VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐOÀN KIM THẮNG
THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI TÁI SINH SẢN
CỦA NGƢỜI DÂN HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI – 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐOÀN KIM THẮNG
THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI TÁI SINH SẢN
CỦA NGƢỜI DÂN HÀ NỘI
Chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Hữu Minh
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐO
177 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Thái độ và hành vi tái sinh sản của người dân Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong Luận án trung thực và chƣa ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các trích dẫn chỉ rõ nguồn tài liệu và tác giả.
Tác giả Luận án
Đoàn Kim Thắng
LỜI CÁM ƠN
Tôi bày tỏ sự cám ơn chân thành tới Lãnh đạo Viện Xã hội học, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Khoa Xã hội học, Cơ sở đào tạo Học
viện Khoa học xã hội, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi đƣợc học tập
các Chƣơng trình nghiên cứu sinh tại Học viện và hoàn thành Luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn các địa phƣơng xã/phƣờng của Hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điền giã, khảo sát,
thu thập tƣ liệu để viết Luận án trong giai đoạn 2010-2014; và chân thành
cám ơn Viện nghiên cứu Gia đình và Giới đã cho phép tôi sử dụng một phần
số liệu của cuộc điều tra nghiên cứu Gia đình năm 2010 để làm đối chứng viết
Luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hƣớng dẫn
GS.TS Nguyễn Hữu Minh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong việc định
hƣớng nội dung nghiên cứu, phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu, thu thập tƣ
liệu và những ý tƣởng khoa học để tôi có thể hoàn thành tốt Luận án nghiên
cứu này.
Cuối cùng và hết sức quan trọng, đó là sự động viên của gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã luôn tạo sức mạnh, nguồn cảm hứng cho tôi hoàn thành
Luận án./.
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2015
Nghiên cứu sinh
Đoàn Kim Thắng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận án 1
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 5
2.1. Mục đích 5
2.2. Nhiệm vụ 5
2.3. Giả thuyết nghiên cứu 6
3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 7
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 7
3.2. Phạm vi nghiên cứu 7
4 Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7
4.1. Phƣơng pháp luận 7
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
4.2.1. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu 7
4.2.2. Phƣơng pháp định lƣợng 8
4.2.3. Phƣơng pháp định tính 12
4.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp 12
5 Đóng góp mới của luận án 12
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 13
6.1. Ý nghĩa lý luận 13
6.2. Ý nghĩa thực tiễn 14
7 Cơ cấu của luận án 15
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ VÀ
HÀNH VI TÁI SINH SẢN
1 Nghiên cứu có liên quan đến thái độ và hành vi tái sinh sản trên 16
thế giới và Việt Nam
1.1. Thực trạng tình hình nghiên cứu 16
1.2. Xu hƣớng 18
1.3. Các yếu tố tác động đến thái độ và hành vi sinh đẻ 20
2 Nghiên cứu liên quan đến hành vi dân sô và kế hoạch hóa gia 29
đình đƣợc tiến hành tại Hà Nội
2.1. Thực trạng tình hình nghiên cứu 29
2.2. Xu hƣớng 30
2.3. Các yếu tố tác động đến thái độ và hành vi sinh đẻ 33
CHƢƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1 Các quan điểm lý thuyết 37
1.1. Lý thuyết động lực sinh học 37
1.2. Lý thuyết động lực xã hội 39
1.3. Lý thuyết động lực kinh tế: so sánh chi phí và lợi ích 39
1.4. Thuyết ý tƣởng về văn hóa 40
2 Một số lý thuyết xã hội học áp dụng trong luận án 41
2.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng 41
2.2. Lý thuyết hành vi 43
2.3. Lý thuyết hành động xã hội 46
2.4. Lý thuyết dân số và quá độ dân số 51
2.5. Các phƣơng pháp tiếp cận khác đối với sự quá độ dân số 53
3 Hệ thống các khái niệm 54
3.1. Khái niệm về thái độ 54
3.2. Khái niệm về hành vi 56
3.3. Hành vi xã hội 57
3.4. Hành vi con ngƣời 57
3.5. Khái niệm tái sinh sản 58
3.6. Hành vi tái sinh sản 58
3.7. Địa vị xã hội và địa vị phụ nữ 58
4 Khung phân tích 60
CHƢƠNG III. THÁI ĐỘ TÁI SINH SẢN CỦA NGƢỜI DÂN HÀ
NỘI
1 Giới thiệu chung về dân số và phát triển Hà Nội 64
1.1. Quy mô dân số 64
1.2. Cơ cấu dân số 67
1.3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi 69
2 Đặc điểm nhân khẩu – xã hội đối tƣợng nghiên cứu tại Hà Nội 70
3 Thái độ về số con và sinh đẻ 70
3.1. Thái độ về số con và nhu cầu sinh đẻ 70
3.2. Mong muốn về sinh con và thiên vị giới tính 82
3.3. Phân tích hồi quy kiểm định sở thích sinh con trai 101
Tiểu kết chƣơng III 104
CHƢƠNG IV. HÀNH VI TÁI SINH SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG
4.1 Hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai 107
4.2 Hành vi tái sinh sản 112
4.2.1. Hành vi sinh đẻ - áp lực từ phía các thành viên trong gia 115
đình
4.2.2. Hành vi sinh đẻ - áp lực từ phía cộng đồng 122
3.2.3. Giá trị đứa con - nhân tố tác động đến hành vi sinh đẻ 124
4.3 Tác động của một số yếu tố kinh tế - xã hội đến thái độ và hành 127
vi tái sinh sản của ngƣời dân Hà Nội
4.3.1. Tác động của yếu tố kinh tế 128
4.3.2. Tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội 130
4.3.3. Tác động của giá trị đứa con đến sinh đẻ 134
4.3.4. Tác động từ gia đình 136
4.3.5. Địa vị phụ nữ 138
Tiểu kết chƣơng IV 140
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 144
1. Kết luận 144
2. Kiến nghị 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC 161
CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
N Số: lƣợng mẫu khảo sát
LHQ Liên: hợp quốc
SRB Tỷ: số giới tính khi sinh
TFR Tổng: tỷ suất sinh
IFG Viện: nghiên cứu Gia đình và Giới
MDGs Mục: tiêu thiên niên kỷ
BPTT Biện: pháp tránh thai
TĐTDS Tổng: điều tra Dân số
TCTK Tổng: cục thống kê
BĐDS-KHHGĐ Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình
UNFPA Quỹ: Dân số Liên hợp quốc
VNDHS Điều: tra Dân số và Sức khỏe
VNICDS Điều: tra Nhân khẩu học giữa kỳ
DS-KHHGĐ Dân: số - Kế hoạch hóa gia đình
Cách đọc trích dẫn tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo, trích dẫn đƣợc đánh số thứ tự từ 1 đến n. Trong luận án
các công trình đƣợc tham khảo, trích dẫn đƣợc đánh số đặt trong ngoặc vuông
[ ]. Chẳng hạn, viết “[9]” nghĩa là tài liệu đƣợc trích dẫn đứng ở thứ tự 9 trong
danh mục Tài liệu tham khảo ở cuối luận án. Độc giả chỉ cần tìm đến số thứ
tự 9 trong danh mục Tài liệu tham khảo để có thông tin chi tiết về tài liệu này.
MỤC LỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HỘP
BẢNG
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu - xã hội ngƣời đƣợc phỏng vấn 2010 – 2011 ........ 9
Bảng 2: Đặc điểm nhân khẩu - xã hội ngƣời đƣợc phỏng vấn 2013 – 2014 ...... 11
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về dân số của Hà Nội giai đoạn 2008 – 2014 ........... .64
Bảng 3.2: Tỷ lệ phụ nữ Hà Nội sinh con thứ 3 trở lên theo đơn vị hành chính . 67
Bảng 3.3: Tƣơng quan các nhóm tuổi với tỷ lệ đánh giá “ Con cái là niềm vui
hạnh phúc gia đình” ........................................................................................... .73
Bảng 3.4: Tƣơng quan với địa bàn sinh sống với tỷ lệ đánh giá “Con cái là
niềm vui hạnh phúc gia đình” ............................................................................. 74
Bảng 3.5: Tƣơng quan địa bàn sinh sống với “Con cái là yếu tố kéo dài cuộc
sống của bố mẹ” ................................................................................................. 75
Bảng 3.6: Tƣơng quan trình độ học vấn và “Con cái là yếu tố kéo dài cuộc
sống của bố mẹ” .................................................................................................. 75
Bảng 3.7: Tƣơng quan nhóm tuổi và “Con cái là nhân tố củng cố quan hệ giữa
vợ chồng” ............................................................................................................ 76
Bảng 3.8: Tƣơng quan địa bàn sinh sống và “ Con cái ngƣời chăm sóc bố mẹ
khi về già” .......................................................................................................... 77
Bảng 3.9: Tƣơng quan với nhóm tuổi ngƣời đƣợc hỏi và “ Có con để làm hài
lòng bố mẹ hai bên” ........................................................................................... 79
Bảng 3.10: Tƣơng quan với nhóm tuổi ngƣời đƣợc hỏi và “Có con để làm hài
lòng bố mẹ hai bên” ........................................................................................... 79
Bảng 3.11 :Con cái là cầu nối giữa tổ tiên, thế hệ đang sống và tƣơng lai
tƣơng quan với nhóm tuổi .................................................................................. .80
Bảng 3.12 : Số con mong muốn tƣơng quan với nghề nghiệp ngƣời đƣợc hỏi.. 83
Bảng 3.13 :Mong muốn về số con tƣơng quan với số con hiện có .................... 84
Bảng 3.14: Mong muốn về sinh con theo nhóm tuổi ngƣời đƣợc hỏi. .............. .85
Bảng 3.15: Tƣơng quan giữa nhóm tuổi và số con mong muốn ......................... 89
Bảng 3.16: Tƣơng quan giữa thành phần tôn giáo và số con mong muốn ......... 90
Bảng 3.17:Tƣơng quan giữa thành phần tôn giáo và số con trai/gái. ................ 91
Bảng 3.18:Tƣơng quan giữa số con đã có và giới tính con cái. ......................... .92
Bảng 3.19: Ngƣời chịu trách nhiệm chính chăm sóc cha mẹ lúc về già tƣơng
quan với địa bàn khảo sát. ................................................................................... 96
Bảng 3.20: Ngƣời chịu trách nhiệm chính chăm sóc cha mẹ lúc về già, tƣơng
quan với các thế hệ trong gia đình. .................................................................... .97
Bảng 3.21: Mô hình hồi quy logistic sở thích về con rai. ................................ .103
Bảng 4.1: Thực hành sử dụng các biện pháp tránh thai.. .................................. 111
Bảng 4.2: Sử dụng biện pháp tránh thai tƣơng quan với số con hiện có. ......... 112
Bảng 4.3: Ý kiến ngƣời đƣợc hỏi về đẻ con trai, con gái.. ............................... 113
Bảng 4.1: Số con mong muốn của phụ nữ theo nhóm tuổi qua các cuộc điều
tra gần đây ........................................................................................................ .117
Bảng 4.2: Tƣơng quan nghề nghiệp và số con mong muốn ............................. 125
Bảng 4.3: Tỷ lệ phụ nữ muốn thêm con theo số con hiện có ............................ 126
Bảng 4.4: Tƣơng quan số thế hệ với ngƣời chịu trách nhiệm trong việc chăm
sóc cha mẹ già .................................................................................................. .125
Bảng 4.5: Tƣơng quan giữa số con hiện có với mong muốn đẻ thêm con ....... 127
Bảng 4 6: Tƣơng quan giữa độ tuổi và học vấn với số con đã từng sinh của
phụ nữ Hà Nội ............................................................................................... 133
BIỂU
Biểu 3.1: Mong muốn về sinh con theo tình trạng hôn nhân ngƣời đƣợc hỏi.... 86
Biểu 3.2: Tƣơng quan giữa số con hiện có và số con mong muốn ..................... 88
Biểu 3.3: Lý do sinh con ..................................................................................... 93
Biểu 3.4: Thái độ khi chƣa đủ số con tƣơng quan với số con hiện có ............. .100
Biểu 4.1: Thời gian sử dụng biện pháp tránh thai. ........................................... .110
Biểu 4.2: Tƣơng quan giữa giới tính ngƣời đƣợc hỏi về việc phải đẻ khi chƣa
có con trai ......................................................................................................... 114
Biểu 4.3: Tƣơng quan giữa giới tính ngƣời đƣợc hỏi về việc phải đẻ khi chƣa
có con gái ........................................................................................................ .114
Biểu 4.4: Tƣơng quan sống chung với bố mẹ hai bên và phải đẻ khi chƣa có
con trai ............................................................................................................. .119
Biểu 4.5: Tƣơng quan sống chung với bố mẹ hai bên và phải đẻ khi chƣa có
con gái .............................................................................................................. 120
HỘP
Hộp 4.1: Nữ 35 tuổi, ngƣời ngoại tỉnh lấy chồng Hà Nội ................................ 121
Hộp 4.2: Nam 35 tuổi, 3 con gái ....................................................................... 123
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Việt Nam đang ở giai đoạn hạ thấp nhanh chóng mức sinh, với tổng tỷ
suất sinh năm 1989 là 2,33 con đã giảm xuống 2,05 con mỗi phụ nữ trong
vòng hơn 20 năm qua (1989 - 2012). Sự hạ thấp này chủ yếu là kết quả của
việc chính phủ Việt Nam đã dành ƣu tiên cao cho công cuộc giảm mức sinh
và hãm đà gia tăng dân số kể từ khi đất nƣớc hoàn toàn thống nhất vào năm
1975. Tuy nhiên, năm 2013 tổng tỷ suất sinh lại tăng đôi chút với 2,10 con/
phụ nữ và chỉ giảm rất ít vào năm 2014 (2,09 con/phụ nữ). Tỷ suất sinh thô
năm 2014 là 17,2‰ (tức 17,2 trẻ sinh ra sống trên 1000 ngƣời dân). Tỷ số
giới tính của trẻ em là 112,2 bé trai/100 bé gái, tăng so với mức 111,9 bé
trai/100 bé gái của năm 2011. Tỷ suất chết thô năm 2014 là 6,9‰; tỷ suất chết
của trẻ em dƣới 1 tuổi là 11,8‰; tỷ suất chết của trẻ em dƣới 5 tuổi là 22,4‰.
Mặc dù có những tiến bộ trong việc hạ thấp mức sinh, nhƣng mức độ gia tăng
dân số vẫn còn nhanh. Dân số trung bình cả nƣớc năm 2014 ƣớc tính 90,72
triệu ngƣời, tăng 1,06% so với năm 2013 [59].
Mặc dù có những tiến bộ trong việc hạ thấp mức sinh, nhƣng mức độ
gia tăng dân số vẫn còn nhanh, và ngƣời ta lo ngại về những hậu quả bất lợi
có thể xảy ra cho nền kinh tế Việt Nam. Theo cuộc điều tra dân số năm 1989,
Việt Nam có tỷ suất sinh thô là 30‰, tỷ suất tử là 8‰ và do đó tỷ lệ tăng
trƣởng tự nhiên là 2,2%. Năm 2014, tỷ suất sinh thô là 17,2 ‰ và tỷ suất tử là
6,9‰. Theo tỷ lệ này, số dân nƣớc ta năm 2014 là hơn 90,72 triệu ngƣời.
Kể từ khi công bố kết quả của tổng điều tra dân số tính đến ngày
1/4/2009 thì dân số Việt Nam là 85,8 triệu. Đến nay dân số đã đạt hơn 90
triệu ngƣời. Dự báo với mức sinh hiện nay thì dân số Việt Nam sẽ đạt 95,29
triệu vào năm 2019-102,7 triệu vào năm 2029 và 108,7 triệu vào năm 2049,
1
xếp thứ 3 các nƣớc đông dân nhất khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia,
Philippin) và thứ 13 so với thế giới.
Dân số Việt Nam đạt 90 triệu ngƣời đƣợc coi là sự kiện có ý nghĩa
quan trọng việc phát triển về nhân khẩu học, qui mô và cơ cấu dân số của
nƣớc ta hiện nay và trong tƣơng lai gần. Tăng dân số đang là vấn đề của toàn
cầu chủ yếu tập trung ở châu Á, châu Phi, là chiến lƣợc của mỗi quốc gia.
Dân số ổn định là cơ sở của một xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc, vì mục
tiêu của sự phát triển bền vững.
Năm 2013 dân số Việt Nam đạt xấp xỉ 90 triệu ngƣời là mốc đánh giá
nƣớc ta đã thực hiện vƣợt mức chỉ tiêu về chiến lƣợc dân số và sức khỏe sinh
sản giai đoạn 2011 - 2020. Qui mô dân số không vƣợt qua 93 triệu ngƣời vào
năm 2015 và 98 triệu ngƣời vào năm 2020.
Việt Nam đã bƣớc vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” từ năm 2007 (2
ngƣời trong độ tuổi lao động “cõng” 1 ngƣời phụ thuộc chƣa đến tuổi lao
động hoặc hết tuổi lao động). Theo dự báo giai đoạn “dân số vàng” ở nƣớc ta
sẽ kết thúc vào năm 2041. Với đặc điểm này, độ tuổi lao động ở Việt Nam
tăng từ 61% đến 70%, cả nƣớc có gần 50 triệu lao động chiếm khoảng trên
51% dân số. Việt Nam cần nắm bắt thời cơ này, một trong những việc cần
làm là đào tạo nghề có chất lƣợng cao để tạo sức cạnh tranh trên thị trƣờng
lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động. Đây
cũng chính là lợi thế rất lớn về lực lƣợng lao động hiện nay đối với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Theo dự báo thời cơ thuận lợi này có
thể kéo dài từ 30 - 40 năm. Nhƣng bên cạnh của cơ hội tăng dân số thì cũng
đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức cần đƣợc quan tâm đúng mức. Công tác
DS - KHHGĐ có những công việc lâu nay chúng ta vẫn triển khai có kết quả
nhƣ: giảm tỉ suất sinh, giảm tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên, thực hiện các biện
pháp tránh thai, bảo đảm sức khỏe sinh sản, sàng lọc thai nhi trƣớc sinh và
2
sau sinh thì hiện nay công tác Dân số - KHHGĐ đang đứng trƣớc những vấn
đề “nóng” phải đối mặt. Đó là già hóa dân số, vấn đề giảm sinh, vấn đề mất
cân bằng giới tính khi sinh. Ở Việt Nam ngay từ Tổng điều tra Dân số và Nhà
ở năm 1999 đã cho thấy “tỷ số giới tính khi sinh của toàn quốc là 107, nhƣng
ở nhiều nơi tỷ số này lại rất cao, nhƣ An Giang: 128; Kiên Giang: 125; Sóc
Trăng: 124; Trà Vinh: 124; Hải Dƣơng: 120; Thái Bình: 120...”. Đối với Hà
Nội, ở cả hai cuộc TĐTDS 1999 và TĐTDS 2009 số liệu đều cho thấy tỷ số
giới tính khi sinh nằm trong biên độ cao dao động từ 107-115 trẻ em trai/100
gái [9]. Tỷ số giới tính là một chỉ số nhân khẩu học phản ánh cơ cấu giới tính
của một quần thể dân số, trong đó tỷ số giới tính khi sinh (SRB) thƣờng đƣợc
các nhà nhân khẩu học quan tâm nhất. Tỷ số giới tính khi sinh đƣợc xác định
bằng số trẻ em trai đƣợc sinh ra trên 100 trẻ em gái. Tỷ số này thông thƣờng
là 103 đến 106/100. Duy trì chỉ số này trong giới hạn trên sẽ đảm bảo sự cân
bằng trong phát triển tự nhiên và xã hội của một quốc gia.
Hơn thế nữa, sự gia tăng nhƣ thế có thể làm tăng thêm sức ép dân số
trên đất đai, đặc biệt đối với những khu vực sản xuất lƣơng thực nhƣ đồng
bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam.
Cuộc vận động tích cực cho chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình của
chính phủ Việt Nam tiến hành hơn 30 năm kể từ khi Ủy ban Quốc gia Dân số
và sinh đẻ kế hoạch đƣợc thành lập ngày 11/4/1984 theo Quyết định của Hội
đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ), mới đây đƣợc bổ sung thêm
một chính sách rõ ràng với định mức cho mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con
cho hầu hết mọi cặp vợ chồng. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã có
nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách kinh tế của đất nƣớc. Chính sách
Đổi mới của chính phủ Việt Nam đã góp phần tăng nhanh sản xuất nông
nghiệp và thúc đẩy trao đổi kinh tế với các nƣớc khác, hứa hẹn sẽ đƣa đến
nhiều thay đổi tiếp theo trong tƣơng lai. Tuy nhiên, một mối lo ngại đang
3
đƣợc đặt ra là liệu mức độ kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động kinh tế
gia đình có chiều hƣớng giảm sút, gắn liền với công cuộc đổi mới có thể vô
tình góp phần làm yếu đi khả năng của nƣớc ta trong việc duy trì và tiếp tục
những thành tựu của mình trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình nhằm hạ thấp
tỷ lệ sinh đẻ.
Mặt khác, những năm gần đây tại khu vực đồng bằng sông Hồng, Hà
Nội đang chịu áp lực gia tăng dân số, nhất là trong khu vực nội thành nhƣng
chất lƣợng lại thấp và không đồng đều giữa nội thành và ngoại thành, đây là
những thách thức đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của Thủ đô.
Số liệu thống kê cho thấy sau khi mở rộng địa giới hành chính, dân số
Thủ đô đạt trên 7,1 triệu ngƣời. Đặc biệt trong vòng 4 năm (2008 - 2011) dân
số Hà Nội đã tăng khoảng 43 vạn ngƣời, trong đó tăng dân số cơ học lên tới 5
vạn ngƣời/năm, chủ yếu thuộc các đối tƣợng trong độ tuổi lao động.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 30 dân tộc cƣ trú; trình độ dân
trí và mức sống của mỗi dân tộc, mỗi vùng khác nhau. Nhận thức về công tác
dân số - kế hoạch hóa gia đình, mức thụ hƣởng các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình cũng có khoảng cách và khác biệt giữa
các khu vực.
Trên thực tế, tại các huyện ngoại thành, tỷ lệ chênh lệch giới tính khi
sinh và tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên thƣờng rất cao. Theo Niên giám
Thống kê của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, năm 2015 thì mặc dù tỷ lệ
sinh con thứ ba của phụ nữ Hà Nội năm 2014 có giảm so với năm 2013,
nhƣng những trọng điểm sinh con thứ ba vẫn cao, chủ yếu ở các huyện ngoại
thành mới nhƣ: Hoài Đức (15,59%); Thạch Thất (14,29%); Ứng Hòa
(12,63%); Đan Phƣợng (12,38%); Phú Xuyên (11,70%); và Ba Vì
(11,61%)...Huyện ngoại thành cũ nhƣ Đông Anh (9,07%), Gia Lâm (7,18%).
Các huyện ngoại thành khác tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 5,84% đến
4
8,19%. Các đơn vị tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao cũng thƣờng ở
những khu vực này nhƣ: Gia Lâm, Ứng Hòa, Mê Linh
Nâng cao chất lƣợng dân số, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về chất
lƣợng dân số là vấn đề đƣợc chính quyền và các ban ngành Hà Nội đặc biệt
quan tâm. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu thái độ và hành vi tái sinh sản
của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, việc nghiên cứu thái độ và hành vi tái sinh
sản của cƣ dân Hà Nội là việc làm cần thiết. Việc nghiên cứu này nhằm góp
phần vào việc lập chính sách, phát triển các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho
các cộng đồng dân cƣ, thúc đẩy sự giảm mức sinh cao đang còn duy trì trong
một số nhóm cƣ dân, nhằm ổn định mức sinh thay thế cũng nhƣ nâng cao chất
lƣợng dân số thủ đô. Đây cũng là một trong những mục tiêu đang đƣợc đặc
biệt chú trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô và của cả
nƣớc trong giai đoạn phát triển mới.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là tập trung phân tích về thái độ và hành vi tái
sinh sản của ngƣời dân Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu đề ra và thực hiện đƣợc nhiệm vụ
nghiên cứu của luận án, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Các yếu tố nào có ảnh hƣởng đến thái độ và hành vi tái sinh sản của
ngƣời dân Hà Nội?
Mong muốn (sở thích) sinh con có quan hệ nhƣ thế nào với các yếu tố
về nhân khẩu của ngƣời dân (độ tuổi, quy mô gia đình, số con hiện có
và số con trai hiện có)?
5
Liệu thiên vị giới tính con cái có phải là nhân tố ảnh hƣởng dẫn tới duy
trì mức sinh cao trong các gia đình cƣ dân Hà Nội, đặc biệt là áp lực
đối với ngƣời phụ nữ?
Số con hiện có, ý định sinh thêm con có mối liên quan chặt chẽ nhƣ thế
nào đến việc sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh đẻ?
Có sự khác biệt hay không giữa khu vực nông thôn và đô thị; giữa
thành phần dân tộc trong thái độ và hành vi sinh đẻ của các nhóm dân
cƣ?
2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Một trong những những nhiệm vụ quan trọng của luận án là đƣa ra đƣợc
những bằng chứng khoa học để xem xét các giả thuyết nghiên cứu. Trong
phạm vi của luận án này, các giả thuyết đƣợc đƣa ra dựa trên các câu hỏi
nghiên cứu nhƣ sau:
Giả thuyết 1: Các yếu tố về kinh tế - xã hội và văn hóa, đặc biệt
là văn hóa truyền thống có ảnh hƣởng đến thái độ và hành vi tái sinh sản của
ngƣời dân Hà Nội.
Giả thuyết 2: Mong muốn sinh con có quan hệ với các yếu tố về
nhân khẩu của ngƣời dân (độ tuổi, quy mô gia đình, số con hiện có và số con
trai hiện có).
Giả thuyết 3: Thiên vị giới tính con cái là nhân tố tác động dẫn
tới duy trì mức sinh cao trong các gia đình cƣ dân Hà Nội, đặc biệt là áp lực
đối với ngƣời phụ nữ.
Giả thuyết 4: Số con hiện có, ý định sinh thêm con có mối liên
quan đến việc sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ.
6
Giả thuyết 5: Có sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và đô thị;
giữa thành phần dân tộc trong thái độ và hành vi sinh đẻ của các nhóm dân
cƣ.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là thái độ và hành vi tái sinh sản của ngƣời dân
Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nam và nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại một số xã, phƣờng của
Hà Nội trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2014.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp luận
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thực hiện trong luận án này là phân tích
các số liệu thống kê sẵn có; số liệu từ cuộc nghiên cứu do tác giả tiến hành
năm 2014 tại Hà Nội. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng nguồn số liệu từ
một số cuộc nghiên cứu định lƣợng, định tính do Viện Xã hội học, Viện Gia
đình và Giới (2010); Viện Phát triển xã hội (2010) nhƣ một cách để so sánh
với nguồn số liệu mà tác giả đã tiến hành thu thập.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai luận án, tác giả sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên
cứu nhƣ: Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu; phân tích thứ cấp các số
liệu từ các nghiên cứu trƣớc đó có liên quan đến chủ đề của luận án; phƣơng
pháp định lƣợng (phỏng vấn bằng bảng hỏi soạn sẵn); phƣơng pháp định tính
với kỹ thuật phỏng vấn sâu và nghiên cứu trƣờng hợp (case study) tại một số
xã/phƣờng của Hà Nội.
4.2.1. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu
7
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm các giai đoạn nhƣ: phân tích,
tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng nhƣ những
công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nƣớc và cá
nhân tác giả đã nghiên cứu từ năm 1985 đến nay. Các tài liệu phân tích sẽ
đƣợc phân chia thành nhiều mảng khác nhau, để tiện cho việc tham khảo về
biến đổi của kinh tế - xã hội; sự chuyển đổi của yếu tố văn hóa từ truyền
thống sang hiện đại; các chính sách kinh tế - xã hội và dân số; sự thay đổi các
chuẩn mực xã hội, trong đó có chuẩn mực về sinh sản...tới hành vi tái sinh sản
của ngƣời dân.
4.2.2. Phƣơng pháp định lƣợng (Phỏng vấn bằng bảng hỏi soạn sẵn)
Bên cạnh việc sử dụng nguồn số liệu thu thập đƣợc từ cuộc điều tra
năm 2010 về: “Nhận thức và thái độ về gia đình trên địa bàn thành phố Hà
Nội” do Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tiến hành, năm 2013-2014 tác giả
thực hiện một cuộc điều tra riêng với 300 mẫu tại Hà Nội bao gồm cả nông
thôn và đô thị.
Đối với cuộc điều tra do Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tiến hành
năm 2010-2011, phƣơng pháp chọn mẫu cụm đƣợc áp dụng để đảm bảo rằng
các cuộc khảo sát đại diện cho cuộc sống gia đình ngƣời Hà Nội. Cụ thể, các
cuộc khảo sát đƣợc tiến hành ở 24 xã/phƣờng thuộc 12 quận,huyện của 3 khu
vực khác nhau (8 phƣờng, 8 xã ven nội thành và 8 xã ngoại thành xa trung
tâm Hà Nội). Tại quận trung tâm: Ba Đình gồm các phƣờng (Ngọc Hà, Vĩnh
Phúc); quận Đống Đa (phƣờng Láng Hạ, Khƣơng Thƣợng); quận Hoàng Mai
(phƣờng Lĩnh Nam, Tân Mai); quận Cầu Giấy (phƣờng Trung Hòa, Dịch
vọng Hậu). Huyện giáp nội thành gồm: Từ Liêm (xã Thƣợng Cát, Tây Mỗ);
huyện Đông Anh (xã Liên Hà, xã Võng La); huyện Mê Linh ( xã Văn Khê, xã
Mê Linh); huyện Hoài Đức (xã Song Phƣơng, xã Yên Sở). Huyện xa nội
thành gồm: Chƣơng Mỹ (xã Phú Nghĩa, xã Hữu Văn); huyện Ứng Hòa (xã
8
Hoa Sơn, xã Hòa Xá); huyện Ba Vì (xã Châu Sơn, xã Phú Phƣơng); huyện
Quốc Oai (xã Đông Yên, xã Cộng Hòa).
Về các quận, huyện đƣợc lựa chọn, phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên
đƣợc sử dụng cho các cuộc phỏng vấn. Về xã/phƣờng, lấy mẫu ngẫu nhiên hệ
thống với 50 mẫu đại diện của hộ gia đình đƣợc áp dụng tại 24 xã/phƣờng.
Tổng số có 1.219 ngƣời đƣợc hỏi trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, trong đó có
1.100 chƣa bao giờ lập gia đình đƣợc chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn.
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học – xã hội của mẫu phỏng vấn
năm 2010-2011 (%)
Đặc điểm nhân khẩu học – xã hội Tỷ lệ (%)
N= 1.219
Giới Nam 45,9
Nữ 54,1
Tuổi 18-29 14,5
30-39 18,0
40-49 20,7
50-64 37,3
65+ 9,5
Địa bàn cƣ trú Nội thành 33,3
Giáp ranh nội thành 33,2
Ngoại vi (huyện xa nội thành) 33,5
Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 82,2
Chƣa kết hôn 9,8
Ly dị, ly thân 2,0
Góa 6,1
Việc làm chính Làm việc làm đƣợc trả tiền 56,0
Làm việc không đƣợc trả tiền 20,6
Hƣu trí 13,4
Già, tàn tật 2,4
Không có việc (thất nghiệp) 0,4
9
Nội trợ 3,3
Học sinh, sinh viên 3,9
Mức sống Giàu, khá giả 19,9
Trung bình 70,1
Nghèo 10,1
Sống chung với bố mẹ Sống chung với bố mẹ hai bên 40,1
Không sống với bố mẹ hai bên 59,9
Số ngƣời trong gia đình <=3 ngƣời 25,3
4-6 ngƣời 64,9
7-9 ngƣời 9,5
10 ngƣời trở lên 0,3
Nguồn: Viện nghiên cứu Gia đình và Giới. Khảo sát tại Hà Nội, 2011
Đối với cuộc điều tra riêng năm 2013-2014, tác giả tiến hành với số
mẫu phỏng vấn là 300 nam nữ có vợ/chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15- 49 tuổi)
tại 3 xã nông thôn và 3 phƣờng đô thị Hà Nội. Phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên dựa trên danh sách các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các xã,
phƣờng đã đƣợc lập trƣớc đó. Từ các danh sách đã đƣợc thống kê, chọn mỗi
xã/phƣờng 50 mẫu để phỏng vấn bảng hỏi. Đối với các phỏng vấn sâu, danh
sách đƣợc rút ra từ các phỏng vấn bảng hỏi đã phỏng vấn có vấn đề cần tìm
hiểu sâu. Tổng số có 30 phỏng vấn sâu, chiếm 10% so với tổng số mẫu khảo
sát. Các xã/phƣờng tại Hà Nội đƣợc tiến hành khảo sát bao gồm: Quận Hoàn
Kiếm, đại diện cho khu vực trung tâm Hà Nội (chọn phƣờng Phúc Tân); quận
Tây Hồ, đại diện cho khu vực gần trung tâm (chọn phƣờng Xuân La); quận
Thanh Xuân, đại diện cho khu xa trung tâm (chọn phƣờng Nhân Chính);
huyện Từ Liêm, đại diện cho khu vực ngoại thành cũ (chọn xã Cổ Nhuế);
huyện Sóc Sơn (chọn xã Nam Sơn), và huyện Ứng Hòa (chọn xã Hòa Xá) đại
diện cho khu vực ngoại thành mới đƣợc sáp nhập về Hà Nội năm 2008.
Lợi thế của nghiên cứu riêng này là đƣa ra một bức tranh đa dạng về
những ứng xử của ngƣời dân tại điểm nghiên cứu về thái độ và hành vi tái
10
sinh sản. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích, so sánh với các kết quả nghiên
cứu, các dữ liệu sẵn có khác, đặc biệt các khảo sát quy mô quốc gia để bổ
sung, làm rõ vấn đề mà luận án đề cập.
Bảng 2. Đặc điểm nhân khẩu học – xã hội của mẫu phỏng vấn
năm 2013-2014 tại Hà Nội (%)
Đặc điểm nhân khẩu học – xã hội Tỷ lệ (%)
N= 300
Giới Nam 13,5
Nữ 86,5
Tuổi 15 - 24 17,4
25 - 34 32,6
35 - 44 38,8
45 trở lên 11,2
Địa bàn cƣ trú Đô thị 50,0
Nông thôn 50,0
Tôn giáo Không tôn giáo nào 41,7
Đạo Phật 51,4
Đạo Thiên chúa 5,1
Tôn giáo khác 1,8
Việc làm chính Nội trợ 16,7
Làm ruộng/vƣờn/tiểuThủ công 26,5
Công nhân 16,3
Cán bộ, công chức nhà nƣớc 20,7
Buôn bán 17,7
Khác 2,0
Sống chung với bố Sống chung với cha mẹ hai bên 35,3
mẹ Không sống chung với cha mẹ hai bên 64,7
Số con hiện có 1 con 19,8
2 con 64,0
3 con 15,5
4 con trở lên 0,7
Nguồn: Khảo sát tại Hà Nội, 2014
11
Phƣơng pháp định lƣợng điều tra bằng bảng hỏi tập trung vào việc thu
thập các thông tin chung về các khía cạnh nhân khẩu học - xã hội của các cặp
vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, với các nội dung liên quan đến thái độ và
hành vi tái sinh sản của ngƣời dân.
Các thông tin thập đƣợc xử lý trên phần mềm SPSS 15.0, các thông số
và phép toán thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống
kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.
4.2.3. Phƣơng...ời. Kèm theo đó sẽ xảy ra nhiều
hệ lụy nhƣ: tảo hôn, cƣỡng ép kết hôn, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, bạo lực
đối với phụ nữ và bất ổn xã hội do những vấn đề liên quan đến tình dục của
nam giới.
Mất cân bằng giới tính khi sinh là biểu hiện của bất bình đẳng giới,
phản ánh sự phân biệt đối xử đối với các bé gái ngay cả khi chƣa chào đời. Sự
mất cân bằng cơ cấu giới tính ở trẻ sơ sinh thuộc loại mất cân bằng vật chất -
nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, tất yếu sẽ dẫn tới
nhiều hậu quả. Các hậu quả đó chẳng hạn nhƣ: khó khăn trong việc kết hôn;
nguy cơ lan rộng các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục; gia tăng tội phạm
xã hộiPhân tích tỷ số giới tính của các nhóm tuổi trong dân số Việt Nam tại
Tổng điều tra Dân số năm 1999 và TĐTDS 2009 cho thấy, tỷ số giới tính của
các nhóm 0 - 4 tuổi; 5 - 9 và 10 - 14 tuổi tăng cao từ TĐTDS 1999 và tiếp tục
tăng trong TĐTDS 2009. Điều này cho thấy rất có thể lựa chọn giới tính của
trẻ khi sinh con đã xuất hiện ngay từ những năm 90, khi bắt đầu có Chính
sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế quy mô gia đình chỉ với 1
hoặc 2 con [41].
Khi trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, những ảnh hƣởng của
Nho giáo còn nặng nề và khoa học kỹ thuật tiến bộ cho phép con ngƣời chủ
28
động trong sinh sản kể cả lựa chọn giới tính cho thai nhi, thì việc đảm bảo cân
bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên là cần thiết nhƣng cũng vô cùng
nan giải [9].
2. Nghiên cứu liên quan đến hành vi dân số và kế hoạch hóa gia đình
đƣợc tiến hành tại Hà Nội
2.1. Thực trạng tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề dân số gắn liền với phát triển, không chỉ có ý nghĩa
rất quan trọng, mà còn có tính chiến lƣợc đối với toàn cầu. Công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nƣớc là con đƣờng tất yếu của mỗi quốc gia trong chiến
lƣợc phát triển, thì chúng sẽ là yếu tố trực tiếp thúc đẩy quá trình đô thị hóa,
dẫn đến sự thay đổi cơ bản phân bố dân cƣ giữa thành thị và nông thôn. Ở
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, quá trình này đang diễn ra mạnh
mẽ, đặc biệt là từ năm 1986 khi chính sách Đổi mới đƣợc tiến hành. Đề tài:
“Nghiên cứu các biện pháp và chính sách dân số trong quá trình đô thị hóa”
đã phân tích và đánh giá thực trạng các chính sách trong quá trình đô thị hóa,
cũng nhƣ tác động của các chính sách đó đến phát triển dân số của Hà Nội,
đồng thời khuyến nghị các chính sách về dân số phục vụ cho chiến lƣợc phát
triển kinh tế - xã hội phù hợp với quá trình đô thị hóa của thủ đô [46].
Việt Nam, cũng nhƣ nhiều nƣớc khác trên thế giới coi việc không
ngừng nâng cao chất lƣợng con ngƣời, chất lƣợng giống nòi và chất lƣợng
cuộc sống là mục tiêu cơ bản của chiến lƣợc dân số và phát triển nguồn nhân
lực. Đề tài: “Nghiên cứu các mối quan hệ giữa chất lƣợng dân số với quy mô
hộ gia đình, đề xuất các kiến nghị và giải pháp” đã đánh giá thực trạng về quy
mô và chất lƣợng dân số hộ gia đình trên các khía cạnh về nhân khẩu học,
kinh tế, xã hội trong đó có vấn đề tiếp cận các vấn đề kinh tế, đời sống, các
dịch vụ xã hội và phát triển cộng đồng [26].
29
Đối với Hà Nội, vấn đề giảm sinh và duy trì mức sinh thay thế có thể
tìm thấy rải rác ở một vài nghiên cứu khác nhau, trong đó phải kể đến đề tài
“Mối quan hệ giữa mức sinh và mức chết của trẻ em Hà Nội” đƣợc Uỷ ban
Dân số - KHHGĐ Hà Nội tiến hành năm 1997. Nghiên cứu này chỉ ra mối
quan hệ giữa mức chết trẻ em và mức sinh đƣợc các nhà nghiên cứu phân tích
và coi đó nhƣ một nhân tố ảnh hƣởng đến mức sinh. Nhiều kết quả nghiên
cứu khác cũng chỉ ra rằng, ngƣời phụ nữ có khả năng không sử dụng biện
pháp tránh thai và sinh thêm con cao hơn khi họ có con bị chết. Và điều này,
lại ảnh hƣởng đến mức sinh chung của phụ nữ. Hiện tƣợng này đƣợc các nhà
nghiên cứu gọi là “tâm lý đẻ bù trừ” [65].
Những nguyên nhân dẫn đến việc sinh con thứ ba cũng là chủ đề đƣợc
quan tâm nghiên cứu. Dựa trên kết quả khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu của
Uỷ ban Dân số - KHHGĐ Hà Nội đã phân tích về lý thuyết mức sinh và các
yếu tố ảnh hƣởng đến mức sinh của thành phố Hà Nội trong đề tài: “Phân
tích các yếu tố ảnh hƣởng trong trƣờng hợp sinh con thứ ba trở lên ở các làng
xã ngoại thành Hà Nội, tìm giải pháp thích hợp”, đã đƣa ra nhiều ý kiến bổ
ích cả về lý luận và thực tiễn. Các nhà nghiên cứu cho rằng cần có những giải
pháp đồng bộ để xây dựng gia đình văn hoá mới tƣơng ứng với gia đình ít
con. Nghiên cứu cũng kết luận việc giảm tổng tỷ suất sinh, tiến tới đạt mức
sinh thay thế và giảm tỷ lệ sinh con thứ ba là có liên quan mật thiết với nhau.
2.2. Xu hƣớng
Kể từ hơn 10 năm trở lại đây, những nghiên cứu về dân số nói chung
trong đó có Hà Nội đã tập trung nghiên cứu: “Ảnh hƣởng của mức sống đến
mức sinh”. Kết quả của nghiên cứu cho thấy trình độ văn hóa của ngƣời phụ
nữ nội thành có liên quan đến mức sinh, trình độ văn hóa càng cao thì số con
càng ít [13]. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa di cƣ và sức khỏe do Quỹ Dân
số Liên hợp quốc (UNFPA) tài trợ cũng là một hƣớng nghiên cứu đƣợc triển
30
khai. Nghiên cứu này đƣợc tiến hành ở những nơi có mật độ nhập cƣ cao cho
thấy vấn đề di cƣ đã trở lên bức xúc, có liên quan đến chiến lƣợc phát triển
kinh tế - xã hội chung của đất nƣớc, trong đó có thủ đô Hà Nội. Từ góc độ
dân số và KHHGĐ, nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ ngƣời di cƣ sử dụng BPTT
thấp hơn đáng kể so với ngƣời không di cƣ (65,8% so với 71,7%). Tỷ lệ sử
dụng các BPTT thấp của ngƣời di cƣ, ít nhiều có ảnh hƣởng đến việc thực
hiện kế hoạch hóa gia đình của ngƣời di cƣ và sự ổn định của chƣơng trình
KHHGĐ do thành phố đề ra [10].
Nhóm tác giả do Đoàn Kim Thắng chủ nhiệm đề tài, thực hiện nghiên
cứu năm 2004 cho thấy, trong nhiều năm qua Hà Nội đã triển khai có hiệu
qủa Chƣơng trình Dân số - KHHGĐ và tại thời điểm nghiên cứu Hà Nội là
một trong những địa phƣơng có tỷ lệ sinh thấp với tỷ sinh thô là 16,33%o, tỷ
lệ sinh con thứ 3 trở lên là 5,58% [68]. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng, mức sinh là yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến quá trình biến động tự nhiên
dân số. Mức sinh không chỉ ảnh hƣởng đến quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng dân
số mà còn ảnh hƣởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô.
Chủ đề về già hóa dân số, cũng là chủ đề đƣợc các nhà nghiên cứu dân số
quan tâm. Nghiên cứu “Xu hƣớng già hóa dân số trên thế giới và đặc trƣng
ngƣời cao tuổi ở Việt Nam” chỉ ra rằng, 63,0% ngƣời cao tuổi đã về hƣu ở Hà
Nội vẫn còn hy vọng có nguồn trợ cấp từ con cái. Mong muốn nói trên đã
hiện thực hóa trong đời sống [11].
Nghiên cứu về: “Chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dân
số của Hà Nội theo hệ tiêu chuẩn mới” cũng đã đƣợc triển khai kể từ năm
2006. Nghiên cứu chỉ ra rằng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập
bình quân đầu ngƣời của ngƣời dân Hà Nội trong những năm qua đã đƣợc
31
nâng cao và mức sống đã có những cải thiệnTuy nhiên, công tác quản lý
dân số thủ đô, vì thế chƣa có sự đầu tƣ tƣơng xứng, đó là những thách thức
để giải quyết vấn đề ổn định và nâng cao chất lƣợng dân số thủ đô [55].
Nghiên cứu: “Mất cân bằng giới tính trong dân số Việt Nam hiện nay” chỉ
ra ở Việt Nam ngay từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999 cho thấy tỷ
số giới tính khi sinh của Việt Nam là 107 trẻ trai/100 trẻ gái (tỷ số theo tự
nhiên thƣờng từ 104 đến 106 trẻ trai/100 trẻ gái đƣợc sinh ra), trong đó Hà
Nội đƣợc xếp vào nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao so
với các tỉnh đồng bằng sông Hồng [12].
Nghiên cứu về các biện pháp tránh thai, trong đề tài: “Thực trạng và hiệu
quả sử dụng dụng cụ tử cung (DCTC) trong kế hoạch hóa gia đình” cho thấy
tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng ở các xã thuộc các quận/huyện
phía Tây Hà Nội duy trì việc sử dụng DCTC khá ổn định, tỷ lệ này gia tăng
năm sau hơn năm trƣớc ở một số địa phƣơng của Hà Nội [56]. Lựa chọn các
biện pháp tránh thai hiện có cho ngƣời sử dụng thông qua một chƣơng trình
về KHHGĐ là một yếu tố quyết định quan trọng cho sự thành công của
Chƣơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. Kết quả nghiên cứu đề tài:
“Tình hình sử dụng thuốc tiêm tránh thai tại Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
tăng cƣờng chất lƣợng cung cấp dịch vụ” cho thấy có từ 73,8% trở lên các
phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở Hà Nội sử dụng thuốc tiêm tránh thai
và vai trò của truyền thông có ảnh hƣởng đáng kể đến việc phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ hiểu biết và sử dụng thuốc tránh thai cao [57].
Nghiên cứu về: “Nhận thức, thực hành khám sàng lọc trƣớc sinh và sơ
sinh (SLSS) của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở nông thôn Hà Nội”
cũng cho thấy, SLSS là một biện pháp dự phòng hiện đại, dùng kỹ thuật y
khoa nhằm tìm kiếm để phát hiện ra các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn
32
di truyền ngay khi đứa trẻ vừa đƣợc sinh. Khám sàng lọc sơ sinh đã đƣợc
nhiều phụ nữ ở Hà Nội có con mới sinh tham gia. Tuy nhiên, nghiên cứu này
cũng chỉ ra rằng vẫn còn một số khó khăn trong quá trình thực hiện SLSS ở
nông thôn bên cạnh những vấn đề có liên quan đến yếu tố kỹ thuật y tế, nhận
thức của phụ nữ nông thôn còn có những hạn chế do ảnh hƣởng của phong tục
tập quán, quan niệm truyền thống về chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai và
trẻ sơ sinh [58].
2.3. Các yếu tố tác động đến thái độ và hành vi sinh đẻ
Việc nghiên cứu tổng hợp những lý luận cơ bản về biến động dân số và
tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng là việc làm
cần thiết đã đƣợc nhóm tác giả khoa Kinh tế, Trƣờng Đại học Thƣơng Mại Hà
Nội tiến hành. Qua việc phân tích sự tác động của biến động dân số tới tăng
trƣởng kinh tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 1999 - 2009 nghiên cứu đã đƣa
ra một số dự báo về biến động dân số và tăng trƣởng kinh tế đến năm 2022 và
giải pháp đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa biến động dân số và tăng
trƣởng kinh tế. Các yếu tố ảnh hƣởng đến biến động dân số và tăng trƣởng
kinh tế đƣợc các tác giả đề cập trong đó phải kể đến là các yếu tố về sinh đẻ,
tử vong và di cƣ.
Nghiên cứu cũng cho thấy một bức tranh về tình hình phát triển dân số
trong vòng 10 năm qua (1999 - 2009) Hà Nội có tỷ lệ tăng dân số bình quân
là 2% cao hơn 0,8% so với bình quân cả nƣớc là 1,2%. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên do sinh thêm con là 1,1%. Nghiên cứu cũng dẫn ra nguồn tƣ liệu từ
Tổng điều tra Dân số (1/4/2009) về tỷ lệ di cƣ thuần trong vòng 5 năm (2004-
2009) của Hà Nội là +49,8 phần nghìn, trong đó tỷ suất nhập cƣ là 65,3 phần
nghìn và tỷ suất xuất cƣ là 15,5 phần nghìn. Nhƣ vậy, tính ra mỗi năm Hà Nội
có thêm xấp xỉ 40.000 dân do tăng dân số cơ học. Tỷ số giới tính khi sinh
33
trong dân số Hà Nội ngày càng chênh lệch. Từ năm 2001 đến 2009, tại Hà
Nội trung bình có hơn 100.000 trẻ em ra đời/năm. Hà Nội sau khi đƣợc mở
rộng trong 9 tháng đầu năm 2009, tỷ số giới tính khi sinh là 120 trai/100 gái
cao hơn cùng kỳ năm trƣớc (117 trai/100 gái) và đây cũng là tỷ lệ cao hơn tỷ
số giới tính khi sinh của cả nƣớc (112 trai/100 gái)Tuy nhiên, nghiên cứu
cũng còn những hạn chế, hầu hết các quan điểm mới chỉ chú trọng về vấn đề
quy mô và tăng trƣởng dân số ảnh hƣởng đến kinh tế, ít quan tâm đến một
biến số cơ bản đó là cơ cấu tuổi của dân số, bởi dân số đƣợc phân bố theo các
nhóm tuổi khác nhau và cơ cấu tuổi biến động nhƣ thế nào khi dân số gia
tăng, cũng nhƣ những hành vi khác nhau của mỗi nhóm tuổi đến vấn đề sinh
đẻ, ảnh hƣởng đến sự gia tăng dân số.
Tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2005) trong nghiên cứu của mình về
“Thái độ của ngƣời dân Hà Nội về giới tính của con cái trong gia đình” cho
biết gần đây dân số nƣớc ta gia tăng đột biến. Có rất nhiều nguyên nhân của
tình trạng này, trong đó có nguyên nhân về tâm lý [35]. Một trong số các
nguyên nhân về tâm lý là thái độ về giới tính của con cái trong gia đình. Thái
độ về giới tính con cái trong gia đình thể hiện ở việc mong muốn sinh con trai
hay con gái là chính, hay sinh cả con trai và con gái. Trong nghiên cứu, thái
độ này đã đƣợc tác giả phân ra thành 3 nhóm: (i) nhóm không phân biệt về
giới tính của con trong gia đình có nghĩa “con nào cũng đƣợc”, nhóm này
chiếm 17,8% tổng số ngƣời đƣợc hỏi; (ii) nhóm trung lập, không bày tỏ thái
độ về giới tính của con chiếm 68,2%; (iii) nhóm có thái độ tiêu cực, nhóm này
quá quan tâm đến giới tính của con, mong muốn gia đình “phải có nếp, có tẻ”,
có con trai để nối dõi tông đƣờng, chiếm13,2%. Nghiên cứu này cho thấy,
tâm lý “muốn có nếp, có tẻ”, có con trai nối dõi tông đƣờng vẫn tồn tại ở một
bộ phận không nhỏ ngƣời dân Hà Nội, cho dù trình độ học vấn của những
34
ngƣời đƣợc hỏi khá cao và điều kiện tiếp xúc với các phƣơng tiện thông tin
đại chúng khá thuận lợi.
Trong công trình nghiên cứu: “Nhận thức trách nhiệm xã hội của ngƣời
dân Hà Nội đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình”, tác giả Tô Thúy
Hạnh (2005), cho biết trong vài năm gần đây, tỷ lệ dân số Việt Nam có xu
hƣớng tăng trở lại, đặc biệt hiện tƣợng sinh con thứ ba xảy ra nhiều hơn. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến nhận thức của
ngƣời dân về trách nhiệm xã hội đối với công tác kế hoạch hóa gia đình còn
chƣa thật đầy đủ [36]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác
biệt ở mức có ý nghĩa thống kê giữa những ngƣời có độ tuổi và nghề nghiệp
khác nhau, song lại có sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa những ngƣời có
trình độ học vấn khác nhau và giữa những ngƣời có mức sinh khác nhau. Điều
đáng lƣu ý là, trong bộ phận những ngƣời dân có nhận thức hạn chế về trách
nhiệm xã hội đối với công tác kế hoạch hóa gia đình, vẫn còn tồn tại một tỷ lệ
không nhỏ những ngƣời có trình độ học vấn cao (từ đại học trở lên). Điều này
cũng phản ánh rằng, công tác tuyên truyền, giáo dục về những chính sách, chủ
trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đối với vấn đề kế hoạch hóa gia đình vẫn còn
phải tiếp tục tăng cƣờng hơn nữa, kể cả trong khu vực cán bộ, công chức nhà
nƣớc. Trong đó, đặc biệt chú ý nâng cao nhận thức của ngƣời dân về trách
nhiệm xã hội của họ đối với công tác kế hoạch hóa gia đình, nhằm giảm bớt
tỷ lệ sinh, nhất là sinh con thứ 3 trở lên, để góp phần thúc đẩy việc phát triển
kinh tế xã hội của đất nƣớc.
35
CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Hệ thống các khái niệm
1.1. Khái niệm về thái độ
Thuật ngữ này đƣợc định nghĩa theo nhiều cách là sự định hƣớng tới
một cá nhân, tình huống, thiết chế hay một quá trình xã hội, điều đó để biểu
thị một giá trị hay niềm tin tiềm ẩn; hoặc đối với những ngƣời cho rằng chỉ có
thể phỏng đoán đƣợc thái độ thông qua hành vi quan sát đƣợc, thì thái độ là
một xu hƣớng hành động theo một cách thức nhất định (ít nhiều nhất quán)
hƣớng tới các cá nhân và tình huống.
Các nhà Tâm lý học xã hội và các nhà Xã hội học dành nhiều nỗ lực để
đo lƣờng thái độ, ý kiến và quan điểm về xã hội nói chung; về các mối quan
hệ và những sự kiện diễn ra trong đó; và về sự xác định và đo lƣờng các giá
trị nền tảng, những giá trị không ổn định và đƣợc xem là “định kiến”. Thái độ
đƣợc xem xét nhƣ một sự thay thế cho việc đánh giá hành vi trực tiếp và bởi
vì (đôi khi) thái độ đƣợc giả định là có thể dự đoán cho hành vi. Một số nhà
khoa học xã hội coi thái độ là biến số quan trọng theo nghĩa nội tại của nó, là
những đặc trƣng chủ yếu của cá nhân, nhƣ đƣợc phản ánh, chẳng hạn nhƣ
trong cái gọi là tính cách độc đoán. Quan hệ giữa thái độ và hành động là một
trong những vấn đề gây tranh cãi lâu dài nhất trong nghiên cứu khoa học xã
hội. Có những hành vi nào ẩn chứa dƣới những thái độ nhất định? Tranh luận
này thƣờng diễn ra giữa các nhà Tâm lý học xã hội, và nó đã lên đến cực điểm
sau khoảng sáu thập niên nghiên cứu trong “sự nhất trí chung rằng thái độ, dù
đƣợc đánh giá nhƣ thế nào, cũng chỉ là một trong những nhân tố ảnh hƣởng
đến hành vi” (Icek Ajzen and Martin Fishbein, 1980. Understanding Attitudes
and Predicting Social Behaviour - Hiểu thái độ và đoán trƣớc Hành vi xã hội)
Trong từ điển Anh - Việt, “thái độ” đƣợc viết là “Attitude” và đƣợc
định nghĩa là “cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân”. Từ điển Xã hội học
36
do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh: “tâm thế - thái độ - xã hội
đã đƣợc củng cố, có cấu trúc phức tạp, bao gồm các thành phần nhận thức,
xúc cảm, hành vi” [61].
Trong từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại New
York năm 1996 thì lại cho rằng: “Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững,
do tiếp thu đƣợc từ bên ngoài, hƣớng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối
với một nhóm đối tƣợng nhất định, không phải nhƣ bản thân chúng ra sao mà
chúng đƣợc nhận thức ra sao. Một thái độ đƣợc nhận biết ở sự nhất quán của
những phản ứng đối với một nhóm đối tƣợng. Trạng thái sẵn sàng có ảnh
hƣởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên quan đến đối tƣợng”. Nhƣ
vậy, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “cách ứng xử
của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”. Nó đƣợc cấu
thành rất phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ ngữ
khi định nghĩa về thái độ là khác nhau.
Nhƣ vậy, các học giả đƣa ra nhiều cách hiểu về khái niệm thái độ. Có
học giả quan niệm thái độ một cách đơn giản là cảm giác của cá nhân về một
khách thể nào đó, chẳng hạn nhƣ cảm giác thích hoặc không thích [73]. Cách
hiểu này đƣợc gọi là cách hiểu một thành tố (one - component) về thái độ. Có
học giả lại mở rộng khái niệm này và ám chỉ cả sự hiểu biết, đôi khi cả phản
ứng có tính chất hành vi, đối với khách thể đang xét [74]. Cách hiểu phức tạp
này đƣợc biết đến trong tâm lý học xã hội nhƣ cách hiểu ba thành tố (three-
component hay tripatite) về khái niệm thái độ. Gần đây, nhiều học giả thiên
về định nghĩa thái độ trên cơ sở phân loại khách thể kích thích theo chiều
cạnh có tính đánh giá giá trị. Theo cách hiểu này, thái độ đƣợc hiểu là sự phán
xét có tính chất đánh giá về một khách thể, một vấn đề, một ngƣời, hay một
khía cạnh cụ thể nào đó có thể xác định đƣợc của môi trƣờng [19]. Trong nội
37
dung luận án, đó là quan điểm của các cặp vợ chồng và gia đình về sinh đẻ.
Đây cũng là khái niệm đƣợc dùng xuyên suốt trong luận án này.
1.2. Khái niệm về hành vi
Hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử biểu hiện ra
ngoài của một ngƣời trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định mà ta có thể quan
sát đƣợc [7].
Dƣới góc độ Xã hội học, các nhà Xã hội học phân biệt khái niệm hành
động để làm sáng tỏ khái niệm hành vi: hành động xã hội là một dạng của
hành vi mà chúng là tập hợp có chủ ý trƣớc - nói đến hành vi chủ thể có ý
thức đƣợc hoặc không ý thức đƣợc một cách rõ ràng. Còn nói đến hành động,
nó bao giờ cũng xuất phát từ động cơ, mục đích và định hƣớng giá trị của
hành động.
Hành vi là sự chuyển tải nhận thức, thái độ thành việc làm cụ thể. Hành
vi của con ngƣời ở mức độ cao là đƣợc học tập và có thể thay đổi bởi những
ảnh hƣởng của những động viên hoặc kích thích thay đổi đƣợc của môi
trƣờng. Theo Max-Weber hành vi xã hội là điểm xuất phát của mọi quá trình
xã hội. Theo Parsons, muốn giải thích một hiện tƣợng xã hội nào thì phải quy
về những hành vi cá nhân sơ đẳng, coi nhƣ một dữ kiện, sự kiện riêng.
Nhƣ vậy, hành vi bao giờ cũng phát triển trong hệ thống cƣỡng chế ít
hay nhiều rõ rệt đối với chủ thể. Tuy vậy, nó cũng không hoàn toàn do các cơ
cấu xã hội khách quan quy định. Nó là hành vi cá nhân diễn ra trong quá trình
xã hội hóa, nó còn dựa vào trong những dự định và động cơ của chủ thể hành
vi, cũng nhƣ vào những phƣơng tiện để thực hiện hành vi của chủ thể [61].
1.3. Hành vi xã hội
Theo Max Weber, hành vi xã hội là điểm xuất phát của mọi quá trình
xã hội. Nhà Xã hội học Parsons cũng xuất phát từ hành vi xã hội để xây dựng
38
lý luận xã hội học của ông. Theo quan niệm này, muốn giải thích một hiện
tƣợng xã hội nào, phải quy về những hành vi cá nhân sơ đẳng coi nhƣ một sự
kiện, một dữ kiện riêng. Hành vi của xã hội của một cá nhân vừa mang tính
khách quan, vừa mang tính chủ quan. Hành vi cá nhân đều bao hàm những
yếu tố bất biến (hằng số) của những bối cảnh văn hóa khác nhau. Có thể coi
những hằng số này hợp thành bản tính con ngƣời, nhƣng chỉ có thể hiểu đƣợc
những hành vi cá nhân khi chúng tuân theo những hằng số ấy [19].
1.4. Hành vi con ngƣời
Mỗi cá nhân đều sống trong một tập thể xã hội và có quan hệ với những
ngƣời xung quanh trong những mối tác động qua lại nhất định. Sự tác động
qua lại giữa ngƣời này với ngƣời khác, hay giữa con ngƣời với các sự việc,
hoàn cảnh xung quanh đƣợc thể hiện bởi một hành động đơn lẻ hay các hành
động phối hợp đƣợc gọi là hành vi. Nhƣ vậy hành vi của con ngƣời đƣợc hiểu
là một hành động hay nhiều hành động phức tạp trƣớc một sự việc, hiện
tƣợng mà các hành động này lại chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố bên trong và
bên ngoài, chủ quan và khách quan. Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến
hành vi của một ngƣời nhƣ trình độ văn hóa, phong tục tập quán cộng đồng,
kinh tế xã hội, chính trị, luật pháp, nguồn lực, kỹ năng, phƣơng tiện kỹ năng,
thông tinMỗi hành vi của một ngƣời là biểu hiện của các yếu tố cấu thành
nên nó, đó là kiến thức, niềm tin, thái độ, cách thực hành (hay kỹ năng) của
ngƣời đó trong một hoàn cảnh hay tình huống cụ thể nào đó. Một hành vi có
thể thấy ở một cá nhân, cũng có thể thấy trong thực hành của một nhóm cá
nhân hay cả một cộng đồng. Hành vi đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời
gian dài có thể trở thành thói quen.
1.5. Khái niệm tái sinh sản
Tái sinh sản là khả năng tạo ra các thành viên mới trong cộng đồng. Là
quá trình thay thế thế hệ dân số này, bằng thế hệ dân số khác nhờ quá trình
39
sinh đẻ, là yếu tố chủ yếu của quá trình tái sản xuất dân số. Tái sinh sản chỉ
quan tâm đến hiện tƣợng sinh ra mà còn sống.
1.6. Hành vi tái sinh sản
Hành vi tái sinh sản là cách ứng xử của cá nhân (phụ nữ) trong việc
thực hiện một quá trình sinh đẻ từ thụ thai, mang thai và sinh đẻ. Hành vi tái
sinh sản là thể hiện thái độ của cá nhân về số lần sinh, mang thai và sinh đẻ.
Mối quan hệ giữa thái độ và hành vi tái sinh sản của cƣ dân Hà Nội
đƣợc đề cập trong luận án này còn đƣợc phân tích trong mối quan hệ với địa
vị của ngƣời phụ nữ. Ngoài các hoạt động kinh tế, xã hội bên ngoài và bên
trong gia đình, ngƣời phụ nữ còn là nhân vật chính trong việc tái sản xuất ra
con ngƣời và nuôi dạy con cái.
1.7. Địa vị xã hội và địa vị phụ nữ
Địa vị xã hội là một khái niệm cơ bản của Xã hội học. Khái niệm địa vị
xã hội dùng để chỉ vị trí nhất định trong cấu trúc xã hội. Điều đó có nghĩa là
gắn với mỗi vị trí xã hội, con ngƣời dù là nam hay nữ sẽ có những vai trò
tƣơng ứng. Theo Fichter, mỗi một con ngƣời xã hội đều có địa vị của mình
trong những nhóm và trong xã hội mà cá nhân đó là một thành viên. Xã hội
không phải là sự sắp xếp ngẫu nhiên những con ngƣời, mà là sự sắp xếp có
trật tự và cơ cấu tổ chức xã hội có thể so sánh. Tuy cá nhân và địa vị luôn
luôn đi đôi với nhau, nhƣng có thể xét riêng lẻ một cách trừu tƣợng hóa nhƣ
những khái niệm riêng biệt.
Địa vị thƣờng đƣợc xác định bởi vai trò (vai trò và địa vị là hai khái
niệm không tách rời nhau khi xem xét và so sánh các nhóm xã hội khác) và
các hoạt động gắn liền với địa vị. Theo logic địa vị và vai trò phải nằm trong
mối quan hệ thuận. Vị thế mà một số cá nhân đạt đƣợc trong một nhóm hoặc
thứ bậc xã hội gọi là địa vị xã hội. Địa vị phản ánh quyền lực cá nhân, quyền
40
lợi và uy tín của cá nhân đó. Nếu cá nhân, nhóm có vai trò quan trọng trong
hoạt động của cộng đồng (của xã hội) trong vận hành của các chức năng gia
đình, thì cá nhân, nhóm cũng có vai trò quan trọng trong gia đình, trong cộng
đồng (trong xã hội).
Địa vị phụ nữ là một khái niệm khá phức tạp. Khi nói tới địa vị phụ nữ
là chúng ta muốn so sánh nó với địa vị của nam giới về một loạt các khía cạnh
nhƣ: quyền lực, quyền lợi và nghĩa vụ trong các mối quan hệ gia đình, hôn
nhân, tài sản, tôn giáo, về học vấn, việc làm, về tiếng nói đối với các quyết
định trong phạm vi gia đình cũng nhƣ trong phạm vi cộng đồng.
Đối với những nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam, cho đến nay các chỉ
báo về địa vị phụ nữ cho thấy phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp không
nhỏ trong sản xuất kinh tế và tái sản xuất sức lao động. Song trên thực tế, vẫn
còn khoảng cách lớn giữa sự đóng góp về mặt vật chất và địa vị của họ trong
sinh đẻ. Trong luận án này, tác giả sẽ xem xét vai trò của ngƣời phụ nữ bằng
việc đo về địa vị, vai trò của họ thể hiện qua thái độ và hành vi sinh đẻ, sử
dụng biện pháp tránh thai. Vì vậy xem xét tác động của các yếu tố kinh tế - xã
hội đến thái độ và hành vi tái sinh sản, sử dụng các biện pháp tránh thai của
ngƣời phụ nữ, sẽ có ý nghĩa đầy đủ khi đề cập tới vấn đề địa vị ngƣời phụ nữ.
2. Các quan điểm lý thuyết
Có nhiều lý thuyết đƣợc áp dụng khi đề cập đến vấn đề dân số, sinh đẻ,
hành vi sinh sản nhƣ học thuyết ban đầu về dân số của Malthus (1766-1834),
học thuyết quá độ về dân số (Caldwell 1976; Coale 1975; Teitelbaum 1975)...
Luận án sẽ đi sâu vào phân tích các cơ sở lý thuyết nghiên cứu thái độ
và hành vi tái sinh sản. Việc phân tích mối quan hệ giữa thái độ tái sinh sản
và hành vi tái sinh sản là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học.
Vấn đề đặt ra là liệu các câu trả lời về thái độ tái sinh sản có giúp ích trong
41
việc dự báo hành vi tái sinh sản trong tƣơng lai hay không. Trong cuộc sống,
có không ít trƣờng hợp ngƣời ta nói mà sau đó họ không làm vì nhiều lý do
khác nhau. Đó là chƣa kể việc một số ngƣời đƣợc hỏi không trả lời theo ý
mình, mà nói cái mà họ cho rằng các nhà nghiên cứu muốn nghe. Đồng thời,
cũng có rất nhiều trƣờng hợp những dự định cá nhân sau đó đã trở thành hiện
thực. Về mặt logic, những dự định, những ý muốn, những thái độ đối với
những công việc cụ thể dẫn dắt con ngƣời trong hành vi của họ. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện ý định của mình có nhiều yếu tố có thể làm cho
ngƣời ta thay đổi ý định ban đầu. Vậy, chúng ta nên hiểu nhƣ thế nào về khả
năng dự đoán hành động trong tƣơng lai mà những thái độ và dự định ngày
hôm nay gợi ra? Yếu tố nào khiến cho dự định của một số ngƣời không đƣợc
thực hiện trong khi những ngƣời khác lại thực hiện đƣợc ý định của mình? Đó
là những câu hỏi có tầm quan trọng cả về lý thuyết lẫn tính thực tiễn.
2.1. Lý thuyết động lực sinh học
Mức sinh liên quan đến khả năng sinh sản trên thực tế của một dân số.
Mức sinh hàm chứa hai cấu thành sinh học và xã hội. Từ góc độ sinh học,
sinh đẻ thể hiện khả năng mang thai và sinh con hay còn gọi là mức độ mắn
đẻ trong dân số. Khả năng này trƣớc hết phụ thuộc vào độ tuổi sinh đẻ của
phụ nữ mà thông thƣờng đƣợc quy định là 15 - 49 tuổi. Các nhà lý thuyết sinh
học về dân số đã tìm cách minh chứng rằng yếu tố sinh học sẽ là nhân tố duy
nhất quyết định sự tăng giảm của mức sinh trong điều kiện sinh sản không bị
can thiệp, kiểm soát.
Ngay từ thế kỷ XIX, Herbert Spencer (1873) đã đƣa ra luận điểm rằng
khi xã hội loài ngƣời phát triển và trở nên phức tạp hơn, khả năng mắn đẻ của
dân số sẽ giảm xuống. Theo ông trình độ lao động trí óc trong các xã hội phát
triển sẽ có ảnh hƣởng nghịch chiều đến khả năng sinh sản và do vậy các cặp
vợ chồng và đặc biệt là ngƣời phụ nữ công tác trong các vị trí quản lý, công
42
việc chuyên môn thƣờng có số con ít hơn so với mặt bằng chung. Cũng theo
trƣờng phái này một số nhà lý thuyết sinh học về dân số nhƣ: Viscount de
Lapauge, Doubleday, Josue de Castro, Rose Frisch đã tranh luận rằng sự thiếu
hụt dinh dƣỡng và thực phẩm, thức ăn quá nhiều đạm và hàm lƣợng chất béo
trong cơ thể cũng nhƣ sự pha trộn gien giữa ngƣời vợ và ngƣời chồng không
cùng chủng tộc là nguyên nhân hạn chế khả năng sinh đẻ. Do đó, mức sinh
của các quốc gia công nghiệp phát triển, giàu có luôn thấp hơn mức sinh ở các
nƣớc nghèo, kém phát triển. Tuy nhiên, quan điểm này chƣa đƣợc chứng
minh đƣợc bằng số liệu thực nghiệm trên một quy mô rộng và thiết lập đƣợc
mối quan hệ nhân quả cần thiết. Nhƣ vậy, cả Spencer cũng nhƣ các nhà lý
thuyết này không muốn thừa nhận vai trò của những nhân tố xã hội và hành vi
đằng sau sự khác biệt về mức sinh giữa các nhóm nhân khẩu xã hội – nghề
nghiệp cũng nhƣ sự bất đẳng giữa các nƣớc giàu và các nƣớc nghèo trên
những vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội. Quan điểm sinh học tuy vẫn đƣợc
một số học giả sử dụng song không gây đƣợc tiếng vang lớn trong nghiên cứu
sinh đẻ ở các quốc gia đang phát triển. Năm 1798, Thomas Robert Malthus
nêu quan điểm sinh sản của con ngƣời mang bản chất sinh vật. Động lực của
nó là sự đam mê giới tính.
2.2. Lý thuyết động lực kinh tế: so sánh chi phí và lợi ích
Năm 1957, Liebenstein, nhà khoa học Áo cho rằng, cha mẹ quyết định
sinh đẻ trên cơ sở so sánh lợi ích và chi phí sinh con. Nếu trẻ em đƣợc xem
nhƣ là hàng hóa tiêu dùng lâu bền hay hàng hóa để đầu tƣ, thì cũng cần phải
xem xét chi phí của việc có con là bao nhiêu. Chi phí kinh tế có hai loại chủ
yếu (Robinson và Horlacher 1971:24)
- Chi phí tài chính hay bảo dƣỡng trực tiếp: Đây là những khoản chi phí
của bố mẹ về các khoản thức ăn, quần áo, nhà ở, giáo dục và thuốc men cho
con cái.
43
- Chi phí cơ hội: Đây là những chi phí hay thu nhập mà cha mẹ bị mất
do phải nuôi dƣỡng con cái. Nếu ngƣời mẹ phải bỏ việc do đứa con còn quá
nhỏ, thì cha mẹ mất đi khoản lƣợng có thể có nếu đi làm. Nếu bà mẹ vẫn tiếp
tục đi làm nhƣng phải trả các khoản chi phí cho ngƣời con, thì phần này cũng
có thể đƣợc coi là chi phí cơ hội, bởi vì bà mẹ có thể không phải trả khoản
này nếu nhƣ không có con.
Ở những nƣớc phát triển nhƣ Úc, Anh và Mỹ, chi phí cho trẻ em là
khá cao. Ở Mỹ tổng chi phí kinh tế cho đứa con thứ nhất đến 18 tuổi vào năm
1977 ở một gia đình có mức sống trung bình ƣớc tính khoảng 100.000 đô la
Mỹ (Espenshade 1977: 25-7). Beggs và Chapman (1988) đã sử dụng số liệu
điề...hêm con tăng lên trong số những cặp vợ chồng khi
chƣa đủ số con trai, con gái nhƣ mong muốn, thì chúng ta ắt phải có một cái
nhìn hiện thực hơn về khả năng giảm sinh trong tƣơng lai của cả nƣớc nói
chung, Hà Nội nói riêng, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ mất cân bằng giới tính
khi sinh đã cho chúng ta những con số đáng báo động.
146
Trong nghiên cứu của luận án này cũng chỉ ra rằng vai trò đáng kể của
các yếu tố văn hóa - xã hội nhƣ: giáo dục, truyền thông có ảnh hƣởng tích cực
đến việc giảm nhu cầu số con trong các gia đình. Về phần mình, yếu tố truyền
thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải những yêu cầu của
chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình đến với các cặp vợ chồng, nhất là ở
những vùng mà trình độ văn hóa chung của cƣ dân còn thấp nhƣ địa bàn nông
thôn, vùng địa giới hành chính mới mở rộng của Hà Nội.
Mặc dù địa vị kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng đến mức sinh và thái độ,
hành vi tái sinh sản, song phƣơng pháp đo lƣờng trong các nghiên cứu là
không đơn giản. Cơ chế ảnh hƣởng này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Cụ
thể là, chƣa thể đƣa ra một lời giải đáp rõ ràng cho câu hỏi về ảnh hƣởng của
các yếu tố kinh tế đến nguyện vọng về số con trong gia đình, chỉ báo về số
con mong muốn giảm đối với tất cả các nhóm tuổi các cặp vợ chồng, gợi ý
rằng hoàn toàn không có cơ sở để coi khoán hộ là một động lực có thể làm
tăng số con trong các gia đình nông thôn. Để đánh giá chính xác ảnh hƣởng
của yếu tố này, cần xây dựng đƣợc những chỉ báo đo lƣờng một cách chi tiết
hơn về những khía cạnh cụ thể của khoán hộ cũng nhƣ mối quan hệ giữa nhu
cầu lao động và số con trong gia đình.
Nếu địa vị kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng đến mức sinh, thì di động xã
hội hay sự di chuyển lên xuống theo thang bậc, vị trí trong xã hội có thể cũng
có tác động đến thái độ, hành vi và quyết định sinh đẻ của các cặp vợ chồng.
Tuy nhiên, yếu tố này trong luận án chƣa có đủ điều kiện về nguồn số liệu để
phân tích.
147
Vai trò đáng kể của các yếu tố văn hóa - xã hội và chƣơng trình kế
hoạch hóa gia đình cho thấy tiềm năng của việc thực hiện mục tiêu giảm sinh
thông qua việc nâng cao trình độ văn hóa của cƣ dân và tăng cƣờng các BPTT
trong cƣ dân, đặc biệt là chƣơng trình nhằm làm thay đổi nhận thức của các
gia đình đối với việc sinh con trai, con gái.
Cuối cùng, đúng nhƣ giả thuyết, những ngƣời sống ở thành thị chỉ có
xác suất có sở thích con trai gần bằng một nửa so với những ngƣời sống ở
nông thôn, khi các biến số khác là nhƣ nhau.
2. Kiến nghị
Sau khi tìm hiểu những yếu tố ảnh hƣởng tới thái độ và hành vi tái sinh
sản của ngƣời dân Hà Nội, nhằm góp phần thực hiện ổn định sự phát triển dân
số và kinh tế - xã hội của thủ đô trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi đề xuất
một số kiến nghị chủ yếu sau:
Thứ nhất, tăng cƣờng công tác giáo dục làm cho đông đảo ngƣời dân
thông suốt về sự bình đẳng giữa con trai và con gái. Thông qua việc giáo dục
truyền thông đó, chúng ta sẽ một mặt tạo nên một sự bình đẳng thực sự trong
đời sống, chứ không chỉ đơn thuần là sự quy định pháp lý. Và, mặt khác làm
cho nhu cầu về việc phải có đủ con trai, con gái nhƣ mong muốn không còn là
nhu cầu bức bách đến mức ngƣời dân phải phá vỡ các chuẩn mực về quy mô
gia đình nhỏ 1 hoặc 2 con mà nhà nƣớc đã đề ra.
Thứ hai, có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tác động đến thái độ và hành vi tái
sinh sản của ngƣời dân Hà Nội. Một trong tác động đó là yếu tố văn hóa
148
truyền thống. Yếu tố văn hóa truyền thống hiện vẫn còn tác động khá mạnh
mẽ đến các quan niệm và giá trị về con cái, thông qua đó tác động mạnh đến
thái độ và hành vi sinh đẻ của ngƣời dân, đặc biệt với ngƣời dân ở các vùng
nông thôn – nơi còn bảo lƣu nhiều những tập tục cũ, cản trở tới sự phát triển
kinh tế - xã hội trong đó có vấn đề sinh đẻ. Những truyền thống, nếu đang là
rào cản cho sự phát triển cần thay đổi và thay vào đó bằng những giá trị mới.
Thứ ba, những năm gần đây tình trạng mất cân bằng giới tính của Hà
Nội đang ở mức báo động. Sự mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn tới nhiều
hệ lụy cho sự ổn định và phát triển về kinh tế - xã hội của thủ đô nhƣ: khó
khăn trong việc kết hôn, nguy cơ lan rộng các bệnh lây truyền qua đƣờng tình
dục do “thừa” nam “thiếu” nữ, gia tăng tội phạm xã hộiCó rất nhiều nguyên
nhân gây nên tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, trong đó có sự thiên
vị về giới tính con cái trong các gia đình. Cho nên cần triển khai một số giải
pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài, đó là: đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội;
chú trọng xây dựng hoàn thiện chính sách pháp luật; tăng cƣờng giám sát việc
thực thi pháp luật (việc quy định pháp luật về siêu âm chuẩn đoán giới tính
thai nhi) và đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhằm thay đổi hành vi của
ngƣời dân về thái độ và hành vi sinh đẻ. Khi trình độ phát triển kinh tế - xã
hội còn thấp, những ảnh hƣởng của Nho giáo còn nặng nề và khoa học kỹ
thuật tiến bộ cho phép con ngƣời chủ động trong sinh sản, kể cả lựa chọn giới
tính thai nhi, thì việc đảm bảo cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự
nhiên là cần thiết.
Cuối cùng, để chƣơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình đạt đƣợc
hiệu quả cao hơn nữa, cụ thể là để ngƣời dân có thái độ và hành vi tái sinh sản
theo đúng các chuẩn mực mà Chƣơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình
149
của nhà nƣớc đã đề ra, cần duy trì và phối kết hợp các chủ trƣơng, chính sách
từ vi mô đến vĩ mô nhằm nâng cao hơn nữa trình độ dân trí, bên cạnh phát
triển đời sống kinh tế - xã hội cần có chính sách an sinh xã hội bảo đảm một
cách bền vững cho ngƣời già, xóa bỏ bất bình đẳng nam nữ trong xã hội, để
giá trị con trai con gái nhƣ nhau./.
150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đoàn Kim Thắng, 2015. Vị thành niên và thanh niên Hà Nội: Về sức
khỏe sinh sản tiền hôn nhân. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. Số 9 (94)
2015.
2. Đoàn Kim Thắng, 2014. Nhận thức, thực hành khám sàng lọc trƣớc sinh
và sàng lọc sơ sinh của phụ nữ có chồng độ tuổi sinh đẻ ở nông thôn Hà
Nội. Tạp chí Xã hội học số 3(127) năm 2014.
3. Đoàn Kim Thắng, 2012. Viêm nhiễm đƣờng sinh sản phụ trong độ tuổi
sinh đẻ ở phía Tây Hà Nội: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí nghiên cứu
Gia đình và Giới, số 4 năm 2012.
4. Đoàn Kim Thắng, 2012. Tình hình sử dụng thuốc tiêm tránh thai của phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Xã hội
học, số 3(119 năm 2012.
5. Đoàn Kim Thắng, 2011.Thực trạng và hiệu quả sử dụng Dụng cụ tử cung
trong KHHGĐ: Nghiên cứu tại các quận, huyện phía Tây Hà Nội. Tạp chí
nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2 năm 2011.
6. Đoàn Kim Thắng, 2009. Hiểu biết về chăm sóc sức khỏe phụ nữ quanh
tuổi mãn kinh: Nghiên cứu trƣờng hợp Hà Nội. Tạp chí nghiên cứu Gia
đình và Giới, số 5 năm 2009.
7. Đoàn Kim Thắng, 2008. Sức khỏe sinh sản, sự hiểu biết và dịch vụ cung
ứng cho nam giới ở Hà Nội. Tạp chí Xã hội học, số 2(102) năm 2008.
8. Đoàn Kim Thắng, 2007. Sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc ở vùng
sâu, vùng xa. Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới số 3 năm 2007.
9. Đoàn Kim Thắng, 2006. (sách cá nhân). Các chính sách và giải pháp
nâng cao chất lƣợng dân số theo hệ tiêu chuẩn mới. Nxb Khoa học xã hội.
Hà Nội 2007.
151
10. Đoàn Kim Thắng, 2005. Tình hình sức khỏe, dinh dƣỡng và KHHGĐ
của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở một số vùng nông thôn hiện nay. In trong sách
“Những nghiên cứu xã hội học nông thôn” do Bùi Quang Dũng chủ biên.
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2004.
11. Đoàn Kim Thắng, 1998. Ảnh hƣởng của văn hóa gia đình truyền thống
tới hành vi sinh đẻ của ngƣời phụ nữ nông thôn Bắc Bộ.Thông tin Dân số,
UBDS-KHHGĐ số 1 năm 1998.
12. Đoàn Kim Thắng, 1996. Quyết định sinh đẻ và lựa chọn biện pháp tránh
thai của các cặp vợ chồng ở nông thôn. Thông tin Dân số, UBDS-KHHGĐ
số 6 năm 1996.
13. Đoàn Kim Thắng, 1995. Hoạt động truyền thông với chƣơng trình Kế
hoạch hóa gia đình. Tạp chí Xã hội học số 2(50) năm 1995.
14. Đoàn Kim Thắng, 1989. Nâng cao địa vị phụ nữ, chuyển đổi mức sinh và
thực hành kế hoạch hoá gia đình. Tạp chí Xã hội học số 4(28) năm 1989.
15. Đoàn Kim Thắng, 1985. Quan niệm của ngƣời nông dân về đẻ con trai
và con gái. Tạp chí Xã hội học số 4(12) năm 1985.
152
TÀI LIỆU THAM KHẢO
a) Tài liệu Tiếng Việt
[1] A.I. Antonov, 1980. Xã hội học về tỷ lệ sinh đẻ. Nhà xuất bản Thống kê,
Matxcova 1980.
[2] Đặng Nguyên Anh, 2007. Xã hội học Dân số. Nhà xuất bản Khoa học xã
hội, Hà Nội 2007.
[3] Nguyễn Thị Vân Anh, 1993. Sở thích sinh đẻ ở một số vùng nông thôn
Việt Nam. Tạp chí Xã hội học số 2/1993. Tr. 35-47.
[4] Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ Hà Nội, 2015. Hội nghị tổng kết
Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015và định
hướng giai đoạn 2016-2020. Tổ chức 10/9/2015 tại Hà Nội.
[5] Phạm Văn Bích, 1989. Một đặc trưng về cơ cấu chức năng của gia đình
Việt nam ở đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Xã hội học số 2/1989. Tr.52-55.
[6] Phí Văn Ba, 1991. Hệ thống kinh tế hộ gia đình nông dân đồng bằng:
Hiện trạng và triển vọng. Tạp chí xã hội học số 4/1991. Tr.31-37.
[7] Đoàn Văn Chúc, 1997. Văn hóa học. Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin.
Hà Nội, 1997.Tr.142.
[8] Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Phân tích chi tiết những kết quả
mẫu: Điều tra Dân số Việt Nam năm 1989. Hà Nội, Tổng cục Thống kê,
1991.
[9] Nguyễn Đình Cử và cộng sự, 1992-1993. Ảnh hưởng của mức sống đến
mức sinh. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. Mã số b92-20-10. Kỷ yếu khoa học 20
năm thành lập Viện Dân số và các vấn đề xã hội. Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội.
[10] Nguyễn Đình Cử, Nguyễn Thị Thiềng, Lƣu Bích Ngọc, Vũ Hoàng
Ngân, 2004. Báo cáo Điều tra di cư Việt Nam năm 2004. Tổng cục Thống kê
và UNFPA tài trợ.
153
[11] Nguyễn Đình Cử, 2006. Xu hướng già hóa dân số thế giới và đặc trưng
người cao tuổi ở Việt Nam. Tạp chí Gia đình và Trẻ em, số 11 năm 2006.
[12] Nguyễn Đình Cử, 2010. Về mất cân bằng giới tính trong dân số Việt
Nam hiện nay. Vấn đề mất cân bằng giới tính trong dân số Việt Nam hiện
nay. Tạp chí Báo cáo viên, số 9 năm 2010.
[13] Nguyễn Đình Cử, 2012. Ảnh hưởng của mức sống đến mức sinh. Kỷ yếu
khoa học 20 năm thành lập Viện Dân số và các vấn đề xã hội. Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội. Tr.7-14.
[14] Nguyễn Đình Cử, 2012. Xu hướng già hóa dân số thế giới và đặc trưng
người cao tuổi Việt Nam. Kỷ yếu khoa học 20 năm thành lập Viện Dân số và
các vấn đề xã hội. Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tr.151-156.
[15] Trần Anh Châu, 2005. Một số yếu tố tác động đến gia tăng dân số nhìn
từ góc độ tâm lý học. Tạp chí Tâm lý học số 7 (76), tháng 7 năm 2005. Tr.59-
63.
[16] Cục thống kê thành phố Hà Nội, 2013. Niên giám Thống kê 2013. Nhà
xuất bản Thống Kê, Hà Nội 2013.
[17] Cục thống kê thành phố Hà Nội, 2015. Niên giám Thống kê 2015. Nhà
xuất bản Thống Kê, Hà Nội 2015.
[18] Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội. Số liệu thống kê các năm 2003-
2011.
[19] David Lucas và Pauleyer, 1996. Nhập môn nghiên cứu Dân số. Dự án
VIE/92/P04. Hà Nội, 1996.
[20] Trần Thị Dung, 1999. Nghiên cứu các mối quan hệ giữa chất lượng dân
số với quy mô hộ gia đình, đề xuất các kiến nghị và giải pháp. Chƣơng trình
nghiên cứu khoa học cấp thành phố. Mã số 01X-06-22/01-98-1.
[21] Điều tra Nhân khẩu học giữa kỳ, 1998. Tổng cục Thống kê và ủy ban
Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, 1998.
154
[22] Tống Văn Đƣờng, Trần Thị Thu và cộng sự, 2003. Mối quan hệ giữa
mức sống của cƣ dân với mức sinh và những biện pháp nâng cao mức sống ở
Việt Nam trong giai đoạn 2004-2012. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ
Giáo dục và đào tạo.
[23] Đỗ Thái Đồng, 1990. Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam
Bộ Việt Nam. Tạp chí Xã hội học số 3/1990.
[24] Easterlin, 1975. Một khung cảnh cho việc phân tích mức sinh. Nghiên
cứu Kế hoạch hóa gia đình 1975.
[25] Georges Tapinos, 1996. Những khái niệm cơ bản của Nhân khẩu học.
Dự án VIE/92/P04. Hà Nội, 1996
[26] Giađinh.net ngày 27/12/2012. Chính sách dân số và hành vi sinh đẻ của
Hàn Quốc.
[27] Vũ Hòa Quang, 1997. Về lý thuyết hành động xã hội của M. Weber. Tạp
chí Xã hội học số 1 năm 1997.
[28] Vũ Mạnh Lợi, 1990. Tình hình sinh đẻ qua các cuộc điều tra lớn. Tạp
chí Xã hội học số 2/1990.
[29] Vũ Mạnh Lợi, 1990. Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn. Tạp
chí Xã hội học số 3/1990.
[30] Lƣu Đức Hải, 2014. Báo cáo hội thảo “Các vấn đề ven đô và đô thị
hóa”. Viện quy hoach đô thị - nông thôn. Bộ xây dựng, 2014.
[31] Vũ Tuấn Huy, 1993. Những vấn đề kiến thức, tâm thế và thực hành kế
hoạch hóa gia đình qua điều tra 7 tỉnh ở Việt Nam. Tạp chí Xã hội học số
4(44) năm 1993.
[32] Khuất Thu Hồng, Tine Gammeltoft, 2010. Sự ưa thích con trai ở Việt
Nam: Ước muốn thâm căn, công nghệ tiên tiến. ISDS tháng 11 năm 2010.
[33] Đỗ Trọng Hiếu, Hoàng Thị Vân, P.Donandson, Quan Lệ Nga, 1996.
Cung cách sử dụng vòng tránh thai ở Việt Nam. Trong cuốn: " Các phƣơng
155
pháp đánh giá chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình". Nhà xuất bản Thanh niên,
Hà Nội 1996. Jhon Ross và Phạm Bích San chủ biên.
[34] Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghiã Việt Nam năm 1992.
[35] Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, 2005. Thái độ của người dân Hà Nội về giới
tính của con cái trong gia đình. Tạp chí Tâm lý học số 5, tháng 5 năm 2005.
Tr.50-53.
[36] Tô Thúy Hạnh, 2005. Nhận thức về trách nhiệm xã hội của người dân
Hà Nội đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Tạp chí Tâm lý học
số 7 năm 2005.
[37] Tƣơng Lai, 1991. Thử gợi lên một số vấn đề gia đình, dân số và sự phát
triển nông thôn. Tạp chí Xã hội học số 4/1991.
[38] Tƣơng Lai, 1992. Một số vấn đề dân số từ hướng tiếp cận Xã hội học.
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1992.
[39] Nguyễn Hữu Minh, 1991. Biến đổi kinh tế - xã hội và khả năng giảm
chuẩn mực số con trong gia đình nông dân đồng bằng Bắc bộ. Tạp chí Xã hội
học số 4/1991.
[40] Mai Quỳnh Nam, 1994. Khi văn hóa tăng thì số con giảm. Tạp chí Xã
hội học số 4/1994.
[41] Lƣu Bích Ngọc, 2012. Khác biệt giới trong dân số, giáo dục, việc làm ở
Việt Nam qua 25 năm Đổi mới. Kỷ yếu khoa học 20 năm thành lập Viện Dân
số và các vấn đề xã hội (1992-2012). Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội.
[42] Nguyễn Xuân Nghĩa, 2008. Lý thuyết lựa chọn hợp lý và việc giải thích
hiện tượng tôn giáo. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2/2008. Tr 69-79
[43] Nguyễn Văn Tân, 2012. Tỷ lệ sinh con thứ ba tăng vọt trong năm
“Rồng”. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, 2012.
[44] B. Ph.Lomov, 2000. Những vấn đề lý luận và Phương pháp tâm lý học.
Nhà xuất bản Đại học quốc gia. Hà Nội, 2000. (Nguyễn Đức Hƣởng, Dƣơng
Diệu Hoa và Phan Trọng Ngọ dịch)
156
[45] Talcott Parsons, 1951. Hệ thống xã hội. NY(Mỹ), 1951.
[46] Nguyễn Quý Thu (Chủ nhiệm đề tài), 1997. Nghiên cứu các biện pháp
và chính sách dân số trong quá trình đô thị hóa. Chƣơng trình nghiên cứu
khoa học cấp thành phố Hà Nội, 1996. Mã số: 96/02
[47] Đoàn Kim Thắng, 1985. Quan niệm của người nông dân về đẻ con trai,
con gái. Tạp chí Xã hội học số 4/1985.
[48] Đoàn Kim Thắng, 1989. Nâng cao địa vị phụ nữ thông qua các hoạt
động tăng thu nhập và kế hoạch hóa gia đình. Tạp chí Xã hội học số 4/1989.
[49] Đoàn Kim Thắng, 1990. Tình hình sức khỏe, dinh dưỡng và kế hoạch
hóa gia đình của người phụ nữ nông thôn. Tạp chí Xã hội học số 2/1990.
[50] Đoàn Kim Thắng, 1990. Vai trò của người phụ nữ với chương trình kế
hoạch hóa gia đình ở nông thôn. Tạp chí Dân số và Gia đình, UBQG Dân số -
Kế hoạch hóa gia đình, số 9 tháng 10/1990.
[51] Đoàn Kim Thắng, 1993. Ứng xử của người phụ nữ với các biện pháp
tránh thai. Thông tin Dân số, UBQG Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, số
5/1993.
[52] Đoàn Kim Thắng, 1996. Thông tin truyền thông với chương trình kế
hoạch hóa gia đình ở nông thôn. Trong cuốn sách: "Dân số đồng bằng Bắc
bộ: Những nghiên cứu từ góc độ Xã hội học". Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
Hà Nội 1996.
[53] Đoàn Kim Thắng, 1998. Ảnh hưởng của văn hóa gia đình truyền thống
tới hành vi tái sinh sản của người phụ nữ nông thôn đồng bằng sông Hồng.
Thông tin Dân số, 1/1998.
[54] Đoàn Kim Thắng và Nguyễn Lan Phƣơng, 1998. Địa vị phụ nữ, sức
khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: So sánh giữa phụ nữ hai dân tộc
Thái và Êđê. Tạp chí Xã hội học số 1/1998.
157
[55] Đoàn Kim Thắng, 2006. Chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dân số Hà Nội theo tiêu chuẩn mới. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội 2006.
[56] Đoàn Kim Thắng, 2011. Thực trạng và hiệu quả sử dụng DCTC trong
kế hoạch hóa gia đình (Nghiên cứu các quận, huyện phía Tây Hà Nội). Tạp
chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 1 năm 2011.
[57] Đoàn Kim Thắng, 2012. Tình hình sử dụng thuốc tiêm tránh thai tại Hà
Nội: Thực trạng và giải pháp tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ. Tạp
chí Xã hội học số 3 năm 2012.
[58] Đoàn Kim Thắng, 2014. Nhận thức, thực hành khám sàng lọc trước
sinh và sơ sinh của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở nông thôn Hà
Nội. Tạp chí Xã hội học số 3 (127) năm 2014.
[59] Tổng cục Thống kê, 2011. Mức sinh và mức chết ở Việt Nam: Thực
trạng, xu hướng và những khác biệt.
[60] Tổng cục Thống kê, 2013. Số liệu thống kê về Dân số- Gia đình.
[61] Nguyễn Khắc Viện, 1994. Từ điển Xã hội học. Nhà xuất bản Thế giới,
Hà Nội 1994
[62] Lê Thi, 2006. Cuộc sống và biến động hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện
nay. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội
[63] Lê Ngọc Văn, 2011. Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam. Nhà xuất
bản Khoa học xã hội. Hà Nội.
[64] Phạm Bích San, 1991. Mức sinh, gia đình và bối cảnh kinh tế - xã hội ở
nông thôn Việt Nam. Tạp chí Xã hội học số 4/1991.
[65] Phạm Bích San, 1990. Gia tăng dân số ở Việt Nam: Khuynh hướng và
triển vọng. Tạp chí Xã hội học số 2/1990.
[66] Phạm Bích San, 1997. Dân số đồng bằng sông Hồng. Trong cuốn: " Xã
hội học và những thành tựu bƣớc đầu" Tƣơng Lai chủ biên, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội 1997.
158
[67] Số liệu thống kê. Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội các năm 2003-2011
[68] Uỷ ban dân số - Gia đình và Trẻ em Hà Nội, 2004. Báo cáo Tổng kết
công tác Dân số - Gia đình và Trẻ em năm 2004,
[69] John Ross và Phạm Bích San, 1996. Các phương pháp đánh giá
chương trình kế hoạch hóa gia đình. Nhà xuất bản Thanh niên. Hà nội, 1996.
[70] John Knodel và Phạm Bích San, Peter Donalson, Charles Hirchman,
1995. Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội. Nhà xuất
bản Thống kê. Hà Nội, 1995.
[71] Jan Szczepanski, 1969. Những khái niệm cơ bản của Xã hội học. Nhà
xuất bản Tiến bộ Matxcơva, 1969.
[72] W.Parker Mauldin và Sheldon J.Segal, 1996. Sự phổ biến của việc sử
dụng các phương pháp tránh thai: Các xu hướng và vấn đề. Trong cuốn: "Các
phƣơng pháp đánh giá chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình". Nhà xuất bản
Thanh niên, Hà Nội 1996.
b) Tài liệu tiếng Anh
[73]Bem, D.J,1970. Beliefs, attitudes, and human affairs. Belmont, CA:
Brooks/Cole
[74] Breckler, S.J, 1984. Empirical validation of affect, behavior, and
cognition as distinct components of attitude. Journal of Personality and
Social Psychology, 47, 1191-1205.
[75] Baron, R.M., and Graziano, W.G, 1991. Social Psychology. Holt,
Rinehart and Winston, Inc.
[76] Belanger,D.,2002. Son preference in Rural Village in North Vietnam.
Studies in Family Planning 33, 4, 321-334
[77] Cleland, Fohn, Wilson, Christopler, 1987. Demand theories of the
fertility trasition: An inconoclastie view Population studies, No.41 (1) March.
159
Pp 5-30. [78] David, Kingsley, 1963: The Theory of change and response in
Modern Demographic history. Population Index, 29(4) 1963.
[79] Gammeltoft, T.,1999. Women’s bodies, Women’s worries. Health and
Family planning in a Vietnames Rural Community. Richmond: Curzon Press.
[80] Gammeltoft, T. and Nguyen Thi Thuy Hanh, 2007. The
commodification of Obstetric Ultrasoun Scanning in Hanoi, Vietnam.
Reproductive Health Matters 29, 163-171.
[81] Pritchett-Lant H, 1994. Desired fertility and the impact of population
policies. Population and Development Review, March, vol.20 (No.1). pp 1-56
[82] Li-Jiali, 1988. Son preference, government control and the one-child
policy in China: 1979-1988, Reaserch Division Working Papers 52, The
Population Council, New York.
[83] Vu Manh Loi, 1998. Fertility bihaviour in the Vietnam Red rive delta.
Ph.D Thesis, 1998.
[84] Hy Van Luong, 1989. Vietnameses Kinship: Structural Principles and
the Socialist Tranformation in North Vietnam. The Journal of Asia Studies
48,4,741-756.
[85] Mona A.Khalifa, 1988. Attitudes of Urban Sudanese Men Towward
Family Planning. Studies in Family Planning, Vol. 19 Number 4, July/August
1988, pp 236-247.
[86] Vu Quy Nhan, Knowwledge and Attitudes of Grassroots Family
Planning workers about Contraceptive Methods. ESCAP, 1989.
[87] Neal Kar Nair and Lawwrence Smith, 1991. Reasons for Not Using
Contraceptives: An International Comparision. Vol.15, Number2,
March/April 1991, pp 84-92.
[88] Do Trong Hieu, Pham Thuy Nga, Doan Kim Thang, Andrew, Vu Quy
Nhan, Nguyen Thi Thom, Ruth Simons, Peter Fajans, Peter Hall, Do Thi
160
Thanh Nhan, Kus Hardjanti, 1995. An assesment of the need for
Contraceptive Introduction in Vietnam. WHO, Genevar, 1995.
[89] John Bogaarts, 1978. A framework for fertility determinats analysis.
Population and Development Review, 1978, pp 105 -132.
[90] John Caldwell, 1982. Theory of fertility Decline. Academic Press, New
York.
[91] Jarl Lindgen, 1984. Toward smaller families in the changing society.
Publication of the Population Research Institute, series D, No.11, 1984.
[92] Ronal Freedman, 1979. Theories of fertility decline: a reappraisal.
World population and development. Syracuse University Press, Syracuse: 63-
79.
161
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng hỏi phỏng vấn năm 2014
Luận án nghiên cứu sinh 2014
BẢNG HỎI PHỎNG VẤN CÁ NHÂN
ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ (15-49) CÓ CHỒNG/VỢ
Mã số ngƣời trả lời:...............
Quận/Huyện:.........................Xã/Phƣờng:............................................Tp. Hà
Nội
Ngày phỏng vấn: Ngày/tháng/Năm 2014
Họ và tên ngƣời trả
lời:.........................................................
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU – XÃ HỘI NGƢỜI TRẢ LỜI
Câu 1 Anh/chị sinh năm nào? (Ghi theo năm dương lịch): 19..... Khoanh
Giới tính: Nam: 1 Nữ: 2 vào số
lựa
chọn
Câu 2 Anh/chị ngƣời dân tộc a. Kinh 1
nào? b. Dân tộc khác ( ghi rõ)............... 2
Câu 3 Anh/chị theo tôn giáo a. Đạo Phật 1
nào? b. Đạo Thiên chúa 2
c. Tôn giáo khác (ghi rõ).............. 3
d. Không theo tôn giào nào. 4
Câu 4 Trình độ học vấn của a. Không biết đọc, biết viết 1
Anh/chị là gì? b. Biết đọc, biết viết 2
c. Cấp 1 (Tiểu học) 3
d. Cấp 2 (Trung học cơ sở) 4
e. Cấp 3 (Trung học phổ thông) 5
f. Trung cấp chuyên nghiệp 6
g. Cao đẳng, Đại học, trên Đại học 7
Câu 5 Hiện nay Anh/chị làm a. Nội trợ 1
nghề gì? b. Làm ruộng, vƣờn., tiểu thủ công 2
(Khoanh 1 công việc c. Công nhân 3
chính) d. Cán bộ, công chức nhà nƣớc 4
e. Buôn bán 5
162
f. Khác (ghi 6
rõ).
Câu 6 Anh/chị có sống chung 1. Sống chung với bố mẹ
với bố/mẹ chồng (vợ) chồng/vợ
không? 2. Sống gia đình riêng
PHẦN II: SỐ CON HIỆN CÓ, NHU CẦU VỀ CON VÀ GIÁ TRỊ CON CÁI
Câu 7. Hiện tại Anh/chị có mấy con?
Số con:..con. Trong đó: Trai:..con; Gái:con.
Câu 8. Thực ra Anh/chị mong muốn có tất cả là mấy con? Tổng số:....con
Trong đó: Con Trai:con; Con gái:con.
Câu 9. Theo quan điểm của Anh/chị thì số con cho mỗi gia đình hiện nay bao
nhiêu là phù hợp? (Khoanh vào 1 phương án trả lời)
Đồng ý Không Không ý
đồng ý kiến/không trả
lời
Gia đình chỉ sinh 1-2 con. Con trai 1 2 8
hoặc con gái đều đƣợc
Gia đình có 2 con nhƣng phải có cả 1 2 8
con trai, con gái
Gia đình có 3 con và phải có 1 con 1 2 8
trai
Câu 10. Theo ý kiến Anh/chị trong những nguyên nhân sau đây, những
nguyên nhân nào là “rất quan trọng”; “phần lớn quan trọng”; “phần lớn không
quan trọng” hay “hoàn toàn không quan trọng” của việc có con? (Chỉ chọn 1
phương án theo hàng ngang ở mỗi nguyên nhân)
Rất Quan Không Không
Quan trọng quan biết
Trọng trọng
1. Vì con cái là cầu nối giữa tổ tiên, 1 2 3 9
thế hệ đang sống và thế hệ tƣơng lai
2. Vì con cái là ngƣời chăm sóc khi 1 2 3 9
tuổi già
163
3. Vì con cái là nguồn lao động và 1 2 3 9
giúp đỡ gia đình
4. Con cái là yếu tố kéo dài cuộc 1 2 3 9
sống của bố mẹ sau khi mất
5. Có con để làm hài lòng bố mẹ đẻ 1 2 3 9
và bố mẹ chồng/vợ
6. Con cái là nhân tố củng cố quan 1 2 3 9
hệ giữa vợ và chồng
7. Con cái là niềm vui và hạnh phúc 1 2 3 9
Câu 11. Theo Anh/chị, nếu trong gia đình chƣa có con trai hoặc con gái, có
nhất thiết phải tiếp tục đẻ cho đến khi có con trai hoặc con gái hay không?
(Khoanh tròn vào phương án lựa chọn)
Nhất thiết phải Không nhất thiết Không
đẻ phải đẻ biết/không ý kiến
Chƣa có con trai 1 2 8
Chƣa có con gái 1 2 8
Câu 12. Vì sao NHẤT thiết phải có con trai? (Có thể chọn để khoanh hơn 1
phương án trả lời)
1. Để có ngƣời nối dõi tông đƣờng 5. Để mọi ngƣời khỏi chê cƣời
2. Để có nơi nƣơng tựa lúc về già 6. Để có nếp, có tẻ
3. Để có ngƣời thừa kế tài sản 7. Để có ngƣời làm việc lớn
4. Để có sức lao động 8. Khác (ghi rõ)
Câu 13. Vì sao KHÔNG nhất thiết phải có con trai? (Có thể chọn để khoanh
hơn 1 phương án trả lời)
1. Con nào cũng là con 4. Con gái tình cảm hơn con trai
2. Trời cho thế nào đƣợc thế đấy 5. Khác (ghi rõ).
3. Con trai nhiều chuyện phức tạp
Câu 14. Anh/chị mong muốn con cái sẽ giúp gì cho mình khi mình về già? (Có
thể chọn để khoanh hơn 1 phương án)
1. Niềm vui về tinh thần 5. Có ngƣời nối nghiệp
2. Chỗ dựa về kinh tế 6. Có ngƣời thừa kế tài sản
3. Mang lại niềm tự hào cho bố mẹ 7. Khác (ghi rõ)
4. Có ngƣời giúp công việc
164
Câu 15. Anh/chị cho biết những ngƣời xung quanh muốn anh/chị có bao
nhiêu con?
Số con trai Số con gái Tổng số con Không biết
Bố mẹ bản thân
Bố mẹ chồng/vợ
Họ hàng
Bạn bè
Câu 16. Khi chƣa đủ số con TRAI, GÁI nhƣ những ngƣời xung quanh mong
đợi, anh/chị cảm thấy thế nào? (Chỉ chọn khoanh 1 phương án)
1. Bình thƣờng
2. Băn khoăn
3. Xấu hổ
4. Lo ngại
5. Không biết/không ý kiến
Câu 17. Trong những phƣơng pháp tránh thai sau đây, Anh/chị biết và sử dụng
biện pháp tránh thai nào?
(Khoanh tròn vào các mã số trả lời: “Biết”; “Đã sử dụng” và “Hiện đang sử
dụng”cho mỗi biện pháp cá nhân lựa chọn )
Phƣơng pháp Biết Đã sử Hiện đang Không sử
dụng sử dụng dụng
- Đặt vòng tránh thai 1 2 3 4
- Bao cao su 1 2 3 4
- Thuốc tránh thai 1 2 3 4
- Tính vòng kinh 1 2 3 4
- Cặp nhiệt độ 1 2 3 4
- Xuất tinh ngoài 1 2 3 4
- Đình sản nam 1 2 3 4
- Đình sản nữ 1 2 3 4
- Hút điều hòa kinh nguyệt 1 2 3 4
- Nạo, phá thai 1 2 3 4
Câu 18. Anh/chị mong muốn con cái mình khi lấy vợ/chồng rồi sẽ có mấy
con? (Ghi số con vào các ô lựa chọn)
Mong muốn Tổng số
Con trai Con gái
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ANH/CHỊ.
165
Phụ lục 2:
KHUNG HƢỚNG DẪN CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU
Chủ đề: Thái độ và hành vi tái sinh sản
Mã số ngƣời trả lời:.
Để phục vụ công tác nghiên cứu tìm giải pháp nâng cao chất lượng Dân Số-
KHHGĐ trên địa bàn Thành phố, xin anh chị vui lòng cho biết một số ý kiến bằng
cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Mọi ý kiến đóng góp của anh (chị) đều mang lại
lợi ích chung mà không ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân. Mọi thông tin trong cuộc
nói chuyện sẽ được bảo mật. Rất mong nhận được sự hợp tác của anh/chị!
1. Họ và tên:
2. Tuổi:.
3. Giới tính:
4. Nghề nghiệp:
5. Trình độ học vấn:
6. Số con hiện có: (số con trai/gái)?
7. Anh/chị kết hôn năm nào?
8. Hoàn cảnh kinh tế gia đình?
I. Thái độ về hôn nhân - Theo anh/chị con trai, con gái nên kết hôn năm
và con cái? bao nhiêu tuổi? Tại sao lại nhƣ vậy?
- Sau khi kết hôn bao lâu thì nên sinh con?
- Anh/chị nhớ lại xem lý do thực sự của anh/chị
quyết định kết hôn là gì?
II. Số con và nhu cầu về - Số lần mang thai? Số lần sinh? (Nếu nam giới
con? hỏi về ngƣời vợ). Số con hiện tại?
- Anh/chị mong muốn có mấy con? Trong đó,
mấy trai, mấy gái?
- Nếu chỉ sinh 1 con, anh/chị mong muốn sinh con
trai hay con gái? Vì sao anh/chị lại mong muốn
nhƣ vậy?
- Quan điểm của anh/chị về mỗi gia đình nên có
mấy con? Tại sao lại có quan điểm nhƣ vậy?
- Sinh bao nhiêu con là nhiều? Bao nhiêu con là
ít? Hai vợ chồng nên có bao nhiêu con là vừa?
- Anh/chị có biết mọi ngƣời xung quanh (bố mẹ
166
hai bên/vợ (hoặc chồng)/họ hàng/bạn bè mong
muốn mình có bao nhiêu con không?
- Anh/chị nghĩ nhƣ thế nào về phụ nữ không có
con/sinh ít con/không có chồng nhƣng có con?
III. Giá trị con cái và - Lý do sinh con? Theo anh/chị lý do gì là chủ
hành vi sinh đẻ? yếu?
- Nếu gia đình chƣa đủ số con trai/gái nhƣ mong
muốn anh (chị) nghĩ gì? Có tiếp tục sinh để đủ số
con trai/gái nhƣ mong muốn không, tại sao?
- Nếu gia đình chỉ có con gái, mà không tiếp tục
sinh để có con trai thì vì sao?
- Anh/chị mong muốn sau này con cái mình lấy
vợ/chồng sẽ sinh bao nhiêu con? Trong đó con
trai/gái nhƣ thế nào? Tại sao anh/chị lại có mong
muốn nhƣ vậy?
- Ai là ngƣời hiện đang chăm sóc bố mẹ già của
anh/chị? Theo anh/chị ai là ngƣời chăm sóc chính
bố mẹ già của anh/chị ? Tại sao?
IV. Sử dụng các biện - Anh/chị có bao giờ nghe nói về các biện pháp
pháp KHHGĐ tranh thai và KHHGĐ không? Nếu có nghe thì từ
đâu? Từ bao giờ (lúc chƣa kết hôn hay đã kết hôn?
Hay đã sinh đứa con đầu lòng?)
- Từ trƣớc đến nay anh/chị đã sử dụng BPTT nào
chƣa? Cụ thể là biện pháp gì? Tại sao lại lựa chọn
biện pháp đó? Hiện nay có sử dụng biện pháp
tránh thai nào không? Vì sao có? Vì sao không sử
dụng?
Trân trọng cám ơn sự hợp tác của anh/chị!
167
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_thai_do_va_hanh_vi_tai_sinh_san_cua_nguoi_dan_ha_noi.pdf