Luận án Thuật ngữ công tác xã hội Tiếng Anh và cách chuyển dịch sang Tiếng Việt

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ MỸ HẠNH THUẬT NGỮ CÔNG TÁC XÃ HỘI TIẾNG ANH VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ MỸ HẠNH THUẬT NGỮ CÔNG TÁC XÃ HỘI TIẾNG ANH VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9229020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM HÙNG VIỆT HÀ NỘI

pdf280 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thuật ngữ công tác xã hội Tiếng Anh và cách chuyển dịch sang Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tư liệu và số liệu trong luận án là trung thực. Đề tài nghiên cứu và các kết quả chưa được ai công bố. Tác giả luận án Võ Thị Mỹ Hạnh LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo khoa Ngôn ngữ học, Ban lãnh đạo Học viện cùng toàn thể cán bộ, các thầy giáo, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai thực hiện luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phạm Hùng Việt đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn quan tâm, động viên và đồng hành cùng tôi, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Võ Thị Mỹ Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN ...... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam ................ 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ Công tác xã hội trên thế giới và ở Việt Nam ........................................................................................................ 15 1.2. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 21 1.2.1. Một số vấn đề lí thuyết về thuật ngữ .................................................... 21 1.2.2. Thuật ngữ và lí thuyết định danh ......................................................... 31 1.2.3. Khái niệm Công tác xã hội và thuật ngữ Công tác xã hội.................... 34 1.2.4. Lí thuyết dịch thuật và vấn đề dịch thuật ngữ ...................................... 37 1.2.5. Tiểu kết ................................................................................................. 45 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ CÔNG TÁC XÃ HỘI TIẾNG ANH ............................................................................................................ 47 2.1 Đơn vị cấu tạo thuật ngữ và đơn vị cấu tạo thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh .................................................................................................................. 47 2.1.1. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ ...................................................................... 47 2.1.2. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh .......................... 48 2.2. Đặc điểm của thuật ngữ CTXH tiếng Anh có cấu tạo là từ ......................... 49 2.2.1. Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh là từ đơn (từ gốc) ..................... 51 2.2.2. Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh là từ phái sinh .......................... 51 2.2.3. Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh là từ ghép ................................. 54 2.2.4. Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh là từ viết tắt .............................. 56 2.3. Đặc điểm của thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh có cấu tạo là ngữ ....... 57 2.3.1. Số lượng thành tố cấu tạo thuật ngữ Công tác xã hội trong tiếng Anh ................................................................................................................. 57 2.3.2. Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh là danh ngữ .............................. 58 2.3.3. Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh là tính ngữ ................................ 64 2.4. Mô hình cấu tạo của hệ thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh ..................... 66 2.4.1. Mô hình cấu tạo 1 ................................................................................. 66 2.4.2. Mô hình cấu tạo 2 ................................................................................. 67 2.4.3. Mô hình cấu tạo 3 ................................................................................. 68 2.4.4. Mô hình cấu tạo 4 ................................................................................. 68 2.4.5. Mô hình cấu tạo 5 ................................................................................. 69 2.4.6. Mô hình cấu tạo 6 ................................................................................. 70 2.4.7. Mô hình cấu tạo 7 ................................................................................. 71 2.4.8. Mô hình cấu tạo 8 ................................................................................. 71 2.4.9. Mô hình cấu tạo 9 ................................................................................. 72 2.4.10. Mô hình cấu tạo 10 ............................................................................. 73 2.4.11. Mô hình cấu tạo 11 ............................................................................. 73 2.4.12. Mô hình cấu tạo 12 ............................................................................. 74 2.4.13. Mô hình cấu tạo 13 ............................................................................. 75 2.4.14. Mô hình cấu tạo 14 ............................................................................. 75 2.5. Tiểu kết .............................................................................................................. 78 Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ CÔNG TÁC XÃ HỘI TIẾNG ANH ...................... 80 3.1. Phƣơng thức hình thành thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh .................. 80 3.1.1. Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường..................................................... 81 3.1.2. Tạo thuật ngữ CTXH trên cơ sở ngữ liệu vốn có ................................. 82 3.1.3. Tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài .......................................................... 84 3.1.4. Tiếp nhận thuật ngữ tiếng Anh từ các ngành khoa học khác ............... 85 3.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ CTXH tiếng Anh xét theo kiểu ngữ nghĩa. ................................................................................................................ 88 3.3. Đặc điểm định danh của thuật ngữ CTXH tiếng Anh xét theo kiểu cách thức biểu thị ............................................................................................................. 90 3.3.1. Các thuật ngữ chỉ các vấn đề của đối tượng trong CTXH ................... 91 3.3.2. Các thuật ngữ chỉ các chủ thể hoạt động trong CTXH ........................ 94 3.3.3. Các thuật ngữ chỉ hoạt động của chủ thể trong CTXH ........................ 96 3.3.4. Các thuật ngữ chỉ đối tượng của CTXH............................................... 98 3.3.5. Các thuật ngữ chỉ các chương trình, dịch vụ trong CTXH ................ 100 3.3.6. Các thuật ngữ chỉ các loại hình công tác xã hội ................................. 103 3.3.7. Các thuật ngữ chỉ các vấn đề xã hội trong công tác xã hội ................ 105 3.3.8. Các thuật ngữ chỉ các liệu pháp trong công tác xã hội....................... 107 3.3.9. Các thuật ngữ chỉ các luật, lệnh thường gặp trong công tác xã hội ... 108 3.4. Tiểu kết ............................................................................................................ 110 Chƣơng 4: CÁCH CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ CÔNG TÁC XÃ HỘI TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT ..................................................................... 112 4.1. Các tiêu chí đảm bảo tƣơng đƣơng của sản phẩm dịch thuật ................... 112 4.2. Thực trạng cách chuyển dịch thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh sang tiếng Việt ................................................................................................................ 113 4.2.1. Phân tích tương đương dịch thuật thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh và tiếng Việt theo loại đơn vị cấu tạo thuật ngữ. ................................. 113 4.2.2. Phân tích tương đương dịch thuật thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh và tiếng Việt theo số lượng đơn vị ....................................................... 119 4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong dịch thuật ngữ Công tác xã hội từ tiếng Anh sang tiếng Việt ...................................................................................... 126 4.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 126 4.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 127 4.4. Phƣơng hƣớng và giải pháp chuẩn hóa dịch thuật ngữ Công tác xã hội từ tiếng Anh sang tiếng Việt ................................................................................. 129 4.4.1. Phương hướng chuẩn hóa dịch thuật ngữ Công tác xã hội từ tiếng Anh sang tiếng Việt ...................................................................................... 129 4.4.2. Giải pháp chuẩn hóa dịch thuật ngữ Công tác xã hội từ tiếng Anh sang tiếng Việt .............................................................................................. 130 4.4.3. Ý kiến đề xuất về dịch thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh sang tiếng Việt ...................................................................................................... 133 4.5. Tiểu kết ............................................................................................................ 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT A: Đặc trưng khu biệt Adj: Tính từ Adv: Trạng từ BMZ: Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức CTXH: Công tác xã hội ĐHQG: Đại học Quốc gia GIZ: Tổ chức hợp tác phát triển Đức KHXH: Khoa học xã hội KHXH&NV: Khoa học xã hội & Nhân văn LISSA: Viện Khoa học Lao động và Xã hội LĐTBXH: Lao động – Thương binh và Xã hội N: Danh từ NASW: Hiệp hội nhân viên CTXH quốc gia Mỹ Nxb: Nhà xuất bản Prep: Giới từ T: Thành tố cấu tạo TN: Thuật ngữ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.2.1: Thuật ngữ CTXH tiếng Anh là từ xét theo số lượng thành tố ..... 49 Bảng 2.2.2: Thuật ngữ CTXH tiếng Anh phân loại theo từ loại ..................... 50 Bảng 2.3.1: Thuật ngữ CTXH tiếng Anh là ngữ ............................................. 58 Bảng 2.3.2.1: Thống kê từ loại của TN CTXH tiếng Anh là danh ngữ có 2 thành tố ......................................................................................... 60 Bảng 2.3.2.2: Thống kê từ loại của TN CTXH tiếng Anh là danh ngữ có 3 thành tố ......................................................................................... 60 Bảng 2.3.2.3: Thống kê từ loại của TN CTXH tiếng Anh là danh ngữ có 4 thành tố ......................................................................................... 63 Bảng 2.3.2.4: Thống kê từ loại của TN CTXH tiếng Anh là danh ngữ có 5 thành tố ......................................................................................... 64 Bảng 2.3.3.1: Thống kê các thuật ngữ là tính ngữ hai thành tố ...................... 65 Bảng 2.4: Tổng hợp mô hình cấu tạo thuật ngữ CTXH tiếng Anh ................. 77 Bảng 3.1.1: So sánh giữa nghĩa thông thường và nghĩa chuyên ngành .......... 82 Bảng 3.1.4: Thuật ngữ CTXH tiếng Anh được tiếp nhận từ các ngành khoa học khác ................................................................................. 88 Bảng 3.3.1: Mô hình định danh TN CTXH chỉ vấn đề của đối tượng trong tiếng Anh ............................................................................... 94 Bảng 3.3.2: Mô hình định danh TN CTXH chỉ chủ thể trong tiếng Anh ....... 96 Bảng 3.3.3: Mô hình định danh TN CTXH chỉ hoạt động của chủ thể trong tiếng Anh ............................................................................... 98 Bảng 3.3.4: Mô hình định danh TN CTXH chỉ đối tượng trong tiếng Anh . 100 Bảng 3.3.5: Mô hình định danh TN CTXH chỉ các chương trình, dịch vụ trong tiếng Anh ............................................................................. 103 Bảng 3.3.6: Mô hình định danh TN CTXH chỉ các loại hình CTXH trong tiếng Anh ....................................................................................... 105 Bảng 3.3.7: Mô hình định danh TN CTXH chỉ các vấn đề xã hội trong tiếng Anh ....................................................................................... 106 Bảng 3.3.8: Mô hình định danh TN CTXH chỉ các liệu pháp trong tiếng Anh .. 108 Bảng 3.3.9: Mô hình định danh TN CTXH chỉ các luật, lệnh trong tiếng Anh... 109 Bảng 4.2.1.1. Kiểu tương đương 1//1 của thuật ngữ CTXH tiếng Anh và tiếng Việt ....................................................................................... 116 Bảng 4.2.1.2: Kiểu tương đương 1//>1 của thuật ngữ CTXH118 tiếng Anh và tiếng Việt .......................................................................... 118 Bảng 4.2.1: Tổng hợp các kiểu tương đương của thuật ngữ CTXH tiếng Anh và tiếng Việt .......................................................................... 119 Bảng 4.2.2: Tỉ lệ tương đương theo số lượng đơn vị của thuật ngữ CTXH tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................. 125 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nh m tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội. Sứ mệnh của Công tác xã hội là trợ gi p các cá nhân, gia đình và cộng đồng trong nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời hỗ trợ các nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và ph ng ngừa các vấn đề xã hội thông qua th c đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Việt Nam, Công tác xã hội là một ngành non tr so với nhiều ngành khác trong xã hội. Tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng H a xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã k Quyết định số 323/2010/QĐ-TTg chính thức công nhận công tác xã hội là một nghề. Điều này kh ng định Đảng và Chính phủ Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng và nghĩa nhân văn sâu sắc của nghề công tác xã hội trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, việc nghiên cứu và phát triển ngành công tác xã hội đ i hỏi các nhà chuyên gia ngành CTXH, các giảng viên và sinh viên dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành CTXH tại các trường Đại học phải quan tâm tới hệ thuật ngữ tiếng Anh của ngành để nghiên cứu, trao đổi thông tin và tiếp thu những tinh hoa của thế giới phục vụ cho sự phát triển ngành CTXH của đất nước. nước ta, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các công trình nghiên cứu về thuật ngữ học, trong đó có các luận án tiến sĩ nghiên cứu về thuật ngữ của một số ngành, tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về hệ thống thuật ngữ CTXH tiếng Anh. Theo khảo sát ban đầu cho thấy, hiện nay, việc vay mượn từ ngữ tiếng Anh nói chung, vay mượn các thuật ngữ tiếng Anh trong đó có các thuật ngữ CTXH nói riêng, đang khá phổ biến, việc chuyển dịch thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt c n chưa được toàn diện và thống nhất. Một số thuật ngữ CTXH có trong tiếng Anh nhưng chưa có trong tiếng Việt. Việc nghiên cứu để xây dựng, phát triển, tiến tới chuẩn hóa các thuật ngữ công tác xã hội là một yêu cầu cấp thiết. 2 Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “ Thuật ngữ C ng tác hội tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt” cho luận án của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ đặc trưng về mặt cấu tạo và định danh của hệ thống thuật ngữ CTXH trong tiếng Anh. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các phương hướng, giải pháp chuẩn hóa chuyển dịch hệ thống thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: a) Hệ thống hóa các quan điểm lý luận về thuật ngữ khoa học trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu; b) Phân tích đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ CTXH trong tiếng Anh, xác định các loại mô hình kết hợp các thành tố để tạo thành thuật ngữ CTXH trong tiếng Anh; c) Tìm hiểu đặc điểm định danh của thuật ngữ CTXH tiếng Anh về các mặt: kiểu ngữ nghĩa và đặc điểm cách thức biểu thị của thuật ngữ CTXH. d) Khảo sát, nêu thực trạng việc chuyển dịch thuật ngữ CTXH hiện nay. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và khảo sát, luận án đề xuất phương thức chuyển dịch thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành CTXH tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi, ngữ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống thuật ngữ CTXH tiếng Anh và tiếng Việt, tức là các thuật ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực CTXH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào các nội dung: đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của thuật ngữ CTXH tiếng Anh và cách chuyển dịch thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt. Các vấn đề lịch sử phát triển, tên các nhân 3 vật lịch sử liên quan đến CTXH, tên riêng của các cơ quan, tổ chức hoạt động CTXH không n m trong phạm vi nghiên cứu của luận án. 3.3. Ngữ liệu nghiên cứu Ngữ liệu nghiên cứu của luận án là 3159 thuật ngữ tiếng Anh được thu thập từ:  The social work dictionary (Từ điển công tác xã hội), Robert L. Baker, nhà xuất bản NASW Press, 2014 (có khoảng hơn 10.000 thuật ngữ).  Dictionary of social work & social care (Từ điển công tác xã hội và chăm sóc xã hội), John Harris và Vicky White, nhà xuất bản Oxford University Press, 2013 (có khoảng hơn 1.500 thuật ngữ  Dictionary of social work (Từ điển công tác xã hội), John Pierson và Martin Thomas, nhà xuất bản Open University Press, 2010 (có khoảng hơn 1500 thuật ngữ).  Encyclopedia of social work (Bách khoa toàn thư công tác xã hội), Terry Mizrahi và Larry E. Davis, nhà xuất bản Oxford University Press, 2011 (có khoảng hơn 10.000 thuật ngữ  Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam, Ellen Kramer, Brigitte Koller-Keller, Nguyễn Thị Nga, Hoàng Việt Dùng và các tác giả khác, nhà xuất bản GIZ và Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2011 ( có khoảng 200 thuật ngữ)  Ngoài ra, các thuật ngữ c n được thu thập từ những tài liệu Công tác xã hội, giáo trình, sách báo, tạp chí về Công tác xã hội b ng tiếng Anh và tiếng Việt. 3159 thuật ngữ này là các thuật ngữ cùng xuất hiện trong đa số các từ điển, bách khoa thư nêu trên và được bổ sung bởi các thuật ngữ khoa học CTXH mới nhất từ Từ điển c ng t c x hội ti ng nh của Robert L. Baker, được xuất bản bởi NASW Press (Nhà xuất bản Hiệp hội nhân viên CTXH quốc gia Mỹ năm 2014 và các thuật ngữ an sinh xã hội thông dụng được sử dụng ở Việt Nam trong cuốn Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam do Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) và Viện Khoa học Lao động và Xã hội (LISSA) xuất bản năm 2011. Các thuật ngữ về vấn đề lịch sử phát triển, tên các nhân vật lịch sử liên quan đến CTXH, tên riêng 4 của các cơ quan, tổ chức hoạt động CTXH không n m trong phạm vi nghiên cứu của luận án. 4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được sử dụng nh m miêu tả đặc điểm cấu tạo và định danh cũng như các vấn đề liên quan đến việc chuyển dịch hệ thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt. Thủ pháp phân tích thành tố Phương pháp này được sử dụng để phân tích cấu tạo thuật ngữ CTXH tiếng Anh theo thành tố trực tiếp nh m xác định các yếu tố tạo nên thuật ngữ. Trên cơ sở đó tìm ra các nguyên tắc cơ sở tạo thành thuật ngữ CTXH trong tiếng Anh, xác định các mô hình và quy tắc cấu tạo thuật ngữ CTXH. Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa Phương pháp này được áp dụng phân tích nghĩa của các thuật ngữ CTXH tiếng Anh. Dựa vào các phạm trù nội dung nghĩa của thuật ngữ CTXH tiếng Anh để phân chia hệ thống thuật ngữ CTXH tiếng Anh thành các tiểu phạm trù ngữ nghĩa và xác định các đặc trưng làm cơ sở định danh của hệ thuật ngữ và các kiểu quan hệ ngữ nghĩa là cơ sở tạo nên thuật ngữ CTXH tiếng Anh. Từ đó lập các mô hình định danh thuật ngữ CTXH tiếng Anh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu Phương pháp này được áp dụng để khảo sát, xem xét các đặc điểm tương đồng và khác biệt của hai ngôn ngữ, làm cơ sở cho cách thức dịch các đơn vị ngôn ngữ từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, đến các nhận xét, đề xuất cách thức chuyển dịch thuật ngữ CTXH từ tiếng Anh sang tiếng Việt. 4.3. Thủ pháp thống kê, phân loại Thủ pháp này được sử dụng để xác định số lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ phần trăm của các phương thức tạo thành thuật ngữ, các mô hình cấu tạo, các mô hình định danh thuật ngữ. Các kết quả thống kê được tổng hợp lại dưới dạng bảng biểu, gi p hình dung rõ hơn các nét đặc trưng cơ bản về cấu tạo, cấu trúc ngôn ngữ của hệ thuật ngữ CTXH tiếng Anh. 5 5. Cái mới của luận án Việc nghiên cứu thuật ngữ và ứng dụng những kết quả của lí thuyết thuật ngữ vào nghiên cứu hệ thống thuật ngữ của một ngành khoa học cụ thể không c n mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận dụng các cơ sở lí luận chung về thuật ngữ để khảo sát hệ thống thuật ngữ CTXH tiếng Anh một cách chuyên sâu và toàn diện trên cơ sở ngôn ngữ học, thì luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam. Vì vậy, có thể coi đây là cái mới của luận án. Việc khảo sát, đánh giá tình hình dịch thuật và đề xuất cách chuyển dịch thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt cũng là cái mới nữa của luận án. 6. Ý nghĩa đóng góp của luận án Có thể nói đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về thuật ngữ CTXH tiếng Anh trên phương diện đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và cách chuyển dịch sang tiếng Việt. Vì vậy, luận án sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau: 6.1. Về mặt lý luận Luận án sẽ góp phần làm rõ thêm việc áp dụng các vấn đề lý thuyết về thuật ngữ học, lý thuyết dịch thuật nói chung và dịch thuật ngữ vào việc nghiên cứu và chuyển dịch thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ: - Cho phép đề xuất được các biện pháp, phương hướng tạo mới các thuật ngữ CTXH mà tiếng Việt hiện chưa có; - Đóng góp thiết thực cho việc dịch, chỉnh l để góp phần chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ CTXH của Việt Nam; - Là cơ sở để biên soạn từ điển thuật ngữ CTXH Việt - Anh, Anh - Việt và từ điển thuật ngữ CTXH tiếng Việt phục vụ cho sự phát triển ngành CTXH nước ta; - Phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và biên soạn giáo trình ngành CTXH. - Luận án còn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu thuật ngữ học. 6 7. Bố cục của luận án Ngoài các phần Mở đầu, K t luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ C ng tác hội tiếng Anh Chƣơng 3: Phƣơng thức hình thành và đặc điểm định danh của thuật ngữ C ng tác hội tiếng Anh Chƣơng 4: Cách chuyển dịch thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh sang tiếng Việt 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên th giới Theo Hà Quang Năng [56, 80-86], việc nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới bắt đầu sớm ngay từ thế kỉ 18. Các nghiên cứu về thuật ngữ trong thời kỳ này chủ yếu tập trung vào nội dung tạo lập thuật ngữ, xác định các nguyên tắc cho việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ riêng cho từng ngành khoa học. CarlvonLinné (1736); (Beckmann, 1780); A.L. Lavoisier, G.de Morveau, M.Berthellot và A.F.de Fourcoy (1789) và William Wehwell (1840) được xem là các tác giả tiên phong trong nghiên cứu thuật ngữ giai đoạn này. Carl von Linné (1707 - 1778) có thể được coi là người xác lập công tác nghiên cứu thuật ngữ, trong đó gồm có việc nêu quy tắc tạo thuật ngữ, xác định chuẩn mực của thuật ngữ và lập kế hoạch xây dựng các hệ thuật ngữ khoa học. Từ khi tác phẩm Fundamenta botanica (1736) của ông ra đời, người ta mới có thể nói đến một hệ thuật ngữ thực vật học được xác định theo quy tắc nhất định. Ông đã giải thích nghĩa của gần 1000 thuật ngữ và chỉ rõ cách sử dụng chúng rất tỉ mỉ. Trong khi Linné dựa vào ngôn ngữ khoa học đang được sử dụng ở châu Âu thời bấy giờ là tiếng Latinh để xây dựng thuật ngữ khoa học, thì ngay từ giữa thế kỉ 18, M.V. Lomonosov đã đưa ra một hệ thống thuật ngữ lí - hoá riêng của tiếng Nga. Ông sử dụng tối đa các thuật ngữ b ng tiếng Nga và chỉ sử dụng các thuật ngữ ngoại lai khi không thể tìm ra các tương đương trong tiếng Nga. Thời kì này ở nước Pháp người ta cũng nỗ lực xây dựng hệ thuật ngữ hoá học. A. L. Lavoisier, G. de Morveau, M. Berthellot và A. F. de Fourcroy đã xây dựng một hệ thuật ngữ gọi tên các chất hoá học trong công trình Méthode de nomenclature chimique được xuất bản năm 1787. Hệ thống thuật ngữ này đã thể hiện rõ các mối quan hệ qua lại trong các kết hợp của các chất (ví dụ ở các kết hợp với lưu huỳnh: sulphite, sulphate, sulphurate v.v. để tạo ra một hệ thuật ngữ thống nhất và bao quát được toàn bộ hệ thống tên gọi các chất hóa học. 8 Johann Beckmann (1739 - 1811) cũng đã tạo dấu mốc quan trọng với việc lập ra một hệ thuật ngữ công nghệ. Ông đã xây dựng hệ thống thuật ngữ kĩ thuật trong lĩnh vực thủ công. Beckmann biết rõ trong các nghề thủ công người ta sử dụng rất nhiều các thuật ngữ khác nhau nhưng ch ng lại không thống nhất giữa các ngành. Có nhiều thuật ngữ rất khác nhau lại được dùng để gọi tên những quá trình hay những phương tiện kĩ thuật giống nhau. Những người thợ thủ công đã không thể dùng tiếng Latinh, thứ tiếng của các học giả thời đó, để đặt thuật ngữ cho ngành nghề của mình. Còn các ngôn ngữ quốc gia lại rất khó khăn để có thể diễn đạt được đầy đủ và rõ ràng các thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kĩ thuật. Từ đó, Beckmann cho r ng để có một hệ thuật ngữ công nghệ được quy định thống nhất thì, một mặt, "phải loại bỏ đi các từ đồng nghĩa, mặt khác, phải dần tiếp nhận một lượng từ ngữ mới”. Tuy nhiên, những chỉ dẫn về việc chuẩn hoá thuật ngữ của Beckmann phải mãi 150 năm sau mới được thực hiện đối với hệ thống thuật ngữ về kĩ thuật. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, công tác nghiên cứu và xây dựng một hệ thuật ngữ mang tính hệ thống b ng tiếng mẹ đ của mỗi một dân tộc hay b ng ngôn ngữ quốc gia được chú trọng và đạt được đỉnh điểm của nó vào đầu những năm 30 của thế kỉ 20. Đến đầu thế kỉ 20, ý tưởng về khoa học thuật ngữ mới hình thành và việc nghiên cứu thuật ngữ lúc này mới được định hướng khoa học, đồng thời được công nhận là một hoạt động quan trọng về mặt xã hội. Năm 1930 đánh dấu mốc của nhiều thành tựu nổi bật trong nghiên cứu thuật ngữ. Cũng từ đây xuất hiện ba trường phái nghiên cứu thuật ngữ tiêu biểu và lớn nhất trên thế giới, đó là: trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo, trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô Viết và trường phái nghiên cứu thuật ngữ Tiệp Khắc. Đây được coi là nền tảng cho sự khởi đầu của ngành thuật ngữ học trên thế giới. Trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo gắn liền với tên tuổi của E.Wuster (1898 -1977). Ông không chỉ được coi là người đầu tiên đặt nền móng cho công tác nghiên cứu và phát triển thuật ngữ hiện đại ở thế kỉ 20 mà c n là người có ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu thuật ngữ của nhiều học các giai đoạn sau này. Nghiên cứu thuật ngữ của trường phái này dựa theo những nguyên tắc cơ bản 9 được trình bày rất rõ ràng trong cuốn Lí luận chung về thuật ngữ của Wuster (1931). Trong tác phẩm này, Wuster đã đề cập đến những phương diện ngôn ngữ học của công tác nghiên cứu thuật ngữ liên quan đến hệ thống tên gọi các khái niệm, đối tượng trong lĩnh vực kĩ thuật. Ông đã xác lập được các phương pháp nghiên cứu thuật ngữ, đưa ra một số nguyên tắc xây dựng thuật ngữ và xác định các phương pháp xử lí ngữ liệu thuật ngữ. Leo Weisgeber (1975) đã đánh giá công trình của Wuster như là một cột mốc của ngôn ngữ học ứng dụng. Đặc điểm quan trọng nhất của trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo là tập trung vào các khái niệm và hướng việc nghiên cứu thuật ngữ vào chuẩn hóa các thuật ngữ và các khái niệm. Việc nghiên cứu của trường phái này nh m phục vụ nhu cầu của các nhà kĩ thuật, các nhà khoa học là chuẩn hóa thuật ngữ trong lĩnh vực của họ để đảm bảo sự giao tiếp hiệu quả và có thể chuyển tải kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn. Những nguyên tắc nghiên cứu thuật ngữ của trường phái này được trình bày cụ thể trong các tài liệu về chuẩn hóa từ vựng của thuật ngữ. Đa số các nước vùng Trung Âu và Bắc Âu (Áo, Đức, Na Uy, Thụy Sĩ, Đan Mạch đều nghiên cứu thuật ngữ theo hướng này. Với trường phái thuật ngữ học Tiệp Khắc, vấn đề chuẩn hóa các ngôn ngữ và thuật ngữ là mối quan tâm lớn nhất của các nhà nghiên cứu. Các học giả của trường phái này chú trọng đến miêu tả cấu trúc và chức năng của các ngôn ngữ chuyên ngành, trong đó thuật ngữ đóng vai trò quan trọng. L.Drodz là đại diện tiêu biểu cho trường phái này, là người tiên phong và phát triển từ cách tiếp cận ngôn ngữ về mặt chức năng của trường phái ngôn ngữ học Praha. Đặc trưng của các ngôn ngữ chuyên ngành theo trường phái này mang tính văn phong nghề nghiệp tồn tại cùng những văn phong khác như: văn học, báo chí và hội thoại. Các nhà nghiên cứu theo trường phái này coi ...niệm: “Thuật ngữ là bộ phận ngôn ngữ (từ vựng) biểu đạt các khái niệm khoa học, là thuộc tính của khoa học, kĩ thuật, chính trị, tức là những lĩnh vực của hiện thực xã hội đã được tổ chức một cách có trí tuệ. Thuật ngữ có tính chất hệ thống hoàn toàn dựa trên sự đối lập giữa các kí hiệu, sự đối lập này về hình thức thể hiện ở chỗ khác nhau về âm thanh hoặc trật tự sắp xếp các yếu tố” [45, tr.44]. b. Định nghĩa thuật ngữ gắn với chức năng Khá nhiều nhà nghiên cứu lại quan tâm đến chức năng mà thuật ngữ đảm nhiệm. Theo Vinokur G.O. (1939): "Thuật ngữ không phải là những từ đặc biệt, mà chỉ là những từ có chức năng đặc biệt”, đó là “chức năng gọi tên” [30, tr.4]. Cùng quan điểm với Vinokur, Vinôgrađốp V.V. (1947) cho r ng ngoài chức năng gọi tên, thuật ngữ còn có chức năng định nghĩa: “Trước h t từ thực hiện chức năng định danh, nghĩa là hoặc nó là phương tiện biểu thị, lúc đó nó chỉ là một kí hiệu đơn giản, hoặc nó là phương tiện của định nghĩa logich, lúc đó nó là thuật ngữ khoa học” [22, tr.14]. Gerd A.X. (1968 cũng đưa ra định nghĩa thuật ngữ gắn với chức năng của nó như sau:"Thuật ngữ là một đơn vị từ vựng ngữ nghĩa có chức năng định nghĩa và được khu biệt một cách nghiêm ngặt bởi c c đặc trưng như tính hệ thống, tính đơn nghĩa" [70, tr.19]. c. Định nghĩa thuật ngữ trong sự phân biệt với các từ ngữ phi thuật ngữ Một số nhà nghiên cứu nước ngoài, cũng đã chỉ ra sự khác biệt giữa thuật ngữ với từ thông thường khi định nghĩa thuật ngữ. Kuz'kin N.P. (1962) quan niệm: "Nếu như từ thông thường, từ phi chuyên môn tương ứng với đối tượng thông dụng, thì từ của vốn thuật ngữlại tương ứng với đối tượng chuyên môn mà chỉ có một số lượng hạn hẹp các chuyên gia biết đến" [22, tr.10]. Moiseev A.I. (1970) cũng cho r ng: "Chính biên giới giữa thuật ngữ và phi thuật ngữ không n m giữa các loại từ và cụm từ khác nhau mà n m trong nội bộ mỗi từ và cụm từ định danh" [22, tr.10]. Bên cạnh đó, Kapanadze L.A. cũng kh ng định: "Thuật ngữ không gọi tên khái 24 niệm như từ thông thường mà là khái niệm được gán cho nó dường như là gắn kèm theo nó cùng với định nghĩa" [13, tr.4]. Như vậy, có thể thấy các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều khái niệm thuật ngữ khác nhau, nhưng dù tiếp cận theo hướng nào thì về bản chất thuật ngữ là từ hoặc cụm từ, biểu hiện khái niệm hoặc đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn nhất định. Để có cơ sở khoa học cho quá trình kháo sát đối tượng của luận án, ch ng tôi đưa ra cách hiểu về thuật ngữ như sau: Thuật ngữ là những từ và cụm từ cố định, biểu thị khái niệm hoặc đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn nhất định. 1.2.1.2. Phân biệt thuật ngữ với một số khái niệm liên quan a. Thuật ngữ và danh pháp Việc phân biệt thuật ngữ và danh pháp lần đầu tiên được Vinokur G.O. (1939 bàn đến khi tác giả này cho r ng “bản chất của danh pháp là võ đoán, không có quan hệ trực tiếp với tư duy” [65, tr.7]. Một số tác giả khác như Reformatxki A.A. (1961), Superanskaja (1976), Nguyễn Thiện Giáp (1985), cũng đưa ra sự khác biệt khá rõ nét giữa thuật ngữ và danh pháp: “Hệ thuật ngữ trước hết có mối liên hệ với hệ khái niệm của một môn khoa học nào đó, c n danh pháp chỉ nhãn hiệu hóa đối tượng của khoa học thôi” [65, tr.145]. Nguyễn Thiện Giáp quan niệm “danh pháp có thể coi là thể liên tục của các chữ cái (vitamin A, vitamin B , hay là thể liên tục của các con số (MAC-5, MAC-8) và của mọi thứ dấu hiệu có tính ước lệ, tùy tiện khác. Danh pháp không tương quan trực tiếp với các khái niệm của khoa học. Vì vậy, danh pháp không tiêu biểu cho hệ khái niệm của khoa học” [65, tr.146]. Số lượng của danh pháp so với thuật ngữ là rất lớn: “Nếu cái máy nào đó ch ng hạn có mấy nghìn chi tiết và mỗi chi tiết như thế lại có tên gọi riêng của mình thì điều này cũng không có nghĩa là phải có b ng ngần ấy khái niệm” [65, tr.145]. Như vậy, các nhà khoa học đã chỉ ra r ng, danh pháp và khái niệm khoa học như thuật ngữ không có quan hệ trực ti p với nhau. Danh pháp chỉ là tên gọi các sự vật, hiện tượng cụ thể trong một ngành khoa học nhất định nào đó. Dù vậy, theo Hà Quang Năng (2012), điểm giống nhau duy nhất giữa thuật ngữ và danh pháp đó là “tính độc lập của danh pháp và của thuật ngữ khỏi ngữ 25 cảnh và tính chất trung hòa về tu từ của chúng, tính mục đích rõ ràng trong sử dụng, tính bền vững và khả năng tái hiện trong lời nói” [54, tr.3]. Superanskaja (2007) cũng cho r ng, thực ra không có ranh giới tuyệt đối giữa thuật ngữ và danh pháp, hai lớp từ vựng này có thể tác động qua lại lẫn nhau: “danh pháp, trong những trường hợp nhất định, có thể chuyển thành thuật ngữ khi nó rơi vào trong hệ thống từ vựng khác” [69, tr.7]. b. Thuật ngữ và từ ngữ thông thường Khi nói về sự khác biệt giữ thuật ngữ với từ thông thường, M. Teresa Cabre’ cho r ng: “Điểm khác biệt rõ nhất của thuật ngữ so với từ thông thường n m ở chỗ thuật ngữ được sử dụng để biểu thị các khái niệm thuộc ngành chuyên môn” [106, tr.81]. Tuy nhiên từ thông thường được sử dụng để biểu đạt các khái niệm mà hầu hết mọi người đều biết. Hơn nữa, nếu từ thông thường mang tính biểu cảm, thì thuật ngữ biểu hiện khái niệm chuyên môn, do đó không có tính biểu cảm. Dù là thuật ngữ hay từ thông thường (từ toàn dân) thì chúng đều là một bộ phận của hệ thống ngôn ngữ và sẽ chịu sự chi phối về các quy tắc của ngôn ngữ đó. “Giữa từ toàn dân và thuật ngữ có mối quan hệ xâm nhập lẫn nhau. Từ toàn dân có thể trở thành thuật ngữ và ngược lại” [17, tr.276]. Trong quá trình thuật ngữ hóa, nghĩa của từ toàn dân bị thu hẹp lại và mang tính chuyên môn hoá, được sử dụng trong một chuyên ngành khoa học cụ thể. Khi trình độ và kiến thức khoa học của người dân được nâng cao, thuật ngữ trở thành từ thông thường. Thuật ngữ mở rộng phạm vi hoạt động, mang biểu cảm, gợi hình ảnh khi trở thành từ thông thường. c. Thuật ngữ và từ nghề nghiệp Theo Đỗ Hữu Châu: “Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc, ngành văn thư, v.v...” [7, tr.253]. Nguyễn Thiện Giáp quan niệm: “Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ này thường được những người trong ngành nghề đó biết và sử dụng. Những người không làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể hiểu biết nhiều từ ngữ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như không sử dụng ch ng. Do 26 đó, từ nghề nghiệp cũng là một lớp từ vựng được dùng hạn chế trong xã hội” [18,tr.265]. Như vậy về mặt sử dụng, cả từ nghề nghiệp và thuật ngữ đều là lớp từ được sử dụng hạn chế, chúng chủ yếu được dùng trong một ngành nghề nhất định [17, tr.303]. Về mặt nội dung, từ nghề nghiệp và thuật ngữ đều là những tên gọi duy nhất của hiện tượng trong thực tế, đồng thời, cả thuật ngữ và từ nghề nghiệp đều có thể chuyển hóa thành từ thông thường khi những khái niệm của ch ng được sử dụng phổ biến trong xã hội và làm giàu thêm vốn từ vựng chung của dân tộc [17, tr. 303]. Đỗ Hữu Châu cũng cho r ng, về điểm này, cả thuật ngữ và từ nghề nghiệp đều có những đặc tính cơ bản là nghĩa biểu vật trùng với sự vật hiện tượng thực có trong ngành nghề và nghĩa biểu niệm đồng nhất với các khái niệm về sự vật, hiện tượng đó [7, tr.253]. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra điểm khác biệt của từ nghề nghiệp đối với thuật ngữ, đó là: “vì gắn với những hoạt động sản xuất hoặc hành nghề cụ thể, trực tiếp cho nên từ vựng nghề nghiệp có tính cụ thể, gợi hình ảnh cao. Mức độ khái quát nghĩa biểu niệm của ch ng cũng thấp hơn thuật ngữ khoa học” [7, tr.253]. “Thuật ngữ chuyên môn gồm thuật ngữ thuộc những ngành khác nhau trong khoa học, các thuật ngữ -định nghĩa, xác định ra khái niệm, nghĩa của những thuật ngữ này không mang bất cứ thành tố xúc cảm và biểu cảm nào. Từ nghề nghiệp là những hiện thực của các ngành sản xuất khác nhau, của các nghề thủ công v.vcó thể mang sắc thái xúc cảm và biểu cảm” [66, tr.132-133]. Kapanadze (1965) cũng đưa ra một đặc điểm khác biệt quan trọng giữa từ nghề nghiệp và thuật ngữ đó là từ nghề nghiệp “không bao giờ tạo thành một hệ thống khép kín, đó là những đơn vị rời rạc không liên kết với nhau” [29, tr.14& 92]. Giữa thuật ngữ và từ nghề nghiệp đôi khi còn diễn ra quá trình xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau. Khi các ngành nghề thủ công được công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành ngành khoa học, từ nghề nghiệp có thể chuyển hóa thành thuật ngữ. Ngược lại, các ngành nghề thủ công có thể tiếp nhận các thuật ngữ khoa học trở thành từ nghề nghiệp, hiện đại hóa và làm phong phú thêm cho ngành nghề của mình. 27 1.2.1.3. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ Việc xác định các tiêu chuẩn của thuật ngữ đóng vai tr quan trọng trong công tác xây dựng, thống nhất thuật ngữ khoa học. Vì vậy, nội dung này được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo các công trình nghiên cứu của D.S. Lotte và Ủy ban Khoa học kỹ thuật thuộc viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô, Corsumôp và Xumburôva, bốn đặc điểm cần có của thuật ngữ gồm có: (1) Không có thuật ngữ đa nghĩa trong một ngành, (2) Không có từ đồng nghĩa, (3 Phản ánh những đặc trưng cần và đủ của khái niệm và (4) Có tính hệ thống [9, tr.39-44]. Dafydd Gibbon cũng kh ng định: “Thuật ngữ kĩ thuật phải chính xác, chỉ chứa những đặc điểm cần thiết và nên có một hình thái ngữ pháp phù hợp với khái niệm”. Ông cũng nêu rõ “Thuật ngữ kĩ thuật không nên thay đổi vì bất kì một lí do nào,thuật ngữ kí thuật lí tưởng chỉ nên biểu hiện một khái niệm, trong trường hợp chưa rõ, phải chỉ ra sự thay đổi” (Dẫn theo [49, tr.19]). Theo Lưu Vân Lăng, thuật ngữ bao gồm ba tiêu chuẩn sau: Tính chất khoa học; Tính chất dân tộc và Tính chất đại ch ng. Đồng quan điểm với Lưu Vân Lăng, Lê Khả Kế cho r ng, thuật ngữ cần phải khoa học, mà tính khoa học ở đây là sự chính xác và có hệ thống, tính dân tộc và đại ch ng được hiểu là phải đặt thuật ngữ sao cho ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ và dễ hiểu [Dẫn theo 82, tr.1-9]. Ngoài các đặc điểm nêu trên của thuật ngữ, Nguyễn Văn Tu [88] và Nguyễn Thiện Giáp [17] c n đề cập đến tính quốc tế cần có của thuật ngữ. Nguyễn Đức Tồn cho r ng đặc điểm mang tính bản thể của thuật ngữ là tính khoa học và tính quốc tế. Trong đó, tính khoa học bao gồm tính chính xác, tính hệ thống và tính ngắn gọn [85, tr. 345]. Trên cơ sở hệ thống và phân tích quan niệm của các tác giả đi trước về tiêu chuẩn của thuật ngữ, chúng tôi nhận thấy TN CTXH cần phải có những tiêu chuẩn: tính khoa học (bao gồm tính chính xác, tính hệ thống, tính ngắn gọn), tính quốc t và tính dân tộc. Dưới đây, luận án sẽ phân tích cụ thể các tiêu chuẩn trên để làm cơ sở cho việc đánh giá và chuẩn hoá hệ thống thuật ngữ CTXH. 28 a. Tính khoa học Tính khoa học của thuật ngữ bao gồm tính chính xác, tính hệ thống và tính ngắn gọn. Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của thuật ngữ đó là tính chính xác. Tính chính xác giúp thuật ngữ biểu hiển đ ng một khái niệm, đối tượng khoa học một cách rõ ràng. Theo Lotte, “một thuật ngữ chính xác nếu thuật ngữ đó chứa đựng những đặc trưng bản chất của khái niệm do nó biểu đạt” [Dẫn theo 43, tr.3]. Tương tự như vậy, Lê Khả Kế (1979) cũng chỉ rõ: “lí tưởng nhất là thuật ngữ phản ánh được đặc trưng cơ bản, nội dung bản chất của khái niệm” [33, tr.33]. Trong cùng một chuyên môn hay ngành khoa học, để đảm bảo tính chính xác, thuật ngữ phải có tính một nghĩa, tức là mỗi khái niệm chỉ được biểu đạt b ng một thuật ngữ,cần tránh hiện tượng đồng nghĩa. Nói cách khác, thuật ngữ phải mang tính đơn nghĩa. Đỗ Hữu Châu (1981) đề cập đến quan điểm này như sau: “trong thực tế, có những thuật ngữ, gọi tên khái niệm đ ng, có những thuật ngữ gọi tên khái niệm sai lầm. Điều quan trọng là ở chỗ các thuật ngữ phải biểu thị cho đ ng các khái niệm (đ ng hoặc sai) mà chúng gọi tên. Một thuật ngữ chính xác là một thuật ngữ khi nói ra, viết ra, người nghe, người đọc hiểu một và chỉ một khái niệm khoa học ứng với nó mà thôi” [7, tr.243]. Như vậy, hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa trong hệ thống thuật ngữ của cùng một ngành khoa học cần được loại bỏ để đảm bảo tính đơn nghĩa của thuật ngữ. Theo Nguyễn Thiện Giáp (1985 : “Mỗi ngành khoa học đều có một hệ thống các khái niệm được thể hiện b ng hệ thống các thuật ngữ, trong đó mỗi thuật ngữ bao giờ cũng là yếu tố của hệ thống thuật ngữ và chiếm một vị trí trong hệ thống thuật ngữ nhất định nào đó” [17, tr.312]. Khi bàn đến tính hệ thống trong khoa học, Lưu Vân Lăng (1977 nhận định, “các khái niệm được tổ chức thành hệ thống, có tầng, có lớp, có bậc h n hoi, có khái niệm hạt nhân làm trung tâm tập hợp nhiều khái niệm khác thành từng trường khái niệm, thành từng nhóm, từng cụm. Mỗi trường khái niệm có thể là một hệ thống con. Mỗi hệ thống nhỏ có một khái niệm hạt nhân” [43, tr.5-6]. 29 Hầu hết các tác giả đều chú trọng đến tính hệ thống của thuật ngữ trên cả hai khía cạnh, đó là nội dung -hệ thống khái niệm và hình thức - hệ thống kí hiệu. Lưu Vân Lăng (1977) kh ng định, “khi xây dựng hệ thống thuật ngữ, cần phải xác định được hệ thống khái niệm trước khi đặt hệ thống kí hiệu cho chúng. Thậm chí trong nhiều trường hợp, nội dung khái niệm phải đặt lên hàng đầu. Vì vậy, khi đặt thuật ngữ không thể tách rời từng khái niệm riêng l mà phải xác định vị trí của thuật ngữ đó trong toàn bộ hệ thống khái niệm” [43, tr 5-6]. Tính hệ thống của kí hiệu thường được thể hiện ở mối quan hệ liên tưởng (thay thế theo trục dọc) và ở mối quan hệ ngữ đoạn (nối tiếp theo trục ngang) của các tín hiệu ngôn ngữ. Vì vậy cần phải dựa vào thế đối lập giữa các tín hiệu trong hệ thống mới đảm bảo được hệ thống về mặt kí hiệu. Thực tế cho thấy, mỗi thuật ngữ có một giá trị nhất định về nội dung, chính là do sự đối lập tín hiệu này với tín hiệu khác trong cùng một hệ thống [43, tr.6]. Do vậy, nhờ vào tính hệ thống của kí hiệu mà thuật ngữ có được khả năng phái sinh rất lớn. Các nhà Việt ngữ học cũng quan niệm r ng, xét về mặt hình thức, yếu tố ngắn gọn, chặt chẽ của thuật ngữ cũng quyết định đến tính chính xác về mặt nội dung ngữ nghĩa của thuật ngữ. Các yếu tố hợp thành thuật ngữ phải phù hợp tối đa với khái niệm mà chúng biểu thị, tránh hiện tượng yếu tố dư thừa gây hiểu lầm cho dù các yếu tố này làm cho thuật ngữ có v phù hợp hơn với các quy luật cấu tạo của ngôn ngữ [7, tr.244], [80, tr.65]. Các nhà thuật ngữ học Nga cũng đồng quan điểm khi kh ng định: “Tính ngắn gọn của thuật ngữ cần được hiểu là, trong thành phần cấu tạo thuật ngữ, chỉ cần chứa một số lượng đặc trưng tối thiểu cần thiết, nhưng vẫn đủ để đồng nhất hóa và khu biệt hóa các khái niệm được phản ánh b ng thuật ngữ đó”[3, tr.331-224]. Điều này hoàn toàn trùng lặp với nguyên tắc định danh thuật ngữ, đó là chỉ lựa chọn những đặc trưng có tính khu biệt sự vật, khái niệm này với các sự vật, khái niệm khác chứ không thể bao chứa toàn bộ các đặc trưng của đối tượng cần định danh bên trong tên gọi của nó. Như vậy, tính ngắn gọn và tính chính xác của thuật ngữ khá đồng nhất với nhau. Ngoài ra, tính ngắn gọn của thuật ngữ cũng tuân theo quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ. 30 Khi đề cập đến tính ngắn gọn của thuật ngữ, một số nhà nghiên cứu trên thế giới cũng đưa ra những tiêu chuẩn rõ ràng về số lượng yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ. Reformatxki chỉ ra: “đối với thuật ngữ là từ ghép hay cụm từ chỉ có thể gồm hai, ba hoặc tối đa là bốn yếu tố bởi vì nếu thuật ngữ quá dài sẽ không được chấp nhận trong thực tế” [58, tr.253-271]. Một số nhà ngôn ngữ học Nga cũng đề ra tiêu chuẩn cụ thể về độ dài tối ưu của thuật ngữ [66, tr.17]. Các nhà ngôn ngữ học nhấn mạnh về sự phù hợp giữa cấu trúc hình thức với các đặc trưng của khái niệm chứ không giới hạn số lượng yếu tố tham gia vào cấu tạo thuật ngữ. Với tính chất chuyên sâu trong khoa học, nên thuật ngữ có thể bao gồm một tập hợp các đặc trưng của khái niệm, nên quan niệm này khá phù hợp với sự phát triển của thời đại khoa học ngày nay. Do đó, để thể hiện các đặc trưng của một khái niệm có thể phải cần đến khá nhiều yếu tố. Vì vậy, trên thực tế vẫn có những thuật ngữ được xem là chuần khi chúng gồm nhiều yếu tố đặc trưng tham gia vào cấu tạo thuật ngữ. b. Tính quốc tế Chức năng quan trọng của thuật ngữ là biểu đạt khái niệm khoa học, trong khi tri thức khoa học chính là vốn tri thức chung của nhân loại, do đó thuật ngữ cần có tính quốc tế. Nói đến tính quốc tế của thuật ngữ, tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho r ng “Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những người nói các tiếng khác nhau. Vì vậy, sự thống nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích. Chính điều này đã tạo nên tính quốc tế của thuật ngữ” [18, tr.274]. Tính quốc tế của thuật ngữ thể hiện cả ở hai mặt nội dung và hình thức. Xét về mặt nội dung - cái được biểu hiện, cần có sự thống nhất giữa những người nói những tiếng khác nhau. Xét về mặt hình thức - cái biểu hiện, tính quốc tế được thể hiện qua mặt ngữ âm và các yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ. Các ngôn ngữ dùng các thuật ngữ giống nhau hoặc tương tự nhau, cùng xuất phát từ một gốc chung. Đôi khi tính quốc tế thể hiện trong thuật ngữ chính là kết quả của quá trình vay mượn, tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài. Các thuật ngữ thường có tính thống nhất về mặt hình thức trong phạm vi ảnh hưởng của những ngôn ngữ và vùng văn hóa lớn như khu vực Tây - Âu với tiếng La Tinh, khu vực Đông Á, Đông Bắc Á, Trung 31 Quốc với tiếng Hán, khu vực Ấn Độ với tiếng Sanscrit, khu vực Bắc Phi, Tiểu Á, Cận Đông với tiếng Ả rập. Tuy vậy, nếu xét trên phương diện hình thức, tính quốc tế của thuật ngữ rất khó đạt được do tính đa dạng và khác biệt của các ngôn ngữ khác nhau. Tính quốc tế về mặt nội dung (cái được biểu hiện - nội dung khái niệm) lại được biểu hiện phổ biến và căn bản mặc dù khó nhìn thấy. c. Tính dân tộc Khi đề cập đến tính dân tộc của thuật ngữ là đề cập đến mặt hình thức của thuật ngữ. Thuật ngữ của bất kì quốc gia nào đều là một bộ phận ngôn ngữ của dân tộc đó, do đó thuật ngữ phải mang tất cả những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ dân tộc. Lưu Văn Lăng kh ng định: “Thuật ngữ, dù là thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nào, cũng nhất thiết là một bộ phận của từ ngữ dân tộc. Do đó thuật ngữ phải có tính chất dân tộc và phải mang màu sắc ngôn ngữ dân tộc” [42, 58]. Lê Khả Kế (1979 cũng chỉ ra: “tính dân tộc được thể hiện ở nhiều mặt: từ vựng (yếu tố cấu tạo thuật ngữ thường là những yếu tố thuần Việt hoặc đã được Việt hóa), ngữ pháp (trật tự ghép các yếu tố tạo nên thuật ngữ theo cú pháp tiếng Việt), ngữ âm và chữ vi t: phù hợp với đặc điểm tiếng nói, chữ viết của dân tộc như dễ hiểu, dễ viết, dễ đọc” [33, tr.103]. Dựa trên quan điểm nguyên tắc cấu tạo thuật ngữ của ISO Standard R704: “Hình thức ngữ âm và chữ viết của thuật ngữ cần phải phù hợp với ngôn ngữ mà nó là một bộ phận của ngôn ngữ đó” [166, 212]. Theo các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, tính dân tộc được biểu hiện cụ thể như sau: + Về mặt từ vựng: các yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ nên là từ thuần Việt hoặc được Việt hóa. + Về mặt ngữ âm, chữ viết: cách phát âm và chữ viết phải phù hợp với đặc điểm tiếng nói và chữ viết của tiếng Việt. + Về mặt ngữ pháp: cách sắp xếp trật tự các yếu tố trong thuật ngữ phải theo cú pháp tiếng Việt. 1.2.2. Thuật ngữ và lí thuyết định danh 1.2.2.1. Khái niệm định danh Trong lí luận ngôn ngữ, khái niệm định danh được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tác giả G.V. Kolshansky quan niệm: “Định danh (nomination) là gắn cho 32 một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm – biểu niệm phản ảnh đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn ngữ”(Dẫn theo [81,tr.1]). Hà Quang Năng cũng quan niệm r ng định danh gắn liền với quá trình nhận thức: “Quá trình gọi tên có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình nhận thức có cơ sở dựa trên sự đối chiếu so sánh giữa các đối tượng và quan niệm về ch ng để nh m phát hiện các đặc tính và đặc điểm chung cũng như đặc điểm riêng của ch ng” [55, tr.10]. Từ những quan điểm trên, có thể hiểu một cách đơn giản nhất, định danh chính là việc đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng. Tên gọi lại có vai trò quan trọng đối với nhận thức và tư duy. Đỗ Hữu Châu nhận định: “Nhờ các tên gọi mà sự vật, hiện tượng thực tế khách quan tồn tại trong lí trí của chúng ta, phân biệt được với các sự vật, hiện tượng khác cùng loại hoặc khác loại Vì các tên gọi làm cho tư duy trở nên rành mạch sáng sủa, cho nên một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan chỉ thực sự trở thành một sự vật được nhận thức, một sự vật của tư duy khi nó đã có một tên gọi trong ngôn ngữ”. Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ trong quá trình nhận thức, con người ngày càng phát hiện thêm ra nhiều cái mới từ thế giới tự nhiên và xã hội và mỗi cái mới đó lại được đặt tên cho một tên gọi. Chính những tên gọi như vậy, được coi như là “những bàn đạp không thể thiếu để tư duy tiến lên những bước cao hơn.” [7, 98-99]. 1.2.2.2. Qu trình định danh Lí thuyết định danh chỉ ra r ng, mỗi sự vật, hiện tượng đều mang trong nó nhiều đặc trưng khác nhau, nhưng người ta chỉ chọn một đặc trưng tiêu biểu để định danh, nghĩa là đặc trưng đó phải có tính khu biệt cao để phân biệt các sự vật, hiện tượng và đặc trưng này đã có tên gọi trong ngôn ngữ. Các đặc trưng nào dễ thấy, dễ nhận ra thường được lựa chọn lấy làm đại diện cho đối tượng. V. G. Gak quan niệm, quá trình định danh chính là gắn liền với hành vi phân loại. Ông cho r ng “Trong ngôn ngữ tự nhiên, quá trình gọi tên tất yếu gắn với hành vi phân loại. Nếu như cần phải hiển thị một đối tượng X nào đó mà trong ngôn ngữ chưa có tên gọi, thì trên cơ sở các đặc trưng đã được tách ra trong đối tượng này, nó được quy vào 33 khái niệm “A” hoặc “B” mà trong ngôn ngữ đã có cách biểu thị riêng cho chúng và nhận tên gọi tương ứng. Nhưng đồng thời cũng diễn ra sự “lắp ráp” bản thân các từ vào hiện thực, nghĩa là người ta có thể bỏ đi hoặc thêm một cái gì đó vào sự hiểu biết ban đầu ấy” [Dẫn theo 81]. Như vậy, quá trình định danh sự vật, hiện tượng gồm hai bước sau: quy loại khái niệm và chọn đặc trưng khu biệt. Nếu một sự vật, hiện tượng mang những tên gọi khác nhau, nghĩa là do một trong hai bước này có “biến thể”. 1.2.2.3. Nguyên tắc định danh Các nguyên tắc định danh cũng được V.G.Gak đưa ra trong quá trình nghiên cứu về đặc điểm định danh sự vật, đó chính là gắn quá trình gọi tên với hành vi phân loại. “N u như cần phải biểu thị một đối tượng “X” nào đó mà trong ng n ngữ chưa có tên gọi, thì trên cơ sở c c đặc trưng đ được tách ra trong đối tượng này, nó được quy vào khái niệm “ ” hoặc “B” mà trong ng n ngữ đ có c ch biểu thị riêng cho chúng và nhận tên gọi tương ứng. Nhưng đồng thời cũng diễn ra sự “lắp r p” bản thân các từ vào hiện thực: khi thì người ta bỏ đi một c i gì đó khỏi sự hiểu bi t ban đầu của mình, khi thì, ngược lại, người ta lại bổ sung thêm một cái gì đó vào sự hiểu bi t đầu tiên ấy” (Dẫn theo [81, tr.1]). Nguyễn Đức Tồn đã minh họa cho luận điểm lí thuyết này qua ví dụ sau: Quá trình định danh, đặt tên loài cây cỡ nhỏ, có hương thơm, lá kép có răng, thân có gai, hoa mày hồng, diễn ra như sau: trước hết, dựa vào các đặc trưng đã được tách ra như trên, người Việt quy nó vào khái niệm đã có tên gọi trong ngôn ngữ là “hoa”, và chọn cả đặc trưng màu sắc “đập vào mắt” là màu hồng nên có tên gọi là “hồng” rồi ghép hai đặc trưng đó lại thành tên gọi “hoa hồng”. Về sau, dựa vào đặc trưng màu sắc, người ta thấy loài cây này không chỉ có màu hồng, mà còn có thể là màu đỏ thẫm như nhung hay màu trắng, v.v... Tên gọi là hoa hồng lúc ban đầu được bổ sung hoặc bỏ bớt đi cái gì đó (ch ng hạn như màu trắng, v.v...) và hoa hồng đã hình thành tên gọi chung cho một loại hoa, nên có những tên gọi mới, ví dụ: hoa hồng nhung,hoa hồng bạch, v.v... Như vậy, “quá trình định danh một sự vật, tính chất hay quá trình gồm hai bước là quy loại khái niệm của đối tượng được định danh và chọn đặc trưng khu biệt để định danh” [86, tr.34-34]. 34 1.2.3. Khái niệm Công tác xã hội và thuật ngữ Công tác xã hội 1.2.3.1. Khái niệm Công tác xã hội Công tác xã hội được hiểu theo nhiều cách ở các góc độ khác nhau. Theo Skidmore (1977 , “Công tác xã hội là một dạng trợ giúp giống như việc đưa ra bàn tay gi p đỡ cho những người nghèo khó, cá nhân, gia đình có khó khăn về kinh tế, về tình cảm, về quan hệ xã hội trong các cơ sở xã hội, ý tế hay giáo dục. Công tác xã hội giúp cộng đồng tiếp cận với các dịch vụ để đảm bảo nhu cầu và đảm bảo an sinh xã hội.” [47, tr.11-12]. Từ điển Bách khoa ngành công tác xã hội (1995 có ghi “Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nh m tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội.” [Dẫn theo 47, tr.12]. Tại Đại hội liên đoàn Công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế ở Canada năm 2004, công tác xã hội được kh ng định như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và th c đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nh m nâng cao chất lượng sống của con người. Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống. [Dẫn theo 47, tr12]. Phillipines – một nước n m trong khu vực Châu Á, tuy có những khác biệt về văn hóa so với các nước phương Tây nhưng các chuyên gia công tác xã hội của Phillipines cũng có những quan điểm tương đồng trong nhìn nhận về công tác xã hội. Họ cho r ng: Công tác xã hội là một nghề bao gồm các hoạt động cung cấp các dịch vụ nh m th c đẩy hay điều phối các mối quan hệ xã hội và sự điều chỉnh hòa hợp giữa cá nhân và môi trường xã hội để có xã hội tốt đẹp. [Dẫn theo 47, tr.13]. Như vậy, trong các khái niệm trên đều có thể thấy khía cạnh tác động của công tác xã hội nh m tạo ra thay đổi xã hội và đảm bảo nền an sinh xã hội cho mọi người dân. Đây là một cách hiểu về công tác xã hội theo một nghĩa khá rộng và tổng quát. Một số quan điểm khi tiếp cận CTXH nhấn mạnh vai trò của CTXH với sự tăng cường chức năng xã hội cho cá nhân, gia đình, đặc biệt là cho những nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần được trợ giúp. Hiệp hội các nhân viên xã hội chuyên nghiệp 35 của Mỹ (1983) cho r ng: “Công tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp nh m giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường năng lực và chức năng xã hội để tạo ra những điều kiện xã hội cần thiết, giúp họ đạt được mục tiêu. Công tác xã hội thực hành (social work practice) bao gồm sự ứng dụng các giá trị, nguyên tắc, kỹ thuật của công tác xã hội nh m gi p con người (cá nhân, gia đình và nhóm, cộng đồng) tiếp cận và được sử dụng những dịch vụ trợ giúp, tham vấn và trị liệu tâm lý. Nhân viên xã hội cung cấp dịch vụ xã hội, các dịch vụ sức khỏe và tham gia vào các tiến trình trợ giúp pháp lý khi cần thiết. Để có thể thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong thực tiễn, người nhân viên xã hội đ i hỏi phải có kiến thức về hành vi con người, về sự phát triển của con người, về các vấn đề xã hội, về kinh tế và văn hóa và sự tương tác của chúng với nhau.” [Dẫn theo 47, tr.13-14]. Hội đồng Đào tạo công tác xã hội Mỹ (1959 định nghĩa: Công tác xã hội là một nghề nh m tăng cường các chức năng xã hội của cá nhân, hay nhóm người b ng những hoạt động tập trung vào can thiệp mối quan hệ xã hội để thiếp lập sự tương tác giữa con người và môi trường có hiệu quả. Hoạt động này bao gồm ba nhóm: phục hồi năng lực đã bị hạn chế, cung cấp nguồn lực các nhân và xã hội và phòng ngừa sự suy giảm chức năng xã hội. [Dẫn theo 47, tr.14]. Như vậy, từ quan điểm của nhiều tác giả, tổ chức, có thể đi đến khái niệm về CTXH như sau: Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nh m trợ gi p các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thức đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nh m gi p các nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Hiện nay định nghĩa về CTXH được các nước nghiên cứu và đưa ra khái niệm có tính thống nhất về mặt quốc tế nhưng cũng phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi nước. Cho dù có những cách tiếp cận khác nhau, song các định nghĩa CTXH có những điểm chung sau đây: - Công tác xã hội là một khoa học, một hoạt động chuyên môn bao gồm hệ thống kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và những quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp khi thực hành loại ngành nghề này. 36 - Đối tượng tác động của công tác xã hội là cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội như: tr em, phụ nữ, gia đình nghèo, người già, người khuyết tật, những người trong hoàn cảnh khó khăn nên khó hòa nhập xã hội và chức năng xã hội bị suy giảm. - Hướng trọng tâm của CTXH là tác động tới con người như một tổng thể; tác động tới con người trong môi trường xã hội của họ. CTXH tác động tới mối quan hệ tương tác qua lại giữa nhóm đối tượng và môi trường xã hội. CTXH trợ gi p con người không chỉ qua việc can thiếp vấn đề của cá nhân, gia đình mà c n can thiệp các vấn đề của cộng đồng. - Mục đích của CTXH là hướng tới gi p đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng phục hồi hay nâng cao năng lực để tăng cường chức năng xã hội, tạo ra những thay đổi về vai trò, vị trí của cá nhân, gia đình, cộng đồng từ đó gi p họ hòa nhập xã hội. Một mặt ...hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung 2657. Supplemental security income thu nhập an sinh bổ sung 2658. Support hỗ trợ 2659. Support group nhóm hỗ trợ 2660. Support plan kế hoạch hỗ trợ 2661. Support system hệ thống hỗ trợ 2662. Supported employment việc làm được hỗ trợ 2663. Supportive gi p đỡ, khuyến khích 2664. Supportive feedback phản hồi mang tính khuyến khích 2665. Supportive treatment điều trị hỗ trợ 2666. Suppresssion kiềm chế, trấn áp 2667. Surrogate người thay thế 2668. Surrogate parent bố/ mẹ thay thế 2669. Surveillance sự giám sát 2670. Survey khảo sát 2671. Survey research nghiên cứu khảo sát 2672. Survival bonding liên kết trách nhiệm 2673. Survivor người sống sót 2674. Survivor benefits tử tuất 2675. Survivor syndrome hội chứng người sống sót 2676. Suspicion sự nghi ngờ 2677. Sustainability tính bền vững 2678. Sympathic thông cảm, đồng cảm 2679. Symptom triệu chứng 2680. Symptomatic triệu chứng 2681. Syndrome hội chứng 2682. Synoptic planning lập kế hoạch toàn diện 2683. System hệ thống 88 2684. Systematic desensitization giải cảm ứng có hệ thống 2685. Systematic review đánh giá hệ thống 2686. Systems analysis phân tích hệ thống 2687. Systems approach cách tiếp cận hệ thống 2688. Systems management quản lý hệ thống 2689. Systems perspective quan điểm hệ thống 2690. Systems theory thuyết hệ thống 2691. T Tacit knowledge tri thức ẩn 2692. Tacit understanding ngầm hiểu 2693. Tagging gắn th 2694. Take-turns format liệu pháp luân phiên 2695. Tantrum cơn giận 2696. Target mục tiêu 2697. Target behavior hành vi mục tiêu 2698. Target system hệ thống đích 2699. Targeting nhắm mục tiêu 2700. Task force lực lượng đặc nhiệm 2701. Task group nhóm nhiệm vụ 2702. Task implementation sequence trình tự thực hiện nhiệm vụ 2703. Task-centered practice thực hành nhiệm vụ tập trung 2704. Task-centred approach phương pháp tập trung vào nhiệm vụ 2705. Task-centred tập trung vào nhiệm vụ 2706. Task-centred treatment điều trị tập trung vào nhiệm vụ 2707. Tavistock group nhóm Tavistock 2708. Team đội, nhóm, tổ 2709. Technique kỹ thuật 2710. Teen living program chương trình nhà ở cho thiếu niên 2711. Teenage pregnancy mang thai ở tuổi vị thành niên 2712. Telecare chăm sóc qua điện thoại 2713. Telehealth chăm sóc sức khỏe từ xa 2714. Temporary assistance hỗ trợ tạm thời 2715. Temporary disability insurance bảo hiểm khuyết tật tạm thời 89 2716. Temporary nutrition assistance program chương trình hỗ trợ dinh dưỡng tạm thời 2717. Terminal care chăm sóc giai đoạn cuối 2718. Terminally ill bị bệnh nan y 2719. Terminal illness bệnh nan y 2720. Termination kết thúc 2721. Terrorism khủng bố 2722. Tertiary care tuyến chăm sóc cấp 3 2723. Tertiary prevention phòng ngừa cấp 3 2724. Theory thuyết 2725. Therapeutic trị liệu 2726. Therapeutic community cộng đồng trị liệu 2727. Therapeutic foster care chăm sóc nuôi dưỡng trị liệu 2728. Therapeutic foster home nhà nuôi dưỡng trị liệu 2729. Therapist nhà trị liệu/ bác sĩ trị liệu 2730. Therapy liệu pháp 2731. Third sector trụ cột ba 2732. Thought disorder rối loạn tư duy 2733. Threshold criteria tiêu chí ngưỡng 2734. Time limited có giới hạn thời gian 2735. Time-out thời gian tạm ngưng 2736. Tolerance khoan dung 2737. Total disability khuyết tật toàn bộ 2738. Total quality management quản lý chất lượng toàn diện 2739. Toxic shock syndrome hội chứng sốc độc tố 2740. Transference sự chuyển di 2741. Transgender people người chuyển giới 2742. Transgendered chuyển giới 2743. Transient ischemic attack cơn thiếu máu não thoáng qua 2744. Transitional foster home nhà nuôi dưỡng chuyển tiếp 2745. Transitional group nhóm chuyển tiếp 2746. Transpersonal social work công tác xã hội siêu cá nhân 2747. Transpersonal therapist nhà trị liệu siêu cá nhân 90 2748. Transport disabled person người khuyết tật di chuyển 2749. Trans-racial adoption nhận nuôi khác chủng tộc 2750. Transsexualism chuyển giới tính 2751. Transvestistic disorder rối loạn ăn mặc khác giới 2752. Trauma sang chấn, chấn thương 2753. Treatment điều trị 2754. Treatment act lệnh điều trị 2755. Treatment plan kế hoạch điều trị 2756. Treatment matrix ma trận điều trị 2757. Treatment modality phương thức điều trị 2758. Triage chọn thứ tự nguy cấp 2759. Trickle-down effect hiệu ứng nhỏ giọt 2760. Truancy trốn học 2761. Trustworthy đáng tin cậy 2762. Typical development phát triển điển hình 2763. U Unaccompanied asylum- seeking chidren tr em cần tịn nạn không có người giám hộ 2764. Unauthorized absence vắng không phép 2765. Unconditional vô điều kiện 2766. Unconditional positive regard tôn trọng tích cực vô điều kiện 2767. Unconditional response phản ứng vô điều kiện 2768. Unconditioned stimulus kích thích vô điều kiện 2769. Unconscious vô thức 2770. Unconscious mind vô thức 2771. Underage labour lao động chưa thành niên 2772. Underemployment tình trạng thiếu việc làm 2773. Under-fives provision chu cấp cho tr dưới 5 tuổi 2774. Underprivileged thiệt thòi quyền lợi 2775. Undersocialized conduct disorder rối loạn hành vi chống xã hội 2776. Undifferentiated somatoform rối loạn dạng cơ thể không biệt định 91 disorder 2777. Undoing sự hủy hoại 2778. Unemployable thất nghiệp 2779. Unemployment thất nghiệp 2780. Unemplayment benefits hỗ trợ mất việc làm 2781. Unemployment compensation trợ cấp thất nghiệp 2782. Unemployment insurance bảo hiểm thất nghiệp 2783. Unemployment rate tỉ lệ thất nghiệp 2784. Unemployment trap bẫy thất nghiệp 2785. Uniform child custody jurisdiction act luật đồng nhất về thẩm quyền giám hộ con cái 2786. Unilateral family therapy liệu pháp gia đình đơn phương 2787. Unintended consequence hậu quả không mong muốn 2788. Unipolar disorder rối loạn đơn cực 2789. Unitary appoach tiếp cận đơn nhất 2790. Universal benefit lợi ích chung 2791. Universal eligibility đủ tiêu chuẩn chung 2792. Universal program chương trình phổ cập 2793. Universality chủ nghĩa phổ quát 2794. Unmet need nhu cầu chưa được đáp ứng 2795. Unpaid work công việc không được trả lương 2796. Unreasonableness không hợp lý 2797. Unstable không bền vững 2798. V Vaccine preventable disease bệnh có thể phòng ngừa b ng vắc xin 2799. Vagrancy lang thang 2800. Vagrant lang thang 2801. Validator role vai trò xác nhận 2802. Validity tính giá trị 2803. Value judgement đánh giá giá trị 2804. Value orientation định hướng giá trị 2805. Values clarification làm rõ giá trị 2806. Variable biến số 92 2807. Variable interval schedule khung thời gian biến đổi 2808. Variable ratio schedule khung tỉ lệ biến đổi 2809. Variance phương sai 2810. Vascular dementia sa sút trí tuệ não mạch 2811. Vegetative sign dấu hiệu thực vật 2812. Venereal disease bệnh hoa liễu 2813. Verbal communication giao tiếp b ng lời 2814. Veteran service dịch vụ dành cho cựu chiến binh 2815. Vertical disclosure tiết lộ dọc 2816. Viability assessment đánh giá tính khả thi 2817. Vicarious learning học tập gián tiếp 2818. Vicarious liability trách nhiệm liên đới 2819. Vicarious trauma sang chấn gián tiếp 2820. Vice sự trụy lạc 2821. Victim offender mediation hòa giải giữa người phạm tội và nạn nhân 2822. Victim service dịch vụ cho nạn nhân 2823. Violence bạo lực, bạo hành 2824. Violent bạo lực 2825. Virtual reality therapy liệu pháp thực tế ảo 2826. Vision thị lực 2827. Visual impairment suy giảm thị lực 2828. Visually impaired suy giảm thị lực 2829. Vocational rehabilitation phục hồi nghề nghiệp 2830. Vocational service dịch vụ dạy nghề 2831. Voluntary tình nguyện 2832. Voluntary admission nhập viện tình nguyện 2833. Voluntary agency cơ quan tình nguyện 2834. Voluntary association hiệp hội tình nguyện 2835. Voluntary deoxification cai nghiện tự nguyện 2836. Voluntary insurance bảo hiểm tự nguyện 2837. Voluntary organization tổ chức tình nguyện 2838. Voluntary sector lĩnh vực tình nguyện 93 2839. Voluntary service dịch vụ tình nguyện 2840. Voluntary surgical contraception phẫu thuật triệt sản tự nguyện 2841. Volunteer tình nguyện viên 2842. Volunteer support organization tổ chức hỗ trợ tình nguyện 2843. Volunteerism chủ nghĩa tình nguyện, tinh thần tình nguyện 2844. Vulnerability factor yếu tố dễ bị tổn thương 2845. Vulnerable yếu thế 2846. Vulnerable adult người lớn/ người trưởng thành dễ bị tổn thương 2847. Vulnerable older people người già dễ bị tổn thương 2848. Vulnerable population nhóm dễ bị tổn thương 2849. Vulnerable witness nhân chứng yếu thế 2850. W Ward tr được giám hộ, người được giám hộ 2851. Wardship sự bảo trợ, sự giám hộ 2852. Welfare phúc lợi 2853. Welfare pluralism đa nguyên ph c lợi 2854. Welfare principle nguyên lý phúc lợi 2855. Welfare provision cung cấp phúc lợi 2856. Welfare reform cải cách phúc lợi 2857. Welfare right quyền được hưởng phúc lợi 2858. Welfare state nhà nước phúc lợi 2859. Wellness sức khỏe 2860. Wellness recovery action planning lập kế hoạch hành động phục hồi sức khỏe 2861. Whole family foster care chăm sóc nuôi dưỡng cả giả đình 2862. Whole person approach tiếp cận tập trung vào toàn thể con người 2863. Whole system approach cách tiếp cận toàn bộ hệ thống 2864. Wicked problem vấn đề nguy hại 2865. Wilderness therapy liệu pháp hoang dã 94 2866. Willful misconduct hành vi sai trái cố ý 2867. Willfulness ý chí 2868. Withdrawal sự cai nghiện 2869. Withdrawal delirium mê sảng cai nghiện 2870. Withdrawal symptom triệu chứng cai nghiện 2871. Womanism chủ nghĩa phụ nữ 2872. Women-centred phụ nữ trọng tâm 2873. Women-centred approach phương pháp phụ nữ trọng tâm 2874. Women-centred social work công tác xã hội phụ nữ trọng tâm 2875. Work experience program chương trình kinh nghiệm làm việc 2876. Work oriented antipoverty program chương trình chống đói nghèo theo định hướng việc làm 2877. Working agreement thỏa thuận việc làm 2878. Workload management quản lý khối lượng công việc 2879. Worry lo lắng 2880. X Xenophobia sự bài ngoại 2881. Y Young carer người chăm sóc tr tuổi 2882. Young offender tội phạm vị thành niên 2883. Youth offending team đội giúp thanh niên phạm pháp 2884. Youth service organization tổ chức dịch vụ thanh niên 2885. Youth work công tác thanh niên 2886. Z Zeitgeist hệ tư tưởng thời đại 2887. Zero based budgeting lập ngân sách từ số 0 2888. Zero population growth tăng trưởng dân số 0 2889. Zero sum orientation định hướng tổng b ng 0 2890. Zero tolerance policy chính sách không khoan nhượng 95 THUẬT NGỮ CÔNG TÁC XÃ HỘI TIẾNG ANH VIẾT TẮT 1. AA alcoholics anonymous người nghiện rượu ẩn danh 2. AAP affirmative action program chương trình hành động kh ng định 3. ABAWDs able-bodied adults without dependents người lớn khỏe mạnh không có người phụ thuộc 4. ABE adult basic education giáo dục cơ bản cho người trưởng thành 5. ABL adaptive behavior level mức độ hành vi thích ứng 6. ABW average body weight trọng lượng cơ thể trung bình 7. AC alternative care chăm sóc thay thế 8. ACM anticult movement phong trào chống cuồng giáo 9. A&D alcohol and drug rượu và ma túy 10. AD Alzheimer’s disease bệnh Alzheimer 11. ADD administration on developmental disabilities quản lý khuyết tật phát triển 12. ADD attention deficit disorder rối loạn giảm chú ý 13. ADHD attention deficit hyperactivity disorder rối loạn tăng động giảm chú ý 14. ADL activities of daily living các hoạt động hàng ngày 15. ADR alternative dispute resolution giải quyết tranh chấp lựa chọn 16. AFC adult foster care chăm sóc nuôi dưỡng người lớn 17. AFDC aid to families with dependent children trợ cấp cho những gia đình có tr phụ thuộc 18. AGI adjusted gross income tổng thu nhập sau khi đã điều chỉnh 19. AIDS acquired immune deficiency syndrome hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải 20. AIME Average income monthly earnings thu nhập bình quân hàng tháng 96 21. ALF Assisted living facility tiện ích hỗ trợ cuộc sống 22. ALS amyotrophic lateral sclerosis bệnh xơ cứng cột bên teo cơ 23. ANOVA analysis of variance phân tích phương sai 24. ANS autonomic nervous system hệ thần kinh thực vật 25. APS Adult protective service dịch vụ bảo vệ người lớn 26. APTD aid to the permanently and totally disabled trợ cấp cho người tàn tật toàn bộ vĩnh viễn 27. ART Assisted reproductive technology công nghệ hỗ trợ sinh sản 28. ASD Autism spectrum disorder rối loạn phổ tự kỷ 29. ASR Acute stress reaction phản ứng căng th ng cấp tính 30. ATOD alcohol,tobacco, and other drugs rượu bia, thuốc lá và các chất gây nghiện khác 31. BAL blood alcohol level nồng độ cồn trong máu 32. BD Bipolar disorder rối loạn lưỡng cực 33. BD Behavioral disorder rối loạn hành vi 34. BFT Behavioral family therapy liệu pháp hành vi gia đình 35. B.I.D take medication twice daily dùng thuốc hai lần mỗi ngày 36. BMD bone mineral density mật độ xương 37. BMI body mass index chỉ số khối cơ thể 38. BMR basal metabolism rate tỷ lệ trao đổi chất cơ bản 39. BPD borderline personality disorder rối loạn nhân cách ranh giới 40. BSW bachelor of social work cử nhân công tác xã hội 41. C&A children and adolescence tr em và tr vị thành niên 42. CAM complementary and alternative medicine liệu pháp bổ sung và thay thế 43. CAN chidren abuse and neglect lạm dụng và bỏ bê con cái 44. CAP community action program chương trình hành động cộng đồng 45. CAPI computer assisted personal interview phỏng vấn cá nhân với sự trợ giúp của máy tính 97 46. CASA court-appointed special advocate luật sư đặc biệt do tòa chỉ định 47. CASS computer assisted social services dịch vụ xã hội với sự trợ giúp của máy tính 48. CAT computerized axial tomography chụp cắt lớp vi tính theo trục ngang 49. CATI computer assisted telephone interviewing phỏng vấn qua điện thoại với sự trợ giúp của máy tính 50. CCDF child care development fund quỹ chăm sóc và phát triển tr em 51. CCMS child care management service dịch vụ quản lí chăm sóc tr em 52. CCRC continuing care retirement community cộng đồng hưu trí chăm sóc liên tục 53. CES current employment statistics thống kê việc làm hiện tại 54. CFS chronic fatigue syndrome hội chứng mệt mỏi mãn tính 55. CHAP children have a potential tr có tiềm năng 56. CHAP comprehensive homeless assistance plan kế hoạch hỗ trợ người vô gia cư toàn diện 57. CMHC community mental health center trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng 58. CMHC clinical mental health counselor nhà tham vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng 59. CMHS center for mental health services trung tâm dịch vụ sức khỏe tâm thần 60. CMI chronic mental illness bệnh tâm thần mãn tính 61. CNS central nervous system hệ thần kinh trung ương 62. COAs children of alcoholics tr em nghiện rượu 63. COC continuum of care chăm sóc liên tục 64. COLA cost-of-living adjustment điều chỉnh chi phí sinh hoạt 65. COPC community oriented primary care chăm sóc ban đầu hướng về cộng đồng 66. COPD chronic obstructive pulmonary bệnh phổi tắc nghẽn mãn 98 disease tính 67. CORF comprehensive outpatient rehabilitation facility cơ sở phục hồi chức năng ngoại trú toàn diện 68. CP cerebral palsy bại não 69. CPS child protective services dịch vụ bảo vệ tr em 70. CR conditioned response phản ứng có điều kiện 71. CS conditioned stimulus kích thích có điều kiện 72. CSA child support assurance bảo hiểm hỗ trợ tr em 73. CSAP center for substance abuse prevention trung tâm phòng ngừa lạm dụng chất 74. CSAT center for substance abuse treatment trung tâm điều trị lạm dụng chất 75. CSHCN children with special health care needs tr em có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt 76. CSOs community service organization s các tổ chức dịch vụ cộng đồng 77. CSP community support program chương trình hỗ trợ cộng đồng 78. CSRS civil service retirement system hệ hống hưu trí dịch vụ dân sự 79. C-SSWS certified school social work specialist chuyên gia công tác xã hội trường học có chứng chỉ/ chứng nhận 80. CST child study team đội/ nhóm nghiên cứu tr em 81. C-SWCM certified social work case manager quản lí ca công tác xã hội có chứng chỉ/ chứng nhận 82. CTS carpal tunnel syndrome hội chứng ống cổ tay 83. CVS chorionic villus sampling sinh thiết gai nhau 84. DALYs disability adjusted life years số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật 85. DBMS database management system hệ thống quản lí cơ sở dữ liệu 86. DD developmental disability khuyết tật phát triển 87. DF dengue fever bệnh sốt xuất huyết 99 88. DI disability insurance bảo hiểm khuyết tật 89. DID dissociative identity disorder rối loạn đa nhân cách 90. DPD dependent personality disorder rối loạn nhân cách phụ thuộc 91. DPH doctor of public health bác sĩ y tế cộng đồng 92. DSPs disorders of sexual development rối loạn phát triển giới tính 93. DTs delirium tremen chứng mê sảng của người nghiện rượu nặng 94. DWI driving while intoxicated lái xe khi say 95. EAPs employee assistance programs chương trình hỗ trợ người lao động 96. EBD emotional or behavioral disorder rối loạn cảm xúc hoặc hành vi 97. ECF extended care facility cơ sở chăm sóc mở rộng 98. ECP empirical clinical practice thực hành lâm sàng thực nghiệm 99. ECT electroconvulsive therapy liệu pháp sốc điện 100. EEG electroencephalogram điện não đồ 101. EHR electronic health record hồ sơ sức khỏe/ y tế điện tử 102. EITC earned income tax credit tín thuế lợi tức với thu nhập kiếm được 103. ELBW extremely low birth weight cân nặng khi sinh cực thấp 104. enzyme-linked immuno- absorbent assay xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme 105. EMSC emergency medical services for children dịch vụ cấp cứu cho tr em 106. EMTs emergency medical technicians kỹ thuật viên y tế khẩn cấp 107. ENP elderly nutrition program chương trình dinh dưỡng cho người cao tuổi 108. ENT ear, nose and throat tai mũi họng 109. EPO exclusive provider organization tổ chức những nhà cung cấp dịch vụ độc quyền 110. EPSDT early and periodic screening, sàng lọc sớm và định kỳ, 100 diagnosis and treatment chuẩn đoán và điều trị 111. ERISA employment retirement income security act luật đảm bảo thu nhập hưu trí của người lao động 112. ESP extrasensory perception ngoại cảm 113. ESRD end stage renal disease bệnh thận giai đoạn cuối 114. EST electroshock therapy liệu pháp sốc điện 115. FAP family assistance program chương trình hỗ trợ gia đình 116. FAQ frequently asked question câu hỏi thường gặp 117. FC facilitated communication giao tiếp có hỗ trợ 118. FFS free for service miễn phí dịch vụ 119. FGM female genital mutilation cắt âm vật 120. FLE family life education giáo dục cuộc sống gia đình 121. FTD frontotemporal dementia sa sút trí tuệ trán – thái dương 122. GAD generalized anxiety disorder rối loạn lo âu lan tỏa 123. GAI guaranteed annual income thu nhập bảo đảm hàng năm 124. GBMI guilty, but mentally ill phạm tội, nhưng mắc bệnh tâm thần 125. GID gender identity disorder rối loạn định dạng giới 126. GLBT gay, lesbian, bisexual and transgendered community cộng đồng người đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới 127. gay, lesbian, bisexual, transgendered and queer community cộng đồng người đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính, chuyển giới và dị tính 128. GRAS generally recognized as safe được công nhận an toàn 129. GLBTC gay, lesbian, bisexual and transgendered community Cộng đồng LGBT 130. HDI human development index chỉ số phát triển con người 131. HI hospital insurance bảo hiểm y tế 132. HIPCs heavily indebted poor countries các nước nghèo có nợ cao 133. HIV human immunodeficiency virus vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người 101 134. HMO health maintenance organization tổ chức duy trì sức khỏe 135. HPV human papilloma virus vi rút u nhú ở người 136. HRT hormone replacement therapy liệu pháp thay thế hoóc môn 137. HSA health service administration quản lý dịch vụ y tế 138. HSA health system agency cơ quan hệ thống y tế 139. HSA human services agency cơ quan dịch vụ nhân sinh 140. IDD intellectual development disorder rối loạn phát triển trí tuệ 141. IDPs internally displaced persons người di tản 142. IEP individualized education program chương trình giáo dục cá nhân 143. IHHS in-home health service dịch vụ y tế tại nhà 144. ILCs independent living centers trung tâm sống độc lập 145. INSSW international network for school social workers mạng lưới quốc tế cho nhân viên công tác xã hội trường học 146. ISH index of social health chỉ số sức khỏe xã hội 147. ISS international social service dịch vụ xã hội quốc tế 148. ID intrauterine device vòng tránh thai 149. LBW low birth weight cân nặng khi sinh thấp 150. LCSW licensed clinical social worker nhân viên công tác xã hội lâm sàng có chứng chỉ hành nghề 151. LD learning disability khuyết tật học tập 152. LDC less-developing countries các nước kém phát triển 153. LFPR labor-force participation rate tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 154. LGBT lesbian, gay, bisexual or transgender người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính hoặc chuyển giới 155. LGBTQ lesbian, gay, bisexual, transgender or questioning người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển 102 giới hoặc giới tính chưa xác định 156. LICSW Licensed independent clinical social worker nhân viên công tác xã hội lâm sàng độc lập có chứng chỉ hành nghề 157. LPN licensed practical nurse điều dưỡng có chứng chỉ hành nghề 158. LTC long-term care chăm sóc dài hạn 159. MAGI modified adjusted gross income tổng thu nhập được điều chỉnh 160. MAP member assistance program chương trình hỗ trợ thành viên 161. MBD minimal brain dysfunction rối loạn chức năng não tối thiểu 162. MCH maternal and child health sức khỏe bà mẹ và tr em 163. MCI mild cognitive impairment suy giảm nhận thức nhẹ 164. MCO managed care organization tổ chức chăm sóc có quản lý 165. MIS management information system hệ thống thông tin quản lý 166. MPH master of public health degree thạc sĩ y tế cộng đồng 167. MR mental retardation thiểu năng trí tuệ 168. MRI magnetic resonance imaging chụp cộng hưởng từ 169. MSD multiple stressor debrief thẩm vấn đa tác nhân căng th ng 170. MSS medical social service dịch vụ y tế xã hội 171. MSSA master of social service administration degree thạc sĩ quản trị dịch vụ xã hội 172. MST multisystemic therapy liệu pháp đa hệ thống 173. MSW master of social work degree thạc sĩ công tác xã hội 174. NA needs assessment đánh giá nhu cầu 175. NBD neurobiological disorder rối loạn sinh học thần kinh 176. NGO non-government organization tổ chức phi chính phủ 177. NGT nominal group technique kỹ thuật nhóm danh nghĩa 178. NIV nonimmigrant visa thị thực không định cư 103 179. NLP neurolinguistic programming lập trình ngôn ngữ thần kinh 180. NP nurse practitioner điều dưỡng viên 181. NPG negative population growth tăng trưởng dân số âm 182. OBE outcome-based education giáo dục dựa trên kết quả đầu ra 183. OCD obsessive compulsive disorder rối loạn ám ảnh cưỡng chế 184. OD organizational development phát triển tổ chức 185. OT occupational therapy trị liệu nghề nghiệp 186. PAS postabortion syndrome hội chứng sau phá thai 187. PDD pervasive developmental disorder rối loạn phát triển lan tỏa 188. PDPD passive dependent personality disorder rối loạn nhân cách phụ thuộc thụ động 189. PERT program evaluation review technique kỹ thuật xem xét đánh giá chương trình 190. PHS public health service dịch vụ sức khỏe cộng đồng 191. PID pelvic inflammatory disease bệnh viêm vùng chậu 192. PMDD premenstrual dysphoric disorder rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt 193. PMS premenstrual syndrome hội chứng tiền mãn kinh 194. PN practical nurse y tá 195. PNS peripheral nervous system hệ thần kinh ngoại biên 196. PRS personal response system hệ thống phản hồi cá nhân 197. PSA pediatric sexual abuse lạm dụng tình dục tr em 198. PSR psychosocial rehabilitation phục hồi tâm lý xã hội 199. PT physical therapy vật lý trị liệu 200. PSD posttraumatic stress disorder rối loạn căng th ng sau chấn thương 201. PVOs private voluntary organizations tổ chức tình nguyện tư nhân 202. PVS persistent vegetative state tình trạng thực vật dai d ng 203. QCSW qualified clinical social worker nhân viên công tác xã hội 104 lâm sàng 204. QDDP qualified development disabilities professional chuyên gia khuyết tật phát triển 205. QDRO qualified domestic relations order lệnh quan hệ gia đình hợp pháp 206. QMB qualified medical beneficiary người thụ hưởng y tế có khả năng chi trả 207. QMRP qualified mental retardation professional chuyên gia về thiểu năng trí tuệ 208. QMCSO qualified medical child support order lệnh hỗ trợ y tế cho tr em đủ điều kiện 209. RAD reactive attachment disorde rối loạn phản ứng gắn bó 210. RDS respiratory distress syndrome hội chứng suy hô hấp 211. REA retirement equity act luật công b ng hưu trí 212. RLS restless legs syndrome hội chứng chân không yên 213. RMD repetitive motion disorder rối loạn vận động lặp đi lặp lại 214. RMP regional medical program chương trình y tế khu vực 215. RN registered nurse y tá 216. RR risk ratio tỷ lệ rủi ro 217. SAD seasonal affective disorder rối loạn cảm xúc theo mùa 218. SASG sexual assault survivor group trị liệu nhóm bị tấn công tình dục 219. SARS severe acute respiratory syndrome hội chứng hô hấp cấp tính nặng 220. SBHC school-based health center trung tâm y tế tại trường học 221. SCSEP senior community service employment program chương trình hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi 222. SCT sluggish cognitive tempo nhịp độ nhận thức chậm 223. SD standard deviation độ lệch chuẩn 224. SE supported employment việc làm được hỗ trợ 105 225. SED serious emotional disturbance rối nhiễu cảm xúc nghiêm trọng 226. SES socioeconomic status địa vị kinh tế-xã hội 227. SGA substantial gainful activity hoạt động có ích đáng kể 228. SI service integration tích hợp dịch vụ 229. SIDS Sudden infant death syndrome hội chứng đột tử ở tr sơ sinh 230. SIG special interest group nhóm lợi ích đặc biệt 231. SLMB Special low-income medicare beneficiary người hưởng chế độ chăm sóc y tế có thu nhập thấp đặc biệt 232. SMI supplemental medical insurance bảo hiểm y tế bổ sung 233. SNAP supplemental nutritional assistance program chương trình hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung 234. SNF skilled nursing facility cơ sở điều dưỡng chuyên môn 235. SOAP subjective, objective, assessment and plan quy trình SOAP 236. SOR sex offender registry bảng danh bạ tội phạm tình dục 237. SPICES social, physical, intellectual, cutural, emotional and spiritual mô hình SPICES 238. SPMI serious and persistent mental illness bệnh tâm thần nặng và dai d ng 239. SRI socially responsible investing đầu tư kết hợp trách nhiệm xã hội 240. SS social service dịch vụ xã hội 241. SSDI social security disability insurance bảo hiểm khuyết tật an sinh xã hội 242. SSI supplemental security income thu nhập an sinh bổ sung 243. SSWS school social work specialist chuyên gia công tác xã hội trường học 106 244. STD sexually transmitted disease bệnh lây qua đường tình dục 245. STEPA street terrorism enforcement prevention act lệnh phòng ngừa khủng bố đường phố 246. STLTC short-term long-term care chăm sóc ngắn hạn, dài hạn 247. SUDS sudden unexplained death syndrome hội chứng đột tử 248. SVP sexually violent predator tội phạm bạo lực tình dục 249. TED traumatic event debriefing thẩm vấn sự kiện sang chấn 250. TSD traumatic stress debriefing thẩm vấn căng th ng sau sang chấn 251. TFC therapeutic foster care chăm sóc nuôi dưỡng trị liệu 252. T.I.D take medication three times per day uống thuốc ba lần một ngày 253. TIS task implementation sequence trình tự thực hiện nhiệm vụ 254. TQM total quality management quản lý chất lượng toàn diện 255. TRO temporary restraining order lệnh đình chỉ tạm thời 256. TSS toxic shock syndrome hội chứng sốc độc tố 257. UCCJA uniform child custody jurisdiction act luật đồng nhất về thẩm quyền giám hộ con cái 258. UPA unwed parents anonymous bố mẹ chưa kết hôn ẩn danh 259. UR unconditional response phản ứng vô điều kiện 260. US unconditioned stimulus kích thích vô điều kiện 261. USSW uniformed services social workers nhân viên công tác xã hội dịch vụ cảnh sát 262. VAWA violence against women act luật chống bạo lực với phụ nữ 263. VOLAGS voluntary agencies cơ quan tình nguyện 264. VR vocational rehabilitation phục hồi nghề nghiệp 265. VSC voluntary surgical contraception phẫu thuật triệt sản tự nguyện 266. WIC women, infants and children chương trình phụ nữ, tr sơ 107 program sinh và tr em 267. WSP women strike for peace phụ nữ đấu tranh vì hòa bình 268. WTW welfare to work chuyển phúc lợi sang việc làm 269. ZPG zero population growth tăng trưởng dân số 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuat_ngu_cong_tac_xa_hoi_tieng_anh_va_cach_chuyen_d.pdf
  • pdfTrichYeu_VoThiMyHanh.pdf
  • pdfTT Eng VoThiMyHanh.pdf
  • pdfTT VoThiMyHanh.pdf
Tài liệu liên quan