VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MÃ NGỌC THỂ
THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ
VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MÃ NGỌC THỂ
THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ
VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62 31 04 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS TRẦ
197 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt động học tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̀N THỊ MINH ĐỨC
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công
trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án
MÃ NGỌC THỂ
LỜI CẢM ƠN
Để có kết quả như ngày hôm nay, với sự kính trọng đặc biệt, tôi xin chân
thành cảm ơn GS. TS. Trần Thị Minh Đức đã đồng ý nhận lời làm người hướng dẫn
khoa học cho tôi mặc dù tôi chưa làm được những điều tốt nhất khiến cô cảm thấy
hài lòng, nhưng GS. TS. Trần Thị Minh Đức đã vẫn vui lòng hướng dẫn và gợi ý
cho tôi những ý tưởng trong quá trình lựa chọn các vấn đề nghiên cứu, tạo điều
kiện giúp đỡ, động viên để tôi vượt qua nhiều hạn chế trong nghiên cứu. Tôi vô
cùng biết ơn cô, người đã truyền cho tôi ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học và
làm việc.
Tôi nhận được sự giúp đỡ đầy trách nhiệm của các cán bộ Khoa Tâm lý học
và các Phòng Quản lý Đào tạo - Học viện Khoa học Xã hội. Trong quá trình làm
luận án của mình, tôi không thể không nhắc tới sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của
GS. TS Vũ Dũng và PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Lan, những người luôn chỉ bảo, giúp
đỡ tôi những lúc khó khăn. Xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ, giảng
viên của Học viện Khoa học Xã hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu trường Đại
học Tân Trào đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận án của mình.
Sau cùng, tôi đặc biệt cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên,
quan tâm, dành thời gian để tôi hoàn thiện luận án này.
Trong thời gian làm luận án, do kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên luận
án của tôi còn mắc nhiều lỗi và cần được góp ý, chỉnh sửa để bản luận án ngày
hoàn thiện hơn. Kính mong quý Thầy, Cô giáo và quý bạn đồng nghiệp, những ai
quan tâm đến đề tài nghiên cứu này đóng ý kiến, để tôi có thể chỉnh sửa, hoàn thiện
luận án này được tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tuyên Quang – Hà Nội, tháng..năm 2016
Mã Ngọc Thể
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG CỦA SINH
VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ........................................ 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ..................................................................... 8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................................... 15
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC
THIỂU SỐ VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP .............................................................. 26
2.1. Một số khái niệm cơ sở ...................................................................................... 26
2.2. Các biểu hiện thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt động học tập ở
trường đại học ........................................................................................................... 41
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt
động học tập. ............................................................................................................. 47
Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 55
3.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................ 55
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 63
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÍCH ỨNG CỦA SINH
VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ..................................... 71
4.1. Thực trạng thích ứng học tập của sinh viên dân tộc thiểu số ............................. 71
4.2. Các khía cạnh thích ứng học tập của sinh viên dân tộc thiểu số ........................ 92
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng học tập của sinh viên ............................. 114
4.4. Một số biện pháp cơ bản nâng cao mức độ thích ứng cho sinh viên dân tộc thiểu
số với hoạt động học tập.128
4.5. Phân tích trường hợp tham vấn tâm lý nhằm nâng cao khả năng thích ứng học
tập của sinh viên dân tộc thiểu số ........................................................................... 133
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 150
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Từ
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐH, CĐ Đại học, cao đẳng
ĐTB Điểm trung bình
ĐLC Độ lệch chuẩn
HĐHT Hoạt động học tập
MĐTƯ Mức độ thích ứng
SL Số lượng
SV Sinh viên
SV DTTS Sinh viên dân tộc thiểu số
TB Trung bình
TBC Trung bình chung
TƯ Thích ứng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các mức độ thích ứng qua các mặt biểu hiện ....................................... 33
Bảng 3.1: Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 63
Bảng 3.2: Bảng thể hiện ý nghĩa và điểm tương ứng ............................................ 68
Bảng 4.1: Đánh giá chung về ba mặt thích ứng của SV DTTS với hoạt động học
tập .............................................................................................................................. 71
Bảng 4.2: Mức độ thích ứng về nhận thức của SV qua các mặt biểu hiện .......... 73
Bảng 4.3: Nhận thức của sinh viên về phương pháp giảng dạy không có sự tham
gia .............................................................................................................................. 74
Bảng 4.4: Nhận thức của SV về phương pháp giảng dạy có sự tham gia ................ 75
Bảng 4.5: Thái độ của sinh viên tham gia vào các hoạt động học tập .................. 77
Bảng 4.6: Những biểu hiện thái độ của SV tham gia hoạt động học tập............. 78
Bảng 4.7: Đánh giá về sự thành thạo các kĩ năng trong quá trình học tập .......... 84
Bảng 4.8: Xoay thành phần các nhân tố về thích ứng hành vi ............................. 84
Bảng 4.9: Đánh giá về sự thành thạo các kĩ năng trong quá trình học tập ......... 85
Bảng 4.10: Sự thích ứng của sinh viên biểu hiện qua nhóm hành vi ................... 87
Bảng 4.11: Một số yếu tố có liên quan đến hành vi học tập ở sinh viên ............... 89
Bảng 4.12: Thích ứng của SV DTTS biểu hiện qua mặt nhận thức ..................... 92
Bảng 4.13: Thích ứng của SV DTTS qua mặt thái độ (xét theo năm học) ................ 95
Bảng 4.14: Biểu hiện thái độ tương tác của SV trong hoạt động học tập ............ 97
Bảng 4.15: Thích ứng của SV DTTS biểu hiện qua mặt thái độ (xét theo năm học) ......... 98
Bảng 4.16: Thích ứng của SV DTTS biểu hiện qua mặt hành vi .......................... 99
Bảng 4.17: Biểu hiện của nhóm hành vi giao tiếp, ra quyết định và tư duy
tích cực ...................................................................................................................100
Bảng 4.18: Biểu hiện của nhóm hành vi ứng phó và tự kiềm chế ......................101
Bảng 4.19: Sự thích ứng của SV DTTS biểu hiện qua nhóm hành vi ................102
Bảng 4.20: Thích ứng nhận thức của sinh viên xét theo nhóm dân tộc .............107
Bảng 4.21: Sự thích ứng của các nhóm SV DTTS thể hiện qua mặt thái độ .........108
Bảng 4.22: Thích ứng của SV DTTS biểu hiện qua mặt hành vi .............................110
Bảng 4.23: Sự khác biệt giữa ba mặt thích ứng học tập của các nhóm SV dân tộc ..111
Bảng 4.24: Mối tương quan của các mặt thích ứng với từng năm học ......112
Bảng 4.25: Sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng ......................113
Bảng 4.26: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thích ứng của SV DTTS ........116
Bảng 4.27: Cách ứng phó tích cực của SV với khó khăn trong học tập .............120
Bảng 4.28: Những cách ứng phó tiêu cực của SV với khó khăn học tập ...........121
Bảng 4.29: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến thích ứng học tập của SV ..........122
Bảng 4.30: Ảnh hưởng của đặc điểm dân tộc đến thích ứng của SV .................126
Bảng 4.31: Mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng của SV
DTTS .......................................................................................................... 127
DANH MỤC BIÊU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1: Mức độ thích ứng học tập của SV DTTS .............................................. 72
Biểu đồ 2: Thái độ của sinh viên với việc lắng nghe ý kiến của bạn học.80
Biểu đồ 3: Các mức độ thích ứng thể hiện qua nhận thức của sinh viên ................. 94
Biểu đồ 4: Thích ứng học tập của sinh viên xét theo năm học ............................105
Biểu đồ 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng học tập của SV dân tộc ..........115
Biểu đồ 6: Sự tham gia của SV vào các hoạt động chung trong nhà trường .....118
Biểu đồ 7: Đánh giá về phương pháp giảng dạy của giảng viên .........................123
Biểu đồ 8: Đánh giá về kết quả học tập của năm học .........................................124
Sơ đồ1: Mối tương quan giữa các mặt của thích ứng............................................ 90
Sơ đồ 2: Tác động của nhận thức, thái độ, hành vi đến thích ứng học tập .......... 91
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Thích ứng là phản ứng của con người trước những khó khăn trong cuộc
sống. Con người luôn phải thích ứng với những yếu tố mới xuất hiện, những khó
khăn, biến cố có thể xảy ra trong các mối quan hệ mới, môi trường sống mới, cuộc
sống mới bắt buộc họ phải có khả năng bắt nhịp, ứng phó bằng cách tạo ra những
hành vi hợp lý, sáng tạo ra những phương thức sống mới để đáp lại những thay đổi
nhanh chóng của môi trường. Thích ứng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi cá nhân. Nhiều công trình nghiên cứu trước cho thấy, khả năng thích
ứng có vai trò quan trọng giúp tăng năng suất lao động, tạo ra tính hiệu quả trong
công việc, giúp giảm stress, góp phần tích cực vào quá trình phát triển nhân cách. Ở
từng hoàn cảnh và môi trường sống đều có những khó khăn nhất định gây ra cho
con người. Những tác nhân ấy khiến con người phải biết cách ứng phó bằng cách tự
điều chỉnh tâm lý, hoạt động của mình sao cho phù hợp để đảm bảo sự tồn tại và
phát triển cá nhân.
1.2. Hiện nay ở Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về thích ứng tâm lý
trong hoạt động học tập của sinh viên như Lê Ngọc Lan (2002) [30], Trần Thị Minh
Đức (2003) [9], Đỗ Thị Thanh Mai (2008) [40], Dương Thị Thoan (2010) [67],
Đặng Thị Lan (2012) [32], Nguyễn Thị Út Sáu (2013) [58], Đặng Thanh Nga (2014)
[50]. Các nghiên cứu này phần lớn tập trung vào sự thích ứng của sinh viên năm thứ
nhất biểu hiện qua sự thích ứng với phương pháp học tập, chương trình đào tạo,
nhận thức, thái độ, hành vi. Các yếu tố chi phối khách quan và chủ quan như chỉ số
sự phát triển thông minh, kiểu tính cách, sức khỏe, nỗ lực cá nhân. Tuy các tác giả
không nghiên cứu trực tiếp về sự thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số nhưng đã
gợi mở cho chúng tôi những ý tưởng, những mặt còn chưa nghiên cứu về thích ứng
học tập. Trong số các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có Nguyễn Thị
Hoài (2007) [20], Ngô Giang Nam (2013) [46], Nguyễn Thị Lan Anh (2015) [1], đã
nghiên cứu gần hơn về người dân tộc thiểu số qua các vấn đề kỹ năng giao tiếp, đặc
điểm giao tiếp của sinh viên dân tộc thiểu số, đó là những nghiên cứu hết sức đáng
quý, cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin có liên quan đến thích ứng của sinh
viên dân tộc thiểu số với hoạt động học tập. Bởi vì, hoạt động học tập của sinh viên
2
bao giờ cũng có gắn với yếu tố giao tiếp. Nó là một trong những điều kiện để sinh
viên thích ứng nhanh, hòa nhập tốt với môi trường sống. Các nghiên cứu cũng giúp
cho chúng tôi những ý tưởng trong việc làm rõ thực trạng và đưa ra các biện pháp
cụ thể tác động nâng cao mức độ thích ứng học tập cho SV DTTS.
1.3. Môi trường đại học là môi trường có nhiều khó khăn, luôn tạo ra áp lực
cho SV DTTS. Các em phải trải qua quá trình thích ứng khó khăn do thay đổi môi
trường sống và học tập từ phổ thông đến đại học. Những sinh viên này là nhóm
người thiểu số phải đương đầu với nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng học tập giảm
sút. Những biểu hiện của sự khó khăn này được xem như một hệ quả của một sang
chấn, một cú sốc văn hóa mà hầu hết các SV thuộc nhóm thiểu số đều gặp phải. Các
nghiên cứu về thích ứng học tập hiện nay tập trung vào thích ứng của học sinh tiểu
học và sinh viên năm thứ nhất, có rất ít nghiên cứu về SV DTTS. Phần lớn đề tài
nghiên cứu hướng vào nghiên cứu khó khăn tâm lý của SV DTTS. Do đó, nghiên
cứu thích ứng của SV DTTS với hoạt động học tập nhằm góp phần bổ sung thông
tin lý luận về thích ứng học tập và kết quả nghiên cứu thực tiễn, đưa ra các biện
pháp tác động nâng cao thích ứng học tập và chất lượng đào tạo cho SV của trường
đại học, vừa góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Nghiên cứu thích ứng của SV DTTS với hoạt động học tập có ý nghĩa về mặt thực
tiễn và hoàn toàn cấp thiết trong giai đoạn mà đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục Việt Nam được đặt ra hiện nay. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu: “Thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt động học tập ”
làm Luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng thích ứng của sinh viên dân tộc
thiểu số với hoạt động học tập, luận án thực hiện một số tác động sư phạm tăng
cường phương pháp giảng dạy cho giảng viên, tổ chức nhóm, câu lạc bộ kỹ năng
sống, tham vấn tâm lý, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ
thích ứng cho sinh viên trong hoạt động học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu lý luận thích ứng; phân tích các khái niệm, các khuynh
hướng nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xác định sự thích ứng và không thích ứng của SV
DTTS với hoạt động học tập.
3
2.2.2 Khảo sát thực trạng và phân tích các biểu hiện thích ứng của SV DTTS
với hoạt động học tập, phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách
quan đến sự thích ứng của SV DTTS với hoạt động học tập.
2.2.3. Đề xuất một số biện pháp cơ bản : hoạt động nhằm tăng cường phương
pháp giảng dạy của giảng viên, tổ chức nhóm, câu lạc bộ kỹ năng sống cho sinh
viên, tham vấn tâm lý để nâng cao mức độ thích ứng cho SV DTST với hoạt động
học tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt
động học tập.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Chúng tôi chú trọng tập trung nghiên cứu thích ứng học tập của SV biểu hiện
qua mặt nhận thức, thái độ và hành vi. Nghiên cứu được tiến hành theo lát cắt
ngang. Chúng tôi khảo sát thực trạng và phân tích nguyên nhân thích ứng (hoặc
không thích ứng) của SV theo năm học về các biểu hiện nhận thức, thái độ và hành
vi để thấy rõ SV có thích ứng với hoạt động học tập hay không. Luận án chỉ tập
trung nghiên cứu trên SV DTTS, không nghiên trên SV dân tộc Kinh nên chúng tôi
không nghiên cứu sự khác biệt giữa thích ứng của SV DTTS và thích ứng của SV
nói chung với hoạt động học tập. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng học
tập của SV DTTS, nhưng trong luận án này, do giới hạn về mặt thời gian nghiên
cứu chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các đặc điểm cá nhân về tính cách, tính tích
cực hoạt động - giao tiếp, ý chí khắc phục khó khăn, điều kiện sống...là những yếu
tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến thích ứng của SV DTTS với hoạt động học tập. Còn
các yếu tố khác chúng tôi sẽ đi sâu vào trong những nghiên cứu tiếp theo.
3.2.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể là SV DTTS thuộc các dân tộc điển hình như Tày, H’Mông - Dao
và dân tộc khác đang học từ năm I đến năm III.
3.2.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
4
4. Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu
4.1. Nguyên tắc phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp
luận trong tâm lý học sau :
- Nguyên tắc hoạt động - nhân cách: Trong luận án này chúng tôi nghiên cứu
sự thích ứng về học tập của SV DTTS trong đó tập trung vào các khía cạnh biểu
hiện nhận thức, thái độ và hành vi. Các khía cạnh này là thành phần không thể thiếu
trong mối quan hệ với hoạt động - giao tiếp và các đặc điểm tâm lý hình thành nên
nhân cách của SV DTTS. Hoạt động là những phương thức tồn tại của con người, là
nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Khi SV DTTS
tham gia vào hoạt động học tập có mục đích, mang tính chất xã hội, cộng đồng,
chắc chắn SV phải thể hiện ra bên ngoài bằng những hành vi - thao tác và công cụ
nhất định. Tuy nhiên nếu các em không nhận thức một cách đúng đắn và học tập
một cách tích cực, chủ động và tự giác, không tham gia vui chơi với bạn bè, không
có những hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp trong môi trường học tập mới, thì các
em sẽ không thể phát triển đầy đủ những phẩm chất và năng lực của nhân cách. Khi
SV DTTS gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, các chuẩn
mực các em sẽ biết đánh giá và chuyển dần thành tự đánh giá, giúp các em thấm
nhuần những bài học, những chuẩn mực, những giá trị xã hội ngày một sâu sắc hơn.
Vì vậy, nhà trường, giảng viên cần quan tâm hướng dẫn, tổ chức và tạo môi trường
hoạt động - giao tiếp cho SV tham gia vào các hoạt động để giúp các em thích ứng
và nâng cao sự thích ứng với hoạt động học tập ở trường đại học.
- Nguyên tắc hệ thống: Chúng tôi xem xét sự thích ứng của SV DTTS có sự
thống nhất với nhau biểu hiện qua ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi trong các
mối quan hệ tác động qua lại. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ hành
vi đồng nhất với thuật ngữ hành động. Vì trong cấu trúc của hoạt động, hành động
được coi là đơn vị nhỏ hơn hoạt động, hành vi ở một nghĩa nào đó được coi là hành
động, đơn vị nhỏ nhất của hoạt động. Cho nên, khi nghiên cứu hành vi thích ứng
của SV DTTS với hoạt động học tập, chúng tôi thống nhất chọn đơn vị nhỏ nhất là
hành vi làm thuật ngữ đại diện. Bản thân nhiều hành vi đồng nhất sẽ tạo ra hành
động, nhiều hành động đồng nhất sẽ tạo ra hoạt động học tập ở SV DTTS.
- Nguyên tắc phát triển: Con người sẽ không thể tồn tại, phát triển được nếu
không có hoạt động - giao tiếp với thế giới xung quanh, với cộng đồng người. Các
5
quan hệ xã hội không phải là cái gì trừu tượng, xa lạ, mà do chính con người tạo ra,
khi con người có nhận thức tốt, có thái độ đúng đắn và có hành vi tương ứng sẽ tạo
ra được sự phát triển trong tâm lý và ý thức ở bản thân. Trong nghiên cứu này xem
xét sự thích ứng học tập của SV DTTS không phải là một hiện tượng tâm lý tĩnh,
mà luôn thay đổi dưới sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, những
SV có sự chủ động tích cực, có ý chí khắc phục khó khăn càng cao thì mức độ thích
ứng của các em càng cao. Thích ứng cũng là một điều kiện, một phẩm chất tâm lý
quan trọng giúp SV DTTS đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống, và tạo được
những khả năng để phát triển trong tương lai.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp nghiên cứu
sản phẩm của hoạt động; Phương pháp tham vấn tâm lý; Phương pháp thống kê
toán học. Mục đích và cách thức sử dụng được trình bày chi tiết trong Chương 3.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Luận án đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về sự thích ứng,
thích ứng với hoạt động học tập, sinh viên dân tộc thiểu số, khái niệm thích ứng của
SV DTTS với hoạt động học tập; Xác định biểu hiện thích ứng qua ba mặt: nhận
thức, thái độ và hành vi; các tiêu chí đánh giá thích ứng; các yếu tố ảnh hưởng đến
sự thích ứng.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm sáng tỏ thực trạng thích ứng của SV
DTTS với hoạt động học tập biểu hiện qua ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi.
Nghiên cứu cho thấy, mức độ thích ứng học tập của SV DTTS ngày càng được nâng
cao theo thời gian học tập ở mỗi năm học về sau. Luận án chỉ ra các yếu tố chủ
quan (Tính cách cá nhân, Tính tích cực hoạt động và giao tiếp, Ý chí khắc phục khó
khăn) và các yếu tố khách quan (Phương pháp giảng dạy của giảng viên, Các đặc
điểm học tập, Điều kiện sống) ảnh hưởng đến sự không thích ứng của SV DTTS.
6
Đề xuất được một số biện pháp cơ bản và sử dụng tham vấn tâm lý để nâng cao
mức độ thích ứng học tập cho SV nói chung và SV DTTS nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Những phân tích, khái quát và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu
trên thế giới và Việt Nam góp phần cung cấp cơ sở khoa học, bổ sung thông tin lý
luận về thích ứng của SV DTTS với hoạt động học tập cho những nghiên cứu tiếp
theo.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn là tài liệu tham khảo cho học viên cao học và
sinh viên khối ngành sư phạm, các nhà nghiên cứu về chính sách xã hội, cán bộ
quản lý, giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng để có những hình thức tác
động giúp cho sinh viên dân tộc thiểu số thích ứng với hoạt động học tập ngày
một cao hơn.
7. Cơ cấu của luận án
Luận án bao gồm các phần và các chương như sau:
- Mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về thích ứng của sinh viên dân
tộc thiểu số với hoạt động học tập.
- Chương 2: Cơ sở lý luận về thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với
hoạt động học tập.
- Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn thích ứng của sinh viên dân tộc
thiểu số với hoạt động học tập.
- Kết luận.
- Danh mục công trình đã công bố của tác giả.
- Danh mục tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÍCH ỨNG
CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Thông qua phân tích các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, phần này luận
án tập trung làm rõ ba hướng nghiên cứu về thích ứng, đó là hướng nghiên cứu về
thích ứng chung, thích ứng với hoạt động học tập của học sinh, sinh viên và thích
ứng với môi trường đại học.
1.1.1. Hướng nghiên cứu về thích ứng chung
Loài người trải qua hàng triệu năm tiến hóa, biến đổi để trở thành con
người hiện đại, thông minh và có tổ chức cao. Những biến đổi đó phần lớn do con
người biết thích nghi với môi trường sống, cải tổ bản thân để có thể tồn tại và phát
triển được. Trong bản thể con người có hai vấn đề đảm bảo sự tồn tại và phát
triển, đó là thích nghi về mặt sinh học và thích ứng về mặt tâm lý xã hội. Cho nên,
trước tiên cần khẳng định sự thích nghi đã đem lại cho con người một sức sống
trường tồn. Khoa học sinh vật học đã chúng minh điều đó qua thuyết tiến hoá và
tạo ra những ảnh hưởng đến tâm lý học một thời gian dài, đem lại những dữ kiện
sống góp phần cho tâm lý học khẳng định vai trò sự thích ứng tâm lý xã hội của
con người là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của cá nhân và xã hội
loài người.
Khái niệm nền tảng của thuyết tiến hoá là khái niệm thích nghi (thích ứng
sinh học) của sinh vật. Jean Lamarck (1809) hiểu bản chất sự thích nghi của sinh
vật với môi trường là sự di truyền các đặc tính tập thành; từ sự quan sát các hoá
thạch, ông đã kết luận rằng các thay đổi của môi trường là nguyên nhân làm cho có
sự thay đổi về cấu trúc nơi các loài thực vật, động vật và khả năng thích nghi được
phát triển trong đời sống của một sinh vật thì được truyền lại cho con cái của sinh
vật ấy.[97].
8
Để hiểu bản chất sự thích nghi của sinh vật là sự sống sót của vật thích hợp
nhất, Herbert Spencer (1852) cho rằng, con người sống trong xã hội, giống như các
loài vật khác trong môi trường tự nhiên của chúng, luôn tranh đấu để sinh tồn và chỉ
có cá nhân nào thích hợp nhất mới sống sót.[105]. Đến Charles Darwin (1859), ông
coi sự thích nghi là khả năng của sinh vật để sống và sinh sản. Vì vậy, sự thích nghi
được quyết định bởi các đặc tính của sinh vật và của môi trường. Các đặc tính cho
phép sinh vật điều chỉnh thích đáng với môi trường thì được gọi là thích nghi.[89].
Người có công lớn đem khái niệm thích ứng vào tâm lý học là nhà Tâm lý
học người Thuỵ Sỹ J. Piaget. Theo J. Piaget, trong sự tương tác giữa cơ thể và môi
trường thì mọi cơ thể đều có một xu thế bẩm sinh để thích ứng với môi trường. Mỗi
thay đổi bên trong của bản thân hay môi trường sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng.
Khi đồng hoá và điều ứng cân đối với nhau, không cái nào ngự trị cái nào thì đạt
được sự cân bằng (sự thích ứng).[dẫn theo 15].
Theo S. Freud, hành vi sống của con người chủ yếu được thúc đẩy bởi bản
năng (cái Nó), mà bản năng này lại luôn bị chèn ép và cấm đoán bởi những
chuẩn mực, quy tắc xã hội (cái Siêu Tôi). Cái Tôi là cái “thực tại” luôn tìm cách
giải quyết sự xung khắc giữa cái Nó và cái Siêu Tôi. Theo S.Freud, cái Tôi có
nguyên tắc là thích ứng với thực tế; cái Tôi phục vụ cho cái Nó, cái siêu tôi và
môi trường bên ngoài.[dẫn theo 14]
Như vậy, cả J. Piaget và S. Freud đều quan tâm đến trạng thái “cân bằng” và
“mất cân bằng” khi bàn về quá trình thích ứng của con người với môi trường xã hội.
Cả hai ông thống nhất: cân bằng của con người được xem xét từ hai khía cạnh, đó
là cân bằng với môi trường bên ngoài và cân bằng với cái bên trong của bản thân.
Do đó mỗi thay đổi bên trong hay thay đổi của môi trường sẽ dẫn tới sự mất cân
bằng. Đây là đóng góp to lớn của hai ông trong nghiên cứu về thích ứng của con
người. Theo chúng tôi, điểm hạn chế trong lý luận của J. Piaget và S. Freud chính là
xem sự thích ứng của con người như là sự thích ứng thuần tuý sinh học: con người
thụ động trong quá trình thích ứng với môi trường, chịu sự điều khiển hầu như hoàn
toàn bởi các quy luật sinh học.
9
Thực tế hàng ngày cho thấy, các sinh vật phản ứng với môi trường dựa
theo các phản xạ vô điều kiện và có điều kiện. Chính vì vậy, I.P. Pavlov (1890)
cho rằng, bản chất sự thích ứng của sinh vật với môi trường là sự tập thành, hay
học được các phản xạ có điều kiện- các phản xạ chỉ có thể được hình thành nhờ
sự lặp đi lặp lại các kích thích và các phản ứng có điều kiện.[ dẫn theo 14].
Với quan niệm rằng bản chất của sự kém thích ứng (hay không thích ứng) là
không học được, hoặc hành vi học được không đáp ứng được yêu cầu của môi
trường, J.Watson (1913) cho rằng, mọi hành vi ứng xử của con người được hình
thành thông qua quá trình học tập và tập nhiễm, là quá trình mà cá nhân học được
những hành vi mới cho phép nó giải quyết những yêu cầu đòi hỏi của cuộc
sống.[108].
Theo Tremblay (1992), sự thích ứng bên trong chính là sự thoải mái, dễ chịu
khi con người được “tự do” bộc lộ bản thân mình; còn sự thích ứng bên ngoài là khi
các cá nhân đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực xã hội, hoà nhập được với người
xung quanh và môi trường xã hội.[106].
Trong cuốn “Nền sư phạm đại học” tác giả Dupont và Ossandon (1999) đã
tập hợp những chỉ báo về sự thích ứng với hoạt động ho...hông mạnh bằng các yếu tố khách
quan. Những yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thích ứng của học sinh
với môi trường học tập. [16]
22
Từ kết quả công trình nghiên cứu “Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho
học sinh dân tộc thiểu số” tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012) và cộng sự đã đưa ra
các nhận định rằng: “ Nếu con người không có nền tảng giá trị sống, kĩ năng sống
chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách
hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ,
không biết cách thích ứng trước những đổi thay”. Các tác giả cũng cho rằng khi
giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho thanh niên học sinh dân tộc thiểu số cần
phải nâng cao nhận thức và đưa các thành tố trọng yếu của kĩ năng sống vào cuộc
sống của thanh thiếu niên, sẽ giúp các em nâng cao năng lực để có được những lựa
chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và
kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em. Như vậy, giáo dục
giá trị sống, kĩ năng sống chính là tăng cường khả năng thích ứng của học sinh
dân tộc thiểu số với môi trường sống và hoạt động học tập.[37].
Nguyễn Thị Ngọc (2013), với Ảnh hưởng của phong tục, tập quán đến các
hoạt động giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em Tày - Nùng tỉnh Thái Nguyên đã
chỉ ra rằng, các yếu tố văn hóa dân tộc tác động ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý học
sinh dân tộc, nhận thức về quyền và bổn phận của trẻ em, học sinh là người dân tộc
thiểu số Tày – Nùng. Phong tục tập quán với các quy định khắt khe, môi trường sống ở
miền núi tạo ra những cản trở khiến cho trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số khó có thể
nhận được đầy đủ các giá trị, hưởng lợi từ quyền và bổn phận chăm sóc trẻ em của
người lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em khó thích ứng với
môi trường sống, tiếp cận với giá trị văn hóa chung của xã hội hiện đại. [54].
Trong nghiên cứu: “Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm
thứ nhất người dân tộc thiểu số” tại trường Đại học Tây Nguyên tác giả Nguyễn
Thị Hoài (2007) nhận xét: chỉ qua một thời gian ngắn học tập ở đại học, SV
người dân tộc thiểu số đã có sự thay đổi về nhận thức, thái độ và kỹ năng đối với
các hành động học tập. Quá trình thay đổi này sẽ diễn ra nhanh hay chậm không
chỉ phụ thuộc vào sự tự tin, chủ động, tích cực vượt qua những khó khăn tâm lý
đặc trưng của bản thân mỗi SV, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm tích
23
cực của các cấp quản lý của nhà trường, của các khoa và các giảng viên trực tiếp
tham gia giảng dạy. Nghiên cứu chỉ ra: “Sinh viên người dân tộc thiểu số ở Đại
học Tây Nguyên thích ứng chưa cao với hoạt động học tập ở đại học. Ở sinh viên
còn nhiều đặc điểm gây khó khăn cho sự thích ứng với hoạt động học tập”. [20].
Nghiên cứu về “Phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên dân tộc thiểu số
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên”, tác giả Ngô Giang Nam,
(2013) chỉ ra một số kĩ năng giao tiếp cơ bản như kĩ năng tiếp nhận thông tin
(nghe, đọc, hiểu), kĩ năng diễn đạt, kĩ năng trình bày văn bản, được SV thường
dùng trong hoạt động học tập và đề xuất một số kĩ năng mềm như kĩ năng kiểm
soát cảm xúc, kĩ năng xác định các giá trị, kĩ năng xá định các mục tiêu có thể
giúp SV thích ứng tốt hơn với hoạt động học tập.[46].
Nghiên cứu về đề tài “đặc điểm nội dung giao tiếp của sinh viên người
dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang” tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2015), cho thấy,
giao tiếp của SV dân tộc Tày ở mức độ trao đổi thường xuyên (ĐTB=2.60) điều
này chứng tỏ sinh viên với nhau về các nội dung liên quan đến học tập và nhu
cầu thành đạt; trao đổi cảm xúc, tình cảm; trao đổi về tâm linh và phong tục tập
quán; nhu cầu và đời sống tinh thần của bản thân. Trong đó nội dung trao đổi
cảm xúc, tình cảm có mức độ thường xuyên cao nhất; Tiếp đến là nội dung giao
tiếp liên quan đến học tập và nhu cầu thành đạt. Và hai nội dung giao tiếp còn lại
có mức độ giap tiếp thường xuyên thấp hơn.[1].
Khi nghiên cứu về: “Thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt
động học tập” tác giả Mã Ngọc Thể (2015) đã xem xét thích ứng học tập của
SV qua ba mặt biểu hiện nhận thức, thái độ và hành vi. Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng, phần lớn SV DTTS đạt mức độ thích ứng trung bình, trong các mặt này
thì mặt hành vi quyết định rất nhiều đến sự thích ứng của SV. Trong đó đề cập
đến các kĩ năng “Hợp tác với bạn bè” và “kĩ năng đánh giá các vấn đề học tập”
được phần lớn SV đánh giá cao ảnh hưởng đến quá trình thích ứng học tập
(78.6%). Với kĩ năng “xác lập mối quan hệ với giảng viên trong trường” được
24
SV đánh giá ở các mức độ từ trung bình đến Khá và Cao lần lượt là (76.1%),
(2.5%) và (21.4%). [63].
Khi nghiên cứu về các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự
thích ứng của SV DTTS tác giả Mã Ngọc Thể (2015) chỉ ra rằng trong các yếu tố
khách quan bao gồm tính ham hiểu biết, óc tìm tòi sáng tạo, ý chí khắc phục khó
khăn, tính tích cực hoạt động giao tiếp với giảng viên, với bạn học và sự tham gia
vào các hoạt động SV DTTS đạt điểm giá trị trung bình từ 3.45 đến 4.49. Còn các
yếu tố khách quan gồm phương pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện sống (môi
trường sống, truyền thống văn hóa, giáo dục gia đình), đặc điểm học tập đạt điểm
giá trị trung bình từ 3.52 đến 3.83. Như vậy, nhìn vào tổng điểm trung bình thì các
yếu tố khách quan có điểm số cao hơn so với yếu tố chủ quan, nhưng xét ở ảnh
hưởng của từng yếu tố thì yếu tố tính cách cá nhân có điểm giá trị trung bình lớn
nhất và ảnh hưởng mạnh nhất, có tính chất quyết định đến sự thích ứng của SV
DTTS. [65]. Từ kết quả nghiên cứu trên, đã gợi ý cho chúng tôi hướng đến việc lựa
chọn các yếu tố ảnh hưởng chủ quan và khách quan trong nghiên cứu ở luận án này.
Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp và phân tích các công trình khoa
học của các nhà khoa học ngoài nước và trong nước, chúng tôi nhận thấy, các
nghiên cứu đã chỉ ra sự thích ứng của SV dựa trên các biến số giới tính, đặc thù
môn học, môi trường học tập mà chưa có nghiên cứu sâu về các yếu tố điều kiện xã
hội, yêu cầu của việc học tập trên lớp, ở nhà (ký túc xá) và hoạt động học tập ngoại
khóa. Có thể nói, môi trường học tập và rèn luyện kết hợp với kỷ luật nghiêm khắc
đã tạo cho SV việc thường xuyên trau dồi, tu dưỡng tăng khả năng thích ứng với
những khó khăn trong học tập và khắc phục các hạn chế bản thân bồi dưỡng các
phẩm chất và năng lực. Việc nghiên cứu thích ứng của SV không bó hẹp ở những
vấn đề mang tính lý luận mà còn mang tính thực tiễn. Các nghiên cứu trên đã đề
cập đến đời sống, văn hóa, kĩ năng sống, kĩ năng thực hành nghề nghiệp của SV
trong tương lai. Có một vài nghiên cứu về sự thích ứng của học sinh - sinh viên
dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn mỏng, có nhiều khoảng trống
và cần phân tích sâu hơn về thực tiễn. Các nghiên cứu đã mở ra cho chúng tôi
25
những hướng mới để nghiên cứu sâu hơn trong đề tài của mình. Do đó, nghiên cứu
hoạt động học tập của SV không thể tách rời khỏi nghiên cứu những biểu hiện và
mức độ thích ứng, những khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp,
mối quan hệ của SV với bạn học, với giảng viên, điều kiện sống. Trong các tác
nhân đó thì tác nhân nào ảnh hưởng mạnh mẽ và quyết định sự thích ứng của SV
DTTS với hoạt động học tập trong từng năm học, đây cũng là vấn đề cần phải
nghiên cứu đầy đủ hơn nên chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên
cứu của mình.
Tiểu kết Chương 1
Những nghiên cứu về thích ứng của các tác giả nước ngoài đã đem lại cho
chúng tôi một cách nhìn tổng quan và khái quát hơn về các khía cạnh của thích ứng
cũng như thích ứng với hoạt động học tập. Đặc biệt nghiên cứu thích ứng được gắn
với từng điều kiện và hoàn cảnh có vấn đề, những khía cạnh tâm lý xã hội luôn
được các tác giả quan tâm nghiên cứu. Có thể thấy các hướng nghiên cứu chính về
thích ứng với môi trường, nghề nghiệp, hoạt động học tập của học sinh và sinh viên.
Các nghiên cứu cũng đã đề cập đến đời sống, văn hóa, kĩ năng sống, kĩ năng thực
hành nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai.
Ở Việt Nam cho đến nay có rất ít nghiên cứu về thích ứng của SV DTTS với
hoạt động học tập, đặc biệt là nghiên cứu thích ứng trên các năm học khác nhau
mặc dù đây là vấn đề rất cần thiết cho thực tiễn. Chính vì vậy, sự lựa chọn hướng
nghiên cứu về sự thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt động học là
hướng đúng cho đề tài của luận án này.
26
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC
THIỂU SỐ VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
2.1. Một số khái niệm cơ sở
Để làm rõ khái niệm thích ứng, phần này làm rõ khái niệm thích ứng qua các
định nghĩa của các tác giả trong và ngoài nước. Từ đó đưa ra các tiêu chí đo sự
thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt động học tập.
2.1.1. Thích ứng
2.1.1.1. Khái niệm thích ứng
Thích ứng là một phạm trù được rất nhiều khoa học nghiên cứu. Ở từng lĩnh
vực khoa học sẽ có cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Trong đó, thích ứng được
nghiên cứu rất phổ biến trong tâm lý học. Tùy vào quan niệm, hướng tiếp cận mà
các nhà tâm lý học định nghĩa sự thích ứng của con người. Có tác giả tiếp cận theo
hướng lý giải sự thích ứng liên quan đến môi trường, có tác giả nghiên cứu dưới góc
độ nhận thức hoặc tiếp cận qua quan sát hành vi và kết quả hành vi trong từng hoạt
động.
Dưới đây chúng tôi xin khái quát một số nghiên cứu dưới góc độ tâm lí học
về thích ứng. Chịu ảnh hưởng của học thuyết Darwin, Spencer H (1998) cho rằng,
chọn lọc tự nhiên là quy luật cơ bản của thích ứng tâm lí, thể hiện ở việc cá thể biến
đổi hành vi loài một cách phù hợp trước những yêu cầu của môi trường xung quanh.
Như vậy, bản chất của quan niệm này cho sự thích ứng của con người chính là biểu
hiện của thích nghi sinh học. Theo lý thuyết hành vi của Watson J. (1913) thích ứng
của người và động vật giống nhau, đều phải học được một hệ thống hành vi, ứng xử
phù hợp với kích thích, phù hợp với môi trường. Mỗi hành vi cụ thể có cơ sở là các
kinh nghiệm, hành vi cũ và có động lực là sự thích ứng. Đó là quá trình cá nhân học
được những hành vi mới cho phép nó giải quyết những yêu cầu, những đòi hỏi của
cuộc sống. Ông coi con người là một cơ thể sống với một hệ thống hành vi, phản
ứng đáp lại kích thích của bên ngoài nhằm thích ứng với môi trường.
27
Tóm lại, quan điểm thích ứng với môi trường nhấn mạnh tới vai trò quan
trọng của hành vi khi con người sự thích ứng với môi trường, trong khi đó từ góc độ
nhận thức, Jean Piagie chỉ ra rằng, khi tương tác với môi trường, cá nhân có được
kinh nghiệm. Nếu kinh nghiệm này phù hợp với cơ cấu nhận thức hiện có của bản
thân, nó sẽ được tiếp thu. Như vậy, cá nhân sẽ có những sự thay đổi về cấu trúc
nhận thức. Bên trong sự tương tác của chủ thể sẽ diễn ra quá trình điều ứng (một
biểu hiện của sự thích nghi – thích ứng). Chủ thể sẽ tái lập lại những đặc điểm của
khách thể vào cái đã có, qua đó biến đổi sơ đồ đã có, tạo ra sơ đồ mới cơ cấu
nhận thức của chủ thể sẽ được thay đổi để nó có thể tiếp nhận kinh nghiệm mới. Do
đó cơ cấu nhận thức của cá nhân phát triển thêm nhiều cơ cấu mới, giúp cá nhân có
sự thích nghi, đồng thời tương tác phù hợp và hiệu quả với môi trường, duy trì sự
cân bằng với môi trường. [dẫn theo 15]
Quan điểm của Jean Piagie đã mở ra các hướng mới cho những nghiên cứu
về thích ứng sau này. Bởi bản thân quan niệm thích nghi sinh học đặt nền tảng cho
những nghiên cứu nhận thức (sự hiểu biết, kinh nghiệm, cơ cấu nhận thức) để
những người đi sau chú trọng hơn đến bản chất sự thích ứng của con người không
chỉ giới hạn ở mặt thích nghi sinh học thuần túy mà nó còn có sự liên quan tới thích
ứng về mặt tâm lý – xã hội. Vì quá trình phát triển tâm lý của con người mang bản
chất xã hội – lịch sử.
Từ góc độ các nhà tâm lý học như L.X Vưgotxki; A.N Leonchiev; X. L
Rubinstein; P.Ia Ganperin cho rằng yếu tố quan trọng đối với quá trình thích ứng,
đó là tính tích cực của chủ thể, mức độ thích ứng phụ thuộc vào hoạt động và hiệu
quả của nó, chủ thể càng tích cực trong hoạt động thì cường độ sự trao đổi giữa
con người và môi trường càng lớn và vì thế càng thích ứng với môi trường. Thích
ứng được thực hiện bằng cơ chế hoạt động và giao tiếp. Quá trình thích ứng diễn
ra trong hoạt động, giao tiếp, được biểu hiện trong hoạt động, giao tiếp và được
đánh giá bằng hiệu quả của hoạt động và giao tiếp.
Có thể nói, với mỗi cách nhìn khác nhau về sự thích ứng các nhà khoa học lý
giải sự thích ứng của con người khác nhau. Tuy nhiên để cụ thể hóa vấn đề thích
28
ứng của con người, luận án quan tâm làm rõ khái niệm thích ứng và các đặc điểm
của nó. Từ đó có cơ sở để xem xét sự thích ứng tâm lý của sinh viên trong bối cảnh
học đại học.
Từ điển tiếng Việt giải thích rằng: Thích nghi là “Có những biến đổi nhất
định cho phù hợp với hoàn cảnh môi trường mới”; còn thích ứng thì có hai nghĩa “1)
Như thích nghi; 2) Là có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện, yêu cầu mới”.
Theo từ điển tiếng Anh thuật ngữ adapt được hiểu là phỏng theo, làm cho vừa, làm
cho thích hợp, sửa đổi, tùy thời. Từ điển Tâm lý học (tiếng Anh) khái niệm thích
ứng và thích nghi (adapt - Adaptation) được hiểu là “để đáp ứng với môi trường
mới”. [88]. Khái niệm “adaptation” được dịch sang tiếng Việt là “thích nghi”, hoặc
“thích ứng”.
Chúng tôi xin đưa ra một số quan điểm của các nhà tâm lý học về thích
nghi và thích ứng nhằm làm sáng tỏ hơn về thuật ngữ thích ứng sẽ được sử dụng
trong nghiên cứu về sự thích ứng với hoạt hoạt động học tập của sinh viên dân
tộc thiểu số.
A.N. Leonchiev cũng đã phân biệt khái niệm thích nghi sinh học và thích
nghi tâm lý xã hội: Thích nghi sinh học là quá trình thay đổi các thuộc tính của
loài và năng lực hành vi của cơ thểthích nghi tâm lý- xã hội của con người
diễn ra không phải bằng cơ chế di truyền sinh học mà là di truyền xã hội - tức là
quá trình lĩnh hội những giá trị xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp của cá
nhân khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội. [dẫn theo 13].
Theo Từ điển Tâm lý do Nguyễn Khắc Viện (1994) chủ biên diễn giải thích
ứng, thích nghi được hiểu là: “Một sinh vật sống được trong một môi trường có
nhiều biến động, bằng cách thay đổi phản ứng của bản thân, hoặc tìm cách thay đổi
môi trường. Bước đầu là điều chỉnh những phản ứng sinh lý ( như thích nghi với
nhiệt độ cao hay thấp, môi trường khô hay ẩm); sau là thay đổi cách ứng xử, đây
là thích nghi tâm lý.” [82]
29
Theo tác giả Vũ Dũng (2012), thích nghi tâm lý là sự thích ứng của con
người đối với những yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá hiện có trong xã hội nhờ chiếm
lĩnh được những chuẩn mực và giá trị của xã hội đó.[6].
Tác giả cũng cho rằng: Thích ứng là phản ứng của cơ thể với những thay đổi
của môi trường. Về nguyên tắc, có hai phương thức thích ứng khác nhau của cơ thể
đối với những thay đổi các điều kiện của môi trường:
1) Thích ứng bằng cách thay đổi cấu tạo và hoạt động của các cơ quan. Đây
là phương thức phổ biến đối với động vật và thực vật.
2) Thích ứng bằng cách thay đổi hành vi mà không thay đổi tổ chức.
Phương thức này chỉ đặc trưng cho động vật và gắn liền với sự phát triển tâm lý.
Phương thức thích ứng này được phân chia thành hai hướng khác nhau:
a) Thay đổi chậm những hình thức hành vi được kế thừa – bản năng, mà sự
tiến hóa của những bản năng này diễn ra dưới ảnh hưởng của những thay đổi môi
trường với tốc độ chậm;
b) Phát triển năng lực học tập của cá nhân, năng lực “hành động hợp lý” –
những thay đổi nhanh của hành vi, “sáng tạo” ở mức độ nhất định những phương
thức hành vi mới để đáp lại những thay đổi nhanh của môi trường mà bản năng bị
bất lực. Những hoạt động này không nhất thiết phải cố định, phải di truyền, vì sự ưu
việt của chúng là tính mềm dẻo cao. Vì vậy, chỉ có những khả năng hành động quy
định thứ bậc cao của tổ chức tâm lý của sinh vật mới được di truyền.
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức (2004), Thích ứng là quá trình hoà nhập
tích cực với hoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân đạt được sự trưởng thành về mặt
tâm lý xã hội.[9].
Như vậy, tác giả đã chỉ ra đặc điểm của thích ứng thể hiện qua 3 mặt dưới đây:
- Sự hoà nhập tích cực: là sự chủ động thay đổi bản thân và cải tạo hoàn
cảnh trong sự hài hoà nhất định. Cá nhân phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề, liên hệ
kinh nghiệm bản thân và tìm cách thay đổi bản thân, cải tạo hoàn cảnh cho phù hợp
với bản thân.
30
- Hoàn cảnh có vấn đề: Tình huống, sự kiện xuất hiện không nằm trong kinh
nghiệm của cá nhân, có ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, buộc cá nhân phải
huy động tiềm năng của bản thân để giải quyết chúng.
- Sự trưởng thành về mặt tâm lý- xã hội: Là sự thích ứng tâm lý bên trong
của mỗi cá nhân, sự phát triển hài hoà và làm chủ trong các mối quan hệ xã hội của
con người.
Khi nói đến thích ứng, người ta thường hay nhắc đến sự thay đổi cấu trúc
tâm lý, trong đó có 3 mặt chính, đó là nhận thức, thái độ và hành vi. Trong sự biến
đổi này có sự thống nhất giữa ba mặt trên. Khi chủ thể có sự thay đổi về nhận thức,
thái độ mà không có sự thay đổi về hành vi thích ứng với môi trường xung quanh
thì chủ thể sẽ không thể biến quá trình thay đổi đó thành sự phát triển hoàn thiện.
Đặc biệt, hành vi thích ứng có vai trò quyết định đối với sự thích ứng hay không
thích ứng của chủ thể trước những tác động của bên ngoài.
Theo Nguyễn Tuấn Vĩnh (2015) hành vi thích ứng là một tập hợp các kĩ năng
mà cá nhân học được trong cuộc sống hàng ngày, giúp cá nhân duy trì cuộc sống,
thực hiện sự độc lập cá nhân, thiết lập các mối quan hệ xã hội, trên cơ sở đó đáp ứng
những yêu cầu của môi trường và hội nhập vào cộng đồng.[80]. Như vậy, tác giả coi
hành vi thích ứng là sự tập hợp các kĩ năng, các kĩ năng này sau khi học được sẽ giúp
cá nhân trưởng thành trong môi trường và cộng đồng.
Tác giả Lê Thị Minh Loan (2010) cho rằng: Thích ứng là quá trình cá nhân
lĩnh hội một cách tích cực, chủ động các điều kiện mới hay hoàn cảnh mới, qua đó
đạt được các mục đích yêu cầu đề ra và sự trưởng thành về mặt tâm lý, nhân
cách.[35] Với cách tiếp cận và quan niệm này, tác giả Lê Thị Minh Loan có sự
tương đồng quan điểm với tác giả Trần Thị Minh Đức ở hướng tiếp cận thích ứng
như là một sự hòa nhập, sự lĩnh hội một cách chủ động, tích cực khi mà tham gia
vào hoàn cảnh có vấn đề, các điều kiện và hoàn cảnh mới và bản thân chủ thể có sự
trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội và nhân cách tạo nên các đặc điểm tâm lý mới.
31
Như vậy, các tác giả trên khi nói đến thích ứng đều chú trọng các yếu tố cá
nhân tích cực, chủ động trong những điều kiện hoàn cảnh mới để tạo ra sự thay đổi
ở bản thân và có sự phát triển về mặt tâm lý.
Nói đến “sự thích ứng” là nói đến khả năng hòa nhập của con người với
những biến động trong một hoàn cảnh mới khi mà những yêu cầu, đòi hỏi mới chưa
hề có trong kinh nghiệm của bản thân. “sự thích ứng” tức là làm quen, xâm nhập
vào môi trường mới.
Từ những quan điểm nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi quan niệm
rằng: Thích ứng là sự thay đổi tích cực, chủ động của con người về nhận thức, thái độ
và hành vi để vượt qua khó khăn nhằm đáp ứng được các yêu cầu của cuộc sống”.
Như vậy, thích ứng thể hiện tính năng động, tích cực, linh hoạt, chủ động
thay đổi của mỗi người về nhận thức, thái độ và hành vi trước những thay đổi của
môi trường, hoàn cảnh sống. Khái niệm “thích ứng” chúng tôi sử dụng ở đây được
hiểu với nghĩa “thích ứng tâm lý- xã hội”.
2.1.1.2. Tiêu chí đo biểu hiện của sự thích ứng
Những biểu hiện thích ứng của con người trong tự nhiên và xã hội phản ánh
những nét đặc trưng được khái quát lại dưới đây:
- Sự ứng phó chủ động của con người bằng cách thay đổi tâm lý về mặt nhận
thức, thái độ đồng thời tạo ra những hành vi phù hợp với thực tế nhằm duy trì sự tồn
tại và phát triển hài hòa bản thân trước đòi hỏi của hoàn cảnh mới.
- Khi môi trường sống thay đổ mỗi cá nhân sẽ hình thành những thao tác tư
duy mới để điều chỉnh bản thân (thái độ, hành vi) sao cho phù hợp, đảm bảo cho sự
phát triển của họ. Tức là, khi điều kiện sống có sự thay đổi sẽ làm nảy sinh những
yêu cầu mới cho chủ thể, bắt buộc chủ thể phải nhanh chóng xác lập những nhận
thức mới, hành vi mới, các đặc điểm tâm lý mới để phản ứng với môi trường sống
mới. Kết quả của nó làm biến đổi cấu trúc tâm lý bên trong hình thành nên phương
thức hành động mới cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống.
- Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ
thể cho nên khi gia nhập môi trường sống mới, chủ thể sẽ phải xác lập cơ chế thích
32
ứng riêng đối với từng hoàn cảnh, điều kiện sống để nhằm lĩnh hội, học hỏi kinh
nghiệm xã hội - lịch sử để hình thành những cấu tạo tâm lý mới, cho phép cá nhân
có những ứng xử hài hòa với điều kiện sống và hoạt động mới.
Với những nét đặc trưng của thích ứng nêu trên, chúng ta cần xác định được
các tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng. Có nhiều quan điểm phân chia mức độ thích
ứng khác nhau, tùy theo cách tiếp cận và hướng nghiên cứu của nhà khoa học.
Để xác định được các tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng chúng tôi dựa vào
tiêu chí: 1/ Tính tích cực. 2/ Tính tự giác.
- Tính tích cực biểu hiện qua sự chủ động và tích cực của chủ thể khi tham
gia vào các hoạt động tương tác với môi trường, với các những người xung quanh.
Tính tích cực còn biểu hiện ở sự chủ động của các cá nhân được hình thành trong
quá trình con người tự nhận thức về vai trò của mình đối với thế giới. Con người
từng bước đạt tới trình độ tự “tách mình” ra khỏi tự nhiên, sau đó “tách mình” ra
khỏi xã hội và trở thành một chủ thể có tính độc lập, tự chủ. Sự chủ động của cá
nhân biểu hiện ở khả năng hoạt động của họ khi tham gia vào các tương tác khác
nhau. Những tương tác này phản ánh sự tự ý thức, khả năng điều chỉnh nội dung,
hình thức, thời gian và phương pháp hoạt động của chủ thể sao cho thích ứng hay
không thích ứng với môi trường .
- Tính tự giác cho thấy chủ thể có sự sẵn sàng hay không sẵn sàng trong các
hoạt động. Chủ thể biết đặt mình vào tình huống của đời sống thực tế, được trải
nghiệm, trực tiếp quan sát, giải quyết vấn đề đặt ra theo hướng suy nghĩ của mình,
vừa thông qua làm việc cá nhân, vừa phải theo nhóm, từ đó thu được những kiến
thức mới, phát huy tiềm năng sáng tạo, linh hoạt, năng động và và biết cách hợp tác
với người khác.
Từ các tiêu chí tính tích cực, tính tự giác đã trình bày ở phần trên, các mặt
biểu hiện thích ứng được xác định tương ứng với các mức độ thích ứng và sử dụng
trong luận án này làm căn cứ đo các mức độ thích ứng với hoạt động học tập của
sinh viên dân tộc thiểu số như sau:
33
Bảng 2.1: Các mức độ thích ứng qua các mặt biểu hiện
Các mặt
biểu
hiện
Các mức độ thể hiện tính tích cực, tự giác tương ứng
mức độ thích ứng
MĐTƯ
Thấp
MĐTƯ
Trung bình
MĐTƯ
Khá
MĐTƯ
Tốt
Nhận
thức
Chưa đúng, sai
lệch, chưa đầy
đủ, không có
hoặc ít thay đổi.
Phân biệt được ở
mức độ cơ bản,
tương đối rõ
ràng nhưng còn
sai sót.
Khá tích cực, đã
rõ ràng và đầy
đủ hơn.
Hoàn toàn tích
cực, rõ ràng,
đúng đắn, sâu
sắc, đúng bản
chất.
Thái độ Chưa tự tin,
chưa đúng đắn,
thụ động, ít có
thay đổi,
không cố gắng
khắc phục khó
khăn.
Tự tin hơn, đã có
sự thay đổi
nhưng chưa nhất
quán, trông chờ,
cố gắng khắc
phục khó khăn.
Khá tự tin, chưa
hoàn toàn làm
chủ được tình
huống, có nhiều
thay đổi, nỗ lực
khắc phục khó
khăn.
Hoàn toàn tự tin,
làm chủ được
tình huống,
không nhất thiết
phải cố gắng
khắc phục khó
khăn.
Hành vi Bị động, trông
chờ, chậm
chạp, cứng
nhắc, rập
khuôn.
Đáp ứng yêu
cầu, theo nghĩa
vụ, tốc độ trung
bình, ít kĩ xảo.
Khá chủ động,
linh hoạt, tương
đối thành thạo,
có kĩ xảo.
Hoàn toàn chủ
động, khéo léo,
thuần thục, hoàn
thiện, sáng tạo.
Trong các mặt biểu hiện thích ứng luôn có sự thống nhất với nhau giữa nhận
thức, thái độ và hành vi. Mỗi mặt là một thành phần cấu tạo nên thích ứng của con
người. Tuy nhiên, mặt hành vi thích ứng có ưu thế thể hiện rõ sự thích ứng nhất.
Bởi vì, khi con người có sự biến đổi về tâm lý (nhận thức, thái độ) thì cũng phải có
sự thay đổi phù hợp về mặt hành vi.
Như vậy khi nghiên cứu về thích ứng, không thể nghiên cứu một mặt nhận
thức, hay thái độ mà phải nghiên cứu cả hành vi thích ứng của chủ thể khi tham gia
vào các lĩnh vực đời sống. Bởi vì, hệ thống hành vi, cử chỉ chịu sự chi phối và gắn
kết chặt chẽ với hệ thống thái độ và nhận thức của con người. Nhận thức (sự hiểu
biết, là tri thức của tri thức, sự phản ánh của phản ánh) và thái độ là mặt nội dung
34
biểu hiện những biến đổi trong sự phát triển tâm lý của cá nhân, nhưng hệ thống
hành vi, cử chỉ là mặt hình thức của tâm lý con người. Ba thành phần này gắn kết và
thống nhất với nhau. Nếu con người chỉ có sự thay đổi về tâm lý mà không có sự
thay đổi điều chỉnh hành vi phù hợp với nhận thức và thái độ đó thì không tạo ra
biến đổi, không nảy sinh sự thích ứng của con người khi tham gia vào các hoạt động
khác nhau trong cuộc sống. Hệ thống hành vi chỉ có thể thay đổi khi nhận thức và
thái độ thay đổi. Hành vi là sự phản ánh tiềm năng, khả năng hòa nhập của con
người với môi trường xung quanh. Cho nên, khi xem xét sự thích ứng không thể bỏ
qua bất cứ một thành phần nào trong những yếu tố tạo nên thích ứng của con người.
2.1.2. Hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số
2.1.2.1. Sinh viên dân tộc thiểu số
- Sinh viên
Thuật ngữ SV có nguồn gốc từ tiếng la tinh, nghĩa tương đương với từ
“student” trong tiếng Anh, “etudiant” trong tiếng Pháp để chỉ những người theo học
ở bậc ĐH và CĐ, những người đang học tập và rèn luyện để lĩnh hội một trình độ
chuyên môn cao. Vậy có thể hiểu, SV là những người đang theo học ở bậc Đại học
và Cao đẳng.
- Dân tộc thiểu số
Trong ngôn ngữ Việt, cũng có thể hiểu thuật ngữ “dân tộc” có hai nghĩa, vừa
là tộc người (Ethnicity), vừa mang nghĩa quốc gia, dân tộc (Nation). Như vậy, dân
tộc là một khái niệm chỉ một dân tộc cụ thể trong một cộng đồng, một quốc gia.
Dân tộc chiếm số đông thường sẽ là đại diện dân tộc mang nghĩa quốc gia, dân tộc.
Còn dân tộc có số lượng ít, không mang tính đại diện quốc gia, được gọi là dân tộc
thiểu số. Theo từ điển Tiếng Việt thì “DTTS là dân tộc chiếm số ít, so với dân tộc
chiếm số đông nhất trong một nước có nhiều dân tộc” [75, tr 318].
- Sinh viên dân tộc thiểu số
Có thể hiểu SV DTTS là SV thuộc các dân tộc ít người. Họ sinh ra và lớn lên
ở những vùng miền khác nhau mà ở nơi đó có rất nhiều khó khăn về mặt kinh tế xã
hội, hạn chế về các điều kiện khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin và đời sống
35
tinh thần. Họ đang học tập, rèn luyện trong các trường ĐH, CĐ. Họ được đào tạo
theo chương trình chuyên biệt (SV trong trường Đại học hệ Cử tuyển) hoặc không
chuyên biệt để trở thành nguồn nhân lực quan trọng trong tương lai, đóng góp trí tuệ
vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sin...huyên khảo (Nguyễn Khải Hoàn -
Nguyễn Bá Đức (chủ biên) Đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng
lực. Nxb Đại học Thái Nguyên, 2015.
[67] Dương Thị Thoan, (2010), “Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập
phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất
trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa”. Tạp chí Tâm lý học, số 3.
[68] Đậu Xuân Thoan, (2002). “Phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động
học tập của sinh viên”. Tạp chí Giáo dục số 27.
[69] Trần Thị Lệ Thu (2006), Nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ chậm phát
triển trí tuệ trong các lớp giáo dục đặc biệt ở Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Tâm
lí học, Viện Tâm lí học.
[70] Trần Trọng Thuỷ, (1992). Khoa học chẩn đoán tâm lí. NXB Giáo dục.
[71] Nguyễn Xuân Thức, (2003), “Biện pháp nâng cao sự thích ứng với hình
thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh phổ thông của sinh viên sư
phạm”, Tạp chí Tâm lý học, số 3.
[72] Nguyễn Xuân Thức, (2005), Sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp
vụ của sinh viên Đại học sư phạm”, Tạp chí Tâm lý học, số 8.
[73] Đỗ Mạnh Tôn, (1996). Nghiên cứu sự thích ứng đối với học tập và rèn
luyện của học viên các trường sĩ quan quân đội. Luận án PTS Kh quân sự.
Học viện chính trị quân sự. Hà Nội.
[74] Dương Diệu Tống, (2003). “Phải đổi mới dạy và học từ đâu?” Tạp chí
Khoa học và Phát triển, số 11.
[75] Trung tâm Từ điển học, (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
[76] Nguyễn Thị Trâm, (2003), “Giáo dục đại học Việt Nam cần một số đổi mới
toàn diện”. Phụ Nữ Việt Nam, số 20.
[77] Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (1998) Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHSP
Hà Nội.
161
[78] Đặng Thị Vân, (2006), “Thực trạng thích ứng của sinh viên khoa Sư phạm
kĩ thuật đối với việc học tập bằng phương pháp thảo luận nhóm”, Tạp chí
Tâm lý học, số 7.
[79] Nguyễn Tuấn Vĩnh, (2014), “Hành vi thích ứng của trẻ có hội chứng Down
trong hoạt động giao tiếp”, Tạp chí Tâm lý học xã hội, số 7.
[80] Nguyễn Tuấn Vĩnh, (2015), Nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ có hội
chứng Down tại các cơ sở giáo dục đặc biệt ở thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên – Huế, Luận án Tiến sĩ, khoa Tâm lý học, Học viện KHXH, Hà Nội.
[81] Nguyễn Khắc Viện, (1994). Từ điển xã hội học. Nxb Thế giới, Hà Nội.
[82] Nguyễn Khắc Viện, (1991). Từ điển tâm lý học. Nxb Ngoại văn, Hà Nội.
[83] Franz Emanuel Weinert (Chủ biên), (1998). Sự phát triển nhận thức học
tập và giảng dạy. Nxb ĐHQG Hà Nội.
2. Tiếng nước ngoài
[84] Adler P.S. (1974), The transitional experience: an alternative view of
culture shock. // Hournal of Humanistic Psychology. Humantic
Psychology, 15, 13-23, 1975.
[85] Anumonye A. (1970), African students in Aline Cutures – London.
[86] Arkoff. A, Adjustmant and mental health – MCGraw-Hill Book
Company.
[87] Allen B.P. (1990), Personal adjustment, Canifornia University USA.
[88] Arther S.Rebel And Emily. Rebel, (2001), The Penguin Dictionary of
Psychology, England.
[89] Darwin, C. (1877). A biographical sketch of an infant. Mind , 2 , 285-294.
[90] Dykens EM, Hodapp RM, Evans DW, (2006), Profiles and development
of adaptive behavior in children with Down syndrome, Down Syndrome
Research and Practice, 2006, 9(3), 45 – 50.
[91] Erikson. E. (1967), Childhood and society, New York.
162
[92] John T. Doby, Alvin Boskoff, William W. Pendleton (1973), Sociology:
the study of man in adaption, Emory University, USA.
[93] Jacobson E.H. (1965), Sojourn research: a definition of the field.// Journal
of Social Issues, 19, (3).
[94] Hesketh. B, (2001), Ada.ting Vocational Psychology to Cope with
Change. Journal of Vocational Behavior, Vol.59, Issue:2, pp.203-212.
[95] Hopkins.J, Malleson.N, Sarnoff.I (1957), Some non-intellectual corelates
of success and failure among university students. British Journal of
Sociology, No.9, pages 25-36.
[96] Lambert N., Nihira K., Leland H. (1993), Adaptive Behavior Scale-
School, 2nd Edition: Examiner’s Manual, American Association on
Mental Retardation.
[97] Lamarck. J (1809), Philosophie zoologique, University Oxford.
[98] A. Maslow, (1963), Motivation and adjustment, USA.
[99] Ming – Kung Yang, Wei-Chin Hsiao, (2000), A study of skill learning
adjustment at vocational high schoool, Educational Research and
information, Vol.8, No.3, Pages 55-57.
[100] Oberg K, Cultural Shock: adjustment to new cultural enviroments.//
Practical Anthropology, 177-82, 1960.
[101] Peter Creed, Tracy Fallon, Michelle Hood, (2005), The relationship between
career adaptability person and situation variabes and career concerns in
young adults, School of Psychology, Griffith University, Australia.
[102] A. E Piskun, (2011), Impact of intellectual traits to adapt the learning
activities of students the technical university. P.P Lecgapta, Vol 11.
[103] Richard B. Mazess: Biologycal adaptation: Aptitudes and acclimatization
– The Hague: Mouton Publishers.
[104] Schultz, D. P., & Schultz, S. E. (2004). A History of Modern Psychology.
Belmont, CA: Wadsworth
[105] Spencer. H, (1998), The principles of Psychology, Vol 1, New York.
163
[106] Tremblay RE, Mâsse B, Perron D, LeBlanc M, Schwartzman AE,
Ledingham JE, (1992), Early disruptive behavior, poor school
achievement, delinquent behavior and delinquent personality:
Longitudinal analyses. Journal of Consulting and Clinical Psychology.
[107] Volgina T. Iu (2007) The adaptation of students with learning activities in
schools pedagogy,
[108] Watson, JB (1913). Psychology as the behaviorist views it. Psychological
Review , 20 , 158-177.
[109] Zettergren. P. (2003), School adjustment in adolescent for previously
rejected average and popular children. British Journal of Educational
Psychology, Vol. 73.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho sinh viên)
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA TÂM LÝ HỌC
Các bạn sinh viên thân mến!
Chúng tôi đang thực hiện công trình nghiên cứu về sự thích ứng học tập của sinh
viên dân tộc thiểu số ở trường đại học. Để hoàn thành được nghiên cứu này chúng
tôi cần các bạn cho biết một số thông tin liên quan đến vấn đề học tập qua những
câu hỏi dưới đây. Các bạn không cần ghi tên và các thông tin này chỉ nhằm mục
đích nghiên cứu khoa học, không có mục đích nào khác.
Các bạn vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu (x) hoặc khoanh tròn vào các ô số
tương ứng trong phiếu theo ý kiến đánh giá của cá nhân mình.
1. Hãy cho biết đánh giá của bạn về mức độ quan trọng của các yếu tố giúp
sinh viên ngày càng học tốt hơn.
1. Không quan trọng 3.Trung bình 3. Quan trọng 4. Rất quan trọng
Nội dung
Mức độ
1 2 3 4
1. Nghe giảng trong lớp
2. Phát biểu ý kiến trong giờ học
3. Hợp tác với giảng viên và bạn cùng lớp
4. Phương tiện dạy và học
5. Tự học ở nhà
6. Liên hệ nội dung bài giảng với thực tế
7. Tham gia vào hoạt động chung trong lớp
8. Củng cố và nắm vững tri thức
9. Phát huy tính độc lập, sáng tạo
10. Mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết
2. Theo bạn, phương pháp giảng dạy của giảng viên ở đại học hiện nay là:
1. Hoàn toàn sai 2. Nửa đúng, nửa sai 3. Đúng nhiều hơn sai 4. Hoàn toàn đúng
Nội dung
Mức độ
1 2 3 4
Phương pháp không có sự tham gia
1. Giảng viên đọc chép
2. Giảng viên lý luận
3. Đơn điệu, thiếu đa dạng
4. Cứng nhắc máy móc, dập khuôn
5. Giảng viên làm trung tâm
Phương pháp có sự tham gia
6. Giảng viên tạo sự lôi cuốn
7. Giảng viên tạo sự chủ động
8. Sinh viên có sự tham gia, trao đổi
9. Giảng viên trang bị kỹ năng cho sinh viên
10. Tăng sự trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên
3. Hãy đánh giá thái độ của bản thân đối với các biểu hiện dưới đây?
1. Thấp (kém) 2.Trung bình 3. Khá 4. Tốt
Nội dung
Mức độ
1 2 3 4
Thái độ học tập trên lớp và ở nhà
1. Giảng bài trên lớp
2. Chép bài trên lớp
3. Bổ sung kiến thức, thông tin
4. Thực hiện những yêu cầu về tự học
5. Sự tập trung chú ý trong thời gian học
6. Nghiên cứu khoa học
Thái độ tương tác với bạn học và giảng viên
trên lớp
7. Tôn trọng giảng viên trong giờ học
8. Phát biểu ý kiến trước lớp.
9. Lắng nghe ý kiến của bạn học
10. Hợp tác với bạn học trong lớp
4. Bạn hãy đánh giá các kĩ năng dưới đây qua các mức độ
1. Thấp 2.Trung bình 3. Khá 4. Tốt
Các kĩ năng
Mức độ
1 2 3 4
1. Giao tiếp với bạn học và giảng viên
2. Đọc tài liệu, xử lý thông tin
3. Làm bài tập trên lớp, ở nhà
4. Điều chỉnh cảm xúc
5. Giải quyết khó khăn trong học tập
6. Làm chủ các phương pháp học tập
7. Phân phối thời gian học tập
8. Kĩ năng nói, viết trong học tập
9. Xác định, nhận diện vấn đề học tập
5. Năm học vừa qua bạn đã đạt kết quả học tập ở mức nào dưới đây:
1. Dưới trung bình 2. Trung bình 3. Khá 4. Giỏi, xuất sắc
Kết quả học tập
Mức độ
1 2 3 4
1. Học Kì 1
2. Học kì 2
6. Các yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn như thế nào ?
1. Không ảnh hưởng 2.Trung bình 3.Ảnh hưởng nhiều 4.Ảnh hưởng rất
nhiều
Nội dung
Mức độ
1 2 3 4
1. Hiện tượng gian lận trong học tập
2. Đánh giá khách quan của giảng viên
3. Sự nỗ lực trong học tập
4. Mối quan hệ tốt giữa sinh viên và giảng viên
5. Phương pháp tự học tốt
6. Điều kiện học tập tốt
7. Cách thức giảng dạy
8. Năng lực học tập của sinh viên
9. Khả năng liên hệ từ lý thuyết đến thực tế
10. Sự yêu thích môn học, ngành học
7. Yếu tố chủ quan dưới đây ảnh hưởng như thế nào đến thích ứng của bạn với
hoạt động học tập ở đại học ?
1. Không ảnh hưởng 2. Trung bình 3.Ảnh hưởng nhiều 4. Ảnh hưởng rất
nhiều
Nội dung
Mức độ
1 2 3 4
Yếu tố chủ quan
1. Tính ham hiểu biết, óc tìm tòi, sáng tạo.
2. Khả năng giao tiếp (với bạn học, với giảng
viên và tham gia vào các hoạt động).
3. Sự cố gắng, ý chí khắc phục khó khăn, sự tích
cực chủ động.
8. Yếu tố khách quan dưới đây ảnh hưởng như thế nào đến thích ứng của bạn
với hoạt động học tập ở đại học ?
1. Không ảnh hưởng 2. Trung bình 3. Ảnh hưởng nhiều 4. Ảnh hưởng rất nhiều
Nội dung
Mức độ
1 2 3 4
Yếu tố khách quan
1. Phương pháp giảng dạy của giảng viên
2. Những điều kiện học tập, sự quản lý của nhà
trường (giờ giấc lên lớp, yêu cầu của Kí túc xá,
yêu cầu của giảng viên)
3. Môi trường sống, truyền thống văn hóa, giáo
dục gia đình
9. Bên cạnh những yếu tố cơ bản nêu trên, theo bạn những yếu tố dưới đây có
ảnh hưởng đến thích ứng học tập của sinh viên không?
1. Có 2. Không
Nội dung
Mức độ
1 2
1. Tham gia vào ban cán sự lớp, các nhóm học tập, các câu lạc
bộ
2. Hài lòng trong giao tiếp với giảng viên và bạn học
3. Yêu thích ngành học, môn học
4. Khó khăn nghĩ đến việc bỏ học, bảo lưu kết quả học tập
5. Khác biệt văn hóa của dân tộc cản trở sự hòa nhập với môi
trường văn hóa ở đại học
10. Khi gặp các khó khăn, bạn thường có cách ứng phó nào dưới đây :
1. Không bao giờ 2. Thỉnh thoảng 3. Thường xuyên 4. Rất thường xuyên
NỘI DUNG Không
bao giờ
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường
xuyên
1 2 3 4
1. Chơi điện tử, chơi thể thao
2. Không học nữa, bỏ đi đâu đó
3. Tìm chỗ khác để có thể học được bài
4. Mặc kệ mọi chuyện, vẫn học tập bình
thường
5. Nghe nhạc, xem tivi, ngủ, đọc truyện
6. Cố gắng tìm cách khắc phục để học tốt
hơn
7. Tìm đến bạn bè để cùng trao đổi, thảo
luận bài học
8. Tìm đến thầy, cô giáo để được cung cấp
thêm kiến thức, phương pháp học tập
9. Mặc kệ mọi chuyện đến đâu thì đến
10. Muốn bỏ học, không muốn học nữa
11. Theo bạn những đặc điểm dân tộc ảnh hưởng như thế nào đến thích ứng
học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.
1. Không ảnh hưởng 2. Trung bình 3. Ảnh hưởng nhiều 4. Ảnh hưởng rất nhiều
Nội dung
Mức độ
1 2 3 4
1. Ngôn ngữ phổ thông hạn chế
2. Phong tục dân tộc
3. Bản sắc văn hóa gia đình
4. Đặc điểm tâm lý, tính cách dân tộc
5. Môi trường sống
6. Điều kiện kinh tế, vật chất gia đình
7. Lòng tự tôn dân tộc
8. Bất đồng văn hóa trong giao tiếp, ứng xử
9. Giáo dục gia đình
PHẦN THÔNG TIN CHUNG
- Họ và tên:..............
- Ngày tháng năm sinh:. Giới: 1. Nam 2. Nữ
- Dân tộc: 1.Tày 2.H’mông - Dao 3. Khác
- Sinh viên năm thứ: 1. 2. 3.
- Nơi ở hiện nay: 1. Ký túc xá 2. Thuê trọ
Xin chân thành cám ơn!
PHỤ LỤC 2
PHIẾU QUAN SÁT
A. Người được quan sát:
Họ và tên:..
Giới tính:..Lớp học:..Trường:
B. Người quan sát:
Họ và tên:
Địa điểm quan sát:..
Thời gian:
C. Nội dung quan sát
1. Môi trường học tập
- Lớp học.
- Số người tham gia học tập.
- Mô tả nơi học tập.
- Mô tả đồ dùng, vật dụng và phương tiện học tập.
- Hình thức tổ chức học tập.
2. Các hoạt động học tập của sinh viên tại thời điểm quan sát
- Số lần thay đổi vị trí ngồi.
- Mức độ tham gia vào các hoạt động như phát biểu ý kiến, bày tỏ bản thân.
- Vai trò thể hiện trong hoạt động học tập.
3. Quan sát về việc tiếp nhận kiến thức, vận dụng kĩ năng và thái độ học tập.
STT Biểu hiện cụ thể Các hoạt
động
Nhận xét đánh giá về
sự thích ứng của SV
1 Hiểu đúng, nắm vững lý thuyết, kiến
thức bài học.
2 Có thái độ tích cực trong đánh giá về
nội dung, phương pháp học tập, tích
cực tham gia vào hoạt động học tập.
3 Sự thành thạo hành vi, kĩ năng vận
dụng. Biết cách trình bày, khái quát
nội dung kiến thức theo hướng dẫn
của giảng viên. Giao tiếp với bạn học,
với giảng viên.
PHỤ LỤC 3
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU GIẢNG VIÊN
1. Theo đánh giá của ông (bà) sinh viên hiện nay có hòa nhập, thích ứng với
hoạt động học tập ở trường đại học không?
2. Sự thích ứng với hoạt động học tập ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học
tập ở sinh viên?
3. Ông (bà) đánh giá thế nào về sự khác nhau giữa sinh viên dân tộc thiểu số
với sinh viên người Kinh trong các hoạt động học tập ở trường đại học?
4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số
với hoạt động học tập?
5. Để thích ứng với hoạt động học tập ngay từ năm đầu, sinh viên cần phải
được trang bị những kĩ năng gì? Vì sao?
6. Theo ông (bà) sinh viên dân tộc thiểu số thường gặp những khó khăn gì khi
học tập ở trường đại học?
7. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số
với hoạt động học tập ở trường đại học?
8. Nhà trường và giảng viên cần hỗ trợ những gì để cho sinh viên năm thứ nhất
có thể hòa nhập, thích ứng với hoạt động học tập ở trường đại học?
PHỤ LỤC 4
CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Em hãy cho biết lý do em vào học trong trường hiện nay?
2. Theo em, sinh viên dân tộc thiểu số có những khó khăn gì khi hòa nhập,
thích ứng với hoạt động học tập ở trường đại học?
3. Các đặc điểm dân tộc nào ảnh hưởng đến đến kết quả học tập ở sinh viên?
4. Em đánh giá như thế nào về sự khác nhau giữa sinh viên dân tộc thiểu số với
sinh viên người Kinh trong các hoạt động học tập ở trường đại học?
5. Hạn chế nào lớn nhất ở bản thân ảnh hưởng đến sự hòa nhập của sinh viên
dân tộc thiểu số với hoạt động học tập? Em có hài lòng với hoạt động học tập
của bản thân?
6. Nhà trường và giảng viên cần hỗ trợ những gì để cho sinh viên năm thứ nhất
có thể hòa nhập, thích ứng với hoạt động học tập ở trường đại học?
PHỤ LỤC 5
KĨ THUẬT THAM VẤN VÀ CÁC BƯỚC CAN THIỆP
- Xác định nguồn lực: thân chủ là sinh viên sống xa nhà, có nhiều hạn chế
khi giao tiếp, chia sẻ với người thân trong gia đình. Do đó, các bạn cùng lớp học,
giảng viên sẽ là những nhân tố có tác động và ảnh hưởng làm thay đổi nhận thức, và
hành vi thích ứng, những hoạt động học tập chung sẽ là nguồn hỗ trợ động viên tâm
lý cho thân chủ tốt nhất. Do đó, nhà tham vấn sẽ tập trung hướng thân chủ tham gia
vào những hoạt động mang tính tập thể để được hòa nhập, làm quen với các bạn.
- Thời gian làm việc: 1 đến 2 lần/tuần ; mỗi lần 45-60 phút.
- Mục tiêu: Nhà tham vấn sử dụng kĩ thuật tham vấn theo mô hình nhận thức
và hành vi để tham vấn hỗ trợ tâm lý và nâng cao kĩ năng sống, kĩ năng học tập cho
sinh viên có biểu hiện thích ứng thấp với hoạt động học tập.
- Ý nghĩa của việc tham vấn: Nhà tham vấn sẽ tiến hành tham vấn theo
hướng tiếp cận nhận thức và hành vi cho thân chủ. Sự tác động bằng các kĩ thuật
tham vấn vào hệ thống thái độ, nhận thức, niềm tin có ảnh hưởng mạnh đến hành vi
của thân chủ.
- Nguyên tắc và cách thức tiến hành: Sau khi thăm khám và chẩn đoán tâm
lý và xây dựng được hồ sơ tâm lý, chúng tôi sẽ tiến hành tham vấn cho sinh viên. Số
buổi tham vấn được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của nhà tham vấn và thân chủ
là sinh viên dân tộc thiểu số có biểu hiện thích ứng thấp trong hoạt động học tập.
Tuy nhiên, số buổi tham vấn có thể thực hiện từ 3 cho đến 6 buổi.
Thời gian dành cho 1 buổi tham vấn khoảng từ 45 phút cho đến 60 phút. Các
buổi tham vấn không quá liên tục và tối thiểu khoảng cách giữa các buổi ít nhất là
từ 02 ngày trở lên cho đến một tuần để đảm bảo những nội dung tham vấn được
thân chủ thực sự thấu hiểu và có những điều chỉnh hành vi phù hợp.
- Phương án hỗ trợ: trò chuyện, tham vấn cho thân chủ về những khó khăn
tâm lý khi khó hòa nhập với bạn cùng phòng trọ ở KTX, ngại giao tiếp hoặc
khó ứng xử với bạn học.
PHỤ LỤC 6
Bảng Thích ứng của SV DTTS thể hiện qua mặt nhận thức xét theo dân tộc
NỘI DUNG Tày H’mông
Dao
DT khác Tổng
MĐTƯ
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1. Tập trung nghe
giảng trong lớp
3.18 0.57 3.17 0.60 3.19 0.56 3.19 0.58 Khá
2. Phát biểu ý kiến
trong giờ học
3.05 0.58 3.06 0.53 3.01 0.51 3.04 0.54 TB
3. Hợp tác với giảng
viên và bạn cùng lớp
3.33 0.85 3.31 0.83 3.21 0.74 3.28 0.81 Khá
4. Phương pháp dạy
học của giảng viên
3.32 0.69 3.37 0.65 3.30 0.66 3.33 0.67 Khá
5. Tự học ở nhà 3.14 0.83 3.16 0.88 2.96 0.75 3.09 0.83 TB
6. Liên hệ nội dung
bài giảng với thực tế
3.08 0.64 3.09 0.66 3.05 0.56 3.08 0.63 TB
7. Tham gia vào
hoạt động chung
trong lớp
3.09 0.35 3.19 0.41 3.18 0.39 3.14 0.38 Khá
8. Củng cố và nắm
vững tri thức
3.02 0.94 3.02 0.99 2.75 0.83 2.95 0.94 TB
9. Phát huy tính độc
lập sáng tạo
3.18 0.85 3.16 0.81 2.9 0.71 3.1 0.81 TB
10. Mở rộng kiến
thức, nâng cao hiểu
biết
3.1 0.77 3.11 0.73 3.04 0.84 3.1 0.74 TB
Tổng
3.15
0.70
3.17
0.70
3.06
0.65
3.13
0.69
Khá
PHỤ LỤC 7
Bảng Thích ứng của SV DTTS thể hiện qua mặt thái độ xét theo dân tộc
NỘI DUNG Tày H’mông
Dao
DT khác Tổng
MĐTƯ
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1. Giảng bài trên lớp 3.25 0.44 3.23 0.42 3.23 0.41 3.24 0.43 TB
2. Chép bài trên lớp
3.86 0.34
3.86
0.33
3.88
0.31
3.87 0.32 Tốt
3. Bổ sung kiến thức,
thông tin
3.35 0.57
3.36
0.57
3.33
0.55
3.34 0.56 Khá
4. Tôn trọng giảng viên
trong giờ học
3.05 0.24 3.08 0.32 3.07 0.26 3.06 0.29 TB
5. Thực hiện những yêu
cầu về tự học
4.07 0.64
4.08
0.64
4.07
0.61
4.08 0.64 Tốt
6. Phát biểu ý kiến trước
lớp
3.33 0.49 3.29 0.45 3.26 0.43 3.29 0.46 TB
7. Lắng nghe ý kiến của
bạn học
2.79 0.96 2.81 1.0 2.68 0.9 2.75 0.96 TB
8. Hợp tác với bạn học
trong lớp
3.29 0.53 3.25 0.53 3.22 0.50 3.25 0.52 TB
9. Sự tập trung chú ý
trong thời gian học
3.35 0.47 3.34 0.48 3.30 0.45 3.33 0.47 Khá
10. Nghiên cứu khoa
học
2.82 0.99 2.85 1.03 2.69 0.93 2.78 0.99 TB
Tổng 3.32 0.56 3.32 0.57 3.26 0.53 3.39 0.56 Khá
PHỤ LỤC 8
Bảng: Thích ứng của SV DTTS thể hiện qua mặt hành vi xét theo dân tộc
NỘI DUNG Tày H’mông Dao DT khác Tổng MĐ
TƯ ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1. Giao tiếp với
bạn học và giảng
viên
2.97 0.65
2.89
0.71
2.63
0.75
2.85 0.71
TB
2. Đọc tài liệu,
xử lý thông tin
3.17 0.38
3.10
0.3
3.09
0.28
3.12 0.33
Khá
3. Lập kế hoạch
học tập
3.53 0.58 3.47 0.59 3.46 0.57 3.5 0.58 Tốt
4. Làm bài tập
trên lớp, ở nhà
3.14 0.34 3.11 0.32 3.1 0.27 3.11 0.31 Khá
5. Điều chỉnh
cảm xúc
2.33 0.74 2.40 0.81 2.3 0.69 2.33 0.75
Thấp
6. Giải quyết
khó khăn trong
học tập
3.10 0.3 3.08 0.28 3.07 0.26 3.08 0.28 TB
7. Làm chủ các
phương pháp
học tập
3.49 1.22 3.43 1.25 3.12 1.23 3.37 1.24
Khá
8. Phân phối thời
gian học tập
3.02 0.38 3.05 0.36 3.01 0.34 3.01 0.35
TB
9. Kĩ năng nói,
viết trong học tập
3.12 0.44 3.11 0.42 3.11 0.40 3.11 0.42
Khá
10. Xác định,
nhận diện vấn đề
học tập
3.47 1.24 3.41 1.2 3.11 1.2 3.36 1.22 Khá
Tổng 3.14 0.62 3.11 0.62 3.0 0.59 3.08 0.61 TB
PHỤ LỤC 9
Bảng Số liệu rút trích nhân tố về hành vi thích ứng học tập của SV DTTS
Bảng
Descriptive Statistics
Mean Std. Deviation Analysis N
Giao tiep voi ban hoc va giang vien 2.8571 .71231 630
Doc tai lieu, xu ly thong tin 3.1254 .33143 630
Lam bai tap tren lop, o nha 3.1143 .31841 630
Dieu chinh cam xuc 2.3381 .75336 630
Giai quyet kho khan trong hoc tap 3.0889 .28481 630
Lam chu cac phuong phap hoc tap 3.3714 1.24124 630
Phan phoi thoi gian hoc tap 3.0143 .35857 630
Ki nang noi, viet trong hoc tap 3.1111 .42239 630
Xac dinh, nhan dien van de hoc tap 3.3635 1.22491 630
Bảng
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .623
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 2688.052
df 36
Sig. .000
Bảng
Communalities
Initial Extraction
Giao tiep voi ban hoc va giang vien 1.000 .680
Doc tai lieu, xu ly thong tin 1.000 .570
Lam bai tap tren lop, o nha 1.000 .737
Dieu chinh cam xuc 1.000 .719
Giai quyet kho khan trong hoc tap 1.000 .716
Lam chu cac phuong phap hoc tap 1.000 .802
Phan phoi thoi gian hoc tap 1.000 .852
Ki nang noi, viet trong hoc tap 1.000 .877
Xac dinh, nhan dien van de hoc tap 1.000 .818
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Bảng
Component Matrixa
Component
1 2 3
Giao tiep voi ban hoc va giang vien .688 -.056 .451
Doc tai lieu, xu ly thong tin .594 -.340 -.318
Lam bai tap tren lop, o nha .622 -.064 -.588
Dieu chinh cam xuc .566 .595 -.209
Giai quyet kho khan trong hoc tap .614 .018 -.582
Lam chu cac phuong phap hoc tap .581 -.141 .667
Phan phoi thoi gian hoc tap -.171 .878 .226
Ki nang noi, viet trong hoc tap .191 .913 -.082
Xac dinh, nhan dien van de hoc tap .527 -.020 .735
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 3 components extracted.
Bảng 7
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3
Giao tiep voi ban hoc va giang vien .216 .794 .049
Doc tai lieu, xu ly thong tin .694 .184 -.232
Lam bai tap tren lop, o nha .857 -.026 .051
Dieu chinh cam xuc .475 .158 .684
Giai quyet kho khan trong hoc tap .836 -.035 .129
Lam chu cac phuong phap hoc tap .005 .894 -.056
Phan phoi thoi gian hoc tap -.394 -.026 .834
Ki nang noi, viet trong hoc tap .072 -.023 .933
Xac dinh, nhan dien van de hoc tap -.096 .898 .053
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 4 iterations.
Bảng
Component Transformation Matrix
Component 1 2 3
1 .737 .656 .164
2 -.135 -.095 .986
3 -.663 .749 -.019
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Bảng
Component Score Coefficient Matrix
Component
1 2 3
Giao tiep voi ban hoc va giang
vien
.055 .338 .026
Doc tai lieu, xu ly thong tin .305 .050 -.081
Lam bai tap tren lop, o nha .359 -.052 .053
Dieu chinh cam xuc .136 .044 .310
Giai quyet kho khan trong hoc
tap
.342 -.054 .077
Lam chu cac phuong phap hoc
tap
-.032 .394 -.042
Phan phoi thoi gian hoc tap -.238 .004 .340
Ki nang noi, viet trong hoc tap -.046 -.020 .417
Xac dinh, nhan dien van de hoc
tap
-.083 .400 .004
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Component Scores.
Bảng
Component Score Covariance Matrix
Component 1 2 3
1 1.000 .000 .000
2 .000 1.000 .000
3 .000 .000 1.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Component Scores.
PHỤ LỤC 10
Bảng Sự khác biệt giữa các năm học với các mặt biểu hiện thích ứng học tập
ở SV DTTS
Năm học
Số
lượng
Các mặt thích ứng ĐTB ĐLC
Xếp
mức
Năm I 210
Thích ứng nói chung 2.96 0.21 TB
Thích ứng nhận thức 2.92 0.29 TB
Thích ứng thái độ 3.25 0.43 Khá
Thích ứng hành vi 2.71 0.19 Thấp
Năm II 210
Thích ứng nói chung 3.14 0.19 TB
Thích ứng nhận thức 3.20 0.30 Khá
Thích ứng thái độ 3.23 0.42 Khá
Thích ứng hành vi 3.18 0.16 Khá
Năm III 210
Thích ứng nói chung 3.42 0.20 Khá
Thích ứng nhận thức 3.47 0.26 Tốt
Thích ứng thái độ 3.43 0.41 Khá
Thích ứng hành vi 3.37 0.19 Khá
PHỤ LỤC 11
Bảng Ảnh hưởng của đặc điểm dân tộc đến thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số
với hoạt động học tập
Descriptives
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Sum Mean
Std.
Deviation
Ngon ngu pho thong han che 630 1.00 5.00 2102.00 3.3365 1.43245
Phong tuc dan toc 630 1.00 5.00 2268.00 3.6000 1.21281
Ban sac van hoa gia dinh 630 1.00 5.00 2386.00 3.7873 1.21169
Dac diem tam ly, tinh cach dan
toc
630 1.00 5.00 2359.00 3.7444 1.17056
Moi truong song 630 1.00 54.00 2488.00 3.9492 3.67918
Dieu kien kinh te, vat chat gia
dinh
630 1.00 54.00 2385.00 3.7857 3.68127
Long tu ton dan toc 630 1.00 23.00 2227.00 3.5349 1.55387
Thoi quen sinh hoat 630 1.00 5.00 2265.00 3.5952 1.27579
Bat dong van hoa trong giao tiep
ung xu
630 1.00 5.00 2155.00 3.4206 1.33887
Giao duc gia dinh 630 1.00 5.00 2153.00 3.4175 1.37500
Valid N (listwise) 630
Frequency Table
Ngon ngu pho thong hạn che
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Khong anh huong 55 8.7 8.7 8.7
Anh huong it 188 29.8 29.8 38.6
Trung binh 99 15.7 15.7 54.3
Anh huong nhieu 66 10.5 10.5 64.8
Anh huong rat nhieu 222 35.2 35.2 100.0
Total 630 100.0 100.0
Phong tuc dan toc
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Khong anh huong 20 3.2 3.2 3.2
Anh huong it 113 17.9 17.9 21.1
Trung binh 180 28.6 28.6 49.7
Anh huong nhhieu 103 16.3 16.3 66.0
Anh huong rat nhieu 214 34.0 34.0 100.0
Total 630 100.0 100.0
Ban sac van hoa gia dinh
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Khong anh huong 22 3.5 3.5 3.5
Anh huong it 77 12.2 12.2 15.7
Trung binh 180 28.6 28.6 44.3
Anh huong nhieu 85 13.5 13.5 57.8
Anh huong rat nhieu 266 42.2 42.2 100.0
Total 630 100.0 100.0
Dac diem tam ly, tinh cach dan toc
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Khong anh huong 20 3.2 3.2 3.2
Anh huong it 96 15.2 15.2 18.4
Trung binh 124 19.7 19.7 38.1
Anh huong nhieu 175 27.8 27.8 65.9
Anh huong rat nhieu 215 34.1 34.1 100.0
Total 630 100.0 100.0
Moi truong song
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Khong anh huong 23 3.7 3.7 3.7
Anh huong it 105 16.7 16.7 20.3
Trung binh 146 23.2 23.2 43.5
Anh huong nhieu 110 17.5 17.5 61.0
Anh huong rat nhieu 243 38.6 38.6 99.5
54 3 .5 .5 100.0
Total 630 100.0 100.0
Dieu kien kinh te, vat chat gia dinh
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Khong anh huong 8 1.3 1.3 1.3
Anh huong it 155 24.6 24.6 25.9
Trung binh 156 24.8 24.8 50.6
Anh huong nhieu 103 16.3 16.3 67.0
Anh huong rat nhieu 205 32.5 32.5 99.5
54 3 .5 .5 100.0
Total 630 100.0 100.0
Long tu ton dan toc
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Khong anh huong 48 7.6 7.6 7.6
Anh huong it 132 21.0 21.0 28.6
Trung binh 119 18.9 18.9 47.5
Anh huong nhieu 115 18.3 18.3 65.7
Anh huong rat nhieu 215 34.1 34.1 99.8
23 1 .2 .2 100.0
Total 630 100.0 100.0
Thoi quen sinh hoat
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Khong anh huong 34 5.4 5.4 5.4
Anh huong it 118 18.7 18.7 24.1
Trung binh 133 21.1 21.1 45.2
Anh huong nhieu 129 20.5 20.5 65.7
Anh huong rat nhieu 216 34.3 34.3 100.0
Total 630 100.0 100.0
Bat dong van hoa
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Khong anh huong 39 6.2 6.2 6.2
Anh huong it 170 27.0 27.0 33.2
Trung binh 108 17.1 17.1 50.3
Anh huong nhieu 113 17.9 17.9 68.3
Anh huong rat nhieu 200 31.7 31.7 100.0
Total 630 100.0 100.0
Giao duc gia dinh
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Khong anh huong 46 7.3 7.3 7.3
Anh huong it 161 25.6 25.6 32.9
Trung binh 126 20.0 20.0 52.9
Anh huong nhieu 78 12.4 12.4 65.2
Anh huong rat nhieu 219 34.8 34.8 100.0
Total 630 100.0 100.0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_thich_ung_cua_sinh_vien_dan_toc_thieu_so_voi_hoat_do.pdf