MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...............................................................................
170 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Thiết kế và sử dụng rubric trong đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................. 5
2.1. Nghiên cứu về năng lực tạo lập văn bản .................................................................................. 5
2.1.1. Ở nước ngoài ......................................................................................................................... 5
2.1.2. Ở trong nước .......................................................................................................................... 9
2.2. Nghiên cứu về rubric đánh giá năng lực ................................................................................ 12
2.2.1. Ở nước ngoài ....................................................................................................................... 12
2.2.2. Ở trong nước ........................................................................................................................ 13
2.3. Nghiên cứu về việc sử dụng rubric để chấm điểm bài văn nghị luận ................................... 14
2.3.1. Ở nước ngoài ....................................................................................................................... 14
2.3.2. Ở trong nước ........................................................................................................................ 19
2.4. Những vấn đề còn bỏ ngỏ ...................................................................................................... 20
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................. 20
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................... 21
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 21
7. Giả thuyết khoa học ................................................................................................................... 23
8. Dự kiến đóng góp của luận án................................................................................................... 23
9. Bố cục chi tiết của luận án ......................................................................................................... 24
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................................ 25
1.1.1. Năng lực tạo lập văn bản nghị luận..................................................................................... 25
1.1.2. Đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận bằng rubric .................................................. 40
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................................ 55
1.2.1. Thực trạng đánh giá bài văn nghị luận qua các kì thi tốt nghiệp THPT và THPT Quốc gia
..55
1.2.2. Thực trạng đánh giá bài văn nghị luận của HS ở một số trường THPT trên địa bàn TP.HCM
..65
1
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................................... 71
CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT RUBRIC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN NGHỊ
LUẬN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG........................................................... 72
2.1. Chuẩn ĐG NL tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT – cơ sở thiết kế rubric ĐG NL tạo
lập văn bản nghị luận của HS THPT ............................................................................................ 72
2.1.1. Nguyên tắc thiết kế chuẩn ĐG NL tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT ................... 72
2.1.2. Phương pháp và quy trình xây dựng chuẩn đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của
HS THPT ....................................................................................................................................... 76
2.1.3. Chuẩn đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT .................................. 76
2.1.4. Hướng dẫn sử dụng chuẩn đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT và
đường phát triển năng lực. ............................................................................................................. 94
2.2. Khung rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT .......................... 94
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT ........... 94
2.2.2. Quy trình thiết kế khung rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT
..97
2.2.3. Khung rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT ....................... 97
2.3. Hướng dẫn thiết kế rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT .... 114
2.4. Vận dụng rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT trong bối cảnh
hiện nay ........................................................................................................................................ 120
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................................ 121
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SỬ DỤNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TẠO LẬP
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG........................... 123
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm .................................................................................... 123
3.1.1. Mục đích thực nghiệm....................................................................................................... 123
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ...................................................................................................... 123
3.2. Cách thức lựa chọn đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm .......................................... 123
3.3. Quy trình và công cụ thực nghiệm ....................................................................................... 124
3.4. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................................................ 136
3.4.1. Thực nghiệm độ giá trị của rubric ..................................................................................... 136
3.4.2. Thực nghiệm độ tin cậy của rubric .................................................................................... 137
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................................................. 138
3.5.1. Nhận xét về độ giá trị của rubric thực nghiệm .................................................................. 138
3.5.2. Nhận xét về độ tin cậy của rubric thực nghiệm ................................................................ 149
3.5.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm ........................................................................... 151
2
3.6. Kết luận thực nghiệm ........................................................................................................... 154
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................................ 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................................... 159
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đánh giá (ĐG) là một hoạt động quan trọng, được tiến hành trong suốt quá trình dạy
học (DH). CT Ngữ văn năm 2018 đã định hướng hai hình thức ĐG cần được tiến hành
trong nhà trường phổ thông là ĐG thường xuyên và ĐG định kì. Hai hình thức ĐG này
rất phù hợp với xu hướng ĐG của thế giới khi chú trọng cả ĐG vì học tập, ĐG kết quả
học tập và ĐG như là một hoạt động học tập. Do đó, nếu việc ĐG được tiến hành khoa
học, chính xác sẽ giúp cung cấp thông tin quan trọng, xác đáng cho các bên liên quan, từ
giáo viên (GV), học sinh (HS), các cấp quản lý đến phụ huynh HS để điều chỉnh quá trình
DH, đáp ứng mục tiêu của chương trình (CT). Ngược lại, ĐG phiến diện, thiếu khoa học
sẽ dẫn đến việc “vô hiệu hóa” mọi nỗ lực đổi mới trước đó của quá trình DH. Vì vậy,
trong bối cảnh CT GDPT mới đã được công bố và đang đi vào giai đoạn vận hành, yêu
cầu đổi mới KTĐG theo hướng phát triển NL, cụ thể là yêu cầu cần có một công cụ ĐG
có độ giá trị và độ tin cậy cao tiếp tục được đặt ra một cách mạnh mẽ.
1.2. Ở Việt Nam, CT Ngữ văn 2006 đã có sự thay đổi về mục tiêu và phương pháp ĐG.
Tuy nhiên, thực tiễn ĐG NL tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT vẫn còn tồn tại một số
vấn đề. Thứ nhất, việc KTĐG chưa phát huy được vai trò chủ động của người học khi KTĐG
vẫn còn là độc quyền của GV, HS chỉ là đối tượng của ĐG, chưa được tạo điều kiện tự ĐG
hoặc ĐG đồng đẳng. Thứ hai, thực trạng sử dụng các tiêu chí ĐG bài văn nghị luận ở trường
THPT và kì thi THPT Quốc gia vẫn còn thiên về ĐG nội dung của bài văn nghị luận, các kĩ
năng làm bài riêng rẽ mà chưa chú ý đúng mức đến việc ĐG tổng hòa các yếu tố kiến thức,
kĩ năng, thái độ của HS thể hiện trong bài viết như một minh chứng tổng hòa của NL viết văn
nghị luận. Thứ ba, các tiêu chí ĐG tuy được xác định cụ thể nhưng chưa được mô tả thành
các mức độ đạt được tiêu chí cho nên chưa ĐG chính xác được NL của HS thể hiện thông
qua bài văn nghị luận. Những hạn chế nêu trên đặt ra yêu cầu cần có một công cụ ĐG NL
tạo lập văn bản nghị luận của HS một cách toàn diện và hiệu quả hơn.
1.3. DH và ĐG nhằm mục tiêu phát triển NL người học là một xu thế phổ biến của nhiều
nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Phát triển phẩm chất, NL của người học cũng là một
định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam, được quy định
trong CT giáo dục phổ thông (GDPT) (ban hành tháng 12/2018) và Luật Giáo dục (ban
hành tháng 6/2019). Theo định hướng này, CT môn Ngữ văn 2018 cũng xác định mục
tiêu ĐG là “nhằm cung cấp thông tin kịp thời và có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu
cần đạt về phẩm chất, NL và những tiến bộ của HS trong suốt quá trình học tập môn học”
[14, tr.85]. Vì vậy, trong môn Ngữ văn cũng đặt ra yêu cầu ĐG NL, cụ thể là NL đặc thù
4
của môn học là NL ngôn ngữ và NL văn học. Đối với việc dạy học làm văn (kiểu bài nghị
luận) để đáp ứng mục tiêu ĐG nêu trên thì đòi hỏi phải có công cụ ĐG NL.
1.4. Để ĐG phẩm chất, NL của HS, nhất thiết phải xây dựng được các công cụ ĐG phù
hợp, có độ giá trị và độ tin cậy cao, phù hợp với thực tiễn DH và ĐG của Việt Nam.
Rubric là một trong số các công cụ ĐG NL đáp ứng được các yêu cầu này.
Thứ nhất, rubric là công cụ DH và ĐG có hiệu quả bởi nó giúp GV trình bày rõ
những gì họ mong muốn từ HS và thông báo cho HS biết cần phải làm gì và cần đạt được
gì trong và sau quá trình học. Thậm chí ngay cả khi GV thiết kế rubric ĐG nhưng không
thông báo đến HS thì quá trình thiết kế rubric đó cũng có những tác động tích cực đến quá
trình DH của GV, giúp GV có thể lựa chọn nội dung và PPDH phù hợp.
Thứ hai, HS có thể dùng rubric do GV cung cấp để nhận biết những đặc điểm của
một sản phẩm học tập đạt yêu cầu, giúp HS tự học và tự ĐG kết quả học tập của mình.
Thứ ba, vì rubric có thể minh chứng kết quả học tập ở mỗi mức độ khác nhau nên
có thể hạn chế được tình trạng chênh lệch điểm khá lớn giữa hai giám khảo khi chấm một
bài thi – tình trạng khá nan giải trong công tác chấm thi mà đến nay vẫn chưa có biện
pháp khắc phục hiệu quả.
Tóm lại, rubric là công cụ ĐG NL có độ giá trị và độ tin cậy cao khi cung cấp các
tiêu chí ĐG và mức độ đạt được tiêu chí một cách chi tiết, cụ thể.
Đây là lí do thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thiết kế và sử dụng
rubric trong đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của học sinh trung học phổ
thông” nhằm khắc phục những hạn chế của thực trạng ĐG NL tạo lập văn bản nghị luận
của HS THPT hiện nay và đáp ứng yêu cầu ĐG NL của CT môn Ngữ văn 2018.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về năng lực tạo lập văn bản
Những công trình nghiên cứu về NL tạo lập văn bản trên các phương diện như
khái niệm, cấu trúc NL tạo lập văn bản nói chung là tiền đề để xác định khái niệm và cấu
trúc NL tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT. Vì vậy, việc tìm hiểu những tài liệu
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với đề tài.
2.1.1. Ở nước ngoài
2.1.1.1. Nghiên cứu về khái niệm năng lực viết
Khái niệm NL viết có thể được xác định dựa trên cách tiếp cận sư phạm của việc
dạy viết (pedagogical approaches to the teaching of writing). Khi bàn về cách định nghĩa
NL viết dựa trên cách tiếp cận trong dạy viết, rất khó tìm được một khái niệm mà tất cả
các nhà nghiên cứu đều đồng thuận. Lý do là vì NL viết là một khái niệm phức tạp và có
5
thể tiếp cận trên nhiều phương diện khác nhau nên mỗi cách tiếp cận đều không thể hoàn
toàn thấu đáo và toàn diện. Mỗi cách tiếp cận và định nghĩa đều có đều có ưu điểm và
nhược điểm riêng, tùy vào việc nó tập trung vào khía cạnh nào của NL viết. Vì vậy, chúng
ta cần tìm hiểu các khái niệm NL viết dựa trên các cách tiếp cận khác nhau trong việc dạy
viết. Bảng tổng hợp dưới đây cho thấy cách các nhà nghiên cứu phân loại những cách tiếp
cận trong dạy viết:
Bảng 0.1 Phân loại các cách tiếp cận trong dạy viết
Nhà nghiên cứu Cách tiếp cận trong dạy viết
Raimes (1983) Cách tiếp cận viết từ kiểm soát đến tự do
Cách tiếp cận viết tự do
Cách tiếp cận theo đoạn văn
Cách tiếp cận tổ chức ngữ pháp – cú pháp
Cách tiếp cận giao tiếp
Cách tiếp cận theo tiến trình viết
Silva (1990) Cách tiếp cận bài viết có kiểm soát
Hùng biện hiện đại – truyền thống
Cách tiếp cận theo tiến trình viết
Cách tiếp cận viết có mục đích học thuật
Johns (1990) Cách tiếp cận theo tiến trình viết
Cách tiếp cận tương tác
Cách tiếp cận theo quan điểm của các nhà xã hội học
Tribble (1996) Cách tiếp cận truyền thống dựa trên văn bản
Cách tiếp cận theo tiến trình viết
Cách tiếp cận theo đặc điểm của văn bản
Nunan (1999) Cách tiếp cận dựa trên sản phẩm
Cách tiếp cận dựa trên tiến trình
Cách tiếp cận dựa trên diễn ngôn
Cách tiếp cận dựa trên người đọc
Hyland (2002) Cách tiếp cận hướng vào văn bản
Cách tiếp cận hướng vào người viết
Cách tiếp cận hướng vào người đọc
(Tổng hợp từ Jyi-yeon Yi, 2009)
Một cách khái quát hơn, Hedge (1998) cho rằng việc dạy viết có thể chia thành hai
cách tiếp cận chính là: tiếp cận dựa vào sản phẩm và tiếp cận dựa vào quá trình. Tuy
nhiên, theo Hyland (2002), các yếu tố như người đọc và bối cảnh xã hội cũng rất quan
trọng đối với hoạt động viết. Vì lý do đó mà NL viết thường được xác định dựa trên ba
cách tiếp cận chính là:
Cách tiếp cận hướng vào sản phẩm/văn bản
Cách tiếp cận hướng vào tiến trình/nhận thức
Cách tiếp cận hướng vào người đọc/kiểu văn bản
6
Cách tiếp cận hướng vào sản phẩm/văn bản xem văn bản như là một đối tượng tự
động hóa theo ngữ cảnh (Hyland, 2002), tập trung vào cấu trúc bề mặt của văn bản ở mức
độ câu hoặc diễn ngôn, nhấn mạnh vào tính mạch lạc và khả năng tiếp nhận văn bản của
người đọc. Cách tiếp cận này dựa trên quan điểm cho rằng con người giao tiếp bằng cách
chuyển ý tưởng từ người này sang người khác thông qua ngôn ngữ vì ý nghĩa có thể mã
hóa trong văn bản và bất kì ai có khả năng giải mã đúng đều có thể nhận được thông điệp.
Do đó, cách tiếp cận này trong dạy viết nhấn mạnh các đặc trưng của văn bản, và mục tiêu
của việc dạy viết là hướng dẫn học HS có thể viết văn bản một cách chính xác và mạch lạc.
Các nhà nghiên cứu theo hướng tiếp cận sản phẩm/văn bản cho rằng NL viết là khả
năng đáp ứng một yêu cầu viết nhất định, tuân thủ các quy ước được đặt ra về cách phản hồi
được xem là đúng (Nunan, 1999). Nói cách khác, đó là khả năng tuân thủ các hướng dẫn có
liên quan đến quy tắc ngữ pháp, cách sắp xếp nội dung và dấu câu (Nunan, 1999) mà không
quan tâm nhiều đến người đọc, mục đích viết hay bối cảnh viết vì cho rằng nếu bài viết được
viết đúng theo quy tắc chung thì những người đọc khác nhau có thể có cách hiểu giống nhau
(Hyland, 2002). Khi dạy viết theo cách tiếp cận hướng vào sản phẩm/văn bản, GV cung cấp
lý thuyết về cách viết cho HS, cung cấp bài mẫu, sau đó giao đề bài cho HS và HS viết theo
bài mẫu (Nunan, 2001). Cách dạy viết hướng vào sản phẩm chú trọng vào chính tả, ngữ pháp
trong khi dạy viết. Vì vậy, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu tiếp cận hướng vào sản
phẩm/văn bản, NL viết là khả năng tạo ra các văn bản sử dụng ngôn ngữ chính xác, phù hợp
với bối cảnh, tuân thủ chặt chẽ các quy định ở cả cấp độ câu và văn bản.
Như trên đã trình bày, vào những năm 1960, cách tiếp cận hướng vào sản
phẩm/văn bản bị phê phán bởi lý do cách dạy viết này không tập trung thúc đẩy người
viết suy nghĩ và trình bày quan điểm của mình cũng như chưa biểu hiện rõ quá trình tạo
lập văn bản (Silva, 1990). Kết quả là, cách dạy viết dựa trên tiến trình ra đời tập trung vào
những gì người viết thực hiện trong suốt quá trình viết. Nunan (1991) cho rằng phương
pháp dạy viết dựa trên tiến trình tập trung vào từng bước tạo lập văn bản và người viết có
thể sai sót và hoàn thiện bài viết bằng cách viết, suy ngẫm về những gì đã viết, thảo luận
với người khác về bài viết và viết lại nhiều lần. Cách dạy này cho rằng viết là một tiến
trình, không phải sản phẩm, do đó GV cần hướng dẫn và tạo cơ hội cho HS tập trung vào
quá trình tạo lập văn bản bao gồm lập kế hoạch viết, viết nháp, biên tập và chỉnh sửa sản
phẩm của mình (Hillocks, 1987; Murray, 1982). Vì vậy, đối với cách tiếp cận hướng vào
tiến trình/nhận thức, NL viết được định nghĩa là khả năng khởi xướng và phát triển ý
tưởng, sau đó biên tập và chỉnh sửa để tạo thành văn bản hoàn chỉnh trong một bối cảnh
nhất định. Chẳng hạn, Hội đồng Giáo dục bang New South Wales, Úc (1987) giải thích
7
tạo lập văn bản là khả năng sử dụng những tiến trình như viết nháp, thảo luận, chỉnh sửa,
biên tập, hiệu đính và xuất bản hay Hội đồng Giáo dục Liên bang Hoa Kì (2010) định
nghĩa: NL tạo lập văn bản là NL lập kế hoạch, chỉnh sửa, biên tập và công bố/xuất bản.
Cách dạy viết hướng vào người đọc/kiểu văn bản nhấn mạnh hai yếu tố bổ sung
là người đọc và bối cảnh xã hội. Theo cách tiếp cận này, NL viết được đánh giá là khả
năng trình bày bài viết theo yêu cầu được đặt ra, thỏa mãn một cộng đồng diễn ngôn nhất
định, chú ý đến cấu trúc và nội dung của diễn ngôn và giao tiếp theo chức năng quy định.
Khuynh hướng này nhấn mạnh vào việc nhận thức về vai trò của người đọc, cho rằng
người viết thành công là người có thể đưa ra những giả định hợp lý về người đọc (giả
định) như họ biết và mong đợi những gì, tìm kiếm sự cân bằng giữa mục đích bài viết của
mình với kỳ vọng của người đọc và thỏa mãn nhu cầu nhận thức và cảm xúc của họ. Cách
dạy viết hướng vào người đọc/kiểu văn bản đánh giá cao tầm quan trọng của khái niệm
“kiểu loại văn bản” như phong cách, định dạng văn bản và nội dung bài viết phải phù hợp
với mục đích xã hội của bài viết, đáp ứng những kì vọng của người đọc về hình thức, nội
dung và phong cách của văn bản (Tribble, 1996). Nói cách khác cách tiếp cận này nhấn
mạnh vào những quy định về hình thức và nội dung có liên quan đến khái niệm kiểu văn
bản (Tribble, 1996). Do đó, theo cách tiếp cận này, NL viết được định nghĩa là khả năng
thực hiện một nhiệm vụ viết nhất định, chú trọng vào đặc trưng kiểu loại của văn bản,
đáp ứng kì vọng của một cộng đồng diễn ngôn nhất định.
Tóm lại, dựa trên các cách tiếp cận khác nhau về phương pháp dạy viết mà có
những định nghĩa khác nhau về NL viết. Mỗi cách định nghĩa đều nhấn mạnh một số
phương diện của hoạt động viết như sản phẩm cuối cùng, tiến trình viết hay kiểu văn bản.
2.1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc năng lực viết
Việc xác định các thành phần của NL viết thường được xác định dựa trên quan
điểm của nhà nghiên cứu về NL viết, nghĩa là phương diện nào trong khái niệm NL viết
được nhấn mạnh thì sẽ là cơ sở để xác định các yếu tố thành phần của NL viết. Thông
thường NL viết được xác định bằng cách chỉ ra các kĩ năng thành phần. Ví dụ, Heaton
(1988) cho rằng NL viết bao gồm 5 thành phần chính là: (1) kĩ năng sử dụng từ ngữ – kĩ
năng viết câu đúng và phù hợp; (2) kĩ năng chính tả – kĩ năng sử dụng đúng dấu câu và
viết đúng chính tả; (3) kĩ năng hình thành nội dung – kĩ năng suy nghĩ sáng tạo và phát
triển ý tưởng; (4) kĩ năng làm chủ văn phong – kĩ năng sử dụng biến hóa câu và đoạn và
sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả; và (5) kĩ năng năng phán đoán – kĩ năng sử dụng
cách thức phù hợp với mục đích cụ thể với người đọc giả định cùng với khả năng tập hợp,
tổ chức và sắp xếp các thông tin có liên quan.
8
Tương tự, Kathlen và đồng sự (1996) cũng cho rằng NL viết bao gồm (1) kĩ năng
ngữ pháp – kĩ năng viết câu đúng ngữ pháp; kĩ năng từ vựng – kĩ năng chọn từ đúng và
sử dụng thích hợp; (3) kĩ năng chính tả – kĩ năng sử dụng dấu câu, chính tả, từ viết hoa,;
(4) kĩ năng làm chủ văn phong – kĩ năng viết câu và đoạn thích hợp; (5) kĩ năng tổ chức
– kĩ năng tổ chức bài viết theo quy tắc ngữ pháp, bao gồm việc sắp xếp thứ tự và lựa chọn
tài liệu viết và (6) kĩ năng phán đoán phù hợp – kĩ năng phán đoán những gì là phù hợp
với nhiệm vụ viết, mục đích viết và người đọc giả định.
NL viết cũng có thể được xem xét như là sự phức hợp của nhiều yếu tố. Theo
Raimes (1983), NL viết có thể bao gồm 6 yếu tố sau: nội dung hoặc thông điệp được trình
bày, cách tổ chức quan điểm, những cách thức trình bày nội dung, mục đích viết, người
đọc và tiến trình viết. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là quan niệm NL viết của sinh
viên chưa tốt nghiệp của Đại học OACD1 (Canada), gồm các yếu tố như: kiến thức về tu
từ (rhetorical knowledge), sự tham gia phản biện (critical engagement) và quy trình viết
(writing process). Yếu tố Kiến thức về tu từ liên quan đến nhận thức của sinh viên về cộng
đồng sẽ đọc bài viết của họ, nghĩa là cần lưu ý đến người đọc và kiểu văn bản. Sự tham
gia phản biện liên quan đến khả năng tìm kiếm, lựa chọn và xử lý tài liệu trước khi viết;
tổ chức nội dung của văn bản để phù hợp với mục đích viết; lựa chọn hình thức và phong
cách viết phù hợp,.... Yếu tố quy trình viết liên quan đến nhận thức của sinh viên viết là
một quá trình hơn là một sản phẩm cụ thể, nghĩa là cần sử dụng đa dạng các chiến thuật
và công cụ để tìm kiếm tư liệu, tập hợp ý tưởng, lập kế hoạch, viết nháp, biên tập và chỉnh
sửa tạo ra sản phẩm.
Nhìn chung, NL viết thường được xem xét như là sự phức hợp của kiến thức về bối
cảnh, nội dung, tiến trình viết và các kĩ năng thành phần thể hiện trong tiến trình viết. Dưới
góc độ này, các kĩ năng then chốt cấu thành NL viết là: kĩ năng dùng từ, kĩ năng chính tả, kĩ
năng làm chủ văn phong, kĩ năng tổ chức, kĩ năng phán đoán,.. được thể hiện qua bài viết.
2.1.2. Ở trong nước
2.1.2.1 Nghiên cứu về khái niệm năng lực tạo lập văn bản
Khái niệm NL tạo lập văn bản bắt đầu được quan tâm nghiên cứu khi CT GDPT
nói chung và CT môn Ngữ văn 2018 nói riêng đổi mới theo hướng phát triển NL của
người học. Khái niệm NL tạo lập văn bản có thể được xác định dựa trên cách tiếp cận
hướng vào văn bản. Chẳng hạn, Đỗ Ngọc Thống (2014) cho rằng NL tạo lập văn bản là
khả năng biết viết, biết tổ chức, xây dựng một văn bản hoàn chỉnh đúng quy cách và có ý
1
9
nghĩa; Trần Thị Hiền Lương (2015) cho rằng NL tạo lập văn bản được hiểu là “khả năng
tạo ra một văn bản (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,) ở dạng nói hoặc
viết, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, thể hiện cách tổ chức, xây dựng văn bản đúng
quy cách và có ý nghĩa”. [97, tr.11]
Khái niệm NL viết cũng có thể được xác định theo cách tiếp cận hướng vào tiến
trình viết. Ví dụ Nguyễn Thúy Hồng (2014) cho rằng: “tạo lập văn bản là quá trình thực
hành sử dụng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực vào các tình huống giao tiếp giả
định cụ thể, vì thế mỗi văn bản đều in đậm dấu ấn cá nhân (suy nghĩ, tình cảm, hành
động, cái tôi,) của người tạo lập”. [32, tr.324].
Ngoài ra, NL viết cũng được định nghĩa như là sự tổng hòa của ba yếu tố là kiến
thức, kĩ năng và ý thức (thái độ) để tạo ra một văn bản hoàn chỉnh theo các phương thức
biểu đạt khác nhau như sau: NL tạo lập văn bản của HS thể hiện ở khả năng vận dụng
tổng hợp kiến thức về các kiểu văn bản, với ý thức và tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa
cùng kĩ năng thực hành tạo lập văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau, theo
hình thức trình bày miệng hoặc viết. (Tài liệu Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển NL học sinh môn Ngữ văn cấp THPT, 2015).
Nhìn chung, các khái niệm trên có sự gặp gỡ ở chỗ cho rằng NL viết là khả năng
vận dụng tổng hợp kiến thức về các kiểu văn bản, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và kĩ năng
tổ chức nội dung để xây dựng một văn bản hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.
2.1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc năng lực tạo lập văn bản
Về cấu trúc của NL, thường có hai cách tiếp cận: cách tiếp cận theo các nguồn lực
hợp thành và cách tiếp cận theo các năng lực bộ phận. Đối với cách tiếp cận theo các
nguồn lực hợp thành, đáng chú ý nhất là quan điểm của Đặng Thành Hưng và nhóm
nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Lương Việt Thái chủ nhiệm). Đặng
Thành Hưng cho rằng NL gồm ba thành tố cơ bản là kiến thức, kĩ năng và thái độ, còn
nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: “NL được cấu thành
từ những bộ phận cơ bản: 1) Tri thức về lĩnh vực hoạt động hay quan hệ nào đó; 2) Kĩ
năng tiến hành hoạt động hay xúc tiến, ứng xử với (trong) quan hệ nào đó; 3) Những điều
kiện tâm lý để tổ chức và thực hiện tri thức, kĩ năng đó trong một cơ cấu thống nhất và
theo một định hướng rõ ràng, chẳng hạn – ý chí, động cơ, tình cảm – thái độ đối với
nhiệm vụ, hoặc nói chung là tính tích cực trí tuệ, tính tích cực giao tiếp, tính tích cực học
tập,...” [73, tr.20-21]. Từ gợi ý này và sơ đồ cấu trúc NL của Đặng Thành Hưng, Hoàng
Hòa Bình (2015) đã đề xuất cấu trúc của NL bao gồm cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu.
Cấu trúc bề mặt (đầu vào) bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ và cấu trúc bề sâu (đầu ra)
10
tương ứng là NL hiểu, NL làm và NL ứng xử. Ưu điểm của cấu trúc do Hoàng Hòa Bình
đề xuất là đã làm rõ mối quan hệ giữa các nguồn lực hợp thành cấu trúc của NL.
Dựa trên cách tiếp cận theo các nguồn lực hợp thành, Trần Thị Hiền Lương (2015)
đã đề xuất cấu trúc NL tạo lập văn bản bao gồm 3 thành tố:
Kiến thức và hiểu biết (liên quan đến vấn đề trọng tâm của văn bản) thể hiện
trong văn bản
Kĩ năng tạo lập văn bản
Thái độ
Cách xác định cấu trúc này có ưu điểm là vừa bám sát các yêu cầu về kĩ năng làm văn
trong CT Ngữ văn hiện hành vừa đáp ứng các yêu cầu cơ bản của kĩ năng viết trong CT Ngữ
văn 2018.
Cách xác định cấu trúc của NL thứ hai là tiếp cận theo các NL bộ phận (NL thành
tố). Nguyễn Thị Lan Phương (2014) cho rằng NL được tạo thành bởi ba thành phần chính
là: hợp phần, thành tố và hành vi được phân giải vừa theo chiều ngang vừa theo chiều
dọc. Trước tiên, mỗi NL được phân tách thành các NL bộ phận (NL thành tố); sau đó mỗi
NL bộ phận lại được phân tách thành các NL bộ phận thấp hơn, cụ thể hơn cho đến khi
xác định được các chỉ số hành vi biểu hiện ra bên ngoài. Nhiều nhà nghiên cứu ở Việt
Nam xác định cấu trúc NL tạo lập văn bản theo cách tiếp cận này. Một trong những ý
kiến sớm nhất là của Đỗ Ngọc Thống (2011), xác định NL tạo lập văn bản được thể hiện
trên hai phương diện cơ bản:
Biết suy nghĩ trước một vấn đề của văn học và cuộc sống
Biết diễn đạt, trình bày những suy nghĩ, tình cảm cũng như những hiểu biết của
mình về văn học và cuộc sống một cách sáng sủa, mạch lạc, có sức thuyết phục
theo yêu cầu của một kiểu loại văn bản nào đó trong nhà trường.
Nguyễn Quang Ninh (2014) cũng cho rằng NL làm văn có thể được xác định trên
ba phương diện là: NL tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ, NL chuyển ý thành lời và NL tổ
chức bài văn theo đúng đặc trưng của từng phương thức biểu đạt cũng như đảm bảo bố
cục ba phần (phần mở đầu, phần phát triển và phần kết thúc). Như vậy, ý kiến của tác giả
về cấu trúc của NL làm văn không khác biệt về cơ bản với kĩ năng làm văn trước đây.
Tương đồng với Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thúy Hồng (2014) đề xuất NL tạo
lập văn bản bao gồm các nhóm kĩ năng thành phần như sau:
Nhóm kĩ năng định hướng tạo lập văn bản;
Nhóm kĩ năng tìm ý, lập ý;
Nhóm kĩ năng diễn đạt, trình bày
11
Nhìn chung, ở Việt Nam, để đáp ứng yêu cầu đổi mới DH và KTĐG theo hướng
phát triển NL, từ năm 2011 đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề xuất khái niệm
và cấu trúc NL tạo lập văn bản. Các kết quả nghiên cứu này tuy khác nhau nhưng cũng
có những nét tương đồng (như chúng tôi đã phân tích) và chúng cũng tiệm cận với quan
niệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến. Đây là cơ sở lí luận quan trọng để chúng tôi
xác định khái niệm và cấu trúc của NL tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT – tiền đề
để thiết kế rubric ĐG NL tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT.
2.2. Nghiên cứu về rubric đánh giá năng lực
2.2.1. Ở nước ngoài
Rubric bắt đầu được sử dụng phổ biến như một công cụ ĐG trong lớp học từ cấp
Tiểu học đến Trung học từ những năm 1970 và được xem là một công cụ có nhiều lợi thế
trong việc ĐG NL của HS bởi nếu được thiết kế và sử dụng phù hợp thì rubric không chỉ
là công cụ ĐG mang lại hiệu quả cao mà nó còn cung cấp những phản hồi tích cực và
thường xuyên về kết quả học tập của HS, ví dụ Moskal (2000) cho rằng rubric có hai ưu
điểm lớn: Thứ nhất, rubric hỗ trợ kiểm tra mức độ đạt được những tiêu chí ĐG theo quy
định. Thứ hai, nó cung cấp cho HS cách thức cải thiện, phát triển NL trong tương lai.
Ngoài ra, Andrade (2005) and Cooper & Gargan (2009) đã chỉ ra những lợi thế của rubric
trong hoạt động DH và ĐG nói chung như sau:
Rubric là công cụ dễ sử dụng để ĐG NL bởi n... 2018.
9. Bố cục chi tiết của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3
chương với nội dung như sau:
Chương 1 xây dựng cơ sở khoa học cho việc triển khai nội dung của luận án, gồm cơ
sở lí luận và cơ sở thực tiễn. Về cơ sở lí luận, luận án trình bày những vấn đề sau: khái quát
về ĐG NL và ĐG NL tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT; tìm hiểu khái niệm NL, cấu
trúc của NL và xác định khái niệm và cấu trúc của NL tạo lập văn bản nghị luận của HS
THPT; giới thiệu khái quát công cụ rubric và chuẩn ĐG NL. Về cơ sở thực tiễn, luận án khảo
sát thực trạng ĐG bài văn nghị luận qua các kì thi tốt nghiệp THPT và THPT Quốc gia; thực
trạng ĐG bài văn nghị luận của HS ở một số trường THPT trên địa bàn TP.HCM để làm rõ
thực trạng ĐG ở Việt Nam đã đáp ứng ở mức độ nào yêu cầu ĐG NL của CT GDPT 2018.
Chương 2 của luận án trình bày bốn vấn đề: Chuẩn ĐG NL tạo lập văn bản nghị
luận của HS THPT; khung rubric khái quát ĐG NL tạo lập văn bản nghị luận của HS
THPT (với hai kiểu bài là NLXH và NLVH); hướng dẫn thiết kế và sử dụng rubric ĐG
NL tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT và gợi ý vận dụng rubric ĐG NL tạo lập văn
bản nghị luận của HS THPT trong bối cảnh hiện nay.
Sự phân biệt hai kiểu bài như trên dựa vào sự phân biệt quen thuộc ở Việt Nam. Tuy
đó không phải là cách phân biệt phổ biến trên thế giới, nhưng luận án tạm dựa vào sự phân
biệt này để phù hợp với khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn Việt Nam.
Chương 3 mô tả tiến trình thực nghiệm sử dụng rubric ĐG NL tạo lập văn bản
nghị luận của học sinh THPT và dựa vào kết quả thực nghiệm bước đầu ĐG độ tin cậy
và độ giá trị của công cụ rubric mà luận án đề xuất.
24
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG
RUBRIC ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Năng lực tạo lập văn bản nghị luận
1.1.1.1. Văn bản nghị luận
a. Quan niệm về văn nghị luận
Nghị luận là thể văn xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Nhìn chung, các nhà nghiên
cứu đều thống nhất văn nghị luận là thể văn mà người viết trình bày ý kiến của mình về
một vấn đề nào đó bằng cách dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc.
Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long đã quan niệm về thể luận như sau: “Thể nghị
(luận) là nói cho đúng lời, đúng lẽ. Luận tức là kết hợp các lời nói cho nó nhất quán và
đi sâu nghiên cứu kĩ một lẽ. [43, tr.67]. Như vậy, theo Lưu Hiệp, nghị luận là thể văn chủ
yếu dùng lí lẽ đúng đắn để nghiên cứu, trình bày một vấn đề.
Lê A (chủ biên) và Nguyễn Trí (2001) đề xuất: “Văn nghị luận là loại văn trong
đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua cách
thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành
động theo những điều mà mình đề xuất” [36, tr.25]. Quan niệm này cho rằng bên cạnh
mục đích làm cho người đọc tán đồng thì văn nghị luận còn hướng đến thuyết phục họ
hành động theo những gì mình đề xuất. Bảo Quyến (2007) đồng tình với quan niệm này.
Nguyễn Quốc Siêu (2005) quan niệm văn nghị luận là loại văn chương nghị sự,
luận chứng, phân tích lý lẽ. Nó là tên gọi chung một thể loại văn vận dụng các hình thức
tư duy logic như khái niệm, phán đoán, suy lý và thông qua việc nêu sự thật, trình bày lý
lẽ, phân biệt đúng sai để tiến hành phân tích luận chứng khoa học đối với khách quan và
quy luật bản chất của sự vật, từ đó nhằm biểu đạt tư tưởng, chủ trương, ý kiến, quan điểm
của tác giả. Quan niệm này nhấn mạnh đặc trưng của văn nghị luận là sử dụng các hình
thức tư duy logic và cách thức phân tích các luận chứng khoa học để biểu đạt quan điểm
của người viết.
SGK Ngữ văn 7 (CT hiện hành) định nghĩa “Văn nghị luận là văn được viết ra
nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế,
văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục”. [1, tr.9]
Kế thừa các quan niệm về văn nghị luận đã nêu ở trên, chúng tôi cho rằng văn nghị
luận là thể văn sử dụng kết hợp lí lẽ và bằng chứng để phát biểu một cách trực tiếp, mạch
25
lạc, chặt chẽ tư tưởng, tình cảm thái độ của người viết về một vấn đề chính trị, xã hội, văn
học,... nhằm thuyết phục người đọc tán đồng với quan điểm của mình.
b. Đặc trưng của văn nghị luận
Văn nghị luận không dùng hư cấu, không dựa vào trí tưởng tượng mà dựa
vào tư duy lô-gic nhằm trình bày tư tưởng, quan điểm nào đó của người viết. Văn
nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng cách luận
điểm, lí lẽ, bằng chứng và cách thức lập luận. Tuy nhiên, linh hồn của bài văn
nghị luận chính là luận điểm, tức là quan điểm, chủ trương của người viết về vấn
đề nghị luận được thể hiện thông qua bài viết bằng những câu văn có tính chất
khẳng định hay phủ định. Tuy nhiên, để bài viết có sức thuyết phục cao, người
viết cần đưa ra những lí lẽ, những lập luận và bằng chứng xác thực, tiêu biểu. Đỗ
Ngọc Thống (2001) cho rằng lí lẽ và lập luận giúp người đọc hiểu, còn bằng chứng
làm người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Một khi đã hiểu và tin tức là đã
bị thuyết phục. Lời văn trong bài văn nghị luận cần phải sáng sủa, mạch lạc, đôi
khi phải đanh thép, hùng hồn. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài
nước đều thống nhất đặc trưng của văn nghị luận thể hiện rõ nhất ở các yếu tố như luận
điểm; lí lẽ; bằng chứng; các thao tác nghị luận và mục đích tạo lập thuyết phục.
Hầu hết các nhà nghiên cứu ngoài nước đều thống đặc trưng của văn nghị luận,
phân biệt kiểu văn bản này với các kiểu văn bản khác chính là yếu tố lập luận bao gồm
3 thành phần là: luận điểm, lí lẽ và bằng chứng. Có thể kể đến những quan điểm tiêu biểu
như sau:
Trung tâm Tutoring and Learning thuộc trường Đại học George Brown2 cho rằng
trước khi bắt đầu viết bài luận, người viết cần nghiên cứu đầy đủ để trình bày lập luận một
cách công bằng và thấu đáo. Người viết phải lập luận để củng cố cho quan điểm của mình
vì thế phải có trích dẫn bằng chứng từ các nguồn đáng tin cậy. Tương tự, The Writing
Lab - D204d của Đại học Bellevue3 cũng nhấn mạnh: Một bài văn nghị luận sử dụng lí lẽ
và bằng chứng – chứ không phải là cảm xúc – để khẳng định ý kiến về một vấn đề có thể
thảo luận hoặc mang tính tranh luận. Bài luận cần khám phá hai mặt của vấn đề và chứng
minh vì sao một phương diện của vấn đề hoặc một quan điểm là tốt nhất.
2
3
26
Cùng quan điểm nhấn mạnh lí lẽ và bằng chứng của bài văn nghị luận, Duke Writing
Studio thuộc Đại học Duke4 xác định: Đây là thể loại trình bày một quan điểm trung tâm
(hoặc một số quan điểm khác tùy thuộc vào độ dài yêu cầu và mục đích nghị luận) và củng
cố cho quan điểm bằng cách sử dụng một lập luận dựa trên các bằng chứng và lí lẽ.
Derewianka, B. & Jones, P. (2012) nhấn mạnh bài văn nghị luận được cấu trúc bằng
những lí lẽ hợp logic để củng cố cho một quan điểm hoặc một ý kiến hơn là chú ý đến thời
gian, sự kiện và những nguyên nhân của nó. Do đó, HS cần biết cách đưa ra quan điểm về
vấn đề cần nghị luận, sử dụng lí lẽ và bằng chứng để củng cố cho quan điểm của mình.
Tuy nhiên, quan niệm về lập luận của các nhà nghiên cứu ở trong nước có một
vài nét khác biệt. Nhóm quan niệm thứ nhất bao gồm các tác giả Nguyễn Minh Thuyết
(1998), Đặng Ngọc Lệ (1998), Trần Đình Sử (2000), Đỗ Ngọc Thống (2001) và Lê A
(2001). Các tác giả này thống nhất lập luận là đưa ra lí lẽ và dẫn chứng nhằm hướng người
đọc tới một luận điểm mà mình cho là đúng đắn. Trong quá trình lập luận, phải biết cách
luận chứng (chúng tôi nhấn mạnh) và đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) cần thiết
để chứng minh cho luận điểm.
Nhóm quan niệm thứ hai bao gồm các tác giả Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ Việt
Hùng (2012) và Phan Trọng Luận (chủ biên SGK Ngữ văn 10, tập 2). Các tác giả này
thống nhất lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến
một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới. Quan niệm của các tác giả này
không đề cập đến cách luận chứng.
Nhóm quan niệm thứ ba xem xét lập luận dưới góc độ ngữ dụng học, tiêu biểu cho
khuynh hướng này là Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân. Theo Đỗ Hữu Châu (2001) thì
lập luận có thể hiểu theo hai nghĩa: hành vi lập luận hoặc sản phẩm của hành vi lập luận.
Còn theo Nguyễn Đức Dân (2004), lập luận là một hoạt động ngôn từ mà người nói sử
dụng để đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút
ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó.
Nhìn chung, các tác giả trong nước có quan niệm tương đối thống nhất về khái niệm
lập luận, nhưng cách diễn giải thì có đôi chỗ khác biệt. Hai nhóm ý kiến đầu tiên đều cho
rằng một lập luận nhất thiết phải bao gồm lí lẽ và dẫn chứng (bằng chứng) tuy nhiên nhóm
thứ hai không đề cập đến vấn đề cách luận chứng như nhóm thứ nhất. Lập luận cũng được
các tác giả xem xét dưới góc độ ngữ dụng học và dưới góc độ này lập luận được nhấn mạnh
ở khía cạnh sử dụng lí lẽ để dẫn dắt người đọc đến một kết luận hoặc đồng tình với một kết
4
27
luận có sẵn nào đó. Như vậy, điểm chung của ba nhóm ý kiến trong nước và ngoài nước là
đều cho rằng lập luận là đưa ra lí lẽ và dẫn chứng (bằng chứng) để nhằm hướng người đọc
tới một quan điểm (kết luận) mà người viết mong muốn.
Ngoài ra, trong văn nghị luận, để thuyết phục người đọc, đòi hỏi người viết cần soi
chiếu vấn đề từ nhiều góc độ, nói cách khác là phải đặt ra và trả lời rất nhiều câu hỏi về vấn
đề đang bàn tới. Muốn vậy, người viết cần thực hiện những thao tác nghị luận cụ thể như giải
thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp..., và những cách trình bày như diễn dịch, quy nạp...
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh mục đích thuyết phục của
bài luận, xem đây là một đặc trưng giúp phân biệt bài văn nghị luận với các kiểu bài văn
khác. Chẳng hạn như, George H, Jr. (2011) cho rằng mục đích của lập luận là để thuyết
phục người đọc (nghe) về tính đúng đắn của luận điểm được tạo nên bằng cách sử dụng
những lí lẽ hợp logic và những bằng chứng có liên quan.
Anthony, W (2012) trong công trình A rule book for arguments cũng chỉ ra sự
khác biệt giữa bài văn và bài luận là ở chỗ mục đích của bài luận yêu cầu người viết phải
“thẩm tra niềm tin và tìm cách bảo vệ quan điểm của họ”. Tác giả cũng cho rằng “để viết
một bài luận tốt, bạn sẽ phải sử dụng các lập luận vừa như một công cụ thẩm tra vừa là
cách thức để giải thích cũng như bảo vệ kết luận của mình. Bạn phải chuẩn bị bài viết
của mình thông qua nghiên cứu những lập luận từ góc nhìn của các bên đối lập. Sau đó
bạn sẽ phải đưa ra các lập luận trong bài viết của mình để bảo vệ kết luận bạn đưa ra và
đánh giá nghiêm túc một vài lập luận từ góc nhìn của các bên đối lập” [111, tr.15]. Như
vậy, theo quan điểm của Anthony.W việc thẩm tra niềm tin và bảo vệ quan điểm của
người viết là mục đích của bài văn nghị luận.
Còn ACARA (Australian Curriculum Assessment and Reporting Authority) quan
niệm: Văn bản nghị luận là loại văn bản có mục đích chính là trình bày một quan điểm
và thuyết phục người đọc, người xem và người nghe về quan điểm ấy. Văn bản nghị luận
tìm cách thuyết phục người đọc về quan điểm bằng cách cung cấp thông tin, sử dụng
bằng chứng xác thực, xây dựng lập luận, phân tích và phản biện vấn đề, sử dụng các
phương tiện tu từ và ngôn ngữ hùng biện kết hợp với trình bày cảm xúc. Như vậy, theo
ACARA, mục đích thuyết phục cũng là đặc trưng của văn nghị luận bên cạnh yếu tố lập
luận (luận điểm, lí lẽ và bằng chứng) như đã trình bày.
Đặc trưng của kiểu bài nghị luận còn thể hiện thông qua một số yêu cầu về diễn
đạt để tăng tính thuyết phục như: lời văn cần sáng rõ, mạch lạc, nhiều lúc cần đanh thép,
hùng hồn để khẳng định hay bác bỏ một vấn đề nào đó; câu có mệnh đề chính phụ kiểu
hô ứng và các từ ngữ mang tính chất khẳng định hay phủ định, các mẫu câu: “Mặc dù...
28
nhưng... “ ; hoặc “ Không những.... mà còn.....”; “ Vì ( bởi vì)..... nên “... thường
được sử dụng quá trình lập luận nhằm đáp ứng yêu cầu nói trên.
Tóm lại, đặc trưng cơ bản của văn nghị luận chính là mục đích thuyết phục và lập
luận (bao gồm luận điểm, lí lẽ và bằng chứng và cách thức lập luận). Vẻ đẹp của bài văn
nghị luận nằm ở chiều sâu của tư tưởng và và sự khéo léo của nghê thuật lập luận để đạt
tới mục đích thuyết phục người đọc. Do đó, khi viết văn nghị luận, người viết hướng đến
người đọc giả định cụ thể, đưa ra quan điểm về một vấn đề, dùng lí lẽ và bằng chứng theo
những cách thức lập luận phù hợp để thuyết phục người đọc đồng tình với ý kiến của mình.
c. Văn bản nghị luận và bài làm văn nghị luận của HS THPT
CT môn Ngữ văn 2018 xác định “văn bản nghị luận là văn bản chủ yếu dùng để
thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề nào đó” [14, tr.88]. Khái niệm này
phân biệt các loại văn bản dựa trên mục đích giao tiếp. CT cũng xác định văn bản nghị
luận là một kiểu văn bản viết được phân chia theo phương thức biểu đạt mà HS cần được
rèn luyện trong CT Ngữ văn 2018. Như vậy, theo CT Ngữ văn 2018, khái niệm văn bản
nghị luận vừa được dùng để chỉ một trong ba loại văn bản mà HS cần phải đọc vừa dùng
để chỉ một trong các kiểu văn bản mà HS cần phải luyện viết (văn bản nghị luận về một
vấn đề xã hội; văn bản nghị luận phân tích, ĐG một TPVH; văn bản nghị luận so sánh;
bài luận; bài phát biểu;).
Trong khi đó, bài làm văn nghị luận của HS THPT là bài văn nghị luận được HS
tạo lập ở nhà trường THPT, vì vậy phải đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ do đề bài
đặt ra. Chẳng hạn như yêu cầu về nội dung (vấn đề cần nghị luận) và hình thức nghị luận
(tức là kiểu bài NLXH hay NLVH). Ngoài ra, việc viết bài văn nghị luận của HS THPT
cũng cần đảm bảo quy trình viết được đề ra trong CT như: chuẩn bị trước khi viết (xác
định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn
ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Vì vậy, có thể nói bài làm văn nghị luận
của HS THPT rất khác so với bài văn nghị luận tự do, được viết bên ngoài nhà trường vì
nó cần đảm bảo các yêu cầu nêu trên và đảm bảo yêu cầu cần đạt về từng kiểu bài nghị
luận được quy định trong CT môn Ngữ văn 2018.
Như vậy, khác với những văn bản nghị luận trong sách giáo khoa hiện hành hoặc
những văn bản được chọn để HS đọc nhằm đáp ứng yêu cầu cầu đạt của CT Ngữ văn
2018, bài làm văn nghị luận của HS THPT tuy vẫn phải đảm bảo chặt chẽ đặc trưng của
kiểu bài nghị luận nhưng bên cạnh đó còn phải đáp ứng thêm một số yêu cầu đặc thù khác
được quy định trong CT.
29
1.1.1.2. Năng lực tạo lập văn bản
a. Khái niệm năng lực tạo lập văn bản
Như đã trình bày ở phần Phạm vi nghiên cứu, trong luận án này chúng tôi xem xét
khái niệm NL tạo lập văn bản như NL viết văn bản.
Khái niệm NL tạo lập văn bản viết (NL viết) có thể được xác lập dựa trên những
xu hướng khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, khái niệm NL viết được xác lập dựa trên tiến trình viết. Theo xu hướng này,
NL viết được định nghĩa là khả năng khởi đầu và phát triển các ý tưởng, sau đó sử dụng
những kĩ thuật chỉnh sửa và biên tập để phát triển chúng thành bài viết đảm bảo chất lượng
trong một bối cảnh cụ thể. Chẳng hạn, Hội đồng Quốc gia Giáo viên tiếng Anh (National
Council Teacher of English) của Hoa Kì trong tài liệu công bố Teaching Composition: A
Position Statement5 đã xác định: Hành động viết được thực hiện thông qua một quá trình mà
người viết tưởng tượng ra người đọc giả định, đặt ra mục tiêu, phát triển ý tưởng, lập dàn ý,
viết bản thảo, đọc lại bản thảo, chỉnh sửa bản thảo đáp ứng mong đợi của người đọc.
Thứ hai, khái niệm NL viết được xác lập dựa trên sản phẩm viết. Theo hướng tiếp cận
này thì NL viết được hiểu là khả năng tạo ra hình thức ngôn ngữ theo ngữ cảnh, tuân thủ các
quy định cả ở cấp độ câu và cấp độ diễn ngôn. Tiêu biểu cho cách định nghĩa này là bảng
mô tả (yêu cầu cần đạt) NL viết của Đại học Indiana University Northwest6 (Hoa Kì):
Bảng 1.1. Bảng mô tả NL viết của sinh viên Đại học Indiana University Northwest
1. Xác định mục đích viết rõ ràng, tuân thủ các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ viết.
2. Thu hẹp phạm vi chủ đề ở mức độ có thể kiểm soát được.
3. Nêu rõ và thảo luận kĩ lưỡng quan điểm: người đọc không cần phải suy ra ý nghĩa. Trình bày
thông tin chính xác và đầy đủ.
4. Biểu lộ tình cảm của người viết thông qua giọng điệu, ngôn từ và cấu trúc của bài viết.
5. Tổ chức và trình bày bài viết một cách hợp lý:
- Mở bài nên dẫn dắt người đọc dễ dàng đi vào thân bài.
- Các ý kiến được triển khai trong bài viết cần được liên kết bằng các phương tiện liên kết phù hợp.
- Các đoạn văn hỗ trợ nên ở vị trí trung tâm của bài viết và có mối liên hệ với nhau.
- Một tóm tắt hoặc một kết luận là cần thiết để nhấn mạnh lại quan điểm chính và thái độ của người
viết.
6. Trình bày (hoặc ngụ ý một cách rõ ràng) quan điểm và/hoặc mục đích của người viết và nội dung
bài viết phải liên quan đến chủ đề. Các chiến thuật lập luận khác nhau cần được sử dụng để hỗ trợ
cho bài viết (ví dụ như chiến thuật nguyên nhân và kết quả, chiến thuật so sánh tương đồng và
5 Truy xuất từ https://www.jstor.org/stable/376796, ngày 2.8.2020
6 truy xuất ngày 2.8.2020
30
tương phản, định nghĩa, cách thức, phân tích, thuyết phục, minh họa, phân loại, mô tả và tường
thuật). Những kĩ năng như kiểm tra giả thuyết và tóm tắt văn bản nên được thể hiện khi cần thiết.
7. Viết câu rõ ràng và lưu loát. Cấu trúc câu cần đa dạng, hình thức cần ngắn gọn.
8. Sử dụng từ ngữ đa dạng và chính xác cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Từ ngữ được lựa chọn nên phản
ánh nhận thức của người đọc và mục đích viết (ví dụ sử dụng ngôi thứ nhất, thuật ngữ, dạng từ
rút gọn trong trường hợp cho phép vào những thời điểm nào đó).
9. Tránh lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả. []
10. Chú ý lỗi chính tả của những từ thông dụng và lỗi thường gặp của những từ khó.
11. Thể hiện ý thức về tầm quan trọng của việc trình bày văn bản bằng chữ viết dễ đọc và giữ bài viết
gọn gàng, sạch sẽ.
12. Nhận thức đạo văn nghĩa là sử dụng từ ngữ, ý tưởng, thông tin của người khác mà không có trích
dẫn thích hợp.
Thứ ba, khái niệm NL viết được xác lập dựa vào người đọc/kiểu bài viết. Theo
hướng tiếp cận này, NL viết được ĐG là khả năng trình bày bài viết theo yêu cầu được
đặt ra, thỏa mãn một cộng đồng diễn ngôn nhất định, chú ý đến cấu trúc và nội dung của
diễn ngôn và giao tiếp theo chức năng quy định. Khuynh hướng này nhấn mạnh vào
những quy định về hình thức và nội dung có liên quan đến khái niệm kiểu loại (Tribble,
1996). Khuynh hướng tiếp cận dựa trên người đọc/thể loại này cũng nhấn mạnh việc nhận
thức về vai trò của người đọc, cho rằng người viết thành công là người có thể đưa ra
những giả định hợp lý về người đọc (giả định) như họ biết và mong đợi những gì, tìm
kiếm sự cân bằng giữa mục đích bài viết của mình với kỳ vọng của người đọc và thỏa
mãn nhu cầu nhận thức và cảm xúc của họ.
Kế thừa và phát triển các khái niệm NL tạo lập văn bản nêu trên, chúng tôi xác
định khái niệm NL tạo lập văn bản dựa trên các cơ sở chính là sản phẩm viết, người đọc,
đặc trưng kiểu loại văn bản và quy trình viết như sau: NL tạo lập văn bản là khả năng tạo
ra một văn bản tuân thủ quy trình viết nhất định; hướng đến những người đọc cụ thể; hoàn
chỉnh về nội dung và hình thức và đáp ứng yêu cầu về kiểu văn bản và mục đích giao tiếp.
b. Cấu trúc năng lực tạo lập văn bản
Cấu trúc NL tạo lập văn bản thường được xác định dựa trên hai quan niệm chủ
yếu. Quan niệm thứ nhất cho rằng NL viết được cấu thành bởi kiến thức về lĩnh vực viết
và kĩ năng viết. Các nhà nghiên cứu theo quan niệm này cho rằng NL viết là sự phức hợp
của kiến thức về ngữ cảnh, nội dung, tiến trình viết và các kĩ năng thành phần trong quá
trình viết như kĩ năng sử dụng từ ngữ, kĩ năng chính tả, kĩ năng làm chủ văn phong, kĩ
năng tổ chức, kĩ năng phán đoán,.. được thể hiện thông qua bài viết.
Chẳng hạn, Tribble (1996) chỉ ra các lĩnh vực kiến thức mà người viết cần có khi
tiến hành một nhiệm vụ viết cụ thể, có thể tóm tắt như sau: (1) kiến thức về nội dung (content
31
knowledge) – kiến thức về các khái niệm có liên quan đến chủ đề; (2) kiến thức về ngữ cảnh
(context knowledge) – kiến thức về ngữ cảnh mà văn bản sẽ được đọc; (3) kiến thức về hệ
thống ngôn ngữ (language system knowledge) – kiến thức về những khía cạnh của hệ thống
ngôn ngữ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ; (4) kiến thức về tiến trình viết (writing process
knowledge) – kiến thức về những cách viết phù hợp nhất cho một nhiệm vụ cụ thể. Tribble
cũng cho rằng ĐG một văn bản không nên chỉ một chiều mà cần xem xét nó như là kết quả
phức hợp của các kĩ năng và kiến thức, mà mỗi thành tố có đóng góp quan trọng vào sự
phát triển của toàn thể. Vì vậy, năm khía cạnh chính của một bài viết (nội dung, tổ chức, từ
ngữ, ngôn ngữ và chính tả) sẽ được ĐG và mỗi khía cạnh sẽ được kèm theo những mô tả
chi tiết bằng thang định mức. Các mức điểm sẽ được gán cho từng mức độ đạt được. Các
mức điểm này có thể được chuyển sang thứ hạng tương ứng.
Quan niệm thứ hai cho rằng NL viết được cấu thành bởi các yếu tố liên quan đến hoạt
động viết. Chẳng hạn như Raimes (1983) cho rằng cấu trúc của NL viết bao gồm 6 yếu tố:
Triển khai nội dung bài viết
Cấu trúc bài viết
Sử dụng các phương tiện để truyền đạt nội dung
Xác lập mục đích viết
Quan tâm đến người đọc
Viết theo tiến trình
Cách xác định cấu trúc NL viết như trên dựa trên cách tiếp cận NL theo các nguồn
lực hợp thành bằng cách chỉ ra các thành tố của NL tạo lập văn bản (bề nổi là nội dung,
cấu trúc bài văn, diễn đạt,còn bề sâu là động cơ viết, tri thức viết, mục đích viết, sự sẵn
sàng, trải nghiệm của người viết liên quan đến chủ đề bài viết,).
Theo Đỗ Ngọc Thống (2020), NL tạo lập văn bản nghị luận bao gồm các thành tố:
Thành tố của NL tạo lập văn bản nghị Biểu hiện
luận
i) Nhận biết, hiểu mục đích, nhiệm vụ cần + Biết phân tích đề,
viết... ( Biết tìm hiểu, nhận thức đề hay + Hiểu yêu cầu của đề
còn gọi là định hướng viết) + Hiểu mục tiêu và nhiệm vụ phải viết
+ Hiểu phạm vi đề tài, ngữ liệu
ii) Phát động tư duy, suy nghĩ để có ý và + Tìm được các ý (tìm ý): đúng, đầy đủ,
tổ chức các ý phù hợp mục đích thuyết phong phú,
phục ( Tìm ý và lập dàn ý) + Sắp xếp các ý (lập dàn ý): ý kiến (luận
đề); ý lớn (luận điểm), ý nhỏ (luận cứ)
+ Những ý sáng tạo
iii) Chuyển dàn ý thành nội dung cụ thể + Sử dụng từ ngữ, lời văn chuyển các ý
của bài viết (Diễn đạt và trình bày) thành câu văn, đoạn văn
32
+ Trình bày văn bản theo bố cục 3 phần
rõ ràng, sáng sủa, đúng chính tả, ngữ
pháp, chữ viết dễ đọc,...
+ Sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ
+ Biết kết hợp minh họa, tranh ảnh, bảng
biểu... (VB đa phương thức)
iv) Kiểm tra và chỉnh sửa lỗi + Đọc lại và phát hiện những lỗi của bài
viết ( dùng từ, diễn đạt, bố cục,...)
+ Nêu được cách sửa các lỗi để hoàn thiện
bài viết.
Cách phân giải cấu trúc NL tạo lập văn bản nghị luận như trên được xác định dựa
trên các hoạt động HS thực hiện trong suốt quá trình viết từ khâu định hướng viết, tìm ý
và lập dàn ý, diễn đạt và trình bày thành nội dung bài viết và cuối cùng là kiểm tra và
chỉnh sửa lỗi. Từ cấu trúc NL tạo lập văn bản nghị luận này, sẽ xác định được các tiêu chí
ĐG NL tạo lập văn bản NLXH và NLVH bám sát với yêu cầu của kiểu bài nghị luận.
Cách xác định cấu trúc NL tạo lập văn bản nghị luận như trên có ưu điểm là người ĐG
có thể sử dụng kết hợp phương pháp quan sát kèm theo nhiều công cụ ĐG như phiếu
quan sát, bảng kiểm, rubric, để ĐG NL tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT. Tuy
nhiên, nếu muốn ĐG NL tạo lập văn bản nghị luận của HS thể hiện thông qua bài văn
nghị luận thì cần xác định các biểu hiện của NL thành các tiêu chí ĐG bài viết cụ thể hơn.
Ngoài ra, cấu trúc NL tạo lập văn bản cũng có thể được xác định bằng cách chỉ ra
các NL thành tố (như đã nêu ở chương 1). Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày cách xác định
cấu trúc NL tạo lập văn bản nghị luận theo cách tiếp cận này.
1.1.1.3. Cấu trúc năng lực tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT
Trên cơ sở khái niệm NL tạo lập văn bản đã xác lập ở mục 1.1.1.2, chúng tôi xác
định NL tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT là khả năng tạo ra một văn bản nghị
luận tuân thủ quy trình viết; hướng đến những người đọc cụ thể; hoàn chỉnh về nội dung
và hình thức; đáp ứng yêu cầu cần đạt về kiểu văn bản nghị luận được quy định trong CT
môn Ngữ văn cấp THPT và đạt được mục đích thuyết phục. Khái niệm nêu trên cho thấy
NL tạo lập văn bản nghị luận cũng bao hàm một số yếu tố của NL tạo lập văn bản nói
chung như: tuân thủ quy trình viết, hướng đến người đọc cụ thể, hoàn chỉnh về nội dung
và hình thức. Tuy nhiên, đặc trưng của NL tạo lập văn bản nghị luận thể hiện ở hai yếu tố
chính là những yêu cầu của kiểu bài nghị luận và mục đích thuyết phục người đọc.
Sau khi xác lập khái niệm, chúng tôi xác định cấu trúc của NL tạo lập văn bản nghị
luận của HS THPT theo cách tiếp cận các NL thành tố bởi vì cách tiếp cận này có ưu
điểm là xem xét NL tạo lập văn bản nghị luận như một khối tổng hòa của kiến thức, kĩ
năng, thái độ, động cơ, hứng thú,. NL thành tố khác với thành tố của NL. Các hành tố
33
của NL thường được xác định bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ, hứng thú, như
những yếu tố riêng rẽ tuy có mối liên hệ chặt chẽ và qua lại để tạo thành NL. Ví dụ, NL
tạo lập văn bản nghị luận được tạo thành từ những hiểu biết về văn bản nghị luận và kĩ
năng viết kiểu bài này và một số yếu tố khác như động cơ, hứng thú,
Còn NL thành tố là những NL bộ phận của NL tổng thể, mỗi NL thành tố có thể
bao hàm trong nó cả kiến thức, kĩ năng, thái độ, Ví dụ, NL tạo lập văn bản nghị luận
không phải bao gồm kiến thức và những kĩ năng riêng lẻ như đã nêu ở trên mà là
các hành vi như là sự biểu hiện tổng hòa của kiến thức, kĩ năng, thái độ,...để tạo
lập văn bản nghị luận. Hơn nữa, cách tiếp cận này cho phép phân tách cấu trúc NL ra
thành các tầng bậc nhỏ, cụ thể hóa đến mức thành các chi số hành vi biểu hiện ra bên
ngoài có thể dễ dàng quan sát và đo lường được.
Ngoài ra, khi xác định cấu trúc của NL tạo lập văn bản nghị luận, chúng tôi hướng
đến cả ĐG thường xuyên (ĐG tiến trình viết) lẫn ĐG tổng kết (sản phẩm bài viết) vì ĐG
theo hướng phát triển NL thiên về ĐG thường xuyên hơn ĐG tổng kết. Cụ thể, ở NL
thành tố số 1 là Triển khai nội dung bài văn nghị luận, chúng tôi xác lập chỉ số hành vi
1.4 là Triển khai nội dung bài văn nghị luận đảm bảo các bước theo quy trình viết đã học.
Theo quan điểm của chúng tôi, khi viết bài văn nghị luận HS cần tuân thủ đầy đủ quy
trình viết gồm 4 bước theo quy định của CT Ngữ văn 2018. Có thể đối với bước 1 (Chuẩn
bị trước khi viết) sự biểu hiện ở từng HS sẽ đậm nhạt khác nhau hoặc không biểu hiện rõ
bằng các hành vi cụ thể nhưng việc tuân thủ các bước Tìm ý và lập dàn ý; Viết bài; Xem
lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm nên là các bước bắt buộc đối với tất cả HS không phân
biệt học lực vì các bước này có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng của
bài văn. Việc chú trọng hành vi triển khai nội dung bài văn theo quy trình viết cho thấy
chúng tôi quan niệm sản phẩm minh chứng cho NL tạo lập văn bản nghị luận của HS
THPT bao gồm cả bài văn nghị luận cuối cùng và quá trình HS tạo lập bài văn đó. Tuy
nhiên, để ĐG chỉ số hành vi này chúng tôi sử dụng công cụ phiếu quan sát hoặc quan sát
bằng mắt và sử dụng công cụ rubric để ĐG sản phẩm là bài văn nghị luận của HS.
a. Các thành tố của năng lực tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT
Dựa trên cách tiếp cận theo các NL thành tố, chúng tôi sẽ xác định cấu trúc của NL
tạo lập văn bản nghị luận bao gồm 4 NL thành tố, mỗi thành tố lại được mô tả cụ thể bằng
những chỉ số hành vi làm rõ yêu cầu thực hiện của mỗi thành tố. Trên cơ sở các chỉ số hành
vi đã xác định, chúng tôi sẽ xây dựng tiêu chí chất lượng cho từng chỉ số hành vi cụ thể.
NL tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT sẽ được xác lập dựa trên 2 cơ sở chính:
Một là, yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết văn nghị luận các cấp lớp 10,11 và 12 được quy
34
định trong CT môn Ngữ văn 2018; yêu cầu cần đạt về kiến thức tiếng Việt và làm văn
cũng như thái độ cần có khi làm văn nghị luận. Hai là, đặc trưng của kiểu bài văn nghị
luận được quy định trong nhà trường phổ thông.
Dựa vào cơ sở lí luận đã xác lập ở phần trên, chúng tôi đề xuất cấu trúc NL tạo lập
văn bản nghị luận bao gồm 4 NL thành tố, được mô tả cụ thể trong bảng 1.2. Bốn NL
thành tố này sẽ được thể hiện thông qua sản phẩm là bài văn nghị luận của HS như một
minh chứng HS có NL tạo lập văn bản nghị luận ở một mức độ nhất định.
Bảng 1.2 Các NL thành tố của NL tạo lập văn bản nghị luận
STT Các NL thành tố của NL tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT
1 Triển khai nội dung bài văn nghị luận
2 Cấu trúc bài văn nghị luận
3 Diễn đạt và trình bày bài văn nghị luận
4 Sáng tạo
b. Các chỉ số hành vi của năng lực tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT
Bảng 1.3 Chỉ số hành vi của NL tạo lập văn bản nghị luận của HS THPT
STT Các NL Các chỉ số hành vi
thành tố
1.1. Xác định vấn đề nghị luận; tập trung vào mục đích
thuyết phục và người đọc giả định
1.2. Trình bày sự hiểu biết và trải nghiệm cá nhân có
Triển khai nội liên quan đến vấn đề cần nghị luận
dung bài văn 1.3. Lập luận để triển khai quan điểm và thái độ về vấn
1
nghị luận đề nghị luận
1.4. Triển khai nội dung bài văn nghị luận đảm bảo các
bước theo quy trình viết đã học
2.1. Cấu trúc bài văn nghị luận đủ 3 phần (mở bài, thân
bài và kết bài)
2.2. Liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài văn nghị luận
(liên kết giữa các phần trong bài, liên kết giữa các đoạn
Cấu trúc bài và liên kết giữa các câu trong đoạn)
văn n...phổ thông năm 2014, gợi ý một số tiêu chí làm cơ sở đánh giá năng
lực làm văn nghị luận của học sinh”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. HCM, Số
72, (6/2015), tr.135 – 144.
2. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2017), “Rubric đánh giá kĩ năng lập luận thông qua bài văn
nghị luận”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. HCM, Số 14 (4b), (4/2017), tr.149 –
158.
3. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2017), “Đề xuất mô hình đề thi tốt nghiệp trung học phổ
thông môn Ngữ văn theo hướng đánh giá năng lực”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm
TP.HCM, Số 14 (4), (4/2017), tr. 76 – 82.
4. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2017), “Mô hình rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bản
nghị luận xã hội của học sinh Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm
TP.HCM, Tập 14, số 10, (10/2017), tr. 163 – 172.
5. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2018), “Đề xuất cấu trúc năng lực tạo lập văn bản nghị luận
trong chương trình Ngữ văn theo mô hình năng lực”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm
TP.HCM, Tập 15, số 1, (1/2018), tr. 140 – 151.
6. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2018), “Rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận
văn học của học sinh Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm
TP.HCM, Tập 15, số 10, (10/2018), tr. 54 – 64.
7. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2018), “Chuẩn đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận
xã hội của học sinh Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, Số 11,
(11/2018), tr. 45 – 48.
8. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2019), “Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực viết ở lớp 10
cho học sinh Việt Nam (trên cơ sở so sánh chuẩn đầu ra kĩ năng viết ở lớp 10 trong chương
trình Quốc ngữ của Hàn Quốc và chương trình Ngữ văn mới của Việt Nam)”, Kỷ yếu
Hội thảo quốc tế Đông Á: Những vấn đề nghiên cứu và giáo dục Ngữ văn, (8/2019).
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
9. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (Chủ nhiệm đề tài) (2017), Chuẩn đánh giá năng lực tạo lập
văn bản nghị luận của học sinh Trung học phổ thông, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ
sở, Mã số: CS.2017.19.28, Nghiệm thu năm 2019.
10. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (Chủ nhiệm đề tài) (2016), Thiết kế rubric để đánh giá năng
lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội của học sinh Trung học phổ thông, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở, Mã số: CS.2016.19.28, Nghiệm thu năm 2018.
159
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2002), Ngữ văn 7 (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở
môn Ngữ văn, NXB Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục & Đào tạo - Dự án Việt Bỉ (2010). Dạy và học tích cực – Một số phương pháp
và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm.
5. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ
văn lớp 10, 11 và 12, NXB Giáo dục.
6. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011). Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường
trung học phổ thông chuyên môn Ngữ văn, Đà Nẵng.
7. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn Thí điểm phát triển chương trình giáo dục
nhà trường phổ thông, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Tài liệu Các kĩ thuật đánh giá trong lớp học, kinh nghiệm
quốc tế và đề xuất áp dụng cho các bậc học phổ thông ở Việt Nam, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn Mô đun đánh giá dạy học tích cực, NXB
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2014), Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định
hướng phát triển NL học sinh, Hà Nội.
11. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2014), Tài liệu hội thảo Đổi mới KTĐG chất lượng học tập môn
Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, Hà Nội.
12. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2014). Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục
phổ thông sau năm 2015 (Dự thảo), Hà Nội.
13. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội.
14. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội.
15. Bảo Quyến (2007), Khái quát về văn NL, NXB Giáo dục.
16. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục
học, NXB Từ điển Bách khoa.
17. Bùi Mạnh Hùng (2013), “Về định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ
văn ở trường phổ thông”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Về DH Ngữ văn ở trường phổ
thông Việt Nam, Đại học Sư phạm, tr.125-230.
18. Bùi Mạnh Hùng (2014), “Phác thảo chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển NL”,
Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.HCM, số 56 (3/2014), tr.23-41.
19. Bùi Mạnh Hùng (2014), “Chuẩn chương trình cốt lõi của Mỹ và một số liên hệ với việc đổi
mới chương trình Ngữ văn ở Việt Nam”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 3 – 2014, tr.67-
71.
20. Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông môn Ngữ văn (2013), NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
21. Chuyên đề bồi dưỡng về đổi mới PPDH và phương pháp KTĐG cho giáo viên bổ túc Trung
học phổ thông (2013), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
160
22. Cao Thị Kiều Khanh (2012), “Rèn luyện về lập luận phân tích trong văn nghị luận cho HS
THPT”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 277 (kì 1- 1/2012), tr. 35-37.
23. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập (Phương pháp
thực hành), NXB Khoa học xã hội, TP.HCM.
24. Đặng Thị Thanh Thủy (2018), “Đổi mới kiểm tra đánh giá trong giáo dục theo xu hướng
dạy và học tích cực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 09 (9/2018), tr.7-11.
25. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ
thông, NXB Giáo dục.
26. Đỗ Ngọc Thống (2007), “Đổi mới đề thi – kiểm tra môn Ngữ văn và những ngộ nhận, cực
đoan”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 18 (3/2017), tr.50-52.
27. Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Thị Thu Thủy (2010), “Vai trò của lập luận trong văn nghị luận”,
Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 31 (4/2008), tr.20-23.
28. Đỗ Ngọc Thống (2011), “Đánh giá quốc gia kết quả học tập của học sinh – Mấy vấn đề hệ
trọng”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 70 (7/2011), tr.6-10.
29. Đỗ Ngọc Thống (2014), “Đổi mới căn bản, toàn diện chương trình Ngữ văn”, Tạp chí Khoa
học Đại học Sư phạm TP.HCM, số 56 (3/2014), tr.42-47.
30. Đỗ Ngọc Thống (tổng chủ biên) (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THP,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
31. Đỗ Ngọc Thống (Tổng Chủ biên) (2018). Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THCS,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
32. Hoàng Hòa Bình (Chủ biên) (2014), Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
33. Hoàng Hòa Bình (2015), “NL và cấu trúc của NL”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 6/2015,
tr.4-7.
34. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng.
35. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
36. Lê A (chủ biên), Nguyễn Trí (2001), Làm văn (Giáo trình đào tạo giáo viên Trung học cơ
sở hệ Cao đẳng Sư phạm), NXB Giáo dục.
37. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), DH theo định hướng hình thành và phát triển
NL người học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
38. Lê Thị Mỹ Hà (2010), “Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Định nghĩa và phân loại”,
Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 61 (10/2010), tr.21-24.
39. Lê Thị Mỹ Hà (2010), “Quy trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 63 (12/2010), tr.28-32.
40. Lê Thị Ngọc Nhẫn (2014), “Vận dụng rubric để xây dựng các tiêu chí ĐG môn học”, Tạp
chí khoa học Đại học Sư phạm TP.HCM, số 62, (2014), tr.146-151.
41. Lê Thị Phượng (2007), “Đánh giá kết quả bài làm của học sinh THCS theo quan điểm làm
văn hiện đại”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (5/2007), tr.28-29.
42. Lê Thị Phượng (2015), “Đáp án mở cho đề văn NL ra theo hướng mở”, Tạp chí Khoa học
giáo dục, (4/2015), tr.35-38.
161
43. Lưu Hiệp (2007), Văn tâm điêu long, NXB Lao động
44. Lý Quế Uyên (2012), Khóa luận tốt nghiệp “Sử dụng Rubric trong KTĐG chất lượng học
tập môn hóa học lớp 11 ban nâng cao”, Đại học Sư phạm TP.HCM.
45. Mai Bích Huyền, Nguyễn Thị Hồng Nam (2014), “Tiêu chí đánh giá bài luận – một trong
những công cụ phát triển NL TLVB cho HS”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm
TP.HCM, số 62 (2014), tr.137-145.
46. Martin-Kniep O.Giselle (2011), Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, NXB Giáo
dục.
47. Nguyễn Công Khanh (2013), “Xây dựng khung năng lực trong chương trình giáo dục phổ
thông sau năm 2015”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 95 (8/2013), tr.1-8.
48. Nguyễn Công Khanh (chủ biên) (2014), Tài liệu KTĐG trong giáo dục (dành cho giáo viên
phổ thông), Hà Nội.
49. Nguyễn Công Khanh (chủ biên) (2015), Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
50. Nguyễn Đăng Mạnh (2008), Muốn viết được bài văn hay, NXB Giáo dục.
51. Nguyễn Đức Minh (2012), “Đánh giá và vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục”, Tạp chí
Khoa học Giáo dục, số 77 (2/2012), tr.18-21.
52. Nguyễn Đức Minh (2012), “Một số vấn đề đánh giá theo kiến thức, kĩ năng và năng lực
của học sinh”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 84 (9/2012), tr.12-13.
53. Nguyễn Lan Phương (2007), “Đánh giá hình thành, đánh giá tổng kết: Thực trạng, biện
pháp vận dụng ở trường học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 156 (kì 2 – 2/2007), tr.12-
14.
54. Nguyễn Lộc – Nguyễn Thị Lan Phương (đồng chủ biên), Đặng Xuân Cường, Trịnh Thị
Anh Hoa, Nguyễn Thị Hồng Vân (2016), Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá
năng lực đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề (Chuyên khảo về KHGD), NXB Giáo dục.
55. Nguyễn Ngọc Tường Khanh (2015), “Định hướng ĐG NL viết của học sinh tiểu học”, Tạp
chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.HCM, số 71 (6/2015), tr.177-184.
56. Nguyễn Quốc Siêu (2005), Kỹ năng làm văn NL phổ thông, NXB Giáo dục.
57. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn - dạy văn, NXB Giáo dục.
58. Nguyễn Thanh Loan (2012), Luận văn Thạc sĩ “Xây dựng Rubric để tổ chức và ĐG quá
trình DH các chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” – Vật lý lớp 10 Cơ
bản”, Đại học Sư phạm TP.HCM.
59. Nguyễn Thành Thi (2014), “Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực và yêu
cầu“đổi mới căn bản, toàn diện” giáo dục phổ thông”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm
TP.HCM, số 56 (3/2014), tr.9-14.
60. Nguyễn Thành Thi (2014), “Năng lực giao tiếp như là kết quả phát triển tổng hợp kiến thức
và các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư
phạm TP.HCM, số 56 (3/2014), tr.134-243.
61. Nguyễn Thị Hạnh (2014), “Xây dựng chuẩn NL đọc hiểu cho môn Ngữ văn của chương
trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm
TP.HCM, số 56 (3/2014), tr.88-97.
162
62. Nguyễn Thị Hạnh (2014), “Về cách thiết kế chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu trong môn
Ngữ văn sau năm 2015”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 102 (3/2014), tr.3-5.
63. Nguyễn Thị Hạnh (2015), “Phương pháp thiết kế chuẩn đầu ra môn học theo định hướng
phát triển năng lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 118 (7/2015), tr.1-5.
64. Nguyễn Thị Hồng Nam, Võ Huy Bình (2014), “Chuẩn môn học và một số bài học kinh
nghiệm về thiết kế chuẩn môn Ngữ văn của Việt Nam và môn Ngôn ngữ Anh của Hoa Kì”,
Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.HCM, số 3/2014, tr.116-125.
65. Nguyễn Thị Hồng Nam, Võ Huy Bình (2016), “Chuẩn năng lực, chương trình, cách dạy
và cách đánh giá môn Ngôn ngữ Anh của Hoa Kỳ - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn, số 22 (12/2016), tr.270-291.
66. Nguyễn Thị Lan Phương (2014), “Đề xuất định hướng xây dựng mục tiêu và chuẩn đầu ra,
chuẩn đánh giá của chương trình giáo dục phổ thông mới”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số
100 (1/2014), tr.5-8.
67. Nguyễn Thị Lan Phương, Đặng Xuân Cương (2015), “Xây dựng công cụ ĐG NL giải
quyết vấn đề của học sinh phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 114 (3/2015), tr.13-
16.
68. Nguyễn Thị Lan Phương (2016), Chương trình tiếp cận năng lực và đánh giá năng lực
người học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
69. Nguyễn Thị Hiên (2014), “Những vấn đề về mạch lạc và liên kết với việc rèn kĩ năng làm
văn cho học sinh phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 332 (kì 2 – 4/2014), tr.36-39.
70. Nguyễn Thị Thanh Thi (2012), Luận văn Thạc sĩ “Vận dụng Rubric và Checklist vào
KTĐG trong DH làm văn ở trường PT”, Đại học Sư Phạm TP.HCM.
71. Nguyễn Thị Thanh Thi (2013), “Tổng quan về kiểm tra, đánh giá trong dạy học làm văn ở
nhà trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 324 (kì 2 – 12/2013), tr.35-38.
72. Nguyễn Thị Thanh Trà (2013), “Đánh giá năng lực của người học thông qua hình thức
đánh giá sự thực hiện”, Tạp chí Giáo dục, số 311 (kì 1- 6/2013), tr.30-32.
73. Nguyễn Thị Thu Thủy (2012), “Dạy học làm văn nghị luận xã hội ở trung học phổ thông”,
Tạp chí Giáo dục, số 284, kì 2 (4/2012), tr.32-34.
74. Nguyễn Thị Hồng Vân (chủ nhiệm đề tài) (2010), Đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả
học tập môn Ngữ Văn của học sinh theo hướng hình thành năng lực”, Hà Nội.
75. Nguyễn Thị Hồng Vân (2013), “Phát triển chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn
theo hướng tiếp cận năng lực”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Về dạy học Ngữ văn ở
trường phổ thông Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
76. Nguyễn Thị Hồng Vân (2013), “Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn
trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và phương hướng đổi mới chương trình
sau 2015”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 307 (kì 1- 4/2013), tr.45-48.
77. Nguyễn Thị Hồng Vân (2014), “Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng
đánh giá năng lực”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.HCM, số 56 (3/2014), tr.20-
21.
163
78. Nguyễn Thị Hồng Vân (2017), “Xác định cấu trúc và đường phát triển một số năng lực
trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 137 (2/2017),
tr.49-52.
79. Nguyễn Thị Hồng Vân (2017), “Phát triển một số năng lực chung trong chương trình giáo
dục phổ thông môn Ngữ văn”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 143 (8/2017), tr.21-26.
80. Nguyễn Thị Hồng Vân (chủ biên) (2018), Dạy học môn Ngữ văn cấp THCS theo hướng
phát triển năng lực học sinh, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
81. Nguyễn Thị Hương Lan (2015), “Đề mở và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy
học Ngữ văn”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 117 (6/2015), tr.42-44.
82. Nguyễn Thị Hương Lan (2015), “Sử dụng Rubric trong việc xây dựng hướng dẫn chấm
điểm đối với dạng đề mở môn Ngữ văn”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 118 (7/2015),
tr.17-19.
83. Nguyễn Thị Thanh (2006), “Quy trình kiểm tra – đánh giá kết quả học tập”, Tạp chí Khoa
học Giáo dục, số 6 (3/2006), tr.26-29.
84. Nguyễn Thúy Hồng (2006), “Chuẩn và sự cụ thể hóa thang phân loại Bloom trong đánh
giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, THPT”, Tạp chí Khoa học Giáo dục,
số 118 (6/2006), tr.48-51.
85. Nguyễn Thúy Hồng (2006), “Khung năng lực chủ chốt của chương trình đánh giá quốc tế
PISA”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 77 (2/2012), tr.15-17.
86. Nguyễn Viết Chữ (2003), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), NXB
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
87. Phạm Kiều Anh (2013), “Một số dạng bài tập rèn luyện thao tác lập luận trong làm văn
nghị luận (chương trình Ngữ văn 11), Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 304 (kì 2 – 2/2013),
tr.32-34.
88. Phạm Thị Thu Hiền (2006), “Những đổi mới về đề văn nghị luận trong sách giáo khoa Ngữ
văn THPT”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 6 (3/2006), tr, 14-16.
89. Phạm Thị Thu Hương (chủ biên) (2017), Giáo trình Thực hành dạy học Ngữ văn ở trường
phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
90. Phạm Xuân Thanh (2007), “Sử dụng hiệu quả các dạng câu hỏi thi – kiểm tra”, Tạp chí
Khoa học Giáo dục, số 17 (2/2077), tr.28-31.
91. Phan Ngọc (dịch và chú giải) (2007), Văn tâm điêu long (Lưu Hiệp), NXB Lao động.
92. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, 11 và 12 (Bộ cơ bản),
NXB Giáo dục.
93. Tôn Quang Cường (2009), “Áp dụng đánh giá theo rubric trong dạy học”, Tạp chí Giáo
dục, số 22, (9/2009), truy xuất từ
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/13467/1/136.pdf ngày 2.8.2020.
94. Tống Thanh Thoảng (2013), Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu hiệu quả của hình thức tự
đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh phổ thông bằng công cụ rubric, Đại học
Cần Thơ.
95. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
164
96. Trần Khánh Đức (2015), “Năng lực và năng lực học tập”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số
357 (kì 1- 5/2015), tr.19-21.
97. Trần Thị Hiền Lương (2015), “Thiết kế chuẩn học tập môn Ngữ văn theo định hướng phát
triển năng lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 114, (3/2015), tr.6-7.
98. Trần Thị Hiền Lương (2015), “Chuẩn đánh giá năng lực tạo lập văn bản trong môn Ngữ
văn ở trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 116 (5/2015), tr.10-11.
99. Trần Thị Hiền Lương (2018), “Đổi mới giáo dục ở nhà trường theo yêu cầu của chương
trình giáo dục phổ thông mới”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 05 (5/2018), tr.28-31.
100. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), “Sử dụng các phương pháp đánh giá hỗ trợ cho dạy học hiệu
quả”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 23 (8/2007), tr.20-24.
101. Trần Thị Tuyết Oanh (2013), “Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học giáo dục,
số 92 (5/2013), tr.8-11.
102. Trần Thị Tuyết Oanh (2014), Đánh giá kết kết quả học tập, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
103. Trần Văn Chung (2013), “Sử dụng kết hợp phương thức biểu cảm trong bài làm văn nghị
luận cho học sinh THCS”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 324 (kì 2 – 12/2013), tr.39-42.
104. Trần Văn Đạt, Võ Văn Thắng (2016), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB
Đại học Quốc gia, TP.HCM.
105. Trịnh Lê Hồng Phương, Đoàn Cảnh Giang (2015), “Xây dựng thang đánh giá năng lực sử
dụng ngôn ngữ Hóa học cho học sinh phổ thông”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm
TP.HCM, số 3/2015, tr.98-105.
106. Võ Duy Minh, Cao Thị Quỳnh Loan (2010), Luận văn Thạc sĩ “Using
analytic rubric checklists to enhance third year students' essay writing skills at University
of Technical Education”, Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP.HCM.
107. Võ Thị Ngọc Thuý (2011), The effects of rubric - referenced self - assessment on grade 11
students' english writing performance and attitude, Đại học Cần Thơ.
165
Tiếng Anh:
108. Airasian W. Peter (2001), Classroom Assessment: Concepts and Applications 4th ed, The
McGraw Hill Companies, Inc.
109. Allen, M. J. (2010), The Use of Rubrics for Assessment, Grading, and Encourage Student
Learning, Atlantic Assessment Conference, NC, USA.
110. Ames, G. J., & Murray, F. B (1982), “When two wrongs make a right: Promoting cognitive
change by social conflict”, Developmental Psychology, 18(6), pp.894–897.
111. Anderson, Carl (2005), Assessing Writers, Portsmouth, NH: Heinemann.
112. Andrade, H (2000), “Using rubrics to promote thinking and learning”, Educational
Leadership 57, no. 5, pp. 13–18.
Anthony, W (2012), A rule book for arguments (Viết gì cũng đúng), NXB Lao động.
113. Andrade, H.G (2001), “The effects of instructional rubrics on learning to write”, Current
Issues inEducation 4, no. 4, truy xuất từ (accessed
January 4, 2007).
114. Andrade, H.G (2005), “Teachingwith rubrics: The good, the bad, and the ugly”, College
Teaching, 53, no. 1, pp. 27–30.
115. Andrade, H., and Y. Du (2005), “Student perspectives on rubric-referenced assessment”,
Practical Assessment, Research & Evaluation 10, no. 5, pp.1–11.
116. Barone, Diane & Taylor, Joan M (2007), The Practical Guide to Classroom Literacy
Assessment. Thousand Oaks, CA: Corwin Press.
117. Boston, Carol (2002), “The Concept of Formative Assessment”, Practical Assessment,
Research, and Evaluation: Vol. 8 , Article 9, truy cập từ https://doi.org/10.7275/kmcq
ngày 2.8.2020
118. Derewianka, B & Pauline Jones (2012). Teaching Language in Context, Oxford University
Press.
119. Bloom, B.S. (et al.) (Eds) (1956), Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I:
Cognitive Domain, New York: David McKay.
120. Booth, David (2001), Reading and Writing in the Middle Years. Portland, ME: Stenhouse.
121. Caine, Karen (2008), Writing to Persuade: Minilessons to Help Students Plan, Draft, and
Revise, Grades 3-8, Portsmouth, NH: Heinemann.
122. Calkins, Lucy, & Taylor, Sarah Picard (2008), A Quick Guide to Teaching Persuasive
Writing, K-2, Portsmouth, NH: Heinemann.
123. Campbell, A (2005), “Application of ICT and rubrics to the assessment process where
professional judgment is involved: the features of an e marking tool”, Assessment &
Evaluation in Higher Education 30, no. 5, pp. 529–37.
124. Cole, Ardith Davis (2002), Better Answers: Written Performance That Looks Good and
Sounds Smart, Portland, ME: Stenhouse.
166
125. Cooper R. Charlie & Odell Lee (1977), Evaluating writing: Describing, Measuring,
Judging, National Council of Teachers.
126. Creswell W. John & Vicki L. Plano Clark (2007), Mixed Methods Research, SAGE
Publications.
127. Culham, Ruth (2005), 6 +1 Traits of Writing: The Complete Guide for the Primary Grades,
New York, NY: Scholastic.
128. Davis, Judy & Hill, Sharon (2003), The No-Nonsense Guide to Teaching Writing:
Strategies, Structures, Solutions, Portland, ME: Stenhouse.
129. Dunbar, N.E., C.F. Brooks, and T. Kubicka-Miller (2006), “Oral communication skills in
higher education: Using a performance-based evaluation rubric to assess communication
skills”, Innovative Higher Education 31, no. 2, pp. 115–28
130. Fletcher, Ralph (1993), What a Writer Needs. Portsmouth, NH: Heinemann.
131. Fletcher, Ralph & Portalupi, JoAnn (2004), Teaching the Qualities of Writing, Portsmouth,
NH: Heinemann.
132. Fletcher, Ralph & Portalupi, JoAnn (2006), When Students Write, Portland, ME:
Stenhouse.
133. Fisher, Douglas & Frey, Nancy (2007), Checking for Understanding: Formative
Assessment Techniques for Your Classroom.,Alexandria, VA: Association for
Supervision and Curriculum Development.
134. George Hillocks, Jr (2011), Teaching Argument Writing, Heinemann Portsmouth, NH.
135. Glencoe/McGraw-Hill (2004), Writing assessment and evaluation rubrics. Writer’s
Choice, New York: McGraw-Hill.
136. Glickman-Bond, Jane & Rose, Kelly (2006), Creating and Using Rubrics in Today’s
Classrooms: A Practical Guide, Norwood, MA: Christopher-Gordon.
137. Gredler E. Margaret & Robert L. Johnson (2004), Assessment in the literacy
classroom,Allyn & Bacon Publisher
138. Groeber, Joan F (2007) (Second Edition), Designing and Using Rubrics for Reading and
Language Arts, K-6. Thousand Oaks, CA: Corwin Press.
139. Harp Bill (1993). Assessment and Evaluation in whole language programs. Christopher –
Gordon Publishers, Inc.
140. Heaton, J. B (1988), Writing English Language Tests Longman Handbook for Language
Teachers (New Edition), London Longman Group UK Ltd.
141. Hedge, T (1998), Writing, Oxford: Oxford University Press.
142. Helen de Siva Joyce & Susan Feez (2004), Developing Writing Skills (Book 1), Phoenix
Education.
143. Helen de Siva Joyce & Susan Feez (2004), Developing Writing Skills (Book 2), Phoenix
Education.
167
144. Hill Bonnie Campell, Cynthia Ruptic & Lisa Norwich (2010), Classroom-Based
Assessment (Book one), Christopher Gordon Publishers.
145. Hill Bonnie Campell (2010), Classroom Based Assessment: Putting The Pieces Together
(and Staying Sane), AISA Conference, Nairobi, Kenya.
146. Hill, Bonnie Campbell (2010), The Next-Step Guide to Exemplary Writing Instruction:
Resources and Rubrics for School and Teacher Self-Evaluation and Goal-Setting,
Portsmouth, NH: Heinemann.
147. Hill Bonnie Campell, Cynthia Ruptic & Lisa Norwich (2010), Classroom-Based
Assessment (Book 1), Christopher Gordon Publishers.
148. Hillocks, George, Jr (1987), “Synthesis of research on teaching writing”, Educational
Leadership, 44(8), pp.71-82
149. Hillocks George, Jr (2011), Teaching argument writing, Grade 6 – 12: Supporting Claims
with Relevant Evidence and Clear Reasoning, Heinemann, Porthmout, NH.
150. Hyland, K. (2002), Teaching and researching writing, London: Longman.
151. Knight, L.A (2006), “Using rubrics to assess information literacy”, Reference Services
Review 34, no. 1, pp. 43–55.
152. Krathwohl, D.R.; Bloom, B.S.; & Masia, B.B (1964), Taxonomy of Educational Objectives.
The Classification of Educational Goals, Handbook II: Affective Domain, New York:
David McKay.
153. Kubiszyn Tom & Gary Borich (2010), Educational Testing & Measurement: classroom
application and practice 9th ed, Wiley & Sons, Inc.
154. Kuhs, Therese, Agruso, Susan, Johnson, Robert & Monrad, Diane (2001), Put to the Test:
Tools and Techniques for Classroom Assessment, Portsmouth, NH: Heinemann.
155. Maxwell, S., & National Centre for Vocational Education, R (2010), “Using Rubrics to
Support Graded Assessment in a Competency Based Environment”, RMIT University.
156. Moskal, B.M., and J.A. Leydens (2000) “Scoring rubric development: Validity and
reliability: Practical Assessment”, Research & Evaluation 7, no. 10, pp. 71–81. Cooper
& Gargan (2009), Rubrics in Education: Old Term, New Meanings, truy xuất từ
https://doi.org/10.1177%2F003172170909100109, ngày 2.8.2020.
157. Natalie Pham (2010), “Rubrics”,
PowerPoint.
158. Nunan, D (1999), Second language teaching and learning, Boston, Mass: Heinle &Heinle
Publishers.
159. Oakleaf, M.J (2006), “Assessing information literacy skills: A rubric approach”, PhD
diss.,University of North Carolina, Chapel Hill. UMI No. 3207346.
160. O’Connor, Ken (2002) (Second Edition), How to Grade for Learning: Linking Grades to
Standards, Thousand Oaks, CA: Corwin Press.
168
161. Osana, H.P., and J.R. Seymour (2004), “Critical thinking in preservice teachers: A rubric
for evaluating argumentation and statistical reasoning”, Educational Research and
Evaluation 10, nos. 4–6, pp. 473–98.
162. Overmeyer, Mark (2009), What Student Writing Teaches Us: Formative Assessment in the
Writing Workshop, Portland, ME: Stenhouse.
163. Pohl, M. (2000), Learning to think, Thinking to learn: Models and Strategies to Develop a
Classroom Culture of Thinking, Hawker Brownlow Education.
164. Popham, W.J (1997), “What’s wrong – and what’s right – with rubrics”, Educational
Leadership 55, no. 2, pp.72–5.
165. Powell, T.A (2001), Improving assessment and evaluation methods in film and television
production courses, PhD diss., Capella University. UMI No. 3034481.
166. Raimes, A (1983), Techniques in teaching writing, Oxford: Oxford American English.
167. Reitmeier, C.A., L.K. Svendsen, and D.A. Vrchota (2004), “Improving oral
communication skills of students in food science courses”, Journal of Food Science
Education 3, pp. 15–20.
168. Rickards, Debbie & Cheek, Earl, Jr (1999), Designing Rubrics for K-6 Classroom
Assessment, Norwood, MA: Christopher-Gordon.
169. Rog, Lori Jamison & Kropp, Paul (2004), The Write Genre: Classroom Activities and
Mini-Lessons that Promote Writing with Clarity, Style, and Flashes of Brilliance,
Portland, ME: Stenhouse.
170. Routman, Regie (2004), Writing Essentials, Portsmouth, NH: Heinemann.
171. Silva, T (1990), “Second language composition instruction: developments, issues, and
directions in ESL”, In B. Kroll (Ed.), Second language writing: research insights for the
classroom (pp. 11-23), Cambridge: Cambridge University Press.
172. Simon, Liz (2005), Write as an Expert, Portsmouth, NH: Heinemann.
173. Schneider, J.F (2006) “Rubrics for teacher education in community college”, The
Community College Enterprise 12, no. 1, pp. 39–55.
174. Song, K.H (2006), “A conceptual model of assessing teaching performance and intellectual
development of teacher candidates: A pilot study in the US”, Teaching in Higher
Education 11, no. 2, pp. 175–90.
175. Spandel, Vicki (2008) (Second Edition), Creating Young Writers: Using the Six Traits to
Enrich Writing Process in Primary Classrooms, Boston, MA: Pearson.
176. Spandel, Vicki (1997) (Fourth Edition), Seeing with New Eyes: A Guidebook on Teaching
and Assessing Beginning Writers, NY: Longman.
177. Spandel, Vicki & Stiggins, Richard (1990), Creating Writers: Linking Writing Assessment
and Instruction, New York: Longman.
169
178. Susan Feez & Helen Joyce (1998), Writing Skills Narrrative & Non – Fiction Text Types,
Phoenix Education.
179. Toulmin, S. E (1958), The Uses of Argument, Cambridge University Press.
180. Tribble, C (1996), Writing, Oxford: Oxford University Press.
181. Trussell-Cullen, Alan (1998), Assessment in the Learner-Centered Classroom, Carlsbad,
CA: Dominie Press.
182. Tunon, J., and B. Brydges (2006), “A study on using rubrics and citation analysis to
measure the quality of doctoral dissertation reference lists from traditional and
nontraditional institutions”, Journal of Library Administration 45, nos. 3–4, pp. 459–81.
183. Weigle, S (2002), Assessing writing, Cambridge, UK: Cambridge University Press
184. Wiggins Grant & Jay McTighe (1998), Understanding by design, ASCD, Alexandria,
Virginia USA.
185. Yi, J. (2007), “The validity of assessment categories in high school teachers' subjective
holistic scoring of EFL students' writing”, Korean Journal of Applied Linguistics, 2 3(1),
pp.147-171.
Trang web:
186.
187.
188.
189.
190.
191.
192.
193.
194.
195.
196.
197. https://argument.berkeley.edu/
198. https://www.cde.ca.gov
170