Luận án - Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí quần thể di tích cố đô Huế

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Đỗ Xuân Phú SƠN TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN QUỐC HÙNG Hà Nội - 2018 1 LỜI CAM ĐOAN Công trình nghiên cứu luận án của NCS, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Nguyễn Quốc Hùng, Nguyên Phó Cục

pdf201 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án - Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí quần thể di tích cố đô Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với sự góp ý nhiệt tình của các nhà khoa học, các nhà quản lý.... Luận án tiến sĩ: Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí Quần thể di tích cố đô Huế là do NCS viết và chưa công bố. Các trích dẫn, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. NCS xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Đỗ Xuân Phú 2 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................. 3 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN............................................ 4 MỞ ĐẦU.................................. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SƠN TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ QTDTCĐH.............................................................................................15 1.1. Khái niệm sơn truyền thống và một số thuật ngữ ....................................15 1.2. Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí thời Nguyễn....................19 1.3. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ...........................................................42 Tiểu kết chương 1............................................................................................54 Chương 2. NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ CỦA SƠN TRUYỀN THỐNG TRONG QTDTCĐH................................56 2.1. Hiệu quả trang trí trong các đề tài mỹ thuật ............................................56 2.2. Giá trị tạo hình nghệ thuật trang trí trên sơn truyền thống ......................67 2.3. Tính biểu đạt của sơn truyền thống..........................................................91 2.4. Giá trị bền vững của chất liệu kết dính.....................................................97 2.5. Hội tụ và lan tỏa của sơn truyền thống trong đời sống VHXH................99 Tiểu kết chương 2......................................103 Chương 3. BÀN LUẬN VỀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA SƠN TRUYỀN THỐNG CÓ TÍNH KHOA HỌC TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ QTDTCĐH...........................................................................105 3.1. Cơ sở khoa học chứng minh sơn truyền thống.......................................106 3.2. Vị trí của sơn truyền thống trong dòng chảy..........................................115 3.3. Vai trò quan trọng của mỗi loại sơn ......................................................128 3.4. Một vài biện luận về tính mới của luận án.............................................138 Tiểu kết chương 3..................................................141 KẾT LUẬN..........................144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU..........................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................152 PHỤ LỤC.............................................164 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ B.A.V.H. : Bulletin des Amis du Vieux Huế (Những người bạn cố đô Huế) C : Chương DTCĐH : Di tích cố đô Huế GS : Giáo sư H : Hình HS : Họa sĩ KĐĐNHĐSL : Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ NCS : Nghiên cứu sinh NKT : Ngoài Kinh thành Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư PL : Phụ lục QTDTCĐH : Quần thể Di tích cố đô Huế TCT : Tử Cấm Thành THT : Trong Hoàng thành TKT : Trong Kinh thành TLTK : Tài liệu tham khảo Tp : Thành phố tr : trang TS : Tiến sĩ TTBTDTCĐH : Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế VHXH : Văn hóa xã hội Xb : Xuất bản 4 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 1. Thống kê các họa tiết trang trí bằng sơn truyền thống.......................31 Bảng 2. Thống kê số lượng của các hiện vật trong nội và ngoại thất kiến trúc gỗ được trang trí bằng sơn truyền thống.........................................31 Bảng 3. Họa tiết trang trí trên 11 ô hộc tại án thờ Thế Miếu..........................64 Bảng 4. Họa tiết trang trí trên 11 ô hộc tại án thờ Hưng Miếu (mặt tiền)......64 Bảng 5. Họa tiết trang trí trên 13 ô hộc tại án thờ Hưng Miếu (mặt hậu).......65 Bảng 6. Thành phần và tính chất của bột màu................................................82 Bảng 7. Vị trí sơn truyền thống ngoài Kinh thành (NKT) và kiểu thức trang trí .......................................................................................................119 Bảng 8. Vị trí sơn truyền thống trong Kinh thành (TKT) và kiểu thức trang trí .......................................................................................................120 Bảng 9. Vị trí sơn truyền thống trong Hoàng thành (THT) và kiểu thức trang trí ..................................................................................................121 Bảng 10. Vị trí sơn truyền thống trong Tử Cấm Thành (TCT) và Kiểu thức trang trí......................................................................121 Bảng 11. Tóm tắt quy trình các lớp sơn trên nền gỗ trong DTCĐH.............136 Bảng 12. Tóm tắt các lớp thí son, thếp vàng lá và phủ hoàng kim trên kiểu thức trang trí tại di tích cố đô Huế................................................137 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sơn truyền thống trong kiến trúc thời Nguyễn phản ánh sâu sắc tính thẩm mỹ của cung đình. Chúng không chỉ mang trong mình những giá trị to lớn về lịch sử, nghệ thuật mà còn chứa đựng cả văn hóa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng dân gian..., chúng còn ảnh hưởng bởi tư tưởng chính thống của nho giáo và hòa đồng với Lão giáo, Phật giáo. Đó chính là đặc trưng của văn hóa nghệ thuật thời Nguyễn, sơn truyền thống đã tạo nên bản sắc riêng về giá trị thẩm mỹ, có tính khái quát cao bởi màu sắc và tượng trưng của những kiểu thức trang trí có ý nghĩa sâu sắc, lắng đọng. Điều đó có được là do các chúa Nguyễn đã quy tụ những danh nhân kiệt xuất trong lĩnh vực mỹ thuật của cả nước về Thuận Hóa (Huế), tạo nên những công trình kiến trúc cung đình đậm tính sơn với những tác phẩm tuyệt tác. Đánh dấu bước phát triển của mỹ thuật cung đình và góp phần hình thành nên phong cách mỹ thuật riêng của thời Nguyễn. Ngày nay sơn truyền thống và kiểu thức trang trí vẫn còn được lưu truyền, giữ gìn và trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác trong tương lai, chúng đã trở thành điểm nhấn mạnh mẽ và không thể thiếu đối với đời sống con người xưa và nay. Có thể khẳng định rằng, triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) đã để lại cho chúng ta một khối di sản đồ sộ về kiến trúc có sử dụng chất liệu sơn cổ truyền như đồ dùng sinh hoạt, đồ tế tự son thếp và những kiểu thức trang trí. Ở đây, vai trò quan trọng của sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí chúng đã góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc và mang ý nghĩa nhân văn về Chân - Thiện - Mỹ rõ nét. Sơn truyền thống trong kiến trúc cố đô Huế có những sắc màu cổ kính, huyền ảo, ấm cúng và điểm xuyết những họa tiết, hoa văn trang trí làm nổi bật chủ đề được truyền tài từ dân gian của một thời kỳ vàng son tráng lệ. 6 Chất liệu sơn truyền thống Việt Nam vốn được coi là kho báu giúp cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa có giá trị thẩm mỹ. Tạo điều kiện cho các làng nghề sơn phát triển trong mạch chảy văn hóa sơn khắp mọi miền tổ quốc. Từ ưu thế đó, thời Nguyễn đã vận dụng có hiệu quả chất liệu sơn truyền thống trong kiến trúc cung đình mỹ thuật và chúng được bao phủ và tô điểm lộng lẫy trên các đồ sơn, cấu kiện và những kiểu thức trang trí... bằng đôi bàn tay khéo léo, đôi mắt thẩm mỹ và có tính sáng tạo của các nghệ nhân, người thợ sơn đã sáng tác ra những sản phẩm đồ sơn trang trọng phục vụ cung đình. Chất liệu sơn đã trở thành mạch sống kết nối giữa cái tâm hồn, cái đẹp của những kiểu thức trang trí làm phong phú, đa dạng chính thể triều đình, chúng đã góp phần tăng thêm giá trị thẩm mỹ, giá trị dân gian và mang đậm tôn giáo tín ngưỡng với đầy đủ ngôn ngữ biểu đạt của sơn truyền thống. Thực tế cho thấy, sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí tại Quần thể di tích cố đô Huế (QTDTCĐH) được các nghệ nhân sử dụng với mục đích làm đẹp cung điện và trang nghiêm nơi thờ cúng gia tiên. Sự xuất hiện của cặp màu vàng - đỏ, đen - đỏ, vàng bạc trên các kiểu thức trang trí và cặp màu xanh, lục trên đường viền hoặc các ô hộc của sơn truyền thống đã làm tăng thêm vẻ đẹp lộng lẫy và tính trang nghiêm nơi thờ cúng của chúa Nguyễn. Các tác phẩm mỹ thuật có sử dụng sơn truyền thống chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn, nhưng vẫn cho thấy sự lớn mạnh, hùng hậu trong các cung, điện, lăng tẩm. Bên cạnh đó, so sánh với những tác phẩm khác được thể hiện bằng chất liệu sành sứ, pháp lam, tranh kính màu, đồ gốm, đồ đồng, đồ đá, mành tre, xà cừ, gạch lát nền, tường bao và ngói màu các loại....để tăng thêm giá trị cuar sơn truyền thống. Bản thân giữa chúng có nhiệm vụ mục đích bổ sung cho nhau, làm phong phú các chất liệu với nhau và tồn tại trong chuỗi di sản của cung đình mỹ thuật triều Nguyễn một thời vàng son. Đề tài nghiên cứu về 7 lý thuyết và thực tiễn, góp phần thiết thực trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, nói riêng nghề sơn và du lịch tại QTDTCĐH. Nghiên cứu sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí trên các cấu kiện, ô hộc để tìm thấy những tinh hoa, phẩm chất cao quý. Mang ý nghĩa tôn vinh giá trị thẩm mỹ của sơn và các họa tiết, ngoài ra biết được những tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp bảo tồn. Trong nghiên cứu về sơn cổ truyền mới thấy hết được giá trị “văn hóa sơn” ở thời Nguyễn có tầm quan trọng trong xu thế phát triển của thời đại. Bản thân chúng góp phần bảo tồn các giá trị thẩm mỹ vốn có của cha ông ta để lại, đồng thời nhìn nhận, đề suất các giải pháp nhằm tôn tạo những di sản đang có nguy cơ bị mai một dần bởi nhiều yếu tố khách quan. Đây là tính cấp thiết khi nghiên cứu đề tài này, những khái niệm và thuật ngữ được đề cập là mục đích khẳng định để có cơ sở lý luận của luận án. Nghiên cứu vị trí, vai trò, đặc trưng của sơn truyền thống và tinh hoa nghệ thuật trang trí để làm chúng bật lên so với các chất liệu khác cùng thời. Như vậy, có thể khẳng định sơn truyền thống có vai trò khá quan trọng trong nghệ thuật tạo hình ở QTDTCĐH, nhưng chưa có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã trình bày trên, do vậy nghiên cứu sinh chọn đề tài Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí Quần thể di tích cố đô Huế để thực hiện luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát - Luận án chứng minh và khẳng định sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí ở QTDTCĐH được tồn tại từ thế kỷ thứ XIX cho đến ngày nay. 8 - Luận án hướng đến xác lập những căn cứ khoa học và thực tiễn của sơn truyền thống để làm sáng tỏ giá trị thẩm mỹ kiến trúc, hiện vật và những kiểu thức trang trí được thăng hoa trong DTCĐH. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài sơn truyền thống trong DTCĐH của thời Nguyễn để lại. - Tìm hiểu diện mạo của sơn truyền thống trong tiến trình lịch sử của dân tộc về nguồn gốc, xuất xứ và kỹ thuật chế tác sơn của QTDTCĐH. - Nhận diện sự hài hòa giữa các tác phẩm mỹ thuật làm bằng sơn truyền thống và các tác phẩm của một số chất liệu khác trong nghệ thuật trang trí DTCĐH. - Tìm ra những minh chứng khẳng định giá trị mỹ thuật của các tác phẩm có sử dụng sơn truyền thống - Xác định những giá trị thẩm mỹ của những kiểu thức trang trí có đặc điểm tạo hình dân gian, như các bộ đề tài Tứ linh, Tứ thời, bát bửu, án thờ,... và đặc biệt hình tượng rồng trên các hàng cột ở điện Thái Hòa chúng được biểu hiện bởi chất liệu sơn truyền thống. - Đánh giá, phân tích và khẳng định giá trị của sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí dưới thời Nguyễn và làm sáng tỏ những cái đạt được và chưa được của công tác sơn. - Góp thêm tiếng nói có luận cứ khoa học trong việc khẳng định giá trị của chất liệu sơn truyền thống và nghệ thuật trang trí. Nhằm bảo tồn và phát huy các tác phẩm mỹ thuật có sử dụng sơn truyền thống trên cơ sở giữ gìn, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống vốn có làm thăng hoa cung đình mỹ thuật thời Nguyễn trong dòng chảy mỹ thuật dân tộc nước nhà. 9 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất liệu sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí di tích cố đô Huế, như những kỹ thuật chế tác, kỹ thuật khắc chạm họa tiết trang trí điêu luyện, kỹ thuật dát vàng, bạc lá tinh tế. Nghiên cứu đặc trưng của chất liệu sơn truyền thống (sơn cổ truyền, sơn mỹ nghệ, sơn ta, sơn thếp, sơn quang, sơn phủ hoàng kim... ), có nhu cầu thẩm mỹ (làm đẹp) các công trình kiến trúc gỗ như trên các kiểu thức trang trí của các hiện vật, đồ sơn, đồ sinh hoạt của các bà hoàng, quan lại và trên các cấu kiện, hàng cột, án thờ, ô hộc... tại cung điện, đền đài, lăng tẩm, khẳng định thêm giá trị sơn truyền thống. Nghiên cứu đặc trưng kiểu thức trang trí của DTCĐH để làm sáng tỏ giá trị nghệ thuật tạo hình, các họa tiết mang đậm tính dân gian, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên cả nước, đã hội tụ bản sắc dân tộc trên nghệ thuật trang trí. Nghiên cứu sơn truyền thống góp phần nhận diện dấu ấn riêng cũng như sự phong phú đa dạng của mỹ thuật cung đình thời Nguyễn trong dòng chảy của Mỹ thuật dân tộc. Tuy nhiên, để làm rõ diện mạo và sự đóng góp của sơn truyền thống trong QTDTCĐH, luận án mở rộng tìm hiểu sơn truyền thống trong tỉnh Thừa Thiên Huế và đặc biệt so sánh giữa sơn truyền thống ở Hưng Miếu - DTCĐH với Văn Miếu - Quốc Tử giám ở Hà Nội mục đích tìm ra sự khác biệt giữa màu sơn giũa chúng với nhau, mục đích để phân tích và làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu của luận án và phân tích so sánh giữa các công trình sơn cùng thời Nguyễn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu chất liệu sơn truyền thống trên các công trình kiến trúc có tính dân tộc tiêu biểu như điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hưng Miếu, Hiển Lâm Các và lăng Tự Đức... 10 - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, tìm hiểu sơn truyền thống thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, với các dấu mốc thời gian cụ thể gắn với việc trang trí các họa tiết trên kiến trúc cung đình biến đổi theo thời gian. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Để trả lời cho giả thuyết, NCS có thể nêu ra một số câu hỏi nghiên cứu, nhằm mục đích làm sáng tỏ đề tài có tính khoa học hơn. Vì sao sơn truyền thống được ưa chuộng trong trang trí kiến trúc ở nước ta? Có bao nhiêu loại sơn truyền thống trong trang trí mỹ thuật cung đình Huế? Sơn truyền thống thường được sử dụng cho mục đích trang trí ngoài ra còn mục đích gì? Chất liệu của nó có bền chặt hay không? Những vật liệu gì phù hợp cho đề tài trang trí gắn kết sơn truyền thống? Các tác phẩm mỹ thuật sử dụng sơn truyền thống ở Huế với tư cách là kinh đô có khác gì với các địa phương khác? Tỷ lệ các kiến trúc, hiện vật được trang trí bằng sơn truyền thống so với các thể loại và chất liệu khác ở Huế? Đội ngũ nghệ nhân thực hiện các sản phẩm thô, phác thảo (thợ mộc) và nghệ nhân sơn son thếp vàng? Hiện tượng sơn bị uốn cong và bong tróc ra từng mảng? Lớp phủ trên có dát bạc bị phai nhạt để lại những mảng màu vàng và bạc chen kẻ lốm đốm? Tại sao không thếp vàng lá thay cho bạc lá? và tại sao phải trộn bột đá với đất phù sa trong các lớp hom? v.v... Từ đây các câu hỏi sẽ được trả lời thông qua các kết quả nghiên cứu phải đạt được là: - Cho thấy rõ, sơn truyền thống góp phần tô đẹp kiến trúc và hiện vật đồ sơn tại DTCĐH, hay nói cách khác sơn truyền thống có vai trò rất quan trọng trong nghệ thuật trang trí, bởi bề mặt của nền sơn được phủ lên một lớp sơn son và thếp vàng rực rỡ trong cung đình mỹ thuật thời Nguyễn. 11 - Sơn truyền thống đem lại giá trị thẩm mỹ và thăng hoa cho các họa tiết trang trí trong QTDTCĐH. - Bằng lý luận và lịch sử mỹ thuật đề tài được khẳng định và làm sáng tỏ một số công trình đạt kết quả, bên cạnh một số bị hư hỏng của sơn truyền thống trong QTDTCĐH. 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Trong thực tiễn, tại các di tích lịch sử và DTCĐH có một nền tảng chung sử dụng chất liệu sơn truyền thống, nhưng chưa hẳn mỗi di tích đã có được sự thống nhất cao về kỹ thuật chế tác sơn, các công đoạn bó, hom, thí... mà mỗi nơi có kỹ thuật riêng tùy thuộc vào kinh nghiệm của người thợ sơn và nghệ nhân thời xưa cho đến bây giờ. Vì vậy, nguyên nhân do đâu. Làm thế nào để có thêm những căn cứ để xác lập, đánh giá và thẩm định chất lượng và quy trình chuẩn về sơn truyền thống? Vấn đề đặt ra là có thể tìm thêm những cơ sở khoa học nào để đánh giá đúng hơn về giá trị bền vững của chất liệu, tránh sự ảnh hưởng không tốt từ nhiều phía như sơn sống có pha thêm dầu hỏa, sơn kém chất lượng trong thời gian thu hoạch v.v... NCS thấy rằng, trong quá trình hình thành phát triển những di sản văn hóa dân tộc. Sơn truyền thống trong DTCĐH là một chất liệu mang tính trang trí rõ nét và đặc biệt, chứng tỏ khả năng dung hợp, khả năng tiếp biến văn hóa trong sự giao lưu với các nước lân bang thời bấy giờ. Sơn và kiểu thức trang trí có sức sống mãnh liệt và chứa đựng khả năng tạo hình vô tận thông qua trí óc và đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, họ tạo nên những giá trị đặc sắc trong mỗi họa tiết, hoa văn trang trí đậm bản sắc dân tộc và có giá trị nhân văn trong mỗi tâm hồn và trí tuệ của con người Việt Nam. Giả thuyết khoa học mà NCS đặt ra là: Trong quá trình thực hiện những tác phẩm mỹ thuật thời Nguyễn nếu như không có chất liệu sơn truyền thống? Thử hỏi những công trình kiến trúc muốn làm đẹp và có tính bền vững thì sử 12 dụng chất liệu gì để thay thế? Nên yếu tố quyết định để tạo ra sự bền vững và sản phẩm đẹp đó chính là mủ sơn, trải qua quá trình tinh luyện để trở thành sơn chín, sơn cánh gián, sơn quang, sơn phủ hoàng kim.... chúng đại diện sơn truyền thống để nói lên tiếng nói chung trong các di tích lịch sử và DTCĐH. Hầu hết, sơn truyền thống được sử dụng để trang trí các kiến trúc, các hiện vật tại QTDTCĐH, những công trình vàng son rực rỡ hòa chung với những tác phẩm mỹ thuật của các chất liệu khác nhằm bổ sung và làm sang trọng mỹ thuật cung đình thời Nguyễn thời bấy giờ. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của nghiên cứu là so sánh, đối chiếu, đối sánh, liên hệ, liên tưởng các hiện tượng sơn và kiểu thức trang trí cung đình mỹ thuật thời Nguyễn. Ngoài ra NCS còn sử dụng những phương pháp khác ở mức độ nhất định trong luận án như. 5.1. Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống là thống kê hiện tượng sơn truyền thống hiện hữu trên các đồ sơn, hiện vật trong nghệ thuật trang trí. Trên cơ sở đó, luận án sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể về ý nghĩa của sơn son thếp vàng. Phương pháp còn hệ thống những hoa văn có họa tiết trang trí mang tính nhân văn của xã hội. Trên cơ sở đó, đối sánh giữa công trình sơn truyền thống ở Hưng Miếu tại QTDTCĐH và công trình Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội để tìm ra những điểm khác biệt giữa chúng về sơn phủ hoàng kim. 5.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Luận án sử dụng phương pháp liên ngành chính là phương pháp tiếp cận đa chiều các ngành khoa học khác nhau như Văn hóa, Sử học, Mỹ học, Dân tộc học và Nghệ thuật học, nhằm tìm hiểu và khai thác các đối tượng cần nghiên cứu, bao gồm các kỹ thuật và thao tác sơn truyền thống cũng như nghệ thuật trang trí và lịch sử của nghề sơn. 13 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu cho phép người nghiên cứu nhìn nhận vấn đề một cách chỉnh thể, từ đó rút ra những kết luận, những tổng kết, đánh giá về các vấn đề của chất liệu sơn truyền thống trong DTCĐH. 5.4. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Phương pháp thu thập, xử lý thông tin, điền dã tại QTDTCĐH đối với chất liệu sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí bằng quan sát ghi chép, đọc tư liệu, phiếu phỏng vấn người thợ sơn, các nhà quản lý phục vụ nghiên cứu và xử lý nguồn thông tin bằng phân tích tổng hợp. 6. Những đóng góp mới của đề tài Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những kết quả nghiên cứu và lý luận của những đề tài trước đó, đề tài của NCS bước đầu tổng hợp, hệ thống và bổ sung trên cơ sở lý luận về sơn truyền thống thời Nguyễn. NCS nhận thấy đề tài Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí Quần thể Di tích cố đô Huế, chưa có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Đây là cơ sở để đóng góp tính mới về lý thuyết có tính khoa học của đề tài, một hướng nghiên cứu cần thiết đối với chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật nói riêng và ngành Mỹ thuật nói chung. Ngoài ra, đề tài tập trung phân tích và tìm ra cái thẩm mỹ (cái đẹp) của mỗi công trình. Sơn truyền thống đem lại giá trị thẩm mỹ của những kiểu thức trang trí trong DTCĐH. Nhận diện những tác phẩm mỹ thuật tạo hình có giá trị biểu cảm chất liệu sơn truyền thống rực rỡ bởi sắc màu đỏ, vàng và được xem đây cũng là tính mới trong luận án. Đồng thời đề tài còn hướng đến phân tích cụ thể các tác phẩm nghệ thuật trang trí, đồ sơn bằng sơn truyền thống trên các biểu bảng. 14 Phân tích sự hài hòa giữa các tác phẩm mỹ thuật có sử dụng sơn truyền thống và các tác phẩm mỹ thuật thuộc các chất liệu khác tạo nên sự đa dạng và phong phú mỹ thuật cung đình Huế. Và sưu tập, dẫn chứng những tư liệu quý hiếm của thời Nguyễn để có cơ sở lý luận về sơn truyền thống, đó cũng là tính mới trong luận án. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu (10 trang), Kết luận (7 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (35 trang), nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận, tổng quan tình hình nghiên cứu về sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí QTDTCĐH (41 trang) Chương 2. Những giá trị tiêu biểu nghệ thuật trang trí của sơn truyền thống trong QTDTCĐH (49 trang) Chương 3. Bàn luận về những giá trị của sơn truyền thống có tính khoa học trong nghệ thuật trang trí QTDTCĐH (39 trang) 15 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SƠN TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ 1.1. Khái niệm sơn truyền thống và một số thuật ngữ 1.1.1. Khái niệm sơn truyền thống Khi nói về sơn truyền thống trong các di tích lịch sử nói chung và nói riêng QTDTCĐH, chúng ta thử hỏi có biết bao nhiêu con người đã thấu hiểu đầy đủ về kỹ thuật và tên gọi của nó? Thật sự, mỗi khi chúng ta quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu về chất liệu sơn truyền thống mới thấy được giá trị thẩm mỹ của nó. Thời Nguyễn, nhận biết sơn truyền thống trong mỗi công trình kiến trúc có vị trí vai trò rất quan trọng, nên đã sử dụng nó phủ khắp cung đình. Chất liệu sơn truyền thống còn có tên gọi khác là sơn cổ truyền, sơn mỹ nghệ hay sơn ta. Trong thực tế, thường nhật con người thường gọi là “sơn ta” nhiều hơn cụm từ sơn truyền thống, sơn mỹ nghệ vì tính chất của nó mang tính địa phương nhiều hơn, mặt khác để chỉ rõ sự khác biệt giữa sơn Tây, sơn Tàu, sơn Nhật và theo cách gọi dân gian ấy nhằm để phân biệt với sơn công nghiệp hiện đại ngày nay. Những vết tích đầu tiên về sơn truyền thống ở Việt Nam đã được khai quật hàng trăm năm trước công nguyên. Thời Đinh (930-950) đã biết sử dụng sơn truyền thống để sơn lên chiếc ghe thuyền vượt sông trong thời kỳ chiến tranh, không chỉ vậy nó còn được trang trí đồ sơn, hoành phi, ngai kiệu, án thờ và những kiến trúc cung điện nguy nga lộng lẫy. Đứng trước những ưu điểm nổi bật đó nên sơn truyền thống là chất xúc tác cho con người thời bấy giờ phải trăn trở đón nhận và ứng dụng nó trong di tích thời Nguyễn. Sơn cổ truyền một lần nữa khẳng định sự khác biệt giữa sơn cổ truyền Việt Nam với các loại sơn khác như sơn Nam Vang của Campuchia, sơn 16 Nhật, sơn Trung Quốc (Tàu) hoặc sơn hạt điều trong nước. Thuật ngữ sơn truyền thống (sơn mỹ nghệ, sơn cổ truyền) được viết trên văn bản và sách vở, còn trong giao tiếp của người dân địa phương thường gọi là sơn ta, chúng vừa ngắn gọn, dễ hiểu. Hơn nữa cụm từ “sơn ta” đã thấm sâu vào tâm hồn và ký ức của mỗi người dân miền Bắc nói chung và nói riêng ở tỉnh Phú Thọ, nhất là đối với sinh viên các trường Mỹ thuật có chương trình đào tạo chất liệu sơn truyền thống, cũng như đối với các nhà quản lý, nghệ nhân, người thợ trong công tác bảo tồn các di tích lịch sử Việt Nam và Quần thể di tích cố đô Huế. Vậy khái niệm sơn truyền thống, là chất liệu chuyên dụng trong các di tích văn hóa lịch sử Việt Nam. Một chất liệu được chiết suất từ mủ cây sơn để tinh chế và trở thành các loại sơn quý hiếm làm đẹp di tích và bằng những kỹ thuật theo lối cổ truyền đã để lại cho di tích những dấu ấn sắc son về sơn thếp trong lòng của mỗi người thợ, quản lý và dân địa phương. Ngày nay, sơn truyền thống (sơn cổ truyền...) trong đời sống thường nhật và trong các tác phẩm mỹ thuật có tên gọi khác đó là sơn mài Việt Nam. 1.1.2. Một số thuật ngữ sơn truyền thống sử dụng trong DTCĐH Thời Nguyễn, những thuật ngữ sơn truyền thống chỉ định rõ nét những nghề nghiệp tương ứng như Kim tượng ty (Ty thợ thếp vàng), Ngân tượng ty (Ty thợ thếp bạc) có nghĩa là chuyên thếp vàng, bạc lá trên các họa tiết trang trí; Tất tượng cục (Cục thợ làm nghề sơn thếp) chuyên sơn sửa và làm mới công trình kiến trúc có sơn son thếp vàng trên các kiểu thức; Họa tượng ty (Ty thợ vẽ) vẽ các họa tiết lên trên nền gỗ và nền sơn truyền thống, Mộc tượng ty (Ty thợ mộc), Long tú tượng ty (Ty thợ thêu rồng), Nề tượng cục (Cục thợ nề), Pháp lam tượng cục (cục thợ làm pháp lam)... Như đã trình bày, khái niệm sơn truyền thống và các tượng cục mở đầu cho việc nhận diện chất liệu sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí, bởi những quy trình về kỹ thuật sơn đem lại những thủ thuật, thủ pháp biểu hiện 17 trên các đồ vật, cấu kiện gỗ, ván tường hay cột trụ... tạo thành những đồ sơn có giá trị thẩm mỹ nhất định. Sơn truyền thống khá phức tạp về mặt kỹ thuật, nên những thuật ngữ và khái niệm mang tính nghề nghiệp đặc thù. Chúng có liên quan trực tiếp đến quy trình sơn truyền thống, sơn cổ truyền, son thếp, sơn quang bóng và nền cốt gỗ (vóc), hom bó, sơn son thếp bạc hay vàng, mài phẳng, khắc nét, lớp màu, chồng các lớp hom, lớp thí sơn. Sơn ta, sơn chín rất cần thiết đối với DTCĐH nên NCS hệ thống một số thuật ngữ thường dùng trong quá trình thao tác của nghề sơn truyền thống ở DTCĐH cụ thể như sau: - Cốt gỗ là nguyên liệu chính trong việc tạo tác thành nền mộc như các kiểu thức trang trí, những cấu kiện, hàng cột, ô hộc, ván tường, cơi trầu, án thờ, khánh thờ và kiệu võng... - Phất vải (phủ vải) trên nền gỗ của các sản phẩm, mục đích tránh sự co giản và tạo nền bám vững chắc cho lớp bó sơn, hom sơn... - Bó sơn là trát lên nền mặt gỗ có phủ vải hoặc không phủ vải một lớp sơn gồm sơn sống trộn với đất phù sa và mạt cưa. - Hom là công đoạn sử dụng sơn sống trộn với đất phù sa để hom lên những đồ sơn như câu đối, án thờ, khánh thờ, kiệu võng, long sàng... để nơi mát mẻ và tránh ở vị trí khô nóng làm rạn nứt mặt hom. - Lót sơn là lót lên mặt hom nhiều lớp sơn sống làm nền. - Mài sơn là mài các lớp sơn (mài bó, hom, lót sơn, thí sơn) cho phẳng phiu bằng đá mài hoặc giấy ráp (giấy nhám). - Thí sơn cũng như chồng lớp sơn, lớp màu lên trên nền vóc hoặc trên các họa tiết trang trí. Hòa trộn màu son (đỏ) với sơn chín tô phủ lên bề mặt các kiểu thức, đồ sơn, hàng cột... - Vóc sơn có nghĩa là cốt gỗ được xử lý qua các công đoạn từ bó sơn đến thí son gọi là vóc. 18 - Sơn cầm, tô quét mỏng một lớp sơn cầm trên nền vóc có họa tiết để dát (thếp) vàng hay bạc lá. - Sơn thếp, thếp (dát) vàng bạc chính là sử dụng kim loại quý của nghề kim hoàn được người thợ dát mỏng. Chúng được thếp lên các họa tiết trang trí hoặc đường viền, đường diềm của họa tiết trong và ngoài ô hộc. - Sơn quang (dầu) là nước sơn được phủ nhiều lần lên các cấu kiện gỗ có hoặc không có kiểu thức trang trí. Chúng tạo sản phẩm có độ bóng như công trình kiến trúc cung Diên Thọ và điện Long An. - Sơn phủ hoàng kim, loại sơn phủ trên bề mặt của vàng, bạc lá và trên nền màu son (đỏ). - Sơn sống là một loại mủ sơn được chiết xuất từ cây sơn Phú Thọ - Sơn cánh gián (sơn chín) được khuấy chín bởi sơn sống loại tốt (sơn giọi nhất) với nhựa thông để trộn với màu son (đỏ) tô phủ mặt nền và họa tiết trang trí trong QTDTCĐH. - Sơn then được tinh chế từ sơn sống trộn với bột sắt, tô phủ lên mảng tường, cột kèo có các họa tiết trang trí... - Sơn son thếp vàng có nghĩa kết hợp hai công đoạn sơn son nền và dát vàng hoặc bạc lá phủ hoàng kim. - Sơn ta (sơn mỹ nghệ, sơn cổ truyền, sơn truyền thống) chính là sơn sống, những cụm từ đó được sử dụng chung trong nghề sơn. - Sơn hạt điều, sơn Nhật được tinh luyện theo công nghệ hiện đại, ưu điểm nhanh khô, không bị lở loét da thịt người của thợ sơn; nhược điểm nhanh chóng bong tróc thành từng mảng, vì vậy trong DTCĐH không nên sử dụng hai loại sơn này. - Sơn mật dầu là lớp mật loãng, có màu nâu sẫm, nổi trên mặt sơn, rất khó khô và có khi không khô, công dụng pha chế và che chở các lớp sơn bên dưới như sơn giọi nhất, nhì, thịt. 19 - Dầu đồng là một loại dầu có sắc đỏ, như dầu nhựa thông. - Ngân châu có nghĩa là chất thuốc màu sắc đỏ, lấy lưu hoàng và thủy ngân chế thành, được hiểu như màu son (đỏ) ngày nay. - Thổ phấn châu, trong Hán Việt dịch thuật chữ thổ có nghĩa là đất (đất thó), còn từ phấn như phàm vật gì tán nhỏ gọi là phấn, châu là sắc đỏ. Được hiểu là đất mịn có màu nâu đỏ (bột chu) để trộn với sơn sống và hom bó. - Phấn châu, Phấn có nghĩa là vật nghiền ra rất nhỏ gọi là phấn và châu là sắc đỏ. - Khắc nét là dùng các loại đục bạt,... so với những người có tay nghề bình thường, bởi họ đã đem lại những giá trị văn hoá, thẩm mỹ trong chất liệu sơn truyền thống làm nên những điều kỳ diệu trong di tích, tưởng rằng hiệu quả của nó không đạt theo mong muốn thời bấy giờ, nhưng thực tiễn cho thấy nghệ thuật trang trí có sử dụng sơn truyền thống ngoài sự mong đợi và kết quả đạt mỹ mãn. Dưới thời Lê, người ta cho rằng trong triều đình nếu thiếu một trong hai yếu tố về sơn 36 truyền thống và thợ sơn thì công trình chất liệu sơn truyền thống được xem như có xác mà không hồn. Khẳng định điều đó là sự tôn vinh công lao của những người thợ, nên trên tấm bia đá Thuỷ tạo đình bi (1686) ở làng Thổ Hà, Vân Hà, Việt Yên (Hà Bắc) có khắc “Việc tiền công tòa Long môn (tiền công trả cho thợ làm sơn) sơn son, thếp vàng là 200 quan bằng tiền công thợ mộc làm cả ngôi đình” [10]. Yếu tố nghệ thuật dân gian được thể hiện trong cung đình thời Nguyễn bắt nguồn từ tình yêu dân tộc, yêu đất nước với vẻ đẹp nên thơ, lối tạo hình truyền cảm kết hợp với chất liệu truyền thống ấm cúng và trang nghiêm. Nó mang hơi thở gần gũi đời sống chân chất của người dân và đặt trọn tình cảm sâu đậm trong kiểu thức trang trí. Nghệ nhân luôn đặt niềm tin vào sự sáng tạo ra các mẫu thức trang trí theo thông tục, dễ gần gũi và coi trọng công sức lao động nghệ thuật của những người thợ thủ công. Đánh giá về điều này GS.TS Trương Quốc Bình nghiên cứu Về công cuộc bảo vệ và phát huy quần thể di tích lịch sử và văn hoá Cố đô Huế, có nhận xét “...Với tình cảm sáng tạo và chiều sâu tâm thức đậm nét, các nghệ nhân luôn giữ lại yếu tố tích cực đã từng phát triển rực rỡ trong dân gian” [16, tr.12] và tác giả Trần Lâm Biền khi nghiên cứu Huế, Mỹ thuật Nguyễn, Những cái riêng đã đánh giá “Đến Huế, tôi được áp sát những biểu hiện đúng là cung đình nhưng không hoàn toàn gián cách với nền mỹ thuật dưới triều Nguyễn” [11, tr.177]. 1.2.2. Vai trò của sơn truyền thống trong các công trình kiến trúc tiêu biểu di tích thời Nguyễn Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho triển khai quy họach tổng thể và xây dựng hệ thống các công trình kiến trúc cung đình thời Nguyễn tại Phú Xuân, phần lớn kiến trúc xây dựng theo đường trục Dũng Đạo, hướng Nam tiến. Phong thủy của kinh đô Phú Xuân có dòng sông Hương với thượng nguồn nước chảy ra biển cả, phía Nam có núi Ngự Bình, phía Đông có biển, 37 phía Tây có dãy núi Trường Sơn che chắn thuận lợi cho việc quốc thái dân an. Trong đó vua chú tâm vai trò của sơn truyền thống có chức năng làm đẹp cho vương quyền, mặt khác mô tả các họa tiết trang trí đặc sắc. Mỹ thuật thời Nguyễn giữ được nét riêng, tính độc đáo về kiến trúc và chất liệu sơn truyền thống đã được tác giả Trần Lâm Biền khẳng định trong nghiên cứu Huế, Mỹ thuật Nguyễn, Những cái riêng đã cho rằng “Cung điện và lăng tẩm của Huế vẫn có cái riêng của chúng. Cái riêng ấy của Huế phải chăng chính là chất cung đình trong Mỹ thuật Nguyễn” [11, tr.177]. Dưới thời Nguyễn, vai trò của chất liệu sơn truyền thống không thua kém với các chất liệu khác, thậm chí nó còn lấn lướt cả không gian triều đình Nguyễn, biểu hiện như một nét riêng và thế mạnh về sơn, nghệ thuật trang trí mà chỉ có giai đoạn này mới có được của cung đình mỹ thuật Nguyễn. Sơn truyền thống đã góp phần làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ về nội dung cũng như hình thức ở một số công trình tiêu biểu, nổi bật dưới đây: 1.2.2.1. Ngọ Môn (1833) Ngọ Môn (Nam Khuyết Đài) là cửa ngõ phía nam của Hoàng thành thời Nguyễn, nên việc tô son thếp vàng là điều kiện tất yếu. Kiến trúc Ngọ có đến 100 hàng cột, trong đó có 48 trụ cột vươn cao nối trực tiếp đến tầng trên là lầu Ngũ Phượng, tượng trưng vua cha (trời), biểu tượng về sức mạnh của người cha trời truyền sinh khí cho người mẹ là đất và không gian ở giữa dân gian. Người thợ sơn, thợ vẽ làm đẹp Ngọ Môn bằng những tư duy, tình cảm dân tộc được thể hiện trên họa tiết trang trí với chất liệu sơn truyền thống. Họ gia công tỉ mỉ các lớp sơn để có những hàng cột được tô điểm sắc son, không vẽ họa tiết trên các hàng cột, người thợ chỉ vẽ họa tiết rồng hóa cúc và phủ sơn son thếp vàng ở các vì kèo, cấu kiện gỗ. Theo tác giả Trần Lâm Biền trong nghiên cứu Vài cảm nhận qua một lần tới Huế, Huế di sản và cuộc sống khẳng định “Ngọ Môn rất khác Thiên An Môn về nhiều mặt, vẫn không 38 hoàn toàn chế ngự được mạch mỹ cảm dân tộc vốn thấm nhuần con mắt và bàn tay của người thợ thi công” [13, tr.187]. Ngọ Môn được trùng tu lại nhiều lần và mới gần đây vào năm 2013, TTBTDTCĐH tiếp tục bảo tồn toàn bộ kiến trúc của Ngọ Môn và đến năm 2016 cơ bản đã hoàn thành phần kiến trúc gỗ, còn kỹ thuật sơn truyền thống trên ván tường, hàng cột và một số kiểu thức trang trí ở các đầu hồi đang trong giai đoạn thi công đến năm 2017 vẫn chưa hoàn thành. 1.2.2.2. Điện Thái Hoà (1805) Điện Thái Hoà là công trình nghệ thuật trang trí quan trọng bậc nhất của cung điện, toạ lạc sau Ngọ Môn, Điện là nơi vua thiết triều, bàn luận và trông coi việc đại sự với các cận thần. Nội thất của Điện được trang trí Ngai vàng và bửu tán bằng sơn truyền thống và kiểu thức trang trí hình tượng rồng. Ngai vàng là nơi vua yết triều được đặt trọng tâm chính giữa, tay cầm, thân ghế của ngai vàng được các nghệ nhân tài hoa chạm khắc rất tinh xảo những họa tiết vân mây và hình tượng rồng... Đặc trưng của Bửu tán là một hệ thống rèm được chạm lộng cầu kỳ, tinh tế với hình tượng rồng đan xen vân mây uốn khúc hoặc rồng chầu Hổ phù (con Qùy), cùng với đường diềm có kết hợp tua rất khéo léo, đặc biệt các họa tiết ở đây được dát vàng lá thuần tuý không phủ hoàng kim và không tô son, tôn vẻ đẹp trang nghiêm ở chốn cung đình. PGS. HS Vĩnh Phối trong nghiên cứu Những kiểu thức trang trí Huế đã trình bày “... Bản chất hòa sắc vàng son rực rỡ trong không gian trầm tối được bài trí gợi nên không khí tưởng niệm trang nghiêm ở điện Thái Hoà - Ngai vàng, trên là bửu tán là trọng tâm nơi tôn nghiêm dành cho các vị Hoàng đế...” [83, tr.124]. Phần bên dưới bệ đỡ của Ngai vàng, tạo thành một khối hình vuông vững chắc được sắp đặt ở dạng bậc cấp, càng lên cao nhỏ dần và xung quanh chạm khắc các hình tượng rồng công phu, tỉ mỉ, cầu kỳ. Chiếc ghế của vua 39 được tạo hình khá hoàn hảo, hai tay cầm và thân ghế được chạm hình tượng rồng sắc sảo với sơn truyền thống lộng lẫy. Những hàng cột là điểm nhấn không thể thiếu trong Điện, cùng với những bức liên ba trên nóc điện, toàn bộ được nghệ nhân thực hiện họa tiết và thơ văn đan xen nhau trong các dạng ô hộc với sơn truyền thống. Trong nội thất những hàng cột có ý niệm sâu sắc, biểu tượng của tầng trên truyền sức mạnh xuống đất mẹ hoa sen ở cuối chân cột. Ý nghĩa của hình tượng rồng là sức mạnh của vua là Nhân đại diện cho dân chúng, hình tượng rồng uốn khúc uyển chuyển bao quanh các trụ cột cùng với họa tiết vân mây, tinh tú, lửa, sóng nước được sơn son thếp vàng làm cho cung điện thêm uy nghi, trang nghiêm và tráng lệ. Sơn truyền thống trên những hàng cột ở đây được làm thành hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất người thợ sơn làm nền cốt chắc chắn, phẳng bóng và giai đoạn thứ hai thợ sơn tô vẽ họa tiết trang trí. Điện Thái Hòa là ngôi điện có quy mô rộng lớn về sơn truyền thống, mặc dù Điện đã được tu sửa nhiều lần dưới thời Gia Long, Minh Mạng, Khải Định... nhưng tổng thể của hệ thống kiến trúc cũng như kiểu thức trang trí với sơn truyền thống luôn được phát huy và bảo tồn. 1.2.2.3. Thế Miếu, Hưng Miếu - Thế Miếu (1821 - 1822) Sau khi vua Gia Long băng hà, vua Minh Mạng cho xây dựng Thế Miếu (Thế Tổ Miếu) thờ cúng vua Gia Long. Tuy nhiên, vua Minh Mạng không chỉ đặt ra mục đích như vậy mà ý đồ sẽ sử dụng để thờ các vua Nguyễn sau khi băng hà cho đến ngày nay. Thế Miếu toạ lạc ở hướng Tây sau Hiển Lâm Các. Thế Miếu là một công trình kiến trúc khá bề thế, có giá trị thẩm mỹ sơn rõ nét hơn so với các công trình Thái Miếu, Triệu Miếu. Nội thất trong các hàng liên ba trên nóc điện được chạm trổ các kiểu thức trang trí bắt mắt với các đề tài trang trí gần gũi với dân gian. Những hàng cột, bức tường, cấu 40 kiện, đòn tay được sơn thếp công phu tỉ mỉ với những ô hộc và bát bửu đan xen chữ viết chạm nổi ở tầng liên ba, các họa tiết rồng hoá và cúc hóa lồng ghép, đường nét kỷ hà tạo thành những đường diềm trang trí thú vị. Hương án của các vị vua biểu hiện tính nghệ thuật cao, mỗi án thờ có đến 11 hình dạng ô hộc của hình vuông, chữ nhật được chạm lộng tinh tế, sắc sảo hình tượng rồng, phượng, hoa sen, long mã có lối bố cục thuận mắt, kết hợp với đường diềm chạm lộng tinh tế và khởi sắc của vàng lá được phủ lên. Người thợ sơn, tập trung trí tuệ và công sức vào chất liệu sơn truyền thống trên đồ sơn trang trí ở Thế Miếu, từ những án thờ cho đến các khánh thờ và sập thờ đã được gọt giũa trau chuốt họa tiết trang trí là điểm nhấn và bộ mặt của mỹ thuật cung đình Nguyễn. - Hưng Miếu (1804) Hưng Miếu là nơi thờ tự Hưng tổ Khương Hoàng Đế hay Nguyễn Phúc Luân (thân phụ của vua Gia Long). Hưng Miếu được phục hồi năm 1951, trùng tu năm 1995 và tu bổ lớn vào năm 2004. Kinh phí bảo tồn của Chính phủ Việt Nam và có sự tài trợ của nước Thái Lan. Vai trò sơn truyền thống được khôi phục khá hoàn hảo trên công trình Hưng Miếu; kỹ thuật của sơn truyền thống ở nội thất hoàn toàn giống với kỹ thuật ở Thế Miếu, Hiển Lâm Các; nhưng đến công đoạn dát bạc lá phủ một lớp hoàng kim có màu vàng ngã đỏ hoàn toàn không giống với vàng lá ở Bửu tán và các án thờ trong Thế Miếu... Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát về chất liệu sơn truyền thống tại Hưng Miếu, NCS chứng kiến trong công đoạn dát bạc lá và phủ hoàng kim gần giống với công trình son thếp ở Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội, phần lớn đội ngũ (nghệ nhân, thợ sơn) trùng tu được mời từ miền Bắc. So sánh giữa công trình Hưng Miếu và Tử Cấm Thành, chất liệu sơn truyền thống có phủ hoàng kim trên bạc lá cũng hoàn toàn khác nhau. Vào năm 2013, TTBTDTCĐH xúc tiến và triển khai việc tu sửa kiến trúc lẫn nghệ 41 thuật trang trí và sơn truyền thống ở Tử Cấm Thành. Người thợ Huế sau khi dát bạc lá hoàn thành mới cho phủ hoàng kim bằng sơn chín trộn với phẩm vàng, kết quả trên bạc lá được phủ đọng lại một lớp màu vàng tươi khác biệt với màu vàng trên bửu tán và càng khác hơn với sơn thếp vàng ngã đỏ ở Hưng Miếu. Hưng Miếu đã được các nghệ nhân miền Bắc thi công son thếp và nghệ thuật trang trí rất công phu, tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ. Biểu hiện rõ nét nhất trong 3 án thờ ở mặt tiền và 1 án ở mặt hậu của gian thờ chính giữa, cùng với sập thờ, khánh thờ đã được người thợ dày công tạo hình các kiểu thức trang trí như hình tượng rồng, phượng, sen hoá, hổ phù và song thọ Chúng được chạm lộng tinh vi và chiếm ngự trên các ô hộc, đường diềm, hình tượng dơi giải quyết các góc rất hài hòa và có những bát bửu chen kẽ với ô hộc thơ văn chữ viết chạm nổi được đặt trên mái ngói [C2, PL3.H.13, tr.182], các mẫu thức ấy có ý nghĩa dân gian, tâm linh của cung đình mỹ thuật Nguyễn. 1.2.2.4. Hiển Lâm Các (1821 - 1822) Hiển Lâm Các là công trình có lối kiến trúc thanh tao, có tính nghệ thuật cao với kiến trúc 3 tầng theo hình tháp, chiều dài 21m, rộng 12,8m và chiều cao 16m, trong đó tầng 1 có 24 hàng cột gỗ, tầng 2 gồm có 8 trụ chính cao 12m, có 4 cột xuyên đến tầng thứ 3, chính nơi đây vua Minh Mạng cho xây để ghi lại công lao của các vua Nguyễn và các công thần có công xây dựng, bảo vệ vùng đất Phú Xuân một thời. Bằng cách bài trí các dạng họa tiết rồng, hoa lá đơn giản được cách điệu, chạm trổ trực tiếp trên các mảng gỗ, khoác lên mình lớp sơn then huyền bí nhưng đầy khí phách. Chất liệu sơn truyền thống ở Hiển Lâm Các khác hẳn với các công trình nghệ thuật khác, người thợ nhấn mạnh màu then (đen), son (đỏ) có tính trang trí rất ấn tượng, ngoại thất tô son lộng lẫy, còn nội thất phủ lên các lớp sơn then bao phủ toàn bộ các họa tiết trang trí. Ở đây vai trò của 42 sơn then thuần túy khác với sắc son bên ngoài, đây chính là điểm nhấn mạnh mẽ cần có để tôn vinh chất liệu sơn truyền thống trong tổng thể các công trình sơn tại Hoàng thành (Đại Nội) trong Quần thể di tích cố đô Huế. 1.3. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí Như đã trình bày ở phần lý do chọn đề tài, NCS nhận thấy trong các Hội thảo, một số tác giả trong và ngoài nước đã đề cập đến sơn truyền thống, nhưng hạn chế không đi sâu bản chất của sơn trên họa tiết trang trí mà chỉ khái lược. Vì vậy, NCS cho rằng đó là một khoảng trống cần bổ sung vào đề tài luận án. NCS chọn DTCĐH là nơi tập trung nhiều quần thể di tích thuận lợi cho việc nghiên cứu với đề tài luận án. Hầu hết các công trình kiến trúc nghệ thuật trang trí có sơn phủ sơn truyền thống trong thời Nguyễn, đều đã trải qua nhiều giai đoạn, nhiều lần tu sửa và bảo tồn, tuy nhiên dấu ấn xa xưa của sơn cổ truyền vẫn còn lưu giữ trên các đồ sơn như án thờ, khánh thờ, ngai vàng và bửu tán... , nhưng trong các tạp chí, tập sách vẫn còn thiếu tính lý luận về sơn truyền thống trong di tích triều Nguyễn. Nên trong phần tổng quan NCS dẫn chứng các tài liệu có liên quan đến sơn cổ truyền nhằm mở ra hướng nghiên cứu về bản chất nó, đem lại giá trị thẩm mỹ cho các họa tiết trang trí. Lệ thếp vàng bạc trong di tích Nguyễn có ý nghĩa sâu sắc nên trong Nội các triều Nguyễn, tập sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (KĐĐNHĐSL) tập XV, có đoạn viết về Lệ Thếp Phủ Vàng Bạc như sau “Thiệu Trị năm thứ 4 (1844) chuẩn y lời tâu rằng: Từ nay chế tạo vật hạng gì cần thếp hoặc phủ vàng.Chi hết bao nhiêu lá vàng, bạc, thiếc đều phải đăng ký, khi xong việc thì theo lệ làm sổ làm đơn” [79, tr.95]. Trong tư liệu này, chỉ đề cập đến việc chi trả về lệ thếp vàng, bạc lá trong di tích, nhưng chưa thấy thời Nguyễn trình bày phần kỹ thuật dát vàng bạc như thế nào? Cho nên luận án mong mỏi 43 góp thêm tiếng nói về lý luận lịch sử mỹ thuật để trình bày và làm sáng tỏ đề tài. Tập sách “Những người bạn cố đô Huế” (Bulletin des Amis du Vieux Huế) (B.A.V.H) đã cung ứng một số tư liệu trong chuyên mục: Les Français au service de Gia Long (Những người Pháp phụng sự Gia Long). Đây là tư liệu khá phong phú, đã đóng góp cho lịch sử thời Nguyễn có tiếng nói khách quan từ góc nhìn của người Pháp để bổ sung cho chính sử của đất nước, nhất là những vị trí còn bỏ ngỏ hoặc "tồn nghi". Trong các tác phẩm L'Annam và Hướng dẫn nghiên cứu An Nam và Chămpa, có đề cập khái lược lịch sử giai đoạn sôi động đầy xáo trộn và cũng đầy đau thương của lịch sử An Nam dưới thời cận đại. Nhưng bên cạnh đó, trong B.A.V.H. còn có nhiều bài viết chi tiết, tỉ mỉ, giúp cho việc sưu tập tham khảo trong quá trình nghiên cứu sơn truyền thống và nghệ thuật trang trí trên các cấu kiện gỗ, ô hộc đạt hiệu quả trong nghiên cứu. Sơn truyền thống của người Việt phát triển rực rỡ từ khi nhà Lý mở đầu kỷ nguyên độc lập và hưng thịnh nhất ở thế kỷ thứ X, XI. Từ các công trình kiến trúc được tô son thếp vàng nguy nga, tráng lệ cho đến những đồ thờ, án thờ, khánh thờ... và các họa tiết trang trí được khắc chạm và phủ lên một chất liệu sơn truyền thống ấm cúng, sâu lắng. Trong tập Dư địa chí của Nguyễn Trãi có bàn luận đến đồ sơn, có ghi lại nơi trồng và chế biến nhựa sơn cũng như quá trình cây sơn phát triển. Nghiên cứu sơn truyền thống là quá trình tìm hiểu sự phát triển của cây sơn, nhựa sơn và làng nghề sơn của người Việt, đặc biệt biết rõ nguồn gốc xuất xứ sơn truyền thống mở rộng cho đề tài luận án. Hai tác giả Đinh Văn Kiên và Lê Xuân Diệm (Viện Khảo cổ) đã khai quật ngôi mộ cổ Đường Dù ở Đông Sơn, Thủy Nguyên, Hải Phòng và họ đã tìm thấy 14 loại dụng cụ nghề sơn nhưng chỉ là minh khí có dính sơn ở bát đựng hay chổi quét. Họ nhận định ngôi mộ 44 này chôn vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, những dụng cụ làm sơn của mộ Đường Dù lại càng chứng minh nghề làm sơn cổ truyền Việt Nam đã có từ rất sớm. Ngày 19/4/1961 tại Việt Khê, Hải Phòng Việt Nam đã khai quật được một khúc gỗ lớn với lõi ruột được khoét rỗng, bên trong có chứa đựng hơn 100 hiện vật bằng đồng thau, bằng gỗ. Khúc gỗ đó chính là quan tài của một ngôi mộ có niên đại khoảng thế kỷ thứ III, IV trước công nguyên, trong đó có các loại gỗ bằng sơn như cán nạo móc dài 30cm sơn then; cán đục một dài 55cm và cán đục vũm dài 57cm được sơn bóng; cán dáo mác dài nhất 2,39cm sơn rất chỉnh chu và được trang trí những vòng tròn chia cán ra thành nhiều đốt; có thêm mái chèo phía bên trong phủ sơn then còn bên ngoài sơn vàng, cho thấy những chỗ bị tróc sơn biết được người thợ đốt gỗ trước khi sơn lên để tránh khỏi bị mục. Cùng thời trong niên đại này tại La Đôi - Hải Hưng có một mảnh gỗ sơn hai màu đỏ đen theo chiều dọc có độ dài 3cm, một cái tráp gỗ dài 55cm cao 2cm sơn đến hai lớp sơn then và trang trí những đường hoa văn bằng sơn màu cánh gián và nâu nhạt. Tại xã Vinh Quang, huyện Hoài Đức tỉnh Hà Đông vào tháng 9/1969 khai quật được ngôi mộ cổ có một đoạn gỗ dài 20 cm được sơn hai khoanh màu đỏ sẩm và màu then vào khoảng thế kỷ IV, V trước công nguyên. Vào thời Lê, dưới triều Lê Huyền Tông có ông Đinh Vịnh là Quan chuyên coi việc sơn sửa cung điện, làm việc tại Tất họa tượng cục tức là Cục thợ vẽ sơn. Vào những năm cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI dưới thời Lê Nhân Tông (1443) có cụ Trần Lư được vua Lê cử sang sứ Trung Quốc học thêm kỹ thuật sơn son thếp vàng được đánh giá là dấu mốc của sơn truyền thống Việt, nhờ vào yếu tố của nền đỏ thắm bên cạnh vàng lá lấp lánh, lộng lẫy và rực rỡ trong cung điện. Ông chính là ông tổ nghề sơn của làng Bình Vọng, nghề sơn ở đây lan tỏa rộng khắp đến các phường và các làng khác như 45 phường Bảng - Từ Sơn Bắc Ninh, phường Cát Đằng - Ý Yên - Nam Định cho đến huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế Xuất phát từ các niên đại, chứng minh chất liệu sơn truyền thống có kỹ thuật sơn son thếp vàng do cụ Trần Lư truyền dạy cho các thế hệ con cháu, đánh dấu sự lan toả kỹ thuật sơn từ miền Bắc đến miền Trung ở làng Tiên Nộn huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế và đã được thời Nguyễn tiếp biến tích cực. Đây là cơ sở và nền tảng quan trọng cho nhận định, đánh giá đúng về giá trị của sơn truyền thống gắn kết chặt chẽ nghệ thuật trang trí trên kiến trúc đậm nét bản địa. Nghệ nhân là cầu nối tài ba giữa sơn và họa tiết được cách điệu nâng cao để trở thành nghệ thuật trang trí gần gũi với con người đi sâu vào tiềm thức của nhân dân. PGS.TS Trần Lâm Biền trong nghiên cứu Một con đường tiếp cận lịch sử đã khẳng định “Dù có nhiều ảnh hưởng Trung Hoa (những ảnh hưởng chủ động vì vua Minh Mạng cho thợ sang học) nhưng với những cái hay, đẹp, tốt đã được Việt hoá, các kiến trúc cung đình Nguyễn trở nên gần gũi, ấm cúng” [11, tr.357]. Theo tác giả Vũ Ngọc Khánh có nghiên cứu về Lược truyện thần tổ các ngành nghề, có ghi chép trong sử sách về ông Trần Ứng Long là một võ tướng, ông là người đầu tiên trong lịch sử đã sử dụng nhựa cây sơn trong cuộc chiến đấu dẹp loạn. Khi qua sông các thuyền bè bị giặc đánh chìm cho nên hạn chế đội quân của ông vượt qua sông đánh trả và“Trần Ứng Long nảy sinh ra một sáng kiến dùng chất liệu sơn mài đó là cây sơn. Ông biết trong làng có cây sơn, nên cho binh lính vào sâu trong dân làng mượn tất cả các loại thúng mủng đem nhựa sơn trộn với đất bột trát vào các khe hở, nước không lọt vào nhờ vậy chuyển đưa được quân lính sang sông an toàn, từ đó người dân cho rằng ông là ông tổ của nghề sơn truyền thống, tính niên đại vào khoảng thế kỷ thứ X” [55, tr.73]. Từ những sáng kiến ấy, tính ưu điểm của sơn đã được cha ông tiếp nhận cải tiến trong việc tô vẽ trong di tích lịch sử, lan tỏa đến các 46 chúa Nguyễn cho thợ sơn, thợ vẽ thực hiện ý tưởng trên các kiểu thức trang trí cung điện và miếu thờ cúng tổ tiên. Thế kỷ thứ XV - XVI, nghề sơn truyền thống ở nước ta đã được phát triển rực rỡ. Bằng kỹ thuật cổ truyền, nghệ nhân đã chế tác những loại sơn thích hợp cho từng công việc cụ thể, chứng minh được một số công trình sơn thếp như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, các pho tượng Phật ở các chùa chiền ở miền Bắc. Chất liệu sơn truyền thống có ưu thế và có chức năng làm đẹp trong các cung điện, đền chùa, đình làng, tuy nhiên hiện nay các công trình kiến trúc cung đình của thời Lê Trịnh không còn nữa, một số tài liệu ghi lại ít ỏi không đầy đủ hoặc theo sự phỏng đoán từ những công trình kiến trúc còn sót lại của chất liệu sơn truyền thống và nghệ thuật trang trí. Qua các công trình nghiên cứu của PGS. Chu Quang Trứ và tác giả Phan Cẩm Thượng cho biết: Từ thời các vua Hùng chất liệu sơn truyền thống đã được sử dụng (qua các di vật đồ sơn phát hiện ở Việt Khê - Hải Phòng có niên đại 3.500 năm). Ngôi đền vua Hùng được trang trí bằng sơn truyền thống của sơn son thếp vàng lộng lẫy, một vùng đất lịch sử, một trong những làng nghề nổi tiếng, đồng thời là một địa danh chuyên trồng trọt sản xuất ra những cây sơn có giá trị nhựa sơn tốt, cung cấp cho cả nước và các nước lân cận, vì vậy người dân địa phương lấy địa danh của mình đặt cho cây sơn và ngày nay thường gọi là cây sơn Phú Thọ. Đây được coi là cơ sở cho chất liệu sơn truyền thống hoạt động mạnh mẽ , một bản lề, một nền tảng sơn mà điểm xuất phát từ cội nguồn dân tộc và đã được vận dụng một cách thành công có thẩm mỹ trong DTCĐH. Mạch chủ của chất liệu sơn truyền thống làm cơ sở cho các làng nghề hoạt động, nên sơn truyền thống được nhiều tác giả biết đến và nghiên cứu cụ thể của Họa sĩ Nguyễn Văn Chuốt đã trình bày “Những làng nghề sơn nổi tiếng và có từ lâu đời như ở làng Chuôn Tre, Đồng Vàng, Bối Khê, Hạ Thái 47 của tỉnh Hà Tây thời bấy giờ”. Tác giả Vũ Từ Trang có đề cập đến làng nghề Đình Bảng, còn gọi là làng Bảng nổi tiếng về kỹ thuật chế tác sơn then được lan truyền khắp cả nước như Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương ở miền Nam có nghề sơn then và sơn son thếp vàng phát triển một thời, cùng thời điểm tác giả Phạm Côn Sơn nghiên cứu về “Làng nghề truyền thống Việt Nam có đề cập đến làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp” và tác giả Nguyễn Văn Minh đề cập đến nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm riêng biệt của chất liệu sơn truyền thống của địa phương. Họa sĩ Lê Xuân Chiểu giới thiệu những nét cơ bản của sơn mài miền Nam, thông qua nghiên cứu của các tác giả cho chúng ta thấy được cái nhìn tổng quát về các vị tổ làng nghề sơn truyền thống Việt. Ngoài ra còn một số tác giả khác như PGS.TS Nguyễn Lan Hương nghiên cứu về nghề sơn quang Cát Đằng trong luận án tiến sĩ; PGS.TS Phan Thanh Bình giới thiệu một số làng nghề sơn mài ở Huế trong tham luận “Nghề sơn mài và tranh sơn mài ở Huế”. Nhìn chung, các tác giả đã nghiên cứu và có cái nhìn khái quát về làng nghề sơn truyền thống, coi đây là chất liệu độc đáo nên các tác giả dày công nghiên cứu nhằm mục đích giới thiệu và bổ sung chất chiệu sơn cổ truyền cho di tích thời Nguyễn, cũng như việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy và phát triển làng nghề một cách thuần tuý từ thời xa xưa cho đến ngày nay. Tác giả Đinh Văn Thành là một nghệ nhân nổi tiếng trong nghề sơn truyền thống Việt Nam. Năm 1937, ông đã từng dự Hội đấu xảo tại Pháp (Paris) để trình diễn và minh họa chất liệu sơn truyền thống của đất Việt đến với công chúng các nước Châu Âu. Ông là người góp công lớn trong việc sáng tạo ra sơn cánh gián, sơn then và sơn quang dầu, bằng cách pha nhựa thông (tùng hương) vào sơn chín để có một chất sơn đặc quánh, có độ dày và chất thịt của sơn, tạo thêm độ bóng và mềm dẻo. Kể từ đó, ngày nay chất liệu sơn truyền thống trong DTCĐH có một phần ứng dụng kỹ thuật sơn chín đấu với tùng hương để pha trộn với sơn son. Cũng chính yếu tố này, nên trong di 48 tích đến công đoạn mài phẳng mặt nền với nước đã trở thành kỹ thuật độc đáo mà không có chất liệu nào có thể so sánh được. Từ đó khái niệm sơn mài đã được hình thành với tên gọi mới trong các làng nghề và các trường có đào tạo mỹ thuật và nghiên cứu chuyên sâu chất liệu sơn truyền thống. Sơn truyền thống Việt Nam nói chung và nói riêng sơn ở DTCĐH được nhiều tác giả quan tâm, tập trung nhất vào Hội thảo Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam do Trường Đại học Mỹ thuật - Hà Nội tổ chức vào năm 2002, và tác giả Lê Cường với bài nghiên cứu Nghề sơn trong tâm thức người Việt nhận định “Nghề sơn và chất liệu sơn ta đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn giữ gìn “báu vật” cực kỳ quý hiếm của dân tộc Việt Nam trong kho tàng chung của nhân loại” [26, tr.28]. Mặc dù chất liệu sơn cổ truyền quý hiếm nhưng ở vị trí di tích thời Nguyễn thì không thể thiếu nó, thậm chí bắt buộc phải có đầy đủ sơn để tu sửa các di tích mang tính quốc gia và quốc tế. Họa sĩ Phạm Đức Cường trong tập sách Kỹ thuật Sơn mài có ý kiến “Việc trùng tu tôn tạo và ứng dụng phục chế và bảo tồn sơn mài là hết sức quan trọng bởi nó chính là ngôn ngữ thị giác sống, hội đủ các yếu tố thẩm mỹ về văn hoá tồn tại từ nhiều thế kỷ trước và giữ lại cho đến ngày nay” [28]. Kế thừa chọn lọc chất liệu sơn truyền thống nhằm mục đích bảo tồn và tôn vinh giá trị chất liệu sơn của mỗi thời kỳ. Ngày nay, giá trị sơn truyền thống trong di tích triều đình Nguyễn vô cùng quý giá, chất liệu sơn truyền thống đã đem lại một giá trị thẩm mỹ đầy sức quyến rũ giữa sơn son thếp vàng đan xen với các họa tiết trang trí đầy tính thuyết phục, tạo nên diện mạo cổ kính của Mỹ thuật Huế xưa. Trong nghiên cứu, các họa sĩ còn khẳng định chất liệu sơn cổ truyền ở đất nước ta đã có từ lâu, nghề sơn được hình thành từ các phường thợ họ làm ra các đồ sơn phục vụ cho việc thờ cúng và đồ sơn gia dụng sinh hoạt hàng ngày. “Theo sử sách ghi chép, truyền miệng được biết vào thời vua Lê Nhân Tôn (1443-1460) cụ Trần Lư hiệu là Trần Thượng Công (Trần Tướng 49 Công) được tôn là bậc thầy đầu tiên về ngành nghề này. Các học trò của cụ lập thành từng phường thợ sơn, tỏa đi làm nghề khắp nơi trong cả nước Các nhóm thợ này tự tìm đến các đền đài, chùa chiền tô đắp tượng Phật sơn son thếp vàng các đồ thờ, kiệu võng hoặc tìm đến các gia đình giàu có nhận làm các bức hoành phi, câu đối, bàn kỷ, ngai thờ” [28, tr.9]. Một số con cháu người thợ sơn thời bầy giờ cũng được thời Nguyễn trọng vọng vào cung đình làm đẹp các công trình kiến trúc với chất liệu sơn cổ truyền. Kiến trúc sư Lisa Surprenant từ Washington - Mỹ, khi sang Việt Nam đã choáng ngợp với chất liệu sơn truyền thống ông đã học vẽ với chất liệu sơn, trong triển lãm đã phát biểu “Việt Nam có một di sản nghệ thuật vô cùng độc đáo, đó là sơn mài”. Thông qua buổi triển lãm người nước ngoài mới biết được Việt Nam chúng ta có một chất liệu sơn độc đáo không những nó có mặt hầu hết các di tích mà còn ở các tác phẩm tạo hình. Một số tài liệu còn lưu trữ cho biết nghề sơn đã có từ lâu đời như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Triều Tiên, Thái Lan và đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam. Theo nghiên cứu của H. Lecomte (1908 - 1923) [129], và Pierre Domart (1929) [131], cây sơn Phú Thọ có tên khoa học là Rhus succedanea L.var.dumoutieri. Còn cây sơn miền Nam và Campuchia có tên gọi là Melanorhoea laccifera Pierre. Hai loài sơn bản địa này khác hoàn toàn loài sơn Rhus vernicifera D.C. của Nhật Bản. Các nước Myanmar, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ (Cachemire, Sikkim) và Népal đều có cây sơn, trong đó Việt Nam và Trung Quốc là hai nước sản xuất sơn nhiều nhất trên thế giới (Crévost Charles, 1905) [126]. Qua phân tích các loài giống cây sơn nêu trên, nhằm mục đích biết được giống cây sơn tốt chắc chắn mủ sơn sẽ tốt, nhờ vậy nhựa sơn tốt đó được trưng dụng vào di tích thời Nguyễn và ứng dụng rộng rãi các công trình kiến trúc cung đình bằng sơn son thếp vàng lộng lẫy. 50 Vị trí độc tôn của chất liệu sơn truyền thống đã được các tác giả nghiên cứu khẳng định. Mủ sơn là một chất liệu kết dính bền vững, phục vụ trong cung điện, đền đài của vua chúa và có sự lan truyền từ cung đình đến dân gian. Tác giả Nguyễn Đăng Quang trong công trình Sơn mài Việt Nam cho biết “Sau thời Lê Trịnh đến thời Nguyễn ngành nghề sơn đã phát triển rộng từ Bắc chí Nam, từ những cung điện lăng miếu nơi kinh đô đến tận làng xã xóm thôn” [87, tr.17]. Chính sự phát triển đó mà chất liệu sơn truyền thống lan tỏa khắp mọi nơi, cụ thể ở miền Trung - Thừa Thiên Huế trong QTDTCĐH có sử dụng sơn truyền thống trên kiến trúc cung đình, biết được giá trị độc đáo của sơn truyền thống nhằm mục đích phục vụ di tích của các chúa Nguyễn. Tác giả còn khẳng định “Nghề sơn nước ta đã xuất hiện hơn hai nghìn năm trước đây, cây sơn loại tốt nhất từ lâu đời đã thành đặc sản ở vùng Phú Thọ - đất tổ Hùng Vương, các thế hệ nghệ nhân đã kế tiếp nhau bảo tồn và phát triển nghề này” và “Kỹ thuật đã đạt tới mức sơn phủ, sơn bóng, sơn quang dầu, sơn then, sơn trang trí hai màu” [87, tr.10]. Từ những nghiên cứu và nhận định của tác giả đã nêu, di tích cố đô Huế có cơ sở trong việc sơn sửa, tô vẽ các cấu kiện và họa tiết trang trí, tạo nên một chuỗi sơn thếp mang tính Á Đông rõ nét. Thời Nguyễn, vận dụng khá thành thạo chất liệu sơn truyền thống vào kiến trúc gỗ cung đình, nơi đây có các lớp sơn trên kiến trúc khá công phu và phức tạp trải qua nhiều công đoạn, kỹ thuật pha trộn, khuấy mủ sơn (sơn sống) để trở thành sơn chín (sơn cánh gián), sơn phủ hoàng kim ... nhằm mục đích phục vụ trang trí trong cung đình mỹ thuật thời Nguyễn là chủ yếu. Đặc biệt, thời Nguyễn đã tạo ra những giá trị thẩm mỹ cao về trang trí son thếp trong các công trình nghệ thuật. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật trang trí này đã tạo nên diện mạo cổ kính của di tích cố đô Huế một thời vang bóng . Chính vì vậy, PGS.TS Lê Huyên cho rằng “Thời Lê - Nguyễn là thời kỳ phát triển 51 mạnh mẽ các loại hình văn hóa nghệ thuật thủ công cổ truyền đặc biệt là sơn son thếp vàng” [51, tr.204]. Nhà Nguyễn kế thừa nghệ thuật của cha ông, mục đích củng cố lại giang sơn, tạo dựng kiến trúc mang đậ...am và các vị tổ nghề, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 124. Bùi Văn Vượng (2000), Di sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tài liệu nước ngoài 125. Albrecht (P) (1915), Les motifs de IL’ art ornrement Annamite la Hue, Le dragon B.A.V.H. No IV. 126. Crévost Charles (1905), Les laquiers de l’Indochine. Editeur H.S.Scheneider, Paris, (Những cây sơn Đông Dương) H.S.Scheneider. 127. Crévost Lemarié (1927), Catalogue des produits de l’Indochine Tome ideo, (Danh mục sản phẩm Đông Dương) Hanoi. 128. Georges Brooks (1934), Laque d’Indochine. Rhus succedanea. La laccase et le lacool, Paris Herman et Cie esditeurs, Herman Paris, (Sơn Đông Dương, men sơn và lắc côn). 129. H. Lecomte (1933), Flore générale de l’Indochine Tome II 130. Louis Frédéric (1964), Sud-Est Asiaticque (Ses temple, ses sculpturé) Art et Metiers Graphiques Paris, Printed in France. 131. Pierre Domart (1929), Les espèces utiles du genre Rhus. Etude botanique et pharmacognosique, Saint Cloud. Imprimerie Girault, Girault 163 132. R. Du Pasquier (1934), Renseignements sur l’arbre à laque du Tonkin BEI, (Thông tin về cây sơn Bắc kỳ). 133. Tardieu Blot (1962), Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Fascicule 2 - Anacardiaceae, Museum National d’Histoire Naturelle Paris, (Thực vật cho Campuchia, Lào và Việt Nam ). BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM SƠN TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội – 2018 164 MỤC LỤC Phụ lục 1. Một số thông tin nguồn trích dẫn các kiểu thức trang trí gắn kết sơn truyền thống sử dụng trong luận án Hình 1: Ngai vàng và bửu tán (thếp vàng), Điện Thái Hòa, Hoàng thành, QTDTCĐH......................................................................................56 Hình 2: Các hàng cột (sơn son thếp vàng), Điện Thái Hòa, Hoàng thành, QTDTCĐH.....................................................................................57 Hình 3: Chữ triện và hoa lá (sơn son thếp vàng), Hưng Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH......................................................................................61 Hình 4: Rồng và mây (thếp vàng), Án thờ Thế Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH......................................................................................62 Hình 5: Rồng hoá cúc (sơn son thếp vàng, sơn quang), Án thờ ở Hưng Miếu và Hiển Lâm Các, Hoàng thành, QTDTCĐH......................................62 Hình 6: Phượng (Phụng) bay trong mây (thếp vàng), Án thờ Thế Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH...........................................................................62 Hình 7: Hổ phù và mây (sơn son thếp vàng), Sập thờ ở Hưng Miếu và án thờ Thế Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH........................................62, 88 Hình 8: Long mã (sơn son thếp vàng), Án thờ Thế Miếu và Khánh thờ Hưng Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH.....................................................62 Hình 9: Lá sen hóa rùa đội Quả lôi (thếp vàng), Án thờ Thế Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH...........................................................................63 Hình 10: Án thờ có 11 ô hộc (sơn son thếp vàng), Án thờ Thế Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH...........................................................................64 Hình 11: Án thờ có 13 ô hộc (sơn son thếp vàng), Án thờ Hưng Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH...........................................................................65 Hình 12: Ván tường không có họa tiết trang trí (sơn son thếp vàng), Điện Thái Hòa, Hoàng thành, QTDTCĐH.......................................................60 165 Hình 13: Ô hộc chữ viết và bát bửu (sơn son thếp vàng), Nội thất Hưng Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH.........................................................68, 89 Hình 14: Khoảng trống (sơn son thếp vàng), Tử Cấm Thành, QTDTCĐH....68 Hình 15: Phù điêu, lớp trước lớp sau (sơn son thếp vàng), Án thờ Thế Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH...............................................................69 Hình 16: Cân xứng hay đối xứng (sơn then), Hiển Lâm Các, Hoàng thành, QTDTCĐH......................................................................................69 Hình 17: Đăng đối thật (sơn son thếp vàng), Đường diềm trên sập thờ ở Hưng Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH.....................................................70 Hình 18: Đăng đối giả (sơn son thếp vàng), Bố cục tĩnh vật trên chiếc kiệu ở cung Diên Thọ, Hoàng thành, QTDTCĐH...........................70, 90 Hình 19: Họa tiết lặp đi lặp lại (sơn son thếp vàng), Đường diềm trên án, khánh và sập thờ ở Hưng Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH.....71, 89 Hình 20: Bố cục tự do (sơn son thếp vàng), Bố cục cây trên chiếc kiệu ở cung Diên Thọ, Hoàng thành, QTDTCĐH..............................................71 Hình 21: Tương phản (thếp vàng), Án thờ ở Hưng Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH......................................................................................72 Hình 22: Hướng phát triển họa tiết trang trí (sơn son thếp vàng), Tử Cấm Thành, QTDTCĐH..........................................................................72 Hình 23: Nhấn mạnh, chủ đạo (hình vẽ, sơn son thếp vàng), Song hỷ trên hai quả lựu tập sách L’ Huế và hai quả lựu ở khánh thờ tại Hưng Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH...............................................................72 Hình 24: Đồng nhất (sơn son thếp vàng), Hoa cúc và lá ở khánh thờ tại Hưng Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH.....................................................73 Hình 25: Nhịp điệu (thếp vàng), Đường diềm hình tượng rồng, Bửu tán Điện Thái Hòa, Hoàng thành, QTDTCĐH........................................73, 88 166 Hình 26: Tỷ lệ (sơn son thếp vàng), Hình tượng dơi ở khánh thờ tại Hưng Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH.....................................................74 Hình 27: Đơn giản (sơn son thếp vàng), Hoa ở Hưng Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH......................................................................................74 Hình 28: Sơn son (đỏ) (sơn truyền thống), Ngoại thất Hiển Lâm Các, Hoàng thành, QTDTCĐH...........................................................................94 Hình 29: Sơn then (đen) (sơn truyền thống), Nội thất Hiển Lâm Các, Hoàng thành, QDTCĐH.............................................................................94 Hình 30: Sơn then (đen) (sơn truyền thống), Nội thất lăng Tự Đức, ngoài Kinh thành, QTDTCĐH...........................................................................95 Hình 31: Họa tiết trang trí phai nhạt và bong tróc do tác động của khách du lịch (sơn son thếp vàng), Điện Thái Hòa, Hoàng thành, QDTCĐH........................................................................................99 Hình 32, 1: Sơn phủ hoàng kim còn nguyên vẹn, Tử Cấm Thành.................109 Hình 32, 2: Sơn phủ hoàng kim bị phai nhạt, Tử Cấm Thành......................110 Hình 32, 3: Sơn truyền thống bong tróc lộ ra lớp phủ vải, bạc lá phai nhạt, chân cột trụ bị hủy hoại, QTDTCĐH...........................................109 Hình 33: Hàng cột bằng chất liệu xi măng (sơn truyền thống), Phu Văn Lâu, Ngoài Kinh thành, QTDTCĐH.....................................................111 Hình 34: Đắp chất liệu xi măng trên kiến trúc (xi măng, sơn truyền thống), Hoàng thành, QTDTCĐH.............................................................111 Hình 35: Họa tiết trang trí trên kiến trúc gỗ bị hư hỏng (sơn truyền thống), Hoàng thành, QTDTCĐH.............................................................135 Hình 36: Mủ sơn ngưng đọng tạo thành các lớp sơn....................................133 Hình 37: Hiện hữu bạc lá trên họa tiết trang trí (sơn truyền thống), Tử Cấm Thành, QTDTCĐH........................................................................135 Hình 38: Keo hóa học hai thành phần và sơn bóng......................................115 167 Hình 39: Chất làm nền (Lacquer base) các khe hở, nức nẻ..........................115 Hình 40: Sơn thếp tại Hưng Miếu giống miền Bắc.......................................137 Hình 41: Sơn thếp Văn Miếu, Quốc Tử Giám Hà Nội, giống Hưng Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH.............................................................137 Hình 42: Các lớp sơn trên gỗ bằng sơn truyền thống, Thế Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH....................................................................................135 Hình 43, 1: Người thợ sơn truyền thống trên các kiểu thức trang trí ở Thế Miếu, QTDTCĐH..........................................................................122 Hình 43, 2: Sơn quang trên kiến trúc gỗ ở cung Diên Thọ...........................132 Hình 44: Sơn truyền thống không khô, người thợ cạo ra và cắt bỏ ở Hoàng thành, QTDTCĐH...........................................................................98 Hình 45: Thếp vàng lá trên họa tiết trang trí, Thế Miếu, Hoàng thành, QTDTCĐH....................................................................................134 Hình 46: Sơn son thếp vàng lá trên ngai vàng, long sàng và bàn ghế, Điện Long An, trong Kinh thành, QTDTCĐH......................................125 Hình 47: Sơn son thếp vàng lá trên tủ, Điện Long An, trong Kinh thành, QTDTCĐH....................................................................................125 Hình 48: Sơn son thếp vàng lá trên cơi trầu, Điện Long An, lăng Khải Định trong và ngoài Kinh thành, QTDTCĐH........................................125 Hình 49: Một số kiểu thức trang trí bằng sơn truyền thống ở nội, ngoại thất và thờ tự, Hoàng thành, QTDTCĐH.............................................127 Hình 49, 3: Chữ - năm hình tròn kết hợp, Hiển Lâm Các...............................89 Hình 50: Một số kiểu thức trang trí trên các chất liệu đồng, sắt, gốm, men sứ, khảm sành sứ, Hoàng thành, QTDTCĐH.....................................124 168 Phụ lục 2 Nội dung và dữ liệu bảng hỏi đề tài 1. Mẫu bảng hỏi SƠN TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ Xin Qúy vị cung cấp thông tin cá nhân (nếu có) Họ & tên: .... Chức vụ, Đơn vị công tác:...... Công việc đang làm:........ Địa chỉ: ............ Số điện thọai:..... Thưa Quý vị là những Nhà quản lý, Nghệ nhân và Người thợ sơn, thợ vẽ, thợ chạm khắc đang công tác và phục vụ tại Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH), chúng tôi xây dựng văn bản này là bảng các câu hỏi đưa ra nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu Nghệ thuật sơn truyền thống trên trang trí Di tích Huế; vì vậy theo Qúy vị nhận định, đánh giá để giúp cho đề tài của chúng tôi đạt tính khách quan trong nghiên cứu, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của quý vị trong những vấn đề dưới đây. (Xin Qúy vị chọn phương án phù hợp nhất bằng dấu (X) hoặc ý kiến khác) 1. Trong Quần thể Di tích cố đô Huế (QTDTCĐH), chất liệu sơn truyền thống, sơn ta, sơn mài, ở công đoạn làm nền cốt có bao nhiêu lớp sơn ? (bó, hom, thí sơn, thí màu, phủ sơn và thếp vàng). Có 12 lớp sơn:..... 14 lớp sơn:..... 15 lớp sơn:.... Ý kiến khác:..... 2. Theo truyền thống lúc hom cốt gỗ được làm bằng loại đất gì? Đất sét:..... Đất tam lư:..... Đất phù sa:..... 3. Ngày nay, quá trình bó, hom sơn có sử dụng loại bột gì? Bột đá:..... Bột thạch cao:..... Cả hai:..... Không sử dụng:..... Có nhưng tỷ lệ ít:..... 169 4. Công đoạn sửa chữa và bó sơn có sử dụng mùn cưa, mạt cưa trộn với sơn sống và bột, đất ? Có:..... Không:..... Không biết:..... Ý kiến khác:.. 5. Sơn sống có trộn với chất lỏng gì? Nước:.... Dầu hỏa:..... Cả hai:..... 6. Trong QTDTCĐH các loại sơn nào được chọn để bảo tồn, tu sửa sơn truyền thống trên trang trí Di tích Huế? Sơn truyền thống:..... Sơn hạt điều:..... Sơn Nhật:..... Cả ba loại:..... Ý kiến khác:.. 7. Những công trình nghệ thuật nào có sử dụng thuần túy sơn hạt điều, sơn Nhật? Ngọ Môn:..... Điện Thái Hòa:..... Hiển Lâm Các:..... Thế Miếu:..... Hưng Miếu:..... lăng Minh Mạng:..... lăng Đồng Khánh:..... lăng Thiệu Trị:.... Ý kiến khác: 8. Hiện tượng sơn truyền thống bị bong tróc hay uốn cong là do sử dụng loại sơn gì? Sơn hạt điều:.... Sơn Nhật:..... Sơn chín có pha trộn với dầu hỏa:..... Ý kiến khác:. 9. Trên các họa tiết, hoa văn trang trí được hom và thí sơn mỏng hay dày? Được hom lớp sơn mỏng:..... Được thí lớp sơn mỏng:..... Được hom lớp sơn dày:..... Được thí lớp sơn dày:..... Ý kiến khác:.. 10. Trong công đoạn phủ (bọc, phất) vải được người thợ phủ vải lên trên nền cốt gỗ có họa tiết trang trí không? Có:..... Không:..... Không biết:..... Ý kiến khác: 11. Sau một thời gian, việc dát bạc lá có phủ phẩm vàng trên các họa tiết trang trí bị phai nhạt là do nguyên nhân nào? 170 Do ánh sáng mặt trời:..... Do sơn kém chất lượng:...... Cả hai nguyên nhân:..... Nguyên nhân khác: 12. Cần thay đổi việc dát bạc lá, quỳ lá trên các họa tiết, hoa văn trang trí bằng dát vàng lá, vàng quỳ để đem lại giá trị thẩm mỹ cao và đúng với di tích lịch sử nói chung và di tích Huế nói riêng? Nhất trí:.... Không nhất trí:..... Ý kiến khác:.. 13. Sơn truyền thống trên trang trí di tích Huế có sử dụng sơn công nghiệp vào các đồ sơn không? Có:..... Hoàn toàn không:..... Không biết:..... Ý kiến khác: 14. Trong kiến trúc Di tích Huế, sơn truyền thống và kiểu thức trang trí còn được lưu giữ lại từ thời Nguyễn hay đã được thay thế mới hoàn toàn? - Một số đồ sơn còn được lưu giữ lại:..... - Một số đồ sơn đã thay thế mới:..... - Một số kiểu thức trang trí được tô vẽ còn giữ lại nguyên bản:..... - Một số kiểu thức trang trí được chạm khắc, chạm lộng còn giữ lại nguyên bản:..... - Đa số chất liệu sơn truyền thống đã được thay thế mới:..... - Đa số các kiểu thức trang trí được tô vẽ và chạm khắc đã được thay thế mới:..... Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Qúy vị! (Hết nội dung bảng hỏi) 171 2. Thống kê kết quả bảng hỏi Sau khi bổ sung bảng hỏi đến người thợ và quản lý, NCS thu về hơn 60 bảng hỏi theo mẫu (Phần bảng hỏi nêu trên), đối với các Nhà quản lý, Nghệ nhân và Người thợ sơn, thợ vẽ, thợ chạm khắc đang công tác và phục vụ tại Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế. NCS thu về được 55 phiếu trong đó có 50 phiếu đáng tin cậy và kết quả được thống kê như sau. 1. Trong Quần thể Di tích cố đô Huế (QTDTCĐH), sơn truyền thống, sơn ta, sơn mài, ở công đoạn làm nền cốt có bao nhiêu lớp sơn ? (bó, hom, thí sơn, thí màu, phủ sơn và thếp vàng). Có 12 lớp sơn: 06 14 lớp sơn: 35 15 lớp sơn: 0 Ý kiến khác: Có 09 ý kiến phụ thuộc vào lớp sơn nguyên gốc của một số cấu kiện và vị trí lớp sơn đó cần chủng loại sơn gì 2. Theo truyền thống lúc hom cốt gỗ được làm bằng loại đất gì? Đất sét: 24 Đất tam lư: 06 Đất phù sa: 20 3. Ngày nay, quá trình bó, hom sơn có sử dụng loại bột gì? Bột đá: 35 Bột thạch cao: 0 Cả hai: 0 Không sử dụng: 0 Có nhưng tỷ lệ ít: 15 4. Công đoạn sửa chữa và bó sơn có sử dụng mùn cưa, mạt cưa trộn với sơn sống và bột, đất ? Có: 50 Không: 0 Không biết: 0 Ý kiến khác: 0 5. Sơn sống có trộn với chất lỏng gì? Nước: 0 Dầu hỏa: 50 Cả hai: 0 6. Trong QTDTCĐH các loại sơn nào được chọn để bảo tồn, tu sửa sơn truyền thống trên trang trí Di tích Huế? Sơn truyền thống: 32 Sơn hạt điều: 0 Sơn Nhật: 0 Cả ba loại: 0 Ý kiến khác: có 12 ý kiến không biết, 06 không có ý kiến 172 7. Những công trình nghệ thuật nào có sử dụng thuần túy sơn hạt điều, sơn Nhật? Ngọ Môn: 0 Điện Thái Hòa: 0 Hiển Lâm Các: 0 Thế Miếu: 0 Hưng Miếu: 0 Lăng Minh Mạng: 0 lăng Đồng Khánh: 0 lăng Thiệu Trị: 0 Ý kiến khác: 46 ý kiến cho rằng không có, 04 ý kiến không biết 8. Hiện tượng sơn truyền thống bị bong tróc hay uốn cong là do sử dụng loại sơn gì? Sơn hạt điều: 0 Sơn Nhật: 0 Sơn chín có pha trộn với dầu hỏa: 24 Ý kiến khác: có 26 ý kiến cho rằng do tất cả các loại sơn trên 9. Trên các họa tiết, hoa văn trang trí được hom và thí sơn mỏng hay dày? Được hom lớp sơn mỏng: 0 Được thí lớp sơn mỏng: 40 Được hom lớp sơn dày: 09 Được thí lớp sơn dày: 01 Ý kiến khác: 10. Trong công đoạn phủ (bọc, phất) vải được người thợ phủ vải lên trên nền cốt gỗ có họa tiết trang trí không? Có: 02 Không: 48 Không biết: 0 Ý kiến khác: 0 11. Sau một thời gian, việc dát bạc lá có phủ phẩm vàng trên các họa tiết trang trí bị phai nhạt là do nguyên nhân nào? Do ánh sáng mặt trời: 14 Do sơn kém chất lượng: 08 Cả hai nguyên nhân: 28 Nguyên nhân khác: 0 12. Cần thay đổi việc dát bạc lá, quỳ lá trên các họa tiết, hoa văn trang trí bằng dát vàng lá, vàng quỳ để đem lại giá trị thẩm mỹ cao và đúng với di tích lịch sử nói chung và di tích Huế nói riêng? Nhất trí: 22 Không nhất trí: 21 Ý kiến khác: có 07 ý kiến phụ thuộc vào tính nguyên bản của hoa văn họa tiết trang trí. 173 13. Sơn truyền thống trên trang trí di tích Huế có sử dụng sơn công nghiệp vào các đồ sơn không? Có: 01 Hoàn toàn không: 48 Không biết: 01 Ý kiến khác: 0 14. Trong kiến trúc Di tích Huế, sơn truyền thống và kiểu thức trang trí còn được lưu giữ từ thời Nguyễn hay đã được thay thế mới hoàn toàn? - Một số đồ sơn còn được lưu giữ lại: 30 - Một số đồ sơn đã thay thế mới: 20 - Một số kiểu thức trang trí được tô vẽ còn giữ lại nguyên bản: 48 - Một số kiểu thức trang trí được chạm khắc, chạm lộng còn giữ lại nguyên bản: 47 - Đa số chất liệu sơn truyền thống đã được thay thế mới: 0 - Đa số các kiểu thức trang trí được tô vẽ và chạm khắc đã được thay thế mới: 0 3. Phân tích kết quả bảng hỏi 1. Trong Quần thể Di tích cố đô Huế (QTDTCĐH) sơn truyền thống, sơn ta, sơn mài, ở công đoạn làm nền cốt có bao nhiêu lớp sơn ? (bó, hom, thí sơn, thí màu, phủ sơn và thếp vàng). Có 12 lớp sơn: 06 14 lớp sơn: 35 15 lớp sơn: 0 Ý kiến khác: Có 09 ý kiến phụ thuộc vào lớp sơn nguyên gốc của một số cấu kiện và vị trí lớp sơn đó cần chủng loại sơn gì Sơn truyền thống, sơn cổ truyền đóng vai trò tối ưu trong QTDTCĐH, bởi vì nó có 2 chức năng rõ nét như tránh sự co giản của gỗ, tạo nền bằng phẳng cho họa tiết thăng hoa. Nên các công đoạn có đến 14 lớp sơn bảo đảm theo yêu cầu kỹ thuật. 2. Theo truyền thống lúc hom cốt gỗ được làm bằng loại đất gì? Đất sét: 24 Đất tam lư: 06 Đất phù sa: 20 174 Loại đất để trộn với sơn sống và hom lên trên các cấu kiện gỗ trong kiến trúc di tích thời Nguyễn chính là các loại đất nêu trên, tuy nhiên cũng có thể linh hoạt chọn một trong số loại đất như đất sét, đất tam lư, đất phù sa nhưng chúng vẫn bảo đảm yêu cầu trong các công đoạn hom. 3. Ngày nay, quá trình bó, hom sơn có sử dụng loại bột gì? Bột đá: 35 Bột thạch cao: 0 Cả hai: 0 Không sử dụng: 0 Có nhưng tỷ lệ ít: 15 Theo truyền thống mỗi lúc hom, bó sơn ngoài việc sử dụng bột đất phù sa..., thì không sử dụng bột thạch cao vì nó dòn cứng, dễ bể vở. Ngày nay có thể có thể trộn thêm một ít bột đá với tỷ lệ ít sẽ có hiệu quả cho công trình, bởi nó giúp cho nền cốt cứng chắc cùng với các loại đất. 4. Công đoạn sửa chữa và bó sơn có sử dụng mùn cưa, mạt cưa trộn với sơn sống và bột, đất ? Có: 50 Không: 0 Không biết: 0 Ý kiến khác: 0 Trộn mạt cưa, mùn cưa trong quá trình sửa chữa và bó sơn trong các công trình kiến trúc di tích, nhằm mục đích kết nối các phân tử của sơn sống và bột đất có độ bền vững hơn. 5. Sơn sống có trộn với chất lỏng gì? Nước: 0 Dầu hỏa: 50 Cả hai: 0 Thực tiễn cho biết, việc trộn dầu hỏa với sơn sống trong quá trình bảo tồn trùng tu di tích là bất khả kháng, trong trường hợp sơn sống quá đậm đặt (sơn thịt 100%) thì lúc đó mới cho dầu hỏa vào sơn sống. Bản thân sơn sống đã có lớp mật dầu để hòa trộn với lớp sơn thịt đó. Cho nên người thợ không nên trộn dầu hỏa vào sơn sống để bảo tồn vì nó làm giảm tuổi thọ của các lớp sơn. Dầu hỏa chỉ có chức năng rửa sạch các công cụ làm nghề sơn. 6. Trong QTDTCĐH các loại sơn nào được chọn để bảo tồn, tu sửa sơn truyền thống trên trang trí di tích Huế? 175 Sơn truyền thống: 32 Sơn hạt điều: 0 Sơn Nhật: 0 Cả ba loại: 0 Ý kiến khác: có 12 ý kiến không biết, 06 không có ý kiến Việc sử dụng sơn truyền thống trong các công trình kiến trúc gỗ di tích lịch sử nói chung và nói riêng di tích cố đô Huế là tính tất yếu, không thể thay thế các loại sơn khác. Sơn truyền thống bảo đảm theo quy tắc bảo tồn di tích đã có từ các thời kỳ trước đó. 7. Những công trình nghệ thuật nào có sử dụng thuần túy sơn hạt điều, sơn Nhật? Ngọ Môn: 0 Điện Thái Hòa: 0 Hiển Lâm Các: 0 Thế Miếu: 0 Hưng Miếu: 0 Lăng Minh Mạng: 0 lăng Đồng Khánh: 0 lăng Thiệu Trị: 0 Ý kiến khác: 46 ý kiến cho rằng không có, 04 ý kiến không biết Những công trình nghệ thuật kiến trúc di tích chắc chắn sẽ không làm bằng sơn hạt điều hay sơn Nhật, bởi vì loại sơn đó không bền vững, dễ dàng uốn cong, nứt nẻ và bong tróc dễ dàng. 8. Hiện tượng sơn truyền thống bị bong tróc hay uốn cong là do sử dụng loại sơn gì? Sơn hạt điều: 0 Sơn Nhật: 0 Sơn chín có pha trộn với dầu hỏa: 24 Ý kiến khác: có 26 ý kiến cho rằng do tất cả các loại sơn trên Hiện tượng sơn bị nứt nẻ, uốn cong trên các cấu kiện gỗ có thật trên thực tế, vì vậy việc sử dụng các loại sơn trên vào công tác bảo tồn di tích không thể chấp nhận và do người thợ trộn dầu hỏa vào sơn chín... nên một số công trình nghệ thuật trang trí của sơn truyền thống gặp nhiều hạn chế nhất định và không bảo đảm dúng quy trình bảo tồn đồng thời làm mất vẻ đẹp hiện có của thời Nguyễn. 176 9. Trên các họa tiết, hoa văn trang trí được hom và thí sơn mỏng hay dày? Được hom lớp sơn mỏng: 0 Được thí lớp sơn mỏng: 40 Được hom lớp sơn dày: 09 Được thí lớp sơn dày: 01 Ý kiến khác: Tất nhiên việc hom, thí sơn mỏng trên các họa tiết, hoa văn trang trí trong di tích, để bảo đảm nét của các họa tiết trang trí còn sắc sảo. Còn việc hom dày sẽ phủ kín các họa tiết trang trí là không đúng với việc bảo tồn chân xác. 10. Trong công đoạn phủ (bọc, phất) vải được người thợ phủ vải lên trên nền cốt gỗ có họa tiết trang trí không? Có: 02 Không: 48 Không biết: 0 Ý kiến khác: 0 Chắc chắn công đoạn phất vải trên nền gỗ có họa tiết là không thể, vì nhằm bảo đảm họa tiết trang trí có nét sắc sảo. 11. Sau một thời gian, việc dát bạc lá có phủ phẩm vàng trên các họa tiết trang trí bị phai nhạt là do nguyên nhân nào? Do ánh sáng mặt trời: 14 Do sơn kém chất lượng: 08 Cả hai nguyên nhân: 28 Nguyên nhân khác: 0 Việc phủ lớp phẩm vàng có trộn nước nghệ lên trên bạc lá trong di tích Huế, sẽ hạn chế vì do tác động của ánh sáng mặt trời và do sơn chín trộn với nước nghệ nên bị phai nhạt tạo lốm đốm rất khó coi. 12. Cần thay đổi việc dát bạc lá, quỳ lá trên các họa tiết, hoa văn trang trí bằng dát vàng lá, vàng quỳ để đem lại giá trị thẩm mỹ cao và đúng với di tích lịch sử nói chung và di tích Huế nói riêng? Nhất trí: 22 Không nhất trí: 21 Ý kiến khác: có 07 ý kiến phụ thuộc vào tính nguyên bản của hoa văn họa tiết trang trí. 177 Việc dát bạc lá thời Nguyễn là hoàn toàn đúng, nhưng trong thời hiện đại ngày nay đã có cơ sở sản xuất vàng lá tại làng Kiêu Kỵ miền Bắc, nên thay đổi dán bạt lá bàng vàng lá sẽ đem lại hiệu quả thẩm mỹ cho công trình và sánh ngang với các di tích của các nước lân bang. 13. Sơn truyền thống trên trang trí di tích Huế có sử dụng sơn công nghiệp vào các đồ sơn không? Có: 01 Hoàn toàn không: 48 Không biết: 01 Ý kiến khác: 0 Trong di tích Huế các đồ sơn và các cấu kiện gỗ được người thợ làm sơn truyền thống một cách thuần túy. 14. Trong kiến trúc Di tích Huế, sơn truyền thống và kiểu thức trang trí còn được lưu giữ từ thời Nguyễn hay đã được thay thế mới hoàn toàn? - Một số đồ sơn còn được lưu giữ lại: 30 - Một số đồ sơn đã thay thế mới: 20 - Một số kiểu thức trang trí được tô vẽ còn giữ lại nguyên bản: 48 - Một số kiểu thức trang trí được chạm khắc, chạm lộng còn giữ lại nguyên bản: 47 - Đa số chất liệu sơn truyền thống đã được thay thế mới: 0 - Đa số các kiểu thức trang trí được tô vẽ và chạm khắc đã được thay thế mới: 0 Câu hỏi này, nhằm khẳng định thêm tính nguyên bản của các đồ sơn trong di tích thời Nguyễn, còn được lưu giữ nguyên gốc; tuy nhiên bên cạnh nguyên gốc đó vẫn còn có một số đồ sơn được bảo tồn và khôi phục lại mới, còn các cấu kiện gỗ và các cột trụ được thay thế qua từng thời kỳ lịch sử của thời Nguyễn cho đến ngày hôm nay. 178 Phụ lục 3. Phiên bản sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí sử dụng trong luận án C2, H.1: Ngai vàng và bửu tán, Điện Thái Hòa. (Ảnh của NCS, 2012) C2, H.2: Các hàng cột, sơn truyền thống ở Điện Thái Hoà (Ảnh của NCS, 2012) C2, H.3: Chữ triện và hoa lá (Ảnh của NCS, 2013) 179 C2, H.4: Rồng và mây, Thế Miếu (Ảnh của NCS, 2013) C2, H.5: Rồng hoá cúc, Hiển Lâm Các và Hưng Miếu (Ảnh của NCS, 2013) C2, H.6: Phượng (Phụng) bay trong mây, Thế Miếu. (Ảnh của NCS, 2013) 180 C2, H.7: Hổ Phù và mây, Hưng Miếu và Thế Miếu (Ảnh của NCS, 2013) C2, H.8: Long mã ở Thế Miếu, Hưng Miếu (Ảnh của NCS, 2013) 181 C2, H.9: Lá sen hóa rùa đội Qủa lôi, Thế Miếu (Ảnh của NCS, 2013) C2, H.10: Án thờ có 11 ô hộc, Thế Miếu (Ảnh của NCS, 2013) C2, H.11: Án thờ có 13 ô hộc, Hưng Miếu (Ảnh của NCS, 2013) 182 C2, H.12: Ván tường không có hoạ tiết trang trí, Điện Thái Hòa (Ảnh của NCS, 2012) C2, H.13: Ô hộc bát bửu - bắt quả cung Diên Thọ và thơ văn - bát bửu Hưng Miếu, (Ảnh của NCS, 2013) C2, H.14: Khoảng trống họa tiết, Tử Cấm Thành (Ảnh của NCS, 2013) (Ảnh của NCS) C2, H.15: Phù điêu lớp trước và sau, Thế Miếu (Ảnh của NCS, 2013) 183 C2, H.16: Cân xứng (đối xứng), Hiển Lâm Các (Ảnh của NCS, 2013) C2, H.17: Đăng đối thật, Hưng Miếu (Ảnh của NCS, 2014) C2, H. 18: Đăng đối giả, bố cục tĩnh vật, Cung Diên Thọ (Ảnh của NCS, 2014) C2, H.19: Họa tiết lập đị lập lại, Chữ T - hoa lá và Chữ triện - rồng hóa lá Hưng Miếu (Ảnh của NCS, 2014) 184 C2, H. 20: Bố cục tự do, Cung Diên Thọ (Ảnh của NCS, 2014) C2, H. 21: Tương phản, hoạ tiết mảng chính và phụ, Án thờ Hưng Miếu (Ảnh của NCS, 2014) C2, H.22: Hướng phát triển hoạ tiết trang trí, Tử Cấm Thành (Ảnh của NCS, 2014) C2, H.23: Nhấn mạnh (chủ đạo), Hưng Miếu, Tập sách L’ Hue (Ảnh của NCS, 2014) 185 C2, H.24: Đồng nhất, Hưng Miếu (Ảnh của NCS, 2014) C2, H.25: Nhịp điệu, Điện Thái Hòa (Ảnh của NCS, 2014) C2, H.26: Tỷ lệ, Hình tượng Dơi, Hưng Miếu (Ảnh của NCS, 2014) C2, H.27: Đơn giản, Hưng Miếu (Ảnh của NCS, 2014) 186 C2, H.28: Sơn son (đỏ), ngoại thất Hiển Lâm Các (Ảnh của NCS, 2012) C2, H.29 : Sơn then (đen), nội thất Hiển Lâm Các (Ảnh của NCS, 2012) C2, H.30: Sơn then (đen), nội thất lăng Tự Đức (Ảnh của NCS, 2012) C2, H.31: Họa tiết trang trí phai nhạt và bong tróc do tác động của khách du lịch (Ảnh của NCS, 2012) 187 C3, H 32, 1: Sơn phủ hoàng kim còn nguyên vẹn, Tử Cấm Thành. (Ảnh của NCS, 2015) C3, H 32, 2: Sơn phủ hoàng kim bị phai nhạt, Tử Cấm Thành. (Ảnh của NCS, 2016) C3, H 32, 3: Sơn truyền thống bong tróc lộ ra lớp phủ vải, bạc lá phai nhạt, chân cột trụ bị hủy hoại trong Hoàng thành. (Ảnh của NCS, 2012) C3, H.33 : Hàng cột bằng chất liệu xi măng tại Phu Văn Lâu, (Ảnh của NCS, 2012) C3, H.34: Đắp chất liệu xi măng trên kiến trúc gỗ tại Hoàng Thành (Ảnh của NCS, 2012) 188 C3, H.35: Hoạ tiết trang trí trên kiến trúc gỗ bị hư hỏng, Hoàng Thành (Ảnh của NCS, 2013) Sơn mật dầu, 900 0 Sơn giọi nhất, 70-80 Sơn giọi nhì, 60-650 Sơn thịt, 550 Sơn cặn bả C3, H.36: Mủ sơn ngưng đọng tạo thành các lớp sơn (Ảnh của NCS, 2006) C3, H.37: Hiện hữu bạc lá trên hoạ tiết trang trí, Tử Cấm Thành (Ảnh của NCS, 2014) 189 C3, H.38 : Keo hoá học hai thành phần và sơn C3, H.39: Lacquer base chất làm nền bóng (công nghiệp), (Ảnh của NCS, 2006) các khe hở, nức nẻ, (Ảnh của NCS, 2006) C3, H. 40: Sơn thếp ngã đỏ tại Hưng Miếu (giống miền Bắc) (Ảnh của NCS, 2014) C3, H. 41: Sơn thếp ngã đỏ Văn Mi ếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội (Ảnh của NCS, 2006) 190 C3, H.42: Các lớp sơn trên kiến trúc gỗ và từ lớp sơn thứ 1 đến lớp 14, 15 bằng sơn truyền thống. (Nguồn trích dẫn của Nguyễn Văn Hà, CB.TTBTDTCĐ Huế, 2010) 191 C3, H.43, 1: Người thợ sơn truyền thống trên các kiểu thức trang trí, Thế Miếu (Nguồn trích dẫn của Nguyễn Văn Hà, CB.TTBTDTCĐ Huế, 2010) C3, H.43, 2: Sơn quang dầu trên kiến trúc gỗ ở cung Diên Thọ. (Ảnh NCS, 2014) C3, H.44: Sơn truyền thống không khô, người thợ cạo ra và cắt bỏ (Ảnh của NCS, 2014) 192 C3, H.45: Thếp vàng lá trên các hoạ tiết trang trí (Nguồn trích dẫn của Nguyễn Văn Hà, CB.TTBTDTCĐ Huế, 2010) 193 C3, H.46: Sơn son thếp vàng trên ngai vàng, long sàng, kiệu võng, bàn ghế tại đi ện Long An trong Kinh Thành (Ảnh của NCS, 2014) C3, H.47: Sơn son thếp vàng trên Tủ, Điện Long An trong Kinh Thành (Ảnh của NCS, 2014) C3, H.48: Sơn son thếp vàng trên cơi trầu tại lăng Khải Định và Điện Long An. (Ảnh của NCS, 2014) 194 Phụ lục 4. Danh mục sơn truyền thống và các chất liệu khác C3, H.49: Một số kiểu thức trang trí bằng sơn truyền thống ở nội và ngoại thất trong Hoàng thành. (Ảnh NCS, 2015) + Ngoại thất 1 2 3 4 + Nội thất 195 196 + Thờ tự C3, H.50: Một số kiểu thức trang trí trên các chất liệu khác + Chất liệu đồng trong Hoàng thành 197 + Chất liệu sắt tại sân Thế Miếu + Chất liệu gốm, men sứ trong Hoàng thành 198 + Chất liệu khảm sành sứ, cung Trường Sanh, Hoàng thành + Chất liệu Pháp lam trong Hoàng thành + + Chất liệu mành tre và xà cừ trong Hoàng thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_son_truyen_thong_trong_nghe_thuat_trang_tri_quan_the.pdf