Luận án Tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu á - Thái bình dương tới Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ĐỖ LÊ CHI TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC AN NINH TẠI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9310206 HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ĐỖ LÊ CHI TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC AN NINH TẠI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 Chuyên ngành : Quan hệ quốc tế Mã số : 93

pdf171 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu á - Thái bình dương tới Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10206 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS NGUYỄN THÁI YÊN HƯƠNG HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tới Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, tài liệu trong luận án tiến sĩ là trung thực, khách quan. Kết quả nghiên cứu của luận án tiến sĩ chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 NGHIÊN CỨU SINH Đỗ Lê Chi LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án tiến sĩ này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, nghiên cứu sinh đã nhận được sự quan tâm sâu sắc, sự giúp đỡ chân thành, sự hướng dẫn tận tình của nhiều thầy giáo, cô giáo, lãnh đạo, cán bộ quản lý giáo dục, đồng nghiệp, bạn bè và những thành viên trong gia đình. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến tất cả những người đã luôn quan tâm, giúp đỡ nghiên cứu sinh trên con đường khoa học gian khó này. Nghiên cứu sinh đặc biệt biết ơn người hướng dẫn khoa học GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương tận tình hướng dẫn, động viên, thúc giục nghiên cứu sinh vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành công trình này.. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 NGHIÊN CỨU SINH Đỗ Lê Chi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC AN NINH TẠI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 ...................................................... 13 1.1. Lý thuyết về tác động của cấu trúc an ninh khu vực .......................... 13 1.1.1. Cấu trúc an ninh khu vực ..................................................................... 13 1.1.1.1. Khái niệm cấu trúc an ninh khu vực ............................................. 13 1.1.1.2. Dạng thức cấu trúc an ninh khu vực ............................................. 18 1.1.1.3. Sự hình thành và vận động của cấu trúc an ninh khu vực ............ 18 1.1.2. Tác động của cấu trúc an ninh khu vực tới quốc gia ........................... 22 1.1.2.1. Quan điểm về tác động của cấu trúc an ninh khu vực tới quốc gia .....22 1.1.2.2. Cơ chế tác động của cấu trúc an ninh khu vực đối với quốc gia .. 24 1.1.2.3. Nội dung tác động của cấu trúc an ninh khu vực tới quốc gia ..... 25 1.1.3. Cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong một số trường phái lý thuyết quan hệ quốc tế ........................................................... 28 1.1.3.1. Chủ nghĩa hiện thực ...................................................................... 28 1.1.3.2. Chủ nghĩa tự do ............................................................................. 29 1.1.3.3. Chủ nghĩa kiến tạo ........................................................................ 30 1.2. Cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2010 .................................................................................................................. 32 1.2.1. Sự vận động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2010 .................................................................................. 32 1.2.1.1. Giai đoạn Chiến tranh Lạnh ......................................................... 32 1.2.1.2. Giai đoạn Chiến tranh Lạnh kết thúc đến trước năm 2010 .......... 33 1.2.2. Đặc điểm cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2010 .............................................................................................. 34 1.2.2.1. Cấu trúc an ninh khu vực được hình thành và vận động trên cơ sở cân bằng quyền lực ..................................................................................... 34 1.2.2.2. Cơ chế hợp tác đa phương phát triển hơn, ASEAN xác lập vị trí quan trọng hơn trong cấu trúc an ninh khu vực ........................................ 36 1.2.2.3. Sự phân bố lực lượng trong cấu trúc an ninh khu vực từng bước hình thành tầng nấc .................................................................................... 38 1.3. Địa thế chiến lược của Đông Nam Á và Việt Nam trong cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ............................................ 38 1.3.1. Địa thế chiến lược của Đông Nam Á tại khu vực ................................ 38 1.3.1.1. Đông Nam Á là địa bàn tranh chấp chiến lược hàng đầu của nước lớn ............................................................................................................... 38 1.3.1.2. ASEAN có vị trí chiến lược trong tính toán chiến lược của các nước lớn đối với Châu Á - Thái Bình Dương .......................................................... 40 1.3.1.3. Mỗi nước ASEAN có thế mạnh và giá trị địa- chiến lược riêng tại khu vực ....................................................................................................... 40 1.3.2. Giá trị địa - chiến lược của Việt Nam tại khu vực ............................. 41 1.3.2.1. Giá trị địa - chính trị ................................................................... 41 1.3.2.2. Giá trị địa - kinh tế ...................................................................... 42 1.3.2.3. Giá trị địa - an ninh ..................................................................... 44 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 45 CHƯƠNG 2: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC AN NINH TẠI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN NAY VÀ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM .................................................................................... 47 2.1. Vận động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương từ 2010 đến nay và sự tham gia của Việt Nam ............................................ 47 2.1.1. Những nhân tố tác động tới sự vận động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn từ 2010 đến nay ........................ 47 2.1.1.1. Tình hình và các xu thế nổi bật của thế giới và khu vực ............... 47 2.1.1.2. Tương quan lực lượng, chuyển dịch quyền lực và sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn ...................................................................... 52 2.1.2. Sự vận động của cấu trúc an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn từ 2010 đến nay .............................................................................. 57 2.1.2.1. Mỹ củng cố, mở rộng và thay đổi cấu trúc “Trục và Nan hoa” ... 57 2.1.2.2. Trung Quốc thiết lập, phát triển tập hợp “Đàn sếu bay” ............. 61 2.1.2.3. Cơ chế, khuôn khổ hợp tác do ASEAN làm trung tâm .................. 65 2.1.3. Sự tham gia của Việt Nam trong cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ........................................................................................... 68 2.1.3.1. Chủ trương và hoạt động tham gia của Việt Nam trong cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ........................................... 68 2.1.3.2. Đóng góp của Việt Nam trong xây dựng cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ................................................................ 70 2.2. Tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tới Việt Nam giai đoạn từ 2010 đến nay ....................................................... 74 2.2.1. Tác động tới môi trường an ninh ......................................................... 74 2.2.1.1. Thay đổi môi trường an ninh và quan hệ quốc tế tại khu vực ...... 74 2.2.1.2. Bản chất và hình thức xử lý các vấn đề an ninh khu vực thay đổi, nguy cơ xung đột cục bộ gia tăng song ít khả năng nổ ra chiến tranh ...... 78 2.2.1.3. Đông Nam Á là trọng điểm tranh chấp chiến lược nước lớn, mang đến cả thách thức và cơ hội cho ASEAN .................................................... 82 2.2.2. Tác động tới không gian phát triển ...................................................... 85 2.2.2.1. Không gian sinh tồn của Việt Nam bị thu hẹp trước việc Trung Quốc thiết lập và mở rộng vận hành cấu trúc “Đàn sếu bay” ............................ 85 2.2.2.2. Chính sách cạnh tranh giữa các nước lớn trên lĩnh vực kinh tế thương mại đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam............................................................................................................. 90 2.2.2.3. Việt Nam có cơ hội phát huy giá trị địa - chiến lược đặc thù, thúc đẩy hành lang kinh tế Đông - Tây, chủ động đảm bảo không gian phát triển cân đối, bền vững ....................................................................................... 96 2.2.3. Tác động tới vị thế quốc gia ................................................................ 99 2.2.3.1. Vị thế quốc gia tăng lên, Việt Nam có điều kiện thay đổi về chất năng lực bảo đảm môi trường an ninh và không gian phát triển của mình ............ 99 2.2.3.2. Việt Nam có cơ hội tác động vào tiến trình định hình cấu trúc an ninh và tham gia giải quyết các vấn đề chung tại khu vực ...................... 104 2.2.3.3. Là tâm điểm cọ xát chiến lược của nước lớn, Việt Nam gặp khó khăn trong quan hệ đối ngoại với nước lớn và xử lý quan hệ nội bộ ASEAN ....... 106 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 109 CHƯƠNG 3: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC AN NINH TẠI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TỚI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................................................. 111 3.1. Dự báo tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tới Việt Nam đến năm 2030 ............................................................ 111 3.1.1. Dự báo về các yếu tố tác động đến cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ...................................................................................... 111 3.1.1.1. Xu hướng phát triển tại khu vực .................................................. 111 3.1.1.2. Tương quan lực lượng và chiều hướng chiến lược của các nước lớn .................................................................................................................. 114 3.1.1.3. Tương lai của ASEAN và các cơ chế do ASEAN làm trung tâm . 116 3.1.2. Dự báo các kịch bản về cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2030 .......................................................................... 118 3.1.2.1. Kịch bản 1: Chưa có được một cấu trúc bao trùm, tổng thể mà tiếp tục tồn tại đồng thời hai tiểu cấu trúc do Mỹ và Trung Quốc dẫn dắt, vừa riêng biệt, vừa đan xen; ASEAN duy trì vai trò “trung tâm” trong khó khăn .................................................................................................................. 118 3.1.2.2. Kịch bản 2: Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung dẫn tới xung đột vũ trang hoặc thỏa hiệp phân chia ảnh hưởng; các dạng thức cấu trúc hiện có bị phá vỡ; ASEAN không còn duy trì được vai trò trung tâm ............. 120 3.1.2.3. Kịch bản 3: Các cường quốc khu vực ủng hộ, tạo không gian cho một dạng thức cấu trúc bao trùm do ASEAN thực sự giữ vai trò trung tâm ....... 122 3.1.3. Dự báo tác động của các kịch bản về cấu trúc an ninh khu vực tới lợi ích của Việt Nam ......................................................................................... 123 3.2. Khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam ......................................... 128 3.2.1. Cần đánh giá đúng mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng cấu trúc an ninh khu vực với lợi ích quốc gia ........................................................................ 128 3.2.2. Giữ vững môi trường an ninh ............................................................ 132 3.2.3. Bảo đảm không gian phát triển .......................................................... 136 3.2.4. Nâng cao vị thế quốc gia ................................................................... 141 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 145 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................................ 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ADMM+ ASEAN Defence Ministerial Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Meeting Plus ASEAN mở rộng 2 AĐD-TBD Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 3 AM - 5 5 nước ASEAN thuộc Tiểu vùng sông Mekong 4 ANQG An ninh quốc gia 5 ARF Asian Regional Forum Diễn đàn Khu vực Châu Á 6 AS - 5 5 nước ASEAN thuộc Biển Đông 7 ASEAN+1 ASEAN plus One Hợp tác ASEAN và từng bên đối thoại 8 ASEAN+3 ASEAN plus Three Hợp tác ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc 9 BRI Belt and Road Initiative Sáng kiến Vành đai, Con đường 10 CA - TBD Asia Pacific Châu Á - Thái Bình Dương 11 CPTPP Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác toàn diện và Agreement for Trans - Pacific Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Partnership 12 CTAN Cấu trúc an ninh 13 ĐNA Đông Nam Á 14 EAMF Expanded ASEAN Maritime Forum Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng 15 EAS East Asia Summit Hội nghị Cấp cao Đông Á 16 EU European Union Liên minh Châu Âu 17 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do 18 HĐBA Hội đồng Bảo an 19 IPS Indo Pacific Strategy Chiến dịch Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 20 LHQ Liên Hợp quốc 21 NATO North Atlantic Treaty Organization Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương 22 NXB Nhà xuất bản 23 QHQT Quan hệ quốc tế 24 RIMPAC The Rim of the Pacific Exercise Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 25 SCO Shanghai Cooperation Organization Tổ chức hợp tác Thượng Hải 26 TPP Trans - Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Agreenment Bình Dương 27 USD Đồng Đô la Mỹ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các dạng thức cấu trúc an ninh khu vực ............................................. 19 Bảng 2.1. GDP và ngân sách quốc phòng của Mỹ, Trung Quốc, Nga năm 2018 ... 53 Bảng 2.2. Số liệu về nhập khẩu vũ khí của các nước khu vực CA - TBD ......... 812 Bảng 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 .......................... 95 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Cơ chế tác động của cấu trúc an ninh khu vực đối với quốc gia ......... 25 Hình 1.2: Mạng lưới liên kết của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương ................ 36 Hình 1.3: Cơ chế do ASEAN sáng lập ................................................................. 37 Hình 2.1: Tỉ lệ đầu tư trực tiếp của Mỹ và Trung Quốc vào ASEAN ................. 62 Hình 2.2: Số liệu xuất khẩu dầu thô của Việt Nam ............................................. 87 Hình 3.1: Mười nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2030 ................................... 114 Hình 3.2: Dự báo tương quan sức mạnh hải quân giữa Mỹ và Trung Quốc ..... 115 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự tồn tại, phát triển và lợi ích của mỗi quốc gia phụ thuộc lớn vào không gian sinh tồn và môi trường an ninh của quốc gia đó, bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Trong thời đại toàn cầu hóa, lợi ích của các quốc gia vừa tùy thuộc chặt chẽ nhau hơn, nhưng cũng va đập gay gắt hơn. Điều này tất yếu hình thành những thiết chế, cơ chế để giải quyết xung đột lợi ích nhằm duy trì môi trường hòa bình, hợp tác để các quốc gia cùng phát triển. Những thiết chế, cơ chế đó vận hành trong một khuôn khổ nhất định, thường được gọi là cấu trúc an ninh (CTAN), một dạng thức hệ thống mà trong đó các cơ chế được vận hành trong sự cạnh tranh và hợp tác, cùng tạo nên những cách thức ngăn chặn các xung đột lợi ích, tạo không gian hợp tác, duy trì sự ổn định tương đối của môi trường an ninh chung, đồng thời thúc đẩy hệ thống đó vận động, phát triển phù hợp với tình hình mới, với sự thay đổi của những yếu tố chủ chốt trong hệ thống đó. Cách thức tổ chức và vận hành của cấu trúc đó quyết định hành vi của các chủ thể trong hệ thống cấu trúc. Châu Á - Thái Bình Dương (CA - TBD) là một khu vực địa lý rộng lớn, chiếm 46% diện tích toàn cầu gồm các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á (ĐNA), Nam Á, các quốc gia thuộc Châu Đại Dương và các vùng biển cận kề các quốc gia này thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương. Kể từ năm 1970, Châu Á là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 5% giai đoạn 2010 - 2018 và chiếm 40% GDP toàn cầu (không bao gồm Mỹ), trong đó có một số nền kinh tế lớn nhất thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Chính vì vậy, khu vực CA - TBD được gọi là "Trung tâm của thế giới trong thế kỷ XXI", đầu tàu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trung tâm hợp tác và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, trước hết là giữa Mỹ và Trung Quốc. Quá trình này đang làm thay đổi nhanh chóng tương quan ảnh hưởng và trật tự quyền lực trên thế giới, làm gia tăng sự phức tạp, nhạy cảm và tính khó dự đoán của môi trường địa - chính trị, địa - kinh tế của khu vực CA - TBD. 2 Hiện nay, CTAN tại khu vực CA - TBD vận động theo hướng phức tạp. Điều này đã và đang tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia ở khu vực, nhất là lĩnh vực an ninh, đối ngoại. Điều này đòi hỏi các quốc gia ở CA - TBD phải có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại một cách phù hợp để tận dụng thời cơ do tác động tích cực, đồng thời giảm tối đa thách thức do tác động tiêu cực từ CTAN tại khu vực CA - TBD. Việt Nam là quốc gia có vị trí địa - chiến lược quan trọng tại khu vực CA - TBD, là thành viên có vai trò quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tham gia tích cực các thể chế đa phương, liên kết hợp tác an ninh khu vực. CTAN tại khu vực CA - TBD luôn có tác động trực tiếp, nhanh chóng tới Việt Nam. Việc chủ động nhận diện thời cơ, thách thức do tác động từ CTAN tại khu vực để đề xuất khuyến nghị chính sách phù hợp nhằm bảo đảm lợi ích và an ninh quốc gia (ANQG) Việt Nam là yêu cầu, đòi hỏi cấp bách đặt ra từ thực tiễn. Trong khi đó, khảo sát cho thấy chưa có công trình khoa học đã công bố nào nghiên cứu trực tiếp, chuyên sâu về tác động của CTAN tại khu vực CA - TBD tới Việt Nam. Xuất phát từ tình hình trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tới Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành quan hệ quốc tế (QHQT) là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Lịch sử nghiên cứu nghiên cứu vấn đề Qua khảo sát, nghiên cứu sinh tìm thấy các công trình nghiên cứu về CTAN tại khu vực CA - TBD ở phạm vi khác nhau, có thể sắp xếp thành 04 nhóm chủ yếu. Việc sắp xếp này chỉ mang tính tương đối nhằm giúp nghiên cứu sinh khảo sát một cách có hệ thống. Cụ thể: Một là, nhóm công trình nghiên cứu về lý thuyết cấu trúc an ninh khu vực, cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Cuốn World order (Trật tự thế giới) của Henry Kissinger, do NXB Penguin Books Limited phát hành năm 2014. Sách lý giải về nguyên nhân của sự hòa hợp, xung đột quốc tế; đề cập thách thức đặt ra đối với việc thiết lập một trật tự thế giới ở thế kỷ XXI trong bối cảnh các quốc gia tiếp tục bị chia rẽ sâu sắc bởi quan điểm 3 lịch sử, xung đột vũ trang, khoảng cách công nghệ hay tư tưởng cực đoan về ý thức hệ. Chương 5 và Chương 6 nghiên cứu khu vực Châu Á, so sánh quan điểm cân bằng quyền lực giữa Châu Âu và Châu Á, trật tự khu vực Châu Á và vị trí của Trung Quốc trong trật tự khu vực và thế giới. Do mục tiêu đặt ra, nên sách chưa đề cập, giải thích về CTAN khu vực và tác động của CTAN khu vực tới quốc gia. Cuốn Regional Powers and Security Orders: A Theoretical Framework (Khung lý thuyết về Trật tự an ninh và các cường quốc khu vực) của Robert Stewart - Ingersoll và Derrik Fraizier xuất bản năm 2012. Sách trình bày về khung lý thuyết mới để lý giải vai trò của các cường quốc khu vực trong việc tạo dựng và duy trì trật tự an ninh khu vực. Theo các tác giả, sự biến động của tình hình an ninh quốc tế có liên quan mật thiết với mối quan tâm của các quốc gia đối với khu vực và chịu tác động lớn từ hành động và chính sách của các cường quốc khu vực. Đây là những nội dung được nghiên cứu sinh kế thừa. Do tiếp cận nghiên cứu trật tự an ninh khu vực, nên sách chưa nghiên cứu về CTAN khu vực, tác động của quốc gia tới CTAN khu vực. Cuốn International Relations Theory and the Asia - Pacific (Lý thuyết quan hệ quốc tế và Châu Á - Thái Bình Dương) của G.John Ikenberry và Michael Mastandumo, do NXB Đại học Columbia phát hành năm 2003. Sách đề cập về việc ứng dụng lý thuyết QHQT Phương Tây nghiên cứu thực tế hành vi và chính sách đối ngoại của các quốc gia Châu Á. Nghiên cứu sinh kế thừa nội dung phân tích mối quan hệ giữa ba cường quốc có vai trò định hình tương lai kinh tế, chính trị của khu vực CA - TBD là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản trên cả phương diện an ninh và kinh tế trong sách để phân tích sự vận động của CTAN tại khu vực CA - TBD. Cuốn Regional Security Structures in Asian (Những cấu trúc an ninh khu vực ở Châu Á) của Ashok Kapor, do NXB Routledge xuất bản năm 2003, tái bản năm 2013 đã đề cập đến những vấn đề nghiên cứu sinh quan tâm trong quá trình nghiên cứu luận án. Ashok Kapor cho rằng việc giải thích các mối QHQT ở Châu Á giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới II đã quá nhấn mạnh đến tác động của yếu tố Chiến tranh Lạnh, do đó chưa đánh giá một cách đầy đủ, đúng mức về những nhân tố khác như sự xuất hiện của các cường quốc khu vực, xung đột và cách thức giải 4 quyết xung đột trong khu vực. Sách nhận diện những nhân tố này để tiếp cận, lý giải về những hình thái quan hệ phức tạp ở ba khu vực chính của Châu Á là Bắc Á, ĐNA và Nam Á. Do cách tiếp cận, nên sách chưa nghiên cứu về tác động của CTAN tại khu vực CA - TBD đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hai là, nhóm công trình nghiên cứu về tổng thể cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Cuốn Asia - Pacific Rebalance 2025: Capabilities, Presence and Partnerships (Tái cân bằng Châu Á - Thái Bình Dương 2025: Khả năng, sự hiện diện và quan hệ đối tác), do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế công bố năm 2016. Sách đánh giá độc lập về Chiến lược Quốc phòng Mỹ tại CA - TBD, đưa ra những kiến nghị và đề xuất nhằm tiếp tục duy trì chính sách tái cân bằng. Sách khảo sát, đánh giá toàn diện các nhân tố trong khu vực có ảnh hưởng đến chiến lược và lợi ích của Mỹ, như vai trò, vị trí của các nước đồng minh, đối tác và tổ chức khu vực; chính sách và hành động của các nước lớn; khoảng cách về tiềm lực quân sự giữa các nước. Nghiên cứu sinh kế thừa kết quả nghiên cứu này để phân tích cơ chế hình thành và vận động của CTAN tại khu vực CA - TBD, đưa ra dự báo và khuyến nghị chính sách của Việt Nam. Trong cuốn Bilateralism, Multilateralism and Asia - Pacific Security (Chủ nghĩa song phương, đa phương và An ninh Châu Á - Thái Bình Dương) do NXB Routledge phát hành, William T.Tow và Brendan Taylor tập hợp 13 bài viết của các học giả uy tín trên thế giới về mối quan hệ giữa các cơ chế hợp tác song phương và đa phương đối với an ninh và ổn định ở khu vực CA - TBD. Sách phản bác nhận định cho rằng hai cơ chế này phủ nhận nhau trong hợp tác an ninh, dần dần cơ chế đa phương sẽ thay thế cơ chế song phương; từ đó nhấn mạnh cơ chế đa phương và song phương có thể song song tồn tại, và đóng góp vai trò quan trọng trong duy trì an ninh và hợp tác khu vực. Sách cung cấp dữ liệu tin cậy giúp nghiên cứu sinh phân tích đặc điểm của CTAN tại khu vực CA - TBD. Cuốn Multilateral Asian Security Architecture: Non - ASEAN Stakeholders (Cấu trúc an ninh đa phương Châu Á: Vai trò của các quốc gia ngoài ASEAN) của See Seng Tan do NXB Taylor & Francis Ltd xuất bản năm 2017. Sách phân tích, 5 so sánh vai trò, vị trí của 5 quốc gia (Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Indonesia) đối với CTAN khu vực này kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Qua đó nhận định, cùng với ASEAN, 5 quốc gia này cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hình và duy trì cơ chế hợp tác đa phương ở Châu Á. Vì thế, khi nghiên cứu CTAN nói chung và cơ chế hợp tác đa phương nói riêng ở khu vực này chúng ta không thể không xem xét đến các quốc gia lớn có lợi ích ở đây. Sách là tài liệu tham khảo hữu ích với các học giả, nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề an ninh, chính trị Châu Á và các tổ chức liên kết quốc tế. Cuốn Cục diện thế giới đến 2020 do Phạm Bình Minh chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2010. Sách phân tích, suy luận và dự báo về cục diện thế giới, xu hướng phát triển toàn cầu, trong đó tập trung vào khu vực CA - TBD và ĐNA với những yếu tố có tác động trực tiếp đến an ninh, ổn định khu vực như các thách thức an ninh phi truyền thống, mối quan hệ giữa các nước lớn có lợi ích ở khu vực là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản Những vấn đề này được nghiên cứu sinh kế thừa và tiếp tục phát triển trong luận án. Cuốn Con đường củng cố An ninh và Hợp tác ở Đông Á của Nguyễn Quang Thuấn, do NXB Khoa học xã hội, xuất bản năm 2016. Sách nghiên cứu chuyên sâu về tình hình Đông Á; phân tích chính sách của các nước lớn đối với khu vực, đặc biệt là triển khai chính sách của Trung Quốc, Ấn Độ; ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và tổ chức ASEAN đối với các vấn đề an ninh khu vực; đánh giá về các vấn đề an ninh của Đông Á, hạt nhân của toàn khu vực CA - TBD. Sách phân tích thực trạng và nhấn mạnh yêu cầu cần có những thiết chế an ninh đa phương phù hợp tại khu vực để giúp kiểm soát các vấn đề tại khu vực, thúc đẩy xu hướng hợp tác, phát triển tại Đông Á. Ba là, nhóm công trình nghiên cứu về các yếu tố chủ chốt trong cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Cuốn Shifting Power in Asia - Pacific (Chuyển dịch quyền lực ở Châu Á - Thái Bình Dương) của Fels Enrico, được NXB Springer phát hành năm 2017. Sách khảo sát một cách hệ thống về sự thay đổi của cán cân quyền lực trong khu vực, phân tích sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, mối quan hệ cạnh tranh Mỹ - Trung, quan hệ song phương giữa 6 cường quốc trung bình trong khu vực (Úc, 6 Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và Pakistan) với Mỹ và Trung Quốc. Đặc biệt, sách so sánh sức mạnh và ảnh hưởng của 44 quốc gia ở khu vực này đối với QHQT trong 20 năm qua dựa trên 55 tiêu chí. Cuốn Asian Waters: The struggle over the Asia Pacific and the Strategy of Chinese Expansion (Vùng biển Châu Á: Tranh chấp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Chiến lược bành trướng của Trung Quốc) của Humphrey Hawksley. Sách nghiên cứu tranh chấp trên biển, trong đó tập trung vào chiến lược của Trung Quốc, nỗ lực tìm kiếm mối quan hệ với Mỹ nhằm tạo nên thế cân bằng chiến lược của một số quốc gia yếu hơn trong khu vực, đồng thời nhận định, dự báo về khả năng hiện thực hóa tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên biển và mối quan hệ liên minh mới giữa Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan để đối phó với tham vọng này. Cuốn The New ASEAN in Asia - Pacific and Beyond (Một ASEAN mới vượt ra ngoài phạm vi Châu Á - Thái Bình Dương) của Shaun Narine, do NXB Lynne Rienner xuất bản năm 2018. Sách đề cập 8 vấn đề gồm (i) ASEAN trong thế kỷ XXI; (ii) Lịch sử ASEAN: Ra đời và Khủng hoảng; (iii) Cải cách hậu khủng hoảng; (iv) Chủ nghĩa thể chế khu vực; (v) Mối quan hệ với Trung Quốc; (vi) Mối quan hệ với Hoa Kỳ; (vii) ASEAN và các cường quốc khu vực; và (viii) Vai trò của ASEAN. Sách là công trình nghiên cứu công phu, toàn diện về ASEAN. Sách có giá trị tham khảo đối với nghiên cứu sinh khi phân tích về ASEAN và vai trò của ASEAN đối với sự hình thành và phát triển của CTAN tại khu vực CA - TBD. Cuốn Asia - Pacific Security: US, Australia and Japan and the New Security Triangle (Mỹ, Úc, Nhật Bản và sự hình thành tam giác an ninh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) của William Tow, Mark Thomson, Yoshimobu Yamanoto, Satu Limaye, do NXB Routledge phát hành năm 2008. Sách nghiên cứu quan hệ hợp tác an ninh giữa ba quốc gia này và khả năng áp dụng mô hình ba bên ở khu vực CA - TBD; nghiên cứu lý thuyết và thực trạng quan hệ Mỹ, Úc, Nhật Bản, trên cơ sở đó đánh giá tác động đối với mạng lưới liên minh song phương của Mỹ tại khu vực, cũng như mối liên hệ giữa tình hình an ninh, chính trị khu vực với tình hình chính trị nội bộ trong mỗi nước. Đây là những vấn đề được nghiên 7 cứu sinh khi kế thừa khi đánh giá về CTAN tại khu vực CA - TBD. Cuốn Thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc: Những điều chỉnh chính sách với Mỹ và các tác động tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Nguyễn Thái Yên Hương chủ biên, được NXB Chính trị Quốc gia phát hành năm 2015. Sách khảo sát, phân tích chuyên sâu các vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc, trọng tâm là: (i) Chính sách với Mỹ từ sau Đại hội 18, nhân tố trong và ngoài nước tác động đến chính sách Trung Quốc đối với Mỹ; (ii) Vị trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc; (iii) Những điều chỉnh cơ bản trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội 18 nói chung và với Mỹ nói riêng; (iv) Sự ứng phó của lãnh đạo nước này đối với chính sách và hành động thực tiễn của Mỹ trong quan hệ hai nước. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra dự báo về điều chỉnh trong chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ, quan hệ Mỹ - Trung, cũng như tác động của chúng đối với khu vực CA - TBD. Luận án tiến sĩ, Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh Châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh, Lê Hải Bình, Học ... các quốc gia [36; tr.16-19]. Bảng 1.1 phần nào cho thấy mỗi dạng thức cấu trúc tồn tại hình thái một quan hệ đặc trưng giữa các nước lớn và các khả năng phân cực riêng. Khi có sự chuyển dịch từ dạng thức này sang dạng thức khác, mối quan hệ và khả năng phân cực cũng thay đổi theo. Sự vận động của cấu trúc còn thể hiện qua sự thay đổi trong các xu hướng tập hợp lực lượng tại khu vực thông qua các hình thức liên minh, liên kết, thường 22 do các cường quốc có ảnh hưởng dẫn dắt. Theo các nhà hiện thực chủ nghĩa, khi CTAN khu vực diễn ra sự chuyển dịch từ dạng thức dựa trên sức mạnh bá quyền sang dạng thức cân bằng quyền lực sẽ có hiện tượng hình thành các xu hướng tập hợp lực lượng đối trọng nhau được chi phối, dẫn dắt bởi cường quốc tại vị và cường quốc mới nổi. Đồng thời, nguy cơ xung đột xảy ra tại khu vực cũng lớn hơn. Đối với các nước vừa và nhỏ, bên cạnh lựa chọn tham gia vào các tập hợp lực lượng do nước lớn dẫn dắt, các nước này có thể tự tập hợp lại thông qua các cơ chế hợp tác riêng để hạn chế sự phụ thuộc vào nước lớn. Ngoài ra, các khuôn khổ, cơ chế hợp tác là một yếu tố cấu thành quan trọng của CTAN khu vực vì thế sự vận động của cấu trúc còn biểu hiện qua sự điều chỉnh, thay đổi trong hệ thống các khuôn khổ, cơ chế hợp tác tại khu vực. Theo một số học giả như Keohane, Acharya và Johnston, các cơ chế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác của các quốc gia và trong hệ thống quốc tế luôn tồn tại những quy định, nguyên tắc, luật lệ quy định và phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia. Như vậy, CTAN khu vực là một bộ phận cốt lõi cấu thành hệ thống quốc tế tại khu vực. Sự hình thành và vận động của cấu trúc chịu sự tác động mạnh mẽ của tương quan lực lượng giữa các chủ thể chính, sự chuyển dịch quyền lực và tình hình liên quan đến an ninh đang nổi lên ở khu vực. Được định nghĩa là hình thái quan hệ giữa các nước trong khu vực trên lĩnh vực chính trị - an ninh nên sự vận động của cấu trúc trước hết được thể hiện qua sự điều chỉnh trong quan hệ giữa các nước, trực tiếp và đáng chú ý nhất là quan hệ giữa các nước lớn, tiếp đó là sự thay đổi trong xu hướng tập hợp lực lượng và sự điều chỉnh trong hệ thống các khuôn khổ, cơ chế hợp tác an ninh - quốc phòng ở khu vực. 1.1.2. Tác động của cấu trúc an ninh khu vực tới quốc gia 1.1.2.1. Quan điểm về tác động của cấu trúc an ninh khu vực tới quốc gia Nghiên cứu tác động của CTAN khu vực đối với quốc gia là nghiên cứu mối quan hệ giữa tổng thể và bộ phận, giữa hệ thống và phần tử cấu thành, vì vậy cần xem xét cả vai trò của CTAN khu vực cũng như vị trí, mức độ ảnh hưởng của các chủ thể quốc gia trong cấu trúc đó. Chủ nghĩa hiện thực nhìn chung đề cao tác động của hệ thống quốc tế đối với quốc gia, tuy nhiên khác nhau về cách nhìn và đánh giá về mức độ tác động. 23 Trong khi Keneth Waltz đề cao vai trò tác động của hệ thống, Robert Gilpin hay Henry Kissinger lại cho rằng sự chi phối của hệ thống chỉ ở mức độ vừa phải và không đồng đều với từng quốc gia. Các cường quốc khu vực được xem là những quốc gia sở hữu sức mạnh tổng hợp cao hơn, và lãnh đạo tiến trình giải quyết các vấn đề an ninh nổi lên để duy trì trật tự khu vực [46]. Theo Robert Steward - Ingersoll và Derrick Frazier, trong hệ thống thứ bậc, các quốc gia đứng đầu luôn sử dụng ưu thế về sức mạnh vượt trội để thiết lập và duy trì CTAN khu vực phù hợp với lợi ích, giá trị và chuẩn mực của mình [83]. Trong khi đó, các quốc gia vừa và nhỏ chịu sự tác động theo chiều thụ động. Trong lý thuyết QHQT, quốc gia vừa (còn gọi là quốc gia tầm trung) được xác định là những quốc gia không phải là siêu cường quốc hay cường quốc nhưng có đủ năng lực để thiết lập ảnh hưởng nhất định trong khu vực, còn nước nhỏ là những quốc gia có năng lực hạn chế và phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ với nước lớn để bảo vệ an ninh và lợi ích của mình. Theo Keohane, “một nước tầm trung là nước mà nhà lãnh đạo cho rằng họ không thể hành động hiệu quả một mình nhưng có thể có tác động mang tính hệ thống đến một nhóm nhỏ thông qua các thể chế quốc tế; một nước nhỏ là nước mà nhà lãnh đạo cho rằng họ không thể hành động một mình hay trong một nhóm nhỏ để tạo ra ảnh hưởng đối với hệ thống quốc tế” [52]. Như vậy, theo Chủ nghĩa hiện thực, trong CTAN khu vực, các nước vừa và nhỏ phụ thuộc chủ yếu vào “luật chơi” do nước lớn áp đặt, thường phải chấp nhận những giá trị, chuẩn mực do nước lớn đặt ra theo tiêu chuẩn nước lớn và phù hợp với lợi ích nước lớn. Theo Neack (1995), trong khi các quốc gia vừa có thêm sự lựa chọn liên minh hay lực lượng để tham gia thì quốc gia nhỏ lại thường phụ thuộc vào một nước lớn cụ thể và chính sách đối ngoại của các quốc gia này sẽ bị can thiệp, chi phối bởi nước lớn để đổi lấy sự ổn định và an ninh [74]. Chủ nghĩa tự do và Chủ nghĩa kiến tạo lại cho rằng trong hệ thống quốc tế nói chung, sự tương tác giữa các quốc gia ngày càng lớn, do đó các nước vừa và nhỏ cũng ngày càng có vị trí quan trọng, không nhất thiết nước yếu luôn bị chi phối và khuất phục bởi nước lớn trong CTAN khu vực [20; tr.34]. Từ cách tiếp cận của các trường phái lý thuyết về vai trò của CTAN khu vực và vị trí của các chủ thể của các loại chủ thể trong cấu trúc, có thể hiểu như sau: 24 Tác động của cấu trúc an ninh khu vực đối với quốc gia là quá trình cấu trúc an ninh khu vực tạo ra các xu hướng vận động trong chính sách, hành vi và điều kiện bảo đảm lợi ích quốc gia của các nước tại khu vực. Với tư cách vừa là tổng thể, vừa là môi trường nên sự tác động của CTAN khu vực đối với quốc gia mang tính tất yếu khách quan. Mỗi cấu trúc là một mẫu hình quan hệ đặc trưng, có những vấn đề và chức năng chung cần giải quyết và với tư cách là phần tử cấu thành, các quốc gia phải tính toán, lựa chọn những công cụ chính sách và hành vi có sự tương hợp nhất định với xu hướng vận động chung của cấu trúc nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của mình. 1.1.2.2. Cơ chế tác động của cấu trúc an ninh khu vực đối với quốc gia Cơ chế tác động của CTAN khu vực đối với quốc gia là mối quan hệ tác động giữa cái tổng thể và cái bộ phận, giữa cái môi trường chung đến môi trường riêng. CTAN khu vực tác động tới quốc gia thông qua các khuôn khổ đã được các thành viên thừa nhận, được thể hiện bởi các quy định về thứ bậc quyền lực, nguyên tắc dựa trên luật pháp quốc tế, cách thức quan hệ giữa các chủ thể, chuẩn mực, giá trị hay định hướng chung cấu trúc hướng đến. Sự tác động của cấu trúc đối với quốc gia diễn ra theo hai hướng chính như sau: Thứ nhất, thông qua khuôn khổ, quy định, CTAN khu vực chi phối chính sách và hành vi đối ngoại của mỗi quốc gia. Thông thường, các quốc gia sẽ phải lựa chọn những chính sách đối ngoại phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực, thể chế chung của khu vực để tìm kiếm cơ hội và tránh những thách thức từ phản ứng ngược của cấu trúc và các chủ thể khác. Trong bối cảnh hội nhập, kết quả của hoạt động đối ngoại của quốc gia có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường an ninh, phát triển của quốc gia cũng như vị thế và sức mạnh của quốc gia trong QHQT. Thứ hai, hệ thống khuôn khổ, luật lệ là công cụ để CTAN khu vực còn thực hiện chức năng duy trì trật tự, giải quyết các vấn đề an ninh nổi lên, thiết lập môi trường quốc tế ở khu vực. Đến lượt mình, trật tự và môi trường khu vực sẽ xác định vi trí, vai trò của từng quốc gia với tư cách là các phần tử đang tồn tại và tương tác trong cấu trúc đồng thời trực tiếp tác động đến môi trường riêng của từng chủ thể có thể theo hướng tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi hay đặt ra những thách thức, khó khăn đối với điều kiện an ninh và phát triển của mỗi quốc gia. 25 Có thể thấy dù theo hướng nào, CTAN khu vực cũng tác động đến ba yếu tố chính chi phối trực tiếp lợi ích quốc gia, bao gồm: môi trường an ninh, không gian phát triển và địa vị quốc gia trong hệ thống quốc tế. Cơ chế tác động giữa CTAN khu vực tới quốc gia mang tính hai chiều, ở chiều ngược lại lợi ích quốc gia sẽ quyết định chính sách và hành vi đối ngoại của các quốc gia, từ đó tạo sự thay đổi trong khuôn khổ, luật chơi và tạo ra sự vận động của CTAN khu vực (Hình 1.1). Hình 1.1: Cơ chế tác động của cấu trúc an ninh khu vực đối với quốc gia CTAN khu vực Khuôn khổ, “luật chơi” Trật tự khu vực, môi trường khu vực Chính sách và hành vi đối ngoại quốc gia Không gian Môi trường LỢI ÍCH QUỐC GIA phát triển an ninh Vị thế quốc gia Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp từ các nguồn tài liệu 1.1.2.3. Nội dung tác động của cấu trúc an ninh khu vực tới quốc gia Cấu trúc an ninh tác động đến lợi ích quốc gia thông qua công cụ là hệ thống các khuôn khổ, “luật chơi”; chi phối trực tiếp lợi ích của một quốc gia thông qua nhiều góc độ, trực tiếp nhất là tới môi trường an ninh và sự phát triển sức mạnh của quốc gia trong hệ thống quan hệ quốc tế. Cụ thể: 26 * Cấu trúc an ninh khu vực tác động tới sự thay đổi ở môi trường an ninh của quốc gia Theo lý thuyết “Tổ hợp an ninh khu vực” của Buzan, an ninh của các quốc gia trong cùng khu vực địa lý gắn kết chặt chẽ với nhau đến mức không thể tách rời do vậy an ninh của mỗi quốc gia luôn đặt trong và chịu sự tác động trực tiếp của môi trường an ninh khu vực. Về nguyên tắc, trong một môi trường an ninh khu vực hòa bình, ổn định được duy trì bởi các khuôn khổ, luật lệ đã được thiết lập thì không gian an ninh xung quanh của các quốc gia được bảo đảm, nguy cơ xung đột cũng giảm do hành vi của các chủ thể đều chịu sự điều chỉnh của luật lệ chung và sẵn sàng cùng hợp tác để giải quyết những vấn đề an ninh chung. Trong những CTAN diễn ra cạnh tranh quyền lực và ảnh hưởng giữa các nước lớn với các xu hướng tập hợp lực lượng khác nhau thì môi trường an ninh khu vực trở nên phức tạp hơn do hệ thống luật lệ để duy trì trật tự hiện có không được tôn trọng và thực hiện đầy đủ. Sự xuất hiện những cơ chế hợp tác, liên kết do các cường quốc khác nhau dẫn dắt có thể khác biệt, thậm chí trái ngược nhau, cơ dẫn đến chia rẽ, xung đột trong khu vực. Môi trường an ninh khu vực phức tạp tác động nhiều chiều đến khả năng bảo vệ an ninh của mỗi quốc gia, nhất là quốc gia vừa và nhỏ. Một mặt, nước nhỏ đứng trước nguy cơ bị uy hiếp, đe dọa về an ninh từ nước lớn khi nước lớn lợi dụng ưu thế vượt trội, bỏ qua luật lệ chung để áp đặt chiến lược; mặt khác sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn cũng tạo cho nước vừa và nhỏ nhiều lựa chọn hơn trong bảo vệ lợi ích của mình. * Cấu trúc an ninh khu vực tác động làm thay đổi năng lực tổng hợp quốc gia Năng lực tổng hợp quyết định quyền lực và sức mạnh của quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, năng lực của mỗi quốc gia chịu sự tác động mạnh mẽ từ yếu tố bên ngoài. Trước hết, sự phân bố quyền lực tác động đến chính sách quốc phòng của quốc gia. Khi CTAN khu vực vận động theo hướng cân bằng quyền lực với sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc và tập hợp lực lượng đối trọng nhau sẽ 27 dẫn đến nguy cơ chạy đua vũ trang giữa các chủ thể, và năng lực quân sự của mỗi quốc gia cũng sẽ tăng lên. Quốc gia nhỏ và vừa có thể lựa chọn tham gia các cơ chế, liên kết để giúp nâng cao khả năng phòng vệ của quốc gia, có thể là liên kết với cường quốc để nhận được sự bảo đảm về an ninh, hoặc liên kết với các quốc gia có chung mối đe dọa và tương đương về năng lực để tạo nên sức mạnh tập thể cùng đối phó với thách thức chung. Cấu trúc an ninh khu vực với các cơ chế, thể chế liên kết sẽ thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ giữa các quốc gia trong việc xây dựng cộng đồng cùng phát triển thịnh vượng. Theo Keohane và Martin, trong phần lớn các trường hợp, tham gia vào các liên kết, tập hợp khu vực sẽ đem đến cho quốc gia cơ hội chia sẻ thông tin, mở rộng quan hệ hợp tác, trong đó có quan hệ thương mại. Tuy nhiên, do CTAN khu vực được định hình và chi phối bởi các nước lớn nên các nước nhỏ khi tham gia vào QHQT sẽ chịu nhiều rủi ro và bất lợi hơn trong việc bảo vệ lợi ích của mình. * Cấu trúc an ninh khu vực tác động đến diễn biến và kết quả quan hệ quốc tế của quốc gia Với tư cách là môi trường diễn ra hành vi đối ngoại của quốc gia, CTAN khu vực tác động đến toàn bộ quá trình quan hệ từ mục tiêu, động cơ, hành vi đến kết quả. Sự thay đổi trong mối quan hệ giữa các nước lớn, sự xuất hiện của các xu hướng tập hợp lực lượng mới hay các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực nổi lên là những biến số quan trọng để các quốc gia đoán định, lựa chọn chính sách và công cụ đối ngoại. Sự tác động của CTAN khu vực trong trường hợp này mang tính thuận hay nghịch, hay đan xen thể hiện qua mức độ thuận lợi, khó khăn của quốc gia trong quá trình lựa chọn và hoạch định chính sách đối ngoại nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của mình trong QHQT. Kết quả QHQT của một quốc gia thể hiện tập trung ở vị thế và ảnh hưởng của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế và khu vực. Thông thường, khi chính sách và quan hệ đối ngoại của quốc gia phù hợp với xu hướng vận động chung của hệ thống sẽ đem lại cơ hội thuận lợi cho quốc gia do có được sự thừa nhận và ủng hộ của các chủ thể khác, đặc biệt là các nước lớn từ đó quốc gia sẽ có điều kiện để nâng cao vai trò, vị trí của mình tại khu vực. Ngược lại, nếu hành vi và chính sách 28 đối ngoại của một quốc gia đi ngược lại với xu hướng chung của các hình thái quan hệ trong cấu trúc sẽ có nguy cơ đối mặt với phản ứng ngược từ cấu trúc và các chủ thể khác. 1.1.3. Cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong một số trường phái lý thuyết quan hệ quốc tế 1.1.3.1. Chủ nghĩa hiện thực Chủ nghĩa hiện thực cho rằng hệ thống quốc tế nằm trong tình trạng vô chính phủ và QHQT là một trò chơi "có tổng bằng không", lý giải về CTAN tại khu vực CA - TBD dựa trên một nguyên tắc phổ biến - là cân bằng quyền lực. Theo các học giả hiện thực, trạng thái ổn định của CTAN khu vực trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh chính là kết quả của sự cân bằng quyền lực giữa hai cực Mỹ - Xô. Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của một siêu cường tạo ra “khoảng trống quyền lực” và sự cạnh tranh đa cực giữa một số cường quốc trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Theo Aaron Friedberg, Châu Á cuối thế kỷ XX có nhiều nét tương đồng với Châu Âu vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX , khi mà các nước lớn tiến hành cuộc chạy đua gay gắt để xác lập vị trí của mình trong một cấu trúc đa cực [48]. Cùng quan điểm đó, Henry Kissinger nhận định “mối quan hệ giữa các quốc gia Châu Á gần như tương tự với hệ thống cân bằng quyền lực của Châu Âu vào thế kỷ XIX ”, “Trung Quốc đang vươn lên vị trí siêu cường”, “những quốc gia Châu Á khác đang tìm kiếm đối trọng để cân bằng với một Trung Quốc đang ngày càng hùng mạnh hơn” và “Mỹ đóng vai trò như một nhân tố chủ chốt để đảm bảo Trung Quốc và Nhật Bản cùng tồn tại trong hòa bình bất chấp sự nghi kỵ lẫn nhau” [63]. Chủ nghĩa hiện thực cho rằng mặc dù có nhiều nét tương đồng nhưng Châu Á giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh tồn tại nhiều yếu tố bất ổn như tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ kết hợp với tranh chấp tài nguyên và chủ nghĩa dân tộc; sự liên kết lỏng lẻo về kinh tế và an ninh trong khi lại thiếu các cam kết rộng rãi về dân chủ hay các thể chế ràng buộc như Châu Âu. Mặt khác, các quốc gia Châu Á bị chia cắt cát cứ về địa lý, đủ gần để “nhìn ngó, dè chừng” nhau nhưng lại thiếu sự thân thiết và cởi mở để cùng nhau xây dựng những giải pháp, thiết chế chung cho trật 29 tự khu vực. Trong bối cảnh đó, ảnh hưởng của Mỹ có ý nghĩa quyết định trong duy trì ổn định tại khu vực và cấu trúc “Trục và Nan hoa” của Mỹ là mô hình giữ vai trò chủ chốt. Bên cạnh luận điểm cân bằng quyền lực, thuyết ổn định nhờ bá quyền cũng là một cơ sở quan trọng để các nhà hiện thực chủ nghĩa phân tích và luận giải CTAN tại khu vực CA - TBD. Các học giả dựa trên lý thuyết này cho rằng CTAN tại khu vực CA - TBD từ sau Chiến tranh Lạnh gắn với vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ [53], theo đó trật tự khu vực do Mỹ thiết lập thông qua các cơ chế hợp tác do Mỹ dẫn dắt không chỉ giúp đối phó thành công với các thách thức chung mà còn duy trì ổn định thông qua CTAN do Mỹ kiểm soát. Các học giả hiện thực cũng nhận định rằng CTAN tại khu vực sẽ thay đổi khi Trung Quốc nổi lên, cạnh tranh trực tiếp với vị trí lãnh đạo của Mỹ, thay đổi trật tự do Mỹ làm trung tâm, và xung đột giữa hai đối thủ là khó tránh khỏi [73]. Theo Alastair Iain Johnston, với văn hóa chính sách thực dụng, Trung Quốc luôn đặt chiến lược tấn công lên trước chiến lược phòng thủ do lo ngại những mối nguy cơ đe dọa từ bên ngoài, như thế sẽ dẫn đến những chính sách và hành động gây bất ổn cho khu vực trong quá trình thiết lập và duy trì vị trí bá quyền của nước này [58; tr.219]. Điều này sẽ gây ra lo ngại và bất ổn trong khu vực, nhất là với các quốc gia Đông Á, khiến các nước này liên minh chặt chẽ với Mỹ hơn; các quốc gia nhỏ khác cũng có xu hướng tăng cường đầu tư quân sự, hợp tác, liên minh với nhau hoặc tham gia vào các thể chế do Mỹ lãnh đạo để bảo vệ mình. 1.1.3.2. Chủ nghĩa tự do Chủ nghĩa tự do cổ điển với ba nhánh chính là chủ nghĩa tự do thương mại, chủ nghĩa tự do dân chủ và chủ nghĩa tự do thể chế đã tiếp cận và lý giải CTAN khu vực ở những phạm vi và góc nhìn khác nhau. Chủ nghĩa tự do thương mại cho rằng cấu trúc khu vực chuyển dịch từ trạng thái đơn cực do Mỹ chi phối sang trạng thái đa cực một cách hòa bình với sự phát triển mạnh mẽ của các cường quốc khác trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Do lợi ích từ sự liên kết và phụ thuộc kinh tế trong hệ thống liên kết khu vực và toàn cầu rất lớn nên Trung Quốc sẽ vươn lên trong hòa bình và chấp nhận tham gia 30 vào cấu trúc hiện có [79]. Theo Dale Copeland, nếu cho Trung Quốc thấy được triển vọng về một mối quan hệ thương mại tích cực thì Mỹ và các cường quốc khác có thể “trấn an” Trung Quốc một cách hiệu quả, từ đó lôi kéo nước này phát triển và gia nhập sân chơi quốc tế một cách hòa bình [42; tr.325-329]. Các học giả của nhánh lý thuyết này cũng nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Mỹ trong việc dẫn dắt khu vực, định hình nên một trật tự ổn định và hòa bình bằng cách xây dựng các mạng lưới liên kết kinh tế và mở cửa thị trường rộng lớn của mình để các nước công nghiệp Châu Á tiếp cận, phát triển kinh tế, từ đó mang lại “tính chính danh” cho các chính thể chuyên chế của khu vực [29; tr.57-82]. Theo các học giả, những tổ chức quốc tế do Mỹ khởi xưởng và lãnh đạo như Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại đã phát huy tốt vai trò truyền bá các chuẩn mực kinh tế của chủ nghĩa tự do Phương Tây vào Châu Á. Nhánh Tân tự do thể chế với các đại diện tiêu biểu như Robert O. Keohan và Robert Alexdrod nhấn mạnh vai trò của các chủ thể phi quốc gia như các tổ chức quốc tế và thể chế đa phương trong việc duy trì CTAN đa cực tại khu vực. Sự xuất hiện của các tổ chức khu vực như ASEAN có vai trò trung tâm, điều phối mối quan hệ và lợi ích giữa các cường quốc trong khu vực. Các cơ chế do tổ chức này khởi xướng như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị ASEAN với các đối tác (ASEAN+), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á (Đối thoại Shangri - La) đã thu hút sự tham gia của hầu hết các cường quốc trong khu vực và được xem như một công cụ hiệu quả để các nước này hợp tác và kiềm chế lẫn nhau, từ đó đảm bảo sự hòa bình và ổn định trong một CTAN đa cực. 1.1.3.3. Chủ nghĩa kiến tạo Chủ nghĩa kiến tạo dựa trên cơ sở bản sắc văn hóa để lý giải tại sao một tổ chức an ninh tập thể như NATO lại không ra đời được tại khu vực CA - TBD. Theo Chris Hemmer và Peter Katzenstein, sau chiến tranh, nhận thức của các nhà hoạch định chính sách Mỹ đối với các quốc gia khu vực Châu Á hoàn toàn khác với nhận thức của họ về các quốc gia Châu Âu. Các nhà hoạch định Mỹ “xem các đồng minh 31 tiềm năng của Mỹ ở khu vực này hoàn toàn khác biệt với họ, theo một cách thấp kém hơn”. Nói cách khác, Mỹ đánh giá cao Cộng đồng xuyên Đại Tây Dương hơn so với Cộng đồng xuyên Thái Bình Dương và cho rằng bản sắc khu vực này đặc trưng bởi sự chia cắt cát cứ, thiếu các nền “dân chủ” thực sự và chủ nghĩa dân tộc ăn sâu không phù hợp với các cam kết an ninh tập thể vì thế không thể thành lập một NATO ở Châu Á [51]. Bên cạnh đó, theo Thomas U.Berger trong nghiên cứu “Quyền lực và Mục đích ở Châu Á - Thái Bình Dương”: Hợp tác ở khu vực Châu Á hẹp hơn và dựa trên sự cân nhắc, đồng thuận do đó khả năng hợp tác cũng mong manh hơn ở Phương Tây. Các nhà kiến tạo cũng dựa trên chuẩn mực và văn hóa của mỗi quốc gia cũng như bản sắc chung của khu vực để giải thích sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa khu vực tại Châu Á, thể hiện tập trung nhất qua sự ra đời của ASEAN. Sự xuất hiện của ASEAN không phải xuất phát từ nhu cầu tập hợp lực lượng để đối phó với một thách thức an ninh chung như lý luận của các nhà hiện thực chủ nghĩa hay từ nhu cầu hội nhập kinh tế như lý giải của các nhà tự do, mà đây là sản phẩm của một nguyện vọng chung, một tầm nhìn chung, một chuẩn mực chung thường được gọi là “Phương cách ASEAN”. Qua “Phương cách ASEAN”, các nhà kiến tạo cũng đưa ra một cách thức tác động khác có thể làm thay đổi hành vi của nhà nước, đó là quá trình xã hội hóa, theo đó sự tương tác xã hội của các chủ thể trong các thể chế quốc tế sẽ dần dần làm thay đổi nhận thức về quy tắc, chuẩn mực, từ đó điều chỉnh hành vi của các quốc gia. Ngoài ra, từ góc độ lịch sử và văn hóa, các học giả kiến tạo chủ nghĩa cũng đã đưa ra những dự báo về sự vận động của CTAN tại khu vực CA - TBD. David Kang cho rằng với truyền thống văn hóa “chư hầu” và thứ bậc, Châu Á sẽ không bất ổn trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các quốc gia sẽ chấp nhận “phù thịnh” Trung Quốc tương tự như chấp nhận sự thống trị của đế quốc Trung Hoa trong lịch sử mấy nghìn năm qua [60]. Đánh giá chung về cách tiếp cận của ba trường phái lý thuyết QHQT đối với khu vực CA - TBD có thể thấy không có ranh giới rõ ràng giữa ba lý thuyết chủ yếu về QHQT. Vì vậy, khi đánh giá, xem xét sự vận động hay triển vọng CTAN 32 khu vực không thể chỉ dựa vào một mô hình lý thuyết riêng lẻ mà cần đặt trong tổng thể các mô hình để xem xét, so sánh, phân tích một cách toàn diện và hệ thống. 1.2. Cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2010 1.2.1. Sự vận động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2010 1.2.1.1. Giai đoạn Chiến tranh Lạnh Cấu trúc an ninh khu vực trong hai thập kỷ đầu của Chiến tranh Lạnh được định hình bởi hai tập hợp lực lượng đối lập giữa một bên là Mỹ và các nước đồng minh, còn một bên là Liên Xô, Trung Quốc và các nước đang tiến hành cuộc chiến tranh chống xâm lược của Mỹ và một số nước Phương Tây. Để thực hiện chính sách chống chủ nghĩa cộng sản, Mỹ đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) và ủng hộ, viện trợ tất cả các quốc gia trong khu vực có xu hướng “chống cộng”. “Viện trợ và nhận viện trợ” là một đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Phillipines trong giai đoạn này. Thông qua viện trợ, Mỹ từng bước tạo ra sự phụ thuộc chặt chẽ để chi phối, lôi kéo các nước này tạo thế “cân bằng quyền lực” cho Mỹ tại khu vực. Chuyển sang giai đoạn cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, CTAN khu vực lại có sự thay đổi khi Trung Quốc theo đuổi chính sách vừa chống Mỹ vừa chống Liên Xô do sự rạn nứt nghiêm trọng trong quan hệ Xô - Trung với đỉnh cao là xung đột quân sự tại biên giới giữa hai nước. Bối cảnh đó đã khiến các quốc gia nhỏ và vừa trong khu vực ĐNA xích lại gần nhau, tìm kiếm hợp tác để tránh bị lôi kéo, phụ thuộc vào quan hệ đối đầu và thỏa hiệp của các nước lớn. Sự ra đời của ASEAN với 5 thành viên ban đầu là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của CTAN khu vực giai đoạn này. Với Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (1971) và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (1976), ASEAN đã chính thức xác lập vị thế trung lập, thân thiện nhưng không liên kết quân sự vì hòa bình và ổn định khu vực. Tuy nhiên, sự thay đổi trong quan hệ "tam giác" Mỹ - Trung - Xô ở những năm cuối thập niên 1970 đầu thập niên 1980 theo hướng Mỹ - Trung liên kết chống Liên Xô đã tạo ra những chuyển biến trong CTAN khu vực. Các quốc gia ở 33 ĐNA bị chia rẽ thành hai phía giữa một bên là ba quốc gia trên bán đảo Đông Dương và một bên các thành viên ASEAN đang nghiêng dần về Mỹ và Phương Tây. Tình hình an ninh bất ổn với xung đột vũ trang giữa các quốc gia trong khu vực. Đánh giá về CTAN tại khu vực CA - TBD thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhiều học giả cho rằng CTAN khu vực chuyển dịch theo sự điều chỉnh của mối quan hệ "tam giác" Mỹ - Trung - Xô, trong đó, phần lớn thời gian Trung Quốc đóng vai trò như một “con lắc” dao động giữa Mỹ và Liên Xô, lợi dụng xung đột giữa hai siêu cường này để đạt mục tiêu phát triển và tạo dựng vị trí của mình trong trật tự thế giới và khu vực. 1.2.1.2. Giai đoạn Chiến tranh Lạnh kết thúc đến trước năm 2010 Cấu trúc an ninh khu vực giai đoạn này đặc trưng bởi 4 yếu tố quan trọng là vị trí lãnh đạo và siêu cường số một của Mỹ tại khu vực, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, vai trò gia tăng của ASEAN và sự phát triển mạnh mẽ của các thể chế đa phương trong khu vực. Hệ thống chủ nghĩa xã hội sụp đổ và Liên Xô tan rã đã đưa Mỹ lên vị trí siêu cường số một trên thế giới, cho phép nước này trở thành nhân tố lãnh đạo và dẫn dắt các cơ chế hợp tác về an ninh chính trị, quân sự ở khu vực CA - TBD, trong đó chủ yếu là hợp tác song phương. Bên cạnh củng cố quan hệ chặt chẽ với các đồng minh truyền thống là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines và Thái Lan, Mỹ quan tâm tìm kiếm và mở rộng quan hệ hợp tác an ninh, quân sự với các đối tác tiềm năng ở khu vực như Singapore, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ để mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Bên cạnh yếu tố Mỹ, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc cũng tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi trong CTAN khu vực ở giai đoạn này. Trung Quốc bắt đầu thiết lập ảnh hưởng của mình trong khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác an ninh với các quốc gia xung quanh; tham gia các diễn đàn chính trị, kinh tế, an ninh khu vực, tham gia vào việc "làm dịu" tình hình ở bán đảo Triều Tiên, bình thường hoá và tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, là đối tác đối thoại với ASEAN, tham gia ARF và chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác” ở quần 34 đảo Trường Sa. Trung Quốc bắt đầu nổi lên như một nhân tố có khả năng cạnh tranh trực tiếp với vai trò chủ chốt của Mỹ trong CTAN tại khu vực CA - TBD. Trong cục diện đó, ASEAN đã tiến hành các hoạt động để khẳng định vị trí của mình trong việc định hình CTAN khu vực. Năm 1999, ASEAN thực hiện thành công ý tưởng xây dựng một ASEAN gồm đủ 10 quốc gia ĐNA. Bên cạnh tăng cường mối liên kết nội khối, ASEAN đã chủ động thúc đẩy các tiến trình đối thoại đa phương ở khu vực về hợp tác an ninh - chính trị với các ý tưởng về những khuôn khổ hợp tác đa dạng cũng như thiết lập quan hệ tham vấn với một loạt tổ chức quốc tế và khu vực. Với vai trò tích cực của ASEAN, CTAN tại khu vực CA - TBD giai đoạn này đã xuất hiện một loạt các cơ chế hợp tác đa phương về an ninh, quân sự như Hợp tác ASEAN và từng Bên Đối thoại (ASEAN +1), Hợp tác ASEAN và Trung Quốc, Nhận Bản, Hàn Quốc (ASEAN +3), ARF, ADMM kèm theo đó là các công cụ pháp lý như Tuyên bố ASEAN về Biển Đông (1992), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (1995), Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (2002) Các diễn đàn hợp tác này đã trở thành “sân chơi” chung thu hút sự tham gia của các nước lớn trong khu vực, có tác dụng điều hòa lợi ích và sự cạnh tranh giữa các bên tham gia. 1.2.2. Đặc điểm cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2010 1.2.2.1. Cấu trúc an ninh khu vực được hình thành và vận động trên cơ sở cân bằng quyền lực Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, CTAN khu vực chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc cạnh tranh quyền lực Mỹ - Xô với hệ thống đồng minh và tập hợp lực lượng của mỗi bên. Trung Quốc chuyển động giữa hai cực, tận dụng mọi cơ hội để phát triển đồng thời khẳng định vai trò của mình trong trật tự khu vực. Tuy nhiên, với mạng lưới đồng minh thân thiết, chặt chẽ và ổn định theo mô hình “Trục và Nan hoa”, Mỹ chiếm ưu thế về tương quan lực lượng và ảnh hưởng so với Liên Xô tại CA - TBD và trở thành nhân tố chi phối sự vận động của CTAN khu vực. 35 Sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2010, vai trò chủ chốt, chi phối của Mỹ đối với CTAN khu vực được củng cố hơn khi Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới. Cấu trúc “Trục và Nan hoa” vẫn tiếp tục được duy trì và nâng tầm theo hướng vừa củng cố quan hệ giữa “trục” và “các nan hoa” truyền thống, vừa tăng cường quan hệ giữa “các nan hoa” với nhau hoặc mở rộng quan hệ giữa “nan hoa” và các đối tác phù hợp trong khu vực để tạo nên mạng lưới an ninh rộng lớn xoay xung quanh “trục” Mỹ. Hình 1.2 thể hiện hệ thống liên kết an ninh của Mỹ tại khu vực gồm nhiều vòng, với Mỹ là trung tâm, vòng thứ nhất là mạng lưới quan hệ liên minh giữa Mỹ với 5 đồng minh truyền thống, vòng thứ hai là là hợp tác giữa Mỹ với các đối tác chiến lược truyền thống và mới nổi, vòng thứ ba là với các nước đối tác chiến lược tiềm năng Mỹ đang muốn lôi kéo và vòng ngoài cùng là các nước có quan hệ hợp tác an ninh một cách linh hoạt. Giữa các vòng lại có quan hệ đan xen, chặt chẽ với nhau thành một mạng lưới quan hệ hợp tác nhiều cấp độ tại khu vực. Xuyên suốt giai đoạn này, Mỹ vẫn duy trì vị trí lãnh đạo chi phối, tuy nhiên Trung Quốc đang ngày càng nổi lên như nhân tố thực sự quan trọ...ới thể chế chính trị của Việt Nam. Quan hệ Mỹ - Trung hiện bước vào giai đoạn xung đột gay gắt, là mâu thuẫn đối kháng, trong đó chiến tranh thương mại là “phần nổi” của “tảng băng” cạnh tranh chiến lược không khoan nhượng. Kết quả của cuộc xung đột này trong thập 144 niên tới sẽ là yếu tố lớn nhất chi phối tình hình khu vực và toàn cầu, dẫn tới một trật tự mới, và cấu trúc an ninh mới cho toàn khu vực CA - TBD. Còn khó có thể dự báo được kết quả đó, song Mỹ đang chiếm ưu thế, ở thế mạnh, có nhiều đồng mình, bạn bè, có quốc lực lớn hơn, nắm ưu thế về khoa học - công nghệ trong khi Trung Quốc ở tình thế lép vế hơn trong những yếu tố trên. Đặc điểm này đang giúp định hình chính sách của ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng trong xử lý quan hệ với hai siêu cường khu vực này. Cũng giống như nhiều nước ASEAN, Việt Nam đạt được lợi ích lớn nhất khi Mỹ và Trung Quốc duy trì sự đối kháng chiến lược ở mức có kiểm soát, đồng thời hợp tác giữa hai nước không dẫn tới những thỏa hiệp song phương bỏ qua lợi ích của nước nhỏ. Để củng cố điều này trong bối cảnh tình hình mới, Việt Nam cần phát huy hơn nữa thế mạnh của mình, mạnh dạn nắm một vị trí lãnh đạo, đi đầu trong ASEAN, thúc đẩy hình hành những cơ chế hợp tác an ninh mới có tính ràng buộc, hướng tới một cấu trúc an ninh mới tại khu vực rộng lớn AĐD - TBD, lấy Châu Á làm trung tâm, ĐNA là trọng điểm, trong đó Việt Nam đóng vai trò thực sự có ý nghĩa. Tiến trình hoạch định và triển khai yêu cầu trên sẽ nảy sinh xung đột giữa các chương trình hợp tác giữa ASEAN - Mỹ/Bộ Tứ với ASEAN - Trung Quốc. Đây là vấn đề ASEAN/Việt Nam cần giải quyế trên nguyên tắc hướng tới mục tiêu thiết lập một không gian phát triển bền vững cho cả Cộng đồng. Tạo được môi trường phát triển tại ĐNA, trong đó có cân bằng ảnh hưởng Mỹ - Trung và bảo đảm được sự gắn kết trong ASEAN là những yêu cầu không thể thiếu. Cũng như các nước khác trong ASEAN, Việt Nam không thể không tham gia BRI cũng như các sáng kiến hợp tác liên khu vực do Trung Quốc dẫn dắt, tuy nhiên Việt Nam cần nỗ lực tạo ra một sự tham gia theo những chủ trương, nguyên tắc chung trong ASEAN, các chương trình hợp tác của từng quốc gia ASEAN với Trung Quốc cần theo những chủ trương, nguyên tắc đó và dưới danh nghĩa hợp tác ASEAN - Trung Quốc, tránh việc Trung Quốc tách rời từng nước ASEAN. Về chính sách với hai nước, Việt Nam cần thể hiện nguyên tắc đặt ưu tiên cao và trước hết vào Trung Quốc, nhưng với thực tế và triển vọng tình hình, để có được môi trường an ninh và không gian phát triển phù hợp với lợi ích quốc gia, 145 Việt Nam cần đặt quan hệ với hai nước này trong một tổng thể quan hệ Trung - Việt - Mỹ không tách rời, trong đó mục tiêu là duy trì, phát triển quan thân thiện, hợp tác với cả hai nước, đồng thời tạo đối trọng trong từng quan hệ song phương của Việt Nam với hình thức, mức độ phù hợp trên từng lĩnh vực, từng thời điểm. Trong hiện tại và tương lai gần, quan hệ song phương Việt - Mỹ đang giúp mang lại nhiều lợi ích trực tiếp hơn, đồng thời là công cụ giúp cản trở sự áp chế của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đồng thời, quan hệ địa - chính trị gần gũi của quan hệ Việt - Trung cũng giúp nâng cao đáng kể giá trị chiến lược của Việt Nam trong chính sách của Mỹ đối với khu vực, tiếp tục giúp tạo cho Việt Nam lợi thế trong những năm tới. Quan hệ Việt – Mỹ nên được nâng tầm từ “đối tác toàn diện” lên mức “đối tác chiến lược” trong năm 2020, là năm đánh dấu 25 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt, cùng thời điểm hai năm quan trọng đánh dấu vị thế mới của Việt Nam. Tiểu kết chương 3 Trong thập niên tới, xu hướng vận động và phát triển của CTAN tại khu vực CA - TBD tiếp tục chịu sự chi phối của biến động tương quan lực lượng, chiều hướng triển khai chiến lược của Mỹ, Trung Quốc và cường quốc khu vực, đồng thời chịu tác động của nhân tố ASEAN. Mỹ vẫn là nước có ưu thế về sức mạnh tổng hợp trên phạm vi toàn cầu tuy nhiên Trung Quốc đang đuổi kịp và sẽ vượt Mỹ về sức mạnh kinh tế và có lợi thế hơn ở CA - TBD. Tuy kịch bản Trung Quốc thay thế vai trò lãnh đạo của Mỹ tại CA - TBD vào năm 2030 còn chưa có câu trả lời thuyết phục, nhưng xu thế hai siêu cường khu vực này tăng cường cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau, giành giật vị thế lãnh đạo số 1 tại khu vực này là chắc chắn. Với ưu thế địa - chiến lược, ASEAN có thể phát huy vai trò trung tâm trong định hình CTAN tại khu vực. Tuy nhiên, ASEAN bị chia rẽ bởi những chính sách nước lớn đối đầu nhau, đồng thời những nguyên tắc truyền thống của ASEAN cũng như những cơ chế, khuôn khổ hợp tác mà ASEAN làm trung tâm cũng phần nào hạn chế hiệu quả của ASEAN trong xử lý các vấn đề an ninh tại khu vực. 146 Dưới tác động của các yếu tố trên, trong thập niên tới CTAN tại CA - TBD sẽ vận động theo ba kịch bản: (i) Chưa có một cấu trúc bao trùm, tổng thể cho các vấn đề an ninh khu vực; song song tồn tại hai tiểu cấu trúc chủ yếu do Mỹ và Trung Quốc dẫn dắt, trong khi ASEAN tiếp tục giữ vai trò quan trọng; (ii) cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung dẫn tới khả năng xảy ra xung đột hoặc thỏa hiệp phân chia ảnh hưởng, phá vỡ dạng thức cấu trúc hiện có; và (iii) xuất hiện một dạng thức cấu trúc bao trùm do ASEAN thực sự giữ vai trò “trung tâm”, điều chỉnh và xử lý các vấn đề an ninh khu vực. Cả ba kịch bản này đểu tác động đến lợi ích quốc gia Việt Nam ở những mức độ và khía cạnh khác nhau theo cả hai chiều thuận, nghịch trên ba phạm vi tổng quát là môi trường an ninh, không gian phát triển và vị thế quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Kịch bản (iii) là lí tưởng và có lợi nhất đối với Việt Nam cũng như Cộng đồng ASEAN. Yêu cầu đặt ra là chúng ta cần có những lựa chọn chính sách phù hợp để thúc đẩy CTAN khu vực vận động theo hướng có lợi cho ta đồng thời chủ động ứng phó với các xu hướng biến động ở khu vực và toàn cầu, hướng tới mục tiêu bảo vệ tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, kịch bản này đòi hỏi nhiều điều kiện về sự chủ động, sáng tạo, mạnh dạn của ASEAN trong phát huy ưu thế địa - chiến lược, đưa ra các sáng kiến an ninh tập thể, được các nước lớn chấp nhận, vì lợi ích an ninh chung trên toàn khu vực. 147 KẾT LUẬN 1. Đề tài nghiên cứu này được lựa chọn trước hết với suy nghĩ rằng trong một thế giới đầy cạnh tranh, số phận của một nước nhỏ tùy thuộc ngày càng nhiều vào trật tự QHQT được quyết định chủ yếu bởi nước lớn. Nước nhỏ muốn bảo vệ được lợi ích quốc gia của mình cần hiểu rõ và lựa chiều theo chính sách của nước lớn để sao cho lợi ích của mình không đối đầu với nước lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu này đồng thời cũng được tiến hành với niềm tin rằng trong một bối cảnh mà lợi ích các nước ngày càng tùy thuộc vào nhau sâu sắc và toàn diện hơn, khi mà mỗi quốc gia dù lớn đến đâu cũng không thể tự mình giải quyết được các mối đe dọa an ninh có tính phổ cập và khó nhận biết hơn thì mỗi nước dù nhỏ cũng có được một sự bình đẳng nhất định trong QHQT và hoàn toàn có thể góp phần xây dựng trật tự mới của QHQT mà trong đó lợi ích của mình được bảo đảm hơn. Trong tiến trình đó, các nước nhỏ nếu biết kết hợp lại sẽ trở thành một thế lực đáng kể, giúp cho mỗi nước nhỏ có được một vị trí xứng đáng hơn trong một hình thái tổ chức của trật tự, là cấu trúc an ninh. Điều này càng trở nên có giá trị hơn khi những nước nhỏ đó nằm ở một khu vực trọng điểm của cạnh tranh chiến lược nước lớn. 2. Trong một thập niên qua, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động với sự thay đổi đáng kể trong tương quan lực lượng giữa nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này dẫn đến những biến động mạnh trong cấu trúc an ninh tại khu vực CA - TBD. Năm 2010 ghi dấu Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thu hẹp khoảng cách trên nhiều mặt so với Mỹ. Ở một “khởi điểm lịch sử mới”, Trung Quốc từ bỏ “giấu mình chờ thời” chuyển sang “hành động thể hiện”, đặt mục tiêu vượt Mỹ, trở thành siêu cường số 1 thế giới vào giữa thế kỷ XXI; trước mắt là đẩy Mỹ ra khỏi Châu Á và chia đôi Thái Bình Dương. Những chiến lược lớn, nổi bật là “đại chiến lược” BRI, được đề ra với ý chí hiện thực hóa "Giấc mơ Trung Hoa” vào dịp năm 2049. Một cấu trúc mới đang được hình thành với mô hình “đàn sếu bay”, phát huy vai trò dẫn dắt về kinh tế của Trung Quốc để tập hợp lực lượng phục vụ mục tiêu đề ra. 148 Đối mặt với nguy cơ bị đẩy khỏi CA - TBD, nước Mỹ “phản tỉnh chiến lược”, phát động “đại chiến lược” Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở, điều chỉnh cấu trúc “trục và nan hoa” truyền thống, tìm kiếm thêm những “nan hoa” mới trên phạm vi rộng lớn hơn và tạo liên kết chặt chẽ giữa các “nan hoa” thành một vành đai vây bọc, kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Hai tiểu cấu trúc mới này cùng phát triển, vừa độc lập vừa đan xen, vừa đối đầu vừa hợp tác, tạo nên những xu hướng phát triển của tình hình đa chiều, phức tạp tại khu vực CA - TBD. Trong thập niên đó, ASEAN đã thông qua các thiết chế của mình nỗ lực góp phần bình ổn tình hình, tạo không gian hợp tác giữa các nước lớn, xử lý hòa bình các tranh chấp, bất đồng, không để xảy ra xung đột vũ trang. Tuy nhiên sự yếu kém về kinh tế và lo ngại về an ninh khiến cho các nước thành viên ASEAN phải “chọn bên” theo những giải pháp khác nhau, khiến cho ASEAN bị phân tán, chia rẽ trước sự co kéo của Trung Quốc, và vai trò “trung tâm” của ASEAN trong xử lý các vấn đề an ninh khu vực cũng giảm sút. Từ vị trí chủ động, ASEAN lâm vào thế bị động trước biến đổi của cấu trúc an ninh tại khu vực. 3. Tình hình trên tác động nhiều chiều đến lợi ích của ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng gắn với đặc điểm địa - chiến lược tự nhiên, nhận biết được từ biến động về môi trường an ninh, không gian phát triển và địa vị quốc gia của ĐNA/Việt Nam, tương đồng với ba lĩnh vực quan trọng nhất đối với sự ổn định và phát triển là an ninh, kinh tế và chính trị. Trên mỗi lĩnh vực, tác động đều có hai chiều, thuận và nghịch. Về an ninh, xung đột lợi ích nước lớn, trực tiếp là Trung - Mỹ, làm cho môi trường khu vực trở nên bất ổn, phức tạp hơn, nhưng cũng làm cho giá trị địa - an ninh của ASEAN/Việt Nam tăng lên nhiều, nhu cầu tranh thủ, lôi kéo cao hơn, làm cho quan hệ hợp tác trở nên lớn hơn đối dầu. Về kinh tế, ảnh hưởng bao trùm của Trung Quốc tại ĐNA rõ ràng đang làm phân tâm đáng kể đối với ASEAN, tuy nhiên cũng làm cho Mỹ và đồng minh, bạn bè phải chú trọng hơn với ASEAN/Việt Nam để tạo được những thay đổi giúp bảo vệ lợi ích của họ. Về chính trị, tranh giành Mỹ - Trung và những xu hướng tập hợp lực lượng mới làm cho ASEAN/Việt Nam đứng trước những khó khăn, và mỗi nước điều chỉnh chính sách ở những hình thức, mức độ khác nhau, song cũng nâng tầm ASEAN/Việt Nam 149 trong chính sách của Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc khu vực. Việc nhìn nhận, phát huy chiều thuận, hạn chế chiều nghịch phụ thuộc vào cách thức nhìn nhận và ứng xử của ASEAN trong từng thời điểm và của mỗi nước thành viên ASEAN tùy theo quan niệm riêng về lợi ích. 4. Nằm ở một khu vực là trung tâm mới của toàn cầu trong thế kỷ XXI cả về ý nghĩa an ninh lẫn phát triển, ĐNA là trọng điểm giành giật chiến lược của nước lớn, trực tiếp là hai siêu cường CA - TBD - Mỹ và Trung Quốc. Tình trạng đối đầu mới giữa hai nước tuy đặt ra những khó khăn mới cho ASEAN, tuy nhiên sự tùy thuộc vào nhau, đan xen lẫn nhau cũng đặt giới hạn cho đối đầu khó dẫn đến xung đột, chiến tranh như trước đây. Tình trạng nói trên giúp cho tổ chức ASEAN là đối tác tranh thủ nhiều hơn là đối tượng đấu tranh của không chỉ hai siêu cường Mỹ, Trung Quốc mà còn là của các cường quốc khu vực như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và tổ chức quốc tế như LHQ, EU. Trong tình hình mới, cơ hội cho ASEAN để góp phần xây dựng một cấu trúc an ninh mới tại khu vực là nhiều hơn so với trước, tuy nhiên ASEAN có tận dụng được cơ hội, tự thay đổi số phận của mình hay không còn tùy thuộc vào xu hướng phát triển tới đây của tổ chức này. 5. Việt Nam, với những đặc điểm lịch sử và hiện tại, có ưu thế đặc biệt đóng góp vào tiến trình trên, bảo đảm lợi ích quốc gia, đồng thời góp phần quan trọng bảo vệ lợi ích của các nước ASEAN thông qua nỗ lực cá nhân và tác động dẫn dắt nỗ lực của ASEAN trong tiến trình hướng tới một trật tự mới, định dạng cấu trúc an ninh mới tại CA - TBD. Tình hình từ nay đến năm 2030 còn diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều kịch bản cho dạng thức cấu trúc an ninh tại CA - TBD trong tương lai, trong đó có kịch bản xấu nhất là không còn dạng thức nào do trật tự khu vực bị rối loạn trước cạnh tranh gay gắt trở thành xung đột cục bộ, phá vỡ các dạng thức cấu trúc hiện có. Nhưng cũng có kịch bản rất tích cực, với một dạng thức cấu trúc trong đó các bộ phận hợp tác với nhau xoay quanh các cơ chế, khuôn khổ hợp tác an ninh mà ASEAN thực sự đóng vai trò trung tâm. Trước bối cảnh tình hình phức tạp, mọi kịch bản đều có thể xảy ra, và cách thức tốt nhất là chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất nhưng hy vọng và thúc đẩy cho kịch bản tốt nhất. 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Đỗ Lê Chi (2019), "Chính sách liên minh của Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương", Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, Số 2 (251), Tháng 02/2019. 2. Đỗ Lê Chi (2019), "Chiến tranh thương mại trong cọ xát chiến lược Mỹ - Trung và lợi ích của Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Số 2 (210), Tháng 02/2019. 3. Đỗ Lê Chi (2019), "Biển Đông trong cục diện mới", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 3 (275), Tháng 3/2019. 4. Đỗ Lê Chi (2019), "Sự vận động của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương từ sau Chiến tranh lạnh đến nay", Tạp chí Cộng sản, số 926 (9 - 2019) 5. Đỗ Lê Chi (2019), "Tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tới Việt Nam và gợi ý cho việc sử dụng biện pháp ngoại giao bảo vệ an ninh quốc gia", Hội thảo khoa học quốc tế "Biện pháp ngoại giao trong bảo vệ an ninh quốc gia", Học viện An ninh nhân dân - Học viện An ninh Liên bang Nga. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Thái An (2018), “Việt Nam thâm hụt hơn 150 tỷ USD với Trung Quốc”, Báo Đất việt, https://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/viet-nam-tham-hut-hon-150- ty-usd-voi-trung-quoc-3358700/, [Truy cập: 23/5/2018]. 2. Angus Deaton (2016), Cuộc đào thoát vĩ đại, NXB Hồng Đức, Hà Nội. 3. Lê Hải Bình (2018), "Về vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang định hình", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Số 3 (114), tr.109. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), "Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới", Kỷ yếu Hội nghị 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới, Hà Nội. 5. Bộ Công thương (2017), Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc, https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/thong-cao-chung-viet-nam- trung-quoc-109004-22.html, [Truy cập: 15/01/2017]. 6. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công thương (2018), Giới thiệu về Hành lang kinh tế Đông Tây, https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/gioi-thieu-ve-hanh- lang-kinh-te-%C4%91ong-tay-11104-2101.html, [Truy cập: 12/3/2018]. 7. Hùng Cường (2016), “Trung Quốc cải tạo đảo, nạo vét làm phá hủy môi trường Biển Đông”, Báo điện tử Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, Https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/trung-quoc-cai-tao-dao-nao-vet-lam-pha- huy-moi-truong-bien-dong-559088.vov, [Truy cập: 12/10/2016]. 8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Đỗ Thanh Hải (2015), Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền địa lý” như thế nào?, https://www.nghiencuuquocte.org/viet-nam-hoa-giai-loi-nguyen-dia- ly, [Truy cập: 05/3/2015]. 11. Đỗ Thanh Hải và Nguyễn Thị Linh (2017), “Triển vọng của ASEAN 2025”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Số 4 (111). 152 12. Dương Phú Hiệp và Vũ Văn Hà (2006), Cục diện Châu Á - Thái Bình Dương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Lê Hồng Hiệp (2019), "Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội: Thể hiện rõ nét vai trò “cường quốc hạng trung” của Việt Nam", Báo Thế giới & Việt Nam, https://baoquocte.vn/thuong-dinh-my-trieu-ha-noi-the-hien-ro-net-vai-tro- cuong-quoc-hang-trung-cua-viet-nam-88375.html, [Truy cập: 27/02/2019]. 14. Nguyễn Chu Hồi (2018), “Biển, đảo Việt Nam - Bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước Online, sinh-ton-cua-dan-toc.html, [Truy cập: 04/12/2018]. 15. Tôn Thị Ngọc Hương (2015), Vai trò của ASEAN trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngoại giao. 16. Nguyễn Thái Yên Hương (2015), Thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc: Những điều chỉnh chính sách với Mỹ và các tác động tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Nguyễn Mại (2018), “Ba mươi năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Nhà Đầu tư, https://vietnamfinance.vn/30-nam-dau-tu-truc-tiep- nuoc-ngoai-tai-viet-nam-20180217102438753.htm, [Truy cập: 20/02/2018]. 18. Phạm Bình Minh (2010), Cục diện thế giới đến 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hà My (2019), “Gỡ “thẻ vàng” thủy sản Việt Nam: Câu trả lời còn bỏ ngỏ”, Tạp chí Tài chính, thuy-san-viet-nam-cau-tra-loi-con-bo-ngo-301832.html, [Truy cập: 09/01/2019]. 20. Hoàng Khắc Nam (2016), Giáo trình nhập môn Quan hệ quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. P.V (2019), “Ông lớn tư nhân và cuộc dấn thân tỷ USD vào cảng biển”, Tiền phong, https://www.tienphong.vn/kinh-te/ong-lon-tu-nhan-va-cuoc-dan- than-ty-usd-vao-cang-bien-1400709.tpo, [Truy cập: 10/04/2019]. 22. Pompeo (2018), Tầm nhìn của Mỹ về kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương, 153 [Truy cập: 30/7/2018]. 23. Nguyễn Hùng Sơn (2013), Vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao. 24. Nguyễn Thiết Sơn (2012), Quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN 2001-2020, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 25. Tạp chí Cộng sản (2018), “Ngoại giao Việt Nam chủ động, sáng tạo và hiệu quả”, nhap/2018/51858/Ngoai-giao-Viet-Nam-Chu-dong-sang-tao-va-hieu-qua- nang.aspx, [Truy cập: 11/8/2018]. 26. Nguyễn Xuân Thành, “Chiến tranh thương mại Mỹ Trung và tác động tới Việt Nam”, Forbesvietnam online, https://forbesvietnam.com.vn/thao-luan/chien- tranh-thuong-mai-my-trung-va-tac-dong-toi-viet-nam-6677.html, [Truy cập: 02.7.2019]. 27. Xuân Tuyến (2018), "Cần kiểm soát độ mở của nền kinh tế", https://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=337433, [Truy cập: 05/3/2019]. Tiếng Anh 28. AADCP, ASEAN Investment Report 2018 - Foreign Direct Investment and the Digital Economy in ASEAN, pp. 21-22, ASEAN Secretariat, UNCTAD, AADCP II. 29. Amitav Acharya (2008), “Theoretical Perspectives on International Relations in Asia”, in David Shambaugh & Machael Yahuda (eds), International Relations of Asia, Maryland: Rowman & Littlefield Publisher. 30. ADB, Greater Mekong Sub-region Regional Investment Framework 2022, adopted in Summit in Hanoi 31/3/2018, https://www.adb.org/sites/default/files/institutional-document/366446/rif- 2022-overview-201803.pdf. 154 31. Australia: Foreign Policy. Congressional Research Service. In Focus. Updated February 26, 2019. www.fas.org/sgp/crs/row/IF491.pdf 32. AEI, China Global Investment Tracker, investment-tracker/. 33. Nayef R.F. Al-Rodhan (2006), The Geopolitical And Geosecurity Implications of Globalization, Editions Slatkine 34. Australian Government department of defence, Australian 2016 Defense White Paper, https://www.defence.gov.au/WhitePaper/Docs/2016-Defence- White-Paper.pdf 35. Thomas U.Berger (2003), “Power and Purpose in Pacific East Asia”, in G. John Ikenberry and Micheal Mastanduno ed., Internatioanl relations theory and the Asia - Pacific, Columbia Press. 36. Hedley Bull (1995), The Anarchical Society: A study of Order in World Politics, 2nd edn. London: Macmillan. 37. Richard C. Bush III, The United States and China: A G2 in the Making?, Brookings Institution. 38. Barry Buzan (1991), People, State, and Fear: An Agenda for Security Studies in the Post-Cold War Era (2nd Edition), Boulder, CO: Lynne Rienner. 39. Brooking Institution, A global tipping point: Half the world is now middle class or wealthier, https://www.brookings.edu/blog/future- development/2018/09/27/a-global-tipping-point-half-the-world-is-now- middle-class-or-wealthier/. 40. Termsak Chalermpalanupap (2018), The ASEAN Regional Forum: Genesis, Development and Challenges. ASEAN Matters, https://www.iseas.edu.sg/images/pdf/ASEANMattersIssue3.pdf. 41. Nyshka Chandran, Family terrorism in Southeast Asia’s newest threat, https://www.cnbc.com/2018/06/03/family-terrorism-is-southeast-asias- newest-threat-defense-officials-warn.html. 42. Dale Copeland (2003), “Economic Interdependence and the Future of US - Chinese Relations”, in G. John Ikenberry and Micheal Mastanduno ed., 155 Internatioanl relations theory and the Asia - Pacific, Columbia Press. 43. Direct Investment by Country and Industry (2017), New release, July 30,2018. Bureau of Economic Analysis, U.S. Department of Commerce. www. bea.gov/system/files/2018-07/fdici0718.pdf. 44. ESCAP, “Investment in Climate action”, MDFD Policy Brief, No.91, April 2019. 45. Fels Enrico (2017), Shifting Power in Asia - Pacific, Springer Press. 46. Flemes, Daniel and Detlef Nolte (2010), Regional leadership in the glolbal system: Ideas, Interests and Strategies of Regional powers, Burlington. 47. M. Taylor Fravel, “Why does China care so much about the South China Sea? Here are 5 reasons”, Washingtonpost online, https://www.washingtonpost.com/news/monkey-cage/wp/2016/07/13/why- does-china-care-so-much-about-the-south-china-sea-here-are-5- reasons/?noredirect=on&utm_term=.264cc10084f8 48. Aaron Friedberg (1993/1994), Ripe for rilvalry: Postpects for Peace in a Multipolar Asia”, International Security 18, No.3, pp.05-33. 49. Haftendorn, The Security Puzzle: Theory-Building and Discipline-Building in International Security, Wiley on behalf of The International Studies Association. 50. Humphrey Hawksley, Asian Waters: The struggle over the Asia Pacific and the Strategy of Chinese Expansion, Harry N. Abrams. 51. Chris Hemmer và Peter Katzenstein (2002), “Why is there no NATO in Asia, Collective Identity, Regionalism and Origin of Multilaturalism”, International Organization 56, No.3, pp.575-606. 52. Johnston Alastair Iain (2001), “Treating International Institutions as Social Environment”, International Studies Quarterly, Vol. 45, Issue 4. 53. John G.Ikenberry (1998/1999), Institutions, Strategic Restraint, and the Persistence of the American postwar Order, Princeton University Press. 54. John G.Ikenberry (2001), After Victory: Institutions, Strategic Restraint and the rebuilding of Order after Major Wars, Princeton University Press. 55. John G.Ikenberry, Michael Mastandumo (2003), International Relations 156 Theory and the Asia - Pacific, Columbia University Press. 56. Japan Ministry of Defense, Japan’s 2017 Defense White Paper, www.mod.go.jp/e/publ/w_paper/2017.html. 57. Robert Jackson & Gorge Sorensen (2016), International Relations: Theories and Approaches, 6th edition, Oxford. 58. Alastair Iain Johnston (1996), “Cultural Realism and Strategy in Maoist China”, in Peter J.Katzenstein, ed., the Culture of National Security: Norms and Identity in World Politics, New York: Columbia University Press. 59. Li Kaisheng (2015), “Future Security Architecture in Asia: ConcertofRegimesandtheRoleof Sino-American Interactions”, China Quarterly of International Strategic Studies, Vol. 1, No. 4, pp.557. 60. Kang (2007), Get Asian wrong, David Kang, China rising: Peace, Power and Order in East Asia, New York University Press. 61. Kapor, Ashok (2003), Regional Security Structures in Asian, Routledge Press. 62. Ashok Kapur (2003), Regional Security Structure, RoutledgeCurzon, New York, pp.7. 63. Henry Kissinger (1994), Diplomacy, New York: Simon and Schuster, pp.826- 828. 64. Henry Kissinger (2014), World order, Penguin Books Limited Press. 65. Henry Kissinger, "The Future of US-Chinese Relations: Conflict is a Choice, not a Necessity", Foreign Affairs, March/April 2012. 66. Hor Kimsay (2018), “Investment in Cambodia nearly doubles in 2017”, The Phnompenh Post, 07 March 2018. https://phnompenhpost.com/business/investment-cambodia-nearly-doubles-2017. 67. K Kesavapany, ISEAS, ASEAN+8 - A recipe for a new regional architecture, https://www.eastasiaforum.org/2010/05/08/asean8-a-recipe-for-a-new- regional-architecture/. 68. Krause and Williams (1996), Broadening the Agenda of Security Studies: Politics and Methods”, Wiley on behalf of The International Studies Association. 157 69. Jerry Kwok Song Lee, The Limits of the ASEAN Regional Forum, 2015. http;//callhoun.nps.edu/bitstream/handle/10945/45217/15Mar_Lee_Jerry.pdf ?sequence=1&isAllowed=y. 70. Denise Lu and Karen Yourish (2018), The Turnover at the Top of the Trump Administration, https://www.nytimes.com/interactive/2018/03/16/us/politics/all-the-major- firings-and-resignations-in-trump-administration.html. 71. Afred McCoy (2017), In the Shadows of the American Century: The Rise and Decline of US Global Power, Haymarket Books, pp.35. 72. Tanvi Madan, The U.S., India and the Indo-Pacific, www. india-seminar- com/2019/715/715_tanvi_madan. 73. John J. Mearshiemer (2001), The strategy of great power politics, Newyork: https://samuelbhfauredotcom.files.wordpress.com/2015/10/s2-mearsheimer- 2001.pdf. 74. Neack, L. (1995), “Linking State Type with Foreign Policy Behavior”, In L. Neack, P. Haney & J. Hey (Eds.), Foreign Policy Analysis: Continuity and Change in Its Second Generation, New Jersey: Prentice Hall Humanities, pp.448. 75. Shaun Narine (2018), The New ASEAN in Asia - Pacific and Beyond, Lynne Rienner Press. 76. Prashanth Parameswaran (2018), ASEAN’s role in a U.S. Indo-Pacific Strategy. Wilson Center, Asia Program, pp.2. 77. Thomas Park, ASEAN: Shaping the Future of Regional Development in Southeast Asia, The Asia Foundation, 24/10/2018, https://asiafoundation.org/2018/10/24/asean-shaping-the-future-of-regional- development-in-southeast-asia/. 78. Reuters, “U.S. flies bombers over South China Sea amid heightened tensions with Beijing”, Https://www.reuters.com/article/usa-china-military/us-flies- bombers-over-south-china-sea-amid-heightened-tensions-with-beijing- idUSL2N1WC1AR. 79. Robert S.Ross (1999), Engagement in U.S. China Policy,” inh Alistair Iain 158 Johnston and Robert S.Ross, eds., Engaging China: The management of an Emergent Power (London: Routledge), pp.176-206. 80. David Shambaugh, A Big Step Forward in U.s - China Relations, https://www.chinausfocus.com/foreign-policy/a-big-step-forward-in-u-s- china-relations. 81. Shihanoukville, “A Cambodian city losing ít ‘Cambodian-ness”, The Diplomat, April 20, 2019.https://thediplomat.com/2019/04/Shihanoukville-a- cambodian-city-losing-it-cambodian-ness/. 82. Christopher Snedden, “Regional Security Architecture: Some terms and Organization”, Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies, Honolulu, Hawaii, USA, pp.7. 83. Robert Steward - Ingersoll & Derrick Frazier (2012), Regional Powers and Security Orders, A theorical Framework, Routledge, pp.17-18. 84. Stewart, Robert, Ingersoll, Derrik Fraizier (2012), Regional Powers and Security Orders: A Theoretical Framework, Routledge. 85. See Seng Tan (2016), “Rethinking” ASEAN Centrality in the Regional Governance of East Asia”, The Singapore Economic Review 62, No.3, pp.721-40. 86. See Seng Tan (2017), Multilateral Asian Security Architecture: Non - ASEAN Stakeholders, Taylor & Francis Ltd Press. 87. See Seng Tan (2018), In defence of ADMM+, East Asia Forum , https://www.eastasiaforum.org/2018/04/30/in-defence-of-admm/. 88. See Seng Tan, Amitav Acharya (2014), Asia - Pacific Security Cooperation: National Interests and Regional order, Routledge Press. 89. Rex Tillerson, Defining our relationship with India for the next century, CSIS, 18 October 2017. 90. William T.Tow, Brendan Taylor (2003), Bilateralism, Multilateralism and Asia - Pacific Security, Routledge Press. 91. William Tow, Mark Thomson, Yoshimobu Yamanoto, Satu Limaye (2008), Asia - Pacific Security: US, Australia and Japan and the New Security 159 Triangle, Routledge Press. 92. Truman Centre, China’s Military Strategy: Challenging America’s Role in Asia, challenging-americas-role-in-asia/. 93. UNODC, transnational organized crime: threat assessment, 2016, https://www.unodc.org/unodc/data-and-analysis/TOC-threat- assessments.html. 94. US Embassy in Georgia, National Security Strategy of the United States of America, December 2017, https://ge.usembassy.gov/2017-national-security- strategy-united-states-america-president/. 95. Kenneth N. Waltz (1979). “Political Structures” (Chapter 5) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp.79-101. 96. Stephen M. Walt (1985), “Alliance Formation and the Balance of World Power,” International Security 9, No.4 (Spring 1985): 3-43. Trang web bổ trợ 97. United states Unemployment rate. www. tradingeconomics.com. 98. UNODC, https://www.unodc.org/southeastasiaandpacific/en/what-we- do/toc/drugs-and-precursors.html 99. 2018.vov, [Truy cập: 25/12/2018].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_cau_truc_an_ninh_tai_khu_vuc_chau_a_tha.pdf
  • pdfTóm tắt luận án NCS Đỗ Lê Chi.pdf
  • docTrang thông tin luận án NCS Đỗ Lê Chi.doc
Tài liệu liên quan