Luận án Thần tích hai huyện Thọ xương và Vĩnh thuận thời Nguyễn qua tư liệu Hán Nôm

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TÔ LY THẦN TÍCH HAI HUYỆN THỌ XƯƠNG VÀ VĨNH THUẬN THỜI NGUYỄN QUA TƯ LIỆU HÁN NÔM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TÔ LY THẦN TÍCH HAI HUYỆN THỌ XƯƠNG VÀ VĨNH THUẬN THỜI NGUYỄN QUA TƯ LIỆU HÁN NÔM Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 62 22 01 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM

pdf236 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thần tích hai huyện Thọ xương và Vĩnh thuận thời Nguyễn qua tư liệu Hán Nôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Nguyễn Công Việt 2. TS Phạm Văn Thắm Hà Nội, 2016 MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ .......................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 2 3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................................ 3 3.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 4 3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 5 6. Bố cục của Luận án ....................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 7 1.1. Giới thuyết một số khái niệm và diễn đạt được dùng trong luận án .......... 7 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời Nguyễn .......................................................................................... 17 1.3. Hướng nghiên cứu của đề tài ................................................................... 24 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH VĂN BẢN THẦN TÍCH Ở HAI HUYỆN THỌ XƯƠNG VÀ VĨNH THUẬN ......................................................................... 30 2.1. Danh mục văn bản thần tích ở hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận .... 30 2.2. Phân loại và nhận xét về danh mục thần tích của hai huyện Thọ Xương và i Vĩnh Thuận ...................................................................................................... 50 2.3. Địa danh tương ứng ngày nay của thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận ...................................................................................................... 63 CHƯƠNG 3: KHẢO CỨU HỆ THỐNG THẦN ĐƯỢC THỜ Ở HAI HUYỆN THỌ XƯƠNG VÀ VĨNH THUẬN QUA THẦN TÍCH ................. 71 3.1. Hệ thống thần hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận qua thần tích ........ 71 3.2. Các nhóm thần được thờ ở hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận ......... 78 3.3. Sự chung thờ và dị đồng trong thần tích của thần .................................. 85 3.4. Chung danh hiệu thờ, đa thần tích và phạm trù Tứ Trấn ......................... 87 CHƯƠNG 4: CỐ ĐỊNH THẦN TÍCH TRÊN BIA ĐÁ VÀ GIÁ TRỊ CỦA THẦN TÍCH HAI HUYỆN THỌ XƯƠNG VÀ VĨNH THUẬN THỜI NGUYỄN ...................................................................................................... 105 4.1. Sự mất vị trí quốc đô của Thăng Long thời Nguyễn và tâm thức hoài cổ thúc đẩy việc trùng tu .................................................................................... 105 4.2. Cố định thần tích trên bia đá - trường hợp thần Bạch Mã ..................... 110 4.3. Cố định thần tích trên bia đá - trường hợp thần Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế ................................................................................................................... 119 4.4. Giá trị nhiều mặt của thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời Nguyễn .......................................................................................................... 122 KẾT LUẬN ................................................................................................... 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................. 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 150 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 160 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận án là của riêng tôi, những số liệu tôi sử dụng trung thực, chưa từng được công bố. Những tư liệu của người khác đều được trích dẫn nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình. Nghiên cứu sinh iii LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu của công trình này, tác giả luận án đã nhận được sự chỉ bảo tận tình, trách nhiệm của tập thể hướng dẫn khoa học, cũng như sự hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ về mặt tư liệu của thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các trung tâm bảo tồn di tích và các nhà nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội. Nhân đây, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể hướng dẫn khoa học và các cơ quan lưu trữ, cơ quan văn hóa, nhà nghiên cứu. Đồng thời, tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất của mình tới các thầy cô giáo ở bộ môn Hán Nôm - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, các thầy cô giáo thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, là những người đã vun đắp cho tôi nhiều tri thức quý báu về chuyên ngành Hán Nôm, từ lúc tôi chập chững theo học chuyên ngành Hán Nôm - Khoa Văn học, đến chặng đường học cao học và suốt hành trình học nghiên cứu sinh Hán Nôm của mình. Xin cảm ơn Bố Mẹ, cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ con trên con đường học tập. Hà Nội, tháng 9 năm 2016 Nghiên cứu sinh iv DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT h : Huyện KHXH : Khoa học xã hội NDH : Nguyễn Duy Hinh Nxb : Nhà xuất bản ph/ph. : Phường t : Tổng TBHN : Thông báo Hán Nôm TCHN : Tạp chí Hán Nôm th : Thôn tr : Trại x : Xã v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh mục thần tích thuộc huyện Thọ Xương Bảng 2.2. Danh mục thần tích thuộc huyện Vĩnh Thuận Bảng 2.3. Bảng tổng hợp số lượng thần tích thuộc huyện Thọ Xương Bảng 2.4. Bảng tổng hợp số lượng thần tích thuộc huyện Vĩnh Thuận Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng thần trong thần tích thuộc địa bàn hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận Bảng 3.2. Bảng thống kê di tích và các vị thần tại hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận được ghi trong sách địa dư Bảng 3.3. Bảng phân loại thần thuộc hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận Bảng 3.4. Bảng so sánh nội dung thần tích Linh Lang đại vương thời Lý vi DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Bản đồ 1. Bản đồ tỉnh thành Hà Nội năm 1831 Bản đồ 2: Bản đồ thần tích thuộc hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời Nguyễn Bản đồ 3: Đại La Thành và Thành cổ Hà Nội vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội là một vùng “nhân kiệt địa linh”. Sự linh thiêng của vùng đất này một phần được thể hiện trong thần tích của các thần ở chốn quốc đô. Đó là thần Bạch Mã đại vương, thành hoàng của đất Thăng Long là hậu thân của thần Long Đỗ ở thời Bắc thuộc, đạp đổ mọi trấn yểm của Cao Biền; thần Cao Sơn đại vương giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn. Thần Linh Lang gắn liền với các cuộc chống ngoại xâm thời Lý Trần; thần Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế tuy có nguồn gốc Đạo giáo nhưng được Việt hóa trong nhiệm vụ trấn giữ phía Bắc của thành Thăng Long. Các vị ấy một mặt vừa âm phù cho công cuộc phục hưng của dân tộc cũng như cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nhà nước Đại Việt độc lập tự chủ. Các vị thần được thờ ở đây đã được nhà nước bao phong từ rất sớm, có tính chất và mang tầm cỡ của các vị thần chốn quốc đô. Tuy nhiên, khoảng thời gian tồn tại của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận giai đoạn thời Nguyễn (thế kỷ XIX), Thăng Long tạm thời mất vị trí quốc đô. Nhưng dù không còn vị trí quốc đô thì trong tâm thức dân gian, Thăng Long vẫn luôn là quốc đô, vẫn là nơi hạo khí anh linh ngút trời còn mãi trong tâm tưởng Thăng Long. Thần chính khí Long Đỗ vẫn vang lên trong “Hà thành chính khí ca”1, sục sôi tinh thần bảo vệ quốc đô khi Pháp bắn súng cướp thành Hà Nội, hồn thiêng sông núi vẫn tụ lại ở đây. Sau này, chính khí ấy vẫn sống mãi với Thủ đô trong những ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp tháng 12 năm 1946. Trung đoàn Thủ đô đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ từng góc phố, cầm chân giặc để công nhân và bộ đội chuyển hàng vạn tấn 1 Hà thành chính khí ca tương truyền là của Ba Giai, một nhà thơ châm biếm ở cuối thế kỷ 19 tại Việt Nam. Đây là một thi phẩm dài 140 câu thơ lục bát, nhằm ca ngợi sự tuẫn tiết của Tổng đốc Hoàng Diệu, đồng thời phê phán những viên quan phản bội (bỏ chạy hay đầu hàng) khi quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai (1882). 1 máy móc lên chiến khu Việt Bắc cho cuộc kháng chiến trường kỳ. Hà Nội là lũy hoa và cũng là lũy thép trong những ngày đêm khói lửa với những người tự vệ thành ôm bom ba càng lao vào xe tăng, xe bọc thép của giặc Pháp. Tháng 12 năm 1972, Hà Nội đã làm nên một Điện Biên Phủ trên không, rồng lửa Thăng Long đã vít cổ những pháo đài bay B52, khiến “Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ”. Làm nên và có được những chiến công đó vì đây là nơi lắng hồn sông núi từ trong lịch sử mấy ngàn năm. Ở đây dường như có một sợi dây liên kết sự liên tục về văn hóa của Tống Bình-Đại La-Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội trong khoảng thời gian mấy ngàn năm và nhất là trong khoảng một ngàn năm sau cùng kể từ khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La để rồi lập nên một Thăng Long văn vật. Thần tích hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận trong khoảng thời gian thời Nguyễn vừa có tính kế nối với các triều đại và thế kỷ trước đó vừa có những đặc điểm riêng của mình do phải chịu những chi phối và chế ước từ chế độ chính trị. Tính kế nối với các triều đại và thế kỷ trước đó mà cụ thể là các triều Lý, Trần, Hồ, Lê. Đó là các vị thần có công năng, quyền uy của thần quốc đô mà không có một địa phương nào trên cả nước có thể có được. Mất vị trí quốc đô về phương diện hành chính nhưng không làm thay đổi về phương diện tâm tưởng, tâm thức của người dân về thần. Đó cũng là một trong những lý do đã thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời Nguyễn qua tư liệu Hán Nôm với hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc làm sáng tỏ sự liên tục về văn hóa Thăng Long. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Xác lập một khái niệm thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận trên cơ sở kế thừa những gì đã có của các nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời mở rộng khái niệm thần tích tại hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời Nguyễn phục vụ cho đề tài luận án. 2 - Lập danh mục các văn bản thuộc phạm trù thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận qua các nguồn tài liệu hiện đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (kho AE) và các nguồn khác, trong đó có tại các di tích. - Phân tích danh mục trên theo các chỉ số tương quan (tương quan với những ghi chép về việc thờ thần trong các tài liệu dư địa chí cùng thời; tương quan với thực tế di tích); phân xuất danh mục các thần được thờ qua văn bản thần tích; phân tích các tương ứng và tương quan giữa danh mục thần được thờ với văn bản thần tích; xác định quan hệ cùng danh hiệu đa thần tích, cùng một thần nhiều nơi thờ để làm rõ quan hệ giữa trung tâm và ngoại biên của thần tích từ góc nhìn thần tích học; xác định “hạo khí anh linh” của các thần được thờ ở quốc đô và tính chất quốc đô của thần ở hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận xưa kia. - Xác định sự khác biệt của phương thức định hình văn bản thần tích của hai huyện qua việc đề cập đến hiện tượng cố định thần tích trên bia đá ở đây vào thời Nguyễn. - Nghiên cứu giá trị nhiều mặt của thần tích ở hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận xưa kia. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu thần tích ở hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời Nguyễn. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu chính của luận án là văn bản thần tích trong phông tư liệu “Thần tích” hiện đang lưu giữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm với ký hiệu AE cũng như từ các nguồn khác. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đây là công trình nghiên cứu về thần tích ở hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời Nguyễn với hai chiều hướng vận động. Một là, sự kế nối của 3 nó với các triều đại trước đó. Hai là, sự phù hợp mới của thần tích ở thời kỳ này với xu hướng cố định thần tích trên bia đá và cấu trúc gọn cho phù hợp với khuôn khổ bài văn bia và tấm bia. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa, đồng thời vận dụng đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu khai thác và phát huy vốn thư tịch cổ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Những tri thức về Ngữ văn Hán Nôm; Văn bản học và nghiên cứu liên ngành đã được vận dụng về lý thuyết nghiên cứu khoa học trong từng chương của Luận án để xem xét sự liên tục về văn hóa quốc đô Thăng Long trên phương diện thần tích. Kế thừa thành quả nghiên cứu từ các công trình đi trước của giới nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan đến đề tài, để tập trung khai thác sâu đặc điểm và giá trị nội dung được phản ánh trong thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời Nguyễn, góp phần vào các kết quả nghiên cứu giá trị thần tích Việt Nam nói chung và thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong bản Luận án này, chúng tôi chủ yếu vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thư mục học: Trước hết, tác giả luận án tiến hành thống kê, sưu tầm tài liệu thần tích tại hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Để sử dụng phương pháp này, thao tác đầu tiên là tra tìm trong các bộ thư mục, thư tịch có ghi chép về thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận được lưu trữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thư viện Viện thông tin khoa học 4 xã hội và các thư viện khác. Từ đó, lập danh mục thần tích để sử dụng cho công tác phân loại, đánh giá sau này của luận án. - Phương pháp văn bản học Hán Nôm : Sau khi có danh mục thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, tác giả luận án sẽ xử lý văn bản thần tích. Trong đó có thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích tổng hợp, làm nổi bật sự tương đồng và dị biệt, những giá trị tiêu biểu của từng văn bản nhằm đưa ra những văn bản để phân loại tư liệu, xác định nội dung, phân loại loại hình... Từ đó xác định tình trạng văn bản thần tích hiện nay; - Phương pháp nghiên cứu đại diện để qua đó khái quát lên các đặc điểm có tính nhóm hay loại hình về mặt văn bản thần tích cũng như loại hình các thần. - Cách tiếp cận liên ngành: Thần tích là loại hình văn bản ghi chép lại lai lịch các vị thần Thành hoàng, phản ánh một phần đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người dân trong một thời gian dài. Thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận có nội dung phong phú, đa dạng, viết về nhiều vị thần khác nhau... nên khi nghiên cứu các văn bản này yêu cầu phải sử dụng đến cách tiếp cận liên ngành để có thể làm rõ nhất nội dung, giá trị của thần tích. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp trên các phương diện sau đây: - Lập danh mục thần tích thuộc di tích tại địa bàn nghiên cứu. - Phân xuất và lập ra danh mục thần được thờ qua các tài liệu thần tích. - Phân nhóm các loại thần được thờ để từ đó xác lập tính chất quốc đô của các vị thần được thờ ở đây (các vị thần thuộc phạm trù “hạo khí anh linh”) để qua đó giải thích lý do các thần được thờ là vì các vị đó là sự kết tinh của hồn thiêng sông núi. - Xác lập tính kế nối của thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận so với các triều đại trước. 5 - Xác lập sự tự thích ứng mới của thần tích hai huyện trên vào thời nhà Nguyễn qua hiện tượng cố định thần tích trên bia đá. - Bước đầu đề cập đến giá trị nhiều mặt của thần tích trên các bình diện lịch sử và văn hóa. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án đề cập đến sự liên tục về văn hóa quốc đô Thăng Long trên phương diện nghiên cứu thần tích của hai huyện vốn nằm trên địa bản quốc đô Thăng Long nhưng lại bị mất qui chế quốc đô về phương diện hành chính ở thời Nguyễn. Sự tự hào về văn hiến quốc đô đã thúc đẩy con người ở đây lưu lại những dấu vết của quốc đô, bảo tồn, cố định thần tích quốc đô trên bia đá. Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, luận án nhằm chứng minh sự liên tục của văn hóa quốc đô, nâng cao nhận thức và lòng tự hào cho cư dân và du khách đến thăm Hà Nội. Trực tiếp góp phần quảng bá cho một vùng văn vật, nhất là trong thời kì hội nhập của xã hội hiện đại ngày nay. 7. Cơ cấu của luận án Luận án bao gồm các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình công bố của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục và 04 chương chính: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và hướng triển khai của luận án Chương 2: Tình hình văn bản thần tích ở hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận Chương 3: Khảo cứu hệ thống thần ở hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận qua thần tích Chương 4: Cố định thần tích trên bia đá và giá trị của thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời Nguyễn 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Chương này nhằm giới thuyết một số khái niệm và diễn đạt được dùng trong luận án; tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đồng thời đề cập đến hướng triển khai của đề tài 1.1. Giới thuyết một số khái niệm và diễn đạt được dùng trong luận án Để triển khai đề tài, cần phải giới thuyết nội hàm một số khái niệm và diễn đạt được dùng trong luận án như: thần tích, văn bản thần tích, địa bàn hai huyện hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời Nguyễn cũng như thần tích hai huyện trên vào thời Nguyễn. 1.1.1. Thần tích và văn bản thần tích Từ trước đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất cho loại hình văn bản này. Theo sách Cơ sở ngữ văn Hán Nôm [87], các tác giả đã nêu ra thuật ngữ thần tích với nội dung: Sự tích thần được ghi chép đó gọi là thần tích 神跡 (sự tích của thần) hoặc thần phả (phổ) 神譜 hoặc thần lục 神錄 (phả hay lục đều có nghĩa là ghi chép). Và trong trường hợp vị thần xuất thân từ gia đình nhà vua, người ta gọi thần tích đó là Ngọc phả 玉譜. [87]. Tuy nhiên, các tác giả của sách chưa đưa ra khái niệm cụ thể cho loại hình văn bản này. Mai Ngọc Hồng trong luận án Phó Tiến sĩ Nghiên cứu về đánh giá văn bản thần tích địa phương Thái Bình (1996) nêu khái niệm thần 神 và tích 跡. Tích là sự tích, công tích, nghĩa gốc ban đầu của nó là dấu vết (vết chân để lại). Khái niệm tích ở đây dùng để chỉ sự tích để rồi ông đi đến kết luận: “thần tích là những sự tích (hành trạng, công trạng) của thần được định hình thành văn bản, được sự thừa nhận của nhà nước và nhân dân nơi thần được thờ. Vậy, văn bản thần tích là những văn bản ghi chép công tích các thần 7 được thờ cúng tại địa phương, những văn bản này đã được chính quyền trung ương công nhận hoặc được nhân dân địa phương mặc nhiên công nhận”. [41, tr.9] Bách khoa tri thức định nghĩa: Thần tích là sự tích của các vị thần thánh mà nhân dân thờ cúng ở các đền miếu, được lưu truyền trong dân gian hoặc được ghi chép lại. Cuốn sách ghi chép thần tích gọi là Thần phả (còn gọi là Ngọc phả). [3] Như vậy, trong sách này, khái niệm thần tích cũng đã có một định nghĩa nhất định. Trong lời giới thiệu của cuốn Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội - Tuyển tập thần tích (Nxb Hà Nội, 2010) của nhóm tác giả PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí và PGS.TS. Nguyễn Văn Thịnh có viết: “Thần tích, thần phả là loại hình văn bản Hán Nôm ghi chép các vị thần được tôn thờ ở đền miếu. Dường như mỗi làng của người Việt đều có đền miếu thờ thần, nên đều có ghi sự tích của tôn thần vào văn bản thần tích”. [54] “Thần tích 神跡” về phương diện từ ngữ là một cụm danh từ được tổ hợp theo quan hệ định ngữ, trong đó tích 跡 là trung tâm, thần 神 là định ngữ hạn định trung tâm đó, được dùng với nghĩa để chỉ “sự tích của thần”. “Sự tích của thần” nhất là với các nhân thần bao gồm các yếu tố như: thời gian, không gian xuất thế của thần; hành tích, thuộc tính, công năng, quyền uy, công trạng của thần lúc sinh; sự hóa của thần và sự linh dị và linh ứng, hiển linh của thần lúc tử. Thần thường là những đấng “Sinh vi lương tướng, tử vi thần 生為良將死為神” (Sống làm tướng giỏi, chết làm thần). Những sự tích về thần như thế được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác thành câu chuyện có tính huyền thoại. Sự lưu truyền của câu chuyện có tính huyền thoại về thần trong dân gian cũng chính là sự văn bản hóa của thần tích ở dạng bằng ngôn ngữ nói. Từ dạng ngôn ngữ nói này, thần tích được ghi lại bằng chữ viết mà trong các thế kỷ của thời 8 trung đại ở Việt Nam, nó chủ yếu được ghi bằng chữ Hán, Hán văn. Đôi khi trong đó, chữ Nôm cũng được sử dụng để ghi các nhân danh và địa danh2. Việc văn bản hóa bằng chữ Hán lại còn làm tăng tính linh dị của thần, làm nên tính cảm cách của thần. Thần có uy lực trong dân gian bởi vì thần là kết tinh của hồn thiêng sông núi, sức mạnh và sự kỳ diệu của con người. Thần trở thành một lực lượng có sức mạnh huyền bí có công năng, quyền uy, âm phù dương trợ cho cuộc sống con người và non sông đất nước vào những lúc hiểm nghèo của lịch sử. Dân gian lập đền thờ thần. Nhà nước phong kiến với vai trò là người quản lý đất nước, quản lý non sông, quản lý thần dân cũng đồng thời muốn quản lý cả bách thần. Việc cấp sắc phong cho thần là một trong những biểu hiện của công việc “quản giám bách thần”, khẳng định quyền hành tối cao của triều đình theo một định lý của thời phong kiến “Khắp dưới gầm trời này, đâu chẳng phải là đất của vua”. Có thể coi quá trình lưu truyền có tính văn bản nói được truyền khẩu trong dân gian thành văn bản viết là quá trình định bản. Việc định bản thần tích sớm nhất gắn liền với hai tập sách mà niên đại gốc của chúng được coi vào thời Trần là Việt điện u linh 粵甸幽靈 [103] và Lĩnh Nam chích quái 嶺南 摭怪 [100]. Sau đó là những hoạt động mang tính huyền thoại của Nguyễn Bính, Nguyễn Hiền vào thời Lê trong việc phụng soạn và phụng sao thần tích. Sang thời Lê, vấn đề định bản thần tích gắn liền với các hoạt động có tính “được truyền tụng” của Nguyễn Bính và Nguyễn Hiền. Nguyễn Bính được coi là “phụng soạn” thần tích vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và Nguyễn Hiền phụng sao vào năm thứ ba của niên hiệu Vĩnh Hựu (1737). Bên cạnh hai bộ sách chính kể trên, còn phải kể đến nhiều tác giả khác đã tập hợp và viết các bộ Đại Nam thần lục 大南神籙 (ghi sự tích, danh hiệu 2 Ở thời cận và hiện đại, thần tích còn được ghi bằng chữ quốc ngữ 9 và nơi thờ các vị thần trong cả nước); Bách thần lục 百神籙 (sưu tầm, biên chép về 560 vị thần trong cả nước); Thiên Nam vân lục liệt truyện 天南雲籙 列傳 (ghi 41 truyện cổ Việt Nam từ Hồng Bàng, Phù Đổng, Tản Viên...); Hội chân biên 會真編 (do Thanh Hòa Tử biên soạn vào đời Thiệu Trị (1841- 1847) gồm 25 truyện thần tiên ở nước ta)... Những năm đầu thế kỉ XX, Viện Viễn đông Bác cổ cho sao chép thần tích của 22 tỉnh (từ Nghệ An trở ra Bắc), tạo thành kho AE hiện đang lưu giữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Khoảng những năm 1938 - 1940, Viện Viễn đông Bác cổ tiến hành một đợt kiểm kê, sưu tầm với 10 câu hỏi cho sẵn, đã tập hợp thần tích của các vị thần ở khắp nơi, tạo nên kho Q4o tại thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội. Do quá trình định bản thần tích trải dài hàng mấy trăm năm (từ cuối đời Trần đến tận nửa đầu thế kỷ XX) nên các bản thần tích nói chung rất phức tạp về mặt văn bản học. Dị bản và đa dị bản vốn là một trong những đặc trưng cơ bản về mặt văn bản học. Nhưng dù có sự phức tạp về mặt văn bản học, các văn bản thần tích và thần tích luôn gắn chặt với các sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa gắn chặt với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Các thần là kết tinh của hồn thiêng sông núi, là hào khí non sông nên đã sống mãi trong lòng dân tộc, sống mãi với non sông nước Việt. Các thần tích thường có cốt truyện với các yếu tố chủ yếu như: nguồn gốc của thần; sự ra đời có tính thần kỳ của thần; cuộc đời gương mẫu đạo đức trong sáng có nhiều công tích; chết thần kỳ hay hiển ứng nên đã được dân chúng lập đền thờ, được nhà nước bao phong. Văn bản thần tích có thể được cố định trên giấy, trên lụa, trên bia đá. Văn bản thần tích có thể thuộc phạm trù văn viết (dùng bút) và có thể thuộc phạm trù văn khắc. 10 Trên thực tế, không phải lúc nào cũng có sự rạch ròi trong việc sử dụng khái niệm “thần tích” và “văn bản thần tích”. Đôi khi chúng được dùng chung cho nhau. Trong thực tế thờ thần, thường thì người ta hay nói đến “thần tích” của thần nói chung và khi đó bao hàm cả nghĩa của “văn bản thần tích” rồi. Do yêu cầu thực tế của đề tài, khái niệm thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận được dùng theo nghĩa rộng nhất về thần tích mà theo đó, những ghi chép nào đó có liên quan đến sự tích, công năng, quyền uy của thần cũng như mọi tâm thức, hoài niệm về thần được cố định ở dạng văn bản viết bằng chữ Hán chữ Nôm hiện đang được lưu giữ tại các trung tâm có chức năng nghiên cứu và lưu giữ như Viện Nghiên cứu Hán Nôm hay các văn bản văn khắc có ghi lại thần tích của các vị thần đều thuộc phạm trù văn bản thần tích của hai huyện này và là đối tượng nghiên cứu của luận án. Thần tích của thần mang tính lịch sử và là một phạm trù lịch sử, trải dài qua nhiều triều đại. Các triều đại sau thường kế thừa hay nhận lại sự truyền thừa của các triều đại trước. Theo tinh thần đó, khi nghiên cứu thần tích của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời Nguyễn, một mặt, phải nghiên cứu cả lịch sử nói chung qua các triều đại, phải có tính lịch đại mà theo đó hai huyện này thuộc vào đơn vị hành chính có tính chất quốc đô. Các vị thần ở đâycó tính chất và tầm cỡ quốc đô. Tính quốc đô là giá trị căn bản tạo nên đặc tính cho thần tích ở đây, biểu thị sự tiếp nối và liên tục mang tinh thần quốc đô mà khu vực của hai huyện này có được trong bảy tám trăm năm sau Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ ban hành vào năm 1010. Đồng thời, một mặt khác nữa, phải vạch ra những nét đặc trưng riêng của giai đoạn thời Nguyễn khi hai huyện này mất đi vai trò là vùng phụ cận trực tiếp của kinh thành cũng như mất đi các danh xưng địa dư quyền uy như Ứng Thiên, Phụng Thiên mà đổi thành một danh xưng thể hiện sự “dễ bảo”, “dễ bề sai khiến” là Vĩnh Thuận. 11 1.1.2. Địa bàn hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận Hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời Nguyễn về cơ bản là hai đơn vị hành chính cấp huyện của thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội. Chúng tôi chọn cách nói “về cơ bản” là do hai đơn vị hành chính này ở thời Nguyễn có liên quan đến 3 lần sắp xếp địa dư của Thăng Long cũng như của cả nước nói chung. Từ năm 1802 đến năm 1831, Thăng Long là tổng trấn của Bắc Thành. Tổng trấn Bắc Thành cai quản 11 trấn Bắc Kỳ. Từ năm Minh Mệnh 12 (1831) đến năm 1887 là giai đoạn hai huyện trên thuộc tỉnh Hà Nội. Từ năm 1888 trở đi, thành lập thành phố Hà Nội, nhượng địa của triều đình nhà Nguyễn cho thực dân Pháp, tỉnh Hà Nội lập vào năm 1831 cũng dần dần bị thu hẹp về diện tích, bị chia lẻ và đi đến chỗ bị xóa bỏ trên bản đồ hành chính. Và cũng từ khoảng thời gian này, trên địa bàn hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận đã diễn ra những thay đổi nhanh chóng và dữ dội về phương diện hành chính đến nỗi cả tên của hai huyện này bị biến mất trên bản đồ hành chính. Ngày 25/8/1899 có thư của trưởng ban I thuộc Phủ Thống sứ Bắc Kỳ gửi Giám đốc Sở các công việc bản xứ của Phủ về việc xóa bỏ huyện Vĩnh Thuận rồi lấy một phần đất còn lại của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận và một số xã của hai huyện Từ Liêm, Thanh Trì thành lập một huyện mới có tên là huyện Hoàn Long, làm huyện ngoại thành thành phố Hà Nội [58, tr.30]. Từ đây, tên hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận đã không còn được sử dụng nữa. Căn cứ các sách Khâm Định Việt sử thông giám cương mục 欽定越史 通鑑綱目 [102], Đại Nam nhất thống chí 大南一統誌 [101] thì huyện Thọ Xương nguyên là đất huyện Long Biên đời Hán, thời nhà Tống mới tách ra đặt huyện Tống Bình, sau đặt làm quận Tống Bình. Thời thuộc Minh là huyện Đông Quan; đời Lê Quang Thuận gọi là huyện Vĩnh Xương; thời Mạc đổi là Thọ Xương. Như vậy, địa danh Thọ Xương chính thức xuất hiện từ thời Mạc. 12 Căn cứ vào các sách: Các trấn tổng xã danh bị lãm3 各鎮總社名備覽, Bắc Thành địa dư chí lục4 北城地輿誌籙, Đại Việt địa dư toàn biên5 大越地 輿全编, Thăng Long cổ tích khảo tịnh hội đồ6 昇龍古跡考並會圖 thì Thọ Xương gồm 8 tổng: Tả Túc, Tiền Túc, Hữu Túc, Hậu Túc, Tả Nghiêm, Tiền Nghiêm, Hữu Nghiêm, Hậu Nghiêm. Tất cả có 183 phường, thôn, trại. Căn cứ Hoài Đức phủ toàn đồ 懷德府全图 ra đời năm 1831 (năm bắt đầu có tên gọi Hà Nội): huyện Thọ Xương gồm 8 tổng, 183 phường, thôn, trại. Đó là diện mạo của huyện Thọ Xương buổi đầu thời Nguyễn. Căn cứ các sách như Khâm Định Việt sử thông giám cương mục 欽定 目 [102], Đại Nam nhất thống chí 大南一統志 [101] thì huyện Vĩnh Thuận nguyên là đất huyện Long Biên đời Hán, từ nhà Tống về sau thuộc huyện Tống Bình, thời thuộc Minh là huyện Đông Quan, đời Quang Thuận nhà Lê gọi là Quảng Đức; năm Gia Long t...ng đại vương, 靈郎神化籙 Linh Lang thần hóa lục, 馮大 王玉譜 Phùng đại vương ngọc phả; đều thuộc phường Kim Mã - quận Ba Đình, chúng tôi chia thành 04 đơn vị văn bản thần tích có chung kí hiệu. Căn cứ vào những tiêu chí trên, chúng tôi thống kê và lập danh mục thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận theo kí hiệu AE là 35 văn bản. 30 Bảng 2.1: Danh mục thần tích thuộc huyện Thọ Xương Địa danh Địa danh Kích Loại Niên STT Kí hiệu Tên thần tích Tác giả cũ mới thước chữ đại Hữu 二位大王一位公主玉譜籙 Cảnh 3 tờ Chữ 1 1 Nghiêm/ Thổ Quan AE.a2/32 Nhị vị đại vương, nhất vị công Thịnh 1 --- 22x30 Hán Yên Hoà chúa ngọc phả lục (1792) 大乾國家南海四位聖娘玉譜籙 7 tờ Chữ 2 1 AE.a2/16 Đại Càn quốc gia Nam Hải tứ --- --- 22x30 Hán Tả Túc/ vị Thánh nương ngọc phả lục Bạch Đằng Phúc Lâm 徵王功臣一位大王玉譜籙 8 tờ Chữ 3 2 AE.a2/16 Trưng vương công thần nhất vị --- --- 22x30 Hán đại vương ngọc phả lục 高 山 國 主 大 王 譜 Cao Sơn 6 tờ Chữ 4 3 AE.a2/15 --- --- Tả quốc chủ đại vương phả 22x30 Hán Nghiêm/ Bạch Mai 李聖宗皇子靈郎大王譜籙 5 tờ Chữ 5 4 Kim Liên AE.a2/15 --- --- Lý Thánh Tông hoàng tử Linh 22x30 Hán Lang đại vương phả lục Tiền Túc/ 李仁宗朝一位大王 Lý Nhân 4 tờ Chữ 6 1 Hàng Gai AE.a2/14 --- --- Thuận Mỹ Tông triều nhất vị đại vương 22x30 Hán Soạn 南越雄朝睿王龍神出世扶國 Nguyễn Hậu năm 威靈大王祀典 Bính Nghiêm/ 16 tờ Chữ 1572; 7 2 Hàm Long AE.a1/1 soạn, Thanh Nam Việt Hùng triều Duệ 22x30 Hán sao năm Nguyễn Nhàn Vương long thần xuất thế phù 1736; Hiền sao quốc uy linh đại vương tự điển 1889 31 Địa danh Địa danh Kích Loại Niên STT Kí hiệu Tên thần tích Tác giả cũ mới thước chữ đại Soạn 黎朝功臣一位公主玉譜 năm 6 tờ Chữ 8 1 Phúc Lâm Tứ Liên AE.a2/38 1572; nt Lê triều công thần nhất vị công 22x30 Hán chúa ngọc phả sao năm 1737) Bảng 2.2: Danh mục thần tích thuộc huyện Vĩnh Thuận Địa Địa danh Kích Loại Niên STT Kí hiệu Tên thần tích Tác giả danh cũ mới thước chữ đại 陳朝李氏庫娘公主英靈管掌 Hồng 國庫夫人聖母玉譜古籙 Phúc 16 tờ Chữ 1 1 Nội Giảng Võ AE.a2/19 Trần triều Lý Thị Khố Nương nguyên --- 22x30 Hán công chúa anh linh quản niên chưởng quốc khố phu nhân (1572) thánh mẫu ngọc phả cổ lục 李朝威靈大王事跡 Lý triều 2 tờ Chữ 2 2 AE.a2/22 --- --- Uy Linh đại vương sự tích 22x30 Hán 陳朝靈郎王 1 tờ Chữ 3 3 AE.a2/22 --- --- Trần triều Linh Lang vương 22x30 Hán Nội Kim Mã 靈郎神化籙 6 tờ Chữ 4 4 AE.a2/22 --- --- Linh Lang thần hóa lục 22x30 Hán 馮大王玉譜籙 6 tờ Chữ 5 5 AE.a2/22 --- --- Phùng đại vương ngọc phả lục 22x30 Hán 32 Địa Địa danh Kích Loại Niên STT Kí hiệu Tên thần tích Tác giả danh cũ mới thước chữ đại Soạn 李朝功臣輔國大有勳勞可加 năm 神爵靈應可封一位大王玉譜 Hồng Nguyễn Phúc 1 Bính 古籙 5 tờ Chữ 6 6 AE.a2/37 (1572); soạn; Lý triều công thần phụ quốc 22x30 Hán đại hữu huân lao khả gia thần sao năm Nguyễn tước linh ứng khả phong nhất Vĩnh Hiền sao vị đại vương ngọc phả cổ lục Hựu 3 (1737) Soạn 李朝功臣開國大有勳勞可加 năm 神爵美字應可封一位公主玉 Hồng Nguyễn Phúc 1 Bính 譜古籙 5 tờ Chữ 7 7 AE.a2/17 (1572); soạn; Lý triều công thần khai quốc 22x30 Hán đại hữu huân lao khả gia thần sao năm Nguyễn tước mỹ tự ứng khả phong nhất Vĩnh Hiền sao Nội Ngọc Hà vị công chúa ngọc phả cổ lục Hựu 3 (1737) 陳朝功臣輔國大有勳勞可加 Soạn Nguyễn 神爵靈應可封一位公主玉譜 năm Bính 5 tờ Chữ Hồng 8 8 AE.a2/26 古籙 soạn; 22x30 Hán Phúc 1 Trần triều công thần phụ quốc Nguyễn (1572); hữu huân lao khả gia thần tước Hiền sao linh ứng khả phong nhất vị sao năm 33 Địa Địa danh Kích Loại Niên STT Kí hiệu Tên thần tích Tác giả danh cũ mới thước chữ đại công chúa ngọc phả cổ lục Vĩnh Hựu 3 (1737) 陳朝靈郎王 1 tờ Chữ 9 9 AE.a2/23 --- --- Trần triều Linh Lang vương 22x30 Hán Nguyễn 靈郎王神化籙 6 tờ Chữ Thanh 10 10 Ngọc AE.a2/33 --- Nội Khánh Linh Lang vương thần hóa lục 22x30 Hán Trai thuật Tự Đức Nguyễn 李朝靈郎大王 2 tờ Chữ 11 11 AE.a2/33 8 Khắc 22x30 Hán Lý triều Linh Lang đại vương (1855) Phù Soạn 李朝忠臣工薄大王義婦受羅 năm Hồng Nguyễn 公主玉譜古籙會典 Phúc 1 Bính Thành 17 tờ Chữ 12 12 Hạ AE.a2/27 Lý triều trung thần Công Bạc (1572); soạn; Công 22x30 Hán đại vương nghĩa phụ thụ la sao năm Nguyễn công chúa ngọc phả cổ lục hội Vĩnh Hiền sao điển Hựu 3 (1737) 拜恩社神跡 5 tờ Chữ 13 1 Trung Nghĩa Đô AE.a2/74 --- --- Bái Ân xã thần tích 22x30 Hán 34 Địa Địa danh Kích Loại Niên STT Kí hiệu Tên thần tích Tác giả danh cũ mới thước chữ đại 徐道行事跡實籙 17 tờ Chữ 14 1 Hạ Láng Hạ AE.a2/38 --- --- Từ Đạo Hạnh sự tích thực lục 22x30 Hán 太尉李常傑 4 tờ Chữ 15 2 AE.a2/24 --- --- Thái úy Lý Thường Kiệt 22x30 Hán Hạ Nam Đồng 陳朝寶花公主大王玉譜古傳 Hồng 6 tờ Chữ Nguyễn 16 3 AE.a2/36 Phúc 2 Trần triều Bảo Hoa công chúa 22x30 Hán Bính đại vương ngọc phả cổ truyện (1573) Soạn năm Lê Tung Hồng 高山大王譜 10 tờ Chữ soạn, Lê 17 4 AE.a2/30 Thuận 2 22x30 Hán Doãn Cao Sơn đại vương phả (1510), Hạ Ô Chợ Dừa Địch sao sao năm 1839 唐林馮王記 6 tờ Chữ 18 5 AE.a2/30 --- --- Đường Lâm Phùng Vương kí 22x30 Hán Đồng 城隍玉水晶公主 Thịnh 3 tờ Chữ Khánh 19 6 Hạ AE.a2/31 Thành hoàng Ngọc Thủy Tinh --- Quang 22x30 Hán 1 công chúa (1886) 雄王朝睿王功臣名將保佑大 12 tờ Chữ 20 1 Trung Bưởi AE.a2/18 王玉譜古籙 --- --- 22x30 Hán Hùng vương triều Duệ Vương 35 Địa Địa danh Kích Loại Niên STT Kí hiệu Tên thần tích Tác giả danh cũ mới thước chữ đại công thần danh tướng Bảo hựu đại vương ngọc phả cổ lục 陽 神 二 位 陰 神 一 位 Dương 4 tờ Chữ 21 2 AE.a2/21 --- --- thần nhị vị, âm thần nhất vị 22x30 Hán Tự Đức 穆家誌異 13 tờ Chữ 22 3 AE.a2/34 35 Sao lại 22x30 Hán Mục gia chí dị (1882) 量國公靈譜 6 tờ Chữ 23 4 AE.a2/34 --- --- Lượng Quốc công linh phả 22x30 Hán 三位公主靈譜 6 tờ Chữ 24 5 AE.a2/34 --- --- Tam vị công chúa linh phả 22x30 Hán 安池威靈郎譜籙 15 tờ Chữ 25 6 Thượng Yên Phụ AE.a2/38 --- --- An Trì Uy Linh Lang phả lục 22x30 Hán Tự Đức 宜蚕坊神跡 3 tờ Chữ 26 7 Thượng Quảng An AE.a2/26 32 Sao lại 22x30 Hán Nghi Tàm phường thần tích (1879) Chính 唐林馮大王譜籙 Đường Lâm 10 tờ Chữ 27 8 Thượng Nhật Tân AE.a2/38 Hòa 2 --- Phùng đại vương phả lục 22x30 Hán (1681) 36 Nhìn vào danh mục thần tích có ký hiệu AE ta thấy so với các di tích hiện tồn thì có một số thần không có thần tích ở đây. Chẳng hạn như thần Long Đỗ Bạch Mã đại vương. Điều này chỉ có thể giải thích được nếu ta dựa vào sự diên cách địa lý hành chính của Thọ Xương và Vĩnh Thuận vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Từ các bản thần tích có thể thấy, chúng đều được ghi chép theo đơn vị hành chính là huyện Hoàn Long12 của tỉnh Hà Đông. Địa danh này được thành lập vào năm 1899. Đây hoàn toàn là những bản sao. Các bản sao này lại được sao lại từ các bản sao trước đó tạo nên, vì vậy chúng ta chỉ có thể nói đến thời gian của việc sao chép chúng là sau năm 1899, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của huyện Hoàn Long. Ta biết rằng, sau khi xóa bỏ hai đơn vị hành chính là huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thì một phần của nó thuộc vào thành phố Hà Nội, phần còn lại thuộc vào huyện Hoàn Long. Cho nên chỉ có nơi nào thuộc về Hoàn Long thì mới có thần tích ở kho AE. Cũng do lý do này mà một loạt những thần tích vốn có của Thọ Xương như thần Bạch Mã không có thần tích trong danh mục trên đây. Điều đó đã thúc đẩy chúng tôi đi tìm thêm ở các bộ phận khác trong Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 2.1.1.2. Danh mục sách Hán Nôm có ghi chép về sự tích của các thần Tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi tra cứu được một số kí hiệu sách ngoài AE như các kí hiệu VHv, A... ghi chép về thần tích, trong đó có các nội dung thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Dưới đây chúng tôi liệt kê cụ thể các đầu sách đó để làm cơ sở cho việc xác lập danh mục thần tích cho hai huyện trên. Đó là các sách sau: 粵甸幽靈 Việt điện u linh13 là một sưu tập gồm 26 truyện14 các vị thần 12 Về thời điểm ra đời của huyện Hoàn Long, sách Hoàn Long huyện chí, kí hiệu A. 99, Viện Nghiên cứu Hán Nôm do Hoàng Đặng Quýnh, giữ chức giáo thụ biên soạn năm Duy Tân năm thứ 5 (1911) thì ghi rằng “năm Thành Thái 11 (1899) đổi huyện Vĩnh Thuận thành huyện Hàm Long”. 13 粵甸幽靈 Việt điện u linh do Lý Tế Xuyên soạn vào thời Trần. Thông tin này được ghi trong Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. Đây cũng là bộ sách khá phức 37 “thông minh chính trực, công lao hiển hách, ngầm giúp sinh linh” được thờ cúng ở các đền miếu Việt Nam thời Trần, do Lý Tế Xuyên giữ chức Thủ Đại tạng, Thư hỏa chính chưởng trung phẩm phụng ngự, An Tiêm lộ Chuyển vận sứ, biên soạn, trong đó có thần tích của nhiều vị thần được thờ ở hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. 嶺南摭怪 Lĩnh Nam chích quái15 là một sưu tập gồm 22 truyện thần kì do các bậc “tài cao học rộng” tương truyền là của Trần Thế Pháp16 (thời Trần), sau này Vũ Quỳnh đời Lê đã nhuận sắc, biên tập lại, trong đó truyện 龍度王 正氣傳 Long Đỗ vương chính khí truyện thuộc phạm trù thần tích của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Bài tựa 嶺南摭怪效正 Lĩnh Nam chích quái hiệu chính có đoạn: “Những truyện chép ở đây là sử đấy ư? Không rõ bắt đầu có tự bao giờ, do ai soạn thảo, tên họ đều để khuyết, không được ghi lại. Theo ý riêng thì sách này là do các bậc tài cao học rộng đời Lý Trần viết ra, những bậc quân tử hiếu cổ bác nhã đời nay nhuận sắc. Ngu tôi xin trình bày nguồn gốc và thuyết minh ý đồ làm truyện như sau...”. 白馬神祠 Bạch Mã thần từ, kí hiệu A.707, A.2753: là sách ghi bài kí đền thờ “Long Đỗ tối linh thượng đẳng thần” (tức đền Bạch Mã ngày nay) và tạp về mặt văn bản học. 14 粵甸幽靈集錄 Việt điện u linh tập lục, có các truyện sau: 歷代人君附后妃: 嘉應善感靈武大王; 布蓋彰 信大王;明道開基聖烈神武皇帝; 趙越王後李南帝; 社壇帝君; 徵聖王; 貞烈夫人; 歷代人臣: 威明顯忠大 王; 校尉威猛大王; 太尉忠輔公; 國都城皇大王; 洪聖佐治大王; 都統匡國王; 太尉忠惠公; 却敵威敵二大 王; 證安佑國王; 回天忠烈王; 果毅剛正王; 浩氣英靈: 應天化育元君; 廣利大王; 盟主昭感大王; 開元威 顯大王; 沖天威信大王; 佑聖顯應王; 開天鎮國大王; 忠翊威顯大王; 善護國公; 利濟通靈王 (Nguồn: Trần Khánh Hạo, Trịnh A Tài, Trần Nghĩa chủ biên, 越南漢文小說叢刊 Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san, đệ nhị tập, đệ nhị sách. Pháp quốc Viễn Đông học viện xuất bản, Đài Loan Học sinh thư cục ấn hành, Phiên âmris – Taipei, 1992) 15 嶺南摭怪 Lĩnh Nam chích quái được cho là do Trần Thế Pháp, một danh sĩ đời Trần biên soạn. Thông tin này được ghi trong Vịnh sử thi tập của Đặng Minh Khiêm, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. Theo thời gian, nó được Vũ Quỳnh tìm thấy và nhuận chính vào năm Hồng Đức thứ 23 (1492). Cũng trong khoảng thời gian đó, Kiều Phú đã nhuận chính và viết tựa cho nó vào năm Hồng Đức thứ 24 (1493). Đây là bộ sách khá phức tạp về mặt văn bản học. 16 Tương truyền Trần Thế Pháp (? - ?), một danh sĩ đời nhà Trần, là tác giả bộ sách Lĩnh Nam chích quái. Thông tin này đã được ghi trong các sách: Vịnh sử thi tập của Đặng Minh Khiêm, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn và Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú 38 danh hiệu các triều đại ban cho vị thần này. 白馬祠三甲鄉例 Bạch Mã từ tam giáp hương lệ, kí hiệu A.1023: là sách ghi 215 mĩ tự bao phong của các triều đại cho thần Bạch Mã. Các câu đối trong đền, văn tế, cầu mưa... dùng trong đền; bản sửa lại lệ cúng tế và lệ khoán, văn chúc thọ của Vũ Tông Phan năm Minh Mệnh 17 (1836); câu đối ở miếu Quan Thánh... 百神籙 Bách thần lục, kí hiệu VHv.1276/2, VHv.1276/4: là bộ sách ghi chép về 560 vị thần thờ ở các nơi trong nước. Mỗi vị thần đều có ghi rõ sự tích và nơi thờ cúng. Trong số 560 vị thần đó có một số vị thần được thờ tại các di tích thuộc hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. 備考籙 Bị khảo lục, kí hiệu VHv.2226: là bộ sách ghi về chế độ tỉnh điền thời phong kiến, các đồ thờ trong miếu, trong trường học nhà Chu, việc thờ tự trong Văn Miếu, sự tích đền Bạch Mã, sự tích hồ Hoàn Kiếm... 河內地與 Hà Nội địa dư, kí hiệu VHv.2659, A.1154: là sách ghi về địa lý Hà Nội cũ gồm thành phố và các phủ, huyện trong tỉnh: hình thế, phong tục, danh thắng, di tích, thành trì, núi sông, đền chùa, quán miếu... trong đó có cả những sự tích của những vị thần được thờ trong đền miếu như: thần Bạch Mã17, thần Quý Minh18, thần Cao Sơn đại vương19, thần Linh Lang20 v.v... 17 “Ở phường Hà Khẩu trong thành. Xét trong sách U linh tập chép rằng ngày xưa vào hồi Cao Vương đắp thành Đại La, một lần ông từ cửa Đông Môn đi ra ngoài thành thì chợt thấy đám khí ngũ sắc từ dưới đất bốc lên, ở giữa có một ông tiên mình khoác mây, đầu đội ráng nắng, cưỡi con rồng, tay cầm chiếc thẻ bài, tỏa ngát hương thơm kỳ lạ. Được một lúc thì tan biến mất. Cao Vương lấy làm kỳ dị. Đêm ấy Cao Vương nawmg mộng thấy vị thần nói với ông rằng: Ta là tinh của thần Long Đỗ, nay thấy ngài mới mở đô phủ nên mới hiển hiện ra để mừng. Cao Vương đem chuyện kể với bầy tôi, rồi đem chôn một khối sắt nặng đến nghìn cân làm bùa yểm. Không ngờ thoáng chốc mây đen kéo tới, cơn mưa trút xuống khối sắt tự bật lên khiến Cao Vương vô cùng sợ hãi. Đến triều Lý hồi mới định đô, dân buôn bán ùn ùn kéo tới khu Đông Thị mở chợ búa, dựng nhà cửa, ở nối liền nhau san sát thành dãy phố dài, chỉ để lại một gian miếu để thờ. Thế rồi một trận gió bắc nổi lên, nhà cửa ở cả dãy đổ hết, riêng gian miếu vẫn còn nguyên không suy chuyển. Vua biết đấy là chuyện lạ, bèn phong cho thần là Quảng Lợi Đại Vương, hàng năm cứ đến dịp đón xuân đều dắt trâu tới làm lễ cầu phúc. Đầu thời Trần khu Đông thị ba lần xảy ra hỏa hoạn, lửa lan ra thiêu cháy rất nhiều nhà cửa, riêng tòa miếu không bị tổn hại gì. Trải các triều đại thần được phong tặng là Long Đỗ thần quân, Quảng Lợi Bạch Mã Đại Vương, nhiều lần hiển hiện linh thiêng. Vào đời Chính Hòa (1690- 1705) dân thôn sở tại tiến hành trùng tu, có bia ghi chép lại.” 18 “Tại Phường Đông Hà. Người xưa truyền lại rằng ngài tên Tuấn tự Quí Minh, một trong 50 người con của 39 河城靈跡古籙 Hà Thành linh tích cổ lục, kí hiệu A.497: là bộ sách ghi sự tích 20 danh thắng của Hà Nội như Văn Miếu, đền Ngọc Sơn, đền Bạch Mã, đền Trấn Vũ..., mỗi di tích đều ghi rõ năm xây dựng, năm trùng tu, sự tích người được thờ phụng, thể lệ cúng tế hàng năm... 雄朝吳相公事跡文 Hùng triều Ngô tướng công sự tích văn ký hiệu AB.359: có 18 trang in năm Tân Hợi (Sách viết về bài văn chầu kể sự tích thần Ngô Long, con một thầy lang người Trung Quốc đời Tần, lánh nạn sang làng Thanh Quang, huyện Thanh Oai, Việt Nam, có tài văn võ, giúp vua Hùng thứ 18 dẹp giặc được phong tặng Thượng Trụ Quốc Công); sách có nội dung giống sách 龍神出世(南越雄朝睿王龍神出世扶國威靈大王祀典) Long Lạc Long Quân, là sơn thần ở ngọn núi bên phải núi Tản Viên. Khi ngài cùng vua núi Tản Viên từ biển trở về qua bến Đông Hà thì hiển thánh, dân bản phường bèn lập miếu thờ phụng. Vào khoảng niên hiệu Dương Đức, cả phủ Đoan Hùng phát cơn dịch bệnh. Khi ấy chợt thấy một cụ già hiện lên đứng trên núi Ngọc Chúc, có hàng nghìn người theo hầu. Dân trong phủ vội đem sự tình ra cầu khấn, sau đó quả nhiên dứt cơn dịch bệnh, dân chúng được yên ổn. Năm Ất Tị niên hiệu Bảo Thái, Thượng hoàng nằm mộng thấy một cụ già tự xưng là Phán lục núi Tản Viên, vâng mệnh cứu tính mạng dân chúng ở phủ Đoan Hùng. Vua bèn sắc phong cho làm phúc thần. Đời Vĩnh Thịnh tiến hành xét duyệt bách thần, ngài xé lá cờ lụa rồi theo gió bay đi, lát sau cờ lại vá liền lại như cũ. Hàng Năm dùng trâu làm lễ vật tiến hành xuân tế, quan phủ doãn thân hành đén cầu khấn, sau đó lại tới đền Bạch Mã hành lễ, vì thế dân địa phương theo lệ được miễ các khoản đóng góp binh dịch để phục vụ tế lễ.” 19 “Ở phường Kim Liên, xưa truyền rằng ngài là một trong 50 người con đi lên núi của Lạc Long Quân, là sơn thần của ngọn núi bên trái núi Tản Viên. Vào khoảng năm Hồng Đức triều Lê, Tham đốc Nguyễn Văn Lữ vâng mệnh đi dẹp giặc, đi tới huyện Phụng Hóa thấy giữa khoảng núi rừng có một vực nước gọi là vực Lâm, rộng khoảng một mẫu, phía trên có một ngôi miếu lợp tranh, bên phải có biển đề Cao Sơn Đại Vương. Văn Lữ vô cùng kinh ngạc, vội ngầm khấn xin thần phù hộ cho vận nước. Sau khi dẹp giặc trở về, ông đem sự việc tâu lên. Triều đình ban sắc cho dựng đền tại chỗ đó để thờ phụng, văn thần Lê Tung có làm bài văn bia ghi chép lại sự việc. Về sau bia trôi về tới sông Bồ Đề. Khoảng năm Hoằng Định dân phường vớt được đem đặt ở đất chùa để thờ, rất linh thiêng. Năm Cảnh Hưng thứ 33 mới đem dựng ở bên phải của đền”. 20 Ở trại Thủ Lệ huyện Vĩnh Thuận được dựng từ thời Lý. Tương truyền vua Lý Thái Tông đi chơi hồ Dâm Đàm gặp một người con gái đang giặt lụa thì lấy làm thích. Sau khi vua về rồi, người đàn bà bỗng nhiên có thai, qua mười bốn tháng thì sinh một cậu con trai, nuôi đến tám tuổi vẫn chưa biết nói. Gặp trời hạn hán, cậu bé bống nói nên lời, bảo với viên Hương trưởng dẫn vào yết kiên nhà vua. Hương trưởng bèn dẫn vào triều. Vua Lý triệu mẹ cậu bé lên hỏi, được nghe kể rõ sự tình, bèn giữ cậu lại trong cung. Nhưng rồi cậu bị phát bệnh đậu mùa, trải suốt ba tháng mà không thuyên giảm, người thường phát ra ánh sáng đen. Vua thấy vậy nói: “Nếu người không phải con của ta thì muôn đi đâu cứ tùy ý mà đi, việc gì mà phải mượn bệnh khổ sở như thế?”. Người con trai đáp: “Thần quả không phải là Văn Hoàng tử, may được thác nhờ vào thánh thể mấy năm nay, giờ xin được ra đi”. Thế rồi xin dùng màn quây kín hai phía, qua ngót một canh giờ hóa thành một con rồng vàng cưỡi gió bay đến hồ Linh Lang, nằm cuộn khúc trên câu rồi lặn xuống nước biến mất. Vua sai dựng ngôi miếu ở đó để thờ, lấy hai chữ “Linh Lang” làm tên húy của thần. Trải các đời sau hễ tới miếu cầu đảo đều được ứng nghiệm. Triều đình ban cho sắc phong, lại miễn trừ cho dân trại Thủ Lệ 25 suất đinh để trông nom quét dọn miếu. Tại di chỉ xưa của miếu, ngày nay cây cối mọc um tùm xanh tốt.” 40 thần xuất thế (Nam Việt Hùng triều Duệ Vương Long thần xuất thế Phù quốc Uy linh Đại vương tự điển), ký hiệu A.3196 có 30 trang do Đinh Bạt Hiển 丁 拔 顯 chép lại năm Thành Thái thứ 10 (1898) theo bản của Nguyễn Bính biên soạn năm Hồng Phúc thứ 1 (1572). Nội dung: Sự tích thần tên là Ngô Long, tương truyền khi chết có con rồng từ trong người bay ra nên gọi là “Long thần giáng sinh”, sau được phong thần và thờ ở đền giáp Hàm Long huyện Thọ Xương, Hà Nội. Trong các sách trên thì có 02 quyển 白馬祠三甲鄉例 Bạch Mã từ tam giáp hương lệ (A.1023) và 白馬神祠 Bạch Mã thần từ (A.707, A.2753) là viết riêng về đền Bạch Mã, về lệ thờ thần Long Đỗ tại đền. 百神籙 Bách thần lục (VHv.1276/2, 1276/4) là sách ghi về sự tích các vị thần trong cả nước, trong đó có cả các vị thần ở Hà Nội. 備考籙 Bị khảo lục (VHv.2226) khảo riêng về các lệ thờ cúng, tế lễ, sự tích tại các đền miếu. Sách 河城靈跡古籙 Hà Thành linh tích cổ lục (A.497) viết về sự tích của 20 danh thắng ở Hà Thành trong đó có những di tích xưa nay vẫn được coi là Thăng Long tứ trấn từ như đền Bạch Mã, đền Trấn Vũ... 河內地與 Hà Nội địa dư (VHv.2659, A.1154) lại ghi về các vấn đề địa dư, phong thổ, thần linh... của Hà Nội. Như vậy, trong số các sách nằm ngoài phông kí hiệu AE thì có 粵甸幽靈 Việt điện u linh là một sưu tập gồm 26 truyện các vị thần, 嶺南摭怪 Lĩnh Nam chích quái là một sưu tập gồm 22 truyện thần kì, chúng tôi sẽ sử dụng 02 cuốn sách này như nguồn tư liệu thần tích cho các vị thần ở Thọ Xương và Vĩnh Thuận, mỗi một câu chuyện trong đó viết về các vị thần ở địa bàn nghiên cứu chúng tôi coi là một đơn vị văn bản; 02 sách viết riêng về thần Bạch Mã trong đó bản A.707 ghi đầy đủ về sự tích thần Bạch Mã nên chúng tôi sử dụng sách này trong nghiên cứu thần tích về thần Bạch Mã; 02 sách viết về thần Ngô Long kí hiệu AB.359 và A.3196 - nội dung tương tự thần tích giáp Hàm Long 41 (kí hiệu: AE.a1/1); 02 sách viết riêng cho Hà Nội; 02 sách viết về các đền miếu nói chung trong đó có Hà Nội. Tổng cộng có tất cả có 10 sách viết về thần tích của các vị thần ở Thọ Xương và Vĩnh Thuận. 2.1.1.3. Danh mục văn bia Hán Nôm có ghi chép về sự tích của các thần Trong quá trình tìm hiểu về thần tích hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, chúng tôi tìm thấy một số văn bia ghi thần tích, số văn bia này đã được Viện Nghiên cứu Hán Nôm in dập và lưu trữ. Có thể kể ra những văn bia ghi chép về sự tích của một số thần thuộc địa bàn nghiên cứu của luận án như: Văn bia 高山大王祠碑銘併序 Cao Sơn đại vương từ bi minh tính tự (ký hiệu N0.1025, 1026), soạn năm Hồng Thuận 2 (1510), dựng tại đình Kim Liên - quận Đống Đa. Văn bia ghi việc thần Cao Sơn hiển ứng giúp vua dẹp giặc, bình an cơ đồ nên được vua cho dựng đền thờ mãi mai, nay là đình Kim Liên. 徵王事跡碑記 Trưng Vương sự tích bi kí (ký hiệu N0.20918), soạn năm Minh Mệnh 21 (1840), dựng tại đền Hai Bà Trưng, phường Đồng Nhân - quận Hai Bà Trưng: Văn bia ghi sự tích của Hai Bà Trưng, những nữ anh hùng dân tộc đã quên thân đánh giặc một thời. 清河玉譜記 Thanh Hà ngọc phả kí (ký hiệu N0.16996), dựng tại đình Thanh Hà, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm: Văn bia sao lại thần tích của Thiên xương đô đại Thành hoàng, Túc thanh linh ứng Đại vương Trần Lựu, từng giúp vua Trần dẹp giặc phương Bắc. Bên cạnh những tấm bia ghi sự tích như trên, còn có những tấm bia ghi về việc thờ cúng ở di tích, quá trình hình thành, tu tạo di tích như: 重修白馬廟碑記 Trùng tu Bạch Mã miếu bi ký (ký hiệu N0.190), soạn năm Minh Mệnh 20 (1839), dựng tại đền Bạch Mã, số 76 phố Hàng Buồm - 42 quận Hoàn Kiếm. 最靈祠碑記 Tối linh từ bi kí (ký hiệu N0. 16982), soạn năm Minh Mệnh 3 (1822), dựng tại đền Tân Khai, quận Hoàn Kiếm. 萬寶總碑記 Vạn Bảo tổng bi kí (ký hiệu N0.18937), soạn năm Tự Đức 26 (1873), dựng tại đền Vạn Phúc, quận Ba Đình ghi việc tu tạo di tích 福建會館興創籙 Phúc Kiến hội quán hưng sáng lục (ký hiệu N0.277), soạn năm Gia Long 16 (1817), dựng tại Hội quán Phúc Kiến, quận Hoàn Kiếm ghi về việc xây dựng di tích 丹鑾花祿市碑記 Đan Loan Hoa Lộc thị bi kí (ký hiệu N0.15746), soạn năm Vĩnh Hựu 2 (1736), dựng tại đình Hoa Lộc, phường Hàng Đào, Hoàn Kiếm. 花祿市望祠碑記 Hoa Lộc thị vọng từ bi kí (ký hiệu N0.15747), soạn năm Bảo Đại 16 (1941), dựng tại đình Hoa Lộc, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm. 斯才碑記 Tư tài bi kí (ký hiệu N0. 450, 451), soạn năm Cảnh Trị 7 (1669), dựng tại phường Bạch Mai - quận Hai Bà Trưng. 重修鎮武觀碑記 Trùng tu Trấn Vũ quán bi kí (ký hiệu N0.228), soạn năm Tự Đức 10 (1857), dựng tại đền Quan Thánh, quận Ba Đình. 重修玄天觀碑記 Trùng tu Huyền Thiên quán bi kí (ký hiệu N0.261), soạn năm Tự Đức 21 (1868), dựng tại quán Huyền Thiên, quận Ba Đình 重修輝文殿碑記 Trùng tu Huy Văn điện bi kí (ký hiệu N0.445, 446), soạn năm Minh Mệnh 4 (1823), dựng tại điện Huy Văn, quận Đống Đa. 2.1.2. Sưu tập tại thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội hiện đang lưu trữ bộ sưu tập 43 13.21121 cuốn thần tích với khoảng 230.000 trang tư liệu chép tay, thống kê gần như đầy đủ danh sách cùng sự tích các vị thần được thờ cúng trong các đình, đền, miếu trên lãnh thổ Việt Nam. Các bản thần tích, thần sắc ở đây được kê khai theo các mẫu câu hỏi và trả lời, phần lớn được khai bằng Quốc ngữ. Có những bản thần tích, ngoài phần khai bằng chữ Quốc ngữ, còn sao chép toàn bộ thần tích bằng chữ Hán. Tra cứu trong kho sách tại đây, chúng tôi chỉ tìm được 01 bản thần tích của đình Cổ Tân ghi về thần Bạch Mã với 02 trang chữ Hán (A4o18/IV, 6) - đây là bản thần tích thuộc hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. 2.1.3. Sưu tập tại địa phương di tích Thần tích kể về sự tích các vị thần, vì vậy hầu hết những di tích như đình, đền, miếu thờ thần đều ít nhiều có những ghi chép thần tích về vị thần được thờ. Bộ sưu tập thần tích tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm hay thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội cũng chính là sưu tập thần tích từ địa phương. Tại các di tích trên địa bàn hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận hiện nay, số lượng văn bản thần tích còn lưu giữ được là rất ít. Lý do là vì thần tích có từ thời gian dài trước đây, trong khoảng thời gian đó, hầu như không có di tích nào tránh được thiên tai, hỏa hoạn và sự tàn phá của chiến tranh; bởi vậy, phần lớn thần tích tại địa phương nếu không “tự hỏng” (do môi trường, khí hậu) thì cũng bị thất lạc từ nơi này sang nơi khác, bị cháy trong những lần tiêu thổ kháng chiến... Qua quá trình điều tra, điền dã, chúng tôi thống kê được số tài liệu ghi về thần tích ở hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận như sau: 一位大王玉譜古籙 Nhất vị đại vương ngọc phả cổ lục mà trên văn bản có ghi soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) tại đền Cống Yên, phường Vĩnh Phúc - quận Ba Đình. Đây là văn bản sao thần tích ghi về sự tích vị thần 21 Nguyễn Lê Phương Hoài. Bộ sưu tập thần tích, thần sắc tại thư viện Khoa học xã hội. Tạp chí Thông tin khoa học xã hội. 12 (384) 2014 44 Thành hoàng có tên là Quảng Hồng, người đã có công giúp vua Trần Nhân Tông đánh quân Nguyên, giữ yên đất nước. Từ những kết quả điền dã ở trên có thể thấy, tại địa phương hiện nay còn lưu giữ 01 cuốn thần tích niên hiệu Hồng Phúc nguyên niên (1572), 04 tấm bia ghi riêng sự tích các vị thần được thờ tại di tích. Đây là những tài liệu được bổ sung cho việc nghiên cứu của luận án. Các văn bia còn lại chủ yếu ghi chép về việc trùng tu sửa chữa, thờ cúng tại di tích. 2.1.4. Tổng hợp danh mục thần tích Hán Nôm hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận Như vậy, từ những sưu tập thần tích từ thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội, tư liệu từ địa phương, chúng tôi lập danh mục văn bản gồm: 1. 二位大王一位公主玉譜籙 Nhị vị đại vương, nhất vị công chúa ngọc phả lục, kí hiệu AE.a2/32 2. 大乾國家南海四位聖娘玉譜籙 Đại Càn quốc gia Nam Hải tứ vị Thánh nương ngọc phả lục, kí hiệu AE.a2/16 3. 徵王功臣一位大王玉譜籙 Trưng vương công thần nhất vị đại vương ngọc phả lục, kí hiệu AE.a2/16 4. 高山國主大王譜籙 Cao Sơn quốc chủ đại vương phả lục, kí hiệu AE.a2/15 5. 李聖宗皇子靈郎大王譜籙 Lý Thánh Tông hoàng tử Linh Lang đại vương phả lục, kí hiệu AE.a2/15 6. 李仁宗朝一位大王 Lý Nhân Tông triều nhất vị đại vương, kí hiệu AE.a2/14 7. 南越雄朝睿王龍神出世扶國威靈大王祀典 Nam Việt Hùng triều Duệ Vương long thần xuất thế phù quốc uy linh đại vương tự điển, kí hiệu 45 AE.a1/1 8. 黎朝功臣一位公主玉譜 Lê triều công thần nhất vị công chúa ngọc phả, kí hiệu AE.a2/38 9. 陳朝李氏庫娘公主英靈管掌國庫夫人聖母玉譜古籙 Trần triều Lý Thị Khố Nương công chúa anh linh quản chưởng quốc khố phu nhân thánh mẫu ngọc phả cổ lục, kí hiệu AE.a2/19 10. 李朝威靈大王事跡 Lý triều Uy Linh đại vương sự tích, kí hiệu AE.a2/22 11. 陳朝靈郎王 Trần triều Linh Lang vương, kí hiệu AE.a2/22 12. 靈郎神化籙 Linh Lang thần hóa lục, kí hiệu AE.a2/22 13. 馮大王玉譜籙 Phùng đại vương ngọc phả lục, kí hiệu AE.a2/22 14. 李朝功臣輔國大有勳勞可加神爵靈應可封一位大王玉譜古籙 Lý triều công thần phụ quốc đại hữu huân lao khả gia thần tước linh ứng khả phong nhất vị đại vương ngọc phả cổ lục, kí hiệu AE.a2/37 15. 李朝功臣開國大有勳勞可加神爵美字應可封一位公主玉譜古籙 Lý triều công thần khai quốc đại hữu huân lao khả gia thần tước mỹ ứng khả phong nhất vị công chúa ngọc phả cổ lục, kí hiệu AE.a2/17 16. 陳朝功臣輔國大有勳勞可加神爵靈應可封一位公主玉譜古籙 Trần triều công thần phụ quốc hữu huân lao khả gia thần tước linh ứng khả phong nhất vị công chúa ngọc phả cổ lục, kí hiệu AE.a2/26 17. 陳朝靈郎王 (Trần triều) Linh Lang vương, kí hiệu AE.a2/23 18. 靈郎王神化籙 Linh Lang vương thần hóa lục, kí hiệu AE.a2/33 19. 李朝靈郎大王 (Lý triều) Linh Lang đại vương, kí hiệu AE.a2/33 20. 李朝忠臣工薄大王義婦受羅公主玉譜古籙會典 Lý triều trung thần Công Bạc đại vương nghĩa phụ thụ la công chúa ngọc phả cổ lục hội 46 điển, kí hiệu AE.a2/27 21. 拜恩社神跡 Bái Ân xã thần tích, kí hiệu AE.a2/74 22. 徐道行事跡實籙 Từ Đạo Hạnh sự tích thực lục, kí hiệu AE.a2/38 23. 太尉李常傑 Thái úy Lý Thường Kiệt, kí hiệu AE.a2/24 24. 陳朝寶花公主大王玉譜古傳 Trần triều Bảo Hoa công chúa đại vương ngọc phả cổ truyện, kí hiệu AE.a2/36 25. 高山大王譜 Cao Sơn đại vương phả, kí hiệu AE.a2/30 26. 唐林馮王記 Đường Lâm Phùng Vương kí, kí hiệu AE.a2/30 27. 城隍玉水晶公主 Thành hoàng Ngọc Thủy Tinh công chúa, kí hiệu AE.a2/31 28. 雄王朝睿王功臣名將保佑大王玉譜古籙 Hùng vương triều Duệ Vương công thần danh tướng Bảo hựu đại vương ngọc phả cổ lục, kí hiệu AE.a2/18 29. 陽神二位陰神一位 Dương thần nhị vị, âm thần nhất vị, kí hiệu AE.a2/21 30. 穆家誌異 Mục gia chí dị, kí hiệu AE.a2/34 31. 量國公靈譜 Lượng Quốc công linh phả, kí hiệu AE.a2/34 32. 三位公主靈譜 Tam vị công chúa linh phả, kí hiệu AE.a2/34 33. 安池威靈郎譜籙 An Trì Uy Linh Lang phả lục, kí hiệu AE.a2/38 34. 宜蚕坊神跡 Nghi Tàm phường thần tích, kí hiệu AE.a2/26 35. 唐林馮大王譜籙 Đường Lâm Phùng đại vương phả lục, kí hiệu AE.a2/38 36. 徵聖王 Trưng Thánh vương, viết trong Việt điện u linh tập lục, kí hiệu A.47 37. 國都城隍大王 Quốc đô thành hoàng đại vương, viết trong Việt 47 điện u linh tập lục, kí hiệu A.47 38. 廣利大王 Quảng Lợi đại vương, viết trong Việt điện u linh tập lục, kí hiệu A.47 39. 徐道行傳 Từ Đạo Hạnh truyện, viết trong Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, kí hiệu A.1300 40. 蘇瀝江傳 Tô Lịch giang truyện, viết trong Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, kí hiệu A.1300 41. 龍肚王氣傳 Long Đỗ vượng khí truyện, viết trong Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, kí hiệu A.1300 42. 馮布蓋大王 Phùng Bố Cái đại vương, viết trong Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, kí hiệu A.1300 43. 徐道行阮明空傳 Từ Đạo Hạnh Nguyễn Minh Không truyện, viết trong Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, kí hiệu A.1300 44. 白馬神祠 Bạch Mã thần từ, kí hiệu A.707, A.2753: là sách ghi bài kí đền thờ 龍肚最靈上等神 Long Đỗ tối linh thượng đẳng thần (tức đền Bạch Mã ngày nay) 45. 01 bản thần tích của đình Cổ Tân ghi về thần Bạch Mã với 02 trang chữ Hán (A4o18/IV, 6) hiện lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội 46. 雄朝吳相公事跡文 Hùng triều Ngô tướng công sự tích văn, ký hiệu AB.359 47. 龍神出世 (南越雄朝睿王龍神出世扶國威靈大王祀典) Long thần xuất thế (Nam Việt Hùng triều Duệ Vương Long thần xuất thế Phù quốc Uy linh Đại vương tự điển), ký hiệu A.3196 do Đinh Bạt Hiển 丁 拔 顯 chép lại năm Thành Thái thứ 10 (1898) theo bản của Nguyễn Bính biên soạn năm Hồng Phúc thứ 1 (1572). 48. 一位大王玉譜古籙 Nhất vị đại vương ngọc phả cổ lục mà trên văn 48 bản có ghi soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) tại đền Cống Yên, phường Vĩnh Phúc - quận Ba Đình. 49. 高山大王祠碑銘併序 Văn bia Cao Sơn đại vương từ bi minh tính tự (ký hiệu N0.1025, 1026), soạn năm Hồng Thuận 2 (1510), dựng...u Trị [1841- 1847], thì dời vào treo ở gian giữa bái đường. Một đồng tiền vàng to do vua ban, và mười lăm đồng tiền vàng loại vừa, do các hoàng tử thân công dâng cúng thì đúc lại thành một cái vòng vàng, dùng sợi dây bạc xâu vào treo ở tay tượng thần, để làm rạng vẻ vua ban. Đằng sau miếu lại đắp một hòn núi giả, xây một cái bể con, dựng một ngôi chùa nhỏ đặt tên là chùa Vũ Đương sơn55. Lại đề đôi câu đối để nêu rõ tích xưa: “Huyền đế luyện đan nghi thử địa, Tiên ông ma chử thị hà niên?” (Huyền đế luyện đan ngờ chốn ấy, Tiên ông giũa sắt biết năm nào56). Năm Tự Đức thứ chín [1856] tháng 9, ngày mồng hai khởi công, đến hạ tuần tháng 12 thì hoàn thành. Khi làm xong lại bảo dân phụng thờ tới xin bài ký. Theo Tế pháp57, ai có công với dân thì được thờ. Trong việc tế tự theo điển lễ nhà nước58 có: trời, đất và bốn phương. Huyền Đế trấn giữ cõi trời phía Bắc, giữ nước giúp dân, nổi tiếng linh ứng. Chín tầng trời dựa ở chân uy, mười phương đất dựa nhờ thần giáo hóa. Công ngang với năm mươi vạn kiếp, đáng được thờ cúng cho đến ức vạn năm. [...]59 52 Cõi Sa Bà: chỉ thế giới hiện tại của loài người 53 Nguyên văn là “Châu lâu thập nhị”, ngờ là “Ngọc lâu thập nhị” viết khác đi. Theo sách “Thập châu ký” thì ở một góc núi Côn Lôn có “kim đài ngũ sở” (năm sở kim đài) và “ngọc lâu thập nhị” (mười hai tòa lầu ngọc). Đó là nơi ở của thần tiên 54 Đương niên Hành khiển: tên vị thần điều khiển các công việc trong năm đó 55 Vũ Đương sơn: tên núi ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, tương truyền là nơi tu luyện của thần Trấn Vũ. 56 Giũa sắt: tức là mài sắt thành kim: Lý Bạch đời Đường chán học bỏ đi chơi, thấy một bà lão mài cái chày bằng sắt, Lý Bạch hỏi, bà lão nói: mài để làm kim. Ông hiểu ý, bèn cố gắng học tập. Ở đây dùng trỏ nơi các đạo sĩ đã dày công tu luyện thành tiên. 57 Thiên Tế pháp trong kinh Lễ ghi chép quy chế, nghi thức thờ phụng các thần 58 Nguyên văn là “Tự điển”, tức việc tế tự được Nhà nước cho phép 59 Lược bỏ một câu của người viết đứng trên quan điểm sai trái của triều Nguyễn mà nói xấu nhà Tây Sơn. 212 Giang sơn này còn mãi muôn năm, rường cột này còn mãi muôn năm, ấy là do lòng người muôn năm vẫn là một. Công phu chạm trổ, vẽ tô lưu vẻ đẹp đến trăm đời. Ngăn ngừa tai biến lớn, chống chọi hoạn nạn to, công đức còn nguyên như mới. Âm đức hợp cùng tạo hóa đối với dân, thần im lặng chẳng nói ra, thì việc dân ta hết sức trau chuốt cho thêm đẹp đối với thần, đâu dám nói là báo đáp. Còn như sự thờ phụng Văn Xương Đế quân, thì người trùng tu đã nói lên rồi, tôi không góp lời nữa. Vả chăng tôi có nghe rằng: trời là lý, thần là lương năng của hai khí [âm và dương]. Lý thì vô hình, khí thì thấy rõ. Sách Lễ ký nói rằng: “Sinh ra mọi vật mà không vật nào có thể tách rời”60. Lý dựa vào khí mà có hình. Làm ra gió mưa sấm sét không gì là không để hướng dẫn răn dạy: Các động vật, thực vật, loài bay hay loài lặn đều được nảy nở sinh sôi, trong đó âu hẳn cũng có kẻ chủ trương. Nói về sự che trùm thì gọi là trời. Nói về sự chủ tể thì gọi là đế. Trong Kinh Thi và Kinh Thư nơi gọi là “trời”, nơi gọi là “đế”, đều có chủ ý, không có gì mâu thuẫn cả. Sách nói “Duy hoàng thượng đế” (lớn lao thay Thượng đế) thì “đế” tức là trời. Nhà Hán thờ 5 vị “đế”. Ở phương Bắc, gọi là Hắc đế [đế đen]. Như vậy là ngoài trời lại có trời khác nữa, còn chữ “huyền” thì chưa thấy [huyền cũng là đen]. Sách Hỗn động xích văn nói rằng: “Huyền đế là biệt thể của Thái cực”. Chữ “huyền” bắt đầu từ đó. Vũ Đương sơn từng là nơi trú ngụ tu luyện của thần, mà quán nay là nơi mà thần đến thăm và quan sát cảnh vật phong tục của một nước. Nếu không phải thế, thì bốn quán ở thành Thăng Long mà sử cũ còn truyền lại61 chỉ có quán Huyền Thiên là còn đến nay, đó chẳng phải là cảnh thiêng liêng nhất trong thiên hạ ư? Tác giả suy nghĩ cũng không thể thấu hiểu điều ấy được. Đó là do cái thực chất linh thiêng hay do cái vẻ đẹp bên ngoài, tôi cũng không có thì giờ mà nghĩ tới! Tôi rất mừng là quan Bố chánh và quan huyện đã hết lòng với thần. Đó cũng do sức dân khắp nơi ở đâu cũng có. Hoa nay cây xưa, chuông đã thôi đánh mà tiếng vẫn còn ngân. Có thể làm cho giang sơn này đẹp thêm lên, phải chăng chỉ có người dân Hà Nội? Dân khí đã hòa thì thần ban phúc cho. Điềm lành hợp với bói mộng62, không đợi phải nói. Bèn viết 60 Nguyên văn: “Thể vật bất di”. Điểm ở sách Lễ ký, thiên 28 Trung dung, đúng ra là “thể vật phi bất khả di”, ý nói [quỷ thần] sinh ra mọi vật mà không vật nào có thể tách rời. 61 Bốn quán ở thành Thăng Long: Theo sách Hà Thành linh tích cổ lục thì bốn quán này là các quán: Chân Vũ, Huyền Thiên, Đồng Thiên và Đế Thích. Quán Chân Vũ tức đền Trấn Vũ phố Quan Thánh. Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai. Quán Đồng Thiên (nay là đền Kim Cổ, 73 Đường Thành). Quán Đế Thích, tức đền Đế Thích phố Thịnh Yên 62 Bói mộng: Thời phong kiến, quán Trấn Vũ được coi là nơi cầu mộng, bói mộng rất linh ứng (Xem Hoàng 213 để khắc lên đá. Năm Tự Đức thứ 10 [1857] tháng 5, ngày tốt. Nguyên Học chính tỉnh Thanh Hóa, Tiến sĩ Lê Hy Vĩnh bái soạn. Lệ mục huyện Thọ Xương Nguyễn Văn Ninh trông nom việc khắc bia. (Nguồn: Tuyển tập văn bia Hà Nội, Quyển I, NXB KHXH, Hà Nội, 1978, bản dịch trang 56-58) (3) 高山大王神祠碑銘倂序 蓋聞: ○帝王興仁義之兵, 救生民之命; 其規恢宏算, 闔闢雄圖, 以成莫大之 功, 創莫大之業者。 蓋有莫大之德, 而○穹天為之協應, 神明為之賛助, 非偶然 也。 是以周武肇造蒼姬, 必賴山川靈神之克相; 漢光重興赤祚, 亦賴白衣父老之默 扶。 於皇○大越○聖祖高皇帝起義之初, 則有弘佑至靈諸名神為之陰隲, 豈非○天 地眷于至仁, 鬼神享于有德者耶? 厥後廟祠創立, 殷禮肇稱, 祀典昭垂, 春秋致祭, 皆所以報神賜而期鴻休也。 靈應彰明, 古今符契。 頃者厲愍失德, 凶暴肆行, 外戚專權, 内朝干政, 荼毒非廉, 魚肉尊藩。 天怨民怒而不之知, 衆叛親離而不之者。 己巳年十一月, ○皇上避難西都, 大興義旅以復○高祖之業, 拯億兆之民。 時則有長樂殿親屬, 揚武協謀, 同德效忠, 開國功臣, 特進金紫榮祿大夫 , 贊理效顺, 開府儀同三司, 平章軍國重事, 輔國丞相上宰, 太傅威國公阮伯麟; 翌運功臣, 特進輔國上將軍, 左都督, 金吾衞都指揮使司都指揮使掌衞事安和候 阮弘裕; 光進鎭國大將, 左檢點, 參督效力四衞軍務事阮文侶等, 奉命徂征, 同心 翌贊, 糾合豪傑調民兵。 佐白旄黄鉞之行, 大極溺亨屯之舉。 文侶等行至奉化縣, 其山林岑蔚, 廷袤廣漠, 有淵名淋, 當一畝許, 靜深 不測, 樹木交加。 上有壹祠蓋以草茅。 祠中立石, 題曰高山大王。 文侶等視之驚異 。 乃懇祝曰: “端慶殘虐, 民不聊生。 天命人心, 歸于有德。 今○聖上以○聖宗之 孫, 建皇之子, 思○祖宗創業之難, 憫兆姓倒懸之苦, 爲社稷計, 興除殘去暴之 兵。 文侶等共佐○明君, 以安天下。 神如有靈陰扶默相, 以濟大業。 事成之日, Việt địa dư, sách chữ Hán) 214 文侶等必請 ○ 命于朝, 尊顯之以昭神貺。” 言畢, 嚴整部伍肅隧而行。 四方臣民不期而會, 壺漿簞食以迎王師。 兵無血 刃之勞, 民遂雲霓之望。 凶徒蕩滌, 侶禁肅清。 億年之鐘鼎益廷, ○九廟之光靈 永安。 三綱九疇以之而復正; 皇圖國祚由是而再安。 會不旬日而成功之速如此, 蓋 由○聖德素孚, 天人協應, 而鬼神有以相之歟。 本年十月初二日, ○皇上光登寶位 , 誕撫多方 。 發政施仁, 以寵绥于兆姓; 稱禮咸秩, 以懷柔于百神 。 文侶等仰大 勳之克集, 思神貺之孔彰, 以其事聞 。 王音赐可, 勑奉化縣尹, 督押軍民, 構作祠 宇。 ○命工部作碑, 仍命臣等撰碑以垂永久。 顧臣等愚陋, 曷足以贊揚○聖皇功業 之隆, 神理感通之妙。 然既叨奉○明詔, 敢不對揚休命乎? 臣等竊惟 : 德必受命, 古今定理也。 微而能顯, 鬼神之盛德也。 蓋其肇非 常之業, 雖本○帝王之德, 而贊成非常之業, 亦由神明之助。 幽明一理, 感應一 機, 天人相與之際有如此者。 宜其輪奐祠宇, 晨昬香火報神賜也。 秩之祀典, 勒 之貞珉, 昭靈應也。 惟神素禀乾坤之正氣, 鍾光岳之精靈, 默相皇圖, 永扶寶祚 , 孚鴻休於有永, 介景福於無窮。 則斯山也與天地同其悠久矣。 猗歟休哉。 銘曰: 蔚彼岑崗, 煙橱蒼蒼。鍾奇孕秀, 萃勝毓祥。 淵洄溦碧, 綠水浮光。 靜深莫測, 磅礴無方。 艮重坎習, 神閟靈藏。 寥哉四顧, 軒豁宇宙。 雄視此間, 有一祠宇。 茅蓋竹椽, 粉題石主。 高山著名, 威儀孔阜。 有感皆通, 厥施斯普。 時屬遘屯, 天啟明君。 兩都振旅, 旄鉞躬親。 桓桓名將, 糾糾義民。 勦除志銳, 懇祝斯勤。 大事克濟, 將禮是殷。 洋洋如在, 靈鑒弘啟。 助我威聲, 颷馳電邁。 民慰望霓, 風前掛旂。 會不逾旬, 乾坤清泰。 伊誰力歟, 惟神是賴。 報賜孔虔, 懇欸雲箋。 具陳靈貺, 曰篤弗諼。 九重俞允, 盛意惓惓。 諏龜爰契, 穀日載蠲。 昭答不爽, 舉行是先。 乃戒宰邑, 興修惟急。 215 鳩工飭材, 華宇攸立。 桷榱棟樑, 輪奐巍岌。 廟貌尊嚴, 光靈耀習。 香火明煙, 歲時爰及。 矧是記功, 惟石穹窿。 秋祀春禴, 篆李隸鍾。 流方益顯, 佑國增隆。 億年錫福, 廣播休風。 祠前永鎭, 昭示無窮。 洪順三年歲次庚午仲秋吉日。 光進慎祿大夫, 少保, 禮部尚書, 東閣大學 士, 兼國子監祭酒, 知經筵事, 臣黎嵩等奉敕撰。 顯恭大夫中書監中書舍人臣杜如芝奉寫。 鞍試轡營造所刊書匠匠副臣裴汝驛奉刊。 景興三十三年歲在壬辰仲秋初一日奉立碑。 Phiên âm: Cao Sơn đại vương thần từ bi minh tính tự Cái văn: ○ đế vương hưng nhân nghĩa chi binh, cứu sinh dân chi mệnh; kỳ quy khôi hoành toán, hạp tịch hùng đồ, dĩ thành mạc đại chi công, sáng mạc đại chi nghiệp giả. Cái hữu mạc đại chi đức, nhi ○ khung thiên vi chi hiệp ứng, thần minh vi chi tán trợ, phi ngẫu nhiên dã. Thị dĩ Chu Vũ triệu tạo thương cơ, tất lại sơn xuyên linh thần chi khắc tướng; Hán quang Trùng Hưng xích tộ, diệc lại bạch y phụ lão chi mặc phù. Ư hoàng ○ Đại Việt ○ Thánh tổ Cao Hoàng đế khởi nghĩa chi sơ, tắc hữu hoằng hựu chí linh chư danh thần vi chi âm chất, khởi phi ○ thiên địa quyến vu chí nhân, quỷ thần hưởng vu hữu đức giả gia? Quyết hậu miếu từ sáng lập, ân lễ triệu xưng, tự điển chiêu thuỳ, xuân thu chí tế, giai sở dĩ báo thần tứ nhi kì hồng hưu dã. Linh ứng chương minh, cổ kim phù khiết. Khoảnh giả Lệ Mẫn thất đức, hung bạo tứ hành, ngoại thích chuyên quyền, nội triều can chính, đồ độc phi liêm, ngư nhục tôn phiên. Thiên oán dân nộ nhi bất chi tri, chúng bạn thân ly nhi bất chi giả. Kỷ tị niên thập nhất nguyệt, ○ Hoàng thượng tỵ nạn Tây Đô, đại hưng nghĩa lữ dĩ phục ○ cao tổ chi nghiệp, chửng ức triệu chi dân. Thời tắc hữu Trường Lạc điện thân thuộc, dương vũ hiệp mưu, đồng đức hiệu trung, khai quốc công thần, đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, tán lý hiệu thuận, khai phủ nghi đồng tam ty, bình chương quân quốc trọng sự, phụ quốc thừa tướng thượng tể, thái 216 phó uy quốc công Nguyễn Bá Lân; dực vận công thần, đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, tả đô đốc, kim ngô vệ đô chỉ huy sử ty đô chỉ huy sứ chưởng vệ sự an hoà hầu Nguyễn Hoằng Dụ; quang tiến trấn quốc đại tướng, tả điểm, tham đốc hiệu lực tứ vệ quân vụ sự Nguyễn Văn Lã đẳng, phụng mệnh tồ chinh, đồng tâm dực tán, củ hợp hào kiệt điều dân binh. Tá bạch mao hoàng việt chi hành, đại cực nịch hanh truân chi cử. Văn Lã đẳng hành chí phụng hoá huyện, kỳ sơn lâm sầm uý, đình mậu quảng mạc, hữu uyên danh lâm, đương nhất mẫu hứa, tĩnh thâm bất trắc, thụ mộc giao gia. Thượng hữu nhất từ cái dĩ thảo mâu. Từ trung lập thạch, đề viết Cao Sơn đại vương. Văn Lã đẳng thị chi kinh dị. Nãi khẩn chúc viết: “Đoan Khánh tàn ngược, dân bất liêu sinh. Thiên mệnh nhân tâm, quy vu hữu đức. Kim ○ thánh thượng dĩ ○ Thánh Tông chi tôn, kiến hoàng chi tử, tư ○ tổ tông sáng nghiệp chi nan, mẫn triệu tính đảo huyền chi khổ, vi xã tắc kế, hưng trừ tàn khứ bạo chi binh. Văn Lã đẳng cộng tá ○ minh quân, dĩ an thiên hạ. Thần như hữu linh âm phù mặc tướng, dĩ tế đại nghiệp. Sự thành chi nhật, Văn Lã đẳng tất thỉnh linh mệnh vu triều, tôn hiển chi dĩ chiêu thần huống.” Ngôn tất, nghiêm chỉnh bộ ngũ túc toại nhi hành. Tứ phương thần dân bất kỳ nhi hội, hồ tương đan thực dĩ nghênh vương sư. Binh vô huyết nhận chi lao, dân toại vân nghê chi vọng. Hung đồ đãng địch, Lã cấm túc thanh. Ức niên chi chung đỉnh ích đình, linh cửu miếu chi quang linh vĩnh an. Tam cương cửu trù dĩ chi nhi phục chính; hoàng đồ quốc tộ do thị nhi tái an. Hội bất tuần nhật nhi thành công chi tốc như thử, cái do linh thánh đức tố phu, thiên nhân hiệp ứng, nhi quỷ thần hựu dĩ tương chi dư. Bản niên thập nguyệt sơ nhị nhật, ○ Hoàng thượng quang đăng bảo vị, đản phủ đa phương. Phát chính thi nhân, dĩ sủng tuy vu triệu tính; xưng lễ hàm trật, dĩ hoài nhu vu bách thần. Văn Lã đẳng ngưỡng đại huân chi khắc tập, tư thần huống chi khổng chương, dĩ kỳ sự văn. Vương âm tứ khả, lai phụng hoá huyện doãn, đốc áp quân dân, cấu tác từ vũ. ○ mệnh công bộ tác bi, nhưng mệnh thần đẳng soạn bi dĩ thuỳ vĩnh cửu. Cố thần đẳng ngu lậu, hạt túc dĩ tán dương ○ thánh hoàng công nghiệp chi long, thần lý cảm thông chi diệu. Nhiên ký thao phụng ○ minh chiếu, cảm bất đối dương hưu mệnh hồ? Thần đẳng thiết duy: đức tất thụ mệnh, cổ kim định lý dã. Vi nhi năng hiển, quỷ thần chi thịnh đức dã. Cái kỳ triệu phi thường chi nghiệp, tuy bản ○ đế vương chi đức, nhi tán thành phi thường chi nghiệp, diệc do thần minh chi trợ. U minh nhất lý, cảm ứng nhất cơ, thiên nhân tương dữ chi tế hữu như thử giả. Nghi kỳ luân hoán từ vũ, thần hôn hương hoả báo thần tứ dã. Trật chi tự điển, lặc chi trinh mân, chiêu linh ứng dã. 217 Duy thần tố lẫm càn khôn chi chính khí, chung quang nhạc chi tinh linh, mặc tướng hoàng đồ, vĩnh phù bảo tộ, phù hồng hưu ư hữu vĩnh, giới cảnh phúc ư vô cùng. Tắc tư sơn dã dữ thiên địa đồng kỳ du cửu hỹ. Y dư hưu tai. Minh viết: Úy bỉ sầm cương , Phong tiền quải kỳ. Yên thụ thương thương. Hội bất du tuần, Chung kỳ dựng tú, Càn khôn thanh thái. Tuỵ thắng dục tường . Y thuỳ lực dư, Uyên hồi vi bích, Duy thần thị lại. Lục thuỷ phù quang. Báo tứ khổng kiền, Tĩnh thâm mạc trắc, Khẩn ai vân tiên. Bàng bạc vô phương. Cụ trần linh huống, Cấn trọng khảm tập, Viết đốc phất viên . Thần bí linh tàng. Cửu trùng du doãn, Liêu tai tứ cố, Thịnh ý quyền quyền. Hiên khoát vũ trụ. Tưu quy viên khiết, Hùng thị thử gian, Cốc nhật tải quyên. Hữu nhất từ vũ. Chiêu đáp bất sảng, Mâu cái trúc chuyên, Cử hành thị tiên. Phấn đề thạch chủ. Nãi giới tể ấp, Cao sơn trứ danh, Hứng tu duy cấp. Uy nghi khổng phụ. Cưu công sức tài, Hữu cảm giai thông, Hoa vũ du lập. Quyết thi tư phổ. Giác suy đống lương, Thời thuộc cấu truân, Luân hoán nguy ngập. Thiên khải minh quân. Miếu mạo tôn nghiêm, Lưỡng đô chấn lữ, Quang linh diệu tập. Mao việt cung thân. Hương hoả minh yên, Hoàn hoàn danh tướng, Tuế thời viên cập. Củ củ nghĩa dân. Thẩn thị ký công, Tiễu trừ chí nhuệ, Duy thạch khung lung. 218 Khẩn chúc tư cần. Thu tự xuân dược, Đại sự khắc tế, Triện Lý lệ chung. Ttướng lễ thị ân. Lưu phương ích hiển, Dương dương như tại, Hựu quốc tăng long. Linh giám hoằng khải. Ức niên tích phúc, Trợ ngã uy thanh, Quảng bá hưu phong. Phong trì điện mại. Từ tiền vĩnh trấn, Dân uý vọng nghê, Chiêu thị vô cùng. Hồng Thuận tam niên tuế thứ canh ngọ trọng thu cát nhật. Quang tiến thận lộc đại phu, thiếu bảo, lễ bộ thượng thư, đông các đại học sĩ, kiêm quốc tử giám tế tửu, tri kinh diên sự, thần Lê Tung đẳng phụng sắc soạn. Hiển cung đại phu trung thư giám trung thư xá nhân thần Đỗ Như Chi phụng tả. Yên Thí bí doanh tạo sở san thư tượng tượng phó thần Bùi Nhữ Dịch phụng san. Cảnh Hưng tam thập tam niên tuế tại Nhâm thìn trọng thu sơ nhất nhật phụng lập bi. Dịch nghĩa: Mảng nghe: bậc đế vương dấy đạo quân nhân nghĩa, cứu sinh mạng nhân dân, trù hoạch lớn lao, tính toán sâu rộng, nhằm mở ra một cơ đồ hùng vĩ. Làm nên được công trạng và sự nghiệp lớn là vì có đạo đức lớn, nên được trời cao giúp đỡ, thần minh tán trợ, chứ đâu phải ngẫu nhiên. Do đó Vũ vương sáng lập nhà Chu63, tất nhờ vào sự giúp đỡ đắc lực của thần linh sông núi, Quang Vũ khôi phục cơ đồ nhà Hán64 là được sự ủng hộ ngấm ngầm của các vị phụ lão áo trắng65. Lúc Thánh tổ Cao Hoàng đế [Lê Thái Tổ] nước Đại Việt mới khởi nghĩa, được các vị thần linh nổi tiếng hết lòng giúp đỡ, đó há chẳng phải là trời đất mến chuộng người chí nhan, quỷ thần soi thấu người có đức hay sao? Sau đó, đền miếu liền được xây dựng, lễ lớn được sắp đặt, điển lệ sáng ngời truyền mãi đời sau. Mùa xuân, mùa thu cúng tế đều nhằm báo đáp công lao của thần và mong cầu phúc. Linh ứng rõ ràng, từ xưa đến nay đều như vậy. 63 Nguyên văn “Thương Cơ”, chưa rõ ý nghĩa chữ “Thương”, còn chữ “Cơ” là họ của Chu Vũ Vương 64 Nguyên văn “xích tộ” (ngôi vua đỏ). Lưu Bang sáng lập nhà Hán, theo truyền thuyết là con của Xích Đế (Vua Đỏ), đã chém chết con rắn trắng trước khi khởi nghĩa. 65 Nguyên văn “bạch y phụ lão”, chưa rõ điển 219 Gần đây Lệ Mẫn66 thất đức, hung bạo càn rỡ. Kẻ ngoại thích chuyên quyền, bọn nội gián can dự vào chính sự, khiến cho hàng triệu thường dân bị khốn khổ, tông thất và phiên thần bị giết hại. Thần oán người giận mà không biết, quần chúng chống lại, người thân chia lìa mà không hay. Tháng 11 năm Kỷ tỵ [1509], đức vua lánh nạn vào Tây Đô, dấy nghĩa binh, khôi phục cơ nghiệp của vua Cao Tổ, cứu vớt ức triệu dân. Bấy giờ có các vị thân thuộc của Trường Lạc điện [chỉ vợ Lê Thánh Tông, mẹ Hiến Tông] là: Dương vũ hiệp mưu, Đồng đức hiệu trung Khai quốc công thần, Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Tán lý Hiệu thuận, Khai phủ nghi đồng Tam ty Bình chương quân quốc trọng sự, Phụ quốc thừa tướng, Thượng tể, Thái phó Uy Quốc công Nguyễn Bá Lân; Dực vận công thần, Đặc tiến Phụ quốc thượng tướng quân, Tả đô đốc, Kim ngô vệ, Đô chỉ huy sứ ti Đô chỉ huy sứ chưởng vệ sự, An Hòa hầu Nguyễn Hoằng Dụ; Quang tiến Trấn quốc Đại tướng quân, Tả kiểm điểm, Tham đốc hiệu lực, Tứ vệ quân vụ sự Nguyễn Văn Lữ. Ba người này phụng mệnh đem quân đi chinh phạt, đồng lòng thờ vua, tập hợp người tài giỏi, huy động dân binh, đem cờ tiết mao trắng, búa hoàng kim67 cứu vớt dân chúng khỏi cảnh lầm than đắm đuối. Bọn Văn Lữ đi đến huyện Phụng Hóa. Nơi đây núi rừng rậm rạp, một dải mênh mông, có vũng sâu tên là Lầm rộng khoảng một mẫu, sâu thẳm vô cùng, phía trên có ngôi đền, mái lợp tranh. Trong đền, dựng tảng đá có đề chữ “Cao Sơn đại vương”. Bọn Văn Lữ trông thấy lấy làm kinh dị, bèn khấn cầu: “Đoan Khánh68 tàn ngược, dân không sống nổi. Mệnh trời và lòng người đều hướng về kẻ có đức. Thánh thượng hiện nay là cháu Thánh Tông, con Kiến hoàng69, nghĩ tới gian lao của tổ tiên dựng nghiệp, thương triệu dân bị khốn cực, nên phải mưu việc xã tắc, dấy đạo quân trừ khử bạo tàn. Bọn Văn Lữ chúng tôi, cùng giúp vua thánh minh, đem lại an ninh cho thiên hạ. Nếu thần linh thiêng, xin phù hộ từ cõi âm, ngầm giúp hoàn thành nghiệp lớn. Đến ngày thành công, bọn Văn Lữ chúng tôi sẽ xin lệnh triều đình suy tôn rạng rỡ, để tỏ rõ công ơn của thần”. Khấn xong, ổn định đội ngũ, tề chỉnh kéo đi. Bề tôi và dân chúng bốn phương 66 Năm 1509, Giản Tu công (vua Tương Dực) giáng vua Uy Mục xuống làm Mẫn Lệ công. 67 Nguyên văn “bạch mao hoàng việt”, chữ trong Kinh Thư (Mục thệ): “Vương tả trượng hoàng việt, hữu bỉnh bạch mao” (vua Vũ Vương tay trái chống búa giát hoàng kim, tay phải cầm cờ tiết mao trắng). “Hoàng việt, bạch mao” thường dùng để chỉ nghi trượng của thiên tử khi đi chinh phạt. Trong thiên Mục thệ, vua Vũ Vương cùng tướng sĩ làm lễ tuyên thệ ở đất Mục trước khi đi chinh phạt vua Trụ 68 Tức Uy Mục đế 69 Tức Kiến vương Tân, con Lê Thánh Tông 220 không hẹn nhau mà tụ hội lại, đem thức ăn tới khao đón quân vua. Quân sĩ không phải gian lao máu dây mũi đao, dân chúng được thỏa lòng mong ước như nắng hạn gặp mưa rào. Quét sạch bọn hung đồ, xua tan bóng giặc nơi cung cấm. Chuông đỉnh muôn thuở càng dài lâu, uy linh miếu vững bền mãi mãi. Ba mối giềng, chín phép lớn trị thiên hạ70, nhờ đó mà được chỉnh đốn. Nghiệp vua vận nước nhờ đó mà trở lại bình yên. Không đầy một tuần [10 ngày]71 đã thành công nhanh chóng như vậy, có lẽ do đạo đức của bậc vua thánh vốn gây được niềm tin, trời và người đều hưởng ứng mà quỷ thần cũng có phần giúp sức đó chăng? Năm đó, ngày 2, tháng 12 vua lên ngôi báu72, vỗ về chăm sóc mọi nơi. Ban bố chính lệnh thi hành điều nhân, để muôn họ sống yên vui trong tình thương mến; định lễ xứng đáng, phẩm trật đều khắp, để bách thần vui vẻ đến với mình. Bọn Văn Lữ ngửa trông công lao lớn hoàn thành, nghĩ đến công ơn của thần ngời sáng, bèn đem sự việc tâu lên. Vua bèn ra lệnh cho huyện quan Phụng Hóa đôn đốc quân đội dựng đền, và sai bộ Công làm bia. Lại sai bọn thần soạn văn bia để lưu truyền mãi mãi. Bọn bề tôi vốn ngu dốt nông cạn, đâu đủ tài để tán dương được sự cao cả của công nghiệp thánh hoàng và phát huy được lẽ huyền diệu của thần minh cảm ứng! Nhưng vì lời chiếu sáng suốt đã ban ra, đâu dám không tuân theo mệnh lệnh tốt đẹp, và nêu rõ cho mọi người đều thấy. Bọn bề tôi thiết nghĩ: Có đức ắt được mệnh trời, đó là lẽ cố định xưa nay. Huyền vi mà có thể hiển hiện, đó là đức tốt của quỷ thần. Vì thế dựng nên sự nghiệp phi thường, tuy rằng cơ bản là do đạo đức của đế vương, nhưng góp công hoàn thành sự nghiệp phi thường, cũng nhờ ở sự giúp đỡ của thần minh: Cõi âm cõi dương cùng chung một lý, cảm ứng cơ mầu; giữa trời và người, liên quan với nhau như thế đấy. Nên phải dựng đền đài to đẹp, sớm hôm hương khói, để báo đền công ơn của thần. Lại ghi phẩm trật trong sổ sách phụng thờ, khắc sự tích vào bia đá, để làm sáng rõ sự cảm ứng linh thiêng. Nghĩ rằng thần vốn do chính khí của trời đất bẩm sinh, khí tinh anh của núi song hun đúc, ngầm giúp cơ đồ, mãi mãi phò ngôi báu, vĩnh viễn gìn giữ điều tốt lành, đạt nền phúc lớn vô cùng tận. Như vậy núi này sẽ cùng trời đất dài lâu. Đẹp thay, vui sướng thay! BÀI MINH NHƯ SAU: 70 Cửu trù: chín phép lớn trị thiên hạ của thời cổ ghi trong Kinh Thư (thiên Hồng phạm) 71 Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm Kỷ tỵ (1509), mồng 8, tháng 11 âm lịch, Giản Tu công tiến binh từ Tây Đô ra Thăng Long. Ngày 28, Lê Uy Mục chạy trốn và sau uống thuốc độc tự tử (Bản dịch Nhà xuất bản Khoa học xã hội, quyển 5, trang 52-54) 72 Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Giản Tu công lên ngôi Hoàng đế ngày 4, tháng 12, năm Kỷ tỵ (12-1-1510) 221 Núi kia rậm rạp, Cờ bay gió phất. Cây cối xanh xanh. Chưa quá một tuần, Hun đúc đẹp lạ, Đất trời quang đãng. Mọi vẻ tốt lành. Công sức nhờ ai? Đầm phô làn biếc, Ơn thần oai giáng. Nước xanh rỡ ràng. Đáp đền công lớn, Sâu lặng khó lường, Tờ mây tâu lên. Bàng bạc muôn phương. Trình bày công trạng, Núi cao suối chảy, Ghi lòng không quên. Thần linh ẩn tàng. Cửu trùng ưng thuận, Rộng thay bốn phía, Ý đẹp lòng thành. Vũ trụ mênh mang. Mai rùa quẻ bói, Nhìn kỹ trong vùng, Trai giới ngày lành. Có một ngôi đền. Lời nguyền rành rọt, Cột tre mái cọ, Cần gấp cử hành. Phiến đá đề tên. Lệnh truyền quan huyện, Cao Sơn lừng danh, Kíp sửa đền đài. Vòi vọi uy linh. Họp thợ, gom vật, Hễ cầu là ứng, Xây đền đẹp sang. Ban khắp ơn lành. Xà kèo rường cột, Thời gặp vận rủi, Cao lớn huy hoàng. Trời sinh thánh minh. Tôn nghiêm miếu mạo, Tây Đô dấy binh, Ngời sáng linh quang. Vua cầm mao việt. Thơm ngát lửa hương, Danh tướng uy nghiêm, Không dời năm tháng. Nghĩa dân vũ dũng. Có bia đá lớn, Mài chí trừ giặc, Kính cẩn ghi công. Cầu khấn thần linh: Xuân thu tế lễ, “Giúp công việc lớn, Triện Lý, lệ Chung73. 73 Triện Lý, lệ Chung: Lý Tư, đời Tấn, đổi kiểu chữ đại triện thành kiểu chữ tiểu triện. Chung Do, thời Tam Quốc, viết chữ lệ đẹp. Câu này có nghĩa là chữ triện họ Lý, chữ lệ họ Chung, ý nói những kiểu chữ đẹp thời cổ được khắc vào bia 222 Lễ cả đền ơn”. Hương bay danh rạng, Phảng phất giáng lâm, Giúp nước hưng long. Thiêng liêng chứng giám. Ngàn năm ban phúc, Uy danh giúp công, Mọi chốn hưu phong [gió lành]. Bão rung chớp giật. Miếu đền bền vững, Mừng thấy cầu vồng, Rạng rỡ không công. Hồng Thuận năm thứ 3, Canh ngọ [1510], ngày lành, tháng 8, Quang tiến thận lộc đại phu, Thiếu bảo, Thượng thư bộ Lễ, Đông các đại học sĩ, kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám, trông nom việc Kinh diên, bề tôi Lê Tung vâng sắc soạn74. Hiển cung đại phu, Trung thư xá nhân ở Trung thư giám, bề tôi Đỗ Như Chi kính viết. Thí yên bí doanh tạo sở, san thư tượng tượng phó, bề tôi Bùi Như Dịch kính khắc. Bia dựng ngày 1, tháng trọng thư, nhăm Nhâm thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 [1772]. (Nguồn: Tuyển tập văn bia Hà Nội, Quyển II, NXB KHXH, Hà Nội, 1978, bản dịch trang 16-21) (4) 徵王事蹟碑記 世間有奇事業, 不禁人之歆動歟? 我大南遡自鴻厖迄黎, 上下數千載間, 雄 據州域者迭出, 肈成正統者, 丁李陳黎肆姓。 嗟大丈夫當如是。 女中而丈夫則 ○ 徵氏二王焉。 ○王以雒將之女, 雒王之孫, 所禀固不凡也。 然文郞失守, 國勢屬 于蜀趙及漢者, 二百餘年憑藉, 已非所論也。 兼之, 漢守肆虐, 豪傑未興, 此日 域中成得景象奇矣哉。 74 Lê Tung: nguyên tên họ là Dương Bang Bản, người làng Yên Cừ, huyện Thanh Liêm, xứ Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hà Nam Ninh). Năm 33 tuổi ông thi đậu Hoàng giáp [1484], được Lê Thánh Tông ban cho quốc tính (họ Lê) và đổi tên là Tung. Niên hiệu Hồng Đức thứ 24, ông sung chức Phó sứ sang nhà Minh mừng lập Thái tử. Đời Lê Hiến Tông, năm Cảnh Thống thứ 2 (1499), ông được cử đi đón sứ bộ Trung Quốc. Đến năm Đoan Khánh thứ 1 (1505), ông được bổ Thừa tuyên sứ Thanh Hoa. Năm Đoan Khánh thứ 3 (1507), ông lại được cử làm Chánh sứ sang nhà Minh. Năm 1509 ông theo Lê Tương Dực khởi binh ở Tây Đô (Thanh Hoa), sau đó làm Thượng thư bộ Lại, tước Đôn Thư bá, kiêm Quốc tử giám Tế tửu. Năm Hồng Thuận Quý dậu (1513), ông được cử soạn văn bia tiến sĩ 1511. Năm sau, ông được cử làm tóm tắt bộ sử của Vũ Quỳnh, soạn bài Đại Việt thông sử tổng luận nổi tiếng, hiện in ở phần đầu sách Đại Việt sử ký toàn thư. 223 大徵爲夫, 小徵爲姊, 奮臂一呼, 暴守奔北。 數日之間, 略定五十餘城 南, 名竦華夏。 智如伏波而三捷, 聲勢能使漢人宵肝者數稔。 事不如意, 同奮臂 于喝江。 是何等智慧! 何等才略! 而何可等義槩! 而何可一門姊妹, 千古英雄。 蓋女 流之絕無, 而無系中之僅事者也。 丈夫舉事固不可論成否。 ○二王尤不以成否論也 。 千載之下, 讀舊史者令增氣。 歷代迄于本朝, 載在祀典, 而別廟崇祀者處處皆 有, 王之威聲所遺也。 青池之同仁陡古建廟于河畔。 近因河圮 , 擇得接轄之壽昌 縣香園村舊武廟所壹處。 頒給陸畝餘, 立廟香燈奉祀。 欽奉旨準依請; 朝廷而因民 願, 其故亦有所在也。 彼不化遺容, 靈應異蹟, 傳者有所諉。 得空碑于新廟處, 徵文於余, 蓋欲借碑以詳其所傳耳。 余亦借碑以叙所見。 觀者正之。 是記。 明命萬萬年之二十壹, 歲庚子, 仲夏中浣穀旦立。 賜丙戌科進士, 原往北寧學政, 唐川武奐甫撰。 徵王事蹟碑記 世間有奇事業,不禁人之歆動歟?我大南遡自鴻厖 Phiên âm: Trưng Vương sự tích bi kí Thế gian hữu kì sự nghiệp, bất cấm nhân chi hâm động dư? Ngã Đại Nam tố tự Hồng Bàng hất Lê, thượng hạ sổ thiên tải gian, hùng cứ châu vực giả điệt xuất, triệu thành chính thống giả, Đinh Lý Trần Lê tứ tính. Ta đại trượng phu đương như thị. Nữ trung nhi trượng phu tắc [...] Trưng Thị nhị vương yên. [...] Vương dĩ Lạc tướng chi nữ, Lạc vương chi tôn, sở bẩm cố bất phàm dã. Nhiên Văn Lang thất thủ, quốc tế thuộc vu Thục Triệu cập Hán giả, nhị bách dư niên bằng tạ, dĩ phi sở luận dã. Kiêm chi, Hán thủ tứ ngược, hào kiệt vị hưng, thử nhật vực trung thành đắc cảnh tượng kì hĩ tai. 224 Đại Trưng vi phu, tiểu Trưng vi tỉ, phấn tí nhất hô, bạo thủ bôn Bắc. Sổ nhật chi gian, lược định ngũ thập dư thành. Uy chấn Lĩnh Nam, danh tủng Hoa Hạ. Trí như Phục Ba nhi Tam Điệp, thanh thế năng sử Hán nhân tiêu can giả sổ nẫm. Sự bất như ý, đồng phấn tí vu Hát giang. Thị hà đẳng trí tuệ! Hà đẳng tài lược! Nhi hà khả đẳng nghĩa khái! Nhi hà khả nhất tỉ muội, thiên cổ anh hùng. Cái nữ lưu chi tuyệt vô, nhi vô hệ trung chi cận sự giả. Trượng phu cử sự cố bất khả luận thành phủ. [...] Nhị Vương vưu bất dĩ thành phủ luận dã. Thiên tải chi hạ, độc cựu sử giả lệnh tăng khí. Lịch đại hất vu bản triều, tải tại tự điển, nhi biệt miếu sùng tự giả xứ xứ giai hữu, Vương chi uy thanh sở di dã. Thanh Trì chi Đồng Nhân đẩu cổ kiến miếu vu Hà bạn. Cận nhân hà bĩ, trạch đắc tiếp hạt chi Thọ Xương huyện Hương Viên thôn cựu Vũ Miếu sở nhất sứ. Ban cấp lục mẫu dư, lập miếu hương đăng phụng tự. Khâm phụng chỉ chuẩn y thỉnh; triều đình nhân dân nguyện, kì cố diệc hữu sở tại dã. Bỉ bất hóa di dung, linh ứng dị tích, truyền giả hữu sở ủy. Đắc không bi vu tân miếu xứ, Trưng văn ư dư, cái dục tá bi dĩ tường kì sở truyền nhĩ. Dư diệc tá bi dĩ tự sở kiến. Quan giả chính chi. Thị ký. Minh Mệnh vạn vạn niên chi nhị thập nhất, tuế Canh tí, trọng hạ trung hoán cốc đán lập. Tứ Bính tuất khoa tiến sĩ, nguyên vãng Bắc Ninh học chính, Đường Xuyên Vũ Hoán Phủ soạn. Dịch nghĩa: Văn bia ghi sự tích Trưng Vương Trên đời có những sự nghiệp thần kỳ làm cho lòng người hâm mộ cảm động không kìm được chăng? Nước Đại Nam ta từ đời Hồng Bàng đến đời Lê, trong khoảng trên dưới mấy nghìn năm, lần lượt có những vị anh hùng xuất thế giành giữ bờ cõi, còn dựng thành chính thống, là bốn họ Đinh, Lý, Trần, Lê. Than ôi! Đấng trượng phu đúng phải như thế. Còn trong nữ 225 giới, xứng đáng là trượng phu, thì có Hai Bà Trưng. Hai Bà là con Lạc tướng, cháu Lạc vương, bẩm sinh vốn không phải tầm thường. Từ khi Văn Lang mất nước, đất nước ta thuộc về nhà Thục nhà Triệu, rồi đến nhà Hán. Hơn hai trăm năm, sống kiếm ăn nhờ ở đậu, không cần bàn luận làm gì75. Thêm vào đó bọn quan lại nhà Hán thẳng tay tàn bạo, hào kiệt chưa nổi dậy được. Cục diện lúc này mà làm nên cảnh tượng như vậy mới thật là thần kỳ. Hai Bà, Chị vì chồng, em vì chị, vung tay, thét một tiếng mà tên Thái thú tàn bạo76 thua chạy. Chỉ trong mấy ngày đã lấy được hơn năm mươi thành trì. Uy danh lừng lẫy khắp Lĩnh Nam, tiếng tăm khiếp cả Hoa Hạ. Mưu trí như Phục Ba [Mã Viên] mà bị thua ba trận. Thanh thế quân ta đã làm cho người Hán phải mất ăn mất ngủ mấy năm. Đến lúc việc chẳng chiều lòng, Hai bà cùng tử tiết nơi sông Hát. Ôi! Trí tuệ biết nhường nào! Tài giỏi biết nhường nào! Nghĩa liệt và khí khái biết nhường nào! Chị em một nhà, anh hùng nghìn thuở. Có lẽ trong nữ giới chưa bao giờ có người như thế, mà cũng là việc hiếm có trong dòng họ nhà tướng. Việc làm kẻ trượng phu không thể lấy thành hay bại mà bàn luận. Việc làm của Hai Bà càng không nên lấy thành bại mà luận bàn. Nghìn đời sau, đọc sử xưa khiến cùng tăng khí phách. Qua các đời đến bản triều, Hai Bà được ghi trong tự điển77, và lập miếu riêng thờ phụng ở khắp mọi nơi, ấy là do uy thanh của Hai Bà còn lưu truyền lại vậy. Xã Đồng Nhân thuộc huyện Thanh Trì, từ xưa đã dựng đền thờ Hai Bà ở bên đường bờ sông. Gần đây, vì bãi sông lở, mới tìm thấy được xứ Vũ Miếu78 cũ tại thôn Hương Viên thuộc huyện tiếp giáp là Thọ Xương, một khu đất hơn sáu mẫu, xin triều đình ban cấp cho để lập đền, hương đèn thờ phụng. Lời thỉnh cầu được trên ban chiếu chỉ chuẩn y. Sự chấp thuận của triều đình theo nguyện vọng nhân dân, có bằng chứng rõ ràng. Ngay chuyện chân dung Hai Bà còn lại không bị suy suyển, bao chuyện linh ứng lạ kỳ, những điều lưu truyền không phải là không có sở cứ. Nhân tìm được ở nơi đền mới, một tấm bia không khắc chữ, họ đến nhờ tôi viết lời văn, ý muốn mượn tấm bia để truyền lại tường tận sự việc. Tôi cũng muốn mượn tấm bia để bày tỏ ý kiến của tôi. Mong người xem bia, sử lại cho đúng. Vậy làm bài ký. 75 Câu này coi nước ta như bị mất độc lập ngay từ triều Thục An Dương vương là không hợp lý 76 Chỉ Tô Định, Thái thú người Hán 77 Tự điển: danh sách cúng lễ của Nhà nước, điển chế cúng tế của Nhà nước 78 Là khu trường Giảng Vũ đời Lê 226 Ngày tốt, trung tuần tháng trọng hạ [tháng 5] năm Canh tí, Minh Mệnh thứ 21 [1840]. Vũ Hoán Phủ79 hiệu Đường Xuyên, Tiến sĩ khoa Bính tuất [1826], nguyên Đốc học tỉnh Bắc Ninh, soạn80. (Nguồn: Tuyển tập văn bia Hà Nội, Quyển I, NXB KHXH, Hà Nội, 1978, bản dịch trang 110-112) 79 Vũ Tông Phan [1840-1862] tự Hoán Phủ, hiệu Lỗ Am, nguyên quán làng Hoa Đường, huyện Đường An (sau là Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nay là Hải Hưng) ngụ ở thôn Tự Tháp, phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, Hà Nội. Ông đỗ Tiến sĩ năm Minh Mệnh thứ 7 [1826]. Lúc đầu ông làm quan, sau dạy học. 80 Trong bia có một số chữ khắc nhầm, người dịch đã sưu tầm đính chính mà dịch. Xem thêm bài “Tấm bia đá trước sân đền Hai Bà Trưng ở Hà Nội” của Lê Thước - Trần Huy Bá trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 149, tháng 3 và 4, năm 1973, tr.51-54. 227

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_than_tich_hai_huyen_tho_xuong_va_vinh_thuan_thoi_ngu.pdf
Tài liệu liên quan