LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, tài liệu được trích dẫn đúng quy định và được ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thu Nga
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
12
1.1.
Các công trình nghiên cứu về kỹ năng dạy học và rèn luyện
242 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỹ năng dạy học
12
1.2.
Các công trình nghiên cứu về kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
24
1.3.
Khái quát kết quả của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
30
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
34
2.1.
Các khái niệm cơ bản
34
2.2.
Kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
46
2.3.
Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
76
2.4.
Các yếu tố tác động tới việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
87
Chương 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
98
3.1.
Đặc điểm của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
98
3.2.
Tổ chức nghiên cứu thực trạng
100
3.3
Kết quả khảo sát thực trạng
101
Chương 4
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
123
4.1.
Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng sư phạm về rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
123
4.2.
Xây dựng và thực hiện quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
128
4.3.
Phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học
139
4.4.
Tăng cường rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất thông qua thực tập sư phạm
143
Chương 5
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
150
5.1.
Những vấn đề chung của thực nghiệm
150
5.2.
Xử lý và phân tích kết quả sau tác động thực nghiệm
161
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
174
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
177
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
178
PHỤ LỤC
186
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TT
Tên bảng, biểu đồ
Nội dung
Trang
1
2.1
Bảng tiêu chí đánh giá kỹ năng thiết kế bài giảng bài giảng, kỹ năng thực hiện bài giảng và kỹ năng kiểm tra đánh giá bài giảng
74
2
3.1
Bảng tổng hợp kết quả điều tra các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
200
3
3.2
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của sinh viên về trình độ kỹ năng dạy học
201
4
3.3
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên
202
5
3.4
Bảng tổng hợp kết quả điều tra nhận thức về sự quan tâm của sinh viên và cán bộ, giảng viên về rèn luyện kỹ năng dạy học
108
6
3.5
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của sinh viên về tổ chức các hoạt động sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học
203
7
3.6
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên
204
8
3.7
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của sinh viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học
205
9
3.8
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học
206
10
5.1
Bảng các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá kỹ năng thiết kế bài giảng, kỹ năng thực hiện bài giảng và kỹ năng kiểm tra đánh giá bài giảng của sinh viên
155
11
5.2
Bảng phân phối tần số điểm đánh giá trình độ đầu vào kỹ năng dạy học nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
159
12
5.3
Bảng kết quả khảo sát trình độ đầu vào kỹ năng dạy học của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
159
13
5.4
Bảng thống kê kết quả sau thực nghiệm về sự tiến bộ của kỹ năng dạy học
162
14
5.5
Bảng phân phối tần suất về sự tiến bộ của kỹ năng dạy học
162
15
5.6
Bảng phân phối tần suất tích luỹ kết quả về sự tiến bộ của kỹ năng dạy học của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
162
16
5.7
Bảng mức độ tiến bộ về kỹ năng dạy học sau thực nghiệm
163
17
5.8
Bảng phân phối các tham số đặc trưng về sự tiến bộ của các nhóm thực nghiệm và đối chứng
165
18
5.9
Bảng so sánh kết quả đánh giá về tính tích cực rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
171
19
3.1
Biểu đồ so sánh nhận thức về sự cần thiết của các kỹ năng dạy học giữa sinh viên và cán bộ, giảng viên
104
20
3.2
Biểu đồ nhận thức của sinh viên và cán bộ giảng viên về rèn luyện kỹ năng dạy học
108
21
3.3
Biểu đồ kết quả đánh giá của sinh viên về tổ chức các hoạt động sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học
110
22
3.4
Biểu đồ kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về tổ chức các hoạt động sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên
111
23
3.5
Biểu đồ kết quả đánh giá của sinh viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học
114
24
3.6
Biểu đồ kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học
115
25
5.1
Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra đầu vào trình độ kỹ năng dạy học của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
159
26
5.3
Biểu đồ so sánh về sự tiến bộ của các kỹ năng dạy học ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
164
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
TT
Tên đồ thị, Sơ đồ
Nội dung
Trang
1
2.1
Sơ đồ hệ thống các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
73
2
2.2
Sơ đồ các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên
96
3
4.1
Sơ đồ quy trình rèn luyện kỹ năng thiết kế, kỹ năng thực hiện và kỹ năng kiểm tra đánh giá bài giảng của sinh viên
139
5
5.1
Sơ đồ khái quát quá trình thực nghiệm
208
4
5.1
Đồ thị biểu diễn tần suất tích luỹ về sự tiến bộ của kỹ năng dạy học ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
163
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong nghị quyết hội nghị Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ tình hình và nguyên nhân: “Tuy nhiên, chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp... Còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành... Chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc” [20]. Do vậy, mục tiêu cụ thể đã nêu: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” [20]. Nhiệm vụ, giải pháp được đề ra: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học” [20]
Ngày 28 tháng 4 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 641/QĐ- TTg:“ Về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoan 2011 – 2030”, đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát: “Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [73]. Ở chương trình 3 của Đề án: Phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03 tuổi đến 18 tuổi. Trong đó, nhóm giải pháp huy động nguồn nhân lực đã chỉ rõ: “ Huy động nguồn nhân lực phục vụ Đề án từ Viện Khoa học Thể dục Thể thao, các trường đại học thể dục thể thao, đại học sư phạm thể dục thể thao, khoa giáo dục thể chất thuộc các trường đại học và cao đẳng sư phạm; đội ngũ cán bộ, giáo viên thể dục thể thao các trường học...” [73].
Để thực hiện tốt Đề án thì sứ mệnh cao cả của các trường sư phạm đào tạo giáo viên giáo dục thể chất đó chính là giáo dục và đào tạo đội ngũ giáo viên trong tương lai có trình độ chuyên môn tốt, tay nghề vững vàng, trong đó việc rèn luyện để có kỹ năng dạy học là một trong những vấn đề then chốt.
Thời gian gần đây các trường sư phạm nói chung và sư phạm ngành giáo dục thể chất nói riêng đã có rất nhiều cố gắng trong việc giáo dục - đào tạo sinh viên - những thầy, cô giáo tương lai có đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc“ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” [20] và thực hiện Đề án 641 [73]. Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạo giáo viên trong tình hình mới thì đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp. Kỹ năng dạy học của một số giáo viên còn hạn chế thể hiện sự lúng túng, thiếu thành thạo... trong hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cần được triển khai một cách có kế hoạch, khoa học, tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ. Ngoài ra, cần đòi hỏi cao ở sự tự rèn luyện thường xuyên, liên tục, của bản thân sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
Rèn luyện kỹ năng dạy học là nhiệm vụ quan trọng của các trường sư phạm nói chung và trường sư phạm đào tạo giáo viên giáo dục thể chất nói riêng. Bởi vì, giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục cơ bản góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện ở nước ta. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường phổ thông thì thầy, cô giáo phải yêu nghề, có trình độ, kỹ năng dạy học thành thạo, biết động viên, khuyến khích học sinh tích cực tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe vì điều đó gắn liền với hạnh phúc của mỗi con người. Sứ mệnh cao cả của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, đó là giáo dục, đào tạo đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tương lai có trình độ chuyên môn tốt, tay nghề vững vàng, trong đó kỹ năng dạy học thành thạo là một trong những vấn đề then chốt.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đào tạo giáo viên trong tình hình mới thì đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất, tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp. Kỹ năng dạy học của một bộ phận giáo viên còn hạn chế, biểu hiện hiện ở sự thiếu thành thạo... trong hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cần được tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch, theo quy trình chặt chẽ. Mặt khác, cũng cần đòi hỏi cao ở sự tự rèn luyện thường xuyên, liên tục của mỗi sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
Vấn đề rèn luyện kỹ năng nói chung và kỹ năng dạy học nói riêng đã được nhiều tác giả, nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu, đề cập tới ở các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục thể chất còn ít đề tài luận án đi sâu nghiên cứu, hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu ở góc độ năng lực sư phạm nói chung
Với lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học, đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong tình hình mới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng dạy học, rèn luyện kỹ năng dạy học và các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
- Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
* Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
* Đối tượng nghiên cứu
Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Sinh viên được đào tạo, sau khi tốt nghiệp ra trường, họ sẽ là những giáo viên dạy môn giáo dục thể chất ở các trường phổ thông.
Luận án nghiên cứu, khảo sát ở các trường: Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, Khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên thuộc Trường Đại học Thái Nguyên.
* Giả thuyết khoa học
Kỹ năng dạy học chỉ có thể được hình thành, phát triển vững chắc thông qua quá trình rèn luyện và trải nghiệm thực tiễn hoạt động sư phạm. Nếu trong quá trình đào tạo, các lực lượng sư phạm được nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học hợp lý, sinh viên được tổ chức rèn luyện kỹ năng một cách khoa học, đồng thời phát huy được tính tích cực tự rèn luyện của sinh viên, thì kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất sẽ được hình thành, phát triển vững chắc, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quán triệt quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo.
Tiếp cận hệ thống: Quá trình đào tạo ở trường đại học sư phạm là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố có quan hệ mật thiết với nhau như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người dạy, người học, môi trường và kết quả đào tạo. Quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất phải được tiếp cận nghiên cứu trong hệ thống các mối quan hệ của cấu trúc quá trình đào tạo.
Tiếp cận lịch sử - logic: Kế thừa những thành quả cũng như các bài học kinh nghiệm từ nhiều nghiên cứu về kỹ năng dạy học để đưa ra những biệp pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên theo tuần tự logic chặt chẽ.
Tiếp cận thực tiễn: Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất ở trường phổ thông và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Thể hiện sự thống nhất, gắn kết chặt chẽ giữa thực tiễn đào tạo ở trường sư phạm và yêu cầu công việc trong tương lai của giáo viên giáo dục thể chất ở trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
* Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến đề tài, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, thông qua quan sát, theo dõi, dự giờ giảng dạy của giảng viên các bộ môn chuyên sâu và sinh viên, kết hợp với giờ dạy của giáo viên trung học phổ thông và sinh viên qua đợt thực tập sư phạm
Phương pháp điều tra: Thiết kế hệ thống bảng hỏi nhằm điều tra kỹ năng dạy học của sinh viên và hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên tại các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Bao gồm: Cán bộ, giảng viên (Số lượng 243) và sinh viên (Số lượng 426).
Phương pháp tọa đàm: Trao đổi với cán bộ, giảng viên, sinh viên về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học.
Phương pháp phỏng vấn: Thiết kế hệ thống câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp đội ngũ cán bộ giảng viên, sinh viên về những vấn đề liên quan đến kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tổng kết kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng dạy học ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về hệ thống các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên và các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học đã được đề xuất.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính hiệu quả của quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đã đề xuất.
Phương pháp hỗ trợ
Phương pháp toán học: Bằng việc sử dụng một số thuật toán của toán học thống kê với mục đích phân tích số liệu khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận giải làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Xây dựng được các nhóm và hệ thống các kỹ năng dạy học cụ thể cần rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, khái quát những yếu tố tác động tới việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giáo viên trong tình hình mới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung, phát triển làm phong phú thêm lý luận, thực tiễn về kỹ năng dạy học và hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
Trên cơ sở đề xuất 4 biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên, luận án còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên cũng như sinh viên trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, giáo dục và đào tạo đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất ở trường phổ thông.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
7. Kết cấu của luận án
Luận án kết cấu gồm: Mở đầu, 5 chương (16 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Ngay từ thời cổ đại, các nhà giáo dục tiêu biểu đã quan tâm đề cập đến vấn đề năng lực và phẩm hạnh của người giáo viên. Đại diện cho các nhà giáo dục tiêu biểu như: Socrate, Platon, Aristote, Khổng Tử, Mạnh Tử
Khổng Tử (551 - 479 TCN), người được tôn vinh là "Vạn thế sư biểu" (Người thầy của muôn đời) đã chỉ rõ: Trong giảng dạy, người thầy phải biết cách (kỹ năng) để truyền thụ kiến thức cho học trò như: Dụ: Ví von. Đạo: Hướng dẫn. Trợ: Giúp đỡ. Khải: Mở mang. Phát: Khêu gợi. "Tuần tuần thiện dụ nhân" (Thầy khéo dẫn dắt người từng bước, mở rộng tri thức ta bằng văn chương, ước thúc hành vi ta bằng lễ tiết, khiến ta muốn ngừng hoạt động cũng không thể được). Cách dạy học của Khổng Tử là sự gợi mở để trò tự tìm ra chân lý, thầy không bao giờ làm thay, bày sẵn cho người học mà phải bằng sự khéo léo, hướng dẫn, khêu gợi, mở mang tạo nên ở người học sự hứng thú, tích cực, độc lập nhận thức trong quá trình dạy học [8, tr.8-13]. Đồng thời Khổng Tử đã chỉ ra vai trò quan trọng của việc tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất và năng lực của người thầy giáo. Người thầy phải trở thành hình ảnh mẫu mực nhất, toàn diện nhất trước học trò.
Socrate (469- 399 TCN), đã sáng tạo ra phương pháp tranh luận (Thuật đỡ đẻ) trong dạy học với những kỹ năng gợi mở cần thiết của người thầy giúp cho người học tự suy nghĩ, tự tìm tòi và tự tìm ra chân lý. Ở mức độ nào đó, Socrate đã đưa ra được các yêu cầu trong tổ chức quá trình nhận thức của người học với cách thức, phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học hướng tới phát huy được sự sáng tạo của học sinh, làm cho họ tích cực, chủ động nhận thức nhằm nâng cao hiệu quả dạy học [68, tr.40].
Từ thời kỳ phục hưng trở đi, vấn đề kỹ năng dạy học và việc rèn luyện kỹ năng dạy học của người thầy giáo trong các nhà trường được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn với những quan điểm khoa học và những hoạt động cụ thể được tiến hành nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, các nghiên cứu gắn với tên tuổi của các nhà sư phạm nổi tiếng như: Mông-te-nhơ (Pháp), Kômenxki (Cộng hòa Séc), Rút-xô (Pháp), Usin-xki (Nga), Đitexvec (Đức)... Trong đó, nổi bật là tư tưởng của Kômenxki (1592 - 1670), người được mệnh danh là “Ông tổ của nền sư phạm cận đại” cho rằng: Người thầy phải có phương pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tượng và sáng tạo nhiều phương pháp phong phú như: Trực quan, Đàm thoại, kể chuyện, luyện tập; Người giáo viên phải quan tâm tìm tòi tất cả mọi con đường dẫn tới việc mở mang trí tuệ và tận dụng hợp lý những con đường đó.
Kômenxki luôn quý trọng, tôn vinh nghề dạy học và vai trò người thầy giáo. Với vị trí, chức năng của nghề dạy học, ông yêu cầu người thầy phải mẫu mực, trong sáng về đạo đức và tác phong, có lòng nhân ái: “Không thể trở thành người thầy nếu không phải là một người cha” [68, tr.88].
Cũng đề cao vai trò của người thầy giáo, theo Usinxki (1824 - 1870) người thầy giáo là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, sự nghiệp của người thầy giáo là sự nghiệp vĩ đại nhất trong lịch sử. Trong dạy học và giáo dục, ông cho rằng: “Điều chủ yếu là nhân cách của người giáo viên trực tiếp làm việc với học sinh. Nhân cách của nhà giáo dục có sức mạnh giáo dục to lớn đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, bằng lời khuyên bảo về đạo đức, bằng hệ thống khen thưởng và kỷ luật nào cả” [16, tr.75]. Đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy trong giáo dục, Usinxki là người đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới đã đề xuất ý tưởng thành lập trường sư phạm, trường chuyên làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên. Qua môi trường chuyên biệt đó, các phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên được hình thành, rèn luyện và phát triển một cách có hệ thống và khoa học. Đây là cơ sở quan trọng giúp người giáo viên tự hoàn thiện tay nghề trước những yêu cầu của thực tiễn sư phạm. Nhưng phải đến thế kỷ XX, vấn đề kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học cho người thầy giáo mới được đề cập một cách chi tiết và khoa học.
John Dewey (1859- 1952) người Mỹ với chủ trương là dựa vào kinh nghiệm thực tế của người học, việc giảng dạy của thầy giáo phải kích thích được sự hứng thú, phải để người học độc lập tìm tòi, thầy giáo là người thiết kế, cố vấn.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, hầu hết các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp sư phạm. Đặc biệt, ở Liên Xô (trước đây) và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, hàng loạt các công trình nghiên cứu về vấn đề này đã ra đời. Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhiều nhà giáo dục đã tiếp tục khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của các kỹ năng dạy học và việc rèn luyện kỹ năng dạy học của người giáo viên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Đặc biệt, các nghiên cứu về kỹ năng dạy học, rèn luyện kỹ năng dạy học không chỉ hướng tới mục đích giúp sinh viên sau khi ra trường có thể thích ứng nhanh với nghề nghiệp mà còn hướng tới cho họ khả năng tự hoàn thiện, tự đào tạo mình trong cuộc sống.
Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, O.A.Apdullina với công trình: “Bàn về kỹ năng sư phạm”, đã nêu rõ từng loại kỹ năng sư phạm của giáo viên, đồng thời đi sâu phân tích kỹ năng chung và kỹ năng chuyên biệt trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của họ. Cùng quan điểm đó, Ph.N.Gônôbôlin (1976) trong tác phẩm: “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” đã đưa ra những năng lực sư phạm, mà sinh viên cần rèn luyện và phát triển. Theo ông, phát triển và hoàn thiện các năng lực cho sinh viên phải được tổ chức thường xuyên ở trên lớp và trong thực tập sư phạm, đây là các cơ hội để "lần đầu tiên" "lựa chọn", "lắp ráp", "ứng dụng" các thuộc tính tâm lý của giáo viên vào những yêu cầu hoạt động sư phạm" [24, tr.111], từng bước giúp sinh viên rèn luyện và tự hoàn thiện năng lực sư phạm của mình.
Năm 1961, N.V.Cu-dơ-min-na trong công trình nghiên cứu “Hình thành các năng lực sư phạm” đã xác định năng lực sư phạm cần có của giáo viên, mối quan hệ giữa năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ, giữa năng khiếu sư phạm và việc bồi dưỡng năng khiếu sư phạm thành năng lực sư phạm. Đặc biệt, công trình nghiên cứu của X.I.Ki-xê-gôp: “Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm trong điều kiện giáo dục đại học” [41], trong đó đã nêu ra hơn 100 kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, trong đó tập trung vào 50 kỹ năng cần thiết nhất, được phân chia luyện tập theo từng thời kỳ thực hành, thực tập sư phạm cụ thể. Công trình này đồng thời nghiên cứu sự hình thành kỹ năng sư phạm của sinh viên dưới góc độ là một quá trình có tổ chức trong nhà trường sư phạm và chia quá trình này thành 5 giai đoạn.
Những năm 70, nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học cho giáo viên ra đời nhằm nâng cao chất lượng quá trình dạy học, đào tạo nguồn nhân lực. Tiêu biểu có các tác giả như: M.Ia. Côvaliôv, Iu.K.Babanxki, N.I.Bônđưrev Nổi bật là công trình nghiên cứu của X.I.Kixegop: “Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm trong điều kiện giáo dục đại học”. Tác giả đã khẳng định kỹ năng dạy học được hình thành thông qua luyện tập, qua rèn luyện nghiệp vụ trong nhà trường sư phạm.
Tuy nhiên, việc rèn luyện để hoàn thiện các kỹ năng dạy học đó như thế nào sau khi họ ra trường thì chưa được bàn đến. Cùng với X.I.Kixegop, O.A.Apđulinna cũng đã luận chứng đưa ra một hệ thống các kỹ năng giảng dạy và các kỹ năng giáo dục riêng biệt, các kỹ năng được mô tả cụ thể theo thứ bậc.
Trung Quốc là quốc gia gần gũi với Việt Nam, công cuộc cải cách giáo dục của họ đang được tiến hành rất mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực phương pháp giảng dạy. Những cách dạy học trước đây được các nhà sư phạm làm mới lại theo tinh thần coi người học là trung tâm, một trong những nghiên cứu về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học nổi bật là “Bộ sách bồi dưỡng kỹ năng dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông”. Theo các tác giả, thông qua việc bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng dạy học này: Sinh viên sư phạm có thể có được trình độ cơ bản để đảm nhiệm công việc dạy học của giáo viên; Giáo viên mới vào nghề có thể làm cho kỹ năng dạy học của mình được chuẩn hoá, thuần thục hơn, nhanh chóng đáp ứng được những yêu cầu trong công tác giảng dạy; Giáo viên lâu năm thì có thể tôi luyện kỹ năng dạy học của mình thành thạo, điêu luyện hơn, đồng thời kết hợp giữa kinh nghiệm dạy học phong phú của bản thân với kiến thức chuyên ngành để hình thành được phong cách và màu sắc độc đáo trong giảng dạy [77,tr.7]. Đây là những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn sinh động để tiến hành hoàn thiện các kỹ năng dạy học cho giảng viên đại học.
Theo UNESCO: Người thầy giáo thế kỷ XXI phải là một nhà chuyên môn nắm vững khoa học cơ bản, thấm nhuần một khoa học sư phạm mới dựa trên cơ sở liên ngành, có khả năng đối thoại với sinh viên, chuẩn bị cho sinh viên lựa chọn và sử dụng một cách có phê phán các thông tin công cộng và làm quen với một vài nguyên tắc cơ bản về giáo dục người lớn.
Khi bàn về xã hội tương lai là “xã hội dựa vào tri thức”, “kiến thức là sức mạnh”, với mục tiêu đào tạo những con người hiếu học, một “xã hội học tập”, R. Singh đã yêu cầu cần nhận thức lại vai trò của người giáo viên trong dạy học. Ông cho rằng:
Giáo viên không chỉ là người truyền thụ những phần tri thức rời rạc, giáo viên phải là người cố vấn, hướng dẫn, người mẫu mực của người học. Để có được điều đó, giáo viên phải có các kỹ năng tương ứng, và muốn như vậy không có cách nào tốt hơn giáo viên phải được thường xuyên bồi dưỡng về mọi mặt, phải là người học tập suốt đời [62, tr.90-115].
Ngoài ra, còn rất nhiều tác giả và các công trình nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề kỹ năng dạy học, rèn luyện để hoàn thiện kỹ năng dạy học. Các nghiên cứu đều rất quan tâm đến việc hoàn thiện tay nghề cho sinh viên, đặc biệt là hình thành và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm.
Ở các nước như Canada, Australia, Hoa kỳ... Dựa trên cơ sở các thành tựu tâm lý học hành vi và tâm lý học chức năng để tổ chức rèn luyện các kỹ năng thực hành giảng dạy cho sinh viên. Những luận điểm của J.Watson 1926, A.Pojoux 1926, F.Skinner 1963... Những công trình: Quá trình giảng dạy của J.B. Bigs và R.Tellfer 1987 [107], Bắt đầu giảng dạy của K.Barri và L.King 1993 [103] đang được sử dụng và đưa vào giáo trình thực hành lý luận dạy học trong đào tạo giáo viên ở Australia và một số nước khác.
Vai trò và nhiệm vụ hình thành kỹ năng sư phạm cũng đã được xác định ở “Hội thảo về cách tân việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên của các nước Châu Á và Thái Bình Dương” do APEID thuộc UNESCO tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc năm 1998. Các báo cáo của hội thảo đã xác định tầm quan trọng của việc hình thành tri thức và hình thành các kỹ năng sư phạm cho sinh viên trong quá trình đào tạo.
Cuốn Những kỹ năng dạy học cần thiết (1998) của Chris Kyriacou [107] đã trình bày những kĩ năng cơ bản để giáo viên lên lớp thành công như việc lên kế hoạch, soạn bài, trình bày bài giảng (từ phong cách đứng lớp, diễn giảng, đến các phong cách dạy và học, thích ứng bài giảng với khả năng của học sinh, sử dụng tài liệu tham khảo và tài liệu giảng dạy); quản lý lớp học, Những vấn đề tương tự cũng được tìm thấy trong các cuốn sách: Thực hành dạy học (2006) của A.Duminy và cộng sự [104], Sổ tay quản lý lớp học (Nghiên cứu, thực tiễn và những vấn đề hiện đại) (2006) của C.M.Evertson, C.S.Weinstein. Đây đều là những kỹ năng chung, nền tảng cho mọi giáo viên.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi đất nước còn nhiều việc cần phải cải cách, thì chúng ta đã sớm nhận ra vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của một đất nước và bắt tay vào thực hiện cải cách nền giáo dục. Trong đó, Đảng ta xác định vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục chính là đội ngũ thầy giáo, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo cả về số lượng và chất lượng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Phải xây dựng được đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo...cạnh cách thức hành động, coi việc nắm được cách thức hành động là có kỹ năng. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả: Ph.N.Cônôbôlin, V.A.Crutetxki, V.X.Cudin, A.G.Covaliôp, V.A.Crutetxki cho rằng kỹ năng là phương thức thực hiện hoạt động đã được con người nắm vững.
Nhóm thứ hai coi kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn là một biểu hiện năng lực của con người. Đại diện cho quan niệm này có N.Đ.Lêvitốp, K.K.Platônốp, A.V.Pêtrôpxki, F.K.Kharlamốp. Kỹ năng theo quan niệm này vừa có tính ổn định, lại vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mục đích.
Theo tác giả Exipov B.P., (1997): “Kỹ năng thường được quan niệm là khả năng của con người thực hiện có hiệu quả hành động tương ứng với các mục đích và điều kiện trong đó hành động xảy ra” [23, tr.4]. Kỹ năng bao giờ cũng có tính khái quát và được sử dụng trong các tình huống khác nhau [40].
Theo từ điển Giáo dục học của Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001) thì: “Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” [26, tr.220]
Tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng: Kỹ năng là hệ thống các thao tác trí tuệ và thực hành. Thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đã đề ra. Điều đáng chú ý là sự thực hiện kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức [85, tr.142].
Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng: Kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học, tâm lý khác của cá nhân (chủ thể có kỹ năng đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân Để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn quy định. Kỹ năng không phải là khả năng, không phải là kỹ thuật hành động, mà chính là hành động được thực hiện có ý thức, có kỹ thuật và có kết quả [38, tr.72].
Về bản chất, các quan niệm về kỹ năng không mâu thuẫn nhau. Sự khác nhau là ở chỗ mở rộng hay thu hẹp phạm vi triển khai của một kỹ năng hành động trong các tình huống, công việc khác nhau.
Từ cách tiếp cận trên, có thể khái quát: Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện có kết quả một hoạt động nào đó trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã biết vào việc giải quyết nhiệm vụ cụ thể.
Như vậy, để hình thành và phát triển thành thạo một kỹ năng nào đó, phải được trang bị đầy đủ về mặt kiến thức và được vận dụng vào các tình huống cụ thể để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Sự thành thạo của kỹ năng thể hiện ở chỗ: Cùng một khối lượng kiến thức nhưng có thể giải quyết được nhiều nhiệm vụ khác nhau và mang lại hiệu quả tối ưu. Với tính chất phức tạp của các nhiệm vụ đặt ra trong thực tiễn, kỹ năng cũng rất phong phú và đa dạng, ở mỗi tình huống, nhiệm vụ khác nhau thì có những kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, các kỹ năng không tách rời mà luôn tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau nhằm thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ đặt ra, trên cơ sở đó kỹ năng được thực hiện theo đúng quy trình và có sự tham gia của các thuộc tính tâm lý như: Xu hướng, động cơ của chủ thể hành động. Điều này giúp sự lựa chọn kỹ năng và thực hiện kỹ năng phù hợp với thực tiễn và nhiệm vụ cụ thể, khắc phục mọi khó khăn trở ngại để hình thành kỹ năng một cách thành thạo.
2.1.2. Khái niệm kỹ năng dạy học
Theo tác giả Nguyễn Như An: “Kỹ năng dạy học là việc thực hiện có hiệu quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức tạp của một hành động giảng dạy, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức và quy trình đúng đắn” [1]. Tương tự như vậy, theo tác giả Trần Anh Tuấn: “Kỹ năng dạy học là thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức hợp của một hành động giảng dạy bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết vào các tình huống dạy học xác định” [83, tr.71].
Theo tác giả Đặng Thành Hưng: Kỹ năng dạy học là kiểu kỹ năng nghề nghiệp mà nhà giáo cần có và sử dụng trong hoạt động dạy học để tiến hành có kết quả các nhiệm vụ dạy học theo mục tiêu hay tiêu chuẩn đã quy định [37]. Xét về khía cạnh nào đó, kỹ năng dạy học là loại kỹ năng chuyên môn của nghề nhà giáo.
Trong lý luận và thực tiễn, kỹ năng dạy học được xem xét trên hai góc độ: Một là theo tiếp cận cấu trúc hoạt động dạy học; Hai là theo cấu trúc quá trình dạy học. Theo tiếp cận cấu trúc hoạt động dạy học, các nhà khoa học nghiên cứu những kỹ năng, kỹ xảo, thủ thuật, thao tác trí tuệ, hoạt động tư duy trong dạy học. Theo cấu trúc quá trình dạy học, họ xem xét các kỹ năng dạy học bên ngoài, tức là cách thức tiến hành dạy học.
Từ những vấn đề đã trình bày ở trên, có thể quan niệm: Kỹ năng dạy học là khả năng của giáo viên thực hiện có kết quả hoạt động dạy học trên cơ sở vận dụng những kiến thức vào việc giải quyết nhiệm vụ cụ thể của quá trình dạy học.
Từ quan niệm trên cho thấy kỹ năng dạy học của giáo viên bao gồm hệ thống các kiến thức và kinh nghiệm được vận dụng vào hoạt động dạy học trong việc giải quyết từng nhiệm vụ cụ thể. Để có được kết quả tốt nhất thì việc vận dụng kỹ năng dạy học luôn phù hợp với đối tượng và điều kiện phương tiện thực hiện. Bất kỳ giáo viên nào cũng đều có một số lượng nhất định các kỹ năng dạy học và luôn có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau giúp giáo viên thực hiện hoạt động dạy học có hiệu quả. Ở các giáo viên khác nhau hệ thống kỹ năng dạy học này có sự khác nhau về số lượng, sự thành thạo và trình độ sử dụng.
Số lượng kỹ năng dạy học nhiều hay ít, trình độ sử dụng các kỹ năng dạy học thành thạo đến đâu, phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm dạy học và khả năng chuyên môn của mỗi người, cũng như việc nắm bắt đặc điểm người học và những điều kiện phương tiện cụ thể để thực hiện kỹ năng dạy học. Kiến thức là trình độ học vấn, hiểu biết của giáo viên về khoa học chuyên ngành, khoa học sư phạm, về nội dung các kỹ năng dạy học và các môn khoa học khác, đối với giáo viên giáo dục thể chất còn bao gồm cả hiểu biết về lĩnh vực thể dục thể thao, công tác huấn luyện, trọng tài, bồi dưỡng năng khiếu ban đầu Kiến thức của mỗi giáo viên có sự khác nhau, phụ thuộc vào trình độ đào tạo, sự nỗ lực tự học tập, tự nghiên cứu của giáo viên. Bất kỳ giáo viên nào cũng có những kinh nghiệm dạy học nhất định, đó là những kinh nghiệm họ rút ra từ thực tiễn tiến hành hoạt động dạy học. Những bài học cả thành công và thất bại là cơ sở giúp cho giáo viên trưởng thành trong nghề nghiệp và tiến hành hoạt động dạy học ngày càng hiệu quả trên cơ sở hoàn thiện các kỹ năng dạy học. Tuy nhiên, kinh nghiệm dạy học của giáo viên đạt hiệu quả như thế nào trong thực tiễn phụ thuộc vào xu hướng, động cơ sư phạm và sự nhạy bén, sắc sảo, lòng quyết tâm của giáo viên. Một yếu tố góp phần giúp giáo viên sử dụng thành thạo các kỹ năng dạy học, chính là khả năng hay năng khiếu sư phạm của giáo viên. Cùng một kỹ năng dạy học ở giáo viên có năng khiếu sư phạm thì thường sử dụng thành thạo và có hiệu quả. Khi sử dụng các kỹ năng dạy học, giáo viên cần đánh giá chính xác khả năng sư phạm của mình để lựa chọn và sử dụng các kỹ năng dạy học cho phù hợp, bên cạnh đó cũng không được coi nhẹ việc rèn luyện kỹ năng dạy học.
2.1.3. Khái niệm kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất
Từ những phân tích luận giải về kỹ năng dạy học để tiếp tục đi vào nghiên cứu làm sáng tỏ kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất. Có thể thấy rằng, kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất, một bộ phận quan trọng tạo nên năng lực dạy học của giáo viên giáo dục thể chất, là hệ thống và được hình thành thông qua quá trình rèn luyện, thực tế dạy học, giáo dục thể chất. Việc thành thạo các kỹ năng dạy học cơ bản sẽ giúp giáo viên gia tăng đáng kể hiệu quả dạy học, kỹ năng giảng dạy của giáo viên đóng vai trò quan trọng trong kết quả học tập của học sinh.
Năng lực dạy học của giáo viên giáo dục thể chất được hình thành từ các yếu tố chủ yếu: Kiến thức bộ môn, phương pháp giảng dạy và kinh nghiệm sư phạm. Để cải thiện chất lượng đội ngũ, nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên là một quá trình tổng thể, đề cập tới rất nhiều vấn đề: Kiến thức, phương pháp, kinh nghiệm, tài chính, phương tiện, thái độ, trách nhiệm, tổ chức, quản lý... trong đó kỹ năng dạy học giáo dục thể chất là hết sức quan trọng.
Giáo dục thể chất đặc trưng của nó thể hiện ở việc giảng dạy các động tác, trang bị các tri thức về thể dục thể thao, rèn luyện các kỹ năng và hình thành các kỹ xảo vận động của các môn thể thao và phát triển thể lực. Mục đích của quá trình này là duy trì và phát triển sức khoẻ, giáo dục, xây dựng thói quen vận động suốt đời cho học sinh. Muốn vậy hoạt động giáo dục thể chất phải tuân thủ các nguyên tắc giáo dục con người mới toàn diện, hệ thống, tích cực tự giác và theo lứa tuổi Từ tính chất đặc thù đó, nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục thể chất đã phân tích các đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên giáo dục thể chất. Giáo viên giáo dục thể chất cũng như các nhà sư phạm khác, hoạt động trong môi trường giáo dục, nên có đặc điểm lao động chung của nhà giáo dục.
Thực hiện tốt chức năng giảng dạy và có hiệu quả kỹ năng dạy học của mình, giáo viên giáo dục thể chất luôn có những phẩm chất và năng lực riêng như: Thế giới quan khoa học, có trình độ chuyên môn thể dục thể thao sâu, nghiệp vụ giảng dạy huấn luyện vững vàng, có trình độ văn hóa chung rộng và phương pháp tư duy biện chứng. Đồng thời, cần phải có một số phẩm chất tâm lý đặc trưng về trí tuệ, tình cảm nghề nghiệp và ý chí vượt khó, năng động quyết đoán. Những đặc điểm đó liên quan mật thiết với nhau, tạo thành cấu trúc thống nhất với yêu cầu của hoạt động sư phạm giáo dục thể chất.
Như vậy, có thể thấy rằng, là giáo viên thì làm bất cứ việc gì cũng phải có tâm, trí và lực, mà nội lực bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Do đó đòi hỏi giáo viên giáo dục thể chất với tư cách là nhà giáo dục, phải biết “luyện tâm, dục trí, dưỡng thân”, nhằm tạo nên sự hài hòa giữa thể chất cường tráng và tinh thần phong phú, giữa trí tuệ cao rộng và tâm hồn trong sáng. Qua nghiên cứu quan điểm của các nhà sư phạm, các nhà khoa học giáo dục về những vần đề năng lực sư phạm của giáo viên giáo dục thể chất, cho phép rút ra nhận định sau đây:
Hoạt động dạy học của giáo viên giáo dục thể chất không thể tách rời các nhiệm vụ sư phạm nói chung, chứa đựng các nét đặc thù là sư phạm giáo dục đào tạo về mặt thể chất, tinh thần của con người. Các tác giả đã cho rằng: Năng lực sư phạm của giáo viên giáo dục thể chất biểu hiện cụ thể qua các kỹ năng dạy học giáo dục thể chất.
Những nội dung cần được đổi mới phải xuất phát từ cơ sở lý luận về cấu trúc nội dung và năng lực sư phạm của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, trong đó việc đổi mới nội dung nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm trong giảng dạy đóng vai trò chủ đạo, việc sử dụng hệ thống các bài tập bổ trợ, sử dụng các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật trong quá trình giảng dạy là một trong những yêu cầu thiết yếu có ý nghĩa khoa học. Những vấn đề phân tích và tổng hợp trên đây có thể coi là cơ sở về phương pháp luận và định hướng nghiên cứu vấn đề tìm giải pháp nâng cao năng lực sư phạm nói chung và kỹ năng dạy học nói riêng cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
Từ những lý do trên: Kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất là khả năng của giáo viên thực hiện có kết quả hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất trên cơ sở vận dụng những kiến thức vào việc giải quyết nhiệm vụ cụ thể trong quá trình giáo dục thể chất.
Theo quan niệm trên cho chúng ta thấy: Kỹ năng dạy học là tổ hợp các thao tác, hành động của giáo viên trong quá trình dạy học môn giáo dục thể chất. Kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất là hệ thống nhiều kỹ năng dạy học bộ phận và được thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình dạy học từ hoạt động chuẩn bị cho đến kết thúc. Đặc biệt, đối với lĩnh vực giáo dục thể chất, điều kiện giảng dạy chủ yếu là ngoài trời với khoảng không gian tương đối rộng nên khi thực hiện giờ dạy, các khâu của quá trình dạy học giáo dục thể chất đòi hỏi ở giáo viên sự khéo léo, linh hoạt phù hợp từng hoàn cảnh và đối tượng học sinh cụ thể, cũng như nội dung của giờ dạy.
Tiêu chí quan trọng để đánh giá kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất là kết quả hoạt động dạy học của giáo viên, mức độ đạt được mục đích yêu cầu chung của môn học và mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của từng bài học, thể hiện người học nhận thức rõ tất cả các thành phần cơ bản của kỹ năng vận động nhờ tự động hóa được chức năng tín hiệu của biểu tượng vận động, trình độ kỹ thuật của học sinh đạt được ở mức độ cao khi giải quyết các nhiệm vụ hành động cụ thể trên cơ sở nhận thức sâu sắc tất cả các thành phần của kỹ năng vận động, động tác kỹ thuật được thực hiện nhanh, chính xác, tiết kiệm.
Kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất phản ánh tâm lý của giáo viên giáo dục thể chất. Điều này cho thấy, kỹ năng dạy học không chỉ đơn thuần mang tính thao tác mà nó còn chịu sự chi phối của những quy luật tâm lý bên trong. Bởi vì, đối với giáo viên giáo dục thể chất ngoài việc nắm chắc tri thức khoa học có liên quan tới giáo dục thể chất, nghiệp vụ sư phạm, đòi hỏi có sự nhận thức sâu sắc ý nghĩa của thể dục thể thao đối với cá nhân và đời sống, từ đó nâng cao năng lực chuyên môn, tích cực học hỏi, tự học.
Con đường hình thành, hoàn thiện kỹ năng dạy học của giáo viên giáo dục thể chất chủ yếu qua tập luyện thường xuyên, liên tục, hệ thống và có sự kiểm tra, đánh giá chặt chẽ. Bởi vì, đối với lĩnh vực giáo dục thể chất có nhiều quy luật chi phối tới quá trình hình thành kỹ năng, hoàn thiện kỹ xảo vận động, trong đó phải kể tới quy luật dập tắt kỹ xảo, vì vậy đòi hỏi giáo viên giáo dục thể chất phải rèn luyện thường xuyên để kỹ năng dạy học luôn được thực hiện một cách thành thạo.
2.1.4. Khái niệm rèn luyện kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ: Rèn luyện là luyện tập nhiều lần trong thực tế để đạt được những phẩm chất hay trình độ vững vàng [58].
Theo Từ điển Giáo dục học: Luyện tập là hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết [66].
Để hiểu rõ hơn khái niệm rèn luyện, cần phân biệt khái niệm rèn luyện với khái niệm luyện tập. Như vậy, rèn luyện và luyện tập có điểm giống nhau là cùng dựa trên sự lặp lại hành động trong thực tế. Kết quả đạt được là sự thành thạo về mặt hành động. Điểm khác nhau cơ bản là kết quả rèn luyện không chỉ đạt đến độ thành thạo mà phải là trình độ vững vàng, có khả năng thực hiện linh hoạt, sáng tạo ngay cả khi điều kiện hoạt động đã thay đổi. Vì vậy, rèn luyện phải dựa trên luyện tập và là mức độ cao hơn luyện tập.
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “Luyện tập giúp người học chủ yếu là nắm được mặt quá trình của hành động còn rèn luyện phải đạt đến làm cho hành động trở nên có ý nghĩa với cá nhân đối với người học”. Tác giả Phạm Viết Vượng cũng chỉ rõ: Rèn luyện trong giáo dục được phân biệt với luyện tập ở điểm rèn luyện cần có sự cố gắng nỗ lực ý chí để vượt qua khó khăn nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do đó, rèn luyện có sự tham gia hỗ trợ của các thuộc tính tâm lý bậc cao như: động cơ, nhu cầu, ý chí...
Như vậy, có thể nêu những điểm cơ bản về rèn luyện: Là sự lặp đi lặp lại nhiều lần các hành động trong thực tiễn; Rèn luyện phải đạt đến kết quả mang tính ổn định, bền vững, không thay đổi cả khi điều kiện hoạt động thay đổi; Để rèn luyện đạt hiệu quả cần có sự tự giác, tích cực, cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn của cá nhân. Bởi vì, rèn luyện là việc lặp đi, lặp lại nhiều lần một hoạt động nhằm biến tri thức của chủ thể thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với hoạt động.
Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu rèn luyện kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất như sau: Rèn luyện kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất là quá trình tổ chức cho sinh viên sư phạm luyện tập đến mức thành thạo những thao tác, hành động dạy học môn giáo dục thể chất, nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã xác định.
Thực chất rèn luyện kỹ năng dạy học là luyện tập để các kỹ năng đạt đến mức thành thạo trong quá trình tiến hành hoạt động dạy học. Để tiến hành hoạt động dạy học, giáo viên cần một hệ thống các thao tác, hành động từ khâu chuẩn bị đến kết thúc hoạt động dạy học. Các thao tác, hành động đó được sử dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cho quá trình dạy học và ngược lại nếu sử dụng không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt tới kết quả dạy học. Với sự vận động, phát triển không ngừng của quá trình dạy học, đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên rèn luyện để hoàn thiện các kỹ năng dạy học đã có và bổ sung thêm những kỹ năng dạy học còn thiếu, cho phù hợp với thực tiễn của lĩnh vực giáo dục thể chất.
Mục đích của rèn luyện kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất: Nâng cao tay nghề sư phạm cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, thông qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình dạy học môn giáo dục thể chất ở trường phổ thông. Cụ thể, rèn luyện kỹ năng dạy học là phát triển các kỹ năng dạy học đã có lên một trình độ mới cao hơn, làm cho các kỹ năng dạy học đã có ngày càng trở nên thành thạo, đồng thời bổ sung thêm những kỹ năng dạy học còn thiếu, để phù hợp với thực tiễn của lĩnh vực giáo dục thể chất.
Nội dung rèn luyện kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất: Toàn bộ các thao tác, hành động tiến hành hoạt động dạy học của giáo viên giáo dục thể chất. Giáo viên muốn tiến hành có hiệu quả hoạt động dạy học cần rèn luyện để hệ thống kỹ năng dạy học trở nên thành thạo. Tập trung vào các những kỹ năng dạy học cơ bản, nền tảng quyết định đến chất lượng hoạt động dạy học của giáo viên. Đó chính là nhóm kỹ năng thiết kế bài giảng, nhóm kỹ năng thực hiện bài giảng và nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá bài giảng. Trong hệ thống các nhóm kỹ năng dạy học trên cần xác định kỹ năng dạy học nào còn thiếu, kỹ năng dạy học nào chưa thành thạo để tiến hành rèn luyện cho sinh viên, qua đó kỹ năng dạy học được hình thành và phát triển. Đây không đơn thuần là sự tích lũy về mặt số lượng các kỹ năng dạy học, mà là sự biến đổi về chất lượng của từng kỹ năng dạy học và tất cả các nhóm kỹ năng dạy học cho sinh viên, thể hiện sự thành thạo trong từng kỹ năng dạy học để tiến hành hoạt động dạy học đạt kết quả cao nhất.
Con đường rèn luyện kỹ năng dạy học: Thông qua nhiều con đường, rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất được tiến hành qua các hình thức tổ chức dạy học ở tất cả các môn học trong chương trình đào tạo, đặc biệt ở các giáo dục thể chất.
Sinh viên chỉ có thể rèn luyện để hoàn thiện kỹ năng dạy học của mình trên cơ sở nhận thức được vai trò của kỹ năng dạy học, thấy được sự cần thiết của kỹ năng dạy học đối với hoạt động dạy học, nắm được hệ thống các kỹ năng dạy học. Do đó, trước tiên cần giáo dục nâng cao nhận thức cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất về kỹ năng dạy học. Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn là con đường cơ bản để rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên, vì vậy cần tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên một cách thường xuyên theo một quy trình hợp lý, trên cơ sở phát huy tính tích cực, tự giác của sinh viên qua các môn học trong chương trình đào tạo.
Đặc biệt, kỹ năng dạy học của sinh viên được rèn luyện thông qua các môn chuyên sâu. Ở các môn học chuyên sâu với thời lượng số tiết nhiều hơn trong chương trình đào tạo, trong các giờ lên lớp, giảng viên ngoài việc cung cấp cho sinh viên nội dung các kỹ thuật động tác thông qua hệ thống bài tập thể chất, giúp sinh viên nắm chắc kiến thức chuyên ngành và hệ thống các kỹ năng dạy học cần có để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giảng dạy. Trên cơ sở đó giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng dạy học thông qua việc soạn giáo án và tập giảng, giảng viên dự và nhận xét, đánh giá giúp kỹ năng dạy học được thành thạo. Thời gian tiến hành trải đều trong suốt quá trình đào tạo, đặc biệt tập trung ở năm thứ ba, chuẩn bị để các em tham gia kiến tập và thực tập sư phạm ở năm thứ tư.
Thông qua các đợt thi nghiệp vụ sư phạm, thi chứng chỉ đẳng cấp được tổ chức định kỳ hàng năm ở các môn chuyên sâu, sinh viên có điều kiện được thể hiện, rèn luyện không chỉ các kỹ năng dạy học đặc thù, mà qua đó giúp sinh viên hình thành được kỹ xảo trong thể dục thể thao, bản lĩnh nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức được bộc lộ rõ nét.
Ngoài ra, kỹ năng dạy học của sinh viên chỉ được hình thành, phát triển, củng cố một cách vững chắc và thành thạo khi sinh viên tích cực, chủ động rèn luyện thông qua con đường tự rèn luyện để hoàn thiện kỹ năng dạy học dưới sự chỉ đạo, giám sát của giảng viên về nội dung, phương pháp, hình thức và kiểm tra, đánh giá. Thông qua hoạt động tự rèn luyện, sinh viên đánh giá chính xác trình độ kỹ năng dạy học hiện có của bản thân (những kỹ năng dạy học nào còn thiếu, còn yếu so với yêu cầu nghề nghiệp giáo dục thể chất) đây là con đường ngắn nhất giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng dạy học của mình một cách thành thạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ dạy học môn giáo dục thể chất ở trường phổ thông.
Chủ thể tham gia rèn luyện kỹ năng dạy học: Là giảng viên và các lực lượng sư phạm trong nhà trường với sự tham gia tích cực, tự giác, chủ động của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, những học sinh có năng khiếu về thể dục thể thao, nhưng lại hạn chế về các môn văn hóa và một bộ phận vận động viên đã tham gia thi đấu. Với chất lượng tuyển sinh đầu vào như vậy, trong quá trình học tập, rèn luyện gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt trong việc rèn luyện các kỹ năng dạy học đặc thù. Các em thường tiếp thu nhanh các kỹ thuật động tác trong các môn thể dục thể thao, nhưng với kiến thức lý thuyết đặc biệt là kiến thức thuộc nghiệp vụ sư phạm (tay nghề) gặp khó khăn. Qua trò chuyện, trao đổi với các sinh viên là những vận động viên, các em thường có những chia sẻ: “Chúng em thường ngại, sợ học các môn lý thuyết trên giảng đường, thậm chí việc ngồi học trong thời gian 90 phút đã là trở ngại”; hoặc có em tâm sự: “Chúng em có thể tập luyện cả ngày ở sân bãi với sự tiêu hao thể lực lớn nhưng vẫn không ngại bằng việc phải đứng tập giảng 15 phút trên lớp”; hoặc đơn cử có em lại có những suy nghĩ rất đơn giản: “Giá như chúng em không phải học các môn lý thuyết thì tốt” Với thực tế như vậy, đòi hỏi giảng viên, đặc biệt là giảng viên chuyên sâu, trong quá trình giảng dạy trước hết cần khơi dậy ở các em hứng thú với nghề nghiệp, nhận thức đúng vị trí, nhiệm vụ mà sinh viên đang tham gia Trên cơ sở đó, giúp sinh viên tích cực, tự giác, chủ động trong quá trình học tập nói chung và rèn luyện kỹ năng dạy học nói riêng.
Đối tượng rèn luyện kỹ năng dạy học: Hệ thống kỹ năng dạy học cần hình thành và phát triển cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất để đáp ứng với lao động nghề nghiệp của giáo viên giáo dục thể chất. Sau khi xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thể chất và tham khảo ý kiến giảng viên đang trực tiếp giảng dạy ở các khoa, nhà trường đào tạo giáo viên giáo dục thể chất, chia sẻ những khó khăn của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất trong việc rèn luyện để hình thành và phát triển hệ thống kỹ năng dạy học, hệ thống kỹ năng dạy học cần rèn luyện được trình bày cụ thể trong nội dung nghiên cứu của chương 1.
2.2. Kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
2.2.1. Đặc điểm dạy học môn giáo dục thể chất ở trường phổ thông
Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người. Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm, có vai trò chủ đạo và tổ chức của nhà sư phạm phù hợp với đặc điểm học sinh theo nguyên tắc sư phạm. Do đó, giáo dục thể chất là hình thức giáo dục nhằm trang bị những tri thức chuyên môn và kỹ năng, kỹ xảo để phát triển các tố chất thể lực và tăng cường sức khoẻ. Như vậy, giáo dục thể chất có thể chia thành 2 mặt tương đối độc lập là dạy học động tác (giáo dưỡng) thể chất và giáo dục các tố chất thể lực. Quá trình giảng dạy giáo dục thể chất ở nhà trường phổ thông được xem xét như một hệ thống toàn vẹn, bao gồm những thành tố liên hệ, tương tác với nhau tạo nên chất lượng mới.
Thứ nhất về mục tiêu dạy học môn giáo dục thể chất. Môn giáo dục thể chất ở trường phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản, qua đó thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện sức khỏe tới hạnh phúc của con người. Thông qua đó, học sinh có thói quen rèn luyện để nâng cao sức khỏe cho bản thân. Trang bị hệ thống kỹ năng, kỹ xảo vận động phong phú, đa dạng cho cuộc sống (kỹ năng, kỹ xảo thực dụng và kỹ năng, kỹ xảo trong thể dục thể thao); Trang bị tri thức chuyên môn; Phát triển các tố chất thể lực, hoàn thiện thể chất cho học sinh, phát triển trí tuệ, rèn luyện đạo đức và nâng cao đời sống tinh thần. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất ở trường phổ thông nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: Trang bị tri thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực.
Thứ hai về nội dung dạy học môn giáo dục thể chất. Việc thực hiện quá trình dạy học trong nhà trường đòi hỏi giải quyết nhiều vấn đề về lý luận có liên quan đến đối tượng và các thành tố cấu trúc của dạy học. Các câu hỏi như: Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Vẫn thường được đặt ra với giáo viên. Câu trả lời cho những câu hỏi đó thường được xem như lời giải đáp cho vấn đề nội dung và phương pháp dạy học. Nội dung giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông các cấp rất đa dạng, phủ trên diện rộng các môn thể thao khác nhau. Nội dung giáo dục thể chất cho học sinh được thống nhất trong “Phân phối chương trình môn học giáo dục thể chất” được Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng thống nhất cho từng lứa tuổi, gồm các môn học chủ yếu: Điền kinh (Chạy các cự ly; Nhảy xa, nhảy cao các kiểu); Thể dục: Thể dục cơ bản (Thể dục tay không; Thể dục tay không kết hợp dụng cụ; Đội hình đội ngũ; Thể dục nhịp điệu; Thể dục Aerobic); Các trò chơi vận động; Các môn thể thao tự chọn
Thứ ba về phương tiện dạy học môn giáo dục thể chất. Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm do vậy ngoài việc sử dụng các phương tiện chung như ngôn ngữ và các hình thức trực quan. Để giải quyết các nhiệm vụ đặc thù, giáo dục thể chất sử dụng các loại phương tiện chuyên môn đó là: Các bài tập thể chất và các yếu tố lành mạnh của tự nhiên và vệ sinh môi trường. Cụ thể: Bài tập thể chất là hành động vận động được lựa chọn sử dụng phù hợp với quy luật và để giải quyết nhiệm vụ của giáo dục thể chất. Bài tập thể chất là những hoạt động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích. Dấu hiệu nổi bật của chúng là sự tương ứng giữa hình thức và nội dung vận động với bản chất của giáo dục thể chất, với các quy luật tiến hành việc giáo dục đó. Các môn thể thao hiện đại và dân tộc về cơ bản luôn gắn liền với các bài tập thể chất. Đặc điểm của chúng là tính chuyên môn hóa cao nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục thể chất và thi đấu thể thao. Do vậy, các bài tập thể chất đã trở thành những phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giáo dục thể chất, đa dạng và mang tính đặc thù cao.
Thứ tư về phương pháp dạy học môn giáo dục thể chất. Phương pháp hiểu theo nghĩa chung nhất là cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Phương pháp gắn bó chặt chẽ với lý luận, có những phương pháp riêng cho từng lĩnh vực khoa học.
Phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể chất là tổng hợp những cách thức làm việc của thầy và trò, qua đó học sinh nắm vững tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành kỹ xảo vận động, phát triển năng lực trí tuệ và thể chất, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức của con người.
Các phương pháp dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất bao gồm:
SƠ ĐỒ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Lời nói và trực quan
Phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ
Phương pháp trò chơi và thi đấu
Phương pháp tập luyện định mức lượng vận động và quãng nghỉ nhằm hình thành và phát triển kỹ năng kỹ xảo và các tố chất vận động
Phương pháp tập luyện trong quá trình học động tác
Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định
Phương pháp tập luyện biến đổi
Phương pháp tập luyện tổng hợp
Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định liên tục
Phương pháp tập luyện biến đổi liên tục
Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định ngắt quãng
Phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng
Phương pháp tập luyện lặp lại tăng
tiến
Phương pháp tập luyện lặp lại với quãng nghỉ giảm dần
Phương pháp tập luyện
vòng tròn
Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định biến đổi
Phương pháp phân chia hợp nhất
Phương pháp tập luyện nguyên vẹn
Khi phân tích cụ thể từng nhóm phương pháp, chúng ta thấy những nét đặc thù cơ bản phù hợp với đặc điểm giáo dục thể chất ở trường phổ thông. Trong quá trình giáo dục thể chất, các phương pháp dạy học rất đa dạng và phong phú, song điều quan trọng không có phương pháp nào là vạn năng mà cần vận dụng một cách khoa học toàn bộ tổ hợp những phương pháp, đồng thời phải tính toán tới đặc điểm của người tập, điều kiện tập luyện.
Thứ năm về hình thức tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất. Nội dung chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường được tổ chức dưới các hình thức:
1) Tổ chức giờ dạy thể dục chính khóa. Giảng dạy giáo dục thể chất được tiến hành dựa trên yêu cầu của môn thể dục. Môn thể dục chủ yếu được chia thành hai bộ phận là giờ học lý thuyết và giờ học thực hành. Để triển khai hiệu quả giờ dạy theo đúng yêu cầu và cấu trúc thì giáo viên giáo dục thể chất cần phải có công tác chuẩn bị rất công phu trước giờ học như: Tài liệu, dụng cụ quy định cho giảng dạy môn giáo dục thể chất, chuẩn bị học sinh, soạn giáo án, dạy thử, lên lớp, tổng kết và đánh giá giờ học. Nội dung giảng dạy trong từng giờ học được quy định theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thống nhất trong toàn quốc với 4 nội dung chính đó là: Môn thể dục, môn điền kinh, trò chơi vận động và các môn thể thao tự chọn. Giáo viên sẽ căn cứ vào phân phối chương trình để soạn bài l.../1995
THPT Ngô Quyền - Ba Vì - HN
6/2/2013
Trung bình
A 02523753
13/24/10480461
17
§ç V¨n S¸ng
46Đ11ĐKC
3/14/1995
THPT Trần Quốc Tuấn - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02744839
280252
18
Ph¹m Hång S¬n
46Đ11ĐKC
4/28/1995
THPT Nguyễn Thái Học - Vĩnh Phúc
2013
Trung bình
A 02860106
621014.010798/13
19
NguyÔn V¨n ThÕ
46Đ11ĐKC
8/31/1995
THPT Lý Tử Tấn - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02519010
13/24/10390237
20
§Æng V¨n Th¸i
46Đ11ĐKC
3/24/1994
THPT Đông Tiền Hải - Thái Bình
6/2/2012
Trung bình
A 01386533
335/ĐTH
21
La Quang Th¸i
46Đ11ĐKC
10/18/1995
THPT Tiên Hưng - Thái Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02292436
408/TH
22
Vò §øc TiÕn
46Đ11ĐKC
9/20/1995
THPT Nguyễn Huệ - Thái Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02304746
273/NH
23
Lª §øc Tïng
46Đ11ĐKC
7/24/1994
THPT Thạch Thành 2 - Thanh Hóa
6/2/2013
Trung bình
A 02723178
5510660379
1
NguyÔn Träng Cêng
46Đ11BĐ
12/26/1995
THPT Ninh Giang 2 - Hải Dương
6/2/2013
Trung bình
A 02766766
2640500026
2
NguyÔn H÷u Duy
46Đ11BĐ
6/19/1995
THPT Thanh Oai A - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
10760079
1378/16
3
Bïi Trung Dòng
46Đ11BĐ
8/5/1995
THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hải Dương
6/2/2013
Trung bình
A 02774219
2640170052
4
NguyÔn Trung §Þnh
46Đ11BĐ
3/5/1995
GDTX Chương Mỹ - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02571391
13/24/50080005
5
Vò §×nh §¬ng
46Đ11BĐ
5/2/1995
THPT Nguyễn Du - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02759693
140066
6
NguyÔn Xu©n HiÓn
46Đ11BĐ
10/7/1994
THPT Phúc Thọ - Hà Nội
6/2/2012
Khá
A 01809859
12/24/10640160
7
La H¶i Hoµng
46Đ11BĐ
3/4/1995
THPT Lý Bôn - Thái Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02299031
179/LB
8
§inh V¨n Hßa
46Đ11BĐ
8/10/1995
THPT Cảm Ân - Yên Bái
6/2/2013
Trung bình
A 02359504
3916
9
Bïi Quang Kh¸nh
46Đ11BĐ
2/20/1995
THPT Đan Phượng - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02508408
13-24-10190223
10
NguyÔn H÷u LËp
46Đ11BĐ
3/6/1994
THPT Thanh Oai B - Hà Nội
6/2/2012
Trung bình
A 01816457
12/24/10760244
11
Hoµng Hång NhËt
46Đ11BĐ
9/24/1995
THPT Số 2 Văn Bàn - Lào Cai
2012-2013
Trung bình
A 02244400
13/371024140
12
NguyÔn V¨n Phó
46Đ11BĐ
11/7/1994
THPT Ngọc Tảo - Hà Nội
6/2/2012
Trung bình
A 01800991
12/24/10460409
13
NguyÔn V¨n Ph¸p
46Đ11BĐ
12/4/1995
THPT Hà Đông - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02559763
13/24/40190245
14
NguyÔn Hång Phong
46Đ11BĐ
15
Lª Anh Tó
46Đ11BĐ
12/22/1995
THPT Tân Lập - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02537285
13/24/10740444
16
§inh Kh¾c TiÖp
46Đ11BĐ
5/1/1995
THPT Phạm Ngũ Lão - Hải Phòng
6/2/2013
Trung bình
A 02285004
370469-PNL
17
§Æng V¨n Träng
46Đ11BĐ
7/22/1995
THPT DL Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02559991
13/24/40200099
18
TrÇn H÷u Trung
46Đ11BĐ
6/23/1995
THPT Chương Mỹ A - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02505182
13/24/10100620
19
Ph¹m TiÕn Tu©n
46Đ11BĐ
1
Ph¹m Ngäc Anh
46Đ11BB
3/24/1993
TTGDTX Nguyễn Hiền - Nam Định
6/2/2011
Trung bình
A 00552928
060011
2
Mïa A Da
46Đ11BB
5/10/1995
THPT Mộc Ly - Sơn La
6/2/2013
Trung bình
A 02496773
5110230054
3
NguyÔn §øc Giang
46Đ11BB
11/27/1994
THPT Trần ĐĂng Ninh - HN
6/2/2012
Trung bình
A 0180579
12/24/10840127
4
NguyÔn Hoµng H¶i
46Đ11BB
3/29/1995
THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm-HN
6/2/2013
Trung bình
A02565933
13/24/40560034
5
Phïng V¨n H¶i
46Đ11BB
6/15/1995
THPT Ngô Quyền - Ba Vì - HN
6/2/2013
Trung bình
A 02523430
13/24/10480138
6
Ph¹m V¨n Hoµn
46Đ11BB
3/27/1995
THPT Ý Yên - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02754638
090249
7
Nguyễn Vũ Việt Hùng
46Đ11BB
6/26/1994
THPT Vũ Văn Hiếu - Nam Định
6/2/2012
Trung bình
A 01862697
320198
8
Vò V¨n Hïng
46Đ11BB
10/12/1995
THPT Giao Thủy B - Nam ĐỊnh
6/2/2013
Trung bình
A 02740274
260327
9
Hoµng V¨n Kiªn
46Đ11BB
11/26/1995
THPT Kim Bình - Tuyên Quang
2013
Trung bình
A 02259882
050068/2013
10
Hµ Xu©n Linh
46Đ11BB
11
Ph¹m V¨n Linh
46Đ11BB
4/27/1995
THPT Đường An - Hải Dương
6/2/2013
Trung bình
A 02772083
2640540233
12
NguyÔn V¨n Long
46Đ11BB
11/10/1995
THPT Lương Thế Vinh - Ba Vì - HN
6/2/2013
Trung bình
A 02562917
13/24/40400064
13
Lª Minh Nam
46Đ11BB
11/12/1994
THPT Mai Châu B - Hòa Bình
6/2/2012
Trung bình
A 01616935
003918
14
Lß Minh PhÇn
46Đ11BB
9/15/1991
THPT Mèo Vạc - Hà Giang
6/2/2013
Trung bình
A 02638989
2210210050
15
TriÖu Minh Thä
46Đ11BB
2/7/1994
THPT Số 2 Huyện Văn Bàn - LC
2012-2013
Trung bình
A 02244443
13/371024183
16
Lï V¨n Th¾ng
46Đ11BB
3/20/1995
THPT Nội trú Tỉnh Hà Giang
6/2/2013
Khá
A 02636321
2210030112
17
TrÇn Ngäc Thïy
46Đ11BB
12/22/1995
THPT Nguyễn Huệ - Nam Định
6/2/2013
Khá
A 02761229
020351
18
NguyÔn Sü TiÕn
46Đ11BB
11/26/1995
THPT Phúc Thọ - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02532427
13/24/10650458
19
TrÇn C«ng TuyÕn
46Đ11BB
7/21/1995
THPT Hoàng Văn Thụ - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02757779
060713
20
NguyÔn V¨n Vinh
46Đ11BB
11/26/1994
THPT Tiên Hưng - Thái Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02292566
538/TH
1
§inh V¨n An
46Đ11BCA
8/15/1995
THPT DT Nội trú - Ninh Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02950592
13/411002
2
D¬ng V¨n Ba
46Đ11BCA
4/10/1995
THPT Bộc Bố - H. Pác Nặm - Bkan
6/2/2013
Trung bình
A 02378376
4/1004/003/2013
3
Lý V¨n Cam
46Đ11BCA
4/7/1992
THPT SỐ 1 Bảo Yên - Lào Cai
2009-2010
Trung bình
01016320
10/3710040016
4
Bïi V¨n C¬ng
46Đ11BCA
11/27/1995
THPT 19/5 - Hòa Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02351533
005500
5
NguyÔn V¨n Doanh
46Đ11BCA
11/9/1995
THPT Yên Hoa - Tuyên Quang
2013
Trung bình
A 02258941
010031/2013
6
NguyÔn V¨n Hoµng
46Đ11BCA
12/1/1994
THPT Yên Hoa - Tuyên Quang
2011-2012
Trung bình
A 01297260
6010010084
7
§Æng Phóc Lîi
46Đ11BCA
11/5/1995
THPT Số 1 Bảo Yên
2012-2013
Trung bình
A 02241178
13/371004164
8
Hoµng V¨n Líng
46Đ11BCA
10/29/1994
THPT Quang Bình - Hà Giang
6/2/2012
Trung bình
A 01371117
2210250082
9
Lang Hoµi Nam
46Đ11BCA
1/12/1994
PTNK TDTT Hà Nội
6/2/2012
Trung bình
A 01807793
12/24/10600136
10
NguyÔn V¨n Ngò
46Đ11BCA
10/8/1994
THPT Vũ Văn Hiếu - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02745781
170520
11
NguyÔn V¨n Nhng
46Đ11BCA
2/29/1992
THPT Bắc Ninh - Bắc Ninh
6/2/2010
Trung bình
01529115
2010/06/0630060106/KT
12
§inh V¨n Phóc
46Đ11BCA
3/15/1993
THPT Bộc Bố - H. Pác Nặm - Bkan
6/2/2013
Trung bình
A 02378500
4/1004/127/2013
13
L¬ng Ngäc Quý
46Đ11BCA
1/13/1993
TTGDTX Quỳ Hợp - Nghệ An
6/2/2012
Trung bình
A 01592958
4050140053
14
§ç V¨n Sang
46Đ11BCA
9/2/1995
THPT Yên Lạc 2- Vĩnh Phúc
2013
Trung bình
a 02865892
621053.180452/13
15
Hoµng V¨n Th
46Đ11BCA
11/14/1995
Cấp 2,3 Tân Quang - Hà Giang
6/2/2013
Trung bình
A 02637555
2210110121
16
Qu¸ch C«ng Thµnh
46Đ11BCA
10/4/1995
THPT Sào Báy - Hòa Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02352646
006479
17
L« Minh TiÕn
46Đ11BCA
1/21/1994
THPT DTNT Quế Phong - Nghệ An
6/2/2013
Trung bình
A 02649061
4010620291
18
Bïi §øc Trung
46Đ11BCA
8/6/1995
THPT Cao Phong - Hòa Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02354345
008574
19
Mai V¨n Vä
46Đ11BCA
11/20/1994
THPT Trần Đình Phong - Nghệ An
6/2/2013
Trung bình
A 02643532
4040190120
LT
1
Bïi TuÊn Anh
46Đ11BCB
1/21/1995
THPT Ngô Quyền - Ba Vì - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02523298
13/24/10480006
2
Bïi ThÞ Chinh
46Đ11BCB
7/1/1995
THPT Cộng Hòa - Hòa Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02353282
007463
3
Bïi ThÞ Dung
46Đ11BCB
12/19/1993
THPT Lạc Thủy C - Hòa Bình
6/2/2011
Trung bình
A 00891920
004251
4
Bïi V¨n §Ò
46Đ11BCB
8/16/1994
THPT Yên Thủy B - Hòa Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02350665
004466
5
NguyÔn Träng Gi¸p
46Đ11BCB
11/25/1995
THPT DTNT Quỳ Châu - Nghệ An
6/2/2013
Trung bình
A 02649215
4010610102
6
§Æng ThÞ H¹nh
46Đ11BCB
1/15/1995
THPT Trần Nhật Duật - Yên Bái
6/2/2013
Trung bình
A 02356908
1323
7
Lª V¨n Huy
46Đ11BCB
8/4/1995
THPT Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
2013
Trung bình
A 02863345
621042.140261/13
8
TrÇn M¹nh Huy
46Đ11BCB
3/18/1994
THPT Nho Quan A
6/2/2013
Trung bình
A 02388069
13/411013 165
9
NguyÔn Xu©n LiÔn
46Đ11BCB
1/26/1995
THPT Triệu Thái - Vĩnh Phúc
2013
Trung bình
A 02861661
621032.070360/13
10
Bïi V¨n NgÇn
46Đ11BCB
11
Hµ V¨n NghÞ
46Đ11BCB
10/20/1995
THPT Na Hang - Tuyên Quang
2013
Trung bình
A 02259489
030113/2013
12
NguyÔn V¨n Nhîng
46Đ11BCB
6/22/1995
THPT DTNT Con Cuông - Nghệ An
6/2/2013
Trung bình
A 02648444
4010640268
13
Vò Phi Ph¬ng
46Đ11BCB
12/23/1995
TT GDTX Tỉnh Hà Nam
6/2/2013
Trung bình
A 02791321
201308744
14
§ç ThÞ Th¬
46Đ11BCB
15
Lª Do·n Thµnh
46Đ11BCB
5/10/1992
THPT TĨnh Gia 3 - Thanh Hóa
6/2/2010
Trung bình
01088811
5530120511
16
NguyÔn H÷u Th¾ng
46Đ11BCB
17
Bïi ThÞ Thoa
46Đ11BCB
7/4/1994
THPT Ngô Quyền - Quảng Ninh
6/2/2012
Trung bình
A 01737060
12.06943
18
Bïi §øc ThuËn
46Đ11BCB
7/12/1994
THPT 19/5 - Hòa Bình
6/2/2012
Trung bình
A 01613559
005742
19
NguyÔn ThÞ Thñy
46Đ11BCB
3/6/1995
THPT Gia Viễn C - Ninh Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02390244
13/411006 241
20
Quµng V¨n Tu©n
46Đ11BCB
6/17/1994
THPT Trần Can - Điện Biên
6/2/2013
Trung bình
A 02137139
2013004483
21
TrÇn Quèc TuÊn
46Đ11BCB
2/3/1995
THPT Thiên Trường - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02747533
240827
22
NguyÔn ThÞ T¬i
46Đ11BCB
12/16/1992
TTHN & GDTX Tỉnh Quảng Ninh
6/2/2011
Trung bình
A 00549734
11.1547
23
NguyÔn V¨n ViÖt
46Đ11BCB
3/17/1995
THPT Yên Hòa - Hòa Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02354164
008394
1
NguyÔn ThÞ Lan Anh
46Đ11BL
7/30/1995
GDTX Hoài Đức - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02569881
13/24/50230002
2
§inh Quang C¬ng
46Đ11BL
9/11/1995
THPT Lê Quý Đôn - Nam Định
6/2/2013
Khá
A 02741580
160045
3
Ph¹m V¨n Dòng
46Đ11BL
9/15/1995
THPT C Nghĩa Hưng - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02752585
200067
4
Hå A §µn
46Đ11BL
2/8/1995
THPT Số 1 Bát Xát - Lào Cai
2012-2013
Trung bình
A 02241642
13/371007064
5
Lª Trung Kiªn
46Đ11BL
8/1/1995
THPT Nam Khoái Châu - Hưng Yên
6/2/2013
Trung bình
A 02798459
216/NKC
6
Lª Huy Long
46Đ11BL
12/26/1994
THPT Thê Lang - Phú Thọ
2012-2013
Trung bình
A 02375709
4010/13/160
7
Hoµng V¨n Mêi
46Đ11BL
7/4/1995
THPT Số 2 Văn Bàn - Lào Cai
2012-2013
Trung bình
A 02244387
13/371024127
8
NguyÔn Minh Ph¸i
46Đ11BL
8/16/1995
PT Nguyễn Trực - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02566986
13/24/40640018
9
KiÒu Hång Qu©n
46Đ11BL
4/22/1995
THPT Hai Bà Trưng - Thạch Thất - HN
6/2/2013
Trung bình
A 02511219
13/24/10240299
10
NguyÔn Quang Tó
46Đ11BL
10/1/1995
THPT DL Marie Curie TP Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02564581
13/24/40470422
11
§Æng V¨n Th¾ng
46Đ11BL
11/27/1995
THPT Nam Khoái Châu - Hưng Yên
6/2/2013
Trung bình
A 02798565
322/NKC
12
§oµn Thanh Toµn
46Đ11BL
7/7/1992
THPT DL Trần Quang Khải - Nam Định
6/2/2011
Trung bình
A 00554339
020958
13
NguyÔn Ngäc TuÊn
46Đ11BL
10/1/1994
THPT Cao Phong - Nam Định
6/2/2012
Trung bình
A 01856009
220681
14
Ph¹m V¨n TuÊn
46Đ11BL
1/4/1994
TJPT Nam Trực - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02759795
130642
15
Hµ Anh Vò
46Đ11BL
1/5/1995
THPT Sáng Sơn - Vĩnh Phúc
2013
Trung bình
A 02867721
621071.110312/13
1
Vò V¨n ¸i
46Đ11BR
12/15/1994
THPT Kim Sơn C - Ninh Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02387935
13/411010 005
2
Ph¹m Xu©n C«ng
46Đ11BR
7/27/1995
THPT Số 1 Huyện Băc Hà - Lào Cai
2012-2013
Trung bình
A 02241939
13/371009023
3
Ma Kiªn Hïng
46Đ11BR
9/23/1993
GDTX Đống Đa - Hà Nội
6/2/2011
Trung bình
A 00695254
11/24/50160101
4
Xa Vò Kh¸nh
46Đ11BR
11/4/1995
THPT Đà Bắc- Hòa Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02353804
007985
5
Hoµng Ngäc L©m
46Đ11BR
11/16/1995
THPT Thượng Lâm - Tuyên Quang
2013
Trung bình
A 022592652
020098/2013
6
NguyÔn Hoµng Nam
46Đ11BR
2/26/1995
THPT Yên Thủy A - Hòa Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02350520
004123
7
Hµ C«ng Phong
46Đ11BR
7/11/1993
THPT Mai Châu B - Hòa Bình
6/2/2011
Trung bình
A 00892366
005051
8
NguyÔn TuÊn Tó
46Đ11BR
12/14/1995
THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02565880
13/24/40550399
9
Hoµng V¨n Thiªn
46Đ11BR
11/9/1994
GDTX Đống Đa - Hà Nội
6/2/2012
Trung bình
A 01849710
12/24/50180138
10
Bïi Duy ThiÖn
46Đ11BR
8/21/1995
THPT Yên Thủy 2 - Hòa Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02350564
004167
Lê Hữu Thiết
46Đ11BR
5/13/1994
PTDT Nội trú Hà Nội
6/2/2012
Trung bình
A 01733672
12/24/10120081
11
Ph¹m Nh Thïy
46Đ11BR
9/21/1994
THPT Hoa Lư A - Ninh Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02390627
13/411007 327
12
Bïi V¨n Toµn
46Đ11BR
6/10/1995
THPT Mường Bi - Hòa Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02351399
005449
13
NguyÔn ThÕ TuyÒn
46Đ11BR
4/20/1995
THPT Nam Duyên Hà
6/2/2013
Trung bình
A 02289628
439/NDH
14
NguyÔn Quèc Tïng
46Đ11BR
11/20/1995
THPT Bạch Đằng - Quảng Ninh
6/2/2013
Trung bình
A 02599055
13.06451
15
Lª Träng Vinh
46Đ11BR
6/7/1995
THPT B Bình Lục - Hà Nam
6/2/2013
Trung bình
A 02784805
201302228
1
NguyÔn TuÊn Anh 15/7
46Đ11CL
7/15/1995
THPT An Phúc - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02745647
290013
2
NguyÔn TuÊn Anh 20/7
46Đ11CL
7/20/1995
PT Hermann - Phú Thọ
2012-2013
Trung bình
A 02373825
4001/13/2
3
Vò Quang Anh
46Đ11CL
2/27/1995
THPT Minh Khai - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02519543
13/24/10410025
4
T¹ Duy §«
46Đ11CL
12/24/1995
THPT Đặng Tiến Đông - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02558566
13/24/40110010
5
V¬ng M¹nh §¹t
46Đ11CL
12/9/1995
THPT Cao Bá Quát - Quốc Oai - HN
6/2/2013
Trung bình
A 02502530
13/24/10060080
6
NguyÔn Kim §ång
46Đ11CL
3/20/1995
GDTX Chương Mỹ - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02569477
13/24/50090027
7
TrÞnh ThÞ Ch©u Giang
46Đ11CL
5/6/1995
THPT Thạch Thành 1 - Thanh Hóa
6/2/2013
Trung bình
A 02722588
5510650099
8
Ma V¨n HÌ
46Đ11CL
6/24/1991
THPT Minh Quang - Tuyên Quang
2010-2011
Trung bình
A 00130506
2011060115
9
TrÇn Minh H¹nh
46Đ11CL
10/14/1995
THPT Đô Lương 1 - Nghệ An
6/2/2013
Trung bình
A 02661299
4010360133
10
V¬ng ThÞ HuÖ
46Đ11CL
2/13/1995
GDTX Thạch Thất - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02570713
13/24/50500038
11
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
46Đ11CL
3/28/1995
THPT Tô Hiệu - Thường Tín - HN
6/2/2013
Trung bình
A 02542077
13/24/10840195
12
Lª TuÊn Kh¬ng
46Đ11CL
5/22/1995
GTX Thạch Thất - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02573418
13/24/50490038
13
NguyÔn Tïng L©m
46Đ11CL
9/24/1994
THPT Hợp Thanh - Hà Nội
6/2/2012
Trung bình
A 01791361
12/24/10280175
14
NguyÔn §øc Linh
46Đ11CL
15
NguyÔn ThÞ ¸i Linh
46Đ11CL
11/10/1993
GDTX Đống Đa - Hà Nội
6/2/2011
Trung bình
A 00695273
11/24/50160120
16
Ng« V¨n Lu
46Đ11CL
9/18/1993
THPT Thanh Miện II - Hải Dương
6/2/2013
Trung bình
A 02763418
2610370149
17
CÊn ThÞ Thu Minh
46Đ11CL
2/5/1995
THPT Ngọc Tảo - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02522986
13/24/10470348
18
§ç H¶i Nam
46Đ11CL
5/13/1994
THPT Bắc Đuống - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02557978
13/24/40050150
19
NguyÔn ThÞ Nga
46Đ11CL
4/3/1995
THPT Bến Lắm - Hải Dương
6/2/2013
Trung bình
A 02780545
2610740182
20
Ph¹m ThÞ ¸nh Ngäc
46Đ11CL
5/30/1995
THPT Hoa Lư A - Ninh Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02390541
13/411007 243
21
§inh Träng NhËt
46Đ11CL
8/5/1995
THPT Vĩnh Chân - Phú Thọ
2012-2013
Trung bình
A 02372452
1030/13/197
22
Bïi ThÞ Kim Oanh
46Đ11CL
11/20/1995
THPT Chương Mỹ A - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02504970
13/24/10100408
23
NguyÔn §×nh Phong
46Đ11CL
7/15/1995
THPT Hoài Đức A - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02511818
13/24/10250432
24
TrÇn V¨n S¬n
46Đ11CL
8/2/1995
THPT Đông Thọ - Tuyên Quang
2013
Trung bình
A 02264754
230180/2013
25
Lª C¶nh Tµi
46Đ11CL
7/26/1995
THPT Nguyễn Sỹ Sách - Nghệ An
6/2/2013
Trung bình
A 02656152
4010480360
26
Ph¹m Ngäc T©n
46Đ11CL
5/4/1995
THPT Nam Lý - Hà Nam
6/2/2013
Trung bình
A 02789319
201306742
27
Hoµng Phóc Thµnh
46Đ11CL
11/18/1994
THPT Chương Mỹ A - Hà Nội
6/2/2012
Trung bình
A 01782187
12/24/10090566
28
NguyÔn TÊt Thµnh
46Đ11CL
8/30/1994
THPT Hậu Lộc I - Thanh Hóa
6/2/2012
Trung bình
A 01511064
5510210326
1
Lª ThÞ V©n Anh
46Đ11CV
7/19/1995
THPT Nguyễn Trãi - Thanh Hóa
6/2/2013
Trung bình
A 02715855
5510470013
2
Mai Hoµng Anh
46Đ11CV
6/10/1995
THPT Quất Lâm - Nam ĐỊnh
6/2/2013
Trung bình
A 02739574
260008
3
NguyÔn ThÞ Chung
46Đ11CV
5/1/1994
THPT Mai Sơn - Sơn La
6/2/2012
Trung bình
A 01481312
5110190037
4
T¹ Phô Cêng
46Đ11CV
1/19/1995
THPT Hưng Hóa - Phú Thọ
2012-2013
Trung bình
A 02365781
1009/13/27
5
NguyÔn Trung §«ng
46Đ11CV
Bỏ TTSP
6
C¸p Minh §øc
46Đ11CV
7
Ng©n V¨n Gia
46Đ11CV
10/5/1995
THPT DTNT Tương Dương - Nghệ An
6/2/2013
Trung bình
A 02647925
4010650078
8
La Thanh Hµ
46Đ11CV
10/18/1995
TT GDTX Đông Hưng - Thái Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02307707
039/TXĐH
9
Lª Xu©n Hïng
46Đ11CV
5/13/1995
THPT Gia Viễn A - Ninh Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02389315
13/411004 147
10
Hµ V¨n LuyÖn
46Đ11CV
1/1/1995
THPT Lũng Vân - Hòa Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02351458
005221
11
Ng« ThÞ Trµ My
46Đ11CV
10/18/1995
THPT Tô Hiệu - Thường Tín - HN
6/2/2013
Trung bình
A 02542180
13/24/10840298
12
Phan V¨n Quang
46Đ11CV
6/4/1994
THPT Phan Huy Chú - Thạch Thất - HN
6/2/2012
Trung bình
A 01844528
12/24/40630072
13
L¬ng B¸ Thêng
46Đ11CV
12/24/1995
THPT Lý Thường Kiệt - Thanh Hóa
6/2/2013
Trung bình
A 02734468
5540040289
14
Ma V¨n Vô
46Đ11CV
9/19/1994
THPT Liên Hiệp - Hà Giang
6/2/2012
Trung bình
A 01369312
2210120163
1
§inh TuÊn Anh
46Đ11QV
8/6/1995
THPT DL Nguyễn Công Trứ - Ninh Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02386203
13/414002 002
2
Ng« Xu©n C¶nh
46Đ11QV
8/28/1995
THPT Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc
2013
Trung bình
A 02865614
621053.180031/13
3
Lu C«ng ChiÕn
46Đ11QV
2/15/1995
THPT Xuân Mai - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02553059
13/24/11060055
4
L· ViÖt Cêng
46Đ11QV
9/23/1994
THPT B Bình Lục - Hà Nam
6/2/2013
Trung bình
A 02784418
201301841
5
NguyÔn M¹nh Cêng
46Đ11QV
9/13/1995
THPT Vạn Xuân - Hoài Đức - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02548662
13/24/10970040
6
§ç TiÕn Dòng
46Đ11QV
8/4/1995
THPT Trần Đăng Ninh - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02542509
13/24/10850088
7
NguyÔn TiÕn Dòng
46Đ11QV
11/15/1995
THPT Quốc Oai - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02534703
13/24/10700090
8
§ç V¨n §¹t
46Đ11QV
3/1/1995
THPT Trần Hưng Đạo - Ninh Bình
3/1/1995
Trung bình
A 02380887
13/411017 087
9
§ç ThÞ Thu Hµ
46Đ11QV
10
Lª Träng HiÕu
46Đ11QV
2/24/1995
THPT Hoàng Văn Thụ - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02512847
13/24/10270178
11
L¹i ThÕ HiÖp
46Đ11QV
12/22/1993
THPT Hồ Xuân Hương - Hà Nội
6/2/2011
Trung bình
A 00680504
11/24/40230045
12
Mai ThÞ Thanh H¬ng
46Đ11QV
8/23/1995
THPT Nguyễn Trường Thúy - Nam ĐỊnh
6/2/2013
Khá
A 02750077
230361
13
TrÇn Thanh L©m
46Đ11QV
3/21/1995
THPT Trần Phú - Vĩnh Phúc
2013
Trung bình
A 02859197
621011.010486/13
14
Ph¹m Minh NghÜa
46Đ11QV
5/19/1995
THPT B Duy Tiên - Hà Nam
6/2/2013
Khá
A 02787424
201304847
15
Ph¹m Quang NghÜa
46Đ11QV
3/9/1995
THPT Cao Phong - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02747394
210436
16
NguyÔn Vinh Quang
46Đ11QV
3/8/1994
THPT Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc
2013
Trung bình
A 02865881
621053.180430/13
17
Ph¹m TrÇn Qu©n
46Đ11QV
11/25/1994
THPT Khoái Châu - Hưng Yên
6/2/2013
Trung bình
A 02798092
261/2013
18
§inh V¨n T©m
46Đ11QV
7/12/1995
THPT Bình Minh - Ninh Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02385014
13/411001 239
19
TrÇn V¨n Th¾ng
46Đ11QV
8/22/1995
TTGDTX Thiệu Hóa - Thanh Hóa
6/2/2013
Trung bình
A 02737867
5550200144
20
Bïi V¨n ThiÖn
46Đ11QV
1/25/1995
THPT Nho Quan B - Ninh Bình
6/2/2013
Trung bình
A 023887742
13/411014 374
21
§Æng Minh TiÒm
46Đ11QV
9/18/1995
THPT Ứng Hòa - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02548114
13/24/10950521
22
§µo QuyÕt TiÕn
46Đ11QV
23
§ç C«ng To¶n
46Đ11QV
10/1/1993
GDTX Chương Mỹ - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02569558
13/24/50090108
24
NguyÔn V¨n Trùc
46Đ11QV
4/4/1994
THPT B Thanh Liêm - Hà Nam
6/2/2013
Trung bình
A 02790705
201308128
25
Hàn C«ng Tó
46Đ11QV
9/12/1995
THPT Chương Mỹ A - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02505217
13/24/10100655
1
Lª V¨n Anh
46Đ11TDA
10/24/1994
TT GDTX Hoa Lư - Ninh Bình
6/2/2012
Trung bình
A 01437195
12/415002 006
2
NguyÔn §×nh ChiÕn
46Đ11TDA
10/20/1995
THPT Ứng Hòa A - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02547636
13/24/10950043
3
Hµ ThÞ DÞu
46Đ11TDA
10/19/1995
PTDTNT Tỉnh Phú Thọ
2012-2013
Trung bình
A 02363932
1004/13/13
4
Hµ TuÊn §¹t
46Đ11TDA
11/29/1995
THPT Thanh Oai A - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02537923
13/24/10760096
5
Ph¹m Trung §øc
46Đ11TDA
2/28/1994
THPT C Duy Tiên - Hà Nam
6/2/2013
Trung bình
A 02787614
201305037
6
Ph¹m §øc H¶o
46Đ11TDA
4/29/1994
THPT Tiến Thịnh - Hà Nội
6/2/2012
Trung bình
A 01819683
12/24/10820080
7
NguyÔn Trung HiÕu
46Đ11TDA
3/19/1995
THPT Trần Đăng Ninh - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02542599
13/24/10850178
8
NguyÔn ThÞ Lµnh
46Đ11TDA
4/23/1994
THPT Hồng Đức - Thái Bình
4/23/1994
Trung bình
A 01392150
240/HĐ
9
Ph¹m ThÞ Loan
46Đ11TDA
6/24/1995
THPT Xuân Trường - Nam Định
2013
Trung bình
25170302
170302/THPT
Bản sao
10
NguyÔn Thu M¹nh
46Đ11TDA
7/9/1995
THPT Thuận Thành 1 - Bắc Ninh
6/2/2013
Khá
A 02690316
0610310352
11
Ph¹m ThÞ Nh·n
46Đ11TDA
10/29/1995
THPT C Hải Hậu - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02744139
290615
12
NguyÔn H÷u NhÊt
46Đ11TDA
6/9/1995
THPT Thanh Oai A - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02538150
13/24/10760323
13
NguyÔn ThÞ Quyªn
46Đ11TDA
8/23/1995
THPT Giao Thủy - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02740672
240597
14
KiÒu ThÞ Thu
46Đ11TDA
10/24/1995
THPT Hai Bà Trưng - Thạch Thất - HN
6/2/2013
Trung bình
A 02511277
13/24/10240357
15
NguyÔn ThÞ Th¾m
46Đ11TDA
12/6/1995
PTNK TDTT Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02530167
13/24/10610207
16
Lï V¨n Thøc
46Đ11TDA
12/25/1995
THPT Na Tấu - Điện Biên
6/2/2013
Trung bình
A 02137667
2013004147
17
NguyÔn Ngäc Tïng
46Đ11TDA
12/26/1995
THPT Ba Vì - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02501019
13/24/10010491
18
NguyÔn §øc ViÖt
46Đ11TDA
11/23/1995
THPT Quốc Oai - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02535274
13/24/10700661
19
NguyÔn V¨n ViÖt
46Đ11TDA
8/9/1994
THPT Thạch Thất - Hà Nội
6/2/2012
Trung bình
10770686
693/17
1
Lª TiÕn §¹t
46Đ11TDB
10/6/1995
THPT Tây Thụy Anh - Thái Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02294885
098/TTA
2
Lª Xu©n §¹t
46Đ11TDB
11/28/1995
THPT Nam Cao - Hà Nam
6/2/2013
Trung bình
A 02789454
201306877
3
NguyÔn T©y §oµn
46Đ11TDB
8/14/1995
THPT Vân Cốc - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 0249178
13/24/10980054
4
Lêng Träng HiÓu
46Đ11TDB
2/20/1994
THPT Chợ Đồn - H. Chợ Đồn - Bkan
6/2/2013
Trung bình
A 02378654
4/1005/091/2013
5
Ph¹m ThÞ Nh Hoa
46Đ11TDB
10/10/1995
THPT Nghĩa Minh - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02749845
180314
6
Ph¹m ThÞ Hoµn
46Đ11TDB
4/25/1994
THPT A Bình Lục - Hà Nam
6/2/2012
Trung bình
A 01885376
201208162
7
Hµ TiÕn Hoµng
46Đ11TDB
8
TrÇn C«ng Hoµng
46Đ11TDB
6/16/1995
THPT Huyện Điện Biên - Điện Biên
6/2/2013
Trung bình
A 02136678
2013001510
9
NguyÔn ThÞ Mai H¬ng
46Đ11TDB
8/6/1995
GDTX Đống Đa - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02571945
13/24/50180054
10
NguyÔn ThÞ Lôa
46Đ11TDB
3/8/1995
THPT Chúc Động - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02504287
13/24/10090249
11
TrÇn §øc Nhiªn
46Đ11TDB
9/14/1994
THPT Mỹ Lộc - Nam Định
6/2/2013
Khá
A 02754092
080435
12
Hµ KiÒu Ph¬ng
46Đ11TDB
8/22/1995
THPT Xuân Áng - Phú Thọ
2012-2013
Trung bình
A 02372739
1031/13/187
13
Hµ V¨n QuyÕt
46Đ11TDB
6/8/1995
THPT Tùng Thiện - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02547127
13/24/10930365
14
NguyÔn Duy QuyÕt
46Đ11TDB
4/6/1992
THPT Lý Thường Kiệt - Hà Nam
6/2/2011
Trung bình
A 00949694
Bản sao
15
T« ThÞ Hång Quúnh
46Đ11TDB
2/8/1995
THPT Nam Sách II - Hải Dương
6/2/2013
Trung bình
A 02776796
2640460327
16
Võ A Sóa
46Đ11TDB
8/8/1995
Hữu Nghị T78 - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02514376
13/24/10300189
17
NguyÔn ThÞ The
46Đ11TDB
9/1/1994
THPT Đông Thụy Anh - Thái Bình
6/2/2012
Khá
A 01387162
510/ĐTA
18
NguyÔn Ngäc ThiÖn
46Đ11TDB
2/5/1994
THPT Lương Thế Vinh - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02757509
070428
19
NguyÔn ThÞ Thu Thóy
46Đ11TDB
4/11/1995
THPT Quốc Oai - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02535165
13/24/10700552
20
NguyÔn V¨n Toµn
46Đ11TDB
10/19/1995
PTNK TDTT Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02530182
13/24/10610222
21
NguyÔn V¨n TuÊn
46Đ11TDB
5/6/1995
THPT Viị Xuyên - Hà Giang
6/2/2013
Trung bình
A 02636907
2210070235
22
Lu Quang TuyÒn
46Đ11TDB
10/21/1995
THPT Việt Nam - Ba Lan - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02551722
13/24/11020589
23
1
NguyÔn ThÞ Chang
46Đ11TDC
4/24/1995
THPT Chương Mỹ B - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02505294
13/24/10110033
2
Lª ThÞ Ngäc DiÔm
46Đ11TDC
4/15/1995
THPT Thạch Thành 2 - Thanh Hóa
6/2/2013
Trung bình
A 02723000
5510660035
3
Ph¹m H¶i §¨ng
46Đ11TDC
6/5/1995
THPT Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02297134
130/NĐC
4
Ng. ThÞ H¬ng Giang
46Đ11TDC
10/29/1995
THPT Số 2 H. Bảo Thắng - Lào Cai
2012-2013
Trung bình
A 02240652
13/371002049
5
NguyÔn ThÞ Hµ
46Đ11TDC
2/1/1995
THPT Vân Cốc - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02549191
13/24/10980067
6
TrÇn ThÞ Hoa
46Đ11TDC
2/6/1995
TT GDTX TP Thái Bình
6/2/2012
Trung bình
A 01393795
169/TXTP
7
TrÇn ThÞ Hång
46Đ11TDC
6/25/1995
THPT Yên Mô A - Ninh Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02383042
13/411021 146
8
NguyÔn V¨n Hng
46Đ11TDC
6/29/1994
THPT Kim Sơn A - Ninh Bình
6/2/2012
Trung bình
A 01432658
12/411007 194
9
Ph¹m B¶o Ngäc
46Đ11TDC
1/8/1995
THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
6/2/2013
Trung bình
A 02762536
050443
10
NguyÔn ThÞ NguyÖt
46Đ11TDC
1/17/1994
THPT Trần Hưng Đạo - Vĩnh Phúc
2013
Trung bình
A 02860772
621022.130541/13
11
Vò ThÞ Quúnh
46Đ11TDC
9/7/1995
THPT Số 2 H. Bảo Thắng - Lào Cai
2012-2013
Trung bình
A 02240772
13/371002169
12
Chu ThÞ Thu
46Đ11TDC
11/1/1995
THPT Mỹ Đức B - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02521550
13/24/10440520
13
NguyÔn ThÞ Kim Th¶o
46Đ11TDC
14
TrÇn V¨n ThËn
46Đ11TDC
2/10/1995
THPT Nam Cao - Hà Nam
6/2/2013
Trung bình
A 02789614
201307037
15
D V¨n ThuËn
46Đ11TDC
2/5/1994
THPT Ứng Hòa B - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02548531
13/24/10960332
16
§ç V¨n ThuËt
46Đ11TDC
2/20/1993
THPT Bắc Lý - Hà Nam
6/2/2011
Trung bình
A 00951953
BL/321
17
Lª V¨n ThuËt
46Đ11TDC
12/24/1994
THPT Hồng Thái - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02513704
13/24/10280415
18
D¬ng Minh TuÊn
46Đ11TDC
1
NguyÔn ThÞ Ngäc Anh
46Đ11Võ
8/23/1995
THPT Tĩnh Gia 1 - Thanh Hóa
6/2/2013
Trung bình
A 02725582
5510740019
2
Vò ViÖt Anh
46Đ11Võ
11/19/1995
THPT Chúc Động - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02504048
13/24/10090010
3
Kh¬ng V¨n BÝch
46Đ11Võ
1/2/1995
THPT Quảng Oai - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02533956
13/24/10690026
4
§Æng Quúnh Chang
46Đ11Võ
8/4/1995
THPT Phiêng Khoài - Sơn La
6/2/2013
Trung bình
A 02496326
5110210007
5
NguyÔn §øc C«ng
46Đ11Võ
3/1/1993
TT GDTX TP Thái Bình
6/2/2012
Trung bình
A 01393674
48/TXTP
6
D¬ng TrÞnh §µo
46Đ11Võ
1/27/1994
THPT Ngọc Tảo - Hà Nội
6/2/2012
Trung bình
A 01800679
12/24/10460097
7
Hµ ThÞ H¹nh
46Đ11Võ
1/19/1995
THPT Vân Cốc - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02549196
13/24/10980072
8
Vò ThÞ HiÒn
46Đ11Võ
8/15/1995
THPT Ngô Trí Hòa - Nghệ An
6/2/2013
Trung bình
A 02644700
4040110119
9
NguyÔn V¨n HiÕu
46Đ11Võ
2/3/1995
THPT Minh Khai - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02519674
13/24/10410156
10
TrÞnh Ngäc HiÕu
46Đ11Võ
10/3/1994
THPT Số 1 Văn Bàn - Lào Cai
2012-2013
Trung bình
A 02244126
13/371023084
11
§íi ThÞ Hoa
46Đ11Võ
1/20/1995
PTNK TDTT Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02530046
13/24/10610086
12
CÊn Ngäc Linh
46Đ11Võ
2/22/1993
T. cấp nghề kỹ thuật XD và nghiệp vụ
CĐ Nghề Việt Xô số 1
2011
Trung bình
A 00211161
627006.190156/11
13
Bïi V¨n MiÕn
46Đ11Võ
2/6/1993
THPT Sào Báy - Hòa Bình
6/2/2011
Trung bình
A 00895666
006620
14
§Æng Kh¸nh Nam
46Đ11Võ
6/11/1995
THPT Chúc Động - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02504312
13/24/10090274
15
Lª ThÞ Nga
46Đ11Võ
6/15/1995
THPT Xuân Huy - Tuyên Quang
2013
Trung bình
A 02262133
130126/2013
16
TrÇn Thu Ph¬ng
46Đ11Võ
8/13/1995
THPT Lý Nhân - Hà Nam
6/2/2013
Trung bình
A 02788456
201305879
17
Ph¹m V¨n Quang
46Đ11Võ
4/8/1993
TT GDTX Lạc Sơn - Hòa Bình
6/2/2011
Trung bình
A 00896911
008683
18
Tr¬ng §¨ng S¬n
46Đ11Võ
9/15/1995
THPT Nguyễn Huệ - Thái Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02304691
218/NH
19
NguyÔn M¹nh Tó
46Đ11Võ
8/15/1994
THPT Ngọc Hà - Hà Giang
6/2/2012
Trung bình
A 01367574
2210020220
20
Vò V¨n Träng
46Đ11Võ
3/23/1995
THPT Đội Cấn - Vĩnh Phúc
2013
Trung bình
A 02863910
621043.150580/13
21
Ph¹m Xu©n Trêng
46Đ11Võ
4/9/1995
THPT Cao Phong - Hòa Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02747310
210688
22
NguyÔn M¹nh Tïng
46Đ11Võ
7/29/1995
THPT Nguyễn Hữu Tiến - Hà Nam
6/2/2013
Trung bình
A 02788094
201305517
23
Qu¸ch V¨n Tïng
46Đ11Võ
6/6/1995
THPT Quyết Thắng - Hòa Bình
6/2/2013
Trung bình
A 02353248
007429
24
§ç TuÊn ViÖt
46Đ11Võ
3/28/1995
THPT Tùng Thiện - Hà Nội
6/2/2013
Trung bình
A 02547292
13/24/10930530