Luận án Thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TUẤN HƢNG THỰC HIỆN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TUẤN HƢNG THỰC HIỆN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 0 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu 2. P

pdf270 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGS.TS Nguyễn Vĕn Quang HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Tuấn Hƣng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài đối với những vấn đề lý luận trong thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập 9 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước đối với những vấn đề lý luận trong thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập 15 1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam 25 1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam 29 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG THỰC HIỆN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 34 2.1. Tự chủ đại học ở Việt Nam 34 2.2. Trường đại học công lập và tổ chức trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ đại học ở Việt Nam 44 2.3. Những khía cạnh cĕn bản trong thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam 55 2.4. Kinh nghiệm thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học tại một số quốc gia trên thế giới và hàm ý cho các trường đại học công lập ở Việt Nam 76 Chƣơng 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 85 3.1. Hiện trạng chính sách và thể chế thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam 85 3.2. Thực tiễn triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức của các trường đại học công lập ở Việt Nam 105 3.3. Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ chức hiện nay của các trường đại học công lập ở Việt Nam 112 Chƣơng 4: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 127 4.1. Quan điểm và định hướng trong bảo đảm thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam 127 4.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam 133 KẾT LUẬN 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161 PHỤ LỤC 168 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GDĐH : Giáo dục đại học GDĐT : Giáo dục - đào tạo HĐT : Hội đồng trường NCS : Nghiên cứu sinh QLNN : Quản lý nhà nước TCĐH : Tự chủ đại học TĐH : Trường đại học TĐHCL : Trường đại học công lập TNGT : Trách nhiệm giải trình DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.1 Hiện trạng thể chế thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam (Trước khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH nĕm 2012 - Luật số 34) 86 3.2 Một số hạn chế của thể chế thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam (Giai đoạn trước khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH nĕm 2012 - Luật số 34) 91 3.3 Hiện trạng thể chế thực hiện tự về chủ tổ chức của TĐHCL đã được sửa đổi, bổ sung 93 3.4 Hiện trạng thể chế nội bộ điều chỉnh thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL 102 3.5 Thực tiễn triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức của các TĐHCL không theo cơ chế của Nghị quyết 77/2014/NQ-CP 108 3.6 Tham chiếu cơ cấu thành viên của các trường tự chủ theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP 119 4.1 Ba trụ cột trong hệ thống thực thi TNGT của TĐHCL 156 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 3.1 Mô hình quản trị TĐHCL ở Việt Nam 125 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, tự chủ đại học (TCĐH) là xu hướng tất yếu để đổi mới và phát triển giáo dục đại học (GDĐH) hiện đại. TCĐH đã trải qua lịch sử phát triển hàng trĕm nĕm, gắn với sự phát triển của các trường đại học (TĐH) trong bối cảnh có sự thay đổi cĕn bản mối quan hệ giữa Nhà nước và TĐH dưới tác động của điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu cũng như ở từng quốc gia. Sự thay đổi cĕn bản của GDĐH từ chức nĕng sản sinh ra tri thức trở thành một ngành/lĩnh vực mang tính dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn đầu vào cho hoạt động của mọi ngành/nghề/lĩnh vực trong xã hội cũng như lĩnh vực quản lý nhà nước (QLNN) đã đặt ra yêu cầu cần có sự điều chỉnh lại mối quan hệ hai chiều giữa Nhà nước và TĐH. Cụ thể, trong mối quan hệ với TĐH, Nhà nước phải ngày càng giảm dần sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động quản trị, quản lý của các trường để trao quyền tự chủ nhiều hơn cho TĐH. Ngược trở lại, TĐH trong mối quan hệ với Nhà nước buộc phải tĕng cường sự tự chủ và trách nhiệm giải trình (TNGT) đối với mọi hoạt động giáo dục - đào tạo (GDĐT) trên cơ sở tiếp thu các yếu tố hợp lý, hiệu quả từ hoạt động QLNN. Sự điều chỉnh có tính kết hợp hai mặt này của mối quan hệ Nhà nước - TĐH được duy trì và phát triển qua mô hình TCĐH, trong đó, vai trò truyền thống của Nhà nước là quản lý trực tiếp trường đại học công lập (TĐHCL) dần chuyển sang vai trò phi truyền thống là giám sát, hướng dẫn hoạt động GDĐT của các TĐH. Sự chuyển đổi khách quan này diễn ra ở mọi quốc gia và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Trong bối cảnh chung đó, thời gian qua ở Việt Nam, môi trường thể chế về TCĐH đã có những chuyển biến tích cực. Hàng loạt các vĕn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh TCĐH đã được ban hành, như Luật Giáo dục (2005); Luật Giáo dục đại học (2012); Điều lệ Trường đại học (2014); Nghị định “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập” (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006); Nghị định “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập” (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015); Nghị quyết “Về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, giai đoạn 2014-2017” (Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 2 24/10/2014); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH (Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018); Nghị định “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học” (Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019); Nghị định “Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập” (Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020)... Cùng với hệ thống thể chế, đã có nhiều chủ trương lớn về TCĐH cho thấy rõ quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta trong việc thúc đẩy tiến trình TCĐH của các TĐHCL. Nghị quyết số 29 Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XI ngày 4/11/2013 (gọi tắt là Nghị quyết số 29) thống nhất chỉ đạo nhiệm vụ, giải pháp cho toàn hệ thống GDĐT của cả nước phải nhanh chóng: Đổi mới cĕn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tĕng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục - đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương. Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục - đào tạo [13]. Trên mọi bình diện, TCĐH đặt ra không ít những yêu cầu mới về cả tư duy, lý luận cũng như hoạt động thực tiễn của hệ thống QLNN về GDĐH và các TĐHCL. Song, cho đến nay, hiệu quả TCĐH của các TĐHCL, nhất là hiệu quả thực hiện tự chủ về tổ chức của các trường vẫn đang tồn tại khá nhiều vấn đề, trong đó: Công tác đổi mới hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm. Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu còn theo đơn vị hành chính, chưa chú trọng quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đặc điểm vùng miền và nhu cầu thực tế. Hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp còn cồng kềnh, manh mún, phân tán, chồng chéo; quản trị nội bộ yếu kém, chất lượng, hiệu quả dịch vụ thấp [14]. Nhận định của Nghị quyết Trung ương số 19 nêu trên về thực trạng tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập phản ánh khá rõ những vấn đề liên quan tới thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL, cụ thể: 3 Thứ nhất, cách tiếp cận đối với quyền tự chủ về tổ chức của TĐHCL. Tự chủ về tổ chức là một trong bốn trụ cột cơ bản của quyền TCĐH, phản ánh bản chất tư cách pháp lý tự chủ của một đơn vị sự nghiệp công lập và một tổ chức đại học. Việc thực hiện tự chủ về tổ chức chịu sự tác động trực tiếp từ thẩm quyền QLNN của chủ thể quản lý trực tiếp TĐHCL. Đây là quyền tự chủ có điều kiện, nhưng việc vận hành quyền tự chủ này liệu có cần phải đánh đổi bằng kết quả thực hiện tự chủ về tài chính của TĐHCL hay không thì vẫn còn có những cách hiểu và tiếp cận khác nhau. Thứ hai, trong hoạt động quản lý công, tự chủ về tổ chức của TĐHCL được thực hiện trên cơ sở mối quan hệ phân cấp/ ủy quyền hợp lý, hiệu quả giữa Nhà nước và TĐHCL. Nhưng việc phân vai và thực tiễn thực hiện sự phân vai này qua thực thi chức nĕng QLNN về GDĐH và thực hiện chức nĕng quản trị, quản lý TĐHCL vẫn chưa loại bỏ hết các rào cản về thể chế, về nĕng lực, về mô hình và phương thức quản trị, quản lý TĐHCL. Đó là chưa kể đến sự không tương thích của nguồn lực, bộ máy, hệ thống quản trị với hiệu quả của các hoạt động quản trị, quản lý nhà trường trong điều kiện thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL. Thứ ba, kết quả thí điểm thực hiện TCĐH về cả bốn phương diện: Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn học thuật; tổ chức; nhân sự; tài chính và tài sản của nhóm các trường theo Nghị quyết “Về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, giai đoạn 2014 - 2017” (Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014) đã cho thấy khá rõ những mặt mạnh và mặt hạn chế về tổ chức bộ máy của các TĐHCL trong điều kiện áp dụng cơ chế thực hiện tự chủ về tổ chức. Thứ tư, việc đúc rút kinh nghiệm từ cơ chế thí điểm của nhóm các trường theo Nghị quyết số 77 để đẩy mạnh tiến trình TCĐH toàn diện đối với các cơ sở GDĐH công lập, trong đó có các TĐHCL đã được Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH (Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018) đặt ra, theo đó, đến thời điểm sau tháng 8 nĕm 2020, các cơ sở GDĐH công lập phải hoàn thành việc thành lập Hội đồng trường (HĐT), cơ quan quyền lực tối cao của nhà trường để triển khai thực hiện TCĐH một cách toàn diện. Khi các TĐHCL xúc tiến việc thành lập HĐT để thực hiện tự chủ về tổ chức thì đã nảy sinh không ít vấn đề như: (1) Chuyển giao quyền lực từ Hiệu trưởng sang HĐT; (2) mối quan hệ giữa HĐT với Đảng ủy và Hiệu trưởng; (3) Chủ tịch HĐT có phải là người đứng đầu HĐT hay không? (4) Xác định ai là người đứng đầu TĐHCL? 4 (5) Cơ chế thực hiện thẩm quyền của chủ thể quản lý trực tiếp TĐHCL tại HĐT và thực thi chức nĕng QLNN về GDĐH; (6) vấn đề đổi mới mô hình, phương thức quản trị đại học của các TĐHCL trong thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức... Hàng loạt vấn đề nêu trên hiện chưa có sự đầu tư nghiên cứu, tiếp cận và chuẩn bị một cách bài bản về nhiều phương diện, nhất là từ phương diện lý luận, thể chế quản lý công và thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ chức của nhiều TĐHCL. Từ thực tế trên thì việc đặt vấn đề nghiên cứu sâu sắc, toàn diện đối với thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam dưới nhiều góc độ, nhất là góc độ quản lý công là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Với tầm nhìn đó, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn vấn đề “Thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam” để thực hiện luận án tiến sĩ, chuyên ngành quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hướng tới mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần tạo ra những thay đổi tích cực cả về lý luận cũng như hiệu quả hoạt động thực tiễn đối với quá trình hiện thực hóa quyền tự chủ này của các TĐHCL trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu * Về lý luận Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về tự chủ tổ chức và thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL (khái niệm, đặc điểm TCĐH; khái niệm, đặc điểm của tổ chức của TĐHCL trong cơ chế TCĐH; bản chất mối quan hệ giữa Nhà nước và TĐHCL trong thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL; nội dung, công cụ, thiết chế, phương thức, TNGT của TĐHCL trong thực hiện tự chủ về tổ chức; kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐH). * Về thực tiễn - Nghiên cứu thực trạng nhận thức của các cơ quan nhà nước, TĐHCL và các bên liên quan đối với thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL. - Nghiên cứu thực trạng thể chế, thực tiễn và các giải pháp bảo đảm thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL thời gian tới. 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Lý luận thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam hiện nay; - Thực trạng chính sách, thể chế, thiết chế và thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL từ sau khi Luật GDĐH nĕm 2012 có hiệu lực cho đến nay. - Về đối tượng và nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thể chế, và thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ chức bộ máy mà không mở rộng nghiên cứu các vấn đề thực hiện tự chủ về tổ chức nhân sự của nhóm TĐHCL trực thuộc sự quản lý của Bộ GDĐT và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực khác. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư duy đổi mới, hội nhập và tư duy quản lý công mới, tư duy quản trị hiện đại, áp dụng đối với TĐHCL trong điều kiện thực hiện tự chủ về tổ chức. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thứ nhất, các phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu về đối tượng nghiên cứu, phù hợp với phạm vi nghiên cứu. Cụ thể, luận án tiếp cận công trình nghiên cứu đã công bố, các chính sách, hệ thống vĕn bản quy phạm pháp luật; các báo cáo quốc tế - quốc gia; quy chế quản lý nội bộ và thực tiễn quản trị, quản lý hiện nay về tổ chức TĐHCL ở Việt Nam để có cĕn cứ, cơ sở cho việc phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn thuộc nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Thứ hai, phương pháp nghiên cứu dự báo, phỏng vấn sâu đối với một số các nhà khoa học đồng thời là những giảng viên đang làm công tác quản lý trong TĐHCL thuộc một số lĩnh vực (đào tạo ngành luật; đào tạo tư pháp; đào tạo về quản lý công; đào tạo về quản lý về lao động - xã hội) để giải quyết một trong số nội dung được xác 6 định là đóng góp của luận án liên quan đến quan điểm và đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện tự chủ về tổ chức của các TĐHCL (tại phụ lục 4 của luận án). Ngoài ra, phương pháp liên hệ, so sánh, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn cũng sẽ được sử dụng trong quá trình hoàn thành luận án. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu * Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Hệ thống lý luận quản lý công về tự chủ tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam hiện nay được hiểu và tiếp cận như thế nào? * Giả thuyết nghiên cứu thứ nhất: Tự chủ về tổ chức là một trong bốn trụ cột cơ bản của quyền TCĐH, được tiếp cận là quyền tự quyết định mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn và cách thức vận hành tổ chức bộ máy của TĐHCL; có mối tương quan theo chiều nghịch/chiều thuận với thẩm quyền QLNN về GDĐH và các lĩnh vực tự chủ về thực hiện nhiệm vụ học thuật, nhân sự, tài chính - tài sản của TĐHCL; thể hiện bản chất tư cách pháp lý của một cơ sở GDĐH công lập và tổ chức đại học. Sự phân cấp/ủy quyền của Nhà nước và tư cách pháp lý là cơ sở của quyền tự chủ về tổ chức của TĐHCL; điều kiện để TĐHCL thực hiện tự chủ về tổ chức là phải có HĐT, có quy chế tổ chức và hoạt động, có sự phân cấp tự chủ cho các đơn vị thuộc/trực thuộc. * Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Hệ thống lý luận quản lý công về thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam hiện nay được hiểu và tiếp cận như thế nào? * Giả thuyết nghiên cứu thứ hai: Thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL trên cơ sở nguyên tắc, nội dung, thể chế, thiết chế, phương thức phù hợp, mang lại hiệu quả cho thực hiện TCĐH; tương thích giữa hệ thống QLNN về GDĐH với mô hình, phương thức thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL; (ii) phù hợp giữa nĕng lực quản trị, quản lý nhà trường với điều kiện, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ thực hiện tự chủ về tổ chức của từng TĐHCL; hiện thực hóa mục tiêu kép là thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của TĐHCL và đổi mới toàn diện hệ thống GDĐH Việt Nam. * Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Cần nhận diện và đánh giá như thế nào về thực trạng hệ thống chính sách, thể chế, thiết chế thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam hiện nay? Đâu là những khó khĕn vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân của những khó khĕn, vướng mắc, hạn chế trong thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL? * Giả thuyết nghiên cứu thứ ba: Hệ thống chính sách, thể chế chung của Nhà nước, thể chế, thiết chế quản trị, quản lý nội bộ của TĐHCL ở Việt Nam hiện nay đã có 7 nhiều những thay đổi tích cực, tiệm cận với xu hướng phát triển của các TĐHCL trên thế giới; những khó khĕn, vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân của khó khĕn, vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL được nhận diện từ nhiều phương diện (chính sách, thể chế, thiết chế, tư duy, nĕng lực, nguồn lực, phương thức QLNN về GDĐH, quản trị, quản lý tổ chức bộ máy của các nhà trường). Câu hỏi nghiên cứu thứ tư: Thực tiễn thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức của nhóm TĐHCL theo Nghị quyết 77/2014 và thực tiễn triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam như thế nào? Đâu là những vấn đề đang đặt ra cho TĐHCL? Giả thuyết nghiên cứu thứ tư: Kết quả thu được của nhóm các TĐHCL thí điểm áp dụng cơ chế tự chủ theo Nghị quyết 77/2014 là một trong số cĕn cứ quan trọng để thay đổi cách tiếp cận của các chủ thể QLNN và cơ sở GDĐH công lập về TCĐH; khó khĕn, vướng mắc, hạn chế về thực hiện tự chủ tổ chức của TĐHCL từ quá trình thí điểm đã được Luật số 34 tháo gỡ một phần cĕn bản nhưng thực tế triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL hiện vẫn đang phải đối diện với nhiều vấn đề liên quan đến cách hiểu và áp dụng thể chế mới theo Luật số 34; sự thiếu thống nhất và đồng bộ của luật chuyên ngành và luật liên quan về TCĐH; nĕng lực QLNN về GDĐH; nĕng lực, mô hình, phương thức quản trị, quản lý hệ thống tổ chức nhà trường trong điều kiện triển khai đồng loạt việc thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL theo Luật số 34. * Câu hỏi nghiên cứu thứ nĕm: Quan điểm và giải pháp thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam thời gian tới? * Giả thuyết nghiên cứu thứ nĕm: Việc thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL trong thời gian tới phải đảm bảo dựa trên quan điểm khoa học, nhất quán, rõ ràng, với những giải pháp tổng thể, khả thi, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như về lâu dài đối với hiệu quả QLNN về GDĐH trong cơ chế TCĐH và hiệu quả quản trị, quản lý TĐHCL triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Đóng góp về nghiên cứu lý luận - Làm sáng tỏ bản chất tự chủ về tổ chức và thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL; - Góp phần tạo ra sự thay đổi tích cực về nhận thức; phương thức tổ chức và triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL; 8 - Đóng góp một số khái niệm khoa học cốt lõi trong lĩnh vực quản lý công đối với thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL. 6.2. Đóng góp về nghiên cứu thực tiễn Đánh giá, phân tích, luận giải những bất cập, hạn chế đối với thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL thời gian qua, từ đó đóng góp cho việc định hướng và đề xuất giải pháp khả thi, hiệu quả, phù hợp để dần hoàn thiện cơ chế thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam thời gian tới. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Về lý luận, luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu đối với lĩnh vực thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL. Các nghiên cứu của luận án nhằm chỉ ra bản chất, yêu cầu và vấn đề phải thực hiện đối với tự chủ về tổ chức của TĐHCL. Luận án chỉ rõ yêu cầu, nội dung và kết quả cần đạt được trong thực hiện tự chủ về tổ chức của các TĐHCL. - Về thực tế, luận án đề xuất giải pháp hữu ích trong thực hiện tự chủ về tổ chức của các TĐHCL ở Việt Nam thời gian tới. Luận án sau khi hoàn thành có giá trị tham khảo đối với các TĐHCL tại Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển hệ thống quản trị, quản lý tổ chức, phù hợp với cơ chế TCĐH tại Việt Nam thời gian tới. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam. Chương 2: Những vấn đề lý luận trong thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam. Chương 3: Thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam. Chương 4: Giải pháp bảo đảm thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài đối với những vấn đề lý luận trong thực hiện tự chủ về tổ chức của trƣờng đại học công lập 1.1.1. Đối với sách tham khảo * Shattock Michael, nĕm 2006, “Managing good governance in higher education, Open University Press, McGraw - Hill Education, United Kingdom (Quản trị giáo dục đại học hiệu quả): Đây là công trình nghiên cứu có giá trị về tổ chức của TĐH từ góc nhìn thiết chế. Ở nội dung chương 2 (Nguồn gốc và sự phát triển của quản trị đại học hiện đại), tác giả đã phân tích một số mô hình quản trị đại học, như Oxbridge, Scotland, Quản trị đại học công dân, Giáo dục Đại học Tập đoàn và Quản trị Đại học Hoa Kỳ. Tác giả cũng đi sâu phân tích về vai trò của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đại học cùng trưởng đơn vị thuộc đại học. Tác giả cũng nêu lên vấn đề quản trị đại học và môi trường thay đổi. Tác giả quan tâm bàn về chiến lược của các đại học và Nhà nước. Cuốn sách bàn đến vấn đề quản trị đại học hiệu quả trong thực tiễn, như vấn đề bổ nhiệm Hiệu trưởng; giám sát quyền điều hành, vấn đề đánh giá hiệu quả và hiệu suất; vấn đề về xung đột lợi ích và áp lực thay đổi trong quản trị đại học. * Frankh.T.Rhodes, nĕm 2009, “Creation of the Future - Tạo dựng tương lai, vai trò của các viện đại học Hoa Kỳ”, Nhà xuất bản Vĕn hóa Sài Gòn: Cuốn sách phân tích nhiều nội dung liên quan đến công việc của một TĐH, như nội dung về Hội đồng trường (HĐT)/Hội đồng quản trị, trách nhiệm của HĐT là quản trị theo kiểu “nhúng mũi vào nhưng bỏ tay ra” [39, tr. 507] chứ không phải quản lý. Tác giả cũng phân tích rõ vai trò của HĐT nằm ở chức nĕng tuyển chọn, bổ nhiệm, đưa ra đánh giá và không ngừng hỗ trợ Hiệu trưởng quản lý, điều hành TĐHCL. Cuốn sách chỉ ra các thành tố cĕn bản làm nên mối quan hệ then chốt giữa HĐT và Hiệu trưởng. * Clark Kerr, nĕm 2013, “The uses of the university - Các công dụng của đại học”, Nhà xuất bản Tri thức. Các nghiên cứu của tác giả về GDĐH Hoa Kỳ trước hết là “những thông tin, phân tích, đánh giá, khái quát hóa một cách chân thực, khoa học về sự thay đổi diện mạo của Đại học Hoa Kỳ qua những dấu mốc lịch sử” [23, tr. 31-32]. 10 Một nhận xét rất cần được quan tâm khai thác về công dụng của đại học khi nghiên cứu về quyền TCĐH, đó là đại học có tác dụng hữu hiệu cho xã hội hay phản hữu hiệu tùy theo cách sử dụng nó. Nó thay đổi cĕn bản xã hội nếu thực hiện được đầy đủ các chức nĕng hàn lâm bình thường của nó mà qua đó, nó đã có chỗ đứng ngàn nĕm. Nhưng mọi sự thao túng đại học vào mục tiêu chính trị sẽ thay đổi bản chất đại học xấu đi hơn là nó thay đổi tốt cho xã hội [23, tr. 35]. “Hôm nay chúng ta đứng vững. Nhưng ngày mai khoa học sẽ tiến thêm một bước nữa và lúc đó, sẽ không thể có sự khẩn cầu xét lại một bản án được dành cho những kẻ không được giáo dục và Kerr khẳng định đó là công dụng của giáo dục” [23, tr. 35-36]. Trong cuốn sách, tác giả đã viện dẫn đến phát biểu của Kerr về TCĐH một cách ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa: “Tôi không tin vào nguyên tắc rằng bởi vì có một thống đốc mới nên cần có một Chủ tịch đại học mới. Điều này không bao giờ xảy ra ở các đại học công tốt ở Hoa Kỳ. Đó là khía cạnh tự chủ (của đại học). Đại học có thể phụng sự cho nhân loại tốt nhất khi được quản lý dài hạn bằng (nguyên tắc quyền) tự chủ” [23, tr. 69-70]. Đề cập quyền TCĐH, Kerr nhấn mạnh: “Một đại học được quản lý một phần dựa trên tự do. Một đại học không thể được quản lý như một Nhà nước cảnh sát” [23, tr. 69]. Tiếp cận từ góc độ quản lý công về TCĐH cho thấy, những phân tích của Kerr về một số nhân sự đại học cực kỳ có giá trị tham khảo cho luận giải về thực hiện tự chủ tổ chức TĐHCL. Tác giả đã chính xác khi cho rằng, Viện trưởng đại học (mà ở Việt Nam là Hiệu trưởng) là nhân sự hoạt động ở vị trí vừa phải đối diện nhiều hướng cùng một lúc, vừa phải xoay xở để không “quay lưng” lại với bất cứ bên nào. Theo tư duy khoa học quản lý công, đây là một nhận xét khoa học tinh tế và quan trọng, điều mà nếu chỉ tiếp cận từ góc độ thể chế TĐH chưa chắc đã nhận diện rõ vấn đề. Trong bối cảnh thay đổi lớn của các TĐH ở Mỹ cũng như ở nhiều nước và ngay cả ở Việt Nam, tác giả đã rất có lý khi cho rằng, “Viện trưởng trở thành vị trung tâm hòa giải giữa các giá trị của quá khứ, các viễn cảnh của tương lai và những thực tế của hiện tại” [23, tr. 144]. Từ những nghiên cứu về cuốn sách, có thể rút ra nhận xét quan trọng có giá trị tham chiếu đối với luận án, đó là những đánh giá chân thực, bản chất và khoa học về vị trí chủ chốt trong TĐH ở hai trong số những vị trí cốt lõi là Hiệu trưởng và giảng viên. Giảng viên là máy cái trong cỗ máy TĐH, Hiệu trưởng là máy trưởng để chỉ đạo vận hành cỗ 11 máy đó và vì vậy, trong điều kiện TCĐH, hai vị trí này nên được tiếp cận, phát triển và quản lý như thế nào để hiệu quả và chất lượng nhất? Đây là những luận giải có ý nghĩa cung cấp nguồn thông tin quý khi đề cập đến vấn đề giải pháp tĕng cường nguồn lực của tổ chức TĐHCL trong điều kiện thực hiện tự chủ về tổ chức ở Việt Nam. * Iwinska Julia, Matei Liviu, nĕm 2014, University autonomy - A practical handbook, Central European University, Hungary (Cẩm nang Tự chủ đại học): Một trong những điểm nhấn quan trọng của cuốn sách tham khảo này là tìm câu trả lời cho câu hỏi lớn, các khía cạnh của TCĐH là gì? Cuốn sách cũng làm rõ mức độ tự chủ mà các TĐH được hưởng từ sự kiểm soát của Nhà nước, tác động đáng kể đến nĕng lực quản lý các chiến lược phát triển phức tạp, xác định các chính sách và sắp xếp tổ chức phù hợp với các đơn vị hỗ trợ cần thiết, nguồn nhân lực và tài chính. TĐH ngày càng được công nhận là động lực thúc đẩy cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội trong khu vực phát triển. Nhận thức về cách các TĐH có thể đóng góp cho sự đổi mới của khu vực và sự phát triển kinh tế thông qua hợp tác với doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các chủ thể khác tại địa phương (ESMU, 2010). Trong phần ba của cuốn sách, tác giả đề cập đến thực tiễn tự chủ với những ví dụ của các quốc gia và TĐH. Có thể nhận thấy phần này của cuốn sách cung cấp những kinh nghiệm tốt từ thực tế của các quốc gia. Cụ thể, khi đề cập đến tự chủ quyết định về quản trị nội bộ và cơ cấu tổ chức thì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cấu trúc quản trị và lãnh đạo của các TĐH chịu sự điều chỉnh của khung pháp luật quốc gia. Trong hầu hết các trường hợp, khung cơ bản dành cho cho các cơ quan ra quyết định (cơ quan chủ quản chính trong một TĐH) được quy định trong các luật hoặc nghị định liên quan. Nhưng đồng thời các TĐH vẫn có thể có một số quyền tự chủ trong việc áp dụng khung pháp lý quốc gia, mà một trong số đó là tự chủ trong xây dựng và phát triển thể chế điều chỉnh nội bộ của TĐHCL. Một kinh nghiệm rất đáng chú ý từ nghiên cứu của công trình này liên quan đến vấn đề mô hình chủ yếu thiết lập quản trị đại học nội bộ trong các TĐH ở châu Âu. Chẳng hạn, 15 hệ thống (trong số 28) có một cơ cấu điều hành kép, thường bao gồm một cơ quan đại diện nội bộ (như Hội đồng khoa học) và một Hội đồng đại học (thiên về bên ngoài nhiều hơn). Trong các mô hình quản trị kép, quyền và nĕng lực ra quyết định được phân chia giữa hai cơ quan. Các vấn đề học thuật thường thuộc về nĕng lực 12 của hội đồng khoa học, trong khi các vấn đề chiến lược liên quan đến Hội đồng đại học. Sự phân chia nĕng lực và thẩm quyền ra quyết định giữa hai loại cơ quan chủ quản có thể khác nhau đáng kể. Trong một số trường hợp, ví dụ như ở một số tiểu bang của Đức, hội đồng đại học (thiên về bên ngoài) chỉ có vai trò tư vấn, trong khi thẩm quyền ra quyết định chính thuộc về Hội đồng khoa học được bầu (nội bộ). Một nội dung khác mang tính chất kinh nghiệm về tự chủ tổ chức cũng được đề cập trong cuốn sách này, đó là tự do xác định cấu trúc học thuật nội bộ (như các Khoa; Trung tâm). Các TĐH trong hầu hết các hệ thống GDĐH của châu Âu (trong 18 trên 28 phân tích) có thể tự do quyết định cấu trúc học thuật nội bộ của họ. Điều này liên quan đến việc thành lập, số lượng và tên của các đơn vị học thuật (ví dụ: các khoa, trường học, v.v...). Khía cạnh tự chủ này cũng bao gồm sáp nhập hoặc đóng cửa các khoa học thuật nằm trong thẩm quyền tự chủ của TĐH trong hầu hết các trường hợp. Một khía cạnh khác của kinh nghiệm quốc tế... GDĐH. Bài viết đi sâu phân tích bản chất và nội dung của TCĐH từ góc nhìn của quyền hạn và trách nhiệm nhà nước đối với GDĐH trong mối tương quan với bản chất và nội dung của quyền quản trị, quản lý TĐHCL. Bài viết còn phân tích cụ thể TNGT của TĐHCL trong quá trình hiện thực hóa quyền TCĐH. Từ đó, bài viết đã đưa ra những bình luận sâu sắc về vai trò của Nhà nước và TĐHCL trong cơ chế TCĐH. * Tạp chí Tổ chức nhà nước, “Trao quyền tự chủ đại học của Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, https://tcnn.vn/news/detail/45861/Trao-quyen-tu-chu-dai- 25 hoc-cua-Nhat-Ban-va-kinh-nghiem-doi-voi-Viet-Nam.html, ngày đĕng: 02/12/2019. Bài viết trao đổi những thông tin hữu ích về mô hình quản trị đại học tự chủ ở Nhật Bản, với xuất phát điểm từ thực trạng của nền giáo dục để có những thay đổi về chính sách và thể chế điều chỉnh GDĐH theo hướng áp dụng mô hình tập đoàn trong quản trị đại học ở Nhật Bản. Bài viết cung cấp các thông tin cập nhật về mô hình quản trị hiện nay của các TĐH ở Nhật Bản, với điểm nhấn đáng lưu ý là việc tĕng quyền quyết định cho Chủ tịch trường và giảm các quyết định mang tính chất tập thể đã thể hiện rõ tầm quan trọng của chế độ lãnh đạo cá nhân, đảm bảo mọi vấn đề được quyết định nhanh và Chủ tịch là người đứng đầu chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Thực tế này dường như có sự khác biệt với cách tiếp cận về Chủ tịch HĐT và HĐT ở Việt Nam hiện nay. Một kinh nghiệm khác từ Nhật Bản là Hội đồng quản lý là hội đồng có cả các chuyên gia bên ngoài trường tham gia vào điều hành quản lý ở nhiều nội dung khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi trường. 1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc liên quan đến thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ chức của trƣờng đại học công lập ở Việt Nam 1.3.1. Đối với bài nghiên cứu * Trần Đức Viễn, nĕm 2018, “Hội đồng trường trong tiến trình tự chủ đại học”, đĕng tại Kỷ yếu Hội thảo giáo dục nĕm 2018: “Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế”, Ủy ban Vĕn hóa, giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết tập trung phân tích về thiết chế HĐT trong tiến trình TCĐH ở Việt Nam trước khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH (Luật số 34). Bài viết chỉ ra khá nhiều những quan ngại, hạn chế, bất cập về HĐT, đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan của các hạn chế, bất cập đó. Bài viết cũng nêu ra một số khuyến nghị chính sách rất thiết thực để có sự nhận diện lại về TCĐH và vai trò của HĐT trong điều kiện Luật số 34 sẽ được hiện thực hóa trong hệ thống cơ sở GDĐH công lập. * Trần Đình Khôi Nguyên, nĕm 2019, “Thực trạng thí điểm tự chủ đại học trong định hướng triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học”, đĕng tại “Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Cơ chế tự chủ đại học đối với các trường đại học công lập, vấn đề đặt ra và vai trò của Kiểm toán nhà nước”. Bài viết tập trung đánh 26 giá thực trạng thực hiện tự chủ đại học của nhóm trường thực hiện thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77NQ-CP/2014; cung cấp thông tin về thực hiện tự chủ của 23 trường với các mặt tự chủ trong đó có tự chủ về tổ chức. Bài viết nêu những vấn đề đặt ra trong bối cảnh đã sửa đổi Luật GDĐH nĕm 2012, trong đó có đề xuất đáng chú ý là kiểm soát vai trò của HĐT đối với thực hiện quyền TCĐH. * Hồ Thanh Phong, nĕm 2019, “Tổng quan về tự chủ và quản trị đại học ở Việt Nam”; Nguyễn Mậu Hùng, nĕm 2019, “Mô hình quản trị và phương thức tự chủ của hệ thống giáo dục đại học thế giới và khả nĕng ứng dụng đối với hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới”, đĕng tại “Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về thúc đẩy quản trị và tự chủ đại học hướng đến thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018”. Theo nhận định của tác giả Hồ Thanh Phong, mô hình quản trị đại học ở Việt Nam sau nĕm 2013 đã có đổi mới cĕn bản theo hướng đổi mới từ hệ thống GDĐH cho đến thành phần, cấu trúc, cơ chế quản lý lãnh đạo, các hoạt động GDĐH, phù hợp với mô hình quản trị đại học hiện đại, chuyên nghiệp, có sự phối hợp nhiều loại quyền lực, đa dạng hình thức sở hữu và đầu tư, có sự phân cấp, phân quyền trong cơ quan QLNN đồng thời trao quyền tự chủ cho các TĐHCL đang phải cạnh tranh về nguồn lực đầu vào và chất lượng đầu ra. Còn tác giả Nguyễn Mậu Hùng cho rằng, “tự chủ đại học là một phương thức tổ chức hoạt động chứ không phải là chìa khóa vạn nĕng cho mọi vấn đề của tất cả các nền giáo dục đại học trên thế giới” [20, tr. 127]. * Phạm Tất Thắng, nĕm 2019, “Hoàn thiện pháp luật và đổi mới cơ chế tài chính nhằm đẩy mạnh quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam”, tại “Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập - Vấn đề đặt ra và vai trò của kiểm toán nhà nước”. Bài viết trao đổi thông tin Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH 2018, đó là đã sửa đổi cĕn bản nội dung về TCĐH theo hướng, tạo hành lang pháp lý để đẩy mạnh TCĐH. Sự thay đổi cĕn bản của Luật số 34 nằm ở quy định về tĕng cường phân cấp quản lý cho TĐHCL và tĕng thực quyền cho HĐT. * Nguyễn Hữu Đức, nĕm 2020, “Tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình của chủ sở hữu cơ sở giáo dục đại học”, đĕng tại “Kỷ yếu Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020: Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”, Ủy ban vĕn hóa 27 giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng: Bài viết có sự phân tích sâu sắc về nhiều góc độ của thực hiện TNGT, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến hệ thống giám sát và TNGT của HĐT. Tác giả phân tích thực trạng thiếu bộ công cụ giám sát các hoạt động GDĐH. Tác giả cung cấp thông tin liên quan đến quan điểm tiếp cận theo bộ tiêu chí UPM, đó là giá trị đạo đức, tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trao đổi sinh viên và chuyển đổi số. Tác giả bài viết chia sẻ quan điểm về việc Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện tốt trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước trong hoạt động đầu tư cũng như điều hành vĩ mô để đảm bảo sự phát triển thống nhất của hệ thống GDĐH quốc gia song song với thực hiện tốt chức nĕng và vai trò của HĐT để mang lại giá trị thực sự cho thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL. * Nguyễn Vĕn Hưng, nĕm 2020, “Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về tự chủ tại các trường đại học công lập đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học”, đĕng tại “Kỷ yếu Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020: Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”, Ủy ban vĕn hóa giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng. Bài viết nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp có tính thực tiễn và khả thi nhằm hiện thực hóa TCĐH và tự chủ về tổ chức ở Việt Nam, thời kỳ hậu sửa đổi, bổ sung Luật GDĐH. * Nguyễn Vĕn Phúc, nĕm 2020, “Sự tự chủ bền vững của trường đại học nhìn từ lý thuyết tổ chức”, đĕng tại “Kỷ yếu Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020: Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”, Ủy ban vĕn hóa giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng: Bài viết thể hiện quan điểm khoa học xác đáng, đó là TCĐH vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của TĐH. Quan điểm này có giá trị cơ bản đối với sự nhận diện về TCĐH và thực hiện tự chủ về tổ chức của một TĐHCL. Có như vậy, cả cơ quan QLNN về GDĐH cũng như các TĐHCL mới có sự hiểu đúng và thực hiện đúng về hai mặt của TCĐH. Bài viết đi sâu phân tích một số nội dung lý luận về việc thực hiện sự tự chủ của các TĐH từ góc nhìn về tổ chức. Tác giả đã chỉ ra một số những vướng mắc trong cơ chế thực hiện sự tự chủ của các TĐH ở Việt Nam hiện nay do chưa có sự rõ ràng về vai trò, chức nĕng chủ sở hữu của Nhà nước và vai trò quản trị, điều hành hoạt động GDĐT của TĐHCL. Theo tác giả bài viết, đây chính là một trong số nguyên nhân vì sao có việc duy trì quá lâu sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động quản trị, quản lý về tổ chức của TĐHCL. 28 * Trần Đức Viễn, nĕm 2020, “Mối quan hệ giữa cơ quan chủ quản và trường đại học”, đĕng tại “Kỷ yếu Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020: Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”, Ủy ban vĕn hóa giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng: Bài viết tập trung nhận diện thực trạng mối quan hệ giữa cơ quan QLNN về GDĐH và các TĐHCL từ góc độ lịch sử, quan niệm xã hội, từ sự chưa rõ ràng của cơ chế định hướng thị trường trong GDĐH tại Việt Nam Bài viết đưa ra một số kiến nghị, trong đó đáng chú ý là kiến nghị về nâng cao nĕng lực hoạt động của HĐT; làm rõ mối quan hệ giữa HĐT và cơ quan quản lý có thẩm quyền; vấn đề cùng vào cuộc và đồng hành của các cơ quan QLNN đối với các nhà trường trong công cuộc TCĐH. 1.3.2. Đối với luận án * Nguyễn Thị Thu Hà, nĕm 2012, “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học”, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội: Trong luận án, quan niệm QLNN về GDĐH là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động GDĐH, do các cơ quan QLNN tiến hành để thực hiện chức nĕng, nhiệm vụ do Nhà nước ủy quyền, nhằm phát triển sự nghiệp GDĐH, duy trì trật tự, kỷ cương, thực hiện mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH ở Việt Nam. Việc phân cấp QLNN, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH là quá trình thiết kế lại hệ thống và các quy định về trách nhiệm, quyền hạn và tính tự chịu trách nhiệm trong hệ thống giáo dục. Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH được pháp luật bảo đảm. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý GDĐH, như của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga được luận án tập trung khai thác để chứng mình cho xu hướng phân cấp, phân quyền trong quản lý GDĐH, trên cơ sở sử dụng pháp luật là thước đo chuẩn mực để điều chỉnh hoạt động GDĐH, khuyến khích xã hội hóa GDĐH nhưng nhà nước vẫn giữ vai trò điều chỉnh. Liên quan đến vấn đề hiệu lực QLNN đối với GDĐH ở nước ta hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực QLNN về GDĐH, nhất là triết lý đổi mới. Trên cơ sở triết lý giáo dục hiện đại, cần đổi mới tư duy QLNN về GDĐH cho phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập, chỉ rõ những yếu tố tiêu cực để loại bỏ dần, 29 thay vào đó là những yếu tố tích cực, phù hợp với điều kiện thực tế của GDĐH nước ta và xu thế chung của thế giới. Luận án nhìn nhận vấn đề TCĐH từ góc độ phân cấp giữa các chủ thể liên quan trong hoạt động QLNN về GDĐH, chú trọng vào đề xuất về phân cấp QLNN về GDĐH theo đối tượng và theo chức nĕng, nhiệm vụ. Luận án đúc rút kết luận quan trọng trong nâng cao hiệu lực QLNN về GDĐH phải đạt được các mục tiêu hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới cơ quan quản lý ở cấp Bộ, đổi mới hệ thống GDĐH và quan trọng hơn là phải bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội thực chất của các TĐH, cao đẳng trong mọi lĩnh vực hoạt động * Nguyễn Trọng Tuấn, nĕm 2019, “Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học: Luận án làm rõ cơ sở lý luận về TCĐH cùng các khái niệm liên quan, như quyền TCĐH, điều kiện, vai trò của quyền TCĐH; làm rõ thực trạng việc thực hiện quyền TCĐH của các cơ sở GDĐH công lập ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, luận án cũng đề xuất các kiến nghị, giải pháp, khuyến nghị về việc hoàn thiện pháp luật và các công cụ quản lý khác để tĕng cường quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH công lập. 1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến thực hiện tự chủ về tổ chức của trƣờng đại học công lập ở Việt Nam 1.4.1. Liên quan đến những vấn đề lý luận trong thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam Các công trình đã cơ bản hình dung được khái niệm, đặc điểm, cơ sở, nội dung của TCĐH từ các góc độ khác nhau, trong đó có góc độ tự chủ về tổ chức của TĐHCL. Các phân tích, lập luận trong các công trình đã công bố mà NCS tiếp cận được cho thấy, xu hướng TCĐH hiện nay là xu thế tất yếu trong phát triển GDĐH hiện đại. Đối với thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL, phần lớn công trình này đều có sự thống nhất về nhận thức lý luận rằng, cơ sở để thực hiện quyền tự chủ về tổ chức của TĐHCL là dựa trên và chịu sự chi phối sâu sắc của mối quan hệ giữa thẩm quyền QLNN về GDĐH với quyền tự chủ trong quản trị, quản lý và vận hành hệ thống tổ chức của TĐHCL. Các công trình đã công bố đều nêu lên vai trò, ý nghĩa, điều kiện để Nhà nước ủy quyền, san sẻ một phần thẩm quyền QLNN về GDĐH cho TĐHCL thông 30 qua phương thức, nội dung, cách thức vận hành thẩm quyền quản lý tự chủ của TĐHCL. Lý thuyết ủy quyền được nhận diện là nền tảng lý luận cơ bản đối với quyền tự chủ và thực hiện quyền về tổ chức của TĐHCL. Nhiều cách tiếp cận, nhiều mô hình, kinh nghiệm quốc tế và trong nước về vấn đề này đã được đề cập ở mức độ khác nhau. Từ đây, việc khẳng định TCĐH và tự chủ về tổ chức là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội của TĐHCL đã được xem xét, luận giải khá rõ nét và đa dạng về nhận thức luận. Các công trình đã nghiên cứu, phân tích, luận giải một cách cơ bản, bước đầu về sứ mệnh, cơ cấu, bản chất và cơ chế vận hành của thiết chế HĐT trong mối quan hệ với cơ quan QLNN về GDĐH và Hiệu trưởng TĐH, đồng thời phản ánh vướng mắc và thực trạng thiếu hiệu quả của thiết chế HĐT. 1.4.2. Liên quan đến những vấn đề thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam Các nghiên cứu khẳng định thành tựu thể chế đối với thực hiện TCĐH nói chung và thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL nói riêng là kết quả của sự đổi mới trong tư duy nhận thức và quy định cụ thể về phân cấp, phân quyền từ bộ/ngành chủ quản đã thúc đẩy TĐHCL bước đầu sắp xếp, rà soát, cơ cấu lại tổ chức nhà trường. Các công trình đã công bố phân tích đa góc độ hiện trạng chung, riêng của thể chế thực hiện TCĐH và tự chủ về tổ chức của các cơ sở GDĐH công lập nói chung, trong đó có các TĐHCL, chỉ ra hạn chế lớn nhất của môi trường thể chế điều chỉnh việc thực hiện tự chủ về tổ chức của các TĐHCL ở Việt Nam thời gian qua. Đã có sự thống nhất chung trong kết quả nghiên cứu về thể chế TCĐH ở Việt Nam là nhận diện những vấn đề cần rà soát, sửa đổi, bổ sung và tiếp tục phải được hoàn thiện đối với thể chế này ở Việt Nam thời gian tới, trong đó nổi lên khá nhiều những vấn đề mang tính thời sự cấp bách đối với thực hiện TCĐH ở Việt Nam giai đoạn tới đây, như mô hình và phương thức hoạt động của HĐT được thiết lập và điều chỉnh như thế nào trong thể chế nội bộ của các TĐHCL; thống nhất trong triển khai thực hiện các quy định liên quan đến tự chủ về tổ chức trong các TĐHCL theo quy định của Luật số 34; tái thiết, quản lý, duy trì, phát triển mô hình QLNN về GDĐH trong điều kiện các TĐHCL thực hiện tự chủ về tổ chức; vấn đề rà soát, thống nhất các quy định của luật chuyên ngành và luật liên quan trong điều chỉnh việc thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam thời gian tới... 31 Các công trình đã chỉ ra nguyên nhân, cách thức mà Chính phủ nhiều quốc gia đã sử dụng trong mối quan hệ với TĐHCL. Các nghiên cứu cũng khẳng định, đối với thực hiện TCĐH ở Việt Nam hiện nay, không có mô hình mẫu để các TĐHCL có thể áp dụng rập khuôn, do đó, muốn đổi mới toàn diện GDĐH trong tình hình mới thì TĐHCL chỉ có thể làm tốt sứ mệnh của mình khi phát triển trong môi trường thể chế, vĕn hóa và quản lý công phù hợp với điều kiện tự chủ và thực thi TNGT của từng trường. Cần có sự “đổi vai” thực sự, hiệu quả trong quản trị, quản lý, điều hành tổ chức và hoạt động của TĐHCL, theo đó, Nhà nước phải linh hoạt không chỉ trong vai trò quản lý GDĐH tầm vĩ mô mà còn ở tư cách “Nhà đầu tư” thông thái và có trách nhiệm xã hội đối với những công việc mà TĐHCL đang thay Nhà nước thực hiện để đáp ứng nhu cầu học tập của toàn xã hội. Muốn vậy, TĐHCL phải là chủ thể chính trong quản lý, điều hành tổ chức và hoạt động GDĐH, chịu trách nhiệm trước các chủ thể liên quan đến hoạt động này. 1.4.3. Những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu trong luận án * Đối với những vấn đề lý luận và thể chế Hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố mà luận án tiếp cận được cho thấy một thực tế, các khía cạnh lý luận về TCĐH nói chung được tập trung nghiên cứu, luận giải khá nhiều, với những cấp độ sâu rộng khác nhau. Trái ngược với kết quả nghiên cứu về TCĐH nói chung, lý luận trong thực hiện tự chủ về tổ chức bộ máy của TĐHCL ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại hầu như có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu, trực diện và tổng thể về lĩnh vực này. Chính vì vậy, trong khuôn khổ của luận án chuyên ngành quản lý công, những vấn đề lý luận trong thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL sẽ phải giải quyết một cách cơ bản và chuyên sâu như sau: (1) Khái niệm, đặc điểm tự chủ về tổ chức của TĐHCL; (2) Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức, nguyên tắc, công cụ, điều kiện, yếu tố tác động, phương thức thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam; (3) Tiếp tục làm sâu sắc mối quan hệ giữa Nhà nước và TĐHCL trong thực hiện TCĐH; (4) Tiếp tục làm sâu sắc vai trò của Nhà nước đối với TĐHCL trong điều kiện thực hiện quyền tự chủ về tổ chức; 32 (5) Tiếp tục nghiên cứu vấn đề “phân vai” giữa thực hiện chức nĕng QLNN về GDĐH với tự chủ thực hiện thẩm quyền quản trị, quản lý tổ chức bộ máy của TĐHCL, từ đó làm sâu sắc chức nĕng định hướng, tổ chức, tạo môi trường, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh của Nhà nước trong mối quan hệ với TĐHCL; (6) Làm rõ vị trí, vai trò của thực hiện quyền tự chủ về tổ chức trong mối quan hệ với các mặt tự chủ khác của TĐHCL ở Việt Nam thời gian tới. Giải quyết cơ bản, thấu đáo những vấn đề lý luận nêu trên cũng chính là những đóng góp mới về lý luận của luận án đối với hệ thống các vấn đề lý luận về TCĐH nói chung, thực hiện tự chủ về tổ chức của cơ sở GDĐH công lập nói riêng tại Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu về thể chế điều chỉnh việc thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam. Luận án đặt mục tiêu phải nhận diện, đánh giá được những kết quả, hạn chế, sự bất cập, nguyên nhân của những bất cập, hạn chế hiện hữu trong thể chế thực hiện tự chủ về tổ chức của các TĐHCL ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở tổng hợp các thông tin, số liệu về hiện trạng thể chế thực hiện tự chủ về tổ chức của các TĐHCL hiện nay ở Việt Nam, luận án bước đầu đánh giá, chỉ ra những điểm còn phải tiếp được hoàn thiện đối với với cả hệ thống thể chế chung của Nhà nước cũng như thể chế nội bộ của TĐHCL trong thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL. Luận án phân tích, luận giải những đề xuất hợp lý đối với hoàn thiện thể chế quản lý công về GDĐH và cân bằng giữa nĕng lực tự chủ tổ chức với chất lượng và hiệu quả hoạt động GDĐH của TĐHCL. * Đối với hệ giải pháp đảm bảo thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam Lôgic xuyên suốt nội dung các vấn đề lý luận, thể chế, môi trường, điều kiện thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL trong luận án này là việc đề xuất giải pháp trọng tâm, trước mắt và lâu dài để đảm bảo hiệu quả thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam thời gian tới. Đây là những giải pháp được đề xuất và luận giải từ cả hai góc độ: (1) Hệ thống QLNN về GDĐH; (2) tổ chức bộ máy của TĐHCL tại Việt Nam. Các nguyên cứu về lý luận thực hiện tự chủ tổ chức của TĐHCL trong luận án này được tiếp cận bằng tư duy, lý luận quản lý công mới và quản trị, quản lý đại học hiện đại. 33 Kết luận chƣơng 1 Đến thời điểm hiện tại, TCĐH nói chung và tự chủ về tổ chức nói riêng tuy không còn là chủ đề mới, nhưng luôn có tính thời sự trên cả phương diện nghiên cứu và thực tiễn. Sau Luật GDĐH nĕm 2012, các công trình nghiên cứu về cơ chế TCĐH cũng gia tĕng, song số lượng công trình nghiên cứu lĩnh vực thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam còn quá ít. Một nguyên nhân của hiện trạng này là suốt 8 nĕm Luật GDĐH nĕm 2012 đi vào đời sống, vấn đề mà các TĐHCL phải theo đuổi và tốn không ít công sức là thực hiện tự chủ trong hoạt động chuyên môn học thuật và tài chính. Dường như đã có một mặc định trong tư duy hành động của cả hệ thống cơ quan QLNN về GDĐH và các TĐHCL, đó là ưu tiên cho thực hiện tự chủ về nhiệm vụ chuyên môn học thuật và tự chủ hoàn toàn về tài chính để đổi lấy sự nới lỏng của Nhà nước cho quyền tự chủ về tổ chức. Trên thực tế, việc thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL gặp không ít rào cản, vướng mắc. Do vậy, để có sự tiếp cận hợp lý và hiệu quả các vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ luận án, việc rà soát, đánh giá lại tình hình nghiên cứu tự chủ về tổ chức của TĐHCL rất cần thiết. Chính từ việc rà soát, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về tổ chức của TĐHCL thời gian qua, NCS đã thấy rõ những việc cần tiếp tục triển khai trong luận án của mình ở các phương diện lý luận, thể chế, thực tiễn thực hiện và giải pháp tĕng cường nĕng lực, hiệu quả thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo (2020 - 2030). Trong thời gian tới, những nghiên cứu đối với thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL tại Việt Nam có ý nghĩa và giá trị ứng dụng rất thiết thực cho hệ thống QLNN về GDDH và mỗi TĐHCL. Bởi vì, thời gian qua, đã và đang tồn tại một quan niệm khá phổ biến về TCĐH, đó là thực hiện tự chủ về tài chính có ý nghĩa quyết định đối với việc Nhà nước giao quyền tự chủ về tổ chức cho các cơ sở GDĐH công lập. Đây là một trong số những tư duy lý luận, pháp lý cần được thay đổi khi đặt nó trong mối quan hệ với vấn đề thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL. Đó cũng là trọng tâm về lý luận cần được giải quyết trong luận án này. 34 Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG THỰC HIỆN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 2.1. Tự chủ đại học ở Việt Nam 2.1.1. Khái niệm tự chủ đại học Các TĐHCL hiện nay đã thay đổi mạnh mẽ từ mục tiêu đến mô thức hoạt động. Phần lớn TĐHCL hiện không còn thụ động trông chờ vào sự bao cấp hoàn toàn của Nhà nước mà đã tự mình tiến về phía thị trường, thể hiện tính chất của mô hình cung cấp dịch vụ đặc thù trong xã hội. Xu hướng các TĐHCL từng bước cơ cấu lại hai giá trị nội tại là hàng hóa công và lợi ích tư đã trở lên phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ý nghĩa lợi ích tư của GDĐH ngày càng rõ ràng, tất yếu, hiện hữu chính đáng và thích hợp trong cơ chế TCĐH. Vậy TCĐH là gì? Lịch sử hàng trĕm nĕm của TCĐH (university autonomy) trên thế giới và gần 20 nĕm qua ở Việt Nam đã cho thấy sự đa diện trong cách tiếp cận đối với TCĐH. Xét trên phương diện QLNN về GDĐH thì trước khi tiếp cận TCĐH cần hiểu rõ khái niệm tự chủ. Theo cách hiểu thông thường từ góc độ cá nhân thì tự chủ là tự quản lý, điều hành công việc của mình, không bị ai chi phối. Còn ở góc độ của tổ chức thì tự chủ là đề cập tới sự hiện hữu của một tổ chức có sự độc lập hoặc có khả nĕng tự quản lý bộ máy tổ chức và hoạt động của chính tổ chức. Với cách hiểu đó, tự chủ gắn với một tổ chức đại học (tức TCĐH) trước hết được nhận diện là yêu cầu về phía Nhà nước. Trong tương quan so sánh với phương thức QLNN truyền thống về GDĐH thì TCĐH là phương thức mới, đồng bộ, nhằm kiến tạo, duy trì và phát triển môi trường GDĐH trong trạng thái vận hành linh hoạt, theo hướng mở và hội nhập, tuân theo sự điều chỉnh của pháp luật, sự điều tiết của quy luật thị trường để cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động của TĐHCL. Việc gia tĕng nhu cầu xã hội đối với mở rộng khuôn viên đại học, chuyển đổi từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng, kết hợp với sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu những nĕm 70 của thế kỷ XX đã làm giảm đáng kể khả nĕng hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với hệ thống phúc lợi xã hội và cung cấp dịch vụ công đạt tiêu chuẩn, chất lượng, hiệu quả cho người dân, trong đó có dịch vụ GDĐH [55]. Tình hình này đã buộc Nhà nước phải tính đến sự thay đổi cĕn bản cơ chế quản lý 35 GDĐH bằng cách chuyển từ mô hình Nhà nước điều hành trực tiếp mọi hoạt động của TĐHCL sang mô hình Nhà nước giám sát các hoạt động GDĐH theo cơ chế TCĐH. Trong cơ chế đó, một mặt, Nhà nước phải thực hiện những thay đổi lớn về quy mô, cơ cấu, sắp xếp nguồn lực tài chính và trọng tâm của TĐHCL để các trường có thể có khả nĕng giải quyết tốt hơn nhu cầu dịch vụ công và cạnh tranh với tư cách là tổ chức có lợi nhuận trên thị trường GDĐH, mặt khác, Nhà nước sẽ chủ động trao quyền tự chủ cho các TĐHCL. Đối với lợi ích chung của toàn xã hội thì mục tiêu hàng đầu khi giao TCĐH cho TĐHCL là để mang lại cho người dân hệ thống dịch vụ công gần gũi, thân thiện, dễ tiếp cận, đáp ứng tốt và kịp thời hơn nhu cầu được đào tạo đại học. Xét trên phương diện của từng TĐHCL thì TCĐH là quyền chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với Nhà nước. TCĐH là tự quyết định/tự định đoạt/tự vận hành hệ thống tổ chức và các công việc thuộc thẩm quyền của TĐHCL mà không có sự can thiệp từ bên ngoài vào phương thức quản trị, quản lý của nhà trường. Cách hiểu này tương đồng với quan niệm của hai tác giả Anderson và Johnson khi cho rằng, TCĐH là sự tự do của một cơ sở GDĐH trong việc điều hành các công việc của trường mà không có sự chỉ đạo hoặc tác động từ bất cứ cấp chính quyền nào [55]. Quyền tự quyết định các hoạt động GDĐH của một TĐHCL được thể hiện qua các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của TĐHCL. Bên cạnh đó, TCĐH cũng là quyền của cơ sở GDĐH công lập trong việc tự quyết định sứ mạng và chương trình hoạt động của mình, cách thức và phương tiện thực hiện sứ mạng, tầm nhìn đó. Đây là quyền tự thân dựa trên tư cách một tổ chức đại học. Bên cạnh quyền tự thân này, trong khuôn khổ quan hệ với thẩm quyền QLNN về GDĐH, TĐHCL còn phải gánh vác nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực GDĐH mà Nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước. Vậy nên đối với TĐHCL, TCĐH là một dạng “quyền kép” của chủ thể pháp luật, tức vừa là quyền tự thân của một tổ chức đại học, vừa là quyền dựa trên cơ sở sự phân cấp, ủy quyền của Nhà nước, phù hợp với địa vị pháp lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi cung cấp dịch vụ công về GDĐH cho xã hội. Tổng hợp cả hai góc độ tiếp cận này, luận án tiếp cận về TCĐH là quyền tự xác định và thực hiện mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn, nhằm đem lại hiệu quả, chất lượng cho tổ chức và hoạt động của TĐHCL, góp phần hài hòa hóa lợi ích của sự phát triển nhà trường với lợi ích phát triển nền GDĐH Việt Nam và lợi ích của toàn xã hội. Với khái 36 niệm này, TCĐH hàm chứa những quyền tự chủ rất cơ bản từ lĕng kính tổ chức bộ máy của một TĐHCL, đó là: (1) Quyền được tự xác định cơ cấu tổ chức nhà trường; (2) quyền được tự điều hành hoạt động của tổ chức nhà trường để thực hiện tự chủ về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản mà không bị kiểm soát từ bên ngoài; (3) quyền được quyết định các phương tiện, cách thức để đạt được mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn đã xác định; (4) TNGT về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của nhà trường trước Nhà nước, các chủ thể có liên quan và xã hội. 2.1.2. Đặc điểm của tự chủ đại học * Tự chủ đại học làm thay đổi cách tiếp cận, nội dung, phương thức tổ chức, quản trị đại học và QLNN về GDĐH Từ mọi phương diện (Nhà nước - Nhà trường - Xã hội) thì TCĐH vốn dĩ gắn liền và chịu sự chi phối trực tiếp bởi thị trường dịch vụ công và bối cảnh trong nước cũng như quốc tế. Ở trong nước, công cuộc đổi mới toàn diện GDĐH Việt Nam trong điều kiện xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và xã hội hóa GDĐH tác động trực tiếp đến cơ chế QLNN về GDĐH. Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX và hai thập niên đầu thế kỷ XXI, nhu cầu mở rộng GDĐH diễn ra ở hầu hết mọi quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhu cầu này xuất phát từ vai trò của GDĐH ngày càng “cần thiết cho các dịch chuyển xã hội và thành công kinh tế ở nhiều nước” [1, tr. 6]. Chất lượng GDĐH quyết định trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, do đó, muốn đổi mới cĕn bản, toàn diện GDDH thì không thể không đổi mới hệ thống các nhà trường, trong đó có các TĐHCL. Đổi mới hệ thống các TĐH đi liền với đổi mới hệ thống QLNN về GDĐH và đổi mới hệ thống tổ chức, quản trị, quản lý các TĐHCL nên TCĐH chính là lựa chọn thích hợp. Đây là con đường phát triển mà không ít các TĐH trên thế giới đã áp dụng và gặt hái nhiều thành tựu. Chấp nhận lựa chọn TCĐH là chấp nhận chuyển đổi từ cơ chế bao cấp về GDĐH sang phát triển các dịch vụ công theo cơ chế kinh tế thị trường. Mà chấp nhận nguyên tắc thị trường trong GDĐH cũng nghĩa là chấp nhận sự tham gia của khu vực tư nhân vào cung cấp dịch vụ GDĐH. Song song với đó, GDĐH Việt Nam cũng phải chấp nhận việc mở cửa thị trường GDĐH đối với các TĐH nước ngoài. Dịch vụ GDĐH vì vậy trở thành lĩnh vực kinh doanh có tính khu vực và toàn cầu. Điều tất yếu là khi có sự tham gia của cả khu vực tư nhân và TĐH nước ngoài vào thị trường GDĐH Việt Nam thì Nhà nước buộc 37 phải tạo ra môi trường thể chế phù hợp với xu thế chung của thế giới về GDĐH, đó là xu thế tĕng quyền tự chủ cho các TĐHCL để hệ thống các TĐHCL Việt Nam có thể tồn tại, phát triển trong cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa các cơ sở GDĐH trong và ngoài nước. Trên thế giới, TCĐH đã trở thành xu thế tất yếu, dưới sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. “Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AL), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC) để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số” [24, tr. 351]. Tác động lớn nhất của yếu tố thời đại này chính là nhu cầu về phát triển mô hình giáo dục thông minh, có thể liên kết giữa các yếu tố nhà trường với nhà quản lý và nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện đổi mới, sáng tạo và cải thiện nĕng suất lao động trong nền kinh tế tri thức. Mô hình này tạo điều kiện hợp tác giữa GDĐH với sản xuất công nghiệp, mở rộng khuôn viên dạy và học ra khỏi các bức tường truyền thống của các cơ sở đào tạo đại học, giúp người học cá nhân hóa việc học tập để có ...chung xác định được vị trí, vai trò của HĐT. HĐT mới thì rất cần sự rõ ràng, minh bạch theo quy định của luật pháp và có sự tin tưởng của cấp trên thì HĐT mới vận hành được. Còn thành lập mà không để nó vận hành đúng theo quy định của Luật thì sẽ vô hình chung làm mất đi vai trò của nó. Câu hỏi 4: Theo quan điểm của Thầy, để bảo đảm hiệu quả của thực hiện tự chủ về tổ chức ở các Trường Đại học công lập, vai trò của quản lý nhà nước và vai trò tự chủ của cơ sở giáo dục đại học nên được thể hiện như thế nào thông qua thiết chế Hội đồng trường? Trả lời: Thứ nhất, theo Luật số 34, quản lý nhà nước tập trung vào hoạch định chính sách, và tĕng tự chủ của cơ sở GDĐH để các cơ sở GDĐH tự xây dựng chiến lược phát triển cho mình. Đầu tiên là thực hiện NQ 29, quy định của Luật GDĐH và các Luật có liên quan, và thực tế triển khai. Ba yếu tố này sẽ trả lời cho vấn đề đặt ra, đó là quản lý nhà nước của các bộ/ ngành đối với các cơ sở GDĐH công lập cần tập trung vào hoạch định chính sách để các trường tự chủ. Như vậy những vấn đề cụ thể của nhà trường, của cơ sở GDĐH thì để chính cơ sở đó tự quyết định lấy. Nhà nước, bộ ngành chủ quản sẽ không can thiệp sâu vào. Để giúp cho quản lý nhà nước được đúng hướng, giúp cơ sở GDĐH thực hiện được tự chủ, nhất thiết phải thành lập được HĐT, sau đó xác định được vai trò của thiết chế HĐT thì mới giúp nhà trường tự chủ được. Ví dụ, nếu chưa có HĐT, các vấn đề của nhà trường lãnh đạo cao nhất là Đảng ủy, còn trực tiếp quyết định là Hiệu trưởng, quản lý, giám sát là bộ chủ quản. Sẽ có rất nhiều vấn đề nảy sinh nếu không có sự kiểm soát tốt, nhất là khi chuyển sang tự chủ. Và thiết chế HĐT khi chuyển sang tự chủ đại diện cho chủ sở hữu, quyết định vấn đề lớn nhưng một vai trò nữa là giám sát Hiệu trưởng. Để điều chỉnh được trong khoản quy định của luật pháp, quyết định của Hiệu trưởng đúng nghị quyết của Đảng, đúng pháp luật và dẫn dắt nhà trường theo hướng tự chủ. HĐT phải làm được điều đó, thực hiện chức nĕng luật pháp đã trao cho. Có như vậy thì mới thực hiện tự chủ được, còn không là chệch khỏi đường ray. Còn không, quản lý nhà nước buông, không có cơ chế giám sát thì dẫn tới các 236 trường lệch hướng. Để đi đúng hướng, có sự giám sát thì cần có người thứ ba. Bây giờ nhiều trường chưa thành lập HĐT thì tự chủ cái gì? Phải thành lập được HĐT, xác định đúng vị trí, vai trò của nó, có như vậy nó mới quyết định được chiến lược, mới giám sát được, nếu không thì rất khó. Câu hỏi 5: Nếu cần phải đưa ra những kiến nghị đối với hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục đại học, theo Thầy, các Trường đại học công lập cần kiến nghị những vấn đề gì để đảm bảo sự thực chất và hiệu quả cho triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức tại các Trường Đại học công lập hiện nay? Trả lời: Tự chủ về mặt tổ chức, liên quan đến bộ máy, con người. Về mặt nguyên tắc, bộ máy có tinh gọn, con người có chất lượng thì một tổ chức mới hoạt động hiệu quả được. Từ đó cho thấy, một trường đại học nếu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ có chất lượng mới giúp nhà trường thực hiện tự chủ tốt. Với cơ sở GDĐH công lập, có tự chủ thế nào cũng luôn phải nhớ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ. Vì vậy, trao quyền tự chủ cho các cơ sở ĐH công lập, nhưng Đảng, Bộ chủ quản, và bản thân Đảng ủy của cơ sở cũng luôn phải nhất quán nguyên tắc, thực hiện chức nĕng quản lý cán bộ phải bằng điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ tại các khâu. Quản lý không phải để kìm hãm mà là để các cán bộ thực hiện chức nĕng, nhiệm vụ không đi chệch hướng. Tổ chức bộ máy, HĐT của HLU giờ đây nhà trường chủ động rồi. Đổi tên hay sáp nhập, thành lập mới đơn vị, HĐT chủ động quyết định. Nhưng để làm sao có hiệu quả thực chất? Phải có sự đồng bộ về mặt thể chế; triển khai thực hiện các quy định của Luật số 34 một cách nhất quán, có lộ trình. Thực tế, Luật quy định rồi, nhưng có trường thành lập được ngay, có trường chưa thành lập được. Vậy chưa thành lập được, lỗi một phần ở trường đó, nhưng còn có trách nhiệm của Bộ chủ quản ra sao? Bộ chủ quản không chỉ đạo, không hướng dẫn thì bản thân trường trực thuộc cũng khó để thành lập. Hướng dẫn, chỉ đạo cũng phải đúng quy định của Luật về vị trí, cơ cấu, thành phần. Cho nên, bước đầu tiên phải đồng bộ về mặt thể chế đã, thực hiện đúng quy định của luật. Thứ ba là bản thân các trường cũng phải nhận thức về sứ mệnh, lịch sử của trường, bởi vì tự chủ là xu hướng tất yếu, không làm 237 trước thì cũng phải làm sau, dù buổi ban đầu có khó khĕn, nhưng ngại khó mà không làm thì rất khó đi theo xu hướng, thực hiện quy định của pháp luật, thậm chí còn tiềm ẩn dấu hiệu sai luật. Ví dụ, tổ chức bộ máy về nguyên tắc trước đây là thuộc quyền của bộ chủ quản, còn theo quy định mới thì giờ đây giao cho HĐT. Tuy nhiên, bây giờ vẫn còn tồn tại quyết định của bộ A về việc thành lập khoa thuộc trường B, liệu có phù hợp hay không trong bối cảnh tự chủ? Cái đó giờ đây đã giao cho HĐT nhưng với trường chưa thành lập HĐT, Hiệu trưởng cũng không được quyết điều đấy, thì giải quyết thế nào? Tóm lại, các ý trao đổi xoay quanh ý rất cơ bản. Chưa có HĐT thì phải có, có rồi phải xác định vai trò cho nó, từ xác định thì vận hành sao cho tốt bằng cách xử lý mối quan hệ “kiềng ba chân” giữa HĐT - Đảng ủy - Hiệu trưởng. Cho nên, quy định của Luật là đã khá rõ, nhưng triển khai thực tế không đơn giản, nhận thức không đồng bộ cũng không làm được, chủ quản không tin tưởng, mạnh dạn phân cấp theo luật thì cũng không làm được, không đoàn kết cũng không làm được và không biết được vai trò thì dễ làm sai. Chẳng hạn, HĐT bây giờ thông qua một quyết định tuyển sinh lớp A, lớp B là sai rồi, lấn sân nhau rồi, việc đó là thuộc về Hiệu trưởng. HĐT chỉ quyết về chiến lược, hướng tuyển sinh Khi được phân cấp, trao quyền, đơn vị không thái quá, lạm dụng mà phải luôn ý thức mọi công việc mình làm không được chệch hướng. Xin trân trọng cảm ơn Thầy đã giúp đỡ NCS tiếp cận được với thực tiễn quản trị và điều hành hoạt động của một trong những Trường Đại học đang cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực pháp luật cho đất nước. NCS cam đoan những thông tin được Thầy cung cấp chỉ dùng vào việc làm sáng tỏ thêm những vấn đề thực tiễn đang đặt ra tại Việt Nam hiện nay trong thực hiện tự chủ về tổ chức của Trường Đại học công lập từ góc độ của nghiên cứu khoa học. Xin trân trọng cảm ơn Thầy. 238 NỘI DUNG PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Chủ đề phỏng vấn: Thực hiện quyền tự chủ về tổ chức của Trƣờng Đại học công lập ở Việt Nam) Thông tin về ngƣời xin phỏng vấn - Họ và tên: NCS Nguyễn Tuấn Hưng - Đơn vị công tác: Phòng Tổ chức Cán bộ - Trường Đại học Y Hà Nội - Mục đích phỏng vấn: Thu thập dữ liệu thực tế phục vụ cho nhiệm vụ làm Luận án Tiến sĩ, Chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia - Hiện đang là Nghiên cứu sinh (NCS) Khóa 15, Đợt 2, Chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Thông tin về ngƣời trả lời phỏng vấn - Họ và tên chuyên gia: PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu - Chức vụ: Phó hiệu trưởng, thành viên Hội đồng trường - Trường Đại học Nội vụ. thuộc Bộ Nội vụ Nội dung phỏng vấn và trao đổi phỏng vấn Nhằm thu thập thông tin cho Luận án “Thực hiện tự chủ về tổ chức của Trường Đại học công lập ở Việt Nam”, NCS mong muốn được tìm hiểu một số thông tin liên quan đến việc thực hiện tự chủ về tổ chức của Nhà trường. Những ý kiến, chia sẻ, trao đổi của Thầy sẽ giúp cho Luận án của NCS được thành công, qua đó góp phần thúc đẩy việc thực hiện tự chủ về tổ chức của các Trường Đại học công lập ở Việt Nam thời gian tới ngày càng hiệu quả và thực chất. Với mục đích đó, NCS xin phép được nêu một số câu hỏi như sau: Câu hỏi 1: Là thành viên Hội đồng trường, xin Thầy cho biết, Hội đồng trường hiện có vị trí và vai trò như thế nào trong tổ chức bộ máy của Trường Đại học Nội vụ? Trả lời: Trường đại học Nội vụ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2016/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 11 nĕm 2011. Vị trí pháp lý của Trường là cơ sở GDĐH công lập trực thuộc Bộ Nội vụ, chịu sự QLNN về GDĐH của Bộ Giáo dục 239 và Đào tạo. HĐT của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện có 19 thành viên trong và ngoài trường. Theo quy định của pháp luật, HĐT của Trường đại học Nội vụ là thiết chế có chức nĕng thực hiện quyền quản trị nhà trường. Từ khi thành lập đến nay, HĐT bước đầu cũng đã thực hiện tốt chức nĕng của mình. Câu hỏi 2: Xin Thầy chia sẻ những khó khĕn, vướng mắc của Nhà trường nói riêng và các trường đại học công lập thuộc Bộ/ngành nói chung khi triển khai thực hiện TCĐH và tự chủ về tổ chức của các cơ sở giáo dục đại học công lập nói riêng? Trả lời: Cũng như nhiều TĐHCL khác, những khó khĕn vướng mắc của nhà trường khi triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức cũng bao gồm một số vấn đề liên quan đến việc rà soát, xây dựng và hoàn thiện thể chế nội bộ, tĕng cường nĕng lực của HĐT, vấn đề tổ chức lại bộ máy nhà trường theo Nghị định 120/NĐ-CP/2020. Câu hỏi 3: Trên cương vị công tác của mình, xin Thầy cho biết về mối quan hệ giữa Đảng ủy - Hội đồng trường - Hiệu trưởng? Trả lời: Đây là mối quan hệ mà đứng trên phương diện pháp lý đã được thể chế hóa trong cả Luật số 34 và trong thể chế quản trị nội bộ của TĐHCL. Vấn đề nằm ở khâu thực tiễn áp dụng và triển khai thực hiện như thế nào trong nhà trường? Quan điểm của tôi cho rằng, mối quan hệ này phải được xử lý và thực hiện trên cơ sở quy định pháp luật, quy định của Đảng và tư duy quản trị hiệu quả của từng trường. Khi mỗi vị trí đó tham gia vào hệ thống vận hành chung của toàn hệ thống tổ chức nhà trường trên cơ sở thưởng tôn pháp luật, lợi ích chung của đất nước và lợi ích chung của nhà trường và xã hội thì việc duy trì lợi ích nhóm, “quyền anh”, “quyền tôi” giữa những thiết chế này sẽ không có cơ sở để tồn tại. Vậy nên mọi vấn đề đặt ra trong mối quan hệ này đều nằm ở tiêu điểm cĕn cốt, đó là sự đồng thuận, tinh thần đoàn kết, tính chuyên nghiệp và tuân thủ kỷ luật, kỷ cương, đúng người, đúng việc, đúng vị trí. Đảng ủy lãnh đạo về chính trị, tư tưởng, phối hợp và thực hiện quyền lực giám sát của tổ chức cơ sở đảng đối với HĐT và Hiệu trưởng. HĐT lãnh đạo về chiến lược, sứ mạng, tầm nhìn, các quyết sách lớn tác động đến sự phát triển, hưng thịnh của nhà trường thông qua các Nghị quyết có tính pháp lý cao nhất. Sự lãnh đạo của HĐT nên thực hiện theo phương thức “nhúng mũi nhưng không thò 240 tay” vào hệ thống quản lý điều hành của Hiệu trưởng. Còn Hiệu trưởng và bộ máy quản lý của Hiệu trưởng đương nhiên là tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng ủy cũng như của HĐT và chịu trách nhiệm về kết quả, chất lượng của việc tổ chức thực hiện đó. Thực ra, về nguyên lý thì đến nay các Trường đều đã nhận thức đúng - trúng về mối quan hệ này, và khi đã nhận thức chuẩn mực thì tôi tin kết quả trong thực tiễn triển khai sẽ này càng tốt hơn, hiệu quả hơn. Câu hỏi 4: Theo quan điểm của Thầy, để bảo đảm hiệu quả của thực hiện tự chủ về tổ chức ở các Trường Đại học công lập, vai trò của quản lý nhà nước và vai trò tự chủ của cơ sở giáo dục đại học nên được thể hiện như thế nào thông qua thiết chế Hội đồng trường? Trả lời: Qua nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn vận hành của HĐT trong các TĐHCL hoạt động theo cơ chế của NQ số 77/NQ-CP/2014 cũng như theo quy định của Luật số 34 thì về nguyên lý, càng có sự rõ ràng trong phân vai giữa chức nĕng của cơ quan QLNN về GDDH, nhất là giữa bộ/ngành chủ quản với TĐHCL thì càng tạo được sự thuận lợi cho các trường triển khai cơ chế này. Chúng ta đều biết rằng, vấn đề tự chủ về tổ chức của TĐHCL tại Việt Nam hiện nay chưa thể đặt ra vấn đề hoàn toàn “thoát ly” khỏi sự quản lý của bộ/ngành chủ quản trong một sớm, một chiều, bởi mỗi một nền GDĐH của một quốc gia lại cũng có những đặc thù riêng. Vì vậy, giải pháp tốt nhất mà cả phía chủ thể quản lý trực tiếp và TĐHCL là cùng đồng hành, cùng phối hợp và hài hòa về lợi ích cũng như mục tiêu chung của đổi mới GDĐH đất nước. Làm được điều đó cũng là bảo đảm được lợi ích của chính TĐHCL Câu hỏi 5: Nếu cần phải đưa ra những kiến nghị đối với hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục đại học, theo Thầy, các Trường đại học công lập cần kiến nghị những vấn đề gì để đảm bảo sự thực chất và hiệu quả cho triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức tại các Trường Đại học công lập hiện nay? Trả lời: Theo tôi, vấn đề triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức tại cac TĐHCL ở thời điểm hiện tại đương nhiên không tránh khỏi những vướng mắc về thể chế, về nguồn lực, về phương thức, về phối hợp, chỉ đạo, điều hành. Theo tôi 241 được biết, nhiều trường cũng đang nghiên cứu để đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của nhà trường trong điều kiện đẩy nhanh TCĐH toàn diện. Vì vậy, rất cần sự vào cuộc và đồng hành của từ Chính phủ cho đến các bộ/ngành chức nĕng cùng với các cơ sở GDĐH công lập để rút ngắn lộ trình các trường phải vừa làm, vừa nghiên cứu thử nghiệm. Trước mắt, một loạt các vướng mắc cần tháo gỡ của Luật số 34, hay việc triển khai thực hiện Nghị định 120 NĐ-CP/2020 quy định về thành lập mới, giải thể, sát nhập các đơn vị sự nghiệp công lập đang là những vấn đề “rất nóng” đối với các TĐHCL triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức cần được sự hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể của các bộ/ngành chức nĕng. Còn về lâu dài, cũng cần đầu tư nghiên cứu để đổi mới, cải thiện và chuyên nghiệp hơn nữa hoạt động chỉ đạo, quản lý của bộ/ngành chủ quản đối với việc thực hiện tự chủ về tổ chức cũng như các mặt tự chủ khác tại các cơ sở GDĐH công lập. Xin trân trọng cảm ơn Thầy đã giúp đỡ NCS tiếp cận được với thực tiễn quản trị và điều hành hoạt động của một trong những Trường Đại học đang cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. NCS cam đoan những thông tin được Thầy cung cấp chỉ dùng vào việc làm sáng tỏ thêm những vấn đề thực tiễn đang đặt ra tại Việt Nam hiện nay trong thực hiện tự chủ về tổ chức của Trường Đại học công lập từ góc độ của nghiên cứu khoa học. Xin trân trọng cảm ơn thầy. NỘI DUNG PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TRƢỜNG - TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI. (THUỘC BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BÌNH - XÃ HỘI) (Chủ đề phỏng vấn: Thực hiện quyền tự chủ về tổ chức của Trường Đại học công lập ở Việt Nam) Thông tin về ngƣời đề nghị phỏng vấn - Họ và tên: NCS Nguyễn Tuấn Hưng - Đơn vị công tác: Phòng Tổ chức Cán bộ - Trường Đại học Y Hà Nội - Hiện đang là Nghiên cứu sinh (NCS) Khóa 15, Đợt 2, Chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. 242 - Mục đích phỏng vấn: Thu thập dữ liệu thực tế phục vụ cho nhiệm vụ làm Luận án Tiến sĩ, Chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia Thông tin về Ngƣời trả lời phỏng vấn - Họ và tên chuyên gia: TS. Khuất Thị Thu Hiền - Chức vụ: Trưởng khoa Luật - Trường Đại học Lao động - Xã hội Nội dung phỏng vấn và trao đổi phỏng vấn Nhằm thu thập thông tin cho Luận án “Thực hiện tự chủ về tổ chức của Trường Đại học công lập ở Việt Nam”, NCS mong muốn được tìm hiểu một số thông tin liên quan đến việc thực hiện tự chủ về tổ chức của Nhà trường. Những ý kiến, chia sẻ, trao đổi của Thầy/Cô sẽ giúp cho Luận án của NCS được thành công, qua đó góp phần thúc đẩy việc thực hiện tự chủ về tổ chức của các Trường Đại học công lập ở Việt Nam thời gian tới ngày càng hiệu quả và thực chất. Với mục đích đó, NCS xin phép được nêu một số câu hỏi như sau: Câu hỏi 1: Là thành viên Hội đồng trường, xin Cô cho biết, Hội đồng trường hiện có vị trí và vai trò như thế nào trong tổ chức bộ máy của Trường Đại học Lao động - Xã hội? Trả lời: Đối với trường đại học, Hội đồng trường có vị trí và vai trò quan trọng trong quản trị đại học, là một kênh giám sát quan trọng trong thực hiện quyền tự chủ của các trường đại học. Hội đồng trường của trường Đại học Lao động - Xã hội là tổ chức quản trị của Nhà trường, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan, quyết nghị chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế về tổ chức và hoạt động, phương hướng đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ Hoạt động của Hội đồng trường giúp giảm thủ tục hành chính, tĕng tính chủ động, linh hoạt của Nhà trường trong các hoạt động: đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính Ở Trường Đại học Lao động - Xã hội, Hiệu trưởng nhà trường đồng thời là Bí thư Đảng ủy, khác với một số TĐH Chủ tịch HĐT đồng thời là Bí thư Đảng ủy. 243 Câu hỏi 2: Xin Cô chia sẻ những khó khĕn, vướng mắc của Nhà trường nói riêng và các trường đại học công lập thuộc Bộ/ngành nói chung khi triển khai thực hiện tự chủ đại học và tự chủ về tổ chức của các cơ sở giáo dục đại học nói riêng? Trả lời: Tự chủ đại học hiện nay hiện được nhiều người hiểu chưa toàn diện, chủ yếu tiếp cận từ góc độ tự chủ tài chính, mà chưa quan tâm đến các nội dung khác của tự chủ, như về tổ chức, nhân sự và học thuật. Biết rằng, trong tự chủ đại học thì tự chủ về tài chính đóng vai trò nền tảng để thực hiện hiệu quả và bền vững các nội dung tự chủ khác, nhưng tự chủ cần được một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Trong các vĕn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành về vấn đề này cũng chủ yếu đề cập đến “một nhánh”, dựa vào cĕn cứ là mức độ tự bảo đảm kinh phí hoạt động để phân loại và giao mức độ tự chủ cho các trường, chứ chưa xuất phát từ “gốc rễ” của tự chủ để xây dựng cĕn cứ, nguyên tắc giao quyền tự chủ, mức độ tự chủ khác nhau phù hợp với nĕng lực của từng trường về công tác tổ chức, nhân sự, quản trị, tiềm lực và kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cũng như các điều kiện cần thiết khác.Về tổ chức, hiện còn một số vướng mắc trong thực hiện Luật Viên chức. Trường chưa tự chủ được về việc tuyển dụng và sa thải cán bộ, giảng viên, chưa có quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí trọng yếu. Câu hỏi 3: Trên cương vị công tác của mình, xin Cô cho biết về mối quan hệ giữa Đảng ủy - Hội đồng trường - Hiệu trưởng? Trả lời: Mối quan hệ này hiện chưa rõ ràng. Vì vậy, cần có sự phân định cụ thể hơn, trong đó Đảng ủy chỉ đạo phương hướng, Hội đồng trường đề ra định hướng phát triển lâu dài, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phát triển trong 5 nĕm và kế hoạch cụ thể từng nĕm. Hội đồng trường thông qua kế hoạch và giám sát việc thực hiện kế hoạch của Hiệu trưởng. Câu hỏi 4: Theo quan điểm của Cô, để bảo đảm hiệu quả của thực hiện tự chủ về tổ chức ở các Trường Đại học công lập, vai trò của quản lý nhà nước và vai trò tự chủ của cơ sở giáo dục đại học nên được thể hiện như thế nào thông qua thiết chế Hội đồng trường? 244 Trả lời: Các trường cần rà soát lại chức nĕng, nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị, tự chủ hoàn toàn trong công tác tổ chức, nhân sự đồng thời chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước về các quyết định về tổ chức, nhân sự của mình. Câu hỏi 5: Nếu cần phải đưa ra những kiến nghị đối với hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục đại học, theo Cô, các Trường đại học công lập cần kiến nghị những vấn đề gì để đảm bảo sự thực chất và hiệu quả cho triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức tại các Trường Đại học công lập hiện nay? Trả lời: Cần hoàn thiện hệ thống vĕn bản pháp luật về vấn đề này để tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đồng bộ, thống nhất. Bởi lẽ, mặc dù các trường đại học công lập đã được giao tự chủ song thực tế hoạt động phải tuân theo rất nhiều vĕn bản pháp luật đan xen, chống chéo như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Xây dựng, Luật Viên chức, các luật về Thuế, về tài chính và các Nghị định của Chính phủ khiến việc tự chủ gặp nhiều khó khĕn, mang tính hình thức. Đồng thời, phải tạo ra sự đồng thuận không những trong trường mà phải ở các bên liên quan, tránh thói quen quản lý hành chính Xin trân trọng cảm ơn Cô đã giúp đỡ NCS tiếp cận được với thực tiễn quản trị và điều hành hoạt động của một trong những Trường Đại học đang cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. NCS cam đoan những thông tin được Cô cung cấp chỉ dùng vào việc làm sáng tỏ thêm những vấn đề thực tiễn đang đặt ra tại Việt Nam hiện nay trong thực hiện tự chủ về tổ chức của Trường Đại học công lập từ góc độ của nghiên cứu khoa học. Xin trân trọng cảm ơn Cô. 245 NỘI DUNG PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TRƢỜNG - HỌC VIỆN TÒA ÁN (THUỘC TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO) (Chủ đề phỏng vấn: Thực hiện quyền tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam) Thông tin về ngƣời xin phỏng vấn - Họ và tên: NCS Nguyễn Tuấn Hưng - Đơn vị công tác: Phòng Tổ chức Cán bộ - Trường Đại học Y Hà Nội - Mục đích phỏng vấn: Thu thập dữ liệu thực tế phục vụ cho nhiệm vụ làm Luận án Tiến sĩ, Chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia - Hiện đang là Nghiên cứu sinh (NCS) Khóa 15, Đợt 2, Chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Thông tin về ngƣời trả lời phỏng vấn - Họ và tên chuyên gia: ThS. Phạm Như Hưng. - Chức vụ: Phó Giám đốc Học viện Tòa án - Thành viên Hội đồng Học viện Tòa án, thuộc Học viện Tòa án. Nội dung phỏng vấn và trao đổi phỏng vấn Nhằm thu thập thông tin cho Luận án “Thực hiện tự chủ về tổ chức của Trường Đại học công lập ở Việt Nam”, NCS mong muốn được tìm hiểu một số thông tin liên quan đến việc thực hiện tự chủ về tổ chức của Nhà trường. Những ý kiến, chia sẻ, trao đổi của Thầy sẽ giúp cho Luận án của NCS được thành công, qua đó góp phần thúc đẩy việc thực hiện tự chủ về tổ chức của các Trường Đại học công lập ở Việt Nam thời gian tới ngày càng hiệu quả và thực chất. Với mục đích đó, NCS xin phép được nêu một số câu hỏi như sau: Câu hỏi 1: Là thành viên Hội đồng trường, xin Thầy cho biết, Hội đồng trường hiện có vị trí và vai trò như thế nào trong tổ chức bộ máy của Học viện Tòa án? Trả lời: Hội đồng Học viện Tòa án là một thiết chế trong cơ cấu bộ máy của Học viện Tòa án, được thành lập ngay sau khi Học viện Tòa án ra đời nĕm 2015, theo Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 30/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ. 246 Mới đây, ngày 28/7/2020, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Học viện Tòa án, nhiệm kỳ 2020-2025, theo đó, Hội đồng Học viện Tòa án gồm 17 thành viên do TS. Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tòa án làm Chủ tịch hội đồng. Hội đồng Học viện là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu. Hội đồng Học viện là cơ quan thực quyền cao nhất của Học viện khi lãnh đạo cấp trên là Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch hội đồng Học viện. Hội đồng Học viện thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo qui định tại Điều 16 Luật giáo dục đại học sửa đổi nĕm 2018. Hội đồng Học viện là sản phẩm theo chủ trương phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng phân định rõ việc quản lý nhà nước với quản trị đơn vị sự nghiệp công lập và việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo đơn đặt hàng của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường về đào tạo nguồn nhân lực. Câu hỏi 2: Xin Thầy chia sẻ những khó khĕn, vướng mắc của Nhà trường nói riêng và các TĐHCL thuộc Bộ/ngành nói chung khi triển khai thực hiện tự chủ đại học và tự chủ về tổ chức của các cơ sở giáo dục đại học nói riêng? Trả lời: Quyền tự chủ là một cơ chế trong đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Đối với TĐHCL, quyền tự chủ không phải do Nhà trường tự quyết mà là do cơ quan chủ quản giao, phân cấp. Theo qui định tại khoản 11 Điều 4 Luật số 34 thì “Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và nĕng lực của cơ sở giáo dục đại học”. Tự chủ là cơ chế mới trong giáo dục và đi đôi với trách nhiệm giải trình. Vì là cơ chế mới nên khi triển khai không thể tránh được một số lúng túng, khó khĕn, nhất là thói quen phụ thuộc vào cấp trên và ngân sách nhà nước. Nội dung tự chủ đại học theo qui định của Luật GDĐH sửa đổi 2018 bao gồm các lĩnh vực học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác. Để đảm bảo tự chủ toàn bộ các lĩnh vực thì phải đảm bảo được tự chủ về tài chính (mục 247 3 Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017). Do vậy, việc tự chủ về tổ chức cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh này. Câu hỏi 3: Trên cương vị công tác của mình, xin Thầy cho biết về mối quan hệ giữa Đảng ủy - Hội đồng Học viện - Giám đốc? Trả lời: Đảng ủy trong Trường đại học/Học viện có chức nĕng nhiệm vụ theo Quy định số 97-QĐ/TW ngày 22/3/2004 của Ban Bí thư, theo đó Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo Đại học/Học viên, là “hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, công tác của đơn vị; hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên và quần chúng; xây dựng đảng bộ, chi bộ và đơn vị vững mạnh”. Thẩm quyền Hội đồng trường/học viện với chức nĕng quản trị bao gồm nhiều việc mà trước đây thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng/Giám đốc hoặc cơ quan chủ quản trường đại học. Hiện nay, thẩm quyền của Hội đồng trường/học viện được quy định tại Điều 16 Luật GDĐH sửa đổi 2018. Thẩm quyền của Hiệu trưởng/Giám đốc với chức nĕng quản lý, điều hành được qui định tại Điều 20 Luật GDĐH sửa đổi 2018. Mối quan hệ giữa Đảng ủy - Hội đồng Học viện - Hiệu trưởng/Giám đốc là quan hệ Lãnh đạo - Quản trị - Quản lý, điều hành. Để thực hiện tốt các mối quan hệ này, một mặt các cơ sở đào tạo phải thực hiện theo qui định của Đảng, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và các vĕn bản pháp luật liên quan. Mặt khác, các trường nên qui định chi tiết trong Quy chế tổ chức và hoạt động của mình, phụ thuộc vào mục tiêu, sứ mệnh, tổ chức nội bộ cụ thể của trường đại học, mối quan hệ và mức độ tự chủ của mỗi đơn vị. Câu hỏi 4: Theo quan điểm của Thầy, để bảo đảm hiệu quả của thực hiện tự chủ về tổ chức ở các Trường Đại học công lập, vai trò của quản lý nhà nước và vai trò tự chủ của cơ sở giáo dục đại học nên được thể hiện như thế nào thông qua thiết chế Hội đồng trường? Trả lời: Việc thực hiện tự chủ về tổ chức (bộ máy và nhân sự) ở các Trường Đại học công lập phụ thuộc vào mức độ tự chủ của trường đó do cơ quan 248 chủ quản phê duyệt. Các trường đại học muốn thực hiện tự chủ về tổ chức thì trước hết phải đáp ứng các điều kiện theo qui định tại Điều 32 Luật GDĐH sửa đổi 2018. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP đã qui định chi tiết hướng dẫn về các nội dung tự chủ về tổ chức của các trường đại học công lập. Luật GDĐH sửa đổi 2018 đã qui định khá chi tiết vai trò quản trị đại học của Hội đồng trường tại Điều 16 (trong đó một số thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên và quyền hạn của Hiệu trưởng được chuyển cho Hội đồng trường). Hội đồng trường quyết định những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý. Còn thẩm quyền, trách nhiệm của quản lý nhà nước về giáo dục đại học được qui định tại Điều 68, 69 của Luật. Câu hỏi 5: Nếu cần phải đưa ra những kiến nghị đối với hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục đại học, theo Thầy, các Trường đại học công lập cần kiến nghị những vấn đề gì để đảm bảo sự thực chất và hiệu quả cho triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức tại các Trường Đại học công lập hiện nay? Trả lời: Luật GDĐH sửa đổi 2018 đã thể chế hóa chủ trương của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới cĕn bản, toàn diện về giáo dục, đào tạo và Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ chế tự chủ đại học đã được thiết lập, cơ quan quản lý nhà nước và các trường đại học hãy làm công việc của mình để Luật GDĐH sửa đổi 2018 được áp dụng triệt để trong thực tế. Việc tự chủ về tổ chức tại các trường đại học công lập đã rất rõ ràng, Luật chỉ hạn chế các trường đại học được “tự chủ về tổ chức, bộ máy và nhân sự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng không được làm tĕng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương (bao gồm cả lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp” (điểm a khoản 2 Điều 13 NĐ 99/2019/NĐ-CP. Như vậy, nếu các trường đại học tự chủ được vấn đề tài chính thì toàn quyền tự chủ về tổ chức. 249 Nếu có kiến nghị thì chỉ tập trung yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhanh chóng thực hiện các nội dung công việc thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước theo qui định tại Điều 68, 69 Luật GDĐH sửa đổi 2018 nhằm tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ phù hợp với định hướng đổi mới cĕn bản, toàn diện GDĐT. Xin trân trọng cảm ơn Thầy đã giúp đỡ NCS tiếp cận được với thực tiễn quản trị và điều hành hoạt động của một trong những Trường Đại học đang cung cấp nguồn nhân lực tư pháp chất lượng cao cho đất nước. NCS cam đoan những thông tin được Thầy cung cấp chỉ dùng vào việc làm sáng tỏ thêm những vấn đề thực tiễn đang đặt ra tại Việt Nam hiện nay trong thực hiện tự chủ về tổ chức của Trường Đại học công lập từ góc độ của nghiên cứu khoa học. Xin trân trọng cảm ơn Thầy. 250 Phụ lục 6 Công vĕn số 110/BNV-CCVC ngày 08/01/2021 của Bộ Nội vụ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác định ngƣời đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập 251 252 253 254 255 256 257 258 259 Phụ lục 7 Kế hoạch số 61/KH-BYT ngày 20/01/2021 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập 260 261 262

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_hien_tu_chu_ve_to_chuc_cua_truong_dai_hoc_cong.pdf
  • pdfTrang thông tin mới (TA+TV).pdf
  • pdfTrích yếu luận án.pdf
Tài liệu liên quan