Luận án Tang thức của người việt bắc bộ là tín đồ phật giáo và công giáo

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ CÚC TANG THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT BẮC BỘ LÀ TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2014 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ CÚC TANG THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT BẮC BỘ LÀ TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 62.22.03.09 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Hồng Dương 2. GS. TS Lê Hồng Lý HÀ NỘ

doc218 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Tang thức của người việt bắc bộ là tín đồ phật giáo và công giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong luận án đáng tin cậy và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Thị Cúc MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng vi MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN 8 1.1. Tổng quan các nguồn tư liệu, tài liệu 8 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 14 1.3. Khung phân tích lý thuyết 26 1.4. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án 34 1.5. Vài nét về tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ 37 Chương 2. QUAN NIỆM VỀ TANG THỨC CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆT Ở BẮC BỘ 43 2.1.Quan niệm về cái chết và sự tồn tại của con người sau khi chết 43 2.2. Quan niệm về thế giới sau khi chết 62 2.3. Tiểu kết chương 2 72 Chương 3. TANG THỨC HIỆN NAY CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆT Ở BẮC BỘ 74 3.1. Tang thức truyền thống của người Việt ở Bắc bộ 74 3.2. Tang thức hiện nay của tín đồ Phật giáo người Việt ở Bắc bộ 87 3.3. Tang thức hiện nay của tín đồ Công giáo người Việt ở Bắc bộ 97 3.4 Tiểu kết chương 3 110 Chương 4. NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ RÚT RA TỪ TANG THỨC HIỆN NAY CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆT Ở BẮC BỘ 112 4.1 Nhận định rút ra từ tang thức hiện nay của tín đồ Phật giáo và Công giáo 112 4.2. Môt số khuyến nghị đối với tang thức hiện nay của là tín đồ Phật giáo và Công giáo 120 4.3 Tiểu kết chương 4 141 KẾT LUẬN 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC 158 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTQG Chính trị quốc gia GHPGVN Giáo hội Phật giáo ViệtNam HN Hà Nội KHXH & NV Khoa học Xã hội và Nhân văn KT Kinh Thánh Nxb Nhà xuất bản NCTG Nghiên cứu tôn giáo VHTT Văn hóa thông tin TLĐD Tư liệu điền dã DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN STT TÊN BẢNG Trang 1 Bảng 2.1 Quan niệm của người Việt về linh hồn và sự ảnh hưởng của linh hồn 50 2 Bảng 2.2. Quan niệm về linh hồn và phục sinh của Công giáo 61 3 Bảng 3.1 Việc làm khi gia đình người Việt có người lâm chung 75 4 Bảng 3.2. Các nghi thức cử hành sau lễ tang của người Việt 86 5 Bảng 3.3 .Thời gian bắt đầu nghi thức phát tang của tín đồ Phật giáo 91 6 Bảng3.4 Các nghi thức cử hành sau lễ tang của tín đồ Phật giáo 95 7 Bảng 3.5 - Việc làm khi có người lâm chung trong gia đình tín đồ Công giáo 100 8 Bảng 3.6 - Các nghị thức sau lễ tang của tín đồ Công giáo 108 9 Bảng 4.1 - Lễ cầu siêu cho người thân đã mất của tín đồ Phật giáo 124 10 Bảng 4.2 - Lễ cầu siêu của người Việt không theo tôn giáo 126 11 Bảng 4.3 Tần suất dùng vàng mã của người Việt nói chung 129 12 Bảng 4.4- Các thời điểm dùng vàng mã của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ 130 13 Bảng 4.5 - Các hình thức táng hiện nay của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ 133 14 Bảng 4.6 Hình thức xây lăng mộ của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ 137 15 Bảng 4.7- Qui mô tổ chức ăn uống trong tang lễ hiện nay của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ 139 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Bàn đến cái chết là một trong những vấn đề cơ bản của tôn giáo. Có thể nói, tôn giáo không quên bàn đến sự sống và mục đích sống của con người nhưng tôn giáo nhắc đến sự sống như một giai đoạn tồn tại ngắn ngủi để chuyển tiếp sang sự “tồn tại” vĩnh hằng sau khi chết ở những nơi gọi là “Thiên đàng”, cõi “Cực lạc”... Điều này dẫn tới những quan niệm khác nhau về sống - chết, linh hồn – thể xác, tái sinh – luân hồi... trong các nhóm xã hội. Những vấn đề về sống và chết, cuộc sống ở kiếp sau luôn là vấn đề mà con người quan tâm. Cái chết và sự trăn trở suy nghĩ về nó không chỉ là vấn đề của riêng ai mà là vấn đề của nhân loại. Nó là khởi đầu cho những ý niệm về tôn giáo và triết học sơ khai, là căn nguyên cho việc xuất hiện các nghi thức thờ cúng, ma chay. Xuất phát từ niềm tin vào cái Thiêng, các tôn giáo đã đưa ra những quan niệm và cách kiến giải khác nhau về cái chết và thế giới sau khi chết. Trên cơ sở nhận thức về cái chết, các tôn giáo đã quy phạm hóa thành các nghi thức tang ma. Vì vậy, tín đồ của mỗi tôn giáo sẽ có các cách thức tổ chức tang ma riêng. Ở Bắc bộ Việt Nam, đặc biệt vùng đồng bằng, dân cư chủ yếu là người Việt. Xét về tôn giáo, so với các vùng khác, đây cũng là nơi có số lượng tín đồ Phật giáo và Công giáo đông nhất. Bên cạnh đó, đại bộ phận người Việt ở Bắc bộ nói chung, vùng đồng bằng nói riêng theo tín ngưỡng bản địa. Người Việt ở Bắc bộ mang tâm lý tôn giáo sâu sắc. Trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, xuất phát từ niềm tin tôn giáo khác nhau nên trong cùng một dạng thức sinh hoạt văn hóa tang ma nhưng mỗi nhóm người Việt ở đây có cách thức tổ chức nghi lễ riêng. Điều đó làm nên sự khác biệt trong tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo so với tang thức truyền thống của người Việt theo tín ngưỡng bản địa. Đặc biệt, đó là sự khác biệt giữa tang thức của tín đồ Phật giáo với tang thức của tín đồ Công giáo. Vậy nhận thức về cái chết và quy phạm hóa cái chết qua các nghi thức lễ tang của bộ phận tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo người Việt ở Bắc bộ như thế nào? Trong tang thức của tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo, những nội dung nào nằm ngoài chủ trương của Phật giáo và Công giáo? Những tác động nào của xã hội vào tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo? Điểm giống và khác trong quan niệm về cái chết, nghi thức lễ tang giữa Phật giáo và Công giáo là gì? So với tang thức truyền thống của người Việt, tang thức của bộ phận tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo người Việt có điểm gì giống và khác? Xét cả góc độ nhân sinh và thần học, tang thức của người Việt hiện nay nên tổ chức như thế nào mới thực sự chuẩn xác? Có cần thống nhất một số qui định về tang thức cho các nhóm dân cư (tín đồ Phật giáo, tín đồ Công giáo, người Việt không theo tôn giáo) hay không? Đây chính là một loạt câu hỏi mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Thứ nhất, ở Việt Nam nói chung, khu vực Bắc bộ nói riêng, Phật giáo và Công giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa, xã hội và chính trị trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Nghiên cứu thấu đáo ảnh hưởng của Phật giáo và Công giáo trên lĩnh vực tang thức của người Việt sẽ thấy rõ ràng hơn những mặt tích cực và hạn chế của các tôn giáo. Điều đó giúp cho xã hội xóa đi những mặc cảm, định kiến đã định hình trong quá khứ về các tín đồ và chính các tôn giáo này. Đồng thời, nó giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này có chủ trương phù hợp vừa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người có đạo, vừa đảm bảo các hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật. Thứ hai, đề cập đến tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo là đề cập đến một phần không thể thiếu trong đời sống của người tín đồ. Nghi thức tang ma ảnh hưởng trực tiếp tới từng gia đình và cộng đồng trên nhiều phương diện từ đời sống tình cảm đến kinh tế vật chất. Đồng thời, nó tác động đến trật tự xã hội và văn hóa của cộng đồng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của kinh tế xã hội khiến con người được thỏa mãn nhiều nhu cầu của cuộc sống hơn nhưng cũng gặp rất nhiều rủi ro, áp lực khiến cho không ít cá nhân rơi vào bế tắc tự kết thúc cuộc sống. Vì vậy, việc nghiên cứu nhận thức luận về cuộc sống và cái chết theo các quan niệm khác nhau có ý nghĩa hiện thực nhân sinh đối với từng cá thể và cộng đồng. Nghiên cứu về tang thức của người Việt cũng đã có nhiều công trình đề cập dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay, tiếp cận dưới góc độ tôn giáo học vẫn chưa có công trình nào chuyên sâu đề cập đến tang thức của cộng đồng tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ. Từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài“Tang thức của người Việt Bắc bộ là tín đồ Phật giáo và Công giáo” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành tôn giáo học. Đề tài sẽ góp phần nghiên cứu chuyên sâu nhận thức luận về cái chết và các nghi thức tang ma của tín đồ Phật giáo và Công giáo. Qua đó, đề tài phản ánh những chiều kích về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán cổ truyền và đời sống tâm linh của người Việt ở Việt Nam nói chung, vùng Bắc bộ nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ để thấy rõ các nghi thức trong lễ tang hiện nay, từ đó so sánh tang thức Phật giáo với tang thức Công giáo và đưa ra một số khuyến nghị đối với việc cử hành tang thức hiện nay của người Việt ở Bắc bộ để vừa phù hợp truyền thống, vừa mang tính văn minh của xã hội hiện đại. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau: Khảo cứu quan niệm của Phật giáo và Công giáo về cái chết (có sự đối chiếu với quan niệm truyền thống của người Việt). Hệ thống hóa các nghi thức trong lễ tang hiện nay của tín đồ Phật giáo, Công giáo trên cơ sở đối chiếu với các nghi thức theo lễ tang truyền thống của người Việt. Chỉ ra điểm giống và khác nhau trong tang thức hiện nay của người Việt theo Phật giáo và Công giáo; so sánh với tang thức truyền thống của người Việt. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến vấn đề tang thức nói chung hiện nay của người Việt Bắc bộ, đặc biệt là tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt. Cụ thể, đó là quan niệm về cái chết và nghi thức tang lễ của tín đồ Công giáo và tín đồ Phật giáo người Việt. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ nhưng giới hạn không gian nghiên cứu tại vùng đồng bằng Bắc bộ với hai lý do. Thứ nhất, vùng đồng bằng Bắc bộ là nơi có tỷ lệ người Việt đông đảo nhất so với các vùng khác của khu vực Bắc bộ; thứ hai, vùng đồng bằng là nơi Phật giáo và Công giáo xuất hiện sớm nhất trong toàn khu vực Bắc bộ. Hiện nay số lượng tín đồ Phật giáo và Công giáo ở khu vực Bắc bộ tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. - Về thời gian: Luận án khảo sát và đánh giá thực trạng tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ giai đoạn từ 1986 đến nay vì lý do sau đây. Năm 1986 là năm được chọn làm mốc đánh dấu công cuộc đổi mới của Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ nền kinh tế tập thể, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, trong khoảng hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có sự thay đổi và phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Xét ở phương diện văn hóa, quan niệm sống, phong tục, các mối quan hệ ứng xử của cộng đồng người Việt sẽ có nhiều thay đổi. Vì vậy, hoàn cảnh xã hội trong những năm gần đây chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan niệm và cách thức tổ chức tang lễ của người Việt nói chung, trong đó có bộ phận tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án - Cở sở lý luận của việc nghiên cứu và thực hiện đề tài dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng và tôn giáo. - Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác-Lênin. - Ngoài ra, để làm rõ nội dung luận án, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp văn bản học như thống kê, mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh; đặc biệt các phương pháp của dân tộc học như điền dã, quan sát tham dự; phương pháp định tính và định lượng của xã hội học như điều tra khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn sâu để thu thập và xử lý thông tin liên quan đến các nội dung cần giải quyết của luận án. Cụ thể như sau: + Trong chương 1 sử dụng chủ yếu các phương pháp văn bản học. Ví dụ như mục 1.1, luận án sử dụng phương pháp chính là phương pháp hệ thống hóa thống kê các nguồn tư liệu, tài liệu; mục 1.2, luận án sử dụng các phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, so sánh để đánh giá về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan mật thiết đến đề tài; mục 1.6, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích để khái quát lịch sử du nhập và đặc điểm của Phật giáo và Công giáo ở vùng đồng bằng Bắc bộ. + Trong chương 2, luận án tiếp tục vận dụng hai phương pháp văn bản học chính là tổng hợp và phân tích để làm rõ các quan niệm về cái chết, thế giới sau khi chết của người Việt nói chung, của Phật giáo và Công giáo nói riêng. + Trong chương 3, ngoài các phương pháp văn bản học như hệ thống, tổng hợp, phân tích, luận án sử dụng phương pháp điền dã, quan sát tham dự một số lễ tang, lễ cầu siêu, cầu hồn ở vùng đồng bằng Bắc bộ; điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu các đối tượng khác nhau về các nội dung có liên quan đến đề tài luận án. + Trong chương 4, luận án vận dụng phương pháp chính là phân tích, tổng hợp, đặc biệt là phương pháp so sánh để rút ra điểm tương đồng và khác biệt trong tang thức của tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo (có đối chiếu với tang thức truyền thống của người Việt nói chung); cũng như dùng phương pháp tổng hợp và phân tích để đưa ra các khuyến nghị đối với xu hướng tang thức hiện nay của cộng đồng người Việt ở Bắc bộ. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp và chuyên sâu về tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ nói chung, đặc biệt là vùng đồng bằng. Luận án luận giải khá sâu sắc về nhận thức và việc thực hành tang lễ của tín đồ Công giáo và Phật giáo; cũng như đã làm rõ được sự giống nhau và khác nhau cơ bản trong tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở vùng Bắc Bộ Việt Nam. Luận án đã đề xuất được những khuyến nghị đối với chủ thể lãnh đạo quản lý xã hội, từ phương diện chủ trương, chính sách, pháp luật và trong tổ chức tang thức của Phật giáo, Công giáo và của xã hội nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học làm sâu sắc thêm về lý luận và phương pháp nghiên cứu cho chuyên ngành Tôn giáo học ở Việt Nam; đồng thời cho thấy sự cần thiết tất yếu của việc vận dụng các lý thuyết đa ngành trong nghiên cứu một đối tượng cụ thể của tôn giáo học. Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị không nhỏ và trực tiếp cho chuyên ngành Tôn giáo học ở nước ta hiện nay; rộng hơn cho các chuyên ngành khoa học khác có liên quan nhiều đến đối tượng nghiên cứu như triết học, sử học, văn hóa học, dân tộc học Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa học xác đáng, góp phần thiết thực trong việc điều chỉnh nhận thức và cách thức tổ chức các nghi thức tang ma hiện nay của cộng đồng người Việt ở Bắc bộ. Những khuyến nghị của luận án giúp cho các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước đưa ra chủ trương đúng đắn đối với sinh hoạt văn hóa cộng đồng và sinh hoạt tôn giáo của tín đồ Phật giáo và Công giáo. Ngoài ra, nó còn có giá trị tham khảo với cộng đồng dân cư và có thể chuyển hóa phần nào thành các quy ước làng xã góp phần vào việc xây dựng đạo đức và lối sống của người Việt hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Lời cam đoan, Mục lục, Bảng chữ viết tắt, Danh mục các bảng, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục các bài viết liên quan đến luận án của tác giả đã công bố, Phụ lục, Nội dung luận án gồm có 4 chương, 16 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN Tổng quan các nguồn tư liệu, tài liệu 1.1.1 Nguồn tài liệu gốc Tang thức là một vấn đề được bàn đến trong khá nhiều nguồn tài liệu. Về cơ bản, nguồn tài liệu gốc có thể chia thành các nhóm như sau: 1.1.1.1 Kinh sách của Phật giáo và Công giáo Kinh Thánh (trọn hai bộ Cựu ước và Tân ước, NXB Tôn giáo, H, 2003); Kinh Dược sư (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo, H, 2002); Kinh A Di Đà (Giáo hội Phật giáo Việt Nam); Kinh Chú thường tụng (Phân viện nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo, H, 2000); Kinh nhân quả ba đời (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012); Kinh Quán Vô lượng thọ, (NXB Tôn giáo, H, 2006); Phật thuyết Đại thừa Vô lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác kinh (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo, H, 2009); Bộ Giáo luật 1983 (Hội đồng giám mục Việt Nam, NXB Tôn giáo, H, 2007); Phụng - Vụ học – khoa, quyển I,II,III (F. Vuillard – Cố Huy- Địa phận Tây Đàng ngoài soạn ra Nam Việt quốc âm, Kẻ Sở, 1923); Các giờ Kinh Phụng Vụ (Hội đồng Giám mục Việt Nam,1991); Công đồng Vatican II, Hiến chế, Sắc lệnh, Tuyên ngôn (Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh); Kinh cầu cho các linh hồn (Tòa tổng giám mục Hà Nội, NXB Tôn giáo, H, 2002); Kinh Mười điều răn (Tòa tổng giám mục Hà Nội, NXB Tôn giáo, H, 2002); Kinh Năm Thánh 2000 (Tòa tổng giám mục Hà Nội, NXB Tôn giáo, H, 2002); Kinh Cám ơn 2000 (Tòa tổng giám mục Hà Nội, NXB Tôn giáo, H, 2002); Các Thư chung (Các giám mục Việt Nam, NXB Tôn giáo, H, 2005), ... 1.1.1.2 Chính sử của các triều đại phong kiến Đại Việt sử ký toàn thư (trọn bộ, NXB Thời đại, H, 2011); Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2 (Phan Huy Chú, NXB Khoa học Xã hội, H, 1992); Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 13, quyển 216 (Nội các triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, Huế, 1993); Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, quyển 124 (Nội các triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, Huế, 1993), 1.1.1.3 Nghị quyết, nghị định, pháp lệnh, chỉ thị, văn kiện của Đảng và Nhà nước Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung Ương khóa VIII (Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,1998); Chỉ thị số 27 CT/TW về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 1998); Pháp lệnh tín ngưỡng và tôn giáo (Ban Tôn giáo chính phủ, NXB Tôn giáo, 2004); Nghị quyết Hội nghị lần VII về công tác tôn giáo (Ban Chấp hành TW, số 25 NQ/ TW ngày 12/03/2003); Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (Ban Tôn Giáo chính phủ, NXB Tôn giáo, 2005); Nghị định số 105/2012/ NĐ – CP ngày 17/12/2012 về tổ chức lễ tang cán bộ, công nhân, viên chức, ... 1.1.1.4 Tư liệu điền dã Nguồn tư liệu được tổng hợp trong quá trình tác giả luận án thực hiện khảo sát điền dã tại địa bàn nghiên cứu là vùng đồng bằng Bắc bộ. Về đặc điểm địa lý - hành chính, vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay bao gồm 10 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Phòng và Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, trong phạm vi khảo sát tại đồng bằng Bắc bộ, chúng tôi tập trung vào một số giáo xứ và một số làng có chùa thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh và Hà Nội. Đây là những địa phương có tín đồ Phật giáo và Công giáo khá đông đảo và hầu hết có ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị nên có thể đại diện cho mẫu nghiên cứu và thuận tiện cho việc khảo sát và so sánh tang thức của hai nhóm đối tượng. Tư liệu phỏng vấn định lượng: Kết quả tổng hợp từ phiếu điều điều tra xã hội học bằng bảng hỏi cho ba mẫu khảo sát gồm 216 phiếu điều tra về vấn đề lễ tang truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ; 234 phiếu điều tra về vấn đề lễ tang của tín đồ Phật giáo người Việt ở đồng bằng Bắc bộ và 233 phiếu điều tra về vấn đề lễ tang của tín đồ Công giáo người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. Tư liệu phỏng vấn sâu: Đây là nội dung phỏng vấn trực tiếp của tác giả luận án với một số đối tượng (linh mục, nhà sư, ông trùm giáo xứ, người dân là tín đồ Công giáo và Phật giáo và cả người dân không theo tôn giáo) ở các địa bàn khảo sát thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ. Nội dung nguồn tư liệu phỏng vấn sâu làm rõ hơn một số nội dung của phỏng vấn định lượng như quan niệm và cách thức tổ chức nghi lễ tang ma; sự khác biệt trong quan niệm và cách thức tổ chức lễ tang Phật giáo, lễ tang Công giáo và lễ tang truyền thống của người Việt; một số biến đổi chính trong lễ tang của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay. Tư liệu ảnh, phim video: bao gồm những hình ảnh về một số đám tang của tín đồ Phật giáo và Công giáo, những hình ảnh về các buổi lễ cầu siêu của Phật giáo, cầu hồn của Công giáo mà tác giả trong quá trình điền dã thu thập được. 1.1.2 Nguồn tài liệu tham khảo khác 1.1.2.1 Sách lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo C. Mác, Ph. V. Anghen, V. I. Lênin bàn về Tôn giáo và chủ nghĩa vô thần (Trần Khang, Lê Cự Lộc dịch, NXB Chính trị quốc gia, H, 2001); Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng (Viện nghiên cứu Tôn giáo, NXB Khoa học xã hội, H, 1998); C. Mác – Fh.Ănghen về vấn đề tôn giáo (Nguyễn Đức Sự chủ biên, NXB KHXH, H, 1999); Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng tôn giáo (Ban Tôn giáo chính phủ, NXB Tôn giáo, Hà Nội,2005); Tôn giáo- quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay (Nguyễn Đức Lữ, NXB Chính trị - Hành chính, H, 2009); Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay (Đặng Nghiêm Vạn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996); Những vấn đề lý luận về thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam (Đặng Nghiêm Vạn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998); Tôn giáo: lý luận xưa và nay (Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh, NXB Tp Hồ Chí Minh, 2005); Tôn giáo học là gì? (Trương Chí Cương – Trần Nghĩa Phương dịch, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2007); Lý giải tôn giáo (Trác Tân Bình – Trần Nghĩa Phương dịch, NXB Hà Nội, 2007); Những vấn đề nhân học tôn giáo (Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Tạp chí Xưa và nay, NXB Đà Nẵng, 2006); Tâm lý học tôn giáo (Vũ Dũng, NXB Khoa học Xã hội,1998); Xã hội học tôn giáo (Lê Diên dịch, NXB Khoa học xã hội, 1998),... 1.1.2.2 Những công trình nghiên cứu về cái chết Chết đi về đâu (Thích Nhật Từ, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2010); Chết và tái sinh (Thích Nguyên Tạng, NXB Phương Đông, Cà Mau, 2007); Địa ngục dưới con mắt người phương Đông (Trung Bắc chủ nhật, số 78, ra ngày 14/9/1941); Quan niệm quỷ thần theo Khổng giáo (Huyên Mạc Đạo Nhân, V.H.N.S số 21, tháng 5/1957); Cái chết trong quan niệm của người Arem (Trần Đình Hằng, tạp chí NCTG, số 5/2005); Tiền kiếp có hay không? (Jim B.Tucker, NXB Phương Đông, H, 2010); Sự sống sau cái chết – gánh nặng chứng minh (Deepak Chopra, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2009); Chết, vào thân trung ấm và tái sinh theo Phật giáo Tây Tạng (NXB Tôn giáo, H, 2011); Người Tây Tạng nghĩ về cái chết (Nguyên Châu, Nguyễn Minh Tiến dịch từ bản tiếng Anh, NXB Văn hóa thông tin, H, 2011); Tây Tạng sinh tử kỳ thư (Liên Hoa Sinh – Tề Hân, NXB Hà Nội, 2009); Sống và chết theo quan niệm Phật giáo (Thích Như Điển, NXB Phương Đông, tp Hồ Chí Minh, 2009); Sự sống sau khi chết (Raymond A.Moody Jr, (bản dịch), NXB Lao động, H, 2008); Để hiểu đạo Phật (Phương Bối, nguồn Thư viện Phật học 73 Quán Sứ, Hà Nội, 2013); Tìm hiểu phạm trù sống - chết (Lê Thị Cúc, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 4/ 2010, Đại học văn hóa Hà Nội); Vài nét nhận thức luận về cái chết của Phật giáo và Công giáo (Lê Thị Cúc, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2013). Hiện tượng đầu thai (Ian Stevenson – bản dịch, NXB Từ điển Bách Khoa, H, 2009); Thế giới tâm linh (Phạm Đức Dương, Tạp chí NCTG số 3/2003); Thế giới như tôi thấy (A. Einstein – bản dịch, NXB Tri thức, H, 2006); Thần và Quỷ (Nguyễn Duy Hinh, Tạp chí NCTG, số1/2003); Phàm và Thiêng (Nguyễn Duy Hinh, Tạp chí NCTG, số3/2005); Tâm linh Việt Nam (Nguyễn Duy Hinh, NXB Từ điển Bách Khoa, H, 2008); Thế giới bên này và thế giới bên kia (Hà Thúc Minh, Tạp chí NCTG, số 3/2003); Bí ẩn về tiền kiếp và hậu kiếp (Đoàn Văn Thông, NXB Nguồn Sống, 1993);... 1.1.2.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến lễ tang Phật giáo Nghi thức cầu an- cầu siêu- sám hối – cúng ngọ (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo, H, 2005); Nghi thức lâm chung (Thượng tọa Thích Giải An); Phật giáo sinh tử kỳ thư (Thích Điền Tâm, NXB Thời Đại, 2011); Nghi thức thập chú (Thích Nhật Từ, Nhà xuất bản Tôn giáo, H, 2007); Nghi thức cầu siêu (NXB Tôn giáo, H, 2008); Tang sự cầu siêu (Trương Văn Minh, Nhà in Nguyễn Văn Tri, Mỹ Tho, 1993); Nghi thức Hộ niệm (Chùa Lân – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử, 2004, sách lưu hành nội bộ); Nghi thức cúng Phật và tổ tiên (Hòa thượng Thích Tố Liên, Phát hành tại chùa Hội Quán, 73 Quán Sứ Hà Nội, 1948); Giảng giải Kinh Đại thừa Vô lượng thọ toàn tập (Hạ Liên Cư (2004)- bản dịch, NXB Tôn giáo. Hà Nội); Chú giải Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác kinh (1992), NXB Hồng Đức. Hà Nội;.... Kinh nghiệm niệm Phật và những chuyện luân hồi (Thích Giác Hạnh- cư sĩ Diệu Âm, tủ sách Thư viện Phật học, 2003); Tang sự xưa và nay (Đức Quang, NXB Văn hóa – văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Tục dâng hương và nghi lễ thờ cúng (Gia Lộc, NXB Thời đại, 2009); Đường vào ánh sáng đạo Phật (Tịnh Mặc, NXB Tôn giáo, 2003); Phật giáo Việt Nam (Mai Thọ Truyền, NXB Tôn giáo, 2007); Tịnh độ luận (Minh Đường - Thanh Lương, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2001); Ngũ uẩn vô ngã (Thích Thiện Siêu, NXB Tôn giáo, H, 1999); Tịnh độ đại thừa tư tưởng luận (Thích Đức Niệm dịch, NXB Tôn giáo, 2006); 1.1.2.4 Những công trình nghiên cứu liên quan đến lễ tang Công giáo Bước vào cõi sống (Requiescan In Pace, 2001); Cẩm nang các nghi thức Bí tích và Á Bí tích (Linh mục Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Tp HCM, 2003 – sách lưu hành nội bộ); Giờ chúa gọi - nghi thức viếng xác và cầu hồn (NXB Tôn giáo, 2010); Nghi lễ và lối sống công giáo trong văn hóa Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương, NXB Khoa học Xã hội, H, 2001); Về nhà Cha- nghi thức thăm viếng và cầu hồn (dành cho Huynh đoàn giáo dân Đa Minh); Nghi thức an táng và thánh lễ cầu hồn (Ủy ban Giám mục về phụng vụ, Sài Gòn, 1971); Thực hành y khoa về vấn đề an tử - trợ tử dưới nhãn quan luân lý Công giáo (Phạm Văn Tú, SJ., NXB An Tôn và Đuốc Sáng, 2008); Niềm tin và hy vọng – nghi thức viếng xác và cầu hồn (Lm. Gioan B. Nguyễn Văn Hiếu, NXB Tôn giáo, H, 2011); Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Công giáo ở giáo xứ Hoàng Xá tỉnh Thái Bình hiện nay (Nguyễn Thị Đậm, luận văn thạc sĩ Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, H, 2012); Tang chế của người Công giáo – nghiên cứu trường hợp giáo họ Sen Hồ giáo phận Bắc Ninh (Trần Thị Huế, Khóa luận tốt nghiệp ngành lịch sử văn hóa, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, H, 2012); Vấn đề thờ kính tổ tiên của người Công giáo họ đạo Tử Nê (Nguyễn Thị Phong, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam, ĐHSP Hà Nội, 2008); 1.1.2.5 Những công trình nghiên cứu phong tục tập quán và đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam Việt Nam văn hóa sử cương (Đào Duy Anh, NXB Thời đại, H, 2010); Phong tục thờ cúng trong gia đình người Việt (Toan Ánh, NXB Văn hóa dân tộc, H,1996); Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam, 2 tập (Toan Ánh, NXB Trẻ, H, 2005); Việt Nam phong tục (Phan Kế Bính, NXB Tổng hợp, Đồng Tháp, 1990); Việc tang lễ (Trương Thìn, NXB Văn hóa dân tộc, H,1992); Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam (Tân Việt, NXB Văn hóa dân tộc, 1997); Việc hiếu sao cho đúng (Minh Anh, NXB Văn hóa dân tộc, H, 2011); Thờ cúng tổ tiên trong phong tục Việt Nam (Y Chu, NXB Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh, 2009); Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt (Leopold Cadiere, NXB Thuận Hóa, Huế, 2010); Thọ mai gia lễ (Hồ Gia Tân, NXB Hà Nội, 2009); Phong tục dân gian nghi lễ ma chay cưới hỏi (Thuận Phước, NXB Hồng Đức, H, 2011); Nghi lễ thờ cúng trong đình- chùa –miếu – phủ (Minh Đường, NXB Thời đại, H, 2010); Tục cưới hỏi ma chay của người Việt Nam (Đức Thành, NXB Thời đại, H, 2011); Hỏi đáp về nghi thức tang lễ (Từ Liêm, NXB Thời đại, H, 2011); Lễ tục vòng đời (Phạm Minh Thảo, NXB Văn hóa thông tin, H, 2009); Dân gian sinh tử toàn thư (Thái Kỳ Thư, NXB Thời Đại, H,2011); Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt xưa và nay (Lê Thị Cúc, Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 5/2009); Tìm hiểu các điện thờ tư gia ở Hà Nội (Lê Thị Chiêng, luận án tiến sĩ triết học, Viện KHXHVN Viện NCTG, H,2010); ... 1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tang thức của người Việt được nhắc đến trong một số công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp. Các công trình nghiên cứu này có thể chia thành một số nhóm vấn đề cụ thể sau đây. 1.2.1 Tang thức của người Việt Bắc bộ được đề cập trong các công trình bàn về quan niệm tang ma Bàn đến quan niệm về cái chết, sự tồn tại của linh hồn con người, sự tồn tại thế giới sau khi chếtđược nhiều công trình đề cập đến. Tiêu biểu là một số công trình được nêu dưới đây. “Chết đi về đâu” là cuốn sách tập hợp những bài pháp thoại của Thượng tọa Thích Nhật Từ từng nói tại Hoa Kỳ, Châu Úc và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã phân tích những trở ngại tâm lý trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Dưới nhãn quan Phật giáo, tác giả đã phân tích sự tương thích về nhân quả và nghiệp của con người trong tiến trình tái sinh, đồng thời định hướng cho tín đồ các kỹ năng buông xả trước lúc ra đi để cái chết diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và thanh thản. Tuy nhiên, cuốn sách chưa bàn đến các nghi thức cụ thể cần cử hành trong tang lễ giúp cho tín đồ siêu thoát và đến được cảnh giới an lạc. Ở trang 40, tác giả viết: “Khi con người qua đời thì dòng cảm xúc cũng đã hết, không nên có khuynh hướng đẳng thức hóa dòng cảm xúc tiếp tục tồn tại trong cơ thể vật lý mà cần giải phóng nó. Hãy thực tập thoải mái theo cách thức sau khi mình qua đời, người thân chôn, thiêu hoặc thậm chí bỏ thây ngoài đường không ai quan tâm, chăm sóc, huơng án cũng không sao. Bởi vì cơ thể đó chỉ là phương tiện để thần thức được gán vào Quan niệm như thế sẽ làm cho người Phật tử thực sự thoải mái, thong dong tự tại và không chao đảo trước cái chết, đồng thời tiến trình đó giúp con người sống một cách an lành”. [150; 40] Trong cuốn sách “Điều rất cần cho chúng ta”, tác giả Trần Hữu Thành tập hợp những câu hỏi và câu trả lời về đức Chúa trời, linh hồn, kinh thánh, loài người và hậu qủa của tội lỗi, về nguồn của sự sống và giải pháp cứu chuộc đức Chúa trời qua chúa Giêsu. Tác giả diễn giảng về 3 ý nghĩa của chữ chết trong Kinh Thánh: « chết thuộc thể là khi một người nhắm mắt tắt hơi, phân cách với thể xác; chết thuộc linh là khi một người còn sống nhưng vì phạm tội, tâm linh người đó bị phân cách với nguồn sống; chết đời đời là một người đang chết thuộc linh mà nhắm mắt tắt hơi thì linh hồn người đó sẽ sống đời đời trong Hồ lửa” [125;18]. Cuốn sách bàn đến quan niệ...n. Sau đó, họ xuất hiện tâm lý muốn điều chỉnh xung đột trong khủng hoảng bằng cách thực hiện trách nhiệm đạo đức là tổ chức nhiều nghi lễ tang ma cho người chết. Ý nghĩa của những nghi thức đó cơ bản cầu mong người chết sẽ đạt được những điều tốt nhất sau khi chết. Đấy cũng là một hình thức để con người thể hiện không chấp nhận sự mất mát và thoát ra khỏi khủng hoảng nội tâm. * Lý thuyết chức năng – Xã hội học tôn giáo Lý thuyết xã hội học tôn giáo nghiên cứu mặt xã hội (tác động xã hội) của các hiện tượng tôn giáo. Các nhà xã hội học xem tôn giáo như phương thức mang lại ý nghĩa cho hành vi xã hội mang tính tích cực của tôn giáo. Các nhà lý thuyết của xã hội học cổ điển tiêu biểu như Comte, Weber, Durkheim đều quan tâm suy nghĩ về ý nghĩa và chức năng của tôn giáo trong các xã hội loài người. Trong đó, E.Durkheim là người đầu tiên xây dựng những nền tảng của lý thuyết chức năng trong xã hội học nói chung, xã hội học tôn giáo nói riêng. Thuyết chức năng tôn giáo của E.Durkheim thể hiện rõ nhất qua tác phẩm “Những hình thức sơ khai của đời sống tôn giáo” (hoàn thành năm 1912). Lý thuyết chức năng của Emile Durkheim đã đề cập đến chức năng và vai trò của nghi lễ trong đời sống xã hội, trong cộng đồng tôn giáo. Theo nhóm tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh viết trong sách « Tôn giáo: lý luận xưa và nay »,bàn về lý thuyết chức năng Durkheim cho rằng “chức năng cơ bản của tôn giáo là tạo ra lòng nhiệt tình xã hội của cá nhân, chuẩn bị cho cá nhân đến với cuộc sống xã hội, tạo dựng và kiện toàn tính đoàn kết xã hội, kiến tạo xã hội như một chỉnh thể thông qua các lễ nghi”. [71; 219] Cũng theo sách « Tôn giáo: lý luận xưa và nay » trích dẫn trong trang 222, một nhà xã hội học khác là H. Simmel cũng bàn đến vai trò tác động của tôn giáo đến xã hội như sau: “Cảm hứng tôn giáo là sự bổ khuyết cho sự không hoàn hảo của cuộc sống, quan hệ giữa cá nhân với Chúa là quan hệ giữa cá nhân với toàn thể xã hội, bởi vì chỉ có Chúa mới hợp nhất được các lực lượng đa dạng có thiên hướng tách rời nhau của xã hội bằng cách chuyển điểm hợp nhất vào Chúa”. Trong luận án này, chúng tôi đã vận dụng lý thuyết chức năng của E. Durkheim làm cơ sở cho việc lập luận về nguồn gốc và chức năng của nghi lễ trong tang thức. Đó là xuất phát từ niềm tin vào cái Thiêng như Thượng đế, Thiên đàng, Chư Phật, Thánh Thần..., mỗi tôn giáo đã qui phạm hóa thành hệ thống các lễ nghi khác nhau, trong đó bao gồm các nghi lễ riêng dành cho người chết. Các nghi lễ được xem như là sự đại diện của uy quyền tôn giáo đối với tín đồ. Tín đồ phải tuân thủ chặt chẽ những qui định cho nghi thức lễ tang của giáo hội vì thực hiện đúng những qui định đó cũng chính là kiểm chứng niềm tin vào cái Thiêng của tin đồ các tôn giáo. * Lý thuyết nhân học biểu tượng - Nhân học tôn giáo Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu về con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội. Phạm vi nghiên cứu của nhân học về con người rất rộng so với các ngành lịch sử và địa lý. Trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu con người ở các góc độ khác nhau, nhân học có mối quan hệ mật thiết với các ngành khoa học khác nhau trong đó có tôn giáo học và hình thành ngành nhân học tôn giáo. Nhân học tôn giáo có đối tượng nghiên cứu là các hình thái tôn giáo sơ khai, các tôn giáo dân tộc và tôn giáo thế giới trong mối quan hệ với văn hóa tộc người. Nhân học tôn giáo đi sâu nghiên cứu các biểu tượng tôn giáo, các nghi thức, hành vi, lễ hội và các thiết chế xã hội tôn giáo khác nhau... Cho đến nay, ngành nhân học nói chung, nhân học tôn giáo nói riêng có hệ thống lý thuyết đồ sộ. Trong luận án này, bàn đến lý thuyết nhân học tôn giáo, chúng tôi chủ yếu áp dụng lý thuyết nhân học biểu tượng làm cơ sở lý giải nguồn gốc và ý nghĩa của các biểu tượng trong nghi lễ tang ma. Trong bài viết về “Biểu tượng trong nghi lễ của người Ndembu ”, Victor Turner cho rằng: biểu tượng (symbol) là đơn vị nhỏ nhất của nghi lễ, cái giữ lại những thuộc tính cụ thể; nó là đơn vị cơ bản của một cấu trúc cụ thể trong bối cảnh nghi lễ; Biểu tượng bao gồm những sự vật, hành động, các mối quan hệ, hiện tượng, cử chỉ và những đơn vị không gian trong một tình huống nghi lễ [70;242]. Như vậy, toàn bộ hệ thống biểu tượng sẽ tạo thành một loại nghi lễ nào đó. Turner cũng cho rằng: Trong nghi lễ, có một số biểu tượng được xem là biểu tượng chính và một số biểu tượng được xem là biểu tượng phương tiện. Nội dung ý nghĩa của những biểu tượng chính thể hiện nội dung tinh thần chính cho toàn bộ nội dung ý nghĩa của hệ thống biểu tượng. Trong luận án, chúng tôi áp dụng chủ yếu lý thuyết nhân học biểu tượng làm cơ sở xem xét nội dung ý nghĩa của hệ thống các nghi lễ trong tang thức của người Việt nói chung, đặc biệt các nghi lễ tôn giáo trong tang thức Phật giáo và Công giáo. Mỗi tang thức có một hệ thống nghi lễ khác nhau. Mỗi nghi lễ có hệ thống biểu tượng riêng. Vì vậy, lý giải nội dung, ý nghĩa của các nghi lễ phải xem xét tinh thần chung của toàn bộ hệ thống biểu tượng nhưng đặc biệt cần nghiên cứu cụ thể mục đích và ý nghĩa của các biểu tượng chính trong nghi lễ. * Lý thuyết Văn hóa học tôn giáo Lý thuyết văn hóa học tôn giáo đề cập đến khía cạnh văn hóa của tôn giáo. Đây là một hệ lý thuyết lớn nên trong luận án này chúng tôi chủ yếu chỉ vận dụng lý thuyết vùng văn hóa và lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hóa. - Lý thuyết vùng văn hóa Vùng văn hóa là một khái niệm dùng để chỉ một vùng lãnh thổ, một khu vực địa lý có sự tương đồng về môi trường tự nhiên; có quá trình lịch sử lâu dài; có các dân tộc cư trú khá lâu đời mà giữa họ luôn diễn ra quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa. Nghiên cứu vùng văn hóa để thấy được dấu ấn văn hóa của con người, thấy được sắc thái văn hóa đa dạng của các vùng, của các tộc người, thấy được quy luật hình thành và biến đổi của văn hóa trong các môi trường không gian địa lý nhất định. Qua nghiên cứu vùng văn hóa, người ta có thể thấy được sự thích nghi của con ng ười với môi trường tự nhiên và hệ sinh thái, nơi mà con ng ười sinh sống. Luận án vận dụng lý thuyết vùng văn hóa làm cơ sở lý giải mỗi vùng văn hóa có đặc điểm riêng nên vùng đồng bằng Bắc bộ cũng có những nét văn hóa riêng biệt khác với các vùng miền khác ở khu vực Bắc bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Những nét văn hóa riêng biệt của vùng đồng bằng Bắc bộ thể hiện trên các góc độ khác nhau, trong đó có biểu hiện trên lĩnh vực đời sống tín ngưỡng và tôn giáo của tộc người Việt- thành phần dân cư chính ở vùng đồng bằng Bắc bộ. - Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa Lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hóa được nhắc đến đầu tiên vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Nội hàm lý thuyết này chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau dẫn tới sự thay đổi hoặc biến đổi của một hoặc cả hai nền văn hóa đó. Quá trình giao lưu và tiếp biến giữa hai nền văn hóa cũng là quá trình một nền văn hóa thích nghi và chịu ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy. Trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, các thành tố của nền văn hóa biến đổi song mỗi nền văn hóa vẫn giữ được tính riêng biệt của mình. Tuy nhiên, vẫn không ngoại lệ có trường hợp quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa có thể dẫn tới sự đánh mất bản sắc của một nền văn hóa ngay cả khi dân tộc đó vẫn đang tồn tại. Vận dụng lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa, luận án có cơ sở lập luận về đặc điểm văn hóa tang ma của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. Người Việt ở đồng bằng Bắc bộ đa phần theo tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu...Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ người Việt theo Phật giáo và Công giáo. Phật giáo và Công giáo là những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài được du nhập vào Việt Nam. Trong quá trình du nhập, Phật giáo và Công giáo có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa với văn hóa bản địa của người Việt. Vì vậy, tang thức của Phật giáo và Công giáo chắc chắn có điểm tương đồng với tang thức của người Việt theo tín ngưỡng bản địa. - Quan điểm về tôn giáo học ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, chúng tôi chưa thấy có lý thuyết tôn giáo học như nước ngoài. Tuy nhiên, lý thuyết về tôn giáo học được tập hợp rải rác qua các quan điểm về tôn giáo của các nhà nghiên cứu tôn giáo Việt Nam. Đặng Nghiêm Vạn cho rằng, điểm chung của các tôn giáo là niềm tin vào thế lực siêu nhiên. Đó là niềm tin siêu lý, không dựa vào lý tính và thực nghiệm, là niềm tin không cần chứng minh. Cơ sở của niềm tin tôn giáo là tính Thiêng. Niềm tin tôn giáo là niềm tin đặc biệt, không giống các niềm tin khác.[145;138] Nguyễn Duy Hinh cũng có một loạt bài viết mang tính lý luận bàn đến các cặp phạm trù cơ bản hay được nhắc đến trong tôn giáo, tín ngưỡng như “Thần và Quỷ”, “Phàm và Thiêng”, “Người và Thần” . Những bài viết này của tác giả được tập hợp trong công trình “Một số bài viết về Tôn giáo học”, NXB Khoa học xã hội. Trong bài “Thần và Quỷ”, Nguyễn Duy Hinh đã đề cập đến ba khái niệm Thần, Quỷ, Ma. Tác giả cho rằng những khái niệm Thần, Quỷ, Ma có nguồn gốc ban đầu trong văn hóa Trung Quốc, khi du nhập vào Việt Nam đã có một nội hàm biến dị không còn như lúc đầu. Thần khái quát phiếm chỉ cái Thiêng tích cực. Quỷ chỉ cái Thiêng tiêu cực không xuất phát từ hồn phách con người mà là loại tinh linh vạn vật Ma chỉ linh hồn người chết mà không chỉ tổ tiên. [65;186]. Một số công trình nghiên cứu của Đặng Nghiêm Vạn và Nguyễn Duy Hinh ít nhiều cung cấp lý thuyết tôn giáo học giúp luận án có thêm cơ sở lý thuyết khi bàn đến vấn đề nhận thức về cái chết và thế giới sau khi chết ở nội dung chương 2 của Luận án. * Phương pháp nghiên cứu: Bên cạnh việc vận dụng các lý thuyết chính đã nêu trên, để trả lời câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của để tài, luận án sẽ phải áp dụng tổng hợp các phương pháp văn bản học (thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích), các phương pháp điền dã, quan sát tham dự của dân tộc học và kết hợp phương pháp định tính, định lượng của xã hội học... * Kết qủa nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ được thể hiện qua nội dung cụ thể trong chương 2, 3, 4 và phần Kết luận. 1.4. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án Những khái niệm và thuật ngữ dưới đây được dùng như công cụ trong quá trình thực hiện luận án Cái chết: Cái chết là phạm trù đối ngược với sự sống. Trong luận án, “cái chết” được hiểu trong phạm vi nhận thức luận nên xung quanh vấn đề cái chết, luận án còn bàn đến một số nội dung như về cơ chế tồn tại của con người sau khi chết và thế giới sau khi chết của con người. Cụ thể, luận án bàn đến nhận thức luận về cái chết của ba nhóm đối tượng người Việt theo Phật giáo, người Việt theo Công giáo và người Việt theo tín ngưỡng truyền thống. Tang thức: Trong luận án này, khái niệm “tang thức” được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, tang thức chỉ vấn đề nhận thức luận về cái chết và thế giới sau khi chết. Thứ hai tang thức chỉ cách thức tổ chức chôn người chết thể hiện qua qui trình một lễ tang gồm nhiều nghi thức khác nhau thể hiện qua ba giai đoạn trước lễ tang, trong lễ tang và sau lễ tang. Nghi thức: Khái niệm “nghi thức” được chúng tôi sử dụng để chỉ từng nội dung trong qui trình một lễ tang. Những nội dung này phải được thực hiện đúng theo quy ước xã hội (theo tập quán) hoặc theo qui định tôn giáo nếu nghi thức đó cử hành cho người chết là tín đồ. Nghi lễ: Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ các nghi thức nói chung trong một lễ tang của tín đồ Phật giáo, tín đồ Công giáo hoặc người Việt nói chung. Theo quy định, các nghi lễ phải được tiến hành theo đúng trật tự có sẵn từng nội dung của lễ tang. Lễ tang: Khái niệm lễ tang được dùng với mục đích chỉ toàn bộ qui trình diễn ra các nghi thức chôn cất người chết. Ở luận án này, chúng tôi có bàn đến các nghi thức dành cho người hấp hối, các nghi thức tiến hành chôn cất người chết và các nghi thức sau khi hoàn thành chôn cất người chết. Tín đồ Phật giáo (phật tử): Theo qui định của Phật giáo, một người trở thành tín đồ Phật giáo chính thức phải qua lễ quy y Tam Bảo. Sau lễ quy y, người đó phải tuân thủ lối sống đạo, giữ các giới luật qui định cho tín đồ Phật giáo. Ngày nay, khái niệm tín đồ Phật giáo còn được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm toàn bộ những người theo đạo Phật bao gồm cả những người quy y và chưa quy y. Ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, tín đồ Phật giáo bao gồm cả hai nhóm trên, trong đó tỉ lệ tín đồ Phật giáo chưa quy y thường chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhóm quy y. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm tín đồ Phật giáo (phật tử) theo nghĩa rộng. Tín đồ Công giáo (giáo dân): Khái niệm “tín đồ Công giáo” được chúng tôi sử dụng để chỉ những người đã gia nhập Công giáo bằng nghi thức rửa tội và sau đó giữ các qui định của giáo hội về lối sống cũng như các giáo lý, giáo luật của đạo Công giáo. Giáo dân còn được gọi bằng các tên gọi như con chiên, tín đồ, tín hữu Kitô giáo hay Kitô hữu. Xác (thân xác): Khái niệm xác (thân xác) chỉ yếu tố vật chất cấu thành thể xác vật lý con người. Xác (thân xác) cũng là yếu tố bị hủy diệt, không còn tồn tại sau khi con người chết. Hồn (Linh hồn): Chúng tôi sử dụng khái niệm “linh hồn” để chỉ yếu tố tinh thần đối ngược với yếu tố vật chất - hai yếu tố cấu thành bản thể con người. Vong linh (hương linh): Khái niệm “vong linh” chỉ về người đã chết. Đây cũng là một cách gọi khác chỉ linh hồn con người sau khi chết. Phạn hàm: Đây là một nghi thức trong lễ tang truyền thống của người Việt. Phạn hàm là nghi thức bỏ gạo và tiền vào miệng người mới chết vì theo quan niệm dân gian người Việt cho rằng người chết cũng cần đem theo gạo và tiền để đi đường về cõi âm. Thần thức: Chúng tôi sử dụng khái niệm “thần thức” để chỉ yếu tố còn lại của con người sau khi chết (chỉ dành riêng cho trường hợp Phật giáo). Nội hàm của khái niệm “thần thức” cũng giống như nội hàm của khái niệm “linh hồn” (yếu tố còn lại sau khi con người chết theo quan niệm của Công giáo và các tôn giáo, tín ngưỡng khác) Thân tâm: Đây là thuật ngữ riêng của Phật giáo. Khái niệm thân tâm được dùng để chỉ hai yếu tố vật chất và tinh thần tạo nên bản thể con người. Cầu siêu: Khái niệm này được dùng để chỉ một nghi thức có nguồn gốc từ Phật giáo được người Việt theo Phật giáo và cả một bộ phận người Việt không theo Phật giáo thực hành để cầu cho linh hồn người đã chết thanh thản và vãng sanh lên cõi Phật. Cầu hồn: Khái niệm “cầu hồn” được sử dụng để chỉ một nghi thức của Công giáo được bộ phận người Việt là giáo dân thực hành nhằm cầu nguyện cho linh hồn người đã chết được Thiên Chúa tha thứ và thương xót. Ngày tận thế Trong luận án này, khái niệm “ngày tận thế” chúng tôi sử dụng khi bàn đến vấn đề nhận thức luận của Công giáo về cái chết và thế giới sau khi chểt. Theo Công giáo, đây là ngày sau hết, ngày các linh hồn sẽ được Thiên Chúa phán xét những tội lỗi của đời sống trước kia. Nếu vượt qua được sự phán xét của Thiên Chúa linh hồn đó sẽ được phục sinh và được hưởng cuộc sống hạnh phúc bên Thiên Chúa. Cõi (cảnh giới) Khái niệm này được hiểu trong phạm vi nhận thức luận của Phật giáo về thế giới sau khi chết. Mỗi cõi là một khoảng không gian trừu tượng chỉ phạm vi tồn tại của các đối tượng linh hồn người chết mang trạng thái, tư tưởng khác nhau khi chết. 1.5 Vài nét về tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở vùng đồng bằng Bắc bộ 1.5.1 Khái quát địa lý - hành chính – dân cư vùng đồng bằng Bắc bộ Vùng đồng bằng Bắc bộ là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc khu vực Bắc bộ. Vì vậy, vùng đồng bằng Bắc bộ còn gọi là vùng đồng bằng sông Hồng. Về hành chính, vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay bao gồm 10 tỉnh và thành phố (Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Theo số liệu của Tổng cục thống kê, vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay bao 38/54 dân tộc. Trong đó, tỷ lệ người Việt chiếm hơn 99%, còn lại chưa đến 1% là các nhóm dân cư thuộc 37 dân tộc thiểu. Tín đồ Phật giáo người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ, đến năm 2008 Việt Nam có 12 tổ chức tôn giáo được công nhận (đến thời điểm năm 2013 là 13 tổ chức). Trong các tôn giáo được thống kê ở Việt Nam hiện nay, Phật giáo là tôn giáo có số cơ sở thờ tự, số chức sắc và tín đồ đông đảo nhất. Số cơ sở thờ tự của Phật giáo là16.984 chiếm tỷ lệ 76,93% tổng các cở sở thờ tự của tất cả các tôn giáo. Số chức sắc là 44.498 chiếm tỷ lệ 63,6% tổng số chức sắc của tất cả các tôn giáo. Số tín đồ khoảng 10.000.000 chiếm 44,85 % tổng số tín đồ của tất cả các tôn giáo. Cũng theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính Phủ cho biết tháng 12/2007, GHPGVN đã tổng hợp số liệu Phật giáo cho 7 vùng ở Việt Nam (vùng Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên). Về con số cụ thể, cả vùng đồng bằng Bắc bộ có tổng số tăng ni là 4592 (chiếm 12,39% tổng số tăng ni cả nước), số cơ sở thờ tự là 6988 cơ sở (chiếm tổng số 42,51% tổng cơ sở thờ tự Phật giáo cả nước). Xét riêng Hà Nội, chúng tôi thống kê được tổng số tăng ni là 1897 người (41,3% tổng số tăng ni của cả vùng), tổng số cơ sở thờ tự là 1792 cở sở (chiếm 25,64 % tổng số cơ sở thờ tự của cả vùng). Về số lượng tín đồ Phật giáo ở khu vực đồng bằng Bắc bộ tính ở thời điểm năm 2013, chúng tôi chưa tìm thấy một bản thống kê chính thức và chi tiết nào từ Ban Tôn giáo Chính phủ và GHPGVN. Tuy nhiên, bằng việc suy luận dựa trên cơ sở so sánh tương quan tỉ lệ cơ sở thờ tự và tăng ni của khu vực đồng bằng Bắc bộ với các vùng khác, chúng tôi dự đoán vùng đồng bằng Bắc bộ có số lượng tín đồ Phật giáo xếp vào tốp các vùng có tín đồ đông nhất ở Việt Nam (Đồng bằng Bắc bộ, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ). Tín đồ Công giáo người Việt ở vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay Vùng đồng bằng Bắc bộ thuộc tổng giáo phận (giáo tỉnh) Hà Nội - một trong ba giáo tỉnh hiện nay ở nước ta (giáo tỉnh Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh). Giáo tỉnh Hà Nội gồm 10 giáo phận, trong đó vùng đồng bằng Bắc bộ chiếm 7/10 giáo phận. Cụ thể gồm có các giáo phận: Hà Nội, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Hải Phòng, Hưng Hóa, Bắc Ninh. Mỗi giáo phận gồm nhiều giáo hạt, giáo xứ và họ đạo. Theo con số thống kê của Giáo hội Công giáo Việt Nam, tính đến tháng 6/2010 cho biết 7 giáo phận vùng đồng bằng sông Hồng thuộc giáo tỉnh Hà Nội có 736 giáo xứ, 418 cơ sở thờ tự, 2 tổng giám mục, 15 giám mục, 454 linh mục, 1412 tu sĩ và tổng số giáo dân là 1.469.564 người. [31;255] 1.5.2 Vài nét về Công giáo và Phật giáo ở vùng đồng bằng Bắc bộ * Vài nét về Phật giáo ở vùng đồng bằng Bắc bộ Phật giáo là tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó truyền bá sang các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam. Theo ghi chép của các nguồn sử liệu, thời điểm Phật giáo được truyền vào Việt Nam đầu tiên khoảng thế kỷ II. Lúc này, các nhà sư Ấn Độ đã theo thuyền buôn đi đường biển đến Luy Lâu (Dâu) nay thuộc huyện Thuận Thành Bắc Ninh. Như vậy, ở Việt Nam, vùng Dâu – Bắc Ninh thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ là nơi Phật giáo xuất hiện sớm nhất. Sơn môn Dâu là nhánh Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam do tu sĩ Ấn Độ theo đường biển trực tiếp truyền vào nước ta. “Đó là cơ tầng Phật giáo Việt - Ấn có trước khi Phật giáo Trung Quốc truyền nhập.”[66;20]. Đến năm 820, thiền sư người Trung Quốc là Vô Ngôn Thông đến Việt Nam. Nhà sư Vô Ngôn Thông đã đến chùa Kiến Sơ chính thức truyền Thiền Tông hình thành nên sơn môn Kiến Sơ hay còn gọi là phái Vô Ngôn Thông. Điều này chứng minh Phật giáo Việt Nam buổi đầu do Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào và mãi về sau mới chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc. Thậm chí trong giai đoạn đầu sau khi tiếp nhận Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Việt Nam còn truyền ngược lên phía Bắc vào nội địa Trung Quốc. Năm 1299, vua Trần Nhân Tông sáng lập sơn môn Trúc Lâm hội nhập hai nhánh Dâu và Kiến Sơ. Phật giáo Việt Nam từ đó về sau tiếp tục phát triển theo xu hướng Trúc Lâm cho đến ngày nay. Tính từ thời điểm các nhà sư Ấn Độ đến Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) cho đến nay, Phật giáo ở vùng đồng bằng Bắc bộ có gần 2000 năm lịch sử. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo ở vùng đồng bằng Bắc bộ mang một số đặc điểm sau đây: - Thứ nhất, Phật giáo vùng đồng bằng Bắc bộ mang đặc điểm của Phật giáo Đại Thừa. Hữu thần luận là một nội dung cốt lõi của triết học Phật giáo nơi đây. Phật giáo khi được truyền vào Dâu là Phật giáo Đại Thừa tiền Long Thọ (Đại Thừa sơ kỳ). Phật giáo truyền vào Dâu vào cuối thế kỷ II gần với thời điểm diễn ra cuộc Kiết tập lần tư của Phật giáo Ấn Độ. Lúc này tác phẩm “Đại Thừa khởi tín luận” của Mã Minh (sống khoảng thế kỷ I/II) đã có. Long Thọ (sống vào khoảng thế kỷ III ) đã sáng lập ra Đại Thừa và Mật giáo. Trong quan điểm của Phật giáo Đại Thừa bấy giờ, Thích Ca Mâu Ni đã được Thần hóa. Các kinh điển chủ yếu của Đại Thừa tiền Long Thọ này là Kinh Bát Nhã, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Duy Ma, Kinh Pháp HoaTừ đầu khi Phật giáo vào Việt Nam, người Việt đã coi Phật là một loại Thần. Triết học Phật giáo Việt Nam thuộc triết học Hữu Thần. - Thứ hai, ở vùng đồng bằng Bắc bộ, Phật giáo dân gian ăn sâu vào tâm thức cộng đồng người Việt hơn Phật giáo bác học. Phật giáo dân gian cũng là dòng Phật giáo có đặc điểm hữu thần luận rõ nét nhất. Phật giáo dân gian của người Việt không đào sâu triết học trong kinh điển Phật mà rút ra triết lý nhân sinh. Triết lý nhân sinh của Phật giáo dân gian Việt Nam có thể tóm gọn trong 4 chữ “Cứu khổ cứu nạn”. Trong tâm thức người Việt, Phật được đồng nhất là Thần, Quán Thế Âm bồ tát được tôn thờ hơn Phật Thích Ca Mâu Ni. Người Việt tin theo Phật giáo cũng đồng nghĩa với việc tin tưởng vào sự phù hộ của Phật, Bồ Tát để thoát khỏi những cái khổ thường trực trong cuộc sống như cái ăn, con cái mà nhiều khi họ bế tắc không giải quyết được. Trong Phật giáo dân gian Việt Nam, chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều câu chuyện liên quan đến việc cầu mưa để tái sản xuất nguồn sống, cầu con để tái sản xuất giống nòi. Ví dụ Phật Pháp Vân gắn với chức năng cầu mưa; trong chuyện Man Nương có chi tiết Khâu Đà La ban cho Man Nương cây gậy thần để chống hạn; thậm chí Khâu Đà La còn ban cho Man Nương một đứa con để nối dõi tông đường. Đến ngày nay, khi hiếm muộn về con cái, các bà mẹ vẫn cầu xin Phật bà ban cho một đứa con. Nhiều ngôi chùa ở Bắc bộ (điển hình như chùa Hương - Hà Nội) vẫn còn các hòn đá Cô Cậu, thậm chí là các ban thờ Cô Cậu là nơi người Việt khi đến các Chùa thường làm lễ cầu tự. - Ở vùng đồng bằng Bắc bộ, ngôi chùa làng giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Việt. Vì vậy, Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân trên cả hai đối tượng tín đồ Phật giáo và người không theo Phật giáo. Sự ảnh hưởng đó thể hiện rõ nét trên lĩnh vực tang ma của cộng đồng người Việt từ quan niệm về cái chết đến cách cử hành nghi thức tang lễ. Trong kinh điển của Phật giáo Đại Thừa chủ thuyết về một thế giới Tây phương cực lạc. Đó là nơi có đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp, độ sanh. Nếu ai thành tâm niệm tên Ngài trước khi lâm chung một cách thành khẩn thì sẽ được Ngài phóng hào quang đến thế giới Ta bà cùng với nhị vị bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí tiếp dẫn về thế giới Tây phương cực lạc. Nhờ vậy người chết đó sẽ không chịu cảnh luân hồi lục đạo. Đây sẽ điểm mấu chốt tác động đến niềm tin và thực hành nghi lễ tang ma hiện nay của người Việt là tín đồ Phật giáo ở khu vực đồng bằng Bắc bộ. Vài nét về Công giáo ở vùng đồng bằng Bắc bộ Công giáo là tôn giáo lớn trên thế giới ra đời vào thế kỷ I ở vùng Trung Cận Đông (lúc bấy giờ thuộc phần đất phía Đông của đế quốc La Mã cổ đại). Từ khi xuất hiện đến nay, Công giáo đã được truyền bá, du nhập vào nhiều nước trên thế giới. Vào thời vua Lê – chúa Trịnh, Công giáo được du nhập vào Việt Nam. Vùng đồng bằng Bắc bộ là nơi Công giáo xuất hiện sớm nhất. Theo dã sử mà sách Cương Mục ghi thì năm 1533 đã có sự xuất hiện của giáo sĩ Inêkhu ở hai địa phương Trà Lũ và Nam Chân (thuộc tỉnh Nam Định bây giờ), còn dòng sử liệu chính xác cho biết ngày 19/3/1627 giáo sĩ dòng Tên Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) xuất hiện ở Cửa Bạng (Thanh Hóa). Về sau, những địa phương như Thái Bình, Ninh Bình là những nơi Công giáo xuất hiện sớm nhất trong vùng đồng bằng Bắc bộ. So với các tôn giáo ngoại lai khác như Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thì Công giáo được du nhập vào Việt Nam nói chung, trong đó có vùng đồng bằng Bắc bộ khá muộn. Trong lịch sử, do nhiều nguyên nhân khác nhau, buổi đầu Công giáo không được người Việt nhiệt tình đón nhận mà mãi về sau Công giáo mới chính thức được chấp nhận và từng bước ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của người Việt nói chung trong đó có người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ. Bàn đến ảnh hưởng của Công giáo đối với Việt Nam, các tác giả cuốn “Ảnh hưởng của hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hôm nay” đã nhận xét “Nói đến những ảnh hưởng của văn hóa, tư tưởng Phương Tây ở Việt Nam thì chắc chắn đạo Thiên Chúa là nhân tố đầu tiên trong sự ảnh hưởng này. Và như vậy, trong lịch sử, tôn giáo luôn đóng vai trò là một trong những sứ giả đi đầu trong những cuộc viếng thăm, tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc”. [140;59] Khi Công giáo bắt đầu truyền giáo và phát triển đạo vào Việt Nam thì dân tộc Việt Nam đã có một nền văn hóa bản địa tồn tại hàng nghìn năm. “Nền văn hóa đó trong cơ tầng chứa đựng hàm lượng lớn tam giáo (Phật, Nho, Đạo) và tín ngưỡng dân gian như thờ trời, thờ thần, thờ Mẫu, thờ cúng tổ tiên...”. [33;19] Công giáo mang đậm bản sắc văn hóa của Phương Tây. Nội dung giáo lý của Công giáo đề cao thuyết nhất thần luận, sùng kính Thiên Chúa trên hết mọi sự. Đặc điểm này có phần đối ngược với tín ngưỡng đa thần và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Công giáo là một tôn giáo độc thần nên buổi đầu khi truyền vào Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng Bắc bộ nói riêng đã không chấp nhận tôn giáo và tín ngưỡng bản địa. Người Việt nói chung, trong đó có người Việt đồng bằng Bắc bộ sống trong môi trường văn hóa làng xã trên cơ tầng văn hóa Việt, chịu ảnh hưởng tín ngưỡng bản địa (đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên). Công giáo khi vào Việt Nam đã du nhập vào các làng tạo ra các họ đạo, xứ đạo với cơ cấu tổ chức giống như tổ chức đơn vị hành chính làng xã của người Việt. Không những thế, trong quá trình du nhập của Công giáo vào Việt Nam, để được người Việt chấp nhận, Công giáo đã từng bước hội nhập, giao lưu văn hóa với tín ngưỡng bản địa của người Việt. Đây cũng chính là một đặc điểm cơ bản của Công giáo ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Người Việt Nam dù theo Công giáo nhưng sâu thẳm tâm linh của họ là tâm linh của người Việt. Nói rộng ra, Người Công giáo Việt Nam dù theo tôn giáo độc thần nhưng sống đạo bằng tâm linh đa thần. Đặc điểm này có thể thấy đúng với đa số tín đồ Công giáo người Việt ở vùng đồng bằng Bắc bộ Xét về tang thức, mặc dù Công giáo có hệ thống giáo luật khắt khe nhưng vẫn phải cho phép người Việt giữ đạo Hiếu (tôn kính và thờ phụng tổ tiên). Người Công giáo vốn sống trong môi trường làng xã nên vẫn ảnh hưởng phong tục, tập quán chung của người Việt. Mặc dù vậy, văn hóa nói chung, trong đó có văn hóa tang ma của người Công giáo cơ bản sẽ có điểm khác biệt với văn hóa bản địa của người Việt. Chương 2 QUAN NIỆM VỀ TANG THỨC CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆT Ở BẮC BỘ 2.1 Quan niệm về cái chết và sự tồn tại của con người sau khi chết 2.1.1 Quan niệm của người Việt nói chung 2.1.1.1 Cái chết Theo cách hiểu chung, sự chết xảy ra khi thân xác con người vĩnh viễn ngừng mọi hoạt động, chấm dứt sự tồn tại của con người trên cõi trần gian. Tuy nhiên từ xưa đến nay, sự chết của con người vẫn luôn là bức màn bí ẩn chưa được mở hết và đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Gắn liền với sự phát triển của khoa học, sự hiểu biết của con người về cái chết có sự thay đổi. Trước kia, sự chết được gắn với việc tim và phổi con người ngừng hoạt động. Nhưng sau khi y học phát triển kỹ thuật hồi sức tim phổi thì việc một người ngừng hoạt động tim phổi được cho là chết lâm sàng và người đó vẫn có khả năng sống lại. Đến khi y học phát minh ra điện não đồ với khả năng đo khá chính xác các dòng điện phát ra từ não thì một người xem đã chết khi dòng điện được ghi nhận bằng không. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ, máy đo điện não đồ cũng chưa phán đoán chính xác cái chết của con người vì có thể não còn sống nhưng hoạt động của nó thấp hơn ngưỡng ghi nhận của máy. Ngoài ra, lịch sử y học còn ghi nhận nhiều giai thoại về những người đã được bác sĩ chứng tử nhưng sống lại sau vài ngày nằm trong quan tài. Cùng với sự phát triển của lĩnh vực vật lý lượng tử, gần đây cộng đồng khoa học thế giới đã phải tranh cãi trước đề tài về cái chết của hai nhà khoa học: tiến sĩ Stuart Hameroff, giám đốc Trung tâm nghiên cứu ý thức của Đại học Arizona tại Mỹ và nhà vật lý người Anh Roger Penrose. Hai nhà khoa học này cùng đưa ra giả thuyết về ý thức con người. Theo hai ông, ý thức con người nằm trong những ống siêu nhỏ của tế bào não. Ý thức là kết quả của những tác động do lực lượng tử gây nên những ống siêu nhỏ ấy và ý thức chỉ là sự tương tác của những tế bào thần kinh trong não. Vì thế ý thức là một phần cơ bản của vũ trụ và tồn tại từ khi thời gian bắt đầu. Hai ông cũng lập luận rằng: cảm giác cận kề cái chết xảy ra khi các ống siêu nhỏ mất trạng thái lượng tử nhưng thông tin lượng tử bên trong ống không bị hủy diệt mà chỉ rời cơ thể để quay trở về vũ trụ. Nếu bệnh nhân được cấp cứu kịp thời, thông tin lượng tử sẽ quay trở về các ống. Chứng minh giả thuyết này hai nhà khoa học đã phỏng vấn nhiều bệnh nhân chết lâm sàng sau đó được hồi sinh và được chính họ cho biết cảm giác dường như họ vừa tới thế giới bên kia. Tóm lại, cho đến nay cái chết vẫn đang tiếp tục được khoa học tìm hiểu, khám phá và chưa thể đi đến một nhận định thống nhất. 2.1.1.2 Quan niệm của người Việt nói chung về cái chết Đối với người Việt, cái chết là một phạm trù được quan tâm. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, từ “chết” nằm trong nhóm từ ngữ cổ xưa và được dùng đa nghĩa. Từ “chết” hàm chỉ một số nghĩa: mất khả năng sống, không còn biểu hiện sự sống; mất khả năng hoạt động do hư hỏng; mất tác dụng do đã biến chất; (Trạng thái hoặc hoạt động) đạt đến mức độ quá lắm, như không thể chịu hơn được nữa.[156;161] Xét tron... 3. Giáo dục đạo đức cho con cái 4. Cầu siêu thoát cho tổ tiên 5. Đơn giản chỉ là làm theo phong tục truyền thống C. CÁCH THỨC CỬ HÀNH LỄ TANG PHẬT GIÁO C1. Gia đình quí vị thường làm những công việc gì khi trong nhà có người lâm chung ? 1. Mời sư thầy đến Khai thị 2. Mời ban Hộ niệm đến để trợ niệm cho người lâm chung 3. Khác (ghi rõ) : C2. Ở địa phương quí vị, người vừa qua đời thường để trong thời gian bao lâu thì mới bắt đầu phát tang? 1. Sau 1- 2 giờ 2. Sau 8 giờ 3. Sau 12 giờ 4. Sau 24 giờ 5. Khác (ghi rõ) : C3. Người cử hành các nghi thức trong lễ tang cho người thân qua đời của gia đình quí vị là ai ? 1. Sư thầy 2. Ban tổ chức nhà Tang lễ 3. Người thân hoặc người có kinh nghiệm ở địa phương C4. Thời gian cho việc hoàn tất một lễ tang (sau khi chôn cất xong) trong gia đình hoặc ở địa phương quí vị là bao lâu ? 1. 3 ngày 2. 5 ngày 3. một tuần 4. Khác (ghi rõ): C5. Thời gian diễn ra nghi thức Hộ niệm trong lễ tang của gia đình quí vị là vào lúc nào? 1. Khi người bệnh lâm chung 2. Trước giờ nhập quan và trước khi mọi người đến viếng 3. Trong suốt thời gian diễn ra lễ tang 4. Khác (ghi rõ): C6. Ở địa phương quí vị, cách thức tổ chức lễ tang cho mọi Phật tử có giống nhau không ? 1. Tất cả Phật tử đều giống nhau 2. Có sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn 3. Có sự khác nhau giữa người chết bình thường và người đột tử (tai nạn, tự tử) 4. Khác (ghi rõ) : C7. Trong một lễ tang nói chung ở địa phương của quí vị thường có sự tham gia của những thành phần nào ? 1. Chỉ có người thân và bạn bè người qua đời 2. Người thân, bạn bè và một số hội đoàn liên quan đến tang lễ được gia đình thuê (Hội trống, kèn, Ban Hộ niệm) 3. Hầu hết các gia đình Phật tử và các đoàn thể trong giáo hội Phật giáo địa phương 4. Khác (ghi rõ) : C8. Không khí trong một lễ tang nói chung ở địa phương quí vị như thế nào ? 1. Mọi người khóc lóc thê lương 2. Mọi người bình thường như mọi ngày (vẫn vui cười) 3. Mọi người buồn nhưng không khóc lóc thảm thiết C9. Khi người thân qua đời, gia đình quí vị thường dùng hình thức táng nào ? 1. Địa táng nhưng không Cải táng (đào sâu chôn chặt) 2. Địa táng nhưng có Cải táng 3. Hỏa táng (thiêu xác sau khi qua đời) 4. Khác (ghi rõ)  C10. Mộ người thân đã mất của gia đình quí vị được xây như thế nào ? 1. Đắp đất 2. Xây đơn giản 3. Xây cao, to, đẹp 4. Xây theo hướng được cho là tốt nhất 5. Xây theo kích thước và hướng quy định của nghĩa trang 5. Khác (ghi rõ): C11. Khi viếng mộ người thân hoặc những người khác trong nghĩa địa, quí vị làm thế nào ? 1. Thắp hương, vái lạy trước mộ người quá cố 2. Cúi đầu tưởng niệm 3. Đọc kinh Phật cầu nguyện cho linh hồn người qua đời 4. Đốt vàng mã cho người quá cố 5. Khác (ghi rõ) : C13. Gia đình quí vị thực hiện các nghi thức nào sau lễ tang ? Có Không 1. 3 ngày 2. 49 ngày 3. 100 ngày 4. Giỗ đầu 5. Các giỗ tiếp theo C14. Trong các ngày giỗ và rằm tháng bảy hàng năm, quí vị thường làm những việc gì trong số những việc dưới đây ? 1. Thăm nom, tu sửa phần mộ cho người quá cố 2. Đốt vàng mã cho người quá cố 3. Đọc kinh Phật cầu nguyện cho người quá cố 4. Nhờ thầy làm lễ Cầu siêu cho người quá cố 5. Khác (ghi rõ): C15. Theo quí vị việc tổ chức ăn uống trong lễ tang của gia đình và ở địa phương quí vị hiện nay như thế nào ? 1. Ăn uống đơn giản như thường ngày 2. Có làm cỗ mời người thân thích nhưng đơn giản 3. Làm cỗ to mời đông đảo bà con, bạn bè 16.a Để tổ chức một lễ cầu siêu cho người thân đã mất, gia đình quí vị thường phải làm gì ? 1. Chuẩn bị rất nhiều vàng mã và các đồ lễ khác 2. Mời các sư và ban Hộ niệm làm lễ 3. Chỉ mời một thây và chuẩn bị đồ lễ đơn giản 4. Khác (ghi rõ) : C16b. Quí vị tổ chức lễ cầu siêu cho người đã chết với mục đích gì ? 1. Thực hành một nghi lễ bắt buộc của Phật giáo 2. Làm theo phong tục chung của người Việt 3. Cầu mong cho người thân đã qua đời được siêu thoát lên « cõi Phật »(cõi Cực lạc) 4. Khác (ghi rõ) : C17.a Khi người thân mất, gia đình quí vị có lựa chọn hình thức hỏa táng không ? 1. Có 2. Không C17. b Lý do để gia đình quí vị lựa chọn hình thức hỏa táng cho người thân đã mất? 1. Đây là hình thức táng phổ biến của Phật giáo 2. Hình thức này sạch sẽ và văn minh 3. Chi phí cho hỏa táng rẻ hơn việc mua đất để chôn 4. Khác (ghi rõ) : C18. Xin quí vị cho biết, so với trước kia quan niệm và cách tổ chức lễ tang hiện nay ở gia đình hoặc địa phương nơi quí vị đang sống có thay đổi không? 1. Có một số thay đổi so với trước 2. Không thay đổi so với trước Nếu quan niệm và cách tổ chức lễ tang hiện nay có sự thay đổi, quí vị vui lòng ghi rõ các biểu hiện thay đổi vào bảng dưới đây? 1. Về hình thức táng: 2. Về vấn đề cúng giỗ: 3. Về vấn đề ăn uống : 4. Về việc xây lăng mộ: 5. Khác (ghi rõ) : C19a. Quí vị hoặc gia đình quí vị có dùng vàng mã để đốt cho người thân đã mất không ? 1. Thường xuyên dùng vàng mã 2. Thỉnh thoảng dùng đồ vàng mã 3. Chưa dùng đồ vàng mã bao giờ C19b. Nếu dùng vàng mã, quí vị hoặc gia đình quí vị thường dùng vào các dịp nào ? 1. Trong lễ tang khi người thân vừa qua đời 2. Trong các ngày giỗ, tết 3. Trong rằm tháng bảy 4. Trong ngày rằm, mùng 1 hàng tháng 5. Trong các lễ cầu siêu, cầu an của gia đình 6. Khi đi lễ tại Đình, Đền, Phủ 7. Khi đi lễ tại Chùa 8. Khác (ghi rõ) : C19c. Quí vị hoặc gia đình quí vị dùng vàng mã để đốt cho người thân đã mất với mục đích gì ? 1. Để người thân có đồ dùng ở « thế giới bên kia » 2. Thấy người khác làm thì làm theo 3. Khác (ghi rõ): XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN QUÍ VỊ ! II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Bảng 1. Thông tin chung Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Giới tính Nam 59 25.2 Nữ 175 74.8 2. Năm sinh Từ 13- 18 tuổi 15 6.4 Từ 19 – 50 tuổi 80 34.1 Từ 51 tuổi trở lên 139 59.4 3. Tỉnh Hà Nội 52 22.2 Bắc Ninh 47 20.1 Ninh Bình 41 17.5 Thái Bình 46 19.7 Nam Định 48 20.5 4. Trình độ học vấn Không biết chữ 4 1.7 Tiểu học 33 14.1 THCS 74 31.6 THPT 53 22.6 TC/CD trở lên 27 11.5 Đại học trở lên 37 15.8 5.Nghề nghiệp Nông dân 87 37.2 Công nhân 15 6.4 Cán bộ hưu trí 65 27.8 Học sinh, sinh viên 14 6.0 Dịch vụ và nghề tự do 30 12.8 Nghề khác 23 9.8 6. Đã quy y hay chưa Là Phật tử đã quy y 157 67.1 Là người có cảm tình với phật giáo 77 32.9 Bảng 2. Quan niệm về thần thức (linh hồn) Số người trả lời Tỷ lệ % Có linh hồn 212 90.6 Không có linh hồn 10 4.3 Nửa tin nửa không 12 5.1 Bảng 3. Quan niệm về sự chết Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Quan niệm về sự chết 1. Chết là hết 32 13.7 2. Sau khi chết sẽ tiếp tục một cuộc sống mới ở ‘thế giới bên kia’ 202 86.3 2. Quan niệm tồn tại thế giới sau khi chết Có 211 90.2 Không 11 4.7 Nửa tin nửa không 12 5.1 3. Tin vào sự tái sinh (đầu thai) Có 211 90.2 Không 23 9.8 Nửa tin nửa không Bảng 4. Tin vào sự phù hộ hoặc sự chi phối ảnh hưởng từ phía người chết đối với người đang sống  Số người trả lời Tỷ lệ % Có 193 82.5 Không 20 8.5 Nửa tin nửa không 21 9.0 Bảng 5. Vấn đề thờ cúng tổ tiên Số người trả lời Tỷ lệ % Có nên thờ cúng tổ tiên 1. Có 228 97.4 2. không 2 0.9 3. Thờ cũng được không thờ cũng được 4 1.7 Thực hành cúng giỗ tổ tiên Có 233 99.6 Không 1 0.4 Mục đích cúng giỗ tổ tiên 1. Cầu mong sự phù hộ của tổ tiên 181 77.4 2. Giữ đạo hiếu 194 82.9 3. Giáo dục đạo đức cho con cái 192 82.1 4. Cầu siêu thoát cho tổ tiên 141 60.3 5. Đơn giản chỉ là làm theo phong tục truyền thống 26 11.1 Bảng 6. Việc làm khi gia đình có người lâm chung Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Mời sư thầy đến Khai thị 109 46.6 2. Mời ban Hộ niệm đến để trợ niệm cho người lâm chung 157 67.1 3. Ý kiến khác 56 23.9 Bảng 7. Thời gian bắt đầu nghi thức phát tang Số người trả lời Tỷ lệ % Sau 1-2 giờ 13 5.6 Sau 8 giờ 47 20.1 Sau 12 giờ 44 18.8 Sau 24 giờ 129 55.1 Bảng 8. Người cử hành nghi thức lễ tang Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Sư Thầy 87 37.2 1. Ban tổ chức nhà Tang lễ 92 39.3 2. Người thân hoặc người có kinh nghiệm ở địa phương 141 60.3 Bảng 9. Thời điểm diễn ra nghi thức Hộ niệm Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Khi người bệnh hấp hối 54 23.1 2. Trước giờ nhập quan và trước khi mọi người đến viếng 153 65.4 3. Trong suốt thời gian diễn ra lễ tang 21 9.0 4. Ý kiến khác: Buổi tối sau khi đã làm lễ phát tang 6 2.6 Bảng 10. Cách thức tổ chức lễ tang cho mọi người có giống nhau không ? Số người trả lời Tỷ lệ % 1.Tất cả đều giống nhau 130 55.6 2. Có sự khác nhau giữa người chết trẻ và người chết cao tuổi 83 35.5 3. Có sự khác nhau giữa người chết bình thường và người chết bất thường (tai nạn, đột tử) 61 26.1 Bảng 11. Các thành phần tham dự lễ tang Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Chỉ có người thân và bạn bè người qua đời 21 9.1 2. Người thân, bạn bè và một số hội đoàn liên quan đến tang lễ được gia đình thuê (Hội trống, kèn, Ban Hộ niệm) 202 87.8 3. Hầu hết các gia đình Phật tử và các đoàn thể trong giáo hội Phật giáo địa phương 61 26.8 Bảng 12. Không khí trong một lễ tang Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Mọi người khóc thê lương 68 29.4 2. Mọi người bình thường 4 1.7 3. Mọi người buồn nhưng không khóc thảm thiết 162 69.2 Bảng 13. Các hình thức táng hiện nay Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Địa táng nhưng không Cải táng (đào sâu chôn chặt) 17 7.4 2. Địa táng nhưng có Cải táng 186 79.5 3. Hỏa táng (thiêu xác sau khi qua đời) 56 23.9 4. ý kiến khác  2 0.9 Bảng 14. Hình thức lăng mộ hiện nay Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Đắp đất 55 23.7 2. Xây đơn giản 111 47.6 3. Xây cao, to, đẹp 42 18.0 4. Xây theo hướng được cho là tốt nhất 62 26.6 5. Xây theo kích thước và hướng quy định của nghĩa trang 46 19.8 Bảng 15. Các nghi thức chính khi viếng mộ Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Thắp hương, vái lạy trước mộ người quá cố 220 94.0 2. Cúi đầu tưởng niệm 101 43.2 3. Đốt vàng mã cho người quá cố 87 37.3 4. Đọc kinh Phật cầu nguyện cho linh hồn người qua đời 94 40.2 Bảng 16. Cử hành các nghi thức sau lễ tang Số người trả lời Tỷ lệ % 1. 3 ngày 190 81.2 2. 49 ngày 217 92.7 3. 100 ngày 212 90.6 4. Giỗ đầu 215 91.9 5. Các giỗ tiếp theo 210 89.7 Bảng 17. Những việc làm trong các ngày giỗ và rằm tháng bảy hàng năm Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Thăm nom, tu sửa phần mộ cho người quá cố 123 52.6 2. Đốt vàng mã cho người quá cố 125 53.4 3. Đọc kinh Phật cầu nguyện cho người quá cố 130 55.6 3. Nhờ thầy làm lễ Cầu siêu cho người quá cố 137 58.5 Bảng 18. Cách tổ chức ăn uống trong tang lễ Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Ăn uống đơn giản như thường ngày 32 13.6 2. Có làm cỗ mời họ hàng thân thích nhưng đơn giản 174 74.4 3. Làm cỗ to mời đông đảo bà con bạn bè 28 12.0 Bảng 19. Lễ cầu siêu cho người thân đã mất Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Chuẩn bị cho lễ cầu siêu 1. Chuẩn bị rất nhiều vàng mã và các đồ lễ khác 100 42.7 2. Mời các sư và ban Hộ niệm làm lễ 102 43.6 3. Chỉ mời một thầy và đồ lễ đơn giản 97 41.5 2. Mục đích tổ chức cầu siêu 1. Thực hành một nghi lễ bắt buộc của Phật giáo 48 20.7 2. Làm theo phong tục chung của người Việt 72 30.8 3. Cầu mong cho người thân đã qua đời được siêu thoát lên « cõi Phật » 207 88.5 4. Khác (ghi rõ) : để người chết được thanh thản 59 25.2 Bảng 20. Hỏa táng Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Có chọn hỏa táng 1. Có 106 45.3 2. Không 128 54.7 2. Lý do chọn hỏa táng 1. Đây là hình thức táng phổ biến của Phật giáo 33 14.1 2. Hình thức này sạch sẽ và văn minh 88 37.6 3. Chi phí cho hỏa táng rẻ hơn việc mua đất để chôn 25 10.7 Bảng 21. Sự thay đổi trong lễ tang hiện nay so với trước kia Số người trả lời Tỷ lệ % Có thay đổi so với trước 1. Có 123 52.6 2. Không 111 47.4 Các biểu hiện thay đổi 1. Thay đổi hình thức táng 77 62.9 2. Thay đổi hình thức cúng giỗ 44 53.6 3. Thay đổi cách tổ chức ăn uống 65 79.3 4. Thay đổi hình thức xây lăng mộ 89 72.2 Bảng 22. Về vấn đề dùng vàng mã Số người trả lời Tỷ lệ % Tần suất dùng vàng mã 1. Thường xuyên 50 21.5 2. Thỉnh thoảng 169 72.2 3. Chưa bao giờ dùng 15 6.3 Thời điểm dùng vàng mã 1. Trong lễ tang khi người thân vừa qua đời 129 55.3 2. Trong các ngày giỗ, tết 177 75.8 3. Trong rằm tháng bảy 203 86.6 4. Trong ngày rằm, mùng 1 hàng tháng 93 39.6 5. Trong các lễ cầu siêu, cầu an của gia đình 135 57.7 6. Khi đi lễ tại Đình, Đền, Phủ 14 32.2 7. Khi đi lễ tại Chùa 69 29.3 Mục đích dùng vàng mã 1. Để người thân có đồ dùng ở « thế giới bên kia » 197 84.2 2. Thấy người khác làm thì làm theo 53 22.6 PHỤ LỤC 1C Mẫu 3. Lễ tang của người Việt Bắc Bộ là tín đồ Công giáo I. NỘI DUNG BẢNG HỎI PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN (Về vấn đề tang lễ hiện nay của tín đồ Công giáo người Việt ở đồng bằng Bắc bộ) Kính thưa quí vị! Xuất phát từ niềm tin tưởng vào triết lý sống và chết, con người thuộc các cộng đồng, dân tộc khác nhau trên toàn thế giới thực hành các nghi lễ cho người đã chết. Vì vậy, tang lễ là một trong số những nghi lễ rất phổ biến của các cộng đồng người. Tuy nhiên, quan niệm và cách thức tiến hành tang lễ của các cộng đồng (nhất là những người theo các tôn giáo khác nhau) thì thường có nhiều điểm không giống nhau. Tang lễ của người Việt theo Công giáo chắc chắn cũng có rất nhiều điểm khác biệt so với tang lễ của người Việt không theo Công giáo. Với mục đích tìm hiểu nghi lễ tang ma của Công giáo, chúng tôi xin mời quí vị tham gia trả lời phiếu tham dò ý kiến này. Trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của quí vị! PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN (Đánh dấu tích bên cạnh một hoặc nhiều phương án quí vị lựa chọn) A1. Giới tính của quí vị: 1. Nam 2. Nữ A2. Năm sinh (tuổi) của quí vị: A3. Nơi cư trú hiện nay của quí vị (ghi rõ giáo họ hoặc giáo xứ và thuộc huyện, tỉnh nào?) A4. Trình độ học vấn cao nhất (ghi số phù hợp vào dòng ):. (Không biết chữ = 0, Tiểu học = 1, Trung học cơ sở = 2, Phổ thông trung học =3, Trung cấp/ cao đẳng hoặc tương đương = 4, đại học trở lên= 5) A5. Nghề nghiệp (nghề dành nhiều thời gian nhất) hiện nay của quí vị 1. Nông dân 2. Công nhân 3. Cán bộ hưu trí 4. Học sinh, sinh viên 5. Dịch vụ và nghề tự do 6. Khác (ghi rõ): A6. Xin quí vị cho biết, ở địa phương quí vị nhà thờ không? Nếu có xin ghi cụ thể tên và địa chỉ nhà thờ ?......................................................................................... A7. Xin quí vị cho biết thông tin về tỷ lệ (% ) người theo Công giáo ở địa phương quí vị ? (Câu này nếu quý vị không nắm chi tiết chỉ cần nêu con số tương đối) 1. Số lượng dân cư của làng /khu dân phố nơi quí vị đang sống 2. Tỷ lệ người theo Công giáo 4.Tỷ lệ người không theo Công giáo QUAN NIỆM VỀ SỰ CHẾT (Đánh dấu tích ở cột bên cạnh cho một hoặc nhiều phương án quí vị lựa chọn) B1. Quí vị có tin trong mỗi con người đều có hai phần: thể xác và linh hồn không ? 1. Có 2. Không 3. Nửa tin nửa không B2. Quí vị có tin vào sự tồn tại « Thiên đàng » và « Địa ngục » không ? 1. Có 2. Không 3. Nửa tin nửa không B3. Quí vị quan niệm như thế nào về sự chết ? 1. Chết là hết 2. Sau khi chết sẽ tiếp tục một cuộc sống mới ở ‘thế giới bên kia’ 3. Khác (ghi rõ): B4. Quí vị có tin vào sự « Phục sinh » không ? 1. Có 2. Không Quí vị tham dự các lễ Phục sinh tại địa phương với mục đích gì ? 1. Thực hành một nghi lễ bắt buộc của người Công giáo 2. Tin tưởng vào sự « Phục sinh » của Chúa 3. Cầu mong sự « Phục sinh » của người thân đã qua đời 4. Khác (ghi rõ) : B5. Quí vị có tin vào sự phù hộ hoặc sự chi phối ảnh hưởng từ phía người chết đối với người đang sống ? 1. Có 2. Không 3. Nửa tin nửa không C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH TANG LỄ CÔNG GIÁO C1. Gia đình quí vị thường làm gì khi trong nhà có người lâm chung ? 1. Mời cha xứ đến làm phép xức dầu 2. Tập trung đọc kinh cầu nguyện tại gia đình người lâm chung 3. Khác (ghi rõ) : C2. Ở địa phương quí vị, người vừa qua đời thường để trong thời gian bao lâu thì mới bắt đầu phát tang ? 1. Sau 1- 2 giờ 2. Sau 8 giờ 3. Sau 12 giờ 4. Sau 24 giờ 5. Khác (ghi rõ) : C3. Việc cử hành lễ tang cho người thân của quí vị được thực hiện ở những địa điểm nào ? 1. Tại gia đình 2. Tại nhà thờ 3. Tại Vườn Thánh 4. Khác (ghi rõ): C4. Người cử hành các nghi thức trong lễ tang ở địa phương quí vị là ai ? 1. Linh mục chính xứ 2. Phó tế 3. Trùm trưởng 4. Khác (ghi rõ): C5. Thời gian cho việc hoàn tất một lễ tang (sau khi chôn cất xong) trong gia đình hoặc ở địa phương quí vị là bao lâu ? 1. 3 ngày 2. 5 ngày 3. một tuần 4. Khác (ghi rõ): C6. Thời gian diễn ra thánh lễ an táng tại nhà thờ ở địa phương quí vị là bao lâu ? 1. Khoảng 1h - 1h30 phút 2. Khoảng 2 giờ 3. Khoảng 3 giờ 4. Khác (ghi rõ): C7. Ở địa phương quí vị, cách thức tổ chức lễ tang cho mọi người trong cộng đoàn Kitô hữu có giống nhau không ? 1. Tất cả giáo dân đều giống nhau 2. Có sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn 3. Có sự khác nhau giữa người lỗi đạo và người không lỗi đạo 4. Khác (ghi rõ) : C8. Ở giáo họ/ giáo xứ của quí vị, một lễ tang thường có sự tham gia của những thành phần nào ? 1. Chỉ có người thân và bạn bè người qua đời 2. Người thân và một số hội đoàn liên quan đến tang lễ được gia đình thuê (Hội trống, kèn Tây, Hát) 3. Hầu hết giáo dân và các đoàn thể trong Cộng đoàn Kitô hữu 4. Khác (ghi rõ) : C9. Không khí trong một lễ tang nói chung ở địa phương quí vị như thế nào ? 1. Mọi người khóc lóc thê lương 2. Mọi người bình thường như mọi ngày (vẫn vui cười) 3. Mọi người buồn nhưng không khóc lóc thảm thiết 4. Khác (ghi rõ) : C10. Hiện nay ở địa phương quí vị, người Công giáo khi qua đời được chôn ở nơi nào ? 1. Vườn Thánh (nghĩa địa riêng của người Công giáo) 2. Chôn xen lẫn trong cùng một nghĩa địa với những người không theo Công giáo ở cùng làng hoặc xã. 3. Chôn chung cùng nghĩa địa với người không theo Công giáo nhưng có một khu vực riêng C11. Hiện nay ở địa phương quí vị, những người lỗi đạo khi qua đời có được cử hành thánh lễ trong nhà thờ không ? 1. Không 2. Được cử hành thánh lễ giống những người không lỗi đạo 1. Có nhưng không được đưa vào bên trong nhà thờ C12. Hiện nay ở địa phương quí vị, những người lỗi đạo khi qua đời có được an táng ở Vườn Thánh (nghĩa địa của người Công giáo) không ? 1. Có 2. Không Nếu được an táng thì người lỗi đạo đó an táng ở vị trí nào ? 1. Theo gia đình 2. Góc Vườn Thánh 3. Khác(ghi rõ) : C13. Khi người thân qua đời, gia đình quí vị thường dùng hình thức táng nào ? 1. An táng một lần (đào sâu chôn chặt) 2. Cải táng 3. Thiêu xác sau khi qua đời 4. Khác (ghi rõ) : C14. Mộ người thân đã mất của gia đình quí vị được xây như thế nào ? 1. Đắp đất 2. Xây đơn giản 3. Xây cao, to, đẹp 4. Xây theo hướng được cho là tốt nhất 5. Xây theo kích thước và hướng qui định của ban quản lý Vườn Thánh (nghĩa địa) 6. Khác (ghi rõ) C15. Khi viếng mộ người thân hoặc người đồng đạo, quí vị làm thế nào ? 1. Thắp hương, vái lạy trước mộ người quá cố 2. Cúi đầu tưởng niệm làm dấu thánh giá 3. Đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người quá cố 4. Đốt vàng mã cho người quá cố 5. Khác (ghi rõ) : C16. Gia đình quí vị có hay không thực hiện các nghi thức sau lễ tang ? Có Không 1. 3 ngày 2. 49 ngày 3. 100 ngày 4. Giỗ đầu 5. Các giỗ tiếp theo C17.Theo quí vị có nên thờ cúng tổ tiên không ? 1. Có 2. Không 3. Thờ cũng được hoặc không thờ cũng được C18. Gia đình quí vị có thực hành thờ cúng tổ tiên không ? 1. Có 2. Không Nếu có thực hành thì gia đình quí vị thực hành nghi thức thờ cúng tổ tiên với mục đích gì ? 1. Cầu mong sự phù hộ của tổ tiên 2. Giữ đạo hiếu 3. Giáo dục đạo đức cho con cái 4. Cầu siêu thoát cho tổ tiên 5. Đơn giản chỉ là làm theo phong tục truyền thống C19. Trong tháng kính nhớ tổ tiên, quí vị thường làm những việc gì ? 1. Thăm nom, tu sửa phần mộ cho người quá cố 2. Đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố 3. Xin lễ cầu nguyện cho người quá cố 4. Đốt vàng mã cho người quá cố 5. Khác (ghi rõ): C20. Theo quí vị, việc tổ chức ăn uống trong lễ tang của gia đình và ở địa phương quí vị hiện nay như thế nào ? 1. ăn uống đơn giản như thường ngày 2. Có làm cỗ mời người thân thích nhưng đơn giản 3. Làm cỗ to mời đông đảo bà con, bạn bè C21. Xin quí vị cho biết, so với trước kia quan niệm và cách tổ chức tang lễ hiện nay ở gia đình hoặc địa phương nơi quí vị đang sống có thay đổi không? 1. Có một số thay đổi so với trước 2. Không thay đổi so với trước C22. Nếu quan niệm và cách tổ chức tang lễ hiện nay có sự thay đổi, quí vị vui lòng ghi rõ các biểu hiện thay đổi vào bảng dưới đây? 1. Về hình thức táng 2. Về vấn đề cúng giỗ 3. Về vấn đề ăn uống  4. Về việc xây lăng mộ 5. Về bàn thờ tổ tiên 5. Khác (ghi rõ) : C23. Quí vị hoặc gia đình quí vị có dùng vàng mã để đốt cho người thân đã mất không ? 1. Thường xuyên dùng vàng mã 2. Thỉnh thoảng dùng đồ vàng mã 3. Chưa dùng đồ vàng mã bao giờ Nếu dùng vàng mã, quí vị hoặc gia đình quí vị thường dùng vào các dịp nào ? 1. Trong lễ tang khi người thân vừa qua đời 2. Trong các ngày giỗ, tết 3. Trong rằm tháng bảy 4. Trong ngày rằm, mùng 1 hàng tháng 8. Khác (ghi rõ): Quí vị hoặc gia đình quí vị dùng vàng mã để đốt cho người thân đã mất với mục đích gì ? 1. Để người thân có đồ dùng ở « thế giới bên kia » 2. Thấy người khác làm thì làm theo 3. Khác (ghi rõ): XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN QUÍ VỊ ! II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Bảng 1. Thông tin chung Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Giới tính Nam 106 45.5 Nữ 127 54.5 2. Năm sinh Từ 13- 18 tuổi 48 20.6 Từ 19 – 50 tuổi 156 67.0 Từ 51 tuổi trở lên 29 12.4 3. Tỉnh Hà Nội 68 29.2 Ninh Bình 54 23.2 Thái Bình 52 22.3 Nam Định 59 25.3 4. Trình độ học vấn Tiểu học 22 9.4 THCS 52 22.3 THPT 75 32.2 TC/CD trở lên 31 13.3 Đại học trở lên 53 22.7 5.Nghề nghiệp Nông dân 51 21.9 Công nhân 33 14.2 Cán bộ hưu trí 30 12.9 Học sinh, sinh viên 12 5.2 Dịch vụ và nghề tự do 67 28.8 Nghề khác 40 17.2 Bảng 2. Quan niệm về linh hồn Số người trả lời Tỷ lệ % Có linh hồn 222 95.3 Không có linh hồn 2 0.9 Nửa tin nửa không 9 3.9 Bảng 3. Quan niệm về sự chết Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Quan niệm về sự chết 1. Chết là hết 13 5.6 2. Sau khi chết sẽ tiếp tục một cuộc sống mới ở ‘thế giới bên kia’ 220 94.4 2. Quan niệm tồn tại Thiên đàng và Địa ngục Có 218 93.6 Không 2 0.9 Nửa tin nửa không 13 5.6 Bảng 4. Quan niệm về Phục sinh Số người trả lời Tỷ lệ % Tin vào sự Phục sinh Có 220 94.4 Không 13 5.6 Mục đích tham dự lễ Phục sinh 1. Thực hành một nghi lễ bắt buộc của người Công giáo 82 35.2 2. Tin tưởng vào sự Phục sinh của Chúa 198 85.0 3. Cầu mong sự “Phục sinh” của người thân đã qua đời 79 33.9 Bảng 5. Vấn đề thờ cúng tổ tiên Số người trả lời Tỷ lệ % Tin vào sự phù hộ của người chết với người đang sống Có 166 71.2 Không 38 16.3 Nửa tin nửa không 29 12.4 Có nên thờ cúng tổ tiên Có 206 88.4 không 8 3.4 Thờ cũng được không thờ cũng được 19 8.2 Thực hành cúng giỗ tổ tiên Có 229 98.3 Không 4 1.7 Mục đích cúng giỗ tổ tiên 1. Cầu mong sự phù hộ của tổ tiên 107 45.9 2. Giữ đạo hiếu 205 88.0 3. Giáo dục đạo đức cho con cái 120 51.5 4. Đơn giản chỉ là làm theo phong tục truyền thống 48 20.6 Bảng 6. Việc làm khi gia đình có người lâm chung Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Mời cha xứ đến làm phép Xức dầu 225 96.6 2. Tập trung đọc kinh cầu nguyện tại gia đình người lâm chung 161 69.1 Bảng 7. Thời gian bắt đầu nghi thức phát tang Số người trả lời Tỷ lệ % Sau 1-2 gio 11 4.7 Sau 8 gio 52 22.3 Sau 12 gio 54 23.2 Sau 24 gio 113 48.5 Ý kiến khác: không biết 3 1.3 Bảng 8. Người cử hành nghi thức lễ tang Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Linh mục chính xứ 225 96.6 2. Phó tế 24 10.3 3. Trùm trưởng 7 3.0 Bảng 9. Thời gian hoàn tất lễ tang Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Trong vòng 3 ngày 212 91.0 2. Từ 4- 5 ngày 12 5.2 3. Khoảng một tuần trở lên 6 2.6 4. Ý kiến khác: 2 ngày 3 1.3 Bảng 10. Thời gian diễn ra Thánh lễ an táng tại nhà thờ Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Khoảng 1h -1h30 204 87.6 2. Khoảng 2 giờ 28 12.0 3. Khoảng 3 giờ 1 0.4 Bảng 11. Cách thức tổ chức lễ tang cho các đối tượng giáo dân Số người trả lời Tỷ lệ % 1.Tất cả giáo dân đều giống nhau 169 72.5 2. Có sự khác nhau giữa người chết trẻ và người chết cao tuổi 50 21.5 3. Có sự khác nhau giữa người lỗi đạo và người không lỗi đạo 37 15.9 Bảng 12. Các thành phần tham dự lễ tang Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Chỉ có người thân và bạn bè người qua đời 4 1.7 2. Người thân, bạn bè và một số hội đoàn liên quan đến tang lễ được gia đình thuê (Hội trống, kèn Tây, hội Hát) 116 49.8 3. Hầu hết giáo dân và các đoàn thể trong Cộng đoàn Kitô hữu 183 78.5 Bảng 13. Không khí trong một lễ tang Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Mọi người khóc thê lương 37 15.9 2. Mọi người bình thường 5 2.1 3. Mọi người buồn nhưng không khóc thảm thiết 191 82.0 Bảng 14. Địa điểm chôn người Công giáo Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Vườn Thánh (nghĩa địa riêng của người Công giáo) 135 58.2 2. Chôn xen lẫn trong cùng một nghĩa địa với những người không theo Công giáo ở cùng địa phương 56 24.1 3. Chôn chung cùng nghĩa địa với người không theo Công giáo nhưng có một khu vực riêng 53 22.8 Bảng 15. Tang lễ cho người lỗi đạo Số người trả lời Tỷ lệ % Người lỗi đạo có được cử hành thánh lễ an táng trong nhà thờ 1. Không 76 32.9 2. Được cử hành thánh lễ giống những người không lỗi đạo 106 45.5 3. Có nhưng không được đưa vào bên trong nhà thờ 51 21.9 Người lỗi đạo có được chôn ở Vườn Thánh 1. Có 174 74.7 2. Không 59 25.3 Vị trí chôn trong Vườn Thánh 1. Theo gia đình 183 78.5 2. Góc riêng dành cho người lỗi đạo 45 19.3 Bảng 16. Các hình thức táng hiện nay Có Không Tổng số người được hỏi Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ (%) 1. Địa táng nhưng không Cải táng (đào sâu chôn chặt) 160 68.7 73 31.3 233 2. Địa táng nhưng có Cải táng 80 34.3 153 65.7 233 3. Hỏa táng (thiêu xác sau khi qua đời) 5 2.1 228 97.9 233 4. ý kiến khác : thiêu cốt sau khi cải táng 1 0.4 232 99.6 233 Bảng 17. Hình thức lăng mộ hiện nay Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Đắp đất 32 13.7 2. Xây đơn giản 85 36.5 3. Xây cao, to, đẹp 46 19.7 4. Xây theo hướng được cho là tốt nhất 64 27.5 5. Xây theo kích thước và hướng quy định của nghĩa trang 79 33.9 Bảng 18. Các nghi thức khi viếng mộ Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Thắp hương, vái lạy trước mộ người quá cố 95 40.8 2. Chắp tay, làm dấu thánh giá để cầu nguyện 117 50.2 3. Đốt vàng mã cho người quá cố 0 0.0 4. Đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người qúa cố 188 80.7 Bảng 19. Cử hành các nghi thức sau lễ tang Số người trả lời Tỷ lệ % 1. 3 ngày 101 43.3 2. 49 ngày 84 36.1 3. 100 ngày 191 82.0 4. Giỗ đầu 189 81.1 5. Các giỗ tiếp theo 194 83.3 Bảng 20. Những việc làm trong tháng kính nhớ tổ tiên Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Thăm nom, tu sửa phần mộ cho người quá cố 191 82.3 2. Đốt vàng mã cho người quá cố 0 0.0 3. Đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố 175 75.4 3. Xin lễ cầu nguyện cho người quá cố 191 82.3 Bảng 21. Qui mô tổ chức ăn uống trong tang lễ Số người trả lời Tỷ lệ % 1. Ăn uống đơn giản như thường ngày 25 10.7 2. Có làm cỗ mời họ hàng thân thích nhưng đơn giản 192 82.4 3. Làm cỗ to mời đông đảo bà con bạn bè 16 6.9 Bảng 22. Sự thay đổi trong lễ tang hiện nay so với trước kia Số người trả lời Tỷ lệ % Có thay đổi so với trước 1. Có 123 52.8 2. Không 110 47.2 Các biểu hiện thay đổi 1. Thay đổi hình thức táng 85 36.5 2. Thay đổi hình thức cúng giỗ 118 50.6 3. Thay đổi cách tổ chức ăn uống 129 55.4 4. Thay đổi hình thức xây lăng mộ 139 59.7 5. Thay đổi về bàn thờ tổ tiên 134 57.5 Bảng 23. Về vấn đề dùng vàng mã Số người trả lời Tỷ lệ % Tần suất dùng vàng mã 1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 4 1.7 3. Chưa bao giờ dùng 229 98.3 PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN PHỤ LỤC 2A. ẢNH LIÊN QUAN LỄ TANG CÔNG GIÁO Một số hình ảnh về lễ tang Công giáo ở khu vực nội thành Hà Nội (tư liệu điền dã ngày 5/6/2013 tại Vườn Thánh – Phùng Khoang – Từ Liêm Hà Nội) Lễ đưa tang ra phần mộ Bố trí các khu mộ ở vườn Thánh Phùng Khoang Khu mộ người lớn - nam giới và người đồng trinh Khu mộ trẻ con Một số hình ảnh về lễ tang Công giáo (tư liệu điền dã tại Vụ Bản Nam Định tháng 10/ 2011) Nghi thức viếng xác Nghi thức truy điệu Nghi thức di quan đến nhà thờ THÁNH LỄ AN TÁNG TẠI NHÀ THỜ NGHI THỨC DI QUAN TỪ NHÀ THỜ ĐẾN NƠI AN TÁNG Phụ lục 2B. Một số hình ảnh về lễ tang Phật giáo 1. Một số hình ảnh về lễ tang của tăng ni Phật giáo (Tư liệu điền dã ngày 6/9/ 2013 tại Gia Bình – Bắc Ninh) Nghi thức viếng Nghi thức truy điệu Nghi thức di quan An táng nơi phần mộ 2. Một số hình ảnh về lễ tang của tín đồ Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ (tư liệu điền dã do tác giả thực hiện tại Bắc Ninh tháng 7/2012) Bàn thờ vong linh Nghi thức Khai Thị và Hộ niệm sau khi phát tang Nghi thức truy điệu Nghi thức di quan đến nơi táng Nhà tang lễ- nơi cử hành nghi thức hỏa táng Nghi thức Hộ niệm trước khi hỏa táng Nghi thức tiễn biệt trước khi táng DANH MỤC NHỮNG NGƯỜI PHỎNG VẤN SÂU STT Họ và tên Tuổi Giới tính Tôn giáo Nghề nghiệp Địa chỉ 1 Trịnh Thị Dậu 49 Nữ Phật giáo Nông dân Bắc Ninh 2 Trần Ngọc Đăng 38 Nam Công giáo Linh mục Nam Định 3 Lê Thị Tuyền 44 Nữ Phật giáo Buôn bán Hà Nội 4 Nguyễn Văn Hữu 60 Nam Phật giáo Nhà văn Bắc Ninh 5 Nguyễn Xuân Hữu 46 Nam Công giáo Nghề tự do Hà Nội 6 Trần Văn Kiên 22 Nam Công giáo Sinh viên Ninh Bình 7 Vũ Văn Lãm 65 Nam Công giáo Trùm trưởng họ đạo Nam Định 8 Thích Thanh Liên 47 Nam Phật giáo Nhà sư Bắc Ninh 9 Thích nữ Quảng Thảo 40 Nữ Phật giáo Ni cô Hà Nội 10 Nguyễn Thanh Thảo 45 Nữ Công giáo Nghề tự do Hà Nội 11 Phạm Huy Thông 62 Nam Công giáo Nghiên cứu Hà Nội 12 Vũ Trí Tiến 40 Nam Công giáo Bác sĩ Hà Nội 13 Mai Văn Tuấn 22 Nam Công giáo Sinh viên Nam Định 14 Nguyễn Văn Vinh 57 Nam Phật giáo Cán bộ văn hóa Bắc Ninh 15 Hà Thị Thủy 64 Nữ Phật giáo Buôn bán Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_tang_thuc_cua_nguoi_viet_bac_bo_la_tin_do_phat_giao.doc
  • doctom tat luan an - NCS Le Thi Cuc ton giao hoc.doc
Tài liệu liên quan