Luận án Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà nội (nghiên cứu trường hợp Mỹ đình - Mễ trì và Việt Hưng)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ KIM CHI SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MỸ ĐÌNH - MỄ TRÌ VÀ VIỆT HƯNG) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ KIM CHI SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MỸ ĐÌNH - MỄ TRÌ VÀ VIỆT HƯNG) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC

pdf243 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà nội (nghiên cứu trường hợp Mỹ đình - Mễ trì và Việt Hưng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số: 62 31 06 40 Ngườihướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. LÊ QUÝ ĐỨC 2. TS. NGUYỄN VĂN THẮNG HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định. Tác giả luận án Bùi Thị Kim Chi MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 8 1.1. Nghiên cứu về văn hóa cộng đồng và văn hóa cộng đồng của đô thị Hà Nội 8 1.2. Nghiên cứu về sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội 26 1.3. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án 34 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 37 2.1. Những vấn đề lý luận của đề tài 37 2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 63 Chương 3: NHẬN DIỆN SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI MỸ ĐÌNH - MỄ TRÌ VÀ VIỆT HƯNG 71 3.1. Sự kiến tạo các yếu tố văn hóa cộng đồng nội tại 71 3.2. Sự kiến tạo các yếu tố văn hóa cộng đồng ngoại tại 93 3.3. Nhận xét chung về sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng – từ góc nhìn so sánh 107 Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ BÀN LUẬN VỀ GIẢI PHÁP KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 117 4.1. Những yếu tố tác động đến sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới 117 4.2. Những vấn đề đặt ra trong sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới 126 4.3. Bàn luận về giải pháp kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới 141 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 160 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2. KĐTM: Khu đô thị mới 3. KT – XH: Kinh tế - xã hội 4. PVS: Phỏng vấn sâu 5. NCS: Nghiên cứu sinh 6. Nxb: Nhà xuất bản 7. UBND: Ủy ban nhân dân 8. UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc 9. VHCĐ: Văn hóa cộng đồng DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Phân loại xã hội của Ian Robertson 15 Bảng 2.1: Khác biệt chính giữa văn hóa cộng đồng và văn hóa cá nhân 43 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Cư dân KĐTM thực hiện việc chào hỏi khi gặp nhau 72 Biểu đồ 3.2: Cư dân KĐTM thực hiện việc giúp đỡ hàng xóm 73 Biểu đồ 3.3: Mức độ quan hệ của gia đình với hàng xóm trong KĐTM 73 Biểu đồ 3.4: Cư dân quan tâm đến một số hiện tượng trong đời sống tại 83 KĐTM Biểu đồ 3.5: Người dân tham gia các hoạt động cùng bạn bè, đồng nghiệp 98 Biểu đồ 4.1: Cư dân đánh giá chất lượng các dịch vụ của KĐTM 129 Biểu đồ 4.2: Cư dân từ 16-35 tuổi tham gia quyết định các dịch vụ trong 138 KĐTM Biểu đồ 4.3: Cư dân từ 16-35 tuổi tham gia các hoạt động của KĐTM 139 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ những thập niên đầu của thời kỳ Đổi mới, Hà Nội đã từng bước hình thành các khu đô thị mới (KĐTM). Trong một thời gian ngắn (1994 - 2019), nhiều KĐTM ra đời đã ít nhiều làm thay đổi diện mạo của Thủ đô Hà Nội hơn ngàn năm tuổi. Sự phát triển mạnh mẽ của các KĐTM ở Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, phù hợp với xu hướng phát triển của một đất nước đang tích cực chuyển mình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, có người cho rằng quá trình đô thị hóa đồng thời là quá trình làm suy giảm tính cộng đồng trong cư dân đô thị. Con người đô thị trở nên cô đơn, vô cảm giữa đám đông, trở thành con người chức năng. Đô thị giống như một khách sạn khổng lồ - chỗ nghỉ qua đêm của hàng nghìn, hàng vạn con người xa lạ với nhau. Ở nước ta, việc hình thành những KĐTM gây ra hiện tượng tăng dân số cơ học nhanh chóng, tạo nên những áp lực mới về giao thông đô thị, công trình công cộng: trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí... Cùng với đó, việc người dân bốn phương về sống chung tại một địa điểm tụ cư mới, việc chuyển đổi lối sống, nếp sinh hoạt của người dân cũng đặt ra nhiều thách thức ở KĐTM. Trong bài viết Quản lý đời sống văn hóa các KĐTM ở Hà Nội, tác giả Lê Thị Hương Huệ nhận định: “Đặc trưng của văn hóa đô thị là tôn trọng tính cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Vì vậy, sinh hoạt văn hóa cộng đồng (VHCĐ) rất dễ rơi vào tình trạng đèn nhà ai nhà ấy rạng, các hoạt động văn hóa rời rạc, không gắn kết” [34, tr.47]. Nhận định đó khiến nghiên cứu sinh (NCS) băn khoăn và mong muốn tìm hiểu VHCĐ tại các KĐTM của Hà Nội diễn ra như thế nào? Mặt khác, việc nhận thức đúng đắn về VHCĐ, vai trò của VHCĐ trong nâng cao chất lượng sống của người dân, phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) cũng là một trong những yêu cầu đặt ra hiện nay. Việc nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM tại Hà Nội là một trong những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là vấn đề đặt ra với những người làm công tác nghiên cứu lý luận và hoạch định chiến lược phát triển văn hóa - xã hội ở nước ta. Vì vậy, NCS chọn đề tài “Sự kiến tạo văn hóa cộng 2 đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng)” làm nội dung nghiên cứu của luận án này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội hiện nay, góp phần vào việc nâng cao đời sống văn hóa cư dân đô thị trong quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa ở nước ta. 2.2. Nhiệm vụ: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội; - Làm rõ những vấn đề lý luận về sự kiến tạo VHCĐ; - Khảo sát sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội; - Nhận diện những yếu tố tác động, vấn đề đặt ra và bàn luận về giải pháp kiến tạo VHCĐ của KĐTM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung nghiên cứu: Triển khai nội dung nghiên cứu đề tài luận án trên hai phương diện: kiến tạo các yếu tố VHCĐ nội tại và các yếu tố VHCĐ ngoại tại của KĐTM ở Hà Nội hiện nay. Trong đó, các yếu tố VHCĐ nội tại thể hiện các mối quan hệ của các chủ thể trong không gian (phạm vi) của KĐTM. Các yếu tố VHCĐ ngoại tại thể hiện các mối quan hệ của các chủ thể KĐTM với các cộng đồng bên ngoài KĐTM, cộng đồng mạng xã hội, các yếu tố VHCĐ “mở” của KĐTM. - Về không gian nghiên cứu: Tập trung khảo sát chủ yếu tại hai KĐTM là Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng. Hai KĐTM này hình thành trong những năm đầu của thế kỷ XXI, trên địa bàn hành chính huyện chuyển thành quận. Hai KĐTM này đã làm thay đổi diện mạo của vùng đất ven đô. Vì vậy, sự kiến tạo VHCĐ ở đây có nhiều điểm đặc trưng, vừa mang tính hiện đại, vừa là nơi chuyển đổi mô hình VHCĐ từ làng xã sang đô thị. 3 - Về thời gian nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của hai KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng từ năm 2006 đến 2019. Đây là khoảng thời gian người dân chuyển đến sinh sống và hình thành cộng đồng mới. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết mác-xít, thể hiện ở: (1) Tính quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội: Trên cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại, sinh kế mới, quan hệ xã hội mới, người dân sống trong KĐTM sẽ dần hình thành đời sống văn hóa mới của cộng đồng dân cư ở đây; (2) Về các mối quan hệ phổ biến: Các mối quan hệ tất yếu khách quan từ trong truyền thống và đời sống hiện đại; các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của cư dân tại KĐTM ở Hà Nội sẽ tác động và chi phối lẫn nhau, dẫn đến sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM. Luận án cũng dựa trên các quan điểm lý thuyết về kiến tạo văn hóa ở các đô thị của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.2.1. Phương pháp tiếp cận liên ngành Văn hóa là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn như triết học, nhân học, sử học, dân tộc học, tâm lý học, đạo đức học, nghệ thuật học Các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy văn hóa học vừa là khoa học độc lập, vừa là khoa học liên ngành gắn với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: văn hóa học là khoa học mang tính tổng quát. Nó nằm ở giao điểm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Hay nói một cách khác, văn hóa học là một chuyên ngành không chuyên ngành, hậu chuyên ngành. Cũng như văn hóa, VHCĐ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác nhau. Hơn nữa, đề tài “Sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội (nghiên cứu trường hợpMỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng)” nằm trên ranh giới của 4 nhiều ngành khoa học ấy. Vì vậy, NCS đã tiếp cận các tài liệu có liên quan đến đề tài thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: nhân học văn hóa, xã hội học văn hóa, đô thị học, xã hội học đô thị, kiến trúc đô thị, quản lý đô thị, quản lý văn hóa NCS đã vận dụng, sử dụng các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học trên làm cơ sở, tài liệu cho nghiên cứu của mình. Ngoài ra, NCS sử dụng các khái niệm, phạm trù và các phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học trên để nghiên cứu các hiện tượng văn hóa, các hoạt động văn hóa tại KĐTM ở Hà Nội. Phương pháp này giúp NCS tổng hợp, kiểm nghiệm, kế thừa kết quả nghiên cứu của các ngành học khác về vấn đề VHCĐ của KĐTM. Hơn nữa, việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành giúp cho nội dung nghiên cứu thêm phong phú và sâu sắc, bảo đảm tính chân xác khoa học gắn với thực tiễn. Mặt khác, việc áp dụng phương pháp này giúp NCS lý giải một cách sâu sắc, thuyết phục các hiện tượng VHCĐ tại các KĐTM. 4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học qua bảng hỏi Phương pháp này nhằm thu thập dữ liệu định lượng. Thông qua những dữ liệu thu được từ khách thể, NCS tìm hiểu về nhận thức, thái độ, thị hiếu, nhu cầu, hành vi của chủ thể VHCĐ, trạng thái tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong VHCĐ của KĐTM. Để thu thập được số liệu cho nghiên cứu về sự kiến tạo VHCĐ, NCS đã chọn mẫu, xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra và xử lý kết quả điều tra. Nghiên cứu sinh đã xây dựng phiếu khảo sát trên cơ sở bám sát nội dung nghiên cứu của luận án, làm cho người trả lời phiếu khảo sát thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu. Từ đó, NCS thu nhận được các thông tin đáp ứng các mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài luận án. Việc chọn mẫu đảm bảo được tính ngẫu nhiên và tính đại diện. Vì vậy, NCS đã tiến hành chọn mẫu là cư dân của KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng. NCS đã phân bổ mẫu chọn gồm cả nam và nữ ở lớp người cao tuổi, trung niên và lớp trẻ. Tổng số mẫu được chọn là 400, KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì chọn 200 mẫu, KĐTM Việt Hưng chọn 200 mẫu. Sau khi tiến hành điều tra, thu phiếu khảo sát về, NCS xử lý kết quả điều tra bằng các phương thức thống kê, phân loại, tổng hợp, phân tích, so sánh theo các biến số độc lập để làm tài liệu cho các nội dung nghiên cứu. 5 4.2.3. Phương pháp điền dã (quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu) Nội dung của phương pháp này bao gồm: (1) Quan sát, phỏng vấn và ghi chép chi tiết, khách quan những điều diễn ra trên thực địa; (2) Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình và chú thích kỹ các sự vật, hiện tượng văn hóa đang diễn ra tại thực địa; (3) Khai thác nguồn tư liệu đã có về cộng đồng KĐTM. Phương pháp điền đã giúp NCS tham gia vào đời sống của người dân tại các KĐTM một thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu VHCĐ tại đây. NCS đã trải nghiệm, quan sát, phỏng vấn, ghi chép về những vấn đề liên quan đến đề tài, tham gia vào một số sinh hoạt VHCĐ như tết Trung thu, tết Ông Công, Ông Táo, tết Nguyên Đán; tìm hiểu sinh hoạt văn hóa của người dân tại những thời điểm khác nhau trong thường nhật. Do cùng tham gia các sinh hoạt VHCĐ, NCS đã có cơ hội quan sát, gặp gỡ, truyện trò, làm việc với nhiều cư dân của hai KĐTM. Trong quá trình điền dã, NCS đã tiến hành sáu cuộc phỏng vấn sâu (PVS). Những người trả lời PVS là: người dân về KĐTM sinh sống từ những ngày đầu tiên; người dân tham gia vào các tổ chức đoàn thể tại KĐTM; người trong Ban quản lý, Ban quản trị của KĐTM; Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách vấn đề văn hóa-xã hội. Nội dung PVS được thiết kế phù hợp với từng đối tượng trả lời phỏng vấn. Song, nội dung cơ bản của PVS xoay quanh những vấn đề cơ bản sau: (1) Quá trình chuyển đổi lối sống, nếp sống của người dân KĐTM; (2) Các sinh hoạt văn hóa của cư dân trong thường nhật và dịp lễ, tết, hội; (3) Các hoạt động cải tạo, giữ gìn môi trường sống; (4) Mối quan hệ của cư dân với các nhóm/cộng đồng bên ngoài KĐTM; (5) Người dân tham gia vào cộng đồng mạng xã hội; (6) Những khó khăn, hạn chế trong đời sống tại KĐTM và mong muốn của chủ thể. Phương pháp này giúp NCS cảm nhận được đặc điểm văn hóa và môi trường văn hóa KĐTM ở Hà Nội. VHCĐ được nhìn nhận trong chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau và phản ánh rõ nét VHCĐ của KĐTM. 4.2.4. Phương pháp so sánh - đối chiếu Phương pháp so sánh - đối chiếu giúp NCS so sánh các đối tượng, sự vật được nghiên cứu với các sự vật khác trong những quan hệ, hệ thống nhất định. Sự so sánh, đối chiếu có thể được tiến hành cả về thời gian, không gian, quá trình, nhằm chỉ ra 6 những đặc điểm, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, đem lại hiểu biết mới về đối tượng vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phổ biến. Phương pháp này cho phép NCS so sánh, đối chiếu các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Điều đó giúp NCS hiểu rõ điểm khác biệt và tương đồng về quan điểm, nhận thức của các nghiên cứu đi trước. Mặc khác, việc nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ được tiến hành khảo sát tại hai địa điểm chính là KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng, phương pháp này giúp NCS nhận thức rõ hơn sự khác biệt và tương đồng về VHCĐ tại hai địa điểm khảo sát. Ngoài ra, NCS cũng đặt Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng trong những mối quan hệ, hệ thống KĐTM tại Hà Nội để nhận thức rõ hơn đối tượng nghiên cứu. Kết quả NCS thu được sẽ là những hiểu biết toàn diện hơn về đối tượng vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phổ biến ẩn chứa trong đối tượng nghiên cứu. 4.2.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp phân tích và tổng hợp giúp NCS tiến hành nghiên cứu về đối tượng vừa cụ thể, chi tiết, vừa mang tính toàn diện, sâu sắc. Phương pháp phân tích áp dụng trong việc nghiên cứu các tài liệu đã thu thập được. Qua phân tích các tài liệu đó, NCS đã tổng hợp lại để có nhận thức tổng quát về đối tượng nghiên cứu, những khía cạnh của đối tượng nghiên cứu đã được các tác giả làm rõ, nhận ra những khoảng trống cần tiếp tục được nghiên cứu. Phương pháp phân tích cũng được áp dụng để làm rõ những số liệu, dữ liệu NCS thu được trong quá trình khảo sát thực tế, điều tra xã hội học qua bảng hỏi. Trong quá trình phân tích, NCS sẽ làm rõ các mặt, các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, dựa vào phương pháp phân tích, NCS đã phân chia đối tượng nghiên cứu của mình (sự kiến tạo VHCĐ) thành các yếu tố văn hóa nội tại và các yếu tố văn hóa ngoại tại. Các yếu tố VHCĐ nội tại cũng được phân chia thành: kiến tạo các quan hệ xã hội - văn hóa chung của cộng đồng; kiến tạo lối sống, nếp sống văn minh, hiện đại; kiến tạo cảnh quan văn hóa Từ đó, NCS tiến hành nghiên cứu những yếu tố đó một cách độc lập. Sau khi đã có những kết quả nghiên cứu cụ thể của những yếu tố cấu thành, NCS sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm xác định những yếu tố chung cũng như 7 mối liên hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố. Qua đó, đối tượng nghiên cứu lại được kết hợp lại thành một chỉnh thể cố kết trong nội tại một cách sâu sắc hơn, đầy đủ và toàn diện hơn trong nhận thức của NCS. Phương pháp tổng hợp cũng giúp NCS hình thành nhận thức đầy đủ, tổng quát (trong tư duy) về đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án này. 5. Đóng góp mới của luận án - Về lý luận: hệ thống hóa, bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận liên quan đến VHCĐ; góp phần xác lập khái niệm và nội dung nghiên cứu VHCĐ từ phương diện Văn hóa học. Nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM tại Hà Nội, luận án bổ sung những nội dung và phương pháp nghiên cứu về VHCĐ của KĐTM hiện nay - một vấn đề mới đang được xã hội quan tâm. - Về thực tiễn: Luận án sẽ góp phần nhận diện thực trạng và những vấn đề thực tiễn đặt ra trong kiến tạo VHCĐ. Thông qua đó để hiểu rõ hơn về thực trạng văn hóa đô thị mới ở Hà Nội. Luận án chỉ ra sự cần thiết của việc tiếp tục phát huy tính chủ động, tích cực của cộng đồng cư dân và các chủ thể trong xây dựng và phát triển VHCĐ ở KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng nói riêng, KĐTM ở Hà Nội nói chung. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về văn hóa, văn hóa đô thị, VHCĐ của KĐTM. Đây cũng là nguồn tư liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy các nội dung về văn hóa đô thị, VHCĐ, hiện nay. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 04 chương, 11 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội Chương 2: Những vấn đề lý luận của đề tài và khái quát về địa bàn nghiên cứu Chương 3: Nhận diện sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng Chương 4: Những yếu tố tác động, vấn đề đặt ra và bàn luận về giải pháp kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA ĐÔ THỊ HÀ NỘI 1.1.1. Về cộng đồng và văn hóa cộng đồng 1.1.1.1. Về cộng đồng “Cộng đồng” là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước đề cập đến từ nhiều khía cạnh và nội dung khác nhau. J.H. Fichter nhận thấy bản thân mỗi cộng đồng đều có sự liên kết, cố kết nội tại. Sự cố kết này không phải do các quy tắc rõ ràng, thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn - đó là hằng số văn hóa. Vì vậy, để hiểu ý nghĩa xã hội của cộng đồng, cần phải xem xét trên ba lĩnh vực là đoàn kết xã hội, tương quan xã hội và cơ cấu xã hội. Nhà xã hội học người Đức Fedinand Tonnies đã phân biệt cộng đồng truyền thống thuộc xã hội nông nghiệp - nông thôn (Gemeinschaft) với cộng đồng thuộc xã hội công nghiệp - đô thị (Gesellschaft). Theo ông, cộng đồng truyền thống có những đặc trưng như: quan hệ xã hội mang tính thân tình và thân mật; bền vững; vị thế xã hội của cá nhân được gán sẵn; tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ làm cơ bản. Khác với cộng đồng truyền thống, cộng đồng đô thị có những đặc trưng như: tính cá nhân rất cao (thậm chí là chủ nghĩa cá nhân); quan hệ xã hội dựa trên khế ước, hợp đồng, các cam kết; coi trọng sự hợp lý và tính toán trong các quan hệ xã hội; cá nhân phải phấn đấu để đạt được vị thế nhất định trong xã hội; sự nặc danh (vô danh) trong tương tác xã hội [33, tr.19-20]. Về phân loại cộng đồng, Murray G. Ros đã phân ra thành hai loại: cộng đồng địa dư và cộng đồng chức năng. Cộng đồng địa dư là nhóm dân cư ở trong một địa vực riêng biệt, chẳng hạn như một làng, một tỉnh, một thành phố. Cộng đồng địa dư có thể mở rộng ra để bao gồm tất cả dân chúng trong một nước, một khu vực hoặc cả thế giới. Cộng đồng chức năng là một nhóm người có cùng quyền lợi, công việc hay nghĩa vụ chung. Những quyền lợi này không bao gồm tất cả những người trong cùng 9 một cộng đồng địa dư mà chỉ những cá nhân và những nhóm có cùng quyền lợi hay chức năng nào đó chung với nhau. Rõ ràng, cộng đồng chức năng không có ranh giới rõ ràng. Nó có thể nằm trong một cộng đồng địa dư, cũng có thể được hình thành trên nhiều cộng đồng địa dư khác nhau [33, tr.33]. Quan điểm của ông cho thấy các loại cộng đồng có thể không có ranh giới rõ ràng. Các thành viên của cộng đồng này có thể là thành viên của các cộng đồng khác. Đây là một phát hiện quan trọng, NCS sẽ vận dụng để tiến hành nghiên cứu về VHCĐ KĐTM. VHCĐ của KĐTM không chỉ diễn ra trong phạm vi KĐTM (cộng đồng địa dư). Thông qua các cá nhân/nhóm trong cộng đồng tham gia hoạt động văn hóa với các cộng đồng khác, VHCĐ của KĐTM có thể tạo nên và lan tỏa ra bên ngoài địa vực KĐTM (tạo nên yếu tố văn hóa ngoại tại). Từ góc độ nghiên cứu của xã hội học, tác giả Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang [33] khẳng định cộng đồng có nhiều loại hình khác nhau. Nhìn chung, các cộng đồng được phân loại thành những loại hình chủ yếu sau: Thứ nhất, loại hình cộng đồng thuần khiết và cộng đồng không thuần khiết. Thứ hai, loại hình cộng đồng theo tính trồi nào đó như cộng đồng lãnh thổ, cộng đồng huyết thống, cộng đồng dân tộc, cộng đồng tộc người, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo, cộng đồng địa dư Đây là các cộng đồng được phân chia dựa trên một đặc trưng xã hội của yếu tố nổi bật nhất định. Thứ ba, loại hình cộng đồng lịch sử theo các thuyết tiến hóa xã hội. Theo lý thuyết hình thái KT - XH của chủ nghĩa Mác, toàn bộ lịch sử nhân loại trải qua 3 hình thái cơ bản cộng đồng tính: (1) Cộng sản nguyên thủy với tính cộng đồng thuần khiết nguyên sơ; (2) Các hình thái KT - XH có giai cấp và đấu tranh giai cấp; (3) Hình thái cộng sản chủ nghĩa dường như sẽ quay lại cộng sản nguyên thủy nhưng trên một trình độ cao hơn [33, tr.33-34]. Tác giả Phạm Hồng Tung [78] giới thiệu cách phân loại phổ biến nhất hiện nay. Đó là chia cộng đồng thành ba loại: Thứ nhất, cộng đồng địa lý hay cộng đồng địa vực. Đặc trưng nổi bật của loại cộng đồng này là sự có chung hay cùng chia sẻ địa vực tồn tại của các cá thể trong cộng đồng. Trong thực tiễn, đây thường là một trong những tiêu chí quan trọng để 10 nhận biết cộng đồng. Cộng đồng địa lý có ba nhóm cơ bản: (1) cộng đồng đơn vị cư trú - hành chính; (2) cộng đồng láng giềng; (3) cộng đồng được kế hoạch hóa. Thứ hai, cộng đồng văn hóa hay cộng đồng bản sắc. Tiêu chí gốc là các thành viên có chung bản sắc hay những đặc trưng văn hóa. Vì vậy, dù có hoặc không có địa bàn quần cư chung, họ vẫn thường xuyên có những tương tác và dễ dàng nhận biết về nó. Hình thức tiêu biểu của loại hình cộng đồng này là: (1) cộng đồng nghề nghiệp; (2) cộng đồng ảo; (3) cộng đồng tộc người; (4) cộng đồng tôn giáo; (5) cộng đồng chính trị; (6) cộng đồng tưởng tượng. Thứ ba, cộng đồng tổ chức: cộng đồng này dễ nhận biết bởi nó thường là những thực thể xã hội hiện hữu, tồn tại khá bền vững. Hình thức chủ yếu của loại hình cộng đồng này là: (1) cộng đồng huyết thống, chủ yếu là gia đình và họ tộc; (2) các tổ chức chính trị và xã hội; (3) các tổ chức kinh tế, kinh doanh Cách phân loại này đã cung cấp một công cụ cho người nghiên cứu về cộng đồng và VHCĐ. Trong thực tế, rất khó tìm được một cộng đồng thuần nhất chỉ thuộc về một loại hình cộng đồng mà tác giả Phạm Hồng Tung đã khái quát ở trên. Hầu như các cộng đồng đều ở dạng hỗn dung hay phức hợp của những kiểu loại khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu về VHCĐ theo địa vực, NCS không thể không chú ý đến mối liên hệ của các cá nhân, nhóm trong cộng đồng này với các cộng đồng khác. Điều đó sẽ giúp giải thích được nhiều hiện tượng văn hóa trong cộng đồng KĐTM hiện nay. Khác với cách phân loại cộng đồng của tác giả Phạm Hồng Tung, Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang, đồng tình với cách phân chia của Murray G. Ros, Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng [76] chia cộng đồng thành hai loại: - Cộng đồng địa lý: gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn. Cộng đồng này có thể có các đặc điểm văn hóa xã hội giống nhau và mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng được áp dụng chính sách chung. - Cộng đồng chức năng: gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức [76, tr.5]. Như vậy, có nhiều cách phân loại cộng đồng, mỗi loại hình có quy mô và cấp độ khác nhau từ lớn đến nhỏ, từ chung chung đến cụ thể. Cách phân loại này giúp cho 11 người nghiên cứu nhận thức rõ hơn về đối tượng nghiên cứu. Dựa trên các cách phân loại đó, NCS nhận thấy cộng đồng KĐTM thuộc loại hình cộng đồng địa lý (hay địa vực, hoặc địa dư) là chủ yếu. Song, các thành viên của cộng đồng này có thể tham gia vào nhiều cộng đồng khác. 1.1.1.2. Về văn hóa cộng đồng Văn hóa cộng đồng là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu về các cộng đồng khác nhau tồn tại trong lịch sử cũng như trong các xã hội hiện đại. Đến nay, đã có nhiều tác giả công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. Về tiêu chí hình thành VHCĐ ở Việt Nam, đã có một số tác giả ít nhiều đề cập đến (mặc dù chưa có công trình nào đưa ra một quan niệm đầy đủ về VHCĐ). Tác giả Trần Quang Nhiếp [53] cho rằng: Để xây dựng VHCĐ cơ sở, phải có những tiêu chí, chuẩn mực làm căn cứ cho mọi thành viên trong cộng đồng noi theo. Những tiêu chí, chuẩn mực này cũng là căn cứ quan trọng để thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá trình độ văn hóa của mỗi thành viên và của cả cộng đồng. Những chuẩn mực VHCĐ cơ sở không thoát ly khỏi thực tế trình độ, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhân dân phải là người trực tiếp tham gia xây dựng những tiêu chí VHCĐ ở địa phương, không có sự áp đặt chủ quan hoặc vay mượn từ bên ngoài. Tác giả đã nêu lên một số tiêu chuẩn cụ thể như sau: - Về chính trị: xác định rõ chế độ chính trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với thế giới hiện đại; nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. - Về đạo đức, lối sống: lòng trung thực, tính ngay thẳng, tình thương yêu giúp đỡ, gắn bó với cộng đồng. Trong các mối quan hệ gia đình, xã hội phải chân tình, cởi mở, gần gũi, gắn bó, không cá nhân, ích kỷ; có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, có nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi; không mê tín dị đoan, thực hiện ma chay, cưới hỏi, lễ hội, các hoạt động văn hóa lành mạnh, tiến bộ. - Sự thống nhất về bản sắc dân tộc: luôn giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp, mọi người đều gương mẫu, tôn trọng, tự giác thực hiện các quy định về đạo đức, lối sống, nếp sống văn minh, tiến bộ. 12 Tác giả cũng cho rằng để xây dựng VHCĐ cơ sở, nên kết hợp hiệu quả Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng các thiết chế văn hóa, giải quyết những nhu cầu cơ bản về giao thông, điện chiếu sáng, trường học, trạm y tế; giúp cộng đồng xác định nội dung, phương hướng hoạt động, xây dựng cảnh quan môi trường, vệ sinh sạch đẹp, văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội... Có thể nói, những tiêu chí mà tác giả Trần Quang Nhiếp nêu lên có phần lý tưởng hóa, thể hiện rõ đặc tính của nhà quản lý. Song, đó cũng là điều chúng ta cần chú ý để định hướng cho sự phát triển VHCĐ. Với cái nhìn từ thực tiễn, tác giả Chu Thái Thành đưa ra một hệ tiêu chí cho xây dựng VHCĐ trong bài Xây dựng đời sống văn hóa mới trong mỗi cộng đồng dân cư [66]. Tác giả đã tiến hành khảo sát đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư trên các nội dung: (1) Tuyên truyền, xây dựng “Gia đình văn hóa”, thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh; (2) Hình thành mô hình, điển hình tiên tiến trong việc cưới, việc tang, lễ hội; (3) Xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa; (4) Phong trào xã hội hóa văn hóa. Qua khảo sát, tác giả khẳng định: “Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới nhiệm vụ xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, xã hội. Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa các cộng đồng dân cư (xóm, làng, ấp, khu phố...) được phát triển rộng khắp, đang hướng theo chiều sâu và thu được nhiều kết quả tốt đẹp” [66]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tác giả chỉ ra những vấn đề cần lưu tâm là: mức hưởng thụ văn hóa ở các làng, bản, thôn, ấp còn thấp; sử dụng thiết chế văn hóa chưa hiệu quả; tác động tiêu cực trong giao lưu, mở cửa, hội nhập kinh tế, văn hóa ngày càng sâu với quốc tế; quá trình đô thị hóa nhanh làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Từ đó, tác giả đưa ra những vấn đề cần giải quyết. Đó là phải đề cao trách nhiệm của mỗi người dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở ngay trong cộng đồng; duy trì và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng cộng đồng văn hóa và nội dung các tiêu chí công nhận danh hiệu làng, ấp, bản, thôn, khu phố văn hóa, tránh xu 13 hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực chất phong trào và chất lượng VHCĐ; phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, vai trò tham mưu của các cơ quan chức năng trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. Có thể thấy, những nội dung mà tác giả nêu ra được định hình trên cơ sở các văn bản quản lý của Nhà nước. Nó thể hiện ý chí của Nhà nước môt cách rõ nét trong xây dựng và quản lý văn hóa. Vì vậy, các tiêu chí này chưa xuất phát từ bản thân cộng đồng nên nó chưa phản ánh được chiều hướng văn hóa từ phía nhân dân. Mặt khác, các tiêu chí này còn mang tính định hướng là chủ yếu nên chưa rõ ràng, cụ thể. 1.1.2. Về văn hóa đô thị, văn hóa cộng đồng đô thị Hà Nội 1.1.2.1. Văn hóa đô thị Văn hóa đô thị là nội dung được nhiều tác giả nghiên cứu trên nhiều khía cạnh và bình diện khác nhau.  Về đô thị Khi nghiên cứu về đô thị, văn hóa đô thị, các tác giả đều khẳng định đô thị là bước phát triển tiếp theo của xã hội loài người. Emile Durkheim ch...đó. Những nét khác biệt đó sẽ góp phần hình thành nên một VHCĐ mang những sắc thái mới. Trong cuốn Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ, Christian Pesdelahore de Loddis đã đưa ra nhận định: Ở Việt Nam, từ xưa đến nay, văn hóa đô thị vẫn thường xác định và tạo dựng nên các đơn vị lãnh thổ, trong bối cảnh và thói quen đặc thù của địa phương tồn tại và phát triển với một sức sống mãnh liệt. Hiện nay cách làm này vẫn được áp dụng và trở thành xu hướng chủ đạo trong quá trình xây dựng phần lớn các KĐTM, trong đó còn nhiều yếu tố xa rời với những tiêu chí và chuẩn mực quốc tế [71, tr.20]. Nhận định này cho thấy quá trình hình thành KĐTM ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên một tư duy truyền thống đã in sâu trong nếp nghĩ của các nhà quản lý, những người làm quy hoạch phát triển cho vùng đô thị. Do đó, nó chưa tiệm cận được với những chuẩn mực quốc tế hay những tiêu chí, quan niệm chung của thế giới, sự mong muốn của người dân. Trong bài viết Biến đổi văn hóa nhìn từ hai KĐTM ở Hà Nội [70], tác giả Đinh Đức Thiện nhìn nhận văn hóa tại các KĐTM trong sự biến đổi văn hóa hóa chung của đô thị. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận thấy những vấn đề đáng quan tâm về văn hóa của KĐTM. Đó là: (1) Trong sự biến đổi vô cùng sôi động của thế giới, đất nước và đô thị, những cư dân của KĐTM ở Hà Nội đến từ nhiều nơi khác nhau, vậy yếu tố nào có thể tạo nên sự tương tác văn hóa giữa họ với nhau, giữa cư dân KĐTM với cư dân các khu phố, các làng truyền thống liền kề?; (2) Những cư dân KĐTM sống trong những căn hộ khép kín với đầy đủ tiện nghi. Họ có thể không cần đến không gian công cộng vẫn hoàn toàn giao tiếp với xã hội, sinh hoạt bình thường; (3) Sự biến đổi văn hóa trong các KĐTM có cả hai chiều: chiều thuận và chiều nghịch. Những vấn đề trên sẽ tác động trực tiếp đến quá trình hình thành cộng đồng cũng như VHCĐ của các KĐTM nói chung, sự biến đổi văn hóa nói riêng. 28 Đề cập đến một phạm vi hẹp trong văn hóa KĐTM, tác giả Nguyễn Hồng Hà nghiên cứu về Nếp sống gia đình ở KĐTM [24]. Trong cuốn sách này, tác giả cũng có sự chia sẻ với tác giả Đinh Đức Thiện trên các khía cạnh như: lối sống văn hóa và tư duy của các thành viên trong gia đình có sự khác nhau rất lớn so với các gia đình ở môi trường truyền thống; mối quan hệ, tình cảm xuất phát từ việc sống chung (từ các gia đình có nguồn gốc và nền tảng khác nhau) cũng có nhiều biến đổi; KĐTM là nơi sống và làm việc của các cá nhân vốn ít có quan hệ tình cảm nên quan hệ giữa các gia đình có phần lỏng lẻo Ngoài các vấn đề trên, tác giả dành một sự quan tâm đặc biệt đến sự mới mẻ ở KĐTM dễ làm mất đi, phá vỡ những giá trị truyền thống của dân tộc. Những vấn đề tác giả nêu ra ở đây được nhìn nhận dưới góc độ quản lý văn hóa và giải quyết vấn đề theo cách của nhà quản lý văn hóa. 1.2.2. Về kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới  Về kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu dân cư mới nói chung Trong tác phẩm Saigon's Edge - on the Margins of Ho Chi Minh City [92] (Sài Gòn ngoại vi - bên lề của Thành phố Hồ Chí Minh), tác giả Erik Harms cho thấy việc kiến tạo cộng đồng ở những khu dân cư mới ở ngoại thành đã góp phần kéo đô thị ra bên ngoài. Mặc dù ở khu vực ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, mối quan hệ nông thôn - thành thị vẫn tồn tại. Việc hình thành những khu dân cư mới (có thể có KĐTM) được bắt đầu từ các quy hoạch, từ những ý tưởng lớn của chính quyền hay của những nhà quy hoạch. Song, “nhân dân” cũng có kế hoạch, lý tưởng và mô hình tinh thần của họ. Nhân dân luôn có sự liên kết cộng đồng để hiện thực hóa những kế hoạch, lý tưởng và mô hình tinh thần đó. Đây không phải là sự mâu thuẫn giữa quản lý nhà nước với hình thành và phát triển VHCĐ. Trái lại, VHCĐ luôn vận động theo quy luật quy luật của riêng nó, trong sự tác động của các yếu tố. Trong tác phẩm này, tác giả cũng đề cập đến các không gian văn hóa ở bên trong và bên ngoài cộng đồng. Thông qua hình ảnh “Vân đi xe máy giữa bên trong và bên ngoài thành phố” - đi từ bên ngoài (outside) vào bên trong (inside) và đi từ bên trong ra bên ngoài, tác giả đã nói về sự “dao động không gian” và “giao thoa không gian”. 29 Trong cuốn Luxury and Rubble - Civility and Dispossession in the New Saigon [93] (Sang trọng và đổ vỡ - Văn minh và sự phế truất ở Sài Gòn mới), tác giả Erik Harms khẳng định các KĐTM ở Thành phố Hồ Chí Minh đều hình thành dựa trên những dự án phát triển của chính quyền thành phố, cụ thể là dự án phát triển KĐTM Phú Mỹ Hưng và Thủ Thiêm. Trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, KĐTM Phú Mỹ Hưng hình thành trên một quy hoạch xây dựng hoàn toàn mới mẻ, hướng đến nâng cao chất lượng sống của người dân. Ở đó có trung tâm thương mại lớn và sang trọng nhất Thành phố Hồ Chí Minh; bệnh viện và trường học tiêu chuẩn quốc tế; công viên thể thao với thiết kế hiện đại. Nó đã mang đến cái nhìn mới về quản lý đô thị và tái thiết cuộc sống xã hội. Đặc biệt, KĐTM Phú Mỹ Hưng tạo nên một mô hình xã hội tự do được điều chỉnh bởi pháp luật. Cộng đồng KĐTM Phú Mỹ Hưng đã hình thành “ý thức đô thị” (nhấn mạnh ý thức về quyền cá nhân) và văn hóa đô thị mới. Trong đó, ý thức cao về quyền riêng tư cũng thúc đẩy ý thức về nghĩa vụ cao hơn đối với người khác, điều này sẽ tạo nên nền tảng của một VHCĐ mới về sự tham gia của công dân và ý thức xã hội. Mỗi thành viên của KĐTM đều là thành viên của một cộng đồng tự kỷ luật và hướng tới sự cống hiến cho công bằng xã hội và cộng đồng. Họ xem sự phát triển của các KĐTM như là một yếu tố để phát triển đô thị. Tuy nhiên, việc kiến thiết một KĐTM trên một vùng đất có cơ sở hạ tầng không phù hợp nên buộc phải tiến hành giải tỏa trên một quy mô lớn. Do đó, sự phát triển KĐTM dựa trên một quy hoạch tổng thể tại thành phố Hồ Chí Minh có hai mặt. Nếu Phú Mỹ Hưng biểu hiện cho sự sang trọng (Luxury) và một trật tự đô thị văn minh hiện đại thì Thủ Thiêm lại biểu hiện mặt thứ hai của KĐTM - sự đổ vỡ (Rubble). Sự đổ vỡ đó không chỉ biểu hiện trong khói bụi, gạch vụn mà còn thể hiện cả về tinh thần, ký ức, khát vọng của người dân. Nhìn chung, KĐTM đang thay đổi tổ chức không gian trong thành phố, xây dựng một nền văn minh đô thị mới (new “urban civilization”). Nó cũng đã truyền cảm hứng cho những ước mơ, khát vọng tốt đẹp hơn tương lai. Điều đó làm cho mọi người tràn đầy nhiệt huyết. Bên cạnh đó, tuy không phố biến, vẫn có sự đổ vỡ không gian vật chất và thế giới tinh thần của cư dân đô thị. 30 Các tác phẩm trên cho thấy không gian VHCĐ của KĐTM được hình thành dựa trên quy hoạch tổng thể của chính quyền. Khi một cộng đồng mới hình thành, nó chịu tác động bởi nhiều chủ thể và nhiều yếu tố khác nhau. Ngay trong bản thân sự phát triển KĐTM cũng có tính hai mặt. Do đó, để đi từ thực tế đến hiện thực hóa quy hoạch, các chủ thể tham gia vào kiến tạo KĐTM phải giải quyết những mâu thuẫn nội tại của nó. Mặt khác, bản thân KĐTM cũng không phải là một cộng đồng khép kín. Nó là một không gian trong rất nhiều không gian cộng đồng khác nhau và luôn có mối liên hệ với những không gian khác đó. Trong bài viết Changing Communal Culture [94] (Thay đổi văn hóa cộng đồng), Amy Wallk Katz (giáo chủ của đền Beth El) cho thấy quá trình thay đổi VHCĐ khi sáp nhập hai nhóm bộ lạc tại Springfield, Massachusetts (Hoa Kỳ) năm 2008. Ban đầu, tác giả nhận thấy sự khác biệt lớn giữa hai nhóm cộng đồng về cơ sở vật chất, dân số, tổ chức xã hội, nghi lễ tôn giáo Đây là thách thức lớn trong quá trình hình thành một VHCĐ mà tất cả mọi người đều có cảm nhận thực sự gắn bó với cộng đồng mới này. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy người dân của hai nhóm bộ lạc này đều rất chú trọng đến văn hóa và truyền thống văn hóa của họ. Đây chính là điểm cơ bản để chủ động “kiến tạo nên ý thức cộng đồng mạnh mẽ” (creating a strong sense of community). Mục tiêu mà tác giả hướng tới là tạo ra cộng đồng gắn kết với một nền văn hóa mới, ở đó truyền thống của người Do Thái được tôn trọng và ý thức cộng đồng được đánh giá cao. Để đạt được mục tiêu đó, tác giả đã tổ chức và thúc đẩy các thành viên tham gia vào quá trình học tập, giao lưu, cùng nhau đọc kinh, tham gia vào các dịch vụ cộng đồng, truyền thông trong cộng đồng, cùng bày tỏ tình yêu thương, tham gia các cuộc họp của hội đồng thành phố Thông qua những hoạt động đó, tác giả và nhóm tình nguyện viên đã nhận thấy các thành viên trong cộng đồng “đang khao khát một cảm giác về cộng đồng, thuộc về cộng đồng” và hướng tới mục đích chung của cộng đồng. Muốn thúc đẩy việc hiện thực hóa “khao khát” đó, tác giả cho rằng: điều quan trọng là phải tạo ra cơ hội để các tín đồ ngồi và thăm viếng lẫn nhau. Do đó, chiến dịch “Chỉ cần xuất hiện” (“Just Show Up”) được triển khai rộng khắp và thu hút ngày 31 càng nhiều thành viên tham gia với những phương thức khác nhau. Nhưng muốn có sự thay đổi trong VHCĐ thực sự thì chiến dịch này cần tiếp tục được mở rộng đến mọi đối tượng, mọi khu vực của cộng đồng, thực sự làm thay đổi nhận thức của tất cả các thành viên trong cộng đồng . Bài viết cho thấy thay đổi VHCĐ không dễ dàng, kiến tạo nên VHCĐ mới cũng không dễ dàng. Nó cần có sự tham gia của cộng đồng, những trải nghiệm của cả cộng đồng. Để đạt được điều đó, mỗi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là người đứng đầu phải biết lắng nghe các thành viên, nắm bắt được nhu cầu của họ, chỉ cho họ thấy mục tiêu quan trọng cần đạt tới. Đặc biệt, họ phải động viên được các thành viên của cộng đồng chấp nhận những khác biệt, phát huy được những thành quả ban đầu để hướng tới mục tiêu chung là hình thành một “cộng đồng sôi động hơn”.  Về kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội nói riêng Có thể nói, những nghiên cứu về kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội chưa nhiều, mới dừng lại ở góc độ cụ thể mà chưa có tính lý luận, còn tản mạn về nội dung đề cập và từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Song, những nghiên cứu này đã phần nào cho thấy diện mạo của VHCĐ KĐTM ở Hà Nội, những nhu cầu văn hóa của cư dân KĐTM. Khu đô thị mới ở Hà Nội có lịch sử hình thành chưa dài. Song, đến nay, KĐTM đã phát triển với nhiều mô hình. Theo các tác giả Lương Tú Quyên và Đỗ Thị Kim Thành [61], có nhiều cách phân chia KĐTM như: (1) phân chia theo chức năng, ta có KĐTM tổng hợp và chuyên ngành; (2) phân chia theo đối tượng và cấp độ phục vụ, ta có KĐTM chất lượng cao, trung bình và thấp; (3) phân chia theo quy mô, ta có KĐTM nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn. Mỗi mô hình KĐTM đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng, hướng đến đối tượng dân cư khác nhau. Đặc biệt, các tác giả khẳng định dù mô hình có khác nhau, nhưng trong tương lai, các KĐTM ở Hà Nội cần hướng đến một điểm chung: Thực tế cho thấy các khu đô thị có hình thức khép kín sẽ ngày càng trở nên không phù hợp. Một mô hình mở, kết nối thuận tiện với xung quanh về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hình ảnh không gian liên tục và thân thiện, tăng cường các diện tích cây xanh và không gian giao tiếp cho cư 32 dân - đây là mô hình lý tưởng cho sự lựa chọn của những người dân về cuộc sống trong tương lai [61]. Như vậy, mỗi một mô hình KĐTM sẽ có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cảnh quan và hướng đến đối tượng dân cư khác nhau. Với môi trường, chủ nhân khác nhau, mỗi KĐTM sẽ có những đặc điểm riêng trong VHCĐ của KĐTM. Để VHCĐ phát triển toàn diện, các chủ thể cần chú ý đến tính mở của KĐTM. Tái tạo không gian thiêng trong KĐTM cũng là một yếu tố của kiến tạo VHCĐ của KĐTM. Chủ đầu tư, người dân KĐTM đã kế thừa, lựa chọn những yếu tố văn hóa của cộng đồng địa phương phù hợp với mình để đáp ứng nhu cầu văn hóa của cộng đồng KĐTM. Tác giả Lê Việt Liên [46] đã nghiên cứu về sự phục dựng lại ngôi miếu thờ Linh Lang đại vương tại KĐTM Đặng Xá. Nghiên cứu này góp phần phản biện lý thuyết về tính chất thế tục hóa và giải thiêng của quá trình hiện đại hóa. “Việc xây mới miếu nằm trong xu hướng “phục hồi”, “tái cấu trúc” văn hóa truyền thống giống như các địa phương trong giai đoạn chuyển đổi” [46, tr.37]. Việc tái tạo lại không gian thiêng không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của cư dân KĐTM mà còn cho thấy sự gắn kết giữa không gian tinh thần của KĐTM với không gian tâm linh của cộng đồng địa phương, mở ra sự gắn bó giữa cộng đồng KĐTM với cộng đồng địa phương. Trong bài Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng trong các KĐTM Hà Nội [89], tác giả Phùng Thế Vinh khẳng định mô hình KĐTM có sự đa dạng về loại hình, quy mô nhà ở, mức độ tiện nghi với hình thức kiến trúc đô thị hiện đại và kết cấu hạ tầng đồng bộ. Điều đó góp phần thúc đẩy lối sống của người Hà Nội dần thay đổi theo hướng tiếp cận cuộc sống văn minh của một đô thị lớn và hiện đại. Tuy nhiên, tác giả cũng thấy nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trong mô hình KĐTM ở Hà Nội hiện nay như: tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng với sự chuyển đổi lối sống, sinh hoạt cộng đồng, rộng hơn và văn hóa từ truyền thống đến hiện đại. Tác giả cho rằng đây là một không gian quan trọng đóng góp vào việc tạo dựng chất lượng môi trường cư trú và bản sắc văn hóa kiến trúc đô thị của KĐTM Hà Nội. Song, không gian sinh hoạt cộng đồng hiện nay vẫn chưa được tổ chức nghiên cứu và xây dựng đầy đủ, tương xứng với yêu cầu cần có của một không gian sinh 33 hoạt cộng đồng hiện đại. Hiện nay, hầu hết các KĐTM chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống ngày càng phát triển của người dân đô thị hiện đại. Trong bài viết Quản lý đời sống văn hóa các KĐTM ở Hà Nội [34], tác giả Lê Thị Hương Huệ đã chỉ ra những yếu tố tích cực của sự phát triển các KĐTM ở Hà Nội. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu rõ những biến đổi trong đời sống VHCĐ của KĐTM, đó là: thay đổi môi trường văn hóa, thay đổi lối sống văn hóa truyền thống, mở rộng giao lưu văn hóa. Những biến đổi này được thể hiện trong nhiều hoạt động văn hóa của cộng đồng dân cư trong các KĐTM. Tác giả cũng đi tìm nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hạn chế trong mức hưởng thụ văn hóa ở các KĐTM như: thiếu vắng cán bộ làm công tác văn hóa thông tin; kết cấu hạ tầng xã hội kém; chưa chú trọng đến quản lý và chăm lo đời sống văn hóa từ khi xây dựng quy hoạch. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp quản lý đời sống VHCĐ dân cư KĐTM. Các giải pháp tập trung vào các cơ quan quản lý; xây dựng phong trào VHCĐ dân cư; quy hoạch không gian văn hóa đô thị đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Có thể nói, những vấn đề tác giả đề cập đến là những gợi ý quan trọng trong quá trình tiến hành khảo sát thực tế tại thực địa. NCS sẽ tiếp thu và áp dụng vào quá trình khảo sát thực tế. Từ đó, NCS sẽ có thêm những đánh giá xác đáng về sự kiến tạo VHCĐ tại các KĐTM. Cùng nghiên cứu về văn hóa tại các KĐTM của Hà Nội, tác giả Trần Trung Hiếu [29] muốn đi tìm bản sắc của nó. Bằng cái nhìn của một kiến trúc sư, tác giả nhận thấy bên cạnh những mặt tích cực của các KĐTM là những bất cập đang diễn ra, đặc biệt là sự phát triển theo tính tự phát trong kiến trúc, không có sự gắn kết trong tổng thể, thiếu trầm trọng các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật chưa đảm bảo. Để xây dựng bản sắc riêng cho đô thị Hà Nội, tác giả đề xuất một số giải pháp về quy hoạch - kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật. Tác giả Nguyễn Phú Đức [19], Trần Sử [63], Trương Văn Quảng [58] đi sâu nghiên cứu về kiến trúc của các KĐTM. Họ đã chỉ ra những điểm bất hợp lý trong tổ chức không gian, cơ cấu sử dụng đất, tổ chức giao thông, thiết kế cảnh quan, thiết kế đô thị và thiết kế kiến trúc. Từ góc nhìn của các tác giả này, NCS nhận thấy một phần 34 diện mạo VHCĐ của KĐTM ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng trong cách thiết kế các tòa nhà, cách bố trí, sắp xếp không gian trong KĐTM. Tác giả Nguyễn Hồng Hà [22] đã khảo sát KĐTM Trung Hòa - Nhân Chính về môi trường, cơ cấu nhân khẩu, những hoạt động trong gia đình. Qua khảo sát, tác giả nhận thấy gia đình ở Hà Nội có nhiều thay đổi để phù hợp với kiến trúc chung cư cao tầng trong các KĐTM. Điểm nổi bật nhất là mô hình hôn nhân, gia đình - nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm cá nhân, sự dân chủ và bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, sự chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. Sự thay đổi cũng diễn ra trong lĩnh vực kinh tế của các gia đình với việc tăng cường đầu tư cho giáo dục con cái; tăng cường nguồn lực kinh tế gia đình bằng cách tìm kiếm các cơ hội trong cộng đồng. Song, chính sự thay đổi cho phù hợp với thực tế cũng nảy sinh những vấn đề mới. Những gia đình khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính có xu hướng đề cao ý nghĩa và vai trò cá nhân, điều này dễ khiến cho việc dung hòa lợi ích của các thành viên đặt ra những đòi hỏi mới mà nếu không đáp ứng sẽ dẫn đến những mâu thuẫn trong gia đình. Đồng thời, đặc trưng của kiến trúc không gian gian sống tại khu chung cư Trung Hòa - Nhân Chính cũng có ảnh hưởng tới nếp sống sinh hoạt của các gia đình nơi đây [22, tr.94]. Nghiên cứu của tác giả đã cho thấy những biến đổi cơ bản về nếp sống của các gia đình trong KĐTM. Những thay đổi này hướng đến sự độc lập, bình đẳng, đề cao vai trò cá nhân. Những thay đổi này nhằm phù hợp với điều kiện sống mới nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn mới, làm nảy sinh những vấn đề mới cần phải nghiên cứu, giải quyết. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN Nghiên cứu về VHCĐ, VHCĐ của KĐTM đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Từ trong các công trình đó, cộng đồng, VHCĐ, VHCĐ của KĐTM hiện ra tương đối đa dạng, nhiều chiều. Tuy nhiên, NCS cũng nhận thấy những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu. - Những khoảng trống của các công trình đã được “tổng quan” về nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội: 35  Mặc dù các công trình đã nghiên cứu về phân loại VHCĐ, cấu trúc và tiêu chí đánh giá và biến đổi VHCĐ, song nó chỉ thể hiện như một khía cạnh nhất định của đời sống cộng đồng đô thị hoặc đồng nhất với lối sống đô thị. Về phương diện góc nhìn trong nghiên cứu, các công trình trên chủ yếu được triển khai từ Xã hội học, Đô thị học, Quản lý học, Sử học, Kiến trúc đô thị, chưa phải xuất phát từ góc độ Văn hóa học. Do đó, các vấn đề về VHCĐ cần tiếp tục được nghiên cứu từ góc độ Văn hóa học;  Các công trình nghiên cứu chưa chỉ ra việc kiến tạo VHCĐ của KĐTM diễn ra như một hiện tượng văn hóa tổng thể đang xuất hiện trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Bởi các công trình trên tập trung đến một khía cạnh nhất định của văn hóa đô thị, VHCĐ KĐTM nên chỉ nhận diện được một khía cạnh, một nội dung, một phần nào đó của VHCĐ KĐTM mà chưa thấy rõ quá trình hình thành nó như thế nào. Điều này thúc đẩy NCS cần tìm hiểu kỹ để làm rõ vấn đề mình quan tâm. + Các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung tìm hiểu về VHCĐ của KĐTM trong phạm vi không gian địa lý “nội tại” khép kín, chưa tìm hiểu đến phạm vi “ngoại tại”: không gian xã hội, không gian ảo, của KĐTM. NCS cho rằng đây là một “khoảng trống” lớn cần phải lấp đầy. + Chưa nghiên cứu vai trò của các chủ thể trong kiến tạo VHCĐ của KĐTM. Do đó, người ta không biết được những chủ thể tham gia vào kiến tạo VHCĐ của KĐTM là ai. Họ có những vai trò gì và tác động như thế nào đến sự kiến tạo VHCĐ ở đây? Trong những chủ thể đó, chủ thể nào giữ vai trò chủ đạo, quan trọng nhất trong kiến tạo VHCĐ của KĐTM? Đó là những câu hỏi mà NCS đặt ra trong suốt quá trình tìm hiểu tài liệu, nhưng chưa có câu trả lời đầy đủ, toàn diện. - Nghiên cứu từ góc độ Văn hóa học sẽ giải quyết các nội dung sau:  Xác định rõ quan niệm về cộng đồng, VHCĐ, sự kiến tạo VHCĐ KĐTM, các nội dung cần nghiên cứu về sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM, vai trò của VHCĐ KĐTM một cách toàn diện;  Nhận diện việc kiến tạo VHCĐ tại KĐTM toàn diện, đầy đủ theo không gian và thời gian; những yếu tố văn hóa nội tại và những yếu tố văn hóa ngoại tại của KĐTM như thế nào? 36  Nhận thức được những vấn đề đang đặt ra trong quá trình kiến tạo VHCĐ của KĐTM;  Tìm kiếm những giải pháp khả thi để góp phần vào quá trình kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội đạt được kết quả tốt đẹp. Tiểu kết Qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng)”, NCS đã tiếp cận một lượng khá lớn công trình có liên quan. Trên cơ sở phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu tài liệu, NCS nhận thấy: - Các công trình nghiên cứu đã cung cấp những cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu quan trọng trong nghiên cứu về VHCĐ. Các tác giả đã bàn luận về cấu trúc, phân loại, đặc trưng của VHCĐ, văn hóa đô thị, sự khác biệt giữa văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn, KĐTM. Các công trình cũng gợi mở các phương pháp nghiên cứu cần thiết khi triển khai thực hiện đề tài về kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội. Đó là sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, điền dã, điều tra xã hội học qua bảng hỏi, so sánh - đối chiếu, phân tích và tổng hợp. - Các các kết quả nghiên cứu rất phong phú, đa dạng và đều có sự thống nhất quan điểm: VHCĐ là sản phẩm chủ động và tích cực do con người sáng tạo ra. - VHCĐ của KĐTM là bộ phận cấu thành quan trọng trong văn hóa đô thị nhưng nghiên cứu về sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM chưa nhiều. Mặt khác, các nghiên cứu xuất phát từ các lĩnh vực khoa học khác nhau để nói về một phần của VHCĐ. Do đó, các nghiên cứu này chưa nhận diện tổng thể thực trạng của VHCĐ tại KĐTM ở Hà Nội. Ngoài ra, các nghiên cứu trên dừng lại ở việc chỉ ra được sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM trong phạm vi “nội tại” khép kín của KĐTM mà chưa đi tới phạm vi “ngoại tại” của KĐTM. Trên cơ sở nghiên cứu của các tác giả, NCS sẽ tiếp tục kế thừa, phát triển và nghiên cứu sâu hơn. Đề tài “Sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng)” sẽ góp phần nghiên cứu về sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội dưới góc nhìn Văn hóa học mang tính tổng quát hơn, toàn diện hơn. 37 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm cộng đồng, văn hóa cộng đồng  Khái niệm cộng đồng “Cộng đồng” là khái niệm cơ bản của đề tài cần làm rõ để xác định được đối tượng nghiên cứu. Thuật ngữ “cộng đồng” bắt nguồn lừ tiếng Latin là “cummunitas”, với nghĩa là toàn bộ tín đồ của một tôn giáo hay toàn bộ những người đi theo một thủ lĩnh nào đó. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ Âu-Mỹ: tiếng Pháp là “communité”, tiếng Anh là “community”, tiếng Đức là “gemeinschaft” [78]. Trong nghiên cứu khoa học, khái niệm “cộng đồng” được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như dân tộc học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, triết học, nhân học, sử học Mỗi ngành khoa học hiểu khái niệm này theo những cách khác nhau. Và trong mỗi chuyên ngành, các nhà khoa học đều đưa ra cách hiểu riêng của mình. Năm 1927, A. Gusta và N. Thomas quan niệm “Cộng đồng là một nhóm người sống cùng một nơi và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung” [57, tr.5]. Quan điểm của các ông cho thấy điều kiện cần để hình thành cộng đồng là địa điểm có ranh giới cụ thể. Tiếp cận từ góc độ tổ chức xã hội, A. Agrawal và C. Clack cho rằng “cộng đồng là một đơn vị quần cư nhỏ, là cấu trúc xã hội đồng nhất, có chung một mục đích và quy tắc” [57, tr.6]. Như vậy, cộng đồng là đơn vị quần cư có sự xác định rõ ràng về ranh giới, mục tiêu chung. Trong cộng đồng cần phải có những quy tắc nhất định để mọi hoạt động trong cộng đồng có sự thống nhất. Các nhà nghiên cứu và thực hành phát triển cộng đồng trong dự án chăm sóc sức khỏe ban đầu (Primary health care - PHC) cho rằng khái niệm cộng đồng gồm hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, cộng đồng là một nhóm cư dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản. Nghĩa thứ hai, cộng đồng bao gồm những người có chung những mối quan tâm cơ bản. Cộng đồng không nhất thiết phải bó hẹp trong địa giới hành chính, nó có tính động và mở. 38 Từ điển Đại học Oxford quan niệm cộng đồng theo ba nghĩa: (1) “Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tỉnh hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất”; (2) “Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp hoặc có tài nguyên chung, hoặc cùng mối quan tâm”; (3) “Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó” [76, tr.4]. Theo quan niệm trong cuốn Từ điển này, cộng đồng vô cùng đa dạng về kiểu dạng, quy mô. Đồng quan điểm như vậy, nhà nghiên cứu Worsley cũng cho rằng thuật ngữ cộng đồng chứa đựng ba ý nghĩa: - Thứ nhất, đó là các “cộng đồng như là một địa vực”, ở đó, sự định cư của một nhóm người bên trong một lãnh thổ được xác định. - Thứ hai, cộng đồng được hiểu như một “mạng lưới tương quan”. Trong cách hiểu này, các quan hệ cộng đồng có cả các đặc tính xung đột đan xen hoặc thay thế đặc tính cơ bản của nó là tương trợ và đoàn kết. - Thứ ba, cộng đồng được coi là một kiểu loại riêng biệt của mối quan hệ xã hội với những tổ chức nhất định như tinh thần cộng đồng, tình cảm cộng đồng, ý thức cộng đồng [33, tr.34]. Nghĩa thứ nhất được dùng rất phổ biến trong giới nghiên cứu và trong đời sống xã hội. Nghĩa thứ hai hình thành trong quá trình phát triển xã hội. Nghĩa thứ ba gần gũi nhất với nghĩa sơ khai của thuật ngữ “cộng đồng - communitas”, nó hàm nghĩa không liên quan với yếu tố địa vực. Theo J.H. Fichter, cộng đồng là một tập hợp người, gồm 4 yếu tố sau: (1) Tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn thân tình; (2) Có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ của tập thể; (3) Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội coi là cao cả và có ý nghĩa; (4) Có ý thức đoàn kết tập thể [33, tr.22]. Tác giả Đỗ Hậu quan niệm “cộng đồng là một tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thổ, và do vậy, họ thường có một ý thức, tình cảm và sự thống nhất trong một địa phương và một khả năng tham gia những hoạt động mang tính tập thể 39 vì quyền lợi của địa phương đó” [27, tr.9]. Tác giả Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang [33] nhận thấy hai tuyến nghĩa của khái niệm “cộng đồng”, đó là cộng đồng tính và cộng đồng thể. Cộng đồng tính là thuộc tính hay là quan hệ xã hội có những đặc trưng mà các nhà xã hội học đã cố gắng xác định và cụ thể hóa, chẳng hạn như tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng đồng, ý thức cộng đồng Cộng đồng thể tức là những nhóm người, những nhóm xã hội có tính cộng đồng với rất nhiều thể có quy mô khác nhau, đó là các thể nhỏ, thể vừa, thể lớn và thể cực lớn, kể từ gia đình đến quốc gia và nhân loại [33, tr.16]. Cộng đồng thể lại có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất liên quan tới cái nhìn địa lý, coi cộng đồng là một nhóm cư dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản. Nghĩa thứ hai coi cộng đồng là nhóm dân cư cùng có chung những mối quan tâm cơ bản, với nghĩa này đôi khi các cộng đồng có thể được biến đổi bởi quá trình vận động của lịch sử, làm cho các thành viên của cộng đồng cũng phải biến đổi nhận thức và hành vi [33, tr.21-22]. Tác giả Phạm Hồng Tung cho biết những dấu hiệu cốt yếu nhất để nhận biết hay định nghĩa một cộng đồng, đó là: (1) Cộng đồng phải là tập hợp của một số đông người; (2) Mỗi cộng đồng phải có một bản sắc/bản thể riêng; (3) Các thành viên của cộng đồng phải tự cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng; (4) Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng, nhưng quan trọng nhất chính là sự thống nhất về ý chí và chia sẻ về tình cảm, tạo nên ý thức cộng đồng; (5) Mỗi cộng đồng đều có những tiêu chí bên ngoài để nhận biết về cộng đồng và có những quy tắc chế định hoạt động và ứng xử chung của cộng đồng [78, tr.23-24]. Từ đó, tác giả đưa ra định nghĩa: Cộng đồng là tập hợp người có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng [78, tr.24]. 40 Tác giả Lê Trung Kiên quan niệm: Thuật ngữ “cộng đồng” chỉ những nhóm, những khu dân cư sống quây quần ổn định lâu dài, gắn bó thường nhật với nhau bằng những quan hệ xã hội và làm ăn sinh sống: cộng cảm với nhau về tình nghĩa, cộng thông với nhau bằng hệ ngôn ngữ biểu tượng, cộng tín nhau bằng một tín niệm tâm linh và cộng sinh nhau bằng một nghiệp sống [42, tr.207]. Tác giả đã nhấn mạnh yếu tố văn hóa trong quá trình hình thành và phát triển cộng đồng. Đây là yếu tố quan trọng gắn kết cá nhân với cộng đồng, hình thành quan điểm, cách nghĩ, cách cảm và định hướng hành động cho cả cộng đồng. Các quan niệm trên cho thấy khái niệm cộng đồng có nhiều tuyến nghĩa, cách hiểu khác nhau. Song, điểm chung trong các nghiên cứu trên coi cộng đồng là một tập thể người sống trong cùng địa vực xác định. Điều này rất phù hợp khi áp dụng nghiên cứu về kiến tạo VHCĐ tại KĐTM hiện nay. KĐTM ở Hà Nội là một khu vực được xác định cụ thể. Cư dân của KĐTM (cùng với các chủ thể liên quan) sẽ kiến tạo ra VHCĐ của chính họ. VHCĐ của KĐTM không bị bó hẹp trong ranh giới về địa lý, nó luôn ảnh hưởng đến cả vùng cũng như chịu tác động của các cộng đồng khác. Kế thừa những nghiên cứu của các tác giả, NCS quan niệm: cộng đồng là một tập hợp những người trong một đơn vị quần cư, có sự cố kết nội tại bởi ý thức, tình cảm và nhữn... đó, hoặc ghi trực tiếp vào ô hay dòng kẻ chấm (..). Ý kiến của Ông/bà rất quan trọng đối với kết quả nghiên cứu của đề tài. Những thông tin thu được chỉ phục vụ công tác nghiên cứu, không nhằm mục đích nào khác. Để đảm bảo tính khách quan, ông/ bà vui lòng không ghi tên mình vào phiếu. Xin chân thành cảm ơn những ý kiến quý báu của ông/bà! Ngày.tháng .. năm 2018 Cư dân khu đô thị mới 1. Mỹ Đình - Mễ Trì 2. Việt Hưng Câu hỏi 1: Tại KĐTM ông/bà sinh sống có những công trình nào dưới đây? (Có thể chọn nhiều phương án) 1. Công viên, cây xanh 2. Vườn hoa, thảm cỏ 3. Hồ nước 4. Bể bơi 5. Trung tâm thể thao 6. Sân chơi cho trẻ em 7. Phòng sinh hoạt cộng đồng 8. Nơi để xe 9. Nơi hóa vàng 10. Nơi sinh hoạt tâm linh chung của KĐTM 11. Khác (ghi rõ). 218 Câu hỏi 2: Ông/bà đánh giá như thế nào về mức độ hữu ích/thuận lợi của các công trình dưới đây đối với chất lượng sống của cư dân trong KĐTM? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Công trình Hữu ích Không hữu ích Khó trả lời a. Công viên, cây xanh 1 2 3 b. Vườn hoa, thảm cỏ 1 2 3 c. Hồ nước 1 2 3 d. Bể bơi 1 2 3 e. Trung tâm thể thao 1 2 3 f. Sân chơi trẻ em 1 2 3 g. Phòng sinh hoạt cộng đồng 1 2 3 h. Nơi để xe 1 2 3 i. Nơi hóa vàng 1 2 3 j. Nơi sinh hoạt tâm linh chung của KĐTM 1 2 3 Câu hỏi 3: Theo ông/bà, ai quản lý và vận hành những công trình dưới đây? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Công trình Chính Chủ Ban Cư quyền đầu tư Quản lý dân a. Công viên, cây xanh 1 2 3 4 b. Vườn hoa, thảm cỏ 1 2 3 4 c. Hồ nước 1 2 3 4 d. Bể bơi 1 2 3 4 e. Trung tâm thể thao 1 2 3 4 f. Sân chơi trẻ em 1 2 3 4 g. Phòng sinh hoạt cộng đồng 1 2 3 4 h. Nơi để xe 1 2 3 4 i. Nơi hóa vàng 1 2 3 4 j. Nơi sinh hoạt tâm linh chung của KĐTM 1 2 3 4 Câu hỏi 4: Ông/bà đánh giá như thế nào về cảnh quan của KĐTM? (Chỉ chọn 1 phương án) 1. Đẹp 2. Bình thường 3. Không đẹp Câu hỏi 5: Ông/bà đánh giá như thế nào về chất lượng củacác dịch vụdưới đây? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Các dịch vụ Tốt Bình thường Không tốt a. Thu gom rác thải 1 2 3 b. Cung cấp điện 1 2 3 c. Cung cấp nước sạch 1 2 3 d. Cung cấp gas/chất đốt 1 2 3 e. Thoát nước 1 2 3 219 f. Phòng cháy chữa cháy 1 2 3 g. Hành chính công cấp độ III 1 2 3 Câu hỏi 6: Theo ông/bà, ai là người tổ chức thực hiện các dịch vụ sau? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Các hình thức Chính Ban quản Chủ Cư Không quyền lý đầu tư dân biết a. Thu gom rác thải 1 2 3 4 5 b. Cung cấp điện 1 2 3 4 5 c. Cung cấp nước sạch 1 2 3 4 5 d. Cung cấp gas/chất đốt 1 2 3 4 5 e. Thoát nước 1 2 3 4 5 f. Phòng cháy chữa cháy 1 2 3 4 5 g. Hành chính công cấp độ III 1 2 3 4 5 Câu hỏi 7: Ông/bà có tham gia quyết định các hình thứcdịch vụ dưới đây không? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Các hình thức dịch vụ Có Không a. Thu gom rác thải 1 2 b. Cung cấp điện 1 2 c. Cung cấp nước sạch 1 2 d. Cung cấp gas/chất đốt 1 2 e. Thoát nước 1 2 f. Phòng cháy chữa cháy 1 2 g. Hành chính công cấp độ III 1 2 Câu hỏi 8: Nếu có, ông/bà cho biết gia đình đã tham gia ở mức độ nào? (Có thể chọn nhiều phương án) 1. Được cán bộ thông báo thực hiện 2. Được cán bộ khuyên làm 3. Được hỏi ý kiến 4. Được trao đổi trong hội họp 5. Chỉ nêu ý kiến và chính quyền địa phương quyết định 6. Thư góp ý 7. Toàn quyền quyết định Câu hỏi 9: Tại KĐTM ông/bà đang sinh sống có các cơ sở hạ tầng xã hội nào dưới đây? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Cơ sở hạ tầng xã hội Có Không Không rõ 1. Trường học 1 2 3 2. Trung tâm y tế/chăm sóc sức khỏe 1 2 3 3. Phòng tập thể thao (GYM, Yoga) 1 2 3 4. Siêu thị/cửa hàng tiện ích 1 2 3 5. Nhà hàng 1 2 3 220 6. Chợ dân sinh 1 2 3 7. Thư viện/phòng đọc 1 2 3 8. Rạp chiếu phim 1 2 3 9. Hội trường tổ chức sự kiện 1 2 3 10. Khác (xin ghi rõ) 1 2 3 Câu hỏi 10: Theo ông/bà, ai tổ chức thực hiện các hoạt động dưới đây? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Các hoạt động Chính Ban Chủ Cư Doanh Không quyền quản lý đầu tư dân nghiệp biết 1. Trường học 1 2 3 4 5 6 2. Trung tâm y tế/chăm sóc 1 2 3 4 5 6 sức khỏe 3. Phòng tập thể thao (GYM, 1 2 3 4 5 6 Yoga) 4. Siêu thị/cửa hàng tiện ích 1 2 3 4 5 6 5. Nhà hàng 1 2 3 4 5 6 6. Chợ dân sinh 1 2 3 4 5 6 7. Thư viện/phòng đọc 1 2 3 4 5 6 8. Rạp chiếu phim 1 2 3 4 5 6 9. Hội trường tổ chức sự kiện 1 2 3 4 5 6 10. Khác (xin ghi rõ) 1 2 3 4 5 6 Câu hỏi 11: Trong năm qua, KĐTM có tổ chứcsinh hoạt văn hóa chung nào dưới đây? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Các sinh hoạt văn hóa chung Có tổ chức Không tổ Không chức biết a. Văn hóa, nghệ thuật 1 2 3 b. Thể dục, thể thao 1 2 3 c. Lễ Giáng sinh 1 2 3 d. Tết Nguyên đán 1 2 3 e. Tết Dương lịch 1 2 3 f. Tết thiếu nhi (1/6) 1 2 3 g. Tết Trung thu 1 2 3 h. Lễ hội truyền thống của địa phương 1 2 3 i. Tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu nhi 1 2 3 j. Hoạt động từ thiện 1 2 3 k. Hoạt động khác 1 2 3 Câu hỏi 12: Theo ông/bà, ai tổ chức các sinh hoạt văn hóa chung dưới đây? Các sinh hoạt văn hóa Chính Ban Chủ Tổ chức Cư Tất chung quyền quản lý đầu tư đoàn thể dân cả a. Văn hóa, nghệ thuật 1 2 3 4 5 6 b. Thể dục, thể thao 1 2 3 4 5 6 221 c. Lễ Giáng sinh 1 2 3 4 5 6 d. Tết Nguyên đán 1 2 3 4 5 6 e. Tết Dương lịch 1 2 3 4 5 6 f. Tết thiếu nhi (1/6) 1 2 3 4 5 6 g. Tết Trung thu 1 2 3 4 5 6 h. Lễ hội truyền thống của 1 2 3 4 5 6 địa phương i. Tổ chức sinh hoạt hè 1 2 3 4 5 6 cho thiếu nhi j. Hoạt động từ thiện 1 2 3 4 5 6 k. Hoạt động khác 1 2 3 4 5 6 Câu hỏi 13: Gia đình ông/bà có tham gia vào cácsinh hoạt văn hóa chungdưới đây của KĐTM không? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Các sinh hoạt văn hóa chung Có Không Khó trả lời a. Văn hóa, nghệ thuật 1 2 3 b. Thể dục, thể thao 1 2 3 c. Lễ Giáng sinh 1 2 3 d. Tết Nguyên đán 1 2 3 e. Tết Dương lịch 1 2 3 f. Tết thiếu nhi (1/6) 1 2 3 g. Tết Trung thu 1 2 3 h. Lễ hội truyền thống của địa phương 1 2 3 i. Tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu nhi 1 2 3 j. Hoạt động từ thiện 1 2 3 k. Hoạt động khác 1 2 3 Câu hỏi 14: Sinh sống tại KĐTM, ông/bà có thường xuyên liên lạc với gia đình, dòng họ, quê quán không? (Chỉ chọn 1 phương án) 1. Có 2. Không Câu hỏi 15: Nếu có, ông/bà thường liên lạc bằng hình thức nào? (Có thể chọn nhiều phương án) 1. Gọi điện thoại 2. Viết thư/email 3. Về thăm 4. Người nhà/họ hàng đến chơi 5. Hình thức khác (xin ghi cụ thể):. Câu hỏi 16: Ông/bà cho biết mức độ liên lạc với gia đình, họ hàng, quê quán? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Hình thức 1 lần/tuần 1 lần/tháng 1 lần/quý 1 lần/năm a. Gọi điện thoại 1 2 3 4 222 b. Viết thư/email 1 2 3 4 c. Về thăm 1 2 3 4 d. Người nhà/họ hàng đến chơi 1 2 3 4 e. Khác 1 2 3 4 Câu hỏi 17: Trong lúc rảnh rỗi, ông/bà thường làm gì? Cùng ai? (Mỗi dòng có thể chọn nhiều phương án) Các hoạt động Một Người Họ Hàng Bạn Đồng mình trong hàng xóm/ bè nghiệp gia Người đình KĐTM a. Nói chuyện 1 2 3 4 5 6 b. Xem TV 1 2 3 4 5 6 c. Nghe đài 1 2 3 4 5 6 d. Đọc sách/báo 1 2 3 4 5 6 e. Nghe nhạc 1 2 3 4 5 6 f. Đọc tin trên mạng 1 2 3 4 5 6 g. Đi thăm bạn bè/người thân 1 2 3 4 5 6 h. Đi du lịch 1 2 3 4 5 6 i. Đi mua sắm 1 2 3 4 5 6 j. Đến các khu vui chơi công cộng 1 2 3 4 5 6 k. Đến nhà hát, rạp chiếu phim 1 2 3 4 5 6 l. Xem biểu diễn nghệ thuật 1 2 3 4 5 6 m. Hoạt động thể thao 1 2 3 4 5 6 n. Tham gia các hoạt động của 1 2 3 4 5 6 cộng đồng o. Tham gia các câu lạc bộ 1 2 3 4 5 6 p. Làm từ thiện 1 2 3 4 5 6 q. Tham gia lễ hội 1 2 3 4 5 6 r. Trồng/chăm sóc cây xanh 1 2 3 4 5 6 s. Chăm sóc động vật nuôi 1 2 3 4 5 6 Câu hỏi 18: Ông/bà đánh giá như thế nào về người dân trongKĐTM thực hiện các hoạt động dưới đây? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Các hoạt động Rất Tốt Trung Kém Rất Khó tốt bình kém trả lời a. Chào hỏi khi gặp nhau 1 2 3 4 5 6 b. Giúp đỡ hàng xóm 1 2 3 4 5 6 c. Thực hiện quy định của Ban quản lý 1 2 3 4 5 6 d. Thực hiện quy định của chính quyền 1 2 3 4 5 6 e. Tham gia các hoạt động tập thể 1 2 3 4 5 6 f. Tham gia các cuộc họp 1 2 3 4 5 6 g. Giữ gìn vệ sinh công cộng 1 2 3 4 5 6 223 h. Sử dụng thiết bị chung đúng quy định 1 2 3 4 5 6 i. Không lấn chiếm không gian chung 1 2 3 4 5 6 j. Không mở đài, TV âm thanh lớn 1 2 3 4 5 6 Câu hỏi 19: Ông/bà vui lòng đánh giá mức độ quan hệ của gia đình ông/bà với hàng xóm trong KĐTM. (Chỉ chọn 1 phương án) 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Trung bình 4. Không tốt Câu hỏi 20: Ông/bà có quan tâm đến chuyện vui, buồn của hàng xóm trong KĐTM không? (Chỉ chọn 1 phương án) 1. Có 2. Không Câu hỏi 21: Tại KĐTM ông/bà sinh sống có các hiện tượng sau không? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Hiện tượng Có Không Không biết 1. Cãi nhau 1 2 3 2. Đánh nhau 1 2 3 3. Nói tục, chửi bậy 1 2 3 4. Vất rác bừa bãi 1 2 3 5. Thả rông chó, mèo 1 2 3 6. Trộm cắp 1 2 3 7. Mại dâm 1 2 3 8. Sử dụng ma túy 1 2 3 9. Cờ bạc, lô đề, cá độ 1 2 3 Câu hỏi 22: Tại KĐTM ông/ bà sinh sống có các nhóm/hội sau không? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Nhóm/hội Có Không Không biết 1. Hội đồng hương 1 2 3 2. Hội đồng môn 1 2 3 3. Hội đồng ngũ 1 2 3 4. Hội đồng niên 1 2 3 5. Hội đồng nghiệp 1 2 3 6. Hội phụ nữ 1 2 3 7. Hội người cao tuổi 1 2 3 8. Hội Cựu chiến binh 1 2 3 9. Hội cùng sở thích 1 2 3 10. Cộng đồng mạng 1 2 3 224 Câu hỏi 23: Ông/bà có tham gia các nhóm/hội sau không? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Nhóm/hội Có Không 1. Hội đồng hương 1 2 2. Hội đồng môn 1 2 3. Hội đồng ngũ 1 2 4. Hội đồng niên 1 2 5. Hội đồng nghiệp 1 2 6. Hội phụ nữ 1 2 7. Hội người cao tuổi 1 2 8. Hội Cựu chiến binh 1 2 9. Hội cùng sở thích 1 2 10. Cộng đồng mạng 1 2 Câu hỏi 24: Ông/bà có tham gia các cộng đồng mạng dưới đây không? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Cộng đồng mạng Có Không 1. Cộng đồng KĐTM 1 2 2. Cộng đồng tòa nhà 1 2 3. Nhóm cùng tầng 1 2 4. Đồng môn 1 2 5. Đồng niên 1 2 6. Đồng hương 1 2 7. Nhóm Học/tìm hiểu nghệ thuật 1 2 8. Nhóm Cùng sở thích 1 2 9. Nhóm Chăm sóc con cái 1 2 10. Nhóm Chăm sóc sức khỏe 1 2 11. Nhóm Bán hàng 1 2 12. Khác 1 2 Câu hỏi 25: Khi chuyển đếnKĐTM này sinh sống, ông/bà sử dụng thiết kế nội thất nào? (Chỉ chọn 1 phương án) 1. Sử dụng thiết kế của chủ đầu tư 2. Thuê chuyên gia thiết kế lại 3. Tự thiết kế 4. Kết hợp các phương án trên Câu hỏi 26: Hiện nay, trong căn hộ của ông/bà có mấy người và mấy thế hệ sinh sống? Số thế hệ (đời) Số người trong hộ 1. Một thế hệ a. Tổng số người cùng sinh sống trong gia đình: người 2. Hai thế hệ b. Trong đó số người từ 15 tuổi trở lên:.người 3. Ba thế hệ trở lên c. Số nam giới: .người 225 Câu hỏi 27: Ông/bà cho biết nguồn thu nhập chính và mức sống của gia đình? Nguồn thu nhập chính của hộ Mức sống của hộ 1. Từ lương 1. Dưới trung bình 2. Từ sản xuất/kinh doanh 2. Trung bình 3. Từ người nhà chu cấp 3. Khá/giàu 4. Nguồn khác Câu hỏi 28: Ông/bà cho biết các thiết bị gia đình đang sử dụng như thế nào? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Các thiết bị Mới Cũ Không rõ 1. Ô tô 1 2 3 2. Xe máy 1 2 3 3. Tivi màn hình phẳng/LED 1 2 3 4. Tủ lạnh 1 2 3 5. Máy điều hòa không khí 1 2 3 6. Máy giặt 1 2 3 7. Bếp nấu 1 2 3 8. Điện thoại di động 1 2 3 9. Máy vi tính/máy tính xách tay (laptop) 1 2 3 10. Thiết bị kết nối mạng toàn cầu/wifi 1 2 3 11. Khác (xin ghi rõ) 1 2 3 Câu hỏi 29: Theo ông/bà, cần làm gì để pháttriển VHCĐ của KĐTM? (Mỗi dòng chọn 1 ô) Việc cần làm Rất cần Cần Không Khó thiết thiết cần thiết trả lời 1. Nâng cao vai trò của Đảng trong xây dựng 1 2 3 4 và phát triển VHCĐ ở KĐTM 2. Nhà nước hoàn thiện các quy định pháp luật 1 2 3 4 về xây dựng, quản lý KĐTM 3. Chính quyền địa phương, chủ đầu tư, ban 1 2 3 4 quản lý thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quy hoạch, phát triển các KĐTM 4. Phát huy tốt hơn vai trò của các tổ chức đoàn thể 1 2 3 4 5. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động VHCĐ 1 2 3 4 6. Cư dân cần chủ động, tích cực hơn trong tổ 1 2 3 4 chức và quản lý các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng 7. Tổ chức nhiều hoạt động tập thể cho cư dân 1 2 3 4 8. Mở rộng diện tích sân chơi, sinh hoạt cộng 1 2 3 4 đồng 9. Hoàn thiện các cơ sở hạ tầng xã hội (y tế, 1 2 3 4 trường học, thư viện, rạp chiếu phim) 226 Câu hỏi 30: Ông/bà vui lòng cho biết một số thông tin của cá nhân Câu hỏi Trả lời a. Năm sinh b. Quê quán c. Năm bắt đầu sinh sống tại đây Năm........... d. Diện tích căn hộ m2 e. Số phòng ........... phòng f. Sở hữu căn hộ 1. Chủ căn hộ 2. Khách thuê 3. Khác (ghi rõ) g. Quan hệ với chủ hộ (vị trí so với chủ hộ) 1. Chủ hộ 2. Bố/mẹ chủ hộ 3. Vợ/chồng chủ hộ 4. Con chủ hộ 5. Người khác h. Giới tính 1. Nam 2. Nữ i. Học vấn 1. Tiểu học trở xuống 2. Trung học cơ sở 3. Trung học phổ thông 4. Trung cấp/Cao đẳng 5. Đại học/ trên đại học j. Dân tộc 1. Kinh 2. Khác (xin ghi rõ)........ k. Ông/bà từ đâu chuyển đến khu đô thị này 1. Nông thôn sinh sống? 2. Khu đô thị khác 3. Khu tập thể 4. Khu phố cổ 5. Nhà riêng 6. Khu bị giải tỏa 7. Khác (xin ghi rõ)........ l. Nghề nghiệp chính 1. Nông dân 2. Công nhân 3. Cán bộ nhà nước 4. Giáo viên 5. Bộ đội 6. Công an 7. Buôn bán 8. Nội trợ 9. Khác (ghi rõ) Câu hỏi 31: Hiện nay, thu nhập của cả gia đình ông/bà là bao nhiêu tiền? ..triệu đồng/năm (hoặc . triệu đồng/tháng) 227 PL5.2: Kết quả khảo sát định lượng Bảng PL5.2.1: Cư dân nhận biết những công trình của KĐTM STT Công trình Tỷ lệ 1 Công viên, cây xanh 11.9% 2 Vườn hoa, thảm cỏ 16.0% 3 Hồ nước 4.4% 4 Bể bơi 6.0% 5 Trung tâm thể thao 6.3% 6 Sân chơi cho trẻ em 13.8% 7 Phòng sinh hoạt cộng đồng 9.2% 8 Nơi để xe 16.4% 9 Nơi hóa vàng 16.0% 10 Nơi sinh hoạt tâm linh chung của KĐTM 0.3% Bảng PL5.2.2: Cư dân đánh giá về mức độ hữu ích/thuận lợi của các công trình đối với chất lượng sống của cư dân KĐTM Công trình Hữu ích Không hữu ích Khó trả lời Tổng a. Công viên, cây xanh 97.0% 2.1% 0.8% 100% b. Vườn hoa, thảm cỏ 98.4% 1.3% 0.3% 100% c. Hồ nước 95.0% 5.0% / 100% d. Bể bơi 99.2% 0.8% / 100% e. Trung tâm thể thao 92.9% 3.1% 3.9% 100% f. Sân chơi trẻ em 95.7% / 4.3% 100% g. Phòng sinh hoạt cộng đồng 98.3% 0.6% 1.1% 100% h. Nơi để xe 98.2% / 1.8% 100% i. Nơi hóa vàng 99.7% 0.3% / 100% j. Nơi sinh hoạt tâm linh 93.5% / 6.5% 100% chung của KĐTM Bảng PL5.2.3: Người dân nhận thức về chủ thể quản lý, vận hành những công trình trong KĐTM Công trình Chính Chủ Ban Quản Cư quyền đầu tư lý dân a. Công viên, cây xanh 47.0% 11.2% 32.3% 9.5% b. Vườn hoa, thảm cỏ 40.7% 11.0% 36.3% 12.0% c. Hồ nước 77.3% 12.5% 10.2% / d. Bể bơi 9.2% 57.5% 33.3% / e. Trung tâm thể thao 47.9% 22.3% 29.8% / f. Sân chơi trẻ em 5.3% 22.0% 36.6% 36.1% 228 g. Phòng sinh hoạt cộng đồng 10.5% 13.4% 37.2% 39.0% h. Nơi để xe 2.6% 6.8% 65.6% 25.0% i. Nơi hóa vàng 0.9% 7.6% 32.7% 58.8% j. Nơi sinh hoạt tâm linh chung của KĐTM 68.3% 16.5% / 15.2% Bảng PL5.2.4: Cư dân đánh giá về cảnh quan của KĐTM STT Mức độ đánh giá Tỷ lệ 1 Đẹp 46.6% 2 Bình thường 47.1% 3 Không đẹp 6.3% Bảng PL5.2.5: Cư dân đánh giá về chất lượng của các dịch vụ trong KĐTM Dịch vụ Tốt Bình thường Không tốt a. Thu gom rác thải 28.2% 69.8% 2.0% b. Cung cấp điện 40.7% 58.5% 0.8% c. Cung cấp nước sạch 20.7% 74.3% 5.0% d. Cung cấp gas/chất đốt 13.9% 78.5% 7.6% e. Thoát nước 32.0% 59.7% 8.3% f. Phòng cháy chữa cháy 35.6% 54.1% 10.3% g. Hành chính công cấp độ III 50.9% 43.0% 6.1% Bảng PL5.2.6: Cư dân nhận thức về chủ thể tổ chức thực hiện các dịch vụtrong KĐTM Dịch vụ Chính Ban quản Chủ đầu Cư dân Không quyền lý tư biết a. Thu gom rác thải 40.4% 35.0% 22.6% 2.0% / b. Cung cấp điện 48.2% 12.3% 37.2% / 2.3% c. Cung cấp nước sạch 27.1% 18.3% 54.1% / 0.5% d. Cung cấp gas/chất đốt 15.1% 10.4% 31.2% 35.1% 8.2% e. Thoát nước 18.9% 22.3% 56.5% 0.8% 1.6% f. Phòng cháy chữa cháy 36.7% 25.4% 29.9% 4.8% 3.1% g. Hành chính công cấp độ III 80.5% 8.4% 5.0% / 6.0% Bảng PL5.2.7: Cư dân tham gia quyết định các dịch vụ trong KĐTM Dịch vụ Có Không a. Thu gom rác thải 53.3% 46.8% b. Cung cấp điện 34.8% 65.2% c. Cung cấp nước sạch 39.9% 60.1% d. Cung cấp gas/chất đốt 31.8% 68.2% e. Thoát nước 36.6% 63.4% f. Phòng cháy chữa cháy 39.3% 60.7% g. Hành chính công cấp độ III 34.7% 65.3% 229 Bảng PL5.2.8: Cư dân cho biếtvề mức độ tham gia quyết định các dịch vụ trongKĐTM STT Mức độ tham gia Tỷ lệ 1 Được cán bộ thông báo thực hiện 22.9% 2 Được cán bộ khuyên làm 5.9% 3 Được hỏi ý kiến 23.1% 4 Được trao đổi trong hội họp 34.1% 5 Chỉ nêu ý kiến và chính quyền địa phương quyết định 6.5% 6 Thư góp ý 5.1% 7 Toàn quyền quyết định 2.5% Bảng PL5.2.9: Cư dân nhận biết về các cơ sở hạ tầng xã hội của KĐTM Cơ sở hạ tầng xã hội Có Không Không rõ 1. Trường học 98.5% 1.0% 0.5% 2. Trung tâm y tế/chăm sóc sức khỏe 76.4% 19.0% 4.6% 3. Phòng tập thể thao (GYM, Yoga) 89.8% 8.5% 1.6% 4. Siêu thị/cửa hàng tiện ích 97.3% / 2.8% 5. Nhà hàng 98.4% 1.3% 0.3% 6. Chợ dân sinh 64.1% 32.9% 3.0% 7. Thư viện/phòng đọc 43.6% 44.0% 12.4% 8. Rạp chiếu phim 66.8% 30.5% 2.7% 9. Hội trường tổ chức sự kiện 41.5% 48.9% 9.6% Bảng PL5.2.10: Cư dân nhận thức về chủ thể tổ chức các hoạt động của KĐTM Các hoạt động Chính Ban Chủ Cư dân Doanh Không quyền quản lý đầu tư nghiệp biết 1. Trường học 95.7% / 0.3% 0.3% 3.0% 0.8% 2. Trung tâm y tế/chăm 89.1% 0.6% 0.3% 1.2% 2.7% 6.2% sóc sức khỏe 3. Phòng tập thể thao 6.9% 8.0% 22.6% 8.0% 52.6% 1.9% (GYM, Yoga) 4. Siêu thị/cửa hàng tiện ích 7.6% 7.8% 3.7% / 76.8% 4.2% 5. Nhà hàng 2.9% 0.3% 5.2% 9.4% 80.6% 1.6% 6. Chợ dân sinh 66.2% 1.4% 0.3% 5.9% 10.8% 15.3% 7. Thư viện/phòng đọc 24.7% 9.4% 12.1% 2.7% 33.2% 17.9% 8. Rạp chiếu phim 18.5% 4.0% 1.0% / 61.0% 15.5% 9. Hội trường tổ chức sự 38.3% 8.6% 9.3% 14.8% 10.5% 18.5% kiện Bảng PL5.2.11: Cư dân nhận biết về các sinh hoạt văn hóa chung được tổ chức ạit KĐTM Các sinh hoạt văn hóa chung Có tổ Không tổ Không chức chức biết a. Văn hóa, nghệ thuật 81.5% 12.3% 6.2% 230 b. Thể dục, thể thao 77.1% 18.3% 4.6% c. Lễ Giáng sinh 21.5% 54.4% 24.1% d. Tết Nguyên đán 87.6% 9.0% 3.4% e. Tết Dương lịch 71.3% 19.4% 9.3% f. Tết thiếu nhi (1/6) 83.9% 9.9% 6.2% g. Tết Trung thu 97.9% 1.6% 0.5% h. Lễ hội truyền thống của địa phương 72.0% 13.7% 14.3% i. Tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu nhi 73.8% 19.1% 7.1% j. Hoạt động từ thiện 90.4% 4.6% 5.0% Bảng PL5.2.12: Cư dân nhận biết về chủ thể tổ chức sinh hoạt văn hóa chung tại KĐTM Các sinh hoạt văn hóa Chính Ban Chủ Tổ chức Cư Tất cả chung quyền quản lý đầu tư đoàn thể dân a. Văn hóa, nghệ thuật 60.8% 0.9% / 10.9% 22.1% 5.3% b. Thể dục, thể thao 55.7% 0.9% 2.2% 10.4% 25.0% 5.7% c. Lễ Giáng sinh 13.8% 5.0% / 60.4% 10.7% 10.1% d. Tết Nguyên đán 29.3% 4.5% / 42.0% 10.8% 13.4% e. Tết Dương lịch 34.3% 5.2% / 41.0% 10.4% 9.2% f. Tết thiếu nhi (1/6) 32.4% 2.5% / 20.7% 37.0% 7.4% g. Tết Trung thu 27.3% 1.9% / 28.9% 33.4% 8.5% h. Lễ hội truyền thống 69.9% 2.2% / 9.9% 9.9% 8.1% của địa phương i. Tổ chức sinh hoạt hè 46.9% 2.6% / 5.9% 35.9% 8.8% cho thiếu nhi j. Hoạt động từ thiện 42.9% 0.3% 0.3% 22.1% 22.8% 11.5% Bảng PL5.2.13: Cư dân tham gia vào các sinh hoạt văn hóa chung của KĐTM Các sinh hoạt văn hóa chung Có Không Khó trả lời a. Văn hóa, nghệ thuật 71.6% 23.8% 4.6% b. Thể dục, thể thao 78.0% 18.0% 4.0% c. Lễ Giáng sinh 15.8% 76.7% 7.5% d. Tết Nguyên đán 88.1% 7.9% 4.0% e. Tết Dương lịch 71.7% 23.5% 4.8% f. Tết thiếu nhi (1/6) 82.8% 13.3% 3.9% g. Tết Trung thu 96.6% 2.9% 0.5% h. Lễ hội truyền thống của địa phương 72.4% 22.3% 5.3% i. Tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu nhi 72.1% 23.6% 4.3% j. Hoạt động từ thiện 93.9% 3.4% 2.7% Bảng PL5.2.14: Cư dân giữ liên lạc với gia đình, dòng họ, quê quán STT Lựa chọn Tỷ lệ 1 Có 99.2% 231 2 Không 0.8% Tổng 100.0% Bảng PL5.2.15: Các hình thức cư dân thường liên lạc với gia đình, dòng họ, quê quán STT Hình thức liên lạc Tỷ lệ 1 Gọi điện thoại 36.1% 2 Viết thư/email 6.6% 3 Về thăm 38.9% 4 Người nhà/họ hàng đến chơi 17.3% 5 Hình thức khác 1.1% Tổng 100.0% Bảng PL5.2.16: Mức độ liên lạc với gia đình, họ hàng, quê quán của cư dân KĐTM Hình thức 1 lần/tuần 1 lần/tháng 1 lần/quý 1 lần/năm Tổng a. Gọi điện thoại 73.4% 21.1% 4.9% 0.6% 100.0% b. Viết thư/email 20.4% 59.3% 16.7% 3.7% 100.0% c. Về thăm 7.5% 40.3% 40.3% 11.8% 100.0% d. Người nhà/họ 8.6% 19.1% 46.7% 25.7% 100.0% hàng đến chơi Bảng PL5.2.17: Trong lúc rảnh rỗi, cư dân thường thực hiện các hoạt động cùng các chủ thể khác nhau ở trong và ngoài KĐTM Các hoạt động Một Người Họ Hàng Bạn Đồng Tổng mình trong hàng xóm/ bè nghiệp gia Người đình KĐTM a. Nói chuyện 3.2% 89.8% 0.3% 6.1% 0.6% / 100.0% b. Xem TV 15.3% 84.2% / 0.5% / / 100.0% c. Nghe đài 68.6% 29.5% / 1.4% 0.5% / 100.0% d. Đọc sách/báo 84.0% 11.7% / 1.2% 1.6% 1.6% 100.0% e. Nghe nhạc 81.1% 16.3% 0.4% 1.3% 0.9% / 100.0% f. Đọc tin trên mạng 87.8% 9.1% / 1.6% 0.3% 1.3% 100.0% g. Đi thăm bạn 25.2% 51.7% 3.7% 13.4% 6.0% / 100.0% bè/người thân h. Đi du lịch 4.6% 68.6% 0.7% 15.8% 10.2% / 100.0% i. Đi mua sắm 11.4% 60.4% / 9.9% 17.6% 0.7% 100.0% j. Đến các khu vui chơi 1.9% 45.0% 0.4% 27.3% 21.9% 3.5% 100.0% công cộng k. Đến nhà hát, rạp 0.5% 35.1% / 19.6% 37.6% 7.2% 100.0% chiếu phim 232 l. Xem biểu diễn nghệ 5.3% 26.1% / 24.5% 39.4% 4.8% 100.0% thuật m. Hoạt động thể thao 12.5% 14.0% / 56.8% 11.8% 4.8% 100.0% n. Tham gia các hoạt 3.9% 19.0% / 65.5% 8.9% 2.7% 100.0% động của cộng đồng o. Tham gia các câu lạc bộ 10.0% 10.0% / 62.8% 11.3% 6.1% 100.0% p. Làm từ thiện 14.9% 25.5% / 53.1% 6.2% 0.4% 100.0% q. Tham gia lễ hội 5.6% 24.6% / 59.1% 9.5% 1.3% 100.0% r. Trồng/chăm sóc cây 9.1% 22.2% 0.4% 65.7% 2.2% 0.4% 100.0% xanh s. Chăm sóc động vật 20.3% 65.2% / 13.8% 0.7% / 100.0% nuôi Bảng PL5.2.18: Cư dân đánh giá về người dân thực hiện các hoạt động trong KĐTM Các hoạt động Rất Tốt Trung Kém Rất Khó Tổng tốt bình kém trả lời a. Chào hỏi khi gặp nhau 8.6% 80.2% 10.4% 0.8% / / 100.0% b. Giúp đỡ hàng xóm 4.8% 77.4% 15.7% 2.0% / / 100.0% c. Thực hiện quy định 5.4% 75.7% 17.1% 1.3% / 0.5% 100.0% của Ban quản lý d. Thực hiện quy định 17.7% 64.9% 16.2% 0.8% / 0.5% 100.0% của chính quyền e. Tham gia các hoạt 3.7% 58.8% 34.1% 3.4% / / 100.0% động tập thể f. Tham gia các cuộc họp 3.6% 41.9% 48.8% 4.1% 1.0% 0.5% 100.0% g. Giữ gìn vệ sinh công 5.7% 56.7% 36.1% 1.3% 0.3% / 100.0% cộng h. Sử dụng thiết bị 15.4% 57.3% 26.5% 0.3% / 0.6% 100.0% chung đúng quy định i. Không lấn chiếm 9.3% 61.2% 28.5% 0.8% / 0.3% 100.0% không gian chung j. Không mở đài, TV âm 62.2% 25.1% 0.3% / / 100.0% thanh lớn 12.4% Bảng PL5.2.19: Cư dân đánh giá mức độ quan hệ của gia đình với cộng đồng KĐTM STT Mức độ đánh giá Tỷ lệ 1 Rất tốt 10.5% 2 Tốt 83.8% 3 Trung bình 5.7% 4 Không tốt / 5 Tổng 100.0% 233 Bảng PL5.2.20: Cư dân quan tâm đến chuyện vui, buồn của hàng xóm trong KĐTM STT Lựa chọn Tỷ lệ 1 Có 93.5% 2 Không 6.5% 3 Tổng 100.0% Bảng PL5.2.21: Cư dân quan tâm đến một số hiện tượng trong đời sống tại KĐTM Hiện tượng Có Không Không biết Tổng số 1. Cãi nhau 13.3% 84.6% 2.1% 100.0% 2. Đánh nhau 4.7% 93.0% 2.3% 100.0% 3. Nói tục, chửi bậy 14.6% 78.3% 7.0% 100.0% 4. Vất rác bừa bãi 56.1% 42.9% 1.0% 100.0% 5. Thả rông chó, mèo 54.8% 43.0% 2.3% 100.0% 6. Trộm cắp 23.0% 61.5% 15.6% 100.0% 7. Mại dâm 1.1% 71.4% 27.5% 100.0% 8. Sử dụng ma túy 0.8% 70.4% 28.8% 100.0% 9. Cờ bạc, lô đề, cá độ 1.2% 70.2% 28.6% 100.0% Bảng PL5.2.22: Cư dân nhận biết về các nhóm/hội trong KĐTM Nhóm/hội Có Không Không biết Tổng số 1. Hội đồng hương 57.1% 32.1% 10.7% 100.0% 2. Hội đồng môn 48.1% 36.6% 15.3% 100.0% 3. Hội đồng ngũ 50.7% 35.3% 14.0% 100.0% 4. Hội đồng niên 42.1% 42.9% 15.1% 100.0% 5. Hội đồng nghiệp 54.8% 33.0% 12.2% 100.0% 6. Hội phụ nữ 91.5% 4.9% 3.6% 100.0% 7. Hội người cao tuổi 87.9% 7.1% 5.0% 100.0% 8. Hội Cựu chiến binh 80.6% 11.3% 8.2% 100.0% 9. Hội cùng sở thích 48.8% 35.6% 15.6% 100.0% 10. Cộng đồng mạng 60.4% 26.9% 12.7% 100.0% Bảng PL5.2.23: Cư dân tham gia các nhóm/hội/cộng đồng Nhóm/hội Có Không Tổng số 1. Hội đồng hương 84.5% 15.5% 100.0% 2. Hội đồng môn 83.1% 16.9% 100.0% 3. Hội đồng ngũ 73.4% 26.6% 100.0% 4. Hội đồng niên 81.3% 18.8% 100.0% 5. Hội đồng nghiệp 79.7% 20.3% 100.0% 6. Hội phụ nữ 96.3% 3.7% 100.0% 7. Hội người cao tuổi 97.4% 2.6% 100.0% 234 8. Hội Cựu chiến binh 91.8% 8.2% 100.0% 9. Hội cùng sở thích 90.1% 9.9% 100.0% 10. Cộng đồng mạng 87.7% 12.3% 100.0% Bảng PL5.2.24: Cư dân tham gia nhóm, cộng đồng mạng xã hội Cộng đồng mạng Có Không Tổng số 1. Cộng đồng KĐTM 57.9% 42.1% 100.0% 2. Cộng đồng tòa nhà 65.4% 34.6% 100.0% 3. Nhóm cùng tầng/cầu thang 56.4% 43.6% 100.0% 4. Đồng môn 34.7% 65.3% 100.0% 5. Đồng niên 24.8% 75.2% 100.0% 6. Đồng hương 47.7% 51.9% 100.0% 7. Nhóm Học/tìm hiểu nghệ thuật 15.8% 84.2% 100.0% 8. Nhóm Cùng sở thích 33.5% 66.5% 100.0% 9. Nhóm Chăm sóc con cái 28.6% 71.4% 100.0% 10. Nhóm Chăm sóc sức khỏe 41.8% 58.2% 100.0% 11. Nhóm Bán hàng 30.1% 69.9% 100.0% Bảng PL5.2.25: Cư dân lựa chọn thiết kế nội thất khi đến sống tại KĐTM STT Loại thiết kế nội thất Tỷ lệ 1 Thiết kế của chủ đầu tư 29.6% 2 Thuê chuyên gia thiết kế 10.9% 3 Tự thiết kế 52.9% 4 Kết hợp các phương án trên 6.6% 5 Tổng số 100.0% Bảng PL5.2.26: Số thế hệ sinh sống trong gia đình cư dân KĐTM STT Số thế hệ (đời) Tỷ lệ 1 Một thế hệ 8.3% 2 Hai thế hệ 68.3% 3 Ba thế hệ trở lên 23.4% 4 Tổng 100.0% Bảng PL5.2.27: Cư dân nhận biết các thiết bị gia đình đang sử dụng Các thiết bị Mới Cũ Không rõ Tổng 1. Ô tô 36.7% 58.0% 5.3% 100.0% 2. Xe máy 26.4% 73.3% 0.3% 100.0% 3. Tivi màn hình phẳng/LED 36.7% 63.1% 0.3% 100.0% 4. Tủ lạnh 38.0% 61.8% 0.3% 100.0% 5. Máy điều hòa không khí 39.6% 59.8% 0.5% 100.0% 235 6. Máy giặt 42.5% 57.2% 0.3% 100.0% 7. Bếp nấu 47.1% 52.4% 0.5% 100.0% 8. Điện thoại di động 47.6% 51.7% 0.8% 100.0% 9. Máy vi tính/máy tính xách tay (laptop) 38.6% 59.9% 1.5% 100.0% 10. Thiết bị kết nối mạng toàn cầu/wifi 44.4% 54.7% 0.9% 100.0% Bảng PL5.2.28: Cư dân nhận thức về mức độ của các việc cần thực hiện để phát triển VHCĐ của KĐTM Việc cần làm Rất cần Cần Không Khó Tổng thiết thiết cần trả thiết lời 1. Nâng cao vai trò của Đảng trong xây 38.8% 55.9% 3.1% 2.3% 100.0% dựng và phát triển VHCĐ ở KĐTM 2. Nhà nước hoàn thiện các quy định pháp 46.2% 51.8% 1.3% 0.8% 100.0% luật về xây dựng, quản lý KĐTM 3. Chính quyền địa phương, chủ đầu tư, ban quản lý thực hiện nghiêm các quy 52.4% định của Nhà nước về quy hoạch, phát 46.6% 0.3% 0.8% 100.0% triển các KĐTM 4. Phát huy tốt hơn vai trò của các tổ chức 45.1% 53.4% 0.3% 1.3% 100.0% đoàn thể 5. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động 42.3% 55.1% 0.8% 1.8% 100.0% VHCĐ 6. Cư dân cần chủ động, tích cực hơn trong tổ chức và quản lý các sinh hoạt văn 42.4% 56.8% 0.3% 0.5% 100.0% hóa của cộng đồng 7. Tổ chức nhiều hoạt động tập thể cho cư 38.1% 55.1% 6.6% 0.3% 100.0% dân 8. Mở rộng diện tích sân chơi, sinh hoạt 57.6% 35.2% 4.6% 2.6% cộng đồng 100.0% 9. Hoàn thiện các cơ sở hạ tầng xã hội (y tế, trường học, thư viện, rạp chiếu 60.7% 30.1% 5.7% 3.4% 100.0% phim) Bảng PL5.2.29: Một số thông tin về mẫu Thông tin Trả lời a. Sở hữu căn hộ 1. Chủ căn hộ 95.4% 2. Khách thuê 0.3% 3. Khác (ghi rõ) 4.3% Tổng 100.0% b. Quan hệ với chủ hộ (vị trí 1. Chủ hộ 69.8% so với chủ hộ) 2. Bố/mẹ chủ hộ 5.7% 3. Vợ/chồng chủ hộ 12.7% 236 4. Con chủ hộ 11.2% 5. Khác 0.6% Tổng 100.0% c. Giới tính 1. Nam 62.4% 2. Nữ 37.6% Tổng 100.0% d. Học vấn 1. Tiểu học trở xuống 4.1% 2. Trung học cơ sở 2.3% 3. Trung học phổ thông 9.4% 4. Trung cấp/Cao đẳng 14.4% 5. Đại học/ trên đại học 69.9% Tổng 100.0% e. Dân tộc Kinh 94.8% Khác (xin ghi rõ) 5.2% Tổng 100.0% f. Nơi sinh sống trước khi 1. Nông thôn 20.3% chuyển đến khu đô thị 2. Khu đô thị khác 24.2% 3. Khu tập thể 19.7% 4. Khu phố cổ 3.9% 5. Nhà riêng 27.8% 6. Khu bị giải tỏa 3.1% 7. Khác 1.0% Tổng 100.0% g. Nghề nghiệp chính 1. Nông dân 7.0% 2. Công nhân 10.2% 3. Cán bộ nhà nước 50.4% 4. Giáo viên 7.8% 5. Bộ đội 5.9% 6. Công an 1.6% 7. Buôn bán 7.0% 8. Nội trợ 0.3% 9. Khác 9.9% Tổng 100.0% 237 PHỤ LỤC 6: THỐNG KÊ DÂN SỐ THỐNG KÊ DÂN SỐ KHU ĐÔ THỊ MỚI MỸ ĐÌNH - MỄ TRÌ SỐ HỘ SỐ DÂN T NĂM KT1 KT2 KT3 Tổng Người Trung Thanh Thiếu Nhi Tổng cao niên niên niên đồng số T số tuổi 1 2014 2.784 1.995 1.724 6.503 1.318 14.282 7.002 2.293 1.283 26.178 2 2015 2.580 2.065 2.600 7.245 1.346 14.301 7.036 2.346 1.319 26.348 3 2016 2.609 2.092 2.666 7.367 1.379 15.486 7.068 2.377 1.348 27.658 4 2017 2.976 2.109 2.425 7.510 1.403 13.557 7.093 2.409 4.372 28.834 5 30/6/ 3.039 2.130 2.467 7.636 1.433 16.458 7.123 2.438 1.406 28.858 2018 Nguồn: UBND phường Mỹ Đình I THỐNG KÊ DÂN SỐ KHU ĐÔ THỊ MỚI VIỆT HƯNG (PHƯỜNG GIANG BIÊN) NĂM 2018 TRONG ĐÓ STT TỔ DÂN SỐ DÂN KT1 KT2 KT3,4 PHỐ 1 8, 9 2.224 1.125 819 280 2 10, 11, 12, 13 3.036 1.679 796 561 3 14, 15 2.246 1.129 677 440 4 16, 17 2.206 1.016 1.053 337 5 19, 20 1.608 196 977 435 6 Tổng số 11.520 5.145 4.322 2.053 Nguồn: UBND phường Giang Biên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_kien_tao_van_hoa_cong_dong_cua_khu_do_thi_moi_o_h.pdf
  • pdfscan_2019-12-13_174224_01.pdf
  • docxTÓM TẮT TIẾNG VIỆT.docx
Tài liệu liên quan