VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH VIẾT THEN
STRESS Ở GIÁO VIÊN MẦM NON
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH VIẾT THEN
STRESS Ở GIÁO VIÊN MẦM NON
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62 31 04 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. LÊ VĂN HẢO
2. PGS.TS. TRẦN THU HƢƠNG
HÀ NỘI-2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xi
265 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Stress ở giáo viên mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các dữ liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác
Tác giả luận án
Trịnh Viết Then
i
MỤC LỤC Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TĂT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6
7. Cơ cấu của luận án 7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ STRESS Ở
8
GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về stress ở giáo viên và giáo viên mầm
8
non
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 8
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 21
1.2. Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu stress ở giáo viên trong hoạt động
26
nghề nghiệp
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS Ở GIÁO VIÊN MẦM NON 35
2.1. Một số vấn đề lý luận về stress ở giáo viên mầm non 35
2.1.1. Các khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu 35
2.1.1.1. Khái niệm stress 35
2.1.1.2. Khái niệm stress ở giáo viên mầm non 37
2.1.2. Mức độ stress ở giáo viên mầm non 42
2.1.3. Các tác nhân gây stress ở giáo viên mầm non 46
2.1.4. Cách ứng phó với stress ở giáo viên mầm non 49
2.1.5. Những trải nghiệm stress ở giáo viên mầm non 53
2.1.6. Những hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên mầm non 56
2.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến stress ở giáo viên mầm non 58
ii
2.2.1. Tính lạc quan, bi quan trong hoạt động nghề nghiệp 58
2.2.2. Sự hài lòng trong hoạt động nghề nghiệp 59
2.2.3. Nguồn trợ giúp xã hội 60
2.2.4. Thời gian làm việc của giáo viên 62
Chƣơng 3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
64
CỨU
3.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 64
3.2. Tổ chức nghiên cứu 65
3.3. Phương pháp nghiên cứu 69
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ STRESS Ở
83
GIÁO VIÊN MẦM NON
4.1. Khái quát thực trạng stress ở giáo viên mầm non 83
4.1.1. Mức độ stress ở giáo viên mầm non 83
4.1.2. Các tác nhân gây stress ở giáo viên mầm non 87
4.1.3. Cách ứng phó với stress ở giáo viên mầm non 96
4.1.4. Những trải nghiệm stress ở giáo viên mầm non 106
4.1.5. Hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên mầm non 115
4.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến stress ở giáo viên mầm non 123
4.3. Stress ở giáo viên mầm non qua nghiên cứu trƣờng hợp điển hình 128
4.4. Một số biện pháp giúp giảm stress ở giáo viên mầm non 140
KẾT LUẬN 146
1. Kết luận 146
2. Kiến nghị 148
HƢỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG LAI 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Các chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ của từ
ĐLC Độ lệch chuẩn
ĐTB Điểm trung bình
GVMN Giáo viên mầm non
NXB Nhà xuất bản
TN Tác nhân
TL Tỷ lệ
% Phần tram
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Các bảng biểu Trang
Bảng 3.1. Phân bố mẫu nghiên cứu 67
Bảng 4.1. Sự khác biệt về mức độ stress ở giáo viên mầm non theo các
85
nhóm khách thể
Bảng 4.2. Các nhóm tác nhân gây stress ở giáo viên mầm non 88
Bảng 4.3. Sự khác biệt về mức độ tác động của các tác nhân gây stress giữa
89
các nhóm khách thể giáo viên mầm non
Bảng 4.4. Các tác nhân tác động mạnh nhất gây stress cho giáo viên mầm
93
non
Bảng 4.5. Các cách ứng phó với stress ở giáo viên mầm non 96
Bảng 4.6. Sự khác biệt về hiệu quả sử dụng các cách ứng phó với stress ở
98
giáo viên mầm non
Bảng 4.7. So sánh hiệu quả sử dụng các cách ứng phó giữa giáo viên có
99
mức độ stress khác nhau
Bảng 4.8. Các hành động ứng phó hiệu quả nhất đối với stress ở giáo viên
102
mầm non
Bảng 4.9. Những trải nghiệm stress ở giáo viên mầm non 107
Bảng 4.10. Sự khác biệt về trường độ trải nghiệm stress ở giáo viên mầm
108
non
Bảng 4.11. Trường độ những trải nghiệm stress về thể chất ở giáo viên
110
mầm non
Bảng 4.12. Trường độ các trải nghiệm stress về tâm lý mạnh nhất ở giáo
113
viên mầm non
Bảng 4.13. Mối tương quan giữa những trải nghiệm stress với mức độ
114
stress ở giáo viên mầm non
Bảng 4.14. Các nhóm hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên mầm non 115
Bảng 4.15. Sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng những hệ quả liên quan
116
đến stress ở giáo viên mầm non theo nhóm khách thể
v
Bảng 4.16. Những hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên mầm non có
119
mức độ nghiêm trọng nhất
Bảng 4.17. Dự báo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố mức độ stress, tác
nhân gây stress, cách ứng phó với stress và trải nghiệm stress đến hệ quả 122
liên quan đến stress ở giáo viên mầm non
Bảng 4.18. Dự báo mức độ ảnh hưởng của tổng hợp các yếu tố mức độ
stress, tác nhân gây stress, trải nghiệm stress đến những hệ quả liên quan 123
đến stress ở giáo viên mầm non
Bảng 4.19. Từng yếu tố dự báo mức độ stress ở giáo viên mầm non 124
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của tổ hợp các yếu tố hỗ trợ từ đồng nghiệp, hỗ trợ
từ phụ huynh của trẻ, hỗ trợ từ gia đình, tính lạc quan bi quan, lòng yêu 126
nghề, thời gian dành cho công việc tại nhà đến mức độ stress ở giáo viên
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của tổ hợp các yếu tố hỗ trợ từ đồng nghiệp, hỗ trợ
từ phụ huynh của trẻ, tính lạc quan bi quan, thời gian dành cho công việc 127
tại nhà đến mức độ stress ở giáo viên
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của tổ hợp các yếu tố hỗ trợ từ đồng nghiệp, hỗ trợ
từ phụ huynh của trẻ, thời gian dành cho công việc tại nhà đến mức độ 127
stress ở giáo viên
vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Các sơ đồ và biểu đồ Trang
Sơ đồ 1.1. Hội chứng thích ứng chung 28
Biểu đồ 4.1. Mức độ stress ở giáo viên mầm non 83
Sơ đồ 4.1. Mối tương quan giữa các cách ứng phó với stress ở giáo viên mầm 106
non
Sơ đồ 4.2. Mối quan hệ giữa các nhóm hệ quả liên quan đến stress ở giáo 120
viên mầm non
Sơ đồ 4.3. Mối tương quan giữa những hệ quả với stress ở giáo viên mầm 121
non
Sơ đồ 4.4. Tác nhân, trải nghiệm và hệ quả liên quan đến stress ở cô NTH 134
Sơ đồ 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến stress ở giáo viên NTH 137
Sơ đồ 4.6. Tổng hợp các con đường dẫn đến stress ở giáo viên NTH 139
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm trở lại đây, giáo dục mầm non được Nhà nước quan tâm và
đầu tư phát triển. Kết quả thực hiện chiến lược phát triển giáo dục quốc gia giai
đoạn từ năm 2001 – 2010 cho thấy, giáo dục mầm non đã được ―xóa trắng‖ ở hầu
hết các vùng miền của đất nước. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 mục tiêu phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30%
trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại
các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục
mầm non giảm xuống dưới 10% [2]. Để đáp ứng được mục tiêu phát triển, bậc giáo
dục mầm non phải có những thay đổi, cải tiến về chương trình, chính sách, cách
thức quản lý, và hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhằm đáp ứng nhu
cầu của trẻ, của phụ huynh và toàn xã hội, dẫn đến những áp lực cho giáo viên mâm
non, khiến giáo viên gặp stress trong hoạt động nghề nghiệp.
Hiệp hội sức khỏe và an toàn vương quốc Anh đã báo cáo: dạy học là một
nghề căng thẳng nhất so với các nghề khác như điều dưỡng, quản lý, ngành nghề
dịch vụ, cứ 2 trong 5 giáo viên được báo cáo có trải nghiệm stress so với 1 trong 5
người lao động từ các ngành nghề khác [38]. Các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
của các tác giả đã cho thấy, giáo viên hiện đang phải chịu đựng stress với các mức
độ khác nhau, stress ở giáo viên có liên quan đến các tác nhân gây stress và cách
ứng phó với stress trong hoạt động nghề nghiệp. Stress ở giáo viên dẫn đến những
biến đổi, trải nghiệm về thể chất và tâm lý, để lại những hậu quả cho giáo viên và tổ
chức nhà trường. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến stress ở giáo viên như: giới
tính, thâm niên công tác, độ tuổi, thu nhập, tình trạng hôn nhân, Bên cạnh đó các
tác giả đã đề xuất nhiều biện pháp giúp giảm stress ở giáo viên tùy thuộc vào tình
hình stress thực tế ở giáo viên tại các trường học, bậc học, cấp học, khu vực và các
quốc gia khác nhau trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu về stress ở giáo viên nói chung và stress ở giáo viên mầm
non nói riêng của các tác giả nước ngoài cho thấy, stress xuất hiện hầu hết ở giáo
viên, cứ bốn giáo viên thì có một giáo viên khá thường xuyên bị stress (Hayes,
1
2006; Kyriacou, 2000) [49, tr.135]. Trong nghiên cứu ―stress ở giáo viên và chiến
lược ứng phó‖, khảo sát trên 1201 giáo viên giảng dạy từ mẫu giáo cho đến lớp 12
tại nước Mỹ, kết quả cho thấy giáo viên trên toàn nước Mỹ đang rất stress [66]. Các
nghiên cứu về stress ở giáo viên mầm non của các tác giả như Kelly và Berthelsen
(1995, 1997) [46], [47], Tsai, Fung, Chow (2006) [77], Zinsser, Bailey, Curby,
Denham và Bassett (2013) [81] cho thấy, mức độ stress ở giáo viên mầm non hiện
nay diễn ra phổ biến ở mức độ rất cao. Có rất nhiều tác nhân gây stress ở giáo viên
mầm non như: áp lực thời gian, đáp ứng nhu cầu của trẻ, đối phó với nhiệm vụ
không liên quan đến giảng dạy, duy trì hoạt động giảng dạy thực hành, đáp ứng nhu
cầu cá nhân, vấn đề liên quan đến phụ huynh của trẻ, mối quan hệ với đồng nghiệp,
những vấn đề về các chương trình ở trường mầm non, và những áp lực công việc,
sự chuyên nghiệp trong công việc, kỷ luật và động lực. Stress ở giáo viên mầm non
dẫn đến những biến đổi, trải nghiệm với các mức độ khác nhau về cảm xúc, sự mệt
mỏi, vấn đề tim mạch, vấn đề ăn uống, hành vi, và những hệ quả có liên quan khác
như: không đáp ứng được nhiệm vụ, nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ,
ảnh hưởng đến mối quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức nhà trường. Để đối phó với sự
thay đổi, giáo viên cần có những phản ứng tích cực với những thay đổi và áp lực,
phải quyết đoán hơn trong công việc, kiểm soát cảm xúc cá nhân. Giáo viên cũng
cần hỗ trợ cho các đồng nghiệp, giúp đồng nghiệp tự tin hơn trong công việc. Đối
với nhà trường và xã hội cần có một mạng lưới giám sát, hỗ trợ giáo viên mầm non
thực hiện các công việc hàng ngày.
Nghiên cứu về ―Stress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay‖ của
tác giả Lê Thị Hương (2013) [10], đã khẳng định stress trong công việc ở giáo viên
mầm non hiện nay đang ở tình trạng rất báo động. Tác giả Huỳnh Văn Sơn và cộng
sự (2012) nghiên cứu ―thực trạng biểu hiện stress ở giáo viên một số trường mầm
non tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay‖ cho thấy, biểu hiện stress ở giáo
viên mầm non nhìn chung chưa đến mức đáng báo động nhưng có ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của giáo viên và đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
trẻ [20]. Mặt khác, trong thời gian gần đây có một số hành vi tiêu cực của giáo viên
xảy ra với trẻ, được truyền thông đại chúng, xã hội và phụ huynh của trẻ phản ánh,
2
lên án, dẫn đến xã hội, phụ huynh có cái nhìn chưa đầy đủ, đúng đắn về giáo viên
và tỏ ra đề phòng, soi mói, coi thường giáo viên, khiến hoạt động nghề nghiệp của
giáo viên mầm non trở nên căng thẳng.
Với những vấn đề đã trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy cần thiết phải có
một nghiên cứu xuyên suốt, sâu rộng cả về mặt lý luận và thực tiễn với nhiều khía
cạnh từ khảo sát, đánh giá thực trạng stress ở giáo viên mầm non nhằm phát hiện
mức độ stress, những tác nhân gây stress, trải nghiệm stress, cách ứng phó với stress
ở giáo viên mầm non, mối liên hệ giữa stress giáo viên mầm non với những hệ quả
do stress gây ra, đến việc tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến stress ở giáo viên
mầm non. Qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng ứng phó với
stress, giúp giảm stress ở giáo viên mầm non tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài ―Stress ở giáo viên
mầm non‖ làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về stress, cũng như các yếu tố có liên quan
đến stress ở giáo viên mầm non (GVMN), trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp
tác động thích hợp nhằm giúp GVMN nâng cao khả năng ứng phó với stress, giảm
stress trong hoạt động nghề nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về stress ở GVMN.
- Phân tích thực trạng stress ở GVMN với các khía cạnh: mức độ stress, các
TN gây stress, cách ứng phó với stress, trải nghiệm stress, những hệ quả liên quan
đến stress ở giáo viên và một số yếu tố ảnh hưởng đến stress ở GVMN.
- Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm giúp GVMN nâng cao khả năng
ứng phó với stress, giảm stress trong hoạt động nghề nghiệp.
Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, chúng tôi đề ra những giả thuyết nghiên
cứu của luận án như sau:
- Đa số GVMN hiện nay có mức độ stress nhẹ trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có nhiều TN gây stress, cách ứng phó với stress, những trải nghiệm stress,
3
những hệ quả liên quan đến stress khác nhau ở GVMN. Mức độ stress, các TN gây
stress, cách ứng phó với stress, những trải nghiệm stress và những hệ quả liên quan
đến stress có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Trong đó, mức độ stress, các
TN gây stress, những trải nghiệm stress có thể dự báo được những hệ quả liên quan
đến stress ở GVMN.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ stress ở GVMN, trong đó yếu tố hỗ
trợ từ đồng nghiệp, hỗ trợ từ phía phụ huynh của trẻ, thời gian dành cho công việc ở
nhà có liên quan đến nghề nghiệp ảnh hưởng mạnh nhất.
- Trên cơ sở đánh giá những yếu tố tác động và thực tiễn stress ở GVMN, có
thể đề xuất các biện pháp thích hợp giúp giáo viên giảm stress trong hoạt động nghề
nghiệp. Trong các biện pháp được đề xuất, biện pháp tổ chức tham vấn tâm lý trợ
giúp cho giáo viên có cách ứng phó tích cực đối với stress có hiệu quả nhất.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các chiều cạnh stress ở giáo viên mầm non: mức độ stress, các tác nhân (TN)
gây stress, cách ứng phó với stress, trải nghiệm stress, những hệ quả liên quan đến
stress và các yếu tố ảnh hưởng đến stress.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu stress ở GVMN ở các khía cạnh: mức độ
stress; các TN gây stress; cách ứng phó với stress; những trải nghiệm stress; hệ quả
liên quan đến stress và một số yếu tố ảnh hưởng đến stress ở GVMN trong hoạt
động nghề nghiệp.
- Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu
Đề tài tiến hành khảo sát nghiên cứu trên GVMN giảng dạy ở một số trường
mầm non công lập và ngoài công lập thuộc quận 3, quận 4, quận 7, quận 9, quận 12,
quận Thủ Đức, quận Nhà Bè tại thành phố Hồ Chí Minh.
Khách thể nghiên cứu của luận án gồm 635 giáo viên giảng dạy tại các
trường mầm non công lập và ngoài công lập
4
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phƣơng pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp
luận trong tâm lý học sau:
- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động – nhân cách: Nghiên cứu stress ở GVMN
không tách rời hoạt động nghề nghiệp của giáo viên tại các trường mầm non là
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ và một số đặc điểm nhân cách cá nhân của
giáo viên.
- Nguyên tắc hệ thống: Nghiên cứu xem xét stress ở GVMN dưới các khía
cạnh các TN gây stress, những trải nghiệm stress, các cách ứng phó với stress,
những hệ quả liên quan đến stress ở GVMN trong mối quan hệ tác động qua lại với
các yếu tố cá nhân và xã hội
- Nguyên tắc phát triển: Nghiên cứu nhìn nhận stress ở GVMN không phải là
một hiện tượng tâm lý tĩnh mà luôn thay đổi dưới sự tác động của nhiều nhân tố cá
nhân và xã hội. Bên cạnh đó cho thấy sự tương tác hỗ trợ của các nguồn xã hội như
gia đình, đồng nghiệp, phụ huynh của trẻ và một số yếu tố khác có ảnh hưởng tác
động đến stress ở GVMN.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đề ra, nghiên cứu này sử dụng phối hợp các
phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia,
phương pháp điều tra bằng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên
cứu trường hợp, phương pháp tham vấn tâm lý cá nhân và phương pháp xử lý số
liệu bằng thống kê toán học. Mục đích và cách thức sử dụng các phương pháp được
trình bày trong Chương 2.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Kết quả nghiên cứu lý luận đã khái quát hóa được các hướng nghiên cứu
stress ở giáo viên và GVMN, làm sáng tỏ các vấn đề: khái niệm về stress, stress ở
giáo viên, stress ở GVMN; mức độ stress; các TN gây stress ở GVMN; các cách
ứng phó với stress ở GVMN; những trải nghiệm stress ở GVMN; hệ quả stress ở
GVMN; các yếu tố ảnh hưởng tác động đến stress ở GVMN.
5
- Kết quả nghiên cứu thực tiễn đã cho thấy: Đa số GVMN gặp stress có mức
độ stress nhẹ (38,0%), chỉ có 16,5% giáo viên có mức độ stress từ stress trung bình
(13,1%), stress cao (2,8%) và stress rất cao (0,6%). Có sự khác biệt về mức độ
stress ở GVMN theo các nhóm khách thể như: loại hình nhà trường, trình độ chuyên
môn, thâm niên công tác, loại hình hợp đồng lao động với trường, độ tuổi, thu nhập
trung bình hàng tháng, ý định thay đổi nghề nghiệp của giáo viên. Có nhiều TN gây
stress ở GVMN, trong đó TN có tác động mạnh nhất liên quan đến nhu cầu cá nhân,
liên quan đến trẻ, liên quan đến biến đổi sinh lý cá nhân. GVMN sử dụng nhiều
cách ứng phó với stress như: ứng phó tập trung vào vấn đề, ứng phó tìm kiếm sự trợ
giúp, ứng phó lảng tránh và ứng phó tiêu cực. Trong các cách ứng phó, giáo viên sử
dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề và cách ứng phó tìm kiếm sự trợ giúp được
giáo viên sử dụng ứng phó với stress nhiều nhất và có nhiều hiệu quả. Stress khiến
cho giáo viên có những trải nghiệm stress khác nhau về thể chất, và tâm lý. Trong
các trải nghiệm stress, giáo viên có trải nghiệm stress về thể chất ở mức độ cao
nhất. Stress ở giáo viên để lại nhiều hệ quả có liên quan đến cá nhân và tổ chức nhà
trường. Hệ quả stress ở giáo viên có mối quan hệ và tương quan thuận với mức độ
stress, TN gây stress và những trải nghiệm stress ở giáo viên. Có rất nhiều yếu tố
ảnh hưởng tác động dự báo mức độ stress ở GVMN. Trong các yếu tố tác động, yếu
tố sự trợ giúp của đồng nghiệp, sự trợ giúp từ phụ huynh của trẻ, thời gian dành cho
công việc ở nhà có liên quan đến nghề nghiệp có tác động và dự báo cao nhất về
mức độ stress ở GVMN.
- Nghiên cứu đã đề xuất được 04 biện pháp tác động liên quan đến cá nhân và
tổ chức nhà trường nhằm giúp GVMN đối phó với stress trong hoạt động nghề
nghiệp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa về lý luận của luận án: Thông qua việc hệ thống hóa các tri thức liên
quan đến stress, stress ở GVMN, luận án góp phần bổ sung nguồn tài liệu phong
phú cho nghiên cứu, giảng dạy về stress nói chung, stress ở GVMN nói riêng trong
lĩnh vực tâm lý học xã hội, tâm lý học tổ chức, tâm lý học lâm sàng ... Đồng thời,
luận án cũng cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu trong xây dựng
các tiêu chí đánh giá về stress ở GVMN nói riêng, stress nghề nghiệp nói chung.
Dựa trên các tiêu chí đánh giá này, luận án góp phần quan trọng vào việc xác định
6
và xác định lại các thành tố chủ yếu cấu thành nên stress ở GVMN, stress nghề
nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến stress ở nhóm khách thể nghiên cứu này.
- Ý nghĩa về thực tiễn của luận án: Những dữ liệu thu được từ các phương
pháp định lượng và định tính giúp nhà nghiên cứu đưa ra được các kết luận cụ thể
về thực trạng mức độ stress ở GVMN, các TN gây stress ở GVMN, các cách ứng
phó với stress ở GVMN, những trải nghiệm stress ở GVMN, hệ quả stress ở
GVMN, các yếu tố ảnh hưởng tác động đến stress ở GVMN. Đồng thời, với những
phát hiện thực chứng về sự khác biệt của các chiều cạnh stress ở GVMN theo các
biến số độc lập (loại hình nhà trường, giáo viên phụ trách lớp theo độ tuổi của trẻ,
trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, loại hình hợp đồng lao động với trường,
độ tuổi, thu nhập trung bình hàng tháng, tình trạng hôn nhân, ý định thay đổi nghề
nghiệp của giáo viên) cũng như mối liên hệ qua lại giữa các chiều cạnh này, luận án
chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng tác động dự báo mức độ stress ở GVMN. Kết quả
nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích, giúp cho ngành giáo dục mầm
non, các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong ngành giáo dục, bản thân các
GVMN và các nhà tham vấn tâm lý học đường nhận diện một cách chính xác hơn,
rõ ràng hơn về stress, hậu quả có thể có từ stress cũng như các cách thức ứng phó
với stress ở GVMN; trên cơ sở đó, giúp GVMN phát triển các kỹ năng ứng phó hiệu
quả với stress trong quá trình hoạt động nghề nghiệp tại trường mầm non.
7. Cơ cấu của luận án
Luận án gồm những phần sau:
- Mở đầu:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về stress ở GVMN
- Chương 2: Cơ sở lý luận về stress ở GVMN
- Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về stress ở GVMN
- Kết luận
- Danh mục công trình công bố của tác giả
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
STRESS Ở GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về stress ở giáo viên và giáo viên mầm non
1.1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Vấn đề stress ở giáo viên nói chung và stress ở GVMN nói riêng trở thành chủ
đề được quan tâm nghiên cứu khá phổ biến và sâu rộng ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp to lớn về mặt lý luận và
thực tiễn stress ở giáo viên. Các nhà nghiên cứu trên thế giới tập trung tìm hiểu,
khám phá và phát hiện thực trạng stress ở giáo viên trên các khía cạnh như: mức độ
stress, các TN gây stress, cách ứng phó với stress, những trải nghiệm stress, những
hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên và các yếu tố ảnh hưởng tác động đến stress
ở giáo viên. Các nghiên cứu được thực hiện trên khách thể từ GVMN cho đến đại
học trong các quốc gia có những đặc điểm đặc trưng về kinh tế, chính trị, văn hóa
và xã hội. Đồng thời, các nghiên cứu được tiến hành trên diện rộng nhằm so sánh
stress ở giáo viên thuộc các quốc gia khác nhau. Qua tổng quan các công trình
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các tác giả nghiên cứu tập trung chủ yếu theo các
hướng chính sau:
1.1.1.1. Hƣớng nghiên cứu và đánh giá mức độ stress ở giáo viên và giáo
viên mầm non
Những nghiên cứu của các tác giả đánh giá mức độ stress ở giáo viên nói
chung và GVMN nói riêng dựa trên những kinh nghiệm, trải nghiệm của giáo viên
trước những nguồn, TN gây stress cho giáo viên là những tình huống, sự kiện nảy
sinh trong hoạt động nghề nghiệp; đồng thời, các tác giả cố gắng tìm kiếm sự khác
biệt về mức độ stress ở giáo viên theo các yếu tố có liên quan.
Các nghiên cứu stress ở giảng viên đại học và cao đẳng của các tác giả nước
ngoài (Chaudhry, 2013; Sindhu, 2014; Bruin, Taylor, 2005; Mkumbo, 2014; Idris,
2011; Senthil, Mohan, Velmurugan, 2013; Slišković, Maslić, 2011; Nagra, Arora,
2013) cho thấy, stress ở giảng viên đang diễn ra phổ biến và ở mức độ cao [33],
[73], [37], [55], [42], [71], [74], [57]. Nhóm tác giả Slišković và Maslić (2011) [74],
đã tiến hành nghiên cứu ―Stress công việc giữa các giảng viên đại học‖. Nghiên cứu
được thực hiện trực tuyến trên 1.168 giảng viên làm việc tại các trường đại học
8
Croatia. Mẫu nghiên cứu bao gồm tất cả các vị trí giảng dạy: trợ lý (50%), trợ lý
giáo sư (18%), phó giáo sư (17%), và các giáo sư (15%). 57% mẫu nghiên cứu là nữ
giới. Nghiên cứu đo mức độ stress dựa trên bản câu hỏi được thiết kế gồm sáu nhóm
yếu tố gây stress: khối lượng công việc, điều kiện vật chất kỹ thuật trong công việc,
các mối quan hệ với đồng nghiệp tại nơi làm việc, làm việc với sinh viên, tổ chức
công việc, và tình trạng công nhận của xã hội. Phụ nữ báo cáo căng thẳng hơn so
với nam giới. Các giáo sư có mức độ stress trong công việc cao hơn so với phó giáo
sư, trợ lý giáo sư, và các trợ lý. Nghiên cứu khác của tác giả Chaudhry (2013)
nghiên cứu ―phân tích stress nghề nghiệp của giảng viên đại học để nâng cao chất
lượng công việc của họ‖ trên 500 giảng viên thuộc các trường đại học công lập và
ngoài công lập, tỉnh Punjab của Pakistan [33]. Đã chỉ ra rằng, có sự khác biệt đáng
kể về mức độ stress ở các giảng viên có các chức danh khác nhau, kinh nghiệm
công tác khác nhau và không có sự khác biệt về mức độ stress nghề nghiệp của
giảng viên về tuổi tác và loại hình hợp đồng lao động với nhà trường.
Nghiên cứu stress ở giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở và stress ở
giáo viên tiểu học của các tác giả Azlihanis, Nyi, Aziah, Rusli (2009) [38], Tashi
(2014) [75], Kyriacou và Chien (2004) [51], Aftab và Khatoon (2012) [30], Samad,
Hashim (2010) [70], Olaitan (2009) [61], Zedan (2012) [79], cho thấy mức độ stress
ở giáo viên trung học và tiểu học cũng diễn ra phổ biến với các mức độ khác nhau.
Tác giả Zedan (2012) tiến hành nghiên cứu ―Căng thẳng và chiến lược ứng phó của
giáo viên tiểu học ở Israel‖, trên 425 giáo viên tiểu học. Kết quả nghiên cứu cho
thấy 91,3% giáo viên ở Israel có trải nghiệm stress trong công việc ở mức độ khác
nhau. 55,1% giáo viên có trải nghiệm stress ở mức độ rất thấp đến thấp, và 36,2%
người có trải nghiệm stress ở mức độ cao đến rất cao. Nhóm tác giả Aftab và
Khatoon (2012). Khi tiến hành nghiên cứu stress nghề nghiệp trên 608 giáo viên
trung học từ 42 trường của bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) dựa trên cảm nhận của giáo
viên về các khía cạnh công việc, thấy rằng gần một nửa giáo viên có kinh nghiệm ít
gặp stress đối với công việc. Có sự khác biệt về mức độ stress nghề nghiệp ở một số
yếu tố như giới tính, trình độ học vấn và kinh nghiệm công tác, trong đó: giáo viên
nam stress nghề nghiệp cao hơn giáo viên nữ, giáo viên có trình độ sau đại học có
mức độ stress cao hơn giáo viên ở các trình độ khác. Các giáo viên có kinh nghiệm
6-10 năm phải đối mặt với stress nghề nghiệp nhiều nhất, và 0-5 năm là ít nhất.
Không có sự khác biệt đáng kể về mức độ stress ở các yếu tố khác như: mức lương
hàng tháng, đối tượng giảng dạy, tình trạng hôn nhân của giáo viên [30], [48]. Một
9
nghiên cứu khác (Azlihanis, Nyi, Aziah, Rusli, 2009) về tỷ lệ và các yếu tố liên
quan đến stress giữa các giáo viên trường trung học cơ sở ở Kota Bharu, Kelantan,
Malaysia, được tiến hành trên 580 giáo viên trung học cơ sở, đã đưa ra kết quả
nghiên cứu là: có 34,0% giáo viên có mức độ căng thẳng từ nhẹ đến nghiêm trọng;
điều này cho thấy giáo viên ít bị stress. Độ tuổi, thời gian làm việc và yêu cầu công
việc, tâm lý cá nhân ảnh hưởng đáng kể đến mức độ stress [38].
Nghiên cứu so sánh mức độ stress ở giáo viên giảng dạy trong các trường công
lập và ngoài công lập cũng cho sự khác biệt có ý nghĩa. Các kết quả nghiên cứu của
Hasan (2014) cho thấy, giáo viên trường tiểu học ngoài công lập có mức độ stress
nghề nghiệp cao hơn giáo viên tiểu học trường công lập. Có sự khác biệt về mức độ
stress theo giới tính của giáo viên ở trường công lập và ngoài công [39].
Tác giả Eres (2011) đã có một nghiên cứu so sánh stress nghề nghiệp của 416
giáo viên Thổ Nhĩ Kỳ và 213 giáo viên Macedonia. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
giáo viên Thổ Nhĩ Kỳ có mức độ stress nhẹ hơn giáo viên Macedonia; Giáo viên ở
Macedonia có mức độ stress vừa phải trong hoạt động nghề nghiệp, có sự khác biệt
có ý nghĩa về mức độ stress nghề nghiệp của giáo viên hai nước. Kết quả phân tích
còn cho thấy các đặc điểm cá nhân và xã hội, điều kiện lao động có thể ảnh hưởng
đến stress ở giáo viên. Như vậy, nghiên cứu đã chỉ ra những điều kiện về kinh tế,
văn hóa và xã hội của đất nước có ảnh hưởng đến stress nghề nghiệp ở giáo
viên.[35], [43].
Các tác giả như Kelly và Berthelsen (1995) (1997) [46], [47], Tsai, Fung,
Chow (2006) [77], Zinsser, Bailey, Curby, Denham, và Bassett (2013) [81], tiến
hành nghiên cứu về stress ở GVMN dựa trên sự trải nghiệm của giáo viên từ các
khía cạnh công việc của họ. Những nghiên cứu này đều cho thấy, mức độ stress ở
GVMN hiện nay diễn ra phổ biến ở mức độ cao. Qua tổng quan tài liệu, chúng tôi
thấy không có nhiều nghiên cứu về stress ở GVMN. Các nghiên cứu chưa đánh giá
đầy đủ các khía cạnh mức độ stress ở GVMN và so sánh sự khác biệt về các yếu tố
ảnh hưởng đến mức độ stress ở giáo viên.
Như vậy, hướng nghiên cứu này cho thấy stress ở giáo viên diễn ra phổ biến
với các mức độ khác nhau. Mức độ stress ở giáo viên có liên quan đến sự tác động
của các TN gây stress nảy sinh từ các khía cạnh công việc của một giáo viên, kinh
nghiệm và cách ứng phó với stress của giáo viên. Mức độ stress ở giáo viên chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố như: thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, độ tuổi,
giới tính, sự cam kết gắn bó công việc của giáo viên với tổ chức nhà trường, loại
10
hình nhà trường, sự cam kết của tổ chức nhà trường với giáo viên. Đây là hướng
nghiên cứu giúp luận án thiết kế nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá và so sánh mức độ
stress ở GVMN.
1.1.1.2. Hƣớng nghiên cứu các tác nhân gây stress ở giáo viên và giáo viên
mầm non
Các công trình nghiên cứu về stress ở giáo viên của các tác giả trên thế giới đã
cố gắng hệ thống hóa các nguồn, TN gây stress ở giáo viên, đây cũng chính là cơ sở
để đánh giá mức độ stress ở giáo viên, qua đó đưa ra các ứng phó với stress cho
giáo viên và đề ra giải pháp giúp giảm thiểu stress ở GVMN. Giáo viên ở các quốc
gia, vùng lãnh thổ, hoạt động ở các bậc học, khác nhau có TN gây stress khác nhau.
Nghiên cứu về stress ở giáo viên của các tác giả trên thế giới (Azlihanis, Nyi,
Aziah, Rusli, 2009; Tashi, 2014; Kyriacou và Chien, 2004; Aftab và Khatoon,
2012; Samad, Hashim, 2010; Olaitan, 2009; Holeyannavar và Itagi, 2012) [38],
[75], [51], [30], [70], [61], [41] cho thấy, có rất nhiều TN tác động gây stress cho... liên hệ
giữa gia đình và tổ chức [13]. Ông cũng đưa ra những phản ứng của cơ thể với
stress và những hậu quả do stress gây ra cho con người, các chiến lược ứng phó với
stress, thang đo đánh giá stress và tự đánh giá stress nghề nghiệp của con người
trong hoạt động lao động. Ông đã có đóng góp rất lớn mang tính lý luận và thực tiễn
trong việc nghiên cứu về stress, ảnh hưởng lớn đến các nghiên cứu về stress liên
quan đến người lao động trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau của các nhà
nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu stress ở người quản lý cũng được tiến hành trong luận án tiến sĩ
―Nghiên cứu stress ở các bộ phận quản lý‖ (2001) của tác giả Nguyễn Thành Khải.
Nghiên cứu này cho thấy phần lớn cán bộ quản lý trong các lĩnh vực hành chính,
kinh doanh, công tác Đảng và cán bộ đoàn thể, đều bị stress và ở những mức độ
khác nhau, biểu hiện ở mặt sinh lý, tâm lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên
nhân dẫn đến stress của cán bộ quản lý chủ yếu do ―gặp khó khăn trong công việc‖
cùng với sự tác động của nhiều nguyên nhân khác, đã để lại nhiều hậu quả về mặt
sinh lý, tâm lý cho cán bộ quản lý [12]. Tác giả Ngô Thị Kim Dung (2010) khi
22
nghiên cứu về ―stress và những giải pháp giảm stress ở cán bộ quản lý‖ đã đưa ra
được các biểu hiện stress ở quản lý liên quan đến sức khỏe và hành vi ứng xử cùng
với những mức độ stress khác nhau. Nghiên cứu còn chỉ ra những nguyên nhân cơ
bản làm xuất hiện stress ở cán bộ quản lý, đó là: những bất cập về năng lực của cán
bộ quản lý, tính chất của hoạt động quản lý và sự mất đoàn kết trong tổ chức [3].
Đề tài nghiên cứu ―Điều tra stress nghề nghiệp của nhân viên y tế‖ của
Nguyễn Thu Hà và cộng sự (2005) đã chỉ ra một số yếu tố từ môi trường làm việc
tác động gây stress nghề nghiệp của nhân viên y tế là: công việc quá tải, cường độ
làm việc lớn, thời gian làm việc kéo dài, tính trách nhiệm trong công việc cao, sự
căng thẳng khi tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân [6]. Tác giả
Đặng Viết Lương và đồng nghiệp (2005) đã tiến hành nghiên cứu đề tài ―Nghiên
cứu đánh giá trạng thái stress của nhân viên vận hành ngành điện lực‖ và thấy rằng
các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến stress gồm: tiếng ồn, yêu cầu công việc cao, thiếu
không khí trong sạch; đồng thời, chỉ ra các triệu chứng biểu hiện căng thẳng của
nhân viên tại đây như: rối loạn thần kinh thực vật, giảm trí nhớ, tăng huyết áp..
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng các phương tiện đo chỉ số tâm-sinh lý
và các trắc nghiệm có liên quan để đánh giá trạng thái stress của nhân viên vận hành
ngành điện lực [17].
Như vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả về stress nghề nghiệp đã chỉ ra
nguồn gốc, các vấn đề, TN gây stress có liên quan đến đặc điểm nghề nghiệp, môi
trường lao động, áp lực công việc, đối tượng lao động, thời gian lao động; những
biểu hiện stress về thể chất và tinh thần. Thêm nữa, để có thể tồn tại và phát triển,
con người phải thích nghi và có cách thức, chiến lược ứng phó với stress một cách
phù hợp; stress còn để lại những hệ quả liên quan đến cá nhân, tổ chức, môi trường
làm việc, đối tượng lao động, Điều này cho thấy, vấn đề stress trong hoạt động
nghề nghiệp đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu khá sâu rộng trong các lĩnh
vực hoạt động của con người ở Việt Nam. Do đó, vấn đề stress ở giáo viên nói
chung và stress ở GVMN nói riêng trong hoạt động nghề nghiệp cũng cần được
quan tâm nghiên cứu về lý luận và thực tiễn; trên cơ sở đó có thể đưa ra những
khuyến nghị giúp giáo viên nâng cao khả năng ứng phó với stress, giảm bớt stress
và đem lại hiệu quả trong hoạt động giáo dục.
Tác giả Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện (1994) khi bàn luận về vấn
đề stress liên quan đến trẻ em, thanh thiếu niên, học sinh trong tác phẩm ―tâm lý học
và đời sống‖, đã chỉ ra các nguồn gốc gây ra stress là sự hẫng hụt, mâu thuẫn, tính
23
hai mặt, sự chấn thương với những mức độ stress thể hiện ở trường độ và cường độ
tồn tại gây tổn thương nghiêm trọng cho cá nhân trẻ; đồng thời, chỉ ra những phản
ứng với stress ở trẻ được thể hiện thông qua ứng xử hung tính, ứng xử thụ động và
ứng xử ngược đời, cùng với những hậu quả do stress gây ra cho trẻ [15].
Công trình nghiên cứu về stress ở trẻ em và thanh thiếu niên của tác giả Phan
Thị Mai Hương và cộng sự (2007) đã đi sâu vào tìm hiểu ―cách ứng phó của trẻ vị
thành niên với hoàn cảnh khó khăn‖ trên mẫu khách thể là 500 trẻ vị thành niên
[11]. Nghiên cứu đã chỉ ra các kiểu ứng phó khác nhau của trẻ vị thành niên với
những khó khăn trong học tập, trong gia đình, trong quan hệ bạn bè và với những
tình huống khó khăn bất thường. Tác giả Đinh Thị Hồng Vân (2014) cũng đã tìm
hiểu ―cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị
thành niên thành phố Huế‖ ở 547 trẻ vị thành niên. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
những TN quan hệ xã hội gây ra các cảm xúc âm tính ở trẻ vị thành niên có liên
quan đến quan hệ, ứng xử với thầy cô giáo [27]. Tác giả Đỗ Thị Lệ Hằng (2014) đã
tiến hành nghiên cứu những ―căng thẳng của học sinh trung học phổ thông‖ trên
639 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 và phát hiện ra rằng, TN gây căng thẳng cho học
sinh rất đa dạng, trong đó các TN liên quan đến các sự kiện học tập và sự kiện có
liên quan đến giáo viên gây stress có tác động khá mạnh [8]. Như vậy, những cảm
xúc và hành vi trong quan hệ ứng xử của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp có
liên quan trực tiếp đến học sinh, có thể thúc đẩy kích thích học sinh tích cực hoạt
động hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học
trong nhà trường phổ thông.
Có thể nói, những biến đổi về thể chất và tâm lý của giáo viên trong hoạt động
nghề nghiệp có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh. Do đó, cần có những
nghiên cứu về stress ở giáo viên. Qua tổng hợp tài liệu, chúng tôi nhận thấy rất ít
các công trình nghiên cứu về stress ở giáo viên từ mầm non đến đến đại học.
Tác giả Phạm Mạnh Hà đã có công trình nghiên cứu ―Đánh giá mức độ căng
thẳng tâm lý (stress) của giảng viên Đại học quốc gia Hà Nội, nguyên nhân và
những biện pháp phòng ngừa‖ (2011) [7]. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số giảng
viên Đại học quốc gia Hà Nội mắc stress ở mức độ nhẹ, có một số ít mắc stress mức
độ nặng. Các nguyên nhân ảnh hưởng tới mức độ stress nghề nghiệp của giảng viên
là yếu tố quá tải trong công việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp và thu nhập. Ngoài
ra, các nhân tố khách quan của cuộc sống gia đình, xã hội cũng có ảnh hưởng. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy, đa số giảng viên Đại học quốc gia Hà Nội chưa có
24
những biện pháp đối phó với stress nghề nghiệp một cách khoa học. Khi gặp stress,
đa phần các giảng viên âm thầm chịu đựng hoặc né tránh thực tế, hoặc làm việc quá
sức để tạm quên đi tình trạng của mình, khi gặp stress, giảng viên Đại học quốc gia
Hà Nội chưa có thói quen gặp gỡ những nhà chuyên môn để nhờ giúp đỡ vượt qua
cơn stress. Tác giả cho rằng, giảng viên hiện nay chưa nhận thức được một cách đầy
đủ về stress nói chung và stress nghề nghiệp của mình nói riêng cũng như những
biện pháp ứng phó với stress một cách hiệu quả.
Tác giả Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2012) đã có công trình nghiên cứu ―thực
trạng biểu hiện stress ở giáo viên một số trường mầm non tư thục tại thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay‖. Nghiên cứu được tiến hành trên 162 giáo viên, kết quả nghiên
cứu cho thấy biểu hiện stress ở GVMN nhìn chung chưa đến mức đáng báo động
nhưng có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của giáo viên và đặc biệt ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục trẻ [20]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này các tác giả bước
đầu chỉ ra được những biểu hiện và mức độ stress ở GVMN các trường tư thục,
chưa có sự so sánh, đánh giá những biểu hiện và mức độ stress ở GVMN các trường
công lập và ngoài công lập.
Tác giả Lê Thị Hương (2013) trong công trình nghiên cứu về ―Stress trong
công việc của GVMN hiện nay‖ [10], đã khẳng định stress trong công việc ở
GVMN hiện nay đang ở tình trạng rất báo động. Đa phần giáo viên có những biểu
hiện ban đầu của stress nghề nghiệp như đau đầu, căng thẳng, mất tập trung, mệt
mỏi không muốn làm việc, đôi khi có những hành vi gây hấn với trẻ. Nguyên nhân
gây nên stress trong công việc của GVMN có liên quan chặt chẽ đến những áp lực
nghề nghiệp, công việc quá sức của bản thân, liên tục đối mặt với những căng thẳng
trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tiền lương thấp không có nhiều chế độ đãi
ngộ về tăng lương. GVMN chưa tìm được những cách ứng phó khoa học với stress.
Khi gặp stress, GVMN chưa có thói quen gặp gỡ những người có chuyên môn về
lĩnh vực này để nhờ sự giúp đỡ. Nghiên cứu còn chỉ ra, giáo viên đã nhận thức rất
rõ về tình trạng stress của họ nhưng chưa tìm ra biện pháp ứng phó hiệu quả và thiết
thực. Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương (2013) [10] bước đầu chỉ
được một số thực trạng về nguyên nhân gây stress, biểu hiện stress và cách ứng phó
với stress ở GVMN. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và khách thể nghiên cứu,
kết quả nghiên cứu của tác giả chưa hệ thống hóa được đầy đủ các chiều cạnh stress
ở GVMN.
Một số công trình nghiên cứu thể hiện trong các Khóa luận tốt nghiệp của sinh
25
viên chuyên ngành Tâm lý học, chuyên ngành y tế công cộng, và các bài viết đăng
tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đề cập đến vấn đề stress ở
GVMN và stress ở giáo viên trung học cơ sở. Điều đó cho thấy, xã hội và các nhà
nghiên cứu đang rất quan tâm đến vấn đề stress của giáo viên. Tuy nhiên, những
công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về stress ở giáo viên nói chung và
stress ở GVMN nói riêng trong hoạt động nghề nghiệp ở Việt Nam vẫn còn khá ít,
cần được tiếp tục nghiên cứu.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể nếu như các tác giả nước ngoài tập trung làm
rõ mức độ stress, các TN gây stress, các trải nghiệm stress, các cách ứng phó stress
và các hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên nói chung, ở giáo viên mầm non nói
riêng, thì các tác giả trong nước lại tập trung mô tả mức độ stress và các biểu hiện
của stress ở các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, cách ứng phó với stress nói chung.
Ít quan tâm đến nghiên cứu các TN gây stress, đặc biệt là trải nghiệm stress, và các
hệ quả liên quan đến stress như những thành tố cấu thành nên stress nói chung,
stress ở GVMN nói riêng.
Có thể nói, việc chưa có nhiều nghiên cứu về stress trong hệ thống gồm 5
thành tố căn bản: Mức độ stress – TN gây stress – trải nghiệm stress - ứng phó với
stress và hệ quả liên quan đến stress tạo nên một mảnh ―đất trống‖ khá lớn trong
nghiên cứu stress nghề nghiệp nói chung, stress ở giáo viên mầm non nói riêng.
Với lý do này, luận án được xây dựng dựa trên khung lý thuyết gồm 5 thành
tố: mức độ stress, TN gây stress, trải nghiệm stress, ứng phó với stress và hệ quả
liên quan đến stress với mục đích làm sáng tỏ hơn những hiểu biết về stress ở
GVMN tại Việt Nam.
1.2. Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu stress ở giáo viên trong hoạt động
nghề nghiệp
Qua phân tích tài liệu, chúng tôi nhận thấy lý thuyết tiếp cận nghiên cứu stress
ở giáo viên là sự kết hợp của các lý thuyết nghiên cứu về stress nói chung, tiếp cận
nghiên cứu stress như một phản ứng sinh lý và nghiên cứu stress như một phản ứng
tâm lý.
Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu stress nhƣ một phản ứng sinh lý
Nhà sinh vật học đầu tiên Walter Cannon đã tiến hành mô tả một phản ứng của
con người và động vật trong những tình huống nguy hiểm và nhận thấy, các giai
đoạn tự điều chỉnh được dựa trên các hoạt động sinh lý mà cá nhân duy trì trạng thái
ổn định. Canon cho rằng khi cơ thể con người bị đe dọa bởi sự thay đổi, ngay lập
26
tức cơ thể phát tín hiệu và hành động nhằm ngăn chặn các mối đe dọa hoặc khôi
phục lại trạng thái bình thường. Canon đã đưa ra khái niệm ―chống trả hoặc chạy
trốn‖ để chỉ phản ứng xuất hiện nhằm đối phó với mối đe dọa hoặc stress, giúp cá
nhân có thể đáp ứng một cách hiệu quả trước những thách thức, thông qua khả năng
vận động về mặt tinh thần và thể chất. Theo Canon (1914), phản ứng chống trả hoặc
chạy trốn là một phản ứng tổng hợp với mọi ―stress‖. Những cảm xúc sợ hãi và giận
dữ của cá nhân là sự chuẩn bị cho cơ thể hành động và khi có các sự kiện kích động,
họ đều chống trả và chạy trốn ngay cả trong trường hợp cơ thể có nhu cầu cơ bản
như nhau. Những nghiên cứu của Canon có một vai trò quan trọng và ảnh hướng
đến lý thuyết nghiên cứu về stress sau này [8, tr.26].
Từ năm 1930 cho đến năm 1983, Hans Selye, một nhà sinh vật học, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về stress và chỉ ra mối quan hệ giữa stress với các bệnh
thực thể, khiến công chúng chú ý đến tầm quan trọng của stress. Từ cuối những năm
1930, Selye đã báo cáo các phản ứng phức tạp của động vật trong phòng thí nghiệm
trước những TN nguy hại chẳng hạn như nhiễm trùng, nhiễm độc tố, tổn thương, sự
giam giữ ép buộc, nóng, lạnh Theo học thuyết về stress của Selye, nhiều kiểu gây
stress có thể gây ra những phản ứng giống nhau hoặc phản ứng cơ thể chung. Tất cả
những TN gây căng thẳng đòi hỏi sự thích nghi. Phản ứng đối với những TN gây
stress được Selye mô tả như là Hội chứng thích nghi chung (General Adaptation
Syndrome). Hội chứng thích nghi chung bao gồm ba giai đoạn: phản ứng báo động,
phản ứng kháng cự và giai đoạn kiệt sức (Selye, 1976). Phản ứng báo động là
những khoảng thời gian ngắn của sự thức tỉnh về cơ thể để chuẩn bị cho cơ thể
trước sự hoạt động mạnh mẽ. Nếu TN gây stress được kéo dài thì cơ thể chuyển
sang giai đoạn kháng cự - một trạng thái kích thích vừa phải. Trong suốt giai đoạn
kháng cự, cơ thể có thể chịu đựng và kháng cự những ảnh hưởng làm suy yếu yếu tố
gây stress kéo dài. Tuy nhiên, stress kéo dài hoặc mạnh thì những nguồn lực của cơ
thể trở nên suy yếu và cơ thể bước sang giai đoạn kiệt sức [5, tr.448]. Các giai đoạn
của Hội chứng thích nghi chung được Selye (1976) mô tả theo sơ đồ 1.1 [4, tr.649].
Ngay từ năm 1956 khi Hans Selye mô tả mô hình hội chứng thích nghi chung,
ông đã coi các TN gây stress (stressor) là biến tác động kích thích gây stress và
stress là biến phụ thuộc để chỉ phản ứng stress tiêu cực, trong đó biến nhận thức là
biến không đóng vai trò tác động và kiểm duyệt. Đến năm 1983, trong ấn bản ―Khái
niệm stress: quá khứ, hiện tại và tương lai‖, Selye đã mở rộng khái niệm stress
không chỉ là những phản ứng tiêu cực mà có cả những phản ứng tích cực, kinh
27
nghiệm có thể bị tác động và kiểm duyệt bởi yếu tố nhận thức. Sự bổ sung trong lý
thuyết stress của Selye không thể giúp giải thích stress dưới góc độ tâm lý bởi ngay
từ đầu, lý thuyết của ông đã bỏ qua các yếu tố như cảm xúc và nhìn nhận của cá
nhân [65].
Tác nhân Cảnh báo và Phản kháng Mệt mỏi
gây stress động viên
Đối phó và Thích ứng với Hậu quả tiêu cực
kháng cự tác stress và của stress (chẳng
nhân gây kháng cự tác hạn như bệnh)
stress nhân gây xảy ra khi thích
stress ứng không thích
đáng
Sơ đồ 1.1. Hội chứng thích nghi chung (GAS) (Selye, 1976)
Như vậy, lý thuyết của Walter Cannon và Hans Selye tiếp cận nghiên cứu
stress tập trung làm rõ các phản ứng sinh lý của chủ thể mà không quan tâm đến đặc
điểm tâm lý cá nhân trong các phản ứng sinh học của cơ thể và cách thức cá nhân
ứng phó với stress trước một tình huống cụ thể. Tuy nhiên, lý thuyết này đã đặt nền
mong cho nghiên cứu stress hiện đại dưới góc độ như là một phản ứng tâm lý.
Lý thuyết tiếp cận stress nhƣ là sự phản ứng tâm lý
Dựa trên lý thuyết stress như một phản ứng của Canon và Selye, tác giả
Gerring và Zimbardo (2013) đã đưa ra mô hình của một kiểu stress, theo đó stress là
một kiểu phản ứng mà một sinh vật tạo ra với những sự kiện kích thích làm xáo trộn
trạng thái cân bằng và tạo ra gánh nặng vượt quá khả năng đối phó của nó [5].
Những sự kiện kích thích bao gồm sự đa dạng điều kiện bên trong và bên ngoài
mang tính thu thập được gọi là TN gây stress. TN gây stress là một sự kiện kích
thích yêu cầu cơ thể phải đưa ra một số phản ứng cơ thể mang tính thích nghi. Phản
ứng của một cá nhân đối với những yêu cầu về thay đổi được thực hiện từ sự kết
hợp nhiều phản ứng khác nhau xảy ra với nhiều cấp độ bao gồm cả sinh lý, hành vi,
cảm xúc và nhận thức. Đánh giá nhận thức về tình huống căng thẳng tương tác với
TN gây căng thẳng và những niềm an ủi mang tính thể chất, xã hội và cá nhân có
sẵn để đối phó với những TN gây căng thẳng. Những cá nhân phản ứng với các mối
đe dọa trên nhiều cấp độ: sinh lý, hành vi, cảm xúc và nhận thức. Một số phản ứng
mang tính thích nghi và một số lại không có khả năng thích nghi, thậm chí nguy
28
hiểm [5, tr.445].
Lý thuyết về stress của Gerring cho thấy, ngoài những phản ứng stress sinh lý,
con người còn có những phản ứng stress tâm lý trước những TN gây stress. Ông đã
kế thừa lý thuyết về ―phản ứng chống lại hoặc chạy trốn‖ của Canon và ―Hội chứng
thích nghi chung‖ (GAS) của Selye để lý giải những phản ứng về sinh lý của con
người cho thấy sự biến đổi về cơ thể khi chịu sự tác động của các TN gây stress.
Nói một cách cụ thể, trước một TN gây căng thẳng, sự kháng cự của cơ thể bị suy
yếu cho đến khi sự thay đổi về sinh lý của phản ứng báo động tương ứng đưa nó
quay trở lại mức thông thường. Nếu TN gây căng thẳng tiếp tục diễn ra, những đặc
điểm dấu hiệu thuộc thể chất của phản ứng báo động gần như biến mất; sự kháng cự
đối với TN gây căng thẳng cụ thể vượt qua mức thông thường nhưng giảm dần vì
những TN gây căng thẳng khác. Sự kháng cự mang tính thích nghi khiến cơ thể
quay về với mức hoạt động chức năng thông thường của nó. Khi TN gây căng thẳng
kéo dài, sự thích nghi bị phá vỡ; những dấu hiệu của phản ứng báo động lại xuất
hiện, tác động căng thẳng không thể đảo ngược, các cá nhân trở nên ốm yếu và có
thể chết [5, tr.449]. Từ những phản ứng sinh lý cho thấy, dường như bệnh tật là một
phản ứng không thể tránh khỏi khi cá nhân bị stress. Tuy nhiên, cách đánh giá, lý
giải trên phương diện tâm lý của con người về những sự kiện mang tính stress có
ảnh hưởng đối với phản ứng mang tính sinh lý của cơ thể.
Theo Gerring, những phản ứng stress về tâm lý diễn ra tự động, có thể dự
đoán được, được hình thành khi con người thông thường không kiểm soát một cách
có ý thức đối với chúng. Những phản ứng stress về tâm lý phụ thuộc vào những
nhận thức và cách lý giải về những thay đổi lớn trong cuộc sống và các sự kiện gây
tổn thương (hay nói cách khác chính là các loại TN gây stress khác nhau).
Những sự kiện lớn trong cuộc đời hay những thay đổi lớn trong hoàn cảnh
sống là nguồn gốc của tình trạng stress đối với nhiều người, làm cho con người
giảm sự thỏa mãn, cách đánh giá tích cực hay tiêu cực hoặc sự tri hoãn giải quyết
những sự kiện lớn khiến cá nhân bị stress hơn và có nhiều trải nghiệm stress khác
nhau [5, tr.450]. Sự kiện gây tổn thương là sự kiện mang tính tiêu cực nhưng không
thể kiểm soát, không thể dự đoán hoặc mơ hồ có khả năng gây stress đặc biệt dẫn
đến những hậu quả tâm lý cho cá nhân đó là những ―rối loạn stress sau sang chấn‖
khiến cá nhân phải trải nghiệm lại liên tục về sự kiện gây sang chấn dưới hình thức
như hồi tưởng hoặc ác mộng (DSM – IV, 1994), cá nhân có sự tê liệt về cảm xúc
trước những sự kiện xảy ra hàng ngày và cảm giác xa lánh người khác. Nỗi đau về
29
cảm xúc của phản ứng stress có thể gây hậu quả là sự gia tăng nhiều triệu chứng,
chẳng hạn như những vấn đề về giấc ngủ, cảm thấy tội lỗi vì được sống sót, khó
khăn trong việc tập trung và phản ứng giật mình tăng quá mức. Những phản ứng
cảm xúc stress sau tổn thương có thể xảy ra dưới hình thức gay gắt ngay sau một
thảm họa và có thể lắng dịu sau một thời gian vài tháng [5, tr.454]. Những TN gây
stress kinh niên có thời gian mở đầu, kết thúc không rõ ràng và kéo dài về thời gian.
Đối với nhiều người, stress kinh niên nảy sinh từ những điều kiện trong xã hội và
môi trường như dân số quá cao, tội ác, các điều kiện kinh tế, ô nhiễm gây ra
những tác động tích tụ, tác động tới tinh thần của họ. Một số nhóm còn phải chịu
stress kinh niên bởi tác động của vị thế kinh tế - xã hội hoặc đặc điểm chủng tộc của
họ với những hậu quả khắc nhiệt đối với toàn bộ sức khỏe (Gallo & Mathews, 2003;
Stone, 2000) [5, tr.455]. Ngoài ra trong cuộc sống con người còn có những trải
nghiệm với các TN gây stress nhỏ hơn như những tranh cãi hàng ngày với người
khác trong mối quan hệ dẫn đến những cuộc cãi cọ kéo dài, thường xuyên dẫn đến
sức khỏe thể chất và tinh thần của họ càng tồi tệ hơn (Lazarus, 1981; 1984b). Khi
những cuộc tranh cãi hàng ngày giảm đi, sức khỏe tăng lên (Chamberlain & Zika,
1990). Những cãi vã hàng ngày có thể mất thăng bằng bởi những trải nghiệm tích
cực hàng ngày (Lazarus & Lazarus, 1994). Sự cân bằng tương đối giữa trải nghiệm
tích cực và tiêu cực có thể gây ra tác động đối với sức khỏe.
Theo Gerring, stress diễn ra với các kiểu khác nhau với các TN khác nhau phụ
thuộc vào con người có thể đối phó với chúng với hiệu quả như thế nào. Kế thừa lý
thuyết về đối phó với stress của Lazarus, Gerring đã giải thích việc đối phó với
stress của con người phụ thuộc vào sự tác động của đánh giá nhận thức những gì cá
nhân trải nghiệm có tính chất stress và những kiểu con người thường đối phó với
stress và sự khác biệt mang tính cá nhân trong khả năng đối phó với stress của
những cá nhân. Ngoài ra, ủng hộ xã hội từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp với nhiều
hình thức khác nhau được coi là một nguồn lực giúp cá nhân đối phó với stress
trong những thời điểm cần thiết [5, tr.456-462].
Như vậy, từ lý thuyết của Gerring cho chúng ta thấy stress là những phản ứng
đa dạng về sinh lý và tâm lý trước những TN là những sự kiện hay tình huống đa
dạng xảy ra trong cuộc sống cũng như trong hoạt động nghề nghiệp. Tùy thuộc vào
sự nhận thức, đánh giá cá nhân mà mỗi cá nhân có những phản ứng đối phó thích
hợp với những phản ứng stress.
30
Lý thuyết về stress ở giáo viên
Trong hoạt động nghề nghiệp, khi giáo viên cảm thấy tức giận, chán nản, lo
lắng, thất vọng hay căng thẳng nảy sinh từ một số khía cạnh công việc của một giáo
viên thì nó được gọi là stress ở giáo viên. Giáo viên có khả năng đối phó với những
nhu cầu trong giảng dạy và xử lý có hiệu quả các nguồn gây stress để giảm stress là
một kỹ năng cần thiết của người giáo viên [49]. Kyriacou và Sutcliffe (1978a) đã
phát triển một mô hình stress giáo viên dựa theo lý thuyết nghiên cứu stress của
Lazarus (1966) về khái niệm thẩm định nhận thức của stress [40].
Theo Kyriacou, giáo viên phải đối mặt với rất nhiều nguồn gây stress chính
như: Giáo viên thiếu động lực trong giảng dạy học sinh; duy trì kỷ luật; áp lực thời
gian và khối lượng công việc; đối phó với biến đổi; sự đánh giá từ người khác; đối
phó với đồng nghiệp; lòng tự trọng và tình trạng; quản lý và giám sát; vai trò xung
đột và sự mơ hồ; điều kiện làm việc thiếu thốn [49]. Các nguồn gây stress có tác
động khác nhau đến giáo viên, giáo viên có kinh nghiệm stress khác nhau tùy thuộc
vào nhận thức, sự đánh giá của giáo viên về những nhu cầu cần đáp ứng đe dọa đến
lòng tự trọng hay hạnh phúc của họ. Các nguồn gây stress chứa đựng những sự
kiện, tình huống yêu cầu giáo viên cần phải đáp ứng, xử lý trở thành nhiệm vụ, nhu
cầu quan trọng của giáo viên, những tình huống, sự kiện này dẫn đến kinh nghiệm
stress ở giáo viên theo hai cách nhận thức: Giáo viên cảm thấy rằng đáp ứng thực
hiện những nhu cầu là quan trọng (ví như thất bại đáp ứng không thành công những
nhu cầu có thể có những hậu quả không mong muốn); Giáo viên cảm thấy rằng việc
đáp ứng thành công những nhu cầu sẽ rất khó khăn hoặc không thể đạt được trong
các trường hợp cụ thể.
Kết quả nhận thức của giáo viên xem xét sự đối mặt với một tình huống là mối
đe dọa, lập tức gây nên những kinh nghiệm của stress. Tuy nhiên, nếu các giáo viên
nhận thấy việc đáp ứng các nhu cầu này không quan trọng hay giáo viên cảm thấy
rằng họ có thể dễ dàng đáp ứng các nhu cầu và không cảm nhận thấy mối đe dọa thì
stress không được kích hoạt. Ví dụ, trong giờ giảng bài nếu một học sinh có hành vi
thô lỗ với bạn, giáo viên đánh giá mình không có khả năng đối phó với tình huống
này, giáo viên bắt đầu cảm thấy lo lắng, sự lo lắng tăng lên nếu tình hình không
được kiểm soát. Hơn nữa, giáo viên không thể đối phó được với tình huống trước sự
chứng kiến của học sinh và sự đánh giá không đủ khả năng kiểm soát lớp học của
đồng nghiệp hoặc của chính bản thân, sẽ đe dọa đến lòng tự trọng của giáo viên, dẫn
đến cảm xúc như một sự xúc phạm trước mặt cả lớp. Trong hoàn cảnh này giáo viên
31
sẽ có kinh nghiệm stress. Ngược lại, nếu giáo viên đánh giá tình huống có thể đối
phó khá dễ dàng, và nó chỉ là một sự cố nhỏ, không có gì là quan trọng thì giáo viên
không có kinh nghiệm stress. Như vậy, sự nhận thức về tầm quan trọng và khả năng
đáp ứng nhu cầu để đối phó với những nảy sinh từ các khía cạnh công việc giải
thích việc tại sao gây ra mức độ stress cao đối với giáo viên này và stress thấp đối
với giáo viên khác.
Những hệ quả nảy sinh từ stress ở giáo viên có thể làm giảm hiệu quả chất
lượng giảng dạy ở giáo viên theo hai cách: Thứ nhất nếu hoạt động giảng dạy giáo
viên trong tình trạng stress một thời gian dài, nó có thể bắt đầu làm suy yếu sự hài
lòng của giáo viên với công việc, và có thể dẫn đến giáo viên trở nên bất mãn với
công việc giảng dạy. Điều này có thể có một số tác động về thời gian và công sức
của giáo viên cần chuẩn bị để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Thứ hai,
khi giáo viên bị stress, có thể làm suy yếu chất lượng tương tác của giáo viên với
các em học sinh trong lớp học. Giảng dạy hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào một bầu
không khí tích cực trong lớp học, và đặc biệt dựa trên một mối quan hệ tốt giữa giáo
viên với các em học sinh, cùng với sự hỗ trợ và khuyến khích các em học sinh nỗ
lực của giáo viên. Khi giáo viên bị stress, bầu không khí lớp học tích cực biến mất,
giáo viên có thể phản ứng khó khăn hơn với các vấn đề và trở nên nóng tính hơn,
thậm chí nảy sinh xung đột và chống đối một cách công khai. Vì vậy, việc giáo viên
có thể để đối phó hiệu quả với stress sẽ giúp giáo viên duy trì tốt chất lượng giảng
dạy [49].
Để có thể đối phó với stress, giáo viên có thể sử dụng hai chiến lược đối phó:
kỹ thuật hành động trực tiếp và các kỹ thuật giảm nhẹ. Trong các kỹ thuật hành
động trực tiếp, giáo viên cần phải xác định những gì đang gây ra stress và giáo viên
lý giải lý do tại sao, và sau đó quyết định đưa ra một hành động khoa học để đối phó
thành công với nguồn gốc của stress. Ví dụ, nếu một học sinh hay gây rối trong các
bài học, giáo viên có thể thử chiến lược đối phó với vấn đề này bằng cách giáo viên
có thể chia sẻ với đồng nghiệp, thay đổi cách thời gian quản lý và theo dõi học sinh,
thao khảo ý kiến của đồng nghiệp hoặc nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp có kinh
nghiệm đối phó với tình huống, như vậy có thể đối phó được với nguồn gốc của
stress. Việc sử dụng các hành động kỹ thuật trực tiếp để đối phó với các nguồn của
stress có thể dẫn đến thành công ngay lập tức, hoặc có thể liên quan hành động dài
hạn, đặc biệt nếu hành động thành công phụ thuộc vào việc cải thiện kỹ năng nhất
định của giáo viên [49].
32
Tuy nhiên, có một số nguồn stress mà giáo viên không thể đối phó thành công
bằng các kỹ thuật hành động trực tiếp thì giáo viên cần phải sử dụng kỹ thuật hành
động giảm nhẹ. Kỹ thuật giảm nhẹ giúp giáo viên có thể làm giảm bớt trải nghiệm
của stress, ngay cả khi nguồn gốc của stress vẫn còn. Điều đáng chú ý giáo viên có
thể sử dụng những kỹ thuật hành động tinh thần hướng sự hài hước của cá nhân vào
tình huống và tách cảm xúc cá nhân liên quan tình huống, chia sẻ, tìm kiếm sự quan
tâm, giúp đỡ của người khác. Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng một số kỹ thuật
hành động khác như cố gắng thư giãn bất cứ khi nào có thể, hoặc dùng một ly cà
phê hoặc một thanh sô cô la trong thời gian nghỉ sẽ có rất nhiều hiệu quả [49].
Như vậy, lý thuyết nghiên cứu stress ở giáo viên của Kyriacou theo hướng
phản ứng về tâm lý cho thấy sự đa dạng của các nguồn gây stress và cách thức kích
hoạt stress ở giáo viên từ những tình huống, sự kiện gây stress cụ thể qua nhìn nhận
và đánh giá cá nhân và những trải nghiệm stress về cảm xúc, nhận thức và hành vi
cũng như những hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên. Để ứng phó với stress, giáo
viên cần sử dụng phối hợp và linh hoạt các chiến lược ứng phó hướng vào sử dụng
các kỹ thuật hành động trực tiếp hay gián tiếp tác động vào nguồn gây stress. Ngoài
ra, còn cho thấy có sự tham gia của nguồn hỗ trợ xã hội từ đồng nghiệp và tổ chức
nhà trường giúp giáo viên đối phó với stress nhằm giúp giáo viên nâng cao chất
lượng hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, lý thuyết nghiên cứu stress ở giáo viên
còn hạn chế trong việc xem nhẹ những phản ứng sinh lý của cơ thể với các yếu tố
tâm lý khác như nhận thức, cảm xúc và hành vi.
Các nghiên cứu áp dụng lý thuyết của Kyriacou ở giáo viên các lớp, các cấp,
các nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới đều cho thấy, hầu hết giáo viên gặp
stress trong hoạt động nghề nghiệp (Kyriacou, 1978b; 2001). Khoảng 25% giáo
viên đã báo cáo trải qua mức độ cao hay cực cao của stress và khoảng 50-90% cảm
thấy căng thẳng thường xuyên hoặc luôn luôn (Hinds et al., in press). Giáo viên
trung học tiếp xúc lớn nhất đối với TN gây stress (Dworkin, 1990; Gottfredson,
Gottfredson, & Skroban, 1998). Ngoài ra, bằng chứng cho thấy rằng giáo viên giáo
dục đặc biệt có tỷ lệ cao hơn của sự căng thẳng hơn so với giáo viên giáo dục nói
chung (Boe, Bobbitt, & Cook, 1997; Kokkinos & Davazoglou, 2009; Miller,
Brownell, và Smith, 1999; Wisniewski & Gargiulo, 1997) [40, tr.4-5].
Trong nghiên cứu về stress ở GVMN, chúng tôi đi theo hướng coi...1 .349 .790
Within Groups 418.094 631 .663
Total 418.787 634
He qua: To chuc Between Groups
5.618 3 1.873 2.663 .047
truong hổc
Within Groups 443.729 631 .703
Total 449.347 634
He qua chung / Mean Between Groups 3.943 3 1.314 2.276 .079
Within Groups 364.412 631 .578
Total 368.355 634
+ Độ tuổi của giáo viên
Report
He qua: To He qua
He qua: chuc truong chung /
C2_TUOI_MOI ca nhan hổc Mean
1.00 Mean .9680 .4512 .5600
N 164 164 164
Std. Deviation .76801 .86821 .78741
2.00 Mean .8952 .3010 .4261
N 167 167 167
Std. Deviation .83157 .67126 .61745
3.00 Mean .9098 .4120 .5168
N 122 122 122
Std. Deviation .79192 .81199 .73877
4.00 Mean .8219 .5300 .5914
N 80 80 80
Std. Deviation .68227 .93718 .80115
5.00 Mean .8456 .4908 .5655
N 102 102 102
Std. Deviation .96283 .98757 .91688
Total Mean .8996 .4205 .5213
N 635 635 635
Std. Deviation .81274 .84187 .76224
ANOVA
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
He qua: ca nhan Between Groups 1.564 4 .391 .590 .670
Within Groups 417.224 630 .662
Total 418.787 634
PL 74
He qua: To chuc Between Groups
4.012 4 1.003 1.419 .226
truong hổc
Within Groups 445.335 630 .707
Total 449.347 634
He qua chung / Mean Between Groups 2.355 4 .589 1.013 .400
Within Groups 366.000 630 .581
Total 368.355 634
+ Trình độ chuyên môn
Report
He qua: To
He qua: chuc truong He qua chung /
C3. trinh do chuyen mon ca nhan hổc Mean
trung cap Mean .8228 .3766 .4705
N 134 134 134
Std. Deviation .85994 .82116 .77341
cao dang Mean .9728 .4320 .5459
N 202 202 202
Std. Deviation .82325 .86528 .78006
dai hoc Mean .8846 .4323 .5275
N 299 299 299
Std. Deviation .78208 .83716 .74639
Total Mean .8996 .4205 .5213
N 635 635 635
Std. Deviation .81274 .84187 .76224
ANOVA
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
He qua: ca nhan Between Groups 1.940 2 .970 1.471 .231
Within Groups 416.848 632 .660
Total 418.787 634
He qua: To chuc Between Groups
.327 2 .163 .230 .795
truong hổc
Within Groups 449.021 632 .710
Total 449.347 634
He qua chung / Mean Between Groups .479 2 .239 .411 .663
Within Groups 367.877 632 .582
Total 368.355 634
+ Thâm niên công tác
Report
He qua: To
He qua: ca chuc truong He qua chung /
C5M nhan hổc Mean
1.00 Mean .9047 .3732 .4851
N 299 299 299
PL 75
Std. Deviation .78692 .76094 .69800
2.00 Mean .9685 .4462 .5562
N 127 127 127
Std. Deviation .81284 .84701 .75676
3.00 Mean .8333 .4237 .5099
N 90 90 90
Std. Deviation .77078 .88185 .76887
4.00 Mean .7459 .3574 .4392
N 61 61 61
Std. Deviation .68995 .78373 .69145
5.00 Mean .9871 .6690 .7359
N 58 58 58
Std. Deviation 1.08157 1.15287 1.07662
Total Mean .8996 .4205 .5213
N 635 635 635
Std. Deviation .81274 .84187 .76224
ANOVA
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
He qua: ca nhan Between Groups 33.532 35 .958 1.490 .037
Within Groups 385.255 599 .643
Total 418.787 634
He qua: To chuc Between Groups
26.411 35 .755 1.069 .365
truong hổc
Within Groups 422.936 599 .706
Total 449.347 634
He qua chung / Mean Between Groups 23.589 35 .674 1.171 .233
Within Groups 344.766 599 .576
Total 368.355 634
+ Thu nhập trung bình
Report
He qua: To
C9. thu nhap trung He qua: chuc truong He qua chung /
binh mot thang ca nhan hổc Mean
duoi 5 trieu Mean .9725 .4235 .5391
N 318 318 318
Std. Deviation .83816 .83859 .76642
tu 5 den 10 trieu Mean .7862 .3807 .4661
N 304 304 304
Std. Deviation .73002 .79756 .70434
tu 11 den 15 trieu Mean 1.7692 1.2769 1.3806
N 13 13 13
Std. Deviation 1.26434 1.40419 1.32943
Total Mean .8996 .4205 .5213
N 635 635 635
PL 76
Std. Deviation .81274 .84187 .76224
PL 77
ANOVA
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
He qua: ca nhan Between Groups 15.431 2 7.715 12.089 .000
Within Groups 403.356 632 .638
Total 418.787 634
He qua: To chuc Between Groups
10.019 2 5.010 7.207 .001
truong hổc
Within Groups 439.328 632 .695
Total 449.347 634
He qua chung / Mean Between Groups 10.626 2 5.313 9.387 .000
Within Groups 357.729 632 .566
Total 368.355 634
+ Tình trạng hôn nhân
Report
He qua: To
He qua: ca chuc truong He qua chung /
C11. tinh trang hon nhan nhan hổc Mean
da lap gia dinh Mean .8877 .4149 .5144
N 385 385 385
Std. Deviation .82594 .85413 .77345
chua lap gia dinh Mean .9064 .4197 .5222
N 203 203 203
Std. Deviation .81704 .86104 .78500
khong co y dinh lap gia Mean
.9681 .4695 .5745
dinh
N 47 47 47
Std. Deviation
.68687 .64799 .55188
Total Mean .8996 .4205 .5213
N 635 635 635
Std. Deviation .81274 .84187 .76224
ANOVA
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
He qua: ca nhan Between Groups .285 2 .142 .215 .807
Within Groups 418.503 632 .662
Total 418.787 634
He qua: To chuc Between Groups
.125 2 .063 .088 .916
truong hổc
Within Groups 449.222 632 .711
Total 449.347 634
He qua chung / Mean Between Groups .151 2 .076 .130 .878
Within Groups 368.204 632 .583
Total 368.355 634
PL 78
+ Ý định thay đổi nghề nghiệp
Report
C12. y dinh thay doi He qua: To
cong viec hien tai de He qua: chuc truong He qua chung /
tim cong viec khac ca nhan hổc Mean
khong thay doi Mean .7303 .4110 .4782
N 266 266 266
Std. Deviation .77663 .91347 .83195
co the Mean 1.0492 .4418 .5696
N 198 198 198
Std. Deviation .79643 .75210 .67112
se thay doi Mean 1.7069 .8598 1.0381
N 29 29 29
Std. Deviation 1.12017 1.29104 1.13528
khong biet Mean .8433 .3188 .4292
N 142 142 142
Std. Deviation .69165 .66814 .59679
Total Mean .8996 .4205 .5213
N 635 635 635
Std. Deviation .81274 .84187 .76224
ANOVA
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
He qua: ca nhan Between Groups 31.411 3 10.470 17.055 .000
Within Groups 387.376 631 .614
Total 418.787 634
He qua: To chuc Between Groups
7.178 3 2.393 3.415 .017
truong hổc
Within Groups 442.169 631 .701
Total 449.347 634
He qua chung / Mean Between Groups 9.906 3 3.302 5.813 .001
Within Groups 358.449 631 .568
Total 368.355 634
PL 79
- Những hệ quả liên quan đến cá nhân giáo viên mầm non (N = 635)
Mức độ stress ở giáo viên mầm non
Không bị Stress trung Stress rất cao Tổng
Stress nhẹ Stress cao
Các hệ quả stress bình
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Sức khỏe bản thân giảm sút .70 .757 1.26 1.014 1.51 1.203 2.17 1.339 2.75 1.893 1,07 1,03
Cảm thấy lo lắng, bất an .96 .940 1.51 1.111 1.52 1.213 2.28 1.320 2.50 1.291 1,29 1,11
Hay nghỉ việc tại trường (có
.26 .607 .53 .890 .69 1.125 1.22 1.555 2.75 1.893 0,46 0,89
phép hoặc không phép)
Cảm thấy chán nản, không còn
.39 .709 .98 1.133 1.36 1.274 1.56 1.504 2.00 2.309 0,78 1,08
yêu nghề, yêu trẻ
Ghi Chú:
0 điểm = Không nghiêm trọng; 1 điểm = Nghiêm trọng phần ít; 2 điểm = Nghiêm trọng phần nhiều; 3 điểm = Nghiêm trọng; 4 điểm =
Rất nghiêm trọng
PL 80
- Những hệ quả liên quan đến tổ chức nhà trƣờng do stress ở giáo viên mầm non (N = 635)
Mức độ stress ở giáo viên mầm non
Các hệ quả 1 2 3 4 5 Tổng
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Không đáp ứng được nhiệm vụ của công việc nhà trường giao cho .34 .742 .64 .970 .86 1.05 1.28 1.41 2.75 1.89 0,53 0,95
Không đáp ứng được các nhu cầu của trẻ trong chăm sóc,
.30 .756 .61 1.01 .93 1.21 1.00 1.14 2.25 1.71 0,53 0,98
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
Đe dọa sự an toàn đến tính mạng của trẻ, của lớp học, của nhà
.20 .752 .37 .967 .53 1.07 .89 1.28 3.00 2.00 0,35 0,94
trường
Gây ra những tổn thương về thể chất và tâm lý cho trẻ .20 .752 .41 .966 .51 1.10 1.00 1.41 3.00 2.00 0,36 0,95
Ảnh hưởng xấu đến hoạt động học tập, vui chơi của trẻ .24 .755 .48 .958 .60 1.09 .61 .916 2.75 1.89 0,53 0,92
Có những cảm xúc, hành vi tiêu cực với trẻ .25 .790 .47 1.04 .45 1.04 .78 1.26 2.75 1.89 0,39 0,97
Gây xáo trộn về nhân sự trong trường (do giáo viên vắng mặt có
.16 .536 .40 .899 .53 1.07 1.00 1.28 2.50 1.91 0,34 0,84
phép hoặc không phép tại trường)
Ảnh hưởng đến chất lượng, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của
.24 .705 .60 .957 .69 1.11 .89 1.08 2.50 1.73 0,47 0,92
nhà trường
Gây mất đoàn kết nội bộ, bè phái trong trường .22 .745 .45 1.01 .57 1.17 .94 1.47 2.50 1.91 0,39 0,97
Gây mất kỷ cương, nề nếp của nhà trường .20 .743 .41 .954 .55 1.16 .78 1.40 3.00 2.00 0,36 0,95
Khiến môi trường hoạt động nghề nghiệp trở nên không an toàn .25 .845 .44 .969 .54 1.04 1.22 1.48 2.50 1.91 0,40 0,98
Nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng với lãnh đạo trong hoạt động
.20 .735 .51 1.01 .71 1.20 .89 1.13 2.75 1.89 0,42 0,97
nghề nghiệp
Nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng với đồng nghiệp trong trường
.27 .783 .51 1.01 .69 1.06 .89 1.13 2.25 1.71 0,44 0,95
trong hoạt động nghề nghiệp
Nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng với giáo viên (bảo mẫu) cùng
phụ trách lớp học trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo .25 .718 .51 .975 .70 1.07 1.00 1.24 2.75 1.89 0,45 0,93
dục trẻ
Nảy sinh những mâu thuẫn bất đồng với phụ huynh của trẻ trong
.25 .728 .54 1.04 .63 1.07 1.06 1.43 2.25 1.71 0,45 0,96
các hoạt động phối hợp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
Ghi chú: 0. Không nghiêm trọng/không có; 1. Nghiêm trọng phần ít; 2. Nghiêm trọng phần nhiều; 3. Nghiêm trọng; 4. Rất nghiêm trọng
PL 81
- Mối liên hệ giữa hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên mầm non
Correlations
MD_STR He qua chung /
ESS A1_TB A2_M Mean3_TB Mean
MD_STRESS Pearson Correlation 1 .942(**) .380(**) -.046 .319(**)
Sig. (2-tailed) .000 .000 .252 .000
N 635 635 598 633 635
A1_TB Pearson Correlation .942(**) 1 .414(**) -.049 .334(**)
Sig. (2-tailed) .000 .000 .221 .000
N 635 635 598 633 635
A2_M Pearson Correlation .380(**) .414(**) 1 .086(*) .112(**)
Sig. (2-tailed) .000 .000 .036 .006
N 598 598 598 597 598
Mean3_TB Pearson Correlation -.046 -.049 .086(*) 1 -.074
Sig. (2-tailed) .252 .221 .036 .064
N 633 633 597 633 633
He qua chung / Pearson Correlation
.319(**) .334(**) .112(**) -.074 1
Mean
Sig. (2-tailed) .000 .000 .006 .064
N 635 635 598 633 635
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Variables Entered/Removed(b)
Variables Variables
Model Entered Removed Method
1
A2_M,
MD_STRES . Enter
S, A1_TB(a)
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: He qua chung / Mean
Model Summary
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate
1 .323(a) .104 .100 .72648
a Predictors: (Constant), A4_M, MD_STRESS, A1_TB
ANOVA(b)
Sum of
Model Squares Df Mean Square F Sig.
1 Regression 36.432 3 12.144 23.010 .000(a)
Residual 313.497 594 .528
Total 349.929 597
a Predictors: (Constant), A4_M, MD_STRESS, A1_TB
PL 82
b Dependent Variable: He qua chung / Mean
Coefficients(a)
Model Unstandardized Standardized
Coefficients Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) .232 .092 2.538 .011
A1_TB .286 .135 .252 2.116 .035
MD_STRESS .076 .107 .084 .716 .474
A2_M -.029 .051 -.024 -.563 .574
a Dependent Variable: He qua chung / Mean
5.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến stress
- Điểm trung bình, độ lệch chuẩn của nguồn trợ giúp xã hội
Trợ giúp từ đồng nghiệp
Descriptive Statistics
N ĐTB ĐLC
B1.1. khi den truong lam viec toi thay an toan va thoai mai 635 2.83 .965
B1.2. lanh dao va tap the nha truong luon hieu toi 635 2.66 .996
B1.3. lanh dao va tap the nha truong luon co vu, dong vien toi hoan thanh... 635 3.09 .973
B1.4. lanh dao va tap the nha truong luon kip thoi giup toi xu ly nhung tinh huo. 635 3.04 1.029
B1.5. lanh dao va tap the nha truong luon danh gia dung toi trong cong viec 635 2.91 .991
B1.6. khi toi gap van de kho khan, nhung vuong mac, lanh dao va tap the nha... 635 3.09 .971
B1.7. toi luon nhan duoc su chia se, dong vien cua dong nghiep cung phu trach 635 3.26 .932
B1.8 khi gap nhung van de, tinh huong kho khan toi luon cung dong nghiep ph.. 635 3.40 .836
B1.9. toi luon thong nhat duoc cach xu ly cac van de kho khan xay ra trong... 635 3.31 .871
B1.10. dong nghiep cung phu trach lop hoc luon cho toi nhung loi khuyen thau. 635 3.09 .955
B1.11. dong nghiep cung phu trach lop hoc luon phan tich cho toi nhieu mat cua 635 3.08 .936
B1.12. dong nghiep cung phu trach lop hoc luon dong vien va tao dieu kien cho.. 635 3.10 .955
Valid N (listwise) 635
- Trợ giúp từ phụ huynh của trẻ
Descriptive Statistics
N ĐTB ĐLC
B2.1. khi tiep xuc voi phu huynh cua tre toi luon cam thay an toan va thoai mai 635 2.60 1.012
B2.2. phu huynh cua tre la nhung nguoi luon hieu nhung kho khan, vuong mac.. 635 1.92 1.007
B2.3. phu huynh cua tre luon danh thoi gian lang nghe nhung giai bay, chia se.. 635 2.19 1.040
B2.4. phu huynh cua tre la nhung nguoi chap nhan va giup giao vien sua chua.. 635 2.11 1.054
B2.5. phu huynh luon cu xu dung muc voi giao vien khi tre gap su co va.... 635 2.18 .999
B2.6. phu huynh luon co thai do coi mo, vui ve voi giao vien khi dua don tre tai.. 635 2.72 .929
B2.7. toi luon nhan duoc su phoi hop, giup do cua phu huynh trong viec cham... 635 2.66 .950
B2.8. phu huynh luon yeu cau cao voi co trong viec cham soc, nuoi dung,... 635 2.86 1.040
PL 83
B2.9. phu huynh cua tre luon phan tich cho toi nhieu mat cua van de khi toi gap... 635 1.61 1.121
B2.10. phu huynh cua tre luon dong vien va tao dieu kien cho toi sua chua nhung... 635 1.79 1.179
Valid N (listwise) 635
- Trợ giúp từ gia đình
Descriptive Statistics
N ĐTB ĐLC
B3.1. gia dinh la noi tuon luon cam thay an toan va thoai mai 635 3.74 .621
B3.2. nguoi than trong gia dinh luon hieu toi trong cong viec o truong 635 3.39 .849
B3.3. nguoi than luon dong vien, chia se voi toi khi toi gap van de kho khan trong.. 635 3.43 .854
B3.4. nguoi than luon cho toi nhung loi khuyen bo ich khi toi gap van de kho khan.. 635 3.40 .890
B3.5. khi gap van de vuong mac trong cong viec nguoi than luon phan tich cho toi.. 635 3.24 .940
B3.6. nguoi than luon giup toi khac phuc, xu ly nhung vuong mac trong cong viec 635 3.12 1.010
B3.7. nguoi than luon tao dieu kien cho toi hoan thanh nhiem vu trong cong viec.. 635 3.45 .882
B3.8. nguoi than luon tao dieu kien cho toi nang cao trinh do, phat trien chuyen ... 635 3.49 .869
Valid N (listwise) 635
- Tính lạc quan bi quan
Lạc quan
Descriptive Statistics
N ĐTB ĐLC
B4.5. trong nhung truong hop nam ngoai kha nang cua minh, toi
thuong nghi den.. 635 2.80 .835
B4.6. toi thuong de dang quen di nhung chuyen khong hay xay ra voi
635 2.44 1.010
toi
B4.7. toi it cam thay bi gian vat boi nhung chuyen vo van 635 2.44 1.058
B4.8. toi tin rang trong cai rui co cai may 635 2.84 .938
B4.10. toi luon nhin vao mat tich cuc cua moi van de 635 2.82 .869
B4.11. toi nghi rang tuong lai cua toi se tot dep 635 2.96 .829
B4.12. toi nhan duoc nhieu su chia se, giup do tu cac ban be cua
635 3.01 .790
minh
Valid N (listwise) 635
Bi quan
Descriptive Statistics
N ĐTB ĐLC
B4.9. khi co chuyen xay ra toi hay nghi den dieu xau 635 2.3339 1.16279
B4.13. toi thay moi thu deu dien ra khong nhu mong muon 635 1.9291 1.00927
B4.14. toi thich lay cong viec de quen di nhung dieu khong hay 635 1.4157 .97786
B4.15. toi hiem khi tin rang nhung dieu tot dep se den voi toi 635 2.2614 1.06611
B4.16. toi nghi rang du minh co co gang den dau cung khong lam
thay doi duoc... 635 2.3638 1.14485
Valid N (listwise) 635
PL 84
- Dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến mức đố Stress ở giáo viên mầm non
+ Sự trợ giúp từ đồng nghiệp
Variables Entered/Removed(b)
Variables Variables
Model Entered Removed Method
1 TR? GIUP
TU DONG . Enter
NGHIEP(a)
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: MD_STRESS
Model Summary
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate
1 .287(a) .082 .081 .79928
a Predictors: (Constant), TR? GIUP TU DONG NGHIEP
ANOVA(b)
Sum of
Model Squares Df Mean Square F Sig.
1 Regression 36.297 1 36.297 56.817 .000(a)
Residual 404.389 633 .639
Total 440.687 634
a Predictors: (Constant), TR? GIUP TU DONG NGHIEP
b Dependent Variable: MD_STRESS
Coefficients(a)
Model Standardized
Unstandardized Coefficients t Sing.
Coefficients
B Std. Error Beta
1 (Constant) 1.793 .142 12.643 .000
TR? GIUP TU
DONG NGHIEP -.339 .045 -.287 -7.538 .000
a Dependent Variable: MD_STRESS
+ Sự trợ giúp từ phụ huynh của trẻ
Variables Entered/Removed(b)
Variables Variables
Model Entered Removed Method
1 TR? GIUP
TU PHU . Enter
HUYNH(a)
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: MD_STRESS
Model Summary
PL 85
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate
1 .235(a) .055 .054 .81106
a Predictors: (Constant), TR? GIUP TU PHU HUYNH
ANOVA(b)
Model Sum of
Squares Df Mean Square F Sig.
1 Regression 24.290 1 24.290 36.926 .000(a)
Residual 416.396 633 .658
Total 440.687 634
a Predictors: (Constant), TR? GIUP TU PHU HUYNH
b Dependent Variable: MD_STRESS
Coefficients(a)
Model Standardized
Unstandardized Coefficients
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) 1.358 .105 12.940 .000
TR? GIUP TU
PHU HUYNH -.268 .044 -.235 -6.077 .000
a Dependent Variable: MD_STRESS
+ Sự trợ giúp từ gia đình
Variables Entered/Removed(b)
Variables Variables
Model Entered Removed Method
1 TR? GIUP
TU GIA . Enter
DINH(a)
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: MD_STRESS
Model Summary
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate
1 .125(a) .016 .014 .82783
a Predictors: (Constant), TR? GIUP TU GIA DINH
ANOVA(b)
Model Sum of
Squares Df Mean Square F Sig.
1 Regression 6.886 1 6.886 10.048 .002(a)
Residual 433.801 633 .685
Total 440.687 634
a Predictors: (Constant), TR? GIUP TU GIA DINH
b Dependent Variable: MD_STRESS
PL 86
Coefficients(a)
Model Unstandardized Standardized
Coefficients Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) 1.257 .163 7.715 .000
TR? GIUP TU GIA DINH -.149 .047 -.125 -3.170 .002
a Dependent Variable: MD_STRESS
+ Lạc quan – bị quan
Variables Entered/Removed(b)
Variables Variables
Model Entered Removed Method
1 LAC QUAN
- BI . Enter
QUAN(a)
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: MD_STRESS
Model Summary
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate
1 .199(a) .040 .038 .81763
a Predictors: (Constant), LAC QUAN - BI QUAN
ANOVA(b)
Model Sum of
Squares Df Mean Square F Sig.
1 Regression 17.515 1 17.515 26.200 .000(a)
Residual 423.171 633 .669
Total 440.687 634
a Predictors: (Constant), LAC QUAN - BI QUAN
b Dependent Variable: MD_STRESS
Coefficients(a)
Model Standardized
Unstandardized Coefficients
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) 1.662 .181 9.187 .000
LAC QUAN - BI QUAN -.369 .072 -.199 -5.119 .000
a Dependent Variable: MD_STRESS
PL 87
+ Sự hài lòng với nghề nghiệp
Variables Entered/Removed(b)
Variables Variables
Model Entered Removed Method
1 LN SU HAI
LONG . Enter
CS(a)
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: MD_STRESS
Model Summary
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate
1 .147(a) .022 .020 .82117
a Predictors: (Constant), LN SU HAI LONG CV
ANOVA(b)
Model Sum of
Squares Df Mean Square F Sig.
1 Regression 9.447 1 9.447 14.010 .000(a)
Residual 426.174 632 .674
Total 435.621 633
a Predictors: (Constant), LN SU HAI LONG CV
b Dependent Variable: MD_STRESS
Coefficients(a)
Model Standardized
Unstandardized Coefficients
Coefficients T Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) 1.489 .201 7.417 .000
LN SU HAI LONG CS -.398 .106 -.147 -3.743 .000
a Dependent Variable: MD_STRESS
+Thời gian giành cho công việc tại trƣờng
Variables Entered/Removed(b)
Variables Variables
Model Entered Removed Method
1 LN THOI
GIAN LAM
. Enter
VIEC TAI
TR??NG(a)
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: MD_STRESS
Model Summary
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate
PL 88
1 .025(a) .001 -.001 .83413
a Predictors: (Constant), LN THOI GIAN LAM VIEC TAI TR??NG
ANOVA(b)
Model Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression .267 1 .267 .383 .536(a)
Residual 440.420 633 .696
Total 440.687 634
a Predictors: (Constant), LN THOI GIAN LAM VIEC TAI TR??NG
b Dependent Variable: MD_STRESS
Coefficients(a)
Model Standardized
Unstandardized Coefficients
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) .319 .699 .457 .648
LN THOI GIAN LAM
VIEC TAI TR??NG .187 .301 .025 .619 .536
a Dependent Variable: MD_STRESS
+ Thời gian dành cho công việc ở nhà có liên quan đến nghề ngiệp
Variables Entered/Removed(b)
Variables Variables
Model Entered Removed Method
1 LN THOI
GIAN LAM
. Enter
VIEC
NHA(a)
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: MD_STRESS
Model Summary
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate
1 .120(a) .015 .013 .82931
a Predictors: (Constant), LN THOI GIAN LAM VIEC NHA
ANOVA(b)
Model Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 6.330 1 6.330 9.204 .003(a)
Residual 429.845 625 .688
Total 436.175 626
a Predictors: (Constant), LN THOI GIAN LAM VIEC NHA
b Dependent Variable: MD_STRESS
Coefficients(a)
Model Standardized
Unstandardized Coefficients
Coefficients
B Std. Error Beta t Sig.
PL 89
1 (Constant) .557 .073 7.619 .000
LN THOI GIAN
LAM VIEC NHA .246 .081 .120 3.034 .003
a Dependent Variable: MD_STRESS
+ Ảnh hƣởng của tất cả các yếu tố
Correlations
LN THOI
LN SU LN THOI GIAN
TR? GIUP TR? GIUP TR? HAI GIAN LAM LAM LAC
TU DONG TU PHU GIUP TU LONG VIEC TAI VIEC QUAN - MD_STR
NGHIEP HUYNH GIA DINH CS TR??NG NHA BI QUAN ESS
TR? GIUP Pearson
TU DONG Correlation 1 .427(**) .431(**) .295(**) -.052 -.067 .387(**) -.287(**)
NGHIEP
Sig. (2-
.000 .000 .000 .193 .093 .000 .000
tailed)
N 635 635 635 634 635 627 635 635
TR? GIUP Pearson
TU PHU Correlation .427(**) 1 .298(**) .309(**) -.025 -.084(*) .303(**) -.235(**)
HUYNH
Sig. (2-
.000 .000 .000 .534 .036 .000 .000
tailed)
N 635 635 635 634 635 627 635 635
TR? GIUP Pearson
TU GIA Correlation .431(**) .298(**) 1 .157(**) -.054 .004 .253(**) -.125(**)
DINH
Sig. (2-
.000 .000 .000 .176 .924 .000 .002
tailed)
N 635 635 635 634 635 627 635 635
LN SU HAI Pearson
.295(**) .309(**) .157(**) 1 -.037 -.027 .263(**) -.147(**)
LONG CS Correlation
Sig. (2-
.000 .000 .000 .352 .506 .000 .000
tailed)
N 634 634 634 634 634 626 634 634
LN THOI Pearson
GIAN LAM Correlation
-.052 -.025 -.054 -.037 1 -.005 -.028 .025
VIEC TAI
TR??NG
Sig. (2-
.193 .534 .176 .352 .904 .482 .536
tailed)
N 635 635 635 634 635 627 635 635
LN THOI Pearson
GIAN LAM Correlation -.067 -.084(*) .004 -.027 -.005 1 -.072 .120(**)
VIEC NHA
Sig. (2-
.093 .036 .924 .506 .904 .073 .003
tailed)
N 627 627 627 626 627 627 627 627
LAC Pearson
QUAN - BI Correlation .387(**) .303(**) .253(**) .263(**) -.028 -.072 1 -.199(**)
QUAN
Sig. (2-
.000 .000 .000 .000 .482 .073 .000
tailed)
N 635 635 635 634 635 627 635 635
MD_STRE Pearson
-.287(**) -.235(**) -.125(**) -.147(**) .025 .120(**) -.199(**) 1
SS Correlation
Sig. (2-
.000 .000 .002 .000 .536 .003 .000
tailed)
N 635 635 635 634 635 627 635 635
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
PL 90
PL 91
Variables Entered/Removed(b)
Variables Variables
Model Entered Removed Method
1
LN THOI
GIAN LAM
VIEC NHA,
TR? GIUP
TU GIA
DINH, LN
SU HAI
LONG CS,
. Enter
LAC QUAN
- BI QUAN,
TR? GIUP
TU PHU
HUYNH,
TR? GIUP
TU DONG
NGHIEP(a)
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: MD_STRESS
Model Summary
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate
1 .339(a) .115 .106 .78527
a Predictors: (Constant), LN THOI GIAN LAM VIEC NHA, TR? GIUP TU GIA DINH, LN SU HAI LONG CS,
LAC QUAN - BI QUAN, TR? GIUP TU PHU HUYNH, TR? GIUP TU DONG NGHIEP
ANOVA(b)
Model Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 49.419 6 8.236 13.357 .000(a)
Residual 381.706 619 .617
Total 431.125 625
a Predictors: (Constant), LN THOI GIAN LAM VIEC NHA, TR? GIUP TU GIA DINH, LN SU HAI LONG CS,
LAC QUAN - BI QUAN, TR? GIUP TU PHU HUYNH, TR? GIUP TU DONG NGHIEP
b Dependent Variable: MD_STRESS
Coefficients(a)
Model Unstandardized Standardized
Coefficients Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) 2.092 .261 8.004 .000
TR? GIUP TU DONG
NGHIEP -.234 .055 -.199 -4.268 .000
TR? GIUP TU PHU
HUYNH -.129 .050 -.113 -2.584 .010
TR? GIUP TU GIA DINH .024 .050 .021 .485 .628
LAC QUAN - BI QUAN -.161 .078 -.087 -2.067 .039
LN SU HAI LONG CS -.087 .110 -.032 -.784 .433
LN THOI GIAN LAM
VIEC NHA .178 .077 .088 2.311 .021
PL 92
a Dependent Variable: MD_STRESS
- Ảnh hƣởng của yếu tố trợ giúp đồng nghiệp, trợ giúp từ phụ huynh, lạc
quan và bi quan, thời gian làm việc tại nhà có liên quan đến công việc.
Variables Entered/Removed(b)
Variables Variables
Model Entered Removed Method
1
LN THOI
GIAN LAM
VIEC NHA,
TR? GIUP
TU DONG
NGHIEP, . Enter
LAC QUAN
- BI QUAN,
TRÆ GIUP
TU PHU
HUYNH(a)
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: MD_STRESS
Model Summary
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate
1 .335(a) .112 .106 .78916
a Predictors: (Constant), LN THOI GIAN LAM VIEC NHA, TR? GIUP TU DONG NGHIEP, LAC
QUAN - BI QUAN, TRÆ GIUP TU PHU HUYNH
ANOVA(b)
Sum of
Model Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 48.814 4 12.203 19.596 .000(a)
Residual 387.362 622 .623
Total 436.175 626
a Predictors: (Constant), LN THOI GIAN LAM VIEC NHA, TR? GIUP TU DONG NGHIEP, LAC
QUAN - BI QUAN, TRÆ GIUP TU PHU HUYNH
b Dependent Variable: MD_STRESS
Coefficients(a)
Unstandardiz
ed Standardized
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta t Sig.
1 (Constant) 1.994 .208 9.587 .000
TR? GIUP TU DONG
NGHIEP -.230 .052 -.195 -4.461 .000
TRÆ GIUP TU PHU
HUYNH -.142 .049 -.124 -2.913 .004
LAC QUAN - BI QUAN -.146 .077 -.079 -1.905 .057
PL 93
LN THOI GIAN LAM
VIEC NHA .186 .077 .091 2.405 .016
a Dependent Variable: MD_STRESS
- Trợ giúp từ đồng nghiệp, trợ giúp từ phụ huynh, thời gian làm việc tại
nhà có liên quan đến công việc
Variables Entered/Removed(b)
Variables Variables
Model Entered Removed Method
1
LN THOI
GIAN LAM
VIEC NHA,
TR? GIUP
TU DONG . Enter
NGHIEP,
TRÆ GIUP
TU PHU
HUYNH(a)
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: MD_STRESS
Model Summary
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate
1 .327(a) .107 .102 .79082
a Predictors: (Constant), LN THOI GIAN LAM VIEC NHA, TR? GIUP TU DONG NGHIEP, TRÆ GIUP TU
PHU HUYNH
ANOVA(b)
Sum of
Model Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 46.555 3 15.518 24.814 .000(a)
Residual 389.621 623 .625
Total 436.175 626
a Predictors: (Constant), LN THOI GIAN LAM VIEC NHA, TR? GIUP TU DONG NGHIEP, TRÆ GIUP TU
PHU HUYNH
b Dependent Variable: MD_STRESS
Coefficients(a)
Unstandardiz
Standardized
ed
Coefficients
Coefficients
B Std. Error Beta t Sig.
1 (Constant) 1.752 .165 10.613 .000
TR? GIUP TU
DONG NGHIEP -.259 .049 -.220 -5.246 .000
TRÆ GIUP TU
PHU HUYNH -.157 .048 -.137 -3.265 .001
PL 94
LN THOI GIAN
LAM VIEC NHA .192 .078 .094 2.479 .013
a Dependent Variable: MD_STRESS
PL 95
5.7. Kết quả phiếu khảo sát trƣờng hợp stress ở giáo viên
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
A1_TB_N1 1 1.20 1.20 1.2000 .
A1_TB_N2 1 2.90 2.90 2.9000 .
A1_TB_N3 1 2.50 2.50 2.5000 .
A1_TB_N4 1 4.00 4.00 4.0000 .
A1_TB_N5 1 3.20 3.20 3.2000 .
A1_TB 1 2.56 2.56 2.5556 .
A2_M_NT_CX 1 1.57 1.57 1.5714 .
A2_M_HV 1 2.25 2.25 2.2500 .
A2_M_TC 1 2.75 2.75 2.7500 .
A2_M 1 2.04 2.04 2.0385 .
Mean3_TB_VD 1 3.14 3.14 3.1429 .
Mean3_TB_TG 1 4.00 4.00 4.0000 .
Mean3_TB_LT 1 3.00 3.00 3.0000 .
Mean3_TB_TC 1 1.00 1.00 1.0000 .
Mean3_TB 1 3.17 3.17 3.1667 .
He qua: ca nhan 1 3.25 3.25 3.2500 .
He qua: To chuc truong hổc 1 .67 .67 .6667 .
He qua chung / Mean 1 1.21 1.21 1.2105 .
TR? GIUP TU DONG NGHIEP 1 1.92 1.92 1.9167 .
TRÆ GIUP TU PHU HUYNH 1 1.40 1.40 1.4000 .
TRÆ GIUP TU GIA DINH 1 2.63 2.63 2.6250 .
LAC QUAN - BI QUAN 1 2.75 2.75 2.7500 .
B5. muc do hai long voi nghe giao
vien mam non 1 2 2 2.00 .
B6.1. thoi gian danh cho lam viec
tai truong mam non 1 10 10 10.00 .
B6.2. thoi gian danh cho cac cong
viec lien quan den nghe nghiep o 1 2 2 2.00 .
nha
C1_TUOI_MOI 1 2.00 2.00 2.0000 .
C2. trinh do chuyen mon 1 2 2 2.00 .
C3. loai hinh nha truong 1 2 2 2.00 .
C4M 1 1.00 1.00 1.0000 .
C5. dang hop dong lao dong 1 1 1 1.00 .
C6. lop tre giao vien phu trach 1 6 6 6.00 .
C7. thu nhap trung binh mot thang 1 1 1 1.00 .
C8. tinh trang hon nhan 1 1 1 1.00 .
C9. y dinh thay doi cong viec hien
tai de tim cong viec khac 1 3 3 3.00 .
Valid N (listwise) 1
PL 96
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_stress_o_giao_vien_mam_non.pdf