BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
––––––––––––––––––––––––––
BOUNLY PATSAPHANH
THỰC TRẠNG THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
QUỐC GIA LÀO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
BẮC NINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
––––––––––––––––––––––––––
BOUNLY PATSAPHANH
THỰC TRẠNG THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
QUỐC GIA LÀO
Ngành
194 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Thực trạng thể chất của sinh viên ở trường đại học quốc gia Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc
2. TS. Đàm Trung Kiên
BẮC NINH, 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tác giả luận án
Bounly patsaphanh
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND LÀO : Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
TDTT : Thể dục thể thao
TW : Trung ương
CP : Chính phủ
GDTC : Giáo dục thể chất
RLTT : Rèn luyện thân thể
WHO : Tổ chức y tế thế giới
GV : giáo viên
SV : sinh viên
n : Số lượng nghiên cứu
m : Mét
cm : Centimet
s : Giây
Ph:s : Phút: giây
KG : Ki lô gam
MỤC LỤC
Phần mở đầu.. 1
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.... 6
1.1 Giới thiệu chung về sự phát triển của nước CHDCND Lào............ 6
1.1.1 về lịch sử.. 6
1.1.2 Về địa lý....................................................................................... 6
1.1.3 Về chính trị....... 7
1.1.4 Về kinh tế - xã hội........................................................................ 7
1.1.5 Về giáo dục.......... 8
1.1.6 Về thể dục thể thao....................................................................... 9
1.2 Giới thiệu chung về Trường Đại học Quốc gia Lào......................... 10
1.2.1 Sự phát triển của Trường Đại học Quôc Gia Lào........................ 10
1.2.2 Cơ sở lỵ luận về mục tiều, nhiệm vụ và chường trình GDTC của
nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Lào............................................... 11
1.3 Quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục và thể
thao.............................................................................................................. 15
1.3.1Quan điểm về giáo dục ................................................................. 15
1.3.2 Quan điểm về giáo dục thể chất và thể thao................................. 17
1.4 Hệ thống một số khái niệm có liên quan........................................... 19
1.4.1. Sức khỏe...................................................................................... 19
1.4.2. Phát triển thể chất........................................................................ 20
1.4.3. Hoàn thiện thể chất...................................................................... 20
1.4.4. Giáo dục thể chất......................................................................... 21
1.4.5. Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá thể chất......................................... 23
1.5 Các quan điểm phát triển và vai trò tố chất thể lực cho sinh viên
theo lứa tuổi................................................................................................ 26
1.5.1 Các quan điểm phát triển tố chất thể lực cho sinh viên theo lứa
tuổi......................................................................................................... 26
1.5.2 Vai trò của tố chất thể lực trong phát triển thể chất..................... 29
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh, sinh viên.... 30
1.6.1 Yếu tố sinh lý lứa tuổi.................................................................. 30
1.6.2 Yếu tố tâm lý................................................................................ 31
1.6.3 Các yếu tố bẩm sinh-di truyền và môi trường.............................. 32
1.6.4 Yếu tố dinh dưỡng........................................................................ 33
1.6.5 Yếu tố xã hội................................................................................ 34
1.6.6 Yếu tố hình thái............................................................................ 36
1.7 Các công trình nghiên cứu có liên quan............................................ 37
1.7.1 Công trình nghiên cứu ở trong nước........................................ 37
1.7.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài..... 37
Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu.................................... 41
2.1 Phương pháp nghiên cứu............................................................... 41
2.1.1 Phương pháp nghiên cứu......................................................... 41
2.1.2 Phương pháp quan sát sư phạm............................................... 41
2.1.3 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm............................................ 42
2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm............................................... 43
2.1.5 Phương pháp kiểm tra y sinh. 48
2.1.6 Phương pháp toán học thống kê.............................................. 50
2.2 Tổ chức nghiên cứu............................................................................. 52
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận........................................... 53
3.1. Lựa chọn chỉ tiêu, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phát
triển thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào..
53
3.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn việc lựa chọn các Test đánh giá sự
phát triển thể lực của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào............ 53
3.1.2. Lựa chọn Test đánh giá phát triển thể chất của sinh viên Trường
Đại học Quốc gia Lào............................................................. 54
3.1.3. Xác định tính thông báo và độ tin cậy của Test.......................... 57
3.1.4 Thực trạng phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học quốc
gia Lào........................................................................................ 59
3.1.5 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực trạng phát triển thể chất của
sinh viên trường Đại học quốc gia Lào................................................ 62
3.1.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1..................................... 66
3.2. Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại
học Quốc gia Lào...................................... 77
3.2.1 Thực trạng chương trình giáo dục thể chất môn học giáo dục thể
chất cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào.......................... 77
3.2.2 thực trạng về các yếu tố và các điều kiện đảm bảo cho công tác
giáo dục thể chất và thể thao Trường Đại học Quốc gia Lào............. 87
2.2.3 . Thực trạng về kết quả học tập và ren luyện thể chất của sinh
89
viên Trường Đại học Quốc gia Lào.
3.2.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2..................................... 94
3.3 Đánh giá đặc điểm phát triển thể chất của sinh viên Trường Đại
học Quốc gia Lào ...................................................................................... 99
3.3.1 Tổ chức thực nghiệm................................................................... 99
3.3.2 Diễn biến thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia
Lào. 101
3.3.3 Diễn biến phân loại thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc
gia Lào.................................................................................................. 111
3.3.4 Kiểm nghiệm và ứng dụng trong thực tiễn các tiêu chuẩn đánh
giá thực trạng phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Quốc
gia Lào.................................................................................................. 124
3.3.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 3.................................... 125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUÂN
ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Thể Số Nội dung
Trang
loại TT
Kết quả phỏng vấn các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển Sau
3.1
thể chất sinh viên trường Đại học Quốc gia Lào lần 1 tr.55
Kết quả phỏng vấn lựa chọn các Test đánh giá thực trạng Sau
32
thể chất sinh viên trường Đại học Quốc gia Lào lần 2 tr.56
Mối tương quan giữa thành tích các Test với kết quả Sau
3.3
học tập của sinh viên trường Đại học Quốc gia Lào tr.57
Mối tương quan giữa 2 lần lập Test đánh giá thực trạng Sau
3.4 phát triển thể chất của sinh viên nam, nữ trường Đại học tr.58
Quốc gia Lào
Kết quả kiểm tra thể lực sinh viên trường Đại học Quốc tr.60
3.5
gia Lào năm thứ nhất
Kết quả kiểm tra thể lực sinh trường Đại học Quốc gia Sau
3.6
Lào năm thứ hai. tr.60
Kết quả kiểm tra thể lực sinh viên trường Đại học Quốc Sau
3.7
Biểu gia Lào năm thứ ba tr.60
bảng
Kết quả kiểm tra thể lực sinh viên trường Đại học Quốc
3.8
gia Lào năm thứ tư tr.61
So sánh thực trạng thể chất của nam sinh viên trường Sau
3.9
Đại học Quốc gia Lào tr.61
So sánh thực trạng thể chất của nữ sinh viên trường Đại Sau
3.10
học Quốc gia Lào tr.61
Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể chất của
3.11 Tr. 63
sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào
Phân loại thể chất của nam sinh viên trường Đại học Sau
3.12
Quốc gia Lào năm thứ nhất (tương đương với tuổi 18) tr.64
Thể Số Nội dung
Trang
loại TT
Phân loại thể chất của nam sinh viên trường Đại học Sau
3.13
Quốc gia Lào năm thứ hai (tương đương với tuổi 19) tr.64
Phân loại thể chất của nam sinh viên trường Đại học Sau
3.14
Quốc gia Lào năm thứ ba (tương đương với tuổi 20) tr.64
Phân loại thể chất của nam sinh viên trường Đại học Sau
3.15
Quốc gia Lào năm thứ tư (tương đương với tuổi 21) tr.64
Phân loại thể chất của nữ sinh viên trường Đại học Quốc Sau
3.16
gia Lào năm thứ nhất (tương đương với tuổi 18) tr.64
Phân loại thể chất của nữ sinh viên trường Đại học Quốc Sau
3.17
gia Lào năm thứ hai (tương đương với tuổi 19) tr.64
Phân loại thể chất của nữ sinh viên trường Đại học Quốc Sau
3.18
gia Lào năm thứ ba (tương đương với tuổi 20) tr.64
Phân loại thể chất của nữ sinh viên trường Đại học Quốc Sau
3.19
Biểu gia Lào năm thứ tư (tương đương với tuổi 21) tr.64
bảng Điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể chất của nam sinh Sau
3.20 viên năm thứ nhất trường Đại học Quốc gia Lào (tương tr.65
đương với tuổi 18)
Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể chất của nam Sau
3.21 sinh viên năm thứ hai trường Đại học Quốc gia Lào tr.65
(tương đương với tuổi 19)
Điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể chất của nam sinh Sau
3.22 viên năm thứ ba trường Đại học Quốc gia Lào (tương tr.65
đương với tuổi 20)
Điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể chất của nam sinh Sau
3.23 viên năm thứ tư trường Đại học Quốc gia Lào (tương tr.65
đương với tuổi 21)
Thể Số Nội dung
Trang
loại TT
Điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể chất của nữ sinh Sau
3.24 viên năm thứ nhất trường Đại học Quốc gia Lào (tương tr.65
đương với tuổi 18)
Điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể chất của nữ sinh Sau
3.25 viên năm thứ hai trường Đại học Quốc gia Lào (tương tr.65
đương với tuổi 19)
Điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể chất của nữ sinh Sau
3.26 viên năm thứ ba trường Đại học Quốc gia Lào (tương tr.65
đương với tuổi 20)
Điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể chất của nữ sinh Sau
3.27 viên năm thứ tư Trường Đại học Quốc gia Lào (tương tr.65
đương với tuổi 21)
Phân phối chường trình môn học GDTC trong 1 học Tr.80
3.28
phần của Trường Đại học Quốc Gia Lào
Thống kế sân bãi dụng cụ của trường Đại học Quốc Tr.87
3.29
Gia Lào
Thực trạng đội ngũ giảng viên giáo dục thể chất tại Tr.
Biểu 3.30
Trường Đại học Quốc Gia Lào 88
bảng
Thực trạng kết quả học tập môn thể dục thể thao của
3.31 sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào thời điểm năm Tr. 90
học 2016 - 2017
Tần suất tham gia tập luyện ngoại khóa trong tuần và
năm tham gia tập luyện ngoại khóa của sinh viên
3.32 91
Trường Đại học Quốc gia Lào thời điểm năm 2016-
2017 (n=1.784)
Kết quả khảo sát tự đánh giá của sinh viên về công tác
3.33 93
GDTC của Trường Đại học Quốc gia Lào (n =1784).
Thể Số Nội dung
Trang
loại TT
So sánh diễn biến thể chất của nam sinh viên trường Đại Sau
3.34
học Quốc gia Lào tr.101
Nhịp tăng trưởng kết quả kiểm tra thực trạng thể chất Sau
3.35 giữa các năm học của nam sinh viên Trường Đại học tr.101
Quốc gia Lào
Biểu So sánh diễn biến thể chất của nữ sinh viên trường Đại Sau
bảng 3.36
học Quốc gia Lào tr.106
Nhịp độ tăng trưởng kết quả kiểm tra thực trạng thể chất Sau
3.37 giữa các năm học của nữ sinh viên Trường Đại học tr.106
Quốc gia Lào
Diễn biến phân loại thể chất của nam sinh viên Trường Sau
3.38
Đại học Quốc gia Lào qua các năm học tr.111
Diễn biến phân loại thể chất của nữ sinh viên Trường Sau
3.39
Đại học Quốc gia Lào qua các năm học tr.117
Thực tế kiểm nghiệm tiêu chuẩn thể lực của sinh viên Sau
3.40
nam trường Đại học Quốc gia Lào tr.124
Thực tế kiểm nghiệm tiêu chuẩn thể lực của sinh viên Sau
3.41
nữ trường Đại học Quốc gia Lào tr.124
Đối vối nam sinh viên
3.1 Biểu diễn chỉ tiêu nằm sấp chống đẩy 112
3.2 Biểu diển chỉ tiêu bật xa tại chỗ 113
3.3 Biểu diễn chỉ tiêu Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần) 113
3.4 Biểu diễn chỉ tiêu chạy 30m xuất phát cao (s) 114
3.5 Biểu diễn chỉ tiêu chạy thoi 4x10m (s) 115
3.6 Biểu diễn chỉ chạy tùy sức 12 phút (m) 115
3.7 Biểu Diễn biến test chiều cao đứng (cm) 116
Biểu 3.8 Biểu diễn chỉ tiêu chỉ số công năng tim (HW) 117
đồ
3.9 Biểu diễn chỉ tiêu dung tích sống (lít) 117
Thể Số Nội dung
Trang
loại TT
Đối với nữ sinh viên
3.10 Biểu diễn chỉ tiêu nằm sấp chống đẩy 118
311 Biểu diển chỉ tiêu bật xa tại chỗ 119
3.12 Biểu diễn chỉ tiêu Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần) 119
3.13 Biểu diễn chỉ tiêu chạy 30m xuất phát cao (s) 120
3.14 Biểu diễn chỉ tiêu chạy thoi 4x10m (s) 121
3.15 Biểu diễn chỉ tiêu chạy tùy sức 12 phút (m) 121
3.16 Biểu Diễn biến test chiều cao đứng (cm) 122
3.17 Biểu diễn chỉ tiêu chỉ số công năng tim (HW) 123
3.18 Biểu diễn chỉ tiêu dung tích sống (lít) 123
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đang bước vào thời kỳ
đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhất là sau Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nước đã đề ra 4 đột phá phát triển, trong đó quan
trọng nhất là đột phá phát triển kinh tế-xã hội và phát triển nguồn nhân lực để làm
cho đất nước thoát khỏi từ đất nước kém phát triển trở thành một đất nước đang
phát triển trong khu vực và thế giới.
Nền giáo dục của nước CHDCND Lào là phát triển theo 5 giáo dục học cơ
bản (bao gồm: Đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, thể chất và giáo dục nghệ thuật) và
3 thuộc tính (bao gồm: tính quốc gia, tính khoa học và tính xã hội).
Giáo dục thể chất (GDTC) trong trường học là bộ phận đặc biệt quan trọng
không thể thiếu trong việc nâng cao sức khoẻ và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất
đạo đức ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên góp phần đào tạo con
người mới phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Mặc dù có tầm quan trọng nhưng không có nghĩa là GDTC ở các trường
được thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc và có chất lượng để đạt được những
nhiệm vụ đặt ra. Giờ học GDTC đôi khi chưa được thực hiện đều đặn, trong khi
đó thực trạng công tác GDTC ở nước CHDCND Lào nói chung và Trường Đại
học Quốc gia Lào nói riêng còn nhiều hạn chế như: Chất lượng giờ học GDTC
thấp, tài liệu giảng dạy chưa đủ, giáo viên giảng dạy còn ít, trình độ chuyên môn
còn chưa đồng đều, đặc biệt là trang thiết bị, dụng cụ tập luyện. Ngoài ra việc bồi
dưỡng nâng cao trình độ, chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý GDTC và thể thao
trường học còn ít được quan tâm do đó chất lượng còn yếu và không đều. Điều
này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức rèn luyện thể chất cho sinh viên.
Để đạt được những mục tiêu của GDTC cho sinh viên trước tiên cần phải
đánh giá đúng thực trạng rèn luyện thân thể đối với sinh viên theo độ tuổi trong
những giai đoạn cụ thể. Việc tổ chức nghiên cứu xây dựng rèn luyện thân thể cho
sinh viên không chỉ có ý nghĩa đánh giá về sức khoẻ, mà còn căn cứ để so sánh
2
sự phát triển năng lực vận động của sinh viên giữa các vùng, hoặc giữa các quốc
gia trong khu vực và thế giới, cũng như tìm ra các quy luật phát triển thể chất theo
lứa tuổi đối với Quốc gia Lào. Đó là cơ sở khoa học để xây dựng nội dung, chương
trình giáo dục thể chất cho phù hợp và đạt hiệu quả cao trong các nhà trường và
Trường Đại học Quốc gia Lào.
Trong những năm gần đây công cuộc đổi mới của đất nước, công tác thể dục
thể thao trường học càng trở thành công việc quan trọng và cấp bách nhằm phục
vụ đắc lực trong chiến lược đào tạo con người của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là
sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhân dân cách mạng Lào.
Tình hình kinh tế - xã hội nước CHDCND Lào đã và đang có những chuyển biến
tích cực theo đường lối đổi mới đó là những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp
bách đối với những người làm công tác GDTC nói chung và cán bộ thể thao nói
riêng. Đặc biệt là trực tiếp phục vụ cho công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ
của nhà trường.
Trường Đại học Quốc gia Lào là trường đại học lớn nhất của nước CHDCND
Lào. Trường Đại học Quốc gia Lào được thành lập theo nghị định số 50/TTCP,
ngày 09/06/1996 của Thủ tướng Chính phủ và mở lớp đại học đầu tiên vào ngày
05/11/1996, đến nay Trường Đại học Quốc gia Lào đã trở thành trung tâm đào tạo
nguồn nhân lực của nước CHDCND Lào. Trường Đại học Quốc gia Lào gồm 13
trường Đại học thành viên, đào tạo hơn 96 chuyên ngành với 171 chương trình
đào tạo khác nhau. Trường nằm ngay thủ đô Viêng Chăn.
Trong những năm gần đây, Trường không chỉ là trung tâm đào tạo các ngành
nghề cho các cơ quan trên cả nước mà còn là trung tâm điều hành Liên đoàn thể
thao sinh viên Lào, có trách nghiệm tổ chức hoạt động thi đấu Đại hội TDTT sinh
viên Toàn quốc, chuẩn bị và đưa VĐV đi thi đấu tại Đại hội TDTT sinh viên Đông
Nam Á và Đại hội TDTT sinh viên Châu Á, Thế giới.
Trường Đại học Quốc gia Lào là trường đại học lớn nhất của cả nước với
mục tiêu chung đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức,
kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa
học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có khả năng sáng
3
tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc, có ý thức
phục vụ nhân dân. Chương trình GDTC của Trường Đại học Quốc gia Lào gồm
80 tiết, học duy nhất một học kỳ, thực hiện không đồng đều và chưa có bộ tiêu
chuẩn đánh giá cụ thể. Tuy nhiên, trong thời gian qua hầu như chưa có công trình
nào nghiên cứu liên quan đến trực trạng thể chất tại Trường Đại học Quốc gia
Lào.
Vấn đề nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn thể lực đối với sinh viên các trường
đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Lê Trí Trường (2013), Phạm Đức
Toàn (2014), Đỗ Hữu Trường (2014), Phạm Quang Long (2013), Đồng Hương Lan
(2016)... những công trình trên là cơ sở trong nghiên cứu về thể chất đối với sinh
viên Trường Đại học Quốc gia Lào. Song từ trước đến nay ở Trường Đại học Quốc
gia Lào chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển thể chất đối với sinh viên
cũng như chưa có bộ tiêu chuẩn nào dành riêng cho đối tượng các cấp học của Bộ
Giáo dục và Thể thao Lào.
Từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn có được thông tin chính xác và
khách quan, kịp thời nắm bắt được thực trạng phát triển thể chất của sinh viên
Trường Đại học Quốc gia Lào hiện nay, chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu
đề tài “Thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào”.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác GDTC của Trường Đại
học Quốc gia Lào, chúng tôi tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu có tính khả thi để
đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào, góp
phần phát triển phong trào TDTT cho Trường và đất nước. Kết quả nghiên cứu
của luận án sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác rèn luyện thể chất cho sinh viên
Trường Đại học Quốc gia Lào nói riêng và sinh viên các trường Đại học của nước
CHDCND Lào nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
4
Nhiệm vụ 1. Lựa chọn chỉ tiêu, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phát
triển thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào
Nhiệm vụ 2. Thực trạng công tác GDTC cho sinh viên Trường Đại học Quốc
gia Lào.
Nhiệm vụ 3. Đánh giá đặc điểm phát triển thể chất của sinh viên Trường Đại
học Quốc gia Lào
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào.
- Khách thể nghiên cứu: Cán bộ, giảng viên Trường Đại học Quốc gia Lào
và sinh viên nam, nữ năm thứ nhất đến năm thứ tư Trường Đại học Quốc gia Lào
Phạm vi nghiên cứu
- Số lượng mẫu nghiên cứu: 30 chuyên gia, 50 cán bộ, giảng viên và 1782
sinh viên nam, nữ Trường Đại học Quốc gia Lào
- Địa điểm nghiên cứu tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và Trường Đại
học Quốc gia Lào.
- Thời gian nghiên cứu: tháng 12/2015- tháng 12/2020
Giả thuyết khoa học:
Đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào còn
gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra và chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu công
tác GDTC. Nguyên nhân chính không chỉ do sinh viên mà do cả quá trình đào tạo
GDTC và đơn vị thực hiện GDTC. Nếu đánh giá đúng thực trạng thể chất và tìm
ra các giải pháp phù hợp sẽ khắc phục được những khó khăn và hạn chế nói trên,
góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia
Lào. Trên cơ sở đó có định hướng nâng cao thể chất cho sinh viên các trường
đại học ở nước CHDCND Lào.
Ý nghĩa khoa học của luận án:
Kết quả nghiên cứu của luận án đã đánh giá được công tác GDTC, xây
dựng được các Test đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên và đánh giá được
5
mặt bằng chung về thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia
Lào cũng như công tác GDTC của Nhà trường, từ đó tiến hành tổ chức, quản
lý hoạt động tập luyện TDTT phù hợp với điều kiện thực tiễn của Nhà trường,
góp phần phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Đánh giá thực trạng công tác GDTC, điều kiện đảm bảo và nội
dung GDTC của Trường Đại học Quốc gia Lào. Trên cơ sở đó, tiến hành đánh
giá thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào. Đồng thời
xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất của đối tượng nghiên cứu, từ
đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDTC trong điều kiện
thực tiễn hiện nay.
6
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về sự phát triển của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào
1.1.1. Về lịch sử
Lịch sử phát triển của nước CHDCND Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự
thống trị của vương quốc Nam Chiếu. Mãi cho đến thế kỷ 14, vua Pha Ngum lên
ngôi đổi tên nước thành Vương Quốc Lạn Xang hay còn gọi là đất Nước Triệu
Voi. Trong nhiều thế kỷ tiếp theo, Vương Quốc Lào Lạn Xang nhiều lần phải
chống các cuộc xâm lược của Miến Điện (Myanma) và Sa Yam (Thái Lan). Đến
thế kỷ 18, Sa Yam giành quyền kiểm soát đất nước Vương Quốc Lào Lạn Xang.
Đến thế kỷ 19 các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp và bị sáp
nhập vào Đông Đương vào năm 1893. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp bị
Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày
12/10/1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược
Vương Quốc Lào Lạn Xang lần nữa và mãi đến năm 1975 phong trào cộng sản
Pa Thet Lào do hoàng thân Souphanouvong Lãnh đạo đã xóa bỏ chính quyền
vương quốc Lào Lạn Xang. Ngày 2/12/1975 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc
Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước CHDCND Lào. Ngày nay
cũng được lấy làm ngày quốc khánh của nước CHDCND Lào [69].
1.1.2. Về địa lý
Nước CHDCND Lào, trước đây gọi là Vương quốc Lào Lạn Xạng, hay còn
gọi là đất nước Triệu Voi, có tổng diện tích 236.800 km2, có đường biên giới giáp
5 Quốc gia Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km đường biên; Tây Bắc giáp Mi-an-
ma 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp Campuchia 492 km và
phía Đông giáp Việt Nam 2.067 km đường biên là đường biên giới dài nhất. Lào
có 17 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 10 tỉnh chung đường
biên giới với Việt Nam với chiều dài 2067 km. Dân số của Lào hiện nay có khoảng
6.8 triệu người, bao gồm ba bộ tộc chính là Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Sủng
7
(Hơ mông), ngoài ra còn có khoảng gần 5% là người Việt, Người Hoa, người Thái
cùng chung sống, chủ yếu tập trung ở các tỉnh và thành phố.
Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa
rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo
đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác
là: Louang Phrabang, Savannakhet và Cham Pa Sắc.
Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống,
nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ...[77]
1.1.3. Về Chính trị
Đảng chính trị duy nhất của Lào là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Người
đứng đầu nhà Nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm.
Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và
Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông
qua 11 ủy viên Bộ Chính trị và 69 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết sách quan
trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua.
Lào thông qua Hiến pháp mới lần đầu tiên năm 1991. Trong năm sau đó đã
diễn ra bầu cử Quốc hội với 85 đại biểu. Các thành viên quốc hội được bầu bằng
bỏ phiếu kín. Quốc hội do cuộc bầu cử năm 1997 tăng lên thành 99 đại biểu đã
thông qua các đạo luật mới mặc dù cơ quan hành pháp vẫn giữ quyền phát hành
các sắc lệnh liên quan. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra từ ngày 20 /03/ 2016 với
149 đại biểu [71].
1.1.4. Về kinh tế - xã hội
Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển, có biên
giới giáp với 5 quốc gia như: miền Bắc giáp với Trung quốc, miền Nam giáp với
Campuchia, miền Đông giáp với Việt Nam và miền Tây giáp với Thái Lan và
Miến điện (Meanmar), địa lý chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng.
Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng Sông Mê kông hoặc các phụ lưu như
đồng bằng Viêng Chăn, Sa Văn Na Khêt và Chăm pa sắc. Sau khi giải phong nước
8
CHDCND Lào nền kinh tế còn lạc hậu và kém phát triển và trong những năm gần
đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế - xã hội do các kỳ đại hội và các chương
trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt
được thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một
thời kỳ tăng tốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Lào đã
giành được độc lập, quyền dân chủ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được phát triển thành hệ thống, GDP
liên tục phát triển, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2015 đạt 1.970 USD,
vượt 16 lần so với năm 1985, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,59%, tỉ lệ hộ gia
đình tiêu thụ điện trên phạm vi toàn quốc chiếm 89%, 100% các huyện trên phạm
vi toàn quốc sử dụng điện thoại, hơn 51.597 km tuyến đường giao thông [66].
1.1.5. Về giáo dục
Lào có lịch sử phát triển giáo dục lâu đời, dân tộc Lào có truyền thống hiếu
học, trong thời kỳ phong kiến, giáo dục chủ yếu để tuyển chọn tầng lớp quan lại
và tầng lớp trí thức nhằm duy trì và phát triển chế độ phong kiến đương thời.
Cuối thế kỳ XIX và đầu thế kỳ XX, nước CHDCND Lào là thuộc địa của
Pháp, nền giáo dục mà người Lào dựng lên trong lịch sử được thay thế bằng nền
giáo dục của Pháp, chủ yếu để đào tạo nhân lực phục vụ cho bộ máy cai trị của
thực dân Pháp.
Sau khi đất nước CHDCND Lào được giải phóng hoàn toàn và tuyên ngôn
độc lập vào ngày 02/12/1975. Trên cơ sở truyền thống phát triển lâu dài của nền
giáo dục Lào, trải qua các thời kỳ sau những lần đổi mới cải cách giáo dục trong
suốt thời kỳ năm 1975 – 2017, hệ thống giáo dục hiện nay được quy định tại điều
10 của Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2007 của nước. Hệ thống giáo dục
hiện nay bao gồm [56; 57; 60; 75]
(1). Hệ thống giáo dục quốc đân gồm giáo dục chính quy và giáo dục không
chính quy.
(2). Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục bao gồm:
Giáo dục Mầm non: Có nhà trẻ và mâu giáo
9
Giáo dục Phổ thông: Có tiểu học, trung học có sở và trung học phổ thông.
Giáo dục Nghề nghiệp: Có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
Giáo dục Đại học: Có trình độ Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ.
1.1.6. Về thể dục thể thao
Sau khi đất nước được giải phóng hoàn toàn, Đảng và Nhà nước chú trọng
phát triển TDTT nhiều hơn và tổ chức lại hệ thống hoạt động TDTT, coi việc đào
tạo nguồn nhân lực và phát triển GDTC là mục tiêu hàng đầu để thực hiện nhiệm
vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với nhiệm vụ to lớn mà Đảng và Nhà nước giao
cho, đến năm 1978, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định đổi tên Trường THCS
TDTT Viêng Chăn trở thành Trường Trung học TDTT của Lào với mục tiêu nâng
cao kiến thức cho nhân lực ngành TDTT phục vụ cho các trường tiểu học, trường
phổ thông trung học, trường học nghề.....trên toàn quốc và làm bước đệm để phát
triển phòng trào TDTT cho toàn xã hội.
Đến năm 1980, lần đầu tiên nước CHDCND Lào được tham dự Đại hội
TDTT lớn nhất trên hành tinh đó là Thế vận hội Olympic tại thủ đô Moscow nước
Liên Xô cũ (nay là liên bang Nga). Từ đó đến nay, nước CHDCND Lào là một
thành viên của phong trào Olympic và tham gia tích cực vào các kỳ thế vận hội
như: năm 1988 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, năm 1992 tại Barcelona, Tây Ban
Nha...
Năm 1982, lần đầu t... tốc độ, bài tập sức bền, bài tập sức
mạnh, bài tập nhảy ném. Theo 4 nhóm tuổi từ 9-12, 13-15, 16-18 và 19 tuổi trở
lên. Mỗi nhóm phải kiểm tra tối đa 8 nội dung, tối thiểu 4 nội dung, trong đó có
các nội dung: Chạy 50m, 100m, 400m; Chạy 800m, 100m, 1500m; Chạy thoi
4x10m và 8x50m; Chạy thoi 25m trong 10 giây, trong 2 phút, 3 phút, 4 phút;
Nhảy dây, nhảy xa, nhảy cao; Bơi 100m, 200m; Trượt băng 500m, 100m; Bật xa
tại chỗ; Ném bóng đặc biệt (hoặc bao cát); Đẩy tạ 4-5kg; Nằm ngửa ngồi dậy 1
phút; Kéo tay xà đơn và Co duỗi tay ở xa kép.
Test điều tra thể chất của Nhật Bản bao gồm: Bật xa tại chỗ; Nằm ngửa,
co gối, gập thân trong 30 giây; Nằm sấp co duỗi tay; Chạy con hoi 15 m trong 15
giây và Chạy 5 phút
Tiêu chuẩn “kiểm tra thể năng toàn quốc” của Singapore
Hội đồng thể dục thể thao Singapore bắt đầu tiến hành “Kiểm tra thể năng
toàn quốc” từ ngày 26/08/1981.
25
Tùy theo lứa tuổi người ta phân làm 5 nhóm: 15-24, tuổi, 35-44 tuổi và 55
tuổi trở lên. Nội dung kiểm tra bao gồm 6 nội dung: Nằm ngửa ngồi dậy; Bật xa
tại chỗ; Ngồi thẳng chân, gập thân về trước; Kéo tay xà đơn (nữ thì treo nằm ngửa
kéo tay); Chạy con thoi 4x10m và Chạy kết hợp đi bộ 2,4km
Tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Indonesia gồm: Bật xa tại chỗ; Treo người
ở xà đơn (thẳng tay hoặc co tay tùy theo nhóm); Chạy 30m, 40m, 50m, 60m thùy
theo nhóm tuổi; Đứng lên ngồi xuống 30 giây hoặc 60 giây thùy theo nhóm tuổi
và Chạy 600 m, 800 m, 100 m và 1.200 m tùy theo nhóm tuổi.
Tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Malaysia gồm: Bật nhảy vào 4 điểm quy
định và ngược lại (tính thời gian); Ngồi thẳng chân gập thân về trước; Nằm ngửa
ngồi dậy trong 30 giây (tính số lần); Chạy 1.500 m và Nằm sấp chống co tay cách
mặt đất 20cm (tính thời gian).
Tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Thái Lan: Lực bóp tay thuận; Nằm ngửa
ngồi dậy; Chạy con thoi 4x10m; Ngồi duỗi thẳng chân, gập thân về trước; Chạy
500m và Nằm sấp chống co tay cách mặt đất 20 cm (với nam) và treo co tay ở xà
đơn (với nữ), (tính thời gian).
Tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên của Việt Nam năm 2008.
Mục đích: Đánh giá kết quả rèn luyện thể lực toàn diện của người học trong
nhà trường; Điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục thể chất phù hợp với các
trường ở các cấp học và trình độ đào tạo và Đẩy mạnh việc thường xuyên rèn
luyện thân thể, nâng cao sức khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho học
sinh - sinh viên trong quá trình hội nhập quốc tế.
Yêu cầu: Việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh - sinh viên phải phù hợp với
lứa tuổi, giới tính của học sinh, sinh viên trong nhà trường ở các cấp học và trình
độ đào tạo.
Quy định đào tạo: Việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên được
phân theo lứa tuổi từ 6 tuổi đến 20 tuổi. Học sinh-sinh viên từ 21 tuổi trở lên sử
dụng chỉ số đánh giá của lứa tuổi 20.
26
Nội dung đánh giá bao gồm 6 nội dung: Lực bóp tay thuận ; Nằm ngửa gập
bụng; Bật xa tại chỗ; Chạy 30m xuất phát cao; Chạy con thoi 4x10m và Chạy tùy
sức 5 phút
Nội dung đánh giá thể chất sinh viên của Trường Đại học Quốc gia Lào:
Nằm sấp chống tay (20 giây/lần); Nằm ngửa gập bụng (30 giây/lần); Chạy 30m
xuất phát cao (s); Bật xa tại chỗ (cm); Chạy 400m (phút); Chạy tùy sức 12 phút
(m) và Chạy con thoi 4 x 10 m (s)
1.5. Các quan điểm phát triển và vai trò tố chất thể lực cho sinh viên theo lứa
tuổi
1.5.1. Các quan điểm phát triển tố chất thể lực cho sinh viên theo lứa tuổi
Con người mới sinh ra có khả năng vận động rất hạn chế về số lượng và mức
độ phức tạp của động tác. Hầu hết các hoạt động vận động của con người có được
là nhờ được rèn luyện trong quá trình sống. Trong quá trình rèn luyện, các kỹ năng
kỹ xảo mới được hình thành, các kỹ năng thừa hưởng nhờ bẩm sinh di truyền cũng
được củng cố. Nhờ tập luyện, con người dần dần lĩnh hội được các động tác đơn
lẻ hoặc các hành động toàn vẹn. Về mặt sinh lý vận động, quá trình hình thành
các kỹ năng vận động là một quá trình phức tạp, gắn liền với quá trình hình thành
và củng cố các phản xạ có điều kiện song quá trình này lại liên quan chặt chẽ với
sự phát triển các tố chất thể lực.
Trong hoạt động TDTT, cơ chế sinh lý của các tố chất thể lực rất đa dạng và
phức tạp, hiệu quả phụ thuộc vào công suất hoạt động, cơ cấu động tác, thời gian
dùng sức, sự hiểu biết...Khả năng hoạt động thể lực có thể biểu hiện ở nhiều khía
cảnh khác nhau, các mặt khác nhau của khả năng hoạt động thể lực đó được gọi
là tố chất vận động (tố chất thể lực). Có 5 tố chất thể lực cơ bản là sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, độ dẻo, khả năng phối hợp vận động (khéo léo).
Các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ với kỹ năng vận động. Sự hình thành
kỹ năng vận động, phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển các tố chất thể lực và
ngược lại, trong quá trình hình thành kỹ năng vận động, các tố chất thể lực cũng
được hoàn thiện thêm. Trong GDTC, việc dạy học động tác (quá trình giáo
27
dưỡng), cũng góp phần nâng cao các tố chất thể lực và ngược lại trong khi tập các
bài tập thể lực (giáo dục các tố chất thể lực) tuy việc nâng cao các tố chất thể lực
chiếm ưu thế, song cả kỹ năng vận động, khả năng hình thành động tác, khả năng
phối hợp vận động cũng được hình thành. Mức độ phát triển các tố chất thể lực
phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo và chức năng của nhiều cơ quan. Quá trình tập
luyện để hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động và nâng cao các tố chất thể lực,
cũng chính là quá trình phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Đây là
hai mặt của một quá trình phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Đây
là hai mặt của một quá trình mà công tác chuẩn bị thể lực phải hướng tới để điều
khiển các quá trình đó.
Cơ thể con người từ lúc sinh ra cho đến khoảng 25 tuổi phát triển theo hướng
đi lên, sau đó chậm dần và suy giảm theo quy luật sinh học. Từ đó sự thích nghi
của các hệ thống cơ quan trong cơ thể con người đối với những điều kiện sống
mới và thay đổi của môi trường cũng trở nên khó khăn .
Ở lứa tuổi 18 - 25 về cơ bản các hệ thống cơ quan quan trọng và thể chất của
con người đã hoàn thiện. Lứa tuổi này xương và khớp bắt đầu ổn định, từ 20 - 25
tuổi xương có thể cốt hoá hoàn toàn và không thể phát triển thêm nữa. Ở lứa tuổi
này chiều cao có thể tăng thêm vài cm, do sự phát triển của các tổ chức sụn đệm
giữa các khớp xương. Các tổ chức sụn đệm này dần dần xẹp lại sau tuổi 40 và
cũng làm cho chiều cao cơ thể giảm đi vài cm. Mặt khác, cơ thể lại phát triển
mạnh theo bề ngang và tăng trọng lượng cơ thể. Nếu được tập luyện thể dục thể
thao thường xuyên thì mức độ linh hoạt của các khớp xương có thể thay đổi. Song
khả năng giải phẫu sinh lý của khớp phải là yếu tố quyết định khi lựa chọn động
tác trong tập luyện thể dục thể thao.
Ở lứa tuổi từ 18 - 25 cơ bắp đã phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để tập luyện
phát triển sức mạnh và sức bền. Cơ thể con người có năng lực hoạt động cao. Tập
luyện thể dục thể thao có hệ thống, khoa học sẽ làm tăng lực co cơ chính là nhờ
tăng số lượng tiết diện ngang cũng như tăng độ đàn hồi của cơ.
28
Các khả năng sinh học của cơ thể trưởng thành cho phép tập luyện tất cả các
môn thể thao và ở lứa tuổi này có thể đạt được những thành tích xuất sắc trong các
môn thể thao mang tính nghệ thuật (thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật), cũng như
trong bơi lội và các môn thể thao tốc độ. Những môn thể thao sức mạnh, sức bền
thì thành tích cao nhất lại đạt vào lứa tuổi 25 - 30. Tóm lại có thể nói rằng ở lứa
tuổi từ 21 đến 30 là lứa tuổi thuận lợi để đạt được thành tích cao trong hầu hết các
môn thể thao nếu được đào tạo cơ bản và có khoa học.
Trong quá trình giáo dục thể chất cho sinh viên, giáo dục các tố chất thể lực
luôn được coi là vấn đề quan trọng, vì vậy việc phát triển các tố chất thể lực một
cách toàn diện là nhiệm vụ bắt buộc đối với những người làm công tác thể dục thể
thao quần chúng. Các tố chất thể lực của con người (sức nhanh, sức mạnh, sức
bền, mềm dẻo, năng lực phối hợp vận động . . .) có mối quan hệ biện chứng, thống
nhất và ràng buộc chặt chẽ với nhau. Theo D Harre: “Sự phát triển cực hạn của
một năng lực thể chất nào đó chỉ có được trên cơ sở nâng cao các khả năng chức
phận chung của toàn cơ thể”.
Khi sử dụng các phương tiện, phương pháp, điều kiện chuyên môn để phát
triển các tố chất thể lực người ta thường xem xét dưới ba góc độ: Sự phát triển hài
hòa thống nhất các tố chất thể lực của cơ thể; sự phát triển tương hỗ và sự chuyển
lẫn nhau giữa các tố chất thể lực; sự hạn chế lẫn nhau trong việc phát triển các tố
chất thể lực. Ở lứa tuổi sinh viên năng lực vận động phát triển chậm. Giai đoạn
này hầu hết các tố chất thể lực đã phát triển gần như ổn định. Vì vậy giáo dục các
tố chất vận động cho sinh viên cần phải được đặc biệt chú trọng cho phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi.
Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất thể lực không biểu hiện một
cách đơn độc mà luôn phối hợp hữu cơ với nhau. các tố chất thể lực có liên quan
chặt chẽ với kỹ năng vận động. Sự hình thành kỹ năng vận động phụ thuộc nhiều
vào mức độ phát triển các tố chất thể lực. Tuy nhiên trong quá trình hình thành kỹ
năng vận động các tố chất vận động cũng được hoàn thiện [7; 9; 12; 52].
29
Rèn luyện thể lực, thông qua việc phát triển các tố chất thể lực là công việc
hàng đầu của quá trình hoàn thiện thể chất cho con người. Vì vậy, giáo dục thể
chất phải bắt đầu từ khi còn nhỏ mới đạt được tới điều mong muốn, quá trình ấy
phải gắn bó chặt chẽ và phối hợp với quá trình phát triển hình thái - chức của cơ
thể .
1.5.2. Vai trò của tố chất thể lực trong phát triển thể chất
Các tố chất vận động là những tiền đề quan trọng để con người có thể đạt
được hiệu quả cao trong hoạt động học tập, lao động sản xuất và chiến đấu. Trong
công tác giáo dục thể chất nói chung và phát triển thể chất nói riêng, các tố chất
vận động là những yếu tố có ý nghĩa quyết định để phát triển năng lực thể chất.
Phát triển các tố chất vận động một cách có mục đích kế hoạch và hệ thống là
nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục thể chất. Các tố chất vận động được
phát triển tốt sẽ nâng cao năng lực làm việc của các hệ thống cơ quan cơ thể, tạo
điều kiện thuận lợi để người tập có thể tiếp thu, hoàn thiện nhanh chóng và hiệu
quả các hoạt động vận động.
Phát triển các tố chất vận động là một quá trình tổng hợp, liên quan mật thiết
với quá trình dạy học kỹ thuật thể thao. Các tố chất vận động được phân thành các
tố chất thể lực, năng lực phối hợp vận động và năng lực mềm dẻo. Các tố chất thể
lực bao gồm: sức nhanh, sức mạnh và sức bền. Các tố chất này được phát triển
nhờ các quá trình thích ứng về năng lượng. Phát triển các tố chất thể lực xét theo
quan điểm này là quá trình thúc đẩy và hoàn thiện các quá trình chuyển hóa năng
lượng (có ôxy và không có ôxy) trên cơ sở các mục đích đã được xác định. Các
tố chất sức nhanh, mạnh và bền có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phát triển từng tố
chất riêng đều nằm trong mối quan hệ chung và thống nhất [45; 50].
Các năng lực phối hợp vận động được xác định chủ yếu thông qua các quá
trình điều khiển và điều chỉnh quá trình vận động (quá trình thu nhận và xử lý các
thông tin tâm - sinh học vận động). Năng lực phối hợp vận động là năng lực tổng
hợp. Năng lực này có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và các tố chất
30
thể lực. Năng lực phối hợp vận động là tiền đề quan trọng để học và hoàn thiện
nhanh chóng các kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật thể thao.
Năng lực mềm dẻo là năng lực trung gian nằm ở ranh giới giữa tố chất thể
lực và năng lực phối hợp vậng động. Nhiều quan điểm cho rằng năng lực mềm
dẻo thuộc về nhóm năng lực các năng lực phối hợp vận động [8; 41].
Để phát triển hiệu quả các tố chất vận động đòi hỏi phải hiểu và biết cách lựa
chọn các bài tập, sắp xếp lượng vận động tập luyện và nắm vững phương phát tập
luyện. Nằm phát triển các tố chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh và sức bền) cần
phải biết lựa chọn các phương pháp tập luyện phù hợp. Để có thể lựa chọn và vận
dụng phương pháp phù hợp cần hiểu rõ tác dụng của các yếu tố của lượng vận
động và mối quan hệ có tính quy luật giữa lượng vận động - nghỉ ngơi và sự thích
ứng. Do đó cần nắm vững các đặc điểm của từng tố chất cần phát triển. Để phát
triển các tố chất thể lực người ta thường sử dụng các phương phát sau: Phương
phát kéo dài, phương phát giãn cách, phương pháp lặp lại. Mỗi một phương pháp
có sự tác động chuyên biệt đối với từng yếu tố của thành tích thể thao và từng
chức năng sinh lý, tâm lý. Sản phẩm cuối cùng chính là hiệu quả tập luyện mong
muốn. Bởi vậy muốn phát triển một tố chất nào cần lựa chọn dúng phương pháp
và xác định chính xác lượng vận động tập luyện [41].
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh, sinh viên
1.6.1. Yếu tố sinh lý lứa tuổi
Tuổi thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng
sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển của người lớn. Tuổi thanh niên
bắt đầu thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý. Nhịp độ tăng cường về
chiều cao và trọng lượng đã chậm lại. Các em gái đạt được sự tăng trưởng trung
bình vào khoảng 16-17 tuổi, các em trai vào khoảng 17-18 tuổi. Trọng lượng của
em trái đã đuổi kịp các em gái và tiếp tục vượt lên. Sức mạnh cơ bắp tăng rất
nhanh. Lực cơ của em trai tuổi 16 vượt lên gấp 2 lần so với lực cơ của các em gái
cùng lứa tuổi. Nghìn chung thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối,
31
khỏe và đẹp. Đa số các em có thể đạt được những khả năng phát triển về cơ thể
như người lớn [6; 20; 22].
1.6.2. Yếu tố tâm lý
Trong tâm lý học lứa tuổi, các nhà khoa học quan niệm tuổi thanh niên là
giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dạy thì và kết thúc khi bắt đầu vào tuổi người
lớn. Giới hạn thứ nhất là giới hạn sinh lý và giới hạn thứ hai là giới hạn xã hội đã
chỉ ra tính chất phức tạp về nhiều mặt của hiện tượng. Vị trí của thanh niên có tính
chất không xác định (ở mặt này học được coi là người lớn, mặt khác lại không),
tính chất đó và những yêu cầu đề ra cho thanh niên được phản ánh một cách độc
đáo về tâm lý thanh niên. Vị trí “không xác định” của thanh niên là một tất yếu
khách quan. Người lớn phải tìm cách tạo điều kiện cho việc xây dựng một phương
thức sống mới phù hợp với mức độ phát triển chung của họ bằng cách khuyến
khích hành động có ý thức trách nhiệm riêng và khuyến khích sự giáo dục lẫn
nhau trong tập thể thanh niên mới lớn [11; 52].
Thái độ của các em với học tập có tính lựa chọn hơn, ở các em đã hình thành
hứng thú học tập gắn liền với những khuynh hướng nghề nghiệp. Hứng thú này
thường liên quan đến việc chọn một nghề nhất định của các em. Nhưng đôi khi
các em lại sao nhãng môn học cho là không quan trọng. Vì vậy giáo viên cần làm
cho các em hiểu được ý nghĩa và chức năng của giáo dục.
Ở thanh niên mới lớn, tính chủ định được phát triển mạnh. Tri giác có mục
đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát đã trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn
diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai
nhiều hơn và thông tách khỏi tư duy ngôn ngữ. Tùy vậy quan sát của thanh niên
cũng khó hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đẫn của giáo viên. Do cấu trúc của não phức
tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triển của quá trình nhận thức, ảnh
hưởng của hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của học sinh có thay đổi quan
trọng. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng cũng phát triển. Tư
duy chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn đồng thời tính phê phán của tư duy
cũng phát triển [7; 38; 46; 50].
32
Tóm lại, ở tuổi thanh niên mới lớn những đặc điểm nổi bật trong sự phát triển
nhân cách của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển tâm
lý ở lứa tuổi này. Các em không chỉ nhận thức cái tôi của mình trong hiện tại mà
con nhận thức được vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai biết khắc phục
những khó khăn để đạt được mục đích mình đã định. Đây chính là đặc điểm thuận
lợi để rèn luyện các tố chất thể lực. Không những họ biết đánh giá hành vi của
minh mà con biết đánh giá những phẩm chất mạnh yêu của người khác.
Ở lứa tuổi này có sự hình thành thế giới quan, hệ thống những quan điểm về
tự nhiên và xã hội về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử....Những điều đó được ý
thức vào các hình thức tiêu chuẩn, nguyên tắc, hành vi xác định vào một hệ thống
hoàn chỉnh
1.6.3. Các yếu tố bẩm sinh-di truyền và môi trường
Yếu tố bẩm sinh-di truyền
Di truyền là yếu tố mang tính chất bẩm sinh, sinh ra đã có, thế hệ sau tiếp
thu, kế thừa và phát huy những đặc tính của các thế hệ trước đó. Đây là quy luận
tự nhiên mọi sinh vật sống trên trái đất đều phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
Ở loài người, di truyền đóng vai trò quan trọng dối với sự phát triển thể chất của
từng cá thể, diều đó có nghĩa là nếu ông bà, cha mẹ có những đặc tính tốt về thể
chất và tinh thần (cấu trúc cơ thể, tố chất thể lực, trí truệ, tính cách...) thì sẽ truyền
thụ lại cho con cháu những phẩm chất tốt đó giúp ích cho sự phát triển cho họ sau
này. Di truyền là yếu tố cơ sở, là nền tảng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
triển thể chất của một cá thể, mặt khác di truyền còn là yếu tố thể hiện khả năng
bẩm sinh của cá thể đó. Khi nắm bắt được những khả năng ấy chúng ta có thể điều
khiển được sự phát triển thể chất của cá thể đó đi dúng hướng, phù hợp với cá
nhân và xã hội thông qua quá trình giáo dục, quá trình giáo dục thể chất, cũng như
các điều kiện sống, sinh hoạt và học tập khác nhau [6; 20].
Yếu tố môi trường tự nhiên
Nhiệt độ không khí, khí hậu thời tiết, nước, ánh sáng, địa hình tự nhiên...
được coi như là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển thể chất của
33
con người. Bên cạnh đó các yếu tố này còn được sử dụng tôi luyện củng cố sức
khỏe và nâng cao năng lực hoạt động của con người. Có thể nói đây chính là môi
trường sống tồn tại và phát triển của một sinh vật trên trái đất trong đó có con
người. Con người là một thực thể tự nhiên, do tự nhiên tạo ra, vì vậy giữa cơ thể
sống và môi trường tự nhiên có sự thống nhất rất chặt chẽ. Sự phát triển thể chất
của con người chịu ảnh hưởng lớn của môi trường sống xung quanh. Nếu môi
trường sống trong sạch sẽ tạo nên những điều kiện tốt, những sự biến đổi có lợi
cho việc nâng cao sức khỏe của con người, đẩy lùi được bệnh tật kéo dài được
tuổi thọ, làm cho người ta yêu đời, yêu cuộc sống hơn, có trách nghiệm hơn với
bản thân và xã hội... từ đó họ sẽ cống hiến nhiều hơn, góp phần ngày càng cải
thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn là vấn đề mà hàng ngàn đời này con
người vẫn luôn phấn đấu không mệt mỏi [36; 48; 50].
1.6.4. Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng được coi là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển
thể chất, đặc biệt là chiều cao và các năng lực hoạt động của con người. Vì vậy
chăm lo về dinh dưỡng phải là một quá trình lâu dài suốt cả đời người... 6 đến 10
tuổi là lứa tuổi tiền dậy thì, đây là giai đoạn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự
phát triển đột phá để trẻ em bước vào tuổi trưởng thành, lứa tuổi quan trọng của
cả một đời người. Vì vậy chăm sóc về dinh dưỡng càng có vai trò đặc biệt quan
trọng. Lứa tuổi này chăm sóc về dinh dưỡng cần chú ý tới các yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp tới sự phát triển chể chất của cơ thể như đường, đạm, mỡ (Gluxit, protit,
lipit) vì đây là những yếu tố cơ bản mang tính nền tảng tạo điều kiện cho sự phát
triển về cấu trúc và chức năng của cơ thể con người. Vấn đề cần chú ý là tỷ lệ của
các chất nêu trên phải đủ trong khẩu phần ăn hàng ngày của các em, nghĩa là một
ngày trẻ em 6 tuổi đến 10 tuổi cần được cung cập đủ từ 1.800 Kcal đến 1.900
Kcal.
Dinh dưỡng còn là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống cho cơ thể, ăn uống
có quan hệ trực tiếp đến việc giữ gìn sức khỏe, nâng cao khả năng làm việc và kéo
dài tuổi thọ của con người. Vì vậy ăn uống là nhu cầu sống của cơ thể. Năng lượng
34
của thức ăn được đo bằng đơn vị Calo, kilocalo (cal, kcal). Nhu cầu năng lượng
của cơ thể được tiêu hao cho 3 mục tiêu khác nhau như sau:
Tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ sở, là số năng lượng tối tiểu cần
thiết để duy trì hoạt động sống cơ bản (nghỉ ngơi, ngủ....). Phụ nữ có chuyển hóa
cơ sở thấp hơn nam giới khoảng 5-10%, trẻ em chuyển hóa cơ sở cao hơn người
lớn, người già chuyển hóa cơ sở có thể thấp hơn người trẻ tuổi 10-15%.
Năng lượng được cơ thể sử dụng để tiêu hóa thức ăn. Số năng lượng này có
thể khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của thức ăn và sẽ làm cho chuyên hóa cơ
sở tăng lên. Khi tiêu hóa chất đạm chuyển hóa cơ sở se tăng lên 30-40%, chất mỡ
4-15%, chất lượng 4-6%. Khi ăn thức ăn hỗn hợp chuyển hóa cơ sở sẽ tăng lên
khoảng 10-15%.
Năng lượng mà cơ thể phải tiêu hao cho các hoạt động sống , trong đó chủ
yếu là cho hoạt động thể lực. Ví dụ: khi đi chuyển hóa năng lượng sẽ tăng lên
100%, khi chạy 400%. Chính vì vậy hoạt động cơ bắp là yêu tố quan trọng để điều
hòa sự tiêu hao năng lượng của cơ thể [21; 22; 39; 50].
1.6.5. Yếu tố xã hội
Điều kiện sống và sinh hoạt
Bao gồm các yếu tố chăm sóc y tế, vệ sinh, dinh dưỡng và sinh hoạt trong
chế độ sống của con người. Điều kiện cần thiết để con người có thể tồn tại và phát
triển là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, các tác động không
thuận lợi của môi trường vượt quá khả năng thích nghi của cơ thể có thể gây nên
những rối loạn khác nhau về sức khỏe. Môi trường bên ngoài là tổ hợp phức tạp
của các yếu tố tự nhiên, xã hội và kinh tế khác nhau.
Các yếu tố chăm sóc y tế, vệ sinh cá nhân và vệ sinh xã hội, vệ sinh trong
học tập, lao động, nghỉ nghơi, giải trí, ăn uống và thể dục thể thao. Vệ sinh tốt
(sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ không khí, thoáng mát, lao động, tập luyện học tập và
nghỉ ngơi khoa học...) sẽ tạo ra sự cân bằng của cơ thể với môi trường sống, đó là
điều kiện cần thiết để sự phát triển thể chất của cơ thể con người phụ hợp với mỗi
cá nhân và xã hội... Trong quá trình giáo dục thể chất việc thực hiện nguyên tắc
35
vệ sinh tốt sẽ quyết định tới hiệu quả của quá trình tập luyện TDTT. Điều đó nghĩa
là việc sử dụng phương tiện, phương pháp điều kiện chuyên môn bổ xung trong
tập luyện, chế độ ăn, mặc, nghỉ ngơi và hồi phục sau các lượng vận động tập luyện
phải đảm bảo cho cơ thể người tập hồi phục và hồi phục vượt mức, tạo tiền đề để
tiếp thu lượng vận động ở lần tập sau, buổi tập sau, có hiệu quả cao hơn. Đối với
học sinh tiểu học vệ sinh trường sở và vệ sinh dinh dưỡng có vai trò quan trọng
quyết định tới sự trưởng thành và phát triển của các em. Trường học cần phải
được xây dựng ở khu đất rộng, thoáng mát có nhiều cây xanh và có đủ sân bãi để
các em có thể tập luyện và vui chơi thoải mái. Nguồn nước cung cấp cho các em
phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh cần thiết...Lớp học phải đảm bảo đủ ánh sáng thoáng
mát về mùa hè, ấm về mùa đông, bàn ghế và dụng cụ học tập phải đúng kích cỡ
và phụ hợp với từng độ tuổi của các em.. [6; 21; 41]
Hoạt động vận động và tập luyện TDTT
Vận động không ngừng đó chính là quy luật và điều kiện quyết định sự tồn
tại của vũ trụ bao la xung quanh chúng ta cũng như mỗi sinh vật trên trái đất. Con
người không thể sống và phát triển nếu không tích cực vận động. Ngay từ khi mới
sinh ra, trưởng thành rồi già yếu nhu cầu vận động bằng cơ bắp của chúng ta luôn
được đặt ra hàng đầu. Nó giống như nhu cầu ăn khi đói, khát khi uống... Vận động
tích cực là tổng số hoạt động (hành vi) vận động mà chúng ta thực hiện trong cuộc
sống hàng ngày và trong suốt cả cuộc đời mỗi con người. Những hoạt động đó
bao gồm tổng hợp các tố chất thể lực tham gia như sức nhanh, sức mạnh, sức bền,
khéo léo và mềm dẻo. Tùy thuộc hoạt động khác nhau mà sự biểu hiện của tố chất
thể lực này hay tố chất thể lực kia nhiều hay ít. Bên cạnh đó vận động tích cực
còn bao hàm cả khả năng động não, chủ động tư duy và sáng tạo của mỗi người
trong việc học và tự học để nâng cao tri thức cho chính bản thân mình. Như vậy
vận động tích cực chính là điều kiện cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện thể
chất của cơ thể con người. Vận động tích cực không phân biệt lứa tuổi, giới tính
và trình độ tập luyện, nó diễn ra trong suốt cả đời người. Để có được những con
người phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, chúng ta phải quan tâm giáo
36
dục toàn diện ngay từ khi trẻ em mới cắp sách đến trường. Việc giáo dục ấy bên
cạnh trang bị tri thức cho các em chúng ta còn cần phải tổ chức hoạt động giáo
dục thể chất đầy đủ để trang bị cho các em vốn kỹ năng kỹ xảo vận động phong
phú và quan trọng trong đời sống cùng những tri thức có liên quan cũng như giáo
dục các yếu tố thể lực cần thiết để các em có cơ thể khỏe mạnh, cân đối...GDTC
trường học thực hiện tốt sẽ giúp quá trình giải quyết các nghiệm vụ giáo dục chung
như đạo đức, thẩm mỹ, lao động... tốt hơn, đồng thời đây cũng là phương tiện tốt
hơn, đồng thời đây cũng là phương tiện rèn luyện có tác dụng tăng cường sức
khỏe chung và duy trì hoạt động sống một cách bình thường, lành mạnh. Các em
học sinh được rèn luyện tốt sẽ ít đau ốm hơn và vì vậy, có thể tập luyện thường
xuyên, có sức đề kháng cao trong điều kiện khí hậu thời tiết phức tạp đòi hỏi phải
có sự thích nghi nhanh. Mặt khác việc tích cực tham gia tập luyện trong nhà trường
sẽ giúp các em tránh xa được những thói hư tật xấu và những hiện tượng tiêu cực
ngoài xã hội .
Theo các tác giả Dương Nghiệp Chí, Vũ đức thu, nếu thiếu vận động sẽ dẫn
tới suy giảm sức khỏe, sức đề kháng thấp và cơ thể phát triển không bình thường.
Sự vận động tích cực của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điều kiện kinh
tế của gia đình và xã hội, công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, hoạt động
của các câu lạc bộ TDTT ngoài trường, sự quan tâm của gia đình và xã hội đối
với hoạt động của các em... Ngoài ra còn một yếu tố không thể thiếu được đó là
thái độ tự giác, chủ động và hứng thú của các em trong suốt quá trình học tập và
rèn luyện. Tóm lại vận động tích cực bằng cơ bắp có ý nghĩa rất to lớn đối với con
người. Một trong những hình thức vận động có hiệu quả đó chính là hoạt động
TDTT [6; 20; 22; 39].
1.6.6. Yếu tố hình thái
Hình thái phản ánh cấu trúc cơ thể, được xác định bởi trình độ phát triển,
những giá trị tuyệt đối về nhân trắc và tỉ lệ của những chỉ số đó, các chỉ tiêu chỉ
số đó đều có độ di truyền cao. Theo Nguyễn Ngọc Cừ và cộng sự: “Các chỉ tiêu
hình thái chịu sự chi phối của nhiều gen. Yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng
37
nhưng chủ yêu là do yếu tố di truyền quyết định, tùy mức độ có khác nhau ở từng
chỉ tiêu và giới tính và mỗi môn thể thao đòi hỏi phải có hình thái đặc trưng phù
hợp với thực hiện kỹ thuật động tác để phát huy triệt để ưu thế của các tố chất
chuyên môn. [6; 25]
1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan
1.7.1. Công trình nghiên cứu ở trong nước
Vấn đề thực trạng thể chất cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào hiện
nay cũng như ở nước CHDCND Lào đã và đang là vấn đề được xã hội và Bộ Giáo
dục và Thể thao quan tâm. Nhưng ít có nhà khoa học có khiến thức về thể dục thể
thao, trong những năm gần đây chỉ có 2 nghiên cứu sinh đã nghiên cứu như sau:
Khamsing XayYaVongSy (2018) nghiên cứu “Nghiên cứu biện pháp tổ
chức tập luyện ngoại khóa nâng cao thểlực cho nữ sinh viên trường Đại học Quốc
gia Lào”, trong nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng thể chất của sinh viên và
đề xuất được 5 Test đánh giá thể chất cho sinh viên Trường Đai Học Quốc Gia
Lào. [53]
Khamla KeoMeuangsam (2015) nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể
chất chung cho sinh viên năm thứ nhất khoa sư phạm Trường Đại học Quốc gia
Lào. Trong nghiêu cứu này tác giả chỉ ra vẫn đề thể lực chung của sinh viên và đã
đề xuất 6 Test đánh giá về thể lực chung của sinh viên [29].
Phân tích kết quả nghiên cứu các công trình có liên quan đến thực trạng thể
chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào cho thấy: Hầu hết công trình
nghiên cứu tập trung vào các hướng như: Đánh giá thực trạng thể chất và thể lực
chung của sinh viên....nhưng chỉ dừng ở việc đề xuất mà chưa đi sâu tìm hiểu về
tình trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào nói riêng và Nước
CHDCND Lào nói chung. đồng thời chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến thực
trạng thể lực của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào
1.7.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề thực trạng thể chất của sinh viên ở các Trường Đại học hiện nay rất
được quan tâm không chỉ riêng nước CHNCND Lào và nhiều nước trên thế giới.
38
Cùng với sự phát triển, đổi mới, hội nhập ngày càng caoNgày nay các quốc gia
trên thế giới đều rất quan tâm đến việc phát triển thể chất cho thế hệ trẻ cũng như
học sinh, sinh viên. Để có được những thông tin khách quan về mức độ phát triển
thể chất, cũng như nắm được những biến đổi về sự phát triển thể chất của học sinh
theo lứa tuổi và giới tính làm cơ sở cho việc lựa chọn các phương tiện và phương
pháp giáo dục thể chất hiệu quả, nhiều nước đã sử dụng các tổ hợp Test (các bài
tập kiểm tra) để đánh giá sự phát triển và xác định năng lực thể chất của học sinh
như:
Hoàng Công Dân (2005), Nghiên cứu phát triển thể chất cho học sinh các
trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực miền núi phía Bắc, từ 15 dến 17 tuổi,
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội, Đặng Hoài An
(2014), Nghiên cứu xây dựng tiêu chí tuyển sinh năng khiếu đầu vào Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2003), thể chất
người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi (thời điểm 2001), NXB TDTT, Hà Nội, Hoàng
Thái Đông (2008), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực sv không
chuyên TDTT ĐHSP Hà Nội, Hoàng Thị Thanh Hà (2011), Nghiên cứu xây dựng
tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho sv trường ĐHCN Quảng Ninh, Trịnh Kiên
(2007)... chung của sinh viên
Trường Đại học Quốc gia Lào (nam, nữ năm thứ 1 đến năm thứ 4). Để kiểm
nghiệm tính khoa học và giá trị sử dụng của các tiêu chuẩn đánh giá về thực trạng
thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào đã được xây dựng và đề xuất
trong luận án chúng tôi tiến hành kiểm tra sinh viên khóa tiếp theo được tuyển
vào (gọi là năm thứ nhất) đối chiếu với bảng điểm năm thứ nhất, sinh viên năm
thứ nhất sau khi kết thúc năm học được đối chiếu với tiêu chuẩn năm thứ hai; năm
thứ 2 kết thúc sẽ đối chiếu với tiêu chuẩn năm thứ 3 và năm thứ 3 kết thúc đối
chiếu với tiêu chuẩn năm thứ 4. Kết quả bảng 3.38 và 3.39 nhận thấy rằng, cả 2
đối tượng nam, nữ sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào đều có mức đạt quanh
trị số trung bình, số người đạt chiếm tỷ lệ từ 54% trở lên. Như vậy biểu hiện sự
phù hợp ban đầu của tiêu chuẩn đã đưa ra so với thực trạng mà luận án đã thu
được trong quá trình nghiên cứu. Từ đó khẳng định được rằng, tiêu chuẩn có thể
sử dụng được trong điều kiện đánh giá thể chất của sinh viên Trường Đại học
Quốc gia Lào.
Qua đó có thể khẳng định, dù có học tập TDTT, nhưng sinh viên tham gia
tập luyện với các phương thức tổ chức chặt chẽ, khoa học, có tổ chức dưới sự
hướng dẫn thường xuyên của giáo viên sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt hơn so với hình
thức học sinh tự tập luyện hoặc là không tập luyện. Có thể lý giải kết quả này là
nhờ tham gia tập luyện trong môi trường tập thể, không khí vui nhộn, đông đảo
bạn bè lại được các giáo viên người đóng vai trò tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn
tận tình mà học sinh biết phát huy vai trò tự giác, tích cực trong tập luyện. Từ đó,
các năng lực vận động được tích lũy, ổn định và ngày càng phát triển nhanh theo
chiều hướng tích cực.
131
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh, tập luyện thể dục thể thao các
môn lâu dài sẽ cải thiện được mối quan hệ nhịp điệu giữa các trung khu thần kinh
vỏ não và khu võ đại não, nâng cao tính linh hoạt, tính cân bằng và cường độ
của quá trình thần kinh
Các tác giả Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu (2000) đặc biệt nhấn mạnh đến vai
trò hướng dẫn và tầm ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh, sinh viên trong hoạt động
tập luyện ngoại khóa TDTT của giáo viên TDTT: “Học sinh, sinh viên có nhận
thức sâu sắc đối với ý nghĩa của TDTT, tự giác luyện tập thì 90% trong số họ chịu
ảnh hưởng của giáo viên TDTT Những VĐV ưu tú nước CHNCND Lào đều
trải qua giáo dục ban đầu của thầy giáo TDTT ở các cấp học từ tiểu học đến Đại
học” [36]. Vì vậy, hiệu quả tích cực thông qua tập luyện TDTT không thể không
nhắc đến vai trò dẫn dắt của giáo viên, HLV TDTT. Cùng với quan điểm này, tác
giả Lưu Quang Hiệp cho rằng: “Hoạt động thể thao một cách thường xuyên có hệ
thống sẽ tạo ra những ảnh hưởng tác động đến sự phát triển thể chất và thể tạng
của con người” [22].
Đặc biệt nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Thành (2013) [43] khi so sánh
giữa những sinh viên tập luyện ngoại khóa theo hình thức tự phát với những sinh
viên tập luyện ngoại khóa theo hình thức Câu lạc bộ TDTT đơn thuần và những
sinh viên tập luyện ngoại khóa theo hình thức Câu lạc bộ TDTT hoàn thiện đã
khẳng định rằng, hình thức tập luyện ngoại khóa TDTT trong các Câu lạc bộ
TDTT hoàn thiện cho hiệu quả cao nhất đối với sự phát triển thể chất của sinh
viên một số trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Huế.
Từ các kết quả nghiên cứu như đã trình bày ở mục 3.3, khi so sánh chất thể
lực chung của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào nam, nữ năm thứ 1 đến
năm thứ 4 qua các Test đã xây dựng đều có tỷ lệ người đạt từ 54% trở lên. Qua
đó thấy đặc điểm chung của sinh viên quá trình tập luyện vẫn phát triển bình
thường theo quy luật, các tiêu chí nghiên cứu về tố chất thể lực đều phát triển nhờ
quy luật tăng trưởng phát dục và ảnh hưởng tốt của quá trình tập luyện có hệ
thống, phù hợp với quy luật sinh học của con người.
132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, cho phép rút ra những kết luận sau:
1). Quá trình nghiên cứu đã xác định được 11 Test đánh giá sự phát triển
thể chất của nam, nữ sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào bao gồm:
Nằm sấp chống đẩy 20 giây (lần)
Bật xa tại chỗ (cm)
Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần)
Chạy 30m xuất phát cao (s)
Chạy thoi 4 x 10m (s)
Chạy tùy sức 12 phút (m)
Chiều cao đứng (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số Quetelet (g/cm)
Chỉ số công năng tim (HW)
Dung tích sống (lít)
Các Test trên đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo cần thiết.
2). Đánh giá được thực trạng phát triển thể chất của sinh viên Trường Đại
học Quốc gia Lào bằng việc kiểm tra 11 Test. Kết quả thành tích qua các năm học
cho thấy: tất cả các sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư có sự tương đồng
nhau. Các tố chất thể lực cơ bản của sinh viên nam và nữ ở 4 độ tuổi 18, 19, 20
và 21 là đều có sự tăng trưởng các tố chất nhanh, mạnh và còn tố chất sức bền thì
rất kém so với các tiêu chuẩn đánh giá và đánh giá được thực trạng thực hiện
chương trình GDTC của Trường Đại học Quốc gia Lào. Kết quả: Thực trạng thực
hiện chương trình GDTC chưa đồng bộ, thời gian thực hiện chỉ có 96 tiết và chỉ
học một học phần duy nhất; Thực trạng sân sãi dụng cụ chỉ đảm bảo ở trung tâm
trường Đại học còn ở các trường thành viên còn thiếu và kém chất lượng; Thực
trạng đội ngũ giảng viên còn quá ít, chỉ có 27 giảng viên trong dưới đại học có 6
133
người, đại học 17, và cao học 4 người. Như vậy giảng viên dạy môn GDTC chưa
đáp ứng được yêu cầu giảng dạy của Bộ Giáo dục và Thể thao đề ra.
3). Đã xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh viên Trường
Đại học Quốc gia Lào theo hình thức phân loại, bảng điểm theo thang độ C, bảng
điểm tổng hợp, cụ thể quy trình đánh giá theo các bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng sinh viên thuộc năm học nào.
Bước 2: Kiểm tra đánh giá thành tích các test.
Bước 3: Đối chiếu với bảng tiêu chuẩn đánh giá hoặc xác định tổng điểm
đạt được của sinh viên theo 5 mức:
Trình độ thể lực tốt : 89 - 110
Trình độ thể lực khá : 67 - 88
Trình độ thể lực trung bình: 45 - 66
Trình độ thể lực yếu: 23 - 44
Trình độ thể lực kém: ≤ 22
Bước đầu ứng dụng thực tiễn thấy sự phù hợp của các tiêu chuẩn đã xây
dựng và thể chất của sinh viên đều có chiều hướng tăng dần sau mỗi năm học tập.
2. Kiến nghị
Từ những kết luận nêu trên, đề tài có những kiến nghị như sau:
1). Có thể sử dụng các bảng phân loại thể chất và bảng điểm đánh giá thể
chất, phát triển thể chất cho nam, nữ sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào. Khi
sử dụng cần tiến hành tương ứng với đối tượng, năm học, thang điểm và chỉ tiêu
cần đánh giá.
2). Đề tài cần thiết phải được nghiên cứu mở rộng phạm vi, đối tượng nhằm
hình thành một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất hoàn chỉnh cho
sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục thể chất
trong các trường Đại học ở Lào. Đồng thời đề xuất xây dựng bộ tiêu chuẩn Quốc
gia về thể chất nhân dân.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1. Patsaphanh Bounly (2017), Constitutional reality of fourth- year male
students at National University of Lao, International scientific conference
proceedings-2017.
2. Patsaphanh Bounly* Đàm Trung Kiên** (2019), Thực trạng, thể chất, sinh
viên nữ, Trường Đại học Quốc gia Lào, Tạp chí khoa học đào tạo và huấn luyện
thể thao-Trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, số - 4/2019
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt Nam
Đặng Hoài An (2014), Nghiên cứu xây dựng tiêu chí tuyển sinh năng khiếu
1
đầu vào Trường đại học TDTT Bắc Ninh.
Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể
lực học sinh, sinh viên (ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-
2
BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo
Bộ Giáo dục và đào tạo (2000), Quy chế giáo dục thể chất và thể thao
3
trường học Dự thảo lần thứ tư, năm 2000
Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách – một số vấn đề lý luận,
4
NXB TDTT Hà nội
(Bộ giáo dục và Đào tạo (2016) Thông tư số 04/2016TT-BGDDT, Ngày
5 14/03/2016 về Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
CTĐT các trình độ của giáo dục Đại học
Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ,
6
NXB TDTT Hà nội
Dương Nghiệp Chí (2007), “Thể thao trường học ở Việt Nam và một số
7 quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Khoa học thể thao, Viện Khoa học thể
thao, Hà Nội
Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2006), Đo lường thể thao, nhà xuất bản
8
TDTT Hà Nội
Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2003), thể chất người Việt Nam
9
từ 6 đến 20 tuổi (thời điểm 2001), NXB TDTT, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Cừ (1996) Y học thể thao, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ bác
10
sĩ thể thao, tập 1+tập 2, Hà nội
Nguyễn Ngọc Cừ và dương nghiệp chí (2001), tài liệu nâng cao nghiệp vụ
11
huấn luyện viên
Hoàng Công Dân (2005), Nghiên cứu phát triển thể chất cho học sinh các
12 trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực miền núi phía Bắc, từ 15 dến 17
tuổi, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
Lê Đông Dương (2013), "Thực trạng các yếu tố chủ yếu quyết định hiệu
quả công tác GDTC cho học sinh tiểu học Tỉnh Thanh Hóa", Tạp chí Khoa
13
học Đào tạo và Huấn luyện thể thao, số đặc biệt, Trường Đại học TDTT
Bắc Ninh.
Trần Đức Dũng (2010), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh phổ
14 thông từ lớp 1 đến lớp 12 (thời điểm 2002 đến 2013), Đề tài KHCN cấp Bộ,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hoàng Thái Đông (2008), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể
15
lực sv không chuyên TDTT ĐHSP Hà Nội.
Hoàng Thị Thanh Hà (2011), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
16
trình độ thể lực cho sv trường ĐHCN Quảng Ninh.
Bùi Quang Hải va cộng sự (2009), tuyển chọn tài năng thể thao NXB
17
TDTT, Hà nội
Bùi Quang Hải (2007) nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh tiểu
18 học một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc (6-10 tuổi) , luận
án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học thể dục thể thao, Hà Nội
Tôn Thanh Hải (2011), Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động ngoại
19 khóa nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất trong trường ĐH Văn Hóa Hà
Nội.
PGS.TS. Lưu Quang Hiệp (2003), Sinh lý học thể dục thể thao, Nxb
20
TDTT, Hà Nội.
Lưu Quanh Hiệp, Phạm Thi Uyên 92003), sinh lý học thể dục thể thao Nxb
21
TDTT, Hà Nội.
Lưu Quang Hiệp (1994), “tạp chí bài giảng Sinh lý học thể dục thể thao”.
22
Tài liệu dung cho các học viên cao học thể dục thể thao, Hà Nội.
Trần Tuấn Hiếu (2012), Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá khả năng hồi phục
23
của vận đông viên trình độ cao sau lượng vận đông thể lực.
Hoàng Thái Hoa (2010), đánh giá thực trạng thể lực học sinh trung học
24 phổ thông thành phố Hà Nội bằng phương pháp dùng Test sư phạm Nhật
Bản.
Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm Nxb
25
TDTT, Hà Nội
ThS. Lê Hữu Hưng (2008) Ding dưỡng thể thao và sức khỏe, NXB TDTT,
26
Hà nội
Mai Thị Thu Hà (2014), Nghiên cứu hiệu quả tập luyện và thi đấu thể dục
27 Aerobic trong hoạt động ngoại khoá đối với học sinh tiểu học, Luận án
Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội.
I.V Aulic (1982), đánh giá trình độ tập luyện thể thao (phiên dịch: phạm
28
ngọc Trân), Nxb TDTT, Hà Nội
Khamla KeoMeuangsam (2015) lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung
29
cho sinh viên năm thứ nhất khoa sư phạm trường đại học quốc gia Lào
Trịnh Kiên (2007), Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của nữ sv
30
trường Đại học ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội.
Trần Trung Kiên (2011), Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho nam
31
sv chuyên sâu BĐ trường ĐH Đà Nẵng.
Huỳnh Trọng Khải (2006), “Tập luyện TDTT với sự phát triển tầm vóc cơ
32 thể học sinh”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT năm 2006 (Trường
ĐH TDTT I), NXB TDTT Hà nội
Đồng Hương Lan (2016) Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh trung
33
học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc Miền Trung.
Trần Ngọc Lắm (2010), Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực sv
34
trường ĐH Quy Nhơn.
Lê Văn Lẫm (2004), GDTC ở một số nước trên thể giới, NXB TDTT, Hà
35
nội
Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu (2000). Thực trạng phát triển thể chất của học
36
sinh, sinh viên trước thềm thế kỳ 21, NXB TDTT, Hà nội
Phạm Đức Long (2013), Nghiên cứu xây dựng tiểu chuẩn đánh giá sức
37 mạnh cho nam VĐV Vovinam lứa tuổi 15-16 câu lạc bộ cấp quận (huyện)
Hà Nội.
Đa Văn thoong Sổm Bắt Năm (2010), Nghiên cứu đổi mới đánh giá kết
38 quả học tập môn giáo dục học của sinh viên các trường Đại học Sư phạm
Lào.
39 Lê nguyễn Nga (2002), Cơ sở sinh học huấn luyện thể thao, TP.HCM
Lương Thị Ánh Ngọc (2011), Sự phát triển thể lực, thành phần cơ thể của
học sinh 11 - 14 tuổi dưới tác động của TDTT trường học tại Quận Thủ
40
Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa
học TDTT, Hà Nội.
Nobicop, Matveep (1990), lý luận và phương phát giáo dục thể chất, dịch:
41
Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm NXB TDTT, Hà nội
42 Trịnh Hung Thanh (2002) hình thái học thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội
Nguyễn Đức Thành (2013), Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt
động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở
43
thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện khoa
học TDTT, Hà Nội.
Lê Anh Thơ (1998), “Bàn về nội dung điều tra thể chất học sinh trong
44 trường học các cấp”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất,
sức khỏe trong trường học các cấp, Nxb TDTT, Hà Nội.
Vũ Đức thu (1995) lý luận và phương phát thể thao trẻ, NXB TDTT, Hà
45
nội
Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT,
46
nhà xuất bản TDTT Hà Nội.
Nguyễn Toán, (1998), cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo vận động
47
viên, NXB TDTT, Hà nội
Trịnh Toán (2013), Xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng
48 sinh lý, tố chất thể lực , kỹ chiến thuật của VĐV chạy cự ly trung bình ở
lứa tuổi 16-18
Nguyên Tuấn (1998), Cơ sở lý luận và phương phát đào tạo vận động viên
49
NXB TDTT, Hà nội
Đồng Văn Triệu (2000), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong
50
trường học, NXB TDTT, Hà nội
SOUThANOM INTHAVONG (2013) nghiên cứu xây dựng chiến lược
51
phát triển thể dục thể thao Lào đên năm 2020.
PGS.TS. Lê Văn Xem (2016), Đặc điểm tâm lý của hoạt động thể thao
52
thành tích cao
Khamsing XayYaVongSy (2018) nghiên cứu “Nghiên cứu biện pháp
53 tổ chức tập luyện ngoại khóa nâng cao thểlực cho nữ sinh viên trường Đại
học Quốc gia Lào”
Nguyễn Ngọc Việt (2011), Sự biến đổi tầm vóc và thể lực dưới tác động
của tập luyện thể dục thể thao nội khóa, ngoại khóa đối với học sinh tiểu
54
học từ 6 đến 9 tuổi ở Bắc miền Trung”, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục,
Viện khoa học TDTT, Hà Nội.
55 https://vi.wikipedia.org/wiki/ Tiêu chuẩn
II. Tài liệu tham khảo (Tiếng Lào và nước ngoài)
Tài liệu tiếng Lào
ກະຊວງສຶກສາທິການ (2008) ແຜນຍຸ ດທະສາດປະຕິ ຮູ ບລະບົ ບການສຶ ກສາແຫ່ງຊາດປີ 2016-2020
56 (Bộ Giáo Dục (2008) chiến lược đổi mới hệ thống giáo dục Quốc Gia 2016-
2020)
ສະພາ ແຫ່ງຊາດລາວ (2007) ກົດໝາຍວ່າດ້ວຍການສຶກສາແຫ່ງສປປລາວ
57
“ສະບັ ບປັ ບປຸ ງໃໝ່ ” (Quốc hội (2007) Luật giáo dục Quốc Gia “sửa đổi”)
ແຈ້ງການ: ທິ ດຊີ້ ນໍ າຂອງກົ ມການເມື ອງແລະຄະນະເລຂາທິ ການສູ ນກາງພັ ກສະບັ ບເລກທີ 419/ຫພສ,
58
ລົງວັນ ທີ 09/09/2013 ກ່ຽວກັ ບແຜນການຍຸ ດທະສາດກິ ລາກາຍະກໍ າແຕ່ນີ້ ເຖິ ງ 2020 (Thông
báo: Chỉ đạo của Bộ chính trị và Ban Bí Thứ Trung ương Đảng số 419/TW,
ngày 09/09/2013 về chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020)
ດໍາລັດນາຍົກລັດຖະມົນສະບັບເລກທີ 289/ລບ, ລົງວັນທີ 28/10/2013
ວ່າດ້ວຍການຮັບຮອງປະກາດໃຊ້ ແຜນຍຸ ດທະສາດການພັ ດທະນາກິ ລາກາຍະກໍ າແຕ່ນີ້ ຮອດປີ 2020
59
(Nghị Định của Thủ tướng Chính phủ số 289/CP, ngày 28/10/2013 về việc
ban hành chiến lược phát triển thể dục thể thao từ nay đến năm 2020)
ກະຊວງສຶກສາທິການ-ກິລາ (2015) ຄູ່ມື ຜູ້ ບໍ ລິ ຫານການສຶ ກສາ ແລະ ກິ ລາປີ (Bộ Giáo dục và
60
Thể thao (2015) hướng dẫn quản lý giáo duc và thể thao)
ມະຫາວິທະຍາໄລແຫ່ງຊາດສົກສຶກສາ (2016-2017)
61 ຄູ່ມື ແນະນໍ າການສຶ ກສາສໍ າລັ ບນັ ກສຶ ກສາມະຫາວິ ທະ ຍາໄລແຫ່ງຊາດ (Trường Đại học Quốc
gia Lào năm học (2016-2017) sổ tay hướng dẫn sinh viên thi đầu vào).
ສະຫຸ ບສະຖິ ຕິ ນັ ກສຶ ກສາ ມະຫາວິ ທະຍາໄລແຫ່ຊາດ, ສະບັ ບເລກທີ 062/ວກ.ມຊ, ລົງວັນທີ 16/4/
62 2016 (Tổng kết thống kê sinh viên trường ĐHQG Lào số 062/ĐT. QG, ngày
16/04/2016)
ສະຫຸ ບສະຖິ ຕິ ປະຈໍ າສົ ກຮຽນສົ ກສຶ ກສາ (2015-2016) ຂອງຫ້ອງການຈັ ດຕັ້ ງ ແລະ
63 ຄຸ້ມຄອງພະນັ ກງານ ມຊ (Tổng kết thống kê đội ngũ cán bộ giảng viên năm học
(2015-2016) của phòng quản lý đội ngũ giáo viên.)
ຍຸ ດທະສາດການພັ ດທະນາຊັ ບພະຍາກອນະນຸ ດແຫ່ງຊາດຮອດປີ 2025, ເດືອນເມສາມປີ 2016
64
(Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2025, 04/2016)
ດໍາລັດນາຍົກລັດຖະມົນສະບັບເລກທີ 204/ຍນ, ລົງວັນທີ 14/07/2017 ວ່າດ້ວຍການຮັບຮອງ
ແລະ ປະກາດໃຊ້ ວິໃສທັດຮອດປີ 2030 ແລະ ແຜນພັດທະນາຂະແໜງສຶກສາ ແລະ ກີລາ 5 ປີ ຄັ້ ງທີ
65 VIII (2016-2020) (Nghị Đinh của Thủ tướng Chính phủ số 204/CP, ngày
14/07/2017 về việc ban hành Tầm nhìn 2030 và kế hoạch phát triển giáo dục
và thể dục thể thao 5 năm lần thứ VIII (2016-2020))
ວິໄສທັດຮອດປີ 2030, ຍຸ ດທະສາດການພັ ດທະນາເສດຖະກິ ດ-ສັງຄົມໄລຍະ 10 ປີ (2016-2025) ແລະ
ແຜນພັດທະນາເສດຖະກິດສັງຄົມແຫ່ງຊາດ 5 ປີ ຄັ້ ງທີ VIII (Tầm nhìn 2030, chiến lược
66
phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 10 năm (2016-2025) và kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội Quốc Gia 5 năm lần thư VIII)
ກະຊວງສຶກສາທິການ ແລະ ກີລາ (2011) ໂຄງສ້າງມາດຕະຖານຫລັ ກສູ ດແຫ່ງຊາດປີ (Bộ giáo dụ
67
và thể thao (2011) Khung chương trình Quốc Gia)
ຂໍ້ ຕົ ກລົ ງສະບັ ບເລກທີ 3799/ສສກ.ສຄ, ລົງວັນທີ 09/09/2013, ເນື້ ອໃນຫລັ ກສູ ດພະລະສຶ ກສາໃນ
68 ສະຖາບັນການສຶກສາ (quyết định số 3799/BGDTT.SP, ngày 09/09/2013 của Bộ
Giáo dục và Thể thao, nội dung giáo dục thể chất trong các trường Đại học)
ມະຫາສີລາ ວີຣະວົງ (2001), ປະຫວັ ດສາດລາວແຕ່ບູ ຮານເຖິ ງປີ 1994 (Mahasyla
69
VIRAVONG (2011) lịch sử học từ thời nguyên thủy đến năm 1994)
ບຸ ນທະວີ ສໍ ສໍ າພັ ນ (1996) ປະຫວັດສາດລາວ ຄົນລາວແຜນດິນຂອງລາວ (Bounthavi
70
SOSUMPHAN, 1996 lịch sử lào, người lào, đất nước Lào)
71
ຕົກລົງສະບັບເລກທີ 4757/ສສກ, ລົງວັນທີ 20/12/2013, ຂອງກະຊວງສຶກສາທິການ
ກ່ຽວກັ ບເນື້ ອໃນຫລັ ກສູ ດພະລະສຶ ກສາໃນ ສະຖາບັ ນການສຶ ກສາ (quyết , số 4757 /BGD,
72
ngày 20/12/2011 của Bộ Giáo dục và Thể thao về việc thành lập Liên Đoàn
thể dục thể thao sinh vien Lào)
ອີງຕາມດໍາລັດຂອງນາຍຍົກລັດຖະມົນຕິ ສະບັບເລກທີ 50/ນຍ, ລົງວັນທີ 09/06/1996
ວ່າດ້ວຍການສ້າງຕັ້ ງ ມະຫາວິ ທະຍາໄລແຫ່ງຊາດລາວດ (theo nghị định số 50/ TTCP, ngày
73
09/06/1996 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Quốc
gia Lào)
ຂໍ້ ຕົ ກລົ ງຂອງລັ ດຖະມົ ນຕີ ສະບັ ບເລກທີ 3312/ສສກ, ລົງວັນທີ 10/08/2016 ວ່າດ້ວຍການສ້າງຕັ້ ງ
ຄະນະວິທະຍາສາດການກີລາ-ກາຍະກໍາ (quyết định số 3312/BGD-TT ngày 10/08 /2016
74 của Bộ Giáo dục và Thể thao về việc thành lập trường đại học khoa học và
thể thao “là một trong những trường Đại học thành viên trực thuộc trường
Đại học quốc gia”)
ກະຊວງສຶກສາທີການ ແລະ ກີລາ (2018), ຄູ່ມື ຜູ້ ບໍ ລິ ຫານການສຶ ກສາ ແລະ ກິ ລາ (Bộ Giáo dục
75
và Thể thao (2015) hướng dẫn quản lý giáo duc và thể thao)
ດໍ າລັ ດນາຍຍົ ກລັ ດຖະມົ ນຕີ ວ່າດ້ວຍການຈັ ດຕັ້ ງ ແລະ ເຄື່ ອນໄຫວຂອງກະຊວງສຶ ກສາທິ ການ ແລະ
76 ກິລາ ສະບັບເລກທີ 282/ນຍ ລົງວັນທີ 07 ກັນຍາ 2011. (Nghị Đinh của Thủ tướng Chính
phủ số 282/CP, ngày 07/09/2011 về vai tro của Bộ Giáo dục và Thể thao)
ກະຊວງສຶກສາທິການ ແລະ ກິລາ (2010) ແບບຮຽນຮຽນວິ ຊາ ພູ ມສາດ (Bộ Giáo dục
77
và Thể thao (2010) giáo trinh địa ly nước Lào)
Tài liệu tiếng Thái
ผู้ช่วยศาสตราจารย์ถาวร กมุทศรี, ผู้ช่วยศาสตราจารย์อารมย์ ตรีราช นายฉัตรชัย
78
ศรีวิไล (2014) เกณฑส์ มรรถภาพทางกายนักกฬาี มหาวทิ ยาลยแั ห่งประเทศไทย
สํานักวิทยาศาสตร การกีฬา กรมพลศึกษา กระทรวงการท องเทยี่ วและกฬี า (2019) แบบทด
79
สอบและเกณฑ มาตรฐานสมรรถภาพทางกาย ของนักเรียน ระดับมัธยมศึกษา (อายุ 13-18 ป )
80 สนอง แย้มดี (2009) สมรรถภาพทางกายของนักศึกษาสถาบันการพลศึกษา ในเขตภาคเหนือ ปีการศึกษา
วรวุฒิ สวัสดิชัย (2010) สมรรถภาพทางกายของนักศึกษามหาวิทยาลัยธุรกิจบัณฑิตย ชนั้ ป ท ี่ 1
81
ป การศึกษา 2010
PHỤ LỤC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Độc Lập Tự Do Thống Nhất Thịnh Vượng
*****************
PHIẾU PHỎNG VẤN (SỐ 1)
Nhằm tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường
Đại học Quốc gia Lào, mong đồng chí nghiên cứu kỹ những câu hỏi dưới đây của
chúng tôi và cho cách trả lời bằng cách đánh đấu (✓) vào ô cần thiết. Ý kiến đóng
góp của đồng chí sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích cho việc đánh
giá thực trạng thể chất cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào. Xin chân
thành cảm ơn!
Xin đồng chí cho biết sơ lược về bản thân.
Họ và tên : ......................................................................tuổi.............................................
Trình độ chuyên môn:.......................................................................................................
Chức vụ: ............................................................................................................................
Đơn vị công tác: ................................................................................................................
Thâm niên làm công tác làm việc:...................................................................................
Câu hỏi 1: Theo đồng chí, công tác giáo dục thể chất đã đáp ứng được yêu
cầu của Bộ Giáo dục và Thể thao và nhà trường chưa?
1. Rất đáp ứng
2. Đáp ứng
3. Đáp ứng từng phần
4. Chưa đáp ứng
Câu hỏi 2: Theo đồng chí công tác giáo dục thể chất của Trường Đại học
Quốc gia Lào và trường các đồng chí đang quản lý có những vấn đề gì còn tồn tại
và cần tập trung vào những vấn đề gì?
1. Ban giám hiệu luôn quan tâm
2. Phương pháp giảng dạy giáo dục thể chất chưa phù hợp với điều kiện nhà
trường.
3. Công tác quản lý môn học giáo dục thể chất nề nếp
4. Chất lượng giáo viên giáo dục thể chất đảm bảo
Câu hỏi 3: Theo đồng chí, sân bãi dụng cụ giảng dạy và tập luyện đã đáp
ứng được yêu cầu chưa?
1. Rất đáp ứng
2. Đáp ứng
3. Đáp ứng từng phần
4. Chưa đáp ứng
Câu hỏi 4: Theo đồng chí, trong công tác tổ chức hoạt động thể dục thể thao
có những vấn đề gì còn tồn tại?
1. Cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ hạn chế
2. Kinh phi dành cho hoạt động thể dục thể hao hạn hẹp
3. Cần tổ chức hoạt động thẻ dục thể chao
4. Tổ chức giải thể thao và các lớp học ngoài giờ học chính khóa rất hạn chế
Câu hỏi 5: Theo đồng chí có kiến nghị gì với nhà trường về công tác giáo dục thể
chất hiện nay cho sinh viên?
1. Cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ
2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa TDTT cho sinh viên
3. Xây dựng lại chương trình, nội dung giảng dạy
4.Ý kiến đề nghị khác....................................
Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của đồng chí!
..,Ngày......tháng.....năm2017
Người phỏng vấn Người được phỏng vấn
(ký tên)
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Độc Lập Tự Do Thống Nhất Thịnh Vượng
****************
Bộ Giáo dục và Thể thao
Trường Đại học Quốc gia Lào
PHIẾU PHỎNG VẤN (SỐ 2)
Nhằm tìm hiểu việc đánh giá thể chất cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào,
mong đồng chí nghiên cứu kỹ những câu hỏi dưới đây của chúng tôi và cho cách
trả lời bằng cách đánh đấu (✓) vào ô cần thiết. Ý kiến đóng góp của đồng chí sẽ
giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích cho việc đánh giá thực trạng thể
chất cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào.
Xin chân thành cảm ơn!
Xin đồng chí cho biết sơ lược về bản thân.
Họ và tên : ......................................................................tuổi.............................................
Trình độ chuyên môn:.......................................................................................................
Chức vụ: ............................................................................................................................
Đơn vị công tác: ................................................................................................................
Thâm niên làm công tác làm việc:...................................................................................
Câu hỏi 1: Các Test nào sau đây được đồng chí (hoặc đơn vị đồng chí) sử dụng hoặc
cho rằng cần thiết phải sử dụng trong đánh giá thực trạng thể chất cho sinh viên Trường
Đại học Quốc gia Lào (đánh dấu ) vào ô thích hợp) với mức độ ưu tiên sau:
• Ưu tiên 1: Rất quan trọng
• Ưu tiên 2 : Quan trọng
• Ưu tiên 3: Bình thường
• Ưu tiên 4: Không quang trọng
Rất Không
Quan Bình
TT Tên chỉ tiêu quan quang
trọng thường
trọng trọng
I. Kiểm tra thể lực
1 Nằm sấp chống đẩy 20 giây
(lần)
2 Lực bóp tay thuận (kg)
3 Nằm ngửa gập bụng (30
giây/lần)
4 Bật xa tại chỗ (cm)
5 Bật cao tại chỗ (cm)
6 Chạy 30m xuất phát cao (s)
7 Chạy 50m (s)
8 Chạy con thoi 4x10m (s)
9 Chạy tùy sức 12 phút (m)
10 Chạy 1.500m (s)
11 Chạy 800m (s)
12 Chạy 400m (phút:s)
13 Chạy tùy sức 5 phút (m)
14 Chạy 1.000m (s)
Rất Không
Quan Bình
TT Tên chỉ tiêu quan quang
trọng thường
trọng trọng
II. Kiểm tra Y học
15 Chiều cao đứng (cm)
16 Cân nặng (kg)
17 Chỉ số Quetelet (g/cm)
18 Chỉ số BMI (kg/m2)
19 Chỉ số công năng tim (HW)
20 Dung tích sống (lít)
21 Chỉ số Vo2max
Câu hỏi 2: Ngoài các Test nêu trên để đánh giá thực trạng thể lực cho sinh viên Trường
Đại học Quốc gia Lào. Theo đồng chí còn có những Test nào khác có thể sử dụng để đánh
giá đạt hiệu quả? Bổ sung vào chỗ trống dưới đây.
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của đồng chí !
..,Ngày......tháng.....năm2017
Người phỏng vấn Người được phỏng vấn
(ký tên)
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Độc Lập Tự Do Thống Nhất Thịnh Vượng
****************
Bộ Giáo dục và Thể thao
Trường Đai học Quốc gia Lào
PHIẾU PHỎNG VẤN (SỐ 3)
Nhằm tìm hiểu việc đánh giá thể chất cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào,
mong đồng chí nghiên cứu kỹ những câu hỏi dưới đây của chúng tôi và cho cách
trả lời bằng cách đánh đấu (✓) vào ô cần thiết. Ý kiến đóng góp của đồng chí sẽ
giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích cho việc đánh giá thực trạng thể
chất cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào.
Xin chân thành cảm ơn!
Xin đồng chí cho biết sơ lược về bản thân.
Họ và tên : ......................................................................tuổi............................................
Trình độ chuyên môn:......................................................................................................
Chức vụ: ............................................................................................................................
Đơn vị công tác: ................................................................................................................
Thâm niên làm công tác làm việc:...................................................................................
Câu hỏi 1: Các Test nào sau đây được đồng chí (hoặc đơn vị đồng chí) sử dụng hoặc cho
rằng cần thiết phải sử dụng trong đánh giá thực trạng thể lực cho sinh viên Trường Đại
học Quốc gia Lào (đánh dấu ✓) vào ô thích hợp).
Ý kiến lựa chọn
TT Tên chỉ tiêu
Đồng ý Khồng đồng ý
I. Kiểm tra thể lực
1 Nằm sấp chống đẩy 20 giây (lần)
2 Lực bóp tay thuận (kg)
3 Nằm ngửa gập bụng (30 giây/lần)
4 Bật xa tại chỗ (cm)
5 Bật cao tại chỗ (cm)
6 Chạy 30m xuất phát cao (s)
7 Chạy 50m (s)
8 Chạy con thoi 4x10m (s)
9 Chạy tùy sức 12 phút (m)
10 Chạy 1.500m (s)
11 Chạy 800m (s)
Ý kiến lựa chọn
TT Tên chỉ tiêu
Đồng ý Khồng đồng ý
12 Chạy 400m (phút:s)
13 Chạy tùy sức 5 phút (m)
14 Chạy 1.000m (s)
II. Kiểm tra Y học
15 Chiều cao đứng (cm)
16 Cân nặng (kg)
17 Chỉ số Quetelet (g/cm)
18 Chỉ số BMI (kg/m2)
19 Chỉ số công năng tim (HW)
20 Dung tích sống (lít)
21 Chỉ số Vo2max
Câu hỏi 2: Ngoài các Test nêu trên để đánh giá thực trạng thể lực cho sinh viên Trường
Đại học Quốc gia Lào. Theo đồng chí còn có những Test nào khác có thể sử dụng để đánh
giá đạt hiệu quả? Bổ sung vào chỗ trống dưới đây.
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của đồng chí !
..,Ngày......tháng.....năm2017
Người phỏng vấn Người được phỏng vấn
(ký tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_thuc_trang_the_chat_cua_sinh_vien_o_truong_dai_hoc_q.pdf