VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH HỮU ANH
SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC THỔ
Ở HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI - 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH HỮU ANH
SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC THỔ
Ở HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
Mã số: 62. 31. 03. 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng
2. PGS.TS Ng
219 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Sự biến đổi kinh tế - Xã hội của dân tộc Thổ ở huyện Như xuân, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyễn Ngọc Thanh
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các cứ liệu khoa
học nêu ra trong luận án là trung thực, khách quan và chưa được công bố. Những
luận điểm kế thừa kết quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu trước đều ghi rõ
xuất xứ.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Nghiên cứu sinh
Trịnh Hữu Anh
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án “Sự biến đổi kinh tế - xã hội của dân tộc
Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa”, tôi luôn nhận được những lời động viên
qúy báu, sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ Khoa Dân tộc học, Học viện
Khoa học xã hội. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng,
PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông Lê Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân, ông Lê Huy Thanh - Trưởng phòng Phòng Dân tộc cùng Lãnh đạo các xã
Yên Lễ, Cát Tân, Hóa Quỳ huyện Như Xuân và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều
kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn đồng bào người Thổ ở địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ
tôi trong quá trình điền dã và cung cấp những thông tin quý báu để tôi hoàn thành
luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Nghiên cứu sinh
Trịnh Hữu Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
1.2. Cơ sở lý thuyết 17
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 21
Tiểu kết Chương 1 23
Chương 2: BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ
2.1. Đặc điểm kinh tế truyền thống 25
2.1.1. Sở hữu, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên 25
2.1.2. Kinh tế nông nghiệp truyền thống 25
2.1.3. Nghề thủ công 41
2.1.4. Khai thác nguồn lợi tự nhiên 42
2.2. Những biến đổi về kinh tế 44
2.2.1. Biến đổi về sở hữu, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên 44
2.2.2. Biến đổi kinh tế nông nghiệp 46
2.2.3. Biến đổi nghề thủ công 63
2.2.4. Khai thác nguồn lợi tự nhiên 67
2.2.5. Những vấn đề mới 67
Tiểu kết Chương 2 73
Chương 3: BIẾN ĐỔI VỀ XÃ HỘI
3.1. Đặc điểm xã hội truyền thống 74
3.1.1. Gia đình 74
3.1.2. Dòng họ 75
3.1.3. Tổ chức thôn/làng 81
3.2. Những biến đổi về xã hội 90
3.2.1. Gia đình 90
3.2.2. Dòng họ 93
3.2.3. Tổ chức thôn/làng 96
3.2.4. Phân tầng xã hội 109
Tiểu kết Chương 3 121
Chương 4: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
4.1. Các yếu tố tác động đến biến đổi kinh tế - xã hội ở người Thổ 123
4.1.1. Tác động từ đường lối Đổi mới đất nước 123
4.1.2. Tác động từ các chương trình Quốc gia về xóa đói, giảm nghèo 126
4.1.3. Tác động từ chủ trương, chính sách của tỉnh và huyện 131
4.1.4. Tác động từ trình độ dân trí của người Thổ ở huyện Như Xuân 138
4.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội ở người Thổ 140
4.2.1. Về kinh tế 140
4.2.2. Về xã hội 141
4.3. Một số giải pháp và kiến nghị đối với phát triển kinh tế - xã hội người Thổ ở
huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
141
4.3.1. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 141
4.3.2. Kiến nghị 145
Tiểu kết Chương 4 146
KẾT LUẬN 148
Chú thích 151
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án 153
Tài liệu tham khảo 154
Phụ lục 169
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng số Tên bảng biểu Trang
Bảng 2.1 Các giống lúa vụ chiêm xuân năm 2014 - 2015 của xã Hóa Quỳ 47
Bảng 2.2 Năng suất lúa ở các xã người Thổ qua một số năm 49
Bảng 2.3 Canh tác lúa nước trước và sau Đổi mới (năm 1986) 49
Bảng 2.4 Kế hoạch trồng cao su ở xã Hóa Quỳ qua một số năm 52
Bảng 2.5 So sánh về hoạt động sản xuất nông nghiệp trước và sau Đổi mới 54
Bảng 2.6 Nguồn thu từ lúa và hoa màu theo tháng của người Thổ 57
Bảng 2.7 Số lượng gia súc của người Thổ xã Cát Tân qua một số năm 60
Bảng 2.8 Nguồn thu từ chăn nuôi theo tháng của người Thổ 63
Bảng 2.9 Mô hình trang trại - lâm nghiệp ở xã Yên Lễ (2011 - 2015) 70
Bảng 2.10 Nguồn thu từ làm thuê theo tháng của người Thổ 71
Bảng 2.11 Tổng thu nhập theo tháng của người Thổ 72
Bảng 3.1 Số thành viên trong gia đình hiện nay 90
Bảng 3.2 Thu nhập từ lúa và hoa màu ở ba xã lựa chọn nghiên cứu 111
Bảng 3.3 Thu nhập từ chăn nuôi ở ba xã lựa chọn nghiên cứu 111
Bảng 3.4 Thu nhập từ buôn bán, dịch vụ ở ba xã lựa chọn nghiên cứu 112
Bảng 3.5 Thu nhập từ lương ở ba xã lựa chọn nghiên cứu 113
Bảng 3.6 Thu nhập từ người thân hoặc con cái đi làm ăn xa gửi về 113
Bảng 3.7 Thu nhập từ làm thuê ở ba xã lựa chọn nghiên cứu 114
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như Xuân là huyện miền núi, nằm ở phía tây nam tỉnh Thanh Hóa gồm 18 xã
thị trấn, là huyện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, với mỏ Cao lanh
ở thị trấn Yên Cát, vàng sa khoáng, bauxite (bô xít) ở xã Thanh Quân... thổ nhưỡng
phù hợp để trồng các loại cây phục vụ cho công nghiệp chế biến cao su, chè, keo,
tre, nứa, luồng, mía có rừng Quốc gia Bến En, thác Đồng Quan để phát triển du
lịch, đồng thời là địa phương có sự đa dạng về sắc thái văn hóa với nhiều dân tộc thiểu
số cùng cư trú như Thái, Thổ, Mường trong đó, người Thổ còn giữ được nhiều yếu
tố văn hóa truyền thống. Cơ cấu kinh tế của Như Xuân, nông - lâm nghiệp chiếm tỷ
trọng cao, thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp.
Mặc dù có những tiềm năng để phát triển nhưng đến nay chưa được khai thác
một cách có hiệu quả, Như Xuân nằm trong danh sách 61 huyện nghèo của cả nước
theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và là một trong số 7 huyện nghèo của tỉnh
Thanh Hóa.
Từ sau Đổi mới (năm 1986) đến nay, nhất là trong những năm gần đây nhờ có
chính sách quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thanh Hóa thông qua
các Chương trình 134, 135, Chương trình 30a, Chương trình xây dựng nông thôn
mới kinh tế - xã hội ở người Thổ huyện Như Xuân có những chuyển biến mạnh
mẽ, từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, trồng lúa nước là chính chuyển sang
kinh tế nông nghiệp hàng hoá đã góp phần đưa kinh tế của người Thổ từng bước ổn
định và phát triển, đồng thời là tiền đề cho những biến đổi về xã hội.
Các nghiên cứu về dân tộc Thổ ở huyện Như Xuân trước đây đã đề cập ở
những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, những biến đổi về kinh tế - xã hội của tộc
người này còn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Vì thế, nghiên cứu
những biến đổi kinh tế - xã hội từ sau Đổi mới (1986) đến nay sẽ góp phần khỏa lấp
khoảng trống về phương diện lý luận và thực tiễn mà các nghiên cứu trước để lại,
đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
2
Những tư liệu thu thập được tại thực địa không chỉ phản ánh thực trạng về tình
hình kinh tế - xã hội ở người Thổ, mà còn góp phần tìm ra nguyên nhân của những
thành công và những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển.
Vì vậy, lựa chọn đề tài “Sự biến đổi kinh tế - xã hội của dân tộc Thổ ở huyện
Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá” làm luận án tiến sĩ nhân học có ý nghĩa thiết thực cả
về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở tư liệu Dân tộc học/Nhân học và các nguồn tài liệu khác nhau,
luận án tập trung phân tích những đặc điểm cơ bản kinh tế - xã hội truyền thống ở
người Thổ huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Chỉ ra những biến đổi về kinh tế - xã hội và những yếu tố tác động đến biến
đổi ở người Thổ huyện Như Xuân từ năm 1986 đến nay.
- Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp
phần phát triển kinh tế - xã hội ở người Thổ ở huyện Như Xuân.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp, thu thập các tài liệu thành văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu;
thực hiện điền dã Dân tộc học/Nhân học, điều tra hộ gia đình nhằm thu thập tài liệu
thực địa phục vụ cho chủ đề nghiên cứu của luận án.
- Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu; xác định cơ sở lý thuyết làm định
hướng cho triển khai nội dung luận án.
- Mô tả và tìm ra những đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội truyền thống của
người Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Phân tích và đánh giá thực trạng biến đổi về kinh tế - xã hội của người Thổ ở
huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tộc người Thổ, trong đó tập trung trình bày những nét cơ bản về kinh tế - xã
hội truyền thống và biến đổi của nó từ sau Đổi mới (năm 1986) đến nay.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: phân tích những biến đổi về sở hữu và sử dụng đất đai, tài
nguyên thiên nhiên, nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; gia đình, dòng
họ, thôn/làng, sự xuất hiện các tổ chức phường/hội mới và phân tầng xã hội.
- Về không gian: nghiên cứu tại ba xã: Yên Lễ, Cát Tân, Hóa Quỳ của huyện
Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa (đây là ba xã có vị trí cư trú khác nhau: xã ở gần thị
trấn, xã gần đường mòn Hồ Chí Minh, xã ở nơi hẻo lánh), để thấy được các yếu tố
truyền thống và sự đa dạng của quá trình biến đổi kinh tế - xã hội ở tộc người này.
- Về thời gian: trình bày kinh tế - xã hội truyền thống của người Thổ trước năm
1986 và những biến đổi từ sau 1986 đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội đối với
các dân tộc ở Việt Nam. Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác-Lênin để làm rõ sự vận
động của quy luật phát triển.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận liên - đa ngành
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biến đổi kinh tế - xã hội. Theo đó, nghiên
cứu này tiếp cận liên - đa ngành Dân tộc học/Nhân học kết hợp với một số ngành
khoa học liên quan khác như: Xã hội học, Văn hoá học.
- Tiếp cận vùng văn hóa - tộc người
Phát triển vùng và tộc người luôn gắn bó hữu cơ với nhau. Vì vậy, nghiên cứu
về phát triển kinh tế - xã hội ở dân tộc Thổ không thể tách rời giữa vùng và tộc
người. Vùng văn hóa - tộc người có những nét tương đồng về địa lý tự nhiên, dân
cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nên có những đặc trưng chung, thể hiện trong
sinh hoạt của cư dân ở đó.
4
- Tiếp cận dưới góc nhìn chủ thể văn hoá
Quan điểm tiếp cận này đòi hỏi phải xem xét dân tộc Thổ là đối tượng hưởng
lợi trong hoạch định các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của
vùng này. Các chủ thể văn hóa là người phát biểu chính kiến của mình về những
biến đổi kinh tế - xã hội, đề xuất nhu cầu cũng như giải pháp phát triển.
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó sử dụng
phương pháp điền dã Dân tộc học là chủ yếu, với các hình thức quan sát tham gia,
phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, ghi âm, chụp ảnh, được áp dụng một cách linh hoạt,
nhằm thu thập những tư liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Quan sát tham
gia được áp dụng trong suốt thời gian nghiên cứu tại thực địa. Vận dụng hình thức cùng
ăn, ở, làm việc và trao đổi với người dân địa phương, tạo được mối quan hệ thân thiện
với các cộng tác viên, khiến họ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng chia sẻ thông tin về địa
bàn cư trú, các hình thức canh tác nông nghiệp (đồng ruộng, mương máng,), hoạt
động lâm nghiệp và các khía cạnh khác trong đời sống kinh tế - xã hội của tộc người.
Phương pháp cơ bản để thu thập tư liệu định tính là quan sát và tiến hành
phỏng vấn sâu. Các cuộc phỏng vấn sâu đã được tiến hành tại một số hộ gia đình
trong các thôn/làng, dựa vào bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, hay đặt những câu hỏi mở
để cho người dân chủ động tìm hiểu và trả lời. Đối tượng được lựa chọn phỏng vấn
là các chủ hộ gia đình, già làng, trưởng thôn, những người tham gia bộ máy chính
quyền các cấp.
Tại mỗi điểm điều tra, một số buổi thảo luận nhóm tập trung đã được tổ chức
trong nhóm nam giới, nhóm phụ nữ, nhóm hỗn hợp nam giới và phụ nữ, mỗi nhóm
có từ 5 -7 người. Nội dung thảo luận nhóm hướng vào từng chủ đề cụ thể liên quan
đến trồng trọt, chăn nuôi và các vấn đề xã hội Việc sử dụng hình thức thảo luận
nhóm là rất cần thiết nhằm khuyến khích người dân chủ động tham gia, chủ động
trả lời những câu hỏi đặt ra.
Việc thu thập tài liệu thứ cấp gồm báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết của
chính quyền các cấp, ban ngành, đoàn thể được ưu tiên quan tâm. Điều đó giúp luận
5
án có điều kiện đối chiếu, so sánh, phân tích với tư liệu từ các nguồn khác, nhất là
từ phỏng vấn. Ngoài ra, phương pháp điều tra xã hội học cũng được chú trọng thực
hiện, thông qua việc tổ chức điều tra phiếu tại ba xã: Yên Lễ, Cát Tân, Hóa Quỳ,
trong đó mỗi xã lựa chọn ngẫu nhiên một thôn để điều tra 100 hộ (tổng số phiếu
điều tra là 300 hộ). Các phiếu này được xử lý bằng phần mềm SPSS.
Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong luận án, nhằm thấy được sự
biến đổi về kinh tế - xã hội của dân tộc Thổ ở các điểm lựa chọn nghiên cứu.
5. Đóng góp mới về khoa học
- Từ góc độ Nhân học, luận án tập trung nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về
những biến đổi kinh tế - xã hội của dân tộc Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Từ kết quả nghiên cứu, luận án chỉ ra rằng, quá trình biến đổi kinh tế - xã hội
của dân tộc Thổ là do tác động trực tiếp của đường lối Đổi mới, nhất là sự vận dụng
sáng tạo chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở Thanh Hóa nói
chung, huyện Như Xuân nói riêng.
- Luận án góp thêm luận cứ khoa học cho việc định hướng xây dựng chính
sách phát triển kinh tế - xã hội đối với dân tộc Thổ ở huyện Như Xuân trong bối
cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án bổ sung thêm tư liệu về dân tộc Thổ, nhất là sự biến đổi kinh tế - xã hội
ở tộc người này. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần đề xuất một số chính sách
trong xây dựng nông thôn mới ở vùng dân tộc Thổ hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo giúp các nhà quản lý, hoạch định
chính sách lập kế hoạch phát triển bền vững và nâng cao cuộc sống của dân tộc Thổ
nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung.
6
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia
thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Biến đổi về kinh tế
Chương 3: Biến đổi về xã hội
Chương 4: Các yếu tố tác động đến sự biến đổi kinh tế - xã hội và những vấn
đề đặt ra.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về biến đổi kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, sự biến đổi về đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số
là một chủ đề không mới, ít nhất là trong khoảng 40 năm gần đây, kể từ năm 1975
sau ngày hai miền Bắc - Nam thống nhất, khi mà yêu cầu nhận diện và đánh giá
thường xuyên tình hình dân số và đời sống của các nhóm cư dân khác nhau trên cả
nước là một trong những yêu cầu tiên quyết để xây dựng và điều chỉnh các chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Tùy thuộc vào từng thời điểm, từng địa
bàn hay từng tổ chức/nhóm điều tra khác nhau mà cách tiếp cận và phương nghiên
cứu có thể có sự khác biệt. Chẳng hạn, ở cấp độ vĩ mô, các cuộc điều tra của Chính
phủ trong khuôn khổ của Tổng điều tra dân số và nhà ở, Tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp và thủy sản, Khảo sát mức sống dân cư và hộ gia đình... chủ yếu quan
tâm đến tình hình tăng trưởng và chênh lệch trong các con số thể hiện mức thu
nhập, chi tiêu, cơ cấu nghề nghiệp, đầu tư giáo dục và chăm sóc sức khỏe của dân
cư nói chung và hộ gia đình nói riêng. Trong khi đó, những cuộc điều tra có sự phối
hợp giữa các viện/trung tâm nghiên cứu được tài trợ hoàn toàn hoặc một phần bởi
các tổ chức quốc tế (thường là Ngân hàng thế giới, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc...)
lại nhấn mạnh đến các khái niệm đói nghèo, bất bình đẳng, phân tầng xã hội, với đối
tượng điều tra có khi được thu hẹp thành các nhóm cụ thể như trẻ em, phụ nữ, thanh
thiếu niên, người già...
Dù là theo hướng tiếp cận nào thì các nghiên cứu đã được công bố đều thừa
nhận kể từ khi thực hiện đường lối Đổi mới do Đảng ta khởi xướng đã có sự thay
đổi tích cực và toàn diện về đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam. Những tiến bộ rõ rệt về nhiều mặt không chỉ được ghi nhận như là thành tựu
8
của các chính sách phát triển, mà còn được xem xét như là kết quả của sự tự thích
ứng của các nhóm cư dân với bối cảnh mới. Đặc biệt, ảnh hưởng của tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa... đã thường xuyên được lưu ý và
gắn kết với những biểu hiện khác nhau từ lớn nhất đến nhỏ nhất của sự biến đổi.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều hướng tới việc mô tả sâu hơn về
hiện trạng biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội theo cấp độ vùng (nhiều tỉnh miền
núi trong một vùng địa lý - kinh tế), hoặc cấp hành chính cơ sở (tỉnh, huyện, xã
miền núi) mà đối tượng là các dân tộc/nhóm dân tộc.
Bốn cuốn sách: Một số vấn đề kinh tế - xã hội Tây Nguyên/ Ủy ban Khoa học
xã hội Việt Nam [124]; Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc/
Viện Dân tộc học [171]; Những biến đổi về kinh tế - văn hóa ở các tỉnh miền núi
phía Bắc/ Bế Viết Đẳng [32] và Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền
núi phía Bắc/ Khổng Diễn (Chủ biên) [17], đã trình bày một cách tổng quát về đặc
điểm kinh tế, xã hội truyền thống của nhiều tộc người khác nhau và các ảnh hưởng
của nó tới công cuộc định canh định cư và xây dựng quan hệ sản xuất mới, đồng
thời trình bày những thay đổi cơ bản trong đời sống của các tộc người này, đánh giá
các nguồn lực và định hướng phát triển miền núi trên con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Cuốn sách Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX do nhiều tác giả biên
soạn [75] đã giới thiệu một số bài viết, đề cập sơ qua về sự phát triển của đời sống
người dân tộc thiểu số trong thế kỷ XX, trong đó gắn kết với quá trình xây dựng và
thực hiện chính sách dân tộc của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đáng
chú ý hơn, một số bài viết đã khẳng định tính năng động của đồng bào dân tộc thiểu
số trong phát triển kinh tế dưới chế độ mới, cũng như tích cực tham gia xây dựng
chính quyền cơ sở, góp phần thúc đẩy những biến chuyển về nhiều mặt của đời
sống tộc người.
Từ cuối những năm 1990, khi mà ảnh hưởng của chính sách Đổi mới đã hiện
hữu ngày càng rõ nét, tính cấp thiết về việc liên hệ những biến đổi của đời sống tộc
người với chính sách này đã thu hút sự quan tâm của giới khoa học. Những công
9
trình đầu tiên quan tâm đến vấn đề này phải kể đến là Kinh tế miền núi và các dân
tộc: thực trạng - vấn đề - giải pháp của Phạm Văn Vang [169] và Miền núi Việt
Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới của Trần Văn Thuật và cộng sự
[120]. Nhìn chung, các tác giả đặt trọng tâm vào luận bàn về chính sách, việc đánh
giá thực trạng biến đổi kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào các con số thống kê, tư liệu
mô tả còn yếu và khó có thể kiểm chứng đầy đủ.
Những năm tiếp theo, sự hòa nhập của đời sống các dân tộc với những biến
chuyển mới của đất nước mới được mô tả tỉ mỉ hơn qua các công trình Văn hoá, xã
hội và con người Tây Nguyên của Nguyễn Tấn Đắc [31], Văn hoá làng miền núi
Trung bộ Việt Nam: Giá trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử, Nguyễn
Hữu Thông (Chủ biên) [114], Sự phát triển vùng dân tộc thiểu số Việt Nam sau hội
nhập [110] của Lê Ngọc Thắng, Văn hoá tộc người, truyền thống và biến đổi của
Ngô Văn Lệ [58], Thực trạng phát triển các dân tộc Trung bộ và một số vấn đề đặt
ra của Bùi Minh Đạo [30], Sự biến đổi những giá trị xã hội truyền thống của đồng
bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay của Nguyễn Ngọc Hoà [46]...
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu đã quan tâm làm rõ sự đa dạng của đời
sống kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đề cập đến vấn đề đói
nghèo do ảnh hưởng của kinh tế thị trường và sự phân tầng kinh tế xã hội, có thể kể
đến: Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu - nghèo ở vùng dân tộc miền núi phía
Bắc nước ta hiện nay, Lê Du Phong (Chủ biên) [80], Xoá đói giảm nghèo ở vùng
dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, Hà Quế Lâm [56], Thực
trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu
số tại chỗ Tây Nguyên của Bùi Minh Đạo [29], Điều tra, đánh giá tăng trưởng và
giảm nghèo ở một số vùng dân tộc thiểu số phía Bắc của Lò Giàng Páo [79], An
sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số ở Việt Nam của Nguyễn Thị Lan Hương [49]...
Đối với sự biến đổi kinh tế - xã hội của từng dân tộc cụ thể, số lượng các
công trình đã xuất bản rất phong phú và đã đề cập đến hầu hết mọi vùng, miền trên
cả nước. Trong đó, đáng chú ý là ba cuốn Thực trạng kinh tế và văn hoá của ba
nhóm tộc người đang có nguy cơ bị biến mất của Trần Trí Dõi [19] đã nói đến tộc
10
người Arem, Mã Liềng, Rục ở miền Tây Quảng Bình; Biến đổi kinh tế, văn hoá, xã
hội của cộng đồng người Chăm và Khmer tại thành phố Hồ Chí Minh của Nông
Bằng Nguyên và cộng sự [71], đã giới thiệu các bài nghiên cứu có đề cập đến sự
phân bố dân cư của cộng đồng người Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số
đặc điểm trong đời sống kinh tế hộ gia đình của người Chăm Islam Nam Bộ. Gần
đây có công trình Định canh định cư và biến đổi kinh tế - xã hội của người Khơ -
mú và người Hmông của Nguyễn Văn Toàn [99] tập trung vào một số địa bàn tái
định cư hai tộc người này ở tỉnh Nghệ An.
Ngoài các công trình được xuất bản dưới dạng sách, không thể không kể đến
các Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ thuộc các ngành Xã hội học, Văn hóa học, Dân
tộc học - Nhân học với đối tượng nghiên cứu là các tộc người ở các địa bàn cụ thể
(giới hạn trong phạm vi một huyện hoặc một vài xã trong một huyện). Nhìn chung,
khung phân tích về sự biến đổi đời sống kinh tế - xã hội tộc người trong các đề tài
nghiên cứu tương đối thống nhất, đều rất chú trọng đến việc đối chiếu hai mặt
truyền thống và hiện đại bằng các tư liệu điền dã có tính cập nhật cao.
Trong những năm gần đây, để phục vụ cho việc nắm bắt thực trạng biến đổi
kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam, Viện Dân tộc học thuộc Viện
hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã triển khai hàng loạt đề tài nghiên cứu với đối
tượng như người Bru-Vân Kiều, Ơ-đu, Mảng, Mạ, Mnông,Tà Ôi, Xơ-đăng, Si La,
La Hủ, Chu-ru, Raglai, Ngái, Cống... Các đề tài của Viện Dân tộc học tập trung làm
rõ sự biến đổi đời sống của các tộc người dưới tác động của kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, ở khu vực miền núi Thanh - Nghệ vẫn còn rất ít các đề tài thuộc
chủ đề này. Đối với người Thổ nói riêng, hiện vẫn chưa có đề tài nào có tên gọi và
định hướng nghiên cứu sát với chủ đề này, ngoại trừ một phần nội dung nghiên cứu
từ những công trình cũ mà nay đã thiếu tính cập nhật.
1.1.2. Nghiên cứu về người Thổ nói chung, người Thổ ở huyện Như Xuân,
tỉnh Thanh Hoá nói riêng
Có thể nói cuốn sách Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của Lã Văn Lô và
Nguyễn Hữu Thấu [60] là công trình khoa học đầu tiên đề cập đến người Thổ, dù
11
chỉ ở dạng rất sơ lược. Qua tiếp cận từ các truyền thuyết được kể lại, ngay từ công
trình này, các nhà khoa học đã khẳng định về nguồn gốc đồng bằng của một số
nhóm Thổ ở miền núi phía Tây khu IV cũ, do sự áp bức của phong kiến và những
biến động lịch sử mà phải chạy lên vùng rừng núi để lánh nạn. Trong phần danh
mục các dân tộc thiểu số, nhóm tác giả đã xếp người Đan Lai, Ly Hà, Poọng là một
dân tộc, còn lại xếp vào dân tộc Mường [60, tr.39,245]. Trong cuốn Các dân tộc
nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam [101] Vương Hoàng Tuyên cũng đồng quan
điểm khi cho rằng nhóm Đan Lai - Ly Hà là một nhánh của người Việt, bằng việc
đối chiếu từ vựng của một số tộc người, ông lại xếp người Tày Poọng vào nhóm
ngôn ngữ Môn - Khơ-me ở Bắc Trường Sơn [101, tr.159].
Mạc Đường là người đầu tiên nghiên cứu về người Thổ với tư cách là một
tộc người độc lập phân biệt với các tộc người trùng tên ở Bắc Việt Nam. Trong
cuốn sách mang tên Các dân tộc miền núi bắc Trung bộ: Sự phân bố dân cư và
những đặc trưng văn hoá [38], ông đã xác định dân tộc gọi là “Thổ” ở miền núi
Nghệ An thuộc nhóm ngôn ngữ “Việt miền núi”, hoàn toàn khác với nhóm người
sống ở Việt Bắc cũng được gọi là “Thổ” nhưng lại nói tiếng Tày. Mạc Đường đưa
ra những nhận định về nguồn gốc của người Thổ qua hệ thống các tên họ và gắn kết
với những biến động lịch sử của Đại Việt thời phong kiến, cố gắng phân tách các
nhóm địa phương của người Thổ như Thổ sông Con và Thổ Lâm la, đồng thời còn
nhắc đến sự tồn tại của các tộc Cuối, Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng [38, tr.31 - 34] mà
về sau đã được các nhà khoa học xếp chung vào dân tộc Thổ. Ông cũng nói về một
số đặc điểm kinh tế - văn hoá của một số nhóm địa phương người Thổ, nhưng trình
bày trộn lẫn với phần viết về các dân tộc khác cũng sinh sống ở khu vực miền núi
Bắc Trung Bộ, vì thế mà người đọc khó có thể nắm bắt được những đặc trưng văn
hóa nổi bật của các nhóm này.
Trong khoảng một thập kỷ từ sau cuốn sách của Mạc Đường ra đời, không có
một nghiên cứu nào về người Thổ được ghi nhận. Phải đến năm 1974, 1975, giữa
bối cảnh mà việc nghiên cứu xác minh thành phần dân tộc trong cả nước được đặt
ra như là một nhu cầu bức thiết, một số bài viết ngắn về các nhóm Thổ xoay quanh
12
về vấn đề kể trên mới được các học giả giới thiệu. Bài viết đầu tiên được đăng trên
Tạp chí Dân tộc học năm 1974, có tiêu đề là Bước đầu tìm hiểu về lịch sử phân bố
cư dân ở miền núi Nghệ An của Đặng Nghiêm Vạn [165], trong đó xác định các tộc
Tày Poọng, Đan Lai - Ly Hà và Cuối ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn là những cư dân đầu
tiên tại đây, có thể xếp vào cộng đồng dân tộc Thổ [165, tr.21 - 23]. Sang năm 1975
xuất hiện hai bài viết Vài nét về người Thổ ở Nghệ An của Thi Nhị và Trần Mạnh
Cát [74], Vài nét về ba nhóm Đan Lai - Ly Hà, Tày Poọng của Đặng Nghiêm Vạn
và Nguyễn Anh Ngọc [166], nội dung được trình bày trong cuốn Về vấn đề xác định
thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam do Viện Dân tộc học đứng
tên. Bằng những tư liệu điền dã thu thập được, các tác giả này đã chứng minh được
sự gần gũi về nguồn gốc, văn hóa vật chất và tinh thần của các nhóm Họ, Kẹo,
Mọn, Cuối, cũng như giữa các nhóm Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng với nhau. Dù nhận
thấy rằng nguồn gốc của các nhóm này không thật sự đồng nhất, họ vẫn đưa ra được
kết luận: người Thổ là “một cộng đồng người riêng biệt, một dân tộc” chứ không
phải là một nhóm nhỏ của người Kinh, người Mường [74, tr.445].
Đến các năm 1977, 1978, tình hình nghiên cứu đã có bước tiến triển mới khi
xuất hiện một số khóa luận tốt nghiệp đại học của Khoa Lịch sử, trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội như Bước đầu tìm hiểu người Thổ ở huyện Như Xuân - tỉnh
Thanh Hóa) của Lê Văn Bé [7], Phong tục tập quán của người Đan Lai - Ly Hà
trước Cách mạng tháng Tám 1945 của Bùi Minh Đạo [28], Người Tày Poọng ở
Tương Dương, Nghệ Tĩnh trước Cách mạng tháng Tám của Đặng Văn Hường [50].
Điểm mới trong các công trình này là các tác giả đã bước đầu đưa ra được những tư
liệu tương đối chi tiết về kinh tế, phong tục tập quán truyền thống của các nhóm khác
nhau thuộc dân tộc Thổ.
Năm 1978, công trình Các dân tộc ít người ở Việt Nam - Các tỉnh phía Bắc
[170] ra đời và được tái bản có sửa chữa, bổ sung vào năm 2014 đã ghi nhận về tộc
danh và nêu các đặc điểm về văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó
có người Thổ. Phần viết “Dân tộc Thổ” của Thi Nhị đã giới thiệu hàng loạt các khía
cạnh mang tính chất cơ bản về dân tộc này (bao gồm địa bàn phân bố, nguồn gốc,
13
hoạt động kinh tế, các loại hình vật chất - tinh thần, tổ chức xã hội, hôn nhân, gia
đình...). Các nhóm địa phương của người Thổ đã được tác giả thống nhất lại, ngoài
ra thì lần tái bản mới nhất của cuốn sách còn đề cập đến sự tồn tại của một bộ phận
người Thổ ở miền núi Thanh Hóa.
Có thể nói rằng từ cuối những năm 1980 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu các
khía cạnh đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Thổ mới bắt đầu được quan
tâm nhiều hơn.
Tiêu biểu là các công trình Dân tộc Thổ 40 năm dưới ánh sáng Cách mạng
của Đảng [88] của Trương Văn Sinh, gồm 26 trang in trong sách 40 năm một chặng
đường của Ban Dân tộc Nghệ Tĩnh đã giới thiệu về sự đổi thay và phát triển về
nhiều mặt của người Thổ ở miền núi Nghệ An kể từ sau Cách mạng tháng Tám
(1945) thành công. Bằng việc tổng hợp và phân tích tài liệu của các ban, ngành địa
phương, Trương Văn Sinh đã giới thiệu sự chuyển biến về quan hệ xã hội và quan
hệ sản xuất, những thành tựu trong nâng cao năng suất lao động, sự mở mang các
ngành nghề thủ công nghiệp và mạng lưới giao thông, phát triển đời sống, văn hóa,
giáo dục và bồi dưỡng cán bộ người Thổ. Tác giả còn bổ sung thêm những tư liệu
có giá trị về đặc điểm xã hội và văn hóa truyền thống của người Thổ [88, tr.194].
Tác giả Nguyễn Đình Lộc trong sách Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An [62] đã
dành ra 14 trang trình bày về người Thổ. Trong đó đáng lưu ý là những nhận xét về
đặc điểm truyền thống của người Thổ: nền kinh tế sản xuất chỉ ở trình độ thấp, nền
văn hóa vật chất không có nét đặc sắc nhưng nền văn hóa tinh thần thì rất đa dạng,
văn học dân gian khá phong phú và đặc sắc, đồng bào có ý thức cố kết tộc người lại
rất cao và được biểu hiện rõ nét qua chế độ hôn nhân nội tộc.
Từ kết quả nghiên cứu tác giả cho rằng trình độ phát triển kinh tế - xã hội
giữa các nhóm người Thổ khá lớn, xuất phát từ việc “sống tách biệt với các tộc
người khác trong một điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên đã dẫn đến quá trình thoái
hóa tộc người rõ rệt” [62, tr.48].
Trong số các tác giả có đóng góp cho những hiểu biết về người Thổ, không thể
không kể đến các c...
Thổ nhổ mạ bằng tay và bó thành từng túm bằng lạt. Công việc cấy lúa là của phụ
nữ, nam giới ít tham gia. Cấy lúa diễn ra trong khoảng thời gian từ ba đến bốn ngày.
Nhìn chung, cấy lúa nhanh hay chậm phù thuộc vào các gia đình tiến hành đổi công
cấy cho nhau.
Chăm sóc và bảo vệ ruộng lúa
Chăm sóc cũng là một phần việc quan trọng của quy trình canh tác lúa nước.
Người Thổ ở Như Xuân thường sử dụng phân gia súc, gia cầm đã được ủ tro bếp để
29
bón lúa. Ngoài ra, vào các dịp rỗi rãi, phụ nữ thường lên rừng lấy cây dại, thân mềm
có tác dụng cải tạo đất về băm rồi ủ làm phân xanh. Phân gia súc và phân xanh
thường được bón lót trên các thửa ruộng, còn bón thúc ít khi đồng bào sử dụng. Khi
cây lúa được khoảng một tháng thì bắt đầu làm cỏ. Lúa gần ra đòng lại làm cỏ một
lần nữa. Cỏ được làm bằng nạo (công cụ chuyên dụng của người Thổ). Theo truyền
thống, làm cỏ phải chọn những ngày nắng to thì cỏ mới nhanh chết. Để bảo vệ
ruộng lúa, người Thổ làm như bảo vệ ruộng mạ lấy cành cây riềng, cây xoan cắm
ở ruộng để xua chuột. Ngoài ra, ở những thửa ruộng gần đường, cạnh mương, bìa
rừng được rào cẩn thận bằng những cành tre nhiều gai chắn, hoặc trồng những cây
như cúc tần, song, mây tạo thành hàng rào để tránh trâu bò phá hoại.
Thu hoạch và bảo quản
Khi mà lúa bắt đầu ngả màu vàng, người Thổ sẽ quan sát từng ngày để đưa ra
quyết định thu hoạch phù hợp nhất. Thường lúa được thu hoạch vào ngày nắng để
thuận lợi cho việc phơi phóng. Việc gặt lúa do phụ nữ đảm nhiệm. Sau khi lúa được
mang về nhà, người Thổ tiến hành vò lúa, đập lúa để tách hạt. Người ta thường đặt
từng khóm lúa lên chiếc nia rồi lấy chân vò đi vò lại đến khi nào hạt rụng hết thì
thôi. Khi lúa đã được vò hết sẽ đem phơi nắng khoảng từ ba đến bốn ngày, nhìn hạt
thóc vàng ươm, cắn thấy giòn thì đem cất vào bồ đựng thóc. Người Thổ thường
đựng thóc trong các bồ, cót được đan lát cẩn thận. Những chiếc bồ, cót này sẽ được
đặt ở phía bếp ngoài hoặc bếp trong và được giữ cẩn thận. Có những gia đình để
bảo vệ thóc tốt hơn họ cho thóc vào các bao tải dứa và được treo lên phía trên, gần
mái nhà để tránh bị ẩm ướt, chuột bọ ăn.
Biện pháp thủy lợi
Thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong canh tác ruộng nước và nó quyết định
đến sự thành bại của nông nghiệp. Trong tục ngữ Việt có câu: “nhất nước, nhì phân,
tam cần, tứ giống”. Với người Thổ ở huyện Như Xuân, hệ thống thủy lợi phổ biến
là mương dẫn nước, đào ao và giếng phụ để tưới tiêu. Hệ thống thủy lợi truyền
thống ở Như Xuân, nhất là ở người Thổ chủ yếu là mương chìm được đào rộng
khoảng 40 cm nối từ xã này qua xã khác, và được kết nối với hồ, ao hoặc các con
suối để dẫn nước vào ruộng.
30
Các giống lúa
Theo thống kê của Lê Văn Bé trước Cách mạng tháng Tám (1945) thì người
Thổ ở Như Xuân đã biết sử dụng hơn 40 giống lúa khác nhau [7, tr.33]. Điều đó
chứng tỏ một truyền thống canh tác lúa đã diễn ra lâu đời ở người Thổ Như Xuân.
Trong truyền thống, các giống lúa thường được người Thổ sử dụng như lúa tẻ, gié
nghệ; lúa nếp, the, nếp củ, nếp bản Các giống lúa này thơm và dẻo, có hàm lượng
dinh dưỡng cao, phù hợp với thổ nhưỡng nên được người dân ưa trồng.
Nếu nhìn vào cơ cấu các giống lúa truyền thống ở Như Xuân có thế thấy sự
vượt trội về các giống lúa nếp. Lúa nếp được trồng nhiều trên các cánh đồng và là
lương thực chính trong cơ cấu bữa ăn của họ trước kia. Điều này, phản ánh truyền
thống ăn nếp lâu đời của cư dân Việt - Mường nói chung, người Thổ nói riêng, khi
mà dân cư vẫn còn thưa thớt và thoải mái canh tác trên những thửa ruộng trù phú,
dưới chân các thung lũng. Nếu như người Việt ở Bắc bộ đã rời xa thời kỳ ăn nếp do
sức ép về dân số, thì người Thổ chính là sự gợi nhớ tới quá khứ đó. Quá khứ của
các cư dân vùng hệ sinh thái phổ tạp mới bắt đầu thoát thai khỏi một nền nông
nghiệp củ quả, để tìm đến lúa nếp như một lựa chọn có chủ đích.
Lịch thời vụ làm ruộng
Khi nói đến lịch và nông lịch là nói đến sự hiểu biết của tộc người về các hiện
tượng tự nhiên và gắn liền với con người từ thời cổ đại. Lịch làm ruộng nước của
người Thổ ở Như Xuân cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi nó phản ánh trung
thực về sự thích ứng của con người nơi đây với điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu
của vùng.
Nhìn chung, nông lịch của người Thổ cũng tương tự như người Việt, tuy nhiên do
họ sống ở điều kiện môi trường khác nhau nên vẫn có một vài chi tiết khác biệt. Công
việc trong một năm làm ruộng (tính theo Âm lịch) được phân bố cụ thể như sau:
Tên tháng Tiếng Thổ Nội dung công việc
Tháng Giêng Thảng Xiêng Ăn tết đồng thời làm cỏ vụ chiêm
Tháng Hai Thảng Han
Tiếp tục đi chơi hội, thăm bà con; làm cỏ vụ
chiêm, rào lại ruộng gần đường, bìa rừng
31
Tháng Ba Thảng Pa
Chọn giống, ủ mạ sớm để chuẩn bị gieo;
bón phân xanh vào những ruộng cằn cỗi
Tháng Tư Thảng Tư
Bắt đầu thu hoạch lúa chiêm, làm đất, làm
mạ để gieo sớm
Tháng Năm Thảng Đăm
Tiếp tục thu hoạch lúa chiêm; bên cạnh đó
làm đất, gieo mạ
Tháng Sáu Thảng Sáu Cấy lúa mùa, dọn cỏ và dọn mương
Tháng Bảy Thảng Pảy Làm cỏ lúa mùa, rào lại chỗ bị hỏng
Tháng Tám Thảng Tám Thăm đồng, làm đất để gieo mạ
Tháng Chín Thảng Chín
Bắt đầu thu hoạch lúa vụ mùa, gieo mạ lúa
vụ chiêm
Tháng Mười Thảng Mười
Thu hoạch xong lúa mùa, làm đất cấy lúa vụ
chiêm sớm
Tháng Một Thảng Một Cấy lúa vụ chiêm
Tháng Chạp Thảng Chạp Xuống đồng làm cỏ, làm lại bờ rào3
Nông lịch của người Thổ thường không cố định và có sự linh hoạt theo thời tiết
từng năm. Tuy nhiên, đây vẫn là những nét căn bản và chuẩn xác mà người dân nơi đây
thường cố gắng thực hiện theo để tiến hành sản xuất nông nghiệp trồng lúa của mình.
Hệ thống công cụ sản xuất
Hệ thống công cụ liên quan đến sản xuất ruộng nước của người Thổ ở huyện
Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa tương đối phong phú và đa dạng. Nó được phân chia cụ
thể theo từng chức năng sử dụng:
Công cụ phục vụ khai khẩn:
Cày: người Thổ không biết chế tạo ra cày nên họ phải đến những vùng người
Việt, người Mường để mua về phục vụ sản xuất. Với việc sử dụng cày để thay thế
phương thức trâu quần giúp cho việc làm đất của người Thổ đỡ vất vả hơn và tiết
kiệm được thời gian.
32
Bừa: răng bừa làm bằng sắt và thường là loại bừa 11 răng. Trước Cách mạng
tháng Tám (1945) việc dùng bừa bằng răng gỗ 8 răng trở lên phổ biến hơn răng sắt.
Bừa răng gỗ có cấu tạo tương tự như bừa răng sắt của người Việt, nhưng chiều dài
ngắn hơn (khoảng 65cm), răng bừa to hơn và khoảng cách giữa các răng dầy hơn.
Cuốc: cũng là một công cụ phổ biến trong canh tác ruộng nước. Chiếc cuốc
được sử dụng trong các công việc của nhà nông ở mọi dân tộc. Cùng với sự phát
triển của nông nghiệp thì nó đã không ngừng được cải tiến. Chất liệu ban đầu là
xương, sừng, gỗ cứng, đá và sau này được làm bằng sắt. Người Thổ ở Như Xuân
thường xuyên dùng cuốc trong việc khai khẩn cũng như làm đất. Cuốc của họ có
lưỡi uốn cong, cán cuốc được làm bằng tre đặc hoặc tầm vông đã già. Trong công
việc làm đất gieo mạ thì ngoài công cụ là cày, cuốc đã kể ở trên thì ở người Thổ còn
có cái cườm (tựa như cái chang cào thóc của Người Việt). Cườm được làm tấm gỗ
hình chữ nhật có chiều dài khoảng 50cm, chiều rộng khoảng 25cm, được nắp một
cái chuôi để cầm. Cườm được sử dụng để làm cho đất gieo mạ được bằng phẳng,
không bị lồi lõm.
Công cụ chăm sóc và bảo vệ lúa
Việc nhổ cỏ thường được sử dụng bằng chính hai bàn tay của con người. Bên
cạnh đó người Thổ còn sử dụng cào cỏ để làm sạch cỏ ở những thửa ruộng của
mình. Cào cỏ được thiết kế tựa như cái bừa nhưng răng to và dày hơn, nó cũng được
nắp chuôi để dễ thực hiện công việc trên ruộng.
Công cụ thu hoạch và bảo quản
Những công cụ liên quan đến việc thu hoạc lúa của người Thổ tương đối đa
dạng. Khi gặt lúa người Thổ thường dùng “hái cu”, “hái phát” để ngắt từng bông
lúa. Những bông lúa này được để trong một đôi sọt và người đàn ông thường dùng
chiếc đòn ống gánh lúa về. Mãi sau những năm 1960 thì người Thổ mới đưa “liềm”
vào công việc gặt lúa. Những công cụ đựng và bảo quản thóc của người Thổ cũng
phong phú như của người Việt như nong (đổng), nia (đia), dần (roong), rổ (kè rô),
thúng (kè thung) tất cả các dụng cụ đựng thóc này đều được làm từ tre, nứa lấy ở
trên rừng. Có một điều là người Thổ không bao giờ dùng cây luồng để làm các vật
33
dụng liên quan đến đựng thóc, theo giải thích của các cụ cao niên thì cây luồng
thường sử dụng trong việc tang ma nên dùng nó làm nong, nia sẽ không được may
mắn. Quạt thóc (quạt hòm) của người Thổ có cấu tạo tương tự như Người Việt.
Quạt hòm ở bên trong có cánh quạt, khi đổ thóc vào để quạt cho bụi và thóc lép bay
đi. Ở phía trên quạt hòm có một cái phễu lớn hình chóp tứ giác, thường là tứ giác
đều để đổ thóc vào. Ở phía dưới người ta để trống phần ở giữa (thân quạt) có hình
vuông và để thủng hai đầu như hình lập phương được cắt bỏ hai mặt bên đối diện
nhau. Phần này dùng để đưa gió vào bằng cách dùng quạt điện. Ngày xưa không có
quạt điện thì người Thổ đóng một cái cánh quạt bằng gỗ có bốn cánh lắp vào thân.
Khi quạt thì dùng tay để quay tạo ra sức gió. Sau phần quạt là có một hệ thống
truyền những hạt thóc ra ngoài.
- Canh tác nương rẫy
Người Thổ ở Như Xuân cũng như nhiều tộc người khác đều coi canh tác
nương rẫy là một nguồn sinh kế quan trọng của mình. Ở vùng đồi núi huyện Như
Xuân có điều kiện môi trường ẩm, nhiều khu rừng rậm rạp đã tạo cơ hội cho
phương thức canh tác nương rẫy phát triển. Mặc dù, nông nghiệp trồng lúa chiếm cơ
cấu chủ yếu trong kinh tế người Thổ, nhưng canh tác nương rẫy vẫn giữ một vị trí
quan trọng trong đời sống tộc người.
Kĩ thuật canh tác
Chọn đất: trong chu kì canh tác nương rẫy thì việc chọn đất được coi là khâu
đầu tiên và mang ý nghĩa quyết định đến quá trình phát đốt, dọn nương về sau. Theo
kinh nghiệm của người Thổ đất ở những khu rừng già, có địa hình thoải, ít dốc là tốt
hơn cả. Vì đất ở đó thường có nhiều mùn và ít cây bụi gai nên thuận lợi cho việc thu
dọn và đi lại. Ngoài chọn đất ở khu vực rừng già thì người Thổ cũng thường tìm đến
những nơi đất có màu xám, đen, chất đất luôn xốp và ẩm, theo kinh nghiệm của các
bậc cao niên chỗ đó đất màu mỡ, phù hợp với các loại cây trồng. Cũng theo kinh
nghiệm, nếu thấy cả khu vực đều có đất màu xám mà có một khoảnh màu trắng
hoặc vàng thì không chọn. Theo quan niệm của người Thổ, khu đất đó đã được ma
quỷ đánh dấu nên canh tác sẽ thất thu. Khi đã chọn được cho mình một đám nương
34
ưng ý, để tránh người khác xâm phạm, người Thổ thường lấy cuốc phát một đường
có diện tích khoảng từ 1m đến 2m đánh dấu đã có chủ. Cũng có khi người ta làm
một cây nêu bằng tre đặt ở đầu nương hoặc chặt một cây to để thông báo tới mọi
người không tự ý xâm phạm.
Phát nương: việc phát nương thường tốn nhiều công sức nên mỗi mùa vụ các
gia đình lại phải huy động tất cả các thành viên của mình tham gia. Theo kinh
nghiệm của người Thổ, chặt những dây chằng chịt, dây mây và các cây bụi gai
trước; sau đó mới đến các cây to. Khi chặt các cây to cố gắng cho ngả về một hướng
để khi đốt sẽ cháy đều và không bị phân tán. Đối với những cây quá to thì dùng rìu
chặt xung quanh, rồi mang cành cây khô đặt xung quanh để đốt. Công việc phát
nương càng nhanh càng tốt và cần sự chung sức của nhiều gia đình.
Ở Như Xuân, người Thổ thường làm đổi công, các gia đình có nương gần nhau
sẽ tập trung phát cho từng nhà để khi dọn và đốt sẽ không ảnh hưởng đến cây trồng
của nhau.
Dọn đốt: sau khi phát khoảng một tháng người Thổ bắt đầu đi dọn và đốt
nương. Theo tập quán, một hai hôm đầu các gia đình tập trung dọn những bụi cây
nhỏ gom thành từng đống để đốt. Để tránh cháy rừng hoặc cháy sang những nương
của người khác, người ta thường xẻ rãnh rộng từ 1,5m đến 2m, tiếng Thổ gọi là
“quẹn nương”. Theo kinh nghiệm, đốt nương vào buổi trưa, những ngày nắng gắt là
hiệu quả hơn cả. Người Thổ tránh đốt nương vào buổi sáng vì sương mù vẫn còn
nhiều và hướng gió không thuận lợi. Đối với những ngày có gió, theo kinh nghiệm
thì đốt ngược hướng gió thổi, ngọn lửa cháy chậm, không bị tạt mạnh nên những
cây gỗ lớn sẽ cháy hết. Khi cây cối đốt xong, người ta để vài ngày khi than đã nguội
các gia đình mới đi dọn nương. Lúc này, cây to nào chưa cháy hết sẽ được đốt lại.
Sau khi tro đã tàn và thời tiết có mưa phùn nhẹ thì các gia đình người Thổ bắt đầu
tiến hành việc gieo hạt.
Gieo trồng: để có thể tiến hành gieo trồng được thì người Thổ cũng quan tâm
tới việc chọn giống lúa. Cũng như chọn giống lúa nước, người Thổ cũng phải chọn
hạt giống phù hợp với từng loại nương. Các giống lúa nương được người Thổ ưa
35
thích như ong, kén, đo, bản sậu, răng trâu tất cả đều phù hợp với điều kiện môi
trường, khí hậu và cho năng suất ổn định.
Thời gian gieo hạt (tỉa, xăm) của người Thổ phụ thuộc vào thời tiết của từng
năm. Theo kinh nghiệm thì các loại lúa nương gieo vào đầu tháng Tư (âm lịch) là
tốt nhất, còn ngô gieo sau ngày 5 tháng 5. Giải thích cho kinh nghiệm này các cụ
già cho rằng, khi gieo trước ngày 5 tháng 5 thì chưa “diệt” sâu bọ nên cây ngô sẽ
không phát triển được. Công việc gieo hạt thường là của phụ nữ, đàn ông thì ít tham
gia hơn. Khi gieo hạt người Thổ dùng gậy chọc lỗ (chè lè) chọc xuống đất. Mỗi lỗ
bỏ từ 2 đến 3 hạt lúa, hoặc từ 1 đến 2 hạt ngô; hạt giống đựng trong một cái giỏ
buộc ở eo người phụ nữ. Khi tra hạt thường bắt đầu từ đầu nương và đi thành hàng
lối để khi làm cỏ, chăm sóc, thu hoạch sẽ dễ dàng hơn.
Chăm sóc và bảo vệ nương: ngoài việc thường xuyên phải thăm nom nương thì
một vụ ít nhất phải làm cỏ từ một đến hai lần. Làm cỏ thường là công việc của phụ
nữ, họ dùng các công cụ như cuốc, cào, liềm hoặc bằng tay để phát những cây cỏ
dại mọc trên nương. Để tránh các loài chim, chuột đến quấy phá nương, người Thổ
thường lấy tre, nứa rào xung quanh. Bên cạnh đó việc đặt bẫy chim, bẫy thú và
dựng hình người nộm cũng là một cách để bảo vệ nương. Để tránh khỉ và sóc ban
đêm hay xuống phá hoại nương ngô, nương lúa các gia đình người Thổ dựng một
chòi nhỏ ở giữa nương để canh giữ. Vào những dịp gần thu hoạch, người đàn ông
trong gia đình thường phải ngủ lại chòi, có khi có cả con trai nhỏ của họ. Ở mỗi
chòi thường được treo một chiếc mõ làm bằng ống tre để khi có lợn lòi, khỉ thì gõ,
âm thanh đó làm cho chúng sợ phải bỏ chạy.
Thu hoạch: công việc cuối cùng và quyết định trong chu trình sản xuất nương
rẫy là thu hoạch. Thu hoạch lúa nương cũng tương tự như lúa nước và nó cũng diễn
ra theo đúng quy trình như vậy, người ta dùng hái để ngắt từng bông lúa rồi bó lại
thành bó cầm vừa nắm tay; gánh về đập; phơi ở sân đối với ngô thì bẻ cả bắp rồi
về bóc vỏ túm lại thành bó để phơi khô. Cũng có khi họ bóc vỏ luôn ở trên cây ngô
và để cho khô rồi mới bẻ mang về nhà. Phần lớn các gia đình phơi ngô khô rồi tách
hạt đem cất trong bồ, cót như cách bảo quản thóc. Thông thường mỗi một đám
36
nương thường chỉ canh tác được 3 vụ là đất bạc màu phải bỏ hoá và đi khai thác ở
những đám nương khác. Tuy nhiên, ở những khu vực đất tốt mỗi đám nương có thể
canh tác 7 - 8 năm mới phải chuyển đến mảnh nương mới. Theo kinh nghiệm, các
mảnh nương bạc mầu phải bỏ hoá từ 10 đến 12 năm mới quay trở lại trồng trọt được
vì lúc đó đất mới hồi sinh lại trạng thái ban đầu.
Lịch thời vụ: canh tác nương rẫy của người Thổ diễn ra có phần khác với canh
tác ruộng nước:
Tên tháng Tiếng Thổ Nội dung công việc
Tháng Giêng Thảng Xiêng Làm cỏ sắn, trồng đỗ, trồng khoai
Tháng Hai Thảng Han Đi tìm thêm nương rẫy để canh tác
Tháng Ba Thảng Pa Phát rẫy, dọn rẫy, đốt rẫy
Tháng Tư Thảng Tư Đốt rẫy ngô, gieo lúa nương
Tháng Năm Thảng Đăm Gieo ngô sau ngày 5 tháng 5, làm cỏ sắn
lần 2, làm cỏ nương
Tháng Sáu Thảng Sáu Tiếp tục làm cỏ nương
Tháng Bảy Thảng Pảy Làm cỏ lúa nương, cào cỏ sắn, cỏ ngô,
gieo hạt rau cải
Tháng Tám Thảng Tám Thu hoạch lúa nương
Tháng Chín Thảng Chín Tiếp tục thu hoạch lúa nương
Tháng Mười Thảng Mười Thu hoạch ngô
Tháng Một Thảng Một Tiếp tục thu hoạch ngô, khoai, sắn
Tháng Chạp Tháng Chạp Dọn dẹp lại nương ngô, chuẩn bị vụ mới
Gieo trồng luân canh, xen canh: đối với người Thổ, phương pháp này tương
đối phổ biến và nó gắn liền với nương rẫy của họ.
Luân canh là cách thay đổi đất trồng để quay vòng sản xuất. Còn xen canh là
tăng nhiều cây trồng ngắn ngày trong một vụ nương rẫy mà không ảnh hưởng gì
đến cây trồng chính. Với mật độ dân số tăng không ngừng ở các xã thuộc huyện
Như Xuân đã khiến cho phương pháp luân canh bị hạn chế bởi diện tích rừng đã bị
37
thu hẹp đi nhiều. Trong trường hợp ấy thì biện pháp xen canh là một cách để tăng
độ phì nhiêu của đất cũng như tận dụng tối đa quỹ đất hiện có của mỗi hộ gia đình.
Người Thổ thường trồng xen canh bí, bầu ở đầu các nương trước khi gieo trồng
lúa. Theo nhiều ý kiến của các cụ cao niên trong thôn/làng thì họ luôn cảm thấy
rằng trồng bầu, bí ở quanh nương thì cây lúa sẽ sinh trưởng tốt hơn và năng suất
cũng cao hơn. Điều này giống với quan niệm “cây màu nhiệm” của dân tộc Khơ mú
khi cho rằng cây khoai sọ giúp cây lúa phát triển; hay người Thái cho rằng cây
chuối là “bạn tình” của cây lúa. Ngoài ra, ở các nương ngô, nương sắn người Thổ
thường xen canh những cây ngắn ngày như đậu đũa, rau cải, mướp, đậu để cải
thiện bữa ăn hàng ngày. Hơn nữa, những cây này sẽ tạo ra chất mùn giúp cho đất
trồng ở các nương được xốp và tốt hơn.
Nông cụ: những công cụ sản xuất trong canh tác nương rẫy của người Thổ
tương đối thô sơ, nó gắn liền với kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu, luôn đặt trong
trạng thái du canh - du cư. Các nông cụ này được dùng chung với canh tác ruộng
nước, tuy nhiên nó vẫn có những đặc trưng riêng.
Công cụ liên quan tới chặt phát bao gồm: dao, rìu, búa, dao được coi là công cụ
vạn năng, chia thành hai loại là dao rựa và dao quắm. Dao rựa có độ dài khoảng
50cm, rộng 5cm và được người Thổ thường xuyên mang bên người như một vật bất
ly thân. Dao quắm cũng có độ dài, rộng tương tự nhưng lưỡi hơi cong và được lắp
thêm cán khoảng 1m. Dao quắm thường được dùng trong việc phát những cây bụi,
cây gai và nó cũng được dùng để chặt những cành cây ở trên cao. Bên cạnh đó thì
rìu là một công cụ để chặt cây khi mà dao không thể chặt được, còn búa để bổ
những gốc cây to có trên rẫy. Có thể nói đây là những dụng cụ quan trọng và luôn
bổ trợ cho người Thổ trong quá trình phát nương, làm rẫy.
Công cụ liên quan đến việc gieo hạt quan trọng nhất đối với người Thổ phải kể
đến cây gậy chọc lỗ (chè lè). Khi gieo ngô hay gieo hạt lúa thì người Thổ đều phải
dùng đến nó như một công cụ không thể thay thế. Gậy chọc lỗ thường làm bằng gỗ
cây lấu, có độ dài khoảng 1,5m và to bằng cổ tay để khi cầm thuận tiện nhất. Có hai
loại gậy chọc lỗ cơ bản của người Thổ, một loại được bịt đầu sắt nhọn và một loại
38
được bịt đầu sắt hình chữ nhật trông như lưỡi thuổng. Bên cạnh đó, các nông cụ liên
quan đến gieo hạt còn có sọt ngâm, sọt đựng hạt giống và rổ rá.
Làm vườn
Làm vườn đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nông nghiệp của thế giới, nhưng nó
chỉ được xếp là một hình thái kinh tế trong nông nghiệp. Nghề làm vườn đã tạo điều
kiện khai khẩn có hiệu quả các vùng đồi núi, đất sỏi đá không thuận lợi cho việc
gieo trồng các loài cây hòa thảo. Đặc biệt trong vùng đồi núi ở Việt Nam, làm vườn
cũng giúp người dân tiết kiệm được quỹ đất vốn hiếm hoi đã dành cho trồng lúa.
Hơn nữa, làm vườn cũng là cơ sở để các cư dân có thể cư trú lâu bền và là tiền đề
cho sở hữu tư nhân về đất đai. Đối với các tộc người ở Việt Nam thì đặc điểm của
nghề làm vườn cũng có sự khác nhau theo độ cao và địa hình cư trú. Với cư dân ở
thung lũng như Tày, Thái, Mường thì vườn thường là loại vườn tạp. Còn cư dân
vùng cao như người Khơ - mú, Hmông, Dao vườn theo quan niệm của họ được
gắn với khu rừng - nơi có hệ thực vật phong phú, dồi dào.
Vùng cư trú của người Thổ ở Như Xuân là khu vực đồi núi thấp, gắn liền với
các thung lũng nên hình thức vườn của họ cũng đan xen nhiều loại cây trồng. Ở
người Thổ, gia đình nào cũng dành một quỹ đất cạnh nhà để tạo cho mình những
mảnh vườn riêng, được rào dậu cẩn thận. Những cây lâu năm được trồng nhiều như
cau, dừa, mít, chèvới mục đích lấy bóng mát, che chắn gió bão và phục vụ đời
sống hằng ngày. Bên cạnh đó các cây ngắn ngày như dứa, chuối và các loại rau màu
luôn được trồng tại các khoảnh vườn màu mỡ và nó là nguồn nguyên liệu phục vụ
bữa ăn, các công việc thường ngày của người Thổ. Khi nhìn vào những mảnh vườn
của các gia đình người Thổ có thể nhận ra kinh nghiệm và kĩ thuật thành thục trong
việc canh tác, bố trí cây trồng. Các cây lâu năm được trồng trước nhà có mật độ thích
hợp giúp sinh trưởng và phát triển tốt, không làm ảnh hưởng tới rau màu trong
vườn. Còn các khoảnh trồng rau luôn được canh tác ở chỗ thuận tiện về nguồn nước
và có đất đai màu mỡ nhất. Đất ở vườn được làm rất kĩ và được bón phân, làm cỏ
thường xuyên nên năng suất cây trồng trong vườn luôn cao hơn những khu vực
nông nghiệp khác.
39
Vì thế, làm vườn và các sản phẩm thu hoạch được trong việc làm vườn đã từ
lâu trở thành một nguồn hỗ trợ quan trọng trong đời sống hằng ngày của người Thổ.
2.1.2.2. Chăn nuôi
- Mục đích chăn nuôi
Cũng như các tộc người khác, cùng với trồng trọt, chăn nuôi chiếm giữ vai trò
quan trọng trong đời sống người Thổ ở huyện Như Xuân. Nhìn chung, vật nuôi khá
đa dạng, phong phú, bao gồm: gia súc, gia cầm và thủy sản. Tính chất manh mún
được thể hiện khá rõ nét ở quy mô và cách thức chăn nuôi như chủ yếu tận dụng
nguồn nguyên liệu dư thừa do sản xuất, trong sinh hoạt mà có hay nguồn nguyên
liệu kiếm được từ tự nhiên và không gian chăn nuôi tập trung ngay trên khu vực
mình sinh sống. Số lượng vật được nuôi thường không nhiều và được nuôi theo hộ
gia đình. Vì thế, mục đích chăn nuôi chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, lấy
sức kéo và là nguồn thực phẩm cho các hoạt động tín ngưỡng, ma chay, cưới xin.
- Vật nuôi
Gia súc: trước kia người Thổ chủ yếu nuôi trâu, bò, lợn và dê... những vật nuôi
này có khả năng sinh sản tốt và phù hợp với điều kiện môi trường, sinh thái của
huyện Như Xuân. Có thể nói con trâu đóng vai trò quan trọng nhất trong đời sống
của người hổ. Cũng như quan niệm của người Việt, người Thổ coi con trâu là “sự
khởi đầu của việc tạo dựng cơ nghiệp”. Điều này được minh chứng rõ ràng, trâu
không chỉ phục vụ sức kéo trong canh tác lúa nước mà còn có vai trò quan trọng
trong việc vận chuyển, khai thác gỗ Trước kia, mỗi gia đình người Thổ thường
nuôi ít nhất từ 4 - 5 con trâu, gia đình giàu nuôi đến 10 - 15 con, trâu được coi là
thước đo tài sản đối với các gia đình người Thổ ở huyện Như Xuân. Vì thế, trâu
được người Thổ chăm sóc và bảo vệ rất chu đáo. Trong xã hội truyền thống của
người Thổ chẳng mấy khi người ta lại giết trâu lấy thịt làm thức ăn. Hằng năm, vào
dịp cúng tế tại đình làng trâu mới bị giết thịt để làm vật hiến tế cúng thần linh. Nếu
như trâu là con vật đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp cũng như trong nghi lễ
tôn giáo của người Thổ thì lợn lại là gia súc được nuôi nhiều để bán hoặc phục vụ
nhu cầu thực phẩm trong lễ cưới, ma chay, giỗ chạp, lên nhà mới
40
Giống lợn truyền thống của người Thổ là lợn cỏ và được nuôi theo hình thức
thả rông. Đối với các gia súc khác như bò, dê dường như thưa vắng hơn trong đời
sống của người Thổ ở huyện Như Xuân. Theo một số người cao tuổi cho biết, ngày
trước người Thổ nuôi bò rất ít vì nó không phù hợp với việc canh tác nông nghiệp
thô sơ. Còn nuôi dê thì chỉ một số hộ nuôi nhưng số lượng không lớn và được chăn
thả tự do trong vườn, bìa rừng.
Gia cầm: trong đời sống kinh tế của người Thổ thì chăn nuôi gia cầm như gà,
vịt, ngan trở lên phổ biến và gắn liền với mọi sinh hoạt gia đình, cộng đồng. Ở
người Thổ tất cả các hộ gia đình đều chăn nuôi gà với số lượng lớn. Giống gà ri của
người dân thường nhỏ, đẻ nhiều và dễ nuôi. Việc nuôi gà tương đối đơn giản. Gà
thường thả rông cho tự đi kiếm ăn và thường được làm thịt khi gia đình có khách
hoặc trong các đám giỗ, đám cưới
Trong khi gà được nuôi thả một cách đơn giản thì nuôi vịt dường như cầu kì và
cần nhiều công sức hơn. Ở người Thổ vịt được nuôi theo đàn với số lượng khoảng
20 đến 30 con, nhiều thì lên tới 70 đến 100 con, tùy thuộc vào điều kiện chăn thả
của từng gia đình. Vịt được chăn thả ở các ao hay ruộng lúa quanh nhà để dễ trông
coi, thức ăn của chúng chủ yếu dựa vào nguồn tự nhiên hoặc thóc lúa rơi rớt sau vụ
gặt ở các cánh đồng. Phần lớn các gia đình làm chuồng nuôi vịt một cách đơn giản
ở cạnh vườn, nơi mà chúng dễ dàng xuống ao hay ra ruộng lúa. Tuy nhiên, vào dịp
lúa mới cấy thì việc chăn vịt cũng phải cần có người trông nom để đàn vịt không
làm hỏng ruộng lúa. Vịt được nuôi để làm thực phẩm trong cơ cấu bữa ăn hằng
ngày của người Thổ và tuyệt đối nó không được dùng trong các dịp thờ cúng và
nghi lễ.
- Kỹ thuật chăn nuôi
Trước đây, ở người Thổ trâu được nuôi thả rông, thường sau mỗi vụ thu hoạch
trâu được lùa vào trong rừng sống thành bầy đàn ở đó thỉnh thoảng chủ nhà mới vào
thăm nom. Ngoài lối chăn thả rông, trâu còn được chăn dắt theo hình thức buộc dây
dài vào cọc gỗ cho gặm cỏ ở các bãi ven suối. Chọn được giống trâu tốt người Thổ
có kinh nghiệm dân gian độc đáo, nếu là trâu kéo phải là loại trâu có “mõm gầu dai,
tai lá mít, đít lồng bàn”, trâu sinh sản phải là “đầu thanh, mõm to, mông to, cổ nhỏ”.
41
Gia cầm được nuôi chủ yếu là gà, ngan, vịt. Khâu quan trọng nhất trong quy
trình chăn nuôi gia cầm là ban đầu được cho uống nước một số loại lá cây thuốc để
phòng ngừa các bệnh đường ruột và được nhốt tạm thời cho ăn khoảng hơn chục
ngày trước khi thả ra môi trường tự nhiên.
2.1.3. Nghề thủ công
Đan lát: nghề đan lát được hình thành, phát triển từ lâu trong đời sống của
người Thổ trở thành một nghề phụ truyền thống.
Theo kinh nghiệm của những người có thâm niên trong nghề, sản phẩm đan lát
của người Thổ khá đa dạng và phong phú phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đời sống
hằng ngày như rế để nồi, rổ đựng rau, hoặc những sản phẩm dùng trong sản xuất
nông nghiệp như nia, nong, sàng, thúng, gàu dai Mỗi loại đều có một quy trình và
cách thức thực hiện khác nhau. Vì vậy, khi làm những sản phẩm này, người thợ
phải có kinh nghiệm, kỹ thuật phải khéo léo, có tính cần mẫn để những sản phẩm
làm ra được đẹp và trông bắt mắt người tiêu dùng.
Nia, rổ, rá là một trong những vật dụng được dùng vào mục đích sinh hoạt
gia đình và sản xuất nông nghiệp của người Thổ. Nó được làm bằng loại tre già để
tạo độ bền, sử dụng càng lâu càng bóng và phải mất khoảng ba ngày mới đan xong
một cái nia hay cái bồ đựng thóc. Công đoạn đan lát không phức tạp, nhưng bắt
buộc người đan phải có tay nghề cao mới tạo ra được sản phẩm đều lớp đan.
Những vật dụng dùng trong đánh bắt cá như xà ngôn, hom, đó cũng được
người Thổ làm phổ biến. Xà ngôn được đặt đứng, giống như cái bung đặt cá trê. Có
chiều cao từ 60cm đến 70cm, đường kính miệng khoảng 15cm, đường kính đáy
khoảng 35cm. Cách đáy xà ngôn cao lên 20cm, có để một khoảng trống gắn hom.
Hom có hai đoạn, một đoạn ngắn và một đoạn dài. Hom ngắn đặt phía trong, có
chiều dài 10cm, đường kính 15cm, đáy hom được túm lại. Hom dài đặt phía ngoài,
chiều dài khoảng 50cm, đường kính 32cm.
Những đồ đan lát bên cạnh việc phục vụ đời sống hằng ngày của người Thổ thì
nó cũng là một mặt hàng bày bán trong các chợ làng, chợ huyện. Tuy đan lát không
phải là một nghề mang lại thu nhập chính của người Thổ nhưng nó đã thể hiện sự đa
42
dạng về ngành nghề thủ công của người dân trong truyền thống.
Dệt vải: nghề dệt sợi gai đã có từ lâu đời ở người Thổ. Sợi gai được dệt từ vỏ
cây gai, để có sợi gai tốt, đẹp phải chọn đất tốt để trồng cây gai, thường những
mảnh nương mới phát, tốt màu thích hợp với cây gai.
Để dệt những tấm sợi gai như ý, người Thổ chú trọng đến công cụ chế biến sợi
như dao bóc sợi, dao tước sợi, nồi đồng to để luộc sợi gai và thanh tre vót nhọn để
se sợi. Công cụ để dệt là bàn làm bằng tre, khung cửi dệt hay gọi là khung con cú,
đòn ngồi là tấm ghế băng, trục cuốn vải. Khuôn dệt dài được vót nhẵn từ những nan
tre già, để khi dệt mà dậm chân đòn thì tạo được khe hở cho con thoi chạy qua. Con
thoi làm bằng gỗ nghiến hoặc bằng sừng, thanh văng được làm bằng cột tre già để
giữ cho mặt vải luôn được đều sợi. Vải dệt từ sợi gai có độ mịn, đẹp và rất bền được
người dùng đánh giá khá cao cả về hình thức và giá trị sử dụng. Vải sợi gai được
dùng để dệt váy, làm khăn đội đầu, thắt lưng, vỏ chăn
Có thể nói, những bí quyết trong cách dệt, những sản phẩm từ sợi gai qua
nhiều đời đã kết tinh thành giá trị văn hóa độc đáo của người Thổ.
2.1.4. Khai thác nguồn lợi tự nhiên
Săn bắt: không chỉ cung cấp thức ăn hằng ngày cho người Thổ mà còn là biện
pháp để bảo vệ mùa màng. Công cụ để săn bắn có nỏ, lưới săn và hầu như người
Thổ không sử dụng tới súng. Trong những cuộc đi săn, người Thổ đi một mình hoặc
đi theo nhóm, tùy thuộc vào tính chất của cuộc đi săn đó. Đi săn cá nhân là việc một
người đàn ông khi lên rừng để tự mình săn bắt thú. Mục đích của cuộc đi săn là bắt
những con vật với kích thước nhỏ như gà rừng, sóc, chồn, chim Ngoài ra, cũng có
người tự mình đi săn vào ban đêm để tìm cầy, lợn nòi, hoẵng thậm chí cả hổ.
Theo kinh nghiệm của người dân thì việc đi săn ban đêm thường vào dịp không có
trăng để thuận tiện theo dõi các loài thú di chuyển. Săn tập thể gồm một nhóm nhiều
người trong thôn/làng để săn bắt thú lớn như nai, lợn nòi, khỉ vào dịp gần thu
hoạch lúa nương, hoa màu. Đi săn tập thể phức tạp hơn rất nhiều so với đi săn cá
nhân nên việc tổ chức nhóm đi săn thế nào cũng là công việc quan trọng. Thường
thì trong nhóm có một người trưởng nhóm, có kinh nghiệm đi săn và có uy tín để có
43
thể phân công công việc cho từng người tham gia. Việc săn bằng bẫy cũng khá phổ
biến ở người Thổ và cũng mang lại những hiệu quả nhất định. Những ...à Nhân
văn, Đaiị học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2011), Mấy cơ sở tiếp cận
lý thuyết nghiên cứu văn hoá, trên
đăng ngày 05 tháng 09 năm 2011.
123. Ủy Ban Dân tộc (2006), Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền
núi Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
124. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1986), Một số vấn đề kinh tế - xã hội
Tây Nguyên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
125. Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2005), Báo cáo tổng kết Chương trình
135 từ năm 1999 đến năm 2005.
126. Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2005), Báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh năm 2005, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
chủ yếu năm 2006.
127. Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2007), Quyết định phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020.
128. Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2010), Quyết định phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa năm 2020.
129. Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2012), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
năm 2012; Dự kiến kế hoạch phát triển kế hoạch phát triển kinh tế năm 2013.
130. Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã
hội, quốc phòng an ninh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6
tháng cuối năm 2013.
165
131. Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Báo cáo kết quả thực hiện
nguồn vốn tài trợ của Chỉnh phủ Ai Len cho các xã thuộc Chương trình 135
giai đoạn II.
132. Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2014), Báo cáo kết quả thẩm định dự
án quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030.
133. Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2014), Báo cáo tình hình thực hiện
chính sách, pháp luật về giảm nghèo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2013.
134. Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2014), Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính Phủ về Chương trình giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
135. Ủy Ban huyện Như Xuân (2005), Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh năm 2005. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2006.
136. Huyện Như Xuân (2009), Huyện Như Xuân - tiềm năng và cơ hội đầu tư
phát triển, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội.
137. Ủy Ban huyện Như Xuân (2010), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh năm 2010. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2011.
138. Ủy Ban huyện Như Xuân (2012), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và bố trí dân cư huyện Như Xuân, đến
năm 2020.
139. Ủy Ban huyện Như Xuân (2013), Báo cáo thực trạng nguồn nhân lực và
các chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực.
140. Ủy Ban huyện Như Xuân (2013), Phụ biểu báo cáo thống kê nguồn nhân lực.
141. Ủy Ban nhân dân huyện Như Xuân (2014), Báo cáo kết quả Chương trình 135.
142. Ủy Ban nhân dân huyên Như Xuân (2014), Kế hoạch thực hiện Nghị quyết
số 09-NQ/TU ngày 4/11/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện
miền núi Thanh Hóa đến năm 2020.
166
143. Ủy Ban huyện Như Xuân (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm
2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
144. Ủy Ban nhân dân huyện Như Xuân (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn
2011 - 2015.
145. Ủy Ban nhân dân xã Cát Tân (2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát
triển sản xuất nông nghiệp xã Cát Tân, huyện Như Xuân đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030.
146. Ủy Ban nhân dân xã Cát Tân (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh năm 2015. Phương hướng nhiệm vụ năm 2016.
147. Ủy Ban nhân dân xã Yên Lễ (2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát
triển sản xuất nông nghiệp xã Yên Lễ, huyện Như Xuân đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030.
148. Ủy Ban nhân dân xã Yên Lễ (2014), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 - 2015 xã Yên Lễ, huyện Như Xuân.
149. Ủy Ban nhân dân xã Yên Lễ (2014), Tổng hợp hộ thoát nghèo và cận nghèo.
150. Ủy Ban nhân dân xã Yên Lễ (2014), Thống kê, phân tích nguyên nhân cận nghèo.
151. Ủy Ban nhân dân xã Yên Lễ (2015), Tổng hợp hộ cận nghèo và hộ nghèo.
152. Ủy Ban nhân dân xã Yên Lễ (2015), Thống kê, phân tích hộ cận nghèo, hộ
nghèo theo nhóm đối tượng.
153. Ủy Ban nhân dân xã Hóa Quỳ (2011), Quy hoạch sản xuất nông nghiệp.
154. Ủy Ban nhân dân xã Hóa Quỳ (2013), Báo cáo về việc thăm đồng, đánh giá
năng suất vụ thu mùa.
155. Ủy Ban nhân dân xã Hóa Quỳ (2013), Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên đất lúa giai đoạn 2014-2015.
156. Ủy Ban nhân dân xã Hóa Quỳ (2013), Thống kê hiện trạng sử dụng đất, số
hộ có đất và thiếu đất sản xuất.
157. Ủy Ban nhân dân xã Hóa Quỳ (2013), Kế hoạch kiên cố hóa kênh mương
nội đồng.
167
158. Ủy Ban nhân dân xã Hóa Quỳ (2014), Báo cáo điều tra quỹ đất có thể quy
hoạch phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
159. Ủy Ban nhân dân xã Hóa Quỳ (2014), Thông tin về các cơ sở sản xuất rượu
trên địa bàn.
160. Ủy Ban nhân dân xã Hóa Quỳ (2015), Báo cáo kết quả triển khai hợp phần hỗ
trợ phát triển sản xuất theo nghị quyết 30a và chương trình 135 năm 2014.
161. Ủy Ban nhân dân xã Hóa Quỳ (2014), Báo cáo mô hình nuôi gà an
toàn sinh học thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia và xây dựng nông
thôn mới.
162. Ủy Ban nhân dân xã Hóa Quỳ (2015), Báo cáo tỷ lệ diện tích các loại cây
nông nghiệp chủ yếu được cơ giới hóa.
163. Ủy Ban nhân dân xã Hóa Quỳ (2015), Báo cáo tổng kết công tác phòng
chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và phòng chống thiên tai.
164. Ủy Ban nhân dân xã Hóa Quỳ (2015), Biểu phân kỳ kế hoạch cải tạo vườn
tạp giai đoạn 2015 - 2020.
165. Đặng Nghiêm Vạn (1974), Bước đầu tìm hiểu về lịch sử phân bố cư dân ở
miền núi Nghệ An, Tạp chí Dân tộc học, Số 2, trang 20 - 32.
166. Đặng Nghiêm Vạn ; Nguyễn Anh Ngọc (1975), Vài nét về ba nhóm Đan
Lai, Ly Hà và Tày Poọng, in trong Viện dân tộc học, Về vấn đề xác định
thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội, trang 456 - 471.
167. Đặng Nghiêm Vạn (1982), Đặc điểm kinh tế - xã hội truyền thống các dân
tộc ít người ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, (1), tr.11-18.
168. Đặng Nghiêm Vạn (1991), Dòng họ, gia đình các dân tộc ít người trước sự
phát triển hiện nay, Tạp chí Dân tộc học, (2), tr.10-18.
169. Phạm Văn Vang (1996 ), Kinh tế miền núi và các dân tộc: Thực trạng -
Vấn đề - Giải pháp, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
170. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía
Bắc), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
168
171. Viện Dân tộc học (1978), Một số vấn đề kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi
phía Bắc, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
172. Viện Dân tộc phối hợp với WB (2006), Giải pháp cải thiện đời sống cho
đồng bào các dân tộc thiểu số, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
173. Trần Thị Hồng Yến (2011), Những biến đổi về xã hội và văn hoá ở những
làng quê chuyển từ xã thành phường tại Hà Nội, Luận án Tiến sĩ.
Tài liệu Internet và tiếng nước ngoài
174. Trang thông tin điện tử FAO, 1997, Country Report - Vietnam, truy cập
ngày 21/01/2016, từ
175. Trang thông tin điện tử SIT Study Abroad, 2015, Vietnam: Culture, Social
Change, and Development,
176. The World Bank, 2006, Country Social Analysis - Ethnicity and
Development in Vietnam, Report.
177. Vietnam Economic Forum, 2007, Social Issues Under Economic Transformation
and Integration in Vietnam.
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH HỮU ANH
PHỤ LỤC
SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC THỔ
Ở HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI - 2016
169
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC THÀNH VIÊN TRONG HỘ
1.1. Xin ông (bà) cho biết thông tin chung về từng thành viên trong hộ (Ghi từng người sống trong một nhà, có kinh tế chung)
Stt
Quan hệ với
chủ hộ
01: Chồng/vợ
02. Con
03: Cháu
04. Chắt
05. Bố mẹ
06. Anh em trai
07. Chị em gái
08. Ông, bà
09. Người khác
Nam
hay nữ
1= Nam
2 = Nữ
Tuổi
Dân
tộc
Tôn giáo
1. Phật
2. Công
giáo
3. Tin lành
4. Khác
Tình trạng
hôn nhân
1 = Độc thân
2 = Có
vợ/chồng
3= Ly hôn
4=Ly thân
5=Goá
Trình độ học vấn
0= Mù chữ
1= Chưa đi học
2.= Nhà trẻ, mẫu
giáo
3= Tiểu học
4=Trung học CS
5= THPT (6 =
6.Cao đẳng trở lên
7 = Bỏ học
8= Khác
Nghề nghiệp
1 = Làm ruộng
2 = Ngư dân
3=Công nhân
4 = Cán bộ
5= Buôn bán, dịch
vụ
6 = Học sinh
7 = Khác
Nói thạo
hay
không
nói thạo
tiếng
phổ
thông
1= Có
2=
Không
1 CH
170
1.2. Ông/ bà cho biết tổng thu nhập bằng tiền (đã trừ chi phí) của gia đình trong năm
vừa qua từ tất cả các nguồn (sản xuất nông nghiệp, lương, kinh doanh, dịch vụ...)?
Các nguồn thu nhập
Những khoản thu tính
được theo tháng (đồng)
Những khoản thu
chỉ tính theo vụ/ hay
năm (đồng)
1. Lúa và màu
2. Chăn nuôi (có kể cả nuôi trồng
thuỷ sản)
3. Làm thuê
4. Lương/ lương hưu
5. Buôn bán/ dịch vụ
6. Lãi tiết kiệm, lãi tiền gửi ngân
hàng, cho vay
7. Con cái/ người thân cho
8. Khác (ghi rõ)
Tổng thu nhập/năm ?
Thu nhập của hộ/tháng
Ghi chú: Những khoản thu nhập theo năm sẽ được tính lại theo tháng để ra thu nhập bình
quân của hộ gia đình (tính theo tháng).
1.3. Xin ông bà cho biết tình hình chăn nuôi năm 2014 của gia đình ta ?
stt Vật nuôi
Số lượng
(con/kg)
Ước tính giá trị (đ)
1 Trâu, bò
2 Lợn
3 Dê
4 Ngựa
5 Gia cầm (gà, ngan, vịt, ngỗng)
6 Cá và thuỷ sản
7 Vật nuôi khác (..)
8 Không nuôi
171
1.4. Xin ông/ bà cho biết, trong 5 năm trở lại đây, mức sống của gia đình ta có thay đổi gì
không?
1. Tăng lên □
2. Giữ nguyên □
3. Giảm đi □
2. CƠ SỞ VẬT CHẤT
Gia đình ông bà có những loại tài sản nào dưới đây?
Loại tài sản Số lượng Giá trị (tính cái đắt tiền nhất) Năm mua
Đài/ cát sét
Ti vi
Tủ lạnh
Dàn stereo
Đầu Video/VCD/DVD
Xe đạp
Xe máy
Ô tô/ công nông
Xa -lông
Tủ chè/ tủ đắt tiền
Quạt điện
Điện thoại
Điều hoà nhiệt độ
Máy giặt
172
3. GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
3.1. Ai là người có quyết định chính trong gia đình ông/ bà những công việc sau đây
Stt Công việc
Người quyết định chính
1. Chồng là chính
2. Vợ là chính
3. Cả hai như nhau
4. Bố mẹ chồng/ bố mẹ vợ
5. Người khác
8. Không thích hợp
1 Mua bán đất
2 Mua bán nhà cửa
3 Xây sửa nhà cửa
4 Hướng đầu tư kinh doanh
5 Phân công lao động cho mọi người
6 Mua vật tư, công cụ sản xuất kinh doanh
7 Bán sản phẩm
8 Quản lý tiền
9 Mua bán tài sản đắt tiền (từ 500.000 đồng trở lên)
10 Việc nhà (chợ búa, cơm nước, ..)
11 Chi tiêu hàng ngày
12 Chi tiền hiếu hỉ
13 Tham gia cuộc họp khu phố/ thôn
14 Khám chữa bệnh cho các thành viên
15 Việc làm, việc học của con cái
16 Tiếp khách
17 Dựng vợ/ gả chồng cho con
Ghi chú: Nếu là chồng viết số 1, vợ viết số 2, cả hai viết số 3....
3.2. Ông/bà có thường xuyên tham gia họp họ không?
1. Có
2. Không
3.3. Vai trò của trưởng dòng họ ?
3. Rất quan trọng
4. Quan trọng
5. Không quan trọng
173
4. TỔ CHỨC THÔN/LÀNG
4.1. Xin Ông (Bà) cho biết hiện nay gia đình có ai tham gia những nhóm, tổ
chức, hội nào dưới đây không? Nếu có xin cho biết năm tham gia và số lượng
thành viên trong nhóm?
Stt Tên Hội
Nông dân
Hội
phụ nữ
Đoàn
thanh
niên
Hội
người
cao tuổi
Hội
cựu chiến
binh
Hội
đồng
ngũ
Hội
khuyến
học
4.2. Trong gia đình Ông (Bà) ai là người thường tham gia hội họp ở thôn/làng?
6. Chồng
7. Vợ
8. Bố mẹ
9. Con
10. Khác
4.3. Xin Ông (Bà) cho biết về vai trò của trưởng thôn trong đời sống cộng đồng?
11. Rất quan trọng
12. Quan trọng
13. Không đáng kể
4.4. Gia đình ông Bà đã thực hiện nếp sống văn hoá theo quy ước, hương ước chưa?
1. Có 2.Không 3.Chưa có hương ước,quy ước
4.5. Theo Ông (Bà), nội dung hương ước mới như thế nào?
2. Dễ nhớ, dễ thực hiện
3. Khó hiểu, không sát với thực tế của thôn/làng
4. Quá dài, nhiều nội dung chưa phù hợp
5. Không biết
Xin chân thành cảm ơn Ông/bà!
174
Phụ lục 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC THÀNH VIÊN TRONG HỘ
1.1. Thông tin chung về hộ gia đình (số người)
Xã Tổng số nhân khẩu
Hộ có nhân khẩu
ít nhất
Hộ có nhân khẩu
nhiều nhất
Yên Lễ 406 1 9
Hóa Quỳ 404 1 8
Cát Tân 390 1 8
Tổng 1200 1 9
1.2. Tổng thu nhập của gia đình trong năm vừa qua từ tất cả các nguồn
Thu nhập từ lúa và màu
Xã
Tổng thu nhập theo
tháng (đồng)
Ít nhất (đồng) Nhiều nhất (đồng)
Yên Lễ 34851000 65000 4000000
Hóa Quỳ 10036100 83000 6000000
Cát Tân 10095500 83000 10000000
Xã
Thu nhập từ lúa và hoa màu theo tháng
Dưới 10%
Từ 10% - dưới
30%
Từ 30% - dưới
50%
Từ 50%
trở lên
Yên Lễ
48 13 4 9
60.0% 12.4% 12.5% 21.4%
Hóa Quỳ
20 58 10 4
25.0% 55.2% 31.2% 9.5%
Cát Tân
12 34 18 29
15.0% 32.4% 56.2% 69.0%
175
Thu nhập từ chăn nuôi
Xã
Tổng thu nhập theo
tháng (đồng)
Ít nhất (đồng)
Nhiều nhất
(đồng)
Yên Lễ 35430600 83000 6650000
Hóa Quỳ 169788000 83000 23000000
Cát Tân 71872000 167000 5000000
Xã
Thu nhập từ chăn nuôi theo tháng
Dưới 10%
Từ 10% - dưới
30%
Từ 30% - dưới
50%
Từ 50%
trở lên
Yên Lễ
7 15 6 6
30.4% 13.9% 11.1% 21.4%
Hóa Quỳ
8 47 14 19
34.8% 43.5% 25.9% 67.9%
Cát Tân
8 46 34 3
34.8% 42.6% 63.0% 10.7%
Thu nhập từ làm thuê
Xã
Tổng thu nhập theo
tháng (đồng)
Ít nhất (đồng)
Nhiều nhất
(đồng)
Yên Lễ 15529600 166000 12000000
Hóa Quỳ 22563300 83000 10000000
Cát Tân 68545000 83000 5000000
Xã
Thu nhập từ làm thuê theo tháng
Dưới 20% Từ 20% - dưới 50% Từ 50% - dưới 70% Từ 70% trở lên
Yên Lễ
1 5 6 29
2.4% 6.8% 18.2% 58.0%
Hóa Quỳ
14 38 17 15
34.1% 51.4% 51.5% 30.0%
Cát Tân
26 31 10 6
63.4% 41.9% 30.3% 12.0%
176
Thu nhập từ lương theo tháng
Xã
Tổng thu nhập theo
tháng (đồng)
Ít nhất (đồng)
Nhiều nhất
(đồng)
Yên Lễ 28595300 500000 15000000
Hóa Quỳ 43410000 330000 8500000
Cát Tân 87938000 600000 16667000
Xã
Thu nhập từ lương theo tháng
Dưới 30% Từ 30% - dưới 60%
Từ 60% trở
lên
Yên Lễ
2 3 38
25.0% 20.0% 74.5%
Hóa Quỳ
5 8 2
62.5% 53.3% 3.9%
Cát Tân
1 4 11
12.5% 26.7% 21.6%
Thu nhập theo tháng của hộ gia đình
Xã
Tổng thu nhập theo tháng (đồng)
Dưới 10 triệu
Từ 10 triệu - dưới
20 triệu
Từ 20 triệu -
dưới 30 triệu
Từ 30 triệu
trở lên
Yên Lễ
89 14 0 0
34.0% 41.2% .0% .0%
Hóa Quỳ
82 12 4 3
31.3% 35.3% 80.0% 100.0%
Cát Tân
91 8 1 0
34.7% 23.5% 20.0% .0%
1.3. Tình hình chăn nuôi của gia đình năm 2014
Trâu, bò
Xã Tổng số Ít nhất Nhiều nhất
Yên Lễ 48 1 6
Hóa Quỳ 61 1 3
Cát Tân 64 1 4
177
Xã
Số lượng trâu, bò
1 con 2 - 4 con 5 con trở lên
Yên Lễ
16 10 1
20.3% 27.0% 100.0%
Hóa Quỳ
44 8 0
55.7% 21.6% .0%
Cát Tân
19 19 0
24.1% 51.4% .0%
Xã
Giá trị của trâu, bò (đồng)
Dưới 10 triệu
Từ 10 triệu -
dưới 20 triệu
Từ 20 triệu -
dưới 30 triệu
Từ 30
triệu trở
lên
Yên Lễ
0 11 5 11
.0% 34.4% 12.8% 25.6%
Hóa Quỳ
3 20 17 12
100.0% 62.5% 43.6% 27.9%
Cát Tân
0 1 17 20
.0% 3.1% 43.6% 46.5%
Lợn
Xã Tổng số Ít nhất Nhiều nhất
Yên Lễ 144 1 30
Hóa Quỳ 6040 1 1500
Cát Tân 1021 1 300
Số lượng con lợn
Xã
Từ 5 con
trở xuống
Từ 6 con -
10 con
Từ 11 con
- 20 con
Từ 21 con
- 30 con
Từ 31 con trở lên
Yên Lễ
18 6 1 1 0
19.4% 14.6% 4.8% 33.3% .0%
Hóa Quỳ
34 12 4 0 11
36.6% 29.3% 19.0% .0% 91.7%
Cát Tân
41 23 16 2 1
44.1% 56.1% 76.2% 66.7% 8.3%
178
Xã
Giá trị của lợn
Dưới 2
triệu
Từ 2 triệu -
dưới 5 triệu
Từ 5 triệu -
dưới 10 triệu
Từ 10 triệu -
dưới 20
triệu
Từ 20 triệu
trở lên
Yên Lễ
0 6 11 6 2
.0% 16.7% 28.9% 11.5% 8.0%
Hóa Quỳ
11 16 6 17 11
61.1% 44.4% 15.8% 32.7% 44.0%
Cát Tân
7 14 21 29 12
38.9% 38.9% 55.3% 55.8% 48.0%
Dê
Xã Tổng Ít nhất Nhiều nhất
Yên Lễ 43 6 20
Hóa Quỳ 25 2 10
Cát Tân 46 16 30
Xã
Số lượng của dê
5 con trở xuống 6 con - 15 con 16 con trở lên
Yên Lễ
0 1 2
.0% 50.0% 50.0%
Hóa Quỳ
4 1 0
100.0% 50.0% .0%
Cát Tân
0 0 2
.0% .0% 50.0%
179
Gia cầm
Xã Tổng Ít nhất Nhiều nhất
Yên Lễ 2734 4 150
Hóa Quỳ 5214 4 300
Cát Tân 7199 14 300
Xã
Số lượng gia cầm
Dưới
20 con
Từ 20 con -
dưới 50 con
Từ 50 con -
dưới 100 con
Từ 100 con trở lên
Yên Lễ
1 47 10 7
8.3% 45.2% 20.8% 10.3%
Hóa Quỳ
10 23 12 25
83.3% 22.1% 25.0% 36.8%
Cát Tân
1 34 26 36
8.3% 32.7% 54.2% 52.9%
Xã
Giá trị của gia cầm
Dưới 2
triệu đồng
Từ 2 triệu -
dưới 3 triệu
đồng
Từ 3 triệu -
dươi 6 triệu
đồng
Từ 6 triệu -
dưới 10
triệu đồng
Từ 10 triệu
đồng trở lên
Yên Lễ
4 17 36 4 2
11.8% 35.4% 30.3% 23.5% 16.7%
Hóa Quỳ
15 14 32 4 5
44.1% 29.2% 26.9% 23.5% 41.7%
Cát Tân
15 17 51 9 5
44.1% 35.4% 42.9% 52.9% 41.7%
180
Cá và thủy sản
Xã Tổng Ít nhất Nhiều nhất
Yên Lễ 1250 100 1000
Hóa Quỳ 8130 30 3000
Cát Tân 5360 20 500
Xã
Số lượng cá và thủy sản
Dưới 50kg
Từ 50kg - dưới
100kg
Từ 100kg - dưới
200kg
Từ 200kg
trở lên
Yên Lễ
0 0 2 3
0% .0% 6.1% 14.3%
Hóa Quỳ
2 2 6 14
16.7% 7.7% 18.2% 66.7%
Cát Tân
10 24 25 4
83.3% 92.3% 75.8% 19.0%
Xã
Giá trị của cá và thủy sản
Dưới 2
triệu đồng
Từ 2 triệu - dưới 5
triệu đồng
Từ 5 triệu - dưới
10 triệu đồng
Từ 10 triệu
đồng trở lên
Yên Lễ
1 1 3 0
5.9% 3.1% 12.5% .0%
Hóa Quỳ
2 1 4 17
11.8% 3.1% 16.7% 89.5%
Cát Tân 14 30 17 2
82.4% 93.8% 70.8% 10.5%
181
1.4. Trong 5 năm gần đây, mức sống của gia đình thay đổi gì?
Xã
Mức sống của gia đình 5 năm gần đây
Tăng lên Giữ nguyên Giảm đi
Yên Lễ
49 30 17
29.2% 28.6% 77.3%
Hóa Quỳ
52 46 3
31.0% 43.8% 13.6%
Cát Tân
67 29 2
39.9% 27.6% 9.1%
2. CƠ SỞ VẬT CHẤT
Ti vi
Xã Không có Có 1 cái Có 2 cái
Yên Lễ
4 94 5
33.3% 33.1% 62.5%
Hóa Quỳ
4 95 2
33.3% 33.5% 25.0%
Cát Tân
4 95 1
33.3% 33.5% 12.5%
Xã Trung bình Ít nhất Nhiều nhất
Yên Lễ 2150000.00 200000 10000000
Hóa Quỳ 3000000.00 500000 14000000
Cát Tân 2250000.00 300000 6000000
182
Xã
Giá trị của ti vi
Dưới 1
triệu
Từ 1 triệu -
dưới 2 triệu
Từ 2 triệu -
dưới 3 triệu
Từ 3 triệu -
dưới 4 triệu
Từ 4 triệu trở
lên
Yên Lễ
17 24 33 15 10
50.0% 48.0% 32.4% 25.4% 21.3%
Hóa Quỳ
10 14 27 22 24
29.4% 28.0% 26.5% 37.3% 51.1%
Cát Tân
7 12 42 22 13
20.6% 24.0% 41.2% 37.3% 27.7%
Xã
Năm mua ti vi
1998 - 2008 2009 - 2012 20013 - 2015
Yên Lễ
28 29 22
50.9% 22.3% 35.5%
Hóa Quỳ
13 42 28
23.6% 32.3% 45.2%
Cát Tân
14 59 12
25.5% 45.4% 19.4%
Tủ lạnh
Xã Không có Có 1 cái Có 2 cái
Yên Lễ
32 68 3
23.4% 42.0% 60.0%
Hóa Quỳ
45 54 2
32.8% 33.3% 40.0%
Cát Tân
60 40 0
43.8% 24.7% 0%
183
Xã Trung bình Ít nhất Nhiều nhất
Yên Lễ 4000000.00 1000000 10000000
Hóa Quỳ 4000000.00 500000 15000000
Cát Tân 4000000.00 700000 6000000
Xã
Giá trị của tủ lạnh
Dưới 2
triệu đồng
Từ 2 triệu -
dưới 4 triệu
Từ 4 triệu -
dưới 6 triệu
Từ 6 triệu trở lên
Yên Lễ
14 19 36 2
56.0% 42.2% 39.6% 33.3%
Hóa Quỳ
10 13 30 3
40.0% 28.9% 33.0% 50.0%
Cát Tân
1 13 25 1
4.0% 28.9% 27.5% 16.7%
Xe máy
Xã Không có 1 cái 2 cái 3 cái
Yên Lễ
13 57 30 3
29.5% 29.4% 50.0% 50.0%
Hóa Quỳ
18 68 12 3
40.9% 35.1% 20.0% 50.0%
Cát Tân
13 69 18 0
29.5% 35.6% 30.0% 0%
Xã Trung bình Ít nhất Nhiều nhất
Yên Lễ 18000000.00 500000 72000000
Hóa Quỳ 22000000.00 1500000 50000000
Cát Tân 15000000.00 1000000 65000000
184
Xã
Giá trị
Dưới 5
triệu đồng
Từ 5 triệu -
dưới 10
triệu đồng
Từ 10 triệu -
dưới 20
triệu đồng
Từ 20 triệu
đồng - dưới
50 triệu đồng
Từ 50 triệu
đồng trở lên
Yên Lễ
3 9 37 36 5
37.5% 50.0% 33.6% 31.3% 62.5%
Hóa Quỳ
1 2 23 55 1
12.5% 11.1% 20.9% 47.8% 12.5%
Cát Tân
4 7 50 24 2
50.0% 38.9% 45.5% 20.9% 25.0%
Salon
Xã
Số lượng
Không có cái nào Có 1 cái Có 2 cái
Yên Lễ
42 60 1
24.1% 46.5% 100.0%
Hóa Quỳ
73 28 0
42.0% 21.7% .0%
Cát Tân
59 41 0
33.9% 31.8% .0%
Xã Trung bình Ít nhất Nhiều nhất
Yên Lễ 1700000.00 100000 5000000
Hóa Quỳ 5500000.00 500000 10000000
Cát Tân 4650000.00 300000 10000000
185
Xã
Giá trị của sa lông
Dưới 1
triệu đồng
Từ 1 triệu - dưới
2 triệu đồng
Từ 2 triệu - dưới
5 triệu đồng
Từ 5 triệu
đồng trở lên
Yên Lễ
7 23 17 2
70.0% 79.3% 44.7% 5.3%
Hóa Quỳ
1 4 4 17
10.0% 13.8% 10.5% 44.7%
Cát Tân
2 2 17 19
20.0% 6.9% 44.7% 50.0%
Máy giặt
Xã
Số lượng máy giặt
Không có 1 cái
Yên Lễ
74 29
29.6% 53.7%
Hóa Quỳ
76 25
30.4% 46.3%
Cát Tân
100 0
40.0% .0%
Giá trị
Xã Trung bình Ít nhất Nhiều nhất
Yên Lễ 4700000.00 1000000 6900000
Hóa Quỳ 5000000.00 1000000 7000000
Xã
Giá trị
Dưới 3 triệu đồng
Từ 3 triệu - dưới 5
triệu đồng
Từ 5 triệu
đồng trở lên
Yên Lễ
3 13 9
50.0% 72.2% 40.9%
Hóa Quỳ
3 5 13
50.0% 27.8% 59.1%
186
3. GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
3.1. Ai là người quyết định chính trong gia đình ông/bà những công việc sau
Xã
Mua bán đất
Chồng Vợ Cả hai Người khác Không thích hợp
Yên Lễ
12 7 78 5 1
66.7% 22.6% 32.5% 100.0% 10.0%
Hóa Quỳ
3 11 79 0 8
16.7% 35.5% 32.9% .0% 80.0%
Cát Tân
3 13 83 0 1
16.7% 41.9% 34.6% .0% 10.0%
Xã
Xây sửa nhà cửa
Chồng Vợ Cả hai Người khác
Yên Lễ
12 7 78 5
66.7% 22.6% 33.6% 100.0%
Hóa Quỳ
3 11 70 0
16.7% 35.5% 30.2% .0%
Cát Tân
3 13 84 0
16.7% 41.9% 36.2% .0%
Xã
Phân công lao động cho mọi người
Chồng Vợ Cả hai Người khác
Yên Lễ
9 8 79 5
39.1% 26.7% 34.8% 100.0%
Hóa Quỳ
7 9 68 0
30.4% 30.0% 30.0% .0%
Cát Tân
7 13 80 0
30.4% 43.3% 35.2% .0%
187
Xã
Mua vật tư, công cụ sản xuất kinh doanh
Chồng Vợ Cả hai Người khác
Yên Lễ
9 9 76 5
69.2% 28.1% 34.2% 100.0%
Hóa Quỳ
2 9 62 0
15.4% 28.1% 27.9% .0%
Cát Tân
2 14 84 0
15.4% 43.8% 37.8% .0%
Xã
Bán sản phẩm
Chồng Vợ Cả hai Người khác
Yên Lễ
2 23 71 4
40.0% 46.9% 33.3% 100.0%
Hóa Quỳ
1 11 60 0
20.0% 22.4% 28.2% .0%
Cát Tân
2 15 82 0
40.0% 30.6% 38.5% .0%
Xã
Quản lý tiền
Chồng Vợ Cả hai Người khác
Yên Lễ
3 81 14 4
37.5% 58.3% 10.0% 100.0%
Hóa Quỳ
3 41 45 0
37.5% 29.5% 32.1% .0%
Cát Tân
2 17 81 0
25.0% 12.2% 57.9% .0%
188
Xã
Mua bán tài sản đắt tiền
Chồng Vợ Cả hai Người khác
Yên Lễ
9 8 78 5
75.0% 21.6% 33.8% 100.0%
Hóa Quỳ
1 11 73 0
8.3% 29.7% 31.6% .0%
Cát Tân
2 18 80 0
16.7% 48.6% 34.6% .0%
Xã
Việc nhà
Chồng Vợ Cả hai Người khác
Yên Lễ
1 85 10 4
25.0% 44.0% 12.3% 100.0%
Hóa Quỳ
1 52 29 0
25.0% 26.9% 35.8% .0%
Cát Tân
2 56 42 0
50.0% 29.0% 51.9% .0%
Xã
Chi tiêu hàng ngày
Chồng Vợ Cả hai Người khác
Yên Lễ
1 86 10 4
16.7% 44.6% 11.9% 100.0%
Hóa Quỳ
3 58 25 0
50.0% 30.1% 29.8% .0%
Cát Tân
2 49 49 0
33.3% 25.4% 58.3% .0%
189
Xã
Chi tiêu hiếu hỉ
Chồng Vợ Cả hai Người khác
Yên Lễ
11 63 23 4
52.4% 45.7% 18.3% 100.0%
Hóa Quỳ
7 37 44 0
33.3% 26.8% 34.9% .0%
Cát Tân
3 38 59 0
14.3% 27.5% 46.8% .0%
Xã
Tham gia cuộc họp thôn/làng
Chồng Vợ Cả hai Người khác
Yên Lễ
30 50 16 5
60.0% 62.5% 10.6% 100.0%
Hóa Quỳ
10 16 59 0
20.0% 20.0% 39.1% .0%
Cát Tân
10 14 76 0
20.0% 17.5% 50.3% .0%
Xã
Khám chữa bệnh cho các thành viên
Chồng Vợ Cả hai Người khác
Yên Lễ
5 11 79 5
55.6% 28.9% 34.5% 100.0%
Hóa Quỳ
2 13 66 0
22.2% 34.2% 28.8% .0%
Cát Tân
2 14 84 0
22.2% 36.8% 36.7% .0%
190
Xã
Việc làm, việc học của con
Chồng Vợ Cả hai Người khác
Yên Lễ
3 16 78 4
42.9% 36.4% 33.3% 100.0%
Hóa Quỳ
2 14 72 0
28.6% 31.8% 30.8% .0%
Cát Tân
2 14 84 0
28.6% 31.8% 35.9% .0%
Xã
Dựng vợ/gả chồng cho con
Chồng Vợ Cả hai Người khác
Yên Lễ
8 10 77 4
80.0% 28.6% 33.2% 100.0%
Hóa Quỳ
0 12 74 0
.0% 34.3% 31.9% .0%
Cát Tân
2 13 81 0
20.0% 37.1% 34.9% .0%
3.2. Ông/bà có thường xuyên tham gia họp họ không?
Xã
Có tham gia họp họ
Có Không
Yên Lễ
74 4
30.1% 19.0%
Hóa Quỳ
86 10
35.0% 47.6%
Cát Tân
86 7
35.0% 33.3%
191
3.3. Vai trò của trưởng dòng họ
Xã
Vai trò của trưởng họ
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
Yên Lễ
18 66 2
31.0% 36.9% 8.0%
Hóa Quỳ
27 58 12
46.6% 32.4% 48.0%
Cát Tân 13 55 11
4. TỔ CHỨC THÔN/LÀNG
4.1. Hiện nay gia đình có ai tham gia nhóm, tổ chức, hội
4.1.1. Hội Nông dân
Số người tham gia trong 1 hộ Số hộ
Không có ai tham gia 117
Có 1 người 120
Có 2 người 54
Có 3 người 6
Có 4 người 4
Có 5 người 3
Xã
Số người tham gia
Không
có ai
Có 1 người Có 2 người Có 3 người
Có 4
người
Có 5
người
Yên Lễ 64 36 3 0 0 0
54.7% 30.0% 5.6% .0% .0% .0%
Hóa Quỳ 37 60 4 0 0 0
31.6% 50.0% 7.4% .0% .0% .0%
Cát Tân 16 24 47 6 4 3
13.7% 20.0% 87.0% 100% 100% 100%
192
4.1.2. Hội Phụ nữ
Số người Số hộ
Không có ai tham gia 72
Có 1 người 208
Có 2 người 24
Xã
Số người
Không có ai Có 1 người Có 2 người
Yên Lễ
32 68 3
44.4% 32.7% 12.5%
Hóa Quỳ
22 67 12
30.6% 32.2% 50.0%
Cát Tân
18 73 9
25.0% 35.1% 37.5%
4.1.3. Đoàn Thanh niên
Số người Số hộ
Không có ai tham gia 206
Có 1 người 57
Có 2 người 34
Có 3 người 7
Xã
Số người tham gia
Không có ai Có 1 người Có 2 người Có 3 người
Yên Lễ
80 15 8 0
38.8% 26.3% 23.5% .0%
Hóa Quỳ
76 9 13 3
36.9% 15.8% 38.2% 42.9%
Cát Tân
50 33 13 4
24.3% 57.9% 38.2% 57.1%
193
4.1.4. Hội người cao tuổi
Số người tham gia Số hộ
Không có ai tham gia 231
Có 1 người 51
Có 2 người 22
Xã
Số người tham gia
Không có ai Có 1 người Có 2 người
Yên Lễ
73 20 10
31.6% 39.2% 45.5%
Hóa Quỳ
79 15 7
34.2% 29.4% 31.8%
Cát Tân
79 16 5
34.2% 31.4% 22.7%
4.1.5. Hội cựu chiến binh
Số người tham gia Số hộ
Không có ai tham gia 215
Có 1 người 83
Có 2 người 6
Xã
Số người tham gia
Không có ai Có 1 người Có 2 người
Yên Lễ
73 29 1
34.0% 34.9% 16.7%
Hóa Quỳ
77 21 3
35.8% 25.3% 50.0%
Cát Tân
65 33 2
30.2% 39.8% 33.3%
194
4.1.6. Hội đồng ngũ
Số người tham gia Số hộ
Không có ai tham gia 294
Có 1 người 10
Xã
Số người tham gia
Không có ai Có 1 người
Yên Lễ
99 4
33.7% 40.0%
Hóa Quỳ
100 1
34.0% 10.0%
Cát Tân
95 5
32.3% 50.0%
4.1.7. Hội khuyến học xã.
Số người tham gia Số hộ
Không có ai tham gia 295
Có 1 người 9
Xã
Số người tham gia
Không có ai Có 1 người
Yên Lễ
97 6
32.9% 66.7%
Hóa Quỳ
99 2
33.6% 22.2%
Cát Tân
99 1
33.6% 11.1%
195
4.2. Trong gia đình ông/bà ai là người thường tham gia hội họp ở thôn/làng
Xã Chồng Vợ Bố mẹ Con
Yên Lễ
41 49 5 5
22.9% 55.1% 71.4% 22.7%
Hóa Quỳ
58 26 1 14
32.4% 29.2% 14.3% 63.6%
Cát Tân
80 14 1 3
44.7% 15.7% 14.3% 13.6%
4.3. Vai trò của trưởng thôn trong đời sống cộng đồng
Xã
Vai trò của trưởng thôn
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
Yên Lễ
24 77 0
25.8% 41.8% .0%
Hóa Qùy
8 71 21
8.6% 38.6% 91.3%
Cát Tân
61 36 2
65.6% 19.6% 8.7%
4.4. Gia đình ông/bà đã thực hiện nếp sống văn hóa theo quy ước, hương ước chưa?
Xã Có Không Chưa có hương ước, quy ước
Yên Lễ
100 0 1
34.2% .0% 50.0%
Hóa Quỳ
97 1 1
33.2% 100.0% 50.0%
Cát Tân
95 0 0
32.5% .0% .0%
196
4.5. Nội dung của hương ước
Xã
Nội dung của hương ước mới
Dễ nhớ, dễ
thực hiện
Khó hiểu, không
sát với thực tế
Quá dài, nhiều nội
dung chưa phù hợp
Không biết
Yên Lễ
86 0 4 7
32.7% .0% 30.8% 70.0%
Hóa Quỳ
91 5 2 3
34.6% 71.4% 15.4% 30.0%
Cát Tân
86 2 7 0
32.7% 28.6% 53.8% .0%
197
Phụ lục 3: MỘT SỐ ẢNH TÁC GIẢ CHỤP TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀN DÃ
Ảnh 1: Sử dụng máy cày để canh tác nông nghiệp ở Thấng Sơn, xã Yên Lễ (13/10/2015)
Ảnh 2: Trâu quần ruộng tại thôn Cát Lợi, xã Cát Tân (15/10/2015)
198
Ảnh 3: Trâu ôn lúa của gia đình ở xóm Đon, xã Hóa Quỳ (13/10/2015)
Ảnh 4: Người dân thuê máy để vò lúa tại thôn Tân Lợi, xã Cát Tân (13/10/2015)
199
Ảnh 5: Bón phân cho lúa tại thôn Cát Lợi, xã Cát Tân (21/3/2015)
Ảnh 6: Người dân thu hoạch sắn ở thôn Thấng Sơn, xã Yên Lễ (21/3/2015)
200
Ảnh 7a: Người dân thu hoạch chè xanh ở thôn Thấng Sơn, xã Yên Lễ (13/10/2015)
Ảnh 7b: Thương lái thu mua chè xanh (13/10/2015)
201
Ảnh 8a: Trâu về sau một ngày chăn thả của một hộ gia đình ở xóm Đon, xã Hóa Qùy
(17/10/2015)
Ảnh 8b: Chuồng trâu của hộ gia đình ở xóm Đon, xã Hóa Quỳ (17/10/2015)
202
Ảnh 9: Chăn nuôi dê của gia đình người Thổ ở xóm Đon, xã Hóa Quỳ (16/10/2015)
Ảnh 10: Chăn nuôi gia cầm của hộ gia đình ở xóm Đon, xã Hóa Quỳ (17/10/2015)
203
Ảnh 11: Ao nuôi cá của một hộ gia đình ở thôn Tân Lợi, xã Cát Tân (21/3/2015)
Ảnh 12: Nghề làm gạch không nung của gia đình thôn Cát Lợi, xã Cát Tân (17/3/2015)
204
Ảnh 13: Hộ gia đình nuôi ong ở thôn Thấng Sơn, xã Yên Lễ (23/3/2015)
Ảnh14: Hộ gia đình làm nấm ở thôn Thấng Sơn, xã Yên Lễ (26/3/2015)
205
Ảnh 15a: Nghề làm thuốc Nam của gia đình bà Dung thôn Thấng Sơn, xã Yên Lễ
(21/3/2015)
Ảnh 15b: Các bài thuốc gia truyền (chụp từ sổ ghi chép) của gia đình bà Dung (23/3/2015)
206
Ảnh 16: Đám cưới ngày nay của thanh niên người Thổ xóm Đon (16/10/2015)
Ảnh 17: Người dân mang lá Cọ từ rừng về ở thôn Tân Lợi, xã Cát Tân (13/10/2015)
207
Ảnh 18: Điểm thu mua sắn ở thôn Thấng Sơn, xã Yên Lễ (26/3/2015)
Ảnh 19: Chơi bóng chuyền sau giờ lao động ở xóm Đon (17/10/2015)
208
Ảnh 20: UBND xã Hóa Quỳ (15/10/2015)
Ảnh 21: UBND xã Cát Tân (15/10/2015)
209
Ảnh 22: UBND xã Yên Lễ đang trong quá trình hoàn thiện (15/10/2015)
Ảnh 23: Một góc thôn/làng người Thổ ở huyện Như Xuân (15/10/2015)
210
Nguồn: Đoàn Quy hoạch nông lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Ảnh 24: Bản đồ hành chính huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_su_bien_doi_kinh_te_xa_hoi_cua_dan_toc_tho_o_huyen_n.pdf