BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM NGỌC TUẤN
THIẾT KẾ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM NGỌC TUẤN
THIẾT KẾ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
306 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Thiết kế một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số: 9140111
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. CAO CỰ GIÁC
NGHỆ AN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Cao Cự Giác. Các kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận án
Phạm Ngọc Tuấn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập
thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Cao Cự Giác, người thầy
đã định hướng đề tài, luôn tạo điều kiện, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, đồng hành cùng
tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, thầy cô thuộc
Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học Hóa học – Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại
học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các giáo viên và các em học sinh tại các trường
THPT: chuyên Trần Đại Nghĩa, chuyên Gia Định, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Quý Đôn;
Bùi Thị Xuân, Quốc tế Bắc Mỹ, Quốc tế iSchool (TP. Hồ Chí Minh); chuyên Huỳnh Mẫn
Đạt (tỉnh Kiên Giang); chuyên Tiền Giang (tỉnh Tiền Giang); Trần Quốc Tuấn (tỉnh Quảng
Ngãi); Năng khiếu Tân Học – Trường Đại học Tân Tạo (tỉnh Long An) đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi tiến hành thực nghiệm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khuyến
khích và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nghệ An, tháng 01 năm 2021
Tác giả
Phạm Ngọc Tuấn
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 BT Bài tập
2 BTHH Bài tập hóa học
3 CBQL Cán bộ quản lý
4 ĐC Đối chứng
5 ĐH Đại học
6 ĐKT Điểm kiểm tra
7 GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo
8 GV Giáo viên
9 HH Hóa học
10 HS Học sinh
11 KHTN Khoa học tự nhiên
12 KN Kĩ năng
13 MĐ Mức độ
14 NL Năng lực
15 Nxb Nhà xuất bản
16 PL Phụ lục
17 PP Phương pháp
18 STT Số thứ tự
19 TB Trung bình
20 TC Tiêu chí
21 THPT Trung học phổ thông
22 TN Thực nghiệm
23 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Biểu đồ nhận thức của các đối tượng khảo sát về tầm quan trọng của việc dạy
học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT ........................................................................... 28
Hình 1.2. Biểu đồ nhận thức của các đối tượng khảo sát về MĐ quan tâm và đầu tư của nhà
trường cho việc tổ chức dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT ............................. 29
Hình 1.3. Biểu đồ nhận thức của các đối tượng khảo sát về mục đích của việc học tập HH
bằng tiếng Anh ở trường THPT ......................................................................................... 30
Hình 1.4. Biểu đồ MĐ khó của dạy học môn HH bằng tiếng Anh so với các môn KHTN
khác .................................................................................................................................... 32
Hình 1.5. Biểu đồ MĐ phù hợp của nội dung dạy học HH bằng tiếng Anh ..................... 32
Hình 1.6. Biểu đồ nhận thức của các đối tượng khảo sát về tầm quan trọng của KN đọc
hiểu trong dạy học bộ môn Hoá học bằng tiếng Anh ở trường THPT .............................. 35
Hình 1.7. Biểu đồ nhận thức về sử dụng KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở
trường THPT. ..................................................................................................................... 36
Hình 1.8. Nhận thức của HS về kết quả tự đánh giá KN đọc hiểu của HS trong việc học tập
môn HH bằng tiếng Anh ở trường THPT .......................................................................... 36
Hình 1.9. Nhận thức của HS về các KN đọc hiểu các môn KHTN bằng tiếng Anh ở trường
THPT .................................................................................................................................. 37
Hình 2.1. Quy trình xây dựng bộ TC đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng
Anh ở trường THPT ........................................................................................................... 49
Hình 2.2. Sơ đồ KN làm BT điền từ cho sẵn vào bài đọc có nội dung HH ....................... 64
Hình 2.3. Sơ đồ KN làm BT điền từ tự do vào bài đọc có nội dung HH........................... 69
Hình 2.4. Sơ đồ KN làm BTHH sử dụng thông tin được cung cấp từ dữ kiện đề bài rèn
luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh. ..................................................... 73
Hình 2.5. Sơ đồ PP làm BTHH tính toán định lượng rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học
HH bằng tiếng Anh ............................................................................................................ 87
Hình 2.6. Sơ đồ KN làm BTHH tính toán định lượng rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học
HH bằng tiếng Anh ............................................................................................................ 87
Hình 2.7. Quy trình đề xuất và áp dụng các biện pháp sử dụng BT rèn luyện KN đọc hiểu
trong dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS THPT ............................................................. 96
Hình 2.8. Sơ đồ biểu diễn tương tác giữa GV, HS và môi trường dạy học. ...................... 96
Hình 2.9. Sơ đồ biểu diễn các bước tìm cách giải quyết vấn đề. ..................................... 101
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn điểm điểm bài kiểm tra (1), phân loại kết quả ĐKT (2), đồ thị
lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và ĐC (3) vòng TN thăm dò ............................... 125
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn điểm điểm bài kiểm tra (1), phân loại kết quả ĐKT (2), đồ thị
lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và ĐC (3) TN vòng 1 .......................................... 127
v
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn điểm điểm bài kiểm tra (1), phân loại kết quả ĐKT (2), đồ thị
lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và ĐC (3) TN vòng 2 đối với khối 10 ................. 129
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn điểm bài kiểm tra (1), phân loại kết quả ĐKT (2), đồ thị lũy
tích biểu diễn kết quả của lớp TN và ĐC (3) TN vòng 2 đối với khối 11 ....................... 130
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn điểm điểm bài kiểm tra (1), phân loại kết quả ĐKT (2), đồ thị
lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và ĐC (3) TN vòng 2 đối với khối 12 ................. 132
Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn điểm điểm bài kiểm tra (1), phân loại kết quả ĐKT (2), đồ thị
lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và ĐC (3) TN vòng 2 .......................................... 133
Hình 3.7. Tiết học HH bằng tiếng Anh tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa – TP.
HCM ................................................................................................................................ 134
Hình 3.8. Tiết học thực hành HH sử dụng tiếng Anh tại trường THPT Nguyễn Thị Minh
Khai – TP. HCM .............................................................................................................. 134
Hình 3.9. Tiết học HH bằng tiếng Anh tại trường Quốc tế Bắc Mỹ – TP. HCM ............ 135
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Top 4 quốc gia có sinh viên quốc tế đang theo học tại Hoa Kỳ ...................... 12
Bảng 1.2. Kết quả các giá trị “Mode” và giá trị trung bình “Mean” đối với những yếu tố
ảnh hưởng trong quá trình dạy học HH bằng tiếng Anh.................................................... 30
Bảng 1.3. Kết quả các giá trị “Mode” và giá trị TB “Mean” đối với những công việc chuẩn
bị và PP học tập cần thiết của HS khi thực hiện dạy học HH bằng tiếng Anh .................. 31
Bảng 1.4. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown về nhận thức
của các đối tượng khảo sát về nội dung và PP dạy học cần thiết khi thực hiện dạy học HH
bằng tiếng Anh. .................................................................................................................. 33
Bảng 2.1. Các tham số đặc trưng cho mô hình CFA. ........................................................ 51
Bảng 2.2. Bộ TC đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT
............................................................................................................................................ 52
Bảng 2.3. Bảng quy đổi điểm đánh giá từng TC KN đọc hiểu HH trong dạy học bằng tiếng
Anh ..................................................................................................................................... 56
Bảng 2.4. Bảng quy đổi điểm đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh . 56
Bảng 3.1. Thông tin các lớp TN và đối chứng (học kỳ 1 năm học 2018 – 2019) ........... 105
Bảng 3.2. Thông tin các lớp TN và đối chứng vòng 1 (học kỳ 2 năm học 2018 – 2019)
.......................................................................................................................................... 106
Bảng 3.3. Thông tin các lớp TN và đối chứng vòng 2 (học kỳ 1 năm học 2019 – 2020)
.......................................................................................................................................... 106
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung theo
từng TC đối với nhóm ĐC ở vòng TN thăm dò. .............................................................. 112
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung theo
từng TC đối với nhóm ĐC khi TN vòng thăm dò ............................................................ 113
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá phân loại KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói
chung đối với nhóm ĐC khi TN thăm dò ........................................................................ 113
Bảng 3.7. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown đối với nhóm
ĐC trong vòng TN thăm dò ............................................................................................. 113
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung theo
từng TC đối với nhóm TN ở vòng TN thăm dò ............................................................... 114
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung theo
từng TC đối với nhóm TN ở vòng TN thăm dò ............................................................... 114
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá phân loại KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói
chung theo từng MĐ đối với nhóm TN ở vòng TN thăm dò ........................................... 114
Bảng 3.11. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown đối với nhóm
TN trong vòng TN thăm dò ............................................................................................. 115
vii
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm ĐC khi TN vòng 1. .............................................................. 115
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm ĐC khi TN vòng 1. .............................................................. 116
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá phân loại KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói
chung theo từng MĐ đối với nhóm ĐC khi TN vòng 1................................................... 116
Bảng 3.15. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown đối với nhóm
ĐC trong vòng 1 ............................................................................................................... 116
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm TN ở vòng TN 1 .................................................................. 116
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm TN khi TN vòng 1. .............................................................. 117
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá phân loại KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói
chung theo từng MĐ đối với nhóm TN khi TN vòng 1. .................................................. 117
Bảng 3.19. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown đối với nhóm
TN trong vòng 1. .............................................................................................................. 118
Bảng 3.20. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm ĐC khi TN vòng 2. .............................................................. 118
Bảng 3.21. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm ĐC khi TN vòng 2 ............................................................... 119
Bảng 3.22. Kết quả đánh giá phân loại KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói
chung theo từng MĐ đối với nhóm ĐC khi TN vòng 2................................................... 120
Bảng 3.23. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown đối với nhóm
ĐC trong vòng 2 ............................................................................................................... 120
Bảng 3.24. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm TN khi TN vòng 2. .............................................................. 120
Bảng 3.25. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm TN khi TN vòng 2. .............................................................. 122
Bảng 3.26. Kết quả đánh giá phân loại KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói
chung theo từng MĐ đối với nhóm TN khi TN vòng 2. .................................................. 122
Bảng 3.27. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown đối với nhóm
TN trong vòng 2 ............................................................................................................... 122
Bảng 3.28. Tổng hợp điểm bài kiểm tra vòng TN thăm dò ............................................. 124
Bảng 3.29. Bảng phân bố tần suất lũy tích vòng TN thăm dò ......................................... 124
Bảng 3.30. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng vòng TN thăm dò .............................. 124
Bảng 3.31. Bảng phân loại kết quả ĐKT vòng TN thăm dò ........................................... 124
Bảng 3.32. Tổng hợp điểm bài kiểm tra TN vòng 1 ........................................................ 126
viii
Bảng 3.33. Bảng phân bố tần suất lũy tích TN vòng 1 .................................................... 126
Bảng 3.34. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng TN vòng 1 ......................................... 126
Bảng 3.35. Bảng phân loại chung kết quả ĐKT TN vòng 1 ............................................ 126
Bảng 3.36. Tổng hợp điểm bài kiểm tra TN vòng 2 đối với khối 10 .............................. 128
Bảng 3.37. Bảng phân bố tần suất lũy tích TN vòng 2 đối với khối 10 .......................... 128
Bảng 3.38. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng TN vòng 2 đối với khối 10 ............... 128
Bảng 3.39. Bảng phân loại kết quả ĐKT TN vòng 2 đối với khối 10 ............................. 128
Bảng 3.40. Tổng hợp điểm bài kiểm tra TN vòng 2 đối với khối 11 .............................. 129
Bảng 3.41. Bảng phân bố tần suất lũy tích TN vòng 2 đối với khối 11 .......................... 129
Bảng 3.42. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng TN vòng 2 đối với khối 11 ............... 129
Bảng 3.43. Bảng phân loại kết quả ĐKT TN vòng 2 đối với khối 11 ............................. 130
Bảng 3.44. Tổng hợp các điểm bài kiểm tra TN vòng 2 đối với khối 12 ........................ 131
Bảng 3.45. Bảng phân bố tần suất lũy tích TN vòng 2 đối với khối 12 .......................... 131
Bảng 3.46. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng TN vòng 2 đối với khối 12 ............... 131
Bảng 3.47. Bảng phân loại kết quả ĐKT TN vòng 2 đối với khối 12 ............................. 131
Bảng 3.48. Tổng hợp điểm bài kiểm tra TN vòng 2 ........................................................ 132
Bảng 3.49. Bảng phân bố tần suất lũy tích TN vòng 2 .................................................... 132
Bảng 3.50. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng TN vòng 2 ......................................... 132
Bảng 3.51. Bảng phân loại kết quả ĐKT TN vòng 2 ...................................................... 133
ix
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 3
3.1. Về cơ sở lí luận và thực tiễn ....................................................................................... 3
3.2. Về chuyển giao và ứng dụng trong dạy học.............................................................. 3
3.3. Về thống kê và xử lý số liệu ........................................................................................ 4
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4
5. Giả thuyết khoa học ....................................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................ 4
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................ 4
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học ..................................................................... 4
8. Đóng góp mới của luận án ............................................................................................. 5
9. Cấu trúc của luận án...................................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
ĐỌC HIỂU TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................................................................................... 6
1.1. Tổng quan về dạy học hóa học bằng tiếng Anh ....................................................... 6
1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................................. 6
1.1.2. Trong nước ................................................................................................................ 8
Giới thiệu hai đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................................... 8
Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018 ........................................... 8
Kết quả bước đầu trong việc triển khai đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy
học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông ........... 8
Những nghiên cứu về dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở Việt Nam ................... 10
1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh ......... 11
1.2.1. Hình thành thói quen, ý thức học chủ động, học suốt đời ................................... 11
1.2.2. Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Anh trong học thuật .................................. 11
1.2.3. Tạo sự tự tin trong giao tiếp tiếng Anh học thuật ................................................. 11
1.2.4. Hội nhập giáo dục quốc tế ...................................................................................... 12
1.3. Kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh ...................................................................................... 12
1.3.1. Đọc hiểu tiếng Anh (Reading comprehension) ..................................................... 13
Việc “Đọc” (Reading) ........................................................................................... 13
Sự hiểu biết (Comprehension) .............................................................................. 15
x
1.3.2. Kĩ năng đọc hiểu (Reading comprehension skills) ................................................ 17
1.4. Kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ..................................... 18
1.4.1. Mục đích, yêu cầu của kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh trong dạy học hóa học ........ 19
Mục đích ............................................................................................................... 19
Yêu cầu ................................................................................................................. 20
1.4.2. Các kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh .............................. 22
KN đọc lấy ý chính và nội dung bao quát (Skimming skill) ................................ 22
KN đọc nhanh lấy dữ liệu cụ thể, thông tin chi tiết (Scanning skill) ................... 23
KN đọc chuyên sâu (In-depth reading skill) ......................................................... 24
1.5. Năng lực của giáo viên trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ............................ 25
1.5.1. Năng lực dạy học hóa học ...................................................................................... 25
1.5.2. Năng lực giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh ........................................................ 25
1.6. Bài tập hóa học .......................................................................................................... 26
1.6.1. Khái niệm bài tập hóa học ...................................................................................... 26
1.6.2. Tác dụng của bài tập hóa học ................................................................................ 26
1.6.3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực thường sử dụng kết hợp với bài
tập hóa học ........................................................................................................................ 27
Phương pháp dạy học nhóm (Group teaching method) ........................................ 27
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề (Problem solving teaching) .................. 27
1.7. Thực trạng dạy học hóa học bằng tiếng Anh hiện nay ở các trường trung học phổ
thông tại Việt Nam ........................................................................................................... 27
1.7.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................... 27
1.7.2. Nội dung khảo sát ................................................................................................... 27
1.7.3. Đối tượng khảo sát .................................................................................................. 28
1.7.4. Địa bàn khảo sát ..................................................................................................... 28
1.7.5. Phương pháp khảo sát ............................................................................................ 28
1.7.6. Tiến trình khảo sát .................................................................................................. 28
1.7.7. Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát ................................................................. 28
1.8. Thực trạng rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở
trường trung học phổ thông tại Việt Nam ..................................................................... 34
1.8.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................... 34
1.8.2. Nội dung khảo sát ................................................................................................... 34
1.8.3. Đối tượng khảo sát .................................................................................................. 34
1.8.4. Địa bàn khảo sát ..................................................................................................... 34
1.8.5. Phương pháp khảo sát ............................................................................................ 34
1.8.6. Tiến trình khảo sát .................................................................................................. 34
1.8.7. Các nội dung khảo sát ............................................................................................ 34
xi
Nội dung 1: Tầm quan trọng của kĩ năng đọc hiểu trong dạy học bộ môn Hoá học
bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông ................................................................... 34
Nội dung 2: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở
trường trung học phổ thông ............................................................................................... 35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 39
Chương 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC
HIỂU TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG ......................................................................................................... 40
2.1. Những yêu cầu cần thiết để sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy
học hóa học bằng tiếng Anh ............................................................................................ 40
2.1.1. Đọc hiểu nội dung hóa học bằng tiếng Anh .......................................................... 40
Đọc và hiểu được từ vựng, thuật ngữ hóa học ...................................................... 40
Đọc và hiểu được từ và cụm từ liên kết để kết nối chặt chẽ những đề xuất khoa học
một cách hợp lý .................................................................................................................. 42
Đọc và hiểu được các khái niệm hóa học và các nguyên tắc hóa học .................. 42
2.1.2. Hoàn thành các yêu cầu của câu hỏi ..................................................................... 43
Xác định được nội dung chính .............................................................................. 43
Xác định được nội dung chi tiết, cụ thể ................................................................ 44
Suy luận từ kiến thức sẵn có hoặc dữ kiện của bài tập ......................................... 44
Đoán và hiểu được nghĩa của từ vựng mới hoặc từ vựng trong ngữ cảnh ........... 45
2.2. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh ......... 46
2.2.1. Mục tiêu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh
............................................................................................................................................ 46
Đối với giáo viên................................................................................................... 46
Đối với HS ............................................................................................................ 46
2.2.2. Nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng
Anh .................................................................................................................................... 46
2.2.3. Quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học
bằng tiếng Anh .................................................................................................................. 48
2.2.4. Phác thảo và lấy ý kiến khảo sát về bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong
dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông ................................... 49
2.2.5. Cấu trúc bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng
Anh ở trường trung học phổ thông .................................................................................. 52
2.3. Thiết kế một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học
bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông ............................................................. 56
2.3.1. Nguyên tắc chung xây dựng các dạng bài tập đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng
tiếng Anh ........................................................................................................................... 56
xii
2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh ............................. 57
2.4. Một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng
Anh ở trường THPT ........................................................................................................ 62
2.4.1. Bài tập hóa học điền từ cho sẵn ............................................................................. 62
Mô tả dạng bài tập hóa học điền từ cho sẵn .......................................................... 62
Nguyên tắc thiết kế bài tập hóa học điền từ cho sẵn............................................. 63
Phương pháp làm bài tập hóa học điền từ cho sẵn ............................................... 63
Kĩ năng làm bài tập hóa học điền từ cho sẵn ........................................................ 64
Ví dụ minh họa bài tập hóa học điền từ cho sẵn ................................................... 64
2.4.2. Bài tập hóa học điền từ tự do ................................................................................. 67
Mô tả dạng bài tập hóa học điền từ tự do .........................................Xuân, Lương Thế Vinh, Gia Định, Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương, Nguyễn Thượng
Hiền, Mạc Đĩnh Chi và phải sử dụng chương trình của ĐH Cambridge. Sở GD-ĐT cũng
cho biết, về nguồn GV, các trường có thể hợp đồng thỉnh giảng GV các trường khác, hoặc
GV bản ngữ từ các trung tâm. Bên cạnh đó có thể gửi GV theo học các khóa bồi dưỡng có
cấp bằng chứng nhận do tổ chức EMG thực hiện dưới sự ủy nhiệm của ĐH Cambridge.
Theo hướng dẫn của Sở, các trường thực hiện thí điểm dạy toán và các môn KHTN bằng
tiếng Anh sử dụng chương trình của ĐH Cambridge ủy nhiệm cho Công ty EMG thực hiện
tại Việt Nam. Thời lượng: hai tiết/tuần/môn học cho HS khối 10, 11. Chuẩn đầu ra dựa trên
chuẩn của ĐH Cambridge thông qua kỳ thi của Cambridge do EMG thực hiện tại Việt
Nam.
Việc ngành giáo dục thành phố đặt mục tiêu nâng cao NL sử dụng tiếng Anh trong
các môn KHTN đối với HS là cần thiết, phù hợp với xu thế hội nhập, tiếp cận chuẩn giáo
dục tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, sau một năm thí điểm, chương trình mang lại kết quả
không như mong đợi và đa phần các hiệu trưởng đều băn khoăn, thậm chí cảm thấy “hụt
hơi” nếu tiếp tục triển khai vì nhiều lý do như chương trình chưa thật sự hấp dẫn; HS khối
11 chuẩn bị cho kỳ thi ĐH nên xác định mục tiêu hướng đến kì thi này là những nguyên
nhân khiến chương trình khó có thể mở rộng.
Theo đó, tại lễ phát động phong trào học tiếng Anh, xây dựng và phát triển môi trường
học và sử dụng ngoại ngữ trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (kế hoạch
số 957/KH-BGDĐT ngày 18/09/2019) do Ban Quản lý Đề án ngoại ngữ Quốc gia phối hợp
với Vụ Công tác chính trị Học sinh Sinh viên (Bộ GD-ĐT) tổ chức, trường THPT Yên Hòa
10
(Hà Nội) là 1 trong 5 điểm trường trên toàn quốc được Bộ GD-ĐT lựa chọn là nơi phát
động phong trào. Trường THPT Yên Hòa đã đặt ra chỉ tiêu chuẩn đầu ra đối với học sinh
lớp 12 cần đạt từ 5.0 IELTS và 550 điểm TOEFL trở lên.
Sở GD-ĐT TP. HCM và Công ty IIG Việt Nam cũng đã ký kết bản ghi nhớ
(20/9/2013) về phối hợp tổ chức các kỳ thi chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế của Viện khảo thí
Giáo dục Hoa Kỳ. Theo đó, đối với học sinh Trung học phổ thông, mức điểm tối thiểu cần
đạt ở từng bài thi bài thi TOEIC hoặc TOEFL iBT hoặc TOEFL Junior như sau (công văn
số 384 /GDĐT-VP của Sở GD-ĐT TP. HCM ngày 17 tháng 02 năm 2014):
Cấp Lớp
Khung trình độ NL
ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT
TOEFL
Junior
TOEFL
iBT
TOEIC
Chuẩn đầu ra tiếng Anh cho HS học chương trình Tiếng Anh tăng cường
THPT 12 B2 850-900 61 600
11 < B2 800-845 55 550 – 595
10 B1 + 745-790 45 455 – 545
Chuẩn đầu ra Tiếng Anh cho HS học chương trình Tiếng Anh theo Đề án 2020 và
Tiếng Anh tự chọn
THPT 12 B1 450
“+” tương đương mức Khá, “++” tương đương mức Giỏi.
“<” tương đương mức “cận trình độ”.
Những nghiên cứu về dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, tại trường ĐH Vinh, nhóm nghiên cứu của chuyên ngành
Lý luận và PP dạy học bộ môn HH đã có những nghiên cứu về dạy học HH bằng tiếng Anh
ở trường THPT, đánh giá thực trạng và giải pháp dạy học các môn KHTN bằng tiếng Anh
ở các trường THPT Việt Nam, đồng thời xây dựng hệ thống bài giảng về dạy học HH bằng
tiếng Anh có ý nghĩa to lớn cho những định hướng nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này
([6], [7], [16], [18], [20], [21], [23]). Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tuyển sinh và đào tạo
thành công ngành “Sư phạm HH (dạy Hóa bằng tiếng Anh)”. Trường ĐH Sư phạm Huế
cũng đã tuyển sinh và đào ngành “Sư phạm HH đào tạo bằng tiếng Anh”.
Một số công trình nghiên cứu, của các nhóm tác giả, do PGS.TS. Cao Cự Giác chủ
trì ([8], [9], [10], [11], [12], [13], [14]) đã nghiên cứu về thực trạng dạy học HH bằng tiếng
Anh ở các trường THPT Việt Nam, đề xuất các PP dạy học HH bằng tiếng Anh, quy trình
thiết kế bài giảng HH bằng tiếng Anh cũng như sử dụng hệ thống BTHH THPT bằng tiếng
Anh. Có thể nói đây là những tài liệu tham khảo mới, hữu ích trong lĩnh vực Lý luận và PP
dạy học bộ môn HH. Tuy nhiên, việc rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng
Anh ở trường THPT thông qua một số dạng BTHH chưa được quan tâm nhiều.
11
1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh
1.2.1. Hình thành thói quen, ý thức học chủ động, học suốt đời
Theo ông Marshall Presnick, Giám đốc Đào tạo Language Link: Tiếng Anh chuyên
ngành là hệ thống từ ngữ chuyên dụng của một ngành trong khi tiếng Anh học thuật là thể
loại sử dụng trong giới học viện (ở đây được hiểu là bậc giáo dục cao đẳng, ĐH tại các
nước nói tiếng Anh), với PP sử dụng câu, ngữ pháp, từ vựng hoàn toàn khác biệt theo
những chuẩn mực về cấu trúc và cách tổ chức riêng; thông qua một số dạng văn bản khác
nhau như: bài luận, báo cáo, bài viết nghiên cứu, hoặc các bài tóm lược [167]. Đây cũng là
thể loại tiếng Anh đòi hỏi người học phải có một nền ngữ pháp vững và vốn từ vựng phong
phú để theo kịp chương trình học trên lớp. Tiếng Anh học thuật đòi hỏi người học phải đầu
tư cả về thời gian và tài chính [165], nhưng sự đầu tư đó là nền tảng đồng hành với bạn
trong suốt những năm ĐH và cả sự nghiệp sau này.
Tiếng Anh trong dạy học HH cũng là một phần của tiếng Anh học thuật. Vì vậy, sử
dụng tiếng Anh trong dạy học HH là một hình thức, PP để rèn luyện, nâng cao khả năng
sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, nhất là vốn từ vựng - một trong ba thành tố tạo thành hệ
thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển
KN giao tiếp.
1.2.2. Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Anh trong học thuật
Cộng đồng kinh tế chung ASEAN đã được thành lập vào cuối năm 2015, khu vực
ASEAN với hơn 600 triệu dân sẽ là một cộng đồng quốc tế thống nhất. Theo các nhà tuyển
dụng, vốn từ tiếng Anh hạn chế là một trong những thách thức đối với lao động trẻ Việt
Nam, làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh học thuật.
Rèn luyện, nâng cao KN sử dụng tiếng Anh học thuật từ cấp trung học phổ thông sẽ
giúp HS, sinh viên có được nền tảng vững chắc để có thể tự tin trong giao tiếp, xóa đi rào
cản về ngôn ngữ khi học tập ở các nước bạn. Sự tự tin về ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ học
thuật là chiếc chìa khóa, giúp người học hòa nhập với cộng đồng trong nước và quốc tế.
1.2.3. Tạo sự tự tin trong giao tiếp tiếng Anh học thuật
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên quốc tế có xu hướng đối mặt với những
thách thức đáng kể khi họ thích nghi với một nền văn hóa, môi trường mới, đời sống xã
hội và ngôn ngữ mới [35, tr. 131-154], [89], [101, tr. 199-217], [116, tr. 33-46], [157],
[150, tr. 1821-1832]. Ngoài những khó khăn điển hình trong việc học tập, sinh viên quốc
tế phải đối mặt với thách thức là học bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ bản địa của họ
[133, tr. 149-166], [115, tr. 222-235], [39, tr. 976-984], [50, tr. 228-234]. Dựa trên một
báo cáo gần đây của “Open Door Report” năm 2017, số lượng sinh viên quốc tế hàng đầu
học tập tại Hoa Kỳ (Bảng 1.1) đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Vương quốc Ả
Rập Saudi [96], ngôn ngữ chính ở các quốc gia này đều sử dụng bảng chữ cái hoặc những
ký hiệu hệ thống khác với những kí tự được sử dụng trong tiếng Anh. Ngoài những thử
12
thách thông thường gắn liền với việc học tập ở một đất nước mới, sinh viên các quốc tế
(ở các quốc gia không sử dụng tiếng Anh) phải đối mặt với một thử thách lớn là học bằng
tiếng Anh, vốn không phải là ngôn ngữ chính của họ [135, tr. 567-580], [31, tr. 12-31].
Bảng 1.1. Top 4 quốc gia có sinh viên quốc tế đang theo học tại Hoa Kỳ
Xếp hạng Quốc gia 2015/16 2016/17 % Tổng
1 Trung Quốc 328 547 350 755 32.5
2 Ấn Độ 165 918 186 267 17.3
3 Hàn Quốc 61 007 58 662 5.4
4 Vương quốc Ả Rập Saudi 61 287 52 611 4.9
Tổng số sinh viên 1 043 839 1 078 822 100.0
Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi giáo dục
phải đổi mới, nhất là khi Việt Nam hội nhập WTO. Vì vậy, tiếng Anh học thuật là phương
tiện cơ bản tạo được sự tự tin trong giao tiếp để tiếp cận với nền khoa học thế giới; thuận
lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu và ứng dụng chất lượng cao. Việc luyện
tập, rèn luyện KN giao tiếp tiếng Anh và tiếng Anh học thuật ở trường THPT sẽ tạo được
nền tảng vững chắc về kiến thức, giúp HS có thể tự tin trong giao tiếp, hội nhập với nền
giáo dục trên thế giới [41].
1.2.4. Hội nhập giáo dục quốc tế
Hiện nay, môn Tiếng Anh đã được đưa vào chương trình dạy học ở tấc cả các cấp
học. Với quan điểm “Tiếng Anh là con đường ngắn nhất đến với tri thức nhân loại”, việc
giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh đang được các trường quốc tế ở Việt Nam và một
số trường THPT triển khai tích cực. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức môn học chuyên
ngành, HS còn có cơ hội được rèn luyện các KN ngôn ngữ (như: nghe, nói, đọc, viết) trong
quá trình trao đổi, thảo luận các vấn đề khoa học đang nghiên cứu. Trong gần một thế kỷ,
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã trở thành lựa chọn chính trên toàn thế giới dành cho sinh
viên muốn theo đuổi các cơ hội giáo dục ở bậc ĐH [159]. Môi trường xã hội và văn hóa
Mỹ đã thu hút nhiều HS, sinh viên quốc tế tham gia hệ thống giáo dục của quốc gia này.
Ngoài ra, chất lượng giáo dục tốt ở Hoa Kỳ có xu hướng dẫn đến nhiều cơ hội việc làm
hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Do đó, việc dạy học các môn khoa học bằng tiếng
Anh không chỉ tạo điều kiện cho HS rèn luyện KN tư duy khoa học, nâng cao vốn từ vựng
chuyên ngành mà còn rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt các quan điểm, ý tưởng
về các chủ đề khoa học để có thể hội nhập với giáo dục quốc tế.
1.3. Kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh
Trong các KN dạy học HH bằng tiếng Anh, thì KN đọc hiểu được xem gần như là
khó khăn nhất đối với cả GV và HS THPT ở Việt Nam. Nhiều GV và HS khi giảng dạy và
học tập môn HH còn chưa hiểu rõ được thực trạng rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học
môn này bằng tiếng Anh ở trường THPT Việt Nam và cũng chưa có những công cụ để
13
đánh giá cụ thể MĐ KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh của HS, dẫn đến tài
liệu các BT để rèn luyện KN này cũng còn nhiều hạn chế.
Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập khoa học, đặc biệt là đối
với những sinh viên khi làm việc nhóm để giải quyết một số những nhiệm vụ [122, tr. 555].
Theo nhà giáo dục Tinto, vấn đề quyết định sự thành công của sinh viên ở trường ĐH chủ
yếu phụ thuộc vào các KN đã được trang bị cấp học phổ thông, trong đó bao gồm cả sự
thành thạo của một số KN học thuật cơ bản ([156], được trích dẫn trong [86]). Dù hiểu
rằng trang bị những KN là rất cần thiết nhưng các giảng viên lại ít quan tâm đến vấn đề
này ([44], được trích dẫn trong [86, tr. 20]). Nhóm nghiên cứu Erickson, Peters, &
Strommer đã chỉ ra các giảng viên ĐH thường cho rằng sinh viên của họ đã thành thạo các
KN đó vì họ có xu hướng giả định rằng tất cả sinh viên đã được trang bị những KN này
hoặc đó là một phần của giáo dục trung học hoặc ở những bộ môn, đoàn thể khác trong
ĐH, ... [72] Trên thực tế, hầu hết sinh viên năm nhất đều thiếu KN đọc hiểu các môn khoa
học, nguyên nhân chính là do việc đọc hiểu ở bậc ĐH rất khác với việc đọc hiểu ở bậc
trung học. Vì vậy, hầu hết các sinh viên đều sử dụng các KN phi chiến lược học thuật để
đọc các văn bản học thuật. Điều này dẫn đến việc các sinh viên chỉ đọc với phương thức
cách tiếp cận bề mặt, không có chiều sâu. Nếu GV phổ thông dạy cho HS KN đọc hiểu khi
đọc văn bản học thuật một cách phù hợp, HS sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động
rèn luyện KN đọc hiểu trong các năm học tiếp theo, từ đó HS có nhiều khả năng áp dụng
phương thức tiếp cận sâu hơn để đọc [86, tr. 20]. Việc đọc những tài liệu học thuật được
kiểm định kĩ trước khi xuất bản tạo điều kiện HS tiếp cận với văn HH thuật chuyên nghiệp
và tạo điều kiện để học tập cách đọc các văn bản công ước, các bài diễn văn, KN và kiến
thức khoa học [72]. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thực hiện được khi HS có một phương
thức tiếp cận sâu khi đọc.
1.3.1. Đọc hiểu tiếng Anh (Reading comprehension)
Việc “Đọc” (Reading)
Nghiên cứu của Rouai Souhila cho rằng “đọc” là một khả năng nhận thức phức tạp
được xem như một trong những KN ngôn ngữ quan trọng giúp người học có thể học được
ngoại ngữ. Việc đọc được định nghĩa là “sự diễn giải ý nghĩa của những ký tự được viết ra
và là kết quả của sự tương tác giữa sự nhận thức về các kí tự biểu thị ngôn ngữ và KN ngôn
ngữ của người đọc, KN nhận thức và kiến thức trên thế giới” [140]. Việc đọc bao gồm tiến
trình xử lý và hiểu biết một cách gần như tự động về văn bản ở nhiều cấp độ: (1) Từ vựng
và ý nghĩa từ; (2) Câu và các cách mà các cụm từ, các mệnh đề được kết nối trong một câu
(với các dấu hiệu được nhận biết bởi dấu chấm câu); (3) Đoạn văn bản - thứ tự sắp xếp các
dữ kiện, loại dữ kiện và sự liên kết các dữ kiện. Những dấu hiệu nhận biết những ý nghĩa
khác của văn bản mà chúng ta thường diễn đạt gần như một phản xạ là: các thì tác giả sử
14
dụng; nghĩa của từ trong mối quan hệ với từ khác trong một ngữ cảnh cụ thể; việc sử dụng
hình ảnh minh họa; đặc trưng của một số cách diễn đạt khác (ngụ ý, mỉa mai, điệp ngữ,).
Đọc cũng là một quá trình được định hình một phần bởi văn bản, một phần bởi nền
tảng của người đọc và một phần bởi tình huống mà việc đọc đang diễn ra [95, tr. 137-146].
Đọc một văn bản học thuật không đơn giản liên quan đến việc tìm kiếm thông tin trong
văn bản. Hơn nữa, đó là một quá trình làm việc với văn bản. Khi đọc một văn bản học
thuật, người đọc sẽ suy nghĩ để xây dựng và hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản cùng
với tác giả. Nói cách khác, người đọc sẽ suy luận ra ý nghĩa của văn bản bằng cách áp dụng
kiến thức đã có trước của họ [114]. Do đó, người giảng viên, giáo viên trong mỗi bộ môn,
ngành học cần phải dạy hai công cụ gồm công cụ phân tích chung và công cụ phân tích các
giá trị đặc thù của ngành học, môn học và những chiến lược cụ thể để tạo điều kiện cho
việc đọc và học các ngành học, môn học đó [44].
Một trong những thực tế cho thấy sinh viên chỉ tiếp cận bề mặt của văn bản khi đọc
thì chắc chắn sẽ bỏ qua những thông tin ẩn sâu trong văn bản hoặc chấp nhận những thông
tin có sẵn mà không tìm hiểu vì sao lại có những thông tin đó, nguồn gốc xuất phát hoặc
được suy luận ra từ đâu. Những sinh viên chỉ đọc với phương thức tiếp cận bề mặt thường
chỉ xem những thông tin trong bài đọc là những thông tin độc lập mà bỏ qua những liên
kết thông tin đó với những thông tin khác trong hoặc ngoài bài đọc. Điều này dẫn đến sinh
viên chỉ cố gắng đọc văn bản để phục vụ cho việc trả lời câu hỏi trong các kỳ thi mà không
có sự lưu giữ kiến thức dài lâu và cũng không thúc đẩy được sự tìm tòi, học hỏi kiến thức
mới. Ngược lại, phương thức tiếp cận sâu khi đọc là phương thức tiếp cận mà người đọc
sử dụng những KN nhận thức ở bậc cao hơn như phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề và
tư duy khái quát để hiểu được nội dung của văn bản hoặc xây dựng được ý nghĩa mới từ
văn bản. Những người đọc văn bản một cách sâu sắc luôn tập trung vào những thông điệp
mà tác giả muốn truyền tải, những ý tưởng mà tác giả muốn truyền đạt, lý do tranh cãi và
cấu trúc của những thông tin gây tranh cãi đó. Người đọc suy nghĩ để tạo những kết nối
với những khái niệm và những quy luật đã biết, sau đó sử dụng những hiểu biết đó để giải
quyết vấn đề trong một tình huống, ngữ cảnh mới. Nói một cách đơn giản, người đọc theo
phương thức tiếp cận bề mặt chỉ tập trung vào những dấu hiệu, tức chỉ là bề ngoài của
văn bản, trong khi người đọc với phương thức sâu sắc hơn thì tập trung vào những gì được
biểu thị, tức là ý nghĩa của văn bản [113, tr. 161-184]. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết
sinh viên ĐH ngày nay đều sử dụng phương thức tiếp cận bề mặt để đọc [48, tr. 57-75].
Nguyên nhân do các giảng viên thường giảng dạy và đánh giá sinh viên dựa trên sự lưu giữ
các thông tin, kiến thức và những nguyên tắc riêng trong quá trình truyền đạt [90], [158].
Điều quan trọng ở đây là người GV là nhân tố để thực hiện các mục tiêu cụ thể và
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện KN của người học [71, tr. 2-7]. Nghiên cứu của Gibbs
và Forsaith chỉ ra rằng cả ba thành phần của hệ thống gồm các mục tiêu, hoạt động dạy và
15
học, và đánh giá đều quan trọng thì khâu đánh giá đóng vai trò và có tầm ảnh hưởng nhất
trong quyết định của người học về việc chúng sẽ chọn học bằng cách tiếp cận sâu hoặc tiếp
cận bề mặt khi đọc và học [103, tr. 253-262]. Vì vậy, cách đánh giá phải đo lường được
việc người học có sử dụng các KN nhận thức bậc cao để đọc tài liệu được yêu cầu hay
không, có thể hiểu đượg đúng ý nghĩa, nội dung một cách hiệu quả với tác giả hay không,
có thể đánh giá được sự chặt chẽ trong lập luận của tác giả, có thể giải mã các giả định ẩn
chứa bên trong văn bản của tác giả [86, tr. 20]. Việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá lớp học
(classroom assessment techniques - CAT) cũng thúc đẩy việc đọc và học một cách có chiều
sâu trong suốt khóa học [86, tr. 20].
Sự hiểu biết (Comprehension)
Sự hiểu biết được định nghĩa là “khả năng vượt khỏi khuôn khổ ý nghĩa của từng từ
ngữ để hiểu được nội dung, ý tưởng của toàn bài” [73, tr. 376-380]. “Khái niệm “hiểu”
thường được định nghĩa theo một cách phổ biến là một quá trình mà người đọc kiến tạo ý
nghĩa bằng cách tiếp xúc với văn bản thông qua sự kết hợp giữa các yếu tố như kiến thức
nền, kinh nghiệm trước đó, thông tin trong văn bản và vị thế, lập trường, quan điểm của
người đọc trong mối quan hệ với văn bản” [108, tr. 272-280].
Nhà giáo dục John Biggs đề xuất việc dạy học liên kết để thúc đẩy, bồi dưỡng một
phương thức tiếp cận sâu để đọc và học. Trong dạy học liên kết, phải có một sự nhất quán
tối đa trong toàn bộ hệ thống và mỗi thành phần hỗ trợ. Theo John Biggs, khái niệm hóa
sự cấu thành liên kết như một hệ thống tham chiếu với đầy đủ các TC, trong đó các mục
tiêu xác định những gì chúng ta nên dạy, cách chúng ta nên dạy; và làm thế nào chúng ta
đánh giá được người học đã học như thế nào [48, tr. 57-75]. Khi chúng ta đọc các bài viết
dễ, tất cả các dấu hiệu nhận biết được ý nghĩa của văn bản sẽ được kết nối với nhau và
chúng ta có thể hiểu ngay nội dung mà tác giả muốn đề cập đến, lý do đề cập và lý do họ
chọn cách diễn đạt trong văn bản. Đối với những bài viết dài và khó hiểu, chúng ta cần tạm
dừng việc đọc để suy nghĩ về những nội dung đang được truyền tải, thể loại bài viết và
cách chúng liên hệ đến mục đích của tác giả.
Hiểu được nội dung từ việc đọc là kết quả của việc diễn giải dữ kiện trong văn bản.
Sự hiểu biết theo nghĩa đen là nghĩa cơ bản của từ, nhưng quan trọng hơn là những ẩn ý
của từ và cách chúng được tác giả sử dụng. Bên cạnh đó, việc hiểu ngữ cảnh của bài đọc
sẽ giúp HS có thể hiểu được nền tảng, môi trường và hoàn cảnh mà tác giả đã viết văn bản.
Để phân tích bối cảnh của bất kỳ văn bản nào, người học cần thực hiện một số nghiên cứu,
tìm hiểu về tác giả. Do đó, chúng ta cần phải kết nối các kiến thức chúng ta đang sẵn có
với nội dung bài viết để tìm ra được tất cả mục đích và những ý định của tác giả muốn đề
cập tới.
Nhà giáo dục Julian Hermida ở ĐH Algoma, Canada đã tiến hành một dự án nghiên
cứu về hành động để đánh giá cách tiếp cận đối với việc đọc trong một nhóm sinh viên ĐH
16
năm thứ nhất trong môn học Nghiên cứu Pháp lý, một môn học thuật về luật. Mục tiêu của
dự án này là để đánh giá liệu các sinh viên của cô ấy đã sử dụng PP tiếp cận sâu hay bề
mặt khi thực hiện việc đọc. Mục tiêu cuối cùng của cô ấy là đánh giá chất lượng kết quả
học tập của sinh viên, vì phương thức tiếp cận khi đọc được coi là tỷ lệ thuận với chất
lượng kết quả học tập của họ [113 tr. 161-184]. Cô đã dựa trên một nghiên cứu của nhóm
2 nhà khoa học Marton và Saljo, điều chỉnh lại nghiên cứu này về các đặc điểm của sinh
viên với chủ đề cô dạy. Trong nghiên cứu của nhóm 2 nhà khọc học thực hiện tại ĐH
Gothenburg, Thụy Điển vào năm 1976, họ yêu cầu sinh viên đọc một bài báo được viết bởi
một giáo sư trong lĩnh vực giáo dục về một số vấn đề cải cách trường ĐH được đề xuất ở
nước này và sẽ đặt một số câu hỏi về nội dung bài báo khi đọc xong để đánh giá cách tiếp
cận của sinh viên đối với việc đọc và hiểu của họ về nội dung bài báo [118]. Thêm nữa, họ
đặc biệt hỏi sinh viên đã học được kiến thức gì trong bài báo đó [113, tr. 161-184]. Marton
và Saljo báo cáo kết quả rằng trong khi đọc bài báo, một số sinh viên chỉ đơn giản nhận ra
một số sự kiện, thông tin độc lập được đề cập trong bài báo mà họ cho rằng các nhà nghiên
cứu sẽ hỏi họ trong cuộc phỏng vấn và sau đó ghi nhớ những sự kiện, thông tin đó. Những
sinh viên này không thể hình thành bất kỳ mối liên hệ nào giữa những sự kiện, thông tin
này và không thấy được bất kỳ sự kết nối, liên quan nào với những gì thực tế của họ. Một
nhóm sinh viên khác đã cố gắng hiểu những gì tác giả đang nói, tập trung vào ý nghĩa cơ
bản của bài báo và tìm cách tích hợp các sự kiện, thông tin khác nhau được đề cập trong
bài báo. Nhóm sinh viên đầu tiên tập trung tiếp cận bề mặt của bài báo trong khi nhóm thứ
hai áp dụng một cách tiếp cận sâu hơn.
Nhà giáo dục Julian Hermida đã thực hiện một cách tương tự, vào tuần thứ ba của
học kỳ hai năm học đầu tiên, cô yêu cầu tất cả 30 sinh viên trong một khóa học “Nghiên
cứu Pháp lý” đọc một bài báo ngắn. Sinh viên tham gia khóa học cùng với những giảng
viên không dạy họ cách đọc các văn bản học thuật trong học kỳ đầu tiên. Bài báo có nội
dung về giải quyết vấn đề pháp lý về quyền trên Mặt trăng [27], trong đó có nội dung ngụ
ý rằng “Hiệp định Mặt trăng” khi có hiệu lực đã như một rào cản đối với các hoạt động
khai thác trên Mặt trăng. Tác giả đã cố tình nêu ra và so sánh hiệp ước này với một hiệp
ước quốc tế khác (Công ước Luật biển) để thuyết phục người đọc rằng luật quốc tế về việc
khai thác Mặt Trăng sẽ giống như khai thác vùng biển. Văn phong, độ phức tạp và cấp độ
của bài báo được chọn tương tự như văn phong của sách giáo khoa và các bài viết khác mà
sinh viên đã được tiếp cận trong môn học Nghiên cứu Pháp lý ở năm đầu tiên. Việc đọc
được thực hiện trong thư viện của trường ĐH và sinh viên có thể tham khảo bất kỳ tài liệu
nào có sẵn. Kết quả là hầu hết các sinh viên đã dùng phương thức tiếp cận bề mặt để đọc.
Sinh viên không thắc mắc gì về các lập luận của tác giả, họ chỉ nhận ra ý tưởng của tác giả
theo cách văn bản viết hay nói cách khác là tiếp cận bề mặt với nội dung của bài báo, không
có chiều sâu và không ai nhận ra rằng sự so sánh với Công ước Luật biển là một chiến lược
17
của tác giả để dẫn dắt độc giả tin rằng các quy định là như nhau trong khi thực tế thì không
phải vậy. Những sinh viên này chỉ đọc ở mức dừng lại tại các sự kiện, thông tin được đề
cập trong bài báo và không thể kết nối vấn đề được đề cập với các vấn đề pháp lý rộng lớn
hơn. Chỉ có hai sinh viên đã tham khảo các bài báo khác để hiểu các bài báo được giao đọc
và chỉ có một sinh viên đọc các bài báo khác của cùng một tác giả để tìm hiểu phong cách
của tác giả. Sau phần đầu tiên của nghiên cứu này, cô Julian Hermida đã giới thiệu một
loạt các chiến lược để dạy cho HS của mình cách đọc hiểu các tài liệu học thuật và cô đã
thiết kế một loạt các hoạt động đọc tập trung vào sinh viên để thực hành trong suốt học kỳ.
Vào cuối học kỳ, cô yêu cầu sinh viên đọc một bài báo ngắn khác cũng về Nghiên cứu
Pháp lý có độ phức tạp giống như bài báo trước đây và kết quả rất khả quan. Phần lớn sinh
viên đã sử dụng được phương thức tiếp cận sâu khi đọc. Sinh viên đã có thể ngữ cảnh hóa,
cụ thể hóa lập luận của tác giả, quản lý được thông tin cũng như tìm được cở sở, minh
chứng được sử dụng để hỗ trợ cho các lập luận đó, cân nhắc được những tác động của
những chính sách và hệ quả xã hội của các ý kiến được đề xuất cũng như kết nối được
những vấn đề liên quan trong bài báo với các lập luận của tác giả về các vấn đề mà họ đã
phân tích trong môn học. Ngoài ra, sinh viên còn đề xuất được các giải pháp thay thế cho
các giải pháp được đưa ra bởi tác giả. Đa số sinh viên cũng báo cáo rằng đã đề xuất, hỗ trợ
thêm một số nguồn tài liệu khác để hiểu được bối cảnh, những tranh luận của tác giả và
những tranh luận được đề cập hoặc ám chỉ trong bài báo [86, tr. 20]. Qua những nghiên
cứu trên, chúng ta thấy rất rõ rằng để đọc hiểu một tài liệu hoặc một văn bản một cách
chuyên sâu, ngoài việc nắm được các thông tin, dữ kiện, ngữ cảnh trong bài đọc mà còn
phải liên hệ được những thông tin, dữ kiện đó với những tài liệu, thông tin, ngữ cảnh khác
cũng như những gì thực tế diễn ra xung quanh chúng ta. Đó được gọi là cách tiếp cận sâu
khi tiếp cận một tài liệu đọc hiểu.
1.3.2. Kĩ năng đọc hiểu (Reading comprehension skills)
Khi học bất kỳ thứ tiếng nào, KN đọc hiểu luôn đóng vai trò quan trọng ngoài việc
rèn luyện khả năng giao tiếp. KN đọc hiểu quan trọng vì nó giúp vốn từ vựng trở nên phong
phú và sinh động hơn. Người đọc có thể không cần dùng đến từ điển và đoán nghĩa của từ
mới trong ngữ cảnh của toàn bài. Với cách này, chúng ta sẽ không chỉ học được từ vựng
mà còn học được cách sử dụng chúng trong những văn cảnh cụ thể. Ngoài ra, bài đọc là
nguồn cung cấp dồi dào tư liệu cho việc rèn các KN ngôn ngữ cần thiết như nghe, nói,
viết. PISA (2012) định nghĩa NL đọc “là sự hiểu biết, sử dụng, phản hồi và chú ý đến một
văn bản để đạt được mục đích của cá nhân, phát triển vốn kiến thức và tiềm năng của mình,
và tham gia vào một xã hội” [127]. Nhà giáo dục Langer (1995) cũng nhấn mạnh mỗi người
đọc với những kiến thức nền tảng khác nhau sẽ đem đến những suy nghĩ, hình dung, tưởng
tượng khác nhau về cùng một văn bản. Do đó, kiến thức nền của người đọc càng kết nối
được với văn bản thì người đọc càng có khả năng ý thức về những gì sẽ được đọc [107].
18
Có 5 thành tố cấu thành NL đọc hiểu [125]: (1) Nhận diện ngữ âm (Phonemic
awareness); (2) Ngữ âm (Phonics); (3) Sự lưu loát (Fluency); (4) Từ vựng (Vocabulary);
(5) Sự hiểu biết (Comprehension).
Việc đọc hiểu cần phải có sự hiểu biết, hiểu rõ, hoặc hiểu được ý nghĩa của bài đọc.
Người đọc phải phát triển được một số KN nhất định giúp họ hiểu rõ những gì họ đọc và
sử dụng chúng như công cụ trợ giúp khi đọc hiểu. Vì vậy, đọc hiểu là khả năng nắm bắt
được nội dung của bài đọc trên dựa trên việc hiểu được ý tưởng và sự kiện trong bài đọc;
kiến thức bài đọc chứa đựng, kiến thức sẵn có của người đọc, những thông tin được trình
bày trong bài đọc, việc sử dụng ngữ cảnh để nhận ra từ ngữ và đoán được ý nghĩa của nó.
1.4. Kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh
KN đọc hiểu là một trong những KN quan trọng, không thể thiếu khi học bất kỳ ngôn
ngữ nào. Thách thức cụ thể được đưa ra bởi từ vựng HH có cả ý nghĩa khoa học và ý nghĩa
đời sống thường ngày là chủ đề nghiên cứu của nhiều tác giả, như Cassels, J.R.T. &
Johnstone, A.H. (1980, 1985) [58], [60], Brown B. & Spang E. (2008) [54, tr. 708-732],
Snow, C. E. (2010) [61], Jasien P. G. (2010, 2011) [98], [99] và Brown, B. A. (2011) [53,
tr. 679-704], Jinsook C. và cộng sự (2014) [100], Keith K. (2006, 2009) [104], [105]. Sau
đó, Song Y. & Carheden S. (2014) đã thực hiện một nghiên cứu định tính, điều tra làm thế
nào sinh viên ĐH hiểu các từ vựng có nghĩa kép (dual meaning vocabulary - DMV) được
chọn trước và sau khi giảng dạy HH [162, tr. 128-141]. Họ nhận thấy rằng: (i) trước khi
giảng dạy, hầu hết các sinh viên đã định nghĩa một thuật ngữ DMV với ý nghĩa hàng ngày
của nó; (ii) sau khi giảng dạy, việc lưu giữ các ý nghĩa khoa học của các từ DMV rất kém
và (iii) thiếu ý nghĩa khoa học được quy cho sử dụng không thường xuyên, thói quen học
tập và không biết các thuật ngữ từ vựng khoa học khác [131, tr. 475-476].
Khi đọc các tài liệu học thuật HH bằng tiếng Anh, việc hiểu được nội dung sẽ rất hạn
chế và có thể gặp rất nhiều khó khăn vì một số nguyên nhân như: (1) Từ mới hoặc từ ngữ
chuyên ngành; (2) Cấu trúc ngữ pháp của câu phức tạp; (3) Các đoạn văn chứa đựng thông
tin có thể rất dày đặc và rất khó để giải mã các thông tin; (4) Cách viết có thể gây khó hiểu;
(5) Ngữ điệu và cách hành văn của tác giả không quen thuộc;... Do đó, trong tiếng Anh đối
với môn HH, một môn học khó, ngoài những KN đọc hiểu cơ bản trong tiếng Anh thì GV
và HS cần phải rèn luyện thêm một số các KN đọc hiểu chuyên sâu khác đặc thù với các
bộ môn KHTN như KN suy luận, suy đoán, mô phỏng, tóm tắt, tổng hợp,...
Hầu hết HS có xu hướng chỉ thấy các sự kiện, thông tin và nguyên tắc như nội dung
duy nhất của khóa học mà không thấy những mục tiêu ẩn sâu trong đó. Nhà giáo dục Eileen
Herteis giải thích rằng sinh viên chỉ biết đến nội dung của một khóa học bao gồm các sự
kiện và nguyên tắc; phần còn lại là các hoạt động (nhóm làm việc, tình huống, thuyết trình)
hoặc đánh giá. Do đó, GV có trách nhiệm kép: giải thích cho HS mục tiêu cụ thể của khóa
học, môn học, bài học và tạo ra những cơ hội để HS đạt được những mục tiêu đó. Chúng
19
ta cần dạy các quy trình, thái độ và quan trọng hơn hết đó là KN đọc một cách rõ ràng và
chuyển những KN này thành những KN đi đầu trong chương trình giảng dạy thực tế của
chúng ta thay vì dùng chúng đúng phân phối chương trình cho phép [106].
Do đó, rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh tại trường THPT là
một nhiệm vụ quan trọng. Kết quả khảo sát này sẽ là cơ sở đề xuất các KN đọc hiểu để cải
thiện chất lượng giảng dạy HH bằng tiếng Anh ở THPT.
1.4.1. Mục đích, yêu cầu của kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh trong dạy học hóa học
Mục đích
Giúp HS rèn luyện, trau dồi, phát triển KN đọc hiểu bằng tiếng Anh. Thuật ngữ
“Tiếng Anh chuyên ngành” (TACN) được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Đó là cách tiếp cận ngôn ngữ trong đó tùy theo nhu cầu cụ thể của người học
mà nội dung giảng dạy và PP giảng dạy được quyết định [152], hoặc đó là một khái niệm
chỉ việc dạy hay học tiếng Anh nhằm phục vụ cho một chuyên ngành nhất định nà...ce oxidation-reduction equations
by the electron bookkeeping technique.
o Explain how oxidation-reduction
reactions can be used to produce electrical
currents.
o Trace the pathway of electrons through
an electrolytic cell.
o Explain the differences between voltaic
cells and electrolytic cells.
o Use a table of oxidation potentials to
determine the overall voltage of a redox
reaction.
PL - 124
PHỤ LỤC 4
NHỮNG TÀI LIỆU KHÁC
PL 4.1. Bảng tóm tắt nội dung 2 đề án “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông
chuyên giai đoạn 2010 – 2020” (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010) và đề án “Dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (Số 1400/QĐ-TTg
ngày 30/9/2008)
Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong
hệ thống Giáo dục quốc dân giai
đoạn 2008 – 2020”
(Số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008)
Đề án “Phát triển hệ thống trường trung
học phổ thông chuyên giai đoạn
2010 – 2020”
(Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010)
MỤC TIÊU CHUNG
Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại
ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân,
triển khai chương trình dạy và học ngoại
ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo,
nhằm đến năm 2015 đạt được một bước
tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng
ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là
đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm
2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt
nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có
đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập,
tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc
trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ,
đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế
mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Xây dựng và phát triển các trường trung học
phổ thông chuyên thành một hệ thống cơ sở
giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao,
đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạy học
đồng bộ, hiện đại đảm bảo thực hiện nhiệm vụ
phát hiện những HS có tư chất thông minh, đạt
kết quả xuất sắc trong học tập để bồi dưỡng
thành những người có lòng yêu đất nước, tinh
thần tự hào, tự tôn dân tộc; có ý thức tự lực;
có nền tảng kiến thức vững vàng; có PP tự học,
tự nghiên cứu và sáng tạo; có sức khỏe tốt để
tạo nguồn tiếp tục đào tạo thành nhân tài, đáp
ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc
tế.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Triển khai thực hiện chương
trình giáo dục 10 năm, bắt đầu từ lớp 3
môn ngoại ngữ bắt buộc ở các cấp học
phổ thông. Từ năm 2010 – 2011 triển
khai dạy ngoại ngữ theo chương trình
mới cho khoảng 20% số lượng HS lớp 3
và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng
- Tập trung đầu tư nâng cấp các trường
trung học phổ thông chuyên thành các trường
đạt chuẩn quốc gia và có chất lượng giáo dục
cao. Đến năm 2015, có 100% trường trung học
phổ thông chuyên đạt chuẩn quốc gia, trong
đó có 15 trường trọng điểm, có chất lượng
PL - 125
70% vào năm học 2015 – 2016; đạt
100% vào năm 2018 – 2019.
- Triển khai chương trình đào tạo
tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo
dục nghề nghiệp cho khoảng 10% số
lượng HS dạy nghề, trung cấp chuyên
nghiệp vào năm học 2010 – 2011, 60%
vào năm 2015 – 2016 và đạt 100% vào
năm học 2019 – 2020.
- Triển khai chương trình đào tạo
tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo
dục đại học (cả các cơ sở đào tạo chuyên
ngữ và không chuyên ngữ) cho khoảng
10% số lượng sinh viên cao đẳng, đại
học vào năm học 2010 – 2011; 60% vào
năm học 2015 – 2016 và 100% vào năm
2019 – 2020.
- Đổi mới việc dạy và học ngoại
ngữ trong chương trình giáo dục thường
xuyên với nội dung, chương trình đào
tạo phù hợp với các cấp học, trình độ
đào tạo, góp phần tích cực vào công tác
bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ
cho nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ,
viên chức; thực hiện đa dạng hóa các
hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu
người học.
- Phấn đấu có 5% số cán bộ,
công chức, viên chức trong các cơ quan
nhà nước có trình độ ngoại ngữ bậc 3
trở lên vào năm 2015 và đạt 30% vào
năm 2020.
giáo dục ngang tầm các trường trung học tiên
tiến trong khu vực và quốc tế.
- Phát triển đội ngũ GV, cán bộ quản lý
đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và
đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp; nâng tỷ
lệ GV, CBQL có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đồng
thời với việc nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và khả năng
nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đáp
ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các
trường trung học phổ thông chuyên. Đến
2015, có 100% CBQL, GV giỏi về chuyên
môn, nghiệp vụ, sử dụng thông thạo tin học và
thiết bị dạy học hiện đại; 20% CBQL, GV sử
dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, giao
tiếp.
- Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng
giáo dục trong các trường trung học phổ thông
chuyên theo hướng tiếp cận với trình độ tiên
tiến của thế giới. Đến năm 2015, có ít nhất
30% HS đạt bậc 3 về ngoại ngữ; đến năm
2020, có ít nhất 50% HS đạt bậc 3 về ngoại
ngữ theo tiêu chí (TC) do Hiệp hội các tổ chức
khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành.
- Tăng cường khả năng hợp tác giữa
các trường trung học phổ thông chuyên với
các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài
nhằm trao đổi kinh nghiệm về tuyển chọn, bồi
dưỡng và phát triển năng khiếu HS; đồng thời
thu hút nguồn lực vào phát triển hệ thống các
trường trung học phổ thông chuyên. Đến năm
2020, mỗi trường trung học phổ thông chuyên
hợp tác được với ít nhất một cơ sở giáo dục có
uy tín trong khu vực, quốc tế.
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
PL - 126
- Quy định môn ngoại ngữ được
dạy và học trong các cơ sở giáo dục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh
và một số ngôn ngữ khác.
- Xây dựng và ban hành khung
trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất,
chi tiết, tương thích với các bậc trình độ
ngoại ngữ quốc tế thông dụng để làm căn
cứ biên soạn chương trình, giáo trình, kế
hoạch giảng dạy và xây dựng TC đánh giá
ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm
sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa
các cấp học.
- Tổ chức xây dựng các chương
trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm, biên
soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập,
giảng dạy, phù hợp mỗi cấp, lớp học.
- Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ
động xây dựng, thực hiện các chương
trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trong
các cơ sở của mình.
- Xây dựng và triển khai các
chương trình dạy và học bằng ngoại
ngữ cho một số môn như: Toán và một
số môn phù hợp ở các trường trung
học phổ thông.
- Xây dựng và triển khai chương
trình dạy bằng ngoại ngữ một số môn cơ
bản, cơ sở, chuyên ngành và tự chọn ở
một số ngành trọng điểm trong chương
trình đại học ở năm cuối bậc đại học.
- Đổi mới PP kiểm tra, đánh giá
trong đào tạo ngoại ngữ; xây dựng các
dữ liệu ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho
việc kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại
ngữ của người học; tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong đào tạo
- Phát triển hệ thống thư viện, thư viện
điện tử, đầu tư mua sách, tài liệu tham khảo,
cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài
nước; xây dựng thư viện câu hỏi, BT, đề kiểm
tra, đề thi quốc gia, quốc tế
- Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng
cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tin học
và ngoại ngữ cho CBQL, GV trường trung học
phổ thông chuyên.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếng
Anh, tin học cho CBQL, GV; đưa đi bồi
dưỡng tiếng Anh tại nước ngoài các GV giảng
dạy tiếng Anh trong các trường trung học phổ
thông chuyên.
- Tổ chức các khóa đào tạo ngắn, dài
hạn trong, ngoài nước về giảng dạy bằng
tiếng Anh cho GV dạy các môn toán, vật lí,
HH, sinh học, tin học, để từng bước thực hiện
dạy học các môn học này bằng tiếng Anh
trong các trường trung học phổ thông chuyên.
- Đổi mới chương trình, tài liệu dạy
học:
Chương trình giáo dục trong
trường trung học phổ thông chuyên xây
dựng theo hướng hiện đại, tiếp cận với trình
độ tiên tiến khu vực và thế giới
Biên soạn khung tài liệu chuyên
sâu giảng dạy các môn chuyên; tài liệu
hướng dẫn phát triển chương trình các
môn chuyên; tài liệu phục vụ cho việc thực
hiện giảng dạy bằng tiếng Anh các môn toán,
vật lí, HH, sinh học, tin học;
Lựa chọn giới thiệu một số
chương trình, tài liệu dạy học tiên tiến của
nước ngoài để các trường trung học phổ
thông chuyên tham khảo, vận dụng.
PL - 127
môn ngoại ngữ; nâng cao hiệu quả công
tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào
tạo các môn ngoại ngữ.
- Triển khai dạy môn Toán bằng
ngoại ngữ ở khoảng 30% các trường
trung học phổ thông tại các thành phố,
đô thị lớn: Hà Nội, TP. HCM, Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng và một số địa bàn
trọng điểm khác. Mỗi năm tăng thêm
khoảng từ 15 – 20% số trường, mở rộng
ra 5 tỉnh, thành phố và một số môn học
khác.
- Xây dựng chương trình giáo dục tổng
thể trong trường trung học phổ thông chuyên
về giảng dạy bằng tiếng Anh các môn
toán, vật lí, HH, sinh học, tin học
- Mở các khóa đào tạo trình độ thạc
sĩ, bồi dưỡng về quản lý giáo dục, giảng dạy
tiếng Anh, giảng dạy các môn toán, vật lí,
HH, sinh học, tin học bằng tiếng Anh trong
nước, nước ngoài và các khóa bồi dưỡng
nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học
- Nâng cao chất lượng dạy học ngoại
ngữ, tin học, dạy tăng cường tiếng Anh, chuẩn
bị triển khai dạy và học các môn vật lí, HH,
sinh học bằng tiếng Anh,
PL 4.2. Dữ liệu khảo sát thực trạng rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng
tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông tại Việt Nam
PL 4.2.1. Thống kê địa bàn khảo sát thực trạng rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH
bằng tiếng Anh ở trường THPT tại Việt Nam.
STT Tên Trường Quận
Thành
phố
Số
lượng
CBQL
Số
lượng
GV
Số
lượng
HS
1 Nguyễn Thị Minh Khai 3
Hồ
Chí
Minh
2 2 82
2 Lê Hồng Phong 5 2 3 65
3 Trần Đại Nghĩa 1 1 1 69
4 Bùi Thị Xuân 1 1 1 78
5 Nguyễn Thượng Hiền Tân Bình 1 2 63
6 Gia Định Bình Thạnh 1 3 71
7 Lê Quý Đôn 3 2 2 58
Tổng số 10 14 486
PL - 128
PL 4.2.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy của bộ TC thông qua hệ số kiểm định Cronbach’s
Alpha
KN
(Scale)
Biến quan sát
(Items)
Tương quan
biến tổng
Giá trị Cronbach’s
Alpha (Cronbach
Alpha’s value)
1. Lập kế hoạch và xác
định mục tiêu
αCronbach = 0.911
1.1 0.915 0.870
1.2 0.738 0.897
1.3 0.752 0.895
1.4 0.744 0.896
1.5 0.643 0.910
1.6 0.723 0.899
2. Đọc lướt lấy ý chính
αCronbach = 0.937
2.1 0.931 0.910
2.2 0.804 0.927
2.3 0.779 0.930
2.4 0.749 0.934
2.5 0.760 0.932
2.6 0.859 0.920
3. Tìm kiếm thông tin
cụ thể
αCronbach = 0.975
3.1 0.983 0.963
3.2 0.896 0.972
3.3 0.876 0.974
3.4 0.896 0.972
3.5 0.913 0.970
3.6 0.930 0.968
4. Khai thác kiến thức
cũ, kết nối và suy luận
αCronbach =0.963
4.1 0.950 0.948
4.2 0.820 0.962
4.3 0.829 0.961
4.4 0.918 0.951
4.5 0.876 0.956
4.6 0.889 0.954
5. Suy đoán
αCronbach =0.964
5.1 0.916 0.954
5.2 0.875 0.959
5.3 0.867 0.960
5.4 0.865 0.960
5.5 0.876 0.959
5.6 0.914 0.955
6. Đặt câu hỏi 6.1 0.963 0.965
PL - 129
αCronbach =0.975 6.2 0.908 0.971
6.3 0.892 0.972
6.4 0.910 0.971
6.5 0.906 0.971
6.6 0.919 0.970
7. Tưởng tượng, hình
dung, mô phỏng
αCronbach =0.965
7.1 0.945 0.952
7.2 0.886 0.958
7.3 0.879 0.959
7.4 0.823 0.965
7.5 0.878 0.959
7.6 0.910 0.956
8. Kiểm soát và làm rõ
αCronbach =0.857
8.1 0.487 0.898
8.2 0.838 0.809
8.3 0.826 0.811
8.4 0.788 0.818
8.5 0.798 0.816
8.6 0.551 0.857
9. Tóm tắt và tổng hợp
αCronbach =0.912
9.1 0.834 0.885
9.2 0.759 0.896
9.3 0.720 0.901
9.4 0.709 0.903
9.5 0.707 0.903
9.6 0.802 0.890
10. Xác định những
thông điệp quan trọng
và đánh giá
αCronbach = 0.884
10.1 0.872 0.835
10.2 0.685 0.865
10.3 0.680 0.866
10.4 0.669 0.868
10.5 0.625 0.876
10.6 0.654 0.870
PL - 130
PL 4.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho bảng câu hỏi khảo sát về sự quan
tâm đến các kĩ năng trong bộ tiêu chí đánh giá mức độ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong
việc học tập hóa học bằng tiếng Anh dành cho học sinh ở trường trung học phổ thông.
Kĩ năng
(Scale)
Tiêu
chí
đánh
giá
(Items)
NHÂN TỐ (Factors)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1. Lập kế
hoạch và
xác định
mục tiêu
1.1 0.945
1.2 0.822
1.3 0.833
1.4 0.827
1.5 0.742
1.6 0.809
2. Đọc
lướt lấy ý
chính
2.1 0.955
2.2 0.867
2.3 0.847
2.4 0.822
2.5 0.831
2.6 0.906
3. Tìm
kiếm
thông tin
cụ thể
3.1 0.985
3.2 0.927
3.3 0.911
3.4 0.924
3.5 0.936
3.6 0.948
4. Khai
thác kiến
thức cũ,
kết nối và
suy luận
4.1 0.966
4.2 0.872
4.3 0.878
4.4 0.943
4.5 0.915
4.6 0.924
5. Suy
đoán
5.1 0.940
5.2 0.910
5.3 0.906
5.4 0.903
5.5 0.914
5.6 0.942
6. Đặt câu
hỏi
6.1 0.973
6.2 0.935
6.3 0.922
6.4 0.937
6.5 0.934
6.6 0.941
7. Tưởng
tượng,
7.1 0.957
7.2 0.917
PL - 131
hình dung,
mô phỏng
7.3 0.912
7.4 0.872
7.5 0.913
7.6 0.937
8. Kiểm
soát và
làm rõ
8.1 0.599
8.2 0.923
8.3 0.919
8.4 0.892
8.5 0.897
8.6 0.681
9. Tóm tắt
và tổng
hợp
9.1 0.889
9.2 0.839
9.3 0.808
9.4 0.793
9.5 0.795
9.6 0.865
10. Xác
định
những
thông điệp
quan trọng
và đánh
giá
10.1 0.923
10.2 0.792
10.3 0.784
10.4 0.773
10.5 0.733
10.6 0.763
Ghi chú: Những giá trị dưới 0.40 không thể hiện.
PL - 132
PL 4.2.4. Kết quả CFA của bộ TC đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng
tiếng Anh.
PL 4.2.5. Tóm tắt kết quả kiểm định bộ TC đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa
học bằng tiếng Anh
Thành
phần KN
(SK)
Số biến quan
sát
Độ tin cậy
Phương sai
trích
Nhận xét
Cronbach Tổng hợp
SK1 6 0.911 0.913 0.639
Đạt yêu cầu
SK2 6 0.937 0.937 0.716
SK3 6 0.975 0.975 0.865
SK4 6 0.963 0.962 0.809
SK5 6 0.964 0.962 0.810
SK6 6 0.975 0.973 0.858
SK7 6 0.965 0.964 0.818
SK8 6 0.857 0.912 0.643
SK9 6 0.912 0.910 0.631
SK10 6 0.884 0.887 0.572
PL - 133
PL 4.2.6. Kết quả về sự tương quan Pearson giữa các KN của bộ TC đánh giá KN đọc hiểu
trong việc học tập môn HH bằng tiếng Anh dành cho HS ở trường THPT
SK1 SK2 SK3 SK4 SK5 SK6 SK7 SK8 SK9 SK10
SK1
Pearson
Correlation
1 0.019 0.055 0.031 0.006 0.035 0.051 -0.062 -0.010 0.017
Sig. (2-tailed) 0.665 0.215 0.480 0.891 0.424 0.249 0.160 0.821 0.708
SK2
Pearson
Correlation
0.019 1 -0.043 0.016 -0.009 -0.001 -0.021 -0.018 -0.048 -0.022
Sig. (2-tailed) 0.665 0.336 0.714 0.831 0.987 0.629 0.690 0.277 0.626
SK3
Pearson
Correlation
0.055 -0.043 1 0.015 0.076 -0.010 -0.104* -0.003 -0.054 0.014
Sig. (2-tailed) 0.215 0.336 0.729 0.087 0.813 0.018 0.949 0.227 0.746
SK4
Pearson
Correlation
0.031 0.016 0.015 1 0.001 0.017 0.048 -0.036 0.013 0.056
Sig. (2-tailed) 0.480 0.714 0.729 0.985 0.700 0.280 0.423 0.775 0.210
SK5
Pearson
Correlation
0.006 -0.009 0.076 0.001 1 -0.076 0.000 -0.054 0.030 -0.037
Sig. (2-tailed) 0.891 0.831 0.087 0.985 0.086 1.000 0.227 0.496 0.407
SK6
Pearson
Correlation
0.035 -0.001 -0.010 0.017 -0.076 1 -0.026 0.038 0.066 -0.051
Sig. (2-tailed) 0.424 0.987 0.813 0.700 0.086 0.553 0.390 0.137 0.247
SK7
Pearson
Correlation
-0.051 -0.021 -0.104* 0.048 0.000 -0.026 1 0.049 -0.084 0.062
Sig. (2-tailed) 0.249 0.629 0.018 0.280 1.000 0.553 0.271 0.059 0.163
SK8
Pearson
Correlation
-0.062 -0.018 -0.003 -0.036 -0.054 0.038 0.049 1 0.057 -0.029
Sig. (2-tailed) 0.160 0.690 0.949 0.423 0.227 0.390 0.271 0.202 0.512
SK9
Pearson
Correlation
-0.010 -0.048 -0.054 0.013 0.030 0.066 -0.084 0.057 1 -0.063
Sig. (2-tailed) 0.821 0.277 0.227 0.775 0.496 0.137 0.059 0.202 0.158
SK10
Pearson
Correlation
0.017 -0.022 0.014 0.056 -0.037 -0.051 0.062 -0.029 -0.063 1
Sig. (2-tailed) 0.708 0.626 0.746 0.210 0.407 0.247 0.163 0.512 0.158
*. Tương quan có giá trị quan trọng ở mức 0.05; N = 510.
PL - 134
PL 4.3. Dự thảo bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng
Anh.
KN
NHỮNG DẠNG CÂU NGƯỜI
ĐỌC THƯỜNG PHẢN HỒI
KHI SỬ DỤNG KN
ĐÁNH GIÁ KN
1. Lập kế hoạch
và xác định
mục tiêu
Người đọc xác
định được mục
đích hoặc những
mục tiêu cần đạt
được trước khi
đọc, hoặc kế
hoạch, công việc
cần làm sau khi
đọc bài đọc
- Tôi cần biết sản phẩm của phản
ứng/cơ chế của phản ứng/ để
- Mục đích của tôi khi đọc bài đọc
có nội dung HH này/tiến trình làm
thí nghiệm này/ là
- Mục tiêu quan trọng nhất của tôi
khi đọc bài đọc có nội dung HH
này/các bước chuẩn bị để thực hành
thí nghiệm/ là
- Để đạt được mục tiêu/mục đích
khi đọc xong bài đọc có nội dung
HH, tôi cần làm/lập kế hoạch
1.1. Liệt kê các mục đích sau khi đọc một bài đọc có nội
dung HH.
1.2. Nghiên cứu các mục tiêu cụ thể để có thể đạt được
mục tiêu đã định đối với một bài đọc có nội dung HH.
1.3. Sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên theo nội
dung HH của bài đọc.
1.4. Phác thảo kế hoạch thực hiện sau khi đọc bài đọc có
nội dung HH.
1.5. Sắp xếp các công việc trong kế hoạch theo thứ tự ưu
tiên dựa trên nội dung HH của bài đọc.
1.6. Xếp loại kết quả đạt được sau khi thực hiện các công
việc liên quan đến nội dung HH của bài đọc trong kế
hoạch đã đề ra.
2. Đọc lướt lấy
ý chính
Người đọc đọc
lướt toàn bộ bài
đọc (không tập
trung vào tất cả
những từ ngữ)
để nắm được ý
chính của bài
đọc hoặc để ôn
lại kiến thức cho
bài kiểm tra
- Bài đọc bao gồm bao nhiêu đoạn
hoặc bao nhiêu nội dung.
- Tựa đề của bài đọc hoặc đoạn có
thể là
- Nội dung chính của bài đọc có thể
là
2.1. Gạch dưới những từ khóa, thuật ngữ HH, nội dung
HH quan trọng trong từng đoạn, trong bài đọc.
2.2. Đưa ra những ví dụ, hiện tượng HH, phương trình
phản ứng minh họa, cho các từ khóa, nội dung quan
trọng để chắc chắn đã hiểu được những từ khóa, nội dung
đó.
2.3. Tự thực hành sử dụng các từ khóa, thuật ngữ HH,
nội dung HH quan trọng.
2.4. Phân loại những từ khóa, thuật ngữ HH, câu, đoạn
có nội dung HH tương tự, liên quan đến nhau.
2.5. Cân nhắc những nội dung HH có thể lấy làm nội
dung chính của bài đọc.
2.6. Đưa ra được nội dung chính của bài đọc một cách
ngắn gọn liên quan đến một vấn đề HH.
3. Tìm kiếm
thông tin cụ thể
Người đọc đọc
lướt để tìm kiếm
những thông tin
cụ thể nhưng
không đọc toàn
bộ bài đọc
- Tên nguyên tố, chất, phản ứng
HH, dụng cụ thí nghiệm, hiện tượng,
số liệu TN, tựa đề,
- Nguyên nhân của phản ứng, hiện
tượng HH là
- Nội dung, bản chất, quy luật của
đoạn, bài đọc, vấn đề HH này là
thông qua từ ngữ, câu, trong bài
đọc
- Những vấn đề trong bài đọc liên
quan đến kiến thức, vấn đề HH khác
như
3.1. Gạch dưới tên những nguyên tố, chất, phản ứng HH,
dụng cụ thí nghiệm, hiện tượng HH, tựa đề
3.2. Miêu tả được những hiện tượng, phản ứng HH có
trong bài đọc.
3.3. Sử dụng những nguyên tố, chất, phản ứng HH, dụng
cụ thí nghiệm, hiện tượng, tựa đề, những nội dung HH
có trong bài đọc.
3.4. Liên hệ những dữ kiện HH tìm được với những kiến
thức HH đã biết.
3.5. Chọn những dữ kiện HH có liên quan đến nhau hoặc
những dữ kiện có khả năng thể hiện được nội dung bài
đọc.
3.6. Dự đoán nội dung, bản chất của một vấn đề HH
thông qua những thông tin tìm được trong bài đọc.
PL - 135
4. Khai thác
kiến thức cũ,
kết nối và suy
luận
Người đọc nhớ
lại, ôn lại những
kiến thức đã biết
trước khi đọc
một bài đọc, sau
đó liên kết, kết
nối và suy luận
những thông tin,
dự kiện mà họ
đang đọc.
- Bài học cũ cho biết
- Những phản ứng, tên nguyên tố,
cơ chế, hiện tượng này nhắc tôi nhớ
đến
- Những phản ứng, tên nguyên tố,
cơ chế, hiện tượng này làm tôi liên
hệ đến
- Tôi đã kết nối được với kiến thức
HH đã biết khi
- Tôi có thể liên hệ được hiện tượng
này đến phản ứng HH kia vì
- Phản ứng HH này làm tôi nghĩ
đến
- Hợp chất này, phản ứng này,
rất quen thuộc với tôi vì
- Dựa trên nội dung HH của bài đọc
và những gì tôi biết, tôi nghĩ rằng
- Dấu hiệu, hiện tượng này cho
thấy
- Mặc dù nội dung, phản ứng, hiện
tượng, này không có trong bài
đọc nhưng tôi có thể suy luận ra rằng
4.1. Liệt kê những dữ kiện, kiến thức, vấn đề HH đã biết
có liên quan đến nội dung bài đọc.
4.2. Cho ví dụ về những dữ kiện, kiến thức, vấn đề HH
đã biết có liên quan đến nội dung bài đọc.
4.3. Giải thích những hiện tượng, vấn đề, phản ứng HH
trong bài đọc theo những kiến thức đã biết.
4.4. Làm sáng tỏ những hiện tượng, vấn đề, cơ chế, phản
ứng HH còn chưa rõ trong bài đọc.
4.5. Kết luận những vấn đề, hiện tượng, cơ chế, phản ứng
HH đã làm sáng tỏ.
4.6. Tập hợp những dữ kiện, kiến thức cũ đã biết và mới
trong bài đọc thành hệ thống liên quan, xuyên suốt.
5. Suy đoán
Người đọc suy
nghĩ về những gì
sắp xảy ra và suy
đoán dựa trên
những kiến thức
đã biết hoặc đã
đọc.
- Tôi nghĩ phản ứng sẽ xảy ra vì
- Tôi đoán hiện tượng của phản
ứng này sẽ là
- Tôi đoán phản ứng tiếp theo sẽ
xảy ra là
- Nếu đúng như kiến thức tôi đã
biết thì phản ứng, hiện tượng sẽ xảy
ra là
- Hiện tượng/ Phản ứng/ này làm
tôi nghĩ rằng sẽ xảy ra.
- Tôi đã từng nghĩ phản ứng/ hiện
tượng/ sẽ xảy ra, nhưng thay vào
đó, phản ứng/ hiện tượng/ khác đã
xảy ra
- Bởi vì phản ứng/ cơ chế/ hiện
tượng/ đã xảy ra, nên tôi nghĩ
kết quả là
- Dự đoán của tôi về vấn đề HH đó
đúng/sai vì
5.1. Nhớ lại những kiến thức, nội dung, phản ứng HH,
hiện tượng xảy ra đã biết trước có liên quan đến nội dung
bài đọc.
5.2. Chọn những kiến thức, nội dung, phản ứng, hiện
tượng HH có liên quan đến những vấn đề HH trong bài
đọc.
5.3. Sử dụng những kiến thức, nội dung HH đang đọc để
giải thích cho những kiến thức đã biết hoặc ngược lại.
5.4. Phân loại những vấn đề HH đã giải thích được và
chưa giải thích được.
5.5. Quyết định vấn đề HH chưa giải thích được để làm
sáng tỏ.
5.6. Dự đoán những phản ứng, cơ chế, hiện tượng, có
thể xảy ra sau đó dựa trên những kiến thức đã biết hoặc
do suy luận.
6. Đặt câu hỏi
Người đọc tự
hỏi trước, trong
hoặc sau khi đọc
bài đọc để hiểu
- Tôi tự hỏi chất đó là gì? Nguyên
tố đó là nguyên tố nào? Phản ứng đó
thuộc loại nào?...
- Tôi tự hỏi vì sao phản ứng xảy ra?
- Tôi muốn biết khi nào phản ứng
xảy ra?
6.1. Gạch dưới những thuật ngữ/ hiện tượng/ phản ứng/
vấn đề HH chưa hiểu.
6.2. Phân loại những thuật ngữ/ hiện tượng/ phản ứng/
vấn đề HH chưa hiểu theo các nhóm câu hỏi khác nhau.
6.3. Chọn những thuật ngữ/ hiện tượng/ phản ứng/ vấn
đề HH chưa hiểu để phân đoán, giải thích.
PL - 136
rõ hơn nội dung
bài đọc.
- Hiện tượng này làm tôi tự hỏi về
6.4. Xác định được tầm quan trọng của những thuật ngữ/
hiện tượng/ phản ứng/ chưa rõ thành 2 loại: quan
trọng, không quan trọng.
6.5. Đặt câu hỏi và trả lời trong quá trình đọc để chắc
chắn bản thân hiểu được những vấn đề trong bài đọc.
6.6. Sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý để kiểm tra
trí nhớ, sự hiểu của bản thân sau khi đọc bài đọc có nội
dung HH.
7. Tưởng
tượng, hình
dung, mô
phỏng
Người đọc
tưởng tượng,
hình dung, mô
phỏng những
thông tin đọc
được bằng hình
vẽ, sơ đồ,
- Tôi có thể hình dung ra được các
bước thực hiện thí nghiệm/ hiện
tượng HH/ ,
- Tôi có thể phác thảo/ vẽ/, các
hiện tượng/ hướng dẫn/ sơ đồ phản
ứng/
- Sự mô tả thí nghiệm/ hiện tượng/
phản ứng/ giúp tôi hình dung ra
- Tôi có thể tạo ra hình ảnh trong
đầu về thí nghiệm/ hiện tượng/ phản
ứng/
7.1. Ghi nhớ những nội dung HH thông qua những thí
nghiệm, hiện tượng, phản ứng, thông qua hình vẽ, sơ
đồ, đoạn phim, có sẵn trong bài đọc.
7.2. Mô tả lại những nội dung HH: định nghĩa, thí
nghiệm, hiện tượng, phản ứng, thông qua hình vẽ, sơ
đồ, đoạn phim, có sẵn trong bài đọc.
7.3. Phác thảo, vẽ lại, dựng lại những nội dung, thông tin
HH bằng hình vẽ, sơ đồ, phim, hoạt động, trải nghiệm,
7.4. Tưởng tượng một số thí nghiệm, viết các phương
trình phản ứng HH minh họa cho những nội dung trong
bài đọc.
7.5. Rút ra kết luận về tính chất, hiện tượng, bản chất,
của một vấn đề HH thông qua những thông tin, hình ảnh,
hình vẽ, sơ đồ,
7.6. Thiết kế lại một cách cô đọng nội dung HH của bài
đọc bằng hình vẽ, biểu đồ, phim, sơ đồ tư duy, sổ tay
HH, bài giải tính toán để dễ hiểu và dễ nhớ hơn.
8. Kiểm soát và
làm rõ
Người đọc biết
tạm dừng để suy
nghĩ về những
thông tin đang
đọc để biết được
họ cần làm gì
khi không hiểu
những thông tin
khi đọc.
- Tôi phải đọc chậm lại khi gặp
những khái niệm HH/chất/thí
nghiệm/hiện tượng/ mà tôi chưa
biết.
- Tôi tự hỏi chất/thí nghiệm/ hiện
tượng/ là gì.
- Để hiểu hơn về khái niệm/hiện
tượng/ thí nghiệm/hợp chất/, tôi
cần biết thêm về
- Tôi biết tôi đang hiểu đúng hướng
về khái niệm/hiện tượng HH/ hợp
chất/ vì
- Tôi cảm thấy hơi băn khoăn về
cấu tạo của hợp chất/hiện tượng/
phản ứng/ vì
- Tôi vẫn chưa hiểu được cơ chế
phản ứng/thí nghiệm/hiện tượng/
- Tôi đoán phản ứng này xảy ra
nhưng tôi cần thêm
- Một vài thông tin/tính chất/hiện
tượng/ vẫn chưa rõ ràng là
8.1. Định rõ những thông tin HH, hiện tượng, phản
ứng, chưa rõ, chưa hiểu.
8.2. Mô tả những thông tin HH, hiện tượng, phản ứng,
chưa rõ, chưa hiểu theo cách riêng của bản thân (hình vẽ,
sơ đồ, ).
8.3. Tạm dừng việc đọc để tìm hiểu, giải thích những
thông tin, khái niệm, phản ứng, hiện tượng, chưa biết,
chưa rõ, chưa hiểu.
8.4. Quyết định đọc chậm hay đọc lướt hay đọc lại những
thông tin HH còn chưa biết, chưa rõ, chưa hiểu trong bài
đọc.
8.5. Làm sáng tỏ những thông tin, vấn đề HH chưa biết,
chưa rõ, chưa hiểu trong bài đọc bằng những thông tin
khác trong bài đọc.
8.6. Tạo ra những câu hỏi, viết các phương trình phản
ứng, bài giải tính toán liên quan đến nội dung HH, khái
niệm mới, phản ứng mới, hiện tượng lạ, của bài đọc
để chắc chắn rằng bản thân đã kiểm soát được thông tin
của bài đọc và làm rõ những thông tin chưa biết, chưa
rõ, chưa hiểu.
PL - 137
- Tôi gặp trở ngại khi giải thích
hiện tượng/tìm hiểu tính chất/
- Tôi thực sự không thể hiểu được
khái niệm/tính chất/cơ chế phản
ứng/
- Tôi cần đọc lại phần này để hiểu
rõ hơn về phản ứng/cơ chế/hiện
tượng/khái niệm/
9. Tóm tắt và
tổng hợp
Người đọc xác
định những
thông tin quan
trọng nhất cần
nhớ và tự diễn
đạt lại bằng
ngôn ngữ của
chính bản thân.
- Bài đọc HH này chủ yếu nói về
- Tính chất HH của hợp chất bao
gồm
- Những phản ứng/hiện tượng/
chứng minh cho tính chất của hợp
chất là
- Tính chất HH quan trọng nhất của
hợp chất là
- Có thể tóm tắt ngắn gọn bài đọc
HH này như sau
9.1. Ghi nhớ được những từ khóa chính trong bài đọc
HH.
9.2. Xác định được những nội dung chính trong bài đọc
HH.
9.3. Minh họa được từng nội dung chính trong bài đọc
HH bằng sơ đồ, hình ảnh, hình vẽ,
9.4. Lập dàn ý của bài đọc dựa trên nội dung chính của
bài đọc HH (theo phần, theo chương,).
9.5. Xác định những khái niệm, phản ứng, hiện tượng
HH, mang tính thuyết phục, dễ nhớ để minh họa cho
những nội dung chính trong bài đọc HH.
9.6. Soạn thảo, minh họa và trình bày những nội dung
chính của bài đọc HH kèm minh chứng, ví dụ, hiện
tượng, phản ứng, của chúng bằng cách diễn đạt riêng
của bản thân.
10. Xác định
thông tin quan
trọng và đánh
giá
Người đọc suy
nghĩ về những ý
tưởng, thông tin
cốt lõi; vì sao
chúng lại quan
trọng và đưa ra ý
kiến, nhận định
cá nhân về
những nội dung
đó sau khi đọc.
- Ý nghĩ cuối cùng của tôi dựa trên
các phản ứng/hiện tượng trong bài
đọc là
- Phản ứng/ Hiện tượng/ Hợp chất
HH mà tôi cho là quan trọng/ quan
trọng nhất trong bài đọc là
- Thông điệp bài đọc muốn gửi đến
người đọc là
- Hiện tượng/ Phản ứng/ Hợp
chất/ có liên quan đến đời sống
thực tế là
- Một kết luận của bài đọc mà tôi
đang phác thảo/ vẽ ra là
10.1. Liệt kê những nội dung chính của bài đọc HH.
10.2. Giải thích được những nội dung HH chính có trong
bài đọc.
10.3. Chứng minh những nội dung HH chính có trong
bài đọc bằng những phương trình phản ứng, hiện tượng,
10.4. Liên hệ những thông tin, nội dung HH có trong bài
đọc với những kiến thức đã biết, những hiện tượng trong
đời sống,
10.5. Đánh giá được thông tin, dữ kiện, phương trình
phản ứng, hiện tượng, quan trọng làm người đọc nghĩ
đến thông điệp muốn truyền tải.
10.6. Suy luận được thông điệp có liên quan đến nội
dung HH của bài đọc muốn gửi đến người đọc.
PL - 138
PL 4.4. Biểu đồ nhận thức của các đối tượng khảo sát về những nội dung cần thiết khi thực
hiện dạy học hóa học bằng tiếng Anh
PL 4.5. Biểu đồ nhận thức của các đối tượng khảo sát về những công việc chuẩn bị và PP
học tập cần thiết của HS khi thực hiện dạy học HH bằng tiếng Anh
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Nội dung kiểm tra, đánh giá
Sự phối hợp của HS với GV cùng xây dựng bài học
Nội dung BT có mục tiêu cần rèn luyện các KN cụ thể sử dụng ngôn
Nội dung bài học phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế
Nội dung bài học phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam
Nội dung bài học phù hợp với trình độ HS THPT
Các phương tiện, thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học
Phương pháp dạy học của GV
Xác định mục tiêu của bài học
Thời lượng của chương trình
Trình độ và năng lực giảng dạy của GV
Trình độ và năng lực tiếp thu của HS
Trình độ ngoại ngữ của GV
Trình độ ngoại ngữ của HS
Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Không quan tâm
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Soạn giáo án điện tử
Soạn giáo án viết tay
Học nhóm
Làm BT do GV yêu cầu
Học thuộc lòng kiến thức trên lớp
Học bằng PP dạy học dự án
Học bằng PP đóng vai
Học bằng PP chơi trò chơi
Học bằng PP thực hành thí nghiệm theo nhóm
Học bằng PP quan sát thí nghiệm biểu diễn
Học bằng PP đàm thoại
Học bằng PP thuyết trình
Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách tìm thêm nguồn tài liệu có liên quan
Chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước tài liệu
Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Không quan tâm