Luận án Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO XUÂN HẢI THÁI ĐỘ HỢP TÁC CỦA CHA MẸ VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ngành: Tâm lý học Mã số: 62 31 04 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI, 2017 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phan Trọng Ngọ PGS.TS. Lê Minh Nguyệt Phản biện 1: PGS.TS. Đỗ Hạnh Phúc Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Thu Hoa Phản biện 3: PGS.TS. T

pdf27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rần Thị Minh Hằng Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại Học viện Khoa học xã hội vào lúc: ......giờ, ngày ......... tháng...... năm 2017. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam N G U Y Ễ N D O Ã N H O À N G  L U Ậ N V Ă N T H Ạ C S Ĩ V Ă N H O Á H Ọ C  K H Ó A V – Đ Ợ T 1 (2 0 1 4 -2 0 1 6 ) 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Hợp tác giữa các lực lượng gia đình, nhà trường và xã hội là một nguyên lý đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục thế hệ trẻ có điều kiện đạt hiệu quả tốt, tạo môi trường thuận lợi, kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng. 1.2. Trong quá trình hợp tác giữa gia đình và nhà trường, nếu cha mẹ học sinh có thái độ hợp tác tích cực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. 1.3. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp đang còn hạn chế. 1.4. Nghiên cứu thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ giúp chúng ta đánh giá đầy đủ, sâu sắc hơn về thực trạng, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này. Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao thái độ hợp tác tích cực của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tính cấp thiết của vấn đề, thúc đẩy chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án xây dựng được khung lý luận, thực trạng mức độ và các mặt biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp trường THCS. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp, góp 2 phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về TĐ, TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS 2.2.2. Nghiên cứu lý luận về TĐ, TĐHT trong tâm lý học, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, phát triển những vấn đề lý luận về TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong công tác giáo dục học sinh. 2.2.3. Khảo sát, đánh giá thực trạng TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong công tác giáo dục học sinh; xác định các yếu tố tác động đến thực trạng đó. 2.2.4. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tác động nhằm nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ và các mặt biểu hiện của TĐHT của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Nghiên cứu mức độ và các mặt biểu hiện thái độ của CMHS đối với sự hợp tác được biểu hiện qua các thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi của CMHS trong các hoạt động hợp tác như: Hoạt động học tập của học sinh; Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; Đóng góp cơ sở vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục; Hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường. 3 3.2.2. Phạm vi địa bàn và khách thể nghiên cứu *Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Tại 4 trường THCS: Lý Tự Trọng, Thanh Hóa; THCS Hoằng Châu, Hoằng Hóa; THCS Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội; THCS Chu Văn An, Tây Hồ, Hà Nội. *Phạm vi khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng là 684 khách thể. Trong đó, mẫu điều tra thăm dò: 48 CMHS; điều tra chính thức là: 586 CMHS, 40 GVCN, 04 cán bộ quản lý, 6 HS. 4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận hoạt động; Tiếp cận hệ thống chức năng; Tiếp cận thực tiễn 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin: PP nghiên cứu tài liệu, PP chuyên gia, PP nghiên cứu sản phẩm hoạt động, PP điều tra bằng bảng hỏi, PP phỏng vấn sâu, PP nghiên cứu trường hợp, PP quan sát. 4.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 5. Đóng góp của luận án 5.1. Đóng góp về lý luận Luận án đã góp phần làm sáng tỏ được khái niệm thái độ, mức độ biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS, đồng thời thao tác hóa khái niệm thành các chỉ báo có thể đo lường được trong thực tiễn. 5.2. Đóng góp về thực tiễn Xác định được thực trạng các mức độ và biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp qua các thành phần nhận thức, xúc cảm và hành vi; xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó. Đề xuất được các biện pháp tác động nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp trường THCS, góp phần nâng cao hiệu quả 4 giáo dục học sinh. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu về lý luận góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm lý luận về thái độ trong tâm lý học, TĐHT, TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong tâm lý học sư phạm cũng như trong giáo dục học, làm tư liệu lý luận trong hoạt động đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, trong nghiên cứu tâm lý học và khoa học giáo dục. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu thực trạng đã cung cấp hệ thống tư tiệu về thực trạng TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục học sinh, giúp cho các nhà quản lý giáo dục, GVCN lớp có thêm tư liệu để đánh giá và có chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác. - Các biện pháp được đề xuất và kiểm chứng bằng thực nghiệm sẽ là tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý giáo dục cũng như CMHS, GVCN vận dụng nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác giáo dục học sinh 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc Luận án gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS. Chương 2: Lý luận về thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực trạng thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ HỢP TÁC CỦA CHA MẸ HỌC SINH VỚI GIÁO VIÊNCHỦ NHIỆM LỚP ỞTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Những công trình nghiên cứu thái độ hợp tác trên thế giới 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về thái độ, thái độ hợp tác *Nghiên cứu thái độ đối với sự lựa chọn của cá nhân Theo hướng tiếp cận này có đại diện một số tác giả như: W.I.Thomas và F.Znaniecki (1918), A.Ph. Lagiurski (1924), V.N. Miaxisev (1973); Ph.Lomov (2000). Theo một số tác giả, thái độ là hệ thống trọn vẹn mối liên hệ cá nhân có chọn lọc, có ý thức của nhân cách với các khía cạnh khác nhau của hiện thực khách quan. Thái độ có vai trò định hướng của giá trị, sự liên kết, sự ràng buộc, tình cảm, ác cảm, hứng thú và các mặt khác trong nhân cách. Bên cạnh đó, D.N.Uznatze (1901), cho rằng, tâm thế là trạng thái sẵn sàng hướng tới một hoạt động nhất định, là cơ sở của tính tích cực có chọn lọc, có định hướng của chủ thể. V.A.Iadov (1979) đã phát triển khái niệm tâm thế và đưa ra “định vị” bao gồm 4 bậc được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, cấp bậc cao nhất của “định vị” tạo nên sự định hướng giá trị của nhân cách, có tác dụng điều chỉnh hành vi và hoạt động trong những tình huống mà tính tích cực xã hội có giá trị nhất đối với nhân cách. * Nghiên cứu thái độ trong mối quan hệ với nhận thức Đại diện có Thuyết bất đồng nhận thức của Leon Festinger (1957) và Thuyết cân bằng nhận thức của Heider (1958) đã lý giải mối quan hệ giữa thái độ và nhận thức. Hai ông đã đứng trên quan điểm nhận thức luận để nhấn mạnh vai trò của thành phần nhận thức 6 (quan điểm, kiến thức, niềm tin...) trong việc giải thích sự hình thành, biến đổi thái độ và đề cao sự thống nhất, tính trọn vẹn, trạng thái cân bằng, ổn định, hài hòa, nhất quán của thái độ. * Nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi và thái độ Đại diện có các tác giả: R.T.La Piere (1934), G.P.Allport (1935), A.W.Wichker (1969), A.W.Wichker, Icek Ajzen (1977) và Martin Fishbein (1982). Một số tác giả cho rằng, thái độ đóng vai trò quyết định chi phối hành vi của con người, thái độ có thể được xem như là nguyên nhân hành vi của người này với người khác hoặc một đối tượng khác. Còn R.T. La Piere đã đưa ra một thực nghiệm gây kinh ngạc khi ông đã chứng minh một điều là những gì chúng ta nói và những gì chúng ta làm đôi khi lại rất khác nhau. * Nghiên cứu cấu trúc của thái độ. Quan điểm nghiên cứu thái độ gồm 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm - tình cảm và hành vi do M. Smith (1942) và sau này Krech, Crutchfield & Ballachey (1962) đưa ra được đông đảo các nhà tâm lý học thừa nhận. Ngoài ra, một số tác giả nghiên cứu thái độ có cấu trúc 3 thành phần gồm: Thành phần nhận thức, xúc cảm và hành vi, tiêu biểu như: P.N.Sikhirev (1973), Fishbein & Ajzen (1980), E.Willson, T.D.Akert (1998), Eagly &Chaiken (1998), Fazio (2000). Theo một số tác giả, 3 thành phần có quan hệ tác động qua lại với nhau tạo nên thái độ xác định của chủ thể. * Nghiên cứu phương pháp đo lường thái độ Ngay từ những năm 30, các nghiên cứu thái độ đã tập trung vào việc xây dựng các thang đo thái độ một cách khá chính xác như: Likert (1932), Triandis (1964), Miaxisev (1973). Thời gian gần đây, các nghiên cứu thái độ đã đề xuất phương pháp “đường ống giả vờ” (the bogus pipeline) nổi tiếng của Edward Jones và Harold Sigall 7 (1971). Tác giả sử dụng phương pháp này bằng cách chọn hai nhóm ngẫu nhiên tham gia thực nghiệm, sau đó chỉ định một nhóm trả lời phiếu bằng giấy và bút; nhóm còn lại sẽ sử dụng máy phát hiện nói dối. Trong những lần thực nghiệm sau này, một số nhà nghiên cứu đều đưa ra kết luận, những thông tin thu được khi sử dụng phương pháp này là rất khác so với những thông tin thu được khi sử dụng cách đo thông thường. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm Đại diện có một số tác giả như: J.A.Comenxki (1670); N.K. Crupxkaia; V.A.Xukhomlinxki (1970); A.X. Mackarencô; A.I. Xôrôkina (1979). Các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên tập trung vào việc xác định vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của việc hợp tác giữa nhà trường với gia đình trong công tác giáo dục học sinh; nội dung, cách thức, kế hoạchhợp tác như thế nào. 1.2. Những công trình nghiên cứu về thái độ hợp tác ở Việt Nam 1.2.1. Những công trình nghiên cứu về thái độ, thái độ hợp tác - Nghiên cứu ở góc độ tâm lý học xã hội Hướng nghiên cứu thái độ xã hội có đại diện: Trịnh Duy Luân, Thanh Lê (2004), Trần Hiệp (2004), Knud S. Larsen & Lê Văn Hảo (2010). Một số tác giả đã xem xét thái độ xã hội như là trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần kinh; thể hiện sự sẵn sàng phản ứng, có tổ chức, dựa vào kinh nghiệm trước đó, tác động đến hành vi. Các tác giả đề cập đến khái niệm “thái độ” để dự báo hay giải thích hành vi của con người, tức là xem xét mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của cá nhân. - Nghiên cứu ở góc độ Tâm lý học. 8 Một số nhà tâm lý học khi nghiên cứu nhân cách cũng đề cập đến việc nghiên cứu thái độ, tiêu biểu như: Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Khắc Viện, Lê Ngọc Lan, Đỗ Long, Võ Thị Minh Chí (2004), Đào Thị Oanh....Theo một số tác giả, thái độ là một trong những thành tố tạo nên cấu trúc nhân cách của cá nhân, tạo nên những thuộc tính riêng của chủ thể. Ngoài ra, tác giả Vũ Dũng (2004) đã chỉ ra rằng: Thái độ có ảnh hưởng lớn đến hành vi của con người đối với môi trường. Khi thái độ tích cực thì con người sẽ nhận thức rõ hơn sự cần thiết và trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường. 1.2.2. Những công trình nghiên cứu về thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm lớp - Nghiên cứu ở góc độ xã hội học Lê Ngọc Hùng, trong tác phẩm “Xã hội học giáo dục”, đã đề cập đến các kiểu quan hệ giữa gia đình và nhà trường đó là: Quan hệ hợp tác; Quan hệ trao đổi, Quan hệ chuyên môn - thân chủ, trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh quan hệ hợp tác. - Nghiên cứu ở góc độ Tâm lý học Một số nhà tâm lý học như Trần Trọng Thủy (1970), Bùi Văn Huệ (1994), Dương Thị Diệu Hoa (CB) (2012) đã nhấn mạnh đến tính tích cực hợp tác giữa gia đình và nhà trường có vai trò quan trọng trọng trong công tác giáo dục trẻ. Gần đây, Phạm Thành Nghị (2013), đã quan tâm nghiên cứu hoạt động hợp tác cùng nhau giữa gia đình và giáo viên, tác giả xem gia đình chính là đối tác của trường học, cha mẹ và giáo viên chia sẻ cùng một cách biểu đạt và ủng hộ nhau, họ có thể tạo ra môi trường lớp học tích cực hơn cho giảng dạy và học tập. * Nghiên cứu ở góc độ giáo dục học 9 Nghiên cứu thái độ hợp tác của CMHS với GVCN lớp được nhiều nhà giáo dục học quan tâm, chẳng hạn như: Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng, Lê Tiến Hùng (1995), Thái Duy Tuyên (2001), Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Phan Thanh Long (2009). Trong các công trình nghiên cứu của mình phần lớn các tác giả này đều thống nhất quan điểm cho rằng, trong việc hợp tác với các lực lượng giáo dục cần chú trọng đến lực lượng gia đình học sinh vì đó là lực lượng quan trọng nhất cần phải quan tâm. GVCN lớp cần có thái độ hợp tác tích cực với gia đình bằng nhiều hình thức khác nhau Tóm lại, từ trước tới nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về TĐHT tác giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh. Các kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề mang tính lý luận về TĐHT của CMHS, nhà trường và xã hội; đã xác định được vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của sự hợp tác trong công tác giáo dục. Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn còn mang tính chất chung chung, định hướng nghiên cứa là chủ yếu, đặc biệt những nghiên cứa liên quan đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống và sâu sắc. Nghiên cứu “Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trường trung học cơ sở” sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên. 10 CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ HỢP TÁC CỦA CHA MẸ VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 2.1. Hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo chủ nhiệm lớp trường trung học cơ sở 2.1.1. Hợp tác Hợp tác là sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các chủ thể nhằm thực hiện các hoạt động để đạt được mục đích chung. 2.1.2. Hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trường trung học cơ sở Hợp tác của cha/mẹ học sinh với GVCN lớp trường THCS là sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm thực hiện các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao hiểu quả công tác giáo dục học sinh. 2.2. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở 2.2.1. Thái độ 2.2.1.1. Khái niệm thái độ Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc của chủ thể đối với đối tượng nào đó, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua nhận thức, xúc cảm và hành vi của chủ thể trong những tình huống và điều kiện cụ thể. 2.2.1.2. Các mặt biểu hiện của thái độ *Biểu hiện nhận thức: Nhận thức làm cho sự vật hiện tượng trở nên sáng tỏ hơn, giúp cá nhân nhận ra được bản chất sự vật hiện tượng đó là gì?, giá trị, lợi ích của nó có đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của chủ thể hay không?. *Biểu hiện xúc cảm 11 Xúc cảm thể hiện sự rung động của cá nhân đối với giá trị của đối tượng, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu, động cơ của chủ thể, là thành phần cốt lõi, đóng vai trò động lực tạo ra sự sẵn sàng phản ứng đối với đối tượng của thái độ. Xúc cảm mạnh mẽ, tích cực sẽ thúc đẩy sự sẵn sàng tâm lý mạnh mẽ hơn, xúc cảm ổn định tạo nên tính ổn định trong thái độ và ngược lại. *Biểu hiện hành vi: Hành vi là một cấp độ biểu hiện ra bên ngoài của thái độ, là hệ thống các thao tác biểu hiện mức độ sẵn sàng lựa chọn của nhận thức, trạng thái xúc cảm trong thái độ và nhờ cường độ, mức độ tần số của các thao tác hành vi tác động vào đối tượng làm cho nhận thức được bộc lộ, xúc cảm được sáng tỏ, thông qua đó mà chúng ta có thể nhận biết được thái độ của cá nhân rõ ràng hơn. Tóm lại: Ba thành phần biểu hiện của thái độ có quan hệ mật thiết với nhau, sự thống nhất giữa các thành phần đó tạo nên một thái độ xác định của chủ thể. 2.2.2. Thái độ hợp tác 2.2.2.1. Khái niệm thái độ hợp tác Thái độ hợp tác là sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc của chủ thể đối với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong các hoạt động, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua nhận thức, xúc cảm và hành vi của các chủ thể trong những tình huống và điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục đích chung 2.2.2.2. Các mặt biểu hiện của thái độ hợp tác Biểu hiện nhận thức; xúc cảm; hành vi trong thái độ hợp tác 2.2.3. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở 12 2.2.3.1. Khái niệm thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với GVCN lớp trường THCS là sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc của cha/mẹ học sinh và GVCN lớp đối với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong hoạt động giáo dục, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua nhận thức, xúc cảm và hành vi của cha/mẹ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. 2.2.3.2. Các tiêu chí đánh giá thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở. Sự sẵn sàng phản ứng tâm - sinh lý; Tính lựa chọn;Tính ổn định, bền vững;Tính chủ thể trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trường trung học cơ sở. 2.2.3.3. Các mặt biểu hiện của thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở. *Biểu hiện nhận thức trong thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS Biểu hiện nhận thức trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS, cụ thể như sau: Nhân thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc; Tương đối đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc; Chưa thực sự đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc; Nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng đắn, chưa rõ ràng; hiểu biết rất ít, hiểu không rõ ràng, lệch lạc đối với sự hợp tác trong hoạt động giáo dục học sinh. *Biểu hiện xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi xem xét biểu hiện xúc cảm trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS cụ thể như sau: Rất hài lòng, rất quan tâm; Hài lòng, quan tâm; Bình thường hoặc khó chịu, rất khó chịu, thờ ơ, rất thờ ơ đối với giá trị, lợi ích, vai 13 trò, trách nhiệm, nội dung, các phương thức sử dụng để trao đổi hợp tác trong hoạt động giáo dục học sinh. *Biểu hiện hành vi trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm trường THCS Mặt hành vi trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp thể hiện cường độ, tần số của các thao tác như sau: Hành vi thực hiện một cách rất chủ động, rất tích cực; Chủ động, tích cực; Tự giác, đáp ứng yêu cầu, làm theo; Thực hiện một cách thụ động, làm theo; Thực hiện một cách miễn cưỡng, bắt buộc. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở. TĐHT của CMHS với GVCN lớp chỉ thực sự diễn ra trong quá trình giáo dục học sinh và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như: Sự quan tâm đầu tư của cha/mẹ cho việc giáo dục con, trình độ học vấn của cha mẹ, truyền thống văn hóa gia đình, điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ; Các yếu tố thuộc về GVCN lớp: Năng lực hợp tác của của giáo viên chủ nhiệm; Các yếu tố thuộc về nhà trường: Hoạt động giáo dục của nhà trường; Các tác động từ phía xã hội 14 CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ HỢP TÁC CỦA CHA MẸ HỌC SINH VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 3.1. Tổ chức nghiên cứu 3.1.1. Nội dung nghiên cứu 3.1.1.1. Nghiên cứu lí luận 3.1.1.1. Nghiên cứu thực tiễn 3.1.2. Chọn mẫu khách thể nghiên cứu Mẫu khách thể được khảo sát trong nghiên cứu thực trạng là 684. Trong đó, mẫu điều tra thăm dò: 48 CMHS; mẫu điều tra chính thức là: 586 CMHS, 40 GVCN, 04 cán bộ quản lý, 6 học sinh 3.1.3. Địa bàn nghiên cứu Chúng tôi lựa chọn địa bàn nghiên cứu ở 4 trường THCS: Lý Tự Trọng, TP.Thanh Hóa; THCS Hoằng Châu, Hoằng Hóa, Thanh Hóa; THCS Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; THCS Chu Văn An, Quận Tây Hồ, Hà Nội. 3.1.4. Các bước tiến hành nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 05/2014 đến tháng 05/2017, gồm các bước sau: + Bước 1: Xây dựng khung lý luận của đề tài + Bước 2: Xây dựng và lựa chọn bộ công cụ nghiên cứu. + Bước 3: Thử nghiệm và chính xác hóa bộ công cụ nghiên cứu + Bước 4: Thu thập số liệu + Bước 5: Đề xuất biện pháp tác động + Bước 6: Tiến hành thực nghiệm + Bước 7: Xử lý các số liệu thu được và viết luận án 15 3.2. Tiêu chí đánh giá mức độ biểu hiện thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở 3.2.1. Tiêu chí đánh giá Đánh giá mức độ biểu hiện của TĐHT dựa trên điểm trung bình (ĐTB) của 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi được thể hiện thông qua các hoạt động giáo dục như: Hoạt động học tập của học sinh; Hoạt động giáo dục đạo đức; Đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục; Hoạt động giáo dục và phát triển nhà trường 3.2.2.Thang đánh giá mức độ biểu hiện thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở. Chúng tôi sử dụng thang 5 bậc (5 mức độ) Mức độ 5: CMHS có “TĐHT rất tích cực”, thể hiện sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc rất cao, rất ổn định và bền vững của CMHS đối với sự hợp tác trong hoạt động giáo dục học sinh, được biểu hiện ở cả 3 thành phần nhận thức, xúc cảm và hành vi. Mức độ 4: :TĐHT của CMHS ở mức độ tích cực”, thể hiện sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc cao, ổn định và bền vững, biểu hiện ở cả 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi. Mức độ 3: Ở mức độ này “TĐHT của CM ở mức trung bình”, thể hiện sự sẵn phản ứng có chọn lọc trung bình, tương đối ổn định và bền vững, ở cả 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi. Mức độ 2: CMHS có “TĐHT tiêu cực”, thể hiện mức độ sẵn sàng phản ứng có chọn lọc thấp, ít ổn định và bền vững, biểu hiện ở cả 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi. 16 Mức độ 1: Đây là mức độ “TĐHT của CMHS thể hiện rất tiêu cực”, mức độ sẵn sàng phản ứng chọn lọc rất thấp, không ổn định và bền vững, biểu hiện ở cả 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp nghiên cứu trường hợp; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp xử lý số liệu thống kê toán học Để xác định thang đo, chúng tôi dựa vào phân bố chuẩn để tính điểm trung bình và chia theo 5 mức độ như sau: Mức 1, TĐHT rất tiêu cực: 1.0 - 2.09 điểm Mức 2,TĐHT tiêu cực: 2.1 - 2.74 điểm Mức 3, TĐHT trung bình: 2.75 - 3.05 điểm Mức 4, TĐHT tích cực: 3.06 - 3.7 điểm Mức 5, TĐHT rất tích cực: 3.71 - 5 điểm 17 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ HỢP TÁC CỦA CHA MẸ HỌC SINH VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 4.1. Thực trạng thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở 4.1.1. Đánh giá chung về thái độ hợp tác của cha/mẹ với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở. 4.1.1.1. Đánh giá chung về thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Bảng 4.1. Đánh giá chung về thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp Nội dung ĐTB ĐLC Tỷ lệ % các mức 1 2 3 4 5 TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập của HS 2.96 0.66 2.45 30.9 49.7 15.8 1.15 TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho HS 2.85 0.69 4.4 38.2 38.3 18.0 1.1 TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác GD 2.77 0.72 8.7 58.0 20.7 12.0 0.6 TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà 2.72 0.73 9.1 52.8 23.9 13.8 0.4 18 trường. Tổng chung 2.82 0.70 6.13 44.97 33.17 14.9 0.81 Kết quả thu được từ bảng 4.1 cho thấy, TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS mức độ 3- mức độ TĐHT trung bình. ĐTB chung là 2.82; ĐLC 0.70. Tỷ lệ % mức độ, những CMHS có biểu hiện mức độ 2 là 263 người, chiếm 44.97%; mức độ 3 là 195 người, chiếm 33.17%. Khi xem xét mối tương quan giữa các mặt biểu hiện của thái độ hợp tác trong các hoạt động chúng tôi nhận thấy có mối tương quan tỷ lệ thuận khá chặt chẽ ở mức xác suất có ý nghĩa thống kê với P < 0.05 Đi sâu phân tích từng hoạt động cho thấy,TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập của học sinh thể hiện sự tích cực hơn so với các lĩnh vực khác. ĐTB của các hoạt động lần lượt là: (Hoạt động học tập, ĐTB: 2.96; Hoạt động giáo dục đạo đức, ĐTB: 2.85; Đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục, ĐTB: 2.77; Thấp nhất là: Hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường, ĐTB: 2.72). Nếu so sánh giữa nhóm cha mẹ học sinh có biểu hiện thái độ hợp tác mức độ 1 và mức độ 5 chúng ta thấy, tỷ lệ % mức độ 1 có chiều hướng tăng dần từ hoạt động học tập của học sinh đến hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường; còn tỷ lệ % mức độ 5 thì ngược lại, có sự giảm dần từ hoạt động học tập của học sinh đến hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường. 4.1.2. Các mặt biểu hiện thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở. 4.1.2.1. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở biểu hiện mặt nhận thức trong các hoạt động. Nhận thức của cha/mẹ về sự hợp tác với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động giáo dục ở mức độ 3. ĐTB chung khá cao là 19 3.02. Về tỷ lệ % các mức, cha/mẹ mức độ 2 và mức độ 3 chiếm tới 78,02% số nghiệm thể được khảo sát (trong đó mức độ 2 là 43.77% và mức độ 3 là 34.25%); mức 4 và 5 chiếm tỷ lệ đáng kể 16.28%. Phân tích sâu hơn chúng tôi thấy, biểu hiện nhận thức của CMHS trong hoạt động học tập của học sinh, ĐTB khá cao: 3.13 - xếp thứ nhất; Hoạt động giáo dục đạo đức, ĐTB: 3.07; Đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục, ĐTB: 2.95; Xếp thấp nhất là hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường, ĐTB 2.93. 4.1.2.2. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở biểu hiện mặt xúc cảm trong các hoạt động. Đi sâu phân tích mức độ biểu hiện xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong từng hoạt động cho thấy không có sự đồng đều. Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác trong hoạt động học tập của học sinh thể hiện mức hài lòng cao hơn so với các hoạt động khác, ĐTB 3.02, xếp thứ nhất; Tỷ lệ % mức độ 4, mức độ 5 cũng khá cao, hơn 21.1 %. Kế tiếp là hoạt động giáo dục đạo đức, ĐTB 2.90. Xúc cảm của CMHS thể hiện mức độ ít hài lòng, ít quan tâm hơn đó là: hoạt động đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục và hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường: (ĐTB: 2.72; ĐTB: 2.61 - cận trên của mức độ 2). Trong đó, tỷ lệ % mức độ 4 và mức độ 5 thấp, hơn 12.0%; tỷ lệ % mức độ 1 cũng rất đáng lưu ý, hơn 8.5%. 4.1.2.3. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở biểu hiện qua hành vi. Hành vi hợp tác của cha/mẹ với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động chủ yếu ở mức độ 2, điểm trung bình chung 2.61. Tỷ lệ % mức độ 2 chiếm tỷ lệ khá cao: 49.22%, cao hơn mức độ 3 là (42.22% - 30.67% = 18.55%), cao hơn mức độ 4 là (49.22 - 12.3% = 20 36.92%). Bên cạnh đó, tỷ lệ % phân phối mức độ 1 chiếm tỷ lệ đáng kể 7.32%; trong khi đó, mức độ 5 chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 0.47%. Sự chênh lệch này có giá trị thống kê với P < 0.05. So sánh mối tương quan giữa các mặt biểu hiện của TĐHT: nhận thức, xúc cảm và hành vi (bảng 4.13) chúng ta thấy có mối tương quan thuận. Trong đó, ĐTB nhận thức cao hơn so với ĐTB xúc cảm và hành vi. Cụ thể, ĐTB nhận thức là 3.02 > ĐTB xúc cảm là 2.81 > ĐTB hành vi là 2.61. 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở. Bảng 4.18. Các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở. TT Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB ĐLC Tỷ lệ % các mức 1 2 3 4 5 1 Sự quan tâm đầu tư của cha/mẹ cho việc học của con. 3.1 0.82 0.7 37.9 38.1 22.7 0.7 2 Trình độ học vấn của cha CMHS 3.8 0.85 1.2 34.8 38.1 24.6 1.4 3 Truyền thống văn hóa gia đình. 2.87 0.83 1.0 29.7 43.0 24.4 1.9 4 Điều kiện kinh tế gia đình. 3.6 0.78 0.3 31.9 50.3 15.4 2.0 5 Nghề nghiệp của cha mẹ học sinh. 3.68 0.9 1.7 33.6 40.3 20.8 3.6 6 Hoạt động giáo 3.12 0.85 1.4 37.4 42.1 17.4 1.7 21 dục của nhà trường. 7 Năng lực hợp tác của GVCN. 3.18 0.84 1.0 41.1 41.1 14.2 2.6 8 Các tác động từ phía xã hội. 2.77 0.83 0.7 42.5 33.1 20.0 3.8 Xét một cách khái quát, tất cả các yếu tố được phân tích đều có ảnh hưởng nhất định đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong công tác giáo dục (tất cả các yếu tố đều có ĐTB >2.77 điểm). Trong số các yếu tố được đánh giá ảnh hưởng, yếu tố ảnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thai_do_hop_tac_cua_cha_me_voi_giao_vien_chu_nhiem_t.pdf
  • pdfTomtat_Eng_CaoXuanHai.pdf
Tài liệu liên quan