Luận án Thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THOA THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP TRẺ MẮC HỘI CHỨNG TỰ KỶ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THOA THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP TRẺ MẮC HỘI CHỨNG TỰ KỶ Ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa h

pdf215 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc: PGS.TS. Lã Thị Thu Thủy HÀ NỘI - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là khách quan, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 2021 Tác giả Nguyễn Thị Thoa ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám đốc, Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa Tâm lý học, Phòng đào tạo của Học viện Khoa học Xã hội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian tôi học và hoàn thành luận án. Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn với tấm lòng tri ân sâu sắc nhất tới PGS.TS Lã Thị Thu Thủy người hướng dẫn khoa học đã rất tâm huyết tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi và Cô luôn sát cánh động viên tôi vượt qua khó khăn hoàn thành luận án này. Cảm ơn Ban Giám đốc, các nhân viên Công tác xã hội tại một số trung tâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như một số cơ sở Công lập: Trường Tương lai, Quận 1; Trường Chuyên Biệt Thảo Điền, Quận 2; Trường chuyên biệt Bình Minh, Quận Tân Phú; Trung tâm bảo trợ trẻ em Thị Nghè, Quận Bình Thạnh; Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Q Gò Vấp; Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Bình Chánh, Huyện Bình Chánh; Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Củ Chi, Thị trấn Củ Chi và một số trường ngoài Công lập như: Trường tư thục Ước mơ, Quận 1; Trường tư thục chuyên biệt Từng Bước Nhỏ, Quận 4; Trường chuyên biệt Bim Bim- Tường Minh, Quận Tân Bình; Trung tâm Rồng Việt, Quận Tân Phú đã tạo điều kiện và nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thu thập thông tin luận án. Chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các nhân viên công tác xã hội Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí, Quận BìnhThạnh, thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp các thông tin chi tiết về hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi tham gia quan sát và làm thực nghiệm của luận án. Cảm ơn Ban Giám đốc Trường Đại học Lao động Xã hội (cơ sở 2), thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và các anh chị em đồng nghiệp đã chia sẻ đóng góp ý kiến. Lời cuối, xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh tôi, cùng tôi chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ và khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ..................................... 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................... 7 7. Cấu trúc của luận án .................................................................................................. 8 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP TRẺ MẮC HỘI CHỨNG TỰ KỶ .......................................................................................................... 9 1.1. Nghiên cứu về thái độ và thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động nghề nghiệp ............................................................................................ 9 1.2. Hướng nghiên cứu về thái độ đối với một số đối tượng có vấn đề cần trợ giúp trong xã hội và trẻ mắc hội chứng tự kỷ ...................................................... 19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 23 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP TRẺ MẮC HỘI CHỨNG TỰ KỶ ........................................................................................................ 24 2.1. Lý luận về thái độ .......................................................................................... 24 2.2. Lý luận về hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ của nhân viên công tác xã hội ...................................................................................................... 31 2.3. Thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ ..................................................................................................... 42 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ ................................................... 48 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 56 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 57 3.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................. 57 3.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực tiễn.............................................. 58 iv TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 78 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP TRẺ MẮC HỘI CHỨNG TỰ KỶ ..................................................................................... 79 4.1. Thực trạng thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ ................................................................................ 79 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ ................................................. 119 4.3. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ .................. 130 4.4. Kết quả thực nghiệm tác động ..................................................................... 131 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................. 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 150 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 159 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTXH Công tác xã hội ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình TTK Trẻ mắc hội chứng tự kỷ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Mô tả các nhiệm vụ hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội với trẻ mắc hội chứng tự kỷ ......................................................................... 41 Bảng 3.1. Phân bố các cơ sở nghiên cứu theo địa bàn quận/huyện ............................. 60 Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .......................................................................... 60 Bảng 3.3. Độ hiệu lực (EFA) của thang đo thái độ nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK ....................................................................................... 68 Bảng 4.1. Đánh giá chung các mặt biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK qua ba mặt nhận thức, xúc cảm và xu hướng hành vi .......................................................................................................... 81 Bảng 4.2. So sánh thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK trên các tiêu chí ............................................................................................ 83 Bảng 4.3. Thái độ đối với hoạt động trợ giúp TTK biểu hiện qua mặt nhận thức ...... 85 Bảng 4.4. So sánh thái độ thể hiện qua nhận thức của nhân viên CTXH về hoạt động trợ giúp TTK trên các tiêu chí ............................................................ 96 Bảng 4.5. Thực trạng thái độ của nhân viên CTXH biểu hiện ở mặt cảm xúc với hoạt động trợ giúp TTK................................................................................ 98 Bảng 4.6. So sánh thái độ thể hiện ở mặt cảm xúc của nhân viên CTXH theo các tiêu chí khác nhau ....................................................................................... 104 Bảng 4.7. Thái độ thể hiện qua xu hướng hành vi..................................................... 107 Bảng 4.8. So sánh thái độ biểu hiện qua xu hướng hành vi trợ giúp TTK của nhân viên CTXH theo các tiêu chí khác nhau. .................................................... 116 Bảng 4.9. Đánh giá của nhân viên CTXH về chế độ an sinh, thu nhập .................... 120 Bảng 4.10. Đánh giá của nhân viên công tác xã hội về tính chất đặc thù của công việc . 124 Bảng 4.11. Đánh giá của nhân viên công tác xã hội về kiến thức, năng lực chuyên môn .. 126 Bảng 4.12. Đánh giá của nhân viên công tác xã hội về động cơ nghề nghiệp .......... 128 Bảng 4.14. Thực trạng biểu hiện thái độ đối với hoạt động trợ giúp TTK của nhóm nhân viên CTXH trường chuyên biệt Khai Trí trước khi thực nghiệm ........................................................................................................ 132 Bảng 4.15. So sánh thay đổi về mặt nhận thức của thái độ trợ giúp TTK của nhân viên CTXH trước và sau khi thực nghiệm ................................................. 136 Bảng 4.16. Sự thay đổi thái độ đối với hoạt động trợ giúp của nhân viên CTXH ở mặt xúc cảm trước và sau thực nghiệm ...................................................... 137 Bảng 4.17. So sánh thái độ biểu hiện ở mặt xu hướng hành vi trước và sau thực nghiệm ........................................................................................................ 138 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Mô hình ba thành phần của thái độ ............................................................. 43 Hình 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK ....................................................................................... 51 Hình 2.3. Mô hình khung lý thuyết nghiên cứu thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK ......................................................................... 55 Hình 3.1. Đồ thị phân bố điểm số biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK................................................................................ 76 Hình 4.1. Tương quan giữa 3 mặt biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH: Nhận thức - Cảm xúc - Xu hướng hành vi ............................................................. 81 Biểu đồ 4.1: Mức độ biểu hiện thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mặc hội chứng tự kỷ ......................................................... 79 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ P – P plot của hồi quy phần dư chuẩn hóa .............................. 131 Biểu đồ 4.3. Thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ trước và sau khi thực nghiệm ................................... 135 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Các thống kê cho thấy thực trạng tỷ lệ trẻ mắc hội chứng tự kỷ (TTK) trong những năm gần đây gia tăng một cách đáng kể trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tự kỷ còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ hoặc “hội chứng rối loạn phát triển lan toả”. Những trẻ em mắc hội chứng này thường gặp một số khó khăn về giao tiếp, tương tác xã hội, điều chỉnh cảm xúc, rối nhiễu hành vi và khó khăn hòa nhập cộng đồng. Theo số liệu thống kê của của tổ chức Autism Speaks trong khoảng 15 năm trở lại đây, số lượng trẻ mắc hội chứng tự kỷ trên thế giới và Việt nam tăng đáng kể. Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội năm 2019 có trên 200.000 trẻ em mắc hội chứng này [124]. Vì TTK có những rối nhiễu đặc trưng và hậu quả để lại là hết sức nghiêm trọng không chỉ đối với trẻ mà còn cho gia đình và xã hội nếu như trẻ không được sàng lọc, phát hiện và điều trị can thiệp kịp thời. Tại Việt Nam đã có nhiều phương cách can thiệp, trợ giúp TTK phần lớn đều bắt nguồn từ tiếp cận hành vi, nhận thức. Tuy nhiên, việc hỗ trợ chưa có nhiều hiệu quả do sự chưa xác định được các nguyên nhân gây ra hội chứng tự kỷ ở trẻ [17]. Tham gia vào hoạt động trợ giúp phần lớn có các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực như giáo dục đặc biệt, tâm lý lâm sàng, công tác xã hội và bác sĩ chuyên khoa. Mỗi một chuyên gia đều có một vai trò, vị trí và chức năng nhất định trong can thiệp trợ giúp nhóm trẻ này. Chính sự gia tăng số lượng TTK và tính hiệu quả chưa cao của các phương pháp can thiệp đã tạo thêm gánh nặng cho gia đình trẻ và bản thân TTK nên thúc đẩy việc cần thiết phải nghiên cứu thường xuyên các hoạt động trợ giúp và hiệu quả của chúng và nhân viên CTXH là một trong những lực lượng tham gia vào việc trợ giúp can thiệp cho nhóm trẻ này. Nhân viên CTXH có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp những đối tượng yếu thế trong xã hội nói chung và TTK, gia đình TTK nói riêng. Công tác xã hội là hoạt động trợ giúp các nhóm xã hội yếu thế nhằm nâng cao năng lực của các cá nhân và cộng đồng giải quyết các khó khăn trong cuộc sống. Đây là một hoạt động nghề có tính đặc trưng vì luôn liên quan đến việc trợ giúp các nhóm yếu thế về sức khỏe, thể chất, tâm lý và đời sống kinh tế nên gặp nhiều khó khăn và có tính nhân đạo cao. Đặc biệt công tác xã hội với TTK lại càng mang tính đặc thù vì theo Michael Olive và Bob Sapey (2006) đây là nhóm trẻ có nhiều rối nhiễu tâm lý, khó khăn trong cuộc sống và học tập, TTK không có cách nghĩ, cách 2 thể hiện cảm xúc, hành vi, ngôn ngữ như những trẻ bình thường khác gây khó khăn cho người trợ giúp [112]. Nhân viên CTXH cần giúp đỡ TTK để các em hòa nhập tốt hơn. Điều này không chỉ đòi hỏi các nhân viên CTXH không chỉ cần được đào tạo về trình độ chuyên môn nghề nghiệp; vận dụng nhiều kỹ năng nghề nghiệp lẫn khả năng điều hòa cảm xúc mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Do đó họ không những cần thiết phải có những phẩm chất đạo đức phù hợp mà cần có thái độ tích cực đối với công việc của mình. Thái độ tích cực đúng đắn sẽ giúp nhân viên CTXH có ý thức trách nhiệm cao khi hỗ trợ, giúp đỡ các nhóm xã hội yếu thế nói chung và trợ giúp TTK nói riêng. Thái độ của nhân viên CTXH là yếu tố quan trọng đối với hiệu quả hoạt động hỗ trợ TTK. Theo G.V Onparate and Lapiere (1984) [94] thái độ như một khuynh hướng cá nhân nhằm đánh giá một yếu tố xã hội nào đó là tích cực hay tiêu cực, cho nên thái độ là trạng thái tâm lý có tác dụng định hướng và thúc đẩy hoạt động mạnh mẽ của nhân viên CTXH. Để trợ giúp TTK hiệu quả, ngoài nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên CTXH thì thái độ của họ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động trợ giúp TTK. Khi nhân viên CTXH có thái độ tích cực luôn có ý thức vượt qua khó khăn, họ sẽ có trách nhiệm cao hơn và thực hiện những hành động tích cực để tác động vào quá trình can thiệp TTK đem lại hiệu quả công việc cao hơn giúp TTK sớm hòa nhập cộng đồng. Trong thực tế, không phải không có những nhân viên CTXH thiếu đi thái độ tích cực với hoạt động này, khiến cho họ có thể thiếu đi tinh thần trách nhiệm, học hỏi và ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiến bộ, hòa nhập của TTK. Chính vì vậy, thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK không chỉ mang tính nhân đạo trong việc trợ giúp một nhóm trẻ yếu thế mà còn là để nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong việc hỗ trợ nhóm trẻ đặc thù này. Gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về thái độ của nhân viên CTXH và TTK ở thế giới và Việt Nam tuy nhiên nghiên cứu về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK còn khá ít ỏi. Chính vì vậy, luận án nghiên cứu về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về thái độ nghề nghiệp và thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động nghề Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận 3 án sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách liên quan đến hoạt động trợ giúp TTK, đồng thời đóng góp ý kiến cho các cơ sở đào tạo, tổ chức CTXH một vài giải pháp nhằm nâng cao thái độ tích cực cho nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ” làm chủ đề nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn mức độ biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp TTK. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao thái độ tích cực của nhân viên CTXH trong quá trình trợ giúp TTK. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu lý luận - Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ. - Xây dựng cơ sở lý luận về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ. 2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn - Phân tích thực trạng mức độ biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ. 2.2.3. Đề xuất biện pháp Đề xuất một số biện pháp giúp nhân viên CTXH nâng cao thái độ tích cực đối với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ, biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK và các yếu tố ảnh hưởng. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án chỉ tập trung nghiên cứu 03 mặt biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH trong 02 nội dung: Thái độ với đối tượng của hoạt động trợ giúp và thái độ đối với công việc trợ giúp TTK. Về các yếu tố ảnh hưởng: Thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Luận án này chỉ tập trung làm rõ ảnh hưởng của 05 yếu tố, bao gồm: Chế độ an sinh thu nhập; môi trường làm việc; kiến thức năng lực chuyên môn; tính chất công việc và động cơ làm việc. 3.2.2. Phạm vi về khách thể và địa bàn nghiên cứu - Phạm vi khách thể nghiên cứu: Khách thể luận án gồm 402 nhân viên CTXH đang thực hiện hoạt động trợ giúp TTK. 3.2.3. Phạm vị địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tại 12 trường chuyên biệt và trung tâm can thiệp TTK công lập và ngoài công lập tại các quận nội và ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh (trong đó gồm 07 tổ chức công lập và 05 tổ chức ngoài công lập). Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, luận án này được thực hiện trên cơ sở cách tiếp cận liên ngành của khoa học Tâm lý, khoa học Công tác xã hội và dựa trên cơ sở một số nguyên tắc cụ thể sau: - Nguyên tắc tiếp cận tâm lý học nhận thức: Thuyết nhận thức của Jean Piaget cho rằng con người luôn cố tìm hiểu thế giới của mình một cách tự nhiên. Trong suốt tuổi ẳm ngữa, thơ ấu và thanh niên, họ đều muốn tìm hiểu hoạt động của cả thế giới tự nhiên và xã hội [38]. Thái độ của nhân viên CTXH biểu hiện ở mặt nhận thức được hình thành trong quá trình họ tham gia và tìm hiểu vào hoạt động nghề. Điều này có nghĩa phải nghiên cứu thái độ thông qua quá trình nhận thức của họ đối với hoạt động nghề nghiệp. - Nguyên tắc tiếp cận tâm lý học vai trò: Vai trò là khái niệm nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích những kỳ vọng trong xã hội ấy. Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối 5 tác khác nhau và nhóm đối tác đó có một kỳ vọng riêng của họ [dẫn theo 34]. Vận dụng lý thuyết vai trò vào luận án nhằm xác định vai trò của NVXH trong việc thực hiện hoạt động trợ giúp cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Các vai trò này được thể hiện qua những việc làm, hành vi cụ thể phù hợp với hoạt động can thiệp trợ giúp cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ. - Nguyên tắc tiếp cận tâm lý học hoạt động: Thái độ của nhân viên CTXH được hình thành qua hoạt động học tập, thực hành nghề. Theo Barratt.P có 4 quá trình tham dự vào học tập quan sát là chú ý; ghi nhớ; các quá trình tái tạo vận động và các quá trình động cơ [81]. Theo lý thuyết này, để giúp nhân viên CTXH học hỏi được các hành vi nghề nghiệp tích cực trong hoạt động trợ giúp TTK, cần cung cấp cho họ các mẫu hình để họ quan sát. Mẫu hình này có thể cung cấp qua các lớp tập huấn kỹ năng, qua các tài liệu bằng hình ảnh (video) hoặc bằng chính hoạt động của những nhân viên CTXH khác có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Mặt khác, để nâng cao khả năng xử lý công việc của nhân viên CTXH, cũng cần giúp họ nhận thức về năng lực hoạt động trợ giúp TTK của mình một cách tích cực hơn vì theo Barratt.P, những người có hiệu quả cá nhân cao thường cho rằng họ có thể xử lý được những sự kiện và hoàn cảnh bất lợi. Họ chờ đợi ở bản thân năng lực khắc phục những trở ngại, họ tìm kiếm những thử thách, họ duy trì mức độ tự tin cao vào sức mạnh bản thân. - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Nhân viên CTXH thực hiện hoạt động trợ giúp TTK luôn có sự tác động với những người xung quanh. Hoạt động của họ chịu sự ảnh hưởng và là kết quả tác động của nhiều yếu tố tâm lý khách quan và chủ quan [38]. Do đó, khi nghiên cứu thái độ trợ giúp TTK của nhân viên CTXH cần đặt hiện tượng tâm lý này trong mối quan hệ tương hỗ cuả nhiều yếu tố như: Chế độ an sinh thu nhập; môi trường làm việc; tính chất công việc; năng lực kiến thức chuyên môn và động cơ làm việc. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài sử dụng phối hợp một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp quan sát; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp thống kê toán học. 6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Đóng góp về mặt lý luận Mảng đề tài nghiên cứu về thái độ đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau đề cập đến. Tuy nhiên, thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK là một khía cạnh còn ít được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới, còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu tâm lý học nghề nghiệp. Qua nghiên cứu lý luận, luận án đã tổng quan được một số công trình trong và ngoài nước có liên quan đến thái độ, thái độ nghề nghiệp, khái quát được một số vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm niệm nhân viên CTXH; khái niệm hoạt động trợ giúp; khái niệm thái độ hoạt động trợ giúp TTK. Đồng thời, Luận án đã chỉ ra các mặt biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK. Chỉ ra được tiêu chí đánh giá, mức độ biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn, luận án đã phân tích được thực trạng thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK qua ba mặt biểu hiện nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi. Thái độ được xem xét theo trên phương diện nhân viên CTXH có tích cực đối với đối tượng trợ giúp (TTK, gia đình và người chăm sóc TTK) và tích cực trong công việc trợ giúp (như rèn luyện bản thân đáp ứng yêu cầu của hoạt động, ý nghĩa xã hội của nghề, xu hướng gắn bó với nghề). Luận án cũng chỉ ra được những khó khăn nhân viên CTXH đang gặp phải trong hoạt động trợ giúp TTK và một số những yếu tố tác động đến thái độ của họ đối với hoạt động này. Kết quả luận án chỉ ra mức độ biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK là chưa thực sự tích cực, tính tích cực đạt ở mức trung bình và không có sự đồng nhất trên các mặt biểu hiện. Trong ba mặt biểu hiện của thái độ thì mặt nhận thức có mức độ thể hiện cao hơn so với hai mặt còn lại. Mặt cảm xúc là mặt có biểu hiện thấp nhất. Luận án cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên CTXH trong đó hai yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến thái độ là yếu tố an sinh thu nhập và yếu tố kiến thức năng lực chuyên môn. 7 Kết quả thực nghiệm cho thấy, tác động của việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức liên quan hoạt động trợ giúp có thể giúp cải thiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động nghề của mình một cách tích cực hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án đã góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận về thái độ của nhân viên CTXH thông qua việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về thái độ nghề nghiệp và thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK. Trên cơ sở phân tích và kế thừa các công trình nghiên cứu về vấn đề này, luận án cũng đã bổ sung một số vấn đề về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK hiện nay như: Khái niệm thái độ, khái niệm nhân viên CTXH; Khái niệm hoạt động trợ giúp TTK và khái niệm thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK. Những kết quả nghiên cứu này đã góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về thái độ trong Tâm lý học. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một số dữ liệu mang tính khoa học về thực trạng thái đối với hoạt động trợ giúp TTK của nhân viên CTXH và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Đây có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn Tâm lý học và Công tác xã hội trong giảng dạy lĩnh vực can thiệp TTK và các liên ngành như giáo dục đặc biệt về thái độ của nhân viên, những khó khăn và những yếu tố tác động đến thái độ của họ với nghề. Đồng thời, cung cấp cho các tổ chức đào tạo một số kiến thức cần thiết xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nhân viên CTXH. Giúp điều chỉnh, bổ sung các học phần trong việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội với TTK. Tư liệu này giúp các gia đình, cha mẹ có con là TTK hiểu thêm về hoạt động can thiệp này tại các trung tâm và trường chuyên biệt. Mặt khác, kết quả nghiên cứu giúp các nhà lãnh đạo hiểu hơn về thái độ của nhân viên để tuyên truyền, giáo dục nhằm hình thành thái độ của họ tích cực hơn đối với hoạt động nghề. Đây cũng là tư liệu bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách phát triển ngành CTXH trong lĩnh vực trợ giúp các đối tượng yếu thế. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhân viên CTXH để điều chỉnh thái độ của mình trong quá trình trợ giúp TTK. 8 7. Cấu trúc của luận án Ngoài một số phần như mở đầu, danh mục các công trình đã công bố, tài liệu tham khảo, kết luận, kiến nghị thì luận án gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK 9 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP TRẺ MẮC HỘI CHỨNG TỰ KỶ 1.1. Nghiên cứu về thái độ và thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động nghề nghiệp 1.1.1. Hướng nghiên cứu về thái độ 1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thái độ dưới các góc độ khác nhau. Người đầu tiên nghiên cứu về thái độ là A.Ph. Lagiurxki (1874 - 1917). Ông chủ yếu nghiên cứu các khái niệm thái độ chủ quan của con người đối với môi trường. Các khái niệm đó được ông tổng kết trong các tác phẩm của mình như: Chương trình nghiên cứu nhân cách trong mối quan hệ với môi trường (1912), Tâm lý học đại cương và thực nghiệm (1912), Bút ký khoa học về tính cách (1916), Phân loại nhân cách (1917,1924). Theo ông, đời sống tâm lý thực của con người được chia làm hai lĩnh vực [dẫn theo 31]. - Thứ nhất là cái tâm lý bên trong: Là cái cơ sở bẩm sinh của nhân cách, bao gồm khí chất, tính cách và một loạt đặc điểm tâm lý khác. - Thứ hai là cái tâm lý bên ngoài: Là hệ thống thái độ của nhân cách với môi trường xung quanh. Như vậy, theo ông thì thái độ là sự biểu hiện ra bên ngoài của cái tâm lý, phản ứng với các tác động của môi trường xung quanh. Ông đặc biệt quan tâm đến thái độ của con người đối với lao động, với nghề nghiệp, với sở hữu người khác và với xã hội Vào năm 1925, Bogardus là một trong những người đầu tiên sử dụng phương pháp đo lường định lượng trong lĩnh vực tâm lý học xã hội. Ông đã đưa ra thang đo 7 mức độ với những khoảng cách bằng nhau. Ông cho rằng có thể sử dụng thang đo này để xác định thái độ đối với các nhóm chủng tộc hoặc dân tộc. Những cải tiến của kỹ thuật này cho phép đo lường thái độ đối với bất cứ một nhóm nào, không chỉ là các nhóm dân tộc mà còn mở rộng ra nhiều lựa chọn khác [dẫn theo 53]. Năm 1928, Thurstone đề xuất phương pháp đo lường thái độ trái ngược với thang đo của Bogardus. Năm 1932, Likert đã xây dựng thang đo thái độ, có thể yêu cầu khách thể nghiên cứu dựa trên chính thái độ của họ để nghiên cứu. Thang ...ập cộng đồng. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nếu các đối tượng có thái độ thiếu tích cực đối với TTK sẽ tạo ra hậu quả như sự kỳ thị, xa lánh và TTK sẽ không nhận được sự trợ giúp tích cực, khó tiến bộ để hòa nhập và ngược lại. Các nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của các nhân và cộng đồng đối với TTK. Từ kết quả này đã mở ra hướng nghiên mới về thái độ trợ giúp của các cá nhân và tổ chức cho TTK tại Việt Nam. 1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu về hoạt động trợ giúp TTK của nhân viên CTXH tại Việt Nam đã có một vài công trình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Văn Thủy, Nguyễn Thị Kim Quý (2011), Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), Nguyễn Thị Thanh (2014), Phạm Toàn và Lâm Hiểu Minh (2015) các công trình này xem xét hoạt động trợ giúp TTK của nhân viên CTXH ở các khía cạnh khác nhau. Tổng hợp các công trình nghiên cứu theo hướng này có một số các công trình tiêu biểu như: Nhóm tác giả Nguyễn Văn Thủy, Nguyễn Thị Kim Quý (2011) với cuốn sách “Hỗ trợ kiến thức về chăm sóc và giáo dục trẻ mắc hội chứng tự kỷ” đã cung cấp cho người đọc kiến thức khái quát về hội chứng tự kỷ, cách hiện sớm, can thiệp hành vi cho TTK. Bên cạnh đó, tác giả hướng dẫn nhân viên can thiệp các kỹ năng phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, tăng cường kỹ năng xã hội và cách hỗ trợ TTK kỹ năng tự chăm sóc. Tài liệu cung cấp kiến thức rất hữu ích cho nhân viên CTXH trong việc trợ giúp can thiệp TTK [56]. 22 Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013) đã đề cập nhiều phương pháp phát hiện sàng lọc, chẩn đoán và đánh giá mức độ TTK. Với cuốn sách: “Tự kỷ - những vấn đề lí luận và thực tiễn” tác giả đã cung cấp cho độc giả các kiến thức cơ bản về dấu hiệu nhận biết và các phương pháp can thiệp TTK. Trên cơ sở đó đưa ra các chương trình can thiệp của nhân viên CTXH, giáo dục và trị liệu có hiệu quả cho TTK. [75, tr 42]. Tác giả Đào Thị Thu Thủy (2014), với nghiên cứu điều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho TTK 3-6 tuổi dựa vào bài tập chức năng đã đưa ra các quy trình điều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho TTK, xây dựng và thiết kế các nhóm bài tập cá nhân điều chỉnh hành vi ngôn ngữ, xây dựng nhóm biện pháp hỗ trợ nhân viên CTXH và phụ huynh điều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho TTK [54, tr 18]. Nguyễn Thị Thanh (2014) nghiên cứu phương pháp trợ giúp TTK theo hướng tiếp cận phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Tác giả nhấn mạnh đến biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho TTK từ 3-4 tuổi bằng việc sử dụng phương pháp TEACCH can thiệp TTK tại nhà. Nhân viên CTXH sẽ hỗ trợ gia đình TTK thực hiện các bài tập can thiệp hành vi, ngôn ngữ, Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện hành vi, kỹ năng giao tiếp của TTK [49]. Tác giả Phạm Toàn và Lâm Hiểu Minh (2015) với cuốn sách “Thấu hiểu và hỗ trợ TTK- cẩm nang bạn đồng hành với TTK”. Tác giả cung cấp những kiến thức để giải mã để thấu hiểu trẻ tự kỷ và đưa ra các quan niệm và kỹ thuật điều trị bệnh tự kỷ. Đặc biệt, nhóm tác giả cũng đưa ra cách thực hành điều trị bệnh tự kỷ. Trong phần này, không chỉ có các kỹ thuật điều trị, kỹ thuật huấn luyện TTK về khả năng chú ý, về ngôn ngữ, về động cơ phát triển mà nhóm tác giả còn đưa ra những thông tin và hướng dẫn về người điều trị trực tiếp cho trẻ là cha mẹ hay người chăm sóc, bác sĩ chuyên khoa tâm thần, nhà tư vấn tâm lý, các thầy cô giáo tinh thần xuyên suốt của nhóm tác giả cho rằng, việc có một thái độ đúng đắn với TTK bao giờ cũng là điều vô cùng quan trọng để giúp TTK hòa nhập. [48]. Tác giả Nguyễn Hiệp Thương (2016) cho rằng nhân viên CTXH muốn trợ giúp TTK cần có các kỹ năng tham vấn cơ bản như: Kỹ năng Thiết lập mối quan hệ, lắng nghe, thấu hiểu, kỹ năng hỏi và phản hồi. Nghiên cứu cũng đề cập đến các yêu cầu phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng của nhân viên CTXH như yêu nghề, có tính cảm thông, có tính kiên nhẫn, lòng vị tha hoặc có những kiến thức về chính sách, về hành vi ứng xử, có các kỹ năng tư vấn, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kiểm soát cảm xúc,[59]. 23 Tác giả Hứa Tịnh (2019), với cuốn sách “Sống vui cùng con tự kỷ” tác giả đã cung cấp cái nhìn về những tâm tình của những bậc cha mẹ có con bị mắc hội chứng tự kỷ, những khó khăn vất vả cha mẹ phải trải qua. Bên cạnh đó, công trình đã phân tích về những vai trò của người giáo viên trong can thiệp cho TTK, đưa ra 26 bài hướng dẫn về cách sử dụng những phương pháp can thiệp cho TTK khác nhau. Cuốn sách cung cấp các thông tin bổ ích cho phụ huynh và nhân viên can thiệp TTK. [61]. Nhìn chung, các tác giả các tài liệu cũng như các nghiên cứu đã khái quát được về hoạt động trợ giúp của nhân viên CTXH với TTK ở nhiều khía cạnh khác nhau. Các công trình đã chỉ ra một vài yêu cầu cần có về kiến thức, kỹ năng, một số phương pháp can thiệp trong trợ giúp TTK. Tuy nhiên, khoảng trống của các công trình là chưa cung cấp một cái nhìn khái quát về hoạt động trợ giúp TTK, chưa tìm hiểu chi tiết về đặc điểm tính chất đặc thù của công việc này, đồng thời các công trình nghiên cứu về thái độ của nhân viên CTXH với hoạt động trợ giúp TTK còn chưa nhiều. Luận án mong muốn sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu trước và phân tích thêm một vài yếu tố để bổ sung thêm lý luận và thực trạng về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Qua việc tổng quan các công trình trong, ngoài nước về thái độ nghề nghiệp và thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK có thể rút ra một số luận điểm chính sau: Từ góc độ tâm lý học, trên thế giới vấn đề thái độ và thái độ nghề nghiệp đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Nhìn chung, các nghiên cứu đi trước đã tiếp cận vấn đề từ các góc độ khác nhau như: Mức độ biểu hiện, cấu trúc, bản chất, các mối quan hệ của các yếu tố tác động đến thái độ. Kết quả của các công trình này đã cung cấp hệ thống lý luận khái quát về thái độ nghề nghiệp ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tuy nhiên chưa có nhiều công trình tìm hiểu về thái độ nghề nghiệp trong lĩnh vực trợ giúp TTK của nhân viên CTXH. Điều này khẳng định sự cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn về thái độ đối với hoạt động này nhằm giúp TTK được can thiệp, hòa nhập xã hội. 24 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP TRẺ MẮC HỘI CHỨNG TỰ KỶ 2.1. Lý luận về thái độ 2.1.1. Khái niệm thái độ Thái độ là khái niệm được nhiều nhà khoa học tâm lý trên thế giới và Việt nam quan tâm nghiên cứu . Mỗi tác giả đưa ra các khái niệm, xem xét bản chất của thái độ ở các góc độ khác nhau. Do đó, muốn hiểu rõ bản chất của khái niệm này,cần xem xét nó ở nhiều khía cạnh khác nhau như:, Một số nhà nghiên cứu xem xét thái độ như một trạng thái tâm lý thể hiện sự phản ứng tích cực hay không tích cực. Quan điểm này có các tác giả tiêu biểu như Craighead, W.E & Nemeroff, C.B (2004), G.V.Onparete, Lê Văn Hảo và KnudLarsen, H. Fillmore, Vũ Dũng Nhóm tác giả Craighead, W.E & Nemeroff, C.B (2004) cho rằng: “Thái độ là khuynh hướng phản ứng một cách tích cực hay không tích cực với một sự vật, người, tổ chức hay sự kiện. Vì không thể quan sát được thái độ nên chỉ có thể đoán được thái độ từ những phản ứng (có thể đo được) tích cực hay không tích cực đối với đối tượng nào đó. Có thể hỏi trực tiếp thái độ của một người bằng cách yêu cầu người đó đánh giá đối tượng là tốt hay xấu hoặc đánh giá mức độ yêu thích của họ với nó. Hoặc cũng có thể suy luận ra thái độ một cách gián tiếp từ phản hồi nhận thức hoặc niềm tin (thể hiện nhận thức, hiểu biết của cá nhân và đối tượng của thái độ), phản hồi cảm xúc (cảm xúc đối với sự vật) và phản hồi hành động (xu hướng hành vi và hành vi đối với sự vật)”. Qua khái niệm này cho thấy tác giả Craighead, W.E & Nemeroff, C.B cho rằng thái độ của một cá nhân thể hiện khuynh hướng tích cực hoặc không tích cực của chủ thể đối với một đối tượng nhất định.[89]. Theo G.V.Onparete nhà tâm lý học Mỹ:“ Thái độ là trạng thái tâm lý và thần kinh của sự sẵn sàng được tạo ra trên cơ sở kinh nghiệm và nó có ảnh hưởng, điều khiển hay năng động đến những khách thể và tình huống gắn liền với cá nhân đó” [94]. Quan điểm này tác giả đã xem xét thái độ như là một trạng thái tâm lý và có ảnh hưởng đến những hành vi trong những tình huống nhất định. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ Tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên (2012) lại có cách nhìn nhận: "Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và 25 thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có tác dụng điều chỉnh hoặc có ảnh hưởng một cách linh hoạt đến phản ứng của một cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống nó có mối liên hệ". Thái độ có ba thành tố là nhận thức, cảm xúc và hành vi. Chúng kết hợp lại để truyền tải một phản ứng tích cực, không tích cực hay trung lập. Thái độ là một sản phẩm phức tạp của quá trình học tập, lĩnh hội, trải nghiệm, cảm xúc bao gồm cả những hứng thú, ác cảm, thành kiến, mê tín, quan điểm khoa học và tôn giáo cũng như chính trị [6, tr 528]. Tác giả Lê Văn Hảo và KnudLarsen (2010) coi: “Thái độ là một phản ứng mang tính chất đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với một đối tượng nào đó thể hiện qua suy nghĩ, xúc cảm hay hành vi dự định” [27, tr 137]. Cùng quan điểm này, H. Fillmore cho rằng: “Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay tiêu cực đối với một đối tượng hay một biểu tượng trong môi trường” và ông nhấn mạnh “Thái độ là sự định hướng của cá nhân tới các khía cạnh khác nhau của môi trường và thái độ là một cấu trúc mang tính cơ động” [92]. Hướng định nghĩa thái độ này được nhiều người thừa nhận vì ngoài việc nó phản ánh được tính tích cực và không tích cực của thái độ mà còn cung cấp nguồn gốc của thái độ, thái độ có vai trò gì với hành động hiện tại và những hành vi dự định của con người. Bên cạnh đó, một số tác giả khác khi xem xét thái độ đã lý giải về cấu trúc của nó. Trong hệ thống lý thuyết tâm lý học hiện nay đang tồn tại nhiều mô hình về thái độ với cấu trúc khác nhau. Nhìn chung, có thể thấy ở đây các quan điểm về cấu trúc 1 thành phần, cấu trúc 2 thành phần và cấu trúc 3 thành phần của thái độ. Có thể giới thiệu ở đây một số quan điểm về cấu trúc của thái độ của một số tác giả tiêu biểu như David G Mayer; Calder & Lutz (1972), Pennington; Fishbein & Ajzen (1975), Rokeach (1986), M. Smith (1942), Thurstone (1931), Rogenberg M.J. và Hovland (1960). Thurstone (1931) đã xác định thái độ có một thành phần là cảm xúc. Cảm xúc thể hiện ở thái độ ủng hộ hay chống lại một đối tượng. Do đó, các kỹ thuật đo lường thái độ của nhiều tác giả theo hướng này đều có chung đặc điểm là chỉ có một miền đo là cảm xúc. Cảm xúc về sự thỏa mãn hay thất vọng, hài lòng hay không hài lòng hoặc sự ủng hộ hay chống lại một đối tượng được lý giải dựa vào sự khác biệt niềm tin của con người về các đối tượng [120]. Tác giả Fishbein, M., & Ajzen, I (1975). Hai ông cho rằng thái độ gồm ba thành phần cảm xúc, nhận thức và hành vi cổ điển. Theo đó, ba thành phần này 26 thống nhất với nhau tạo nên thái độ. Các thành tố trên tùy theo từng đối tượng và tình huống sẽ có vai trò chủ đạo và chi phối thái độ của cá nhân một cách khác nhau và các thành tố này mang tính thống nhất cao, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện sự nhất quán giữa nhận thức, xúc cảm và hành vi [93]. Tác giả M. Smith (1942) chỉ ra ba thành phần cấu trúc của thái độ: Nhận thức, xúc cảm và hành động. Trong đó, theo ông thành phần nhận thức được thể hiện sự nhìn nhận, quan điểm, đánh giá của chủ thể với đối tượng của thái độ. Thành phần xúc cảm thể hiện sự rung động, hài lòng, hứng thú của chủ thể với đối tượng. Thành phần hành động thể hiện sự phản ứng của chủ thể với đối tượng theo hướng tích cực hoặc không tích cực. Các thành tố này tùy theo đối tượng, tình huống cụ thể sẽ giữ một vai trò khác nhau [dẫn theo 2]. Mặt khác, một số tác giả bàn về thái độ và hành vi dự định như Ajzen (1991) và Nguyễn Quang Uẩn. Theo tác giả Ajzen (1991) quan niệm rằng thái độ tích cực hay tiêu cực của một cá nhân sẽ liên quan đến xu hướng hành vi của họ trong tương lai. Từ đó ông cho ra đời thuyết dự định hành vi TPB (Theory of Planned Behaviour). Thuyết này cho rằng, nếu một người có thái độ tích cực với một việc gì đó thì rất có khả năng cá nhân đó sẽ thực hiện các hành vi cụ thể trong tương lai. Theo ông, những xu hướng hành vi của một cá nhân chịu sự chi phối của ba yếu tố. Thứ nhất là thái độ của cá nhân đó đối với đối tượng; Thứ hai là chuẩn chủ quan có nghĩa là các quy tắc, chuẩn mực của xã hội để chủ thể có thể quyết định thực hiện hành vi hay không. Ông đưa ví dụ như một người có thái độ tốt với một việc, nhưng xã hội chưa đồng thuận đề cao với việc này thì chưa chắc người đó sẽ thực hiện hành vi; Thứ ba là việc nhận thức kiểm soát hành vi có nghĩa là khi cá nhân thực hiện hành vi gặp những khó khăn hay thuận lợi gì, có đủ điều kiện và cơ hội để hành vi được thực hiện hay không. Chẳng hạn như một người rất thích làm phi công, xã hội cũng đang rất cần và đề cao nghề này nhưng cá nhân đó lại thiếu chiều cao và ngoại ngữ thì hành vi làm phi công không thể được thực hiện [dẫn theo 23]. Xem xét thêm về khái niệm xu hướng hành vi, theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn (2010) cho rằng, xu hướng là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống động cơ quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn của cá nhân đó. Xu hướng thường biểu hiện ở một số mặt chủ yếu như nhu cầu, niềm tin, thế giới quan, hứng thú,[74, tr 154]. Một vài tác giả khác lại nhìn nhận xu hướng hành vi như một thành phần của tâm thế. Như theo tác giả Vũ Dũng (2010) khi bàn về tâm thế xã hội cho rằng tâm thế xã hội là sự chuẩn bị 27 về tinh thần, ý chí, xu hướng tâm lý của cá nhân hay nhóm người để sẵn sàng hành động theo một cách thức nhất định [6, tr 525]. Như vậy, từ những nghiên cứu trên, có thể thấy rằng khái niệm thái độ được rất nhiều nhà khoa học quan tâm và nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhìn chung vẫn có những điểm chung giữa những khái niệm này đó là tất cả các tác giả ít nhiều đều nhận ra rằng, thái độ là một thuộc tính trọn vẹn của ý thức, mang tính chất đánh giá tích cực hay không tích cực của con người đối với đối tượng theo một tình huống nhất định và thể hiện trong những hành vi hoặc những hành vi dự định. Điểm mạnh của những quan điểm trên là các tác giả đã cho rằng thái độ là trạng thái bên trong của chủ thể (giá trị, niềm tin, xúc cảm, nhận thức, đánh giá) và được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt và lời nói của người đó trong những tình huống, điều kiện cụ thể. Bên cạnh đó, các quan điểm cũng có điểm chung khi xem xét cấu trúc của thái độ. Họ cho rằng, thái độ có thể bao gồm một, hai hoặc ba thành phần là nhận thức, cảm xúc và hành động hoặc hành vi dự định. Bên cạnh đó, qua sự phân tích về thái độ của các quan điểm khác nhau đã thể hiện được tính đa dạng các đặc điểm của thái độ như thái độ thể hiện tính sẵn sàng, tính chủ động, tính hệ thống, tính tích cực.... thông qua các phản ứng của chủ thể với đối tượng. Tuy nhiên, luận án đồng thuận với quan điểm của nhóm tác giả Craighead, W.E và nhóm tác giả Lê Văn Hảo & KnudLarsen coi cấu trúc của thái độ gồm ba thành phần nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi vì cấu trúc này mang tính phổ biến, được đại đa số tác giả nghiên cứu và luận án kế thừa sử dụng cách tiếp cận khái niệm này sẽ thể hiện được những khái quát biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK. Đồng thời, mặc dù thái độ có nhiều đặc điểm khác nhau, tuy nhiên để đo mức độ của thái độ và để phản ánh được đầy đủ, khái quát nhất cả ba mặt biểu hiện của thái độ đối với hoạt động trợ giúp TTK, Nghiên cứu này đã chọn tính tích cực làm tiêu chí đánh giá thái độ nhân viên CTXH. Từ những phân tích ở trên, luận án rút ra khái niệm thái độ làm cơ sở cho việc nghiên cứu luận án như sau:“Thái độ là trạng thái tâm lý thể hiện sự phản ứng tích cực hay không tích cực của chủ thể đối với đối tượng nhất định thể hiện qua nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi”.. 2.1.2. Đặc điểm của thái độ Với định nghĩa thái độ trên, nghiên cứu nhận thấy thái độ có những đặc điểm sau: Thái độ là một trạng thái tâm lý: Có nghĩa thái độ bao gồm những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng như xúc cảm, tâm trạng trong công việc 28 Thái độ thể hiện sự phản ứng tích cực hay không tích cực đối với một đối tượng nào đó: Theo từ điển thuật ngữ Tâm lý học của GS. TS Vũ Dũng, tính tích cực là khả năng thực hiện chuyển động có chủ định và thay đổi của cơ thể sống dưới tác động của những tác nhân kích thích bên trong và bên ngoài, đặc điểm chung của tất cả cơ thể sống, động thái riêng của chúng là nguồn biến đổi hoặc hỗ trợ một cách sống động cho những mối liên hệ với môi trường [6, tr 560]. Tính tích cực của thái độ được thể hiện ở sự ảnh hưởng của thái độ đối với hành động. Đó là sự chủ động, làm chủ trong suy nghĩ và hành động của mình. Khi chủ thể có thái độ với một đối tượng nhất định, họ sẽ nhận thức và đánh giá tích cực về đối tượng, có cảm xúc tích cực bên cạnh đó họ sẽ có hành động tích cực tác động vào đối tượng. Thái độ có tính ý thức: Thái độ là một hiện tương tâm lý có ý thức của con người. Tính ý thức thể hiện ở việc cá nhân hiểu rõ về cảm xúc, hành vi của mình. Có thể điều khiển, điều chỉnh các hành động của họ theo mục đích nhất định. Tuy nhiên, mức độ ý thức của mỗi người cao hay thấp khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan như học vấn, văn hóa, kinh nghiệm và những môi trường xung quanh. Thái độ có tính mức độ: thể hiện mức độ bộc lộ thái độ nhiều hay ít, cao hay thấp. Tính mức độ phản ánh tính chủ thể trong thái độ của cá nhân, như cùng bộc lộ một thái độ như nhau với một đối tượng nhưng mức độ biểu lộ thái độ ở mỗi cá nhân lại cao thấp khác nhau, cường độ biểu hiện mạnh yếu khác nhau trong hành vi và cảm xúc. Dựa vào mức độ biểu hiện của thái độ có thể đưa ra những dự đoán về xu hướng hành vi theo chiều thuận, nếu như chủ thể có mức độ thể hiện thái độ càng tích cực với đối tượng thì xu hướng thực hiện những hành vi tích cực càng lớn. Tuy nhiên, cũng cần xem xét thái độ và hành vi đôi khi có xu hướng nghịch, có nghĩa mức độ tích cực của thái độ cao nhưng hành vi chưa chắc đã tích cực. Thái độ có tính chi phối: Đặc điểm này là thuộc tính cốt lõi của nhân cách. Thái độ quy định đặc điểm của nhận thức, cảm xúc của cá nhân đối với hiện thực khách quan cũng như xu hướng hành vi của họ. Có thể nói, hầu hết các hiện tượng tâm lý và hành động cá nhân ít nhiều đều chịu sự chi phối bởi thái độ chủ quan của họ. Thái độ có tính bền vững tương đối: Thái độ của cá nhân được hình thành trong quá trình sống, lao động, trong các mối quan hệ xã hội. Một số nghiên cứu chỉ ra có mối liên hệ khá chắc giữa các thành tố nhận thức, cảm xúc và hành vi dự định. Mức độ ổn định này tùy thuộc vào mức độ tính tích cực và thường xuyên, lâu dài của cá nhân khi tham gia vào các hoạt động xã hội. Tính bền vững của thái độ còn 29 biểu hiện ở thái độ kiên định giữ vững lập trường của cá nhân trước một vấn đề, một hoạt động của họ trong cuộc sống.[4] Như vậy, trong những tình huống, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thì thái độ tồn tại như một trạng thái tâm thế chủ quan, chi phối sự quyết định hành động của cá nhân đối với đối tượng được biểu hiện ở nhận thức, xúc cảm và hành vi của cá nhân hoặc nhóm. Do đó, chúng ta vừa cần phải có cái nhìn khách quan, khoa học vừa cần linh hoạt khi xem xét thái độ của nhân viên CTXH với hoạt động trợ giúp TTK. 2.1.3. Cấu trúc, biểu hiện thái độ Cùng với những cách hiểu nội hàm khái niệm thái độ khác nhau đã phân tích ở trên thì trong hệ thống lý thuyết tâm lý học hiện nay đang tồn tại nhiều mô hình về thái độ với cấu trúc khác nhau. Nhìn chung, có thể thấy ở đây các quan điểm về cấu trúc 1 thành phần, cấu trúc 2 thành phần và cấu trúc 3 thành phần của thái độ. Có thể giới thiệu ở đây một số quan điểm về cấu trúc của thái độ như sau Cấu trúc một thành phần của thái độ: Cấu trúc một thành phần nhấn mạnh thái độ chỉ có cấu trúc một thành phần là cảm xúc của tác giả Thurstone (1931). Thành phần này thể hiện ở thái độ ủng hộ, đồng tình hay chống đối đối tượng [dẫn theo 20]. Cấu trúc hai thành phần của thái độ: Quan điểm tiêu biểu theo hướng này là tác giả (Calder & Ross 1972). Hai ông cho rằng thành phần của thái độ là “Mong đợi và Giá trị” (Expectancy-Value Model). “Mong đợi" thể hiện ở niềm tin của chủ thể và các "giá trị” đi kèm với xúc cảm đánh giá thái độ của niềm tin đó. Bản chất của mô hình này coi thái độ là một đánh giá toàn diện về niềm tin và cảm xúc của thái độ [dẫn theo 20]. Cấu trúc ba thành phần của thái độ: Mô hình này được nhiều tác giả đề cập nhiều nhất và nhiều công trình tiếp cận nghiên cứu. Các tác giả đại diện cho xu hướng này là M. Smith (1942), Krech, Crutchfield và Ballachye (1962), Spooncer (1992), Schiffman & Kanuk (2004), Lê Văn Hảo và Knud Larsen (2010). Điểm chung của các tác giả này quan niệm cấu trúc của thái độ bao gồm ba mặt biểu hiện: Nhận thức, cảm xúc và hành động hoặc hành vi dự định. Schiffman & Kanuk (2004) cho rằng thái độ được cấu trúc bởi ba thành phần: Nhận thức (niềm tin), Cảm xúc (các cảm nhận) và Hành vi hay còn gọi là mô hình ABC. Đây là mô hình tương đối phổ biến trong tâm lý học xã hội [dẫn theo 19, tr23]. Spooncer, F (1992) đề xuất mô hình ba thành phần của thái độ đó là: Cảm xúc biểu hiện ở sự phát biểu thành lời về cảm xúc của mình; Niềm tin phản ứng về mặt 30 nhận thức, phát biểu thành lời về niềm tin của mình và hành vi biểu hiện công khai, phát biểu thành lời về những dự định hành động, những xu hướng hành vi của mình trong tương lai trước các kích thích từ môi trường bên ngoài tác động [118]. Tác giả Lê Văn Hảo và KnudLarsen (2010) quan niệm cấu trúc thái độ gồm ba thành phần. Thái độ thể hiện qua ba mặt nhận thức, cảm xúc hay hành vi dự định [27, tr 137]. Trong đó, nhận thức là những quan điểm, hiểu biết những kiến thức, đánh giá của cá nhân về đối tượng của thái độ, cho dù những hiểu biết đó là đúng, đầy đủ và sâu sắc hay không. Mặt cảm xúc là các cảm xúc tích cực hay không tích cực. Nó thế hiện sự rung cảm, hào hứng thích hay không thích, chán ghét, hài lòng hay không hài lòng, vui hay buồn, bình tĩnh hay giận dữcủa cá nhân trước đối tượng. Và mặt hành vi dự định là những xu hướng hành động trong tương lai của chủ thể với đối tượng trước sự tác động của các yếu tố. Nó biểu hiện ở cách ứng xử của cá nhân với đối tượng đó. Dựa trên việc tổng hợp các quan điểm của một số tác giả có thể thấy tính đa dạng trong các quan điểm về cấu trúc của thái độ. Mỗi tác giả có quan điểm khác nhau về thành phần, cấu trúc của thái độ. Tuy nhiên, cấu trúc ba thành phần của thái độ là mô hình tương đối phổ biến trong Tâm lý học. Đồng thời dựa trên quan điểm của Lê Văn Hảo và KnudLarsen (2010), cấu trúc thái độ của luận án được xây dựng thể hiện ba thành phần Nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi. Mặt nhận thức: Là trạng thái chủ thể chủ động nhận thức về đối tượng, có kiến thức, sự hiểu biết, ý thức rõ về đối tượng hoặc có quan điểm, cách nhìn tích cực, có niềm tin về đối tượng Chủ thể dự trù được những thay đổi có thể xảy ra nhằm thực hiện một hành động theo mục đích và kế hoạch đã có. Động cơ thúc đẩy tính tích cực là do chủ thể đã hiểu rõ được mục đích, vai trò và tầm quan trọng của hành động. Mặt cảm xúc: Là thái độ rung cảm của chủ thể đối với sự vật, hiện tượng có liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu, cuộc sống, công việc của cá nhân. Cảm xúc thể hiện ở những biểu hiện cảm xúc tích cực như: vui vẻ, dễ chịu, đồng cảm, thích thú, phấn chấn, có cảm tình hay không cảm tình với đối tượng hoặc biểu hiện ở những cảm xúc không tích cực. Cảm xúc tích cực có tác dụng thúc đẩy cá nhân hoạt động, vượt qua những trở ngại khó khăn và chủ động nhận thức về đối tượng hoặc ngược lại. Cảm xúc có sự ảnh hưởng đến những xu hướng hành vi và tình cảm của họ dành cho đối tượng. Khi nghiên cứu về thái độ, yếu tố cảm xúc là một chỉ báo quan trọng tuy nhiên cảm xúc thường mang sắc thái chủ quan của cá nhân trong một thời điểm. 31 Mặt xu hướng hành vi: Là một thành phần trong cấu trúc của thái độ. Là trạng thái tâm lý của cá nhân thể hiện ra bên ngoài thông qua hành động hoặc những dự định hành vi trong tương lai. Xu hướng hành vi thể hiện ở tâm thế sẵn sàng thực hiện hành vi trong tương lai. Dưới tác động của các yếu tố, chủ thể có thể có những xu hướng hành vi tích cực hoặc không tích cực dựa vào nhận thức và cảm xúc của cá nhân với đối tượng đó. Cả ba thành phần của thái độ có mối liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên cấu trúc của thái độ. Khi chủ thể nhận thức về đối tượng theo hướng tích cực hay không tích cực sẽ là cơ sở để hình thành những cảm xúc, tình cảm của cá nhân với đối tượng đó. Và đồng thời, cá nhân sẽ có những xu hướng hành vi (dự định hành động) với đối tượng. Trong luận án này, khi nghiên cứu về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK, nghiên cứu này sẽ sử dụng cấu trúc ba thành phần dựa trên quan điểm của tác giả Lê Văn Hảo và KnudLarsen (2010) gồm Nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi. Đồng thời ba thành phần này được sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng các thang đo thái độ của nhân viên CTXH. 2.2. Lý luận về hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ của nhân viên công tác xã hội 2.2.1. Nhân viên công tác xã hội 2.2.1.1. Khái niệm công tác xã hội CTXH có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường các chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường về chính sách, nguồn lực và dịch vụ cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [35, tr 8]. Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo nghề CTXH quốc tế (2011) thống nhất định nghĩa về CTXH cho rằng: “CTXH là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết các vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người trong xã hội” [35, tr 17]. Như vậy, công tác xã hội là một nghề nhằm giúp đỡ các cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục khả năng thực hiện các chức năng xã hội của mình và tạo những điều kiện thích hợp về mặt xã hội giúp cho họ đạt được các mục tiêu đó. Người làm nghề công tác xã hội bằng kiến thức của mình, thực hiện các hoạt động vì quyền lợi và điều tốt đẹp nhất cho cá nhân, nhóm, cộng đồng theo quy 32 định trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm mục đích góp phần thúc đẩy bình đẳng và an sinh xã hội cho người dân [57]. 2.2.1.2. Khái niệm nhân viên công tác xã hội Trong nhiều tài liệu tiếng Việt có thể gặp những khái niệm tương tự để chỉ về Nhân viên công tác xã hội (social worker), còn gọi là nhân viên xã hội hay người làm nghề công tác xã hội. Để phân biệt với chức danh viên chức chuyên ngành công tác xã hội hạng 4 (nhân viên công tác xã hội theo thông tư liên tịch số 30/2015), trong luận án này sử dụng thuật ngữ nhân viên CTXH để chỉ những người làm nghề công tác xã hội nói chung. Nhân viên CTXH trên thế giới và tại Việt nam có thể được hiểu rộng bao gồm các viên chức nghề nghiệp chuyên ngành công tác xã hội, cán bộ xã hội hay cán sự xã hội làm việc trong khu vực Nhà nước hay các tổ chức phi chính phủ, cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho các cá nhân, nhóm và cộng đồng yếu thế. Theo Liên đoàn Nhân viên công tác xã hội Quốc tế: “Nhân viên công tác xã hội là những người được đào tạo và trang bị kiến thức, kỹ năng trong công tác xã hội. Họ có nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các thân chủ tiếp cận được các nguồn lực cần thiết thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân và môi trường; vận động chính sách xã hội vì lợi ích của cá nhân, nhóm, cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và thực tiễn [29, tr 46]. Theo Mai Kim Thanh, nhân viên CTXH với các kĩ năng được đào tạo về chuyên môn và các kinh nghiệm nghề nghiệp là người trực tiếp làm việc để đạt được các mục đích được định rõ và do nghề CTXH đặt ra bằng cách vận dụng các phương pháp, kĩ năng cơ bản trong CTXH để làm cho đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu, giải quyết điều chỉnh những vấn đề đang đặt ra của mình cho phù hợp với sự thay đổi mô hình xã hội [50]. Theo thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV có 3 ngạch viên chức về CTXH gồm: CTXH viên chính, CTXH viên và nhân viên CTXH. Theo thông tư quy định: nhân viên CTXH là những người thực hiện các nghiệp vụ trong lĩnh vực CTXH, tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành CTXH, xã hội học, tâm lý học hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội khác phù hợp với nhiệm vụ CTXH; hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ CTXH theo chương trình, nội dung do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành [64]. 33 Nhân viên CTXH thực hiện các nhiệm vụ trợ giúp khác nhau tùy thuộc vào nhóm đối tượng yếu thế và lĩnh vực đa dạng họ đang tham gia hoạt động. Đây chính là dấu hiệu để phân chia thành các nhóm nhân viên CTXH. Dựa vào các lĩnh vực họ tham gia thực hiện hoạt động trợ giúp có thể phân chia thành các nhóm nhân viên CTXH như: - Nhân viên CTXH trong lĩnh vực an sinh xã hội: Hướng tới trợ giúp nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mắc hội chứng tự kỷ, người nghèo, người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. - Nhân viên CTXH trong lĩnh vực giáo dục: Đối tượng chính của công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục là học sinh... .900 C8 26.21 36.895 .682 .904 C9 26.11 35.038 .705 .902 C10 26.12 35.984 .714 .902 C12 26.36 35.277 .785 .897 KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .874 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2149.850 df 36 Sig. .000 8.1.3 Độ tin cậy và độ hiệu lực thang đo thái độ của nhân viên CTXH đối với TTK thể hiện qua xu hướng hành vi Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .901 11 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted D19 39.02 32.000 .724 .886 D20 39.10 32.308 .692 .888 D21 38.88 33.400 .733 .887 D22 38.46 35.635 .399 .905 D23 38.35 35.386 .436 .903 D24 38.68 33.464 .764 .886 D25 38.75 32.913 .774 .884 D26 38.93 36.621 .309 .909 D27 38.78 33.212 .717 .887 D28 38.70 32.264 .737 .886 D29 38.71 32.496 .771 .884 185 KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .884 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2894.968 df 55 Sig. .000 8.1.4 Hiệu lực thang đo thái độ của nhân viên CTXH FACTOR /VARIABLES D_HANHVI_XUHUONG_X1 C_CAMXUC_X2 B_NHANTHUC_X3 /MISSING LISTWISE /ANALYSIS D_HANHVI_XUHUONG_X1 C_CAMXUC_X2 B_NHANTHUC_X3 /PRINT INITIAL KMO EXTRACTION ROTATION /FORMAT SORT BLANK(.4) /CRITERIA MINEIGEN(1) ITERATE(25) /EXTRACTION PC /CRITERIA ITERATE(25) /ROTATION VARIMAX /METHOD=CORRELATION. Factor Analysis KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .671 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 269.709 df 3 Sig. .000 Communalities Initial Extraction D_XUHUONG_HANHVI_X1 1.000 .702 C_CAMXUC_X2 1.000 .691 B_NHANTHUC_X3 1.000 .577 Extraction Method: Principal Component Analysis. FACTOR /VARIABLES B4 B5 B7 B8 B9 B10 B12 B14 B18 B1 B2 B3 C4 C5 C12 C7 C8 C9 C10 C1 C2 D19 D20 D21 D22 D23 D24 D25 D26 D27 D28 D29 /MISSING LISTWISE /ANALYSIS B4 B5 B7 B8 B9 B10 B12 B14 B18 B1 B2 B3 C4 C5 C12 C7 C8 C9 186 C10 C1 C2 D19 D20 D21 D22 D23 D24 D25 D26 D27 D28 D29 /PRINT INITIAL KMO EXTRACTION ROTATION /FORMAT SORT BLANK(.4) /CRITERIA MINEIGEN(1) ITERATE(25) /EXTRACTION PC /CRITERIA ITERATE(25) /ROTATION VARIMAX /METHOD=CORRELATION. Factor Analysis KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .925 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 8833.304 df 496 Sig. .000 8.2 Độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng 8.2.1 Độ tin cậy yếu tố thu nhập Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,865 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted TN1 10,28 5,047 ,691 ,849 TN2 9,81 5,547 ,761 ,809 TN3 9,73 6,438 ,655 ,853 TN4 9,91 5,603 ,790 ,799 187 8.2.2 Độ tin cậy và hiệu lực thang đo yếu tố Môi trường làm việc Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,805 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted MT1 15,17 3,812 ,540 ,785 MT2 15,34 3,531 ,480 ,801 MT3 15,27 3,022 ,722 ,723 MT4 15,24 3,359 ,616 ,759 MT5 15,28 3,129 ,617 ,760 KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .815 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 630.234 df 10 Sig. .000 8.2.3 Độ tin cậy yếu tố Tính chất công việc Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,767 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted 188 TCDT1 10,66 2,709 ,493 ,749 TCDT2 10,62 2,410 ,643 ,671 TCDT3 10,62 2,360 ,675 ,653 TCDT4 10,53 2,549 ,475 ,765 KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .732 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 449.451 df 6 Sig. .000 8.2.4 Độ tin cậy và hiệu lực yếu tố Năng lực chuyên môn Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,890 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted NLCM1 10,25 5,049 ,674 ,890 NLCM2 10,04 4,684 ,797 ,844 NLCM3 10,08 4,686 ,785 ,849 NLCM4 9,95 4,803 ,781 ,851 KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .732 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 449.451 df 6 Sig. .000 189 8.2.5 Độ tin cậy và hiệu lực yếu tố động cơ nghề nghiệp Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,801 6 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted DCNN1 18,46 9,401 ,113 ,871 DCNN2 18,11 7,288 ,736 ,730 DCNN3 18,17 7,077 ,806 ,714 DCNN4 18,03 8,074 ,614 ,762 DCNN5 18,13 7,503 ,544 ,774 DCNN6 18,25 6,970 ,681 ,739 Factor Analysis KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .761 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1255.387 df 15 Sig. .000 190 8.3 Kết quả tương quan giữa thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK và một số yếu tố ảnh hưởng Correlations THAI_DO_ Y4 THU_NHAP_ X1 MOI_TRUONG _X2 TINH_CHA T_DT_X3 NANG_LU C_X4 DONG_CO _X5 THAI_DO_Y4 Pearson Correlation 1 .647** .291** .584** .588** .484** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 402 402 402 402 402 402 THU_NHAP_X1 Pearson Correlation .647** 1 .204** .351** .271** .336** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 402 402 402 402 402 402 MOI_TRUONG _X2 Pearson Correlation .291** .204** 1 .264** .270** .058 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .245 N 402 402 402 402 402 402 TINH_CHAT_D T_X3 Pearson Correlation .584** .351** .264** 1 .383** .252** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 402 402 402 402 402 402 NANG_LUC_X4 Pearson Correlation .588** .271** .270** .383** 1 .230** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 402 402 402 402 402 402 DONG_CO_X5 Pearson Correlation .484** .336** .058 .252** .230** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .245 .000 .000 N 402 402 402 402 402 402 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 191 8.4 Kết quả phân tích hồi quy tác động của các yếu tố đến thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK Regression Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Removed Method 1 DONG_CO_X5, MOI_TRUONG_X2, NANG_LUC_X4, THU_NHAP_X1, TINH_CHAT_DT_X 3b . Enter a. Dependent Variable: THAI_DO_Y4 b. All requested variables entered. ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 94.260 5 18.852 191.438 .000b Residual 38.996 396 .098 Total 133.256 401 a. Dependent Variable: THAI_DO_Y4 b. Predictors: (Constant), DONG_CO_X5, MOI_TRUONG_X2, NANG_LUC_X4, THU_NHAP_X1, TINH_CHAT_DT_X3 a. Predictors: (Constant), DONG_CO_X5, MOI_TRUONG_X2, NANG_LUC_X4, THU_NHAP_X1, TINH_CHAT_DT_X3 Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin-Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .841a .707 .704 .31381 .707 191.438 5 396 .000 2.033 192 a. Dependent Variable: THAI_DO_Y4 Collinearity Diagnosticsa Model Dimen sion Eigenvalue Condition Index Variance Proportions (Consta nt) THU_N HAP_X 1 MOI_TRU ONG_X2 TINH_C HAT_D T_X3 NANG_LU C_X4 DONG_C O_X5 1 1 5.896 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 .00 2 .037 12.690 .01 .82 .01 .00 .18 .00 3 .029 14.307 .03 .11 .03 .00 .72 .11 4 .020 17.124 .01 .03 .13 .04 .06 .74 5 .013 21.615 .02 .02 .21 .90 .03 .00 6 .006 31.848 .93 .01 .63 .05 .01 .14 a. Dependent Variable: THAI_DO_Y4 Residuals Statisticsa Minimum Maximum Mean Std. Deviation N Predicted Value 2.0213 5.0084 3.7086 .48483 402 Residual -1.12665 .86333 .00000 .31185 402 Std. Predicted Value -3.480 2.681 .000 1.000 402 Std. Residual -3.590 2.751 .000 .994 402 a. Dependent Variable: THAI_DO_Y4 REGRESSION Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardi zed Coefficien ts t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) -.108 .170 -.635 .526 THU_NHAP_X1 .289 .023 .389 12.702 .000 .790 1.267 MOI_TRUONG_X2 .057 .037 .044 .126 .885 1.130 TINH_CHAT_DT_X 3 .293 .035 .259 8.295 .000 .759 1.317 NANG_LUC_X4 .259 .024 .323 10.594 .000 .795 1.257 DONG_CO_X5 .199 .028 .211 7.175 .000 .852 1.173 193 /MISSING LISTWISE /STATISTICS COEFF OUTS R ANOVA COLLIN TOL CHANGE /CRITERIA=PIN(.05) POUT(.10) /NOORIGIN /DEPENDENT THAI_DO_Y4 /METHOD=ENTER THU_NHAP_X1 MOI_TRUONG_X2 TINH_CHAT_DT_X3 /RESIDUALS DURBIN HISTOGRAM(ZRESID) NORMPROB(ZRESID). 8.5 Kết quả phân tích hồi quy tác động của các yếu tố khách quan đến thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK Regression Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Removed Method 1 TINH_CHAT_DT_X 3, MOI_TRUONG_X2, THU_NHAP_X1b . Enter a. Dependent Variable: THAI_DO_Y4 b. All requested variables entered. Model Summaryb Mod el R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .756a .571 .568 .37908 .571 176.440 3 398 .000 1.211 a. Predictors: (Constant), TINH_CHAT_DT_X3, MOI_TRUONG_X2, THU_NHAP_X1 b. Dependent Variable: THAI_DO_Y4 8.6 Kết quả phân tích hồi quy tác động của các yếu tố chủ quan đến thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK Regression 194 Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Removed Method 1 DONG_CO_X5, NANG_LUC_X4b . Enter a. Dependent Variable: THAI_DO_Y4 b. All requested variables entered. Model Summaryb Mode l R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin - Watso n R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .688 a .474 .471 .41915 .474 179.73 9 2 399 .000 .890 Charts 195 196 PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 9.1. Trung bình của biến các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nhân viên CTXH DESCRIPTIVES VARIABLES=TN1 TN2 TN3 TN4 MT1 MT2 MT3 MT4 MT5 TCDT1 TCDT2 TCDT3 TCDT4 NLCM1 NLCM2,NLCM3 NLCM4 DCNN1 DCNN2 DCNN3 DCNN4 DCNN5 DCNN6 THU_NHAP_X1 MOI_TRUONG_X2 TINH_CHAT_DT_X3, NANG_LUC_X4 DONG_CO_X5 /STATISTICS=MEAN STDDEV MIN MAX. Descriptives Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Thu nhập- TN1 402 1 5 2.96 1.091 Thu nhập-TN2 402 1 5 3.44 .908 Thu nhập-TN3 402 1 5 3.51 .778 Thu nhập-TN4 402 1 5 3.33 .873 Thu nhập-MT1 402 2 5 3.91 .470 Môi trường-MT2 402 2 5 3.74 .616 Môi trường- MT3 402 2 5 3.80 .636 Môi trường- MT4 402 2 5 3.84 .585 Môi trường-MT5 402 2 5 3.80 .665 Tính chất đặc thù-TCDT1 402 1 5 3.49 .633 Tính chất đặc thù-TCDT2 402 1 5 3.52 .652 Tính chất đặc thù-TCDT3 402 1 5 3.52 .652 Tính chất đặc thù-TCDT4 402 1 5 3.61 .712 Năng lực chuyên môn-NLCM1 402 1 5 3.19 .828 Năng lực chuyên môn-NLCM2 402 1 5 3.40 .831 Năng lực chuyên môn-NLCM3 402 1 5 3.36 .839 Năng lực chuyên môn-NLCM4 402 1 5 3.49 .812 Động cơ-DCNN1 402 2 5 3.37 .841 Động cơ-DCNN2 402 1 5 3.72 .724 Động cơ-DCNN3 402 1 5 3.66 .721 Động cơ- DCNN4 402 1 5 3.80 .634 Động cơ-DCNN5 402 1 5 3.70 .835 Động cơ-DCNN6 402 1 5 3.58 .838 THU_NHAP_X1 402 1.00 5.00 3.3109 .77565 MOI_TRUONG_X2 402 2.00 5.00 3.8149 .44819 TINH_CHAT_DT_X3 402 1.00 5.00 3.5367 .50840 NANG_LUC_X4 402 1.00 5.00 3.3601 .71772 DONG_CO_X5 402 1.00 5.00 3.6925 .61323 Valid N (listwise) 402 197 Phụ lục 9.2. Tính tích cực của nhân viên CTXH thể hiện trong hành động lập kế hoạch can thiệp TTK STT Lập kế hoạch can thiệp Mức độ thực hiện (%) ĐTB ĐLC 1 2 3 4 5 1 Lựa chọn mục tiêu ưu tiên trong giai đoạn hiện tại 1.0 3.0 18.7 62.9 14.4 3.87 0.72 2 Thiết kế chương trình giáo dục cá nhân, nhóm cho TTK như vấn đề của trẻ, mục tiêu, phương pháp can thiệp, thời gian, trách nhiệm, 3.0 3,0 18.4 36.8 38.8 4.05 0.98 3 Thiết kế các đồ dùng học tập, các trò chơi phù hợp từng đặc điểm rỗi nhiễu của mỗi TTK 1.0 0 8.7 40.3 50.0 4.38 0.72 4 Chuẩn bị kế hoạch giáo án giảng dạy trước mỗi buổi can thiệp 1.0 4.0 6.2 77.4 11.4 3.94 065 5 Khen thưởng, khuyến khích động viên TTK 1.0 4.0 23.6 45.0 26.4 3.92 0.86 6 Xây dựng nội dung can thiệp cá nhân, nhóm cho TTK 0 0 0 60.7 39.3 4.39 0.48 Điểm trung bình thang đo 4.09 0.52 Phụ lục 9.3. Tính tích cực của nhân viên CTXH thể hiện trong hành động tham vấn cho gia đình TTK STT Thực hiện hoạt động tham vấn gia đình TTK Mức độ thực hiện % ĐTB ĐLC 1 2 3 4 5 1 Tư vấn cho cha mẹ trẻ về đặc điểm hội chứng tự kỷ và lựa chọn chương trình can thiệp TTK 0 5.7 45.0 39.1 10.2 3.54 0.75 2 An ủi, động viên khích lệ cha mẹ TTK 0.2 6.7 43.3 40.0 9.7 3.52 0.77 3 Tư vấn hướng dẫn cho cha mẹ trẻ các bài tập giáo dục, can thiệp TTK tại gia đình 1.0 4.5 45.0 37.1 12.4 3.55 0.80 Điểm trung bình chung 3.53 2.32 198 Phụ lục 9.4. Đánh giá của nhân viên CTXH về môi trường làm việc STT Nhận định Mức độ đồng ý ĐTB ĐLC 1 2 3 4 5 1 Bầu không khí tại nơi làm việc thoải mái 0 0.5 14.7 78.6 6.2 3.91 0.47 2 Công tác tổ chức hoạt động trợ giúp TTK được thực hiện theo một quy trình rõ ràng, chuyên nghiệp 0 1.2 31.8 59.0 8.0 3.74 0.61 3 Quan hệ giữa các đồng nghiệp có sự hỗ trợ, tôn trọng nhau 0 1.0 29.1 58.7 11.2 3.80 0.63 4 Lãnh đạo am hiểu chuyên môn, quan tâm, ủng hộ ý kiến của nhân viên và tạo cơ hội phát triển cho nhân viên 0 0.7 24.4 65.4 9.5 3.84 0.58 5 Cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ cho hoạt động trợ giúp TTK 0 0.5 32.8 53.2 13.4 3.80 0.66 ĐTB chung 3.81 0.44 Ghi chú: 1. Rất không đồng ý; 2. Phần lớn là không đồng ý; 3.Phân vân (nửa đồng ý nửa không đồng ý); 4. Phần lớn là đồng ý; 5. Rất đồng ý 9.5. Đánh giá chung về tính tích cực trong hành động trợ giúp TTK hàng ngày của nhân viên CTXH STT Các yếu tố ĐTB ĐLC 1 Hoạt động chẩn đoán đánh giá trẻ tự kỷ 3,76 0,76 2 Hoạt động lập kế hoạch can thiệp 4,09 0,52 3 Hoạt động can thiệp, trị liệu trẻ tự kỷ 4,04 0,64 4 Hoạt động đánh giá lại trẻ tự kỷ 3,85 0,74 5 Thực hiện hoạt động tham vấn gia đình trẻ tự kỷ 3,53 0,63 Điểm trung bình chung 3,85 0,56 199 PHỤ LỤC 10 MINH HỌA MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH Về thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp trẻ tự kỷ Để có thông tin nhiều chiều về thái độ của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp TTK, chúng tôi phân tích thêm 01 trường hợp điển hình Chị T.T.L (Trường giáo dục chuyên biệt Khai trí - Cơ sở Q Bình Thạnh). Trường hợp này có thái độ tích cực ở mức trung bình, đại diện đa số khách thể tham gia nghiên cứu. Kết quả chung về điều tra thực trạng biểu hiện thái độ của nhân viên CTXH phù hợp với phân tích trường hợp điển hình trong ba mặt nhận thức, cảm xúc, xu hướng hành vi. Đồng thời, kết quả phân tích trường hợp điển hình cũng cho thấy có sự ảnh hưởng của các yếu tố chế độ an sinh, thu nhập; môi trường làm việc; tính chất đặc thù của công việc; kiến thức năng lực chuyên môn và động cơ làm việc đến thái độ của nhân viên đối với hoạt động trợ giúp TTK. Nếu tổ chức có cách bố trí công việc và chế độ lương chưa đúng đắn sẽ ảnh hưởng tới thái độ làm việc tích cực không cao và ngược lại. Trường hợp : Chị T.T.L sinh năm 1992, quê Tây Ninh, chị chưa kết hôn còn độc thân, chị L có bằng cử nhân chính quy ngành Công tác xã hội. Sau khi ra trường, chị xin việc vào (Trường giáo dục chuyên biệt Khai trí - Cơ sở Bình Thạnh). Năm đầu vào nhận việc, chị được phân làm bảo mẫu, hỗ trợ các cô chăm sóc TTK hàng ngày ở lớp nội trú. Nhiệm vụ của chị là cho TTK ăn ngày 3 bữa, vệ sinh và cho trẻ đi ngủ. Sau một năm tập sự, chị được ban giám đốc phân công làm nhân viên can thiệp TTK. Hàng ngày, chị làm việc từ 7h sáng đến 17h30 chiều. Công việc của chị là can thiệp cá nhân và nhóm để phục hồi chức năng cho TTK. Đồng thời phối hợp với bảo mẫu chăm sóc TTK. Một ngày làm việc của cô L được thể hiện cụ thể ở bảng mô tả sau: Bảng 22: Mô tả công việc trợ giúp trẻ tự kỷ hàng ngày của NVCTXH STT Thời gian Công việc Cách thực hiện công việc (Chi tiết) 1 Ca sáng 7h-7h15 Dọn vệ sinh phòng học - Quét và lau sàn nhà - Lau chùi bàn ghế - Rửa ly - Lau chùi sơ dụng cụ học tập. 2 7h15- 8h Cho trẻ ăn - Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ ăn (Tô, chén, 200 (Luân phiên hai công việc theo tháng) sáng ( Đối với trẻ chưa ăn ở nhà) muỗng,..) - Nhận trẻ vào phòng ăn - Cho trẻ ăn (Có trẻ tự phục vụ, có trẻ cần hỗ trợ ăn). Chơi các trò chơi vận động (Đối với trẻ đã ăn ở nhà) - Chuẩn bị sẵn các trò chơi cũng như các dụng cụ chơi: Bóng, vòng, bao cát nhỏ, xô, - Nhận trẻ vào phòng vận động (Sân cỏ trên sân thượng) - Tiến hành chơi các trò chơi. Tùy theo ngày mà có các trò chơi khác nhau như: Nhảy vòng, leo thang, chui vòng, xách bao cát, đi cầu thang bằng, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột,(Có trẻ tự chơi được và có trẻ cần phải hỗ trợ chơi). - Thổi còi (Thông báo hết giờ vận động). - Xếp hàng xuống phòng học dưới. (Trong giờ vận động có nhạc nhẹ cho trẻ nghe, kích thích sự hứng thú và dễ chịu trong giờ vận động) 3 8h- 9h Hoạt động can thiệp trẻ (Dạy cá nhân và dạy nhóm)  Dạy cá nhân (8h-8h30) - Tên thân chủ: N.Đ.A. Tuổi: 5. - Địa điểm học : Trong phòng học cá nhân - Tiến hành buổi học: + Giáo viên chuẩn bị sẵn phòng học cũng như dụng cụ học + Nhận trẻ vào phòng học + Dạy trẻ cách chào hỏi: Ạ, bắt tay, cúi đầu chào,( cơ bản) + Dạy trẻ cách lấy ghế ngồi vào chỗ học.( cơ bản) + Tiến hành can thiệp trẻ theo khung chương trình đã được lên sẵn ( Khung chương trình do ngưởi cố vấn chuyên môn ở trung tâm ra, trong khung chương trình có đầy đủ các nội dung giúp hỗ trợ phát triển vận động thô, vận động tinh, tăng nhận thức,Khung chương trình sẽ được thay đổi theo tuần tùy theo sự đánh giá tiến bộ phát triển của trẻ). + Thông báo kết thúc tiết học ( trẻ dọn ghế và chào cô về phòng học tập thể).  Dạy nhóm (8h30- 9h) - Tên thân chủ: N.A.T (6t) và N.P.L. (5t) - Địa điểm học : Trong phòng học cá nhân 201 - Tiến hành buổi học: + Giáo viên chuẩn bị phòng học và dụng cụ học + Nhận hai trẻ vào phòng học + Dạy trẻ cách chào hỏi: Ạ, bắt tay, cúi đầu chàochào cô và làm quen với nhau ( cơ bản) + Dạy trẻ cách lấy ghế ngồi vào chỗ học.( cơ bản) + Tiến hành can thiệp trẻ theo khung chương trình đã được lên sẵn ( Khung chương trình do ngưởi cố vấn chuyên môn ở trung tâm ra, trong khung chương trình có đầy đủ các nội dung giúp hỗ trợ phát triển vận động thô, vận động tinh, tăng nhận thức,Khung chương trình sẽ được thay đổi theo tuần tùy theo sự đánh giá tiến bộ phát triển của trẻ). + Cho trẻ chơi các trò chơi có sự tranh giành và hơn thua nhau ( điều này rất quan trọng giúp TTK tăng khả năng nhận thức). + Thông báo kết thúc tiết học ( trẻ dọn ghế, chào cô và bạn học cùng rồi về phòng học tập thể). 4 9h- 10h ( Luân phiên hai hoạt động theo tháng) Hoạt động can thiệp trẻ Dạy tập thể)  Vận động - Thân chủ: Tập thể lớp GN và TT (Tuổi: Từ 8-16). Số lượng trẻ: 21 Số lượng giáo viên: 2 - Địa điểm học: Trong phòng học tập thể - Tiến hành can thiệp: + Giáo viên chuẩn bị sẵn phòng học và dụng cụ học + Cho trẻ vào phòng và lấy ghế ngồi vào vị trí + Giới thiệu về trò chơi sẽ chơi: Tên trò chơi, cách chơi, + Tiến hành chơi: Chủ yếu là các trò chơi vân động có sự tranh giành hơn thua nhau : Đi cầu thang bằng lấy gấu, mèo đuổi chuột, đếm số lượng bi lớn trong rổ, + Trẻ sẽ luân phiên nhau chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên. + Trao thưởng cho trẻ chiến thắng ( cá nhân hoặc nhóm): Kẹo, Bánh, vỗ tay, + Thổi còi thông bào kết thúc buổi học vận 202 động.  Bơi - Thân chủ: Tập thể lớp SN ( Tuổi 2.5- 6). Số lượng trẻ: 20 - Địa điểm: Hồ bơi của trung tâm - Tiến hành buổi học: + Chuẩn bị và kiểm tra hồ bơi + Cho trẻ khởi động + Mặc áo phao + Cho trẻ xếp hảng vào hồ bơi + Xối nước nhẹ làm ướt người trẻ + Giáo viên hỗ trợ bơi xuống nước, giáo viên có nhiệm vụ hỗ trợ tập bơi cho trẻ + Cho từng trẻ xuống hồ + Các giáo viên còn lại đứng quan sát trên bờ, hỗ trợ khi cần thiết ( ít nhất ba giáo viên) + Thổi còi báo hiệu hết giờ bơi + Cho trẻ lên + Tắm và thay đồ cho trẻ. 5 10h- 10h30 Hoạt động can thiệp trẻ ( dạy tập thể) - Dạy múa hát và cho nghe nhạc - Thân chủ: Tập thể lớp SN - Cách thức tiến hành: + Bật vi tính cho trẻ xem và nghe +Giáo viên hát và múa cho trẻ xem 6 10h30- 11h Tập ăn - Thân chủ: Tập thể lớp SN ( Tuổi 2.5- 6). Số lượng trẻ: 20 - Địa điểm ăn: Phòng tập thể - Cách thức tiến hành: + Chuẩn bị phòng và đồ ăn + Hỗ trợ trẻ ăn ( dạy trẻ cách cầm muỗng xúc ăn và nhai nuốt) + Dọn dẹp phòng ăn 7 11h-13h Nghỉ ngơi ( Ăn uống + ngủ trưa cùng TTK và vừa ngủ vừa trông chừng trẻ vì có một số em hay lẻn dậy) - Dọn dẹp phòng ngủ - Chuẩn bị chiếu gối - Cho trẻ vào vị trí ngủ - Trông trẻ ( Vì có trẻ sẽ không ngủ, la khóc và chọc ghẹo bạn khác) - Đánh thức trẻ dậy. 8 13h-14h Bơi - Thân chủ: Tập thể lớp GN và TT - Tiến hành công việc: + Chuẩn bị và kiểm tra hồ bơi + Cho trẻ khởi động 203 + Mặc áo phao + Cho trẻ xếp hảng vào hồ bơi + Xối nước nhẹ làm ướt người trẻ + Giáo viên hỗ trợ bơi xuống nước, giáo viên có nhiệm vụ hỗ trợ tập bơi cho trẻ + Cho từng trẻ xuống hồ + Các giáo viên còn lại đứng quan sát trên bờ, hỗ trợ khi cần thiết ( ít nhất ba giáo viên) + Thổi còi báo hiệu hết giờ bơi + Cho trẻ lên + Tắm và thay đồ cho trẻ. - Cho trẻ lên lớp uống sữa và nghỉ ngơi. 9 14h-15h Dạy tập thể - Vận động (như trên) - Thân chủ: Tập thể lớp GN và TT 10 15h-15h45 Dạy tập thể - Dạy múa hát (như trên) - Thân chủ: Tập thể lớp GN và TT 11 15h45-17h Cho trẻ ăn xế và chuẩn bị trả trẻ. - Giáo viên cho trẻ ăn xế nhẹ (phở bò, nui, cháo, mì,..) - Thay quần áo sạch cho trẻ - Chờ trả trẻ cho PH, tư vấn trao đổi với PH - Trẻ về hết giáo viên kết thúc ngày làm việc. Chị L đã làm việc được 5 năm. Hệ số lương của chị L hiện tại là 2,67. Mức lương trung bình chị nhận được hàng tháng theo mức lương cơ bản và một khoản phụ cấp nhỏ (khoảng 4,2 triệu/1 tháng). Theo nhận xét của quản lý trung tâm, chị L là nhân viên trẻ, tính vui vẻ, nhanh nhẹn, ham học hỏi, chấp hành tốt các nội quy và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Kết quả khảo sát các biểu hiện thái độ của chị L trước khi tham gia tập huấn thực nghiệm đối với hoạt động trợ giúp TTK ở các thang đo đều có mức độ trung bình. (Nhận thức ĐTB = 3,87; xúc cảm ĐTB = 2,50 và hành động ĐTB =3,41). So sánh với kết quả sau khi chị được tham gia thực nghiệm, thái độ của chị L có sự thay đổi theo chiều hướng tính tích cực tăng lên.: Nhận thức ĐTB = 4,22; xúc cảm ĐTB = 3,17 và hành động ĐTB =3,86. Để làm rõ kết quả này, chúng tôi tìm hiểu và phân tích một số biểu hiện thái độ của chị qua công việc hàng ngày. 204 1/Về mặt nhận thức: Trước đây, khi chị mới tốt nghiệp đại học và nghe một người bạn giới thiệu cho thông tin tuyển dụng vào vị trí nhân viên can thiệp TTK. Chị không biết nghề này là nghề gì vì mới nghe lần đầu. Chị vào nhận công tác tại Trường chuyên biệt Khai Trí, chị có tìm hiểu sơ qua về công việc sẽ làm. Chị chỉ hiểu công việc này là hỗ trợ cho các bé bị hội chứng tự kỷ, còn cần hỗ trợ như thế nào thì chị hoang mang lắm. Chị nghe lãnh đạo nói đây là các em đặc biệt, cần phải kiên nhẫn mới làm được và sẽ được tập huấn. Chị về nhà đọc thêm sách trên mạng về TTK nhưng chỉ biết sơ sơ. Chị tự động viên mình cứ từ từ sẽ vừa làm vừa học để tìm hiểu thêm. Mấy tháng đầu, khi vào làm việc chị L hàng ngày phải làm rất nhiều việc từ cho trẻ ăn sáng, giúp đi vệ sinh và dạy trẻ thực hiện các bài tập vận động thô. Với vai trò là giáo viên, nhiệm vụ của cô L là cùng với giáo viên có chuyên môn kinh nghiệm xây dựng chương trình học cho trẻ tự kỉ và trực tiếp dạy trẻ theo chương trình đã lên vào giờ dạy cá nhân( mỗi học sinh sẽ khoảng 30p/ngày). Còn với các giờ dạy tập thể thì dạy theo chương trình chung như kể chuyện, vẽ tranh, nặn đất sét, kĩ năng tự phục vụ. Đôi khi trẻ không hợp tác gây nguy hiểm cho bản thân và nhân viên. Chị L kể có những trẻ lười vận động, trốn tránh cô, la khóc, chạy lung tung hoặc sợ hãi bạn ngồi co một góc. Chị chưa có kiến thức chuyên môn về các trò chơi tâm vận động. Chị đã phải dùng nhiều hành động ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ hỗ trợ trẻ chơi và khiến chị bị mệt mỏi. Đã có lúc chị nản chí ngồi nhìn các em chạy lăng xăng và nghĩ :”TTK là vậy sao? Mình sẽ phải làm gì?”. Sau khi làm việc được hơn một năm, chị quen dần với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình đang làm. Được lãnh đạo cử tham dự các khóa tập huấn, chị hiểu hơn về TTK. Chị L biết đây là một hội chứng rối loạn phổ tự kỷ và các em không kiểm soát được hành vi, ngôn ngữ. Chúng tôi phỏng vấn chị : “ Chị hiểu gì về TTK và công việc của mình?” chị cho rằng. Các bé mắc hội chứng tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập, khả năng giao tiếp hạn chế. Điều quan trọng đầu tiên mà nhân viên phải tự biết đó là đặc trưng của từng bé, bé thích gì, ghét gì, sợ điều gì,có vấn đề về sức khỏe không, bệnh đặc trưng, thói quen ăn uống hằng ngày và một số hành vi riêng 205 biệt khác ra sao.. Có hành vi tự làm hại bản thân và người khác ra sao để nhân viên có thể đưa các giải pháp để ngăn cản những tình huống xấu xảy ra hay kích động trẻ. Vì TTK luôn có những hành vi định hình, lúc bị kích động có thể không ý thức được, các hành vi cũng khá mạnh bạo. Và trên cơ sở đó cũng có thể xác định cơ chế hành động của bé để nhân viên có biện pháp hạn chế cho trẻ bị kích động hoặc có giải pháp thích hợp với từng bé. Bố trí cho các bé ngồi trong lớp như thế nào để các bé không làm ảnh hưởng tới nhau nhiều. Ngoài các khóa tập huấn, cô chủ động tìm sách đọc, vào các trang mạng trao đổi nhóm chia sẻ kinh nghiệm. Hiện tại cô bớt khó khăn bỡ ngỡ hơn. 2/ Về mặt xúc cảm Cô L cho biết, khó khăn của cô nói riêng và những nhân viên khác khi làm việc này rất nhiều trong hoạt động như ban đầu đa số rất bỡ ngỡ và lo lắng vì các cô chưa có kiến thức chuyên môn, chưa hiểu biết về TTK cũng như các phương pháp can thiệp chuyên ngành trong lĩnh vực này. Hầu hết các nhân viên trên thực tế mới tiếp xúc với trẻ còn ở giai đoạn đầu rất lúng túng. Cô phải tự đối đầu và tự giải quyết các trường hợp xảy ra khi can thiệp. Trẻ thường không hợp tác làm cô khó chịu, cha mẹ trẻ kỳ vọng yêu cầu cao với các cô, trong khi giáo viên ít, trẻ đông và đầu việc nhiều gây ra nhiều áp lực. Đồng thời, mức lương thấp gây khó khăn trong trang trải đời sống sinh hoạt đã khiến cô L đôi lúc cảm thấy chán nản, mệt mỏi không hài lòng và muốn bỏ nghề. Sau một thời gian gắn bó thêm và được cơ quan cho tập huấn, Cô L nói “rồi cũng quen dần” nhất là nghĩ thương mấy đứa nhỏ. Ai thấy vất vả rồi cũng bỏ nghề vậy rồi tương lai chúng ra sao. Cứ làm từ từ rồi quen, giờ cô cảm thấy tự tin hơn và bình tĩnh xử lý tình huống hơn. Tuy nhiên khi hỏi cô đã an tâm gắn bó với công việc chưa, cô L mỉm cười nói “cũng còn nhiều lúc bị giao động đấy nhất là lúc trẻ không hợp tác và đời sống khó khăn quá, muốn tìm việc khác lương cao hơn dễ kiếm sống hơn”. 3/ Về mặt hành động. Năm đầu vào làm việc, Cô L kể công việc thường xuyên cô hay làm cho TTK nhất là tiếp các cô khác cho trẻ vui chơi, vận động và chăm sóc trẻ ăn. Cô chưa biết 206 lập kế hoạch can thiệp, chưa thường xuyên đứng lớp dạy can thiệp cá nhân và nhóm. Cô được phân công phối hợp với các cô khác. Qua 2 năm, sau các khóa tập huấn và tự học hỏi đồng nghiệp, cô L làm quen dần với các công việc trong quy trình trợ giúp trẻ. Cô thỉnh thoảng tham vấn cho cha mẹ về tình trạng của trẻ ở trường. Mặc dù cô L nói cô còn nhiều khó khăn khi thực hiện hoạt động can thiệp cá nhân, tuy nhiên qua quan sát tiết học, chúng tôi thấy cô thao tác khá thành thục khi dạy trẻ từ đơn bằng thẻ hình, như khi dạy trẻ nói từ “Uống”, cô L dùng các quy trình thao tác như làm mẫu thao tác cho trẻ nhìn, giơ thẻ hình vẽ ly nước cho trẻ thấy, thực hành lặp lại thao tác cầm ly uống và nhắc lặp lại từ uống cho trẻ bắt chước nhiều lần khá thành thục. Hoặc khi cô tham gia dạy tiết can thiệp tập thể, Cô L dạy các trẻ thực hiện trò chơi vận động thảy vòng, yêu cầu trẻ dùng hai tay thảy vòng vào cọc trên sân, chúng tôi thấy cô hướng dẫn trẻ khá nhịp nhàng, đại đa số trẻ đã làm theo được đúng kỹ năng cô hướng dẫn. Tuy nhiên, khi đang dạy có một bé bỏ chạy ra ngoài, cô mất bình tĩnh bỏ quên hướng dẫn các bạn tiếp tục làm và vội chạy ra kéo trẻ vào tập tiếp, trẻ la hét chống cự làm lớp học bị gián đoạn. Vào giờ đón phụ huynh trả trẻ, Cô L trao đổi các thông tin của bé cho phụ huynh khá thoải mái về tình trạng của bé trong ngày và dặn dò phụ huynh một số bài tập về nhà cần thiết. Trường hợp của chị T.T.L là một trong những trường hợp điển hình của những nhân viên có số năm kinh nghiệm làm việc thấp dưới 5 năm trong nghề. Chị chưa được đào tạo về chuyên môn công tác xã hội với TTK, chưa từng tiếp xúc với TTK trước đó . Do đó, chị gặp những khó khăn nhất định ảnh hưởng đến thái độ của chị với hoạt động này. Tuy nhiên, qua thời gian thực hành nghề và được tham gia bồi dưỡng tập huấn, thái độ của nhân viên T.T.L đã có sự chuyển biến tích cực hơn với hoạt động trợ giúp TTK.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thai_do_cua_nhan_vien_cong_tac_xa_hoi_doi_voi_hoat_d.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThiThoa.pdf
Tài liệu liên quan