VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MỸ LINH
SỰ KHÁC BIỆT LỐI SỐNG GIỮA CÁC THẾ HỆ
TRONG GIA ĐÌNH VEN ĐÔ HIỆN NAY
(Khảo sát trường hợp xã Thuỵ Vân, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC
HÀ NỘI - 2021
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MỸ LINH
SỰ KHÁC BIỆT LỐI SỐNG GIỮA CÁC THẾ HỆ
TRONG GIA ĐÌNH VEN ĐÔ HIỆN NAY
(Khảo sát trường hợp xã Thuỵ Vân, Thành phố Việt Trì, tỉ
228 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ven đô hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉnh Phú Thọ)
Ngành: Văn hóa học
Mã số: 9 22 90 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Xuân Kính
HÀ NỘI - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận án Sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia
đình ven đô hiện nay (khảo sát trường hợp xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ) là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
GS.TS. Nguyễn Xuân Kính.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được công bố tại bất cứ công trình nào và công trình này đảm bảo các nguyên
tắc đạo đức trong việc trích dẫn tài liệu.
Tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Linh
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG ................................................... 11
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ................................................................ 11
1.1.1. Nghiên cứu về lối sống và lối sống gia đình .......................................... 11
1.1.2. Nghiên cứu về thế hệ trong gia đình ...................................................... 23
1.2. Tổng quan về xã Thuỵ Vân và gia đình xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................ 30
1.2.1. Tổng quan về xã Thuỵ Vân .................................................................... 30
1.2.2. Tổng quan về gia đình xã Thuỵ Vân ...................................................... 35
1.3. Lý thuyết vận dụng .......................................................................................... 37
1.3.1. Lý thuyết hành động xã hội .................................................................... 37
1.3.2. Lý thuyết hiện đại hoá và luận điểm biến đổi giá trị giữa các thế hệ
của Ronald Inglehart ........................................................................................ 39
1.3.3. Lý thuyết giá trị ...................................................................................... 41
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 45
Chương 2: SỰ KHÁC BIỆT TRONG HOẠT ĐỘNG MƯU SINH, HOẠT
ĐỘNG TIÊU DÙNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ ............................................ 46
2.1. Sự khác biệt trong hoạt động mưu sinh ......................................................... 46
2.2. Sự khác biệt trong hoạt động tiêu dùng ......................................................... 56
2.2.1. Hoạt động tiêu dùng của thế hệ già ........................................................ 56
2.2.2. Hoạt động tiêu dùng của thế hệ trung niên ............................................. 62
2.2.3. Hoạt động tiêu dùng của thế hệ trẻ ......................................................... 66
2.3. Sự khác biệt trong hoạt động giải trí .............................................................. 74
2.3.1. Hoạt động giải trí của thế hệ già............................................................. 74
2.3.2. Hoạt động giải trí của thế hệ trung niên ................................................. 77
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 85
Chương 3: SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM VÀ GIA ĐÌNH .. 86
3.1. Sự khác biệt trong tiêu chuẩn chọn bạn đời .................................................. 86
iii
3.2. Sự khác biệt trước vấn đề tình yêu, tình dục ................................................. 92
3.2.1. Sự khác biệt trước vấn đề tình yêu ......................................................... 92
3.2.2. Sự khác biệt trước vấn đề tình dục ......................................................... 95
3.3. Sự khác biệt trong việc sinh con trai, con gái .............................................. 103
3.4. Sự khác biệt về ứng xử trước mô hình tam đại đồng đường ..................... 109
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 115
Chương 4: NGUYÊN NHÂN, KẾT QUẢ VÀ SỰ ỨNG PHÓ/THÍCH ỨNG
CỦA CÁC THẾ HỆ Ở THUỴ VÂN ĐỐI VỚI SỰ GIA TĂNG KHÁC BIỆT VỀ
LỐI SỐNG .............................................................................................................. 116
4.1. Nguyên nhân gia tăng sự khác biệt về lối sống giữa các thế hệ trong gia
đình xã Thuỵ Vân .................................................................................................. 116
4.1.1. Sự tác động của chuyển đổi kinh tế - xã hội ở Thuỵ Vân .................... 116
4.1.2. Sự tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng .................... 122
4.1.3. Các chính sách liên quan đến gia đình và lối sống trong gia đình, làng xã 126
4.2. Sự ứng phó/thích ứng của các thế hệ trước sự khác biệt về lối sống trong
gia đình ................................................................................................................... 129
4.2.1. Thế hệ người cao tuổi: cố gắng níu giữ, bảo lưu các giá trị truyền thống .. 129
4.2.2. Thế hệ người trung tuổi: cố gắng cân bằng giữa truyền thống và đổi mới . 132
4.2.3. Thế hệ trẻ: cởi mở tiếp nhận cái mới .................................................... 135
4.3. Kết quả/hệ quả của sự gia tăng về cường độ và tốc độ của sự khác biệt
về lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ở Thuỵ Vân ...................................... 137
4.4. Nét riêng và tương lai của gia đình đa thế hệ ở Thuỵ Vân ........................ 140
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 146
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ....................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải nghĩa
CP Cổ phần
GS Giáo sư
GS. TS Giáo sư tiến sĩ
NCS Nghiên cứu sinh
Nxb Nhà xuất bản
PVS Phỏng vấn sâu
PGS. TS Phó giáo sư tiến sĩ
STT Số thứ tự
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
tr Trang
UBND Uỷ ban nhân dân
v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 1.1. Dân cư phân chia theo độ tuổi tại xã Thuỵ Vân ....................................... 34
Bảng 1.2. Phân chia quy mô gia đình theo số thế hệ ................................................ 35
Bảng 2.1. Số lượng các cửa hàng kinh doanh phục vụ tiêu dùng tại xã Thuỵ Vân . 68
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Nghề nghiệp chính của các thế hệ hiện nay ......................................... 46
Biểu đồ 2.2. Mong muốn nghề nghiệp của các thế hệ .............................................. 49
Biểu đồ 2.3. Nhu cầu chi tiêu so với thu nhập của các thế hệ trong gia đình ........... 66
Biểu đồ 2.4: Mức độ thực hiện các hoạt động giải trí của thế hệ già ........................ 74
Biểu đồ 2.5: Mức độ thực hiện các hoạt động giải trí của thế hệ trung niên ............ 78
Biểu đồ 2.6: Mức độ thực hiện các hoạt động giải trí của thế hệ trẻ ........................ 80
Biểu đồ 3.1. Tiêu chuẩn chọn bạn đời của các thế hệ ............................................... 87
Biểu đồ 3.2: Con cái sau khi lập gia đình có nên ở cùng ông bà, bố mẹ ................ 109
Biểu đồ 3.3: Mô hình sống chung được coi là phù hợp sau sau khi con cái đã lập gia
đình ........................................................................................................................ 110
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế xã Thuỵ Vân trước 1998 ............................................ 116
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu kinh tế xã Thuỵ Vân hiện nay ................................................ 117
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là
quy luật phát triển mang tính tất yếu khách quan. Cũng giống như nhiều nước trong khu
vực, ở Việt Nam, trong khoảng ba thập kỷ trở lại đây, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ đã mang đến những biến đổi sâu sắc trên mọi phương
diện của đời sống xã hội. Trong những biến đổi ấy, một trong những yếu tố dễ nhận
thấy nhất đó là sự thay đổi về lối sống.
Lối sống là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: triết học, xã hội
học, chính trị học, giáo dục học, đạo đức học, văn hóa học Giữa lối sống và văn hóa
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Dựa vào những tiêu chí khác nhau, người ta phân chia
lối sống thành các loại khác nhau như: lối sống phong kiến, lối sống tư bản, lối sống xã
hội chủ nghĩa; lối sống nông thôn, lối sống đô thị, lối sống đồng bằng, lối sống miền
núi; lối sống thanh niên, lối sống người về hưu, lối sống phụ nữ... Trong đó không thể
không nhắc đến lối sống gia đình.
Gia đình là “tế bào”, là “hạt nhân” của xã hội, là môi trường xã hội cơ bản đầu
tiên giúp con người nhập thân văn hóa. Văn hoá gia đình là sự thể hiện cụ thể, sinh
động một phần đời sống văn hoá xã hội, góp phần hình thành văn hoá dân tộc. Nghiên
cứu về văn hoá gia đình luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học
xã hội khác nhau với các vấn đề như: cơ cấu, chức năng của gia đình; đặc điểm của gia
đình truyền thống và hiện đại; sự biến đổi văn hóa gia đình; vấn đề xây dựng văn hóa
gia đình và gia đình văn hóa Là một bộ phận hợp thành của văn hóa, lối sống là nội
dung quan trọng và cần thiết khi nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình.
Xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là xã có truyền thống lịch sử,
văn hoá lâu đời, cũng là xã đang diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Kể từ sau năm
1998, khi khu công nghiệp Thuỵ Vân hoàn thành và đi vào hoạt động, đặc biệt trong
khoảng 10 năm trở lại đây, xã Thuỵ Vân đã có nhiều biến đổi trên mọi khía cạnh của
cuộc sống, trong đó có những biến đổi về lối sống của các cư dân trong gia đình.
Qua những chuyến đi điền dã tại xã Thụy Vân, chúng tôi đặc biệt ấn tượng bởi
tỉ lệ người cao tuổi, tuổi thọ trung bình và số gia đình chung sống ba thế hệ trở lên
chiếm số lượng lớn nơi đây. Được cán bộ văn hoá xã giới thiệu, tôi làm quen và thân
2
thiết với gia đình cụ Tuân1 (84 tuổi, xóm Phú Hậu) là gia đình tiêu biểu có bốn thế hệ
cùng chung sống. Trước đây, cả cụ ông và cụ bà đều là nông dân, ngoài ra cụ ông
còn làm kế toán trong hợp tác xã. Trong số bảy người con trai, gái của hai cụ, một
người sinh sống trong Nam, một người công tác ở Hà Nội, một người ở thành phố
Việt Trì, còn lại đều sinh sống cùng xóm hoặc khác xóm trong xã. Hiện nay, hai cụ
sống cùng gia đình của người con trai trưởng và gia đình cháu trai trưởng. Chú Mạnh,
59 tuổi, con trai trưởng, có thời gian tham gia kháng chiến chống Mĩ, trở về tiếp tục
công việc đồng áng cùng vợ. Gia đình chú Mạnh có bốn người con, tất cả đều đã trưởng
thành. Theo tục lệ, Minh (34 tuổi) - con trai trưởng của chú Mạnh (cháu đích tôn của cụ
Tuân) sau khi lập gia đình vẫn sống chung cùng ông bà, cha mẹ. Lập gia đình tương đối
sớm nên con lớn của Minh đã trên 10 tuổi. Minh và vợ buôn bán vật liệu xây dựng,
ngoài ra còn mua thêm một chiếc xe con (theo hình thức mua trả góp) để vừa phục vụ
nhu cầu đi lại của gia đình, vừa chạy taxi hoặc hợp đồng du lịch.
Đại gia đình cụ Tuân sinh sống trong một khuôn viên rộng rãi, được xây thành
hai căn nhà. Căn nhà cũ, theo lời cụ Tuân kể, được xây dựng từ đời ông nội cụ Tuân,
nay chủ yếu là nơi hương khói tổ tiên. Ngay sát bên cạnh là căn nhà mới khang trang,
rộng rãi, khá đầy đủ tiện nghi, là nơi sinh sống của đại gia đình. Đây cũng là kiểu mô
hình sinh sống của không chỉ nhà cụ Tuân mà còn của khá nhiều các gia đình khác
trong xã, đặc biệt là các gia đình trưởng chi, trưởng nhánh, những gia đình có sự nối
tiếp nhiều đời sinh sống.
Qua nhiều lần đi lại, gần gũi, tham gia, trải nghiệm cuộc sống và các hoạt động
của gia đình, dòng họ nhà cụ Tuân, tôi thấy có nhiều điều tương phản trong cuộc sống
sinh hoạt hằng ngày, trong quan niệm, ứng xử của các thế hệ. Bên cạnh bộ trường kỷ,
sập thờ với những câu đối, lời răn dạy về lòng hiếu thảo là bộ dàn nhạc thông minh,
hiện đại đặt ở ngay phòng khách. Bên cạnh hình ảnh cụ Tuân với chiếc đài khá cũ kỹ
mà cụ thường xuyên nghe vào các khung giờ đều đặn sáng, trưa, tối là hình ảnh hai bố
con Minh với chiếc máy tính, điện thoại thông minh như một vật bất ly thân. Những
ngày giỗ lễ, bên cạnh những món ăn truyền thống là những món ăn được chế biến sẵn
(những kiểu món ăn mà theo cụ Tuân, trước đây chẳng ai chấp nhận). Trong khi vợ
1 Để đảm bảo tính ẩn danh, tên của những người cung cấp thông tin và tham gia PVS trong luận án đều được thay
đổi. Mọi sự trùng hợp đều là ngẫu nhiên.
3
chồng Minh chi tiêu khá “mạnh tay” cho những nhu cầu cá nhân thì cô chú Mạnh, đặc
biệt là hai cụ Tuân lại khá tiết kiệm, thậm chí tằn tiện. Hai cụ Tuân gần như chỉ ở trong
làng tham gia các hoạt động của họ hàng, của người cao tuổi còn gia đình Minh đều đi
du lịch ít nhất một năm một lần, có thời gian rảnh Minh lại đưa các con ra thành phố
Việt Trì “đổi gió” Ngoài gia đình cụ Tuân, trong xã còn có khá nhiều những gia đình
sinh sống ba thế hệ, thậm chí bốn thế hệ như thế.
Các thế hệ sống trong gia đình đều có sự giống nhau và khác nhau trong lối sống.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá, chuyển đổi đất nông nghiệp, phương thức mưu sinh
thay đổi, công nghệ thông tin phát triển đã có những tác động đậm, nhạt khác nhau
đến việc hình thành lối sống của các thế hệ. Đã có những nghiên cứu về lối sống của cư
dân nội đô, cư dân nông thôn; những nghiên cứu về lối sống của cư dân ở ven đô thuộc
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Chắc chắn rằng lối sống của các cư dân ở những vùng
khác nhau, bên cạnh cái chung sẽ có những cái riêng, cái đặc thù do điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội, lịch sử và văn hoá quy định. Qua việc khảo sát lối sống gia đình tại một
địa phương, chúng tôi muốn nhận diện những biểu hiện cụ thể của sự khác biệt về lối
sống, giải thích căn nguyên gia tăng khác biệt, phân tích cách thích ứng của các thế hệ
và kết quả của sự gia tăng khác biệt về lối sống trong bối cảnh hiện nay, mong muốn
góp thêm một tiếng nói trong nghiên cứu về văn hóa gia đình Việt Nam.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ
trong gia đình ven đô hiện nay (khảo sát trường hợp xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ) làm đối tượng nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ở một tỉnh
trung du; lý giải, phân tích kết quả của sự gia tăng khác biệt lối sống; luận giải về sự đan
xen các cách thích ứng của các thế hệ trong bối cảnh chuyển đổi của xã hội hiện nay; dự
báo về gia đình và lối sống trong gia đình ở Thuỵ Vân, góp phần định hướng nhận thức
trong cách nhìn nhận, đánh giá về lối sống của các thế hệ trong gia đình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
- Tổng hợp, thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài luận án thông qua quá
trình điền dã, quan sát tham dự, phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn sâu (PVS), các tài
liệu sách báo
- Phân tích sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình qua một số thành
tố của lối sống.
- Xác định và đánh giá nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về cường độ và tốc độ
sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình.
- Phân tích cách ứng phó/thích ứng của các thế hệ trước sự gia tăng khác biệt về lối
sống và kết quả của sự gia tăng khác biệt về lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ven đô
hiện nay.
Thực hiện những nhiệm vụ trên, tức là luận án đã trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
- Sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ở Thuỵ Vân diễn ra như
thế nào?
- Những nhân tố tác động và kết quả/hệ quả của sự gia tăng khác biệt về lối sống
giữa các thế hệ trong gia đình?
- Các thế hệ trong gia đình ven đô đã có những thích ứng như thế nào trước sự
biến đổi và khác biệt về lối sống?
- Sự khác biệt về lối sống giữa các thế hệ trong gia đình có gây nên sự bất hoà
hay các thế hệ vẫn chung sống ổn thoả?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lối sống của các thế hệ trong gia đình ở một xã ven đô,
cụ thể là xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì.
Có nhiều quan niệm về lối sống và cũng khó có một định nghĩa nào có thể bao
quát được những biểu hiện phức tạp, đa chiều của khái niệm này (xin xem Phụ lục).
Tiếp thu những điểm hợp lý và thống nhất trong quan niệm về lối sống của các nhà
khoa học, chúng tôi quan niệm: Lối sống bao gồm toàn bộ những hoạt động sống được
khuôn mẫu hoá, mang tính cơ bản, ổn định, đặc trưng cho mỗi cá nhân, nhóm xã hội, mỗi
vùng miền, dân tộc trong những hoàn cảnh, điều kiện sống cụ thể. Không phải bất cứ hoạt
động nào của con người cũng được coi là lối sống. Chỉ những hoạt động sống chi phối bởi
5
quan niệm, thói quen, sở thích, mang tính ổn định và có độ phổ biến cao, được đa số cá thể
của một nhóm người hay của cả xã hội thực hành, mới được gọi là lối sống.
Khái niệm thế hệ nhằm chỉ “một tập hợp người thường có cùng một độ tuổi.
Mặc dù họ có tính đa dạng khác nhau về nghề nghiệp, hoàn cảnh sinh sống, tính cách
v.v nhưng họ đã cùng chứng kiến và cùng trải qua sự diễn biến của các sự kiện lịch
sử trọng đại quốc gia và quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hoá v.v do họ cùng sống
trong một khoảng thời gian nhất định” [138, tr.14-15]. Thế hệ người trong gia đình,
theo chúng tôi, để chỉ một tập hợp người, thường sống cùng nhau trong một khoảng
thời gian, không gian, sống phụ thuộc cùng nhau, gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết
thống, quan hệ hôn nhân, quyền lợi và nghĩa vụ. Sự gắn bó, liên kết thế hệ người trong
gia đình ngoài yếu tố thời gian, không gian sống, còn có sự quy định bởi nề nếp gia
phong và quan hệ huyết thống.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Lối sống được thể hiện trong mọi phương thức và lĩnh vực hoạt động của con
người, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách tư duy, lối ứng xử
Ở luận án, chúng tôi chỉ nghiên cứu các thành tố: hoạt động mưu sinh, hoạt động tiêu
dùng, hoạt động giải trí và đời sống tình cảm, gia đình. Ở chương 2 và chương 3, chúng
tôi sẽ nói rõ hơn tại sao lại nghiên cứu các thành tố đó.
Về thời gian, chúng tôi nghiên cứu những biến đổi về lối sống trong gia đình ở
Thuỵ Vân kể từ sau năm 1998 – là thời điểm khu công nghiệp Thuỵ Vân bắt đầu đi vào
hoạt động, trong đó tập trung vào lát cắt từ năm 2017 đến nay. Trong quá trình thực
hiện đề tài, chúng tôi cũng có những liên hệ, so sánh với lối sống của các thế hệ trong
thời gian trước 1998 qua phỏng vấn hồi cố của những người cao tuổi và một số người
trung tuổi.
Về thế hệ, chúng tôi lấy mốc năm 2017 để tính tuổi các thế hệ. Mốc giới hạn và
phân định độ tuổi cho từng thế hệ có “độ chênh” nhất định giữa các thời kỳ, giữa các
nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khác nhau (xin xem Phụ lục). Trong luận án,
chúng tôi quan tâm đến cách gọi thế hệ trong gia đình theo vai vế, chức năng (như thế
hệ con cái, thế hệ cha mẹ, thế hệ ông bà, thế hệ các cụ). Tuy nhiên, tại địa bàn nghiên
cứu, độ tuổi kết hôn, độ tuổi được “lên chức” ông bà, cha mẹ ở mỗi cá nhân là không
hoàn toàn giống nhau (một người vừa có thể là thế hệ con, vừa thuộc thế hệ cha mẹ,
6
thậm chí có thể đã là thế hệ ông bà nếu con cái lập gia đình sớm) nên việc phân chia và
định danh thế hệ cũng không tách rời độ tuổi. Thông thường khoảng cách sự phân định
khoảng cách tuổi cha và tuổi con ở các nước là 30 năm. Ở Việt Nam nói chung, tại địa
bàn nghiên cứu nói riêng, do độ tuổi kết hôn sớm nên sự phân định khoảng cách giữa
các thế hệ trong gia đình thường là từ 20 đến 25 năm. Với một xã hội đầy biến động
như Việt Nam, với những đổi thay từ quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra từng ngày
tại địa bàn nghiên cứu thì khoảng cách 20 đến 25 năm giữa các thế hệ là hợp lý, có thể
chấp nhận được. Với những tiêu chí như vậy, chúng tôi chia các thế hệ trong gia đình
ven đô tại địa bàn nghiên cứu gồm bốn thế hệ với tên gọi và độ tuổi như sau:
- Thế hệ niên thiếu (từ khi sinh ra cho đến dưới 15 tuổi);
- Thế hệ trẻ (từ 15 tuổi đến 35 tuổi);
- Thế hệ trung niên (từ 36 tuổi đến dưới 60 tuổi);
- Thế hệ già/cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên).
Thế hệ trẻ chúng tôi chọn mốc từ 15 đến 35 tuổi. Mốc từ đủ 15 tuổi trở lên
chúng tôi căn cứ theo độ tuổi được quy định trong Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh nhưng chọn mốc tuổi kết thúc thế hệ trẻ là 35 tuổi2 vì thế hệ trẻ hiện nay
kết hôn muộn hơn, tuổi thanh niên cũng kéo dài hơn. Mốc 60 tuổi trở lên được xếp vào
thế hệ già vì theo quy định độ tuổi này đã hết tuổi lao động và hầu hết những người ở
lứa tuổi này đã lên chức ông bà.
Trong luận án chúng tôi chỉ khảo sát ba thế hệ là thế hệ trẻ, thế hệ trung niên
và thế hệ người cao tuổi. Thế hệ niên thiếu chúng tôi không khảo sát vì những người
này còn nhỏ, còn phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình và nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Tập hợp các tài liệu thứ cấp tìm hiểu về vấn đề lối sống, về làng ven đô, về lối
sống gia đình, lối sống của các thế hệ trong gia đình. Những tài liệu này bao gồm cả
những tác phẩm văn học, điện ảnh, báo chí nhằm tái hiện bối cảnh lịch sử xã hội
2 Điều 1 Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI ngày
13/12/2017, thống nhất độ tuổi đoàn viên từ đủ 15 tuổi (bắt đầu sang tuổi 16) và không vượt quá tuổi 30. Điều 4
Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quy định nếu đoàn viên quá 30 tuổi có nguyện vọng tiếp tục
sinh hoạt Đoàn thì Chi đoàn xem xét, quyết định nhưng cũng không vượt quá tuổi 35. Như vậy, nếu căn cứ vào
quy định tuổi đoàn, thế hệ trẻ (thanh niên) là những người trong độ tuổi từ đủ 15 đến 30 tuổi và trong một số
trường hợp có thể kéo dài đến 35 tuổi.
7
của các thế hệ, trải dài từ thế hệ người cao tuổi đến thời điểm nghiên cứu, thấy được
bức tranh chuyển đổi của xã hội qua lối sống của các thế hệ.
- Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp chủ yếu nhất được sử dụng
để thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu và thâm nhập thực sự vào cuộc
sống hàng ngày của các gia đình ven đô tại địa bàn xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ. Để thu thập thông tin được đầy đủ, đa chiều, có ý nghĩa thiết thực với
luận án, nghiên cứu sinh vận dụng các kỹ năng như: quan sát, quan sát tham dự, phỏng
vấn các đối tượng liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, phỏng vấn hồi cố,
thảo luận nhóm
Quan sát, đặc biệt là quan sát tham dự giữ một vai trò quan trọng trong việc
nhận diện sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ. Bởi thực tế, những khác biệt lối sống
giữa các thế hệ trong gia đình không chỉ được thể hiện qua cách họ chia sẻ, trò chuyện
mà còn thể hiện rõ nét qua cách hành động, cách sinh hoạt lặp đi lặp lại có tính ổn định,
tạo thành lối sống của mỗi thế hệ. Tại gia đình cụ Tuân và nhiều gia đình khác trong xã
Thuỵ Vân, NCS được tham gia, trải nghiệm, quan sát tham dự vào cuộc sống sinh hoạt
thường nhật, các sự kiện của các gia đình hay các buổi họp nhóm của các thế hệ, các
phong trào của nhóm, hội, đoàn thể, làng xã để thâu nhận, phân tích, đánh giá và xử
lý thông tin, tư liệu. Quan sát, quan sát tham dự vì thế là một trong những kỹ năng được
sử dụng nhiều nhất để NCS nhận diện rõ hơn, hiểu sâu hơn những khác biệt lối sống
giữa các thế hệ trong gia đình.
- Phỏng vấn qua bảng hỏi và PVS:
NCS đã lập bảng hỏi và gửi đi 400 phiếu: nhóm người cao tuổi là 110 phiếu;
nhóm người trung tuổi là 140 phiếu; nhóm người trẻ là 150 phiếu. Đối với thế hệ người
cao tuổi, nhất là những cụ trên 80 tuổi, phần lớn việc tham gia trả lời các câu hỏi ở bảng
hỏi đều có sự trợ giúp của con cháu, cán bộ xã hoặc NCS. Khi gửi phiếu và phân loại
phiếu theo độ tuổi, NCS đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tình của các anh
chị trong UBND xã, các trưởng xóm, chi hội người cao tuổi, chi hội phụ nữ, đoàn
thanh niên và các gia đình thân quen. Trong quá trình xử lý phiếu, chúng tôi thu về
378 phiếu hợp lệ (104 phiếu của thế hệ già, 136 phiếu của thế hệ trung tuổi và 138
phiếu của thế hệ trẻ).
8
Thông tin thu được từ phỏng vấn bằng bảng hỏi nhằm mô tả, so sánh sự khác
biệt trong quan niệm sống và hoạt động sống của các thế hệ trong gia đình. Kết quả
khảo sát định lượng giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát hơn khách thể nghiên cứu và
đối tượng nghiên cứu. Kết quả định lượng được kết hợp phân tích với kết quả PVS để
nhận diện rõ vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp quan trọng được sử dụng là PVS. NCS đã tiến hành PVS 32 người
thuộc các lứa tuổi và thành phần nghề nghiệp khác nhau. Tuỳ vào các đối tượng khác
nhau mà thời gian và nội dung các câu hỏi PVS có thể linh hoạt khác nhau, sao cho
người dân có thể thoải mái bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm của mình. Chẳng hạn, với
thế hệ già, do họ có nhiều thời gian và đặc biệt khi đã thân quen, họ rất thích được trò
chuyện, nên việc PVS có thể tiến hành mọi lúc. Với thế hệ người trung tuổi, hầu hết
ban ngày họ đều đi làm nên việc PVS thường diễn ra trong thời gian buổi tối, trong các
buổi sinh hoạt chung của gia đình, dòng họ hoặc làng xã. Cũng có một số trường hợp
NCS cùng tham gia lao động sản xuất với họ, như giúp họ bán hàng, theo chân họ ra
đồng, giúp họ cho gia cầm ăn Với thế hệ trẻ tuổi trong các gia đình, việc PVS cũng
chủ yếu qua các buổi sinh hoạt chung của gia đình, dòng họ hoặc các hội nhóm của thế
hệ trẻ trong làng xã. Đối với thế hệ này, NCS tích cực tìm hiểu các thông tin trên mạng
xã hội, kết bạn với những người trẻ qua facebook, zalo, tham gia vào các fan page, kịp
thời cập nhật những thông tin về phim ảnh, thời trang, ca nhạc để dễ dàng trò chuyện,
thu nhập thông tin từ đối tượng tham gia PVS.
Do có mối quan hệ từ trước khi chúng tôi thực hiện đề tài luận án, những người
tham gia PVS và thảo luận nhóm đều rất cởi mở, nhiệt tình, giúp NCS thu thập được
những thông tin chính yếu, giải quyết những vấn đề đặt ra trong câu hỏi nghiên cứu.
- Thảo luận nhóm: Việc thảo luận nhóm được thực hiện theo từng nhóm lứa tuổi
trong các gia đình khác nhau. Việc thảo luận nhóm này có thể được tiến hành một cách
ngẫu nhiên (ví dụ nhóm các cụ cao tuổi thường tụ tập ăn trầu, trò chuyện ở nhà cụ Tuân;
nhóm thanh niên xóm Nội, xóm Ngoại trong các sinh hoạt đoàn thể) hoặc có chủ đích
của NCS (thường mỗi nhóm thảo luận khoảng từ 3 đến 10 người). Thảo luận nhóm giúp
NCS thu thập được cứ liệu định tính quan trọng về ý kiến, thái độ, quan niệm của mỗi
thế hệ với các vấn đề mà luận án đưa ra.
9
Các phương pháp phỏng vấn qua bảng hỏi và PVS, thảo luận nhóm bổ sung cho
nhau. Phương pháp đầu đem đến cái nhìn bao quát, các phương pháp sau giúp NCS hiểu
thực chất vấn đề. Chẳng hạn, qua bảng hỏi có thể thấy thế hệ thanh niên không xem nặng
việc phải sinh con trai, thế hệ trung niên ở Thuỵ Vân không khe khắt với việc quan hệ tình
dục trước hôn nhân. Song khi PVS và thảo luận nhóm, NCS thu được kết quả ngược lại, và
đó mới là thực chất của vấn đề.
- Ngoài ra, lối sống là một phạm trù có liên quan nhiều đến các ngành khoa học
xã hội khác. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, luận án còn sử dụng phương pháp
nghiên cứu liên ngành bao gồm: phương pháp nghiên cứu văn hóa, xã hội học, lịch sử
học, dân tộc học đưa đến những góc nhìn đa chiều để làm sáng tỏ và tìm hiểu sâu sắc
hơn vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Trình bày các kết quả quan sát điền dã, khảo sát và hệ thống hoá, cụ thể hoá
tình hình khác biệt về lối sống giữa các thế hệ trong gia đình xã Thuỵ Vân, thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Lý giải nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia
đình ven đô thuộc địa bàn nghiên cứu.
- Bàn luận, phân tích những khác biệt lối sống giữa các thế hệ tại một địa
phương cụ thể gắn với bối cảnh đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu văn hoá học, xã hội học, gia đình và giới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án đóng góp một số vấn đề lý luận cho chuyên ngành văn hoá học khi
nghiên cứu về lối sống gia đình, sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình.
- Góp phần cung cấp một số kinh nghiệm trong tiếp cận đối tượng nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu về lối sống các thế hệ trong gia đình dưới góc nhìn văn hoá.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án góp phần định hướng nhận thức của các thế hệ trong gia đình trong
cách nhìn nhận, đánh giá lối sống của mỗi thế hệ. Sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ
trong gia đình cần được nhìn nhận một cách bình tĩnh, khách quan. Mỗi thế hệ trong gia
10
đình cần có sự tôn trọng lẫn nhau, tránh sự áp đặt chủ quan lối sống của thế hệ già đến
thế hệ trẻ và ngược lại.
- Kết quả của việc nghiên cứu, phân tích sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ
trong gia đình tại một địa bàn cụ thể cung cấp những căn cứ để các nhà quản lý tham
khảo, cân nhắc khi xây dựng các chính sách về gia đình, lường trước những hệ quả của
sự khác biệt quá lớn dẫn đến mâu thuẫn, phát huy tối đa sự thông cảm, khoan dung
trong việc ứng xử giữa các thế hệ trước sự khác biệt về lối sống.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được
cấu trúc thành 4 chương, 14 tiết, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về tìn...văn hóa gia đình.
Có thể thấy, các nghiên cứu về văn hóa gia đình nói chung đã đề cập đến một số
khía cạnh của lối sống gia đình. Một số phương diện biểu hiện và đặc điểm của lối sống
trong gia đình đã được quan tâm tìm hiểu như: nề nếp, phong tục, đời sống văn hóa tinh
thần, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Tuy vậy, những nghiên cứu nói
trên vẫn chỉ là những nghiên cứu gián tiếp, chưa có các công trình nghiên cứu một cách
độc lập, chuyên sâu, trực tiếp về vấn đề lối sống gia đình.
23
1.1.2. Nghiên cứu về thế hệ trong gia đình
1.1.2.1. Nghiên cứu về thế hệ người nói chung
Nghiên cứu về thế hệ người nói chung chủ yếu được triển khai theo hai hướng
cơ bản: một là chỉ ra các đặc điểm của thế hệ người Việt Nam, hai là nghiên cứu về một
thế hệ người trong xã hội (thường là thế hệ trẻ hoặc thế hệ già).
Ở hướng nghiên cứu thứ nhất, nổi bật lên là một số công trình của tác giả Lê
Thi: “Sự phát triển các thế hệ người Việt Nam dưới tác động của lịch sử, văn hóa đất
nước” (2007) [136]; “Đặc điểm của các thế hệ Việt Nam hiện nay và con đường chung
sống hòa hợp” (2007) [137] và đặc biệt là cuốn Sự tương đồng và khác biệt trong quan
niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay (2009) [138].
Trong cuốn Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình
giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay, tác giả Lê Thi đề xuất khái niệm thế hệ người,
phân chia thế hệ người theo lứa tuổi. Tác giả khái quát đặc điểm chung của từng thế hệ
như: thế hệ trẻ nhiều ước mơ và khát vọng, năng động, sáng tạo, ưa đổi mới; thế hệ
trung niên biết quan tâm đến sự nghiệp, thận trọng, biết tính toán thiệt hơn; thế hệ
người già hay hồi tưởng quá khứ, thích tham gia các hoạt động cộng đồng Mặc dù
vậy, một số nhận xét thế hệ trẻ “chưa nhìn xa, lo xa, mới thấy cái trước mắt, chưa thấy
cái lâu dài”, “còn ham chơi”, “chưa thận trọng”, “dễ tự kiêu” [138, tr.30], thế hệ già
“ngạc nhiên trước những tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, phải thú
nhận sự dốt nát của mình trước nhiều việc mà lớp trẻ hiểu và làm được” [138, tr.37] là
chưa thật sự đúng trong nhiều trường hợp. Thực tế, có rất nhiều người thuộc thế hệ trẻ
đã biết nhìn xa trông rộng và trưởng thành, thành đạt từ rất sớm; và cũng nhiều người
già, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay rất nhanh nhạy, nắm bắt kịp thời những tiến
bộ của khoa học kỹ thuật, thành thạo công nghệ hiện đại không thua kém gì thế hệ trẻ.
Nghiên cứu của tác giả, đặc biệt là quan niệm về thế hệ người Việt Nam hiện nay là
nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho chúng tôi khi tiến hành luận án.
Bài viết “Thế hệ, khoảng cách thế hệ và hệ quả” của tác giả Trần Luân Kim quan
tâm đến khoảng cách thế hệ trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay. Theo tác giả,
có nhiều tiêu chí để xác định thế hệ như: tiêu chí thời đại, tiêu chí giai đoạn lịch sử,
nhưng thường thấy nhất là theo lứa tuổi, được xác định là thế hệ cha và thế hệ con. Bài
24
viết khẳng định có sự khác biệt thế hệ, khoảng cách thế hệ là hiện tượng tự nhiên phù
hợp quy luật phát triển khách quan của đời sống, nhưng nếu vượt qua giới hạn hợp lý,
không có sự quan tâm, điều chỉnh, khoảng cách thế hệ sẽ hàm chứa nguy cơ đối với
từng gia đình và toàn xã hội. Từ việc phân tích hệ quả tiêu cực của sự khác biệt thế hệ,
bài viết đề xuất “cải hoán cách biệt thế hệ thành kết nối thế hệ, gắn kết lớp trước với
lớp sau, truyền thống với hiện đại, tạo nên sức mạnh nội sinh của mỗi con người cũng
như của cả dân tộc để vươn nhanh lên đỉnh cao, lưu dấu xứng đáng trên các chặng
đường đi qua, là trọng trách thiêng liêng của mỗi thế hệ trên cõi đời” [77, tr. 16].
Hướng nghiên cứu thứ hai quan tâm đến một thế hệ cụ thể trong xã hội như thế hệ
trẻ em, thế hệ thanh niên, thế hệ người cao tuổi. Những nghiên cứu này thiên về việc tập
trung phân tích một vấn đề của thế hệ như: vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em; thực trạng trẻ
em phạm tội [72], [76], [90]; vấn đề thực trạng, định hướng, xây dựng lối sống, lý tưởng
sống cho thế hệ thanh niên [1], [33], [142]; vấn đề chăm sóc người cao tuổi, những mong
muốn của thế hệ người cao tuổi [135], [153]. Phần lớn các nghiên cứu này thuộc về
chuyên ngành triết học, xã hội học.
1.1.2.2. Nghiên cứu thế hệ người trong gia đình
Nghiên cứu về thế hệ và lối sống của thế hệ người trong gia đình chưa được
quan tâm trong các công trình chuyên sâu, chủ yếu là các nghiên cứu tập trung tìm hiểu
mối quan hệ giữa các thế hệ người trong gia đình. Đây cũng là một phương diện biểu
hiện của lối sống gia đình và có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án.
Nguyễn Bích Khánh Trâm trong phần viết “Quan hệ giữa các thế hệ” (Xu hướng
gia đình ngày nay, 2006) nhận định “quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình là một quan
hệ được cấu trúc hóa theo những chuẩn mực phản ánh hệ tư tưởng của một xã hội, đặc
trưng cho nét riêng biệt của một nền văn hóa” [132, tr. 134]. Nhiều vấn đề trong gia
đình có thể đặt ra phân tích từ góc độ quan hệ giữa các thế hệ như: vai trò của bố mẹ
trong hôn nhân của con cái, ảnh hưởng của quan niệm về giá trị con cái của thế hệ bố
mẹ đã tác động đến mô hình gia đình như thế nào Bản chất quan hệ của các thế hệ
trong gia đình sẽ có những thay đổi khi xã hội có biến đổi.
Nghiên cứu về quan hệ giữa các thế hệ người trong gia đình thường được thể
hiện qua những phân tích về mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ với con cháu và ngược
25
lại; so sánh mối quan hệ đó giữa xưa và nay, từ đó luận bàn về sự thay đổi trong mối
quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình hiện nay.
Về mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ với con cháu và mối quan hệ giữa con cái
với cha mẹ trong gia đình truyền thống, các nghiên cứu đều khẳng định vai trò tuyệt đối
của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cái là phải phục tùng. Vũ Thị Phương Hậu, Lê
Thi, trong các nghiên cứu định tính, khẳng định: “Nguyên tắc sử xự trong gia đình là
sai khiến và phục tùng, lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của gia đình,
dòng họ, không có bình đẳng, dân chủ, trên nói dưới phải tuân theo”; “tiếng nói của
người già là tiếng nói quyết định”; “quyền người gia trưởng trong gia đình truyền
thống là rất lớn” [11, tr. 526]; “nguyên tắc chỉ đạo các quan hệ gia đình không phải là
sự bình đẳng, dân chủ mà là uy quyền, thông qua tình nghĩa để tạo ra sự êm ấm, thông
qua lễ để tạo ra dáng vẻ hợp lý trong cách sống” [135, tr. 295]. Theo tác giả Lê Ngọc
Văn, trong gia đình truyền thống, sự chăm sóc, hỗ trợ của con cháu đối với ông bà
(người cao tuổi) là một đạo hiếu của người Việt, thể hiện tình cảm yêu thương giữa
những người có chung huyết thống, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, và là quy
luật tự nhiên của mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Lê Ngọc Văn đã khái quát
một trong những lý do cơ bản nhất chi phối đến các đặc điểm trên là “tư tưởng về đạo
hiếu, cốt lõi của luân lý và đạo đức gia đình theo Nho giáo” [153, tr. 410].
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình truyền thống,
các nghiên cứu đã so sánh, phân tích, luận bàn mối quan hệ và sự thay đổi mối quan hệ
trong gia đình hiện nay.
Gia đình hiện nay vẫn đề cao sự chung thủy, tình nghĩa vợ chồng, lòng hiếu thảo,
sự biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên nhưng cũng đề cao quyền tự do dân chủ của
mỗi cá nhân. Tiếng nói quyết định trong gia đình hiện nay không hẳn chỉ là người đàn
ông (người chồng, người cha), người lớn tuổi trong gia đình mà còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: tính chất công việc trong gia đình, người nắm giữ về mặt kinh tế
[153]. Vũ Thị Phương Hậu cho rằng: “Nguyên tắc ứng xử mới của gia đình hiện nay
là sự dung hòa lợi ích của từng thành viên với lợi ích chung của cả gia đình” [11, tr.
526]. Việc truyền thụ các giá trị văn hóa giữa các thế hệ không diễn ra một chiều như
trước mà hiện nay có sự tương tác hai chiều từ thế hệ già đến thế hệ trẻ và ngược lại.
Trong các gia đình ba thế hệ, có thể có những khó khăn nhưng lại tạo điều kiện cho
26
các thế hệ biết dựa vào nhau, giúp đỡ nhau cùng hưởng hạnh phúc: ông bà giúp đỡ
con trong việc chăm sóc, dạy dỗ các cháu, cung cấp cho con cháu kinh nghiệm làm ăn,
giao tiếp, ứng xử, ngược lại, ở với con cháu họ cũng thu được nhiều thông tin, kiến
thức mới [11], [135].
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra những biến đổi không thuận chiều
trong mối quan hệ giữa con cháu với ông bà. Những biến đổi này chủ yếu tác động
nhiều đến lớp người già. Nghiên cứu “các mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam:
một số vấn đề cần quan tâm”, Nguyễn Hữu Minh nhận xét một số bộ phận không nhỏ
người già cảm thấy thiếu buồn phiền khi thiếu sự quan tâm, hỏi han của con cháu và
thấy không còn được tôn trọng như trước đây [91, tr.392 – 393]. Trần Thanh Giang
trong bài viết “Vai trò của người cao tuổi trong xây dựng văn hoá gia đình và những
vấn đề đặt ra hiện nay” phân tích một thực tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá khi nhịp sống văn hoá thay đổi, vai trò của người cao tuổi với việc xây dựng văn
hoá gia đình đang phải đối mặt với những thay đổi, thách thức mới, nhiều người cao
tuổi rơi vào tình trạng không có chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần [45, tr.249 - 254].
Về mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình, một số nghiên cứu cũng tìm
hiểu sự khác biệt giữa các thế hệ qua hôn nhân và giá trị gia đình.
Công trình Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình
giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Thi với phương pháp chính là
điều tra xã hội học, khảo sát về mặt định tính và định lượng đã phân tích những điểm
thống nhất và khác biệt trong nhận thức về quan niệm hôn nhân của các thế hệ, chỉ ra
nguyên nhân và hệ quả trong cách họ giải quyết các vấn đề trong gia đình và ngoài xã
hội. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ sự đan xen và kết hợp “những chuẩn mực văn hóa
truyền thống của dân tộc ta với những giá trị tư tưởng tiến bộ của thời đại” [138, tr.6].
Bài viết “Sự tương đồng và khác biệt về giá trị gia đình giữa các lớp thế hệ và
giữa nam và nữ” của tác giả Trịnh Thị Quang [118] nhận diện sự khác biệt giá trị gia
đình giữa các thế hệ, giữa nam và nữ trong nhận thức, thái độ về tình yêu và hôn
nhân; về quan hệ tình dục; về tầm quan trọng của tình cảm và vật chất trong các quan
hệ gia đình và về một số giá trị gia đình như: nhận thức, thái độ về quyền của các
thành viên gia đình, thái độ kính trọng và chăm sóc người cao tuổi, quan hệ mẹ chồng
nàng dâu Qua nghiên cứu trường hợp một xã nông thôn ở ngoại thành Hà Nội, bài
27
viết nhận định các giá trị gia đình giữa chuẩn mực và thực tế đã có những khoảng
cách, tuy nhiên “quá trình chuyển hoá của các giá trị gia đình từ khuôn mẫu truyền
thống sang các khuôn mẫu mới hầu như chưa thể hoàn chỉnh” [118, tr.155]. Sự biến
đổi các giá trị gia đình cho thấy “sức sống của những giá trị truyền thống của Việt
Nam, đồng thời cũng cho thấy tính năng động trong việc thích ứng với điều kiện mới
của các lớp thế hệ, đặc biệt là thanh niên” [118, tr.156]. Nghiên cứu cũng cảnh báo
“sự lĩnh hội cái mới của thanh niên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu họ không được giúp
đỡ bằng những định hướng phù hợp” [118, tr.156].
Được nhắc đến nhiều nhất khi tìm hiểu về mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia
đình hiện nay là vấn đề mâu thuẫn thế hệ.
Mặc dù “đại đa số các gia đình ở Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định, nề nếp
gia đình vẫn đảm bảo” [73, tr.242] nhưng trong các gia đình vẫn tồn tại những mâu
thuẫn. Theo tác giả Ngô Công Hoàn, khác biệt lớn nhất giữa các thế hệ là quan
niệm sống [58]. Khi nghiên cứu gia đình và biến đổi gia đình, tác giả Lê Ngọc Văn
cho biết “trong những vấn đề chủ yếu xảy ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái,
mâu thuẫn về quan điểm, lối sống chiếm tỷ lệ cao nhất”, “tạo nên những áp lực tinh
thần rất lớn cho các thế hệ cùng sống chung dưới một mái nhà” [153, tr.257]. Ngoài
ra, các nghiên cứu trường hợp dưới góc nhìn xã hội học, tâm lý học còn chỉ ra rất
nhiều mâu thuẫn khác giữa các thế hệ trong cuộc sống gia đình ở các khía cạnh: chi
tiêu, mua sắm, ứng xử, kiếm tiền, dạy dỗ trẻ, nội trợ và phân chia tài sản, quan hệ
họ hàng, cách thức làm ăn... [48], [67].
Dưới góc nhìn văn hóa, Đặng Thành Hưng trong bài viết “Mâu thuẫn thế hệ
trong gia đình hiện nay – những phương thức mới” (1994) cho rằng, mâu thuẫn trong
gia đình thường có hai hình thức biểu hiện: khác biệt hoặc bất đồng (không đối
kháng) và xung đột (đối kháng). Trong xã hội truyền thống, mâu thuẫn gia đình
thường phát sinh và được điều hòa chủ yếu thông qua quan niệm đạo đức, đời sống
tâm lý, tình cảm giữa ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt. Kết quả của mâu thuẫn thế
hệ trong gia đình truyền thống có thể “chỉ ảnh hưởng ngấm ngầm”, “làm cho mâu
thuẫn thế hệ âm ỉ”. Mâu thuẫn thế hệ trong gia đình hiện nay thường bộc lộ công
khai hơn, dễ nhận thấy hơn, “dường như có chiều hướng tiêu cực trầm trọng hơn”.
Chúng tôi nhất trí với nhận xét của tác giả khi cho rằng những mâu thuẫn và khác
28
biệt trẻ - già không chỉ có tính chất tiêu cực mà “có tính chất rất tích cực như là
những mâu thuẫn biện chứng, động lực của sự phát triển và sự tiếp nối thế hệ, sinh
khí của các gia đình” [66, tr. 7].
Nhìn nhận về thế hệ trẻ và thế hệ già trong gia đình, đặc biệt là trước những thay
đổi trong mối quan hệ giữa các thế hệ xưa và nay, đã xuất hiện những xu hướng, quan
điểm khác nhau.
Có quan điểm đề xuất lấy văn hóa truyền thống, lấy đặc điểm thế hệ cũ làm
chuẩn mực để nhìn nhận, đánh giá thế hệ mới, đặc biệt là trước những dấu hiệu khủng
hoảng gia đình trong xã hội hiện đại. Trong các cuộc hội thảo, không ít nhà quản lý đã
lên tiếng đề xuất duy trì loại hình gia đình truyền thống, giảm bớt xu hướng gia đình hạt
nhân, đưa phụ nữ trở lại nhiều hơn với gia đình... [dẫn theo Đặng Cảnh Khanh, 73,
tr.106 - 107]. Đặc biệt trong Gia lễ xưa và nay, khi lấy truyền thống nhìn vào hiện tại,
Phạm Côn Sơn đã có phần cực đoan trong so sánh và cho rằng thế hệ trẻ ngày nay
không bằng thế hệ trẻ ngày xưa. Thế hệ xưa được đánh giá là những người có phẩm
cách gia giáo: đến nhà ai, biết ý tứ nhìn vào cái bàn thờ để tìm chỗ ngồi phù hợp; trẻ
con mới ba, bốn tuổi đã biết “đi phải thưa, về phải trình”, biết cung kính nội ngoại, ra
đường biết chào hỏi người lớn, biết thưa, biết vâng, biết dạ Đời sống của lớp trẻ ngày
nay “phóng túng khác hẳn nếp ăn ở có khuôn phép của những người thuộc các thế hệ
bốn năm mươi năm trở về trước”. “Nhiều bạn trẻ ngày nay hoàn toàn không hiểu mình
sẽ phải làm gì trước những sự kiện hôn nhân, tang chế và tế lễ”, “không biết nể nang và
thiếu tự trọng”, “tục tằn, đánh chửi nhau”, “trâng tráo”, thậm chí đến đôi ba mươi tuổi
mà vẫn không biết lễ nghĩa là gì, mà không biết lễ nghĩa tức là “vô học, là ngu dốt, là
thiếu giáo dục” [122, tr.13]. Ngay cả trong nghiên cứu của tác giả Lê Thi [138], cũng
vẫn còn một đôi chỗ chưa thật chính xác khi khái quát về đặc điểm chung của thế hệ trẻ,
thế hệ già như chúng tôi vừa phân tích ở trên. Thực tế, mỗi thế hệ đều có những đặc
điểm riêng, tạo nên sự khác biệt và những đặc điểm riêng ấy cần được nhìn nhận một
cách khách quan, không nên có cái nhìn hơn kém ở đây.
Xu hướng thứ hai nhìn nhận một cách khách quan đặc điểm các thế hệ, tìm cách
lý giải những thay đổi trong quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình hiện nay, đề xuất
một số giải pháp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thế hệ.
29
Lý giải nguyên nhân của những thay đổi giữa các thế hệ xưa và nay, nhiều
nghiên cứu đều khái quát một trong những yếu tố cơ bản nhất là sự tác động của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [10], [11], [90],[109], [110], [115], [146], [147]
Giải thích sự bình đẳng hơn trong mối quan hệ giữa các thế hệ người trong gia
đình, tác giả Lê Ngọc Văn cho rằng có nguyên nhân sâu xa từ việc “các xã hội hiện đại
đều phải thừa nhận hoặc buộc phải thừa nhận quyền con người” như Công ước quốc tế
về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với người phụ nữ, Công ước quốc tế về
quyền trẻ em và hàng loạt các công ước khác được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông
qua [153, tr. 408].
Bàn về vấn đề khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ,
tác giả Lê Thi cho rằng “giữa các thế hệ nối tiếp nhau có đặc điểm khác nhau vì họ đã
trải qua những cảnh ngộ khác nhau, đã chứng kiến những sự kiện lịch sử xảy ra khác
nhau nên tất yếu họ có cách suy nghĩ, nhận thức khác nhau và cách giải quyết cũng
khác nhau” [138, tr. 28].
Trước thực trạng những thay đổi trong quan hệ giữa các thế hệ, nhiều tác giả đã
đề xuất các giải pháp để dung hòa các thế hệ trong gia đình như: “xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái từ góc độ tâm lý và tình cảm”; “vun đắp cho mối
quan hệ đầm ấm, hài hòa giữa ba thế hệ, người già và người trẻ trong cuộc sống gia
đình hiện nay” [133], [138]
Như vậy, nghiên cứu về thế hệ trong gia đình chủ yếu được biểu hiện ở những
nghiên cứu về mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Các nghiên cứu đã chỉ ra tính
chất, đặc điểm của mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình truyền thống; so sánh với
những thay đổi trong gia đình hiện đại và luận bàn về những thay đổi đó. Có xu hướng
coi văn hóa truyền thống là chuẩn mực, lấy đặc điểm thế hệ già làm cơ sở để đánh giá
thế hệ trẻ (tiêu biểu Phạm Côn Sơn). Phần nhiều các nghiên cứu chỉ ra những biểu hiện
tích cực và tiêu cực (trong đó biểu hiện tiêu cực được nhắc đến nhiều hơn), từ đó lý giải
nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp hài hòa mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia
đình hiện nay.
Qua các công trình, tài liệu về lối sống, lối sống gia đình, lối sống giữa các thế
hệ trong gia đình, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Lối sống là đối tượng đã được quan tâm nghiên cứu ở một số ngành khoa học
như triết học, tâm lý học, xã hội học trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
30
- Dưới góc nhìn văn hóa, lối sống cũng đã ít nhiều được nghiên cứu, trong đó
chủ yếu tập trung vào lối sống ở các vùng miền. Lối sống gia đình chưa được nghiên
cứu một cách trực tiếp mà thường được lồng ghép trong các nghiên cứu về văn hóa gia
đình. Một số các phương diện biểu hiện của lối sống gia đình đã ít nhiều được đề cập
đến, tuy nhiên cũng chủ yếu là những biểu hiện trên phương diện đời sống văn hóa tinh
thần. Hoạt động lao động sản xuất (phương thức mưu sinh) – một trong những yếu tố
chi phối và cũng là biểu hiện của lối sống trong gia đình – chưa được quan tâm nghiên
cứu đúng mức.
- Các nghiên cứu về thế hệ người và lối sống của các thế hệ người trong gia
đình thường được tập trung ở việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa các thế hệ trong
gia đình, phân tích, đánh giá về đặc điểm thế hệ và sự thay đổi trong mối quan hệ
giữa các thế hệ ở một phương diện nào đó như quan niệm, ứng xử, cách dạy dỗ con
cái và cũng chủ yếu được thực hiện dưới góc nhìn xã hội học, tâm lý học.
Từ tình hình nghiên cứu như trên, dưới góc độ văn hóa học, nghiên cứu lối sống
giữa các thế hệ người trong gia đình, chúng tôi đặt ra và trả lời các câu hỏi cụ thể hơn:
Lối sống của các thế hệ trong gia đình có sự khác biệt như thế nào? Tại sao lại có sự gia
tăng khác biệt về lối sống giữa các thế hệ trong bối cảnh hiện nay? Các thế hệ đã có
những thích ứng như thế nào trước sự gia tăng khác biệt lối sống trong gia đình?...
Những nghiên cứu về lối sống nói chung, về thế hệ người và mối quan hệ giữa các thế
hệ trong gia đình của các tác giả đi trước là những nguồn tài liệu tham khảo cần thiết,
cung cấp những gợi ý mang tính phương pháp luận cho chúng tôi trong quá trình thực
hiện luận án.
1.2. Tổng quan về xã Thuỵ Vân và gia đình xã Thuỵ Vân, thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ
1.2.1. Tổng quan về xã Thuỵ Vân
1.2.1.1. Vị trí địa lý và tên gọi
Nằm ở vùng ngoại thành của thành phố, Thuỵ Vân và đặc biệt là khu công
nghiệp Thuỵ Vân hiện nay là một địa điểm quen thuộc với người dân Phú Thọ. Đi
trên con đường đê Tứ Xã (thuộc huyện Lâm Thao) hay đi trên đường một chiều Vân
Cơ (thuộc thành phố Việt Trì), hỏi thăm về xã Thuỵ Vân hay khu công nghiệp Thuỵ
Vân, không người dân nào là không biết và trả lời khá tường tận.
31
Cách trung tâm thành phố Việt Trì hơn 5km, Thuỵ Vân có diện tích đất tự nhiên
rộng 986 ha. Phía Đông giáp xã Minh Nông và xã Minh Phương (thành phố Việt Trì). Phía
Tây giáp xã Cao Xá và xã Thanh Đình (huyện Lâm Thao). Phía Nam giáp với sông Hồng.
Phía Bắc giáp xã Vân Phú (thành phố Việt Trì) và khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng.
Thuỵ Vân có hai tên gọi, một là tên Hán Việt hay là tên chữ được dùng làm tên
chính thức trong hệ thống quản lý Nhà nước và hai là tên nôm, còn gọi là tên tục, là
phổ biến trong ngôn ngữ dân gian. Xuất phát từ truyền thuyết về Tản Viên Sơn,
Thụy Vân trước kia tục gọi là Kẻ Đọi. Tương truyền, có lần Tản Viên Sơn đi kinh lý
dọc theo sông Thao vào mùa nước lớn, Tản Viên Sơn dừng lại, ghé vào nhà một cụ
già họ Tạ. Khi ấy, nước dâng lên rất to, cụ già xin Tản Viên Sơn cứu giúp. Tản Viên
bảo cụ mời dân làng tới thắp đuốc, đốt đèn ra bãi sông làm lễ xin thủy thần không
dâng nước lên bãi bờ. “Đọi” là đèn trong đêm chống lụt. “Kẻ” có nhiều cách giải
thích khác nhau, nhưng hầu hết đều thống nhất rằng lúc đầu là từ chỉ người, sau đó
phát triển nghĩa phái sinh, dùng để chỉ nơi chốn3. Từ đó, làng có tên là Kẻ Đọi. Cho
đến tận bây giờ, cái tên “Kẻ Đọi”, “làng Đọi”, “dân Đọi” vẫn là cái tên được nhiều
người trong làng biết đến và đôi lúc vẫn được dùng, không chỉ ở những người già
mà một số người trung tuổi cũng quen dùng cách gọi này.
Trong tiềm thức, truyền ngôn và các văn bản pháp lý, đặc biệt là trong Lịch sử
Đảng bộ xã Thuỵ Vân (1947 – 2007) [5], kể từ khi có tên gọi Kẻ Đọi cho đến tên gọi
Thuỵ Vân như hiện nay, Thuỵ Vân đã có nhiều lần thay đổi địa giới hành chính.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, các làng Nỗ Lực, Thụy Vân, Cẩm Đội được
đổi thành các xã và đều thuộc huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ. Cuối tháng 2 năm 1947, ba
xã trên hợp lại thành một xã và lấy tên là xã Thống Nhất. Ngày 01/9/1962, Chính phủ
quyết định giải thể huyện Hạc Trì, xã Thống Nhất được sáp nhập vào huyện Lâm Thao.
Tháng 8/1964, xã Thống Nhất được đổi tên thành xã Thụy Vân. Năm 1968, Chính phủ
hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, lúc này xã Thụy Vân
thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 05/7/1977, xã Thụy Vân, huyện Lâm
Thao thuộc về thành phố Việt Trì. Như vậy, từ năm 1977 đến 1996, xã Thụy Vân thuộc
thành phố Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phú. Từ 1997 đến nay, xã Thụy Vân thuộc thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ.
3 Nhiều làng Việt cổ truyền vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cũng bắt đầu bằng từ “Kẻ” như: Kẻ Chợ (Hà Nội), Kẻ
Chằm (Hải Dương), Kẻ Lẫm (Thái Bình), Kẻ Đụn (Nam Định)
32
Hiện nay Thụy Vân có bảy khu dân cư, theo phân chia địa giới hành chính gọi là
các xóm. Người dân trong xã thường gọi là các xóm này là làng. Như vậy theo tác giả
Phan Đại Doãn trong “Kết cấu xã hội làng Việt cổ truyền ở châu thổ sông Hồng” [112]
thì Thuỵ Vân thuộc trường hợp “nhất xã nhị tam thôn”. Bảy xóm thuộc xã Thuỵ Vân đó
là: Cẩm Đội, Phú Thịnh, Phú Hậu, Nỗ Lực, xóm Nội, xóm Ngoại, Vĩnh Hoá.
1.2.1.2. Truyền thống văn hoá và đặc điểm dân cư
- Thuỵ Vân là xã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời.
Dựa trên các di chỉ khảo cổ học và các tài liệu còn ghi chép lại, Thụy Vân là một
miền đất cổ, có người Việt cổ sinh sống, nằm trong cái nôi chung của vùng đất Tổ vua
Hùng, có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ kết hợp với ngành Khảo cổ học
Việt Nam đã khai quật được hơn 60 địa điểm thuộc thời đại Hùng Vương trên đất Phú
Thọ, trong đó có ba địa điểm thuộc xã Thụy Vân, đó là: di chỉ Đồng Sấu, di chỉ Gò Tro
dưới và di chỉ Gò Tro trên. Kết quả cho thấy đây là những tụ cư lâu đời từ vài trăm năm
đến vài ngàn năm. Tầng văn hóa có khi mỏng và thưa thớt, có khi dày tới 3-4 mét, chứa
đựng các giai đoạn phát triển liên tục, xuyên suốt thời đại Hùng Vương. Thế kỷ VII
TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang thống nhất các bộ lạc Việt, dựng lên nước Văn Lang,
Nhà nước đầu tiên đóng đô ở Việt Trì ngày nay [5].
Theo Lịch sử Đảng bộ xã Thụy Vân (1947 – 2017) và theo lời kể dân gian lưu
truyền trong vùng, từ xa xưa, các vua Hùng đã chọn làng Cẩm Đội là nơi đóng quân và
rèn luyện binh lính. Nhiều tên gọi các địa danh thuộc xã Thụy Vân ra đời trong thời kỳ
này và đều gắn với một ý nghĩa nào đó. Khu rừng gần chỗ rèn luyện binh đao, tuyệt đối
cấm người qua lại nên có tên là “Rừng Cấm”. Quả đồi dành riêng cho các vua Hùng đi
săn bắn những lúc rảnh rỗi, có tên gọi là ‘Nhà Săn” Một số tên gọi của các thôn xóm
trong xã như: Cẩm Đội, Đồng Lính đều gắn liền với núi Con Voi và Thậm Thình -
những vùng đất thiêng, xung quanh núi Nghĩa Lĩnh – cội nguồn của dân tộc [5].
- Thuỵ Vân có nhiều di tích mang giá trị lịch sử, văn hoá, tâm linh, thể hiện đời
sống tín ngưỡng của người dân địa phương.
Đó là hệ thống các đình, đền, chùa, miếu, tiêu biểu như đền Thượng, chùa
Thượng Lâm, chùa Cẩm Đội, đền Mẫu Trong đó có hai di tích lịch sử được công
nhận là công trình văn hoá cấp Nhà nước là đền Thượng và chùa Thượng Lâm.
33
Đền Thượng thôn Cẩm Đội là một trong những di tích quan trọng gắn với hội
làng Thụy Vân. Đền Thượng hiện nay không còn lưu giữ được cuốn ngọc phả gốc,
song căn cứ vào các đạo sắc phong gốc, bản sao kê khai thần tích và thần sắc lưu giữ tại
Viện Thông tin Khoa học xã hội kết hợp với lời kể của các cụ cao tuổi trong làng thì đền
Thượng thờ ba vị thần thành hoàng húy là Quý Minh, Bạch Thạch (hai vị tướng thời
Hùng Vương) và Đông Hải Đại Vương (một vị tướng thời Lý) đều là những người tài
giỏi có công dẹp giặc bảo vệ quê hương đất nước. Đền Thượng được công nhận là di tích
lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 1964.
Chùa Thượng Lâm (Thượng Lâm tự) xóm Ngoại được xây dựng vào khoảng thế
kỷ XVII. Chùa toạ lạc trên một khu đất rộng, quay đầu về hướng Đông. Trải qua những
thăng trầm lịch sử, với nhiều lần tu sửa, hiện nay, chùa vẫn còn lưu giữ lại nhiều pho
tượng quý ở các toà Tiền đường, Toà Thiên hương, toà Thượng diện như: tượng ông
Thiện, tượng ông Ác, tượng Thánh tăng, tượng Đức ông, tượng Thích ca và một số
đồ đồng, đồ đá có giá trị về lịch sử và nghệ thuật như chuông đồng, bia đá, cây hương
đá Năm 2000, chùa Thượng Lâm cùng với đền Thượng được công nhận là di tích
lịch sử cấp Quốc gia [5], là nơi tổ chức các hoạt động liên quan đến lễ phật của tất cả cư
dân trong xã và ngoài xã, là điểm đến quen thuộc của những người dân trong vùng và
những người con xa quê trở về.
Bên cạnh đình Thượng và chùa Thượng Lâm, hầu như xóm nào trong xã cũng có
di tích thờ cúng. Ngoài ra, ở hai xóm Nỗ Lực và Vĩnh Hoá còn có một bộ phận dân cư
theo đạo Thiên Chúa nên ở đây còn có nhà thờ.
Các di tích lịch sử, văn hoá, di tích tâm linh đều được chính quyền địa phương
và người dân hết sức coi trọng. Đây là một trong những sinh hoạt văn hoá tinh thần
không thể thiếu của cư dân xã Thuỵ Vân.
- Xã Thuỵ Vân có tỉ lệ người cao tuổi và tuổi thọ trung bình của cư dân vào loại
cao nhất tỉnh.
Đây cũng là một trong những điều ấn tượng đầu tiên với NCS và nhiều người
khi đến Thuỵ Vân. Bên cạnh hình ảnh những thanh niên đi xe máy, nhộm tóc vàng hoe,
không khó để bắt gặp những hình ảnh cụ ông, cụ bà nhuộm răng đen, bỏm bẻm nhai
trầu, đầu chít khăn, vận quần lụa, áo tứ thân trên những con đường nhựa mới được trải
thẳng tắp hay những khu chợ Gốc Đa, chợ xóm Nội, xóm Ngoại
34
Bảng 1.1. Dân cư phân chia theo độ tuổi tại xã Thuỵ Vân
STT Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
1 Từ 0 đến 14 4.220 29,57
2 Từ 15 đến 35 4.539 31,81
3 Từ 36 đến 59 3.780 26,49
4 Từ 60 trở lên 1.731 12,13
Tổng số 14.270 100
(Nguồn: Dân số chia theo nhóm tuổi và học vấn năm 2017 do UBND xã Thuỵ Vân cung
cấp, NCS thống kê, xử lý)
Kết quả thống kê của NCS từ số liệu điều tra dân số xã năm 2017, số người
cao tuổi ở Thuỵ Vân chiếm 12,13% cơ cấu dân cư theo độ tuổi toàn xã. Theo số liệu
của Tổng cục điều tra dân số Việt Nam 2007, người già ở Việt Nam chiếm 9,48%
dân số, dự báo tỉ lệ này sẽ đạt 10% năm 2017. Như vậy, nếu so sánh với tỉ lệ người
cao tuổi của Việt Nam, có thể thấy, tỉ lệ người cao tuổi ở Thuỵ Vân chiếm tỉ lệ khá
cao (hơn 2,18% so với tỉ lệ người cao tuổi của cả nước). Người cao tuổi nhất xã hiện
nay là cụ Vũ Thị Lành (110 tuổi). Ngoài ra năm nào xã cũng có cụ 100 tuổi. Chưa
tính các mốc lẻ (75 tuổi, 85 tuổi, 95 tuổi), mỗi năm trung bình có hơn 200 người
mừng thọ mốc 70, 80 và 90 tuổi.
- Tính cộng đồng là đặc điểm nổi bật của dân cư xã Thuỵ Vân.
Câu thành ngữ quen thuộc của người Việt “cả làng là anh em”, “ra ngõ gặp anh
em” vẫn còn phù hợp với làng xã Thuỵ Vân. Khi chúng tôi ra khu chợ Gốc Đa, chợ Xóm
Ngoại thấy tíu tít người làng thăm hỏi nhau bằng ngôn ngữ địa phương. Nhiều phong
tục tập quán trong làng vẫn được duy trì từ nhiều đời nay tại làng, gần như là một thứ
“lệ” bất thành văn mà bất kỳ nhà nào cũng tuân theo, gia đình nào muốn làm khác thì sẽ
không nhận được sự đồng thuận của dân làng. Chẳng hạn trong việc thực hiện nghi lễ
tang ma ở xã. Lễ phúng viếng có thể tổ chức vào giờ giấc khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi
gia đình nhưng lễ đưa tang bao giờ cũng phải thực hiện xong trước 7h00 sáng. Có nhiều
gia đình, nhất là những gia đình trẻ cũng muốn thay đổi do xem giờ đưa không hợp với
tuổi người mất, nhưng đều không nhận được sự đồng thuận của những người già trong
gia đình, dòng họ. Lý do đưa trước 7h00 sáng vì đó là khoảng thời gian tập hợp được
đông đảo mọi người đến giúp đỡ gia đình, gọi là “hộ phúc” (những người đến giúp đỡ
35
hoàn toàn là tự nguyện, với mong muốn tạo phúc đức cho con cháu và mong muốn được
giúp đỡ trở lại khi gia đình mình có việc).
Xã ven đô Thụy Vân vừa mang những nét chung của làng quê truyền thống,
vừa mang những nét riêng của vùng làng quê vùng trung du đang trong quá trình đô thị
hoá. Yếu tố văn hoá ... Một thế hệ
Hai thế hệ
Ba thế hệ
Bốn thế hệ
172
PHẦN BẢNG HỎI
1. Loại hình nghề nghiệp chính của ông/bà (anh/chị) là:
Làm ruộng
Công nhân
Công chức, viên chức
Học sinh, sinh viên
Buôn bán, dịch vụ, tạp hoá
Mở cơ sở kinh doanh
Không làm việc
2. Mong muốn nghề nghiệp của ông/bà (anh/chị) là:
Nông nghiệp
Công nhân/Làm thuê tự do
Công chức, viên chức nhà nước
Làm cho doanh nghiệp trong nước/nước ngoài
Buôn bán, dịch vụ, tạp hoá
Mở cơ sở kinh doanh
Khác (vui lòng ghi rõ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Thu nhập trung bình 1 tháng của ông/bà (anh/chị) trong khoảng tiền
là:
Dưới 2 triệu
3 – 5 triệu
6 – 10 triệu
10 – 20 triệu
Trên 20 triệu
4. Nguồn thu nhập của ông/bà (anh/chị) đến từ các nguồn nào sau đây:
Từ việc làm có lương/Lương hưu/Các khoản trợ cấp xã hội
Từ lương và các khoản làm thêm
Từ hoạt động kinh doanh, buôn bán, dịch vụ
Từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt
Ông bà, bố mẹ cho tiền; con cháu mừng tuổi, biếu xén
Thu nhập khác (vui lòng ghi rõ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
173
5. Thu nhập của ông/bà (anh/chị) có đủ với nhu cầu chi tiêu không?
Đủ/Vừa đủ/Cố gắng sắp xếp để đủ
Thừa (dư thừa)/Có tích luỹ
Không đủ
Nhu cầu chi tiêu quá lớn so với thu nhập
Không biết
6. Mức chi tiêu trung bình 1 tháng của ông/bà (anh/chị) trong khoảng
tiền là:
Dưới 2 triệu
Từ 3 đến 5 triệu
Từ 6 đến 10 triệu
Trên 10 triệu
Khác (vui lòng ghi rõ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
7. Ông/bà (anh/chị) có thể tự đánh giá về mức chi tiêu của mình so với
thu nhập:
Chi tiêu phù hợp với thu nhập
Chi tiêu vượt quá mức thu nhập
Chi tiêu ít hơn thu nhập
Khác (vui lòng ghi rõ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
8. Ông/bà (anh/chị) cho biết mức độ tiêu dùng của mình cho các hoạt
động cụ thể sau đây:
TT Các hoạt động tiêu dùng
Mức độ
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao
giờ
1. Các hoạt động liên quan đến cộng đồng
(cưới xin, giỗ lễ, mừng thọ, sinh nhật)
2. Các hoạt động liên quan đến văn hoá
vật chất, sinh hoạt thường ngày (ăn
uống, đi lại, trang phục)
3. Các hoạt động liên quan đến đời sống
tinh thần (làm đẹp, cà phê)
4. Các hoạt động chi tiêu giải phóng bản
thân (thuê người dọn dẹp gia đình, thuê
nấu cỗ)
174
9. Các mặt hàng sau đây thường được ông/bà (anh/chị) mua bán ở đâu?
TT Mặt hàng
Địa điểm mua bán
Cửa hàng
tại xã
Cửa hàng
ngoài xã
Siêu thị,
trung tâm
mua sắm
Mua
sắm
online
1. Lương thực, thực phẩm
2. Thời trang
3. Đồ gia dụng
4. Đồ điện tử
5. Các mặt hàng khác
10. Nếu có một khoản tiền ông/bà (anh/chị) sẽ ưu tiên sử dụng vào việc
gì sau đây (chọn 1 đáp án)?
Xây dựng, sửa sang nhà cửa
Xây dựng, sửa sang phần mộ tổ tiên
Mua sắm trang thiết bị hiện đại trong nhà
Đầu tư sản xuất, kinh doanh
Đầu tư học hành cho con cháu
Mua sắm đồ dùng cho bản thân (ô tô, xe máy, quần áo đẹp, điện
thoại đẹp
Đi du lịch
Mua vàng, gửi tiết kiệm
Khác (vui lòng ghi rõ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
11. Hoạt động giải trí ông/bà (anh/chị) thích tham gia nhất khi có thời
gian rỗi (chọn 1 đáp án):
Xem truyền hình, nghe đài phát thanh
Lướt wed, vào các trang mạng xã hội qua điện thoại, máy tính
Tham gia các câu lạc bộ, các hội tại địa phương (thanh niên, phụ nữ,
người cao tuổi)
Chuyện trò với bạn bè, hàng xóm
Các hoạt động thư giãn (matxa, gội đầu, spa)
Đi du lịch
Các hoạt động thể thao (bóng bàn, bóng đá, dưỡng sinh, yoga)
175
12. Các hoạt động giải trí dưới đây được ông/bà (anh/chị) thực hiện với
mức độ như thế nào?
TT Các hoạt động
Mức độ
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao giờ
1. Xem truyền hình, nghe đài phát
thanh
2. Lướt wed, vào các trang mạng xã
hội qua điện thoại, máy tính
3. Tham gia các câu lạc bộ, các hội
tại địa phương (thanh niên, phụ
nữ, người cao tuổi)
4. Chuyện trò với bạn bè, hàng xóm
5. Các hoạt động thư giãn (matxa,
gội đầu, spa)
6. Đi du lịch
7. Các hoạt động thể thao (bóng bàn,
bóng đá, dưỡng sinh, yoga)
13. Hoạt động liên quan đến cá nhân, gia đình được ông/bà (anh/chị)
quan tâm là:
Kỷ niệm ngày yêu, ngày cưới
Ngày mừng thọ
Ngày tết, ngày giỗ trong phạm vi gia đình, dòng họ
Ngày sinh nhật
Các ngày lễ (8/3, 201/10, 14/2)
Khác (vui lòng ghi rõ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
14. Ông/bà (anh/chị) cho biết tiêu chuẩn của mình về việc lựa chọn bạn
đời? (có thể chọn nhiều đáp án):
Môn đăng hộ đối
Gia đình nề nếp, có lý lịch trong sạch
Do bố mẹ, họ hàng lựa chọn, sắp đặt
Ở cùng xóm, cùng xã
Có nghề nghiệp ổn định
Có đạo đức tốt
Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn
Có hình thức
Có thu nhập cao
Khác (vui lòng ghi rõ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
176
15. Theo ông/bà (anh/chị), con cái sau khi lập gia đình có nên ở cùng
với ông bà, bố mẹ không?
Nên
Không nên
Tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh
16. Mô hình sống chung được coi là phù hợp khi con cái đã lập gia đình
trong gia đình hiện nay là:
Ông bà, cha mẹ ở cùng gia đình con trai trưởng, cháu trai trưởng
Ông bà, cha mẹ ở cùng gia đình một người con trai (không nhất thiết
phải là con trai trưởng)
Ông bà, cha mẹ ở cùng gia đình con gái
Ông bà, cha mẹ ở cùng nhưng ăn riêng
Sống gần nhà ông bà, cha mẹ
17. Về việc sinh con trai hay sinh con gái trong gia đình, theo ông/bà
(anh/chị):
Vợ chồng lấy nhau nhất thiết phải sinh được con trai
Vợ chồng là gia đình nhà trưởng nhất thiết phải sinh được con trai
Vợ chồng lấy nhau sinh con trai hay con gái đều được
18. Ý kiến của ông/bà, (anh/chị) trước những nhận định về hôn nhân
sau đây:
TT Nhận định Đồng ý Không đồng ý
1. Nam nữ không nhất thiết phải lập gia đình
2. Vợ chồng lấy nhau không nhất thiết phải
sinh con
3. Không lập gia đình nhưng có con
4. Nam nữ sống với nhau không cần hôn thú
19. Nhận xét/đánh giá của ông/bà (anh/chị) về việc quan hệ tình dục trước
hôn nhân:
Là việc làm vi phạm đạo đức, lối sống, làm xấu thanh danh của bản thân,
gia đình
Là việc làm bình thường, có thể chấp nhận được
Nam nữ không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân (nữ nên giữ gìn
trinh tiết để tiến đến hôn nhân)
Nam nữ nên quan hệ tình dục trước hôn nhân để biết mức độ hoà hợp
về tình dục trong cuộc sống vợ chồng (tình yêu phải gắn liền với tình dục)
177
20. Nhận xét/đánh giá của ông/bà (anh/chị) về việc quan hệ tình dục
ngoài hôn nhân:
Là việc làm vi phạm đạo đức, lối sống, làm xấu thanh danh của bản thân,
gia đình
Là việc làm bình thường, có thể chấp nhận được
Có thể chấp nhận được ở nam giới, không thể chấp nhận được ở nữ giới
Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, lý do để đánh giá
Xin chân thành cảm ơn ông/bà (anh/chị) đã tham gia khảo sát!
178
PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA
Tổng số phiếu phát ra: 400 phiếu (trong đó: thế hệ cao tuổi: 110 phiếu; thế hệ
trung tuổi: 140 phiếu; thế hệ trẻ: 150 phiếu).
Tổng số phiếu thu về: 378 phiếu (thế hệ cao tuổi: 104 phiếu; thế hệ trung
tuổi: 136 phiếu; thế hệ trẻ: 138 phiếu).
SỐ LIỆU CHUNG CHUNG VỀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Giới tính:
TT Giới tính SP TL (%)
1. Nam 170 44,97
2. Nữ 208 55,03
2. Độ tuổi:
TT Độ tuổi SP TL (%)
1. 15 – 25 tuổi 50 13,23
2. 26 – 35 tuổi 88 23,28
3. 36 – 59 tuổi 136 35,98
4. 60 – 79 tuổi 77 20,37
5. 80 tuổi trở lên 27 7,14
3. Quê quán:
TT Quê quán SP TL (%)
1. Quê gốc tại địa phương 292 77,25
2. Từ nơi khác đến sinh sống 86 22,75
4. Thời gian cư trú tại địa phương:
TT Thời gian cư trú tại địa phương SP TL (%)
1. Dưới 5 năm 28 7,41
2. 5 -1 0 năm 46 12,17
3. 10 - 20 năm 89 23,54
4. Trên 20 năm 215 56,88
179
5. Tình trạng hôn nhân:
TT Tình trạng hôn nhân SP TL (%)
1. Chưa kết hôn 69 18,25
2. Đã kết hôn 296 78,31
3. Ly hôn 13 3,44
6. Số thế hệ cùng chung sống trong gia đình:
TT Số thế hệ sống trong gia đình SP TL (%)
1. Một thế hệ 11 2,91
2. Hai thế hệ 45 11,90
3. Ba thế hệ 270 71,43
4. Bốn thế hệ 52 13,76
180
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU
1. Nghề nghiệp chính của các thế hệ hiện nay
TT
Loại hình
nghề nghiệp
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL (%) SP TL (%) SP TL (%)
1. Nông dân 16 15,38 29 21,32 3 2,17
2. Công nhân 0 0 61 44,85 55 39,86
3. Công chức, viên chức 0 0 21 15,44 21 15,22
4. Học sinh, sinh viên 0 0 0 0 7 5,07
5. Buôn bán, dịch vụ, tạp
hoá
14 13,46 18 13,24 41 29,71
6. Mở công ty kinh doanh 2 1,92 7 5,15 8 5,80
7. Không làm việc 72 69,23 0 0 3 2,17
TỔNG 104 100% 136 100% 138 100%
2. Mong muốn nghề nghiệp của các thế hệ:
T
T
Mong muốn
nghề nghiệp
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP
TL
(%)
SP
TL
(%)
SP
TL
(%)
1. Nông nghiệp 21 20,19 4 2,94 0 0
2. Công nhân/Làm thuê tự do 2 1,92 9 6,62 0 0
3. Công chức, viên chức nhà
nước
63 60,58 72 52,94 38 27,54
4. Làm doanh nghiệp trong
nước/nước ngoài
7 6,73 26 19,12 50 36,23
5. Buôn bán, dịch vụ, tạp hoá 5 4,81 15 11,03 20 14,49
6. Mở công ty kinh doanh 6 5,77 10 7,35 27 19,57
7. Khác 0 0 0 0 3 2,17
TỔNG 104 100% 136 100% 138 100%
181
3. Thu nhập trung bình trong một tháng của các thế hệ:
TT Thu nhập trung bình
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL (%) SP TL (%) SP TL (%)
1. Dưới 2 triệu 27 25,96 0 0 15 10,87
2. Từ 3 đến 5 triệu 43 41,35 19 13,79 22 15,94
3. Từ 6 đến 10 triệu 26 25,00 70 51,47 48 34,78
4. Từ 10 đến 20 triệu 3 2,88 30 22,06 37 26,82
5. Trên 20 triệu 5 4,81 17 12,05 16 11,59
TỔNG 104 100% 136 100% 138 100%
4. Nguồn thu nhập của các thế hệ:
TT
Nguồn thu nhập
của các thế hệ
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL (%) SP TL (%) SP TL (%)
1. Từ việc làm có
lương/Lương hưu/Các
khoản trợ cấp xã hội
30 28,58 23 16,91 28 20,29
2. Từ lương và làm thêm 2 1,92 50 36,76 41 29,71
3. Từ công việc kinh
doanh, buôn bán, dịch
vụ
7 6,73 45 33,09 58 42,03
4. Từ hoạt động chăn
nuôi, trồng trọt
38 36,54 18 13,24 3 2,17
5. Ông bà, bố mẹ chu cấp,
con cháu biếu, mừng
tuổi
27 25,96 0 0 2 1,45
6. Khác 0 0 0 0 6 4,35
TỔNG 104 100% 136 100% 138 100%
182
5. Thu nhập có đủ với nhu cầu chi tiêu không?
TT
Thu nhập và nhu cầu
chi tiêu
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL (%) SP TL (%) SP TL (%)
1. Đủ/Vừa đủ/Cố gắng sắp
xếp để đủ
79 75,96 87 63,97 68 49,28
2. Thừa (dư thừa)/Có tích luỹ 11 10,58 18 13,24 15 10,87
3. Không đủ 4 3,85 23 16,91 11 7,97
4. Nhu cầu chi tiêu quá lớn
so với thu nhập
3 2,88 6 4,41 42 30,43
5. Không biết 7 6,73 2 1,47 2 1,45
TỔNG 104 100% 136 100% 138 100%
6. Mức chi tiêu trung bình 1 tháng của các thế hệ:
TT
Mức chi tiêu trung
bình 1 tháng
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL (%) SP TL (%) SP TL (%)
1. Dưới 2 triệu 41 39,42 2 1,47 3 2,17
2. Từ 3 đến 5 triệu 50 48,08 22 16,18 30 21,74
3. Từ 6 đến 10 triệu 10 9,62 79 58,09 73 52,90
4. Trên 10 triệu 3 2,88 33 24,26 32 23,19
TỔNG 104 100% 136 100% 138 100%
7. Tự đánh giá về mức chi tiêu so với thu nhập:
TT
Đánh giá chi tiêu
so với thu nhập
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL (%) SP TL (%) SP TL (%)
1. Chi tiêu phù hợp mức thu
nhập
62 59,62 90 66,18 46 33,33
2. Chi tiêu vượt quá mức thu
nhập
3 2,88 17 12,5 71 51,45
3. Chi tiêu ít hơn thu nhập 39 37,5 29 21,32 17 12,32
4. Khác 0 0 0 0 4 2,90
TỔNG 104 100% 136 100% 138 100%
183
8. Mức độ tiêu dùng cho một số hoạt động:
8.1. Mức độ tiêu dùng cho một số hoạt động của thế hệ già:
TT Một số hoạt động
Mức độ tiêu dùng của thế hệ già
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm khi Không bao
giờ
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
1. Các hoạt động liên
quan đến cộng đồng
(cưới xin, giỗ lễ,
mừng thọ, sinh
nhật)
98 94,23 6 5,77 0 0 0 0
2. Các hoạt động liên
quan đến văn hoá
vật chất, sinh hoạt
thường ngày (ăn
uống, đi lại, trang
phục)
86 82,69 12 11,54 4 3,85 2 1,92
3. Các hoạt động liên
quan đến đời sống
tinh thần (làm đẹp,
cà phê)
0 0 9 8,65 17 16,35 78 75,00
4. Các hoạt động chi
tiêu giải phóng bản
thân (thuê người
dọn dẹp gia đình,
thuê nấu cỗ)
5 4,81 11 10,58 14 13,46 74 71,15
184
8.2. Mức độ tiêu dùng cho một số hoạt động của thế hệ trung tuổi:
TT
Một số hoạt động
Mức độ tiêu dùng của thế hệ trung tuổi
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao giờ
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
1. Các hoạt động liên
quan đến cộng đồng
(cưới xin, giỗ lễ,
mừng thọ, sinh
nhật)
132 97,06 4 2,94 0 0 0 0
2. Các hoạt động liên
quan đến văn hoá vật
chất, sinh hoạt
thường ngày (ăn
uống, đi lại, trang
phục)
136 100 0 0 0 0 0 0
3. Các hoạt động liên
quan đến đời sống
tinh thần (làm đẹp,
cà phê)
8 5,88 33 24,26 56 41,18 39 28,68
4. Các hoạt động chi
tiêu giải phóng bản
thân (thuê người dọn
dẹp gia đình, thuê
nấu cỗ)
28 20,59 63 46,32 25 18,38 20 14,71
185
8.3. Mức độ tiêu dùng cho một số hoạt động của thế hệ trẻ:
TT
Một số hoạt
động
Mức độ tiêu dùng của thế hệ trẻ
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao giờ
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
1. Các hoạt động
liên quan đến
cộng đồng (cưới
xin, giỗ lễ, mừng
thọ, sinh nhật)
61 44,20 68 49,28 8 5,80 1 0,72
2. Các hoạt động
liên quan đến văn
hoá vật chất, sinh
hoạt thường ngày
(ăn uống, đi lại,
trang phục)
129 93,48 7 5,07 2 1,45 0 0
3. Các hoạt động
liên quan đến đời
sống tinh thần
(làm đẹp, cà
phê)
103 74,64 34 24,64 1 0,72 0 0
4. Các hoạt động chi
tiêu giải phóng
bản thân (thuê
người dọn dẹp gia
đình, thuê nấu
cỗ)
41 29,71 48 34,78 34 24,64 15 10,87
186
9. Địa điểm mua bán các mặt hàng:
9.1. Địa điểm mua bán các mặt hàng của thế hệ già:
TT Mặt hàng
Địa điểm mua bán của thế hệ già
Cửa hàng
tại xã
Cửa hàng
ngoài xã
Siêu thị,
trung tâm
mua sắm
Mua sắm
online
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
1. Lương thực, thực phẩm 104 100 0 0 0 0 0 0
2. Thời trang 91 87,50 4 3,85 4 3,85 0 0
3. Đồ gia dụng 97 93,27 4 3,85 3 2,88 0 0
4. Đồ điện tử 93 89,42 7 6,73 4 3,85 0 0
5. Các mặt hàng khác 95 91,35 6 5,77 3 2,88 0 0
9.2. Địa điểm mua bán các mặt hàng của thế hệ trung tuổi:
TT Mặt hàng
Địa điểm mua bán của thế hệ trung
Cửa hàng
tại xã
Cửa hàng
ngoài xã
Siêu thị, trung
tâm mua sắm
Mua sắm
online
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
1. Lương thực, thực
phẩm
123 90,44 2 1,47 11 8,09 0 0
2. Thời trang 66 48,53 25 18,38 32 23,53 13 9,56
3. Đồ gia dụng 102 75,00 12 8,82 18 13,24 4 2,94
4. Đồ điện tử 45 33,09 60 44,12 31 22,79 0 0
5. Các mặt hàng
khác
87 63,97 31 22,79 13 9,56 5 3,68
187
9.3. Địa điểm mua bán các mặt hàng của thế hệ trẻ:
TT Mặt hàng
Địa điểm mua bán của thế hệ trẻ
Cửa hàng
tại xã
Cửa hàng
ngoài xã
Siêu thị,
trung tâm
mua sắm
Mua sắm
online
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
1. Lương thực, thực phẩm 85 61,59 18 13,04 25 18,12 10 7,25
2. Thời trang 24 17,39 60 43,48 30 21,74 24 17,39
3. Đồ gia dụng 71 51,45 21 15,22 33 23,91 13 9,42
4. Đồ điện tử 15 10,87 60 43,48 60 43,48 3 2,17
5. Các mặt hàng khác 47 34,06 43 31,16 33 23,91 15 10,87
10. Hoạt động tiêu dùng nếu có tiền:
TT
Hoạt động tiêu dùng
khi có tiền
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL (%) SP TL (%) SP TL (%)
1. Xây dựng, sửa sang nhà
cửa
23 22,12 30 22,06 35 25,36
2. Xây dựng, sửa sang phần
mộ tổ tiên
24 23,08 21
15,44
3 2,17
3. Mua sắm trang thiết bị
hiện đại trong nhà
8
7,69
12
8,82
22 15,94
4. Đầu tư sản xuất kinh
doanh
1 0,96 20 14,71 25 18,12
5. Đầu tư học hành cho con
cháu
11 10,58 32 23,53 16 11,59
6. Mua sắm đồ dùng cho bản
thân (ô tô, xe máy, quần
áo đẹp, điện thoại đẹp)
1 0,96 10 7,35
23 16,67
7. Đi du lịch 1 0,96 0 0 12 8,70
8. Mua vàng, gửi tiết kiệm 35 33,65 11 8,09 2 1,45
9. Khác 0 0 0 0 0 0
TỔNG 104 100% 136 100% 138 100%
188
11. Hoạt động giải trí thích tham gia nhất khi có thời gian rỗi:
TT Hoạt động giải trí
thích nhất khi có
thời gian rỗi
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL (%) SP TL (%) SP TL (%)
1. Xem truyền hình, nghe
đài phát thanh
26 25,00 16 11,76 11 7,97
2. Lướt wed, vào các
trang mạng xã hội qua
điện thoại, máy tính
0 0 20 14,71 30 21,74
3. Tham gia các hội, câu
lạc bộ tại địa phương
(thanh niên, phụ nữ,
người cao tuổi)
27 25,96 17 12,50 8 5,80
4. Chuyện trò với bạn bè,
hàng xóm
32 30,77 28 20,59 17 12,32
5. Các hoạt động thư giãn
(matxa, gội đầu, spa)
0 0 10 7,35 16 11,59
6. Đi du lịch 6 5,77 30 22,06 43 31,16
7. Các hoạt động thể thao
(bóng bàn, bóng đá,
dưỡng sinh, yoga)
13 12,50 15 11,03 13 9,42
TỔNG 104 100% 136 100% 138 100%
189
12. Mức độ thực hiện các hoạt động giải trí:
12.1. Mức độ thực hiện hoạt động giải trí của thế hệ già:
TT
Các hoạt động giải
trí
Mức độ thực hiện của thế hệ người già
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao giờ
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
1. Xem truyền hình, nghe
đài phát thanh
102 98,08 2 1,92 0 0 0 0
2. Lướt wed, vào các
trang mạng xã hội qua
điện thoại, máy tính
10 9,62 12 11,54 3 2,88 79
75,96
3. Tham gia các hội, câu
lạc bộ tại địa phương
(thanh niên, phụ nữ,
người cao tuổi)
57 54,81 38 36,54 7
6,73
2 1,92
4. Chuyện trò với bạn bè,
hàng xóm
98 94,23 6
5,77 0 0 0 0
5. Các hoạt động thư
giãn (matxa, gội đầu,
spa)
0 0 2 1,92 4 3,85 98 94,23
6. Đi du lịch 0 0 10 9,62 22 21,15 72 69,23
7. Các hoạt động thể thao
(bóng bàn, bóng đá,
dưỡng sinh, yoga)
11 10,58 28 26,92 41 39,42 24 23,08
190
12.2. Mức độ thực hiện các hoạt động giải trí của thế hệ người trung tuổi:
TT
Các hoạt động giải
trí
Mức độ thực hiện của thế hệ người trung tuổi
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao giờ
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
1. Xem truyền hình, nghe
đài phát thanh
129 94,85 7 5,15 0 0 0 0
2. Lướt wed, vào các
trang mạng xã hội qua
điện thoại, máy tính
65 47,80 53 38,97 8 5,88 10 7,35
3. Tham gia các hội, câu
lạc bộ tại địa phương
(thanh niên, phụ nữ,
người cao tuổi)
39 28,68 40 29,41 51 37,50 6 4,41
4. Chuyện trò với bạn bè,
hàng xóm
103 75,74 30 22,06 3 2,21 0 0
5. Các hoạt động thư
giãn (matxa, gội đầu,
spa)
23 16,91 40 29,41 54 39,71 19 13,97
6. Đi du lịch 12 8,82 29 21,32 77 56,62 18 13,24
7. Các hoạt động thể thao
(bóng bàn, bóng đá,
dưỡng sinh, yoga)
40 29,41 30 22,06 34 25,00 32 23,53
191
12.3. Mức độ thực hiện các hoạt động giải trí của thế hệ trẻ:
T
T
Các hoạt động
giải trí
Mức độ thực hiện của thế hệ trẻ
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao giờ
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
1. Xem truyền hình, nghe
đài phát thanh
131 94,93 7 5,07 0 0 0 0
2. Lướt wed, vào các
trang mạng xã hội qua
điện thoại, máy tính
121 87,68 15 10,87 2 1,45 0 0
3. Tham gia các hội, câu
lạc bộ tại địa phương
(thanh niên, phụ nữ,
người cao tuổi)
12 8,70 50 36,23 46 33,33 30 21,74
4. Chuyện trò với bạn bè,
hàng xóm
121 87,68 15 10,87 2 1,45 0 0
5. Các hoạt động thư giãn
(matxa, gội đầu,
spa)
45 32,61 53 38,41 21 15,21 19 13,77
6. Đi du lịch 18 13,04 45 32,61 56 40,58 19 13,77
7. Các hoạt động thể thao
(bóng bàn, bóng đá,
dưỡng sinh, yoga)
34 24,64 50 36,23 30 21,74 24 17,39
192
13. Hoạt động liên quan đến cá nhân, gia đình được quan tâm:
TT
Hoạt động liên quan
đến cá nhân, gia đình
được quan tâm
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL (%) SP TL (%) SP TL (%)
1. Kỷ niệm ngày yêu, ngày
cưới
3 2,88 90 66,12 131 96,32
2. Ngày mừng thọ 104 100 83 61,03 8 5,80
3. Các ngày tết, ngày giỗ
trong phạm vi gia đình,
dòng họ
104 100 93 68,38 60 43,48
4. Ngày sinh nhật 9 8,65 66 48,53 128 92,75
5. Các ngày lễ 8/3, 20/10,
14/2
6 5,77 58 42,65 124 89,86
6. Khác 0 0 0 0 0 0
14. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của các thế hệ:
TT
Tiêu chuẩn lựa chọn
bạn đời
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
1. Môn đăng hộ đối 40 39,42 33 24,26 12 8,70
2. Gia đình nề nếp, có lý lịch
trong sạch
27 25,96 49 36,03 22 15,94
3. Do bố mẹ, họ hàng lựa chọn,
sắp đặt
51 49,04 31 22,79 4 2,90
4. Ở cùng xóm, cùng xã 50 48,08 37 27,21 6 4,35
5. Có nghề nghiệp ổn định 11 10,58 42 30,88 133 96,38
6. Có đạo đức tốt 90 86,54 132 97,06 130 94,20
7. Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn 102 98,08 130 95,59 131 94,93
8. Có hình thức 9 8,65 38 27,94 87 63,04
9. Có thu nhập cao 10 9,62 40 29,41 84 60,87
10. Khác 0 0 3 2,21 2 1,45
193
15. Con cái sau khi lập gia đình có nên ở cùng với ông bà, bố mẹ:
TT
Con cái sau khi lập gia
đình có nên ở cùng ông bà,
cha mẹ
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
1. Nên ở cùng 84 80,77 58 42,65 22 15,94
2. Không nên ở cùng 4 3,85 38 27,94 90 65,22
3. Tuỳ thuộc vào điều kiện,
hoàn cảnh
16 15,38 40 29,41 26 18,84
TỔNG 104 100% 136 100% 138 100%
16. Mô hình sống chung được coi là phù hợp khi con cái đã lập gia đình:
TT
Mô hình sống chung
phù hợp
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
1. Ông bà, cha mẹ ở cùng gia
đình con trai trưởng, cháu
trai trưởng
64 61,54 32 23,53 12 8,70
2. Ông bà, cha mẹ ở cùng gia
đình một người con trai
(không nhất thiết phải là con
trưởng)
24 23,08 41 30,15 22 15,94
3. Ông bà, cha mẹ ở cùng gia
đình con gái
0 0 0 0 20 14,49
4. Ông bà, cha mẹ ở cùng
nhưng ăn riêng
7 6,73 36 26,47 31 22,46
5. Sống gần nhà ông bà, cha
mẹ
9 8,65 27 19,85 53 38,41
TỔNG 104 100% 136 100% 138 100%
194
17. Về về việc sinh con trai hay sinh con gái trong gia đình:
TT
Quan niệm sinh con trai,
gái trong gia đình
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL (%) SP TL (%) SP TL (%)
1. Vợ chồng lấy nhau nhất
thiết phải sinh được con trai
30 28,85 37 27,21 28 20,29
2. Chồng là con trưởng thì nhất
thiết phải sinh được con trai
68 65,38 67 49,26 40 28,99
3. Vợ chồng lấy nhau sinh con
trai hay con gái đều được
6 5,77 32 23,53 70 50,72
TỔNG 104 100% 136 100% 138 100%
18. Ý kiến trước các nhận định về hôn nhân:
T
T
Các nhận
định
Đồng ý Không đồng ý
Thế hệ
già
Thế hệ
trung
Thế hệ trẻ Thế hệ già Thế hệ
trung
Thế hệ trẻ
SP TL
(%)
S
P
TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
SP TL
(%)
1. Nam nữ
không nhất
thiết phải
lập gia đình
3 2,88 14 10,29 55 39,86 101 97,12 122 89,71 83 60,14
2. Vợ chồng
lấy nhau
không nhất
thiết phải
sinh con
0 0 13 9,56 37 26,81 104 100 123 90,44 101 73,19
3. Không nhất
thiết phải
có chồng
mới có con
5 4,81 32 23,53 80
57,97 99 95,19 104 76,47 58 42,03
4. Nam nữ
sống với
nhau không
cần hôn thú
9 8,65 35 25,74 95 68,84 95 91,35 101 74,26 43 31,16
195
19. Nhận xét/Đánh giá về quan hệ tình dục trước hôn nhân:
TT Nhận xét/Đánh giá
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL (%) SP TL (%) SP TL (%)
1. Là việc làm vi phạm đạo
đức, lối sống, làm xấu
thanh danh của bản thân,
gia đình
28 26,92 18 13,24 3 2,17
2. Là việc làm bình thường,
có thể chấp nhận được
9 8,65 50 36,76 92 66,67
3. Không nên quan hệ tình
dục trước hôn nhân (nên
giữ gìn trinh tiết để tiến
đến hôn nhân)
67 64,42 36 26,47 3 2,17
4. Nam nữ nên quan hệ tình
dục trước hôn nhân để hoà
hợp cuộc sống vợ chồng
(tình yêu phải gắn liền với
tình dục)
0 0 32 23,53 40 28,99
20. Nhận xét/Đánh giá về quan hệ tình dục ngoài hôn nhân:
TT Nhận xét/Đánh giá
Thế hệ già Thế hệ trung Thế hệ trẻ
SP TL (%) SP TL (%) SP TL (%)
1. Là việc làm vi phạm đạo đức,
lối sống, làm xấu thanh danh
của bản thân, gia đình
74 71,15 71 52,21 54 34,08
2. Là việc làm bình thường, có
thể chấp nhận được
2 1,92 9 6,62 21 15,22
3. Có thể chấp nhận được ở
nam giới, không thể chấp
nhận được ở nữ giới
24 23,08 27 19,85 18 18,12
4. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, lý
do để đánh giá
4 3,85 29 21,32 45 32,61
196
PHỤ LỤC 4
CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU
Câu hỏi với các thế hệ người sống trong gia đình
1. Gia đình ông bà, anh chị có mấy thế hệ cùng chung sống?
2. Hình thức chung sống giữa các thế hệ trong gia đình ông bà, anh chị như
thế nào?
3. Trong gia đình ông bà (anh chị) có những khác biệt như thế nào về lối
sống giữa các thế hệ trong gia đình?
Từ các câu trả lời, dẫn dắt đến các biểu hiện cụ thể của sự khác biệt lối sống
trên các phương diện: văn hoá tiêu dùng, những quan niệm sống trong gia đình với
những câu hỏi cụ thể:
3.1. Hoạt động chi tiêu, mua sắm của ông bà, anh chị tập trung vào các nhu
cầu nào? Nếu không có tiền, ông bà anh chị có vay mượn để thực hiện hoạt động
này không? Hoạt động chi tiêu nào giữ vị trí quan trọng nhất đối với ông bà, anh
chị?
3.2. Hoạt động giải trí trong gia đình có những khác biệt cụ thể như thế nào?
Điều đó có cản trở đến cuộc sống của các thế hệ không?
3.3. Quan niệm sống trong gia đình có những khác biệt gì? (Dẫn dắt cụ thể
đến một số quan niệm sống trong gia đình: quan niệm về tiêu chuẩn chọn bạn đời;
quan niệm về sống chung hay sống riêng; quan niệm về tình yêu, tình dục).
4. Trong những khác biệt vừa kể, theo ông bà (anh chị), khác biệt lớn nhất
trong gia đình mình là gì? Những khác biệt ấy có dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình
không?
5. Những khác biệt về lối sống giữa các thế hệ trong gia đình mang đến
những thuận lợi và khó khăn gì trong cuộc sống của ông bà, anh chị?
6. Ông bà, anh chị đã làm gì để dung hoà những khác biệt lối sống giữa các
thế hệ trong gia đình mình?
7. Theo ông bà, anh chị vì sao có những khác biệt về lối sống giữa các thế hệ
trong gia đình?
8. Ông bà, anh chị đánh giá như thế nào về lối sống của thế hệ con cháu
trong gia đình mình và thế hệ trẻ hiện nay? (câu hỏi dành cho những người già và
trung niên).
197
9. Anh chị đánh giá như thế nào về lối sống của thế hệ ông bà, bố mẹ trong
gia đình mình và thế hệ người già hiện nay nói chung? ( câu hỏi dành cho những
người trẻ).
Câu hỏi đối với cán bộ xã, hội phụ nữ, ban hoà giải, ban dân số:
1. Dân cư trong xã bao gồm các thành phần nào (người dân gốc hay người
dân ở nơi khác đến sinh sống?)
2. Quy mô gia đình trong xã hiện nay như thế nào?
3. Đời sống kinh tế của người dân trong xã (làng xã) trước kia và từ khi có
khu công nghiệp xuất hiện đã có những thay đổi như thế nào? Đánh giá về những
thay đổi ấy?
4. Hằng năm chính quyền xã giải quyết bao nhiêu vụ việc liên quan đến mâu
thuẫn gia đình? Đó là các mâu thuẫn gì?
5. Đánh giá về lối sống làng xã; lối sống của các thế hệ trong gia đình hiện
nay.
198
PHỤ LỤC 5
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Hình 1: Đường đất xóm Nội năm 1996 (nguồn: Anh T.N.H, xóm Nội cung cấp)
Hình 2: Đường xóm Nội sau khi đô thị hoá (nguồn: NCS chụp tháng 12/2017)
199
Hình 3: Đầm sen Cẩm Đội trước khi có đường quốc lộ chạy qua
(nguồn: Anh V.V.N, xóm Cẩm Đội cung cấp)
Hình 4: Đầm sen Cẩm Đội sau khi có đường quốc lộ chạy qua
(nguồn: NCS chụp tháng 5/2017)
200
Hình 5, 6: Con đường và cánh đồng Cái Cẩm tại xã trước năm 1998
(nguồn: Anh T.N.H, xóm Nội cung cấp)
201
Hình 7, 8: Trụ sở Công ty ô tô và những con đường thay thế cánh đồng và con
đường làng (nguồn: NCS chụp tháng 10/2018)
202
Hình 9, 10: Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp vẫn đang diễn ra mạnh mẽ tại xã
(nguồn: NCS chụp tháng 12/2017)
203
Hình 11, 12: Cổng chào và nhà máy trong khu Công nghiệp Thuỵ Vân
(nguồn: NCS chụp năm 2017)
204
Hình 13: Đồng ruộng bỏ không (nguồn: NCS chụp năm 2017)
Hình 14: Một đoạn hồ bị ô nhiễm (nguồn: NCS chụp năm 2017)
205
Hình 15, 16: Một số trường Mầm non tư thục tại xã (nguồn: NCS chụp năm 2018)
206
Hình 17, 18: Một số cửa hàng ăn uống (nguồn: NCS chụp năm 2017)
207
Hình 19, 20: Một số công ty tư nhân đặt trụ sở ngay tại gia đình
(nguồn: NCS chụp tháng 7/2017)
208
Hình 21, 22: Quán coffe, karaoke tại xã (nguồn: NCS chụp tháng 7/2017)
209
Hình 23, 24, 25, 26: Một số biển quảng cáo, chỉ dẫn tại xã
(nguồn: NCS chụp năm 2018)
210
Hình 27: Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại xã năm 2017
(nguồn: NCS chụp năm 2017)
Hình 28: Thanh niên xã Thuỵ Vân tham gia thi đấu thể thao
(nguồn: NCS chụp 2017)
211
Hình 29: Thế hệ trẻ trong cửa hàng internet Xóm Nội (nguồn: NCS chụp năm 2016)
Hình 30: Bể bơi chủ yếu phục vụ thế hệ trẻ tại xã (nguồn: NCS chụp năm 2019)
212
Hình 31, 32: Các cụ cao tuổi tập trung, trò chuyện
(nguồn: NCS chụp năm 2018, 2019)
213
Hình 33, 34: Lễ khai mạc giải bóng đá làng Trại Cá (xóm Phú Hậu) năm 2019
(nguồn: NCS chụp năm 2019)
214
Hình 35: Ngày hội Gia đình hạnh phúc trong chương trình xây dựng gia đình văn
hoá do UBND xã tổ chức (nguồn: Ảnh tư liệu UBND xã)
Hình 36: Văn nghệ xã năm 2017 (nguồn: Ảnh tư liệu UBND xã)
215
Hình 37, 38: Lễ khánh thành Nhà văn hoá thôn Phú Hậu
(nguồn: Ảnh tư liệu UBND xã)
216
Hình 39, 40: Lễ Phật Đản tổ chức tại chùa Thượng Lâm
(nguồn: NCS chụp năm 2017)
217
Hình 41, 42: Chùa Thượng Lâm được phá dỡ để xây mới
(nguồn: NCS chụp tháng 10/2019)
218
Hình 43, 44: Căn nhà cũ và nhà mới được xây dựng trong cùng khuôn viên của một
đại gia đình trong xã (nguồn: NCS chụp năm 2017)
219
Hình 45, 46: Một buổi lễ giỗ họ (nguồn: NCS chụp tháng 01/2017)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_su_khac_biet_loi_song_giua_cac_the_he_trong_gia_dinh.pdf
- Trichyeu_NguyenThiMyLInh.pdf