Luận án Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại hà nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI PHẠM THỊ THANH HUYỀN SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Thế Bình 2. TS. Nguyễn Xuân Trƣờng HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả ng

pdf231 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại hà nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Phạm Thị Thanh Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................................. 4 7. Đóng góp của Luận án ............................................................................................................... 4 8. Cấu trúc của Luận án ................................................................................................................. 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................................................. 5 1.1. Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội ....................................................................................................................................... 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử và di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ..... 5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội ............... 7 1.2. Các công trình nghiên cứu về sử dụng di tích trong dạy học nói chung, di tích lịch sử trong dạy học lịch sử nói riêng ở trƣờng phổ thông ............................................... 12 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về lí luận dạy học ............................................................ 12 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về sử dụng di tích lịch sử nói chung, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông ............. 17 1.3. Nhận xét chung về các công trình đã công bố, những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu ................................................................................................................ 22 1.3.1. Nhận xét chung ............................................................................................................. 22 1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa ......................................................................... 23 1.3.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu .................................................................... 23 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................................................................ 25 2.1. Cơ sở lí luận.......................................................................................................................... 25 2.1.1. Quan niệm về di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội ........................................ 25 2.1.2. Quan niệm về sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông .............................................................................................. 28 2.1.3. Các loại di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội .............................................................. 30 2.1.4. Đặc điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội ............................................... 32 2.1.5. Giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội ..................................................... 35 2.1.6. Mối quan hệ giữa di tích lịch sử quốc gia đặc biệt với kiến thức lịch sử .............. 37 2.17. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông ............................................................ 38 2.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông .......................................................... 44 2.2.1. Thực trạng việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông ................................................................................................. 44 2.2.2. Khảo sát thực trạng sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông ...................................................................... 48 Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................................................. 61 3.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam ở trƣờng trung học phổ thông ..................................................................................................................................... 61 3.1.1. Vị trí ............................................................................................................................... 61 3.1.2. Mục tiêu ......................................................................................................................... 61 3.1.3. Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông .......... 62 3.1.4. Nội dung lịch sử Việt Nam cấp trung học phổ thông cần sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội .............................................................................................. 67 3.2. Nội dung của các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội có thể và cần khai thác để dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng trung học phổ thông .................................... 72 3.2.1. Bảng thống kê các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội cần sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông .......................................... 72 3.2.2. Nội dung các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội cần sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông .................................................... 74 3.3. Hình thức sử dụng các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng trung học phổ thông .......................................................... 90 3.3.1. Sử dụng trực tiếp các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông .................................................................. 90 3.3.2. Sử dụng gián tiếp các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông ........................................................... 98 Chƣơng 4: CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƢỜNG THPT. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................................................. 108 4.1. Một số yêu cầu khi lựa chọn các biện pháp sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ............................................................................. 108 4.2. Các biện pháp sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng trung học phổ thông ........................................................ 111 4.2.1. Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội để khởi động, tạo hứng thú học tập cho học sinh ........................................................................................................ 111 4.2.2. Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội để tổ chức học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới .................................................................................................................. 114 4.2.3. Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội để luyện tập, củng cố kiến thức đã học ............................................................................................................................. 125 4.2.4. Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ....................................................................................................... 128 4.3. Thực nghiệm sƣ phạm toàn phần .................................................................................. 130 4.3.1. Mục đích, đối tượng và giáo viên thực nghiệm sư phạm .............................. 130 4.3.2. Mô hình, quy trình và nội dung thực nghiệm ........................................................... 131 4.3.3. Phương pháp tiến hành và kết quả thực nghiệm ...................................................... 135 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................... 148 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐC : Đối chứng ĐHSP : Đại học Sư phạm DHLS : Dạy học lịch sử DSVH : Di sản văn hóa DTLS : Di tích lịch sử DTLSQGĐB : Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt DTQGĐB : Di tích quốc gia đặc biệt GV : Giáo viên HS : HS LSVN : Lịch sử Việt Nam NXB : Nhà xuất bản PL : Phụ lục PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Nhận thức của GV về khái niệm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt .................... 49 Bảng 2.2. Nhận thức của GV về ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt trong dạy học lịch sử ....................................................................................... 50 Bảng 2.3. Mức độ sử dụng các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội ...................... 51 Bảng 2.4. Mức độ hiệu quả khi sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.......................... 52 Bảng 2.5. Các phương pháp sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử .............................................................................................. 52 Bảng 2.6. Mức độ hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp dạy học .......................... 53 Bảng 2.7. Mức độ tổ chức các hoạt động ngoại khóa về di tích lịch sử quốc gia đặc biệt............................................................................................................. 54 Bảng 2.8. Hiệu quả của các hoạt động ngoại khóa tại di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội ................................................................................................................ 54 Bảng 2.9. Mức độ sử dụng các biện pháp khai thác di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội ................................................................................................................ 55 Bảng 2.10. Hiệu quả sử dụng các biện pháp khai thác di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội ................................................................................................................ 55 Bảng 2.11. Những khó khăn khi sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội ....... 56 Bảng 2.12. Hứng thú học tập Lịch sử của HS ......................................................................... 56 Bảng 2.13. Hình thức di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội theo đánh giá của HS ........ 57 Bảng 2.14. Mức độ PP sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội của GV từ HS ................................................................................................... 57 Bảng 4.1. So sánh kết quả học tập giữa lớp đối chứng và thực nghiệm biện pháp 2.1 .. 117 Bảng 4.2. So sánh kết quả học tập giữa lớp đối chứng và thực nghiệm biện pháp 2.2 . 121 Bảng 4.3. Phân phối điểm kiểm tra trước TN của các lớp TN và ĐC .............................. 136 Bảng 4.4. Phân phối điểm kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp TN ..................... 138 Bảng 4.5. Phân phối điểm kiểm tra sau thực nghiệm của các lớp TN và ĐC ................. 139 Biểu đồ 4.5. Phân phối điểm kiểm tra sau thực nghiệm của lớp TN và ĐC ....................... 139 Bảng 4.6. Phân loại theo thang đánh giá kết quả sau TN lớp TN và ĐC ......................... 140 Bảng 4.7. Kết quả tự đánh giá hứng thú của HS trước thực nghiệm ................................ 141 Bảng 4.8. Kết quả tự đánh giá hứng thú của HS sau thực nghiệm ................................... 141 Bảng 4.9. Kết quả thực nghiệm toàn phần bài nội khóa tại di tích ................................... 143 Bảng 4.11. Đánh giá của HS về hoạt động trải nghiệm ...................................................... 146 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Phân phối điểm kiểm tra trước TN lớp TN và ĐC ...................................... 136 Biểu đồ 4.2. Đường lu tích điểm kiểm tra trước TN của 2 lớp TN và ĐC.................... 137 Biểu đồ 4.3. Phân phối điểm kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp TN ................ 138 Biểu đồ 4.4. Đường lu tích điểm kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp TN ....... 138 Biểu đồ 4.5. Phân phối điểm kiểm tra sau thực nghiệm của lớp TN và ĐC ................... 139 Biểu đô 4.6. Đường lu tích điểm kiểm tra sau TN lớp TN và ĐC ................................. 140 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch .................. 75 Hình 3.2. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long ............. 76 Hình 3.3. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám .................. 79 Hình 3.4. Di tích thành Cổ Loa ............................................................................................ 82 Hình 3.5. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn kiếm và đền Ngọc Sơn ................. 84 Hình 3.6. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm..................... 85 Hình 3.7. Di tích lịch sử đền Hai Bà Trưng .......................................................................... 86 Hình 3.8. Di tích lịch sử đền Hát Môn .................................................................................. 87 Hình 3.9. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn ........................................................................................................................... 88 Hình 3.10. Di tích lịch sử Gò Đống Đa ................................................................................... 89 Hình 3.11. Thiết kế di tích ảo trên phần mềm Panotour ...................................................... 101 Hình 3.12. Di tích ảo Văn Miếu - Quốc Tử Giám ............................................................... 102 Hình 3.13. Di tích thành Cổ Loa .......................................................................................... 105 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Thế kỷ XXI chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, giáo dục và đào tạo cũng đứng trước những thách thức mới để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa. Đối với giáo dục phổ thông, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” nêu rõ: “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Do đó, giáo dục phổ thông cần có sự đổi mới căn bản và toàn diện, trong đó, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách. 1.2. Ở trường phổ thông, Lịch sử là môn học có ưu thế đặc biệt không chỉ giúp HS nhận thức được quá khứ, tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại, mà còn cung cấp cho người học những tri thức, bài học kinh nghiệm, giá trị văn hóa, lịch sử của cha ông để lại. Trên cơ sở đó, HS có sự nhận thức đúng đắn về hiện tại, quan trọng hơn là hình thành những phẩm chất tốt đẹp như lòng tự hào về truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn bản sắc, đề cao trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, vị thế, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Thực tế đó đòi hỏi phải tìm kiếm những con đường, cách thức dạy học, biện pháp sư phạm phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của môn học. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới (2018), vấn đề đa dạng các hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt các hoạt động trải nghiệm, thực hành được chú trọng. Từ kinh nghiệm một số nước phát triển trên thế giới trong việc đưa di sản vào giảng dạy ở trường phổ thông là một trong những con đường đem lại hiệu quả giáo dục cao được các nhà khoa học công nhận và thực tiễn chứng minh. Trong đó, di tích lịch sử nói chung, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nói riêng thuộc di sản văn hóa vật thể, được coi là một nguồn sử liệu quý giá đã và đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. 1.3. Hà Nội là địa phương sở hữu số lượng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhiều nhất trong cả nước, (chiếm khoảng 20%). Tiêu biểu là các di tích Cổ Loa, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch. Cụm di tích đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm, Đây là những di sản quý báu có giá trị đặc biệt, thiêng liêng của vùng đất địa linh nhân kiệt, xứ kinh kỳ từ ngàn xưa đến nay. Đồng thời, được hình thành trong quá trình lịch sử, gắn liền với những nhân vật, sự kiện lịch sử cụ thể, quan trọng của đất nước. Do đó, mỗi di tích đều phản ánh bản sắc tâm hồn, bản lĩnh, khí phách của dân tộc, minh chứng cho những sự kiện, những chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong suốt chiều dài lịch sử. 2 Với giá trị đặc biệt như vậy, việc khai thác và sử dụng các di sản văn hóa Việt Nam nói chung, các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng với tư cách nguồn kiến thức sống động, là công cụ dạy học đa phương tiện, là môi trường học tập gắn liền thực tiễn ngày càng trở nên cấp thiết đối với việc hình thành kiến thức lịch sử, nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển năng lực và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách tốt đẹp cho HS. Khai thác và sử dụng hiệu quả di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội sẽ là một đóng góp không nhỏ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. 1.4. Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nói chung, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng trong dạy học lịch sử, nhiều GV đã xây dựng nội dung và thiết kế các hình thức tổ chức dạy học và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, thực tiễn việc khai thác và sử dụng các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay chưa phản ánh đầy đủ giá trị to lớn của di tích cũng như chưa đạt được hiệu quả giá dục như mục tiêu đề ra. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu k lưỡng về lý luận, xác định nội dung, thiết kế hình thức và đề xuất các biện pháp khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông" để làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, với mong muốn khai thác giá trị to lớn của nguồn sử liệu quý giá này vào dạy học lịch sử ở trường THPT. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT. Trong đó, tập trung vào các hình thức và biện pháp sử dụng. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án không đi sâu nghiên cứu về di tích lịch sử nói chung, mà chỉ tập trung tìm hiểu việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam cho HS THPT (áp dụng trên cả nước). - Phạm vi điều tra, khảo sát thực tiễn được tiến hành tại một số trường THPT đại diện cho các vùng miền ở các tỉnh, thành trong phạm vi cả nước. - Phạm vi vận dụng: Luận án đi sâu nghiên cứu chương trình sách giáo khoa phần LS Việt Nam để đề xuất các hình thức sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT. Các biện pháp sư phạm tập trung chủ yếu trong giờ học nội khóa trên lớp. - Phạm vi thực nghiệm: Gồm thực nghiệm từng phần và toàn phần một số bài trong giờ học nội khóa và hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm ở một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh ở phía Bắc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định vai trò của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt 3 tại Hà Nội, luận án lựa chọn nội dung cơ bản, đề xuất hình thức và biện pháp sử dụng hiệu quả di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Xây dựng cơ sở lý luận về sử dụng các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt trong dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tài liệu giáo dục học, tâm lý học và giáo dục lịch sử. - Khảo sát thực trạng việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong quá trình dạy học ở các trường THPT. - Tìm hiểu nội dung chương trình SGK lịch sử Việt Nam (hiện hành và chương trình mới) ở trường THPT. Qua đó, xác định nội dung cần khai thác và sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT. - Xác định các hình thức tổ chức dạy học và đề xuất các biện pháp sử dụng trực tiếp và gián tiếp các DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT. - Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần, toàn phần những biện pháp sư phạm đã đề xuất để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về giáo dục và giáo dục lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, có sự tiếp cận, kế thừa thành tựu của nhiều ngành khoa học khác. Tuy nhiên, đề tài thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục nên chúng tôi tập trung vào bốn nhóm phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Nhóm phương pháp lý thuyết: Sưu tầm, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học, tài liệu giáo dục lịch sử, tài liệu lịch sử văn hóa, khảo cổ học liên quan trực tiếp đến đề tài; nghiên cứu chương trình, SGK phần lịch sử Việt Nam ở trường THPT. - Nhóm phương pháp thực tiễn: + Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy và học lịch sử của GV, HS thông qua dự giờ, thăm lớp. + Điều tra bằng phiếu hỏi: Thông qua GV lịch sử và HS ở một số trường THPT nhằm thu thập thông tin về việc sử dụng các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT. + Hỏi ý kiến chuyên gia: Về các vấn đề liên quan đến luận án, đặc biệt là hình thức và biện pháp sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: + Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần ở một số trường trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận để khẳng định tính khả thi của những biện pháp sư phạm mà luận án đề xuất. - Phương pháp xử lý dữ liệu bằng toán thống kê: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các dữ liệu điều tra thực tiễn và kết quả thực nghiệm sư phạm, làm cơ sở rút ra các kết luận khoa học và kiến nghị cho đề tài. 4 5. Giả thuyết khoa học Trong thực tiễn, việc sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT còn nhiều bất cập. Nếu GV xác định được nội dung di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội cần khai thác trong dạy học lịch sử Việt Nam và đề xuất được hình thức, biện pháp sử dụng phù hợp với điều kiện nhà trường, khả năng nhận thức của HS, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lí luận về phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử nói chung, phương pháp sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT. - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp GV biết sử dụng hiệu quả di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng môn học, đồng thời góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị của các DTLSQGĐB ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho GV, HS, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu. 7. Đóng góp của Luận án - Làm sáng tỏ bản chất, giá trị của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội, khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT. - Khảo sát và đánh giá được thực trạng sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT. - Xác định được nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam cần sử dụng di tích và nội dung các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội cần khai thác trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT. - Đề xuất được các hình thức, biện pháp sử dụng các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử hiện nay. 8. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Chương 3: Nội dung và hình thức sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT. Chương 4: Các biện pháp sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT. Thực nghiệm sư phạm. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI DTLS nói chung, DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các nhà quản lý văn hoá thường tiếp cận theo hướng bảo tồn và phát triển các DTLS. Các nhà sử học tập trung nghiên cứu nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển và giá trị của DTLS đối với dân tộc và nhân loại. Các nhà giáo dục lịch sử coi DTLS như một nguồn kiến thức khoa học, một phương tiện trực quan, một môi trường giáo dục lí tưởng đối với HS. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi tiếp cận theo hai hướng sau: 1.1. Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử và di tích lịch sử quốc gia đặc biệt 1.1.1.1. Công trình của tác giả nước ngoài Trong việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam thời tiền thực dân, có một nguồn tư liệu phong phú, đa dạng và quan trọng đó là các tài liệu ghi chép và những chuyên khảo của các tác giả phương Tây. Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã xuất bản 6/10 tập thuộc bộ sách Việt Nam trong quá khứ: Tư liệu nước ngoài trong đó hai cuốn đáng chú ý là Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài của Jean Baptiste Tavernier, dịch giả Lê Tư Lành. Nhà xuất bản Thế giới, 2005. Cuốn sách là những chuyên khảo, các bản thảo, tranh ảnh, bản đồ về xứ sở Đàng Ngoài với trung tâm là kinh thành Thăng Long của Đại Việt thế kỷ XVII – XVIII. Cuốn sách phác họa bức tranh toàn cảnh về tự nhiên, kinh thành, phố thị với những công trình văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo của người Thăng Long xưa. Từ góc nhìn của những học giả phương Tây cho thấy họ rất quan tâm, thích thú, ngưỡng mộ nền văn hóa lâu đời Thăng L...V có hiệu quả là tổng hòa của "các tính cách của người GV như là một cá nhân bình thường". Đồng thời nhấn mạnh, người GV hiệu quả phải thực hiện tốt khâu quản lí và tổ chức lớp học; soạn bài và tổ chức giảng dạy; thực hiện giảng dạy; theo dõi sự tiến bộ và tiềm năng của HS. Tác giả cũng định ra bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng của người GV hiệu quả. Kết quả nghiên cứu giúp GV vững vàng hơn trong xử lý các tình huống dạy học nói chung, khai thác và sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS nói riêng để đạt kết quả tốt nhất. Robert J.Marzano trong cuốn Nghệ thuật và khoa học dạy học (Người dịch Nguyễn Hữu Châu, NXB GDVN, 2011) khẳng định, nghề dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Mỗi GV phải tự xây dựng PPDH cụ thể cho HS của mình tại thời điểm thích hợp, không có một PPDH nào có thể áp dụng cho mọi đối tượng dạy học. Theo đó, đòi hỏi năng lực của người GV phải luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng và khả năng nhận thức của HS. Đồng thời, chỉ rõ cho GV những cách làm 15 cụ thể để thực hiện nội dung đó. Đó là cơ sở để chúng tôi lựa chọn các PPDH tối ưu khi khai thác và sử dụng DTLSQGĐB trong quá trình DHLS ở trường THPT. Giselle O.Martin - Kniep trong cuốn Tám đổi mới để trở thành ngƣời GV giỏi (Người dịch Lê Văn Canh, NXB GDVN, 2011) đã trình bày những thủ thuật dạy học cụ thể, gợi ý để GV vận dụng vào từng lớp học, với từng đối tượng nhận thức (giỏi, khá, trung bình, yếu). Điều đó đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng của người GV vì GV khó có thể nuôi dưỡng được hoạt động học tập đích thực cho người học nếu bản thân người học lại không tham gia vào quá trình học tập. Theo đó, mỗi GV có thể xây dựng chương trình giảng dạy cho mình từ đó có thể vận dụng trong bài học nội khóa và bài học ngoại khóa. Tác giả nhấn mạnh việc sử dụng phương pháp đánh giá gắn với đời sống thực tế là một định hướng cho hoạt động dạy trong nhà trường, cần tạo điều kiện thuận lợi cho người học gắn việc học tập với thực tế. Như vậy, trong trường hợp này DTLSQGĐB trở thành môi trường thực tiễn của hoạt động kiểm tra, đánh giá trong quá trình DHLS ở trường phổ thông. Đây là gợi ý quý báu để chúng tôi thực hiện các hoạt động trải nghiệm với DTLSQGĐB tại Hà Nội để tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực và phẩm chất của mình. Tác giả Bernd Meier (Đức) với tác phẩm Lý luận dạy học hiện đại (Bản dịch Nguyễn Văn Cường, NXB Đại học Sư phạm, 2016) nghiên cứu sâu về lý luận dạy học hiện đại. Tác giả đã đưa ra những quan điểm dạy học khác nhau như: dạy học phát triển kế thừa, dạy học điển hình, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học theo tình huống, dạy học đóng vai,.. Các phương pháp đó đều hướng tới phát triển năng lực người học. Đó là những kết quả nghiên cứu có giá trị để chúng tôi kế thừa, vận dụng trong quá trình xác định hình thức, biện pháp sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT. 1.2.1.2. Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Khác với cách tiếp cận của các nhà quản lý và nghiên cứu văn hoá, các nhà giáo dục học và tâm lý học, các nhà giáo dục lịch sử ở Việt Nam đã nhìn nhận di tích lịch sử với góc độ là một nguồn kiến thức khoa học, một phương tiện trực quan đặc biệt và môi trường thực tiễn lí tưởng để tổ chức DH với nhiều hình thức khác nhau. Các tài liệu giáo dục học, lí luận dạy học của các tác giả Việt Nam như Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Cảnh Toàn, Thái Duy Tuyên, Lưu Xuân Mới, Phạm Bá Hoành, Nguyễn Hữu Châu... cũng nghiên cứu sâu về quá trình dạy học. Quan điểm thống nhất cho rằng dạy học bao gồm hai hoạt động gắn bó mật thiết với nhau: hoạt động dạy của thầy có chức năng kép: truyền đạt thông tin dạy và điều khiển hoạt động học; hoạt động học của trò có hai chức năng thống nhất với nhau là lĩnh hội (tiếp thu thông tin dạy của thầy) và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học của mình (tự giác, tích cực, tự lực). Cụ thể: Trong giáo trình Giáo dục học (Tài liệu lưu hành nội bộ, Tủ sách ĐHSP Hà Nội II, 1971), chỉ ra một trong năm phương châm giáo dục là lý luận gắn liền với thực tế; GV mỗi khi có điều kiện phải cho HS trực tiếp quan sát sự vật và hiện tượng thật. Đối với sự vật và hiện tượng không trực tiếp quan sát được, GV có thể sử dụng đồ dùng trực quan để khôi phục lại hình ảnh của chúng cho HS quan sát. Đồng thời, xác 16 định hình thức tổ chức giờ học tại nơi có di tích, sự kiện đang học (đối với môn Lịch sử là địa điểm di tích); khẳng định tầm quan trọng của hoạt động tham quan ngoại khóa tạo điều kiện cho HS tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành những biểu tượng chính xác, khái niệm đúng đắn, cảm xúc chân thành, có ý nghĩa giáo dục lớn trong tình yêu đối với quê hương, tin tưởng ở khoa học, có ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó là những gợi ý quan trọng để chúng tôi đề xuất và vận dụng linh hoạt các hình thức và biện pháp sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong quá trình làm luận án. Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong giáo trình Giáo dục học (NXB Giáo dục 1987) trên cơ sở trình bày những vấn đề chung về giáo dục học, trong đó, đề cập đến quy luật của quá trình dạy học - quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy và học là quy luật cơ bản, nó phản ánh mối liên hệ tất yếu và bền vững giữa hai nhân tố trung tâm, của quá trình dạy học: hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Trong quan hệ đó, thầy đóng vai trò chủ đạo với tư cách là chủ thể tác động sư phạm đứng trước hai đối tượng điều khiển: HS và hoạt động nhận thức của nó. Đặc biệt, đề cập đến các hình thức tổ chức dạy học và các loại bài học, cần vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, các phương pháp, phương tiện dạy học nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của HS. Đồng thời khẳng định, đồ dùng trực quan nếu được sử dụng hợp lý và khéo léo giúp HS dễ hiểu, nhớ kiến thức lâu hơn. Đó là những gợi ý quý báu để tác giả luận án vận dụng khi xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. Đặc biệt là, xác định hình thức, biện pháp sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội theo nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhận thức của HS. Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) “Giáo dục học” tập 1,2, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009 đã đi sâu nghiên cứu vấn đề về bản chất của quá trình DH và mối quan hệ biện chứng, thống nhất của các yếu tố trong quá trình dạy học như mục tiêu DH, nội dung DH, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DH, nhằm đạt tới những kết quả tối ưu trong quá trình giáo dục. Đó là những nguyên tắc chung để chúng tôi vận dụng trong quá trình xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. Tác giả Phạm Viết Vượng trong các giáo trình Giáo dục học (2008), Giáo dục học đại cƣơng (2013), đã trình bày những nội dung cơ bản của lý luận dạy học như quá trình dạy học, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tác giả cho rằng động lực của quá trình dạy học là việc giải quyết mâu thuẫn nội tại giữa một bên là nhu cầu nhận thức và bên kia là trình độ nhận thức của HS ở một thời điểm nhất định, GV là người tạo dựng các mâu thuẫn và bằng nghệ thuật sư phạm tổ chức cho người học giải quyết các mâu thuẫn đó bằng sự nỗ lực của bản thân. Theo đó, việc giảng dạy chỉ có hiệu quả khi GV giữ được vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS học tập. Vai trò chủ đạo của GV chính là vai trò định hướng mục tiêu và đảm bảo chất lượng dạy học. Đó cũng là những nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học mà chúng tôi sẽ vận dụng linh hoạt trong quá trình làm luận án. Tác giả Trần Bá Hoành trong cuốn Vấn đề GV – những nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đưa ra quan điểm “một hướng đổi mới đào tạo GV hiện nay là phải dạy HS 17 phương pháp học”, khẳng định chức năng cơ bản của người dạy là dạy cách học, chức năng cốt lõi của người học là học cách học. Một GV giỏi phải biết kết hợp nhuần nhuyễn hai hoạt động đó giữa thầy và trò trong quá trình dạy học. Đó cũng là nguyên tắc dạy học cần được thực hiện triệt để ở trường phổ thông nói chung, khi sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học lịch sử nói riêng nhằm phát triển năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. Trong cuốn Giáo dục học hiện đại - Những nội dung cơ bản của Thái Duy Tuyên (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001) tiếp tục khẳng định “trực quan là điểm xuất phát của DH”[144, tr.169]. Trên cơ sở đó, tác giả bàn đến các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS dã chỉ rõ: kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, cần sử dụng các phương tiện DH, kiến thức phải được trình bày trong “dạng động”, dụng cụ trực quan có tác dụng tốt trong việc kích thích hứng thú HS, cần sử dụng nhiều hình tổ chức DH khác nhau, trong đó có tham quan... Do vậy, DTLSQGĐB là một loại phương tiện cần thiết trong dạy học lịch sử. Tác giả Nguyễn Thành Kỉnh trong bài viết Từ PPDH truyền thống đến phƣơng pháp sƣ phạm hợp tác (Tạp chí Giáo dục số 206 – kì 2-1/2009) đã tổng kết các PPDH trong thực tiễn của nhà trường và trong lĩnh vực lí luận sư phạm, từ một hình thái “giáo dục quyền uy” độc đoán, truyền thống chuyển sang chủ nghĩa “giáo dục tự nhiên” thế kỉ XVIII, đến trào lưu hướng về người học “lấy HS làm trung tâm” và xu hướng một nền “giáo dục hợp tác” đang được thể nghiệm hiện nay. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến PP “sư phạm hợp tác” với ưu điểm là tập trung vào tác động qua lại giữa người dạy, người học và môi trường tổ chức dạy học. Đó vừa là nguyên tắc vừa là phương pháp để phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học trong quá trình nhận thức nói chung, sử dụng DTLSQGĐB trong DHLS nói riêng. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về sử dụng di tích lịch sử nói chung, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông 1.2.2.1. Công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài Tác giả Đairi đã viết trong cuốn Chuẩn bị giờ học lịch sử nhƣ thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1973, chỉ rõ “toàn bộ công tác DH sẽ vô cùng có lợi, nếu thầy giáo hiểu môn học trên cơ sở tất cả những nguồn tư liệu có liên quan đến sự kiện...” và chỉ rõ “Bản thân cơ chế hình thành kiến thức lịch sử đòi hỏi một khối lượng tài liệu sự kiện phong phú, sáng sủa, giàu hình tượng, giàu cảm xúc, tài liệu đó đưa ra một bức tranh nguyên vẹn của hiện tượng nào đó” [33, tr.10]. Đồng thời, nhấn mạnh, để hình thành tư duy độc lập và tính tự lập của HS thì nên tổ chức học tập thực tế tại di tích lịch sử; đề xuất một số hình thức dạy học tại thực địa. Đó là cơ sở phương pháp luận để chúng tôi kế thừa và vận dụng linh hoạt trong quá trình xác định hình thức, phương pháp và cách thức tiến hành dạy học tại thực địa (nơi có DTLSQGĐB tại Hà Nội) đạt hiệu quả và có tính khả thi. I.Ia.Lecne với Phát triển tƣ duy HS trong dạy học lịch sử, NXB Moscow, 1982 (Tài liệu dịch lưu trữ tại thư viện ĐHSP Hà Nội) đã chỉ ra rằng dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan sẽ là cơ sở để diễn ra sự tái hiện tri thức và phương pháp hoạt động. Ông 18 khẳng định sự cuốn hút của phương tiện tạo hình trực quan có ý nghĩa rất quan trọng. Tính trực quan là phương tiện cơ bản để hình thành kiến thức lịch sử. Đồng thời, nêu lên các loại và phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Đó là những gợi ý quý báu cho chúng tôi khi sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học. Như vậy, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục lịch sử trên thế giới đều gián tiếp hoặc trực tiếp khẳng định vai trò của DTLS trong quá trình DHLS ở trường phổ thông; nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng các tài liệu về DTLS trong DHLS, nó có giá trị hỗ trợ HS phát triển toàn diện - cung cấp tri thức, giáo dục đạo đức, tư tưởng và phát triển k năng thực hành bộ môn. DTLS là phương tiện trực quan, là môi trường DH gắn liền thực tiễn, là nguồn kiến thức lịch sử khoa học, là một loại tài liệu lịch sử địa phương quan trọng cần vận dụng trong thực tiễn DH. Trong đó, hình thức tổ chức DH tại di tích góp phần hình thành tư duy độc lập và tính tự lập của HS. Kết quả của các công trình trên không những khẳng định sự hợp lý, đúng đắn, khoa học và cần thiết trong hướng nghiên cứu của đề tài, mà còn góp phần xây dựng cơ sở lý luận trong quá trình thực nghiệm và ứng dụng thực tiễn của luận án. 1.2.2.2. Công trình nghiên cứu của tác giả trong nước Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu ngoài nước, vận dụng sáng tạo vào đặc thù bộ môn, các nhà nghiên cứu về lý luận và phương pháp DHLS trong nước đã bàn đến ý nghĩa, vai trò, các hình thức, phương pháp sử dụng di tích với tư cách là nguồn kiến thức, là phương tiện DH trong DHLS ở trường phổ thông. Giáo trình Phƣơng pháp dạy học lịch sử qua các năm do các nhà nghiên cứu lý luận DH bộ môn biên soạn đã đề cập sâu sắc đến vấn đề Luận án nghiên cứu: Giáo trình Phƣơng pháp dạy học Lịch sử, Tập 1, NXBGD năm 1976 do Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị chủ biên đã nhấn mạnh 3 nguyên tắc cơ bản là: kết hợp việc DHLS với đời sống, đảm bảo tính trực quan và phát triển năng lực nhận thức của HS. Sử dụng di tích trong DHLS có thể đảm bảo hiệu quả việc thực hiện những nguyên tắc cơ bản nêu trên. Tác giả khẳng định, biểu tượng về nền văn hoá vật chất không những giúp HS hiểu rõ, chính xác lịch sử quá khứ, mà còn góp phần bồi dưỡng cho các em quan điểm Macxit về quy luật phát triển của lịch sử loài người. Giáo trình Phƣơng pháp dạy học lịch sử, Tập 2 (NXB Giáo dục Hà Nội, 1980) nhấn mạnh các nguyên tắc: học đi đôi với hành - trong đó yếu tố đầu tiên là quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp đối tượng nghiên cứu, khẳng định một biện pháp quan trọng của việc DH gắn liền với đời sống là đưa tài liệu lịch sử địa phương, chất liệu cuộc sống hiện tại vào việc trình bày lịch sử quá khứ. Trong trường hợp này, di tích với tư cách vừa là “đối tượng” nghiên cứu cần quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua đồ dùng trực quan), vừa là một loại tài liệu lịch sử địa phương cần thiết hỗ trợ cho việc học tập của HS. Đồng thời, khẳng định ý nghĩa và hướng dẫn cách thực hiện những giờ học tại thực địa với hình thức là một bài nội khóa hoặc công tác ngoại khóa. Đây là những gợi ý trực tiếp quan trọng định hướng khi xây dựng cơ sở lí thuyết và xác định các biện pháp sử dụng DTLS trong DH bộ môn ở trường THPT. Cuốn Phƣơng pháp dạy học lịch sử (NXB Giáo dục Hà Nội, 1992) do Phan 19 Ngọc Liên, Trần Văn Trị chủ biên (được tái bản có sửa chữa, bổ sung vào các năm 1998,1999, 2000, 2001) đã trở thành giáo trình chung cho các trường ĐHSP và CĐSP trong cả nước. Chương II viết về “Bộ môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông Việt Nam” khi xác định những yêu cầu cơ bản đối với việc cải tiến DHLS, phải đảm bảo tính cụ thể của lịch sử, muốn vậy phải nhờ đến sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan. Trong chương V, các tác giả nêu rõ để hình thành cho HS năng lực tư duy và hành động thì một trong những biện pháp quan trọng để cụ thể hóa sự kiện lịch sử; khẳng định bài học tại thực địa, bảo tàng (bài học nội khóa) có giá trị lớn đối với HS. So với giáo trình xuất bản năm 1980 việc tiến hành bài học tại thực địa đã được phân tích rõ hơn vai trò, ý nghĩa, hướng dẫn cụ thể hơn cách thức tiến hành với những ví dụ cụ thể. Đó là nguồn tài liệu quý để chúng tôi vận dụng linh hoạt vào quá trình đề xuất các biện pháp sử dụng hiệu quả DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Giáo trình Phƣơng pháp dạy học lịch sử xuất bản năm 2002, gồm 02 tập do các tác giả Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng viết (tái bản có bổ sung năm 2005, 2009, 2014 (NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội) đã định hướng về nguyên tắc DH, trong đó nhấn mạnh đặc điểm của môn Lịch sử không thể trực tiếp quan sát các sự kiện nên đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử, giúp HS nắm vững quy luật. Di tích và tài liệu di tích là phương tiện trực quan quan trọng, là một trong những biện pháp hiệu quả tạo biểu tượng lịch sử trong DH bộ môn. Sử dụng di tích là một trong những con đường, biện pháp phát triển tư duy và năng lực thực hành cho HS, khẳng định ý nghĩa của hình thức DH tại di tích, nêu quy trình, điều kiện thực hiện, những lưu ý khi tổ chức DH tại DTLS. Mặc dù nội dung của bộ giáo trình không đi sâu nghiên cứu về DTLS nói chung, DTLSQGĐB tại Hà Nội trong quá trình DHLS ở trường phổ thông nói riêng, nhưng những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở phương pháp luận vững chắc của đề tài. Đồng thời, gợi mở những giải pháp trong quá trình nghiên cứu Luận án. Cùng với giáo trình, nhiều nội dung liên quan đến đề tài của chúng tôi được thể hiện phong phú trong các nghiên cứu chuyên khảo của đông đảo các nhà nghiên cứu có uy tín trong giáo dục và DHLS ở Việt Nam. Tiêu biểu: Cuốn Đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông (NXB ĐHSP, 2008) do Phan Ngọc Liên chủ biên là tập hợp các bài nghiên cứu của cán bộ khoa Lịch sử, trường ĐHSP Hà Nội, Viện chiến lược và Chương trình giáo dục, Vụ Giáo dục trung học. Trong cuốn sách, nhiều bài viết đã trực tiếp liên quan đến đề tài của chúng tôi. Cụ thể: Phan Ngọc Liên trong bài“Một số vấn đề về đổi mới dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông” đã nêu rõ những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức DH. Trong đó cần tăng cường tính khoa học, tính cụ thể của sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, tổ chức cho HS tiếp cận nhiều hơn với các sử liệu. Bài viết cũng nhấn mạnh việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thực hành bộ môn với các hoạt động như tham quan bảo tàng lịch sử cách mạng, nhà truyền thống, chiến trường xưa, DH tại thực địa, nghiên cứu, học tập lịch sử địa phương. 20 Các tác giả Đặng Văn Hồ và Nguyễn Thành Nhân trong bài viết “Tài liệu lịch sử địa phƣơng trong dạy học lịch sử dân tộc” đã khẳng định tài liệu lịch sử địa phương là phương tiện quan trọng để thực hiện phương thức DH gắn liền với thực tiễn, tài liệu được sử dụng vừa có ý nghĩa nhận thức, vừa là tài liệu hỗ trợ cho việc học tập của HS ở các trường THPT. Tác giả Nguyễn Thị Côi với Bảo tàng lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông, NXBĐHQG, 1998, Các con đƣờng, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2006 là các công trình quan trọng đề cập trực tiếp đến nhiều khía cạnh của đề tài. Khi trình bày những yêu cầu đối với bài học LS, tác giả đã phân tích một số yêu cầu tạo cơ sở lý luận vững chắc cho đề tài là phải đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, hình ảnh khi trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử để HS có biểu tượng chân thực, chính xác nhằm khơi dậy những cảm xúc sâu sắc của HS. Muốn vậy, GV cần sử dụng đa dạng, kết hợp các nguồn kiến thức, tài liệu tham khảo để bài giảng sinh động, giúp HS lĩnh hội bài tốt. Cuốn sách tiếp tục khẳng định ý nghĩa của hoạt động tham quan, ngoại khóa trong việc phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong DHLS và có hướng dẫn chi tiết cho các hoạt động này. Tác giả Nguyễn Thị Kim Thành trong cuốn Bảo tàng, di tích – Nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học Lịch sử cho HS phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014 đã trình bày khái quát về mối quan hệ giữa việc truyền thụ kiến thức lịch sử trong nhà trường với phương pháp tiếp cận mới trong việc dạy học lịch sử tại bảo tàng, di tích. Trên cơ sở bám sát nội dung chương trình SGK, có sự cập nhật, bổ sung những vấn đề mới theo định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, tác giả đề xuất một hệ thống các chủ đề và tiểu chủ đề và những yêu cầu nhằm thực hiện các hiệu quả chủ đề, tiểu chủ đề đó. Đồng thời, đề xuất hình thức DHLS tại bảo tàng, di tích thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Với cách làm của tác giả là những gợi ý quan trọng để chúng tôi tham khảo và vận dụng linh hoạt trong quá trình xác định hình thức, phương pháp và biện pháp sư phạm sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội hợp lí và hiệu quả. Năm 2014, tập hợp các bài khoa học thuộc chủ đề Đổi mới phương pháp DHLS trong Hội thảo khoa học quốc gia về DHLS ở trường phổ thông Việt Nam vào tháng 08/2012 tại Đà Nẵng đã được tuyển chọn xuất bản trong Đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch sử (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2014) do tác giả Trịnh Đình Tùng chủ biên. Nhiều bài trong hội thảo đã bàn sâu và đưa ra nhiều giải pháp tích cực về việc sử dụng DSVH trong DHLS. Tiêu biểu là bài viết Dạy học lịch sử thông qua các di sản của Phạm Mai Hùng. Tác giả khẳng định, giáo dục thông qua các DS (văn hóa) là phương pháp có tính phổ biến ở mọi quốc gia, không phân biệt chính trị - xã hội, nó được hình thành từ rất sớm và luôn có tính kế thừa, duy trì, phát triển cho tương thích với điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Ông nhấn mạnh, dạy và học lịch sử thông qua các DSVH là phương pháp trực quan, sinh động và thực sự có hiệu quả, là phương pháp tối ưu không chỉ giúp cho HS củng cố, mở rộng các kiến thức đã được truyền thụ trên lớp mà còn bồi dưỡng trực tiếp cho các em năng lực cảm nhận cái đẹp, cái hay... Đồng 21 thời, giúp HS tích lũy vốn sống, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, tôn trọng quá khứ để vững bước vào tương lai. Đó là cơ sở để chúng tôi khẳng định giá trị của DTLSQGĐB tại Hà Nội trong trong DHLS ở trường THPT. Tác giả Trần Thị Bích Liễu trong cuốn Dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho HS phổ thông: Lý thuyết và thực hành, (NXBĐHQGHN, 2016) đã nghiên cứu lí thuyết và thử nghiệm thành công dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho HS ở hai trường THCS và THPT của Hà Nội. Đồng thời, hướng dẫn GV cách sử dụng công cụ sáng tạo trong dạy học thử nghiệm thành công ở năm môn học trong đó có môn Lịch sử dựa trên các bài dạy của SGK. Cụ thể trong phần 3, mục 3.2, nhóm tác giả đã đưa ra khuyến nghị của Farr & Darling (2008) về sử dụng di tích lịch sử khi dạy học khám phá. Tác giả đưa ra các công cụ giúp HS học lịch sử qua các câu hỏi khám phá, các bài tập suy luận khi xem tranh ảnh, các tài liệu, phim về di tích lịch sử được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ các nhà giáo dục thuộc tổ chức quản lý các di tích và lưu trữ, Washington, DC (2008). Đây là những gợi ý thiết thực để chúng tôi tham khảo và vận dụng linh hoạt khi xác định các biện pháp sử dụng DTLSQGĐB trong DHLS ở trường THPT. Vấn đề sử dụng di tích trong DHLS cũng đã được nghiên cứu trong một số luận án tiến sĩ. Tiêu biểu là: “Sử dụng di tích lịch sử trong DHLS dân tộc ở trường THCS” (Hoàng Thanh Hải); “Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong DHLS Việt Nam trong giai đoạn 1919- 1975 ở trường THPT Thừa Thiên Huế” (Nguyễn Thành Nhân); Nguyễn Thị Duyên năm 2018: “Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam (1919 - 2000) với di tích lịch sử tại địa phương ở trường THPT tỉnh Nghệ An”; Nguyễn Thị Vân “Sử dụng di sản văn hóa tại địa phương trong DHLS Việt Nam, Lớp 10, trường THPT tỉnh Thanh Hóa”. Ở những mức độ khác nhau, các tác giả phân tích lý luận và thực tiễn của việc sử dụng di tích trong DHLS, trong đó, chủ yếu vẫn tập trung vào các loại DSVH vật thể. Đồng thời, xác định nội dung, đề xuất hình thức và các biện pháp sử dụng để nâng cao hiệu quả bài học. Sử dụng di tích trong DHLS cũng được bàn đến trong nhiều bài báo, tiêu biểu như: “Tổ chức hướng dẫn cho HS phổ thông tham gia các lễ hội xuân tại di tích lịch sử” (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 5/1997); “Giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cho HS qua môn lịch sử” (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Số 308, 2013). Các bài viết trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc sử dụng di tích trong DHLS, là những gợi ý bổ ích cho đề tài. Nhận thức rõ giá trị và vai trò của DSVH nói chung, DTLS nói riêng, thực hiện chủ trương khuyến khích sử dụng DSVH trong DH, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có công văn số 73/HD - BGDĐT - BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 về việc ban hành Hƣớng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trƣờng phổ thông. Tháng 10/2013 cuốn Sử dụng di sản trong dạy học ở trƣờng phổ thông đã được biên soạn, trở thành tài liệu tập huấn cho GV toàn quốc về vấn đề này. Tài liệu đã xây dựng những vấn đề lý luận cơ bản cho việc sử dụng DSVH trong DH ở trường phổ thông nói chung, DH bộ môn LS nói riêng; làm rõ khái niệm, phân loại, ý nghĩa của DS đối với hoạt động DH và giáo dục phổ thông, chỉ ra những DS thường được sử dụng, 22 các hình thức tổ chức DH và phương pháp sử dụng DS trong DH, quản lý sử dụng DS trong DH... Sự chỉ đạo cụ thể của công văn liên ngành và tài liệu tập huấn đã hỗ trợ đắc lực cho công tác tập huấn GV trong toàn quốc, tạo bước chuyển biến tích cực trong đổi mới DH ở trường phổ thông. Đồng thời, là định hướng để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài luận án. Tháng 5/2014 Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực HS (Môn Lịch sử cấp THCS và THPT). Đối với tài liệu dành cho cấp THPT, phần thứ 2 đã đi sâu hướng dẫn DH theo định hướng phát triển năng lực trên cơ sở xác định các năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên biệt của môn LS cấp THPT. Tài liệu cũng xác định phương pháp và hình thức tổ chức DH theo định hướng phát triển năng lực HS. Trong đó nhấn mạnh DSVH, di tích lịch sử dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục. Bộ môn LS có ưu thế trong việc sử dụng các DSVH như là nguồn tri thức, phương tiện để DH. Tài liệu cũng chỉ ra các DS thường sử dụng trong DHLS, phương pháp, hình thức khai thác và sử dụng... Đây là nguồn tư liệu quan trọng để chúng tôi vận dụng xây dựng cơ sở lí luận và đề xuất hình thức, phương pháp sử dụng DTLS trong luận án. Như vậy, các nguồn tài liệu trên đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề sử dụng di sản nó chung và di tích lịch sử nói riêng trong dạy học ở trường phổ thông. Các công trình nghiên cứu này chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học lịch sử và cũng còn rất sơ lược, mới chỉ dừng ở một số nét khái quát, nhưng thực sự là những chỉ dẫn, những gợi ý rất quý báu, đặt nền móng cho chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài của mình. 1.3. Nhận xét chung về các công trình đã công bố, những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu 1.3.1. Nhận xét chung Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu về di sản, di tích lịch sử nói chung, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng với nhiều cách tiếp cận, ở những mức độ và khía cạnh khác nhau. Có thể nói rằng, việc sử dụng các di tích lịch sử và di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử rất đa dạng và phong phú, nhất là theo quan điểm đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, biện pháp sư phạm cụ thể khi sử dụng các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Qua các công trình nghiên cứu nêu trên có thể nhận thấy, di tích lịch sử chính là một loại phương tiện dạy học đặc biệt có giá trị. Ở phương diện là đồ dùng trực quan, di tích trở thành cơ sở để HS tái hiện kiến thức lịch sử, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nêu quy luật, rút ra bài học kinh nghiệm quý báu. Đồng thời, góp phần quan trọng vào việc phát triển tư duy cho HS. Ở phương diện là tài liệu học tập, di tích là loại tài liệu văn hoá quan trọng, giúp HS hiểu và nhận thức sâu sắc về văn hoá và truyền thống, về các chuẩn mực đạo đức xã hội; Ở phương diện môi trường học tập, di tích chính là những cơ 23 sở học tập thực tế, môi trường thực tiễn sống động, khắc phục việc học tập xa rời thực tế... Những nghiên cứu quan trọng của các tác giả trong và ngoài nước đã góp phần khẳng định sự hợp lý, đúng đắn, khoa học và cần thiết trong hướng nghiên cứu của đề tài. 1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa Vấn đề sử dụng sử dụng di tích, di tích lịch sử - văn hóa nói chung, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng đã được đề cập tới khá nhiều trong các công trình nghiên cứu. Việc tiếp cận với các tài liệu trên đây đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc củng cố và hệ thống hoá lại các vấn đề có liên quan tới đề tài của mình, trong đó có những vấn đề quan trọng như: - Khẳng định bản chất của các khái niệm liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài như “di tích”, “di tích lịch sử”, “di tích quốc gia đặc biệt”, “di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội”; - Khẳng định giá trị, tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện trực quan, tư liệu lịch sử nói chung, di tích lịch sử và di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng trong DHLS ở trường phổ thông, nhất là trong xu thế đổi mới hiện nay. - Cung cấp một hệ thống tư liệu quan trọng về các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội, định hướng cho việc xác định hình thức và biện pháp sử dụng hiệu quả các di tích trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT. - Xác định được một số nguyên tắc, lựa chọn được nội dung cơ bản, cũng như đề xuất được một số hình thức, phương pháp dạy học và biện pháp sư phạm sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, di tích lịch sử nói riêng trong DHLS, gồm các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp hiện đại, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tuy nhiên, mặc dù đã đề cập khá nhiều đến di sản, di tích và di tích lịch sử quốc gia trong DHLS, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, tập trung và hệ thống về việc khai thác và sử dụng hệ thống di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong DHLS cho HS ở trường THPT. Đây cũng chính là vấn đề, là mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài của chúng tôi hướng đến, nhằm giải quyết vấn đề cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệ... Và, có lẽ, nét đặc biệt và độc đáo nhất ở hội Gióng chính là diễn xướng bản anh hùng ca mô phỏng cuộc chiến đấu của đội quân Thánh Gióng với giặc Ân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc - Huyền thoại Gióng luôn gắn liền với hầu hết nghi lễ và diễn trình trong hội Gióng. 7. Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trƣng Đền Hai Bà Trưng còn gọi là đền Hạ Lôi, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đền thờ hai vị liệt nữ - anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị - những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Nằm trên một khu đất cao, rộng, nhìn ra đê sông Hồng, với diện tích PL52 129.824.0m 2, đền gồm các hạng mục: cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh... - Cổng đền: được xây 2 tầng, tầng dưới tạo 3 cửa vòm cuốn, tầng trên xây kiểu chồng diêm, với 2 tầng 8 mái. Bờ nóc đắp hình đôi rồng chầu mặt trời, phần cổ diêm trang trí hình hoa 4 cánh, các góc đao đắp hình lá hỏa, góc cột đắp hình hoa cúc dây, thân cột hình hoa lá. - Nhà khách: gồm 7 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. - Nghi môn ngoại: xây kiểu cột đồng trụ hay còn gọi là tứ trụ. Đỉnh trụ trang trí tứ phượng kiểu lá lật, các ô lồng đèn phía dưới trang trí tứ linh. Hệ thống tứ trụ phân cách thành một cổng chính và hai cổng phụ. - Nghi môn nội: gồm một gian, hai dĩ, với bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hai đầu rồng, phần khúc nguỷnh đắp hai con nghê gắn sứ trong tư thế chầu vào nhau, bốn góc đao uốn cong, bộ vì đỡ mái làm kiểu “thượng chồng rường, hạ kẻ chuyền”. - Gác chuông, gác trống: gác trống - gác chiêng đều được làm kiểu bốn mái uốn cong, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hình hổ phù, tầng trên mở bốn cánh cửa quay về bốn hướng... - Đền thờ Hai Bà Trƣng: + Tòa tiền tế gồm 7 gian, 2 dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, hai đầu đắp hình con đấu, đầu hai bờ dải đắp hình phượng vũ. Phía trước tiền tế có đôi voi đá trong tư thế quỳ chầu vào nhau. Hai cổng nhỏ với mái làm theo kiểu “chồng diêm”, mái uốn cong. Nối hai cổng nhỏ là hai bức “cánh phong”, phía trước có cột trụ biểu, đỉnh trụ hình trái giành, các ô lồng đèn đắp nổi tứ linh. + Nhà trung tế gồm 5 gian, 2 dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp hình hoa chanh, chính giữa đắp hổ phù, hai mái kiểu chồng diêm phía trước trung tế có lư hương đá... + Nối với gian giữa trung tế là hậu cung - một nếp nhà ba gian, một dĩ, được xây dọc, hợp với trung tế tạo thành một kiến trúc tổng thể dạng chữ Đinh. Bộ khung đỡ mái hậu cung gồm bốn bộ vì mang kết cấu “thượng giá chiêng hạ chồng rường, và “thượng giá chiêng hạ cốn”. Các hàng cột có đường kính 35cm, trên cốn nách chạm hình chữ Thọ, hoa lá. - Đền thờ thân phụ, thân mẫu Hai Bà Trƣng: có mặt bằng dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung. Tiền tế gồm nhà 5 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, bờ dải kiểu bờ đinh. Hậu cung gồm 1 gian, 2 dĩ. PL53 - Đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách: tọa lạc về phía bên trái đền thờ Hai Bà Trưng. Đền quay hướng Tây Nam, có mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung. - Đền thờ các Nữ tƣớng thời Hai Bà Trƣng: có mặt bằng dạng chữ nhất, gồm 5 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Hai gian bên trổ cửa hình chữ Thọ để lấy ánh sáng cho di tích. Hệ khung đỡ mái gồm 6 bộ vì được kết cấu dạng “thượng giá chiêng, trung kẻ truyền, hạ bẩy hiên, hậu gối tường”. Chính giữa ban thờ xây bệ cao bài trí ngai và bài vị, phía trước bài trí hương án. - Đền thờ các tƣớng Nam thời Hai Bà Trƣng: quay hướng Đông Bắc, có mặt bằng kiến trúc dạng chữ Nhất, gồm 5 gian, tường hồi bít đốc, với 6 bộ vì được kết cấu theo dạng “thượng giá chiêng, trung kẻ truyền, hạ bẩy hiên, hậu gối tường”. Chính giữa ban thờ xây bệ cao bài trí khám thờ và bài vị. - Nhà tả/ hữu mạc: là nếp nhà 7 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hệ vì đỡ mái được kết cấu dạng “thượng giá chiêng chồng rường, trung kẻ, hạ bẩy”. Phía trước hiên dãy nhà bên phải đền bài trí 8 con voi, ngựa, sư tử, bên trong trưng bày một số di vật khai quật tại thành cổ Mê Linh. - Thành cổ Mê Linh: hiện vẫn còn dấu vết thành cổ đắp đất, hình “con rắn uốn mình”, dài 1.750m, với chỗ rộng nhất là 500m, chỗ hẹp nhất là 200m, đắp bằng đất luyện, dày khoảng 1 ngũ (khoảng 2m), cao 1 trượng (khoảng 4m). Bao ngoài bờ thành là quách dày 2 ngũ (khoảng 4m), cao 1 trượng (khoảng 4m). Khoảng cách giữa thành và quách là đường “thông cù” rộng 2 ngũ (khoảng 4m). Do có con đường “thông cù” này mà thành có tên là “thành Ống” Vòng ngoài cùng là hào cắm chông tre. Tương truyền, xưa trong thành có cung điện của Trưng Vương, ngoài thành có các trại quân bộ, quân thủy. Hiện nay còn di tích các đồn quân của nữ tướng Lự Nương và nam tướng Bạch Trạch ở phía trước đền Hạ Lôi, thuộc xã Tráng Việt. Đây chính là đất Phấn Lộ, huyện Chu Diên, nơi Hai Bà Trưng cho đắp đô thành. Thành cổ đã được khai quật khảo cổ và thu được nhiều hiện vật có giá trị. - Nhà bia lƣu niệm Hộp thƣ bí mật của đồng chí Trƣờng Chinh: được xây kiểu bốn mái, các góc mái uốn cong, chính giữa gắn tấm bia lưu niệm có nội dung: „„Nơi đây có cây lụa già thân rỗng là hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam những năm 1943 - 1945, đồng chí Trường Chinh đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng là một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945‟‟. - Mắt voi, vòi voi, hồ tắm voi, hồ bán nguyệt: Tương truyền khu đền này được xây trên mảnh đất có thế (hình) đầu con voi nên có các tên gọi trên. Khu vực này hiện nay được kè đá, gạch, xung quanh trang trí hoa sen bằng đá xanh tạo cảnh quan cho khu di tích. PL54 Đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý, đa dạng, phong phú về cả chủng loại và chất liệu như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy trong đó di vật gỗ chiếm đa số. Các di vật có niên đại tập trung vào triều Nguyễn như hoành phi, hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờđược chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí: rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù Đây là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện bàn tay tài hoa, khéo léo và tinh tế của ông cha ta trong nghệ thuật tạo tác, phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội và những ước vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn. Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương, qua đó những giá trị văn hóa phi vật thể đã được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các trò diễn dân gian. Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức hang năm, từ ngày 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch). Trong đó, chính hội là ngày mồng 6, tương truyền, đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc khao quân, cho nên sau này dân làng mở hội để kỷ niệm sự kiện đó, nhằm ôn lại truyền thống hào hung của các bậc tiền nhân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Cứ năm năm một lần, nhân dân trong làng lại tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi. di tích Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc.... Đây là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc, sự cố kết cộng đồng của cư dân Hạ Lôi. di tích đã được Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ -TTg, ngày 09 tháng 12 năm 2013). 8. Di tích lịch sử Đền Hát Môn Đền Hát Môn, còn gọi là đền Quốc tế, đền Hai Bà Trưng, thuộc địa bàn xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Theo một số tài liệu ghi lại, vùng Hát Môn là nơi Hai Bà Trưng tổ chức hội quân sĩ sau khi hội tại thành Phong Châu. Đây cũng là nơi tuẫn tiết của Hai Bà Trưng khi cuộc khởi nghĩa thất bại. PL55 Tương truyền, đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hoá sinh vào cõi bất diệt. Đền quay hướng Tây Nam gồm các công trình kiến trúc chính: quán Tiên, miếu Tạm ngự, nghi môn, nhà phương đình, đàn Thề, tam quan, tiền tế, trung đường, hậu cung, tả hữu mạc, gò Giấu ấn, nhà tưởng niệm bà Nguyễn Thị Định, nhà khách, khu phụ Quán Tiên: là một kiến trúc nhỏ, xây bằng gạch, cửa mở về hướng đền kiểu vòm cuốn, có mái đao cong, nền cao hơn mặt đường 45cm, tạo ba bậc lên nền quán. Theo cuốn thần tích của làng chép lại, thì nơi đây vốn là quán hàng bán bánh trôi nước. Khi nghĩa quân của Hai Bà Trưng hội tại đàn Thề, bà hàng bánh trôi đã dâng cả gánh bánh để Hai Bà ăn trước khi ra trận dẹp giặc. Ngôi quán nhỏ này được dân làng dựng lên để tưởng nhớ công ơn đối với bà hàng bánh trôi. Miếu Tạm ngự: nằm phía trước bên phải đền chính, có mặt bằng dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung. Nhà tiền tế ba gian, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh. Các bộ vì kết cấu kiểu vì “giá chiêng, hạ kẻ bẩy hiên”. Toà hậu cung ba gian, xây nối liền với tiền tế, hệ vì đỡ mái có kết cấu tương tự nhà tiền tế. Phía trước mở hệ thống cửa kiểu bức bàn. Công trình kiến trúc này là nơi tạm ngự của Thánh Bà. Khi mùa nước lũ hàng năm, khu đền chính bị ngập, dân làng rước tượng, ngai thờ và toàn bộ đồ thờ tự của đền về đền Tạm ngự, hết mùa nước lũ lại rước Thánh hoàn cung. Nghi môn ngoại: có niên đại khởi dựng vào thời Nguyễn, được làm kiểu tứ trụ xây gạch, đỉnh trụ đắp nổi hình tứ phượng, lân. Phần lồng đèn đắp nổi hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Thân trụ có câu đối chữ Hán. Từ nghi môn triền đê xuống là khu đền chính, bên phải có hồ nước, giữa hồ có nhà thủy đình (phương đình) mới xây dựng gần đây. Bên trái đường trên mặt đê là nhà tưởng niệm nữ tướng - nữ anh hùng Nguyễn Thị Định. Đàn Thề: được xây dựng mới ở phía trước cổng tam quan, cột đá thề được tạo kiểu trụ hình tháp, bốn mặt có khắc chữ Hán, đặt trên nền cao hơn mặt sân 65cm, trổ năm bậc lên, mặt hướng vào đền khắc nội dung lời thề của Hai Bà Trưng. Bao quanh đàn thề là tường bao lửng, phía ngoài đặt các tượng voi và ngựa bằng đá. Nghi môn: gồm ba gian kiểu chồng diêm, hai tầng mái. Ba cửa vào đền làm kiểu ván bưng. Các bộ vì đỡ mái được kết cấu dạng “giá chiêng, hạ kẻ, bẩy hiên”, mái lợp ngói mũi, nền lát gạch Bát. Nhà bia: hai nhà bia được xây ở vị trí phía ngoài dãy nhà tả/ hữu mạc, trên nền cao hơn mặt sân 30cm, kiểu phương đình, mái lợp ngói ta, bốn đầu đao tạo cong vút. Tả/ hữu mạc: mỗi dãy năm gian chạy dọc theo sân đền, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi, các bộ vì đỡ mái kết cấu dạng “giá chiêng, hạ kẻ”, được đặt lên tường bổ trụ trốn một hàng cột. PL56 Nhà đại bái: gồm năm gian, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, các bộ vì đỡ mái kết cấu kiểu “thượng giá chiêng, chồng rường, cốn mê, bẩy hiên”, hoành mái phân “thượng tam - hạ tứ”, mái lợp ngói ri, nền lát gạch Bát. Trang trí trên kiến trúc tập trung dày đặc ở đầu dư, cốn, xà nách, bẩy, ván gió dưới dạng chạm nổi, chạm lộng , với các đề tài rồng, tứ linh. Đây là sản phẩm nghệ thuật từ thời Lê Trung hưng đến thời Nguyễn. Gian giữa treo hoành phi, các cột cái đều treo câu đối ca ngợi công đức Hai Bà. Tiền tế: gồm năm gian, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, nền nhà cao hơn mặt sân 30 cm, xung quanh bó gạch vỉa, các bộ vì kết cấu“thượng rường giá chiêng, hạ bẩy hiên”. Hậu cung: gồm ba gian, xây trên nền cao hơn mặt sân, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi. Phần mái của tòa này được nối với tòa trung đường qua phần mái của nhà cầu. Bộ khung gỗ đỡ mái gồm bốn bộ vì kèo dạng “chồng rường”. Trang trí trên kiến trúc này chủ yếu là phượng. Gian giữa cung cấm được tạo một khám gỗ bưng kín bằng các ván gỗ, là nơi thờ Hai Bà. Nhà khách: gồm năm gian, kiểu tường hồi bít đốc. Các bộ vì đỡ mái tạo kiểu “thượng giá chiêng, hạ kẻ, bẩy hiên” cột trốn. Gò Giấu Ấn: ở phía sau hậu cung đền. Tương truyền, đây là dấu tích nơi Hai Bà Trưng cất giấu ấn tín trước lúc rút quân hoá thân về cõi vĩnh hằng ở cửa sông Hát. Hiện nay, gò Giấu Ấn được bó vỉa, xây tường gạch bao quanh. Đền Hát Môn còn bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về văn hoá, lịch sử, gồm: 293 di vật, cổ vật với nhiều chủng loại và phong phú chất liệu, như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy, kim loại... có niên đại trải dài từ thời Lê, Tây Sơn, Nguyễn đến nay. Hội đền Hát Môn được tổ chức hằng năm vào ngày 6 tháng 3 (Âm lịch), với các nghi lễ và trò diễn dân gian thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương. Đặc biệt, tục làm bánh trôi và lễ rước bánh trôi dâng Hai Bà đã trở thành một sinh hoạt văn hóa độc đáo của vùng đất này. Trong thời kỳ chống Pháp và chống M , Đền Hát Môn được chọn làm nơi sinh hoạt, luyện tập của dân quân du kích địa phương. Những sự kiện lịch sử và hệ thống di tích quanh vùng sông Hát góp phần làm giàu thêm nội dung và tôn cao giá trị của đền thờ Hai Bà Trưng. Với những giá trị đặc biệt, di tích Đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013). Ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1820/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 9), năm 2018. Theo đó Hà Nội có thêm ba di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, đó là: PL57 9. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá Phƣợng Cách Trong lịch sử hình thành, chùa Thầy gắn liền với tên tuổi và cuộc đời của Thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072 - 1117) - vị tổ sư thứ 24 của dòng thiền Tì Ni Đa Lưu Chi, với nhiều tên gọi, như “Hương Hải Am”, “Bồ Đề Viện”, “Phật Tích”... Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách, thuộc các xã Sài Sơn, xã Phượng Cách và thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Đây là một quần thể di tích kết hợp với cảnh quan của những ngọn núi thấp ở giữa vùng đồng bằng trù phú, tạo nên một diện mạo linh thiêng mà kỳ vĩ, gồm 03 cụm điểm: Khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách; Quần thể di tích chùa Thầy; các di tích trên núi động Hoàng Xá. 1. Khu núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phƣợng Cách Theo thuyết phong thuỷ, núi Sài được xem như là con rồng lẻ đàn (quái long), xung quanh có 18 ngọn núi nhỏ - “Thập bát tú sơn” chầu về, án ngữ cho tổ sơn Tản Viên. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại 11 ngọn núi, là: Sài Sơn, Long Đẩu, Hoa Sơn, Hương Sơn (Hổ Sơn), Phượng Hoàng, Kỳ Lân, Sơn Tượng, Âm Giang, Ông Minh, Đồng Hè và Hoàng Xá. Trong số đó, nổi tiếng nhất là núi Sài Sơn (núi Thầy), hình vòng cung cao khoảng 100m từ Sài Sơn kéo xuống tận Hoàng Xá với bán kính trên 3km. Trên núi có nhiều loại cây cổ thụ trăm năm tuổi, nhiều loại thuốc quý được thiên nhiên ban tặng. Núi Sài với nhiều hang động nổi tiếng như hang Cắc Cớ, hang Thánh Hoá, hang Gió, trên đỉnh lại có Bàn cờ tiên, Chợ Trời. Đặc biệt, Hang Cắc Cớ ở lưng chừng núi, rất sâu, cửa hang nhỏ hẹp, tối và trơn, muốn vào hang phải có đèn đuốc. Trong hang có vòm rộng, hiện còn lưu giữ một bể xương người - tương truyền là nơi tuẫn tiết của nghĩa quân Lữ Gia thời Triệu chống lại nhà Tây Hán thất bại. 2. Quần thể di tích chùa Thầy Đây là tổ hợp công trình kiến trúc nằm ở chân, sườn núi Sài Sơn và một số PL58 ngọn núi nhỏ xung quanh, gồm: chùa Thầy (chùa Cả, Thiên Phúc Tự), chùa Bối Am, chùa Cao, đền Thượng, chùa Long Đẩu, chùa Sài Khê, đền Quán Thánh. Chùa Thầy: bố cục mặt bằng tổng thể với nhiều đơn nguyên kiến trúc hợp lại thành kiểu “nội tiền công, hậu nhất, ngoại quốc”, gồm các hạng mục: - Thủy đình nằm ở giữa hồ Long Trì, 1 gian 2 dĩ, kiểu phương đình, chồng diêm hai tầng, 8 mái với các góc đao cong. Thuỷ đình xây dựng khoảng thời Hậu Lê (1533 - 1788), chia thành 2 cấp: giữa ngập nước, hai bên cao trên mặt nước, là nơi để đồ diễn rối nước. - Cầu Nhật Tiên, Nguyệt Tiên: kiến trúc kiểu “thượng gia hạ kiều”. Cầu Nhật Tiên nằm bên trái chùa đi ra đảo nơi có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên ở bên phải chùa nối với bờ hồ lên núi. Tương truyền hai cây cầu này do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) xây dựng vào khoảng những năm đầu thế kỷ XVII. - Đền Tam Phủ: nằm trên một gò đất nổi giữa hồ, dài 7m, rộng 5m, gồm 3 gian 2 dĩ nhỏ. Đền được xây bằng đá ong đỏ sẫm, 4 lá mái, lợp ngói mũi hài, kết cấu tàu đao lá mái, kết cấu bộ khung vì kiểu chồng rường bảy hiên. Theo các nhà nghiên cứu, đền mới xuất hiện vào đầu thời Nguyễn. - Tiền đường (chùa Hạ) dài 20m, rộng 5m, cao 5,2m gồm 3 gian 2 chái, dựng trên nền cao khoảng 1m so với sân chùa. Kết cấu bộ vì có 4 hàng chân cột, bộ vì nóc giá chiêng - kẻ suốt, mái lợp ngói mũi hài, bốn đầu đao cong vươn lên. Trang trí trên bộ mái có makara, lân, rồng. Hai đầu hồi làm kiểu vỉ ruồi, trổ thủng hình mặt trời, hoa cúc, vấn xoắn tròn xen lẫn với mây cụm hình đao mác. Hệ thống cửa kiểu bức bàn. Ở ván nong, ván lá gió trang trí tia lửa, lá đề - Nhà cầu (ống muống) có chức năng nối tiền đường với thượng điện, gồm 1 gian, có 2 mái chạy dọc, dài 4,1m, rộng 4,5m, kết cấu 2 bộ vì 4 hàng chân cột và 4 kẻ góc đỡ đầu mái. Bộ vì kèo kiểu kẻ chuyền giá chiêng với những trụ ngắn. Ở 2 hàng lan can, vách ngăn gỗ trang trí chấn song con tiện, bên dưới chia 4 tầng, có nhiều họa tiết trang trí điển hình cho nghệ thuật điêu khắc gỗ thế kỷ XVII. - Thượng điện (chùa Trung): gồm 3 gian 2 chái, dài 20m, rộng 9,5m và cao 5,5m, nền cao hơn nền tiền đường 0,5m. Thượng điện có khám thờ bên trong. Kết cấu bộ vì kiểu chồng rường - giá chiêng và giá chiêng kẻ suốt. Mái lợp ngói mũi hài, với kết cấu tàu đao - lá mái với các góc đầu đao uốn cong. Thượng điện có kết cấu khá thông thoáng nhờ vào hệ thống cửa bức bàn gỗ bao hai bên hồi và phía sau. - Điện Thánh (chùa Thượng) cao hơn điện Phật 0,95m, gồm 1 gian 2 chái lớn, dài 14,7m, rộng 11,7m và cao 6m. Bộ khung gồm 4 cột cái, 16 cột quân. Trong 4 cột cái có 1 cột gỗ ngọc am và một cột gỗ chò vẩy có chu vi 1,8m. Vì nóc kiểu chồng rường con nhị - giá chiêng”. Trang trí hoa văn bên trong điện Thánh rất ít. Bên ngoài, PL59 ở cả 3 mặt ván gỗ bưng được chạm trổ khá cầu kỳ các đề tài rồng, lân, phượng, hoa lá, vân mây và những đường cánh sen chạm lộng nhiều lớp. Phía sau, từ cửa hậu xuống là hệ thống bậc đá (có đôi sấu đá đầu nghê, mình sóc mang đậm phong cách điêu khắc thời Trần). - Hành lang - gác chuông, gác trống, hậu đường: 2 dãy hành lang nằm dọc hai bên sườn chùa, mỗi dãy 13 gian nhỏ, với 9 tượng La Hán. 3 gian cuối của mỗi dãy được đẩy lên cao thành gác Chuông, gác Trống - kết cấu này là một đặc điểm độc đáo của chùa Thầy. Nhà hậu đường ở phía sau điện Thánh có 11 gian 2 dĩ nhỏ. Chùa Cao (Đỉnh Sơn tự): nối với chùa Cả qua cầu Nguyệt Tiên, tọa ở lưng chừng núi, còn gọi là Am Hiển Thuỵ với hang Thánh hoá là nơi Từ Đạo Hạnh giải thi (trút xác) để đầu thai làm con của Sùng Hiền Hầu, sau trở thành vua Lý Thân Tông. Chùa Cao có quy mô kiến trúc nhỏ với các công trình kiến trúc: gác chuông, chùa chính (tiền đường, thượng điện) và các công trình phụ trợ. Chùa Một Mái (Bối Am tự): nằm dưới chân núi, có cửa sau để đi lên núi gồm Tiền đường và Thượng điện, gác Chuông và Nhà lưu niệm Bác Hồ (nguyên là nhà tổ chùa Bối Am). Tại đây, Bác Hồ đã ở và làm việc từ ngày 3 tháng 2 đến 2 tháng 3 năm 1947. Đền Thƣợng (đền Văn Xƣơng): nằm ở bên phía kia sườn núi, bên trên chùa Bối Am, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII thờ Văn Xương Đế Quân, Tản Viên Sơn Thánh, Từ Đạo Hạnh. Đền có 3 gian 2 chái, với bốn lá mái các góc đao cong, bộ khung vì gỗ bốn hàng chân, hệ cửa bức bàn. Xưa, các sĩ tử thời phong kiến thường đến đây ăn ngủ (ăn chay, cầu đảo) với mong muốn xin đỗ đạt và đây cũng từng là nơi hội họp của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Chùa Long Đẩu: nằm dưới chân Long Đẩu Sơn - núi hình rồng (tiền án của chùa Thầy) ngay bên hồ Long Trì. Chùa được khởi dựng vào cuối thế kỷ XI và được trùng tu lớn vào thời Trần, niên hiệu Hưng Long thứ 2 (1294). Năm Chính Hoà thứ 21(1708), chúa Trịnh Cương cùng Cung Tần Ngọc Lãnh đã bỏ tiền vàng cúng tam bảo, xây thêm nhà Tổ, hành lang, hậu điện, tam quan. Chùa Sài Khê (Hoa Phát tự): tọa lạc dưới chân núi Hoa Sơn, cũng là ngôi chùa được khởi dựng khá sớm, đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, đến thế kỷ XVII đã có quy mô và hệ thống tượng khá phong phú đầy đủ Hiện nay, Chùa có các hạng mục: tam quan, gác chuông, chùa chính, nhà Tổ/Mẫu. Chùa Sài Khê có 51 pho tượng tròn cùng toà Cửu Long, có nhiều pho đẹp như Đại Thế Chí Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát,... Đền Quán Thánh: nằm dưới chân ngọn Hổ Sơn, cách chùa Thầy khoảng 1km về hướng Đông Nam. Tương truyền, đây là nơi chôn cất tro cốt của Từ Đạo Hạnh, còn tinh cốt (xá lợi) được yểm vào tượng rồi đặt trong khám thờ. Quán được dựng từ thế kỷ XII, PL60 đến thế kỷ XV được xây dựng với quy mô như hiện nay. Năm Khải Định thứ 10 (1925) quán được tu sửa lớn, năm 1996 đại tu. Kiến trúc Đền hình chữ “Nhất”, vì nóc kiểu chồng rường, tường xây đá ong cổ, mái lợp ngói mũi. Trang trí trên kiến trúc có các đề tài tứ linh, rồng mây và hoa lá vân xoắn cách điệu phong cách Lê Trung Hưng. 3. Các di tích trong núi động Hoàng Xá Núi động Hoàng Xá (xã Hoàng Ngô nay là thị trấn Quốc Oai) nhìn xa giống như một chú voi khổng lồ, nên còn được gọi là núi Tượng Linh. Bên trong núi có một hang động lớn là Hoàng Xá. Trên vách động đặt ượng Cao Xuân Dục (1842 - 1923). Ông từng làm Tri phủ Quốc Oai, được dân tin yêu nên sau khi ông mất, dân tạc tượng thờ ông giữa động. Các di tích ở núi động Hoàng Xá bao gồm: chùa Hoa Vân, đền Văn Xương, quán Hoàng Xá, chùa Hoàng Kim. Chùa Hoa Vân: từ động Hoàng Xá, đi khoảng 200m, rẽ phải tới chùa Hoa Vân, gồm: tiền đường, thượng điện, nhà khách, nhà Tổ, nhà Mẫu. Tiền đường 5 gian 2 dĩ, tường hồi bít đốc tay ngai, hai tầng mái lợp ngói ri, phần trước thắt cổ diêm. Ở hai đầu và giữa bờ nóc mái đặt 3 cây tháp cửu phẩm liên hoa, gợi cho du khách nhận biết ngôi chùa này thờ Phật theo tông Tịnh Độ. Các bộ vì bên trong kết cấu theo lối thượng giá chiêng con nhị, hạ kẻ bẩy trên 4 hàng chân cột. Thượng điện là ngôi nhà 3 gian, nối từ giữa tiền đường về phía sau. Các bộ vì kết cấu tương tự như tiền đường. Đền Văn Xƣơng: tọa lạc trên đỉnh núi Hoàng Xá, kết cấu kiểu chữ “Đinh” gồm tiền tế, hậu cung. Tiền tế có 3 gian 2 dĩ, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ri, cửa bức bàn, chắn song con tiện. Các bộ vì kiểu thượng chồng rường hạ kẻ bẩy trên 4 hàng chân cột, mang đậm dấu ấn thời Nguyễn. Hai gian bên bài trí các ban thờ và tượng. Hậu cung là một gian nhà dọc nối từ gian giữa vào phía trong, bài trí sập thờ, tượng thánh Văn Xương. Quán Hoàng Xá: kết cấu chữ “Đinh” với nghi môn, tiền tế, hậu cung nằm ngay trên trục đường đi, lưng tựa vào núi Hoàng Xá. Tiền tế có 3 gian 2 chái, kiểu tường hồi trụ biểu, bốn bộ vì đỡ mái kiểu thượng chồng rường con nhị, hạ kẻ bẩy hiên. Phía trước hiên đặt đôi rồng đá chầu ra cổng. Hậu cung 3 gian, bộ vì ngoài kiểu giá chiêng kẻ ngồi. Bộ vì giữa kiểu ván mê, trang trí lưỡng long chầu nguyệt, trong cùng có 4 chữ Hán “Cổ tích linh từ”. Gian trong đặt khám lửng, thờ Thành hoàng làng. Tại đây, có pho tượng Lữ Gia thời Mạc, tạc giống như người thật. Chùa Hoàng Kim: kết cấu chữ “Đinh” gồm tiền đường và thượng điện. Tiền đường 3 gian 2 chái. Các bộ vì kiểu giá chiêng kẻ bẩy trên 3 hàng chân cột, cột cái là cốn mê chạm nổi hình tượng rồng và tứ linh. Thượng điện (Tam bảo) - nơi bài trí chủ yếu PL61 tượng thờ Phật, có 3 gian, bộ vì kết cấu giá chiêng kẻ ngồi trên 2 hàng chân cột. Chùa Hoàng Kim hiện lưu giữ nhiều tượng có giá trị, như pho A Di Đà và Nhị vị Bồ tát mang phong cách nghệ thuật tượng thời Lê. Đặc biệt, một pho tượng đá độc đáo gồm phần tượng và bệ tượng mang phong cách nghệ thuật thời Lý. Trong khuôn viên chùa còn có nhà Mẫu, miếu Võ Thịnh thờ Quan Công và Đức Thánh Trần. Quần thể di tích chùa Thầy còn lưu giữ được hệ thống các di vật, cổ vật rất phong phú đa dạng, thuộc nhiều chủng loại, chất liệu, như: đá, gỗ, giấy, hệ thống tượng thờ, nhang án, hoành phi câu đối, tiêu biểu như bộ tượng Di đà tam tôn (đã được công nhận là Bảo vật quốc gia), tượng thánh Từ ở ba kiếp, tượng Lữ Gia, Tam thế Phật, Bệ đá hoa sen Phật có sư tử đội thời Lý, bệ hoa sen hai tầng (Bách hoa đài) thời Trần, khám thờ thời Mạc Ngoài những giá trị vật thể hiện hữu, chùa Thầy còn bảo lưu được các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc sắc và độc đáo biểu hiện qua tín ngưỡng dân gian, tôn giáo, lễ hội truyền thống (Hội Thầy), diễn ra từ ngày mùng 5 - 8 tháng Ba Âm lịch hàng năm (chính hội ngày mùng 7). Đây là lễ hội lâu đời, nức tiếng của xứ Đoài và kinh thành Thăng Long xưa thể hiện qua câu: “Nhất vui là hội chùa Thầy”, “Nhớ ngày mồng bẩy tháng Ba/Trở vào hội Láng trở ra hội Thầy”... Đến Hội, mọi người sẽ được tham gia, thưởng thức các trò chơi dân gian hấp dẫn (đánh cờ, đấu vật, kéo co, chọi gà), đặc biệt, có múa rối nước tại Thủy đình. Chùa Thầy mang những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo, thể hiện qua không gian cảnh quan, kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc và hệ thống tượng pháp, là nơi lưu dấu tích của thiền sư Từ Đạo Hạnh và những câu chuyện mang sắc màu của tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo, Phật giáo, thể hiện sự dung hội tôn giáo, tín ngưỡng dân gian qua các thời kỳ lịch sử, là một trong những nơi thờ “tiền Phật, hậu Thánh” sớm nhất nước ta. Chùa Thầy cũng ghi dấu mốc son của lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp, từng là cơ sở hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phan Trọng Tuệ, Xuân Thủy, Lê Quang Đạo, Xứ ủy Bắc Kỳ và Cơ quan Báo Cứu quốc. Khu vực này còn chứa đựng những giá trị về văn hóa khảo cổ đã được phát hiện và khai quật. Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014. PL62 10. Di tích lịch sử Gò Đống Đa (quận Đống Đa, thành phố Hà Nội). Ngày 24/12/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định xếp hạng Gò Đống Đa (Quận Đống Đa, Hà Nội) và 10 di tích quốc gia đặc biệt năm 2018. Đợt công nhận này có nhiều địa danh gắn với những chiến thắng trong lịch sử chống ngoại xâm. Với diện hơn 6.000 m2, gò Đống Đa được xem là biểu tượng chiến thắng của quân Tây Sơn. Gò Đống Đa hiện nay nằm trên phố Tây Sơn, tên phố được đặt theo tên nghĩa quân Tây Sơn, thuộc phường Quang Trung, Hà Nội. Xưa nơi đây thuộc đất của làng Khương Thượng, thuộc huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Cả khu vực gò Đống Đa này là một khu chiến trường xưa, nơi diễn ra trận đánh thần tốc của vị vua áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Rạng sáng ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (tức ngày 30/01/1789), lợi dụng sự chủ quan của quân giặc, vua Quang Trung đã xuất quân tiến thẳng về Thăng Long để giải phóng kinh thành khỏi sự xâm lược của quân Thanh. Một mũi quân của vua Quang Trung do đô đốc Long – còn có tên là Đặng Tiến Đông trực tiếp chỉ huy đã tạo ra trận “Rồng lửa” với hàng ngàn vạn bó rơm tẩm dầu của nhân dân vùng Khương Thượng hưởng ứng, diệt tan quân Thanh đóng tại đồn Khương Thượng mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng xông lên tiến vào giải phóng Thăng Long giữa mùa hoa đào nở. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống sợ quá phải treo cổ lên cành đa tự tử trên núi Ốc (Loa Sơn) mà vị trí của nó là gần khu chùa Bộc hiện nay. Sau chiến thắng như vũ bão của nghĩa quân Tây Sơn, giải phóng được kinh thành Thăng Long, trên đường phố xác giặc chết ngổn ngang khắp nơi. Vua Quang Trung cho thu nhặt lại xác và xếp thành 12 đống, đắp cao lên thành gò gọi là “kình nghê quán” (gò chôn xác giặc dữ như cá kình, cá nghê ngoài biển) nhằm biểu dương chiến công của quân dân ta và cảnh báo với bọn xâm lược cướp nước. 12 gò này nằm giải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, ở trong khu PL63 vực từng có tên là “xứ Đống Đa”, trên gò các cây đa mọc lên um tùm và tạo thành tên gò Đống Đa. Năm 1851, do mở đường, mở chợ, đào xới nhiều nơi thấy có khá nhiều hài cốt giặc, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành gò thứ 13 tức là gò còn lại đến bây giờ. 12 gò cũ nằm rải rác đã bị san bằng năm 1890 khi Pháp mở rộng Hà Nội và tên Việt gian Hoàng Cao Khải chiếm đất để lập ấp Thái Hà. Nhưng trên thực tế, có nhiều chứng cứ cho rằng Gò Đống Đa là một gò tự nhiên được hình thành từ cách đây khoảng 4000 năm. Nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, năm 1989, công viên văn hóa Đống Đa được thành lập trên cơ sở khu vực gò Đống Đa. Đây là công trình kiến trúc mang tính lịch sử văn hóa nhằm ghi nhớ công ơn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Công trình được chia làm hai khu vực, gồm khu vực tượng đài, nhà trưng bày và khu vực gò trông ra phố mang tên Đặng Tiến Đông, người chỉ huy trận đánh đồn Khương Thượng và đóng vai trò quan trọng, cánh tay đắc lực cho vua Quang Trung trong trận chiến đánh quân Thanh xâm lược. Hàng năm, đến ngày mùng 5 Tết Âm lịch, người dân Hà Nội đều nô nức dự hội gò Đống Đa, làm lễ dâng hương tưởng nhớ lại những chiến công của vị anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và lễ hội đó trở thành một nét du xuân không thể thiếu của người Hà Nội. Để tìm hiểu về lễ hội Gò Đống Đa, ta có thể tra khảo trong cuốn sách “Tìm hiểu lễ hội Hà Nội” (trang 72). Cuốn sách là tập hợp những nghiên cứu tỉ mỉ về các lễ hội tại Thủ đô Hà Nội, trong đó có lễ hội Gò Đống Đa. Đây là một sản phẩm quý báu, có giá trị của công trình Tủ sách Thăng Long 1000 năm được biên soạn và ấn hành bởi NXB Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_dung_di_tich_lich_su_quoc_gia_dac_biet_tai_ha_noi.pdf
  • docTHÔNG TIN LUẬN ÁN.doc
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG ANH.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG VIỆT.pdf
Tài liệu liên quan