VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------Ω-------
NGUYỄN HỮU TÂM
THựC HIệN QUY CHế DÂN CHủ ở CáC TRƯờNG ĐạI HọC
Và CAO ĐẳNG TRÊN ĐịA BàN TỉNH KHáNH HòA TRONG
GIAI ĐOạN HIệN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------Ω-------
NGUYỄN HỮU TÂM
THựC HIệN QUY CHế DÂN CHủ ở CáC TRƯờNG ĐạI HọC
Và CAO ĐẳNG TRÊN ĐịA BàN TỉNH KHáNH HòA TRONG
GIAI ĐOạN HIệN NAY
199 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Thực hiện quy chế dân chủ ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngành, chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62 22 03 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trần Ngọc Liêu
2. TS. Nguyễn Trọng Thóc
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án
là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Những kết
quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Hữu Tâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ................................................................................................................................ 9
1.1. Các công trình nghiên cứu về dân chủ, quy chế dân chủ ở cơ sở và thực hiện dân
chủ ở cơ sở ......................................................................................................................... 9
1.2. Các công trình nghiên cứu về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và thực trạng thực
hiện quy chế dân chủ trong các trường đại học và cao đẳng ........................................... 20
1.3. Các công trình nghiên cứu về phương hướng và giải pháp thực hiện quy chế dân chủ
ở các trường đại học và cao đẳng nói chung và ở Khánh Hòa nói riêng. ........................ 24
1.4. Những vấn đề đặt ra từ các công trình đi trước luận án cần tiếp tục nghiên cứu ..... 28
Chương 2. KHÁI LUẬN VỀ QUY CHẾ DÂN CHỦ VÀ THỰC HIỆN QUY
CHẾ DÂN CHỦ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG ............. 30
2.1. Dân chủ và bản chất của dân chủ .............................................................................. 30
2.2. Quy chế dân chủ, quy chế thực hiện dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ....... 49
2.3. Quy chế thực hiện dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ trong các trường đại học,
cao đẳng ........................................................................................................................... 62
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA .......... 79
3.1. Tình hình ban hành các văn bản liên quan tới việc thực hiện dân chủ trong các
trường đại học, cao đẳng ở Khánh Hòa ........................................................................... 79
3.2. Kết quả thực hiện quy chế dân chủ và quy chế thực hiện dân chủ trong các trường
đại học và cao đẳng ở Khánh Hòa trong thời gian qua .................................................... 85
Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VÀ CAO ĐẲNG Ở KHÁNH HÒA HIỆN NAY ..................................................122
4.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ trong các trường đại
học và cao đẳng ở Khánh Hòa ....................................................................................... 122
4.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở các trường đại học
và cao đẳng ở Khánh Hòa hiện nay ............................................................................... 128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................................149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................150
PHỤ LỤC .......................................................................................................................161
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BGH Ban Giám hiệu
4. CNDVBC Chủ nghĩa duy vật biện chứng
5. CNDVLS Chủ nghĩa duy vật lịch sử
6. CTQG Chính trị quốc gia
7. CNH Công nghiệp hóa
8. CĐ Cao đẳng
9. CĐYTNT Cao đẳng Y tế Nha Trang
10. CĐNNT Cao đẳng Nghề Nha Trang
11. CĐMGTWII NT Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương Nha Trang
12. CĐSPNT Cao đẳng Sư phạm Nha Trang
13. CĐVHDLNT Cao đẳng Văn hóa Du lịch Nha Trang
14. ĐHQG Đại học quốc gia
15. ĐH Đại học
16. HN Hà Nội
17. ĐHNT Đại học Nha Trang
18. ĐHTBD Đại học Thái Bình Dương
19. HĐH Hiện đại hóa
20. KHXH Khoa học xã hội
21. Nxb Nhà xuất bản
22. ST Sự thật
23. PL Phụ lục
24. TCN Trước công nguyên
25. XHCN Xã hội chủ nghĩa
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất
của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây
dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ
được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân
chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được
pháp luật bảo đảm. Dân chủ - thực chất là quyền lực thuộc về nhân dân, đây là
một khát vọng to lớn của nhân dân, hiện nay nó đã trở thành một chuẩn mực giá
trị của xã hội. Đồng thời, là nguyên tắc cơ bản của thể chế dân chủ XHCN ở Việt
Nam. Đặc biệt, trong điều kiện mở cửa và hội nhập của đất nước, việc xây
dựng nền dân chủ và thực hiện dân chủ ở cơ sở là một yêu cầu khách quan của
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay ở nước ta. Dân chủ đang còn là
nội dung cần bàn trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng
như trong tiến trình phát triển cách mạng của thế giới. Đây là nội dung có tính
chất cơ bản để xác định phương hướng, mục tiêu, động lực, phương pháp và
tiêu chuẩn kiểm định của một chế độ xã hội, một thể chế chính trị, một đơn vị,
tập thể trong mỗi cộng đồng. Do đó, đối với Việt Nam, đây đang là vấn đề cấp
thiết cần phải nghiên cứu.
Để đảm bảo dân chủ, mà ở đó quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là
người sáng tạo ra lịch sử chân chính của mình. Chỉ thị số 30 - CT/TW ngày 18
tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở”, Nghị định số 71/1998/NĐ - CP ngày 08 tháng 09 năm 1998 về
việc “Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan”,
Nghị định số 29/1999/NĐ - CP về “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã”, Nghị
định số 07/1999/NĐ - CP về “Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà
nước” là văn bản pháp quy để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
3
trong các mặt của đời sống xã hội. Đồng thời, qua đây nhân dân có thể đẩy
mạnh quá trình dân chủ hóa, tạo ra không khí dân chủ cho người dân về niềm
tin vào chế độ dân chủ nhân dân mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Trên cơ sở đó, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là tiền đề cho các
cơ quan giáo dục ở địa phương thực hiện dân chủ hóa, trong đó Khánh Hòa là
một trong những địa phương có nhiều trường đại học và cao đẳng đang đào tạo
một lực lượng lao động có trình độ cao của khu vực Nam Trung bộ.
Khánh Hòa, tỉnh thuộc ven biển Nam Trung bộ, với diện tích 5.197 km2,
phía Bắc giáp Phú Yên, Nam giáp Ninh Thuận, Tây giáp Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Là tỉnh có phần vươn xa nhất ra biển Ðông trên cả đất liền và hải đảo, địa hình
Khánh Hòa tương đối đa dạng, phức tạp, thấp dần từ Tây sang Ðông, có rừng
núi, đồng bằng, miền ven biển, hải đảo. Chính đặc điểm này đã làm cho Khánh
Hòa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế biển và an ninh
quốc phòng. Vì vậy, Khánh Hòa đã trở thành một trung tâm kinh tế - chính trị
lớn của khu vực Nam Trung bộ. Đồng thời, đây là địa bàn tập trung nhiều trường
đại học và cao đẳng đang đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước
nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Tuy nhiên, do nhiều trường đại học và
cao đẳng nên lượng sinh viên và cán bộ công chức rất đông, đã ảnh hưởng không
nhỏ tới vấn đề chính trị - xã hội, trong đó vấn đề chính trị tư tưởng đang đứng
trước những thách thức lớn ở một số bộ phận cán bộ, giảng viên và sinh viên trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay.
Để góp phần không nhỏ vào việc ổn định trật tự chính trị - xã hội trên địa
bàn của tỉnh, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là thực hiện quy
chế dân chủ trong các trường đại học và cao đẳng là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần của đảng, Chỉ thị số 30-CT/TW
nhằm mục đích xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và đẩy mạnh quá
trình dân chủ hóa trong xã hội. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã
ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội, phát huy một
4
bước quyền làm chủ của nhân dân, nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, nhìn chung quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi
phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực, tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham
nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân đang phổ biến và nghiêm trọng
mà chúng ta chưa đẩy lùi, ngăn chặn được. Phương châm "Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra" chưa được cụ thể hoá và thể chế hoá thành luật pháp,
chậm đi vào cuộc sống. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá VIII (tháng 6-1997) đã nhấn mạnh: Lúc này để giữ vững và
phát huy được bản chất tốt đẹp của nhà nước ta, phải phát huy quyền làm chủ
của dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, tham gia kiểm kê, kiểm
soát nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn
tham nhũng. Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ
của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của
đảng và nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách
trực tiếp và rộng rãi nhất. Muốn vậy, nhà nước cần ban hành quy chế dân chủ ở
cơ sở có tính pháp lý, yêu cầu mọi người, mọi tổ chức ở cơ sở đều phải nghiêm
chỉnh thực hiện. Quy chế dân chủ cần được xây dựng cho từng loại cơ sở xã,
phường, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu, cơ quan hành
chính sự nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng loại cơ sở.
Trên cơ sở đó Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 01 tháng 03 năm
2000 về “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường” đã khẳng định
mục đích cơ bản là: “Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt
nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm:
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường
thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đảm bảo cho công
dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia
xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì
5
dân” [13, tr. 2]. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm
chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ
cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nề nếp,
trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng
tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với
đường lối, chủ trương của đảng và luật pháp nhà nước.
Việc nghiên cứu thực trạng thực hiện quy chế dân chủ ở các trường đại học
và cao đẳng ở Khánh Hòa hiện nay nhằm có cơ sở khoa học trong thực hiện dân
chủ, qua đó đề xuất một số giải pháp để phát huy tiềm năng sáng tạo của cán bộ,
giảng viên và sinh viên trong quá trình thực hiện dân chủ, đồng thời giúp các cơ
quan địa phương có căn cứ để ban hành các quy chế, quy định về thực hiện dân chủ.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hiện tượng vị phạm quy chế dân chủ và gây
mất dân chủ ở một số cơ quan trường học đã làm ảnh hưởng đến tư tưởng và lòng
tin của cán bộ, giảng viên và sinh viên đối với uy tín của đảng bộ và hạ thấp vai trò
quản lý của chính quyền các trường đại học và cao đẳng của tỉnh.
Xuất phát từ lý do như trên, chúng tôi chọn đề tài “Thực hiện quy chế
dân chủ ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong
giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: Tác giả làm rõ hơn một số khái niệm như: Quy
chế dân chủ cơ sở, quy chế thực hiện dân chủ cơ sở Đồng thời, chỉ ra thực
trạng ban hành quy chế thực hiện dân chủ và thực trạng thực hiện quy chế dân
chủ ở các trường đại học và cao đẳng ở Khánh Hòa. Từ đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở các trường đại học và
cao đẳng ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, đề tài có những nhiệm
vụ cơ bản sau:
6
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
nói chung và ở các trường đại học, cao đẳng Khánh Hòa nói riêng.
Thứ hai, phân tích những thành tựu, hạn chế của việc thực hiện quy chế dân
chủ cơ sở ở các trường đại học và cao đẳng ở Khánh Hòa trong thời gian qua.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện
quy chế dân chủ trong các trường đại học, cao đẳng ở Khánh Hòa hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện quy
chế dân chủ trong các trường đại học và cao đẳng trong thời gian qua trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa.
Phạm vi nghiên cứu: Xuất phát từ tình hình thực tế các trường đại học và cao
đẳng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và các tài liệu mà tác giả có thể tiếp cận được, đề
tài tập trung nghiên cứu việc thực hiên quy chế dân chủ cơ sở ở các trường đại học và
cao đẳng từ năm 2012 đến năm 1015, bao gồm: Đại học Nha Trang, Đại học Thái
Bình Dương, trường cao đẳng Văn hóa và Du lịch Nha Trang, Cao đẳng Sư phạm
Nha Trang, Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương II Nha Trang, Cao đẳng Y tế Nha Trang.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Để tài được thực hiện trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây
dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử
dụng những phương pháp cơ bản như: Phương pháp biện chứng duy vật, lịch sử
- logic và phương pháp phân tích, tổng hợp, để có những tư liệu cụ thể, tác giả đã
tiến hành điều tra xã hội học.
5. Những đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề quy chế thực hiện dân chủ và thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chỉ ra thực trạng và giải pháp của việc thực hiện
quy chế dân chủ của các trường đại học và cao đẳng ở Khánh Hòa thông qua
khảo sát thực tế.
7
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện quy chế
dân chủ trong các trường đại học, cao đẳng ở Khánh Hòa hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận của luận án: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về những vấn đề lý luận dân chủ, quy chế
thực hiện dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho
đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở các trường đại học và cao đẳng
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong việc xây dựng chủ trương, kế hoạch và chỉ
đạo thực hiện công tác nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ trong
trường học cho những năm tiếp theo.
Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến công
tác nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ nói chung, dân
chủ cơ sở đối với những tổ chức, cơ quan trường học nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
án gồm 4 chương, 11 tiết
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về dân chủ và quy chế dân chủ rất
nhiều, tất cả các bài nghiên cứu đều xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mỗi thời đại, mỗi quốc gia lại có quan
điểm về dân chủ khác nhau. Cho nên, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu
thường tập trung vào một lĩnh vực nhất định hoặc một khía cạnh nổi bật nào đó,
bằng cách tiếp cận chuyên ngành khoa học xã hội cụ thể khác nhau. Cho đến nay
chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về thực hiện quy chế dân chủ
trong các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ góc độ triết
học. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước đã
nghiên cứu về dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là cơ sở và là nguồn
tài liệu quan trọng của luận án. Từ tình hình nghiên cứu như vậy, tác giả sơ bộ
phân loại các công trình nghiên cứu trên thành các lĩnh vực như sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu về dân chủ, quy chế dân chủ ở cơ sở và thực
hiện dân chủ ở cơ sở
Cơ sở của việc nghiên cứu thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay được
thể hiện trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và đều bắt đầu từ
việc nghiên cứu lý luận về dân chủ. Đặc điểm của các công trình nghiên cứu về
dân chủ là các tác giả đi vào nghiên cứu sự biểu hiện của tư tưởng dân chủ trong
thể chế chính trị của mỗi quốc gia và ít mang tính so sánh vì nó còn phụ thuộc
vào đặc điểm văn hóa của mỗi dân tộc. Đây là loại hình chiếm số lượng lớn
trong những công trình nghiên cứu về dân chủ. Dân chủ với tư cách là phạm trù
chính trị không mang tính khuôn mẫu của bất kỳ một chế độ chính trị nào. Cho
nên, ở lĩnh vực dân chủ ngoài những quan điểm kinh điển của các nhà macxít và
tư tưởng Hồ Chí Minh còn có một số công trình tiêu biểu như sau:
Khi bàn đến tư tưởng dân chủ và bản chất của nền dân chủ, trong cuốn
“Tương lai của nền dân chủ xã hội” của Thomas Meyer và Nicole Breyer, xuất bản
9
năm 2007 đã được Trần Danh Tạo và Ngô Lan Anh dịch. Đây không phải là cuốn
sách chuyên bàn về lịch sử tư tưởng chính trị, cơ bản nhất là tác giả đã đề cập đến
nền dân chủ hiện đại được hợp thức hóa như thế nào? Công bằng xã hội có vai trò
như thế nào đối với nền dân chủ hiện đại, nền dân chủ ấy dựa trên những quyền cơ
bản nào, nó có ý nghĩa như thế nào đối với sự ổn định và hiệu quả của xã hội. Tác
giả đã chỉ ra các quyền cơ bản của con người và đối tượng thực hiện dân chủ trên
tất cả các lĩnh vực, không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà cả trong tương lai, đặc
biệt tác giả đã nhìn nhận nền dân chủ trong kinh tế thị trường trong xu thế toàn cầu
hóa: Tác giả đã nhận định rằng: Nền dân chủ tân tự do là một nền dân chủ không
hoàn thiện. Theo cách nhìn nhận này, dân chủ tân tự do có thể được coi là một
dạng không hoàn thiện, vì sự khiếm khuyết về cơ cấu thống trị, khi không đảm bảo
được cơ hội bình đẳng cho các nhóm lợi ích kinh tế và xã hội tác động vào tiến
trình chính trịTuy nhiên, tác giả vẫn khẳng định rằng, toàn cầu hóa không làm
mất đi cơ sở của dân chủ xã hội, tương lai của nền dân chủ xã hội và khẳng định:
“Dân chủ xã hội không chỉ là một đòi hỏi nhằm cải thiện cuộc sống của con người
mà còn đảm bảo quyền thực thi các quyền cơ bản của họ” [141, tr.414].
Một số tác giả khác khi bàn đến quyền dân chủ và phát huy dân chủ trong
công tác tham mưu, tác giả Phạm Văn Đức - Nguyễn Đình Hòa, trong bài viết
“Dân chủ và phát huy dân chủ trong công tác tham mưu nhằm nâng cao năng
lực lãnh đạo của Đảng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học số 11 năm 2013.
Tác giả chỉ rõ: “Việc đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm
quyền của Đảng Cộng sản là yêu cầu cấp thiết, là nội dung cơ bản của công tác
xây dựng Đảng và việc phát huy dân chủ trong công tác tham mưu được xem là
một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng
Cộng sản với tư cách đảng cầm quyền” [31, tr.3]. Tác giả Trung Thực, trong
cuốn “Quyền dân chủ ở nước ta”, xuất bản năm 1957, cho rằng: “Chế độ dân chủ
của nước ta hoàn toàn khác hẳn chế độ dân chủ của các nước tư bản Âu - Mỹ,
với nền thống trị của giai cấp tư sản, nhân dân lao động không có quyền làm chủ
10
quốc gia, không có quyền tự do, bình đẳng thực sự. Ở chế độ chúng ta toàn dân
làm chủ nhà nước và Bản chất của chế độ ta là hoàn toàn tốt đẹp” [134, tr.41].
Một công trình khác của nhà nghiên cứu Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo, trong
cuốn “Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa”, xuất bản năm 1991. Tác giả
chỉ ra bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là “Một nền dân chủ khác hẳn với
dân chủ tư sản bởi dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ thuộc về số đông, hơn thế
dân chủ còn là kết quả của đấu tranh giai cấp và cải tạo xã hội do quần chúng nhân
dân thực hiện như một hành vi giải phóng để đạt đến tự do và trở thành tự do” [111,
tr. 41]. Khi bàn đến nền dân chủ tư sản, tác giả cũng khẳng định: “Nền dân chủ tư
sản không phải là của đa số nhân dân lao động, không phải là nền dân chủ của dân,
vì dân, do dân mà chỉ là dân chủ tư sản, vì giai cấp tư sản, do giai cấp tư sản, dân
chủ của thiểu số giai cấp này” [111, tr. 31]. Như vậy, các tác giả đã có sự so sánh để
thấy được tính ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đối với Việt Nam, tác giả
cho rằng: “Dân chủ hóa trên các lĩnh vực ở Việt Nam là vấn đề cấp bách. Nhưng
dân chủ hóa muốn được đảm bảo cần phải có pháp luật tức dân chủ hóa là thực hiện
pháp luật dân chủ hóa đồng thời là pháp chế hóa xã hội” [111, tr.111].
Qua nghiên cứu của hai tác giả, họ đã so sánh hai nền dân chủ trên cơ sở
tính chất của nền dân chủ của hai thể chế. Tuy nhiên, những vấn đề nghiên cứu
chưa đi sâu vào quá trình thực hiện dân chủ của người dân tại cơ sở, tính chất cụ
thể cho đối tượng thực hiện chưa được thể hiện rõ về dân chủ cho mọi đối tượng
trong dân chúng.
Để thực hiện quyền dân chủ thực sự trong nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân, quyền con người, quyền công dân giữ vai trò quyết định trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Trong cuốn “Quyền con người,
quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” đề tài KX - 07 của Trung
tâm Thông tin tư liệu - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, xuất bản năm
1993. Qua nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân, các tác giả cho
rằng: Quyền con người trong xã hội là một biểu hiện cụ thể của mối quan hệ
11
giữa cá nhân và cộng đồng trong xã hội đó, về thực chất nó là quyền của những
cá nhân về hành vi và hoạt động trong thực tiễn của đời sống xã hội. Đề tài đã
được các tác giả đi sâu nghiên cứu về các quyền cơ bản của con người và sự biểu
hiện của nó trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế - chính trị và các mặt khác của đời
sống xã hội. Tuy nhiên, trong đề tài chỉ nhấn mạnh quyền con người, quyền công
dân mà chưa tìm thấy được mô hình tổ chức và quản lý xã hội hợp lý để cho
phép chuyển tư tưởng về quyền con người từ khả năng thành hiện thực.
Bài viết của Hoàng Chí Bảo, “Dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội
trong phát triển biền vững”, Tạp chí Triết học số 7 năm 2008. Tác giả đã chỉ ra
vai trò của kinh tế trong quá trình thực thi dân chủ cũng như các mặt của đời
sống xã hội. Không chỉ thế, việc đồng thuận trong xã hội là cơ sở cho tính chặt
chẽ trong sự liên minh, liên kết giữa các tổ chức xã hội đồng thời là điều kiện
cho quá trình thực hiện dân chủ xã hội. Tuy nhiên, ông chưa chỉ ra cách thức,
biện pháp để tạo nên sự đồng thuận xã hội, vì đây là bài viết đứng trên cách tiếp
cận lý luận là chủ yếu.
Liên quan đến vấn đề dân chủ và pháp luật, trong cuốn “Mối quan hệ giữa
dân chủ và văn hóa pháp luật” của Hoàng Chí Bảo - Tống Đức Thảo, xuất bản
năm 2011. Cuốn “Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” của
tác giả Nguyễn Trọng Thóc, xuất bản năm 2005. Cuốn “Xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác giả Nguyễn Văn
Niên, xuất bản năm 1996. Ngoài ra còn có cuốn “Phản biện xã hội và phát huy
dân chủ pháp quyền” của Hồ Bá Thâm - Nguyễn Tôn Thị Tường Vân, xuất bản
năm 2009. Để thực thi quyền dân chủ của nhân dân, trước hết cần phải thường
xuyên xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Dân chủ phải đi đôi với pháp luật,
không có dân chủ ngoài pháp luật. Tác giả Hoàng Chí Bảo - Tống Đức Thảo đã
khẳng định: Dân chủ và pháp luật luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo
điều kiện cho nhau phát triển. Việc thực hiện dân chủ phải dựa vào pháp luật và
thông qua pháp luật. Đồng thời dân chủ lại là thước đo để đánh giá sự tiến bộ
12
của pháp luật giữa các quốc gia. Các tác giả khẳng định: “Pháp luật của chúng ta
là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân
dân lao động” [9, tr. 223]. Cũng bàn về dân chủ và pháp luật, tác giả Nguyễn
Trọng Thóc khẳng định: “Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước có
vai trò quyết định trực tiếp việc thể chế hóa nội dung dân chủ. Hoạt động nhà
nước trong việc lập pháp, bảo vệ pháp luật, giữ vững kỷ cương xã hội có ý nghĩa
to lớn trong việc thực hiện dân chủ của nhân dân. Muốn vậy, nhà nước phải bảo
đảm tính tối cao của pháp luật” [129, tr.104].
Bàn đến nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tác giả Nguyễn Văn Niên
còn nhấn mạnh đến vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình thực thi quyền lực
chính trị của nhà nước Việt Nam. Theo ông, đây là một nhiệm vụ quan trọng
trong việc xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tác giả còn quan
niệm rằng: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một
quá trình lâu dài, trên cơ sở hình thành đầy đủ các tiền đề và nền tảng của mô
hình mới về nhà nước pháp quyền cả trong lý luận và thực tiễn. Đây không phải
là công việc một sớm, một chiều có thể làm ngay được. Để xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay, trước hết đề cao vai trò và
giá trị xã hội của pháp luật, làm cho nó giữ địa vị tối cao trong đời sống. Như
vậy, tác giả đã đề cao vai trò của pháp luật, đặc biệt trong thực tiễn. Tác giả còn
khẳng định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là quá trình đẩy mạnh
các hoạt động tổ chức và thực hiện pháp luật trong thực tiễn” [110, tr.195].
Bên cạnh đó, Trần Ngọc Liêu, trong cuốn “Quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
Tác giả đã chỉ rõ quyền lực của nhân dân trong mối quan hệ với nhà nước và
nhấn mạnh vai trò to lớn của nhân dân trong việc thực thi quyền dân chủ của
người dân. Để người dân thực thi quyền làm chủ của mình, phải xây dựng hoàn
thiện bộ máy nhà nước và các thiết chế chính trị - xã hội. Nhưng để thực thi
quyền dân chủ của nhân dân phải thể chế hóa quyền lực của nhân dân thành pháp
13
luật. Như vậy, ở đây tác giả muốn đề cao pháp luật và chỉ có pháp luật mới bảo
đảm quyền dân chủ thực sự. Từ việc chỉ ra bản chất nhà nước pháp quyền. Tác
giả kết luận rằng: “Quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành pháp luật và
được bảo đảm thực thi bằng bộ máy nhà nước và các thiết chế chính trị - xã hội
khác nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân” [80, tr.254].
Trong bài viết “Xây dựng nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ hóa
xã hội ở nước ta” của tác giả Lương Đình Hải, Tạp chí Triết học số 01 năm
2006, đã nhấn mạnh vai trò của dân chủ hóa xã hội trong nhà nước pháp quyền
của dân, do dân và vì dân. Vấn đề cơ bản tác giả đã khẳng định, đó là vai trò
của nhà nước pháp quyền: “Không có nhà nước pháp quyền thực sự thì không
có nền dân chủ rộng rãi và bền vững. Dân chủ đóng vai trò cơ sở, động lực thúc
đẩy sự phát triển của nhà nước pháp quyền” [50, tr.1]. Trong quan niệm về nhà
nước pháp quyền vẫn còn nhiều quan điểm hiểu chưa đúng nghĩa cho nên đã
dẫn đến tình trạng sai lầm trong việc giải quyết một số vấn đề phức tạp và rất
nhạy cảm của xã hội ta hiện nay. Qua đây tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về nhà
nước pháp quyền để thực thi quyền dân chủ hóa xã hội. Tuy nhiên, bài viết chủ
yếu tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền, vấn đề
dân chủ hóa, còn những cách thức để thực thi dân chủ hóa trong thực tiễn vẫn
còn là vấn đề đang đặt ra.
Khi bàn đến dân chủ - pháp luât và phản biện xã hội, tác giả Hồ Bá
Thâm và Nguyễn Tôn Thị Tường Vân trong cuốn “Phản biện xã hội và phát
huy dân chủ pháp quyền”. Tác giả cũng khẳng định: Để xã hội phát triển ổn
định, quyền lực không trở thành tham quyền vị lợi, thì phải phát huy vai trò của
phản biện xã hội. Khi phản biện được thực hiện đúng đắn sẽ đem lại kết quả
tích cực trực tiếp chủ trương, đường lối, chính sách sẽ vận động phù hợp với
thực tiễn khách quan, các chính sách phản ánh đúng nhu cầu thực tế, có cơ sở
vững chắc: “Phản biện xã hội chính là cách thức cân bằng tốt nhất đối với các
chủ thể lợi ích giúp họ phản ánh tiếng nói của mình để những nhà quản lý,
14
chính trị gia uốn nắn, điều chỉnh lại các chính sách cho phù hợp với đòi hỏi
chính đáng của quần chúng” [136, tr. 37]. Phản biện xã hội là phương thức và
xu hướng thực hiện dân chủ của xã hội đương đại.
Trong cuốn “Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị
Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Hữu Đông, xuất bản năm 2009. Tác giả đã chỉ ra
những thành tựu và hạn chế của các tổ chức chính trị trong thực thi quyền lực của
mình, đồng thời đề cập đến những vấn đề đặt ra trong tổ chức và hoạt động của
đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước
ta. Tác giả chỉ ra những định hướng về sự phát triển đối với các tổ chức chính trị -
xã hội trong nhà nước pháp quyền và khẳng định: “Để có nhà nước pháp quyền thì
phải xây dựng được kinh tế thị trường và xã hội dân sự, vì đó được coi là ba trụ
cột chính của hệ thống chính trị - xã hội. Do vây, để xã hội dân sự được hình
thành và phát triển, đã đến lúc Đảng và Nhà nước cần xây dựng các thể chế của xã
hội dân sự làm cơ sở quản lý và định hướng bằng pháp luật của nhà nước, nhằm
tạ...oa học, các căn cứ lý luận - thực tiễn để luận giải và làm
sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.
Tuy nhiên, do cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu của từng công trình, cho
nên nhiều nhà khoa học đã đi sâu vào việc nghiên cứu quy chế thực hiện dân chủ
và quy chế dân ở cơ sở, chủ yếu là ở đơn vị xã, phường, thị trấn. Đây là đơn vị
chính quyền cấp cơ sở đúng nghĩa của nó. Còn ở các cơ quan hành chính sự
nghiệp và doanh nghiệp nhà nước ít có công trình nghiên cứu chuyên biệt có hệ
thống, toàn diện và cụ thể về quy chế thực hiện dân chủ và thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở, nhất là trong các trường đại học và cao đẳng nói chung và ở Khánh
Hòa nói riêng hiện nay là vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu.
Nhiều công trình nghiên cứu về quy chế thực hiện dân chủ và thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở chưa thực sự chi tiết hoá các cách thức thực hành dân chủ
của từng địa phương, cũng như không thể lấy mô hình thực hiện của địa phương
này đem áp đặt nó cho địa phương hoặc cơ quan khác. Đây là cơ hội để tác giả
có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu mức độ làm chủ của
cán bộ, giảng viên và sinh viên trong điều kiện hiện nay ở các trường đại học và
cao đẳng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Khoảng trống về mặt lý luận, đặc biệt là về mặt thực tiễn này, cũng như tầm
quan trọng của vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh mới đã đặt ra một cách cấp
thiết và thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề: “Thực hiện quy chế dân chủ ở các
trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện
nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
29
Chƣơng 2
KHÁI LUẬN VỀ QUY CHẾ DÂN CHỦ VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN
CHỦ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
2.1. Dân chủ và bản chất của dân chủ
2.1.1. Các tiếp cận về dân chủ
Dân chủ là phạm trù lịch sử, đồng thời là phạm trù chính trị, nó tồn tại qua
hàng ngàn năm lịch sử của loài người. Thực tế đã cho thấy rằng: Dân chủ luôn
gắn liền với quyền sống, quyền tự do của con người. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn
lịch sử xã hội khác nhau, sự biểu hiện của dân chủ cũng khác nhau, đặc biệt
trong xã hội có đối kháng giai cấp, dân chủ luôn mang tính giai cấp. Sự phát
triển của tư tưởng dân chủ đã được hình thành từ rất sớm cả ở phương Đông và
phương Tây. Kể từ khi xuất hiện đến nay, dân chủ hay nền dân chủ đã trải qua
nhiều loại hình khác nhau, với những biểu hiện khác nhau cả về nội dung, hình
thức và tính chất của nó.
Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại cho rằng: Dân chủ là một hình thức tổ
chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận, nhân dân là nguồn gốc
của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do. Thuật ngữ này xuất hiện
đầu tiên tại Hy Lạp với cụm từ δημοκρατία (dimokratia (trợ giúp thông tin)),
"Quyền lực của nhân dân" được ghép từ chữ δήμος (dēmos), "nhân dân" và
κράτος (kratos), "quyền lực" vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 đến thứ 4 TCN để chỉ
hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, nổi bật nhất là Anthena
sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN. Cho nên, một số nhà triết
học đã thể hiện lập trường dân chủ của mình, tiêu biểu như Đêmôcrit, Platon
Tư tưởng dân chủ của họ là những tư tưởng dân chủ bảo vệ lợi ích cho giai cấp
chủ nô. Quan điểm của Đêmôcrite cho rằng: Nền tảng của chế độ dân chủ chủ nô
là hình thức dân chủ của nhà nước chủ nô, là nhà nước cộng hòa dân cử. Nhà
nước có nhiệm vụ duy trì trật tự và điều hành hoạt động xã hội, trừng phạt những
30
kẻ vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức. Khác với Đêmôcite, Platon lại
cho rằng: Hình thức “Nhà nước cộng hòa” là nhà nước lý tưởng, trong đó chế độ
sở hữu tư nhân bị xóa bỏ nhưng vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Tuy nhiên, trong
nền dân chủ chủ nô, các quyền tự do, bình đẳng của chủ nô và phần nào của các
công dân tự do được đảm bảo, các quyền đó được thể chế hóa bằng các đạo luật.
Theo quan điểm của các trường phái triết học Phương Đông như Phật
giáo, Nho gia tiêu biểu là tư tưởng dân chủ trong triết học Nho gia. Triết lý
của Nho gia mang đậm tính nhân văn cao cả. Những mặt tích cực của Nho gia về
triết lý hành động, ước vọng về một xã hội thái bình thịnh trị, hòa mục, thế giới
đại đồng, về triết lý nhân sinh, tu thân tề gia, đề cao văn hóa trung, hiếu. Như
vậy, tư tưởng Nho gia bước đầu thể hiện tính chất dân chủ. Tuy nhiên, những tư
tưởng đó lại chịu ảnh hưởng của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, sự phân biệt
đẳng cấp là kết quả của xã hội chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc và bắt đầu chuyển
dần lên xã hội phong kiến sơ kỳ của xã hội Trung Quốc. Vì vậy, Nho gia đề cao
tư tưởng đức trị trong thang bậc giá trị của xã hội và được xem như là chuẩn
mực của hệ thống chính trị. Dân chủ trong tư tưởng Nho gia được thể hiện trong
trật tự của “ngũ luân”. Nó được thể hiện đầy đủ trong quan hệ giữa vua - dân, giá
trị ở đây là không chỉ thể hiện trong quan hệ một chiều mà là hai chiều. Đối với
dân phải thực hiện đúng chức trách của một người dân, dân phải coi vua như
cha, mẹ của mình, dân vì vua là “trung”, vua vì dân là để được lòng dân tin cũng
là “trung” vậy. Trong quan điểm Khổng Tử, chữ “trung” chỉ đòi hỏi sự hết lòng
và thành tâm thật ý trong quan hệ với nhau. Theo thuyết “nhân chính” của Mạnh
Tử, việc trị nước, chăn dân của các bậc tiên vương là vì nhân nghĩa chứ không
phải vì lợi. Ở đây Mạnh Tử đã có sự phân biệt rõ ràng ý nghĩa, công dụng của
nghĩa và lợi. Ông đã đề xuất một quan điểm độc đáo “dân vi bản”. Đây là điểm
đặc sắc nhất trong học thuyết chính trị xã hội của ông. Với nhãn quan chính trị,
ông đã có tầm nhìn bao quát, khi xem xét thực trạng của xã hội về một quốc gia.
Như vậy, trong quan điểm của Mạnh Tử, thì người dân được xem như là trụ cột
31
của đất nước, việc ông chủ trương giảm bớt sưu thuế, hình phạt là nhằm mục
đích tạo cho mọi người dân có điều kiện để phát huy bản chất của nhà nước theo
nghĩa trọng dân, thậm chí ông còn cho rằng dân còn quý hơn cả vua và xã tắc.
Cái cốt yếu trong đạo trị nước theo tư tưởng nhân chính là lấy nhân dân làm
trung tâm của xã hội. Mạnh Tử đề cao vai trò nhân dân, coi dân là chủ của đất
nước, đồng thời là động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Đây là tư tưởng tiến
bộ của trường phái Nho gia nói chung và của Mạnh Tử nói riêng. Đồng thời là
điểm khác biệt trong quan điểm chính trị của các trường phái khác. Tuy nhiên,
những tư tưởng dân chủ này còn quá hẹp, ít nhiều mang tính giai cấp, chưa triệt
để trong việc cai trị đất nước lúc bấy giờ. Nhưng đây cũng là tư tưởng dân chủ
tiến bộ của thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc của Trung Quốc cổ đại.
Chế độ chuyên chế phong kiến mới ra đời, tư tưởng dân chủ và phong
trào dân chủ chống lại tầng lớp chủ nô nhằm đòi lại quyền tự do, bình đẳng cho
các công dân tự do nổi lên mạnh mẽ, về sau cuộc đấu tranh của nhân dân lại
hướng vào chống chế độ chuyên chế của nhà vua và tầng lớp quý tộc phong
kiến. Từ đó, buộc tầng lớp quý tộc phong kiến phải đáp ứng một số yêu cầu của
nhân dân. Vì vậy, những tư tưởng dân chủ tồn tại và phát triển trong xã hội
phong kiến là tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của dân chủ tư sản sau này.
Một trong những tư tưởng dân chủ tiêu biểu của thời kỳ Phong kiến ở Tây
Âu, là phòng trào văn hóa Phục hưng với những đại biểu kiệt xuất như Côpécnic,
Lêôna Đơvanhxi... Họ đã nêu cao tinh thần tự do tư tưởng và tinh thần dân chủ
trong văn hóa và trong khoa học. Đồng thời họ là những người đã chống lại chủ
nghĩa Kinh viện đã từng tồn tại trong xã hội. Chính chủ nghĩa Kinh viện đã bóp
nghẹt sự tự do, bình đẳng và xâm phạm đến quyền con người.
Trong tư tưởng văn hóa phương Tây, một di sản văn hóa to lớn đóng góp
vào hệ tư tưởng chính trị - xã hội và được thể hiện rõ nhất trong các trào lưu tư
tưởng chính trị của các nhà triết học Khai sáng Pháp, như S.Môngtexkiơ,
G.Rútxô, Vônte. Các nhà triết học Khai sáng Pháp là những người có công đóng
32
góp lớn vào sự phát triển của tư tưởng dân chủ và khả năng hiện thực hóa tư
tưởng trong đời sống chính trị, điều này đã thể hiện trong “Tinh thần phê phán”
của S.Môngtexkiơ. Ông là người đã xác lập những quan điểm cơ bản của nhà
nước pháp quyền và chỉnh thể dân chủ, sự phân quyền trong nhà nước và vai trò
của nhân dân trọng nền dân chủ đại nghị. Theo ông, chính nhân dân thông qua lá
phiếu của mình lựa chọn người đại diện cho quyền lực của mình, mặc dù vẫn
còn một số hạn chế trong quan điểm về dân chủ như: Thiếu tính triệt để, tính
chất duy tâm, phi lịch sử, tính chất dung hòa chính trị. Song chính ông là người
đặt nền móng cho nhà nước pháp quyền hiện đại và các nguyên tắc của tự do
công dân, quyền công dân, trong đó quyền tham gia vào đời sống chính trị và
nguyên tắc bình đẳng. Như vậy, tư tưởng dân chủ là nội dung cốt lõi trong triết
lý chính trị của S.Môngtexkiơ.
Bàn về dân chủ, trong tác phẩm bàn về “Khế ước xã hội” G.Rútxô đã trình
bày về tư tưởng dân chủ đặc sắc của mình, ở đó mọi quyền lực đều thuộc về
nhân dân, phản ánh ý chí nguyện vọng của nhân dân. Trong quá trình tìm hiểu về
tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, ông đã xác định được nguồn
gốc của sự bất bình đẳng trong xã hội và nguyên nhân kiềm chế của con người.
Ông chỉ ra rằng: Sự tồn tại của bất công và mất dân chủ không chỉ riêng ở chế độ
phong kiến nước Pháp trước cách mạng, mà cả trước đó đều có những nguyên
nhân khách quan. Bản thân sự bất bình đẳng giữa mọi người cũng tồn tại, không
chỉ do thể chế chính trị hoặc do sự xuất hiện của các tầng lớp xã hội khác nhau,
mà cả về sự phát triển của thể lực và trí lực giữa mọi người nữa. Khác với các
nhà Khai sáng Pháp, G.Rútxô không dừng lại ở việc tìm hiểu nguồn gốc của mọi
sự bất công và mọi xung đột trong lĩnh vực chính trị, pháp luật Ông hiểu bản
thân sự phát triển của kinh tế và các hình thức sở hữu từ trước tới nay là nguồn
gốc đẻ ra mọi bất công của xã hội. Đồng thời, để bảo vệ quyền lợi cho nhân dân
và chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội. Theo ông trong quản lý xã hội cần
phải xuất phát từ lợi ích của nhân nhân dân, tránh xa lợi ích của một cá nhân hay
33
một nhóm người nào trong xã hội. Luật là sự công bố ý chí của nhân dân, cho
nên, trong quyền lập pháp không ai có thể đứng ra thay thế nhân dân đứng ra làm
luật, chỉ có như vậy mới bảo đảm được lợi ích cho nhân dân.
Trong di sản tinh thần to lớn với giá trị khoa học, thực tiễn và giá trị nhân
văn sâu sắc mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin để lại cho nhân loại
một hệ tư tưởng cách mạng về dân chủ. Các nhà kinh điển macxít cho rằng: Khái
niệm dân chủ trước hết với tính cách là khái niệm chính trị, chỉ chế độ nhà nước.
Chế độ dân chủ được hiểu là chế độ nhà nước, trong đó nhân dân là người nắm
quyền lực. Với quan điểm này, dân chủ chỉ thực sự bắt đầu xuất hiện dưới chế độ
chiếm hữu nô lệ nhưng hai ông đã tiếp cận khái niệm dân chủ lúc đầu từ lập
trường cách mạng, sau đó chuyển dần sang lập trường cộng sản chủ nghĩa, từ đó
hai ông đã làm rõ bản chất giai cấp của dân chủ. C.Mác và Ph.Ănghen đã chỉ ra
những đóng góp và hạn chế của dân chủ tư sản cũng như các nền dân chủ khác
trong lịch sử và chỉ ra những căn bệnh trầm trọng khó khắc phục của nền dân
chủ tư sản, đồng thời chỉ ra những luận cứ khoa học cho sự ra đời của nền dân
chủ vô sản.
Với C.Mác và Ph.Ănghen, dân chủ luôn gắn liền với khát vọng tự do, bình
đẳng, công bằng và bác ái của con người, vì vấn đề dân chủ xét đến cùng là vấn
đề vai trò của con người, chủ quyền của con người và giải phóng con người để đi
đến tự do, bình đẳng cho mỗi cá nhân. Cho nên, khi lý luận về sự ra đời tất yếu
của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, hai ông đã khẳng định được
dân chủ, tự do, bình đẳng mới thực sự trở thành hiện thực triệt để, nhân dân mới
hưởng được mọi quyền dân chủ và phát huy mọi khả năng sẵn có của mình.
Để thiết lập trong thực tế một nền dân chủ thực sự cho người dân, V.I.Lênin
đã khẳng định: “Không phải chỉ tuyên truyền về dân chủ, tuyên bố và ra sắc lệnh
về dân chủ là đủ, không phải chỉ giao trách nhiệm thực hiện chế độ dân chủ cho
những người đại diện nhân dân trong những cơ quan đại biểu là đủ” [71, tr.336].
Điều quan trọng đối với chúng ta là thu hút toàn thể những người lao động, không
34
trừ một ai, tham gia việc quản lý nhà nước” [76, tr.116]. Đồng thời V.I.Lênin chỉ ra
rằng: “Giúp họ có khả năng thực tiễn, thực hiện được quyền tự do dân chủ” [75,
tr.91]. Tuy nhiên, việc tham gia quản lý nhà nước không đơn giản, dễ dàng đối với
tất cả những người lao động. V.I.Lênin chỉ ra rằng: “Chúng ta biết rằng không phải
bất kỳ một anh thợ phụ nào hay một chị nấu bếp nào cũng đều tham gia ngay việc
quản lý nhà nước được” [73, tr.414]. Cho nên, yêu cầu đối với quần chúng phải
giác ngộ, phải học quản lý nhà nước và phải học ngay không chậm trễ. Đối với nhà
nước V.I.Lênin đòi hỏi phải bắt tay ngay vào việc làm cho tất cả những người lao
động, tất cả những công dân nghèo đều tham gia học quản lý nhà nước và chính
quyền nhà nước phải tiếp tục nhiệm vụ đó một cách kiên định nhằm: “Làm cho
những người lao động và những người bị bóc lột có thể thực sự hưởng được tất cả
những phúc lợi của nền văn hóa, văn minh và dân chủ” [76, tr.116]. Bởi “Một
người không biết chữ là người đứng ngoài chính trị” [77, tr.218].
Như vậy, trong quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ không
phải là nhà nước chỉ biết lo cho dân từ bên trên, mà là nhà nước của dân, công cụ
quyền lực phục vụ hoạt động tự do, là chủ thể của mọi người dân, để sáng tạo xã
hội mới vì hạnh phúc của nhân dân trong sự nghiệp chung đó. Thước đo trình độ
thực hiện dân chủ của một chế độ xã hội là ở mức độ và khả năng thu hút quần
chúng tham gia vào công việc của nhà nước và xã hội.
Để đảm bảo tự do dân chủ của nhân dân đòi hỏi từ phía nhà nước, nhà
nước phải thực hành một chế độ dân chủ đầy đủ hơn. Do tính chất ít hình thức
và dễ dàng hơn của việc bầu cử và nhất là việc kiểm tra, kiểm soát và bãi miễn
các đại biểu của mình. V.I.Lênin viết: “Quần chúng phải có quyền được tự
mình cử ra những người lãnh đạo có trách nhiệm. Quần chúng được có quyền
thay đổi những lãnh đạo của mình, phải có quyền được hiểu rõ và kiểm tra mỗi
bước nhỏ nhất trong hoạt động của những người đó” [75, tr.192]. Đồng thời
chính quyền nhà nước phải bảo đảm rằng: “Tất cả các đại biểu và tất cả các
người được bầu ra, không trừ một ai đều có thể bị bãi chức, bất cứ lúc nào, nếu
35
đa số cử tri quyết định như thế” [72, tr.195]. Chỉ có vậy, trong chính quyền mới
không còn tình trạng tha hóa, quan liêu và bộ máy nhà nước mới có thể trong
sạch được và phải làm cho thật sự là người đầy tớ của dân cũng như trách
nhiệm đối với xã hội như C.Mác đã khẳng định.
Trong tư tưởng biện chứng của V.I.Lênin, dân chủ không chỉ là một mục
tiêu chính trị để đạt tới mà còn là phương pháp tuyệt diệu làm nên sức mạnh của
nhà nước kiểu mới, khi dân chủ thực sự thu hút được sự tham gia của nhân dân
vào quản lý nhà nước thì sức mạnh của nhà nước tăng lên gấp bội. V.I.Lênin chỉ
rõ: “Chỉ trông vào bàn tay của những người cộng sản để xây dựng xã hội cộng
sản, đó là một tư tưởng hết sức ngây thơ. Những người cộng sản chỉ là giọt nước
trong đại dương, một giọt nước trong đại dương nhân dân” [77, tr.117]. V.I.Lênin
tiếp tục khẳng định vị trị của nhân dân: “Quần chúng ủng hộ chúng ta, sức mạnh
của chúng ta là ở chỗ đó. Nguồn gốc khiến cho chủ nghĩa cộng sản thế giới trở
thành vô địch cũng là ở chỗ đó” [78, tr.118]. Chính V.I.Lênin đã thấy sức mạnh
của nhà nước là ở nhân dân, ở văn hóa chính trị và văn hóa dân chủ của quần
chúng. V.I.Lênin viết: “Đối với chúng ta, một nước mạnh là nhờ ở sự giác ngộ của
quần chúng. Nước mạnh là khi nào quần chúng biết rõ tất cả mọi cái, quần chúng
có thể phán đoán về mọi cái và đi vào hành động một cách có ý thức” [74, tr.23].
Vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, cho nên chúng ta phải tìm tòi con
đường và biện pháp xây dựng nhà nước kiểu mới - một nhà nước mà toàn bộ tổ
chức và hoạt động của nó là nhằm khơi dậy động lực sáng tạo của mọi người dân,
tạo ra tự do, dân chủ cho đại đa số và vì tự do dân chủ của đa số.
Dân chủ không chỉ phục vụ lợi ích cho nhân dân, mà dân chủ còn mang
lại lợi ích cho dân tộc. Vì lợi ích của dân tộc hàm chứa những lợi ích chính trị,
kinh tế và những lợi ích khác, gắn liền với nhu cầu khách quan của sự tồn tại và
phát triển. Trong lý luận về cách mạng xã hội, kế thừa và phát triển tư tưởng của
C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nhấn mạnh tính biện chứng giữa xây dựng
môi trường dân chủ và cuộc đấu tranh vì quyền tự quyết của các dân tộc.
36
Như vậy, dân chủ là sản phẩm của quá trình lịch sử, mỗi giai đoạn khác
nhau dân chủ biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, điều đó còn phụ thuộc
vào chế độ chính trị của nhà nước đó. Theo từ điển bách khoa Việt Nam định
nghĩa: Dân chủ là “Hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc
thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng
và tự do. Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ
chức và thiết chế nhất định” [127, tr.563]. Khái niệm dân chủ đã thể hiện quyền
lực chính trị của nhà nước và trải qua các hình thức nhà nước, mỗi kiểu nhà nước,
dân chủ có màu sắc riêng và phản ánh bản chất dân chủ của chế độ đó.
Dân chủ là thành quả của đấu tranh giai cấp và cải tạo xã hội do quần
chúng nhân dân thực hiện như một hành vi giải phóng để đạt tới tự do và trở thành
tự do. Việc nhân dân lao động giành lấy quyền dân chủ của mình thông qua đấu
tranh giai cấp và cách mạng xã hội để thay thế chế độ xã hội cũ bằng một chế độ
xã hội mới tiên tiến hơn, dân chủ hơn có ý nghĩa tích cực về chính trị và văn hóa.
Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính cách mạng về
dân chủ. Nó không đoạn tuyệt với mọi giá trị dân chủ đã đạt được trong quá khứ,
không xóa bỏ sạch trơn mọi thành tựu của nền dân chủ có trước chủ nghĩa xã hội.
Trái lại, nó còn là sự kế thừa và phát triển những giá trị dân chủ đích thực trong
lịch sử và đạt tới một nền dân chủ mới về chất.
2.1.2. Bản chất của dân chủ
Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người. Ngay
từ xã hội cộng sản nguyên thủy, để duy trì sự tồn tại của mình, con người đã biết
tự tổ chức ra những hoạt động có tính cộng đồng, các thành viên công xã đều
bình đẳng tham gia vào mọi công việc của xã hội. Việc cử ra những người đứng
đầu các cộng đồng và phế bỏ những người đứng đầu nếu không thực thi đúng
những quy định chung được giao cho mọi thành viên công xã quyết định thông
qua đại hội nhân dân. Đây được coi là hình thức dân chủ sơ khai, chất phác của
những tổ chức cộng đồng tự quản trong xã hội chưa có giai cấp.
37
Khi xã hội có giai cấp và bất bình đẳng trong xã hội diễn ra, các hình thức
tự quản trong xã hội trước đây không còn phù hợp. Cho nên, xã hội cần đến những
tổ chức chính trị và những công cụ bạo lực, cưỡng bức để điều chỉnh hoạt động
của xã hội. Trong điều kiện như vậy, một tổ chức đặc biệt ra đời, đó là nhà nước.
Trong nhà nước chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô đã lập ra cơ quan quyền lực
nhằm trước hết bảo vệ lợi ích của mình và sau đó là ổn định trật tự xã hội. Cơ
quan quyền lực đó chính là nhà nước dân chủ đối với chủ nô, thực hiện sự thống
trị của thiểu số đối với đại đa số những người lao động.
Xuất phát từ quan điểm “dân chủ là quyền lực của nhân dân” hay dân chủ
là quyền lực thuộc về nhân dân, chủ nghĩa Mác - Lênin đã kế thừa những nhân tố
hợp lý trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân dân về dân chủ. Cho nên,
khi xã hội có giai cấp và nhà nước, tức là một chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu
qua nhà nước thì khi đó không có “dân chủ chung chung, phi giai cấp, dân chủ
thuần túy”. Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất
giai cấp thống trị xã hội. Lịch sử đã từng trải qua các chế độ dân chủ, mỗi giai
đoạn lịch sử dân chủ đều gắn liền với một giai cấp nhất định, như chế độ dân chủ
chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản. Do đó, từ khi có chế độ dân chủ, nó luôn
là một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị.
Từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức
nhà nước, trong đó có chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên nhà nướccó
quản lý xã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nhà nước đó “quyền lực
thuộc về nhân dân” còn dân là những ai thì do bản chất giai cấp thống trị xã hội
quy định, gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội.
Với chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng, đều do một giai cấp thống trị
cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, do vậy, tính giai cấp
thống trị cũng gắn liền và chi phối tính dân tộc, tính chất của chế độ chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc cụ thể.
Kể từ khi hệ tư tưởng Mác - Lênin ra đời đã làm rõ hơn bản chất giai cấp
của dân chủ và phân biệt nền dân chủ tư sản và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là
38
hai nền dân chủ khác nhau về chất, đây là điểm khác biệt và tính ưu việt của nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa so với nền dân chủ tư sản và các nền dân khác trong
lịch sử. Thực tế lịch sử đã diễn ra trong sự phát triển dân chủ của nhân loại, các
nhà kinh điển macxít đã dự báo khoa học về tính tất yếu và thắng lợi của cách
mạng xã hội chủ nghĩa, của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội chủ
nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là
một hình thức tổ chức nhà nước - một thiết chế xã hội thực hiện quyền lực của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, vừa là một hình thức tổ chức và quản
lý xã hội hiện đại với các nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực,
nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và công khai lắng nghe ý kiến
của nhân dân. Đồng thời dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa thể hiện bản chất của chủ
nghĩa xã hội, vừa là nhân tố cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách con
người. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang bản chất giai cấp công
nhân và toàn thể nhân dân lao động. Đó là lực lượng sản xuất cơ bản có sứ mệnh
lịch sử cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đồng thời dân chủ xã hội chủ
nghĩa là quyền lực thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm bản
chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, từ đó Người bổ sung những đặc điểm của
xã hội Việt Nam và xây dựng một nền dân chủ mang đậm tính nhân dân và tính
dân tộc của nhà nước phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước. Chính
Người đã làm giàu cho trí tuệ nhân loại một tư tưởng cơ bản mà ở đó, tự do và
bình đẳng là nguồn sống của nhân dân lao động. Vì vậy, sau khi nước Việt Nam
Dân chủ Công hòa ra đời, Người đã xây dựng một chế độ dân chủ mới, đó là chế
độ “dân chủ nhân dân”, tư tưởng của Người được thể chế hóa bằng Hiến pháp
năm 1946. Tại điều 1 của Hiến pháp khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước
dân chủ Cộng hòa, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt
Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” [62,
39
tr.8]. Điều 32 của Hiến pháp năm 1946 khẳng định: “Những việc quan hệ đến
vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết” [62, tr.14]. Hồ Chí Minh
khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu
quyền hạn đều của dânChính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân
cử raNói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [91, tr.698]. Quan
niệm của Người về dân, nhân dân ở đây được hiểu là mọi con dân Việt Nam,
“Mỗi một người con rồng cháu tiên”. Như vậy, dân, nhân dân vừa là một tập hợp
đông đảo quần chúng, vừa hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể.
Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sâu sắc, toàn diện thiết chế nhà nước dân chủ
của các nước trên thế giới, tiêu biểu là nhà nước Mỹ, Pháp là sản phẩm của cuộc
cách mạng tư sản Pháp năm 1789 và cách mạng Mỹ năm 1776. Đó là nền dân
chủ tư sản, tiếng là cộng hòa và dân chủ nhưng dân chủ với thiểu số trong xã hội,
đó là dân chủ của giai cấp tư sản, còn đại bộ phận các giai cấp như giai cấp công
nhân, nông dân và người lao động khác vẫn bị bóc lột nặng nề. Chính dân chủ
kiểu tư sản không phải là mẫu hình cho Việt Nam đi theo. Để có dân chủ, chính
quyền cách mạng phải thực hiện tự do cho dân chúng, một chính quyền có nhiệm
vụ to lớn thì “Bao nhiêu cái xấu, thối nát, bất công, áp bức của chế độ cũ, của
các Hội đồng kỳ mục trước sẽ không thể tồn tại trong các Uỷ ban nhân dân bây
giờ” [90, tr.23]. Từ đó, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nhà nước dân chủ
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Trong nhà nước của dân, thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền
dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có
nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình
thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân, trên ý
nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ
là công bộc của dân.
Dân chủ là khát vọng muôn đời của con người. Hồ Chí Minh quan niệm
dân chủ có nghĩa là “dân là chủ” để đối lập với “quan chủ”. “Dân là chủ” là cách
40
diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào bản chất của khái niệm trong cơ cấu
quyền lực của xã hội. Từ đó Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ,
nghĩa là Nhà nước do dân làm chủ” [93, tr.452]. “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức
là nhân dân làm chủ” [95, tr.251]. “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là
dân, vì dân là chủ” [92, tr.515]. Khi biểu đạt “Dân là chủ”, Hồ Chí Minh nói đến
vị thế của dân còn “Dân làm chủ” là nói đến năng lực và trách nhiệm của dân. Cả
hai vế này luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền lực của dân.
Để dân chủ thực sự là của nhân dân, theo Hồ Chí Minh phải chống lại
những biểu hiện xấu xa của các thói hư tật xấu trong xã hội. Vì vậy, trong
nhiều bài viết của Hồ Chí Minh, Người đã kịch liệt lên án phê phán các căn
bệnh như quan liêu, xa rời dân, đây là những người “quan dân”, “quan cách
mạng” từ đó mà làm ảnh hưởng đến uy tín thanh danh của đảng, gây mất lòng
tin của dân đối với đảng, đặc biệt khi đảng ta là một đảng cầm quyền. Đã nhiều
lần trong bài viết của mình, Người đã vạch ra những thói hư, tật xấu của nhiều
cán bộ, đảng viên làm ảnh hưởng đến quyền dân chủ của nhân dân mà cần phải
chống là: Thứ nhất, chủ nghĩa cá nhân. Thứ hai, quan liêu, mệnh lệnh. Thứ ba,
tham ô, lãng phí. Thứ tư, bảo thủ, rụt rè. Đây là những thói hư tật xấu, mà cán
bộ, đảng viên thường phạm phải. Thói xấu lớn nhất, là ngọn nguồn của suy
giảm đạo đức đó là “Chủ nghĩa cá nhân”, những kẻ theo chủ nghĩa cá nhân chỉ
biết đến lợi ích của mình mà không chăm lo đến lợi ích của người khác, lợi ích
của tập thể. Từ thói hư, tật xấu này mà dẫn đến các thói hư tật xấu khác như
tham ô, lãng phí, quan liêu. Theo Người chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù bên trong
là “Giặc nội xâm”, nó phá hoại mọi người, phá trong phá ra. Theo Hồ Chí
Minh, cách khắc phục bệnh quan liêu, xa dân, thiếu tin tưởng dân là: “Chúng ta
phải kiên quyết bỏ sạch lối quan liêu, lối chật hẹp, lối mệnh lệnh” [91, tr.297].
Hồ Chí Minh đã nêu những nhược điểm của cán bộ ta là: Cách lãnh đạo của ta
không được dân chủ, cách công tác của ta không được tích cực. Người còn
thường xuyên nhắc nhở cán bộ ta là phải rèn luyện cho được phong cách làm
41
việc dân chủ. Dân chủ ở đây là khi đưa ra quyết định phải dựa trên tâm tư,
nguyện vọng của quần chúng nhân dân, không được tự mình giải quyết theo ý
chí chủ quan. “Việc gì cũng hỏi ý kiến của dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc,
giải thích cho dân chúng hiểu rõ, được dân chúng đồng ý, cho dân chúng vui
lòng thì ra sức làm” [91, tr.294]. Dân chủ theo quan điểm của Người không có
nghĩa là dân chủ chung chung, mà phải sâu sát, tỉ mỉ, phải dựa trên ý kiến của
tập thể: “Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ
quan, kết quả là hỏng việc” [91, tr.505]. Theo Hồ Chí Minh, trong quan hệ với
dân chúng, cán bộ muốn gần dân, được dân tin yêu thì phải trung thực, ngay
thẳng, không giả dối, ba hoa, phô trương, hình thức, phải sâu sát, gần gũi, cởi
mở và chân thật, có chí tiến thủ, không giấu dốt, bao che khuyết điểm.
Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, Người nhìn nhận dân chủ là một thiết
chế chính trị, là phương thức tồn tại của nhân dân, đồng thời là sản phẩm của
tiến bộ xã hội. Với những ý nghĩa đó, dân chủ có vai trò rất to lớn: dân chủ vừa
là mục đích, vừa là động lực của sự phát triển xã hội.
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Hồ Chí Minh khẳng định nước ta là
một nước dân chủ, dân chủ để tiến đến chủ nghĩa xã hội. Xây dựng nhà nước dân
chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để tiến đến xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân thực chất là để đạt
tới mục tiêu xây dựng nước ta là nước dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh khẳng định công việc đổi mới, xây dựng, kháng chiến, kiến
quốc, tổ chức xã hội là trách nhiệm, công việc của dân, do dân và quyền hành,
lực lượng đều ở nơi dân. Thực hiện dân chủ tức là sử dụng tất cả quyền hành và
lực lượng to lớn của nhân dân để hoàn thành các nhiệm vụ vì lợi ích của nhân
dân. Kể từ khi nước ta thoát ra từ chế độ thực dân nửa phong kiến, cho nên, còn
tồn tại nhiều thành phần kinh tế gắn với các giai cấp, tầng lớp trong xã hội khác
nhau, tất yếu hình thành trong xã hội các nhóm động lực. Để phát huy đầy đủ
khả năng của các động lực đó tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, chúng
42
ta phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ về lợi ích của tất cả các thành phần
trong xã hội, làm cho các động lực trong nhân dân, trong xã hội sắp xếp theo
một hướng nhất định và dân chủ chính là giải pháp hữu hiệu để tạo nên sự nhất
... - Rất nhiều
- Nhiều
- Bình thường
- Ít
- Rất ít
Câu 21. Các hoạt động học tập, đánh giá kết quả sinh viên và các chế độ
chính sách của sinh viên được bàn bạc và lấy ý kiến ở mức độ nào?
- Rất nhiều
- Nhiều
- Bình thường
- Ít
- Rất ít
Câu 22. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ, công chức được bàn ở mức độ nào?
- Rất nhiều
- Nhiều
- Bình thường
- Ít
- Rất ít
Câu 23. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, các hoạt động dịch vụ, sản xuất
của nhà trường được bàn ở mức độ nào?
- Rất nhiều
- Nhiều
- Bình thường
- Ít
- Rất ít
165
Câu 24. Việc thu, chi tài chính và trích lập quỹ có được bàn bạc và lấy ý kiến không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 25. Việc thu, chi tài chính và trích lập quỹ được bàn bạc và lấy ý kiến ở
mức độ nào?
- Rất nhiều
- Nhiều
- Bình thường
- Ít
- Rất ít
Câu 26. Các chủ trương, chính sách, quy định và thủ tục hành chính của nhà
trường được bàn bạc và lấy ý kiến ở mức độ nào?
- Rất nhiều
- Nhiều
- Bình thường
- Ít
- Rất ít
Câu 27. Ông (bà) có được ứng cử chức vụ trong các tổ chức đoàn thể không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 28. Ông (bà) có được bầu cử các chức vụ trong các tổ chức đoàn thể không?
- Có
- Không
- Không trả lời
166
Câu 29. Công tác bổ nhiệm, thuyên chuyển có được bàn bạc và lấy ý kiến không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 30. Công tác bổ nhiệm, thuyên chuyển được bàn bạc và lấy ý kiến mức độ nào?
- Rất thường xuyên
- Thường xuyên
- Bình thường
- Thỉnh thoảng
- Không bao giờ
Câu 31. Công tác văn hóa - xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội ông (bà) có
được bàn bạc và lấy ý kiến không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 32. Những việc bàn và lấy ý kiến trước cán bộ công chức thường qua?
(Ông (bà) có thể chọn nhiều phương án trở lời)
- Cuộc họp lãnh đạo
- Cuộc họp đơn vị
- Cuộc họp Chi bộ
- Họp chính quyền và đoàn thể
- Qua email
- Qua văn bản giấy
Câu 33. Những việc cán bộ công chức được bàn và lấy ý kiến được nhà
trường xem xét và phản hồi ở mức độ nào?
- Rất hài lòng
- Hài lòng
167
- Bình thường
- Ít hài lòng
- Không hài lòng
Câu 34. Các hoạt động liên quan đến trực tiếp sinh viên ông (bà) có được
kiểm tra và giám sát không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 35. Các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ ông (bà) có được kiểm
tra, giám sát không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 36. Chương trình đào tạo, giáo trình, đề cương học phần, nghiên cứu
khoa học ông (bà) có được kiểm tra, giám sát không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 37. Các hoạt động xây dựng, mua sắm thiết bị nhà trường ông (bà) có
được kiểm tra, giám sát không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 38. Việc thu, chi tài chính và trích lập quỹ ông (bà) có được kiểm tra,
giám sát không?
- Có
- Không
168
- Không trả lời
Câu 39. Các chủ trương, chính sách, pháp luật và thủ tục hành chính của nhà
trường ông (bà) có được kiểm tra, giám sát không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 40. Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên chuyển ông, bà có được kiểm
tra, giám sát không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 40. Công tác văn hóa - xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội ông (bà) có
được kiểm tra, giám sát không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 41. Những việc kiểm tra, giám sát của ông, bà thông qua? (ông (bà) có
thể chọn nhiều phương án trở lời)
- Ban Thanh tra nhân dân
- Báo cáo họp đơn vị
- Báo cáo của Chi bộ
- Báo cáo của đoàn thể
- Qua web của trường
- Qua văn bản giấy
Câu 42. Theo ông (bà) Ban Thanh tra nhân dân đã thực hiện chức năng giám
sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ như thế nào?
- Rất tốt
169
- Tốt
- Bình thường
- Chưa tốt
- Không trả lời
Câu 43. Theo ông (bà) các đơn vị đã thực hiện chức năng tham mưu cho nhà
trường như thế nào?
- Rất tốt
- Tốt
- Bình thường
- Chưa tốt
- Không trả lời
Câu 44. Theo ông (bà) trong Chi bộ, Đảng bộ nhà trường có dân chủ trong
bầu cử, ứng cử và khi bàn bạc mọi vấn đề không? (Đảng viên trả lời câu này)
- Dân chủ
- Chưa dân chủ
- Không trả lời
Câu 45. Theo ông (bà) Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên đã làm tốt vai trò
của mình chưa?
- Tốt
- Chưa tốt
Xin ông (bà) cho biết về một số thông tin về cá nhân
- Giới tính: Nam, nữ
- Từ 18- 40 tuổi, Từ 40- 60 tuổi
- Giảng viên, chuyên viên
- Lãnh đạo từ các cấp, không lãnh đạo
- Đảng viên, không đảng viên
170
PHỤ LỤC 2. PHIẾU KHẢO SÁT (Đối với sinh viên)
Xin anh (chị) cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề có liên quan
đến quá trình thực hiện dân chủ trong trường học thời gian qua. (Những thông
tin này chỉ mang tính chất tham khảo phục vụ cho mục đích nghiên cứu). Nếu
anh (chị) thấy các thông tin trong trả lời câu hỏi mà anh (chị) đồng ý đánh dấu
X các ô tương ứng. Xin cảm ơn
Câu 1. Anh (chị) có được biết chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước,
của Ngành giáo dục và những quy định của nhà trường không?
- Có
- Không
- Không trả lời.
Câu 2. Anh (chị) được biết chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước, của
Ngành giáo dục và những quy định của nhà trường ở mức độ nào?
- Rất nhiều
- Nhiều
- Bình thường
- Ít
- Rất ít
Câu 3. Anh (chị) có được biết kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà
trường hàng năm không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 4. Anh (chị) được biết kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà
trường hàng năm ở mức độ nào?
- Rất nhiều
- Nhiều
171
- Bình thường
- Ít
- Rất ít
Câu 5. Anh (chị) có được biết những thông tin có liên quan đến học tập, rèn
luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 6. Anh (chị) được biết những thông tin có liên quan đến học tập, rèn
luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định ở mức độ nào?
- Rất nhiều
- Nhiều
- Bình thường
- Ít
- Rất ít
Câu 7. Anh (chị) có được biết chủ trương, kế hoạch tổ chức cho người học
phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gia nhập các tổ chức,
các đoàn thể trong nhà trường không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 8. Anh (chị) được biết chủ trương, kế hoạch tổ chức cho người học phấn
đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gia nhập các tổ chức, các
đoàn thể trong nhà trường ở mức độ nào?
- Rất nhiều
- Nhiều
- Bình thường
172
- Ít
- Rất ít
Câu 9. Những thông tin mà Anh (chị) được biết thông qua kênh nào? (Anh
(chị) có thể chọn nhiều phương án trở lời)
- Trang web của trường
- Thông báo ở bảng tin của trường
- Thông qua khoa
- Thông qua chi đoàn, lớp
- Qua chào cơ đầu tháng
- Qua truyền miệng
- Qua văn bản giấy
Câu 10. Anh (chị) có được bàn bạc và lấy ý kiến về nội quy, quy định của nhà
trường có liên quan đến sinh viên không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 11. Anh (chị) được bàn bạc và lấy ý kiến về nội quy, quy định của nhà
trường có liên quan đến sinh viên ở mức độ nào?
- Rất nhiều
- Nhiều
- Bình hường
- Ít
Câu 12. Anh (chị) có được bàn bạc và lấy ý kiến về tổ chức phong trào thi đua
và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan đến sinh viên?
- Có
- Không
- Không trả lời
173
Câu 13. Trong quá trình học tập ở trường, anh (chị) có được đóng góp ý kiến
xây dựng khoa và trường không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 14. Theo Anh (chị) quy chế, quy định đào tạo của trường anh, chị đã phù
hợp chưa?
- Đã phù hợp
- Tương đối phù hợp
- Chưa phù hợp
Câu 15. Trong học tập, anh (chị) có được trao đổi trực tiếp với giáo viên về
bài giảng không?
- Có
- Không
Câu 16. Anh (chị) có được ứng cử, bầu cử vào các vị trí lãnh đạo lớp, Chi
đoàn không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 17. Khi có vướng mắc cần để giải quyết, anh (chị) thường trình bày, phản
ánh ở đâu?
- BCS lớp
- Giáo viên giảng dạy
- BCN Khoa
- Cố vấn học tập
- Phòng, Ban chức năng
- GH nhà trường
- Gửi mail cho các cấp lãnh đạo
174
Câu 18. Khi có vấn đề liên quan đến học tập, anh (chị) có được kiến nghị với
nhà trường không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 19. Những ý kiến, kiến nghị của anh (chị) kiến nghị với nhà trường có
được nhà trường phản hồi không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 20. Những ý kiến, thắc mắc của anh (chị) về vấn đề đào tạo và nghiên
cứu khoa học có được cán bộ phục vụ giải đáp không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 21. Anh (chi) có hài lòng với phong cách phục vụ của cán bộ nhà trường không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 22. Anh (chị) có hài lòng với phong cách phục vụ của cán bộ nhà trường
ở mức độ như thế nào?
- Rất hài lòng
- Hài lòng
- Bình thường
- Ít hài lòng
- Không hài lòng
175
Câu 23. Việc giải đáp của nhà trường với anh (chị) về những vấn đề liên quan
đến sinh viên có thỏa mãn không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 24. Việc giải đáp của nhà trường với anh (chị) về những vấn đề liên quan
đến sinh viên thỏa mãn như thế nào?
- Rất thỏa mãn
- Thỏa mãn
- Bình thường
- Ít thỏa mãn
- Không thỏa mãn
Câu 25. Anh (chị) có được bầu cử, ứng cử các vị trí của các tổ chức đoàn thể không?
- Có
- Không
- Không trả lời
Câu 26. Anh (chị) đánh giá như thế nào về việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên?
- Rất tốt
- Tốt
- Bình thường
- Chưa tốt
Câu 27. Theo anh (chị) tổ chức nào trong trường có vai trò tích cực nhất trong
việc phát huy quyền của sinh viên? (Có thể chọn nhiều phương án trở lời)
- Lớp
- Chi đoàn lớp
- Đoàn trường
- Khoa
176
- Hội sinh viên trường
- Nhà trường
Câu 28. Theo anh (chị) để phát huy quyền của sinh viên, nhà trường cần phải?
(Có thể chọn nhiều phương án trở lời)
- Tuyên truyền, phổ biến, quy chế, quy định của ngành và trường
- Duy trì sinh hoạt của các tổ chức thường xuyên
- Mở hòm thư góp ý của sinh viên
- Thường xuyên tạo điều kiện để sinh viên tiếp xúc kiến nghị với lãnh
đạo khoa, trường
- Những biện pháp khác
Anh (chị) hãy cho biết một số thông tin cá nhân
- Giới tính: Nam, Nữ
- Sinh viên năm thứ: Năm 1, Năm 2, Năm 3, Năm 4
- Đoàn viên, Đảng viên
- Cán bộ Lớp, Đoàn, Hội. Không cán bộ Lớp, Đoàn, Hội
- Sinh viên trường
177
PHỤ LỤC 3. TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ
TT Câu hỏi và phƣơng án trả lời Số ngƣời đƣợc hỏi từng trƣờng Tổng số Tỷ lệ %
ĐHNT ĐHTBD CĐYTNT CĐNNT CĐMGT CĐSPNT CĐVHDL
450 100
WII NT NT
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)
1 Ông (bà) có được biết những thông tin
về hoạt động của nhà trường không?
Có 136 50 29 36 31 29 31 342 76
Không 19 18 10 9 14 15 14 99 22
Không trả lời 2 0 6 0 0 1 0 9 2
2 Ông (bà) tự đánh giá mức độ được
biết thông tin về hoạt động của nhà
trường như thế nào?
Rất nhiều 31 4 2 2 3 2 1 45 10
Nhiều 47 12 7 8 3 2 2 81 18
Bình thường 66 41 27 27 28 24 21 234 52
Ít 10 10 8 8 11 10 11 68 15
Rất ít 3 1 1 0 0 7 10 22 5
3 Ông (bà) có được nhà trường phổ biến về
quyết định 04/2000/QĐ - BGD&ĐT không?
Có biết 123 41 30 28 24 29 30 305 67,8
Không biết 34 27 15 17 21 16 15 145 32,2
4 Ông (bà) được biết thông tin về hoạt
động của nhà trường thông qua?
Cuộc họp đoàn thể 48 24 22 17 19 15 14 159 35,4
Web của trường 149 59 44 41 38 39 35 405 90
Văn bản giấy 9 3 5 5 8 9 6 45 10
Truyền miệng 17 7 10 11 15 18 12 90 20
1
Chào cờ đầu tháng 83 41 21 27 23 24 21 240 53,4
ĐHCNVC chức hàng năm 130 60 34 36 33 31 33 357 79,6
Báo cáo tổng kết học kỳ và năm học 151 63 40 42 44 39 40 419 93,2
5 Những thông tin ông (bà) được biết về hoạt
động của nhà trường có kịp thời không?
Kịp thời 133 55 29 34 31 29 31 342 76
Không kịp thời 22 11 8 9 11 13 11 85 18,8
Không trả lời 2 2 8 2 3 3 3 23 5,2
6 Những hoạt động của đoàn thể (Công
đoàn, Đoàn thanh niên ) được
thông báo ở mức độ nào?
Rất rộng rãi 128 51 33 33 29 28 31 333 74
Rộng rãi 8 7 3 4 2 3 5 32 7,1
Bình thường 13 6 6 6 9 8 6 54 12
Ít rộng rãi 8 4 3 2 5 6 3 31 6,9
7 Các hoạt động đào tạo và khoa học
công nghệ có được công khai không?
Công khai 137 51 29 37 34 29 30 347 77
Không công khai 18 17 10 8 11 16 15 95 21,2
Không trả lời 2 0 6 0 0 0 0 8 1,8
8 Các hoạt động liên quan đến trực tiếp
sinh viên có được công khai không?
Công khai 116 40 21 29 23 27 28 284 63
Không công khai 37 25 18 11 20 13 10 134 29,8
Không trả lời 4 3 6 5 2 5 7 32 7,2
9 Các hoạt động về xây dựng, mua sắm
thiết bị nhà trường được công khai
không?
Công khai 56 22 21 16 19 19 18 171 38
2
Không công khai 77 41 21 27 23 24 21 234 52
Không trả lời 24 5 3 2 3 2 6 45 10
10 Các hoạt động về xây dựng, mua sắm
thiết bị nhà trường được công khai ở
mức độ nào?
Cụ thể 45 27 18 15 20 13 11 149 33,1
Chung chung 99 37 21 26 23 27 28 261 58
Không trả lời 13 4 6 4 2 5 6 40 8,9
11 Việc thu, chi tài chính và trích lập quỹ được
công khai không?
Công khai 53 21 20 15 18 18 17 162 36
Không công khai 77 39 21 25 23 24 21 230 51,2
Không trả lời 27 8 4 5 4 3 7 58 12,8
12 Việc thu chi tài chính và trích lập quỹ
được công khai ở mức độ nào?
Rất minh bạch 14 8 8 7 10 9 7 63 14
Minh bạch 11 5 6 5 3 5 6 41 9,2
Bình thường 53 21 20 17 18 16 17 162 36
Ít minh bạch 79 34 11 16 14 15 15 184 40,8
13 Dự toán, quyết toán ngân sách cuối năm
của nhà trường có công khai không?
Công khai 6 8 2 2 3 3 3 27 6
Không công khai 103 38 21 26 23 27 28 266 59,2
Không trả lời 48 22 22 17 19 15 14 157 34,8
14 Các chủ trương, chính sách, pháp luật
và thủ tục hành chính có được công
khai không?
Công khai 138 60 34 36 33 31 33 365 81
Không công khai 10 6 6 4 4 5 6 41 9,2
3
Không trả lời 9 2 5 5 8 9 6 44 9,8
15 Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên
chuyển có được công khai không?
Công khai 85 34 15 17 15 16 16 198 44
Không công khai 57 23 22 19 18 18 19 176 39,2
Không trả lời 15 11 8 9 12 11 10 76 16,8
16 Các vụ việc mà Ban Thanh tra nhân
dân thực hiện có công khai không?
Công khai 148 60 39 41 38 35 35 396 88
Không công khai 4 1 1 2 4 3 3 18 4
Không trả lời 5 7 5 2 3 7 7 36 8
17 Theo ông (bà) Công đoàn trường đã làm
tốt nhiệm vụ chính trị của mình chưa?
Tốt 57 15 4 11 7 7 11 111 24,7
Bình thường 31 17 15 10 11 10 11 105 23,3
Chưa tốt 21 8 4 5 7 7 4 56 12,5
Không tốt 49 28 22 19 20 21 19 178 39,5
18 Những việc công khai trước cán bộ
công chức thường được biết qua?
(ông (bà) có thể chọn nhiều phương
án trở lời)
Chào cờ đầu tháng 55 34 22 19 21 18 19 188 41,7
Cuộc họp lãnh đạo 4 2 0 2 1 1 1 11 2,4
Cuộc họp đơn vị 125 56 3 40 39 35 35 333 74
Cuộc họp chi bộ 7 4 5 5 9 4 4 38 8,5
Họp chính quyền và đoàn thể 145 55 3 42 39 36 35 355 78,8
Qua email 138 59 45 40 37 39 35 393 87,4
Qua văn bản giấy 5 2 6 2 3 2 3 23 5,2
Qua truyền miệng 22 15 12 8 9 16 15 97 21,6
4
19 Các kế hoạch về tuyển sinh, giảng
dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt
động khác của nhà trường trong năm
học có được bàn nhiều không?
Rất nhiều 43 27 18 18 17 13 13 149 33,1
Nhiều 45 22 11 14 10 9 11 122 27,1
Bình thường 57 15 3 5 7 13 13 113 25,1
Ít 10 2 6 6 8 8 5 45 10
Rất ít 2 2 7 2 3 2 3 21 4,7
20 Chương trình đào tạo, giáo trình, đề
cương học phần được bàn bạc và lấy
ý kiến ở mức độ nào?
Rất nhiều 97 37 22 25 23 27 26 257 57,1
Nhiều 45 23 12 14 10 9 12 126 28
Bình thường 3 1 2 0 1 1 1 9 2
Ít 12 2 6 6 7 7 5 45 10
Rất ít 0 5 3 0 4 1 1 13 2,8
21 Các hoạt động học tập, đánh giá kết
quả sinh viên và các chế độ chính
sách của sinh viên được bàn bạc và
lấy ý kiến ở mức độ nào?
Rất nhiều 82 36 16 23 16 14 16 203 45,1
Nhiều 20 17 12 8 11 16 15 99 22
Bình thường 15 11 8 9 12 11 10 76 17
Ít 36 2 3 3 3 2 1 50 11,1
Rất ít 4 2 6 2 3 2 3 22 4,8
22 Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của nhà giáo, cán bộ, công chức
5
được bàn ở mức độ nào?
Rất nhiều 47 20 15 15 14 17 16 144 32
Nhiều 45 22 11 14 10 9 11 122 27,1
Bình thường 25 9 12 8 10 10 12 86 19,1
Ít 20 9 4 4 5 5 3 50 11,1
Rất ít 20 8 3 4 6 4 3 48 10,7
23 Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất,
các hoạt động dịch vụ, sản xuất của
nhà trường được bàn ở mức độ nào?
Rất nhiều 9 5 2 2 3 3 3 27 6
Nhiều 6 4 5 3 6 4 4 32 7,1
Bình thường 14 4 6 3 3 5 6 41 9,1
Ít 42 25 16 16 17 17 16 149 33,1
Rất ít 86 30 16 21 16 16 16 201 44,7
24 Việc thu, chi tài chính và trích lập quỹ
có được bàn bạc và lấy ý kiến không?
Có 4 1 2 2 3 3 3 18 4
Không 145 55 40 42 38 36 36 392 87,2
Không trả lời 8 12 3 1 4 6 6 40 8,8
25 Việc thu chi tài chính và trích lập quỹ được
bàn bạc và lấy ý kiến ở mức độ nào?
Rất nhiều 3 1 2 0 1 1 1 9 2
Nhiều 4 2 6 2 3 2 3 22 4,8
Bình thường 14 3 5 6 6 7 4 45 10
Ít 111 47 22 29 24 23 28 284 63,2
Rất ít 25 15 10 8 11 12 9 90 20
26 Các chủ trương, chính sách, quy định và
thủ tục hành chính của nhà trường được
bàn bạc và lấy ý kiến ở mức độ nào?
6
Rất nhiều 10 12 10 13 13 11 10 79 17,4
Nhiều 19 12 8 9 7 10 12 77 17,2
Bình thường 27 18 5 8 6 6 7 77 17,2
Ít 66 15 10 8 13 11 11 134 29,8
Rất ít 35 11 12 7 6 7 5 83 18,4
27 Ông (bà) có được ứng cử chức vụ
trong các tổ chức đoàn thể không?
Có 119 47 25 30 26 27 28 302 67,2
Không 18 19 12 8 14 17 15 103 22,8
Không trả lời 20 2 8 7 5 1 2 45 10
28 Ông (bà) có được bầu cử các chức vụ
trong các tổ chức đoàn thể không?
Có 137 58 34 36 33 33 33 364 80,8
Không 14 10 8 9 12 10 9 72 16
Không trả lời 6 0 3 0 0 2 3 14 3,2
29 Công tác bổ nhiệm, thuyên chuyển có
được bàn bạc và lấy ý kiến không?
Có 120 47 30 25 26 27 27 302 67,2
Không 19 17 11 9 11 16 15 98 21,8
Không trả lời 18 4 4 11 8 2 3 50 11
30 Công tác bổ nhiệm, thuyên chuyển được
bàn bạc và lấy ý kiến mức độ nào?
Rất thường xuyên 3 1 0 1 0 0 0 5 1,1
Thường xuyên 4 2 2 2 2 3 3 18 4
Bình thường 5 4 8 5 6 6 7 41 9,1
Thỉnh thoảng 75 33 15 19 17 20 19 198 44
Không bao giờ 70 28 20 18 20 16 16 188 41,8
31 Công tác văn hóa - xã hội và phòng
chống tệ nạn xã hội có được bàn bạc
7
và lấy ý kiến không?
Có 114 41 25 29 27 26 31 293 65,2
Không 37 25 16 14 17 16 10 135 30
Không trả lời 6 2 4 2 1 3 4 22 4,8
32 Những việc bàn và lấy ý kiến trước
cán bộ công chức thường qua? (Có
thể chọn nhiều phương án trở lời)
Cuộc họp lãnh đạo 3 2 0 2 1 1 1 10 2,2
Cuộc họp đơn vị 19 56 12 40 30 35 35 227 50,4
Cuộc họp chi bộ 7 4 5 5 7 4 4 36 8
Họp chính quyền và đoàn thể 140 53 3 42 41 36 35 386 85,8
Qua email 156 60 5 44 39 36 39 379 84,2
Qua văn bản giấy 4 2 4 2 3 2 3 20 4,4
33 Những việc cán bộ công chức được
bàn và lấy ý kiến được nhà trường
xem xét và phản hồi ở mức độ nào?
Rất hài lòng 41 10 11 9 11 9 8 99 22
Hài lòng 16 20 8 9 10 8 10 81 18
Bình thường 61 24 12 11 13 12 15 148 32,8
Ít hài lòng 33 12 13 15 9 13 9 104 23,2
Không hài lòng 6 2 1 1 2 3 3 18 4
34 Các hoạt động liên quan đến trực tiếp
sinh viên ông (bà) có được kiểm tra
và giám sát không?
Có 63 31 20 21 21 22 17 195 43,3
Không 80 32 16 18 20 18 19 208 46,2
Không trả lời 14 5 4 6 4 5 9 47 10,5
35 Các hoạt động đào tạo và khoa học
công nghệ ông (bà) có được kiểm tra,
8
giám sát không?
Có 82 33 19 22 23 19 22 220 48,9
Không 63 31 21 21 18 22 17 193 42,9
Không trả lời 12 4 5 2 4 4 6 37 8,2
36 Chương trình đào tạo, giáo trình, đề cương
học phần, nghiên cứu khoa học ông (bà) có
được kiểm tra, giám sát không?
Có 127 62 36 36 35 37 36 369 82
Không 25 2 5 5 5 4 4 50 11,2
Không trả lời 5 4 4 4 5 4 5 31 6,8
37 Các hoạt động xây dựng, mua sắm
thiết bị nhà trường ông (bà) có được
kiểm tra, giám sát không?
Có 7 3 5 3 4 5 4 31 6,8
Không 126 57 36 38 36 37 35 365 81,2
Không trả lời 24 8 4 4 5 3 6 54 12
38 Việc thu, chi tài chính và trích lập
quỹ, ông (bà) có được kiểm tra, giám
sát không?
Có 8 3 4 4 1 3 4 27 6
Không 141 58 40 41 40 36 40 396 88
Không trả lời 8 7 1 0 4 6 1 27 6
39 Các chủ trương, chính sách, pháp luật và
thủ tục hành chính của nhà trường ông
(bà) có được kiểm tra, giám sát không?
Có 125 50 34 34 35 35 33 346 76,8
Không 27 16 8 9 7 5 9 81 18
Không trả lời 5 2 3 2 3 5 3 23 5,2
40 Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm,
9
thuyên chuyển, ông (bà) có được
kiểm tra, giám sát không?
Có 113 47 24 29 24 23 28 288 64
Không 19 19 12 8 14 17 15 104 23,2
Không trả lời 25 2 9 8 7 5 2 58 12,8
41 Những việc kiểm tra, giám sát của
ông, bà thông qua? (Có thể chọn
nhiều phương án trở lời)
Ban thanh tra nhân dân 25 17 8 9 11 5 9 84 18,6
Báo cáo họp đơn vị 19 17 8 7 7 5 8 71 15,8
Báo cáo của chi bộ 16 17 8 9 7 5 6 68 15,2
Báo cáo của đoàn thể 19 21 12 8 14 17 15 106 23,6
Qua web của trường 27 10 11 15 11 9 11 94 20,8
Qua văn bản giấy 12 2 6 5 7 5 2 39 8,7
42 Theo ông (bà), Ban Thanh tra nhân
dân đã thực hiện chức năng giám sát,
kiểm tra việc thực hiện quy chế dân
chủ như thế nào?
Rất tốt 14 10 8 11 10 10 9 72 16
Tốt 37 10 11 9 11 9 8 95 21,2
Bình thường 83 39 16 18 15 18 22 211 46,8
Chưa tốt 15 2 8 7 5 6 2 45 10
Không trả lời 8 7 2 0 4 2 4 27 6
43 Theo ông (bà) các đơn vị đã thực
hiện chức năng tham mưu cho nhà
trường như thế nào?
Rất tốt 19 18 12 8 16 15 15 103 22,8
Tốt 45 22 11 14 10 9 11 122 27,2
Bình thường 67 17 12 15 13 12 12 148 32,8
10
Chưa tốt 20 11 7 7 6 7 5 63 14
Không trả lời 6 0 3 1 0 2 2 14 3,2
44 Theo ông (bà) trong Chi bộ, Đảng bộ
nhà trường có dân chủ trong bầu cử,
ứng cử và khi bàn bạc mọi vấn đề
không? (Đảng viên trả lời câu này)
Dân chủ 9 15 3 0 2 0 2 31 68,8
Chưa dân chủ 3 2 2 1 1 0 0 9 20
Không trả lời 2 1 0 0 0 1 1 5 11,2
45 Theo ông (bà) Đoàn Thanh niên và
Hội Sinh viên đã làm tốt vai trò của
mình chưa?
Tốt 147 61 44 41 38 39 41 411 91,3
Chưa tốt 10 7 1 4 7 6 4 39 8,7
11
PHỤ LỤC 4. TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA SINH VIÊN
TT Câu hỏi và phƣơng án trả lời Số ngƣời đƣợc hỏi từng trƣờng Tổng số Tỷ lệ %
ĐHNT ĐHTBD CĐYTNT CĐNNT CĐMGT CĐSPNT CĐVHDL
280 100
WII NT NT
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)
1 Anh (chị) có được biết chủ trương,
chế độ, chính sách của nhà nước, của
ngành Giáo dục và những quy định
của nhà trường?
Có 93 37 25 24 22 22 21 244 87,2
Không 5 3 2 4 6 5 6 31 11,1
Không trả lời. 0 2 1 0 0 1 1 5 1,7
2 Anh (chi) được biết chủ trương, chế
độ, chính sách của nhà nước, của
ngành giáo dục và những quy định của
nhà trường ở mức độ nào?
Rất nhiều 35 10 11 9 11 9 8 93 33,3
Nhiều 25 23 12 13 11 10 15 109 38,9
Bình thường 33 6 4 5 6 5 2 62 22,2
Ít 4 1 0 1 0 3 2 11 3,9
Rất ít 0 2 1 0 0 1 1 5 1,7
3 Anh (chị) có được biết kế hoạch
tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà
trường hàng năm không?
Có 88 37 25 27 23 22 24 246 87,9
Không 8 5 2 0 4 2 4 25 8,9
Không trả lời. 2 0 1 1 1 4 0 9 3,2
4 Anh (chị) được biết kế hoạch tuyển
12
sinh, kế hoạch đào tạo của nhà trường
hàng năm ở mức độ nào?
Rất nhiều 31 12 10 8 9 8 9 87 31,1
Nhiều 38 17 12 10 9 10 2 98 35
Bình thường 20 10 5 9 8 7 13 72 25,7
Ít 7 2 1 1 2 3 3 19 6,8
Rất ít 2 1 0 0 0 0 1 4 1,4
5 Anh (chị) có được biết những thông
tin có liên quan đến học tập, rèn
luyện, sinh hoạt và các khoản đóng
góp theo quy định không?
Có 91 37 25 23 25 24 24 249 88,9
Không 7 5 2 5 2 3 4 28 10
Không trả lời 0 0 1 0 1 1 0 3 1,1
6 Anh (chị) được biết những thông tin có
liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh
hoạt và các khoản đóng góp theo quy
định ở mức độ nào?
Rất nhiều 30 14 10 8 11 7 9 89 31,8
Nhiều 20 9 7 7 7 6 5 61 21,8
Bình thường 39 17 8 11 7 9 10 101 36
Ít 7 2 1 1 2 3 3 19 6,8
Rất ít 2 0 2 1 1 3 1 10 3,6
7 Anh (chị) có được biết chủ trương, kế
hoạch tổ chức cho người học phấn đấu
trở thành đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam, trong nhà trường không?
Có 61 23 22 19 18 16 17 176 62,8
Không 30 17 5 8 7 8 9 84 30
13
Không trả lời 7 2 1 1 3 4 2 20 7,2
8 Anh (chị) được biết chủ trương, kế
hoạch tổ chức cho người học phấn
đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam, gia nhập các tổ chức,
các đoàn thể trong nhà trường ở mức
độ nào?
Rất nhiều 37 11 11 9 9 9 6 92 32,8
Nhiều 18 12 8 9 10 7 12 76 27,1
Bình thường 28 9 8 9 7 10 7 78 27,9
Ít 14 10 1 0 2 2 2 31 11,1
Rất ít 1 0 0 1 0 0 1 3 1,1
9 Những thông tin mà Anh (chị) được
biết thông qua kênh nào? (Có thể chọn
nhiều phương án trở lời)
Thông qua trang Web 26 7 6 4 2 5 6 56 20
Thông báo ở bảng tin 6 7 8 5 6 6 4 42 15
Thông qua Khoa 7 5 2 3 4 3 4 28 10
Thông qua Chi đoàn, lớp 23 9 5 4 5 4 6 56 20
Qua chào cơ đầu tháng 7 7 2 3 4 3 2 28 10
Qua truyền miệng 23 7 2 8 7 5 4 56 20
Qua văn bản giấy 6 0 3 1 0 2 2 14 5
10 Anh (chị) có được bàn bạc và lấy ý kiến
về nội quy, quy định của nhà trường có
liên quan đến sinh viên không?
Có 46 22 11 14 10 12 8 123 44
Không 40 20 15 14 17 16 16 138 49,2
Không trả lời 12 0 2 0 1 0 4 19 6,8
11 Anh (chị) được bàn bạc và lấy ý kiến
14
về nội quy, quy định của nhà trường có
liên quan đến sinh viên ở mức độ nào?
Rất nhiều 27 6 4 5 4 7 6 59 21,1
Nhiều 24 8 4 4 5 3 5 53 18,1
Bình thường 8 6 2 3 4 3 2 28 10
Ít 39 22 18 13 18 15 15 140 50
12 Anh (chị) có được bàn bạc và lấy ý
kiến về tổ chức phong trào thi đua và
các hoạt động khác trong nhà trường?
Có 92 37 24 23 23 24 23 246 87,2
Không 6 5 4 5 5 4 5 34 12,2
Không trả lời 0 0 0 0 0 0 0 0 0
13 Trong quá trình học tập ở trường. Anh
(chị) có được đóng góp ý kiến xây
dựng khoa và trường không?
Có 37 11 9 11 8 9 7 92 32,8
Không 46 17 13 10 14 12 11 123 44
Không trả lời 15 14 6 7 6 7 10 65 32,2
14 Theo anh (chị) quy chế, quy định đào tạo
của trường anh (chị) đã phù hợp chưa?
Đã phù hợp 45 22 12 13 10 12 10 124 44,3
Tương đối phù hợp 48 15 8 10 12 10 11 114 40,7
Chưa phù hợp 5 5 8 5 6 6 7 42 15
15 Trong học tập anh (chị) có được trao
đổi trực tiếp với giáo viên về bài
giảng không?
Có 95 37 25 23 25 26 24 255 91,1
Không 3 5 3 5 3 2 4 25 8,9
16 Anh (chị) có được ứng cử, bầu cử
15
vào các vị trí lãnh đạo lớp, Chi đoàn
không?
Có 92 37 25 23 23 26 26 252 90
Không 3 5 0 1 4 1 2 16 5,7
Không trả lời 3 0 3 4 1 1 0 12 4,3
17 Khi có vướng mắc cần để giải quyết,
anh (chị) thường trình bày, phản ánh
ở đâu?
BCS lớp 23 7 3 7 5 3 8 56 20
Giáo viên giảng dạy 14 5 6 3 3 5 6 42 15
BCN Khoa 7 7 2 3 4 3 2 28 10
Cố vấn học tập 23 7 5 5 5 7 4 56 20
Phòng, Ban chức năng 23 7 7 6 5 4 4 56 10
GH nhà trường 7 7 2 3 4 3 2 28 20
Gửi mail cho các cấp lãnh đạo 1 2 3 1 2 3 2 14 5
18 Khi có vấn đề liên quan đến học tập,
anh (chị) có được kiến nghị với nhà
trường không?
Có 45 20 8 10 11 9 11 114 40,7
Không 53 22 20 18 17 19 17 166 59,3
Không trả lời 0 0 0 0 0 0 0 0 0
19 Những ý kiến, kiến nghị của anh
(chị) kiến nghị với nhà trường có
được nhà trường phản hồi không?
Có 37 13 7 9 9 10 7 92 32,8
Không 61 26 20 18 18 17 19 179 63,9
Không trả lời 0 3 1 1 1 1 2 9 3,3
20 Những ý kiến, thắc mắc về vấn đề đào
tạo và nghiên cứu khoa học có được
16
cán bộ phục vụ giải đáp không?
Có 69 28 17 18 20 19 16 187 66,8
Không 27 14 8 9 7 7 9 81 28,9
Không trả lời 2 0 3 1 1 2 3 12 4,3
21 Anh (chi) có hài lòng với phong cách
phục vụ của cán bộ nhà trường không?
Có 48 32 12 11 15 13 14 145 51,8
Không 38 10 13 17 13 14 11 116 41,4
Không trả lời 12 0 3 0 0 1 3 19 6,8
22 Anh (chị) hài lòng với phong cách
phục vụ của cán bộ nhà trường ở mức
độ nào?
Rất hài lòng 8 11 3 4 4 5 7 42 15
Hài lòng 19 5 5 4 4 6 4 47 16,8
Bình thường 27 5 5 6 5 4 4 56 20
Ít hài lòng 20 11 7 5 7 6 5 61 21,8
Không hài lòng 24 10 8 9 8 7 8 74 26,4
23 Việc giải đáp của nhà trường với anh
(chị) về những vấn đề liên quan đến
sinh viên có thỏa mãn không?
Có 45 20 8 10 12 8 11 114 40,7
Không 46 42 17 14 15 15 14 143 51,1
Không trả lời 7 0 3 4 1 5 3 23 8,2
24 Việc giải đáp của nhà trường với anh
(chị) về những vấn đề liên quan đến
sinh viên thỏa mãn như thế nào?
Rất thỏa mãn 39 10 13 12 13 14 11 112 40
Thỏa mãn 27 18 8 5 7 7 9 81 28,9
Bình thường 27 7 5 6 3 4 4 56 20
17
Ít thỏa mãn 4 5 2 5 3 3 4 26 9,3
Không thỏa mãn 1 2 0 0 2 0 0 5 1,8
25 Anh (chị) có được bầu cử, ứng cử các
vị trí của các tổ chức đoàn thể không?
Có 76 34 23 23 20 19 20 215 76,8
Không 22 8 5 4 6 7 7 59 21,1
Không trả lời 0 0 0 1 2 2 1 6 2,1
26 Anh (chị) đánh giá như thế nào về
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên?
Rất tốt 11 5 5 5 4 5 7 42 15
Tốt 24 8 4 4 5 3 5 53 18,2
Bình thường 45 19 12 14 13 12 9 124 44,3
Chưa tốt 18 10 7 5 6 8 7 61 22,5
27 Theo anh (chị) tổ chức nào trong
trường có vai trò tích cực nhất trong
việc phát huy quyền của sinh viên (Có
thể chọn nhiều phương án trở lời)
Lớp 20 8 4 5 4 8 5 54 19,2
Chi đoàn lớp 17 8 6 8 5 3 5 52 18,6
Đoàn trường 18 5 5 4 4 6 6 48 17,2
Khoa 22 8 4 4 5 3 5 51 18,2
Hội sinh viên trường 7 7 2 3 4 3 2 28 10
Nhà trường 14 6 7 4 6 5 5 47 16,8
28 Theo Anh (chị) để phát huy quyền của
sinh viên, nhà trường cần phải? (Có thể
chọn nhiều phương án trở lời)
Tuyên truyền phổ biến, quy chế, quy
3 5 0 1 4 1 2 16 5,7
định của ngành và trường
18
Duy trì sinh hoạt của các tổ chức
12 0 3 1 0 0 3 19 6,8
thường xuyên
Mở hòm thư góp ý của sinh viên 7 3 4 4 1 3 4 26 9,3
Thường xuyên tạo điều kiện để sinh
viên tiếp xúc với lãnh đạo khoa, 38 15 7 8 7 11 7 93 33,2
trường
Những biện pháp khác 38 19 14 14 16 13 12 126 45
19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_thuc_hien_quy_che_dan_chu_o_cac_truong_dai_hoc_va_ca.pdf