HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN CÔNG LONG
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2020
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN CÔNG LONG
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 9 38 01 06
Người hướng dẫn khoa học: GS,TS. TRẦN
182 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về lao động đối với người chấp hành án phạt tù ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỌC ĐƯỜNG
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Công Long
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6
1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ 29
2.1. Khái niệm, hình thức, vai trò thực hiện pháp luật về lao động đối với
người chấp hành án phạt tù 29
2.2. Nội dung, yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về lao động
đối với người chấp hành án phạt tù 58
2.3. Thực hiện pháp luật về lao động đối với người chấp hành án phạt tù ở
một số nước trên thế giới và những giá trị có thể vận dụng ở Việt Nam 76
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 91
3.1. Thực trạng thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay 91
3.2. Kết quả đạt được và những hạn chế trong thực hiện pháp luật về lao động
đối với người chấp hành án phạt tù 100
Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ Ở VIỆT NAM 124
4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về lao động đối với người chấp
hành án phạt tù ở Việt Nam 124
4.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về lao động đối với người chấp
hành án phạt tù ở Việt Nam 130
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 166
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCA : Bộ Công an
BLHS : Bộ luật Hình sự
BLLĐ : Bộ luật Lao động
BQP : Bộ Quốc phòng
CĐLĐ : Chế độ lao động
NCHAPT : Người chấp hành án phạt tù
PN : Phạm nhân
TAND : Tòa án nhân dân
TG : Trại giam
THAHS : Thi hành án hình sự
THAPT : Thi hành án phạt tù
THPL : Thực hiện pháp luật
UBTP : Ủy ban Tư pháp
VKSND : Viện Kiểm sát nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 3.1: Thống kê tổng số và cơ cấu độ tuổi người chấp hành án phạt tù 96
Biểu đồ 3.1: Kết quả cải tạo của người chấp hành án phạt tù 106
Bảng 3.2: Thống kê về cơ cấu ngành nghề được khảo sát tại một số
trại giam phía Bắc 112
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục cải tạo nhằm đưa người phạm tội trở lại với đời sống xã hội là
mục tiêu cao cả, nhân văn luôn được đề cao trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bởi vậy, mặc dù phạt tù là một trong những hình phạt nghiêm khắc nhất, người
bị kết án tù phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học
tập để trở thành người có ích cho xã hội (Điều 3 Bộ luật Hình sự (BLHS)). Song,
với bản chất nhân đạo của pháp luật, người chấp hành án phạt tù (NCHAPT) vẫn
được bảo đảm những quyền con người cơ bản thông qua các chế độ: ăn, mặc, ở,
chăm sóc y tế, lao động, học nghề, học văn hóa, vui chơi, giải trí. Trong đó, lao
động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ vì chiếm thời lượng nhiều nhất ở
khía cạnh thời gian vật chất, mà còn ở vai trò chi phối quá trình giáo dục cải tạo
và chuẩn bị các điều kiện để người bị kết án tù tái hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, do NCHAPT phải sống trong môi trường đặc biệt, bị cách ly
khỏi xã hội, bị tước và hạn chế nhiều quyền cơ bản, nên việc sử dụng lao động
đối với NCHAPT cho dù vì bất cứ mục đích gì, cũng luôn là chủ đề hết sức nhạy
cảm. Ngày nay, quyền con người đã trở thành một giá trị phổ quát, lao động đối
với NCHAPT càng trở nên là vấn đề được quan tâm của cộng đồng quốc tế. Việc
thực hiện các chế độ đối với NCHAPT trong đó có chế độ lao động (CĐLĐ),
luôn là một trong những biểu hiện rõ nét nhất chính sách hình sự của một nhà
nước. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ tiến bộ hay lạc hậu,
nhân đạo hay hà khắc của một hệ thống tư pháp hình sự. Như cố Tổng thống
Nam Phi Nelson Mandela đã từng khẳng định: “Một người không thực sự hiểu
một đất nước cho đến khi họ vào tù. Không nên đánh giá một đất nước theo cách
mà họ đối xử với những công dân danh giá nhất mà là những người thấp hèn
nhất” [72]. Vì vậy, nghiên cứu về lao động đối với NCHAPT dưới giác độ thực
hiện pháp luật (THPL) sẽ không chỉ góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về
THPL nói chung, mà qua đó còn khẳng định bản chất nhân đạo, tính ưu việt
trong thực thi chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam.
2
Những năm vừa qua, tình hình vi phạm pháp luật và phạm tội ở Việt Nam
có chiều hướng gia tăng, số người bị kết án phạt tù luôn ở mức cao. Tính từ năm
2011 đến 2018, hằng năm có từ 61.045 đến 80.112 người bị kết án phạt tù được
đưa đi chấp hành án, tổng số NCHAPT tại các trại giam (TG) có từ 124.307 đến
160.847 người [17, tr.25; 24, tr.25]. Với thực trạng này, vấn đề nâng cao hiệu
quả giáo dục cải tạo NCHAPT là yêu cầu vừa có tính cấp bách, vừa lâu dài.
Thực tiễn tổ chức lao động cho NCHAPT tại các TG ở Việt Nam nhiều năm qua
chưa hiệu quả. Nhận thức của người có thẩm quyền trong thi hành án phạt tù
(THAPT) trong tổ chức lao động và thực hiện các chế độ khác đối với NCHAPT
chưa đầy đủ [78, tr.8]. Kết quả tổng kết Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” đã khẳng định,
hạn chế nhất hiện nay chính là việc THPL trên các lĩnh vực. Vì vậy, định hướng
chiến lược trong giai đoạn mới là “chuyển trọng tâm từ ưu tiên xây dựng pháp
luật sang đẩy mạnh tổ chức thực thi pháp luật” [39, tr.51]. Với yêu cầu đó, việc
nâng cao nhận thức THPL về lao động đối với NCHAPT về lý luận cũng như
đánh giá thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng.
Từ những vấn đề nêu trên, việc triển khai nghiên cứu, đánh giá đầy đủ cả
về lý luận cũng như thực tiễn THPL về lao động đối với NCHAPT tại Việt Nam,
qua đó đề xuất các giải pháp cụ thể có ý nghĩa cấp thiết. Đây là lý do tác giả đã
lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về lao động đối với người chấp hành án
phạt tù ở Việt Nam” làm đề tài luận án Tiến sĩ luật.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về
lao động đối với NCHAPT ở Việt Nam. Thông qua đó, đề xuất các quan điểm,
giải pháp nâng cao hiệu quả THPL trong lĩnh vực này, đồng thời, kiến nghị việc
hoàn thiện pháp luật về lao động và pháp luật về thi hành án hình sự, bảo đảm
tuân thủ đầy đủ các các điều ước quốc tế về lao động cưỡng bức mà Việt Nam đã
gia nhập.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra những vấn đề cụ
thể cần giải quyết như sau:
- Tập hợp, phân tích tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Xây dựng khái niệm, hình thức, vai trò, đặc điểm THPL về lao động đối
với NCHAPT.
- Phân tích rõ nội dung, yêu cầu, các yếu tố bảo đảm THPL về lao động
đối với NCHAPT.
- Nghiên cứu, đối chiếu, so sánh THPL về lao động đối với NCHAPT ở
một số nước trên thế giới. Qua đó, tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm có thể vận
dụng ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng THPL về lao động đối với NCHAPT.
Làm rõ những kết quả đạt được và hạn chế; nguyên nhân khách quan, chủ quan
của những hạn chế.
- Xác định quan điểm và đề xuất những giải pháp cụ thể và khả thi nhằm
bảo đảm THPL về lao động đối với NCHAPT ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Những quan điểm khoa học về THPL về lao động đối với NCHAPT.
- Hệ thống quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến THPL về lao
động đối với NCHAPT. Theo đó, hệ thống pháp luật được tiếp cận theo hướng
đa ngành, gồm: hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, quyền con người,
lao động, giáo dục, đầu tư, quy hoạch, thương mại, kế toán,...
- Thực tiễn vận hành CĐLĐ đối với NCHAPT thông qua 4 hình thức
THPL, qua đó, làm nổi bật sự tương phản giữa hai nhóm chủ thể là NCHAPT và
cơ quan THAPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về không gian: đề tài xác định phạm vi nghiên cứu trong cả nước.
- Nội dung nghiên cứu của luận án có liên quan đến lĩnh vực THAPT
thuộc thẩm quyền các cơ quan thuộc Bộ Công an (BCA): Tổng cục Cảnh sát thi
4
hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (nay là Cục Cảnh sát quản lý TG, cơ sở giáo
dục bắt buộc, trường giáo dưỡng - C10) và các TG thuộc BCA.
- Về thời gian: tập chung chủ yếu giai đoạn 2011 - 2018.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên nền tảng lý luận về nhà nước và pháp luật, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), về chính
sách hình sự, chiến lược cải cách tư pháp, chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu phù
hợp với nội dung của từng chương:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp trong đánh giá các công trình nghiên
cứu có liên quan tới đề tài (Chương 1);
- Phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp quy nạp để xây dựng các
khái niệm; phương pháp phân tích, tổng hợp dùng để nghiên cứu các hình thức,
vai trò, nội dung, các yếu tố bảo đảm THPL về lao động đối với NCHAPT.
Phương pháp so sánh trong quá trình đối chiếu, đánh giá về THPL về lao động
đối với NCHAPT một số nước trên thế giới và những giá trị có thể vận dụng ở
Việt Nam (Chương 2);
- Phương pháp thống kê nhằm phân tích, đánh giá thực trạng, kinh nghiệm
thực tiễn có liên quan tới THPL về lao động đối với NCHAPT (Chương 3).
Phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc đề xuất các quan điểm, giải pháp cụ
thể (Chương 4).
5. Những đóng góp khoa học của luận án
Với những nội dung, nhiệm vụ được nghiên cứu, luận án thể hiện một số
điểm mới sau:
- Về phương diện lý luận, xây dựng được khái niệm, vai trò, nội dung,
các yếu tố bảo đảm THPL về lao động đối với NCHAPT. Làm phong phú,
sinh động lý luận về THPL trong thi hành án hình sự (THAHS) nói chung và
THAPT nói riêng.
5
- Từ thực tiễn THPL về lao động đối với NCHAPT, luận án phân tích cụ
thể những điểm ưu việt, đồng thời, phân tích những hạn chế, nguyên nhân khách
quan, chủ quan trong THPL về lĩnh vực này.
- Luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp khả thi bảo đảm THPL về lao
động đối với NCHAPT trong tình hình mới, hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng
cao hiệu quả giáo dục cải tạo người phạm tội bị kết án phạt tù.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
- Về lý luận: luận án là công trình chuyên khảo nghiên cứu về THPL về
lao động đối với NCHAPT. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện
lý luận về THPL nói chung, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, chỉ rõ thực trạng
THPL trong một lĩnh vực tư pháp chuyên biệt, làm cơ sở cho việc kiểm chứng
chính sách hình sự, qua đó, đề xuất các giải pháp bảo đảm THPL về lao động đối
với NCHAPT và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về hình sự cũng như
pháp luật về THAHS, đặc biệt là các quy định về lao động đối với NCHAPT.
- Về phương diện thực tiễn: luận án là tài liệu đáng tin cậy và hữu ích cho
giáo viên, sinh viên, học viên tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập;
làm tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý THAHS và cơ quan THAPT, trong
việc nghiên cứu, vận dụng trong xây dựng pháp luật và THPL. Kết quả nghiên
cứu cũng sẽ cung cấp các dữ liệu tin cậy có thể sử dụng trong quá trình đấu tranh
với các thế lực thù địch về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố
liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
Luận án được kết cấu gồm 4 chương, 9 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
THAPT nói riêng và THAHS nói chung thường được nghiên cứu theo
chuyên ngành hình sự, tố tụng hình sự hoặc chuyên ngành quản lý nhà nước. Các
công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã xây dựng hệ thống khái niệm, làm rõ
đặc trưng, nội dung, lịch sử hình thành cũng như đánh giá thực trạng và đề xuất
các giải pháp về THAHS. Ở các bình diện và mức độ khác nhau cả về lý luận và
thực tiễn, nhiều công trình nghiên cứu có đề cập về lao động đối với NCHAPT
với tư cách là một chế định pháp lý quan trọng trong THAPT. Nhưng có thể
thấy, các công trình hầu hết mới chỉ đánh giá dưới giác độ áp dụng pháp luật và
đặt trong tổng thể các chế độ pháp lý được cơ quan THAHS tổ chức thực hiện
trong quá trình tổ chức THAHS. Có thể điểm qua các công trình nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về lý luận về thi hành án
hình sự
- Ở phương diện tổng thể nghiên cứu về thi hành án nói chung, có thể kể
đến Đề tài khoa học cấp bộ “Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án”
[13] của Bộ Tư pháp (2000) và Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Luận cứ khoa
học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam
trong giai đoạn mới” [14] của Bộ Tư pháp (2003). Đây là hai công trình nghiên
cứu tổng thể cả về lý luận và thực tiễn về thi hành án, trong đó, ở công trình
“Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành
án ở Việt Nam trong giai đoạn mới”, đối tượng, phạm vi nghiên cứu cả về lịch
sử hình thành, hệ thống tổ chức và thực tiễn thi hành án ở cả ba lĩnh vực:
THAHS, thi hành án dân sự và thi hành án hành chính. Kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra bản chất pháp lý của hoạt động thi hành án là hoạt động hành chính - tư
pháp, nhằm bảo đảm thực thi các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Đây
7
là luận điểm quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật tố tụng và thi hành án theo hướng đề cao vai trò của hệ thống cơ quan
THAHS và cơ quan THADS, phân định rõ giai đoạn tố tụng và thi hành án. Về
THAHS, với việc đánh giá toàn diện thực trạng, kết quả đạt được và những hạn
chế trong việc thi hành các hình phạt, trong đó đối với THAPT là việc thực hiện
các chế độ: giam giữ, giáo dục, lao động, học nghề, chăm sóc sức khỏe. Đề tài đã
đề xuất phương án dân sự hóa hoạt động THAPT theo hướng giao cho Bộ Tư
pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án. Kết quả nghiên
cứu của đề tài đã cung cấp luận cứ cho việc hoạch định Chiến lược cải cách tư
pháp, nhất là chủ trương “Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao
cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án” [14].
- Phạm Văn Lợi (2006) trong bài viết nghiên cứu “Thực trạng pháp luật
thi hành án phạt tù và phương hướng hoàn thiện” [52, tr.63-69], đã đánh giá
tổng quát thực trạng tổ chức và hoạt động THAPT ở Việt Nam theo Pháp lệnh
THAPT năm 1993. Theo tác giả, kết quả lớn nhất từ năm 1993 đến 2006 (thời
điểm đang chuẩn bị xây dựng Bộ luật Thi hành án) là đã tổ chức đưa 300.000
lượt người bị kết án tù đến chấp hành án tại các TG và đã hoàn trả cho xã hội
200.000 người cải tạo tiến bộ, số tái phạm chỉ dưới 20%. Về tổ chức lao động,
tác giả cho rằng, chủ yếu là trồng trọt, nấu ăn cho bếp của trại, việc dạy nghề hay
hướng nghiệp cho NCHAPT chưa được chú trọng. Về các giải pháp, tác giả đề
xuất phương án hoàn thiện pháp luật về thi hành án theo mô hình giao cho Bộ Tư
pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án. Trong các giải
pháp cụ thể, tác giả mới chỉ tập trung cho việc tái hòa nhập cho người chấp hành
xong án phạt tù, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa của công tác dạy nghề mà không đề
cập tới nhiệm vụ tổ chức lao động trong TG.
- Ngoài các công trình trên, trong Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý
nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự” [42] của Vũ Trọng Hách (2004),
qua việc phân tích đặc trưng cơ bản của tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước
trong THAHS, làm rõ chủ thể, khách thể, nội dung, phương pháp quản lý nhà
nước trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đánh giá các kết quả, hạn chế của hoạt động
8
quản lý nhà nước về THAHS, tác giả đã đề 7 giải pháp nâng cao hiệu quả và
kiện toàn quản lý nhà nước về thi hành án, trong đó có một số giải pháp đồng
nhất với quan điểm được đưa ra tại hai đề tài nêu trên như: (1) xây dựng bộ máy
quản lý tập trung thống nhất trong lĩnh vực thi hành án theo hướng chuyển giao
nhiệm vụ quản lý THAHS từ Bộ Công an sang Bộ Tư pháp; (2) xây dựng cơ chế
thu hút sự tham gia động đảo của các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, tổ chức xã
hội vào hoạt động quản lý nhà nước về THAHS; (3) nghiên cứu hoàn thiện cơ
chế kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động THAPT.
Vấn đề giao cho Bộ Tư pháp đảm nhận nhiệm vụ quản lý và tổ chức
THAHS là một chủ trương rất lớn được nhiều công trình nghiên cứu đề xuất.
Tuy nhiên, qua hơn 8 năm triển khai “Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020”,
năm 2013, chủ trương này đã được đánh giá lại. Tại “Kỷ yếu Hội thảo khoa học
về tổ chức, quản lý công tác thi hành án” [4], Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp
Trung ương (2013) khẳng định, thi hành án là một hoạt động tư pháp nên cần có
phương thức tổ chức và quản lý thích hợp để đảm bảo sự vận hành thông suốt.
Qua đánh giá tình hình kinh tế, an ninh, chính trị trong nước và thực tiễn triển
khai thi hành Luật THAHS, việc giao Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất
quản lý tất cả các lĩnh vực công tác thi hành án là chưa phù hợp. Từ kết quả
nghiên cứu trên, các cơ quan có thẩm quyền đã cân nhắc kỹ lưỡng và quyết định
điều chỉnh. Với việc tiếp tục mô hình cơ quan quản lý THAHS và hệ thống
THAPT thuộc BCA, đặt ra nhiệm vụ của luận án việc nghiên cứu, đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả tổ chức lao động tại các TG phù hợp với tính chất, yêu
cầu tổ chức của lực lượng vũ trang. Đồng thời, bảo đảm quyền cơ bản của
NCHAPT và thu hút sự tham gia rộng rãi của các cá nhân, tổ chức vào hoạt động
này. Trong luận án, tác giả tiếp tục phát triển và đề xuất những giải pháp cụ thể
về những vấn đề này.
- Sách chuyên khảo “Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam - Những
vấn đề lý luận với thực tiễn” [111] của Võ Khánh Vinh và Nguyễn Mạnh
Kháng (2006). Cuốn sách không chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản
về THAHS, tổng kết thực trạng THAHS nhằm tổng hợp kinh nghiệm thành
9
công, hạn chế của công tác THAHS, đồng thời xây dựng luận cứ khoa học cho
nhiệm vụ đổi mới công tác THAHS. Các tác giả đồng thời nghiên cứu hệ thống
TG và chế độ giam giữ, THAPT tại nhiều. Về nhiệm vụ của TG ở Việt Nam,
tại Chương XIV, các tác giả phân chia thành 4 nhóm nhiệm vụ của chủ thể này,
trong đó đều nhấn mạnh vai trò của tổ chức lao động đối với NCHAPT, cụ thể
là: (1) Nhóm các nhiệm vụ quản lý giam giữ, trong đó có việc tổ chức lao động
bằng các hình thức đa dạng, phong phú và chủ yếu thông qua lao động bắt buộc
để cải tạo NCHAPT. (2) Nhóm các nhiệm vụ về giáo dục NCHAPT, có nội
dung giáo dục cải tạo NCHAPT thông qua lao động, giáo dục các hoạt động
sản xuất theo kế hoạch của TG. (3) Nhóm các nhiệm vụ liên quan đến thực hiện
chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NCHAPT, trong đó có việc
thực hiện các chế độ về ăn, ở, mặc, sinh hoạt, lao động, chăm sóc sức khỏe. (4)
Nhóm các nhiệm vụ xây dựng, phát triển và quản lý cơ sở vật chất của TG,
trong đó có nhiệm vụ tổ chức sản xuất để cải thiện một phần đời sống của cán
bộ TG và NCHAPT.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên có điểm chung là hệ thống
khái niệm cũng như cách tiếp cận của các tác giả dựa trên cơ sở pháp luật về
THAPT từ năm 1993 trở về trước. Vì vậy, một số luận điểm không còn phù hợp
với hệ thống pháp luật cũng như các quan điểm, mục tiêu của Chiến lược cải
cách tư pháp. Cụ thể: quan điểm về việc tổ chức sản xuất tại các TG để cải thiện
một phần đời sống của cán bộ các TG đã được áp dụng trong thời gian dài do
những điều kiện lịch sử, hiện không còn phù hợp với định hướng, mục tiêu cải
cách tư pháp và tinh thần Hiến pháp 2013.
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện
pháp luật về lao động đối với người chấp hành án phạt tù ở Việt Nam
- Đề tài khoa học cấp bộ “Tổ chức lao động sản xuất và dạy nghề cho
phạm nhân trong các trại giam thuộc lực lượng Công an nhân dân” [29] của
Cục quản lý TG, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (Cục V26), Bộ Công an
(1998). Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức lao động đối với
NCHAPT trong các TG thuộc Bộ Công an ở Việt Nam. Về phương diện lý luận,
10
quan điểm có tính xuyên suốt là nhấn mạnh ý nghĩa của lao động qua việc rèn
luyện ý thức, thói quen lao động trong quá trình giáo dục cải tạo NCHAPT.
Theo đó, mô hình giáo dục cải tạo thực hiện phương châm kết hợp giữa giáo dục
chính trị, pháp luật, văn hoá với giáo dục lao động và dạy nghề cho NCHAPT.
Có thể thấy, mô hình tổ chức lao động giai đoạn này căn cứ trên cơ sở Pháp lệnh
THAPT năm 1993 với việc phân thành 3 loại TG để giam giữ riêng NCHAPT.
Với sự thay đổi căn bản về mô hình giam giữ phạm nhân (PN) từ năm 2008, điều
này đòi hỏi, mô hình tổ chức lao động cũng phải thay đổi căn bản.
- Tại “Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về pháp luật thi hành án hình sự” [79], đây
là kết quả nghiên cứu đúc kết từ hoạt động hợp tác giữa Uỷ ban Tư pháp và Dự
án hỗ trợ thực hiện chính sách của Canada - PIAP (2010). Kết quả nghiên cứu
này là dữ liệu quan trọng cho việc xây dựng dự án Luật THAHS chuẩn bị trình
Quốc hội. Về tổ chức lao động cho NCHAPT, theo Phạm Đức Chấn, chính sách
hình sự nhân đạo của nhà nước ta là lao động của NCHAPT nhằm mục đích
giáo dục họ trở thành người lao động chân chính, có ích cho xã hội, hoàn toàn
không mang mục đích lợi nhuận kinh tế. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức
lao động tại các TG với nhiều hạn chế, tác giả đề xuất 4 giải pháp: (1) Thành lập
các trung tâm dạy nghề tại các TG; (2) Mở rộng hợp tác, liên kết, liên doanh với
các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp để phát triển các ngành nghề; (3) Hoàn
thiện CĐLĐ, dạy nghề và sử dụng kết quả lao động của NCHAPT theo hướng
phân phối hài hoà lợi ích giữa người trực tiếp lao động và người phục vụ hoặc
được miễn lao động; (4) Thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục lao động, dạy
nghề cho NCHAPT. Các luận điểm cũng như kết quả đánh giá thực trạng và nhất
là các giải pháp được nêu trong hai công trình trên là cơ sở để tham khảo để tác
giả phát triển trong luận án của mình.
- Luận án Tiến sĩ “Phòng ngừa tội phạm thông qua hoạt động thi hành án
phạt tù của lực lượng Cảnh sát nhân dân hiện nay” [66] của Lê Văn Thư (2004).
Đây là công trình nghiên cứu ở góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
thông qua hoạt động thi hành án phạt tù của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Với
phạm vi là các vấn đề lý luận, thực tiễn về phòng ngừa tội phạm thông qua hoạt
11
động thi hành án phạt tù trong các TG thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân giai
đoạn 1993 - 2002. Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện vấn
đề nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học. Luận án làm rõ thực trạng cơ cấu, tính
chất, đặc điểm tình hình NCHAPT, thực trạng tội phạm do NCHAPT gây ra
trong quá trình chấp hành án. Tác giả đã đưa ra luận điểm về sử dụng biện pháp
đưa chương trình phát triển kinh tế, lao động, việc làm vào các TG, biến TG
thành các cơ sở lao động, sản xuất để cải tạo người phạm tội. Dưới giác độ tội
phạm học thì đây là biện pháp giáo dục, vừa là giải pháp phòng ngừa tội phạm
và vi phạm pháp luật trong TG. Đây là luận điểm có liên quan mật thiết đến nội
dung được nghiên cứu trong luận án.
- Trong Luận án Tiến sĩ “Thực hiện pháp luật về quyền con người của
phạm nhân trong thi hành án phạt tù tại Việt Nam” [62] của Nguyễn Đức Phúc
đã nghiên cứu toàn diện, có hệ thống cơ sở lý luận và thực trạng THPL về quyền
con người của NCHAPT ở Việt Nam dưới góc độ khoa học lý luận và lịch sử
nhà nước và pháp luật. Về đối tượng, phạm vi, Luận án nghiên cứu THPL về
quyền con người của NCHAPT tại các TG, trại tạm giam, nhà tạm giữ. Luận án
đã đề cập tới vấn đề lao động của NCHAPT dưới giác độ THPL về quyền con
người. Tác giả cho rằng, bảo đảm quyền được lao động của NCHAPT đã góp
phần quan trọng vào việc giáo dục NCHAPT bằng lao động sản xuất. Có thể nói,
kết quả nghiên cứu và luận điểm của tác giả có liên quan mật thiết và cung cấp
dữ liệu tham khảo quan trọng của luận án. Đặc biệt, dưới giác độ quyền con
người, quan điểm khẳng định lao động là một quyền cơ bản mà không đơn thuần
chỉ là nghĩa vụ của NCHAPT. Về mặt lý luận, quan điểm này đã gợi mở các
hướng tiếp cận đa chiều về THPL về lao động đối với NCHAPT nói riêng cũng
như THPL trong THAHS nói chung.
- Ngô Văn Trù trong Luận án Tiến sĩ “Giáo dục pháp luật cho PN trong
các TG ở Việt Nam” [70], trên cơ sở xây dựng khái niệm, đặc điểm, vai trò, các
yếu tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục pháp luật cho NCHAPT, tác
giả đã xác định những quan điểm và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm bảo
đảm THPL trong lĩnh vực giáo dục pháp luật đối với NCHAPT. Tác giả phân
12
tích 02 mô hình chủ yếu về giáo dục cải tạo NCHAPT: (1) Mô hình giáo dục cải
tạo thông qua CĐLĐ cưỡng bức đối với NCHAPT, đồng thời, tạo điều kiện để
NCHAPT tự giáo dục pháp luật. (2) Mô hình tổ chức các hoạt động giáo dục
pháp luật dành cho NCHAPT bằng những hình thức đa dạng. Tác giả nêu quan
điểm kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật, dạy nghề lao động qua đó nâng
cao hiệu quả giáo dục pháp luật đối với NCHAPT. Đây là những luận điểm có
liên quan mật thiết đến luận án. Luận án có cùng đối tượng nghiên cứu, đó là
NCHAPT tại các TG trong cả nước, vì vậy, kết quả nghiên cứu của công trình
này cung cấp nhiều luận cứ khoa học và số liệu tham khảo. Tuy nhiên có thể
thấy rằng, vấn đề chưa được luận giải đó là vai trò nền tảng và tính chi phối của
hoạt động lao động trong tổng thể giáo dục cải tạo đối với NCHAPT trong suốt
quá trình chấp hành án.
- Luận án Tiến sĩ “Thi hành án phạt tù ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách
tư pháp” [55] của Nguyễn Văn Nam. Là công trình nghiên cứu thuộc chuyên
ngành hình sự, tố tụng hình sự, thông qua việc xây dựng khái niệm THAPT trên
các mặt lập pháp, lý luận và thực tiễn, tác giả đã luận giải nội dung, ý nghĩa, đặc
trưng của THAPT với thi hành các hình phạt khác. Tác giả cũng đánh giá thực
trạng THAPT chỉ rõ những kết quả đạt được và những hạn chế, trong đó, công
tác tổ chức lao động, dạy nghề bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như thị
trường, các nhân tố chủ quan từ NCHAPT. Đặc biệt, thực tiễn đã bộc lộ sự mất
cân đối giữa công tác giáo dục với hoạt động khác, nhất là hoạt động lao động
sản xuất mà nguyên nhân là TG phải đẩy mạnh lao động sản xuất để bù đắp các
khó khăn về ngân sách. Trước yêu cầu cải cách tư pháp, tác giả đã đề xuất thay
đổi quy định về sử dụng giá trị lao động của NCHAPT theo hướng sử dụng để
bồi thường thiệt hại do NCHAPT gây ra, đây là luận điểm có liên hệ mật thiết
với luận án. Song, giải pháp cụ thể đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục cải
tạo và tái hóa nhập cộng đồng đối với NCHAPT, luận án mới chỉ nhấn mạnh yêu
cầu về công tác dạy nghề, hướng nghiệp. Trong khi vấn đề tổ chức lao động đối
với NCHAPT, một phương thức dạy nghề trực tiếp và hiệu quả nhất làm tiền đề
cho sự tái hòa nhập của NCHAPT, lại chưa được đề cập.
13
- Ở khía cạnh pháp luật quốc tế về lao động, Phạm Trọng Nghĩa có sách
chuyên khảo “Thực hiện các công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế
(ILO) tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức” [56]. Trên cơ sở nghiên cứu nguồn
gốc ra đời của Luật lao động quốc tế và xác định các tiêu chuẩn lao động quốc tế
cơ bản và các công ước lao động quốc tế cơ bản, cuốn sách đã phân tích cụ thể
nội dung cơ bản và việc chuyển hóa và thi hành các công ước quốc tế liên quan
đến vấn đề lao động, nhất là Công ước số 29 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng
bức hoặc bắt buộc. Tác giả khẳng định, ngay từ trước khi Việt Nam phê chuẩn
Công ước số 29 vào năm 2007, pháp luật về thi hành án hình sự của Việt Nam
cơ bản đã phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về lao động đối với
NCHAPT. Luận giải về khái niệm “lao động cưỡng bức” và các tiêu chuẩn lao
động cưỡng bức trong cuốn sách này là tham khảo quan trọng mà tác giả sử dụng
trong việc xác định nội dung, yêu cầu thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động tại các TG nhằm phát huy tối đa sức lao động, đồng thời bảo
đảm thực thi các cam kết của Việt Nam đối với các tiêu chuẩn về lao động đối
với NCHAPT.
Như vậy, dù là công trình nghiên cứu chuyên khảo về lao động đối với
NCHAPT hay là nghiên cứu tổng thể về lĩnh vực THAPT, các công trình nghiên
cứu trên đều chỉ tập trung đánh giá ở góc độ áp dụng pháp luật của cơ quan quản
lý THAHS và cơ quan THAPT. Những vấn đề lý luận về THPL về lao động đối
với NCHAPT, với yêu cầu đánh giá đa chiều đối với cả hai chủ thể với sự tương
phản sâu sắc về quyền và nghĩa vụ chưa được đề cập. Mặt khác, trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, vấn đề đổi mới công tác tổ chức lao động tại các TG nhằm bảo
đảm thực thi Công ước số 29 của ILO đang đặt ra yêu cầu nghiên cứu và đề xuất
những giải pháp cụ thể. Chính vì vậy, đây sẽ là những vấn đề được tác giả luận
án tập trung nghiên cứu trong đề tài của mình.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Hình phạt tù và lao động đối với NCHAPT là các hiện tượng đã trải qua
lịch sử hàng ngàn năm. Ở bất kể ở quốc gia nào, nhà nước cũng đều phải tính
đến việc tổ chức lao động đối với NCHAPT. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chi
14
phối, lao động đối với NCHAPT đang được vận hành với nhiều xu hướng khác
nhau và mang lại những hệ quả chính trị, xã hội rất khác nhau.
Trên cơ sở nền tảng xã hội và theo các khuynh hướng chính trị khác nhau,
vấn đề lao động đối với NCHAPT cũng được tiếp c...ết chương 1
Lao động đối với NCHAPT là hiện tượng xã hội có lịch sử lâu đời và là
chủ đề được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới. Kết quả khảo sát các công trình
nghiên cứu cho thấy, tùy thuộc vào các điều kiện lịch sử, chế độ chính trị, hệ
thống tư pháp hình sự và tổ chức hệ thống nhà tù, CĐLĐ đối với NCHAPT được
vận hành theo các chiều hướng khác nhau và mang lại hiệu quả khác biệt. Các
công nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau và tiếp cận ở các bình diện khác nhau
đều phản ánh xu thế chung về các yêu cầu cải cách hệ thống tư pháp hình sự, đặc
biệt là cải cách mô hình hệ thống THAPT hướng tới mục tiêu bảo vệ tốt hơn
quyền con người đối với NCHAPT.
Tại Việt Nam, THAPT được đề cập khá đa dạng ở nhiều cấp độ khác
nhau. Do nhiều nguyên nhân, nhất là các yếu tố về lịch sử, trong thời gian dài,
THAPT là lĩnh vực khá khép kín, đặc biệt là công tác tổ chức lao động trong TG.
Vì vậy, các công trình nghiên cứu có đề cập tới vấn đề lao động trong các TG thì
mức độ rất hạn chế. Cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới, vấn đề hoàn thiện
triết lý về giáo dục cải tạo người bị kết án tù thông qua CĐLĐ đã và đang tiếp
tục đặt ra những yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu về lý luận và thực tiễn. Qua đó,
đề xuất các giải pháp bảo đảm THPL về lao động đối với NCHAPT theo tinh
thần đề cao tính nhân văn, phát huy cao nhất tính hiệu quả giáo dục và bảo vệ
quyền lợi của NCHAPT.
Trên cơ sở đánh giá kết quả các công trình đã khảo sát, xác định các nội
dung cần tiếp tục nghiên cứu, luận án đặt ra giả thuyết và các câu hỏi nghiên cứu
nhằm triển khai nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Tác giả mong muốn luận án
sẽ là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về THPL về lao động đối với
NCHAPT với nhiều quan điểm tiếp cận mới. Mục tiêu hướng tới là bảo đảm
quyền con người và tính minh bạch, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
29
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
2.1. KHÁI NIỆM, HÌNH THỨC, VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
2.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về lao động đối với người chấp
hành án phạt tù
2.1.1.1. Pháp luật về lao động đối với người chấp hành án phạt tù
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự, người đang
chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân được gọi là “Phạm nhân”. Vì
vậy, trong luận án này, “người chấp hành án phạt tù” và “phạm nhân” được sử
dụng có ý nghĩa như nhau.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Lao động” là quá trình hoạt động tự giác, hợp
lý của con người, nhờ đó, con người làm thay đổi các đối tượng tự nhiên và làm
cho chúng thích ứng để thỏa mãn nhu cầu của con người. Lao động là điều kiện
chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn
hoá và xã hội. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào [109,
tr.642]. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử tạo dựng nền văn minh nhân loại và
cũng là quá trình gian khổ, bền bỉ đấu tranh của các tầng lớp lao động, ngày nay,
lao động là một trong những quyền con người cơ bản nhất được ghi nhận ở cả
phạm vi pháp luật quốc tế và pháp luật từng quốc gia.
Theo quy định tại Điều 35 Hiến pháp năm 2013, lao động vừa là quyền
vừa là nghĩa vụ cơ bản của công dân được pháp luật bảo đảm. Các quyền, nghĩa
vụ này được BLLĐ cụ thể hóa. Tuy nhiên, các quyền, nghĩa vụ nêu trên chỉ được
quy định người có đầy đủ quyền công dân, tức là chủ thể có đủ năng lực tham
gia quan hệ lao động. Trong xã hội, do nhiều nguyên nhân khác nhau luôn sẽ
xuất hiện một bộ phận những con người lầm lạc, bị pháp luật trừng trị, bị tước
quyền cơ bản nhất của con người, đó là quyền tự do cư trú, tự do đi lại và bị cách
ly khỏi xã hội. Khi đó, họ không được hưởng các quyền và nghĩa vụ lao động
như thông thường. Pháp luật hình sự xác định rõ nguyên tắc chấp hành hình phạt
30
của người bị kết án. Điều 1 Sắc lệnh số 150-SL ngày 07/11/1950 của Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định: “PN phải giam giữ trong các trại
giam để trừng trị và giáo hoá”. BLHS năm 1985 (khoản 4 Điều 3), BLHS năm
1999 (khoản 4 Điều 3) và BLHS năm 2015 (điểm e khoản 1) đều ghi nhận
nguyên tắc “đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các
cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội”.
Trên cơ sở đó, pháp luật THAHS quy định cụ thể các chế độ đối với NCHAPT,
trong đó có các quy định về lao động. Cho đến trước năm 1993, các chế độ đối
với NCHAPT trong đó có CĐLĐ được thực hiện theo văn bản chỉ đạo, điều hành
của Chính phủ, Bộ Công an và hướng dẫn nội bộ của cơ quan quản lý TG. Năm
1993, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh THAPT, tại điều 22
quy định “trong thời gian chấp hành hình phạt tù, người bị kết án tù phải lao
động. CĐLĐ và việc sử dụng kết quả lao động của họ do Chính phủ quy định”.
Các quy định về lao động đối với NCHAPT tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện tại
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh THAPT năm 2007, Luật
THAHS năm 2010 và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng (BQP), Bộ Tài chính. Ở từng giai đoạn, CĐLĐ và sử dụng kết quả
lao động, học nghề của PN trong TG được quy định cụ thể tại các văn bản sau:
Thông tư liên bộ số 09/NV-QP-TC ngày 31/12/1994; Thông tư liên tịch số
07/2007/TTLT/BCA-BQP-BTC, ngày 07/6/2007; Thông tư liên tịch số
04/2010/TTLT/BTC-BCA-BQP ngày 12/01/2010; Thông tư liên tịch số
12/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC ngày 20/12/2013. Gần đây nhất, tháng 6/2019,
Quốc hội đã thông qua Luật THAHS số 41/2019/QH14, trong đó, CĐLĐ và quy
định về tổ chức lao động tiếp tục được hoàn thiện.
Pháp luật về lao động đối với NCHAPT là hệ thống các quy định của
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, người có thẩm quyền và NCHAPT trong quá trình tổ chức lao động
và thực hiện nghĩa vụ lao động bắt buộc đối với người bị kết án tù chung thân, tù
có thời hạn đang chấp hành án tại cơ sở giam giữ.
31
* So sánh pháp luật lao động theo quy định của BLLĐ và pháp luật lao
động trong THAPT
Với sự tồn tại song song hai hệ thống pháp luật về lao động theo BLLĐ và
lao động đối với NCHAPT theo Luật THAHS. Để đi đến khái niệm THPL về lao
động đối với NCHAPT ở phần tiếp theo, thiết nghĩ, cần phân tích mối tương quan
và sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật nói trên qua những điểm chính sau đây:
Thứ nhất, quan hệ lao động được điều chỉnh bởi BLLĐ là các quan hệ xã
hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao
động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và
quan hệ lao động tập thể (Khoản 5 Điều 3 BLLĐ). Về phạm vi điều chỉnh,
BLLĐ quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao
động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức
đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên
quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. Đối tượng
điều chỉnh bao gồm 4 nhóm chủ thể: (1) Người lao động, người học nghề, người
tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; (2) Người sử dụng lao
động; (3) Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; (4) Cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Như vậy, so với phạm vi, đối tượng điều chỉnh của BLLĐ thì phạm vi, đối
tượng điều chỉnh của pháp luật về lao động đối với NCHAPT mang tính chuyên
biệt và hoàn toàn không thuộc phạm vi điều chỉnh của BLLĐ. Đây là các quan
hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền
và NCHAPT trong việc cưỡng chế người bị kết án tù chung thân, tù có thời hạn
thực hiện nghĩa vụ lao động bắt buộc tại cơ sở giam giữ.
Thứ hai, về căn cứ phát sinh quan hệ lao động, theo quy định của BLLĐ,
quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo
nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích
hợp pháp của nhau. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo
hiểm xã hội theo quy định được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55
tuổi và một số trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn. Theo quy định của
32
BLLĐ 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình
thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động
nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Trong khi
đó, quan hệ lao động trong THAPT phát sinh trên cơ sở bản án kết án của Tòa
án, lao động là nghĩa vụ bắt buộc trong suốt thời gian người bị kết án phạt tù
chấp hành án. NCHAPT trên 60 tuổi vẫn phải lao động phù hợp với điều kiện
sức khỏe cho đến khi họ được trả tự do theo quy định.
Thứ ba, về đặc điểm chủ thể, theo quy định của BLLĐ thì “người lao động”
là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và
chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động (khoản 1 Điều 3).
Theo đó, quan hệ pháp luật lao động có phạm vi chủ thể rất rộng; (1) Người lao
động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng
lao động, được trả lương khi làm việc và hưởng lương hưu khi đủ điều kiện.
Người lao động hưởng chế độ bảo hiểm và các phúc lợi khác trên cơ sở lao động
thực tế như: thời gian làm việc, ví trị đảm nhận, khả năng chuyên môn, kỹ
thuật; (2) Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác
xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (khoản 2 Điều 3 BLLĐ).
Đối với quan hệ lao động trong THAPT, “người lao động” là người bị kết
án tù, người sử dụng lao động là cơ quan THAPT và hoàn toàn không có yếu tố
thỏa thuận. Các chế độ về ăn, mặc, tư trang, khám chữa bệnh của NCHAPT do
nhà nước bảo đảm mà không phụ thuộc vào kết quả lao động của họ. Việc sử
dụng thu nhập từ lao động do cơ quan THAPT quyết định trên cơ sở kết quả lao
động. NCHAPT không được hưởng tiền công, tiền lương. Ngoài việc bổ sung
chế độ ăn và một số phúc lợi khác, NCHAPT được hưởng một phần thu nhập
theo kết quả chung mà không căn cứ vào lao động từng cá nhân. NCHAPT
không được hưởng lương hưu sau khi chấp hành xong án phạt tù.
Thứ tư, khác biệt về nội dung CĐLĐ. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam
“CĐLĐ” là quy định mức lao động cho người lao động chân tay hay lao động trí
óc, dựa trên các yếu tố: thời gian; cường độ lao động; tránh yếu tố độc hại. Mục
đích nhằm đề phòng sức khỏe giảm sút nhanh chóng, bảo đảm tổng số thời gian
33
làm việc trong suốt đời hoạt động của một người lao động; bảo đảm hiệu quả và
năng suất lao động [49, tr.435]. Để bảo đảm đầy đủ các yêu cầu này, Điều 16
BLLĐ quy định “người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho
người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ
bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp
đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu”.
Chế độ lao động đối với NCHAPT không hội đủ các yếu tố của CĐLĐ
thông thường. Trong khi một số nguyên tắc cơ bản vẫn được chuyển hóa trong
CĐLĐ đối với NCHAPT như: thời gian, tránh yếu tố độc hại và bảo đảm sức
khỏe đối với người lao động. Tuy nhiên, mục đích của lao động đối với
NCHAPT là giáo dục cải tạo người bị kết án, vì vậy, mục đích bảo đảm tổng số
thời gian làm việc của người lao động không được đặt ra.
Thứ năm, khác biệt về các cơ chế áp dụng đối với người lao động. Nhiều
cơ chế theo quy định của BLLĐ không được áp dụng đối với NCHAPT trong
quá trình lao động tại các cơ sở giam giữ. Cụ thể:
- Không cho phép tồn tại Tập thể lao động, là tập hợp có tổ chức của
người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một
bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động (theo BLLĐ 2012).
- Không cho phép hình thành và hoạt động của Tổ chức đại diện tập thể
người lao động tại cơ sở được thành lập trong cơ sở giam giữ, mặc dù có số
lượng lao động trong khu vực này khá đông đảo..
- Không áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự dân
sự. Mặc dù trong quá trình lao động của NCHAPT, vẫn có xung đột quyền,
nghĩa vụ với cơ quan THAPT. NCHAPT có quyền khiếu nại về quyết định, hành
vi trái pháp luật của giám thị, phó giám thị, quản giáo trong quá trình tổ chức lao
động, tuy nhiên, thẩm quyền giải quyết thuộc Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND)
cấp tỉnh, cấp quân khu.
- Pháp luật về lao động của Việt Nam nghiêm cấm lao động cưỡng bức
hoặc bắt buộc. Việt Nam đã phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 29 của ILO.
34
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Công ước này, “lao động cưỡng bức hoặc bắt
buộc” là chỉ mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới
sự đe dọa của một hình phạt nào đó và bản thân người đó không tự nguyện làm
[51]. Trong khi đó, điểm c, khoản 2 Điều 2 của Công ước trên quy định: thuật
ngữ “lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc” không bao gồm: “mọi công việc hoặc
dịch vụ mà một người buộc phải làm do một quyết định của Tòa án, với điều
kiện là công việc hoặc dịch vụ đó phải được tiến hành dưới sự giám sát và kiểm
tra của những cơ quan công quyền, và người đó không bị chuyển nhượng hoặc
bị đặt dưới quyền sử dụng của những cá nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân”.
Như vậy, lao động đối với NCHAPT đương nhiên không thuộc phạm vi
điều chỉnh của Công ước số 29. Người bị kết án tù có nghĩa vụ lao động bắt buộc
trong suốt thời gian chấp hành án. Những phần tử chây ỳ, lười nhác, chống đối
thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế lao động là hành vi được phép của cơ quan
THAPT. Điểm đáng lưu ý có thể thấy là, việc huy động sự tham gia của nhà đầu
tư thuộc mọi thành phần kinh tế vào hoạt động tổ chức lao động tại các TG ở
Việt Nam là xu hướng tất yếu. Điều cốt lõi là phải bảo đảm sự giám sát, kiểm tra
của cơ quan THAPT trong xuất quá trình lao động, sản xuất nhằm bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của NCHAPT. Đây cũng chính là nội dung sẽ được luận giải
đầy đủ trong các nội dung tiếp sau của luận án.
Tóm lại: quan hệ pháp luật về lao động đối với NCHAPT là các quan hệ
xã hội phát sinh giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền
trong THAPT và NCHAPT trong quá trình tổ chức lao động và thực hiện nghĩa
vụ lao động bắt buộc đối với người bị kết án tù chung thân, tù có thời hạn đang
chấp hành án tại cơ sở giam giữ. Nội dung quan hệ này thể hiện tính cưỡng chế
nghiêm khắc của nhà nước đối với NCHAPT.
2.1.1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật về lao động đối với người chấp
hành án phạt tù
Trên cơ sở lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, có thể định nghĩa:
THPL về lao động đối với NCHAPT là quá trình hoạt động có mục đích, có kế
hoạch của các cơ quan, người có thẩm quyền và các hoạt động của NCHAPT
nhằm hiện thực hóa quy định của pháp luật về THAHS về lao động đối với
35
NCHAPT. Trong đó, mục tiêu các cơ quan nhà nước hướng tới là giáo dục cải
tạo NCHAPT trở thành người có ích cho xã hội và chuẩn bị các điều kiện về vật
chất, về nghề nghiệp và điều kiện khác để cho họ hòa nhập với xã hội sau khi
được trả tự do theo quy định của pháp luật.
Từ kết quả phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa quy định của BLLĐ
và pháp luật về lao động trong THAPT ở phần trên, có thể nhận diện những đặc
trưng nổi bật của THPL về lao động đối với NCHAPT như sau:
Thứ nhất, mục đích THPL về lao động đối với NCHAPT là làm cho các
quy định pháp luật đi vào cuộc sống với mục tiêu nhà nước hướng tới là giáo
dục cải tạo NCHAPT.
Mục đích trước hết của THPL ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng là hiện thực hóa
quy định của pháp luật vào thực tiễn đời sống xã hội nhằm đạt được mục tiêu
nhất định. Bước chân vào TG, NCHAPT đã gia nhập một môi trường sống khác
biệt, việc cách ly họ khỏi đời sống xã hội bình thường nhằm hiện thực hóa hình
phạt mà Tòa án đã tuyên. Trong đó, mục tiêu cao nhất của Nhà nước là nhằm
thực hiện các chương trình giáo dục cải tạo, phục thiện những con người phạm
tội. Bởi vậy, các chế độ được áp dụng đối với NCHAPT rất nghiêm khắc nhưng
không mang tính đày đọa, hành hạ mà thể hiện đầy tính nhân văn, sự bao dung
và trách nhiệm. Tất nhiên, để quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, không chỉ
có riêng trách nhiệm của NCHAPT, mà đòi hỏi sự đồng bộ của nhiều cơ quan có
thẩm quyền như: cơ quan quản lý THAHS, TG, VKSND, Tòa án nhân dân
(TAND) và cả các chủ thể liên quan khác như doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao
động trong TG.
Về cấu trúc, trong pháp luật về THAPT, CĐLĐ lao động đối với
NCHAPT được thiết chế là bộ phận cấu thành quan trọng hàng đầu trong “chế
độ giáo dục” (Chương III, Luật THAHS). Để hiện thực hóa quy định về lao động
nhằm đạt được mục tiêu chung nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm sự thống
nhất hữu cơ giữa CĐLĐ với các chế độ khác đối với NCHAPT, đó là:
- Chế độ giam giữ: vừa là tiền đề, vừa là nền tảng quan trọng nhất để triển
khai nhiệm vụ tổ chức lao động trong TG. Không thể tổ chức lao động cũng như
thực hiện các chế độ khác nếu không quản lý giam giữ hiệu quả.
36
- Chế độ học tập, học nghề và thông tin: tương tự như CĐLĐ, chương
trình giáo dục pháp luật, giáo dục công dân và học văn hoá, học nghề là nghĩa vụ
bắt buộc đối với NCHAPT, trong đó đặc biệt quan trọng là chương trình xoá mù
chữ cho NCHAPT chưa biết chữ. Luật THAHS quy định việc bố trí thời gian để
học tập, học nghề. Theo quy định tại Điều 28 Luật THAHS, việc thực hiện các
chương trình giáo dục pháp luật, giáo dục công dân và học văn hoá, học nghề
là nhiệm vụ bắt buộc của cơ quan THAPT. Nhiệm vụ này được thực hiện trên cơ
sở đánh giá các yêu cầu về quản lý, giáo dục và thời hạn chấp hành án của
NCHAPT, ngoài ra phải tuân theo chương trình, nội dung do Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Tư pháp, BCA, BQP quy định. Các chế độ này là các yếu tố nhằm
bảo đảm hiệu quả của CĐLĐ, đồng thời cũng là các nội dung quan trọng của quá
trình giáo dục cải tạo người bị kết án tù.
Thứ hai, THPL về lao động đối với NCHAPT là quá trình cưỡng chế
nghiêm khắc của nhà nước nhằm cụ thể hóa mục đích của hình phạt.
Dưới giác độ khoa học hình sự, dù vẫn còn tranh luận, song quan điểm
chung đều cho rằng, tính chịu hình phạt là thuộc tính của tội phạm. Theo Nguyễn
Ngọc Hòa, nói tội phạm có tính chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ hành vi phạm
tội nào cũng đều có khả năng phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm
khắc nhất là hình phạt [45, tr.49-51].
Hình phạt tù có tính chất nghiêm khắc chỉ đứng sau hình phạt tử hình.
Song, chế độ giam giữ, cách ly khỏi xã hội, tước đoạt quyền tự do đi lại, tự do cư
trú của người bị kết án dường như mới chỉ là một nửa của chế tài. Chính CĐLĐ
mới đích thực là sự trừng phạt, khi nó tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến NCHAPT
cả về quyền, nghĩa vụ cũng như thực thể sinh học.
Vậy, nhìn vào cấu trúc các chế độ áp dụng đối với NCHAPT thì sẽ phân
biệt đâu là ranh giới của “trừng trị” hay “giáo dục” và lao động có phải là một
hình thức trừng phạt người phạm tội?
Về phương diện lý luận, cuộc tranh cãi xuyên thế kỷ trên thế giới về luận
thuyết “giáo dục bằng lao động” hay là “trừng phạt bằng lao động” dường như
chưa có hồi kết. Đây chính là hệ quả của sự tương phản trong hệ thống tư pháp
hình sự của các quốc gia trên thế giới. Trong khi vẫn ghi nhận những giá trị tiến
37
bộ chung về quyền con người, tuy nhiên, với thực tiễn CĐLĐ đầy bất công đã và
đang được vận hành trong hệ thống nhà tù như suốt hàng trăm năm qua, sẽ khó
có câu trả lời đầy đủ cho vấn đề này.
Trong lịch sử, lao động trong nhà tù nguyên thủy là một hình phạt. Ngày
nay, TG được coi là “trường nghề” để chuẩn bị cho những con người lầm lỡ bị
trừng phạt. Với triết lý lao động của NCHAPT là bước chuẩn bị cho họ cuộc
sống bình thường ngoài xã hội, theo Chesnokov (2006) thì “lao động NCHAPT
là một hình thức cụ thể thuộc chức năng của các TG trong việc cải tạo người
phạm tội” [15, tr.26]. Tuy nhiên, nếu như CĐLĐ đối với NCHAPT vận hành
theo một trong các chiều hướng dưới đây, thì lao động của NCHAPT sẽ vẫn
mang nguyên nghĩa là sự trừng phạt:
(1) Tổ chức lao động nhưng lao động vô ích: có nghĩa công sức lao động
của NCHAPT bỏ ra, dù rất nặng nhọc nhưng không mang lại lợi ích về vật chất
cũng như tinh thần. Theo mô tả của nhà nghiên cứu Gerard Ramm (2012) thì lao
động trong các nhà tù tiểu bang Arizona được gọi là các “phi hành đoàn đá”, vì
công việc chỉ là di chuyển tảng đá từ một bên này sang bên khác của sân nhà tù.
Lao động chỉ cung cấp kỹ năng làm việc hữu ích một cách giả tạo, lao động chỉ
đơn giản là có để làm cho NCHAPT làm việc, khỏi rơi vào trạng thái nhàn rỗi có
thể dẫn đến sự nổi loạn của họ [120].
(2) Không coi trọng giá trị lao động của NCHAPT: sử dụng lao động như
một hình thức trừng phạt nên dù là lao động có ích, NCHAPT bị đày đọa, bóc lột
kiệt quệ.
Trong lịch sử Việt Nam, chế độ tù đày trong suốt 80 năm dưới thời Pháp
thuộc là một điển hình cho cả hai xu hướng trên.
Từ cuối thế kỷ thứ XIX, sau khi xâm lược và áp đặt chủ nghĩa thực dân
trên đất nước ta, hệ thống pháp luật với các hình phạt hà khắc cũng được chính
quyền thực dân áp dụng nhằm đàn đáp phong trào cách mạng cũng như tạo công
cụ cai trị nhân dân. Ngoài việc tử hình bằng máy chém thì còn có hình phạt tù
trong đó có hình phạt khổ sai hữu hạn (từ 5 - 20 năm) và khổ sai chung thân.
Các hình phạt này đều mang tính chất đày đọa, nhục hình thể chất và đặc biệt
khai thác sức lao động một cách hà khắc nhất. Hệ thống các nhà tù cũng được
38
thiết lập để giam cầm, đày ải những người bị kết án như: Sơn La, Hỏa Lò, Lao
Bảo, Kon Tum, Côn Đảo, Phú Quốc... NCHAPT phải chịu các điều kiện giam
cầm, phải lao động cực nhọc, luôn bị đánh đập tàn bạo, tính mạng, sức khỏe của
họ không được đếm xỉa đến.
Trong cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc đã mô
tả rất sống động về cảnh làm đường của PN thời kỳ này: “Một đoàn tù khốn
khổ, gầy đói, quần áo tả tơi, bị lôi dậy từ tờ mờ sáng, cổ mang gông, chân buộc
xiềng, người nọ bị xích vào người kia, cùng kéo một chiếc xe lu to tướng trên
những lớp sỏi dày. Hoàn toàn kiệt sức, họ ỳ ạch kéo chiếc xe lu nặng nề dưới
ánh nắng như thiêu như đốt...” [64, tr.37-38]. Nhà đày Buôn Ma Thuột do người
Pháp thiết lập trong thời kỳ 1930-1931, dùng để giam giữ đày ải những PN mà
chúng cho là nguy hiểm nhất. Sau cao trào cách mạng Xô viết Nghệ - Tĩnh 1930-
1931, tù chính trị bị đày lên Buôn Ma Thuột ngày càng nhiều. Từ năm 1930 đến
tháng 5-1935, riêng tù cộng sản bị đày lên Buôn Ma Thuột là 399 người. Ăn khổ,
mặc thiếu, chỗ ở tạm bợ, mất vệ sinh, khí hậu khắc nghiệt, lao dịch nặng nề, làm
số tù nhân bị chết hàng năm lên tới 25% [44].
Hệ quả của chính sách nói trên là hàng trăm công trình, cơ sở hạ tầng dân
sự, quân sự do những người tù xây dựng còn tồn tại cho đến ngày nay nhưng đã
có hàng vạn PN, trong đó có hàng ngàn chiến sĩ cách mạng bỏ mạng trong chốn
lao tù trên khắp đất nước ta. Đây là những ví dụ điển hình cho việc coi lao động
khổ sai như một hình phạt kết hợp với chính sách sử dụng PN như một nguồn lao
động rẻ mạt mà không chỉ nhà nước thực dân Pháp, nhiều quốc gia đã và vẫn
đang áp dụng.
Chế độ lao tù khổ sai đã được Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa bãi
bỏ hoàn toàn từ năm 1945. Trong hệ thống pháp luật hình sự và THAHS của
Việt Nam, vấn đề giáo dục cải tạo NCHAPT thông qua CĐLĐ luôn là nội dung
quan trọng trong chính sách hình sự. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng, các chế
độ áp dụng đối với NCHAPT luôn mang tính hai mặt. Để đạt được các mục tiêu
giáo dục cải tạo người bị kết án, không thể không thông qua các yếu tố thuộc
tính của hình phạt, đó là sự trừng trị và lao động đối với NCHAPT cũng không
nằm ngoài thuộc tính đó. Các biểu hiện cụ thể là:
39
+ Tính cưỡng chế nghiêm khắc:
Người bị kết án phạt tù là thành phần nguy hiểm nhất của xã hội, nên khó
có thể trông chờ chủ thể này khả năng tự nhận thức sự cần thiết phải xử sự theo
quy định của pháp luật tự giác làm theo. Để có được những hành vi hợp pháp
của họ, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp quản lý đặc biệt. Ngoài chế độ giam
giữ, việc chấp hành nghĩa vụ lao động cũng dựa trên cơ sở cưỡng chế mạnh mẽ
của cơ quan THAPT với việc họ bắt buộc phải tham gia vào quá trình lao động,
sản xuất trong suốt thời gian chấp hành án. NCHAPT chây ỳ, không tham gia lao
động, không tuân thủ quy định về lao động sẽ bị xử lý như những vi phạm khác.
+ Tính hệ thống và quá trình liên tục:
Theo quy định của BLHS, hình phạt tù có thời hạn tối thiểu là 03 tháng,
tối đa có thể lên tới 30 năm trong trường hợp tổng hợp hình phạt. Đối với hình
phạt tù chung thân, người bị kết án phải chấp hành toàn bộ thời gian còn lại của
cuộc đời trong TG (trừ khi họ được đặc xá hoặc giảm thời hạn chấp hành án).
Điều này cũng có nghĩa là nghĩa vụ lao động của NCHAPT cũng sẽ kéo dài suốt
thời gian họ chấp hành án. Nói cách khác, không có chế độ nào áp dụng đối với
NCHAPT lại có thời lượng dài như lao động. Bản thân mỗi NCHAPT khi tham
gia và hoạt động lao động, sản xuất tại nơi chấp hành án tức là sẽ phải tham gia
vào một quy trình sản xuất cụ thể trong thời hạn cụ thể. Đơn giản nhất như canh
tác nông nghiệp, NCHAPT phải tham gia vào quá trình gieo trồng, chăm sóc, thu
hoạch; đối với xây dựng, sản xuất vật liệu là hoàn thành khối lượng được giao
hoặc cho đến khi nghiệm thu công trình; đối với gia công hàng hóa là kết quả số
lượng, chất lượng thành phẩm cụ thể
Tính hệ thống còn được thể hiện ở quá trình khoa học, hợp lý mà cơ quan
THAPT áp dụng đối với người bị kết án phạt tù. Lao động là bộ phận cấu thành
trong quá trình giáo dục cải tạo NCHAPT và thực hiện đồng thời với các chế độ
khác như: học văn hóa, giáo dục pháp luật, vui chơi, giải trí, thăm gặp thân
nhân Việc tổ chức lao động được bắt đầu từ việc dạy nghề, truyền nghề đến tổ
chức sản xuất. Trong quá trình này, NCHAPT được coi là chủ thể trung tâm, là
đối tượng được giáo dục cải tạo chứ không bị coi là một loại công cụ lao động
nhằm sản xuất của cải vật chất cho nhà nước.
40
Về phía cơ quan THAPT, nhiệm vụ quản lý, tổ chức lao động sản xuất
cũng đòi hỏi cả một quá trình chặt chẽ với các công đoạn, quy trình như: dạy
nghề, truyền nghề, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất, ký kết hợp đồng sản
xuất, triển khai tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Trong cơ chế thị trường,
với việc chuyển hướng sản xuất hàng hóa, liên doanh, liên kết với các tổ chức
kinh tế thì hoạt động lao động sản xuất trong TG càng đòi hỏi quy trình đồng bộ.
Như vậy với đặc tính này, nếu xét ở khía cạnh thời gian vật chất, THPL về
lao động đối NCHAPT đối với cả hai chủ thể: cơ quan THAPT và NCHAPT là
quá trình có hệ thống, mang tính ổn định tương đối với nhiều hoạt động phức
hợp. Hiệu quả giáo dục, sự thay đổi nhận thức, thay đổi lối sống, đích hướng
thiện của người bị kết án chỉ có thể thực sự hình thành và xác lập qua quá trình
đó. Tuy nhiên, với sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ, biểu hiện cụ thể trong
THPL của hai chủ thể trên mang những đặc điểm riêng.
Thứ ba, THPL về lao động đối với NCHAPT diễn ra trong môi trường
đặc biệt đó là trại giam.
Theo quy định của Luật THAHS, người bị kết án phạt tù phải bị giam giữ
và chấp hành án tại TG, một tỷ lệ nhất định được chấp hành án tại trại tạm giam
với công việc chủ yếu là phục vụ hoạt động tạm giam, tạm giữ.
Trại giam là trường học để giáo dục những người phạm tội thành người
lương thiện, mà không phải là nơi để hành hạ thể xác và tinh thần con người.
Mặc dù vậy, cũng cần thấy thực tế đây là môi trường giáo dục đặc biệt, trong đó,
tồn tại mối quan hệ giữa cơ quan thực hiện chức năng quyền lực nhà nước với
người phạm tội. Mối quan hệ này mang đặc tính bất bình đẳng sâu sắc về quyền
và nghĩa vụ. Ở giác độ quyền con người, Nguyễn Đức Phúc (2013) cho rằng,
môi trường TG tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục cải biến quan niệm, lối
sống của NCHAPT để hình thành nhân cách mới, đáp ứng đòi hỏi của quá trình
cải tạo người phạm tội. Tuy nhiên, ranh giới phân chia giữa trừng trị với giáo
dục ở môi trường này chỉ mang tính tương đối. Nếu không được định hướng
đúng, được pháp luật điều chỉnh kịp thời thì dễ xảy ra tình trạng cán bộ TG, trại
tạm giam lạm quyền, xâm phạm quyền cơ bản của NCHAPT như: nhục hình,
41
xâm hại tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, bắt buộc làm việc quá sức
[62, tr.52-53].
Việc THPL về lao động tại TG vừa thuận lợi, cũng vừa hết sức phức tạp
bởi đây là môi trường khép kín, các biện pháp tổ chức THPL nói chung chủ yếu
được hiện thực hoá thông qua chính các cán bộ TG với quyền chủ động rất lớn,
nhất là trong việc áp dụng pháp luật về lao động đối với NCHAPT. Các vi phạm
của cơ quan THAPT, người có thẩm quyền sẽ khó bị phát hiện và xử lý, nếu
thiếu cơ chế kiểm soát hữu hiệu hoặc công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra bị
buông lỏng.
Với thân phận bị trừng phạt, xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau,
mang nặng sự mặc cảm tội lỗi, thậm chí sự thù hận, bị cưỡng bức lao động, nên
bất kỳ sự kỳ thị, đối xử thiếu công bằng hoặc chỉ là thiếu sự quan tâm đúng mức,
cũng dễ gây nên phản ứng quyết liệt, đe dọa an ninh, trật tự của TG hoặc cũng
làm giảm niềm tin của NCHAPT đối với cơ quan THAPT. Vì vậy, quá trình
tham gia vào quan hệ lao động, yêu cầu chủ thể sử dụng lao động cần thường
xuyên nâng cao ý thức chính trị, đạo đức và chuyên môn nghề nghiệp.
Các phương pháp tác động và thái độ của người quản lý lao động sẽ làm
thay đổi bản chất của trừng phạt, biến nó trở thành quá trình giáo dục mang tính
nhân văn. N...Lê Văn Thư (2006), Vài nét về sự hình thành và phát triển của hệ thống
trại giam do lực lượng Công an nhân dân quản lý, Kỷ yếu Hội thảo về dự
thảo Bộ luật Thi hành án, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
68. Tổng cục Thống kê (2016), Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội
năm 2016, Hà Nội.
69. Tổng cục VIII, Bộ Công an (2014), Báo cáo tình hình quá tải trong giam
giữ ở các trại giam và một số đề xuất, kiến nghị (số 2056/BC-C81-C82
ngày 12/8/2014), Hà Nội.
70. Ngô Văn Trù (2015), Thực hiện pháp luật về giáo dục pháp luật cho phạm
nhân trong trại giam ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
71. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp
luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
158
72. Tuổi Trẻ Online (2018), Na Uy chi 93.000 đô cho một tù nhân mỗi năm, tại
trang https://tuoitre.vn/na-uy-chi-93-ngan-do-cho-mot-tu-nhan-moi-nam-
20180627181015363.htm, [truy cập ngày 28/6/2018].
73. Tuổi Trẻ online (2019), Điều phạm nhân đến xây nhà cho giám thị, tại
trang https://tuoitre.vn/dieu-pham-nhan-den-xay-nha-cho-giam-thi-trai-
giam-1150279.htm, [truy cập ngày 20/8/2019].
74. Đào Trí Úc (1995), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
75. Ủy ban pháp luật của Quốc hội (2018), Báo cáo thẩm tra Báo cáo của
Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 của
UBTVQH ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp và
Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường công tác triển
khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH và ban
hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành năm 2018, Hà Nội.
76. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2019), Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý
dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét thông
qua (số 390/BC-UBTVQH14 ngày 15/5/2019), Hà Nội.
77. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2009), Báo cáo thẩm tra dự án Luật thi
hành án hình sự (số 3168/BC-UBTP12 ngày 30/9/2009), Hà Nội.
78. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2010), Báo cáo kết quả giám sát việc chấp
hành pháp luật trong thi hành án hình sự.
79. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Dự án hỗ trợ thực hiện chính sách của
Canada (PIAP) (2010), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về pháp luật thi hành án
hình sự (Báo cáo số 3595/BC-UBTP12 ngày 04/3/2010), Hà Nội.
80. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2011), Báo cáo thẩm tra các báo cáo của
Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm,
công tác thi hành án, báo cáo công tác của ngành Tòa án nhân dân và
Viện kiểm sát nhân dân, trình Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 2,
Hà Nội.
159
81. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2012), Báo cáo thẩm tra các báo cáo của
Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm,
công tác thi hành án, báo cáo công tác của ngành Tòa án nhân dân và
Viện kiểm sát nhân dân, trình Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 4,
Hà Nội.
82. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2013), Báo cáo kết quả khảo sát tình hình
chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án phạt tù với PN là người
chưa thành niên và thi hành biện pháp tư pháp, biện pháp xử lý hành chính
đưa vào trường giáo dưỡng (số 1173/BC-ĐKS ngày 08/3/2013), Hà Nội.
83. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2013), Báo cáo thẩm tra các báo cáo của
Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm,
công tác thi hành án, báo cáo công tác của ngành Tòa án nhân dân và
Viện kiểm sát nhân dân, trình Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 6,
Hà Nội.
84. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Dự án 58492 về Tăng cường công lý và
bảo vệ quyền tại Việt Nam thuộc Chương trình phát triển liên hợp quốc tại
Việt Nam (2013), Báo cáo nghiên cứu “Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt
động giám sát của Ủy ban tư pháp Quốc hội đáp ứng yêu cầu của công
cuộc cải cách tư pháp”, Hà Nội.
85. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2014), Báo cáo thẩm tra các báo cáo
của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội
phạm, công tác thi hành án, báo cáo công tác của ngành Tòa án nhân
dân và Viện kiểm sát nhân dân trình Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 8,
Hà Nội.
86. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2014), Báo cáo khảo sát việc chấp hành
pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng.
160
87. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2015), Báo cáo thẩm tra các báo cáo của
Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm,
công tác thi hành án, báo cáo công tác của ngành Tòa án nhân dân và
Viện kiểm sát nhân dân trình Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 10,
Hà Nội.
88. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2016), Báo cáo thẩm tra các báo cáo của
Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật,
công tác thi hành án, báo cáo công tác của ngành Tòa án nhân dân và
Viện kiểm sát nhân dân trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 2,
Hà Nội.
89. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2016), Báo cáo kết quả khảo sát tại trại
giam Xuân Lộc - Tổng cục VIII, Bộ Công an (số 102/BC-ĐKS ngày
31/8/2016), Hà Nội.
90. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2017), Báo cáo thẩm tra các báo cáo của
Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật,
công tác thi hành án, báo cáo công tác của ngành Tòa án nhân dân và
Viện kiểm sát nhân dân trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 4,
Hà Nội.
91. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2017), Báo cáo khảo sát việc chấp hành
pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang.
92. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2017), Báo cáo kết quả khảo sát công tác
thi hành án hình sự tại trại giam Châu Bình, Tổng cục VIII, Bộ Công an
(số 880/BC-ĐKS ngày 20/9/2017), Hà Nội.
93. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2018), Báo cáo thẩm tra các báo cáo của
Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật,
công tác thi hành án, báo cáo công tác của ngành Tòa án nhân dân và
Viện kiểm sát nhân dân trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 6,
Hà Nội.
161
94. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2018), Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thi
hành án hình sự (sửa đổi), Hà Nội.
95. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2019), Báo cáo về một số vấn đề lớn còn ý
kiến khác nhau của dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Hà Nội.
96. Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương (2013), Báo cáo kết
quả Tọa đàm “Mô hình quản lý công tác thi hành án một số nước trên thế
giới” (Báo cáo số 40-BC/VPBCĐ ngày 21-6-2013), Hà Nội.
97. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên
cứu đề tài độc lập cấp Nhà nước ĐTĐL.2009G/2011: “Những vấn đề lý
luận và thực tiễn của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp”, Hà Nội.
98. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Báo cáo công tác ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2011, trình Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 2, Hà Nội.
99. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Báo cáo công tác ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2012, trình Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 4, Hà Nội.
100. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Báo cáo công tác ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2013, trình Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 6, Hà Nội.
101. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Báo cáo công tác ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2014, trình Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 8, Hà Nội.
102. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo công tác ngành Kiểm
sát nhân dân năm 2015, trình Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 10,
Hà Nội.
103. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Báo cáo công tác ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2016, trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 2, Hà Nội.
104. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Báo cáo công tác ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2017, trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 4, Hà Nội.
105. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2018), Báo cáo công tác ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2018, trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 6, Hà Nội.
106. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Hình phạt trong luật hình sự
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
162
107. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1999), Chuyên đề về tư
pháp hình sự so sánh, Hà Nội.
108. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2001), Thông tin khoa học
pháp lý - Chuyên đề về Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tái hòa nhập
cộng đồng của công dân sau thời gian cải tạo, giam giữ. Bộ Tư pháp,
Hà Nội.
109. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
110. Viện Nhà nước và pháp luật - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh (2013), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập I, Nxb
Chính trị quốc gia - Hành chính, Hà Nội.
111. Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), Pháp luật thi hành án hình
sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
112. Trần Thị Quang Vinh (2005), “Phòng ngừa tái phạm tội đối với người bị
kết án tù”, Tạp chí Khoa học pháp lý.
113. Zhuldyz Batyrbekovna Ospanova (2007), Quy định pháp luật về lao động
của người bị kết án phạt tù trong điều kiện hiện đại căn cứ thực tiễn tại
Cộng hòa Kazakhstan, Luận án Tiến sĩ.
* Tài liệu tiếng Anh
114. Alessandro Maculan, Daniela Ronco and Francesca Vianello (2013), Prison in
Europe: overview and trends, Antigone Edizioni Press (With financial support
from the Criminal Justice Programme of the European Union).
115. Angela Y. Davis (2003), “Are prisons obsolete?”, New York, Seven
Stories Press.
116. Chen Guangcheng (2016), Prison laborers in China endure unimaginable
suffering to produce holiday lights. Tại: https://www.washing
tonpost.com/news/global-opinions/wp/2016/12/21/prison-laborers-in-china-
endure-unimaginable-suffering-to-produce-holiday-
lights/?utm_term=.9428b68eb318"
163
117. General Accounting Office, Prisoner Labor: Perspectives on Paying the Federal
Tại:
118. Georg Rusche and Otto Kirchheimer (1939), Punishment and social structures”
(Trừng phạt và cấu trúc xã hội), Columbia University Press.
119. Georg Rusche and Gerda Dinwiddie (1978), Labor Market and Penal
Santion: Thoughts on the Sociology of Criminal Justice, published by
Social Justice/Global Options.
120. Gerard Ramm (2012), “Work Don’t Hurt Me” - A Study of Prison Labor
and Prison Industries in America (Công việc không làm tổn thương tôi -
Một nghiên cứu về lao động tù nhân và các ngành công nghiệp nhà tù ở
Hoa Kỳ), Columbia University Press.
121. Gordon Hawkins (1983), Prison Labor and Prison Industries, The
University of Chicago Press.
122. James D. Seymour and Richard Anderson (1999), New Ghosts, Old Ghosts:
Prison and Labor Reform Camps in China (Ma mới, Ma cũ: Trại cải tạo
lao động và nhà tù ở Trung Quốc), The US. Library of Congress.
123. Marie Piquemal (2015), Travail en prison: que font les détenus et combien
gagnent-ils? (Làm việc trong tù: tù nhân làm gì và kiếm được bao nhiêu?).
Tại: https://www.liberation.fr/france/2015/09/25/travail-en-prison-que-font-
les-detenus-et-combien-gagnent-ils_1389920. Truy cập ngày 20/6/2016.
124. Mitchel P. Roth (2006), Prisons and Prison Systems: A Global
Encyclopedia (Tù nhân và Hệ thống nhà tù: Một bách khóa toàn thư),
Greenwood Press, London.
125. Morgan O. Reynolds (1997), The Economic Impact of Prison Labor. Tại:
126. Penal laoour. Tại: https://en.wikipedia.org/wiki/Penal_labour.
127. P Schmidt and AD Witte (1984), Economic Analysis of Crime and Justice -
Theory, Methods, and Applications (Phân tích kinh tế về tội phạm và công lý -
Lý thuyết, phương pháp và ứng dụng), Academic, San Diego Press.
164
128. R A Davis (1982), Work in Prison (Lao động trong nhà tù), Prison Journal
Volume: 62 Issue:2 Dated: (Autumn/Winter 1982).
129. Rawiwan Rak (2016), Open prison, shedding the condition of prisoners,
slave labor, hard work 8 hours, exchange money 13 baht per day, tại
130. Simon Boddis (2016), About us, tại
are/index.html.
131. Stephen Hartnett (1997), Prison Labor, Slavery & Capitalism in Historical
Perspective, tại defcon1/hisprislacap.html.
132. United Nations The General Assembly (1990), Basic Principles for the
Treatment of Prisoners, no 45/111, 68th plenary meeting14 December 1990.
133. United Nations (2005), HUMAN RIGHTS AND PRISONS, a Pocketbook of
International Human Rights Standards for Prison Officials, New York and
Geneva.
134. Vicky Pelaze (2013), The Prison Industry in the United States: Big
Business or a New Form of Slavery?, tại the-
prison-industry-in-the-united-states-big-business-or-a-new-form-of-
slavery/8289.
* Tài liệu tiếng Nga
135. Антон Табах и Олеся Костенко (2014), “Невидимый гигант: ФСИН и
российский рынок труда”, на научном семинаре Лаборатории
исследований рынка труда в НИУ ВШЭ, tại https://iq.hse.ru/news/
177666861.html.
136. Аккулев Аблайхан Шынтемирович (Akkulev Ablaikhan Shyntemirovich
- 2013), Трудоиспольз ованиеосужденных к лишению свободы:
ключевые проблемы и пути разрешения (Việc làm của những người bị
kết án tù: những vấn đề chính và giải pháp), tại https://www.
zakon.kz/4556097-trudoispolzovanie-osuzhdennykh-k.html.].
165
137. Смыкалин, Александр Сергеевич (1998) Пенитенциарная система
советской России 1917 - начала 60-х гг.: Историко-юридическое
исследование.
138. Оспанова, Жулдыз Батырбековна (2007), Правовое регулирование
труда осужденных к лишению свободы в современных условиях: по
материалам Республики Казахстан.
139. Чесноков, Александр Александрович (2006), Пенитенциарная
система в механизме Российского государства: Историко-
теоретический аспекттема.
166
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 1.1: Phân bố nơi chấp hành án
Phụ lục 1.2: Số lượng tăng, giảm NCHAPT hằng năm
167
Phụ lục 1.3: Cơ cấu tội danh
BIỂU ĐỒ VỀ CƠ CẤU TỘI DANH
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Giết người Cố ý gây thương tích
Hiếp dâm Cướp, cướp giật TS
Trộm cắp TS Các tội về ma túy
Vi phạm an toàn, TTCC
Phụ lục 1.4: Cơ cấu mức án
Mức án phạt tù
Năm
Dưới 3 năm Từ 3 - dưới
7 năm
Từ 7 - dưới
15 năm
Từ 15 - 20
năm
Trên 20
năm
Chung
thân
2011 28.930 32.371 31.567 11.174 1.213 4.738
2012 35.364 40.127 35.288 11.600 1.410 4.989
2013 37.379 37.548 35.524 13.264 4.997
2014 42.793 43.523 40.071 14.445 5.109
2015 35.093 37.284 39.243 12.421 2.109 5.244
2016 33.833 40.655 41.612 13.021 2.251 5.415
2017 36.391 36.584 42.476 16.049 5.713
168
Phụ lục 1.5: Tình trạng bệnh tật của người chấp hành án phạt tù
Phụ lục 1.6: Kết quả sử dụng kết quả lao động
Cơ cấu sử dụng
Năm
Giá trị
(ĐVT:
tỷ
VNĐ)
Bổ
sung
mức
ăn
Phúc
lợi
Khen
thưởng
Quỹ
tái hòa
nhập
Quỹ
dạy
nghề
Quỹ
khen
thưởng
Đầu tư
sản
xuất
2011 160 41,81 27,23 3,55 - - 11,28 -
2012 122,4 31,8 29,4
Số còn
lại
2013 - 31,27 39,1 - - 12,6 64
2014 158,3 32,6 38 - - - 87,7
2015 166,5 26,6 25 11,6 16,7 16,6 70
2016 150,1 34,9 35,4 12,9 9,6 0,83 0,77 85,9
2017 191,3 30,6 28,6 13,4 19,1 19,1 3,8 76,5
Nguồn: Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về công tác
thi hành án các năm từ 2011 - 2018.
169
Phụ lục 2
CÁC ĐIỀU ƯỚC CẦN RÀ SOÁT, NỘI LUẬT HÓA
1. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Nghị quyết số 2200
(XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên hợp quốc;
2. Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (Nghị
quyết số 2106 A (XX) ngày 21/12/1965 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc;
3. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
(Nghị quyết 34/180 ngày 18/12/1979 của Đại hội đồng Liên hợp quốc);
4. Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác,
vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (Nghị quyết số 39/46 ngày 10/12/1984 của
Đại hội đồng Liên hợp quốc);
5. Công ước về quyền trẻ em (Nghị quyết số 44-25 ngày 20/11/1989 của
Đại Hội đồng Liên hợp quốc);
6. Công ước về quyền của người khuyết tật (Liên hợp quốc thông qua
ngày 13/3/2007);
7. Công ước số 100 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): về trả công bình
đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau;
8. Công ước số 111 của ILO về phân biệt đối xử trong làm việc và nghề
nghiệp năm 1958;
9. Công ước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu được đi làm năm 1973;
10. Công ước số 182 của ILO về nghiêm cấm và những hành động khẩn
cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999;
11. Công ước số 29 của ILO về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc năm 1930.
12. Công ước 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức.
170
Phụ lục 3
MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH LIÊN QUAN
ĐẾN THPL VỀ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NCHAPT
1. Nghị định số 76/2008/NĐ-CP ngày 04/7/2008 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đặc xá.
2. Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/08/2008 của Chính phủ về xác định
lại giới tính.
3. Nghị định số 64/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ quy định việc
thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
4. Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các
biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong
án phạt tù.
5. Nghị định số 81/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định chế
độ ăn, mặc, chăm sóc và quản lý học sinh trường giáo dưỡng
6. Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định về
thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
7. Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ quy định
về tổ chức quản lý PN và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc ý tế đối
với PN
8. Nghị định số 09/2012/NĐ-CP ngày 17/2/2012 của Chính phủ quy định về
tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất
cảnh theo qđịnh Luật thi hành án hình sự 2010
9. Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17/2/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa
thành niên phạm tội.
10. Nghị định số 20/2012/NĐ-CP ngày 20/3/2012 của Chính phủ quy định cơ
sở dữ liệu về thi hành án hình sự
11. Nghị định số 47/2013/NĐ-CP ngày 13/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của
Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
171
12. Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng 1 số quy định của Bộ luật
hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời
hạn chấp hành hình phạt.
13. Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần V
“thi hành bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ luật Tố tụng hình sự.
14. Nghị quyết số 02/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao Bổ sung 1 số hướng dẫn của Nghị quyết
01/2007/NQ-HĐTP và Nghị quyết 02/2007/NQ-HĐTP
15. Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 6/11/2013 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 Bộ luật hình sự về án treo
16. Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 06/9/1989 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ
Công an), Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác giam, giữ, cải tạo và
kiểm sát việc giam, giữ, cải tạo.
17. Thông tư liên bộ số 11/1993/BNV-QP-TC-GD-LĐ-TBXH ngày 20/12/1993
của Liên Bộ Nội vụ, Quốc phòng, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao
động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc giáo dục pháp luật, giáo dục
công dân, dạy văn hóa, nghề, chế độ sinh hoạt, giải trí cho PN
18. Thông tư liên tịch số 112/2002/TTLT-BQP-BCA ngày 16/8/2002 của Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn các đồn biên phòng không có buồng
tạm giữ được gửi người bị tạm giữ đến giam giữ tại các Nhà tạm giữ, Trại
tạm giam thuộc Bộ Công an quản lý.
19. Thông tư liên tịch số 05/2003/TTLT- BCA-BTC-BYT ngày 24/2/2003 của
Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn công tác quản lý, chăm sóc,
điều trị, tư vấn người bị tạm giam, PN, trại viên, học sinh bị nhiễm
HIV/AIDS trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, TG, cơ sở giáo dục, trường
giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý.
20. Thông tư liên tịch số 07/2004/TTLT-BCA-VKSNDTC ngày 29/4/2004
của Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện
một số quy định về thi hành án phạt tù đối với PN chấp hành hình phạt tại
nhà tạm giữ.
172
21. Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-
BTP ngày 10/8/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân
tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một
số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo.
22. Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BTC-BCA-BQP ngày 12/1/2010 của
Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ lao
động và sử dụng kết quả lao động, dạy nghề PN trong các TG.
23. Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BCA-BYT ngày 09/8/2010 của Bộ
Công an, Bộ Y tế hướng dẫn việc khám, chữa bệnh cho người bị tạm giữ,
tạm giam, PN, trại viên cơ sở giáo dục, học sinh trường giáo dưỡng tại bệnh
viên của Nhà nước.
24. Thông tư liên tịch số 40/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 28/12/2011
của Bộ lao động thương binh xã hội, Bộ Y tế quy định các điều kiện lao
động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ, lao động nữ
có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
25. Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày
6/2/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ tư pháp, Bộ Giáo dục và đào
tạo hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công
dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt,
giải trí cho PN.
26. Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG ngày 13/2/2012 của
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ ngoại giao hướng dẫn việc thăm, gặp, tiếp
xúc lãnh sự đối với PN.
27. Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-
BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ
tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
28. Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC
ngày 14/08/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách
của án treo.
29. Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC
ngày 16/08/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc giảm, miễn thời hạn
chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm
cư trú, quản chế còn lại.
173
30. Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC
ngày 9/10/2012 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự về truy nã.
31. Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-
TANDTC ngày 22/02/2013 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc
tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành
án phạt tù.
32. Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC
ngày 15/05/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định về
giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với PN.
33. Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-BQP- TANDTC -VKSNDTC
ngày 15/05/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định về
tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với PN.
34. Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BCA-BQP- TANDTC -VKSNDTC
ngày 30/05/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trích xuất PN để
phục vụ điều tra, truy tố, xét xử.
35. Thông tư số 16/2011/TT-BCA ngày 14/4/2011 của Bộ Công an quy định về
công tác Cảnh sát quản giáo.
36. Thông tư số 36/2011/TT-BCA ngày 26/5/2011 của Bộ Công an ban hành
nội quy TG.
37. Thông tư số 37/2011/TT-BCA ngày 03/6/2011 của Bộ Công an quy định
phân loại và giam giữ PN theo loại.
38. Thông tư số 40/2011/TT-BCA ngày 27/6/2011 của Bộ Công an quy định
tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù
cho PN.
174
39. Thông tư số 46/2011/TT-BCA ngày 30/6/2011 của Bộ Công an quy định
việc PN gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại
với thân nhân.
40. Thông tư số 58/2011/TT-BCA ngày 09/8/2011 của Bộ Công an quy định về
đồ vật cấm đưa vào TG và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm.
41. Thông tư số 63/2011/TT-BCA ngày 07/9/2011 của Bộ Công an quy định
các loại biểu mẫu, sổ sách về công tác THAHS.
42. Thông tư số 68/2011/TT-BCA ngày 07/10/2011 của Bộ Công an quy định về
hoạt động vũ trang bảo vệ TG, trại tạm giam, nhà tạm giữ và dẫn giải PN.
43. Thông tư số 25/2012/TT-BCA ngày 02/5/2012 của Bộ Công an quy định
Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan quản lý THAHS; cơ quan THAHS
trong Công an nhân dân.
44. Thông tư số 39/2012/TT-BCA ngày 04/7/2012 của Bộ Công an quy định
việc quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình
45. Nghị định 60/NĐ-CP ngày 16/09/1993 của Chính phủ ban hành Quy chế TG.
46. Nghị định 76/NĐ-CP ngày 04/07/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Đặc xá.
47. Nghị định 113/NĐ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Quy chế TG.
48. Nghị định 117/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính Phủ quy định về tổ chức
quản lý PN và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với PN.
49. Sắc lệnh 150/SL-CP ngày 07/11/1950 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, tổ
chức chế độ TG.
50. Sắc lệnh 103/SL-CP ngày 20/5/1957 của Chính phủ về đảm bảo quyền tự
do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật, thư tín, điện tín của
công dân.
51. Thông tư 735/TT-BTP ngày 03/06/1946 Bộ Tư pháp về thi hành án hình sự
52. Thông tư 24/TT-BTP ngày 26/04/1949 của Bộ Tư pháp về việc thi hành các
án hình sự.
53. Thông tư liên tịch 17/TTLT-BNV-BTP ngày 12/06/1951 của Bộ Nội vụ,
Bộ Tư pháp về tổ chức và kiểm tra các TG.
175
54. Thông tư liên tịch 1500/TTLT-BCA-BTP ngày 23/08/1956 của Bộ Công
an, Bộ Tư pháp về việc giam giữ và kiểm tra tù giam.
55. Thông tư 966/TT-BCA ngày 30/05/1961 của Bộ Công an về việc giam giữ,
thả PN hết thời hạn tù.
56. Thông tư liên tịch 03/TTLT-TANDTC-BNV-VKSNDTC ngày 30/06/1993
của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh thi hành án phạt tù.
57. Thông tư liên tịch 12/TTLT-BNV-BQP-BTC-BYT ngày 20/12/1993 của
Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế
độ ăn, mặc, ở, tổ chức phòng, chữa bệnh, phòng ngừa tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp cho PN.
58. Thông tư liên tịch 11/TTLT-BNV-BQP-BTC-GDĐT-LĐTBXH ngày
21/05/1995 của Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn việc giáo dục pháp luật, dạy văn hóa, dạy nghề, chế độ
sinh hoạt giải trí cho PN.
59. Thông tư 12/TT-BNV ngày 21/05/1995 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện
chế độ ăn, mặc, ở, tổ chức khám chữa bệnh cho PN.
60. Thông tư 08/TT-BCA ngày ngày 12/11/2001 của Bộ Công an hướng dẫn
thực hiện một số điều của Quy chế tạm giữ, tạm giam.
61. Thông tư liên tịch 05/TTLT-BCA-BTC-BYT ngày 24/02/2003 của Bộ
Công an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn công tác quản lý, chăm sóc,
điều trị, tư vấn người bị tạm giam, PN, trại viên, học sinh bị nhiễm
HIV/AIDS trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, TG, cơ sở giáo dục, trường
giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý.
62. Thông tư liên tịch 07/TTLT-BCA-VKSNDTC ngày 29/04/2004 của Bộ
Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy
định về thi hành án phạt tù đối với PN đang chấp hành hình phạt tại nhà
tạm giữ.
63. Thông tư liên tịch 07/TTLT-BCA-BQP-BTC ngày 07/06/2007 của Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ lao động, dạy
nghề và sử dụng kết quả lao động của PN trong TG.
176
64. Thông tư 40/TT-BCA ngày 27/06/2011 của Bộ Công an quy định tiêu chuẩn
thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho PN.
65. Chỉ thị 153/CT-CP ngày 07/07/1962 của Chính Phủ về tăng cường công
tác TG.
66. Chỉ thị 02/CT-BNV ngày 01/04/1982 của Bộ Nội Vụ quy định việc tiến
hành phân cấp quản lý cải tạo PN trên toàn quốc.
67. Chỉ thị 123/CT-BNV ngày 27/04/1989 của Bộ Nội Vụ về tăng cường quản
lý, cải tạo PN trong tình hình mới.
68. Quyết định 159/QĐ-BNV ngày 02/01/1996 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ về
thành lập cơ sở chấp hành hình phạt của người bị kết án tù trong trại tạm giam.
69. Quyết định 91/QĐ-VKSNDTC ngày 03/01/1996 của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc giam
giữ và cải tạo.
70. Quyết định 197/QĐ-BNV ngày 26/04/1996 về sắp xếp, phân loại hệ thống TG.
71. Quyết định 458/QĐ-BNV(V19) ngày 13/12/1999 của Bộ Nội vụ quy định
quản lý nhà nước về công tác thi hành án phạt tù trong lực lượng Công an
nhân dân.
72. Quyết định 242/QĐ-BCA ngày 01/04/2002 của Bộ trưởng Bộ Công an về
việc phân loại TG do Bộ Công an quản lý.
73. Quyết định 919/QĐ-BCA ngày 01/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Công an ban
hành quy định về phân loại và tổ chức giam giữ PN theo loại.
74. Quyết định 1269/QĐ-BCA ngày 17/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Công an
ban hành tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và quy định xếp loại thi
đua chấp hành án phạt tù.
75. Quyết định 01/QĐ-VKSNDTC ngày 10/12/2010 của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao về việc phân công nhiệm vụ kiểm sát thi hành án.
76. Chỉ thị 04/CT-VKSNDTC ngày 16/12/2010 của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao về việc tổ chức triển khai thực hiện Luật Thi hành án hình
sự trong Ngành kiểm sát nhân dân./.