HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Eryso PHANTIVONG
THựC HIệN CHíNH SáCH DÂN TộC
ở CáC TỉNH MIềN BắC NƯớC CộNG HòA DÂN CHủ
NHÂN DÂN LàO HIệN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYấN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Eryso PHANTIVONG
THựC HIệN CHíNH SáCH DÂN TộC
ở CáC TỉNH MIềN BắC NƯớC CộNG HòA DÂN CHủ
NHÂN DÂN LàO HIệN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYấN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mó số: 62 22 03 08
Người hướng dẫn khoa họ
170 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền bắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGÂN
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Eryso Phantivong
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 6
1.2. Những giá trị của các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án 21
Chương 2: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 24
2.1. Chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 24
2.2. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách dân tộc ở các
tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 57
Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 65
3.1. Những thành tựu và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào hiện nay 65
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào hiện nay 85
Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở
CÁC TỈNH MIỀN BẮC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 112
4.1. Quan điểm cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào hiện nay 112
4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 120
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC 161
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CHXHCNVN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
DTTS : Dân tộc thiểu số
NDCM : Nhân dân Cách mạng
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: So sánh số Bản có đường giao thông, điện và tỷ lệ người dân
có điều kiện tiếp cận đường giao thông, điện của các tỉnh ở
miền Bắc nước Lào 69
Bảng 3.2: Số bản của các tỉnh miền Bắc nước Lào có trường tiểu học 78
Bẩng 3.3: Số bản có trạm y tế hoặc bệnh viện của các tỉnh ở miền Bắc
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 81
Bảng 3.4: Tỷ lệ người nghèo so sánh của các tỉnh miền Bắc nước Lào 95
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là một quốc gia độc lập,
đa dân tộc. Qua chiều dài lịch sử, các dân tộc đã luôn kề vai sát cánh cùng
sinh sống, sản xuất và chống ngoại xâm. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng
Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào luôn coi vấn đề dân tộc có vị trí chiến
lược quan trọng và xây dựng chính sách dân tộc nhằm củng cố khối đoàn kết
dân tộc để thực hiện sự nghiệp đấu tranh chống thực dân đế quốc, phong kiến
và tay sai, nhằm giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước theo con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Miền Bắc nước CHDCND Lào là một vùng gồm 8 tỉnh: Hủa Phăn,
Luông Pha Bang, Ụ Đôm Xay, Xay Nha Bu Ly, Xiêng Khoảng, Bo Kẹo,
Phổng Xa Ly, Luông Nặm Tha; tiếp giáp với 4 nước: Việt Nam, Trung
Quốc, Myanmar và Thái Lan; trên địa ban trung du miền núi; có 49 dân
tộc cùng sinh sống (Phụ lục 2). Các dân tộc có truyền thống đoàn kết trong
sản xuất và chiến đấu chống kẻ thù chung. Qua các thời kỳ, đặc biệt là
những năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ, chính quyền các cấp và
nhân dân các dân tộc ở các tỉnh miền Bắc đã có nhiều nỗ lực trong xây
dựng và phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, văn hóa cho đồng bào các dân
tộc. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình, dự án,
chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào các dân tộc ở đây.
Qua hơn 30 năm đổi mới, việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước trên phạm vi cả nước nói chung, thực hiện chính sách dân
tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào nói riêng, đã đạt được những
thành tựu đáng kể trên trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và
an ninh - quốc phòng. Sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển mới, từng
2
bước chuyển từ kinh tế tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa, hình thành
nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh lớn. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
và đời sống được xây dựng thông qua các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đây
là tiền đề quan trọng cho việc mở mang kinh tế, đẩy mạnh giao lưu, rút ngắn
khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc; nhờ đó, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân các dân tộc đã bước đầu được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc
nước Lào thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, chưa khai thác
được mọi tiềm năng, thế mạnh của các vùng, của các dân tộc. Bức tranh tổng
thể vẫn là sự chênh lệch về trình độ phát triển mọi mặt giữa các dân tộc, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tập quán canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng nhiều
nơi còn yếu kém, điều kiện sống của nhân dân các dân tộc còn nhiều khó
khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Một số hộ dân thiếu ý chí tự lực vươn, còn
tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Trình độ,
năng lực của cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở còn hạn chế. Đội ngũ cán
bộ cơ sở còn thiếu và yếu kém, bệnh quan liêu, xa dân, lợi dụng chức vụ để
tìm kiếm lợi ích cá nhân, tham nhũng vẫn còn diễn ra khá phổ biến và chưa
được giải quyết triệt để. Vai trò lực lượng cốt cán, người có uy tín ở một số
nơi chưa được phát huy đúng mức. Trong 8 tỉnh của miền Bắc nước Lào thì
Hủa Phăn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 28,0%, tỷ lệ người nghèo chiếm
37,0% dân số toàn tỉnh; tương tự, tỉnh thấp nhất là Xay Nha Bu Ly 10,2%, tỷ
lệ người nghèo chiếm 20,2%. Đường ô tô có thể giao thông đi lại 2 mùa chỉ
mới có 30,56%, tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh ở nông thôn chỉ đạt 42%. Còn
khoảng hơn 8% trẻ em độ tuổi đi học tiểu học không có điều kiện đi học, phải
bỏ học khi ở lớp 1 hay lớp 2. Tỷ lệ người mù chữ ở miền Bắc Lào chiếm
3,78% trong tổng số người có độ tuổi từ 15 - 40. Mức độ phát triển văn hóa,
giáo dục, y tế ở vùng sâu, vùng xa nhìn chung còn thấp so với mức bình quân
của các tỉnh và so với cả nước.
3
Đây chính là những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải có những nghiên cứu
tổng kết, đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân để đưa ra phương
hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các tỉnh miền Bắc nước
CHDCND Lào hiện nay. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài:
"Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào hiện nay" làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ
nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào, luận án tập trung làm rõ
một số quan điểm, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính
sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước Lào ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào.
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc
nước CHDCND Lào.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước
CHDCND Lào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án tập trung làm rõ việc thực hiện chính sách
dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào.
4
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu và sử dụng số liệu tổ chức
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào từ đổi mới ( 1986 )
đến nay, nhất là số liệu những năm gần đây ( từ 2005 đến 2015 ).
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu thực hiện
chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào trên 4 lĩnh vực:
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng CaySỏn
Phômvihản, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng NDCM Lào và Nhà
nước CHDCND Lào về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.
- Luận án dựa trên những nghị quyết của Đảng bộ các tỉnh miền Bắc,
đặc biệt là những chương trình, kế hoạch tác động trực tiếp đến phát triển
kinh tế - xã hội của các dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Sử dụng phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh và hệ thống.
5. Đóng góp khoa học của luận án
Luận án góp phần khái quát tổng hợp, làm rõ những quan điểm cơ bản
của Đảng NDCM Lào về dân tộc, chính sách dân tộc và thực hiện chính sách
dân tộc.
Góp phần làm rõ thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh
miền Bắc nước CHDCND Lào từ khi đổi mới đến nay trên lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng.
Luận án đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm thực
hiện tốt chính sách dân tộc phù hợp với tình hình thực tiễn ở các tỉnh miền
Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần cung cấp những căn cứ lý luận trong việc đề xuất
quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào cho Đảng bộ tỉnh,
chính quyền các cấp trong việc hoạch định chính sách cụ thể trên từng lĩnh
vực của đời sống xã hội.
- Luận án cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
những vấn đề có liên quan đến dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở
các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình khoa học của nước ngoài
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dân tộc và chính sách dân tộc
Ở nước ngoài hiện nay thì có rất nhiều công trình nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. Do điều kiện
và trình độ ngôn ngữ tác giả chỉ có khả năng nghiên cứu các công trình khoa
học có liên quan được công bố ở Việt Nam trong những năm gần đây. Ở Việt
Nam có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó,
có nhiều tác giả đã đề cập đến các vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc mà đề
tài này quan tâm, một số công trình tiêu biểu như:
- "Đại từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học [55]. Đã phân định
khái niệm dân tộc theo hai cấp độ khác nhau: "1. Cộng đồng người ổn định
hình thành trong quá trình lịch sử xã hội, có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời
sống kinh tế và tâm lý: đoàn kết dân tộc. 2. Cộng đồng người ổn định làm
thành nhân dân một nước, một quốc gia gắn bó với nhau trong truyền thống,
nghĩa vụ và quyền lợi" [55, tr.399].
- "Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Viện Nghiên cứu chính sách dân
tộc và miền núi [56]. Cuốn sách đã nghiên cứu nhiều vấn đề cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Từ cơ sở lý luận
đó cuốn sách đưa ra những đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam với 5 đặc
điểm chính:
1- Dân tộc Việt Nam là sản phẩm của sự thống nhất của cộng đồng
bộ tộc. 2- Các dân tộc trên đất nước Việt Nam có truyền thống đoàn
7
kết. 3- Nhìn chung các dân tộc Việt Nam sống phân tán, xen kẽ
không có lãnh thổ riêng, mặc dù, một số vùng, một số dân tộc cư trú
khá tập trung. 4- Các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam chủ yếu
cư trú trên các vùng miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, nơi có
tiềm năng về kinh tế, vị trí quan trọng về chính trị, an ninh quốc
phòng, môi trường sinh thái. 5- Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ
phát triển kinh tế không đồng đều [56, tr.107-110].
Dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc,
cuốn sách đã đưa ra 4 quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về
chính sách dân tộc:
1- Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau cùng phát triển. 2- Thực hiện sự phát triển toàn diện miền núi,
trong đó phát triển kinh tế là nền tảng, phát triển văn hóa - xã hội là
khâu đột phá. 3- Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là bộ phận hữu
cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. 4- Tôn trọng lợi ích,
truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng, của các dân
tộc, chống lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc [56, tr.118-121].
Cuốn sách tuy không đưa ra khái niệm cụ thể về dân tộc, chính sách
dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc nhưng đã giúp cho nghiên cứu sinh
được tiếp cận những đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam; những quan điểm
cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.
- "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ
dân tộc hiện nay" của Phan Hữu Dật [7]. Cuốn sách nhận định khái niệm dân
tộc là để chỉ các dân tộc đa số và thiểu số trong một quốc gia, hoặc để chỉ dân
tộc trong một quốc gia đơn nhất thành phần dân tộc; dân tộc còn để chỉ các cộng
đồng người chưa đạt trình độ quốc gia. Nhưng sau khi phân tích những quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và các nhà khoa học khác về vấn đề dân tộc thì
8
cuối cùng đi đến kết luận cho rằng: "dân tộc để chỉ tất cả các cộng đồng người
không phân biệt đạt trình độ hình thành nhà nước hay chưa, không phân biệt đa
số hay thiểu số, các cộng đồng người ở hình thái kinh tế - xã hội khác nhau từ
thấp lên cao" [7, tr.31].
Từ nội dung về dân tộc, cuốn sách khẳng định quan điểm đúng đắn của
chủ nghĩa Mác - Lênin là phải xóa bỏ mọi áp bức, phân biệt dân tộc, thực hiện
các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết; liên hợp công
nhân tất cả các dân tộc lại. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm đó, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp và
quốc tế, đã đề ra đường lối đúng đắn của cách mạng Việt Nam: cách mạng
giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Cuốn sách giúp cho tác giả luận án có cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên
cứu làm rõ về dân tộc, chính sách dân tộc và thực trạng việc tổ chức thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên cả nước Lào nói chung và ở các
tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói riêng.
- "Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta" của Ủy ban Dân tộc và
miền núi [50]. Cuốn sách nghiên cứu những nội dung quan trọng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Cuốn sách đã tổng hợp
định nghĩa của các nhà khoa học, cho dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, nhưng có
hai nghĩa chính: "Hoặc để chỉ cộng đồng dân cư của một quốc gia, hoặc để chỉ
cộng đồng dân cư của một tộc người. Sự liên kết cộng đồng dân tộc được tạo nên
từ yếu tố có chung ngôn ngữ, văn hóa, lãnh thổ và biểu hiện thành ý thức tự giác
tộc người" [50, tr.14]. Cuốn sách đưa ra định nghĩa: "Dân tộc là hình thức cộng
đồng người xuất hiện sau bộ tộc, thay thế bộ tộc. Cũng như bộ tộc, dân tộc là cộng
đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp, có nhà nước" [50, tr.23].
Về chính sách dân tộc cuốn sách đưa ra định nghĩa: "chính sách dân tộc
là tổng hợp những quan điểm, đường lối, chính sách của nhà nước được đề ra,
tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ dân tộc. Chính sách dân tộc
9
mang bản chất giai cấp của nhà nước trong phạm vi đối nội và đối ngoại" [50,
tr.99]. Chính sách dân tộc ở Việt Nam được thực hiện nhất quán trên nguyên
tắc cơ bản là: "Bình đẳng giữa các dân tộc, đoàn kết giữa các dân tộc, tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc" [50, tr.121]. Chủ trương, đường lối,
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam được tập trung mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh -
quốc phòng.
- "Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong
phát triển kinh tế - xã hội ở nước Việt Nam hiện nay" của GS, TS. Hoàng Chí
Bảo (chủ biên) [4]. Cuốn sách đã khái quát những quan điểm về dân tộc của
chủ nghĩa Mác - Lênin, Xtalin và đưa ra định nghĩa về dân tộc:
Dân tộc hay quốc gia dân tộc (nation) là một cộng đồng chính trị -
xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ
nhất định, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính, một sinh hoạt
kinh tế chung, với những biểu tượng văn hóa chung, tạo nên một
tính cách dân tộc. Tộc người hay dân tộc (ethnie), là một cộng đồng
mang tính tộc người, có chung một tên gọi, một ngôn ngữ, được liên
kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hóa tạo thành một tính
cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người [4, tr.34-35].
Cuốn sách đưa ra định nghĩa về chính sách dân tộc"chính sách dân tộc
thực chất là chính sách phát triển quốc gia - dân tộc của từng thời kỳ lịch sử,
nhằm lý giải tất cả những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh
quốc phòng... thuộc về một quốc gia - dân tộc" [4, tr.92]. Từ định nghĩa về
chính sách dân tộc, cuốn sách cho thấy chủ trương, chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước Việt Nam là nhất quán về nguyên tắc: "Bình đẳng, đoàn
kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển" [4, tr.129]; làm rõ 5 quan
điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề dân tộc trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương
lần thứ 7 khóa IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.
10
Những kết quả nghiên cứu của cuốn sách cung cấp cơ sở lý luận về dân
tộc và chính sách dân tộc cho tác giả tiếp cận nghiên cứu tham khảo soi chiếu
về dân tộc và chính sách dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- "Phát triển nguồn cán bộ DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta
hiện nay" của Lô Quốc Toản [49].
Nội dung cuốn sách khẳng định công tác cán bộ là một trong những
khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy,
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm
đến công tác cán bộ nói chung và công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán
bộ vững mạnh nói riêng. Do đó, để phát huy được nội lực của đồng bào các
dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần xây
dựng được một đội ngũ cán bộ dân tộc vững mạnh mà trước tiên phải giải
quyết vấn đề phát triển nguồn cán bộ DTTS. Chính trên cơ sở phát triển
nguồn cán bộ DTTS vững mạnh, mới có thể từng bước xây dựng và hoàn
thiện được đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, đủ phẩm chất, năng lực và trình
độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Cuốn sách là một nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về vấn đề
dân tộc và phát triển nguồn cán bộ dân tộc, trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và thực trạng công tác phát triển
nguồn cán bộ DTTS; từ đó, đưa ra những phương hướng và hệ giải pháp
nhằm phát triển nguồn cán bộ dân tộc một cách vững mạnh.
- "Dân tộc trong lịch sử và trong thời đại ngày nay" của Trần Hữu Tiến
[48]. Nội dung cuốn sách này cho thấy vấn đề dân tộc không chỉ được tiếp
cận dưới góc độ dân tộc học, xã hội học, mà còn được tiếp cận dưới góc độ
chủ nghĩa duy vật lịch sử và CNXH khoa học. Cuốn sách làm rõ những vấn
đề về dân tộc, nhưng vấn đề bản chất dân tộc, dân tộc và xã hội, vấn đề dân
tộc trong học thuyết Mác - Lênin và một số vấn đề về quan hệ dân tộc - giai
cấp trên thế giới hiện nay.
11
Cuốn sách này tập trung nghiên cứu những vấn đề cốt lõi liên quan đến
dân tộc dưới quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, về bản
chất, nguyên tắc và các đặc trưng của dân tộc; nghiên cứu những yếu tố tác
động trong mối quan hệ giữa các dân tộc, quan hệ giữa dân tộc và giai cấp
trong thế giới đương đại. Theo tác giả dân tộc: "là cộng đồng người hình
thành khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định" [48, tr.13]. Trên cơ
sở đó tác giả cuốn sách đưa ra 3 định nghĩa về dân tộc:
1- Những cộng đồng người được hình thành qua các giai đoạn lịch sử
khác nhau, có trình độ phát triển khác nhau. 2- Những cộng đồng người
có chung văn hóa, ngôn ngữ và sinh sống trong những vùng rộng lớn
vượt qua biên giới quốc gia. 3- Cộng đồng người cùng sinh sống trong
cùng một lãnh thổ nhưng có nguồn gốc khác nhau [48, tr.24].
Cuốn sách này là tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả luận án về những
vấn đề lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc; những quan điểm cơ bản
của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc, luận án tham khảo soi chiếu
với quan điểm của Đảng NDCM Lào về vấn đề dân tộc cũng như việc đề ra
các chính sách dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- "Thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá" của Nguyễn Thị Phương Thuỷ [47]. Tác giả cung cấp
cơ sở lý luận về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt
Nam; tác giả đánh giá những thành tựu và hạn chế; từ đó, đưa ra một số quan
điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc ở
Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).
Đây là một công trình nghiên cứu mà tác giả luận án có thể tham khảo
soi chiếu trong xây dựng khung lý thuyết việc thực hiện chính sách dân ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và ở các tỉnh miền Bắc nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói riêng.
- Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam hiện
nay" của Nguyễn Lâm Thành [44]. Tác giả đã hệ thống khá đầy đủ cơ sở lý
12
luận để đảm bảo căn cứ khoa học cho việc tiếp cận, nghiên cứu và luận giải về
chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc. Đề xuất những giải pháp có luận cứ
khoa học trong việc thực hiện, đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển
vùng DTTS phía Bắc nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung.
- "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với các
DTTS trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội miền núi" của Bế Viết Đẳng
[17] đã đưa ra các luận cứ khoa học góp phần giúp cho Đảng và Nhà nước
hoạch định và xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với các
DTTS (DTTS) ở miền núi.
- "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta" của
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội, Khoa Dân tộc
học [21] đã làm rõ những vấn đề cơ bản về dân tộc và chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm đổi mới.
- "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt
Nam" của Nguyễn Quốc Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn [36]. Tác giả đưa ra sự lý
giải về một số khái niệm liên quan đến vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và
trình bày thực tiễn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách dân tộc
- "Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa [40]. Đã
phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, mối
quan hệ dân tộc trong quá trình xây dựng đất nước theo hướng CNH, HĐH.
Nội dung chính sách dân tộc được đề cập gắn với nhiệm vụ kinh tế phát triển
vùng góp phần định hướng chính sách phát triển cho vùng dân tộc và miền
núi trong quá trình chuyển đổi kinh tế hướng vào thị trường, hội nhập và hợp
tác quốc tế.
- "Phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện quan trọng để thực hiện bình
đẳng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc ở nước ta" của Học viện chính
13
trị quốc gia Hồ Chí Minh [22]. "Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta"
của Học viện Chính trị- Hành chính dành cho cán bộ lãnh đạo quản lý DTTS
[24]; "Đặc điểm tộc người trong quan hệ dân tộc ở Việt Nam thời kỳ công
nghiệp, hóa hiện đại hóa" của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh [25]. Tác giả đã nêu quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về những nội
dung cơ bản của chính sách dân tộc, thực trạng kinh tế - xã hội và những vấn đề
cấp bách hiện nay ở vùng dân tộc và miền núi nói chung và đề xuất những giải
pháp phát triển kinh tế xã hội thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam.
- "Báo cáo tổng hợp nghiên cứu chính sách phát triển miền núi và dân
tộc thiểu số" của Nguyễn Văn Huy, Lê Duy Đại [27]. Từ phân tích tình hình
thực tiễn, hệ thống chính sách hiện có, nhóm tác giả đã đưa ra nhận định,
đánh giá về phát triển Kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc, đề xuất một số giải
pháp ưu tiên trước mắt để giải quyết vấn đề nghèo đói, chính sách y tế và giáo
dục cho đồng bào các dân tộc.
- "Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới" của
Trần Văn Thuật, Nguyễn Lâm Thành và Nguyễn Hữu Hải [46]. Đây là cuốn
sách đầu tiên viết về miền núi và vùng dân tộc với đầy đủ nội hàm, khía cạnh
như: đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội, đặc điểm dân tộc và phong tục tập
quán; đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam; những vấn đề về
phát triển; chính sách phát triển miền núi, xóa đói giảm nghèo; bảo vệ môi
trường; văn hóa và phát triển. Một số luận điểm mới được đề cập như: tiếp
cận nghèo đói dưới góc độ xã hội, xử lý mối quan hệ giữa văn hóa truyền
thống của các dân tộc và văn hóa, văn minh hiện đại.
- "Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Việt
Nam" của Koos Neefjes [31] đã xem xét một số chương trình, chính sách
quan trọng của Chính phủ từ góc độ phát triển, vạch ra một số thách thức đối
với thể chế, chính sách trong thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, kiến nghị
chung về công tác điều phối, kiểm tra, giám sát về vấn đề này.
14
- "Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam" của Bùi
Minh Đạo [18] đã đánh giá thực trạng đói nghèo, tình hình Kinh tế - xã hội
vùng dân tộc, nguyên nhân chủ quan, khách quan và đề xuất một số chủ
trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo cho vùng dân tộc.
- "Báo cáo thực hiện chính sách giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc
thiểu số" của Vũ Tuấn Anh, Ngô Trường Thi, Lê Hải Đường và Hoàng Công
Dũng [1]. Các tác giả đã hệ thống hóa các chính sách liên quan đến giảm
nghèo vùng DTTS, đánh giá khái quát tiến trình thực thi kết quả, thành tựu,
hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp về xóa đói giảm nghèo.
- "Nghiên cứu, đánh giá Chương trình 135 giai đoạn I và đề xuất cơ
chế triển khai giai đoạn II" của Ngân hàng Thế giới [35] cho địa bàn các xã
đặc biệt khó khăn. Nội dung công trình này tập trung đánh giá kết quả đạt
được của những mục tiêu trong giai đoạn I, những hạn chế và nguyên nhân.
Các khía cạnh nghèo, đói, sinh kế trong nông nghiệp, phân cấp quản lý ở cấp
cơ sở và xây dựng năng lực cộng đồng
- "Điều tra cơ bản về Chương trình 135 giai đoạn II" của Phạm Thái
Hưng và cộng sự [28]. Kết quả điều tra đã cung cấp thông tin về điều kiện
sống của các hộ gia đình, những nhận xét, đánh giá chính sách các xã đặc biệt
khó khăn, nêu những khuyến nghị về cách tiếp cận và gợi mở nội dung chính
sách trong tình hình mới.
- "Kết quả nghiên cứu Nghèo của dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thực
trạng và thách thức ở các xã" của Ủy ban Dân tộc [53]. Kết quả nghiên cứu
thể hiện sự tập trung đánh giá tình hình nghèo đói ở các xã đặc biệt khó khăn
sau 5 năm triển khai Chương trình 135 giai đoạn II, xem xét mặt được, mặt
chưa được của Chương trình. Làm rõ tác động chính sách, tính hiệu quả và
bền vững của giảm nghèo phải được đo bằng sự thay đổi cuộc sống của người
dân, sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, vì thế đòi hỏi công tác xóa đói
giảm nghèo trong thời gian sau nay phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ hơn.
15
Phát triển kinh tế - xã hội và chính sách xóa đói giảm nghèo vùng
DTTS, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu và tiếp cận vấn đề
trên nhiều phương diện do các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế tiến
hành. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra những kiến giải khá sâu sắc về thực trạng
thực hiện chính sách, đề xuất giải pháp chính sách. Hầu hết các nội dung này
thường tập trung ở từng khía cạnh chính sách hay nhóm chính sách cụ thể và
những vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Các giải pháp mà các công trình khoa học
đề xuất có ý nghĩa to lớn đối với việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc
nhằm mang lại tính hiệu quả trên thực tế.
Nói chung, có nhiều công trình của Việt Nam nghiên cứu về dân tộc,
chính sách dân tộc dưới nhiều góc độ khác nhau, tất cả các công trình đều làm
rõ cơ sở lý luận, những nguyên tắc cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc
và chính sách dân tộc.
Các công trình tập trung nghiên cứu làm rõ quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc và việc tổ
chức thực hiện chính sách dân tộc trong những năm qua trên các địa bàn các
tỉnh khác nhau.
Từ phân tích cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc, các
công trình đánh giá thành tựu và hạn chế yếu kém, chỉ rõ các yếu tố tác động
đến mối quan hệ dân tộc và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém
trong việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam. Qua đó, các công
trình đưa ra một số phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả
việc tổ chức thực thiện ch... cũng khác nhau. Đều là các DTTS,
nhưng bộ phận dân cư ở gần đường giao thông, gần thị trấn, thị xã, các tụ điểm,
31
trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, có điều kiện thiên nhiên thuận lợi hơn... thì
bộ phận dân cư đó sẽ phát triển nhanh hơn. Ngược lại, bộ phận dân cư nào ở
vùng núi cao, vùng xa xôi hẻo lánh, khí hậu, khắc nghiệt, địa thế hiểm trở, đi lại
khó khăn, đất đai cằn cỗi,... thì phát triển chậm, trình độ các mặt thấp hơn. Cho
nên, sự chênh lệch về các mặt giữa các dân tộc còn mang dấu ấn của sự đa dạng
dân tộc và sự đa dạng của các vùng cư trú.
Quá trình xây dựng, phát triển kinh tế là cơ sở và là chìa khóa để giải
quyết mọi vấn đề về tình trạng chênh lệch hiện nay giữa các dân tộc. Phát
triển kinh tế phải được xây dựng trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi tiềm
năng, thế mạnh của từng vùng, từng dân tộc.
Mấy chục năm qua, công cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế, xã hội, văn
hóa các DTTS còn chậm, do điểm xuất phát rất thấp. Họ vừa phải ổn định đời
sống, định canh định cư, cải tạo và xây dựng theo những mục tiêu kinh tế, xã hội
cơ bản, vừa tổ chức sản xuất theo hướng CNH, HĐH, phát huy thế mạnh tham
gia vào phân công lao động chung của cả nước, khắc phục xóa bỏ những thói
quen, sự lạc hậu trì trệ, phấn đấu thực hiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần.
Trình độ học vấn của nhân dân các DTTS tuy có những cố gắng, tiến
bộ song vẫn còn ở mức thấp. Các DTTS, nhìn chung tỷ lệ mù chữ khá cao và
số người có trình độ học vấn cao lại rất ít. Đặc biệt, hiện nay một số dân tộc ở
vùng sâu, vùng xa, vùng cao, số các cháu bỏ học rất nhiều; các cháu đến độ
tuổi đi học không đến trường cũng còn khá phổ biến [122, tr.06].
Bốn là: Kết cấu các dân tộc của cộng đồng các dân tộc Lào anh em
phong phú đa dạng, có quan hệ nguồn gốc với dân tộc ở các nước láng giềng
xung quanh
Đất nước Lào là nơi tụ cư của nhiều dân tộc từ các nơi khác đến sinh
sống. Có những nhóm cư dân là người bản địa đã cư trú ngay từ những ngày
đầu trên mảnh đất này. Có những nhóm cư dân do điều kiện lịch sử đã di cư
từ nơi khác đến và lập nghiệp từ hàng ngàn năm trước và cũng có những
32
nhóm cư dân mới nhập cư vào sinh sống mới ở Lào vài trăm năm nay. Để
chống chọi với thiên tai và giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng cuộc sống,
các dân tộc đã quần tụ bên nhau, hợp sức với nhau như anh em một nhà, hình
thành cộng đồng dân tộc Lào.
Các dân tộc sinh sống ở gần biên giới thường có mối quan hệ đồng tộc,
thân tộc với các dân tộc ở các nước xung quanh như: Việt Nam, Myanmar,
Căm pu chia, Trung Quốc, Thái Lan,... Đây là vấn đề cần được chú ý xem xét,
giải quyết đúng đắn cả về phương diện lịch sử và phương diện chính trị - xã
hội trong giai đoạn hiện nay.
Tuy có nguồn gốc lịch sử, phong tục, tập quán, tâm lý, ngôn ngữ, cư trú
trên các miền khác nhau của đất nước và dân số không đều nhau, song các
dân tộc ở Lào từ lâu đã chung sống hòa hợp gắn bó, đoàn kết thành một khối
thống nhất không thể chia cắt, đồng thời từng dân tộc vẫn không ngừng phát
triển tự khẳng định sắc thái văn hóa độc đáo của mình. Điều đó thể hiện rõ nét
ở sự thống nhất và đa dạng trong cộng đồng đại gia đình dân tộc Lào.
Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ và đặc điểm văn hóa riêng, nhưng tổng
hòa đã tạo nên một nền văn hóa dân tộc Lào thống nhất, phong phú, đa dạng.
Các dân tộc gia nhập cộng đồng vẫn bảo tồn và lưu giữ cho riêng mình một
bản sắc văn hóa, một tính cách dân tộc, nhưng đều đóng góp vào kho tàng văn
hóa dân tộc Lào. Nền văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở cả văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần. Sự khác biệt giữa các nền văn hóa phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử của mỗi dân tộc, cũng vì vậy, tính cách của
các dân tộc vẫn chứa đựng những điểm khác nhau [122, tr.06].
Từ những đặc điểm nêu trên, vấn đề dân tộc luôn luôn là vấn đề rộng
lớn, phức tạp và lâu dài. Vì vậy cần xem xét vấn đề dân tộc như là vấn đề xã
hội - chính trị toàn diện gắn liền với mục tiêu: "Dân giàu hạnh phúc, nước
phồn vinh hùng mạnh, xã hội đoàn kết hài hòa, công bằng, dân chủ, văn
minh" [110, tr.15]; tiến tới xây dựng đất nước theo mục tiêu cuối cùng là đưa
đất nước tiến lên CNXH.
33
2.1.2. Khái niệm chính sách dân tộc và chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước Lào
2.1.2.1. Khái niệm chính sách dân tộc
Chính sách dân tộc là hệ thống các quan điểm, chủ trương, giải pháp
giải quyết các quan hệ tộc người của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển toàn
diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh - quốc phòng các vùng
DTTS và miền núi. Đối tượng tác động trực tiếp của chính sách dân tộc là các
dân tộc, các vùng DTTS. Chính sách dân tộc là bộ phận gắn bó trong hệ thống
chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, có vai trò to lớn trong việc củng cố,
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Chính sách dân tộc là phương tiện để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
của công tác dân tộc được đề ra trong các thời kỳ cách mạng. Thông qua
chính sách dân tộc mà các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà
nước mới trở thành sức mạnh vật chất, tác động đến đời sống của đồng bào
các dân tộc; thúc đẩy sự phát triển của các các dân tộc, các địa phương và
quốc gia. Chỉ có thông qua chính sách dân tộc thì các nhiệm vụ của công tác
dân tộc về kinh tế, văn hóa, xã hội, đào tạo cán bộ, an ninh - quốc phòng
vùng DTTS... mới đi vào cuộc sống, mới đến được với các dân tộc, làm cho
các dân tộc cảm nhận và thấy được quan điểm, đường lối, sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước đối với nhân dân các dân tộc, thông qua thực hiện các chủ
trương, đường lối, chính sách đã đề ra.
Nội dung bao trùm, mang tính nguyên tắc của chính sách dân tộc ở
Lào hiện nay là: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân
tộc, mọi dân tộc đều có quyền bảo tôn, phát triển phong tục tập quán và văn
hóa tốt đẹp của dân tộc và của cộng đồng dân tộc Lào. Chỉ có thực hiện đồng
bộ các nội dung mang tính nguyên tắc vừa nêu thì cộng đồng dân tộc Lào mới
có thể tiến hành thắng lợi sự nghiệp đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói
nghèo, chuẩn bị tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng
và bảo vệ đất nước theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
34
Chính sách dân tộc có các nội dung cụ thể phản ánh các yêu cầu,
nhiệm vụ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và an ninh -
quốc phòng.
Về chính trị: Chính sách dân tộc góp phần nâng cao tính tích cực chính
trị của công dân; nâng cao nhận thức của cán bộ và đồng bào các DTTS về
tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất với mục
tiêu chung là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Dân giàu hạnh
phúc, nước phồn vinh hùng mạnh, xã hội đoàn kết hài hòa, công bằng, dân
chủ, văn minh [110, tr.16].
Về kinh tế: Thực hiện các nội dung kinh tế thông qua các chương
trình, dự án phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết ở các vùng
DTTS, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần ở các vùng này,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp
khoảng cách chênh lệch về mức sống, thu nhập giữa cư dân các tộc người, các
vùng, miền. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng.
Về văn hoá - xã hội: Giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của
các tộc người, góp phần xây dựng nền văn hoá thống nhất những điểm chung
là đoàn kết, yêu nước, thống nhất đất nước nhưng tôn trọng và bảo tồn sự đa
dạng bản sắc văn hoá tộc người; nâng cao trình độ văn hoá, xây dựng môi
trường, thiết chế văn hoá phù hợp với điều kiện của các tộc người; thực hiện
bình đẳng về văn hoá giữa các dân tộc; đồng thời, mở rộng giao lưu văn hoá
với các quốc gia trên thế giới và khu vực.
Nhiều vấn đề xã hội, công bằng, bình đẳng xã hội giữa cư dân các dân
tộc phải được giải quyết trong nội dung xã hội của chính sách dân tộc. Để thúc
đẩy sự phát triển về mặt xã hội, giải quyết các quan hệ tộc người, cần thiết phải xử
lý mối quan hệ giữa kế thừa những giá trị tích cực trong thiết chế xã hội truyền
thống và các quan hệ xã hội của các DTTS trong quá trình xây dựng, phát huy vai
trò của hệ thống chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội ở các vùng DTTS.
35
Về an ninh - quốc phòng: Vùng đồng bào DTTS là các vùng có vị trí
chiến lược về an ninh - quốc phòng (đây là các vùng rừng - núi, biên giới, cửa
khẩu thông thương). Vì vậy, trong chính sách dân tộc phải bảo đảm nội dung
an ninh - quốc phòng ở các vùng DTTS, góp phần giữ vững an ninh - quốc
phòng của đất nước trong điều kiện xây dựng và bảo vệ đất nước.
Do vậy, trong công tác dân tộc, việc xây dựng và tổ chức thực hiện
chính sách có ý nghĩa quyết định đến sự thành công, quyết định đến kết quả
mục tiêu, nhiệm vụ mà công tác dân tộc đề ra trong các giai đoạn cách
mạng. Chính sách an ninh - quốc phòng có tầm quan trọng lớn đối với sự tồn
tại và phát triển của các dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây
dựng, đổi mới đất nước có ý nghĩa quan trọng đến thành tựu chung của cách
mạng và thành tựu riêng của công tác dân tộc.
Lịch sử đã chứng minh, giai cấp thống trị trong mỗi thời đại lịch sử đều
đưa ra những phương thức giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc
theo quan điểm, ý thức hệ của giai cấp mình. Các phương thức giải quyết
thường được gọi là chính sách dân tộc. Như vậy, chính sách dân tộc thể
hiện ý chí của giai cấp thống trị xã hội, nắm quyền lãnh đạo và quản lý xã
hội trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Mục đích của chính sách đó nhằm
điều chỉnh các mối quan hệ dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc trong một
quốc gia theo quan điểm của giai cấp thống trị tại quốc gia đó, chính sách
dân tộc cũng là cơ sở đề giải quyết mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc
trong khu vực và quốc tế.
Chính sách dân tộc tác động đến các dân tộc và mối quan hệ giữa các
dân tộc là nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh - quốc
phòng ở các vùng của các dân tộc, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc, xây dựng mối quan hệ giữa
các dân tộc một cách tốt đẹp. Chính vì vậy, trong thực tế, các nội dung,
nhiệm vụ chính sách dân tộc xen kẽ với nội dung, nhiệm vụ của hệ thống
36
chính sách kinh tế, xã hội. Trong nhận thức, không thể tách biệt, cô lập tuyệt
đối chính sách dân tộc thành một chính sách riêng rẽ mà phải thấy nó là một
bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách của Đảng. Một mặt, chính sách
dân tộc chịu sự tác động của chính sách kinh tế, xã hội; mặt khác chính sách
dân tộc luôn tác động trở lại đối với các chính sách kinh tế, xã hội. Chính
sách dân tộc chỉ có thể được thực hiện đúng đắn, có hiệu quả thông qua quá
trình thực hiện chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể và
đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc. Vì, các dân tộc là những thành viên
trong cộng đồng dân tộc Lào, nếu chính sách dân tộc được thực hiện có hiệu
quả sẽ tác động tích cực đến việc thực hiện hệ thống chính sách phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh toàn quốc.
Chính sách dân tộc chú ý đầy đủ đến những đặc điểm tự nhiên, lịch sử,
xã hội, phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc; tôn trọng lợi ích, nguyện
vọng của các dân tộc. Từ đó, khai thác, phát huy mọi tiềm năng thế mạnh, vai
trò chủ động, sáng tạo và nội lực của địa phương, của các dân tộc.
Như vậy, chính sách dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống
chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính sách dân tộc thể hiện quan điểm
chính trị của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc. Chính
sách dân tộc được thực hiện thông qua quá trình thực hiện chính sách phát
triển kinh tế - xã hội.
Tóm lại: Chính sách dân tộc là một bộ phận của hệ thống chính sách
quốc gia, là một vấn đề mang tính chiến lược, có tính tổng hợp các quan
điểm, nguyên tắc, giải pháp, nhiệm vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của
các dân tộc. Mục tiêu, nội dung chính sách dân tộc hướng tới đảm bảo sự
bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc.
2.1.2.2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào
Đảng NDCM Lào từ ngày thành lập vào ngày 22 tháng 03 năm 1955
cho đến nay, luôn coi trọng vấn đề dân tộc và đề ra chủ trương, đường lối,
37
chính sách, nhiệm vụ đúng đắn về vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách
dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể của đất nước Lào.
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc, Đảng và Nhà
nước Lào đã dựa vào các nguyên tắc cơ bản về chính sách dân tộc của chủ nghĩa
Mác - Lênin: "các dân tộc hoàn toàn bìn đẳng, các dân tộc được quyền tự
quyết, liền hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại; đó là cương lĩnh dân tộc mà
chủ nghĩa Mác và kinh nghiệm nước Nga đã dạy cho công nhân" [29, tr.375].
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào mang tính toàn diện, tổng hợp
tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của các dân tộc và quan hệ dân tộc trong
cộng đồng dân tộc quốc gia; trong đó, phát triển kinh tế là nền tảng để phát
triển các lĩnh vực khác của đời sống đồng bào các dân tộc. Chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước Lào là sự vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vị Hản vào hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh cụ thể của
đất nước và các dân tộc ở CHDCND Lào, thể hiện rõ trên quan điểm: "vấn đề
dân tộc có vị trí chiến lược lớn lâu dài. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết hài hòa,
giúp đõ lẫn nhau giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới" [109, tr.14].
Việc xây dựng chính sách dân tộc ở Lào cũng đã vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề dân tộc: "Chúng ta tranh được tự độc lập rồi mà dân cứ
chết đói, chết rét, thì tự do độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị
của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ" [30, tr152]. Vì vậy, Hồ
Chí Minh khẳng định: "Chúng ta phải làm sao thực hiện ngay: Làm cho dân
có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành.
Cái mục đích chúng ta đi đến là ở đó, đi đến để dân ta xứng đáng với tự do
độc lập và giúp vào tự do độc lập" [30, tr152]. Đảng NDCM Lào ngay từ đầu
đã thực hiện nhất quán những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vị Hản về vấn đề dân tộc. Các
văn kiện của Đảng đã ban đến quyền bình đẳng dân tộc, đoàn kết dân tộc, thể
hiện rõ tư tưởng của Cay Sỏn Phôm Vị Hản và được xác định trong Văn kiện
Đại hội lần thứ I của Đảng (năm 1955) ghi rõ: "Các dân tộc đều được bình
38
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và
kiến quốc" [101, tr.28].
Đại hội Đại biểu Đảng NDCM Lào lần thứ V năm 1991 diễn ra trong
bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến đổi phức tạp. Văn kiện
Đại hội khẳng định: "Hiện nay, quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước Lào
đang trong giai đoạn tiếp tục xây dựng và củng cố nền dân chủ nhân dân, xây
dựng những yếu tố từng bước đi lên CNXH" [105, tr.14]. Đảng chủ trương
"Tăng cường đoàn kết thống nhất toàn dân trên cơ sở liên minh giai cấp công
nhân - nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào"
[105, tr.15]. Văn kiện Đại hội một lần nữa khẳng định lại vai trò của khối đại
đoàn kết dân tộc: "Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là quốc gia có nhiều dân
tộc cùng sinh sống. Các dân tộc có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh
dựng nước và giữ nước, với mục tiêu xây dựng một cộng đồng dân tộc Lào
thống nhất" [105, tr.19].
Để tạo cơ sở pháp lý khẳng định mối quan tâm của Đảng và Nhà nước
Lào, Hiến pháp nước CHDCND Lào (sửa đổi bổ sung năm 2015) ghi rõ: Điều
2: " Nhà nước CHDCND Lào là Nhà nước dân chủ nhân dân. Mọi quyền hạn
là của dân, do dân và vì lợi ích của dân gồm có các tầng lớp trong xã hội do
công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức là chủ chốt" [117, tr.03]. Để đảm bảo
việc thực hiện chính sách dân tộc, Điều 3 Hiến pháp ghi rõ: "Quyền làm chủ
đất nước của nhân dân các dân tộc được thực hiện và đảm bảo bằng hoạt động
của hệ thống chính trị do Đảng NDCM Lào lãnh đạo" [117, tr.03].
Điều 8 của Hiến pháp khẳng định thêm về sự bình đẳng và đoàn kết
dân tộc:
Nhà nước thực hiện chính sách đoàn kết và bình đẳng giữa các dân
tộc, mọi dân tộc đều có quyền bảo tồn và phát triển văn hóa, phong
tục tập quán tốt đẹp của dân tộc và cộng cộng đồng dân tộc Lào;
cấm mọi hành động chia rẽ và hành vi chia rẽ dân tộc. Nhà nước
39
thực hiện mọi biện pháp để phát triển và nâng cao đời sống kinh tế -
xã hội của các dân tộc [117, tr.8].
Thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền
xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ
cách mạng và kháng chiến. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng
dân tộc và miền núi một cách phù hợp. Tích cực thực hiện chính sách ưu tiên
trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS; động viên, phát huy vai trò của
người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và ở địa phương.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng NDCM Lào
năm 2016, đã khẳng định rằng: "Tăng cường đoàn kết dân tộc, tầng lớp và tôn
giáo dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào là truyền thống tốt đẹp, là sức
mạnh thắng lợi và là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp giành độc lập dân
tộc, bảo vệ và phát triển đất nước cũng như sự ổn định chính trị và sự tồn tại
của đất nước theo con đường tiến lên mục tiêu chủ nghĩa xã hội" [110, tr.16].
Để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách dân tộc có hiệu quả, Đảng
NDCM Lào đã có Nghị định số 03 năm 2004 của Trung ương Đảng NDCM
Lào về việc xây dựng chính trị cơ sở; lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện
các chỉ thị quan trọng như: Chỉ thị số 09/BCT, của Bộ Chính trị Trung ương
Đảng về việc xây dựng Bản và cụm Bản phát triển tháng 6 năm 2004; Chỉ thị
số 04/BBT của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc giáo dục và tăng cường
sự đoàn kết giữa nhân dân các dân tộc Lào, tháng 7 năm 2007; Chỉ thị bổ
sung số 13/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Bản và cụm Bản
phát triển, tháng 6 năm 2008; Chỉ thị số 14/BBT của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về việc tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ sở, tháng 10 năm 2009;
Chỉ thị số 01/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng tỉnh thành đơn
vị chiến lược, huyện thành đơn vị kế hoạch ngân sách và bản thành đơn vị tổ
chức thực hiện (gọi tắt là chương trình 3 xây), tháng 12 năm 2010.
40
Những nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào được
tập trung thông qua các điểm quan trọng sau:
Một là, nội dung chính sách dân tộc trên lĩnh vực chính trị
Trên lĩnh vực chính trị, chính sách dân tộc tập trung vào rất nhiều nội
dung, trong đó, nội dung cơ bản là tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về
chính trị giữa các dân tộc. Thực hiện nội dung chính sách dân tộc trên lĩnh
vực này là triển khai các đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước Lào trong việc thực hiện các nhiệm vụ, chủ yếu tập trung vào việc
củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở vùng DTTS,
kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, thực hiện tốt công tác
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển cán bộ và thực hiện
phát triển đảng viên vùng dân tộc, khắc phục tình trạng cơ sở không có tổ
chức chính trị.
Thực hiện nội dung này ở CHDCND Lào nói chung và ở các tỉnh miền
Bắc nước Lào nói riêng đã thực hiện theo Chỉ thị bổ sung số 13/TTg năm
2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Bản và cụm Bản phát triển.
Chỉ thị số 14/BBT năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ
chức thực hiện công tác xây dựng chính trị cơ sở. Chỉ thị số 01/TTg, năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến
lược, huyện thành đơn vị kế hoạch ngân sách và Bản thành đơn vị tổ chức
thực hiện (gọi là chương trình 3 xây). Chỉ thị số 03/BCT, năm 2011 của Bộ
Chính trị Trung ương Đảng về việc xây dựng Bản thành đơn vị phát triển, xây
dựng bản lớn thành thị trấn ở nông thôn.
Nội dung trên lĩnh vực chính trị của các chỉ thị trên được tập trung vào
việc nâng cao giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng; củng cố, nâng cao vai trò hệ
thống chính trị ở cơ sở trong lãnh đạo, quản lý, thực hiện trách nhiệm vụ của
mình nhằm phát huy tốt tiềm năng thế mạnh của người dân các dân tộc ở từng
địa phương.
41
Bình đẳng về chính trị ở đây thể hiện rõ nhất là sự bình đẳng về quyền
làm chủ đất nước. Tất cả mọi người dân thuộc mọi thành phần dân tộc trong
đại gia đình dân tộc Lào đều có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã
hội. Các dân tộc đều có quyền lợi, nghĩa vụ như nhau và có trách nhiệm xây
dựng thể chế chính trị, phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở vùng cư trú.
Điều này phản ánh đúng bản chất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước thực
hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc,
nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc...
Bình đẳng trong chính trị giữa các dân tộc không chỉ được quy định
trong Hiến pháp và pháp luật mà còn được thể hiện một cách sinh động trong
đời sống, trong các chính sách: đại đoàn kết, dân chủ, đào tạo bồi dưỡng cán
bộ, xây dựng hệ thống chính trị vùng miền núi, vùng dân tộc ít người...
Xây đội ngũ cán bộ người dân tộc là một trong những chính sách
quan trọng của Đảng và Nhà nước. Chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ
người DTTS được tập trung vào một số nội dung sau: tạo nguồn cán bộ
người DTTS thông qua việc củng cố và tăng cường hệ thống và chất lượng
giáo dục đào tạo ở các vùng, miền, bản thông qua chính sách ưu đãi học
sinh tại các trường nhất là trường dân tộc nội trú và chính sách cử tuyển.
Nhà nước ưu tiên trong tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ là người
DTTS. Trong quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, có chính sách ưu tiên đối
với cán bộ là người DTTS.
Có chính sách động viên khuyến khích các già làng, trưởng bản, kể cả
chức sắc tôn giáo, những người có uy tín tham gia làm nòng cốt cốt cán trong
công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh và công tác vận động quần
chúng tham gia thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước
cũng như thực hiện tốt chính sách dân tộc.
42
Hai là, nội dung chính sách dân tộc trên lĩnh vực kinh tế
Phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, miền núi và vùng đồng bào các
dân tộc là một bộ phận quan trọng hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội quốc dân. Trong đó, đầu tư cho phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói
giảm nghèo, xây dựng bản và cụm bản phát triển; xây dựng cơ sở hạ tầng;
ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi gắn với phát triển cơ
sở hạ tầng nông thôn trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn ở
các tỉnh miền Bắc nước Lào.
Phát triển kinh tế là lĩnh vực quan trọng nhất, quyết định nhất trong các
chính sách dân tộc. Bởi xuất phát từ vai trò quyết định của kinh tế trong đời
sống xã hội nói chung và đối với đồng bào các dân tộc nói riêng. Vì vậy, nếu
không có chính sách đúng đắn để khuyến khích phát triển kinh tế miền núi
nông thôn, vùng đồng bào các dân tộc thì không thể nói đến chính sách khác,
cũng không thể nói đến vấn đề bình đẳng, đoàn kết dân tộc.
Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi
mới từ năm 1986 đến nay, chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi
được xem là chính sách quan trọng, tạo bước đột phá về chính sách dân tộc
đối với đồng bào các dân tộc và được đặt đúng vị trí của chính sách dân tộc.
Văn kiện các Đại hội của Đảng NDCM Lào đã khẳng định những nội
dung cơ bản của chính sách dân tộc trong sự nghiệp đổi mới. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng NDCM Lào một lần nữa tiếp tục khẳng
định tầm quan trọng của vấn đề dân tộc: "thực hiện bình đẳng, đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện thắng
lợi tiến trình xóa đói giảm nghèo, đưa đất nước thoát nghèo vào năm 2020
và chuẩn bị tạo cơ sở cho sự phát triển những năm sau theo mục tiêu tiến
lên chủ nghĩa xã hội" [110, tr.17].
Đảng đã coi phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, nông thôn, vùng các
dân tộc là nhu cầu bức thiết, bởi vì chỉ có phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng
43
miền đó mới tạo điều kiện để khai thác tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, con
người ở vùng miền đó, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho đồng bào các dân tộc, góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước.
Thông qua việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, vùng miền núi, nông thôn,
vùng các dân tộc mới thu hút được các nguồn vốn đầu từ trong và ngoài nước.
Đầu tư cho việc phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền núi, vùng các
dân tộc nhằm đẩy nhanh nhịp độ phát triển, đây cũng chính là đòi hỏi bức xúc
của việc quy hoạch phát triển kinh tế vùng, điều chỉnh dân số, dân cư, tạo
điều kiện tốt cho việc định canh, định cư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội ở các vùng miền của các dân tộc.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế - xã hội, thì việc bảo vệ môi trường
sinh thái, ngăn chặn phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi làm ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống của nhân dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc, cũng
đặt ra yêu cầu vừa phát triển vừa bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái để
tồn tại và phát triển bền vững.
Nhờ những quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hàng loạt các
chương trình, dự án đã được thực hiện ở các vùng nông thôn miền núi, vùng
các dân tộc, cụ thể như:
Chương trình xóa đói, giảm nghèo, với mục đích nhằm xóa đói, giảm
nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình, hướng dẫn sản xuất hàng hóa, nâng cao
dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Thúc đẩy giao
lưu kinh tế, văn hóa, giúp đồng bào các dân tộc sớm hòa nhập vào cuộc sống
cộng đồng và có sự phát triển bền vững.
Chương trình định canh định cư, nhằm mục đích ổn định cuộc sống, ổn
định sản xuất và nâng cao đời sống của các dân tộc, chấm dứt tình trạng sống
du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy Chương trình trọng tâm phát triển
vùng đặc biệt khó khăn, nhằm mục tiêu nhanh chóng hoàn thành mục tiêu xóa
đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc.
44
Việc triển khai hàng loạt các chính sách dân tộc trong thời gian qua với
sự đầu tư nguồn kinh phí lớn cùng với nhiều chương trình, dự án mang tính
chiến lược đã tạo điều kiện cho các vùng, các dân tộc có những bước chuyển
biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này.
Đối với việc phát triển nông - lâm nghiệp, Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều văn bản về phát triển nông - lâm nghiệp ở nông thôn, miền núi,
vùng các dân tộc nhằm phát huy mọi khả năng, tiềm năng, mọi nguồn lực sẵn
có ở các vùng, miền này, kết hợp với sự đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách
Nhà nước và sự hỗ trợ giúp đỡ của nhân dân các dân tộc cả nước để đẩy
mạnh, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp; đồng thời, tiến hành giao đất,
giao rừng để các hộ nông dân có đất ổn định sản xuất, ổn định cuộc sống lâu
dài. Vận động đồng bào các dân tộc thực hiện chủ trương trồng rừng, nhất là
rừng đầu nguồn nhằm khắc phục thiên tai và bảo vệ môi trường sinh thái.
Để đảm bảo việc phát triển miền núi, nông thôn cả về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh một cách vững chắc, vấn đề có ý nghĩa
quyết định là phát huy nhân tố con người thông qua việc thực hiện tốt các
chính sách dân tộc về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế một cách có
hiệu quả, thiết thực đối với từng dân tộc, từng con người. Chính sách dân tộc
còn nhằm củng cố lực lượng an ninh, quốc phòng toàn dân. Đặc biệt, các
vùng biên giới là nơi có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với công tác
an ninh, quốc phòng, cho nên việc bảo đảm cho đồng bào các dân tộc ở những
nơi này có đủ điều kiện để họ sống và cư trú lâu dài là một yêu cầu lớn, đòi
hỏi Đảng và Nhà nước cần quan tâm để đảm bảo cho các vùng này thật sự là
những điểm tựa vững chắc về quốc phòng - an ninh.
Ba là, nội dung chính sách dân tộc về văn hóa - xã hội
Đối với quốc gia dân tộc nói chung và từng dân tộc nói riêng, văn hóa
là yếu tố hết sức quan trọng. Văn hóa có vai trò và tác dụng to lớn, lâu dài đối
với sự phát triển của cá nhân và mỗi cộng đồng. Văn hóa thấm sâu vào mọi
45
lĩnh vực của đời sống, chẳng những định hướng phát triển mà còn là kết quả
của sự phát triển.
Nội dung văn hóa bao gồm nhiều vấn đề, chính sách về văn hóa là
chính sách đặc trưng cho sự phát triển bền vững, nó tổng hợp trong đó các
phương diện văn hóa của kinh tế, xã hội cùng với đặc thù của văn hóa tinh
thần. Vì thế, khi xem xét các giải pháp văn hóa cho sự phát triển dân tộc cần
phải có cách nhìn tổng thể, toàn diện đối với vấn đề cụ thể và đặc trưng của
chính sách văn hóa như: bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc,
đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc, phát triển mạng
lưới phát thanh, truyền hình bằng các tiếng dân tộc; xóa mù chữ, phổ cập giáo
dục, đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo...
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội cần tập trung vào mục tiêu nâng cao
dân trí, cung cấp kiến thức, kỹ năng, nâng cao khả năng thích ứng của
người dân trước những tác động đa chiều của quá trình phát triển. Xây
dựng xã hội cộng đồng ổn định, thống nhất về tâm lý xã hội, dân chủ, phát
huy tình đoàn kết, đồng thuận, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, ngăn chặn các yếu tố phản văn hóa. Như vậy, cần tập trung
vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền
hình; tăng cường các hoạt động văn hóa, thông tin; làm tốt công tác nghiên
cứu, sưu tầm, giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt
đẹp của các dân tộc.
- Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dụ... và thực hiện chính sách để
chính sách đầu tư đúng mục đích, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tăng
cường trách nhiệm của người dân, khắc phục cơ chế xin-cho, hành chính quan
liêu trong tổ chức thực hiện chính sách.
Tổ chức thực hiện chính sách ở vùng dân tộc thiểu số miền Bắc nước
Lào cần quan tâm tới điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội, phong tục tập quán,
văn hóa của từng dân tộc. Đã có một số chính sách khi ban hành chưa thật
phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, mang tính chủ quan, áp đặt,
143
chưa gắn với phong tục, tập quán vùng nên chưa phát huy được nội lực và
tính đồng thuận của người dân khi thực hiện chính sách.
Hiện nay, ở một số tỉnh miền Bắc nước Lào, vẫn còn nhiều địa phương
chưa quán triệt mục tiêu và thực hiện nghiêm túc những quy định, hướng dẫn
việc thực hiện chính sách về mục tiêu, đối tượng, phạm vi, mức độ. Nhiều
chính sách được thực hiện ở một số địa phương đã bị sai lệch với nội dung
của chính sách được hoạch định ban đầu. Còn nhiều địa phương chưa thực sự
năng động, sáng tạo trong tổ chức, thực hiện chính sách, chưa làm tốt việc
huy động, lồng ghép các nguồn lực, cũng như chưa phát huy được nội lực của
địa phương, của cộng đồng để chính sách dân tộc đạt hiệu quả trong quá trình
triển khai thực hiện.
Đổi mới công tác đánh giá, sơ kết, tổng kết gắn liền với thực hiện chính
sách khen thượng và kỷ luật coi đó là một nội dung cần thiết trong thực hiện
chính sách dân tộc ở các tỉnh Bắc Lào. Cần có quy định rõ ràng về trách
nhiệm đánh giá chính sách thuộc về cơ quan nào và trách nhiệm cụ thể cũng
như nguồn lực cho các hoạt động phải có quy định rõ ràng. Việc đánh giá
chính sách sẽ giúp cho việc rà sát xem chính sách còn khiểm khuyết ở điểm
nào, cần bổ sung và hoàn thiện hoặc bài học kinh nghiệm gì khi hoạch định và
thực thi chính sách.
Đổi mới công tác tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác dân tộc,
thực hiện chính sách dân tộc. Khắc phục tình trạng hình thức trong cách làm
hiện nay là nặng về báo cáo thành tích, liệt kê kết quả đạt được mà ít chú ý
đến việc chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để tìm ra cách làm
hay, hiệu quả hơn. Vì vậy, cần có sự theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện
chính sách dân tộc, cần có sự cập nhật các thông tin về thực hiện tiến độ và
kết quả thực hiện của công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Đây là cơ sở để
giúp cho công tác sơ kết, đánh giá, tổng kết được hiệu quả và chính xác. Từ
đó thấy rõ được tác động theo các chiều thuận hoặc không thuận của chính
sách, đánh giá được thành công hay không thành công, rút ra bài học kinh
144
nghiệm và những khuyến nghị cho đổi mới và thực hiện chính sách dân tộc
trên thực tế ở các tỉnh miền Bắc nước Lào.
Kết luận chương 4
Những quan điểm cơ bản định hướng cho việc tổ chực thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào được khái quát từ thực tiễn thực hiện
nhất là từ đổi mới đến nay. Những quan điểm đó vừa khẳng định tầm quan
trọng của vấn đề dân tộc vừa có giá trị chỉ đạo lâu dài trong việc tổ chức thực
hiện chính sách dân tộc cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và thực tiễn của
từng địa phương các tỉnh để giải quyết và phát huy có hiệu quả mối quan hệ
giữa các dân tộc, tạo sức mạnh cho sự phát triển đất nước.
Thực chất đó là các quan điểm chỉ đạo thể hiện nội dung cốt yếu có tính
chiến lược trong việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước; đồng thời, khẳng định vai trò trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn
xã hội và trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị trong việc thực hiện chính
sách dân tộc.
Xuất phát từ thực tiễn và dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà
nước, nội dung và quan điểm, tác giả luận án đưa ra một số giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức thực hiện chính sách dân
tộc thời gian tới. Những giải pháp trên là những giải pháp cơ bản, có thể giúp
ích cho các địa phương nghiên cứu tham khảo trong việc thực hiện chính sách
dân tộc của từng địa phương.
Các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp, các ngành cần tập
trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán
bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số về
truyền thống đoàn kết dân tộc, về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã
hội vùng đồng bào các dân tộc, các chính sách đặc thù cho miền Bắc nước
Lào tới từng bản, địa phương để đồng bào các dân tộc được biết, được bàn và
thực hiện. Trong quá trình đó không chỉ là làm cho chính sách dân tộc mang
145
lại hiệu quả cao trên thực tế mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiến tới phát triển bền vững. Đồng thời,
tuyên truyền giúp đồng bào hiểu được và đấu tranh với những quan điểm sai
trái, âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc, kích động chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường việc giáo dục ý thức tự lực, tự cường,
khắc phục trông chờ, thụ động, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước
146
KẾT LUẬN
Giải quyết vấn đề dân tộc là một nội dung quan trọng của cách mạng
XHCN. Đây là vấn đề hết sức phức tạp, đa dạng và luôn là vấn đề mang tính
thời sự đối với một quốc gia đa tộc người.
Từ khi thành lập đến nay, Đảng NDCM Lào luôn coi vấn đề dân tộc có
vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Do đó, trong suốt quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã đề ra đường lối, chính sách dân tộc đúng
đắn và thực hiện nhất quán qua mọi thời kỳ cách mạng trên cơ sở nguyên tắc
cơ bản: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc. Nhờ
vậy, Đảng NDCM Lào đã thu hút, tập hợp được sự đồng tình ủng hộ của đông
đảo nhân dân các dân tộc Lào, tạo thành sức mạnh to lớn của quần chúng
trong các giai đoạn cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành
những thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong
công cuộc đổi mới đất nước.
Qua hơn 30 năm đổi mới, việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước trên phạm vi cả nước nói chung, ở các tỉnh miền Bắc nước
CHDCND Lào nói riêng, đã đạt được những thành tựu đáng kể trên trên lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng. Sản xuất
nông nghiệp đã có bước phát triển mới, từng bước chuyển từ kinh tế tự cấp, tự
túc sang sản xuất hàng hóa, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên
canh lớn. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng tăng nhờ
thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đây là tiền đề quan trọng cho
việc mở mang kinh tế, đẩy mạnh giao lưu, rút ngắn khoảng cách chênh lệch
giữa các vùng, các dân tộc; nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân các dân tộc đã bước đầu được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, bên cạnh nhưng thành tựu đạt được, việc thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào
147
còn bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập. Việc triển khai các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước trong thực tế còn chậm từ khâu cụ thể hóa các
chính sách đến các khâu tổ chức và điều hành trong quá trình thực hiện. Vùng
nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa có cơ chế và tổ
chức thích hợp để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi sản xuất kinh doanh
cho phù hợp với đặc điểm tình hình từng địa phương chưa thực sự chuyển
sang sản xuất kinh tế hàng hóa. Mức đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực
giáo dục, y tế, văn hóa và xã hội của vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu,
vùng xa, khó khăn, tuy có tăng hơn trước nhưng vẫn còn quá thấp so với nhu
cầu, mức thu ngân sách hàng năm cũng rất thấp, vì vậy việc phát triển các lĩnh
vực này còn chưa đáp ứng nhu cầu của đồng bào nhân dân các dân tộc. Kinh
tế chậm phát triển, khoảng cách chênh lệch về phát triển mọi mặt giữa các dân
tộc, các vùng còn lớn, sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng, đời sống
của đồng bào nhân dân các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.
Thực trạng những hạn chế yếu kém trong việc thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào đòi hỏi
phải đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc nhằm đáp ứng yêu cầu mới,
phức tạp của cách mạng hiện nay, nhất là yêu cầu của việc đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước. Việc thực hiện chính sách dân tộc phải hướng vào mục tiêu
đầu tư phục vụ con người, nâng cao đời sống, tạo ra động lực nội sinh để thúc
đẩy kinh tế các vùng còn chậm phát triển, từng bước hòa nhập với nhịp độ
phát triển chung của cả đất nước.
Việc đổi mới thực hiện chính sách dân tộc được tiến hành tốt sẽ có ý
nghĩa thực tiễn quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở các
vùng, địa phương, đối với sự phồn vinh của các dân tộc trên địa bàn các tỉnh
miền Bắc nước CHDCND Lào nói riêng và của cả cộng đồng dân tộc Lào nói
chung. Đồng thời, nó cũng có ý nghĩa lớn là chứng minh sự đúng đắn trên
thực tế những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc đã
148
được Đảng NDCM Lào tiếp thu, vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện
thực tiễn của đất nước Lào nói chung và thực hiện ở các tỉnh miền Bắc nước
CHDCND Lào nói riêng là hoàn toàn đúng đắn, từ đó, khắc phục những quan
điểm sai trái về nhận thức cũng như trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.
Từ thực trạng chung việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền
Bắc nước CHDCND Lào trong thời gian qua, đặc biệt là qua tổng hợp tư liệu,
khảo sát, phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước trên địa bàn các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào, tác giả luận án đã
nêu lên những vấn đề bức xúc đặt ra cần giải quyết, được thể hiện cụ thể trong
những phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào trong giai đoạn
hiện nay. Đồng thời, căn cứ vào những khó khăn, bức xúc từ những vấn đề đang
đặt ra trong thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND
Lào, tác giả nhận định rằng, để tạo ra sự bứt phá trong tổ chức thực hiện chính
sách dân tộc cần phải xuất phát từ cơ sở, từ nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến
lược của người dân ở cơ sở. Thực hiện tốt theo phương châm các quan điểm và
giải pháp chủ yếu đã nêu trên.
149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Euyso Phantivong (2016), "Việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Hủa
Phăn, Lào", Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.120-123.
2. Eryso Phantivong (2017), "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của
Đảng và Nhà nước Lào", Tạp chí Tuyên giáo, (5), tr.51-54.
3. Eryso Phantivong (2017), "Những yếu tố tác động đến mối quan hệ dân
tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp
chí Giáo dục lý luận, (260), tr.70-74.
150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt Nam
1. Vũ Tuấn Anh, Ngô Trường Thi, Lê Hải Đường và Hoàng Công Dũng
(2004), Báo cáo thực hiện chính sách giảm nghèo vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, Dự án VIE/02/001, Hà Nội.
2. Ban Văn hóa - Tư tưởng Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính
sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
3. Ban Văn hóa - Tư tưởng Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu các
nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa
IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
4. Hoàng Chí Bảo (2009), Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa
các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bun Thong Chit Ma Ny (2010), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh
đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, Luận án
tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
6. Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc
thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
7. Phan Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên
quan đến quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
8. Phan Hữu Dật (2004), Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
151
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Các Đại hội đại biểu toàn quốc và Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nâm (1930
- 2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
17. Bế Viết Đẳng (Chủ nhiệm) (1996), Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các
chính sách đối với các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội miền núi, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội.
18. Bùi Minh Đạo (2003), Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số
Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Hoàng Minh Đô, Lê Văn Lợi (Đồng chủ biên) (2014), 10 năm thực hiện
Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa
IX về công tác dân tộc và tôn giáo. Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
20. Trần Hậu (2008), Góp phần nghiên cứu về đại đoàn kết dân tộc, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội, Khoa Dân
tộc học (1995), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước ta, Hà Nội.
152
22. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Phát triển kinh tế - xã
hội, điều kiện quan trọng để thực hiện bình đẳng, đoàn kết và
tương trợ giữa các dân tộc ở nước ta, Tập bài giảng Lý luận dân
tộc và chính sách dân tộc, Hà Nội.
23. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Quá
trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Giáo trình cao cấp lý luận
Chính trị- Hành chính dành cho cán bộ lãnh đạo quản lý dân tộc
thiểu số, Hà Nội.
25. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Đặc
điểm tộc người trong quan hệ dân tộc ở Việt Nam thời kỳ công
nghiệp, hóa hiện đại hóa, Đề tài khoa học cấp viện, Hà Nội.
26. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Giáo trình cao cấp lý luận
Chính trị- Hành chính dành cho cán bộ lãnh đạo quản lý dân tộc
thiểu số, Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Huy, Lê Duy Đại (2010), Báo cáo tổng hợp nghiên cứu
chính sách phát triển miền núi và dân tộc thiểu số, Dự án do
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, Ủy ban Dân tộc và Miền
núi, Hà Nội.
28. Phạm Thái Hưng và cộng sự (2008), Điều tra cơ bản về Chương trình 135
giai đoạn II, Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc, Hà Nội.
29. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Koos Neefjes (2001), Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số
vùng cao Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
153
32. Nguyễn Thị Ngân (2001), Phát triển kinh tế-xã hội, điều kiện quan
trọng để thực hiện bình đẳng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân
tộc ở nước ta, Tập bài giảng Lý luận dân tộc và chính sách dân
tộc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Ngân (2003), Xây dựng ý thức và tình cảm chân chính cho
con người Việt Nam trước thách thức mới, Nxb Lao động, Hà Nội.
34. Nguyễn Thị Ngân (2005), "Tìm hiểu chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước ta", Thông tin Chủ nghĩa xã hội, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
35. Ngân hàng Thế giới (2004), Nghiên cứu, đánh giá Chương trình 135 giai
đoạn I và đề xuất cơ chế triển khai giai đoạn II, Hà Nội.
36. Nguyễn Quốc Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn (1999), Mấy vấn đề lý luận và
thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Quốc Phẩm (2004), Vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, công
tác dân tộc và đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng nước
ta, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
38. Nguyễn Quốc Phẩm (2005), "Nhận thức của Đảng ta về vấn đề dân tộc,
chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới", Trong sách: Nhìn lại
quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 - 2005, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Nguyễn Quốc Phẩm (2006), Công bằng và bình đẳng xã hội trong quan
hệ tộc người ở các quốc gia đa tộc người, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội.
40. Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (1998), Phát triển kinh tế-xã hội các vùng
dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng (2006), Những vấn đề cơ bản về chính
sách dân tộc ở nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
154
42. Lê Ngọc Thắng (2005), Một số vấn đề về dân tộc và phát triển, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Lê Phương Thảo, Nguyên Cúc, Doãn Hùng (2005), Xây dựng đội ngũ
cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa - Luận cứ và giải pháp, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
44. Nguyễn Lâm Thành (2014), Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số
phía bắc Việt Nam hiện nay, Hà Nội.
45. Lê Ngọc Thắng (2005), Một số vấn đề về dân tộc và phát triển, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Trần Văn Thuật, Nguyễn Lâm Thành và Nguyễn Hữu Hải (2002), Miền
núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Nguyễn Thị Phương Thủy (2006), Thực hiện chính sách dân tộc ở Việt
Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.
48. Trần Hữu Tiến (2012), Dân tộc trong lịch sử và trong thời đại ngày nay,
Hà Nội.
49. Lô Quốc Toản (2010), Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các
tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
50. Ủy ban Dân tộc và miền núi (2001), Về vấn đề dân tộc và công tác dân
tộc ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Ủy ban Dân tộc, Viện Dân tộc học (2003), Một số vấn đề đổi mới nội
dug quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
52. Ủy ban Dân tộc, Viện Dân tộc học (2006), Giải pháp cải thiện đời sống cho
đồng bào các dân tộc thiểu số, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
155
53. Ủy ban Dân tộc (2011), Kết quả nghiên cứu Nghèo của dân tộc thiểu số
ở Việt Nam, thực trạng và thách thức ở các xã, Chương trình 135-
II, Hà Nội.
54. Đẳng Nghiêm Vạn (2001), Dân tộc - Tôn giáo - Văn hóa, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
55. Viện Ngôn ngữ học (2013), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học quốc
gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
56. Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2002), Vấn đề dân tộc
và định hướng xây dựng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
* Tài liệu tiếng Lào (đã chủ đề sang tiếng Việt)
57. Ban Chấp hành Trung ương (1992), Nghị quyết của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng ngày 20 tháng 5 năm 1992, Viêng Chăn.
58. Ban Chấp hành Trung ương (1992), Nghị quyết 5 khóa VIII Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về công tác dân tộc và tôn giáo, Viêng Chăn.
59. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hủa Phăn (2010), Báo cáo tổng kết công tác tổ
chức 5 năm (2006 - 2010), Hủa Phăn.
60. Ban Tổ chức tỉnh Hủa Phăn (2010), Báo cáo tổng kết công tác tổ chức 35
năm (1975 - 2010), Hủa Phăn.
61. Ban Tổ chức Trung ương (2013), Báo cáo tổng kết công tác tổ chức toàn
quốc lần thứ VIII, Viêng Chăn.
62. Ban Tổ chức Trung ương (2014), Báo cáo tổng kết công tác tổ chức toàn
quốc lần thứ IX, Viêng Chăn.
63. Ban Tổ chức Trung ương (2016), Báo cáo tổng kết công tác tổ chức toàn
quốc lần thứ X, Viêng Chăn.
64. Ban Tuyên huấn Trung ương (2003), Tăng cường khối đại đoàn kết vững
mạnh của toàn dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào, Viêng Chăn.
156
65. Ban Tuyên huấn Trung ương (2010), Tài liệu tuyên truyền nội dung
chính văn kiện Đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào,
Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
66. Ban Tuyên huấn Trung ương (2016), Tài liệu tuyên truyền nội dung
chính văn kiện Đại hội X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào,
Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
67. Bộ Chính trị (1981), Nghị quyết số 03/BCT, của Bộ Chính trị Trung ương
Đảng về vấn đề dân tộc nhất là đối với dân tộc Hmông, Viêng Chăn.
68. Bộ Chính trị (2011), Chỉ thị số 09/BCT, ngày 30 tháng 05 năm 2011 về
xây dựng bản thành đơn vị phát triển, xây dựng bản lớn thành thị
trấn, Hà Nội.
69. Bộ Giáo dục và Thể thao (2015), Tâm nhìn đến năm 2030, chiến lược
đến năm 2025 và kế hoạch phát triển lĩnh vực giáo dục và thể thao
5 năm lần thứ VIII (2016-2020), Viêng Chăn.
70. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Vấn đề đói nghèo ở Cộng hoà Dân chủ
nhân dân Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
71. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Thống kê năm 2014, Viêng Chăn.
72. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2016 - 2020, Viêng Chăn.
73. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Thống kê năm 2015, Viêng Chăn.
74. Bộ Lao động và Thương binh xã hội (2015), 40 năm quá trình phát triên
trưởng thành công tác lao động và thưng vinh xã hội, Nxb Thanh
niên, Viêng Chăn.
75. Bun Suc Sô Ma Ơ (2010), tăng cương công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
dân tộc Ko và Hơ Mộng ở tỉnh Phông Xa Lỳ, Học viện Chính trị
và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.
76. Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1982), Phát huy truyên thống đoàn kết dân tộc
trong đại gia đình Lào thống nhất, quyết tâm bảo vệ tổ quốc và xây
dựng hoàn thành xã hội chủ nghĩa, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
157
77. Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1985), Tuyển tập, tập 1, Nxb Quốc gia Lào,
Viêng Chăn.
78. Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1987), Tuyển tập, tập 2, Nxb Quốc gia Lào,
Viêng Chăn.
79. Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1997), Tuyển tập, tập 3, Nxb Quốc gia Lào,
Viêng Chăn.
80. Cay Sỏn Phôm Vi Hản (2005), Tuyển tập, tập 4, Nxb Quốc gia Lào,
Viêng Chăn.
81. Chính phủ (2005), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020,
Viêng Chăn.
82. Chính phủ (2005), Chương trình giáo dục vì mọi người đến năm 2020,
Viêng Chăn.
83. Chính phủ (2005), Chiến lược xóa đói giảm nghèo và sự phát triển quốc
gia đến năm 2020, Viêng Chăn.
84. Đảng bộ tỉnh Bo Kẹo (2010), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ lần
thứ IV, Bo Kẹo.
85. Đảng bộ tỉnh Bo Kẹo (2015), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ lần
thứ V, Bo Kẹo.
86. Đảng bộ tỉnh Hủa Phăn (2005), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ
lần thứ VII, Hủa Phăn.
87. Đảng bộ tỉnh Hủa Phăn (2010), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ
lần thứ VIII, Hủa Phăn.
88. Đảng bộ tỉnh Hủa Phăn (2016), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ
lần thứ IX, Hủa Phăn.
89. Đảng bộ tỉnh Luông Nặm Thà (2010), Báo cáo Chính trị tại Đại hội
Đảng bộ lần thứ V, Luông Nặm Thà.
90. Đảng bộ tỉnh Luông Nặm Thà (2015), Báo cáo Chính trị tại Đại hội
Đảng bộ lần thứ VI, Luông Nặm Thà.
158
91. Đảng bộ tỉnh Luông Pha Bang (2010), Báo cáo Chính trị tại Đại hội
Đảng bộ lần thứ VI, Luông Pha Bang.
92. Đảng bộ tỉnh Luông Pha Bang (2015), Báo cáo Chính trị tại Đại hội
Đảng bộ lần thứ VII, Luông Pha Bang.
93. Đảng bộ tỉnh Phông Xa Lỳ (2010), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng
bộ lần thứ VII, Phổng Xa Lỳ.
94. Đảng bộ tỉnh Phông Xa Lỳ (2015), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng
bộ lần thứ VIII, Phổng Xa Lỳ.
95. Đảng bộ tỉnh U Đôm Xay (2010), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ
lần thứ V, U Đôm Xay.
96. Đảng bộ tỉnh U Đôm Xay (2015), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ
lần thứ VI, U Đôm Xay.
97. Đảng bộ tỉnh Xay Ya Bu Ly (2010), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng
bộ lần thứ VII, Xay Ya Bu Ly.
98. Đảng bộ tỉnh Xay Ya Bu Ly (2015), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng
bộ lần thứ VIII, Xay Ya Bu Ly.
99. Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng (2010), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng
bộ lần thứ VIII, Xiêng Khoảng.
100. Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng (2015), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng
bộ lần thứ IX, Xiêng Khoảng.
101. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1955), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan
quốc lần thứ I, Viêng Chăn.
102. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1972), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan
quốc lần thứ II, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
103. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan
quốc lần thứ III, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
104. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan
quốc lần thứ IV, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
159
105. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan
quốc lần thứ V, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
106. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan
quốc lần thứ VI, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
107. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan
quốc lần thứ VII, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
108. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan
quốc lần thứ VIII, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
109. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan
quốc lần thứ IX, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
110. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan
quốc lần thứ X, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
111. Khăm Ma SANHMYXAY (2011), Tăng cường xây dựng Bản và cụm
Bản phát triển, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào,
Viêng Chăn.
112. Mặt trận Xây dựng Trung ương (2013), Tăng cường bảo vệ quyền lợi của
các dân tộc ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn.
113. Ma Hà Bun My Thếp Sỹ Mương (1994), Lịch sử hình thành và phát triển
của cộng đồng dân tộc Lào, Viêng Chăn.
114. Phu thong Sỹ Văn Thong Khăm (2016), "Quan điểm của Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào về công tác dân tộc ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào", Tạp chí Lý luận chính trị - hành chính Quốc gia Lào, (4).
115. Quốc hội (1991), Hiến pháp năm 1991, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
116. Quốc hội (2003), Hiến pháp (Bản sửa đổi năm 2003), Nxb Quốc gia Lào,
Viêng Chăn.
117. Quốc hội (2016), Hiến pháp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (sửa
đổi bổ sung 2015), Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
118. Thạ Nụ Koon Xayyaxanh (2009), "Xây dựng bản và cụm bản phát triển",
Tạp chí Lý luận Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào, (11).
160
119. Thủ tướng Chính phủ (2016), Tầm nhìn đến 2030, chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2016-2025 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm lần VIII (2016-2020), Viêng Chăn.
120. Tổng cục Thống kê nhà nước (2015), Dân số và nơi cư trú, Viêng Chăn.
121. Ủy ban Dân tộc của Quốc hội (2009), Tài liệu phổ biến tên gọi và chỉ số
các dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn.
122. Ủy ban Dân tộc của Quốc hội (2009), 49 dân tộc trong đại gia đình ở
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn.
123. Văn phòng Chính phủ (2015), Công tác xóa đói giảm nghèo là trách
nhiệm của người thời nay, Viêng Chăn.
124. Viện Khoa học Xã hội (2009), Tìm hiểu các dân tộc ở Lào, Nxb Quốc
gia Lào, Viêng Chăn.
161
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Danh sách 8 tỉnh ở miền Bắc nước CHDCND Lào
TT Tên gọi của các tỉnh ở miền Bắc nước CHDCND Lào
01 Phổng Xa Ly
02 Luông năm Tha
03 Ụ Đôm Xay
04 Bò kẹo
05 Luông Pha Bang
06 Hủa Phăn
07 Xay Nha Bu Ly
08 Xiêng Khoảng
Nguồn: [120].
162
Phụ lục 2
Tên gọi 49 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Lào
TT Tên dân tộc TT Tên dân tộc TT Tên dân tộc
01 Lào 18 Ơ Đu 35 Tà Ôi
02 Tày 19 Mọi 36 Tri
03 Phủ Thay 20 A Kha 37 Dru
04 Lử 21 Phú Nọi 38 Brâu
05 Nhuôn 22 Xạ Đang 39 Cạ Tu
06 Dẳng 23 Sam Tao 40 Hà Rặc
07 Xach 24 Khạ Me 41 Kriêng
08 Thay Nữa 25 Nguôn 42 Ôi
09 Kưm Mụ 26 Pạ Cộ 43 Chăng
10 Pray 27 Mạ Kong 44 Dẹ
11 Sinh Mun 28 Cạ Tang 45 Lạ Vy
12 Phỏng 29 Dạ Hơn 46 Kry
13 Thén 30 Bít 47 Túm
14 Mộng 31 Suối 48 Lô Lô
15 Triêng 32 Ha Dì 49 Hó
16 Lạ Mết 33 Sỹ La
17 Ưu Miên 34 La Hũ
Nguồn: [121].
163
PHỤ LỤC 3
Bản và bản của các tỉnh có cơ sở hạ tầng thiết yếu năm 2015
Đơn vị tính: bản
T
T
Tỉnh
S
ố
b
ả
n
T
rư
ờ
t
iể
u
h
ọ
c
lớ
p
1
-5
T
rư
ờ
n
g
ti
ểu
h
ọ
c
lớ
p
1
-2
S
ở
y
t
ế
h
o
ặ
c
b
ện
h
v
iệ
n
N
ư
ớ
c
sạ
ch
Đ
iệ
n
Đ
ư
ờ
n
g
gi
ao
t
h
ôn
g
C
h
ợ
01 Phổng Xa Ly 528 269 226 47 45 230 318 13
02 Luông năm Tha 364 257 88 63 74 281 302 19
03 Ụ Đôm Xay 471 375 74 71 49 301 349 21
04 Bò kẹo 256 184 39 54 49 230 226 11
05 Luông Pha Bang 753 585 116 121 124 461 556 40
06 Hủa Phăn 718 551 137 83 26 420 401 23
07 Xay Nha Bu Ly 432 371 20 95 80 379 424 48
08 Xiêng Khoảng 485 316 91 70 57 396 415 24
Nguồn: [121].
164
PHỤ LỤC 4
Dân số và tỷ lệ người dân được tiếp cận cơ sở hạ tầng thiết yếu năm 2015
Đơn vị tính: %
Tỷ lệ người dân được tiếp cận
cơ sở hạ tầng thiết yếu
T
T
Tỉnh
Dân số
(người)
Điện
Nước
sạch
Đường
giao
thông
Chợ Y tế,
bệnh
viện
Trường
tiểu học
01 Phổng Xa Ly 178.000 53,9 14,6 68,4 6,9 16,1 92,9
02 Luông năm Tha 175.700 85,3 32,0 89,0 12,1 22,3 94,8
03 Ụ Đôm Xay 307.600 74,0 19,2 81,3 11,3 25,0 95,0
04 Bò kẹo 179.300 94,3 27,7 93,5 12,5 30,2 88,6
05 Luông Pha Bang 431.900 71,9 26,4 82,4 12,5 24,5 92,7
06 Hủa Phăn 289.400 61,1 8,9 59,3 5,2 14,4 96,6
07 Xay Nha Bu Ly 381.300 90,3 23,0 98,9 12,4 19,0 89,9
08 Xiêng Khoảng 244.700 83,6 19,9 86,3 7,8 14,5 83,2
Nguồn: [121].