mới thực sự có giá trị gợi mở. Ví dụ, nhà Hán học
người Mỹ C.T. Hsia (夏 志 清) phát biểu: “Quan điểm cho rằng các hảo hán
Lương Sơn giúp dân chúng thể hiện bất bình là phiến diện; tinh thần phản
kháng của họ chỉ thể hiện khát vọng trả thù”. Thậm chí có một số bài lý luận
thiên về phương diện đánh giá đạo đức, hoàn toàn phủ định hành vi của các
anh hùng trong Thủy hử. Năm 1966, trên Tạp chí Văn học phương Đông (The
Virture of Yi in Water Margin (số 5), Timothy C. Wong (黄 宗 泰) viết bài
Đạo đức thể hiện trong khái niệm “Nghĩa” trong Thủy hử đã chỉ ra sự mâu
thuẫn rõ rệt giữa các hành vi tàn nhẫn và các biểu hiện “Nghĩa” của các nhân
vật anh hùng trong tiểu thuyết Thủy hử. Các hành vi giết người, cướp bóc,
phóng đãng của họ phải là “phi nghĩa” chứ không phải “Nghĩa” - cách hiểu từ
trước đến nay của người Trung Quốc. Cùng chung ý kiến này, nhà Hán học
12
người Australia - Bill Jenner từng phân tích trên tạp chí Trung Quốc (Nguyễn
Hải Hoành chuyển dịch sang tiếng Việt trên Tạp chí Tia sáng) như sau: “Tôi
thấy đây là một vấn đề rất thú vị, vì nó liên quan tới nền văn hóa và trạng thái
xã hội Trung Quốc từ triều Minh cho đến ngày nay. Một mặt, sự chém giết
lẫn nhau trong Thủy hử rất chi là nhộn nhạo Cái gọi là các anh hùng hảo
hán trong sách ra tay choảng nhau thường gây ra tổn thương cho bản thân và
người nhà, chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sử dụng bạo lực, làm
hại kẻ khác. Xét về ý nghĩa ấy thì Thủy hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn”
[72, 58]. Bill Jenner đã đặt ra một hướng tiếp nhận đi ngược lại hướng tiếp
nhận truyền thống. Xưa nay, độc giả và các nhà nghiên cứu luôn đón nhận tác
phẩm với thái độ tình cảm trân trọng, say mê, yêu thích. Từ ý kiến của Bill
Jenner đã nảy sinh một số tranh luận trên diễn đàn văn học Trung Quốc và
Việt Nam, tiếp nhận Thủy hử cũng vì thế mà trở nên đa dạng hơn.
Năm 1968, C.T. Hsia viết sách Trung Quốc cổ điển tiểu thuyết đạo luận
đã chỉ ra rằng: “Thủy hử thể hiện mặt đen tối của thế giới tinh thần của người
Trung Quốc, điều này cũng đáng để cho chúng ta đi sâu nghiên cứu tâm lý
con người”. Hoặc nhà Hán học người Mỹ Andrew H. Plaks (浦 安 迪), trong
cuốn Tứ đại kỳ thư của tiểu thuyết đời Minh (bản in năm 1993) đã mạnh dạn
đi sâu khám phá ý nghĩa tiềm ẩn của Thủy hử, chú ý đến những hiện tượng
không bình thường trong tác phẩm, tỏ ý hoài nghi đối với anh hùng Võ Tòng
bách chiến bách thắng, hảo hán Lý Quỳ “tài năng” ở chỗ “ngán phụ nữ”, và
Tống Giang với biệt hiệu “Cập thời vũ”. Nên coi những nghiên cứu này ở
nước ngoài là những tư liệu tham khảo thực sự có giá trị gợi mở trên nhiều
phương diện. Một số học giả Trung Quốc đương đại ... cách các nhân vật
chính như Tống Giang, Lâm Xung, Yến Thanh, Ngô Dụng, đề cập đến vấn
đề hôn nhân trong xã hội cổ đại Trung Quốc (qua mối quan hệ tình cảm giữa
Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh), vấn đề không hợp tác với triều đình của
Lương Sơn Bạc, ý nghĩa Sinh Thần Cương (tặng phẩm chúc mừng sinh nhật/
chúc thọ) trong Thủy hử, Bên cạnh đó, các bài viết nghiên cứu Thủy hử từ
góc độ lịch sử học, địa lý học, dân tộc học đến phương ngôn học cũng được
giới nghiên cứu bình luận khá sôi nổi như: Thủy hử và xã hội vãn Minh của
Lý Văn Trị (Văn sử tạp chí; quyển 2, số 3, tháng 3-1942); Thủy hử truyện và
sự hợp tụ thiên địa của La Nhĩ Cương (Đại công báo, số 9, ngày 16/11/1934 -
Phụ san Văn sử chu san); Hình thế và diên cách của Lương Sơn Bạc của Tạ
Hưng Nghiêu (Nhân gian thế, số 27, ngày 5/5/1935), v.v...
Giai đoạn từ năm 1949 đến hết năm 1976
Từ những năm 1949 đến Cách mạng Văn hóa 1976, việc tiếp nhận Thủy
hử từ đa nguyên chuyển dần đến nhất nguyên, chủ yếu lược qui về hệ thống lý
luận Mác-xit trong phương pháp nghiên cứu. Mô thức vận dụng phản ánh luận
và phân tích giai cấp là phương pháp giải mã chủ yếu xuyên suốt thập niên 50
đến thập niên 70 của thế kỉ trước. Nghiên cứu Thủy hử giai đoạn này chủ yếu là
29
những luận bàn xoay quanh chủ đề, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, các
phương hướng tiếp nhận Thủy hử in đậm dấu ấn chủ nghĩa Mao.
Chủ đề là hạt nhân cơ bản của tác phẩm văn học. Trên cơ sở năm luận
thuyết cơ bản về chủ đề Thủy hử: “Khởi nghĩa nông dân”, “Chủ nghĩa đầu
hàng”, “Thị dân”, “Du dân” và một số lí giải khác, các nhà nghiên cứu đã
đưa ra những diễn giải khác nhau về tư tưởng, chủ đề tác phẩm và đây được
xem là sản phẩm của mô thức vận dụng phản ánh luận. Chẳng hạn, Y Vĩnh
Văn đề xướng thuyết “Diễn tả nỗi lòng thị dân”, cho rằng Thủy hử chú trọng
thể hiện “Tư tưởng và hành vi phản kháng của tầng lớp thị dân”, “Truyện
Thủy hử là tác phẩm phản ánh lợi ích của tầng lớp thị dân”. Những người như
Âu Dương Kiện, Tiêu Tương Khải trong Thủy hử tân nghị đã xướng lên quan
điểm truyện Thủy hử không viết về chiến tranh nông dân, mà là “biểu hiện lợi
ích, nguyện vọng của tầng lớp thị dân, là cuốn tiểu thuyết viết về các “hào
kiệt lục lâm là chính”. Các ông Lưu Liệt Mậu, Tôn Nhất Trân trở lại với
thuyết “đấu tranh trung nghĩa”, cho rằng sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ truyện
Thủy hử không phải là mâu thuẫn và đấu tranh giữa giai cấp nông dân với địa
chủ, mà là mâu thuẫn và đấu tranh giữa trung nghĩa với gian tà.
Cách nhìn nhận của mô thức giải mã kiểu đấu tranh giai cấp đã khiến các
tác giả lý giải quá trình hành hiệp trượng nghĩa là bạo động của nông dân, coi
câu chuyện Lương Sơn Bạc tiếp nhận chiêu an rồi đi đánh Phương Lạp là sự
thất bại của đường lối chiến tranh cách mạng nông dân. Trong khuôn khổ của
phương thức nghiên cứu này, không chỉ Thủy hử, các tác phẩm văn học cổ
điển Trung Quốc đều có thể giải thích theo quan điểm đấu tranh giai cấp.
Thời kỳ này, việc nghiên cứu học thuật còn gắn liền với phong trào
chính trị, trong bối cảnh văn hóa rộng lớn “cải tạo tư tưởng”, ngay các học giả
thâm niên kỳ cựu cũng nỗ lực học tập chủ nghĩa Marx để thích ứng và bắt kịp
trào lưu của thời đại. Và thế là chuẩn mực giải mã kiểu chủ nghĩa Marx coi
30
phản ánh luận duy vật và phương pháp phân tích giai cấp là nội dung chủ yếu
đã nhanh chóng được phổ cập. Hầu hết, các tác phẩm văn học đều được giải
mã theo chuẩn mực này.
Về các công trình nghiên cứu Thủy hử, chúng tôi chú ý đến sự xuất hiện
cuốn sách Nghiên cứu Thủy hử của Hà Tâm (Thượng Hải văn nghệ liên hợp
xuất bản xã xuất bản, 1954). Cuốn sách đã tập hợp các tài liệu nghiên cứu về
vấn đề tác giả, văn bản, cốt truyện Thủy hử. Đây là chuyên khảo nghiên cứu
về Thủy hử đầu tiên sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập. Bài
viết Nghiên cứu về Tống Giang của Trương Chính Lãng (Lịch sử giáo học, số
1/1953), Luận về tác giả và niên đại thành sách Thủy hử của Trần Trung
Phàm (Nam Kinh Đại học học báo, số tháng 1/1956) và một số tiểu luận khác
đều được đánh giá là những nghiên cứu Thủy hử có giá trị nhất định tại thời
điểm này.
Những năm 1960, Sở Nghiên cứu Văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội
Trung Quốc đã biên soạn công trình Trung Quốc văn học sử. Sách này đã đề
cập đến quá trình hoàn chỉnh Thủy hử và xác định nguyên nhân chủ yếu hình
thành Thủy hử chính là cuộc khởi nghĩa nông dân cuối Nguyên. Ở thập niên
60 này, những tranh luận về kết cục chiêu an trong Thủy hử và việc bình luận
hình tượng nhân vật Tống Giang đã vượt xa phạm vi của nghiên cứu văn học
và đã chuyển thành vấn đề trong lĩnh vực đấu tranh tư tưởng và chính trị.
Đến thời Cách mạng Văn hóa (1966-1976), các phương pháp nghiên
cứu khoa học xã hội nhân văn dần đánh mất chức năng đích thực của nó,
ngay cả chủ nghĩa Marx cũng đã bị vận dụng bóp méo. Nhìn từ mối quan hệ
giữa chính trị và phương pháp nghiên cứu mà nói thì chính trị đã khống chế,
trói buộc, chi phối mọi cách thức tiếp nhận. Thời kỳ cuối của Cách mạng
Văn hóa, Mao Trạch Đông đã dấy lên phong trào “Bình Thủy hử, phê Tống
Giang”. Có thể nói, trong phong trào này, giới học thuật Trung Quốc đã đột
31
ngột chuyển hướng trong nghiên cứu Thủy hử. Dưới áp lực của chính trị, học
thuật và nghiên cứu đã gặp phải trở ngại, đã mất hẳn tinh thần độc lập và
tính dân chủ. Những bình luận Thủy hử của Mao Trạch Đông mùa hè năm
1975 chẳng phải ngẫu nhiên vô cớ xuất hiện mà có nguyên nhân sâu xa, có
bối cảnh thời đại và môi trường xã hội của nó. Và sau khi đập tan “bè lũ bốn
tên”, tư tưởng của mọi người dần dần được giải phóng. Kể từ đó, hoạt động
nghiên cứu Thủy hử đã đi vào đúng quỹ đạo học thuật và dần trở nên chuyên
nghiệp hơn.
Giai đoạn từ năm 1980 đến nay
Bốn năm từ 1976 đến 1980, nghiên cứu Thủy hử không có gì đáng bàn,
đây được xem là giai đoạn bước đệm, chuyển tiếp cho giai đoạn sau. Đầu
những năm 1980, tiếp nhận Thủy hử được nghiên cứu trở lại với việc đánh giá
mức độ, thái độ đồng tình hay phản bác tác phẩm của người đọc. Thời điểm
này, phương pháp xã hội học vẫn được trọng dụng trong nghiên cứu Thủy hử
nhưng được nhận thức ở một tầm mức cao hơn, trong đó có việc đánh giá, phê
phán những lối nghiên cứu dung tục trước kia. Nghiên cứu nghệ thuật của
Thủy hử vẫn chưa thoát ly cách nhìn xã hội học, ví như Lâm Văn Sơn trong
Miêu tả nhân vật Thủy hử cho rằng: “Sự hình thành tính cách nhân vật trong
Thủy hử được quyết định bởi địa vị xã hội và tầng lớp xuất thân”. Mặt khác,
việc mở rộng áp dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu và điều tra xã hội
học đã phát huy tính tích cực khoa học trong nghiên cứu Thủy hử. Tác động
của các phương pháp, hệ thống lý thuyết vào nghiên cứu, tiếp nhận Thủy hử
giai đoạn này được thấy trên nhiều phương diện, ở đây chúng tôi nhấn mạnh
đến hai phương diện chính: tiếp nhận Thủy hử theo hướng nghiên cứu văn
hóa, đề cao các giá trị Chân, Thiện, Mỹ và tiếp nhận văn hóa đại chúng.
Thứ nhất, lí giải Thủy hử theo hướng tác phẩm đề cao Chân, Thiện, Mỹ,
các nhà nghiên cứu đã từng bước khai thác, phân tích, tìm hiểu triết lí âm
32
dương, văn hóa nghĩa hiệp, văn hóa giang hồ, hình mẫu thần thoại, ba hình
thái ý thức Nho, Đạo, Phật, Qua các trang viết, người đọc thấy được tinh
thần hào sảng, nét đẹp và giá trị của tác phẩm. Ví dụ, trong bài viết Từ Thủy
hử truyện mà xem xét văn hóa giang hồ, Vương Học Thái đã đi sâu phân tích
văn hóa giang hồ trong Thủy hử. Từ “giang hồ” xuất hiện vào thời tiên Tần và
có ý nghĩa ban đầu là “giang hà hồ hải 江 河 湖 海”, ngụ ý là “ phiêu dạt bốn
phương”. Không gian địa lý của từ “giang hồ” là sơn lâm, biển hồ, đầm lầy,
thảo dã. Giới giang hồ còn được mỹ hóa là “du dân”, “giang hồ nhân” (có tính
bang phái, không phải tầng lớp chủ lưu), phân biệt với “tông pháp nhân” (có
tổ chức, tộc quyền, thuộc dòng chủ lưu, quan quyền chính thống). Từ việc tìm
hiểu khái niệm “giang hồ” đến phân tích cái đẹp của “văn hóa giang hồ”,
“không gian sinh hoạt du dân” trong Thủy hử, Vương Học Thái đã nhấn
mạnh: “Thủy hử, Tam quốc chí đều là tác phẩm văn học thông tục miêu tả ý
thức du dân” [194, 9]...
Phân tích Thủy hử trên ba hình thái ý thức (Nho, Đạo, Phật) cũng rất
được coi trọng. Trong công trình Thủy hử truyện thuyên thích sử luận, Trương
Đồng Thắng đã dành trọn mục 5- Thủy hử truyện và văn hóa tôn giáo để tập
trung khảo sát hình thái ý thức Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo như một
phương diện quan trọng làm nên sắc thái văn hóa tôn giáo của tác phẩm. Ở
đây chúng tôi tập trung xem xét việc khảo sát, phân tích tác phẩm theo hướng
tiếp nhận Nho giáo. Tác giả Trương Đồng Thắng cho rằng, việc tìm hiểu quan
điểm Nho giáo trong tiểu thuyết Thủy hử được xem xét trên hai phương diện
nội dung mang màu sắc tâm linh khác nhau (nhận thức về vương triều, mô
hình tổ chức Lương Sơn Bạc và những phương diện đạo đức, đạo lý, tâm
linh). Trong chừng mực nhất định, có thể nói Thủy hử in đậm tinh thần “giải
thiêng” Nho giáo trong cách định vị vai trò hoàng đế và vương triều. Tinh
thần “giải thiêng” khiến tác phẩm nâng cao tính hiện thực, thực chứng và phơi
33
bày một cách sinh động những mặt trái trong thế giới quyền lực và những kẻ
cầm quyền. Thực tế nội dung tác phẩm cho thấy, một khi nhà vua và vương
triều không còn “chính danh”, không giữ được hình ảnh khuôn mẫu lý tưởng,
không còn là biểu tượng tâm linh nữa thì dân chúng phải nổi lên chống đối,
hy vọng tìm một con đường và lối thoát mới.
Lương Sơn Bạc trong Thủy hử một mặt được ca ngợi, mặt khác bị phê
phán, thậm chí bị phủ nhận, qua đó tác phẩm gián tiếp phê phán, phủ nhận cả
trật tự mô hình vương triều phong kiến. Nói khác đi, xét về bản chất, mô hình
tổ chức xã hội Lương Sơn Bạc mang tính lưỡng phân, không thể trở thành
khuôn mẫu lý tưởng trong thế giới tâm linh Nho giáo và không được thừa
nhận ở bất cứ một chế độ tiến bộ nào có pháp luật và yêu chuộng hòa bình.
Như vậy, trên cơ sở khảo sát cả hai phương diện nhận thức về vương triều
cũng như thực chất mô hình tổ chức Lương Sơn Bạc và những phương diện
đạo đức, đạo lý đều cho thấy tác phẩm thiên về phản ánh hiện thực xã hội
loạn lạc, không tìm thấy đâu nguồn sáng đúng nghĩa mang màu sắc lý tưởng
tôn giáo. Điều này có nghĩa là ánh hào quang tâm linh không thuộc hẳn về
một bên nào, không thuyết phục, hấp dẫn được người đọc và khó tạo được
niềm mê hoặc với ý nghĩa là những xác tín tôn giáo.
Thứ hai, nét đặc sắc tiếp theo trong tiếp nhận Thủy hử giai đoạn này là
tiếp nhận liên văn bản. Cách nghiên cứu nặng về khảo cứu văn bản, chủ đề,
nội dung và nghệ thuật của giai đoạn trước đã nhường chỗ cho những hình
thức nghiên cứu mới hơn. Dưới góc nhìn của lí thuyết liên văn bản, Thủy hử
được nghiên cứu, nhận diện đa dạng hơn, được đặt trong tương quan hệ vấn
đề mẫu hình nhân vật lục lâm thảo khấu và kiểu truyện anh hùng nghĩa hiệp.
Mặt khác, xu thế tiếp nhận, nghiên cứu liên văn bản Thủy hử thông qua các
loại hình nghệ thuật như điện ảnh, âm nhạc, hội họa, truyện tranh cũng được
coi trọng. Các nhà nghiên cứu đặc biệt bàn sâu đến các thể loại phim, kịch
34
Thủy hử. Từ đầu thế kỷ XX, các tác phẩm dựa trên nền truyện Thủy hử mới
chỉ có một vài phim hý khúc (ca kịch) như Diễm Dương lâu (1906) và Thu
quan thắng (1907). Những thước phim hý kịch ngắn này được xem là bước đi
đầu tiên của nền điện ảnh Trung Quốc. Sau thập kỷ 20, phim điện ảnh lấy đề
tài từ truyện Thủy hử dần nhiều lên, nội dung ngày càng phong phú. Năm
1927, Công ty Trường Thành họa phiến (Thượng Hải) đã dựng các bộ phim
Nhất tiễn thù, Thạch Tú sát tẩu. Năm 1928, Công ty Đại Đông ảnh phiến
quay bộ phim Võ Tòng đại náo lầu Sư Tử; năm 1929, Công ty Phúc Đán ảnh
phiến quay bộ phim Đại náo Ngũ Đài sơn, v.v đều là phim câm, sau đó mới
dần xuất hiện loại phim có âm thanh, nhưng vẫn là phim đen trắng. Phải đến
thập kỷ 60 - 70 khi mà kỹ thuật làm phim phát triển mới xuất hiện phim màu,
rất nhiều câu chuyện trong Thủy hử được đưa lên màn bạc, trở thành lối
thưởng thức nghệ thuật phù hợp với mọi lứa tuổi. Năm 1963 xưởng phim
Phúc Đán sản xuất tiếp bộ phim màu hý khúc Võ Tòng gồm 6 tập: Đả hổ trên
đồi Cảnh Dương, Lầu Sư Tử, Dốc Thập Tự, Rừng Khoái Hoạt, Phố Phi Vân,
Lầu Uyên Ương. Đặc biệt bộ phim Thủy hử của đoàn làm phim tỉnh Sơn
Đông (1980) đã thành công vang dội và được trình chiếu rộng rãi ở Việt Nam.
Đầu năm 1992, phim Bản sắc anh hùng Thủy hử dựa theo truyện Thủy hử
được khởi quay. Phim cơ bản trung thành với nguyên tác, chỉ có thay đổi chút
ít tình tiết. Nội dung bộ phim nói về Lâm Xung, Lỗ Trí Thâm và đủ các cảnh
giết Lục Khiêm, rừng Dã Trư, Bạch Hổ đường... Các cảnh quay đấu võ sử
dụng kỹ xảo quay phim điêu luyện, có tác dụng hỗ trợ khắc họa tính cách
nhân vật chân thực, sống động. Tóm lại, cùng với sự phát triển của kỹ thuật
và tiến bộ của nghệ thuật điện ảnh, phim lấy đề tài từ truyện Thủy hử phát
triển từ phim câm đến phim lồng tiếng, từ phim đen trắng đến phim màu,
trình độ nghệ thuật cũng dần được nâng cao.
35
Bên cạnh điện ảnh, việc tiếp nhận Thủy hử qua hội họa cũng khá phong
phú. Về mặt thời gian, bức Tống Giang tam thập lục nhân họa truyện (Truyện
tranh Tống Giang 36 người) của Lý Tung đời Tống tuy đã thất truyền nhưng
được xem là cổ nhất và được Cung Khai khẳng định trong bài viết Tống
Giang tam thập lục nhân họa tán. Bộ tranh Thủy hử diệp tử của Trần Hồng
Thụ và bộ Thủy hử nhân vật toàn đồ của Đỗ Cẩn được xem là những tranh
Thủy hử nổi tiếng thời Minh. Ngoài ra các bộ tranh Lương Sơn điểm tướng lục
của Đinh Vân Bằng và bộ Trung nghĩa Thủy hử truyện sáp đồ của Vương
Thành Chi và Từ Bính cũng được đánh giá cao. Như vậy, hoạt động tiếp nhận
Thủy hử theo hướng liên văn bản và liên ngành ở Trung Quốc diễn ra khá độc
đáo và đa dạng.
Giới học thuật từ sau những năm 1980 của thế kỉ 20 đến nay vẫn tiếp tục
quan tâm đến việc nghiên cứu Thủy hử. Hội nghị toàn quốc lần thứ ba và thứ
tư chuyên đề về Thủy hử đã được tổ chức. “Hội Thủy hử Trung Quốc” chính
thức thành lập vào tháng 11/1987 ở Tương Phàn (Hồ Bắc). Như vậy là sau khi
xuất hiện hiện tượng “Hồng học” (phái nghiên cứu Hồng lâu mộng) thì bây
giờ đã có thêm “Thủy hử học”. Vài năm gần đây, Thủy hử tiếp tục được dịch,
nghiên cứu, tranh luận nhiều hơn.
Tiểu kết
Áp dụng lý thuyết tiếp nhận vào tìm hiểu, phân tích từng trường hợp
tác giả, tác phẩm văn học là một trong những hướng đi cần thiết, giúp độc giả
có được cái nhìn hệ thống, chi tiết về lịch sử tiếp nhận, sự định hình xu
hướng, thẩm mỹ tiếp nhận. Từ việc khảo sát một số vấn đề về lý luận tiếp
nhận chung như tình hình nghiên cứu, vận dụng lý thuyết tiếp nhận ở Âu -
Mĩ, Trung Quốc, Việt Nam cho đến những vấn đề tiếp nhận Thủy hử cụ thể
như địa vị của tác phẩm trong lịch sử văn học và văn hóa Trung Quốc và thực
tế lịch sử tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc qua các thời đại đã giúp chúng tôi
36
có được cái nhìn tổng quan trong nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc
từ đầu thế kỷ XX đến nay.
Như đã trình bày, tiếp nhận một tác phẩm văn học không thể chỉ dựa
trên những sưu tầm, khảo cứu tư liệu mà cần biết kết hợp, ứng dụng lý thuyết
vào thực tiễn nghiên cứu. Thực tiễn tiếp nhận văn chương phải dựa vào “tầm
nhìn” và “sự biến đổi” của thời đại. Điều này có nghĩa là sẽ xảy ra sự thay
đổi, biến đổi cách thức tiếp nhận một tác phẩm văn học ở từng giai đoạn, thời
đại lịch sử, hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Ví dụ, trước thế kỷ XX, Thủy hử
mới được biết đến thông qua các tích trò, hình thức diễn xướng, được nghiên
cứu theo phương thức tiếp nhận truyền thống; thì sau thế kỷ XX, tác phẩm
này được dịch, nghiên cứu, tiếp nhận một cách cụ thể, khoa học hơn, tức là
theo phương thức tiếp nhận hiện đại. Nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư nhấn
mạnh tính lịch sử - cụ thể của các thời đại tiếp nhận văn học: “Mỗi thời đại
quá khứ từ nay sẽ được cố gắng nhận chân với những nét khu biệt của nó, với
những định hướng tinh thần và những giá trị riêng, những gương mặt và
những hiện tượng điển hình”, “nhận biết mỗi thời đại trong diện mạo đặc thù
không lặp lại”... Tìm hiểu lý thuyết tiếp nhận, cơ chế tiếp nhận, xu hướng và
thời đại tiếp nhận chính là cơ sở, tiền đề cho định hướng nghiên cứu tiếp nhận
Thủy hử ở Trung Quốc.
Vượt qua các giai đoạn trước, xu thế đổi mới trong tiếp nhận, nghiên
cứu tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trong khoảng ba chục năm gần đây thể
hiện chủ yếu ở khả năng tham chiếu các lý luận về thi pháp học, mỹ học văn
hóa - văn học, nghệ thuật tự sự và đặc tính liên ngành, liên văn bản. Xem xét
cách giải mã đa diện về ý nghĩa của Thủy hử có thể thấy dù cách nhìn nhận có
biến đổi như thế nào, thực ra đều quyết định bởi nhận thức và cách lý giải
mức độ mối quan hệ giữa các vấn đề nội dung mang tính thời đại với tính lịch
sử khách quan của văn bản tiểu thuyết.
37
CHƢƠNG 2: TIẾP NHẬN THỦY HỬ Ở TRUNG QUỐC
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1949
2.1. Ngữ cảnh và ngƣời đọc
2.1.1. Bối cảnh thời đại
Chiến tranh Nha phiến (Trung - Anh) nổ ra năm 1840 đã tác động và
ảnh hưởng to lớn đến tiến trình lịch sử Trung Quốc. Từ cuộc chiến này, văn
hóa phương Tây bắt đầu soi rọi và “thực dân” văn hóa Trung Quốc. Cuộc gặp
gỡ Đông - Tây, Á - Âu, tư tưởng quân chủ lập hiến, tư tưởng dân chủ, bình
đẳng và tự do của giai cấp tư sản hiện đại đã diễn ra với tốc độ nhanh chóng.
Tiếp sau đó, các cuộc vận động chống phong kiến và chống ngoại xâm Thái
Bình Thiên Quốc (1850-1865); chính biến Mậu Tuất (1898); phong trào
Nghĩa hòa đoàn (1900); cách mạng Tân Hợi (1911); vận động Khai sáng và
vận động Ngũ Tứ (1919), cùng với sự xuất hiện của những trí thức cấp tiến
như Tôn Trung Sơn, Lương Khải Siêu (trong cuộc Cách mạng Tân Hợi) đã
dẫn tới hàng loạt thay đổi về nhiều phương diện Những người như Tăng
Quốc Phiên, Lý Hồng Chương chủ trương giữ điển chương lễ giáo của tiền
nhân; thay đổi quan chế, binh chế, công thương. Chính trị gia nổi tiếng
Trương Chi Động đã đề cập đến vấn đề “Trung học vi thể, Tây học vi dụng”
(Hoa học là chủ thể, Tây học để ứng dụng), một mặt nói đến tầm quan trọng
của Hoa học, một mặt đề cao tính ứng dụng của lý thuyết phương Tây được
xem là những vấn đề căn bản, chi phối và tác động sâu sắc tới việc nghiên
cứu, tiếp nhận các tác phẩm văn học thời kỳ này.
Trong cuộc vận động Duy Tân, Khang Hữu Vi với việc đề cao chữ
nhân của Khổng Tử, chống từ chương, khảo chứng, đã viết ba cuốn sách nổi
tiếng là Tân học Ngụy Kinh khảo, Khổng tử cải chế khảo và Đại Đồng thư.
Còn Lương Khải Siêu - một nhà hoạt động chính trị có ảnh hưởng tương đối
38
lớn đến tư tưởng Trung Quốc, người rất thích đọc, viết sách văn học - sau
năm 1848, đã trốn sang Nhật Bản học tập và nghiên cứu. Tư tưởng “tân dân”
trong sách Tân dân thuyết của ông có nhiều lập luận về người quốc dân mới.
Với ông, “tân dân là quốc dân của một nước dân chủ”, quốc dân mới là người
hội tụ đầy đủ bản lĩnh, trí tuệ để xây dựng nhà nước Trung Quốc phú cường.
Mục đích cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu trong thời kỳ này
đã quá rõ ràng khi mà họ có ý thức hướng về quyền lợi, tự do, tự tôn, hợp
quần, tư tưởng quốc gia tiến bộ,
Những chuyển biến đó cho thấy nửa đầu thế kỷ XX thực sự là một giai
đoạn đầy biến động trong lịch sử xã hội Trung Quốc. Rất nhiều vấn đề như
kinh tế, văn hóa, tư tưởng, chính trị, đã đặt đất nước Trung Quốc vào thế
mở đường, đương nhiên, song hành là sự khó khăn và bế tắc. Cũng giống như
một triết lí biến dịch trong Kinh dịch “Cùng tắc biến, biến tắc thông”, sau
những biến động của thời cận đại, Trung Quốc bước tiếp trên con đường đến
với xã hội hiện đại. Nghiên cứu Thủy hử giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm
1949 cũng vì thế mà bị chi phối, ảnh hưởng, gặp không ít khó khăn, thăng
trầm trong sự “tắc, biến, thông” của xã hội Trung Quốc đương thời.
2.1.2. Cuộc vận động Ngũ Tứ và sự nảy sinh lớp người đọc mới
Thực tại xã hội với sự ảnh hưởng lớn nhất là cuộc vận động tân văn hóa
Ngũ Tứ đã nảy sinh những vấn đề mới trong nghiên cứu Thủy hử, tạo nên bộ
phận người tiếp nhận có quan điểm, tư duy thẩm mĩ, hệ hình tiếp nhận tương
đối khác so với giai đoạn tiếp nhận thời Minh, Thanh trước đó. Thông qua các
bộ văn học sử, sách, tiểu luận và các công trình nghiên cứu Thủy hử giai đoạn
từ năm 1912 đến cuối những năm 1940, cho thấy, đây là thời kỳ mở rộng khả
năng kết hợp lý thuyết Trung - Tây trong nghiên cứu Thủy hử. Vào những
năm đầu thế kỷ XX, Hồ Thích 胡適 (1891-1962) là người tiên phong trong
việc áp dụng phương pháp và quan niệm học thuật phương Tây hiện đại để
39
tiến hành nghiên cứu Thủy hử. Năm 1920, ông viết Thủy hử truyện khảo
chứng và đã sử dụng phương pháp diễn tiến lịch sử để làm căn cứ khảo cứu
lịch sử trong tính hoàn chỉnh của văn bản tác phẩm. Hồ Thích đã khai thác
tiến hóa luận và chủ nghĩa thực chứng của phương Tây để nghiên cứu, tiếp
nhận một số vấn đề liên quan đến Thủy hử.
Cùng thời gian trên, phương pháp triết học Marx được truyền bá rộng
rãi ở Trung Quốc. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
đã được giới thiệu và ứng dụng trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn,
đặc biệt là văn học. Tạ Vô Lượng, Tạ Văn, Trần Độc Tú là những người đã đi
đầu trong việc phân tích nội dung, tư tưởng Thủy hử từ quan điểm “giai cấp”
và “cách mạng”. Tạ Vô Lượng cho rằng: “Thủy hử, hơn một nửa truyện là ca
ngợi chủ nghĩa “hảo hán”... Một người hoặc một giai cấp nếu bị áp bức quá ắt
sẽ phản động, ắt sẽ nảy sinh cách mạng”. Những nghiên cứu kiểu này ngay
lập tức gây hiệu ứng tích cực đối với người đọc. Còn trong bầu không khí văn
học Ngũ Tứ, Chu Tác Nhân đứng từ góc độ nhân tính luận của phương Tây
để thuyết minh về Thủy hử và cho rằng: “Thủy hử là văn học phi nhân tính”;
Trần Độc Tú xuất phát từ lý thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Marx đã
nhận định: “Thủy hử phản ánh mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và giai cấp
nông dân”, v.v Có thể dễ dàng nhận ra tư tưởng triết học phương Tây là
tiền đề để giới nghiên cứu lý giải bộ tiểu thuyết này.
Năm 1930 đã có học giả nghiên cứu Thủy hử từ quan điểm xã hội học.
Một cuốn sách gây ảnh hưởng đáng kể là Thủy hử truyện và xã hội Trung
Quốc (Nam Kinh chính giáp thư cục, tháng 7-1934. Sau này, cuốn sách được
tái bản bởi Bắc Kinh xuất bản xã, năm 2005) của Tát Mạnh Vũ (1897-1984).
Qua các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lịch sử, tôn giáo và nhiều phương diện xã
hội khác, công trình đã cung cấp gần như đầy đủ những phương pháp mới,
cách tiếp cận mới về tiểu thuyết Thủy hử. Trong lời nói đầu cuốn sách, tác giả
40
Tát Mạnh Vũ viết: “Muốn nghiên cứu xã hội Trung Quốc thì phải chú ý đến
hào tộc, sĩ nhân, nông dân, đất đai, hộ khẩu, tiền tệ, tư bản thương nghiệp, tổ
chức quan liêu, chế độ quân đội, v.v Sách này mượn câu chuyện Thủy hử,
sử dụng tư liệu lịch sử để nói rõ. Đương nhiên muốn nghiên cứu xã hội Trung
Quốc thì lại phải tham khảo sách về Lịch sử chính trị xã hội Trung Quốc. Sau
khi đọc sách này, nếu có thể hiểu được lịch sử chính trị xã hội Trung Quốc thì
lại càng thêm hiểu về tình hình xã hội Trung Quốc” [195, 2]. Trong sách, Tát
Mạnh Vũ đã khéo léo gắn kết, liên hệ câu chuyện các anh hùng, Cửu Thiên
Huyền Nữ, Sinh Thần Cương, ý nghĩa thế thiên hành đạo trong Thủy hử với
các vấn đề xã hội như hôn nhân, quan hệ gia tộc, lãnh tụ để nhận diện, tìm
hiểu đặc trưng, mối quan hệ giữa tiểu thuyết Thủy hử với những vấn đề trong
lòng xã hội Trung Quốc đương thời. Các phần viết như: Từ Văn Thù viện núi
Ngũ Đài nói tới nguyên nhân lưu hành Phật giáo (tr.32-47); Ý nghĩa xã hội
học của câu chuyện Sinh Thần Cương bảy vạn quan tiền (tr.59-69); Từ câu
chuyện Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh nói tới vấn đề hôn nhân thời cổ
đại (tr.77-81); Nguồn gốc Cửu Thiên Huyền Nữ và ba quyển thiên thư (tr.94-
117), đã thể hiện sự phân tích tinh tế, rõ ràng về những quan hệ đó. Tác giả
cho rằng nếu đặt câu chuyện tình cảm của Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh
vào xã hội thời cổ đại thì không thể chấp nhận còn với xã hội hiện đại ngày
nay thì đó chính là vấn đề của “tự do hôn nhân” - một tư tưởng tiếp nhận tiến
bộ, hiện đại hơn nhiều so với cách tiếp nhận thông thường.
Ngoài ra, có một số nghiên cứu từ góc độ lịch sử học, địa lý học, dân
tộc học, phương ngôn học như Thủy hử và xã hội vãn Minh của Lý Văn Trị
(Văn sử tạp chí; quyển 2, số 3, tháng 3/1942); Thủy hử truyện và sự hợp tụ
thiên địa của La Nhĩ Cương (Đại công báo, số 9, ngày 16/11/1934 - Phụ san
Văn sử chu san); Hình thế và diên cách của Lương Sơn Bạc của Tạ Hưng
Nghiêu (Nhân gian thế, số 27, ngày 5/5/1935), v.v... cũng gây nhiều chú ý.
41
Hoạt động tiếp nhận Thủy hử giai đoạn nửa đầu thế kỷ còn phải kể đến
việc thuyết minh, lý giải tác phẩm trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật
(1937-1945). Vào những năm 1930, Nhật bắt đầu xâm lược Trung Quốc. Việc
chống quân xâm lược như thế nào đã trở thành một vấn đề thời đại. Thời gian
này đồng xuất hiện khá nhiều vở kịch được phóng tác, cải biên, chuyển thể
trên cơ sở các tích truyện Thủy hử. Soi chiếu vào thực tại khách quan thì thấy
tình hình chính trị, xã hội Trung Quốc lúc này hết sức phức tạp. Đất nước tạm
chia thành hai chiến khu là Quốc thống khu (bên Quốc Dân Đảng) và Giải
phóng khu (bên Cộng Sản Đảng). Cũng bởi thế, kịch cải biên từ Thủy hử tất
yếu đi theo hai ngã rẽ khác nhau, đồng thời tạo nên hai xu thế tiếp nhận kịch
Thủy hử khác biệt. Bên Quốc thống chủ yếu tiếp nhận Thủy hử theo các
nguồn truyện phóng tác từ Thủy hử hoặc tiểu thuyết tục thư (loại tiểu thuyết
được sáng tác nối theo tiểu thuyết ban đầu). Trong số bốn tiểu thuyết tục thư
thì Thủy hử trung truyện của Khương Hồng Phi được viết và xuất bản sớm
nhất (Thượng Hải Trung Quốc Đồ thư Tạp chí Công ty xuất bản, 1938). Câu
chuyện không đơn giản dừng lại ở việc bàn đến những sáng tạo nghệ thuật
trong các tiểu thuyết tục thư, mà đáng nói hơn là việc các tác giả đã cùng
hướng tới mục đích chung là “dùng nghệ thuật để phục vụ kháng chiến”. Còn
lại, bên Giải phóng tiếp nhận Thủy hử qua các vở kịch cải biên như Phan Kim
Liên, Lâm Xung dạ bôn, Tam đả Chúc Gia Trang Các vở kịch được cải
biên từ truyện Thủy hử có nội dung và cảm hứng nghệ thuật khác, thậm chí rất
khác so với bản truyện.
Như vậy, hai nội dung chính của vận động tân văn hóa Ngũ Tứ là đề
xướng văn bạch thoại và lấy tư tưởng học thuật phương Tây làm kim chỉ nam,
đã ảnh hưởng trực tiếp tới nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử giai đoạn này. Lí
luận văn học và phê bình văn học về Thủy hử đã có tư tưởng và phương pháp
mới, tạo nên lớp người đọc, cũng là những nhà lí luận phê bình, nhà văn
42
Trung Quốc nổi tiếng, có trình trình độ, tư duy và cái nhìn mới như Trần Độc
Tú, Hồ Thích, Lỗ Tấn, Tạ Vô Lượng, Trịnh Chấn Đạc, Phan Lực Sơn, Diêu
Từ Huệ
2.2. Các khuynh hƣớng tiếp nhận
2.2.1. Tiếp nhận Thủy hử dưới nguồn sáng tân văn hóa
2.2.1.1. Đa dạng hóa các khuynh hướng tiếp nhận
Dưới sự ảnh hưởng của lý luận văn học phương Tây, các tiểu thuyết
thông tục đã trở thành đối tượng nghiên cứu của học giới. Tính hiện đại trong
phương pháp nghiên cứu học thuật ngày càng thể hiện rõ hơn. Những nội
dung về nhân quyền, chủ nghĩa xã hội, giác ngộ cứu quốc của tư tưởng
phương Tây được xem như những phương diện tiếp nhận cơ bản và là tiền đề
cho các văn nhân trí thức đương thời giải mã Thủy hử. Các công trình khảo
cứu, lí luận phê bình Thủy hử của Trần Độc Tú, Hồ Thích, Lỗ Tấn, cùng
với sự góp mặt của các phương thức truyền bá, chủ yếu là “văn bản” (sách) và
sân khấu (các hình thức diễn xướng dân gian, kịch Thủy hử), cũng như những
sáng tạo tiểu thuyết đoản thiên dựa trên nội dung câu chuyện Thủy hử được
xem như những hình thức tiếp nhận mới, tạo nên sự đa dạng trong tiếp nhận
Thủy hử giai đoạn này.
Thứ nhất, đó là sự cách tân về phương thức truyền bá.
Có thể nói, những cách tân về phương thức truyền bá đã ảnh hưởng sâu
sắc đến tốc độ truyền bá và trình độ phổ cập tiểu thuyết cổ điển trong thế kỷ
XX, bao gồm Thủy hử. Trong đó, truyền bá “văn bản” Thủy hử là một trong
những phương thức phổ biến nhất ở vài thập niên đầu thế kỷ XX. Trở lại lịch
sử truyền bá văn bản Thủy hử trước thế kỷ XX, thì thấy, vào thời Minh, tiểu
thuyết Thủy hử được tổ chức khắc ván, in ấn và lưu hành với số lượng lớn,
chủ yếu gồm: bản 70 hồi, bản 100 hồi, và bản 120 hồi. Dưới sự tác động của
chính trị, các văn bản Thủy hử thời Minh - Thanh nhiều lần bị chính quyền
43
nghiêm khắc ngăn cấm, tiêu hủy, nhưng vẫn không thể chặn đứng khí thế
truyền bá đầy sức mạnh này. Sang thế kỷ XX, truyền bá bằng văn bản vẫn là
phương thức chính, cơ bản và thường gặp nhất để truyền bá Thủy hử. Cao trào
của việc xuất bản truyện Thủy hử khởi nguồn từ đầu thế kỷ XX cho đến trước
khi nổ ra chiến tranh kháng Nhật. Vào thời gian này, hai kỹ thuật “in thạch
bản” và “in kẽm/ in chữ chì” được du nhập vào Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh
mẽ công tác xuất bản. Thượng Hải là nơi ngành xuất bản Trung Quốc phát
triển nhất, các nhà xuất bản mọc lên rất nhanh và rất nhiều. Đồng thời, một bộ
phận nhân sĩ trí thức đã bắt đầu vận dụng tư tưởng dân chủ chính trị của
phương Tây vào nghiên cứu Thủy hử. Trong điều kiện thuận lợi đó, tác phẩm
cổ điển Thủy hử lại một lần nữa có cơ hội thể hiện sức sống mãnh liệt như
một hiện tượng văn học nổi bật. Bản Thủy hử 72 hồi mà Kim Thánh Thán bàn
luận là bản được lưu hành rộng rãi nhất; các nhà xuất bản đã vận dụng nhiều
chiêu thức đa dạng, mới mẻ để đua nhau phát hành ra thị trường. Theo thống
kê chưa đầy đủ, tính đến năm 1973, trong cả nước đã xuất bản 48 bản Thủy
hử 72 hồi. Hai bản được chú ý nhất là bản Cú khúc ngoại sử tự (được in thạch
bản bởi Thượng Hải thư cục, Việt hải thư trang, Chương phúc ký, Thiên bảo
thư cục, Tảo diệp sơn phòng,) và bản Vương Sĩ Vân bình (được in chữ chì
(in kẽm) bởi Trung hoa thư cục, Phụng thiên đệ ngũ giám ngục,). Những
văn bản Thủy hử được in ấn, phát hành đầu thế kỷ XX tương đối có tiếng
vang còn có thể kể tới: Tân bình Thủy hử truyện của Yên Nam Thượng Sinh
in...Thông qua hệ thống lý thuyết phương Tây hiện đại (ký hiệu học, văn hóa
học, xã hội học, v.v...), việc tiếp nhận Thủy hử chuyển từ độc tôn nhất nguyên
đến tự giác lý tính và chấp nhận đa nguyên. Nghiên cứu Thủy hử trở nên phong
phú, sinh động hơn trong các phương hướng nghiên cứu, tiếp nhận mới như đề
cao Chân, Thiện, Mỹ; nhận diện tư tưởng Nho giáo,... đặc tính lưỡng phân, đa
nghĩa ngay trong quan điểm Nho giáo của thiên tiểu thuyết này đã dẫn đến sự
tiếp nhận và gợi mở nhiều cách hiểu khác nhau, giúp cho tình hình nghiên cứu
Thủy hử phát triển đa dạng, nảy sinh cục diện “Trăm nhà đua tiếng”. Đầu
những năm 1980, tiếp nhận chủ yếu trong nghiên cứu Thủy hử là việc đánh giá
mức độ, thái độ đồng tình hay phản bác tác phẩm của người đọc. Thời điểm
này, phương pháp xã hội học vẫn được trọng dụng trong nghiên cứu Thủy hử
nhưng được nhận thức ở một tầm mức cao hơn, trong đó có việc đánh giá, phê
phán những lối nghiên cứu dung tục trước kia. Nghiên cứu nghệ thuật của Thủy
hử vẫn chưa thoát ly cách nhìn xã hội học, ví như Lâm Văn Sơn trong Miêu tả
nhân vật Thủy hử cho rằng: “Sự hình thành tính cách nhân vật trong Thủy hử
được quyết định bởi địa vị xã hội và tầng lớp xuất thân”. Mặt khác, việc mở
rộng áp dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu và điều tra xã hội học đã
phát huy tính tích cực khoa học trong nghiên cứu Thủy hử.
145
KẾT LUẬN
1. Kể từ ngày tiểu thuyết Thủy hử ra đời đến nay, vấn đề tiếp thu và nhận
thức về tác phẩm này đã trải qua năm đợt đổi thay mạnh mẽ. Đời Minh có
“Trung nghĩa luận”, đời Thanh có “Phi trung nghĩa luận” - là dòng chảy chủ
yếu. Từ cuối đời Thanh cho đến giai đoạn phong trào Ngũ Tứ, bình luận Thủy
hử chú trọng thể hiện các tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng và chống phong
kiến. Từ sau giải phóng (1949) cho đến năm 1974, Thủy hử được xem là
“sách giáo khoa về cách mạng nông dân”. Trong phong trào “bình Thủy hử,
phê Tống Giang” năm 1975 do Mao Trạch Đông khởi xướng, cuốn sách rơi
vào vòng kiềm tỏa chính trị, bị coi là tác phẩm “tuyên truyền chủ nghĩa đầu
hàng” qua lời ngụy tạo của “bè lũ bốn tên”. Sau khi đập tan “Bè lũ bốn tên”,
nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử bước vào thời kỳ thứ năm, thời cải cách, khai
phóng. Với độ lùi thời gian, nhiều vấn đề văn học sử, nghiên cứu, lý luận và
phê bình - hẹp hơn là các đề tài về tác gia, tác phẩm, thể loại, trào lưu sáng tác
và tranh luận văn học đang được thẩm định, đánh giá lại trên một tầm cao học
thuật mới. Hướng tới nhiệm vụ này, luận án của chúng tôi tập trung phác
thảo, soát xét, hệ thống lại các công trình nghiên cứu tiếp nhận về tiểu thuyết
Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay. Dựa trên các đề xuất, kiến
giải, khảo sát, đánh giá, bình luận, tranh luận Thủy hử từ góc độ lý thuyết (lý
thuyết tiếp nhận) cũng như căn cứ trên thực tiễn các bài viết, công trình
nghiên cứu, khảo cứu, khảo tả và các nguồn sách, báo, tạp chí, luận văn, luận
án... đề tài của chúng tôi góp phần giúp người đọc hình dung đầy đủ hơn diện
mạo lịch sử và những vấn đề đang đặt ra trong công tác tiếp nhận, nghiên cứu
Thủy hử ở Trung Quốc.
Có thể thấy rằng, cùng với những đổi thay của thời đại, cách lý giải, hệ
hình tiếp nhận của người tiếp nhận đối với Thủy hử cũng không ngừng thay
đổi; mỗi thời đại lại định hình những xu hướng, chuẩn mực và giá trị tiếp
nhận khác nhau. Truyện Thủy hử được lý giải vô cùng đa dạng, qua thời gian,
146
nghiên cứu tác phẩm không ngừng thâu nạp thêm những nội hàm mới, khiến
cho “văn hóa Thủy hử” càng thêm phong phú và phát triển, thể hiện khả năng
dung nạp và mức ảnh hưởng rộng lớn của tác phẩm.
2. Việc khảo sát, nhận diện, nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử từ đầu thế kỷ
XX đến nay không chỉ nhằm xác định, lý giải những so le nhất định trong
hoạt động nghiên cứu, giữa những người làm nghiên cứu chuyên sâu với quần
chúng độc giả, giữa những cách thức lựa chọn phương hướng, xu thế nghiên
cứu và hoàn cảnh lịch sử cụ thể; mà cao hơn, còn góp phần vào việc đánh giá
tổng thể các lĩnh vực tư tưởng chính trị, khoa học xã hội và nhân văn qua cả
thế kỷ tồn tại của Thủy hử. Việc nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử theo tinh thần
đổi mới, theo chúng tôi trước hết cần dựa trên sự khảo sát, nghiên cứu tư liệu
cụ thể, nghiêm túc,... Bởi vậy, đã đến lúc cần tổng kết, đánh giá đúng mức vị
thế Thủy hử trong toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc và quá trình hiện đại hóa nền văn học Trung Quốc từ những năm
đầu thế kỷ XX đến nay.
Thủy hử là tác phẩm gợi nhiều cách hiểu. Người tiếp nhận có thể xem
xét, đánh giá, thưởng thức tác phẩm này trên nhiều khía cạnh, nhiều chiều
hướng. Chính đó mới là điều mà bạn đọc, các nhà nghiên cứu phải suy ngẫm,
tìm hiểu và tự mình đặt ra câu hỏi: giá trị tiếp nhận của Thủy hử là gì? Và vì
là một tác phẩm đa nghĩa nên xét trên từng khía cạnh, tự thân nó đã mang
những giá trị nhất định, hứa hẹn những khả năng khám phá và tiếp nhận văn
bản mới mẻ.
3. Nhận diện tương quan chính trị và nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử ở
Trung Quốc trong từng giai đoạn là một vấn đề thiết yếu, giúp cho việc đánh
giá, xác định đúng mức những đặc điểm, hạn chế lịch sử, đồng thời khẳng
định các giá trị đồng hành với tiến bộ xã hội, với xu thế hội nhập, phát triển,
canh tân của đất nước Trung Quốc. Công tác khảo cứu, lý luận, phê bình, dịch
thuật Thủy hử từ đầu thế kỷ XX đến nay cũng vì thế mà trải qua bao biến
147
động. Lịch sử tiếp nhận Thủy hử từng chứng kiến hiện tượng tái tạo và phóng
tác Thủy hử ở Quốc Thống khu; hiện tượng kịch chuyển thể và cải biên Thủy
hử ở Giải phóng khu (thời kháng Nhật) được lựa chọn như một vũ khí chiến
đấu đắc lực cho cuộc chiến chống Nhật; sau đó; từ phong trào bình luận Thủy
hử của Mao Trạch Đông cho đến những “can thiệp chính trị” trên cơ sở phản
biện tư tưởng của Mao về tác phẩm, đã phản ánh cụ thể, trực tiếp việc Thủy
hử bị sử dụng để làm công cụ chính trị, tô đậm xu hướng tiếp nhận tác phẩm
theo hướng xã hội học cực đoan.
4. Những thay đổi trong phương pháp nghiên cứu có ảnh hưởng trực tiếp
tới tư duy, thẩm mỹ, xu hướng tiếp nhận. Nghiên cứu Thủy hử thời kỳ đầu thế
kỷ XX chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống như phân tích nội dung tư
tưởng, nghệ thuật - khá đơn giản, quy phạm; thì đến thời kỳ sau, đã có sự đa
dạng hóa trong phương pháp nghiên cứu. Từ góc nhìn tâm lí học, xã hội học,
tự sự, cấu trúc, các nhà Thủy hử học đã mở rộng tầm diện nghiên cứu cao
sâu hơn, mở ra thời đại mới cho nghiên cứu Thủy hử.
5. Từ hoạt động nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc, việc phát
triển, mở rộng phạm vi nghiên cứu, so sánh tác phẩm ở các nước cùng quỹ
đạo văn hóa Hán (Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc), đặc biệt từ thế kỷ XX,
mở rộng sang các nước phương Tây, được xem như xu hướng kế tiếp trong
tiến trình nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử. Chúng tôi nhận thấy, cần mở rộng
hơn nữa những đánh giá của người Trung Quốc hiện đại và người phương
Tây hiện đại trong cái nhìn về tư tưởng, nội dung, nghệ thuật, tính điển hình
nhân vật,.. ví dụ, người Trung Quốc ít nói đến nhân vật nữ nhưng với phương
Tây là bình thường ở địa hạt của nghiên cứu nữ quyền, đem đến ý nghĩa
khách quan, mở rộng phạm vi, đối tượng cho ngành “Thủy hử học” tương lai.
148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Phương Thảo (2013), Tiếp nhận Thủy hử qua các công trình
nghiên cứu giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, Nghiên cứu Văn học
(ISSN 1859-2856), số 5 (495)/ tháng 5, tr.67-76.
2. Nguyễn Phương Thảo (2013), Lý thuyết tiếp nhận và việc áp dụng vào
nghiên cứu Thủy hử ở Việt Nam. Hội thảo khoa học “Lý thuyết phê bình
văn học hiện đại - tiếp nhận và ứng dụng”, trường Đại học Hồng Đức,
Thanh Hóa, tr.313-319.
3. Nguyễn Phương Thảo (2014), Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung
Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay, Nghiên cứu văn học (ISSN 1859-2856), số
10 (512)/ tháng 10, tr.74-84.
4. Nguyễn Phương Thảo (2016), Đặc điểm cổ mẫu thần thoại trong tiểu
thuyết Thủy hử, Tạp chí Lý luận Phê bình văn học, nghệ thuật (ISSN
0866-7349), số 45, tháng 5, tr.87-91.
5. Nguyễn Phương Thảo (2016), Hiện tượng tái tạo và phóng tác Thủy hử
thời kỳ kháng Nhật ở Trung Quốc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (ISSN
0866-8655), số 385, tháng 7, tr.78-80.
6. Nguyễn Phương Thảo (2016), Tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc - Nhìn từ
qui phạm thiết chế chính trị - xã hội, Nghiên cứu Văn học (ISSN 0494-
6928), số 2 (528)/ tháng 2, tr.101-108.
7. Nguyễn Phương Thảo (2016), Nhận diện quan điểm Nho giáo trong tiểu
thuyết “Thủy hử” của Thi Nại Am, Nghiên cứu Trung Quốc (ISSN 0868-
3670), số 11 (183)/ 2016, tr.55-64.
149
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Thi Nại Am (1998), Thủy hử (tập 1), Á Nam Trần Tuấn Khải dịch, Tái
bản, NXB Văn học, Hà Nội.
2. Thi Nại Am (1998), Thủy hử (tập 2), Á Nam Trần Tuấn Khải dịch, Tái bản,
NXB Văn học, Hà Nội.
3. Thi Nại Am (1998), Thủy hử (tập 3), Á Nam Trần Tuấn Khải dịch, Tái bản,
NXB Văn học, Hà Nội.
4. Thi Nại Am (2005), Thủy hử (tập 1), Á Nam Trần Tuấn Khải dịch, Tái bản,
NXB Văn học, Hà Nội.
5. Thi Nại Am (2005), Thủy hử (tập 2), Á Nam Trần Tuấn Khải dịch, Tái bản,
NXB Văn học, Hà Nội.
6. Thi Nại Am (2003), Thủy hử (Mộng Bình Sơn dịch, giới thiệu, khảo cứu),
NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
7. Thi Nại Am – La Quán Trung (1994), Hậu Thủy hử (tập 1) (Ngô Đức Thọ,
Nguyễn Thúy Nga dịch), NXB Văn học, Hà Nội.
8. Thi Nại Am – La Quán Trung (1994), Hậu Thủy hử (tập 2) (Ngô Đức Thọ,
Nguyễn Thúy Nga dịch), NXB Văn học, Hà Nội.
9. Thi Nại Am – La Quán Trung (1994), Hậu Thủy hử (tập 3) (Ngô Đức Thọ,
Nguyễn Thúy Nga dịch), NXB Văn học, Hà Nội.
10. Ngạc Am (1934), Truyện Kiều – Từ cụ Nguyễn Du đến cụ Phạm Quỳnh,
cụ Ngô Đức Kế, cụ Hoàng Thúc Kháng, Công luận, Sài Gòn, số 6450.
11. Đào Duy Anh (2008), Hán Việt từ điển giản yếu, Tái bản, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
12. Lại Nguyên Ân (2001), 150 thuật ngữ Văn học, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
13. Tzvetan Todorov Mikhail Bakhtin (2004), Nguyên lí đối thoại (Đào Ngọc
Chương dịch), NXB Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
150
14. Nhan Bảo (1998), Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học
Việt Nam, Tạp chí văn học, số 9.
15. Trần Lê Bảo (1991) Cái “kỳ” trong tổ chức nghệ thuật Tam quốc chí diễn
nghĩa của La Quán Trung, Tạp chí văn học, số 3.
16. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
17. Lê Huy Bắc (2002), Truyện ngắn hậu hiện đại, Tạp chí văn học, số 9.
18. Lê Huy Bắc – Lê Thời Tân (2008), La Quán Trung và Tam quốc diễn
nghĩa, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Phan Kế Bính (2004), Tác giả tác phẩm, Tái bản, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
20. Pearl Buck (1944), Tiểu thuyết Tàu (Lê Đình Chân dịch), Thanh nghị, số 82.
21. Pearl Buck (1944), Tiểu thuyết Tàu (Lê Đình Chân dịch), Thanh nghị, số 83.
22. Pearl Buck (1944), Tiểu thuyết Tàu (Lê Đình Chân dịch), Thanh nghị, số 85.
23. Lê Nguyên Cẩn (1994), Một vài con số kì ảo trong Tây du ký của Ngô
Thừa Ân, Tạp chí văn học, số 1.
24. Lê Đình Cúc (1991), Lại bàn về phê bình văn học, Tạp chí Văn học, số 1.
25. Nguyễn Thị Mai Chanh (2014), Tiếp nhận tác phẩm của Lỗ Tấn ở Việt Nam
qua các công trình nghiên cứu, Nghiên cứu Văn học, số 2.
26. Nguyễn Thị Mai Chanh (2010), Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập
truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Phạm Tú Châu (1999), Tiểu thuyết Trung Quốc những năm 90, Nghiên
cứu Văn học, số 10.
28. Nhật Chiêu (1997), Câu chuyện văn chương phương Đông, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
29. Trương Chính (1981), Lỗ Tấn trong „Cách mạng văn hóa Trung Quốc,
Tạp chí Văn học, số 2.
30. Trương Chính (1989), Nhìn lại “văn học Ngũ Tứ” của Trung Quốc, Tạp
chí Văn học, số 3.
151
31. Thiều Chửu (2002), Hán Việt từ điển, Tái bản, NXB Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội.
32. Antoine Compagnon (2006), Bản mệnh của lí thuyết văn chương và cảm
nghĩ thông thường (Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch), NXB Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
33. Nguyễn Văn Dân (1986), Nghiên cứu sự tiếp nhận văn chương trên
quan điểm liên ngành, Tạp chí Văn học, số 4.
34. Nguyễn Văn Dân (Biên tập và giới thiệu) (1991), Văn học nghệ thuật và
sự tiếp nhận, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề lý luận của văn học so sánh,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Trương Đăng Dung (2002), Phương thức tồn tại của tác phẩm văn học,
Nghiên cứu Văn học, số 7+8.
37. Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học (2002),
Trương Đăng Dung dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 1.
38. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
39. Dương Ngọc Dũng (1999), Dẫn nhập tư tưởng lý luận văn học Trung
Quốc, NXB Văn học, Hà Nội.
40. Đặng Anh Đào (1998), Trên đường đi tới một lý thuyết về dịch, Văn học
nước ngoài, số 3.
41. Trần Xuân Đề (2002), Lịch sử văn học Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội.
42. Trần Xuân Đề (2003), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
43. Nguyễn Đăng Điệp (1995), Phê bình văn học và con đường của nó, Tạp
chí Văn học, số 4.
44. Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn biên soạn (1999), Tạp chí Tri Tân – Phê
bình văn học, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
152
45. Trúc Đuỳnh (1937), Bốn pho tiểu thuyết Tàu hay nhất, Đông Dương tạp
chí, số 1.
46. Trúc Đuỳnh (1937), Bốn pho tiểu thuyết Tàu hay nhất, Đông Dương tạp
chí, số 2.
47. Nhiều tác giả (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái
nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20 (Đào Tuấn Ảnh, Trần
Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
48. Nhiều tác giả (2000), Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, (tập 1) (Bùi
Hữu Hồng dịch), NXB Thế giới, Hà Nội.
49. Nhiều tác giả (2000), Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, (tập 2) (Bùi
Hữu Hồng dịch), NXB Thế giới, Hà Nội.
50. Nhiều tác giả (1996), Almanach - những nền văn minh thế giới, NXB
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
51. Nhiều tác giả (1999), Luận bàn Thủy hử, NXB Văn học, Hà Nội.
52. Nhiều tác giả (2006), Từ điển Trung - Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
53. Nhiều tác giả (2009), Văn học phương Tây, tái bản lần thứ mười hai,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
54. Nhiều tác giả (2013), Lý thuyết phê bình văn học hiện đại (Tiếp nhận và
ứng dụng), NXB Đại học Vinh.
55. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2010), Từ điển
thuật ngữ văn học, tái bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.
56. Thúc Ngọc Trần Văn Giáp (1942), Lược khảo về tiểu thuyết Tàu – phụ
thêm tiểu thuyết Việt Nam xưa, Thanh nghị, số 8.
57. Thúc Ngọc Trần Văn Giáp (1942), Lược khảo về tiểu thuyết Tàu – phụ
thêm tiểu thuyết Việt Nam xưa, Thanh nghị, số 9.
58. Thúc Ngọc Trần Văn Giáp (1942), Lược khảo về tiểu thuyết Tàu – phụ
thêm tiểu thuyết Việt Nam xưa, Thanh nghị, số 11.
153
59. Lý Mộng Hà (2002), 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (Văn Hòa, Trí Dũng
dịch), NXB Tổng hợp Đồng Nai.
60. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, tái bản, Bộ Quốc
gia Giáo dục – Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn.
61. Nguyễn Văn Hạnh (2009), Lý luận phê bình văn học – Thực trạng và
khuynh hướng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
62. Tiền Trọng Liên, Phó Tuyền Tông, Vương Vận Hy, Chương Bồi Hằng,
Trần Bá Hải, Bão Khắc Di (tổng chủ biên) (2008), Khái niệm và thuật
ngữ lý luận văn học Trung Quốc (Phạm Thị Hảo tuyển dịch và biên soạn
thành sách), NXB Văn học, Hà Nội.
63. Lý Trạch Hậu (2002), Bốn bài giảng mĩ học (Trần Đình Sử, Lê Tẩm
dịch), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
64. Hoàng Ngọc Hiến (1998), Minh triết phương Đông và triết học phương
Tây, Tạp chí văn học, số 11.
65. Phan Thu Hiền (2006), Thi pháp học cổ điển Ấn Độ, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
66. Nguyễn Văn Hiệu (2000), Quan hệ và tiếp nhận văn học Trung Quốc ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX, Tạp chí Hán Nôm, số 4.
67. La Khắc Hòa, Lộc Phương Thủy, Huỳnh Như Phương (Đồng chủ biên)
(2015), Tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài – Kinh nghiệm Việt
Nam thời hiện đại, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
68. Nguyễn Xuân Hòa (1998), Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc
đến tiểu thuyết cổ Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế.
69. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
70. Trần Đình Hượu (2002), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, NXB
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
154
71. Chu Hy (1999), Tứ thư tập chú, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
72. Bill Jenner (2007), Nghi ngờ giá trị tinh thần của Thủy hử (Nguyễn Hải
Hoành dịch), Tạp chí Tia sáng, số 12.
73. Nguyễn Huy Khánh (1959), Khảo luận tiểu thuyết Trung Hoa, Khai Trí
xuất bản, Sài Gòn.
74. Phùng Kiên (2007), Những giới hạn tiếp nhận “Bà Bovary” ở Việt Nam
(Qua trường hợp các bản dịch), Nghiên cứu Văn học, số 4.
75. Trần Trọng Kim (2003), Nho giáo, Tái bản, NXB Văn học, Hà Nội.
76. N.I.Konrat (1996), Phương Đông và phương Tây (Trịnh Bá Đĩnh dịch),
NXB Giáo dục, Hà Nội.
77. Lê Đình Kỵ (1967), Một số vấn đề đáng quan tâm trong việc thể hiện
nhân vật anh hùng, Tạp chí Văn học, số 9.
78. Phùng Hữu Lan (1967), Đại cương triết học sử Trung Quốc, NXB Đại
học Vạn Hạnh, Sài Gòn.
79. Nguyễn Thị Mai Liên (2014), Tiếp nhận văn học Ấn Độ thế kỷ XIX-XX
ở Việt Nam, Nghiên cứu Văn học, số 2.
80. Ngô Hiểu Linh – Hồ Niệm Di (1960), Những kinh nghiệm trong công
tác nghiên cứu văn học cổ điển ở Trung Quốc mười năm nay, Nghiên
cứu Văn học, số 3.
81. Iu.M.Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trần Ngọc Vương,
Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
82. Man-Phơ-Ret Nao-Man (1978), Song đề của “Mỹ học tiếp nhận”
(Huỳnh Vân dịch), Tạp chí Văn học, số 4.
83. Phương Lựu (1997), Quan niệm văn học của Lương Khải Siêu, Tạp chí
Văn học, số 2.
84. Phương Lựu (Chủ biên) (2009), La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến, Lí luận
văn học (tập 1), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
155
85. Phương Lựu (Chủ biên) (2009), La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến, Lí luận
văn học (tập 2), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
86. Phương Lựu (Chủ biên) (2009), La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến, Lí luận
văn học (tập 3), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
87. Phương Lựu (1996), Văn hóa, văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ
ở Việt Nam, NXB Hà Nội.
88. Phương Lựu (Chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà,
La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2004), Bạn đọc và tiếp nhận văn học
(in trong sách Lí luận văn học), Tái bản lần thứ tư, NXB Giáo dục.
89. Phương Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
90. Đặng Thai Mai (1994), Xã hội sử Trung Quốc, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
91. Nguyễn Tôn Nhan (1999), Từ điển Văn học cổ điển Trung Quốc, NXB
Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
92. Vương Trí Nhàn (Biên soạn) (1996), Khảo về tiểu thuyết, NXB Hội Nhà
văn, Hà Nội.
93. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại (2 tập), Tái bản, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
94. Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (1998), Về thi pháp thơ Đường, NXB
Đà Nẵng.
95. Nguyễn Khắc Phi (1999), Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
96. Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (2002), Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo, Lịch
sử văn học Trung Quốc (tập 1), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
97. Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (2002), Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo, Lịch
sử văn học Trung Quốc (tập 2), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
156
98. Đỗ Hải Phong (2014), Nghiên cứu tiếp nhận văn học nước ngoài ở Việt
Nam hiện nay: Thách thức và cơ hội, Nghiên cứu Văn học, số 2.
99. Hà Kỳ Phương (1961), Tư tưởng văn nghệ Mao Trạch Đông, kim chỉ nam của
phong trào văn nghệ cách mạng Trung Quốc, Nghiên cứu Văn học, số 7.
100. Claudine Salmon (2004), Tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc ở Châu Á
(từ thế kỷ XVII – thế kỷ XX) (Trần Hải Yến dịch), NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
101. Đặng Đức Siêu (1998), Ngữ liệu văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
102. Trần Minh Sơn (1984), Những người cầm bút ở Trung Quốc phê phán
Cách mạng văn hóa, Tạp chí Văn học, số 4.
103. Trần Minh Sơn (Tuyển chọn, dịch, giới thiệu) (2004), Phê bình văn học
Trung Quốc đương đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
104. Nguyễn Hữu Sơn (2005), Văn học trung đại Việt Nam – Quan niệm con
người và tiến trình phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
105. Trần Đình Sử (1991), Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận, Viện Thông
tin khoa học xã hội, Hà Nội.
106. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình Văn học, NXB Hội Nhà văn,
Hà Nội.
107. Trần Đình Sử (1999), Lý thuyết tiếp nhận và phê bình văn học, Tạp chí
Sông Hương, số 124.
108. Trần Đình Sử (2012), Một nền lí luận văn học hiện đại (Nhìn qua thực
tiễn Trung Quốc), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
109. Miên Thảo (2007), 100 năm bản dịch “Tam quốc diễn nghĩa” ở Việt
Nam, Người Hà Nội, mục Đời sống – Văn nghệ, số 40.
110. Lê Thời Tân (2011), “Tứ đại kì thư” của tiểu thuyết cổ điển Trung
Quốc: tên gọi – văn bản – tác giả, Nghiên cứu Văn học, số 2.
111. Lỗ Tấn (2002), Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc (Lương Duy Tâm, Lương
Duy Thứ dịch), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
157
112. Lộc Phương Thủy – Nguyễn Phương Ngọc – Phùng Ngọc Kiên (2014),
Xã hội học văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
113. Mộng Tiên (1943), Vì sao Thi Nại Am viết truyện Thủy hử? Nam Kỳ
tuần báo, số 61.
114. Mộng Tiên (1943), Vì sao Thi Nại Am viết truyện Thủy hử? Nam Kỳ
tuần báo, số 62.
115. Mộng Tiên (1943), Vì sao Thi Nại Am viết truyện Thủy hử? Nam Kỳ
tuần báo, số 65.
116. Lê Huy Tiêu (1996), Thử so sánh thi pháp của Tam quốc diễn nghĩa và
Thủy hử truyện, Tạp chí Văn học, số 2.
117. Lê Huy Tiêu (2004), Cảm nhận mới về văn hóa, văn học Trung Quốc,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
118. Lê Huy Tiêu (2007), Thi học chủ nghĩa Mác phương Tây và thi học hiện
đại, đương đại Trung Quốc, Nghiên cứu Văn học, số 8.
119. Vương Anh Tuấn (1982), Vị trí và vai trò tích cực của người đọc trong
đời sống văn học, Tạp chí Văn học, số 2.
120. Vương Anh Tuấn (1983), Một vài tình hình tiếp nhận văn nghệ của công
chúng những năm 80, Tạp chí Văn học, số 5.
121. Vương Anh Tuấn (1990), Xung quanh việc tiếp nhận văn học hiện nay,
Tạp chí Văn học, số 6.
122. Khâu Chấn Thanh (1994), Lý luận Văn học nghệ thuật cổ điển Trung
Hoa, NXB Giáo dục, Hà Nội.
123. Dự Chính Thành (2006), Tiếp cận con người và văn hóa Trung Hoa,
NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
124. Hồng Tử Thành (2006), Văn học Trung Quốc những năm 50 – 70 (Phạm
Tú Châu dịch), Nghiên cứu Văn học, số 7.
125. Lương Duy Thứ (Chủ biên), Phan Nhật Chiêu, Phan Thu Hiền (1997),
Đại cương văn hóa phương Đông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
158
126. Lương Duy Thứ (1990), Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc: Tam
quốc -Thủy hử - Tây du - Kim Bình Mai - Liêu trai chí dị - Chuyện làng
nho - Đông Chu liệt quốc - Hồng lâu mộng, NXB. Khoa học xã hội,
NXB Mũi Cà Mau.
127. Phùng Văn Tửu (1963), Văn học thời đại ánh sáng, Tạp chí Văn học, số 12.
128. Phùng Văn Tửu (2008), Cảm thụ giảng dạy văn học nước ngoài, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
129. Trần Lê Hoa Tranh (2010), Văn xuôi nữ Trung Quốc cuối thế kỷ XX đầu
thế kỷ XXI, NXB Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
130. Hoàng Trinh (1980), Văn học so sánh và vấn đề tiếp nhận văn học, Tạp
chí văn học, số 4.
131. Nguyễn Văn Trọng (2004), Thế giới nhân vật anh hùng trong Tam Quốc
và Thủy hử, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
132. Tiền Trung Văn (2006), Những lí thuyết của M. Bakhtin về tính phức
điệu (Cao Kim Lan dịch từ tiếng Anh), Nghiên cứu Văn học, số 6.
133. Tiền Trung Văn (2007), Ba mươi năm lí luận văn học, thành tựu, cục
diện, vấn đề (Trần Đình Sử dịch), Nghiên cứu Văn học, số 10.
134. Hà Thanh Vân (2010), So sánh loại tiểu thuyết “Tài tử giai nhân” ở một
số nước phương Đông thời kỳ trung đại (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật
Bản, Triều Tiên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
135. Huỳnh Vân (1990), Nhà văn – bạn đọc và hàng hóa sách hay văn học và
sự dị trị, Tạp chí Văn học, số 6.
136. Huỳnh Vân (2009), Vấn đề Tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong
mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss, Nghiên cứu Văn học, số 3.
137. Lê Thị Hồng Vân (2010), Sự tương tác giữa mã của người gửi và mã
của người nhận trong tiếp nhận văn học, Nghiên cứu Văn học, số 6.
138. Trần Ngọc Vương (1997), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn
chung, NXB Giáo dục, Hà Nội.
159
139. Lý thuyết phê bình văn học hiện đại – Tiếp nhận và ứng dụng (2013), Kỷ
yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa.
140. Tình hình nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận văn học ở Việt Nam từ sau 1986
(2012), Công trình tham gia xét giải – Giải thưởng “Tài năng khoa học
trẻ Việt Nam năm 2012.
II. Tiếng Trung
141. 胡 適 (1920), “水 滸 傳” 考 證, 資 料 來 源: “胡 適 作 品 集 - 水 滸 傳
與 紅 樓 夢”, 遠 流,台 北, 1986年 4月 一 版. 页61-109.
142. 萨 孟 武 (1934), 水 浒 传 与 中 国 社 会, 正 中 书 局.
143. 何 心 (1954), 水 滸 研 究, 上 海 文 藝 聯 合 出 版 社.
144. 何 满 子 (1954), 论 金圣叹评 改 水 浒 传,上 海 出 版 公 司.
145. 严 敦 易 (1957), 水 浒 传 的 演 变, 作 家 出 版 社.
146. 沈 伯 俊 (1957), 水 滸 研 究 論 文 集, 作 家 出 版 社.
147. 李 希 凡 (11.1962), 論 中 国古 典 小 说 的 艺 术 形 象, 上 海 文 艺 出
版 社.
148. 楊向奎 (1962),中国古代社会与古代思想研究, 上海人民出版社.
149. 北 京 大 学 中 文 系 一 九 五 七 級 文 学 专 門 化 編 著 (1962), 中 国
文 学 发 展 簡 史, 中 国 青 年 出 版 社.
150. 施耐菴 (1972), 水浒 , 人民文学出版社, 北京.
151. 胡 適 (1979),中 国 章 回 小 说 考 证 ,上 海 书 店 出 版 社.
152. 胡士瑩 (1980), 話本小說概論, 中華書局, 北京.
153. 陈 曦 钟, 侯 忠 义, 鲁 玉 川 (1981), 水 浒 传 会 评 本 (上,下 册), 北 京
大 学 出 版 社 .
154. 胡 適 (1986), 水滸傳 與 紅樓夢, 遠流出版事業股份有限公司, 臺北.
155. 施耐庵, 羅貫中 (1988), 容與堂本水滸傳,上海古籍出版社.
160
156. 中 国 古 典 小 说 道 论 (1988), 安 徽 文 艺 出 版 社.
157. 齐 裕 焜 (主 编) (9.1990),中 国 古 代 小 说 演 变 史, 敦 煌 文 艺 出 版 社 .
158. 啸 马 (1990), 中 国 古 典 小 说 人 物 , 华 东 师 范 大 学 出 版.
159. 文 史 知 识 文 库 (1991),漫 话 明 清 小 说 , 中 华 书 局.
160. 侯会 (1992), 水浒源流新深 , 文学遗产, 第 6期.
161. 羅 爾 綱 (1992),水 滸 傳 原 本 和 著 者 研 究, 江 蘇 古 籍 出 版 社.
162. 施耐庵撰, (清) 金聖嘆批 (1993), 水 浒 传, 三民書局, 臺北.
163. 辭源 (1994), 商務印書館 , 北京.
164. 辭海 (1994), 中華書局出版 , 北京.
165. 華 山 (1994), 水 浒 传 和 宋 史, China Academic Journal Electronic
Publishing House.
166. 宋 柏 年 (10.1994), 中国 古 典 文 学 在 国 外, 北 京 语 言 学 院 出 版 社.
167.宁 稼 雨 (1995), “水 浒 传”与 中 国 绿 林 文 化 - 兼 谈 墨 家 思 想 对
绿 林 文 化 的 影 响, 文 学 遗 产, 第 2期.
168. 石 昌 渝 (1995),中 国 小 说 源 流 论, 生 活 .读 书 .新 知 三 联 书 店.
169. 王珏 (1996), 水浒传版本之谜, 固原师专学报, 第 4期 .
170. 张 强 (1996), 复 仇: “水 浒” 的 原 始 意 象, 明 清 小 說 研 究, 第 3期
(总 第 41期).
171. 罗 宪 敏 (1996) ,李 逵 形 象 塑 造 的 艺 术 经 验, 明 清 小 說 研 究, 第
3期 (总 第 41期).
172. 廉 萍 ,试 论 金 圣 叹 对 宋 江 形 象 的 评 改, 明 清 小 說 研 究, 第 3期
(总 第 41期).
173. 竺青, 李永祜 (1997), 水浒传祖本及 “郭武定本” 问题新议, 文学遗, 第 5期.
174. 齐 裕 焜 (1997), 明 代 小 说 史 , 浙 江 古 籍 出 版 社.
161
175. 吴 組 缃 (1998), 中 国 小 说 研 究 论 集, 北 京 大 学 出 版 社.
176. 陈 美 林, 冯保 善, 李 忠 明 (1998),章 回 小 说 史, 浙 江 古 籍 出 版 社.
177. 萨 孟 武 (1998), 红 楼 梦 与 中 国 旧 家 庭 -水 浒 与 中 国 社 会 -西
游 记 与 中 国 政 治, 岳 麓 书 社.
178. 陈 美 林 ,馮 保 善 ,李 忠 明 (1998),章 回 小 说 史 , 浙 江 古 籍 出 版 社.
179. 马 以 鑫 (1998),中 国 现 代 文 学 接 受 史, 华 东 师 范 大 学 出 版 社.
180. 鲁 迅 (1998), 中 国 小 说 史 略 ,上 海 古 籍 出 版 社.
181. 鲁 迅 (2005),中 国 小 说 史 略 (见 鲁 迅 全 集 第 九 卷), 人 民 文 学
出 版 社.
182. 刘 世 德 (1998), 名 家 解 读 古 典 文 学 名 著 丛 书, 山 东 人 民 出 版 社.
183. 任大惠主編 (1998), 水滸 -大觀, 上海古籍出版社.
184. 石昌渝 (1999), 从朴刀杆(木奉) 到子母炮 -水浒传成书研究之一,
文学遗产, 第 2期.
185. 王丽娟 (2000), 90年 代 “水浒” 研 究 综 述, 湖 北 大 学 学 报 (哲 学
社 会 科 学 版), 第 27 卷, 第 2 期.
186. 黃 霖 ,杨 红 彬 (2001), 明 代 小 说, 安 徽 教 育 出 版 社.
187. 高 日 晖 (2002), 容 与 堂 “水 浒 传” 的 评 点 在 接 受 链 条 上 的 地
位, 中 州 学 刊, 弟 3期 (总 第 129期 ).
188. 杜堇繪 (2002), 水 滸 -人物畫贊, 上海古籍出版社.
189. 袁 行 霈 (主 编) (2003),中 国 文 学 史, 高 等 教 育 出 版 社, 北 京 大
学, 第 四 卷.
190. 高 日 晖 (2004), 明 代 社 会 思 潮 与 “水 浒 传” 的 接 受, 求 是 学 刊,
第 31卷, 第 3期.
191. 王 新 芳 (2004), 二 十 世 纪 “水 浒 传” 传 播 研 究, 硕 士 学 位 论, 山
东 大 学.
162
192. 傳 璇 琮 (总主 編) (2005),中 国 古 代 文 学 通 论 (7卷), 辽 宁 人 民 出
版 社.
193. 段 金 虎, 王 新 芳 (2005), 论 二 十 世 纪 “水 浒 传” 的 影 视 传 播, 河
北 建 筑 科 技 学 院 学 报 (社 科 版 ),第 22 卷, 第 2期.
194. 王 学 泰 (2005), 从 “水 浒 传” 看 江 湖 文 化,上 饶 师 范 学 院 学 报,
第 25卷, 第 4期.
195. 萨 孟 武 (2005), 水 浒 传 与 中 国 社 会, 北 京 出 版 社.
196. 黃 霖 (主 编) (2006), 20 世 纪 中 国 古 代 文 学 研 究 史, 东 方 出 版
中 心.
197. 王 兆 鹏 ,尚 永 亮 (主 编) (2006), 文 学 传 播 与 接 受 论 丛, 中 花 书 局.
198. 高 日 晖, 洪雁 (2006), 水 浒 传 接 受史, 齊 魯書社.
199. 何 红 梅 (2006), 新 世 纪 “” 作 者 ,成 书 与 版 本 研 究 综 述, 苏 州 大
学 学 报 (哲 学 社 会 科 学 版 ), 第 6期.
200. 张 同 胜 (2009), 水 浒 传 诠 释 史 论 , 齊 鲁 書 社.
201. 李 萍 (2009), 从 “四 大 名 著” 看 中 华 文 化 的 海 外传 播, 理 论 平 台 .
202. 聂 绀 弩 (2010), 水 浒 四 议 , 北 京 大 学 出 版 社.
203. 王 金 全 (2011), 论 二 什 世 纪 “水 浒 传” 的 戏 曲 传 播, 丈教 赞 料 -
语 言 文 学 研 究, 唐 山 人 民 广 播 电 台, 河 北 唐 山.
204. 董 志 新 (2011), 毛 泽 东 读 水 浒 传, 北 方 联 合 出 版 传 媒 (集 团)
股 份 有 限 公 司 -万 卷 出 版 公 司.
205. 黃 珍 (2012),万 历 年 间 “水 浒 传 奇” 对 “水 浒 传” 的 改 编, 硕 士
学 位 论 文, 文 学 院.
206. 王 海 燕 (2013), 论 林 冲 的 悲 剧 - 兼 及 “水 浒 传 接 受 史 的 一 个
重 要 问 题, 东 方 论 坛, 第 6期.
163
III. Tiếng Anh
207. Wolfgang Iser (1979), “The current situation of literary theory: key
cencepts and the imaginary”, New literary history, vol.11, no.I.
208. Hans Robert Jauss (1982), Toward an Aesthetic of Reception, trans.
Timothy Bahti (Minneapolis: University of Minnesota Press.
209. Robert C.Holub (1984), Reception theory – A critical introduction,
Published in Great Britain by Methuen Co.Ltd.
210. Dan shen and Xiaoyi Zhou (2006), Western Literary Theories in
China: Reception, Influence and Resistance, Published by Edinburgh
University Press.
211. Plaks, A.H. (1987), The Four Masterworks of the Ming Novel: Ssuta
Chi-shu [M]. Princeton University Press.
212. Porter, D. (1989), The style of “Shui Hu Chuan” [D]. Princeton:
Princeton University.
IV. Tài liệu mạng
213. Emanuel Pastreich (2001), Tiếp nhận văn học Trung Quốc tại Việt Nam,
Nguyễn Tuấn Cường (dịch và chú thích – 12/2005).
Nguồn: (9:37, ngày 24.10.2013)
214. Kristi Siegel, Introduction to Modern Literary theory. Nguồn:
215. 余 大 平, 研 究 水 浒 传 的 传 播 史 ,开 创 水 浒 研 究 新 局 面.
Nguồn:
(10:09pm, ngày 13.8.2011)
216. 张 尚 友,水 浒 研 究 在 民 间. Nguồn:
4d2bc0c90100fsco.html (18:35pm, ngày 13.8.2001).
217. 王 英 旭, 瑞 祥 高 中, 施 耐 庵 與 水 滸 傳 研 究. Nguồn:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tiep_nhan_tieu_thuyet_thuy_hu_o_trung_quoc_tu_dau_th.pdf