HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG THỊ BẠCH YẾN
TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG THỊ BẠCH YẾN
TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số́ : 62 31 23 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI -
196 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây nguyên giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trương Thị Bạch Yến
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
Chương 1: TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ NGƯỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN - NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28
1.1. Xã và nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các
tỉnh Tây Nguyên 28
1.2. Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các
tỉnh Tây Nguyên - khái niệm, phương thức và vai trò 54
Chương 2: NGUỒN VÀ TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY
NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN,
KINH NGHIỆM VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 76
2.1. Thực trạng nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở
các tỉnh Tây Nguyên hiện nay 76
2.2. Thực trạng tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu
số ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay 82
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
ĐẨY MẠNH TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY
NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 113
3.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng tạo nguồn cán
bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên
đến năm 2020 113
3.2. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác tạo nguồn cán bộ,
công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên đến
năm 2020 121
KẾT LUẬN 154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHỤ LỤC 174
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CB,CC : Cán bộ, công chức
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
DTTS : Dân tộc thiểu số
GS : Giáo sư
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTCT : Hệ thống chính trị
KT-XH : Kinh tế - xã hội
Nxb : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
ThS : Thạc sĩ
TS : Tiến sĩ
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Luật Cán bộ, công chức (2008), cán bộ cấp xã là người được bầu cử
giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy
ban nhân dân (UBND), Bí thư, Phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ
một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, để có cán bộ, công chức (CB, CC) giữ các chức danh trong hệ
thống chính trị (HTCT) ở xã, việc bầu cử, tuyển dụng là khâu chốt cuối cùng.
Nhưng đội ngũ đó có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng
và có sự chuyển tiếp vững vàng, liên tục giữa các thế hệ hay không lại phụ thuộc
vào yếu tố có tính quyết định: chất lượng nguồn do công tác tạo nguồn trước đó
mang lại. Phát hiện, thu hút, quy hoạch tạo nguồn tốt, số lượng nguồn phong
phú, đa dạng giúp cấp ủy chủ động chọn nguồn đủ số dư cho nhân sự bầu cử,
tuyển chọn thuận lợi, tránh được tình trạng hẫng hụt cán bộ, nhất là khi chuyển
giai đoạn cách mạng. Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa nguồn tốt, đội ngũ nguồn
sớm đạt chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất thì công tác quy hoạch, bố trí, sử
dụng CB, CC sẽ chủ động.
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác tạo nguồn
cán bộ. Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) đất nước, việc chủ động phát hiện tài năng trẻ, cán bộ có triển
vọng đưa vào quy hoạch dự nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tăng tỷ lệ cán bộ trẻ, xuất
thân từ công nhân, nông dân, con em các gia đình có công với cách mạng, cán bộ
dân tộc thiểu số (DTTS), cán bộ nữ, không phân biệt đảng viên hay quần
chúng... được các cấp bộ đảng quán triệt sâu sắc và quyết liệt tổ chức thực hiện,
mang lại những chuyển biến tích cực về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
tổ chức đảng ở nhiều địa phương, đơn vị trên cả nước.
2
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược của cả nước, nơi cư trú của hơn 5,2 triệu
người, trong đó có gần 2 triệu người thuộc 46 DTTS (chiếm tỷ lệ 37,84% số dân).
Đội ngũ CB, CC cấp cơ sở hiện có trên 23.500 người, trong đó 26,8% là người
DTTS. Bên cạnh cán bộ người Kinh đến từ nhiều nguồn, đội ngũ cán bộ người
DTTS đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH), giữ vững ổn định an ninh, trật tự ở cơ sở, nhất là các xã có đông đồng
bào DTTS sinh sống. Đó là kết quả của quá trình tạo nguồn và xây dựng đội ngũ
cán bộ cơ sở có kế hoạch của các cấp ủy đảng ở Tây Nguyên, đặc biệt là từ khi có
Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của Đảng.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới
theo hướng CNH, HĐH, xét một cách toàn diện, đội ngũ CB, CC xã là người
DTTS ở Tây Nguyên hiện vẫn còn không ít hạn chế. Số lượng, cơ cấu thành
phần, năng lực, trình độ, mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cả đội ngũ chưa
đồng bộ. Khá phổ biến tình trạng cán bộ có trình độ thấp; năng lực bao quát,
quyết đoán trong chỉ đạo thực tiễn không cao; có nơi bắt đầu hẫng hụt cán bộ sau
khi lớp cán bộ trưởng thành trong kháng chiến nghỉ công tác... Thực tế đó tạo
nên trở ngại lớn cho việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở một địa bàn miền
núi chiến lược trọng yếu đông đồng bào DTTS sinh sống.
Những hạn chế đó có nguyên nhân từ việc tạo nguồn CB, CC xã là người
DTTS ở Tây Nguyên vừa qua còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền, vận
động, xây dựng các phong trào hành động cách mạng tại các thôn, buôn nhằm
bồi dưỡng, rèn luyện, phát hiện quần chúng ưu tú là người DTTS hiệu quả còn
thấp. Công tác giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho học sinh, sinh
viên, công chức tập sự, cán bộ giữ vị trí thấp là người DTTS để chuẩn bị nguồn
cho công chức và cán bộ ở vị trí cao hơn chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa
nguồn. Việc xây dựng chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh để thu hút nguồn nhân
lực chất lượng cao là người DTTS về các xã. Công tác phát triển đảng viên mới
người DTTS còn hạn chế, trong một thời gian dài còn có nhiều thôn, buôn chưa
có chi bộ đảng độc lập, thậm chí “trắng” đảng viên... Khắc phục những hạn chế,
3
yếu kém ấy là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của các cấp ủy đảng ở Tây Nguyên
trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ tình hình nêu trên, tôi chọn vấn đề “Tạo nguồn cán bộ, công
chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay” làm đề
tài Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam, với mong muốn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, thúc đẩy
việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên ngày một tốt hơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc tạo nguồn CB, CC xã
là người DTTS ở Tây Nguyên giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp
chủ yếu đẩy mạnh việc tạo nguồn đội ngũ này đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Khái quát tình hình Tây Nguyên, hệ thống chính trị các xã, đặc điểm, vai
trò của CB, CC và nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên.
- Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức, vai trò tạo nguồn CB, CC xã
người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Đánh giá đúng thực trạng nguồn và công tác tạo nguồn CB, CC xã người
DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên, rút ra nguyên nhân của thực trạng, những kinh
nghiệm và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh việc
tạo nguồn CB, CC xã là người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
* Đối tượng nghiên cứu của Luận án: là tạo nguồn CB, CC xã người
DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên nước ta hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Luận án khảo sát, nghiên cứu việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở
5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng.
4
- Thời gian nghiên cứu từ khi có Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước ra đời đến nay, phương hướng, giải pháp đến năm 2020.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của Luận án
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
* Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác cán
bộ, công tác tạo nguồn cán bộ. Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học có liên quan đã được công bố.
* Cơ sở thực tiễn: Luận án được nghiên cứu từ thực tiễn xây dựng đội ngũ
cán bộ nói chung, công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây
Nguyên nói riêng, được phản ánh trong các văn bản báo cáo, các bảng biểu
thống kê lưu trữ của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan
chức năng có liên quan, và kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của Luận án
Luận án được nghiên cứu trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin; sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên
ngành và chuyên ngành, như: lôgic-lịch sử, phân tích-tổng hợp, hệ thống, thống
kê-so sánh, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn, phỏng vấn chuyên gia.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án
- Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức tạo nguồn CB, CC xã người
DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong tạo nguồn CB, CC xã là
người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên những năm vừa qua.
- Đề xuất hai giải pháp có tính đặc thù, khả thi nhằm đẩy mạnh tạo nguồn CB,
CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2020: Một là, củng cố, phát triển
và giao trách nhiệm cụ thể cho hệ thống các trường dân tộc nội trú, các cơ sở giáo dục
- đào tạo trên địa bàn Tây Nguyên tham gia tạo nguồn CB, CC xã người DTTS. Hai
là, xây dựng, củng cố và phát huy vai trò HTCT xã, lực lượng người có uy tín trong
cộng đồng DTTS ở thôn, buôn trong tạo nguồn CB, CC xã người DTTS.
5
6. Ý nghĩa thực tiễn của Luận án
- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo, giúp các cấp ủy đảng đẩy mạnh công tác tạo nguồn CB, CC xã là người
DTTS ở Tây Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo
phục vụ hoạt động nghiên cứu, học tập môn Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ
sở đào tạo khác, đặc biệt là các trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện ở Tây Nguyên.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên
quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của Luận
án gồm Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và 3 chương, 6 tiết.
6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có tạo nguồn cán bộ của đảng cộng sản
là vấn đề đã được trình bày trong nhiều tác phẩm kinh điển của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh; bài viết của các lãnh tụ của Đảng, Nhà
nước; công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong thời gian gần đây, có
thể tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án như sau:
I. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến công tác cán bộ và tạo nguồn
cán bộ nói chung
Công tác cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam. Bài học mà V.I.Lênin từng tổng kết: “Trong lịch sử, chưa
hề có một giai cấp nào nắm được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được
trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có
đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [82, tr.473] trở thành mối quan tâm
hàng đầu của Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Khi Đảng ta tiến
hành công cuộc đổi mới, đặc biệt là từ khi Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ra đời (1997) đến nay, nhiều công trình
khoa học được triển khai, đề cập tổng thể những vấn đề lý luận và thực tiễn công
tác cán bộ của Đảng.
Sách “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ
thống chính trị đổi mới” (1998) của PGS,TS Trần Xuân Sầm (chủ biên) và sách
“Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2001) của Nguyễn Phú Trọng,
Trần Xuân Sầm là hai công trình nghiên cứu lớn, xác định rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn của chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta trong thời kỳ mới,
đặc biệt là những yêu cầu, đòi hỏi cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ trong HTCT các
cấp. Theo các tác giả, việc xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ phải xuất phát
từ thực tiễn Việt Nam và thế giới; phải căn cứ vào đường lối cán bộ của Đảng đã
7
được kiểm nghiệm từ cuộc sống; khai thác những nhân tố hợp lý về tiêu chuẩn
quan chức trong các vương triều phong kiến và chú ý đến đặc trưng của con
người Việt Nam truyền thống, đồng thời tham khảo kinh nghiệm và thành tựu
khoa học quản lý của các nước. Đây là những quan điểm rất đổi mới về công tác
cán bộ của Đảng, Luận án có thể kế thừa và vận dụng vào việc luận bàn về mục
tiêu tạo nguồn và đổi mới việc xây dựng tiêu chuẩn nguồn CB, CC xã người
DTTS phù hợp với điều kiện và xu thế phát triển của vùng Tây Nguyên.
Nhiều công trình khác như: Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.04.09 “Xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” (2002-2004) của Bộ Nội vụ; sách “Xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” (2007) của Vũ Văn Hiền (chủ biên), Trần Quang Nhiếp,
Lê Đức Bình; sách “Cơ sở lý luận thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”
(2011) của TS Thang Văn Phúc và TS Nguyễn Minh Phương đồng chủ biên (Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội)... tiếp tục đưa ra nhiều luận cứ khoa học của việc xây
dựng đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành nước ta. Qua đó, nhiều vấn đề được khẳng
định: về vị trí, vai trò nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng của cán bộ và
công tác cán bộ; về yêu cầu đức - tài, phẩm chất - năng lực của tiêu chuẩn cán bộ
đặt trong trong quan hệ với nhiệm vụ chính trị, với xu thế của thời đại; về trách
nhiệm của các cấp chủ thể, nhất là cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, HTCT; về
quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng
đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH. Luận án có thể kế thừa
các kết quả nghiên cứu trên để vận dụng vào việc làm rõ vai trò của đội ngũ CB, CC
và những yêu cầu đặt ra trong tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên.
Bài viết “Công tác cán bộ và việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của
Đảng” (2004) của Vũ Văn Hiền và Tạ Xuân Đại (Hội thảo lý luận giữa Đảng
Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc: Xây dựng đảng cầm quyền -
kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc) khẳng định công tác
cán bộ của Đảng ta là vấn đề then chốt của nhiệm vụ then chốt; xây dựng đội
8
ngũ cán bộ chủ chốt là điều cốt lõi của vấn đề then chốt, vì vậy cần chuẩn bị
chiến lược cán bộ, với nội dung quan trọng là tạo nguồn, xây dựng quy hoạch và
chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, giáo dục cán bộ.
Đối với hai khâu quan trọng của công tác cán bộ là đào tạo và luân chuyển,
có các công trình: Đề tài khoa học cấp Bộ (1998-1999) “Những căn cứ lý luận và
thực tiễn xác định nội dung, chương trình đào tạo cán bộ chủ chốt cơ sở miền núi
đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn hiện nay” do TS Trần Ngọc Uẩn
(Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) làm chủ nhiệm, nhấn mạnh việc xây
dựng một chương trình phù hợp phải được coi là nội dung cốt lõi trong công tác
đào tạo cán bộ. Đề tài độc lập cấp Nhà nước (2002)-07 "Cơ sở lý luận và thực tiễn
đánh giá, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đạ hóa đất nước", chủ nhiệm PGS, TS Trần Đình Hoan lần đầu tiên bàn về công
tác luân chuyển với tư cách là khâu góp phần đào tạo cán bộ qua thực tiễn. Luân
chuyển gắn liền với quy hoạch, và có thể theo 3 hướng: luân chuyển ngang, trên
xuống, dưới lên. Vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nơi đi và nơi đến của
cán bộ luân chuyển đều được nhấn mạnh. Những vấn đề liên quan đến chế độ
chính sách hỗ trợ đời sống, điều kiện, phương tiện để hoàn thành tốt nhất nhiệm
vụ cũng là nội dung được tổng kết và đề xuất trong Đề tài. Những kết quả nghiên
cứu của đề tài có thể giúp Luận án hoàn thiện hơn trong giải pháp đổi mới nội
dung tạo nguồn CB, CC xã, phần đổi mới công tác luân chuyển tạo nguồn.
Tạo nguồn cán bộ nằm trong phạm vi công tác cán bộ, nên có khá nhiều
công trình nghiên cứu bàn về nó, sử dụng thuật ngữ “tạo nguồn” trong tên công
trình, hoặc phạm vi rộng hơn là “xây dựng đội ngũ cán bộ”, trong đó có cán bộ
người DTTS, nhưng nhìn chung nội hàm khái niệm “tạo nguồn” chưa được minh
định. Tuyệt đại bộ phận các bài báo khoa học hiện nay đều xuất phát từ quan
niệm tạo nguồn cán bộ tập trung ở quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng nguồn, nên
thực trạng và giải pháp cho tạo nguồn cũng hướng chủ yếu về nâng cao chất
lượng quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tiêu biểu có: bài viết “Bộ đội
Biên phòng với việc tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số” của Thiếu tướng Võ
9
Trọng Việt (Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 15-2-2007); “Tạo nguồn cán bộ từ
đồng bào dân tộc thiểu số” của Nguyễn Văn Bình (Webside Quảng Nam online,
5-10-2009); “Nét mới trong tạo nguồn bí thư, chủ tịch xã phường ở Đồng Nai”
của Thủy Anh (Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 9-2009); “Hải Phòng tạo nguồn
cán bộ lãnh đạo trẻ” của Lê Xuân Lịch (Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 1-2010);
“Tạo nguồn lãnh đạo phường, xã ở Đà Nẵng” của Bùi Văn Tiếng (Tạp chí Xây
dựng Đảng, tháng 4/2010) v.v.. Tuy còn hạn hẹp trong quan niệm và giải pháp tạo
nguồn, nhưng giá trị của các bài viết cho thấy bức tranh khá đa dạng về thực trạng
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn, cùng những mô hình, kinh nghiệm hay, có thể
dùng làm cơ sở để xác định những nội dung trọng tâm, những vấn đề đặt ra trong
công tác tạo nguồn cán bộ trên bình diện chung và cho đề tài Luận án nói riêng.
Bên cạnh đó, một số đề tài khoa học, luận văn, luận án gần đây mở rộng
được phạm vi hoặc đi sâu vào một số nội dung tạo nguồn cán bộ cụ thể:
Tại Hội thảo khoa học “Một số vấn đề về công tác quy hoạch cán bộ” (1998)
thuộc Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KHXH.05, TS Đỗ Xuân Định có
bài “Vấn đề tạo nguồn trong quy hoạch cán bộ” bàn về hai cách tạo nguồn: từ xa và
trực tiếp. Theo tác giả, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí là
cách tạo nguồn từ xa, còn việc đưa cán bộ vào hoạt động thực tiễn và phong trào
cách mạng của quần chúng để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, sàng lọc là cách tạo
nguồn trực tiếp từng loại cán bộ. Thực chất của tạo nguồn trực tiếp là “sự tiếp tục
đào tạo trong thực tiễn”, là “sự đào tạo trong quá trình sử dụng”, vì vậy cần sử dụng
đúng chuyên ngành đào tạo, bố trí công việc thích hợp, từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp. Trong tạo nguồn, không chỉ đòi hỏi cao về đạo đức, năng lực công tác
cán bộ, mà phải chú ý đến chính sách đãi ngộ, khuyến khích lợi ích vật chất, bởi nó
“như là một tất yếu đi đôi với những giá trị tinh thần và việc bồi dưỡng lý tưởng
cách mạng”. Những tiếp cận mang tính khái quát này là gợi mở quan trọng cho việc
xây dựng bộ khung lý thuyết về nội dung tạo nguồn của Luận án.
Đề tài khoa học cấp Bộ (2005) “Tạo nguồn cán bộ hệ thống chính trị cơ sở ở
các tỉnh Tây Bắc nước ta hiện nay” do TS Đoàn Minh Huấn làm chủ nhiệm, đưa ra
10
các khái niệm và cách tiếp cận vấn đề tạo nguồn cán bộ chủ chốt, phân tích đánh giá
thực trạng công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho HTCT cấp xã các tỉnh Tây Bắc
nước ta những năm qua. Đề tài cũng tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn trong việc tạo
nguồn cán bộ chủ chốt của HTCT cơ sở ở các tỉnh Tây Bắc qua việc nghiên cứu
hoạt động này ở một số trường chính trị trong khu vực, đề xuất những giải pháp đẩy
mạnh công tác tạo nguồn cán bộ HTCT cơ sở các tỉnh Tây Bắc trong thời gian tới.
Đề tài khoa học “Vấn đề tạo nguồn cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt
khó khăn - thực trạng và giải pháp” (Mã số KHBD (2009) - 51) của ThS Trần Thị
Hương đưa ra khái niệm “Tạo nguồn cán bộ cơ sở cấp xã vùng cao, vùng xa đặc
biệt khó khăn là quá trình phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng những người
công tác tại cơ sở xã, thôn bản thuộc khu vực này, hoặc có thể là học sinh, sinh
viên, để giúp họ có đủ các điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ cơ sở”. Khái niệm cho
thấy: đối tượng tạo nguồn là người đang công tác tại chỗ, hoặc học sinh, sinh viên;
nội dung tạo nguồn là phát hiện, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đối tượng; mục
tiêu tạo nguồn là giúp đối tượng có đủ điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ cơ sở. Có thể
đánh giá: với mục tiêu nói trên, thì nội dung tạo nguồn mà tác giả đề cập chưa thể
đáp ứng, bởi sau khi phát hiện và quy hoạch, chỉ bằng công tác đào tạo, bồi dưỡng
thì sẽ không đủ để chuẩn hóa nguồn theo tiêu chuẩn cán bộ cơ sở.
Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng “Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp
huyện ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay” (2010) của Trần Hoàng Khải đưa ra được một số
quan niệm mới về nguồn và tạo nguồn cán bộ. Tác giả phân biệt 4 loại nguồn:
Nguồn kế cận (đã được quy hoạch, đang trực tiếp tham mưu, giúp việc cho cán bộ
đương chức giữ chức danh mình được quy hoạch và sẵn sàng cho việc thay thế
ngay chức danh đó khi có nhu cầu sử dụng cán bộ). Nguồn dự bị dài hạn (là những
CB, CC đã được quy hoạch và đang trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng). Nguồn cán
bộ hoạt động thực tiễn (trong phong trào quần chúng) và Nguồn học sinh, sinh viên
(trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ
thông). Từ quan niệm về nguồn nói trên, tác giả cho rằng “Tạo nguồn là hoạt động
tích cực, tự giác, chủ động của các chủ thể để hình thành nguồn”; “Tạo nguồn cán
11
bộ lãnh đạo, quản lý là tổng thể những chủ trương, biện pháp, cách thức của hệ
thống chính trị, các tổ chức, các lực lượng và toàn thể xã hội mà trực tiếp là tổ chức
đảng các cấp trong việc chuẩn bị nguồn cán bộ có số lượng dồi dào, cơ cấu phù hợp
và có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị sẵn sàng thay thế vào các chức
danh lãnh đạo, quản lý”. Nội dung tạo nguồn bao gồm: phát hiện, lựa chọn đối
tượng; đánh giá đối tượng; quy hoạch nguồn; đào tạo, bồi dưỡng; quản lý; bố trí, sử
dụng nguồn. Đây là những nghiên cứu khung bước đầu, có nhiều nội dung đã được
làm rõ. Tác giả bám sát các khâu của công tác cán bộ nói chung để xây dựng nội
dung tạo nguồn. Tuy nhiên còn những khoảng trống trong các khâu đó. Ví dụ, việc
xây dựng tiêu chuẩn nguồn (cơ cấu đội ngũ, phẩm chất cá nhân) để định hình mục
tiêu tạo nguồn; hay xây dựng môi trường (phong trào hành động cách mạng, cơ chế
chính sách) để phát hiện, thu hút và thử thách, rèn luyện nguồn v.v.. khá quan
trọng nhưng chưa được đề cập trong phần lý luận chung về tạo nguồn cán bộ. Trên
cơ sở các kết quả nghiên cứu nói trên, Luận án sẽ tiếp tục khảo sát thực tiễn ở Tây
Nguyên và khảo cứu quan điểm của Đảng qua các giai đoạn lịch sử để xác định đầy
đủ hơn các nội dung tạo nguồn cán bộ.
1.2. Những nghiên cứu liên quan đến cán bộ cấp xã, cán bộ dân tộc
thiểu số và tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số
Xây dựng đội ngũ cán bộ của HTCT cấp xã là đối tượng nghiên cứu được
nhiều nhà khoa học quan tâm, không chỉ bởi vai trò của HTCT cấp cơ sở, mà
còn liên quan đến vai trò và thực tế việc xây dựng, phát huy vai trò đội ngũ cán
bộ cơ sở, nhất là cán bộ chủ chốt ở đây. Nhiều sách, đề tài, luận án, luận văn, bài
viết đã phân tích sâu sắc, trên từng góc độ tiếp cận thực trạng của HTCT cấp cơ
sở, nhất là ở vùng nông thôn miền núi, vùng DTTS, với những khó khăn, vướng
mắc về điều kiện kinh tế - xã hội, về đội ngũ CB, CC, với nhiều nguyên nhân
khách quan, chủ quan, trong đó có 2 yếu tố quan trọng nhất: con người và cơ chế
- những điều kiện đảm bảo cho HTCT vững mạnh. Tiêu biểu như: sách: “Hệ
thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội vùng nông thôn miền
núi, vùng DTTS” của Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà
12
Nội, 2000); sách: “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” của
Hoàng Chí Bảo (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005); sách “Hệ thống chính trị
cơ sở - thực trạng và một số giải pháp đổi mới” của Bộ Nội vụ - Viện nghiên cứu
khoa học tổ chức nhà nước (Nxb CTQG, Hà Nội, 2004); đề tài khoa học cấp Bộ
2007 “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX)”
của ThS Nguyễn Thế Vịnh; luận văn thạc sĩ “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức xã trước yêu cầu đổi mới” (2003) của Lê Thị Lý v.v.. kết quả nghiên cứu
của các công trình trên có thể giúp cho Luận án định hướng rõ yêu cầu công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ luôn gắn với trách nhiệm của cấp ủy đảng các cấp, vai
trò chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện chủ trương của cấp ủy của các cơ
quan, tổ chức, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong HTCT.
Cán bộ người DTTS là nhóm đối tượng đặc biệt quan trọng của công tác
cán bộ vùng miền núi, dân tộc. Nghiên cứu của Đàm Thị Uyên trong sách “Chính
sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ XI - XIX)” (Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998) cho thấy đã có nhiều chính sách, biện pháp cai trị
đặc biệt của các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử đối với các DTTS
vùng miền núi. Từ thời Lý (thế kỷ XI), chính sách “nhu viễn” (mềm dẻo với
phương xa) được ban hành, sau này vẫn là quốc sách hàng đầu, phổ biến và lâu
dài của các vương triều phong kiến. “Nhu viễn” xây dựng mối quan hệ đặc biệt
giữa nhà nước trung ương (phong kiến tập quyền) với cộng đồng các tù trưởng
(người có uy tín, thế lực, đang điều hành, quản lý các tộc người bằng tự trị, theo
luật tục) thông qua việc ban phẩm tước cho tù trưởng; phân phong một số hoàng
thân, quan lại lên trấn giữ vùng biên; đặc biệt là câu thúc, lôi kéo bằng quan hệ
thân tộc (qua hôn nhân) giữa các tù trưởng với công chúa, cung phi của triều đình.
Song song với “nhu viễn”, các nhà nước còn kiên quyết dùng chính sách “cương
bạo lực” lúc cần thiết để trừng trị những kẻ gây mất đoàn kết các dân tộc, chống
lại triều đình và cắt đất cho ngoại bang. Chính sách nhu, cương hợp lý có ý nghĩa
tích cực trong củng cố quốc gia thống nhất, đẩy lùi các thế lực cát cứ, xâm lấn và
giữ gìn được an ninh biên giới. Đó là kinh nghiệm lịch sử để luận án, trong quá
13
trình đề xuất giải pháp tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên chú ý
đến những chính sách đối với người DTTS: phải trên cơ sở tình thân (không kỳ thị
dân tộc); phải hướng đến đối tượng tạo nguồn là những người có uy tín trong cộng
đồng; phải tăng cường sức mạnh cho đội ngũ này bằng việc điều động, luân
chuyển cán bộ nơi khác về; đồng thời cương quyết sàng lọc nguồn trong quá trình
tạo nguồn trên cơ sở tiêu chuẩn CB, CC do pháp luật quy định.
Sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Luận cứ và giải pháp” (2005) của TS Lê Thị
Phương Thảo, PGS, TS Nguyễn Cúc, TS Doãn Hùng đồng chủ biên (Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội) là tập hợp kết quả nghiên cứu của 34 nhà khoa học, tập trung
vào những vấn đề: lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, cùng một số các yếu tố tác động
về tâm lý, văn hóa tộc người liên quan đến vấn đề dân tộc, cán bộ DTTS, công tác
cán bộ DTTS; thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS nói chung
và trên một số lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Nhiều giải pháp đổi mới công tác cán
bộ DTTS được đề xuất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, thể hiện trong
các chuyên đề: Quy hoạch cán bộ DTTS trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (của
TS Ngô Kim Ngân); Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng (của TS Nguyễn Hữu
Ngà); Phát huy vai trò của HTCT trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
DTTS (của TS Nguyễn Văn Sáu); Đổi mới chính sách ưu tiên đại học, cao đẳng
đối với con em đồng bào DTTS (của PGS, TS Ngô Kim Khôi); Đổi mới cơ cấu
đầu tư theo hướng tạo cơ hội phát huy năng lực nội sinh của đồng bào các DTTS
(của TS Hoàng Văn Hiện). Các kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần làm sâu sắc
thêm những luận giải trong chương 1 và chương 3 của Luận án.
Sách “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía
Bắc nước ta hiện nay” của Lô Quốc Toản (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2010) đưa ra định nghĩa khái niệm Nguồn cán bộ DTTS “là những người có
nguồn gốc xuất thân từ các DTTS, được tuyển chọn, được đào tạo, bồi dưỡng,
được rèn luyện, thử thách để bố trí, sắp xếp vào các cương vị công tác trong bộ
14
máy của hệ thống chính trị”. Tác giả phân biệt tiêu chuẩn nguồn cán bộ nói
chung so với nguồn cán bộ DTTS chỉ khác ở chỗ thành phần dân tộc xuất thân
(DTTS không phải là dân tộc Kinh), còn các tiêu chuẩn khác thì giống nhau.
Điều này theo chúng tôi là chưa phù hợp, bởi trong thực tế điều kiện phát triển
của đồng bào DTTS vùng miền núi chưa cho phép. Khi quan niệm Phát triển
nguồn cán bộ DTTS là “phát triển những con người ở các DTTS, tạo điều kiện
thuận lợi để họ trở thành cán bộ” và “phát triển về năng lực và trình độ công tác
của đội ngũ cán bộ DTTS”, là tác giả đã phân biệt 2 nhóm nguồn khác nhau:
người DTTS chưa là cán bộ và cán bộ người DTTS. Điều này đồng nhất với
nhiều tác giả trong quan niệm về nguồn cán bộ, và cho thấy phát triển nguồn
nằm trong nội hàm khái niệm tạo nguồn, nhưng chỉ là một khâu của tạo nguồn. Ở
mục đánh giá về công tác phát triển nguồn, tác giả đề cập đến 3 việc cụ thể: khôi
phục và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú; thực hiện chế độ cử
tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp; đào tạo cán bộ ... tỉnh còn lại
của Tây Nguyên thuộc phạm vi Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia, có đường biên giới giáp hai nước bạn dài 590 km ở phía tây (biên
giới với Lào dài 135 km, biên giới với Campuchia dài 455 km). Trong nội địa,
phía bắc Tây Nguyên giáp tỉnh Quảng Nam; phía đông giáp các tỉnh Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; phía nam
giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình Phước.
Tây Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên rộng lớn (54.639 km2), mật độ
dân số không cao (93 người/km2), khí hậu tương đối mát mẻ, mưa nhiều, đất đai
màu mỡ (với 1.800.000 ha đất đỏ bazan, 91.000 ha đất phù sa, 52.000 ha đồng
cỏ tự nhiên) là điều kiện lý tưởng cho phát triển nhiều loài cây công nghiệp có
giá trị kinh tế cao, nhất là cao su, cà phê, tiêu, điều, chè, dâu tằm... vốn là cây
trồng truyền thống mang lại nguồn thu nhập chính cho đồng bào. Hệ thống kết
cấu hạ tầng kỹ thuật “điện, đường, trường, trạm” qua nhiều năm được Nhà nước
đầu tư xây dựng đã phát triển rộng khắp đến tận xã, thôn. Đường Hồ Chí Minh,
các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đan xen dày đặc mang lại sự thông thương ngày càng
thuận lợi trong vùng, đồng thời nối liền với các tỉnh Đông Bắc Campuchia, Nam
Lào và duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, tạo cho toàn Tây Nguyên có
29
một vị thế địa kinh tế - chính trị đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, xây
dựng vùng kinh tế mở.
Tây Nguyên cũng là nơi giàu có về tiềm năng du lịch, không chỉ bởi
những thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng mà còn bởi kho tàng văn hóa các dân tộc
phong phú, nhiều màu sắc, nhất là “Không gian văn hóa cồng chiêng” đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Ở thời điểm Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Tây Nguyên
là 5.107.437 người (tăng 3,17 lần so với năm 1976), trong đó dân sống ở nông
thôn chiếm 72,2%. Hệ thống đơn vị hành chính ở 5 tỉnh Tây Nguyên gồm 61
đơn vị cấp huyện và 702 đơn vị cấp xã. Đến năm đầu năm 2012, Tây Nguyên có
số dân 5.208.258 người, trong đó đồng bào DTTS có 1.970.877 người [103],
chiếm tỷ lệ 37,84%, gồm 47 dân tộc anh em đang sinh sống. Sau quá trình chia
tách, Tây Nguyên hiện có 722 đơn vị cấp xã (trong đó số xã là 598, chiếm
82,83% đơn vị cấp xã), 7.616 thôn, buôn, làng, tổ dân phố (trong đó có 2.464
buôn, làng đồng bào DTTS sinh sống, chiếm 32,35%).
Tuy đất rộng, người thưa, nhưng vấn đề dân cư, dân sinh Tây Nguyên khá
phức tạp. Trên địa bàn các xã ở Tây Nguyên, tỷ trọng số người/1 hộ trung bình
cao nhất nước (nông thôn cả nước: 3,9 người/hộ; Tây Nguyên: 4,3 người/hộ).
Quy mô hộ có 5-6 người của cả nước là 24,6% thì Tây Nguyên là 29,8%. Quy
mô hộ có trên 7 người của cả nước là 5,1%, Tây Nguyên là 10,1%. Đặc điểm
này liên quan đến tập quán sống theo gia đình nhiều thế hệ của đồng bào DTTS,
nhưng thời gian gần đây chủ yếu do tỷ suất sinh cao, độ tuổi kết hôn thấp và số
con trong một gia đình nhiều. Trong khi cả nước tỷ lệ tăng dân số trong 10 năm
(từ 1999-2009) ở mức 1,2% thì Tây Nguyên là 2,3% (nông thôn 2,2%, thành thị
2,5%), chỉ đứng sau Đông Nam bộ (3,2%). Tỷ lệ nữ sinh con thứ 3 trở lên ở Tây
Nguyên chiếm 30,6% (riêng Kon Tum 39,5%). Tỷ lệ kết hôn lần đầu trong lứa
tuổi vị thành niên (15 - 19 tuổi) ở Tây Nguyên là 18,4 tuổi (nữ) và 18,9 tuổi
(nam), thậm chí kết hôn lúc mới 15 tuổi ở nam chiếm 0,5%, nữ 2,2% [10]. Điều
này ảnh hưởng lớn đến thời gian học tập nâng cao trình độ và tham gia hoạt động
30
xã hội của lực lượng lao động ở Tây Nguyên, nhất là thanh niên các xã và trong
đồng bào DTTS.
Năm 2009, toàn vùng có 74,6% số xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, trong
đó 221 xã phải hỗ trợ bằng Chương trình 135 của Chính phủ. Hiện nay, tuy đã
được Nhà nước đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt để xây dựng HTCT cơ sở, phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo..., nhưng toàn Tây Nguyên vẫn còn 199 xã được xác
định là trọng điểm về an ninh chính trị và 276 xã, trong đó có 32 xã biên giới,
thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc
phòng. Trước năm 1954, Tây Nguyên từng được người Pháp xem là “nóc nhà
Đông Dương”, ai chiếm được Tây Nguyên thì sẽ làm chủ cả miền nam Đông
Dương. Người Mỹ cũng sẵn sàng bỏ ra vô số tiền của để mưu nắm giữ, chi phối
vùng đất và cộng đồng người bản xứ nơi đây. Trước và sau năm 1975, các tổ
chức chính trị, quân sự do một số người DTTS lập nên nhằm đòi “quyền tự trị”
cho đồng bào DTTS tại chỗ, như FULRO, liên tục được Mỹ tiếp sức, xây dựng
lực lượng, tổ chức quấy rối, bạo động nhằm chống Đảng, chia rẽ khối đoàn kết
các dân tộc ở Tây Nguyên, gây mất ổn định an ninh và kìm hãm sự phát triển KT-
XH. Khi cả nước đã bắt tay vào công cuộc đổi mới toàn diện để thoát ra khỏi
khủng hoảng KT-XH sau 10 năm thống nhất đất nước, thì Tây Nguyên vẫn đang
phải đối phó với sự chống phá điên cuồng của FULRO, mãi đến 1992 mới cơ bản
giải quyết xong. Hậu quả của FULRO chưa thể bị xóa bỏ triệt khi các thế lực thù
địch quốc tế tiếp tục lợi dụng cái gọi là “Nhà nước Tin Lành Đề-ga” để xúi giục
một bộ phận đồng bào DTTS Tây Nguyên gây ra các cuộc bạo động chính trị năm
2001 và 2004, sau này còn tiếp tục xây dựng cơ sở ngầm, tung tin kích động, biểu
tình gây rối, ảnh hưởng xấu đến sự ổn định chính trị ở nhiều địa phương.
Vượt qua những trở ngại, thách thức, những âm mưu và thủ đoạn chống
phá quyết liệt của các thế lực phản động, Tây Nguyên giờ đây, bằng sức sáng tạo
của cộng đồng các dân tộc, dưới sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ của
Trung ương, các cấp, các ngành, bộ mặt KT-XH nhiều địa phương đang trên đà
31
khởi sắc nhanh chóng, đời sống nhân dân dần được ổn định, nâng cao. Bên cạnh
có nơi còn không ít hộ nghèo, nhiều vùng khó khăn, thì Tây Nguyên cũng xuất
hiện ngày càng nhiều hộ khá và giàu từ thành công của lao động cần cù, biết tận
dụng lợi thế, tiềm năng đất đai, con người, trong đó có không ít hộ đồng bào
DTTS. Dẫu vậy, cơ hội và thách thức đan xen, những đòi hỏi của một vùng đất
nhiều lợi thế nhưng tiềm ẩn bất ổn đang là áp lực đối với đảng bộ và chính quyền
các cấp. Con đường để đưa các xã ở Tây Nguyên tiến kịp cùng sự phát triển của
đất nước vẫn còn dài và không ít trở ngại, khó khăn. Người đồng hành cùng nhân
dân Tây Nguyên trên con đường đó không ai khác chính là đội ngũ CB, CC cơ sở,
đặc biệt là CB, CC người DTTS đang ngày đêm bám dân, bám địa bàn. Bởi vậy,
xây dựng đội ngũ CB, CC người DTTS ở Tây Nguyên từ lâu đã được các cấp ủy,
tổ chức đảng quan tâm, mà tạo nguồn là khâu đột phá, có tính chiến lược lâu dài.
1.1.1.2. Hệ thống chính trị các xã ở Tây Nguyên
HTCT các xã ở Tây Nguyên gồm các tổ chức được pháp luật công nhận:
Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã
hội (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
Hội Nông dân Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam).
Đảng bộ xã là tổ chức cơ sở đảng - cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức 4
cấp từ Trung ương đến cơ sở của Đảng. Đảng bộ xã trực thuộc cấp ủy cấp huyện,
có cơ quan lãnh đạo giữa hai nhiệm kỳ 5 năm là đảng ủy xã, được bầu cử tại đại
hội đại biểu đảng bộ, trong đó bí thư và phó bí thư đảng ủy là hai chức danh cán
bộ theo Luật Cán bộ, công chức. Đảng bộ xã có hai chức năng: hạt nhân lãnh đạo
chính trị và xây dựng nội bộ đảng trên địa bàn xã. Nhiệm vụ của đảng bộ xã là
chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ
trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả; xây
dựng đảng bộ, các chi bộ trực thuộc đảng ủy, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên
trên cả ba lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng chính quyền, các tổ
chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh, xây dựng Mặt trận và
các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn xã trong sạch, vững mạnh; chăm lo đời
32
sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân
dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước; kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị
của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh ở xã.
Chính quyền xã thuộc cấp chính quyền cơ sở, gồm hai cơ quan là HĐND và
UBND xã, được bầu cử dân chủ theo nhiệm kỳ 5 năm. Trong bộ máy chính quyền
xã, có 4 chức danh cán bộ (chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND) và 7 chức danh
công chức (thuộc UBND) được Luật Cán bộ, công chức quy định. HĐND xã là cơ
quan quyền lực nhà nước của nhân dân ở xã, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của nhân dân. HĐND xã quyết định những chủ trương, biện pháp
quan trọng để phát huy tiềm năng của xã, xây dựng và phát triển KT-XH, củng cố
quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm tròn
nghĩa vụ của xã đối với cấp trên; giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND
xã; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội,
đơn vị vũ trang và của công dân trên địa bàn. UBND xã là cơ quan chấp hành của
HĐND xã, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. UBND chịu trách nhiệm
chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết
của HĐND xã nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển KT-XH,
củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Với chức
năng quản lý nhà nước ở địa phương, UBND xã góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản
lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã là cơ sở
chính trị - xã hội của đảng bộ, chính quyền xã; nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng,
trách nhiệm và sức mạnh của toàn dân và của mỗi giới (mà đoàn thể đại diện)
trong việc góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển KT-XH trên địa bàn xã.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận và trưởng các đoàn thể ở xã là cán bộ xã theo quy định
của Luật Cán bộ, công chức, được hình thành qua con đường bầu cử theo Luật
Mặt trận và điều lệ của các đoàn thể. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã có nhiệm vụ
tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị
33
và tinh thần trong nhân dân trên địa bàn xã; tuyên truyền, động viên nhân dân phát
huy quyền làm chủ, thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước và nhiệm vụ chính trị của xã; giám sát hoạt động của HĐND, UBND, của
CB, CC xã; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với
Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền xã; bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng của nhân dân. Các đoàn thể chính trị - xã hội đại diện, chăm
lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, hội viên; tổ chức
các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, hội viên nhằm góp
phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, KT-XH của xã; phối hợp với
chính quyền, các lực lượng khác để xây dựng Đảng vững mạnh.
HTCT các xã ở Tây Nguyên được hình thành từ sau ngày giải phóng miền
Nam, đến nay đã cơ bản ổn định về cơ cấu tổ chức. Tất cả 598 xã đều xây dựng
được HTCT với đầy đủ các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể.
Bộ máy, chức danh CB,CC cụ thể trong từng cơ quan, tổ chức của HTCT cơ bản
thực hiện theo quy định chung, song có những vận dụng phù hợp với yêu cầu của
từng nơi. Thông thường, mỗi xã có 6 chức danh cán bộ chủ chốt được bố trí theo cơ
cấu: 2 cán bộ ở cơ quan đảng (1 bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch HĐND; 1 phó bí thư
đảng ủy trực kiêm chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng ủy); 3 cán bộ ở UBND (1 chủ
tịch và 2 phó chủ tịch); 1 cán bộ ở HĐND (phó chủ tịch HĐND). Những xã vùng có
đông đồng bào DTTS, vùng đạo, vùng đặc biệt khó khăn, phức tạp về an ninh chính
trị thì có thêm 1 cán bộ là phó bí thư đảng uỷ phụ trách dân tộc-tôn giáoủyhoặc xây
dựng cơ sở. Có nơi, chức danh chủ tịch HĐND do phó bí thư đảng ủy kiêm nhiệm,
hoặc bí thư đảng uỷ đồng thờ ủy là chủ tịch UBND xã. Các chức danh: văn phòng -
thống kê, địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, tài chính - kế toán, tư
pháp-hộ tịch, văn hoá - hóahội được bố trí 2 công chức trên mỗi chức danh.
Chất lượng hoạt động của HTCT các xã phụ thuộc vào trình độ, năng lực
của đội ngũ CB,CC, đồng thời chịu tác động của độ phức tạp ở mỗi địa bàn. Bên
cạnh sự vững mạnh, đồng bộ trong hoạt động của HTCT ở nhiều xã, thì vẫn còn
không ít nơi, nhất là vùng đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào DTTS sinh
34
sống, vùng luôn chịu sự quấy phá của các lực lượng thù địch, phản động..., hoạt
động của HTCT xã còn những bất cập, hạn chế. Có nơi tổ chức đảng bao biện
làm thay chính quyền, đoàn thể hoặc buông lỏng lãnh đạo, yếu kém, thậm chí có
lúc tê liệt; chính quyền quản lý xã hội không nghiêm, bị luật tục chi phối; Mặt
trận và các đoàn thể hoạt động cầm chừng.
Hoạt động của các tổ chức trong HTCT ở cấp thôn, buôn có vai trò rất quan
trọng đối với sự ổn định và phát triển của các xã. Tuy nhiên trong một thời gian
dài, bộ máy thôn, buôn còn có những điểm “trắng” về đảng viên, chi bộ, chi hội
các đoàn thể. Đó là những thôn, buôn ở quá sâu, xa trung tâm, hoặc mới được
thành lập do đồng bào di cư tự do mới đến... Hiện Tây Nguyên vẫn còn 604 thôn,
buôn, tổ dân phố chưa thành lập chi bộ, chiếm tỷ lệ 7,93% và 51 thôn, buôn chưa
có đảng viên, chiếm tỷ lệ 0,67% [103]. Số thôn, buôn có địa bàn rộng nhưng chưa
có các chi hội đoàn thể độc lập, phải sinh hoạt ghép chiếm tỷ lệ còn cao hơn.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của các cơ quan trong HTCT
xã, nhất là ở vùng sâu, vùng biên giới chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trước đây,
tính chất tạm bợ, thiếu thốn, sơ sài của trụ sở làm việc, trang thiết bị, phòng làm
việc thiếu đồng bộ, lạc hậu... ảnh hưởng nhất định đến tác phong công tác, lề lối làm
việc, đến việc đáp ứng yêu cầu về tin học hóa, thực hiện cải cách hành chính theo
cơ chế “một cửa”. Chế độ, chính sách đối với CB, CC cơ sở vùng Tây Nguyên thực
hiện theo quy định chung của Nhà nước, tuy có đổi mới gắn với điều kiện đặc thù
của địa bàn, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu đời sống và công tác, làm cho
nhiều CB, CC xã thiếu an tâm, người mới không muốn về, người cũ có trình độ tìm
cách chuyển lên trên, dẫn đến tình trạng thiếu ổn định trong đội ngũ CB, CC xã.
Những khó khăn trên mang tính phổ biến ở nhiều nơi, nhưng ở Tây
Nguyên lại “đậm nét” hơn, đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng HTCT xã cấp
thiết hơn. Giải quyết nó không thể không chú trọng đến đổi mới, củng cố HTCT,
trong đó mấu chốt là đội ngũ CB, CC, đặc biệt là CB, CC người DTTS - những
người đang góp phần quyết định sự thành công của cuộc cách mạng xóa đói,
giảm nghèo, phát triển bền vững ở Tây Nguyên.
35
1.1.1.3. Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
* Đặc điểm các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên liên quan đến việc tạo
nguồn cán bộ, công chức xã
- Các DTTS ở Tây Nguyên có lịch sử biến thiên phức tạp nên ngày càng
đa dạng về nguồn gốc, phong phú về thành phần, đông đảo về số lượng, có sự
khác biệt nhất định về địa bàn cư trú và tập quán sống.
Trước và trong thời kỳ Pháp thuộc, nhìn chung vùng Tây Nguyên chỉ có các
DTTS tại chỗ sinh sống. Người Pháp nghiên cứu và tiến hành khai thác Tây
Nguyên rất sớm, từ những năm đầu thế kỷ XX, song đặt chính sách hạn chế người
Kinh lên Tây Nguyên, giao quyền tự trị cho các DTTS nhưng thực chất là thâu tóm
quyền cai quản và chia để trị. Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm thực
hiện chủ trương đưa khoảng một nửa dân di cư từ miền Bắc vào lên Tây Nguyên
(khoảng hơn 54.000 người), tập trung chủ yếu ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Đặc biệt, từ
sau năm 1975, chính sách kinh tế mới của Đảng và Nhà nước tạo nên một luồng di
dân lớn vào Tây Nguyên theo kế hoạch (đối với những hộ gia đình nghèo, vùng
đồng bằng, đô thị đất chật người đông không có đất sản xuất). Hơn hai thập niên trở
lại đây, Tây Nguyên còn đối mặt với tình trạng nhập cư tự do, tự phát, không kiểm
soát được (chủ yếu là đồng bào miền Trung và miền núi phía Bắc vào), kéo theo đó
là phá rừng, tranh chấp đất đai, tăng dân số sinh học và cơ học, đặt ra cho cấp ủy và
chính quyền các địa phương ở Tây Nguyên bài toán nan giải - an ninh, trật tự xã
hội, việc làm cho người lao động, học hành cho trẻ em, chăm sóc sức khỏe cộng
đồng... Có thể nói, từ quá trình di dân của cộng đồng nhiều dân tộc, nhiều vùng
miền, nhiều thành phần xã hội khác nhau đến với Tây Nguyên trong thế kỷ XX, cơ
cấu dân số, dân tộc, đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng, phương thức làm ăn, lối sống...
đã có nhiều biến đổi sâu sắc, tác động không nhỏ đến cộng đồng các DTTS tại chỗ.
Gần đây, tỷ xuất nhập /xuất cư ở Tây Nguyên có sự chuyển biến đáng kể,
theo hướng ít chênh lệch (+8 người/1000dân). Điều đáng quan ngại là, một bộ
phận lớn trong số xuất cư là con em cán bộ và gia đình khá giả, kể cả con em
đồng bào DTTS được Nhà nước ưu đãi chế độ cử tuyển cho đi đào tạo tại các
36
thành phố lớn, sau khi ra trường không về lại Tây Nguyên mà ở lại các địa
phương có điều kiện phát triển hơn. Số nhập cư thì đa phần là các hộ gia đình
nghèo, trong đó có nhiều đồng bào DTTS ở phía Bắc, do thiếu đất sản xuất mà di
cư tự do vào. Như vậy, hiện đang có một dòng chảy nguồn nhân lực chất lượng
cao ra khỏi Tây Nguyên, và một dòng chảy nhân lực hạn chế hơn vào, trong đó
không ít là đồng bào DTTS. Đây là vấn đề của thực tế, nhiều năm qua là nguyên
nhân của tình trạng thiếu bền vững trong thu hút tạo nguồn và giữ nguồn cho đội
ngũ CB, CC người DTTS ở các xã.
Dân số Tây Nguyên sau ngày thống nhất đất nước (1976) có 1.225.000 người,
gồm 18 dân tộc, trong đó DTTS chiếm 69,7% dân số, đến thời điểm cuối năm 2010
là 5.208.258 người, trong đó DTTS có 1.970.877 người (chiếm 37,84% dân số). Hiện
nay, Tây Nguyên có 47 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 12 dân tộc tại chỗ, một
số dân tộc từ các địa phương phía bắc vào, dân tộc Lào và dân tộc Campuchia di cư
sang. Trên địa bàn có khoảng 530.000 người DTTS là tín đồ đạo Tin lành và Công
giáo (chiếm 31,18% trong tổng số 1.700.000 tín đồ của 5 tôn giáo chính: Phật giáo,
Công giáo, Tin lành, Cao đài, Baha’i).
12 dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên có nguồn gốc lâu đời, chiếm 26,1% tổng
dân số toàn vùng, đông nhất là Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, ít nhất có Rơ-mâm, Brâu.
Các DTTS nơi khác đến sinh sống ở Tây Nguyên chiếm 11,74% dân số, đông
nhất là Nùng, Tày, Mông, Thái, Dao và Mường [68], [Phụ lục 3].
Phạm vi cư trú của các DTTS ở Tây Nguyên không đồng nhất, nên tỷ lệ
người DTTS ở mỗi địa phương có khác nhau. Cao nhất là Kon Tum, 34 DTTS
cùng chung sống trên địa bàn tỉnh đã chiếm tỷ lệ 53,6% dân số, trong đó đông
nhất là người Xơ-đăng chiếm 25,1%; Ba-na 12,0%; Giẻ-triêng 8,1% ; Gia-rai
5,1%.... Gia Lai đến năm 2012 có số dân hơn 1,3 triệu người, gồm 33 DTTS
chiếm 44,7% số dân, chủ yếu là Gia-rai và Ba-na (gần 43%). Tỉnh Đắk Nông
hiện có hơn 500 nghìn người, với 39 DTTS chiếm 32,07% dân số, đông nhất có
M’Nông, Nùng, Mông, Tày, Dao. Lâm Đồng có 32 DTTS, trong đó dân tộc tại
chỗ Tây Nguyên chiếm 16,1%, các DTTS khác chiếm 6,7%, cư trú chủ yếu ở
37
98/148 xã, phường, thị trấn. Đắk Lắk gồm 43 DTTS, chiếm 30% dân số, đông
nhất có Ê-đê, M'Nông, Thái, Tày, Nùng cư trú ở 125/170 xã trên địa bàn tỉnh,
nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa.
Sự phong phú về thành phần dân tộc ở Tây Nguyên đặt ra cho công tác
tạo nguồn CB, CC xã người DTTS yêu cầu: đảm bảo thành phần và tỷ lệ nguồn
tương ứng với thành phần DTTS và tỷ lệ dân số người DTTS trong tổng số dân
trên địa bàn.
- Văn hóa các DTTS ở Tây Nguyên giàu bản sắc, thống nhất trong đa
dạng do sự giao thoa, tiếp biến thường xuyên và lâu dài; phong tục, tập quán cổ
truyền chi phối đời sống tâm lý - xã hội của người dân, vừa mang tính tích cực,
tiến bộ lẫn tiêu cực, lạc hậu.
Các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên thuộc hai ngữ hệ: Nam Á (nhóm Môn -
Khơme) và Nam đảo (nhóm Malayo - Polynesia). Trải qua nhiều đời cư trú đan
xen, giao thoa văn hóa, sự phát triển kinh tế - văn hóa của các dân tộc đã trở nên
tương đồng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của các dân tộc. Tác động của
điều kiện sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên (rừng núi mênh mông, địa bàn chia
cắt, giao thông khó khăn, kinh tế tự nhiên...) là cơ sở tạo nên nhiều đặc trưng
trong văn hóa, xã hội, con người Tây Nguyên.
Hình thái tổ chức xã hội cổ truyền của người DTTS tại chỗ Tây Nguyên là
“làng” (plei, plơi, buôn, bon) - đơn vị tự quản, cư trú độc lập và duy nhất, có
chung quy tắc ứng xử lệ tục. Mỗi làng là một thể chế kinh tế, văn hóa, xã hội và
một không gian sinh tồn tự nhiên khép kín. Đồng bào DTTS sống trong làng,
chịu sự quy định của lệ tục làng, và nhân cách con người cũng từ đó mà được
hình thành. Trong làng, ngoài trưởng làng thì già làng, thầy cúng và người giỏi chỉ
huy quân sự là những người được tôn trọng nhất. Trong nhà, chế độ mẫu hệ quy
định quyền uy và trách nhiệm của người phụ nữ. Quan hệ gia đình dựa theo thứ
bậc thế hệ, quan hệ cộng đồng được điều chỉnh bằng tục, lệ và bằng cả những tín
ngưỡng truyền thống. Hiện nay, làng của các DTTS Tây Nguyên không còn là
thực thể đơn nhất, mà bao trùm lên nó là hệ thống thể chế chính trị. Phía trên của
38
làng có xã, với một hệ thống tổ chức bộ máy, con người (đội ngũ CB, CC của
HTCT) thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, thì trong làng, bên cạnh
cơ cấu bộ máy HTCT, còn có một lực lượng quan trọng - đội ngũ nòng cốt, người
có uy tín trong cộng đồng. Họ bao gồm những người tích cực trong Mặt trận và
các đoàn thể chính trị - xã hội, những đảng viên, già làng, trưởng thôn, trưởng các
dòng họ, trí thức, chức sắc tôn giáo... Trên thực tế, những người này đã và đang
đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và quản lý làng của đồng bào DTTS,
không chỉ theo luật pháp Nhà nước, mà còn theo tục, lệ bằng chính uy tín của lời
nói và việc làm của mình. Đặc trưng xã hội này là điểm rất quan trọng, vì đó là
nhân tố tác động đến mỗi con người thuộc cộng đồng các DTTS Tây Nguyên, tạo
nên đặc điểm tâm lý - văn hóa của người DTTS Tây Nguyên đan xen giữa yếu tố
tích cực lẫn tiêu cực, tiến bộ lẫn lạc hậu. Đây là điều rất cần được nghiên cứu để
có quan điểm đánh giá đúng đắn về nguồn CB, CC người DTTS, từ đó xây dựng
nội dung và tìm kiếm phương thức tạo nguồn phù hợp.
Văn hóa truyền thống của các DTTS Tây Nguyên là sự hòa quyện những
nét đẹp đặc trưng của từng dân tộc cư trú lâu đời trên dải đất Tây Nguyên. Văn
hóa tạo nên con người, hướng nhân cách con người phát triển theo các giá trị của
chân, thiện, mỹ. Nên bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS là điều mà
các cấp ủy, chính quyền không thể không chú ý khi muốn tạo dựng sự phát triển
bền vững cho Tây Nguyên từ chính những con người ưu tú, những CB, CC xuất
thân từ cộng đồng các DTTS nơi đây.
Đồng bào DTTS tại chỗ của Tây Nguyên không có tập quán du canh, du cư.
Cộng đồng truyền thống của họ khép kín quan hệ, co cụm trong làng, ít đi xa khỏi
nơi cư trú. Các già làng (người có uy tín) có vị trí xã hội rất quan trọng đối với mỗi
cá nhân và cả cộng đồng. CB, CC xã người DTTS xuất thân từ cộng đồng, chịu ảnh
hưởng của tập quán, vì thế cũng khá khép kín trong quan hệ xã hội. Họ ít chủ động,
cởi mở trong giao tiếp, nhất là với người “lạ”; thường “nể, sợ” người có uy tín hơn
là cán bộ cấp trên; thường chấp nhận trình độ hạn chế hơn là vươn ra ngoài để học
tập nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Đây là đặc điểm cần chú ý, để trong tạo nguồn
39
CB, CC xã người DTTS, các cấp ủy phải quan tâm đến hệ thống các trường dân tộc
nội trú, bán trú cấp xã, huyện; có kế hoạch mở các lớp tạo nguồn, cập nhật kiến
thức, nâng cao trình độ tại địa phương; phát huy vai trò của cộng đồng DTTS, nhất
là lực lượng người có uy tín trong cộng đồng.
- Các DTTS ở Tây Nguyên đang trong quá trình nâng cao trình độ học
vấn, nhưng nhìn chung mặt bằng dân trí vẫn còn thấp.
Như nhiều DTTS cư trú ở miền núi, vùng sâu vùng xa, điều kiện khó
khăn, các DTTS ở Tây Nguyên nhìn chung có mặt bằng dân trí tương đối thấp.
Trước đây, nó là kết quả của chính sách “ngu dân” của chính quyền phong kiến và
thực dân, đế quốc. Trước năm 1945, chỉ một số rất ít người DTTS được chính
quyền thực dân cho đi đào tạo, trở thành quan lại trong bộ máy thống trị của
chúng, còn hầu hết người dân bị thất học. Dưới thời Mỹ - Ngụy, nền giáo dục bắt
đầu được hình thành, nhưng mất cân đối về nhiều mặt. Từ sau ngày Giải phóng,
nền giáo dục mới XHCN chính thức được mở rộng trên khắp địa bàn Tây Nguyên.
Ðến năm học 2010-2011, toàn Tây Nguyên có 2.151 trường phổ thông, trong đó
số học sinh người DTTS là 339.640 em, số giáo viên người DTTS trong các
trường phổ thông là 5.468 người [111, tr.628, 645, 646, 640]. Mạng lưới trường
học phủ khắp các tỉnh, huyện, xã, về tận thôn, buôn vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt,
hệ thống trường nội trú, bán trú dành cho học sinh DTTS ở Tây Nguyên được
ngành giáo dục đầu tư mạnh mẽ. Toàn vùng hiện có 54 trường phổ thông dân tộc
nội trú, trong đó 5 trường cấp tỉnh, 49 trường huyện. Các ngành công an, quân đội
đóng trên địa bàn cũng có trường đào tạo cán bộ DTTS cho ngành mình. Nhờ quá
trình đầu tư cho giáo dục, không ít con em người DTTS hiện đạt đến trình độ bậc
cao. Nếu biết động viên, khuyến khích, có chế độ ưu đãi hợp lý thì đây thực sự là
nguồn nhân lực có chất lượng để bổ sung cho đội ngũ CB, CC xã.
Tuy vậy hiện nay, do nhiều nguyên nhân, từ những khó khăn chung của
đời sống, của điều kiện đi lại, của bất đồng ngôn ngữ, đến ý thức học tập tự vươn
lên của con em đồng bào DTTS chưa cao, kể cả ý thức đầu tư cho con em của
nhiều gia đình người DTTS cũng còn hạn chế khiến cho tình trạng bỏ học sớm,
40
chất lượng học không cao của học sinh các DTTS ở Tây Nguyên, nhất là DTTS
tại chỗ xảy ra khá phổ biến. Đây là điểm bất lợi cho quá trình tạo nguồn CB, CC
xã ở vùng có đông đồng bào DTTS, bởi “đầu vào” thấp thì tạo nguồn sẽ phải kéo
dài nhiều năm, trải qua nhiều khâu hơn.
- Một bộ phận đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên đang dần khá lên về
kinh tế, song đa phần chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo do tập quán canh tác
lạc hậu, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hạn chế và tâm lý ỷ lại vào
chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Từ Đổi mới, nhất là hơn 10 năm gần đây, khi Nhà nước tập trung nhiều
nguồn lực để phát huy tiềm năng, lợi thế của Tây Nguyên, đời sống của một bộ
phận đồng bào có sự chuyển biến vượt bậc. Số hộ DTTS “tỷ phú” giờ không phải là
hiếm gặp. Song, Tây Nguyên từ xưa đến nay luôn chứa đựng mâu thuẫn - mâu
thuẫn giữa tài nguyên đất đai dồi dào, màu mỡ với tình trạng đói nghèo, thậm chí là
triền miên hay vào mùa giáp hạt của một bộ phận đồng bào DTTS. Gần đây, cái đói
cơ bản đã được xóa, cái nghèo có giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong đồng bào
DTTS (40,5% năm 2011). Nguyên nhân có nhiều, ngoài tác động của khách quan,
thì yếu tố chủ quan từ phía đồng bào DTTS là cơ bản. Tập quán canh tác “phát-đốt-
hốt-chọc-trỉa”, tàn phá đất đai, phó mặc kết quả cuối cùng cho trời đất khiến cuộc
sống một bộ phận đồng bào bấp bênh; thói quen chịu khổ, tập quán tiêu dùng không
có kế hoạch nên lúc no dồn, lúc đói dập. Trình độ học vấn, khoa học - kỹ thuật hạn
chế, khiến đồng bào khó đổi mới phương thức làm ăn, mạnh dạn bứt phá. Tâm lý
“con nhà nghèo”, ở nơi phên dậu của đất nước, được quan tâm, ưu đãi... hình thành
nên thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào Đảng và Nhà nước. Các nguyên nhân đó đều đã
được nhận thức, nhưng không thể xóa bỏ trong một sớm một chiều. Thực tế đó đặt
ra vấn đề: trong công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS, các chủ thể tạo nguồn
phải chú ý đến những tác động tiêu cực từ cái nghèo.
* Vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
- Đồng bào các DTTS là chủ nhân lâu đời của vùng đất Tây Nguyên, là
người sáng tạo, phát triển và bảo tồn giá trị văn hóa Tây Nguyên.
41
Việc phát hiện bộ đàn đá tiền sử niên đại khoảng 3000 năm (do nhà dân
tộc học người Pháp Goerges Condominas tìm thấy ở làng Nđut Liêng Krak thuộc
huyện Krông Nô tỉnh Đắk Lắk, năm 1948) có hệ thang âm trùng hợp với thang
âm các bộ chiêng của các DTTS Tây Nguyên hiện nay, cùng những kết quả khai
quật di chỉ Lung Leng (nay là lòng hồ Yaly) và nhiều khu di tích khác ở khắp
Tây Nguyên cho thấy sự tồn tại của nền văn hóa các tộc người Tây Nguyên có từ
thời Đồ đá cũ, Đồ đá mới sang đến Đồ đồng, có sự giao lưu rộng rãi với văn hóa
Đông Sơn và Sa Huỳnh. Đến nay, người DTTS tại chỗ Tây Nguyên vẫn bảo lưu
được một kho tàng văn hóa phong phú, thể hiện sự khát khao hướng tới những
giá trị chân, thiện, mỹ mà cả nhân loại đều đang hướng đến. Không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên là một điển hình, được UNESCO công nhận là “Kiệt
tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” vào ngày 15-11-2005. Không gian văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố, bộ phận như: cồng chiêng, các
bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử
dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ
chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu
rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...) v.v.. Chủ thể của Không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê-đê, Ba-na, Mạ, Lặc...
Họ đang giữ gìn, và cùng với sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt, văn hóa các
dân tộc khác, tạo nên một bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng, mộc mạc, gần
gũi với thiên nhiên, với những giá trị nhân bản, là lá chắn bảo vệ Tây Nguyên
trước những xô bồ, biến dạng giá trị do mặt trái của đời sống hiện đại mang đến.
- Cộng đồng các DTTS đã góp phần to lớn vào lịch sử dựng nước, giữ
nước của dân tộc Việt Nam và hiện đang là lực lượng to lớn, hiệu quả canh gác
bảo vệ, giữ gìn một vùng lãnh thổ biên cương hiểm yếu của Tổ quốc.
Dù lịch sử có bao thăng trầm, nhưng trước khi về với đại gia đình Việt
Nam, Tây Nguyên là vùng đất của các bộ lạc...Tổng kết 7 năm thực hiện
Quyết định 253/QĐ-TTg ngày 5-3-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở
vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002-2010”, ngày 2-7-2012 tại Buôn Ma Thuột.
70. Đức Hưng (2012), “7 năm thực hiện Quyết định 253/QĐ-TTg: Cán bộ cấp xã
đang từng bước “trẻ hóa” và “chuẩn hóa”. baolamdong.vn, 11-4-2012.
71. Huyện uỷ Chư Păh (2007), Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 9-7-2007 về
công tác cán bộ và tạo nguồn cán bộ đến năm 2010, định hướng đến 2015.
72. Huyện uỷ Chư Pah, Ban Tổ chức (2011), Danh sách cán bộ quy hoạch Ban
Chấp hành các đảng bộ xã (giai đoạn 2015-2020).
73. Huyện uỷ Ngọc Hồi (2010), Báo cáo số 305-BC/HU ngày 8-3-2010 Tổng
kết Đề án 381-ĐA/TU về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã,
phường, thị trấn đến năm 2010.
74. Huyện uỷ Ea H’Leo, Ban Dân vận (2012), Báo cáo tóm tắt về việc xây
dựng lực lượng nòng cốt trong đồng bào DTTS.
75. Phạm Công Khâm (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng
nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Luận án TS Triết học.
76. Huỳnh Trung Kim (2006), Đảng bộ huyện Kon Plong đào tạo cán bộ dự
nguồn cơ sở. 1-9-2006.
77. Trần Hoàng Khải (2010), Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở
tỉnh Bạc Liêu hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
78. Lê Xuân Lịch (2010), "Hải Phòng tạo nguồn cán bộ lãnh đạo trẻ", Tạp chí
Xây dựng Đảng, số 1/2010).
167
79. Lachay Sinhsuvan (2011), Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông
thôn Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học.
80. Litthi Sisouvong (2011), Đột phá về công tác cán bộ.
xaydungdang.org.vn, 2-12-2011.
81. Nguyễn Phú Lập (2012), Đăk Lăk tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở
thôn, buôn, tổ dân phố. 7-8-2012.
82. Lênin, Toàn tập, Tập 4, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1978.
83. Trần Thanh Long, Kết quả và kinh nghiệm thực hiện công tác dân tộc trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông. bdt.daknong.gov.vn, 15-11-2012.
84. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995-2001.
85. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
86. Mitokaza Aoki (1993), Nguyên tắc quản lý kiểu Nhật, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
87. Matsushita Konouke (1999), Nhân sự - chìa khoá của thành công, Nxb
Giao thông vận tải, Hà Nội.
88. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban tỉnh Đăk Lăk, Ban Thường trực
(2012), Báo cáo thực trạng cốt cán trong tôn giáo và đồng bào DTTS.
89. Nxb Chính trị quốc gia (2004), Xây dựng Đảng cầm quyền - Kinh nghiệm
của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc. Hội thảo lý luận giữa Đảng
Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
90. Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên) (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân
chủ hoá đời sống xã hội vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
91. Quốc hội (2008): Luật số 22/2008/QH12 ngày 13-11-2008 Luật Cán bộ,
công chức.
92. Nguyễn Văn Quý (2011), Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền
cơ sở vùng Tây Nguyên. 7-3-2011.
93. Tô Huy Rứa, Nguyễn Cúc, Trần Khắc Việt (2003), Giải pháp đổi mới hoạt
động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
168
94. Trần Xuân Sầm (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ
chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
95. Sở Nội vụ Kon Tum (2009), Công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ
cơ sở tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp. Hội thảo: Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên do Đại học
Đà Nẵng tổ chức. www.kontum.udn.vn, 05-12-2009.
96. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số: 253/QĐ-TTg ngày 05-03-
2003 Về việc phê duyệt Đề án Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính
quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002 - 2010.
97. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07-1-
2004 Phê duyệt Định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010.
98. Thủ tướng Chính phủ (2006) Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 8-2-
2006 Phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010.
99. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị 06/2008/CT-TTg ngày 01-02-2008 về
phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
100. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1374/QĐ-TTg phê duyệt Kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015.
101. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21-9-2011
phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc
nội trú giai đoạn 2011 - 2015.
102. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 1951/QĐ-TTg ngày 2-11-2011
Về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên và các
huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2015.
103. Thủ tướng Chính phủ (2012), Báo cáo Tổng kết 07 năm thực hiện Quyết
định số 253/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Một số
giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên” giai
đoạn 2002-2010. Tháng 6-2012
169
104. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18-7-2012
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
đến năm 2020.
105. Trần Thiết (2011), Gia Lai tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học về cơ sở công
tác - Kết quả và kinh nghiệm. org.vn, 01-9-2011.
106. Bùi Văn Tiếng (2010), "Tạo nguồn lãnh đạo phường, xã ở Đà Nẵng", Tạp
chí Xây dựng Đảng, số tháng 4/2010.
107. Lô Quốc Toản (2010), Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh
miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
108. Viết Trọng (2010), Tạo nguồn cán bộ xã ở Lâm Hà. vn,
26-12-2010.
109. Blong Tiến (2009), Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho người dân tộc thiểu số. www.kontum.udn.vn, 11-2009.
110. Lê Thị Phương Thảo, Nguyễn Cúc, Doãn Hùng (2005), Xây dựng đội ngũ
cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá - Luận cứ và giải pháp”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
111. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội.
112. Hồ Bá Thâm (1994), Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp xã hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học
113. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
114. Ngô Huy Tiếp (2011), Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
115. Nguyễn Đăng Thành chủ biên (2010), Một số vấn đề về phát triển nguồn
nhân lực dân tộc thiểu số cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
116. Nguyễn Đình Tấn, Trần Thị Bích Hằng (2010), Nhận thức, thái độ, hành vi
của cộng đồng các dân tộc thiểu số đối với chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
170
117. Nguyễn Thị Tâm (2009), "Thực trạng và giải pháp để xây dựng cán bộ dân tộc
thiểu số tại chỗ cấp xã ở các tỉnh Tây Nguyên", Tạp chí Dân tộc, số 3/2009.
118. Trần Thường (2006), Trường Đại học dân tộc: tại sao không?
22-12-2006.
119. Trần Trung Trực (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính
trị cấp xã ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay,
Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị.
120. Tỉnh uỷ Đắk Lắk (1999), Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 26-7-1999 về việc đào
tạo và sử dụng cán bộ dân tộc.
121. Tỉnh uỷ Đắk Lắk (2004), Báo cáo số 72-BC/TU ngày 08-12-2004 về Tổng
kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (khoá
XII) về đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc.
122. Tỉnh uỷ Đắk Lắk (2005), Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 14-1-2005 về lãnh
đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ nay đến năm 2010.
123. Tỉnh uỷ Đắk Lắk, Ban Dân vận (2005), Kế hoạch số 622-KH/DV ngày 14-
3-2005 về xây dựng lực lượng cốt cán trong hệ thống Ban Dân vận, Mặt
trận Tổ quốc và đoàn thể quần chúng các cấp ở khu dân cư.
124. Tỉnh uỷ Đắk Lắk (2010), Báo cáo 16-BC/TU ngày 24-12-2010 Sơ kết 5
năm thực hiện công tác lãnh đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.
125. Tỉnh uỷ Đắk Lắk (2011), Báo cáo số 64-BC/TU ngày 15-7-2011 về Công
tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ,
cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh.
126. Tỉnh uỷ Đăk Nông (2006), Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24-7-2006 về công
tác cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.
127. Tỉnh uỷ Đắk Nông, Ban Tổ chức (2009), Báo cáo số 247-BC/BTC ngày 30-
9-2009 về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ dân
tộc thiểu số từ năm 2004 đến tháng 10/2009.
128. Tỉnh uỷ Đắk Nông (2010), Quyết định 1201-QĐ/TU ngày 17-3-2010 về
việc Ban hành Quy chế tạo nguồn cán bộ tỉnh.
171
129. Tỉnh uỷ Đắk Nông (2011), Biểu mẫu thống kê Tổng kết Nghị quyết về công
tác quy hoạch cán bộ cấp xã (nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015).
130. Tỉnh uỷ Đắk Nông (2011), Báo cáo Tổng kết Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày
24/7/2006 của Tỉnh uỷ về công tác cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-
2010, định hướng đến năm 2020 và Kết quả một năm thực hiện Thông báo Kết
luận số 1463-KL/TU ngày 22/1/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tục
xây dựng, phát triển bon, buôn, thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
131. Tỉnh uỷ Đắk Nông, Ban Tổ chức (2011), Danh sách cán bộ chuyên trách,
không chuyên trách cấp xã người dân tộc thiểu số đến tháng 8-2011.
132. Tỉnh uỷ Gia Lai, Đề án số 02-ĐA/TU ngày 17-4-2009 về Đổi mới và nâng
cao chất lượng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn giai đoạn 2009-2015.
133. Tỉnh uỷ Gia Lai (2009), Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã (giai đoạn 2008-2015).
134. Tỉnh uỷ Kon Tum (2008), Chương trình số 50-Ctr/TU ngày 24-4-2008 của
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng tổ
chức cơ sở đảng.
135. Tỉnh uỷ Kon Tum, Ban Dân vận (2010), Báo cáo tình hình công tác vận
động quần chúng của tỉnh Kon Tum.
136. Tỉnh uỷ Kon Tum, Ban Tổ chức (2011), Báo cáo một số nội dung về công
tác tổ chức xây dựng Đảng.
137. Tỉnh uỷ Lâm Đồng (2006): Nghị quyết số 09-NQ/TU của Hội nghị Tỉnh uỷ
lần thứ 7 (khoá VIII) ngày 31-10-2006 về tập trung nguồn lực tiếp tục đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng dân tộc
thiểu số giai đoạn 2006-2010.
138. Tỉnh uỷ Lâm Đồng (2009), Kết luận số 316-KL/TU ngày 10-4-2009 của
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc thí điểm thực hiện chính sách đối với cán
bộ cơ sở huyện Lâm Hà.
139. Uỷ ban Dân tộc (2003), Điều tra, đánh giá về đội ngũ cán bộ, công chức
dân tộc thiểu số, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo văn
bản số 1189/Chính phủ - ĐPI của Chính phủ.
172
140. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, Sở Nội vụ (2011), Báo cáo 76/BC-SNV
ngày 25-7-2011 về việc thực hiện chế độ, chính sách và đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ cơ sở tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006-2010.
141. Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2012) Báo cáo số 28/BC-UBND ngày 19-3-
2012 Tổng kết 07 năm thực hiện quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 05-3-
2003 của Thủ tướng Chính phủ.
142. Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai, Ban Chỉ đạo giảm nghèo (2012), Báo cáo
01/BC-BCĐGN ngày 01-2-2012 Tổng kết công tác giảm nghèo năm 2011,
phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo năm 2012.
143. Uỷ ban nhân dân huyện Chư Pah (2011), Báo cáo danh sách cán bộ, công
chức cấp xã theo hệ thống tổ chức có đến ngày 30-9-1011.
144. Uỷ ban nhân dân huyện Đak Đoa (2011), Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày
22-9-2011 về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đak
Đoa giai đoạn 2011-2015.
145. Uỷ ban nhân dân huyện Cư Kuin (2012), Báo cáo số 03/BC-UBND ngày
13-01-2012 về Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2011
và kế hoạch năm 2012.
146. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum (2006), Kế hoạch số 1640/KH-UBND về
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc
thiểu số giai đoạn 2006-2010.
147. Trần Ngọc Uẩn (1999), Những căn cứ lý luận và thực tiễn xác định nội
dung, chương trình đào tạo cán bộ chủ chốt cơ sở miền núi đáp ứng yêu
cầu của cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Đề tài khoa học cấp Bộ.
148. Unkẹo Sipasợt (2009), Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào. 24-8-2009.
149. Đàm Thị Uyên (1998), Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến
Việt Nam (từ thế kỷ XI - XIX). Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
150. Võ Trọng Việt (2007), Bộ đội Biên phòng với việc tạo nguồn cán bộ dân
tộc thiểu số. 15-2-2007.
173
151. Phạm Quang Vịnh (2009), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở Tây
Nguyên vững mạnh và hiệu quả. www.tapchicongsan.org.vn, 11-7-2009.
152. Thái Thị Bích Vân (2009), Cần đổi mới phương pháp giảng dạy đối với
sinh viên các dân tộc thiểu số. www.kontum.udn.vn, 17-11-2009.
153. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2007): Từ điển Công tác đảng, công
tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
154. Nguyễn Như Ý chủ biên (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá -
Thông tin, Hà Nội, Việt Nam.
155. Yasuhiko Inoue (2012), Kinh nghiệm Nhật Bản về phát triển nguồn nhân
lực (HRD).
174
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
175
Phụ lục 2
DÂN SỐ CÁC DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN NĂM 2009
Dân tộc Số người Tỷ lệ
Kinh 3.309.836 64,7%
Gia-rai 409.141 8,0%
Ê-đê 304.794 6,0%
Ba-na 204.784 4,0%
Cơ-ho 145.993 2,9%
Nùng 135.362 2,6%
Xơ-đăng 113.522 2,2%
Tày 104.798 2,0%
Mnông 89.562 1,8%
Mông 48.877 1,0%
Thái 40.556 0,8%
Mạ 38.377 0,8%
Mường 35.544 0,7%
Dao 35.176 0,7%
Giẻ-triêng 31.784 0,6%
Hoa 23.882 0,5%
Chu-ru 18.656 0,4%
Khác 24.491 0,5%
Nguồn: Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng
điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Nxb. Thống kê, Hà
Nội, tr.197-204.
176
Phụ lục 3
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG (TCCSĐ) VÀ ĐẢNG VIÊN (ĐV)
VÙNG TÂY NGUYÊN NĂM 2011
Tiêu chí
Kon
Tum
Gia
Lai
Đăk
Lăk
Đăk
Nông
Lâm
Đồng
Toàn
vùng
Số TCCSĐ 651 942 956 460 815 3.824
TCCSĐ cấp xã 97 222 184 71 148 722
Thôn, buôn, tổ 833 2.141 2.445 756 1.441 7.616
Thôn, buôn, tổ
có chi bộ
768 1.929 2.259 756 1.300 7.012
Thôn, buôn, tổ
chưa có chi bộ
65
(7,8%)
212
(9,9%)
186
(7,61%)
0
(0%)
141
(9,78%)
604
(7,93%
)
Thôn, buôn, tổ
chưa có ĐV
4
(0,48%)
6
(0,28%)
20
(0,82%)
19
(2,51%)
2
(0,14%)
51
(0,67%
)
Tổng số ĐV 18.650 37.768 51.998 16.884 31.461
156.76
1
ĐV DTTS
5.626
(30,17
%)
9.059
(23,99
%)
7.445
(14,32
%)
2.296
(13,6%)
2.978
(9,47%)
27.404
(17,48
%)
ĐV có đạo
537
(2,88%)
317
(0,84%)
379
(0,73%)
340
(2,01%)
2544
(8,09%)
4.117
(2,63%
)
Kết nạp ĐV năm
2011
1.278 2.827 3.749 1.364 2.001 11.219
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
177
Phụ lục 4
TỶ TRỌNG DÂN SỐ CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN CHIA THEO TRÌNH
ĐỘ HỌC VẤN, CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT
Chư
a đi
học
Chưa
tốt
nghiệ
p tiểu
học
Tốt
nghiệ
p
tiểu
học
Tốt
nghiệ
p
trung
học
cơ sở
Tốt
nghiệp
trung
học
phổ
thông
Tốt
nghiệ
p sơ
cấp
Tốt
nghiệ
p
trung
cấp
Tốt
nghiệ
p cao
đẳng
Tốt
nghiệ
p đại
học
trở
lên
Toàn
quốc
5,5 14,5 25,7 28,9 12,1 2,6 4,7 1,6 4,4
Tây
Nguyên
10,3 13,7 30,3 27,6 8,4 1,9 3,8 1,3 2,8
Kon Tum 13,7 16,2 27,9 23,6 6,6 2,6 4,2 1,7 3,4
Gia Lai 18,5 15,4 28,7 23 5,3 2,3 3,5 1 2,3
Đắk Lắk 7,5 13,1 30,3 30 9 1,8 4,1 1,4 2,8
Đắk Nông 8,4 14,0 33,7 29,3 7,4 0,9 3,2 1 2,1
Lâm
Đồng
5,7 11,7 31,5 29,4 11,4 18 3,6 1,5 3,5
Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở ở Việt Nam năm 2009 - Các kết quả
chủ yếu. Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, tr.156, 158
178
Phụ lục 5
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TOÀN VÙNG TÂY NGUYÊN
TÍNH ĐẾN NĂM 2010
Cấp học Số
lượng Chất lượng
Mầm non 14.246 93,9% đạt và vượt chuẩn đào tạo
Tiểu học 34.930 99,13% đạt và vượt chuẩn đào tạo
Trung học cơ sở 28.172 99,1% đạt và vượt chuẩn đào tạo
Trung học phổ thông 12.716 98,5% đạt và vượt chuẩn đào tạo
Trung cấp chuyên nghiệp 757 86 thạc sĩ (11%)
Đại học, cao đẳng 1.398 13 phó giáo sư và 66 tiến sĩ (5,8%),
657 thạc sĩ (47%)
Nguồn: Nâng cao chất lượng giáo dục vùng Tây Nguyên,
www.nhandan.com.vn, 03/03/2011
Phụ lục 6
THỐNG KÊ HỌC SINH PHỔ THÔNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
TÂY NGUYÊN NĂM 2007 và NĂM 2011
Năm 2007 Năm 2011
Tổng số
học sinh
Tiểu
học
Trung
học cơ
sở
Trung
học
phổ
thông
Tổng
số
Tiểu
học
Trung
học cơ
sở
Trung
học
phổ
thông
Kon Tum 56563 33422 19862 3279 56917 31370 21449 4098
Gia Lai 110835 75421 29809 5605 123208 81825 34032 7351
Đắc Lắk 143966 80283 48486 15197 129719 71776 44665 13278
Đắk Nông 39768 25309 11213 3246 40054 24573 11827 3654
Lâm Đồng 63583 35319 21673 6591 60736 31195 21759 7782
Nguồn: Tổng cục thống kê,
179
Phụ lục 7
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ Ở CÁC
TỈNH TÂY NGUYÊN TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2008
Ngành đào tạo Số lượng
tham gia
Người dân tộc
thiểu số
1. Trung cấp 11.293 3.083 (27,3%)
- Trung cấp Chính trị 5.567 1.442
- Trung cấp Quản lý nhà nước 519 94
- Trung cấp Tài chính 110 39
- Trung cấp Địa chính 388 96
- Trung cấp Luật 1.025 232
- Trung cấp Quản lý văn hoá 744 243
- Trung cấp Công an 868 220
- Trung cấp Quân sự 1.024 428
- Trung cấp Văn thư 285 67
- Trung cấp Thanh vận 408 115
- Trung cấp Phụ vận 355 116
2. Đại học chuyên môn 290 23 (7,93%)
3. Cao cấp lý luận chính trị 835 55 (5,27%)
4. Bồi dưỡng nghiệp vụ 64.965 3.905 (0,6%)
Tổng 77.383 7.066 (9,13%)
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
180
Phụ lục 8
TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHUYÊN TRÁCH, KHÔNG
CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ Ở TÂY NGUYÊN, NĂM 2009
Tổng số Học vấn Chuyên môn Lý luận chính trị
Quản lý
nhà nước
Tin học
CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ
7.650
- Nam
6.483
- Nữ 1.167
- DTTS
2.595
(33,92%)
- Tiểu học
528 (6,9%)
- THCS 3.095
(40,45%)
- THPT 4.027
(52,64%)
- Sơ, trung cấp
1.627
(21,26%)
- Cao đẳng
100 (1,3%)
- Đại học
326 (4,2%)
- Chưa đào tạo
5.597
(73,16%)
- Sơ cấp
1853 (24,22%)
- Trung cấp
3.218 (42,06%)
- Cao cấp
265 (0,34%)
- Chưa đào tạo
2.314 (30,24%)
- Sơ cấp
727 (9,5%)
- Trung cấp
344 (4,4%)
- Cử nhân
386 (5%)
- Chưa đào tạo
6.193 (81%)
497
(6,4%)
CÔNG CHỨC CẤP XÃ
5.233
- Nam
4.086,
- Nữ 1.147
- DTTS
1.183
(22,60%)
- Tiểu học
114 (2,18%)
- THCS
880 (16,81%)
- THPT
4.239 (81%)
- Sơ, trung cấp
2.534
(48,42%)
- CĐ
869 (16,6%)
- ĐH
251 (4,8%)
- Chưa đào tạo
1.579
(30,17%)
- Sơ cấp
1.193 (22,80%)
- Trung cấp
1.275 (24,76%)
- Cao cấp
106 (2,02%)
- Chưa đào tạo
3.225 (61,63%)
- Sơ cấp
106 (2.02%)
- Trung cấp 149
(2,85%)
- Cử nhân
3 (0,06%)
- Chưa đào tạo
4.994(95,42%)
1.018
(19,45%)
CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ
10.731
- Nam
7.433
- Nữ 3.298
- DTTS
3.343
(31,15%)
- Tiểu học
945 (8,8%)
- THCS 4.719
(43,97%)
- THPT 5.067
(47,21%)
- Sơ, trung cấp
1.732
(16,14%)
- CĐ 128
(1,19%)
- ĐH 112
(1,04%)
- Chưa đào tạo
6.696 (79,3%)
- Sơ cấp 1.675
(15,6%)
- Trung cấp
1.458 (13,58%)
- Cao cấp 44
(0,57%)
- Chưa đào tạo
7.536 (70,22%)
- Sơ cấp 192
(1,79%)
- Trung cấp 220
(2,05%)
- Cử nhân 46
(0,43%)
- Chưa đào tạo
10.273(95,73%)
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
181
Phụ lục 9
ĐÀO TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2010
Loại lớp
Số lượt
người học
Số lượt người
DTTS học
Tổng 55.960 14.926
Chuyên môn (đại học, trung cấp) 11.955
Trung cấp lý luận chính trị 17.336
Trung học phổ thông 2.178
Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về an ninh trật
tự cho cán bộ chủ chốt thôn, buôn
18.779
Bồi dưỡng nghiệp vụ công an xã 5.712
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
Phụ lục 10
TRÌNH ĐỘ CÁC MẶT CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CƠ SỞ
CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN NĂM 2003 VÀ 2010
Cán bộ (%) Công chức (%)
Cấp học Năm
2003
Năm
2010
Năm
2003
Năm
2010
Tiểu học 20,0 7,1 13,5 3,0
Trung học cơ sở 46,0 38,4 56,4 16
Trung học phổ thông 34,0 54,4 56,4 80,8
Đại học, cao đẳng 6,8 8,5 2,9 10,6
Trung cấp chuyên môn 19,2 21,4 30,1 64,3
Trung cấp chính trị trở lên 30 49,8 0,9 17,8
Trung cấp quản lý nhà nước 3,8 4,5 2,5 2,7
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
182
Phụ lục 11
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC
PHỤC VỤ CÔNG TÁC TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2010
Lớp Số lớp Số người học
264 9.796
Tiếng Ê-đê 56 2.485
Tiếng M’nông 09 410
Tiếng Gia-rai 56 2485
Tiếng Ba-na 13 172
Tiếng Xê-đăng 30 1.636
Tiếng Giẻ-triêng 04 95
Tiếng Cơ-ho 59 1.534
Tiếng Chu-ru 14 364
Tiếng Mạ 23 615
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
183
Phụ lục 12
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: “Tạo nguồn CB, CC xã người dân
tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay” xin đồng chí vui lòng
cho biết một số thông tin dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào các ô trống mà
đồng chí cho là thích hợp hoặc ghi ý kiến vào những chỗ trống.
1. Đ/c có biết về chủ trương tạo nguồn CB, CC xã là người DTTS? (Đánh
dấu vào 1 ô trống)
1. Biết từ lâu 3. Bây giờ mới biết
2. Mới biết vài năm nay 4. Không biết
2. Đ/c biết về chủ trương tạo nguồn CB, CC xã là người DTTS ở địa
phương đ/c thông qua kênh thông tin nào? (Có thể đánh dấu ở nhiều ô)
1 Nghe cán bộ huyện, tỉnh, trung ương nói
2 Nghe cán bộ xã nói
3 Đọc trong các văn kiện của huyện, tỉnh, trung ương
4 Đọc trong các văn kiện của xã
5 Nghe đọc trên báo, đài; thông tin từ người quen
6 Chưa hề biết
7 Kênh khác (Ghi rõ tên)
3. Theo đ/c, tạo nguồn công chức xã (tức là chuẩn bị những người sẽ giữ
các chức danh Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống
kê; Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư
pháp - hộ tịch; Văn hoá - xã hội) là người DTTS ở Tây Nguyên về lâu dài nên
bắt đầu từ nhóm đối tượng nào? (Chỉ đánh dấu 1 ô trống)
Học sinh tốt nghiệp tiểu học Người lao động có trình độ chuyên
môn trung cấp
Học sinh tốt nghiệp trung
học cơ sở
Người lao động có trình độ cao
đẳng, đại học trở lên
Học sinh tốt nghiệp trung
học phổ thông
Đối tượng khác (ghi rõ tên)
184
4. Theo đ/c, tạo nguồn công chức xã là người DTTS ở Tây Nguyên trước mắt
nên tập trung nhất vào nhóm đối tượng nào? (Chỉ đánh dấu 1 ô trống)
Học sinh tốt nghiệp tiểu học Người lao động có trình độ
chuyên môn trung cấp
Học sinh tốt nghiệp trung học cơ
sở
Người lao động có trình độ cao
đẳng, đại học trở lên
Học sinh tốt nghiệp trung học
phổ thông
Đối tượng khác (ghi rõ tên)
5. Theo đ/c, tạo nguồn cán bộ xã (tức là chuẩn bị những người sẽ giữ
chức danh Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch,
Phó chủ tịch UBND; Chủ tịch UB MTTQVN; Bí thư Đoàn TNCSHCM; Chủ tịch
HLH Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh) là người
DTTS ở Tây Nguyên về lâu dài nên bắt đầu từ nhóm đối tượng nào? (đánh dấu 1
ô)
Học sinh tốt nghiệp tiểu học Người lao động có trình độ
chuyên môn trung cấp
Học sinh tốt nghiệp trung học
cơ sở
Người lao động có trình độ cao
đẳng, đại học trở lên
Học sinh tốt nghiệp trung học
phổ thông
Đối tượng khác (ghi rõ tên)
Công chức xã
6. Theo đ/c, tạo nguồn cán bộ xã là người DTTS ở Tây Nguyên trước mắt
nên tập trung nhất ở nhóm đối tượng nào? (Chỉ đánh dấu 1 ô trống)
Học sinh tốt nghiệp tiểu học Người lao động có trình độ chuyên
môn trung cấp
Học sinh tốt nghiệp trung học
cơ sở
Người lao động có trình độ cao đẳng,
đại học trở lên
Học sinh tốt nghiệp trung học
phổ thông
Đối tượng khác (ghi rõ tên)
Công chức xã
185
7. Đồng chí đánh giá như thế nào về chất lượng công tác tạo nguồn
CBCC xã người DTTS ở Tây Nguyên hiện nay (Chỉ đánh dấu 1 ô trống)
1. Rất tốt 3. Khá 5. Yếu
2. Tốt 4. Trung bình 6. Rất yếu
8. Đ/chí đánh giá thế nào về vai trò trên thực tế của các cấp lãnh đạo,
quản lý của HTCT đối với công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây
Nguyên thời gian qua (đánh giá mỗi cấp 1 ô vai trò)
Vai trò trên thực tế
Cấp
To lớn Khá Trung bình Hạn chế Chưa có
Trung ương
Tỉnh
Huyện
Xã
9. Theo đ/c, công tác tạo nguồn CB, CC bao gồm nội dung nào sau?
(Đánh vào những ô phù hợp)
1. Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn
2. Rèn luyện, phát hiện nguồn qua phong trào quần chúng
3. Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn
4. Thu hút, tuyển chọn, tiếp nhận vào tổ chức
5. Đào tạo, bồi dưỡng
6. Phát triển đảng viên
7. Quy hoạch nguồn theo từng chức danh
8. Điều động, tăng cường, luân chuyển cán bộ về xã
9. Lựa chọn nhân sự đại hội, bầu cử, tuyển dụng
10. (Nội dung khác)
186
10. Theo đồng chí, chất lượng thực tế của từng nội dung tạo nguồn CB,
CC sau như thế nào? (Mỗi nội dung đánh dấu vào 1 ô)
Chất lượng
Nội dung
Tốt khá
Tr.
Bình
Hạn
chế
Chưa
có
1. Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn
2. Rèn luyện, phát hiện nguồn qua phong
trào quần chúng
3. Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn
4. Thu hút, tuyển chọn, tiếp nhận vào tổ
chức
5. Đào tạo, bồi dưỡng
6. Phát triển đảng viên
7. Quy hoạch nguồn theo chức danh
8. Điều động, tăng cường, luân chuyển cán
bộ về xã
9. Lựa chọn nhân sự đại hội, bầu cử, tuyển
dụng
10. (Nội dung khác)
11. Đồng chí hãy xếp theo thứ tự (1,2,3) từ nội dung quan trọng nhất,
cần tập trung thực hiện đến ít quan trọng hơn trong công tác tạo nguồn CBCC
xã người DTTS ở Tây Nguyên hiện nay
1. Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn
2. Rèn luyện, phát hiện nguồn qua phong trào quần chúng
3. Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn
4. Thu hút, tuyển chọn, tiếp nhận vào tổ chức
5. Đào tạo, bồi dưỡng
6. Phát triển đảng viên
7. Quy hoạch nguồn theo từng chức danh
8. Điều động, tăng cường, luân chuyển cán bộ về xã
9. Lựa chọn nhân sự đại hội, bầu cử, tuyển dụng
10. (Nội dung khác)
187
12. Xin đ/c cho biết một số thông tin cá nhân: (Có thể đánh dấu nhiều ô)
Là người dân tộc thiểu số
Là cán bộ chuyên trách công tác cán bộ ở tỉnh, huyện
Là cán bộ không chuyên trách công tác cán bộ ở tỉnh, huyện
Là cán bộ các đơn vị khác có tham gia công tác tạo nguồn CB, CC
xã
Là cán bộ, công chức xã
Là nguồn cán bộ, công chức xã
Tuổi đời Tuổi đảng
13. Ở địa phương đ/c đã có văn bản nào liên quan đến công tác tạo nguồn
cán bộ xã người DTTS (Ghi tên địa phương; Tên và số văn bản) .
Xin cám ơn đồng chí !
188
Phụ lục 13
KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ CHỦ TRƯƠNG TẠO NGUỒN
CB, CC XÃ NGƯỜI DTTT Ở TÂY NGUYÊN
(Số lượng phiếu khảo sát: 750)
Biết về chủ trương Biết qua kênh thông tin
Nội dung Từ
lâu
Vài
năm
nay
mới
biết
Không
biết
Cánbộ
huyện,
tỉnh,
Trung
ương
Cán
bộ
xã
Văn
kiện
huyện,
tỉnh,
Trung
ương
Văn
kiện
của
xã
Báo,
đài;
người
quen
Kênh
khác
Tỷ lệ % 54.0 34.4 8.4 3.2 40.8 16.0 66.8 13.6 56.0 5.6
Phụ lục 14
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ THỰC TẾ CỦA CÁC CẤP LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
VỀ TẠO NGUỒN CB, CC XÃ NGƯỜI DTTT Ở TÂY NGUYÊN
(Số lượng phiếu khảo sát: 750 phiếu)
Tỷ lệ đánh giá (%)
Cấp
To lớn Khá Trung bình Hạn chế Chưa có
Trung ương 26,8 47,2 17,2 6,0 2,8
Tỉnh 11,2 50,0 29,2 8,0 1,2
Huyện 12,4 42,4 29,2 13,2 2,4
Xã 12,0 35,6 28,0 19,2 5,2
189
Phụ lục 15
KẾT QUẢ KHẢO SÁT XÁC ĐỊNH NỘI DUNG
TẠO NGUỒN CB, CC XÃ NGƯỜI DTTT Ở TÂY NGUYÊN
(Số lượng phiếu khảo sát: 750 phiếu)
Nội dung tạo nguồn
Đồng
ý
(%)
Không
đồng ý
(%)
Không
ý kiến
(%)
1. Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn 79,6 20 0,4
2. Rèn luyện, phát hiện nguồn qua phong trào quần
chúng
53,2 46,8
3. Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn 73,2 26,4 0,4
4. Thu hút, tuyển chọn, tiếp nhận vào tổ chức 68,8 31,2
5. Đào tạo, bồi dưỡng 82,4 17,6
6. Phát triển đảng viên 73,2 26,8
7. Quy hoạch nguồn theo từng chức danh 72 28
8. Điều động, luân chuyển cán bộ về xã 58 41,6 0,4
9. Lựa chọn nhân sự đại hội, bầu cử, tuyển dụng 56,4 43,6
10. (Nội dung khác) 10,4 89,6
190
Phụ lục 16
CÁC NỘI DUNG TẠO NGUỒN CB, CC XÃ NGƯỜI DTTT
Ở TÂY NGUYÊN CẦN TẬP TRUNG THỰC HIỆN TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (XẾP THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN)
(Số lượng phiếu khảo sát: 750 phiếu)
Nội dung
Thứ tự
ưu tiên
Tỷ lệ %
đồng ý
Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn 1 56,8
Đào tạo, bồi dưỡng 2 22,0
Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn 3 18,4
Phát triển đảng viên 4 14,4
Thu hút, tuyển chọn, tiếp nhận vào tổ chức 5 13,6
Quy hoạch nguồn theo từng chức danh 6 14,0
Rèn luyện, phát hiện nguồn qua phong trào quần chúng 7 12,8
Điều động, luân chuyển cán bộ về xã 8 18,0
Lựa chọn nhân sự đại hội, bầu cử, tuyển dụng 9 19,2
191
Phụ lục 17
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG TẠO
NGUỒN CB, CC XÃ NGƯỜI DTTT Ở TÂY NGUYÊN
(Số lượng phiếu khảo sát: 750 phiếu)
Nội dung tạo nguồn
Tốt
(%)
Khá
(%)
Trung
bình (%)
Hạn chế
(%)
Chưa
có (%)
Chất lượng chung 7.2 16.8 27.2 35.2 12.0
1. Xây dựng tiêu chuẩn, cơ
cấu nguồn
19.2 32.4 20.4 10.4 17.6
2. Rèn luyện, phát hiện
nguồn qua phong trào
10.0 19.6 26.8 16.8 26.8
3. Thực hiện chính sách hỗ
trợ tạo nguồn
11.2 24.0 28.4 14.8 21.6
4. Thu hút, tuyển chọn,
tiếp nhận vào tổ chức
5.6 21.2 27.6 23.6 22.0
5. Đào tạo, bồi dưỡng 18.4 31.2 25.2 11.2 14.0
6. Phát triển đảng viên 18.8 30.8 20.4 10.4 19.6
7. Quy hoạch nguồn theo
từng chức danh
7.6 25.6 28.8 15.2 22.8
8. Điều động, tăng cường,
luân chuyển cán bộ về xã
10.8 18.0 28.0 18.0 25.2
9. Lựa chọn nhân sự đại
hội, bầu cử, tuyển dụng
13.2 29.2 22.8 6.4 28.4