Luận án Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc trung học phổ thông tại trung tâm giáo dục thường xuyên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐỖ ĐỨC TRỊ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐỖ ĐỨC TRỊ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

pdf204 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc trung học phổ thông tại trung tâm giáo dục thường xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THÀNH HƢNG HÀ NỘI - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc trung học phổ thông tại trung tâm giáo dục thường xuyên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu và các số liệu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, chƣa đƣợc công bố trong một công trình nào khác. Tác giả luận án Đỗ Đức Trị ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm giáo dục thường xuyên Yên Phong, Bắc Ninh. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thành Hưng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng thuộc Viện,các nhà khoa học đã tạo điều kiện mọi mặt để tác giả hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, các Phòng Ban văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh; Chi bộ đảng, Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ giáo viên, học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Yên Phong - Bắc Ninh, Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ giáo viên, học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Kim Bôi- Hòa Bình; Lãnh đạo, cán bộ và giáo viên các Trung tâm mà NCS đã tổ chức nghiên cứuđã tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần để tác giả thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy giáo,Cô giáo, các nhà khoa học, gia đình, đồng nghiệp và tập thể lớp Nghiên cứu sinh Giáo dục học khóa 2011, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, cổ vũ và động viên tác giả hoàn thành luận án. Tác giả luận án Đỗ Đức Trị iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDH Giáo dục học GDTX Giáo dục thƣờng xuyên GV Giáo viên HS Học sinh HV Học viên KHGD Khoa học Giáo dục KNHT Kĩ năng học tập KNQLTGHT Kĩ năng quản lý thời gian học tập NCS Nghiên cứu sinh QLTGHT Quản lý thời gian học tập THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TLH Tâm lý học iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG SỐ .................................................................................. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ..................................................................... xi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................ 4 8. Luận điểm bảo vệ ...................................................................................... 7 9. Đóng góp mới của luận án ........................................................................ 7 10. Cấu trúc luận án ...................................................................................... 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN ...................................................................... 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................ 9 1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động học tập ............................................. 9 1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập ... 12 1.1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu về kỹ năng học tập và xác định các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án .................... 18 v 1.2. Giáo dục thƣờng xuyên và trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ............. 20 1.2.1. Giáo dục thƣờng xuyên ................................................................. 20 1.2.2. Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ................................................ 23 1.3. Hoạt động học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ............................................................................................... 29 1.3.1. Hoạt động học tập ......................................................................... 29 1.3.2. Hoạt động học tập của học viên ở trung tâm GDTX .................... 31 1.3.3. Đặc điểm hoạt động học tập của học viênở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ........................................................................................... 34 1.4. Kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ........ 36 1.4.1. Khái niệm kỹ năng, kỹ năng học tập, kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ................................................ 36 1.4.2. Vai trò của kỹ năng học tập trong việc nâng cao chất lƣợng dạy và học ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ............................................. 38 1.4.3. Phân loại kỹ năng học tập và kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ............................................. 39 1.5. Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ................................................................................ 52 1.5.1. Khái niệm “rèn luyện” và “rèn luyện kỹ năng học tập” ............... 52 1.5.2. Vai trò và ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng học tập ................. 52 1.5.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT trong quá trình dạy học ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .................. 53 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ............................................................... 56 1.6.1. Các yếu tố thuộc về học viên theo học ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ........................................................................................... 56 1.6.2. Các yếu tố thuộc về môi trƣờng của Trung tâm và ngoài xã hội .. 57 vi Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 59 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN ....................................... 60 2.1. Hệ thống trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ........................................ 60 2.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ........................................................................................... 60 2.1.2. Các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên trong phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................................................................... 64 2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .... 76 2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................... 76 2.2.2. Nội dung khảo sát.......................................................................... 76 2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát ................................................................... 76 2.2.4. Cách cho điểm và thang đánh giá ................................................. 77 2.2.5. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát ........................................ 78 2.3. Kết quả khảo sát kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc trung học phô thông ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên . 80 2.3.1. Kết quả khảo sát kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ...... 80 2.3.2. Kết quả khảo sát về rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ....................................... 85 2.3.3. Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX .. 92 2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX ................. 96 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 99 vii Chƣơng 3: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN ............................................................................. 100 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .................................... 100 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ............................................. 100 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp .............................................. 100 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................ 100 3.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ............................................................. 101 3.2.1. Cung cấp tri thức về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho cán bộ, học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ..................................................................................................... 101 3.2.2. Hoàn thiện quy trình rèn luyện kỹ năng học tập và vận dụng linh hoạt vào việc rèn luyện các kỹ năng học tập cụ thể .............................. 105 3.2.3. Biên soạn tài liệu rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ..................................................................................................... 110 3.2.4. Tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập theo hƣớng tăng cƣờng tự rèn luyện của ngƣời học ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .................... 114 3.2.5. Sử dụng đa dạng và phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ................................ 117 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT tại trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .......................... 121 3.4. Tổ chức thực nghiệm rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ............................................... 123 3.4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................ 123 3.4.2. Cơ sở khoa học lựa chọn biện pháp thực nghiệm ....................... 124 3.4.3. Giả thuyết thực nghiệm ............................................................... 125 viii 3.4.4. Các giai đoạn (quy trình) thực nghiệm ....................................... 125 3.4.5. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả thực nghiệm ........................ 126 3.4.6. Mẫu và địa bàn thực nghiệm ....................................................... 128 3.4.7. Phƣơng pháp đánh giá thực nghiệm ............................................ 128 3.4.8. Kết quả thực nghiệm ................................................................... 129 3.4.9. Kết luận thực nghiệm .................................................................. 142 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 143 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 144 1. Kết luận ................................................................................................. 144 2. Khuyến nghị .......................................................................................... 146 2.1. Với Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .......................................... 146 2.2. Với học viên ................................................................................... 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................ 157 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 158 ix DANH MỤC BẢNG SỐ Bảng 1.1. Sự khác biệt giữa triết lý giáo dục trong giáo dục thƣờng xuyên và giáo dục cho số ít ngƣời ............................................................................. 34 Bảng 1.2. Bảng so sánh sự khác nhau giữa học tập ở giáo dục thƣờng xuyên và giáo dục chính quy ..................................................................................... 35 Bảng 1.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ................................................................... 54 Bảng 2.1. Số liệu thống kê Giáo dục thƣờng xuyên ở Việt Nam ................... 63 Bảng 2.2. Mẫu khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên .......................................... 78 Bảng 2.3. Đánh giá tầm quan trọng của rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT trong việc nâng hiệu quả học tập và đào tạo ở TTGDTX . 80 Bảng 2.4. Thực trạng mức độ đạt đƣợc kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ............................................................................................................... 82 Bảng 2.5. Thực trạng mức độ phù hợp của việc rèn luyện kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ............................................................................... 85 Bảng 2.6. Thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ........ 87 Bảng 2.7. Đánh giá khó khăn trong công tác rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ........................... 90 Bảng 2.8. Ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về học viên đến rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX ......................... 92 Bảng 2.9. Ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về môi trƣờng đến rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX ......................... 93 Bảng 3.1. Chuẩn đánh giá thực nghiệm ........................................................ 128 Bảng 3.2. Mẫu thực nghiệm .......................................................................... 128 Bảng 3.3. Kết quả đo sự biến đổi của kỹ năng quản lý thời gian học tập của học viên trƣớc thực nghiệm........................................................................... 130 x Bảng 3.4. Kết quả đo sự thay đổi ý thức học tập của học viên trƣớc thực nghiệm ........................................................................................................... 132 Bảng 3.5. Kết quả học tập môn Văn và Toán của học viên trƣớc thực nghiệm ........................................................................................................... 134 Bảng 3.6. Kết quả đo sự biến đổi của kỹ năng quản lý thời gian học tập của học viên sau thực nghiệm .............................................................................. 136 Bảng 3.7. Kết quả đo sự thay đổi ý thức học tập của học viên sau thực nghiệm ........................................................................................................... 138 Bảng 3.8. Kết quả học tập môn Văn và Toán của học viên sau thực nghiệm140 xi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các loại kỹ năng học tập của học viên bổ túc trung học phổ thông ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ................................................................... 41 Biểu đồ 2.1. Phân bố mẫu khảo sát ................................................................. 80 Biểu đồ 2.2. Mức độ đánh giá tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ..................................... 82 Biểu đồ 2.3. Mức độ đạt đƣợc kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ............................................................................................ 84 Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ........................... 89 Biểu đồ 2.4. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về học viên đến rèn luyện kỹ năng học tập ..................................................................................... 93 Biểu đồ 2.5. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ..................... 95 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ................................ 123 Biểu đồ 3.1. Kết quả đo sự biến đổi của kỹ năng quản lý thời gian học tập của học viên trƣớc thực nghiệm........................................................................... 131 Biểu đồ 3.2. Kết quả đo sự thay đổi ý thức học tập của học viên trƣớc thực nghiệm ........................................................................................................... 133 Biểu đồ 3.3. Kết quả học tập môn Văn của học viên trƣớc thực nghiệm ..... 135 Biểu đồ 3.4. Kết quả học tập môn Toán của học viên trƣớc thực nghiệm ... 135 Biểu đồ 3.5. Kết quả đo sự biến đổi của kỹ năng quản lý thời gian học tập của học viên sau thực nghiệm .............................................................................. 137 Biểu đồ 3.6. Kết quả đo sự thay đổi ý thức học tập của học viên sau thực nghiệm ........................................................................................................... 139 Biểu đồ 3.7. Kết quả học tập môn Văn của học viên sau thực nghiệm ........ 141 Biểu đồ 3.8. Kết quả học tập môn Toán của học viên sau thực nghiệm ....... 141 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hoạt động dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, dạy học bao gồm 2 hoạt động song hành và có quan hệ chặt chẽ, tƣơng hỗ với nhau - đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, mục đích hƣớng đến giúp ngƣời học lĩnh hội đƣợc kiến thức. Nhƣ vậy, cả dạy và học đƣợc tổ chức đều hƣớng đến ngƣời học, tạo ra sự biến đổi ở ngƣời học và ngƣời học sẽ tự quyết định chất lƣợng học tập của mình. Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục lấy ngƣời học làm trung tâm, tổ chức dạy học là giáo viên tổ chức và học sinh sẽ hoạt động để lĩnh hội kiến thức. Chất lƣợng của ngƣời học đến đâu, phụ thuộc vào ngƣời học, mà trƣớc hết và quyết định trực tiếp là kỹ năng học tập của ngƣời học. Kỹ năng học tập giúp cho ngƣời học tiếp thu tri thức và đặc biệt là kỹ năng tự học của ngƣời học sẽ giúp cho ngƣời học học tập suốt đời, học tập độc lập để tiếp thu kiến thức. Vì vậy, về mặt lý luận hình thành và phát triển kỹ năng học tập cho ngƣời học là vô cùng cần thiết và quan trọng trong cuộc đời của mỗi con ngƣời, đặc biệt là lứa tuổi học sinh sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục. 1.2. Hiện nay, học viên bổ túc THPT tại các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên có nhiều khó khăn hơn trong học tập so với học sinh ở các trƣờng THPT, các em là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) có độ tuổi của học sinh THPT và các độ tuổi lớn hơn, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tuyển tất cả các học sinh không dự thi hoặc các học sinh thi không đỗ vào các trƣờng THPT quốc lập hay những ngƣời lớn tuổi đang tham gia lao động, bởi thế hầu nhƣ các em chƣa đƣợc tuyển chọn về học lực và thậm chí cả hạnh kiểm. Chất lƣợng đầu vào của học viên rất thấp và không đồng đều, đa phần các em chỉ xếp loại học lực trung bình, trong đó còn khá nhiều học viên vốn lƣời học thiếu động cơ và cách học tập, ý thức chƣa cao, chủ yếu chỉ đƣợc xếp 2 loại đạo đức trung bình-khá.. những thiếu sót này có thể đƣợc bù đắp phần nào nếu giáo viên có những biện pháp dạy học và khuyến khích phù hợp với điều kiện học tập ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên cho học viên và đặc biệt nếu trang bị cho các em có đƣợc kỹ năng học tập hiệu quả thì chính các em sẽ khắc phục đƣợc rất nhiều các điểm yếu mà các em đang vấp phải trong hoạt động học tập tại các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 1.3. Trong lĩnh vực giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng học tập, rèn luyện kỹ năng học tập nhƣng tập trung nhiều vào loại ngƣời học đang theo học tại các trƣờng phổ thông, đại học và cao đẳng thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, các môn học khác nhau, nhƣ toán, văn... Các nghiên cứu về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho loại hình ngƣời học đặc biệt là học sinh bổ túc THPT đang theo học tại các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên trong cả nƣớc thì còn rất mỏng, rất ít đƣợc nghiên cứu. Thực tế các nghiên cứu thực tiễn lại rất cần thiết về vấn đề này để nâng cao chất lƣợng học tập, chất lƣợng dạy học ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. Đặc biệt tạo ra cho ngƣời học có thể bƣớc vào cuộc sống và học tập suốt đời. Vì các lý do trên, đề tài “Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc trung học phổ thông tại Trung tâm giáo dục thường xuyên” đã xác định đƣợc điểm mới và có giá trị thực tiễn. Nghiên cứu của luận án sẽ nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng dạy và học ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên nhằm nâng cao chất lƣợng học tập và kết quả học tập của học viên. 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 4. Giả thuyết khoa học Kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên chỉ đƣợc hình thành phát triển thông qua quá trình rèn luyện và hoạt động của học viên trong môi trƣờng sƣ phạm dƣới tác động tích cực của giáo viên. Hiện nay kỹ năng học tập của học viên bổ túc trung học phổ thông ở các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên các huyện còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu học tập của học viên. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập phù hợp với loại hình học tập ở trung tâm, phù hợp với học viên: Cung cấp tri thức về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho cán bộ, giáo viên và học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên; Hoàn thiện quy trình rèn luyện kỹ năng học tập và vận dụng linh hoạt quy trình vào rèn luyện các kỹ năng học tập cụ thể; Biên soạn tài liệu về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT; Tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập theo hƣớng tăng cƣờng tự rèn luyện kỹ năng học tập của học viên; Sử dụng đa dạng các hình thức rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên thì sẽ nâng cao đƣợc kỹ năng học tập cho học viên và chất lƣợng học tập ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 5.2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 4 5.3. Tổ chức thực nghiệm khoa học khẳng định hiệu quả của biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 6. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài luận án chỉ giới hạn nghiên cứu các kỹ năng học tập chung: Kỹ năng xác định mục tiêu, nội dung học tập; Kỹ năng nghe và ghi chép bài giảng trên lớp; Kỹ năng đọc/hiểu tài liệu học tập; Kỹ năng trình bày vấn đề trong học tập; Kỹ năng làm bài tập và bài kiểm tra trong học tập; Kỹ năng giao tiếp với giáo viên, bạn bè với mục đích học tập; Kỹ năng quản lý thời gian trong học tập; Kỹ năng khắc phục khó khăn cản trở hoạt động học tập của cá nhân. - Luận án giới hạn nghiên cứu thực nghiệm rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian học tập của học viên. - Địa bàn khảo sát đƣợc giới hạn ở các Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên cấp huyện thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Hòa Bình. - Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm đƣợc thực hiện tại Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Yên Phong, Bắc Ninh và trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Kim Bôi, Hòa Bình. 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận - Tiếp cận hệ thống: Vận dụng tiếp cận hệ thống, xem quá trình rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên là một bộ phận hợp thành của quá trình dạy học trong nhà trƣờng. Vì vậy, cần nghiên cứu quá trình này trong mối liên hệ với các bộ phận, các yếu tố khác của quá trình dạy học, đồng thời tính đến các điều kiện khách quan và chủ quan. Hiệu quả rèn luyện kỹ năng học tập chịu ảnh hƣởng của các yếu tố của quá trình dạy học và có ảnh hƣởng đến nâng cao hiệu quả dạy học. 5 - Tiếp cận phức hợp: Là hệ phƣơng pháp áp dụng vào việc nghiên cứu một đối tƣợng dựa trên nhiều lý thuyết khác nhau. Nghiên cứu rèn luyện kỹ năng học tập, sẽ sử dụng các thành tựu của nhiều khoa học có liên quan làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên, nhƣ: tâm lý học, giáo dục học, sinh lý học... đặc biệt là tâm lý học để giải thích và là cơ sở khoa học cho việc khảo sát kỹ năng học tập của học viên, từ đó xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. - Tiếp cận hoạt động: Là sự vận dụng lý thuyết hoạt động vào việc nghiên cứu đối tƣợng đang đƣợc xem xét. Với quan điểm đó, thực chất của việc rèn luyện kỹ năng là rèn luyện khả năng triển khai hành động phù hợp với mục đích và logic của nó. Muốn tổ chức quá trình rèn luyện một kỹ năng học tập nào đó có hiệu quả phải phân tích bản chất và cấu trúc của kỹnăng, chỉ ra thành phần cấu trúc của chúng trên cơ sở xác định biện pháp rèn luyện kỹ năng một cách phù hợp. Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên bằng các hoạt động cụ thể của học viên và của Trung tâm. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học: 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, khái quát... các tài liệu lý luận trong và ngoài nƣớc để xây dựng cơ sở lý luận về kỹ năng học tập, kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT, rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 7.2.2. Phương pháp quan sát: Tổ chức quan sát các giờ học của học viên, các giờ rèn luyện kỹ năng học tập theo quy trình rèn luyện kỹ năng học tập để thu thập các thông tin về hoạt động học tập, rèn luyện kỹ năng học tập. 6 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu: Thiết kế mẫu phiếu điều tra (bản hỏi) nhằm mục đích điều tra thực trạng kỹ năng học tập của học viên bổ túc trung học phổ thông, rèn luyện kỹ năng học tập và các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng học tập cho học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 7.2.4. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, giáo viên và học viên ở trung tâm về các vấn đề thực trạng kỹ năng học tập hiện có; thực trạng rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên ở trung tâm, các yếu tố ảnh hƣởng ... để có các số liệu thực tiễn, từ đó định hƣớng cho việc đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên. 7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Quá trình nghiên cứu rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên dựa trên cơ sở lý luận đặc biệt là sự tổng kết kinh nghiệm đi trƣớc về rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên ở các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên trên cả nƣớc. Các kinh nghiệm đó đƣợc tổng kết trong báo cáo tổng kết của trung tâm, trong các báo cáo khoa học tham gia các hội thảo khoa học về giáo dục thƣờng xuyên trong cả nƣớc. 7.2.6. Phương pháp chuyên gia: Sử dụng các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác giáo dục thƣờng xuyên, đánh giá các vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là xin ý kiến chuyên gia về mức độ khả thi của quy trình rèn luyện kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên . 7.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm dƣới hình thức song hành bao gồm nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm để khẳng định hiệu quả các biện pháp rèn luyện cho học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 7.2.8. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng các công thức toán thống kê, nhƣ số trung vị, số trung bình cộng, hệ số tƣơng quan thứ bậc Spiecman, Pearson... để định lƣợng kết quả nghiên cứu 7 xử lý số liệu, lập lên các bảng số biểu đồ của luận án. Trên cơ sở đó rút ra các nhận xét khoa học mang tính khái quát về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 8. Luận điểm bảo vệ - Kỹ năng học tập có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lƣợng hoạt động học tập của học viên, hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. Kỹ năng học tập của học viên bổ túc trung học phổ thông ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên có đặc thù riêng và ở mức độ thấp, ảnh hƣởng đến kết quả học tập của học viên... chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo. 1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục thường xuyên - Lãnh đạo Trung tâm gồm: Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. - Các tổ chuyên môn: Tổ Giáo vụ; Tổ Hành chính - Tổng hợp; Tổ Đào tạo nghề - Hƣớng nghiệp; Tổ Giáo dục thƣờng xuyên; Các tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao; quy mô, nghề đào tạo và cơ cấu tổ chức trong Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Giám đốc trung tâm giáo dục thƣờng xuyênra các quyết định thành lập các Tổ chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm gồm: Tổ Giáo vụ; Tổ Hành chính - Tổng hợp; Tổ Đào tạo nghề - Hƣớng nghiệp; Tổ Giáo dục thƣờng xuyên;... 1.2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ a) Chức năng Đƣợc chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với chiến lƣợc phát triển giáo dục nghề nghiệp và quy hoạch mạng lƣới các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động. 25 - Đƣợc tổ chức đào tạo theo quy định của pháp luật. - Đƣợc liên doanh, liên kết hoạt động đào tạo với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nƣớc và tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dƣỡng kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật. - Đƣợc huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động đào tạo. - Đƣợc tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật. - Đƣợc sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm, chi cho các hoạt động và bổ sung nguồn tài chính của trung tâm. -Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật. b) Nhiệm vụ - Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dƣới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng nghề cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp; bồi dƣỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dƣới 03 tháng. - Tổ chức thực hiện các chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên bao gồm: Chƣơng trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chƣơng trình giáo dục đáp ứng yêu cầu ngƣời học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; chƣơng trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. - Tổ chức xây dựng và thực hiện các chƣơng trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dƣới 03 tháng đối với những nghề đƣợc phép đào tạo; chƣơng 26 trình đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. - Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh. - Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật. - Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo. - Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thƣờng xuyên và hƣớng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. - Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định. -Tƣ vấn nghề nghiệp, tƣ vấn việc làm cho ngƣời học; phối hợp với các trƣờng trung học cơ sở, THPT tuyên truyền, hƣớng nghiệp, phân luồng học sinh. -Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình ngƣời học trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thƣờng xuyên và hƣớng nghiệp; tổ chức cho ngƣời học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. -Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thƣờng xuyên và hƣớng nghiệp. -Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. -Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm đƣợc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. -Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. -Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 27 1.2.2.4. Vai trò của trung tâm giáo dục thường xuyên đối với phát triển xã hội Là một cơ sở đƣợc tổ chức ở quận, huyện trung tâm giáo dục thƣờng xuyên giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và đáp ứng nhu cầu học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời cho ngƣời dân và cộng đồng. a) Vai trò của trung tâm giáo dục thường xuyên trong việc nâng cao dân trí Ngày nay, trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa, việc nâng cao dân trí lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Dĩ nhiên, việc nâng cao dân trí chỉ thực sự mang lại hiệu quả cao khi nó đƣợc bắt đầu từ cộng đồng, từ bản thân mỗi ngƣời dân trong cộng đồng. Hiện nay, bên cạnh việc học tại các trƣờng học từ phổ thông đến đại học thì nhu cầu đƣợc học tập, bồi dƣỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng của mỗi ngƣời là hết sức cần thiết. Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên là nơi đáp ứng những đòi hỏi đó. Ngƣời dân có thể đến Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên để đƣợc học những chƣơng trình từ xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, các chuyên đề về kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, pháp luật, thời sự... để nâng cao trình độ, nâng cao sự hiểu biết của cá nhân. b) Vai trò của Trung tâm giáo dục thường xuyên trong việc đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là một chiến lƣợc quốc gia. Mỗi một lực lƣợng lao động đòi hỏi những yêu cầu khác nhau về mục tiêu, nội dung, phƣơng thức và cơ sở đào tạo. Nông dân, thợ thủ công, những ngƣời lao động giản đơn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu lao động của nƣớc ta nhƣng họ lại chƣa đƣợc đào tạo, 28 bồi dƣỡng để có thể nâng cao hiệu quả công việc của mình. Với đối tƣợng này, việc dạy nghề, chuyển giao kinh nghiệm sản xuất và công nghệ mới không thể tiến hành một cách bài bản trong các trƣờng lớp chính quy đƣợc mà phải bằng con đƣờng giáo dục thƣờng xuyên, thông qua những mô hình dạy nghề ở các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên xã, phƣờng, thị trấn. Thực tiễn cho thấy, trong thời gian vừa qua, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên đã góp phần quan trọng việc đã tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các địa phƣơng. c) Vai trò của trung tâm giáo dục thường xuyên trong việc đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho người dân và cộng đồng Học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời là một trong những xu thế giáo dục của thế kỉ XXI. Con ngƣời hiện đại luôn luôn phải đối mặt với những thách thức về việc làm, sự thay đổi liên tục của công nghệ, sức ép về thời gian, tâm lý... Những thách thức đó đòi hỏi con ngƣời không chỉ thích ứng mà còn phải biết vƣơn lên và chế ngự chúng. Trong thời đại ngày nay, công cụ hiệu quả nhất có thể giúp con ngƣời khẳng định đƣợc chính mình, không gì mạnh mẽ hơn là tri thức. Tri thức trở thành sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế, trở thành tƣ liệu lao động đặc biệt trong tay con ngƣời. Chƣa có thời đại nào trong lịch sử, việc sản xuất, phổ biến, sử dụng tri thức lại trở thành mục tiêu số 1 của nền kinh tế nhƣ hiện nay. Bản thân nền kinh tế tri thức đòi hỏi mỗi con ngƣời phải học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời, nhất là đối với ngƣời lớn. Ngày nay, nhu cầu học tập của ngƣời lớn không ngừng tăng lên do sự chuyển dịch cơ chế kinh tế và cơ cấu lao động đang diễn ra theo nhịp độ công nghiệp hóa và sự mở rộng thị trƣờng, hội nhập quốc tế. Ngƣời lớn bắt đầu đòi hỏi những hình thức học tập rất đa dạng để đáp ứng sự phát triển của ngành nghề. Yêu cầu phát triển giáo dục cho ngƣời lớn buộc hệ thống giáo dục phải định hƣớng vào việc tổ chức học tập suốt đời. Học tập suốt đời chính là cách 29 làm cân đối giữa thời gian học tập với thời gian lao động để con ngƣời tăng năng lực thích nghi với công việc và thực hiện tốt bổn phận công dân của mình. Do những đặc điểm riêng về học tâp, ngƣời lớn mà phần đông là nông dân chỉ có thể học theo cách của mình và học ngay trên “mảnh đất, luống cày” của mình. Trong điều kiện nhƣ thế, rõ ràng chỉ có Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên mới đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời của ngƣời dân ở cộng đồng. 1.3. Hoạt động học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên 1.3.1. Hoạt động học tập - Đ.B. Encônhin cho rằng: học tập là việc lĩnh hội tri thức và đƣợc xác định bởi cấu trúc và mức độ phát triển của hoạt động học tập. [68] - A.N.Lêônchiev, P.Ia.Galperin, N.Pa. Talƣdina cho rằng quá trình học tập xuất phát từ mục đích trực tiếp và từ nhiệm vụ giảng dạy đƣợc biểu hiện ở hình thức tâm lý bên ngoài và bên trong của hoạt động học tập. [48] - N.V. Cudơmina khi bàn về hoạt động học tập của sinh viên thì cho rằng: hoạt động học tập là hoạt động nhận thức cơ bản của sinh viên đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của cản bộ giảng dạy trong nhà trƣờng đại học. [68] - Theo các nhà khoa học Bùi Văn Huệ, Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan [38] hoạt động học dù ở hình thức nào cũng có sáu dấu hiệu đặc trƣng, bản chất sau: đối tƣợng của hoạt động học, khả năng thay đổi chủ thể hoạt động học, là hoạt động đƣợc điều khiển một cách có ý thức nhằm vào việc lĩnh hội tri thức kỹ năng, kỹ xảo, là hoạt động mang tính tổ chức kép, mang tính giao tiếp và giao lƣu, phƣơng tiện hoạt động chính là các hành động học. Hoạt động học tập nhằm lĩnh hội vốn kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài ngƣời cần truyền đạt cho thế hệ trẻ. 30 - Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành [85] cho rằng học có chủ định hay là hoạt động học, một hoạt động đặc thù, chỉ có ở con ngƣời hoạt động học có 5 đặc điểm cơ bản sau: Có đối tƣớng là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tƣơng ứng; hƣớng vào làm phát triển trí tuệ, năng lực ngƣời học; có tính chất tái tạo (diễn ra theo cơ chế lĩnh hội); đƣợc điều khiển một cách có ý thức; gắn chặt với hoạt động dạy. Từ các quan niệm trên của các nhà khoa học có thể hiểu: Hoạt động học là hoạt động có ý thức có mục đích, có kế hoạch của người học lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo để phát triển bản thân dưới sự tổ chức dạy học của người dạy. Từ khái niệm trên có thể thấy: Hoạt động học tập là hoạt động có ý thức của ngƣời học dƣới sự tổ chức học tập của ngƣời dạy; đối tƣợng của hoạt động học tập là chiếm lĩnh tri thức khoa học trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại; hoạt động học tập không chỉ giúp cho ngƣời học lĩnh hội tri thức mà còn tiếp thu và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo học tập; hoạt động học tập có chủ thể là ngƣời học đối trƣợng là tri thức, hoạt động học tập không nhằm biến đổi tri thức mà thông qua viêc lĩnh hội tri thức để tạo ra sự biến đổi ở chủ thể ngƣời học, tức là tâm lý và nhân cách của ngƣời học. Hoạt động học tập cho dù là trong nhà trƣờng hay học từ xa, học trong các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, tự học.. cũng là hoạt động nhận thức, là sự khám phá thế giới thông qua các hoạt động tiếp thu tri thức của thế hệ trƣớc truyền lại, thực hành khám phá các đặc tính của thế giới tự nhiên, xã hội và con ngƣời, làm hình thành kiến thức và kỹ năng hành động của bản thân, biến đổi chính bản thân con ngƣời và thực hành vận dụng các kiến thức có đƣợc phục vụ cuộc sống sinh tồn của con ngƣời tốt đẹp hơn, hiệu quả hơn. Học tập mang tính lựa chọn cá nhân: Do hệ thống kiến thức và kỹ năng hiện nay của nhân loại vô cùng lớn, một đời ngƣời không thể tiếp thu đƣợc 31 hết, do vậy học tập của mỗi cá nhân mang tính chất lựa chọn những gì phù hợp với mục tiêu và hoàn cảnh cuộc sống của mỗi cá nhân. Nếu lựa chọn sai thì con ngƣời sẽ lãng phí thời gian và tiền bạc. Học tập mang tính xã hội: Bởi vì thông qua hệ thống giáo dục của xã hội mà con ngƣời tiếp nhận kiến thức, kỹ năng và đạo đức của nhân loại tích lũy từ hàng nghìn năm lƣu trữ lại. Học tập phụ thuộc nhiều vào chính sách và tổ chứcgiáo dục xã hội. Ngày nay, với sự ra đời của mạng thông tin toàn cầu thì sự phụ thuộc này ngày càng giảm đi, con ngƣời có kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng khai thác thông tin tri thức trên mạng sẽ có nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân mà không cần phải đến trƣờng lớp mất nhiều thời gian và tốn kém. Học tập phải đi đôi với hành động, phải vận dụng kiến thức, kỹ năng, đạo đức có đƣợc để giúp cho con ngƣời sinh tồn tốt hơn. Học tập để sống tốt hơn, làm việc có hiệu quả cao hơn chứ không phải sống chỉ để mà học lấy bằng cấp và danh vọng. Học chỉ là công cụ giúp con ngƣời sinh tồn tốt hơn. Học tập suốt đời không có nghĩa là suốt đời chỉ có học mà cần phải học để có đủ năng lực sinh tồn tốt hơn trƣớc những biến đổi của cuộc sống con ngƣời. Học tập là một hoạt động nhận thức phức tạp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Muốn có kết quả học tập tốt cần phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó biện pháp quản lý thời gian học tập là biện pháp mang lại nhiều lợi ích cho học viên. 1.3.2. Hoạt động học tập của học viên ở trung tâm GDTX a) Từ khái niệm hoạt động học tập có thể hiểu hoạt động học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên là hoạt động có ý thức, mục đích, kế hoạch của học viên đang theo học tại trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo để phát triển cá nhân và chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp dưới sự tổ chức dạy học của giáo viên. 32 b) Người học ở trung tâm giáo dục thường xuyên. Ngày 20/4/1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông tƣ số 03/trung tâm hƣớng dẫn thi hành Nghị định 90/CP, theo thông tƣ này, đối tƣợng phục vụ của giáo dục thƣờng xuyên là ngƣời ở mọi trình độ bao gồm: - Ngƣời không có điều kiện học tập trong các nhà trƣờng chính quy của các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học. - Ngƣời đã hoàn thành chƣơng trình “Đào tạo ban đầu” trong các cơ sở giáo dục chính quy đã nêu trên, nay muốn đƣợc “Đào tạo tiếp tục” theo các hình thức tổ chức của giáo dục thƣờng xuyên. - Ngƣời học ở các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên rất đa dạng, phong phú. Ngƣời học là những học viên có sự khác nhau về lứa tuổi, về nhu cầu học tập về yêu cầu trình độ và chƣơng trình giáo dục nghề nghiệp khác nhau. Ngành học giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thƣờng xuyên chủ trƣơng mở rộng các loại hình học tập theo chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của mọi đối tƣợng trong xã hội, bao gồm: ngƣời chƣa biết chữ, ngƣời trình độ văn hóa còn thấp, từ học sinh, công chức nhà nƣớc, ngƣời lao động... Do đối tƣợng ngƣời học phong phú nhƣ vậy, nên nhu cầu học tập, trình độ văn hóa, khả năng nhận thức, điều kiện học tập, thời gian học tập của họ cũng khác nhau. Ngƣời học không hạn chế về tuổi tác, hoàn cảnh, nghề nghiệp và trình độ đầu vào, miễn là ngƣời học sẵn sàng học và có nhiệt tình học tập. Đây là đặc điểm nổi bật xác định những khó khăn về hoạt động giáo dục, đặc biệt là về phƣơng pháp giáo dục cho những học viên khác xa nhau về kinh nhiệm học tập, về kĩ năng và mục đích học tập. Ngƣời học ở các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên có 3 đặc trƣng cơ bản là: 33 Năng lực nhận thức yếu hơn học sinh phổ thông rất nhiều, chất lƣợng đầu vào thấp hơn mặt bằng của giáo dục phổ thông. Đặc điểm này trực tiếp tác động đến chất lƣợng giáo dục của các trung tâm giáo dục thƣờng xuyênvà tác động đến cả vấn đề nội dung và phƣơng pháp giáo dục. Học viên bổ túc THPT trong các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên là những ngƣời vừa học vừa làm có lứa tuổi rất khác nhau, quỹ thời gian dành cho học tập rất ít, do vậy vấn đề rèn luyện kỹ năng học tập và đặc biệt kỹ năng quản lý thời gian học tập để học viên tập trung tối đa thời gian cho học tập là rất cần thiết Học viên bổ túc THPT trong các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên hầu nhƣ không có cơ hội học lên cao, do vậy việc học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp là rất cấp thiết trong môi trƣờng CNH, HĐH đất nƣớc, do vậy học rất cần đƣợc rèn luyện kỹ năng học tập suốt đời để học có điều kiện để tạo dựng đời sống bền vững. Về tổ chức quản lý học tập: Các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tổ chức hoạt động học tập linh hoạt phù hợp với các đặc điểm của học viên, do vậy vấn đề quản lý thời gian học tập là nhiệm vụ rất cấp thiết đối vởi cả học viên và các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. Về đặc trƣng hoạt động giảng dạy và học tập của trung tâm giáo dụcthƣờng xuyên: Chƣơng trình và nội dung giáo dục. Về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất, về môi trƣờng và văn hóa giáo dục tại trung tâm giáo dục thƣờng xuyên nhìn chung là thấp hơn giáo dục phổ thông, do vậy việc quản lý giảng dạy và học tập rất cần đƣợc quan tâm làm sao để học viên có thời gian học tập tối đa. 34 1.3.3. Đặc điểm hoạt động học tập của học viênở trung tâm giáo dục thường xuyên Đặc điểm học tập của học viên ở các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên có đặc thù riêng và khác biệt với học tập của học sinh chính quy trong trƣờng phổ thông. Sự khác biệt và đặc điểm riêng này đƣợc quy định và xuất phát từ triết lý giáo dục cho mọi ngƣời, đƣợc thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.1. Sự khác biệt giữa triết lý giáo dục trong giáo dục thường xuyên và giáo dục cho số ít người TT Triết lý giáo dục cho số ít ngƣời Triết lý giáo dục cho mọi ngƣời 1 Ai dạy Ngƣời dạy phải đạt trình độ chuẩn quy định. - Ngƣời dạy có trình độ chuẩn - Ngƣời có kiến thức và kĩ năng hơn ngƣời học là có thể là thầy, làm ngƣời hƣớng dẫn. 2 Ai học Trong độ tuổi quy định, có trình độ học vấn quy định. Ai muốn học đều có thể có cơ hội để học và có thể học đƣợc. 3 Dạy và học cái gì? Theo nội dung chƣơng trình đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc quy định. Theo nhu cầu và khả năng của ngƣời học 4 Học để làm gì? Có văn bằng để tìm việc làm, để có địa vị xã hội. Có văn bằng để tìm việc làm, để có địa vị xã hội. Nâng cao kiến thức để thích ứng với sự biến đổi của công việc và xã hội 5 Dạy thế nào? Dạy với các phƣơng pháp sƣ phạm chuẩn mực, với các phƣơng tiện, thiết bị đƣợc quy định. Dạy với các phƣơng pháp thầy có khả năng và với các phƣơng tiện, thiết bị mà thầy, trò có thể có đƣợc. Từ triết lý giáo dục trên, giáo dục ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên hƣớng đến giáo dục cho mọi ngƣời và có những đặc trƣng cơ bản, khác biệt với giáo dục chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân. 35 Hoạt động học tập ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyêncó nhiều đặc điểm khác biệt so với giáo dục chính quy Bảng 1.2. Bảng so sánh sự khác nhau giữa học tập ở giáo dục thường xuyên và giáo dục chính quy TT Tiêu chí Giáo dục chính quy Giáo dục thƣờng xuyên 1 Đối tƣợng học tập Học theo độ tuổi quy định Mọi lứa tuổi, mọi trình độ 2 Thời gian học tập Học liên tục theo quy chế Thời gian linh hoạt và gián đoạn 3 Chƣơng trình học tập Theo chƣơng trình định sẵn của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục thẩm định Linh hoạt theo nhu cầu và năng lực của ngƣời học 4 Phƣơng thức học tập Tập trung trong trƣờng học Học tập trung, tại nơi làm việc, vừa học vừa làm, học buổi tối, tự học có hƣớng dẫn, học trực tuyến trên mạng từ xa linh hoạt 5 Nguồn tài chính dành cho học tập Chính phủ cung cấp là chủ yếu Đa dạng hóa nguồn tài chính từ Chính Phủ, nhân dân tổ chức xã hội, cá nhân 6 Các kỹ năng học tập cơ bản đƣợc áp dụng trong học tập của ngƣời học Nghe, ghi trên lớp. Về nhà đọc sách giáo khoa, đọc các tài liệu tham khảo, làm các bài tập, ôn tập, thi và kiểm tra (Học sinh đa phần chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập) Nghe, ghi và ghi nhớ bài giảng, làm bài tập về nhà, thi và kiểm tra. (Chƣa chủ động, chƣa biết lập kế hoạch học tập, chƣa biết điểm yếu của bản thân trong học tập để khắc phục) 36 1.4. Kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên 1.4.1. Khái niệm kỹ năng, kỹ năng học tập, kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên 1.4.1.1.Bàn về kỹ năng hiện nay trong khoa học tâm lý học và giáo dục học có nhiều quan điểm khác nhau nhưng không mâu thuẫn nhau: a) Kỹ năng đƣợc xem nhƣ kỹ thuật của hành động, hoạt động nhƣ quan niệm của các nhà khoa học Cruchetxki [15], A.V. Petrovxki [61],A.G. Covaliov; Trần Trọng Thủy...; b) Kỹ năng đƣợc xem nhƣ mặt năng lực của cá nhân trong hoạt động Levitov, K.K. Platonov, X.I.Kixegof [106], Vũ Dũng, Trần Quốc Thành; Nguyễn Ánh Tuyết; c) Kỹ năng đƣợc xem nhƣ một dạng của hành động, Đặng Thành Hƣng [ ]...; d) Kỹ năng đƣợc xem là hành vi ứng xử của các nhà khoa học S.A Mora les và She ator; Daniel Held và Fean Mare Riss; Liliane Held... Các quan niệm về kỹ năng trên không mâu thuẫn nhau mà bàn về các khía cạnh khác nhau khi nhìn nhận kỹ năng. Luận án tiếp cận kỹ năng dƣới góc độ kỹ thuật và khả năng của cá nhân, cho nên kỹ năng đƣợc hiểu là kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện có kết quả một hành động hay hoạt động trong điều kiện thực tiễn. Khi đề cập đến kỹ năng cần lƣu ý đến các vấn đề sau: - Kỹ năng đƣợc hình thành trên cơ sở các tri thức, kinh nghiệm về hành động, hoạt động. Vì vậy, để có đƣợc kỹ năng trong hành động hay hoạt động đòi hỏi cá nhân phải tri thức và vận dụng một cách thành thạo các tri thức này vào trong điều kiện thực tiễn. - Kỹ năng của con ngƣời thƣờng gắn với một hành động hay hoạt động nào đó. Do đó, kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, kỹ năng không tách rời hành động. 37 - Kỹ năng đƣợc đánh giá thông qua các tiêu chí: tính đầy đủ, tính linh hoạt, tính thành thục và tính hiệu quả. - Kỹ năng đƣợc hình thành nhờ quá trình thƣờng xuyên rèn luyện trong hoạt động thực tiễn của cá nhân. 1.4.1.2. Kỹ năng học tập từ khái niệm kỹ năng và hoạt động học tập có thể hiểu: Kỹ năng học tập được hiểu là khả năng thực hiện có kết quả các hành động học tập trên cơ sở vận dụng nhũng tri thức, kỹ xảo đã có để giải quyết tốt những nhiệm vụ học tập trong những điều kiện học tập nhất định. 1.4.1.3. Kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thường xuyên là khả năng thực hiện có kết quả các hành động học tập trên cơ sở vận dụng nhũng tri thức, kỹ xảo đã có để giải quyến tốt những nhiệm vụ học tập trong những điều kiện học tập nhất định của trung tâm giáo dục thường xuyên. Kỹ năng học tập của học viên có những đặc trƣng cơ bản sau: - Kỹ năng học tập của học viên là tổ hợp các cách thức của hành động học đƣợc ngƣời học nắm vững, biểu hiện ở mặt kỹ thuật của hành động học và mặt năng lực học của mỗi cá nhân. Kỹ năng học là yếu tố mang tính mục đích, luôn hƣớng tới mục đích hành động học và có ý nghĩa quyết định đến kết quả học; -Kỹ năng học tập của học viên là một hệ thống đƣợc tạo bởi các kỹ năng thành phần, đồng thời nó cũng là một hệ thống mở, mang tính nhiều tầng bậc và tính phát triển; -Kỹ năng học tập của học viên hoàn toàn có thể hình thành đƣợc dƣới sự tổ chức và hƣớng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học và rèn luyện của cá nhân. Việc nắm vững các dấu hiệu cơ bản của kỹ năng học có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng học nói chung và các kỹ năng thành phần riêng. 38 - Kỹ năng học tập của học viên là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm của con ngƣời, tuy nhiên mỗi kỹ năng học tập cần có những điều kiện nhất định và chỉ phù hợp với những con ngƣời có hoàn cảnh cụ thể. - Kỹ năng học tập của học viên chỉ là công cụ giúp con ngƣời thực hiện nhanh và hiệu quả các nhiệm vụ học tập, do vậy nó chỉ có ý nghĩa trong hoạt động học tập mà chƣa chắc đã có giá trị trong các lĩnh vực khác. - Kỹ năng học tập của học viên đòi hỏi việc huy động năng lực nhận thức và cả năng lực kế hoạch hóa, năng lực tổ chức các hoạt động của cuộc sống để việc học tập có hiệu quả. - Kỹ năng học tập của học viên đòi hỏi phải thực hiện tốt các quan hệ với nhà trƣờng, giáo viên, bạn học, gia đình để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ học tập của bản thân. 1.4.2. Vai trò của kỹ năng học tập trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trung tâm giáo dục thường xuyên - Kỹ năng học tập giúp cho học viên nhanh chóng nhận ra mục tiêu và yêu cầu của việc học tập. - Kỹ năng học tập giúp cho học viên nhận rõ các đặc điểm học tập của bản thân (nhƣ: hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh gia đình, các đặc điểm trong học tập của bản thân nhƣ trí nhớ, khả năng suy luận) để có các giải pháp khắc phục sao cho việc học tập thuận lợi nhất. - Kỹ năng học tập giúp cho học viên xây dựng và thực hiện bản kế hoạch quản lý thời gian học tập phù hợp để đạt đƣợc kết quả học tập mong muốn. - Kỹ năng học tập còn giúp cho các học viên có đƣợc năng lực quan hệ với các giáo viên, các bạn học, với kho dữ liệu khoa học để thúc đẩy năng lực học tập của bản thân - Kỹ năng học tập còn giúp cho học viên có đƣợc ngay các kỹ năng hoạt động học tập hiệu quả nhƣ nghe ghi và ghi nhớ bài giảng, kỹ năng tập 39 trung tƣ tƣởng, kỹ năng suy luận các kỹ năng này giúp cho học viên có đƣợc kết quả học tập cao nhất. - Kỹ năng học tập còn giúp cho các học viên có đƣợc năng lực thích ứng và sẵn sàng học tập theo yêu cầu của các chƣơng trình đào tạo khác nhau để thích ứng trong xã hội học tập. 1.4.3. Phân loại kỹ năng học tập và kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thường xuyên 1.4.3.1. Các loại kỹ năng học tập Các nhà tâm lý học sƣ phạm và lý luận dạy học nhƣ Đ.B. Enconhin, V.V. Đavƣđov, A.K. Markova, E.N. Kabanova... đã dựa vào quan điểm tiền đề xuất phát về cấu trúc hoạt động học xác định kỹ năng học tập gồm: kỹ năng và kĩ xảo học tập bên trong, tức những kỹ năng, kĩ xảo, thao tác trí tuệ, thao tác tƣ duy trong học tập nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, trừu tƣợng hóa và kỹ năng, kĩ xảo học tập bên ngoài, tức là cách thức tiến hành việc học tập: đọc sách, tra cứu tài liệu lập biểu đồ, thí nghiệm, tổ chức công việc. [68] Tác giả Lê Nam Hải [30]khi nghiên cứu về kỹ năng học tập của học viên trong đào tạo từ xa cho rằng: Kỹ năng học tập từ xa gồm các kỹ năng nhƣ kỹ năng lập thời khoá biểu, bố trí thời gian học, duy trì hoạt động học, linh hoạt thay đổi lịch học; kỹ năng tiến hành việc học nhƣ tìm tài liệu, đọc tài liệu, cách hiểu tài liệu, ghi chép lại tài liệu, phân tích phê phán, đánh giá tài liệu, đặt câu hỏi và dựa vào tài liệu trả lời câu hỏi, sơ đồ khái quát hoá các kiến thức học đƣợc; kỹ năng tự đánh giá kết quả việc học, kỹ năng phân tích và thực hiện các bƣớc giải đề, làm bài thi. Đây là các kỹ năng học chung mà sinh viên đại học hệ đào tạo nào cũng cần phải có để học tốt, nhƣng trong hoạt động học theo hình thức đào tạo từ xa, chúng tôi thấy các kỹ năng này tập trung thành 3 nhóm kỹ năng quan trọng có vai trò và tác dụng rất lớn, mang tính quyết định trong hoạt động học từ xa, đó là các nhóm kỹ năng sau: 40 - Nhóm kỹ năng lập kế hoạch học. - Nhóm kỹ năng tổ chức việc học (kỹ năng đọc, tìm ý chính, tóm tắt, ghi chép tài liệu, giáo trình, kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng làm đề cƣơng xêmina, kỹ năng tiếp thu và ghi chép trên lớp trong các lần tập trung, kỹ năng tự ôn tập). - Nhóm kỹ năng làm bài thi, kiểm tra, đánh giá việc học của bản thân. Một ngƣời tiến hành hoạt động học từ xa có kết quả tốt phải đạt đến mức cao, hoàn thiện (thuần thục) các nhóm kỹ năng thành phần trên. Tác giả Ngô Thị Thu Dung [18] dựa trên sự phân tích đặc trƣng và cấu trúc của hoạt động học tập theo nhóm đã chỉ ra các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh gồm ba nhóm là kĩ năng nhận thức, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp với 18 kỹ năng cụ thể. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Đặng Thành Hƣng [41] đã đƣa ra Hệ thống kỹ năng học tập chung trong môi trƣờng học tập hiện đại dựa trên cơ cấu nhiệm vụ của quá trình học tập. Theo đó tác giả đƣa ra ba nhóm kỹ năng gồm: nhóm những kỹ năng nhận thức học tập, nhóm những kỹ năng giao tiếp và quan hệ học tập, nhóm những kỹ năng quản lý học tập. 1.4.3.2. Các loại kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên Các kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên do đặc thù tổ chức hoạt động học tập ở trung tâm, đặc thù học tập của học viên cho nên kỹ năng học tập của học viên đang theo học tại trung tâm có những điểm riêng: a) Mức độ kỹ năng học tập của học viên chƣa cao; b) Có sự khác biệt ở tốc độ vận dụng kiến thức để tiến hành các hoạt động học tập (ví dụ: hiểu bài chậm hơn; nghe và ghi thấp hơn...); c) Nội dung của các kỹ năng học tập mang tính đặc thù của học tập tại trung tâm. 41 Nhìn một cách khái quát có thể phân kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ra thành 2 nhóm: Nhóm 1: Các kỹ năng học tập cơ bản để triển khai học tập bao gồm kỹ năng xác định mục tiêu và nội dung học tập; kỹ năng nghe và ghi bài giảng trên lớp; kỹ năng đọc và hiểu tài liệu học tập; kỹ năng trình bày vấn đề trong học tập; kỹ năng làm bài tập và kiểm tra trong học tập. Nhóm 2: Các kỹ năng học tập là điều kiện để triển khai hoạt động học tập bao gồm: Kỹ năng giáo tiếp với giáo viên và học viên; kỹ năng khắc phục khó khăn cản trở học tập; kỹ năng quản lý thời gian trong học tập. Sơ đồ 1.1. Các loại kỹ năng học tập của học viên bổ túc trung học phổ thông ở trung tâm giáo dục thường xuyên Nhìn vào sơ đồ trên có thể hiểu các kỹ năng học tập thành phần của học viên đang theo học ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên nhƣ sau: Kỹ năng học tập của học viên trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Kỹ năng học tập cơ bản triển khai học tập - Kỹ năng nghe - Ghi bài giảng trên lớp; - Kỹ năng đọc và hiểu tài liệu ...ong tục tập quán và các điều kiện kinh tế xã hội của địa phƣơng Thông tin cá nhân: Họ và tên (có thể ghi hay không): .................................................. Đơn vị công tác: ............................................................................. Giới tính: Nam Nữ Tuổi: Dƣới 35 Từ 35 đến 50  Trên 50  Thâm niên công tác: Dƣới 5 năm  Từ 5-10 năm Từ 11- 20 năm  Trên 20 năm Công việc chính đang làm: Quản lý  Giảng dạy  Học viên  Xin trân trọng cảm ơn! 6-PL Phụ lục 2 PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho chuyên gia) Họ và tên: ............................................................................................................ Cơ quan: .............................................................................................................. Ngày phỏng vấn: ................................................................................................. Nội dung phỏng vấn: 1. Về kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 2. Về rèn luyện kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 3. Về các yếu tố ảnh hưởng kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Ngƣời phỏng vấn 7-PL Phụ lục 3 PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỬ NGHIỆM (Dành học viên tự đánh giá) Dƣới ảnh hƣởng của biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập “Tổ chức cung cấp tri thức về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên”, “Tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên theo quy trình khoa học”. Kỹ năng quản lý thời gian học tập của học viên thay đổi nhƣ thế nào. Em đánh dấu X vào các biểu hiện dƣới đây của kỹ năng quản lý học tập phù hợp với em. TT Tiêu chí đánh giá Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Đôi khi Không thực hiện 1 Chuyên cần khi đi học 2 Tập trung nghe và ghi bài giảng 3 Tham gia xây dựng bài trên lớp 4 Đọc sách giáo khoa trƣớc khi đi học 5 Làm bài tập về nhà Thông tin cá nhân Họ và tên: ...................................................................................................................... Lớp: ...................................................... Trung tâm........................................................ Xin chân thành cảm ơn! 8-PL Phụ lục 4 PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỬ NGHIỆM (Dành học viên tự đánh giá) Dƣới ảnh hƣởng của biện pháp rèn luyện “Tổ chức rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian học tập cho học viên” với 2 nội dung: “Cung cấp tri thức về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên”, “Tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên theo quy trình khoa học” thì sẽ nâng cao đƣợc kỹ năng quản lý thời gian học tập của học viên bổ túc THPT ở Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên. Em đánh dấu X vào các biểu hiện dƣới đây của kỹ năng quản lý học tập phù hợp với em. TT Tiêu chí đánh giá Biết làm tốt Biết làm khá tốt Biết làm trung bình Không biết làm 1 Biết dựa vào kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng để sắp xếp hợp lý thời gian học tập trong công việc khác. 2 Biết tiết kiệm thời gian để tập trung nguồn lực cho học tập 3 Biết sắp xếp thời gian học tập 4 Biết làm hài hòa giữa học tập và sinh hoạt, giữa làm việc và nghỉ ngơi khôi phục sức khỏe. 5 Biết tổng xác định các công việc quan trọng và cấp thiết của cuộc sống, học tập để ƣu tiên giải quyết Thông tin cá nhân Họ và tên: ...................................................................................................................... Lớp: ...................................................... Trung tâm........................................................ Xin chân thành cảm ơn! 9-PL Phụ lục 5 NỘI DUNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN TRONG HỌC TẬP (LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP VỚI PHÂN BỔ THỜI GIAN HỢP LÝ DỰA TRÊN KẾ HOẠCH HỌC TẬP CỦA TRUNG TÂM) Nội dung 1: Cung cấp các kiến thức về kỹ năng quản lý thời gian trong học tập và rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian trong học tập: Khái niệm về kỹ năng quản lý thời gian, rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian trong học tập; Vai trò tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian trong học tập. Nội dung 2: Các bƣớc rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian. - Học viên tự tìm hiểu kế hoạch hoạt động tổng thể của trung tâm, kế hoạch học tập nói riêng. - Học viên tiếp thu những tri thức về kỹ năng quản lý thời gian (lập kế hoạch học tập trên cơ sở kế hoạch của trung tâm). - Giáo viên giao nhiệm vụ và hƣớng dẫn cách lập kế hoạch học tập với sự sắp xếp thời gian hợp lý. - Học viên quan sát và bắt chƣớc hình thành kỹ năng quản lý thời gian (lập kế hoạch học tập môn học, tuần, tháng, năm với việc sắp xếp thời gian hợp lý). - Học viên tự rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian (tự lập kế hoạch học tập phù hợp với quỹ thời gian cho phép) - Trên cơ sở kế hoạch học tập với các môn học quen thuộc, học viên lập kế hoạch học tập với các môn học khác phù hợp với thời gian của trung tâm. - Tổng kết đánh giá việc luyện tập, rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian từ phía học viên và trung tâm. Nội dung 3: Các tiêu chí đánh giá rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian 10-PL Tiêu chí 1. Học viên biết lập kế hoạch học tập môn học, theo tuần theo tháng phù hợp và dựa trên kế hoạch của trung tâm. Tiêu chí 2. Học viên có ý thức thái độ học tập tốt dựa trên việc làm chủ thời gian và sắp xếp thời gian phù hợp với nội dung học tập. Tiêu chí 3. Kết quả học tập các môn học (dựa trên việc biết lập kế hoạch học tập và thái độ học tập tốt). 11-PL Phụ lục 6 BIÊN BẢN QUAN SÁT - Họ và tên học viên: ...................................................................................... - Lớp: ............................................................................................................... - Trung tâm: ..................................................................................................... - Ngày quan sát:............................................................................................... NỘI DUNG QUAN SÁT STT Học viên Đi học đúng giờ Đi muộn Không đi học Ngƣời quan sát 12-PL Phụ lục 7 BIÊN BẢN QUAN SÁT - Họ và tên học viên: ...................................................................................... - Lớp: ............................................................................................................... - Trung tâm: ..................................................................................................... - Ngày quan sát:............................................................................................... NỘI DUNG QUAN SÁT STT Học viên Chuẩn bị bài đầy đủ Chuẩn bị bài chƣa xong Không chuẩn bị bài Ngƣời quan sát 13-PL Phụ lục 8: CÔNG THỨC TOÁN THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN Hệ số tương quan thứ bậc Spiecman r = 1 -  Trong đó: r - hệ số tƣơng quan D - hiệu số thứ bậc giữa hai đại lƣợng so sánh N - số đơn vị đƣợc nghiên cứu Kết luận: r mang dấu dƣơng là tƣơng quan thuận r mang dấu âm là tƣơng quan nghịch r = 0,7  1 (rất chặt chẽ) r = 0,5  0,69 (tƣơng đối chặt chẽ) r < 0,5 (tƣơng quan lỏng) Bảng1 : Tính tương quan giữa về sự phù hợp và thống nhất đánh giá mức độ của kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT TT Kỹ năng học tập Cán bộ quản lý và giáo viên Học viên D  Thứ bậc  Thứ bậc 1 Kỹ năng xác định mục tiêu, nội dung học tập 288 2,2 2 1989 2,4 1 1 1 2 Kỹ năng nghe và ghi chép bài giảng trên lớp 258 2,0 4 1680 2,1 3 1 3 3 Kỹ năng đọc/hiểu tài liệu học tập 273 2,1 3 1638 2,0 4 -1 4 4 Kỹ năng trình bày vấn đề trong học tập 315 2,4 1 1884 2,3 2 -1 2 5 Kỹ năng làm bài tập và bài kiểm tra trong học tập 234 1,8 6 1377 1,7 6 0 6 14-PL 6 Kỹ năng giao tiếp với giáo viên, bạn bè với mục đích học tập 252 1,9 5 1554 1,9 5 0 5 7 Kỹ năng quản lý thời gian trong học tập 219 1,7 7 1296 1,6 7 0 7 8 Kỹ năng khắc phục khó khăn cản trở hoạt động học tập của cá nhân 198 1,5 8 1218 1,5 8 0 8  D2 =4 r  + 0,81 Kết luận: Tƣơng quan trên là thuận và chặt chẽ có nghĩa là cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ hiện có về kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT phù hợp và thống nhất với nhau. Bảng 2. Tính tương quan giữa về sự phù hợp và thống nhất đánh giá mức độ thực hiện rèn luyện kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT TT Kỹ năng học tập Cán bộ quản lý và giáo viên Học viên D  Thứ bậc  Thứ bậc 1 Mục tiêu rèn luyện kỹ năng học tập 246 1,9 3 1614 2,0 2 1 1 2 Nội dung rèn luyện kỹ năng học tập 303 2,3 1 1974 2,4 1 0 0 3 Hình thức rèn luyện kỹ năng học tập 276 2,1 2 1899 2,3 3 -1 1 4 Biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập 228 1,7 4 1584 1,9 4 0 0 15-PL TT Kỹ năng học tập Cán bộ quản lý và giáo viên Học viên D  Thứ bậc  Thứ bậc 5 Điều kiện cơ sở vật chất cho việc rèn luyện kỹ năng học tập 216 1,6 5 1410 1,7 5 0 0  D2 =2 r  + 0,9 Kết luận: Tƣơng quan trên là thuận và chặt chẽ có nghĩa là cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rèn luyện kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT phù hợp và thống nhất với nhau. Bảng 3.Tính tương quan giữa về sự phù hợp và thống nhất đánh giá mức độ thực hiện biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT TT Biện pháp rèn luyện Cán bộ quản lý và giáo viên Học viên D  Thứ bậc  Thứ bậc 1 Học viên tự học, tự rèn luyện 291 2,2 4 1779 2,2 3 1 1 2 Biên soạn tài liệu rèn luyện kỹ năng học tập và phổ biến cho học viên 315 2,4 1 1965 2,4 1 0 0 3 Giao cho giáo viên bộ môn tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập thông qua giảng dạy các môn học 303 2,3 2 1872 2,3 2 0 0 16-PL 4 Đƣa nội dung rèn luyện kỹ năng học tập vào các môn học bắt buộc từ năm học đầu tiên 219 1,7 9 1365 1,7 9 0 0 5 Rèn luyện kỹ năng học tập thông qua các hình thức hoạt động khác nhau (hoạt động của đoàn thanh niên) v.v... 306 2,3 2 1764 2,2 3 -1 1 6 Trung tâm tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập trong các năm học 270 2,0 6 1719 2,1 5 1 1 7 Tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên 279 2,1 5 1620 2,0 6 -1 1 8 Mời chuyên gia tƣ vấn về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên 216 1,6 10 1332 1,6 10 0 0  D2 =4 r  + 0,80 Kết luận: Tƣơng quan trên là thuận và chặt chẽ có nghĩa là cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT phù hợp và thống nhất với nhau. 17-PL Phụ lục 9 Các văn bản pháp quy về Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên 1. Số: 01/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 02 tháng 01 năm 2007: Quyết định của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 2. Số: 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV, ngày 19 tháng 10 năm 2015: Thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hƣớng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên. 3. Số: 50/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 07 tháng 11 năm 2006: Quyết định Ban hành chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên cấp trung học phổ thông (Bổ túc trung học phổ thông). 4. Số: 42/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 28 tháng7 năm 2008: Ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. 5. Quyết định của Bộ GD&ĐT số 30/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 06 tháng 6 năm 2008 Ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chƣơng trình Giáo dục thƣờng xuyên. 6. Thông tƣ 15/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. 7. Thông tƣ 26/2010/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên đáp ứng yêu cầu của ngƣời học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. 8. Quyết định 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm KTTH-HN. 18-PL 9. Số: 57/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 25 tháng 12 năm 2015: Quy định về Điều lệ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp. 10. Luật Giáo dục 2005 11. Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 12. Số: 48/2015/NĐ-CP, ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội: Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp. 13. Số: 42/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội: Thông tƣ quy định về đào tạo trình độ sơ cấp áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo sơ cấp) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 14. Số: 43/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội: Thông tƣ quy định về đào tạo thƣờng xuyên, bao gồm: xây dựng, lựa chọn, phê duyệt chƣơng trình đào tạo, giáo trình, tài liệu đào tạo, tổ chức và quản lý đào tạo thƣờng xuyên đối với các chƣơng trình đào tạo thƣờng xuyên theo yêu cầu của ngƣời học; bồi dƣỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề; bồi dƣỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp; kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; chuyển giao công nghệ và các chƣơng trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dƣới 03 tháng. 15. Thông tƣ 25/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 13/07/2015 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp. 16. 40/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội: Thông tƣ quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp. 17. Số: 41/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội: Thông tƣ quy định về sử dụng, bồi dƣỡng chuẩn hóa, bồi dƣỡng nâng cao đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong trung tâm giáo dục nghề 19-PL nghiệp hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thƣờng xuyên, trƣờng trung cấp, trƣờng cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp. 18. Số 86/2015/NĐ-CP, ngày 02/10/2015: Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm 2020-2021. 19. Số 09/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 27/02/2015 của Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội: Quy định chƣơng trình khung trình độ nghề, chƣơng trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 06 nghề: Nề - Hoàn thiện; Sửa chữa, vận hành tàu ; Kỹ thuật bảo dƣỡng cơ khí tàu bay; Sửa chữa cơ khí động lực; Sửa chữa máy nâng chuyển; Xếp dỡ cơ giới tổng hợp. 20. Các văn bản của Sở GD&ĐT Bắc Ninh, Sở Lao động thƣơng binh và xã hội quy định về nhiệm vụ năm học hàng năm. 20-PL Phụ lục 10: DANH SÁCH HỌC SINH HAI NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG 1. KHÁCH THỂ LỚP ĐỐI CHỨNG TT Họ và tên Giới tính Ngày sinh Địa chỉ Nam Nữ Xã Huyện 1 Nghiêm Hoàng Anh x 12/7/1998 Văn Môn Yên Phong 2 Nghiêm Xuân Cảnh x 23/12/1998 Văn Môn Yên Phong 3 Ngô Văn Chiến x 6/3/1998 Tam Giang Yên Phong 4 Nguyễn Sơn Chúc x 10/8/1998 Thụy Hòa Yên Phong 5 Lê Thị Kim Cƣơng x 3/3/1998 Tam Giang Yên Phong 6 Đỗ Trọng Diện x 3/7/1998 Tam Giang Yên Phong 7 Nguyễn Văn Đạt x 11/10/1998 Tam Giang Yên Phong 8 Nguyễn Văn Đức x 12/7/1998 Văn Môn Yên Phong 9 Nguyễn Đình Hà x 3/6/1998 Long Châu Yên Phong 10 Nguyễn Thị Hằng x 10/7/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 11 Nguyễn Đức Hiệp x 19/07/1998 Long Châu Yên Phong 12 Nguyễn Hiển Hiếu x 10/3/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 13 Chu Văn Hiếu x 26/06/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 14 Lê Đức Hiếu x 26/11/1998 Tam Giang Yên Phong 15 Nguyễn Thị Hoa x 24/07/1998 Yên Phụ Yên Phong 16 Nghiêm Đình Hoàng x 12/10/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 17 Nghiêm Thị Huệ x 5/16/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 18 Mẫn Thị Huyền x 6/10/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 19 Trần Quang Khanh x 25/10/1996 Tam Giang Yên Phong 20 Nguyễn Thị Kim x 22/09/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 21 Nguyễn Thị Liên x 14/10/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 22 Nguyễn Thị Lụa x 19/11/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 23 Mẫn Thị Luyến x 6/12/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 24 Lê Đức Lƣơng x 10/10/1998 Tam Giang Yên Phong 21-PL TT Họ và tên Giới tính Ngày sinh Địa chỉ Nam Nữ Xã Huyện 25 Nguyễn Thị Lý x 27/04/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 26 Nguyễn Vũ Nam x 12/8/1996 Tam Giang Yên Phong 27 Lƣu Vạn Ngọc x 4/11/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 28 Trần Hoài Ninh x 16/1/1998 Tam Giang Yên Phong 29 Nguyễn Đức Mạnh x 4/12/1998 Đông Thọ Yên Phong 30 Lê Thị Mận x 15/7/1998 Hòa Tiến Yên Phong 31 Nguyễn Nhƣ Phong x 6/5/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 32 Ngô Quý Quốc x 22/11/1998 Tam Giang Yên Phong 33 Nghiêm Xuân Sang x 12/10/1998 Văn Môn Yên Phong 34 Nguyễn Thị Tâm x 23/05/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 35 Nguyễn Thị Thanh x 15/03/1998 Hòa Tiến Yên Phong 36 Nguyễn Văn Thắng x 30/7/1998 Hòa Tiến Yên Phong 37 Nguyễn Thị Thúy x 31/07/1998 Hòa Tiến Yên Phong 38 Nguyễn Thị Ngọc Thúy x 8/25/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 39 Chu Văn Tiến x 23/4/1998 Tam Giang Yên Phong 40 Chu Hoàng Tiến x 6/10/1998 Tam Giang Yên Phong 41 Nguyễn Bá Tuấn x 22/11/1998 Long Châu Yên Phong 42 Lê Quang Tùng x 7/26/1998 Tam Giang Yên Phong 43 Ngô Thị Tuyến x 2/3/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 44 Lƣu Thị Hồng Vân x 1/10/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 45 Nguyễn Thị Yến x 9/25/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 46 Nguyễn Bá Tình x 12/6/1997 Trung Nghĩa Yên Phong 47 Nguyễn Văn Bắc x 24/11/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 48 Nghiêm Đình Chí x 9/4/1998 Yên Phụ Yên Phong 49 Phạm Văn Cƣờng x 20/10/1998 Tam Giang Yên Phong 50 Ngô Văn Dân x 19/12/1998 Tam Giang Yên Phong 51 Chu Thị Dung x 16/06/1997 Tam Giang Yên Phong 22-PL TT Họ và tên Giới tính Ngày sinh Địa chỉ Nam Nữ Xã Huyện 52 Đỗ Đình Đông x 8/8/1998 Hòa Tiến Yên Phong 53 Nguyễn Thị Hằng x 26/7/1998 Tam Giang Yên Phong 54 Phùng Thanh Hằng x 1/8/1998 Hòa Tiến Yên Phong 55 Nguyễn Thị Hiền x 24/9/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 56 Lƣu Thị Hiền x 5/6/1998 Yên Trung Yên Phong 57 Trần Đình Hiệu x 8/8/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 58 Hoàng Thị Ánh Hồng x 2/1/1998 Hòa Tiến Yên Phong 2. KHÁCH THỂ LỚP THỰC NGHIỆM TT Họ và tên Giới tính Ngày sinh Địa chỉ Nam Nữ Xã Huyện 1 Nguyễn Thị Ngọc Ánh x 30/12/1998 Văn Môn Yên Phong 2 Nguyễn Văn Bách x 18/07/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 3 Tô Thị Chinh x 8/28/1998 Yên Phụ Yên Phong 4 Nguyễn Văn Dần x 30/03/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 5 Hoàng Quốc Doanh x 11/11/1998 Mai Đình HH 6 Lê Văn Duy x 24/06/1998 Đông Tiến Yên Phong 7 Nguyễn Văn Đàn x 2/28/1998 Đông Thọ Yên Phong 8 Đỗ Chí Đạt x 26/09/1998 Tam Giang Yên Phong 9 Dƣơng Minh Đạt x 15/8/1998 Đông Tiến Yên Phong 10 Nguyễn Đắc Đức x 11/23/1998 Mai Đình HH 11 Vũ Quang Giáp x 10/17/1997 Yên Phụ Yên Phong 12 Đinh Thị Hải x 2/28/1993 Yên Phụ Yên Phong 13 Dƣơng Thị Minh Hải x 11/5/1998 Yên Phụ Yên Phong 14 Đào Thị Hạnh x 20/02/1998 Yên Phụ Yên Phong 15 Nguyễn Thị Hằng x 8/7/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 16 Phùng Thị Hiền x 11/6/1998 Yên Trung Yên Phong 17 Nguyễn Khắc Hoàn x 5/19/1997 Thị Trấn Chờ Yên Phong 18 Nguyễn Thị Hồng x 4/26/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 23-PL TT Họ và tên Giới tính Ngày sinh Địa chỉ Nam Nữ Xã Huyện 19 Nguyễn Thị (A) Huyền x 1/1/1998 Mai Đình HH 20 Nguyễn Thị (B) Huyền x 8/1/1998 Đông Thọ Yên Phong 21 Nguyễn Thị Huyên x 4/10/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 22 Trần Quang Hƣng x 2/21/1998 Tam Giang Yên Phong 23 Nguyễn Thị Hƣờng x 2/1/1998 Long Châu Yên Phong 24 Nguyễn Thị Bích Liên x 16/11/1998 Đông Thọ Yên Phong 25 Nguyễn Quang Linh x 8/15/1998 Tam Đa Yên Phong 26 Nguyễn Thị Lụa x 29/09/1998 Đông Thọ Yên Phong 27 Nguyễn Thành Nam x 12/8/1998 Đông Thọ Yên Phong 28 Nguyễn Thị Ngà x 15/11/1998 Đông Thọ Yên Phong 29 Nguyễn Năng Ninh x 11/10/1997 Long Châu Yên Phong 30 Nguyễn Thị Minh x 5/13/1998 Dũng Liệt Yên Phong 31 Nguyễn Văn Minh x 30/04/1998 Đông Thọ Yên Phong 32 Nguyễn Thị Phƣơng x 13/11/1998 Đông Thọ Yên Phong 33 Cao Văn Quang x 07/08/1998 Đông tiến Yên Phong 34 Đặng Bá Quang x 14/8/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 35 Nguyễn Hữu Thành x 11/07/1998 Long Châu Yên Phong 36 Trƣơng Văn Thành x 11/16/1998 Yên Trung Yên Phong 37 Nguyễn Thị Thi x 25/6/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 38 Vũ Văn Thuận x 18/5/1998 Yên Phụ Yên Phong 39 Đặng Đình Thƣởng x 26/11/1996 Thị Trấn Chờ Yên Phong 40 Ngô Văn Tiến x 12/01/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 41 Nguyễn Duy Tiến x 4/3/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 42 Nguyễn Hữu Trung x 10/10/1998 Mai Đình HH 43 Đặng Đình Vũ x 10/15/1998 Thị Trấn Chờ Yên Phong 44 Nguyễn Công Nam x 8/14/1997 Thị Trấn Chờ Yên Phong 45 Nguyễn Văn Bát x 28/11/1998 Yên Trung Yên Phong 46 Nguyễn Văn Chiển x 8/2/1996 Tam Đa Yên Phong 47 Vũ Quyền Chinh x 9/27/1998 Yên Trung Yên Phong 24-PL TT Họ và tên Giới tính Ngày sinh Địa chỉ Nam Nữ Xã Huyện 48 Phạm Hùng Cƣờng x 12/13/1998 Tam Giang Yên Phong 49 Vũ Thị Dinh x 25/10/1998 Tam Giang Yên Phong 50 Nguyễn Công Dũng x 11/4/1998 Văn Môn Yên Phong 51 Lƣơng Đức Dƣơng x 4/24/1998 Yên Trung Yên Phong 52 Nguyễn Bá Đạt x 15/07/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 53 Nguyễn Bá Đạt x 17/02/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 54 Nguyễn Công Đoàn x 22/8/1998 Trung Nghĩa Yên Phong 55 Nguyễn Công Đức x 16/02/1995 Dũng Liệt Yên Phong 56 Nguyễn Văn Giang x 6/2/1998 Văn Môn Yên Phong 57 Nguyễn Đức Giang x 21/02/1998 Văn Môn Yên Phong 58 Ngô Văn Hậu x 4/6/1998 Tam Đa Yên Phong 0-PL Phụ lục 11: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Bảng 1. Kết quả đo sự biến đổi kỹ năng quản lý thời gian học tập của học viên nhóm đối chứng trước thực nghiệm TT Tiêu chí đánh giá Đối chứng Biết làm tốt Biết làm khá tốt Biết làm trung bình Không biết làm ̅ Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Biết dựa vào kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng để sắp xếp hợp lý thời gian học tập trong công việc khác 14 23,5 16 27,0 14 23,5 15 26,1 2,48 1 2 Biết sắp xếp thời gian học tập 22 19,1 27 23,5 48 41,7 18 15,7 2,46 2 3 Biết tổng xác định các công việc quan trọng và cấp thiết của cuộc sống, học tập để ƣu tiên giải quyết 6 10,4 9 14,8 29 50,4 14 24,3 2,11 4 4 Biết bố trí hài hòa giữa học tập và sinh hoạt, giữa làm việc và nghỉ ngơi 13 21,7 11 19,1 21 35,7 14 23,5 2,39 3 5 Biết lập kế hoạch quản lý thời gian và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý thời gian học tập phù hợp với yêu cầu giáo dục của nhà trƣờng 5 7,8 6 9,6 29 52,2 18 30,4 1,95 5 1-PL TT Tiêu chí đánh giá Đối chứng Biết làm tốt Biết làm khá tốt Biết làm trung bình Không biết làm ̅ Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Biết dựa vào kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng để sắp xếp hợp lý thời gian học tập trong công việc khác 14 23,5 16 27,0 14 23,5 15 26,1 2,48 1 2 Biết sắp xếp thời gian học tập 22 19,1 27 23,5 48 41,7 18 15,7 2,46 2 3 Biết tổng xác định các công việc quan trọng và cấp thiết của cuộc sống, học tập để ƣu tiên giải quyết 6 10,4 9 14,8 29 50,4 14 24,3 2,11 4 X 2,28 2-PL Bảng 2. Kết quả đo sự biến đổi kỹ năng quản lý thời gian học tập của học viên nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm TT Tiêu chí đánh giá Thực nghiệm Biết làm tốt Biết làm khá tốt Biết làm trung bình Không biết làm ̅ Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Biết dựa vào kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng để sắp xếp hợp lý thời gian học tập trong công việc khác. 11 19,1 16 26,1 20 34,8 11 18,3 2,28 4 2 Biết sắp xếp thời gian học tập 10 16,5 13 21,7 24 40,9 12 20,9 2,43 1 3 Biết tổng xác định các công việc quan trọng và cấp thiết của cuộc sống, học tập để ƣu tiên giải quyết 11 19,1 12 20,9 20 33,9 15 26,1 2,34 2 4 Biết bố trí hài hòa giữa học tập và sinh hoạt, giữa làm việc và nghỉ ngơi 6 10,4 9 14,8 32 54,8 12 20,0 2,33 3 5 Biết lập kế hoạch quản lý thời gian và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý thời gian học tập phù hợp với yêu cầu giáo dục của nhà trƣờng 6 9,6 8 13,0 29 49,6 16 27,8 2,16 5 X 2,31 3-PL Bảng 3. Kết quả đo sự thay đổi ý thức học tập của học viên nhóm đối chứng trước thực nghiệm TT Tiêu chí đánh giá Đối chứng Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Đôi khi Không thực hiện ̅ Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Chuyên cần khi đi học 8 13,0 13 21,7 31 53,9 7 11,3 2,37 2 2 Tập trung nghe và ghi bài giảng 9 14,8 14 24,3 27 46,1 9 14,8 2,39 1 3 Tham gia xây dựng bài trên lớp 11 19,1 7 11,3 30 52,2 10 17,4 2,32 3 4 Đọc sách giáo khoa trƣớc khi đi học 6 10,4 7 11,3 33 56,5 13 21,7 2,10 5 5 Làm bài tập về nhà 9 14,3 10 17,2 30 52,2 10 16,3 2,30 4 X 2,30 4-PL Bảng 4. Kết quả đo sự thay đổi ý thức học tập của học viên nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm TT Tiêu chí đánh giá Thực nghiệm Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Đôi khi Không thực hiện ̅ Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Chuyên cần khi đi học 8 13,0 11 19,1 30 52,2 9 15,7 2,30 5 2 Tập trung nghe và ghi bài giảng 11 19,1 15 26,1 14 24,3 18 30,4 2,34 1 3 Tham gia xây dựng bài trên lớp 18 15,7 25 21,7 49 42,6 23 20,0 2,33 2 4 Đọc sách giáo khoa trƣớc khi đi học 10 17,4 16 27,0 12 20,9 20 34,8 2,27 4 5 Làm bài tập về nhà 7 11,3 14 24,3 28 48,7 9 15,7 2,31 3 X 2,31 5-PL Bảng 5. Kết quả đo sự biến đổi kỹ năng quản lý thời gian học tập của học viên nhóm đối chứng sau thực nghiệm TT Tiêu chí đánh giá Đối chứng Biết làm tốt Biết làm khá tốt Biết làm trung bình Không biết làm ̅ Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Biết dựa vào kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng để sắp xếp hợp lý thời gian học tập trong công việc khác. 13 22,6 16 27,0 15 26,1 14 24,3 2,48 1 2 Biết sắp xếp thời gian học tập 8 13,0 10 17,4 23 39,1 18 30,4 2,13 5 3 Biết tổng xác định các công việc quan trọng và cấp thiết của cuộc sống, học tập để ƣu tiên giải quyết 6 10,4 11 19,1 28 47,8 13 22,6 2,17 4 4 Biết bố trí hài hòa giữa học tập và sinh hoạt, giữa làm việc và nghỉ ngơi 7 11,3 9 14,8 33 58,3 9 15,7 2,22 3 5 Biết lập kế hoạch quản lý thời gian và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý thời gian học tập phù hợp với yêu cầu giáo dục của nhà trƣờng 9 14,8 10 16,5 27 47,8 12 20,9 2,25 2 X 2,25 6-PL Bảng 6. Kết quả đo sự biến đổi kỹ năng quản lý thời gian học tập của học viên nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm TT Tiêu chí đánh giá Thực nghiệm Biết làm tốt Biết làm khá tốt Biết làm trung bình Không biết làm ̅ Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Biết dựa vào kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng để sắp xếp hợp lý thời gian học tập trong công việc khác. 12 20,4 18 31,5 19 33,3 9 14,8 2,57 3 2 Biết sắp xếp thời gian học tập 10 16,7 14 24,1 21 37 13 22,2 2,35 5 3 Biết tổng xác định các công việc quan trọng và cấp thiết của cuộc sống, học tập để ƣu tiên giải quyết 17 29,6 8 13,0 23 40,7 10 16,7 2,56 4 4 Biết bố trí hài hòa giữa học tập và sinh hoạt, giữa làm việc và nghỉ ngơi 13 22,2 16 27,8 21 37,0 8 13,0 2,59 2 5 Biết lập kế hoạch quản lý thời gian và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý thời gian học tập phù hợp với yêu cầu giáo dục của nhà trƣờng 15 25,9 13 22,2 24 42,6 6 9,3 2,65 1 X 2,51 7-PL Bảng 7. Kết quả đo sự thay đổi ý thức học tập của học viên nhóm đối chứng sau thực nghiệm TT Tiêu chí đánh giá Đối chứng Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Đôi khi Không thực hiện ̅ Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Chuyên cần khi đi học 10 17,4 12 20,0 23 40,9 13 21,7 1,33 4 2 Tập trung nghe và ghi bài giảng 11 18,3 14 23,5 20 35,7 13 22,6 2,37 2 3 Tham gia xây dựng bài trên lớp 15 25,2 8 13,0 20 35,7 15 26,1 2,37 2 4 Đọc sách giáo khoa trƣớc khi đi học 11 18,3 15 25,2 23 41,7 9 14,8 2,47 1 5 Làm bài tập về nhà 5 7,8 7 11,3 35 61,7 11 19,1 2,08 5 X 2,32 8-PL Bảng 8. Kết quả đo sự thay đổi ý thức học tập của học viên nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm TT Tiêu chí đánh giá Thực nghiệm Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Đôi khi Không thực hiện ̅ Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Chuyên cần khi đi học 9 14,8 21 37,0 20 35,2 8 13,0 2,54 4 2 Tập trung nghe và ghi bài giảng 16 27,8 18 31,5 18 31,5 6 9,3 2,78 3 3 Tham gia xây dựng bài trên lớp 25 43,1 13 22,4 16 27,59 4 6,90 3,02 1 4 Đọc sách giáo khoa trƣớc khi đi học 20 34,5 18 31,0 15 25,9 5 8,6 2,90 2 5 Làm bài tập về nhà 12 20,4 5 7,4 29 51,9 12 20,4 2,28 5 X 2,70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ren_luyen_ky_nang_hoc_tap_cho_hoc_vien_bo_tuc_trung.pdf
  • docTri-THÔNG TIN TTLA TV 9-7-2018.doc
  • docTrị-THÔNG TIN TTLA_TA 9-7-2018.doc
  • docxTrị-TÓM TẮT TA 9-7-2018.docx
  • pdfTrị-TÓM TẮT TA 9-7-2018.pdf
  • docxTrị-TÓM TẮT TV_9-7-2018.docx
  • pdfTrị-TÓM TẮT TV_9-7-2018.pdf
  • docTrị-TRICH YEU LA 09-7-2018.doc
Tài liệu liên quan