HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
MAI THỊ NGỌC BÍCH
Sự LệCH CHUẩN ĐạO ĐứC
ở SINH VIÊN ĐạI HọC THáI NGUYÊN HIệN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYấN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
MAI THỊ NGỌC BÍCH
Sự LệCH CHUẩN ĐạO ĐứC
ở SINH VIÊN ĐạI HọC THáI NGUYÊN HIệN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYấN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mó số: 62 22 03 02
Người hướng dẫn kh
170 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên đại học thái nguyên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa học: PGS.TS. TRẦN SỸ PHÁN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Mai Thị Ngọc Bích
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến chuẩn
mực đạo đức, chuẩn mực đạo đức ở sinh viên và sự lệch chuẩn
đạo đức 5
1.2. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến sự lệch chuẩn
đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 20
1.3. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp
khắc phục sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái
Nguyên hiện nay 23
1.4. Những giá trị của các công trình đã nghiên cứu và một số định
hướng mà luận án tiếp tục phải thực hiện 27
Chương 2: SỰ LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC Ở SINH VIÊN HIỆN NAY -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 30
2.1. Đạo đức, chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực đạo đức ở sinh viên
Việt Nam hiện nay 30
2.2. Sự lệch chuẩn đạo đức và những tiêu chí để đánh giá về sự lệch
chuẩn đạo đức ở sinh viên Việt Nam hiện nay 51
Chương 3: SỰ LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC
THÁI NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN
NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 64
3.1. Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện
nay - Thực trạng và nguyên nhân của nó 64
3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc khắc phục sự lệch chuẩn đạo
đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 95
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHẮC PHỤC SỰ
LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI
NGUYÊN HIỆN NAY 101
4.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hoàn thiện các thang giá trị
đạo đức mới trong xã hội 101
4.2. Nhóm giải pháp cải cách giáo dục đại học theo hướng hội nhập
quốc tế, đồng thời nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo
đức và quản lý sinh viên, từng bước khắc phục những lệch
chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 109
4.3. Nhóm giải pháp kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã
hội và nâng cao tính tự giác của từng cá nhân sinh viên trong việc
khắc phục những lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái
Nguyên hiện nay 126
KẾT LUẬN 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
PHỤ LỤC 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Biểu hiện về sự suy thoái đạo đức ở sinh viên Đại học
Thái Nguyên 71
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát việc sử dụng thời gian rỗi của sinh viên
Đại học Thái Nguyên 72
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát mức độ tham gia các hoạt động vì cộng
đồng của sinh viên Đại học Thái Nguyên 73
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát quá trình học tập của sinh viên Đại học
Thái Nguyên 75
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về thái độ của sinh viên Đại học Thái
Nguyên về các hành vi gian lận, tiêu cực 77
Bảng 3.6: Sự yêu thích những hình thức, sản phẩm văn hóa nghệ thuật
của sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 79
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh viên là bộ phận ưu tú nhất của thanh niên Việt Nam có vai trò và
trách nhiệm to lớn trong việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, như lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng
định: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà", "nước nhà thịnh hay
suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên" [83, tr.82, 84]. Vì vậy,
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, trong đó có sinh
viên là việc làm rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy,
Đảng ta đã thường xuyên quan tâm, chăm lo, giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ trong
đó có đội ngũ sinh viên, để họ trở thành những người có đủ đức, đủ tài, có thể
gánh vác được những nhiệm vụ to lớn, nặng nề của Tổ quốc, của dân tộc, như lời
Bác Hồ đã dạy: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng
hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây
dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên"" [87, tr.455].
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đạo đức của sinh viên có nhiều
biểu hiện phức tạp, đó là sự lệch chuẩn đạo đức ở một bộ phận sinh viên như:
Bạo lực học đường; sự vô cảm, lạnh lùng trước mọi biến động của cuộc sống;
văn hoá ứng xử kém; các tệ nạn xã hội xuất hiện trong sinh viên ngày một gia
tăng; có những sinh viên đã có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm
trọng Mặt khác, do cuộc đấu tranh về ý thức hệ cũng đang diễn ra gay go
và quyết liệt hơn bao giờ hết, khi các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước
đang tranh thủ một bộ phận sinh viên có những biểu hiện lệch chuẩn về đạo
đức làm cầu nối để đưa vào thế giới sinh viên những sản phẩm văn hóa độc
hại, đồi trụy, phi nhân tính,... từng bước làm tha hóa, biến chất sinh viên - thế
hệ có tri thức sẽ nắm giữ vận mệnh của dân tộc trong tương lai và hòng đẩy
2
lùi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hướng hiện đại trên đất nước ta.
Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội, mà còn gióng lên
hồi chuông cảnh báo về sự lệch chuẩn đạo đức ở một bộ phận sinh viên hiện nay.
Đại học Thái Nguyên là một trường Đại học vùng, trường có số lượng
sinh viên đông, tính đến tháng 12 năm 2015, quy mô sinh viên của toàn Đại
học là 76.301 người. Sinh viên của trường cũng đang đứng trước những thách
thức mà sinh viên cả nước đang phải đối mặt. Điều đó đã đặt ra yêu cầu bức
thiết là phải nhận thức đúng đắn, khảo sát kỹ lưỡng thực trạng lệch chuẩn đạo
đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, để từ đó đề ra những giải
pháp khả thi, góp phần vào việc khắc phục những biểu hiện lệch chuẩn đạo
đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, đồng thời đề xuất những giải
pháp góp phần đào tạo ra những con người "vừa hồng vừa chuyên" có thể
gánh vác trọng trách của nước nhà trong tương lai. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa
chọn vấn đề: "Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện
nay" để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ chuyên ngành chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ của luận án,
luận án tiếp tục làm rõ thực trạng lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học
Thái Nguyên hiện nay, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với việc khắc
phục sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay. Từ đó
đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục sự lệch chuẩn đạo đức ở
sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực đạo đức ở sinh viên, sự lệch chuẩn
đạo đức, sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên.
- Phân tích và đánh giá thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
đối với sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
3
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục sự lệch chuẩn đạo
đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
là vấn đề lớn và bao gồm nhiều phương diện khác nhau. Song trong khuôn
khổ đề tài này, luận án chỉ tập trung vào phân tích sự lệch chuẩn đạo đức ở
sinh viên Đại học Thái Nguyên theo hướng tiêu cực trong bối cảnh đất nước
ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Những lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên từ năm
thứ nhất đến năm thứ năm.
- Địa điểm và thời gian khảo sát nghiên cứu:
+ Địa điểm khảo sát: Tiến hành khảo sát ở 10 trường đại học, cao đẳng,
các khoa thành viên trong khối Đại học Thái Nguyên.
+ Thời gian khảo sát: 5 năm trở lại đây (2010-2015) - thời điểm đạo
đức của sinh viên trong nhà trường có nhiều biến động khá phức tạp.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án chủ yếu dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức của sinh viên, ngoài ra luận án
còn dựa vào những thành tựu khoa học của các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước liên quan tới nội dung được đề cập trong luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp sau đây:
4
phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu,
phương pháp điều tra xã hội học... nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà
luận án đã đặt ra.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm rõ khái niệm chuẩn mực đạo đức ở sinh viên, sự
lệch chuẩn đạo đức, sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên.
- Luận án góp phần xác định rõ tầm quan trọng của của việc khắc phục
những lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn
hiện nay.
- Luận án phân tích rõ thực trạng sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại
học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm
khắc phục sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên trong giai
đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận án đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục sự lệch
chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể,
cá nhân trực tiếp làm công tác giáo dục sinh viên và hoạt động phong trào của
sinh viên.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên
cứu, giảng dạy ở các nhà trường và học viện.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC, CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC Ở SINH VIÊN VÀ SỰ
LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC
1.1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến chuẩn
mực đạo đức
Nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức, đã được nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu là
các tác giả với những công trình nghiên cứu sau: Tác giả A.Sixkin có cuốn
sách "Nguyên lý đạo đức cộng sản" [3] đã khẳng định lại quan điểm mácxít
về nguồn gốc của đạo đức, rằng đạo đức là một hình thái ý thức xã hội và "nói
đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất
định giữa người với người trong quan hệ với nhau hàng ngày" [3, tr.4]; Tác
giả G.Bandzeladze trong cuốn "Đạo đức học", tập I [50] và II [51] đã phân
tích và luận giải khá rõ nét vai trò của đạo đức, qua đó tác giả cũng đã phân
tích sâu sắc những nội dung về chuẩn mực đạo đức. Căn cứ vào sự phân tích
mối quan hệ giữa đạo đức với chính trị, pháp lý và nghệ thuật... tác giả đã
khẳng định: đạo đức là đặc trưng bản tính của con người, chỉ con người mới
có đạo đức, do đó nó không thể không phản ánh những đặc trưng của bản tính
con người. Theo tác giả, đạo đức bắt nguồn từ chỗ con người quan hệ với
người khác như quan hệ với chính mình. Trong quan hệ đạo đức với người
khác, con người không thể tư lợi. Do đó đặc trưng cơ bản nhất của đạo đức là
"chí công vô tư"; "Bản chất của đạo đức là sự quan tâm tự giác của những con
người đến lợi ích của nhau, đến lợi ích của xã hội" [50, tr.104]. Đây là một
6
trong những cơ sở lý luận quan trọng để tác giả luận án phân tích khái niệm
chuẩn mực đạo đức.
Bàn về chuẩn mực đạo đức còn có cuốn sách của Viện Triết học, đó là
"C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I. Lênin bàn về đạo đức" [114], trong cuốn sách
này các tác giả đã phân tích những lý luận cơ bản về chuẩn mực đạo đức, làm
cơ sở vững chắc để tác giả luận án tiếp tục phân tích những quan điểm về
chuẩn mực đạo đức sau này.
Khi nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức, Lê Nguyên Long đã dịch cuốn
sách "Những vấn đề lý luận đạo đức" [79], trong cuốn sách này tác giả A.I.Cô
chê-tốp đã phân tích "những cơ sở của giáo dục đạo đức" [79, tr.5] và "những cơ
sở của sự tự giáo dục" [79, tr.41]. Trên cơ sở khẳng định lại luận điểm của
V.I.Lênin khi bàn về đạo đức cộng sản, một lần nữa tác giả đã khẳng định lại
những yếu tố của chuẩn mực đạo đức cộng sản: "Chúng ta nói rằng: Đạo đức -
đó là những gì góp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai
cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa" [79, tr.6]. Đây là cơ
sở để tác giả luận án phân tích khái niệm chuẩn mực đạo đức.
Bàn về chuẩn mực đạo đức tác giả Phạm Văn Nhuận có cuốn sách
"Chuẩn mực đạo đức quân nhân của quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay"
[98]. Với cuốn sách này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc về nội dung khái
niệm chuẩn mực đạo đức, theo tác giả "Chuẩn mực đạo đức là những nguyên
tắc, quy tắc đạo đức được mọi người thừa nhận trở thành những mực thước
khuôn mẫu để xem xét, đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người trong xã
hội" [98, tr.21-22]. Đây là một trong những cơ sở để tác giả luận án phân tích,
tổng hợp đưa ra khái niệm của chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực đạo đức ở sinh
viên Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức, tác giả Nguyễn Ngọc Phú có cuốn
sách “Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay” [102]. Trong cuốn
7
sách này, nhóm tác giả của Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự đã thể
hiện một cách khái quát các vấn đề lý luận về đạo đức, trình bày khái niệm
chung về chuẩn mực đạo đức theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, phân tích các giá trị chuẩn mực truyền thống con người
Việt Nam; đồng thời phân tích các tác động của nền kinh tế thị trường, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đến sự vận độn, biến đổi các chuẩn mực đạo đức của
người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở lý luận vô cùng quan
trọng để tác giả luận án đi sâu phân tích chương 2 của luận án.
Tác giả Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang khi nghiên cứu về chuẩn mực
đạo đức đã có công trình khoa học "Các giá trị truyền thống và con người
Việt Nam hiện nay", (tập II) [77], Trong công trình khoa học này, các tác giả
đã phân tích khá sâu sắc những giá trị truyền thống trong đó có những yếu tố
thuộc về chuẩn mực đạo đức mà con người Việt Nam hiện nay cần kế thừa và
phát huy, đó là tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự cường..., "tính cách
mềm dẻo, cởi mở và dễ hội nhập - một nội dung của truyền thống Việt Nam là
một nhân tố hết sức thuận lợi trong hoàn cảnh ngày nay, khi mà thế giới ngày
càng phát triển theo xu thế hội nhập và chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng
có xu hướng rút ngắn" [77, tr.28-29], hay "truyền thống hiếu học và khả năng
trí tuệ của người Việt đã và đang trở thành một nhân tố đảm bảo cho sự phát
triển với tốc độ cao của đất nước và trở thành một thế mạnh trong cạnh tranh
quốc tế trong tương lai" [77, tr.29]. Đây cũng là những yếu tố của chuẩn mực
đạo đức hiện nay. Chính vì vậy kết quả nghiên cứu của công trình khoa học
này sẽ là nguồn tư liệu quý để tác giả luận án phân tích, tổng hợp khái quát
thành những đặc điểm của chuẩn mực đạo đức trong giai đoạn hiện nay.
Mạc Văn Trang trong cuốn sách "Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ nhỏ"
[114], đã bàn đến khái niệm hành vi đạo đức - một trong những yếu tố cơ bản
của cấu trúc của đạo đức. Theo tác giả, "hành vi đạo đức là những hành động,
8
cách cư xử được điều chỉnh bởi chủ thể có ý thức, tức là ở trình độ những chức
năng tâm lý cấp cao đã phát triển đến một trình độ nhất định". Và cấu trúc của
hành vi đạo đức gồm 3 yếu tố: Ý thức của cá nhân về những chuẩn mực đạo đức
cần tuân theo; những sức mạnh thúc đẩy tới hành động; những yếu tố tâm lý
tham gia vào quá trình điều khiển thực hiện hành vi đạo đức [114, tr.6-7]. Căn cứ
vào khái niệm này, tác giả sẽ khái quát những yếu tố của chuẩn mực đạo đức
trong đó có hành vi đạo đức.
Tác giả Nguyễn Ngọc Phú trong cuốn sách "Chuẩn mực đạo đức con
người Việt Nam hiện nay" [102], đã đề cập đến chuẩn mực đạo đức của con
người Việt Nam theo năm đức tính đã nêu trong Nghị quyết Trung ương 5
(khóa VIII). Căn cứ vào công trình khoa học này tác giả sẽ chỉ ra những yếu
tố của chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam cần phát huy nhất là trong giai
đoạn phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Hà Nhật Thăng trong cuốn "Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức - nhân
văn" [108], đã phân tích: "Trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động và
trước những yêu cầu tất yếu để con người và mỗi dân tộc phát triển thì
khuynh hướng muốn phát triển các giá trị đạo đức và các giá trị hết sức cần
thiết như: tình đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau, sự phát triển kinh tế xã hội, xóa
bỏ nghèo đói, tính thích nghi, tính đổi mới, tính sáng tạo, tinh thần trách
nhiệm và tinh thần tự lực, tự cường... tất cả những điều đó chỉ có thể đạt được
trong bầu không khí chân thành, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau cùng hành động"
[108, tr.83]. Đây là cơ sở để tác giả luận án phân tích tổng hợp rút ra những
tiêu chí về chuẩn mực đạo đức trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn sách "Giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc Việt Nam" [53], đã khẳng định tính cách dân tộc, giá trị truyền
thống của dân tộc Việt Nam được nhấn mạnh ở: lòng yêu nước, thương
người. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc, đã được trải qua hàng ngàn
9
năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ đó, tác giả đặt ra vấn đề kế thừa, giáo
dục giá trị tinh thần yêu nước, thương người trong việc giáo dục đạo đức cho
con người Việt Nam hiện nay. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, tác giả sẽ
khái quát những giá trị của truyền thống yêu nước Việt Nam – một trong
những biểu hiện của chuẩn mực đạo đức hiện nay cần phát huy.
Tác giả Trần Đình Hượu với công trình khoa học "Đến hiện đại từ
truyền thống" [69], đã xác định văn hoá truyền thống như một nguồn lực nội
sinh và không ngừng ảnh hưởng đến việc xây dựng đạo đức mới trong giai
đoạn hiện nay. Đây là cơ sở để tác giả luận án xác định những nội dung về
chuẩn mực đạo đức trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở những giá trị văn hóa
truyền thống.
Tác giả Trịnh Duy Huy, trong cuốn "Xây dựng đạo đức mới trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" [63] cho rằng: "Đạo đức mới
ở Việt Nam là một hình thức đặc thù của đạo đức cộng sản chủ nghĩa, tính đặc
thù của nó được quy định bởi thực tiễn cách mạng Việt Nam, truyền thống
đạo đức dân tộc và dấu ấn sắc thái Hồ Chí Minh" [63, tr.69]. Đây là cơ sở để
tác giả luận án khái quát thành những nội dung của chuẩn mực đạo đức trong
giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức, tác giả Huỳnh Khái Vinh có công
trình "Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội" [129], trong
công trình này, tác giả đã chỉ ra cho chúng ta thấy lối sống, đạo đức và chuẩn
giá trị xã hội là những yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội, gắn liền với kinh
tế, chính trị, tư tưởng và mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội.
Trong đó, đạo đức về cơ bản đóng vai trò là lẽ sống. Dưới sự tác động của các
nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội và xu hướng chuyển đổi của lối sống, đạo
đức, chuẩn giá trị xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ
thực trạng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới, tác giả đưa ra
10
phương hướng, quan điểm và giải pháp xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn
giá trị xã hội mới. Đây là nguồn tư liệu để tác giả luận án đưa ra khái niệm
chuẩn đạo đức, các tiêu chí để đánh giá chuẩn mực đạo đức hiện nay.
Tác giả Hoàng Chí Bảo, với cuốn sách "Văn hoá và con người Việt
Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí
Minh" [13], đã nghiên cứu đạo đức từ góc độ văn hóa, từ mối quan hệ giữa
văn hóa với con người, qua đó tác giả đã đề cập đến mối quan hệ giữa phát
triển văn hóa với xây dựng đạo đức con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện đại hóa đất nước. Trên cơ
sở kết quả của công trình nghiên cứu này, tác giả sẽ khái quát những chuẩn
mực đạo đức hiện nay cần phát huy, đặc biệt là trong công cuộc “đẩy mạnh,
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” mà Chỉ thị
05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII đã đề ra.
Tác giả Trần Nguyên Việt, với bài "Giá trị đạo đức truyền thống Việt
Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị
trường" [128], cho rằng: mỗi dân tộc đều có những chuẩn mực đạo đức
riêng, trong đó có một số yếu tố được cái phổ biến toàn nhân loại trong đạo
đức chấp nhận làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề toàn cầu [128,
tr.20]. Theo tác giả, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta được biểu
hiện ở sự nhiệt tình, hăng say trong lao động sản xuất, tình yêu quê hương
đất nước, tình người đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, giá trị đạo đức truyền
thống đó quy định ý thức đạo đức của cả cộng đồng người Việt Nam và đa
phần là phù hợp với đạo đức toàn nhân loại [128, tr.22]. Vì vậy, tác giả cho
rằng trong nền kinh tế thị trường phải đảm bảo việc duy trì các giá trị đạo
đức tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn phong hóa khỏi sự suy đồi do nền kinh tế
phát sinh [128, tr.25]. Với bài viết này, một lần nữa trên cơ sở khẳng định
lại các giá trị tốt đẹp của dân tộc tác giả luận án sẽ khái quát thành những
chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam cần phát huy trong giai đoạn
hiện nay.
11
Tác giả Cao Thu Hằng, trong bài báo "Giá trị đạo đức truyền thống và
những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay" [56],
đã làm nổi bật vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu
của đạo đức đối với việc hình thành nhân cách đạo đức con người Việt Nam
hiện nay. Với bài viết này, một lần nữa khẳng định lại giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc Việt Nam. Đây là cơ sở để tác giả luận án xây dựng những
nội dung về chuẩn mực đạo đức trong giai đoạn hiện nay.
Bàn về chuẩn mực đạo đức trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn có bài viết của các tác giả: Nguyễn
Đình Hòa với bài: "Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị
trường" [59]; tác giả Nguyễn Hùng Hậu với bài "Từ "cái thiện" truyền thống
đến "cái thiện" trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay" [57]; tác giả
Trần Văn Phòng với bài "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo
chính trị hiện nay" [101] Nhìn chung các tác giả đều cho rằng dân tộc Việt
Nam đã xây dựng cho mình một hệ thống các giá trị đạo đức truyền thống vô
cùng quý báu. Thế nhưng, trong điều kiện toàn cầu hóa, phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã và đang tác động mạnh mẽ đến
các giá trị đó theo những chiều hướng khác nhau, cả tích cực và tiêu cực...
chúng ta cần tiếp tục phát huy những giá trị đạo đức truyền thống đó trong
việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức của sinh viên trong giai đoạn hiện
nay. Đây vừa là cách để chúng ta khẳng định và giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, vừa là phương thức tăng cường nội lực nhằm tạo đà cho sự phát triển ổn
định và bền vững đất nước. Đây cũng là phương châm trong việc xác định
những giá trị chuẩn mực đạo đức trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, vấn đề chuẩn mực đạo đức đã được nhiều nhà khoa học quan
tâm, nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã chỉ ra các khái niệm
công cụ như: đạo đức, chuẩn mực đạo đức và vai trò của các giá trị đạo đức
12
truyền thống trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức của thanh niên trong
giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên sẽ là
nguồn tư liệu quý để tác giả kế thừa và phát triển trong những nội dung cụ thể
của luận án.
1.1.2. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến chuẩn
mực đạo đức ở sinh viên hiện nay
Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy chưa có một công trình khoa học nào
nghiên cứu chuyên sâu về chuẩn mực đạo đức sinh viên trong giai đoạn hiện
nay. Tuy nhiên, thông qua những công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác
nhau của đạo đức sẽ thấy bao hàm trong đó là cả những nội dung về chuẩn
mực đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay.
Đó là cuốn sách của các tác giả Trần Hậu Kiêm, Đoàn Đức Hiểu, "Hệ
thống phạm trù đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên" [73]. Trong cuốn
sách này các tác giả đã đi sâu phân tích hệ thống các phạm trù cơ bản của đạo
đức học như: vấn đề sống còn và hạnh phúc; danh dự, nghĩa vụ và lương tâm;
cái thiện và cái ác. Đó là những phạm trù luôn được thể hiện rõ nét trong cách
hành xử của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ
bản đó, tác giả đã đi sâu phân tích những nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo
đức cho sinh viên hiện nay.
Cùng khai thác vấn đề này, trên cơ sở vai trò của các giá trị đạo đức
truyền thống, tác giả Phan Văn Ba trong công trình nghiên cứu "Vấn đề giáo
dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay" [5] đã
góp phần làm rõ nội dung giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam
và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của thanh niên Việt Nam. Từ đó,
luận án đưa ra phương châm, phương pháp giáo dục truyền thống đoàn kết
dân tộc cho thanh niên Việt Nam, quan hệ giữa giáo dục truyền thống đoàn
kết dân tộc với giáo dục thanh niên trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tác giả
13
phát hiện những vấn đề nảy sinh từ thực trạng giáo dục truyền thống đoàn kết
dân tộc cùng xu hướng tách rời giữa quá khứ với hiện tại trong giáo dục
truyền thống đoàn kết dân tộc.
Cùng khai thác vấn đề chuẩn mực đạo đức ở sinh viên nói chung trong
đó có sinh viên Đại học Thái Nguyên dưới góc độ định hướng các giá trị cuộc
sống cho sinh viên, tác giả Trần Sỹ Phán đã có bài "Sinh viên với định hướng
giá trị nhân cách" [99], trong bài viết này tác giả đã chỉ ra thực trạng nhân
cách sinh viên và một số giá trị nhân cách cần định hướng cho sinh viên nói
chung trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Từ định hướng các giá trị nhân cách đó, giúp sinh
viên nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình,
dân tộc.
Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên sẽ là cơ sở để
tác giả luận án phân tích những nội dung cụ thể của chuẩn mực đạo đức sinh
viên Việt Nam hiện nay.
Tác giả Võ Minh Tuấn trong "Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh
viên Việt Nam hiện nay" [120] đã đề cập đến sự tác động tích cực và tiêu cực
của toàn cầu hoá tới đời sống của sinh viên nước ta hiện nay. Trong đó mặt
tích cực mà toàn cầu hóa mang lại theo tác giả là phát huy tinh thần năng
động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; còn mặt tiêu cực là lối sống thực dụng,
thái độ bàng quan đối với mọi người xung quanh. Tuy nhiên tác giả bài báo
chưa đưa ra những giải pháp để phát huy những mặt tích cực và hạn chế
những mặt tiêu cực trong đời sống đạo đức sinh viên. Tác giả Phạm Huy
Thành trong "Đạo đức sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay" [107] đã tập trung làm rõ thực trạng đạo đức sinh viên Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Trong bài viết này tác giả cũng đã chỉ ra
những ưu điểm, mặt tích cực, cần khẳng định trong đời sống đạo đức của sinh
14
viên Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở kết quả của những nghiên cứu này, tác
giả luận án sẽ khái thác yếu tố tác động của toàn cầu hóa và những chuẩn đạo
đức sinh viên cần phát huy.
Trong "Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới
cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay" [95], tác giả Ngô Thị Thu Ngà đã làm rõ
một số khái niệm cơ bản: đạo đức mới, giá trị đạo đức truyền thống, trên cơ
sở đó tác giả đã chỉ ra vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây
dựng chuẩn mực đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, trong chừng mực
nhất định thì đây cũng là tài liệu quan trọng làm hệ quy chiếu trong việc xây
dựng chuẩn mực đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên
hiện nay chưa có công trình khoa học độc lập, chuyên sâu nghiên cứu, mà chủ
yếu tập trung ở các Báo cáo tổng kết năm học, Báo cáo của Đoàn thanh niên,
Hội sinh viên Đại học Thái Nguyên (từ năm 2010 đến nay). Các báo cáo này
đều đã chỉ ra rằng: Sinh viên Đại học Thái Nguyên đa số đều đã thực hiện tốt
các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện tốt các nội quy, quy định của Nhà trường;
Chủ động trong việc phát huy khả năng, năng lực của mình trong học tập, rèn
luyện và trong nghiên cứu khoa học; luôn phát huy cao độ tinh thần xung
phong, tình nguyện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [45]. Đây
cũng là cơ sở để tác giả luận án triển khai các nội dung được đề cập trong
luận án.
Tóm lại, qua tìm hiểu chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu
chuyên sâu về những chuẩn mực đạo đức ở sinh viên Việt Nam hiện nay. Tuy
nhiên, những công trình khoa học nêu trên sẽ là cơ sở, để tác giả luận án đi
sâu nghiên cứu về những chuẩn mực đạo đức ở sinh viên Việt Nam hiện nay,
trong đó có sinh viên Đại học Thái Nguyên.
15
1.1.3. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến sự
lệch chuẩn đạo đức
Nói đến những công trình nghiên cứu về sự lệch chuẩn đạo đức, phải kể
đến cuốn sách của tác giả Edgar Morin "Trái đất tổ quốc chung, Tuyên ngôn
cho thiên niên kỷ mới" [48]. Edgar Morin - một học giả xã hội học nổi tiếng
người Pháp, Ông được biết đến như là "một trong các gương mặt hàng đầu
của tư tưởng Châu Âu, Ông hiện là Giám đốc nghiên cứu danh dự tại Trung
tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS) của Pháp. Trong cuốn sách
...có thể đạt được khi con người chiến thắng được tình trạng
đối kháng giai cấp và tạo ra những điều kiện để có thể “quên được tình trạng
đối kháng giai cấp”. Điều kiện đó chỉ có thể bắt đầu có được bằng đạo đức
cộng sản trong xã hội cộng sản mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa.
Sự hoàn thiện đạo đức được bắt đầu từ đạo đức của giai cấp công nhân “có
nhiều nhân tố hứa hẹn” để dẫn tới một kiểu đạo đức “thật sự có tính nhân
đạo”. Như vậy, xã hội cộng sản nguyên thủy với trình độ bắt đầu làm nảy sinh
đạo đức do hoạt động thực tiễn và nhận thức đã phát triển đạo đức.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức sinh ra
trước hết là từ nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất vật chất,
trong đấu tranh xã hội, trong phân phối sản phẩm để con người tồn tại và phát
triển. Cùng với sự phát triển của sản xuất, các quan hệ xã hội, hệ thống các
quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức, hành vi đạo đức cũng theo đó mà ngày càng
phát triển, ngày càng nâng cao, phong phú, đa dạng và phức tạp.
Đạo đức là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan,
là sản phẩm của hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người. Những quan
hệ người - người, cá nhân - xã hội càng có ý thức, tự giác, ý nghĩa và hiệu quả
của chúng càng có tính chất xã hội rộng lớn thì hoạt động của con người càng
32
có đạo đức. Đạo đức “đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng
nào con người còn tồn tại” [21, tr.43].
Dựa trên nền tảng những quan niệm về đạo đức của chủ nghĩa Mác -
Lênin, Hồ Chí Minh đã có những quan niệm vô cùng biện chứng về đạo đức.
Hồ Chí Minh quan niệm "Đức là gốc" và đạo đức mang nội dung của
đạo đức mới, đạo đức cách mạng, mang bản chất giai cấp công nhân, kết hợp
giữa đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa đạo đức của
nhân loại. Người viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có
nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân" [86, tr.252-253].
Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt
đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài, mà:
Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi
nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi
cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có
tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho
loài người [89, tr.283, 172].
Kế thừa kết quả của các công trình khoa học đã được công bố, chúng
tôi quan niệm: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên
tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của
con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực
hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Đạo đức có cấu trúc như sau:
Khi bàn về cấu trúc của đạo đức có nhiều quan điểm khác nhau. Theo
giáo trình đạo đức học của Khoa Triết học - Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh thì phân tích cấu trúc của đạo đức theo nhiều cách tiếp cận khác
nhau, mỗi cách tiếp cận cho phép chúng ta nhìn ra lớp cấu trúc xác định:
33
Nếu xét đạo đức theo mối quan hệ giữa ý thức và hoạt động, hệ
thống đạo đức hợp thành từ hai yếu tố là ý thức đạo đức và thực tiễn
đạo đức. Nếu xét trong mối quan hệ giữa người và người sẽ thấy
quan hệ đạo đức. Nếu xét theo quan điểm về mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng thì đạo đức được tạo nên từ đạo đức xã hội và
đạo đức cá nhân [61, tr.11].
Theo giáo trình đạo đức học của Trần Hậu Kiêm thì "đối tượng nghiên
cứu của đạo đức học là toàn bộ nền đạo đức xã hội, trong đó tập trung ở ba
vấn đề lớn sau đây: quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức, hành vi đạo đức" [72,
tr.59]. Theo cuốn Đạo đức học - Những nội dung cơ bản của tác giả Nguyễn
Văn Đại thì "nếu xét đời sống đạo đức với tính cách là một hệ thống, thể hiện
qua ba phương diện: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức" [43,
tr.21]. Theo cuốn “Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay”, thì
xuất phát từ quan điểm hệ thống khi xem xét các sự vật, hiện tượng,
quá trình xã hội, đạo đức có thể được nhận thức dưới nhiều góc độ
khác nhau, với các lớp cấu trúc khác nhau: Khi xem xét từ góc độ
triết học, cấu trúc của đạo đức gồm ý thức đạo đức và hành vi đạo
đức; Khi xem xét phạm vi tồn tại và biểu hiện của đạo đức trong đời
sống hiện thực ta có cấu trúc đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân; Khi
xem xét phương thức tồn tại của đạo đức ta có cấu trúc đặc trưng của
đạo đức là các quan hệ đạo đức [102, tr.15].
Trong khuôn khổ chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả
sẽ đi sâu nghiên cứu cấu trúc của đạo đức dưới góc độ triết học bao gồm các
yếu tố cơ bản là ý thức đạo đức và hành vi đạo đức.
- Về ý thức đạo đức:
"Ý thức đạo đức là ý thức về hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực,
hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại, Mặt khác, nó
34
còn bao hàm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người"
[61, tr.11]. Ý thức đạo đức trước hết là một hình thái ý thức xã hội giống với
những hình thái ý thức xã hội khác, đều phản ánh tồn tại xã hội, được hình
thành trong thực tiễn lao động xã hội.
Ý thức đạo đức khác với các hình thái ý thức xã hội khác là các chuẩn
mực của ý thức đạo đức được hình thành và tác động trực tiếp đến hành vi của
những con người bình thường, những tập đoàn người to lớn trong xã hội chứ
không phải do một nhóm người quy định, soạn thảo. Ý thức đạo đức là chức
năng của tư duy, nhờ năng lực này con người biết hành vi nào tốt, đáng khen
ngợi, hành vi nào xấu, đáng xấu hổ, là năng lực phân biệt cái tốt, cái xấu, điều
thiện, điều ác, biết mình phải làm gì, đồng thời dự đoán kết quả có thể đạt
được của hành vi có phù hợp với nghĩa vụ và trách nhiệm của mình hay
không. Ý thức đạo đức thể hiện nhận thức của con người trước hành vi của
mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực hành vi và những nguyên tắc
đạo đức xã hội đặt ra; nó giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn
thành tự giác, tự nguyện những nghĩa vụ đạo đức.
Về cấu trúc của ý thức đạo đức là một chỉnh thể gồm nhiều yếu tố như:
tình cảm đạo đức, chuẩn mực đạo đức, lý tưởng đạo đức, ý chí đạo đức. Trong
đó, tình cảm thể hiện cảm xúc của con người trước hiện tượng đạo đức, chuẩn
mực đạo đức giúp con người lựa chọn cái gì nên làm và cái gì không nên làm;
lý tưởng đạo đức quyết định phương hướng, mục đích hoạt động của con
người và ý chí đạo đức là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó
khăn, trở ngại để thực hiện hành vi đạo đức.
Về hành vi đạo đức:
Hành vi đạo đức là "một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động
cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức" [62, tr.157], là ý thức được vật chất hóa, là sự
phục tùng tự nguyện ý thức đạo đức [50, tr.48]. Cụ thể hơn, hành vi đạo đức
35
là những cử chỉ, những việc làm của con người trong các mối quan hệ xã hội
phù hợp với ý thức đạo đức, với các chuẩn mực và các giá trị đạo đức.
Để phân biệt một hành vi nào đó có phải là hành vi đạo đức hay không,
không chỉ căn cứ vào kết quả của hành vi mà còn phải căn cứ vào động cơ của
hành vi. Kết quả của hành vi là yếu tố khách quan, có nội dung thực tại, cụ
thể, ngược lại, động cơ của hành vi là yếu tố chủ quan, thường không thể hiện
ra một cách thực tại và trực quan. Theo G.Banzelladze, hành vi đạo đức phải
xuất phát từ động cơ vô tư không vị kỷ, bởi sự đồng cảm, thông cảm và
lòng nhân đạo. Động cơ phục tùng dư luận xã hội cũng không phải là động
cơ đạo đức, động cơ duy nhất của việc thiện chỉ có thể là lòng thông cảm,
đồng cảm, quan tâm đến người khác, không vụ lợi chứ không phải ở ý
muốn được phần thưởng tinh thần hoặc vật chất. Do đó, khi con người "bất
đắc dĩ" làm việc thiện, hoặc tự kiềm chế không làm việc ác thì hành vi của
họ không phải là hành vi đạo đức. Hành vi đạo đức phải có nguyên nhân vì
lợi ích của người khác, của xã hội và mục đích cũng là mang lại lợi ích cho
người khác, cho xã hội. Tuy nhiên, hành vi đạo đức vì lợi ích của người
khác, của xã hội không có nghĩa là không bao hàm lợi ích cá nhân, bởi vì,
"đối với người có đạo đức, lợi ích xã hội là những lợi ích chủ đạo của nó.",
"Bản chất xã hội của đạo đức - xu hướng vươn tới sự hài hòa giữa lợi ích
cá nhân và lợi ích xã hội" [51, tr.57]. Trên cơ sở đó PGS. TS Nguyễn Văn
Phúc phân tích: "Lợi ích cá nhân, khi phù hợp với lợi ích xã hội, trở thành
một bộ phận của lợi ích xã hội; và trong trường hợp đó hành vi thực hiện
lợi ích cá nhân là chính đáng về mặt đạo đức" [104, tr.12]. Như vậy, hành
vi đạo đức là những hành vi xuất phát từ động cơ đạo đức dựa trên sự
thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Ngược lại, hành vi vô đạo
đức là hành vi thực hiện chỉ nhằm phục vụ lợi ích bản thân mà xâm hại lợi
ích người khác, lợi ích xã hội.
36
Hành vi đạo đức được lặp đi, lặp lại nhiều lần, ổn định trở thành thói
quen đạo đức, nếu không thực hiện hành vi đạo đức này thì con người cảm
thấy khó chịu. Hành vi đạo đức của con người, khi đã trở thành thói quen đạo
đức, dường như trở thành hành vi vô thức. Hình thành thói quen đạo đức
chính là mục tiêu của giáo dục đạo đức, là giai đoạn cuối trong quá trình
chuyển hoá từ đạo đức xã hội thành đạo đức cá nhân.
Ý thức đạo đức và hành vi đạo đức có mối quan hệ biện chứng với
nhau, trong đó: Ý thức đạo đức là điều kiện để thực hiện hành vi đạo đức, còn
hành vi đạo đức là việc thể hiện ý thức đạo đức qua hoạt động của con người,
là quá trình hiện thực hóa ý thức đạo đức trong cuộc sống. Ý thức đạo đức là
điều kiện để thực hiện hành vi đạo đức vì không có ý thức đạo đức thì không
thể có hành vi đạo đức. Trong đó, tri thức đạo đức xác định giới hạn cho hành
vi đạo đức, tình cảm đạo đức là động cơ chủ yếu của hành vi, lý tưởng đạo
đức định hướng cho hành vi, ý chí đạo đức là sức mạnh bên trong thúc đẩy
con người thực hiện hành vi đạo đức. Thiếu một trong những thành tố của ý
thức đạo đức con người không thể thực hiện hành vi đạo đức. Ngược lại, ý
thức đạo đức phải được thể hiện bằng hành động mới đem lại lợi ích xã hội và
ngăn ngừa cái ác. Không phải có ý thức đạo đức là trở thành con người có đạo
đức mà ý thức đạo đức đó phải thể hiện qua hành vi: "Nội dung đạo đức
không đơn thuần chỉ có yếu tố trí tuệ, con người có thể "thuộc làu" những
chuẩn mực đạo đức nhưng đồng thời vẫn vô đạo đức" [4, tr.77]. Con người có
đạo đức hay không phải căn cứ vào những hành vi cụ thể. Hệ thống các hành
vi đạo đức của con người được nảy sinh trên cơ sở của ý thức đạo đức được
gọi là thực tiễn đạo đức. Đánh giá hành vi dựa trên hai mặt cơ bản là động cơ
của hành vi và kết quả của hành vi. Trong đó động cơ của hành vi được xem
là tiêu chuẩn hàng đầu. Hơn nữa, hành vi đạo đức góp phần hình thành, phát
triển và hoàn thiện ý thức đạo đức. Thông qua quá trình thực hiện những hành
37
vi đạo đức thường xuyên, liên tục, ý thức đạo đức của mỗi người ngày càng
được bồi dưỡng, củng cố trở nên hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn. Qua đó, chúng
ta nhận thấy một cách rõ ràng tầm quan trọng của hành vi đạo đức, hành vi
đạo đức không chỉ hiện thực hoá ý thức đạo đức trong cuộc sống mà nó còn
góp phần xây dựng ý thức đạo đức. Hành vi đạo đức không kém phần quan
trọng so với ý thức đạo đức, thậm chí nó có vai trò quan trọng hơn so với ý
thức đạo đức bởi vì không có hành vi đạo đức thì ý thức đạo đức cũng vô
nghĩa, không có giá trị và không có hành vi đạo đức, ý thức đạo đức không
thể hoàn thiện và sâu sắc.
2.1.2. Chuẩn mực đạo đức
Là một yếu tố cấu thành của ý thức đạo đức, chuẩn mực đạo đức được
sử dụng vào xác định mẫu hành vi để con người tuân theo trong những tình
huống xác định.
Chuẩn mực đạo đức là những tiêu chuẩn chung hướng dẫn con người
hoạt động đáp ứng yêu cầu của cộng đồng, đem lại lợi ích cho xã hội. Các
chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ luôn có tác dụng định hướng hoạt động,
động viên khuyến khích tính tích cực xã hội của cá nhân trong sinh hoạt
cộng đồng. Khi đi vào cuộc sống, chuẩn mực đạo đức trở thành nếp sống của
mỗi người và của xã hội, điều này sẽ góp phần duy trì trật tự xã hội, hoàn
thiện nhân cách theo yêu cầu của xã hội.
Chuẩn mực đạo đức là cái cần có của hành vi đạo đức để xác lập cái
cần có của hiện thực đạo đức xã hội. Do đó, chuẩn mực đạo đức phải là sản
phẩm được kết tinh từ cuộc sống, có tính phổ biến, giữ vai trò định hướng
hoạt động của con người theo xu hướng ngày càng thấm sâu vào đời sống
sinh hoạt của xã hội. Ở đây chúng tôi đồng ý với quan niệm cho rằng: "Chuẩn
mực đạo đức là những nguyên tắc, quy tắc đạo đức được mọi người thừa nhận
trở thành những mực thước, khuôn mẫu để xem xét đánh giá và điều chỉnh
hành vi của con người trong xã hội" [98, tr.21-22].
38
Chuẩn mực đạo đức là phạm trù lịch sử, nó biến đổi cùng với sự biến đổi
của của những điều kiện kinh tế - xã hội. Trước những biến động của hoàn cảnh
lịch sử, nhất là khi xuất hiện những bước ngoặt của thời đại, chuẩn mực đạo đức
cũng biến động, thể hiện ở sự lựa chọn các giá trị đạo đức của chủ thể.
Giá trị đạo đức, nhất là những giá trị được coi là chuẩn mực, thường ổn
định, bền vững hơn nhiều so với tính biến đổi và biến động của đời sống đạo
đức, của thái độ và hành vi ứng xử hằng ngày, trong các quan hệ xã hội. Bởi
đó là những giá trị đạo đức tốt đẹp giàu tính nhân văn do loài người sáng tạo
ra và đã thấm sâu, bám chắc vào đời sống xã hội, là động lực tinh thần to lớn
thúc đẩy tính tích cực của con người trong thực hành đạo đức.
Các chuẩn mực đạo đức rất đa dạng, phong phú và không ngừng được
hoàn thiện theo mỗi bước phát triển của đời sống xã hội. Theo phạm vi nghiên
cứu của đề tài, tác giả sẽ phân tích chuẩn mực đạo đức theo mức độ phổ quát.
Căn cứ vào mức độ phổ quát, chuẩn mực đạo đức gồm có: chuẩn mực nguyên
tắc đạo đức và chuẩn mực hành vi đạo đức.
Chuẩn mực nguyên tắc đạo đức là những chuẩn mực đạo đức có phạm
vi điều chỉnh rộng lớn, bao gồm toàn bộ hoạt động trong suốt quá trình tồn tại
của cả một cộng đồng người, một dân tộc, một giai cấp trong những giai đoạn
lịch sử nhất định.
Chuẩn mực hành vi đạo đức là những chuẩn mực đạo đức áp dụng với
các hành vi đạo đức cụ thể, có phạm vi điều chỉnh hẹp, gắn bó với những tình
huống xác định, đối tượng xác định trên cơ sở chuẩn mực nguyên tắc đạo đức.
Xã hội hiện nay đang trong thời kỳ quá độ, nó mang đặc trưng của một xã
hội đang chuyển đổi, trong đó cái cũ chưa mất hẳn, cái mới chưa định hình. C.
Mác đã từng khẳng định "giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ
nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia. Thích ứng
với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị" [23, tr.47]. Chính vì vậy trong
đời sống đạo đức có sự giao thoa và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Do đó,
39
chuẩn mực đạo đức cần được nhận thức như là thước đo văn hóa, tiêu chí nhân
văn để hướng dẫn thực hành đạo đức, để giáo dục và tự giáo dục cả ý thức đạo
đức và bồi dưỡng tình cảm đạo đức hình thành niềm tin đạo đức cho mỗi người.
Tóm lại, có thể khái quát nội dung của chuẩn mực đạo đức như sau:
Một là, chuẩn mực đạo đức là những giá trị đạo đức có tính chuẩn xác,
mẫu mực, điển hình cho một thời kỳ lịch sử, chi phối và định hướng sự phát
triển của đời sống đạo đức xã hội, của sự hoàn thiện đạo đức cá nhân, là cơ sở
xây dựng và là thước đo đánh giá văn hóa đạo đức.
Hai là, chuẩn mực đạo đức không tồn tại riêng lẻ, biệt lập mà là một hệ
chuẩn mực, vừa có tính phổ biến, phổ quát vừa có tính đặc thù.
Ba là, chuẩn mực đạo đức ổn định một cách tương đối. Bởi mỗi giai đoạn
lịch sử khác nhau có những chuẩn mực đạo đức khác nhau để đánh giá đạo đức
trong một thời đại, một hoàn cảnh lịch sử nhất định.
2.1.3. Chuẩn mực đạo đức ở sinh viên Việt Nam hiện nay
Sinh viên Việt Nam là một bộ phận của thanh niên Việt Nam. Từ điển
tiếng Việt (2006), xếp "sinh viên" vào danh từ và định nghĩa là "những người
học ở bậc đại học" [126, tr.860].
Theo tài liệu của Trung ương hội sinh viên Việt Nam (1998): "Sinh
viên Việt Nam là công dân Việt Nam đang theo học tại các trường đại học và
cao đẳng trong và ngoài nước" [118, tr.7].
Theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993) về Công tác học
sinh, sinh viên trong các trường đào tạo thì "người đang học đại học và cao
đẳng gọi là sinh viên" [17, tr.6].
Theo quy định tại Điều 59, Luật Giáo dục đại học 2012 sinh viên là
người học "các chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học."
Từ những nội dung trên có thể đưa ra khái niêm sinh viên như sau: Sinh
viên hiểu theo nghĩa chung nhất, là tất cả những người đang theo học tại các
trường đại học và cao đẳng, thuộc mọi loại hình đào tạo.
40
Sinh viên là đối tượng tiêu biểu cho nhóm xã hội đặc thù, nhạy cảm,
nhiều hoài bão, khát khao tìm tòi cái mới, có tri thức, có điều kiện, phương
tiện giao lưu quốc tế nhanh nhạy bén, mạnh dạn chủ động và thực tế.
Đạo đức của sinh viên, nếu xét theo mối quan hệ chung - riêng, ta có
đạo đức cộng đồng sinh viên và đạo đức cá nhân sinh viên. Đạo đức cộng
đồng sinh viên phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng sinh viên và là phương
thức để điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong cộng đồng sinh viên ấy. Đạo
đức cá nhân sinh viên là đạo đức của từng cá nhân sinh viên riêng lẻ, phản
ánh và khẳng định sự tồn tại của các cá nhân ấy như là thể hiện sự riêng rẽ
của tồn tại xã hội về lợi ích và hoạt động của các cá nhân. Cả hai thành tố kết
cấu ở đây, đều gắn liền với môi trường học đường (nhà trường, ký túc xá) -
một nét riêng có của đối tượng này.
Đạo đức sinh viên là một bộ phận của đạo đức xã hội. Ngoài những điểm
chung của đạo đức xã hội, đạo đức sinh viên có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, sinh viên có sự phát triển chưa chín muồi về mặt nhân cách
đạo đức. Nhân cách đạo đức sinh viên là tổng thể những phẩm chất đạo đức
(nhu cầu, tình cảm, niềm tin, tri thức, lý tưởng, năng lực đạo đức) của
người sinh viên. Nhân cách đạo đức sinh viên được thể hiện, thực hiện trong
hoạt động học tập, trong hoạt động ứng xử thông qua các quan hệ chủ đạo:
quan hệ thầy - trò, quan hệ bạn bè, tình yêu, trong hoạt động xã hội mà tập
trung trong các hoạt động văn thể của mỗi cá nhân sinh viên. Với độ tuổi chủ
yếu từ 18 đến 25, sinh viên đang ở giai đoạn phát triển và hoàn thiện nhân
cách đạo đức, hay nói cách khác nhân cách đạo đức của sinh viên là một nhân
cách đạo đức chưa hoàn thiện, đang trong quá trình hình thành và phát triển.
Điều này được thể hiện rõ nét ở sự lựa chọn các chuẩn mực đạo đức. Sự lựa
chọn đó đôi khi còn chưa rõ ràng và thể hiện sự dao động. Vì vậy, khi có sự
tác động về đạo đức tích cực, đặc biệt là những tấm gương sáng về đạo đức,
41
về nhân cách, thì đạo đức sinh viên sẽ phát triển theo hướng tích cực và
ngược lại họ cũng dễ bị bị lôi kéo bởi những nhân tố đạo đức tiêu cực. Do đó,
nếu có sự quan tâm sẽ kịp thời phát hiện và tìm ra những biện pháp giúp họ
tránh được những ảnh hưởng của các nhân tố đạo đức tiêu cực. Đây là biện
pháp quan trọng có vai trò định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách đạo đức của sinh viên hiện nay.
Thứ hai, sinh viên là đối tượng dễ thích nghi, dễ tiếp thu những giá trị,
những chuẩn mực đạo đức mới. Với đặc điểm của tuổi trẻ là nhạy cảm, thích
khám phá cái mới, lại được sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nên sinh viên dễ
dàng tiếp cận những giá trị đạo đức mới. Tuy nhiên, trước sự tác động nhiều mặt
của xu thế toàn cầu hóa hiện nay đến đạo đức sinh viên, cần có sự định hướng
đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, của Hội Sinh viên Việt Nam, của nhà trường, gia đình và toàn xã hội, để
sinh viên có những nhận thức đúng đắn về những giá trị của chuẩn mực đạo đức.
Thứ ba, do còn thiếu chín chắn trong nhận thức, chưa có nhiều kinh
nghiệm thực tế nên một bộ phận sinh viên còn chủ quan, cảm tính trong đánh
giá đạo đức, chuẩn mực đạo đức.
Chuẩn mực đạo đức sinh viên là các phẩm chất đạo đức tiêu biểu trong
nhân cách của người sinh viên. Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức sinh viên
và phẩm chất đạo đức sinh viên là mối quan hệ giữa yêu cầu khách quan của xã
hội và khả năng chủ quan của mỗi chủ thể đạo đức sinh viên có thể đáp ứng.
Chuẩn mực đạo đức sinh viên tạo ra những cơ sở, tiền đề khách quan để
hình thành các phẩm chất đạo đức sinh viên, nhưng với điều kiện chúng phải
được các chủ thể đạo đức đó nhận thức, chuyển thành ý thức, niềm tin, thói
quen, hành vi đạo đức hàng ngày.
Để chuẩn mực đạo đức sinh viên luôn bám sát cuộc sống, thường xuyên
đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xã hội, đòi hỏi các chủ thể đạo đức đó phải
42
luôn bám sát thực tiễn xã hội, nhiệm vụ sinh viên, hiểu rõ tính chất, đặc điểm
của các hoạt động sinh viên để đánh giá, bổ sung và hoàn thiện các chuẩn
mực đạo đức sinh viên.
Có thể khái quát chuẩn mực đạo đức sinh viên như sau: Chuẩn mực đạo
đức của sinh viên là những nguyên tắc, quy tắc đạo đức được xã hội thừa
nhận và trở thành những mực thước, khuôn mẫu để sinh viên xem xét đánh
giá và điều chỉnh hành vi của mình trong xã hội.
Như vậy, chuẩn mực đạo đức sinh viên là một yếu tố đặc trưng, thuộc
về ý thức đạo đức sinh viên. Là một yếu tố nối liền lý tưởng đạo đức và hiện
thực đạo đức sinh viên, chuẩn mực đạo đức sinh viên trở thành một yếu tố có
bản, thường xuyên có mặt trong các hoạt động của sinh viên. Và với mỗi sinh
viên, chuẩn mực đạo đức góp phần tích cực vào việc hoàn thiện nhân cách
người sinh viên Việt Nam hiện nay.
Các chuẩn mực đạo đức của sinh viên rất phong phú, song với phạm vi
nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu chuẩn mực nguyên tắc đạo
đức sinh viên và chuẩn mực hành vi đạo đức sinh viên:
Chuẩn mực nguyên tắc đạo đức sinh viên, là những chuẩn mực định
hướng hoạt động chung nhất cho mọi sinh viên, góp phần thúc đẩy tính tích
cực hoạt động của sinh viên. Đó cũng chính là những chuẩn mực nguyên tắc
của đạo đức cộng sản, giữ vai trò định hướng xuyên suốt đời sống đạo đức
sinh viên (chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản, lao
động tự giác sáng tạo)
Chuẩn mực hành vi đạo đức sinh viên, đó là những chuẩn mực đạo đức cụ
thể tham gia vào điều chỉnh những hoạt động của đời sống sinh viên, làm cho
các hoạt động của sinh viên được kiểm soát chặt chẽ, phát huy được cao nhất
tinh thần tự giác của sinh viên. Đó là các chuẩn mực đạo đức xác định yêu cầu
cụ thể trong các hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên.
43
Ở giai đoạn lịch sử nào thì việc xác định những chuẩn mực đạo đức cho
sinh viên là điều không thể thiếu. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng
ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước thì điều này càng cần
thiết hơn bao giờ hết. Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: "Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần
thiết" [87, tr.455].
Tại Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ hai, Người nói:
Thanh niên phải có "đức", "có tài", có "tài" mà không có "đức" ví
như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì
chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn hại cho xã
hội nữa. Nếu có "đức" mà không có "tài" ví như ông Bụt không làm
hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người [89, tr.172].
Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta trong Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã chỉ rõ
những yêu cầu về phẩm chất, con người mới Việt Nam hiện nay, đó là:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp
đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực,
nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng,
có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng
tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn,
trình độ thẩm mỹ và thể lực [33, tr.58-59].
44
Quan điểm chỉ đạo của Đảng được xác định cụ thể: "Chăm lo, bồi
dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người "vừa hồng, vừa chuyên" theo tư
tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo
của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
gia đình, nhà trường và xã hội" [36, tr.41].
Trong Chỉ thị số 42 - CT/TW của Ban Bí thư "Về Tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối
sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030", đã chỉ ra như sau:
Giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Có đạo đức trong sáng, ý thức tuân thủ
pháp luật; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khoẻ,
tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những công dân tốt, tích cực
tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [6].
Và đặc biệt trong phương hướng, nhiệm vụ của Văn kiện Đại hội XII,
Đảng ta đã nhấn mạnh:
Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành
một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá
trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo môi trường
và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực
sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý
thức tuân thủ pháp luật. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý
thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc,
tự hào, tôn vinh lịch sử văn hóa dân tộc. Khẳng định tôn vinh cái
đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị đẹp,
nhân văn [41, tr.126 - 127].
45
Có thể nói, trong bối cảnh của đất nước hiện nay, một hệ thống các giá
trị đạo đức mới, các chuẩn mực đạo đức mới đang dần dần được hình thành.
Các chuẩn mực đạo đức mới không chỉ mang tính hiện đại mà còn dựa trên
nền tảng của những giá trị đạo đức truyền thống, của sự kết hợp hài hoà giữa
các yếu tố truyền thống và hiện đại. Do đó, việc xác định những chuẩn mực
đạo đức ở sinh viên Việt Nam cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Xác định giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, của thanh niên, lấy đó
làm cơ sở để xây dựng chuẩn mực đạo đức ở sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Xây dựng chuẩn mực đạo đức ở sinh viên Việt Nam hiện nay phải
tuân thủ quy luật kế thừa trong sự phát triển của đạo đức, bảo đảm sự kết dính
giữa giá trị truyền thống và hiện đại.
- Xây dựng chuẩn mực đạo đức ở sinh viên theo những chuẩn mực đạo
đức cộng sản đồng thời hết sức coi trọng việc kế thừa và phát huy những giá
trị đạo đức truyền thống. Lấy đạo đức Hồ Chí Minh làm cơ sở cho việc giáo
dục đạo đức cộng sản, kiên trì, bền bỉ, không nóng vội chủ quan, nêu gương
sáng về đạo đức cho sinh viên noi theo.
- Xây dựng chuẩn mực đạo đức ở sinh viên hiện nay cần hướng đến
những tiêu chí như: giáo dục cho sinh viên lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã
hội, biết sống có lý tưởng và hoài bão cao đẹp; vừa tích cực học tập và học tập
giỏi, có trình độ văn hoá cao, có khả năng nhanh chóng tiếp cận với khoa học
công nghệ hiện đại, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ để lập thân, lập nghiệp,
vừa nhiệt tình với các hoạt động xã hội, tương thân tương ái, có ý thức trách
nhiệm với cộng đồng; có tinh thần sáng tạo và sáng tạo không ngừng; vừa tiếp
thu có chọn lọc các giá trị đạo đức tốt đẹp của nhân loại, vừa kế thừa và tiếp tục
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc.
Trên cơ sở nguyên tắc xây dựng chuẩn mực đạo đức ở sinh viên, có
thể khái quát thành những chuẩn mực đạo đức ở sinh viên Việt Nam hiện
nay như sau:
46
Thứ nhất: Giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định mục tiêu lý
tưởng cách mạng. Sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập
của dân tộc.
Yêu nước là một trong những tình cảm tự nhiên sâu sắc nhất của mỗi
con người và đã được củng cố qua hàng ngàn năm tồn tại của mỗi quốc gia
dân tộc. Khi lòng yêu nước phát triển lên một trình độ nhận thức sâu sắc và có
hệ thống, chi phối một cách có ý thức mọi hành vi ứng xử của con người, thì
lúc đó nó trở thành chủ nghĩa yêu nước. V.I.Lênin đã từng khẳng định: "Chủ
nghĩa yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất đã được củng cố
qua hàng trăm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập" [124, tr.226].
Đối với dân tộc Việt Nam, truyền thống yêu nước đã thấm sâu trong
nhân dân như mạch nước ngầm trong lòng đất, nó bắt nguồn từ mỗi con
người, từ mỗi làng xóm tạo thành truyền thống của cả cộng đồng dân tộc, tạo
thành chủ nghĩa yêu nước.
Yêu nước ở sinh viên Việt Nam cũng mang đậm sắc thái, nội dung của
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, biểu hiện trong cuộc sống là ý thức về cội
nguồn, tự hào về văn hóa dân tộc, về chủ quyền quốc gia, ý chí tự lực tự
cường, ý thực tự tôn dân tộc, đặt lợi ích của Tổ quốc của nhân dân lên trên
hết, chăm lo xây dựng quê hương đất nước; yêu thương những người thân
trong gia đình, làng xóm, gắn bó với quê hương; yêu lao động; chiến đấu bảo
vệ Tổ quốc, sẵn sàng quả cảm hy sinh. Điều này đã được lịch sử dân tộc
chứng minh rõ nét, trong đó, tiêu biểu là nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh, Người đã từng nói: "Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi
được nghe những từ ngữ tiếng Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái - đối với chúng
tôi lúc ấy, mọi người da trắng được coi là người Pháp - thế là tôi muốn làm
quen với vă...u (2002), "Từ "cái thiện" truyền thống đến "cái thiện"
trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, (8).
146
58. Nguyễn Minh Hiếu (2000), Tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt, đáp ứng
yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đề
tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.
59. Nguyễn Đình Hòa (2002), "Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều
kiện kinh tế thị trường", Tạp chí Triết học, (6).
60. Đàm Khải Hoàn, Phạm Trung Kiên (2010), "Thực trạng lối "sống thử"
trong sinh viên y khoa hệ chính quy Trường Đại học Y dược Thái
Nguyên", tại trang
trong-sinh-vien-y-khoa-he-chinh-quy-truong-dai-hoc-y-duoc-thai-
nguyen_t1457.aspx, [truy cập ngày 23/2/2017].
61. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Khoa Triết học (2004), Giáo
trình đạo đức học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
62. Lê Văn Hồng (Chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thăng (1998), Tâm lí
học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
63. Trịnh Duy Huy (2009), Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. Đỗ Huy (2002), Xây dựng môi trương văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc
nhìn giá trị học, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
65. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm) (2013), Về Tổng quan tình hình sinh viên,
công tác hội sinh viên và phong trào sinh viên nhiệm kỳ 2008 -
2013, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
66. Phan Quốc Huy (2011), "Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Giáo dục, (253).
67. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), "Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái
đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học,
(2/189).
68. Phạm Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang (2001), "Thực trạng lối sống sinh
viên Đại học Thái Nguyên", Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp, (8).
147
69. Trần Đình Hượu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Chương trình
khoa học - công nghệ cấp nhà nước KX.07, Hà Nội.
70. Đặng Hữu (2000), "Phát triển kinh tế tri thức, rút ngắn quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Cộng sản, (22).
71. Vũ Khiêu (2003), "Sự suy thoái về đạo đức và giải pháp của chúng ta",
Tạp chí Tâm lý học, (9).
72. Trần Hậu Kiêm (Chủ biên) (1997), Giáo trình Đạo đức học, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
73. Trần Hậu Kiểm, Đoàn Đức Hiểu (Đồng chủ biên) (2004), Hệ thống
phạm trù đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
74. La Quốc Kiệt (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
75. K.V.L. Aleksandrovich (2003), Con người thế kỷ XXI: Bản tính đang
mất dần. Trong trở lại với con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
76. Tương Lai (1983), Chủ động va tích cực xây dựng đạo đức mới, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
77. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (Chủ biên) (1994), Các giá trị truyền
thống và con người Việt Nam hiện nay, Tập 2, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
78. Nguyễn Ngọc Long (1995), "Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế và đạo
đức trong việc định hướng giá trị đạo đức hiện nay", Tạp chí Nghiên
cứu lý luận, (2).
79. Lê Nguyên Long (Dịch) (1995), Những vấn đề lý luận đạo đức, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
80. Trịnh Duy Luân (2000), Kết quả nghiên cứu của Viện Xã hội học phối
hợp cùng Hội đồng Dân số, Hà Nội.
148
81. Nguyễn Khắc Mậu (2002), "Về những điều kiện quy định sự phát triển
của chính trị trong điều kiện hiện nay", Tạp chí Khoa học chính trị,
(2), tr.4.
82. Hồ Chí Minh (1980), Di chúc, Nxb Sự thật, Hà Nội.
83. Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh niên, Nxb Sự thật, Hà Nội.
84. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
85. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
86. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
87. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
88. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
89. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
90. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
91. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
92. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. M.Heigdergger (1976), Cá tính và Ảo ảnh hônnôlulu, Khoa Báo chí Hawai.
94. Nguyễn Chí Mỳ (Chủ biên) (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức
trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán
bộ quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
95. Ngô Thị Thu Ngà (2011), Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng
đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết
học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
96. Vũ Hữu Ngoạn (Chủ biên) (2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong văn
kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
97. Phạn Ngọc (2001), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
98. Phạm Văn Nhuận (Chủ biên) (2007), Chuẩn mực đạo đức quân nhân của
quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
99. Trần Sỹ Phán (1996), "Sinh viên với định hướng giá trị nhân cách", Tạp
chí Lý luận chính trị, (5).
149
100. Trần Sỹ Phán (2016), Giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách
sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
101. Trần Văn Phòng (2003), "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo
chính trị hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị, (5).
102. Nguyễn Ngọc Phú (Chủ biên) (2006), Chuẩn mực đạo đức con người
Việt Nam hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
103. Nguyễn Văn Phúc (2006), "Về việc tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ
trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay", Tạp chí Triết
học, (11).
104. Nguyễn Văn Phúc (2008), "Quan niệm của C.Mác về đạo đức và ý nghĩa
của nó đối với sự nghiệp xây dựng nền đạo đức mới ở Việt Nam
hiện nay", Tạp chí Triết học, (9).
105. Phạm Hồng Quang, Nguyễn Khắc Hùng (2001), "Thực trạng lối sống
sinh viên Đại học Thái Nguyên", Tạp chí Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp, (1).
106. Nguyễn Duy Quý (Chủ biên) (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay
- vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
107. Phạm Huy Thành (2010), "Đạo đức sinh viên Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hoá hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận, (4).
108. Hà Nhật Thăng (2001), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức - nhân văn,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
109. Võ Văn Thắng (2014), "Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay", Tạp
chí Cộng sản, (11), tr.9-11.
110. Trần Thị Thìn (2003), "Một số đặc điểm động cơ học tập của sinh viên
sư phạm", Tạp chí Giáo dục, (65).
111. Hoàng Bá Thịnh (2005), Kết quả nghiên cứu của Tổ chức CARE quốc tế
tại Việt Nam, Hà Nội.
150
112. Hữu Thọ, Đào Duy Khánh (Chủ biên) (1999), Tiếp tục đổi mới, nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng - văn hóa trong tình hình
mới, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương xuất bản, Hà Nội.
113. Hoài Thu (2015), "Báo động tình trạng nghiện game online ở sinh viên"
tại trang
trang-nghien-game-online-o-sinh-vien-226065-85.html, [truy cập
ngày 17/2/2017].
114. Mạc Văn Trang (1983), Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ nhỏ, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
115. Nguyễn Trung (1996), Chính sách đối với Thanh niên, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
116. Trung tâm từ điển học (1970), Từ điển Bách khoa triết học, Tập 5, Từ
điển Bách khoa Liên Xô, Mátxcơva.
117. Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Những nội
dung cơ bản Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
118. Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (1998), Báo cáo về Tổng quan tình
hình sinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên Việt Nam (1993
-1998), Hà Nội.
119. Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (2013), Báo cáo chính trị Đại hội
sinh viên Việt Nam nhiệm kỳ 2013 - 2018, Hà Nội.
120. Võ Minh Tuấn (2004), "Tác động toàn cầu hoá đến đạo đức sinh viên
Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, (4).
121. Võ Minh Tuấn (2005), Giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên Việt nam
hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
122. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2008), Giáo dục đạo đức cho học sinh
sinh viên ở nước ta: thực trạng và giải pháp, Báo cáo Hội thảo khoa
học toàn quốc, Đồng Nai.
151
123. V.A. Xukhômlinxki (1983), Hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ,
Nxb Thanh niên, Hà Nội.
124. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, Tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
125. V.I. Lênin (1981), Bàn về Thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
126. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
127. Viện Triết học (1972), C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I. Lênin bàn về đạo đức,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
128. Trần Nguyên Việt (2002), "Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái
phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường",
Tạp chí Triết học, (5).
129. Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên) (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo
đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
130. Trần Quốc Vượng và cộng sự (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
131. Phạm Xanh (1990), Nguyễn Ái với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam (1921 - 1930), Nxb Thông tin Lý luận, Hà Nội.
152
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN
Bạn thân mến!
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn đề ra các giải pháp nhằm khắc phục sự lệch chuẩn
đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên. Chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến của bạn.
Mong bạn vui lòng cung cấp thông tin thẳng thắn, trung thực để kết quả đánh giá được
khách quan và sát thực. Những thông tin bạn cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu khoa học.
Cách trả lời: bạn lựa chọn phương án nào thì đánh dấu (X) vào ô o, nếu không
đồng ý thì để trống. Xin chân thành cảm ơn!
Câu 1. Niềm tin của bạn đối với công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước? (chọn 1 ý)
1. Rất tin tưởng 55,6%
2. Tin tưởng nhưng vẫn còn băn khoăn 40,6%
3. Không tin tưởng 3,8%
4. Ý kiến khác (ghi rõ): 0
Câu 2. Bạn có mong muốn trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam? (dành
cho các bạn chưa phải là đảng viên)
1. Có 91,8% 2. Không 8,2%
Nếu có thì vì lý do nào dưới đây? (Có thể chọn nhiều ý)
1. Có điều kiện để rèn luyện cống hiến 68,3%
2. Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là vinh dự, tự hào của bản thân và gia đình 46,0%
3. Là điều kiện để sau khi ra trường đễ tìm kiếm công ăn, việc làm 30,2%
4. Để có cơ hội thăng tiến 21,6%
5. Lý do khác (ghi rõ): .. 0,7%
Nếu không là vì lý do gì? (ghi cụ thể):
Câu 3. Theo bạn sinh viên nơi bạn đang học tập có nguyện vọng phấn đấu trở
thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam không? (chọn 1 ý)
153
1. Nhiều bạn có nguyện vọng 62,5%
2. Có nhưng không nhiều 23,8%
3. Rất ít 1,9%
4. Không biết 11,9%
5. Ý kiến khác (ghi rõ): 0
Câu 4. Có quan điểm cho rằng sinh viên chỉ cần học giỏi còn việc vào Đảng hay
không thì không quan trọng. Ý kiến của bạn như thế nào? (Chọn 1 ý)
1. Đồng ý 33,1%
2. Phân vân 30,0%
3. Không đồng ý 35,6%
4. Ý kiến khác (ghi rõ): 1,3%
Câu 5. Theo bạn, trong giai đoạn hiện nay có cần thiết phải học các môn khoa
học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh hay không?
1. Rất cần thiết 72,9%
2. Không cần thiết 12,3%
3. Học cũng được và không học cũng không sao 13,5%
4. Ý kiến khác (ghi rõ): 1,3%
Câu 6. Trước tình hình kinh tế, chính trị và xã hội trong nước hiện nay, bạn
cảm thấy như thế nào? (chọn 1 ý)
1. Lạc quan, phấn khởi tin tưởng vào sự phát triển của đất nước 43,0%
2. Có niềm tin nhưng vẫn có sự băn khoăn lo lắng 46,2%
3. Băn khoăn lo lắng vì chưa tin vào sự phát triển của đất nước 10,8%
4. Ý kiến khác (ghi rõ): 0%
Câu 7. Bạn có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển đất
nước? (chọn 1 ý)
1. Hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước 65,4%
2. Hiểu rõ trách nhiệm nhưng không tin tưởng vào vai trò của bản thân 24,5%
3. Ít quan tâm, đó là công việc và là trách nhiệm của người khác 5,7%
4. Không quan tâm 4,4%
5. Ý kiến khác (ghi rõ) 0%
154
Câu 8. Trước tình hình căng thẳng ở biển Đông, trách nhiệm của bản thân bạn
đối với vấn đề đó như thế nào? (chọn 1 ý)
1. Hiểu rõ trách nhiệm của bản thân đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của
Tổ quốc 63,1%
2. Hiểu rõ trách nhiệm nhưng không tin tưởng vào vai trò của bản thân 24,8%
3. Ít quan tâm, đó là công việc và là trách nhiệm của người khác 5,7%
4. Không quan tâm 5,1%
5. Ý kiến khác (ghi rõ): 0%
Câu 9. Bạn quan tâm tới các thông tin liên quan đến những vấn đề chính trị do
các tổ chức, thành phần không chính thống trên mạng internet đánh giá như thế nào?
(chọn 1 ý)
1. Quan tâm và theo dõi thường xuyên mọi thông tin này 43,4%
2. Chỉ quan tâm tới những thông tin nổi cộm và nhạy cảm 36,5%
3. Không quan tâm tới những thông tin đó 20,1%
4. Ý kiến khác (ghi rõ): 0%
Câu 10. Trước những thông tin chính trị nhạy cảm do các tổ chức, thành phần
không chính thống trên mạng internet đánh giá, bạn thấy thế nào?
1. Tôi nghĩ đó cũng là những thông tin cần thiết để nhìn nhận toàn cảnh sự việc 42,0%
2. Tôi nghĩ mình có thể tham gia ý kiến bằng cách dấu tên để trao đổi, chia sẻ quan
điểm của mình 18,7%
3. Tôi nghĩ không nên coi đó là thông tin đáng tin cậy và không nên tham gia ý kiến 39,3%
4. Ý kiến khác (ghi rõ): 2,0%
Câu 11. Bạn có nhận xét gì về các hiện tượng dưới đây nơi bạn đang học tập?
Mức độ
Các biểu hiện
Phổ
biến
Ít phổ
biến
Không
có
1. Chơi lô đề, cá độ 40,0% 41,3% 18,8%
2. Chơi bài ăn tiền (cờ bạc) 28,1% 48,8% 23,1%
3. Sử dụng ma túy 16,4% 37,7% 45,9%
4. Gây gổ, đánh nhau (bạo lực học đường) 19,5% 52,8% 27,7%
5. Vi phạm luật lệ giao thông 40,5% 48,7% 10,8%
6. Giết người, cướp của 7,5% 36,5% 56%
7. Trộm cắp, trấn lột 27,0% 45,3% 27,7%
155
8. Đua xe trái phép 16,5% 38,0% 45,6%
9. Tệ nạn mại dâm (bán dâm) 11,9% 45,3% 42,8%
10. Tiếp tay cho đường dây vận chuyển ma túy 11,3% 32,1% 56,6%
11. Sử dụng thuốc lắc 15,7% 42,8% 41,5%
12. Vấn đề khác (ghi rõ): 30,0% 3,3% 66,7%
Câu 12. Người ta có nhiều mục đích trong cuộc đời. Mục đích nào dưới đây gần
nhất với bạn? (Chọn 1 ý)
1. Làm giàu 32,3% 4. Sống như mình thích 27,8%
2. Có địa vị xã hội 3,8% 5. Phục vụ (cống hiến) xã hội 12,7%
3. Thành đạt trong nghề nghiệp 22,2% 6. Khác (ghi rõ) 1,3%
Câu 13. Ý kiến nào dưới đây gần với suy nghĩ của bạn nhất? (Chọn 1 ý)
1. Tôi quan tâm trước hết đến những việc của riêng tôi 35,8%
2. Tôi quan tâm đến những việc của tôi và của tâp thể 48,4%
3. Tôi không thấy có ích lợi gì khi phải quan tâm đến từng người một 1,9%
4. Mỗi người hành động tùy theo sở thích của mình 13,8%
5. Ý kiến khác (ghi rõ): 0%
Câu 14. Nếu được lựa chọn, bạn muốn làm việc ở đâu? (Chọn 1 ý)
1. Các cơ quan nhà nước 48,7%
2. Các cơ sở kinh tế của nhà nước 10,8%
3. Các doanh nghiệp, công ty thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nước 15,2%
4. Các doanh nghiệp, công ty thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 23,4%
5. Ý kiến khác (ghi rõ): 1,9%
Câu 15. Theo bạn, điều quan trọng nhất của sinh viên khi lựa chọn nơi làm việc
hiện nay là gì? (Có thể chọn tới 3 ý)
1. Môi trường làm việc 37,7%
2. Lương và phúc lợi 20,1%
3. Điều kiện làm việc 14,7%
4. Danh tiếng doanh nghiệp 0,7%
5. Văn hóa doanh nghiệp 4,4%
6. Cơ hội phát triển thăng tiến 22,0%
7. Ý kiến khác (ghi rõ): 0,4%
156
Câu 16. Bạn dự định lựa chọn công việc như thế nào sau khi tốt nghiệp? (Chọn
1 ý)
1. Chọn một việc làm đúng với ngành nghề được đào tạo 64,9%
2. Có thể lựa chọn một ngành nghề gần với ngành nghề được đào tạo 15,6%
3. Sẵn sàng làm trái ngành nghề được đào tạo, miễn có thu nhập cao 13,1%
4. Làm bất kỳ một nghề gì miễn là không thất nghiệp 5,0%
5. Ý kiến khác (ghi rõ): 1,9%
Câu 17. Cách nghĩ nào dưới đây phù hợp với suy nghĩ của bạn nhất? (Chọn 1 ý)
1. Điều quan trọng nhất trong lao động là nội dung và ý nghĩa của công việc 45,0%
2. Điều quan trọng là nội dung và ý nghĩa của công việc nhưng cũng không quên thu
nhập 38,1%
3. Nội dung, ý nghĩa công việc cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn vẫn là vấn đề
thu nhập 10,0%
4. Công việc nào cũng được miễn là thu nhập khá 6,3%
5. Ý kiến khác (ghi rõ): 0,6%
Câu 18. Theo bạn những tiêu chuẩn cần có của sinh viên hiện nay là gì? (Chọn
tới 5 ý mà bạn cho là quan trọng nhất)
1. Có bằng cấp 60,0% 14. Biết tính hiệu quả trong công việc 8,1%
2. Có hiểu biết sâu rộng 59,4% 15. Biết đặt mục tiêu 32,5%
3. Có khả năng làm việc theo nhóm 40,0% 16. Có kỹ năng giao tiếp tốt 44,4%
4. Có tư duy độc lập 36,9% 17. Có kỹ năng giải quyết vấn đề 21,3%
5. Có khả năng làm việc dưới áp lực cao 25,0% 18. Biết sử dụng thời gian 26,9%
6. Có sức khỏe tốt 41,3% 19. Làm việc có kế hoạch 21,9%
7. Có trách nhiệm với công việc 24,4% 20. Tác phong công nghiệp 8,8%
8. Trung thực, thẳng thắn 20,6% 21. Thành thạo ngoại ngữ 36,3%
9. Năng động, sáng tạo 11,3% 22. Thành tạo máy vi tính 3,8%
10. Có kỹ năng hợp tác trong công việc 2,5% 23. Là đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh 1,3%
11. Có khả năng thích ứng 1,3% 24. Là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam 2,4%
12. Dám nghĩ, dám làm 3,1%
13. Quan hệ rộng, ngoại giao giỏi 0,6%
25. Tiêu chuẩn khác (ghi rõ):
0%
Câu 19. Thời gian rỗi bạn thường làm gì? (có thể chọn nhiều ý)
1. Gặp gỡ bạn bè 70,0% 12. Nghe đài 8,80%
2. Học thêm nâng cao trình độ 27,5% 13. Nghe nhạc 46,9%
3. Tham gia các hoạt động xã hội 35,6% 14. Xem TV 29,4%
157
4. Lang thang ở các quán trà/ cà phê 6,9% 15. Chơi thể thao 36,9%
5. Chơi điện tử 32,5% 16. Đi xem phim/ ca nhạc 18,1%
6. Chat, viết blog, trao đổi trên diễn đàn 16,9% 17. Học thêm ngoại ngữ 25,0%
7. Khai thác thông tin trên mạng 29,4% 18. Làm thêm 13,1%
8. Học tin học 18,1% 19. Hát Karaoke 12,5%
9. Học thêm kỹ năng mềm, kỹ năng sống 28,8% 20. Đánh bài 5,0%
10. Đọc sách, báo, tạp chí 28,1% 21. Ngủ 42,5%
11. Đi mua sắm 18,8% 22. Ý kiến khác (ghi rõ) 0,6%
Câu 20. Bạn đã tham gia như thế nào vào các phong trào, hoạt động do Đoàn
thanh niên, Hội sinh viên trường bạn tổ chức? (mỗi hàng ngang chọn 1 ý)
Mức độ tham gia
Không có
hoạt
động này Các hoạt động Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
tham
gia
1. Các hoạt động tham gia phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương 19,5% 55,3% 16,4% 8,8%
2. Cuộc vận động: "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" 25,0% 57,5% 16,3% 1,3%
3. Các hoạt động đội hình thanh niên tham gia
bảo vệ môi trường 24,4% 64,1% 9,6% 1,9%
4. Chương trình: "Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt
Nam" 13,1% 46,9% 30,0% 10,0%
5. Các hoạt động thanh niên tình nguyện 26,4% 58,5% 13,8% 1,3%
6. Các hoạt động trong Tháng Thanh niên 21,2% 57,1% 19,2% 2,6%
7. Hoạt động đảm nhận công trình, phần việc
thanh niên 13,2% 55,3% 25,8% 5,7%
8. Hoạt động "Nghĩa tình biên giới hải đảo" 13,0% 47,4% 25,3% 14,3%
9. Hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước
nhớ nguồn" 26,5% 54,8% 14,8% 3,9%
10. Hoạt động phòng chống tội phạm, tệ nạn xã
hội và giữ gìn trật tự an toàn xã hội 31,6% 46,7% 19,7% 2,0%
11. Hoạt động hỗ trợ, khuyến khích thi đua học
tập, nâng cao trình độ chuyên môn 29,0% 45,8% 20,0% 5,2%
12. Hoạt động truyền thông giáo dục về sức khỏe
sinh sản, tình yêu, hôn nhân gia đình, phòng
chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội
27,6% 53,2% 14,7% 4,5%
13. Hoạt động thanh niên tham gia giữ gìn trật tự
an toàn giao thông 20,9% 52,3% 20,3% 6,5%
14. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp 20,0% 47,7% 23,2% 8,4%
158
và việc làm thanh niên
15. Các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục,
thể thao 27,1% 55,5% 16,1% 1,3%
16. Các hoạt động khác (ghi rõ):....... 9,1% 45,5% 27,3% 18,2%
Câu 21. Bạn đánh giá sự tham gia của sinh viên nơi bạn đang học tập vào các
hoạt động dưới đây như thế nào? (mỗi hàng chọn 1 ý)
Mức độ tham gia
Các hoạt động Tích
cực
Bình
thường
Không
tích
cực
Không
tham
gia
Không
biết
1. Tuyên truyền, cổ động các đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình
kinh tế, văn hóa, xã hội
37,7% 50,3% 9,4% 1,3% 1,3%
2. Hoạt động tình nguyện hè 47,8% 44,7% 2,5% 5,0% 0,0%
3. Hoạt động hiến máu nhân đạo 45,3% 45,9% 5,7% 3,1% 0,0%
4. Hoạt động tham gia bảo vệ môi trường 37,1% 54,1% 6,3% 2,5% 0,0%
5. Hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông 32,1% 56,0% 8,2% 1,9% 1,9%
6. Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc
32,5% 53,1% 11,3% 2,5% 0,6%
7. Hoạt động chống những biểu hiện tiêu cực
trong nhà trường
32,5% 52,5% 11,3% 0,6% 3,1%
Câu 22. Mục đích học tập của bạn là gì? (Chọn một ý)
1. Học để có kiến thức và để theo đuổi nghề nghiệp mà mình yêu thích 59,5%
2. Học để sau dễ có việc làm, thu nhập đảm bảo cuộc sống 27,8%
3. Học để có bằng cấp 8,2%
4. Học vì ý muốn của cha mẹ, dòng họ 3,2%
5. Học vì chưa biết làm gì khác 1,3%
6. Lý do khác (ghi rõ): 0,0%
Câu 23. Bạn tự đánh giá về tình hình học tập của bản thân? (Chọn một ý)
1. Tôi học tập chăm chỉ 22,9%
2. Tôi không lười nhưng cũng chưa chăm 56,7%
159
3. Tôi chưa cố gắng trong học tập 19,1%
4. Ý kiến khác (ghi rõ) 1,3%
Câu 29. Cách thức học các môn học của bạn? (chọn 1 ý)
1. Học đều các môn 44,7%
2. Thường tập trung học những môn quan trọng 22,6%
3. Thường tập trung học những môn mình yêu thích 11,9%
4. Thường tập trung học vào những ngày ôn thi 20,0%
5. Hình thức học khác (ghi rõ): 0,0%
Câu 24. Theo bạn, bạn nhận thấy thái độ học tập của sinh viên trường mình
như thế nào? (Chọn một ý)
1. Tích cực chăm chỉ, tự giác học tập 58,5%
2. Học tập đối phó, chỉ học tập khi phải thi cử 34,6%
3. Lơ là, không chuyên cần 3,1%
4. Không nghiêm túc trong thi cử, kiểm tra 3,1%
5. Ý kiến khác (ghi rõ): 0,6%
Câu 25. Trong quá trình học tập, bạn thực hiện những việc sau đây như thế
nào? (Mỗi hàng ngang chọn một ý
Nội dung công việc học tập Thường xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giờ
1. Ghi chép nguyên văn lời giảng viên giảng trên lớp 55,7% 34,8% 9,5%
2. Chủ động xung phong phát biểu thảo luận 29,9% 64,3% 5,7%
3. Trao đổi trong lớp với các bạn bên cạnh về bài giảng khi
giảng viên đang giảng 34,0% 53,8% 12,2%
4. Trao đổi trong lớp với các bạn bên cạnh về các vấn đề
ngoài bài giảng khi giảng viên đang giảng 23,7% 61,5% 14,7%
5. Ngồi im lặng nghe giảng 54,1% 41,4% 4,5%
6. Tranh luận với quan điểm của giảng viên khi bạn thấy
không đồng tình 17,1% 63,9% 19,0%
7. Giờ môn này học bài môn khác 8,2% 41,8% 50%
8. Đọc truyện, đọc báo, xem phim trong giờ học 10,8% 36,1% 53,2%
9. Ngủ, chơi bài hoặc chơi cờ trong lớp 7,0% 35,0% 58,0%
10. Đi học muộn 8,9% 64,6% 26,6%
11. Nghỉ học 8,3% 54,1% 37,6%
12. Hỏi giảng viên thêm về môn học 15,2% 67,7% 17,1%
13. Ôn bài một mình ngoài giờ lên lớp 28,2% 63,5% 8,3%
160
14. Tổ chức học theo nhóm sau buổi học 22,3% 66,2% 11,5%
15. Đến thư viện đọc tài liệu 22,9% 66,2% 10,8%
16. Mua, chụp hoặc mượn tài liệu học tập 28,2% 66,0% 5,8%
Câu 26. Có ý kiến nhận xét: chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên hiện
nay thấp. Theo bạn ý kiến đó đúng không? (Chọn một ý)
1. Đúng 81,1%
2. Không đúng 18,9%
* Nếu đúng theo bạn do nguyên nhân nào là chủ yếu? (chọn 5 ý chính)
1. Bản thân sinh viên chưa học tập và rèn luyện tích cực 80,5%
2. Phương pháp học tập và rèn luyện của sinh viên chưa tốt 57,0%
3. Một số giảng viên dạy chưa tốt 53,9%
4. Phương pháp đào tạo chưa phù hợp 55,5%
5. Thiếu tài liệu và phương tiện học tập 33,6%
6. Nội dung chương trình học chưa hợp lý 49,2%
7. Đời sống sinh hoạt của sinh viên chưa bảo đảm 30,5%
8. Chế độ, chính sách hỗ trợ sinh viên chưa công bằng 27,3%
9. Định hướng tương lai sau khi tốt nghiệp của sinh viên chưa rõ ràng 41,4%
10. Ý kiến khác (ghi rõ): 0%
Câu 27. Ý kiến của bạn về các quan niệm sau như thế nào? (Mỗi hàng ngang
chọn một ý)
Mức độ
Các quan niệm
Đồng ý Phân
vân
Không
đồng ý
1. Gian lận trong thi cử là không thể chấp nhận được, nhưng
bản thân của tôi có hành vi này thì có thể chấp nhận được 22,8% 23,4% 53,8%
2. Khi sử dụng những tài liệu trong sách báo hoặc trên internet
để làm bài tập, sinh viên không nhất thiết phải ghi rõ nguồn
của tư liệu
38,6% 36,7% 24,7%
3. Để trúng cử vào các vị trí bí thư đoàn, lớp trưởng,v.v, việc
vận động hay quà cáp là có thể chấp nhận được 17,7% 17,7% 64,6%
4. Đôi khi việc biếu quà hoặc quan hệ tình cảm với các giáo
viên là cách tốt nhất để được điểm cao 19,9% 20,5% 59,6%
5. Đang muộn giờ học, nếu không có cảnh sát tôi sẽ vi phạm
luật giao thông 12,7% 34,4% 52,9%
161
6. Một người nói dối, hay lừa gạt, đôi khi dễ thành công 24,2% 36,3% 39,5%
7. Trong cuộc sống thực tế, những người thành công thường
làm những gì họ phải làm để giàng chiến thắng, ngay cả khi
người khác cho đó là gian lận
28,7% 33,1% 38,2%
Câu 28. Bạn đã từng thực hiện những điều nào sau đây chưa? (có thể chọn nhiều
ý)
1. Nói dối 64,1% 5. Đi muộn 45,8%
2. Quay cóp bài 61,4% 6. Chạy điểm 72,5%
3. Trốn học 34,6% 7. Ý kiến khác (ghi rõ): 1,4%
4. Bỏ giờ 45,8%
Câu 29. Ý kiến của bạn về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đang
học tập hiện nay? (Chọn 1 ý)
1. Đa số sinh viên tích cực đăng ký tham gia 31,4%
2. Chỉ một bộ phận sinh viên tích cực tham gia 56,4%
3. Đa số sinh viên chỉ chú ý đến việc học tập, ít quan tâm đến hoạt động nghiên cứu
khoa học 9,0%
4. Nhiều sinh viên có quan tâm nhưng ít có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học 3,2%
5. Ý kiến khác (ghi rõ): 0%
Câu 30. Bạn yêu thích những hình thức, sản phẩm văn hóa nghệ thuật nào dưới
đây? (có thể chọn nhiều ý)
1. Chèo 17,7% 13. Múa 29,7%
2. Tuồng 10,1% 14. Múa rối 23,4%
3. Cải lương, vọng cổ 20,9% 15. Vũ hội 23,4%
4. Dân ca, hò, vè 22,8% 16. Dạ hội thanh niên 21,5%
5. Các ca khúc Việt Nam hiện đại 55,7% 17. Phim tâm lý xã hội 46,8%
6. Các ca khúc cách mạng 19,0% 18. Phim kiếm hiệp, dã sử 23,4%
7. Nhạc trẻ Việt Nam giải trí 34,2% 19. Phim chiến đấu cách mạng 19,6%
8. Nhạc giao hưởng thính phòng 13,9% 20. Tiểu thuyết 27,2%
9. Ca nhạc quốc tế 30,4% 21. Thơ 14,6%
10. Kịch nói 12,7% 22. Hội họa 15,8%
11. Kịch câm 9,5% 23. Nhiếp ảnh 31,6%
12. Xiếc 28,5% 24. Khác (ghi rõ): 1,3%
162
Câu 31. Bạn đánh giá như thế nào về những hành vi sau đây của sinh viên nơi
bạn đang học tập? (Mỗi hàng ngang chọn 1 ý)
Mức độ
Hành vi Rất
nhiều Nhiều Đôi khi
Hiếm
khi
Hoàn
toàn
không
1. Nói xấu người khác 28,2% 32,1% 30,8% 3,2% 5,8%
2. Học tập lơ là, tiêu cực 13,5% 50,6% 25,0% 6,4% 4,5%
3. Sai giờ (giờ cao su) 22,6% 40,6% 21,9% 11,0% 3,9%
4. Ăn mặc lòe loẹt, chưng diện quá mức, không phù
hợp
6,4% 39,1% 30,8% 14,7% 9,0%
5. Tiêu pha lãng phí 16,0% 30,1% 42,3% 9,0% 2,6%
6. Xả rác bừa bãi 14,7% 34,0% 37,8% 10,3% 3,2%
7. Rượu chè 16,0% 35,9% 31,4% 14,7% 1,9%
8. Nói tục, chửi thề 15,6% 38,3% 29,9% 13,6% 2,6%
9. Thái độ coi thường người khác 12,9% 22,6% 44,5% 16,1% 3,9%
10. Nói quá sự thật trong giao tiếp 13,7% 29,4% 43,1% 8,5% 5,2%
11. Cãi lời với bố mẹ 8,4% 17,4% 38,7% 27,1% 8,4%
12. Vô lễ với thầy cô, người lớn tuổi 9,1% 13,0% 26,0% 34,4% 17,5%
13. Đánh nhau 10,3% 14,7% 24,4% 30,1% 20,5%
14. Phá hoại môi trường cảnh quan ở nơi công cộng 11,5% 14,7% 25,6% 27,6% 20,5%
15. Xem và rủ bạn cùng xem phim sex 10,9% 12,2% 16,0% 23,1% 37,8%
16. Mê tín dị đoan (bói toán, coi tướng số) 11,6% 18,7% 24,5% 25,2% 20,0%
17. "Sống thử" 24,0% 19,9% 19,2% 15,8% 21,2%
Câu 32. Mục đích chủ yếu của việc sử sụng Internet của bạn là gì? (chọn 3 đáp
án)
1.Tìm kiếm thông tin phục vụ học tập 63,9%
2. Chát 50,6%
3. Email 30,4%
4. Chơi game 34,8%
5. Kết bạn qua mạng 22,8%
6. Ý kiến khác (ghi rõ): ........................................................................... 2,5%
Câu 33. Hiện tại bạn là thành viên của mạng xã hội nào là chủ yếu? (chọn 1
mạng xã hội mà bạn thường xuyên truy cập nhất)
1. Facebook 89,2% 8. Ola 4,4%
2. MySpace 5,7% 9. ZingMe 15,2%
3. Twitter 7,6% 10. Clip.vn 1,9%
4. Flixster 2,5% 11. Google 27,8%
5. Yahoo!Plus 1,9% 12. YuMe 3,8%
6. Friendster 1,9% 13. không tham gia 0,6%
7. Hi5 0,6% 14. Khác: .. 1,3%
163
Câu 34. Nếu là thành viên chủ yếu của mạng xã hội thì số lần bạn truy cập
mạng xã hội đó như thế nào? (chọn 1 ý)
1. Hàng ngày 80,6% 4. 1-2 lần/tháng 1,9%
2. 1-2 lần /tuần 8,4% 5. 3-4 lần/tháng 0,6%
3. 3-4 lần/tuần 8,4% 6. Ý kiến khác: 0%
Câu 35. Nếu là thành viên chủ yếu của mạng xã hội thì thời gian bạn truy cập
trong một lần mạng xã hội đó như thế nào? (chọn 1 ý)
1. Dưới 1 giờ 27,8% 4. Từ 5 đến 6 giờ 7,3%
2. Từ 1 đến 2 giờ 25,8% 5. Trên 6 giờ 11,3%
3. Từ 3 đến 4 giờ 16,6% 6. Ý kiến khác (ghi rõ): 1,3%
Câu 36. Hiện tại bạn quan tâm đến vấn đề gì nhiều nhất? (có thể chọn tới 3 ý)
1. Giải trí (thể thao, du lịch) 37,2% 9. Vấn đề hội nhập khu vực và quốc tế 12,8%
2. Làm thêm 9,0% 10. Điều kiện sống và điều kiện học tập 32,1%
3. Tình yêu, hôn nhân, gia đình 21,8% 11. Kỹ năng sống 33,3%
4. Việc làm, nghề nghiệp 54,5% 12. Tệ nạn xã hội 5,8%
5. Học tập 23,7% 13. Phòng chống tham nhũng 2,6%
6. Những vấn đề mới về khoa học công nghệ 5,1% 14. Sự ổn định xã hội 3,2%
7. Tình hình kinh tế, chính trị trong nước 7,1% 15. Các vấn đề khác (ghi rõ): 0%
8. Tình hình kinh tế, chính trị ngoài nước 3,8%
Cuối cùng xin bạn cho biết đôi nét về bản thân
* Giới tính của bạn?
1. Nam 48,4% 2. Nữ 51,6%
* Khu vực cư trú thường xuyên của bạn trước khi vào đại học?
1. Nông thôn 64,1% 2. Thành thị 35,9%
* Bạn đang là sinh viên năm thứ mấy?
1. Năm thứ nhất 22,8% 4. Năm thứ tư 18,1%
2. Năm thứ hai 25,7% 5. Năm thứ 5 16,3%
3. Năm thứ ba 17,1% 6. Ý kiến khác (ghi rõ):
164
* Bạn là sinh viên thuộc khối ngành nào?
1. Khoa học tự nhiên 16,0% 4. Khối y dược 10,1%
2. Khoa học xã hội và nhân văn 10,2% 5. Khối kinh tế, tài chính 20,0%
3. Khối sư phạm 20,1% 6. Khối kỹ thuật, công nghệ 29,0%
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của bạn!