Tài liệu Luận án Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà nẵng hiện nay - Thực trạng và giải pháp, ebook Luận án Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà nẵng hiện nay - Thực trạng và giải pháp
230 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà nẵng hiện nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy định.
Tác giả luận án
Lê Anh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 7
1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách công, chính sách xã hội 7
1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội, hệ
thống chính sách an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội
ở miền Trung - Tây Nguyên, thành phố Đà Nẵng 9
1.3. Nhận xét tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 16
Chương 2: CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ THỰC THI CHÍNH
SÁCH AN SINH XÃ HỘI - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN 19
2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về an sinh xã hội, chính sách an sinh
xã hội 19
2.2. Thực thi chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong
thực thi chính sách an sinh xã hội 28
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA 46
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc
thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng 46
3.2. Hoạt động thực thi chính sách an sinh xã hội ở Đà Nẵng trong thời
gian qua 48
3.3. Đánh giá kết quả việc thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố
Đà Nẵng thời gian qua 82
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI 102
4.1. Dự báo những yếu tố tác động đến hoạt động thực thi chính sách an
sinh xã hội ở Đà Nẵng 102
4.2. Quan điểm nâng cao chất lượng thực thi chính sách an sinh xã hội ở
thành phố Đà Nẵng 106
4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng thực thi chính sách an
sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới 108
KẾT LUẬN 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH : An sinh xã hội
BCÐ : Ban chỉ đạo
BCHTƯ : Ban chấp hành Trung ương
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BTXH : Bảo trợ xã hội
CNH, HÐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH, ÐTH : Công nghiệp hóa, đô thị hóa
CP : Chính phủ
CSC : Chính sách công
CTQG : Chính trị quốc gia
CT - XH : Chính trị - xã hội
DTTS : Dân tộc thiểu số
ÐTCS : Ðối tượng chính sách
ÐTN : Ðào tạo nghề
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
HÐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
KCB : Khám chữa bệnh
KTTT : Kinh tế thị trường
KT - XH : Kinh tế - xã hội
LÐ-TB&XH : Lao động - Thương binh và xã hội
LLLÐ : Lực lượng lao động
NCC : Người có công
NCT : Người cao tuổi
NKT : Người khuyết tật
NOXH : Nhà ở xã hội
TCXH : Trợ cấp xã hội
TGXHTX : Trợ giúp xã hội thường xuyên
TTg : Thủ tướng
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 3.1: Ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả thực thi chính sách
an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong 5 năm
gần đây (2010 - 2015) 88
Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá của người dân về điều kiện thuận lợi mà các
chính sách an sinh xã hội mang lại 89
Biểu đồ 3.1: Đồ thị tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố Đà Nẵng, 2005-2014 68
Biểu đồ 3.2: Kinh phí hỗ trợ nhà ở 79
Biểu đồ 3.3: Thu ngân sách của thành phố Đà Nẵng qua các năm 98
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát
huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện
các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững,
ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Nghị quyết Đại hội
XII cũng chỉ rõ: Quản lý tốt sự phát triển xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao
phúc lợi xã hội; thực hiện tốt chính sách với người có công; nâng cao chất lượng chăm
sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng cuộc sống của nhân dân; thực hiện tốt chính sách
lao động, việc làm, thu nhập [56, tr.76, 78].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khóa XI khẳng định:
Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực
để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển. Chính sách
xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ
với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực
trong từng thời kỳ Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của người có công và bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) là nhiệm vụ
thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội [55, tr.90, 91].
Nhờ thực hiện tốt các chính sách xã hội, thời gian qua các lĩnh vực xã hội đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có
công, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đời
sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị - xã
hội; nước ta được Liên hợp quốc công nhận là một trong các quốc gia đi đầu trong
việc thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ [55, tr.70,71].
Đối với thành phố Đà Nẵng, Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát
triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất
nước [17], đã xác định: Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị
lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung.Trên cơ sở mục tiêu
chung đó, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện chủ trương gắn phát triển kinh tế với
2
giải quyết các vấn đề xã hội, chính sách an sinh xã hội, quan tâm nhân tố con người
và đã đạt được những kết quả tích cực: Trên lĩnh vực kinh tế: Tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân của Đà Nẵng từ 1997 - 2015 đạt 10,62%, nhất là giai đoạn 2001
- 2010 đạt gần 11,96%/năm (tỷ lệ này cao hơn nhiều so với bình quân cả nước là
7,07%/năm). Đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, thu nhập bình
quân đầu người của năm 2011 đạt 23,62 triệu/người (tăng hơn 5 lần so với năm
1997 là 4,69 triệu/người) [7, tr.8-9]. Tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng
đầu, không chỉ để sớm đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố hiện đại, phát triển;
mà còn làm tiền đề để thực hiện nhiều mục tiêu xã hội. Trên lĩnh vực xã hội: Song
song với những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế; tiến bộ và công bằng xã hội luôn
được chú trọng trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, nhiều chính sách ASXH
đậm tính nhân văn được triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt. Chương trình thành
phố “5 không”, “3 có” gắn với công tác đảm bảo an sinh xã hội được thực hiện tốt:
Trong 3 năm 2011 - 2013, với chủ đề “Năm an sinh xã hội”, thành phố tập trung
chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, hộ nghèo và đồng
bào dân tộc. Mục tiêu “Không có hộ đặc biệt nghèo” cơ bản hoàn thành, Đề án giảm
nghèo giai đoạn 2009 - 2015 về đích trước 3 năm (năm 2012), giai đoạn 2013 - 2017
về đích trước 2 năm (năm 2015), đến cuối năm 2015 không còn hộ nghèo theo chuẩn
mới của thành phố (Chuẩn nghèo giai đoạn 2009 - 2015, thành phố 500.000
đồng/người/tháng, nông thôn 400.000 đồng/người/tháng. Chuẩn nghèo giai đoạn 2013
- 2017, thành phố 800.000 đồng/người/tháng, nông thôn 600.000 đồng/người/tháng).
Đề án “Có nhà ở” được triển khai đồng bộ bằng cả nguồn vốn ngân sách và xã hội
hoá (Đã đưa vào sử dụng 176 khối nhà chung cư với gần 9.000 căn hộ; đang triển
khai xây dựng 128 khối chung cư với gần 17.500 căn hộ; hoàn thành 02 khu ký túc xá
sinh viên tập trung phía Tây và phía Đông thành phố, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho
5.500 sinh viên), đặc biệt trong 2 năm 2014, 2015 đã tập trung hỗ trợ xây dựng, sửa
chữa hơn 2.200 nhà ở cho các gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, người
dân Làng Vân. Đề án “Có việc làm” được quan tâm thực hiện, tổ chức tốt các phiên
giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hằng năm giải quyết việc làm cho 3,2
vạn lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 55%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực
thành thị đến cuối năm 2015 giảm còn 4,15% (cuối năm 2010 là 4,9%) [48, tr.9-10].
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả khả quan nói trên, lĩnh vực kinh tế và ASXH vẫn còn
3
những hạn chế, bất cập: Quá trình phát triển kinh tế đã dẫn đến việc mở rộng và
phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ đã thu hút số lượng lớn lao động từ các
địa phương khác đến tham gia làm việc và cư trú, trong đó có không ít lao động tự
do, những người lang thang cơ nhỡ. Mặt khác, dưới tác động của quá trình đô thị
hóa, các đối tượng dân cư bị thu hồi đất, phải chuyển đổi nghề nghiệp, phải tái định
cư do quá trình mở rộng và chỉnh trang đô thị rất lớn, gây áp lực cho việc giải quyết
việc làm, ổn định cuộc sống, bố trí nhà ở trên địa bàn thành phố, gây khó khăn cho
công tác ASXH. Bên cạnh đó, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã
góp phần làm tăng số lượng học sinh, sinh viên đến học tập và ở lại làm việc đã gây
áp lực không nhỏ về vấn đề chỗ ở, khám chữa bệnh, chăm sóc y tế và các vấn đề xã
hội khác [48, tr.18-19].
Ngày 12-11-2013, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 75-KL/TW của Bộ Chính
trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2003 của
Bộ Chính trị (khóa IX) “Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời
kỳ CNH, HĐH đất nước” với nhiều cơ chế, chính sách mới, tạo động lực mới cho
Đà Nẵng phát triển [19].Với quan điểm phát triển bền vững: “Kết hợp phát triển
kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã
hội” [48, tr.87], “Tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả chương trình thành
phố “5 không”, “3 có”, Chỉ thị 24-CT/TU, Chỉ thị 25-CT/TU của BTV Thành uỷ
và các chính sách an sinh xã hội đang triển khai, nâng cao thu nhập và chất lượng
cuộc sống của nhân dân” [47, tr.33-34] để phấn đấu xây dựng Đà Nẵng trở thành
“một thành phố có môi trường đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có đời sống
văn hóa cao; một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành
phố hấp dẫn và đáng sống” [48, tr.29], một thành phố giàu đẹp, an bình, văn minh,
hiện đại [48, tr.24], thành phố “4 an” - an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn
vệ sinh thực phẩm và an sinh xã hội; việc khảo sát một cách khách quan thực trạng
thực thi chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra
những luận cứ khoa học nhằm thực thi chính sách ASXH một cách có hiệu quả
hơn là rất cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề "Thực thi chính sách an sinh xã
hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay - thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận án
Tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học.
4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực thi chính sách ASXH; phân
tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng
việc thực thi hệ thống chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ASXH, về thực thi chính sách ASXH ở
nước ta hiện nay.
- Phân tích thực trạng thực thi chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng thời
gian qua.
- Xác định quan điểm và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng
việc thực thi hệ thống chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình thực thi chính sách ASXH của thành phố Đà Nẵng trên các lĩnh
vực bảo trợ xã hội, giảm nghèo, người có công với cách mạng, nhà ở xã hội, giải
quyết việc làm cho người lao động (nhất là người lao động bị thu hồi đất sau chỉnh
trang đô thị), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... được thể hiện trong các chương trình
ASXH có tính “đặc thù” của thành phố Đà Nẵng (chương trình thành phố “5
không”, “3 có” “4 an”) giai đoạn từ năm 1997 đến nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chu trình chính sách công bao gồm nhiều bước (hoạch định,
tổ chức thực thi, đánh giá kết quả); trong giới hạn của đề tài chỉ tập trung vào giai
đoạn tổ chức thực thi chính sách và đánh giá kết quả. Nội dung hệ thống chính
sách ASXH bao gồm nhiều nội dung; luận án chỉ tập trung phân tích, đánh giá về việc
thực thi chính sách ASXH ở các nội dung cơ bản có tính “ưu trội” ở thành phố Đà
Nẵng: Chính sách ưu đãi, chính sách bảo trợ xã hội; chính sách xóa đói, giảm nghèo;
chính sách nhà ở cho người có công, dân tộc thiểu số và nhà ở thu nhập thấp; chính
sách bảo hiểm xã hội, chính sách bảo hiểm y tế...
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn từ năm 1997 đến 2015 và đề
xuất các giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2025
5
- Không gian: Thành phố Đà Nẵng
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chính trị nói
chung và vấn đề chính sách xã hội, chính sách ASXH nói riêng, về khoa học chính
sách công, khoa học quản lý công
4.2. Cơ sở thực tiễn
Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện của Đảng bộ, chính quyền thành phố
Đà Nẵng trong việc xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trên quan điểm phát
triển bền vững “Kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống,
giải quyết tốt các vấn đề ASXH” [48, tr.87].
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Việc tiếp cận vấn đề được dựa trên nền tảng khoa học của chuyên ngành chính
trị học và vận dụng các kiến thức liên ngành chính sách công, quản lý công.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích tài liệu có sẵn (là những tài
liệu thu thập được từ các báo cáo tổng kết, các nghiên cứu đã có, các tài liệu khác
liên quan đến đề tài) thông qua việc phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh.
Phương pháp định lượng: NCS tiến hành điều tra chọn mẫu với số lượng 307 phiếu
trưng cầu ý kiến. Số phiếu điều tra này có cơ cấu mẫu như sau: về giới tính, có 142
nam (46,3%), 165 nữ (53,7%); địa bàn thành thị có 212 người (69%), nông thôn gồm
105 người (31%). Địa bàn khảo sát được lựa chọn đại diện cho 3 vùng (vùng nội
thành là quận Hải Châu có 109 phiếu; vùng ven là quận Cẩm Lệ có 103 phiếu; và
vùng nông thôn là huyện Hòa Vang có 105 phiếu); mẫu được NCS chọn theo nguyên
tắc ngẫu nhiên. Phương pháp định tính: NCS thực hiện 21 mẫu phỏng vấn sâu, trong
đó, đối tượng phỏng vấn sâu được lựa chọn ngẫu nhiên trên 3 địa bàn kể trên.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học chính sách công, quản lý công; vai trò của
việc thực thi hệ thống chính sách ASXH trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta.
- Góp phần hiện thực hóa những nội dung được nêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ
5 BCHTƯ khóa XI “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”.
6
- Đánh giá một cách khách quan về những kết quả đạt được, những tồn tại,
hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi hệ thống
chính sách ASXH để xây dựng Đà Nẵng thành một thành phố “an bình, đáng sống”.
Với những đóng góp đó, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
những tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề này.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm có 4 chương, 11 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề chính
sách công, chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội (ASXH), thực thi chính sách
ASXH, đáng quan tâm là những công trình sau:
1.1. NHÓM CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG,
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
- "Tìm hiểu về khoa học chính sách công" của Viện Khoa học chính trị - Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [176] đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về
khái niệm, cấu trúc và chu trình chính sách công - hoạch định, thực thi, đánh giá
chính sách công. Vị trí của chính sách công trong việc giành, giữ, thực thi quyền lực
chính trị. Chu trình chính sách với 4 giai đoạn chính: Xác lập chương trình nghị sự
(tìm kiếm sự nhất trí về mục tiêu), ra quyết định chính sách (tìm kiếm sự nhất trí về
biện pháp đạt được mục tiêu), triển khai chính sách (thi hành các biện pháp đã được
nhất trí), đánh giá chính sách (đánh giá việc thực hiện mục tiêu và đặt ra các vấn đề
mới). Vai trò của nhà nước trong việc thực thi các chính sách xã hội nhằm đảm bảo
công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các
chính sách chính của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cuốn sách cũng chỉ rõ: Chính
sách công là lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới, vì vậy đó chỉ là những nhận thức
và cơ sở lý luận ban đầu cho những khảo sát cụ thể hơn về thực tế quy trình hoạch
định chính sách ở nước ta
- "Chính sách công của Hoa Kỳ (giai đoạn 1935 - 2001)" của Lê Vinh Danh
[37] đã đề cập đến những vấn đề cơ bản như: Chính sách công và chính quyền - tổ
chức chính quyền hợp chủng quốc Hoa Kỳ, chính sách công ; Quy trình thiết kế chính
sách công; Chính sách công Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2000; Quy trình thiết kế chính
sách trong thực tế. Cuốn sách đã khái quát nội dung với 3 phần: Chính sách công và
chính quyền, tiến trình lập và thực hiện chính sách, thiết kế chính sách công trong thực
tế. Những mục tiêu tương đồng về lợi ích quốc gia, lề lối thiết kế và quản trị mang tính
cơ bản có thể thể nghiệm cho các nước đang phát triển xem xét. Tuy nhiên, chính sách
công của Hoa Kỳ không những được điều chỉnh cho phù hợp với những điều kiện biến
động của xã hội; hơn thế nữa hệ thống giá trị, hệ thống chính trị của nước Mỹ có những
8
khác biệt so với các nước trên thế giới, vì vậy việc vận dụng đòi hỏi phải có những điều
chỉnh tất yếu
- "Giáo trình Hành chính học" của Nguyễn Hữu Hải [74] và "Đại cương về
phân tích chính sách công" của Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa [75] đã trình bày những
nội dung cơ bản về khái niệm, chức năng, ý nghĩa của phân tích chính sách công; các
nguyên tắc và yêu cầu của việc phân tích chính sách công; các yếu tố tác động đến
phân tích chính sách công; tiêu chí trong phân tích chính sách công; nội dung phân tích
chính sách công; phương pháp phân tích chính sách công. Phân tích chính sách công có
vai trò quan trọng và là khâu khởi đầu, xuyên suốt trong chu trình chính sách. Cuốn
sách đã cung cấp công cụ và phương pháp phân tích chính sách thực sự khoa học.
"Chính sách công - Những vấn đề cơ bản" của Nguyễn Hữu Hải [76] đã trình bày
những nội dung cơ bản về Chính sách công như: Đặc điểm, vai trò, phân loại chính
sách công; cấu trúc nội dung và chu trình chính sách công; hoạch định chính sách công;
tổ chức thực thi chính sách công - quan niệm, vị trí, ý nghĩa, các bước tổ chức thực thi
chính sách công; phân tích chính sách công; đánh giá chính sách công; tổ chức công tác
phân tích, đánh giá chính sách công. Đặc biệt cuốn sách đã cung cấp những phụ lục về
quy trình hoạch định chính sách công ở Việt Nam: quy trình hoạch định chính sách
công của Quốc hội, quy trình hoạch định chính sách công của Chính phủ, quy trình
hoạch định chính sách công của HĐND cấp tỉnh. Đây là tư liệu cung cấp khá hệ thống
những kiến thức cơ bản về chính sách công , vận dụng những kiến thức cơ bản đã học
vào thực tiễn đánh giá chính sách công, góp phần hoàn thiện công tác hoạch định và
thực thi chính sách công trong quản lý nhà nước.
- "Quản lý công" của Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hải [156] đã đề cập đến quá
trình phát triển khoa học quản lý công; vấn đề khu vực công; nhà quản lý công và nội
dung quản lý công, kỹ năng quản lý công; những thách thức trong quá trình quản lý
công ở Việt Nam. Đây là tài liệu thể hiện cách tiếp cận mới về nội dung, hình thức,
phương pháp quản lý trong khu vực công - việc áp dụng khoa học quản lý công vào các
tổ chức công xét đến cùng là quản lý con người trong tổ chức.
- "Chính sách công và phát triển bền vững - Cán cân thanh toán, nợ công và
đầu tư công" của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế [57]. Cuốn sách đã đề cập
đến 2 nội dung cơ bản: Nội dung thứ nhất là cán cân thanh toán (mối liên hệ giữa cán
cân thanh toán và sự phát triển kinh tế cũng như các vấn đề tỷ giá, lạm phát) và phát
9
triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Nội dung thứ hai là đầu tư công và nợ công
(các yếu tố tác động đến quy mô và chất lượng của đầu tư công, vấn đề nợ công, chi
tiêu công và phát triển bền vững), tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, cải cách thể chế và
định vị lại vai trò của đầu tư công. Những nội dung đó được tiếp cận bằng phương
pháp nghiên cứu hiện đại, khách quan, kết hợp định tính và định lượng với những kiến
nghị có cơ sở khoa học trong việc tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu đầu tư công ở nước ta
- "Đại cương về Chính trị học" của Lê Văn Đính [59]; "Giáo trình Chính trị
học Đại cương" của Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Văn Đính [179] đã trình bày quan niệm,
đặc trưng, chu trình chính sách công. Đây là những tư liệu tiếp cận vấn đề chính
sách công ở giác độ của Chính trị học: quan tâm đến vai trò của nhà nước trong việc
thực thi chính sách công nói chung và các chính sách xã hội nói riêng nhằm đảm bảo công
bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Ngoài những tư liệu nói trên, còn có các bài viết công bố trên các tạp chí
liên quan đến quan niệm, đặc điểm, chu trình chính sách công.và việc đánh giá chính
sách công - nội dung, tiêu chí của đánh giá chính sách công có thể kể đến là: "Chính
sách công" của Lê Chi Mai [98], "Đánh giá chính sách công ở Việt Nam - Vấn đề và
giải pháp" của Nguyễn Đăng Thành [128].
1.2. NHÓM CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH AN
SINH XÃ HỘI, HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ THỰC THI
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN, THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về an sinh xã hội, hệ thống chính
sách an sinh xã hội
- “Pháp luật an sinh xã hội - kinh nghiệm một số nước đối với Việt Nam” của
Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương [73] đã làm rõ quan niệm và vai trò của pháp
luật an sinh xã hội của một số nước như Đức, Nga, Hoa Kỳ cũng như khái quát khá
đầy đủ hệ thống pháp luật an sinh xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả
đã nhấn mạnh để hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội của Việt Nam trong tình hình
mới cần phải xúc tiến xây dựng Bộ Luật an sinh xã hội và cải cách các Luật Bảo
hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế.
- "Mô hình phát triển xã hội của một số nước phát triển Châu Âu: Kinh nghiệm
và ý nghĩa đối với Việt Nam" của Nguyễn Quang Thuấn, Bùi Nhật Quang [137] đã phân
10
tích cách thức nhà nước cung cấp các dịch vụ ASXH cho người dân ở một số quốc gia
phát triển ở châu Âu. Từ đó, tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp cho
sự lựa chọn mô hình phát triển, chính sách đảm bảo ASXH của nước ta hiện nay trong
quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
- “Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
của Đinh Công Tuấn [157] đã phân tích tổng quan về hệ thống ASXH của châu Âu
cũng như làm rõ nhu cầu, thách thức trong việc cải cách hệ thống an sinh xã hội của
châu Âu, đồng thời, chỉ ra những thành công, hạn chế, những kinh nghiệm trong
đảm bảo ASXH thông qua: Hệ thống ASXH theo mô hình “thị trường xã hội” của
Đức; hệ thống an sinh xã hội theo mô hình “xã hội dân chủ” của Thuỵ Điển; hệ
thống an sinh xã hội theo mô hình “thị trường tự do” của Anh. Từ đó, cung cấp
nhiều luận cứ khoa học cho xây dựng và thực hiện chính sách ASXH phù hợp với
điều kiện của Việt Nam hiện nay.
- "Bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay" của Trần
Thị Nhung [105] đã phân tích được khái niệm và lịch sử phát triển của hệ thống
đảm bảo xã hội của Nhật Bản. Trên cơ sở đó, tác giả cung cấp thông tin một cách
đầy đủ về đặc điểm, các loại hình, vai trò, chức năng của nhà nước cũng như những
khó khăn, thách thức trong việc thực hiện các chế độ đảm bảo xã hội của nhà nước
như: Chế độ đảm bảo thu nhập, bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và trợ giúp xã hội.
- "Chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi ở Nhật Bản" của Nguyễn Duy
Dũng [39] đã khái quát sự hình thành và phát triển chế độ phúc lợi xã hội ở Nhật
Bản; các hình thức và biện pháp nhà nước đảm bảo phúc lợi xã hội ở Nhật Bản (Chế
độ chăm sóc sức khoẻ; phúc lợi đối với bà mẹ và trẻ em; phúc lợi xã hội đối với
người già, người tàn tật, người có thu nhập thấp); tổ chức quản lý và tài chính cho
việc thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhật Bản.
- "Giáo trình nhập môn về an sinh xã hội" của Nguyễn Hải Hữu [90]; "Hệ
thống an sinh xã hội ở Việt Nam" của Nguyễn Hải Hữu [91]; "Giáo trình Luật an sinh xã
hội" của Nguyễn Thị Kim Phụng [110]; "Giáo trình ưu đãi xã hội" của Trường Đại học
Lao động [154]; "Giáo trình Cứu trợ xã hội" của Trường Đại học Lao động [155];
"Giáo trình Bảo hiểm xã hội" của Trường Đại học Kinh tế quốc dân [151]. Các giáo
trình đã trình bày quan niệm về ASXH, đặc điểm và cấu trúc an sinh xã hội, phương
pháp đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chính sách ASXH, vai trò và
tầm quan trọng của xây dựng và thực thi chính sách ASXH.
11
- “Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện
chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Chiểu [24] đã đề cập đến
một số vấn đề lý luận cơ bản chính sách an sinh xã hội và kinh nghiệm một số nước,
thực trạng thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam trong gần 30 năm thực hiện đường
lối đổi mới, vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam
hiện nay, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của nhà nước
trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam. Với tư liệu này, luận án đã kế
thừa nội dung tính tất yếu, vai trò và yêu cầu đặt ra đối với nhà nước trong việc thực
hiện chính sách ASXH (tính tất yếu được thể hiện ở các nội dung: bản chất, chức
năng xã hội của nhà nước, khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường, đảm
bảo quyền cơ bản của con người, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế)
- “Xây dựng và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của Mai
Ngọc Cường [35] đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của chính sách ASXH trong nền
kinh tế thị trường; thực trạng hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay; phương
hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam đến
năm 2015. Cuốn sách đã chỉ rõ tác động mặt trái của kinh tế thị trường: tình trạng phân
hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng trong thu nhập, nguy cơ thất nghiệp và bệnh tật, đói
nghèo. Đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của Đảng, Nhà nước trong việc ban hành và
tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội nói
chung, ASXH nói riêng
- “An sinh xã hội ở nước ta ở Việt Nam hướng tới năm 2020” của Vũ Văn
Phúc [109] đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm thế giới về
ASXH: quan điểm và cách tiếp cận về về an sinh xã hội, xây dựng và thực hiện hệ
thống về ASXH ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN;
những vấn đề thực tiễn về an sinh xã hội ở nước ta: xây dựng và hoàn thiện hệ
thống ASXH ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, ASXH cho cư dân
vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng dân tộc và miền núi, đào tạo
nghề. Cuốn sách đã phác họa bức tranh tổng thể về cơ sở lý luận và những vấn đề
thực tiễn về ASXH ở nước ta. Tuy nhiên, các chuyên đề, bài viết của chuyên gia
chưa được tổng quan hóa nên tính logich của các nội dung vẫn còn bất cập.
-“Chính sách an sinh xã hội - thực trạng và giải pháp” của Lê Quốc Lý [95]
đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở ngại trong thực thi chính sách
12
ASXH; những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở Việt nam gần đây thông
qua việc đánh giá nhóm cán bộ thực thi và đối tượng thụ hưởng chính sách; trên cơ
sở mục tiêu, quan điểm thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2020 cuốn
sách đã nêu lên 5 nhóm giải pháp khắc phục những trở ngại trong thực thi chính sách
ASXH ở nước ta (thiết kế và thực thi chính sách ASXH, xây dựng và hoàn thiện hệ
thống luật pháp, hoàn thiện bộ máy thực thi chính sách ASXH, nâng cao nhận thức của
đối tượng thụ hưởng về chính ASXH).
- Các bài nghiên cứu trên các tạp chí liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội có
thể kể đến là: “An sinh xã hội ở nước ta - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Vũ
Văn Phúc [108]; “Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở nước ta
những năm tới” của Mai Ngọc Cường [36]; “Hệ thống an sinh xã hội cho người
nông dân Việt Nam” của Nguyễn Danh Sơn [118]; "Tiếp tục thực hiện tốt chính
sách ưu đãi người có công, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển bền vững" của
tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân [102]; “Bảo đảm an sinh xã hội dưới ánh sáng Đại
hội XI của Đảng” của Dương Văn Thắng [133]. Các bài viết nói trên đã đã đề cập
đến những vấn đề lý luận chung vấn đề thực tiễn về ASXH ở nước ta, xây dựng và
hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam trên quan điểm các nghị quyết chuyên đề
của Đảng về ASXH.
- Ngoài các ấn phẩm sách, tạp chí, các kỷ yếu của các cuộc hội thảo sau đây
cũng phần nào làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến lĩnh vực ASXH : “An sinh xã
hội ở Việt Nam: Chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới” do Đại học Kinh tế Quốc
dân [152]; Hội thảo“Xây dựng Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011 - 2020”
của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Cộng hoà
Liên bang Đức (GTZ) [20]; “An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” của Ban Tuyên giáo Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội, Hội đồng kh...ch xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay như
sau: Chính sách ưu đãi tín dụng cho người nghèo; Chính sách hỗ trợ sản xuất, cung
cấp dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; Chính sách dạy nghề, giải quyết
việc làm và xuất khẩu lao động cho người nghèo; Chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất sản
xuất và nước sinh hoạt cho hộ nghèo. Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, về giáo
dục - đào tạo; Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo; Chính sách trợ giúp các
đối tượng bảo trợ xã hội; Chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù (Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo nhất cả nước).
25
- Bảo hiểm xã hội: BHXH là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH. BHXH
là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp
phải những biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất việc
làm, bằng cách hình thành và sử dụng quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của
người sử dụng lao động và người lao động từ hoạt động nghề nghiệp của họ bị giảm
hoặc mất khả năng lao động [35, tr.40]. Có thể nói, không có BHXH thì không thể có
một nền ASXH vững mạnh. BHXH có các đặc điểm cơ bản là: BHXH dựa trên
nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia; đòi hỏi tất cả mọi người
tham gia phải đóng góp tạo nên một quỹ chung; các thành viên được hưởng chế độ
khi họ gặp các “sự cố” và đủ điều kiện để hưởng; chi phí cho các chế độ được chi trả
bởi quỹ BHXH; nguồn quỹ được hình thành từ sự đóng góp của những người tham gia,
thường là sự chia sẻ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, với một phần tham
gia của nhà nước; đòi hỏi tham gia bắt buộc, trừ những trường hợp ngoại lệ; phần tạm
thời chưa sử dụng của quỹ được đầu tư tăng trưởng, nâng cao mức hưởng cho người
thụ hưởng chế độ BHXH; các chế độ được bảo đảm trên cơ sở các đóng góp BHXH,
không liên quan đến tài sản của người hưởng BHXH; các mức đóng góp và mức hưởng
tỷ lệ với thu nhập trước khi hưởng BHXH Ở nước ta, BHXH là sự bảo đảm thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,
trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà
nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bảo hiểm
xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa
chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có
chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội: Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời
gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. Mức đóng BHXH
bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng BHXH
tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. Người
lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời gian đóng BHXH tự
nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng
BHXH. Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào
thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH[113].
26
- Bảo hiểm y tế: Là loại hình BHXH nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho
người tham gia theo quy định của pháp luật, không vì mục tiêu lợi nhuận [35, tr.52-
53]. Nguyên tắc bảo hiểm y tế: Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia
bảo hiểm y tế. Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương,
tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành
chính (sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu). Mức hưởng BHYT theo mức độ
bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT. Chi
phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi
trả. Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm
cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y
tế: Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng BHYT cho người có công với cách mạng
và một số nhóm đối tượng xã hội. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động
đầu tư từ quỹ BHYT để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Nguồn thu của quỹ và số tiền
sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế được miễn thuế. Nhà nước tạo
điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia BHYT hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các
nhóm đối tượng. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương
tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý BHYT. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được
quy định ở Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số:
46/2014/QH13) [114].
2.1.2. Chính sách an sinh xã hội và vai trò của hệ thống chính sách an
sinh xã hội
2.1.2.1. Chính sách an sinh xã hội
- Chính sách xã hội là một loại hình chính sách được thể chế hóa bằng pháp
luật nhà nước, là hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp để
giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra trong một thời gian và không gian nhất định,
trước hết là những vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của con người theo nguyên tắc
tiến bộ và công bằng xã hội, nhằm góp phần ổn định và phát triển bền vững đất nước.
Các chính sách xã hội cơ bản gồm chính sách dân số, chính sách gia đình, chính sách
sức khỏe, chính sách giáo dục, chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp trong xã hội;
chính sách đối với các giới, chính sách an sinh xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5
BCHTƯ Đảng khóa XI khẳng định: Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là
mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển.
27
Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ
với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng
thời kỳ Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có
công và bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước,
của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội [55, tr.73].
- Trong cuốn An sinh xã hội ở nước ta ở Việt Nam hướng tới năm 2020, tác giả
Vũ Văn Phúc [109] đã cho rằng: Chính sách ASXH là một chính sách xã hội cơ bản của
nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm
an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội [109, tr.14]. Trong cuốn
Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an
sinh xã hội ở Việt Nam tác giả Nguyễn Văn Chiểu cho rằng: Chính sách ASXH là những
biện pháp bảo vệ của nhà nước nhằm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro cho các
thành viên của mình khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do các nguyên nhân ốm đâu, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc
vì nguyên nhân khách quan khác thông qua các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp, ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội [24, tr.18].
Chính sách an sinh xã hội được hiểu là hệ thống chủ trương, phương hướng và
biện pháp đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình
và cộng đồng trước những biến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm
hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho
những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, những nạn
nhân chiến tranh, những người bị thiên tai địch họa. Đây là hệ thống chính sách nhằm
phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro thông qua các hoạt động bảo hiểm xã hội,
cứu trợ xã hội và trợ giúp xã hội. Mục tiêu của chính sách ASXH là đảm bảo thu nhập
và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho mọi thành viên trong xã hội. Đối
tượng của chính sách ASXH là mọi người dân, kể cả những người trong đối tượng lao
động, người chưa đến tuổi lao động và người hết tuổi lao động, trong đó bao gồm các
đối tượng của chính sách xã hội là người nghèo thành thị và nông thôn, phụ nữ, trẻ em,
thanh niên, người tàn tật và người dân tộc thiểu số[35, tr.22-25].
2.1.2.2. Vai trò của hệ thống chính sách an sinh xã hội trong xã hội
Trong xã hội hiện đại, các quốc gia, một mặt hướng vào phát huy mọi nguồn
lực, nhất là nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của
28
nền kinh tế tạo ra bước phát triển bền vững và ngày càng phồn vinh cho đất nước; mặt
khác không ngừng hoàn thiện hệ thống ASXH để giúp cho con người, nhất là người lao
động, có khả năng chống chọi với các rủi ro xã hội, đặc biệt là rủi ro trong KTTT và rủi
ro xã hội khác. Ngoài tác động chung như đối với các nước giàu, chính sách ASXH
có thể có những đóng góp cho sự nghiệp phát triển KT - XH ở những nước nghèo.
Điều này thể hiện ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, các chính sách ASXH tác động
đến quá trình tích lũy vốn con người vì nó cải thiện trình độ giáo dục và sức khỏe
của con người, loại bỏ những hình thức tồi tệ nhất của sự bần cùng, nghèo đói. Thứ
hai, các chính sách ASXH cũng có những tác động tích cực đến khía cạnh cầu vì nó
là sự phân phối lại sức mua và có lợi cho nền sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong
nước. Thứ ba, các chính sách ASXH còn đóng góp lớn trong việc tạo ra điều kiện
để xây dựng môi trường CT - XH bền vững. Khi lợi ích từ tăng trưởng kinh tế đến
được với mọi người dân, gồm cả nhóm xã hội trước kia bị gạt ra ngoài lề, điều này
sẽ góp phần làm giảm tình trạng mất trật tự về CT - XH. Những tác động này bắt
nguồn từ bản chất tái phân phối của hệ thống BHXH.
2.2. THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
2.2.1. Tổ chức thực thi trong chu trình chính sách
2.2.1.1. Chu trình chính sách
Chính sách công là tổng thể chương trình hành động của nhà nước tác động có ý
thức đến đời sống của nhân dân theo phương thức nhất định nhằm đạt được các mục
tiêu đề ra. Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng
một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục
tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội [76, tr.51]. Chu trình chính
sách (chính sách công) là một chuỗi các giai đoạn kế tiếp có liên quan với nhau từ khi
lựa chọn được vấn đề chính sách công đến khi kết quả của chính sách được đánh giá -
là quá trình luân chuyển các bước từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu
quả của chính sách trong đời sống xã hội [74, tr.166-190], [76, tr.84].
Chu trình chính sách theo mô hình của các nước trên thế giới gồm 5 giai
đoạn: (1) Thiết lập chương trình nghị sự chính sách là quá trình mà các vấn đề công
được trở thành sự quan tâm của Nhà nước và đưa vào chương trình nghị sự; (2)
Hình thành chính sách là quá trình thiết lập các phương án chính sách khác nhau để
29
giải quyết vấn đề công; (3) ra quyết định chính sách là quá trình cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thông qua đường lối hành động cụ thể bằng một chính sách; (4)
Thực hiện chính sách là quá trình đưa chính sách vào thực tế để các đối tượng cùng
tham gia thực hiện; (5) Đánh giá chính sách là việc xem xét kết quả tác động của
chính sách đến các đối tượng và quá trình kinh tế -xã hội theo hệ thống tiêu chí định
tính và định lượng [74, tr.166-190]. Trong đó, bước triển khai (thực thi) chính sách
đóng vai trò rất quan trọng: Các chính sách sau khi được thông qua đều phải tổ chức
triển khai. Giai đoạn triển khai bao gồm ban hành các văn bản có tính pháp lý, qui định
trách nhiệm, quyền hạn cũng như việc thực thi các hành động và biện pháp cụ thể.
Ở Việt Nam hiện nay, chu trình chính sách thường được chia làm 3 công
đoạn: Hoạch định chính sách, tổ chức thực thi chính sách, đánh giá chính sách: Giai
đoạn đầu tiên trong chu trình là hoạch định chính sách: Hoạch định chính sách là
toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách. Đây là
giai đoạn hình thành phương án chính sách và ra quyết nghị chính sách. Để hoàn
thành giai đoạn này, các cơ quan nhà nước được giao trách nhiệm tiến hành các hoạt
động phân tích thực trạng để xác định vấn đề chính sách và đưa ra việc giải quyết
vấn đề vào chương trình nghị sự để ban hành chính sách. Hoạt động xác định vấn đề
chính sách không chỉ do các cơ quan nhà nước thực hiện mà còn có sự tham gia rộng rãi
của xã hội, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể nhân dân như Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức thành viên của nó. Nguyên tắc hoạch định chính sách công là: Vì lợi ích cộng công
cộng, nguyên tắc đa số, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc hiện thực. Nội dung quan trọng
trong giai đoạn hoạch định chính sách công là việc xác định mục tiêu chính sách và các
giải pháp để đạt các mục tiêu đó. Để thực hiện việc này, các chủ thể cần phân tích tác
động của từng giải pháp và so sánh các giải pháp với nhau để cuối cùng cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định chính sách. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn tổ chức thực thi chính
sách: Đây là giai đoạn hiện thực hóa chính sách trong đời sống xã hội - giai đoạn tổ chức
thực hiện các giải pháp chính sách đã lựa chọn và kiểm tra việc thực hiện. Có thể nói đây
là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một chính sách. Giai đoạn này
bao gồm các bước như: Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi; Phổ biến, tuyên truyền
vận động; Phân công, phối hợp thực thi; Duy trì việc thực hiện chính sách; Điều chỉnh
chính sách; Theo dõi, kiểm tra, động viên. Cuối cùng là giai đoạn đánh giá chính sách,
tổng kết rút kinh nghiệm: Đây là giai đoạn đo lường các chi phí, kết quả của việc thực
30
hiện chính sách và các tác động thực tế của chính sách trong quá trình thực hiện mục tiêu
chính sách, từ đó xác định hiệu quả của một chính sách trong thực tế. Trên cơ sở kết quả
của đánh giá chính sách, các cơ quan nhà nước có thể đưa ra những điều chỉnh chính
sách nếu thấy cần thiết. Các cơ quan này có thể bổ sung mục tiêu, thay đổi, hoặc điều
chỉnh các giải pháp cho phù hợp, thậm chí có thể quyết định tiếp tục theo đuổi mục tiêu
hay chấm dứt sự tồn tại của chính sách [74, tr.166-190], [76, tr.88-94]. Phân tích chính
sách không phải là một giai đoạn độc lập của chu trình chính sách, mà là một hoạt động
gắn kết với các giai đoạn của chu trình chính sách. Đây là hoạt động cơ bản làm nền tảng
ra quyết định cho các chủ thể hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách công.
2.2.1.2. Thực thi chính sách và thực thi chính sách an sinh xã hội
Thực thi chính sách (Policy Implementation) là quá trình biến các chính
sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức
trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hoá những mục tiêu mà chính
sách đã đề ra; là toàn bộ quá trình hoạt động của chủ thể theo các cách
thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách công một cách
có hiệu quả [76, tr.127].
Tầm quan trọng của việc thực thi chính sách là để giải quyết các vấn đề bức
xúc của xã hội đặt ra. Nếu thiếu vắng công đoạn này thì chu trình chính sách không thể
tồn tại; nếu không có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất định thì
những chủ trương, chế độ chỉ là những khẩu hiệu. Nếu công tác tổ chức thực thi chính
sách không tốt sẽ dẫn đến thiếu lòng tin. Quá trình tổ chức thực thi chính sách góp phần
hoàn chỉnh bổ sung chính sách: Có những vấn đề trong giai đoạn hoạch định chính sách
chưa phát sinh, bộc lộ hoặc đã phát sinh nhưng các nhà hoạch định chưa nhận thấy, đến
giai đoạn tổ chức thực thi mới phát hiện. Quá trình thực thi chính sách với những hành
động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách phù hợp với
thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Việc phân tích, đánh giá một chính sách (mức
độ tốt, xấu) chỉ có thể đầy đủ, có sức thuyết phục là sau khi thực hiện chính sách. Qua tổ
chức thực hiện, cơ quan chức năng mới có thể biết chính sách đó được xã hội và đại đa
số nhân dân chấp nhận hay không, đi vào cuộc sống hay không.
Việc thực thi chính sách bao gồm các bước cơ bản sau đây: Bước 1: xây
dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, đây là bước cần thiết quan trọng vì
tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, lại diễn ra trong thời gian dài do
31
đó phải có kế hoạch. Kế hoạch này phải được xây dựng trước khi đưa chính sách
vào cuộc sống và gồm các bước sau đây: Kế hoạch về tổ chức, điều hành như hệ
thống các cơ quan tham gia, đội ngũ nhân sự, cơ chế thực thi; kế hoạch cung cấp
nguồn vật lực như tài chính, trang thiết bị; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện;
kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách; dự kiến về quy chế, nội quy về tổ
chức và điều hành thực thi chính sách. Bước2: Phổ biến tuyên truyền chính sách: Đây
là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thông qua. Nó giúp cho nhân dân,
các cấp chính quyền hiểu được về chính sách và giúp cho chính sách được triển khai
thuận lợi và có hiệu quả. Việc tuyên truyền này cần phải được thực hiện thường xuyên
liên tục, ngay cả khi chính sách đang được thực thi và với mọi đối tượng.Bước 3: Phân
công phối hợp thực hiện chính sách: Một chính sách thường được thực hiện trên
một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân
công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bước 4: Duy trì chính sách: đây là bước
làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Để
duy trì được chính sách đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực của nhiều yếu tố, như
Nhà nước là người tổ chức thực thi chính sách phải tạo điều kiện và môi trường để
chính sách được thực thi tốt. Đối với người chấp hành chính sách phải có trách
nhiệm tham gia tích cực vào thực thi chính sách. Bước 5: Điều chỉnh chính sách, việc
làm này là cần thiết, diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chức thực thi chính sách.
Nó được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thông thường cơ quan
nào lập chính sách thì có quyền điều chỉnh). Việc điều chỉnh này phải đáp ứng được
việc giữ vững mục tiêu ban đầu của chính sách, chỉ điều chỉnh các biện pháp, cơ chế
thực hiện mục tiêu. Hoạt động này phải hết sức cẩn thận và chính xác, không làm biến
dạng chính sách ban đầu. Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính
sách: Bất cứ triển khai chính sách nào thì cũng phải kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo các
chính sách được thực hiện đúng, và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Các cơ quan
Nhà nước thực hiện việc kiểm tra này, và nếu tiến hành thường xuyên thì giúp nhà
quản lý nắm vững được tình hình thực thi chính sách từ đó có những kết luận chính xác
về chính sách. Công tác kiểm tra này cũng giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra
những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả
của chính sách. Bước 7: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm: khâu này được tiến hành
liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong quá trình này ta có thể đánh giá từng
32
phần hay toàn bộ chính sách. Ở việc đánh giá này phải tiến hành đối với cả các cơ quan
nhà nước và đối tượng thực hiện chính sách [76, tr.131, 136].
- Thực thi chính sách an sinh xã hội là quá trình biến các chủ trương, phương
hướng và biện pháp liên quan đến hệ thống ASXH thành những kết quả trên thực tế thông
qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước và sự tham gia rộng rãi của các tổ
chức, đơn vị, gia đình, cá nhân và toàn xã hội, nhằm hiện thực hoá những mục tiêu mà
chính sách đã đề ra. Đó là quá trình triển khai hệ thống chính sách ASXH (trợ giúp xã hội,
ưu đãi xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giải quyết việc làm) vào thực tiễn bằng
các công cụ, bộ máy của nhà nước nhằm hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra [95, tr.44].
Việc thực thi chính sách ASXH như thế nào phụ thuộc vào các bộ phận (cơ
quan nhà nước hoạch định chính sách ASXH, cơ quan chấp hành thực hiện chính
sách ASXH, cộng đồng xã hội tham gia hoạt động ASXH, đối tượng thụ hưởng
chính sách ASXH) và các bước cơ bản trong việc thực thi chính sách ASXH. Trên
thực tế các bộ phận nói trên nhiều khi không tách biệt độc lập một cách tuyệt đối
mà có sự đan xen, lồng ghép với nhau (như người hoạch định chính sách ASXH
cũng là đối tượng thụ hưởng chính sách). Việc thực hiện các bước trong thực thi
chính sách an sinh xã hội phải được xem xét ở cấp độ chủ thể thực thi: Chính sách
xã hội, chính sách ASXH được cấp trung ương hoạch định (chính sách quốc gia) thì
cấp thực thi chính sách ASXH đó là chính quyền địa phương các cấp. Trên cơ sở
chính sách quốc gia, chính quyền địa phương các cấp trên cơ sở điều kiện đặc thù
của địa phương mình lại tiếp tục thể chế hóa chính sách quốc gia thông qua việc ban
hành các quyết định, kế hoạch, chương trình (chính sách địa phương) và tổ thức
thực hiện để hiện thực hóa các chính sách nói trên. Vì vậy, trong tính tương đối, vừa
có thể coi việc thực thi chính sách ASXH của một tỉnh, thành phố chỉ là một khâu
trong chu trình chính sách (hoạch định, thực thi, đánh giá kết quả) và vừa có thể coi
việc thực thi đó hàm nghĩa cả chu trình chính sách (chính sách địa phương) với cả 3
bước (hoạch định, thực thi, đánh giá kết quả).
2.2.2. Chủ thể, đối tượng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính
sách an sinh xã hội
2.2.2.1. Chủ thể, đối tượng tham gia vào quá trình tổ chức thực thi chính
sách an sinh xã hội ở nước ta
- Nhà nước là chủ thể ban hành và cũng là chủ thể đóng vai trò chủ đạo trong
việc tổ chức thực thi chính sách ASXH - nhà nước ở đây được hiểu là cơ quan có
33
thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, bao gồm Quốc hội, Chính phủ, các Bộ (chính sách
quốc gia), chính quyền địa phương các cấp (chính sách địa phương). Ngoài ra, các tổ
chức ngoài nhà nước như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội,
các tổ chức xã hội (tình nguyện, thiện nguyện, từ thiện vì cộng đồng) và cộng đồng
dân cư cũng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần hiện thực hóa các chính sách an
sinh xã hội do nhà nước, chính quyền ban hành. Nghĩa là hệ thống ASXH được thiết kế
theo nguyên tắc: Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, đồng thời việc thực thi chính sách
ASXH phải được xã hội hóa cao, huy động sự tham gia rộng rãi của mọi tổ chức, đơn vị,
gia đình, cá nhân và của toàn xã hội; xây dựng hệ thống ASXH đa dạng, đa tầng hướng
tới bao phủ toàn dân; nâng cao năng lực tư sinh của người dân và cộng đồng [106, tr.19].
- Đối tượng của chính sách ASXH là mọi người dân, kể cả những người
trong đối tượng lao động, người chưa đến tuổi lao động và người hết tuổi lao động,
trong đó bao gồm các đối tượng của chính sách xã hội là người nghèo thành thị và
nông thôn, phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người tàn tật và người dân tộc thiểu số [35,
tr.22-25]. Nhìn chung, ở tất cả các nước đều có hai loại đối tượng tham gia và
chương trình ASXH: Thứ nhất là, các đối tượng tham gia vào các chính sách an
sinh xã hội theo nguyên tắc đóng - hưởng. Đối tượng này là người lao động gặp rủi
ro và khó khăn do những nguyên là ốm đau, thai sản, mất sức lao động, tuổi già
phải đối mặt với những khó khăn do bị “mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập".
Những người lao động này phải đóng góp một khoản góp một khoản tiền cho quỹ
bảo hiểm trong suốt thời gian làm việc với một tỷ lệ thu thập nhất định. Việc tham
gia bảo hiểm xã hội đảm bảo cho họ duy trì mức sống trong trường hợp gặp những
vấn đề nêu trên. Đối tượng tham gia vào các chương trình ASXH theo nguyên tắc
đóng hưởng ở các nước đang phát triển có sự khác biệt với các nước phát triển. Do
trình độ phát triển cao hơn nên hầu hết lao động ở các nước phát triển. Do trình độ
phát triển cao hơn nên hầu hết lao động ở các nước phát triển làm việc trong khu
vực chính thức, thường là khu vực làm công ăn lương, cũng vì thế mà hầu hết người
lao động trong các nước này tham gia vào các chương trình ASXH theo nguyên tắc
đóng hưởng. Trong khi đó, đối với các nước đang phát triển, phần lớn cư dân lao
dộng tự do và làm việc trong nông nghiệp phân tán, nhỏ lẻ, trong các khu kinh tế thì
kết cấu không tính được, hay gọi chung là lao động làm việc ngoài khu vực chính
thức. Thông thường đối với khu vực này, người lao động có mức thu nhập, tiền
34
công thấp; làm cho việc tham gia của họ vào các chương trình ASXH theo nguyên
tắc đóng - hưởng khó khăn hơn. Vì thế, trọng tâm của các chính sách ASXH không
chỉ hạn chế trong đối tượng người lao động trong khu vực chính thức. Mức độ
người lao động ngoài khu vực chính thức tham gia vào các chương trình ASXH thể
hiện sự thành công của chính sách ASXH. Ngoài ra, do người lao động khu vực này
làm việc phân tán, không có hợp đồng lao động nên việc tổ chức quản lý để người
lao động ngoài khu vực chính thức ở các nước đang phát triển tham gia vào các
chương trình ASXH cũng phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi chính sách ASXH ở các
nước đang phát triển cũng phải có nét đặc thù so với các nước phát triển, phải có
các chương trình phù hợp vơi khả năng thu nhập để thu hút được người lao động
ngoài khu vực chính thức tham gia vào các chương trình ASXH. Thứ hai là, những
đối tượng tham gia vào chương trình ASXH theo nguyên tắc trợ giúp: Theo ILO, tại
các nước phát triển, ASXH cung cấp chăm sóc y tế và trợ giúp cho các gia đình có
nạn nhân là trẻ em. Đối với các nước đang phát triển, đối tượng giúp đỡ rộng rãi
hơn. Các nhóm này bao gồm người di cư ở thành thị, nhóm dân tộc thiểu số, những
người dân nghèo đói liên miên, những đối tượng rất dễ bị tổn thương (người già cô
đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi), những người bị thiệt hại trước những biến đổi
đột xuất của tự nhiên và xã hội. Trong những nhóm này, người nghèo nhất thường
là đối tượng của các chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Nhưng những
chương trình XĐGN thường hướng đến các đối tượng sống dưới ngưỡng nghèo về
lương thực, thực phẩm. Nhiều gia đình và cá nhân thuộc nhóm dễ bị tổn thương
chưa được tham gia những chương trình XĐGN, cũng như bất kỳ hình thức nào vì
nhìn chung họ đều không có hợp đồng lao động. Việc mở rộng sự tiếp cận của họ
với hệ thống ASXH sẽ nảy sinh ra vấn đề phân phối nguồn lực. Đối với những nước
trãi qua chiến tranh lâu dài như Việt Nam, chính sách ASXH còn bao gồm cả những
đối tượng người có công với cách mạng, những gia đình liệt sĩ, thương binh và thân
nhân của họ đã hy sinh xương máu cho sự tồn vinh của đất nước. Về thực chất, đây
là hình thức trợ giúp xã hội cho các đối tượng nạn nhân chiến tranh, nhưng đó là đối
tượng đặc biệt, nên tên gọi có thể khác nhau như "chính sách đối với người có
công", "chính sách đền ơn đáp nghĩa", "chính sách ưu đãi xã hội"...[35, tr.28-31].
2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hướng đến việc thực thi chính sách an sinh xã hội
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách công là: Tính chất
của vấn đề chính sách công (đơn giản hay phức tạp, cấp bách, bức xúc hay bình
35
thường); môi trường thực thi chính sách công (điều kiện vật chất - kỹ thuật trong nền
kinh tế, bầu không khí chính trị, trật tự xã hội, nhóm lợi ích, quan hệ quốc tế); mối
quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách công (thống nhất hay không thống nhất
về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách công); tiềm
lực của các nhóm đối tượng chính sách công (trên các phương diện chính trị, kinh tế,
xã hội về cả quy mô và trình độ); đặc tính của đối tượng chính sách công (tính tự giác,
tính kỷ luật, tính sáng tạo, lòng quyết tâm, tính truyền thống); năng lực thực thi chính
sách công của cán bộ, công chức (tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, năng lực thực
tế, đạo đức công vụ); mức độ tuân thủ các bước trong chu trình chính sách công; các
điều kiện vật chất để thực thi chính sách công (trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện
hiện đại hỗ trợ); sự đồng tình, ủng hộ của người dân (thiết thực với đời sống nhân dân,
phù hợp với điều kiện và trình độ hiện có của nhân dân) [76, tr.137, 145].
Cụ thể, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách an sinh xã
hội có thể kể đến như sau:
- Thể chế chính sách về ASXH: Thể chế chính sách là trụ cột quan trọng của hệ
thống ASXH. Nội dung cơ bản của thể chế chính sách ASXH là xác định đối tượng
tham gia, đối tượng điều chỉnh với những tiêu chí, điều kiện cụ thể và cơ chế xác định
đối tượng theo một quy trình thống nhất; xác định các chính sách, các chế độ đóng góp,
thụ hưởng và những điều kiện ràng buộc nhất định về trách nhiệm đóng góp, trách
nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách, chế độ đề ra. Cơ chế
để tham gia các loại hình ASXH mà các quốc gia thường áp dụng là bắt buộc hoặc tự
nguyện những có sự hỗ trợ của nhà nước. Mỗi một cơ chế cụ thể đều có ưu điểm và
nhược điểm riêng, việc vận dụng cơ chế nào là phụ thuộc vào điều kiện KT - XH và
truyền thống văn hóa của từng quốc gia. Nếu chính sách ASXH phù hợp với đòi hỏi
với thực tiễn cuộc sống thì việc thực thi chính sách ASXH sẽ thuận lợi, khả thi; ngược
lại chính sách ASXH phù hợp với đòi hỏi với thực tiễn cuộc sống thì việc thực thi
chính sách ASXH sẽ khó khăn, thậm chí không khả thi, thiếu hiệu quả. Biểu hiện của
sự không khả thi đó là chính sách xây dựng có mức độ bao phủ hẹp; không đáp ứng đòi
hỏi ngày càng cao của nhóm các đối tượng yếu thế cần trợ giúp trong xã hội; không
đảm bảo tính hệ thống, toàn diện, cân đối giữa các bộ phận trong cấu trúc ASXH;
không đồng bộ với kế hoạch triển khai và địa bàn áp dụng; thiếu các điều khoản giám
sát và chế tài xử phạt; không đảm bảo tính bền vững về tài chính [95, tr.48-56].
36
- Thể chế tổ chức bộ máy và cán bộ: Nhân tố này có vai trò quyết định trong
việc tổ chức các chính sách ASXH. Cho dù chính sách có tốt đến mấy đi chăng nữa
nhưng tổ chức thực hiện không tốt thì chính sách sẽ không đi vào cuộc sống. Do
vậy, việc thiết lập hệ thống tổ chức quản lý với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp (từ
nhận thức, cơ cấu tổ chức, năng lực, p...n Trà 0 0 0 0 0 0 0 0
Hải Châu 38 0,11 0 0 0 0 0 0
Thanh Khê 32 0,12 0 0 0 0 0 0
Liên Chiểu 170 1,64 30 0,27 9 0,06 0 0
Tổng cộng 850 0,66 286 0,22 104 0,07 0 0
Số hộ thoát nghèo trong năm
Số liệu quý
III/1997 1998 1999 2000
Số hộ
nghèo %
Hộ
nghèo %
Hộ
nghèo %
Hộ
nghèo %
Hoà Vang 2.867 9,28 2.379 7,62 1.953 5,90 1.090 3,29
Ngũ Hành Sơn 721 8,41 578 6,74 406 4,14 230 2,35
Sơn Trà 1.731 9,89 1.115 6,25 766 3,82 440 2,20
Hải Châu 2.397 6,78 1.193 3,36 862 2,17 409 1,03
Thanh Khê 1.987 7,58 1.093 4,36 683 2,26 0 0
Liên Chiểu 768 7,42 529 4,78 375 2,72 248 1,80
Tổng cộng 10.471 8,13 6.887 5,25 5.045 3,44 2.417 1,65
Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu giảm nghèo Đà Nẵng [7].
Bảng 3.4.2: Kết quả thực hiện giảm nghèo ở Đà Nẵng, 2001-2004
Tổng Số hộ thoát nghèo trong năm
Hộ 2001 2002 2003 2004
Hộ nghèo
còn lại
Dân Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Hộ %
Hoà Vang 33.117 459 1,39 455 1,37 633 1,91 975 2,94 0 0,00
Ngũ
H.Sơn
9.794 242 2,47 272 2,78 432 4,41 521 5,32 0 0,00
Sơn Trà 20.043 462 2,31 441 2,20 399 1,99 400 2,00 185 0,92
Hải Châu 39.651 577 1,46 578 1,46 455 1,15 134 0,34 0 0,00
Thanh
Khê
30.176 412 1,37 416 1,38 384 1,27 238 0,79 0 0,00
Liên
Chiểu
13.790 140 1,02 182 1,32 194 1,41 183 1,33 0 0,00
Tổng
cộng
146.571 2292 1,56 2344 1,60 2497 1,70 2451 1,67 185 0,13
Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu giảm nghèo Đà Nẵng [7].
36
Bảng 3.4.3: Kết quả thực hiện giảm nghèo ở Đà Nẵng, 2005-2008
Tổng Số hộ thoát nghèo trong năm
Địa phương số hộ 2005 2006 2007
Hộ nghèo còn
lại
dân Hộ % Hộ % Hộ % Hộ %
Hoà Vang 23.347 1.761 7,54 1.240 5,31 1.795 7,69 1.516 6,49
Cẩm Lệ 14.114 389 2,76 424 3,00 379 2,69 457 3,24
Ngũ H. Sơn 10.282 500 4,86 551 5,36 616 5,99 1.026 9,98
Sơn Trà 21.431 750 3,50 786 3,67 1.119 5,22 1.597 7,45
Hải Châu 37.930 980 2,58 1.081 2,85 619 1,63 332 0,88
Thanh Khê 29.831 916 3,07 1.064 3,57 1.026 3,44 723 2,42
Liên Chiểu 16.075 989 6,15 549 3,42 1.098 6,83 815 5,07
Tổng cộng 153.010 4525.761 4,11 2313.385 3,72 6.652 4,34 6.466 4,23
Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu giảm nghèo Đà Nẵng [7].
Bảng 3.4.4: Kết quả thực hiện giảm nghèo ở Đà Nẵng, 2009-2012
Năm 2009 Năm 2010
Tổng số
hộ dân
Số hộ
nghèo
đầu năm
2009
Hộ
nghèo
phát
sinh
Số hộ
nghèo
giảm
Số hộ
còn lại
Hộ
nghèo
phát
sinh
Số hộ
nghèo
giảm
Số hộ
còn lại
Q. Hải Châu 48.179 5.080 161 1.912 3.329 27 1.350 2.006
Q. Thanh Khê 43.784 4.804 97 1.579 3.322 44 1.458 1.908
Q. Sơn Trà 30.460 4.955 0 1.625 3.330 217 1.354 2.193
Q. Ngũ H.Sơn 16.985 3.426 219 850 2.795 93 1.087 1.801
Q. Liên Chiểu 34.996 4.922 0 1.578 3.344 144 1.318 2.170
Q. Cẩm Lệ 22.825 2.313 369 891 1.791 154 922 1.023
H. Hòa Vang 29.921 7.296 391 2.302 5.385 214 1.816 3.783
Tổng cộng 227.150 32.796 1.237 10.737 23.296 893 9.305 14.884
Năm 2011 Năm 2012
Tổng số
hộ dân
Số hộ
nghèo
đầu năm
2011
Hộ
nghèo
phát
sinh
Số hộ
nghèo
giảm
Số hộ
còn lại
Hộ
nghèo
phát
sinh
Số hộ
nghèo
giảm
Số hộ
còn
lại
Q. Hải Châu 48.179 2.006 0 1.169 837 0 837 0
Q. Thanh Khê 43.784 1.908 22 1.312 618 0 618 0
Q. Sơn Trà 30.460 2.193 33 1.151 1.075 0 1.036 39
Q. Ngũ H.Sơn 16.985 1.801 57 978 880 0 880 0
Q. Liên Chiểu 34.996 2.170 80 1.111 1.139 1 1.140 0
Q. Cẩm Lệ 22.825 1.023 3 778 248 0 248 0
H. Hòa Vang 29.921 3.783 67 1.881 1.969 0 1.095 874
Tổng cộng 227.150 14.884 262 8.380 6.766 1 5.854 913
Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu giảm nghèo Đà Nẵng [7].
37
Bảng 3.4.5: Kết quả thực hiện giảm nghèo ở Đà Nẵng 2013-2014
Năm 2013 Năm 2014
Tổng số
hộ dân
Số hộ
nghèo
đầu năm
2011
Hộ
nghèo
phát
sinh
Số hộ
nghèo
giảm
Số hộ
còn lại
Hộ
nghèo
phát
sinh
Số hộ
nghèo
giảm
Số hộ
còn
lại
Q. Hải Châu 49.890 2.743 27 980 1.790 0 1.284 506
Q. Thanh Khê 44.910 2.601 104 887 1.818 44 959 903
Q. Sơn Trà 32.600 3.316 108 1.001 2.423 63 1.063 1.423
Q. Ngũ H.Sơn 18.940 2.257 90 839 1.508 8 921 595
Q. Liên Chiểu 39.020 4.018 128 1.328 2.818 77 1.370 1.525
Q. Cẩm Lệ 25.670 2.104 164 961 1.307 84 843 548
H. Hòa Vang 31.200 5.006 235 1.719 3.522 79 2.155 1.446
Tổng cộng 242.230 22.045 856 7.715 15.186 355 8.595 6.946
Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu giảm nghèo Đà Nẵng [7].
38
Bảng 3.4.6: Kết quả thực hiện giảm nghèo ở Đà Nẵng 2005-2014
THỰC HIỆN GIẢM NGHÈO (2005-2014)
GIAI ĐOẠN
(2005-2008)
GIAI ĐOẠN
(2009-2012)
GIAI ĐOẠN
2013-2014 Số
TT
Đơn vị
Tổng
cộng
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tổng
cộng
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Tổng
cộng
Năm
2013
Năm
2014
1 Q. Hải Châu 3,012 980 1,081 619 332 5,268 1,912 1,350 1,169 837 1,509 980 1284
2 Q.Thanh Khê 3,718 916 1,064 1,026 712 4,967 1,579 1,458 1,312 618 1,301 887 959
3 Q. Sơn Trà 4,224 750 786 1,119 1,569 5,166 1,625 1,354 1,151 1,036 1,533 1000 1063
4 Q. Ngũ Hành Sơn 2,212 500 551 616 545 3,795 850 1,087 978 880 1,395 839 921
5 Q. Liên Chiểu 3,333 989 549 1,098 697 5,147 1,578 1,318 1,111 1,140 1,826 1328 1370
6 Q. Cẩm Lệ 1,488 389 424 379 296 2,839 891 922 778 248 1,400 961 843
7 H. Hòa vang 5,816 1,761 1,240 1,795 1,020 7,094 2,302 1,816 1,881 1,095 2,828 1719 2155
Toàn Thành Phố 23,803 6,285 5,695 6,652 5,171 34,276 10,737 9,305 8,380 5,854 11,792 7,714 8,595
Tỷ lệ (%) Hộ thoát
nghèo 4.11 3.72 4.35 3.38 4.73 4.10 3.69 2.58 3.20 3.40
Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu giảm nghèo Đà Nẵng [7].
39
Bảng 3.4.7: Kết quả thực hiện các giải pháp giảm nghèo từ năm (2005 -2014)
Trong đó
Mục
tiêu
Giải pháp
Đơn vị
tính
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Năm
2014
Bố trí
chung cư Hộ 0 0 0 19 56 19 9 247 79 162
Xây nhà Nhà 651.0 711.0 774.0 372.0 384.0 317.0 469.0 165.0 208 162
- Kinh phí Tr.đồng 7,297.4 8,667.5 7,740.0 5,223.0 6,238.4 7,809.0 11,583.4 5,859.17 7,963.00 6,271
Sửa chữa Nhà 122.0 200.0 1,265.0 144.0 256.0 278.0 601.0 315.0 416 522
Hỗ
trợ về
nhà ở
- Kinh phí Tr.đồng 732.0 1,000.0 16,475.9 666.2 1,522.0 2,028.8 7,793.5 2,920.98 3,458 5,415
Lắp đặt
điện, nước Hộ 0.0 1,356.0 482.0 222.0 219.0 258.0 103.0 192.0 1 5
- Kinh phí Tr.đồng 0.0 833.0 2,308.0 253.6 217.3 368.0 149.9 1,320.8 2.00 10
CT vệ sinh Hộ 0.0 9.0 228.0 42.0 121.0 246.0 111.0 40.0 656 854
Điện,
nước,
công
trình
vệ
sinh - Kinh phí Tr.đồng 0.0 27.0 720.0 126.0 330.0 631.9 706.0 254.0 2273 1,261
Cho vay
vốn Hộ 17,044 15,222.0 19,034.0 9,795.0 7,098.0 5,551.0 4,630.0 6,822.0 2658 2519
- Kinh phí Tr.đồng 102,751 70,816.0 149,320.0 102,852.0 95,610.0 76,858.0 66,521.0 105,186.0 45,757 52091
- Dư nợ Tr.đồng 330,660.0 357,160.0 370,055.0 413,378.0 432,332 357.174
Hướng dẫn
cách làm
ăn Người 2,943.0 1,000.0 1,590.0 13,000.0 1,597.0 4,511.0 6,206.0 13,484.0 4286 870
- Kinh phí Tr.đồng 30.0 30.0 40.0 59.5 692.4 331.2 455.7 674.2 336.56 306
Giới thiệu
giải quyết
việc làm Người 4,804.0 10,576.0 1,120.0 980.0 6,417.0 3,140.0 2485 2494
Dạy nghề
- Số người Người 1,079.0 663.0 802.0 589.0 996.0 608.0 287.0 1,713.0 3823 1414
Hỗ
trợ
cho
hộ
nghèo
sản
xuất,
kinh
doanh
- Kinh phí Tr.đồng 1,294.8 759.6 962.4 706.8 859.2 1,500.0 708.1 2,569.5 3823.00
40
Hỗ trợ
phương
tiện SXKD Hộ 700.0 242.0 499.0 391.0 1,045.0 757.0 320.0 392.0 238 200
- Kinh phí Tr.đồng 0.0 236.0 2,234.0 620.1 3,021.0 3,990.0 1,692.9 2,082.8 1,760 1,124
Mua thẻ
BHYT Người 20,675.0 84,059.0 93,620.0 73,144.0 137,906.0 113,368.0 114,862.0 97,135.0 97038 84117
- Kinh phí Tr.đồng 1,034.0 5,555.0 6,064.4 10,932.0 19,820.0 42,082.0 49,400.0 46,378.7 57,429.00 51.167
Khám
chữa bệnh
miễn phí Người 15,800 17,277.0 1,230.0 36,559.0 17,961.0 27,165.0 30,555.0 46,831.0 17883 46069
- Kinh phí Tr.đồng 131 430.0 190.6 5,664.0 4,225.0 1,800.0 6,135.0 2,100.0 8,495.43 4.287
Miễn giảm
học phí Người 4,043.0 2,906.0 5,624.0 4,994.0 4,744.0 6,582.0 8,552.0 6,083.0 3478 11.827
- Kinh phí Tr.đồng 904.0 699.0 1,437.3 1,252.8 1,090.0 2,474.0 9,300.0 2,822.95 1,672.00 3,954
Hỗ trợ
sách vở,
dụng cụ
học tập,
học bổng Người 870.0 2,918.0 2,236.0 1,800.0 7,112.0 26,171.0 209,098.0 14,864.0 21330 11637
Hỗ
trợ về
y tế,
giáo
dục
- Kinh phí Tr.đồng 469.8 301.3 1,118.0 1,899.6 4,352.4 4,571.0 5,700.0 9,882.0 8,782.44 5,757.22
Nguồn: Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu giảm nghèo Đà Nẵng [7].
Phụ lục 3.5:
Số liệu về dạy nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.5.1:Quy mô lực lượng lao động và cơ cấu lao động tham gia hoạt động kinh tế
chia theo ngành kinh tế ở Đà Nẵng 2005 - 2014
Cơ cấu lao động đang làm việc chia theo ngành
(%) Năm Tổng số lao động (người) Thủy sản,
nông lâm
Công nghiệp
xây dựng Dịch vụ
2005 386.487 19,39 38,14 42,47
2006 387.277 12,95 31,25 55,80
2007 399.550 10,08 31,69 58,23
2008 430.207 9,24 32,04 58,70
2009 448.123 9,21 32,86 57,93
2010 463.796 8,72 33,46 57,82
2011 506.424 8,41 33,37 58,22
2012 515.018 9,20 32,70 58,10
2013 517.652 8,80 32,70 58,50
2014 536.650 8,60 32,75 58,65
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.5.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở Đà Nẵng
Năm 2007 Năm 2009 Năm 2012
Cấp trình độ Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
- Công nhân kỹ thuật (Sơ
cấp, trung cấp, cao đẳng
nghề)
88.040 22,03 114.978 25,65 140.910 28,31
- Trung học chuyên nghiệp 34.310 8,59 43.054 9,61 34.219 6,87
- Cao đẳng, Đại học, trên
Đại học
72.530 18,15 91.066 20,32 92.526 18,59
- Khác/Không có trình độ 204.670 51,23 199.025 44,41 230.024 46,22
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.5.3: Kết quả tuyển sinh dạy nghề Đà Nẵng, 2005 - 2013
Chia theo cấp độ Năm Tổng số Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Dưới 3T
2005 17.500 5.305 12.195
2006 20.050 5.500 14.550
2007 34.940 910 6.522 19.976 7.532
2008 38.907 2.865 6.095 22.652 7.295
2009 39.091 2.271 7.874 21.990 6.956
2010 42.187 2.730 9.750 24.302 5.405
2011 45.720 3.350 8.200 28.828 5.342
2012 44.189 4.411 4.515 25.935 9.328
2013 43.206 3.774 2.725 26.293 10.414
2014 44.633 3.682 1.740 21.750 17.461
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.5.4: Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi giai đoạn 2011-2013
Giai đoạn STT Các chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013
1 Tổng diện tích đất nông nghiệp ha 67.268,812 66.028,1264 64.730,6264
2 Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ha 1.240,6956 1.297,50 1.385,861
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.5.5: Tình trạng việc làm của người lao động ở thành phố Đà Nẵng trước và sau
khi bị thu hồi đất
Đơn vị tính: %.
Địa phương Không việc làm Nông nghiệp
Công
nghiệp
Hành
chính
Buôn
bán
Xe
ôm
Việc
khác
Già
yếu
Trước khi bị thu hồi đất
Đà Nẵng 7,4 13,7 18,0 6,5 19,9 11,4 25,5 0,6
Sau khi bị thu hồi đất
Đà Nẵng 13,0 6,0 16,8 5,8 16,9 12,7 26,0 1,8
Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng [168].
Bảng 3.5.6: Tình trạng việc làm của lao động sau khi bị thu hồi đất sản xuất ở các địa
phương thuộc thành phố Đà Nẵng (%)
Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng [168].
Bảng 3.5.7: Số hộ và lao động bị ảnh hưởng việc làm do thu hồi đất nông nghiệp trong 3 năm
2011-2013 ở thành phố Đà Nẵng
Giai đoạn STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013
1 Số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. hộ 5.796 4.735 5.782
Tình trạng việc làm
STT Địa Phương
LĐ bị
ảnh
hưởng
Đủ việc
làm
Thiếu
việc
làm
Không
có việc
làm
Nông
nghiệp
Công
nghiệp
Dịch
vụ
1 Hòa Vang 100 71.08 24.00 4.92 14.30 32.57 53.13
2 Liên Chiểu 100 76.10 21.10 2.80 8.67 61.25 30.08
3 Cẩm Lệ 100 64.26 32.33 3.41 25.00 39.90 35.1
4 Sơn Trà 100 65.39 29.87 4.74 2.36 42.00 55.64
5 Ngũ Hành Sơn 100 75.61 20.50 3.89 4.47 30.58 64.95
6 Thanh Khê 100 64.44 31.24 4.32 1.00 36.25 62.75
Số lao động thuộc các hộ
bị thu hồi đất nông
nghiệp
Trong đó:
người 17.300 13.993 15.479
2
- Lao động bị mất việc
làm do thu hồi đất nông
nghiệp
người 10.172 7.054 8.499
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.5.8: Tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Giai đoạn STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013
Số lao động thuộc các hộ
bị thu hồi đất nông nghiệp
Trong đó:
người 17.300 13.993 15.479
1
Lao động bị mất việc làm
do thu hồi đất nông nghiệp người 10.172 7.054 8.499
2
Số lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp đã được đào
tạo nghề.
người 1.855 1.697 1.786
3
Số lao động có việc làm
sau khi bị thu hồi đất nông
nghiệp.
người 7.929 6.847 8.115
4
Số lao động được nhận
vào DN, KCN, cụm kinh
tế nhỏ
người 3.990 2.541 4.425
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.5.9: Hỗ trợ của chính quyền đối với hộ gia đình bị thu hồi đất về đào tạo, chuyển đổi
nghề nghiệp
(Đơn vị: %)
Không nhận
được sự hỗ
trợ nào
Hỗ trợ
chuyển đổi
nghề nghiệp
Hỗ trợ học
bổng học
nghề, học chữ
Hỗ trợ vay
vốn làm ăn,
vay ưu đãi
Hỗ trợ
khác
Tổng số
74,1 11,4 1,8 5,5 7,2 100
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng [178].
Phụ lục 3.6: Chính sách về nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ đồng bào dân tộc
thiểu số và nhà ở xã hội của thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.6.1: Đánh giá các chính sách hỗ trợ nhà ở của UBND thành phố Đà Nẵng
Kết quả đánh giá
Nội dung
ĐVT Phù hợp Chưa phù hợp
Không trả lời
(Missing system)
Giá thuê nhà Số ý kiến 66 16 71
% 80,5 19,5
Số ý kiến 44 19 90 Giá bán nhà
% 69,5 30,2
Số ý kiến 10 7 136 Tỉ lệ % tiền trả
trước % 58,8 41,2
Số ý kiến 5 12 136 Lãi suất hỗ trợ
% 29,4 70,6
Số ý kiến 9 8 136 Thời gian trả
chậm % 52,9 47,1
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng [178].
Bảng 3.6.2: Số đối tượng người có công với cách mạng ở Đà Nẵng hưởng trợ cấp ưu
đãi tính đến 01/01/2010
ĐVT: người
TT Đối tượng Đối tượng quản lý
Đang hưởng
Trợ cấp
thường xuyên
1 Cán bộ Lão thành cách mạng 281 52
2 Cán bộ “Tiền khởi nghĩa” 358 116
3 Thương binh, người hưởng chính sách như TB 8.182 7.865
4 Bệnh binh 803 756
6 Người có công giúp đỡ cách mạng 9.370 2.232
7 Mẹ VNAH, AHLLVT, AHLĐ 3.177 324
- Mẹ Việt nam Anh hùng 3.088 289
- Anh hùng LLVT, Anh hùng Lao động 89 35
8 Đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hoá học 2.335 2.335
- Đối tượng trực tiếp 1.746 1.746
- Gián tiếp (con của người tham gia KC) 589 589
9 Các loại ưu đãi khác (tuất từ trần, người phục vụ
thương, bệnh binh nặng . . . )
1.238 1.000
10 Liệt sĩ 16.545
11 Thân nhân liệt sĩ 29.249 3.675
12 Người bị địch bắt tù đày trợ cấp 1 lần 5.922 4.190
13 Người hoạt động KC hưởng trợ cấp 1 lần 22.924
14 Quân nhân xuất ngũ từ 15-20 năm công tác 64 64
15 Người tham gia chiến tranh BVTQ, làm nhiệm vụ
quốc tế theo QĐ 62/2011/QĐ-TTg
9 9
16 Cựu thanh niên xung phong 1.110
Cộng 101.567 22.618
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.6.3: Kinh phí chi ngân sách Trung ương chi cho sự nghiệp người có công ở
thành phố Đà Nẵng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Trong đó
Năm Tổng số Thường
xuyên
Một lần Điều
dưỡng
Chỉnh
hình
Khác
2005 88.331,2 74.575,1 10.832,9 1.831,5 101,8 989,8
2006 110.331,0 93.964,0 11.841,0 2.016,0 189,0 2.321,0
2007 140.118,0 116.267,0 16.941,0 3.981,0 634,0 2.295,0
2008 170.888,0 146.744,0 17.633,0 4.079,0 642,0 1.790,0
2009 189.884,5 174.332,0 7.586,0 4.065,7 582,2 3.338,6
2010 227.802,4 206.407,2 11.932,5 4.001,2 896,4 4.502,0
2011 262.781,2 231.945,5 18.391,8 5.100,2 465,2 6.878,5
2012 310.474,4 280.998,5 18.894,6 5.067,9 506,6 5.006,7
2013 383.769,3 320.213,6 43.904,1 13.838,8 1.166,5 4.646,4
2014 409.970,0 353.528,3 43.953,1 7.168,7 817,8 4.502,1
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.6.4: Nội dung và kinh phí hỗ trợ cải thiện nhà ở cho đối tượng chính sách 10
năm từ năm 2005 đến năm 2014
TT Nội dung hỗ trợ về nhà ở Đơn vị
tính
Số
lượng
Số tiền
(Triệu đồng)
Ghi chú
Xây dựng nhà tình nghĩa Nhà 700 16.830
Sửa chữa, nâng cấp nhà Nhà 6.160 73.062
Hỗ trợ tiền sử dụng đất Hộ 4.471 117.192
Miễn giảm theo NĐ 60 Hộ 612 32.266
Miễn giảm theo NĐ 61 Hộ 150 3.027
Tổng cộng 242.377
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.6.5:Kinh phí hỗ trợ về nhà ở cho người có công ở thành phố Đà Nẵng
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Kinh phí hỗ trợ
trong năm 1,892 8,224 10,053 7,718 15,000 5,639 22,927
Lũy kế hỗ trợ 1,892 10,116 20,169 27,887 42,887 48,526 71,453
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.6.6: Nguồn lực chính chi trợ cấp và hỗ trợ người có công
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Ngân sách TW ủy
quyền
Ngân sách thành phố Quỹ đền ơn đáp
nghĩa
2005 88.331,2 9.950,5 1.762,5
2006 110.331,0 10.101,3 1.895,2
2007 140.118,0 9.523,1 6.307,4
2008 170.888,0 16.429,8 4.163,6
2009 189.884,5 19.808,6 4.824,1
2010 227.802,5 18.744,5 4.809,6
2011 262.781,2 23.936,3 5.360,5
2012 310.474,4 28.786,3 7.470,6
2013 383.769,3 29.925,0 6.836,4
2014 409.969,9 55.142.3 7.889,3
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Phụ lục 3.7: Số liệu về Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội
Bảng 3.7.1: Số người tham gia BHYT từ năm 2010 đến năm 2014
STT Năm Số người tham gia Tỷ lệ dân số
1 2010 691.816 76,62%
2 2011 770.233 81,94%
3 2012 820.400 91,70%
4 2013 929.192 93,90%
5 2014 925.321 92,50%
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.7.2: Số thu bảo hiểm y tế trong 5 năm
ĐVT: triệu đồng
STT Năm Số thu BHYT Tỷ lệ so với KH
1 2010 379.900 102,00%
2 2011 470.725 113,00%
3 2012 580.372 101,30%
4 2013 690.867 101,20%
5 2014 768.743 103,87%
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.7.3: Số liệu khám chữa bệnh BHYT tại TP Đà Nẵng từ năm 2010 - 2014 (bao
gồm: bệnh nhân nội tỉnh và các tỉnh khác đến)
Ngoại trú Nội trú Năm Số lượt Chi phí Số lượt Chi phí
2010 1.592.966 147.456.887.000 152.252 228.510.100.249
2011 1.778.037 191.647.664.700 162.789 295.524.772.300
2012 2.039.039 253.872.377.800 204.329 393.338.812.304
2013 2,330,903 303,533,328,046 239,680 568,284,667,761
2014 2,460,151 311,637,296,470 247,586 628,508,574,536
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.7.4: Số liệu khám chữa bệnh của bệnh nhân có thẻ BHYT do BHXH thành
phố phát hành từ năm 2010 - 2014
Số lượt KCB Chi phí Tần suất
Năm Số thẻ Ngoại trú Nội trú Ngoại trú Nội trú Ngoại trú
Nội
trú
2010 660.246 1.493.422 133.236 131.947.915.600 173.673.842.249 2,26 0,20
2011 745.538 1.677.712 138.914 173.132.318.096 216.246.205.600 2,24 0,18
2012 776,083 1,899,579 168,385 228,279,774,722 282,897,223,805 2.45 0.22
2013 842,428 2,127,380 193,466 268,900,661,105 391,301,143,099 2.53 0.23
2014 842,883 2,224,493 195,413 273,824,147,953 421,132,035,849 2.64 0.23
Tổng cộng
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.7.5: Chi phí khám chữa bệnh không đúng tuyến nhưng được hưởng quyền lợi
khám chữa bệnh BHYT ngay tại cơ sở khám chữa bệnh thực hiện theo Luật BHYT (Mức
hưởng 30%, 50% và 70% theo hạng bệnh viện):
Năm Số lượt Chi phí
2010 126.454 13.340.365.575
2011 166.825 22.602.341.156
2012 245.734 32.272.404.386
2013 353,056 49,872,842,491
2014 433,347 58,834,698,230
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.7.6: Số liệu thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH (Bệnh nhân tự chi trả toàn
bộ chi phí KCB BHYT tại cơ sở KCB sau đó đem chứng từ về cơ quan BHXH thanh toán)
Năm Số lượt Chi phí
2010 1.059 1.388.978.349
2011 793 1.162.003.600
2012 584 975.333.560
2013 402 440.550.410
2014 413 493.723.637
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.7.7: Số liệu khám chữa bệnh BHYT trẻ em dưới 06 tuổi (2010-2014)
Số lượt Chi phí Tỷ lệ (số lượt)
Năm Có thẻ BHYT
Không
có thẻ
BHYT
Có thẻ BHYT Không có thẻ
BHYT
Có thẻ
BHYT
Không
có thẻ
BHYT
2010 161.885 27.784 18.500.542.500 7.692.494.300 85,35% 14,65%
2011 180.729 13.190 30.318.062.717 9.245.713.883 93,2% 6,8%
2012 212.687 13.601 46.050.037.135 10.480.222.550 94% 6,0%
2013 269,986 11,616 68,413,865,416 14,117,604,889 0.96% 0.04%
2014 281,260 11,185 66,619,765,360 13,166,566,465 0.96% 0.04%
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 3.7.8: Chính sách bảo hiểm y tế có tính chất hỗ trợ theo lĩnh vực an sinh xã hội1:
1 Ghi chú: Tổng số người tham gia không tính đối tượng thuộc LLVT và người nghỉ ốm đau, thai sản có sử dụng thẻ
BHYT
Năm Tổng số người
Hưu trí,
mất sức
LĐ
Người
có công
Người
nghèo Trẻ em Đối tượng khác
2010 691,816 29,118 13,121 113,806 99,195 436,576
2011 770,211 31,372 13,042 115,814 103,769 506,214
2012 819,652 33,254 11,586 85,082 112,843 576,887
2013 853,883 35,274 11,333 94,704 108,010 604,562
2014 845,567 37,353 11,153 79,823 107,662 609,576
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Phụ lục 4
CÁC SỐ LIỆU VỀ DỰ BÁO VỀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG, NHU CẦU LAO
ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ
Bảng 4.1: Dự báo lực lượng lao động thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
CHỈ TIÊU THỰC HIỆN
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014
LLLĐ (người) 448.123 463.796 506.424 515.018 517.652 536.650
CHỈ TIÊU DỰ BÁO
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020
LLLĐ
(người) 556.345 576.763 597.930 619.874 642.623 666.207
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 4.2: Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề
CHỈ TIÊU THỰC HIỆN
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2011 2013 2014
Lực lượng lao động Người 448.123 506.424 517.652 536.650
Số LĐ qua đào tạo nói
chung Người 208.467 263340 300.238
321.990
Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 46,52 52,00 58,00 60,00
Số LĐ qua đào tạo nghề Người 156.395 197.505 222.590 241.490
Tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề % 34,90 39,00 43,00 45,0
CHỈ TIÊU DỰ BÁO
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2020
Lực lượng lao động Người 556.345 666.207
Số LĐ qua đào tạo nghề Người 264.260 428.270
Tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề % 47,50 64,20
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Bảng 4.3. Tổng hợp nhu cầu lao động đào tạo nghề
Chỉ tiêu 2015 2016-2020
Đào tạo mới 23.950 162.830
Đào tạo lại (2%) 5.370 34.830
Tổng nhu cầu đào tạo 29.320 197.660
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng [122].
Phụ lục 5
PHIẾU KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC
TT Nội dung
5.1 Phiếu trưng cầu ý kiến (người dân thụ hưởng chính sách ASXH trên địa bàn
TP Đà Nẵng)
5.1 5.2.Hướng dẫn phỏng vấn sâu
5.1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Người dân thụ hưởng chính sách ASXH trên địa bàn TP Đà Nẵng)
Kính thưa ông/bà!
Nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn để tư vấn xây dựng và thực hiện chính
sách an sinh xã hội (ASXH) cho người dân ngày càng tốt hơn, chúng tôi tiến hành
cuộc khảo sát để tìm hiểu thực trạng về đời sống cũng như thực trạng thực hiện chính
sách ASXH cho người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong quá trình hiện đại
hóa, đô thị hóa.
Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của ông/bà, những thông tin ông/bà cung
cấp sẽ được giữ kín và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Chúng tôi rất mong ông/bà cho biết ý kiến của mình về một số câu hỏi đã được chuẩn
bị sẵn cùng với các phương án trả lời. Ông/bà đồng ý với phương án nào thì đánh dấu
vào ô vuông cùng dòng R, nếu không đồng ý xin để trống ô vuông □.
Xin chân thành cám ơn!
Quận/ Huyện:
.
Xã/Phường/ Thị trấn:
Mã vùng
Điều tra viên .
Ngày tháng năm: ./ / 2015
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI
Ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân như sau:
1. Giới tính 1. Nam □ 2. Nữ □
2. Độ tuổi:
1. Dưới 20 4. Từ 41-50
2. Từ 21-30 5. Từ 51- 60
3. Từ 31-40 6. Trên 61
3. Trình độ học vấn?
1. Không biết chữ □ □
2. Tốt nghiệp tiÓu häc □
5. THCN
3. Tốt nghiệp THCS □ 6. Cao đẳng, đại học □
4. Tốt nghiệp THPT □ 7. Trên đại học □
4 Tình trạng hôn nhân
1. Chưa có vợ/chồng □ 4. Goá □
2. Đang có vợ/chồng □ 5. Ly thân □
3. Ly hôn (ly dị) □ 6. Độc thân □
5 Nghề nghiệp hoặc việc làm chính hiện nay?
1. Nông nghiệp □ 7. Bộ đội, công an □
2. Công nhân □ 8. Giáo viên □
3. Ngư nghiệp □ □
4. Lâm nghiệp □
8. Kinh doanh/buôn
bán/dịch vụ
5.Thủ công nghiệp/thợ thủ công □ 9. Nội trợ □
6. Cán bộ, công chức, viên chức □ 10. Không có việc làm □
11.Khác (ghi rõ):............................................................................
II. THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH
6. Nơi ở hiện tại của gia đình ông/bà?
1. Thành thị
2. Nông thôn
□
□
7. Số thế hệ chung sống trong gia đình ông/bà?
1. Một thế hệ □
2. Hai thế hệ □
3. Ba thế hệ trở lên □
8. Số thành viên hiện đang sống cùng gia đình ông/bà?...................... người
9. Thu nhập trung bình/tháng của hộ gia đình ông/bà là bao nhiêu? (tính quy đổi thành
tiền): ................................................................. VN đồng
10. Chi tiêu trung bình/tháng của hộ gia đình ông/bà là bao nhiêu? (tính quy đổi
thànhtiền):.......................................................................VN đồng
Trong đó chi cho: Tỷ lệ %
1. Ăn uống và sinh hoạt ........................................
2. Học tập của các thành viên ........................................
3. Chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ........................................
4. Các hoạt động văn hóa, giải trí ........................................
5. Chi khác ........................................
11. Ông/bà hài lòng ở mức độ như thế nào đối với các nội dung sau:
Mức độ
Nội dung Rất hài
lòng
Hài
lòng
Không
hài lòng
Khó đánh
giá
1. Việc làm
2. Thu nhập
3. Chi tiêu cho đời sống
4. Điều kiện nhà ở
5. Học tập của các thành viên
9. Điện sinh hoạt
10. Nước sinh hoạt
11. Vệ sinh môi trường
13. Trật tự an ninh
12. So với các gia đình ở địa phương hiện nay, mức sống của hộ gia đình ông/bà
thuộc loại nào?
1. Giàu có □ 4. Nghèo □
2. Khá giả □ 5. Rất nghèo □
3. Trung bình □ 6. Không biết/ không trả lời □
III. VỀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
13. Ông/bà cho biết ý kiến đánh giá của mình về hiệu quả thực thi chính sách
ASXH trên địa bàn Đà Nẵng trong 5 năm gần đây
Mức độ đánh giá Các chính sách
Rất
tốt
Tốt Bình
thườn
g
Không
tốt
lắm
Rất
không
tốt
1.Bảo trợ xã hội
2.Giảm nghèo
3.Giải quyết việc
làm
4. Chính sách nhà ở
5.Ưu đãi người có
công
6. Chính sách Bảo
hiểm xã hội
7. Chính sách Bảo
hiểm y tế
14. Theo ông/ bà, những chính sách trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
trong diện thụ hưởng chính sách khắc phục khó khăn để ổn định đời sống hay chưa
chưa?
Mức độ đánh giá Các chính sách
Rất
thuận
lợi
Thuận
lợi
Khá
thuận
lợi
Không
thuận
lợi
Rất
không
thuận
lợi
1.Bảo trợ xã hội
2.Giảm nghèo
3.Giải quyết việc làm
4. Chính sách nhà ở
5.Ưu đãi người có
công
6. Chính sách Bảo
hiểm xã hội
7. Chính sách Bảo
hiểm y tế
15. Theo ông/bà, còn những hạn chế trong qúa trình thực thi chính sách ASXH
trên địa bàn Đà Nẵng thời gian qua do những nguyên nhân nào sau đây?
1.Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu
2. Do bị nhiều thiên tai
3.Do quá trình đô thị hóa quá nhanh, trong khi khả năng tạo việc làm
cho nông dân bị mất đất có hạn
4. Một số chính sách ASXH còn mang tính chất bao cấp nên giải quyết
thiếu công bằng
5. Phẩm chất của một số cán bộ thực thi chính sách ASXH chưa thực
sự trong sáng, khách quan, thiếu nhiệt tình
6. Do những quy định trong một số chính sách trước đây không còn
phù hợp với tình hình hiện nay
Câu 16. Để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ASXH trên địa bàn
Đà Nẵng những năm tới, theo ông/bà, Thành phố cần phải chú trọng thực hiện
những giải pháp nào sau đây?
1.Chú trọng công tác xã hội hóa để tạo nguồn lực dồi dào
2. Xây dựng, kiện toàn bộ máy thực thi chính sách ASXH
3.Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính
sách
4. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và ý thức
người dân
5. Cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch về chính sách
6. Tạo điều kiện về cơ chế tài chính cho phát triển chính sách ASXH
của Thành phố
Xin chân thành cảm ơn các ý kiến quý báu của ông/ bà.
5.2. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU
1. Họ tên người được phỏng vấn:
Giới:
Tuổi:
Trình độ học vấn cao nhất:
Dân tộc:
Tôn giáo:
Ngành nghề chính hiện nay:
Nơi cư trú:
Quận/Huyện:
Xã/Phường:
2. Họ và tên người thực hiện phỏng vấn: .................................
Ngày phỏng vấn: ...... tháng ..... năm 2015
Địa điểm phỏng vấn: ....................................................................
Nội dung phỏng vấn:
1. Lâu nay ông/bà có nghe nói nhiều đến các chính sách ASXH do thành phố Đà
Nẵng thực hiện hay không? Thử kể tên một số chính sách ASXH mà TP Đà Nẵng đang
quan tâm thực hiện?
2. Trong gia đình ông/bà, lâu nay có ai nằm trong diện thụ hưởng các chính sách
ASXH của thành phố hay không? Nếu có thì xin nói cụ thể
3. Theo ý kiến ông/bà thì khó khăn nhất cần giúp đỡ cho những người nghèo,
người có hoàn cảnh khó khăn hiện nay là điều gì ?
4.Ông/bà đánh giá như thế nào đối với việc thực thi các chính sách ASXH (gồm:
bảo trợ xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm, chính sách nhà ở, chính sách người có
công, chính sách BHXH, BHYT). Nếu không hài lòng xin ông/bà cho biết chính sách nào
và lý do tại sao?
5.Ông/bà cho biết trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh công
nghiệp hóa, đô thị hóa có tác động như thế nào đến đời sống của gia đình ông/bà (tác
động tích cực và tác động tiêu cực).
6.Ông/bà có kiến nghị hay đề xuất vấn đề gì đối với các cấp, các ngành, nhằm thực
thi chính sách ASXH hiệu quả nhất