MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ Đường không chỉ là đỉnh cao trong lịch sử thơ ca Trung Quốc mà còn có vị trí đặc biệt trong lịch sử thơ ca nhân loại. “Thơ Đường vừa có nền rộng rãi vừa có những đỉnh cao”, như một thế giới rộng lớn, muôn màu, muôn sắc gợi mở không cùng. Vì thế, đến nay dù đã hơn một ngàn năm, dù đã có biết bao công trình nghiên cứu, khám phá cái hay, cái đẹp của thơ Đường nhưng thơ Đường vẫn là một thế giới còn nhiều điều bí ẩn, vẫn luôn tràn đầy sinh lực và hấp dẫn. Lựa c
248 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Thơ Khuê phụ đời Đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họn nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn khám phá thêm một vùng đất màu mỡ còn ẩn chứa nhiều điều thú vị trong thế giới rộng lớn của Đường Thi.
1.2. Cũng là đề tài thơ vốn được người đương thời ưa ngâm vịnh như thơ biên tái, sơn thủy, điền viên, tống biệt., mảng thơ khuê phụ với sự phản ánh chân thực, cảm động những vấn đề cuộc sống của một nhóm phụ nữ tương đối đặc biệt trong xã hội đương thời: những người phụ nữ phải sống trong cảnh tương tư li biệt với chồng, đã tạo được một dấu ấn đậm nét trên thi đàn đời Đường. Mảng thơ này ở Trung Quốc đã được quan tâm nghiên cứu nhưng đến nay chưa hoàn toàn thống nhất về tên gọi, về nội hàm khái niệm, vì vậy vẫn còn một vài điểm trống khoa học cần bổ sung.
Ở Việt Nam, so với mảng đề tài về biên tái, tống biệt, sơn thủy, điền viên, vịnh vật.thì thơ viết về người khuê phụ với tư cách là một mảng đề tài của thơ Đường vẫn chưa được đầu tư nghiên cứu thích đáng. Nghiên cứu sâu về mảng thơ khuê phụ này sẽ góp phần giúp độc giả yêu thơ Đường có cái nhìn đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về diện mạo phong phú của Đường thi.
1.3. Việt Nam cũng như một số dân tộc phương Đông có mối quan hệ mật thiết với nền văn hóa Trung Hoa, trong quá trình xây dựng ngôn ngữ thơ ca của mình đều ít nhiều tiếp thu ảnh hưởng của thơ Đường. “Mã Đường thi” xuất hiện nhiều nhất trong thơ ca thời kỳ trung đại Việt Nam. Mảng thơ khuê phụ cũng có ảnh hưởng đến mảng sáng tác về đề tài phụ nữ. Trong đó, tiếp thu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu đậm nhất phải kể đến tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Vì vậy, nghiên cứu mảng thơ này cũng có cơ sở để nghiên cứu sâu hơn mảng thơ cùng đề tài trong văn học trung đại Việt Nam.
Hiện nay, thơ Đường vẫn được giảng dạy trong chương trình đại học, cao đẳng và THPT ở Việt Nam. Với việc thực hiện đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ bổ sung một lượng kiến thức nhất định về thơ Đường, đặc biệt là về đề tài của thơ Đường cho thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy thơ Đường trong các nhà trường hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Kiến giải những nhân tố đặc thù tạo nên sự hưng thịnh của thơ khuê phụ đời Đường.
2.2. Nghiên cứu những đặc trưng nổi bật về nội dung và nghệ thuật của mảng thơ khuê phụ để khẳng định vị trí và dấu ấn đặc biệt của mảng thơ này trong toàn cảnh thơ Đường.
2.3. Khẳng định sự trưởng thành và tiến bộ trong nhận thức và tình cảm của thi nhân đời Đường về con người và cuộc đời qua việc khám phá thế giới nội tâm với nhiều khát vọng và ẩn ức của những người khuê phụ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Khuê phụ là một đề tài xuất hiện sớm trên thi đàn thơ cổ Trung Hoa. Cũng như các đề tài: tống biệt, sơn thủy, điền viên, vịnh vậtđã có mặt ở thời kỳ trước, nó đặc biệt hưng thịnh ở đời Đường. Rất nhiều nhà thơ nổi tiếng thời kỳ này như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Xương Linhđã lấy khuê phụ làm đề tài sáng tác, tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị. Do đó, để nhận biết sâu sắc diện mạo thơ Đường không thể không tìm hiểu mảng thơ đặc biệt này.
3.2. So với các đề tài khác của thơ Đường như thơ sơn thủy, điền viên, biên tái, tống biệt. nét nổi bật của thơ khuê phụ là sự giản dị, tinh tế mang đậm nét nữ tính. Cũng giống như người khuê phụ dịu dàng, nhỏ bé, lời thơ tuy nhẹ nhàng, thầm kín nhưng ẩn chứa “tiếng nói lớn”- tiếng nói phản kháng và khẳng định sự theo đuổi nhu cầu cuộc sống rất Người của những phụ nữ bất hạnh trong xã hội nam quyền thống trị. Những vấn đề mà thơ khuê phụ đặt ra không chỉ khiến người đương thời cảm động mà cho đến ngày nay, người đọc hiện đại khi tiếp cận cũng không khỏi ngạc nhiên, rung động. Nghiên cứu mảng thơ khuê phụ này có thể thấy được sự đột phá về mặt nhận thức, chiều sâu tư tưởng, tình cảm nhân đạo của những nhà thơ cổ điển sống cách chúng ta hơn một ngàn năm.
Điều đặc biệt là mảng thơ này ít có chủ thể trữ tình trực tiếp, chủ yếu là chủ thể trữ tình nhập vai “nam tử tác khuê âm”, luận án sẽ tập trung làm rõ nét đặc trưng của chủ thể trữ tình trong thơ, nhất là chủ thể trữ tình nhập vai để thấy được vai trò ý nghĩa của nó trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Trong văn học Việt Nam cũng có nhiều trường hợp tương tự, việc phân tích mảng thơ này có thể gợi ý cho việc phân tích những tác phẩm có nét tương đồng ở Việt Nam.
3.3. Khi cuộc sống của con người hiện đại càng nhiều “ưu tư” thì những “ưu tư” của những người khuê phụ càng tìm được sự đồng cảm, sẻ chia. Nhất là khi quan niệm về giới càng tiến bộ, cuộc sống của người phụ nữ càng được quan tâm chú ý thì mảng thơ khuê phụ đời Đường cũng trở nên thu hút hơn. Do đó tìm hiểu cuộc sống của người phụ nữ thời xưa qua mảng thơ khuê phụ đời Đường cũng là một cách chiêm nghiệm những giá trị cuộc sống nhân sinh.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi văn bản khảo sát:
Về phạm vi của thơ khuê phụ, chúng tôi có dựa trên cách khái niệm hóa từ khuê phụ (闺妇). Theo nghĩa gốc: 1. Khuê (闺): Thời xưa chỉ phòng ở của con gái (thâm khuê, khuê các...). 2. Phụ (妇): Người con gái đã lấy chồng (phụ nhân, thiếu phụ...); Thê (vợ), tương phản với phu (chồng); Nàng dâu (phụ cô, tức phụ); Chỉ chung giới nữ (phụ nữ). Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, “khuê” không chỉ là biểu tượng cho giới hạn không gian sống của người phụ nữ mà còn là biểu tượng liên quan đến mối quan hệ vợ chồng, và hình tượng nhân vật khuê phụ không chỉ chung phụ nữ mà là những người phụ nữ đã có chồng (người vợ). Nét đặc trưng của nhân vật là thế giới nội tâm phong phú, tinh tế với tình điệu chính là buồn thương ai oán. Nguyên nhân sâu xa của những tâm tình nơi khuê phòng ấy là hoàn cảnh vợ chồng ly biệt hoặc người phụ nữ bị chồng phụ bạc bỏ rơi, phải một mình cô quạnh nơi phòng vắng. Trực tiếp hoặc gián tiếp, những khuê phụ ấy đều thổ lộ một mong ước thiết tha là được đoàn tụ với chồng để được hưởng một cuộc sống gia đình hạnh phúc bình thường. Họ đã nhận được sự trân trọng, xót thương, đồng cảm của thi nhân đời Đường. Các nhà thơ đã cho họ cơ hội được giãi bày tâm trạng với nhiều cung bậc cảm xúc phong phú, sâu sắc của đời sống cá nhân thực sự. Đó là những nhớ thương ngút ngàn gói chặt trong chữ tư (思), là nỗi buồn vô tận như dòng nước chảy gửi theo chữ sầu (愁)..., cũng có khi là nỗi oán hận thâm sâu dù họ không thốt ra lời một chữ oán (怨), thậm chí cá biệt còn có cả nỗi hân hoan, vui mừng trong chữ hỉ (喜) hiếm hoi...
Thơ khuê phụ là thơ viết về đề tài khuê phụ (có những bài thơ trực tiếp lấy nhan đề là Khuê phụ), trong đó có cả thơ của người khuê phụ tự bạch nỗi lòng và phần nhiều là thơ của nhà thơ nam giới thay lời người khuê phụ mà giãi bày tâm tư tình cảm. Những khuê phụ ở đây cụ thể là những người vợ của những người lính đi binh dịch nơi biên ải xa xôi (chinh phụ - 征妇), là những người vợ có chồng đi buôn bán xa nhà (thương nhân phụ - 商人妇), là vợ của những người làm quan phải nhậm chức, hoặc đôi khi bị biếm trích đi xa (hoạn phụ -宦妇), là vợ của những người thích du ngoạn ngắm cảnh đẹp núi sông, kết bạn tâm giao khắp bốn phương, thực hiện lý tưởng(du tử phụ - 遊子妇), hoặc những người vợ có chồng bội bạc, bị ruồng rẫy, bỏ rơi trong cô đơn, sầu tủi (khí phụ - 弃妇). Thơ khuê phụ được khu biệt với các mảng đề tài thơ khác trong thơ Đường bằng tên gọi hình tượng nhân vật chính trong thơ: khuê phụ. Nội hàm khái niệm thơ khuê phụ có một số điểm khác biệt so với thơ khuê oán (thơ về nỗi oán giận nơi khuê phòng), khuê tình (thơ về tình cảm nơi khuê phòng) và thơ tư phụ (thơ về người vợ tương tư). Về thơ khuê oán (闺怨诗), theo tác giả Lưu Khiết trong cuốn Bàn về các loại đề tài của thơ Đường, thơ khuê oán được hiểu là “đề tài nhỏ” trong sáng tác thi ca, chủ yếu phản ánh nỗi niềm li sầu biệt hận của những người phụ nữ chốn khuê phòng” [141.283]. Đây là mảng thơ miêu tả một cách sinh động và chân thực những tình cảm tinh tế, kín đáo, sâu sắc về thế giới nội tâm đầy bi khổ ai oán của người phụ nữ, luôn khát khao một cuộc sống bình thường mà không được. Chủ thể của khuê oán có thể là thiếu nữ chưa chồng, ví như thiếu nữ trong bài Xuân nữ oán của Tưởng Duy Hàn. Tuy nhiên đối tượng được miêu tả nhiều nhất trong mảng thơ này là người phụ nữ đã có chồng nhưng phải sống trong cảnh cô đơn, sầu muộn vì ly biệt, tương tư hay bị ruồng bỏ, như thiếu phụ trong bài Xuân tứ của Lý Bạch, Khuê oán của Vương Xương Linh, Hàn khuê oán của Bạch Cư Dị... Nguyên do của “oán” cũng có rất nhiều, có thể nhớ người, có thể nhớ quê, có thể nuối tiếc chuyện xưa, cũng có thể là thương tiếc người đã mấtĐối tượng của “oán” có thể là người chồng đi xa chưa quay về, có thể là tình lang trong mộng, có thể là phu quân chết trận, có thể là chiến tranh tàn khốc, có thể là những kẻ phụ tình, cũng có thể là thời thanh xuân đã mất điCũng có những bài không rõ thân phận của nhân vật chính trong thơ, chỉ thấy tâm tư sầu muộn oán hờn của người phụ nữ nơi khuê phòng, không rõ chủ thể của “oán”, nguyên do của “oán”. Còn Khuê tình (闺情) là cách gọi tên mảng thơ viết về tình cảm của người phụ nữ nơi khuê phòng, cũng gần giống khái niệm thơ khuê oán, miêu tả tình cảm của người phụ nữ có chồng đi xa nhớ nhung, oán hờn ly biệt, hoặc của thiếu nữ chưa chồng đương tuổi xuân thì bày tỏ khát vọng yêu đương.... “Khuê oán”, “khuê tình” có thể là cách gọi tên mảng thơ được gợi ý từ nhan đề quen thuộc của các bài thơ thuộc mảng đề tài này, chẳng hạn “Khuê oán” có: Khuê oán (Vương Xương Linh); Khuê oán (Trương Hoành); Khuê oán (Ngư Huyền Cơ); Khuê oán từ (Bạch Cư Dị); Khuê oán từ (Lưu Vũ Tích); Hàn khuê oán (Bạch Cư Dị)... “Khuê tình” có : Khuê tình (Lý Đoan); Khuê tình (Mạnh Hạo Nhiên), Khuê tình (Lý Bạch)...
Về phạm vi của Tư phụ thi (思妇诗)(thơ về người phụ nữ nhớ nhung chồng) lại hẹp hơn nhiều. Chủ thể của “thơ miêu tả hình tượng người tư phụ” chỉ giới hạn trong nội dung miêu tả những người phụ nữ nhớ nhung người chồng đi xa. Cách phân loại thơ này dựa vào đặc trưng tâm trạng của nhân vật chính trong thơ: tư - 思 (nhớ), chẳng hạn Tử Dạ thu ca; Ô dạ đề (Lý Bạch); Văn dạ châm (Bạch Cư Dị); Dạ địch từ (Thi Kiên Ngô)...
Những khái niệm nhằm phân loại mảng thơ như trên đều có những cơ sở hợp lý, tuy nhiên nó chưa thực sự tập hợp, xâu chuỗi được một hệ thống nhân vật trong thơ Đường nhiều điểm thống nhất, tương đồng về ý nghĩa hình tượng và nội dung miêu tả. Chúng tôi gọi mảng thơ miêu tả cuộc sống (chủ yếu là cuộc sống tinh thần) của những người phụ nữ cô đơn nơi phòng vắng do cảnh ngộ vợ chồng ly biệt hay vì chồng phụ bạc bỏ rơi là thơ khuê phụ. Do vậy, những bài thơ về tâm tư của những thiếu nữ nơi khuê phòng, như tâm trạng oán hờn của cô gái mới lớn vì những ràng buộc của giới hạn không gian sống: khuê phòng luôn phải cửa đóng then cài, không được tự do yêu đương trong bài Xuân nữ oán của Tưởng Duy Hàn không thuộc phạm vi khảo cứu của luận án.
Cũng là mảng thơ viết về nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội đương thời nhưng thơ khuê phụ (闺妇诗) có nhiều khác biệt so với mảng thơ cung oán (宫怨诗). Nhân vật của thơ khuê phụ là những người phụ nữ có chồng đi xa, hoặc không đi xa nhưng phải một mình sống cô đơn nơi phòng vắng. Nhân vật của thơ cung oán là những cung nữ được tuyển chọn vào hầu hạ vua, là hoàng hậu, là những cung phi đã nhận được ân sủng của quân vương. Trong đó, cung (宫) cũng là biểu tượng cho giới hạn không gian sống của người phụ nữ nhưng là không gian sống hoàn toàn khác biệt với khuê (闺), vì chủ nhân của hai không gian ấy có thân phận khác nhau. Về nghĩa đen, khuê (phòng, buồng trong, chỗ con gái ở) nhỏ hơn rất nhiều so với cung (cung cấm, một thế giới khác hẳn: thế giới của vua – Thiên tử) nhưng dù sao vẫn còn có thể là không gian mở. Những người phụ nữ nhớ chồng quanh quẩn trong cái không gian bé nhỏ, chật hẹp ấy nhưng vẫn còn có hy vọng, còn có lối thoát, còn có manh mối liên kết với cuộc đời bên ngoài kia. Những cung nữ đã nhập cung thì coi như vĩnh viễn cắt đứt với thế giới bên ngoài. Đây là nơi giam hãm vĩnh viễn linh hồn và thể xác những người con gái đẹp, hy vọng sống còn duy nhất của họ chỉ là ơn mưa móc của quân vương. Nếu những khuê phụ, bi kịch chính của họ là do hoàn cảnh vợ chồng ly biệt tạo nên thì với nhân vật của thơ cung oán, bi kịch chủ yếu do “dĩ sắc sự tha nhân” (nhan sắc hiến cho người), nỗi đau khổ của những người phụ nữ đẹp bị nhốt chung vào một không gian sống (cung) là giành giật sự sủng ái của một người (Vua) và oán cũng có căn nguyên chính từ sự thất sủng này. Hiện thực đời sống được phản ánh trong thơ khuê phụ rộng hơn, phong phú hơn thơ cung oán vì đối tượng liên quan trực tiếp đến những tâm tình nơi khuê phòng là người chồng – bao gồm rất nhiều người trong xã hội, có hoàn cảnh, địa vị, xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau (chinh nhân, quan nhân, thương nhân, du tử). Đối tượng liên quan trực tiếp đến những oán hận nơi cung cấm chỉ có một là vua. Do đó những bài thơ miêu tả cuộc sống của những người phụ nữ nơi cung cấm là một mảng đề tài khác, mặc dù có nhiều nét tương đồng với mảng thơ khuê phụ, cũng không thuộc phạm vi khảo cứu của luận án này.
Từ thời Sơ Đường đến Vãn Đường đều có những nhà thơ sáng tác về mảng đề tài này và chắc chắn với số lượng không nhỏ, trong đó có nhiều bài thơ xuất sắc gắn liền với những nhà thơ có danh tiếng. Tuy nhiên, do một số hạn chế nhất định chúng tôi không thể thống kê chính xác số lượng bài thơ khuê phụ và các nhà thơ có sáng tác mảng đề tài này trong gần năm vạn bài thơ và hơn hai nghìn nhà thơ của Toàn Đường thi. Chúng tôi tổng hợp khảo cứu được 234 bài thơ về hình tượng khuê phụ, từ các tuyển tập thơ Đường được tuyển chọn và dịch sang tiếng Việt như Thơ Đường (2 tập), Nam Trân ; Thơ Đường (3 tập), Trần Trọng San; Đường thi tam bách thủ, Hành Đường Thoái Sĩ tuyển chọn, Trần Uyển Tuấn bổ chú (Ngô Văn Phú dịch); Đường thi tuyển dịch (2 tập), Lê Nguyễn Lưu; Đường thi trích dịch, Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản Ngoài ra, từ gợi ý của một số chuyên luận nghiên cứu liên quan đến mảng thơ này chúng tôi có tham khảo thêm một số bài từ nguyên tác tiếng Hán trong Toàn Đường thi, Bành Định Cầu (彭定求, 1960, 全唐诗 ); Đường thi giám thưởng từ điển, Lưu Học Khải, Viên Hành Bái bổ sung, sửa chữa năm 2007 (刘学凱, 袁行霈 , 唐诗鉴赏辞书 ).
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Hướng tiếp cận chủ đạo của chúng tôi trong phạm vi đề tài này là khám phá mảng thơ khuê phụ đời Đường từ phương diện thi pháp học, tìm hiểu những nét đặc trưng của hệ thống hình tượng nhân vật và những quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc đời mà các nhà thơ gửi gắm trong đó.
Nghiên cứu tổng thể thơ khuê phụ rất rộng, là việc làm công phu, vì vậy chúng tôi chỉ tập trung vào những vấn đề rất cơ bản như:
- Nội dung tư tưởng chủ đạo của thơ khuê phụ qua việc “giải mã” nét đặc trưng của chủ thể trữ tình và nhân vật trong thơ .
- Đặc trưng hình thức nghệ thuật của thơ khuê phụ trong tính cách là một mảng đề tài của thơ Đường.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện Luận án này dựa trên sự phối hợp của hai cách tiếp cận: thi pháp học và văn hóa, trong đó cách tiếp cận từ thi pháp học là chủ đạo. Cách tiếp cận thi pháp học: Chúng tôi bắt đầu từ việc miêu tả đặc điểm của các phương thức, phương tiện biểu hiện nhân vật để thâm nhập hình tượng nghệ thuật, tìm hiểu tư tưởng nhận thức và tình cảm của các nhà thơ. Cách tiếp cận văn hoá: Chúng tôi tiến hành giải mã thơ khuê phụ đời Đường bắt đầu từ mã văn hoá truyền thống Trung Hoa. Đồng thời chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp liên ngành: Sử dụng các khái niệm và thành tựu của các ngành khoa học có liên quan như: văn hóa học, sử học, tâm lý họcđể nghiên cứu sâu hơn, làm nổi bật đặc điểm của mảng thơ khuê phụ trong toàn cảnh thơ Đường.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Hệ thống, thống kê, phân loại các đơn vị kiến thức như: nhân vật, sự kiện, các hình ảnh, biểu tượngđể đánh giá, rút ra các kết luận có ý nghĩa khoa học.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp văn bản thơ, tư liệu tham khảo làm cơ sở rút ra những đánh giá, kết luận chính xác, triển khai chương mục, Luận án theo cấu tứ phù hợp.
- Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu mảng thơ khuê phụ ở đời Đường với mảng thơ khuê phụ ở các thời đại khác, trước đó và sau đó (văn học cổ trung đại); so sánh tác phẩm của những tác giả khác nhau để làm nổi bật những nét truyền thống và sáng tạo, đa dạng và độc đáo của mảng thơ khuê phụ đời Đường.
6. Cấu trúc của Luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của Luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Sự hưng thịnh của thơ khuê phụ đời Đường
Chương 3: Chủ thể trữ tình trong thơ khuê phụ đời Đường
Chương 4: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong thơ khuê phụ đời Đường
Quy ước trong luận án:
- Trích dẫn tài liệu tham khảo: Trong ngoặc vuông, đứng đầu là số thứ tự tài liệu tham khảo trong Thư mục tài liệu tham khảo của luận án, sau là số trang được trích dẫn, ví dụ [2. 415].
- Phụ lục luận án: Những bài thơ đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam chúng tôi chỉ thống kê tên bài và tác giả, những bài chưa dịch sang tiếng Việt chúng tôi trích nguyên văn chữ Hán và phần Tạm dịch do tác giả luận án thu thập và tham khảo, phiên dịch sang tiếng Việt.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu thơ khuê phụ ở Trung Quốc
1.1.1. Về tuyển thơ
Việc nghiên cứu thơ khuê phụ đã bắt đầu manh nha từ thời Đường, thông qua việc tuyển thơ – phương pháp nghiên cứu nguyên thủy nhất của Đường thi học. Tuyển tập thơ đầu tiên có liên quan đến thơ khuê phụ là bản Dao trì tân vịnh của Sái Tỉnh Phượng ghi chép lại thơ của phụ nữ. Về sau trong các tuyển tập thơ Đường dù lớn hay nhỏ đều ít nhiều có tuyển thơ khuê phụ, cố nhiên chỉ là những bài thơ riêng lẻ như là dẫn chứng tiêu biểu cho một thể thơ, một giai đoạn hay một nhà thơ cụ thể nào đó, chẳng hạn như Tập thơ Nhạc phủ của Quách Mậu Sảnh đời nhà Tống có tuyển bài thơ Trường tương tư của Lý Bạch, Đường thi tam bách thủ, Hoành Đường Thoái Sĩ tuyển chọn, Trần Uyển Tuấn bổ chú tuyển 19 bài thơ khuê phụ (theo thể thơ) Đây đều là những bài thơ nổi tiếng, không chỉ là đại diện tiêu biểu cho mảng thơ khuê phụ mà còn là đại diện tiêu biểu của Toàn Đường thi và cũng là những tác phẩm có giá trị trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.
Sau này việc biên tuyển càng cụ thể, phong phú hơn, hoặc theo thể thơ như cuốn Đường thi giám thưởng từ điển, Lưu Học Khải, Viên Hành Bái (刘学凱, 袁行霈 , 唐诗鉴赏辞书, 2007 ) có khoảng 30 bài thơ khuê phụ; hoặc theo đề tài, giai đoạn phát triển, theo nội dung, theo tác giảChẳng hạn, cuốn Đường thi giám thưởng từ điển do tác giả Tôn Dục Hoa chủ biên năm 1996 (孙育华 (1996), 唐诗鉴赏辞书),dù không có tên đề tài thơ khuê phụ nhưng có thể tìm thấy một số bài thơ khuê phụ dưới tên đề tài khuê tình và khuê oán. Trong Khuê tình, các tác giả dẫn bài Trường tương tư của Lý Bạch; Giang lâu khúc của Lý Hạ, đồng thời cũng cho rằng những bài thơ thể hiện tình cảm thương nhớ của những người vợ người buôn bán như Trường Can hành của Lý Bạch; La cống khúc tam thủ của Lưu Thái Xuân; Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị; Nam Lăng đạo trung của Đỗ Phủcũng là thơ tình khuê phụ. Thơ Khuê oán các tác giả giới thiệu bài Khuê oán của Vương Xương Linh; Giang Nam khúc của Vu Cô...Trong bộ Trung Quốc lịch đại danh thi phân loại đại điển tập 3, tập 4, các tác giả Hồ Quang Chu, Chu Mãn Giang (胡光舟, 周滿江,中国历代名诗分类大典) cũng tuyển thơ của các nhà thơ nổi tiếng theo đề tài qua các triều đại, trong đó có mảng thơ tống biệt, biên tái, vịnh vật, không có tên mảng thơ khuê phụ. Những bài thơ về hình tượng khuê phụ lại xuất hiện trong các mảng đề tài nhỏ như: Tư phụ; Khuê tình; Phu phụ; Khí phụ. Mỗi đề tài giới thiệu khoảng trên dưới mười bài thơ của các triều đại. Ở đề tài Khuê tình tác giả tuyển chọn những bài thơ nói về tình cảm nơi khuê phòng: tâm trạng nhớ nhung, oán hờncủa những người phụ nữ (thiếu nữ chưa lấy chồng và cả phụ nữ đã có chồng). Ở đề tài Phu phụ (vợ chồng), có tuyển những bài như Trường Can hành nhị thủ của Lý Bạch, Nguyệt Dạ của Đỗ Phủ (là những bài thơ đã khắc họa rất thành công hình tượng nhân vật khuê phụ). Còn ở đề tài Tư phụ (những người phụ nữ nhớ nhung) có thể thấy nhiều bài thơ về hình tượng khuê phụ không chỉ có tâm trạng tư (nhớ) mà còn có cả sầu, oán, như: Xuân oán của Kim Xương Tự; Tử Dạ thu ca, Ô dạ đề của Lý Bạch; Giang Nam khúc của Lý Ích; La Cống khúc tam thủ của Lưu Thái XuânCách phân chia này, thực ra mới chỉ căn cứ sự liên kết mặt ngoài chứ chưa dựa vào sự thống nhất, tương đồng bên trong, bề sâu nội dung tư tưởng giữa các bài thơ. Tuy vậy, các biên tuyển vẫn có thể tạo “hạ tầng cơ sở” cho việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật thơ.
1.1.2. Về tên gọi
Ngay từ giai đoạn sơ khai nhất của Đường thi học, các nhà nghiên cứu đời Đường đã chú ý đến những bài thơ miêu tả hình tượng nhân vật khuê phụ khi lựa chọn cho những tuyển thơ hoặc những tác phẩm chuyên ghi chép các tích, bình thơ, phẩm vựng. Tuy có nhiều tuyển thơ, bình thơ, chú giải về thơ Đường nhưng ở giai đoạn này vẫn chưa có tác phẩm nào gọi tên mảng thơ này, việc tuyển chọn chủ yếu theo kiểu ấn tượng, cảm tính về những bài thơ riêng lẻ.
Trên cơ sở khảo cứu những tư liệu hiện có, chúng tôi cho rằng, những bài thơ miêu tả tâm tư tình cảm của những người phụ nữ sống trong cảnh tương tư sầu khổ, một mình nơi phòng vắng được bàn đến lần đầu tiên với tư cách là một mảng thơ của thơ Đường là trong cuốn Đường thi giải của tác giả Đường Nhữ Tuần đời nhà Minh. Đây là tác phẩm phân tích, lý giải, hướng dẫn thưởng thức nhiều bài thơ Đường khá lý thú, làm cơ sở cho nhiều chuyên luận nghiên cứu sâu về thơ Đường sau này. Trong tập 26, tác giả nhận định: “Đường nhân khuê oán, đại để giai chinh phụ chi từ” (thơ khuê oán của người đời Đường chủ yếu là về lời của người chinh phụ) [Dẫn 129.291]. Trước đó, hai từ khuê oán (闺怨) đã xuất hiện lần đầu tiên trong các nhan đề thơ của văn nhân Nam triều như Khuê oán thi của Giang Yêm hoặc trong câu nói của Võ Tắc Thiên ở Tô Thị chức cẩm hồi văn kí (Toàn Đường văn): “Cẩm tự hồi văn, thịnh kiến truyền tả, thị cận đại khuê oán chi tông chỉ, thuộc văn chi sĩ giảm quy kính yên” (Hồi văn chữ gấm, lưu truyền rộng rãi, nay thay lời oán than của người khuê phòng, phó thác vào chữ nhà thơ, bớt đi vẻ sáng đẹp). [Dẫn 149.2]. Như vậy, có thể khuê oán đã là một khái niệm quen thuộc của người Trung Quốc cổ đại.
Mảng thơ đời Đường có tên gọi khuê oán tiếp tục được nhắc đến nhiều trong các chuyên luận nghiên cứu chuyên sâu về thơ Đường từ sau Ngũ tứ, nhất là thời gian gần đây. Năm 1986, tác giả Lưu Hồng Kì có bài viết Lược luận quỹ đạo phát triển của việc truyền bá khuê oán thi thời Đường (刘红旗 (1986), 唐代闺怨诗传播发展轨迹略论, 东南传播); Từ Úy với bài viết Ba vấn đề của thơ khuê oán đời Đường (1996); (徐蔚, 唐代闺怨诗三题, 福建师范大福清分校学报); Từ Úy, Thơ khuê oán tình ý rung động lòng người(2003)(徐蔚, 情意动人的闺怨诗语文世界, 高中版); Lưu Khiết bàn đến khuê oán thi trong bài Vẻ đẹp u oán của cung oán thi và khuê oán thi thời Đường (刘洁 (2001), 唐代宫怨诗和闺怨诗的幽怨美, 西南师范大学报第38卷)... Các bài viết này đều khẳng định thơ khuê oán (闺怨诗) đã có từ thời đại Kinh thi, thịnh hành trong thời Nam Bắc triều với những thành tựu sáng tác của văn nhân và đặc biệt hưng thịnh ở thời Đường. Tuy nhiên, vì số lượng dẫn chứng thơ không nhiều (chủ yếu là về hình tượng người chinh phụ) nên chúng tôi chưa xác định được hết các đối tượng mà các tác giả đưa vào phạm vi miêu tả của thơ khuê oán. Đến cuốn Luận về các loại đề tài trong thơ Đường (2005)(刘洁, 唐诗中题材类论, 北京民族出版社)tác giả Lưu Khiết đã chỉ rõ đối tượng miêu tả của thơ khuê oán là: chinh nhân phụ (征人妇)(vợ của những người lính đi chinh chiến xa), thương nhân phụ (商人妇)(vợ của người buôn bán), hoạn phụ (宦妇)(vợ của người làm quan), du tử phụ (遊子妇)(vợ của người đi chơi xa, du ngoạn đó đây) và khí phụ (弃妇)(người vợ bị ruồng bỏ). Cuốn Văn học sử Trung Quốc do Viên Hành Bái chủ biên (2006) (袁行霈, 中国文学史)cũng nhiều lần nhắc đến khuê oán song song cùng các mảng đề tài khác như tống biệt, biên tái, sơn thủy điền viênCác tác giả cũng khẳng định mảng thơ này không phải mới xuất hiện ở thời Đường, nó đã bắt đầu thịnh hành từ thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều. Chẳng hạn như khi xem xét thành tựu văn học của Tào Thực, được phân chia thành bốn loại đề tài, trong đó có một loại là “khuê oán thi” [159.34]. Mã Duệ trong bài Vô ngã – Chi ngã, Suy nghĩ về chủ nghĩa nữ tính trong hiện tượng nói hộ ở thơ trữ tình cổ điển Trung Quốc (1999)(马睿, 无我之我 - 对中国古典抒情诗中代言体现象的女性主义思考 ) cũng nhắc đến một mảng thơ rất quan trọng là khuê oán thi. Tác giả Cổ Phi, Thẩm Văn Phàm trong bài Lược bàn thơ khuê oán biên tái Đông Bắc thời Đường từ một số sáng tác của Lý Bạch (2010)(鼓飞, 沈文凡 , 略论唐代东北边塞闺怨诗 -从李白的几首创作谈起 ) lại cho rằng “có một phần tương đối lớn thơ biên tái dụng ý miêu tả những tâm tư tình cảm của người tư phụ nơi khuê phòng nhớ nhung người nơi biên thùy, căm thù chiến tranh, phong cách thơ ai oán, uyển chuyển”(Chẳng hạn như Bắc phong hành, Đại tặng viễn của Lý Bạch) là “thơ khuê oán biên tái” như nhận định của tác giả Nhậm Văn Nguyên trong cuốn Giải thích văn hóa về thơ biên tái đời Đường [122.1]. Chúng tôi nhận thấy phần thơ gọi là khuê oán biên tái (边塞闺怨诗) này thường chủ yếu miêu tả rất thành công hình tượng người vợ chinh nhân, vì vậy một số người đã xếp bộ phận thơ này vào mảng thơ khuê oán, có người lại xếp vào mảng thơ tư phụ hoặc chinh phụ. Tác giả Trương Văn Sinh trong bài viết Hình tượng người phụ nữ trong thơ Đường (1992)(张文生 , 唐诗中的女性形象 , 錦州师院学报, 第2期)khi bàn về hình tượng người vợ nhớ chồng (tư phụ) cũng xếp những bài thơ miêu tả hình tượng nhân vật này vào mảng thơ khuê oán. Ngoài ra một số chuyên luận nghiên cứu về đề tài trong thơ Đường cũng đã lựa chọn nghiên cứu khuê oán thi như: Lý Hồng với luận văn đề tài Nghiên cứu thơ khuê oán đời Đường (2002) (李红, 唐代闺怨诗研究, 暨南大学硕士学位论文), Lưu Hồng Kỳ cũng với đề tài nghiên cứu là Nghiên cứu thơ khuê oán đời Đường (2009(刘红旗, 唐代闺怨诗研究, 漳州师范学院,文学硕士学位论文) Từ đây có thể thấy khuê oán thi là mảng thơ chủ yếu miêu tả tâm tư tình cảm của những người phụ nữ (người vợ) một mình nơi phòng vắng.
Ngoài tên gọi thơ khuê oán (闺怨诗) khá phổ biến, trong một số công trình nghiên cứu khác nhiều học giả đã gọi tên những bài thơ miêu tả hình tượng nhân vật khuê phụ này là thơ tư phụ, thơ khuê tình. Chẳng hạn như trong Trung Quốc lịch đại danh thi phân loại đại điển tập 4, các tác giả Hồ Quang Chu, Chu Mãn Giang (chủ biên) (胡光舟, 周滿江,中国历代名诗分类大典) (胡光舟, 周滿江,中国历代名诗分类大典) đã xếp một số bài thơ miêu tả hình tượng nhân vật khuê phụ vào các mảng đề tài nhỏ như: Khuê tình (闺情); tư phụ (思妇); khí phụ (弃妇); phu phụ (夫妇) Trong đó, cách gọi tư phụ thi (思妇诗) được dùng nhiều hơn cả, ví dụ như: Tư Hải Địch (2010) với luận văn thạc sỹ đề tài Bàn về hình tượng tư phụ trong thơ Đường (司海迪 (2010),“论唐诗中的思妇形象,硕士论文,曲阜师范大学). Theo tác giả luận văn thì nội hàm khái niệm của tư phụ thi hẹp hơn khuê oán thi. Chủ thể của “thơ miêu tả hình tượng người tư phụ” chỉ giới hạn trong những người phụ nữ đã có chồng, lý do để nhớ là “người chồng đi xa”, đối tượng của nhớ chỉ là “chồng”. Tác giả cũng khẳng định, tư phụ thi không phải là khuê oán thi. Bởi vì hình tượng phụ nữ trong khuê oán thi không thể đều được gọi là tư phụ, vì những người phụ nữ thường xuất hiện trong khuê oán thi ngoài những tư phụ (những người vợ tương tư, nhớ nhung chồng đi xa) còn có những thiếu nữ tuổi xuân xanh, những người đẹp tuổi xế chiều bùi ngùi về tuổi tác Chu Trường Chi trong bài nghiên cứu về Tư phụ thi của Lý Bạch (朱长芝, 李白的思妇诗浅探) cũng dẫn chứng bằng những bài thơ miêu tả tâm trạng nhớ nhung chồng của người phụ nữ (tư là chủ đạo). Tác giả Chu Đại Ngân khi bàn về hình tượng “châm” (bàn đập áo) trong thơ cổ Trung Quốc (朱大银 ,“砧”与中国古代捣衣诗及思妇诗(2001) cũng đã khảo sát một mảng thơ mà tác giả gọi là tư phụ thi.
Có thể thấy, cách gọi tên thơ khuê oán, thơ khuê tình hay thơ tư phụ thường dựa vào tâm trạng của nhân vật chính để phân loại, như “tư” trong thơ tư phụ hay “oán” của người phòng khuê trong thơ khuê oán. Có thể tên gọi khác nhau nhưng đối tượng miêu tả trong thơ cơ bản giống nhau: cuộc sống (mà chủ yếu là cuộc sống tinh thần) của người phụ nữ bị bỏ rơi chốn khuê phòng lạnh lẽo. Nhiều bài thơ được xếp vào thơ khuê oán lại được dẫn chứng khi bàn về thơ tư phụ hay thơ khuê tình và ngược lại. So sánh cách tuyển thơ của hai tác giả Lưu Khiết (Bàn về đề tài trong thơ Đường) và Hồ Giang Chu; Chu Mãn Giang (Lịch đại danh thi phân loại đại điển, tập 4) sẽ thấy rõ điều này:
Đề tài
(Người tuyển)
Khuê tình
(Hồ Giang Chu; Chu Mãn Giang)
Tư phụ
(Hồ Giang Chu; Chu Mãn Giang)
Khuê oán
(Lưu Khiết)
Tên bài thơ, tác giả
Khuê oán, Vương Xương Linh
Khuê oán, Vương Xương Linh
Xuân oán, Kim Xương Tự
Xuân oán, Kim Xương Tự
Tử Dạ thu ca, Lý Bạch
Tử Dạ thu ca, Lý Bạch
La Cống khúc tam thủ, Lưu Thái Xuân
La Cống khúc tam thủ, Lưu Thái Xuân
Giang Nam khúc, Vu Cô
Giang Nam khúc, Vu Cô
Ô dạ đề, Lý Bạch
Ô dạ đề, Lý Bạch
Tạp thi, Thẩm Thuyên Kỳ
Tạp thi, Thẩm Thuyên Kỳ
Khuê tình, Lý Bạch
Khuê tình, Lý Bạch
Khuê tình, Lý Đoan
Khuê tình, Lý Đoan
Giang Nam khúc , Lý Ích
Giang Nam khúc , Lý Ích
Cách gọi tên như vậy cũng chỉ là tương đối, vì tâm sự của người nơi khuê phòng không chỉ có tư, không chỉ có oán, trong nỗi nhớ nhung đã chất chứa bao nhiêu nỗi sầu, đã đầy oán giận và trong mỗi lời oán than cũng gửi bao nỗi niềm thương nhớ Vì thế chúng tôi tập hợp, xâu chuỗi những bài thơ miêu tả đời sống (chủ yếu là đời sống tình cảm) của những người phụ nữ cô đơn nơi phòng vắng vì cảnh ngộ vợ chồng ly biệt hay bị phụ bạc bỏ rơi vào mảng thơ tên gọi hình tượng nhân vật chính: Thơ khuê phụ.
1.1.3. Về nội dung và nghệ thuật
Bàn đến nội dung và nghệ thuật của những bài thơ về hình tượng nhân vật khuê phụ trong tư cách là một mảng đề tài riêng đầu tiên là Đường Nhữ Tuần (đời Minh) trong cuốn Đường thi giải đã nói ở trên. Theo tác giả thì đối tượng được miêu tả nhiều nhất trong mảng thơ khuê oán đời Đường là người chinh phụ (vợ của những người tòng binh đi xa), theo đó Đường Nhữ Tuần lấy dẫn chứng bình chú sơ lược bằng các bài thơ tiêu biểu như Khuê oán của Vương Xương Linh; Tử Dạ thu ca của Lý Bạch. Mặc dù không bàn đến đặc trưng nội dung và nghệ thuật của mảng thơ khuê oán và các đối tượng cụ thể của mảng thơ (như về hình tượng người chinh phụ đã dẫn trong sách) nhưng các nhận định và chú giải của tác giả về các bài thơ tiêu biểu đã mang đến những hình dung sơ bộ về diện mạo của mảng thơ này.
Tiếp đó, từ những năm đầu thế kỷ XX bắt đầu xuất hiện những bài viết liên quan đ...đối với phụ nữ”[57.48]. Lê Đức Niệm trong cuốn Diện mạo thơ Đường khi nghiên cứu về Lý Bạch cũng có nhận xét: "Phụ nữ mà ông mô tả có nhiều hạng, có những cô gái lấy chồng khách thương, người cung nữ và nhất là phận người chinh phụ được đặc biệt chú trọng. Lý Bạch thích mô tả nỗi niềm ly biệt, nỗi nhớ thương triền miên"[72.104]. Về Vương Xương Linh, tác giả cho rằng thành công nhất là thơ miêu tả tâm trạng chinh nhân nơi biên ải nhớ thương người nơi khuê phòng và những bài khám phá nội tâm những người thiếu phụ có chồng lính thú xa xôi như bài Khuê oán. Ngô Văn Phú trong cuốn Thơ Đường ở Việt Nam khi nhận xét về thơ Vương Xương Linh có khẳng định: “Toàn bộ thơ ông để lại khoảng 180 bài xoay quanh hai chủ đề: nỗi lòng của người lính nơi biên ải và cuộc đời những người lính trong ly loạn Những bài thơ về phụ nữ, tâm trạng được miêu tả, khắc họa rất tình cảm” [85.39].
Trần Xuân Đề trong cuốn Văn học Trung Quốc khi bàn về tinh thân nhân đạo trong thơ Lý Bạch đã cho rằng: Trong những năm tháng viễn du Lý Bạch đã chứng kiến bao cảnh đời ngang trái bao cảnh ngộ éo lenên khi phóng chiếu vào thơ đã tạo nên những hình tượng xúc động, chẳng hạn “hoàn cảnh của người chinh phụ ở bài Ô dạ đề thật đáng thương. Nàng đang dệt vải bỗng nghe tiếng ai thì thầm bên song cửa, chạnh nhớ đến cảnh mình tê tái trong lòng vì nỗi cô đơn nàng nức nở nghẹn ngào” còn “sức tưởng tượng của người thiếu phụ trong bài Xuân tứ thật phong phú”[21.94]. Lương Duy Thứ trong cuốn Giáo trình văn học Trung Quốc cũng có những quan điểm tương tự khi nhận xét thơ Lý Bạch: “Cũng giống như những nhà thơ cổ điển khác, Lý Bạch có một lòng đồng tình sâu sắc với nỗi khổ nhân dân, nhất là trong chiến tranh. Có điều sự thể hiện của nó khác với Đỗ Phủ, Bạch Cư DịVị “trích tiên” lại thường nói đến nỗi éo le trong tâm hồn những người khốn khó, ông chú ý đến bi kịch của họ, đặc biệt là của người phụ nữ” [111.53]. Trương Đình Nguyên trong Lịch sử văn học Trung Quốc cũng cho rằng: “Lý Bạch và Bạch Cư Dị là hai nhà thơ có mối đồng cảm sâu sắc nhất dành cho những người phụ nữ trong xã hội, nhất là với những người bị chồng ruồng bỏ, đồng thời còn lên tiếng phê phán thói xấu của nam giới “có mới nới cũ” [63.179]. Tác giả Nguyễn Khắc Phi khi bình giảng một số bài thơ Đường đã chọn Nguyệt dạ của Đỗ Phủ hoặc liên hệ Một bài thơ hay của Mạnh Giao và một câu thơ bất hủ của Nguyễn Du (bài thơ hay của Mạnh Giao là Khí phụ, còn câu thơ bất hủ của Nguyễn Du là Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng trong Truyện Kiều), đều là những bài thơ hay về đề tài khuê phụ.
Ngoài ra, các bài thơ khuê phụ tiêu biểu ở đời Đường còn được bàn đến trong một số công trình nghiên cứu về thơ Đường khác, như Thi pháp thơ Lý Bạch, một số phương diện chủ yếu của Trần Trung Hỷ. Nguyễn Thị Bích Hải trong Thi pháp thơ Đường khi tìm hiểu về con người trong thơ Đường đã lấy dẫn chứng từ bài Tự quân chi xuất hỹ của Trương Cửu Linh, trong phần tìm hiểu về ngôn ngữ thơ đã lấy dẫn chứng bài Ký phu của Trần Ngọc Lan. Phan Ngọc trong bài viết về Cái hay của thơ Đường cũng lấy dẫn chứng bằng bài thơ Xuân tứ của Lý Bạch và Xuân oán của Kim Xương Tự, đây đều là những bài thơ tiêu biểu của mảng thơ khuê phụ đời Đường.
Việc nghiên cứu thơ Đường ở các nước phương Tây như Nga, Mỹ... hay ở các quốc gia Châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc...khá phát triển, nhưng vì một số hạn chế nhất định, đến nay chúng tôi chưa thể tiếp cận được với những tư liệu nghiên cứu về mảng thơ khuê phụ trong thơ Đường ở những kho tư liệu này.
Tiểu kết: Qua khảo cứu những tư liệu hiện có, chúng tôi đi đến một vài nhận định như sau:
1. Các bài thơ thuộc đề tài khuê phụ đã được quan tâm chú ý ngay từ khi nó mới xuất hiện trên thi đàn đời Đường. Tuyển thơ là phương pháp nghiên cứu nguyên thuỷ nhất của Đường thi học. Khi đưa thơ khuê phụ vào tuyển tập của mình chứng tỏ các tác giả đã công nhận những giá trị về nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm thuộc đề tài này. Tuy nhiên, cho đến nay (ở Trung Quốc và Việt Nam) vẫn chưa có một tuyển tập riêng về thơ khuê phụ.
Về tên gọi, mảng thơ miêu tả hình tượng nhân vật khuê phụ vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất. Nhiều người thu hẹp nội hàm khái niệm vào hình tượng tư phụ (người vợ nhớ nhung), nhiều người gọi là thơ khuê oán. Ngay cả phạm vi của khuê oán thi cũng có những ý kiến khác nhau. Thực chất, tên gọi khuê oán hay tư phụ đều dựa trên nét tâm trạng đặc trưng nhất của nhân vật (tư hoặc oán) để phân loại một cách tương đối.
Được gợi ý từ nhan đề bài thơ của Bạch Cư Dị (Khuê phụ); Thôi Hiệu (Khuê phụ thi) và cách gọi tên nhân vật chính của các nhà nghiên cứu về mảng đề tài này của thơ Đường: Khuê phụ, chúng tôi gọi tên mảng thơ miêu tả hình tượng người phụ nữ (người vợ) một mình nơi khuê phòng là thơ khuê phụ. Phạm vi văn bản khảo sát của luận án là những bài thơ miêu tả đời sống (chủ yếu là đời sống nội tâm) của những người phụ nữ (người vợ) cô đơn nơi khuê phòng, mà cái tình nơi khuê phòng ấy chủ yếu xuất phát từ hoàn cảnh vợ chồng ly biệt hay người phụ nữ bị chồng ruồng rẫy, bỏ rơi. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã cố gắng tập hợp được khoảng 234 bài thơ khuê phụ với mong muốn có một cái nhìn hệ thống hơn về mảng đề tài này của thơ Đường.
2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thơ khuê phụ khá phong phú, trong đó có những công trình đã tiếp cận trực tiếp đến nội dung và nghệ thuật của thơ khuê phụ. Hầu hết các ý kiến đều thống nhất khi đánh giá về mặt nội dung và nghệ thuật thơ khuê phụ là: Nội dung thơ phản ánh những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong hoàn cảnh cô đơn nơi phòng vắng: nhớ thương, sầu muộn, oán hờn. Nghệ thuật thơ uyển chuyển, giản dị, tinh tế và giàu hình tượng biểu cảm.
Vấn đề đặt ra là, các công trình nghiên cứu về mảng thơ này chủ yếu chỉ khảo cứu hình tượng nhân vật khuê phụ ở phương diện khách thể (đối tượng trữ tình) - là nguyên nhân khơi gợi cảm hứng sáng tác của nhà thơ mà chưa lý giải đầy đủ, toàn diện từ phương diện chủ thể trữ tình và chủ thể sáng tác. Tại sao các nhà thơ lại đặc biệt quan tâm đến những người phụ nữ này trong hàng vạn người phụ nữ khác trong xã hội? (Chẳng hạn trong Lý Thái Bạch toàn tập có khoảng 100 bài thơ về phụ nữ nói chung, ở đây chúng tôi đã tiếp cận được gần 30 bài về khuê phụ), mà thực tế phạm vi hiện thực phản ánh trong văn học sẽ phản chiếu tư tưởng của nhà thơ. Một số công trình nghiên cứu đã nêu vấn đề: Nam tử tác khuê âm (nhà thơ nam giới viết thay lời người nơi khuê phòng), tức là có chủ thể trữ tình nhập vai, đây là điều đặc biệt của mảng thơ khuê phụ nhưng chưa bàn luận, đánh giá thấu đáo.
Vậy, trong những sáng tác mà “nam tử tác khuê âm” này, khi mà các nhà thơ nam giới đặt mình vào vị trí của nhân vật (người phụ nữ chốn khuê phòng), dùng thân phận, tâm lý, ngôn từ, ngữ điệu của nhân vật để kể chuyện thì chủ thể trữ tình nhập vai có vai trò, ý nghĩa như thế nào trong việc biểu hiện nhận thức tư tưởng, tình cảm của nhà thơ? Hơn nữa, phương thức thể hiện, đặc trưng nghệ thuật của những bài thơ “giả nữ âm” (nhà thơ nam giới mượn lời nữ giới) và “chân nữ âm” (tiếng nói của chính người nơi khuê phòng) phải có những điểm khác biệt. Đây chính là những điểm trống khoa học mà luận án chúng tôi sẽ bổ sung giải quyết.
Chương 2
SỰ HƯNG THỊNH CỦA THƠ KHUÊ PHỤ ĐỜI ĐƯỜNG
2.1. Xã hội thời Đường với sự phát triển hưng thịnh của thơ khuê phụ
Nhà Đường là triều đại tương đối phồn thịnh trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc. Các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa đều đạt đến trình độ cao trên thế giới lúc bấy giờ. Theo Murdoch: “Thời đó hiển nhiên là Trung Hoa đứng đầu các dân tộc văn minh trên thế giới. Đế quốc ấy hùng cường nhất, văn minh nhất, thích sự tiến bộ nhất và được cai trị tốt nhất thế giới. Chưa bao giờ nhân loại được thấy một nước khai hóa, phong tục đẹp đẽ như vậy”. Arthew Waley trong “Bách khoa từ điển Anh” cũng nói: “Trung Quốc đời Đường là nước lớn nhất, văn minh nhất”. [Dẫn 31.125]. Cuộc sống xã hội và phong khí thời đại như vậy đã giúp cho tầm mắt thi nhân mở rộng, thể nghiệm cuộc sống của thi nhân phong phú, kích thích mạnh mẽ tình cảm và tưởng tượng, từ đó mở ra dòng chảy phong phú cho sáng tạo nghệ thuật. “Chúng ta có thể nhìn thấy từ Toàn Đường thi đầy đủ các mặt của cuộc sống xã hội đương thời. Chiếc vòi của thơ Đường vươn đến tận cùng những góc nhỏ của cuộc sống. Cho dù là lục hải sơn xuyên, thôn làng, phố xá, lầu hồng, tu việnhay cuộc sống của mọi tầng lớp xã hội, các dân tộc Nam, Bắc, đề tài lịch sử, đấu tranh chính trị Đề tài thơ ca phong phú phản ánh cuộc sống xã hội một cách rộng rãi, sâu sắc, không những chưa từng có trong lịch sử mà đời sau cũng ít thấy” [Dẫn 129.5].
Tất cả các đề tài của thơ ca cổ Trung Hoa, đến thời Đường có đủ điều kiện để phát triển, mở rộng và đạt đến đỉnh cao của sự phồn thịnh. Mảng thơ khuê phụ được nuôi dưỡng và phát triển đến đỉnh cao trong sự phồn vinh chung của xã hội đời Đường, song nó cũng có sự thúc đẩy của một số đặc điểm xã hội đặc thù.
2.1.1. Bối cảnh xã hội hình thành hiện tượng “khuê phụ”
2.1.1.1. Chiến tranh, binh luật và người chinh phụ dưới thời nhà Đường
Căn cứ vào những tư liệu lịch sử và nội dung phản ánh trong các bài thơ về hình tượng chinh phụ trong thơ Đường, chúng tôi cho rằng chinh phụ là vợ của chinh nhân - những người được trưng mộ xuất chinh làm phu phen, lao dịch, binh lính. Chinh phụ là nhóm người xuất hiện từ lâu, không phải là một hiện tượng xã hội mới ra đời dưới thời nhà Đường. Trong xã hội cổ đại, các loại phu phen và binh dịch là những gánh nặng của quảng đại nhân dân. Những người phải đi lao dịch, lính thú nơi xa xôi buộc phải dời xa vợ con, nhà cửa, ruộng đồng. Thời gian biền biệt, khoảng cách vời vợi, người đi kẻ ở khó nhận được tin nhau. Cả chinh nhân và chinh phụ đều phải ôm nỗi khổ biệt ly. Những ghi chép liên quan đến người vợ của chinh nhân (tức chinh phụ) bắt đầu có từ Kinh thi (Bá hề, Quân tử vu dịch) nhưng chỉ đến đời Đường danh từ chinh phụ mới xuất hiện nhiều trong thi ca.
Chinh phụ dưới thời nhà Đường có số lượng rất lớn, nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh liên miên, kéo dài suốt mấy trăm năm thống trị của nhà Đường. Ngay từ thủa khai quốc lập nghiệp, nhà Đường không dứt chiến tranh với các nước xung quanh, những cuộc chiến tranh đó có cuộc để bảo vệ lãnh thổ, có cuộc để mở rộng bờ cõi. Thời kỳ Vũ Đức và năm đầu Trinh Quán chủ yếu đã giải quyết được các thế lực chống Đường như Đậu Kiến Đức, Vương Thế Sung, Lưu Vũ Chu. Cùng lúc đó, năm Trinh Quán thứ ba (năm 629) Đường Thái Tông lệnh cho Từ Thế Tích, Lý Tịnh, Sài Thiệu dẫn mười vạn binh tấn công Đột Quyết. Năm Trinh Quán thứ 9 (năm 634), chính quyền nhà Đường đánh bại Thổ Cốc Hỗn. Năm Trinh Quán thứ 14 (năm 638), tướng nhà Đường Hầu Quân Tập đã đánh bại Cao Xương, cùng thời gian đó, Quy Từ cũng bị đánh bại. Năm Trinh Quán thứ 20 (năm 646), Tiết Diên Đà bị tướng nhà Đường Từ Thế Tích diệt. Sau đó chính quyền nhà Đường cũng đã phát động hàng loạt cuộc chiến tranh để mở mang bờ cõi. Năm Long Sóc thứ 3 (năm 663 ) và năm Càn Phong thứ nhất (năm 666), nhà Đường phái binh chi viện cho Tân LaCó chiến tranh thì không thể tránh khỏi đòi hỏi phải có nhiều binh sĩ, từ thời Đường Thái Tông đến thời Cao Tông, số binh sĩ mà chính quyền nhà Đường điều động lến tới con số hàng trăm vạn. Theo ghi chép của lịch sử nhà Đường, số lượng binh sĩ thương vong vì chiến tranh vô cùng lớn. Chẳng hạn, Tư trị thông giám bài 216 ghi An Lộc Sơn hai lần tấn công Khiết Đan, tốn bao binh lực: “An Lộc Sơn mang ba đạo binh sáu vạn quân để thảo phạt Khiết Đan nhưng thất bại. Sử Định Phương phải đưa hai ngàn tinh binh để cứu Lộc Sơn. Đến Bình Lô, tướng soái đều chết, không biết phải làm thế nào”. Tân Đường thư bài 225 cũng ghi: “Năm thứ 11 Lộc Sơn thất bại, do mang hai mươi vạn quân chinh thảo Khiết Đan.”[Dẫn 4.497]. Sau này An Lộc Sơn làm phản, nhà Đường phái binh trấn áp cũng đòi hỏi một lượng lớn binh lực.
Tất cả những cuộc chiến tranh chinh phạt đó đều cần đến rất nhiều binh sĩ gánh vác và đi kèm với hiện tượng đó là sự xuất hiện một số lượng lớn chinh phụ (những người vợ chinh nhân) phải sống cuộc sống cô độc nơi quê nhà.
Mặt khác, nhà Đường kế thừa chế độ quân sự của nhà Tùy, chế độ quân sự thực hiện ở thời kỳ đầu vẫn là chế độ phủ binh. Lấy chế độ quân điền nhà Đường làm cơ sở, phủ binh được tuyển chọn trong số nông dân “phàm là dân 20 tuổi là lính, 60 tuổi thì miễn”, hình thành chế độ hợp nhất nông binh. Binh sĩ thời bình thì canh tác ở nhà, khi nông nhàn thì phải huấn luyện quân sự, nếu gặp chiến tranh thì phụng mệnh xuất chinh. Binh dịch là nghĩa vụ buộc phải thực hiện của trai đinh dưới thời nhà Đường nhưng giai đoạn đầu niên hiệu Trinh Quán Đường Thái Tông đến giai đoạn giữa niên hiệu Khai Nguyên Đường Huyền Tông, trai đinh tòng quân một phần tự nguyện vì nghĩa vụ còn phần lớn là bị cưỡng chế trưng tập, thậm chí đàn ông trung niên và cao niên cũng bị cưỡng chế nhập ngũ. Bởi vì con số binh sĩ được chiêu mộ định kỳ không đủ đáp ứng các cuộc chinh phạt lớn nhỏ, liên tục, triền miên suốt gần ba trăm năm thống trị của Triều Đường.
Để khuyến khích cổ vũ tinh thần đi trấn thủ biên cương, tham gia chiến sự, triều đình nhà Đường đã áp dụng biện pháp khen thưởng công trạng cho tướng sĩ. Chẳng hạn, những tướng sĩ lập công có thể được thăng quan tiến chức, và có thể được phong, giao đất vĩnh viễn. Tòng quân có thể được lợi hậu hĩnh và càng có thể cải thiện thay đổi gia cảnh, nâng cao địa vị xã hội, cho nên nó có sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với mọi người, đặc biệt là tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ. Theo ghi chép của Đường hội yếu: “Ngày 19 tháng 4 năm Trinh Quán thứ 19, Thái Tông muốn trọng thưởng cho những liễu chinh. Vì thế ra chính sách, trao huân cấp, dựa theo công lao, nếu không xuất sắc, không được khen thưởng. Nay chinh phạt Cao Ly, tòng giá viên và thủy lục chư quân, kẻ có công trên chiến trường và tuyệt đối phục tùng sẽ được tích lũy tặng vật cao quý.” [Dẫn 155.27]. Có thể thấy, việc triều đình phong quan cho tướng sĩ lập công đã cổ vũ tinh thần của binh sĩ. Tuy nhiên, để có đủ quân số phục vụ quân đội, đặc biệt là khi đất nước có chiến tranh, binh luật nhà Đường đã có những thay đổi, từ chế độ phủ binh thời kỳ đầu phát triển thành chế độ mộ binh và sau này chủ yếu là cưỡng chế mộ binh. Bài 216 Tư trị thông giám có ghi: “Khiển ngự sử Dương Quốc Trung phân quân đi bắt người, trẻ già đều đưa đến quân sở. Chế độ cũ, bách tính có công được miễn chinh dịch, nay đều phải chiêu mộ. Thế là khắp nơi sầu oán, cha mẹ vợ con tiễn đưa, tiếng khóc lay động cả đồng ruộng.” [Dẫn 4.517]. Bởi lẽ, chiến tranh gây bao khổ đau, mất mát lại kéo dài cả đời người khiến tướng sĩ càng lúc càng bất mãn, hoang mang. Bổng lộc chưa thấy chỉ toàn những hy sinh. Trong bài thơ Thùy lão biệt, Đỗ Phủ đã tái hiện rất chi tiết hiện thực này.
Tóm lại, chiến tranh và chế độ quân sự độc tài là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời một số lượng lớn những người vợ bính lính (chinh phụ) phải sống trong cảnh cô đơn, góa bụa dưới thời nhà Đường. Kéo dài suốt ba thế kỷ, chiến tranh trở thành nỗi ám ảnh đau đớn nhất đối với nhân dân dưới sự thống trị của nhà Đường. Sự tàn khốc của chiến tranh không chỉ ở sa trường với khói lửa, âm thanh rùng rợn của binh khí và chết chóc, nỗi đau chiến tranh còn hằn lên vai những người chinh phụ nơi quê nhà. Họ không chỉ gánh một nửa nỗi đau, thậm chí phải gánh trọn cả nỗi đau chiến tranh khi người chồng vĩnh viễn không về nữa. Những lời than thở thống thiết của chinh phu – chinh phụ không còn giới hạn trong phạm vi gia đình, nó là câu chuyện của xã hội nhà Đường. Cố nhiên, nó cũng trở thành một câu chuyện trong thi ca.
2.1.1.2. Sự phồn vinh của kinh tế nhà Đường và những người vợ của thương nhân
“ Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của sự đổi thay, tiến bộ ở xã hội đời Đường là sự phát triển của kinh tế hàng hóa và sự hình thành của tầng lớp thị dân” [Dẫn 31.51]. Sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa có truyền thống lâu dài trong lịch sử Trung Quốc nhưng trước đời Đường, việc kinh doanh công thương nghiệp phần nhiều là quý tộc quan lại và địa chủ hào cường. Thế lực sản xuất hàng hóa nhỏ của dân gian còn hạn chế. Sự thống nhất của vương triều nhà Đường, sự phát đạt của nông nghiệp và thủ công nghiệp, sự giảm nhẹ mức độ lệ thuộc về thân thể của người lao động đã thúc đẩy rõ rệt sự trưởng thành của kinh tế hàng hóa. Đời Đường không những ra đời những đô thị thương nghiệp mà còn xuất hiện những tổ chức hàng hội quy mô ban đầu. “Thành Tràng An có hai chợ, chợ Đông 220 hàng, bốn mặt xây dựng nhà cửa đồ sộ, hàng hóa quý hiếm từ bốn phương đổ về. Tây thị càng sầm uất”. (Tống Mẫn cầu, Trường An chí - Đông thị) [Dẫn 31.51]. Sự phồn hoa của các đô thị mới, sự hưng thịnh của công thương nghiệp dân gian cho thấy hoạt động giao thương, buôn bán vô cùng tấp nập, sầm uất. Do vậy, thương nhân - người làm nghề buôn bán dưới thời nhà Đường rất nhiều, không chỉ có tầng lớp quý tộc quan lại, địa chủ lớn mà còn bao gồm tầng lớp tiểu thương - những người buôn bán nhỏ. Vết chân của thương nhân không chỉ khắp trong nước, mà còn đến tận những nơi xa xôi đất khách quê người. Họ đi khắp con đường tơ lụa cổ xưa, phía tây đi Tây Vực, Trung Á, thậm chí châu Âu, phía nam đến Giao Châu, Nhật Nam. Lãnh thổ nhà Đường rộng lớn, núi sông cách trở, giao thông khó khăn khiến khách buôn xa hàng tháng, thậm chí hàng năm vẫn chưa được về nhà, cũng khó có một dòng tin nhắn gửi. Hơn nữa, buôn bán tuy có lãi lời, nhưng vô cùng vất vả, có nhiều rủi ro, thậm chí bỏ xác tha hương. Nhà thơ Lưu Giá trong bài Cổ khách từ có câu: “Dương Châu hữu đại trạch, Bạch cốt vô địa quy” (Dương Châu có nhà buôn lớn, xương trắng không có đất mà về). Vì thế, những người vợ của họ, dù có thể ít phải chịu sự thiếu thốn về vật chất nhưng lại phải chịu sự dằn vặt, đau khổ về tinh thần. Người chồng ở ngoài hết năm này tháng khác, còn vợ, một mình giữ phòng không, cô đơn, sầu tủi. Cũng như bao người vợ có chồng đi binh dịch nơi xa, với họ, mỗi ngày chờ mong là mỗi ngày thấy tuổi xuân trôi đi vô nghĩa, chưa kể thương nhân lại vốn là những người “trọng lợi khinh ly biệt”, khiến họ không chỉ phải chịu nỗi khổ tương tư mà còn chịu sự dày vò thấp thỏm, lo sợ bị chồng phụ bạc, bỏ rơi.
Có thể nói, sự phát triển hưng thịnh của kinh tế đã tạo nên sự phồn vinh của xã hội thời Đường nhưng cũng vô tình tạo nên bi kịch số phận của những con người bé nhỏ. Cuộc sống nhiều nước mắt của những người vợ khách buôn nơi phòng vắng cũng không còn là cá biệt, bi kịch của họ đã có tính phổ biến trong xã hội thời Đường. Và nó không chỉ là câu chuyện của một gia đình, nó cũng là hiện tượng đáng chú ý của xã hội đương thời.
2.1.1.3. Quan điểm danh lợi, phong khí du ngoạn dưới thời Đường và những người vợ của du tử, sĩ tử, quan lại
Cũng có hoàn cảnh tương tự như những người vợ chinh nhân, thương nhân, những người vợ có chồng làm quan nơi xa, vợ của những sĩ tử ham mê khoa cử, vợ của những chàng du tử (những người đi du ngoạn tứ phương)... phải một mình cô quạnh nơi phòng vắng, với số lượng lớn, cũng là một hiện tượng xã hội đáng chú ý ở thời nhà Đường. Điều này có nguyên nhân từ chính sách khoa cử cởi mở và quan niệm về công danh sự nghiệp của người thời Đường.
Trong tâm thức văn hóa Trung Hoa, lý tưởng mà người chính nhân quân tử ra sức theo đuổi là “chính tâm, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến, việc thực hiện lý tưởng chủ yếu thông qua con đường làm quan. Nhưng kẻ sĩ đời Đường ra làm quan không giống chế độ tuyển chọn từ hương lý thời Hán, Ngụy trở về trước. Lúc đó, việc tiến cử nhân tài từ hương lý hãy còn giao cho chức quan ở bản hương bản thổ (như huyện lệnh hoặc quan lại châu quận), vì thế hào lý địa phương được thao túng việc tuyển cử, còn sĩ nhân bình thường cũng dễ sống an phận, ngại thuyên chuyển. Đến vương triều nhà Đường, con đường làm quan chủ yếu thông qua khoa cử, trưng tập hoặc tham gia mạc phủ. Lúc này, nhất là thời thịnh Đường, xã hội hưng thịnh, văn minh đã tạo nhiều cơ hội cho người đương thời thực hiện được lý tưởng hoài bão của mình. Chẳng hạn, đời Đường xác lập chế độ khoa cử chọn kẻ sĩ, mở ra con đường sĩ hoạn thênh thang cho quảng đại phần tử địa chủ. Tu sửa Thị tộc chí cũng thể hiện ý đồ giảm bớt thế lực sĩ tộc của Vương triều Đường. Điều này kích thích tinh thần trọng công danh, sự nghiệp, giàu lý tưởng, hoài bão và nhiệt tình cống hiến của người đời Đường “doanh đắc tự tiền thân hậu danh” (trước lợi cho bản thân, sau để lại danh tiếng). Chẳng thế Đường Thái Tông khi nhìn thấy người người tham gia khoa cử, không cầm được lòng mà đắc ý nói rằng: “Thiên hạ anh hùng, tận nhập ngô cấu trung hĩ” (Anh hùng trong thiên hạ, đều vào tầm bắn của ta vậy).
Phong khí thời đại như vậy (biểu thị rõ nhất là dưới thời Thịnh Đường) cũng khiến cho tầng lớp trí thức phong kiến có tâm lý khá tích cực, hầu hết trong họ đều ôm ấp hoài bão và chí lớn báo quốc, có nguyện vọng tham chính mạnh mẽ và thức cảm anh hùng chủ nghĩa. Vì thế không chỉ có người người tham gia khoa cử mà còn có người người sẵn sàng xông pha trận mạc, lạc quan nơi biên cương để lập công báo quốc. Như nhà thơ Sầm Tham, năm Thiên Bảo thứ mười ba (713) được phong làm Thường Thanh phán quan, nhậm chức Tiết độ sứ tại Bắc Đình, An Tây. Ông đã từng nói: “Công danh chỉ hướng mã thượng thủ, Chân chính anh hùng nhất trượng phu”. Đây là biểu thị chí hướng to lớn muốn lập công nơi biên thùy của mình. Cũng chính vì ảnh hưởng của điều đó, nhà thơ đã không ngại gian khổ mà tới nhậm chức nơi biên cương, phong thái ấy đã thể hiện rất rõ trong những bài thơ về biên tái hùng tráng của ông.
Mặt khác, được làm quan, được phong tước hầu không chỉ có thể thực hiện được lý tưởng mà còn được hưởng bổng lộc, vinh hoa phú quý, càng có sức hút với nhiều người. Tuy nhiên, điều kiện để theo đuổi công danh sự nghiệp như vậy khiến nhiều người phải dời quê hương bản quán để đi xa, mà con đường quan tước không phải lúc nào cũng thuận lợi, ngược lại còn khó khăn muôn trùng, khó lòng thành hiện thực. Phần lớn họ đều phải trải qua các giai đoạn khổ học – mãn du – lập công, thời gian có khi mất quá nửa đời người. Vì thế những người vợ của họ, lại đa số là phụ nữ trẻ, phải sống trong nỗi sầu khổ của ly biệt tương tư, để tuổi xuân trôi qua uổng phí.
Một nguyên nhân nữa khiến rất nhiều người vợ trẻ buộc phải sống trong cảnh xa chồng biền biệt là phong khí du ngoạn đặc biệt thịnh ở thời Đường. Điều này vốn có gốc rễ từ truyền thống văn hóa xưa. Người Trung Hoa quan niệm “tứ hải giai huynh đệ” (bốn bể đều là anh em) nên thích giao du khắp bốn phương, kết nghĩa anh em, bạn bè. Chẳng thế mà trong Đường thi ngập tràn những vần thơ tặng bạn, tiễn bạn cảm động lòng người, có lẽ hiếm có một nhà thơ nào mà trong đời thơ của mình lại không có lấy một vần thơ tặng bạn. Thứ nữa, mục đích của du ngoạn không chỉ có kết tình bằng hữu, còn vì muốn tự do, tự tại, hòa nhập với thiên nhiên, thưởng lãm cảnh đẹp của núi sông, phong tục, mở rộng tầm mắt...Trào lưu này cũng được cổ xúy bởi tinh thần của Đạo giáo vốn rất thịnh hành ở thời Đường và được đảm bảo bởi những điều kiện cần thiết: sự thống nhất quốc gia, sự giàu có của xã hội đời Đường. Tuy nhiên, đó vẫn không phải là lý do duy nhất, vì những triều đại khác cũng có cảnh thái bình thịnh thế những không hẳn đã có phong khí ấy. Du ngoạn ở thời Đường có mối quan hệ mật thiết với con đường xuất sĩ của văn nhân trong tình hình mới. Bởi “Khoa cử đời Đường không giống với biện pháp thí quyển dán tên của đời Tống về sau, người ứng thí muốn vào tuyển, không chỉ văn hay chữ tốt mà trước tiên cần phải tạo cho mình tiếng tăm, để họ tên đến tai khảo quan mới được”. [Dẫn 31.57]. Thế là họ hết năm này đến năm khác kinh lịch qua các châu phủ kết giao với hào kiệt trong thiên hạ, yết kiến quan lại hiển đạt, các bậc phong lưu danh sĩ để thổi phồng tiếng tăm của mình. Đại thi nhân Lý Bạch kể lại rằng từ nhỏ đã có chí hướng “tang bồng hồ thỉ, ngao du tứ phương”, lúc còn trẻ “cắp kiếm ra đi từ biệt người thân viễn du, phía Nam đi đến tận Thương Ngô, phía Đông vượt Minh Hải”, dấu chân đi khắp hơn nửa Trung Quốc đó là khi ông mới ba mươi tuổi. Lý Bạch từng nói rằng: “Đại trượng phu tất hữu tứ phương chi chí” (Đại trượng phu chí lớn ở bốn phương). Đỗ Phủ trong hồi ức cuối đời cũng nói đến những chuyến ngao du trước kia của mình. Trước khi dừng chân tại Tràng An mong được làm quan, Đỗ Phủ đã từng xuống Cô Tô ở phía Đông, vượt Triết Giang ở phía Nam, du ngoạn ở vùng Tề Triệu, trải qua khoảng thời gian hàng tám, chín năm rất thích chí.
Những người ham du ngoạn với mục đích hoàn thành lộ trình nhân sinh: “thư trai - trường thi - quan trường” hay đơn thuần chỉ để thoát khỏi sự hạn hẹp cá nhân, bước vào thế giới rộng lớn, coi bốn biển là nhà kết giao huynh đệ hoặc đơn giản chỉ để thưởng lãm, vui thú, nếu có gia đình, vợ con tất đều phải ly biệt. Những người vợ của họ ở lại một mình nơi phòng vắng nhớ nhung, chờ đợi, lo âu Nỗi sầu khổ vì thế mà nhân lên theo thời gian xa cách.
Có thể nói, phong khí thời đại hào phóng, khoáng đạt thời Đường đã tạo nên tinh thần cống hiến sôi nổi, hứng thú mưu cầu công danh, sự nghiệp của con người đương thời. Điều đó kích thích sự phát triển tiến bộ, hưng thịnh của xã hội nhưng đồng thời cũng vẽ ra bức tranh với hai mảng màu đối lập: Một bên là hùng tráng, với tấm lòng và hoài bão của những trượng phu vì nghĩa lớn mà không hề do dự gác lại những tình nghĩa và ân ái riêng tư “Sở chí tại công danh, Ly biệt hà túc thán?” (Biệt ly, Lục Quy Mông). Một bên là u tịch với tâm tư nhiều buồn thương trong nỗi đau ly biệt của những thiếu phụ nơi khuê phòng.
2.1.1.4. Địa vị xã hội của phụ nữ đời Đường và những người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ
Địa vị xã hội của phụ nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc tương đối thấp. “Tam tòng, tứ đức” xưa nay luôn là chuẩn tắc mà người phụ nữ phải tuân thủ nghiêm ngặt. Để duy trì tôn ti trật tự của xã hội trọng nam khinh nữ, từ thời Tiên Tần đã bắt đầu thiết lập nội dung giáo dục đối với nữ giới. Nữ giới từ nhỏ đã nhận sự giáo dục hoàn toàn khác với nam giới. Giáo dục của nam giới là: Nhân hiếu trung nghĩa. Xã hội hy vọng nam giới dũng khí như vầng thái dương, trở thành cột trụ vững chắc của nước nhà, còn nữ giới học “Nữ giới”; “Liệt nữ truyện”, hy vọng phụ nữ sẽ có được vẻ đẹp dịu dàng của ánh trăng, ôn hòa thùy mị, trinh tiết, hiếu thảo. Sự khác biệt giữa nam và nữ trong xã hội cổ đại Trung Quốc là rất rõ ràng: Nam cương, nữ nhu; trọng nam khinh nữ; nam chủ ngoại, nữ chủ nội; nam chủ nữ tòng, nam tốt nữ không Nữ giới ngoài bị loại ra khỏi các lĩnh vực của đời sống xã hội chỉ có chức năng lao động trong các công việc gia đình và sinh đẻ, còn mất đi quyền làm chủ với tài sản và cả bản thân mình. Trong gia đình, chồng có thể có nhiều vợ, địa vị rõ ràng, còn nữ giới địa vị phải tùy theo địa vị của nam giới quyết định. Trong văn hóa và phong tục xã hội luôn dùng pháp luật để bảo vệ quyền lực của người chồng, người cha trong gia đình. Các vị vua luôn đề xướng trinh tiết, hiếu, liệt, khen ngợi những phụ nữ tuân theo chuẩn mực đạo đức, trực tiếp can thiệp vào cuộc sống gia đình, xử phạt những người phụ nữ đi ngược lại đạo, lễ.
Đến thời kỳ nhà Đường với sự phát triển thịnh vượng của xã hội, địa vị của người phụ nữ cũng được nâng lên đáng kể. Trong cuộc sống hôn nhân, người phụ nữ cũng có quyền tự chủ nhất định nhưng không có nghĩa là địa vị người phụ nữ dưới thời nhà Đường đã được nâng cao đến mức bình đẳng với nam giới. Quan niệm nam tôn nữ ti vẫn thâm căn cố đế ở thời nhà Đường, nam giới vẫn có quyền khống chế tuyệt đối trong hôn nhân. Xã hội phong kiến cho phép tồn tại chế độ hôn nhân đa thê, quyền lợi nghiêng về nam giới. Nam giới có quyền bỏ vợ này cưới vợ khác. Pháp luật và mọi quy định trong xã hội đều không bảo vệ người phụ nữ. Trong Đường luật không liệt kê tội chồng bỏ vợ, nhưng lại ngăn cấm vợ hoặc thiếp bỏ chồng, “thê thiếp tự ý bỏ đi, tù hai năm, vì thế mà tái giá, tù thêm hai năm nữa” (Đường luật sơ nghị, quyển 14). Một điều không bình đẳng nữa là, chồng đánh vợ “giảm án so với mức án đánh người thông thường hai cấp”, còn vợ đánh chồng, phải “tù một năm”, nếu đánh trọng thương, phải “tăng án so với mức án đánh người thông thường hai cấp” (Đường luật sơ nghị quyển 22)[120.169].
Do đó, cũng như hầu hết phụ nữ trong xã hội Trung Quốc cổ đại, vận mệnh của phụ nữ đời Đường hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới. Họ hạnh phúc hay khổ đau đều do người đàn ông của mình định đoạt. Thời nhà Đường, xã hội phát triển, kinh tế phồn thịnh, văn hóa cởi mở, đàn ông càng có dịp giao lưu bên ngoài, du ngoạn tứ phương mở rộng tầm mắt. Vì thế họ cũng có nhiều cơ hội để ruồng bỏ người vợ cũ, tìm hạnh phúc mới. Như thương nhân, hết ngày này tháng khác buôn bán nơi kẻ chợ, chốn phồn hoa đô hội với đầy rẫy những cám dỗ, rất dễ thay lòng đổi dạ, ruồng rẫy người vợ nơi quê nhà. Những chàng du tử, phiêu dạt tứ phương, những quan nhân nhậm chức nơi xa nhiều tháng, nhiều năm không về nhà, cũng có người khó tránh khỏi “trêu hoa ghẹo nguyệt” bên ngoài mà nhạt phai tình cảm vợ chồng. Mặc dù chồng không đi xa nhưng cái khuê tình vẫn luôn luôn tồn tại, nỗi cô đơn sầu muộn vẫn luôn ám ảnh những người phụ nữ chốn khuê phòng.
Như vậy, những người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ vốn đã phổ biến trong xã hội Trung Quốc cổ đại, đến đời Đường, do những nguyên nhân xã hội đặc thù lại càng xuất hiện nhiều, cũng trở thành một vấn đề xã hội được nhiều người có tư tưởng tiến bộ quan tâm, trong đó có rất nhiều văn sĩ trí thức.
2.1.2. Điều kiện thúc đẩy sự hưng thịnh của thơ khuê phụ ở đời Đường
2.1.2.1. Sự tiến bộ của văn hóa
Vương triều phong kiến Trung Quốc từ Đông Hán qua Ngụy Tấn Nam Bắc triều đến trước khi Tùy Đường thống nhất bị chia cắt rối ren trong thời gian dài. Các dân tộc Trung Quốc di chuyển lớn, dung hợp lẫn nhau, hòa trộn giữa văn hóa Trung Nguyên với văn hóa lưu vực Trường Giang và giữa các dân tộc khiến cho văn hóa nhà Đường được mở rộng, đa dạng và phong phú hơn. Nền văn hóa hưng thịnh cùng với chính sách văn hóa cởi mở, khoan dung, áp dụng chính sách dung nạp đối với các học phái và tam giáo Nho, Phật, Đạo đã đưa đời sống tinh thần của người đời Đường vào trạng thái phát triển tương đối tự do, có thể hấp thu nhiều mặt, tự do phát triển. Do vậy, mảnh đất hoạt động tinh thần của con người đời Đường mênh mông vô cùng, nội dung đời sống tinh thần phong phú chưa từng thấy....,
Dĩ ý thổn tình lượng.
Úy sấu nghi thương trách,
Phòng hạn cánh hậu trang.
Bán đề phong quả liễu,
Tri dục ký thùy tương.
Tạm dịch:
TÌNH CẢM NƠI KHUÊ PHÒNG
Xa nhau cách biệt luống thê lương,
Áo chàng quên hết chiều ngắn dài.
Cắt may chẳng biết thế nào,
Chỉ biết gửi tình vào trong đó.
E ngại nhỏ, mặc vào thêm chật,
Chống rét, may dày thêm.
Nửa đêm thút thít quấn bọc lại,
Biết muốn gửi ai đây?
孟 浩 然《同 张 明 府 清 镜 叹》
妾有盘龙镜,清光常昼发
自从生尘埃,有若雾中月
愁来试取照,坐叹生白发
寄语边塞人,如何久离别!
Tạm dịch:
ĐỒNG TRƯƠNG MINH PHỦ THANH KÍNH THAN
Thiếp hữu bàn long kính,
Thanh quang thường trú phát.
Tự tòng sinh trần ai,
Hữu nhược vụ trung nguyệt.
Sầu lai thử thủ chiếu,
Tọa thán sinh bạch phát.
Ký ngữ biên tái nhân,
Như hà cửu ly biệt.
Tạm dịch: CÙNG GƯƠNG LỚN SÁNG TRONG THAN THỞ
Thiếp có chiếc gương bàn long,
Ánh sáng thường phát ra ban ngày.
Từ khi sinh bụi bặm,
Như có trăng trong sương mù.
Khi sầu mang soi thử,
Ngồi than phiền sinh tóc bạc.
Gửi lời tới người nơi biên tái,
Sao biệt ly lâu vậy?
孟浩然《春愁》
春情多艳逸,春意倍相思
愁心极杨 柳,一种乱如丝。
XUÂN SẦU
Xuân tình đa diễm dật,
Xuân ý bội tương tư.
Sầu tâm cực dương liễu,
Nhất chủng loạn như ti.
Tạm dịch : NỖI BUỒN MÙA XUÂN
Tình cảm mùa xuân rất đẹp, nhàn nhã,
Ý tứ mùa xuân làm tăng thêm nỗi nhớ nhau,
Lòng buồn đến cùng cực như cây dương liễu,
Nhất loạt thả tơ bay loạn trời.
THI KIÊN NGÔ
施肩吾《收妆词》
斜月胧胧照半床,茕茕孤妾懒收妆
灯前再览青铜镜,枉插金钗十二行。
THÂU TRANG TỪ
Tà nguyệt lung lung chiếu bán sàng, Quỳnh quỳnh cô thiếp lãn thâu trang
Đăng tiền tái lãm thanh đồng kính, Uổng sáp kim thoa thập nhị hành
Tạm dịch: BÀI TỪ LÚC THÔI TRANG ĐIỂM
Ánh trăng tà mờ mờ chiếu lên nửa chiếc giường
Người thiếu phụ cô đơn buồn rầu lười biếng chẳng thiết bỏ đồ trang sức xuống
Trước đèn nhìn lại vào chiếc gương đồng xanh
(Nghĩ rằng) Thật uổng công cài chiếc thoa vàng quý đẹp có mười hai nhánh.
望夫詞
手爇寒燈向影頻
回文機上暗生塵
自家夫婿無消息
卻恨橋頭賣卜人
VỌNG PHU TỪ
Thủ nhiệt hàn đăng hướng ảnh tần
Hồi văn cơ thượng ám sinh trần
Tự gia phu tế vô tiêu tức
Khước hận kiều đầu mại bốc nhân
Tạm dịch: BÀI THƠ NGÓNG CHỒNG
Tự tay châm ngọn đèn lạnh để thấy bóng mình lung linh [trên vách].
Khung cửi dệt thơ nay đã bám bụi.
Chồng đi vắng không gửi tin về.
Giận thầy bói ở đầu cầu [đã nói sai].
(Tham khảo nguồn thiviện.net)
夜笛词
皎洁西楼月未斜,笛声廖亮入东家
却令灯下裁衣妇,误剪同心一片花。
DẠ ĐỊCH TỪ
Giảo kết tây lâu nguyệt vị tà,
Địch thanh liêu lượng nhập đông gia.
Khước lệnh đăng hạ tài y phụ,
Ốc tiễn đồng tâm nhất phiến hoa.
Tạm dịch:
THƠ VỀ TIẾNG SÁO ĐÊM
Chênh chếch phía tây lầu trăng sao quấn quýt,
Nghe rõ âm thanh tiếng sáo vang từ nhà hàng xóm phía đông.
Khiến cho người vợ đang cắt áo cho chồng dưới ngọn đèn,
Đã cắt nhầm thành một tấm hoa hình đồng tâm.
DƯƠNG NGƯNG
秋夜听捣衣
砧杵闻秋夜,裁缝寄远方。
声微渐湿露,响细未经霜。
兰牖唯遮树,风帘不碍凉。
云中望何处,听此断人肠。
THU DẠ THÍNH ĐẢO Y
Châm xử văn thu dạ,
Tài phùng kí viễn phương.
Thanh vi tiệm thấp lộ,
Hưởng tế vị kinh sương.
Lan dũ duy già thụ,
Phong liêm bất ngại lương.
Vân trung vọng hà xứ,
Thính thử đoạn nhân tràng.
Tạm dịch: ĐÊM THU NGHE TIẾNG CHÀY ĐẬP ÁO
Đêm thu nghe tiếng chầy
May áo gửi phương xa
Tiếng chầy nghe nhỏ như là bị ẩm bởi những hạt móc
Tiếng vang nhỏ như chưa trải qua sương
Chỉ có cửa sổ bằng gỗ lan chắn (tầm nhìn từ trong nhà ra) cây cối (ở bên ngoài),
Còn rèm gió không che được cái lạnh (từ bên ngoài vào trong nhà),
Trong mây (tiếng chầy) vọng đến nơi nào?
Nghe thấy tiếng này làm người buồn đứt ruột.
杨 凝 《花 枕 》
席上沈香枕,楼中荡子妻。
那堪一夜里,长湿两行啼。
HOA CHẨM
Tịch thượng thẩm hương chẩm,
Lâu trung đãng tử thê.
Na kham nhất dạ lý,
Trường thấp lưỡng hàng đề.
Tạm dịch:
GỐI HOA
Trên giường chiếc gối thẩm hương,
Trong lầu người vợ của đứa con đi xa.
Cứ vậy chịu đựng suốt đêm,
Thút thít hai hàng lệ chảy dài.
春怨
花滿帘櫳欲度春
此時夫婿在咸秦
綠窗孤寢難成寐
紫燕雙飛似弄人
XUÂN OÁN
Hoa mãn liêm long dục độ xuân
Thử thời phu tế tại Hàm Tần
Lục song cô tẩm nan thành mị
Tử yến song phi tự lộng nhân
Tạm dịch: NỖI HỜN NGÀY XUÂN
Bên ngoài rèm cửa sổ, hoa nở rực, báo hiệu xuân đã về.
Nhưng lúc này chồng đang ở thành Hàm Tần .
Màn cửa xanh, nhà vắng vẻ, khó dỗ giấc ngủ.
Đã vậy, đôi én tía bay bên nhau như trêu ghẹo người ta.
(Tham khảo nguồn thiviện.net)
LA NGHIỆP
罗 邺 《春 闺 》
愁坐兰闺日过迟,卷帘巢燕羡双飞。
管弦楼上春应在,杨柳桥边人未归。
玉笛岂能留舞态,金河犹自浣戎衣。
梨花满院东风急,惆怅无言倚锦机。
XUÂN KHUÊ
Sầu tọa lan khuê nhật quá trì,
Quyển liêm sào yến tiễn song phi.
Quản huyền lâu thượng xuân ưng tại,
Dương liễu kiều biên nhân vị quy.
Ngọc địch khỉ năng lưu vũ thái,
Kim hà do tự cán nhung y.
Lê hoa mãn viện đông phong cấp,
Trù trướng vô ngôn ỷ cẩm cơ.
Tạm dịch: KHUÊ PHÒNG MÙA XUÂN
Buồn ngồi ngắm lan khuê qua ngày muộn,
Cuốn rèm yến tổ muốn song phi.
Dây đàn trên gác xuân đang ở,
Người bên cầu dương liễu chưa trở về.
Sáo ngọc há có thể giữ hình dáng,
Kim hà buồn thương tự giặt áo nhung.
Hoa lê đầy sân gió đông thổi,
Oán hận không lời gửi vào cẩm cơ.
秋怨
夢斷南窗啼曉鳥
新霜昨夜下庭梧
不知帘外如珪月
還照邊城到曉無
THU OÁN
Mộng đoạn nam song đề hiểu điểu
Tân sương tạc dạ há đình ngô
Bất tri liêm ngoại như khuê nguyệt
Hoàn chiếu biên thành đáo hiểu vô ?
Tạm dịch: NỖI HỜN NGÀY THU
Tỉnh mộng nghe tiếng chim sớm hót nơi cửa sổ phía nam.
Sương mới đêm qua phủ xuống cây ngô đồng trong sân trước.
Chẳng hay vầng trăng tròn như ngọc khuê này,
Có còn chiếu sáng nơi quan ải [chàng đang đóng quân] tới sáng không ?
LÝ LỘNG NGỌC
題三鄉驛
李弄玉
昔家良人西入關
良人身歿妾身還
謝娘衛女不相待
為雨為雲歸此山
ĐỀ TAM HƯƠNG DỊCH
Tích gia lương nhân tây nhập quan
Lương nhân thân một thiếp thân hoàn
Tạ nương vệ nữ bất tương đãi
Vị vũ vị vân quy thử san
Tạm dịch: BÀI THƠ ĐỀ QUÁN TAM HƯƠNG
Ngày xưa chồng tôi đi phía tây làm lính thú ải [Hàm quan].
Chồng chết tôi về [quê cũ].
Cảm ơn các bạn gái đã giúp đỡ nay không còn ở bên nhau.
Vì yêu mưa và mây [quê cũ] nên tôi quay về núi [Nhược Da] này.
(Tham khảo nguồn thiviện.net)
LƯU NGHĨA
刘义《怨诗》
君莫嫌丑妇,丑妇死守贞。
山头一怪石,长作望夫名
鸟有并翼飞,兽有比肩行。
丈夫不立义,岂如鸟兽情。
OÁN THI
Quân mạc hiềm xú phụ,
Xú phụ tử thủ trinh.
San đầu nhất quái thạch,
Trường tác vọng phu danh.
Điểu hữu tịnh dực phi,
Thú hữu bỉ kiên hành.
Trượng phu bất lập nghĩa,
Khởi như điểu thú tình.
Tạm dịch: THƠ VỀ NỖI OÁN GIẬN
Chàng đừng ngại vợ xấu,
Vợ xấu giữ trinh tiết đến chết,
Đầu núi có hòn đá kỳ lạ,
Lâu dài thành tên là vọng phu,
Chim hợp cánh cùng bay,
Thú sánh vai cùng đi,
Kẻ trượng phu không gây dựng nên nghĩa khí,
Há như tình cảm của chim, thú.
VƯƠNG NHAI
秋思贈遠二首
其二
厭攀楊柳臨青閣
閑採芙蕖傍碧潭
走馬臺邊人不見
拂雲堆畔戰初酣
THU TƯ TẶNG VIỄN NHỊ THỦ
Yếm phan dương liễu lâm thanh các
Nhàn thái phù cừ bạng bích đàm
Tẩu mã đài biên nhân bất kiến
Phất vân đôi bạn chiến sơ hàm
Tạm dịch:
NỖI NHỚ MÙA THU GỬI NGƯỜI ĐI XA ( Bài 2 )
[Nơi quê nhà em] vin cành liễu chán, bỏ lên gác xanh.
Lúc nhàn hái hoa sen bên đầm nước biếc.
Lên Chương đài [ngóng anh] mà chẳng thấy ai.
[Lúc này] nơi chiến địa anh nghe giặc đang lăm le giao chiến.
(Tham khảo nguồn thiviện.net)
LƯU THỊ PHỤ
明月堂
二首其二
劉氏婦
玉鉤風急響丁東
回首西山似夢中
明月堂前人不到
庭梧一夜老秋風
MINH NGUYỆT ĐƯỜNG
nhị thủ kỳ nhị
Ngọc câu phong cấp hưởng đinh đông
Hồi thủ tây sơn tự mộng trung
Minh nguyệt đường tiền nhân bất đáo
Đình ngô nhất dạ lão thu phong
Tạm dịch:
TRĂNG SÁNG TRƯỚC NHÀ, Bài 2
Cái móc ngọc bị gió mạnh thổi kêu lanh lảnh,
Quay đầu nhìn về núi ở phía tây cứ ngỡ như đang trong cơn mê.
Trăng sáng ở trước nhà mà người không về.
Trong sân có cây ngô đồng gió thu thổi suốt đêm.
(Tham khảo nguồn thiviện.net)
THẨM NHƯ QUÂN
閨怨
二首其一
沈如筠
雁盡書難寄
愁多夢不成
願隨孤月影
流照伏波營
KHUÊ OÁN
nhị thủ, kỳ nhất
Nhạn tận thư nan ký
Sầu đa mộng bất thành
Nguyện tùy cô nguyệt ảnh
Lưu chiếu Phục Ba doanh
Tạm dịch: NỖI OÁN NƠI PHÒNG THE
Bài 1
Nhạn không bay tới [nơi chàng đóng quân] nên không gửi thư được,
Lòng nhiều buồn rầu nên ngủ không hành mộng.
Thiếp mong được nương theo vầng trăng cô đơn,
Chiếu xuống khu doanh trại của chàng ở miền cực nam.
隴底嗟長別
流襟一動君
何言幽咽所
更作死生分
kỳ nhị
Lũng để ta trường biệt
Lưu khâm nhất động quân
Hà ngôn u ế sở
Cánh tác tử sinh phân
Tạm dịch: NỖI OÁN NƠI PHÒNG THE (Bài 2)
Hai ta khóc rất lâu khi từ biệt dưới chân núi Lũng,
Nước mắt đẫm tay áo làm chàng cảm động.
Muốn nói nhiều mà nghẹn ngào,
Vì cảnh sinh ly này có khác gì cảnh tử biệt. (Tham khảo nguồn thiviện.net)
LỆNH HỒ SỞ
令狐楚《闺人赠远二首》
君行登陇上,妾梦在闺中。
玉箸千行落,银床一半空。
绮席春眠觉,纱窗晓望迷。
朦胧残梦里,犹自在辽西。
KHUÊ NHÂN TẶNG VIỄN NHỊ THỦ
Quân hành đăng lũng thượng, thiếp mộng tại khuê trung.
Ngọc trứ thiên hành lạc, ngân sàng nhất bán không.
Ỷ tịch xuân miên giác, sa song hiểu vọng mê.
Mông lông tàn mộng lí, do tự tại liêu tây.
Tạm dịch: LỜI NGƯỜI TRONG KHUÊ PHÒNG GỬI NGƯỜI XA
Chàng ra đi lên Lũng thượng, thiếp mơ mộng tại phòng khuê
Lệ ngọc ngàn hàng rơi rụng, giường bạc một nửa trống không.
Chiếu hoa, tỉnh dậy sau giấc ngủ xuân, rèm the, lạc lối nhìn vào buổi sớm
Bâng khuâng trong giấc mộng tàn, hồn còn hướng về đất Tây Liêu.
THẬN TAM SỬ
慎三史《感夫诗》
当时心事已相关,雨散云飞一饷间。
便是孤帆从此去,不堪重上望夫山。
CẢM PHU THI
Đương thì tâm sự dĩ tương quan, Vũ tán vân phi nhất hướng gian.
Tiện thị cô phàm tòng thử khứ, Bất kham trùng thượng vọng phu san.
Tạm dịch: THƠ NHỚ CHỒNG
Lúc này nỗi lòng đã cùng với nhau
Sau khi mưa tan, mây bay
Chính là (chàng đã theo) cánh buồm cô độc đã từ đây mà đi
Không kìm được (nỗi nhớ), lại lên núi vọng phu.
TRIỀU THÁI
雨中憶夫
晁採
春風送雨過窗東
忽憶良人在客中
安得妾身今似雨
也隨風去與郎同
VŨ TRUNG ỨC PHU
Xuân phong tống vũ quá song đông
Hốt ức lương nhân tại khách trung
An đắc thiếp thân kim tự vũ
Dã tùy phong khứ dữ lang đồng
Tạm dịch: TRONG MƯA NHỚ CHỒNG
Gió xuân thổi mưa bay ngoài cửa sổ phía đông,
Chợt nhớ chàng đang ở nơi đất khách.
Nếu thiếp biến được thành hạt mưa,
Thì cũng nhờ gió đưa tới chỗ chàng
TRƯƠNG KHUÊ THÊ HẦU THỊ
张睽妻侯氏《绣龟形诗》
开箱叠练先垂泪,拂杵调砧更断肠。
绣作龟形献天子,愿教征客早还乡。
TÚ QUY HÌNH THI
Khai tương điệp luyện tiên thùy lệ, Phất xử điều châm canh đoạn tràng.
Tú tác quy hình hiến thiên tử, Nguyện giáo chinh khách tảo hoàn hương.
Tạm dịch: BÀI THƠ VỀ HÌNH RÙA THÊU
Mở hòm nhìn thấy xấp lụa trắng (giấu hiệu của tang tóc), thoạt tiên lệ chảy ròng
Đem ra giũ, giặt lại càng đau lòng,
(Nên) Thêu thành hình con rùa (cùng âm với chữ quy là về) để gửi nhà vua,
Mong rằng (nhà vua) ra lệnh cho chiến sĩ chinh chiến sớm về làng.
BÙI THUYẾT
裴说《 闻砧》
一阵霜风杀柳条,浓烟半夜成黄叶。
垂垂白练明如雪,独下闲阶转凄切。
只知抱杵捣秋砧,不觉高楼已无月。
时闻寒雁声相唤,纱窗只有灯相伴。
几展齐纨又懒裁,离肠恐逐金刀断。
细想仪形执牙尺,回刀剪破澄江色。
愁捻银针信手缝,惆怅无人试宽窄。
时时举袖匀红泪,红笺谩有千行字。
书中不尽心中事,一片殷勤寄边使。
VĂN CHÂM
Nhất trận sương phong sát liễu điều,
Nùng yên bán dạ thành hoàng diệp.
Thùy thùy bạch luyện minh như tuyết,
Độc hạ nhàn giai chuyển thê thiết.
Chỉ tri bão xử đảo thu châm,
Bất giác cao lâu dĩ vô nguyệt.
Thì văn hàn nhạn thanh tương hoán,
Sa song chỉ hữu đăng tương bạn.
Kỉ triển tề hoàn hựu lại tài ,
Li tràng khủng trục kim đao đoạn.
Tế tưởng nghi hình chấp nha xích,
Hồi đao tiễn phá trừng giang sắc.
Sầu niệp ngân châm tín thủ phùng,
Trù trướng vô nhân thí khoan trách.
Thì thì cử tụ quân hồng lệ,
Hồng tiên mạn hữu thiên hàng tự.
Thư trung bất tận tâm trung sự,
Nhất phiến ân cần kí biên sứ.
Tạm dịch: NGHE TIẾNG CHÀY GIẶT ÁO
Một trận sương gió làm chết bao nhiêu cành liễu,
Qua nửa đêm sương khói dầy đặc làm lá cây thành màu vàng,
Những sợi tơ trắng rủ xuống sáng như tuyết,
Một mình nhàn rỗi dưới thềm trở nên buồn thê lương,
Chỉ biết cầm chày giặt quần áo trong tiết thu,
Không nhận thấy rằng nơi lầu cao đã không còn trăng nữa,
Lúc đó chợt nghe thấy tiếng chim nhạn tránh rét gọi nhau,
Bên song cửa số với rèm bằng lụa mỏng chỉ có đèn làm bạn,
Mấy lần đem lụa ra xếp bằng nhưng lại lười cắt,
(Bởi vì) tấm lòng li cách lại sợ làm gãy kéo vàng,
(Trong khi) mải suy tư nhớ hình bóng chàng, cầm cái thước ngà,
Thu con dao cắt lụa lại, thấy như phá sắc đẹp cua mặt song,
Vừa buồn bã siết chặt cây trâm bạc, vừa may vá một cách thuần thục,
Buồn rầu chẳng có ai để áo thử rộng hẹp,
Lúc lúc lại đưa tay áo lên gạt nước mắt,
Giấy hồng dẫu có thể viết hàng nghìn hàng chữ,
Trong thư không diễn tả hết niềm tâm sự,
Chỉ là một tấm lòng ân cần gửi người sứ nơi biên cương.
LƯU NGUYÊN THỤC
刘元淑《妾薄命》
自从离别守空闺,遥闻征战起云梯。
夜夜愁君辽海外,年年弃妾渭桥西。
阳春白日照空暖,紫燕衔花向庭满。
彩鸾琴里怨声多,飞鹊镜前妆梳断。
谁家夫婿不从征,应是渔阳别有情。
莫道红颜燕地少,家家还似洛阳城。
且逐新人殊未归,还令秋至夜霜飞。
北斗星前横度雁,南楼月下捣寒衣。
夜深闻雁肠欲绝,独坐缝衣灯又灭。
暗啼罗帐空自怜,梦度阳关向谁说。
每怜容貌宛如神,如何薄命不胜人。
愿君朝夕燕山至,好作明年杨柳春。
THIẾP BẠC MỆNH
Tự tòng li biệt thủ không khuê,
Dao văn chinh chiến khởi vân thê.
Dạ dạ sầu quân Liêu hải ngoại,
Niên niên khí thiếp Vị Kiều tây.
Dương xuân bạch nhật chiếu không noãn,
Tử yến hàm hoa hướng đình mãn.
Thái loan cầm lí oán thanh đa,
Phi thước kính tiền trang sơ đoạn.
Thùy gia phu tế bất tòng chinh,
Ứng thị Ngư Dương biệt hữu tình.
Mạc đạo hồng nhan Yên địa thiểu,
Gia gia hoàn tự Lạc Dương thành.
Thả trục tân nhân thù vị quy,
Hoàn lệnh thu chí dạ sương phi.
Bắc Đẩu tinh tiền hoành độ nhạn,
Nam lâu nguyệt hạ đảo hàn y.
Dạ thâm văn nhạn tràng dục tuyệt,
Độc tọa phùng y đăng hựu diệt.
Ám đề la trướng không tự liên,
Mộng độ Dương Quan hướng thùy thuyết.
Mỗi liên dung mạo uyển như thần,
Như hà bạc mệnh bất thắng nhân.
Nguyện quân triêu tịch Yên Sơn chí,
Hảo tác minh niên dương liễu xuân.
Tạm dịch: NGƯỜI ĐÀN BÀ MỆNH BẠC
Từ khi chia tay (chàng), (thiếp) thủ tiết trong phòng khuê,
Nghe tin nơi xa xôi xảy ra chinh chiến (nên chàng) phải ra nơi biên ải,
Đêm đêm buồn nhớ chàng ở nơi ngoài biển Liêu,
Hết năm này sang năm khác bỏ thiếp ở lại phía tây Vị Kiều
Ánh mặt trời mùa xuân ấm áp chiếu vào nơi trống vắng,
Những con chim yến màu tím ngậm đậu đầy phía sân,
Chiếc đàn loan sặc sỡ, vang lên nhiều âm thanh ai oán,
Con chim thước bay đến trước gương lúc vừa ngừng trang điểm (như muốn báo tin người đi xa),
Có nhà nào mà không có người phải theo quân đội đi chinh chiến,
Ứng với tình cảm của người ở lại nơi đất Ngư Dương
Đừng nói rằng ở đất Yên ít người đẹp,
Nhà nhà ở thành Lạc Dương người đi xa đã về,
Vả chăng chàng đã đoạn tuyệt không trở về,
Mùa thu đến, sương đêm bay, lệnh trở về đã có,
Phía trước sao Bắc Đẩu chim nhạn bay ngang qua,
Dưới trăng ở lầu phía nam giặt áo,
Đêm khuya nghe tiếng nhạn kêu, ruột đau như cắt,
Một mình ngồi may áo, đền muốn tắt,
Trong trướng gấm nén tiếng than, tự thương mình trong nỗi cô quạnh,
Mơ đến Dương Quan để nói chuyện với chàng,
Mỗi lần thương nhớ cảm thấy dáng vẻ (chàng) thấp thoáng như thần,
Như vậy nỗi bạc mênh vẫn không vượt qua được người,
Ngày đêm mong chàng đến được Yên Sơn,
Làm sao cho năm sau cây dương liễu tràn đầy sắc xuân.
TRIỆU THỊ
赵氏 《闻夫杜羔登第》
长安此去无多地,郁郁葱葱佳气浮。
良人得意正年少,今夜醉眠何处楼。
VĂN PHU ĐỖ CAO ĐĂNG DỆ
Trường An thử khứ vô đa địa,
Úc úc thông thông giai khí phù.
Lương nhân đắc ý chính niên thiếu,
Kim dạ túy miên hà xử lâu.
Tạm dịch: NGHE TIN CHỒNG LÀ ĐỖ CAO THI ĐỖ TIẾN SĨ
Lần này đi Trường An vốn không có nhiều đất,
Rực rỡ, lộng lẫy khí tốt nổi lên,
Chàng đắc ý đang lúc tuổi trẻ,
Đêm nay say ngủ ở lầu nay.
TRƯƠNG THỊ
寄夫
二首其一
久無音信到羅幃
路遠迢迢遣問誰
聞君折得東堂桂
折罷那能不暫歸
KÝ PHU
nhị thủ kỳ nhất
Cửu vô âm tín đáo la vi
Lộ viễn thiều thiều khiển vấn thùy ?
Văn quân chiết đắc đông đường quế
Chiết bãi na năng bất tạm quy ?
Tạm dịch: THƠ GỬI CHỒNG Bài 1
Đã lâu không có tin tức gì đến phòng the,
Đường xá xa xôi [em] biết hỏi ai ?
Nghe nói chàng đã đậu tiến sĩ ở đông đô.
Đậu rồi, sao chưa tạm thời về nhà [với em] ?
VÔ DANH THỊ
无名氏《闺情》
千回万转梦难成,万转千回梦里惊。
忽为相思愁不寐,纵然愁寐忽天明。
KHUÊ TÌNH
Thiên hồi vạn chuyển mộng nan thành,
Vạn chuyển thiên hồi mộng lí kinh.
Hốt vị tương tư sầu bất mị,
Túng nhiên sầu mị hốt thiên minh
Tạm dịch: TÌNH TRONG PHÒNG KHUÊ
(Nằm ngủ) trằn trọc, trở mình bao nhiêu lần mà mộng vẫn không thành,
(Lại) trở mình, trằn trọc mãi vì nỗi kinh sợ trong mộng,
Sợ vì nỗi buồn tương tư nên không ngủ được,
Nhưng dù là ngủ buồn thì trời đã chợt sáng.
无名氏《杂诗》
不洗残妆凭绣床,也同女伴绣鸳鸯。
回针刺到双飞处,忆著征夫泪数行。
TẠP THI
Bất tẩy tàn trang bằng tú sàng,
dã đồng nữ bạn tú uyên ương.
Hồi châm thích đáo song phi xứ,
ức trước chinh phu lệ sổ hàng.
Tạm dịch : THƠ VẶT
Không lau son phấn đã phai, dựa vào cái giá thêu.
Cùng với người bạn gái thêu chim uyên ương.
Quay chiếc kim thêu đâm vào chỗ hai con chim bay .
Nhớ đến người đi xa, lệ chảy thành hàng.
TRƯƠNG TỊCH
张籍《离妇》
十载来夫家,闺门无瑕疵。薄命不生子,古制有分离。
托身言同穴,今日事乖违。念君终弃捐,谁能强在兹。
堂上谢姑嫜,长跪请离辞。姑嫜见我往,将决复沉疑。
与我古时钏,留我嫁时衣。高堂拊我身,哭我于路陲。
昔日初为妇,当君贫贱时。昼夜常纺织,不得事蛾眉。
辛勤积黄金,济君寒与饥。洛阳买大宅,邯郸买侍儿。
夫婿乘龙马,出入有光仪。将为富家妇,永为子孙资。
谁谓出君门,一身上车归。有子未必荣,无子坐生悲。
为人莫作女,作女实难为。
LY PHỤ
Thập tải lai phu gia,
Khuê môn vô hà tì.
Bạc mệnh bất sinh tử,
Cổ chế hữu phân ly.
Thác thân ngôn đồng huyệt,
Kim nhật sự quai vi.
Niệm quân chung khí quyên,
Thùy năng cường tại tư.
Đường thượng tạ cô chương,
Trường quỵ thỉnh ly từ.
Cô chương kiến ngã vãng,
Tương quyết phục trầm nghi.
Dữ ngã cổ thời xuyến,
Lưu ngã giá thời y.
Cao đường phủ ngã thân,
Khốc ngã vu lộ thùy.
Tích nhật sơ vi phụ,
Đương quân bần tiện thời.
Trú dạ thường phưởng chức,
Bất đắc sự nga mi.
Tân cần tích hoàng kim,
Tế quân hàn dữ cơ.
Lạc Dương mãi đại trạch,
Hàm Đan mãi thị nhi.
Phu tế thừa long mã,
Xuất nhập hữu quang nghi.
Tương vi phú gia phụ,
Vĩnh vi tử tôn tư.
Thùy vị xuất quân môn,
Nhất thân thượng xa quy.
Hữu tử vị tất vinh,
Vô tử tọa sinh bi.
Vi nhân mạc tác nữ,
Tác nữ thực nan vi.
Tạm dịch: BỎ VỢ
Đến nhà chàng đã mười năm,
Khuê môn chẳng một tì vết .
Bạc mệnh vì không sinh con,
Theo lệ cổ phải chia tay.
Gửi thân trong cùng nhà,
Công việc không nề hà.
Vì chàng cuối cùng bị vứt bỏ,
Ai có thể hiểu nỗi này.
Trên nhà tạ ơn cha mẹ chồng,
Quỳ mãi xin lời biệt.
Bố mẹ chồng nhìn ta ra đi,
Sẽ quyết phục thắc mắc.
Xuyến vòng thủa trước cùng ta,
Giữ áo thời ta được gả chồng.
Cha mẹ vỗ vào thân ta,
Khóc cho ta vì thương cảm.
Xưa kia lúc đầu làm vợ,
Khi chàng còn nghèo khổ.
Ngày đêm thường dệt vải,
Không được làm người đẹp.
Khắc khổ tích vàng bạc,
Giúp chàng qua lúc đói rét.
Bán cả nhà Lạc Dương,
Bán thị nữ Hàm Đan.
Phu tế cưỡi ngựa rồng,
Ra vào có lễ nghi.
Sẽ là người phụ nữ nhà giàu,
Mãi mãi vì con cháu.
Ai bảo ra khỏi cửa nhà chàng,
Một mình lên xe về.
Có con chưa hẳn vinh,
Không con ngồi sinh bi thương.
Vì người không làm phận nữ,
Làm nữ thực khó khăn.
张籍《别离曲》
行人结束出门去,马蹄几时踏门路。
忆昔君初纳彩时,不言身属辽阳戍。
早知今日当别离,成君家计良为谁。
男兒生身自有役,那得误我少年时。
不如逐君征战死,谁能独老空闺里。
BIỆT LY KHÚC
Hành nhân kết thúc xuất môn khứ,
Kỷ thời cánh đạp môn tiền lộ.
Ức tích quân sơ nạp thái thời,
Bất ngôn thân thuộc Liêu Dương thú.
Tảo tri kim nhật đương biệt ly,
Thành quân gia kế lương vi thùy.
Nam nhi sinh thân tự hữu dịch,
Na đắc ngộ ngã thiếu niên thời.
Bất như trục quân chinh chiến tử,
Thùy năng độc lão không khuê lý.
Tạm dịch: KHÚC CA BIỆT LY
Người đi kết thúc ra khỏi cửa,
Khi nào trở lại đường trước cửa.
Nhớ xưa lúc chàng nạp lễ vật,
Không lời thân đi thú Liễu Dương.
Biết sớm hôm nay phải ly biệt,
Thành nhà chàng tính đẹp cho ai.
Nam nhi sinh ra phải đi dịch,
Để nỡ mình thiếp thủa tuổi trẻ.
Không bằng cùng chàng chinh chiến chết,
Ai có thể một mình già trong không phòng.
张籍《望行人》
秋风窗下起,旅雁向南飞。
日日出门望,家家行客归。
无因见边使,空待寄寒衣。
独闭青楼暮,烟深鸟雀稀。
VỌNG HÀNH NHÂN
Thu phong song hạ khởi,
Lữ nhạn hướng nam phi.
Nhật nhật xuất môn vọng,
Gia gia hành khách quy.
Vô nhân kiến biên sứ,
Không đãi ký hàn y.
Độc nhàn thanh lâu mộ,
Yên thâm điểu tước hi.
Tạm dịch: NGÓNG NGƯỜI ĐI
Gió thu thổi dưới cửa sổ,
Đàn nhạn bay về phương nam.
Ngày ngày ra cửa ngóng,
Nhà nhà hành khách về.
Không nhìn thấy biên sứ,
Vô vọng đợi gửi áo rét.
Một mình ngỗi rỗi chiều lầu xanh,
Khói đặc chim tước ít.
张籍《邻妇哭征夫》
双鬟初合便分离,万里征夫不得随。
今日军回身独殁,去时鞍马别人骑。
LÂN PHỤ KHỐC CHINH PHU
Song hoàn sơ hợp tiện phân ly,
Vạn lý chinh phu bất đắc tùy.
Kim nhật quân hồi thân độc một,
Khứ thời yên mã biệt nhân kỵ.
Tạm dịch: NGƯỜI PHỤ NỮ HÀNG XÓM KHÓC CHỒNG
Hai mái đầu mới hợp liền phân ly,
Chinh phu vạn dặm không thể theo cùng.
Hôm nay quân về, một mình chàng chết,
Yên ngựa ngày trước người khác cưỡi.
白頭吟
BẠCH ĐẦU NGÂM
請君膝上琴,
彈我白頭吟。
憶昔君前嬌笑語,
兩情宛轉如縈素。
宮中為我起高樓,
更開花池種芳樹。
春天百草秋始衰,
棄我不待白頭時。
羅襦玉珥色未暗,
今朝已道不相宜。
揚州青銅作明鏡,
暗中持照不見影。
人心回互自無窮,
眼前好惡那能定。
君恩已去若再返,
菖蒲花開月長滿。
Thỉnh quân tất thượng cầm,
Đàn ngã "Bạch đầu ngâm".
Ức tích quân tiền kiều tiếu ngữ,
Lưỡng tình uyển chuyển như vinh tố.
Cung trung vị ngã khởi cao lâu,
Cánh khai hoa trì chủng phương thụ.
Xuân thiên bách thảo thu thuỷ suy,
Khí ngã bất đãi bạch đầu thì.
La nhu ngọc nhĩ sắc dĩ ám,
Kim triêu dĩ đạo bất tương nghi.
Dương Châu thanh đồng tác minh kính,
Ám trung trì chiếu bất kiến ảnh.
Nhân tâm hồi hỗ tự vô cùng,
Nhãn tiền hảo ố na năng định.
Quân ân dĩ khứ nhược tái phản,
Xương bồ hoa khai nguyệt trường mãn.
Tạm dịch: KHÚC NGÂM ĐẦU BẠC
Mời chàng nâng đàn lên khỏi gối
Gãy cho thiếp nghe khúc cổ "Bạch đầu ngâm"
Nhớ khi xưa nụ cười thiếp thật đẹp
Đôi mái đầu quyến luyến mãi tình thâm
Hãy vì thiếp nội cung xây lầu mới
Mở vườn hoa trồng những cây thơm
Trời xuân nước thu trăm cỏ cây cũng tàn héo
Tóc còn xanh chàng vội bỏ sao đành
Áo lụa đẹp hoa tai chưa nhạt sắc
Sao nói rằng không thể chung đôi
Đồng Dương Châu làm gương trong vắt
Bỗng gương mờ soi chẳng thấy tình chung
Lòng người đã không vì nhau ấm lại
Bước tương lai yêu ghét khó định phân
Tình của chàng đã hết rồi không thể đầy lại
Dưới trăng đêm xương bồ nở trắng ngần. (Tham khảo nguồn thiviện.net)
竹枝詞
九首其二
劉禹錫
山桃紅花滿上頭
蜀江春水拍山流
花紅易衰似郎意
水流無限似儂愁
TRÚC CHI TỪ
cửu thủ kỳ nhị
Sơn đào hồng hoa mãn thượng đầu
Thục giang xuân thủy phách sơn lưu
Hoa hồng dị suy tự lang ý
Thủy lưu vô hạn tự nông sầu
Tạm dịch: BÀI CA CÀNH TRÚC Bài 2
Hoa đào nở hồng khắp trên đầu núi.
Nước sông xứ Thục mùa xuân chảy vỗ vào chân núi rì rào.
Hoa đỏ mau tàn như ý chàng,
Nỗi sầu của em vô tận như dòng nước chảy.
竹枝詞
九首其四
日出三竿春霧消
江頭蜀客駐蘭橈
憑寄狂夫書一紙
家住成都萬里樓
TRÚC CHI TỪ
cửu thủ kỳ tứ
Nhật xuất tam can xuân vụ tiêu
Giang đầu Thục khách trú lan nhiêu
Bằng ký cuồng phu thư nhất chỉ
Gia trụ Thành Đô Vạn Lý kiều
Tạm dịch: BÀI CA CÀNH TRÚC - bài 4
Mặt trời lên cao ba con sào, trời xuân tạnh ráo.
Thuyền chở khách về đất Thục đang gác mái chèo ở đầu sông.
[Tới] nhờ người quen trên thuyền chuyển cho chồng một bức thư,
Về nhà ở Thành Đô, gần cầu Vạn Lý.
BÙI VŨ TIÊN
哭夫二首
其一
風卷平沙日欲曛
狠煙遙認犬羊群
李陵一戰無歸日
望籪胡天哭塞雲
KHỐC PHU
kỳ nhất
Phong quyển bình sa, nhật dục huân
Lang yên dao nhận khuyển dương quần
Lý Lăng nhất chiến vô quy nhật
Vọng đoạn Hồ thiên khốc tái vân
Tạm dịch: BÀI THƠ KHÓC CHỒNG (Bài 1)
Gió cuốn cát trên mặt đất bằng, trời đã về chiều.
Từ đám khói bên địch, nhận ra tụi dê chó.
Lý Lăng lần này [theo quân xuất thành] ra đánh rồi không về nữa.
Cả ngày nhìn về đất Hồ mà khóc với đám mây trên quan ải.
TRƯƠNG TRỌNG TỐ
丁丁漏水夜何長,
漫漫輕雲露月光。
秋逼暗蟲通夕響,
征衣未寄莫飛霜。
THU DẠ KHÚC
Đinh đinh lậu thuỷ dạ hà trường,
Mạn mạn khinh vân lộ nguyệt quang.
Thu bức ám trùng thông tịch hưởng,
Chinh y vị ký mạc phi sương.
Tạm dịch: KHÚC HÁT ĐÊM THU
Giọt đồng hồ nhỏ đinh đinh, đêm sao dài quá
Mây nhẹ nhẹ trôi để lộ vầng trăng sáng
Thu đến tiếng dế kêu suốt đêm
Áo chiến chưa gửi (xin trời) chớ buông sương.
Tham khảo nguồn thiviện.net)
秋閨思
二首其一
碧窗斜日靄深暉
愁聽寒螿淚濕衣
秋閨思夢裏分明見關塞
不知何路向金微
THU KHUÊ TƯ NHỊ THỦ
Kì nhất
Bích song tà nhật ái thâm huy
Sầu thính hàn tương lệ thấp y
Mộng lý phân minh kiến quan tái
Bất tri hà lộ hướng Kim vi
Tạm dịch:
NỖI NIỀM TRONG PHÒNG KHUÊ MÙA THU
Bên song cửa treo màn xanh biếc, nắng chiều đang tắt dần.
Nghe tiếng ve sầu mùa lạnh kêu mà buồn tới lệ rơi ướt áo.
Trong mộng thấy rõ đang ở nơi biên thùy,
Nhưng không biết đường nào dẫn tới núi Kim Vi [nơi chàng trú đóng].
(Tham khảo nguồn thiviện.net)
其二
秋天一夜淨無雲
斷續鴻聲到曉聞
欲寄征衣問消息
居延城外又移軍
kỳ nhị
Thu thiên nhất dạ tịnh vô vân
Đoạn tục hồng thanh đáo hiểu văn
Dục ký chinh y vấn tiêu tức
Cư Diên thành ngoại hựu di quân
Tạm dịch:
Đêm thu trời trong không một gợn mây.
Tiếng chim hồng gọi nhau tránh rét lúc nghe lúc không suốt cả đêm.
Muốn gửi áo lạnh cho chồng, nhưng khi đi hỏi thăm;
Mới biết lính đóng bên ngoài thành Cư Diên đã di chuyển nơi khác rồi.
(Tham khảo nguồn thiviện.net)
LÝ TRỊ
朝云暮雨镇相随,去雁来人有返期。
玉枕只知长下泪,银灯空照不眠时。
仰看明月翻含意,俯眄流波欲寄词。
却忆初闻凤楼曲,教人寂寞复相思。
CẢM HỨNG
Triêu vân mộ vũ trấn tương tùy,
Khứ nhạn lai nhân hữu phản kỳ.
Ngọc chẩm chỉ tri trượng hạ lệ,
Ngân đăng không chiếu bất miên thời.
Ngưỡng khán minh nguyệt phiên hàm ý,
Phủ miến lưu ba dục ký từ.
Khước ức sơ văn phượng lâu khúc,
Giáo nhân tịch mịch phục tương tư.
Tạm dịch: CẢM HỨNG
Mây chiều mưa tối ta gặp nhau,
Nhạn đi người tới có khi về.
Gối ngọc chỉ biết đêm dài lệ,
Đèn vàng tỏa chiếu không ngủ được.
Ngước nhìn trăng tỏ chứa hàm ý,
Cúi liếc lưu ba muốn gửi thơ.
Nhung nhớ ban đầu nghe khúc phượng lầu,
Buòn lặng càng thêm nỗi tương tư.
TRƯƠNG TRIỀU
张潮《长干行》
婿贫如珠玉,婿富如埃尘。
贫时不忘旧,富贵多宠新。
妾本富家女,与君为偶匹。
惠好一何深,中门不曾出。
妾有绣衣裳,葳蕤金缕光。
念君贫且贱,易此从远方。
远方三千里,发去悔不已。
日暮情更来,空望去时水。
孟夏麦始秀,江上多南风。
商贾归欲尽,君今尚巴东。
巴东有巫山,窈窕神女颜。
常恐游此山,果然不知还。
TRƯỜNG CAN HÀNH
Tế bần như châu ngọc,
Tế phú như ai trần.
Bần thì bất vong cựu,
Phú quý đa sủng tân.
Thiếp bổn phú gia nữ,
Dữ quân vi ngẫu thất.
Huệ hảo nhất hà thâm,
Trung môn bất tằng xuất.
Thiếp hữu tú y thường,
Uy nhuy kim lũ quang.
Niệm quân bần thả tiện,
Dịch thử tòng viễn phương.
Viễn phương tam thiên lí,
Phát khứ hối bất dĩ.
Nhật mộ tình canh lai,
Không vọng khứ thì thủy.
Mạnh hạ mạch thủy tú,
Giang thượng đa nam phong.
Thương cổ quy dục tận,
Quân kim thượng Ba Đông.
Ba Đông hữu Vu San,
Yểu điệu thần nữ nhan.
Thường khủng du thử san,
Quả nhiên bất tri hoàn.
Tạm dịch: BÀI HÁT TRƯỜNG CAN
Rể nghèo như châu ngọc,
Rể giàu như bụi trần
Nghèo thời không quên cũ
Giàu sang nhiều vợ lẽ mới
Thiếp vốn con gái nhà giàu
Cùng chàng thành vợ chồng
Thương yêu thắm thiết biết chừng nào
Ở trong nhà chưa từng ra khỏ cửa
Thiếp có bộ xiêm y thêu
Áo sợi vàng tỏa sáng
Thương chàng nghèo lại hèn
Lần thay đổi này đi nơi xa
Nơi xa ba nghìn dặm
Lên đường rồi mới hối hận là đã không đi
Đêm ngày tình cảm càng nhiều
Trông ngóng vô vọng vào bến nước lúc chàng đi
Đầu mùa hè lúa mạch trổ bông
Trên sông nhiều gió nam
Khách thương về gần hết
Nay chàng đi lên đất Ba Đông
Ba Đông có Vu Sơn
(Ở đấy) có thần nữ xinh đẹp, yểu điệu
(Người ta) thường sợ không đến chơi ở đấy
Chắc sẽ không biết đường về.
Ba Đông: địa danh nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Vu Sơn: địa danh thuộc Ba Đông, truyền thuyết có nhiều thần nữ xinh đẹp làm say đắm lòng người, được coi là điển tích văn học về tình cảm nam nữ.
茨菰葉爛別西灣
蓮子花開猶未還
妾夢不離江上水
人傳郎在鳳凰山
GIANG NAM HÀNH
Tỳ cô diệp lạn biệt Tây Loan
Liên tử hoa khai do vị hoàn
Thiếp mộng bất ly giang thượng thủy
Nhân truyền lang tại Phụng Hoàng san
Tạm dịch: BÀI HÀNH GIANG NAM
Cỏ tỳ cô sáng tươi [lúc chàng] từ biệt Tây Loan.
Nay hoa sen đã nở mà chưa thấy [chàng] về.
Trong mộng, em không dời dòng sông [quê nhà].
Em nghe nói chàng đang ở [khe] núi Phụng Hoàng.
TRÌNH TƯỜNG VĂN
春閨怨
程長文
陭陌香飄柳如線
時光瞬息如流電
良人何處事功名
十載相思不相見
XUÂN KHUÊ OÁN
Khi mạch hương phiêu liễu như tuyến
Thời quang thuấn tức như lưu điện
Lương nhân hà xứ sự công danh ?
Thập tải tương tư bất tương kiến !
Tạm dịch: NỖI OÁN NƠI PHÒNG THE MÙA XUÂN
Cành liễu rủ dài như những sợi dây tỏa hương bay trên đường nhỏ.
Những lúc sáng tươi [bên chàng] qua mau như tia chớp.
Chàng đi lập công danh nơi phương trời nào ?
Mà mười năm rồi, chỉ được thương nhớ nhau mà chẳng được thấy nhau !
LƯU VÂN
刘云《有所思》
朝亦有所思,暮亦有所思。
登楼望君处,蔼蔼萧关道。
掩泪向浮云,谁知妾怀抱。
玉井苍苔春院深,桐花落尽无人扫。
HỮU SỞ TƯ
Triêu diệc hữu sở tư,
Mộ diệc hữu sở tư.
Đăng lâu vọng quân xứ,
Ái ái Tiêu Quan đạo.
Yểm lệ hướng phù vân,
Thùy tri thiếp hoài bão.
Ngọc tỉnh thương đài xuân viện thâm,
Đồng hoa lạc tận vô nhân tảo.
Tạm dịch:
NỖI SUY TƯ
Buổi sang có nỗi suy tư
Buổi chiều cũng suy tư
Lên lầu nhìn về nơi chàng đóng quân,
Mây che phủ đường Tiêu Quan,
Ngừng khóc hướng về phía mây nổi,
Ai biết thiếp ôm ấp nỗi nhớ mong,
Mùa xuân đến nơi sân phủ rêu xanh, giếng ngọc sâu thẳm,
Hoa ngô đồng rụng hết chẳng có ai quét.
TRẦN VŨ
陈羽《古意》
妾年四十丝满头,郎年五十封公侯。
男儿全盛日忘旧,银床羽帐空飕飗。
庭花红遍蝴蝶飞,看郎佩玉下朝时。
归来略略不相顾,却令侍婢生光辉。
郎恨妇人易衰老,妾亦恨深不忍道。
看郎强健能几时,年过六十还枯槁。
CỔ Ý
Thiếp niên tứ thập ti mãn đầu, Lang niên ngũ thập phong công hầu.
Nam nhân toàn thịnh nhật vong cựu, Ngân sàng vũ trướng không sưu sưu.
Đình hoa hồng biến hồ điệp phi, Khán lang bội ngọc hạ triêu thì.
Quy lai lược lược bất tương cố, Tức lệnh thị tì sinh quang huy.
Lang hận phụ nhân dịch suy lão, Thiếp diệc hận thâm bất nhẫn đạo.
Khán lang cường kiện năng kỉ thì, Niên quá lục thập hoàn khô cảo.
Tạm dịch: Ý XƯA
Thiếp bốn mươi tuổi tóc đã trắng đầu
Chàng năm mươi tuổi được phong công hầu
Người đàn ông vào lúc toàn thịnh thường quên cũ,
(Để cho thiếp) giường bạc, màn gấm vắng vẻ
Khắp sân hoa hồng, bướm bay.
Nhìn chàng đeo ngọc lúc cuối buổi sang,
Quay về dáng vẻ anh dũng, không ngoái đầu lại
Liền ra lệnh cho người hầu gái rạng rỡ.
Chàng giận vợ suy biến thành già,
Thiếp cũng giận rất sâu, không giữ được đạo nhẫn,
Xem chàng khỏe mạnh được bao lâu,
Qua tuổi sáu mươi thành xác khô thôi.
TIẾT VIỆN
薛媛《写真寄夫》
欲下丹青笔,先拈宝镜寒。
已经颜索寞,渐觉鬓凋残。
泪眼描将易,愁肠写出难。
恐君浑忘却,时展画图看。
TẢ CHÂN KÝ PHU
Dục hạ đan thanh bút,
Tiên niêm bảo kính hàn.
Dĩ kinh nhan tác mịch,
Tiệm giác mấn điêu tàn.
Lệ nhãn miêu tướng dị,
Sầu tràng tả xuất nan.
Khủng quân hồn vong tức,
Thì triển họa đồ khan.
Tạm dịch: VẼ CHÂN DUNG GỬI CHỒNG
Muốn dùng bút mực đỏ, xanh (để tự họa),
Trước tiên đem chiếc gương quý, lạnhh lẽo ra (để soi),
Hết sức lặng lẽ chăm chú vẽ khuôn mặt (thiếp),
Dần dần nhận thấy tóc mai đã suy tàn,
Đôi mắt ngấn lệ có thể dễ dàng vẽ trên mặt,
Nỗi buồn trong lòng khó diễn tả ra ngoài,
Sợ rằng chàng đã quên gần hết (vẻ mặt của thiếp)
Nên tự vẽ hình (của thiếp) để chàng xem.