Luận án Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng Việt Nam

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN ĐIỆN THựC HIệN PHáP LUậT Về BảO Vệ MÔI TRƯờNG LàNG NGHề ở CáC TỉNH ĐồNG BằNG SÔNG HồNG VIệT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: Lí LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2016 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN ĐIỆN THựC HIệN PHáP LUậT Về BảO Vệ MÔI TRƯờNG LàNG NGHề ở CáC TỉNH ĐồNG BằNG SÔNG HồNG VIệT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: Lí LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mó số: 62 38 01 01

pdf181 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN LỢI HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Trần Điện MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 6 1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài 6 1.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến đề tài 14 1.3. Những nhận xét đánh giá và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 17 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 20 2.1. Khái niệm làng nghề, pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề và thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề 20 2.2. Chủ thể, nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề 26 2.3. Vai trò và điều kiện bảo đảm việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề 39 2.4. Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm có thể vận dụng ở các làng nghề Việt Nam 45 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 54 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, sự phát triển về làng nghề và tình hình ô nhiễm về môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 54 3.2. Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và nguyên nhân 63 3.3. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và nguyên nhân 90 Chương 4: DỰ BÁO, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 118 4.1. Dự báo và quan điểm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 118 4.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 123 KẾT LUẬN 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 171 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường CBLTTP Chế biến lương thực thực phẩm CNH Công nghiệp hóa CTR Chất thải rắn DTLS Di tích lịch sử ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐTM Đánh giá tác động môi trường HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học và Công nghệ LNTT Làng nghề truyền thống MTLN Môi trường làng nghề ONKK Ô nhiễm không khí ONMT Ô nhiễm môi trường PTBV Phát triển bền vững QCKT Quy chuẩn kỹ thuật QPPL Quy phạm pháp luật SXLN Sản xuất làng nghề TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam THPL Thực hiện pháp luật TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước [6], Đảng ta đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của BVMT, đó là “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc”. Làng nghề là một trong những nét đặc thù của nông thôn Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), bởi đây là vùng đất có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, tập trung nhiều nhất các làng nghề ở Việt Nam và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Trong những năm qua, hoạt động làng nghề ở làng nghề ĐBSH đã có bước nhảy vọt lớn, sôi động chưa từng thấy. Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh, giảm tỷ lệ đói nghèo trong vùng, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Gần đây, số hộ sản xuất và cơ sở ngành nghề nông thôn đang ngày một tăng lên trong khi trang thiết bị, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu đã gây ra ô nhiễm môi trường (ONMT) làng nghề trầm trọng. Từ đó, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối về những vấn đề liên quan đến quản lý việc thực hiện pháp luật (THPL) về BVMT nói chung, THPL về BVMT làng nghề nói riêng, đáng chú ý là Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” trong đó đã xác định một trong các nhiệm vụ cụ thể là: “Khắc phục cơ bản nạn ONMT làng nghề, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đi đôi với hình thành các cụm công nghiệp bảo đảm các điều kiện về xử lý môi trường; chủ động có kế hoạch thu gom và xử lý khối lượng rác thải ngày càng tăng lên”. Đây là cơ sở để các cơ quan nhà nước cụ thể hóa bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và tổ chức THPL về BVMT làng nghề, đồng thời cũng là cơ sở để Đảng bộ ở các tỉnh ĐBSH có sự chỉ đạo cụ thể, sát và đúng với điều kiện địa phương mình. Việc THPL về BVMT làng nghề có vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể là: góp phần đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn và ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật về môi trường làng nghề (MTLN); góp phần phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường lành mạnh; đảm bảo sự phát triển bền vững (PTBV). Việc THPL về BVMT làng nghề vì vậy phải quán triệt theo đường lối, chủ trương của Đảng và các nghị quyết của Đảng bộ ở các tỉnh ĐBSH, phải gắn với PTBV làng nghề và là 2 trách nhiệm chung của chính quyền ở Trung ương; địa phương, cộng đồng sản xuất, kinh doanh và của cộng đồng dân cư làng nghề ở các tỉnh ĐBSH. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao công tác THPL về BVMT làng nghề, do đó đã và đang làm chuyển biến đáng kể nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, nhân dân và các cơ sở, hộ gia đình sản xuất làng nghề ở các tỉnh ĐBSH về vai trò, tầm quan trọng của việc THPL về BVMT làng nghề, góp phần tích cực vào việc giảm thiểu ONMT ở các làng nghề vùng ĐBSH. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc THPL về BVMT làng nghề trên phạm vi cả nước nói chung, ở các tỉnh ĐBSH nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trên nhiều phương diện: pháp luật - chính sách, cán bộ, thể chế và bộ máy, đầu tư,... do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tuân thủ các văn bản QPPL về BVMT trong hoạt động sản xuất làng nghề chỉ dừng lại ở mức độ rất khiêm tốn. Kết quả là vẫn còn nhiều bất cập trong việc quán triệt và triển khai các văn bản QPPL của các cán bộ làm công tác môi trường các cấp từ Trung ương đến các tỉnh ĐBSH; các đơn vị, cá nhân thi hành luật còn nhiều lúng túng, gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực, làm ngơ trước pháp luật của một số bộ phận người dân trong làng nghề cũng như cán bộ quản lý. Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và các tỉnh ĐBSH về môi trường cũng như thanh tra việc thi hành luật tại các làng nghề chưa được thường xuyên và triệt để, tạo ra những khe hở trong việc thực hiện luật BVMT. Các cơ sở trong làng nghề tại các tỉnh ĐBSH không thực hiện các hồ sơ, thủ tục về môi trường; không phân loại, xử lý chất thải; trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Công tác xử lý vi phạm pháp luật các cơ sở trong làng nghề tại các tỉnh ĐBSH cũng gần như bị “bỏ trống” trong khi các hành vi vi phạm lại rất phổ biến. Hình thức xử lý chủ yếu là nhắc nhở, chưa xử lý hành chính cũng như áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác. Điều đó dẫn đến việc hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề đều xem nhẹ công tác an toàn vệ sinh lao động và THPL về BVMT làng nghề. Thực trạng trên đây đã và đang gây ra những khó khăn cho việc tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, tác động tiêu cực tới sức khỏe của cộng đồng, tới tiến trình PTBV làng nghề mà Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng. Trước thực trạng đó, từ nhiều năm nay đã có nhiều các công trình nghiên cứu về làng nghề, về ONMT làng nghề, nhưng chưa có một công trình nào phân tích và đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống về thực trạng THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH từ góc độ lý luận, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quá 3 trình THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về BVMT làng nghề. Từ những lý do trên cho thấy, việc củng cố, phát triển các vấn đề lý luận về THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, đánh giá thực trạng, nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp bảo đảm THPL về BVMT làng nghề vùng ĐBSH là một vấn đề có tầm quan trọng và mang tính cấp thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng Việt Nam” làm đề tài luận án Tiến sỹ luật học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về THPL về BVMT làng nghề; phân tích đánh giá thực trạng THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH và đưa ra dự báo, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm việc THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau: Một là, xây dựng các khái niệm về làng nghề; pháp luật BVMT làng nghề và THPL về BVMT làng nghề; xác định chủ thể, các nội dung và hình thức THPL về BVMT làng nghề; luận giải vai trò của việc THPL về BVMT làng nghề và các điều kiện bảo đảm việc THPL về BVMT làng nghề; nghiên cứu việc THPL về BVMT làng nghề ở một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm có thể vận dụng cho việc THPL về BVMT làng nghề ở Việt Nam, trong đó có ĐBSH. Hai là, phân tích, làm rõ tình hình ONMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH; phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong việc THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, rút ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan của những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập. Ba là, dự báo và xây dựng các quan điểm về THPL về BVMT ở các tỉnh ĐBSH; Luận giải và đề xuất hai nhóm giải pháp, với nhiều giải pháp cụ thể có tính khả thi đảm bảo THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận về THPL về BVMT làng nghề ở Việt Nam trong đó có các tỉnh ĐBSH (gồm 11 tỉnh vùng ĐBSH) và quá trình THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng THPL về BVMT làng nghề ở các cấp: tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường, thôn trên địa bàn 11 tỉnh vùng ĐBSH bao gồm: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. - Về thời gian: luận án nghiên cứu pháp luật và đánh giá thực trạng THPL về BVMT làng nghề từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ra đời đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng ta về Nhà nước và pháp luật nói chung và quan điểm BVMT làng nghề nói riêng. Bên cạnh đó, luận án cũng kế thừa và tiếp thu quan điểm, kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về BVMT và THPL về BVMT nói chung; BVMT làng nghề và THPL về BVMT làng nghề nói riêng của các nhà nghiên cứu đi trước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp các phương pháp nghiên cứu: phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, logic, thống kê - so sánh. Các phương pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng cụ thể trong các chương của luận án như sau: Trong Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tài liệu thứ cấp nhằm tham khảo, đánh giá và chọn lọc kế thừa các công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến lĩnh vực đề cập; đồng thời xác định được những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu của luận án. Trong Chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, phương pháp logic và so sánh để nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của luận án; nghiên cứu vấn đề THPL về BVMT làng nghề và kinh nghiệm một số nước trên thế giới, từ đó chỉ ra những giá trị tham khảo cho các tỉnh ĐBSH. Trong Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp so sánh - thống kê, phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể để phân tích hiện trạng ONMT làng nghề; đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH. Trong Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, logic, để phân tích và làm sáng tỏ các quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH. 5 Có thể nói Luận án đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu và đã kết hợp, sử dụng linh hoạt nhiều phương phương pháp trong các chương để giải quyết các vấn đề trong Luận án một cách khách quan toàn diện. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH Việt Nam. Luận án có những đóng góp về mặt khoa học đó là: Thứ nhất, luận án đã xây dựng được khái niệm pháp luật BVMT làng nghề và khái niệm THPL về BVMT làng nghề; phân tích làm rõ chủ thể, nội dung, hình thức, vai trò, các điều kiện đảm bảo THPL về BVMT làng nghề; phân tích làm rõ việc THPL về BVMT làng nghề một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm có thể vận dụng. Thứ hai, luận án đã chỉ rõ tình trạng ô nhiễm làng nghề ở các tỉnh ĐBSH; nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống thực trạng THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế bất cập, nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như của những hạn chế, bất cập đó. Thứ ba, luận án nêu lên được các quan điểm và đề xuất giải pháp có tính khả thi về bảo đảm THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, nhằm bảo vệ môi trường trong các làng nghề ở các tỉnh ĐBSH Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận, kết quả và đóng góp mới của luận án góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm những vấn đề lý luận THPL về BVMT làng nghề trên cả nước nói chung và vùng ĐBSH nói riêng. Về mặt thực tiễn, luận án là tài liệu có giá trị tham khảo cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng công tác THPL về BVMT làng nghề nói chung, đặc biệt phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh ĐBSH trong công tác THPL về BVMT làng nghề của tỉnh trong thời gian tới. Luận án cũng là tài liệu bổ ích trong nghiên cứu và giảng dạy của các cơ sở đào tạo luật và cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học và đề tài của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về môi trường làng nghề Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các luận án, luận văn hay các bài viết được công bố trên các trang báo, báo điện tử, các tạp chí hay các phương tiện thông tin đại chúng,... về vấn đề làng nghề và ONMT do các hoạt động của làng nghề gây ra. Có thể nhận thấy các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này rất phong phú và đa dạng, liên quan đến đề tài luận án tiêu biểu có các công trình: * Về đề tài nghiên cứu: Điển hình trong các nghiên cứu về ONMT làng nghề là “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng các chính sách và giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề nông thôn Việt Nam" của Đặng Kim Chi [38]. Đề tài đã tập trung nghiên cứu định hướng các chính sách nhằm PTBV làng nghề phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đề xuất các nhóm giải pháp cải thiện môi trường ở các làng nghề Việt Nam như: giải pháp công nghệ xử lý môi trường cho các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, làng nghề tái chế kim loại; các giải pháp sản xuất sạch hơn cho làng nghề tái chế kim loại đem lại hiệu quả to lớn về mặt sinh thái, môi trường và xã hội. Đề tài nghiên cứu cũng đã thiết kế xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu và website MTLN, băng hình, áp phích,... giúp cho công tác quản lý môi trường ở làng nghề hiệu quả hơn, góp phần cung cấp thông tin, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về BVMT làng nghề. “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng” của Nguyễn Trí Dĩnh [69], đã chỉ ra rằng môi trường ở các làng nghề vùng ĐBSH ngày càng bị ô nhiễm nặng nề do các hộ sản xuất nghề thiếu ý thức BVMT và hạn chế về điều kiện vốn, kỹ thuật, thiếu quy hoạch tổng thể và hầu như không đầu tư xử lý chất thải, vi phạm nghiêm trọng Luật BVMT; từ đó đề xuất các giải pháp BVMT làng nghề như: cần xây dựng và hoàn thiện chính sách ngăn ngừa ONMT đồng bộ; quy hoạch và xây dựng khu, cụm công nghiệp làng nghề đạt tiêu chuẩn môi trường; kiện toàn các cơ quan quản lý môi trường ở tỉnh và huyện đủ mạnh để thực thi các nhiệm vụ BVMT nói chung và MTLN nói riêng; tăng cường công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức của người dân nói chung và ở làng nghề nói riêng về môi trường; chú trọng đầu tư cho công tác BVMT làng nghề một cách thỏa đáng. “Khôi phục và phát triển làng nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng nước ta hiện nay” của Đỗ Thị Thạch [106], đã chỉ ra rằng môi trường đất, nước, không khí ở các làng 7 nghề vùng ĐBSH đang bị ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người dân nơi đây. Nguyên nhân là do: sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề chưa đồng bộ với các biện pháp xử lý, BVMT; các làng nghề chưa có thói quen quan tâm đến môi trường khi sản xuất, ít đầu tư chi phí cho BVMT. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát triển làng nghề vùng ĐBSH, trong đó có ‘Phát huy tốt vai trò của cấp chính quyền, đoàn thể cấp xã trong việc xử lý phạt những người gây ô nhiễm trong các làng nghề; dành thêm kinh phí hoạt động môi trường cho cấp xã để họ có điều kiện theo dõi sát sao hơn, có trách nhiệm hơn đối với môi trường địa phương và trong các làng nghề’. “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi” của Hồ Kỳ Minh [91], đã chỉ ra rằng nguồn nước, không khí tại 10 làng nghề tỉnh Quảng Ngãi được khảo sát đang bị ô nhiễm và mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp khắc phục và cải thiện tình trạng ONMT tại các làng nghề nơi đây như: tăng cường công tác tuyên truyền Luật BVMT và các văn bản chỉ đạo của các cơ quan ban ngành nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm cộng đồng về công tác BVMT, tuân thủ việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc cam kết BVMT tùy theo quy mô sản xuất; tuân thủ quy trình xử lý khí thải, nước thải và thu gom rác thải, chất rắn trong làng nghề; đưa các quy định cụ thể về môi trường vào hương ước, chỉ tiêu xây dựng Làng văn hoá để mọi người thực hiện. Đối với cơ quan quản lý MTLN: thực hiện quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề; giám sát chất lượng môi trường, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Luật BVMT, các quy định về môi trường; có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động di dời và các dự án cải tạo, xử lý ONMT ở các làng nghề, * Về sách: “Làng nghề Việt Nam và môi trường” của Đặng Kim Chi [37] là công trình nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và thực trạng ONMT các làng nghề hiện nay. Tác giả nêu rõ từ lịch sử phát triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề, hiện trạng kinh tế, xã hội của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là hiện trạng môi trường các làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính). Qua đó cũng nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và BVMT của làng nghề, nêu dự báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2010, một số định hướng xây dựng chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam. * Về luận văn, luận án: “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ" của Bạch Thị Lan Anh [2] đã chỉ ra thách thức từ vấn đề ONMT do sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch của các làng nghề, trên cơ sở phân tích, đưa ra một số giải pháp 8 khắc phục trong đó có giải pháp quy hoạch gắn với BVMT và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các LNTT: tập trung phát triển hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thoát nước, có kế hoạch di dời các ngành nghề sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi cộng đồng dân cư; nhà nước đặt hàng các trung tâm khoa học nghiên cứu chuyển giao công nghệ thích hợp và cải tiến công nghệ sản xuất phù hợp từng loại hình sản xuất, đổi mới trang thiết bị,.. để hạn chế ONMT; tăng cường tuyên truyền cho người dân trong khu vực làng nghề về Luật BVMT và các phương pháp giảm thiểu ONMT; xây dựng hương ước trong việc đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp nhằm giảm ONMT và PTBV “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững" của Nguyễn Thị Ngọc Lanh [88], đã tiến hành đánh giá tác động của hoạt động sản xuất làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến môi trường và kết quả cho thấy các hoạt động sản xuất làng nghề ở đây đã gây ra ONMT đất, nước, không khí, môi trường sinh thái- cảnh quan. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất đai tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm PTBV, trong đó có nhóm giải pháp về BVMT làng nghề: quy hoạch lại không gian làng nghề; bố trí, sắp xếp lại đất đai trong làng nghề, bố trí đất để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải, xử lý, chôn lấp rác thải; quan tâm đến môi trường lao động, cải tiến công nghệ sản xuất, tuyên truyền phổ biến pháp luật về môi trường và chính sách kèm theo; quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã. “Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh" của Lê Xuân Tâm [104], đã tiến hành đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó hiện trạng ONMT nước, đất, CTR ở các làng nghề có xu hướng ngày càng gia tăng mức độ trầm trọng mặc dù các ban ngành địa phương đã triển khai một số biện pháp BVMT. Một số nguyên nhân được chỉ ra trong đó có việc chức năng, nhiệm vụ BVMT còn chồng chéo và không rõ ràng giữa các bộ, ngành, địa phương; máy móc thiết bị cũ kĩ, chắp vá, tỷ lệ tự chế rất cao, công nghệ sản xuất lạc hậu; sản xuất mang tính cá thể là phổ biến, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; trình độ học vấn, năng lực quản lý của người chủ sản xuất hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; thiếu mặt bằng sản xuất và vốn đầu tư còn hạn hẹp,Cuối cùng, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề Bắc Ninh gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của tỉnh. “Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế" của Nguyễn Lê Thu Hiền [76], đã nêu lên thực trạng môi trường sinh thái ở một số LNTT phục vụ du lịch ngày càng xuống cấp, ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và đến quá trình phát triển du lịch nơi đây. Trong số các giải pháp cơ bản mà tác giả đề xuất nhằm phát triển LNTT phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm cả nhóm 9 giải pháp ‘phát triển LNTT phục vụ du lịch bền vững gắn với BVMT’, cụ thể: xây dựng quy hoạch không gian LNTT hợp lý; trang bị các thiết bị thu gom phế thải, thay thế các công nghệ cũ, lạc hậu, xây dựng mương thu gom nước thải kiên cố; trồng cây xanh; giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho toàn bộ nhân viên, “Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng" của Trần Văn Thể [110], đã phân tích các đặc điểm sản xuất ở làng nghề chế biến nông sản làm phát sinh chất thải, từ đó lựa chọn các phương pháp phù hợp để đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh tại các làng nghề này. Trên cơ sở rà soát những vướng mắc, bất cập về công tác quản lý kết hợp với hiện trạng về ONMT và thiệt hại kinh tế, luận án đã đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, thực tiễn để quản lý làng nghề theo hướng giảm thiểu thiệt hại kinh tế hướng tới PTBV và BVMT làng nghề. “Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh” của Nguyễn Thị Mai Hương [83], đã đánh giá thực trạng của PTBV làng nghề trong những năm gần đây ở Bắc Ninh và đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy PTBV làng nghề, trong đó có nhóm giải pháp để cải thiện môi trường như: có các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu ONMT; có kế hoạch, lộ trình để từng bước tiến tới thực hiện triệt để việc tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, quy hoạch các LNTT và xây dựng hợp lý khu công nghiệp làng nghề mới và có kế hoạch quản lý tốt môi trường; triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng chất thải; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm BVMT cho các chủ sản xuất, người lao động và nhân dân, kết hợp với thanh tra xử phạt thích đáng đối với những trường hợp vi phạm các quy định về MTLN. * Về các bài báo, tạp chí: “Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững” của Lê Hải [74] đã đề một số giải pháp giảm thiểu ONMT làng nghề có tính khả thi và có hiệu quả trong điều kiện của Việt Nam hiện nay đó là giải pháp có sự tham gia của cộng đồng và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch. “Phát triển làng nghề và vấn đề bảo vệ môi trường trước hết là nước sạch” của Ngô Thái Hà [73] đã chỉ rõ vai trò ích lợi của sự phát triển làng nghề; vấn đề kiểm soát và xử lý rác thải môi trường hiện nay ở các làng nghề; chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm trong làng nghề và đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình ONMT ở các làng nghề như: tập trung các làng nghề theo hướng chuyên môn hóa để xử lý ô nhiễm; đề cao vai trò giám sát của chính quyền cơ sở và Nhà nước và giải pháp quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề. 10 “Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững” của Chu Thái Thành [108] đã chỉ ra những thách thức trong sự phát triển làng nghề hiện nay đó là hiện trạng ONMT gây ra bởi các hoạt động sản xuất làng nghề. Để giải quyết hậu quả ô nhiễm, tác giả đề xuất giải pháp: chú trọng chính sách PTBV làng nghề; quy hoạch không gian làng nghề; tăng cường quản lý môi trường tại các làng nghề; phát hiện và xử lý làng nghề gây ô nhiễm; tổ chức thí điểm triển khai áp dụng sản xuất sạch tại các làng nghề. “Hiện trạng và các giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Tạ Hoàng Tùng Bắc [5] đã chỉ ra rằng hầu hết các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều chưa có biện pháp thu gom, xử lý khí thải tập trung, chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải chưa được thu gom xử lý hoặc chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường; chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề ONMT nông thôn, tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của người dân trong các làng nghề. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ONMT làng nghề đối với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở sản xuất trong làng nghề. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề Thứ nhất là, nhóm các công trình nghiên cứu về THPL nói chung: là một trong những nội dung quan trọng của khoa học Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật. Nội dung này được các nhà Luật học, các nhà lý luận đề cập, nghiên cứu, bàn luận phân tích trên nhiều diễn đàn, song chủ yếu nhất là trong các cuốn giáo trình, sách giáo khoa, sách chuyên khảo của các cơ sở chuyên ngành luật ở nước ta. Có thể kể một vài công trình tiêu biểu như: * Về sách: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật”, của Nguyễn Văn Mạnh [90] đã nêu lên những điểm hạn chế trong lý luận về THPL mà các giáo trình hiện đang sử dụng trong các trường học, trên cơ sở đó đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong việc THPL và nêu lên những điểm cần bổ sung, những định hướng đổi mới, hoàn thiện hoạt động THPL. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nêu lên thực trạng THPL trong một số lĩnh vực của Quốc hội với việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; THPL của HĐND trong việc thực hiện chức năng giám sát, ban hành Nghị quyết và việc UBND các tổ chức thực hiện các Nghị quyết HĐND đã ban hành. “Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam”, của Nguyễn Minh Đoan [71], gồm 05 chương bàn sâu về THPL. Chương 1 được tác giả dành nghiên cứu về khái niệm, 11 mục đích, ý nghĩa và các hình thức THPL như: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Chương 2 đi sâu nghiên cứu về áp dụng pháp luật, những trường hợp cần áp dụng pháp luật, đặc điểm và các nguyên tắc cơ bản của áp dụng pháp luật, quyết định áp dụng pháp luật. Chương 3 nghiên cứu về quy trình thực hiện và áp dụng pháp luật. Chương 4 được dành để phân tích một số yếu tố và điều kiện cơ bản bảo đảm THPL. Chương 5 nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá hiệu quả THPL, thực trạng THPL ở Việt Nam và một số giải pháp nâng cao hiệu quả THPL ở Việt Nam. “Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật” của Trường Đại học Luật Hà Nội. Nội dung giáo trình đã dành chương X “Thực hiện pháp luật, áp dụng ...sự suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến suy thoái và ONMT tự nhiên, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của con người [64]. Từ những phân tích nêu trên tác giả đưa ra khái niệm về môi trường như sau: Môi trường là các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, phát triển của con người và sinh vật. Môi trường quan trọng là vậy nhưng hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên như đất, nước, không khí, hệ động, thực vật,... và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như trong phạm vi mỗi quốc gia. Việc môi trường bị hủy hoại diễn ra do nhiều yếu tố khác nhau. Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, cần phải kể đến việc gây ô nhiễm do hoạt động sản xuất của các làng nghề. Nguy cơ môi trường bị hủy hoại với những hậu quả nghiêm trọng của nó đã buộc các quốc gia phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm BVMT như: biện pháp chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học công nghệ, biện pháp giáo dục, biện pháp pháp lý. Trong các biện pháp BVMT thì biện pháp pháp lý có vai trò vô cùng quan trọng. * Khái niệm về pháp luật bảo vệ môi trường: Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, tồn tại nhiều loại quy phạm khác nhau, nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất chung cho toàn xã hội. Pháp luật do đó là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội. Tuy nhiên, mức độ đậm, nhạt của hai tính chất đó của pháp luật rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, đạo đức, quan điểm, đường lối và các trào lưu chính trị xã hội trong mỗi nước, ở một thời kỳ lịch sử nhất định. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN, là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do đó pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động. Pháp luật XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự, 23 thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước XHCN ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện. Pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc BVMT, chính con người trong quá trình khai thác các yếu tố trong môi trường đã làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh cách xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc BVMT. Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường; quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức BVMT. Đồng thời pháp luật còn quyết định các tiêu chuẩn môi trường, là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Pháp luật có vai trò BVMT trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến BVMT, có thể xảy ra giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với các doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước. Tranh chấp môi trường là tranh chấp liên quan tới việc khai thác, sử dụng các yếu tố trong môi trường. Từ những phân tích và luận giải trên, tác giả luận án đưa ra khái niệm về pháp luật BVMT như sau: Pháp luật về BVMT là hệ thống các QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc khai thác sử dụng, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành. * Khái niệm về pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề: Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của BVMT nói chung, BVMT làng nghề ở các vùng nông thôn nói riêng, đó là “một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc”. Do đó, nội dung và quy tắc thực hành BVMT làng nghề phải được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ BVMT làng nghề của công dân. Trên cơ sở khái niệm pháp luật về BVMT đã được xây dựng ở trên, tác giả luận án đưa ra khái niệm về Pháp luật về BVMT làng nghề như sau: Pháp luật về BVMT làng nghề là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước xây dựng, ban hành, hướng tới điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa Nhà nước, các cơ quan quản lý các cấp về BVMT làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề và công dân nhằm đảm bảo cho các chủ thể pháp luật phát huy quyền và thực hiện nghĩa vụ về BVMT ở các làng nghề địa phương. 24 Như vậy, pháp luật về BVMT làng nghề là tổng thể các quy định về BVMT trong các làng nghề; bao gồm các văn bản QPPL của Quốc hội, Chính phủ, Thông tư của các bộ ngành liên quan, các văn bản pháp quy của chính quyền địa phương nhằm cụ thể hóa các quy định về BVMT trong các làng nghề sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại hình làng nghề, ở từng địa phương; điều chỉnh các hành vi của xã hội nhằm giải quyết tình trạng ONMT làng nghề, suy thoái đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; là một trong các biện pháp hữu hiệu như: kinh tế, kỹ thuật, xã hội, văn hóa, sinh thái, hành chính pháp chế; là quá trình tiếp cận giải quyết các vấn đề về MTLN. Pháp luật về BVMT làng nghề chủ yếu nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phức tạp giữa hoạt động của con người sao cho có lợi cho sức khỏe và đời sống, sự phát triển toàn diện của con người, đồng thời gắn kết hài hòa giữa phát triển và bền vững môi trường. Pháp luật BVMT làng nghề ở nước ta có một số đặc điểm cơ bản sau đây: Một là, có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng, đa dạng, phức tạp, bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sản xuất ở các làng nghề; các quan hệ xã hội liên quan tới việc phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ONMT, sự cố môi trường, các quan hệ xã hội liên quan đến quản lý nhà nước về BVMT làng nghề; các quan hệ xã hội liên quan đến quan hệ quốc tế về BVMT làng nghề. Hai là, chứa đựng các loại QPPL thuộc nhiều ngành luật khác nhau, như Luật BVMT, Luật Hiến Pháp, Luật hành chính, Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật đất đai, Luật hình sự,.. Ba là, có hình thức thể hiện phong phú, gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật do nhiều loại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. 2.1.3. Khái niệm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, trách nhiệm THPL mang tính nguyên tắc do Hiến pháp quy định: ‘Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN’ các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp ở tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật [94]. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi Nhà nước phải ban hành pháp luật. Nếu pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống, hiệu quả điều chỉnh của các QPPL không cao, chứng tỏ quản lý Nhà nước kém hiệu quả. Do đó, xây dựng và THPL là đòi hỏi khách quan của quản lý Nhà nước, tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. 25 Thực hiện pháp luật là hành vi của con người được tiến hành phù hợp với yêu cầu của các QPPL. Khoa học pháp lý gọi đó là những hành vi hợp pháp. THPL là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. Để BVMT trước nguy cơ suy thoái và ô nhiễm đang diễn ra dưới tác động của con người và thiên nhiên, để phục vụ cho nhu cầu của con người và tốc độ phát triển của các làng nghề, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản QPPL về BVMT, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động BVMT. Tuy nhiên, để những quy định pháp luật về BVMT đi vào cuộc sống và trở thành hành vi xử sự hợp pháp của các chủ thể pháp luật về BVMT ở các làng nghề phát huy tác dụng của nó trong thực tiễn, Nhà nước phải giữ vai trò cốt yếu trong việc thực hiện và tổ chức THPL về BVMT ở các làng nghề, nhằm hạn chế tối đa sự gây ONMT do chất thải trong quá trình sản xuất, đồng thời khuyến khích tạo điều kiện để các cơ sở, hộ gia đình sản xuất nghề đầu tư cơ sở hạ tầng, tham gia THPL về BVMT ở các làng nghề. Từ lý giải trên, tác giả luận án đưa ra khái niệm THPL về BVMT làng nghề: là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về BVMT ở các làng nghề đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật về BVMT, nhằm phát huy tích cực, chủ động trong THPL về BVMT ở các làng nghề, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về BVMT đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành và bảo đảm sự PTBV. Nhà nước ta là nhà nước XHCN, do đó THPL về BVMT làng nghề đồng thời phải dựa trên cơ sở giáo dục thuyết phục. THPL bằng phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật là để mọi tổ chức, mọi người dân nâng cao ý thức pháp luật, tự giác tuân thủ chấp hành pháp luật, làm những điều pháp luật cho phép. Đối với các trường hợp vi phạm, các biện pháp tổ chức, hành chính, kinh tế sẽ được áp dụng, tùy theo mức độ vi phạm. Pháp luật nào cũng có tính cưỡng chế thi hành, vì vậy cưỡng chế thi hành pháp luật BVMT làng nghề là cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta không tuyệt đối hóa các biện pháp cưỡng chế THPL về BVMT làng nghề. Mục đích cưỡng chế không nhằm trừng trị, trấn áp về thể xác, tinh thần mà nhằm phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật có tổ chức. Cùng với việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế, Nhà nước cố gắng thể hiện trong pháp luật BVMT làng nghề những tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân, làm cho pháp luật BVMT làng nghề có tính thuyết phục, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật BVMT làng nghề để mỗi người dân nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của pháp luật BVMT làng nghề và thực hiện nghiêm chỉnh nó. 26 Thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề chính là thực hiện BVMT ở các làng nghề nên có những đặc điểm khác với THPL trong các lĩnh vực khác. Nghiên cứu THPL về BVMT làng nghề là THPL về một lĩnh vực cụ thể liên quan đến nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội, kỹ thuật và công nghệ. Vì vậy, ngoài những đặc điểm THPL nói chung, còn có những đặc điểm riêng biệt, khác với THPL trong các lĩnh vực khác ở cả chủ thể, phạm vi, nội dung và hình thức thực hiện. Những đặc điểm riêng của THPL về BVMT làng nghề được tác giả luận án tách riêng thành một mục và lần lượt được trình bày ngay sau đây. 2.2. CHỦ THỂ, NỘI DUNG, HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 2.2.1. Chủ thể thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề Cũng như trong các quan hệ pháp luật khác, cá nhân, tổ chức để trở thành chủ thể trong quá trình THPL về BVMT làng nghề thì cần phải có năng lực chủ thể, có nghĩa là có năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật dân sự. Trong các quan hệ pháp luật, các bên chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định, quyền bên này ứng với nghĩa vụ bên kia và ngược lại. Cũng như trong các quan hệ pháp luật khác, cá nhân, tổ chức để trở thành chủ thể trong quá trình THPL về BVMT làng nghề thì cần phải có năng lực chủ thể. Các chủ thể tham gia THPL về BVMT làng nghề bao gồm: Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước: là chủ thể được Nhà nước giao quyền quản lý và tổ chức THPL về BVMT làng nghề. Có 2 nhóm cơ quan quản lý nhà nước trong THPL về BVMT làng nghề, đó là: Nhóm thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền, bao gồm Chính phủ và UBND các cấp. Chính phủ thống nhất quản lý về nhà nước THPL về BVMT làng nghề trong phạm vi cả nước. UBND các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và quản lý việc THPL về BVMT tại làng nghề. Nhóm thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn trong THPL về BVMT làng nghề gồm có: Bộ TNMT, Sở TNMT, Phòng TNMT của UBND quận/huyện. Sự phân cấp quản lý và chức năng của các cơ quan quản lý này trong phát triển và BVMT làng nghề được Chính phủ phân công như sau: - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn toàn quốc đến năm 2020 (qui định tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006), cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp là Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối. - Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý các cụm, điểm công nghiệp ở cấp huyện và các doanh nghiệp công nghiệp địa phương (qui định tại Nghị định 27 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007), cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp là Cục Công nghiệp địa phương. - Bộ TNMT chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến BVMT cả nước. Tổng Cục môi trường là cơ quan quản lý, kiểm soát ONMT trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,... trong đó có MTLN (Quyết định 132/2008/QĐ- TTg ngày 30/9/2008). - Sở TNMT: có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện thực hiện điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm ở làng nghề; xây dựng kế hoạch, giải pháp, xử lý ONMT làng nghề trên địa bàn tỉnh; trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; phối hợp với Sở Tài chính trong việc phân bố và theo dõi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí từ sự nghiệp môi trường cho các địa phương làng nghề; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN), Sở Công Thương thực hiện hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải, kỹ thuật áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường; các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng; chủ trì hoặc phối hợp các Sở Y tế, Sở Công Thương, UBND các cấp huyện, thị xã và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, đại diện cộng đồng dân cư tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường, kiểm soát ô nhiễm ở làng nghề; tổ chức thu phí môi trường đối với nước thải, khí thải và CTR phát sinh từ các cơ sở trong làng nghề theo quy định; thẩm định Báo cáo ĐTM, Đề án BVMT chi tiết theo thẩm quyền đối với các cơ sở trong làng nghề; thực hiện quan trắc MTLN; chủ trì và phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn cơ sở thực hiện các quy định pháp luật kiểm soát ô nhiễm ở làng nghề theo thẩm quyền. Giám sát thực hiện công khai thông tin về môi trường ở làng nghề trên địa bàn; Báo cáo Bộ TNMT về hiện trạng hoạt động, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề. - Phòng TNMT của UBND quận/huyện: là cơ quan chuyên môn chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện. Phòng TNMT tham mưu, giúp UBND quận/huyện thực hiện quản lý nhà nước kiểm soát ô nhiễm tại các làng nghề, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở TNMT. - Cán bộ quản lý môi trường cấp xã, phường và thị trấn: hiện nay thường là cán bộ địa phương kiêm nghiệm, công việc chính là quản lý đất đai (số lượng công việc rất nhiều, chiếm gần hết thời gian), việc thực hiện trách nhiệm về quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm rất khó khăn. Thứ hai, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làng nghề: là một trong những chủ thể trực tiếp tham gia và có vai trò rất quan trọng trong THPL về BVMT làng nghề. Chủ thể này có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về đánh giá môi trường như ĐTM, cam kết BVMT hoặc lập đề án BVMT chi tiết, đề xuất BVMT đơn giản theo 28 quy định của pháp luật hiện hành,... Bên cạnh đó, chủ thể này phải thực hiện tốt các thỏa thuận trong hương ước, quy ước của địa phương. Đối với công tác quản lý chất thải, các cơ sở này phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm soát tiếng ồn, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và thực hiện các biện pháp xử lý tại chỗ như thu gom, xử lý toàn bộ lương nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động và khí thải; đảm bảo nước thải, khí thải sau khi được xử lý đạt quy chuẩn xả thải theo quy định của pháp luật hiện hành; phải đảm bảo thực hiện tốt các khâu từ thu gom, phân loại, vận chuyển, tập kết CTR đúng nơi quy định. Pháp luật còn quy định các cơ sở này phải có trách nhiệm tiếp cận và vận hành đúng các quy định các hạng mục công trình xử lý chất thải nếu được chọn đầu tư; chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng hơn trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các cơ sở này phải thực hiện di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc chấp hành các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; Trường hợp xảy ra sự cố cháy, nổ, rò rỉ hóa chất, phát tán ô nhiễm thì phải báo cáo ngay cho UBND cấp xã để chỉ đạo xử lý và khắc phục kịp thời; đóng góp kinh phí xây dựng, vận hành duy tu, bảo dưỡng và cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về BVMT làng nghề; nộp phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đầy đủ và đúng hạn; đối với chất thải nguy hại, cần phân loại, lưu giữ và chuyển cho đơn vị có giấy phép hành nghề theo quy định; nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí BVMT đối với nước thải, khí thải và CTR cũng như các loại phí, lệ phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND cấp xã về tình hình phát sinh và xử lý chất thải của cơ sở mỗi năm một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan quản lý có thẩm quyền,... Như vậy, pháp luật Việt Nam đã có sự điều chỉnh các quy định về trách nhiệm THPL về BVMT làng nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại làng nghề theo sát với các quy định và thông lệ quốc tế. Tuy chưa thể nói là hoàn chỉnh nhưng đó đã là một bước tiến dài và tiến bộ trong quy định về trách nhiệm THPL về BVMT làng nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ so với thông lệ tốt trên thế giới. Thứ ba, cộng đồng dân cư sinh sống ở các làng nghề cũng là chủ thể THPL về BVMT làng nghề dù không tham gia sản xuất trong các làng nghề. Các chủ thể này đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động đánh giá môi trường, cụ thể là: từ khâu lập báo cáo ĐTM, chủ dự án đã phải tổ chức tham vấn ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư. Tiếp đó đến khâu thẩm định và giám sát sau thẩm định ĐTM, pháp luật quy định cộng đồng dân cư có quyền đưa ra ý kiến đồng ý hay không đồng ý đối với cách đặt dự án tại khu vực họ đang sinh sống hay đối với các phương án THPL về BVMT của dự án. Họ có quyền kiểm tra, giám sát và phát hiện những hành vi vi phạm trong quá trình THPL về đánh giá môi trường và các chủ thể khác... 29 Đặc biệt, liên quan đến hoạt động THPL về BVMT tại các làng nghề, trách nhiệm của tổ chức tự quản về BVMT cũng được quy định một cách rõ ràng, cụ thể. Đây là tổ chức được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm. Trong quá trình THPL về BVMT tại các làng nghề, Tổ chức tự quản về BVMT có trách nhiệm: bố trí lực lượng, phương tiện và thiết bị thu gom, vận chuyển CTR đến các nơi tập kết theo quy định; Thực hiện việc quản lý, vận hành, duy tu, cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về BVMT theo sự phân công của UBND cấp xã; Niêm yết các quy định và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện giữ gìn vệ sinh và BVMT của cơ sở trên địa bàn theo phân công của UBND cấp xã; xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước có nội dung THPL về BVMT làng nghề; tuyên truyền, vận động nhân dân xoá bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường; khi phát hiện các dấu hiệu bất thường về ONMT hoặc sự cố môi trường hoặc các hành vi vi phạm quy định pháp luật về BVMT tại địa bàn được phân công quản lý, thì xử lý đúng thẩm quyền hoặc báo cáo ngay cho UBND cấp xã; báo cáo UBND cấp xã về hiện trạng hoạt động, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định. Với những quy định trên đây về trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong THPL về BVMT do các hoạt động của làng nghề gây ra bước đầu đã tạo được những chuyển biến đáng kể trong việc THPL về BVMT làng nghề. 2.2.2. Nội dung thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề Cùng với sự phát triển của làng nghề thì ONMT do làng nghề gây ra cũng ngày càng tăng, vấn đề BVMT làng nghề ngày càng mang tính cấp bách, vì vậy mà BVMT làng nghề được đề cập ở nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước như Nghị Quyết 41- NQ/TW năm 2004 của bộ chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước [7], Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010, chương trình nghị sự 21 của Việt Nam...; hoặc trong các văn bản QPPL như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và hàng loạt văn bản dưới luật đã ban hành như Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT của Bộ TNMT [22]. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy THPL về BVMT ở các làng nghề vùng ĐBSH bao gồm các nội dung sau: Thứ nhất: Thực hiện pháp luật về bảo vệ nguồn nước trong môi trường làng nghề: như trên phân tích, do lịch sử phát triển, các làng nghề thường tập trung gần các con sông, do đó các chất thải của quá trình sản xuất làng nghề nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước trong các làng nghề. Do đó, các hành vi thải các chất độc hại, chất phóng xạ, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật vào nguồn nước bị nghiêm cấm. Đây là nội dung mà các cơ sở tham gia sản xuất ở các làng nghề phải tuân thủ khi THPL về bảo vệ nguồn nước trong môi trường làng nghề. 30 - Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch: nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng, bảo vệ để điều hòa nguồn nước. Các ao, hồ, kênh, mương, rạch phải được quy hoạch để cải tạo, bảo vệ. Các tổ chức, cá nhân sản xuất làng nghề không được lấn chiếm, xây dựng trái phép các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập kế hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ONMT, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị. - Bảo vệ môi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và chất thải phóng xạ vào nguồn nước ngầm dưới đất. Kho chứa hóa chất, khu chôn lấp chất thải nguy hại phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật và có biện pháp ngăn các hóa chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nước ngầm dưới đất phải có trách nhiệm xử lý ô nhiễm. - Đối với nước sông: các cơ quan quản lý nhà nước, cần thực hiện việc kiểm soát và xử lý ONMT nước lưu vực sông theo quy định, cụ thể: thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý chất thải đổ vào lưu vực sông; định kỳ quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông và trầm tích; điều tra, đánh giá sức chịu tải của sông; công bố các đoạn sông, dòng sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải; xác định hạn ngạch xả nước thải vào sông; xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường dòng sông, đoạn sông bị ô nhiễm; quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường nước, trầm tích sông xuyên biên giới và chia sẻ thông tin trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế; xây dựng và tổ chức thực hiện đề án BVMT lưu vực sông; công khai thông tin về môi trường nước và trầm tích của lưu vực sông cho các tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng nước sông. UBND cấp tỉnh cần công khai thông tin các nguồn thải vào lưu vực sông, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào lưu vực sông, tổ chức đánh giá sức chịu tải của sông; ban hành hạn ngạch xả nước thải vào sông; công bố thông tin về những đoạn sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải, tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ONMT lưu vực sông; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện đề án BVMT lưu vực sông. Bộ TNMT có trách nhiệm đánh giá chất lượng môi trường nước, trầm tích ở các lưu vực sông liên tỉnh và xuyên biên giới; điều tra, đánh giá sức chịu tải, xác định hạn ngạch xả nước thải phù hợp với mục tiêu sử dụng nước và công bố thông tin; ban hành, hướng dẫn thực hiện QCKT môi trường nước và trầm tích lưu vực 31 sông; ban hành, hướng dẫn việc đánh giá sức chịu tải của lưu vực sông, hạn ngạch xả nước thải vào sông liên tỉnh, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường các dòng sông, đoạn sông bị ô nhiễm; tổ chức và chỉ đạo hoạt động BVMT lưu vực sông liên tỉnh; Tổ chức đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm, mức độ thiệt hại và tổ chức xử lý ô nhiễm lưu vực sông liên tỉnh; tổng hợp thông tin về chất lượng môi trường nước, trầm tích các lưu vực sông, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án BVMT lưu vực sông liên tỉnh. Ngày 18/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1435/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 [123], gồm 06 nhóm nhiệm vụ ưu tiên chính trong đó ưu tiên tập trung vào nhóm khắc phục ô nhiễm và nhóm ngăn ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường. Thứ hai: Thực hiện pháp luật về bảo vệ không khí trong môi trường làng nghề: việc thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại chưa được xử lý vào không khí hoặc gây tiếng ồn, độ rung vượt quá QCKT môi trường là tuyệt đối bị nghiêm cấm. Do đó, các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá và kiểm soát. Cụ thể là: - Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở làng nghề phát thải khí tác động xấu đến môi trường cần có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm QCKT môi trường. Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các làng nghề gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư. - Về phía Cơ quan quản lý nhà nước: có trách nhiệm theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và công bố công khai thông tin; trường hợp môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử lý kịp thời. Nguồn phát thải khí phải được xác định về lưu lượng, tính chất và đặc điểm của khí thải. Việc xem xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường không khí, bảo đảm không có tác động xấu đến con người và môi trường. Trong số các khí gây ONMT không khí, các khí nhà kính có thể gây ra mối nguy hiểm toàn cầu, do đó việc quản lý khí nhà kính được quy định rõ trong Luật BVMT 2014. Cụ thể là: xây dựng hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính; thực hiện các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội; quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng, bảo vệ và phát triển 32 các hệ sinh thái; kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; hình thành và phát triển thị trường tín chỉ các-bon trong nước và tham gia thị trường tín chỉ các-bon thế giới. Bộ TNMT chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan tổ chức kiểm kê khí nhà kính, xây dựng báo cáo quốc gia về quản lý phát thải khí nhà kính phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thứ ba: Thực hiện pháp luật về xử lý các chất thải trong môi trường làng nghề: Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy. Chất thải thông thường có lẫn chất thải nguy hại vượt ngưỡng quy định mà không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại. Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng phải được phân loại [100]. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở các làng nghề cần bố trí mặt bằng tập kết chất thải trong phạm vi quản lý, khi làm phát sinh chất thải thì phải có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về BVMT có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức việc thu gom sản phẩm thải bỏ; lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải trên địa bàn; đầu tư xây dựng, tổ chức vận hành công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải trên địa bàn; ban hành, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý có trách nhiệm: đánh giá, dự báo nguồn phát thải nguy hại và lượng phát thải, khả năng thu gom, phân loại tại nguồn, khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng, vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý, công nghệ xử lý chất thải nguy hại và phân công trách nhiệm cho các đơn vị dưới quyền. - Với CTR thông thường: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làng nghề làm phát sinh CTR thông thường có t... tiêu thống kê chủ yếu của toàn quốc và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Hà Nội. 69. Nguyễn Chí Dĩnh (2005), Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 70. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Nguyễn Minh Đoan (2010), Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. Nguyễn Duy Hà (2008), Quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 73. Ngô Thái Hà (2009), “Phát triển làng nghề và vấn đề bảo vệ môi trường trước hết là nước sạch”, Tạp chí Cộng sản, (8). 74. Lê Hải (2006), “Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (3), tr.51-52. 75. Vũ Thu Hạnh (2004), Xậy dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội. 76. Nguyễn Lê Thu Hiền (2014), Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừ Thiên Huế, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 77. Nguyễn Thị Hiền (2003), “Phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông hồng”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (1). 78. Hội đồng Nhà nước (1984), Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, Hà Nội. 79. Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng (2013), Nghị quyết số 23/2013/NQ- HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2020, Hải Phòng. 163 80. Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng (2014), Nghị quyết số 33/2014/NQ- HĐND về thông qua quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hải Phòng. 81. Học viện Tài Chính (2008), Giáo trình kinh tế môi trường, Nxb Tài chính, Hà Nội. 82. Lưu Việt Hùng (2009), Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Lao động xã hội, Hà Nội. 83. Nguyễn Thị Mai Hương (2011), Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Trường Đại học kinh tế, Hà Nội. 84. Nguyễn Thị Thu Hường (2008), Thực hiện pháp luật môi trường ở tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ Luật, Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 85. Phạm Thị Huyền (2013), “Mô hình mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản: Phiên bản nào cho Việt Nam?”, Tạp chí Công thương, (5). 86. K. Kalman (1999), Cơ sở xã hội học pháp luật, Đức Uy biên dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 87. Linh Lan (2011), Ô nhiễm môi trường làng nghề: Cần có chế tài đủ mạnh, trang [truy cập ngày 30/7/2014]. 88. Nguyễn Thị Ngọc Lanh (2013), Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững, Luận án tiến sĩ Luật, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nôi. 89. Ngô Trà Mai (2008), Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường một số làng nghề tỉnh Hà Tây, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội. 90. Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên) (2009), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 91. Hồ Kỳ Minh (2011), Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi, Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Đà Nẵng. 92. Lê Kim Nguyệt (2012), “Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (28). 93. Lê Kim Nguyệt (2014), Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 94. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Nxb Sự thật, Hà Nội. 164 95. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 96. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Di sản văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 97. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Luật số 37/2009/QH12, Hà Nội. 98. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 99. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 101. REDS.VN chuyên trang môi trường (2013), Bài học bảo vệ môi trường từ luật pháp Singapore, tại trang [truy cập ngày 30/9/2013]. 102. Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nam Định (2013), Quyết định số 2352/QĐ- STNMT ngày 13/12/2013 về việc ban hành Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2014, Nam Định. 103. Ngọc Sơn (theo Reuters) (2006), Sông Dương Tử sắp chết, tại trang [truy cập ngày 15/3/2013]. 104. Lê Xuân Tâm (2014), Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 105. Tân Hoa Xã Vnexpress (2007), Sông Dương Tử ô nhiễm không thể vãn hồi, tại trang [truy cập ngày 15/3/2013]. 106. Đỗ Thị Thạch (2006), Khôi phục và phát triển làng nghề ở vùng Đồng bằng sông Hồng nước ta hiện nay, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 107. P. Thanh (2011), Rà soát thực hiện luật môi trường tại các làng nghề, tại trang [truy cập ngày 31/7/2015]. 108. Chu Thái Thành (2009), “Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Cộng sản, (11). 109. Đỗ Nam Thắng (2010), “Kinh nghiệm quốc tế về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và đề xuất định hướng cho Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, (7). 165 110. Trần Văn Thể (2015), Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 111. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội. 112. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 phê duyệt chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010, Hà Nội. 113. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 02/02/2005 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. 114. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012, Hà Nội. 115. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/04/2008 về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích, Hà Nội. 116. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 117. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 05/07/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích, Hà Nội. 118. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/09/2012 phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 166 119. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/04/2013 phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 120. Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 121. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, Hà Nội. 122. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 123. Thủ tướng chính phủ (2014), Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 18/08/2014 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020, Hà Nội. 124. Thủ tướng chính phủ (2015), Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, Hà Nội. 125. Tổng cục thống kê (2013), Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo địa phương, Hà Nội. 126. Trung tâm Nghiên cứu khoa học - Viên Nghiên cứu lập pháp (2013), Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường, Hà Nội. 127. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 128. Ủy ban bảo vệ môi trường sông Nhuệ - Đáy (2013), Quyết định số 02/QĐ-UBSNĐ ngày 5/3/2013 về việc ban hành quy chế quản lý, chia sẻ thông tin, dữ liệu môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy trên cổng thông tin điện tử, Hà Nội. 129. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2014), Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 10/4/2014 triển khai thực hiện Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh. 130. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2014), Quyết định số 551/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu thương mại, dịch vụ làng nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Bắc Ninh. 167 131. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2015), Công văn số 2361/UBND-TNMT số 31/8/2015 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá đối với hoạt động, quản lý sử dụng đất đai, Bắc Ninh. 132. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2000), Quyết định số 349/2000/QĐ-UB ngày 27/4/2000 về việc ban hành Quy định bảo vệ nguồn nứoc, các công trình cấp nước, quản lý, khai thác, cung cấp, sử dụng nước đô thị tỉnh Hà Nam, Hà Nam. 133. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2006), Chỉ thị số 13/2006/CT-UBND ngày 18/5/2006 về việc tăng cường công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh, Hà Nam. 134. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2013), Chỉ thị số 968/UBND-CT ngày 12/6/2013 về việc tăng cường công tác quản lý xây dựng, sử dụng đất đai tại các cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn tỉnh, Hà Nam. 135. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2013), Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 27/5/2013 về quy định công tác tổ chức quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, Hà Nam. 136. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2008), Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ngày 19/11/2008 về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Hải Dương. 137. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2010), Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí địa chính, lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, nước mặt, xả nước thải, Hưng Yên. 138. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2012), Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 về việc thành lập Ban điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015, Hưng Yên. 139. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2014), Công văn số 220/UBND-VP3 ngày 29/8/2014 về việc tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy đến năm 2020, Ninh Bình. 140. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2012), Quyết định số 3594/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030, Quảng Ninh. 168 141. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Quyết định số 45/2008/QĐ-UBND ngày 25/9/2008 về việc ban hành Quy định về quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong phạm vi hộ gia đình không phải xin phép và trường hợp không phải xin phép nhưng phải đăng ký trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc. 142. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 23/1/2014 ban hành Quy định về bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc. 143. Nguyễn Vân, (2013), Từ mô hình mỗi làng một sản phẩm ở Nhật Bản, tại trang [truy cập ngày 15/3/2013]. 144. Phạm Thị Thanh Xuân (2009), Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ Luật, Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 145. Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. Tài liệu tiếng nước ngoài 146. С.А.Балашенко, Е.В. Лаевская (2006), Судебная защита права на благоприятную окружающую среду: проблемы теории и практики, Судовы веснік, 4, 34-37. 147. Z. Fan (2011), Marginal Opportunity Cost Pricing for Wastewater Disposal: A case study of Wuxi, China. EAPSEA, Manila. 148. T. Kaisorn, D. Phousavanh, K. Somphone (2009), An assessment of paper mill wastewater impacts and treatment options in Vientiane Capital City, Lao. Report in ’Economy and Environment Program for Southeast Asia’ (EEPSEA). 149. Korea - World Bank (2010), Environmental Management for Traditional Craft Villages in Vietnam, 150. P.N. Lal (1990), Conservation or conversion of mangrove in Fiji: an ecological economic analysis. Occational paper No. 11. Environment and Policy Institute. East West Center, Hawaii, 120p. 151. A.T. Loh (1998), The experience of Singapore in the control of pollution, Singapore Journal of International & Comparative Law, 2: 507 - 510. 169 152. W. Magrath and P. Arens (1989), The costs of soil erosion on Java. Environmental Deaprtment Working paper, World Bank, Washington D.C., USA. 153. S. Mahanty, T.D. Dang and G. H. Phung (2012), Crafting sustainability: managing water pollution in Vietnam’s craft villages, Society & Natural Resources: An International Journal, 26: 717-732. 154. The National Assembly of the Republic of China (1979), Environmental Protection Law, [accessed 12/07/2015]. 155. The National Assembly of the Republic of China (1989), Environmental Protection Law, [accessed 12/07/2015]. 156. The National Assembly of the Republic of China (1996), Law on Prevention and Control of environmental noise pollution, website environment/2007-08/20/content_1034448.htm, [accessed 13/07/2015]. 157. The National Assembly of the Republic of China (1996), Law on Prevention and Control of water pollution, 04/17/content_1207459.htm, [accessed 14/07/2015]. 158. The National Assembly of the Republic of China (2000), Law on Prevention and Control of atmospheric pollution, website Law/2007-12/12/content_1383930.htm, [accessed 14/07/2015]. 159. The National Assembly of the Republic of China (2004), Law on Prevention and Control of environmental pollution by solid waste, website [accessed 13/07/2015]. 160. The Singapore parliament (1971), The Clean Air Act, website [accessed 20/07/2015]. 161. The Singapore parliament (1998), Hazardous Waste (Control of Export, Import and Transit) Act, website protection/chemical-safety/multilateral-environmental-agreements/hazardous- waste-(control-of-export-import-and-transit)-act-1997-and-its-regulation, [accessed 20/07/2015]. 170 162. The Singapore parliament (1999), Sewerage and Drainage Act, website [accessed 23/07/2015]. 163. The Singapore parliament (2001), Environmental Public Health Act, website [accessed 23/07/2015]. 164. The Singapore parliament (2002), Environmental Protection and Management Act, [accessed 25/07/2015]. 165. Теория государствa и правa /Под. pедакцией Aлeкcaндpoв Н. Г./, изд. Юрид. Литература, Москва (1974). 166. Теория государствa и правa /Под. pедакцией Maтyзoвa Н. И., Maлыко A.B./, изд. Юристь, Москва (2001). 167. T. Ushiyama (1981), Environment Pollution Control in Japan - Development and Characteristics, Waseda Bulletin of Comparative Law, Vol1. 171 PHỤ LỤC Phụ lục 1 CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - Thành phố Hà Nội: Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 ban hành Quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn Thành phố Hà Nội;Quyết định số 7209/2013/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2013 phê duyệt đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2015; Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 10/7/2013 về triển khai chương trình “Hạn chế sử dụng túi nylon vì môi trường” năm 2013; Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 27/8/2013 tăng cường quản lý trật tự giao thông, đô thị, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường dọc tuyến sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu; Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2014 về việc thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 4929/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2014 phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Hà Nội đến năm 2030; Quyết định số 5168/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi sông Nhuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội tỷ lệ 1/500; Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 quy định về Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội. - Tỉnh Hải Dương: Quyết định số 56/2008/QĐ-ƯBND ngày 19/11/2008 về việc “Ban hành Quy định về BVMT ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. (Điều 13 quy định về trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, hộ làm nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ); Quyết định số 13/2009/QĐ-UB ngày 113/5/2009 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành "Quy định về việc công nhận làng nghề công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương". - Tỉnh Nam Định: Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 22/7/2013 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT; HĐND thành phố Nam Định đã ban hành Nghị quyết số 28/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 về việc quy định mức thu phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Nam Định. + Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã ban hành các kế hoạch, quyết định về công tác BVMT đặc biệt là MTLN bao gồm: Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 26/4/2013 về 172 thực hiện một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ; Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 15/10/2013 Triển khai thực hiện Đề án Tổng thể BVMT làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Đề án tổng thể BVMT làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 557/QĐ- TTg ngày 11/4/2013; Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 10/10/2013 của UBND tỉnh Triển khai thực hiện Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 22/7/2013 của Tỉnh ủy; Quyết định số 1011/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề cương chi tiết quy hoạch BVMT đến năm 2020 trên địa ban tỉnh Nam Định; Quyết định 533/QĐ-UBND ngày 16/4/2013 về việc phê duyệt danh sách xử lý các cơ sở gây ô nhiêm môi trường trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2012; Quyết định số 880/QĐ-UBND ngày 27/5/2013 về việc phê duyệt dự án “Xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện MTLN miến, bánh đa - Làng Phượng, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định”; Quyết định 881/QĐ- UBND ngày 27/5/2013 về việc phê duyệt dự án “Xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường LNTT ươm tơ, xe tơ Cổ Chất tại Thôn cổ Chất, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định”; Quyết định số 882/QĐ-UBND ngày 27/5/2013 về việc phê duyệt dự án “Xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện MTLN bún Phong Lộc, phường Cửa Nam, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định”; Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 19/7/2013 về việc phê duyệt dự án “Khắc phục ô nhiễm và cải thiện MTLN cơ khí Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định”. + Sở TNMT đã ban hành 05 công văn, hướng dẫn: Công văn số 402/STNMT- CCMT ngày 05/4/2013 gửi UBND các huyện, thành phố về việc đôn đốc yêu cầu thực hiện các quy định về BVMT đối với các cơ sở đang hoạt động; Hướng dẫn 1206/HD- STNMT ngày 13/8/2013 về mội số giải pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý cục bộ nước thải, khí thải và CTR nhằm giảm thiểu ONMT làng nghề Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực; Công văn số 598/STNMT-CCMT ngày 9/5/2013 gửi UBND huyện Nam Trực về việc khắc phục các vấn đề môi trường trên địa bàn huyện Nam Trực; trong đó đề nghị UBND huyện Nam Trực chỉ đạo việc hướng dẫn, tuyên truyền đối với các cơ sở trên địa bàn huyện và các hộ sản xuất trong làng nghề chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT, lập thủ tục về môi trường; chỉ đạo kiểm tra và xử lý các trường hợp sản xuất gây ONMT theo quy định của pháp luật về BVMT; Hướng dẫn số 2275/STNMT-CCMT ngày 06/12/2013 về thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại các xã chưa xây dựng BCL xử lý rác thải quy môi cấp xã; Hướng dẫn 2276/STNMYT-CCMT ngày 06/12/2013 hướng dẫn về thu gom, phân loại và vận hành bãi chôn lấp, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn quy mô cấp xã. 173 - Tỉnh Bắc Ninh: Quyết định số 76/2000/QĐ-UBND: ban hành ngày 26/7/2000 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc tăng cường công tác BVMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 2218/QĐ-CT: ban hành ngày 11/11/2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt đề án Quy hoạch môi trường tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2020 và kế hoạch BVMT tỉnh giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 404/QĐ-UBND: ban hành ngày 28/3/2007 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt kết quả điều tra đánh giá hiện trạng chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND: ban hành ngày 09/4/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy chế BVMT làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 84/2008/QĐ- UBND: ban hành ngày 14/2/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy chế BVMT làng nghề; Công văn số 1214/UBND-NN: ngày 17/10/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc xây dựng dự án cải thiện chất lượng môi trường khu vực sông Ngũ Huyện Khê; Công văn số 1874/UBND-NN: ngày 13/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc đánh giá công tác BVMT giai đoạn 2006 - 2009. - Tỉnh Hà Nam: Chỉ thị số 25- CT/TU ngày 30/5/2005 của Tỉnh ủy về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CHH, HĐH hóa đất nước; Kế hoạch số 453/KH - UBND ngày 31/5/2005 về Kế hoạch hành động của UBND tỉnh Hà Nam về việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị, chương trình hành động của Chính phủ và chỉ thị số 25 - CT/TU ngày 30/5/2005 của Tỉnh ủy về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hóa đất nước; Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 16/01/2008 của UBND tỉnh về ban hành Quy định BVMT trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 12/10/2010 về Quy định BCMT lành nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam và đã triển khai thực hiện từ đâu năm 2011; Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND, ngày 27/5/2013 của UBND tỉnh Hà Nam về việc quy định Công tác tổ chức quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Kế hoạch số 992/KH-UBND ngày 05/06.2013 về việc tổ chức thực hiện Đề án tổng thể BVMT làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. - Tỉnh Hưng Yên: Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 14/01/2010 về ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, LNTT; Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 29/4/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định BVMT tỉnh Hưng Yên; Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyêt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2020, định hướng 2030; Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 16/02/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025; Nghị quyêt số 11-NQ /TU ngày 21/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ONMT trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 01/02/2013 của UBND tỉnh 174 tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ONMT trên địa bàn tỉnh và Chương trình hành động số 51/CTr-UBND ngày 26/4/2013 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 21/3/2013 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 21/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyêt Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013-2020. - Hải Phòng: Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 16/01/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Hải Phòng đến năm 2020; Quyết định số 1342/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho nông thôn thành phố Hải Phòng đến năm 2020; Công văn số 4444/UBND-NN ngày 04/8/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Về việc chủ trương xây dựng Chương trình bảo tồn và Phát triển làng nghề thành phố Hải Phòng đến năm 2020; Quyết định số 1999/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2012 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới thu gom CTR nông thôn thông thường trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020; Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND ngày 25/7/2013 về thu phí vệ sinh trên địa bàn nông thôn trực thuộc thành phố Hải Phòng. - Ninh Bình: Quyết định số 1329/2005/QĐUB ngày 4/7/2005 của UBND tỉnh về tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục xét, công nhận làng nghề tỉnh Ninh Bình. - Vĩnh Phúc: Quyết định số 01/2012/QĐ - UBND ngày 10/01/2012 của UBND tỉnh VP ban hành Quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải trên địa bàn tỉnh VP; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 26/QĐ - UBND ngày 05/01/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 6291/KH - UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ - CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh BVMT. Ngoài ra, trong năm 2013, Sở TN&MT đã và đang xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể BVMT làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và đang triển khai xin ý kiến góp ý của các Sở Ngành, UBND các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh theo nội dung Văn bản số 1616/STNMT - CCBVMT ngày 26/12/2013; Quy định về BVMT khu vực nông thôn... - Thái Bình: UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành một số văn bản liên quan đến hoạt động quản lý làng nghề như sau: Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 6/11/2009 quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Chương trình hành động số 02/CTHĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình ngày 10/7/2013 về việc thực hiện nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT. 175 Phụ lục 2 KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Phân loại cơ sở Hình thức xử lý hành chính đã áp dụng Phạt tiền TT Tên địa phương/bộ/ ngành Số cơ sở được kiểm tra Số cơ sở được thanh tra Gây ONMT Gây ONMT nghiêm trọng Cảnh cáo Số cơ sở Số tiền phạt (VNĐ) Số cơ sở phải di dời Số cơ sở bị đình chỉ hoạt động Ghi chú I Năm 2006 1 Bắc Ninh 35 2 Thái Bình 10 Chưa thực hiện đúng cam kết trong bản đăng ký tiêu chuẩn môi trường II Năm 2007 Nam Định Làng nghề Vân Chàng 05 03 1 Làng nghề Thành Lợi 01 Kết quả phân tích nằm trong giới hạn cho phép 11 06 01 03 34.000.000 2 Thái bình 16 04 09 9 176 Phân loại cơ sở Hình thức xử lý hành chính đã áp dụng Phạt tiền TT Tên địa phương/bộ/ ngành Số cơ sở được kiểm tra Số cơ sở được thanh tra Gây ONMT Gây ONMT nghiêm trọng Cảnh cáo Số cơ sở Số tiền phạt (VNĐ) Số cơ sở phải di dời Số cơ sở bị đình chỉ hoạt động Ghi chú III Năm 2008 1 Bắc Ninh 02 02 02 72.000.000 Cụm CN làng nghề giấy Phong Khê 09 09 09 Cụm CN làng nghề xã Thái Phương 2 Thái Bình 18 07 07 70.000.000 02 IV Năm 2009 1 Hà Nội 06 01 03 01 04 03 52.300.000 0 0 Nam Định CCN làng nghề Xuân Tiến 19 02 Lấy mẫu 03 cơ sở 2 CCN làng nghề Yên Xá 06 Không tiến hành lấy mẫu 11 01 01 27.000.000 3 Thái Bình 34 04 04 64.000.000 01 V Năm 2010 1 Hà Nội 06 0 01 01 03 03 158.000.000 0 0 Thái Bình 35 20 02 22.500.000 2 18 01 01 35.000.000 Nguồn: Báo cáo số 170/BC-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ trình Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề [52].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_hien_phap_luat_ve_bao_ve_moi_truong_lang_nghe_o.pdf
  • pdfTrang thong tin Viet-Anh.pdf
  • docTT _ Nguyen Tran Dien (nop QD).doc
Tài liệu liên quan