Luận án Thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Đông nam bộ giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THẢO THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ HUYỆN DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2021 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THẢO THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ HUYỆN DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NG

pdf205 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Đông nam bộ giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 9 31 02 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. ĐINH NGỌC GIANG HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn theo đúng quy định. Tác giả Nguyễn Thị Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................ 7 1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước .............................................. 7 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................. 11 1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu ...................................................................... 26 Chương 2: THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ HUYỆN DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................................................................................................... 29 2.1. Tỉnh, đảng bộ tỉnh, tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Đông Nam bộ ....... 29 2.2. Trách nhiệm nêu gương và thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Đông Nam bộ giai đoạn hiện nay - khái niệm, nội dung, phương thức, vai trò ........ 51 Chương 3: THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ HUYỆN DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM ..................... 81 3.1. Thực trạng thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ huyện diện ban thường tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Đông Nam bộ ............................... 81 3.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm ............................................................. 115 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN TỐT TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ HUYỆN DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2030 ............................................................................................................... 124 4.1. Dự báo yếu tố tác động và phương hướng thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Đông Nam bộ đến năm 2030 ..................................................................... 124 4.2. Những giải pháp chủ yếu thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Đông Nam bộ đến năm 2030 ............................................................................................ 130 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 160 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CB, ĐV CBH Cán bộ, đảng viên Cán bộ huyện ĐNB Đông Nam bộ BCH BTV BTVTU Ban chấp hành Ban thường vụ Ban thường vụ tỉnh ủy CT-XH Chính trị - xã hội HTCT Hệ thống chính trị HĐND KT-XH Hội đồng nhân dân Kinh tế - xã hội MTTQ TNNG UBND Mặt trận Tổ quốc Trách nhiệm nêu gương Ủy ban nhân dân Nxb Nhà xuất bản 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nêu gương là thuộc tính bản chất của đảng cộng sản, là trách nhiệm, đạo lý, gắn với tư cách của người cán bộ, đảng viên (CB, ĐV). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng,... Mà muốn quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo” [69, tr.55]. Xuất phát từ văn hóa phương Đông, Người đã đúc kết: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [64, tr.284]. Thấm nhuần lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng nhiều phương thức lãnh đạo khác nhau, trong đó, nêu gương là một phương thức quan trọng, hiệu quả, vừa có giá trị khoa học và nhân văn, tác động tích cực đến các đối tượng lãnh đạo của Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nêu rõ: “Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên” [20, tr.151]. Lãnh đạo thông qua việc thực hiện trách nhiệm nêu gương (TNNG) của CB, ĐV tác động tích cực đến các khâu trong quy trình lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và toàn Đảng, có tầm quan trọng đặc biệt để Đảng giữ vững vị thế và vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Cán bộ huyện (CBH) diện ban thường vụ tỉnh ủy (BTVTU) quản lý là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cấp ủy, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) huyện, có vai trò quyết định đến chất lượng lãnh đạo của huyện ủy, hiệu quả hoạt động của chính quyền và sự phát triển của các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT) huyện. Thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý để nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý của các tổ chức đảng, chính quyền huyện, để cấp ủy và chính quyền huyện thực sự là nhân tố bảo đảm sự ổn định và phát triển của địa phương. 2 Đông Nam bộ (ĐNB) là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, là khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và ngày càng bền vững. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên kết quả đó là vai trò, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức đảng, chính quyền và HTCT các cấp, trong đó có TNNG. Thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07-6-2012 của Ban Bí thư về TNNG của CB, ĐV, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, các tỉnh ủy ở miền ĐNB đã nghiêm túc quán triệt, triển khai đến các cấp ủy trực thuộc và chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Đa số CB, ĐV gương mẫu, thực hiện tốt TNNG. Tuy nhiên, kết quả thực hiện TNNG của CB, ĐV nói chung, CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB nói riêng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng Đảng, xây dựng HTCT trong sạch, vững mạnh. Hoạt động nêu gương của cán bộ chủ chốt và người đứng đầu một số cấp ủy, chính quyền các cấp còn mờ nhạt. Một số CBH chưa thực hiện tốt TNNG, thậm chí vi phạm quy định nêu gương về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao,... Thực tế ở các tỉnh miền ĐNB cho thấy, vẫn còn tình trạng CBH vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm những điều đảng viên không được làm như sử dụng bằng giả (Phó Bí thư huyện ủy huyện Phú Riềng) hoặc thiếu gương mẫu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn chống người thi hành công vụ (Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Hớn Quản), vi phạm về quản lý đất đai (huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu),... Vi phạm của một số CBH đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với CB, ĐV nói chung, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ở các tỉnh miền ĐNB. Do đó, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện TNNG và đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB giữ vững vai trò lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền huyện và bảo đảm sự lãnh đạo thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở là một vấn đề quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Thực 3 hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Đông Nam bộ giai đoạn hiện nay” để làm luận án tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu thực hiện tốt TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ rõ kết quả và xác định những nội dung luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB giai đoạn hiện nay. - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB từ năm 2012 đến năm 2020, chỉ rõ nguyên nhân và đúc rút một số kinh nghiệm. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian khảo sát: Luận án tập trung khảo sát, đánh giá việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB từ năm 2012 đến năm 2020, phương hướng và những giải pháp chủ yếu đến năm 2030. - Về không gian: Luận án khảo sát việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở 5 tỉnh miền ĐNB (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh). 4 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ, nêu gương và thực hiện TNNG của CB, ĐV. 4.2. Cơ sở thực tiễn - Thực tiễn việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB từ năm 2012 đến năm 2020. - Báo cáo của 5 tỉnh ủy ở miền ĐNB về thực hiện TNNG của CB, ĐV. - Kết quả khảo sát, điều tra đối với 3 nhóm: CBH diện BTVTU quản lý; CB, ĐV trong đảng bộ, chính quyền các huyện và nhân dân các huyện ở 5 tỉnh miền ĐNB. 4.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về trách nhiệm, nêu gương, TNNG của CB, ĐV. Để đánh giá khách quan thực trạng thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở tiếp cận các nguồn tài liệu là các báo cáo của các địa phương, đơn vị và các công trình nghiên cứu có liên quan, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để khai thác các thông tin và phân tích, khái quát những nội dung có liên quan đến đề tài. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. Luận án điều tra ở 5 tỉnh miền ĐNB, mỗi tỉnh 100 phiếu. Đối tượng khảo sát là CBH diện BTVTU quản lý, cán bộ, công chức cấp dưới và người dân ở địa phương), nhằm tìm hiểu việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU ở các tỉnh miền ĐNB trên một số nội dung sau: 5 + Trách nhiệm thực hiện các nội dung nêu gương của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. + Phương thức thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. + Đánh giá của cán bộ, công chức cấp dưới và người dân ở địa phương về việc thực hiện TNNG của của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. + Những gợi ý, đề xuất giải pháp của cấp ủy, đảng viên, người dân để CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB thực hiện tốt TNNG. Kết quả khảo sát được tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng một số phương pháp khác: thống kê và so sánh, lịch sử và logic, tổng kết thực tiễn, 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Luận án đã góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB: xác lập khái niệm, nội dung, phương thức thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. - Luận án đúc rút một số kinh nghiệm thực hiện tốt TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. Đó là, (i) Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt của các cấp ủy đảng, BTV cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện ở miền ĐNB có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý; (ii) Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp trên đối với việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB là một giải pháp quan trọng đưa việc thực hiện TNNG trở thành nền nếp, hiệu quả; (iii) Sự cụ thể hóa nội dung TNNG gắn với các chức danh cán bộ là cơ sở quan trọng để CBH diện BTVTU ở miền ĐNB quản lý thực hiện tốt TNNG; (iv) Ý thức, trách nhiệm của CBH diện BTVTU quản lý trong thực hiện TNNG là nhân tố bền vững để TNNG được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, lan tỏa và có ý nghĩa trong cả HTCT và ngoài xã hội. - Luận án đề xuất một số giải pháp có tính đột phá để thực hiện tốt TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB đến năm 2030. Một là, xây dựng, hoàn thiện quy định của các cấp ủy địa phương về thực hiện trách nhiệm 6 nêu gương phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý; Hai là, tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên và kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định nêu gương; Ba là, phát huy tính tự giác, rèn luyện, tự nêu gương của cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý. - Góp phần tổng kết thực tiễn việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. - Cung cấp luận cứ khoa học cho các BTVTU ở các tỉnh miền ĐNB nghiên cứu, tham khảo xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt TNNG của CBH diện BTVTU quản lý. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu cho các cấp ủy, địa phương trong thực hiện TNNG, làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu môn Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trách nhiệm nêu gương của CB, ĐV, nhất là cán bộ chủ chốt trong HTCT là một nội dung quan trọng được toàn Đảng quan tâm, xây dựng thành các quy định: Quy định số 101-QĐ/TW; Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của BCH Trung ương “về TNNG của CB, ĐV, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên BCH Trung ương”. Đây là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng, được nhiều tác giả nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau. Có tác giả tiếp cận nêu gương về tư tưởng chính trị, có tác giả phân tích nêu gương về đạo đức gắn với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,... Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý. Do đó, để thực hiện luận án, cần thiết phải nghiên cứu, tổng quan các công trình khoa học có liên quan để kế thừa, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB giai đoạn hiện nay. 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI - Oren Harari (2007), Cẩm nang dành cho nhà quản lý: Nguyên tắc Powell = The Powell principles: 24 bài học rút ra từ cuộc đời nhà lãnh đạo kiệt xuất Colin Powell, [193]. Trên cơ sở nghiên cứu về cuộc đời nhà lãnh đạo Colin Powell - một vị tướng có tài thao lược, một chính khách lịch lãm, đầy phong thái, một nhà ngoại giao xuất sắc - mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc, tác giả đã chỉ ra các bài học có giá trị trong hoạt động lãnh đạo của Colin Powell như phải luôn bắt đầu từ bản thân, thực hành lời nói đi đôi với việc làm, phải biết thay đổi để phát triển, biết kiềm tỏa cái tôi, biết phá bỏ lề thói, biết để tình huống quyết định chiến lược,... - Đặng Đình Lựu (2008), “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp ở Trung Quốc” [57]. Trong phạm vi bài viết, tác giả cho rằng cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp là những nhà chính trị giỏi, là một bộ phận trong đội ngũ nhân tài của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Đó là những người có trình độ học vấn ngày càng cao, trải qua công tác chính trị, trưởng thành từ cơ sở. Tác giả cũng đề ra một 8 số biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ trung, cao cấp như tạo nguồn, chế độ hóa việc học tập của cán bộ, bồi dưỡng gắn với rèn luyện thử thách trong thực tiễn, lựa chọn, sàng lọc và thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ. - Pieke, F. N (2009), The Good Communist: Elite Training and State Building in Today's China: Người cộng sản tốt: đào tạo những người ưu tú và xây dựng nhà nước ở Trung Quốc hiện nay [191]. Tác giả đặt vấn đề về bản chất của chế độ xã hội ở Trung Quốc, phải chăng đây là một quốc gia tư bản có vỏ ngoài xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể giữ địa vị thống trị trong mười năm hiện đại hóa và toàn cầu hóa tiếp theo không? Từ đó, tác giả đã lý giải thông qua việc phân tích, xem xét cách thức đào tạo các quan chức chính phủ Trung Quốc - một quá trình khắt khe, luôn có sự cam kết với Đảng về mặt tư tưởng và chính trị. - Đặng Đình Lựu (2010), “Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Trung Quốc hiện nay” [58]. Bài viết đã chỉ rõ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo là trọng điểm của công tác xây dựng Đảng. Tác giả đã nêu lên những tiêu chuẩn cao đối với cán bộ lãnh đạo như: Một là, kiên trì tiêu chuẩn đủ đức, đủ tài, lấy đức làm đầu. Đây là yêu cầu căn bản và là bảo đảm quan trọng để giữ vững tính tiên tiến, tính trong sạch của đảng cầm quyền. Hai là, cán bộ lãnh đạo cần được thông qua các môi trường, lĩnh vực công tác khác nhau để tự rèn luyện, nâng cao, tự thử thách, tự kiểm nghiệm về cái tâm, tầm trước yêu cầu mới. Trước thực trạng một số cán bộ hủ bại, tác giả cũng nêu lên một số định hướng giải quyết, trong đó có định hướng về quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, cơ quan trong từng khâu của công tác cán bộ, cần có cơ chế xử lý trách nhiệm đối với cán bộ chọn sai, dùng sai như kỷ luật đảng, cho từ chức. - Genovese, M.A. (2013). Building Tomorrow's Leaders Today: On Becoming a Polymath Leader: Xây dựng đội ngũ lãnh đạo hôm nay cho ngày mai: trở thành một nhà lãnh đạo hiểu biết [189]. Tác giả đã luận giải một số vấn đề về lãnh đạo như: lãnh đạo là gì, hoạt động như thế nào, tính phức tạp, đa chiều và sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai. Từ đó, tác giả phân tích yêu cầu khi xây dựng đội ngũ nhà lãnh đạo trong tương lai, đòi hỏi phải dự đoán về những kỹ năng, năng lực cụ thể sẽ có giá trị cho nhu cầu tương lai, nhất là trước sự thay đổi nhanh chóng với công nghệ mới, sự đa dạng và vấn đề toàn cầu hóa. 9 - Thẩm Diệu Diệu (2013) 沈跃跃, Nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt chất lượng cao [187]. Tác giả đã khẳng định cán bộ có vai trò quan trọng, là nòng cốt cầm quyền của Đảng, là lực lượng trung kiên thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của Đảng. Bài viết phân tích nhiệm vụ được nêu tại Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc: Điều then chốt trong việc kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là phải xây dựng đội ngũ cầm quyền chủ chốt kiên định chính trị, chuyên môn vững vàng, tác phong gương mẫu, có ý chí phấn đấu với các nội dung cụ thể: Kiên trì tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ, sử dụng cán bộ, bảo đảm đội ngũ cán bộ tiên tiến, trong sạch; Tăng cường trang bị lý luận và giáo dục tư tưởng, giữ vững niềm tin, lý tưởng của người cán bộ lãnh đạo; Thường xuyên duy trì mối liên hệ với quần chúng nhân dân, xây dựng hình ảnh người cán bộ liêm khiết, hết mình phục vụ nhân dân; Cải cách sâu sắc chế độ tuyển chọn, sử dụng, giám sát cán bộ. - Xa Lân (2015), Phân tích tư tưởng xây dựng đội ngũ cán bộ của Tập Cận Bình (习近平干部队伍建设思想评析;作者:车辚;理论研究 [192]. Bài viết phân tích các tư tưởng của Tập Cận Bình về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời gian làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc với nhiều biện pháp xây dựng và chỉnh đốn đội ngũ cán bộ như “tám quy định”, “phản 4 phong”,... bao gồm: nhận biết, phân loại cán bộ; tuyển chọn cán bộ; sử dụng cán bộ; bồi dưỡng cán bộ; đánh giá cán bộ; giúp đỡ cán bộ phạm sai lầm sửa chữa sai lầm; giải quyết các khó khăn thực tiễn của cán bộ,... Đây là những tư tưởng có ý nghĩa quan trọng trong chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của Trung Quốc hiện nay. - Jun, F., Jinzhou, Z., & Zhipping, Z. (2017). Leadership Education and Training in China: Đào tạo và giáo dục lãnh đạo ở Trung Quốc [188]. Từ thực tế công tác đào tạo và giáo dục lãnh đạo ở Trung Quốc với 4.500 cơ sở giáo dục và đào tạo cho cán bộ và 15 triệu quan chức Trung Quốc được đào tạo mỗi năm, tác giả đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn sâu sắc về cách Trung Quốc giáo dục và đào tạo cán bộ để điều hành quốc gia. Từ khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) đến nay, công tác đào tạo và giáo dục lãnh đạo ở Trung Quốc trải qua 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn 1 (1921-1949) từ khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc đến khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, giáo 10 dục thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận. Việc đào tạo cán bộ giai đoạn này tập trung vào việc giảng dạy và phổ biến triết học mác-xít giữa các đảng viên và cán bộ. (2) Giai đoạn 2 (1949-1978) từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến khi bắt đầu cải cách và mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyển từ đảng cách mạng sang một đảng cầm quyền, mạng lưới các trường đảng xuất hiện đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. (3) Giai đoạn 3 (1978-nay) từ khi cải cách và mở cửa cho đến nay, việc giáo dục đào tạo cán bộ nhằm mục đích tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc theo định hướng đổi mới sáng tạo. - Lương Bảo Hoa (2017), Đường đến thành công: tiên phong là sức mạnh [42]. Với thực tiễn là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ HĐND tỉnh Giang Tô, tác giả đã ghi lại sự trải nghiệm của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Giang Tô. Trong cuốn sách, tác giả đề cập đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ có tố chất cao đòi hỏi bí thư tỉnh ủy phải nắm được những yêu cầu trong bố trí cán bộ lãnh đạo, việc lựa chọn cán bộ phải chính xác, phải lấy đức làm đầu. - Phokham Sanahong (2018), Năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [84]. Tác giả bàn về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, những yếu tố cấu thành năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Viêng Khăm, trong đó có các nhóm yếu tố: năng lực tư duy lý luận; năng lực nắm bắt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và bối cảnh địa phương; năng lực tổ chức thực tiễn; năng lực giao tiếp, vận động và thuyết phục quần chúng nhân dân. Nhóm năng lực này đòi hỏi cán bộ phải thực hiện nói đi đôi với làm, nêu cao tinh thần gương mẫu. Tác giả cho rằng gương mẫu là yếu tố tạo nên niềm tin của quần chúng, tạo nên sự bền vững của mối quan hệ cán bộ - nhân dân. - Hồng Hướng Hoa (2018), Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa, tố chất cao trong thời đại mới (新时代高素质专业化干部队伍建设/作者: 洪向华; 出 版社:中共党史出版社; 2018年) [190]. Từ yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ được đặt ra tại Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc, tác giả đã phân tích một số nội 11 dung về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ một cách chuyên môn hóa và có phẩm chất đạo đức cao, từ đó chỉ ra tác dụng, tiêu chí, yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ. - Khonesanga Phimmasone (2019), Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [47]. Luận án tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, trong đó phân tích lý luận về đội ngũ bí thư - huyện trưởng; làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Trong các phương thức xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng, tác giả xác định phương thức thông qua phát huy vai trò gương mẫu, tích cực, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân mỗi bí thư - huyện trưởng. Đây cũng là một phương thức thực hiện TNNG của cán bộ. Luận án đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và đề xuất các giải pháp để xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC Các công trình khoa học trong nước liên quan đến đề tài gồm các nhóm sau: 1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý * Sách tham khảo, chuyên khảo - Ngô Kim Ngân, Lâm Quốc Tuấn (2010), Phong cách làm việc của người bí thư huyện ủy hiện nay - Qua khảo sát vùng đồng bằng sông Hồng [78]. Cuốn sách phân tích một số vấn đề lý luận về phong cách làm việc của bí thư huyện ủy - chức danh CBH diện BTVTU quản lý, đánh giá thực trạng phong cách làm việc của bí thư huyện ủy và đề xuất những giải pháp để xây dựng phong cách làm việc của bí thư huyện ủy. - Nguyễn Văn Côi (2012), Luân chuyển cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay [15]. Trong cuốn sách, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận về cán bộ diện BTVTU quản lý và luân chuyển cán bộ diện BTVTU quản lý. Tác giả đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của cán bộ diện BTVTU quản lý, trong đó có CBH diện BTVTU quản lý. Đây cũng là khách 12 thể nghiên cứu của đề tài luận án nên có giá trị tham khảo cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. - Vũ Văn Phúc (2013), Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong HTCT hiện nay [88]. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả. Có bài viết bàn về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong các mối quan hệ, trong các lĩnh vực công tác như bài viết Mối quan hệ giữa bí thư với cấp ủy của tác giả Nguyễn Minh Tuấn; bài viết về Thẩm quyền và trách nhiệm của bí thư cấp ủy cấp huyện, xã và tương đương của tác giả Bùi Đức Hạnh đã xác định rõ thẩm quyền của bí thư cấp ủy như chủ trì, đề xuất các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách mới, nhất là trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT-XH); chủ trì chuẩn bị phương án về công tác tổ chức, cán bộ trình thường trực và BTV cấp ủy quyết định theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm cuối cùng ký ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định về những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, thẩm quyền chỉ có được khi người đứng đầu cấp ủy là tấm gương sáng về mọi mặt, được tập thể tin yêu. Tác giả Nguyễn Đức Hà với bài viết Vai trò, trách nhiệm và thẩm quyền người đứng đầu trong công tác cán bộ hiện nay đã chỉ rõ người đứng đầu tổ chức, địa phương, cơ quan, đơn vị có vai trò định hướng, chi phối quan trọng và trong những thời điểm cụ thể, đóng vai trò quyết định đến chiều hướng phát triển cũng như kết quả hoạt động của tổ chức, địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong công tác cán bộ, người đứng đầu có thẩm quyền quản lý, theo dõi, sử dụng cán bộ dưới quyền trực tiếp, có thẩm quyền, trách nhiệm đề xuất, giới thiệu với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ dưới quyền. Về trách nhiệm, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm liên đới khi cán bộ dưới quyền trực tiếp vi phạm, bị xử lý kỷ luật. - Nguyễn Vĩnh Thanh (2014), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO [103]. Đây là công trình nghiên cứu riêng về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta. Trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện trong giai đoạn hiện nay. 13 - Đỗ Ngọc Ninh (2015), Bí thư huyện ủy trong giai đoạn hiện nay [81]. Cuốn sách đã làm rõ vị trí, vai trò của huyện ủy, ban thường vụ (BTV), thường trực huyện ủy. Theo tác giả, BTV huyện ủy là một bộ phận rất quan trọng của huyện ủy, gồm những người tiêu biểu trong huyện ủy, phụ trách những mặt, lĩnh vực, địa bàn trọng yếu của đảng bộ huyện, thay mặt huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của đảng bộ huyện giữa hai kỳ họp BCH. Thường trực huyện ủy là bí thư, các phó bí thư thay mặt BTV huyện ủy chỉ đạo thực hiện những công việc hằng ngày của đảng bộ huyện. Tác giả đã phân tích vị trí, vai trò và đặc điểm hoạt động của bí thư huyện ủy - CBH diện BTVTU quản lý, trong đó chỉ rõ bí thư là người có vai trò quan trọng hàng đầu, cùng huyện ủy, BTV, thường trực huyện ủy quyết định thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, phát triển KT-XH, an ninh - quốc phòng, xây dựng và hoạt động của HTCT huyện. * Luận án tiến sĩ - Phạm Tất Thắng (2011), Đánh giá CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay [101]. Tác giả đã làm rõ quan niệm về CBH, đặc đi...uan hệ với nhân dân. 1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan Những công trình nghiên cứu trên được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau và đã đạt được một số kết quả nổi bật để tác giả tiếp thu, kế thừa và phát triển. Một là, phân tích những vấn đề lý luận về cán bộ, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt, cán bộ diện cấp ủy các cấp quản lý, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt. Tuy nhiên, các công trình trên chưa làm rõ được tính đặc thù của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó, luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. Hai là, bàn đến trách nhiệm và việc thực hiện trách nhiệm của cán bộ, các nội dung thực hiện trách nhiệm của cán bộ như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, cũng chưa có công trình nào phân tích đầy đủ, sâu sắc về cơ chế, nội dung, phương thức thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB, nhất là đặc thù của việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. Ba là, luận giải về nêu gương và TNNG, trong đó có một số nội dung cụ thể về nêu gương như nêu gương về đạo đức, nêu gương trong công tác cán bộ, nêu 27 gương về tự phê bình, phê bình, nêu gương trong thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các công trình đó chưa đề cập sâu sắc, đầy đủ đến nội dung, phương pháp, biện pháp nêu gương của các chức danh CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. Bốn là, nêu lên một số giải pháp phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu như giải pháp về lựa chọn cán bộ, quản lý cán bộ, kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, giải pháp về các quy chế, quy định, song chưa có những giải pháp để thực hiện tốt TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. Như vậy, ở các phương diện khác nhau, kết quả của những công trình nghiên cứu trên có đóng góp về nhiều mặt, đối với tổ chức, đối với CB, ĐV, đối với công tác xây dựng Đảng. Đó là nguồn tài liệu quý giá để tác giả tham khảo, kế thừa và phát triển hướng nghiên cứu của luận án. 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Hiện nay, chủ đề nêu gương tiếp tục sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, các tổ chức CT-XH và các tầng lớp nhân dân. Nêu gương tác động tích cực trực tiếp đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, đến công tác xây dựng Đảng và uy tín, vị thế, vai trò của Đảng, các cấp ủy đảng, đội ngũ đảng viên. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu, có hệ thống về TNNG và thực hiện TNNG của CB, ĐV nói chung, CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB nói riêng, những ưu điểm và hạn chế cụ thể của việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý. Vì vậy, đây là một khoảng trống cần nghiên cứu. Trên cơ sở tham khảo, kế thừa có chọn lọc những công trình khoa học đã được công bố, luận án tiếp tục nghiên cứu sâu một số nội dung sau: Một là, làm rõ khái niệm CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB, phân tích chức trách, nhiệm vụ, đặc điểm và vai trò của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. Hai là, nghiên cứu, làm rõ lý luận về thực hiện TNNG, trong đó xây dựng khái niệm trung tâm thực hiện TNNG; phân tích nội dung, phương thức thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB. 28 Ba là, khảo sát, đánh giá kết quả và hạn chế trong thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB, trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân, kinh nghiệm để CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB thực hiện tốt TNNG. Bốn là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB, luận án xác định phương hướng, đề xuất giải pháp chủ yếu để CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB thực hiện tốt TNNG đến năm 2030. 29 Chương 2 THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ HUYỆN DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. TỈNH, ĐẢNG BỘ TỈNH, TỈNH ỦY, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VÀ CÁN BỘ HUYỆN DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 2.1.1. Các tỉnh, đảng bộ tỉnh, tỉnh ủy và ban thường vụ tỉnh ủy ở miền Đông Nam bộ 2.1.1.1. Khái quát về các tỉnh ở miền Đông Nam bộ Đông Nam bộ là vùng đất mới trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, nằm ở phía Nam của dải đất hình chữ S, có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng và cả nước. Theo Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29-8-2005 của Bộ Chính trị khóa IX về “phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐNB và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”; Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29-5-2006 của Thủ tướng Chính phủ về “Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 53-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐNB và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” và Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20-7-2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng ĐNB đến năm 2020”, ĐNB gồm 01 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Bình Phước. Về điều kiện tự nhiên, ĐNB có 23.552,8 km2 diện tích tự nhiên, chiếm 7,1% diện tích cả nước [157, tr.98]. Phía Đông và Đông Nam của ĐNB giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ; phía Tây và Tây Nam giáp với Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long, là cầu nối vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH) của vùng nói chung và cả nước nói riêng. Đây cũng là 30 vùng đất giàu tài nguyên, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Về đơn vị hành chính, ĐNB có 72 đơn vị cấp huyện, gồm: 7 thành phố, 7 thị xã, 19 quận và 39 huyện trực thuộc tỉnh, thành phố. Riêng 5 tỉnh miền ĐNB có 34 huyện, gồm: 4 huyện của tỉnh Bình Dương: Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng; 5 huyện của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Long Điền, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Châu Đức, Côn Đảo; 9 huyện của tỉnh Đồng Nai: Cẩm Mỹ, Định Quán, Long Thành, Thống Nhất, Nhơn Trạch, Tân Phú, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc; 8 huyện của tỉnh Bình Phước: Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú, Hớn Quản, Chơn Thành, Phú Riềng; 8 huyện của tỉnh Tây Ninh: Hòa Thành, Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Bến Cầu, trong đó, có 8 huyện biên giới, tiếp giáp với Campuchia: Bù Gia Mập, Bù Đốp, Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước), Châu Thành, Trảng Bàng, Tân Biên, Tân Châu, Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) và 1 huyện đảo - Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) [Phụ lục số 2]. Về kinh tế, ĐNB là địa bàn phát triển kinh tế lớn nhất cả nước, có các trung tâm kinh tế, thương mại, nơi tập trung các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện nước ngoài, là địa bàn thường xuyên diễn ra các hội nghị, tổ chức các diễn đàn quốc tế và khu vực, có tiềm năng phát triển nhanh, mạnh, nhất là về kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. Cơ cấu kinh tế vùng ĐNB đa dạng gồm: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, trong đó kinh tế công nghiệp chiếm vị trí quan trọng. Đây cũng là khu vực có tứ giác kinh tế trọng điểm (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu), có đóng góp rất lớn cho cả nước về GDP, với khoảng 45% GDP, 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và ngân sách cả nước [184]. Về văn hóa - xã hội, tính đến ngày 31/12/2019, 6 tỉnh, thành phố ở miền ĐNB có 17.930.300 người [157, tr.98], chiếm 18,5% dân số cả nước, trong đó Bình Phước là tỉnh có diện tích rộng nhất vùng với số dân ít nhất, chỉ gần 1 triệu dân. Là khu vực năng động, phát triển, ĐNB thu hút lực lượng lao động từ khắp các địa phương trong cả nước, tạo nên cơ cấu dân số vùng khá phong phú, đa dạng. Đông Nam bộ cũng là nơi tập trung nhiều dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, người Hoa,... và khoảng 31 13 tôn giáo, trong đó Phật giáo chiếm số lượng lớn, tạo nên sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giữa các địa phương, vùng miền với sắc thái văn hóa đa dạng. Các dân tộc sinh sống ở vùng ĐNB có sự gắn kết chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển, tạo thành khối đoàn kết thống nhất trong khối đại đoàn kết dân tộc. Đây cũng là nơi có sự tiếp thu văn hóa thế giới tạo nên đặc trưng văn hóa vùng ĐNB phong phú, đa dạng, tiến bộ, vừa có đặc trưng văn hóa vùng miền, vừa mang tính tiên tiến, hiện đại trong xu thế hội nhập quốc tế. Về quốc phòng, an ninh, ĐNB là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, có tầm quan trọng về đường không, đường biển, đường biên giới. Về đường không, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Về đường biển, ĐNB có khoảng 320 km đường bờ biển với các huyện, thị xã, thành phố của các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp giáp biển và huyện đảo Côn Đảo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc điểm này chi phối rất lớn đến sự phát triển của từng địa phương nói riêng, vùng ĐNB nói chung. Về đường biên giới, đây là vùng có hơn 500 km đường biên giới thuộc hai tỉnh Bình Phước và Tây Ninh tiếp giáp với 5 tỉnh Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, Prey Veng, Svay Rieng của Campuchia. Với đặc điểm về đường không, đường biển, đường biên giới, ĐNB có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo đảm quốc phòng, an ninh của khu vực và cả nước. Cùng với quá trình phát triển về KT-XH, trong những năm gần đây, một số địa phương ở miền ĐNB xuất hiện những vấn đề nóng, nổi cộm như quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí, đã ảnh hưởng rất lớn vai trò lãnh đạo, quản lý của cấp ủy và chính quyền địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, với đặc thù về văn hóa, xã hội, dân cư tập trung đông ở các thành phố, thị xã đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ, uy tín đáp ứng yêu cầu phát triển của từng địa phương nói riêng và miền ĐNB nói chung. Như vậy, những điều kiện, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng, an ninh của miền ĐNB tác động đến toàn bộ quá trình phát triển của 32 từng địa phương, vùng ĐNB và cả nước, đưa ĐNB trở thành địa bàn chiến lược trong phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Hiện nay, để tiếp tục phát triển nhanh, bền vững miền ĐNB, bên cạnh việc nắm bắt các điều kiện, đặc điểm vùng để có hướng phát triển phù hợp, còn đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ cán bộ để xây dựng, phát triển địa phương, vùng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. 2.1.1.2. Các đảng bộ tỉnh, tỉnh ủy và ban thường vụ tỉnh ủy ở các tỉnh miền Đông Nam bộ - Khái quát về các đảng bộ tỉnh ở miền ĐNB Đảng bộ tỉnh ở miền ĐNB là tổ chức đảng được thành lập tương ứng với tổ chức hành chính nhà nước cấp tỉnh ở miền ĐNB, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương, có các tổ chức đảng trực thuộc là các đảng bộ huyện, thị xã và tương đương và các tổ chức cơ sở đảng. Các đảng bộ tỉnh ở miền ĐNB gồm: Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đảng bộ tỉnh Bình Dương, Đảng bộ tỉnh Bình Phước, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai và Đảng bộ tỉnh Tây Ninh. Hệ thống tổ chức đảng ở các tỉnh miền ĐNB được thiết kế chặt chẽ, thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở theo quy định của Đảng. 5 tỉnh ở miền ĐNB có 83 đảng bộ cấp trên cơ sở và 3470 tổ chức cơ sở đảng với 229.101 đảng viên. [Phụ lục số 3]. Hệ thống tổ chức của Đảng ở các tỉnh miền ĐNB là các tổ chức do đại hội đảng bộ địa phương bầu, các cấp ủy đảng bộ địa phương bầu hoặc chỉ định thành lập, hoạt động theo những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, gồm: Một là, các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở địa phương do đại hội cùng cấp bầu hoặc chỉ định thành lập (cấp tỉnh: các tỉnh ủy, BTV tỉnh; đảng đoàn, ban cán sự đảng trong các cơ quan nhà nước và HTCT ở các tỉnh; cấp huyện: các cấp ủy cấp huyện, BTV cấp ủy cấp huyện; cấp cơ sở: chi ủy, đảng ủy, BTV đảng ủy cấp cơ sở); Hai là, các ban tham mưu của các cấp ủy ở các tỉnh miền ĐNB trực tiếp tham mưu cho các cấp ủy nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, chính trị, tổ chức và đạo đức (cấp tỉnh: ban tổ chức; ban tuyên giáo, ban dân vận; ban nội chính; ủy ban kiểm tra; ban dân vận; cấp huyện: ban tổ chức, ban tuyên giáo, 33 ban dân vận, ủy ban kiểm tra và văn phòng cấp ủy; cấp cơ sở: ban tổ chức, ban tuyên giáo, ban dân vận, ủy ban kiểm tra, văn phòng cấp ủy); Ba là, các đơn vị sự nghiệp của Đảng ở các tỉnh miền ĐNB (trường chính trị tỉnh, báo tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã); Bốn là, các chi bộ, đảng bộ trực thuộc các cấp ủy đảng địa phương. - Các tỉnh ủy ở miền ĐNB - khái niệm, chức năng, nhiệm vụ Điều lệ Đảng Cộng sản quy định: “Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là BCH Trung ương, ở mỗi cấp là BCH đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy)” [25, tr.17]. Vậy, tỉnh ủy là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh do đại hội bầu ra để lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, các nghị quyết của đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh và nghị quyết, chỉ thị của tỉnh ủy, quyết định các vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số. Các tỉnh ủy ở miền ĐNB bao gồm: Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, Tỉnh ủy Bình Dương, Tỉnh ủy Bình Phước, Tỉnh ủy Đồng Nai, Tỉnh ủy Tây Ninh, có tổ chức bộ máy thống nhất, bao gồm bí thư tỉnh ủy, các phó bí thư tỉnh ủy, ủy viên BTVTU, ủy viên BCH đảng bộ tỉnh và các ban tham mưu của tỉnh ủy: văn phòng tỉnh ủy, ban tổ chức, ban tuyên giáo, ban dân vận, ban nội chính, ủy ban kiểm tra và các đơn vị sự nghiệp của tỉnh ủy (báo tỉnh, trường chính trị tỉnh). + Chức năng Theo Quy định số 10-QĐi/TW ngày 12-12-2018 của BCH Trung ương “về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, BTV cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, tỉnh ủy có chức năng lãnh đạo và chức năng xây dựng. Đối tượng lãnh đạo của tỉnh ủy là các tổ chức đảng trực thuộc, đội ngũ đảng viên, chính quyền địa phương, HTCT, các tổ chức kinh tế, các tổ chức 34 xã hội và lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội của địa phương. Tỉnh ủy lãnh đạo các mặt công tác: phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng và HTCT. Chức năng lãnh đạo của tỉnh ủy gồm: (1). Tỉnh ủy lãnh đạo các tổ chức đảng trực thuộc và đội ngũ đảng viên thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Tỉnh ủy ban hành các nghị quyết về công tác xây dựng Đảng và chỉ đạo các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên thực hiện; (2). Tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; (3). Tỉnh ủy lãnh đạo HTCT và các tổ chức khác ở địa phương thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Tỉnh ủy xây dựng và ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch đối với các tổ chức trong HTCT và các tổ chức khác ở địa phương hoạt động theo đúng quy định và chủ trương của tỉnh ủy; (4). Tỉnh ủy lãnh đạo các mặt công tác và các lĩnh vực của đời sống xã hội của địa phương. Chức năng xây dựng của tỉnh ủy gồm: (1). Tỉnh ủy xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tỉnh ủy sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo phạm vi thẩm quyền được quy định trong các văn bản của Đảng. (2). Tỉnh ủy xây dựng đội ngũ CB, ĐV trong toàn đảng bộ tỉnh. Tỉnh ủy thực hiện quy trình công tác CB, ĐV, xây dựng đội ngũ CB, ĐV có bản lĩnh, phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. (3). Tỉnh ủy tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Căn cứ vào tình hình phát triển của đất nước nói chung, của vùng và địa phương nói riêng, tỉnh ủy đề xuất, kiến nghị Đảng, Nhà nước xây dựng chủ trương, đường lối phù hợp với thực tiễn phát triển của vùng, địa phương. (4). Tỉnh ủy xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. (5). Tỉnh ủy tham gia xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng cấp Trung ương. + Nhiệm vụ Điều 19 Điều lệ Đảng quy định: “Cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy), lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu; nghị quyết, chỉ thị của cấp trên” [25, tr.33]. Căn cứ Điều lệ Đảng và Quy định số 10-QĐi/TW, các tỉnh ủy ở miền ĐNB có các nhiệm vụ sau: 35 Một là, tỉnh ủy quán triệt, chấp hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh ủy. Hai là, tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền địa phương cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương. Ba là, tỉnh ủy lãnh đạo các tổ chức đảng trực thuộc và đội ngũ đảng viên và thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Bốn là, tỉnh ủy lãnh đạo và thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo thẩm quyền do Đảng quy định. Năm là, tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng trực thuộc, đội ngũ CB, ĐV theo quy định của Điều lệ Đảng. Sáu là, tỉnh ủy chuẩn bị nhân sự, dự thảo văn kiện và tổ chức đại hội đảng bộ nhiệm kỳ tới. - Các BTVTU ở các tỉnh miền ĐNB - chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, vai trò, đặc điểm Theo khoản 1 Điều 20 Điều lệ Đảng, “Hội nghị tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy, quận ủy, thị ủy bầu BTV;” [25, tr.34]. Vậy, BTVTU là cơ quan lãnh đạo do hội nghị tỉnh ủy bầu, thay mặt tỉnh ủy lãnh đạo và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ hội nghị BCH đảng bộ tỉnh. + Chức năng của BTVTU: Theo khoản 3 Điều 20 Điều lệ Đảng: “Ban thường vụ lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cùng cấp và cấp trên; quyết định những vấn đề về chủ trương, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của cấp ủy” [25, tr.34]. Chức năng cụ thể của BTVTU được quy định tại Quy định số 10-QĐi/TW, với các chức năng cơ bản sau: Một là, BTVTU có chức năng lãnh đạo, thay mặt tỉnh ủy lãnh đạo các mặt công tác, đồng thời có chức năng xây dựng nội bộ BTVTU. Đối tượng lãnh đạo của BTVTU là các tổ chức đảng trực thuộc (gồm các đảng bộ huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, đảng bộ khối các cơ quan tỉnh, đảng bộ khối doanh nghiệp 36 tỉnh, đảng bộ quân sự tỉnh, đảng bộ công an tỉnh), các tổ chức trong HTCT tỉnh (MTTQ Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân), các tổ chức trực thuộc khác, đội ngũ đảng viên và các tầng lớp nhân dân ở địa phương. Hoạt động lãnh đạo của BTVTU bao gồm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT- XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh và các mặt công tác của địa phương; công tác xây dựng đảng bộ và HTCT tỉnh, lãnh đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26-7-2016 về “thi hành chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng”. Hai là, BTVTU có chức năng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Đó là lãnh đạo các tổ chức, các lực lượng trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới; là lãnh đạo bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Lãnh đạo cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng và HTCT để các tổ chức đảng, đảng viên thực hiện. Ba là, BTVTU có chức năng quyết định những vấn đề thuộc phạm vi, thẩm quyền, gồm những vấn đề về công tác tổ chức, công tác cán bộ diện BTVTU quản lý: quyết định thành lập, hợp nhất, sáp nhập hoặc giải thể, chia tách các tổ chức trực thuộc theo thẩm quyền hoặc cho chủ trương về công tác tổ chức đối với các tổ chức trực thuộc; phân công công tác cho các ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, ủy viên BTVTU trong việc phụ trách địa bàn, nội dung công tác; bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ diện BTVTU quản lý; xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh; thực hiện các khâu trong công tác cán bộ như quy hoạch, phê duyệt quy hoạch cán bộ,... Bốn là, BTVTU có chức năng tham mưu, đề xuất. Ban thường vụ tỉnh ủy tham mưu cho tỉnh ủy những vấn đề quan trọng của tỉnh như chiến lược phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tham mưu về công tác cán bộ. Bên cạnh đó, BTVTU chủ động đề xuất những vấn đề lớn, quan trọng phù hợp với thực tiễn của địa phương trình cấp ủy xem xét, quyết định. 37 Năm là, BTVTU có chức năng phối hợp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Ban thường vụ tỉnh ủy phối hợp với các tổ chức có liên quan: (1) Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương về công tác cán bộ; (2) Phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc Trung ương; (3) Phối hợp với đảng ủy lực lượng vũ trang trong thực hiện các vấn đề về công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Như vậy, BTVTU là cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp tỉnh, có chức năng lãnh đạo, quyết định những vấn đề thuộc phạm vi, thẩm quyền, đề xuất, kiến nghị với cơ quan lãnh đạo cấp trên những vấn đề của địa phương và phối hợp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. + Nhiệm vụ của BTVTU Căn cứ Điều 5 Quy định số 10-QĐi/TW, BTVTU có các nhiệm vụ: (1) Lãnh đạo cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, tỉnh ủy; (2) Lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những vấn đề lớn, phức tạp về KT-XH, quốc phòng, an ninh nảy sinh trên địa bàn; (3) Định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực ở địa phương, quyết định hoặc cho chủ trương, định hướng, biện pháp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại; (4) Tham gia xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhất là những vấn đề có liên quan đến địa phương; (5) Quyết định những vấn đề quan trọng theo thẩm quyền và thực hiện những nhiệm vụ khác do Trung ương, tỉnh ủy giao; (6) Thực hiện nhiệm vụ quản lý đội ngũ cán bộ được phân cấp; (7) Ủy quyền cho thường trực tỉnh ủy một số công việc thuộc thẩm quyền của BTVTU, trong đó có một số nhiệm vụ trong công tác cán bộ như: quyết định thẩm tra cán bộ diện BTVTU quản lý khi cần thiết; cho ý kiến đối với các cơ quan chức năng thực hiện quy trình nhân sự trình BTVTU xem xét, quyết định đối với các chức danh cán bộ diện BTVTU quản lý, trong đó có các chức danh CBH diện BTVTU quản lý. Bên cạnh đó, BTVTU còn có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của tỉnh ủy; triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của tỉnh ủy; chỉ đạo các tổ chức đảng trực thuộc sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của tỉnh ủy; quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy. 38 + Mối quan hệ công tác. Trong mối quan hệ công tác với các ban tham mưu của tỉnh ủy, BTVTU lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị và các mặt công tác của đảng bộ. Trong mối quan hệ với các cấp ủy đảng trực thuộc, BTVTU lãnh đạo các cấp ủy đảng trực thuộc thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy về hoạt động của các tổ chức đảng trực thuộc. Trong mối quan hệ với chính quyền tỉnh, BTVTU lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của HĐND thông qua đảng đoàn HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh thông qua ban cán sự đảng UBND tỉnh. Trong mối quan hệ với MTTQ và các đoàn thể CT-XH, BTVTU lãnh đạo thông qua đảng đoàn các tổ chức, BTV tỉnh đoàn, các ủy viên BCH là lãnh đạo của Ủy ban MTTQ, các đoàn thể CT-XH. + Vai trò của BTVTU Một là, BTVTU trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng HTCT ở địa phương trong sạch, vững mạnh Ban thường vụ tỉnh ủy thay mặt tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của tỉnh ủy, đồng thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề nảy sinh ở địa phương trên tất cả các lĩnh vực: KT-XH, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Bên cạnh đó, BTVTU còn có vai trò kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của tỉnh ủy bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị được thực hiện có hiệu quả. Hai là, BTVTU quyết định đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chiến lược, trọng yếu ở địa phương Ban thường vụ tỉnh ủy có chức năng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và HTCT huyện, có thẩm quyền ra nghị quyết hoặc kết luận để lãnh đạo những vấn đề chiến lược, trọng yếu của địa phương như: định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, chính sách KT-XH, quyết định định hướng biện pháp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh, Sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, phù hợp với thực tiễn địa phương góp phần thúc đẩy phát triển các ngành, các lĩnh vực KT-XH. Chính vì vậy, hoạt động của BTVTU trực tiếp quyết định đến chất lượng, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi, thẩm quyền. 39 Ba là, BTVTU lãnh đạo, quản lý và quyết định đến công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý Theo Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19-12-2017 của Bộ Chính trị “về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử”, BTVTU có thẩm quyền, trách nhiệm lớn trong công tác cán bộ nói chung, CBH diện BTVTU quản lý nói riêng như: thảo luận và quyết định công tác tuyển chọn, đánh giá, bố trí, phân công công tác, giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển, đối với các chức danh cán bộ diện BTVTU quản lý, trong đó có các chức danh CBH. Ban thường vụ tỉnh ủy kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc, mối quan hệ công tác; kiểm tra, giám sát cán bộ diện BTVTU quản lý thực hiện TNNG theo quy định của Đảng, của tỉnh ủy. Chính vì vậy, mỗi quyết định và hoạt động của BTVTU trong công tác cán bộ đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý. Bốn là, BTVTU có vai trò tiếp nhận sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tham mưu của BCH Trung ương về các mặt công tác ở địa phương, đồng thời, trực tiếp đề xuất, kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan tham mưu cấp Trung ương về những vấn đề thực tiễn ở địa phương. + Đặc điểm của BTVTU ở miền ĐNB Một là, BTVTU ở miền ĐNB có xu hướng tăng lên về số lượng và chất lượng Về số lượng, 5 tỉnh miền ĐNB có 75 ủy viên BTV (hơn nhiệm kỳ 2010-2015 01 đồng chí). Cơ cấu giới tính của BTVTU ở 5 tỉnh miền ĐN BTVTU cũng có xu hướng hợp lý hơn với 9 ủy viên nữ, chiếm 12% (8,11% của nhiệm kỳ 2010-2015). Ban thường vụ tỉnh ủy ở các tỉnh miền ĐNB có xu hướng ngày càng trẻ với 2 ủy viên dưới 40 tuổi, chiếm 2,67%, 4 ủy viên có độ tuổi từ 40 đến 45 tuổi (nhiệm kỳ 2010-2015 không có đồng chí nào dưới 40 tuổi) [Phụ lục 4]. Về chất lượng, trình độ chuyên môn của BTVTU ở 5 tỉnh miền ĐNB nhiệm kỳ 2015-2020 cao hơn so với nhiệm kỳ 2010-2015 với 20 thạc sĩ (chiếm 26,67%) và 4 tiến sĩ (chiếm 5,33%) (tỉnh Bình Dương: 02 tiến sĩ; tỉnh Đồng Nai: 01 tiến sĩ 40 và tỉnh Tây Ninh: 01 tiến sĩ). Có 01 đồng chí có học hàm Phó Giáo sư (tỉnh Đồng Nai) [Phụ lục 4]. Hai là, BTVTU ở các tỉnh miền ĐNB là hạt nhân lãnh đạo của tỉnh ủy Ban thường vụ tỉnh ủy gồm các bí thư và phó bí thư tỉnh ủy, ủy viên BTV là phó chủ tịch HĐND tỉnh, phó chủ tịch UBND tỉnh; trưởng (phó) các ban: ban tuyên giáo tỉnh ủy, ban tổ chức tỉnh ủy, ban dân vận tỉnh ủy, chủ nhiệm (phó chủ nhiệm) ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, trưởng ban nội chính tỉnh ủy, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự tỉnh, giám đốc (phó giám đốc) công an tỉnh, một số bí thư cấp ủy cấp huyện, chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh và một số chức danh khác. Với trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cao, có phẩm chất đạo đức, uy tín, được tín nhiệm, ủy viên BTVTU ở các tỉnh miền ĐNB là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành các mặt công tác ở địa phương. Ba là, BTVTU là trung tâm đoàn kết của cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển toàn diện các lĩnh vực của địa phương Ủy viên BTVTU là những người tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, năng lực và uy tín, giữ vị trí, vai trò lãnh đạo, quản lý trên các lĩnh vực của địa phương. Các mặt hoạt động của BTVTU đều xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực của địa phương, có sự bàn bạc, dân chủ, đoàn kết, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành. Trong số các ủy viên BTVTU ở 5 tỉnh miền ĐNB, có 49,33% đồng chí công tác trong các cơ quan đảng, 20% đồng chí ...ện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 161. Nguyễn Minh Tuấn (2014), “Học và làm theo Bác về làm gương và nêu gương”, Tạp chí Tuyên giáo, (7), tr. 30-33. 162. Nguyễn Minh Tuấn (2011) “Về bồi dưỡng chức danh bí thư, phó bí thư cấp ủy cấp huyện”, Tạp chí Khoa học chính trị, (1), tr. 49-53. 163. Nguyễn Minh Tuấn (2014) “Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho bí thư, phó bí thư cấp ủy cấp huyện”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (5), tr. 21-21, 29. 164. Nguyễn Minh Tuấn (2019), “Tạo chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng từ việc tăng cường TNNG”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (1+2), . 165. Nguyễn Minh Tuấn (2019), “Tư tưởng C.Mác về tính tiên phong của đảng viên và yêu cầu nêu gương của đội ngũ đảng viên hiện nay”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (5). 166. Hồng Văn (2013), “Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu với cấp ủy, chính quyền”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (4), tr. 46-48, 51. 175 167. Trần Khắc Việt (2012), “Phong cách làm việc của người đứng đầu”, Tạp chí Cộng sản, (68), tr. 22-25. 168. Trương Văn Việt (2017), Công tác quy hoạch cán bộ cấp huyện diện BTVTU Thanh Hóa quản lý giai đoạn hiện nay: Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 169. Lê Văn Yên (2018), “Trách nhiệm nêu gương của CB, ĐV, nhất là người đứng đầu trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nội chính, (12), tr.8-13. 170. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điên Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 171. Un Kẹo Si Pa Sợt (2011), Công tác tổ chức, cán bộ cấp tỉnh ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 172. Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng. 173. Trần Quốc Vượng (2019), “Thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân”, Tạp chí Cộng sản, truy cập ngày 26-8-2019. 174. Website: Các đảng bộ trực thuộc Trung ương. 175. Website: Luân chuyển cán bộ gắn với bố trí người đứng đầu không là người địa phương, ngày 05-9-2018. 176. Website: hinh-thanh-va-phat-trien-bi-thu-huyen-uy-trang-bom-pham-xuan-ha-xu-ly-triet- de-diem-nong-tao-dong-thuan-de-phat-trien-2926035. 177. Website: “Thực hiện chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt cấp huyện không phải là người địa phương hiện nay”. 178. Website: https://nhandan.com.vn/ “Tây Ninh xử lý nghiêm cán bộ sai phạm” ngày 13-11-2017. 179. Website: https://plo.vn/ “Kỷ luật chủ tịch huyện vi phạm ngân sách”, ngày 16-4-2017. 176 180. Website https://noichinh.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung/201705/ Tây Ninh chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, ngày 10-5-2017. 181. Website: Thường trực huyện ủy Bù Đăng đối thoại với nhân dân xã Bom Bo, ngày 24-5-2018. 182. Website: te-153-3, Huyện Dầu Tiếng đã và đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. 183. Website: https://vov.vn/kinh-te/khu-vuc-kinh-te-dong-nam-bo-lien-ket-va- dau-tu-se-tao-but-pha-679211.vov. 184. Website: Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu kỷ luật khiển trách phó bí thư huyện ủy Xuyên Mộc, ngày 14-11-2019. 185. Website: Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo cho chức sắc, chức việc, ngày 29-11-2019. 186. Website: https://tcnn.vn/, “Bàn về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước trong công tác cán bộ”, truy cập ngày 02-11-2020. Tài liệu nước ngoài 187. Thẩm Diệu Diệu (2013), 沈跃跃。, Nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt chất lượng cao, Tạp chí Cầu thị, kỳ 1. 188. Jun, F., Jinzhou, Z., & Zhipping, Z. (2017). Leadership Education and Training in China: Đào tạo và giáo dục lãnh đạo ở Trung Quốc, Beijing: Beijing Alain Charles Advertising Limited. 189. Genovese, M.A. (2013). Building Tomorrow’s Leaders Today: On Becoming a Polymath Leader: Xây dựng đội ngũ lãnh đạo hôm nay cho ngày mai: trở thành một nhà lãnh đạo hiểu biết. New York & London: Routledge. 190. Hồng Hướng Hoa (2018), Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa, tố chất cao trong thời đại mới (新时代高素质专业化干部队伍建设/作者: 洪向华; 出版 社:中共党史出版社; 2018年); Nxb: Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. 177 191. Pieke, F. N. (2009). The Good Communist: Elite Training and State Building in Today’s China: Người cộng sản tốt: đào tạo những người ưu tú và xây dựng nhà nước ở Trung Quốc hiện nay. Cambridge: Cambridge University Press. 192. Xa Lân (2015), Phân tích tư tưởng xây dựng đội ngũ cán bộ của Tập Cận Bình ( 习近平干部队伍建设思想评析;作者:车辚;理论研究',2015年4月), Tạp chí Nghiên cứu Lý luận, tháng 4. 193. Oren Harari và cộng sự (2007), Cẩm nang dành cho nhà quản lý: Nguyên tắc Powell = The Powell principles: 24 bài học rút ra từ cuộc đời nhà lãnh đạo kiệt xuất Colin Powell, Nxb Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh. 1 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ STT Địa phương Diện tích (km2) Dân số (người) 1 Bà Rịa – Vũng Tàu 1.981 km2 1.112.900 2 Bình Dương 2.694, 6 km2 2.163.600 3 Bình Phước 6.876, 8 km2 979.600 4 Đồng Nai 5.863, 6 km2 3.086.100 5 Tây Ninh 4.041, 3 km2 1.133.400 6 Thành phố Hồ Chí Minh 2.061, 4 km2 8.598.700 Tổng 23.552, 7 km2 17.074.300 Nguồn:[157, tr.98] PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ STT Địa phương Thành phố Thị xã Quận Huyện 1 Bà Rịa – Vũng Tàu 2 1 5 2 Bình Dương 1 4 4 3 Bình Phước 1 2 8 4 Đồng Nai 2 9 5 Tây Ninh 1 8 6 Thành phố Hồ Chí Minh 19 5 Tổng số 7 7 19 39 Nguồn:[157, tr.48] PHỤ LỤC 3: SỐ LƯỢNG CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ STT Địa phương Đảng bộ cấp trên cơ sở và cấp cơ sở trực thuộc tỉnh, thành ủy Đảng bộ, chi bộ cơ sở Số lượng đảng viên 1 Bình Dương 16 597 44.631 2 Bình Phước 22 844 33.702 3 Bà Rịa – Vũng Tàu 14 637 39.409 4 Đồng Nai 17 756 76.674 5 Tây Ninh 14 636 34.685 Tổng 151 5787 440.779 2 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22- NQ/TW của các tỉnh miền ĐNB [119, 133, 138, 150, 156] PHỤ LỤC 4: SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU, CHẤT LƯỢNG ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ NHIỆM KỲ 2010-2025 và 2015-2020 + Số lượng ủy viên BTVTU ở miền ĐNB STT Tỉnh Số ủy viên BTV Nhiệm kỳ 2010-2015 Nhiệm kỳ 2015-2020 1 Bà Rịa – Vũng Tàu 15 15 2 Bình Dương 15 15 3 Bình Phước 16 16 4 Đồng Nai 13 14 5 Tây Ninh 15 15 6 Tổng 75 74 + Cơ cấu ủy viên BTVTU ở miền ĐNB Giới tính Nhiệm kỳ 2010-2015 Nhiệm kỳ 2015-2020 92% 8% Nam Nữ 88% 12% Nam Nữ 3 Độ tuổi Nhiệm kỳ 2010-2015 Nhiệm kỳ 2015-2020 Lĩnh vực công tác 0% 3% 13% 68% 16% Dưới 40 Từ 41 đến 45 Từ 46 đến 50 Từ 51 đến 55 Trên 55 3% 6% 17% 53% 21% Dưới 40 Từ 41 đến 45 Từ 46 đến 50 Từ 51 đến 55 Trên 55 43% 27% 5% 14% 10% 1% Nhiệm kỳ 2010-2015 Cơ quan đảng Cơ quan nhà nước Mặt trận, đoàn thể Lực lượng vũ trang Cấp huyện Doanh nghiệp 50% 20% 4% 13% 12% 1% Nhiệm kỳ 2015 -2020 Cơ quan đảng Cơ quan nhà nước Mặt trận, đoàn thể Lực lượng vũ trang Cấp huyện Doanh nghiệp 4 Trình độ chuyên môn Nhiệm kỳ 2010-2015 Nhiệm kỳ 2015-2020 Sơ lượng ủy viên BTVTU được luân chuyển, tăng cường, không phải là người địa phương Nhiệm kỳ 2010-2015 Nhiệm kỳ 2015-2020 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII ở các tỉnh miền ĐNB [115, 130, 134, 147, 153] Đại học 78% Thạc sĩ 18% Tiến sĩ 4% Đại học 68% Thạc sĩ 27% Tiến sĩ 5% 2 12 0 2 4 6 8 10 12 14 Được tăng cường, luân chuyển Không phải là người địa phương 4 13 0 2 4 6 8 10 12 14 Được tăng cường, luân chuyển Không phải là người địa phương 5 PHỤ LỤC 5: SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HUYỆN DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ NHIỆM KỲ 2015-2020 + Số lượng STT Tỉnh Số lượng 1 Bà Rịa - Vũng Tàu 72 2 Bình Dương 52 3 Bình Phước 100 4 Đồng Nai 118 5 Tây Ninh 90 6 Tổng 432 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII ở các tỉnh miền ĐNB [115, 130, 134, 147, 153] + Cơ cấu đội ngũ CBH diện BTVTU quản lý ở miền ĐNB Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII ở các tỉnh miền ĐNB [115, 130, 134, 147, 153] Giới tính Nam Nữ Độ tuổi Dưới 40 Từ 40 đến 45 Từ 46 đến 50 Từ 51 đến 55 6 PHỤ LỤC 6: CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ HUYỆN DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ NHIỆM KỲ 2015-2020 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII ở các tỉnh miền ĐNB [115, 130, 134, 147, 153] 41% 30% 7% 16% 6% Lĩnh vực công tác - Cơ quan Đảng - Cơ quan Nhà nước - Mặt trận, đoàn thể - Lực lượng vũ trang - Cấp xã 89% 11% 0% Trình độ Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ 7 PHỤ LỤC 7: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN Để có cơ sở so sánh, đánh giá đúng việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền ĐNB và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt TNNG của CBH diện BTVTU quản lý, xin đồng chí vui lòng cung cấp một số thông tin vào phiếu khảo sát. Chúng tôi cam kết những thông tin đồng chí cung cấp chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu. Rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ của đồng chí! Đồng chí vui lòng: Đánh dấu X vào các ô trống hoặc cho ý kiến vào các chỗ trống. Trân trọng cảm ơn! NỘI DUNG KHẢO SÁT Câu 1. Theo đồng chí, việc thực hiện TNNG của những cán bộ sau có tầm quan trọng như thế nào? Câu 2. Theo đồng chí, CBH diện BTVTU quản lý thực hiện TNNG về các nội dung nào sau đây? (Chọn nhiều đáp án) 1. Về tư tưởng chính trị 2. Về đạo đức, lối sống, phong cách 3. Về ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình 4. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao 5. Khác (Vui lòng ghi rõ) STT Chức danh cán bộ Tầm quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng 1. Bí thư huyện ủy     2. Phó bí thư huyện ủy     3. Ủy viên BTV huyện ủy     4. Chủ tịch HĐND huyện     5. Chủ tịch UBND huyện     6. Phó chủ tịch HĐND huyện     7. Phó chủ tịch UBND huyện     8 Câu 3. Theo đồng chí, CBH diện BTVTU quản lý thực hiện TNNG bằng các phương thức nào? (Chọn nhiều đáp án) 1. Thực hiện TNNG bằng bản cam kết, chương trình hành động 2. Thực hiện TNNG bằng hành động, thống nhất giữa lời nói và việc làm 3. Thực hiện TNNG thông qua tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực công tác 4. Thực hiện TNNG bằng kết quả thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về kết quả lãnh đạo, quản lý 5. Thực hiện TNNG thông qua vận động gia đình, người thân chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 6. Khác (Vui lòng ghi rõ)............................................................................. Câu 4. Đồng chí đánh giá như thế nào về kết quả thực tế việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở địa phương đồng chí? STT Nội dung thực hiện TNNG Kết quả Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 1. Về tư tưởng chính trị 1.1 Gương mẫu kiên định, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng      1.2 Gương mẫu chấp hành, thực hiện, tuyên truyền bảo vệ đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước      1.3 Gương mẫu đấu tranh ngăn chặn, phản bác thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch      1.4 Gương mẫu trong vận động gia đình, người thân và các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước      1.5 Gương mẫu học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng, tham gia sinh hoạt đảng, sinh hoạt chính quyền      2 Về đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong 9 STT Nội dung thực hiện TNNG Kết quả Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 2.1 Nêu gương về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh      2.2 Nêu gương về thực hành và giữ gìn chuẩn mực đạo đức cách mạng, chuẩn mực của người CB, ĐV ở cơ quan, đơn vị      2.3 Nêu gương về thực hành và giữ gìn lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, trung thực, nếp sống văn minh, nhân ái      2.4 Nêu gương trong đấu tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống của bản thân và cán bộ, công chức cấp dưới, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở địa phương, cơ quan, đơn vị      2.5 Nêu gương trong việc không để người thân, gia đình, dòng họ, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi      2.6 Nêu gương về phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sáng tạo, vì lợi ích của tập thể      2.7 Nêu gương trong phong cách làm việc gần dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc trong nhân dân      2.8 Nêu gương trong thực hiện nghĩa vụ công dân và giữ mối liên hệ với tổ chức đảng nơi cư trú      3 Về ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình 3.1 Nêu gương trong chấp hành sự phân công của tổ chức      10 STT Nội dung thực hiện TNNG Kết quả Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 3.2 Nêu gương trong thực hiện nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, địa phương nơi cư trú      3.3 Nêu gương trong thực hiện quy định về kê khai, công khai tài sản, thu nhập      3.4 Phát huy dân chủ, trí tuệ của tập thể trong xây dựng chương trình, kế hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị.      3.5 Phát huy dân chủ trong công tác tổ chức, cán bộ (đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm)      3.6 Phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng (sinh hoạt cấp ủy, BTV, chi bộ)      3.7 Tôn trọng ý kiến của tập thể, ý kiến của thiểu số      3.8 Tự phê bình trên các mặt hoạt động của bản thân      3.9 Gương mẫu, nghiêm túc, thẳng thắn trong góp ý và tiếp thu ý kiến đóng góp, tự soi, tự sửa      3.10 Bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai trong cơ quan, đơn vị      4 Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao 4.1 Nêu gương trong quán triệt, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng      4.2 Nêu gương trong lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan      4.3 Nêu gương trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác tổ chức, cán bộ ở địa phương, cơ quan (đánh giá, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm)      11 STT Nội dung thực hiện TNNG Kết quả Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 4.4 Nêu gương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng      4.5 Nêu gương trong xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, chống chia rẽ, bè phái, lợi ích nhóm      4.6 Nêu gương trong việc chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ và dám chịu trách nhiệm về kết quả đó      4.7 Nêu gương trong việc xây dựng chương trình kế hoạch phát triển địa phương đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân      4.8 Nêu gương trong chủ động đối thoại, tiếp dân, giải quyết vấn đề phức tạp nảy sinh      5 Thực hiện TNNG trong sinh hoạt, đời sống gia đình và xã hội 5.1 Gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh      5.2 Gương mẫu thực hiện đời sống giản dị, tiết kiệm      5.3 Gương mẫu phòng, chống lãng phí trong sinh hoạt gia đình      5.4 Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân ở địa phương      Câu 5: Đồng chí đánh giá như thế nào về hiệu quả thực tế việc thực hiện các phương thức nêu gương của CBH diện BTVTU quản lý nơi đồng chí công tác? STT Phương thức thực hiện TNNG Hiệu quả Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả 1. Thực hiện TNNG bằng bản cam kết, chương trình hành động     12 STT Phương thức thực hiện TNNG Hiệu quả Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả 2. Thực hiện TNNG bằng hành động, thống nhất giữa lời nói và việc làm     3. Thực hiện TNNG bằng kết quả thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về kết quả lãnh đạo, quản lý     4. Thực hiện TNNG thông qua tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực công tác     5. Thực hiện TNNG thông qua vận động gia đình, người thân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước     Câu 6. Nguyên nhân sau ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thực hiện nội dung, phương thức nêu gương trên của CBH diện BTVTU quản lý? STT Nguyên nhân Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng nhất Ít ảnh hương Không ảnh hưởng 1. Nhận thức, trách nhiệm của cá nhân    2. Các quy chế, quy định    3. Các chế độ chính sách    4. Sự tín nhiệm của tổ chức, cấp dưới và nhân dân    5. Khác (Vui lòng ghi rõ) Câu 7. Theo đồng chí, việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý đang đặt ra vấn đề gì cần phải giải quyết? (Chọn nhiều đáp án). 1. Về cụ thể hóa TNNG đối với từng chức danh CBH diện BTVTU quản lý 2. Về cơ chế kiểm soát việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý 3. Về cơ chế xử lý CBH diện BTVTU quản lý vi phạm trong thực hiện TNNG 4. Khác (Vui lòng ghi rõ) 13 Câu 8. Đồng chí cho biết thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý (Vui lòng cho ý kiến) . Câu 9. Xin đồng chí đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt TNNG của CBH diện BTVTU quản lý (Vui lòng cho ý kiến). Câu 10. Đồng chí hiện đang là: 1. Bí thư huyện ủy 2. Phó bí thư huyện ủy 3. Ủy viên BTV huyện ủy 4. Chủ tịch HĐND huyện 5. Chủ tịch UBND huyện 6. Phó chủ tịch HĐND huyện 7. Phó chủ tịch UBND huyện 8. Đảng viên sinh hoạt cùng CBH diện BTVTU quản lý 9. Cán bộ, công chức cấp dưới của CBH diện BTVTU quản lý 10. Khác (Vui lòng ghi rõ) 14 PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIÊU KHẢO SÁT Ý KIẾN Câu 1. Theo đồng chí, việc thực hiện TNNG của những cán bộ sau có tầm quan trọng như thế nào? Câu 2. Theo đồng chí, CBH diện BTVTU quản lý thực hiện TNNG về các nội dung nào sau đây? (Chọn nhiều đáp án) STT Nội dung thực hiện TNNG Tỷ lệ 1 Tư tưởng chính trị 97.4 2 Đạo đức, lối sống, phong cách 97.6 3 Ý thức tổ chức kỷ luật, nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình 95.4 4 Chức trách nhiệm vụ được giao 92 5 Khác 0.4 6 Tổng lựa chọn 382.7 Câu 3. Theo đồng chí, CBH diện BTVTU quản lý thực hiện TNNG bằng các phương thức nào? (Chọn nhiều đáp án) STT Phương thức thực hiện TNNG Tỷ lệ 1 Thực hiện TNNG bằng bản cam kết, chương trình hành động 64.6% 2 Thực hiện TNNG bằng hành động, thống nhất giữa lời nói và việc làm 91.6% 3 Thực hiện TNNG thông qua tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực công tác 79.6% 4 Thực hiện TNNG bằng kết quả thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về kết quả lãnh đạo, quản lý 86% STT Chức danh cán bộ Tầm quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Tông 1. Bí thư huyện ủy 96.8 3 0.2 100 2. Phó bí thư huyện ủy 89.2 9.8 0.8 0.2 100 3. Ủy viên BTV huyện ủy 79.8 18.8 1 0.4 100 4. Chủ tịch HĐND huyện 87.6 11.6 0.6 0.2 100 5. Chủ tịch UBND huyện 93 6.8 0.2 100 6. Phó chủ tịch HĐND huyện 75.8 20.8 2.8 0.6 100 7. Phó chủ tịch UBND huyện 78.2 20.2 1.2 0.4 100 15 5 Thực hiện TNNG thông qua vận động gia đình, người thân chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 81% 6 Khác Câu 4. Đồng chí đánh giá như thế nào về kết quả thực tế việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý ở địa phương đồng chí? STT Nội dung thực hiện TNNG Kết quả Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 1. Về tư tưởng chính trị 1.1 Gương mẫu kiên định, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng 54.2 38.4 6.2 1 0.2 1.2 Gương mẫu chấp hành, thực hiện, tuyên truyền bảo vệ đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 33.2 48.2 15.6 2.8 0.2 1.3 Gương mẫu đấu tranh ngăn chặn, phản bác thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch 45.0 47.2 6.8 1.0 1.4 Gương mẫu trong vận động gia đình, người thân và các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 35.8 43.6 19.8 0.6 0.2 1.5 Gương mẫu học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng, tham gia sinh hoạt đảng, sinh hoạt chính quyền 29.8 55.4 12.0 2.6 0.2 2 Về đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong 2.1 Nêu gương về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 36.4 47.4 14.8 1.2 0.2 2.2 Nêu gương về thực hành và giữ gìn chuẩn mực đạo đức cách mạng, chuẩn mực của người CB, ĐV ở cơ quan, đơn vị 31.2 47.8 16.6 4.0 0.4 2.3 Nêu gương về thực hành và giữ gìn lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, trung thực, nếp sống văn minh, nhân ái 29.6 46.2 18.2 5.2 0.8 16 STT Nội dung thực hiện TNNG Kết quả Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 2.4 Nêu gương trong đấu tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống của bản thân và cán bộ, công chức cấp dưới, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở địa phương, cơ quan, đơn vị 21.6 50.2 22.2 5.0 1.0 2.5 Nêu gương trong việc không để người thân, gia đình, dòng họ, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi 25.0 51.4 20.8 2.4 0.2 2.6 Nêu gương về phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sáng tạo, vì lợi ích của tập thể 22.2 48.6 23.6 5.4 0.2 2.7 Nêu gương trong phong cách làm việc gần dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và kịp thời giải quyếtn vấn đề bức xúc trong nhân dân 25.4 45.4 23.0 5.8 0.4 2.8 Nêu gương trong thực hiện nghĩa vụ công dân và giữ mối liên hệ với tổ chức đảng nơi cư trú 26.2 57.0 12.0 4.4 0.4 3 Về ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình 3.1 Nêu gương trong chấp hành sự phân công của tổ chức 29.8 55.0 11.4 3.6 0.2 3.2 Nêu gương trong thực hiện nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, địa phương nơi cư trú 28.6 56.2 11.0 3.6 0.6 3.3 Nêu gương trong thực hiện quy định về kê khai, công khai tài sản, thu nhập 24.8 52.0 20.0 2.4 0.8 3.4 Phát huy dân chủ, trí tuệ của tập thể trong xây dựng chương trình, kế hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị. 28.8 54.6 12.2 4.0 0.2 3.5 Phát huy dân chủ trong công tác tổ chức, cán bộ (đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm) 22.2 49.2 22.0 5.6 1.0 17 STT Nội dung thực hiện TNNG Kết quả Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 3.6 Phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng (sinh hoạt cấp ủy, BTV, chi bộ) 28.4 52.0 15.0 4.4 0.2 3.7 Tôn trọng ý kiến của tập thể, ý kiến của thiểu số 18.0 44.6 27.8 8.2 1.2 3.8 Tự phê bình trên các mặt hoạt động của bản thân 17.0 48.2 27.2 5.8 1.8 3.9 Gương mẫu, nghiêm túc, thẳng thắn trong góp ý và tiếp thu ý kiến đóng góp, tự soi, tự sửa 20.4 47.4 25.0 6.2 1.0 3.10 Bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai trong cơ quan, đơn vị 19.2 44.0 28.6 6.2 1.8 4 Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao 4.1 Nêu gương trong quán triệt, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng 47.6 44.2 6.2 2.0 0.6 4.2 Nêu gương trong lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan 27.2 53.6 15.2 3.2 1.2 4.3 Nêu gương trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác tổ chức, cán bộ ở địa phương, cơ quan (đánh giá, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm) 20.2 47.8 25.6 5.2 0.6 4.4 Nêu gương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng 23.6 52.0 19.8 3.8 0.8 4.5 Nêu gương trong xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, chống chia rẽ, bè phái, lợi ích nhóm 19.4 49.2 23.4 7.0 1.0 4.6 Nêu gương trong việc chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ và dám chịu trách nhiệm về kết quả đó 19.8 49.8 22.2 7.0 0.4 4.7 Nêu gương trong việc xây dựng chương trình kế hoạch phát triển địa phương đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân 23.0 49.0 21.2 6.4 .6 18 STT Nội dung thực hiện TNNG Kết quả Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 4.8 Nêu gương trong chủ động đối thoại, tiếp dân, giải quyết vấn đề phức tạp nảy sinh 26.6 47.0 19.0 6.4 0.6 5 Thực hiện TNNG trong sinh hoạt, đời sống gia đình và xã hội 5.1 Gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh 30.3 41.4 20.6 6.8 0.9 5.2 Gương mẫu thực hiện đời sống giản dị, tiết kiệm 25.2 37.8 26.6 8.0 2.4 5.3 Gương mẫu phòng, chống lãng phí trong sinh hoạt gia đình 29.4 39.2 22.4 7.0 1.0 5.4 Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân ở địa phương, cởi mở, hòa đồng với nhân dân địa phương 21.0 42.0 28.2 8.4 0.4 Câu 5: Đồng chí đánh giá như thế nào về hiệu quả thực tế việc thực hiện các phương thức nêu gương của CBH diện BTVTU quản lý nơi đồng chí công tác? STT Phương thức thực hiện TNNG Hiệu quả Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả 1. Thực hiện TNNG bằng bản cam kết, chương trình hành động 18.0 59.4 19.6 2.6 2. Thực hiện TNNG bằng hành động, thống nhất giữa lời nói và việc làm 26.0 63.4 9.6 0.6 3. Thực hiện TNNG bằng kết quả thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về kết quả lãnh đạo, quản lý 27.6 63.4 9.0 4. Thực hiện TNNG thông qua tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực công tác 25.6 63.0 10.6 0.4 5. Thực hiện TNNG thông qua vận động gia đình, người thân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 24.4 63.8 11.0 0.6 19 Câu 6. Nguyên nhân sau ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thực hiện nội dung, phương thức nêu gương trên của CBH diện BTVTU quản lý? STT Nguyên nhân Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng nhất Ít ảnh hương Không ảnh hưởng 1. Nhận thức, trách nhiệm của cá nhân 85.2 13.4 0.8 2. Các quy chế, quy định 59.0 37.4 2.2 3. Các chế độ chính sách 55.8 39.4 3.6 4. Sự tín nhiệm của tổ chức, cấp dưới và nhân dân 70.6 24.8 3.6 5. Khác (Vui lòng ghi rõ) Câu 7. Theo đồng chí, việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý đang đặt ra vấn đề gì cần phải giải quyết? (Chọn nhiều đáp án). STT Vấn đề cần giải quyết Tỷ lệ 1 Về cụ thể hóa TNNG đối với từng chức danh CBH diện BTVTU quản lý 83.5 2 Về cơ chế kiểm soát việc thực hiện TNNG của CBH diện BTVTU quản lý 83.1 3 Về cơ chế xử lý CBH diện BTVTU quản lý vi phạm trong thực hiện TNNG 83.1 4 Khác 0.8 5 Tổng lựachọn 250.4 Câu 10. Đồng chí hiện đang là: STT Chức vụ Tỷ lệ 1 Bí thư huyện ủy 3.0 2 Phó bí thư huyện ủy 4.0 3 Ủy viên BTV huyện ủy 10.1 4 Chủ tịch HĐND huyện 2.2 5 Chủ tịch UBND huyện 2.8 6 Phó chủ tịch HĐND huyện 5.4 7 Phó chủ tịch UBND huyện 3.4 8 Đảng viên sinh hoạt cùng CBH diện BTVTU quản lý 15.1 9 Cán bộ, công chức cấp dưới của CBH diện BTVTU quản lý 29.4 10 Khác 25.8 20 PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ NÊU GƯƠNG VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ NÊU GƯƠNG VỀ KIÊN ĐỊNH CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 0 10 20 30 40 50 60 Gương mẫu trung thành chủ nghĩa Mác - Lênin Gương mẫu chấp hành, thực hiện đường lối, chính sách Gương mẫu đấu tranh phản bác thông tin xuyên tạc Gương mẫu vận động gia đình, người thân thực hiện đường lối, chính sách Gương mẫu học tập nghị quyết, chỉ thị, sinh hoạt đảng, chính quyền Rất tốt Tốt 0 10 20 30 40 50 60 70 CBH ĐV,CBCC 60.3 52.5 37.1 40.7 Rất tốt Tốt 21 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG VỀ HỌC TẬP, LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả PHỤ LỤC 12: KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG (%) Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 0 10 20 30 40 50 60 CBH ĐV,CBCC Người dân 33.8 33.9 43.8 50.3 46.2 46.1 Rất tốt Tốt 36.4 31.2 29.6 47.4 47.8 46.2 0 10 20 30 40 50 60 Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Thực hành và giữ gìn chuẩn mực đạo đức Thực hành và giữ gìn lối sống Rất tốt Tốt 22 PHỤ LỤC 13: KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG VỀ CHẤP HÀNH SỰ PHÂN CÔNG, ĐIỀU ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC (%) Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả PHỤ LỤC 14: KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG TRONG CHẤP HÀNH QUY ĐỊNH, QUY CHẾ LÀM VIỆC (%) Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 0 10 20 30 40 50 60 CBH CBĐV Người dân Ý kiến chung 35.1 28.5 25.8 29.8 53.6 55.2 53.1 55 Rất tốt Tốt 36% 58% 6% Rất tốt Tốt Khá 23 PHỤ LỤC 15: KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG TRONG QUÁN TRIỆT, TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT, CHỈ THỊ Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả PHỤ LỤC 16: HIỆU QUẢ PHƯƠNG THỨC NÊU GƯƠNG BẰNG BẢN CAM KẾT, CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả PHỤ LỤC 17 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NÊU GƯƠNG BẰNG HÀNH ĐỘNG (%) TT Đối tượng khảo sát Kết quả đánh giá Rất hiệu quả Hiệu quả 1 Cán bộ huyện diện BTVTU quản lý 25, 3 70, 9 2 Cả ba đối tượng khảo sát 26 63, 4 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Rất tốt Tốt Khá Trung bình 0 10 20 30 40 50 60 70 CBH Kết quả chung 19.9 18 62.3 59.4 Rất hiệu quả Hiệu quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_hien_trach_nhiem_neu_guong_cua_can_bo_huyen_die.pdf
  • pdfScanned Documents_49bfd048f13ef10e55ac1eab22bbd77a.pdf
  • pdfTT (T.Viet).pdf
Tài liệu liên quan