Tài liệu Luận án Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay, ebook Luận án Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay
175 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Vân
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
5
1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo và thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo
5
1.2. Những công trình nghiên cứu ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay
12
1.3. Những công trình nghiên cứu quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay
18
Chương 2: THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO
23
2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc
23
2.2. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam
38
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
62
3.1. Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay
62
3.2. Ảnh hưởng tích cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay
89
3.3. Những nhân tố làm biến đổi sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay
108
3.4. Một số vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay
115
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY
124
4.1. Một số quan điểm chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay
124
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay
135
KẾT LUẬN
155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
159
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Người làm chính các việc chăm sóc con, chăm sóc người già - người ốm, dạy bảo con
94
Bảng 3.2: Vai trò kinh tế giữa nam - nữ trong gia đình
95
Bảng 3.3: Người đóng góp nhiều công sức nhất cho kinh tế gia đình
giới tính người trả lời
95
Bảng 3.4: Người làm chính trong sản xuất - kinh doanh
96
Bảng 3.5: Bảng tham khảo người quản lý tài chính gia đình theo vùng điều tra
96
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nho giáo ra đời thời Xuân Thu - Chiến Quốc - thời kỳ mà tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các nước chư hầu nhà Chu tranh giành quyền lực, tàn sát lẫn nhau làm cho xã hội lâm vào cảnh loạn lạc, rối ren. Trước tình hình đó, các nhà tư tưởng của Nho giáo đã lý giải các vấn đề xã hội và họ muốn tìm ra phương pháp đưa xã hội từ loạn lạc tới thịnh trị. Chính vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, thực chất Nho giáo là đạo trị nước, Nho giáo là đạo làm người vì bàn nhiều tới việc giáo dục đạo đức cho con người - nhân tố giúp xã hội ổn định, trật tự.
Nội dung giáo dục đạo đức cho con người của Nho giáo tập trung ở các phạm trù cơ bản như Tam cương, Ngũ thường, Chính danh. Đối với người phụ nữ, nội dung giáo dục đạo đức của Nho giáo thể hiện rõ thông qua thuyết tam tòng, tứ đức.
Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Khi vào Việt Nam, nó được cải biến đi cho phù hợp với tính chất ôn hòa vốn có của người Việt. Trong quá trình tồn tại, giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng Nho giáo làm công cụ để thiết lập ổn định trật tự xã hội và duy trì sự thống trị của giai cấp cầm quyền. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Nho giáo đã có chỗ đứng nhất định trong đời sống tư tưởng của người Việt. Trong các nội dung đạo đức của Nho giáo thì thuyết tam tòng, tứ đức là những quy phạm giáo dục đạo đức cơ bản đối với người phụ nữ. Tư tưởng này đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến vai trò, vị trí, cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh các giá trị tích cực, thuyết tam tòng, tứ đức có nhiều mặt tiêu cực, trói buộc người phụ nữ Việt Nam vào lễ giáo phong kiến, kìm hãm các bước tiến của họ. Tuy nhiên, thuyết tam tòng, tứ đức trên chặng đường dài của lịch sử dân tộc, nó vẫn có giá trị nhất định góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Ngày nay, mặc dù cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước phong kiến không còn nhưng phần nào tư tưởng của Nho giáo nói chung; thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng vẫn còn tồn tại ít nhiều và có ảnh hưởng đến người phụ nữ Việt Nam trên cả hai bình diện tích cực và hạn chế. Những ảnh hưởng tiêu cực của nó như trọng nam khinh nữ, áp đặt hôn nhân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới ở nước ta hiện nay.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng ta thực hiện công cuộc Đổi mới. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình lớn lao của dân tộc. Trải qua gần ba mươi năm thực hiện, quá trình Đổi mới của đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, trong đó có đổi mới kinh tế là nền tảng. Tuy nhiên, mục đích của Đảng ta trong công cuộc Đổi mới không chỉ đơn giản về kinh tế mà đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới quan niệm về con người và giải phóng con người. Đảng ta luôn xác định, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu, trong đó, người phụ nữ là lực lượng đông đảo nắm vai trò to lớn trong gia đình và xã hội. Công cuộc Đổi mới đã dẫn đến những thay đổi về tiêu chí đánh giá của xã hội, của gia đình đối với người phụ nữ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thời đại. Người phụ nữ Việt Nam ngày nay phải hướng tới vẻ đẹp toàn diện hơn, trí tuệ hơn, giỏi việc nước đảm việc nhà, tích cực tham gia các hoạt động xã hội...
Những quy tắc, chuẩn mực của thuyết tam tòng, tứ đức được sử dụng một cách hợp lý sẽ trở thành nhân tố quan trọng nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại. Điều đó cho thấy việc cần thiết phải nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay để đưa ra những giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ nội dung chủ yếu của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam, phân tích ảnh hưởng của nó; luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những nội dung cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc và Nho giáo Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản trong thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề phụ nữ
- Luận án dựa trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Nho giáo và các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ lý luận và thực tiễn, sử dụng phương pháp văn bản học- trích dẫn từ những tài liệu gốc; sử dụng đúng đắn, phù hợp với các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, thống kê, đối chiếu, so sánh, tổng kết thực tiễn...
5. Những đóng góp mới
- Luận án khái quát những nội dung cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam.
- Luận án phân tích rõ hơn những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.
- Từ những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và những mâu thuẫn đang tồn tại trong xã hội, luận án đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án lý giải rõ hơn về thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo trong việc hoạch định, thực thi chính sách trong công tác phụ nữ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam, vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VÀ THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo
Trong tác phẩm Nho giáo (quyển Thượng và quyển Hạ), Trần Trọng Kim đã khái quát quá trình hình thành, phát triển và các quan điểm của Nho giáo qua các giai đoạn phát triển chủ yếu. Trong quyển Thượng, tác giả phân tích cụ thể khái niệm và nội dung của thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sử phát triển của Nho giáo trung Quốc và Nho giáo ở Việt Nam.
Trong Khổng học đăng, Phan Bội Châu đã trình bày rõ một số phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo. Tác giả đặc biệt đề cao những giá trị của Nho giáo và coi đạo đức Nho giáo có vai trò cực kỳ to lớn trong việc giáo dục, hoàn thiện nhân cách con người.
Trong tác phẩm Khổng giáo phê bình tiểu luận, Đào Duy Anh cho rằng, chúng ta phải có thái độ khách quan, toàn diện và khoa học khi nhận xét vai trò của Nho giáo trong xã hội. Ông phê phán thái độ của một số trí thức ở Trung Quốc và Việt Nam coi Nho giáo chỉ là vô dụng, không phù hợp với khoa học. Đặc biệt, ông đã nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những nội dung cơ bản của Nho giáo để từ đó đi đến kết luận, Nho giáo “dẫu nó không thích hợp nữa ở đời nay, mà công dụng nó, sự nghiệp nó, vẫn trọn vẹn trong lịch sử, không ai có thể chối cãi hay xóa bỏ đi được” [1, tr.150].
Trái ngược với hai quan điểm trên về Nho giáo (ca ngợi và phủ nhận), trong Nho giáo xưa và nay [36], Quang Đạm cho rằng, Nho giáo có cả hai mặt tích cực, hạn chế và vấn đề là biết tiếp thu, vận dụng nó như thế nào cho hợp lý.
Trong bài Đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam của Trần Văn Giàu, từ chỗ chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam, tác giả khái quát một số đặc điểm của nền đạo đức truyền thống và nêu lên những tàn dư của đạo đức Nho giáo cần phải khắc phục trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đó là chủ nghĩa gia đình, chủ nghĩa đồng tộc, phương châm trị đạo “thân thân” gây trở ngại cho thực hiện dân chủ, động viên tài năng [Dẫn theo 135].
Nguyễn Thị Nga, Hồ Trọng Hoài trong Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người [110] đã khái quát quan điểm giáo dục con người của Nho giáo nhằm đào tạo những người quân tử, những kẻ sĩ có phẩm chất đạo đức cao quý, ham hiểu biết, có nhân cách, có ý thức đối với cộng đồng để làm quan. Những người này vừa là hạt nhân trong cuộc sống xã hội, vừa là lực lượng để bổ sung cho các thế lực cầm quyền duy trì chế độ phong kiến. Song, Nho giáo dạy đạo làm người theo quan điểm “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý. Những điều răn dạy đó được cha ông ta tiếp thu có chọn lọc, bởi vậy, nó trở thành giá trị truyền thống của người Việt Nam.
Bài Những nhân tố chủ yếu làm biến đổi Nho giáo ở Việt Nam của Phan Mạnh Toàn [162] đã khái quát sự biến đổi của Nho giáo ở Việt Nam bị chi phối bởi ba nhân tố chủ yếu. Một là, thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Hai là, truyền bá vào Việt Nam bên cạnh Nho giáo còn có Phật giáo, Lão giáo, Đạo giáo... Giữa chúng có sự giao thoa và tác động đến tư tưởng, quan niệm nhân sinh của người Việt. Ba là, trong quá trình Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam, đối tượng chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất là những nhà Nho. Họ ít nhiều được học những câu chữ của các thánh hiền đạo Nho. Họ có thể tiếp thu, giải thích và tận dụng Nho giáo theo những cách, những chiều hướng khác nhau tuỳ theo địa vị xã hội, lập trường chính trị, khả năng nhận thức cũng như đặc điểm riêng của cá nhân mình và nhu cầu cuộc sống.
Thứ hai, những công trình nghiên cứu về thuyết tam tòng, tứ đức
Nguyễn Xuân Diện trong Tổng quan tài liệu Nho giáo và Nho học đã khảo sát, đánh giá về trữ lượng, giá trị Nho học và kết luận: các tư liệu viết bằng chữ Hán Nôm là quan trọng bậc nhất, vì chúng được biên soạn ngay trong thời kỳ Nho giáo còn thịnh và là các cứ liệu trực tiếp nhất về Nho học trong lịch sử. Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện có 61 tên tài liệu về gia đình truyền thống, đấy là chưa kể đến 264 cuốn gia phả của các dòng họ. Trong số tài liệu trên có tới 51 tên tài liệu về gia huấn. Về gia huấn, trên Tạp chí Hán Nôm số 3 (28) - 1996, tác giả Lê Thu Hương đã thông báo có khoảng 34 tên tài liệu. Bên gia huấn có niên đại sớm nhất mà Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ là Cùng đạt gia huấn (VHv.286). Đây là một bản viết tay, có niên đại 1733, do Hồ Sĩ Tích soạn. Cuốn này chép những bài học kinh nghiệm trong cuộc đời của ông, dạy con cháu trong nhà giữ gìn nền nếp, biết cần kiệm, cẩn thận, khiêm tốn, tránh kiêu căng, xa xỉ, đắm chìm trong chuyện rượu chè... Nói chung, sách gia huấn nêu ra những chuẩn mực ứng xử trong gia đình như cha con, vợ chồng, anh em, hoặc mở rộng ra trong mối quan hệ xã hội (quan hệ láng giềng, bạn bè). Một số bản còn đề cập đến giáo dục giới tính cho con trai, con gái (Hành tham gia huấn, Nữ huấn tam tự thư, Xuân Đình gia huấn). Riêng về bàn luận về Nữ huấn có 10 tên tài liệu [Dẫn theo 174].
Trong Nho học và Nho học Việt Nam của Nguyễn Tài Thư [156] đã có nhiều kiến giải mới về ảnh hưởng và vai trò của xã hội đối với xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử. Khi đề cập tới phạm vi, ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả cho rằng, ảnh hưởng quan trọng hơn của Nho giáo là trong lĩnh vực thế giới quan và nhân sinh quan. Quan niệm của Nho giáo về thuyết tam tòng, tứ đức thuộc về nhân sinh quan (quan niệm về đạo đức người phụ nữ trong xã hội phong kiến). Chính vì vậy, tư tưởng này có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam, phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
Trong cuốn sách Nho giáo tại Việt Nam do Lê Sĩ Thắng chủ biên [135] có một số bài viết đề cập tới vấn đề đạo đức của Nho giáo - thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam.
Bài Nho giáo triều Nguyễn và sự thất bại hoàn toàn của nó trước thử thách của lịch sử của Nguyễn Tài Thư có nhận định rằng “vua quan nhà Nguyễn chỉ muốn người phụ nữ cam tâm tới số phận thấp hèn để không còn khả năng gì có thể gây tác hại cho trật tự xã hội đương thời”. Tác giả khẳng định: “Hoảng sợ trước sức mạnh của phụ nữ mà Bùi Thị Xuân, một nữ tướng của Tây Sơn là tiêu biểu, bực tức trước những yêu cầu tự do và bình đẳng của phụ nữ mà Hồ Xuân Hương nói lên bằng thơ, vua quan nhà Nguyễn ra sức truyền bá chữ “trinh”. Một mặt họ sắc phong cho những người mà họ cho là thủ tiết với chồng, mặt khác họ ra sức tuyên truyền sự nhẫn nhục của người vợ. Nguyễn Hàn Minh chủ trương người vợ bị chồng ruồng bỏ thì không nên trách chồng mà nên “trinh nhất” với chồng để được tiếng khen là có nết quý. Nguyễn Văn Siêu thì kêu gọi “đã bước lên cửa nhà chồng, sống chết không dám khác”. Nguyễn Đức Đạt thì quả quyết: “làm vợ lẽ không gặp vợ cả hung bạo thì không tỏ được đức hiền” [Dẫn theo 135, tr.515].
Bài viết Vị trí của Nho giáo thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam của Nguyễn Đức Sự, lý giải về cơ sở giúp cho Nho giáo chiếm được vị trí độc tôn, các phạm trù đạo đức Nho giáo thâm nhập vào đời sống, con người trong thời kỳ thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam. Tác giả cho rằng: “nền sản xuất nhỏ tiểu nông đã tương đối phát triển ở nước ta hồi thế kỷ XIV và XV trở thành cơ sở xã hội để cho Nho giáo dễ dàng thâm nhập vào đời sống. Bởi vì Nho giáo với các khái niệm hiếu, đễ, tiết, hạnh đã góp phần củng cố uy quyền của người gia trưởng và tôn ty trật tự trong gia đình” [135, tr.424]. Về sự tuyên truyền và phổ biến đạo đức Nho giáo thời kỳ này tác giả khẳng định, triều đình phong kiến và cả một đội ngũ quan liêu nho sĩ đã tìm cách làm cho Nho giáo thâm nhập vào trong quần chúng bằng giáo dục và pháp luật, bằng khen thưởng và trừng phạt. Nhà vua đã ban ra không biết là bao nhiêu những hứa điều, những bài cáo dụ và những quy định về nghi lễ để phổ biến Nho giáo vào tận thôn xóm. Các xã trưởng phải có trách nhiệm giảng dạy những lời cáo và những điều huấn ấy ở những nơi đình đám công sở cho nhân dân thấm nhuần những lễ giáo phong kiến. Đối với những người con hiếu đễ, người vợ goá ở vậy thờ chồng và hầu hạ cha mẹ chồng cho đến chết đều được nhà nước biểu dương như những tấm gương tốt về đạo đức. Trái lại những người nào làm trái những quy định về nghi lễ của nhà nước thì sẽ bị khiến trách và chịu tội [Dẫn theo 135, tr.432].
Cuốn Nho giáo và gia đình do Vũ Khiêu chủ biên [71] đã đề cập đến những quan niệm của Nho giáo về mối quan hệ vợ - chồng trong gia đình. Theo tác giả, cuộc sống vợ chồng là cơ sở tồn tại của gia đình. Nhưng xuất phát từ quan điểm coi trọng huyết thống và từ thái độ coi thường phụ nữ, Nho giáo coi trọng tình anh em hơn tình vợ chồng. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng theo Nho giáo, phụ nữ là người phải hứng chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, bất công, cả cuộc đời phụ nữ chỉ thực hiện chữ tòng. Tác giả cũng chỉ ra rằng, Nho giáo có quan niệm nghiệt ngã về tiết hạnh của người phụ nữ và bên cạnh những điểm tích cực khuyên răn người phụ nữ phải trau dồi phẩm chất đạo đức thì Nho giáo cũng có ảnh hưởng không tốt đến người phụ nữ ở quan niệm trong xã hội có hai loại người không thể giáo hóa đó là tiểu nhân và phụ nữ.
Cuốn sách Nho giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [35] đã chỉ ra sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam. Ở đây, tác giả đề cập tới đặc điểm của gia đình Nho giáo Việt Nam, vị trí vai trò của người phụ nữ. Đặc điểm nổi bật của gia đình Nho giáo là gia đình phụ quyền gia trưởng nhằm củng cố chế độ phong kiến. Trong gia đình Nho giáo, người phụ nữ phải tuân phục người đàn ông, người phụ nữ phải thực hiện đạo tòng trong tam tòng: “Con gái về nhà chồng phải kính nhường, giữ mình cho khéo, đừng trái ý chồng. Còn chuẩn mực tứ đức mà người phụ nữ cần vươn tới đó là truyền cho con gái, tiếp nối vòng đời tam tòng, tứ đức [tr.148]. Theo Nho giáo, người đàn ông có quyền lấy năm thê, bảy thiếp nhưng người phụ nữ chỉ được phép lấy một chồng và “trinh tiết” của người phụ nữ được Nho giáo đặc biệt đề cao. Bên cạnh đó, cuốn sách này cũng chỉ ra rằng, nếu như tình cảm vợ chồng là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng gia đình hạnh phúc thì Nho giáo lại đặt chữ “hiếu đễ” trên chữ “tình” (vợ chồng), thực chất là coi nhẹ yếu tố cơ bản để xây dựng hạnh phúc [tr.149].
Cuốn Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam của Phan Đại Doãn (chủ biên) [33] là tác phẩm trình bày khá đầy đủ quan niệm của Nho giáo về vị trí, vai trò và đạo đức của người phụ nữ, sự ảnh hưởng của các quan niệm đó đối với người phụ nữ Việt Nam. Cuốn sách này chỉ ra các điều luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với người phụ nữ trên tinh thần bị ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong Nho giáo. Tác giả cũng đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá đáng lưu ý. Đó là địa vị của người phụ nữ Việt Nam cao hơn so với phụ nữ Trung Quốc và tính gia trưởng trong gia đình Việt Nam không cực đoan như tính gia trưởng của gia đình Trung Quốc mà nguyên nhân sâu xa của nó là gia đình Việt Nam nhỏ và gia đình Trung Quốc là gia đình lớn. Tác giả đã mượn lời của nhà nghiên cứu Nhật Bản là Insun Yu để lý giải điều này.
Đặc biệt, tác giả còn chỉ ra sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức thông qua các bài Gia huấn và Hương ước được truyền tụng trong đời sống xã hội Việt Nam để cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng sâu đậm của những tư tưởng này đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị khúc xạ để phù hợp với đặc trưng riêng của người Việt Nam.
Cuốn Nho giáo ở Việt Nam - Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam [174] là tổng hợp các bài báo cáo của Hội thảo quốc tế Nho giáo ở Việt Nam của các nhà nghiên cứu Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan... Cuốn sách có ba phần chính: quá trình du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam; thư tịch Hán Nôm Việt Nam về Nho giáo; Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam thời phong kiến. Những nội dung trên đều khẳng định một điều là Nho giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống xã hội Việt Nam. Trong số các bài viết tham gia Hội thảo, bài viết: Sách gia huấn và vấn đề giáo dục gia đình theo quan niệm của các nhà Nho Việt Nam của Đỗ Thị Hảo đã đề cập tới thuyết tam tòng, tứ đức. Tác giả đưa ra thuyết tam tòng, tứ đức mà người phụ nữ Việt Nam phải thực hiện, điều này được trích dẫn rất rõ trong các tác phẩm gia huấn (những lời răn dạy đạo đức trong gia đình). Đỗ Thị Hảo đã thống kê các bài gia huấn trong đời sống xã hội của nước ta và đề cập vấn đề người phụ nữ trong xã hội Việt Nam bị coi thường. Đó là tâm lý trọng nam khinh nữ, nam ngoại nữ nội, nam thượng nữ ti; phụ nữ là đối tượng khó dạy bảo. Đặc biệt tác giả đã chỉ ra các nhục hình mà người phụ nữ phải chịu khi bị phạm tội (trong thời Nguyễn): “Gọt gáy bôi vôi, thả bè trôi sông hoặc voi giày” [174, tr.230].
Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương [2] tập trung trình bày các đặc điểm kinh tế, chính trị, đời sống xã hội theo nếp cũ của người Việt Nam. Công trình đề cập tới vị trí, vai trò, đạo đức của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Trong xã hội Việt Nam luôn tồn tại quan niệm trọng nam khinh nữ, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi, luôn luôn phải chịu thuận theo thuyết tam tòng. Mặt khác, tác giả thừa nhận vị trí của người đàn bà Việt Nam cao hơn người đàn bà Trung Quốc.
Phan Ngọc trong Bản sắc văn hóa Việt Nam [112] đã chỉ ra các khúc xạ của Nho giáo khi vào Việt Nam. Nho giáo được người Việt tiếp thu và biến đổi nó cho phù hợp với xã hội Việt. Nhiều phạm trù của Nho giáo đã được các nhà Nho Việt Nam cải biến, có nội hàm rộng hơn, phong phú, mang nhiều yếu tố nhân văn, nhân bản hơn. Theo tác giả, có như vậy Nho giáo mới đóng một vai trò quan trọng đối với lịch sử của dân tộc và ảnh hưởng nhiều mặt đối với văn hóa Việt Nam.
Bài viết Nho giáo với gia đình Việt Nam truyền thống của Tú Hoan [57] có những đánh giá sắc sảo về vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình truyền thống. Gia đình là một phạm trù lớn trong Nho giáo với tư cách là một hệ tư tưởng triết học. Trong Ngữ luân: “Vua - Tôi, Cha - Con, Chồng - Vợ, Anh - Em, Bạn bè” thì có đến hai cương nói về gia đình, trong ngũ luân: “quân thần, phụ tử, huynh đệ, phu thê, bằng hữu” có đến ba luân nói về gia đình. Có lẽ cũng bởi vì Nho giáo là một học thuyết chính trị nên Nho giáo coi gia đình như là một quốc gia thu nhỏ và để điều hành được đất nước trước hết phải điều khiển được gia đình (Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ). Những mối quan hệ gia đình phức tạp này cứ dai dẳng đeo bám người phụ nữ, khổ lắm, nhưng vẫn cắn răng chịu đựng cũng bởi tam tòng. Sống trên cương vị người vợ, người con dâu, người phụ nữ càng phải uốn mình để đạt tứ đức. Nhưng dù thế nào, vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam truyền thống cũng vẫn rất quan trọng. Vị trí và thân phận của người phụ nữ không quá thấp và bị coi rẻ như phụ nữ trong luân lý Nho giáo hoặc phụ nữ trong các mô hình gia đình ở các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Nho giáo. Đây có thể nói là một sự tiến bộ về văn hóa, một sự tiếp thu có chọn lọc trên cơ sở có sự hòa hợp với các yếu tố văn hóa bản địa của người Việt Nam chúng ta. Đây là cái tài của người Việt Nam trong việc “bán địa hóa” văn hóa bên ngoài.
Nhìn chung các công trình trên đã phân tích những nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo, làm sáng tỏ nội dung của thuyết tam tòng, tứ đức và một số ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
Cuốn Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay do Nguyễn Thế Kiệt chủ biên [76] bao gồm 18 bài viết của các tác giả tập trung vào các vấn đề nguồn gốc, đặc trưng của đạo đức phong kiến Việt Nam; một số tàn dư của đạo đức phong kiến ảnh hưởng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay; những nguyên nhân tồn tại của các tàn dư đạo đức phong kiến và một số phương hướng khắc phục. Một trong những tàn dư của đạo đức phong kiến liên quan đến phụ nữ đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Tư tưởng này đã kìm hãm sự phát triển của người phụ nữ trong các mặt của đời sống xã hội. Khắc phục tư tưởng trọng nam khinh nữ là cả một quá trình làm thay đổi ý thức đạo đức đã ăn sâu, bám rễ trong đời sống tinh thần của xã hội. Thực hiện bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng của mình trong mọi hoạt động của các lĩnh vực trong gia đình cũng như ngoài xã hội là một tiêu chí của sự phát triển và tiến bộ. Tuy nhiên, nhận thức đúng về quan điểm đó đã khó, thực hành nó trong cuộc sống càng khó hơn, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo và quản lý. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ, nhằm xoá bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, tiến tới thực hiện nam nữ bình đẳng.
Nguyễn Bình Yên trong luận án tiến sĩ Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý và phương hướng khắc phục [189], đã chỉ ra những tiêu cực cơ bản của tư tưởng phong kiến Việt Nam và ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực đạo đức, lối sống; trong nhận thức, thực hiện dân chủ; trong thế giới quan và phương pháp tư duy. Một trong những tiêu cực của tư tưởng phong kiến đó chính là “Đạo đức phong kiến Việt Nam có đặc trưng là... địa vị, tôn ti trật tự nặng nề, bè phái cục bộ, trọng nam khinh nữ, xem thường lớp trẻ, đạo đức giả” [189, tr.87]. Và đặc biệt khi nói về những tư tưởng tiêu cực đó đối với phụ nữ tác giả đã cho rằng “trọng nam khinh nữ là một đặc trưng của đạo đức phong kiến. Tuy tư tưởng khinh thường phụ nữ đã xuất hiện từ chế độ phụ quyền gia trưởng và có lịch sử kéo dài nhưng chỉ có dưới chế độ phong kiến thì nó mới phát triển đến đỉnh cao” [189, tr.93-94]. Theo tác giả, người phụ nữ là đối tượng bị áp bức, bóc lột nhiều nhất dưới chế độ phong kiến “người phụ nữ phải chịu thêm thân phận nô lệ, bị coi như một thứ tài sản có thể chuyển nhượng, cầm cố. Chức năng đáng giá nhất của họ là sinh con, mà phải sinh con trai để nối dõi tông đường của gia tộc” [189, tr.94]. Người phụ nữ bị bó buộc trong thuyết tam tòng, tứ đức. Đặc biệt trong tứ đức, tác giả chỉ ra rằng, người phụ nữ phải chịu gò mình theo đức hạnh, họ sống trong sự giam cầm của việc giữ gìn trinh tiết. Tư tưởng này đã giam hãm, ngăn cản người phụ nữ đấu tranh giành lấy hạnh phúc chân chính của mình. Tất cả những quan niệm cực đoan trên của Nho giáo về người phụ nữ trong thời trước đã có ảnh hưởng đối với suy nghĩ, tư tưởng của người phụ nữ hiện nay. Vấn đề mà tác giả đưa ra là các giải pháp khắc phục tình trạng trên để nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ hiện nay.
Bài viết Ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đức Quỳ cho rằng, tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tới đời sống tinh thần của người Việt Nam. Những chuẩn mực về đạo đức như tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức đều là những khuôn phép vô cùng nghiệt ngã đối với những ai không theo những chuẩn mực ấy, đặc biệt đối với người phụ nữ. Ngày nay, ảnh hưởng mặt trái của đạo đức Nho giáo vẫn còn dai dẳng trong đời sống nhân dân, ở mọi tầng lớp, lứa tuổi. Nó tác động tiêu cực đến suy nghĩ và hành động của một bộ phận người trong xã hội thể hiện trên những phương diện như nếp sống không thật sự dân chủ, đánh giá con người không đúng tiêu chuẩn, coi thường phụ nữ [Dẫn theo 135].
Trong Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Vũ Duy Mền [93] đề cập tới sự ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo và vai trò của hương ước đối với làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hương ước là những quy định của làng xã đối với người dân trong khu vực, những quy định đó thuộc về các mặt kinh tế và đặc biệt là luân thường đạo đức (những quy phạm pháp luật mang tính chất làng xã). Xã hội phong kiến quản lý xã hội bằng luân thường của Nho giáo như tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức nên những quy định trong hương ước đều nhằm đề cao chế độ phụ quyền - trọng nam khinh nữ. Tác giả cho rằng, trong các hương ước đều quy định người phụ nữ không được tham dự việc làng, phải giữ đúng trật tự cương thường trong gia đình và xã hội, nếu không chồng mà chửa thì bị làng phạt thật nặng... Tuy những quy định đó là để giữ vững đạo lý, trật tự làng xã nhưng đã thể hiện sự khắt khe của lệ làng đối với phụ nữ, sự bất bình đẳng trong quan hệ nam nữ...
Bên cạnh các cuốn sách, còn có nhiều bài báo trên tạp chí của các tác giả khác. Chẳng hạn, Đinh Khắc Thuân với Sự thâm nhập của Nho giáo vào làng xã Việt Nam qua tư liệu hương ước [153] cho rằng Nho giáo thâm nhập vào làng xã trước hết qua các điều lệ trong khoán ước của làng liên quan đến răn bảo, thưởng phạt hành vi đạo đức như khuyên răn trung hiếu, lễ nghĩa, phẩm hạnh. Hươ...gày một triệt để như một công cụ đắc lực để giáo hóa người phụ nữ với mục đích ổn định xã hội, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và vai trò của nam giới.
Điểm khác biệt giữa thuyết tam tòng, tứ đức thể hiện ở phạm vi, đối tượng đề cập. Tam tòng chỉ mối quan hệ giữa phụ nữ với nam giới trong gia đình và ngoài xã hội, đó là: cha, chồng, con trai - đề cao sự phục tùng một chiều, sự thuỷ chung tuyệt đối của phụ nữ đối với nam giới. Còn tứ đức lại chú trọng vào sự tu dưỡng phẩm chất đạo đức cá nhân của chính bản thân người phụ nữ một cách toàn diện, đẹp về cả hình thức lẫn nhân phẩm. Tu dưỡng công - dung - ngôn - hạnh để đạt được tam tòng. Tứ đức là điều kiện để thực hiện tốt đạo tòng cha, tòng chồng, tòng con. Ngược lại, tam tòng chứng minh cho tứ đức, chứng minh cho phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ.
Trong thuyết tứ đức, các đức cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là mối quan hệ giữa vẻ đẹp nội dung và vẻ đẹp hình thức. Đức hạnh chỉ vẻ đẹp nội dung. Đức công, đức dung, đức ngôn chỉ vẻ đẹp hình thức. Chúng bổ sung cho nhau, thể hiện thông qua nhau. Công, dung, ngôn là biểu hiện cụ thể hóa của đức hạnh. Đức hạnh tốt đẹp, tất yếu công, dung, ngôn sẽ thể hiện đúng theo chuẩn mực của lễ giáo Nho giáo. Ngược lại, qua công, dung, ngôn, hạnh, người đời đánh giá được phẩm hạnh của người đàn bà. Như vậy, Nho giáo đòi hỏi ở người phụ nữ vẻ đẹp toàn diện theo một khuôn mẫu nhất định. Sâu xa hơn, nó đòi hỏi sự phấn đấu, sự hy sinh hết mình, phục tùng tuyệt đối với cha, chồng, con trong gia đình và vua, quan ngoài xã hội.
Ngoài những phẩm chất trên, các tư tưởng đạo đức của Nho giáo như: “Chính danh”, “Tam cương”, “Ngũ thường”, “Hiếu đễ”... cũng có ảnh hưởng nhất định tới đạo đức người phụ nữ trong gia đình và xã hội; thắt chặt hơn sự tác động của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ. Chính danh là một trong những yêu cầu cơ bản đối với đạo đức con người. Ai ở địa vị nào thì phải suy nghĩ và hành động cho đúng với địa vị ấy, không được tranh giành địa vị, quyền lợi của người khác. Tư tưởng “tam cương” nhằm mục đích quy định bổn phận và trách nhiệm của bề tôi, con, vợ vào các đối tượng vua, cha, chồng. Trong gia đình, người phụ nữ luôn phải tuân theo ý chồng, phục vụ gia đình nhà chồng, tránh tư tưởng phản kháng, đấu tranh.
Vì vậy, khi hiểu được mối quan hệ giữa các phạm trù trong học thuyết này, chúng ta tránh hiểu chúng một cách rời rạc hoặc tuyệt đối hóa một phạm trù nào trong thuyết tam tòng, tứ đức hoặc giữa thuyết tam tòng, tứ đức với các phạm trù đạo đức của Nho giáo nói chung. Cần phải có thái độ khách quan, biện chứng khi xem xét sự ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay trên cả hai phương diện tích cực và hạn chế.
2.1.3. Nội dung thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc
Thuyết tam tòng
Tam tòng (三從) có nguồn gốc từ Nghi lễ, Tang phục, Tử Hạ truyện có ghi: Phụ nhân hữu tam tòng chi nghĩa, vô chuyên dụng chi đạo, cố vị giá tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử (婦人有三從之義,無專用之道, 故未嫁從父,既嫁從夫,夫死從子), ( Nghĩa là: Người đàn bà có cái nghĩa phải theo ba điều, mà không có cái lễ (đạo) làm theo ý mình, cho nên, khi chưa lấy chồng thì theo cha, khi đã lấy chồng thì theo chồng, khi chồng chết thì theo con).
Sau này, các nhà Nho vận dụng thuyết tam tòng, tứ đức vào việc giáo hóa người phụ nữ. Vì vậy, theo Nho giáo, phụ nữ có ba điều phải tuân theo, không có quyền tự định đoạt theo ý mình:
1. Tại gia tòng phụ (在家從父): người con gái khi còn ở nhà phải nghe theo cha.
2. Xuất giá tòng phu (出嫁從夫): lúc lấy chồng phải nghe theo chồng.
3. Phu tử tòng tử (夫死從子): nếu chồng qua đời phải theo con trai.
Có nghĩa: người phụ nữ khi còn sống ở nhà từ bé đến lúc trưởng thành, khi chưa lấy chồng thì theo cha. Người cha quyết định mọi việc của con gái, từ công việc, cuộc sống cho đến hạnh phúc còn người mẹ chỉ giữ vai trò thứ yếu vì bản thân cũng là người phụ nữ phụ thuộc vào người chồng. Người con gái không có quyền quyết định hôn nhân, hạnh phúc của mình. Mạnh Tử đã từng nói: “Nếu chẳng đợi lệnh cha mẹ, chẳng chờ lời mai mối, mà lén dùi lỗ để nhìn nhau, vượt tường để theo nhau, thì cha mẹ và người trong xứ đều khinh rẻ mình” (Bất đãi phụ mẫu chi mệnh, mối trước chi ngôn, toàn huyệt khích tương khuy, du tường tương tùng, tắc phụ mẫu, quốc dân giai tiện chí) [23, tr.14]. Quy định tam tòng khiến người phụ nữ khi xuất giá lấy chồng thì hoàn cảnh tốt hay xấu thế nào cũng đã trở thành người nhà chồng, chứ không được nương nhờ ai. Khi lấy chồng thì phải theo chồng dù sướng hay khổ vẫn phải chấp nhận, nếu chồng qua đời phải theo con trai không được đi bước nữa phải ở vậy suốt đời “tòng” con, không được tái giá. Danh nho đời Tống Trình Y Xuyên đã nói “Nhược thú thất tiết giả dĩ phối thân, thị kỷ thất tiết dã” [23, tr.13-14] người đàn ông đi cưới người thất tiết thì chính mình cũng là người thất tiết cho nên với người phụ nữ goá bụa dù có khổ cực, nghèo đói, không có nơi nương tựa cũng không được tái giá, chết đói là chuyện rất nhỏ thất tiết mới là chuyện lớn (Nhiên ngạc tử sự cự tiểu, thất tiết sự cực đại) [23, tr.14].
Thuyết tứ đức
Tứ đức (四德) có nguồn gốc từ Chu lễ (sách ghi những quy định về lễ nghĩa thời nhà Chu), thiên Quan trủng tể có ghi: Cửu tần chưởng phụ học chi pháp, dĩ cửu giáo ngự: phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công (九嬪掌婦學之法,以九:婦德、婦言、婦容、婦功). (Nghĩa là: Cái phép học của người vợ cả là lấy chín điều - tập trung trong bốn đức: công, dung, ngôn, hạnh)
Sau này, các nhà Nho vận dụng vào việc giáo hóa sự tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người phụ nữ. Theo Nho giáo, với người phụ nữ, tứ đức gồm phụ công (婦功), phụ dung (婦容), phụ ngôn (婦言) và phụ hạnh (婦行):
Công: nữ công, gia chánh phải khéo léo. Tuy nhiên các nghề với phụ nữ ngày xưa chủ yếu chỉ là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi hoạ.
Dung: dáng người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hình thức bản thân
Ngôn: lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng
Hạnh: Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt.
Cụ thể: Công là công việc, nghĩa là biết làm việc, bao hàm cả tài năng khéo léo, trí tuệ thông minh, được rèn luyện thử thách. Công nói lên sự khéo léo đảm đang của người phụ nữ trong việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, tổ chức đời sống gia đình. Trước hết, người phụ nữ biết tề gia nội trợ, khéo léo sắp xếp công việc gia đình, nuôi dạy con cái. Họ phải giỏi nữ công gia chánh, nấu ăn ngon cho chồng con, biết làm cỗ khi nhà có giỗ, khi đãi khách... Họ biết thêu thùa, vá may, nuôi tằm, dệt vải. Như vậy, với tư cách người vợ, người mẹ, phụ nữ phải giỏi giang công việc nội trợ gia đình, tay hòm chìa khóa, quán xuyến chi tiêu của gia đình theo đúng chức năng nhiệm vụ của họ, người phụ nữ phải nhập gia tuỳ tục, có trách nhiệm trong việc bảo đảm nối dõi tông đường. Một số phụ nữ giỏi, con nhà quyền quý thì có thêm tài: cầm, kì, thi, hoạ. Ở những dòng họ quý tộc, người vợ phải thay chồng quản lý nhân công, kẻ ăn người ở trong nhà, coi sóc ruộng nương, điền sản.
Dung là dung nhan, diện mạo, dáng dấp người phụ nữ thể hiện ra bên ngoài, với gương mặt, thân hình khả ái. Đó cũng là cái nết na thể hiện qua cách ứng xử, nói cười, làm ăn. Trang phục của người phụ nữ phải chỉnh tề, không lộ liễu, khêu gợi. Đầu tóc của họ phải gọn gàng, trải gỡ hàng ngày. Xưa kia người phụ nữ đạt tiêu chuẩn “dung” thì như liễu yếu đào tơ, đi lại nhẹ nhàng, e lệ, khép nép, không được mặt ủ mày chau, cau có, bẳn gắt. Dung mạo luôn tươi tắn, sáng sủa, kể cả lúc bị chồng mắng, chồng chê cũng vui vẻ.
Ngôn là lời ăn tiếng nói, ngôn từ giao tiếp khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng, có duyên, biết thưa gửi; người phụ nữ không được quá nặng lời lúc nóng giận, không ba hoa khi hứng chí, không nói đãi bôi, giả dối khi giao tiếp. Họ phải luôn cân nhắc, biết lúc nào nên nói, lúc nào không nên, điều gì nên và chưa nên nói ra. Lời nói biểu hiện tâm hồn con người. Người nhân đức tiếng nói trong sáng, ấm áp, người cay nghiệt tiếng nói rin rít qua kẽ răng, người đanh đá tiếng nói the thé. Người hay văng tục chứng tỏ ít được giáo dục, người nói năng lễ độ, đúng mực chứng tỏ là con nhà gia giáo, được học tập, dạy dỗ từ bé.
Hạnh là hạnh kiểm, đức hạnh. Đó là đạo đức đoan trang, đứng đắn, nết na của người phụ nữ. Trong gia đình, biết kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với họ hàng nhà chồng. Ra ngoài, đối xử với người mình giao tiếp một cách chín chắn, nhu mì, không hợm hĩnh, chua ngoa, đáo để. Hạnh thể hiện những phẩm chất đạo đức cơ bản của người phụ nữ, trước hết là sự thuỷ chung với chồng, đức hy sinh với con cái và giàu lòng nhân ái với mọi người xung quanh.
2.1.4. Thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sử phát triển của Nho giáo Trung Quốc
2.1.4.1. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo nguyên thuỷ
Nho giáo là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Giáo dục đạo đức Nho giáo với ngũ luân; ngũ thường là một trong những biện pháp để giáo hóa con người làm cho xã hội từ “loạn” tới “trị”, làm cho con người có đạo đức. Mặc dù với chủ trương giáo dục “hữu giáo vô loại” nhưng có một thực tế là không phải ai cũng được giáo dục, giáo hóa vì như lời của Mạnh Tử: “dân thường ăn còn chẳng xong huống gì là học hành” cho nên Nho giáo nguyên thuỷ chỉ tập trung vào xây dựng mẫu người quân tử - mẫu người lý tưởng trong xã hội.
Vì vậy, Khổng Tử cho rằng, phụ nữ là một lực lượng đông đảo để xây dựng xã hội, nhưng trên cơ sở “trọng nam khinh nữ” nên ông không bàn nhiều về phụ nữ, không xây dựng mẫu người phụ nữ cụ thể cho xã hội đương thời. Người phụ nữ nói chung, người vợ nói riêng chỉ được nhận sự giáo hóa trong gia đình ở cha mẹ đẻ hoặc nhà chồng. Khổng Tử và các học trò của ông trước sau có đến gần ba nghìn người, nhưng đặc biệt, trong đó không ai là nữ. Thậm chí Khổng Tử còn xếp người phụ nữ ngang hàng với kẻ tiểu nhân, cho rằng đó là những người khó dạy bảo “phụ nhân nan hóa”. Trong Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Chỉ có bọn đàn bà và tiểu nhân là khó đối đãi: thân cận thì họ khinh nhờn, xa lánh thì họ oán trách” [66, tr.637]. Phụ nữ là những người thấp kém, giáo dục họ chỉ bằng thừa vì: “chỉ có thượng trí và hạ ngu là không thay đổi được tính tình” [66, tr.614] nên Nho giáo ít bàn đến phụ nữ.
Trên cơ sở đó, Khổng Tử đưa ra chuẩn mực về người phụ nữ (được viết trong sách quyển Thượng - Trần Trọng Kim) Tam tòng: “tại gia tòng phụ - xuất giá tòng phu - phu tử tòng tử” (ở nhà thì theo cha - đi lấy chồng thì theo chồng - chồng chết thì theo con trai). Tứ đức: Công, dung, ngôn, Hạnh (Công chỉ nữ công gia chánh, tề gia nội trợ. Dung chỉ vẻ đẹp hình thức. Ngôn chỉ lời ăn tiếng nói. Hạnh chỉ hạnh kiểm, đức hạnh). Trong bốn đức này Khổng Tử nhấn mạnh đức “hạnh”. Hạnh là nội dung, được biểu hiện ra bên ngoài hình thức ba đức: công, dung, ngôn. Đức “hạnh” là yêu cầu cơ bản, là điều bắt buộc của đạo đức Nho giáo đối với người phụ nữ mà khi đi lấy chồng người mẹ nào cũng phải dạy con gái mình phải biết tuân thủ, phục tùng.
Trong chương Đằng Văn Cương, chương Cú hạ, Mạnh Tử đã giảng giải rõ hơn nhiệm vụ của người con gái khi đi lấy chồng. Hầu hết các cô gái khi đi lấy chồng đều được mẹ đẻ dặn rằng: “Mày về nhà chồng, phải kính, phải răn, chớ trái lời chồng. Lấy nhu thuận làm chính yếu, ấy là đạo người vợ” [66, tr.971]. Như vậy, theo quan niệm của các nhà Nho, đạo của người làm vợ đó là phải kính trọng, tuân phục, không được làm trái ý chồng, trong mọi tình thế dù đúng dù sai người con gái đều phải nhẫn nhịn, chịu đựng; không được phản kháng. Quan niệm này đã cản trở người phụ nữ thể hiện cái tôi và khát vọng cá nhân, họ chỉ biết chấp nhận, hy sinh nhu cầu và ham muốn của bản thân để thuần phục, vâng lời, giữ gìn khuôn phép cho gia đình. Điều đó cũng không nằm ngoài tinh thần “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo.
Ngoài ra, theo Khổng Tử, người phụ nữ đạt đến đức “hạnh” điều căn bản phải có tấm lòng “hiếu” đối với cha mẹ vì “duy người có hiếu với cha mẹ, mới biết xử tử tế với anh em” [66, tr.233]. Vậy, hiếu với cha mẹ phải như thế nào? Nho giáo cho rằng “hiếu” với cha mẹ phải dựa trên cơ sở là “ái” và “kính”. Nuôi cha mẹ thì phải kính, chứ không kính thì không phải hiếu vì “ngày nay những người tự xưng là hiếu đều nói rằng mình đã nuôi nổi cha mẹ. Đến như loài chó, loài ngựa còn có người nuôi được mà. Chẳng kính, lấy gì làm phân biệt” [66, tr.220]. Hiếu với cha mẹ còn thể hiện ở việc thường xuyên chăm sóc, để tâm tới cha mẹ: “cha mẹ còn sống, chớ đi chơi xa; đi chơi phải có nơi nhất định” [66, tr.280] và “tuổi của cha mẹ không thể không biết tới, vừa để vui mừng vừa để lo” [66, tr.281].
Trong đạo hiếu của người làm con nói chung, của người phụ nữ nói riêng, Khổng Tử nhấn mạnh hai điều “vô vi” và “vô cải”. “Vô vi” là cách đối nhân xử thế với cha mẹ trong hoàn cảnh bình thường, thờ cha mẹ không trái lễ. Vô vi đó là thờ cha mẹ sao cho đúng lễ: “lúc cha mẹ còn sống, lấy lễ mà thờ kính; lúc cha mẹ qua đời, lấy lễ mà chôn cất, lấy lễ mà tế tự” [66, tr.218]. Lễ là hợp nghĩa lý, là vừa phải, chứ không thái quá hay bất cập miễn là “vừa sức nhà giàu nhà nghèo mà làm cho phải lẽ thường” [78, tr.148]. “Vô cải” là cách đối xử với cha mẹ trong hoàn cảnh biến. Lấy lễ mà thờ cha mẹ không phải là cha mẹ làm điều gì trái đạo mà người con gái cũng nghe theo. Ở hai điều vô vi, vô cải, Khổng Tử muốn nhấn mạnh đến sự phục tùng, đến chữ “tòng” của người phụ nữ đối với cha mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó ông lại có quan niệm rất tiến bộ khi cho rằng phục tùng cha mẹ “thờ cha mẹ thì khi cha mẹ có làm điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách êm đềm dịu dàng mà can ngăn, thấy cha mẹ không nghe, thì lại kính mà không trái lễ, dẫu có phải điều gì đau đớn khó nhọc cũng không oán giận” [78, tr.149] hay “lúc cha còn sống, xem chí hướng của người, lúc cha mất rồi, xem cách cư xử của người; ba năm không thay đổi đường lối của cha, khá gọi là hiếu vậy” [66, tr.206]. Kế thừa tư tưởng “hiếu” của Khổng Tử, các nhà Nho sau này như Mạnh Tử, Tuân Tử cũng đề cao và bàn nhiều về đức “hiếu” của con người.
Tóm lại, Nho giáo nguyên thuỷ không bàn nhiều về người phụ nữ mà chỉ tập trung vào xây dựng mẫu người quân tử để đưa xã hội từ “loạn” tới “trị”. Khi bàn về phụ nữ thì các nhà Nho đều chủ trương “trọng nam kinh nữ” - người phụ nữ không được đề cao. Cả cuộc đời của họ là phải “tòng”, “tuỳ” theo nam giới.
2.1.4.2. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Hán Nho
Cuối thời kỳ Chiến Quốc, chiến tranh giữa các nước diễn ra liên miên, lúc này tư tưởng “đức trị” của Khổng Tử, đường lối “nhân chính” của Mạnh Tử không còn được trọng dụng, các nhà cầm quyền đã đề cao tư tưởng “pháp trị”. Nhà Tần sử dụng tư tưởng “pháp trị” để thống nhất Trung Quốc vào năm 221 - tr.CN.
Sau khi thống nhất Trung Quốc, nhà Tần đã thi hành chính sách “đốt sách, chôn Nho” gây ra rất nhiều phẫn uất trong nhân dân. Sự thống nhất của nhà Tần dựa trên bạo lực, cơ sở kinh tế xã hội phong kiến còn non yếu, chính trị tàn bạo, văn hóa phản động nên nhà Tần sớm mất vị trí thống trị của mình.
Nhà Tần suy tàn, Lưu bang diệt Hạng Vũ và giành được chính quyền lập ra nhà Tây Hán. Lúc này các học thuyết Bách gia thời Xuân Thu - Chiến Quốc dần dần được sống lại và có ảnh hưởng nhất định đối với nhà Hán. Nhà Nho có công lớn trong việc khôi phục, phát triển Nho giáo thời kỳ nhà Hán là Đổng Trọng Thư.
Đổng Trọng Thư (180 - 104 Tr.CN), người huyện Quảng Xương, tỉnh Hà Bắc. Ông tự coi mình là người tiếp tục tư tưởng của học phái Nho gia, nhưng thực tế ông đã tiếp thu và khuyếch trương những yếu tố duy tâm trong triết học Khổng - Mạnh, “Âm dương - Ngũ hành” để nhào nặn nên học thuyết của mình - một học thuyết mang đậm màu sắc chính trị duy tâm thần bí và khắc nghiệt. Học thuyết này được coi là hệ tư tưởng chính thống, là khuôn mẫu đạo đức xã hội của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Tư tưởng triết học và chính trị của ông thể hiện mục đích phục vụ vương quyền của chế độ chuyên chế phong kiến. Về lý luận đạo đức xã hội, ông xây dựng một hệ thống các phạm trù “tam cương”, “ngũ luân”, “ngũ thường” làm khuôn mẫu cho mọi hành vi cư xử, giáo dục và tự trau dồi cá nhân của mọi giai tầng trong xã hội. “Tam cương”, “ngũ luân”, “ngũ thường” đã được Khổng - Mạnh đề cập đến, nhưng ở đây Đổng Trọng Thư đã tước di những yếu tố có tính chất nhân đạo, tiến bộ mà đưa vào quan niệm một chiều khắt khe.
Về vai trò của người phụ nữ, Đổng Trọng Thư đã đưa ra tư tưởng “phu xướng phụ tòng” - chồng nói vợ phải nghe theo, người phụ nữ phải phục tùng người chồng dù đúng hay sai. Ông còn áp đặt thuyết “Âm dương - Ngũ hành” vào mối quan hệ vợ chồng, ông cho rằng: “chồng thuộc khí dương, nên có đức sinh, dẫn đầu - Vợ thuộc khí âm nên có đức phụ trợ, tuân theo” [178, tr.71]. Với quan niệm của Nho giáo thì trong gia đình, người phụ nữ không có quyền tham gia hay phản kháng. Tư tưởng này càng tô vẽ thêm tinh thần “trọng nam khinh nữ” của các nhà Nho đưa ra trước đó. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, quan niệm “phu xướng, phụ tuỳ” về sau này được dùng để diễn đạt tình cảm hòa thuận giữa vợ và chồng. Đó cũng là sự phát triển của khái niệm cho phù hợp với thực tế cuộc sống ngày nay.
Như vậy, Hán Nho so với Nho giáo Khổng - Mạnh là một bước thụt lùi. Nó trở thành công cụ thống trị tinh thần đắc lực của nhà nước trung ương tập quyền chuyên chế của các triều đại phong kiến tiếp theo. Thuyết tam tòng, tứ đức vì thế mà cũng mang tính chất khắc nghiệt hơn đối với người phụ nữ, là cơ sở đẩy tư tưởng gia trưởng, phu quyền, phụ quyền lên cao.
2.1.4.3. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Tống Nho
Thời Tống bắt đầu từ thế kỷ thứ IX. Đây là thời kỳ mà Trung Quốc có sự phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, tư tưởng.
Các nhà Nho tiêu biểu của thời kỳ này là Thiệu Ung (1011 - 1077), Chu Đôn Di (1017 - 1073), Trương Tái (1020 - 1077), Trình Hạo (1032 - 1085), Trình Di (1033 - 1107), Chu Hy (1130 - 1200).
Thời Tống là thời kỳ Trung Quốc chuyển sang cách cai trị của Hoàng đế, chế độ độc tài của Hoàng đế chiếm ưu thế tuyệt đối và nảy sinh ra tham vọng sử dụng một mô hình duy nhất giải thích cả vũ trụ lẫn con người. Thuyết âm dương được vận dụng từ Hán Nho và được Tống Nho sùng bái. Tống Nho cũng lấy âm dương để làm nền tảng cho thuyết “Tam cương”. Điều này đã được Đổng Trọng Thư đưa ra nhưng đến Tống Nho các mối quan hệ trong “Tam cương” trở nên khắt khe hơn. Đối tượng thứ hai trong mối quan hệ của “Tam cương” là (bề tôi, con, vợ) đều chịu sự phục tùng tuyệt đối với đối tượng thứ nhất (vua, cha, chồng).
Về người phụ nữ, Tống Nho đã tiếp thêm sức mạnh cho tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “tam tòng”. Nghiệt ngã hơn, Tống Nho có cái nhìn cực đoan về trinh tiết của người phụ nữ. Trình Di thời kỳ này đã nói: “chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn” [149]. Người phụ nữ khi chồng chết thì phải ở vậy, phải tiết liệt thờ chồng mới được biểu dương ca ngợi. Họ được ví với những bậc trung thần trong lịch sử “trung thần bất sự nhị quân, liệt nữ bất giá nhị phu”. Nói về vấn đề này, trong cuốn Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, giáo sư Vũ Khiêu viết: “Phải chăng ở đây cái “ngu trung” lại được vận dụng vào việc giữ gìn tiết hạnh của người phụ nữ, hay là ngược lại, cái giữ gìn tiết hạnh của người phụ nữ lại trở thành tấm gương soi cho các bậc trung thần” [72, tr.146]. Lỗ Tấn - nhà văn của Trung Quốc đã phê phán gay gắt quan niệm này của Nho giáo. Ông cho rằng tiết liệt là một hành vi cực khó, cực khổ, không ai muốn mình phải chịu, vì không lợi cho mình, không lợi cho người, vô ích đối với quốc gia, đối với xã hội, mà đối với nhân sinh, đối với tương lai cũng không có ý nghĩa gì cả.
Tống Nho đề cao mà thực tế là ngầm ép buộc người phụ nữ phải “tiết hạnh”. Đây là bằng chứng điển hình nhất về sự khắt khe, nghiệt ngã của Nho giáo đối với phụ nữ. Tống Nho đề cao mẫu người phụ nữ thủ tiết và tuẫn tiết qua kiểu truyện về liệt nữ khá phổ biến ở Trung Quốc.
2.2. THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO VIỆT NAM
2.2.1. Khái lược sự du nhập Nho giáo vào Việt Nam
Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc (179 Tr.CN - 905 SCN Trong đó có cả Nho giáo nguyên thuỷ (Nho giáo Khổng - Mạnh), Hán Nho, Tống Nho. Đặc biệt, ở mỗi một thời kỳ lịch sử khác nhau, mỗi triều đại phong kiến khác nhau, thì vị trí và vai trò của Nho giáo có sự khác nhau.
Ở thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, ảnh hưởng của Nho giáo không đáng kể. Thời kỳ này, Nho - Phật - Đạo song song tồn tại nhưng Phật giáo có vai trò quan trọng hơn cả. Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền còn rất non trẻ, nguy cơ bị xâm lược bởi giặc phương Bắc vẫn còn. Do vậy, nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước phong kiến phải ổn định trật tự, duy trì sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Cho nên, giai đoạn này, võ bị cần thiết hơn văn bị nên giáo dục Nho giáo hay những tư tưởng của Nho giáo chưa được coi trọng. Xã hội chưa xuất hiện những bài chính luận dựa trên cơ sở của Nho học và một nền giáo dục khoa cử để đào tạo nên tầng lớp Nho sĩ. Vì thế, ảnh hưởng của Nho giáo và thuyết tam tòng, tứ đức ở nước ta hồi đó chưa được rõ nét, sự thể hiện còn mờ nhạt.
Thời nhà Lý, Nho giáo tồn tại trong vị thế tam giáo đồng nguyên (Nho - Phật - Đạo) và Phật giáo được coi là quốc giáo. Cuối thời Lý, Nho giáo đã có chỗ đứng cao hơn so với hai tôn giáo kia. Sở dĩ Nho giáo giành được chỗ đứng trong tư tưởng chính trị và xã hội thời Lý bởi nó đã cung cấp cho giai cấp phong kiến một hệ thống lý thuyết, tư tưởng thiên mệnh, tôn quân tôn quyền, với thuyết tam cương - ngũ thường. Nho giáo lúc này đã thoả mãn được yêu cầu bức bách của sự phát triển xã hội Việt Nam là củng cố chế độ phong kiến và xây dựng một nhà nước quân chủ tập quyền mạnh mẽ. Năm 1070, nhà Lý xây Văn Miếu để thờ Khổng Tử và học trò của Khổng Tử; năm 1074, triều đình tổ chức thi tam giáo để chọn hiền tài; năm 1076, nhà Lý xây trường Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Đến thời Trần, nhu cầu xây dựng một bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ngày càng cao, quyền lực trị nước đều tập trung trong tay nhà Trần mà không phân tán ra các dòng họ khác. Ảnh hưởng của Nho giáo tỏ ra mạnh mẽ và sâu sắc. Khác với các thời kỳ trước đó, thời Trần, nho sĩ được nắm quyền binh. Đây là bước ngoặt lớn đối với Nho sĩ nước ta. Cuối thời Trần, xu thế Tống Nho đã thể hiện khá rõ ở Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Trần Nguyên Đán.
Năm 1400, nhà Hồ thay thế nhà Trần, Hồ Quý Lý lên ngôi vua. Năm 1406, giặc Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ tồn tại không lâu, chỉ với hai đời vua. Việc lên ngôi của nhà Hồ trái với tư tưởng “trung quân” của Tống Nho. Nhìn chung, những giá trị của Nho giáo không ảnh hưởng nhiều ở thời nhà Hồ.
Thời Lê sơ, sau khi tiến hành khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội Việt Nam thời phong kiến. Nhằm đáp ứng nhu cầu củng cố về chính trị, triều Lê sơ chủ trương độc tôn Nho giáo. Chính vì vậy, Nho giáo trong đó có thuyết tam tòng, tứ đức có điều kiện thâm nhập vào xã hội Việt Nam ngày càng nhiều trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, phong tục tập quán... Nho giáo có ảnh hưởng tới nước ta thời kỳ này là Tống Nho. Nội dung giáo dục khoa cử cũng chỉ xoay quanh những sách của Nho giáo như Tứ Thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu). Trong số những nhà tư tưởng yêu nước nửa đầu thế kỷ XV thì Nguyễn Trãi là đại biểu xuất sắc nhất.
Lê Thánh Tông dựa trên nguyên tắc đạo đức của Nho giáo (Ngũ luân, Tam cương, Ngũ thường) để xây dựng hệ quy tắc ứng xử trong nhân trong nhân dân. Năm 1468, Lê Thánh Tông làm tập thơ “Anh Hoa hiếu trị” dạy con. Năm 1470, ông ban hành 24 điều quan hệ vua tôi theo tư tưởng hiếu trung. Trong “Anh Hoa hiếu trị”, cùng với việc đưa ra các các quy chuẩn đạo của người làm con, Lê Thánh Tông cũng đưa ra những chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ trong xã hội. Đó là những điều giáo huấn - dựa trên nguyên tắc đạo đức của Nho giáo. Thời kỳ này, thuyết tam tòng, tứ đức được đề cao.
Thời Lê Trung Hưng kéo dài hơn 250 năm trải qua các thế kỷ XVI, XVII, XVIII - đây là giai đoạn diễn ra nhiều biến đổi phức tạp trong kinh tế, xã hội và đời sống chính trị. Nho giáo được đề cao nhưng không tách rời khỏi Phật giáo, Đạo giáo. Hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” trên cái nền tư tưởng chi phối của Nho giáo đang là xu hướng lớn thời bấy giờ và nó tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới các bình diện tư tưởng. Đối với vai trò của người phụ nữ, các nhà tư tưởng vẫn đề cao thuyết tam tòng, tứ đức, “hiếu”, “nghĩa”...
Nhà Nguyễn được thành lập vào năm 1802, đánh dấu bởi việc Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long. Nhà Nguyễn tiến hành biện pháp độc tôn Nho giáo. Sự độc tôn của Nho giáo thể hiện ở việc ban hành bộ luật “Hoàng triều luật lệ”. Bộ luật này được xây dựng trên nền tảng Nho giáo, lấy những tư tưởng “tôn quân tôn quyền”, “chế độ tông pháp”, “phân biệt trật tự đẳng cấp”, “tam cương”, “ngũ thường”, “chính danh”... làm nền tảng. Khi tình hình kinh tế - xã hội thời Nguyễn thay đổi, Nho giáo không còn là hệ tư tưởng soi đường cho đất nước phát triển nữa mà trái lại nó còn cản trở sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, Nho giáo đã dần kết thúc vai trò lịch sử của nó trong xã hội phong kiến.
Nho giáo đã đi hết một chặng đường dài lịch sử nước ta từ thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng, Nguyễn. Trên chặng đường đó, Nho giáo nói chung, thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng đã gây ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống con người Việt Nam. Sự ảnh hưởng đó cũng thăng trầm, lúc nó giữ vị trí độc tôn, đóng vai trò thúc đẩy xã hội phát triển. Có lúc lại kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội và con người, đặc biệt là thân phận người phụ nữ Việt Nam. Nhưng, cho dù thúc đẩy hay kìm hãm, Nho giáo đều góp phần xây dựng truyền thống tư tưởng văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Điều đáng chú ý là ở Việt Nam trong suốt thời kỳ phong kiến mặc dù Nho giáo chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tư tưởng, nhưng chưa bao giờ Nho giáo hoàn toàn rập khuôn, thuần tuý như trên quê hương đã sản sinh ra nó mà mang đậm màu sắc Việt Nam.
2.2.2. Những nhân tố làm biến đổi nội dung thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam
Ở Việt Nam, Nho giáo nói chung, thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng không còn giữ nguyên nét vốn có như ở Trung Quốc. Nó đã được “Việt hóa” để phù hợp với người Việt Nam. Sự “Việt hóa” này là do các nhân tố sau:
Một là, người Việt Nam có truyền thống tôn trọng phụ nữ từ ngàn xưa. Điều đó còn được biểu hiện rõ nét trong tín ngưỡng dân gian thờ mẫu, thờ nữ thần. Tín ngưỡng thờ mẫu lấy việc thờ mẹ làm thần tượng cùng với các quyền năng sinh sôi che chở cho con người. Mỗi người dân Việt Nam đều ghi nhớ một huyền thoại tổ tiên, đó là mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân là những người khai sáng ra lịch sử dân tộc. Quốc Mẫu Âu Cơ (Khoảng 2800 Tr.CN) theo truyền thuyết, khoảng gần 5000 năm trước, bà Âu Cơ dòng dõi tiên kết duyên cùng vua Lạc Long dòng dõi rồng, sinh được 100 con trai là con rồng cháu tiên. Về sau, 50 con theo Cha Lạc Long xuống biển, 50 con theo Mẹ Âu Cơ lên núi, đi về phương nam lập ra nước Văn Lang, do người con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương, truyền được 18 đời. Người Việt Nam tôn vinh bà Âu Cơ là Quốc Mẫu.
Khắp ba miền Bắc - Trung - Nam đều có tập tục thiêng liêng thờ mẫu. Ở miền bắc thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, thánh mẫu Liễu Hạnh; miền Trung thờ Tứ vị Thánh Nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Mẫu thần Thiên Y A Na, Po Inư Nưgar; miền Nam thờ Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu... Thời vua Hùng, nàng Tiên Dung đã chủ động làm bạn trăm năm của Chử Đồng Tử sau cuộc gặp tình cờ trên bãi Màn Trò (Khoái Châu - Hưng Yên hiện nay). Trong truyền thuyết “Trầu cau” kể về nhà họ Lưu có người con gái, thấy hai anh em Tân, Lang đem lòng yêu mến muốn kết làm vợ chồng. Nàng bày ra cách thử (so đũa để trên mâm) xem ai là anh, ai là em, rồi xin với cha mẹ làm vợ người anh. Như vậy, sử, truyện... đều có những chi tiết phản ánh vai trò chủ động của người phụ nữ trong hôn nhân thời cổ.
Thời kỳ chuyển từ mẫu hệ sang phụ hệ, suốt thời kỳ phong kiến và mãi về sau này, xã hội Việt Nam đã thừa hưởng và bảo lưu truyền thống tôn trọng phụ nữ. Truyền thống này đã trở thành đạo lý khiến cho giai cấp phong kiến Việt Nam không thể không công nhận, luật pháp nhà Lê có một số điều khoản liên quan đến phụ nữ mà các triều đại phong kiến Trung Hoa không có. Sau khi Lê Lợi lên ngôi, năm 1429 ông ban hành phép quân điền (lấy ruộng công của làng xã định kỳ phân phối cho mọi thành viên trong làng, xã), từ thê thiếp của các quan viên đến các bà goá, vợ con của những người phạm tội, đều được chia ruộng công... Đến luật Hồng Đức năm 1483 đã quy định con gái được hưởng quyền chia tài sản sở hữu gia đình bình đẳng như con trai; khi đi lấy chồng, phần tài sản này vẫn là của riêng người vợ, không bị nhập vào tài sản của nhà chồng. Điều đó cho phép người vợ có quyền tự do nhất định trong gia đình nhà chồng. Gia đình nào không có con trai thừa tự thì người con gái được hưởng thừa kế ruộng, hương hoả. Về lĩnh vực hôn nhân, trong một số trường hợp, phụ nữ được quyền ưu tiên. Con gái đã đính hôn chưa làm lễ cưới, nếu chẳng may người con trai bị phạm tội, bị tàn tật, bị phá sản, người phụ nữ có quyền từ hôn bằng cách trả lại đồ sính lễ; ngược lại, người con gái bị tàn tật, bị phạm tội thì người con trai không có quyền từ hôn. Trong ngôn ngữ hàng ngày, người Việt Nam cũng xưng hô, thường gọi nhau là “vợ - chồng”. Chính vì nét văn hóa bản địa đó nên thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo ở Việt Nam không còn nặng nề như trong Nho giáo Trung Quốc.
Hai là, thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam quy định sự tiếp nhận và làm biến đổi thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo. Phẩm chất truyền thống của người Việt Nam là yêu nước, đoàn kết, thương yêu nhau, trọng tình nghĩa... Những phẩm chất đạo đức quý báu đó đã làm “mềm” đi những yếu tố khắt khe của đạo đức Nho giáo nói chung và tư tưởng về người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, đạo đức luôn là một giá trị được mọi người tôn vinh. Phẩm chất đạo đức là một giá trị thuộc về bản chất con người, được coi trọng trước, trên các giá trị khác. Nó được đặt vào vị trí cao nhất: “Gái mà ch...h đẳng giới đối với phụ nữ. Một trong những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đó chính là tình trạng trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới. Trong gia đình, hiện nay có nhiều chị em phụ nữ bị chồng đánh đập dã man. Nhiều người trong số họ với tư tưởng “xấu chàng hổ ai”, “vạch áo cho người xem lưng” hoặc vì con cái nên đã chịu đựng. Chỉ đến khi chính quyền, hội phụ nữ cấp cơ sở kiên nhẫn hỏi thăm, động viên, tư vấn họ mới chịu giãi bày, tâm sự. Khi chính quyền khiển trách người chồng thì nhiều chị em phụ nữ với tấm lòng vị tha lại tha thứ, đứng ra xin cho chồng. Nhưng sau đó, người chồng của họ lại vẫn tiếp diễn hành động bạo lực gia đình với vợ, thậm chí những lần đánh đập sau còn dã man hơn rất trước... Ngoài xã hội, theo điều tra, rất nhiều nhà tuyển dụng việc làm thích nam giới và không thích nữ giới vào làm việc ở cơ quan mình vì họ lo ngại vấn đề phụ nữ thực hiện chức năng sinh sản và chăm sóc gia đình nên không toàn tâm lo công việc chuyên môn được.
Trước tình trạng này, chúng ta cần xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm đến bình đẳng giới. Các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn hội địa phương phải làm công tác tuyên truyền luật bình đẳng giới đến toàn bộ người dân nhất là nam giới. Ở những gia đình có bạo lực gia đình thì chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến người phụ nữ, thường xuyên chia sẻ, động viên họ. Đặc biệt, đối với những gia đình đã nhiều lần người chồng đánh đập vợ thì cần xử lý nghiêm minh người chồng trước pháp luật để họ nhận thấy sai lầm của mình và sửa đổi. Đó cũng là đó là hành động làm gương cho các gia đình khác không phạm sai lầm. Ngoài xã hội hiện nay, nhiều người không đánh giá cao vai trò của phụ nữ nên mặc dù Đảng và nhà nước có chủ trương bổ sung nhiều nữ giới vào hàng ngũ lãnh đạo nhưng việc thực hiện vấn đề này ở từng cơ quan lại diễn ra không đúng với chủ trương đó. Ở nhiều cơ quan, phụ nữ không được bình đẳng với nam giới về thu nhập mặc dù sức lao động của nữ giới bằng nam giới. Điều này được thể hiện rất rõ ở các doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, trong lúc nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng, việc làm ăn gặp nhiều khó khăn, có nhiều doanh nghiệp tư nhân siết chặt các chính sách xã hội đối với lao động nữ. Ví dụ như nghỉ thai sản sẽ không được trả lương, hoặc không được nghỉ 6 tháng theo quy định của nhà nước... Điều này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Chính vì vậy, nhà nước cần có những chế tài xử lý thật nghiêm minh những trường hợp vi phạm Luật Lao động đối với phụ nữ.
Tiểu kết chương 4
Thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo đã thấm sâu vào trong đời sống xã hội của người Việt Nam. Sự tác động của nó đối với vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay được thể hiện rõ ở hai mặt tích cực và hạn chế. Sự hạn chế của thuyết này đối với phụ nữ đã cản trở sự nghiệp giải phóng phụ nữ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Hồ Chí Minh rất đề cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Người cũng đặc biệt đề cao và đưa ra những tư tưởng tiến bộ trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Chính vì vậy, quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự nghiệp giải phóng phụ nữ trong việc đề ra chính sách và phương hướng về công tác phụ nữ là việc làm rất quan trọng. Từ đó, chúng ta đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát huy nhân tố tích cực và hạn chế nhân tố tiêu cực chúng ta cần thực hiện các phương hướng và giải pháp đã đề ra.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, các giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ từ các cấp chính quyền trên tất cả các lĩnh vực xã hội mà phụ nữ tham gia. Trong đó, yếu tố quan trọng tạo nên thành công của sự nghiệp này đó là chính bản thân người phụ nữ phải thay đổi tư duy, phải nhận thức đúng đắn vai trò, địa vị của mình trong gia đình và xã hội để có những hành động tự giải phóng mình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân mình.
KẾT LUẬN
Nho giáo với tư cách là một hệ tư tưởng xuất hiện ở Trung Quốc từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc và du nhập vào nhiều nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở những nước này, Nho giáo có nhiều ảnh hưởng và đóng một vai trò nhất định trong đời sống xã hội của người dân. Do vậy, Nho giáo đã trở thành một thành tố văn hóa truyền thống ở của các quốc gia đó.
Đối tượng Nho giáo đề cập đến rất rộng bao gồm chính trị, xã hội, văn hóa và đạo đức con người. Do vậy có thể nói, Nho giáo là học thuyết về đạo đức các nhà Nho chủ trương “lấy đức trị người”. Chính vì vậy, Nho giáo tập trung giáo dục đạo đức cho con người. Đối với người phụ nữ, Nho giáo chủ trương giáo dục họ theo những chuẩn mực “tam tòng”, “tứ đức”.
Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Giai cấp phong kiến Việt Nam đã tiếp thu, vận dụng đạo đức Nho giáo làm công cụ để giáo hóa về tâm lý, đạo đức nhằm xây dựng mẫu người phụ nữ tiêu biểu cho xã hội. Thuyết tam tòng, tứ đức là một trong những chuẩn mực cơ bản nhất đối với người phụ nữ xưa. Sự ảnh hưởng của thuyết này được thể hiện rõ trên hai khía cạnh tích cực và hạn chế. Giá trị tích cực của nó là giáo dục người phụ nữ đạt những tiêu chuẩn tốt đẹp như thuỳ mị, nết na, đảm đang, khéo léo. Hạn chế của sự ảnh hưởng này là hình thành trong tâm thức người dân tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng... Những tư tưởng này đã cản trở trong bước tiến của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện đại.
Lịch sử đã sang trang, người phụ nữ hiện đại ở thế kỷ XXI đã có quyền bình đẳng thực sự. Họ đã có nhiều điều kiện để phát huy tài năng của mình. Nhưng đây cũng là thời điểm khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, đạo đức phẩm hạnh của người phụ nữ đang bị thử thách gay gắt. Đây thực sự là cuộc đấu tranh phức tạp giữa những điều tốt, đẹp và những cái xấu. Trong xã hội hiện nay, có nhiều người phụ nữ thành đạt trên các bình diện của đời sống xã hội, song cũng có không ít người phụ nữ sa vào các tệ nạn xã hội, huỷ hoại nhân cách, bán rẻ lương tâm của mình. Thực tiễn cuộc sống mới, quy luật mới đòi hỏi người phụ nữ ngày nay phải có những nhận thức, hành động mới cho phù hợp. Điều này đòi hỏi họ phải có những đức tính quý báu mang tính truyền thống và trình độ, kiến thức, chuẩn mực hiện đại. Và đặc biệt hơn cả đó là sự nỗ lực hết mình, tự chiến thắng bản thân vì những điều tốt đẹp cho phụ nữ, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, phụ nữ Việt Nam phải biết tận dụng và phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế trong thuyết tam tòng, tứ đức để hoàn thiện cá nhân mình.
Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và các tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, sự nghiệp giải phóng phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế,vẫn còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng... gây ảnh hưởng to lớn đối với sự nghiệp này. Chính vì vậy, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những nhân tố tích cực trong thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo.
Nho giáo có ảnh hưởng lớn đối với nước ta trên cả hai bình diện. Vấn đề quan trọng là chúng ta phải có cái nhìn khách quan khi đánh giá nhìn nhận Nho giáo. Nguyễn Trọng Chuẩn khi đánh giá Nho giáo trong thời đại hiện nay đã nhận định rằng: “Thử hỏi, có một học thuyết triết học nào, dù là rất tiến bộ, từ thời cổ đại cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên được toàn bộ và một cách tuyệt đối các giá trị của nó mà không chịu sự phán xét của lịch sử, không chịu sự thẩm định của thời gian hoặc không chịu một sự phủ định nào đó?” [27]. Nho giáo có sức sống mạnh mẽ và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các nước Á Đông nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, vấn đề là chúng ta biết khai thác nó như thế nào?
Nghiên cứu học thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay là một vấn đề rộng và hết sức phức tạp, không chỉ giới hạn ở những nội dung mà luận án này đã đề cập. Chúng tôi nhận thức được rằng chưa có thể làm sáng tỏ đầy đủ nội dung và ảnh hưởng của thuyết này đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay. Những vấn đề còn thiết sót cần phải được tiếp tục nghiên cứu ở nhiều công trình sau này. Có như vậy mới nhìn nhận đầy đủ hơn, toàn diện hơn sự thể hiện của Nho giáo nói chung và của thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng đối với phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện đại.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Vân (2010), “Công, Dung, Ngôn, Hạnh với phụ nữ Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Phát triển nhân lực, (03), tr.46-52.
Nguyễn Thị Vân (2010), “Tâm lý ứng xử truyền thống và hiện đại của phụ nữ Việt Nam”, Dân số & Phát triển, (4), tr.29-32.
Nguyễn Thị Vân (2010), “Bệnh quan liêu - nguyên nhân và cách phòng chống theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.78-82.
Nguyễn Thị Vân (Tham gia) (2011), Giáo trình đạo đức học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Thị Vân (Tham gia) (2012), Vận dụng ca dao, tục ngữ vào giảng dạy phần Triết học môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” cho sinh viên ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay, Đề tài cấp trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Thị Vân (2013), “Ảnh hưởng quan niệm về đức hạnh trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, (9), tr.75-77, 85.
Nguyễn Thị Vân (2013), “Quan niệm về “Dung” trong “Tứ đức” của Nho giáo đối với người phụ nữ”, Tuyên giáo, (11), tr.54-57.
Nguyễn Thị Vân (2013), “Giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (98), tr.48-51.
Nguyễn Thị Vân (2013), “Giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (98), tr.48-51.
Nguyễn Thị Vân (Tham gia) (2013), Quan niệm về đạo làm người trong hoành phi, câu đối ở miền Bắc Việt Nam, Đề tài cấp Bộ năm 2013-2014, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Thị Vân (Chủ nhiệm) (2013), Công, dung, ngôn,hạnh trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay, Mã số SPHN-10-506, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Thị Vân (2014), Đạo đức - Một giá trị được tôn vinh trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Đạo làm người trong văn hóa Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
Nguyễn Thị Vân (2014), Giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Đạo làm người trong văn hóa Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
Nguyễn Thị Vân (2014), “Đạo làm người trong hoành phi, câu đối của dòng họ Vũ tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Giáo dục, (Số đặc biệt), tháng 5/2014.
Nguyễn Thị Vân (2014), “Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Phương pháp luận biện chứng và Phương pháp luận siêu hình”, Tạp chí Giáo dục, (Số đặc biệt), tháng 5/2014.
Nguyễn Thị Vân (2014), “Nâng cao năng lực thực hành đạo đức cho học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân”, Tạp chí Giáo dục, (335), tháng 6/2014.
Nguyễn Thị Vân (Tham gia) (2014), Triết học về lòng biết ơn trong đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Đề tài NAFOSTED, Đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đào Duy Anh (1938), Khổng giáo phê bình tiểu luận, Nxb Quan hải Tùng thư, Huế.
Đào Duy Anh (2013), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hồng Đức.
Minh Anh (2000), “Hồ Chí Minh với Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (6).
Lê Ngọc Anh (2002), “Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (2).
Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Báo cáo điều tra dân số năm 2010, Hà Nội.
Ban Tuyên huấn Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1959), Nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
Nguyễn Đăng Bình (2012), “Tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đối với phụ nữ Việt Nam”, www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn.
Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết kinh tế - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Văn Bình (1999), “Cách xem xét, đánh giá con người thông qua các mối quan hệ xã hội cơ bản của Nho giáo - một giá trị cần kế thừa và phát triển”, Tạp chí Triết học, (3).
Nguyễn Văn Bình (2000), “Quan niệm về Lễ của Nho giáo và những bài học của chúng ta hôm nay”, Tạp chí Triết học, (4).
Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Bộ Chính trị (1993), Nghị quyết số 04/NQ-TW, ngày 12-7-1993 về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình đổi mới, Hà Nội.
Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 11/NQ-TW, ngày 27-4-2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Tổng cục Thống kê - Viện Gia đình và giới - Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) (2008), Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội.
Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương (2006), Công dung ngôn hạnh thời nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
Phan Văn Các (1993), “Nghiên cứu Nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực thời đại”, Tạp chí Triết học, (3).
Phan Văn Các (1994), “Giới Nho học quốc tế đang quan tâm những gì?”, (1).
Phan Bội Châu (1998), Khổng học đăng, Nxb Văn hóa Thông Tin, Hà Nội.
Nguyễn Văn Châu (2012), “Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện đại”,
Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, Tập 1, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, Tập 2, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
Vân Chi, “Phan Bội Châu với vấn đề phụ nữ”,
Doãn Thị Chín (2012), Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người phụ nữ ở nông thông Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị đạo đức truyền thống, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Chuẩn (2007), “Khai thác các giá trị truyền thống của Nho giáo phục vụ sự phát triển của đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa”,
Phạm Khắc Chương (1993), Giải pháp tình huống trong giáo dục gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Công (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Văn Thị Kim Cúc (2003), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ ly hôn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Phan Như Cương (1978), Vấn đề xây dựng con người mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2010), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
Phan Đại Doãn (1998), Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vũ Trọng Dung (2008), Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, cập nhật ngày 17/3/2008.
Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn học, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Đại Việt sử ký toàn thư (2000), Tập 1, (Ngô Đức Thọ dịch và chú thích), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Đại Việt sử ký toàn thư (2000), Tập 2, (Hoàng Văn Lâu dịch và chú thích), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Đại Việt sử ký toàn thư (2000), Tập 3, (Hoàng Văn Lâu dịch và chú thích), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Nguyễn Thị Định, http://:vi.wikipedia.org.
Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2006), Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phan Đình Giáp (1918), Nữ học luân lý tập đọc, Hanoi IMP, Mạc Đình Tư éditeur.
Võ Nguyên Giáp (2006), Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Trần Văn Giàu (1985), Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Thu Hằng, “Tiền lương của nữ ngày càng thấp hơn so với nam giới”,
Nguyễn Hùng Hậu (1998), “Một số suy nghĩ về đặc điểm của Nho giáo ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (5).
Nguyễn Hùng Hậu (2001), Triết lý văn hóa phương Đông, Nxb Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Hùng Hậu (2003), “Đặc điểm của Nho Việt”, Tạp chí Triết học, (3).
Nguyễn Hùng Hậu (2010), Đại cương lịch sử triết học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vũ Thị Hiểu, “Người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay”,
Tú Hoan (2004), "Nho giáo với gia đình Việt Nam truyền thống", Tạp chí Văn hóa, (12), tr.23.
Phan Văn Hoàng (1994), “Hồ Chủ Tịch với những yếu tố tích cực của Nho giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (4).
Hội Liên hiệp phụ nữ (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
Bùi Thị Nhật Hương (2012), Ảnh hưởng thuyết tam tòng, tứ đức đối với đạo đức người phụ nữ đồng bằng sông Hồng, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội.
Hoàng Mai Hương (2007), “Pháp luật Việt Nam và quyền tham gia của phụ nữ theo công ước CEDAW”, Nghiên cứu gia đình và giới, (1).
Văn Thị Thanh Hương (2011), “Thực hiện quyền bình đẳng với phụ nữ Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh”,
Trần Đình Hượu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Trần Đình Hượu (2007), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Chu Hy (1999), Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải, Tứ Thư tập chú, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Đặng Cảnh Khanh (2003), Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
Vũ Ngọc Khánh (1998), Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Vũ Khiêu (1991), Nho giáo xưa và nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Vũ Khiêu (2009), “Về giá trị đương đại của Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (8).
Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Đặng Phương Kiệt (2006), Gia đình Việt Nam: Những giá trị truyền thống và các vấn đề tâm - bệnh lý xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội.
Nguyễn Thế Kiệt (Chủ biên) (2001), Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Thế Kiệt (2008), “Đạo đức Nho giáo trong đời sống Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3).
Trần Trọng Kim (2006), Nho giáo, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Nguyễn Xuân Kính (1995), “Quan niệm của nhà Nho về nông dân và gia đình”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (7).
Lê Thị Lan (2002), “Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong xây dựng đạo đức”, Tạp chí Triết học, (7).
Mã Giang Lân (1994), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (chủ biên) (1994), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Tập 1, Chương trình KHCN cấp nhà nước KX 07, Đề tài KX 07-02, Hà Nội.
Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (Chủ biên) (1994), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Tập 2, Chương trình KHCN cấp nhà nước KX 07, Đề tài KX 07-02, Hà Nội.
Nguyễn Thị Kim Loan (2003), “Nho giáo và văn hóa ứng xử của người Việt bình dân trong quan hệ hôn nhân và gia đình”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (04).
Nguyễn Thế Long (1995), Nho giáo ở Việt Nam - Giáo dục và thi cử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Thế Long (1998), Gia đình và dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội.
Đinh Xuân Lý (chủ biên) (2003), Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Thị Tuyết Mai (2008), “Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Cộng sản, (20).
Vũ Duy Mền (2010), Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Minh (1997), Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, Nxb Lao động
Lê Minh (2000) Gia đình và người phụ nữ, Nxb Lao động, Hà Nội.
Ngọc Minh, “Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử”, tuyentruyen.dongthap.gov.vn.
Nguyễn Quang Minh (1931), Phong hóa tân biên - phụ - Huấn nữ ca, Nxb Sài Gòn.
Nguyễn Thị Nga - Hồ Trọng Hoài (2003), Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Quang Ngọc (2003), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Phan Ngọc (2008), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
Bùi Văn Nguyên (1984), “Vài nét về tinh thần chống hệ ý thức Nho giáo trong văn học dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, (01).
Hoàng Thị Ái Nhiên (2009), “Phụ nữ Việt Nam tự hào làm theo Di chúc của Bác Hồ”, Tạp chí Cộng sản, (9).
Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí (2003), Quốc triều Hình luật, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Ninh (2008), “Công tác cán bộ phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (6).
Tôn Diễn Phong, "Sự truyền bá, phát triển và biến đổi của tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam", Tạp chí Hán Nôm, (4), tr.3.
Lê Văn Quán (1993), Khảo luận tư tưởng Chu Dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Văn Quán (1997), “Bác Hồ với học thuyết Nho giáo”, Tạp chí Cộng sản, (11).
Lê Văn Quán (1997), “Lễ giáo Nho gia phong kiến kìm hãm bước tiến lên của phụ nữ Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (01).
Lê Văn Quán (2003), “Thử bàn về đạo “hiếu” của Nho gia”, Tạp chí Hán Nôm, (2).
Quốc hội, “Luật Hôn nhân gia đình”
Quốc hội, “Luật Lao động”,
Lê Đức Quý (2003), Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Thị Quý (1993), “Nho giáo và văn hóa gia đình hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, (4).
Lê Thị Quý (2003), Người phụ nữ trong gia đình đô thị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Duy Quý (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay. Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Côn Sơn (2005), Gia lễ xưa và nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
Nguyễn Đức Sự (2009) “Vị trí và vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (10).
Nguyễn Đức Sự (2009), "Vị trí của Nho giáo thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam", Tạp chí Triết học, (10), tr.16.
Nguyễn Đức Sự (2011), Nho giáo với khía cạnh tôn giáo của Nho giáo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Cung Kim Tiến (2002), Từ điển Triết học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Bùi Huy Tiến (Tuần phủ Vĩnh Yên) (1929), Nữ Huân (Nhời dạy con gái khi về nhà chồng), Lmprimerie Tonkinots e, Rue du Chanvre.
Lê Sĩ Thắng (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lê Sĩ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Q. Thắng (1994), Sơ lược Hoàng Việt Luật lệ (bước đầu tìm hiểu luật Gia Long), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Chi Thanh (1939), Tiết - Hạnh, Nxb Bibliotheque.
Trần Thành (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Đình Thảo (1995), “Về ảnh hưởng của Nho giáo đối với con người Việt Nam trong lịch sử”, Tạp chí Triết học, (4).
Chương Thâu (1998), “Nho giáo với vấn đề “Hiện đại hóa” ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (2).
Trần Ngọc Thêm (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Thi (1998), Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lê Thi (2004), Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lê Thi (2006), Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lê Thi (2007), “Những cản trở đối với sự phát triển của em gái trong gia đình Việt Nam - xưa và nay”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (1).
Lê Thi (2009), Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Trần Nho Thìn (2010), “Nho giáo và nữ quyền”,
Hoàng Bá Thịnh (2009), “Vài nét về tỷ lệ nữ cán bộ cơ sở hiện nay”, Tạp chí Con số & Sự kiện, (10).
Nguyễn Thị Thọ (2011), Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vi Chính Thông (1996), Nho giáo với Trung Quốc ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đinh Khắc Thuân (2004), "Sự thâm nhập của Nho giáo vào làng xã Việt Nam qua tư liệu hương ước", Tạp chí Tôn giáo, (6), tr.17.
Hoàng Thị Thuận (2011), Ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Tài Thư (1994), Nho học và Nho học ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo vào con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Tài Thư (1999), “Về nguồn gốc của chế độ phong kiến xã hội và đạo đức phong kiến Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (6).
Nguyễn Tài Thư (2002), “Nho giáo và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (5).
Nguyễn Tài Thư (2009), “Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (6).
Trần Mạnh Thường (1996), Tục ngữ ca dao Việt Nam (chọn lọc), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Phan Mạnh Toàn (2006), "Những nhân tố chủ yếu làm biến đổi Nho giáo ở Việt Nam", Tạp chí Giáo dục lý luận, (8), tr.44.
Phan Mạnh Toàn (2011), Ảnh hưởng của Nhân- Lễ trong Nho giáo đối với đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học.
Lê Thị Linh Trang, “Vị trí vai trò của người phụ nữ trong xu thế hội nhập của đất nước”,
Trung tâm Nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ (1995), Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Minh Tuấn (2004), “Những giá trị tích cực của Nho giáo trong bộ luật Hồng Đức”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, (4).
Lê Thị Nhâm Tuyết (2010), Những hủ tục bất công trong vòng đời người phụ nữ Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
Từ điển Hán nôm, hannom.huecit.vn/VietHan/tabid/60/Default.aspx
Mạnh Tử (quyển hạ) (1950), Đoàn Trung Còn dịch, Nxb Thuận Hóa, Sài Gòn.
Mạnh Tử (quyển Thượng) (1950), Đoàn Trung Còn dịch, Nxb Trí Đức Tòng Thơ, Sài Gòn.
Nguyễn Đình Tường (2002), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc”, Tạp chí Triết học, (6).
Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên) (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về phụ nữ (1991), Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam - Viện Harvard - Yenching Hoa Kỳ (2006), Nho giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Khắc Viện (2000), Bàn về đạo Nho, Nxb Thế giới, Hà Nội.
Trần Nguyên Việt (2002), “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (5).
Trần Nguyên Việt (2004), “Phạm trù “Đức” trong học thuyết của Khổng Tử, Tạp chí Triết học, (3).
Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (2003), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (2003), Triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Trần Ngọc Vương (2000), “Vận mệnh của Nho giáo qua những biến thiên lịch sử nửa đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (12-198).
Trần Quốc Vượng (2001), Truyền thống phụ nữ Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Website:
Website:
Website: www.abankersecret.com.
Website: www.baocantho.com.vn.
Website: www.tusachthantien.com/tstt/.
Website:
Nguyễn Bình Yên (1999), Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý và phương hướng khắc phục, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII- XVIII, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.