Luận án Sinh hoạt văn hóa quan họ làng

Tài liệu Luận án Sinh hoạt văn hóa quan họ làng, ebook Luận án Sinh hoạt văn hóa quan họ làng

pdf176 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Sinh hoạt văn hóa quan họ làng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giả Trần Minh Chính MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5 1.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 22 Chương 2: SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ LÀNG CỔ TRUYỀN Ở LÀNG VIÊM XÁ 37 2.1. Làng Viêm Xá - không gian sinh hoạt văn hóa Quan họ tiêu biểu 37 2.2. Xã hội Quan họ làng 46 2.3. Kết bạn Quan họ 48 2.4. Diễn xướng Quan họ 52 2.5. Văn hóa giao tiếp, ứng xử và tục kiêng hèm 61 2.6. Tạo nguồn nghệ nhân Quan họ 68 Chương 3: SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ LÀNG Ở LÀNG VIÊM XÁ HIỆN NAY 72 3.1. Không gian sinh hoạt văn hóa Quan họ làng 72 3.2. Xã hội Quan họ làng 81 3.3. Kết bạn Quan họ 89 3.4. Diễn xướng Quan họ 91 3.5. Văn hóa giao tiếp, ứng xử và tục kiêng hèm 101 3.6. Tạo nguồn nghệ nhân Quan họ 108 Chương 4: BẢO TỒN, PHÁT HUY SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ LÀNG HIỆN NAY 112 4.1. Những nhân tố cơ bản tác động đến sinh hoạt văn hóa Quan họ làng 112 4.2. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra trong sinh hoạt văn hóa Quan họ làng hiện nay 121 4.3. Phương hướng bảo tồn, phát huy sinh hoạt văn hóa Quan họ làng 126 4.4. Một số giải pháp cơ bản 134 KẾT LUẬN 139 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 PHỤ LỤC 153 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CLBQH : Câu lạc bộ Quan họ CCTT : Cơ chế thị trường CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DSVHPVT : Di sản văn hóa phi vật thể DSVHVT : Di sản văn hóa vật thể DCQH : Dân ca Quan họ ĐQH : Đội Quan họ ĐTH : Đô thị hóa KT-XH : Kinh tế - xã hội KTTT : Kinh tế thị trường NXB : Nhà xuất bản SHVHQHL : Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng TCH : Toàn cầu hóa TG : Tác giả luận án UBND : Ủy ban nhân dân VHQHL : Văn hóa Quan họ làng VHTT : Văn hóa thông tin VHTT&DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch XHQHL : Xã hội Quan họ làng DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Nguồn gốc của Quan họ 43 Bảng 3.1: So sánh đội Quan họ và bọn Quan họ 88 Bảng 3.2: Bảng so sánh giữa bài hát Quan họ hát "đủ" và một bài Quan họ hát tắt". 93 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân ca Quan họ là một trong những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị to lớn không chỉ đối với nhân dân vùng Kinh Bắc - nơi đã sản sinh và nuôi dưỡng Quan họ - mà còn đối với cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam và toàn thể nhân loại. Vào lúc 16h55' ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại thủ đô Abu Đhabi của các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Ủy ban UNESCO của Liên hợp quốc đã công nhận Quan họ Bắc Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại dựa trên các giá trị văn hóa, giá trị lưu trữ tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục. Đó thực sự là một viên ngọc quý đã tỏa sáng nhiều thế kỉ trong dòng chảy văn hóa đa sắc màu của các loại hình dân ca Việt Nam. Trải qua thời gian, dân ca Quan họ phát triển rực rỡ đến mức, đã tạo nên quanh nó cả một bản sắc văn hóa riêng - đó là Văn hóa Quan họ, với những biểu hiện sinh hoạt phong phú, từ đời sống tâm linh, tín ngưỡng đến những phong tục tập quán, trang phục và lề lối giao tiếp ứng xử, ca hát vừa độc đáo, vừa thấm đượm tính chất cộng đồng. Và đến lượt mình, các sinh hoạt văn hóa Quan họ đã nuôi dưỡng để dân ca Quan họ tồn tại và phát triển. Nhìn nhận từ mối quan hệ biện chứng, hữu cơ ấy, có thể thấy, khi sinh hoạt văn hóa Quan họ đổi thay và phát triển thì dân ca Quan họ cũng đổi thay và phát triển. Do đó, muốn bảo tồn, phát huy dân ca Quan họ, trước hết phải nghiên cứu thực trạng của sinh hoạt văn hóa Quan họ trong sự kế thừa, tiếp nối liên tục của nó với sinh hoạt Quan họ cổ truyền. Ở đây là sinh hoạt văn hóa Quan họ làng. Nghiên cứu sinh hoạt văn hóa Quan họ làng chính là nghiên cứu môi trường sống, môi trường phát triển của dân ca Quan họ gắn với hạt nhân cốt lõi của nó là bản thân các sinh hoạt ca xướng. Mặt khác, có thể nói, từ nửa cuối thế kỷ XX cho đến nay, đất nước ta có nhiều biến động lớn và sâu sắc cả về kinh tế, chính trị và xã hội, đặc biệt là thời kì đổi mới, đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập. Văn hóa truyền thống, trong đó có dân ca Quan họ đã đứng trước những thử thách, va đập mạnh mẽ với văn hóa ngoại nhập, với những biến đổi về lối sống, nếp sống và đặc biệt là xu hướng đô thị hóa làm thay đổi không chỉ những vùng ven đô thị mà cả 2 những vùng nông thôn rộng lớn, trong đó vùng Quan họ không phải là một ngoại lệ. Rõ ràng, nguy cơ mai một hoặc biến dạng của Quan họ là một sự thật hiện hữu. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi sinh hoạt văn hóa Quan họ làng cần phải được bảo tồn như thế nào để vừa bảo lưu tối đa những giá trị truyền thống căn cốt; vừa phát huy, phát triển để đáp ứng nhu cầu của con người hiện đại và môi trường văn hóa hiện nay. Như vậy, đặt vấn đề nghiên cứu sinh hoạt văn hóa Quan họ làng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, điểm lại tình hình nghiên cứu dân ca Quan họ từ thế kỷ XX đến nay, mặc dù đã có nhiều thành tựu; trong đó có một số công trình in thành sách, các bài nghiên cứu riêng đã có đề cập tới sinh hoạt văn hóa Quan họ làng cổ truyền nhưng chưa có công trình nào chuyên tâm nghiên cứu về sinh hoạt văn hóa Quan họ làng, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới. Đây chính là giai đoạn lịch sử đầy biến động và cũng giàu thành tựu của sự bảo tồn, phát triển dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc. Xuất phát từ những lí do kể trên, tôi lựa chọn đề tài: Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá) làm đề tài Luận án tiến sĩ của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sinh hoạt văn hóa Quan họ làng. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Nghiên cứu sinh hoạt văn hóa Quan họ làng và xu hướng phát triển của sinh hoạt văn hóa Quan họ làng trong tương lai. - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Làng thủy tổ Quan họ Viêm Xá và mối quan hệ liên làng trong vùng Quan họ Kinh Bắc. Khi xác định cách tiếp cận trường hợp để thực hiện đề tài, chúng tôi đã lựa chọn làng Quan họ Viêm Xá bởi một số điểm sau: + Đây là làng Quan họ gốc và được dân gian vùng Quan họ tôn vinh là làng Thủy tổ của Quan họ, nơi duy nhất có đền thờ Vua Bà - vị nữ thần được dân gian truyền tụng là người đã sáng tạo ra dân ca Quan họ, gây dựng nên làng Viêm Xá xưa. 3 + Làng Viêm Xá là làng Quan họ điển hình với một không gian văn hóa Quan họ tiêu biểu cho 49 làng Quan họ. Người ta có thể tìm thấy ở đây một diện mạo toàn vẹn của các sinh hoạt Quan họ từ lề lối, giao tiếp - ứng xử, các hình thức diễn xướng, phong tục tập quán và điều quan trọng là khả năng giữ gìn văn hóa truyền thống của người dân nơi đây. Viêm Xá còn là làng Quan họ có mối quan hệ kết nghĩa với các làng Quan họ cổ điển hình khác là Bịu Xim, Bịu Trung Đống Cao trên cơ sở của quan hệ Kết chạ - một phong tục rất cổ trong vùng. + Viêm Xá là một trong hai trung tâm hội hát Quan họ lớn nhất vùng Quan họ (cùng với Lim thuộc huyện Tiên Du) cho đến ngày nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, nhận diện các nội dung văn hóa của sinh hoạt văn hóa Quan họ làng và vai trò của nó đối với đời sống dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc, từ đó đề xuất phương hướng và khuyến nghị bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của sinh hoạt văn hóa Quan họ làng trong bối cảnh đất nước đổi mới, mở cửa và hội nhập. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về sinh hoạt văn hóa Quan họ làng vùng Kinh Bắc hiện nay. - Khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực trạng của sinh hoạt văn hóa Quan họ làng hiện nay trong mối quan hệ hữu cơ với sinh hoạt văn hóa Quan họ làng cổ truyền và tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội vùng Kinh Bắc thông qua nghiên cứu trường hợp Làng thủy tổ Quan họ Viêm Xá cùng mối quan hệ, giao lưu Quan họ giữa làng Quan họ tiêu biểu này với các làng kết nghĩa, các làng Quan họ khác trong vùng. - Nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, phương hướng, cơ chế chính sách và các khuyến nghị cụ thể nhằm bảo tồn, phát huy sinh hoạt văn hóa Quan họ làng trong tình hình hiện nay. 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn những vấn đề lý luận chung về bảo tồn, phát huy sinh hoạt văn hóa Quan họ làng. Phát hiện những vấn đề mới về 4 phương diện lý luận của sinh hoạt văn hóa Quan họ làng và vai trò của sinh hoạt văn hóa Quan họ làng trong giai đoạn hiện nay. 4.2 Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp nhận diện sinh hoạt văn hóa Quan họ làng và việc bảo tồn, phát huy sinh hoạt văn hóa Quan họ làng nói riêng, sinh hoạt văn hóa truyền thống nói chung, trước hết là trên chính quê hương của loại hình dân ca này. - Nội dung, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy trong hệ thống các trường văn hóa nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn và làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý văn hóa, đặc biệt là quản lý văn hóa cơ sở vùng Quan họ Kinh Bắc. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 04 chương, 18 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài , trong phần Tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào những kết quả tiếp cận theo hướng bàn về Văn hóa Quan họ, về các thành tố (các mặt) của sinh hoạt văn hóa Quan họ. Từ những thành quả chung đó của giới nghiên cứu, chúng tôi kế thừa và chọn cho đề tài của mình một nội dung nghiên cứu mới theo hướng tổng thể và chuyên sâu hơn. Ở đây là sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (SHVHQHL). 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Cho đến nay đã có 2 luận án tiến sĩ về Quan họ và liên quan đến Quan họ được bảo vệ tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đó là các luận án: - Hát Quan họ ở miền Bắc Việt Nam: "Khao khát khám phá nghệ thuật Quan họ" của Lê Ngọc Chân [22] đã chỉ rõ mối quan hệ giữa quan họ với các môn nghệ thuật Chèo, Chầu văn và các sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã. Luận án cũng quan tâm ảnh hưởng của văn hóa Chăm đến một số tập tục văn hóa ở làng Viêm Xá như tục cưới, vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như quan hệ tính giao trong giao du kết bạn Quan họ. - "Sự chuyển tải âm nhạc: âm nhạc dân gian, sự điều chỉnh và quá trình hiện đaị hóa ở miền Bắc Việt Nam" của L.Meeker [69] đã dụng công nghiên cứu về các chính sách của nhà nước Việt Nam đối với việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc. Nội dung luận án của Bà cũng đề cập sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc giữ gìn truyền thống. Bà cho rằng ở Việt Nam, việc bảo tồn di sản văn hóa được nhà nước hóa. Cả hai luận án trên đều là luận án triết học và bàn về Quan họ chủ yếu từ góc độ âm nhạc, dân ca. - Hội thảo khoa học quốc tế: "Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại (qua trường hợp Quan họ Bắc Ninh ở Việt Nam)" của Bộ Văn hóa Thông tin 6 phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh [20] với sự tham gia của trên 100 nhà khoa học, trong đó có các nhà khoa học đến từ Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Lào, Malayxia. Tại hội thảo này, trong tham luận của các học giả nước ngoài, có một số tham luận đề cập trực tiếp tới dân ca Quan họ, tiêu biểu là: GS.TS Tokumaru Yosihito, Đại học Không gian, Nhật Bản trong tham luận: Mục đích của Hội nghị đã đánh giá cao việc Việt Nam chọn Di sản phi vật thể Quan họ để ưu tiên bảo tồn, phát triển bên cạnh Di sản phi vật thể Âm nhạc Cung đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên. Ông khẳng định: bằng việc quan tâm đến "truyền thống nhỏ" (chỉ Quan họ) chúng ta có thể quan tâm đến tương lai âm nhạc trên toàn thế giới. GS.TS Gisa Jahnichen, Đại học Frankfurt, Cộng hòa liên bang Đức trong bài tham luận: Truyền thống hát thi và triết học thông tin hiện nay tại Việt Nam đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc về dân ca Việt Nam của ông khi đưa vào bài viết của mình các loại dân ca nổi tiếng của Việt Nam như Ví giặm, Trống quân, Bài chòi, hát Đúm, hò Đối đáp, Quan họ để đối chiếu, so sánh và lập luận. Ông nhấn mạnh đặc điểm "ứng tác, ứng ca" của Quan họ theo những qui tắc đặc biệt riêng. Ông kết luận: cuộc sống của chúng ta được bảo vệ bằng chính những thể loại âm nhạc truyền thống phù hợp, ngay cả khi xung quanh chúng ta có những phương tiện thông tin hiện đại. Theo ông, "hát Quan họ là một kiểu thức cuộc sống rất độc đáo, vì nó có ý nghĩa trong việc duy trì một nền âm nhạc bản địa vào đầu thế kỷ XXI". TS. Lauren Meecker, Đại học Columbia, Hoa Kỳ trong bài tham luận Từ bài hát ra đến sân khấu: Sinh hoạt Quan họ ở Việt Nam hiện nay, bà bàn về quan hệ giữa Quan họ và nghệ thuật diễn xuất đã thay đổi như thế nào; về sân khấu trung gian giữa loại Quan họ cổ và Quan họ mới như thế nào. Đây cũng là một trong những nội dung chính được nghiên cứu trong Luận án tiến sĩ của bà, như chúng tôi đã nêu ở trên. Đáng chú ý là bà đặt "Quan họ cổ" gắn với "Làng" - sinh hoạt văn hóa Quan họ làng, "Quan họ mới" gắn với "hiện đại". Đặc biệt, bà đặt khái niệm "sinh hoạt Quan họ" tương ứng với khái niệm "chơi Quan họ" và "biểu diễn Quan 7 họ" tương ứng với "hát Quan họ". Theo bà , "chơi Quan họ" gắn với một hệ thống quy ước và hành động xã hội và cuộc chơi Quan họ không có khán giả như "hát Quan họ" trên sân khấu. Như thế, "chơi quan họ" là một hiện tượng văn hóa tổng thể - là văn hóa Quan họ. Bà nhận định "Sinh hoạt xã hội rất quan trọng đối với cách chơi Quan họ". Ở đây, trong tham luận này, bà cũng sử dụng khái niệm "Quan họ làng" gắn với xã hội làng. GS. Deborah Wong, Đại học California, Riverside, Hoa Kỳ trong tham luận: Sự biến mất của văn hóa dân gian: một cách tiếp cận từ thế giới thứ nhất, sau khi đưa ra hai ví dụ về âm nhạc dân gian đang tồn tại ở miền Nam nước Mỹ, ông đã liên hệ trở lại để suy nghĩ về tương lai của Quan họ như thế nào? Ông đề cập đến 04 vấn đề liên quan đến Quan họ: + "Ra quyết định": Trả lời cho câu hỏi ai quyết định lưu trữ quá khứ và quyết định tương lai Quan họ. Họ sẽ là chính quyền, các nghệ nhân và toàn thể cộng đồng sở tại nhập cuộc với một tinh thần "lôi kéo tích cực". + "Bối cảnh diễn xướng" (thực chất là không gian văn hóa Quan họ - cơ bản là văn hóa Quan họ làng - TG): bối cảnh diễn xướng thường thay đổi theo thời gian đối với bất kỳ truyền thống nào Đó là một thực tế có tính qui luật - không tốt, cũng không xấu, không tích cực cũng không tiêu cực. Ông cho rằng, từ thế kỷ XIII Quan họ đã qua nhiều bối cảnh. Ở đây, trong trường hợp này GS. Deborah Wong nói về sự đổi thay (của dân ca) theo thời gian và đó là quy luật. + "Chuyển giao và phương pháp giáo dục": Quan họ cần phải được "truyền lại" để tiếp tục sự tồn tại. Ở đây có vai trò nghệ nhân và phương thức trao truyền giữa các thế hệ. + "Lưu trữ và sự ủng hộ tích cực": Sưu tầm tư liệu về Quan họ là quí giá và vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, lưu trữ để làm gì lại là một việc khác. Quan họ cần phải được hoạt động. Đặc điểm chủ yếu của di sản văn hóa phi vật thể là nó "được các cộng đồng và các nhóm tái tạo không ngừng". Ông khẳng định Quan họ tồn tại trong sự thay đổi có tính đương đại. TS. Bountheng Souksaratd, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Lào trong tham luận: Giá trị nghệ thuật trong dân ca Lào và trong hát Quan họ Việt Nam 8 nét tương đồng và dị biệt đã đưa ra một cách rất cụ thể các tương đồng và dị biệt giữa dân ca Lào (Khắp Lăm) và Quan họ trên các mặt: Môi trường, kỹ thuật hát, làn điệu, nghệ thuật trình diễn, phương pháp truyền dạy, hệ thống bài bản, lịch sử lưu truyền. Tuy nhiên, trên các mặt kể trên, ông cho rằng nét tương đồng nhiều hơn dị biệt. Như vậy, có thể thấy, tuy nghiên cứu về Quan họ của các tác giả nước ngoài chưa nhiều nhưng các kết quả cũng cho thấy Quan họ độc đáo ở chỗ nó là "một kiểu thức cuộc sống" mà dường như là một "tiểu văn hóa" chứ không chỉ là một loại hình dân ca thuần túy. Nó "chứa đựng" cuộc sống và những sinh hoạt văn hóa làng xã. 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trước năm 1945 Qua tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận biết được là trong khoảng nửa đầu thế kỷ XX tính đến trước Cách mạng Tháng Tám (1945), mảng đề tài Quan họ, về cơ bản, chưa thật sự được giới khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu. Một số bài báo đăng tải trong thời kỳ này của các tác giả như Chu Ngọc Chi, Vũ Bằng, Dương Quảng Hàm, Việt Sinh, Toan Ánh, Minh Trúc v.v thường chỉ tập trung vào việc giới thiệu một cách khái lược về loại hình hoặc bản thân một sinh hoạt cụ thể nào đó của Quan họ. Có thể lấy ví dụ: - “Hát Quan họ” của Chu Ngọc Chi [23]. - “Nghe hát Quan họ một đêm ở Lũng Giang” của Việt Sinh [87]. - “Hát quan họ”, Minh Trúc [109]. - “Hội Lim” của Nguyễn Duy Kiện [61]. Trong số ít các tác giả kể trên, có phóng sự đăng nhiều kỳ của Minh Trúc viết khá kỹ về địa bàn và lề lối hát Quan họ trong hát canh, hát hội. Đáng chú ý, tác giả nêu, ngoài các giọng thông thường của Quan họ như Bỉ, Sổng, Vặt còn có các giọng "Trên" mà theo ông biết các tài tử đặt tên là Giọng Đường bạn, Tình tang, Hừ la, Xuống sông, Lên núi các giọng "Trên" được sử dụng trong hát đối, khó hát nhưng lại không hay bằng giọng Vặt. Nhận xét quan trọng này khi ứng vào tình hình phát triển Quan họ hiện nay ta thấy rất rõ là các bài Quan họ giọng Vặt được truyền dạy và sử dụng nhiều hơn hẳn các bài Quan họ lề lối. 9 Đặc biệt, đáng chú ý hơn cả có Luận án tiến sĩ “Hát đối đáp nam nữ thanh niên” của Nguyễn Văn Huyên được công bố vào năm 1934. Trong công trình rất có giá trị này, Nguyễn Văn Huyên đã đề cập khá sâu sắc đến dân ca Quan họ nhất là hình thức hát đối và sinh hoạt Hội Lim - một lễ hội Quan họ lớn và tiêu biểu vào bậc nhất của vùng Quan họ. 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu sau 1945 đến nay Có thể thấy, từ 1945 đến 1954 là giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Trong thời gian khoảng 10 năm này, do chiến tranh, tình hình nghiên cứu không có dấu ấn gì đáng kể. Từ hòa bình lập lại trên miền Bắc (1954) đến đầu thế kỷ XXI, công tác nghiên cứu Quan họ đã được tiến hành liên tục và có bước phát triển đáng kể. Trên thực tế đã có những công trình nghiên cứu công phu, dày dặn được in thành sách, thành giáo trình dạy học một cách khá toàn diện. Trong giai đoạn từ 1955 đến trước 1965 có các công trình nghiên cứu quan trọng: "Tìm hiểu dân ca Quan họ" của Trần Linh Quý, Hồng Thao [84]; "Tìm hiểu nguồn gốc Quan họ Bắc Ninh" của Nguyễn Tiến Chiêu [25]; "Dân ca Quan họ Bắc Ninh" của Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc [82]; "Quan họ Bắc Ninh" của Nguyễn Viêm [120]. Ngoại trừ tập nhạc của Nguyễn Viêm chủ yếu ghi âm lại các bài Quan họ (60 bài), các công trình nghiên cứu còn lại đã đề cập đến nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển của dân ca Quan họ. Tuy nhiên, do phần lớn là các nhạc sỹ làm nghiên cứu nên chủ yếu sản phẩm nghiên cứu vẫn thiên về âm nhạc, sưu tầm các bài bản... Hướng nghiên cứu liên ngành về Quan họ nói riêng và văn nghệ dân gian nói chung giai đoạn này vẫn chưa được áp dụng mà chủ yếu là nghiên cứu đơn ngành. Vì vậy, Quan họ chưa thật sự được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện với tư cách là một hiện tượng văn hóa tổng thể. Đáng chú ý, trong các năm từ 1965 đến 1973, Ty Văn hóa Hà Bắc đã lần lượt tổ chức 5 hội nghị về Quan họ (vào các năm 1965,1967, 1969, 1971, 1973) để đánh giá tình hình nghiên cứu và phát triển Quan họ với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa trung ương và địa phương. Kết quả là năm 1972 cuốn kỷ yếu về một số hội nghị nói trên đã được xuất bản đánh dấu một bước tiến triển 10 quan trọng của công tác nghiên cứu Quan họ. Cuốn kỷ yếu có tên: Một số vấn đề về dân ca Quan họ (286 trang) đã trở thành tài liệu có tính chất công cụ của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu Quan họ sau này. Từ năm 1975 sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất cho đến nay, công tác nghiên cứu Quan họ đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần hình dung một cách khá toàn diện về dân ca Quan họ Kinh Bắc cả về nghệ thuật ca hát và các sinh hoạt văn hóa phong phú của loại hình dân ca này. Năm 1978, nhóm tác giả Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý đã công bố cuốn: Quan họ, nguồn gốc và quá trình phát triển [65], đây là một công trình nghiên cứu đồ sộ với 527 trang, gồm 6 phần, 12 chương. Công trình đã được viết chủ yếu trên một kho tàng tư liệu điền dã công phu, rất có giá trị. Trong số 3 tác giả của cuốn sách thì Trần Linh Quý và Hồng Thao là các nhà nghiên cứu công tác tại Sở Văn hóa Thông tin (VHTT) Hà Bắc. Họ sống ngay trên mảnh đất của quê hương Quan họ và gắn bó cả đời với sự nghiệp nghiên cứu loại hình dân ca này. Cuốn sách đã đề cập tương đối toàn diện đến dân ca Quan họ từ nguồn gốc đến quá trình phát triển. Có thể nói, đây là công trình đầu tiên cho thấy xu hướng nghiên cứu đa ngành, liên ngành về Quan họ với tư cách là hiện tượng văn hóa tổng thể mà trong đó bản thân sinh hoạt ca hát là một thành tố cốt lõi. Về xu hướng này, mở đầu chương I: Sinh hoạt Quan họ của nhân dân Hà Bắc, các tác giả viết: Khi nói đến dân ca, người ta thường nghĩ ngay đến những làn điệu và những lời ca quen thuộc của dân ca đó. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, cần phải bổ sung những lối chơi cụ thể của từng làng. "Lối chơi" là tiếng các nghệ nhân Quan họ thường dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt văn nghệ Quan họ mà mình tham gia. Nói cách khác lối chơi là toàn bộ những mối quan hệ giữa người và người trong sinh hoạt văn nghệ Quan họ, và toàn bộ những gì làm nên, những gì góp phần vào mối quan hệ ấy. Quan hệ ấy một phần thể hiện trong âm nhạc, trong lời ca; mặt khác, không kém phần quan trọng, còn thể hiện ở những quy ước về lề lối sinh hoạt (ví dụ lề lối hát, lề lối kết bạn, sự giao tiếp giữa các Quan họ), thể hiện ở ngay cử chỉ, trang phục, những tập tục khi ăn nói, lúc đứng ngồi của các Quan họ [65, tr.19]. 11 Có một điểm đáng chú ý là về sau này, các tác giả của công trình này, và hầu hết các nhà nghiên cứu khác đều gọi "sinh hoạt văn hóa Quan họ" mà không gọi "sinh hoạt văn nghệ Quan họ". Như vậy, Quan họ không bó hẹp trong một hiện tượng văn nghệ mà là một hiện tượng văn hóa tổng thể bao gồm trong nó nhiều sinh hoạt khác. Đặc biệt, trong công trình này có tới 3 chương trong tổng số 12 chương được dành để nghiên cứu về người nghệ sỹ Quan họ. Đây là một kết quả nghiên cứu khá toàn diện và đầy đủ về người nghệ sỹ - nghệ nhân Quan họ từ đời sống tình cảm cho đến đời sống sáng tạo, ca hát của họ. Tác giả Trần Chính công bố công trình nghiên cứu: "Nghệ nhân Quan họ làng Viêm Xá" [27]. Đây là công trình nghiên cứu cho ta hình dung một cách cụ thể về diện mạo sinh hoạt của đội ngũ nghệ nhân Quan họ Làng Viêm Xá trong thế kỷ XX, và đây cũng là cuốn sách đầu tiên của một tác giả nghiên cứu về một làng Quan họ gốc. Nội dung của công trình nghiên cứu này cũng nhìn nhận Quan họ không chỉ là một loại hình dân ca thuần túy về mặt âm nhạc và ca hát. Trung tâm Văn hóa Quan họ Bắc Ninh công bố công trình nghiên cứu: "Dân ca Quan họ lời ca và bình giải" của Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh [56] đã công bố một hệ thống hơn 400 lời ca Quan họ để rồi từ đó các tác giả đã dày công phân tích, đối sánh, phân loại đi tới xác định Quan họ có tới 213 làn điệu (dân ca Quan họ gọi là "Giọng"). Đây là nguồn tư liệu đáng quí cho việc tiếp tục quá trình nghiên cứu dân ca Quan họ. Ở phần 2 - phần Bình giải lời ca tác giả Lê Danh Khiêm là người lần đầu tiên đưa ra một cách lý thú và có tính thuyết phục những lời bình giải, các điển cố, điển tích và các thuật ngữ trong hệ thống phong phú các lời ca Quan họ mà trước đấy chưa có nhà nghiên cứu nào dụng tâm tìm hiểu kỹ. Công trình Dân ca Quan họ lời ca và bình giải đã giúp hiểu biết rõ hơn, sâu sắc hơn giá trị văn chương, nghệ thuật vốn đã rất độc đáo của Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Trung tâm Văn hóa Quan họ Bắc Ninh xuất bản công trình: "Một số vấn đề về văn hóa Quan họ" [112] gồm nhiều bài nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau của sinh hoạt văn hóa Quan họ như lối chơi, nghệ thuật âm nhạc, lời ca Trong công trình naỳ có bài viết của tác giả Lê Danh Khiêm đã bàn thêm và làm rõ hơn những tiêu chí về các làng Quan họ gốc mà trước đấy nhiều tác giả đã đề cập và 12 công bố kết quả nghiên cứu. Đặc biệt, đến công trình nghiên cứu tập thể này, hầu hết các nhà nghiên cứu đã xử dụng khái niệm "Văn hóa Quan họ" như một sự mặc nhiên, khẳng định Quan họ là một hiện tượng văn hóa tổng thể chứ không đơn thuần chỉ là nghệ thuật ca hát. Nhạc sỹ Hồng Thao là một trong số ít các nhà nghiên cứu chuyên sâu về Quan họ và cũng là tác giả để lại các công trình có giá trị nhiều mặt về dân ca Quan họ, không chỉ về phương diện âm nhạc. Ngoài các công trình viết chung, ông đã có những công trình nghiên cứu riêng: "Dân ca Quan họ" của Hồng Thao [98] đã đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cơ bản về học thuật âm nhạc có tính chất chuyên sâu như thang âm - điệu thức, tiết tấu, bố cục và vấn đề lời ca Quan họ. Không giống như nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc khác khi nghiên cứu Quan họ, Hồng Thao đã vượt ra khỏi những vấn đề âm nhạc thuần túy để nghiên cứu cả những vấn đề văn hóa Quan họ như nguồn gốc, tên gọi, lề lối, phong tục tập quán, ứng xử, giao tiếp Ông phân tích những biến đổi, mối quan hệ giữa "Quan họ cổ" và "Quan họ kim". Ông nhất quán quan điểm cần nghiên cứu Quan họ với tư cách là một hiện tượng văn hóa dân gian, do vậy ông luôn tìm cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng các phương pháp đa ngành, liên ngành. Trong công trình 300 bài Quan họ ông đã dành tới 20 năm để sưu tầm, ký âm, sắp xếp, chú giải kỹ lưỡng một hệ thống làn điệu và lời ca đồ sộ nhất từ trước đến nay. Đây là một kho tàng tư liệu có nhiều giá trị khoa học và thực tiễn đối với công tác nghiên cứu và bảo tồn, phát huy, phát triển Quan họ không phải chỉ cho ngày hôm nay. Năm 2006, năm bản lề của quá trình chuẩn bị hồ sơ khoa học về Không gian văn hóa Quan họ để tiến tới trình UNESCO công nhận Quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) đại diện của nhân loại, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Bộ Văn hóa thông tin (VHTT) tiến hành thu thập, lựa chọn một số công trình nghiên cứu về Quan họ từ trước tới nay (trong khoảng 100 năm, gối giữa thế kỷ XX và XXI) để xuất bản thành sách. Kết quả là tháng 4 năm 2006 cuốn sách Vùng văn hóa Quan họ Bắc Ninh đã được Viện VHTT và Sở VHTT Bắc Ninh phối hợp công bố đến bạn đọc. Mục đích của cuốn sách, ngoài việc góp phần hoàn thiện hồ sơ về Quan họ để trình Ủy ban UNESCO, còn cung cấp cho bạn đọc một "cách 13 nhìn toàn diện hơn khi tiếp cận với không gian Văn hóa Quan họ" [127, tr.10]. Cuốn sách gồm 3 phần: (1169 trang): - Phần I: Vùng Văn hóa Kinh Bắc; - Phần II: Văn hóa Quan họ; - Phần III: Âm nhạc Quan họ. Do không thể in tất cả các công trình nghiên cứu về Quan họ trong suốt gần 100 năm qua nên các nhà biên soạn đã tổ chức xây dựng một Thư mục không gian Văn hóa Quan họ rất công phu để phục vụ cho công tác tra cứu tìm hiểu về văn hóa Quan họ và vùng văn hóa Bắc Ninh - cái nôi của dân ca Quan họ. Thư mục này được bố cục trong cuốn sách như một nội dung quan trọng, gồm 2 phần: - Phần: Quan họ (gồm 579 công trình và bài viết). - Phần: Vùng Văn hóa Bắc Ninh (gồm 319 công trình và bài viết). Cũng trong năm 2006, để chuẩn bị hồ sơ cho việc trình UNESCO công nhận Dân ca Quan họ Bắc Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch) đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội thảo Quốc tế: Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại (qua trường hợp Quan họ Bắc Ninh ở Việt Nam) [20] có sự tham gia của gần 100 nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa trong nước và quốc tế. Với số lượng 64 bài tham luận (53 tham luận của các nhà khoa học trong nước, 11 tham luận của các nhà khoa học quốc tế) và với một chủ đề như tên của Hội thảo, đã cho thấy đây là một Hội thảo lớn nhất từ trước đến nay về Quan họ Bắc Ninh (tính từ 1965 đến nay đã có khoảng 10 hội nghị, hội thảo về Quan họ được tổ chức). Kết quả Hội thảo là cuốn kỷ yếu dày 867 trang được Viện VHTT (nay là Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) và Sở VHTT (nay là Sở VHTTDL) Bắc Ninh xuất bản năm 2006. Nội dung của Hội thảo tập trung vào các vấn đề: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Quan họ trong xã hội hiện đại; tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa; công tác trao truyền, bảo lưu, tuyên truyền các giá trị văn hóa Quan họ; cơ chế chính sách tôn vinh nghệ nhân - báu vật sống của dân ca Quan họ; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý v.v Có một điểm đáng chú ý là cuốn sách của nhiều tác giả này được lấy tên: Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh - Bảo 14 tồn và phát huy. Đây là lần đầu tiên, khái niệm Không gian văn hóa Quan họ được sử dụng rộng rãi trong một diễn đàn khoa học lớn là hội thảo lần này. Quan niệm "Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh" được thể hiện trong bài Tổng kết Hội thảo do PGS.TS Nguyễn Chí Bền trình bày: Các nhà khoa học cả trong nước lẫn nước ngoài đã phác họa, trình bày về không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh một cách thấu đáo và căn kẽ. Đó là những vấn đề về không gian tồn tại và phát triển văn hóa Quan họ: sự hình thành, lịch sử phát triển, về các giá trị văn chương, nghệ thuật, về quan hệ giữa dân ca và các hình thức văn hóa khác như tín ngưỡng, lễ hội Tất cả những luận điểm ấy đều hướng tới sự khẳng định tầm kiệt tác nhân loại của không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh [90, tr.823]. Ở một phương diện khác có liên quan đến không gian văn hóa Quan họ, trong bài phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Tri ...ừ 6 - 8 người hoặc hơn nữa) chơi Quan họ. Chỉ có bọn Quan họ đồng giới - bọn Quan họ nam và bọn Quan họ nữ. Mỗi làng Quan họ đều có các bọn Quan họ nam, nữ. Các bọn Quan họ này kết bạn với các bọn Quan họ khác giới ở các làng Quan họ trong vùng chứ không kết bạn với bọn Quan họ làng mình. Những người tham gia các bọn Quan họ gọi là Liền anh, Liền chị và phân ngôi thứ bậc như anh Hai - chị Hai, anh Ba - chị Ba, anh Tư - chị Tư. Ngày nay những người chơi Quan họ này gọi chung là nghệ nhân Quan họ có liên quan đến các quy định của nhà nước về cơ chế, chính sách tôn vinh họ. Trong hoạt động truyền dạy Quan họ để tạo nguồn cho bọn Quan họ, dân gian gọi người dạy là "anh Nhớn, chị Nhớn", gọi người học nhỏ tuổi là các "em Bé". - Tục kết chạ là tục kết ước, kết nghĩa giữa các làng với nhau xuất phát từ một lý do nào đó liên quan đến chuyện giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống như chống hạn, chống lụt, dựng đình, dựng chùa, thờ chung Thành hoàng v.v... Các làng kết 28 chạ rất tôn trọng nhau, có quan hệ khăng khít và gọi nhau là "chạ anh, chạ em". Không nhất thiết là các làng kết chạ phải kết nghĩa, kết bạn Quan họ với nhau, nhưng khi hai làng kết nghĩa kết bạn với nhau trên cơ sở của kết chạ thì thường là rất bền vững và hiếm thấynam nữ kết hôn với nhau. Ngày nay các hiện tượng kết chạ không thấy nữa mà chỉ là sự tiếp nối, kế thừa (cũng đã mờ nhạt đi nhiều) các quan hệ do cha ông để lại. - Tục kết bạn Quan họ là một sinh hoạt có tính chất nền tảng để tạo nên sự kết nối trong các sinh hoạt Quan họ khác trong lối chơi Quan họ. Kết bạn Quan họ giữa bọn Quan họ làng này với bọn Quan họ làng kia theo nguyên tắc "âm dương tương cầu" - nghĩa là kết bạn khác giới. - Hát canh là một hình thức diễn xướng chủ đạo của các sinh hoạt ca xướng Quan họ. Hát canh là cuộc hát giữa bọn Quan họ làng sở tại với bọn Quan họ làng kết nghĩa, kết bạn tại nhà chứa trong những dịp hội, lệ của làng. Hát canh chia làm 03 chặng hát: chặng đầu hát những bài Quan họ giọng lề lối (giọng cổ) như Hừ la, La rằng, Đường bạn, Tình tang, Cây gạo, Cái ả...; chặng giữa hát những bài giọng Vặt là những bài chiếm đa số trong kho tàng dân ca Quan họ như: Tiên xa, Thiết tha, Tuấn Khanh, Hạnh Nguyên, Tìm người trong hội v.v...; Chặng cuối còn gọi là chặng "giã bạn" hát những bài thể hiện tình cảm lưu luyến, níu giữ trong phút chia tay để Quan họ bạn ra về khi hết canh hát như: Rẽ phượng, Chia loan, Nhạn xanh, Chia rẽ đôi nơi, Người ở đừng về v.v... - Hát đối đáp Quan họ cũng như nhiều dân ca khác là đối đáp nam nữ. Bên nam hát một bài, tiếp bên nữ hát một bài và cứ như thế lặp đi lặp lại cho đến hết cuộc hát. Trong Quan họ chủ yếu là hát đối giọng, nghĩa là khi bên kia hát trước một giọng (làn điệu) thì bên hát sau phải đối lại một bài cũng giọng ấy nhưng phải có phần lời ca đối lại. Ví dụ như bài Đường bạn đối lại bài Kim lan, bài Tưởng nhớ về người đối lại bài Gió mát giăng thanh v.v... 1.2.1.2. Cơ sở lý thuyết * Lý thuyết hệ thống - chức năng Lý truyết hệ thống - chức năng hướng vào việc nghiên cứu văn hóa như một cơ chế toàn vẹn, hoàn chỉnh (chỉnh thể) được tạo ra từ các yếu tố, các bộ 29 phận làm nên sự toàn vẹn chỉnh thể ấy. Nhiệm vụ chính của lý thuyết này là nghiên cứu các yếu tố, các bộ phận của chỉnh thể văn hóa, tìm ra những quan hệ tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng; nhưng đồng thời cũng nghiên cứu những chức năng tổng quát của chỉnh thể văn hóa. Trong một chỉnh thể văn hóa, các yếu tố, các bộ phận không chỉ có vai trò ở sự chứa đựng bản thân mà còn có vai trò góp phần tạo nên sự toàn vẹn của chỉnh thể văn hóa đó. Theo nhà nghiên cứu văn hóa B.Malinowski, văn hóa có nhiều chức năng, tuy nhiên để phục vụ cho nghiên cứu Luận án, chúng tôi sẽ lựa chọn, vận dụng một số chức năng liên quan nhất vào nghiên cứu các SHVHQHL với tư cách là một chỉnh thể, gồm: - Chức năng sinh tồn: Chức năng này đảm bảo duy trì và nối dài cuộc sống của cộng đồng, trong đó có đời sống văn hóa, mà ở đây là đời sống của các SHVHQHL; - Chức năng thích nghi và thích ứng: Chức năng này đảm bảo duy trì sự hài hòa giữa cộng đồng văn hóa và môi trường tự nhiên, xã hội. Sự thay đổi của môi trường tự nhiên (đô thị hóa), sự chuyển đổi của môi trường xã hội trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi các SHVHQHL phải thích nghi, thích ứng để tiếp tục tồn tại và phát triển. - Chức năng thông tin: chức năng này đảm bảo cho sự giao tiếp, giao thoa văn hóa. SHVHQHL luôn tồn tại và phát triển trong môi trường của sự đan xen và đa dạng văn hóa. Quan họ vừa chia sẻ vừa tiếp thu làm đầy thêm bản thân trong mối quan hệ nhiều chiều với các loại hình văn hóa nghệ thuật khác. - Và chức năng quan trọng nhất - chức năng bảo tồn và tái sinh các giá trị di sản truyền thống. Chức năng này giúp chúng tôi nghiên cứu về việc bảo tồn và phát huy những SHVHQHL truyền thống trong xã hội đương đại. Các SHVHQHL được bảo tồn, phát huy không phải là trong sự bất biến mà là trong quá trình vận động và vừa tái tạo vừa bổ sung không ngừng để phát triển, để đáp ứng nhu cầu của xã hội đương đại. Như thế, bản thân văn hóa sẽ luôn là một hệ thống. Để tiếp cận văn hóa (ở đây là Văn hóa Quan họ) như một hệ thống thì việc sử dụng lý thuyết hệ thống vào nghiên cứu là hợp lý. 30 Theo sự phân tích của nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm thì sau khi tham khảo các công trình nghiên cứu của Blauberg (1969) và Sadovsky (1974) về lý thuyết hệ thống ông cho rằng: các hệ thống đều bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa chúng. Và mạng lưới các quan hệ sẽ thành cấu trúc -ở Luận án này là cấu trúc văn hóa của các SHVHQHL. Mặt khác, lý thuyết hệ thống - chức năng cũng chỉ ra rằng, ranh giới của các thành tố (yếu tố) văn hóa không thể rạch ròi và bất biến mà nó có thể đan xen vào nhau tác động tương hỗ với nhau để chuyển động và phát triển. Như vậy, trong Luận án này chúng tôi sẽ vận dụng lý thuyết hệ thống - chức năng để nhận diện các SHVHQHL và vai trò của nó trong một chỉnh thể văn hóa Quan họ Làng với tư cách là một hệ thống, một tiểu văn hóa. * Lý thuyết biến đổi văn hóa Biến đổi văn hóa là một quá trình vận động của văn hóa, mà trong sự vận động ấy có sự tiếp nối, kế thừa và cả những cái mới được phát sinh hình thành. Trong thế giới rộng lớn của chúng ta, mọi xã hội đều chịu sự chi phối của quy luật phát triển mà trong đó biến đổi văn hóa là một nội dung cốt lõi. Nhưng có thể nói, từ những năm cuối thế kỷ XIX, khái niệm "biến đổi văn hóa" mới được nêu ra bởi các nhà nghiên cứu uy tín như L.Morgan (1877), E.Taylor (1891) -những người ủng hộ cho Thuyết tiến hóa văn hóa. Vào thời gian này những cuộc tranh luận gay gắt xung quanh thuyết tiến hóa văn hóa đã làm nẩy sinh những lý thuyết liên quan trực tiếp đến biến đổi văn hóa như: thuyết Truyền bá văn hóa, thuyết Vùng văn hóa, thuyết Tiếp biến văn hóa, thuyết Chức năng văn hóa... Ngày nay, trước thực tiễn biến đổi không ngừng của đời sống, các nhà văn hóa học đã bàn rất nhiều về sự biến đổi văn hóa trong đó có biến đổi về văn hóa nghệ thuật và thường đặt nó trong sự ảnh hưởng to lớn của xu hướng TCH, HĐH, ĐTH và quá trình chuyển đổi xã hội. Có thể thấy ở Việt Nam hiện nay, sự biến đổi văn hóa, trong đó có sự biến đổi văn hóa nghệ thuật cũng chịu tác động rất to lớn và mạnh mẽ của những xu hướng và quá trình chuyển đổi xã hội đó. 31 Sinh hoạt Văn hóa Quan họ làng - đối tượng nghiên cứu của Luận án cũng không nằm ngoài sự biến đổi văn hóa đó khi mà vùng Quan họ Kinh Bắc đang chịu sự tác động rất mạnh và liên tục của những xu hướng và quá trình chuyển đổi xã hội nói trên. Dưới đây trong khuôn khổ của giới hạn nghiên cứu chúng tôi xin nêu phát biểu của một số nhà nghiên cứu về sự biến đổi của văn hóa dân gian truyền thống. - Năm 2010, trong một bài viết của mình, GS. Roger Janelli, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, cố vấn của ủy ban UNESCO về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã tóm lược quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu về tính liên tục của văn hóa, trong đó cho rằng: Thay đổi là một thuộc tính cơ bản của văn hóa dân gian truyền thống [50]. - Cùng có quan điểm như trên, GS Deborah Wong của Đại học California, Riverside, trong tham luận tại Hội thảo: Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại (qua trường hợp Quan họ Bắc Ninh) tại Hà Nội năm 2016 khi bàn về Quan họ cho rằng: sự thay đổi của dân ca theo dòng thời gian là một quy luật. Quan họ cần phải được lưu trữ, được trao truyền...Tuy nhiên, quan trọng nhất, cần thiết nhất là nó phải được hoạt động, được vận hành trong đời sống xã hội để chứng tỏ sự hiện diện của nó. Đặc điểm chủ yếu của DSVHPVT là nó "được các cộng đồng và các nhóm tái tạo không ngừng" và ông khẳng định Quan họ tồn tại trong sự thay đổi có tính đương đại. Trong quá trình thực hiện Luận án, chúng tôi đã vận dụng lý thuyết về sự biến đổi văn hóa cùng quan điểm của các nhà nghiên cứu văn hóa nói trên về biến đổi văn hóa để nhận diện những thay đổi của SHVHQHL hiện nay khi đối chiếu với SHVHQHL cổ truyền. Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã vận dụng các lý thuyết nói trên chủ yếu thông qua lăng kính của tư duy để định hướng cho mục tiêu nghiên cứu chứ không phải sự thể hiện cụ thể như là các thao tác kỹ thuật khi vận dụng các phương pháp nghiên cứu. 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp thành tố văn hóa, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp liên ngành 32 và vận dụng một số phương pháp liên quan khác có tính chất thao tác nghiên cứu như đối chiếu so sánh, điền giã thực địa, xử lý tài liệu, phỏng vấn sâu v.v... * Phương pháp lịch sử Trong nghiên cứu văn hóa nói chung, phương pháp lịch sử là một trong số các phương pháp thường được lựa chọn, đặc biệt là trong nghiên cứu văn hóa dân gian. Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người cùng với sự hình thành và phát triển của văn hóa thì lịch sử là sự chứa đựng và phản chiếu các quá trình đó và do vậy bản thân nó luôn là một phần quan trọng gắn với con người và văn hóa. Mặt khác, trong quá trình hình thành và phát triển các giá trị văn hóa nói chung luôn có sự tác động của các yếu tố khác của lịch sử (cả nội tại và ngoại tại) lên quá trình đó một cách liên tục và thường xuyên. Sự tác động đó có thể làm cho văn hóa trong từng giai đoạn lịch sử nhất định phát triển mạnh mẽ hay phát triển cầm chừng, hoặc trì trệ, thậm chí là đi vào một bước ngoặt nào đó. Chính vì thế ảnh hưởng của lịch sử lên văn hóa không chỉ giới hạn trong bản thân quá khứ mà nó còn ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai. Thực tế cuộc sống đã cho ta thấy không có hiện tại nào, không có dự định, dự báo nào của tương lai mà có thể thoát ly sự kế thừa và ảnh hưởng của quá khứ lịch sử, thậm chí còn là sự ảnh hưởng trực tiếp mang tính trội. Như vậy, nắm bắt và vận dụng những thành quả của lịch sử là để giải quyết tốt những vấn đề của hiện tại và định hướng đúng đắn cho tương lai. Ở đây là hiện tại và tương lai của con người và văn hóa trong một môi trường được kiến tạo trong lịch sử. Do lịch sử có tầm quan trọng như vậy đối với văn hóa mà phương pháp tiếp cận lịch sử luôn được quan tâm sử dụng trong các nghiên cứu về con người và văn hóa, trong đó có SHVHQHL. Cụ thể: phương pháp tiếp cận lịch sử giúp chúng tôi giải quyết những vấn đề dưới đây: - Như chúng ta đã biết, quá trình phát triển và hình thành các giá trị của SHVHQH luôn là một quá trình của vận động trong diễn trình của thời gian. Trong quá trình ấy SHVHQH có sự va đập, giao lưu, chuyển hóa và thay đổi về nội dung, về hình thức, về cách thức biểu hiện để phù hợp với nhu cầu đương đại. Trong mỗi giai đoạn của lịch sử, SHVHQH có sự ổn định tương đối và hình thành truyền thống 33 sau những chắt lọc, đào thải Khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu như thế, phương pháp lịch sử sẽ giúp chúng tôi nhận biết bản sắc của đối tượng nghiên cứu hay nói cách khác là nhận biết bản sắc của SHVHQH. - Việc nghiên cứu các yếu tố trực tiếp hoặc cả gián tiếp đóng góp vào quá trình hình thành và phát triển SHVHQH đã thấy trong lịch sử cho ta khả năng nhận diện các bộ phận cấu thành nên SHVHQH và cũng thấy được hoàn cảnh điều kiện của sự hình thành các sinh hoạt văn hóa ấy. Mặt khác cũng nhận biết được đặc điểm của các SHVHQH và những đặc điểm đó đã ảnh hưởng trở lại như thế nào đến điều kiện hoàn cảnh đã tạo nên chúng. - Phương pháp lịch sử còn giúp chúng tôi xác định được các nguyên nhân, nguồn gốc của sự hình thành, phát triển văn hóa, đồng thời cũng có thể đối chiếu, so sánh, sự hình thành phát triển ấy qua các giai đoạn, thời kỳ, từ đó có thể rút ra các kinh nghiệm, đề xuất giải pháp, khuyến nghị cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa. Chẳng hạn như sự đối chiếu giữa SHVHQHL cổ truyền với SHVHQHL đương đại. * Phương pháp nghiên cứu thành tố văn hóa Trong lịch sử văn hóa học thì phương pháp tiếp cận thành tố văn hóa là một phương pháp mới, hiện đại khi đặt cạnh các phương pháp khác như lịch sử, so sánh, điền dã dân tộc học phương pháp này được các nhà nghiên cứu sử dụng ngày càng nhiều khi mà sự phát triển của văn hóa đang ngày càng đa dạng, phong phú và trong một môi trường thế giới ngày một “phẳng” hơn. Các nhà nghiên cứu châu Âu là những người tiên phong trong sử dụng phương pháp này vào nghiên cứu văn hóa. Để nghiên cứu theo phương pháp này chúng tôi hệ thống hóa các yếu tố cấu thành nên SHVHQHL, chọn ra những yếu tố cơ bản để không bị sa lầy vào dàn trải và có thể mất phương hướng khi thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Khi chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu trong Luận án là SHVHQHL với tư cách là một “tiểu văn hóa” thì trước hết phải hệ thống được, chỉ ra được những yếu tố (những mặt) cơ bản nhất, bản chất nhất, tiêu biểu và có tính trội nhất trong rất nhiều yếu tố hợp thành SHVHQHL. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn một số các mặt sinh hoạt cơ bản đảm bảo cho thành công khi tiếp cận nghiên cứu SHVHQHL. Từ đó, chúng tôi đi vào nghiên cứu và làm rõ các mặt sinh hoạt của SHVHQHL cùng sự vận 34 động, tương tác và mối dây liên hệ giữa chúng trong một tổng thể văn hóa là SHVHQHL. Như vậy đồng thời với việc nhìn nhận các thành tố văn hóa là việc gắn liền chúng với sự nhìn nhận cái tổng thể văn hóa để thấy được diện mạo và những đặc điểm chung của đối tượng cần nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp Chúng tôi tham khảo Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Vũ Cao Đàm [36] và đồng thuận với ông khi ông đưa ra quan niệm về phương pháp phân tích, tổng hợp - một phương pháp rất cần thiết cho nghiên cứu văn hóa, nhất là văn hóa học trong quá trình biến đổi và phát triển. Về phương hướng này ông cho rằng: phân tích một sự vật là sự phân chia sự vật thành những bộ phận có bản chất khác biệt nhau. Còn tổng hợp là xác lập những liên hệ tất yếu giữa các bộ phận đã được phân tích. Khi nghiên cứu về SHVHQHL hiện nay không thể không phân tích, tổng hợp, đánh giá nó trong sự so sánh, đối chiếu với SHVHQHL cổ truyền để qua đó rút ra những kết luận cần thiết giúp làm cơ sở cho những khuyến nghị, đề xuất nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy DCQH cả trước mắt và lâu dài. Do đó, việc xử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, kết hợp với phương pháp so sánh - đối chiếu là phù hợp để góp phần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra trong Luận án. * Phương pháp nghiên cứu liên ngành Như chúng ta đã biết, văn hóa học là môn khoa học nghiên cứu văn hóa trên ba bình diện lớn: - Văn hóa học nghiên cứu lý luận văn hóa, lý thuyết văn hóa, đó là các nghiên cứu về khái niệm - quan niệm, bản chất, quy luật, chức năng, vai trò của văn hóa trong sự so sánh với các hình thái thái ý thức khác. - Văn hóa học nghiên cứu lịch sử văn hóa của các quốc gia, dân tộc, cộng đồng, các vùng miền - Văn hóa học nghiên cứu ứng dụng văn hóa trong các hoạt động thực tiễn xã hội như văn hóa sự kiện, văn hóa du lịch, văn hóa thể thao, quản lý văn hóa, bảo tồn, bảo tàng v.v... 35 Để thực hiện các chức năng nhiệm vụ nghiên cứu đó, văn hóa học cần huy động liên ngành để phối hợp nghiên cứu, chính vì thế văn hóa học được gọi là khoa học liên ngành. Văn hóa học thường phối hợp với các ngành khoa học như dân tộc học, sử học, ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lý học, triết học, ký hiệu học Văn hóa học là môn khoa học tích hợp, vừa nghiên cứu các hiện tượng văn hóa riêng biệt vừa nghiên cứu cái chung của văn hóa. Về phương diện lý thuyết, phương pháp tiếp cận liên ngành là sự kết hợp và thống nhất của quy trình lý thuyết và phương pháp luận của nhiều ngành khoa học để tập trung nghiên cứu một đối tượng nào đó thường là có phạm vi rộng như văn hóa tộc người, văn hóa dân tộc, các hiện tượng văn hóa tổng thể Nghiên cứu SHVHQHL rất cần đến phương pháp liên ngành vì SHVHQHL liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác như âm nhạc, ngôn ngữ, kinh tế, dân tộc học, xã hội học, lịch sử, tôn giáo - tín ngưỡng, tâm lý học, triết học, phong tục tập quán Để nhận diện VHQHL như là một chỉnh thể, một hình thái ý thức xã hội thì không thể không tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu liên ngành với sự tham gia nhiều chiều nhằm đạt tới một kết quả nghiên cứu toàn diện và sâu sắc. Tiểu kết chương 1 Như vậy ở Chương 1, chúng tôi tập trung vào trình bày Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu SHVHQHL. Về Tổng quan tình hình nghiên cứu, sau khi được trình bày và phân tích đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về những kết qủa nghiên cứu trên phương diện SHVHQHL - vấn đề mà chúng tôi đã giới hạn phạm vi trong nội dung Luận án. Trong khoảng thời gian từ những năm 1920 của thế kỷ XX đến nay công tác nghiên cứu văn hóa Quan họ đã đi được một chặng đường khá dài, từ những kết quả nghiên cứu, điền dã chủ yếu về sinh hoạt diễn xướng Quan họ của các nhạc sĩ kiêm học giả vào những năm từ 1920 đến trước năm 1954 cho đến việc từng bước mở rộng nghiên cứu ra toàn bộ văn hóa Quan họ với tư cách là một hiện tượng văn hóa tổng thể trong những năm 1954 đến nay theo phương pháp liên ngành có sự tham gia của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực từ sử học, dân gian học, xã hội học, âm nhạc học, Việt Nam họcKết quả nghiên cứu là rất đáng khích lệ và để lại một kho tàng tài liệu đã được văn tự hóa vừa sâu vừa rộng, khá toàn diện về văn hóa Quan họ. 36 Kết quả của các công trình nghiên cứu trong suốt một thế kỷ qua đã cho ta thấy Quan họ không chỉ là sự ca hát thuần túy như nhiều dân ca khác của Việt Nam mà còn là một hiện tượng văn hóa tổng thể với nhiều sinh hoạt văn hóa khác mà bản thân sinh hoạt diễn xướng chỉ là một thành tố dù là cốt lõi của loại hình dân ca độc đáo này. Tuy nhiên các nghiên cứu được công bố chủ yếu tập trung vào các SH VHQHL cổ truyền và còn khá tản mạn, chưa có một công trình chuyên khảo nào về vấn đề này, đặc biệt là nghiên cứu về SHVHQHL hiện nay trong mối quan hệ hữu cơ, kế thừa với SHVHQHL cổ truyền. Đó là một khoảng trống nghiên cứu cần được bổ sung để có một cái nhìn toàn diện đầy đủ và sâu sắc hơn về dân ca Quan họ cùng các sinh hoạt văn hóa của nó. Để thực hiện nhiệm vụ của Luận án, chúng tôi đã nghiên cứu và trình bày một số khái niệm, thuật ngữ quan trọng nhất về Quan họ để làm công cụ tiếp cận các nội dung, đối tượng nghiên cứu. Trong đó, chúng tôi phân tích kỹ khái niệm "Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng" là khái niệm chiếm vị trí trung tâm của đề tài. Sở dĩ chúng tôi dùng khái niệm "Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng" mà không dùng khái niệm " Sinh hoạt văn hóa của làng Quan họ" là bởi chúng tôi đang giới hạn nghiên cứu trong bản thân văn hóa Quan họ mà không nhiên cứu rộng về văn hóa làng. Chương này của luận án còn trình bày việc vận dụng các lý thuyết như lý thuyết hệ thống - chức năng, lý thuyết biến đổi văn hóa v.vĐể phục vụ công tác nghiên cứu SHVHQHL, trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vận dụng lý thuyết hệ thống - chức năng. Cùng với đó là việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp lịch sử, phương pháp thành tố văn hóa, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp nghiên cứu liên ngành... để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sao cho đạt những mục tiêu đã đặt ra cho Luận án. 37 Chương 2 SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ LÀNG CỔ TRUYỀN Ở LÀNG VIÊM XÁ 2.1. LÀNG VIÊM XÁ - KHÔNG GIAN SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ TIÊU BIỂU 2.1.1. Làng cổ Viêm Xá Viêm Xá hay Viêm Ấp có tên nôm là làng Diềm, trước đây gọi xã Viêm Xá, tổng Châm Khê, tỉnh Kinh Bắc [45], nay thuộc xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Viêm Xá nằm ở trung tâm vùng Quan họ; phía Đông Bắc giáp làng Hữu Chấp (còn gọi làng Chắp), phía Tây Nam giáp hai làng Xuân Đồng (còn gọi làng Đồng Mật) và làng Quả Cảm (còn gọi làng Xuân Quả), phía Tây Bắc và Đông Bắc là con sông Ngũ Huyện chảy vòng như dải lụa rồi nhập với sông Cầu soi bóng núi Kim Sơn đầu làng tạo nên một thế đất sơn thủy hữu tình. Theo các nhà sử học, thì cho đến cuối thế kỷ XVIII vùng Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần Hà Nội ngày nay...) đã có tới gần một nghìn làng và đến nay đều được coi là làng cổ. Trong số những làng cổ ấy lại được phân chia thành ba loại làng: + Loại làng tối cổ có nguồn gốc từ thời nguyên thủy được khẳng định qua những di tích và di vật khảo cổ, những tên đất, tên làng và cơ cấu kinh tế - ruộng đất. + Loại làng được hình thành muộn hơn, lấy khuôn mẫu từ loại làng thứ nhất, được hình thành do một dòng họ hoặc một số dòng họ cùng đến khai hoang lập ấp và tạo nên sự quần tụ của một cộng đồng sinh sống. + Loại làng ở thời kỳ phong kiến tập quyền do Nhà nước chủ trì việc khai hoang lập ấp mà thành. Nhưng điều quan trọng nhất được xác định là tương ứng với mỗi loại làng cổ ấy (ở đây chỉ các làng có sinh hoạt Quan họ) là sự ra đời của sinh hoạt dân ca Quan họ sở tại. Do đó người ta thấy tương ứng với loại làng thứ nhất là lớp Quan họ tối cổ, với loại thứ hai là lớp Quan họ mới hơn, và với loại thứ ba là lớp Quan họ muộn (tất 38 nhiên ở đây không hàm ý là sự đồng thời). Làng Viêm Xá mà chúng tôi nghiên cứu thuộc loại làng tối cổ, vì vậy cũng thuộc loại làng có sinh hoạt dân ca Quan họ rất cổ. Những dấu tích mà các nhà khoa học căn cứ để khẳng định Viêm Xá là một làng tối cổ có khá nhiều, nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin nêu một số dấu tích cơ bản có mối quan hệ trực tiếp với sinh hoạt Quan họ của làng. Kết quả khảo cổ với việc tìm ra nhiều di chỉ quan trọng đã khẳng định độ tuổi 2000 năm có dư của làng Viêm Xá cổ kính. Người ta tìm thấy trong lòng đất những lưỡi rìu, lưỡi dao găm có đốc cầm hình củ hành chế tác rất cầu kỳ tinh xảo... giống với những hiện vật đã tìm thấy ở nhiều di chỉ khảo cổ học thời các vua Hùng. Tại núi Quả Cảm cách làng không xa còn tìm thấy các đồ dùng sinh hoạt của con người thời xa xưa như bát ăn, những khuyên tai màu xanh ngà, những chuỗi lưu ly màu xanh ngọc chứng tỏ tài thủ công một thời của dân cư từng ở đây. Đặc biệt các nhà khảo cổ đã tìm thấy tại đây ngôi mộ cổ của một viên quan Trung Quốc xâm lược thời Hán cách đây gần 2000 năm bên trong có chứa nhiều đồ dùng như gươm đồng có trang trí chim phượng, chiếc bát đồng còn ghi dòng chữ: "Vĩnh sơ, thất niên, thất nhật, nhị thập nhật, Lý thị tác", tạm dịch là "Người họ Lý làm bát vào ngày 20 tháng Bảy năm Vĩnh sơ thứ 7 (113)". Những chứng tích xa xưa được may mắn tìm thấy tại Viêm Xá đã cho thấy từ buổi đầu Công nguyên nơi đây dường như là một nhiệm sở của quan cai trị phương Bắc xâm lược (?) và là nơi tập trung đông đúc dân cư Việt cổ với một nền văn minh khá rực rỡ [2]. Có thể nói việc phát hiện ra những di chỉ có niên đại khác nhau tập trung ở một vùng đất như Viêm Xá và xung quanh đã cho thấy sự phát triển của các làng xã vùng Kinh Bắc có lẽ không phá vỡ hoàn toàn các kết cấu nguyên thủy. Một trong những biểu hiện của điều này là chế độ ruộng công được gọi là "lam điền", "ruộng Bà Chúa", "ruộng Vua Bà". Với Viêm Xá, "ruộng Bà Chúa" và đặc biệt là "ruộng Vua Bà", hẳn phải có liên quan đến đền Vua Bà, hay nói cụ thể hơn là liên quan đến việc thờ phụng Vua Bà - một vị thánh mà dân gian vốn suy tôn không chỉ là Thủy tổ của dân ca Quan họ mà còn là người gây dựng nên làng Viêm Xá xưa, tức Thành hoàng làng. Như vậy hiện tượng văn hóa Quan họ Viêm Xá không chỉ có cơ sở bền vững về mặt tinh thần (đất thủy tổ) mà còn có khả năng chu cấp vật chất cho các sinh hoạt Quan họ (ruộng công). 39 Mặt khác, nghề nông - trồng lúa nước, một nghề ra đời từ thuở sơ khai của dân làng và nghề trồng dâu nuôi tằm, canh cửi truyền đời đã chỉ ra nét đặc trưng vốn có của những làng cổ ven sông vùng Kinh Bắc. Nhìn từ góc độ văn hóa cổ truyền thì nghề trồng dâu nuôi tằm - canh cửi còn là nét đẹp mang tính mô típ đặc trưng kiểu "tre trúc - đình làng", "cánh cò - đồng lúa" mà từ trong lịch sử đã luôn luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo của thơ ca, nghệ thuật dân gian. Trong sinh hoạt văn hóa Quan họ dường như lúc nào cũng thấp thoáng một nương dâu, một "con tằm cái kén" khiến cho tâm hồn người nghệ nhân rung cảm và say đắm... Có thể nói, Viêm Xá là một làng quê với tất cả những nét đặc trưng vốn có của một làng quê thuần nông đã nổi lên như là một làng cổ nhất trong những làng cổ vùng Quan họ. 2.1.2. Di tích, lễ hội và huyền thoại Viêm Xá còn là một làng cổ có quần thể di tích gắn với huyền thoại và lễ hội dày đặc trong vùng Quan họ, nổi bật là các di tích dưới đây: - Khu đền Cùng (gồm điện thờ và Giếng Tiên) nằm ngay đầu làng dưới chân núi Kim Sơn. Tương truyền đều được xây dựng để thờ phụng Mẫu Thượng ngàn (dân làng quen gọi là Mẫu Thị đế Thượng ngàn) và hai vị Chúa Bà là Ngọc Dung công chúa và Thủy Tiên công chúa cách đây chín thế kỷ. Hội tát giếng Đền Cùng diễn ra vào ngày mồng 3 tháng Ba âm lịch (trùng với tết bánh trôi) hằng năm là một sinh hoạt dân gian - tín ngưỡng của dân làng Viêm Xá. Ngoài việc thờ phụng tôn vinh các vị thánh mẫu như trên thì còn là việc liên quan đến nguồn nước sinh hoạt và thờ cúng tổ tiên của dân làng. Trong trình tự và nội dung của lễ hội tát giếng có một khâu quan trọng nhất là việc tát cạn giếng để thau, rửa và chăm sóc cho những "ngài" cá chép vàng (mầu vàng) vốn được cho là những linh vật thiêng sống trong lòng giếng... Rồi khi nước giếng đầy trở lại thì dân làng đến lấy về cho các cơ sở thờ tự như đình, chùa, đền Vua Bà, nghè, miếu và gia đình để dùng vào việc cúng bái thần, phật, tổ tiên. Nguồn nước giếng Đền Cùng được hiểu như một biểu tượng của nguồn sống, sự linh thiêng, trong sạch mà dân làng sau một năm sinh sống làm ăn dâng lên các đấng bề trên tâm linh của mình. Do là nước thiêng như truyền tụng nên nhiều khi dân các làng xung quanh đến dự hội cũng xin nước đem về làng mình, ngoài việc thờ cúng còn dùng để uống với mong muốn là nước thiêng sẽ giúp cho nghệ nhân làng mình có giọng hát Quan họ hay hơn, ngọt hơn, giống như nghệ 40 nhân Quan họ Viêm Xá. Về sự linh thiêng và sức thu hút tín ngưỡng, lễ hội của đền Cùng, dân gian có câu: Dù ai đi lễ chín phương Không bằng linh hiển thắp hương đền Cùng. - Tiếp đến là di tích đình Viêm Xá nằm ở ngay trung tâm mặt tiền của làng, phía trước là hồ nước thường được dùng làm nơi bơi thuyền hát Quan họ trong ngày hội. Về ngôi đình này đã được nhà nghiên cứu mỹ thuật Phương Anh miêu tả: Đi qua cổng làng có lời chào mừng "vãng du hữu lợi" ta vào ngay sân đình rộng rãi lát gạch đỏ tươi. Ngôi đình hiện tại theo kiểu chữ công (I), gồm đại bái 5 gian ngang dọc mỗi chiều 6 hàng cột, dài 17,5 mét và rộng 14,9 mét, chuôi vồ là hậu cung dài 6,8 mét và rộng 9,4 mét, còn ống muống ăn lấn một phần vào đại đình và một phần vào hậu cung... Tòa đại đình 4 mái, đao cong lòng rộng, tạo cho bên trong một không gian thoáng đãng. Bốn cột cái cao to, chu vi có tới 2,24 mét, là những cây trụ chính của cả khung nhà... Bụng của 2 chiếc câu đầu đều còn ghi rõ thời điểm đặt nóc đình là vào giờ tốt ngày 25 tháng 6 năm Nhâm Thân (1692) [4]. Hằng năm hội đình Viêm Xá cũng là một hội to trong vùng. Thông thường hội diễn ra ba ngày: ngày mồng 5 tháng Tám âm lịch là ngày vào đám, ngày mồng 6 tháng Tám chính hội và chiều mồng 7 tháng Tám rã đám đóng cửa đình. Vào năm được mùa, theo lời kể của các cụ có khi hội kéo dài tới 5 - 6 ngày mới hết. Ngày hội đình Viêm Xá, dân làng và khách thập phương có dịp thưởng thức nhiều hình thức sinh hoạt dân ca Quan họ và các trò chơi dân gian như đu, vật, đánh cờ, trọi gà... Trong đó ca Quan họ vẫn là một hoạt động chủ đạo và cuốn hút người xem nhiều nhất. - Chùa Viêm Xá cũng giống như ở nhiều làng cổ vùng Kinh Bắc là một kiến trúc được xây dựng sớm hơn đình và đã được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trên một dải đất cao ngay đầu làng hướng cổng ra Đền Cùng, cách đình khoảng 200 mét và cách đền Vua Bà 100 mét tạo nên một quần thể di tích ở thế chân vạc rất thuận lợi cho những hoạt động nghi lễ, văn nghệ trong các ngày hội. Hội chùa hằng năm được tổ chức ngày 15 tháng Giêng và thường diễn ra trong một ngày. Theo lời cụ Nguyễn Văn Thị (đã mất năm 2012, thọ 103 tuổi) vốn là cụ Thượng của làng thì vào những năm đầu thế kỷ, hội Chùa vẫn có chạy đèn, diễn phướn, nhưng từ hòa 41 bình (1954) đến nay không còn nữa. Riêng Quan họ thì hội Chùa năm nào cũng có và xen lẫn với diễn các tích Chèo như: "Quan Âm Thị Kính", "Trương Viên"; có năm diễn cả Tuồng và Kể hạnh. Trước năm 1954 làng Viêm Xá có hai phường Tuồng là phường Tuồng xóm Đông và phường Tuồng xóm Tây. Hằng năm cứ vào ngày 13 tháng Bảy âm lịch, nhiều gia đình trong làng thường thắp hương làm mâm cỗ có kẹo, bánh đa để cúng tổ Tuồng - TG Bài vị có nội dung: "Đương cảnh Thành hoàng, Quốc vương thiên tử, Nhữ vương Nam Nữ, Nam Hải đại vương". + Sắc phong có nội dung: "Quốc vương thiên tử Nhữ vương Nam Nữ Nam Hải chiêu ứng diệu cảm cẩn t... Văn nghệ dân gian Việt Nam (1997), 50 năm sưu tầm nghiên cứu phổ biến văn hóa - văn nghệ dân gian, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 147 47. Nguyễn Văn Huyên (1996), Bức tranh địa lý hành chính của một tỉnh Việt Nam xưa: tỉnh Bắc Ninh (hay Kinh Bắc)/ Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 48. Nguyễn Văn Huyên (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 49. Đinh Thị Thanh Huyền (2015), "Tục chơi Quan họ (xứ Kinh Bắc) xưa và nay", Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, (11), tr.30-39. 50. Thanh Hương, Phương Anh (1973), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, Tập 1, Ty Văn hóa Hà Bắc xuất bản, Hà Bắc. 51. Nguyễn Hải Kế (1996), Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 52. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (Đồng chủ biên) (1993), Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 53. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội. 54. Lưu Khâm, Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Viêm (1956), Tìm hiểu quan họ Bắc Ninh, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 55. Trần Văn Khê (1976), "Sau khi thăm quê hương Quan họ", Tạp chí Khoa học xã hội, (9). 56. Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh (2001), Dân ca Quan họ, lời ca và bình giải, Trung tâm văn hóa Quan họ Bắc Ninh, Bắc Ninh. 57. Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh, Lê Thị Chung (2006), Không gian Văn hóa Quan họ, Trung tâm Văn hóa Quan họ Bắc Ninh, Bắc Ninh. 58. Vũ Khiêu, Phạm Xuân Nam và Hoàng Trinh (1993), Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 59. Vũ Khiêu (2002), Bàn về văn hiến Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 60. Nguyễn Hùng Khu (2012), Đời sống văn hóa cộng đồng trong thời kỳ hội nhập phát triển, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 61. Nguyễn Duy Kiện (1947), "Hội Lim", Việt báo, (1059). 148 62. Nguyễn Xuân Kính (2013), Con người, môi trường và Văn hóa, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 63. Đỗ Long, Trần Hiệp (1993), Tâm lý cộng đồng làng và di sản, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 64. Đỗ Long (2000), Quan hệ cộng đồng và cá nhân trong tâm lý nông dân, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 65. Đặng Văn Lung, Hồng Thao và Trần Linh Quý (1978), Quan họ - nguồn gốc và quá trình phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 66. Đặng Văn Lung (1980), Quan họ: Nguồn gốc và quá trình phát triển, Luận án Phó Tiến sĩ Văn học, Viện Văn học, Hà Nội. 67. Trần Đình Luyện (Chủ biên) (2003), Lễ hội Bắc Ninh, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, Bắc Ninh. 68. Trần Đình Luyện (Chủ biên) (2006), Văn hiến Kinh Bắc, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, Bắc Ninh. 69. L.Meeker (2007), Sự chuyển tải âm nhạc: Âm nhạc dân gian, sự điều chỉnh và quá trình hiện đại hóa ở miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Đại học Columbia, Hoa Kỳ (Tài liệu dịch của Viện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam). 70. Đức Miêng (2002), Yêu một Bắc Ninh, NXB Âm nhạc, Hà Nội. 71. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. Lê Viết Nga (Chủ biên) (2004), Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh, Bắc Ninh. 73. Lê Hữu Nghĩa, Trần khắc Việt và Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên) (2007), Xu thể toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. Hữu Ngọc, Lê Hữu Tầng, Dương Phú Hiệp (1987), Từ điển triết học giản yếu, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 75. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 76. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 149 77. Hữu Ngọc (Chủ biên) (2002), Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội. 78. Nhiều tác giả (1966), Những ý kiến về văn học dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 79. Nhiều tác giả (2004), Đề cương về Văn hóa Việt Nam, chặng đường 60 năm, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 80. Nhiều tác giả (2006), Lối chơi Quan họ, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 81. Nhiều tác giả (2012), Bảo tồn và phát huy Di Sản văn hóa Quan họ Bắc Giang, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 82. Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc (1962), Dân ca Quan họ Bắc Ninh, NXB Văn hóa, Hà Nội. 83. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản Văn hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. Trần Linh Quý, Hồng Thao (1997), Tìm hiểu dân ca Quan họ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 85. Trần Linh Quý (2012), Trên đường tìm về Quan họ, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 86. Mạnh Quỳnh (1940), "Lim", Trung Bắc tân văn chủ nhật. 87. Việt Sinh (1933), Nghe hát Quan họ một đêm ở Lũng Giang, Phong Hóa. 88. Sở Văn hóa thông tin Bắc Ninh (1997), Văn hiến Kinh Bắc, Tập 1, Hà Bắc. 89. Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh (2004), 35 năm Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh (1969-2004), Bắc Ninh. 90. Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh (2004), Hội Lim truyền thống và hiện đại, Bắc Ninh. 91. Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh (2006), Quan họ Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp bảo tồn, Bắc Ninh. 92. Sở Văn hóa thông tin Hà Bắc (1995), Trung tâm văn hóa Quan họ Bắc Ninh, Hà Bắc. 93. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh - Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2008), Làng và nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh, Hà Nội. 94. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh (2012), Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Bắc Ninh. 150 95. Tô Ngọc Thanh, Hồng Thao (1986), Tìm hiểu âm nhạc cổ truyền, Tập 1, NXB Văn hóa, Hà Nội. 96. Tô Ngọc Thanh (2007), Ghi chép về văn hóa và âm nhạc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 97. Bùi Quang Thanh, Phạm Nam Thanh (2008), Nhận diện không gian văn hóa Quan họ vùng Bắc sông Cầu, (in trong sách Văn hóa dân gian Việt Nam, một cách tiếp cận, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 98. Hồng Thao (1997), Dân ca Quan họ, NXB Âm nhạc, Hà Nội. 99. Hồng Thao (2005), 300 bài Quan họ, Viện Âm nhạc, Hà Nội. 100. Nguyễn Toàn Thắng (Chủ biên) (2014), Những vấn đề lý luận về phát triển văn hóa trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 101. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 102. Bùi Thiết (1993), Từ điển Hội lễ Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội. 103. Trương Thìn (2007), 101điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, NXB Hà Nội, Hà Nội. 104. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 105. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng Văn hóa ở Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội. 106. Đinh Khắc Thuân (Chủ biên) (2009), Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán - Nôm, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 107. Vương Xuân Tình (2004), Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 108. Phạm Trọng Toàn (2007), Tương đồng và khác biệt giữa hát Xoan, hát Ghẹo Phú Thọ và Quan họ Bắc Ninh, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa thông tin, Hà Nội. 109. Minh Trúc (1937), “Hát quan họ”, Báo Trung Bắc tân văn, (5962 + 5963 + 5967 + 5969 + 5971 + 5974 + 5976). 151 110. Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Văn hóa dân tộc (2009), Tìm về cội nguồn Quan họ, NXB Sân khấu, Hà Nội. 111. Trung tâm từ điển học (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 112. Trung tâm Văn hóa Quan họ Bắc Ninh (2002), Một số vấn đề về Văn hóa Quan họ, Bắc Ninh. 113. Chu Quang Trứ (1997), "Bắc Ninh có 49 làng Quan họ", Tạp chí Văn nghệ Dân tộc và miền núi, (340. 114. Lê Thị Nhâm Tuyết (1974), "Kết nghĩa làng chạ trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền", Tạp chí Dân tộc học, (36). 115. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 116. Ty Văn hóa Hà Bắc (1972), Một số vấn đề về dân ca Quan họ, Nxb Hà Bắc. 117. Ty Văn hóa Hà Bắc (1974), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, Tập 3, Nxb Hà Bắc. 118. Ty Văn hóa thông tin Hà Bắc (1986), Địa chí Hà Bắc, Nxb Hà Bắc. 119. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn hóa dân gian (1989), Văn hóa dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 120. Nguyễn Viêm (1959), Quan họ Bắc Ninh, NXB Âm nhạc, Hà Nội. 121. Viện Văn hóa dân gian (1982), Lễ hội cổ truyền, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 122. Viện Văn hóa dân gian (1990), Quan niệm về Folklore, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 123. Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2011), Nghiên cứu văn hóa lý thuyết và thực hành, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 124. Viện Văn hóa Thông tin (2007), Văn hóa học - Những phương pháp nghiên cứu, Hà Nội. 125. Viện Văn hóa Thông tin và Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh (2006), Không gian Văn hóa quan họ Bắc Ninh, bảo tồn và phát huy, Bắc Ninh. 126. Viện Văn hóa Thông tin và Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh (2006), Quan họ Bắc Ninh, thực trạng và giải pháp bảo tồn, Bắc Ninh. 152 127. Viện Văn hóa Thông tin và Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh (2006), Vùng Văn hóa Quan họ Bắc Ninh, Bắc Ninh. 128. Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng Văn hóa ở Nước ta, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 129. Hồ Sỹ Vịnh (1999), Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 130. Đinh Xuân Vịnh (1996), Sổ tay địa danh Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 131. Lê Trung Vũ (Chủ biên) (1992), Lễ hội cổ truyền, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 132. Trần Quốc Vượng (1996), Theo dòng lịch sử, NXB Văn hóa, Hà Nội. 133. Trần Quốc Vượng (1998), Việt nam cái nhìn địa văn hóa, NXB Văn hóa Dân tộc & Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội. 134. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 135. Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo và Dương Tất Từ (2006), Mùa xuân và phong tục Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 153 PHỤ LỤC Phụ lục 1 DANH SÁCH CÁC NGHỆ NHÂN QUAN HỌ LÀNG VIÊM XÁ (Được phong tặng danh hiệu " Nghệ nhân ưu tú" "đợt 1) STT HỌ VÀ TÊN NĂM SINH GHI CHÚ 1. Nguyễn Thị Bàn 1932 2. Ngô Thị Lịch 1927 3. Ngô Thị Nhi 1923 4. Trần Thị Phụng 1923 DANH SÁCH CÁC NGHỆ NHÂN QUAN HỌ LÀNG VIÊM XÁ (Được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân cấp tỉnh" đợt 1) STT HỌ VÀ TÊN NĂM SINH GHI CHÚ 1. Cụ Nguyễn Thị Bàn 1932 2. Cụ Ngô Văn Bật 1935 Đã mất 3. Cụ Nguyễn Thị Khu 1920 4. Cụ Ngô Thị Lịch 1927 5. Cụ Ngô Thị Nhi 1923 6. Cụ Trần Thị Phụng 1923 7. Cụ Ngô Văn Sự 1924 Đã mất 154 Phụ lục 2 DANH SÁCH NGHỆ NHÂN ĐỘI QUAN HỌ LÀNG VIÊM XÁ TT Họ và tên Năm sinh Chi chú 1. Nguyễn Thị Bàn 1932 Nghệ nhân ưu tú 2. Ngô Thị Bằng 1939 3. Ngô Thị Bạo 1935 4. Nguyễn Thị Chạch 1929 5. Nguyễn Thị Chanh 1947 6. Lê Thị Đăng 1932 7. Nguyễn Thị Hài 1956 Đội phó đội Quan họ 8. Nguyễn Thị Hải 1980 9. Ngô Văn Hiếm 1968 10. Nguyễn Văn Hưng 1964 11. Nguyễn Thị Hương 1963 12. Nguyễn Thị Khu 1920 Nghệ nhân cấp Tỉnh 13. Nguyễn Thị Khương 1959 14. Nguyễn Văn Ký 1948 15. Nguyễn Thị Liên 1961 16. Ngô Thị Lịch 1923 Nghệ nhân ưu tú 17. Nguyễn Thị Lộ 1954 Đội phó đội Quan họ 18. Nguyễn Văn Lý 1955 19. Ngô Thị Mận 1948 155 20. Ngô Thị Mừng 1963 21. Nguyễn Đức Nhận 1958 22. Ngô Thị Nhi 1923 Nghệ nhân ưu tú 23. Trần Thị Phụng 1923 Nghệ nhân ưu tú 24. Nguyễn Văn Phương 1955 25. Trần Minh Quyết 1975 26. Nguyễn Thị Sang 1954 Đội trưởng đội Quan họ 27. Nguyễn Văn Sáng 1943 28. Nguyễn Thị Sứ 1964 29. Đặng Thị Thái 1938 30. Lê Thị Thái 1954 31. Nguyễn Thị Thảo 1942 32. Nguyễn Thị Thềm 1959 33. Trần Thị Thu 1986 34. Nguyễn Văn Thưởng 1976 35. Ngô Thị Tiên 1975 36. Nguyễn Văn Toàn 1972 37. Ngô Thị Tuyết 1965 38. Nguyễn Thị Vinh 1931 39. Trần Thị Yến 1981 Nguồn: Đội trưởng, nghệ nhân Nguyễn Thị Sang cung cấp, năm 2015. 156 Phụ lục 3 DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN LÀNG VIÊM XÁ THAM GIA PHỎNG VẤN TT Họ và tên Năm sinh Chi chú 1. Nguyễn Thị Bàn 1932 Nghệ nhân ưu tú 2. Ngô Thị Bằng 1939 3. Ngô Thị Bạo 1935 4. Nguyễn Thị Chạch 1929 5. Nguyễn Thị Chanh 1947 6. Ngô Thị Chanh 7. Ngô Văn Chinh 1951 8. Nguyễn Thị Dan 1957 9. Lê Thị Đăng 1932 10. Trần Minh Đoàn 1950 Nguyên Phó chủ nhiệm kiêm phụ trách văn hóa thôn 11. Nguyễn Thị Hài 1956 12. Nguyễn Thị Hải 1980 13. Ngô Văn Hiếm 1968 14. Nguyễn Văn Hợi 1950 15. Nguyễn Văn Hưng 1964 16. Nguyễn Thị Hương 1963 17. Ngô Thị Khu 1920 Nghệ nhân cấp Tỉnh 18. Nguyễn Thị Khương 1959 19. Nguyễn Văn Ký 1948 157 20. Nguyễn Thị Lênh 1951 21. Ngô Thị Lịch 1923 22. Nguyễn Thị Liên 1961 23. Ngô Thị Linh 1923 24. Nguyễn Thị Lộ 1954 Đội phó đội Quan họ 25. Nguyễn Thị Lợi 1948 26. Nguyễn Văn Lý 1955 27. Ngô Thị Mận 1948 28. Nguyễn Thị Mị 1941 đã mất 2013 29. Ngô Thị Mừng 1963 30. Nguyễn Đức Nhận 1958 31. Ngô Thị Nhi 1923 32. Trần Thị Phụng 1923 33. Trần Thị Phụng 34. Nguyễn Văn Phương 1955 35. Trần Minh Quyết 1975 36. Nguyễn Thị Sang 1954 Đội trưởng đội Quan họ 37. Nguyễn Văn Sáng 1943 38. Nguyễn Thị Sứ 1964 39. Đặng Thị Thái 1938 40. Lê Thị Thái 1954 41. Nguyễn Thị Thanh 1975 42. Nguyễn Thị Thảo 1942 158 43. Ngô Văn Thảo 1985 44. Nguyễn Thị Thềm 1959 45. Nguyễn Thị Thềm 1959 46. Trần Thị Thu 1986 47. Nguyễn Đức Thúc 1952 Nguyên Trưởng thôn 48. Nguyễn Đức Thục 1945 49. Nguyễn Thị Thước 1963 50. Nguyễn Đức Thược 1957 51. Nguyễn Văn Thưởng 1976 52. Ngô Văn Thưởng 1983 53. Ngô Thị Tiên 1975 54. Nguyễn Văn Tin 1952 Nguyên Chủ nhiệm hợp tác xã 55. Nguyễn Văn Toàn 1972 56. Nguyễn Đức Tư 1965 Nguyên Trưởng thôn 57. Ngô Thị Tuyết 1965 58. Nguyễn Văn Tý 1980 Trưởng thôn 59. Nguyễn Thị Vinh 1931 60. Trần Thị Yến 1981 (Nguồn: NCS chọn để phỏng vấn sâu. Đối với từng cá nhân, có thể phỏng vấn 01 lần, có thể nhiều lần với các câu hỏi khác nhau được ghi âm hoặc ghi chép lại.) 159 Phụ lục 4 CÂU HỎI VÀ NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN SÂU 1. Một số chú ý - Nội dung cuộc phỏng vấn đã được tinh lược và biên tập cho phù hợp với đề tài nghiên cứu và thể loại văn phong khoa học. Việc này được thực hiện trên cơ sở sự đồng thuận và giám sát của các cá nhân tham gia phỏng vấn. - Những nội dung được trích dẫn đảm bảo tính chân thực của thông tin mà phỏng vấn viên thu thập được. - Thứ tự các câu hỏi trong bảng này không trùng khớp với số thứ tự câu hỏi trên phỏng vấn thực địa. - Một câu hỏi có thể được hỏi với nhiều người, vì vậy chúng tôi tổng hợp tóm lược phần trả lời dưới dạng thông tin cơ bản. 2. Thông tin chung về các cuộc phỏng vấn - Thời gian phỏng vấn: Từ 2012-2015 - Đối tượng phỏng vấn: Người dân sở tại, các nghệ nhân, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu - Phỏng vấn viên: Trần Minh Chính và các cộng sự - Địa điểm phỏng vấn: Tại làng Quan họ Viêm Xá, làng Quan họ Bịu kết nghĩa (khi các nghệ nhân giao lưu Quan họ) và một số địa điểm liên quan 3. Câu hỏi và nội dung phỏng vấn - Phỏng vấn số 01: Câu hỏi: Theo Ông/Bà, ngoài học hát Quan họ, người học còn được học gì nữa không? Trả lời: Ở làng chúng tôi từ lâu lắm rồi, các Em bé (người học hát Quan họ nhỏ tuổi - TG) cùng với việc học hát là học ăn, học nói, học gói, học mở; tức là học 160 giao tiếp, ứng xử nữa. Giỏi hát rồi, phải giỏi giao tiếp, ứng xử nữa. Nhưng bọn trẻ bây giờ thường chỉ quan tâm học hát thôi. - Phỏng vấn số 02: Câu hỏi: Theo Ông/Bà, lễ hội làng ta hiện nay có gì khác xưa không? Trả lời: Bây giờ chính quyền thôn họ tổ chức lễ hội thế nào chúng tôi chỉ thấy loa đài, cờ quạt ầm ĩ, người thập phương nhiều lên nhưng toàn tập trung ở trước làng (ý chỉ khu vực trung tâm làng) còn ở các xóm, trong nhà chả thấy làm gì, cứ vắng lặng. Ngày xưa chúng tôi làm hội đâu cũng thấy vui, người trẻ đã đành, đi đu đi chơi nhưng người già chủng tôi cũng khối việc để làm. Nhất là hát canh, xóm nào cũng có, ít ồn ào nhưng say lắm, vui nữa! Bây giờ ở trước làng mà ỉu trò thì trong làng cũng coi là hết hội. Cánh trẻ bây giờ người ta chỉ thích mặt tiền thôi. - Phỏng vấn số 03: Câu hỏi: Theo Ông/Bà có phải ở làng ta bây giờ Hội to hơn và đông người dự hơn không? Trả lời: Vai trò của Quan họ Viêm Xá với toàn vùng là rất to lớn, nhưng vào dịp hội, lệ xưa thì người đến dự chủ yếu vẫn là dân làng sở tại, dân các làng kết nghĩa và các làng lân cận “đếm giỏi cũng được đôi trăm người”. Nhưng ngày nay, nhất là kể từ khi Quan họ được vinh danh là di sản thế giới thì số lượng người đến lễ hội với chúng tôi mỗi năm có đến hàng vạn người, thậm chí trong đó có người đến dự cho đến hết thời gian lễ hội (thường là 2-3 ngày). Đông người nhất vẫn là lễ hội đền Vua Bà. Số lượng người đến dự rất đông, người thì đến đơn giản là chơi hội, người thì đi lễ cầu tài cầu lộc, người đi vãn cảnhcũng có người đến tìm hiểu như các anh. 161 - Phỏng vấn số 04: Câu hỏi: Theo Ông/Bà mối quan hệ giữa chính quyền và dân làng trong tổ chức và hoạt động lễ hội hiện nay như thế nào? Trả lời: Cũng khác nhiều. Bây giờ chính quyền thôn (làng - TG) họ đứng ra chỉ huy hết. Họ mời khách, tiếp khách, phân công, cầm trịch mọi việc... Dân chúng tôi làm theo là chính. Đôi lúc cấp trên cũng xuống chỉ đạo nữa. - Phỏng vấn số 05: Câu hỏi: Là lãnh đạo địa phương, theo Ông/Bà mục đích của lễ hội bây giờ có khác xưa không? Trả lời: Lễ hội cổ truyền trước đây được dân làng mở ra chỉ để tôn vinh văn hóa, thỏa mãn đời sống tâm linh, vui chơi giải trí chủ yếu là để cho mình, để tự thỏa mãn mình “tự sản tự tiêu”. Còn đối với lễ hội ngày nay, ngoài mục đích truyền thống thì còn có những mục đích khác như mục đích về kinh tế, làm du lịch, mục đích quảng bá văn hóa, thậm chí cả mục đích chính trị liên quan đến vấn đề tuyên truyền, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, dân chủ, v.v - Phỏng vấn số 06: Câu hỏi: Theo Ông/Bà lễ hội Quan họ hiện nay có làm kinh tế không? Trả lời: Lễ hội của người Quan họ hôm nay không chỉ để thực hành các sinh hoạt văn hóa thuần túy như trước đây nữa mà còn phải gánh vác cả nhiệm vụ của người làm kinh tế và nhiều thứ khác nữa. Việc hát Quan họ nhận tiền trong ngày hội ở các làng Quan họ, trong đó có Viêm Xá, là có thật. Thành phần, mục đích của lễ hội thay đổi dẫn tới cách thức tổ chức, các sinh hoạt lễ hội và đặc biệt là cái tâm thế (tinh thần) của người tham dự lễ hội thay đổi là điều không thể tránh khỏi. 162 - Phỏng vấn số 07: Câu hỏi: Vai trò của người nghệ nhân xuất sắc đối với Quan họ trước đây và ngày nay có gì khác nhau? Trả lời: Ngày nay, những liền anh, liền chị xuất sắc thường được gọi là anh Hai - chị Hai, anh Ba - chị Ba theo những tiêu chí xưa đã “vắng” đi rất nhiều so với trước đây, nghĩ là trình độ kém đi. Vì thế sự "sùng kính" của người dân Viêm Xá cũng như toàn vùng Quan họ đối với họ như xưa có lẽ không còn nữa. Người nghệ nhân hôm nay coi như người diễn viên nghiệp dư chỉ xuất hiện trong hoạt động ca hát không chuyên theo quan niệm của đời sống văn hóa cơ sở dưới chế độ mới. - Phỏng vấn số 08: Câu hỏi: Theo Ông/Bà, Quan họ nên làm kinh tế như thế nào? Trả lời: Phi thương thì bất phú. Bây giờ Quan họ phải vừa làm văn hóa vừa làm kinh tế nữa. Ở Hội An, họ hát Bài Chòi thu rất nhiều tiền mà lại vui. Mình ở đây, giao thông thuận tiện, đất lề quê thói, lại sát nách thủ đô Hà Nội, sao mình không làm được như họ. - Phỏng vấn số 09: Câu hỏi: Mô hình tổ chức Đội Quan họ có gì khác với Bọn Quan họ? Trả lời: Bây giờ mô hình sinh hoạt "Bọn Quan họ" không còn nữa, mà chuyển sang mô hình tổ chức "Đội Quan họ” ,và gần đây là "Câu lạc bộ Quan họ", đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cơ sở. Các liền anh liền chị đều là thành viên của ĐQH hoặc CLBQH hoạt động theo kế hoạch và phân công nhiệm vụ nhằm đáp ứng yêu cầu về chính trị và văn hóa của địa phương, cả đối nội và đối ngoại. CLBQH không sinh hoạt trong nhà chứa như bọn Quan 163 họ mà chỉ ở đình, chùa, đền, nhà văn hóa...Còn bọn Quan họ tự nhóm lại với nhau, có điểm khác bọn khác và sinh hoạt theo truyền thống với các bọn Quan họ làng kết nghĩa. - Phỏng vấn số 10: Câu hỏi: “Trình độ” nghệ nhân phải được rèn luyện như thế nào? Trả lời: Người nghệ nhân Viêm Xá thường rèn luyện ít nhất khoảng 10 năm (từ 13- 14 tuổi đến 23-24 tuổi). cụ Thị - một cụ Thượng của làng kể rằng cụ học hát từ năm 14-15 tuổi đến ngoài 30 tuổi vẫn không thuộc được trên 100 bài. Cụ nói: “Thuộc là một chuyện nhưng lúc hát còn ngân nga, nhấn nhá nữa chứ, phải thuộc lắm mới thế được”. Với trình độ “đặt câu bẻ giọng” và có giọng hát “vang, rền, nền, nảy” thì nghĩa là vừa phải có trình độ sáng tác các bài ca mới, (kể cả bài “độc”) vừa phải có trình độ ca hát đạt tiêu chuẩn theo những yêu cầu của âm nhạc dù là âm nhạc dân gian. Đạt đến trình độ này vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI ở Viêm Xá có các nghệ nhân Nguyễn Thị Các, Ngô Thị Lịch, Nguyễn Thị Nhi, Ngô Thị Trạch. - Phỏng vấn số 11: Câu hỏi: Thưa Ông/Bà, các nghệ nhân bây giờ họ hát như thế nào? Trả lời: Các nghệ nhân trong khoảng 10 năm trở lại đây đang bộc lộ xu hướng ngại học các bài Quan họ quá cổ vốn có tiết tấu, giai điệu chậm, dài dòng lại khó thuộc (các bài Quan họ cổ rất nhiều hư từ, luyến láy). Các nghệ nhân ở tuổi đang sung sức, hát nhiều như Nguyễn Thị Sang, Nguyễn Thị Thềm, Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Đức Nhận vv đã ở trình độ ngấp nghé “đặt câu, bẻ giọng” thì thường có tâm lý là vừa muốn giữ gìn học hỏi vốn cổ vừa muốn cách tân thật nhiều để có thể phù hợp với các đối tượng thưởng thức trẻ và thỏa mãn ngay chính sở thích của mình. 164 - Phỏng vấn số 12: Câu hỏi: Thưa Ông/Bà? Ở Viêm Xá, việc hát mừng trong các sự kiện vui gia đình, dòng họ có nhiều không? Trả lời: Từ bé chúng tôi đã thấy ở làng Viêm Xá khi các nhà có việc vui ít thấy mời người đến hát Quan họ. Lúc đó chúng tôi cũng không biết vì sao. Khi lớn lên mới biết rằng, có lẽ do cả làng là Quan họ rồi nên rất ít nhà mời Quan họ đến hát mà thường được các làng khác mời đi hát thì nhiều. - Phỏng vấn số 13: Câu hỏi: Theo Ông/Bà, văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Quan họ xưa thế nào? Trả lời: Ngày xưa đường ăn, ý ở của các anh Hai, chị Hai với bạn hát chẳng qua cũng vẫn là đường ăn, ý ở của cả làng. Có chăng là khi hát, khi đón bạn người ta nắn nót hơn mà thôi. Người Quan họ chúng tôi thì ở làng nào cũng thế. Đã không nói thì thôi, nói là phải đắn đo, nhu mì, không bỗ bã được. Bỗ bã, xuồng xã Quan họ bạn chê cười, dấu mặt vào đâu. - Phỏng vấn số 14: Câu hỏi: Tục kiêng hèm của Quan họ hiện nay còn được duy trì như thế nào? Trả lời: Làng Viêm Xá:"Chúng tôi cũng không rõ lắm, chỉ nói theo truyền thống ở làng thôi. Dân làng nói thế nào chúng tôi nói thế". Làng Đống Cao: Khi chúng tôi hỏi một số người dân đi “xem” hát Quan họ ở đình là tại sao anh lại nói “anh Đôi, chị Đôi” mà không nói “anh Hai, chị Hai” thì anh trả lời: “không biết, chỉ là nói theo làng vẫn nói thôi”. - Phỏng vấn số 15: Câu hỏi: Ông/Bà cho biết giao tiếp, ứng xử Quan họ bây giờ có khác xưa không? 165 Trả lời: Khác nhiều rồi. Ngày xưa lịch sự, ý nhị lắm, nhất là trong đón tiếp Quan họ bạn, trong nhà chứa, khi hát canh, hát mừng. Lịch sự, ý nhị từ ăn, nói, đứng ngồi. Các cụ nói, học hát là một chuyện, còn "học ăn, học nói, học gói, học mở" nữa mới thành người Quan họ. Còn bây giờ bỗ bã, thô thiển lắm. - Phỏng vấn số 16: Câu hỏi: Theo Ông/Bà ở làng Quan họ thường hát vào lúc nào? Trả lời: Quan họ từ xưa đến nay hát nhiều nhất vào lúc có sự, lệ như hội đình, đền, chùa, mùa xuân, mùa thu và cả ở các đám khao, cưới, nhà mới, sinh con, bây giờ thêm cả liên hoan, hội diễn, sinh nhật... - Phỏng vấn số 17: Câu hỏi: Theo Ông/Bà, người hát Quan họ có phân biệt giàu, nghèo không? Trả lời: Không. Ai hát hay thì người ấy được tôn vinh, được nể trọng, rất bình đẳng. Có điều nhà ai nghèo thì đi hát khó hơn, vất vả hơn. Trước đây, nhà giàu nếu không hát thì cũng hay làm nhà chứa cho "vui cửa, vui nhà". - Phỏng vấn số 18: Câu hỏi: Ông /Bà cho biết, tuổi đi hát thường từ bao nhiêu trở đi? Trả lời: Ở Viêm Xá chúng tôi, chỉ từ 10 tuổi là hát rồi. Người ham Quan họ có khi hát tới "chết thì thôi". Nhưng thành anh Hai - chị Hai, anh Ba - chị Ba... thì thường phải 25, 27 tuổi trở lên. Hát mà giỏi, gọi là "Quan họ cựu". 166 - Phỏng vấn số 19: Câu hỏi: Theo Ông/Bà, một bọn Quan họ ở làng thường có bao nhiêu người? Trả lời: Ở Viêm Xá, một bọn có từ 8 đến 12 người. Bọn nam riêng, bọn nữ riêng. Cả vùng Quan họ đều thế. Họ quí nhau như ruột thịt và rất hợp với nhau khi hát. - Phỏng vấn số 20: Câu hỏi: Theo Ông/Bà, Quan họ Viêm Xá xưa có thi hát ở hội không? Trả lời: Chúng tôi thây nói không thi, nhưng có sách nghiên cứu lại nói có. Còn bây giờ thì Viêm Xá đi thi nhiều, cả tỉnh cả huyện, và hay giật giải. Nhưng Viêm Xá hát Quan họ đối đáp cổ hay hơn hát Quan họ mới (có nhạc đệm - TG). - Phỏng vấn số 21: Câu hỏi: Theo Ông/Bà, người dân Viêm Xá thích nghe Quan họ cổ hay Quan họ mới? Trả lời: Chúng tôi thấy người già, người trung tuổi thích nghe Quan họ cổ (tức là lề lối) và cũng thấy nghe Quan họ mới. Còn người trẻ, nhất là học sinh thích nghe Quan họ mới hơn. Hát canh thì bây giờ ít thấy người trẻ xem được lâu. - Phỏng vấn số 22: Câu hỏi: Ông/Bà cho biết có thích cho người nhà tham gia đội Quan họ, câu lạc bộ Quan họ không? Trả lời: Ở làng chúng tôi phần lớn đều thích nhưng bọn trẻ phải đi học, đi làm xa nhiều, giờ giấc chặt chẽ nên cũng khó. Nhưng người nào đã hát hay thì say lắm. 167 - Phỏng vấn số 23: Câu hỏi: Ông/Bà cho biết tại sao ở làng hiện nay người trẻ hát Quan họ lại ít hơn người già? Trả lời: Vì không như ngày xưa, bây giờ trẻ họ "thoát ly" hết, đi làm khu công nghiệp, đi học chuyên nghiệp rồi không về làng ở nữa nên chỉ ai ở làng làm ruộng hoặc cac nghề tại gia mới tham gia đội Quan họ được. - Phỏng vấn số 24: Câu hỏi: Theo Ông/Bà, người chơi Quan họ ở Viêm Xá hiện nay có tăng lên không? Trả lời: Không tăng mà giảm đi. Những năm 1990 số lượng đội viên ĐQH nhiều hơn bây giờ. Nhưng người thích hát kiểu "vài câu cho vui" thì nhiều lắm. Thời thị trường, nhà ai cũng bận rộn. - Phỏng vấn số 25: Câu hỏi: Quan họ bây giờ phải quảng bá, Ông/Bà cho biết vai trò của báo đài như thế nào? Trả lời: Báo đài cũng được việc. Có truyền tin, truyền hình rất nhanh và hiện đại đấy, nhưng cũng có điểm phải tính lại. Vì nhà báo không phải ai cũng hiểu biết Quan họ truyền thống, nên thông tin họ đưa về Quan họ nhiều khi không chính xác do tìm hiểu kiểu "cưỡi ngựa xem hoa". Nhiều khi làm cho người dân các nơi, cả quốc tế hiểu sai về Quan họ. Ví dụ họ nói: "người Quan họ không lấy nhau". Việc ấy có, nhưng chỉ ở một số làng có kết chạ, kết nghĩa thôi và cũng là từ ngày xưa, còn bây giờ không thế nữa. 168 - Phỏng vấn số 26: Câu hỏi: Bây giờ Quan họ được tôn vinh là Di sản văn hóa thế giới, người Viêm Xá có tự hào không? Trả lời: Chúng tôi rất tự hào nhưng cũng lo. Lo vì bây giờ cuộc sống hiện đại: con người thay đổi, môi trường thay đổi, sở thích thay đổi... Sợ không giữ được Quan họ cổ truyền vì lai tạp. - Phỏng vấn số 27: Câu hỏi: Là nhà nghiên cứu, theo Ông/Bà trang phục Quan họ bây giờ có giữ được truyền thống? Trả lời: Riêng trang phục, người hát Quan họ bây giờ rất thích mặc như ngày xưa vì nó đẹp, đĩnh đạc, duyên dáng và uyển chuyển. - Phỏng vấn số 28: Câu hỏi: Là người dân Quan họ, Ông/Bà muốn Quan họ bây giờ phải như thế nào? Trả lời: Muốn Quan họ vừa giữ gìn truyền thống vừa đổi mới tư duy để phù hợp với bây giờ, nhất là những người trẻ tuổi. Nếu chỉ Quan họ cổ truyền như xưa người ta sẽ chán, không hấp dẫn. - Phỏng vấn số 29: Câu hỏi: Là nhà nghiên cứu văn hóa ở địa phương, Ông/Bà cho biết tục kết bạn có phải là cơ sở quan trọng hình thanh nên các sinh hoạt văn hóa Quan họ, trong đó có sinh hoạt ca hát? 169 Trả lời: Đúng là như vậy. Tục kết bạn đem đến cho các làng Quan họ không chỉ là các giao lưu về nghệ thuật Quan họ mà còn đem lại giao lưu về văn hóa Quan họ. Quan họ độc đáo là ở chỗ đó. 170 Phụ lục 5 BÀI VÈ VỀ 36 GIỌNG QUAN HỌ CỔ Bài vè cổ truyền về 36 giọng ca Quan họ này có tên: Bài vè 36 giọng cổ được Ty Văn hóa Bắc Ninh sưu tầm và đã được in trong cuốn sách Dân ca Quan họ Bắc Ninh (Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc; NXB Văn hóa, Hà Nội 1962) và cuốn Nghệ nhân Quan họ làng Viêm Xá (Trần Chính; NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2000). Ở Viêm Xá hiện nay đang lưu truyền một bài tương tự như bài vè nói trên, có khác về tên bài và một vài chỗ nhưng đều giống ở số lượng 36 giọng ca. Bài này thường được ngâm trước khi vào một canh hát trong đền Vua Bà. Hiện nay trong vùng Quan họ chỉ còn hát mươi, mười lăm giọng trong tổng số 36 giọng. Dưới đây chúng tôi giới thiệu toàn văn bài vè này. Những chữ in đậm trong bài vè là tên các giọng ca cổ. Vua bµ th¬ cæ truyÒn Quan hä* Vèn xưa Quan hä B¾c Ninh Muèn t×m tÝch cò ®Õn lµng DiÒm th«n Thñy tæ Quan hä lµng ta Nh÷ng lêi ca xướng Vua Bµ ®Æt ra Xưa nay nam n÷ trÎ giµ Ai mµ ca ®ưîc ¾t lµ hiÓn vinh NgÉm xem c¸c giäng cho tinh Ai mµ ca được hiÓn vinh trªn ®êi Hõ la kÝnh chóc mÊy lêi La r»ng xÕp ®Æt ë n¬i ý m×nh T×nh tang, B¹n lan è t×nh G¹o ngang, G¹o däc thªm xinh C¸i hõng C¬m vµng, chiÒn chiÖn ®· tõng 171 Th¬ ®óm, §µn ®óm tin mõng Phong thư CÇm b»ng, T×nh r»ng thê ¬ Lªn giäng §i cÊy, Ng©m th¬ mét m×nh N¨m canh, Phó ®äc h÷u t×nh §µm ngäc, §µn lÉy, nhí mong H·m Quúnh §µo nư¬ng ý thøc TÝnh t×nh N¨m cung lÈy lãt Mưêi cung d·i lßng. T¶ lý, Giäng HuÕ ®ưêng trong Du giµ giäng HuÕ l¹i thªm Xanh tiÒn Bu«n b«ng, Con M¾m thÒ nguyÒn Dang tay BÎ qu¹t ch¼ng phiÒn ¤ng r¨ng LuyÖn chªnh, LuyÖn m¸n ca r»ng1 Cßn c¸c Giäng L¸2 nãi n¨ng v« vµn. *Ghi theo lêi ®äc cña cô Ng« ThÞ Nhi (tøc cô Ký), sinh n¨m 1923, hiÖn ®ưîc coi lµ nghÖ nh©n nhí nhiÒu bµi Quan hä nhÊt nh× trong lµng 1. Cã ngưêi h¸t lµ: Liªn trang, Mưêng m¸n ca r»ng". 2. Giäng L¸ chÝnh lµ giäng VÆt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_sinh_hoat_van_hoa_quan_ho_lang.pdf
  • pdfTom tat Viet.pdf
  • pdftrang thong tin Viet-Anh.pdf