Luận án Thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÝ THỊ NGỌC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội – 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÝ THỊ NGỌC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 9.34.04.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ PHÚ HẢI

pdf201 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ LÝ THỊ NGỌC MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 17 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ..................................................... 17 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề, giải pháp và công cụ chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia....................................... 17 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia....................................... 23 1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về thể chế chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ........................................................................ 24 1.1.4. Nhóm công trình nghiên cứu về các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia .................................................................................................. 33 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................... 36 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án ........... 38 1.3.1. Về những ƣu điểm, những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa, tiếp tục phát triển ..................................................................... 38 1.3.2 Về những vấn đề còn chƣa đƣợc giải quyết thấu đáo hoặc cần phải tiếp tục nghiên cứu ........................................................................ 39 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA.......................................... 42 2.1. Chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia .................................... 42 2.2. Chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam ............... 50 2.3. Thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia .................. 61 2.4. Các lĩnh vực chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia .............. 66 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....... 69 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ............................................................................................ 69 3.2. Thực trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ..... 74 3.2.1. Thực trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh nội bộ ... 75 3.2.2. Thực trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh xã hội .... 97 3.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh thông tin .............................................................................................. 102 3.2.4. Thực trạng thực hiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực hợp tác quốc tế bảo vệ an ninh quốc gia .................................................... 115 3.3. Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ................................. 127 3.3.1. Ƣu điểm ..................................................................................... 127 3.3.2. Hạn chế ..................................................................................... 129 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................. 138 4.1. Định hướng hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay.............................................................................. 138 4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay.............................................................................. 141 4.2.1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về vai trò của công tác tham mƣu, đề xuất hoạch định, xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia .............................................. 141 4.2.2. Đẩy mạnh công tác dân vận, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi trong thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ...................................................... 144 4.2.3. Xác định các vấn đề trọng điểm về an ninh quốc gia cần ƣu tiên đầu tƣ để hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan ............. 146 4.2.4. Khắc phục những điểm bất hợp lý trong các quy định của hệ thống chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia .......................... 148 4.2.5. Nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia của các cơ quan nhà nƣớc ............................................ 151 4.2.6. Nâng cao chất lƣợng quan hệ phối hợp giữa các lực lƣợng bảo vệ an ninh quốc gia ...................................................................... 153 KẾT LUẬN .................................................................................................. 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................................................................................................... 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 160 PHỤ LỤC 1: Bảng thống kê xét xử sơ thẩm hình sự các tội xâm phạm ANQG ........................................................................................................... 167 PHỤ LỤC 2: Diễn biến của tình hình các tội xâm phạm ANQG về số vụ và số bị cáo .................................................................................................... 168 PHỤ LỤC 3: Hệ thống văn bản liên quan đến hoạch định và thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ............................................... 169 PHỤ LỤC 4: Tình hình lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2018 ....................................................................................................... 181 PHỤ LỤC 5: Tình hình xâm hại cơ sơ hạ tầng viễn thông từ năm 2011 đến năm 2018 ................................................................................................ 184 PHỤ LỤC 6: Phiếu điều tra khảo sát về thực trạng chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay ............................................. 185 PHỤ LỤC 7: Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu .................................................. 191 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANQG: An ninh quốc gia BMNN: Bí mật nhà nƣớc CAND: Công an nhân dân QPPL: Quy phạm pháp luật TAND: Tòa án nhân dân TTATXH Trật tự an toàn xã hội VKSND: Viện kiểm sát nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng thống kê xét xử sơ thẩm hình sự các tội xâm phạm ANQG . 85 Bảng 3.2. Bảng diễn biến của tình hình các tội xâm phạm ANQG về số vụ và số bị cáo .............................................................................................. 87 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ................................................................................................ 74 Biểu đồ 3.2: Mục tiêu chính sách pháp luật bảo vệ ANQG thể hiện rõ trong pháp luật hiện hành ........................................................................ 76 Biểu đồ 3.3. Giải pháp chính sách pháp luật bảo vệ ANQG đƣợc quy định trong pháp luật......................................................................................... 77 Biểu đồ 3.4. Cơ cấu số vụ phạm tội xâm phạm ANQG trong tổng số VAHS nói chung ..................................................................................... 86 Biểu đồ 3.5. Cơ cấu số bị cáo xâm phạm ANQG trong tổng số bị cáo trong các VAHS nói chung ..................................................................... 86 Biểu đồ 3.6. Diễn biến số vụ xâm phạm ANQG ở Việt Nam ......................... 87 Biểu đồ 3.7. Diễn biến số bị cáo xâm phạm ANQG ở Việt Nam ................... 88 Biểu đồ 3.8. Cơ cấu theo tội danh ................................................................... 95 Biểu đồ 3.9. Cơ cấu theo số bị cáo phạm tội phạm cụ thể xâm phạm ANQG ..................................................................................................... 96 Biểu đồ 3.10. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong thực hiện chính sách .............................................................................................. 107 Biểu đồ 4.1. Đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia 141 Đồ thị 3.1. Diễn biến THTP xâm phạm ANQG ở Việt Nam từ năm 2009 đến 2018 .................................................................................................. 89 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách pháp luật có vị trí quan trọng trong khoa học pháp lý và khoa học chính sách công ở nƣớc ta hiện nay. Vị trí đó xuất phát từ vai trò của chính sách pháp luật đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với sự trợ giúp của chính sách pháp luật, các chính sách chuyên ngành khác nhƣ: chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách văn hoá, chính sách môi trƣờng, chính sách khoa học và công nghệ đƣợc đƣa vào thực tiễn. Trong nhiều lĩnh vực của chính sách pháp luật, chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG) là lĩnh vực quan trọng, thể hiện thái độ của Nhà nƣớc đối với một trong những vấn đề hệ trọng nhất của đời sống xã hội: ANQG của đất nƣớc. Từ năm 1986 đến nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nƣớc có nhiều thay đổi to lớn, sâu sắc, diễn biến phức tạp, khó lƣờng đã tác động trực tiếp đến ANQG của Việt Nam. Hòa bình, hợp tác, toàn cầu hóa vẫn là xu hƣớng chung nhƣng xung đột sắc tộc, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ vẫn xảy ra tại một số quốc gia, khu vực. Các yếu tố an ninh phi truyền thống nhƣ: khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, biến đổi khí hậu, an ninh lƣơng thực trở thành mối đe dọa mang tính toàn cầu. Ở trong nƣớc, bên cạnh những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, chúng ta phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa ANQG nhƣ dấu hiệu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ bộc lộ ngày càng rõ nét và nghiêm trọng hơn; tình trạng tham nhũng, tiêu cực, xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gây bức xúc trong nhân dân; tình trạng khiếu kiện vƣợt cấp, đông ngƣời kéo dài, biểu tình, đình công, lãn công diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng gay gắt, nhiều địa phƣơng đã phát sinh thành “điểm nóng” gây mất an ninh, trật tự. Trƣớc bối cảnh quốc tế diễn biến theo chiều hƣớng bất lợi cho phong trào cách mạng, lợi dụng chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập của Đảng, 2 Nhà nƣớc ta, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nƣớc tăng cƣờng các hoạt động chống phá, vừa công khai trắng trợn, vừa tinh vi, xảo quyệt nhằm gây mất ổn định chính trị, xóa bỏ vai trò của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thực tiễn cho thấy một số quốc gia trên thế giới chuyển từ chính sách bao vây cấm vận sang bình thƣờng hóa quan hệ, đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Việt Nam nhƣng vẫn không từ bỏ âm mƣu thực hiện chiến lƣợc “Diễn biến hòa bình”, tìm mọi cách thâm nhập nội bộ ta, tác động, hƣớng lái đƣờng lối, chính sách kinh tế, pháp luật, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhìn lại chính sách pháp luật bảo vệ ANQG của Nhà nƣớc ta những năm qua cho thấy, yêu cầu bảo vệ ANQG đã làm cho chính sách pháp luật của Nhà nƣớc ta trên lĩnh vực này có những đặc trƣng so với các lĩnh vực khác. Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế đã dẫn đến yêu cầu “cởi mở”, “thông thoáng” trong các quy định của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, sự vận hành của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, quá trình mở cửa hội nhập quốc tế ở nƣớc ta càng diễn ra nhanh, mạnh mẽ bao nhiêu cũng đồng nghĩa với việc gia tăng những yếu tố đe dọa ANQG, trật tự, an toàn xã hội tƣơng ứng; là một trong những nguyên nhân khách quan trực tiếp dẫn đến sự phức tạp của tình hình an ninh, trật tự thời gian qua. Do đó, chính sách pháp luật bảo vệ ANQG cần đƣợc xây dựng, củng cố theo hƣớng không cản trở mà phải thống nhất, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đổi mới, phát triển, hội nhập quốc tế. Đồng thời, cần phải đƣợc xây dựng, hoàn thiện hƣớng tới mục tiêu loại bỏ những tác động tiêu cực từ mặt trái của sự “cởi mở”, “thông thoáng” trong chuyển đổi nền kinh tế, mở cửa, hội nhập quốc tế. Trƣớc tình hình trên, hệ thống chính sách pháp luật bảo vệ ANQG của Việt Nam không theo kịp diễn biến nhanh chóng của tình hình trong nƣớc và tình hình thế giới. Vì vậy, trong thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG, có lúc, có nơi, Việt Nam đang lúng túng, bị động đối phó với những 3 hành vi, những hoạt động xâm phạm ANQG. Đã đến lúc cần đánh giá khách quan, sâu sắc, toàn diện việc thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG nhằm phát hiện những thiếu hụt, bất cập để kịp thời bổ sung phù hợp với tình hình mới. Nghiên cứu việc thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia trở thành một yêu cầu cấp thiết mà thực tiễn đặt ra. Do đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay” để thực hiện nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trƣớc yêu cầu cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam hiện nay, tác giả xác định mục đích nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay” là tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam hiện nay. Những kết luận đƣa ra có dựa trên nghiên cứu so sánh chính sách pháp luật bảo vệ ANQG với một số nƣớc trên thế giới, từ đó làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn về chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam một cách có hệ thống và toàn diện. Trên cơ sở này và dựa vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đề tài đề xuất những giải pháp, nội dung xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam nhằm góp phần bảo vệ vững chắc ANQG. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, tác giả xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: - Phân tích, luận giải vị trí, vai trò quan trọng của chính sách pháp luật bảo vệ ANQG đối với sự nghiệp bảo vệ vững chắc ANQG của Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá chính sách pháp luật bảo vệ ANQG của một số quốc gia trên thế giới và của Việt Nam. - Phân tích làm rõ khái niệm ANQG, bảo vệ ANQG, chính sách pháp luật bảo vệ ANQG, lịch sử và quá trình phát triển chính sách pháp luật bảo vệ ANQG. 4 So sánh khái niệm, quá trình phát triển chính sách pháp luật bảo vệ ANQG của một số nƣớc trên thế giới. Xác định nội dung cơ bản của chính sách pháp luật bảo vệ ANQG. - Khảo sát, điều tra và phân tích thực trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở nƣớc ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách pháp luật bảo vệ ANQG của Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Chính sách pháp luật về bảo vệ ANQG là một vấn đề khá rộng và phức tạp. Vì vậy, đề tài không nghiên cứu tất cả các nội dung về chính sách pháp luật bảo vệ ANQG mà chỉ tập trung luận giải khâu thực hiện chính sách pháp luật về ANQG trên một số lĩnh vực chủ chốt, cụ thể nhƣ sau: An ninh nội bộ, an ninh xã hội, an ninh thông tin, hợp tác quốc tế trong bảo vệ ANQG. - Phạm vi về không gian: Chính sách pháp luật về bảo vệ ANQG trên phạm vi toàn quốc. - Phạm vi về thời gian: từ năm 2005, là thời điểm Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về “Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật từ nay đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020”. 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý thuyết 4.1.1. Một số lý thuyết sử dụng - Lý thuyết các giai đoạn của chu trình chính sách và các lý thuyết khác của khoa học chính sách công 5 Chính sách trở thành vấn đề đƣợc nghiên cứu, xem xét có tính hệ thống chỉ trong mấy chục năm gần đây. Khái niệm “khoa học chính sách” đƣợc Lasswell đề cập lần đầu tiên từ năm 1951. Cuốn sách “The Policy Sciences: Recent Trends in Scope and Method” (Lerner & Lasswell 1951) đƣợc xuất bản, đã giới thiệu một phƣơng pháp tiếp cận mới, đƣa ra bởi Harold Lasswell về “sự định hƣớng chính sách”, với khái niệm khoa học chính sách đƣợc xem nhƣ là một phƣơng pháp giải quyết các vấn đề xã hội. Đến nay, khoa học chính sách đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những nội dung trọng tâm của khoa học xã hội. Chính sách công đƣợc định nghĩa là một tập hợp các quyết định có liên quan lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết vấn đề chính sách theo mục tiêu tổng thể đã xác định của đảng chính trị cầm quyền [19, tr.21]. Chu trình chính sách gồm 4 khâu (ibib):  Hoạch định chính sách  Xây dựng chính sách  Thực hiện chính sách  Đánh giá chính sách Các nguyên tắc nghiên cứu chính sách đƣợc phát triển dựa trên phƣơng pháp tiếp cận đa ngành. Bởi lẽ, hầu hết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội là phức tạp, liên quan, tác động lẫn nhau, đòi hỏi cần áp dụng những nguyên tắc nghiên cứu khác nhau của khoa học xã hội mà không bị lệ thuộc duy nhất vào một nguyên tắc cụ thể, riêng rẽ của một ngành, lĩnh vực. Để đánh giá đƣợc toàn diện vấn đề, cần áp dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, phân tích tƣơng thích, phù hợp của các phân ngành khoa học nhƣ kinh tế học, xã hội học, tâm lý học nhằm cung cấp những nguyên tắc quan trọng trong việc đề xuất giải pháp cho các quyết sách của chính phủ, hay các hoạt động kinh tế xã hội [50, tr.45]. Khoa học chính sách hƣớng việc nghiên cứu và phân tích vào 6 các vấn đề chính sách và đề ra các biện pháp chính sách nhằm giảm nhẹ hay giải quyết các vấn đề đó. Nghiên cứu chính sách không phải chỉ để nghiên cứu, mà gắn mục đích, bối cảnh và vấn đề cụ thể với phân tích đa chiều, toàn diện nhằm đƣa ra giải pháp tích cực cho vấn đề công [51, tr.34]. Hiện nay, không có một lý thuyết tổng quát về chính sách, mà tồn tại nhiều lý thuyết khác nhau đƣợc các học giả nghiên cứu và áp dụng trong nghiên cứu chính sách ở các nƣớc phƣơng Tây. Một số lý thuyết quan trọng là: + Lý thuyết các giai đoạn của chu trình chính sách: chu trình hoạch định chính sách bao gồm các giai đoạn sắp xếp theo trình tự thời gian đƣợc áp dụng từ những năm 1960, dựa trên các nghiên cứu của Harold Lasswell, David Easton và đƣợc nhiều học giả phát triển sau này. Trong đó, các giai đoạn tiêu biểu là: xác định vấn đề chính sách, lập chƣơng trình, hình thành chính sách, thông qua chính sách, thực thi chính sách, đánh giá chính sách, kết thúc chính sách (hoặc đánh giá và cải cách); + Lý thuyết khung liên minh vận động: tiêu biểu cho sự tìm kiếm lý thuyết thay thế về quá trình chính sách là Sabatier với Lý thuyết về Khung liên minh vận động (The Advocacy Coalition Framework – ACF), phát triển từ những năm 1980, cung cấp các giả thuyết nhân quả cần thiết cho việc nghiên cứu lý thuyết và thực hành chính sách [54,tr.12]. ACF đặt vấn đề xem xét quá trình thay đổi chính sách cần có thời gian hàng thập kỷ. Quá trình chính sách thƣờng tập trung hay diễn ra ở những hệ thống chính sách nhỏ (subsystems), với sự tƣơng tác giữa các chủ thể khác nhau có ảnh hƣởng đến từng chủ đề, lĩnh vực chính sách cụ thể, trong mối liên hệ với những sự kiện bên trong và bên ngoài hệ thống. Đề xuất chính sách cũng xuất hiện ở rất nhiều thời điểm khác nhau và không phải tất cả những chủ thể làm chính sách đều tham gia vào các hệ thống chính sách nhỏ này. Các chủ thể chính sách có thể tạo thành những liên minh ngắn hạn, hoặc ổn định, dài hạn để chia sẻ niềm tin, giá trị cũng nhƣ sự vận động, ảnh hƣởng đến từng lĩnh vực chính sách, trong các ràng buộc thể chế nhất định; 7 + Lý thuyết đa dòng chảy và cửa sổ cơ hội: lý thuyết tiếp cận đa dòng chảy (The Multiple Streams Approach) về quá trình chính sách của Kingdon đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải thích sự “mơ hồ”, không rõ ràng khi một đề xuất chính sách có thể trở thành chính sách, trong khi các đề xuất khác thì không. Lý thuyết này có các giả thuyết nhƣ các nhà hoạch định chính sách hoạt động dƣới sự ràng buộc khắt khe về thời gian, dẫn tới những hạn chế về số lƣợng các đề xuất chính sách có thể đƣợc chú ý đến; hệ thống hoạt động trong một thể chế bao gồm các dòng chảy tƣơng đối độc lập với nhau, gồm dòng vấn đề, dòng chính sách và dòng chính trị. Trải qua việc lập nghị trình với những tƣơng tác giữa các chủ thể tham gia, có thể xuất hiện “cửa sổ cơ hội” khi các dòng chảy gặp gỡ, kết hợp với nhau tại một thời điểm, để một số đề xuất chính sách đƣợc lựa chọn đƣa vào nghị trình, trong khi một số khác thì rất lâu, hoặc không có cơ hội; + Lý thuyết phân tích thể chế và phát triển: khung phân tích thể chế và phát triển (Institutional Analysis and Development (IAD) Framework) đƣợc phát triển từ những năm 1970 bởi Vincent và Elinor Ostrom khi nghiên cứu về các thỏa thuận thể chế, quản lý nguồn lực công và lựa chọn công. IAD xem xét phân tích những vấn đề công trong một bối cảnh xã hội, phạm vi hành động, điều kiện ràng buộc về thể chế – “luật chơi” chi phối các chủ thể chính sách. Trong thể chế đó, các chủ thể này tƣơng tác lẫn nhau trong các tình huống hành động nhằm xác lập các mô hình giải quyết vấn đề công. Khung khổ này đã đề ra các mục tiêu dự kiến cần đạt đƣợc, cũng nhƣ các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả. Điểm lƣu ý là IAD đƣa ra những giả thuyết nghiên cứu, có thể áp dụng nhiều lý thuyết khác nhau của kinh tế học, chính trị học và chú trọng vào các thể chế công, trong đó đòi hỏi trách nhiệm giải trình cao của các chủ thể, nhƣ chính trị gia hay công chức hành chính, trong nỗ lực đạt đƣợc các cấp độ mục tiêu chính sách khác nhau, có thể nghiên cứu ứng dụng cho nhiều nƣớc đang phát triển hiện nay. 8 Ngoài ra, còn một số lý thuyết đáng chú ý khác nhƣ: Khung phản hồi chính sách, Tƣờng thuật chính sách. Việc nhiều học giả tìm kiếm sự thay thế cho Lý thuyết các giai đoạn, dẫn đến hình thành nhiều lý thuyết mới về chính sách công, và kéo theo những tranh luận về vai trò, vị trí của các lý thuyết này. Tuy nhiên, trên thực tế, các lý thuyết không phủ định nhau, mà bổ sung cho nhau để làm rõ hơn bức tranh đa chiều của quá trình chính sách. Mặc dù có một số hạn chế và không phải lý thuyết tổng quát về quá trình chính sách, các giai đoạn chính trong chu trình chính sách vẫn đƣợc coi là chuẩn tắc trong hoạch định, phân tích, nghiên cứu chính sách [27]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về chính sách pháp luật bảo vệ ANQG sẽ được tiến hành dựa trên sự vận dụng các lý thuyết này về chính sách công, trong đó, lý thuyết các giai đoạn của chu trình chính sách là lý thuyết quan trọng, cơ bản mà nghiên cứu sinh sử dụng để tiếp cận và xây dựng khung nghiên cứu. - Lý thuyết hệ thống xã hội Lý thuyết hệ thống (system theory) đƣợc nhiều ngành khoa học khác nhau vận dụng, trong đó có khoa học xã hội. Hệ thống là tổng hoà các thành tố, các thành phần bộ phận và các mối quan hệ giữa chúng với nhau theo một kiểu nào đó, tạo thành một cơ cấu toàn vẹn, hoàn chỉnh. Hệ thống xã hội có đặc trƣng so với các hệ thống khác ở chỗ nó mang tính mở, vận động liên tục dƣới tác động của môi trƣờng xung quanh. Theo quan điểm tiếp cận hệ thống xã hội, mỗi sự kiện, quá trình xã hội của chủ thể xã hội, phải đƣợc xem xét đa diện, nhiều chiều, biện chứng, thống nhất, mọi thành phần của hệ thống đều có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ và tƣơng tác với môi trƣờng xung quanh. Theo lý thuyết hệ thống xã hội, khi nghiên cứu một hệ thống xã hội, khoa học xã hội cần xem xét hai mặt cơ bản là: thăng bằng hay ổn định và mất ổn định. Cần đi sâu phân tích các trạng thái ấy: Thăng bằng hay ổn định: ổn định động, ổn định tĩnh là sự ổn định có sức ỳ cao không tạo điều kiện cho 9 sự phát triển; Mất ổn định: tích cực - báo hiệu sự thay đổi hệ thống bằng một hệ thống mới tốt đẹp hơn, tiêu cực - dẫn đến suy yếu và đổ vỡ hệ thống, khi các bộ phận hoạt động nhịp nhàng theo một mục tiêu thống nhất thì có sự đồng bộ, sự phát triển quá sớm hay sự duy trì tình trạng lạc hậu quá độ ở một bộ phận nào đó có nguy cơ dẫn đến lệch pha; Tích hợp (integration) và thích nghi (adaptation): tích hợp là sự thống nhất nội bộ do những nội lực phát sinh bên trong hệ thống, thích nghi là quá trình quan hệ thích ứng của hệ thống với các hệ thống xung quanh. Để đảm bảo sự thích nghi cần thiết với môi trƣờng, hệ thống xã hội phải là một hệ thống mở. Chính sách pháp luật bảo vệ ANQG cần được tiếp cận nghiên cứu như tiếp cận với một hệ thống xã hội để đánh giá mối quan hệ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và hiệu quả thực hiện của nó, để dự đoán về sự thay đổi và đề ra các biện pháp điều chỉnh trong tương lai cho phù hợp với tình hình mới. 4.1.2. Khung phân tích để làm rõ lý thuyết: Cụ thể:  Các câu hỏi nghiên cứu chung: 1) Lý luận chính sách pháp luật bảo vệ ANQG là gì? 2) Thực trạng chính sách pháp luật bảo vệ ANQG hiện nay nhƣ thế nào? 3) Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam hiện nay là gì?  Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể và giả thuyết nghiên cứu: Chính sách trong đề tài này đƣợc hiểu là chính sách công. Có nhiều cách tiếp cận để đƣa ra quan niệm về chính sách công, nhƣng theo quan điểm của tác giả chúng cần có những nội hàm sau: là phƣơng thức/ hành động ứng xử của Nhà nƣớc trƣớc các vấn đề chính sách, đƣợc đảm bảo thực hiện bởi tập hợp các quyết định chính trị có liên quan với nhau, có mục tiêu, giải pháp và công cụ rõ ràng. Chính sách công là một chu trình với nhiều giai đoạn, từ việc hoạch định, xây dựng, ban hành, thực thi đến giám sát, đánh giá chính sách. 10 Chính sách pháp luật bảo vệ ANQG là kết quả ý chí chính trị của hệ thống chính trị, cốt lõi là Đảng chính trị, đƣợc thực hiện bới quyền lực Nhà nƣớc đƣợc thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, trong đó bao hàm mục tiêu bảo vệ ANQG và hệ thống các giải pháp, công cụ chính sách ANQG để bảo đảm mục tiêu ANQG đề ra đƣợc hiện thực hoá. Để làm rõ thực trạng xây dựng, ban hành thể chế chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam Giả thuyết nghiên cứu đƣợc xây dựng nhƣ sau: Chính sách pháp luật bảo vệ ANQG đƣợc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung tƣơng đối tích cực, kịp thời, tạo cơ sở cho công tác bảo vệ ANQG. Hệ thống văn bản chính sách khá đồng bộ đƣợc ban hành bởi các chủ thể là các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định nhƣ việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp chính sách mới còn thiếu kịp thời, một số nội dung chính sách chậm đƣợc cụ thể hóa, hƣớng dẫn thi hành... Để làm rõ nội dung hiện hành của chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam Giả thuyết nghiên cứu đƣợc xây dựng nhƣ sau: Nội dung hiện hành của chính sách pháp luật bảo vệ ANQG đƣợc phân tích theo 3 trục nội dung: vấn đề chính sách, mục tiêu chính sách, các giải pháp và công cụ chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam. Trong đó: Vấn đề chính sách pháp luật bảo vệ ANQG là các đối tƣợng chống đối trong nƣớc và thế lực thù địch có âm mƣu, hoạt động chống phá Việt Nam hòng xâm phạm sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; Mục tiêu của chính sách là đảm bảo sự ổn định và an toàn tuyệt đối của toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam; Các nhóm giải pháp hiện nay gồm: nhóm giải pháp phòng ngừa, nhóm giải pháp phát hiện, đấu tranh hành vi xâm phạm ANQG; Các công cụ chính sách pháp luật bảo vệ ANQG bao gồm: Pháp luật, cơ quan chuyên trách, 11 tuyên truyền giáo dục. Các nội dung của chính sách pháp luật bảo vệ ANQG hiện nay khá toàn diện, phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định nhƣ chƣa cập nhật đƣợc tình hình tội phạm, nhất là tội phạm phi truyền thống, quy định cụ thể nhƣng thiếu, công cụ chƣa đủ quyết liệt. Để làm rõ những yếu tố tác động đến chính sách pháp luật bảo vệ ANQG thời gian tiếp theo. Giả thuyết nghiên cứu đƣợc xây dựng nhƣ sau: Yếu tố tác động tích cực: Trên phạm vi quốc tế và khu vực, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Trong nƣớc, thành tựu 30 năm đổi mới đã làm thế và lực nƣớc ta lớn mạnh lên nhiều so với trƣớc. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, giữ vững môi trƣờng hòa bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh hơn. Yếu tố khó khăn, thách thức: Các thế lực thù địch vẫn liên tục chống phá Việt Nam với nhiều phƣơng thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hòng nhanh chóng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhƣng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nƣớc đang phát triển; xuất hiện nhiều tội phạm quốc tế đe dọa nghiêm trọng tới sự ổn định của thế giới, khu vực và Việt Nam. Trong nƣớc, đất nƣớc ta đang đứng trƣớc nhiều thách thức lớn, đan xen nhau nhƣ tệ tham nhũng, tội phạm có tổ chức, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, vấn đề tồn tại trong thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, yếu tố tự diễn biến, tự chuyển hóa... Để làm rõ mục tiêu và giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam...alia. Chức năng của Cơ quan tình báo gồm: thu thập, xử lý, đánh giá tin tức tình báo liên quan đến ANQG, cung cấp tin tình báo cho các cá nhân có trách nhiệm, tham mƣu cho Bộ trƣởng, Cơ quan Liên bang những vấn đề trong phạm vi chức năng, cung cấp các đánh giá về tình hình ANQG, về lệ phí phải trả cho việc tham vấn hoặc cung cấp thông tin của cơ quan khi cung cấp thông tin; chỉ Tổng giám đốc hoặc cán bộ đƣợc ủy quyền thay mặt Cơ quan đƣợc quyền trao đổi tin tức tình báo. Xuất phát từ tính chất, đặc điểm quan trọng của ANQG, quy trình, thủ tục ban hành Luật ANQG cũng nhƣ quy trình lập pháp của hầu hết các nƣớc đều rất chặt chẽ. Tác giả đã nghiên cứu quy trình này của một số quốc gia sau đây: Mỹ, Pháp, Nhật, Đức, Anh, Italia. Ở các nƣớc này, quy trình lập pháp của các nghị viện đƣợc bắt đầu bằng sáng quyền lập pháp. Ngƣời có quyền sáng lập pháp, tức là ngƣời có quyền trình bày trƣớc Quốc hội (Nghị viện) những dự án luật. Chủ thể sáng quyền lập pháp này thƣờng đƣợc quy định trong Hiến pháp, trong Luật về quy chế của Nghị viện và rất hẹp, chủ yếu là dành cho các nghị sĩ. Nghị sĩ muốn đề xuất dự án luật phải có sự ủng hộ tối thiểu của một số lƣợng nghị sĩ. Ví dụ: Nghị sĩ Nhật muốn đệ trình một dự án luật thì phải tìm đƣợc sự ủng hộ bằng chữ ký của ít nhất 20 hạ nghị sĩ hoặc của ít nhất 10 thƣợng nghị sĩ. Số ngƣời này sẽ tăng lên nếu dự án đề xuất là dự án thuế, ngân sách, tài chính. Nhiều nƣớc còn quy định dự án luật trƣớc khi đƣa và chƣơng trình của Nghị viện phải đƣa ra trƣng cầu ý kiến của cử tri (Thụy Sĩ – dự án luật cần phải có 50.000 cử tri đồng ý). Ở Mỹ, sáng quyền lập pháp là đặc quyền của nghị sĩ. Theo quan điểm của nhiều nhà luật học Mỹ, việc quy định nhƣ vậy nhằm mục đích bảo đảm quyền hạn lập pháp đích thực của Quốc hội. Nhƣng, bộ máy hành pháp do Tổng thống Mỹ đứng đầu tác động rất mạnh đến việc trình dự án luật của nghị 29 sĩ bằng nhiều biện pháp và hình thức khác nhau. Khoảng gần một nửa số dự án luật Quốc hội Mỹ do Tổng thống đề nghị, thông qua các thông điệp gửi Quốc hội. Việc thảo luận các dự án là bƣớc tiếp theo các qui trình lập pháp. Việc thảo luận này thông thƣờng đƣợc chia ra làm ba giai đoạn, ứng với mỗi giai đoạn là một lần đọc. Ở Anh lần đọc thứ nhất dự án luật chỉ cần chuyển cho Thƣ ký Hạ viện. Thƣ ký đọc vắn tắt tên dự án, không cần phải thảo luận và ấn định thời gian cho lần đọc thứ hai. Tại lần đọc thứ hai, dự án đƣợc thảo luận trên nghị trƣờng. Mục đích của lần đọc này là thảo luận các nguyên tắc của của dự án. Tại lần đọc này, Nghị viện có thể đình chỉ việc xem xét dự án, hoặc nếu tiếp tục thì quyết định chuyển cho các ủy ban thƣờng trực, bao gồm các thành viên do ủy ban chỉ định lựa chọn, xem xét. Sau đó, dự án lại đƣợc chuyển về Hạ viện xem xét. Dƣới sự chủ tọa của Chủ tịch, Hạ viện kiểm tra lại hoạt động của ủy ban và chỉnh lý lại dự án. Sau đó, dự án chuyển sang lần đọc thứ 3, bắt đầu bằng việc nghe tóm tắt các ý kiến chống đối, đồng ý với dự án, và biểu quyết thông qua. Khi có ý kiến chống đối thì chủ tịch phải phân bố thời gian phát biểu đều cho hai bên. Nếu Nghị viện có cơ cấu hai viện, dự án sau khi đƣợc một viện xem xét xong thì chuyển cho viện thứ hai. Ở Mỹ, một dự án có thể đƣợc chuyển cho Hạ viện bất cứ lúc nào. Ngƣời ta làm một thùng riêng dành cho dự án. Ngƣợc lại, ở Thƣợng viện dự án chỉ đƣợc bỏ vào thùng theo một thời gian nhất định. Sau đó, các dự án đƣợc chuyển thẳng cho ủy ban. Tại đây các ủy ban phải xem xét cụ thể, chi tiết các dự án và có toàn quyền quyết định số phận các dự án. Ủy ban có thể quyết định không tiếp tục thẩm tra dự án, và trong trƣờng hợp này tiến trình thảo luận dự án bị đình chỉ và kiến nghị luật phải hủy bỏ, kết thúc lần đọc thứ nhất. Nếu đƣợc các ủy ban chấp thuận, dự án chuyển về cho Nghị viện xem xét và biểu quyết từng điều. Đây là giai đoạn kết thúc lần đọc thứ hai dự án. 30 Lần đọc thứ ba, đƣợc bắt đầu và kết thúc bằng việc biểu quyết thông qua toàn văn dự án. Dự án đƣợc thông qua sẽ chuyển cho thƣ viện thứ hai xem xét và quyết định. Nếu giữa hai bên có ý kiến bất đồng thì phải thành lập ủy ban hòa giải, bao gồm các thành viên đại diện cho hai viện giải quyết. Ở Nhật Bản, dự án chuyển cho viện nào xem xét trƣớc cũng đƣợc. Trong vòng 5 ngày, viện nhận đƣợc dự án phải xem xét và chuyển cho viện kia cùng xem xét. Dự án có thể đƣợc chuyển cho ủy ban thƣờng trực xem xét, ủy ban có toàn quyền bãi bỏ dự án mà không cần thuyết trình trƣớc viện, nếu không có 20 nghị sĩ yêu cầu. Ở Cộng hòa liên bang Đức, một dự án luật đƣợc đệ trình qua ba lần đọc. Việc thẩm tra dự án của các ủy ban đƣợc tiến hành giữa hai lần đọc thứ nhất và lần đọc thứ hai, hoặc cũng có thể dự án đƣợc gửi thẳng cho ủy ban thảo luận trƣớc. Lần đọc thứ ba, dự án đƣợc thảo luận từng điều và Hạ viện tiến hành biểu quyết toàn văn dự án. Ở Pháp, dự án luật hoặc kiến nghị luật phải đƣợc chuyển trƣớc cho các ủy ban của Nghị viện xem xét. Kết thúc việc xem xét, các ủy ban phải làm báo cáo thẩm tra trình trƣớc Quốc hội. Nếu nhƣ sáng kiến luật là những kiến nghị của nghị sĩ, ủy ban phải có dự án luật kèm theo nếu nhƣ ủng hộ kiến nghị đó. Báo cáo thẩm tra là cơ sở cho việc thảo luận và thông qua dự án. So với các nƣớc tƣ bản phát triển nêu trên, qui trình lập pháp của Italia có nét đặc biệt hơn cả. Nét đặc biệt thể hiện ở chỗ, các ủy ban Nghị viện có quyền thông qua các dự án luật. Theo quy định của pháp luật Italia, các ủy ban của hai viện cũng có chức năng tƣ vấn, xét xử trƣớc các dự án để phục vụ cho việc thông qua các dự án này tại nghị trƣờng nhƣ các nƣớc khác. Nhƣng, nếu đƣợc sự cho phép của Chủ tịch viện, dự án có thể đƣợc ủy ban tƣơng ứng của hai viện xem xét và thông qua không cần phải qua Nghị viện. Trên các phiên họp này, các nghị sĩ không phải thành viên của ủy ban cũng có quyền đến dự nhƣng không đƣợc biểu quyết. Dự án đƣợc 4/5 tổng số 31 thành viên của ủy ban bỏ phiếu thuận trở thành luật, nếu bỏ phiếu chống thì dự án bị bác bỏ hoàn toàn. Quyết định của ủy ban có thể đƣa ra Nghị viện xem xét lại yêu cầu của Chính phủ, của ít nhất 1/10 tổng số nghị sĩ hoặc 1/4 thành viên ủy ban. Từ năm 1958 đến 1976, ủy ban của Nghị viện Italia đã thông qua đƣợc 5733 dự án luật. Trên thực tế, khoảng 80% dự án luật không đƣa Nghị viện thông qua, mà đƣợc thông qua tại các phiên họp của các ủy ban. Sau khi đƣợc Nghị viện thông qua, dự án luật đƣợc chuyển đến Nguyên thủ quốc gia công bố. Một số nƣớc theo chính thể cộng hòa tổng thống quy định: Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo luật đã đƣợc Nghị viện thông qua, yêu cầu nghị viện xem xét lại với lời phê bình của mình. Nếu nghị viện với tổng số 2/3 nghị sĩ giữ nguyên đạo luật của mình, thì Tổng thống buộc phải công bố. Ở Anh, theo quy định của pháp luật, Nữ hoàng cũng có quyền phủ quyết, nhƣng tập tục cho thấy rằng chƣa bao giờ Nữ hoàng sử dụng đến quyền hạn này. Hiện nay, sự khủng hoảng của chế độ đại nghị gắn liền với việc giám sát vai trò lập pháp của Nghị viện. Sự giảm sút này đƣợc thể hiện bằng những dấu hiệu: Nghị sĩ bỏ rơi mất sáng quyền lập pháp, Nghị viện thƣờng thông qua những dự án luật do Chính phủ đề xuất; sự tăng trƣởng của chức năng lập pháp ủy quyền. Nhiều dự án luật, Nghị viện tự nguyện chuyển cho Chính phủ ban hành; các nghị sĩ không đƣợc tự do biểu quyết, quyết định các dự án luật khi đƣợc Nghị viện xem xét thông qua, mà phải biểu quyết theo sự chỉ thị của đảng phái trực thuộc; các văn bản luật đƣợc Nghị viện thông qua bao gồm một số quy định mang tính nguyên tắc, còn Chính phủ quy định chi tiết thì văn bản luật đƣợc Nghị viện thông qua mới đƣợc thi hành. Việc không đƣợc chủ động thực hiện tốt chức năng lập pháp của mình là một trong những nguyên nhân cơ bản gây lên khủng hoảng chế độ nghị viện của các nƣớc tƣ sản. Ở nƣớc ta, thể chế hoạch định chính sách pháp luật bảo vệ ANQG đƣợc quy định trong các văn kiện đại hội Đảng và Nghị quyết Trung ƣơng. Văn 32 kiện các đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI và Đại hội XII đã luôn khẳng định các luận điểm quan trọng: Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của ANQG, phù hợp thực tiễn trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nƣớc ta ban hành các văn bản thể hiện chính sách bảo vệ an ninh quốc gia nhƣ: Nghị quyết số 07-NQ/TW (năm 1987) về Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới; Nghị quyết Trung ƣơng 3, khóa VII (năm 1992) về Nhiệm vụ quốc phòng và bảo đảm ANQG, chống “diễn biến hòa bình”; Nghị quyết 08-NQ/TW (năm 1998) về Chiến lƣợc ANQG; Nghị quyết Trung ƣơng 8, khóa IX (năm 2003) về Chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 40 NQ/TW (năm 2004) về Nâng cao chất lƣợng công tác công an trong tình hình mới; Chỉ thị số 05-CT/TW (năm 2006) về Tăng cƣờng sự lãnh đạo bảo đảm ANQG trong tình hình mới; Kết luận số 38-KL/TW, Kết luận số 86-KL/TW về Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05; Nghị quyết số 28- NQ/TW ngày 25/10/2013 về Chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới... Đối với thể chế xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG, Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Mọi âm mƣu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật” (Điều 14); Hiến pháp 2013 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là nhiệm vụ của toàn dân. Nhà nƣớc củng cố và tăng cƣờng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lƣợng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện” (Điều 64), “Lực lƣợng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng và Nhà nƣớc, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, 33 thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nƣớc và chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nƣớc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế” (Điều 65). Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành các luật: Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng chống tội phạm...trên cơ sở các luật nói trên, Chính phủ ban hành các nghị định quy định chi tiết việc thực hiện các luật đó; Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện nghị định của Chính phủ. Các quy định trong Hiến pháp, trong các luật, pháp lệnh của Quốc hội, của Chính phủ, các thông tƣ của các bộ, ngành hữu quan tạo thành cơ sở pháp lý đầy đủ để ban hành các chính sách công trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia. [20]. 1.1.4. Nhóm công trình nghiên cứu về các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia Trên phƣơng diện nghiên cứu các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, dƣới góc độ khoa học Luật Hình sự, nhiều công trình của các nhà nghiên cứu đã phân tích làm rõ bản chất của các tội xâm phạm ANQG, cũng nhƣ chỉ ra những dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của nhóm tội phạm, của từng tội phạm cụ thể. Từ đó, các tác giả chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm ANQG đang gây khó khăn, vƣớng mắc cho hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn, đồng thời đề xuất một số phƣơng hƣớng khắc phục những hạn chế, bất cập. Điển hình là các nghiên cứu: Luận án tiến sĩ Luật học: “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong Luật Hình sự Việt Nam” (2001) của tác giả Bạch Thành Định; Luận án tiến sĩ Luật học: “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” (2017) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thùy; Luận án Tiến sĩ Luật học: “Đấu tranh phòng, chống tội tuyên truyền chống Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” 34 (2016) của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Thảo; Luận án Tiến sĩ Luật học: “Các tội phạm về khủng bố trong Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Đỗ Khắc Hƣởng; “Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Ngọc Anh, 2011; “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam hiện nay”, Thông tin chuyên đề, Viện nghiên cứu lập pháp, 2013; Bài báo: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự năm 1999”, Trần Quang Tiệp, Tạp chí kiểm sát, Số 4/2019; Bài báo “Hành vi khách quan của tội gián điệp trong Luật Hình sự Việt Nam”, Nguyễn Duy Thuân, Tạp chí TAND, số 1/2013; Bài báo “Về thời điểm hoàn thành tội gián điệp”, Lê Đăng Doanh, Tạp chí TAND, Số 7/2011; “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong Luật Hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, chuyên đề cao học, Học viện An ninh nhân dân, năm 2008, tác giả Phùng Thế Vắc; “Phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định của Luật Hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm an ninh quốc gia”, đề tài cấp Bộ, trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân I, năm 2013 do Phùng Văn Tài làm chủ biên; Bài “Các tội xâm phạm ANQG, lịch sử, thực trạng và phƣơng hƣớng hoàn thiện”, năm 1994, Thông tin khoa học pháp lý của tác giả Kiều Đình Thụ; Bài báo “Một số ý kiến góp phần hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự năm 1999” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thùy, Tạp chí Thanh tra số 7 năm 2013; “Tội tuyên truyền chống Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Dƣới góc độ khoa học Luật Tố tụng hình sự, đề tài khoa học cấp Bộ “Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong điều tra các vụ án xâm phạm ANQG- kiến nghị và giải pháp” (2014) do Tiến sĩ Phạm Việt Trƣờng làm chủ biên đã luận giải vấn đề thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của mọi cơ quan Nhà 35 nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ có thẩm quyền và công dân. Thực hiện pháp luật có bốn hình thức, đó là: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật là các hình thức trong đó mọi chủ thể pháp luật đều có thể chủ động thực hiện. Riêng áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật đòi hỏi phải có sự tham gia của Nhà nƣớc. Tiếp tục đi sâu nghiên cứu về áp dụng pháp luật, đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả khởi tố hình sự đối với các vụ án xâm phạm ANQG” (2019) do Thạc sĩ Lƣu Thanh Hùng làm chủ biên cho rằng, khởi tố hình sự là một trong những vấn đề quan trọng của Luật Tố tụng hình sự và khoa học pháp lý tố tụng lại là vấn đề phức tạp trong áp dụng pháp luật. Cũng là hoạt động trong tố tụng hình sự nhƣng khởi tố hình sự đối với các vụ án xâm phạm ANQG có nét đặc thù riêng xuất phát từ đặc điểm, tính chất của tội phạm và đặc điểm về chỉ đạo, tổ chức hoạt động khởi tố. Cũng hƣớng tới hoàn thiện pháp luật bảo vệ ANQG, đề tài “Phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định của Luật Hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm ANQG”, 2013 do Thạc sĩ Phùng Văn Tài làm chủ biên đã chỉ ra những hạn chế trong thiết kế mô hình cấu thành của một số tội xâm phạm ANQG. Theo nhóm tác giả, đây là những hạn chế, bất cập về kỹ thuật lập pháp. So với các tội phạm khác trong Bộ luật Hình sự, các tội xâm phạm ANQG đƣợc mô tả khá chi tiết nhƣng thiên về liệt kê các hành vi phạm tội hơn là khái quát hóa các hành vi đó, dẫn đến làm phức tạp hóa vấn đề và khó chứng minh trên thực tế. Nhiều nghiên cứu khác đã góp phần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện lý luận và quy định của Luật tố tụng hình sự về quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự nói chung và trong điều tra các tội xâm phạm ANQG nói riêng; về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia nhƣ: “Lý luận chứng cứ và vận dụng nó trong quá trình chứng minh đối với vụ án gián điệp ở giai đoạn điều tra theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận án Tiến 36 sĩ, Phùng Thế Vắc, 1997; “Chứng cứ trong điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sĩ, Nguyễn Duy Thuân, 2015; “Quá trình chứng minh trong điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia”, Luận án tiến sĩ, Nguyễn Ngọc Hà, 2013; “Quá trình chứng minh các vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân - những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh”, Đề tài khoa học cấp bộ, Phạm Việt Trƣờng chủ biên, 2014; “Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng pháp luật trong khởi tố, điều tra các tội xâm phạm an ninh quốc gia của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai”, Đề tài cấp cơ sở, Phạm Đắc Thiện chủ biên, 2014. Có thể khẳng định, ở góc độ nghiên cứu hành vi xâm phạm ANQG, các công trình nghiên cứu đã đề cập tƣơng đối đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cũng nhƣ áp dụng pháp luật tố tụng hình sự đối với nhóm tội xâm phạm ANQG nói chung, từng tội danh thuộc nhóm tội nói riêng. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia là vấn đề đặc biệt quan trọng của các quốc gia, do đó luôn đƣợc các nhà khoa học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên, do an ninh quốc gia là vấn đề có tính chất tuyệt mật của mỗi nƣớc, nên các công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực an ninh quốc gia nói chung, chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia nói riêng ít có sự hợp tác, trao đổi trên phạm vi quốc tế. Theo đó, nguồn tài liệu nƣớc ngoài về vấn đề này không nhiều và tƣơng đối tản mạn. Học giả ngƣời Anh Peter Mangold [52, tr. 1,2] đã chỉ ra rằng, về nguồn gốc, từ ANQG là khái niệm của Mỹ, cho dù có thể tìm thấy tƣ tƣởng liên quan trong trƣớc tác của Tổng thống đời thứ tƣ của Mỹ - J.Madison, nhƣng sự xuất hiện của nó mới chỉ diễn ra mấy chục năm gần đây, xuất hiện sớm nhất trong tác phẩm của nhà văn Oantơ Lipman năm 1943, trong chuyên mục báo của Mỹ - “Chính sách ngoại giao của Mỹ” (US foreign Policy). Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cách đề cập đó mới trở thành một khái niệm 37 tiêu chuẩn thƣờng dùng trong chính trị quốc tế, và đã trở thành cách đề cập mới thay thế từ vựng tƣơng đối cũ nhƣ công việc quân sự, chính sách ngoại giao, công việc ngoại giao. Có một số học giả nổi tiếng nhƣ: Barry Buzan, Daniel Frei, Robert Jervis, đã phủ nhận an ninh có hàm nghĩa đƣợc xác định chính xác; họ cho rằng nó chẳng qua là một điều tƣợng trƣng mơ hồ [53, tr.3,4]. Quan điểm của họ là: ở những nƣớc khác nhau, trong các trƣờng hợp khác nhau, thời đại khác nhau, đứng trƣớc vấn đề khác nhau, mọi ngƣời buộc phải đƣa ra những giải thích khác nhau về “an ninh quốc gia”. Vì thế, “an ninh quốc gia” là một khái niệm hết sức phức tạp, bất kể định nghĩa, khái niệm thông thƣờng nào đều không tránh khỏi thiên về khái quát. Họ cho rằng giải thích làm rõ hàm nghĩa của an ninh chỉ có thể gắn với tình hình cụ thể. Học giả ngƣời Mỹ Karl Doinch cũng cho rằng an ninh không có hàm ý chuẩn xác. Ông chỉ ra rằng, an ninh có nghĩa là hòa bình và bảo vệ hòa bình, nhƣng do an ninh là một loại giá trị, đồng thời cũng là phƣơng thức và điều kiện để hƣởng thụ nhiều giá trị khác nữa, cho nên hàm ý của nó thƣờng là không rõ ràng [48, tr.183]. Khác với quan điểm nói trên, cũng có nhiều ngƣời cho rằng ANQG có thể là một định nghĩa nói chung. Họ coi an ninh đồng nghĩa với việc không tồn tại sự uy hiếp quân sự, hoặc định nghĩa nó là việc bảo vệ quốc gia tránh khỏi sự lật đổ và tấn công của bên ngoài. Trong cuốn sách “Thinking about national security” (Suy nghĩ về an ninh quốc gia), Harold Brown cho rằng ANQG là một loại năng lực nhƣ thế này: bảo vệ thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, trong điều kiện hợp lý, duy trì liên hệ kinh tế giữa nó và bộ phận còn lại của thế giới, ngăn chặn thế lực bên ngoài làm mất đi đặc trƣng, chế độ và sự thống trị của nó, hơn nữa, còn là sự kiểm soát đƣợc biên giới của mình. Bất luận đối với trạng thái an ninh hay biện pháp an ninh thì hàm nghĩa cơ bản của từ security đều nhƣ nhau [47, tr 4,11]. 38 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu về chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở cả hai cấp độ trong và ngoài nƣớc nhƣ đã đề cập ở trên, tác giả có một số nhận xét, đánh giá về các kết quả nghiên cứu nhƣ sau: 1.3.1. Về những ưu điểm, những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa, tiếp tục phát triển Các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc đã cung cấp cho tác giả một cái nhìn toàn diện về khái niệm ANQG, bảo vệ ANQG, chính sách pháp luật bảo vệ ANQG. Tổng quan các tài liệu này cho phép tác giả có cơ sở khái quát khái niệm chính sách pháp luật bảo vệ ANQG một cách đa chiều và có tính so sánh, đối chiếu. Một trong những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với Luận án là tác giả đã khái quát đƣợc thực trạng chính sách xây dựng pháp luật bảo vệ ANQG của một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt đã khẳng định đƣợc hầu hết các quốc gia đã ban hành Luật bảo vệ ANQG nhƣ một phƣơng tiện cơ bản, chủ yếu của chính sách pháp luật bảo vệ ANQG. Tuy luật này có tên gọi khác nhau ở mỗi nƣớc nhƣng đều tập trung những QPPL về quản lý nhà nƣớc nhằm bảo vệ ANQG, trong đó quy định về đối tƣợng đấu tranh, chủ thể tham gia bảo vệ ANQG, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan bảo vệ ANQG và các quy định khác có liên quan. Từ đó, giúp tác giả có có sở để nghiên cứu so sánh với thực trạng chính sách xây dựng pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam và có thể luận giải đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG Việt Nam. Các nghiên cứu của nƣớc ngoài đã cho thấy một số kinh nghiệm của các nƣớc trong xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ ANQG nhƣ: nhấn mạnh vai trò của công dân, các tổ chức khác trong bộ máy nhà nƣớc và xã hội trong việc bảo vệ ANQG, quy định thành chƣơng riêng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này; những ràng buộc pháp lý nhằm đảm bảo cơ quan bảo vệ 39 ANQG không bị lạm quyền và vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức, vi phạm dân chủ, nhân quyền hoặc có những hoạt động không kiểm soát đƣợc. Nghiên cứu những kinh nghiệm lập pháp về bảo vệ ANQG của các nƣớc cho phép tác giả luận án tham khảo, học tập nhằm đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG của nƣớc ta trong tình hình mới. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã bƣớc đầu tiếp cận và phân tích chính sách pháp luật bảo vệ ANQG trên các lĩnh vực cụ thể. Các phân tích này tiếp tục đƣợc tác giả luận án đánh giá, bình luận và từ đó đƣa ra nhận định riêng của mình về khái niệm chính sách pháp luật bảo vệ ANQG cũng nhƣ phân tích các chính sách pháp luật bảo vệ ANQG trên các lĩnh vực khác nhau. 1.3.2 Về những vấn đề còn chưa được giải quyết thấu đáo hoặc cần phải tiếp tục nghiên cứu - Hiện nay nghiên cứu lý luận về chính sách pháp luật bảo vệ ANQG, từ khái niệm, đặc điểm, nội dung, quá trình tổ chức thực hiện, các yếu tố ảnh hƣởng còn bị bỏ ngỏ. - Các nội dung: Vấn đề, giải pháp, công cụ, nhân tố ảnh hƣởng chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia có đƣợc đề cập tới nhƣng trên các khía cạnh, lĩnh vực riêng lẻ; chƣa có một nghiên cứu mang tính tổng quát và toàn diện dƣới góc độ khoa học chính sách công. Riêng vấn đề chính sách ANQG, mục tiêu chính sách ANQG, các giải pháp và công cụ chính sách ANQG và phân tích chủ thể chính sách ANQG chỉ mới đƣợc nghiên cứu nhƣ một nội dung trong các công trình, chƣa đƣợc đề cập tới nhƣ một đối tƣợng nghiên cứu độc lập của các công trình khoa học. Đây là những khoảng trống tác giả sẽ tập trung nghiên cứu trong luận án của mình. - Các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG của các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc chủ yếu ở giai đoạn xây dựng chính sách. Tác giả sẽ đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chính sách ở giai đoạn thực hiện chính sách. 40 Tiểu kết chương 1 Chính sách pháp luật bảo vệ ANQG là vấn đề liên quan trực tiếp đến lĩnh vực tối quan trọng của chế độ xã hội, đó là vấn đề chính trị, là sự tồn vong của đất nƣớc, sự toàn vẹn của non sông, độc lập của dân tộc. Tuy nhiên, do đây là một vấn đề hệ trọng, “nhạy cảm” nên đến nay vẫn chƣa có tổ chức, cá nhân nào nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc và toàn diện. Kết quả nghiên cứu trong Chƣơng 1 của luận án đã xác định: Thứ nhất, tác giả đã khái quát đƣợc thực trạng chính sách xây dựng pháp luật bảo vệ ANQG của một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt đã khẳng định đƣợc hầu hết các quốc gia đã ban hành Luật bảo vệ ANQG nhƣ một phƣơng tiện cơ bản, chủ yếu của chính sách pháp luật bảo vệ ANQG. Các nghiên cứu của nƣớc ngoài đã cho thấy một số kinh nghiệm của các nƣớc trong xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ ANQG nhƣ: Nhấn mạnh vai trò của công dân, các tổ chức khác trong bộ máy nhà nƣớc và xã hội trong việc bảo vệ ANQG, quy định thành chƣơng riêng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này; những ràng buộc pháp lý nhằm đảm bảo cơ quan bảo vệ ANQG không bị lạm quyền và vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức, vi phạm dân chủ, nhân quyền hoặc có những hoạt động không kiểm soát đƣợc. Nghiên cứu những kinh nghiệm lập pháp về bảo vệ ANQG của các nƣớc cho phép tác giả luận án tham khảo, học tập nhằm đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG của nƣớc ta trong tình hình mới. Thứ hai, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã bƣớc đầu tiếp cận và phân tích chính sách pháp luật bảo vệ ANQG trên các nội dung cụ thể: Các khái niệm cơ bản (chính sách, chính sách pháp luật, chính sách pháp luật bảo vệ ANQG); vấn đề chính sách pháp luật bảo vệ ANQG; giải pháp, công cụ chính sách pháp luật bảo vệ ANQG; các yếu tố tác động đến chính sách pháp luật bảo vệ ANQG; thể chế chính sách pháp luật bảo vệ ANQG và các hành vi xâm phạm ANQG. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng các nội dung nói trên 41 đƣợc đề cập ở các khía cạnh, lĩnh vực riêng lẻ; chƣa có một nghiên cứu mang tính tổng quát và toàn diện dƣới góc độ khoa học chính sách công. Riêng vấn đề chính sách ANQG, mục tiêu chính sách ANQG, các giải pháp và công cụ chính sách ANQG và phân tích chủ thể chính sách ANQG chỉ mới đƣợc nghiên cứu nhƣ một nội dung trong các công trình, chƣa đƣợc đề cập tới nhƣ một đối tƣợng nghiên cứu độc lập của các công trình khoa học. 42 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA 2.1. Chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia Đối với khái niệm chính sách công, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, các học giả đã đƣa ra nhiều khái niệm khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, bối cảnh nghiên cứu của họ. Mặc dù cho tới nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về chính sách công, nhƣng có thể điểm qua một số khái niệm đã đƣợc đề cập trong các tài liệu đã đƣợc rà soát nhƣ dƣới đây: Theo James Anderson (năm 1984): "Chính sách là đường lối hành động có mục đích được ban hành bởi một hoặc một tập hợp các nhà hoạt động chính trị để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc vấn đề cần quan tâm [43, tr.6]. Theo Thomas R. Dye (năm 1972), "chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước chọn làm hay không làm" [49, tr.7]. Wiliam Jenkins (năm 1978) cho rằng "chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban hành mới một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị cùng hướng đến lựa chọn mục tiêu và các phương thức để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền”[43, tr.4]. Chính sách công đƣợc định nghĩa là một tập hợp các quyết định có liên quan về mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết vấn đề chính sách theo mục tiêu tổng thể đã xác định của đảng chính trị cầm quyền [19, tr.24]. Từ điển Bách khoa Việt Nam đã đƣa ra khái niệm về chính sách nhƣ sau: "Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa". Về khái niệm “an ninh quốc gia”, học giả ngƣời Anh Peter Mangold đã chỉ ra rằng, về nguồn gốc, “an ninh quốc gia” là khái niệm của Mỹ, cho dù có 43 thể tìm thấy tƣ tƣởng liên quan trong trƣớc tác của Tổng thống đời thứ tƣ của Mỹ - J.Madison, nhƣng sự xuất hiện của nó mới chỉ diễn ra mấy chục năm gần đây, xuất hiện sớm nhất trong tác phẩm của nhà văn Oantơ Lipman năm 1943, trong chuyên mục báo của Mỹ - “Chính sách ngoại giao của Mỹ” (US foreign Policy). Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cách đề cập đó mới trở thành một khái niệm tiêu chuẩn thƣờng dùng trong chính trị quốc tế, và đã trở thành cách đề cập mới thay thế từ vựng tƣơng đối cũ nhƣ công việc quân sự, chính sách ngoại giao, công việc ngoại giao [51, tr.37]. Có một số học giả nổi tiếng nhƣ: Barry Buzan, Daniel Frei, Robert Jervis, đã phủ nhận an ninh có hàm nghĩa đƣợc xác định chính xác; họ cho rằng nó chẳng qua là một điều tƣợng trƣng mơ hồ [53, tr.56]. Quan điểm của họ là: ở những nƣớc khác nhau, trong các trƣờng hợp khác nhau, thời đại khác nhau, đứng trƣớc vấn đề khác nhau, mọi ngƣời buộc phải đƣa ra những giải thích khác nhau về “an ninh quốc gia”. Vì thế, “an ninh quốc gia” là một khái niệm hết sức phức tạp, bất kể định nghĩa, khái niệm thông thƣờng nào đều không tránh khỏi thiên về khái quát. Họ cho rằng giải thích làm rõ hàm nghĩa của an ninh chỉ có thể gắn với tình hình cụ thể. Học giả ngƣời Mỹ Karl Doinch cũng cho rằng an ninh không có hàm ý chuẩn xác. Theo ông, an ninh có nghĩa là hòa bình và bảo vệ hòa bình, nhƣng d... 2014 0,04 0,04 2015 0,04 0,05 2016 0,03 0,06 2017 0,02 0,04 2018 0,01 0,01 Trung bình 0,04 0,05 (Nguồn: Tác giả thống kê dựa vào số liệu xét xử sơ thẩm VAHS của TAND tối cao) 168 PHỤ LỤC 2 Diễn biến của tình hình các tội xâm phạm ANQG về số vụ và số bị cáo Năm Số vụ Số bị cáo 2009 100% 100% 2010 87,5% (giảm 12,5%) 92,6% (giảm 7,4%) 2011 70% (giảm 30%) 57,9% (giảm 42,1%) 2012 50% (giảm 50%) 50,5% (giảm 49,5%) 2013 27,5% (giảm 72,5%) 22,1% (giảm 77,9%) 2014 52,5% (giảm 47,5%) 45,3% (giảm 54,7%) 2015 65% (giảm 35%) 67,4% (giảm 32,6%) 2016 52,5% (giảm 47,5%) 76,8% (giảm 23,2%) 2017 40% (giảm 60%) 58,9% (giảm 41,1%) 2018 20% (giảm 80%) 13,7% (giảm 86,3%) (Nguồn: Tác giả thống kê dựa trên số liệu của TAND tối cao) 169 PHỤ LỤC 3 Hệ thống văn bản liên quan đến hoạch định và thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia I Văn bản liên quan đến hoạch định và thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia 1. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 17 tháng 12 năm 1998 của Bộ Chính trị về“Chiến lƣợc an ninh quốc gia” 2. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 (khoá IX) ngày 12 tháng 8 năm 2003 về“Chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” 3. Nghị quyết số 40-NQ/TW ngày 08 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về“Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác Công an trong tình hình mới” 4. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 5. Kết luận số 64-KL/TW về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ƣơng đến cơ sở 6. Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 14 tháng 10 năm 2006 của Bộ Chính trị về“Tăng cƣờng công tác lãnh đạo đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới” 7. Nghị quyết số 28-NQ/TW (khoá XI) về “Chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” 8. Luật Biên giới quốc gia năm 2003 9. Luật An ninh quốc gia năm 2004 10. Luật Công an nhân dân năm 2005 (sửa đổi năm 2014) 11. Luật Tƣơng trợ tƣ pháp năm 2007 170 12. Luật Phòng chống mua, bán ngƣời năm 2011 13. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 14. Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 15. Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 16. Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 2014 17. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) 18. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 19. Luật Điều ƣớc quốc tế 2016 20. Luật Bảo vệ bí mật nhà nƣớc năm 2018 21. Luật An ninh mạng năm 2018 22. Pháp lệnh Tình báo năm 1996 23. Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nƣớc năm 2000 24. Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 25. Pháp lệnh Cảnh vệ năm 2005 26. Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia năm 2007 27. Pháp lệnh An ninh nhân dân năm 1987 (sửa đổi năm 1991) 28. Pháp lệnh Cảnh sát nhân dân năm 1989 29. Pháp lệnh Cảnh sát môi trƣờng năm 2014 30. Pháp lệnh Lực lƣợng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008 31. Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993 (sửa đổi năm 2007) 32. Pháp lệnh Xuất nhập cảnh năm 2000 33. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 34. Pháp lệnh Thoả thuận quốc tế năm 2007 35. Nghị định số 140/2002/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ quy định chi tiết về bảo vệ an ninh quốc gia 171 36. Nghị định số 35/2011/NĐ-CP ngày 18/5/2011 của Chính phủ quy định về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia 37. Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy lực lƣợng Công an nhân dân II Văn bản pháp luật về bảo vệ an ninh thông tin 1. Nghị định số 126/2008/NĐ-CP, ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia 2. Nghị định số 06/2013/NĐ-CP, ngày 09/01/2013 của Chính phủ quy định bảo vệ cơ quan doanh nghiệp 3. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP, ngày 07/4/2014 của Chính phủ quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao 4. Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện 5. Nghị định số 101/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm và các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố 6. Nghị định 66/2017/NĐ-CP, ngày 19/5/2017 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị 7. Chỉ thị số 16/2005/CT-TTg, ngày 11/5/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tổ chức triển khai Luật An ninh quốc gia 8. Quyết định 182/2006/QĐ-TTG, ngày 09/08/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nƣớc độ Tối mật trong ngành 172 Bƣu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin 9. Quyết định số 42/2009/QĐ-TTg, ngày 09/01/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nƣớc 10. Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg, ngày 09/01/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng có liên quan đến an ninh quốc gia 11. Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới 12. Quyết định số 961/QĐ-BCA(A11), ngày 22/8/2006 của Bộ trƣởng Bộ thông tin và truyền thông về danh mục bí mật nhà nƣớc độ Mật trong ngành Bƣu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin III Văn bản pháp luật về phối hợp các cơ quan, đơn vị ngoài ngành Công an trong bảo vệ an ninh thông tin 1. Quyết định 136/QĐ-TTg, ngày 26/10/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy chế phối hợp giữa Bộ thông tin và truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên mạng 2. Thông tƣ liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-BTTTT, ngày 28/11/2008 giữa Bộ Công an – Bộ Thông tin và truyền thông về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bƣu chính, viễn thông và công nghệ thông tin 3. Thông tƣ liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-BQP-BTTTT, ngày 28/11/2008 giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và truyền thông về hƣớng dẫn cơ chế xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích kinh 173 tế - xã hội 4. Thông tƣ liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT- VKSNDTC-TANDTC, ngày 10/9/2012 giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tƣ pháp, Bộ Thông tin và truyền thông, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng quy định Bộ luật Hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông 5. Quy chế phối hợp số 01/QCPH-VNPT-TCANII, ngày 14/9/2011 giữa Tổng cục An ninh II với Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam 6. Quy chế phối hợp số 01/QCPH-BCA-VPCP, ngày 01/12/2011 giữa Bộ Công an với Văn phòng Chính phủ về tăng cƣờng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của Văn phòng chính phủ 7. Quy chế phối hợp số 01/TTPH-KTNVII-VNPT, ngày 21/02/2012 giữa Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II với VNPT 8. Quy chế phối hợp số 01/QCPH-BCA-BGTVT, ngày 06/3/2012 giữa Bộ Công an với Bộ Giao thông vận tải về tăng cƣờng bảo đảm an ninh, an toàn thông tin 9. Quy chế phối hợp số 02/QCPH-BCA-BTC, ngày 21/11/2012 giữa Bộ Công an với Bộ Tài chính về tăng cƣờng bảo đảm an ninh, an toàn thông tin của Bộ Tài chính trên môi trƣờng mạng máy tính 10. Quy chế phối hợp số 01/QCPH-TCANI-TCHQ, ngày 08/01/2013 giữa Tổng cục An ninh I với Tổng cục Hải quan về tăng cƣờng bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho hệ thống hải quan điện tử 11. Quy chế phối hợp số 03/QCPH-BCA-BYT, ngày 26/12/2014 giữa Cục An ninh mạng với Bộ Y tế về phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong lĩnh vực y tế 174 12. Quy chế phối hợp số 01/QCPH-BCA-BNG, ngày 07/9/2015 giữa Bộ Công an với Bộ Ngoại giao về tăng cƣờng bảo đảm an ninh, an toàn thông tin của Bộ ngoại giao 13. Quy chế phối hợp số 01/QCPH-A68-TCTHKVN, ngày 13/6/2017 giữa Cục An ninh mạng với Tổng công ty Hàng không Việt Nam về bảo đảm an ninh, an toàn thông tin 14. Quy chế phối hợp số 02/QCPH-A68-TCTQLB, ngày 27/6/2017 giữa Cục An ninh mạng với Tổng công ty Quản lý bay về bảo đảm an ninh, an toàn thông tin IV Văn bản pháp luật về hợp tác quốc tế trong bảo vệ an ninh thông tin 1. Hiệp định liên chính phủ song phƣơng về hợp tác trong lĩnh vực an ninh thông tin quốc tế giữa Việt Nam và Liên Bang Nga (kí ngày 06/9/2018) 2. Biên bản ghi nhớ về tăng cƣờng hợp tác đấu tranh với tội phạm lừa đảo qua mạng viễn thông giữa Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao với Cục Bảo vệ an ninh mạng Bộ Công an Trung Quốc (kí ngày 16/4/2015) 3. Biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực an ninh mạng giữa Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao với Trung tâm ứng cứu máy tính khẩn cấp, Bộ Công nghệ thông tin và điện tử Ấn Độ (CERT-INDIA) 4. Biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực an ninh mạng giữa Bộ Công an với Tập đoàn Microsoft 5. Biên bản ghi nhớ về tăng cƣờng hợp tác đấu tranh với tội phạm lừa đảo qua mạng viễn thông với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội pham công nghệ cao với Cục Điều tra hình sự Bộ Công 175 an Trung Quốc (kí ngày 25/9/2016) V Văn bản pháp luật do lực lượng An ninh tham gia ý kiến, lồng ghép đưa yêu cầu bảo vệ an ninh thông tin 1. Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH12, ngày 29/11/2005 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam 2. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11, ngày 09/6/2006 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam 3. Luật số Viễn thông số 41/2009/QH12, ngày 09/6/2009 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam 4. Luật Tần số Vô tuyến điện số 42/2009/QH12, ngày 09/6/2009 của Quốc hội nƣớc Cộng Hòa XHCN Việt Nam 5. Luật An toàn thông tin mạng số 104/2015/QH12, ngày 19/11/2015 của Quốc hội nƣớc Cộng Hòa XHCN Việt Nam 6. Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016/QH12, ngày 06/4/2016 của Quốc hội nƣớc Cộng Hòa XHCN Việt Nam 7. Pháp lệnh số 32/2007/PL-UBTVQH, ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội quy định Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia 8. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP, ngày 05/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ kí số và dịch vụ chứng thực chữ kí số 9. Nghị định số 63/2007/NĐ-CP, ngày 10/4/2007 của Chính phủ nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin 10. Nghị định số 90/2008/NĐ-CP, ngày 13/8/2008 của Chính phủ về chống thƣ rác 11. Nghị định số 97/2008/NĐ-CP, ngày 28/8/2008 của Chính phủ về 176 quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet 12. Nghị định số 28/2009/NĐ-CP, ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet 13. Nghị định số 55/2010/NĐ-CP, ngày 24/5/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bƣu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện 14. Nghị định số 25/2011/NĐ-CP, ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông 15. Nghị định số 106/2011/NĐ-CP, ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 05/02/2007 16. Nghị định số 77/2012/NĐ-CP, ngày 05/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 13/8/2008 về chống thƣ rác 17. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng 18. Nghị định số 170/2013/NĐ-CP, ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP, ngày 05/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ kí số và dịch vụ chứng thực chữ kí số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP, ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 05/02/2007 177 19. Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bƣu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện 20. Nghị định số 58/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự 21. Nghị định số 85/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ 22. Nghị định số 108/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng 23. Nghị định số 142/2016/NĐ-CP, ngày 20/3/2009 của Chính phủ về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng 24. Nghị định số 49/2017/NĐ-CP, ngày 24/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP, ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bƣu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và vô tuyến điện 25. Nghị định số 13/2018/NĐ-CP, ngày 23/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Tiếp cận thông tin 26. Nghị định số 53/2018/NĐ-CP, ngày 16/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự 27. Nghị định số 130/2018/NĐ-CP, ngày 27/9/2018 của Chính phủ 178 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ kí số và dịch vụ chứng thực chữ kí số 28. Quyết định số 245/2005/QĐ-TTg, ngày 16/10/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chiến lƣợc công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 29. Quyết định số 257/2006/QĐ-TTg, ngày 09/01/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy định phân bổ băng tần phục vụ mục đích kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh 30. Chỉ thị số 30/CT-TTg, ngày 13/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng bảo vệ tuyến cáp viễn thông ngầm trên biển và đảm bảo an toàn viễn thông quốc tế 31. Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 21/02/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nƣớc trong tình hình mới 32. Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg, ngày 23/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy định về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia 33. Chỉ thị số 31/CT-TTg, ngày 24/10/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông trong đấu thầu mua sắm thiết bị mạng viễn thông 34. Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg, ngày 16/3/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy định hệ thống phƣơng án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia 35. Quyết định số 632/QĐ-TTg, ngày 10/5/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực quan trọng cần ƣu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia 179 36. Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 25/5/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại 37. Quyết định số 09/2006/QĐ-BBCVT, ngày 10/4/2006 của Bộ Bƣu chính, Viễn thông quy định điều kiện kĩ thuật và khai thác đối với thiết bị thu – phát sóng vô tuyến điện đƣợc sử dụng có điều kiện đặt trên phƣơng tiện nghề cá 38. Quyết định số 44/2006/QĐ-BBCVT, ngày 03/11/2006 của Bộ Bƣu chính, Viễn thông quy định chứng nhận và công bố phù hợp tiêu chuẩn đối với sản phẩm thuộc quản lí chuyên ngành của Bộ Bƣu chính, viễn thông 39. Thông tƣ số 03/2012/TT-BTTTT, ngày 20/3/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về danh mục thiết bị vô tuyến điện đƣợc miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kĩ thuật và khai thác kèm theo 40. Thông tƣ số 04/2012/TT-BTTTT, ngày 13/4/2012 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định về quản lí thuê bao di động trả trƣớc 41. Thông tƣ số 09/2014/TT-BTTTT, ngày 19/8/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lí, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội 42. Thông tƣ số 24/2014/TT-BTTTT, ngày 29/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng 43. Thông tƣ số 38/2016/TT-BTTTT, ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới 44. Thông tƣ số 03/2017/TT-BTTTT, ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hƣớng dẫn một số điều 180 của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ 45. Thông tƣ số 20/2017/TT-BTTTT, ngày 12/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin 46. Thông tƣ số 31/2017/TT-BTTTT, ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin 47. Thông tƣ số 13/2018/TT-BTTTT, ngày 15/10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng 48. Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bƣu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng (Nghị định thay thế Nghị định 174/2013/NĐ-CP) 49. Dự thảo Thông tƣ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 04/2012/TT-BTTTT, ngày 13/4/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lí thuê bao di động trả trƣớc 181 PHỤ LỤC 4 Tình hình lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2018 Stt Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 01 Số thuê bao điện thoại cố định 10.174.84 9 9.556.089 6.725.329 - 5.437.741 5.598.017 4.385.427 4.302.552 02 Số thuê bao điện thoại di động phát sinh lƣu lƣợng thoại, tin nhắn và dữ liệu (2G và 3G) 127.318.04 5 131.673.72 4 123.735.55 7 136.148.12 4 126.499.49 9 128.996.17 9 120.016.18 1 125.312.794 03 Số thuê bao điện thoại di động phát sinh lƣu lƣợng thoại, tin nhắn (2G) 111.303.05 4 115.976.89 8 104.050.38 1 107.417.42 3 94.552.93 4 92.807.76 2 72.265.52 4 67.316.427 04 Số thuê bao di động hàng hải - - - - 13.634 13.160 16.487 16.598 05 Số ngƣời sử dụng internet 30.552.41 7 31.304.21 1 33.191.16 6 - 49.288.22 3 50.231.47 4 55.852.99 1 64.375.116 06 Số ngƣời sử dụng Internet/100 dân (%) 35,07 35,26 37 - 54 54,19 66,67 66,73 07 Số thuê bao truy nhập internet băng rộng cố định 3.828.388 4.775.368 5.152.576 6.000.527 7.657.619 9.098.288 11.269.93 6 12.607.832 182 08 Số tên miền “.vn” đã đăng kí 261.116 232.749 266.028 - 348.514 386.751 430.400 550.137 09 Số tên miền tiếng Việt đã đăng kí 548.728 872.755 951.613 - 962.241 994.161 190.060 197.413 10 Số doanh nghiệp đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ cố định mặt đất - 10 12 - 87 104 104 104 11 Số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ cố định mặt đất - 09 11 - 80 74 73 73 12 Số doanh nghiệp đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ cố định vệ tinh - - - - 02 02 02 02 13 Số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ cố định vệ tinh - - - - 01 01 02 02 14 Số doanh nghiệp đƣợc cấp phép và đang cung cấp dịch vụ cố định mặt đất - 06 06 - 05 05 06 06 15 Số doanh nghiệp đƣợc cấp phép và đang cung cấp dịch vụ cố định vệ tinh - - - - 01 03 03 03 16 Số doanh nghiệp đƣợc cấp phép và đang cung cấp dịch vụ di động hàng hải - - - - 01 01 01 01 183 17 Số doanh nghiệp đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ di động hàng không - - - - 01 02 02 02 18 Số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ di động hàng không - - - - 0 0 - - 19 Số doanh nghiệp đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ Internet - 85 56 - 57 65 71 74 20 Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông (triệu USD), trong đó: 6.991,84 8.468,81 7.373,99 - 6.062,23 6.158,08 5.158,08 6.912,45 Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (triệu USD) 361,82 394,19 451,92 - 1.176,78 1.142,52 1.337,59 1.352,17 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất (triệu USD) 5.417,66 6.472,30 5.091,11 - 4.882,4 5.013 4.539,34 5.560,33 Ghi chú: “-” là không có số liệu thống kê Nguồn: Tổng hợp từ Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông qua các năm 184 PHỤ LỤC 5 Tình hình xâm hại cơ sơ hạ tầng viễn thông từ năm 2011 đến năm 2018 Stt Năm Tổng số vụ Mất cáp đồng (m) Mất cáp quang (m) Mất cột treo cáp (cái) Mất ắc qui (cái) Mất tủ cáp (cái) Mất các thiết bị khác Bắt, xử lý (đối tượng) 01 2011 2.062 119.160 1.906 112 25 16 08 trạm phát sóng di động (BTS), 12 thiết bị vô tuyến 2G (CTV2), 45 Card CTV; 02 lần đứt cáp quang biển quốc tế không rõ nguyên nhân 134 02 2012 779 1.595.437 7.774 64 11 27 85m dây nguồn AC; 03 lần đứt cáp quang biển quốc tế không rõ nguyên nhân 32 03 2013 923 38.264 36.062 140 102 25 945m dây tiếp đất chống sét, 1.383m dây nguồn AC, 02 máy phát điện 74 04 2014 858 37.229 40.749 267 44 64 1.130m dây tiếp đất chống sét, 02 máy phát điện 57 05 2015 512 35.732 41.544 130 336 15 168m dây tiếp đất chống sét, 434m dây điện AC; 02 vụ đứt cáp quang biển AAG không rõ nguyên nhân 80 06 2016 510 31.072 79.934 386 15 09 03 máy phát điện 9 07 2017 350 26.132 25.437 34 16 19 459m dây tiếp đất chống sét 12 08 2018 300 27.047 23.076 70 21 17 785m dây nguồn AC; 01 lần đứt cáp quan biển quốc tế không rõ nguyên nhân 09 Tổng 6.294 1.910.073 256.482 1.203 570 192 407 Nguồn: A03 – Bộ Công an 185 PHỤ LỤC 6 Phiếu điều tra khảo sát về thực trạng chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ ngành chính sách công “Chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay) ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA Tỉnh, Thành phố. , ngày . tháng..năm 2019 XÁC NHẬN CỦA Điều tra viên NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN (ký và ghi rõ họ tên) GIỚI THIỆU Khảo sát này nhằm thu thập ý kiến của cá nhân để nghiên cứu chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia. Ý kiến của ông/bà sẽ đƣợc xử lý cùng với các ý kiến khác, và đƣợc ẩn danh. Thông tin từ khảo sát nhằm giúp xác định thực trạng chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, qua đó đóng góp vào hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Giới tính: Nam  Nữ  2. Tuổi  20-30  30-45  45-60 186  > 60 3. Văn bằng chứng chỉ 3a. Xin cho biết chuyên ngành học 3b. Cấp trình độ Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Khác: 4. Nơi làm việc:...... 5. Chức danh : Câu 6. Ông/bà đang công tác trên lĩnh vực liên quan chủ yếu đến chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia nào sau đây:  Bảo vệ an ninh chính trị  Bảo vệ an ninh kinh tế  Bảo vệ an ninh văn hoá – tƣ tƣởng  Bảo vệ an ninh biên giới  Bảo vệ an ninh mạng  Bảo vệ an ninh xuất nhập cảnh  Lĩnh vực khác II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA Câu 7. Theo ông/bà, mục tiêu chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia đã được thể hiện rõ trong pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia chưa?  Rất không rõ  Không rõ  Bình thƣờng  Rõ  Rất rõ 187 Câu 8. Theo ông/bà, giải pháp chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia đã được thể hiện rõ trong pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia chưa?  Rất không rõ  Không rõ  Bình thƣờng  Rõ  Rất rõ Câu 9. Theo ông/bà, mục tiêu chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam được thực hiện ở mức độ nào:  Rất kém  Kém  Bình thƣờng  Tốt  Rất tốt Câu 10. Chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam hiện nay đã góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước ở mức độ:  Rất kém  Kém  Bình thƣờng  Tốt  Rất tốt Câu 11. Theo ông/bà việc xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam đã được quan tâm chưa?  Chƣa quan tâm  Ít quan tâm  Bình thƣờng  Quan tâm 188  Rất quan tâm Câu 12. Theo ông/bà, chủ thể nào sau đây chưa tham gia trong thực tiễn quá trình hoạch định, xây dựng, thực hiện, đánh giá chính sách bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam  Nhà nƣớc  Các tổ chức chính trị - xã hội  Đảng Cộng sản Việt Nam  Ngƣời dân  Doanh nghiệp  Báo chí Câu 13. Theo ông/bà, yếu tố ảnh hưởng chính sách bảo vệ an ninh của Việt Nam là gì? (có thể chọn nhiều hơn một phương án)  Tình hình thế giới và trong nƣớc  Âm mƣu, hoạt động của thế lực thù địch và các loại tội phạm chống cách mạng Việt Nam  Các yếu tố thuộc về cơ quan lập chính sách Khác. Câu 14. Ông/bà hãy đánh giá tính khả thi của các chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia đã được ban hành của Việt Nam ở mức độ nào sau đây:  Rất kém  Kém  Bình thƣờng  Tốt  Rất tốt Câu 15. Tính hội nhập quốc tế của hệ thống chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam:  Rất thấp 189  Thấp  Bình thƣờng  Cao  Rất cao Câu 16. Đánh giá chung về hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay là gì?  Rất không tốt  Không tốt  Bình thƣờng  Tốt  Rất tốt Câu 17. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay:  Rất không tốt  Không tốt  Bình thƣờng  Tốt  Rất tốt Câu 18. Ông /bà hãy đánh giá tình hình oan sai trong thi hành chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay:  Rất nghiêm trọng  Nghiêm trọng  Bình thƣờng  Ít  Không có Câu 19. Ông bà đánh giá tình trạng lỗ lọt bí mật nhà nước trong thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay:  Rất nghiêm trọng 190  Nghiêm trọng  Bình thƣờng  Ít  Không có Câu 20. Ông/bà có những đề xuất gì để hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay? (có thể chọn nhiều hơn một phương án)  Xác định các vấn đề trọng điểm về an ninh quốc gia cần ƣu tiên đầu tƣ để hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan  Đổi mới cơ bản quy trình xây dựng chính sách pháp luật nói chung và chính sách pháp luật bảo vệ ANQG nói riêng bảo đảm nâng cao chất lƣợng chính sách pháp luật.  Tăng cƣờng vai trò của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia.  Xây dựng và vận hành trên thực tế cơ chế đánh giá chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia do Nhà nƣớc ban hành.  Nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia của các cơ quan nhà nƣớc  Bảo đảm nguồn nhân lực cán bộ xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia đƣợc đào tạo đủ về số lƣợng và có chất lƣợng  Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia.  Bảo đảm ngân sách và cơ sở vật chất cho các hoạt động hoàn thiện và thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia. Khác.................................................................................................................... ............................................................................................................................. CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG/BÀ! 191 PHỤ LỤC 7 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU (Về chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay) 1. Xin cho biết đánh giá của đồng chí về vai trò của chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia đối với mục tiêu giữ ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn mọi loại hình lãnh thổ của Tổ quốc. 2. Xin đồng chí cho biết mục tiêu chính sách pháp luật bảo vệ ANQG đã đƣợc thể hiện rõ trong pháp luật bảo vệ ANQG chƣa? 3. Trong quá trình công tác, đồng chí đã tham gia vào chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia nào chƣa? Nếu có thì cụ thể là chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia trên lĩnh vực nào sau đây: Chính sách pháp luật bảo vệ an ninh chính trị? chính sách pháp luật bảo vệ an ninh kinh tế? chính sách pháp luật bảo vệ an ninh văn hoá tƣ tƣởng? chính sách pháp luật bảo vệ an ninh biên giới?... 4. Xin cho biết đánh giá của đồng chí về mức độ hoàn thiện của chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay? Giải pháp nào nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia? 5. Có nhận định là: Chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam hiện nay chƣa đƣợc hoạch định và xây dựng một cách toàn diện, đồng bộ, lâu dài và ổn định. Xin đồng chí cho biết nguyên nhân và giải pháp nào cho vấn đề này? 6. Xin đồng chí cho biết giải pháp nào để nâng cao tính hội nhập quốc tế của hệ thống chính sách pháp luật bảo vệ ANQG của Việt Nam? 192 7. Xin cho biết đánh giá của đồng chí về hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay? Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật trên lĩnh vực này? 8. Xin cho biết đánh giá của đồng chí về tác dụng của chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia đối với việc kiềm chế tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia trên lĩnh vực đồng chí công tác? 9. Theo đồng chí, công cụ pháp luật của chính sách bảo vệ an ninh quốc gia đã đủ quyết liệt trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hay chƣa? Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả những công cụ này?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_hien_chinh_sach_phap_luat_bao_ve_an_ninh_quoc_g.pdf
  • pdfTrichyeu_LyThiNgoc.pdf
Tài liệu liên quan