Luận án Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại tuyến xã ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội và hiệu quả giải pháp can thiệp (2017 – 2019)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TRẦN QUỐC HÙNG PHAN VĂN B THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI TUYẾN XÃ Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP (2017-2019) Chuyên ngành: Quản lý y tế Mã số: 9 72 08 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội – 2021 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN YHỌC VIỆN QUÂN Y Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Thị Phương 2. TS. Nguyễn Khắc Hiền GS.TS.Nguyễn Tùng Linh PGS.TS.Phạm Hu

doc27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại tuyến xã ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội và hiệu quả giải pháp can thiệp (2017 – 2019), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y Tuấn Kiệt Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Văn HánGS.TS. Lê H Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tuấn HưngPGS.TS.inh Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Xuân PhongPGS.TS.inh Phạm Lê Tuấn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại Học viện Quân y vào hồi:....giờ.....ngày..... tháng......năm 2021. Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Học viện Quân y ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, vai trò và hiệu quả của y học cổ truyền trong khám chữa bệnh ngày càng được nhiều nước thừa nhận và sử dụng rộng rãi cả trong phòng bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe. Tại Việt Nam, y dược học cổ truyền là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Trãi qua hàng nghìn năm lịch sử, y dược học cổ truyền vẫn duy trì, tồn tại, phát triển và đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong phòng bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe. Tính đến năm 2016, hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã được hình thành và phát triển ở tất cả các tuyến, 61 Bệnh viện y học cổ truyền, 90% các bệnh viện đa khoa có khoa, tổ y học cổ truyền, 74,3% trạm y tế có bộ phận khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Quyết định 2166/QĐ-TTg của Chính phủ về phát triển y dược học cổ truyền Việt Nam đến năm 2020, có mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại tuyến xã đạt 40%. Vậy, thực trạng hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã ở Hà Nội như thế nào? Giải pháp nào để nâng cao tỷ lệ và chất lượng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của trạm y tế xã? Đây là lý do chúng tôi nghiên cứu đề tài với các mục tiêu: 1) Mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2017. 2) Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp cải thiện hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền ở hai xã của huyện Phú Xuyên, Hà Nội (2017-2019). NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đã mô tả được thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiệt bị phục vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của các trạm y tế xã nghiên cứu gồm: 90% số trạm có y sĩ y học cổ truyền; phòng chẩn trị y học cổ truyền không đủ trang thiết bị khám chữa bệnh ; 100% trạm có vườn thuốc nam nhưng không đủ số lượng cây thuốc theo quy định; tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền/tổng số khám chữa bệnh chung đạt 33,5%. Năng lực khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của cán bộ y học cổ trạm y tế chỉ đạt mức độ trung bình và yếu. Tỷ lệ người dân trồng cây thuốc nam tại nhà và tự tự chữa bệnh bằng cây thuốc nam là 38,8% và 36,0%. - Sau hai năm can thiệp, kiến thức và kỹ năng về châm cứu và kê đơn thuốc nam của cán bộ y học cổ truyền được cải thiện rõ rệt, từ trung bình và yếu (trước can thiệp) lên mức tốt (sau can thiệp). Hiệu quả can thiệp về thực hành trồng thuốc nam tại nhà của hộ gia đình đạt 65,3% và tự chữa bệnh bằng cây thuốc nam đạt 108,6%. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã tăng lên rõ rệt, từ 32,5% (trước can thiệp) lên 45,6% (sau can thiệp). Chỉ số hiệu quả đạt 40,3%. Hiệu quả can thiệp đạt 28,2%. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 127 trang. Đặt vấn đề 2 trang. Tổng quan: 31 trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 25 trang; kết quả nghiên cứu: 36 trang; bàn luận: 30 trang; kết luận: 2 trang và kiến nghị 1 trang. Luận án có 49 bảng, 1 biểu đồ; 1 hình; 103 tài liệu tham khảo (55 tiếng Việt và 48 tiếng Anh). Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Vai trò và hoạt động y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe - Trên thế giới: Vai trò và hiệu quả của y học cổ truyền trong khám chữa bệnh nhân dân ngày càng được nhiều nước thừa nhận và sử dụng rộng rãi không chỉ đơn thuần là khám chữa bệnh mà còn để phòng bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe. - Việt Nam: Trải qua hàng nghìn nằm lịch sử về dựng nước và giữ nước, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe bằng y học cổ truyền. Dưới thời Pháp thuộc (1884-1945), y học cổ truyền được người dân đặc biệt là dân nghèo thành thị và hầu hết người dân nông thôn sử dụng mỗi khi đau ốm, nhờ vậy y học cổ truyền được bảo tồn và phát triển. Từ ngày hòa bình lập lại (1954), Đảng và Nhà nước đã chỉ thị cho Bộ Y tế thực hiện chủ trương “Kế thừa, phát huy, phát triển y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại, xây dựng nền y học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng”. Phát triển nền đông y heo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa đông y và tây y trên tất cả các khâu: tổ chức, đào tạo, kế thừa, nghiên cứu, áp dụng vào phòng bệnh và khám chữa bệnh, nuôi trồng dược liệu, bảo tồn các cây, con quý hiếm làm thuốc, sản xuất thuốc; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đông y... Trong vòng 15 năm qua, Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định và các văn bản quy phạp pháp luật để bảo tồn, duy trì và phát triển y dược học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong dự phòng, điều trị, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Quy định về khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã: + Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (2013) đã xác định tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại trạm y tế xã đạt 20% (2015) và 25% (2020). + Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu đến năm 2015, tuyến trung ương đạt 10%, tuyến tỉnh 15%, tuyến huyện 20% và tuyến xã đạt 30%. Đến năm 2020: tuyến trung ương đạt 15%, tuyến tỉnh 20%, tuyến huyện 25% và tuyến xã đạt 40%. Tại trạm y tế xã, hoạt động y học cổ truyền do cán bộ trong biên chế của trạm phụ trách có trình độ là y sỹ y học cổ truyền hoặc y sỹ đa khoa có học thêm định hướng về y học cổ truyền thuộc biên chế của trạm y tế đảm nhiệm công tác y học cổ truyền. Cán bộ y học cổ truyền của trạm y tế trực tiếp khám chữa bệnh cho người dân bằng các phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền, tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các kiến thức cơ bản về y học cổ truyền để phòng và chữa một số bệnh thông thường, trồng và sử dụng thuốc nam tại nhà. 1.2. Một số nghiên cứu về hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại tuyến y tế cơ sở ở Việt Nam - Tổng quan 5 đề tài nghiên cứu về thực trạng nguồn nhân lực y học cổ truyền ở tuyến cơ sở tại một số địa phương giai đoạn 2012 – 2015 cho thấy: nhân lực trực tiếp khám chữa bệnh y học cổ truyền thiếu cả về số lượng và yếu cả về chất lượng, đa số cán bộ y học cổ truyền chỉ ở trình độ chuyên môn trung cấp. Nhu cầu đào tạo bổ sung kiến thức về thuốc y học cổ truyền, nâng cao kiến thức về chẩn đoán và điều trị rất lớn (trên 60%) về kiến thức về thuốc y học cổ truyền, kỹ năng chẩn đoán và điều trị bệnh bằng y học cổ truyền. - Tổng quan 8 đề tài nghiên cứu về hoạt KCB bằng y học cổ truyền tại tuyến xã ở một số địa phương từ năm 2007 – 2015 cho thấy: Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên tổng số khám chữa bệnh chung đạt tỷ lệ thấp ( 20%. Trên 50% người dân sử dụng y học cổ truyền với mục đích chính là chữa bệnh; gần 10% người dân sử dụng y học cổ truyền để chữa bệnh nhưng không khỏi. Tỷ lệ người dân sử dụng châm cứu và các biện pháp không dùng thuốc là rất thấp (<5%); Tỷ lệ dùng chế phẩm y học cổ truyền chiếm khoảng 40%... 1.3. Các giải pháp và mô hình can thiệp về tăng cường sử dụng y học cổ truyền tại tuyến y tế cơ sở - Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực y học cổ truyền: Để có nguồn nhân lực y học cổ truyền đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, quyết định số 153/2006/QĐ-TTg Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 nêu rõ “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y học cổ truyền bằng việc tăng cường vai trò trách nhiệm, không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo của các cơ sở đào tạo nhân lực y học cổ truyền với yêu cầu sản phẩm đầu ra là thầy thuốc y học cổ truyền phải hiểu sâu về y lý của y học cổ truyền để có thể vận dụng một cách nhuần nhuyễn các kiến thức về y học cổ truyền trong khám bệnh, chẩn đoán, điều trị đồng thời có kiến thức về y học hiện đại để có thể kết hợp hài hòa y học cổ truyền với y học hiện đại trong tất cả các khâu từ khám bệnh, chẩn đoán, điều trị...”. - Một số nghiên cứu về các giải pháp và mô hình can thiệp về tăng cường sử dụng y học cổ truyền tại tuyến y tế cơ sở giai đoạn 2016 – 2018: Các giải pháp đều tập trung vào đào tạo về kiến thức và kỹ năng về châm cứu, xoa bóp bấm huyệt thủy châm và dùng thuốc nam cho cán bộ y tế xã nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. sau can thiệp, kiến thức, kỹ năng về châm cứu, kê đơn sử dụng thuốc nam của cán bộ y tế đều được nâng lên rõ rệt và tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên tổng số khám chữa bệnh chung của trạm y tế xã đều được cải thiện rõ rệt. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Trưởng Trạm y tế; cán bộ trực tiếp tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của trạm y tế xã; nhân viên y tế thôn; người dân. - Cơ sở vật chất của phòng chẩn trị y học cổ truyền; vườn thuốc nam; sổ sách quản lý khám chữa bệnh của trạm y tế. 2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu nghiên cứu   Nghiên cứu thực trạng tại 27 trạm y tế xã/thị trấn của huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Chọn 4 xã để nghiên cứu sâu (2 xã can thiệp và 2 xã đối chứng). Thời gian nghiên cứu: từ 2017 - 2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Mô tả ngang, phân tích số liệu thứ cấp và nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu - Chọn huyện: Chọn chủ đích huyện Phú Xuyên, Hà Nội, với lý do người dân khi ốm đau chủ yếu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của trạm y tế xã và bệnh viện huyện. - Chọn xã: Chọn toàn bộ 27 xã/thị trấn để nghiên cứu thực trạng về nhân lực, trang thiết bị và tỷ lệ khám chữa bệnh y học cổ truyền/tổng số khám chữa bệnh chung của trạm y tế xã. Từ đó chọn ngẫu nhiên 4 xã (Tân Dân, Khai Thái, Nam Tiến, Quang Lãng) để nghiên cứu phân tích sâu về thực trạng năng lực khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của trạm y tế xã. Trên cở đó, chọn ngẫu nhiên 2 xã can thiệp (Tân Dân và Khai Thái) và hai xã đối chứng (Nam Tiến và Quang Lãng). - Chọn đối tượng nghiên cứu là cán bộ y tế và nhân viên y tế thôn: Tại 4 trạm y tế xã, chọn chủ đích Trưởng trạm y tế, cán bộ y học cổ truyền và toàn bộ nhân viên y tế thôn thôn của xã. Kết quả: 4 trạm y tế chọn được 4 Trưởng trạm y tế, 4 cán bộ y học cổ truyền và 29 nhân viên y tế thôn. - Chọn người dân đã sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại 4 xã: Áp dụng công thức trong nghiên cứu mô tả. Tính được 400 người dân (mỗi xã 100 người). 2.2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu - Nhân lực, kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất của phòng chẩn trị y học cổ truyền; kết quả khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trong năm. - Kiến thức, kỹ năng thực hành về châm cứu, về thuốc nam, sử dụng, kê đơn thuốc nam của cán bộ y học cổ truyền. - Kiến thức về thuốc nam và kỹ năng tư vấn về sử dụng thuốc nam của nhân viên y tế thôn thôn. - Người dân: Loại bệnh thường mắc và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền; tỷ lệ % người dân sử dụng phương pháp y học cổ truyền để khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và chọn nơi/địa chỉ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. kiến thức về cây thuốc nam; tỷ lệ % trồng cây thuốc nam và tự chữa bệnh bằng cây thuốc nam tại nhà. 2.2.4. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu - Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bảng hỏi kết hợp quan sát trực tiếp để thu thập số liệu; quan sát trực tiếp để đánh giá kỹ năng thực hành của các đối tượng nghiên cứu bằng bảng kiểm. - Điều tra viên là cán bộ y học cổ truyền có trình độ sau đại học về khám chữa bệnh y học cổ truyền của Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội kết hợp với cán bộ y học cổ truyền của trạm y tế các xã nghiên cứu. 2.2.5. Nghiên cứu can thiệp - Biện pháp và hoạt động can thiệp: Mở lớp đào tạo, tập huấn về kiến thức, kỹ năng thực hành về châm cứu, kê đơn sử dụng thuốc nam cho cán bộ y học cổ truyền và kiến thức nhận biết, tác dụng của một số cây thuốc nam thông dụng tại cộng đồng, kỹ năng tư vấn, vận động người dân trồng, sử dụng thuốc nam chữa các chứng bệnh thông thường tại nhà cho nhân viên y tế thôn. - Đánh giá hiệu quả can thiệp: Sự thay đổi và mức độ cải thiện về kiến thức, kỹ năng thực hành về châm cứu, kê đơn sử dụng thuốc nam của cán bộ y học cổ truyền và kiến thức nhận biết, tác dụng của một số cây thuốc nam thông dụng tại cộng đồng của nhân viên y tế thôn; tình hình trồng, sử dụng thuốc nam tại nhà của người dân và tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền/tổng số khám chữa bệnh chung của trạm y tế... 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được phân tích xử lý theo chương trình phần mềm SPSS 25.0 và Excel 2016 để tính trung bình cộng (Mean), độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm (%). So sánh 2 tỷ lệ sử dụng χ2test, p. Xác định mối liên quan bằng tỷ suất chênh (OR; 95%CI). Tính chỉ số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả can thiệp (HQCT). Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2017 3.1.1. Nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động của các trạm y tế xã nghiên cứu - Nguồn nhân lực của các trạm y tế xã nghiên cứu: Điều tra 27 TYT xã, trung bình mỗi TYT có 6,7 CBYT (xã cao nhất 11, xã thấp nhất 5). Có 88,9% số TYT có bác sĩ; 92,5% số xã có cán bộ YHCT (44,4% xã có Y sĩ YHCT và 48,1% xã có YSĐK định hướng YHCT); 11% số TYT có lương y (bảng 3.1). - Kinh phí hoạt động chung của mỗi trạm là 50 triệu đồng/năm. Không phân bổ nguồn kinh phí riêng cho hoạt động YHCT. 3.1.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền Tại 27 TYT, tranh châm cứu và vườn thuốc nam là 2 danh mục có đủ ở 100% số TYT; dao cầu và thuyền tán đều không có tại 100% số TYT; bàn bốc thuốc, cân thuốc, giá/kệ đựng dược liệu, máy sắc thuốc/ấm sắc thuốc chỉ có ở 3,7-29,9% số TYT. Các TTB khác đạt tỷ lệ số TYT có từ 59,3-96,3% số TYT. 100% số TYT có vườn thuốc nam, diện tích trung bình 80m2, số cây trung bình là 51 cây (bảng 3.3). 3.1.3. Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã nghiên cứu - Tỷ lệ bệnh nhân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền: Tỷ lệ KCB bằng YHCT (YHCT đơn thần và YHCT kết hợp YHHĐ) trung bình của 27 TYT xã/thị trấn trong năm 2017 là 28,5% (xã cao nhất đạt 39,5%; xã thấp nhất là 7,9%) (bảng 3.5). 3.1.4. Kiến thức, kỹ năng thực hành về châm cứu và kê đơn thuốc nam của cán bộ y học cổ truyền 3.1.4.1. Kiến thức về huyệt và công thức huyệt của cán bộ y học cổ truyền Bảng 3.8. Kiến thức về huyệt của cán bộ y học cổ truyền tại bốn trạm y tế xã nghiên cứu Kiến thức về huyệt Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu Huyệt vùng đầu mặt cổ 0 0 2 2 Huyệt vùng tay 0 1 2 1 Huyệt vùng chân 0 1 2 1 Huyệt vùng ngực bụng 0 0 2 2 Huyệt vùng lưng 0 1 1 2 Không có cán bộ YHCT xã nào có kiến thức tốt về huyệt châm cứu. Đa số các kiến thức về huyệt cán bộ YHCT ở mức trung bình và yếu. Bảng 3.9. Kiến thức về công thức huyệt của cán bộ y học cổ truyền tại bốn trạm y tế xã nghiên cứu Kiến thức về công thức huyệt Tốt Khá Trung bình Yếu Đau đầu 0 0 2 2 Đau vai gáy cấp 0 1 1 2 Đau khớp gối 0 0 2 2 Đau lưng cấp 0 1 2 1 Đau thần kinh tọa 0 1 1 2 Không có cán bộ YHCT xã nào có kiến thức tốt về công thức huyệt. Đa số các kiến thức về công thức huyệt của cán bộ YHCT ở mức trung bình và yếu. 3.1.4.3. Kiến thức về các vị thuốc nam của cán bộ y học cổ truyền Bảng 3.11. Kiến thức về kê đơn thuốc nam của cán bộ y học cổ truyền tại bốn trạm y tế xã nghiên cứu Kiến thức kê đơn thuốc nam điều trị các chứng/bệnh Tốt Khá Trung bình Yếu Mất ngủ 0 0 2 2 Viêm đường tiết niệu 0 1 2 1 Cảm mạo 1 1 2 0 Mẩn ngứa, mày đay 0 0 2 2 Ho, viêm họng 0 0 4 0 Sử dụng thuốc thành phẩm YHCT 4 0 0 0 Bảng 3.17. Kỹ năng châm cứu và kê đơn thuốc nam của cán bộ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã nghiên cứu Kỹ năng Tân Dân Khai Thái Nam Tiến Quang Lãng Châm cứu Tốt Khá x Trung bình x x Yếu x Kê đơn thuốc nam Tốt Khá Trung bình x x Yếu x x Bảng 3.19. Mức độ kiến thức đúng về tác dụng của 10 cây thuốc nam của nhân viên y tế thôn tại bốn xã nghiên cứu Phân loại mức độ Tân Dân (n=7) Khai Thái (n=7) Nam Tiến (n=7) Quang Lãng (n=8) Chung (n=29) Tốt 0/7 0/7 0/7 1/7 1 (3,4) Khá 1/7 1/7 3/7 3/8 8 (27,6) Trung bình 2/7 4/7 4/7 4/8 14 (48,3) Yếu 4/7 2/7 0/7 0/8 6 (20,7) Mức độ kiến thức đúng về tác dụng của 10 cây thuốc nam thông dụng của NVYT thôn đạt Trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (48,3%) và đạt ở mức độ Tốt chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,4%). 3.1.5.2. Kỹ năng tư vấn sử dụng thuốc nam cho người dân của nhân viên y tế thôn Bảng 3.20. Mức độ kỹ năng tư vấn sử dụng thuốc nam cho người dân của nhân viên y tế thôn tại bốn xã nghiên cứu Phân loại mức độ Tân Dân (n=7) Khai Thái (n=7) Nam Tiến (n=7) Quang Lãng (n=8) Chung (n=29) Tốt 0/7 0/7 0/7 0/7 0 (0,0) Khá 1/7 0/7 4/7 1/8 6 (20,7) Trung bình 4/7 1/7 3/7 5/8 13 (44,8) Yếu 2/7 6/7 0/7 2/8 10 (34,5) Mức độ kỹ năng tư vấn sử dụng thuốc nam cho người dân của NVYT thôn đạt Trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (44,8%), tiếp đến là Yếu (34,5%), đạt ở mức độ Khá (20,7%), Tốt (0,0%). 3.1.6. Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền; kiến thức về thuốc nam, trồng và sử dụng thuốc nam tại nhà của người dân tại bốn xã nghiên cứu Bảng 3.23. Tỷ lệ người dân sử dụng phương pháp y học cổ truyền để khám chữa bệnh khi bị ốm trong năm qua Phương pháp Tân Dân n=100 Khai Thái n=100 Nam Tiến n=100 Quang Lãng n=100 Chung n=400 YHCT đơn thuần 30 (30,0) 36 (36,0) 39 (39,0) 34 (34,0) 139 (34,7) YHCT kết hợp YHHĐ 70 (70,0) 64 (64,0) 61 (61,0) 66 (66,0) 261 (65,3) Tổng 100 (100,0) 100 (100,0) 100 (100,0) 100 (100,0) 400 (100,0) Đa số người dân khám chữa bệnh YHCT bằng phương pháp kết hợp YHHĐ và YHCT (65,3%), cao hơn phương pháp YHCT đơn thuần (34,7%). Bảng 3.25. Mục đích chọn y học cổ truyền để khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân rong năm qua Mục đích Tân Dân (n=100) Khai Thái (n=100) Nam Tiến (n=100) Quang Lãng (n=100) Chung (n=400) Chữa bệnh 50 (50,0) 48 (48,0) 60 (60,0) 49 (49,0) 207 (51,8) Bồi bổ nâng cao sức khỏe 22 (22,0) 19 (19,0) 15 (15,0) 20 (20,0) 76 (19,0) Kết hợp cả hai 23 (23,0) 23 (23,0) 16 (16,0) 17 (17,0) 79 (19,8) Chữa YHHĐ không khỏi 5 (5,0) 10 (10,0) 9 (9,0) 14 (14,0) 38 (9,5) Bảng 3.27. Nơi người dân đến khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và lý do lựa chọn trong năm qua Nơi sử dụng dịch vụ YHCT Tân Dân n=100 Khai Thái n=100 Nam Tiến n=100 Quang Lãng n=100 Chung n=400 TYT xã 38 (38,0) 33 (33,0) 32 (32,0) 43 (43,0) 146 (36,5) Khoa YHCT của bệnh viện huyện 19 (19,0) 25 (25,0) 23 (23,0) 16 (16,0) 83 (20,8) Thày lang 11 (11,0) 8 (8,0) 11 (11,0) 7 (7,0) 37 (9,3) Tự chữa ở nhà 5 (5,0) 4 (4,0) 8 (8,0) 6 (6,0) 23 (5,8) Cơ sở YHCT tư nhân 27 (27,0) 30 (30,0) 26 (26,0) 28 (28,0) 111 (27,6) Lý do chọn TYT n=38 n=33 n=32 n=43 n=146 Chuyên môn giỏi 6 (15,7) 4 (12,1) 3 (9,4) 7 (16,3) 20 (13,7) Gần nhà 23 (60,5) 17 (51,5) 15 (47,0) 25 (58,2) 80 (54,8) Trang thiết bị y tế tốt 5 (13,2) 6 (18,1) 4 (12,5) 6 (14,0) 21 (14,4) Chi phí thấp 19 (50,0) 15 (45,5) 17 (53,1) 18 (42,0) 69 (47,3) Bảng 3.29. Thực trạng trồng và sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh tại nhà của người dân tại bốn xã nghiên cứu Thực hành Tân Dân n=100 Khai Thái n=100 Nam Tiến n=100 Quang Lãng n=100 Chung n=400 Trồng cây thuốc nam tại nhà Có 39 43 34 39 155 (38,8) Không 61 57 66 61 245 (61,2) Tự chữa bệnh bằng cây thuốc nam tại nhà Có 35 40 31 38 144 (36,0) Không 65 60 69 62 256 (64,0) Tỷ lệ người dân có trồng cây thuốc nam tại nhà chung của 4 xã là 38,8% và có tự chữa bệnh bằng cây thuốc nam tại nhà là 36,0%). 3.2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp cải thiện hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền ở hai xã của huyện Phú Xuyên, Hà Nội (2017-2019) 3.2.1. Hiệu quả cải thiện kiến thức về châm cứu của cán bộ y học cổ truyền tại hai trạm y tế xã can thiệp - Kiến thức về huyệt và công thức huyệt của cán bộ YHCT tại 2 xã can thiệp đã tốt lên rõ rệt, từ mức Yếu và Trung bình (trước can thiệp) lên mức Tốt (sau CT). Tại 2 xã đối chứng, kiến thức này thay đổi không rõ rệt, 1 xã đạt Khá và Trung bình, 1 xã Trung bình và Yếu (bảng 3.30 và 3.31). 3.2.2. Hiệu quả cải thiện kiến thức, thực hành về sử dụng, kê đơn thuốc nam của cán bộ y học cổ truyền tại hai trạm y tế xã can thiệp - Kiến thức về các vị thuốc nam của cán bộ y học cổ truyền tại 2 xã can thiệp, được cải thiện từ mức Trung và Yếu (trước CT) lên mức Tốt (sau CT). Tại 2 xã đối chứng, đầu kỳ đạt Yếu và Trung bình; cuối kỳ 1 xã đạt Khá và Trung bình, 1 xã Trung bình và Yếu (bảng 3.33). 3.2.3. Hiệu quả cải thiện kỹ năng thực hành châm cứu và kê đơn thuốc nam của cán bộ y học cổ truyền tại hai trạm y tế xã can thiệp Bảng 3.36. Kỹ năng châm cứu và kê đơn thuốc nam của cán bộ y học cổ truyền Kỹ năng thực hành 2 xã can thiệp (n=2) 2 xã đối chứng (n=2) Tân Dân Khai Thái Nam Tiến Quang Lãng Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT Lần đầu Lần cuối Lần đầu Lần cuối Châm cứu Tốt x x Khá x Trung bình x x x x Yếu x Kê đơn thuốc Nam Tốt x x Khá x Trung bình x x x Yếu x x 3.2.4. Hiệu quả cải thiện kiến thức về sử dụng của thuốc nam và kỹ năng tư vấn sử dụng thuốc nam của nhân viên y tế thôn tại hai xã can thiệp Bảng 3.38. Kỹ năng tư vấn cho người dân về phương pháp sử dụng thuốc nam chữa bệnh của nhân viên y tế thôn Kỹ năng tư vấn (Mức và điểm) 2 xã can thiệp (n=14) 2 xã đối chứng Nam (n=15) Trước CT Sau CT Lần đầu Lần cuối Tốt (11-12 điểm) 0 (0,0) 8 (57,2) 0 (0,0) 0 (0,0) Khá (8-10 điểm) 1 (7,1) 6 (42,8) 5 (33,3) 7 (46,7) Trung bình (6-7 điểm) 5 (35,7) 0 (0,0) 8 (53,3) 7 (46,7) Yếu (<6 điểm) 8 (57,2) 0 (0,0) 2 (0,0) 1 (6,6) Tại 2 xã CT: Trước CT, kỹ năng tư vấn của NVYT thôn chủ yếu ở mức Trung bình và Yếu (92,9%). Sau CT, kỹ năng này đã được cải thiện rõ rệt, chủ yếu đạt mức Tốt (42,8%) và Khá (57,2%). Tại 2 xã đối chứng, các tỷ lệ này được cải thiện không rõ rệt. 3.2.5. Hiệu quả cải thiện tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tại trạm y tế xã và kiến thức, thực hành về trồng, sử dụng cây thuốc nam của người dân tại hai xã can thiệp Trong 5 địa chỉ người dân đến KCB bằng YHCT trong năm qua, TYT xã được người dân lựa chọn chiếm tỷ lệ cao. Tại 2 xã CT, tỷ lệ người dân đến KCB bằng YHCT tại TYT là 35,5% (trước CT) đã tăng lên 48,5% (sau CT) (CSHQ=148,9%). Tỷ lệ này ở 2 xã đối chứng là 37,5% (đầu kỳ) và 41,0% (cuối kỳ) (CSHQ=20,7%). HQCT đạt 27,3% - Trong 4 lý do người dân đến KCB bằng YHCT tại TYT xã, có 2 lý do liên quan đến chất lượng hoạt động KCB bằng YHCT của TYT đã được người dân tin tưởng hơn sau can thiệp là chuyên môn giỏi (HQCT = 128,2%) và có TTB y tế tốt (HQCT = 92,8%). Bảng 3.41. Thực hành của người dân về trồng trồng và sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh tại nhà Thực hành Hai xã CT (n=200) Hai xã đối chứng (n=200) HQCT (%) Trước CT Sau CT Đầu kỳ Cuối kỳ SL % SL % SL % SL % Trồng cây thuốc nam tại nhà Không 118 59,0 51 25,5 127 63,5 115 57,5 65,3 Có 82 41,0 149 74,5 73 36,5 85 42,5 CSHQ (%); p CSHQ=81,7%; p<0,001 CSHQ=16,4%; p=0, 220 Tự chữa bằng cây thuốc nam Không 125 62,5 36 18,0 131 65,5 124 62,0 108,6 Có 75 37,5 164 82,0 69 34,5 76 38,0 CSHQ (%); p CSHQ=118,7%; p<0,001 CSHQ=10,1%; p=0,467 3.2.6. Kết quả hỗ trựo trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại hai trạm y tế xã can thiệp Bảng 3.42. Các hỗ trợ vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh y học cổ truyền và vườn thuốc nam cho 2 trạm y tế xã can thiệp Danh mục Tân Dân Khai Thái Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT Phòng KCB bằng YHCT riêng biệt 1 1 1 1 Giường châm cứu, xoa bóp 0 1 2 2 Máy điện châm 1 3 1 3 Bàn bốc thuốc, cân thuốc 0 1 0 1 Giá/kệ đựng dược liệu 0 1 1 1 Đèn hồng ngoại 3 4 1 2 Tranh châm cứu 1 3 1 3 Kim châm cứu các loại (cái) - 2.400 - 2.400 Phác đồ, thuốc và dụng cụ xử lý vựng châm 1 3 0 3 Trong tủ sách của trạm có tài liệu về YHCT 1 6 0 5 Máy sắc thuốc/ấm sắc thuốc 0 1 0 1 Tranh 70 cây thuốc nam (bộ) 1 3 1 3 Vườn thuốc nam 1 1 1 1 Diện tích 100 m2 100 m2 80m2 8 0 m2 Số lượng loại cây 60 70 63 70 Biển cây thuốc đúng quy định BYT 60 70 63 70 CSVC, TTB của phòng chẩn trị YHCT tại 2 TYT xã can thiệp đã được bổ sung thêm số lượng một số TTB phục vụ KCB bằng thuốc nam và châm cứu. Hầu hết các TTB cần thiết phục vụ khám và điều trị YHCT đã được trang bị. Các TTB phục vụ châm cứu tại trạm hiện được sử dụng thường xuyên. Số lượng các loại cây thuốc nam trong vườn đã tăng rõ rệt đều đạt 70 cây thuốc, tất cả các cây đều có biển theo đúng quy định. 3.2.7. Hiệu quả cải thiện về tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các xã can thiệp Bảng 3.43. Tỷ lệ lượt bệnh nhân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại 2 xã can thiệp và 2 xã chứng Chỉ số Tân Dân, Khai Thái Nam Tiến, Quang Lãng Trước CT Sau CT Lần đầu Lần cuối Tổng số lượt KCB chung tại TYT 6861 8890 6678 9300 - Tổng số lượt KCB bằng YHHĐ 4632 4840 4591 6040 - Tổng số lượt KCB bằng YHCT 2229 4050 2087 3260 + KCB YHDT đơn thuần (%/tổng số lượt KCB bằng YHCT) 513 (23,0) 1258 (31,1) 336 (16,1) 680 (20,9) Châm cứu (%/tổng số lượt KCB bằng YHCT) 101 (4,5) 442 (10,9) 69 (3,3) 194 (6,0) Thuốc Nam (%/tổng số lượt KCB bằng YHCT) 67 (3,0) 235 (5,8) 56 (2,7) 98 (3,0) Châm cứu + thuốc Nam 5 11 7 14 Thuốc thành phẩm YHCT (%/tổng số lượt KCB bằng YHCT) 330 (14,8) 558 (13,8) 199 (9,5) 363 (11,1) Phương pháp khác 10 12 25 30 - YHCT kết hợp YHHĐ (%/tổng số lượt KCB YHCT) 1716 (77,0) 2792 (68,9) 1751 (83,9) 2580 (79,1) Châm cứu + thuốc Tân dược 5 81 2 12 Thuốc Nam + thuốc Tân dược 7 51 6 17 Châm cứu + thuốc Nam + Tân dược 0 64 0 0 Thuốc thành phẩm YHCT + thuốc Tân dược 1704 2596 1743 2551 Tỷ lệ (%) tổng số lượt KCB YHCT/tổng số lượt KCB chung 32,5 45,6 31,3 35,1 CSHQ=40,3%; p<0,05 CSQH=12,1%; p>0,05 HQCT= 28,2% Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2017 - Về nhân lực phục vụ khám chữa bệnh của trạm y tế xã: Một trong những vấn đề mấu chốt quan trọng nhất và quyết định nhất tới năng lực cung ứng dịch vụ y tế đó là vấn đề số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên y tế trong các cơ sở dịch vụ y tế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cả 27 trạm y tế đều có đủ số lượng cán bộ y tế diện biên chế. Tuy nhiên, chỉ có 12/27 trạm y tế (44,4%) không có biên chế Y sĩ y học cổ truyền/Y sĩ Đông y mà thay thế chức danh này ở 13/27 trạm y tế (48,1%) là chức danh Y sĩ đa khoa định hướng y học cổ truyền và 1 TYT (xã Đại Thắng) có Lương y thay thế; có 1 trạm y tế (xã Nam Tiến) không có cả 3 chức danh liên quan đến khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Hầu hết các cán bộ y học cổ truyền của các TYT đều chưa được tập huấn nâng cao trình độ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trong năm qua. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy tại 4 trạm y tế xã của huyện Đại Từ, Thái Nguyên năm 2016. - Về trang thiết bị của phòng chẩn trị y học cổ truyền: Trong 14 danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị quy định của Bộ Y tế cho Phòng Chẩn trị y học cổ truyền của trạm y tế xã xã, chỉ có tranh châm cứu là có đủ ở cả 27 trạm y tế (100%), 13 danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị khác đều không có đủ tại 100% trạm y tế, cụ thể: 4 danh mục đạt từ 89,0 – 96,3% số trạm y tế có là Phòng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền riêng biệt; Máy điện châm; Đèn hồng ngoại và Tranh 70 cây thuốc nam; 3 danh mục đạt từ 59,3 – 77,8% số trạm y tế có là Giường châm cứu, xoa bóp; Phác đồ, thuốc, dụng cụ xử lý vựng châm; Trong tủ sách của Trạm có tài liệu y học cổ truyền; 3 danh mục đạt tỷ lệ thấp và rất thấp (3,7 – 29,6%) số trạm y tế có là Bàn bốc thuốc, cân thuốc; Giá/kệ đựng dược liệu; Máy sắc thuốc/ấm sắc thuốc; Bộ giác hơi; 2 danh mục là Dao cầu và Thuyền tán đều không có ở 100% số trạm y tế. Vườn thuốc nam: 100% trạm y tế đều có vườn thuốc nam (vườn thuốc mẫu). Tuy nhiên, diện tích các vườn thuốc nam ở các trạm y tế là khác nhau (diện tích bé nhất là 20 m2 và lớn nhất 250 m2.). Trung bình/1 trạm y tế là khoảng 80 m2 . Số lượng cây thuốc trung bình/1 trạm y tế là 51 cây (số cây ít nhất/1 vườn là 30 cây và nhiều nhất là 70 cây). Như vậy, tất cả các trạm y tế có vườn thuốc nam nhưng nhưng đa số là chưa đạt chuẩn về diện tích, quy cách và số lượng danh mục 70 cây thuốc theo quy định của Bộ Y tế. Hai tiêu chí là Phòng chẩn trị y học cổ truyền và có vườn thuốc nam phục vụ cho công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền là một trong những tiêu chuẩn cứng quy định trong Tiêu chí 3 của Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã. Riêng vườn thuốc nam mẫu tại trạm y tế có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong việc tuyên truyền, tư vấn và hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, giúp người dân tiếp cận trực tiếp để có thêm thông tin và kiến thức về cây thuốc cũng như tác dụng điều trị của thuốc nam. Tuy nhiên, vườn thuốc nam tại các trạm y tế cơ bản là có đủ và số lượng cây thuốc không thiếu nhiều, song hiệu quả sử dụng hàng ngày cồn rất hạn chế. Cả 27 trạm y tế đều không có đủ các trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Có thể nhận xét, các trang thiết bị phục vụ cho công tác điều trị bằng châm cứu và thuốc nam chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu quy định... giá/tủ đựng dược liệu có nhưng sử dụng đã nhiều năm, máy điện châm có trạm được cấp từ khi trạm mới đạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_thuc_trang_hoat_dong_kham_chua_benh_bang_y_hoc_co_tr.doc
  • doc1. BÌA - MỤC LỤC (27.8.20).doc
  • doc1. EXECUTIVE SUMMARY (T.ANH).doc
  • doc2. ĐVĐ- TỔNG QUAN.doc
  • doc3. Chương 2-YHCT.doc
  • doc4.CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ (HÙNG).doc
  • doc5.CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN.doc
  • doc6. TLTK-HUNG.doc
  • doc7.PHIẾU PV TRƯỞNG TYT XÃ.doc
  • doc8.PHIẾU ĐÁNH GIÁ KT, TH CHÂM CỨU CB YHCT.doc
  • doc9.PHIẾU ĐÁNH GIÁ KT, TH KÊ ĐƠN THUỐC NAM- CB YHCT.doc.doc
  • doc10. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KT, KN TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC NAM CỦA NVYTT.doc
  • doc11. PHIẾU PHỎNG VẤN BN (ĐÃ SỬA)_final.doc
  • doc12. PHỤ LỤC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA.doc
  • doc13. PHỤ LỤC DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NC.doc
  • doc14. PHỤ LỤC DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NC 2019.doc
  • doc15. Danh mục PL 9.doc
  • doc16. KT Châm cứu.doc
  • doc17. Kỹ năng KCB.doc
  • doc18. Thuốc nam NVYTT.doc
  • doc19. Tư vấn thuốc nam.doc
  • doc20. Biến số, chỉ số NC.doc
  • docTRANG THÔNG TIN ĐÃ SỬA CHỮA SAU PBĐL (25.6.21).doc
Tài liệu liên quan