BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN HỮU THẮNG
THUỶ NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ
TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1945
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LỊCH SỬ
NGHỆ AN, 5 – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN HỮU THẮNG
THUỶ NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ
TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1945
LUẬN ÁN TIẾN SỸ
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 9229013
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG VĂN
NGHỆ AN, 5 – 2018
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tô
231 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Thuỷ nông vùng tây nam bộ từ năm 1802 đến năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. Các số liệu sử
dụng trong luận án do chính tôi khai thác từ nhiều nguồn. Đề tài nghiên cứu và các
kết luận của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ
TRẦN HỮU THẮNG
DANH MỤC TỪ TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
KHXH Khoa học xã hội
NCLS Nghiên cứu lịch sử
TTLT QG II Trung tâm lưu trữ quốc gia II
UBND Uỷ ban nhân dân
TK Thế kỷ
TNB Tây Nam Bộ
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 2.1.. Nhiệt độ trung bình một thành phố ở Đông Dương .............................. 36
Bảng 3.1. Khối lượng đào đất của Xáng múc tính trung bình trong một năm ....... 75
Bảng 4.1. Kết quả khai hoang lập làng ở Nam Kỳ tính đến năm 1836 ............... 107
Bảng 4.2. Khối lượng đất đào kênh và diện tích lúa trong những năm 1880 – 1930
............................................................................................................................... 121
Bảng 4.5. Năng suất lúa ở các Xứ của Liên bang Đông Dương (tạ/ha) ............... 126
Bảng 4.6: Vận chuyển nông sản trên hệ thống kênh đào ở Tây Nam Bộ ............. 133
Bảng 4.8: Diễn biến sản xuất lúa ở Đông Dương (tấn)......................................... 135
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, LƯỢC ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Lược đồ 3.1. Chiều dài kênh đào ở Nam Kỳ những năm 1880 – 1930 ................ 96
Lược đồ 4.1. Sự chiếm hữu ruộng đất của người Pháp và địa chủ thân Pháp ..... 141
Lược đồ 4.2. Tăng dân số ở Nam Kỳ trong những năm 1880 - 1937 ................. 145
Biểu đồ 4.1. Năng suất lúa ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới đầu thế kỉ
XX ......................................................................................................................... 124
Biểu đồ 4.2. Lượng gạo xuất khẩu (tấn) ở Nam Kỳ từ cảng Sài Gòn giai đoạn 1860
– 1919 .................................................................................................................... 136
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học ............................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 5
3.2.1. Về không gian địa lý ......................................................................................... 5
3.2.2. Về thời gian ...................................................................................................... 7
3.2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 8
4.1. Nguồn tài liệu ..................................................................................................... 8
4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 9
5. Đóng góp của Luận án ......................................................................................... 9
6. Bố cục của luận án .............................................................................................. 10
NỘI DUNG .............................................................................................................. 11
Chương 1 ................................................................................................................. 11
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 11
1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước ...................................... 11
1.2. Những công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài ................................. 22
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề ...................................................... 31
1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ............................................ 33
Chương 2 ................................................................................................................. 34
THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ THỜI NHÀ NGUYỄN (1802 - 1867) .. 34
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên .......................................................................... 34
2.2. Khái quát tình hình khai hoang và thủy lợi vùng Tây Nam Bộ trước thế kỷ
XIX ........................................................................................................................... 37
2.3. Công cuộc đào, vét kênh rạch ........................................................................ 41
2.3.1. Mục đích của nhà Nguyễn trong việc đào, vét kênh rạch ........................... 41
2.3.2. Phương thức đào, vét kênh rạch .................................................................. 43
2.4. Một số kênh đào tiêu biểu ............................................................................... 50
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 60
Chương 3 ................................................................................................................. 62
THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ THỜI THUỘC PHÁP (1867 – 1945) ... 62
3.1. Thực dân Pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ
cho công cuộc khai thác Nam Kỳ .......................................................................... 62
3.2. Mục đích của thực dân Pháp trong việc đào, vét kênh rạch ....................... 65
3.3. Công cuộc đào, vét kênh rạch ........................................................................ 68
3.3.1. Tổ chức đấu thầu .......................................................................................... 68
3.3.2. Phương thức đào, vét kênh rạch .................................................................. 71
3.3.3. Hệ thống kênh đào tiêu biểu ......................................................................... 75
3.4. Tổ chức quản lý các công trình thủy nông .................................................... 96
3.5. Một số nhận xét về công cuộc đào, vét kênh rạch của thực dân Pháp ..... 100
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 103
Chương 4 ............................................................................................................... 104
TÁC ĐỘNG CỦA THỦY NÔNG ĐỐI VỚI KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ............. 104
VÙNG TÂY NAM BỘ (1867 - 1945) .................................................................. 104
4.1. Tác động của thủy nông đối với kinh tế, xã hội thời nhà Nguyễn (1802 -
1867) ....................................................................................................................... 104
4.1.1. Đối với kinh tế ............................................................................................. 104
4.1.1.1. Góp phần khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác ............................ 104
4.1.1.2. Cải thiện giao thông đường thuỷ............................................................... 107
4.1.1.3. Thúc đẩy hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá ..................................... 110
4.1.2. Đối với xã hội............................................................................................... 112
4.2. Tác động của kênh đào đối với kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ thời
thuộc Pháp (1867 - 1945) ..................................................................................... 117
4.2.1. Đối với kinh tế ............................................................................................. 117
4.2.1.1. Đẩy mạnh khai hoang và tăng nhanh diện tích trồng lúa ........................ 117
4.2.1.2. Góp phần cải thiện chất lượng nước, tăng năng suất cây lúa .................. 122
4.2.1.3. Kênh đào góp phần tạo nên con đường lúa gạo Tây Nam Bộ - Sài Gòn –
Chợ Lớn .................................................................................................................. 127
4.2.2. Đối với xã hội............................................................................................... 139
4.2.2.1. Vài nét chính về sở hữu ruộng đất ............................................................ 139
4.2.2.2. Thúc đẩy quá trình di cư tăng nhanh dân số ở Nam Kỳ ........................... 143
Tiểu kết chương 4 ................................................................................................. 147
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 156
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................. 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 157
Tiếng Việt .............................................................................................................. 157
1
MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học
1.1. Trong khoảng một phần tư thế kỷ trở lại đây, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về kinh tế, chính trị và xã hội thời Nguyễn từ nhiều ngành khoa học
khác nhau, nhất là khoa học lịch sử. Tuy nhiên, số công trình khoa học nghiên cứu
về thủy lợi, thủy nông mà cụ thể nghiên cứu về việc tổ chức, thực hiện đào vét
kênh rạch, đắp đê để ngăn chặn lũ lụt, chống triều dâng,... giải quyết việc tưới tiêu
cho đồng ruộng, nhằm đẩy mạnh chính sách trọng nông của các chúa Nguyễn nhất
là dưới triều Nguyễn từ đầu thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX chưa nhiều, và cũng
mới dừng lại ở ghi chép. Trong bối cảnh chung đó, việc nghiên cứu riêng về thuỷ
nông ở vùng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ1 cũng chưa nhận được sự quan tâm
đúng mức của các nhà sử học trong và ngoài nước.
Như vậy, đây thực sự còn là một khoảng trống khi nghiên cứu về tình hình
kinh tế nông nghiệp nói chung và thuỷ nông nói riêng dưới thời nhà Nguyễn. Do
đó, việc chọn đề tài “Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945”, là
nhằm góp phần vào việc nghiên cứu về nhà Nguyễn nói chung và chính sách thuỷ
nông của nhà Nguyễn nói riêng ít nhất từ năm 1802 cho đến khi người Pháp đánh
chiếm toàn bộ vùng đất Nam Kỳ lục tỉnh (1867).
1.2. Đầu năm 1862, quân Pháp đã đánh chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam
Kỳ, triều Nguyễn buộc phải ký với thực dân Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
Cũng từ thời gian này, người Pháp với chủ trương “vừa đánh vừa khai thác”, vì
thế, bên cạnh gấp rút xây dựng một bộ máy thống trị kiểu thực dân, để duy trì
1
. Trong mục Phạm vi nghiên cứu, cụ thể là Về không gian địa lý, chúng tôi đã lý giải về sử dụng danh
xưng là "Tây Nam Bô”. Từ nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng: trãi qua nhiều giai đoạn lịch sử vùng Nam
Bộ có nhiều tên gọi khác nhau, mà đáng lưu ý là sau năm 1945 cho đến nay danh xưng Nam Bộ thường
được dùng rộng rãi, và nó đã phán ánh tương đối đầy đủ những nét văn hóa, lịch sử, đặc biệt là xu thế phát
triển của lịch sử dân tộc, đồng thời còn thể hiện tình cảm của con người đối với vùng đất này,... Vì thế,
trong luận án chúng tôi nhiều lần dùng xưng danh Nam Bộ thay cho danh xưng Nam Kỳ cũng là lý do đó.
2
quyền thống trị thì họ còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm thực hiện
mục đích khai thác thật nhanh, thật hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bóc lột
nguồn nhân công dồi dào ở vùng đất Nam Kỳ. Trong đó, phải kể đến nguồn lợi từ
việc chuyển nhượng đất trồng lúa; mua bán, xuất khẩu lúa gạo đã thu về cho các
tập đoàn tư bản Pháp siêu lợi nhuận. Trong điều kiện mới đó, chính quyền thuộc
địa ở Nam Kỳ mà trực tiếp là Thống đốc Nam Kỳ và Tham biện ở các tỉnh cần phải
đầu tư ngân sách cho việc cải tạo các công trình thuỷ nông có từ thời Nguyễn cũng
như xây dựng các công trình thuỷ nông mới. Từ việc đầu tư ngân sách, tổ chức cải
tạo hệ thống thuỷ nông cũ, quy hoạch khảo sát và xây dựng hệ thống thuỷ nông
mới giai đoạn 1867 - 1945, đã có tác động đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội ở Nam Bộ nói chung và vùng Tây Nam Bộ nói riêng.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào từ góc
độ Sử học nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối toàn diện từ chủ trương,
chính sách, cách thức tổ chức đấu thầu, xây dựng hay cải tạo các công trình thuỷ
nông, cho đến việc nêu lên sự tác động của thủy nông đối với kinh tế và xã hội
trong khoảng thời gian trên. Trong khi đó, phương thức, phương tiện thi công, cách
thức quản lý, khai thác,....thuỷ nông của người Pháp suốt thời kỳ thống trị ở vùng
Tây Nam Bộ vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu từ góc độ Sử học và một
số ngành khoa học khác.
Do đó, việc chọn đề tài “Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm
1945”, chúng tôi hy vọng sẽ tái hiện lại một cách sinh động về bức tranh thuỷ nông
ở vùng này dưới thời thuộc Pháp.
1.3. Một vấn đề đáng quan tâm khác là: cho đến nay vẫn chưa có một công
trình nghiên cứu sử học nào nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về tác động
của thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế (1802) cho đến
năm 1945. Trước công cuộc đổi mới của đất nước, không ít công trình nghiên cứu
Sử học ở trong nước thường chú trọng đến việc phê phán nhà Nguyễn duy trì chính
3
sách trọng nông hay “bế quan toả cảng”. Nhưng trên thực tế, suốt từ năm 1802 đến
trước khi Pháp đánh chiếm Nam Kỳ lục tỉnh thì chính sách trọng nông mà Gia
Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức thực thi ở vùng đất này đã mang lại nhiều lợi
ích to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là an ninh - quốc phòng. Để có
được những thành quả đó, các công trình thuỷ nông nhà Nguyễn xây dựng suốt gần
bảy thập kỷ đã góp phần không nhỏ giúp triều đại này giữ vững độc lập và chủ
quyền vùng đất Nam Bộ.
Mặt khác, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách thống trị của
người Pháp ở vùng Tây Nam Bộ, trong đó có đề cập ít nhiều đến chính sách thuỷ
nông của họ. Song, việc đánh giá những tác động từ hệ thống thuỷ nông này đối với
kinh tế, xã hội lại chưa được đánh giá một cách thỏa đáng.
1.4. Đó là chưa kể kinh nghiệm trong việc đấu thầu, tổ chức thi công, sử
dụng kỹ thuật tiên tiến, khai thác, quản lý, hoặc có thể là những hậu quả do thủy
nông mang lại trong thời thuộc Pháp. Qua đó, đưa ra những bài học kinh nghiệm
đối với việc xây dựng hệ thống thuỷ nông ở Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay.
Từ những ý nghĩa thực tiễn và khoa học trên, chúng tôi quyết định chọn tên
đề tài: “Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945”, làm đề tài luận
án Tiến sỹ để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát nguồn tài liệu tin cậy, luận án tập trung nghiên cứu về
mục đích và quá trình thi công các công trình thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ thời nhà
Nguyễn (1802 - 1867) đến thời thuộc Pháp (1867 - 1945). Từ đó, luận án rút ra một
số nhận xét về phương thức đào kênh qua hai hình thái kinh tế, xã hội khác nhau.
Một nội dung trọng tâm khác là nêu ra và đánh giá những tác động của thuỷ
nông đối với kinh tế, xã hội ở Tây Nam Bộ trong khoảng thời gian đề tài xác định.
4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cụ
thể sau đây:
Thứ nhất, hệ thống các tư liệu, tài liệu nghiên cứu về thủy nông vùng Tây
Nam Bộ.
Thứ hai, khái quát tình hình khai hoang và thuỷ lợi ở vùng Tây Nam Bộ
trước thế kỷ XIX.
Thứ ba, trình bày một cách có hệ thống chính sách thuỷ lợi, hoạt động đào
vét kênh rạch và nghiên cứu phương thức đào kênh ở Tây Nam Bộ của nhà Nguyễn
từ năm 1802 đến năm 1867 .
Thứ tư, tập trung trình bày hệ thống kênh đào vùng Tây Nam Bộ thời thuộc
Pháp (1867 - 1945) trên các phương diện: mục đích thi công các công trình thuỷ
nông, quá trình đào vét kênh rạch, phương thức đào kênh, và rút ra một số nhận xét
về hoạt động đào, vét kênh rạch.
Thứ năm, đi sâu nghiên cứu tác động của kênh đào đối với kinh tế, xã hội
vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thủy nông là bao gồm hệ thống sông, kênh rạch, ao hồ nước,... thiên nhiên
và các công trình nhân tạo như kênh đào, đê, đập, cống, hồ chứa nước ngọt,... dùng
trong thủy lợi, tưới tiêu phục vụ trong nông nghiệp, giao thông vận tải. Nhưng
trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống kênh đào,
vì kênh đào là một hoạt động nổi bật nhất của hệ thống thủy nông ở Nam Bộ, khác
với Trung Bộ và Bắc Bộ thủy nông là các công trình chủ yếu là đê, đập, cống, hồ
chứa nước. Hơn nữa, hệ thống kênh đào ở Tây Nam Bộ trong quá khứ cũng như
hiện tại đã và đang góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội
của vùng đất phương Nam, để lại nhiều dấu ấn lịch sử nơi đây.
5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về không gian địa lý
Năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu
vào kinh lược đất phương Nam, lấy “xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh
Phiên Trấn” [19; 12]. Vùng đất phương Nam, nay là Nam Bộ thuộc phủ Gia Định.
Năm 1802, Nguyễn Ánh đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Đứng đầu
trấn Gia Định là các quan lưu trấn thống quản cả 4 dinh và 1 trấn: dinh Phiên Trấn,
dinh Trấn Biên, dinh Trấn Định, dinh Vĩnh Trấn và trấn Hà Tiên.
Đến năm 1808, vua Gia Long lại cho đổi Gia Định trấn thành Gia Định
thành và dinh Phiên Trấn thành trấn Phiên An, dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa,
dinh Trấn Định thành trấn Định Tường, dinh Vĩnh Trấn thành trấn Vĩnh Thanh,
trấn Hà Tiên vẫn giữ như cũ.
Năm 1832, giải thể Gia Định thành, đổi 5 trấn thành 6 tỉnh: trấn Biên Hòa
đổi thành tỉnh Biên Hòa, trấn Phiên An đổi thành tỉnh Phiên An, trấn Vĩnh Thanh
đổi ra 2 tỉnh Vĩnh Long và An Giang, trấn Định Tường đổi thành tỉnh Định Tường,
trấn Hà Tiên đổi thành tỉnh Hà Tiên. Đến năm 1834, gọi chung 6 tỉnh là Nam Kỳ
Lục tỉnh.
Năm 1836, đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. Ba tỉnh Gia Định,
Biên Hòa, Định Tường thuộc Đông Nam Kỳ; 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà
Tiên thuộc Tây Nam Kỳ. [22, 610 - 613].
Năm 1867, Pháp chia Nam Kỳ thành 24 hạt thanh tra. Năm 1868, Nam Kỳ
chia thành 27 hạt tham biện. Đến năm 1872, Nam Kỳ còn lại 18 hạt tham biện.
Năm 1876, Nam Kỳ có 19 hạt tham biện [22; 617].
Ngày 20/12/1899, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên “hạt”
(arrondissement) thành “tỉnh” (province), Nam Kỳ chia thành 3 miền: Miền Đông
gồm 4 tỉnh: Bà Rịa, Biên Hòa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một; Miền Trung gồm 9 tỉnh:
Chợ Lớn, Gia Định, Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Sa
6
Đéc; Miền Tây gồm 7 tỉnh: Bạc Liêu, Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên,
Rạch Giá, Sóc Trăng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/1/1900 [61; 44].
Từ giữa năm 1945, địa danh Nam Bộ được thay cho địa danh Nam Kỳ, để
chỉ một phần của đất nước ở phía Nam. Năm 1946, khi Pháp trở lại chiếm Nam Bộ,
họ đã sử dụng lại tên gọi Nam Kỳ. Năm 1948, Nam Kỳ được Pháp gọi là Nam
Phần. Đến năm 1949 thì đổi thành Nam Việt.
Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên Nam Việt thành Nam
Phần. Sau 30/4/1975, tên gọi “miền Nam” theo nghĩa rộng được đổi thành “các tỉnh
phía Nam”, còn “miền Nam” theo nghĩa hẹp thì thay bằng Nam Bộ [82; 63].
Hiện nay, Nam Bộ gồm 19 tỉnh/thành, từ Bình Phước xuống đến Kiên Giang,
chia thành 2 khu vực địa lý: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đông Nam Bộ gồm 6
tỉnh /thành: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP.
Hồ Chí Minh. Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh/thành: Long An1, Tiền Giang, Bến Tre,
Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc
Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.
Trong luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm vùng "Tây Nam Bộ” theo cách
gọi ngày nay. Địa danh này sẽ phản ánh đầy đủ hơn hệ thống kênh đào từ sông
Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông (trừ tỉnh Tây Ninh), sông Vàm Cỏ đến sông Tiền,
sông Hậu. Như vậy, chúng tôi tập trung nghiên cứu hệ thống kênh đào nằm trong
vùng Tây Nam Bộ của 13 tỉnh/thành ngày nay, đó là: Long An, Tiền Giang, Đồng
Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.
1. Trong thời gian 1954-1975, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Long An luôn được xếp vào Đông Nam
Bộ (lúc ấy gọi là “Miền Đông Nam Phần”. Từ sau năm 1975, Long An mới nhập vào Tây Nam Bộ. Tuy
nhiên, xét về mặt địa lý, Long An gần hơn với Tây Nam Bộ hơn là Đông Nam Bộ; do có địa hình thấp dần
từ đông bắc xuống tây nam, ở giữa là khu vực đồng bằng, phía tây nam là khu vực trũng Đồng Tháp Mười
khá rộng lớn [82; 67- 68].
7
3.2.2. Về thời gian
Thời gian nghiên cứu của đề tài là từ năm 1802 đến năm 1945. Trong đó,
chúng tôi chia thời gian nghiên cứu làm hai giai đoạn, cụ thể như sau:
- Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1867, tương ứng với
khoảng thời gian nhà Nguyễn khẳng định độc lập và chủ quyển ở vùng đất này.
- Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1867 đến năm 1945, tương ứng với
thời gian người Pháp thôn tính và duy trì nền thống trị.
Tuy nhiên, để có sự nhận định toàn cảnh về thuỷ lợi và thuỷ nông, chúng tôi
có dành một phần nội dung trình bày ngắn gọn về thuỷ lợi ở vùng Tây Nam Bộ
trước thế kỷ XIX.
3.2.3. Nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây:
- Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, hoạt động khai hoang và làm
thuỷ lợi ở vùng Tây Nam Bộ cuối thế kỷ XIX.
- Tập trung phục dựng một cách có hệ thống về thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ
thời nhà Nguyễn (1802 - 1867) và thời thuộc Pháp (1867 - 1945).
- Trên cơ sở những nội dung đã được trình bày trong luận án, chúng tôi dành
chương 4 để phân tích, đánh giá tác động của thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ đối với
kinh tế, xã hội. Sự tác động của thủy nông trong kinh tế, chúng tôi chỉ giới hạn
trong kinh tế nông nghiệp, đó là: tăng diện tích canh tác lúa, thau chua rửa phèn
làm thay đổi chất lượng nước, tăng năng suất và sản lượng lúa, lợi ích trong giao
thông thương mại, hình thành con đường lúa gạo Tây Nam Bộ - Sài Gòn – Chợ
Lớn. Về xã hội, chúng tôi chú trọng nghiên cứu sự ra đời các khu vực dân cư theo
những tuyến kênh đào, thay đổi trong sở hữu đất đai và những biến động về dân số.
Cuối cùng, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm về quá trình đấu
thầu, xây dựng, sử dụng, quản lý hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ để làm
8
tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền địa phương trong công cuộc xây dựng
và phát triển hệ thống thuỷ nông hiện nay.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận án, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
Tài liệu tiếng Việt, chúng tôi sử dụng chủ yếu các bộ chính sử của Quốc sử
quán triều Nguyễn như: Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất
thống chí.v.v..v..
Về tài liệu tiếng Pháp, chúng tôi chủ yếu tiếp cận và khai thác nguồn tư liệu
lưu tại TTLT QG I (Hà Nội), Thư viện Quốc gia Việt Nam (Hà Nội), TTLT QG II
(TP. HCM), Thư viện Viễn Đông Bác Cổ (Elcole Francaise d’Extrême – Orien –
EFEO, Tp. HCM), Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque Nation de France - BnF).
Phần lớn trong đó là tài liệu gốc liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài.
Bên cạnh đó là nguồn tài liệu được ghi chép bằng tiếng Pháp và tiếng Việt,
đó là Địa chí, có đề cập trực tiếp đến một số vấn đề như thống kê tên các kênh đào,
hệ thống những tuyến giao thông kênh đào, cung cấp số liệu diện tích ruộng đất ở
nhiều tỉnh Tây Nam Bộ. Tất cả nguồn tài liệu này, sẽ giúp cho chúng tôi nghiên
cứu chi tiết hơn và đưa ra những kết luận làm sáng tỏ thực trạng phát triển thuỷ
nông thời nhà Nguyễn cũng như thời thuộc Pháp.
Nguồn tài liệu nghiên cứu:
Chúng tôi tham khảo các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, đó là:
Luận án và Luận văn về thuỷ lợi, về tác động của thuỷ lợi trong phát triển kinh tế,
xã hội của giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1945.
Một nguồn tài liệu khác mà chúng tôi cho rằng rất quan trọng cần phải được
khai thác là sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, các bài viết đã được công bố
trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế - xã hội thời nhà Nguyễn và thời thuộc Pháp
như: Buletin économique de L’indochine, Eveil Économque de L’indochine, các
9
tạp chí chuyên ngành lịch sử hiện nay ở Việt Nam là Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
tạp chí Xưa và nay.v.v..v..
Tài liệu điền dã:
Tác giả đã thực hiện nhiều lần điền dã và nhiều chuyến khảo sát trên một số
tuyến kênh đào và tuyến dân cư ở tỉnh Long An, Tiền Giang và tỉnh An Giang, đến
các bảo tàng như: Long An, Sóc Trăng, An Giang,.. để sưu tập thêm tư liệu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra, chúng tôi sử dụng phương pháp
lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên
ngành, thống kê, tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh, điền dã khảo sát thực địa, phỏng
vấn,...để tìm ra nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
5. Đóng góp của Luận án
Trên cơ sở sưu tầm, lựa chọn, xử lý các nguồn tài liệu khác nhau, đặc biệt là
các bộ Quốc sử của nước ta và nguồn tài liệu được lưu giữ tại TTLT QG II tại Tp.
HCM, luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm phong phú thêm khối tư liệu liên
quan đến công tác thủy nông cũng như về kinh tế, xã hội của Tây Nam Bộ trong
giai đoạn 1802 -1945.
Thông qua việc trình bày khái quát về chính sách khai hoang, thuỷ lợi ở Tây
Nam Bộ trước thế kỷ XIX và tập trung làm rõ chính sách, biện pháp, phương thức
đào kênh,...thời nhà Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1867, luận án góp phần thiết
thực vào việc nghiên cứu đánh giá về vương triều Nguyễn nói chung và chính sách
phát triển nông nghiệp của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử nước ta ở
Tây Nam Bộ nói riêng.
Trên cơ sở nguồn tài liệu, luận án nghiên cứu về chính sách, biện pháp cải
tạo, xây dựng hệ thống thuỷ nông, đồng thời nêu lên sự tác động của thủy nông
trong một số phương diện của kinh tế và xã hội ở vùng Tây Nam Bộ suốt hơn tám
thập kỷ (1867 - 1945) của người Pháp, từ góc độ Sử học.
10
Luận án là công trình nghiên cứu lịch sử đầu tiên ở Việt Nam phục dựng lại
bức tranh toàn cảnh, tương đối chi tiết về thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ qua hai
hình thái kinh tế và xã hội khác nhau, đó là: thời nhà Nguyễn phong kiến (1802 -
1867) và thời kỳ thuộc Pháp (1867 - 1945).
Tuy mới chỉ là những phân tích, đánh giá bước đầu về tác động của thuỷ
nông đối với kinh tế, xã hội trong khoảng thời gian 1802 – 1945, nhưng luận án đã
góp phần khỏa lấp khoảng trống trong nghiên cứu về Tây Nam Bộ nói chung và
hướng nghiên cứu tiếp cận về thuỷ nông trong không gian địa lý ấy nói riêng.
Kết quả nghiên của đề tài giúp thế hệ người Việt Nam hôm nay hiểu được
vấn đề thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945. Đồng thời, từ kết quả
nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu để các nhà hoạch định chính sách, các cấp
chính quyền địa phương tham khảo khi quy hoạch, xây dựng, phát triển thuỷ nông
vùng này trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Cùng đó, luận án còn
là tài liệu tốt đối với việc biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương, ở các trường
Đại học, Cao đẳng, Trung học phổ thông.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 2. Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ thời nhà Nguyễn (1802 - 1867)
Chương 3. Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ thời thuộc Pháp (1867 - 1945)
Chương 4. Tác động của thuỷ nông đối với kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ từ
năm 1802 đến năm 1945
11
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Liên quan tới đề tài này, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu
đề cập về thuỷ nông; nghiên cứu về kinh tế, xã hội ở Việt Nam nói chung cũng như
ở vùng Tây Nam Bộ nói riêng trong hai giai đoạn: nhà Nguyễn (1802 - 1867) và
thời thuộc Pháp (1867 - 1945).
1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước
* Các sách nghiên cứu:
Có nhiều tác giả trong nước quan tâm và nghiên cứu về các lĩnh vực: thủy
lợi, địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội v.v. Với năng lực có hạn, chúng tôi đã
tiếp cận một số nội dung tài liệu có đề cập đến đề tài của luận án, gồm có:
Tác giả Đào Trinh Nhất với tác phẩm Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào
Nam Kỳ, do tác giả xuất bản năm 1924 ở Hà Nội. Về nội dung tác phẩm, ngoài việc
đề cập đến vai trò của người Hoa trong lĩnh vực thương mại, công nghệ trong buổi
đầu Nam Kỳ mới khai hoang, phục hóa. Tác phẩm còn cung cấp những thông tin về
chủ trương và biện pháp của chính quyền thực dân Pháp trong việc khai thác đất
đai ở Nam Kỳ như vấn đề thủy lợi, di dân từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ vào Nam Kỳ, sản
xuất lúa gạo v.v.
Tác giả Phan Khánh là một kỹ sư cao cấp trong ngành thuỷ lợi, sau ngày
thống nhất đất nước, ông được cử vào Miền Nam công tác. Bằng nhiệt huyết, đam
mê nghề, ông đã từng tham gia phác hoạ, thiết kế nhiều công trình thuỷ lợi ở
ĐBSCL. Là một người hay ghi chép, viết sách nên Phan Khánh đã xuất bản nhiều
sách liên quan đến kênh đào như: Sơ thảo lịch sử thuỷ lợi Việt Nam từ tháng 8 –
1945 đến tháng 12 năm 1995, nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia – Hà Nội – 1997;
Đ...rre (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở
Đông Dương (1859 - 1939), bản dịch của Đinh Xuân Lâm, xuất bản: Hội khoa học
Lịch sử Việt Nam. Đây là Luận án tiến sỹ sử học của J.P. Aumiphine. Tác giả đã
phác họa lên được một bức tranh toàn cảnh về những hoạt động đầu tư kinh tế, tài
chính của Chính phủ Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa. Trong công trình
này, J.P. Aumiphin đã “khai thác các số liệu thống kê tài chính một công việc khó
khăn vì các bảng thống kê rất hiếm hoi, hầu như không có, đòi hỏi tác giả phải tiến
hành đối chiếu, so sánh nhiều nguồn một cách thận trọng” [2; 5]. Mặt khác, ông
cũng đã nêu lên những biến chuyển sâu sắc của kinh tế Đông Dương qua hai
chương trình khai thác thuộc địa trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
(1939). Về các khoản đầu tư của tư bản tư nhân và tư bản nhà nước trong các công
trình công chính ở Đông Dương đối với thuỷ nông, giao thông đường thuỷ, đường
27
sắt, bến cảng cho đến đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và khai
khoáng sản,... được tác giả trình bày khá chi tiết. Tuy J.P. Aumiphin không nghiên
cứu sâu về thủy nông và tác động của nó đối với kinh tế - xã hội, nhưng công trình
của tác giả là một tài liệu tham khảo rất tốt của luận án. Từ đó, chúng tôi càng có
cơ sở khoa học khi đưa ra nhận định về số liệu đầu tư tài chính và kinh tế của Pháp
trong lĩnh vực thuỷ nông, nông nghiệp ở Tây Nam Kỳ.
Pierre Brocheux (2009), Une histoire économique du Viet Nam 1850 – 2007,
Les indes Savantes. Cuốn sách có nội dung liên quan đến kinh tế Việt Nam là
chương 2 và chương 3, trong đó ở chương 3 tác giả tập trung vào các ngành nông
nghiệp và thương mại trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Các khoảng đầu tư cho lĩnh
vực thuỷ lợi và nông nghiệp ở Nam Kỳ được tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo
chúng tôi, đối tượng thuỷ lợi, giao thông thương mại đường thuỷ và nông nghiệp ở
Nam Kỳ được phản ánh trong cuốn sách này vẫn chưa tương xứng với những gì mà
vùng đất Nam Bộ nói chung và vùng Tây Nam Bộ nói riêng đã đóng góp trong bối
cảnh chung của kinh tế nước ta thời thuộc Pháp.
Tác giả Paul Doumer, với hồi ký Xứ Đông Dương (L’Indochine francaise),
xuất bản 2016. Đây là cuốn sách khá thú vị viết về toàn xứ Đông Dương mà nội
dung có độ tin cậy cao. Bởi vì, tác giả có một thời gian làm Toàn quyền Đông
Dương (1897 - 1902), rồi làm Tổng thống Pháp (1931 - 1932). Cuốn sách có 7
chương. Về nội dung cuốn hồi ký, Paul Doumer đề cập đến nhiều lĩnh vực thuộc
kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội,... đến những chuyển biến nhiều diện mạo ở
Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, ở Lào và Khơ-mer. Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến
Chương III – Nam Kỳ (từ trang 112 - 176), tuy tác giả không ghi chép nhiều, hay
trực tiếp đề cập đến thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ, nhưng một số thông tin quý báu
trong lĩnh vực thuỷ nông được nhắc tới là cơ sở khoa học để luận án tham khảo.
Với số lượng nhiều công trình nhiên cứu của các tác giả được đề cập ở trên,
theo chúng tôi, đây là những nguồn sử liệu quý giá đáng tin cậy để luận án khai
28
thác. Tuy nhiên, để tăng tính chuyên sâu và khách quan, luận án cần phải tham
khảo thêm những công trình nghiên cứu thuộc các vấn đề về kinh tế - xã hội, chẳng
hạn như: Paddy et riz de la Cochinchine của Albert Coquerel Irap Aroy Lion 1911;
Le problème de la population et des subsistances en Indochine, xuất bản năm 1938;
L’evolution économique de l’ Inclochine Francaise của Ch. Robequain, xuất
bản năm 1939.v.v.
* Các báo và tạp chí khoa học:
Một nguồn tư liệu được coi là khá tin cậy nữa là các công trình nghiên cứu
về kinh tế, xã hội được tiếp tục công bố trên nhiều Tạp chí quốc tế, trong đó tiêu
biểu nhất là tạp chí Annales de géographie (Tạp chí Địa lý) của Pháp, thành lập
năm 1891 và người sáng lập là ông Paul Vidal de la Blache. Từ năm 1891 – 2016,
với sự tham gia của nhiều nhà địa lý Pháp và người nước ngoài, Tạp chí đã xuất
bản được 708 số. Nội dung nghiên cứu của các tác giả đã cung cấp một cái nhìn
tổng quan về những tiến bộ trong nghiên cứu và tư duy địa lý toàn cầu. Trong đó có
một số nhà địa lý nổi tiếng tham gia vào việc thực hiện các số khác nhau
như: Augustin Bernard, Jacqueline Beau – Garnier và Yves Lacoste. Qua khai thác
tư liệu từ Tạp chí Annales de géographie, chúng tôi mạn phép nhận định: trong suốt
tất cả các số phát hành của Tạp chí chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu chuyên về
đề tài thuỷ nông ở Việt Nam nói chung và thuỷ nông ở Tây Nam Bộ nói riêng. Tuy
vậy, vẫn có một số tác giả có đề cập đến công việc đào kênh, vai trò của kênh đào
đối với sản xuất lúa gạo, vấn đề dân cư ở Đông Dương và ở Nam Kỳ (Việt Nam),
trong đó có một số tác giả với các bài nghiên cứu nổi bật như:
- Ch. R (1932), Les dragages de Cochinchine (tập 41, số 233, tr. 554-558).
Ở bài viết này, tác giả nghiên cứu vấn đề giao thông thuỷ được phân bố theo khu
vực địa lý, đặc điểm thuỷ triều của sông ngòi và kênh rạch ở Nam Kỳ. Đặc biệt, R.
Ch, có nêu lên tác động của kênh đào trong việc sản xuất lúa gạo và giao thông
thương mại đường thuỷ. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra nhiều số liệu về vốn đầu tư,
29
khối lượng đào kênh chủ yếu ở Tây Nam Bộ để nói lên thành tựu của người Pháp
trong việc xây dựng, cải tạo thuỷ lợi ở vùng đất này. Tác giả đã cho thấy, hệ thống
kênh đào ở Tây Nam Bộ đã kết nối với sông ngòi, kênh rạch của vùng, từ đây tạo ra
một hệ thống giao thông thủy lộ trọng yếu nhằm tạo điều kiện để vận chuyển hàng
hoá từ Tây Nam Bộ lên Sài Gòn - Chợ Lớn, góp phần đưa nông phẩm Việt Nam ra
với thế giới.
- H. Hauser (1895), Situation de L'indochine française au commencement de
1894 (Tình hình Đông Dương thuộc Pháp đầu năm 1894), tập 4, số 15, trang 233 –
236. Trong bài nghiên cứu, tác giả đưa ra các số liệu về canh tác ruộng đất, xuất
khẩu lúa gạo và tình hình dân số ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ.
- Maurice Zimmeermann (1901), Travaux publics en Indo-Chine: Ports.
Programme d'irrigations, tập 10, số 52, trang 382 – 383. Tuy chỉ là bài nghiên cứu
có dung lượng ngắn nhưng tác giả đã thống kê được một số công trình thuỷ nông
chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam) nằm trong các Dự án thuỷ lợi của toàn
quyền Đông Dương (Paul Doumer). Cùng đó tác giả có đề cập lướt qua Dự án đào
kênh ở Đồng Tháp Mười, tỉnh Tân An và Sa Đéc trong những năm 1896 – 1899.
- Maurice Zimmermann (1911), La situation économique et l'outillage
actuels de l'Indochine française (Tình hình về kinh tế và thiết bị hiện tại ở Đông
Dương thuộc Pháp), tập 20, số 109, trang 90 – 92. Công trình nghiên cứu đã cung
cấp cho người đọc và giới học thuật về hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Dương
những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Nhiều mặt hàng được xuất khẩu
nhưng sản phẩm thế mạnh của Nam Kỳ vẫn là lúa gạo.
- A. Choveaux (1924), L'hydraulique agricole en Indochine (tạm dịch: Dẫn
nước trong nông nghiệp Đông Dương), tập 33, số 181, trang 87 – 88. Tác giả đã
nghiên cứu một hệ thống sông ngòi, kênh rạch, cùng đó là đập chứa nước, trong đó
kênh đào đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc dẫn thuỷ nhập điền ở các cánh đồng
tại Bắc – Trung – Nam Bộ (Việt Nam).
30
- Pierre Gourou (1939), Les exportations de riz de la péninsule indochinoise
(Xuất khẩu gạo từ bán đảo Đông Dương), tập 48, số 272, trang 218. Mặc dù, nội
dung nghiên cứu ngắn gọn nhưng tác giả đã cung cập được các số liệu xuất khẩu
gạo ở Đông Dương trong nhũng năm 1926 -1937, để từ đó so sánh với các nước
trên thế giới và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Còn nhiều công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí biên niên địa lý có
nội dung liên quan gián tiếp và trực tiếp với đề tài của luận án nên chúng tôi sẽ tiếp
tục cập nhật, khai thác. Như vậy, Tạp chí này như một kho tư liệu có bề dày lịch sử,
có không gian, nội dung nghiên cứu rộng và khá phong phú.
Ngoài ra, có thêm một số Tạp chí, báo khác chúng tôi cần tham khảo như:
Bulletin économique de L’indochine (Tập san kinh tế Đông Dương), Annuaire
économique de L’indochine (Niên giám kinh tế Đông Dương), L’Eveil économique
de L’indochine (Sự thức tỉnh kinh tế Đông Dương), Juornal Officeied de
L’indochine Francaise (Công báo của Đông Dương thuộc Pháp),... là những tài liệu
được các tác giả người Pháp ghi chép liên quan đến kinh tế nông nghiệp, đến thủy
nông ở Đông Dương. Theo chúng tôi, những nội dung được ghi chép và miêu tả từ
các tạp chí này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo tin cậy, tương đối phong phú đối với
đề tài của luận án.
* Địa phương chí trước 1945:
Đây là những công trình nghiên cứu, ghi chép lại các nội dung cơ bản nhất
về tình hình kinh tế và xã hội của từng tỉnh thuộc Tây Nam Bộ, tiêu biểu
là: Monographie de la province de Mỹ Tho, xuất bản 1902 tại Sài Gòn;
Monographie de la province d'Hà Tiên 1901, xuất bản ở Sài Gòn; Monographie de
la province de Chaudoc 1902, xuất bản ở Sài Gòn; Monographie de 1' Ile de Phú
Quốc 1903, xuất bản ở Sài Gòn; Monogaphie de la province de Sa Đéc, xuất bản
1903 ở Sài Gòn; Monographie de la province de Soctrang, năm 1904 ở Sài Gòn;
Monographie de la province de LongXuyen, 1905 xuất bản ở Sài Gòn;
31
Monographie de la province de Rachgia 1905, xuất bản ở Sài Gòn; Monographie
de la province de Vinh Long, xuất bản 1911 v.v. Những công trình này rất có giá trị
về tư liệu và sử liệu, chúng góp phần hiểu rõ hơn về kinh tế, xã hội Tây Nam Bộ
nếu có sự chắc lọc, loại bỏ những quan điểm đánh giá chủ quan thực dân và cả của
người nghiên cứu.
Trong khả năng có thể, chúng tôi đã tiếp cận được nhiều tư liệu tiếng Pháp
đó là những công trình nghiên cứu có nội dung liên quan trực tiếp, kể cả gián tiếp
được các tác giả xuất bản bằng sách, công bố trên các Tạp chí, báo, địa chí... Từ
nguồn tư liệu này, chúng tôi cho rằng, tuy chưa đầy đủ nhưng tương đối để thực
hiện đề tài luận án. Không ngừng lại ở đây, trong quá trình thực hiện luận án chúng
tôi tiếp tục cập nhật, bổ sung thêm nguồn tư liệu để luận án hoàn thiện hơn.
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề
Qua việc nghiên cứu nguồn tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài "Thủy nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945”, từ tổng quan nghiên
cứu giúp chúng tôi rút ra một số nhận xét, đó là:
Thứ nhất, đối với tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước: từ sau
năm 1975, giới Sử học đã có nhiều tác giả công bố các công trình nghiên cứu thuộc
giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam. Nội dung chủ yếu tập trung phản ánh vào các
phương diện chính trị, nhiều nghiên cứu tập trung vào phân hoá giai cấp xã hội,
nghiên cứu các phong trào giải phóng dân tộc. Theo đó, các công trình nghiên cứu
đi theo hướng phê phán triều Nguyễn trong các chính sách phát triển kinh tế, xã
hội, đặc biệt là triều Nguyễn để mất nước vào tay thực dân Pháp. Nghiên cứu trong
giai đoạn thuộc Pháp, giới nghiên cứu cũng tập trung phê phán chính sách khai thác
và bóc lột thuộc địa của tư bản thực dân Pháp, phản ánh nhiều những hạn chế của
công cuộc tư bản hoá mà người Pháp tiến hành ở Đông Dương nói chung và ở Việt
Nam nói riêng.
32
Thứ hai, đối với tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: đã có
nhiều công trình, nghiên cứu về Đông Dương trên các lĩnh vực địa lý, lịch sử, dân
cư, hành chính, kinh tế, xã hội của từng xứ, trong đó có Nam Kỳ của Việt Nam.
Trong khả năng có hạn, chúng tôi chỉ tiếp cận được một số công trình của tác giả
người Pháp. Các nghiên cứu đi sâu vào kinh tế thuộc địa trên các mặt như: điều
kiện lịch sử, chủ trương và chính sách của Chính phủ Pháp đối với từng ngành kinh
tế như nông nghiệp, công nghiệp, tài chính, giao thông vận tải,... Có thể nhận biết
được, Nam Kỳ là vùng được quan tâm nghiên cứu đối với người Pháp nhưng chưa
có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên về thuỷ nông trên các phương
diện: chủ trương, chính sách, đầu tư đào vét hệ thống kênh rạch, đánh giá những tác
động của thuỷ nông đối với kinh tế và xã hội.
Như vậy, từ nguồn tư liệu tiếng Pháp trong khả năng tiếp cận được, chúng tôi
khẳng định: chưa có một công trình nào nghiên cứu xuyên suốt và tương đối toàn
diện về thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945.
Từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới cho đến nay, giới nghiên cứu
sử học Việt Nam nhìn nhận khách quan hơn đối với những vấn đề còn “khoảng
trống”, trong đó có sự nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế, xã hội thời nhà Nguyễn
độc lập và thời thuộc Pháp. Chính vì thế, nhiều bộ sách thông sử về Lịch sử cận đại
Việt Nam, sách chuyên khảo nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam thời
thuộc Pháp,... lần lượt ra đời. Có thể kể tên như: Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam
thời Pháp thuộc, Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Lịch sử lũ lụt và thuỷ lợi vùng
Đồng bằng sông Cửu Long,
Gần đây đã có một số luận án, luận văn đi theo hướng nghiên cứu mới và nội
dung có phản ánh về thuỷ nông trong giai đoạn từ năm 1802 đến 1867, nhưng chưa
xuyên suốt và chuyên sâu. Trong đó, việc nghiên cứu thuỷ nông và những tác động
của thuỷ nông trong đời sống kinh tế, xã hội thời Pháp thuộc từ năm 1867 đến năm
1945 vẫn còn là khoảng trống.
33
Thứ ba, lịch sử Việt Nam thời cận đại là một trong những giai đoạn còn
nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ bởi các nhà khoa học và giới nghiên cứu học
thuật. Đề tài mà chúng tôi nghiên cứu là thuỷ nông, tác động của nó đối với kinh tế,
xã hội trong một giai đoạn dài dưới hai nền chính trị khác nhau từ năm 1802 – 1945
trên một không gian rộng lớn là vùng Tây Nam Bộ trở nên cấp thiết nhằm phản ánh
sinh động, đầy đủ hơn một gia đoạn lịch sử của nước ta.
Hơn nữa, đề tài nghiên cứu về "Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802
đến năm 1945” vẫn còn chứa đựng nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ bởi giới khoa học,
các nhà nghiên cứu, cũng như đang thu hút sự chú ý của tầng lớp trí thức. Từ đó,
chúng tôi khẳng định việc chọn đề tài "Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802
đến năm 1945” để nghiên cứu là một hướng đề tài mới của khoa học lịch sử.
Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn được góp thêm
phần tiếp nối con đường nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, nhằm khoả lấp
phần nào khoảng trống đã nêu trên.
1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Từ tổng quan về tình hình nghiên cứu đã được trình bày ở trên, chúng tôi đặt
ra những vấn đề luận án cần tiếp tục làm rõ chính là nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
đã đặt ra ở phần Mở đầu, cụ thể là:
- Khái quát tình hình khai hoang và thuỷ lợi Tây Nam Bộ trước thế kỷ XIX.
- Phục dựng lại một cách có hệ thống hoạt động đào vét kênh rạch và nghiên
cứu phương thức đào kênh của nhà Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1867.
- Tập trung trình bày hệ thống kênh đào vùng Tây Nam Bộ thời thuộc Pháp
(1867 - 1945) trên các phương diện: chính sách thuỷ nông, quá trình đào, vét kênh
rạch, phương thức đào kênh và rút ra một số nhận xét về hoạt động này.
- Phân tích, đánh giá những tác động của kênh đào đối với kinh tế, xã hội
vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945.
34
Chương 2
THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ THỜI NHÀ NGUYỄN (1802 - 1867)
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí, địa hình, địa chất, đất đai
Về vị trí, vùng Tây Nam Bộ hay còn gọi là vùng Đồng bằng sông Cửu Long
tiếp cận và giáp ranh với các địa phận sau đây: hướng Bắc giáp ranh với
Campuchia; hướng Nam giáp biển Đông; hướng Tây giáp vịnh Thái Lan; hướng
Đông là hệ thống sông Vàm Cỏ. Hiện nay, theo phân bố địa giới hành chính thì
vùng Tây Nam Bộ bao gồm 12 tỉnh và một thành phố Trung ương, đó là: Long An,
Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và TP. Cần Thơ.
Địa hình, Tây Nam Bộ được hình thành trên một tam giác châu, nơi chuyển
tiếp giữa biển và lục địa [71; 12]. Vì thế, địa hình được hình thành từ những trầm
tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai
đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Địa hình của vùng
tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so
với mặt nước biển, trừ một số núi còn sót lại ở Kiên Giang và An Giang có cao độ
trên 100m. Mặt khác, do chịu tác động của sông và biển, ĐBSCL có nhiều dạng địa
mạo khác nhau nên có nhiều vùng sinh thái đa dạng và phong phú.
Đất đai, diện tích đất trong vùng được chia làm 3 nhóm chính. Đất phù sa,
phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sông Tiền và sông Hậu. Nhóm đất
phèn, phân bố ở nhiều nơi như: vùng Đồng Tháp Mười (nặng nhất là vùng Bo Bo)
và Hà Tiên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau (Bảng đồ 12, Phụ lục). Nhóm
đất xám, phân bố chủ yếu dọc biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa cổ
vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM). Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì nhiêu thấp, độc tố bình
thường. Ngoài ra, còn có các nhóm đất khác chiếm diện tích không đáng kể như:
đất cát giồng, than bùn, đất đỏ vàng, đất xói mòn.
35
2.1.2. Khí hậu
Vùng Tây Nam Bộ mang đặc tính nhiệt đới gió mùa, ấm áp quanh năm và có
lượng mưa khá cao. Theo tính toán số liệu cách đây hơn 100 năm, nhiệt độ ban
ngày từ 300C – 350C. Nhìn chung toàn vùng Nam Bộ có độ ẩm cao, lý do là “nằm
trên vỏ trái đất mỏng, lớp vỏ này nằm trên một hố bùn sâu nên nước chảy ra từ
khắp nơi, bốc hơi và bão hoà trong không khí” [88; 114]. Lượng mưa ở Tây Nam
Bộ khá cao khoảng 4.000 tỷ mét khối nước và cung cấp khoảng 100 triệu tấn phù
sa cho đồng bằng, phân bố mưa giảm dần từ Tây sang Đông. Từ tháng 5 đến tháng
11 lượng mưa trên 100mm/tháng, mưa lớn vào các tháng 8, 9, 10 khoảng 250 –
350mm/tháng, vì thế gây ngập úng do mưa xảy ra nhiều nơi.
Nếu xét toàn vùng Nam Bộ thì có hai mùa rõ rệt: mùa khô, từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, có đặc điểm là không có mưa, nhiệt độ hạ thấp và gió mùa Tây
nhiệt đới; mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10, có mưa lớn, sấm sét, ồn ào và gió thổi
thấp. Nhiệt độ trung bình, cực đại và cực tiểu quan sát được cho dưới đây [160]:
Thành phố Trung bình Cao nhất Thấp nhất
Sài Gòn 27001 350 180
Phnôm Pênh 27044 3508 1904
Hải Phòng 24056 3608 908
Như vậy, nhiệt độ đo được từ ba thành phố khác nhau đã có sự khác biệt rõ
rệt giữa khí hậu ở Bắc Kỳ (Việt Nam) so với Nam Kỳ (Việt Nam) và Kỳ Khơ-me
(Campuchia). Trong đó, khí hậu Nam Kỳ và Kỳ Khơ-me có sự tương đồng, vì hai
vùng đất này liền kề nhau và có chung một con sông là sông Mê Công. Từ đây có
thể ghi nhận rằng: Nam Kỳ là nơi có “mưa thuận gió hòa”, khí hậu ấm áp, là điều
kiện tốt đối với nghề canh nông.
2.1.3. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch tự nhiên
Vùng Tây Nam Bộ là nơi “chằng chịt hàng nghìn con sông lớn nhỏ, kênh
36
rạch chạy theo mọi hướng” [88; 119]. Hệ thống sông rạch vùng này bao gồm sông
chính Cửu Long, đây là một trong những con sông dài nhất của thế giới và lớn nhất
ở Đông Dương (4.200 km), nhận nước với lưu vực rộng 800.000 km2 [41; 24].
Phần hạ lưu của sông chảy vào Nam Bộ dài khoảng 250 km, chảy theo hai nhánh
lớn là sông Tiền và sông Hậu. Ngoài ra, còn có sông Vàm Cỏ và hệ thống kênh
mương chảy theo hướng Bắc Nam.
Sông Tiền, chảy men theo ĐTM, qua Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bến Tre,
Trà Vinh. Từ Vĩnh Long trở đi sông chia thành nhiều nhánh phân toả trên một vùng
rộng và chảy ra biển bằng sáu cửa: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba lai, cửa Hàm Luông,
cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.
Sông Hậu, nhánh thứ hai của sông Cửu Long chảy vào Việt Nam qua Châu
Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ Sóc Trăng và ra biển bằng ba cửa: cửa An Định, cửa
Bát Xác và cửa Tranh Đề.
Sông Vàm Cỏ gồm hai nhánh Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông. Sông Vàm Cỏ
Tây có chiều dài 148 km, bắt nguồn từ Svây Riêng (Campuchia) chảy vào Việt
Nam ở Bình Tứ qua huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hoá (hiện nay là thị xã Kiến Tường và
huyện Mộc Hoá), đến Tp. Tân An hợp với sông Vàm Cỏ Đông ở cuối huyện Tân
Trụ. Sông Vàm Cỏ Đông tổng chiều dài 260 km, bắt nguồn từ Kông Pông Chàm
(Campuchia) đổ vào Việt Nam ở Sa Mát (tỉnh Tây Ninh), thị trấn Gò Dầu, Bến
Cầu, Đức Huệ, Bến Lức hợp với sông Vàm Cỏ Tây đổ ra biển ở cửa Soài Rạp.
Ngoài hệ thống sông lớn, nơi đây còn có một hệ thống sông nhỏ ở phía Nam
miền Tây Nam Bộ, đổ ra Vịnh Thái Lan. Đó là các sông Giang Thành (cũng gọi là
Kiên Giang), sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Mỹ Thanh, sông Ông Đốc, sông
Cửa Lớn, sông Gành Hào, sông Bảy Háp, sông Trèm Trẹm, sông Cái Tàu v.v.
Tóm lại, hệ thống sông, rạch thiên nhiên mà chủ yếu là tam giang Tiền – Hậu
– Vàm Cỏ, có lượng nước luôn dồi dào, trở thành nguồn cung cấp nước ngọt và
một lượng phù sa khổng lồ cho đồng bằng Tây Nam Bộ. Không dừng lại ở đó, hệ
37
thống sông, rạch này còn là những tuyến thủy lộ đầu tiên của con người khi chưa
có giao thông đường bộ.
2.1.4. Chế độ thuỷ văn
Vùng Tây Nam Bộ có chế độ thủy văn hai mùa: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ
bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9, tháng 10 đạt đến đỉnh cao nhất, gây ra ngập lụt từ
1,2 triệu ha đến 1,4 triệu ha trên toàn vùng và kéo dài trong 2 đến 6 tháng. Mùa cạn
từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, lưu lượng nước sông Mê Công đổ về thấp (trung
bình 3000m3/s). Do lượng nước giảm, độ dốc lòng sông nhỏ, địa hình khá phẳng đã
tạo điều kiện cho mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông và dẫn vào nội đồng.
Tóm lại, với đặc thù của thiên nhiên vùng Tây Nam Bộ, có thể nhận thấy
rằng: đây là nơi thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và khai thác nguồn thuỷ sản
thiên nhiên nhưng do nhiều nơi nhiễm chua phèn, sự xâm nhập mặn; lũ lụt theo chu
kỳ (mỗi năm) cũng là trở ngại lớn đối với sản xuất và phát triển xã hội của vùng.
Từ thực tế đó, “trị chua phèn” và “trị thuỷ” luôn là những vấn đề đặt ra cho nhiều
thế hệ con người từ lúc bắt đầu tiếp cận và khai phá vùng này. Để giải quyết căn cơ
các vấn đề đó, con người đã tìm ra biện pháp hữu hiệu là thi công các công trình
thuỷ lợi mà chủ yếu là đào, vét kênh rạch thường xuyên nhằm tiêu nước, xả phèn.
Đồng thời, đào kênh còn đem lại sự tiện lợi hơn trong giao thông đường thuỷ, phục
vụ cho sự nghiệp khai hoang, phục hoá, chinh phục vùng đất mới.
2.2. Khái quát tình hình khai hoang và thủy lợi vùng Tây Nam Bộ trước
thế kỷ XIX
2.1.2. Tình hình buổi đầu khai hoang
Trước thế kỷ XVII, Nam bộ còn là vùng đất hoang dã với rừng rậm sình lầy,
sông ngòi chằng chịt đầy cá tôm muông thú, nhưng thưa thớt bóng người. Vào
đầu thế kỉ XIII, thiên nhiên Nam Bộ vẫn là “một thế giới biệt lập, vô chủ, chỉ có
động thực vật nguyên sinh cùng với rừng rậm, sông sâu, đầy bí ẩn” [64; 29]. Lê
Quý Đôn trong sách Phủ biên tạp lục cũng ghi là: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng
38
Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi lạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở vào, toàn là rừng
hoang hàng ngàn dặm” [18; 243]. Thông qua hai đoạn ghi chép của Châu Đạt
Quan và Lê Quý Đôn đã phản ánh, vùng Nam Bộ là nơi có diện tích rộng lớn,
thiên nhiên còn hoang sơ, nơi có sông ngòi chằng chịt mà đặc biệt là sự thưa vắng
con người. Như vậy, có thể khẳng định rằng, đây là vùng đất tiềm năng chưa được
đánh thức và vùng đất này đang trở thành nơi hấp dẫn cho những di dân người
Việt đi khai hoang lập nghiệp.
Từ thế kỷ XVII, ở vùng đất Nam Bộ bắt đầu xuất hiện người Việt đi khai
hoang. Họ bao gồm nhiều thành phần nhưng đông nhất là nông dân nghèo khổ
phải “tha phương cầu thực” từ Miền Trung vào đây lập nghiệp do ở đây có đất
đai phì nhiêu và rộng lớn.
Đến cuối thế kỷ XVII, có cả người Hoa do Dương Ngạn Địch và Trần
Thượng Xuyên đứng đầu xin phép chúa Nguyễn khai hoang Mỹ Tho và Biên Hoà;
ở Hà Tiên Mạc Cửu thống lĩnh một nhóm người Hoa, được phép của Chúa
Nguyễn đến khai hoang, mở đầu cho công cuộc khẩn hoang vùng Tây Nam Bộ.
Trong các thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, địa bàn cư trú của lưu dân người
Việt được mở rộng dọc theo sông Vàm Cỏ Tây, sông Tiền và các cù lao trên sông.
Những địa điểm đầu tiên được khai phá ở đây gồm Tân An, vùng Ba Giồng, vùng
Gò Công. Ở bờ nam sông Tiền, đầu thế kỉ XVIII một bộ phận người Việt trong đó
phần lớn là các tín đồ thiên chúa giáo đến khai phá ở Cái Mơn, Cái Nhum, Mỏ
Cày. Khu vực Trà Vinh, Ba Thắc cũng có một ít người Việt đến ở lẫn lộn với
người Khơ-me. Từ chợ cũ Mỹ Tho lên vùng Giồng Trấn Định, ngoài lưu dân
người Việt đến đây từ sớm, còn có một bộ phận người Hoa do Dương Ngạn Địch
cầm đầu đến định cư, khai phá đất đai và phát triển sản xuất.
Đầu thế kỷ XVIII, vùng Nam Bộ tiếp tục khai hoang dần mở rộng vào sâu nội
địa theo các kênh rạch và theo tiến trình xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn.
Hệ thống chính quyền lần lượt ra đời, các đồn lũy bảo vệ đất đai, dân cư của chúa
39
Nguyễn mọc lên; hệ thống kênh rạch được nạo vét, đào mới phục vụ cho việc an
ninh, quốc phòng; chính sách khuyến khích khẩn hoang, lập làng của chính quyền
là những đảm bảo chắc chắn để lưu dân người Việt ngày càng vững tâm tiến vào
khai phá lập nghiệp khắp Nam Bộ, mà tập trung nhất vẫn là các khu vực Bà Rịa -
Đồng Nai, Mỹ Tho - Bến Tre, sau đó, là khu vực hữu ngạn sông Tiền như Sa Đéc,
Tân Châu, và vùng Rạch Giá, kể cả vùng đất Hà Tiên1 rộng lớn cũng đã đặt dưới
quyền kiểm soát của chúa Nguyễn. Cho đến năm 1757, sau khi chúa Nguyễn được
vua Nặc Tôn của Chân Lạp dâng nốt vùng đất còn lại ở phía Tây Thủy Chân Lạp
thì toàn bộ vùng đất Nam Bộ ngày nay trên thực tế đã hoàn toàn thuộc quyền cai
quản của của chính quyền chúa Nguyễn, tức là hoàn toàn thuộc về chủ quyền của
nước Đại Việt lúc bấy giờ [5; tập 4; 158].
Sau khi đánh bại quân Tây Sơn (năm 1788) năm 1790, Nguyễn Ánh cho đặt
thêm Sở Đồn điền ở Gia Định càng thúc đẩy mạnh hơn quá trình khai hoang,
phục hóa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì thế, những vùng đất xưa
kia bị bỏ hoang nay đã trở thành đất canh tác rất màu mỡ, lúa gạo sản xuất ra
không những thoả mãn nhu cầu lương thực của nhân dân tại chỗ mà còn được
đem bán đi các nơi khắp cả xứ Đàng Trong.
Thời gian đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Ánh thống nhất quốc gia lập ra triều đại
phong kiến nhà Nguyễn. Các vua đầu thời nhà Nguyễn như Gia Long, Minh
Mạng, Thiệu Trị đã thực hiện nhiều chính sách nhằm củng cố nền độc lập thống
nhất của đất nước, phát triển kinh tế và xây dựng bộ máy hành chính tập quyền từ
trung ương đến địa phương. Đối với Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói
1. Năm 1708, chúa Nguyễn Phúc Chu thu phục Hà Tiên; năm 1732, đặt châu Định Viễn, dựng
dinh Long Hồ; năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát chia đặt cả nước thành 12 dinh, khu vực
Nam Bộ có 3 dinh là Trấn Biên Dinh, Phiên Trấn Dinh và Định Viễn gọi là Long Hồ Dinh.
Riêng Hà Tiên đặt thành một trấn vẫn giao cho họ Mạc cai quản; năm 1756, vua Chân Lạp xin
hiến hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp; năm 1757, vua Chân Lạp dâng đất Tầm Phong Long cho
chúa Nguyễn [161].
40
riêng, nhà Nguyễn đã có những chính sách riêng biệt thể hiện sự ưu đãi của nhà
nước đối với vùng đất mà họ cho là nơi khởi nghiệp để lấy lại quyền lực. Một
trong những chính sách của nhà Nguyễn ở đây là đẩy mạnh việc khẩn hoang và
miễn giảm thuế cho dân để khuyến khích khẩn hoang, lập làng. Nhà Nguyễn tiếp
tục đẩy mạnh lập đồn điền để đẩy mạnh hơn nữa khai hoang và củng cố an ninh –
quốc phòng, đặc biệt nơi biên giới.
Như vậy, công cuộc khai phá của người Việt trước thế kỷ XIX đã tạo tiền đề
cho các Chúa Nguyễn làm chủ được vùng đất Nam Bộ, đồng thời, cũng tạo ra
được những nguồn lực to lớn để thống nhất đất nước, lập ra triều Nguyễn.
2.2.2. Khái quát về tình hình thuỷ lợi
Có một điểm đặc biệt trong quá trình khai hoang vùng đất Nam Bộ trước thế
kỷ XIX đó là, diễn ra cùng với cuộc tranh chấp giữa Chúa Nguyễn với Chân Lạp,
giao tranh giữa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn đánh bại
âm mưu xâm lược vùng Nam Bộ của quân Xiêm. Hai thế lực phong kiến ở Việt
Nam vừa giao tranh quân sự để tiêu diệt nhau nhưng cũng vừa tranh thủ khai
hoang, phục hoá để tạo tiềm lực về kinh tế, thu phục lòng dân.
Vì thế, trong thời gian này đã có chủ trương đào, vét kênh rạch để vừa phục
vụ cho hoạt động quân sự, đảm bảo an ninh – quốc phòng, nhưng cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho việc khai hoang của lưu dân người Việt. Hơn nữa, ở Nam Bộ
có đất đai rộng lớn, nhưng phần lớn còn hoang hoá, nhiều nơi chua phèn và
nhiễm mặn. Để khai hoang, phục hoá, lập làng, lập ấp, càng đòi hỏi nhiều hơn
công việc đào, vét kênh rạch tiêu nước, thau chua rửa mặn và mở rộng giao thông
đường thuỷ. Bởi những lẽ đó mà thời các chúa Nguyễn và Tây Sơn đã huy động
binh dân đào, vét một số con kênh. Có thể nói, kênh đào sớm nhất ở Nam Bộ là
Vũng Cù, được Nguyễn Cửu Vân chỉ huy đào vào năm 1705.
Riêng ở Trấn Phiên An, năm 1772, kênh Ruột Ngựa – Mã Trường giang do
Nguyễn Cửu Đàm chỉ huy đào [19; 42 - 43]. Và năm 1785, Đặng Văn Trấn một
41
danh tướng của Tây Sơn đã chủ trương cho quân đào kênh Rạch Chanh [19; 60].
Tuy rằng, mục đích các kênh đào này giành cho công tác quân sự nhưng đã bắt
đầu mở ra một phương thức khai hoang có hiệu quả của nhân dân ta ở vùng Nam
Bộ về sau đó là phải chú trọng đầu tư đào, vét kênh rạch.
Như vậy, từ hoạt động xây dựng các công trình thuỷ lợi ban đầu của các bậc
tiền nhân, cư dân Việt ở vùng Nam Bộ đã nói lên một số vấn đề như sau: thuỷ lợi
ở đây chủ yếu là đào kênh, vét mương; vấn đề đào, vét kênh rạch ngay từ đầu
chưa có chủ trương lâu dài và rõ ràng, mà chỉ nẩy sinh từ ý tưởng phục vụ những
yêu cầu trước mắt, đó là quân sự, an ninh - quốc phòng; việc đào vét kênh rạch đã
phản ánh được hoạt động cải tạo thiên nhiên diễn ra rất sớm, thể hiện sự khát
vọng chinh phục vùng đất phương Nam rộng lớn, màu mỡ nhưng không ít thách
thức và gian nan của các bậc tiền nhân người Việt.
2.3. Công cuộc đào, vét kênh rạch
2.3.1. Mục đích của nhà Nguyễn trong việc đào, vét kênh rạch
Sử nhà Nguyễn ghi chép rất nhiều về thiên tai, hạn hán, lụt bão xảy ra tại
từng nơi trên cả nước. Hạn hán theo nghĩa hẹp ở đây là thiếu nước ngọt, thừa nước
mặn được người ta giải quyết bằng thời vụ, lợi dụng mùa mưa. Nhiệt độ ở đây
quanh năm đều thuận lợi. Ngập lụt tại Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên,
Tứ giác Hà Tiên có thể đỡ nghiêm trọng hơn ngày nay, nhờ môi trư... Profil de la saison du riz 1939 -1 940, N0 – 8, TTLT QG II.
143. Profil du système d'irrigation à Chau Doc 1939 – 1941, L42 – 30.
144. Profil de la saison riz 1940 – 1941, N0 – 9, TTLT QG II.
145. Profil du irragation plain des jons 1943, H62 – 7, TTLT QG II.
146. Profil du routiers, maritimes, fluviaux et provinciaux 1942, J8 – 45.
147. Profil de creuser un canal pour traverser un canal se étendant du canal à
Bến Chùa-My Tho 1944, Phủ thống đốc Nam Kỳ, H61- 22, TTLTQG II.
148. Rapport indique le budget estimé pour le canal de Vung Thom et le canal
de Phu Do - Ke Sach, G/ H61 – 27, TTLT QG II
149. Rapport sur l'exportation de charbon de Cochinchine 1935 - 1943, L47 –
208, TTLT QG II.
150. Statistiques sur la population 1937 - 1941, L4 – 138, TTLT QG II.
151. The cost for the repair channels Quan Lo - Phung Hiep Nam 1943 - 1944,
GouCoch, H61- 37, TTLT QG II.
152. Travaux du canal à Cochinchine 1945, H61 - 38, NTP II.
153. Victo Delahaye (1928), La plaine des joncs et sa mise en valear,
imprimerie de L’ouest Éclair.
154. Yves Henry (1932), Éconimie agricole de l’Indochine, Imprimerie de
l’Extrême-Orient, Ha Noi.
INTERNET
155. Ch. R, Les dragages de Coch, In: Annales de Géographie, t. 41, 1932, tr.
557 – 558, www.persee.fr/issue/geo_0003-4010_1932_num_41_233.
156. Giải thưởng Trần Văn Giàu lần thứ 7-2015 cho tác phẩm Lịch sử hình
thành và phát triển vùng đất Nam Bộ.
157. Hệ thống thuỷ lợi thời thuộc Pháp, trang thông tin tổng cục thuỷ lợi, truy
cập 06/12/2016.
167
158. Phạm Thị Huệ (2016), Một số trung tâm mua bán lúa gạo ở Nam Kỳ, Tạp
chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 44 , internet: truy cập 15/2/2017.
159. Sự canh tác lúa gạo tại Nam Việt Nam (1880 - 1954,
khaosunambo.blogspot.com/2013/08/su-canh-tac-lua-gao-tai-nam-viet-
nam.html, truy cập Internet ngày 17 – 3 – 2017.
160. La Cochinchine, par Jean Faure, www.francepresseinfos.com/2013/.../la-
cochinchine-par-jean-faure.ht..., truy cập ngày 02/10/2017.
161. 202 Wikipedia.
162. www.prb.org/.../2003/PopulationetdeveloppementauVietnam.aspx, truy
cập 20/5/2017.
168
PHỤ LỤC
169
BẢN ĐỒ 1:
MỘT SỐ KÊNH ĐÀO TIÊU BIỂU THỜI NGUYỄN
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVIII ĐẾN NỬA SAU THẾ KỶ XIX
Nguồn: Tác giả vẽ
170
BẢN ĐỒ 2:
MẠNG LƯỚI KÊNH ĐÀO Ở NAM KỲ NĂM 1929
Nguồn: belleindochine.free.fr/Carte.htm, Voies Navigation, truy cập ngày 18/11/2017.
171
BẢN ĐỒ 3:
ĐƯỜNG THUỶ Ở NAM KỲ NĂM 1929
Nguồn: belleindochine.free.fr/Carte.htm, Voies Navigation, truy cập ngày 18/11/2017.
172
BẢN ĐỒ 4:
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ Ở NAM KỲ NĂM 1930
Nguồn: Les travaux publics de L’indochine.
173
BẢN ĐỒ 5:
MÁNG THUỶ LỢI BẮC KỲ Ở RẠCH GIÁ – HÀ TIÊN NĂM 1943
Nguồn: Quagmire: Nation-Building and Nature in the Mekong Delta [101; 120].
174
BẢN ĐỒ 6:
SÔNG, KÊNH ĐÀO VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI NĂM 1928
Nguồn: Victo Delahaye (1928), La plaine des joncs et sa mise en valear,
imprimerie de L’ouest Éclair.
175
BẢN ĐỒ 7:
KÊNH ĐÀO VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
Nguồn: Nguyễn Hiến Lê (1989), Bảy ngày ở Đồng Tháp Mười, Nxb Long An [39].
176
BẢN ĐỒ 8:
KÊNH RẠCH GIÁ – HÀ TIÊN VÀ 4 KÊNH PHỤ,
KÈM THEO BẢN KỸ THUẬT THIẾT KẾ CÁC KÊNH NÀY
Nguồn: Canal RachGia – HaTien 1930 [122].
177
BẢN ĐỒ 9:
ĐỊNH CƯ DỌC THEO KÊNH ĐÀO Ở THẠNH HOÁ
(NAY LÀ HUYỆN THẠNH HOÁ, TỈNH LONG AN) THỜI THUỘC PHÁP
Nguồn: Plain des joncs et sa mise en valeure.
178
BẢN ĐỒ 10:
ĐỊNH CƯ DỌC THEO KÊNH ĐÀO Ở THỦ THỪA
(NAY LÀ HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN)THỜI THUỘC PHÁP
Nguồn: Plain des joncs et sa mise en valeure.
179
BẢN ĐỒ 11:
MẬT ĐỘ DÂN SỐ CÁC VÙNG Ở NAM KỲ NĂM 1936
THỜI THUỘC PHÁP
Nguồn: Pierre Gourou (2016), La population rurale de la Cochinchine. In: Annales de Géographie,
t. 51, n°285, 1942. pp. 7-25; doi : 10.3406/geo.1942.11833, truy cập Internet 15/12/2016.
180
BẢN ĐỒ 12:
VÙNG VÀ THỜI GIAN NHIỄM PHÈN Ở VÙNG TÂY NAM BỘ
Nguồn: Lê Huy Bá (2003), Những vấn đề về đất phèn Nam Bộ, Nxb Đại học
QG Tp.HCM, tr. 77.
181
HÌNH 1:
ĐÀO KÊNH CHỢ GẠO
182
HÌNH 2:
KHÁNH THÀNH KÊNH TỔNG ĐỐC LỘC
Ở VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI NĂM 1898
Nguồn: Quagmire: Nation-Building and Nature in the Mekong Delta [101; 92].
183
HÌNH 3, 4:
CHIẾC XÁNG ĐÀO KÊNH Ở NAM KỲ THỜI THUỘC PHÁP
Nguồn: Tác giả sưu tầm.
184
HÌNH 5:
GÀU XÁNG CHỨA 375 LÍT
Nguồn: Dragages de Cochinchine-Canal RachGia-HaTien.
185
HÌNH 6:
XÁNG MÚC ĐANG THI CÔNG KÊNH XÀ NO (1901 -1904)
\
Nguồn: Trung tâm Văn hoá Tp. Vị Thanh
186
HÌNH 7:
KÊNH XÀ NO NĂM 1959
187
HÌNH 8:
KÊNH XÀ NO HÔM NAY
Nguồn:
20091201122234957.htm, truy cập 15/11/2017.
188
HÌNH 9:
KHÁNH THÀNH KÊNH RẠCH GIÁ – HÀ TIÊN 15 – 9 – 1930
Nguồn: Dragages de Cochinchine-Canal RachGia-HaTien.
189
HÌNH 10:
BIA KÊNH BẢO ĐỊNH
190
Bảng 3.1:
Công việc đào bới của Công ty Montvenoux từ 1 – 1902 đến đầu 1904
Công việc
thực hiện
Năm
Số m3 đào
Chi phí
(Francs)
Chi phí theo năm
(Francs)
Nâng cấp
kênh Hà Tiên
1900-
1902
190.394 185.049 1900 121.680
1901 46.145
1902 17.224
185.049
Xây dựng nối
kênh Chẹt Sây
1901-
1903
687.858 569.524 1901 37.410
1902 188.908
1903 243.206
569.524
Bảo dưỡng
kênh Cái Lớn –
Xà No
1901-
1903
5.406.608 3.679.171 19011.102.371
1902 1.750.193
1903 826.607
3.679.171
Nạo vét và
mở rộng kênh
Saintard
1903 337.590 328.053 1903 328.053
Xây dựng nối
kênh Chợ Lách
1903-
1904
443.385 300.894 1903 192.183
1904 108.711
300.894
Nguồn: Hommage de Mr Beau, Situation de L’indochine de 1902 à 1907
(1908), tập 2, SaiGon Imprimerie Commerciale Marcellinrey C. Ardin,
directeur, tr. 373.
191
Bảng 3.2:
Công việc đào, vét của Công ty kỹ nghê Viễn Đông Pháp
từ tháng 14 – 7 – 1904 đến 31 – 12 – 1906
Công việc thực hiện Năm Số m3 đào Chi phí (Francs)
Cải thiện rạch Măng Thít và
kênh Trà Ôn (hoàn thành)
1904-1905 994.527 491.591
Cải thiện rạch Lấp Vò
(hoàn thành)
1905-1906 2.904.398 1.145.408
Đào vét kênh Cổ Chiên và
kênh Trà Vinh
(không hoàn thành)
1905-1906 126.779
Cải thiện rạch Ba Xuyên qua
đến Bãi Xàu (hoàn thành)
1905-1907 42.525 23.728
Đào một miệng từ rạch
Măng Thít ra Cổ Chiên
(hoàn thành)
1905-1906 247.968 110.628
Chỉnh rạch Ba Xuyên giữa
rạch Bãi Xàu và rạch Đưa
Thơ (hoàn thành)
1905-1906 114.891 61.746
Phát triển kênh rạch giữa
Cần Thơ và Sóc Trăng
(không hoàn thành)
1905-1907 194.233
Cải thiện kênh Chợ Gạo
(hoàn thành)
1906 261.461
Đào một con kênh theo
hướng kênh Tàu Hủ
(không hoàn thành)
1906 257.520
Nguồn: Hommage de Mr Beau, Situation de L’indochine de 1902 à 1907
(1908), tập 2, SaiGon Imprimerie Commerciale Marcellinrey C. Ardin,
directeur, tr. 375.
192
Bảng 3.4:
Khối lượng đào hàng năm ở Nam Kỳ giai đoạn 1866 - 1929
Năm Khối lượng đất (m3) Năm Khối lượng đất (m3)
1866 50.000 1898 2.174.000
1886 84. 000 1899 3.495.000
1 8 9 1 185.000 1900 1.357.000
1892 493.000 1901 2.016.000
1893 140.000 1902 3.036.000
189 4 120.000 1903 2.139.000
1895 190.000 1904 644.000
1896 438.000 I905 1.863.000
1897 87I.000 I906 2.834.000
1907 4.473.000 1919 10.184.00
1908 4.800.000 1920 7.062.000
1909 4.329.000 1921 5-652.000
1910 5.341.000 1922 8.297.000
1911 5.166.000 1923 8.930.000
1912 5.429.000 1924 9.262.000
1913 5.429.000 1925 8.170.000
1914 6.760.000 1926 2.500.000
1915 6.745.000 1927 6.837.000
1916 7.315.000 1928 7.625.000
1917 7.066.000 1929 8.000.000
1918 8.770.000
Nguồn: Dragages de Cochinchine-Canal RachGia-HaTien.
193
Bảng 3.5:
Vay từ nguồn vốn Đông Dương để phát triển cơ sở hạ tầng được phân
bổ trong giai đoạn 1900 – 1925 (tính bằng đồng Piatres)
Nguồn: A.A Pouyanne (1926), sđd, tr. 54.
T
ỷ
l
ệ
%
1
2
%
2
0
%
1
8
%
9
%
7
%
2
%
2
%
1
0
0
%
T
ổ
n
g
9
2
.7
6
0
.0
0
0
4
5
.2
5
2
.0
0
0
3
8
.8
2
0
.0
0
0
1
5
.4
0
9
.0
0
0
1
9
.4
3
5
.0
0
0
4
.9
9
3
.0
0
0
6
.2
0
9
.0
0
0
2
2
1
.5
7
8
.0
0
0
1
0
0
%
B
ắ
c
K
ỳ
4
4
.4
0
6
.0
0
0
1
0
.2
5
1
.0
0
0
7
.6
4
8
.0
0
0
4
.9
9
4
.0
0
0
7
.8
0
4
.0
0
0
1
.4
4
7
.0
0
0
1
.2
0
5
.0
0
0
7
7
.7
5
5
.0
0
0
3
5
%
L
à
o
6
.5
5
4
.0
0
0
1
.2
7
5
.0
0
0
1
.1
8
5
.0
0
0
1
5
.0
0
0
1
5
7
.0
0
0
9
.1
8
6
.0
0
0
4
%
N
a
m
K
ỳ
2
0
.6
5
0
.0
0
0
5
.1
3
0
.0
0
0
2
2
.5
2
5
.0
0
0
8
.4
1
0
.0
0
0
4
.2
4
9
.0
0
0
6
0
0
.0
0
0
1
.4
8
8
.0
0
0
6
3
.0
5
2
.0
0
0
2
9
%
C
a
m
p
u
ch
ia
9
.5
1
7
.0
0
0
1
.1
2
6
.0
0
0
2
4
8
.0
0
0
2
.3
2
0
.0
0
0
1
.5
2
8
.0
0
0
1
.4
8
9
.0
0
0
1
5
.9
2
8
.0
0
0
7
%
T
ru
n
g
K
ỳ
2
7
.7
0
4
.0
0
0
1
3
.8
0
0
.0
0
0
6
.2
4
6
.0
0
0
1
.7
5
7
.0
0
0
3
.5
7
7
.0
0
0
1
.4
0
3
.0
0
0
1
.1
7
0
.0
0
0
5
5
.6
5
7
.0
0
0
2
5
%
C
á
c
cô
n
g
v
iệ
c
Đ
ư
ờ
n
g
sắ
t
C
ầ
u
đ
ư
ờ
n
g
T
h
u
ỷ
l
ợ
i
v
à
g
ia
o
th
ô
n
g
n
ộ
i
đ
ịa
C
ả
n
g
b
iể
n
C
ô
n
g
tr
ìn
h
d
â
n
d
ụ
n
g
V
ệ
si
n
h
-
đ
iề
u
d
ư
ỡ
n
g
C
ô
n
g
c
ụ
v
à
c
á
c
th
ứ
k
h
á
c
T
o
ta
u
x
T
ỷ
l
ệ
%
194
Bảng 4.3:
Diện tích trồng lúa (ha) ở Nam Kỳ trong những năm 1870 – 1936
Năm Diện tích trồng
1870 522.000
1885 740.000
1890 854.000
1895 1.030.000
1900 1.174.000
1903 1.380.000
1910 1.528.000
1915 1.700.000
1920 1.749.000
1924 1.800.000
1925 1.881.000
1929 2.164.000
1930 2.225.000
1932 1.983.000
1934 2.036.000
1936 2.163.000
Nguồn: Aumiphine Jean Pierre (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế
Pháp ở Đông Dương (1959 - 1939), Hội KHLS Việt Nam, tr. 124.
195
Bảng 4.4:
Sự phân bố thu hoạch trung bình (tấn /ha) cho 327 chủng loại hạt giống lúa
cổ truyền được canh tác tại Nam Kỳ năm 1910 (không kể lúa nếp)
Tỉnh 3.0 tấn
Châu Đốc 11 11 3
Rạch Giá 6
Cần Thơ 9
Sóc Trăng 1 45 23 2
Bạc Liêu 3 2 1 2 1 2
Chợ Lớn 25 3 43 8 1
Tân An 2 3 2
Sa Đéc 1 2 2 2
Vĩnh Long 2 43 32 5
Tây Ninh 1 2
Thủ Dầu Một 18 6 2
Tổng 60 69 86 79 27 6
Nguồn: Sự canh tác lúa tại Nam Bộ, khaosunambo.blogspot.com/2013/08/su-canh-tac-
lua-gao-tai-nam-viet-nam.html, truy cập 15/4/2017.
196
Bảng 4.7:
Diện tích và sản lượng lúa các tỉnh Nam Kỳ năm 1930
Tỉnh Diện tích
tự nhiên (ha)
Diện tích
trồng lúa (ha)
Sản lượng (tấn)
Rạch Giá 677.900 319.960 344.900
Cần Thơ 232.2000 181.100 322.200
Bạc Liêu 727.200 270.420 296.800
Sóc Trăng 238.700 195.200 288.000
Mỹ Tho 231.600 160.150 246.100
Trà Vinh 200.500 160.530 237.800
Long Xuyên 269.100 147.500 199.700
Vĩnh Long 120.900 92.060 150.300
Bến Tre 158.700 104.060 150.000
Châu Đốc 286.700 131.300 148.080
Sa Đéc 151.300 90.200 144.500
Chợ Lớn 126.300 92.620 139.140
Tân An 357.500 74.900 106.100
Gò Công 66.100 46.200 67.100
Gia Định 184.00 59.000 59.000
Tây Ninh 422.000 44.000 52.800
Biên Hoà 1.127.300 44.200 39.000
Thủ Dầu Một 561.300 26.600 23.4000
Bà Rịa 217.300 13.600 10.000
Nguồn: Nguyễn Đình Tư (2016), Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ
1859 – 1954, Nxb Tổng hợp Tp. HCM, tr. 277.
197
Bảng 4.9:
Lượng gạo xuất khẩu ở Nam Kỳ từ cảng Sài Gòn năm 1868 - 1929
Giai đoạn Số lượng (tấn) Giai đoạn Số lượng (tấn)
1868 - 1877 2.520.000 1895 – 1904 7.337.000
1869 - 1878 2.620.000 1896 – 1905 7.230.000
1870 - 1879 2.840.000 1897 – 1906 7.387.000
1871 - 1880 2.900.000 1898 – 1907 8.014.000
1872 - 1881 2.930.000 1899 – 1908 8.269.000
1873 - 1882 3.070.000 1900 – 1909 8.359.000
1874 - 1883 3.330.000 1901 – 1910 8.720.000
1875 – 1884 3.670.000 1902 – 1911 8.627.000
1876 – 1885 3.790.000 1903 – 1912 8.187.000
1877 – 1886 3.930.000 1904 – 1913 8.775.000
1878 – 1887 4.110.000 1905 – 1914 9.193.000
1879 – 1888 4.410.000 1906 – 1915 9.774.000
1880 – 1889 4.400.000 1907 – 1916 10.305.000
1881 – 1890 4.590.000 1908 – 1917 10.288.000
1882 – 1891 4.690.000 1909 – 1918 10.737.000
1883 – 1892 4.940.000 1910 – 1919 10.596.000
1884 - 1893 5.060.000 1911 – 1920 10.47.2000
1885 – 1894 5.140.000 1912 – 1921 11.352.000
1886 – 1895 5.290.000 1913 – 1922 12.061.000
1887 – 1896 5.370.000 1914 – 1923 12.026.000
1888 – 1897 5.510.000 1915 – 1924 11.836.000
1889 – 1898 5.700.000 1916 - 1925 12.171.000
1890 – 1899 6.210.000 1917 – 1926 12.303.000
1891 – 1900 6.420.000 1918 – 1927 12.521.000
1892 - 1901 6.770.000 1919 – 1928 12.733.000
1893 – 1902 7.140.000 1920 - 1929 13.24.0000
1894 – 1903 7.070.000
Nguồn: Gouvernement générale de l'Indochine (1930), Dragages de
Cochinchine-Canal RachGia-HaTien, Thư viên quốc gia VN, phụ lục.
198
Bảng 4.10:
Lượng gạo xuất khẩu ở Nam Kỳ từ cảng Sài Gòn những năm 1913 - 1933
Năm Số lượng (tấn) Giá trị (francs)
1913 1.286.804 881.835.000
1920 1.188.828 688.000.000
1921 1.720.417 957.242.000
1922 1.439.987 782.390.000
1923 1.339.504 653.728.000
1924 1.230.206 1.105.371.000
1925 1.519.649 1.559.880.000
1926 1597311 2.628.545.000
1927 1.665.355 1.900.754.000
1928 1.797.682 2.027.067.000
1929 1.471.643 1705310000
1930 1.121.593 1198726000
1931 959.504 623.447.000
1932 1.213.900 602.916.000
1933 1.153.493 425.967.000
Nguồn: André Touzet (1934), L'Economie indochinoise et la grande crise
universelle, tr. 10.
199
BẢNG 11:
THỐNG KÊ KÊNH ĐÀO CÁC TỈNH VÙNG TÂY NAM BỘ
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Khu vực/Tỉnh Tên kênh đào Năm đào Quy mô Ghi chú
Mỹ Tho Vũng Gù – Bảo
Định (đoạn phía
Nam từ chợ
Lương Phú, xã
Lương Hoà Lạc,
huyện chợ Gạo
chảy ra sông Mỹ
Tho)
1705 Tổng chiều dài cả
kênh khoảng 30km,
ngang 30 – 40m, sâu
7 – 9m
Đào thủ công
Rạch Chanh – Bà
Bèo (đoạn từ
rạch Ba Rài chảy
ra sông Tiền)
1785 Dài khoảng 30km,
ngang 30 – 40 sâu 3
– 4m
Đào thủ công
Salisetti
1859 Dài 6,5km, rộng
20m, sâu khoảng 3m.
Đào thủ công
Champeaux 1870 Dài 5km, rộng 15m,
sâu 2 -2,5m.
Đào thủ công
Giao Hoà và
kênh Điều
1874 dài 2,200 km, ngang
11 m, sâu khoảng 2 –
3m.
Đào thủ công
Duperré – kênh
Chợ Gạo
1876 – 1877 dài khoảng 12km,
rộng 30m, sâu 3m.
Đào thủ công
Vĩnh Lợi 1874 dài 8,1km, rộng 12m Đào thủ công
Lacombe –
Nguyễn Tấn
Thành
1918 Dài 19,5km, rộng 40,
rộng tại vàm 125m,
sâu 5 -8m
Đào thủ công
Tháp Mười (đoạn
từ rạch Chanh
lên Bà Bèo,
thẳng hư về phía
Tây đổ ra sông
Tiến )
1922 Dài hơn 40km, ngang
20 – 30m, sâu 3- 4m
Đào thủ công
Sa Đéc
Cái Cỏ 1815
Đào thủ công
200
Smonard
Bocquillon
Pellé
Long Thắng
Cugnot
Thầy Lâm
Mương Sung
Ceinture
Burguet
1867 – 1897 dài 4km
dài 0,7km
dài 5km
dài 4km
dài 10km
dài 7,5km
dài 4,5km
dài 1,6km
dài 9,8km
Đào thủ công
Tháp Mười (đoạn
chảy qua TP.
Cao Lãnh)
1901
Dài 17km, ngang 20
– 30m, sâu 3- 4m
Đào thủ công
Lấp Vò
1904 – 1906 dài 19km, ngang
36m và sâu 5 – 6m
Đào thủ công
Vĩnh Long Cái Cau 1875 dài trên 10km, ngang
trung bình 15 – 20
nơi rộng nhất khoảng
70m sâu trung bình 3
– 4m có đoạn 5-7m
Đào thủ công
Bocquet 1875 dài 13km, rộng 10m,
sâu 1,5m
Đào thủ công
Ông Me 1877 dài 12km, rộng 13m,
sâu 2,0m
Bưng Trường 1877 Dài 17km, sâu 3 –
4m
Latéral-Mương
Lộ
1880 – 1890 Đào thủ công
Chà – Và 1882 chiều dài 4,5km,
chiều rộng 20m, độ
sâu 4m. Ngày nay,
kênh dài 42km,
ngang 70, sâu 7-9m
Huyện Thuyên 1892 dài 2,5km, sâu 2 -3m Đào thủ công
Măng – Thít 1909 Dài gần 50km, sâu
10 – 20m, ngang hơn
100m.
Đào thủ công
Trà Ngoa 1942 dài 13,5 km, ngang
12 – 25m. Ngày nay,
kênh có chiều dài
Đào thủ công
201
28km, chạy qua Trà
Vinh
Ngã Chánh 1942 dài 10km, rộng 10 –
23m
Đào thủ công
Ngã Hầu 1942 dài 12km, rộng 12 –
23m
Đào thủ công
Bến Tre Tân Hương 1872 Đào thủ công
Kênh Turc 1873 Dài 3km, rộng 7m ,
sâu 3m
Đào thủ công
Giồng Sây 1874 Dài 4,6km, rộng 10m Đào thủ công
Mỏ Cày – Cái
Quao
1876 Dài 7km, rộng 10m Đào thủ công
Vĩnh Thành 1876
Chẹt Sây-An
Hoá
1873 – 1902 Dài 6km, rộng 12m,
sâu 3m
Đào thủ công
Sơn Đốc 1885 Dài 5km
Ba tri 1895 – 1896
Bưng Cát 1898
An Hoá 1905 3,5km
Mỏ Cày – Thom 1905 15km Đào thủ công
Trà Vinh Luro 1869 dài 9km và rộng 17m
Đào thủ công
Venturini 1869 Dài 9km Đào thủ công
An Trường 1871 Dài 11km, rộng 7m,
thông với kênh
Venturini
Đào thủ công
Trà Vinh 1873
Ba Tiêu 1876 dài 7 km, rộng 7 m Đào thủ công
Rạch Lọp 1897 dài 14 km, rộng 7m Đào thủ công
Sóc Trăng Sóc Trăng và Cái
Quanh
1873
Bocquillon 1878
Kênh Lớn và Cái
Quanh
1888
Saintard 1891 – 1893 dài 11,5 km, rộng
25m
Đào thủ công
Tiếp Nhựt và Ba
Rinh
1895 Tổng chiều dài 2
kênh là 16,2km
Saintenoy 1896 dài 32km, rộng 8m
và sâu 3m
Đào thủ công
202
Bãi Xàu 1897 4,6km Đào thủ công
Bố Thảo 1897 Dài khoảng 4km Đào thủ công
Sóc Trăng –
Phụng Hiệp
1905
Maspéro – Nouet 1911
Cạnh Đền 1911
Nàng Rên 1911
Phụng Hiêp, Phổ
Dương, Xẻo
Vông
1908 – 1912 Xáng múc
Cái Trầu –
Chàng Rế
1914 – 1917 Đào thủ công
Sóc Trăng – Bố
Thảo
1915 Xáng múc
Quản Lộ - Nhu
Gia
1925 Xáng múc
Carabelli, Mang
Cá, Ba Rinh
1925 Xáng múc
Cần Thơ Ba Láng
Cái Côn
Carabelli
Kế Sách
Thạnh Lợi
Bà Tích
Trà Nóc
Ông Trương
Cái Mương
1880 -1890
Lacôte 1888 rộng 8m, sâu 3m
Phó Đương 1888 rộng 5m, sâu 1,5m
Ô Môn – Thị đôi 1896
Lái Hiếu 1906
Mương Lộ 1921 Dài 20km Đào bằng Xáng
Xà No 1901 – 1903 Dài 32km, bề mặt
rộng 60m, đáy rộng
40m
Đào bằng Xáng
Khu vực Bạc
Liêu và Cà Mau
An Giang
Bạch Ngưu 1877 Đào thủ công
Bạc Liêu – Cà
Mau
1895 72km Đào thủ công
Xáng múc
Mương Điều 1895
Hệ thống kênh Tổng chiều dài Tất cả đào bằng
203
Quản Lộ - Phụng
Hiệp:
+ kênh Bạc Liêu
+ Quản Lộ - Giá
Rai – Chương
Thiện
+ Hộ phòng
Quản Lộ
1915
1920
1931
140km
+ dài 34km
+ dài 17km
+ dài 14km
xáng
Thoại Hà 1817 Dài hơn 30km, ngang
hơn 50m, sâu khoảng
2m.
Đào thủ công
Vĩnh Tế 1819 – 1824 Dài gần 100km,
ngang 25m, sâu 3m.
Đào thủ công
Trà Sư 1830 Dài 23km, rộng 10m,
sâu 2m.
Đào thủ công
Long An Hà 1843 – 1844 Dài khoảng 20km, bề
mặt rộng gần 30m,
đáy rộng 10m, sâu 3
– 4m.
Đào thủ công
Vĩnh An 1843 Dài 17km, rộng 30m,
sâu 6m.
Đào thủ công
Bassac 1897 Dài 700m Đào thủ công
Thốt Nốt 1908 Dài 38km, rộng 24m,
sâu 4,5m
Đào bằng xáng
Mặc Cần Đăng 1919 – 1920 dài 42,5km, rộng
20m, sâu 3,5m
Đào bằng xáng
Bassac – Rạch
Sỏi
1922 Dài 55,8km, rộng
30m, có độ sâu 4m
Đào bằng xáng
Vàm xáng 1914 – 1918 dài 9 km, rộng 30 m
và sâu 6 m. Ngày
nay, kênh rộng trên
100m và sâu 20m
Đào bằng xáng
Rạch Giá và Hà
Tiên
Rạch Giá – Hà
Tiên
1926 – 1930 Dài 81km, trên mặt
rộng 26m, đáy rộng
gần 20m, sâu 3 – 4m
Đào bằng xáng
Tri Tôn 1926 -1928 Dài 31km, trên mặt
rộng 26m, đáy rộng
hơn 21m, sâu 2,5 –
3,10m
Đào bằng xáng
Ba Thê 1926 – 1930 Dài 40km, rộng 26m, Đào bằng xáng
204
sâu 2,5 – 3,10m
Kênh số 1 1930 Đào bằng xáng
Kênh số 2 1930 Đào bằng xáng
Rạch Sỏi – Cái
Sắn
1930 Dài 26km Đào bằng xáng
Chung Bầu 1936 Dài 37km Đào bằng xáng
Vùng Đồng
Tháp Mười
Bảo Định (từ
sông Vàm Cỏ
Tây đến quán
Thị Cai)
1705 Tổng chiều dài
khoảng30km, ngang
30 – 40m, sâu 7 – 9m
Đào thủ công
Rạch Chanh – Bà
Bèo (từ sông
Vàm Cỏ Tây
chạy đến bắc Cai
Lậy)
1785 Dài hơn 20km, ngang
30 – 40 sâu 3 – 4m
Đào thủ công
Trà Cú – Thủ
Đoàn – Lợi Tế
1819 dài 10 km, ngang
30m, sâu 3 – 4m
Đào thủ công
Bến Lức 1866
dài 19 km, ngang 20
– 25m, sâu 2- 5m.
Đào bằng xáng
và Đào thủ công
Bo Bo – Trà Cú
Thượng
1875
Dài 25km, sâu 2 –
3m, ngang 15 -20m
Đào bằng xáng
và Đào thủ công
Mirado-Nước
Mặn
1879 Dài 1,9km, sâu 3 –
4m
Tổng Đốc Lộc –
Nguyễn Văn
Tiếp và 10 kênh
phụ
1896 – 1900 kênh Tổng Đốc Lộc
dài hơn 45km, 10
kênh còn lại tổng
chiều dài khoảng
140km, độ sâu trung
bình 3m, rông
khoảng 10m
Đào thủ công
Xáng múc
Cái Bắc 1897
Ba Điền 1898 Sâu 1,5m
Cái Tôm 1900
Năm Ngàn 1900
Bến Kè 1900
Kênh 12 1903 – 1904 khoảng 20km, sâu 3 Đào bằng xáng
205
– 4m, ngang 20 –
30m
Largange –
Dương Văn
Dương
1899 – 1903 Dài 45km, rộng 40m,
sâu 4m
Đào bằng xáng
Tháp Mười (từ
rạch Cái Nứa về
hướng tây Đồng
tháp Mười chảy
ra sông Tiền)
1922
Dài khoản 50km,
ngang 20 – 30m, sâu
3- 4m.
Đào bằng xáng
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
206
BẢNG 12:
DANH SÁCH NHÂN VIÊN CÔNG CHÁNH Ở ĐÔNG DƯƠNG
THAM GIA NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO KÊNH Ở NAM KỲ (1894 – 1930)
TỔNG THANH TRA CÔNG CHÁNH
STT TÊN THỜI GIAN PHỤ TRÁCH
1 MM. Guillemoto 1899 - 1903
2 De Larminat 1905
3 Jullidiêre 1906 – 1910
4 Constantin 1910 – 1918
5 Bonneau 1919 – 1921
6 A.A. Pouyanne 1921
7 Lefevre 1922
8 Favier 1928
KỸ SƯ TRƯỞNG
1 MM. Guabiand 1894-1898
2 Blim 1898-1899
3 Picard 1900 – 1901
4 Delacourcelle 1902 – 1904
5 Caboche 1902 – 1903
6 Pouyanne 1904 – 1906
7 Cazenave 1906 – 1907
8 Conte 1912 – 1917
9 Bénabeno 1918
10 Texier 1920 – 1921
11 Debanot 1921 – 1922
12 Lefebvre 1923 – 1925
13 Gaspard, p.i 1925 – 1926
14 Monat 1926 – 1930
15 Méchin 1930
207
KỸ SƯ TRƯỞNG VĂN PHÒNG PHỤC VỤ
1 MM. Picard 1899 – 1900
2 Crouzat 1901 – 1903
3 Montagne 1903 – 1906
4 Cazenave 1906 – 1909
5 benabeno 1909 – 1910; 1912 - 1919
6 Scotto Di Vettimo 1911 – 1912
7 Texier 1919 – 1920
8 Courtaux 1920 – 1921
9 Leroux 1921 – 1922
Poudenx 1924 - 1925
KỸ SƯ CÁC CÔNG VIỆC LIÊN QUAN
(Nghiên cứu thực địa)
1 MM. Betat 1924 – 1926
2 Veron 1924 - 1927
3 Lefebvre 1926 – 1929
4 MM. Didier 1926 - 1929
5 MM. Diedier 1924
6 Sivigliani 1924
7 Cros 1920
KỸ SƯ CÁC CÔNG VIỆC LIÊN QUAN
(Kiểm soát, nghiên cứu đào kênh)
1 MM. Poudens 1924 – 1926
2 Couderc 1924
3 Gallois 1924 – 1925
4 Mayer 1926
5 Aragau 1926 – 1928
6 Chasttes 1927 – 1928
7 Claverin 1928
8 Chantebien 1929
208
9 Pauthe 1929 – 1930
10 Jourhouague 1930
KỸ SƯ GIÁM SÁT THI CÔNG
1 MM. Garnier 1924 – 1930
2 Barbot 1925
3 MM. Esperinas 1926 – 1927
4 Hardy 1927 – 1928
5 Rousseau 1930
KỸ SƯ TRẮC ĐỊA
1 MM. Nguyễn Văn Cường 1924 – 1926
2 Nguyễn Xuân Quyền 1924 – 1927
KỸ SƯ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN
1 MM. Trần Văn Việt 1926
2 Nguyễn Sỹ Canh 1926
3 Lưu Văn Trí 1926 – 1928
4 Nguyễn Văn Của 1929 - 1930
Nguồn: Tác giả tổng hợp (Tham khảo từ Canal RachGia – Hatien 1930, Travaux
public de la L’Idochine 1924).
209
Bản dịch bài “VĂN TẾ NGHĨA TRỦNG”
Ven trời thăm thẳm ,mồ hoang trùng trùng!
Mây che mả cũ, trăng rọi bia tàn!
Sương sao qua lại, gò hoang đổi rời.
Bóng quang âm như khách qua,tạo công dường trẻ nhỏ.
Người sanh đời nào,người lớn thuở nào?
Là trai là gái, tên chi họ gì?
Cha anh chổ nào, con cháu đi đâu ?
Hoặc lành hoặc dữ, từ trước làm chi ?
Đã chẳng biết người, đành nhọc ta nhớ!
Nhớ xưa đào sông, chẳng biết phiên nào ?
Dựng nhà giữ cõi, dẹp giặc làm binh.
Bãi cát máu rơi, da ngựa bọc thây.
Không mang hòm về, bởi xa thăm thẳm.
Sống làm binh sĩ, thác chống quỷ ma.
Than ôi các người ! sao đến thế này?
Nấm mồ ba thước,gởi ở cõi hoang!
Thanh minh ai quét, gai gốc ai trừ?
Gió chiều mưa dội, lần lượt mòn bằng.
Viên huyệt ngày kêu, tử quy đêm khóc!
Mênh mông đất rộng, hồn người nương đâu?
Mây tàn che vóc, móc đượm no lòng.
Đèn ma lửa đóm, ở nơi bờ sông.
Trời thẳm đất xa, cảnh sắc buồn ai !
Bằng không gặp ông Tây Bá, xương khô lạc loài.
Ta nay vâng mệnh, dời người nơi đây.
210
Đất nhằm chỗ tốt, có thể ở yên.
Gặp trời quang tạnh, có thể vui chơi.
Hàng năm giúp tế, hưởng hoài lễ trọng.
Chín suối mà trở lại, là nhờ ơn rộng của vua ban cho.
Nhưng làng quê ta xiêu lạc, phần mộ xa xăm.
Dù mắt thấy mà cảm nhớ, đâu có thể lấy tay mà vớt được.
Bèn làm bài ca rằng :
Trên núi Sam chừ, ngọn xuân phong thổi.
Dưới núi Sam chừ, nước cam lộ dầm.
Người sống nơi mồ vắng chừ, rất hợp nhau.
Hồn ơi ! hồn ơi ! chớ quyến luyến nơi gò đất xa xôi.
Cõi con văn báo chừ, tiếng xe ngựa chia phôi.
Phương tây núi Sam chừ, có thể yên thỏa mà ruổi dong.
Nguồn: Nguyễn Văn Hầu (2000), Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai
phá miền Hậu Giang, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.
211
BẢN DỊCH NỘI DUNG VĂN BIA KÊNH BẢO ĐỊNH
Tháng chạp năm Mậu Dần.
Công đồng truyền khâm phụng.
Sắc lệnh đến mùa xuân tới sẽ khai mở cảng sông Định Tường.
Đến tháng giêng năm Kỷ Mão (1819) thực thi công trình.
Trấn Định Tường cung cấp 3225 dân phu.
Khâm sai chưởng cơ lãnh binh Nhiệm tín hầu lãnh nhiệm vụ.
Khâm sai trấn thủ Định Tường – Bửu thiện hầu có nhiệm vụ đốc thúc dân phu.
Khâm khai Gia Định thành phó tổng trấn – thị trung tả thống chế Lý Văn
Hầu đốc thúc nơi công trình.
Khâm sai tổng đốc chưởng tiền quân – Bình tây Đức quận công.
Khâm sai Hiệp tổng trấn lại bộ thượng thư An toàn hầu.
Cùng hiệp tâm cấp phát lương hướng : mỗi người 1 quan tiền, 1 phương gạo.
Đến ngày 28 tháng giêng khởi công từ chợ Lung (Thang Trông – Phú Kiết)
đến bến Mỹ Tho – hoặc đào thẳng qua ruộng bằng phẳng – hoặc sửa những
chỗ nông, sâu đắp hai bờ sông thành đê phẳng. Làm như thế đến ngày 10
tháng tư nhuận thì thông ra bến cảng.
Ngưỡng mong thánh thượng chứng giám cho sự khai sáng tốt đẹp này.
Đường sông này vốn có nhiều khúc quanh co, nhiều chỗ sâu, cạn nên ghe
thuyền các loại khó đi lại – lao khổ không kéo dài, ăn uống không nên tạm
bợ, tiêu xài không nên vay mượn.
Công sức ngày tháng đã bỏ ra để ngàn vạn năm tiện lợi. Mưa nắng thuận hòa,
công sức của muôn dân đã thành đạt, con đường giao thông được sửa chữa.
Xin sơ lược tỏ bày mọi sự với năm tháng tạc vào bia đá truyền mãi về sau.
Năm Gia Long thứ 18, ngày 10 tháng tư nhuận Kỷ Mão (1819).
(Nguồn, Nguyễn Phúc Nghiệp)
212
CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN VỀ ĐÀO KÊNH VĨNH TẾ
(Tập: 6 /Tờ số:53)
Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội).
213
CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN VỀ ĐÀO KÊNH VĨNH TẾ
(Tập: 8 /Tờ số:22)
Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội).
214
CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN VỀ BAN THƯỞNG
CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÀO KÊNH VĨNH TẾ
(Tập: 9 /Tờ số:177)
Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội).
215
CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN VỀ BAN THƯỞNG
CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÀO KÊNH VĨNH TẾ
(Tập: 9 /Tờ số:192)
Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội).
216
BẢNG DỊCH TIẾNG VIỆT
CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN VỀ KÊNH VĨNH TẾ
1
Châu bản triều Nguyễn, Minh
Mạng
Tập: 6
/Tờ
số:53
Thần là Lê Văn Duyệt, Tổng trấn thành Gia
Định xin tâu: Trước đây vâng chỉ: Xem xét điều
động binh dân của thành cùng với người Cao
Miên ở đồn diền Vĩnh Thanh, Định Tường , Hà
Tiên và Uy Viễn cùng hợp sức đào đường sông
Vĩnh Tế. Ngày 1 tháng 2 khởi công từ bên đông
Trác Khẩu đến sứ Trà Cục, cộng là 2 ngân 4
tầm, mặt sông rộng 12 tầm, lòng sông rộng 10
tầm, sâu 7 thước hoặc 5,6 thước. Đã vẽ bản đồ
dâng trình. Cuối tháng này đoạn ấy hiện đã
thành sông. Ngày 1 tháng 3 tiếp tục đào từ xứ
Trà Cục đến trấn Hạch Kỳ. Chỗ năm trước
thành sông là 8120 tầm. Thần thấy công trình to
lớn, khi nước mưa đổ vào, thần sợ đoạn sông
này không thể hoàn thành, thần đã sức cho các
trấn ấy cùng với các viên biền binh chiến theo
số dân binh mình quản, dồn cả ra làm việc. Đầu
tuần tháng ấy mọi người đều đã lục tục đi làm.
Số dân binh đi làm lần này bao nhiêu, số phần
đất cấp cho mỗi người bao nhiêu, tiền gạo cấp
bao nhiêu, xin để thần sức cho các ty xem xét rõ
sự thực rồi lập bảng kê trình. Châu phê: Đã biết.
2
Châu bản triều Nguyễn, Minh
Mạng
Tập: 8
/Tờ
số:22
Phó tổng trấn thành Gia Định Trần Văn Năng
kính tâu: Nguyên do là vào tháng 11 mùa đông
năm trước thần là Trần Văn Năng có làm tờ
biểu tâu về việc đắp thành còn khó khăn trong
việc vận chuyển đá chưa thể giải quyết ổn thoả.
Sao đó vào tháng 12 được thượng dụ: Chuẩn y
cho chúng thần sức cho các quan trấn điều động
binh đinh các cơ quê ở thành hạt và dân phu ở 5
trấn Phiên An, Biên Hoà... mùa xuân năm nay
khởi công tiếp tục đào đường sông Vĩnh Tế.
Chúng thần nhất thời sai lầm có ý kiến muốn
lưu binh lính, dân phu thuộc 2 trấn Phiên An và
Biên Hoà vận chuyển đá ong để chuẩn bị cho
việc xây thành, bàn góp lời cùng nhau mạo
muội trình xin. Nay được thượng dụ: Việc đào
đường sông Vĩnh Tế liên quan đến kế sách của
cả nước. Vậy thì công việc đào sông và công
việc xây đắp thành việc nào khẩn cấp hơn. Hai
việc cùng tiến hành, sức lực cần nhiều ắt dẫn
217
Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội)
đến khó khăn. Chúng thần chỉ vì 2 việc cùng
khởi công mà đề xuất ý kiến, trù liệu làm việc
không tính đến việc nào hoãn việc nào lấy nên
làm việc sai lầm như vậy, tội đáng phải phạt
gậy. Châu phê: Đã biết.
3
Châu bản triều Nguyễn, Minh
Mạng
Tập: 9
/Tờ
số:177
Chúng thần là thợ đào sông Vĩnh Tế tâu: Trong
tháng 7 nhuận năm nay, kính vâng được dụ báu,
ban thưởng cho thợ đào sông Vĩnh Tế. Kính
được thi ân ngoài thể cách, cấp cho chúng thần
Kỷ lục kim thái các hạng khác nhau. Chúng
thần chỉ những ghi tạc trong lòng, cùng ngửa
trông cái phúc thanh bình. Chúng thần trong
lòng vô cùng cảm kích. Kính vâng dâng biểu tạ
ơn. Châu phê: Đã biết.
4
Châu bản triều Nguyễn, Minh
Mạng
Tập: 9
/Tờ
số:192
Khâm sai thành Gia Định, thần, Lê Văn Duyệt
tâu: Trong tháng 7 nhuận năm nay, vâng được
ban chiếu báu thưởng cho thợ đào sông Vĩnh
Tế. Kính được thi ân ngoài thể cách, cấp cho
bọn ấy Kỷ lục kim thái số lượng khác nhau.
Ngày mồng 7 tháng này, thấy bọn ấy dâng sớ tạ
ơn, xin riêng với thần đề đạt lên thay. Nguyên
sớ văn của bọn ấy có 3 phong chính, phụ, kính
làm tập tâu đề đạt lên thay, cúi đợi Thánh
Thượng soi xét. Châu phê: Đã rõ.
218
DIỄN VĂN 15/9/1930 TRONG LỄ KHÁNH THÀNH KÊNH RẠCH GIÁ –
HÀ TIÊN CỦA ÔNG J. KRAUTHEIMER - THÔNG ĐỐC NAM KỲ
219
220
221
222
Nguồn: Canal RachGia – HaTien 1930.