BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
---------------------
LÊ THỊ THƯƠNG THƯƠNG
RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH
GIÁO DỤC MẦM NON KĨ NĂNG TỔ CHỨC THÍ NGHIỆM
KHOA HỌC ĐƠN GIẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
---------------------
LÊ THỊ THƯƠNG THƯƠNG
RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH
GIÁO DỤC MẦM NON KĨ NĂNG TỔ CHỨC THÍ NGHIỆM
KHOA HỌC ĐƠN GIẢN
220 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Rèn luyện cho sinh viên đại học ngành giáo dục mầm non kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 9.14.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Trần Thị Ngọc Trâm
2. TS Phan Thị Ngọc Anh
Hà Nội, 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công
bố trên bất kỳ một tạp chí khoa học nào ở trong và ngoài nước hoặc đã sử dụng trong
các luận văn, luận án để bảo vệ và nhận học vị.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng. năm 2020
Tác giả
Lê Thị Thương Thương
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận án “Rèn luyện cho sinh viên đại học ngành
Giáo dục Mầm non kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi”, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ vô cùng quý báu của
các tập thể và cá nhân.
Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến tập thể giáo viên
hướng dẫn: TS Trần Thị Ngọc Trâm, TS Phan Thị Ngọc Anh – những người thầy đã
tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn
thành luận án;
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học, Phòng
Quản lí Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
cùng các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả học
tập, nghiên cứu và thực hiện luận án;
Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên và sinh viên trường ĐH Sư phạm
Thái Nguyên, ĐH Tây Bắc, ĐH Hồng Đức, ĐH Vinh, ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, ĐH Đồng Tháp; các giáo viên mầm non ở các trường mầm non trên địa bàn Thành
phố Thái Nguyên, Thành phố Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đồng Tháp đã
nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận án;
Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ,
khuyến khích tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng. năm 2020
Tác giả
Lê Thị Thương Thương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 4
8. Những luận điểm khoa học cần bảo vệ ................................................................... 6
9. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 7
10. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON KĨ NĂNG TỔ CHỨC THÍ NGHIỆM KHOA
HỌC ĐƠN GIẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ........................................ 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 8
1.1.1. Những nghiên cứu về thí nghiệm và tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................................................................................. 8
1.1.2. Những nghiên cứu về kĩ năng sư phạm và rèn luyện kĩ năng sư phạm cho sinh
viên đại học ngành Giáo dục Mầm non .................................................................... 11
1.2. Tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt
động khám phá khoa học ........................................................................................ 19
1.2.1. Hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................ 19
iv
1.2.2. Tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............... 22
1.3. Kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non .................................................. 33
1.3.1. Khái niệm Kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 -
6 tuổi của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non ............................................ 33
1.3.2. Cấu trúc kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non ............................................... 34
1.3.3. Tiêu chí đánh giá kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi của sinh viên đại học ngành Giáo dục Mầm non .............................. 42
1.4. Rèn luyện cho sinh viên đại học ngành Giáo dục Mầm non kĩ năng tổ chức
thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................. 44
1.4.1. Rèn luyện kĩ năng sư phạm cho sinh viên đại học ngành Giáo dục Mầm non ......... 44
1.4.2. Rèn luyện kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho sinh viên đại học
ngành Giáo dục Mầm non ......................................................................................... 49
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện cho sinh viên đại học ngành Giáo
dục Mầm non kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi ....................................................................................................................... 56
1.5.1. Chương trình đào tạo đại học ngành Giáo dục Mầm non ............................... 56
1.5.2. Năng lực đội ngũ giảng viên ........................................................................... 56
1.5.3. Cơ sở thực tập sư phạm (trường MN) ............................................................. 56
1.5.4. Ý thức và khả năng tự rèn luyện của bản thân sinh viên ................................ 57
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 58
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH
GIÁO DỤC MẦM NON KĨ NĂNG TỔ CHỨC THÍ NGHIỆM KHOA HỌC ĐƠN
GIẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ..................................................................... 59
2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng ...................................................... 59
2.1.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 59
2.1.2. Đối tượng khảo sát .......................................................................................... 59
2.1.3. Nội dung khảo sát ............................................................................................ 59
v
2.1.4. Phương pháp khảo sát ..................................................................................... 60
2.1.5. Thời gian khảo sát ........................................................................................... 60
2.1.6. Công cụ khảo sát và cách xử lí số liệu ............................................................ 60
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ............................................................................ 61
2.2.1. Thực trạng kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi của sinh viên đại học ngành Giáo dục Mầm non ............................................ 61
2.2.2. Thực trạng rèn luyện cho sinh viên đại học ngành Giáo dục Mầm non kĩ năng
tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .......................... 78
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong rèn luyện cho sinh viên đại học ngành Giáo
dục Mầm non kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi ........................................................................................................................... 106
2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng ....................................................................... 107
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 110
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH
GIÁO DỤC MẦM NON KĨ NĂNG TỔ CHỨC THÍ NGHIỆM KHOA HỌC ĐƠN
GIẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...... 112
3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình rèn luyện cho sinh viên đại học ngành Giáo
dục Mầm non kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi .................................................................................................................... 112
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu .................................................................................. 112
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học ................................................................................. 112
3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ ................................................................................... 113
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả ................................................................. 114
3.2. Quy trình rèn luyện cho sinh viên đại học ngành Giáo dục Mầm non kĩ năng
tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................. 114
3.2.1. Trang bị cho sinh viên đại học ngành Giáo dục Mầm non lý luận về tổ chức thí
nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .......................................... 114
3.2.2. Tổ chức rèn luyện cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non kĩ năng tổ
chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi: Rèn luyện thông qua
vi
quá trình học tập tại trường đại học và rèn luyện thông qua hoạt động thực tế, thực
tập sư phạm ở trường MN ....................................................................................... 125
3.2.3. Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện và xây dựng/điều chỉnh kế hoạch rèn luyện,
phát triển cho sinh viên đại học ngành Giáo dục Mầm non kĩ năng tổ chức thí nghiệm
khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong thời gian tiếp theo ............... 132
3.3. Điều kiện thực hiện quy trình rèn luyện cho sinh viên đại học ngành Giáo
dục Mầm non kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi .................................................................................................................... 137
3.3.1. Về phía các trường đại học, khoa Giáo dục mầm non .................................. 137
3.3.2. Về phía giảng viên khoa Giáo dục mầm non ở các trường đại học .............. 137
3.3.3. Về phía các trường mầm non và giáo viên mầm non ................................... 137
3.3.4. Về phía sinh viên đại học ngành giáo dục mầm non .................................... 138
3.4. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................... 138
3.4.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................. 138
3.4.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................... 138
3.4.3. Đối tượng, thời gian và yêu cầu thực nghiệm ............................................... 139
3.4.4. Quy trình và điều kiện tiến hành thực nghiệm .............................................. 140
3.4.5. Cách thức đánh giá thực nghiệm ................................................................... 140
3.4.6. Phân tích kết quả thực nghiệm ...................................................................... 141
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 150
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 151
1. Kết luận ............................................................................................................... 151
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 152
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................................................................... 152
2.2. Đối với các trường Đại học có đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Mầm non .. 152
2.3. Đối với sinh viên đại học ngành Giáo dục Mầm non ...................................... 153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ĐÃ
CÔNG BỐ .............................................................................................................. 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 155
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 164
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung chữ viết tắt Chữ viết tắt
Đại học ĐH
Điểm trung bình ĐTB
Độ lệch chuẩn ĐLC
Đối chứng ĐC
Giảng viên GV
Giáo viên mầm non GVMN
Giáo dục mầm non GDMN
Hoạt động khám phá khoa học HĐKPKH
Kĩ năng KN
Mẫu giáo MG
Mầm non MN
Sinh viên SV
Sinh viên đại học SVĐH
Thí nghiệm khoa học đơn giản TNKHĐG
Thứ hạng TH
Thực nghiệm TN
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cấu trúc KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của SVĐH ngành
GDMN ..................................................................................................... 41
Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá mức độ KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
của SVĐH ngành GDMN ........................................................................ 43
Bảng 2.1. Kết quả phỏng vấn về vai trò của KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6
tuổi đối với SVĐH ngành GDMN ........................................................... 63
Bảng 2.2. Đánh giá về nhóm KN chuẩn bị cho tổ chức các TNKHĐG cho trẻ MG 5
– 6 tuổi của SVĐH ngành GDMN ........................................................... 64
Bảng 2.3. Đánh giá về nhóm KN lập kế hoạch tổ chức TNKHĐG cụ thể cho trẻ MG
5 – 6 tuổi của SVĐH ngành GDMN ........................................................ 66
Bảng 2.4. Đánh giá về nhóm KN thực hiện kế hoạch tổ chức TNKHĐG cụ thể cho
trẻ MG 5 – 6 tuổi của SVĐH ngành GDMN ........................................... 68
Bảng 2.5. Đánh giá về nhóm KN đánh giá việc tổ chức TNKHĐG cụ thể cho trẻ MG
5 – 6 tuổi của SVĐH ngành GDMN ........................................................ 71
Bảng 2.6. Kết quả quan sát KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của SV qua
hoạt động thực hành tập giảng ở trường Đại học .................................... 74
Bảng 2.7. Kết quả quan sát KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của SV qua
hoạt động tập giảng ở trường Mầm non .................................................. 75
Bảng 2.8. Kết quả phỏng vấn về KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của
SVĐH ngành GDMN .............................................................................. 77
Bảng 2.9. Kết quả phỏng vấn về vai trò của việc rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN
KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ......................................... 80
Bảng 2.10. Tóm tắt kết quả đánh giá của GV về rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN
KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ......................................... 89
Bảng 2.11. Tóm tắt kết quả đánh giá của GVMN về rèn luyện cho SVĐH ngành
GDMN KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ............................ 95
Bảng 2.12. Tóm tắt kết quả tự đánh giá của SVĐH ngành GDMN về rèn luyện cho
SV KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ................................. 103
ix
Bảng 2.13. Kết quả phỏng vấn GV và GVMN về quá trình rèn luyện cho SVĐH
ngành GDMN KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ............... 104
Bảng 3.1. Quy ước mã hóa số liệu thực nghiệm ..................................................... 141
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của SVĐH
ngành GDMN trước và sau TN vòng 1 ................................................. 142
Bảng 3.3. Kiểm nghiệm tương quan trước TN giữa nhóm ĐC1 và nhóm TN1 ..... 143
Bảng 3.4. Kiểm nghiệm sự khác biệt giữa nhóm ĐC1 và nhóm TN1 sau TN ....... 145
Bảng 3.5. So sánh điểm trung bình của nhóm ĐC1 và nhóm TN1 ......................... 145
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của SVĐH
ngành GDMN trước và sau TN vòng 2 ................................................. 147
Bảng 3.7. Kiểm nghiệm tương quan trước TN giữa nhóm ĐC2 và nhóm TN2 ..... 148
Bảng 3.8. Kiểm nghiệm sự khác biệt giữa nhóm ĐC2 và nhóm TN2 sau TN ....... 148
Bảng 3.9. So sánh điểm trung bình của nhóm ĐC2 và nhóm TN2 ......................... 149
x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về vai trò của KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
của SVĐH ngành GDMN .................................................................... 61
Biểu đồ 2.2. Nhận thức về vai trò của rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ
chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ................................................ 79
Biểu đồ 2.3. Đánh giá của GV về rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức
TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động giảng dạy lí thuyết .. 82
Biểu đồ 2.4. Đánh giá của GV về rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức
TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động tổ chức thực hành ... 85
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của GV về rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức
TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động hướng dẫn thực tập sư
phạm ................................................................................................. 87
Biểu đồ 2.6. Đánh giá của GVMN về rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức
TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động hướng dẫn SV chuẩn bị
nội dung thực tập ................................................................................. 90
Biểu đồ 2.7. Đánh giá của GVMN về rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức
TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động tổ chức cho SV thực
hành ...................................................................................................... 93
Biểu đồ 2.8. Tự đánh giá của SVĐH ngành GDMN về rèn luyện cho SV KN tổ chức
TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động học tập ở trường ĐH ..... 96
Biểu đồ 2.9. Tự đánh giá của SVĐH ngành GDMN về rèn luyện cho SV KN tổ chức
TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động thực tế, thực tập sư
phạm ở trường MN ............................................................................ 100
Biểu đồ 3.1. So sánh điểm trung bình đánh giá giữa nhóm ĐC1 với nhóm TN1 trước
và sau TN ........................................................................................... 146
Biểu đồ 3.2. So sánh điểm trung bình đánh giá giữa nhóm ĐC2 với nhóm TN2 trước
và sau TN ........................................................................................... 149
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hiện nay, đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học
nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao và khả năng học tập suốt đời, khả
năng tự giải quyết các vấn đề một cách tự chủ, sáng tạo và dễ thích ứng với những
thay đổi không ngừng của xã hội hiện đại đã và đang trở thành xu hướng của nhiều
quốc gia tiên tiến trên thế giới. Ở Việt Nam, việc đổi mới giáo dục theo hướng này đã
được quan tâm ngay từ cấp học mầm non. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày
04/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế” đã nêu rõ: “...chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có
vai trò đặc biệt quan trọng - đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt
Nam với mục tiêu “nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào
học lớp một” (Điều 23. Luật Giáo dục 2019). Phát triển nhận thức là một trong những
vấn đề chủ yếu của giáo dục trí tuệ cho trẻ MN, là một trong những mục tiêu chính
của GDMN và Chương trình GDMN.
1.2. Trẻ MN nói chung và trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng luôn có nhu cầu hoạt động
thăm dò, thử nghiệm, tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh để thỏa mãn bản tính
tò mò, thích khám phá thế giới xunh quanh của trẻ. Đối với trẻ MN, HĐKPKH là quá
trình trẻ tích cực hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên và là một trong những
hoạt động có ưu thế để thỏa mãn tính mò mò, ham hiểu biết và phát triển nhận thức
của trẻ.
Trong chương trình GDMN nước ta cũng như của nhiều quốc gia trên thế giới, tổ
chức HĐKPKH trong đó có tổ chức TNKHĐG cho trẻ là một trong các nội dung của
hoạt động giáo dục. Tổ chức TNKHĐG là quá trình giúp trẻ tìm hiểu, khám phá thế
giới tự nhiên một cách sinh động và phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi.
2
Với ưu thế của HĐKPKH nói chung và TNKHĐG nói riêng, tổ chức tốt
TNKHĐG trong HĐKPKH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN có vai trò và ý nghĩa
to lớn đối với sự phát triển nhận thức của trẻ. Thông qua các hoạt động này, trẻ được
nuôi dưỡng bản tính tò mò, trau dồi các KN nhận thức (quan sát, suy luận, phán đoán,
giải quyết vấn đề....), mở rộng hiểu biết về thế giới tự nhiên xung quanh; rèn luyện
khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định, góp phần chuẩn bị cho trẻ vào học ở
trường phổ thông. Nhưng để việc tổ chức TNKHĐG trong HĐKPKH thực sự có hiệu
quả đối với sự phát triển nhận thức của trẻ đòi hỏi GVMN phải có trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là KN tổ chức TNKHĐG trong HĐKPKH cho trẻ
ở trường MN. Vì vậy, các trường ĐH cần chú trọng rèn luyện KN này cho SV.
1.3. Trên thực tế, tổ chức TNKHĐG trong HĐKPKH cho trẻ ở trường MN chưa
thực sự phát huy được hiệu quả đối với giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ. Nhiều
giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạt động này, gặp khó khăn trong việc lựa chọn hoặc
thiết kế các thí nghiệm, đặc biệt là chưa có KN tổ chức các TNKHĐG trong HĐKPKH
cho trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là trong các trường ĐH đào tạo GVMN, việc rèn luyện
KN này cho SV, một mặt còn chưa được quan tâm đúng mức, mặt khác chưa có các
biện pháp hữu hiệu và quy trình phù hợp rèn luyện KN này cho SV. Điều này dẫn tới
nhiều SV khi ra trường còn gặp khó khăn, lúng túng khi tổ chức TNKHĐG trong
HĐKPKH cho trẻ MG nói chung và trẻ MG 5 – 6 tuổi nói riêng.
1.4. Nhiều năm trở lại đây, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về rèn
luyện KN sư phạm nói chung và KN tổ chức hoạt động giáo dục nói riêng cho SVĐH
ngành GDMN nhưng theo hiểu biết của chúng tôi chưa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
– một trong những KN rất quan trọng, góp phần giúp SV tổ chức tốt các hoạt động giáo
dục nói chung và tổ chức TNKHĐG trong HĐKPKH nói riêng khi ra trường, góp phần
nâng cao chất lượng tổ chức HĐKPKH cho trẻ ở trường MN.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “Rèn luyện cho sinh viên đại học ngành
Giáo dục Mầm non kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi” được lựa chọn trong nghiên cứu này.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất quy trình rèn luyện cho SVĐH
ngành GDMN KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi để nâng cao chất lượng tổ
chức HĐKPKH cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV ngành GDMN ở các
trường ĐH.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức rèn luyện KN nghề nghiệp cho SVĐH ngành GDMN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi.
4. Giả thuyết khoa học
Quá trình rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi còn có một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức
hoạt động này ở trường MN. Nếu rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức
TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi theo một quy trình khoa học, hợp lý theo hướng đảm
bảo cho SV được học đi đôi với hành, trải nghiệm thực tế (trang bị lí luận; luyện tập
các KN qua thực hành các môn học ở trường ĐH, qua thực tế, thực tập sư phạm ở
trường MN; đánh giá kết quả rèn luyện KN); phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động
và sáng tạo của SV; tạo tương tác tích cực giữa GV, GVMN với SV, giữa SV với nhau
trong từng giai đoạn rèn luyện; kết nối chặt chẽ giữa các giai đoạn rèn luyện thì KN tổ
chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của SV sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ
chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.
5.2. Nghiên cứu thực trạng rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức
TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.
5.3. Đề xuất quy trình rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức TNKHĐG
cho trẻ MG 5 – 6 tuổi và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa
học của đề tài và kiểm nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của quy trình đã được đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
4
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Quy trình rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi được giới hạn trong phạm vi rèn luyện cho SV KN tổ chức TNKHĐG
cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua học tập (lí thuyết, thực hành) các học phần chiếm ưu thế trong
rèn luyện KN này cho SV ở trường ĐH (“Tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung
quanh”, “Tổ chức hoạt động khám phá thử nghiệm cho trẻ MN”) và qua hoạt động thực
tế, thực tập sư phạm ở trường MN.
6.2. Khách thể, địa bàn và thời gian nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu:
+ Khảo sát thực trạng trên GV; GVMN; SV năm thứ 3, năm thứ 4 ngành GDMN.
+ Tiến hành TN sư phạm trên SV năm thứ 4 ngành GDMN.
* Địa bàn nghiên cứu và thời gian nghiên cứu:
+ Khảo sát thực trạng KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của SVĐH
ngành GDMN và thực trạng rèn luyện cho SV KN này tại các trường: ĐH Sư phạm
Thái Nguyên; ĐH Tây Bắc; ĐH Hồng Đức; ĐH Vinh; ĐH Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh; ĐH Đồng Tháp năm học 2017 – 2018.
+ TN sư phạm tại Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên. TN sư phạm vòng 1
trong năm học 2017 – 2018 và TN sư phạm vòng 2 trong năm học 2018 – 2019.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên các quan điểm tiếp cận sau đây: tiếp cận hệ thống, tiếp cận
hoạt động, tiếp cận phát triển.
7.1.1. Tiếp cận hệ thống
Vận dụng quan điểm tiếp cận hệ thống, nghiên cứu rèn luyện KN tổ chức
TNKHĐG cho SVĐH ngành GDMN được xem như là nghiên cứu một bộ phận cấu
thành của quá trình đào tạo SV ở trường ĐH. Vì vậy, quá trình này phải được nghiên
cứu trong mối quan hệ với các bộ phận, các yếu tố khác của quá trình đào tạo, đồng
thời tính đến các điều kiện khách quan và chủ quan của nó. Hiệu quả việc rèn luyện
KN tổ chức TNKHĐG cho SVĐH ngành GDMN chịu ảnh hưởng của các thành tố của
quá trình đào tạo và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
7.1.2. Tiếp cận hoạt động (học đi đôi với hành)
5
KN tổ chức TNKHĐG của SVĐH ngành GDMN chỉ có thể hình thành và
phát triển thông qua hoạt động nghiên cứu lí luận gắn với hoạt động thực tiễn của
SV với sự tham gia tích cực, chủ động của SV. Vì thế, khi nghiên cứu rèn luyện
KN tổ chức TNKHĐG cho SVĐH ngành GDMN cần tạo ra các cơ hội để SV được
tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập/nghiên cứu trang bị lí luận
đồng thời được trải nghiệm, thực hành trong hoạt động thực tế phong phú, hấp dẫn
với sự tương tác, phối hợp tích cực giữa GV/GVMN – SV để rèn luyện, phát triển
KN này cho SV.
7.1.3. Tiếp cận phát triển
Sử dụng cách tiếp cận phát triển trong nghiên cứu này để thấy rõ mục tiêu và
quy trình của việc rèn luyện KN tổ chức TNKHĐG cho SV nhằm phát triển KN này
ở SV. Cách tiếp cận này giúp tổ chức nghiên cứu nhằm phát triển một cách tốt nhất
KN này ở SV. Trong tổ chức nghiên cứu, SV được coi như là một chủ thể tham gia
tích cực vào quá trình rèn luyện và phát triển KN tổ chức TNKHĐG của mình. Tiếp
cận phát triển đòi hỏi phải chú trọng vào việc tạo ra các cơ hội để SV được chủ động,
tích cực tham gia vào các hoạt động thực hành, trải nghiệm việc rèn luyện KN tổ chức
TNKHĐG trong HĐKPKH của trẻ MG 5-6 tuổi; được tương tác với GV, GVMN,
bạn SV và trẻ MG 5-6 tuổi để phát triển KN này của bản thân SV.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp lí luận: Sử dụng các phương pháp này
để tổng quan các lí thuyết và lí luận có liên quan đến đề tài luận án.
+ Phươn...luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6
tuổi. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đã nêu trên là một trong những cơ sở khoa
học cho việc nghiên cứu đề tài luận án này.
1.2. Tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt
động khám phá khoa học
1.2.1. Hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Nga, Hoàng Thị
Oanh, Nguyễn Thị Xuân [79], [92], chỉ rõ: Ở lứa tuổi MN, khoa học đơn giản là
những hiểu biết về thế giới khách quan mà trẻ phát hiện, tích lũy được trong các hoạt
động tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh. Đây có thể chưa phải là những kiến
thức chính xác ở mức độ cao, song chúng rất phong phú, thỏa mãn trí tò mò của trẻ,
góp phần làm giàu vốn kinh nghiệm để trẻ có thể giải quyết các tình huống đơn giản
xảy ra trong cuộc sống. Bản thân khoa học không phải là một hoạt động mà là cách
thức để thực hiện hoạt động và là kết quả của hoạt động. Vì vậy, với trẻ MN, khoa
học chính là cách thức trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua khám phá, thử
nghiệm, lập luận, giải thích... Kết quả của các hoạt động khám phá này là trẻ thu được
20
một lượng kiến thức khoa học đơn giản. Quan trọng hơn là các năng lực cơ bản như
quan sát, tư duy logic, giải quyết vấn đề, hợp tác... của trẻ được phát triển. Theo quan
điểm của rất nhiều nhà khoa học, cách tốt nhất để học khoa học là phải làm khoa học.
Đối với trẻ MN làm khoa học cũng chính là quá trình khám phá nó. Đây là những
hoạt động “Tìm kiếm để phát hiện ra cái mới, cái ẩn giấu”.
Khoa học đối với trẻ là quá trình nhận thức thế giới xung quanh bằng chính
hành động của mình hoặc tham gia vào các hoạt động được tổ chức của người lớn.
Trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng tất cả những giác quan cùng với sự tò mò
của nhận thức. Mọi trẻ em đều thích cầm, nắm, vò, xé, ngửi, nếmnhững vật kích
thích vào giác quan. Đây là cách thức chủ yếu để trẻ nhận thức và lĩnh hội kinh
nghiệm sống. Cho nên khoa học đối với trẻ MN là quá trình nhận thức thế giới xung
quanh để thỏa mãn tính tò mò từ đó phát triển khả năng tư duy, khám phá và giải
quyết vấn đề. Nhiệm vụ của giáo viên là phải biết khơi dậy, khuyến khích khả năng
tự khám phá, đồng thời tạo điều kiện và nuôi dưỡng những đam mê phù hợp với tố
chất của trẻ.
Như vậy, có thể hiểu HĐKPKH của trẻ MG 5 – 6 tuổi chính là quá trình trẻ tích
cực tìm tòi, trải nghiệm, khám phá để phát hiện ra những điều mới, những điều thú vị
về các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Đây thực chất là quá trình trẻ tiếp xúc, trải
nghiệm với các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, thông qua đó trẻ hiểu biết
về đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua lại, sự thay đổi và
phát triển của chúng; đồng thời, trẻ học được các KN quan sát, so sánh, phán đoán, suy
luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, diễn đạt ý kiến của mình và đưa ra kết luận.
1.2.1.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động khám phá
khoa học
Trẻ MG 5 – 6 tuổi, đặc điểm nhận thức đã chuyển từ giai đoạn tư duy tiền thao
tác sang giai đoạn tư duy bằng trực giác. Quá trình tư duy của trẻ thay đổi từ ý nghĩ
tượng trưng sang ý nghĩ trực giác hoặc ý nghĩ thầm. Các khái niệm khoa học được trẻ
học qua tìm hiểu và khám phá thế giới, hiện tượng tự nhiên gần gũi tạo nền tảng cho
việc học sau này. Khi trẻ khám phá, thử nghiệm với môi trường xung quanh, trẻ thu
nhận các quá trình tư duy khoa học – hình thành các khái niệm và giải quyết vấn đề,
21
đồng thời trẻ cũng thu nhận kiến thức. GVMN tạo môi trường thử nghiệm sẽ giúp cho
trẻ có cơ hội kiến tạo hiểu biết về các hiện tượng xung quanh [79].
Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ MG 5 – 6 tuổi được thể hiện qua các
mốc phát triển sau đây [79, tr.12]:
+ Có nhiều thông tin về một số sự vật, hiện tượng nào đó nhưng chưa có hiểu
biết đầy đủ về sự vật, hiện tượng đó.
+ Có thể tự tạo ra các thí nghiệm để xem các việc gì sẽ xảy ra và nghĩ ra lời
giải thích cho những gì trẻ quan sát được, mặc dù trẻ vẫn chưa đủ khả năng sử dụng
suy luận lôgic và trừu tượng.
+ Có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo
nhiều cách khác nhau.
+ Thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ thích.
Thích chơi theo nhóm từ 5 - 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ.
+ Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc có
thực để giải thích các khái niệm đó.
+ Thích vẽ và viết để ghi lại các sự việc.
Những đặc điểm nhận thức này của trẻ MG 5 – 6 tuổi chính là cơ sở giúp GVMN
tổ chức có hiệu quả HĐKPKH trong đó có tổ chức TNKHĐG cho trẻ ở trường MN.
1.2.1.3. Nội dung khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Trong chương trình giáo dục MN hiện nay, nội dung khám phá khoa học của
trẻ MG 5 – 6 tuổi được xác định bởi các nội dung sau [7, tr.43-44]:
+ Khám phá chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.
+ Khám phá đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi; Một số
mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi
quen thuộc; So sánh sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng
của chúng; Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 2 – 3 dấu hiệu; Đặc điểm, công dụng của
một số phương tiện giao thông và phân loại theo 2 – 3 dấu hiệu.
+ Khám phá đặc điểm, ích lợi và tác hại của con vật, cây, hoa, quả; Quá trình
phát triển của cây, con vật; Điều kiện sống của một số loại cây, con vật; So sánh sự
khác nhau và giống nhau của một số con vật, cây, hoa, quả; Phân loại cây, hoa, quả,
con vật theo 2 – 3 dấu hiệu; Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật,
22
cây với môi trường sống; Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.
+ Khám phá một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa;
Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa; Sự khác nhau
giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng; Các nguồn nước trong môi trường sống; Ích
lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây; Một số đặc điểm, tính chất của
nước; Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước; Không khí,
các nguồn sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây; Một
vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát sỏi.
Mục tiêu giáo dục các nội dung khám phá khoa học của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở
trường MN được thể hiện qua kết quả mong đợi như sau [7, tr.60-61]:
+ Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng: Trẻ tò mò tìm tòi, khám
phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng như “Tại sao
có mưa?”...; Biết phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét, thảo luận về sự vật, hiện
tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét lá, hoa, quả... và thảo luận về đặc
điểm của đối tượng; Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh,
dự đoán, nhận xét và thảo luận như: thử nghiệm gieo hạt/trồng cây được tưới nước và
không tưới, theo dõi và so sánh sự phát triển; Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều
cách khác nhau như: xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận; Phân loại
các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau.
+ Nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng và giải quyết vấn
đề đơn giản: Trẻ nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng như
“Nắp cốc có nhứng giọt nước nóng bốc hơi”; giải quyết vấn đề đơn giản bằng các
cách khác nhau.
+ Thể hiện sự hiểu biết về các đối tượng bằng các cách khác nhau: Trẻ nhận
xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan
sát; Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình...
Để đạt được các mục tiêu giáo dục nói trên, nội dung khám phá khoa học của
trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục sau
[7, tr.72-73]: hoạt động chơi (hoạt động chủ đạo của trẻ MG); hoạt động học (hoạt
động được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo
viên); hoạt động lao động (lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập thể)
và hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
1.2.2. Tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
23
1.2.2.1. Khái niệm Tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
* Khái niệm Thí nghiệm
Trong trường học, thí nghiệm là cách thức mà GV thường sử dụng nhằm
chuyển tải kiến thức, KN nhất định cho học sinh. Thông qua thí nghiệm các em có
thể kiểm tra tính đúng đắn của lý thuyết hay nói cách khác thí nghiệm giúp GV củng
cố thêm lý thuyết của bài học và minh chứng cho học sinh một các sinh động cách
thức các nhà khoa học đã thực hiện nó như thế nào ở cuộc sống. Ngoài ra thí nghiệm
còn là một hình thức dạy học, nhằm kích thích tính tò mò và tạo sự hứng khởi cho
người học khi giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể nào đó.
Bàn về khái niệm thí nghiệm, có khá nhiều tác giả đề cập, trong đó có các khái
niệm tiêu biểu, gồm:
Theo Từ điển Giáo dục học, thí nghiệm là “Thủ pháp dạy học, nghiên cứu
khoa học được thể hiện bằng cách làm thay đổi trong thực tiễn hay trong lý thuyết
các điều kiện diễn biến của một hiện tượng nào đó để quan sát, tìm hiểu, kiểm tra và
chứng minh một luận điểm, một giả thiết khoa học” [29]. Như vậy, thí nghiệm trong
dạy học là một phương pháp nhằm truyền đạt tri thức cho học sinh một cách sinh
động, để chứng minh lý thuyết hay giúp các em tiếp cận các vấn đề học tập dưới hình
thức thực nghiệm.
Tác giả Nguyễn Đức Thâm cho rằng “Thí nghiệm là sự tác động có chủ đích,
có hệ thống của con người vào đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự
phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác
động, ta có thể thu nhận được tri thức mới” [48]. Cùng quan điểm như trên, tác giả
Thái Duy Tuyên xác định khái niệm thí nghiệm như sau: “Thí nghiệm là sự tác động
có chủ đích, có hệ thống của con người vào đối tượng của hiện thực khách quan nhằm
phát hiện ra những hiện tượng mới, những quy luật mới, tri thức mới” [48].
Kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả về vấn đề thí nghiệm, chúng
tôi cho rằng: Thí nghiệm là sự tác động có chủ đích của con người vào đối tượng cần
khám phá, tạo ra một hiện tượng hoặc một sự biến đổi nào đó để quan sát, tìm hiểu
nhằm kiểm chứng một giả thuyết khoa học, phát hiện ra những tri thức mới.
* Khái niệm Thí nghiệm khoa học đơn giản
24
Theo từ điển Tiếng Việt: Đơn giản được hiểu là không có nhiều thành phần
hoặc nhiều mặt, không phức tạp, rắc rối [58]. Theo đó, khái niệm TNKHĐG được
hiểu là sự tác động có chủ đích của con người vào đối tượng cần khám phá, tạo ra
một hiện tượng quen thuộc hoặc một sự biến đổi không phức tạp, dễ quan sát nhằm
kiểm chứng một giả thuyết khoa học, phát hiện ra tri thức mới.
* Khái niệm Thí nghiệm khoa học đơn giản dành cho trẻ MN
Đối với trẻ MN, TNKHĐG trong HĐKPKH chủ yếu được thực hiện dưới hình
thức đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện với mục đích kích thích sự tò mò, luyện tập/trau dồi
KN quan sát, so sánh, dự đoán, suy luận và khả năng ngôn ngữ của trẻ thông qua việc
quan sát, nhận xét, trao đổi, bày tỏ cảm xúc về các hiện tượng mà các em nhìn thấy được
dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.
Do đó, trong nghiên cứu này TNKHĐG dành cho trẻ MG 5 – 6 tuổi được hiểu
là sự tác động có mục đích của giáo viên/trẻ vào đối tượng quen thuộc trong môi
trường xung quanh, tạo ra một hiện tượng quen thuộc hoặc một sự biến đổi không
phức tạp, dễ quan sát nhằm kiểm nghiệm một tính chất đơn giản nào đó của đối tượng,
phát hiện ra điều mới (đối với trẻ). Chẳng hạn các thí nghiệm: Sự đổi màu của nước;
Nước bay hơi; Đường/muối biến đi đâu?; Sự nảy mầm của hạt đỗ...)..
Thông thường, các TNKHĐG trong HĐKPKH ở trường MN được giáo viên lựa
chọn hoặc thiết kế và lập kế hoạch để tổ chức cho trẻ trong HĐKPKH. Tiêu chí “đơn
giản” của TNKHĐG trong HĐKPKH dành cho trẻ MG được xác định trong nghiên cứu
luận án này bao gồm:
+ Dễ chuẩn bị: Nguyên vật liệu dùng trong thí nghiệm dễ kiếm, sẵn có.
+ Dễ thực hiện: Thí nghiệm được thực hiện đơn giản, ít bước và an toàn.
+ Dễ quan sát, dễ nhận biết và dễ gây chú ý của trẻ: các biến đổi được tạo ra đơn
giản từ những đối tượng gần gũi, quen thuộc.
+ Dễ lí giải phù hợp với khả năng, hiểu biết của trẻ.
Như vậy, TNKHĐG dành cho trẻ MG là thí nghiệm phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi, nhận thức của trẻ. Các thao tác của thí nghiệm không cầu kỳ, mà cần tối giản nhằm
giúp trẻ dễ quan sát, dễ hình dung đồng thời tạo hứng khởi làm cho trẻ tích cực, tự nguyện
tham gia các hoạt động.
* Khái niệm Tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
25
Theo từ điển Tiếng Việt: Tổ chức được hiểu làm những gì cần thiết để tiến
hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất [58].
Từ các khái niệm thành phần, chúng tôi cho rằng: Tổ chức thí nghiệm khoa
học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là quá trình giáo viên tạo môi trường, điều
kiện và tương tác với trẻ để cho trẻ được hành động tác động có mục đích vào đối
tượng quen thuộc trong môi trường xung quanh, tạo ra một hiện tượng quen thuộc
hoặc một sự biến đổi không phức tạp, dễ quan sát nhằm kiểm nghiệm một tính chất
đơn giản nào đó của đối tượng, phát hiện ra điều mới (đối với trẻ).
GVMN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi chủ yếu là nhằm kích thích
ở trẻ tính tò mò, lòng ham hiểu biết; hướng tới phát triển nhu cầu, hứng thú nhận thức,
phát triển khả năng tư duy, cách giải quyết vấn đề nhận thức một cách sáng tạo, giúp
cho việc ghi nhớ của trẻ được bền lâu; rèn luyện tính kiên trì, tập trung chú ý và nỗ
lực cho trẻ chứ không có tính chất chứng minh giả thuyết khoa học mới hay tạo ra tri
thức mới cho nhân loại.
1.2.2.2. Ý nghĩa của tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Một cách tự nhiên, trẻ nhỏ có tính tò mò, ham thích tìm hiểu thế giới xung
quanh. Nhiệm vụ của GDMN là khuyến khích và nuôi dưỡng tính tò mò ấy thông qua
các tổ chức HĐKPKH nói chung và tổ chức TNKHĐG nói riêng một cách thú vị, hấp
dẫn và có ý nghĩa với trẻ. Tổ chức TNKHĐG cho trẻ trong HĐKPKH là một trong
những hoạt động thúc đẩy và nuôi dưỡng nhu cầu, hứng thú nhận thức thông qua việc
kích thích trẻ quan sát, suy luận, dự đoán, và trí tưởng tưởng, óc tò mò của trẻ.
Cách học bằng trải nghiệm trực tiếp này rất thích hợp và có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển của trẻ lứa tuổi MN, cụ thể [75]:
+ Thứ nhất, các TNKHĐG phù hợp với cách học của trẻ MN – học bằng con
đường khám phá, trải nghiệm.
+ Thứ hai, các TNKHĐG phù hợp với HĐKPKH – hoạt động cần các thí
nghiệm đơn giản để trẻ trải nghiệm, tìm tòi, phán đoán, suy luận, phát hiện...
+ Thứ ba, các TNKHĐG không chỉ gây được sự hứng thú, mà còn kích thích
tính tò mò, lòng ham hiểu biết cũng như tính tích cực nhận thức của trẻ.
26
+ Thứ tư, các TNKHĐG là cách tốt nhất giúp trẻ tự tìm ra câu trả lời, giải đáp
những thắc mắc của bản thân về các hiện tượng xung quanh.
+ Thứ năm, các TNKHĐG hình thành ở trẻ khả năng tư duy khoa học: Óc
quan sát, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, khả năng độc lập, khả năng sáng
tạo... – các khả năng cần thiết cho việc học tập sau này.
+ Thứ sáu, các TNKHĐG có thể cung cấp cho trẻ những kiến thức khoa học
dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, trẻ nhận ra mối liên hệ, nguyên nhân
của các hiện tượng, biết rút ra kết luận cần thiết.
Tóm lại, sử dụng các TNKHĐG trong HĐKPKH có thể tạo ra cho trẻ MG rất
nhiều cơ hội để trẻ được tìm tòi, khám phá, được phán đoán, suy luận, được trải
nghiệm nhằm thỏa mãn tính tò mò, lòng ham hiểu biết và nhu cầu nhận thức của trẻ
về thế giới xung quanh. Vì vậy, GVMN cần tích cực trong việc lựa chọn và tổ chức
thực hiện các TNKHĐG nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi
trong HĐKPKH về thế giới xung quanh, góp phần hình thành nên những “con người
Việt Nam mới” – tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức
của loài người.
Tuy nhiên, tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi chỉ thực sự có ý nghĩa khi
đảm bảo một số nguyên tắc tổ chức sau [30]:
+ Phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình làm thí nghiệm.
+ Thí nghiệm phải phù hợp, dễ thực hiện, không đòi hỏi các điều kiện đặc biệt,
là những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống xung quanh trẻ.
+ Phải đảm bảo tạo ra sự thay đổi rõ ràng để giúp trẻ dễ nhận biết.
+ Phải đảm bảo tính nhân văn, không được gây thiệt hại cho vật làm thí
nghiệm, không làm tổn thương đến tâm hồn của trẻ.
+ Phải diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định (không quá lâu vì trẻ dễ
bị quên mất những gì xảy ra ban đầu).
1.2.2.3. Nội dung tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Trong chương trình GDMN mới, nội dung khám phá khoa học dành cho trẻ
MG rất phong phú và đa dạng [7]. Thông qua các nội dung này, trẻ được tích cực
tham gia vào các hoạt động thăm dò, tìm hiểu, khám phá về bản thân mình và thế giới
tự nhiên. Tuy nhiên, để các quá trình khoa học thích hợp với trẻ nhỏ (quan sát, so
27
sánh, phán đoán, suy luận...) được trau dồi, rèn luyện và phát triển thì nội dung khám
phá cần hướng tới các hoạt động mang tính thử nghiệm phù hợp với trẻ. Thực tế, tổ
chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN có thể hướng tới các nội dung
tiêu biểu như sau [79], [81],...:
+ Thí nghiệm với thực vật: Khám phá sự sinh trưởng và phát triển của thực
vật (Sự nảy mầm của các loại hạt khác nhau; Hạt nào có thể nảy mầm, hạt nào không
thể nảy mầm; Cành cây/lá cây có nảy mầm được không...); khám phá điều kiện giúp
cho thực vật sinh trưởng và phát triển (Hạt nảy mầm trong môi trường nào; Vì sao
hoa héo, vì sao hoa tươi; Cây có cần nước/không khí/ánh sáng hay không; Cây hút
nước như thế nào; Cây tìm ánh sáng; Trồng cây bằng nước...); khám phá sự thay đổi
đặc điểm của thực vật (Hoa đổi màu; Nhuộm màu cho lá cây; Xà lách cầu vồng; Táo,
lê đổi màu...).
+ Thí nghiệm với động vật: Khám phá một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm,
cấu tạo của động vật với môi trường sống, vận động và cách kiếm ăn của các con vật
(Con vật này thích ăn gì nhất? Con vật này phản ứng với âm thanh/ánh sáng như thế nào?
Con vật này dùng gì để bay/bơi/chạy? Con vật này có sống được ở trên cạn/dưới nước
không? Các con vật có cần thức ăn/nước uống/không khí không?...).
+ Thí nghiệm với nước, không khí, ánh sáng, đất, đá, cát sỏi...: Khám phá sự
thay đổi đặc điểm, tính chất, trạng thái, mối quan hệ giữa các yếu tố trên (Nước
chuyển màu/chuyển mùi/chuyển vị; Nước bay hơi; Nước ở đâu bay hơi nhanh hơn;
Nước đông thành đá; Những viên nước đá nổi; Cái gì hòa tan trong nước; Làm chìm
một vật nổi; Không khí cần cho sự cháy; Nhốt không khí vào túi; Có gì trong chai
không; Làm nổi một vật chìm; Cái đũa gãy; Tạo cầu vồng; Gió có từ đâu; Mưa từ
đâu tới...).
Việc lựa chọn TNKHĐG có mục đích và nội dung thế nào, tổ chức vào thời
gian nào, ở đâu là tùy thuộc vào nội dung chủ đề, mục tiêu giáo dục mà giáo viên đặt
ra và điều kiện thực tế của trường, lớp MN.
1.2.2.4. Phương pháp tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Để tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và tổ chức TNKHĐG cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi nói riêng, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp giáo dục dưới đây
[7, tr.74]:
28
* Phương pháp thực hành, trải nghiệm
+ Phương pháp thực hành với các đối tượng làm thí nghiệm: Trẻ sử dụng và
phối hợp các giác quan, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hành động với các đối
tượng (cầm, sờ, nắm, ngửi...) để phát hiện ra các đặc điểm đặc trưng của đối tượng
làm thí nghiệm (chẳng hạn thông qua việc nhìn, ngửi, nếm... nước, trẻ phát hiện nước
không có màu, không có mùi, không có vị...).
+ Phương pháp dùng trò chơi: Sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi
phù hợp để kích thích trẻ tò mò, hứng thú, tích cực hoạt động với các đối tượng làm
thí nghiệm nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra (chẳng
hạn thông qua trò chơi vận động Gieo hạt nhằm hướng sự tò mò của trẻ tới thí nghiệm
Sự nảy mầm của hạt đỗ...).
+ Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Giáo viên tạo ra các tình huống cụ
thể (chẳng hạn ngoài cách nảy mầm từ hạt, cây còn có thể nảy mầm từ bộ phận nào
không?; làm thế nào để biết cây rất cần có nước?...) nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy
nghĩ trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề nhận thức mà thí nghiệm đặt ra.
* Phương pháp trực quan – minh họa
Giáo viên cho trẻ quan sát, tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng làm thí nghiệm
(cây cối, hoa, quả, hạt giống, con vật, nước...), phương tiện làm thí nghiệm (chậu đất;
bột màu; bát/đĩa thủy tinh...); quan sát giáo viên làm thí nghiệm (gieo hạt, pha màu...)
thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết,
phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ.
* Phương pháp dùng lời nói
Giáo viên sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể
chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin về các đối tượng,
phương tiện làm thí nghiệm, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những
cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện liên quan tới thí nghiệm bằng lời nói.
Lời nói của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ.
* Phương pháp nêu gương – đánh giá
+ Nêu gương: Giáo viên sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc,
đúng chỗ khi trẻ quan sát, nhận xét, dự đoán các nội dung liên quan tới thí nghiệm để
nuôi dưỡng, phát triển hứng thú, nhu cầu nhận thức của trẻ trong quá trình làm thí
nghiệm. Biểu dương trẻ là chính nhưng không lạm dụng.
29
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng
tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ trong quá trình
tham gia làm thí nghiệm. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống
hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển
tâm – sinh lí của trẻ.
Để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất, giáo viên cần biết lựa chọn và phối
hợp các phương pháp giáo dục một cách phù hợp, khéo léo, linh hoạt trong quá trình
tổ chức các TNKHĐG cho trẻ MG.
1.2.2.5. Hình thức tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Dựa trên cách phân chia hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong
chương trình GDMN [7, tr.73], có thể xác định các hình thức giáo dục để tổ chức
TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN như sau:
+ Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức: Tổ chức TNKHĐG
theo kế hoạch có chủ định của giáo viên; Tổ chức TNKHĐG theo ý thích của trẻ.
+ Theo vị trí không gian, có các hình thức: Tổ chức TNKHĐG trong phòng
học/lớp học; Tổ chức TNKHĐG ở ngoài trời.
+ Theo số lượng trẻ, có các hình thức: Tổ chức TNKHĐG cá nhân; Tổ chức
TNKHĐG theo nhóm; Tổ chức TNKHĐG cả lớp.
Tùy thuộc vào mục đích và nội dung của thí nghiệm, điều kiện thực tiễn của
từng địa phương mà giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn, phối hợp các hình thức tổ
chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN sao cho phù hợp, đạt được mục
tiêu giáo dục mà chương trình giáo dục MN đã đề ra với hoạt động này.
1.2.2.6. Tiến trình tổ chức thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Căn cứ vào tiến trình tổ chức một hoạt động giáo dục cho trẻ MG ở trường
MN nói chung, đặc điểm nhận thức của trẻ MG 5 - 6 tuổi và đặc thù của TNKHĐG
trong HĐKPKH dành cho trẻ MG 5 - 6 tuổi, có thể tổ chức TNKHĐG cho trẻ theo
tiến trình sau [75]:
(I). Lập kế hoạch tổ chức hoạt động
+ Bước 1: Xác định thông tin của hoạt động tổ chức thí nghiệm, gồm:
- Tên thí nghiệm:
- Chủ đề giáo dục:
- Đối tượng trẻ:
30
+ Bước 2: Xác định mục đích, yêu cầu của hoạt động tổ chức thí nghiệm, gồm:
- Giáo dục thái độ nhận thức cho trẻ
- Rèn luyện KN nhận thức cho trẻ
- Trang bị kiến thức khoa học đơn giản cho trẻ
+ Bước 3: Xác định các đồ dùng, nguyên vật liệu cần chuẩn bị trong hoạt động tổ
chức thí nghiệm, gồm:
- Các đồ dùng, nguyên vật liệu cần chuẩn bị cho cô
- Các đồ dùng, nguyên vật liệu cần chuẩn bị cho trẻ
+ Bước 4: Dự kiến cách thực hiện hoạt động tổ chức thí nghiệm, gồm:
(1) Tạo hứng thú cho trẻ
GVMN thu hút sự chú ý, kích thích hứng thú của trẻ vào đối tượng làm thí
nghiệm bằng các thủ thuật và biện pháp khác nhau như sử dụng truyện, thơ, câu đố, bài
hát, trò chơi có liên quan.
Ví dụ: Khi tổ chức thí nghiệm Sự nảy mầm của hạt cho trẻ, GVMN có thể sử
dụng câu chuyện “Chú đỗ con” hoặc trò chơi vận động “Gieo hạt, nảy mầm” nhằm
hướng trẻ tập trung vào các đối tượng như hạt đỗ, quá trình nảy mầm, phát triển của
hạt, từ đó kích thích ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết và mong muốn được tham gia vào
các hoạt động thí nghiệm.
(2) Hướng dẫn và thực hiện thí nghiệm
Đây là bước trọng tâm, có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện thí
nghiệm nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. GVMN có thể triển khai bước này theo
nhiều cách khác nhau, một trong những cách triển khai đó là:
+ GVMN hướng dẫn trẻ quan sát, trải nghiệm và cùng trẻ trò chuyện, nhận xét
về hiện trạng ban đầu của vật làm thí nghiệm.
Ví dụ: Trong thí nghiệm Sự nảy mầm cuả hạt, GVMN chuẩn bị một số hạt đỗ
căng mẩy, một số hạt đỗ bị lép, hướng dẫn trẻ nhìn, cầm, sờ, nắn các hạt đỗ đó, gợi
ý, giúp trẻ rút ra được nhận xét: Có hạt đỗ thì căng mẩy, có hạt đỗ lại bị lép.
+ GVMN đưa ra giả thuyết, cho trẻ phán đoán kết quả thí nghiệm. Với thí
nghiệm không có kết quả ngay, GVMN giúp trẻ ghi lại phán đoán hoặc hướng dẫn
trẻ ghi chép lại phán đoán của mình dưới dạng hình ảnh (tranh vẽ hoặc mô hình).
31
Ví dụ: Trong thí nghiệm Sự nảy mầm của hạt, GVMN có thể đưa ra giả thuyết
“Nếu cô gieo những hạt đỗ này (cả loại hạt căng mẩy, cả loại hạt lép) xuống đất,
điều gì sẽ xảy ra?”, cho trẻ tự phán đoán theo các cách khác nhau, như “Tất cả các
hạt đỗ sẽ nảy mầm” hoặc “Hạt đỗ căng mẩy sẽ nảy mầm, hạt đỗ bị lép sẽ không nảy
mầm được” Cô chuẩn bị sẵn một bảng theo dõi Quá trình nảy mầm của hạt đỗ với
các hình ảnh về các giai đoạn nảy mầm của hạt (hình ảnh hạt đỗ căng mẩy, hạt đỗ bị
lép; hình ảnh hạt đỗ được gieo xuống đất; hình ảnh hạt đỗ đã nảy mầm; hình ảnh cây
đỗ con), sau đó cho trẻ tự lựa chọn những hình ảnh tương ứng với phán đoán của
mình để gắn vào bảng theo dõi.
+ GV và trẻ thực hiện thí nghiệm:
- Với những thí nghiệm tiến hành trong thời gian ngắn, GVMN thực hiện chậm
rãi từng bước để trẻ kịp quan sát, tập trung sự chú ý của trẻ và hướng dẫn trẻ quan sát
diễn biến của hiện tượng xảy ra, giúp trẻ phát hiện, thảo luận, so sánh kết quả thí nghiệm
với hiện trạng ban đầu để đi đến kết luận.
Chẳng hạn: Với thí nghiệm Sự chuyển màu của nước, GVMN thực hiện chậm
rãi các động tác như cho bột màu vào cốc nước, dùng thìa hoặc đũa khuấy đều bột
màu đến khi bột màu được hòa tan trong cốc nước, tập trung sự chú ý của trẻ và
hướng dẫn trẻ quan sát theo các động tác của mình, thấy được sự khác biệt về màu
của cốc nước trước và sau khi cho bột màu vào, trẻ đi đến kết luận: Nước có thể
chuyển màu.
- Với những thí nghiệm phải tiến hành trong thời gian dài, GVMN cần lựa chọn
những thời điểm thích hợp để hướng dẫn trẻ ghi lại kết quả quan sát về sự thay đổi của
vật làm thí nghiệm bằng hình vẽ, mô hình, kết hợp với các câu hỏi gợi ý để trẻ so
sánh kết quả thí nghiệm với hiện trạng ban đầu, cùng trẻ giải thích nguyên nhân của sự
thay đổi và rút ra kết luận.
Chẳng hạn: Với thí nghiệm Sự nảy mầm của hạt, sau thời điểm cô và trẻ cùng
gieo hạt khoảng 3 – 4 ngày, cô cho trẻ ra quan sát sự thay đổi của những hạt đỗ. Lúc
này, những hạt đỗ căng mẩy đã nảy mầm còn những hạt đỗ lép thì không. Trẻ so sánh,
quan sát bảng theo dõi, đưa ra kết luận “Khi gieo hạt đỗ xuống đất, những hạt đỗ
căng mẩy sẽ nảy mầm được, những hạt đỗ lép sẽ không thể nảy mầm”. Trẻ chính xác
lại hình ảnh trên sơ đồ biểu diễn Quá trình nảy mầm của hạt...
32
(3) Kết thúc thí nghiệm
Cô tổ chức hoạt động củng cố và chính xác lại những nội dung kiến thức về
các đối tượng trong môi trường xung quanh mà trẻ có thể học được thông qua thí
nghiệm. Tiến hành các hoạt động củng cố liên quan đến đối tượng làm thí nghiệm để
giúp trẻ ghi nhớ, khắc sâu nội dung kiến thức được lĩnh hội.
Ví dụ: Sau khi tiến hành xong thí nghiệm Sự nảy mầm của hạt, GVMN có thể
cho trẻ tham gia vào trò chơi Hãy xếp tranh theo đúng thứ tự (3 bức tranh về 3 giai
đoạn: Hạt đỗ căng mẩy; Hạt đỗ gieo xuống đất; Hạt đỗ đã nảy mầm, sắp xếp không
theo thứ tự, yêu cầu trẻ phải sắp xếp lại cho đúng thứ tự) nhằm củng cố kiến thức cho
trẻ về các giai đoạn nảy mầm của hạt đỗ.
(II). Thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động
Sau khi tìm hiểu và nắm rõ nội dung cần cung cấp cho trẻ thông qua hoạt động
tổ chức thí nghiệm; đồng thời, chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các đồ dùng, nguyên vật liệu
cần thiết cho hoạt động đã lên kế hoạch, GVMN tổ chức hiện thực hóa kế hoạch trên
trẻ theo đúng trình tự các bước đã đề ra. Tuy nhiên, để hoạt động tổ chức thí nghiệm
có hiệu quả, GVMN cần chú ý:
+ Thực hiện phù hợp, linh hoạt các hoạt động đã dự kiến trong kế hoạch, đảm
bảo phù hợp với nhu cầu, hứng thú nhận thức của trẻ.
+ Khuyến khích, động viên trẻ quan sát, tập trung, chú ý và tham gia vào hoạt
động tổ chức thí nghiệm cùng cô.
+ Luôn quan sát, đảm bảo an toàn, duy trì hứng thú cho trẻ trong quá trình
tham gia hoạt động tổ chức thí nghiệm.
(III). Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch là một hoạt động thường xuyên của
GVMN nhằm thu thập thông tin về mức độ hiểu biết, khả năng thực hiện các hoạt
động của trẻ, về hiệu quả việc tổ chức các hoạt động của giáo viên. Từ đó có các biện
pháp định hướng cho công việc tổ chức các hoạt động tiếp theo nhằm đạt mục tiêu
...ó.
2 Thấp
- Biết về cấu trúc của KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.
- Thực hiện thao tác còn lộn xộn, thiếu logic, chưa đủ các thao tác của
KN.
- Thực hiện thao tác vẫn còn chậm, còn một số lỗi.
- Thực hiện thao tác vẫn còn sai sót, đạt 30%-50% hiệu quả so với yêu
cầu của KN đó.
3
Trung
bình
- Biết rõ cấu trúc KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.
- Thực hiện các thao tác đã theo trình tự nhưng tính phù hợp chưa cao,
thời gian tương đối hợp lý.
- Thực hiện thao tác vẫn còn lúng túng nhưng đã biết thực hiện linh
hoạt nhiều phương án.
-Thực hiện thao tác đúng chuẩn chưa nhiều, còn thừa một số thao tác
không cần thiết, đạt 50%-70% hiệu quả so với yêu cầu của KN đó.
4 Cao
- Hiểu rõ cấu trúc KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.
- Thực hiện các thao tác theo trình tự hợp lý, thời gian đảm bảo, phù hợp.
- Thực hiện các thao tác rõ ràng, linh hoạt theo nhiều phương án tương
đối hiệu quả.
- Thực hiện các thao tác cơ bản đúng chuẩn, có độ chính xác, đạt 70%-
85% hiệu quả so với yêu cầu của KN đó.
5 Rất cao
- Hiểu rõ cấu trúc KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.
- Thực hiện các thao tác theo trình tự rất hợp lý, thời gian rất phù hợp.
- Thực hiện các thao tác rất linh hoạt, sáng tạo theo nhiều phương án
rất hiệu quả.
- Thực hiện các thao tác đúng chuẩn, rất chính xác, đạt trên 85% hiệu
quả so với yêu cầu của KN đó.
185
PHỤ LỤC 4:
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho Giảng viên)
Câu 1. Theo quý thầy/cô KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của SVĐH
ngành GDMN có những vai trò gì? (Liệt kê khoảng 5 - 10 vai trò)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 2. Theo quý thầy/cô, việc rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức
TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi có những vai trò gì? (Liệt kê khoảng 5 - 10 vai trò)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 3. Thầy/cô đánh giá như thế nào về KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6
tuổi của SVĐH ngành GDMN? (Liệt kê 5 kĩ năng tốt nhất và 5 kĩ năng yếu nhất)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
186
Câu 4. Thầy/cô đánh giá như thế nào về hiệu quả rèn luyện cho SVĐH ngành
GDMN KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi? (Liệt kê 5 kĩ năng rèn luyện
hiệu quả nhất và 5 kĩ năng rèn luyện kém hiệu quả nhất)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 5. Quý thầy/cô cho biết những thuận lợi và khó khăn trong quá trình rèn luyện
cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi? (Liệt kê 5
thuận lợi và 5 khó khăn). .............................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thông tin chung:
- Họ tên giảng viên (Có thể không ghi) ......................................................................
- Đơn vị công tác: ........................................................................................................
- Số năm kinh nghiệm:................................................................................................
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý thầy/cô!
187
PHỤ LỤC 5:
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho Giáo viên mầm non)
Câu 1. Theo quý thầy/cô KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của SVĐH
ngành GDMN có những vai trò gì? (Liệt kê khoảng 5 - 10 vai trò) .........................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 2. Theo quý thầy/cô việc rèn luyện cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức
TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi có những vai trò gì? (Liệt kê khoảng 5 - 10 vai trò) ...
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 3. Quý thầy/cô đánh giá như thế nào về KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 –
6 tuổi của SVĐH ngành GDMN? (Liệt kê 5 kĩ năng tốt nhất và 5 kĩ năng yếu nhất)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 4. Quý thầy/cô đánh giá như thế nào về hiệu quả rèn luyện cho SVĐH ngành
GDMN KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi? (Liệt kê 5 kĩ năng rèn luyện
hiệu quả nhất và 5 kĩ năng rèn luyện kém hiệu quả nhất) ..........................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
188
Câu 5. Quý thầy/cô cho biết những thuận lợi và khó khăn trong quá trình rèn luyện
cho SVĐH ngành GDMN KN tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 – 6 tuổi? (Liệt kê 5
thuận lợi và 5 khó khăn). ..........................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Thông tin chung:
- Họ tên giáo viên (Có thể không ghi) ........................................................................
- Đơn vị công tác: ........................................................................................................
- Số năm kinh nghiệm: ................................................................................................
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý thầy/cô!
189
PHỤ LỤC 6:
PHIẾU QUAN SÁT
(Về hoạt động thực hành tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG tại lớp học mầm non
mô phỏng ở trường đại học của SVĐH ngành GDMN)
1. Thông tin chung:
- Tên hoạt động:..................................................................................................
- Họ tên sinh viên thực hiện:........................................ Lớp...........................
- Họ tên người quan sát ......................................................................................
2. Đánh giá, nhận xét
TT Nội dung quan sát Đánh giá, nhận xét
1
Đồ dùng, nguyên vật liệu thí
nghiệm
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
2
Phương pháp, hình thức tổ
chức hoạt động TNKHĐG
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
3
Nhận xét, giải thích kết quả
thí nghiệm
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
...., ngày.... tháng ... năm 20...
Người quan sát
190
PHỤ LỤC 7:
PHIẾU QUAN SÁT
(Về hoạt động thực hành tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG ở trường mầm non
của SVĐH ngành GDMN)
1. Thông tin chung:
- Tên hoạt động:..................................................................................................
- Được tiến hành tại lớp: ........................ Trường: .............................................
- Họ tên sinh viên thực hiện:........................................ Lớp...........................
- Họ tên người quan sát ......................................................................................
2. Đánh giá, nhận xét
TT Nội dung quan sát Đánh giá, nhận xét
1
Đồ dùng, nguyên vật liệu thí
nghiệm
........................................................................
........................................................................
........................................................................
2
Phương pháp, hình thức tổ
chức hoạt động TNKHĐG
........................................................................
........................................................................
........................................................................
3
Xử lí tình huống sư phạm và
quản lí hoạt động của trẻ
........................................................................
........................................................................
........................................................................
4
Nhận xét, giải thích kết quả
thí nghiệm
........................................................................
........................................................................
........................................................................
5
Mức độ hiểu được nội dung
thí nghiệm đơn giản của trẻ
........................................................................
........................................................................
........................................................................
6
Mức độ của các thao tác thí
nghiệm của trẻ
........................................................................
........................................................................
........................................................................
7
Mức độ tham gia hoạt động
làm thí nghiệm của trẻ
........................................................................
........................................................................
........................................................................
8
Mức độ hứng thú, tập trung
chú ý vào các hoạt động thí
nghiệm của trẻ
........................................................................
........................................................................
........................................................................
...., ngày... tháng . năm 20...
Người quan sát
191
PHỤ LỤC 8:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG TỔ CHỨC THÍ NGHIỆM KHOA HỌC
ĐƠN GIẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM
(Dành cho Giảng viên, Giáo viên mầm non)
- Tên hoạt động: ..........................................................................................................
- Họ tên sinh viên thực hiện:........................................ Lớp...................................
- Họ tên người đánh giá:..............................................................................................
TT
Kĩ năng tổ chức TNKHĐG cho trẻ MG 5 –
6 tuổi của SVĐH ngành GDMN
Mức độ KN
Rất
thấp
Thấp
Trung
bình
Cao
Rất
cao
1 2 3 4 5
1 KN lập kế hoạch tổ chức TNKHĐG cụ thể cho trẻ MG 5-6 tuổi của SV
1.1 Xác định mục đích, yêu cầu của thí nghiệm
1.2 Lựa chọn nội dung thí nghiệm phù hợp mục
đích, yêu cầu của thí nghiệm
1.3 Xác định cách thức tiến hành thí nghiệm phù
hợp với trẻ
2 KN thực hiện kế hoạch tổ chức TNKHĐG cụ thể cho trẻ MG 5-6 tuổi của SV
2.1 Hướng dẫn trẻ quan sát, nhận xét đồ dùng, nguyên
vật liệu đã chuẩn bị trước khi làm thí nghiệm
2.2 Đặt câu hỏi để trẻ dự đoán kết quả trước khi
làm thí nghiệm
2.3 Làm thí nghiệm cho trẻ quan sát/hướng dẫn
trẻ làm thí nghiệm và quan sát, bao quát trẻ
2.4 Hướng dẫn trẻ thảo luận, nhận xét về kết quả
thí nghiệm theo ý hiểu của trẻ
2.5 Nhận xét, giải thích kết quả thí nghiệm phù hợp
với mục đích, yêu cầu của thí nghiệm và hiểu
biết của trẻ
3 KN đánh giá việc tổ chức TNKHĐG cụ thể cho trẻ MG 5-6 tuổi của SV
3.1 Đánh giá mức độ đạt được của mục đích, yêu
cầu thí nghiệm đã đặt ra
3.2 Đánh giá mức độ phù hợp của đồ dùng,
nguyên vật liệu đã chuẩn bị cho thí nghiệm;
mức độ phù hợp của nội dung thí nghiệm
3.3 Đánh giá mức độ tham gia của trẻ vào thí nghiệm
192
PHỤ LỤC 9:
BÀI TẬP ĐO ĐẦU VÀO VÀ ĐO ĐẦU RA KN TỔ CHỨC TNKHĐG CHO
TRẺ MG 5 – 6 TUỔI CỦA SVĐH NGÀNH GDMN TRƯỚC VÀ SAU TN
A) Bài tập đo đầu vào
Bài tập 1: Sử dụng trong thực hành tại lớp học MN mô phỏng của trường ĐH, SV
thực hiện đóng vai GVMN, các SV khác đóng vai trẻ MG 5 – 6 tuổi
+ Nội dung: Sinh viên lập kế hoạch tổ chức một thí nghiệm khoa học đơn giản
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong chủ đề Thực vật/ Động vật/ Nước và các hiện tượng
tự nhiên.
+ Cách đánh giá: Sử dụng Phiếu đánh giá ở Phụ lục 9 tập trung đánh giá KN
lập kế hoạch tổ chức TNKHĐG cho trẻ của SV qua: KN xác định mục đích, yêu cầu
của thí nghiệm; KN lựa chọn nội dung thí nghiệm phù hợp mục đích, yêu cầu của thí
nghiệm; KN dự kiến các bước tiến hành thí nghiệm phù hợp với trẻ. (Đánh giá qua
sản phẩm là Bản kế hoạch của SV).
Bài tập 2: Sử dụng trong thực hành tại lớp học MN mô phỏng của trường ĐH, SV
thực hiện đóng vai GVMN, các SV khác đóng vai trẻ MG 5 – 6 tuổi
+ Nội dung: Sinh viên thực hiện kế hoạch tổ chức một thí nghiệm khoa học
đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong chủ đề Thực vật/ Động vật/ Nước và các
hiện tượng tự nhiên đã thiết kế ở bài tập 1.
+ Cách đánh giá: Sử dụng Phiếu đánh giá ở Phụ lục 9 tập trung đánh giá KN
thực hiện kế hoạch tổ chức TNKHĐG cho trẻ của SV qua: KN hướng dẫn trẻ quan
sát, nhận xét đồ dùng, nguyên vật liệu đã chuẩn bị trước khi làm thí nghiệm; KN đặt
câu hỏi để trẻ dự đoán kết quả trước khi làm thí nghiệm; KN làm thí nghiệm cho trẻ
quan sát/hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm và quan sát, bao quát trẻ; KN hướng dẫn trẻ
thảo luận, nhận xét về kết quả thí nghiệm theo ý hiểu của trẻ; KN nhận xét, giải thích
kết quả thí nghiệm phù hợp với mục đích, yêu cầu của thí nghiệm và hiểu biết của trẻ.
(Đánh giá qua sản phẩm là quan sát trực tiếp hoạt động tổ chức thí nghiệm hoặc video
hoạt động tổ chức thí nghiệm của SV).
193
Bài tập 3: Sử dụng trong thực hành tại lớp học MN mô phỏng của trường ĐH, SV
thực hiện đóng vai GVMN, các SV khác đóng vai trẻ MG 5 – 6 tuổi.
+ Nội dung: Sinh viên đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức một thí nghiệm
khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong chủ đề Thực vật/ Động vật/ Nước
và các hiện tượng tự nhiên đã thực hiện ở bài tập 2.
+ Cách đánh giá: Sử dụng Phiếu đánh giá ở Phụ lục 9 tập trung đánh giá KN
đánh giá việc tổ chức TNKHĐG cho trẻ của SV qua: KN đánh giá mức độ đạt được
của mục đích, yêu cầu thí nghiệm đã đặt ra; KN đánh giá mức độ phù hợp của đồ
dùng, nguyên vật liệu đã chuẩn bị cho thí nghiệm; mức độ phù hợp của nội dung thí
nghiệm; KN đánh giá mức độ tham gia của trẻ vào thí nghiệm. (Đánh giá qua sản phẩm là
quan sát SV trực tiếp đánh giá hoạt động tổ chức thí nghiệm vừa tổ chức hoặc video
đánh giá hoạt động tổ chức thí nghiệm của SV).
B) Bài tập đo đầu ra
Bài tập 1: Sử dụng trong thực hành tại lớp học MN ở trường MN, SV thực hiện tổ
chức hoạt động giáo dục trên trẻ MG 5 – 6 tuổi.
+ Nội dung: Sinh viên lập kế hoạch tổ chức một thí nghiệm khoa học đơn giản
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong chủ đề Thực vật/ Động vật/ Nước và các hiện tượng
tự nhiên.
+ Cách đánh giá: Sử dụng Phiếu đánh giá ở Phụ lục 9 tập trung đánh giá KN
lập kế hoạch tổ chức TNKHĐG cho trẻ của SV qua: KN xác định mục đích, yêu cầu
của thí nghiệm; KN lựa chọn nội dung thí nghiệm phù hợp mục đích, yêu cầu của thí
nghiệm; KN dự kiến các bước tiến hành thí nghiệm phù hợp với trẻ. (Đánh giá qua
sản phẩm là Bản kế hoạch của SV).
Bài tập 2: Sử dụng trong thực hành tại lớp học MN ở trường MN, SV thực hiện tổ
chức hoạt động giáo dục trên trẻ MG 5 – 6 tuổi.
+ Nội dung: Sinh viên thực hiện kế hoạch tổ chức một thí nghiệm khoa học
đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong chủ đề Thực vật/ Động vật/ Nước và các
hiện tượng tự nhiên đã thiết kế ở bài tập 1.
194
+ Cách đánh giá: Sử dụng Phiếu đánh giá ở Phụ lục 9 tập trung đánh giá KN
thực hiện kế hoạch tổ chức TNKHĐG cho trẻ của SV qua: KN hướng dẫn trẻ quan
sát, nhận xét đồ dùng, nguyên vật liệu đã chuẩn bị trước khi làm thí nghiệm; KN đặt
câu hỏi để trẻ dự đoán kết quả trước khi làm thí nghiệm; KN làm thí nghiệm cho trẻ
quan sát/hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm và quan sát, bao quát trẻ; KN hướng dẫn trẻ
thảo luận, nhận xét về kết quả thí nghiệm theo ý hiểu của trẻ; KN nhận xét, giải thích
kết quả thí nghiệm phù hợp với mục đích, yêu cầu của thí nghiệm và hiểu biết của trẻ.
(Đánh giá qua sản phẩm là quan sát trực tiếp hoạt động tổ chức thí nghiệm cho trẻ
lớp MG 5 – 6 tuổi của SV).
Bài tập 3: Sử dụng trong thực hành tại lớp học MN ở trường MN, SV thực hiện tổ
chức hoạt động giáo dục trên trẻ MG 5 – 6 tuổi.
+ Nội dung: Sinh viên đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức một thí nghiệm
khoa học đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong chủ đề Thực vật/ Động vật/ Nước
và các hiện tượng tự nhiên đã thực hiện ở bài tập 2.
+ Cách đánh giá: Sử dụng Phiếu đánh giá ở Phụ lục 9 tập trung đánh giá KN
đánh giá việc tổ chức TNKHĐG cho trẻ của SV qua: KN đánh giá mức độ đạt được
của mục đích, yêu cầu thí nghiệm đã đặt ra; KN đánh giá mức độ phù hợp của đồ
dùng, nguyên vật liệu đã chuẩn bị cho thí nghiệm; mức độ phù hợp của nội dung thí
nghiệm; KN đánh giá mức độ tham gia của trẻ vào thí nghiệm. (Đánh giá qua sản phẩm là
quan sát SV trực tiếp đánh giá hoạt động tổ chức thí nghiệm cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
vừa tổ chức).
195
PHỤ LỤC 10a:
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA GV VỀ RÈN LUYỆN CHO SVĐH NGÀNH
GDMN KN TỔ CHỨC TNKHĐG CHO TRẺ MG 5 – 6 TUỔI
Nội dung
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH
I. Qua hoạt động giảng dạy lí thuyết
1
Trang bị kiến thức về
đặc điểm tâm sinh lí lứa
tuổi trẻ cho sinh viên
3.32 0.784 1 3.51 0.556 1
2
Trang bị kiến thức về
cách tổ chức hoạt động
giáo dục cho trẻ cho sinh
viên
2.56 1.047 7 2.56 0.948 7
3
Trang bị kiến thức về thí
nghiệm cho sinh viên
2.65 1.064 6 2.67 1.048 2
4
Hướng dẫn sinh viên lập
danh mục các thí nghiệm
có thể tổ chức cho trẻ
2.67 1.048 5 2.65 1.023 4
5
Hướng dẫn sinh viên xác
định mục đích, yêu cầu
khi tổ chức thí nghiệm
cho trẻ
2.69 1.030 3 2.61 1.001 6
6
Hướng dẫn sinh viên xác
định nội dung, chuẩn bị
và cách thức tiến hành
thí nghiệm
2.71 1.041 2 2.67 1.007 2
7
Hướng dẫn sinh viên
cách đánh giá việc tổ
chức thí nghiệm
2.69 1.043 3 2.64 0.969 5
II. Qua hoạt động tổ chức thực hành, thực tế
1
Hướng dẫn sinh viên lập kế
hoạch tổ chức thí nghiệm
2.53 1.007 4 2.56 0.948 4
2
Hướng dẫn sinh viên chuẩn
bị điều kiện cần thiết để thực
hiện thí nghiệm
2.64 1.066 3 2.75 0.989 1
196
Nội dung
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH
3
Tổ chức cho sinh viên
thực hiện thí nghiệm tại
lớp học mầm non mô
phỏng (ở trường đại học)
2.75 1.045 1 2.68 0.976 2
4
Tổ chức cho sinh viên
thực hiện thí nghiệm tại
lớp học mầm non (ở
trường mầm non)
2.69 1.002 2 2.61 0.943 3
5
Tổ chức cho sinh viên
trao đổi, góp ý, đánh giá
kĩ năng tổ chức thí
nghiệm sau khi thực hiện
thí nghiệm
2.35 1.023 5 2.39 0.881 5
III. Qua hoạt động hướng dẫn thực tập
1
Định hướng các nội dung
thực tập liên quan đến việc
tổ chức thí nghiệm ở
trường mầm non
2.32 0.990 3 2.31 0.850 4
2
Hỗ trợ sinh viên lập kế
hoạch tổ chức thí nghiệm
cho trẻ trong quá trình
thực tập
2.33 0.979 2 2.43 0.932 3
3
Cùng GVMN dự giờ,
trao đổi, góp ý, đánh giá
hoạt động tổ chức thí
nghiệm của sinh viên ở
trường mầm non
2.46 1.034 1 2.47 0.872 2
4
Cùng GVMN hướng dẫn
sinh viên điều chỉnh kế
hoạch tổ chức thí nghiệm
cho phù hợp với trẻ
2.28 0.967 4 2.63 0.941 1
ĐTB 2.60 2.63
Mức đánh giá Không thường xuyên Hiệu quả không cao
Mức độ tin cậy của thang đo
(Cronbach's Alpha)
0.994 0.993
197
PHỤ LỤC 10b:
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA GVMN VỀ RÈN LUYỆN CHO SVĐH NGÀNH
GDMN KN TỔ CHỨC TNKHĐG CHO TRẺ MG 5 – 6 TUỔI
Nội dung
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH
I. Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị nội dung thực tập
1
Hướng dẫn sinh viên tìm
hiểu cơ sở vật chất, thiết bị,
môi trường liên quan đến tổ
chức thí nghiệm ở trường
mầm non
1.92 0.741 5 2.34 1.101 7
2
Hướng dẫn sinh viên tìm
hiểu đặc điểm tâm sinh lí
lứa tuổi trẻ
2.66 0.479 1 3.48 0.563 1
3
Hướng dẫn sinh viên lập
danh mục các thí nghiệm có
thể tổ chức cho trẻ
1.95 0.744 4 2.98 0.630 3
4
Hướng dẫn sinh viên xác
định mục tiêu, nội dung thí
nghiệm tổ chức cho trẻ
1.97 0.755 3 3.05 0.653 2
5
Hướng dẫn sinh viên lập kế
hoạch tổ chức thí nghiệm
cho trẻ
1.98 0.766 2 2.97 0.796 4
6
Hướng dẫn sinh viên cách
ghi chép biên bản rút kinh
nghiệm sau khi tổ chức thí
nghiệm cho trẻ
1.91 0.729 6 2.91 0.791 5
7
Hướng dẫn sinh viên trao
đổi, góp ý, điều chỉnh kế
hoạch tổ chức thí nghiệm
1.91 0.706 6 2.70 0.849 6
198
Nội dung
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH
II. Tổ chức cho sinh viên thực hành
1
Hướng dẫn sinh viên dự
giờ, quan sát GVMN tổ
chức thí nghiệm đơn giản
cho trẻ
1.83 0.656 4 2.42 0.956 1
2
Bố trí cho sinh viên tổ chức
thí nghiệm đơn giản cho trẻ
ở lớp học mầm non
1.94 0.732 2 3.25 0.591 4
3
Cùng giảng viên, SV dự
giờ, trao đổi, góp ý, đánh
giá hoạt động tổ chức thí
nghiệm đơn giản của sinh
viên ở trường mầm non
1.92 0.741 1 3.34 0.623 3
4
Cùng giảng viên hướng dẫn
sinh viên điều chỉnh kế hoạch
tổ chức thí nghiệm tiếp theo
cho phù hợp với trẻ
1.86 0.687 3 3.09 0.771 2
ĐTB 1.99 2.96
Mức đánh giá Thỉnh thoảng Hiệu quả không cao
Mức độ tin cậy của thang đo
(Cronbach's Alpha)
0.991 0.974
199
PHỤ LỤC 10c:
KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA SVĐH NGÀNH GDMN VỀ
RÈN LUYỆN KN TỔ CHỨC TNKHĐG CHO TRẺ MG 5 – 6 TUỔI
Nội dung
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
I. Qua hoạt động học tập ở trường Đại học
1
Tìm hiểu kiến thức về đặc điểm
tâm sinh lí lứa tuổi trẻ
3.64 0.605 1 3.40 0.685 1
2 Tìm hiểu kiến thức về thí nghiệm 2.93 0.792 3 3.12 0.855 6
3
Lập danh mục các thí nghiệm có
thể tổ chức cho trẻ
2.91 0.823 4 3.00 0.701 10
4
Xác định mục đích, yêu cầu khi
tổ chức thí nghiệm cho trẻ
2.90 0.782 5 3.29 0.618 2
5
Xác định nội dung, chuẩn bị và
cách thức tiến hành thí nghiệm
2.94 0.750 2 3.25 0.627 3
6
Xác định cách đánh giá việc tổ
chức thí nghiệm
2.69 0.794 10 3.06 0.689 9
7 Lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm 2.79 0.777 9 3.11 0.604 7
8
Chuẩn bị điều kiện cần thiết để
thực hiện thí nghiệm
2.84 0.746 6 3.22 0.571 4
9
Tổ chức thực hiện thí nghiệm
tại lớp học mầm non mô phỏng
(ở trường đại học) và lớp học
mầm non (ở trường mầm non)
2.80 0.779 7 3.21 0.544 5
10
Trao đổi, góp ý, đánh giá kĩ
năng tổ chức thí nghiệm sau khi
thực hiện thí nghiệm
2.78 0.735 8 3.08 0.615 8
200
Nội dung
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
II. Qua hoạt động thực tế, thực tập sư phạm ở trường mầm non
1
Tìm hiểu cơ sở vật chất, thiết bị,
môi trường liên quan đến tổ chức
thí nghiệm ở trường mầm non
2.67 0.906 4 2.64 0.888 5
2
Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí
lứa tuổi trẻ
2.98 1.025 1 2.94 0.995 1
3
Lập danh mục các thí nghiệm có
thể tổ chức cho trẻ
2.59 0.914 6 2.59 0.901 7
4
Xác định mục tiêu, nội dung,
lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm
cho trẻ
2.66 0.884 5 2.61 0.870 6
5
Dự giờ, quan sát GVMN tổ
chức thí nghiệm cho trẻ
2.96 1.032 2 2.86 1.004 2
6
Tổ chức thí nghiệm cho trẻ ở
lớp học mầm non
2.35 1.050 7 2.68 0.851 4
7
Trao đổi, góp ý, đánh giá hoạt
động tổ chức thí nghiệm ở
trường mầm non
2.81 0.801 3 2.74 0.816 3
ĐTB 2.84 2.99
Mức đánh giá Không thường xuyên Hiệu quả không cao
Mức độ tin cậy của thang đo
(Cronbach's Alpha)
0.985 0.985
201
PHỤ LỤC 11:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM GIA THỰC NGHIỆM RÈN LUYỆN KN
TỔ CHỨC TNKHĐG CHO TRẺ MG 5 – 6 TUỔI CỦA SVĐH
NGÀNH GDMN
202
203
204
205
206
207
208