Luận án Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn phương pháp dạy học toán cho sinh viên cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI DONE SOUPHIDA THIếT Kế Và Sử DụNG TàI LIệU THEO MÔĐUN TRONG DạY HọC MÔN PHƯƠNG PHáP DạY HọC TOáN CHO SINH VIÊN CAO ĐẳNG SƯ PHạM NƯớC CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI DONE SOUPHIDA THIếT Kế Và Sử DụNG TàI LIệU THEO MÔĐUN TRONG DạY HọC MÔN PHƯƠNG PHáP DạY HọC TOáN CHO SINH VIÊN CAO ĐẳNG SƯ PHạM NƯớC CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO Chu

docx156 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn phương pháp dạy học toán cho sinh viên cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Toán Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Trung 2. TS. Hoàng Ngọc Anh HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các kết quả trình bày trong luận án trung thực, có nguồn trích dẫn. Các kết quả công bố chung đồng nghiệp cho phép sử dụng đưa vào luận án. Tác giả luận án Done Souphida LỜI CẢM ƠN Với tất cả tình cảm chân thành của mình, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Toán – Tin, Bộ môn LL & PPDH toán thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội; xin cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Trung và TS. Hoàng Ngọc Anh, người hướng dẫn khoa học đã tận tâm truyền đạt những kiến thức về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cũng nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo hai nước Lào – Việt Nam đã hỗ trợ, quan tâm tới đời sống, tình thần, động viên khuyến khích tôi tôi trong suốt quá trình tham gia học tập, nghiên cứu tại Việt Nam; xin cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục & Thể thao tỉnh Viêng Chăn và Sa Văn Na Khệt đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện điều tra khảo sát. Xin cảm ơn ban lãnh đạo, đội ngũ giáo viên và sinh viên các trường CĐSP tỉnh Viêng Chăn và Sa Văn Na Khệt đã tạo điều kiện thuận lợi trong cung cấp các số liệu trong quá trình tôi thực hiện luận án, cũng như tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực nghiệm kết quả nghiên cứu của bản thân. Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng luận án của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong sự giúp đỡ, chỉ dẫn của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận án hoàn thiện hơn. Tác giả luận án Done Souphida MỤC LỤC Trang PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TT Viết tắt Viết đầy đủ CHDCND Lào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CTĐTGV Chương trình đào tạo giáo viên CT Chương trình ĐS Đại số ĐC Đối chứng GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên GD&TT Giáo dục và Thể thao HH Hình học HS Học sinh HĐ Hoạt động LL&PPDH Lý luận và Phương pháp dạy học LĐC Lớp đối chứng LTN Lớp thực nghiệm NLTH Năng lực tự học PPDH Phương pháp dạy học PH&GQVĐ Phát niện và giải quyết vấn đề PT Phương trình SGK Sách giáo khoa SV Sinh viên SGV Sách giáo viên TNSP Thực nghiệm sư phạm TB Trung bình CĐSP Cao đẳng sư phạm THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm THCS Trung học cơ sở TT Thứ tự NXB Nhà xuất bản DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Lớp TN và ĐC vòng 1 109 Bảng 3.2. Thống kê kết quả học tập của SV trước khi TNSP vòng 1 109 Bảng 3.3. Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TNSP vòng 1 111 Bảng 3.4. Phân bố tần suất lũy tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 1 111 Bảng 3.5. Lớp TN và ĐC vòng 2 113 Bảng 3.6. Kết quả học tập của SV nhóm TN,ĐC trước khi TNSP vòng 2 113 Bảng 3.8. Bảng kiểm nghiệm giả thiết E0 114 Bảng 3.9. Bảng kiểm nghiệm giả thiết E0 114 Bảng 3.10. Phân bố điểm của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC sau khi TN vòng 2 116 Bảng 3.11. Phân bố tần suất lũy tích hội tự lùi của nhóm TN,ĐC sau TN vòng 2 116 Bảng 3.12. Bảng tính điểm trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn sau TNSP vòng 2 117 Bảng 3.13. Bảng thống kê với phép thử t – student 118 Bảng 3.14. Bảng kiểm nghiệm giả thiết E0 118 Bảng 3.15. Bảng kiểm nghiệm giả thiết E0 118 Bảng 3.16. Bảng kết quả theo dõi hoạt động tự học của SV Ma Ni Sanh 120 Bảng 3.17. Bảng kết quả theo dõi hoạt động tự học của SV Chăn Chi La 121 Bảng 3.18. Bảng kết quả theo dõi hoạt động tự học của SV Phon Tịp 122 Bảng 3.19. Bảng kết quả theo dõi hoạt động tự học của SV Phim Ma Chăn 123 Bảng 3.20. Kết quả xin ý kiến chuyên gia là GV về tài liệu đã xây dựng 124 Bảng 3.21. Kết quả đánh giá tài liệu theo môđun PPDH môn Toán THCS của SV nhóm TN 126 DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của môđun dạy học 32 Biểu đồ 3.1. Đa giác đồ tần số về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC 110 Biểu đồ 3.2. Đường biểu diễn tần suất lũy tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 1 112 Biểu đồ 3.3. Đường biểu diễn tần suất lũy tích hội tự lùi của nhóm TN và ĐC trong đợt TNSP vòng 2 117 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Triết lý về giáo dục cho thế kỷ XXI thể hiện tư tưởng chủ đạo là lấy “học tập suốt đời” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc học là: học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người, (Learning to know, learning to do, learning to live together, learning to be), hướng tới xây dựng một xã hội học tập (UNESCO,1996). nước CHDCND Lào đang trong thời kỳ đẩy mạnh đổi mới phát triển, đòi hỏi xã hội phải tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao. Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ IX năm 2006 đã định hướng tiến hành phát triển nền giáo dục của Lào ngày càng nâng cao, bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Lào nhằm từng bước đưa đất nước Lào phát triển, của từng vùng, từng địa phương hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu nền giáo dục của Lào thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Năm 2015 Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã xác định ưu tiên hàng đầu tập trung nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn làm được điều đó, rất cần thiết tập trung đổi mới từ chương trình đào tạo, nội dung, phương tiện, phương pháp dạy học đồng thời bồi dưỡng chất lượng GV đồng thời đầu tư trang bị thêm thiết bị dạy học của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Từ định hướng trên, nước CHDCNDLào đã đề ra kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực từ 2006 - 2015 theo 4 hướng: (i) Tăng cường nâng cao chất lượng dạy học phổ thông ở nước CHDCND Lào, giáo dục phổ thông kéo dài 12 năm; (ii) khuyến khích và mở rộng cơ hội của người đến tuổi được học, cải thiện chất lượng và liên kết giáo dục; (iii) Tổ chức chiến lược khoa học giáo dục và kế hoạch hành động của khoa học giáo dục; (iv) Chú ý mở rộng các trường kỹ thuật và đào tạo dạy nghề. Hệ thống giáo dục và đào tạo của Lào ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ có trình độ cao cho cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập cơ sở. Đổi mới phương pháp và chương trình dạy học tất cả các cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đổi ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lượng hiệu quả và đổi mới PPDH, đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực để phát triển giáo dục. Để nâng cao chất lượng dạy học, vấn đề đặt ra cần bồi dưỡng cho SV sư phạm các năng lực cần thiết ngay từ khi còn học ở các trường đại học, phải dạy cho sinh viên các phương pháp dạy học cũng như thực hiện học tập trong hoạt động và bằng hoạt động. Theo lối dạy học cũ thì học trò hoàn toàn lệ thuộc vào người thầy. Mâu thuẫn trên làm nảy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới PPDH ở tất cả các cấp, ngành theo định hướng phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Tuy nhiên hiện nay, việc đổi mới giảng dạy PPDH Toán cho SV ở Trường CĐSP nước CHDCND Lào vẫn còn những khó khăn tồn tại, nặng về truyền đạt kiến thức từ thầy sang trò theo một chiều thuyết trình, giảng giải. SV lĩnh hội kiến thức thụ động, chủ yếu nhờ vào GV, giao lưu giữa SV với GV chưa được coi trọng. Thói quen và khả năng của SV giúp đỡ nhau trong việc lĩnh hội các khiến thức còn hạn chế. Còn nặng về cung cấp tri thức dưới dạng có sẵn, chưa khơi dậy tính tích cực học tập của SV; giảng dạy PPDH Toán học còn chủ yếu theo hướng truyền thụ một chiều, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của SV. Môn học này giúp cho SV phát triển tư duy, phát triển năng lực trí tuệ, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của xã hội. Mặt khác, Toán học cũng là một môn học trừu tượng cao. Nhiệm vụ của GV là tổ chức các hoạt động học tập như thế nào để giúp SV có thể tự khám phá, tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Một trong những biện pháp để thực hiện điều đó là GV tổ chức cho SV tự thảo luận, hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra. Hiện nay một trong những cách tiếp cận đang được quan tâm là tổ chức dạy học theo môđun. Trong giáo dục, tiếp cận môđun gắn với tư tưởng công nghệ dạy học, nó là cách thức hiện đại của việc cấu trúc hay tổ chức biên soạn nội dung dạy học sao cho chương trình đào tạo trở nên mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, dễ dàng thích hợp với việc tổ chức học tập đa dạng. Môđun dạy học là một đơn vị chương trình tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học. Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh. Có nhiều loại môđun dạy học như: Môđun lớn; môđun thứ cấp và môđun nhỏ, các môđun bao hàm nhau, trong môđun lớn chứa nhiều môđun thứ cấp; trong mỗi môđun thứ cấp chứa một số môđun nhỏ, chúng quan hệ với nhau chặt chẽ, không đứng độc lập nhau. Trong quá trình dạy học môn Toán ở trường CĐSP cần hướng đến việc dạy tự học cho SV, với cách dạy này sẽ mang lại hiệu quả hơn khi tổ chức cho SV tự học với tài liệu có hướng dẫn theo môđun. Tài liệu dạy học theo Môđun dạy học được coi như một phương tiện hỗ trợ quá trình tự học cho SV giúp nâng cao chất lượng dạy học. Tài liệu dạy học theo môđun được coi như một cẩm nang hướng dẫn tự học cho sinh viên, mỗi mô đun tương ứng với một chủ đề dạy học xác định, được phân chia thành từng tiểu mô đun nhỏ có đầy đủ thành tố của quá trình tự học. Với tài liệu dạy học theo môđun có thể giúp GV tổ chức dạy học theo cá thể hóa, có thể lắp ghép, tích hợp trong quá trình dạy học trên lớp giúp SV lĩnh hội kiến thức tốt hơn đồng thời phát triển khả năng tự học của SV. Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: “Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn PPDH Toán cho sinh viên CĐSP nước CHDCND Lào”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế được tài liệu theo môđun PPDH Toán trong môn học Toán THCS và đề xuất được phương pháp sử dụng các môđun đó trong quá trình đào tạo GV ở trường CĐSP nước CHDCND Lào, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên ngành sư phạm Toán. Phạm vi nghiên cứu Môn PPDH Toán ở trường CĐSP nước CHDCND Lào chủ yếu là đại cương về phương pháp dạy học ở trường phổ thông, chưa đi sâu rèn kĩ năng về PPDH các nội dung cụ thể. Trong khi đó các môn học cụ thể về Toán THCS lại thiếu vắng phần PPDH các kiến thức này mà chủ yếu dạy thuần túy về kiến thức toán THCS, toán THPT. Do vậy đề tài thiết kế tài liệu theo môđun PPDH Toán trong môn Toán học THCS. 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tài liệu theo môđun dạy học về Phương pháp dạy học Toán trong môn Toán học THCS thuộc các học phần toán cho SV CĐSP nước CHDCND Lào. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán học THCS thuộc các học phần Toán cho SV sư phạm Toán tại trường CĐSP nước CHDCND Lào. 5. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được những tài liệu theo môđun về PPDH Toán và sử dụng trong đào tạo GV Toán ở trường CĐSP nước CHDCND Lào thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học PPDH Toán trong đào tạo GV ở nước CHDCND Lào, đồng thời góp phần phát triển năng lực tự học cho SV. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học PPDH toán cho SV CĐSP nước CHDCND Lào. 6.2. Khảo sát thực trạng về thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn Toán học THCS cho SV CĐSP nước CHDCND Lào. 6.3. Thiết kế, biên soạn tài liệu theo môđun trong dạy học môn Toán học THCS cho SV CĐSP nước CHDCND Lào. 6.4. Tổ chức dạy học môn Toán học THCS và sử dụng tài liệu theo môdun về PPDH trong đào tạo cho SV CĐSP nước CHDCND Lào. 6.5. TNSP để kiểm định tính khả thi và tính hiệu quả của các đề xuất trong luận án. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết có liên quan đến thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn PPDH nói chung. Nghiên cứu chương trình nội dung sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn PPDH ở trường CĐSP nước CHDCND Lào nói riêng. 7.2.Phương pháp điều tra và quan sát: Sử dụng phiếu hỏi, trao đổi với các chuyên gia để điều tra tìm hiểu tình hình thực tiễn dạy và học có thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn Toán học THCS ở Trường CĐSP Lào. 7.3. Phương pháp TNSP: Tổ chức thực nghiệm các nội dung thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn Toán học THCS tại Trường CĐSP Ban Keun, CĐSP Sa Văn Na Khệt thuộc nước CHDCND Lào nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả đề tài. 7.4. Phương pháp thống kê toán học: Luận án sử dụng phương pháp phân tích định tính, phân tích định lượng nhằm rút ra những kết luận liên quan đến các nội dung được xem xét. Đánh giá kết quả bằng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. 7.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Theo dõi, phân tích và đánh giá kết quả tự học của một số sinh viên tham gia thực nghiệm sư phạm để thấy tác động của các tác động sư phạm đối với các đối tượng sinh viên yếu, trung bình, khả và giỏi. 8. Những đóng góp của luận án 8.1. Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số cơ sở lý luận về thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học của SV ở Trường CĐSP nước CHDCND Lào. 8.2. Luận án bổ sung thêm tài liệu theo môđun về PPDH Toán trong học phần “Toán học THCS” giúp sinh viên tự học học phần Toán học THCS. Khẳng định thêm tính khả thi và hiệu quả việc thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun có hướng dẫn theo môđun hỗ trợ sinh viên sư phạm Toán tự học môn Toán học THCS. 8.3. Đã thiết kế và đề xuất phương án sử dụng tài liệu theo môđun nhằm nâng cao hiệu quả dạy học về PPDH trong môn Toán học THCS ở Trường CĐSP nước CHDCND Lào. 8.4. Tạo điều kiện cho giảng viên môn Toán học THCS (và các môn học khác) có tư liệu tham khảo để thiết kế và sử dụng học liệu theo môđun trong dạy học ở các trường Cao đẳng. 9. Các luận điểm đưa ra bảo vệ 9.1. Việc thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun về PPDH Toán trong đạo tạo GV Toán ở Trường CĐSP nước CHDCND Lào là cần thiết. 9.2. Những tài liệu theo môđun về PPDH Toán đã được thiết kế được và cách thức sử dụng trong đào tạo GV Toán ở Trường CĐSP nước CHDCND Lào có tính khả thi và hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo GV và góp phần phát triển năng lực tự học cho GV. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận án gồm ba chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Chương 2. Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun PPDH môn Toán THCS cho sinh viên CĐSP nước CHDCND Lào. - Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. Luận án có danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục kèm theo. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Môđun xuất hiện đầu tiên tại Mỹ, vào đầu thế kỉ thứ XX, nó được xuất hiện trong chương trình đào tạo bổ túc tức thời trong các nhà máy sản xuất ô tô giúp công nhân có thể tự học hoặc tự học dưới sự hướng dẫn của các kĩ sư (điển hình là hãng sản xuất ôtô General motor và ô tô Ford). Sự ra đời của khoa học công nghệ, yêu cầu các công nhân phải làm quen với mục tiêu công việc nên bắt buộc các công nhân phải làm sao có thể làm việc, thích ứng nhanh và hiệu quả với các quy trình sản xuất về lí thuyết và cả thực hành trong một thời gian ngắn (có những giai đoạn cao điểm từ 2 - 3 ngày). Và phương thức đào tạo phải thực sự linh hoạt để công nhân có thể đáp ứng sự luân chuyển công việc trong thời gian ngắn, điều này bắt buộc người ta phải xây dựng tài liệu hướng dẫn thành các môđun độc lập để người học có thể tự học, tiếp cận công việc, do đó chương trình đào tạo theo môđun được áp dụng. Do mô hình đào tạo tiện lợi, mang lại chất lượng và hiệu quả cao nên đào tạo theo môđun nhanh chóng được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng như Anh, Pháp, Đức. Rất dễ nhận thấy đây là một kiểu đào tạo môđun đúng theo phong cách Mỹ “thực chất, trực diện và hiệu quả” [59]. Đã có những giai đoạn tại Mỹ có những chương trình bổ túc “năng lực cho GV” do Trung tâm giáo dục nghề nghiệp ở Viện Đại học Ohio của Mỹ tổ chức đào tạo được cấu trúc từ 12 môđun đến 100 môđun, chương trình này mục đích nhằm phát triển bồi dưỡng giáo viên. Đặc biệt, các môđun này được cầu trúc logic, phân thành các tầng, lớp chặt chẽ bao gồm các môđun sơ cấp (cung cấp kiến thức cơ bản) và các môđun thứ cấp (là các đơn vị thành phần là môđun bổ trợ) Ở Pháp, những khóa học có cấu trúc môđun được tổ chức trong thời gian sau chiến tranh thế giới lần thứ II tại các vùng mỏ than. Nhưng nó khác ở chỗ công nhân Mỹ được đào tạo nhằm đáp ứng cho dây chuyền sản xuất, còn ở Pháp nhằm giải quyết công ăn việc làm cho công nhân mỏ, do tình trạng thất nghiệp tại các mỏ than, nhưng trong cả 2 trường hợp các khóa học đều mang tính “trọn vẹn” và “tích hợp” rất cao [23]. Ở Thụy Điển, chương trình đào tạo công nhân khai thác gỗ được cấu trúc theo trình tự và nội dung cơ bản qua các môđun đào tạo. Hệ thống đào tạo ở Thụy Điển được đưa vào sử dụng từ những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Điều này cũng nói lên việc phân định giới hạn, và nội dung các môđun là công việc rất phức tạp, nó quyết định hiệu quả của việc đào tạo theo môđun [60]. Bên cạnh đó, phương thức đào tạo theo môđun cũng được triển khai ở Liên Xô (cũ) do Viện khoa học dạy nghề nghiên cứu áp dụng trong quá trình thực tập sản xuất kĩ thuật. Môđun trienr khai ở Liên xô được thực hiện thông qua việc nghiên cứu xây dựng các môđun theo các đơn vị kiến thức [14]. Đào tạo môđun không chỉ dừng lại ở châu Mĩ và châu Âu mà còn được phát triển ở châu Úc, điển hình mô hình đào tạo theo mô được Australia phát triển rộng rãi. Australia phát triển chương trình đào tạo sau các nước châu Mĩ và châu Âu nhưng thực sự nước này đã kế thừa, kết hợp giữa chương trình đào tạo truyền thống và các chương trình đào tạo theo môđun khá nhuần nhuyễn và linh hoạt, đồng thời đưa ra các cách tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo theo môđun hiệu quả. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo theo môđun, Australia chú trọng chương trình mang tính chất đặc thù đối với mỗi bang khác nhau hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm của từng bang, ví dụ như M.O.Donnell và R.Meyer sống tại bang Victoria đã công bố công trình về xây dựng chương trình đào tạo theo môđun thực sự khác biệt so với chương trình của các bang khác, nhóm tác giả này đã nghiên cứu đề xuất ra các khái niệm và kiến nghị, lí thuyết về chương trình đào tạo hỗn hợp giữa môđun và truyền thống, giúp hai mô hình này bù lấp những điểm bất hợp lí của nhau tạo nên một mô hình đào tạo phù hợp và hiểu quả. M.O.Donnell đã đề cập đến dấu hiệu bản chất của môđun đào tạo là tính “trọn vẹn”, tính “trọn vẹn” là “phần cốt lõi” của một môđun[57], [58]. Đào tạo theo môđun cũng được sử dụng nhiều ở nhiều nước châu Á, bao gômg Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philippin nhưng vẫn dừng lại ở đào tạo nghề và đào tạo đại học. Việc đào tạo theo môđun được đưa vào trường THPT bắt đầu từ các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan,trong đó có một số nước đã đưa các chương trình đào tạo theo môđun vào kế hoạch dạy học chính khóa ở các trường THPT. Việc tổ chức dạy học theo môđun được triển khai đại trà khắp các nơi trên thế giới, đặc biệt là Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization) đã thực hiện xây dựng chương trình đào tạo theo môđun hoàn chỉnh, hiệu quả và thiết thực. Hệ thống này của ILO được hoàn thành có tầm ảnh hưởng lớn đến chương trình đào tạo nghề và đào tạo học sinh THPT, đại học, cao đẳng của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng nằm trong nhóm các nước chịu tác động. Sự chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ đã thách thức các trường đại học, cao đẳng, tuy nhiên, khi chương trình đào tạo theo môđun ra đời lại hoàn toàn phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ, giúp sinh viên chủ động trong học tập, nâng cao khả năng, ý thức tự học cho sinh viên đồng thời phân hóa được sinh viên. Tuy nhiên để chương trình đào tạo theo môđun hiệu quả, đòi hỏi phải bỏ ra nhiều công sức, tìm tòi sáng tạo, xây dựng nên các môđun phù hợp với từng đối tượng và mục tiêu đào tạo của từng loại hình[61]. Hệ thống tín chỉ học tập xuất phát từ Viện ĐH Harvard, được Viện trưởng Eliot thực hiện vào năm 1872. Chương trình đào tạo cổ điển cứng nhắc được thay thế bởi sự lựa chọn rộng rãi các chương trình, các môn học đối với SV. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã phát triển rộng khắp, đặc biệt ở Mỹ. Thực tiễn thực hiện mô hình đào tạo này cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ có ưu điểm là: Mang lại hiệu quả cao về phương diện quản lý, giảm giá thành đào tạo, hiệu quả học tập cao và tạo ra tính mềm dẻo, khả năng thích ứng cao của các chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, hệ thống tín chỉ cũng bộc lộ những nhược điểm: Kiến thức bị cắt vụn làm ảnh hưởng đến động cơ học tập của SV, SV nhìn mức độ học vấn quy định cho một văn bằng như là sự tích lũy các tín chỉ học tập hơn là việc học tập vì lợi ích cuối cùng của họ. Hạn chế này đã được khắc phục bằng sự khởi xướng hệ thống “tín chỉ theo môđun” của Khoa Giáo dục - Viện Đại học Massachusetts (Mỹ). Hệ thống tín chỉ theo môđun, cho phép SV đạt được văn bằng đại học qua việc tích lũy các loại tri thức giáo dục khác nhau, được đo lường bằng một đơn vị xác định. Tín chỉ theo môđun được cấp cho SV thực hiện hoạt động học tập dưới sự điều khiển của GV, nhưng cũng có thể cấp cho các SV làm việc độc lập khi đã ký kết một “hợp đồng học tập cá nhân” với GV. Những nghiên cứu về hệ thống tín chỉ, hay tín chỉ theo môđun tập trung chủ yếu vào phương diện quản lý, và xây dựng chương trình đào tạo. Do đó, nó thiếu những chỉ dẫn đối với GV khi họ tham gia vào quá trình phát triển chương trình đào tạo. Mặc dù vậy, hệ thống tín chỉ đã rất phổ biến, và được áp dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm có hiệu quả đào tạo cao, có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao, đạt hiệu quả về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo. Một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Singapore triển khai dạy học môđun đại trà, có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Hội nghị Quốc tế về “Triển khai áp dụng môđun trong đào tạo” được tổ chức hai lần ( lần 1 vào năm 1977 tại Thái Lan và lần 2 vào năm 1985 tại Pháp) đã có khuyến nghị “Sử dụng môđun là thích hợp và cần thiết cho mọi đối tượng đào tạo. Các nước không có nền kinh tế phát triển, đầu tư tổng thể cho giáo dục bị hạn chế nên quan tâm tới đào tạo theo môđun. Không nên sa đà vào tranh cãi, duy danh thuật ngữ, mà nên triển khai áp dụng và từ đó rút kinh nghiệm” [21]. Đã có nhiều tài liệu biên soạn theo môđun như: “Khái niệm về môđun đào tạo kỹ năng cần thiết” của Ban đào tạo nghề thuộc Văn phòng lao động quốc tế; “Cẩm nang cho GV về quản lý giáo dục” của tổ chức UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và một số sách, giáo trình Vật lý đại cương ở Mỹ cũng đã biện soạn theo môđun [29]. Bước vào thế kỉ XXI là kỉ nguyên của khoa học, công nghệ, thông tin và truyền thông, sự biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và một tất yếu là nền kinh tế tri thức đã mở ra. Sự giao lưu quốc tế rộng lớn đòi hỏi phải thiết kế một hệ dạy học mềm dẻo, linh hoạt cho phép người học dễ thích ứng với cơ chế thị trường và có tính hiệu quả cao. Đó là hệ dạy học cá thể hóa (Personalized System of Instruction – PSL) hay kế hoạch (Keller Lan). Hệ dạy học này do Fred S.Keller và những cộng sự của ông sáng tạo ra. Từ đó đến nay hệ dạy học này phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây và lan ra toàn thế giới. Bản chất của hệ dạy học này là “tự học – cá thể hóa – có hướng dẫn” (selflearning - personalized - assisted). Vai trò hướng dẫn chính ở đây là do tài liệu biên soạn theo Mođun, các tài liệu tham khảo khác và các phương tiện kỹ thuật dạy học. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập được tiến hành cuối mỗi học phần. GV là người biên soạn tài liệu dạy học, thiết kế nội dung học tập, tổ chức, điều khiển quá trình học tập của SV, kiểm tra đánh giá khi cần thiết. SV sẽ học theo tốc độ và nhịp độ riêng phù hợp với cá nhân mình theo hướng dẫn của tài liệu là chủ yếu và của người hướng dẫn khi cần thiết. Các phương tiện dạy học được sử dụng trong hệ thống dạy học này rất phong phú và hiện đại, chúng tiếp nhận được những tiến bộ của khoa học và công nghệ thời đại. Hệ dạy học cá thể hóa này tương ứng với nền giáo dục có qui mô lớn và trình độ phát triển rất cao. Cùng với hệ thống ngành, chuyên ngành đào tạo phong phú, đa dạng và luôn biến động, với những hình thức tổ chức đào tạo linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người [31], [34]. Tóm lại, đào tạo theo môđun là chương trình thiết thực, được triển khai nhiều nước trên thế giới và mang lại hiệu quả cao trong đào tạo đồng thời tạo ra mô hình dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và tự học của học sinh, sinh viên. Việc triển khai dạy học theo môđun là cần thiết và cần triển khai rộng áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau trong quá trình giáo dục đào tạo tại mỗi nước. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Chương trình đào tạo theo môđun đã có mặt từ những năm 70 của thế kỷ XX trong các chương trình của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Ở miền Bắc Việt Nam chương trình đào tạo theo môđun du nhập muộn hơn một chút cùng với các kỹ thuật và công nghệ mới chủ yếu từ các nước Đông Âu. Theo Vũ Quốc Chung (2018), trong quá trình đào tạo giáo viên của miền Bắc Việt Nam từ những năm 1970 đã thành lập các trạm đào tạo đại học, chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng môđun hóa để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong bối cảnh chiến tranh; đến những năm 1990 mô hình đào tạo tại chức theo hình thức từ xa phát triển mạnh, các trường đại học tiếp tục khai thác các môđun tài liệu giảng dạy để thuận lợi trong tổ chức hoạt động đào tạo giáo viên; gần đây thông qua Dự án Việt - Bỉ và các Dự án phát triển giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn nhiều tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên phổ thông bằng tài liệu theo môđun. Việt Nam phát triển chương trình đào tạo theo môđun từ năm 1988 thông qua đề tài “Thí sinh tự học” của Viện Nghiên cứu đại học và Giáo dục chuyên nghiệp về khả năng, điều kiện áp dụng dạy học theo môđun cho hiệu quả. Tuy nhiên đề tài được báo cáo thông qua năm 1989 nhưng chỉ mới dừng lại ở việc đề xuất điều kiện, nội dung áp dụng dạy học theo môđun [29]. Trong ngành Y tế có một vài tài liệu đề cập sơ bộ lý luận về dạy học theo môđun và thiết kế dạy học theo môđun như: “Sư phạm y học” NXB Y học - 1990; “Học theo môđun” NXB Y học - 1992; Bệnh học đại cương - NXB Y học 1993, [29]. Nghiên cứu về môđun, tác giả Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự đã công bố công trình "Vận dụng tiếp cận môđun vào việc đào tạo SV Trường ĐHSP Hà Nội”, trong đó đề xuất các quan niệm về xây dựng và sử dụng môđun trong dạy học, những lí luận về quy trình xây dựng và tổ chức dạy học với môđun. Đồng thời, tác giả và cộng sự của mình đã nghiên cứu và công bố về biên soạn môđun dạy học theo hướng tiếp cận hành vi giúp rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh[34],[37]. Tác giả Nguyễn Minh Đường trong công trình “Môđun kỹ năng hành nghề - phương pháp tiếp cận và biên soạn” đã đưa ra cơ sở lí luận về môđun dạy học; cách thức biên soạn môđun, tổ chức dạy học theo môđun trong đào tạo nghề cùng nhiều những kĩ thuật dạy học với môđun. Tác giả đã khái quát hóa về dạy học môđun đến hướng dẫn chi tiết kĩ thuật dạy học môđun, đầy có thể coi là công trình hoàn thiện về mặt lí luận về xây dựng và sử dụng môđun trong dạy học nghề [12]. Nối tiếp Nguyễn Minh Đường, tác giả Đỗ Huân đã xây dựng được cấu trúc chương trình đào tạo nghệ theo cấu trúc môđun, sản phẩm của luận án “Tiếp cận môđun trong xây dựng cấu trúc chương trình đào tạo nghề” đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận về chương trình học nghề theo tiếp cận môđun, dựa trên các quan điểm về triết học, về tâm lí học, về giáo dục học. Tác giả đã chỉ ra những nội dung cơ bản của định hướng xây dựng cấu trúc chương trình đào tạo nghề theo môđun và đề xuất quy trình xây dựng chương trình có cấu tạo môđun trong lĩnh vực đào tạo nghề ở Việt Nam bao gồm 5 thành phần: xác định nhu cầu làm việc; phân tích việc làm thành các nhiệm vụ, các kỹ năng thực hiện cần thiết; xây dựng khả năng học tập của học sinh; xây dựng cấu trúc chương trình môđun; biên soạn nội dung môđun, từ đó đi đến kết luận “vấn đề tiếp cận môđun trong xây dựng cấu trúc chương trình là vấn đề nghiên cứu có thực và cần thiết”. Như vậy, dạy học theo môđun là một tiếp cận mới, mặc dù có nhiều triển vọng, song chưa có nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm trong lĩnh vực này [24]. Tác giả Đặng Thị Oanh tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu của mình trong luận án “Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn luyện kỹ năng thiết kế công nghệ bài nghiên cứu tài liệu mới cho SV khoa hóa học Đại học sư phạm", theo tác giả để triển khai được một hệ thống dạy học kiểu mới thì việc biên soạn và tổ chức dạy học phải thực hiện theo tiếp cận môđun. Từ những đặc trưng cơ bản của một môđun dạy học, cấu trúc của môđun dạy học, tác giả đã tiếp cận môđun để xây dựng hệ thống kỹ năng thiết kế công nghệ bài dạy và rèn luyện kỹ năng dạy học cho SV sư phạm hóa học. Kết quả nghiên cứu TNSP cho thấy tài liệu biên soạn theo phương pháp môđun dùng cho SV tự học - cá thể hóa - có hướng dẫn cho phép SV phát huy các năng lực của bản thân. Tuy nhiên luận án chưa đưa ra các phương hướng, nguyên tắc, quy trình biên soạn tài liệu và các hình thức sử dụng tài liệu theo môđun [35]. Cũng theo hướng nghiên cứu ... cũng phù hợp với một trong các khuyến nghị chủ yếu của Hội nghị thế giới về “Giáo dục đại học trong thế kỉ XXI: Tầm nhìn và Hành động” (Paris 10/1998) chú ý việc nâng cao kiến thức thông qua nghiên cứu, cần thiết phải có một cái nhìn mới và mô hình mới của giáo dục đại học, đó là giáo dục lấy SV làm trung tâm. 1.3. Tài liệu theo môđun trong dạy học PPDH Toán ở trường CĐSP 1.3.1. Tài liệu theo môđun Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã làm thay đổi cơ chế hoạt động của nhiều ngành nghề, trong đó có tác động trực tiếp đến giáo dục, làm cho giáo dục đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học và kể cả kiểm tra đánh giá nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo đặt ra. Giáo dục đang trong thời kì công nghệ số, sự chuyển đổi về phương tiện dạy học có ảnh hưởng nhiều đến các hình thức dạy học trong đó có cả thay đổi về môđun dạy học, việc chuyển các chương trình đào tạo theo môđun thuộc lĩnh vực đào tạo nghề sang dạy học cho học sinh cũng là một bước chuyển quan trọng trong quá trình dạy học. Thuật ngữ môđun được sử dụng trong nhiều thuật ngữ của các ngành nghề kĩ thuật như kiến trúc, điện tử, kỹ thuật vũ khí, du hành vũ trụ... tuy nhiên các thuật ngữ môđun dùng trong mỗi lĩnh vực kĩ thuật lại bao hàm các nội dung và ý nghĩa khác nhau phù hợp với đào tạo ngành nghề đó nhưng nó có một đặc tính chung đó là tính thống nhất cao, được chia thành các tầng lớp khá logic đảm bảo cho các công đoạn của sản xuất kĩ thuật nhằm tăng năng suất lao động cho ngành nghề, mang lại chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh của nhân loại. Chuyển hóa các môđun đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ sang lĩnh vực giáo dục – đào tạo là một bước ngoặt lớn và vì vậy nội dung, hình thức của môđun trong dạy học cũng khác với môđun trong chương trình đào tạo nghề. Môđun trong dạy học tập trung vào vấn đề hướng dẫn tự học cho học sinh thông qua tài liệu, trước đây là tài liệu giấy, ngày này công nghệ phát triển có thể còn chuyển được từ tài liệu giấy sang tài liệu online giúp kết nối người học ở mọi nơi, từ đó giúp học sinh có thể tự học mọi lúc, mọi nơi. Tài liệu theo môđun sử dụng trong dạy học được thiết kế bao gồm các môđun dạy học, mỗi môđun có thể được phân thành các môđun nhỏ hơn gọi là môđun thứ cấp. Môđun dạy học thường được cấu trúc là một đơn vị chương trình dạy học có tính tương đối độc lập và được cấu trúc đặc biệt giúp phục vụ cho người học trong đó có chứa đựng mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học cũng như hệ thống các công cụ đánh giá kết quả tạo thành một chỉnh thể. Mỗi môđun dạy học thuộc tài liệu theo môđun có những đặc điểm sau: - Tính trọn vẹn của tài liệu: Mỗi môđun dạy học đều mang chủ đề xác định giúp người học tự xác định mục tiêu, phương pháp, nội dung dạy học và quy trình dạy học, vì vậy môđun dạy học không phụ thuộc vào nội dung đã có. - Tính cá nhân hóa Tính cá nhân hóa có nghĩa tài liệu theo môđun chú ý tới trình độ nhận thức và các điều kiện khác nhau của người học. Ngoài ra, tài liệu theo môđun có khả năng tạo ra cho người học nhiều cơ hội phù hợp với đặc điểm học tập của bản thân. - Tính tích hợp Tài liệu theo môđun thiết kế được liên thông và tích hợp kiến thức nhiều phần, nhiều môn học với nhau giúp người học có được nền tảng về các môn học và thấy rõ sự gắn chặt chẽ giữa các khối kiến thức trong các môn học với nhau. - Tính phát triển Tài liệu theo môđun thiết kế theo hướng mở để hoàn toàn có thể thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm cá nhân người học và mô hình đào tạo của mỗi trương. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Môđun dạy học là một đơn vị chương trình tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học. Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh” [37]. Cần lưu ý môđun dạy học không phải là một giáo trình hay tài liệu chuyên khảo mà là một tài liệu được thiết kế theo các nội dung kiến thức cần học và tuân theo một logic nhất định, môđun dạy học có thể bao gồm kiến thức của toàn học kì, hoặc một phần kiến thức của học kì, một chương hoặc cũng có thể là một đơn vị kiến thức thuộc một bài cụ thể. Môđun có thể chia thành các mắt xích khác nhau, mỗi mắt xích là một đơn vị kiến thức cần nghiên cứu. các kiến thức này có liên quan chặt chẽ với nhau, yêu cầu người học phải nắm được môđun trước mới tiếp tục nghiên cứu môđun sau, nhưng nó lại hoàn toàn độc lập nhau để người học chủ động lựa chọn phần môđun phù hợp với năng lực cá nhân để thực hiện nghiên cứu nhắm tự chiếm lĩnh kiến thức bao hàm trong môđun đó. Môđun dạy học có các đặc điểm sau: - Được thiết kế thông qua các tình huống dạy học liên quan đến một đơn vị kiến thức cần nghiên cứu, một nội dung dạy học tường minh; - Được thiết kế dựa trên hệ thống mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi, có thể quan sát được, đo lường được; - Môđun dạy học được có những đề kiểm tra trước và sau giờ học nhằm đánh giá quá trình dạy học kịp thời điều chỉnh việc học tập của học sinh; - Môđun dạy học chứa nhiều thông tin về học tập như mục tiêu, tài liệu tham khảo, nhiệm vụ tự học; các nội dung cần nghiên cứu, các bài kiểm tra đủ theo quy trình dạy học giúp người học có thể học hoàn toàn mà không nhất thiết cần có giáo viên; - Mỗi môđun dạy học là độc lập về phần kiến thức cần nghiên cứu tuy nhiên vẫn có mối liện hệ chặt chẽ với kiến thức của môđun trước đó hoặc sau đó; - Môđun dạy học được chia thành nhiều loại: Môđun sơ cấp; môđun thứ cấp; tiểu môđun...trong đó môđun sơ cấp ít nhất hàm lượng kiến thức cũng phải tương đương một chương/phần trong chương trình đào tạo. Với những đặc điểm ưu việt của môđun thì môđun dạy học có vai trò và ý nghĩa hết sức cần thiết đối với quá trình dạy học cho sinh viên, học sinh và có các chức năng sau: - Một môđun dạy học được thiết kế tương ứng với một chủ đề/nội dung dạy học đã xác định được xác định mục tiêu rõ ràng, các học liệu tham khảo, các nhiệm vụ học tập, đề kiểm tra đánh giá. Mỗi sinh viên sẽ lần lượt học qua các môđun, học xong tiểu môđun này, đạt mục tiêu đề ra thì SV học tiếp tiểu môđun tiếp theo và lặp lại vòng lặp cho đến khi kết thúc quá trình học tập. - Tuy nhiên, vì môđun có tính độc lập tương đối về nội dung kiến thức, nên hoàn toàn có thể xây dựng mỗi môđun theo các hình thức khác nhau, mở rộng thêm các nội dung kiến thức nhằm phân hóa đối tượng SV trong quá trình học. - Nội dung và hình thức các môđun có thể không nhất thiết phải sắp theo một chuẩn quy định mà hoàn toàn có thể thay đổi quy trình nhằm đáp ứng sự phù hợp với mục tiêu của chương trình đào tạo, do vậy tài liệu môđun dạy học giúp ích rất nhiều cho mỗi SV trong việc cung cấp kiến thức đơn ngành và liên ngành. - Có thể tổ chức các nhóm nhà khoa học có uy tín, các GV có nhiều kinh nghiệm để biên soạn môđun đảm bảo chất lượng dùng làm tài liệu trong dạy học tại các nhà trường. Môđun dạy học đặc trưng cho một đơn vị kiến thức cần học, môđun sơ cấp thường vừa và nhỏ gọi là môđun lớn, môđun thứ cấp thường được coi là môđun nhỏ hoặc cũng có thể là tiểu môđun chứa đựng tài liệu học tập, thuận tiện hướng dẫn học sinh tự học hoặc tự học có sự hướng dẫn của GV. Môđun dạy học có ý nghĩa như một chương trình dạy học thể hiện được đầy đủ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học. Một môđun dạy học bao gồm 3 phần chính (sơ đồ 1.1) Hệ vào Thân môđun Hệ ra Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của môđun dạy học (1) Hệ vào gồm: Tên gọi/tiêu đề hoặc tên chủ đề của môđun; giới thiệu môđun và cách sử dụng môđun; mục tiêu môđun trong đó chỉ rõ các kiến thức kỹ năng, thái độ của người học phải đạt được sau khi học với môđun. (2) Thân môđun bao gồm các nhiệm vụ học tập; nội dung học liệu, các tài liệu tham khảo cho sinh viên và các kiến thức cần nghiên cứu giúp cho SV tự khám phá và tiếp thu tri thức từ thân môđun. Thân môđun là bộ phận quan trọng của môđun, nếu là môđun lớn thì thân môđun có thể lại bao gồm các môđun nhỏ hơn (các môđun thứ cấp hoặc các tiểu môđun). Mỗi tiểu môđun gồm các phần: Mở đầu; Nội dung và phương pháp học tập; kiểm tra trung gian. (3) Hệ ra gồm: Một bản tổng kết chung; Một kiểm tra kết thúc; Hệ thống chỉ dẫn để tiếp tục học. Nếu đạt tất cả mục tiêu của môđun, SV chuyển sang môđun tiếp theo. Nếu không qua được phần lớn các kiểm tra kết thúc thì SV phải học lại môđun. [11], [21], [32]. 1.3.2. Nguyên tắc thiết kế tài liệu theo môđun cho sinh viên Trong luận án này chúng tôi nghiên cứu thiết kế tài liệu theo môđun môn Toán học THCS (Học kỳ 2 năm thứ nhất) trong chương trình PPDH Toán ở trường CĐSP nước CHDCND Lào. Để tổ chức thực hiện dạy học môn Toán học THCS theo hướng tăng cường NLTH cho SV, chúng tôi đã biên soạn bộ tài liệu có hướng dẫn theo môđun gồm có tài liệu có hướng dẫn và tài liệu bổ trợ kiến thức. Để xây dựng tài liệu theo môđun phải đảm bảo: (i) Đặc điểm nội dung kiến thức học phần Toán học THCS; (ii) Phải xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý và trình độ kiến thức của SV; (iii) Tài liệu phải phối hợp logic khoa học và logic quá trình nhận thức; (iv) Tài liệu có tác dụng hướng dẫn tự học; (v) Hình thức thiết kế tài liệu phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: Có lời giới thiệu về môđun; có yêu cầu thực hiện; có nội dung cần thực hiện; có hình thức kiểm tra đánh giá; (vi) Tài liệu theo môđun phải đảm bảo tính thẩm mỹ. Thiết kế tài liệu theo môđun về PPDH Toán cho sinh viên ở trường CĐSP nước CHDCND Lào để cải tiến phẩm chất trong đào tạo giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng và phát triển nghề giáo viên có tốt hơn từng bước. Chúng tôi thiết kế tài liệu theo môđun vè PPDH Toán này để phục vụ ở trường CĐSP nước CHDCND Lào, được phát triển theo phương hướng đào tạo giáo viên thì nhấn mạnh khuyến khích nghề giáo viên để làm cho sinh viên sư phạm khi tốt nghiệp tại trường CĐSP có chất lượng , kiến thức và hiểu trong môn hoc của minh. Trong luận án này, chúng tôi thiết kế tài liệu theo môđun quan tâm về các nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính khoa học của thiết kế tài liệu theo môđun thực hiện. Nguyên tắc này trong nội dung của các thiết kế tài liệu theo môđun có đảm bảo chất lượng, tính chính xác có phù hợp với nội dung môn Toán học THCS theo chương trình. - Đảm bảo tính chất lượng sư phạm của nội dung thiết kế tài liệu theo môđun. Nhằm làm sáng tỏ phú hợp trình độ nhận thức của sinh viên, yêu cầu mức độ hợp lý, phải nâng cao mức độ yêu cầu để phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong nhận thức của SV sư phạm Toán học. - Đảm bảo tính khả thi của thiết kế tài liệu theo môđun.Nguyên tắc này về thiết kế tài liệu theo môđun đưa ra là có khả năng vận dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học Toán học ở bậc CĐSP. - Đảm bảo tính thực tiễn. Đó là nội dung và cách trình bày các thiết kế tài liệu theo môđun, mức độ kiến thức ở CĐSP gắn liên với trừng THCS và PT là phư hợp, hợp lý sử dụng cho SV. 1.3.3. Quy trình thiết kế tài liệu theo môđun trong dạy học PPDH Toán Quá trình thiết kế tài liệu theo môđun trong dạy học hay gọi tắt là môđun dạy học là quá trình môđun hóa tài liệu, đây là kỹ thuật hiện đại của việc tổ chức biên soạn các nội dung học tập của học sinh trong một chương trình đào tạo của một bậc học. Môđun hóa tài liệu sẽ tạo ra một tài liệu hữu ích sử dụng cho sinh viên tự học, giúp SV kết nối giữa lý thuyết và thực hành, giữa nội dung, phương pháp và hoạt động kiểm tra, đánh giá. Nhờ hoạt động kết nối này bồi dưỡng và phát triển được một số năng lực của SV, đặc biệt là năng lực tự học. Tài liệu theo môđun khi đã được môđun hóa sẽ đảm bảo tính toàn diện cả về phương diện cấu trúc và phương diện quá trình dạy học. Vì vậy, tài liệu môđun hóa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học của SV và hoạt động dạy của GV trong quá trình dạy học toán học cho dù nó được thực hiện dưới hình thức nào. Tài liệu sau khi môđun hóa có hình thái cấu trúc như cấu trúc của môđun dạy học (bao gồm Hệ vào, Thân môđun và Hệ ra môđun) và mang đầy đủ tính trọn vẹn của môđun dạy học, thể hiện ở những đặc điểm sau: - Trọn vẹn về phát triển năng lực cho SV: SV sẽ được phát triển một số năng lực sau khi nghiên cứu và tự học với tài liệu môđun dạy học giúp SV vừa tiếp thu tri thức, vừa rèn luyện kĩ năng và có thái độ đúng đắn hơn trong quá trình học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Việc tự khám phá tri thức với môđun dạy học giúp SV chủ động trong quá trình học tập và giúp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. - Trọn vẹn về cấu trúc môđun: Nội dung dạy học môđun khá phong phú, có cấu trúc logic đảm bảo theo một tiến trình dạy học, gồm đầy đủ các thành tố của một quá trình dạy học (mục tiêu dạy học, tài liệu tham khảo, nhiệm vụ học tập; kiểm tra đánh giá đầu vào, đầu ra, nội dung kiến thức cần nghiên cứu...), đặc biệt các môđun có các tình huống dạy học điển hỉnh, SV phát triển được các năng lực sau khi giài quyết các tình huống đó. Định hướng quy trình thiết kế tài liệu theo môđun là trình tự công việc, là các bước phải làm từ bước chuẩn bị, đến bước ra sản phẩm, để đảm bảo chất lượng và việc thiết kế tài liệu có hiệu quả, việc thiết kế tài liệu thường theo các bước cơ bản sau: 1.3.3.1.Chuẩn bị kịch bản + Xác định mục tiêu bài học + xác định nội dung kiến thức cho bài giảng: Theo chuẩn kiến thức giáo trình hoặc sách giáo khoa của môn học. + Thiết kế kịch bản dạy học: Phân nhỏ kiến thức theo phương pháp dạy học chương trình hóa. Theo cách này, mỗi lượng kiến thức nhỏ sẽ được xác định bởi một câu hỏi chính và một câu hỏi gợi mở. Kết quả của bước này là ta có hệ thống câu hỏi. 1.3.3.2. Chuận bị học liệu môn Toán học THCS + Bài giảng văn bản văn bản có yêu cầu sau đây: - Thời lượng của bài giảng. - Mục tiêu người học cần đạt về kiến thức và kỹ năng. - Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cần phải có để tiếp thu bài giảng này. - Toàn văn bài giảng quy định viết trong các định dạng + Danh mục các tài liệu tham khảo chính (trong nước và ngoài nước) + Các học liệu đa phương tiện liên quan đến kiến thức của bài giảng. + Nệ thống bài tập, câu hỏi chắc nghiệm. + Tính tương tác: Hoạt của GV và hoạt động của SV Ví dụ như với môn Toán học THCS trong chương trình đào tạo GV Toán ở trường CĐSP nước CHDCND Lào có thể thiết kế các môđun về PPDH Toán theo từng nội dung cụ thể trong giáo trình đào tạo như: Môđun "PPDH Lũy thừa, đẳng thức, căn bậc hai", môđun "PPDH hình học trong mặt phẳng", môđun "PPDH Hàm số bậc nhất, bất phương trình",... Đồng thời GV có thể biên soạn thành các môđun lý thuyết, môđun bài tập, môđun bổ trợ để hỗ trợ SV học tập. 1.3.4. Quy trình sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học ở trường CĐSP nước CHDCND Lào Tài liệu theo môđun có phát huy được tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học hay qua đó góp phần giúp nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên toán ở trường CĐSP nước CHDCND Lào hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng và hướng dẫn cho sinh viên học tập với tài liệu đã thiết kế. Trong quá trình sử dụng tài liệu, giảng viên các trường CĐSP cần lưu ý các nguyên tắc sau: + Sử dụng tài liệu theo môđun làm một tài liệu tham khảo trong dạy học dành cho giảng viên và cho sinh viên. Sử dụng tài liệu trong tất cả các pha của quá trình dạy học (tự học có hướng dẫn của GV; tự học hoàn toàn; phối hợp giữa tự học của SV và dạy học của GV) + Khi sử dụng tài liệu cần điều chỉnh lại các phần và nội dung các phần đảm bảo cho phù hợp với người học. + GV sử dụng tài liệu theo môđun trong quá trình lên lớp cần thay đổi phương pháp dạy học truyền thống, nếu không thay đổi thì tài liệu theo môđun không phát huy được tác dụng. Việc sử dụng tài liệu sẽ có nhiều hình thức nhưng GV nên chú ý hướng dẫn SV nghiên cứu tài liệu: đọc lướt, đọc nguyên văn, đọc sâu có tóm tắt; sử dụng tài liệu khi học ở nhà, lúc chuẩn bị học bài, làm bài tập, chuẩn bị xemina + Sử tài liệu theo môđun trong ôn tập, củng cố. Nhiệm vụ học tập lúc này thường rất nặng. Số lượng câu hỏi và bài tập nhiều. Nếu không có sự hướng dẫn của GV thì chắc chẵn các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tự học. Quy trình sử dụng tài liệu theo môđun có thể theo mô hình dưới đây[27]: Giới thiệu về modun SV nghiên cứu mođun thứ nhất để giải quyết vấn đề đặt ra SV học tập theo nhịp độ riêng của mình SV tự đánh giá bằng các Test trung gian Nghiên cứu mođun tiếp theo GV hướng dẫn, giúp đỡ,... SV đánh giá Và được đánh giá bằng test kết thúc Đạt Không đạt 1.3.5. Phương pháp và tiêu chí đánh giá tài liệu theo môđun Cũng như các tài liệu dạy học khác, tài liệu theo môđun được xây dựng và sử dụng như một tài liệu dạy học cho sinh viên. Do vậy, trước khi đưa vào sử dụng một cách chính thức, đảm bảo chính xác thì tài liệu phải được đánh giá về chất lượng, do đó phải xây dựng tiêu chí và sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá tài liệu. 1.3.5.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá tài liệu tự học theo môđun Tác giả sử dụng các tiêu chí đánh giá theo bảng hỏi để xin ý kiến chuyên gia theo các mức độ phù hợp hay không phù hợp trong dạy học ở trường Cao đẳng với thang đo Liket 5 mức độ gồm: Mức 1:Rất không đồng ý Mức 2: Không đồng ý Mức 3: Phân vân Mức 4: Đồng ý Mức 5: Rất đồng ý TTT Tiêu chí Mức độ 1 2 3 4 5 1 Mục tiêu dạy học của từng môđun, tiểu môđun phù hợp với chuẩn đầu ra cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2 Nội dung kiến thức trong tài liệu theo môđun có chính xác và logic 3 Tài liệu theo môđun có cấu trúc phù hợp với đặc điểm nhận thức và tiến trình tiếp nhận tri thức của sinh viên 4 Tài liệu theo môđun trình bày đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ và thân thiện 5 Hệ thống câu hỏi kiểm tra trong tài liệu bám sát mục tiêu dạy học 6 Dạng bài tập thiết kế trong tài liệu phù hợp với nội dung chương trình dạy học đối với sinh viên 7 Phần hướng dẫn giải bài tập hợp lí, chính xÁC và phù hợp với đặc điểm của sinh viên 8 Tài liệu theo môđun phản hồi thông tin kịp thời về kiến thức đạt được giúp sinh viên điều chỉnh hoạt động học tập của mình 9 Tài liệu theo môđun giúp cho SV rèn luyện kỹ năng tự học 10 Tài liệu hướng dẫn theo môđun đã giúp SV tự lực chiếm lĩnh tri thức trong quá trình học tập 11 Tài liệu hướng dẫn theo môđun giúp nâng cao hứng thú trong học tập của sinh viên 1.3.5.2. Phương pháp đánh giá tài liệu tự học theo môđun Để đánh giá tài liệu tự học theo môđun, đề tài nghiên cứu sử dụng phướng pháp xin ý kiến chuyên gia về các nội dung đã đề xuất. Đối tượng xin ý kiến là giảng viên giảng dạy môn Toán và sinh viên ngành Toán thuộc các trường Cao đẳng sư phạm tại nước cộng hòa DCND Lào, xử lí số liệu và tổng hợp kết quả chuyên gia, sử dụng phương pháp thống kê để xử lí số liệu và điều chỉnh lại nội dung của môđun trước khi đưa vào thực nghiệm Phiếu xin ý kiến chuyên gia như sau: Mức 1:Rất không đồng ý Mức 2: Không đồng ý Mức 3: Phân vân Mức 4: Đồng ý Mức 5: Rất đồng ý TTT Tiêu chí Nội dung góp ý Mức độ đạt được 1 2 3 4 5 1 Mục tiêu dạy học của từng môđun, tiểu môđun phù hợp với chuẩn đầu ra cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2 Nội dung kiến thức trong tài liệu theo môđun có chính xác và logic 3 Tài liệu theo môđun có cấu trúc phù hợp với đặc điểm nhận thức và tiến trình tiếp nhận tri thức của sinh viên 4 Tài liệu theo môđun trình bày đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ và thân thiện 5 Hệ thống câu hỏi kiểm tra trong tài liệu bám sát mục tiêu dạy học 6 Dạng bài tập thiết kế trong tài liệu phù hợp với nội dung chương trình dạy học đối với sinh viên 7 Phần hướng dẫn giải bài tập hợp lí, chính xÁC và phù hợp với đặc điểm của sinh viên 8 Tài liệu theo môđun phản hồi thông tin kịp thời về kiến thức đạt được giúp sinh viên điều chỉnh hoạt động học tập của mình 9 Tài liệu theo môđun giúp cho SV rèn luyện kỹ năng tự học 10 Tài liệu hướng dẫn theo môđun đã giúp SV tự lực chiếm lĩnh tri thức trong quá trình học tập 11 Tài liệu hướng dẫn theo môđun giúp nâng cao hứng thú trong học tập của sinh viên 1.4. Thực trạng về dạy học về PPDH Toán trong đào tạo giáo viên ở Trường CĐSP nước CHDCND Lào Trước năm 1996, Chương trình đào tạo theo niên chế ở Trường CĐSP nước CHDCND Lào được ban hành và Giáo trình của nước CHDCND Lào đã biên soạn và sử dụng. Hiện nay, chương trình đào tạo theo tín chỉ được thực hiện theo giáo trình môn Toán của Bộ GD và TT (2010) và giảng dạy đào tạo trình độ Cao đẳng đối với SV CĐSP Lào. Đến năm 2014, Bộ Giáo dục và Thể thao tiếp tục giao cho các Trường CĐSP đào tạo trình độ đại học đối với SV sư phạm của Lào. Để điều tra thực trạng giảng dạy PPDH Toán ở trường CĐSP nước CHDCND Lào, chúng tôi thiết kế và phát phiếu khảo sát 35 GV dạy PPDH Toán ở 2 trường CĐSP nước CHDCND Lào gồm: Trường CĐSP Ban keun,Trường CĐSP Sa Văn Na Khệt. Đối với nội dung điều tra việc GV sử dụng các phương pháp dạy học cho SV toán với kết quả như sau: Mức độ sử dụng Các PPDH Thườngxuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng Thuyết trình 63% 35% 2% Vấn đáp 70% 30% 0% Phát hiện và giải quyết vấn đề 53% 44% 3% Kết quả điều tra cho thấy rằng GV đã dùng nhiều phương pháp, trong đó phương pháp vấn đáp được vận dụng nhiều nhất 70%, ít sử dụng chiếm 30% và không vận dụng chiếm 0%, phương pháp vấn đáp này có cả SV đặt câu hỏi để SV trả lời và GV đặt câu hỏi rồi GV đó tự trả lời. Qua quan sát thấy rằng GV khi đặt câu hỏi đa số SV lại trả lời ngay mà không để thời gian cho SV suy nghĩ. Phương pháp thuyết trình cũng tương tự như phương pháp vấn đáp, GV đã vận dụng nhiều chiếm 63%, ít sử dụng chiếm 35% và không vận dụng chiếm 2%. Điều đó làm cho nhiều SV khi không hiểu cũng không dám hỏi lại GV và hơn nữa bản thân SV không biết chỗ hỏi, chỉ cố học cho hết giờ. Ngoài ra, trong giờ học còn có SV không chú ý lắng nghe lời giảng hoặc làm việc diễn đạt trong tiết học đó, Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề là một phương pháp giúp SV phát triển sự suy nghĩ và tăng cường sự chú ý trong việc học nhưng trong thực tế phương pháp này GV lại vận dụng ít hơn. Qua sự điều tra, GV vận dụng nhiều chiếm 53%, vận dụng ít chiếm 44%, và có GV không vận dụng chiếm 3%. Phương pháp phát hiện giải quyết vấn đề là một phương pháp giúp SV phát triển sự suy nghĩ và tăng cường sự chú ý trong việc học nhưng trong thực tế phương pháp này SV lại vận dụng ít hơn. Để tìm hiểu về thực trạng dạy học kiến thức PPDH toán trong học phần Toán học THCS cho sinh viên ở trường CĐSP nước CHDCND Lào, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn sâu các sinh viên đang học tập tại 2 trường CĐSP Viêng Chăn và Sa Văn Na Khệt thông qua các câu hỏi như sau: Câu 1. Trong học phần PPDH Toán, anh chị được học nội dung nào đưới đây Lý luận và PPDH đại cương PPDH nội dung cụ thể môn Toán Phương pháp giải toán Kết quả: Tất cả SV trả lời khảo sát, phỏng vấn đều cho biết đối với học phần PPDH Toán các em được học các kiến thức đại cương về lý luận và PPDH toán chứ không được học PPDH các nội dung cụ thể ở trường phổ thông, còn các môn Toán học THCS và Toán học THPT dạy cho các em kiến thức về phương pháp giải toán. Câu 2. Ngoài học phần PPDH môn Toán, anh/chị có được học về PPDH các chủ đề cụ thể môn Toán hay không? Không được học Có nhưng ít Được học nhiều Kết quả: 100% SV trả lời phỏng vấn, khảo sát đều cho biết các em không được học các chủ đề cụ thể môn Toán ở trong chương trình mà chủ yếu Câu 3. Đối với học phần Toán học THCS, anh/chị có được học kiến thức về PPDH phương trình, PPDH hình học không? Không được học Có nhưng ít Được học nhiều Kết quả: SV trả lời khảo sát, phòng vấn đều cho biết các em được học phương pháp theo chủ đề trong môn Toán học THCS chứ không được học kiến thức về PPDH phương trình hay PPDH hình học. Qua điều tra cho thấy, SV chỉ được đào tạo về PPDH toán theo kiến thức đại cương và phương pháp giải toán theo chủ đề, nhưng không được đào tạo về PPDH theo các chủ đề cụ thể của môn Toán ở trường phổ thông mà chủ yếu là SV tự học nhưng hiện nay ở trường CĐSP của CHDCND Lào chưa có các tài liệu học tập để hỗ trợ SV tự học một cách hiệu quả. Chúng tôi đã tiến hành dự giờ giảng dạy các môn PPDH Toán ở một số trường CĐSP nước CHDCND Lào và nhận thấy rằng: Đa số các GV đều nhận thức về mức độ hoạt động học tập của SV CĐSP, vai trò của việc tổ chức tự học môn Toán học THCS cho SV CĐSP, điều tra về việc bồi dưỡng và vận dụng PPDH có tính chất khích lệ chuyển sang tạo hứng thú cho SV tích cực tham gia trong học tập là rất cần thiết, tuy nhiên các GV lại chưa đổi mới PPDH theo hướng tổ chức hướng dẫn SV tự học trong quá trình dạy học mà chủ yếu các GV vẫn tổ chức dạy học theo các phương pháp truyền thống như trước đây thuyết trình, diễn giải, vấn đáp,... khi dạy học môn Toán và cho rằng việc tự học là của SV phải chủ động, việc giao chủ đề cho SV và tổ chức cho SV seminar trong quá trình dạy học; việc giao bài tập, yêu cầu SV tự học để hoàn thành chiếm tỉ lệ rất nhỏ, còn kiểm tra thỉnh thoảng mới được GV thực hiện. Như vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc tự học của SV chưa đạt hiệu quả cao. Ngoài ra khi điều tra về việc hướng dẫn cho SV, kết quả thu được cho thấy: Các GV thường hướng dẫn cho SV tự học môn Toán học THCS như: Hướng dẫn SV đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo trước khi lên lớp, yêu cầu SV làm các bài tập trong giáo trình chiếm đến 90%, các hoạt động như làm các dự án học tập theo chủ đề, hướng dẫn SV tự học qua hệ thống internet, tự học qua diễn đàn trao đổi với GV và SV khác chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ 5,7%, một số GV thỉnh thoảng mới hướng dẫn SV tự học qua việc tìm kiếm các tài liệu tại thư viện. Như vậy, chúng tôi nhận thấy cũng như chưa hướng dẫn cho SV tìm ra các cách tự học đạt hiệu quả cao nhất, đa phần GV đều cho rằng việc tự học là việc của SV phải chủ động. Thống kê kết quả thu được từ những phiếu hỏi, có thể thấy: Hầu hết các GV đều có xu thế sử dụng những PPDH truyền thống hơn là những PPDH không truyền thống - những phương pháp có lợi thế cho việc dạy học môn PPDH Toán học ở trường CĐSP. Hầu như GV đều ngại thay đổi những cách thức dạy học mà họ đã sử dụng quen thuộc. Nhiều GV cho rằng những PPDH theo xu hướng đổi mới (phạm vi ở đây đề cập đến 3 phương pháp là PPDH hợp tác theo nhóm, PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề và PPDH có khai thác sự hỗ trợ của CNTT) ít được sử dụng hoặc chưa có hiệu quả tốt. Hầu hết các GV quen dùng những PPDH truyền thống và cho rằng chúng vẫn đáp ứng được những yêu cầu nhất định trong dạy học môn Toán học THCS. Nội dung môn Toán học THCS trong chương trình PPDH Toán được thực hiện sau khi SV đã học tập và nghiên cứu học phần “Phương pháp dạy học toán” gồm các kiến thức đại cương về lý luận và phương pháp dạy học nói chung, bộ môn Toán ở trường phổ thông nói riêng. Nội dung môn Toán học THCS chủ yếu chương trình Đại số, Hình học, Lượng giác. Nghiên cứu dạy học môn Toán học THCS là tổ chức cho SV nghiên cứu, vận dụng các kiến thức đã học để giải thích diễn đạt, đồng thời để học tập tốt học phần tiếp theo trong chương trình đào tạo. Cùng với các học phần nghiệp vụ sư phạm về Tâm lý học, Giáo dục học đại cương, các học phần Toán học THCS nói trên đã tạo cho SV một nền học vấn phong phú, vững chắc về tri thức, kỹ năng cần thiết để dạy học Toán, môn Toán học THCS sẽ giúp cho SV nắm một cách vững chắc và cơ bản hệ thống PPDH, các kỹ năng cơ bản dạy học Toán học ở trường phổ thông.Thông qua môn Toán học THCS SV sẽ nắm vững, hiểu biết một cách đầy đủ về cấu trúc chương trình, nội dung SGK trong đó có những vấn đề mới, vấn đề khó, cần lưu ý trong các bài cụ thể của SGK Toán học phổ thông. SV nghiên cứu chi tiết nội dung các kiến thức Toán học đại cương, Đại số, Hình học, Lượng giác, các lý thuyết và công thức Toán học cụ thể để lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp dạy học các bài đó. Nghiên cứu, thực hiện môn Toán học THCS là tổ chức cho SV vận dụng kiến thức tổng hợp đã học được để thực hiện các bài dạy Toán học phổ thông ở trường Sư phạm. Đây là bước chuẩn bị, tập dượt quan trọng cho SV trước đợt thực tập tốt nghiệp của khóa học và tạo nền tảng cho SV sau khi ra trường để trở thành GV dạy tốt môn Toán ở trường phổ thông. Để làm tốt điều này đỏi hỏi SV phải nắm vững nội dung chương trình, SGK Toán học phổ thông, phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học hoàn thiện kỹ năng thiết kế kế hoạch bài dạy, kỹ năng dạy học và sử dụng tài liệu môn PPDH Toán học, biểu diễn trong diễn đạt dạy học Toán, mặt khác, phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện và kỹ thuật dạy học hiện đại, phải đưa CNTT trở thành phương tiện hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới Toán học THCS. Đồng thời, bằng dự giờ, quan sát một số tiết dạy học Toán học THCS trong chương trình như; Với những tình huống dạy học khác nhau: Dạy khái niệm, dạy định lý, luyện tập. Chúng tôi thấy những số liệu, kết quả thu được từ những phiếu điều tra đã phản ánh đúng tình hình dạy và học môn PPDH Toán học ở CĐSP Lào: Chủ yếu GV còn sử dụng những PPDH truyền thống, nặng về thuyết trình, giảng giải hơn là tổ chức, khuyến khích SV tham gia các hoạt động nhận thức, SV thường thụ động và ghi chép một cách máy móc những điều GV nói và viết, ít tham gia xây dựng bài học, đặc biệt là rất ít khi hỏi lại GV những điều chưa hiểu, những băn khoăn, thắc mắc,... Chúng tôi cũng tìm hiểu, phỏng vấn sâu về những khó khăn của GV THCS khi áp dụng các kiến thức của môn PPDH Toán, đã được học ở Trường CĐSP Nước CHDCND Lào vào dạy học ở trường THCS thì cho thấy nhiều giáo viên Toán THCS không thấy được mối liên hệ giữa các khái niệm, tính chất của các kiến thức Toán cao cấp (như Đại số đại cương, Giải tích,...) với việc trình bày các khái niệm, tính chất trong Đại số, Hình học, Lượng giác ở THCS. GV thường không thấy được môn học ở tầm tổng quát, cũng không thấy hết được tính công cụ của môn học, cũng như những mối liên hệ của học phần Toán học THCS với các môn học khác. GV chưa chịu khó tìm tòi, cải tiến PPDH. trong giờ giảng dạy, không ít GV còn nặng về thuyết trình hơn là khuyến khích SV hoạt động học tập, SV ít tham gia xây dựng nội dung bài, thường chỉ ghi chép một cách máy móc, chưa coi trọng vai trò chủ thể của người học.GV không tạo ra tình huống gợi vấn đề cho SV tham gia chiếm lĩnh tri thức nên họ cũng học tập một cách thụ động. Mặc dù GV trường CĐSP đều đã tiếp cận và biết sử dụng những PPDH truyền thống như: Phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp thuyết trình, phương pháp gợi mở - vấn đáp...hóa nội dung học tập x x Biết tự tìm tòi, mở rộng đào sâu kiến thứcToán học THCS x x Biết vận dụng kiến thức Toán học THCS vào thực tiễn x x Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, khắc phục khó khăn trong học tập x x Biết hợp tác,chia sẽ trong học tập x x Biết tranh luận, phản bác và bảo vệ ý kiến của cá nhân hoặc nhóm x x Biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập x x - Kết quả theo dõi với SV Chăn Chi La Bảng 3.17. Bảng kết quả theo dõi hoạt động tự học của SV Chăn Chi La Các tiêu chí Trước khi TNSP Sau khi TNSP Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tự nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề học tập và xác định mục đích, nhiệm vụtự học một cách tự giác, tự động x x Chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập x x Biết phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nội dung học tập x x Biết tự tìm tòi, mở rộng đào sâu kiến thức Toán học THCS x x Biết vận dụng kiến thức Toán học THCS vào thực tiễn x x Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, khắc phục khó khăn trong học tập x x Biết hợp tác, chia sẽ trong học tập x x Biết tranh luận, phản bác và bảo vệ ý kiến của cá nhân hoặc nhóm x x Biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập x x - Kết quả theo dõi đối với SV Phon Tịp Bảng 3.18. Bảng kết quả theo dõi hoạt động tự học của SV Phon Tịp Các tiêu chí Trước khi TNSP Sau khi TNSP Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tự nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề học tập và xác định mục đích, nhiệm vụ tự học một cách tự giác, tự động x x Chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập x x Biết phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nội dung học tập x x Biết tự tìm tòi, mở rộng đào sâu kiến thứcToán học THCS x x Biết vận dụng kiến thức Toán học THCS vào thực tiễn x x Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, khắc phục khó khăn trong học tập x x Biết hợp tác, chia sẽ trong học tập x x Biết tranh luận,phản bác và bảo vệ ý kiến của cá nhân hoặc nhóm x x Biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập x x - Kết quả theo dõi đối với SV Phim Ma Chăn Bảng 3.19. Bảng kết quả theo dõi hoạt động tự học của SV Phim Ma Chăn Các tiêu chí Trước khi TNSP Sau khi TNSP Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tự nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề học tập và xác định mục đích, nhiệm vụ tự học một cách tự giác, tự động x x Chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập x x Biết phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nội dung học tập x x Biết tự tìm tòi, mở rộng đào sâu kiến thức Toán học THCS x x Biết vận dụng kiến thức Toán học THCS vào thực tiễn x x Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, khắc phục khó khăn trong học tập x x Biết hợp tác, chia sẽ trong học tập x x Biết tranh luận, phản bác và bảo vệ ý kiến của cá nhân hoặc nhóm x x Biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập x x Như vậy, Sử dụng tài liệu theo môđun PPDH môn Toán THCS cho SV trường CĐSP nước CHDCND Lào có thể phát triển được năng lực tự học của SV; các SV được bổ trợ thêm kiến thức về PPDH các nội dung cụ thể, đảm bảo đủ nền tảng cơ bản về PPDH các nội dung liên quan đến toán ở trường THCS nước CHDCND Lào. 3.7. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tài liệu theo môđun PPDH môn Toán học THCS Sau quá trình thực nghiệm sư phạm, sử dụng bộ công cụ đã thiết kế tại mục 1.3.5, chúng tôi tiến hành xin ý kiến chuyên gia là các giảng viên toán thuộc các trường CDDSP nước CHDCND Lào để đánh giá mức độ phù hợp và chất lượng của bộ tài liệu, kết quả như sau: Bảng 3.20. Kết quả xin ý kiến chuyên gia là GV về tài liệu đã xây dựng TTT Tiêu chí Nội dung góp ý Mức độ đạt được 1 2 3 4 5 1 Mục tiêu dạy học của từng môđun, tiểu môđun phù hợp với chuẩn đầu ra cho sinh viên cao đẳng sư phạm Không 32 3 2 Nội dung kiến thức trong tài liệu theo môđung có chính xác và logic Không 2 29 4 3 Tài liệu theo môđun có cấu trúc phù hợp với đặc điểm nhận thức và tiến trình tiếp nhận tri thức của sinh viên Không 2 29 4 4 Tài liệu theo môđun trình bày đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ và thân thiện 01 ý kiến cho rằng nên thiết tài liệu như một cuốn sách sẽ làm SV hứng thú hơn 1 9 25 5 Hệ thống câu hỏi kiểm tra trong tài liệu bám sát mục tiêu dạy học 22 13 6 Dạng bài tập thiết kế trong tài liệu phù hợp với nội dung chương trình dạy học đối với sinh viên 22 13 7 Phần hướng dẫn giải bài tập hợp lí, chính xÁC và phù hợp với đặc điểm của sinh viên 22 13 8 Tài liệu theo môđun phản hồi thông tin kịp thời về kiến thức đạt được giúp sinh viên điều chỉnh hoạt động học tập của mình 2 25 8 9 Tài liệu theo môđun giúp cho SV rèn luyện kỹ năng tự học 3 27 5 10 Tài liệu hướng dẫn theo môđun đã giúp SV tự lực chiếm lĩnh tri thức trong quá trình học tập 3 27 5 11 Tài liệu hướng dẫn theo môđun giúp nâng cao hứng thú trong học tập của sinh viên 33 2 Từ bảng số liệu cho thấy tài liệu theo môđun PPDH môn Toán THCS đã được các chuyên gia là GV đánh giá cao, hoàn toàn có thể triển khai trong quá trình dạy học môn Toán THCS cho SV trường CĐSP nước CHDCNH Lào Bên cạnh đó, đề tài đã khảo sát ý kiến của 70 SV tham gia nhóm thực nghiệm có sử dụng tài liệu theo môđun PPDH Toán THCS để đánh giá hiệu quả của tài liệu trong dạy học cho sinh viên ngành toán tại trường CĐSP nước CHDCND Lào, kết quả thể hiện tại bảng 3.22 sau: Bảng 3.21. Kết quả đánh giá tài liệu theo môđun PPDH môn Toán THCS của SV nhóm TN TT Nội Dung Đánh giá (%) Có Không 1 Em có thích sử dụng tài liệu theo môđun không 96.6 3.4 2 Việc sử dụng tài liệu theo môđun có dễ dàng không? 97.8 2.2 3 Học tập với tài liệu theo môđun có thuận lợi trong rèn luyện PPDH không? 85.8 14.2 4 Tài liệu theo môđun có giúp các em tự học tốt không? 91.1 8.9 5 Các kiến thức trong tài liệu có giúp em rèn luyện kĩ năng dạy học hơn không? 87 13 6 Học tập với các tài liệu theo môđun có làm tăng hứng thú và ham muốn tự học, tự tìm hiểu kiến thức của em không? 97.3 2.7 7 Tự học với tài liệu có góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho các em không? 90 10 8 Sau khi học tập với tài liệu thì kết quả học tập của em có cao hơn không? 93.9 6.1 Từ bảng trên, có thể mô tả kết quả điều tra bằng biểu đồ sau để thấy rõ hơn tác dụng tài liệu theo môđun đã xây dựng đối với SV Kết quả điều tra cho thấy SV đánh giá cao tài liệu PPDH môn Toán THCS giúp SV hứng thú hơn, nâng cao hơn khả năng tự học và tài liệu phù hợp với chương trình học tập của SV ở trường CĐSP. 3.8. Kết luận chương 3 Kết quả TNSP cho thấy nội dung của tài liệu theo môđun PPDH môn Toán THCS phù hợp với chương trình đào tạo sinh viên sư phạm Toán nước CHDCND Lào. Cấu trúc của tài liệu, nội dung tài liệu, hình thức tài liệu phù hợp với SV và phù hợp với chương trình đào tạo tại các trường CĐSP nước CHDCND Lào. Bên cạnh đó, với tài liệu đã thiết kế đã giúp SV hứng thú hơn trong quá trình học tập; nâng cao khả năng tự học của SV, giúp SV rèn luyện được phương pháp và kĩ năng dạy học và đặc biệt nâng cao kết quả học tập của SV. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy đề tài có tính khả thi, mục đích nghiên cứu đã đạt được và giả thuyết khoa học đã được chứng minh. Đề tài hoàn toàn có thể phát triển trong việc xây dựng tài liệu theo môđun cho các phần khác trong chương trình đào tạo tại trường CĐSP nước CHDCND Lào. KẾT LUẬN Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đặt ra trong đề tài luận án, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu được các vấn đề sau: Đã tổng hợp, phân tích kết quả đã đạt được của các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước theo hướng tiếp cận môđun trong dạy học. Trên cơ sở nghiên cứu về Chương trình đào tạo CĐSP Toán và Chuẩn đầu ra của chương trình CĐSP Toán chúng tôi nghiên cứu dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên CĐSP Toán nước CHDCND Lào. Đồng thời nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận về môđun, môđun dạy học, tài liệu theo môđun, để từ đó thiết kế tài liệu PPDH theo môđun, cấu trúc tài liệu và đưa ra các hình thức sử dụng môđun sao cho hiệu quả và góp phần bồi dưỡng NL cho SV CĐSP. Qua điều tra thực trạng học tập và tự học của SV, các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả tự học của SV theo đánh giá của chính bản thân SV, cũng như của GV các trường Cao đẳng được điều tra. Kết quả điều tra cho thấy đa phần SV xác định được ý nghĩa của việc học tập môn Toán trong chương trình học của mình. Tuy nhiên kết quả tự học lại chưa cao và có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả tự học, nhưng đa phần ý kiến cho rằng do chưa có phương pháp tự học hiệu quả và đặc biệt chưa có tài liệu hướng dẫn PPDH môn Toán theo môđun cho SV. Vì vậy, rất cần một tài liệu hướng dẫn PPDH môn Toán theo môđun có sự chỉ dẫn để SV có thể tiến hành hoạt động tự học mang lại kết quả cao. Mặc dù trình độ chung của GV và SV nước CHDCND Lào còn tương đối thấp nhưng vẫn có thể khai thác và vận dụng được những quan điểm, lý thuyết dạy học và một số môn PPDH môn Toán theo môđun ở trường CĐSP. Sau khi phân tích thực trạng dạy học PPDH Toán cho SV ở trường CĐSP nước CHDCND Lào hiện nay, luận án đã đề xuất các nguyên tắc, phương hướng và quy trình xây dựng tài liệu theo môđun, đồng thời tiến hành xây dựng tài liệu theo môđun về PPDH các nội dung cụ thể trong môn Toán học THCS. Luận án tiến hành xây dựng và đưa ra các hình thức sử dụng tài liệu theo môđun nhằm góp phần bồi dưỡng NLTH cho SV CĐSP Lào. Xây dựng tài liệu môđun học phần Toán học THCS là công việc cốt lõi của đề tài, vì vậy trong quá trình xây dựng chúng tôi luôn căn cứ vào cơ sở lý luận, đồng thời tập trung nghiên cứu đưa ra các nguyên tắc, quy trình xây dựng các yếu tố phù hợp với đặc điểm tâm lý SV, tài liệu logic, khoa học và đảm bảo tính thẩm mỹ, tính sư phạm, đồng thời phải bám sát được mục đích, nội dung, chương trình Toán học THCS dành cho SV CĐSP Lào. Tài liệu theo môđun môn Toán học THCS cho SV CĐSP Lào được xây dựng đã thể hiện rõ được các thế mạnh của tài liệu môđun trong việc hướng dẫn tự học cho SV. Với sự định hướng, hướng dẫn tự học của tài liệu, thông qua các ví dụ minh họa trực quan, sinh động. Người học có thể dễ dàng tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học của mình. Đã tiến hành TNSP với tài liệu theo môđun để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài. Kết quả TNSP cho thấy nội dung của tài liệu theo môđun PPDH môn Toán THCS phù hợp với chương trình đào tạo sinh viên sư phạm Toán nước CHDCND Lào. Cấu trúc của tài liệu, nội dung tài liệu, hình thức tài liệu phù hợp với SV và phù hợp với chương trình đào tạo tại các trường CĐSP nước CHDCND Lào. Kết quả thực nghiệm cho thấy đề tài có tính khả thi, mục đích nghiên cứu đã dạt được và giả thuyết khoa học đã được chứng minh. Đề tài hoàn toàn có thể phát triển trong việc xây dựng tài liệu theo môđun cho các phần kiến thức toán khác trong chương trình đào tạo sinh viên sư phạm toán tại trường CĐSP nước CHDCND Lào. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Phạm Anh Giang, Done Souphida (2016), “Xây dựng đề cương học phần Phương pháp dạy học Toán ở trường sư phạm theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số tháng 1/2016 (tr.43-44). Trần Trung, Done Souphida (2019), "Thiết kế tài liệu phương pháp dạy học toán theo module trong các trường Cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nhằm phát triển năng lực sinh viên", Tạp chí Giáo dục, số tháng 4/2019 (tr.322-327). Trần Trung, Done Souphida (2019), "Thiết kế tài liệu dạy học môn Toán học Trung học cơ sở theo môđun ở trường Cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào", Tạp chí Giáo dục, số tháng 5/2019 (tr.340-343). Trần Trung, Done Souphida (2019), "Thiết kế tài liệu dạy học theo module học phần phương pháp dạy học toán học cho sinh viên sư phạm Toán ở trường Cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào", Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số tháng 7/2019 (tr. 116 - 120). Tran Trung, Done Souphida (2020), "Using materials by module in teaching maths - teaching methodology module for maths students at Lao teacher training colleges", Vietnam Journal of Education, Volume 4, Issue 1 (p.25-29). TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội. Lê Khánh Bằng (1998), Tổ chức phương pháp tự học cho SV, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Lê Khánh Bằng (1998), Cơ sở khoa học của tự học và hướng dẫn tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Lê Khánh Bằng (2001), Học cách tự học trong thời đại ngày nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (1999), Tổ chức hoạt động dạy học ở trường THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Báo cáo của hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 gửi UNESCO (1997), Học tập một kho báu tiềm ẩn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Dương Huy Cẩn (2010), Tăng cường năng lực tự học cho SV hóa học ở trường đại học sư phạm bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2004), Để tự học có hiệu quả, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. V.A. Cruchetxki (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, Tập 1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Văn Cường (2011), Cơ sở đổi mới PPDH, Trường ĐHSP Hà Nội. Lê Hiển Dương (2008), Hình thành và phát triển năng lực tự học cho SV ngành Toán hệ cao đẳng sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh. Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Tiến Dũng, Vũ Hữu Bài (1993), Môđun kỹ năng hành nghề: Phương pháp tiếp cận, hướng dẫn biên soạn và áp dụng, Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX-07. Khoa học công nghệ. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa. Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp ở nước ngoài, Thông báo khoa học (Bản tiếng Nga), Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề Liên Xô, Leningard, 1980. Phạm Minh Hạc(2000), Một số vấn đề Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trần Thị Minh Hằng (2003), Một số yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của SV Cao đẳng Sư phạm, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới PPDH, chương trình và SGK, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), Hà Thị Đức (2009), Lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Nguyễn Thị Thanh Hồng (2012), Tổ chức tự học Giáo dục học cho SV Đại học Sư phạm qua e-learning, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đỗ Huân (1992), Vài nét về đào tạo nghề theo môđun trên thế giới, Thông tin Khoa học Giáo dục và Công nghệ, số 2 năm 1992. Đỗ Huân (1995), Tiếp cận môđun trong xây dựng cấu trúc chương trình đào tạo nghề, Luận án Phó Tiến sĩ, Khoa học Sư phạm - Tâm lý, Hà Nội. Đặng Thành Hưng (2004), Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại, Tạp chí Giáo dục số 78. Jab Vongthavy (2014), Vận dụng một số PPDH nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của SV trong dạy học Giải tích ở trường Cao đẳng Sư phạm Nước CHDCND Lào, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kham Khong SiBuna Kham (2010), Phương pháp dạy tích cực, khai thác các PPDH nhằm tích cực hóa hoạt động học tập Đại số và Giải tích của học sinh THPT nước CHDCND Lào, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khambau Sangouantrichanh (1981), “Vận dụng quan điểm hoạt động và phân hóa đối tượng học sinh trong việc cải tiến Phương pháp daỵ học Toán thông quan chủ đề phương trình ở lớp cuối cấp sơ, trung bậc phô thông nước CHDCND Lào” , Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội. Kharlamop, I.F. (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trần Đức Khoản (2017), Xây dựng và sử dụng tài liệu theo môđun có hướng dẫn theo môđun học phần vật lý đại cương góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên đại học ngành kỹ thuật, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Vinh. Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb ĐHSP, Hà Nội. Phạm Văn Lâm (1995), “Nâng cao chất lượng thực tập vật lý đại cương ở trường Đại học kỹ thuật bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, Luận án Phó Tiến sĩ, Khoa học Sư phạm - Tâm lý, Hà Nội. Luật Giáo dục (2015), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Thị Ngà (2010), “Xây dựng và sử dụng tài liệu theo môđun có hướng dẫn theo mođun phần kiến thức cơ sở hoá học chung - chương trình THPT chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, ĐHSP Hà Nội. Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học tập 1, Nxb Giáo dục. Đặng Thị Oanh (1995), “Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn luyện kỹ năng thiết kế công nghệ bài nghiên cứu tài liệu mới cho sinh viên khoa hóa học Đại học Sư phạm”, Luận án Phó Tiến sĩ, Khoa học sư phạm - Tâm lý, Hà Nội. Outhay Bannavong (2013), Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học Số học và Đại lớp 6 ở trường phổ thông nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội. Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Thị Oanh (1993), Vận dụng tiếp cận mođun vào việc đào tạo sinh viên sư phạm ở ĐHSP Hà Nội, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, tr.18-19. Từ điển Triết học (1986), Nhà xuất bản Tiến bộ Mat-xcơ-va Tiếng Lào ໂຄງຮ່າງຫຼັກສູດສ້າງຄູມັດທະຍົມສາຍຄະນິດສາດໂຮງຮຽນວິທະຍາໄລຄູປະເທດລາວ,ພິມທີກະຊວງສຶກສາ (2013 -2014), Chường trình đào tạo giáo viên Toán trường CĐSP nước CHDCND Lào. NXB. Bộ Giáo dục và Thể thao Lào (2013 – 2014), ດາວອນ.ບຸດທານຸວົງ (2011), ເສີມຂະຫຍາຍສັບພະຍາກອນມະນຸດໃນຂະບວນ ວິວັດ ການປຽນແປງອຸດສະຫະກຳທີ່ທັນສະໄໝຢູ່ນະຄອນຫຼວງວຽງຈັນປະຈຸບັນນີ້ສະຖາບັນການເມືອງ -ບໍລິຫານໂຮຈີມິນ. Đa Von Bút Tha Nu Vông(2011),“Phát huy nguồn lực trong quá trình công nghiệp hóa ở Thủ đô Viêng Chăn hiện nay”, Học viện Chính trị Hồ Chí Minh . ວິລະພັນສີລິທັມ (2011), ເພີມທະວີການນຳພາຂອງພັກຕໍ່ກັບວຽກງານພັດທະນາສັບພະ ກອນມະນຸດຢູ່ສາທາລະນະລັດປະຊາທິປະໄຕປະຊາຊົນລາວໃນໄລຍະໃໝ່ສະຖາບັນການເມືອງ - ບໍລິຫານໂຮຈີມິນ. Vi La phăn Si Li Thăm (2011),“Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào trong giai đoạn mới”, Học viện Chính trị Hồ Chí Minh ສີທາເລື່ອນຄຳພູວົງ (2005), ບົດບາດໜ້າທີ່ນະໂຍບາຍຂອງສັງຄົມຕໍ່ກັບວຽກເສີມ ຂະຫຍາຍປັດໄຈມະນຸດຢູ່ລາວໃນປະຈຸບັນສະຖາບັນ ການເມືອງ - ບໍລິຫານໂຮຈີມິນ. Xi Tha Lườn Khăm Phu Vông (2005), “Vai trò của chính sách xã hội đối với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay”, Học viện Chính trị Hồ Chí Minh. ຄະນະຈັດຕັ້ງສູນກາງພັກ (2002), ວຽວງານພັດທະນາສັບພະຍາກອນມະນຸດທີ່ມີຕໍ໋ສັບພະຍາກອນມະນຸດຮອດປີ 2020. Ban tổ chức Trung ương Đảng nhân dân cách mang Lào (2002),“Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm (2020)”. Hội nghị giáo dục. ຄະນະຈັດຕັ້ງສູນກາງພັກ (2007), ວຽກງານ ພັດທະນາສັບພະຍາກອນມະນຸດທີ່ມີຕໍ່ແປດແຂວງພາກເໜືອ ແລະ ເກົ້າແຂວງພາກກາງ, .ໃຕ້ຂອງປະເທດລາວ. Ban tổ chức Trung ương Đảng nhân dân cách mang Lào (2007),“Công tác phát triển nguồn nhân lực đối với tám tỉnh miền Bắc và chín tỉnh miền Trung Nam nước CHDCND Lào”, Hội nghị giáo dục ກະຊວງສຶກສາ ແລະ ກິລາ ( 2015 ) ຄະນິດສາດຊັ້ນ.(ມ 1 - ມ4) NXB Bộ Giáo dục (2015), Sách giáo khoa Toán trung học cơ sở ກະຊວງສຶກສາທິການສາທາລະນະລັດປະຊາທິປະໄຕປະຊາຊົນລາວ. (1997) ເອກກະສານບຳລຸງພະນັກງານຄູອາຈານສອນວິຊາຄະນິດສາດລະດັບ. ໂຮງຮຽນມັດທະຍົມຕົ້ນແລະມັດທະຍົມຕອນປາຍໂຮງພິມສຶກສາ. Bộ Giáo dục và Thể thao (1997), Tài liệu bồi dưỡng GV Toán Trường THCS và THPT ກະຊວງສຶກສາທິການລາວ(1999),ບັນທຶກກອງປະຊຸມສົນທະນາວິທະຍາສາດກ່ຽວກັບການແປງວິທີສິດສອນຄະນິດສາດມັດທະຍົມຕອນປາຍUNICEF, Japan Committee, AusAID, CWS, CRS & Redd Barna Bộ Giáo dục VÀ Thể thao (1999), Kỷ yếu hội thảo khoa học đổi mới PPDH Toán học THPT, UNICEF, Japan Committee, AusAID, CWS, CRS & Redd Barna ກະຊວງ​ສຶກສາທິການລາວ (2006). ຍຸດ​ທະ​ສາດ​ພັດທະນາ​ການ​ສຶກສາວິຊາ​ຊີບ (2006 – 2020) ​ແລະແຜນ​ປະຕິບັດ​ (2008 – 2015), ວຽງ​ຈັນ. Bộ giáo dục và Thể thao(2006), Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp (2006 – 2020) và kế hoạch sự phát triển( 2008 – 2015) Viêng Chăn ກະຊວງ​ສຶກສາທິການລາວ (2010)​. ຍຸດ​ຕະສາດ ​ແລະ ​ແຜນ​ການທັງໝົດການພັດທະນາ​ການ​ສຶກສາ (2010 – 2020), ວຽງ​ຈັນ. Bộ Giáo dục và Thể thao(2010), Chiến lược và kế hoạch tổng thể sự phát triển giáo dục(2010 –2020), Viêng Chăn ບຸນ​ສວຍ–ຈິດຕະວົງ–ພິມ​ມະ​ສອນ (2009). ວິທີ​ສິດສອນ​ຄະນິດສາດ​ 1 ໃຊ້ສະ​ເພາະ​​ນັກສຶກສາ​ສິທະຍາ​ໄລ​ຄູ. ພິມ​ທີ່​ກະຊວງ​ສຶກສາ, ວຽງ​ຈັນ. Bun Suôi – Chít Tạ Vông – Phim Ma son (2009), Phương pháp dạy học môn Toán 1 dùng cho SV CĐSP Lào. NXB Giáo dục, Viêng Chăn. ບຸນ​ສວຍ–ຈິດຕະວົງ–ພິມ​ມະ​ສອນ (2009). ວິທີ​ສິດສອນ​ຄະນິດສາດ​ 2 ໃຊ້ສະ​ເພາະ​​ນັກສຶກສາ​ສິທະຍາ​ໄລ​ຄູ. ພິມ​ທີ່​ກະຊວງ​ສຶກສາ, ວຽງ​ຈັນ. Bun Suôi – Chít Tạ Vông – Phim Ma son (2009), Phương pháp dạy học môn Toán 2 dùng cho SV CĐSP Lào. NXB Giáo dục, Viêng Chăn. ບຸນ​ສວຍ–ຈິດຕະວົງ–ພິມ​ມະ​ສອນ (2009). ວິທີ​ສິດສອນ​ຄະນິດສາດ​ 3 ໃຊ້ສະ​ເພາະ​​ນັກສຶກສາ​ສິທະຍາ​ໄລ​ຄູ. ພິມ​ທີ່​ກະຊວງ​ສຶກສາ, ວຽງ​ຈັນ. Bun Suôi – Chít Tạ Vông – Phim Ma son (2009), Phương pháp dạy học môn Toán 3 dùng cho SV CĐSP Lào. NXB Giáo dục, Viêng Chăn. ປີ(2006),ກະຊວງສຶກສາລາວໄດ້ປະກາດໃຊ້ເປັນທາງການແຜນຍຸດທະສາດພັດທະນາການສຶກສາ (2006–2015) ແຜນຍຸດທະສາດນີ້ໄດ້ຊີ້ອອກບັນດາລັກສະນະເປົ້າໝາຍ. Bộ giáo dục (2006), Chiến lược phát triển giáo dục (2006 – 2015), Hội nghị giáo dục ຂອງຄຳເບົ້າສະຫງວນນິຕິຈັນ. (1981), ໝູນໃຊ້ທັດສະນະກິດຈະກຳແລະແບ່ງເປັນ ຫຼາຍ ພາກສ່ວນເປົ້າໝາຍຂອງນັກຮຽນປີສຸດທ້າຍມັດທະບົມຕົ້ນແລະມັດທະຍົມປາຍ ສາທາລະນະລັດປະຊາທິປະໄຕປະຊາຊົນລາວ. Khambau Sangouantrichanh (1981), “Vận dụng quan điểm hoạt động và phân hóa đối tượng học sinh trong việc cải tiến Phương pháp daỵ học Toán thông quan chủ đề phương trình ở lớp cuối cấp sơ, trung bậc phô thông nước CHDCND Lào” , Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 54. ຂອງຄຳຄອ່ງສີບົວຄຳ (2010) ວິທີສິດສອນແບບຕັ້ງໜ້າ,ທີ່ໄດ້ຄົ້ນພົບບັນດາວິທີສິດສອນແນຕັ້ງໜ້າໜ້າຫັນເປັນກິດຈະກຳຂອງນັກຮຽນຊັ້ນມັດທະຍົມປາຍສາທາລະນະລັດປະຊາທິປະໄຕປະຊາຊົນລາວ. Kham khong Si Buna Kham (2010), Phương pháp dạy học tích cực, khai thác các PPHĐ nhằm tích cực hóa hoạt động học tập đại số và giải tich của hoc sinh THPT nước CHDSCND Lào. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ຂອງອຸໄທບັນນາວົງ (2013) ໝູນໃຊ້ທັດສະນະກິດຈະກຳເຂົ້າສອນເລກຄະນິດແລະພຶດສະຄະນິດຊັ້ນມ 1 ມັດທະຍົມຕົ້ນສາທາລະນະລັດປະຊາທິປະໄຕປະຊາຊົນລາວ. Ou Thay Bannavong (2013), Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học số học và Đại số Lớp 6 ở trường phổ thông nước CHDCND Lào, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. ຈັບວົງທາວີ(2014) ໝູນໃຊ້ຈຳນວນໜຶ່ງວິທີສິດສອນແນໃສ່ຕັ້ງຫັນເປັນກິດຈະກຳການຮຽນຂອງນັກສຶກສາໃນການສອນວິເຄາະວິທະຍາໄລຄູສາທາລະນະລັດປະຊາທິປະໄຕປະຊາຊົນລາວ. Jab Vongthavi(2014),Vận dụng một số PPDH nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của SV trong dạy học Giải tích ở trường Cao đẳng sư phạm nước CHDCND Lào. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tiếng Anh Developing Instruction Modues for Teacher Education APEID, Bangkok 1978. Effective Vocational Training Design ILO, Genave, 1986. Espiritu (1980), Social Foundation of Community Develoment. ManiLa, Carcia Pubbshing House. Havinghurst R S. Human Development and Education, New york Longmans Green, 1973. MES -An Approach to Vocational Training. Ilo, Geneva, 1986. Meyer R. Modules- from Design to Use. Colombus University, 1986. PHỤ LỤC Phụ lục 1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA LÀO (Chuyên nghành Giáo viên Toán hệ 12 +4, Tiếng Lào)[56] ວິຊາຮຽນ ປີທີ 1 ປີທີ 2 ປີທີ 3 ປີທີ 4 ວິຊາສະເພາະ ຮຽນ ໝ່ວຍກິດ ພາກຮຽນ ພາກຮຽນ ພາກຮຽນ ພາກຮຽນ 1 2 1 2 1 2 1 2 ຄະນິດສາດມ໋ຕົ້ນ. 2(0-4-0) 2(0.4.0) ຄະນິດສາດມ໋ປາຍ 1. 3(0-4-3) 3(0.4.3) ຄະນິດສາດມ໋ປາຍ 2. 3(0-4-3) 3(0.4.3) ເລຂາຄະນິດວິເຄາະ. 4(2-2-3) 4(2.2.3) ພຶດຊະຄະນິດຊັ້ນຕົ່ນ. 3(1-2-3) 3(1.2.3) ເລຂາຄະນິດຊັ້ນຕົ້້ນ້. 4(223) 4(2.2.3) ພຶດຊະຄະນິດຂັນ້ສຸງ. 4(2-2-3) 4(2.2.3) ແຄລຄູລັສ 1. 4(2-2-3) 4(2.2.3) ແຄລຄູລັສ 2. 4(2-2-3) 4(2.2.3) ສະຖິຕິ 1. 4(2-2-3) 4(2.2.3) ສະຖິຕິ 2. 4(2-2-3) 4(2.2.3) ສົມຜົນຈຸນລະຄະນິດ. 4(2-2-3) 4(2.2.3) ວິເຄາະຈຳນວນຈິງ. 4(2-2-3) 4(2.2.3) ຄະນິດສາດເຕັມໜ່ວຍ.3(1-2.3) 4(2.2.3) ວິທີສິດສອນຄະນິດສາດ 1,2. 4(2-4-0) 2(2.0.0) 2(0.4.0) PHỤ LỤC 2 ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÒNG 1 ( Thời gian 60 phút) Họ và tên .................................................................................................... Lớp .............................................................................................................. Mỗi sinh viên hãy vận dụng kiến thức đã học để cầu thiết kế phương án dạy học về các nội dung sau : Câu 1 (5 điểm) Dạy học nội dung Đẳng thức (trong đó bao gồm các nội dung dạy học về Khái niệm Đẳng thức là gì? Tính chất của đẳng thức; Hằng đẳng thức đáng nhớ Câu 2 (5 điểm) Dạy học nội dung Căn bậc hai (trong đó bao gồm các nội dung dạy học Định nghĩa căn bậc 2; Định nghĩa căn bậc n; Tính chất của căn bậc hai). Phụ lục 3 ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÒNG 2 ( Thời gian 120 phút) Họ và tên .................................................................................................... Lớp .............................................................................................................. Mỗi sinh viên hãy vận dụng kiến thức đã học để cầu thiết kế phương án dạy học về các nội dung sau : Câu 1 (5 điểm): Dạy học bài tập về các nội dung về Lũy thừa sau: - Lũy thừa cơ số mũ là số thực bao gồm các bài tập sau: ; ; ; - Lũy thừa cơ số là số hữu tỉ bao gồm các bài tập sau: ; ; Câu 2 (5 điểm): Dạy học bài tập về các nội dung về Đẳng thức gồm một số bài tập sau: - Hãy điền số thích hợp vào chỗ trống để thay đẳng thức 1 thành 2 thành 3 sau đó cho biết tính chất của cách thay đẳng thức như thế nào ? - Có hai học sinh dùng tính chất của đẳng thức để tìm giá trị của a. Hãy cho biết ai giải đúng và ai giải sai thì sai phần nào? Phụ lục 4 Phiếu điều tra Thực trạng dạy học phương pháp dạy học các nội dung cụ thể thuộc môn PPDH Toán ở trường cao đẳng sư phạm nước CHDCND Lào Kính thưa Quý Thầy Cô! Chúng tôi đang thực hiện đề tài luận án tiến sĩ về "Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn PPDH Toán cho sinh viên CĐSP nước CHDCND Lào". Để có cơ sở cho tác giả đề xuất các nội dung của luận án, xin Quý Thầy cô vui lòng cho biết ý kiến cá nhân bằng cách đánh dấu (x) vào phương án trả lời của các câu hỏi dưới đây Câu 1: Trong quá trình dạy SV sư phạm Toán, Quý thầy cô thường sử dụng phương pháp dạy học nào? Và tần số sử dụng các phương pháp đó như thế nào? TT PPHD Mức độ sử dụng Thường xuyên Thình thoảng Không sử dụng 1 Thuyết trình 2 Vấn đáp 3 PH& GQVĐ 4 Các phương pháp khác (nếu có xin ghi rõ) .................................................................................................................................................................................................................................. Câu 2: Các thầy cô có thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng,tập huấn về phương pháp dạy học ở trường cao đẳng không? (có thể chọn nhiều phương án) TT Hình thức bồi dưỡng Mức độ sử dụng Thường xuyên Thình thoảng Không sử dụng 1 Bồi dưỡng theo lớp 2 Tự bồi dưỡng Câu 3: Các thầy cô thường gặp khó khăn nào khi giảng dạy trên lớp (có thể chọn nhiều phương án) TT Nội dung 1 Thời gian lên lớp ít, kiến thức cần dạy thì nhiều 2 Không đủ thời gian để soạn bài 3 Còn nhiều lúng túng khi áp dụng 4 Khó khăn khác (nếu có xin ghi rõ) .............................................................................................................................................................................................................................. Câu 4: Các thầy cô được lãnh đạo quan tâm đến công tác đổi mới phương pháp dạy học thông qua hình thức hỗ trợ nào? TT Hình thức quan tâm Mức độ sử dụng Thường xuyên Thình thoảng Không 1 Biểu dương khen thưởng 2 Tăng lương (tăng thêm bậc tăng lương) 3 Đề bạt 4 Hình thức khác (nếu có xin ghi rõ) .............................................................................................................................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã trả lời! Phiếu xin ý kiến chuyên gia về việc khai thác, sử dụng tài liệu theo môđun về PPDH toán trong môn Toán học THCS cho SV Kính thưa Quý Thầy Cô! Chúng tôi đang thực hiện đề tài luận án tiến sĩ về "Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn PPDH Toán cho sinh viên CĐSP nước CHDCND Lào". Nội dung luận án đã thiết kế được các môđun dạy học Toán THCS, xin Quý Thầy cô vui lòng cho biết ý kiến cá nhân bằng cách đánh dấu (x) vào phương án trả lời của các câu hỏi về các môđun đã phát cho các thầy cô dưới đây. TTT Tiêu chí Nội dung góp ý Mức độ đạt được 1 2 3 4 5 1 Mục tiêu dạy học của từng môđun, tiểu môđun phù hợp với chuẩn đầu ra cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2 Nội dung kiến thức trong tài liệu theo môđung có chính xác và logic 3 Tài liệu theo môđun có cấu trúc phù hợp với đặc điểm nhận thức và tiến trình tiếp nhận tri thức của sinh viên 4 Tài liệu theo môđun trình bày đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ và thân thiện 5 Hệ thống câu hỏi kiểm tra trong tài liệu bám sát mục tiêu dạy học 6 Dạng bài tập thiết kế trong tài liệu phù hợp với nội dung chương trình dạy học đối với sinh viên 7 Phần hướng dẫn giải bài tập hợp lí, chính xÁC và phù hợp với đặc điểm của sinh viên 8 Tài liệu theo môđun phản hồi thông tin kịp thời về kiến thức đạt được giúp sinh viên điều chỉnh hoạt động học tập của mình 9 Tài liệu theo môđun giúp cho SV rèn luyện kỹ năng tự học 10 Tài liệu hướng dẫn theo môđun đã giúp SV tự lực chiếm lĩnh tri thức trong quá trình học tập 11 Tài liệu hướng dẫn theo môđun giúp nâng cao hứng thú trong học tập của sinh viên Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy cô! ssCác em hãy cho biết ý kiến của mình về quá trình tự học theo môđun môn Toán THCS trong quá trình học tập của mình Các tiêu chí Trước khi TNSP Tốt Khá TB Yếu Tự nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề học tập và xác định mục đích, nhiệm vụ tự họcmột cách tự giác, tự động Chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập Biết phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nội dung học tập Biết tự tìm tòi, mở rộng đào sâu kiến thứcToán họcTHCS Biết vận dụng kiến thức Toán học THCS vào thực tiễn Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, khắc phục khó khăn trong học tập Biết hợp tác, chia sẽ trong học tập Biết tranh luận, phản bác và bảo vệ ý kiến của cá nhân hoặc nhóm Biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Xin chân thành cảm ơn các em!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_thiet_ke_va_su_dung_tai_lieu_theo_modun_trong_day_ho.docx
  • pdfluận án.pdf
  • docThong tin luan an.doc
  • pdfThong tin luan an.pdf
  • docTóm tắt LA của Đone (tiếng anh).doc
  • pdfTóm tắt LA của Đone (tiếng anh).pdf
  • docxTóm tắt luận án của Đone ( Việt ).docx
  • pdfTóm tắt luận án của Đone ( Việt ).pdf
Tài liệu liên quan