Luận án Sự thể hiện trang phục thời lê - Trịnh trên sân khấu Việt Nam hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ------------ Nguyễn Thị Thu Hà SỰ THỂ HIỆN TRANG PHỤC THỜI LÊ - TRỊNH TRÊN SÂN KHẤU VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ------------ Nguyễn Thị Thu Hà SỰ THỂ HIỆN TRANG PHỤC THỜI LÊ - TRỊNH TRÊN SÂN KHẤU VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGH

pdf149 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Sự thể hiện trang phục thời lê - Trịnh trên sân khấu Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ệ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu Mã số: 62 21 02 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Lâm Biền Hà Nội - 2016 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ nghệ thuật Sự thể hiện trang phục thời Lê - Trịnh trên sân khấu Việt Nam hiện nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, do nghiên cứu sinh thực hiện và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... 1 MỤC LỤC ...................................................................................................................... 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ..................................................... 3 DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU TRONG LUẬN ÁN ............................................... 4 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 5 NỘI DUNG ................................................................................................................... 17 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 17 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 17 1.2. Tình hình nghiên cứu về lịch sử trang phục Việt và trang phục các vở diễn về đề tài lịch sử ......................................................................................................... 27 Tiểu kết ......................................................................................................................... 63 Chương 2. TRANG PHỤC THỜI LÊ - TRỊNH QUA DI SẢN VẬT THỂ VÀ TRANG PHỤC THỜI LÊ - TRỊNH TRONG MỘT SỐ VỞ DIỄN VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ ....................................................................................................................... 64 2.1. Trang phục thời Lê - Trịnh qua di sản vật thể ............................................. 64 2.2. Trang phục thời Lê - Trịnh trong một số vở diễn về đề tài lịch sử ................ 102 Tiểu kết ....................................................................................................................... 110 Chương 3. DI SẢN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆTTRONG MỐI QUAN HỆ VỚI NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU ........................................................ 113 3.1. Di sản trang phục trong sự sáng tạo của nghệ thuật sân khấu ...................... 113 3.2. Những vấn đề đặt ra từ trang phục của vở diễn về đề tài lịch sử ................... 117 3.3. Bảo tồn, kế thừa và phát huy di sản trang phục truyền thống Việttrong nghệ thuật sân khấu ............................................................................................... 121 Tiểu kết ....................................................................................................................... 133 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 134 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................................... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 139 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 148 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 1. ANCL: An Nam chí lược 2. CTQG: Chính trị quốc gia 3. BAVH: Bulletin des Amis du Vieux Hue(Những người bạn cố đô Huế) 4. ĐH: Đại học 5. ĐVSK tiền biên: Đại Việt sử ký tiền biên 6. ĐVSKTT: Đại Việt sử ký toàn thư 7. ĐVSK tục biên: Đại Việt sử ký tục biên 8. GS: Giáo sư 9. HN: Hà Nội 10. HLNTC: Hoàng Lê nhất thống chí 11. HVLL: Hoàng Việt luật lệ 12. KĐĐNHĐSL: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ 13. KHXH: Khoa học xã hội 14. KVTL: Kiến văn tiểu lục 15. LTHĐ: Lê triều hội điển 16. LTHCLC: Lịch triều hiến chương loại chí 17. NCS: Nghiên cứu sinh 18. NSND: Nghệ sĩ nhân dân 19. NSƯT: Nghệ sĩ ưu tú 20. Nxb: Nhà xuất bản 21. QTHL: Quốc triều hình luật 22. QTCLTC: Quốc triều chiếu lệnh thiện chính 23. SKĐA: Sân khấu, điện ảnh 24. TK: Thế kỷ 25. TKMT: Thiết kế mỹ thuật 26. TKKS: Thượng kinh ký sự 27. TKTP: Thiết kế trang phục 28. TP. HCM: thành phố Hồ Chí Minh 29. VHDT: Văn hóa dân tộc 30. VHNT: Văn hóa nghệ thuật 31. VHTT: Văn hóa Thông tin 32. VHTTDL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch 33. VTTB: Vũ trung tùy bút 4 DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU TRONG LUẬN ÁN 1. Bảng 01. So sánh đặc trưng trang phục sân khấu truyền thống và hiện đại 2. Bảng 02. So sánh đặc trưng trang phục sân khấu tuồng, chèo, kịch 3. Bảng 03. Các đời vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn, thế kỷ XVII 4. Bảng 04. Đặc trưng nghệ thuật hệ thống tượng thờ trong di tích 5. Bảng 05. So sánh hệ thống họa tiết trang trí trên bia tại lăng vua và Long bào Hoàng đế thời Nguyễn (thế kỷ XIX, XX) 6. Bảng 06. So sánh hệ thống họa tiết trang trí trên bia tại lăng vua thời Lê sơ và Hoàng bào vua Lê Dụ Tông (thế kỷ XVI, XVII) 7. Bảng 07. So sánh hệ thống họa tiết trang trí trên bia tại lăng công thần thời Lê - Trịnh và bia Tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội (thế kỷ XVII). 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực tế nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã có nhiều vở diễn liên quan đến đề tài lịch sử, với hình tượng trung tâm là những nhân vật lịch sử. Đặc biệt trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, các vở diễn sân khấu về đề tài lịch sử đã xuất hiện tập trung, với những nhân vật lịch sử được tái hiện sống động, phongphú và đa dạng trên sàn diễn. Đông đảo công chúng đã được thưởng thức những câu chuyện lịch sử của đất nước, tái hiện lại tầm vóc và diện mạo của con người Việt Nam. Vẫn biết một vở diễn sân khấu thành công chủ yếu từ nội dung sâu sắc, hấp dẫn; nghệ thuật đạo diễn và diễn xuất đạt trình độ chuyên nghiệp, cùng tài năng của những người tham gia sáng tạo trực tiếp trên sàn diễn. Nhưng trang phục biểu diễn nếu không đạt được hình thức, giá trị tương xứng với nhân vật được tái hiện về tính lịch sử, tính thẩm mỹ sẽ phần nào làm hạn chế niềm tin, sức thuyết phục đối với công chúng, đồng thời đặt một câu hỏi về sự tiếp nhận, phát huy văn hoá truyền thống từ góc nhìn văn hoá đương đại. Việc xây dựng trang phục sân khấu lịch sử đương đại theo sát với thực tế hay tinh thần thực tế mà vẫn thấm đậm bản sắc dân tộc Việt là việc cấp thiết đối với các đơn vị biểu diễn sân khấu, nhất là trong hoàn cảnh không có một đơn vị biểu diễn sân khấu nào có người nghiên cứu và sáng tạo trang phục biểu diễn riêng, đặc biệt là trang phục cho tác phẩm sân khấu có đề tài lịch sử. Công việc này cần có những nhà nghiên cứu, những họa sĩ thiết kế trang phục được đào tạo một cách cơ bản và chuyên nghiệp. Từ năm 2001, khoa Thiết kế Mỹ thuật của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã mở chuyên ngành đào tạo Họa sĩ thiết kế trang phục nghệ thuật (trọng tâm là thiết kế trang phục sân khấu, điện ảnh), nhưng trong cơ cấu thành phần sáng tạo nghệ thuật một vở diễn vẫn thường xuyên thiếu vắng vai trò của Họa sĩ thiết kế trang phục sân khấu, công việc này thường do Họa sĩ thiết kế mỹ thuật đảm nhận luôn. Điều này có khác với Nghệ thuật Điện ảnh Việt Nam hiện nay, các bộ phim truyện điện ảnh, phim truyện truyền hình đã có riêng chức danhHọa sĩ phục trang hoạt động như một thành phần sáng tạo độc lập, nhưng luôn có sự phối hợp với các thành phần sáng tạo chủ yếu khác của bộ phim. Gần đây, với những vở diễn sân khấu lịch sử có quy mô lớn thì vai trò Họa sĩ thiết kế trang phục sân khấu mới được đề cập tới, và giải pháp thường được chọn là những nhà Thiết kế thời trang. Tuy đã có nhiều dụng công, nhưng do bản chất sáng tạo của nghề thiết kế 6 thời trang có khác với nghề thiết kế trang phục sân khấu, nên sẽ có những khoảng cách giữa thời trang so với yêu cầu cụ thể của trang phục sân khấu có đề tài lịch sử, đặc biệt là trang phục cho nhân vật lịch sử. Có sự bất cập này bởi trong cơ cấu định biên của các đơn vị biểu diễn nghệ thuật thường không có vị trí Họa sĩ phục trang. Trên thực tế, vị trí Họa sĩ phục trang sân khấu, điện ảnh mới được sự ghi nhận chính thức bắt đầu từ Nghị định số 42/2010/NĐ - CP ban hành ngày 15/10/2010, được tiếp tục khẳng định tại Nghị định số 89/2014/NĐ - CP quy định về việc xét tặng Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú tại: “Chương I, Điều 2 - Đối tượng áp dụng, e/ Họa sĩ: Tạo hình con rối, động tác phim hoạt hình, thiết kế trang trí sân khấu, hóa trang, phục trang sân khấu, điện ảnh, truyền hình”. Sự ghi nhận muộn màng này lý giải phần nào cho sự thiếu hụt về một khâu sáng tạo rất quan trọng trong việc hình thành một vở diễn: nghệ thuật tạo hình nhân vật, trong đó trang phục cho nhân vật là một trong những công việc đầu tiên cần được xác định, đặc biệt đối với những vở diễn có đề tài lịch sử. Do đặc điểm riêng của nghệ thuật biểu diễn sân khấu mang tính tượng trưng, ước lệ, khái quát cao nên trang phục nhân vật không nhất thiết phải mô phỏng tuyệt đối với trang phục cổ. Nhưng từ những tinh hoa trang phục truyền thống Việt đến sự xuất hiện trên sàn diễn sân khấu có đề tài lịch sử, trang phục của cha ông xưa đã được bảo tồn, sáng tạo và phát huy như thế nào là một vấn đề cần được sự quan tâm nghiên cứu đúng với giá trị cần có. Luận án dựa trên cơ sở thực tế về lịch sử trang phục truyền thống Việt, cho dù đang được nghiên cứu từng bước, đối chiếu với những vở diễn có đề tài lịch sử tương ứng để khảo cứu tương quan của sự thể hiện trang phục sân khấu hiện nay với cái gốc lịch sử dưới góc độ trang phục. Nếu giải quyết được từng phần, hy vọng luận án có thể giúp các đơn vị biểu diễn sân khấu, các đơn vị đào tạo những chuyên ngành liên quan có thêm một số lý luận, phương pháp cơ bản trong việc hệ thống hóa từng bước trang phục truyền thống Việt từ trong quá khứ, giúp sức cho sự sáng tạo trang phục vở diễn về đề tài lịch sử của nghệ thuật sân khấu Việt Nam hiện nay đạt hiệu quả về nội dung và hình thức hơn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Với tinh thần “Dĩ cổ vi kim”, lấy tinh hoa truyền thống làm nền tảng trên con đường bảo tồn, sáng tạo và phát triển cho văn hoá đương đại, nhằm góp một phần xây 7 dựng hình tượng con người Việt Nam trên sàn diễn sân khấu thật đẹp, thật hay, thật phù hợp với tầm vóc và ý nghĩa của nhân vật lịch sử; mục đích nghiên cứu của luận án nhằm tìm hiểumối quan hệ giữa hai đối tượng: trang phục thời Lê - Trịnh và sự thể hiện trên sân khấu Việt Nam hiện nay, đặc biệt đối với hình tượng những nhân vật lịch sử cùng thời đã từng được tái hiện trên sàn diễn. Nghiên cứu trang phục thời Lê - Trịnh chính là nghiên cứu một khía cạnh văn hoá của kho tàng văn hoá truyền thống. Xuất phát từ nhận thức đó, trên cơ sở coi trang phục truyền thống Việt làm nền tảng, từ đó luận án mô tả, đánh giá, phần nào từng bước giải mã và hệ thống những yếu tố lịch sử văn hoá, nghệ thuật của trang phục thời Lê - Trịnh qua di sản vật thể trên các phương diện: - Hình thức, kết cấu của trang phục. - Hệ thống họa tiết trang trí của trang phục. - Phong cách của trang phục. Từ những kết quả nghiên cứu ban đầu, đối chiếu với sự thể hiện trang phục sân khấu hiện nay, tập trung vào hình tượng nhân vật lịch sử thời Lê - Trịnh để rút ra những vấn đề để học tập, bảo tồn; những vấn đề để tiếp thu, sáng tạo và phát triển. Do hướng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tạo hình nhân vật lịch sử thông qua quá trình thiết kế trang phục, vì vậy đề tài nghiên cứu trên những di sản văn hóa vật thể của cha ông để lại,hiện còn lưu giữ được nhằm có cơ sở thực tế cho nghiên cứu mang nhiều tính thực tiễn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Trang phục thời Lê - Trịnh qua di sản vật thể Tìm hiểu trang phục xưa qua hình tượng con người trong di tích lịch sử - văn hoá (trong luận án xin gọi là di tích), đồng thời tham khảo một số di vật trang phục thời Lê - Trịnh (tập trung trong thế kỷ XVII) có sự so sánh đối chiếu với trang phục của nhà Nguyễn, hiện đang được bảo tồn. 3.1.2. Trang phục thời Lê - Trịnh trong sự thể hiện trên sân khấu Việt Nam hiện nay Tìm hiểu trang phục sân khấu có đề tài lịch sử hiện nay, tập trung vào trang phục hình tượng những nhân vật lịch sử trên sàn diễn của ba loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu: chèo, tuồng và kịch nói có đề tài gắn với thời Lê - Trịnh, trọng tâm từ 1995 8 đến nay. Đồng thời có sự tham khảo với trang phục nhân vật lịch sử trong các loại hình nghệ thuật khác 3.2. Phạm vi nghiên cứu Các di tích được phân bố rộng rãi trên khắp các vùng, miền của Việt Nam. Như vậy, phạm vi nghiên cứu sẽ trở nên rất rộng đối với NCS và nội dung bản luận án. Do đó việc nghiên cứu trên hầu hết các di tích có chỉ dấu về trang phục Việt xưa là không thể đối với một cá nhân, cho dù đó cũng là điều lý tưởng có được cho đề tài. Và, dù rằng rất mong muốn, nhưng người viết cũng chưa thể quay lại các thời kỳ trước Công nguyên, hay ngàn năm Bắc thuộc. Những kết quả nghiên cứu đi trước đã chỉ cho NCS thấy sự tiếp cận với di sản văn hoá của thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, qua phần tạo hình tuy có nhưng không nhiều, thậm chí có những giai đoạn thật sự rất hiếm hoi. Chỉ từ thời Mạc trở đi, văn hoá dân gian có sự phát triển mạnh mẽ, hình tượng con người cùng với trang phục đương thời được xuất hiện phong phú tự nhiên và đa dạng hơn. Theo khảo sát của NCS, từ thời Lê - Trịnh về sau có bảy nguồn tham khảo chính: - Phù điêu đình làng. - Tượng thờ trong di tích. - Tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Vũ Di, tranh thờ miền núi. - Một số ít trang phục thật qua công tác khai quật mộ cổ (mộ vua Lê Dụ Tông, mộ bà Phạm Thị Nguyên Chân). - Tranh vẽ do các thương nhân nước ngoài đến Việt Nam (Pháp, Hà Lan...). - Ảnh do người Pháp chụp (từ cuối thế kỷ XIX). - Những ghi chép, khảo tả khá tỉ mỉ của người nước ngoài khi tới Việt Nam. Về mặt tạo hình mỹ thuật truyền thống, chúng tôi thấy từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVII là một giai đoạn nghệ thuật tạo hình gắn với hình tượng con người cao nhất. Trước thời Lê - Trịnh rất hiếm có tranh, tượng cổ còn đến ngày nay. Bẵng đi một thời kỳ, trong thế kỷ XVIII, ít thấy hình tượng con người trong di tích ngoài tượng mồ và tượng đền. Đến thời Nguyễn, hình tượng con người mới quay trở lại mạnh mẽ, dưới một chiều hướng có phần khác. Trong khuôn khổ một luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Sân khấu, với hướng nghiên cứu về trang phục truyền thống Việt trong sự thể hiện trên sân khấu hiện nay, thiên về yếu tố tạo hình mỹ thuật trang phục, đề tài trình bày hệ thống tư liệu nghiên cứu với trọng tâm là Sự thể hiện trang phục thời Lê - Trịnh trên sân khấu Việt Nam hiện nay qua di sản vật thể và trang phục biểu diễn sân khấu, có sự đối chiếu với di sản văn bản. 9 3.2.1. Trang phục thời Lê - Trịnh qua di sản vật thể Trong phạm vi đề tài, NCS bước đầu khảo sát trước theo các nguồn di sản cụ thể sau: 3.2.1.1. Trang phục trên tượng người được thờ trong di tích Chúng tôi tập trung vào một số mẫu vật được coi là tiêu biểu: - Tượng thờ vua Lê Thần Tông và sáu bà hoàng, chùa Mật Sơn, Đông Vệ, Thanh Hóa (thế kỷ XVII). - Tượng thờ hoàng tộc nhà Lê - Trịnh, chùa Bút Tháp, Thuận Thành, Bắc Ninh (thế kỷ XVII, XVIII) - Tượng thờ tại chùa Sổ, chùa Bối Khê, chùa An Khoái (Hà Nội), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX) 3.2.1.2. Trang phục trên tượng người hầu trong di tích - Tượng người hầu tại lăng các vị vua thời Lê sơ, Lam Kinh, Thanh Hóa (thế kỷ XV, XVI). - Tượng lính hầu tại lăng Phúc Khê Tướng công Nguyễn Văn Nghi, lăng Đăng Quận công Nguyễn Khải, lăng Mãn Quận công Lê Trung Nghĩa, (Thanh Hóa), lăng Dĩnh Quận công Phạm Huy Đĩnh (Thái Bình), (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII). - Tượng người hầu tại chùa Sổ, chùa Bối Khê, chùa An Khoái (Hà Nội), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII). - Tượng người hầu tại lăng Phương Quận công Ngọ Công Quế (lăng họ Ngọ, Bắc Giang), lăng Quận công La Quý Hầu (lăng Dinh Hương, Bắc Giang), lăng Quốc công Vũ Hồng Lượng (Hưng Yên), (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII). - Tượng quan, lính hầu tại lăng các vị vua triều Nguyễn, Thừa Thiên - Huế (từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX). 3.2.1.3.Trang phục trên hình tượng con người qua các phù điêu trong di tích - Phù điêu đình làng. 3.2.1.4. Một số trang phục xưa đã được nghiên cứu và lưu giữ - Trang phục thờ tại đền thờ Phúc Khê Tướng công Nguyễn Văn Nghi (1525 - 1595). - Trang phục triều Nguyễn: nguyên bản và phục dựng (thế kỷ XIX, XX). 3.2.2. Trang phục thời Lê - Trịnh trong sự thể hiện trên sân khấu Việt Nam hiện nay - Trang phục các nhân vật trong triều đình. 10 - Trang phục người hầu, quân lính. - Trang phục các tầng lớp nhân dân. Hệ thống trang phục sân khấu tại các đơn vị biểu diễn cùng sự tham khảo, đối chiếu với phác thảo trang phục cho các vở diễn có đề tài lịch sử đã được dàn dựng. Lựa chọn những vở diễn có thời gian lịch sử tương ứng với đề tài, nghiên cứu trang phục sân khấu có đề tài lịch sử hiện nay, tập trung vào trang phục hình tượng những nhân vật lịch sử trên sàn diễn của ba loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu: chèo, tuồng và kịch nói có đề tài thời Lê - Trịnh, trọng tâm từ 1995 đến nay. Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1995 đã đánh dấu sự thành công sau 10 năm nghệ thuật sân khấu Đổi mới cùng đất nước. Lập bảng so sánh về hình thức, kết cấu, họa tiết trang trí và phong cách nghệ thuật của trang phục sân khấu cùng đặc thù riêng của ba thể loại sân khấu đã được lựa chọn nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu trang phục sân khấu của các nhân vật lịch sử có sự đối chiếu, tham khảo trang phục điện ảnh, tranh truyện lịch sử, tượng đài danh nhân 4. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết khoa học 4.1. Cơ sở lý luận của đề tài luận án Là một công trình nghiên cứu trang phục truyền thống Việt thời Lê - Trịnh dưới góc độ nghiên cứu về hình thức và nghệ thuật của trang phục; nghiên cứu so sánh về sự tiếp nối di sản trang phục truyền thống trên sân khấu Việt Nam hiện nay trong một số vở diễn có đề tài lịch sử, đặc biệt với hình tượng nhân vật lịch sử, nên NCS lựa chọn một số luận điểm, lý thuyết làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu, đó là: - Luận điểm về sự Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong xã hội Việt Nam đương đại qua nghiên cứu về sử học, nhân học, dân tộc học, văn hóa học, xã hội học nghệ thuật, mỹ thuật Việt truyền thống của những tác giả đi trước như Trần Quốc Vượng, Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Du Chi, Chu Quang Trứ, Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh, Phan Hồng Giang, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Chí Bền, Trần Ngọc Thêm, Bùi Hoài Sơn, Lê Văn Tạo, Phan Cẩm Thượng, Phan Thanh Bình Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị di 11 sản văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.” [7, tr. 62]. - Luận điểm về sự Sáng tạo nghệ thuật có tính khoa học, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống trong nghệ thuật sân khấu đương đạivới những sáng tạo và nghiên cứu của các tác giả - nghệ sĩ như Đình Quang, Nguyễn Đình Nghi, Nguyễn Đình Hàm, Nguyễn Hồng, Hoàng Chương, Trần Trí Trắc, Trần Đình Ngôn, Dân Quốc, Đoàn Thị Tình, Trịnh Quang Vũ, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Văn Thành, Đinh Quý Thêm, Trịnh Bách, Hoàng Song Hào, Trần Quang Đức Luật Di sản Văn hóa (năm 2001) cũng khẳng định: “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa là nhằm đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng tăng của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp phần vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. ” [7, tr. 62]. Mục đích nghiên cứu của luận án này nhằm tìm hiểu mối quan hệ của hai đối tượng: trang phục truyền thống Việt và trang phục sân khấu có đề tài lịch sử, đặc biệt đối với hình tượng những nhân vật lịch sử đã từng được tái hiện trên sàn diễn. 4.2. Câu hỏi nghiên cứu vàgiả thuyết khoa học của đề tài luận án 4.2.1. Câu hỏi nghiên cứu Từ trong quá khứ cho tới nay, phần lớn các nghiên cứu về lịch sử trang phục Việt đều theo phương pháp khảo tả, các hình vẽ nếu có cũng chưa có sự sắp xếp theo một hệ thống (thời gian, không gian, đẳng cấp xã hội) cùng sự so sánh, phân tích đánh giá sự biến chuyển của trang phục Việt theo dòng chảy lịch sử. Theo sử sách và theo nghiên cứu của những người đi trước, NCS nhận thấy chúng ta hầu như mới chỉ bước đầu “dịch” từ “chữ” sang “hình”, hoặc “hình” sang “hình” (nếu có), vậy khi trong tư liệu “chữ ” hay “hình” khuyết phần nào, dường như cũng khó để tạo hình trang phục còn thiếu tư liệu. Mặt khác, những chỉ dấu dường như ít liên quan trực tiếp tới trang phục như các yếu tố địa lý, văn hóa, các di sản vật thể về văn hóa, nghệ thuật cổ truyền được truyền giữ qua đời sống lao động, đời sống tâm linh của nhiều thế hệ người Việt còn ít được quan tâm đối chiếu. Trong quá trình thực hiện đề tài, NCS đã luôn tự hỏi: đồ vải lưu giữ được là quá hiếm hoi, sử sách thi thoảng mới lưu lại vài dòng, các pho tượng thờ luôn tồn tại dấu hỏi dai dẳng về tính hiện thực của trang phục được thể hiện trên tượng (mang tính thờ cúng, lễ nghi, không 12 hẳn là trang phục trong đời sống). Vậy có con đường nào dẫn dắt người nghiên cứu tìm thấy trang phục truyền thống Việt đã từng tồn tại trong lịch sử. Trang phục truyền thống Việt ngoài cách bảo tồn tĩnh như hiện có (lưu giữ trong các bảo tàng, các bộ sưu tập cá nhân, các công trình nghiên cứu), theo suy nghĩ của người viết, còn có một cách bảo tồn động thông qua trang phục biểu diễn nghệ thuật trong những vở diễn về đề tài lịch sử. Hình tượng những nhân vật lịch sử, con người Việt Nam xưa được tái hiện trên sàn diễn, giúp cho những thế hệ khán giả mới cảm nhận văn hoá truyền thống một cách sống động thông qua nghệ thuật thị giác, nghệ thuật hình ảnh với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ. Từ vốn cổ trong văn hoá trang phục Việt ngàn năm, qua sự sáng tạo của tác giả, nghệ sĩ biểu diễn sân khấu, trang phục truyền thống Việt được tái tạo lại có điều gì cần bảo tồn, có điều gì cần được kế thừa và phát huy? Từ bản sắc văn hoá truyền thống tới văn hoá đương đại, trong trang phục biểu diễn, có những vấn đề nào cần nghiên cứu, phân tích và đánh giá? Giải mã những chỉ dấu người xưa để lại qua các di sản văn hóa (không chỉ riêng trang phục) cũng là những câu hỏi dẫn dắt đề tài nghiên cứu này. 4.2.2. Giả thuyết khoa học Từ câu hỏi luôn đi theo NCS trong công tác giảng dạy, sáng tạo, đặc biệt trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, NCS mạnh dạn đưa vào trong luận án một giả thuyết về sự sáng tạo phục trang sân khấu đương đại. Giả thuyết Trang phục không chỉ là tấm áo manh quần, trang phục là sự kết tinh văn hóa từ trong lao động, cuộc sống xã hội đương thời. Vậy ngoài vật liệu vải dễ bị hủy hoại bởi thời gian và khí hậu khắc nghiệt có độ ẩm cao, còn rất nhiều di sản vật thể khác sẽ cho chúng ta những chỉ dấu quý giá, mang giá trị lịch sử, hiện thực và thẩm mỹ để dựng lại diện mạo trang phục Việt một thời đã lùi sâu vào quá khứ. Luận án bước đầu tìm hiểu và có sự so sánh đối chiếu với một số hình thức trang trí trên bia đá bởi tính bền vững của chất liệu tạo tác và niên đại tuyệt đối của các tấm bia, đã được sự công nhận rộng rãi của giới chuyên môn. Hệ thống bia khảo sát được lựa chọn phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài, bao gồm một số bia tại các di tích lịch sử, văn hóa: lăng mộ các vị vua thời Lê sơ, Lam Kinh, Thanh Hóa (thế kỷ XV), lăng mộ các vị công hầu thời Lê - Trịnh (thế kỷ XVII, XVIII), bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội (từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX), lăng mộ các vị vua thời Nguyễn, Thừa Thiên - Huế (thế kỷ XIX, XX). 13 Xuất phát từ công việc thực tiễn, luôn biết “cá tính sáng tạo” của người nghệ sĩ trong nghệ thuật luôn mạnh mẽ. Nhưng cũng chính từ thực tiễn nghề nghiệp, NCS nhận thấy một nhu cầu bức thiết: vốn trang phục Việt truyền thống cần được tập hợp, nghiên cứu, hệ thống hoá một cách khoa học bằng cả văn bản và hình ảnh với tất cả vẻ đẹp của văn hóa Việt cổ truyền, giúp cho di sản trang phục Việt hiện ra đầy đủ hơn, sắc nét hơn dưới góc độ khoa học và nghệ thuật, để công việc thiết kế trang phục nghệ thuật biểu diễn thực sự có cơ sở lý luận và phương pháp khoa học. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học theo nguyên tắc: đặt đối tượng nghiên cứu trong bối cảnh thời gian lịch sử và không gian sinh tồn của nó. Trên cơ sở quan điểm và phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, NCS xem xét, đánh giá các vấn đề trong phạm vi nghiên cứu của luận án. Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, xem xét đối tượng nghiên cứu là sự tiếp nối di sản nghệ thuật trang phục truyền thống Việt trên sàn diễn sân khấu Việt Nam, NCS đặt đối tượng nghiên cứu trong tổng thể văn hóa với tư tưởng chính trị và đạo đức của thời đại, với hệ thống các khái niệm khoa học và nhãn quan triết học ở từng thời kỳ để giải quyết vấn đề khoa học của luận án. 5.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án 5.2.1. Phương pháp điền dã, khảo tả phục vụ nghiên cứu Đối tượng được áp dụng trong phương pháp điền dã, khảo tả bao gồm: * Đối tượng thứ nhất Tìm hiểu trang phục xưa qua hình tượng con người trong di tích văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc. Đồng thời tham khảo một số di vật trang phục thời Lê - Trịnh, thế kỷ XVII, có sự so sánh đối chiếu với trang phục của nhà Nguyễn, hiện đang được bảo tồn. * Đối tượng thứ hai Hệ thống tư liệu trang phục sân khấu lịch sử đương đại được tìm hiểu, ghi chép, khảo tả bao gồm trang phục tại các đơn vị biểu diễn sân khấu. Việc tìm hiểu trang phục sân khấu lịch sử đương đại đồng thời có sự tham khảo với trang phục nhân vật lịch sử trong nghệ thuật điện ảnh, hệ thống tranh truyện, hệ thống tượng đài danh nhân 14 5.2.2. Phương pháp xử lý tư liệu Các chức năng thể hiện của phần mềm là một công cụ hữu hiệu cho công tác sắp đặt, lưu trữ và quản lý tư liệu. Hệ thống tư liệu hiện vật sẽ được sử dụng phần mềm Corel Draw đạc họa hiện trạng di vật hiện có về hình thức và các đồ án trang trí trên di vật, cung cấp dữ liệu nghiên cứu mới. Kết hợp cùng với những nghiên cứu, phân tích, so sánh, biện luậnchứng cứ trên các bản đạc họa đã góp phần quan trọng làm sáng rõ các luận điểm nghiên cứu. 5.2.3. Phương pháp liên ngành văn hóa học Đề tài của luận án chú trọng đặt đối tượng nghiên cứu vào bối cảnh xã hội, chính trị, lịch sử văn hóa, nghệ thuậttrong từng giai đoạn, do vậy việc sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành là một lựa chọn không thể bỏ qua đối với NCS và cũng là những điểm mới cho luận án khi được soi sáng bởi một phương pháp nghiên cứu đang phổ biến tại Việt Nam trong khoảng thời gian vài thập niên gần đây. Phương pháp nghiên cứu liên ngành là sự phát triển biện chứng trong tiến trình lịch sử phát triển của tư duy khoa học. Phương pháp liên ngành là sự kết hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, giữa các ngành khoa học xã hội với nhau, sử dụng các phương pháp dân tộc học, xã hội học nghệ thuật, khảo cổ học, mỹ thuật học, sân khấu học ... 5.2.4. Phương pháp so sánh - đối chiếu Luận án nghiên cứu là một con đường tiếp cận lịch sử về nghệ thuật trang phục truyền thống Việt được tái hiện trên sàn diễn sân khấu hôm nay tất yếu phải sử dụng tới phương pháp so sánh, đối chiếu. Khối tư liệu phù hợp với nội dung và phạm vi nghiên cứu phục vụ luận án được sắp xếp theo một hệ thống bảng biểu tương ứng thích hợp, đáp ứng tính khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các luận điểm của đề tài. 5.2.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp Sự vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp cũng giúp cho luận án từng bước có thể hệ thống hoá tiến trình phát triển và định hình của trang phục thời Lê - Trịnh cũng như sự kế thừa, tiếp nối qua những thành tựu, tồn tại trong công tác sáng tạo trang phục nhân vật lịch sử bằng cả hình ảnh và văn bản 5.2.6. Phương pháp đồng đại và lịch đại trong quá trình nghiên cứu Phương pháp đồng đại và lịch đại là phương pháp cần thiết cho NCS khi tiến hành nghiên cứu đề tài vốn bao hàm một tiến trình lịch sử của đất nước, do vậy 15 phương pháp đồng đại và lịch đại đem lại cách nhìn khách quan, khoa học trong quy trình hoàn thiện luận án. Dựa trên những phương pháp lý thuyết nghiên cứu mang đậm tính chuyên ngành lịch sử văn hóa, nghệ thuật như lý thuyết tiếp nhận văn hóa, phương pháp liên ngành/xuyên cành, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp, đồng đại và lịch đại NCS hy vọng đề tài nghiên cứu về Sự thể hiện trang phục thời Lê - Trịnh trên sân khấu Việt Nam hiện nay sẽ dẫn tới một kết quả khả quan (dù còn nhiều điều chưa được như mong muốn), hỗ trợ một phần công tác sáng tác trang phục những vở diễn về đề tài lịch sử, giúp cho những thế hệ khán giả mới cảm nhận văn hoá truyền thống một cách sống động thông qua nghệ thuật thị giác, nghệ thuật hình ảnh từ một loại hình nghệ thuật tổng hợp như sân khấu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề ...o của các cấp có thẩm quyền và dư luận xã hội, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã quyết định dừng lịch phát sóng bộ phim trên kênh truyền hình quốc gia. Qua thực tế từ bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, cho thấy vấn đề trang phục truyền thống Việt dù đã có sự nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, nhưng kết quả chưa thật sự thỏa đáng. Trang phục Việt Nam qua hình tượng nhân vật lịch sử phần nào xa lạ, chưa xứng với tầm vóc, những giá trị lịch sử và văn hoá của thời đại đó. Tháng 12/ 2012, Hội thảo khoa học Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại Hà Nội đã đáp ứng phần nào những yêu cầu bức thiết về lý luận và thực tiễn của sáng tạo văn học về đề tài lịch sử.Bên cạnh những thành công, đóng góp tích cực, văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử vẫn còn những hạn chế nhất định, với không ít vấn đề cần quan tâm, luận bàn. Tại Hội thảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành khi bày tỏ quan tâm “về mối quan hệ giữa chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật”, ông đã thẳng thắn góp ý: “Sự vi phạm tính chân thực lịch sử không chỉ ở phương diện biên kịch mà đặc biệt tập trung một cách đậm nét ở khâu trang trí mỹ thuật cho bối cảnh và khâu trang phục, hóa trang ở các vở diễn đề tài lịch sử - điều đã được dư luận báo chí lên tiếng nhiều” [91, tr. 550]. 29 Sự kế thừa, tiếp nối văn hóa truyền thống trong quá trình sáng tạo của nghệ thuật sân khấu Việt Nam là điều mà tất cả các nhà nghiên cứu, hoạt động sân khấu đều thừa nhận. Tuy nhiên, quá trình thẩm thấu của văn hóa nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là văn hóa mặc của sân khấu chúng ta hiện nay đã xứng đáng với di sản cha ông để lại như thế nào, vấn đề này đang rất cần những nghiên cứu cụ thể có tính hệ thống, chuyên sâu. Những nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã từng đi trên con đường đầy tính bản năng nghệ thuật tự thân để tái hiện những hình tượng nhân vật lịch sử gần gũi với ý niệm vọng tưởng của người dân, được nhiều thế hệ khán giả đón nhận, ngày nay có thể nâng tầm sáng tạo hình tượng nghệ thuật với sự bổ trợ của hệ thống lý luận dựa trên bệ đỡ của văn hóa truyền thống dân tộc. Hoàn cảnh lịch sử với bao thăng trầm của đất nước, cũng như những lề luật, lễ giáo phong kiến xưa khiến cho vấn đề trang phục dù là dân gian hay cung đình cũng hầu như được lưu tâm không nhiều trong những cứ liệu thành văn của nền học vấn chính thống nước Việt Nam thời phong kiến, theo chúng tôicó một số nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong phần di sản văn bản ghi chép về trang phục truyền thống Việt. 1.2.1.1. Nguyên nhân thứ nhất: nguồn sử liệu sơ sài Bản thân các nhà chép sử thời phong kiến không chú trọng, do đó ít khảo cứu, biên chép thành một hệ thống về trang phục dân tộc. Vấn đề này chỉ được đề cập ở mức ngắn gọn, phần nào sơ lược trong chính sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, hoặc rải rác trong những tác phẩm hiếm hoi như Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ, Hoàng Lê nhất thống chí... hay ghi chép về một số thể lệ, phong tục và trang phục nhưng quá đỗi sơ sài, không mô tả về hình dáng, cấu trúc cụ thể nên rất khó khăn khi khảo cứu như Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục, Thượng Kinh ký sự... Trong bộ chính sử đầu tiên của nước ta là Đại Việt sử ký toàn thư, một bộ sử lớn, có giá trị chính thống của triều đình đương thời, được biên soạn từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII... phần ghi chép về trang phục đã ít ỏi, lại hầu như không mô tả cụ thể. Theo quan niệm của các nhà viết sử phong kiến xưa: “Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chủ yếu là để ghi chép sự việc. Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời” [47, tr.26]. Còn trong Lịch triều hiến chương loại chí do nhà bác học Phan Huy Chú soạn, chính ông cũng thừa nhận khó khăn khi đề cập tới vấn đề triều phục Lê Đại Hành lên ngôi mặc áo long cổn, về sau mặc áo phần nhiều dùng vóc đỏ, mũ sức trân châu. Lý Thái Tông mới chế thử mũ gọi là bát giác tiêu dao 30 bằng vàng, lối mũ, tên mũ ấy nay không khảo được. Xét: từ đời Lý, đời Trần trở về trước, mũ áo của vua không thể khảo được, xem trong sử duy có hai thứ kể trên, tạm chép ra đây để biết đại khái...[19, tr. 15]. Rõ ràng, chúng ta có thể thấy sách sử thời phong kiến xưa chỉ chú trọng ghi chép các sự kiện và công đức của nhà vua, ít có sự chú tâm vào phong tục, nền nếp sinh hoạt. Do vậy, về mặt văn bản xưa để lại còn lưu giữ được tới ngày nay hầu hết khá sơ lược, không được chú trọng về mặt trang phục cung đình cũng như dân gian nói chung và trang phục phụ nữ nói riêng (theo quan niệm phong kiến xưa). 1.2.1.2. Nguyên nhân thứ hai: hoàn cảnh lịch sử Đất nước Việt Nam với lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, trải qua bao cơn binh lửa, khi thì các triều đại hưng vong, phế truất lẫn nhau, khi thì chịu ách đô hộ của giặc ngoại xâm nên không tránh khỏi sự huỷ diệt về văn hoá. Các triều đại phong kiến Việt Nam xưa mỗi khi lên thay thế một triều đại cũ, thường không quan tâm mà có khi còn hạn chế các dấu tích của thời trước để xây dựng, khẳng định triều đại mới. Dưới thời Bắc thuộc, ách thống trị của ngoại bang rất hà khắc, biểu hiện trên hai mặt: sự bóc lột và mức độ đồng hoá Nhưng thâm hiểm nhất là mưu đồ tiêu diệt văn hoá. Trong vòng hai mươi năm xâm lược và đô hộ nước ta, quân Minh đã ra sức tiêu huỷ nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Ngày 8 tháng 7 nhuận năm Vĩnh Lạc 4 (1406), hoàng đế Trung Hoa Minh Thành tổ gửi sắc chỉ cho Chu Năng, Tổng binh chinh di tướng quân thành quốc công: “Một khi binh lính vào trong nước, trừ các sách kinh và bản in về đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy, ngoài ra nhất thiết các thứ sách vở chữ viết, cho đến các câu ca lý dân gian, sách dạy trẻ như loại sách có câu “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ” thì một mảnh, một chữ chớ để còn”. 1407 bình định xong nhà Hồ, vua Minh lại sắc cho Trương Phụ: “Từ nay ngươi phải làm đúng lời sắc trước, truyền cho quân lính hễ bất cứ ở nơi nào, nếu thấy sách vở chữ viết, phải đốt ngay lập tức, không được lưu lại” (Việt Kiệu thư - Lý Văn Phượng - quyển 2) [102, tr. 118]. Sự thực đau xót đó đã khiến cho chính nhà sử học Ngô Sĩ Liên trong Biểu dâng sáchĐại Việt sử ký toàn thư lên vua Lê Thánh Tông đã phải viết: “Giáo mác đầy đường, đâu chẳng bọn cuồng bạo giặc Minh, sách vở cả nước đều thành tro tàn tai họa. 31 Muốn tìm sự tích trong dấu than tro, khó tránh phân biệt “hợi - thỉ” đúng sai.” [47, tr. 97], (hai chữ này tự dạng gần giống nhau, tác giả muốn nói tư liệu không chính xác, khó tránh khỏi nhầm lẫn). Hơn nữa, khi quân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, quân đội thực dân đã vơ vét tiền, vàng bạc, châu báu, cùng các đồ quốc bảo của một nhà nước phong kiến thua trận chất lên 5 tàu lớn để chở về Pháp (năm 1885), trong đó có 1 tàu bị chìm trên biển, 4 tàu còn lại đã cập bến nước Pháp. Số di sản quốc gia quý báu ấy ngày nay ít người có cơ hội tiếp cận. Cũng bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan từ các triều đại phong kiến đương thời, người đời sau chỉ còn có thể khảo cứu về trang phục Việt truyền thống qua những di vật may mắn còn lưu giữ và tiếp cận được. 1.2.1.3. Nguyên nhân thứ ba: điều kiện tiếp cận nguồn tư liệu nước ngoài còn nhiều hạn chế Một nguồn tư liệu quan trọng khác là những ghi chép, tranh vẽ của các giáo sĩ, nhà buôn, họa sĩ người nước ngoài trong quá trình giao lưu buôn bán với các triều đại phong kiến Việt Nam xưa, hoặc những ghi chép, bản vẽ về đất nước, con người Việt trong sách sử Trung Quốc... nhưng trong việc tiếp cận, tham khảo nguồn tư liệu này còn gặp nhiều khó khăn. Các tranh vẽ của người phương Tây chỉ chủ yếu mô tả về phong tục, tập quán trong dân gian. Do lễ giáo phong kiến nên hầu như họ không thể tiếp kiến các bậc hoàng hậu, vương phi, các bậc mệnh phụ trong triều bởi “nam nữ thụ thụ bất thân”. Chỉ đến cuối thời Nguyễn, chúng ta mới có được những tư liệu, hình ảnh rõ ràng về các bà nơi hậu cung, trong đó hình ảnh Hoàng hậu Nam Phương là phổ biến nhất. Do những nguyên nhân sâu xa từ trong lịch sử, công tác nghiên cứu về trang phục Việt truyền thống luôn đứng trước những thách thức đòi hỏi sự nghiên cứu mang tính toàn diện về lịch sử trang phục Việt Nam, nên khó đề xuất được những giải pháp trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị quý báu về văn hóa trang phục Việt truyền thống. Những năm đầu thế kỷ XXI, vấn đề nghiên cứu lịch sử trang phục Việt Nam đã được quan tâm một cách chuyên biệt hơn và đem lại những kết quả xứng đáng với giá trị văn hóa, tinh thần về di sản trang phục truyền thống mà cha ông đã truyền lại tới ngày nay. Nhưng sự kết nối từ lịch sử của hệ thống trang phục xa xưa với những bộ trang phục được tái hiện lại trên sàn diễn sân khấu đương đại về đề tài lịch sử vẫn rất cần những nghiên cứu riêng, đóng góp cho sự hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng lịch sử 32 trong nghệ thuật biểu diễn. Trong phần Tình hình nghiên cứu về lịch sử trang phục Việt và trang phục các vở diễn về đề tài lịch sử,NCS trình bày theo hai giai đoạn: nghiên cứu về trang phục truyền thống Việt (trước, sau năm 1945) và nghiên cứu về trang phục biểu diễn sân khấu Việt Nam(trước, sau năm 1945) để có thể thấy mối liên hệ, tương quan của trang phục thời Lê - Trịnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa mặc dân tộc Việt cùng với sự thể hiện trên sân khấu Việt Nam hiện nay. 1.2.2. Nghiên cứu về trang phục truyền thống Việt 1.2.2.1. Trang phục truyền thống Việt trong văn bản thời phong kiến (trước năm 1945). Dưới thời nhà nước phong kiến Việt Nam, việc nghiên cứu chuyên biệt về trang phục có thể coi như chưa có. Đó là do nhiều hạn chế từ lịch sử cũng như hệ quả của những lề luật, lễ giáo phong kiến. Do vậy, luận án trình bày những ghi chép cụ thể về trang phục Việt nằm trong những trang sử chính thống của triều đại đương thời, cũng như những trang viết của các danh sĩ, học giả sống cùng thời đại. Giá trị từ di sản văn bản có thể coi như những nghiên cứu sớm về trang phục Việt cổ. Trong bộ chính sử đầu tiên của nước ta: Đại Việt sử ký toàn thư , một văn bản chính thống do những sử gia của triều đình đương thời biên soạn như Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy (từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII)... dẫu phần ghi chép về trang phục thật vắn tắt, sơ lược nhưng vẫn có thể thấy được dòng chảy của trang phục Việt qua những trang viết ít ỏi đó. Đây cũng là điểm chung trong các văn bản được soạn thảo của nhà nước phong kiến. Theo dòng sử liệu, có thể thấy trang phục được chép trong sử chủ yếu là các chế định về triều nghi, phẩm phục của triều đình, trang phục dân gian nếu có được nhắc tới thường là những cấm đoán nghiêm ngặt tránh sự tiếm phục, phạm vào những phân biệt nghiêm ngặt về đẳng cấp trong một xã hội quân chủ, hầu như thiếu vắng việc trang phục được nhắc tới một cách riêng biệt. Theo các văn bản còn được lưu giữ, trang phục đương thời được đề cập tới thường nằm trong những vấn đề liên quan về: - Trang phục trong các quy chế về phẩm phục của triều đình. - Trang phục trong các ghi chép của một số tác giả thời phong kiến - Trang phục trong các cấm đoán nghiêm ngặt dành cho dân gian. 33 Ngoài ra, các chi tiết liên quan tới vải lụa, trang phục còn rải rác trong các ghi chép sự kiện về thuế khóa, quân sự, hình pháp, khoa cử NCS đã tập hợp và lập hệ thống bảng các dữ liệu có được để phục vụ quá trình nghiên cứu, đồng thời giúp cho việc lưu trữ, tra cứu và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả. 1.2.2.1/1. Trang phục trong các quy chế về phẩm phục của triều đình Từ năm 939 thời Ngô Vương đến năm 1661 (Vĩnh Thọ 4) thời Lê Thần Tông trong suốt 722 năm đã có 20 lần triều đình ra các quy chế về chế độ phẩm phục cho các quan. Năm 939, sau đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt cả nghìn năm Bắc thuộc, Ngô Quyền xưng Vương, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài, sử sách thường gọi Tiền Ngô Vương. ĐVSKTT đã ghi nhận việc chế định triều nghi phẩm phục đầu tiên của chế độ quân chủ tự chủ Việt Nam: Kỷ Hợi, năm thứ 1 [939], (Tấn Thiên Phúc năm thứ 4). Mùa xuân, vua bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Tiền Ngô [Vương] nổi lên không chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của bậc đế vương [47, tr. 206]. Khi Lý Thái Tổ lên ngôi (1009), mở đầu nhà Lý, (1010, ĐVSKTT cũng chỉ ghi chép được một quy định về trang phục vào năm 1010 (Thuận Thiên 1): “Lập sáu hoàng hậu, duy có đích phu nhân gọi là Lập Giáo Hoàng Hậu, quy chế xe kiệu khác hẳn với các cung khác” [47, tr. 246]. Trong 216 năm nhà Lý với chín triều vua (1009 - 1225), ĐVSKTT ghi nhận được một lần định kiểu mũ áo của các công hầu văn võvào thời vua Lý Thái Tông (1030, Thiên Thành 3). Trong đời vua Trần Thánh Tông (1272, Thiệu Long 15) bộ chính sử đầu tiên của nước ta là Đại Việt sử ký do Lê Văn Hưu soạn đã hoàn tất, Đại Việt sử ký toàn thư đã chép về việc này như sau: “Nhâm Thân, Thiệu Long thứ 15 (1272), mùa xuân, tháng giêng, Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc Sử viện giám tu vâng sắc soạn xong bộ Đại việt sử ký từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng, gồm 30 quyển, dâng lên. Vua xuống chiếu khen ngợi” [47, tr.15]. 34 Nhưng cũng ngay tại thời Trần, trải mười hai đời vua trong 175 năm (1225 - 1400), ĐVSKTT cũng ghi nhận ba lần quy định kiểu mũ áo cho các quan văn võ. Lần cuối cùng vào thời Trần Thuận Tông (1396, Quang Thái 9) sử ghi được kỹ hơn cả. Lê Lợi với khởi nghĩa Lam Sơn lịch sử chiến thắng quân Minh, chấm dứt 20 năm (1407 -1427) ách đô hộ tàn bạo của giặc ngoại xâm, mở ra một triều đại dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, 356 năm với 27 đời vua (thời Lê sơ: 1428 - 1527, thời Lê trung hưng: 1533 -1788). Nhưng vua Lê Thái Tổ có thời gian trị vì ngắn ngủi (1428 -1433) chỉ kịp để lại trong sử một lệnh chỉ được ghi chép ngắn gọn về chế định triều nghi của triều đại mình (1429, Thuận Thiên 2): “Ra lệnh chỉ rằng: Các quan chức văn võ, quan võ từ Thượng tướng tước Trí tự Trước Phục hầu trở lên đều cho mặc áo đỏ tía; quan văn từ Nhập nội Đại hành khiển Quan phục hầu trở lên cũng cho mặc áo đỏ tía” [48, tr. 320]. Cũng bởi “Trước kia Thái Tổ sai Nguyễn Trãi định ra quy chế mũ áo, chưa kịp thi hành”[54, tr. 362], nên tới đời vua Lê Thái Tông, vào năm 1437 (Thiệu Bình 4), vua sai Lương Đăng định ra các quy chế về mũ áo và nhạc khí: “Trước kia, vua sai Lương Đăng định các nghi thức đại triều, đến đây hoàn thành dâng lên. Vua bái yết Thái miếu, các quan mặc triều phục làm lễ theo nghi thức mới bắt đầu từ đây” [48, tr. 370]. Và ĐVSKTTđã ghi chép lại định chế mới một cách ngắn gọn: “Lễ thường triều thì Hoàng đế mặc áo bào vàng, đội mũ xung thiên, ngồi sập vàng, trăm quan mặc thường phục cổ tròn, đội mũ sa đen” [48, tr. 362]. Thời vua Lê Thánh Tông với hàng loạt cải cách về quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp, mở mang bờ cõi về phía Nam đã đưa Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển thịnh trị, được coi như một thời đại vàng son của chế độ phong kiến Việt Nam. Trong 37 năm trị vì, nhà vua đã nhiều lần ra các quy chế về mũ áo, màu sắc y phục các quan văn võ. Đặc biệt lần đầu tiên trong sử đã ghi lại quy chế một cách cụ thể về bổ tử trên phẩm phục của quan văn võ:“Tháng 9 nhuận, định chế độ y phục và bổ tử của vua quanMùa đông, tháng 10, ban ra bản vẽ các kiểu bổ tử, đều là các loài cầm thú” [48, tr. 483]. Thời vua Lê Hiến Tông, năm 1500 (Cảnh Thống 3) cũng đã ban định quy chế mũ áo (theo chú thích trong bản dịch của ĐVSKTT thì Quy chế được ghi rất rõ trong Hội điển triều Lê. Cương mục chính biên 6 đã chép rõ nội dung, quy chế này): “Định quy chế mũ áo.Sai Lễ bộ yết bảng để các vương công, hầu, bá, phò mã, các quan văn võ trong ngoài và dân chúng chiểu theo kiểu mũ áo mình được dùng mà tuân hành” [49, tr. 26]. 35 Trong giới thiệu của Viện nghiên cứu Hán Nôm, văn bản Lê triều hội điển dùng để chuyển dịch sang Quốc ngữ mang ký hiệu A.52, hiện lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, sách dày hơn 400 trang, là văn bản được Viện Viễn Đông Bác cổ sao lại ở Huế năm 1904. Về sách này không rõ ai biên soạn, còn theo Trần Văn Giáp thì đây là sách LTHĐ do Phạm Đình Hổ dâng lên vua Minh Mạng khi nhà vua Bắc tuần vào năm 1821. Sách chép về các chế độ, luật lệnh của sáu thuộc, theo thứ tự từ Hộ thuộc, Công thuộc, Lễ thuộc. Nội dung sách khá phong phú, tư liệu được tổng hợp, phân loại, sắp xếp theo cách thức của một bộ hội điển. Trong LTHĐ, phần Lệ khoa Đông các quy định về mũ áo Tam khôi đã chép như sau: Có ban cho đai, mũ, triều phục. Bộ Công căn cứ tờ tư của Bộ Lễ, tư cho Bộ Hộ lĩnh tiền giao cho các cục thợ làm mũ, làm đai, làm hoa, cắt may nhuộm vải để làm các thứ sau... Màu nhuộm áo chầu: Hàng đệ nhất dùng màu quan lục. Hàng đệ nhị, đệ tam đều dùng đoạn huyền [62, tr. 153]. Thời Lê trung hưng với 255 năm tồn tại, ĐVSKTT cũng chỉ ghi rất sơ lược về ba lần định chế độ hành nghi, phẩm phục đều trong đời vua Lê Thần Tông. May mắn thay văn bản ban bố lệnh về phẩm phục hành nghi vào năm Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661) đã được lưu chép lại trong Quốc triều chiếu lệnh thiện chính vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay. Theo Viện nghiên cứu Hán Nôm, về văn bản QTCLTC, hiện tại chỉ có một văn bản duy nhất được lưu trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm mang ký hiệu A.257, dày hơn 400 trang. Đây là văn bản do Viện Viễn Đông Bác cổ cho sao chép vào đầu thế kỷ XX. Nội dung chép các chiếu lệnh được ban hành trong thời gian từ niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) đến niên đại Chính Hòa thứ 8 (1687), tức là gần suốt thế kỷ XVII, qua các triều vua Thần Tông, Chân Tông, Huyền Tông, Gia Tông, Hy Tông và các đời chúa Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn, nhằm củng cố bộ máy cai trị, điều chỉnh nhiều chủ trương chính sách của nhà nước và uốn nắn những hành vi đi chệch chủ trương cũng như các quy phạm xã hội đương thời. Qua toàn bộ nội dung có thể thấy, pháp lệnh thế kỷ XVII nhiều hơn hẳn các thời trước với nội dung đa dạng, phong phú, từ các phương diện hành nghi y phục, quan viên chức chế, duyệt tuyển, cấm đoán, tài dụng, thuế khóa cho đến chính trị, kinh tế, khoa cử, hình pháp, sinh hoạt 36 thường nhật, v.vđều có các quy định tường tận. Những nội dung này đều mang theo đặc điểm của thời đại, hết sức sát hợp với thực tiễn xã hội đương thời. Trong QTCLTC có quy định rõ ràng phẩm phục quan văn võ khi dự Nghi lễ thị triều (vào chầu cung vua) và khi vào chầu phủ chúa khác hẳn nhau về quy cách, màu sắc mũ áo. Điều này mang một giá trị hiện thực lịch sử, bởi vào thế kỷ XVII nhà Lê đã hoàn toàn mất thực quyền vào tay họ Trịnh. Sau cái chết của vua cha Lê Kính Tông (1619) do chính ông ngoại là chúa Trịnh Tùng ép, vua Lê Thần Tông đã buộc lòng chắp tay rủ áo, chế độ vua Lê chúa Trịnh đã đạt đến đỉnh cao của một hệ thống quyền lực đặc biệt trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Lệnh về phẩm phục hành nghi được ban bố năm Vĩnh Thọ thứ 4 (1661) thời vua Lê Thần Tông đã có những ghi chép cụ thể: Ban võ: Hàng công tước - Phẩm phục: Nghi lễ thị triều dùng mũ Dương đường, phía sau có hai cánh cong mạ vàng. Triều phục dùng sắc tía, bổ tử dùng kỳ lân dệt chỉ vàng. Đai dùng đá quý bịt vàng. Đều có giày, tất. Còn khi vâng vào hầu trong phủ chúa, dùng mũ ô sa, có may nổi bằng chỉ đen, áo thanh cát có che phía sau. Dây thao kép có xâu ngọc, trang trí vàng [61, tr. 592]. Dẫu rằng Lê triều hội điển và Quốc triều chiếu lệnh thiện chính đã ghi chép cụ thể hơn về các phẩm hàm trong triều đình cùng quy chế mũ áo phù hợp thì người đời sau cũng khó hình dung được chính xác do những ghi chép trong cứ liệu thành văn vẫn có sự giản lược, hầu như không mô tả, không có hình vẽ minh họa, chỉ có tên của trang phục, bởi tác giả đương thời dường như chỉ viết cho người đang sống trong chính thời kỳ đó. Nhưng đối với luận án Sự thể hiện trang phục thời Lê - Trịnh trên sân khấu Việt Nam hiện nay, tập trung vào trang phục thời Lê - Trịnh thế kỷ XVII, các văn bản lưu giữ các chế định về triều nghi phẩm phục thời Lê Thánh Tông, đặc biệt trong thời Lê trung hưng với văn bản gần như toàn văn, chính là nguồn sử liệu quý giá cho NCS trong quá trình nghiên cứu. Lịch triều hiến chương loại chí do nhà bác học Phan Huy Chú soạn trong mười năm (1809 - 1819) về phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần, được coi như Bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Trong LTHCLC phần Lễ nghi chí (từ quyển 20 đến quyển 25): 37 Quyển XXI: Lễ nghi chí. Nghi thức tế giao: Vua đội mũ mặc áo màu huyền, từ cửa Đại Hưng đi ra, không đánh nhạc. Các quan đủ mũ áo đi đằng trước. Vua đội mũ xung thiên, mặc áo bào vàng, đai ngọc, đúng như nghi lễ. Chúa đội mũ xung thiên, mặc áo bào tía, đai ngọc đi bộ tiến đến cửa thứ hai, tạm dừng ở bên tả cửa ấy [19, tr. 123]. Hoặc có ghi về trang phục các bà trong cung đình, cũng chỉ ghi sơ lược: “Cung tần và các quan cứ thứ bực theo hầu, mũ áo của đàn bà kém chồng một bực, nếu bản thân là quý hiển thì không kém chồng...” [19, tr. 121]. Văn bản triều đình khi chép về những nghi lễ có mặt vua, chúa thường chú trọng về nghi lễ, ít mô tả chi tiết về trang phục trong những dịp lễ trọng này. Sự kiện Lê Hoàn được Thái hậu của nhà Đinh nhường ngôi cũng chỉ được ghi vắn tắt: “Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu (980), giáng phong vua là Vệ Vương” [47, tr. 221]. Vua Trần Anh Tông được vua cha Trần Nhân Tông nhường ngôi, trong ĐVSKTT ghi chép ngắn gọn: “Sau khi vua nhận nhường ngôi, sứ Nguyên sang, làm lễ đọc quốc thư xong, hôm sau ban yến. Vua mặc áo tràng vạt bằng là màu vàng, đội mũ có thao, sứ giả khen vua là “thanh thoát như thần tiên”. Đến khi về nước [sứ giả] thường nói đến vẻ người thanh tú của vua” [48, tr. 107]. Sau khi vua Lê Thái Tổ mất, vua Lê Thái Tông nối ngôi cha đã ban bố chế định về các nghi thức đại triều. ĐVSKTT đã chép nghi lễ của triều đình với các nghi thức mới như sau: Ngày Mậu Thân là lễ tế Kế Thiên thánh tiết. Hôm ấy, buổi sáng vua bái yết Thái miếu, làm lễ 4 lạy. Khi về cung, Lễ bộ ty bày nghi trượng ở Đan Trì. Vua mang triều phục, áo cổn, mũ miện, ngự ở điện Hội Anh. Đại đô đốc Lê Ngân dẫn các quan mặc triều phục, làm lễ, dâng biểu chúc mừng. Vua mặc áo cổn, mũ miện, các quan mặc triều phục bắt đầu từ đây [48, tr. 371]. Do ghi chép xưa để lại như vậy, quả thật muốn phục dựng một bộ áo long cổn hay một bộ trang phục đại triều của nhà vua cũng không dễ chút nào. 38 Trong các nghi lễ triều chính, triều phục của vua sử còn chép giản lược như vậy, huống chi đối với phẩm phục của hoàng tộc. Ngay dịp vua Lê Thần Tông lấy con gái Chúa Trịnh Tráng là Trịnh Thị Ngọc Trúc, sử cũng chỉ ghi: “Mùa hạ, tháng 5, vua lấy con gái của Vương là Trịnh Thị Ngọc Trúc, lập làm hoàng hậu”[49, tr. 234]. Trong dịp vua Lê Huyền Tông lập Hoàng hậu: “Tháng 8, sách lập chính cung Trịnh Thị Ngọc Áng làm Hoàng hậu” hay tôn mẹ làm Hoàng Thái hậu: “Tôn mẹ thân sinh ra vua là Phạm Thị Ngọc Hậu là Hoàng Thái hậu (Thái hậu người làng Quả Nhuệ, huyện Lôi Dương)” [49, tr. 276]. Sử sách chỉ ghi nhớ sự kiện và không mô tả kỹ lưỡng lễ nghi, phẩm phục của triều đình trong những dịp đại lễ này. Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ Luật Gia Long) được biên soạn từ 1802, hoàn thành 1812 và được ban hành năm 1813. Đây là một bộ luật được biên soạn công phu, đồ sộ, đã trở thành một bộ Luật cơ sở của triều đình nhà Nguyễn. Chính vua Gia Long đã đích thân viết bài Tựa ngự đề cho bộ HVLL: Trẫm bèn sai các quan trong triều chuẩn theo pháp điển luật lệnh của các triều, tham khảo thêm luật lệnh thời Hồng Đức triều Lê và bộ luật triều Thanh, cân nhắc tuyển chọn xem điều nào đáng dùng, đáng bỏ rồi biên tập thành sách. Trẫm tự mình xem xét, sửa chữa cho đúng đắn, rồi ban hành khắp thiên hạ [64, tr. 17]. Với tất cả sự công phu, nghiêm cẩn như vậy, HVLL đã dành một chương về Lễ luật (quyển 9) bao gồm 26 điều luật về tế tự, nghi chế. Trong phần Nghi chế, ngoàiđiều lệ về Phẩm phục đại triều, thường triều dành cho các quan văn võ, còn có điều lệ về Y phục dành cho nam nữ thứ dân. Trong quy định về áo bào của các quan đã ghi: - Áo bào thì đều dùng cổ tròn, quan văn võ từ nhất phẩm trở lên đều dùng mãng bào màu tía. - Quan văn võ từ chánh nhất phẩm đến tòng tam phẩm đều dùng mãng bào các màu xanh lục, lam đen để tùy lúc dùng . - Các quan văn võ chánh tứ phẩm và tòng tứ phẩm đều dùng áo bào các màu xanh lục, lam đen để tùy lúc dùng. - Các quan văn võ chánh ngũ phẩm và tòng ngũ phẩm áo bào đều dùng sa đoạn các màu xanh lục, lam đen để tùy lúc dùng. Bổ tử quan văn thì thêu mây và chim nhạn, quan võ thì thêu hình con báo vằn, đều trên nền màu hồng. 39 - Áo bào của quan chánh lục phẩm và tòng lục phẩm đều giống quan ngũ phẩm. Bổ tử của quan văn thì thêu chim bạch nhạn, quan võ thì thêu hình con gấu, đều trên nền màu hồng. - Áo bào của quan chánh thất phẩm đều giống với quan lục phẩm, bổ tử của quan văn thêu hình con cò trên nền màu hồng [64, tr. 454, 455]. Từ Điều lệ về Phẩm phục cho các quan văn võ trong Bộ Luật Gia Long, tới Lệ về Bộ Lễ, phần Quan phục (quyển 78) của Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ đã có sự hơn hẳn, có lẽ là kỹ lưỡng hơn cả trong cách ghi chép các lề luật về mũ áo vua quan trong sách sử từ xưa tới bộ Hội điển triều Nguyễn. Bộ sách KĐĐNHĐSL do Nội các triều Nguyễn biên soạn vào giữa thế kỷ XIX là một công trình lịch sử có quy mô thuộc loại đồ sộ nhất trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Đây là một bộ sách chứa đựng một khối lượng đồ sộ những kiến thức, sử liệu chân xác, đặc biệt là về thiết chế và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam dưới triều Nguyễn. Trong mục về Mũ áo hoàng đế đã được quy định rõ ràng, chi tiết: Mũ áo đại triều: Áo hoàng bào may bằng sa đoạn sắc vàng chính, thêu rồng lớn rồng nhỏ, mây, thủy ba và 4 chữ “phúc thọ”. Trong lát sa dày thời hoa tứ hữu, hoặc trừu đỏ hoa tứ hữu, 2 cánh bằng đoạn màu lam thẫm, đậu 8 sợi tơ tráng bóng, mặt trước mặt sau mỗi mặt có 2 chữ “vạn thọ” mỗi mặt 3 hình rồng. 2 tay áo mỗi tay có một hình rồng 2 cánh và san hô, hỏa lựu, đều xâu chuỗi bằng hạt ngọc châu nhỏ. Cổ áo bằng đoạn đậu 8 sợi tơ bóng màu tuyết trắng, 2 dải rủ xuống đều thêu rồng mây[52, tr. 124]. Với những ghi chép tỉ mỉ, cụ thể đến vậy, nhưng thật sự người đời sau cũng thật khó hình dung được dáng dấp, màu sắc cũng như từng chi tiết trang trí của tấm áo Hoàng bào dù đã được mô tả như trên. May mắn thay, trong di sản văn hóa vật thể của triều Nguyễn để lại còn lưu giữ được một số hiện vật trang phục Cung đình, trong đó có Long bào của vua Đồng Khánh cùng bức tranh màu vẽ nhà vua đang mặc Long bào trong Lễ Đại triều. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho việc hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu của luận án, đặc biệt giúp cho sự so sánh, đối chiếu trang phục cung đình giữa hai triều đại trong sự tiếp nối và biến đổi. 1.2.2.1/2. Trang phục trong các ghi chép của một số tác giả thời phong kiến 40 Dù vậy, với những bộ sách sử do triều đình biên soạn thường chỉ lưu tâm đến các sự kiện quốc gia và nhà vua, xin hãy cùng xem những ghi chép trong hệ văn bản không còn nhiều của một số tác giả, bên ngoài những định chế nghiêm khắc nơi cung đình. An Nam chí lược của Lê Tắc (một cựu thần nhà Trần) đã được công nhận là một cứ liệu thành văn đáng tin cậy, phản ánh một chặng dài lịch sử từ thế kỷ XIV trở về trước. Sách này được tác giả đề Tựa năm 1333 trên đất Trung Quốc. Trong sách có phần mô tả về mũ áo trang phục của vua quan nhà Trần đương thời (đầu nhà Trần). Chương phục (áo mão phẩm phục): Quốc chủ đội mão bình thiên, mão Quyển vân hay mão Phù dung, mặc áo cổn y, đeo đai lưng Kim Long, cổ áo đính là trắng hay bông trắng kết lại, khăn tết tua vàng và ngọc châu, phủ tấm vuông, tràng áo cong, tay cầm ngọc khuê Thân vương mặc áo Tiêu kim tử phục (áo tía thêu kim tuyến); Hầu, Minh tự mặc áo Phượng Ngư tú phục (áo thêu chim phượng, cá). Từ Đại liêu ban trở xuống mặc áo cổn, đội mão miễn, đều có cấp bậc (văn ban thêm con cá vàng) Bọn chức quan, tá chức đều đội khăn, mặc áo tía, thắt đai xéo, không cầm hốt, chắp tay lạy quốc chủ Từ vương hầu đến thứ dân thường hay mặc xiêm màu huyền, cổ tròn, quấn bằng lụa trắng, thích đi giày da [114, tr. 255, 256]. Hay trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, một nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến, được coi là một nhà trí thức đọc nhiều, viết nhiều nhất trong một nghìn năm chế độ phong kiến nước ta, ông cũng chỉ ghi rất ngắn gọn về phần trang phục: “Thể lệ về lễ nghi: Sau khi trung hưng, hoàng đế lên ngôi, làm lễ kính tế trời đất, đặt hương án riêng ở phía đông đan trì điện Kính Thiên, hoàng đế đội mũ xung thiên, mặc áo bào màu huyền, hành lễ trước hương án, trăm quan bồi bái như nghi lễ tế giao” [34, tr. 62]. Trong phần Thể lệ về phong tục ông cũng phải lấy dẫn chứng từ Sứ Giao châu thi tập của Trần Cương Trung (người nhà Nguyên đi sứ sang Việt Nam thời Trần (1292) mô tả về hình thức đầu tóc, y phục của người Việt từ ngoài dân gian tới trong cung đình nhà Trần. Ngay bản thân y phục nước ta thời bấy giờ (Lê Quý Đôn sinh năm 1726, mất năm 1784, sống và làm quan dưới triều vua Lê Hiển Tông và chúa Trịnh Sâm trọn vẹn trong thế kỷ XVIII) cũng chỉ ghi: 41 Tôi nhận thấy, đấy là phong tục triều nhà Trần, đến bản triều ngày nay thì tục đội khăn xanh, mặc áo thâm, cắt tóc và xăm mình đã thay đổi rồi. Vì nước ta là nơi nóng nực ẩm thấp, nhân dân lúc bình thường không đội khăn, không đi giày, động tác mới được thuận tiện, việc này... nhân vật lịch sử là trung tâm, một trong những khó khăn thường gặp là tạo hình nhân vật thông qua phục trang biểu diễn. Với kết quả bước đầu của luận án, mong rằng có thể đem đến cho những người làm nghề những lựa chọn sáng tạo phù hợp cho tạo hình nhân vật của mỗi cá nhân nghệ sĩ. Khi bắt tay tạo dựng một hình ảnh cụ thể về nhân vật lịch sử, việc hiểu rõ tính tượng trưng sân khấu thông qua trang phục và những khoảng cách từ thực tế đến nghệ thuật là điều cần thiết với công tác sáng tạo trang phục. Từ đó xác định yếu tố mô tả lịch sử hay tinh thần lịch sử đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với trang phục sân khấu, yếu tố nào quan trọng hơn trong thực tiễn, đem tới những cái nhìn đồng thuận cho quá trình sáng tạo. Quả thật đội ngũ họa sĩ TKMT sân khấu luôn đứng trước những thách thức khi thiết kế những bộ trang phục có tính lịch sử, đặc biệt là cho các nhân vật lịch sử. Việc nghiên cứu dựa trên nền tảng mỹ thuật Việt truyền thống đã đem lại một cách thức tiếp cận di sản, đem lại kiến thức vững chắc cho quá trình sáng tạo của một họa sĩ thiết kế trang phục nghệ thuật biểu diễn. Mỹ thuật Việt truyền thống, cụ thể trong luận án chính là nghệ thuật trang trí trên các bia đá được khảo sát mang đến cho đề tài một hướng tiếp cận mới với hệ thống di sản văn hóa, đem lại những chỉ dấu cụ thể, hữu ích cho đề tài và việc áp dụng trong thực tiễn. Trong quá trình tìm hiểu, xây dựng một con đường sáng tạo cho nghệ thuật sân khấu đương đại, kiến thức nền tảng về mỹ thuật truyền thống giúp cho NCS có một phương pháp tiếp cận di sản, từ đó ứng dụng vào công tác thể hiện trang phục sân khấu lịch sử. 134 KẾT LUẬN Từ trang phục thời Lê - Trịnh, cùng văn hóa mặc trong tiến trình lịch sử của đất nước tới nghệ thuật thể hiện trang phục trên sân khấu biểu diễn, đối với sân khấu hiện nay là cả một chặng đường với nhiều công sức tìm tòi, nghiên cứu và phát triển, phản ánh trình độ sáng tạo của các tác giả, nghệ sĩ và trình độ thưởng thức của người xem. Việc ý thức về thời điểm (không gian, thời gian, nhân vật) đem lại ý nghĩa rất quan trọng đối với trang phục biểu diễn sân khấu lịch sử đương đại và đối với những nghiên cứu về nghệ thuật biểu diễn sân khấu nói chung, mỹ thuật sân khấu nói riêng. Tính tương đối, tương tác (giữa nghệ sĩ kế thừa, sáng tạo và khán giả thưởng thức), sự không chắc chắn, thiếu tính hệ thống cùng tính khoa học chưa thật rõ sẽ có sự giảm thiểu đáng kể khi phương pháp đồng đại và lịch đại được vận dụng một cách nhuần nhuyễn trong lý luận và thực tiễn nghệ thuật biểu diễn. Vẫn biết một vở diễn sân khấu thành công chủ yếu từ nội dung sâu sắc, hấp dẫn; nghệ thuật đạo diễn và diễn xuất đạt trình độ chuyên nghiệp, cùng tài năng của những người tham gia sáng tạo trực tiếp trên sàn diễn. Nhưng trang phục biểu diễn nếu không đạt được hình thức, giá trị tương xứng với nhân vật được tái hiện về tính lịch sử, tính thẩm mỹ sẽ phần nào làm hạn chế niềm tin, sức thuyết phục đối với công chúng, đồng thời đặt một câu hỏi về sự tiếp nhận, phát huy văn hoá truyền thống từ góc nhìn văn hoá đương đại. Việc xây dựng trang phục sân khấu lịch sử đương đại theo sát với thực tế hay tinh thần thực tế mà vẫn thấm đậm bản sắc dân tộc Việt là việc cần thiết đối với các đơn vị biểu diễn sân khấu, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại, rất ít đơn vị biểu diễn sân khấu có người nghiên cứu và sáng tạo trang phục biểu diễn riêng, đặc biệt là trang phục sân khấu lịch sử. Công việc này cần có những nhà nghiên cứu, những họa sĩ thiết kế trang phục được đào tạo thật cơ bản và chuyên nghiệp. Luận án cố gắng đóng góp một phần cho tiếng nói của trang phục sân khấu trong vở diễn về đề tài lịch sử: 1. Trang phục là nghệ thuật xử lý một chủ đề với tất cả sự thật lịch sử của nó. Đó chính là sự quan sát chính xác, theo thời gian, sở thích, luật pháp, sự giàu có, đặc điểm và những thói quen của một quốc gia. Qua khái niệm trên, ta thấy có sự gắn bó giữa trang phục với lịch sử, văn hóa và mỹ thuật. 135 2. Về mặt ngôn ngữ tạo hình, có thể nói trang phục sân khấu là một tác phẩm tạo hình với toàn bộ những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật mà người họa sĩ thiết kế dùng để biểu hiện nội dung của nhân vật (đặc điểm, tính cách, dáng vẻ)thông qua hình thức của nhân vật, trang phục biểu diễn góp phần tạo nên sự thành công của hình tượng nhân vật trên sàn diễn. 3. Sự phát triển của trang phục sân khấu phải được đặt trong một khung cảnh lịch sử và địa lý, có mối liên quan mật thiết đối với hoạt động kinh tế và văn hoá, khi mà trên sàn diễn, trang phục sân khấu thể hiện tất cả những giai tầng trong xã hội. Trong nghệ thuật biểu diễn sân khấu, trang phục, hóa trang, đạo cụ là ba yếu tố gắn bó mật thiết với người diễn viên. Cả ba yếu tố này phải chịu sự chi phối của nguyên tắc cơ bản ở mỗi loại hình sân khấu. 4. Trang phục sân khấu về đề tài lịch sử bằng sự kế thừa, chắt lọc, sáng tạo những tinh hoa trong vốn trang phục cổ truyền của dân tộc là một cách bảo tồn sống động truyền thống văn hoá mặc Việt Nam, có giao diện tiếp xúc rộng rãi với công chúng, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. 5. Trang phục sân khấu về đề tài lịch sử là một biểu hiện quan trọng trong thẩm mỹ sân khấu dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức của khán giả về: kiến thức lịch sử, văn hoá dân tộc, tính thẩm mỹ trong nghệ thuật truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Một vở diễn sân khấu thành công, nhất thiết cần có nội dung hay, đồng thời phải có một hình thức nghệ thuật đẹp, thông qua hình tượng nghệ thuật để truyền ấn tượng, cảm xúc tới người xem, tạo sự hấp dẫn riêng biệt đối với thế hệ khán giả mới đang quen dần với những vẻ đẹp thời công nghệ kỹ thuật số, những vẻ đẹp ảo trong một thế giới ảo đang làm mưa làm gió trên mạng internet. Trong quá trình nghiên cứu di sản văn hóa vật thể liên quan tới đề tài, NCS nhận thấy có những cách tiếp cận đem lại hiệu quả mới cho công tác sáng tạo trang phục cho các nhân vật lịch sử được tái hiện trên sàn diễn. Việc nghiên cứu đòi hỏi nhiều mối liên quan giữa các nguồn tư liệu. Người nghiên cứu đề tài mong muốn tiếp cận một hướng nghiên cứu mới, với hy vọng giúp cho đề tài có được thêm những kết quả mới về lý luận và thực tiễn. Đó là công tác nghiên cứu và vận dụng hệ thống họa tiết trang trí điển hình trong mỹ thuật truyền thống vào các thiết kế trang phục sân khấu lịch sử. Theo những kết quả nghiên cứu bước đầu, hệ thống họa tiết trang trí trên bia đá đã có sự tương 136 đồng với hệ thống họa tiết trang trí trên trang phục, đặc biệt đối với hệ thống trang phục trong cung đình. Sự tương đồng này được thể hiện qua:tính chất của họa tiết: biểu tượng của quyền lực, bố cục của họa tiết: cân xứng, đăng đối, vị trí của họa tiết: các vị trí có sự tương quan gần gũi, phù hợp với họa tiết đặt tại từng vị trí cụ thể. - Đặc trưng họa tiết: các hình tượng rồng, phượng, long mã, lân, mây, hoa, lá... đều có sự thống nhất phong cách, dù chất liệu tạo tác rất khác biệt: gỗ, đá, vải lụa..., đồng thời thể hiện đẳng cấp, vị trí xã hội của con người được quyền sử dụng và sở hữu những đồ vật mang những họa tiết đặc trưng này. Đây cũng là những đặc điểm điển hình nổi trội của nghệ thuật trang trí trên nhiều chất liệu của mỹ thuật truyền thống Việt thời nhà nước phong kiến. Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu trang phục truyền thống Việt thời Lê - Trịnh qua di sản vật thể và trang phục biểu diễn tại các đơn vị nghệ thuật, NCS nhận thấy tính cấp thiết trong việc vận dụng các họa tiết trang trí điển hình của mỹ thuật truyền thống Việt vào các thiết kế trang phục sân khấu lịch sử, sẽ góp phần xóa đi định kiến về trang phục sân khấu lịch sử: “Sự giống nhau của các bộ y phục ở các triều đại khác nhau, sự tuỳ tiện trong việc sử dụng màu sắc, hoạ tiết hoặc sự mô phỏng, bắt chước phục trang trong các phim lịch sử của nước ngoài là hiện tượng khá phổ biến”. Đồng thời đem lại cho khán giả niềm tự hào về tinh hoa văn hóa Việt được nghệ thuật hóa trên sàn diễn. Nghiên cứu sinh luôngắng sức nhằm có sự tiếp nối những người đi trước đã có những quan tâm và dày công nghiên cứu về lĩnh vực trang phục truyền thống Việt. Nhưng, từ lĩnh vực thực tiễn, NCS có nguyện vọng sẽ từng bước hệ thống hoá tiến trình phát triển và định hình của trang phục truyền thống Việt bằng cả hình ảnh và văn bản, đóng góp vào công tác đào tạo các chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật Sân khấu, Điện ảnh, Thiết kế Trang phục Nghệ thuật cùng các chuyên ngành có liên quan. Đồng thời người nghiên cứu hy vọng luận án cũng góp phần giúp các đơn vị biểu diễn sân khấu những lý luận cần thiết để sáng tạo, chuẩn bị trang phục cho một vở diễn có đề tài lịch sử, tạo dựng một hình ảnh cụ thể xứng đáng với tầm vóc, giá trị và ý nghĩa của hình tượng nhân vật lịch sử được tái hiện. Nghệ thuật sân khấu là “phù vân”, nếu như không có phương tiện ghi hình hiện đại thì nó hoàn toàn mang tính phi vật thể. Nhưng trong tính phi vật thể ấy, trang phục sân khấu lại mang tính vật chất cụ thể. Nó để lại một ấn tượng thẩm mỹ của cả một thời gian xác định với những sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật cụ thể. 137 Sự hư cấu trong sáng tạo văn học nghệ thuật là cần thiết. Nhưng hư cấu không có nghĩa là “tùy” mà nó phải dựa trên những cứ liệu của lịch sử đã được kiểm chứng, khẳng định, nhằm sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật chân thực có sức lay động mạnh mẽ tâm hồn và thuyết phục được đông đảo công chúng. Mặt khác, dù hư cấu hay không, thì kết quả của sáng tạo cũng phải đạt tới những giá trị nghệ thuật đích thực nhất định để thuyết phục khán giả. Và như thế, một câu nói nghe có vẻ đã quá quen thuộc, nhưng lúc nào cũng có lý và luôn mới mẻ, đó chính là ba chữ “Tuệ, Tâm, Tài” của mỗi Văn nghệ sĩ, trên con đường sáng tạo nghệ thuật đầy vất vả, gian khó và chông gai! Do đặc điểm riêng của nghệ thuật biểu diễn sân khấu mang tính tượng trưng, ước lệ, khái quát cao nên trang phục không nhất thiết phải mô phỏng tuyệt đối với trang phục cổ. Nhưng từ những tinh hoa trang phục truyền thống Việt lên sàn diễn sân khấu lịch sử đương đại, trang phục của ông cha xưa đã được bảo tồn, sáng tạo và phát huy như thế nào là một vấn đề cần được sự quan tâm nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng với giá trị cần có. Trang phục nhân vật là một trong những yếu tố đảm bảo sự chân thực lịch sử của vở diễn sân khấu về đề tài lịch sử, thậm chí, cả vấn đề đương đại ngày nay. Mọi trang phục hiện đại đều có sự kế thừa và phát triển tinh hoa từ trang phục trong quá khứ của dân tộc và văn minh, văn hoá trang phục của thế giới. Có thể tạm coi đề tài nghiên cứu là sự bổ khuyết cho một mảng ghép còn thiếu trong bức tranh về sàn diễn sân khấu đương đại có đề tài lịch sử. Và cuối cùng, từ kết quả của luận án, người viết mong mỏi Sân khấu Việt phải là Việt, thấm đậm bản sắc Việt, dựa trên bệ đỡ văn hoá của tổ tiên để lại, góp phần khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc, giúp chúng ta vững bước phát triển vào tương lai. Từ đó giúp cho những thế hệ hậu sinh cảm nhận rõ dòng chảy không ngừng của bản sắc văn hoá dân tộc thấm sâu tới văn hoá đương đại, trong đó có một phần thông qua trang phục truyền thống Việt. Vậy, từ những “hạt bụi vàng” lấp lánh của quá khứ, những tinh tuý của “nhan sắc” Việt Nam xưa đã toả sáng trong ánh đèn sân khấu như thế nào? Dưới dung nhan và hình thức ra sao? Những hình ảnh đó nói gì về trình độ văn hoá, trình độ thẩm mỹ của người sáng tạo nghệ thuật và người thưởng thức nghệ thuật ngày hôm nay./. 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thu Hà (2014), “Trang phục hoàng hậu - phi tần trên nhóm tượng cổ chùa Mật Sơn - Thanh Hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2, tr. 28-32 2. Nguyễn Thị Thu Hà (2014), “Trang phục hoàng hậu - phi tần trên nhóm tượng cổ chùa Mật Sơn - Thanh Hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3, tr. 27-30. 3. Nguyễn Thị Thu Hà (2014), “Hệ thống họa tiết trang trí trên Long bào Hoàng đế triều Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu & Điện ảnh, số 3, tr. 47-50. 4. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), “Về mối quan hệ giữa trang trí bia đá với trang phục truyền thống Việt” - Tạp chí Văn hóa học, số 3, tr. 66-74. 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Thái Dịch An (2003), Tổng tập hoa văn rồng phượng, Giang Linh dịch, Nxb VHTT, HN. 2. Phan Thuận An (2012), Lăng tẩm Huế, một kỳ quan, Nxb Đà Nẵng. 3. Đào Duy Anh (2014), Việt Nam văn hoá sử cương, tái bản, Nxb Thế giới, Cty văn hóa và truyền thông Nhã Nam, HN. 4. Nguyễn Hải Anh (2009), Đi tìm trang phục Việt (24 tập), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Chris Barker (2011), Nghiên cứu văn hóa, lý thuyết và thực hành, Đặng Tuyết Anh dịch, Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Thị Tuyến hiệu đính, Nxb VHTT, HN. 6. Nguyễn Chí Bền (2006), Văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb VHTT, HN. 7. Nguyễn Chí Bền (chủ biên), (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, HN. 8. Trần Lâm Biền (1993), Hình tượng con người trong Nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt, Nxb Mỹ thuật, HN. 9. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb VHTT, HN. 10. Trần Lâm Biền (2013), Một con đường tiếp cận lịch sử, tái bản, Nxb VHTT, HN. 11. Trần Lâm Biền (1996), Một số giá trị văn hóa nghệ thuật của ngôi chùa truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng, luận án TS chuyên ngành Lịch sử văn hóa và nghệ thuật, Viện VHNT Việt Nam, HN. 12. Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa, Nxb HN. 13. Nguyễn Đức Bình (2012), Hình ảnh con người trong trang trí kiến trúc đình làng Bắc bộ Việt Nam, thế kỷ XVII, luận văn Thạc sĩ, trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, HN. 14. Tôn Thất Bình (1993), Tuồng Huế, Nxb Thuận Hoá, Huế. 15. Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung (1975), Việt Nam điêu khắc dân gian, Nxb Ngoại văn, HN. 16. Nguyễn Khắc Cần, Nguyễn Ngọc Điệp sưu tầm, biên soạn, chú giải, chuyển ngữ, Nguyễn Kim Hệ hiệu đính phần lịch sử (1997), Việt Nam trong quá khứ qua tranh khắc Pháp, Nxb VHDT, HN. 140 17. Nguyễn Du Chi (2001), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Nxb Mỹ thuật, HN. 18. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam, từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến, Nxb Mỹ thuật, HN. 19. Phan Huy Chú (2014), Lịch triều hiến chương loại chí, tái bản, Nxb Trẻ, TP. HCM 20. Hoàng Chương (1983), Mấy vấn đề về sân khấu truyền thống, Viện Sân khấu, HN. 21. Hoàng Chương (2001), Nghệ thuật Tuồng Bắc, Nxb Sân khấu, HN. 22. Nguyễn Đỗ Cung (1993), Bàn về mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật, HN. 23. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (1998), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh niên, HN. 24. Lê Cường (2003), Tượng người thờ trong di tích, Nxb Mỹ thuật, HN. 25. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc bộ, Nxb VHTT, HN. 26. Nguyễn Lân Cường (2006), “Mộ hợp chất cánh đồng đào Nhật Tân, Hà Nội”, Tạp chí Khảo cổ học, số 3, HN. 27. Ngô Văn Doanh (2014), Câu chuyện của những pho tượng cổ, Nxb Thế giới, HN. 28. Tuần Lý Huỳnh Khắc Dụng (1970), Hát Bội, Kim Lai ấn quán, Sài Gòn. 29. Đại Nam nhất thống chí (1997), Quốc sử quán triều Nguyễn, bản dịch, Nxb Thuận Hoá, Huế. 30. Trần Trọng Đăng Đàn (2004), Nghệ thuật sân khấu Việt Nam, Nxb Văn học, HN. 31. Trần Bạch Đằng (chủ biên) (2012), Lịch sử Việt Nam bằng tranh, Nxb Trẻ, TP HCM. 32. Lê Quý Đôn (2007), Vân đài loại ngữ, Trần Văn Giáp dịch, tái bản, Nxb VHTT, HN. 33. Lê Quý Đôn (2007), Lê Quý Đôn toàn tập,Phủ biên tạp lục, Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Trọng Hân, Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, tái bản, tập 1, Nxb VHTT, HN. 34. Lê Quý Đôn (2007), Lê Quý Đôn toàn tập, Kiến văn tiểu lục, Phạm Trọng Điềm dịch và chú thích, tái bản, tập 2, Nxb VHTT, HN. 35. Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, lịch sử trang phục Việt Nam giai đoạn 1009-1945,Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam, Nxb Thế giới, HN. 36. Trần Văn Giàu (2011), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb CTQG, HN. 37. Hoàng Song Hào (2005), Bước đầu tìm hiểu nghệ thuật trang trí trong sân khấu Tuồng, luận văn Thạc sĩ, trường ĐH SKĐA HN. 38. Cung Dương Hằng (2011), Mỹ thuật nữ phục truyền thống Việt Nam, Nxb VHTT, HN. 39. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb KHXH, HN. 40. Phạm Đình Hổ (2012), Vũ trung tuỳ bút, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch, 141 tái bản, Nxb Trẻ, Nxb Hồng Bàng, TP HCM. 41. Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án (1972), Tang thương ngẫu lục, Trúc Khê, Ngô Văn Thiện dịch, Trương Chính chú thích, Nxb Văn học, HN. 42. Phạm Thuý Hợp (2003), Sưu tập điêu khắc Chăm Pa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, HN. 43. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Đình Chiến (2010), Cổ vật Thăng Long - Hà Nội, Sở VHTTDL Hà Nội, HN. 44. Nguyễn Văn Huy (trưởng Ban biên tập) (2006), Đồ vải của người Thái ở tiểu vùng sông Mê Công, tiếp nối và biến đổi, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, HN. 45. Lê Thanh Hương (2009), Chùa Mía, Nxb MT, HN. 46. Đoàn Thị Mỹ Hương (2014), Trí tuệ tạo hình người Việt từ hình tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, Nxb CTQG, HN. 47. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, tái bản, tập 1, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb KHXH, HN. 48. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, tái bản, tập 2, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb KHXH, HN. 49. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, tái bản, tập 3, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb KHXH, HN. 50. Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống, một góc nhìn, Nxb Thông tin và truyền thông, HN. 51. Xuân Yến (1998), Nghệ thuật Tuồng trong thời đại mới, Nxb SK, HN. 52. Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ (2005), Nội các triều Nguyễn, Trần Huy Hân, Nguyễn Thế Đạt dịch, Đỗ Văn Hỷ, Lê Duy Chưởng hiệu đính lần thứ nhất, Quang Đạm hiệu đính lần thứ hai, tái bản, tập 4, Viện Sử học, Nxb Thuận Hoá, Huế. 53. Lê Thành Khôi (2014), Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa TK XX, Nguyễn Nghị dịch, Nguyễn Thừa Hỷ hiệu đính, Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam, Nxb Thế giới, HN. 54. Hoàng Châu Ký (1980), Tuồng cổ, Nxb Văn học, HN. 55. Trần Hải Nam (2003), Tìm hiểu về hoa văn trang trí trên trang phục vua triều 142 Nguyễn, khóa luận tốt nghiệp ĐH, trường ĐH Nghệ thuật Huế, Huế. 56. Hữu Ngọc (chủ biên) (1995), Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Thế giới, HN. 57. Trần Đình Ngôn (chủ biên) (2002), Lịch sử sân khấu Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XX), Viện Sân khấu, HN. 58. Nguyễn Tri Nguyên (2000), Văn hóa, tiếp cận từ vấn đề và hiện tượng, Nxb VHDT, HN. 59. Nguyễn Tri Nguyên (2000), Văn hóa, tiếp cận lý luận và thực tiễn, Nxb VHTT, HN. 60. Nguyễn Ngọc Nhuận chủ biên, Lê Tuấn Anh, Trần Thị Kim Anh giới thiệu và dịch Điển chế và pháp luật Việt Nam thời trung đại,Quốc triều hình luật (2011),tập 1, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH, HN. 61. Nguyễn Ngọc Nhuận chủ biên, Lê Tuấn Anh, Trần Thị Kim Anh giới thiệu và dịch, Điển chế và pháp luật Việt Nam thời trung đại, Quốc triều chiếu lệnh thiện chính (2011), tập 1, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH, HN. 62. Nguyễn Ngọc Nhuận chủ biên, Lê Tuấn Anh, Trần Thị Kim Anh giới thiệu và dịch, Điển chế và pháp luật Việt Nam thời trung đại, Lê triều hội điển (2011),tập 2,Viện nghiên cứu Hán Nôm,Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH, HN. 63. Nguyễn Ngọc Nhuận chủ biên, Lê Tuấn Anh, Trần Thị Kim Anh giới thiệu và dịch, Điển chế và pháp luật Việt Nam thời trung đại, Lê triều quan chế (2011), tập 2, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH, HN. 64. Nguyễn Ngọc Nhuận chủ biên, Lê Tuấn Anh, Trần Thị Kim Anh giới thiệu và dịch, Điển chế và pháp luật Việt Nam thời trung đại, Hoàng Việt luật lệ, (Bộ Luật Gia Long) (2011),tập 3, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH, HN. 65. Đỗ Văn Ninh (1970), “Khai quật khảo cổ học một ngôi mộ hợp chất ở Vân Cát (Nam Hà)”, Tạp chí Khảo cổ học, số 6, tr. 144 – 150. 66. Nhiều tác giả (1970 - 2014), Bộ sách Tranh truyện lịch sử Việt Nam, Nxb Kim Đồng, HN. 67. Nhiều tác giả (1971), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb KHXH, HN. 68. Nhiều tác giả (1973), Mỹ thuật thời Lý, Nxb Văn hoá, HN. 69. Nhiều tác giả (1977), Mỹ thuật thời Trần, Nxb Văn hoá, HN. 143 70. Nhiều tác giả (1978), Mỹ thuật thời Lê sơ, Nxb Văn hoá, HN. 71. Nhiều tác giả (1993), Mỹ thuật thời Mạc, Viện Mỹ thuật, HN. 72. Nhiều tác giả (1995 - 2004), Từ điển Bách khoa, Nxb Từ điển Bách khoa, HN. 73. Nhiều tác giả (1997), Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, tậpII, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Huế. 74. Nhiều tác giả (1999), Danh sỹ Huế với Tuồng truyền thống, Viện Sân khấu, HN. 75. Nhiều tác giả (2000), Bản rập hoạ tiết mỹ thuật cổ Việt Nam,Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật, Nxb Thế giới, HN. 76. Nhiều tác giả (2001), Phong cách nghệ thuật tuồng Đào Tấn, Viện Sân khấu, HN. 77. Nhiều tác giả (2001), Những vấn đề lịch sử Việt Nam, Tạp chí Xưa & Nay, HN. 78. Nhiều tác giả (2003), Cổ vật Việt Nam, Bộ văn hóa - Thông tin, Cục Bảo tồn Bảo tàng, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, HN. 79. Nhiều tác giả (2007), Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế,tậpV, Chuyên đề đồ dệt, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Huế. 80. Nhiều tác giả (2007), Văn hoá học, những phương pháp nghiên cứu, Viện VHTT, HN. 81. Nhiều tác giả (2008), kỷ yếu hội thảo quốc gia về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Hội khoa học lịch sử Việt Nam - UBND tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa. 82. Nhiều tác giả (2010), Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương, Nxb CTQG, HN. 83. Nhiều tác giả (2011), Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới, Nxb Thế giới, HN. 84. Nhiều tác giả (2011), Phụ nữ Việt Nam trong di sản văn hóa dân tộc, Hội khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế, Nxb CTQG, HN. 85. Nhiều tác giả (2012), Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại (trường hợp hội Gióng), Viện VHNT Việt Nam, Nxb VHTT, HN. 86. Nhiều tác giả (2012), Kỷ yếu hội thảo Lễ phục Việt Nam và tiêu chí lựa chọn, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ VHTTDL, HN. 87. Nhiều tác giả (2012), kỷ yếu hội thảo Nhân vật lịch sử trong phim truyện Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, HN. 88. Nhiều tác giả (2013), Đình làng vùng châu thổ Bắc bộ,Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, HN. 144 89. Nhiều tác giả (2013), Kết nối nghệ thuật và di sản, Trường ĐH MT Việt Nam, NxbThế giới, HN. 90. Nhiều tác giả (2013), Lịch sử, sự thật & sử học, Tạp chí Xưa & Nay, Nxb Hồng Đức, HN. 91. Nhiều tác giả (2013),Sángtạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương, Nxb CTQG - ST, HN. 92. Nhiều tác giả (2013), Triều Nguyễn và lịch sử của chúng ta, Tạp chí Xưa & Nay, Nxb Hồng Đức, HN. 93. Nhiều tác giả (2014), 54 dân tộc Việt Nam, Nxb Thông tấn, HN. 94. Những người bạn cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Hue) (1997), tập 1, Đặng Như Tùng dịch, Bửu Ý hiệu đính, Nxb Thuận Hoá, Huế. 95. Những người bạn cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Hue) (1997), tập 3, Đặng Như Tùng dịch, Phan Xưng, Bửu Ý, Đỗ Hữu Thạnh, Hà Xuân Liêm hiệu đính, Nxb Thuận Hoá, Huế. 96. Những sự kiện sân khấu Việt Nam qua thư tịch cổ(2002), Nguyễn Thanh Vân sưu tầm, tuyển chọn, chuyển ngữ, Nxb Sân khấu, HN. 97. Henri Oger (2009), Kỹ thuật của người An Nam - phiên bản chính 1909, Trần Đình Bình dịch, tập 1, Nxb Thế giới, Công ty văn hoá và truyền thông Nhã Nam, HN. 98. Nguyễn Hải Phong, Nguyễn Đức Bình, Trần Thị Biển, Tạ Xuân Bắc (2002), Hình tượng con người trong chạm khắc cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, HN. 99. Đình Quang (2004), Về đặc trưng và hướng phát triển của Tuồng, Chèo truyền thống, Nxb Sân khấu, HN. 100. Mịch Quang (1963), Tìm hiểu nghệ thuật Tuồng, Nxb Văn hoá, HN. 101. Mịch Quang (1965), Đặc trưng nghệ thuật Tuồng, Nxb Văn hoá, HN. 102. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt, Nxb Mỹ thuật, HN. 103. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1991), Mỹ thuật ở làng, Nxb Mỹ thuật, HN. 104. Nguyễn Thị Chân Quỳnh (2003), Khoa cử Việt Nam (tập Thượng) Thi Hương, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, HN. 105. Phạm Đức Sĩ (2009), Tranh thờ Việt Nam - Vietnamese ceremonial painting, Pham Duc Si’s collection 2001 - 2009, vựng tập cá nhân, HN. 106. Trần Đình Sơn (2010), Đồ sứ kí kiểu Việt Nam thời Lê - Trịnh (1533 - 1788), Nxb Văn nghệ, TP HCM. 107. Trần Đình Sơn (2013), Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn (1802 - 1945), Nxb 145 Hồng Đức, HN. 108. Trần Đức Anh Sơn (2008), Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn, Nxb ĐH Quốc gia, HN. 109. Lê Văn Tạo (2008), Một số đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc đá truyền thống ở Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa. 110. Lê Văn Tạo, Nguyễn Văn Hải (2008), Nghệ thuật kiến trúc chạm khắc gỗ truyền thống ở Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa. 111. Lê Văn Tạo, Hà Đình Hùng (2008), Những bia ký điển hình ở Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa. 112. Lê Văn Tạo (2011), Di sản văn hóa, nguồn lực đặc biệt cho phát triển du lịch Thanh Hóa, Nxb Thế giới, HN. 113. Lê Văn Tạo (2012), Mỹ thuật và kiến trúc Việt Nam, Nxb Thế giới, HN. 114. Lê Tắc (2002), An Nam chí lược, Trần Kinh Hòa chỉ đạo biên dịch, Nxb Thuận Hoá, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Huế. 115. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long (2010), Chùa Việt Nam, tái bản, Nxb Thế giới, HN. 116. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự (2014), Đình Việt Nam, Nxb KHXH, HN. 117. Nguyễn Thị Minh Thái (1997), Sân khấu và tôi, Nxb Sân khấu, HN. 118. Cao Tự Thanh (Tổng Chủ biên), Trần Thị Kim Anh (Chủ biên) (2012), Phụ nữ Việt Nam trong lịch sử, Phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, tập1, Nxb Phụ nữ, HN. 119. Lê Văn Thao, Nguyễn Đức Hoà, Trần Hậu Yên Thế (2012), Đồ án trang trí mỹ thuật ở đền vua Đinh, vua Lê (Hoa Lư, Ninh Bình), Nxb Thế giới, HN. 120. Phạm Văn Thắm (2008), “Giới thiệu văn bản An nam tức sự”, Tạp chí Hán Nôm, số 3, tr. 60-64. 121. Trần Ngọc Thêm (2013), Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP HCM. 122. Đinh Quý Thêm (2001), Những yếu tố mỹ thuật của Chèo cổ và việc ứng dụng những yếu tố đó vào Chèo hiện đại ngày nay, luận văn Thạc sĩ Văn hoá dân gian, trường ĐH Văn hóa HN, HN. 123. Ngô Đức Thịnh (1994), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb VHDT, HN. 124. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2010), Những giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam, Nxb CTQG, HN. 125. Ngô Đức Thọ (2010), Văn bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long, 146 Nxb Hà Nội, HN. 126. Đinh Khắc Thuân (2001), Lịch sử Triều Mạc qua thư tịch và văn bia,Nxb KHXH,HN. 127. Phan Cẩm Thượng (1996), Bút Tháp-Nghệ thuật Phật giáo, Nxb Mỹ thuật, HN. 128. Phan Cẩm Thượng (1997), Điêu khắc cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, HN. 129. Phan Cẩm Thượng (2003), Chùa Dâu và nghệthuật Tứ pháp, Nxb Mỹ thuật, HN. 130. Phan Cẩm Thượng (2011), Văn minh vật chất của người Việt, Nxb Tri thức, HN. 131. Tống Trung Tín (1997), Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần (thế kỷ XI - XIV), Nxb KHXH, HN. 132. Bùi Văn Tiến (2000), Chùa Bút Tháp, Nxb KHXH, HN. 133. Đoàn Thị Tình (2006), Trang phục Việt Nam(dân tộc Việt), Nxb Mỹ thuật, HN. 134. Đoàn Thị Tình (2010), Trang phục Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, HN. 135. Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác (2012), Thượng kinh ký sự, Phan Võ dịch, Nxb Trẻ, Nxb Hồng Bàng, TP HCM. 136. Vũ Quang Trọng (chủ biên) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, HN. 137. Chu Quang Trứ (1998), Chùa Tây Phương, Nxb Mỹ thuật, HN. 138. Chu Quang Trứ (2001), Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc, Nxb Mỹ thuật, HN. 139. Chu Quang Trứ (2012), Sáng giá chùa xưa, mỹ thuật Phật giáo, tái bản, Nxb Mỹ thuật, HN. 140. Chu Quang Trứ (2013), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, tái bản, Nxb Mỹ thuật, HN. 141. Đăng Trường, Hoài Thu (2013), Trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam, Nxb VHTT, HN. 142. Trịnh Quang Vũ (2007), Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam, Nxb VHTT, HN. 143. Trịnh Quang Vũ (2008), Trang phục triều Lê - Trịnh, Nxb Từ điển Bách khoa, HN. 144. Trần Quốc Vượng (2013), Văn hóa Việt Nam, Nxb Thời đại & Tạp chí VHNT, HN. 145. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2014), Cơ sở văn hóa Việt Nam, tái bản, Nxb Giáo dục Việt Nam, HN. 147 Tài liệu tiếng nước ngoài * Tiếng Anh 146. Ministry of culture people’s republic of Chine (Bộ Văn hóa CHND Trung Hoa, Đại sứ quán CHND Trung Hoa tại Việt Nam) (2001), Characters in Beijing opera(Các nhân vật trong Kinh kịch Bắc Kinh). 147. Catherine Noppe, Jean - Francois Hubert (2003), Art of Vietnam (Nghệ thuật Việt Nam), Parkstone Press Ltd, New York. 148. Jean - Francois Hubert (2005), The Art of Champa (Nghệ thuật Chăm), Paskstone Press intesnational. 149. The Colletion of the Kyoto Costume Institute (2006), Fashion a History from the 18th to the 20th Century (Lịch sử trang phục từ TK XVIII đến TK XX), by Taschen, USA. 150. Albert Kahn (2008), The Wonderful World of Albert Kahn (Colour photographs from a lost age), BBC books, England. *Tiếng Pháp 151. Michel Corvin, Dictionaire encyclopédique du théâtre(A-K)(Bách khoa toàn thư về nhà hát), Bordas, Paris, tài liệu của GS.TS.NSND Đình Quang. 152. P. Huard et M. Durand (1954), Connaissance du Vietnam (Édition originale de 1909) (Hiểu biết về Việt Nam), Ecole Francaise d’ Extrême - orient (trường Viễn Đông Bác cổ). 153. Veronique Willemin (2007), Images d’ Archives Indochine (Các bức tranh trong Viện lưu trữ Đông Dương), Editions de Lodi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_the_hien_trang_phuc_thoi_le_trinh_tren_san_khau_v.pdf