VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH NHƯ QUỲNH
QUYỀN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH NHƯ QUỲNH
QUYỀN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 9.38.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương
Hà Nội - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận á
169 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Luận án Quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác. Các số liệu,
thông tin, tài liệu tham khảo trong luận án có xuất xứ rõ ràng, được trích dẫn
đầy đủ.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả luận án
Trịnh Như Quỳnh
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................... 8
1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và
những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong luận án ............................... 19
1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .................................... 23
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN GIÁO DỤC ......................... 26
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung quyền giáo dục ..................... 26
2.2. Điều chỉnh pháp luật về quyền giáo dục ............................................. 45
2.3. Các yếu tố tác động đến quyền giáo dục ............................................ 52
Chương 3. THỰC TRẠNG QUYỀN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........ 63
3.1. Thực trạng các yếu tố tác động đến quyền giáo dục ở Việt
Nam hiện nay ..................................................................................... 63
3.2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quyền giáo dục ở Việt
Nam hiện nay ..................................................................................... 70
3.3. Kết quả, hạn chế trong thực hiện trách nhiệm trao quyền giáo dục
của các thiết chế .................................................................................. 81
3.4. Đánh giá khái quát về thực hiện quyền giáo dục ở Việt Nam hiện
nay ....................................................................................................... 95
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUYỀN GIÁO
DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................... 110
4.1. Quan điểm thực hiện quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay ............. 110
4.2. Giải pháp thực hiện quyền quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay ........... 114
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................... 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 151
PHỤ LỤC: Có văn bản riêng kèm theo
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bộ GD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo
CRC: Công ước quốc tế về quyền trẻ em
GD: Giáo dục
GDĐT: Giáo dục và đào tạo
GDPL: Giáo dục pháp luật
ICESCR: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa năm 1966
MTTQVN: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
NGOs: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài
OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
QCN : Quyền con người
QGD: Quyền giáo dục
TCCT-XH: Tổ chức Chính trị - xã hội
THCS: Trung học cơ sở
THPL: Thực hiện pháp luật
THPT: Trung học phổ thông
UBND: Ủy ban nhân dân
UBTVQH: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
UNDP: Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc
UNESCO: Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc
VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẤU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người (QCN) là những giá trị cao quý, thiêng liêng kết tinh từ các
nền văn hóa, văn minh của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong hệ thống các
QCN, quyền giáo dục (QGD) có vị trí, vai trò quan trọng thuộc nhóm các quyền văn
hoá, được gọi là “quyền trao quyền”, bởi được hưởng thụ QGD chính là chìa khoá
để con người tiếp cận, hưởng thụ các nhóm quyền khác về dân sự, chính trị, kinh tế,
xã hội và văn hóa, đồng thời là cơ hội cho con người phát huy tài năng, trí tuệ để
khám phá, chinh phục thiên nhiên, cải tạo xã hội, thúc đẩy sự phát triển của quốc
gia, dân tộc và của cả nhân loại.
Chính vì lẽ đó, QGD đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế: Tuyên
ngôn Quốc tế nhân quyền (UDHR); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa (ICESCR); Công ước về sự xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ (CEDAW); Công ước về quyền trẻ em (CRC). Công ước về chống phân biệt
đối xử trong giáo dục của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc
(UNESCO);được các châu lục trên thế giới ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực
hiện. Có thể dẫn chứng là QGD được ghi nhận trong Nghị định thư đầu tiên của
Công ước châu Âu về các quyền và tự do cơ bản của con người; Nghị định thư bổ
sung của Công ước châu Mỹ về quyền con người trên lĩnh vực các quyền kinh tế, xã
hội và văn hoá; Hiến chương châu Phi về các QCN và các dân tộc; Hiến chương về
các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu;
Bảo đảm QGD cho mọi người cũng là chủ đề được Tổ chức Văn hóa, Khoa
học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đặc biệt ưu tiên; được quan tâm nghiên
cứu, đề cập trong các hội nghị, hội thảo quốc tế và khu vực với sự tham dự của
nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học nhằm
thúc đẩy thực hiện tốt hơn QGD của công dân các quốc gia.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, cha ông ta luôn coi trọng
giáo dục (GD) và xác định hiền tài là nguyên khí quốc gia. Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã dạy “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" 60, tr.8. Ngay từ khi mới
giành được độc lập (năm 1945), Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương mở chiến dịch
chống nạn mù chữ, tiêu diệt giặc dốt, coi đó là nhiệm vụ cấp bách thứ hai trong sáu
nhiệm vụ cấp bách của chính quyền.
2
Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa (XHCN) Đảng và Nhà nước ta nhận thức sâu sắc về vai trò của QGD, luôn
quan tâm tôn trọng và thực hiện QGD, xác định phát triển giáo dục, đào tạo cùng
với khoa học công nghệ là “quốc sách hàng đầu” để xây dựng và phát triển đất
nước. Có thể thấy, thực hiện QGD ở Việt Nam mang tính tất yếu, cần thiết, xuất
phát từ nhu cầu mang tính toàn cầu, khu vực và các nhu cầu nội tại trong nước. Các
nhu cầu đó nằm ngay trong GD và từ các yếu tố tác động trực tiếp đến QGD ở nước ta
hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư (4.0), đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải chú trọng
phát triển con người với nòng cốt và nền tảng là thực hiện QGD cho mọi người
nhằm tạo nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo, kỹ năng, tầm nhìn để nắm bắt cơ hội
thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 bao gồm tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) và
những sáng chế mới trong nhiều lĩnh vực, chính là then chốt tạo nên những cú hích
cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững đất nước.
Với tư cách là thành viên của hầu hết các công ước quốc tế về QCN, trong đó có
ICESCR, Việt Nam cam kết là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì
QGD. Vì vậy, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực thực hiện
QGD. Minh chứng là QGD đã được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt
Nam. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), văn bản hướng dẫn thi hành
pháp luật về QGD ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, với nội dung chặt chẽ và thể chế
hóa khá toàn diện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về QGD, từng bước tiệm
cận, tiến tới hài hòa với pháp luật quốc tế về QGD. Xây dựng, ban hành nhiều chính
sách phát triển, đóng vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến hiệu quả thực hiện
QGD ở Việt Nam. Các thiết chế bảo đảm thực hiện QGD ngày càng được củng cố,
hoàn thiện và vận hành có hiệu quả, được tổ chức triển khai bởi các cơ quan có thẩm
quyền thông qua các chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu quốc gia có liên
quan đến QGD; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về QGD, ý thức trách nhiệm
thực hiện QGD cho cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân được quan tâm;
Tuy nhiên, thực hiện QGD ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều thách thức và
rào cản như: chênh lệch sự phát triển về kinh tế, xã hội giữa các địa phương trong
cả nước dẫn đến có biểu hiện bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận và hưởng thụ QGD
3
giữa nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; giữa người giàu và người nghèo; rào
cản về tư duy bảo thủ, trì trệ trong đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp,
GDĐT; thiếu sót trong quản lý GD: thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa thật sự hiệu
quả dẫn đến tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí trong GDĐT; chưa quyết liệt chỉ đạo,
giám sát thực hiện tự chủ trong GDĐT nhất là giáo dục đại học; nhận thức hạn chế
của chủ thể trao quyền và chủ thể hưởng thụ QGD; bên cạnh đó có sự tác động của
yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa đặc biệt là văn hóa nhân quyền, yếu tố xã hội; đã
chi phối đến thực hiện QGD của mọi chủ thể; trong đó, quan trọng là rào cản từ thể
chế (hệ thống pháp luật về QGD chưa hoàn thiện), rào cản từ thiết chế bảo đảm thực
hiện QGD (sự vận hành của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trao QGD theo luật
định). Do đó, đòi hỏi phải nghiên cứu, xác định nguyên nhân của những hạn chế,
rào cản để kiến nghị giải pháp thực hiện QGD ở Việt Nam là rất cần thiết.
Cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về QGD, bảo
đảm QGD của một số nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em khuyết tật, người dân
tộc thiểu số). Tuy nhiên, do chủ đề nghiên cứu chỉ xác định trong phạm vi hẹp về
QGD cho một nhóm, ở một địa phương cụ thể, nên thiếu tính đại diện; chưa giải
quyết thấu đáo những vấn đề lý luận về QGD; chưa đánh giá tổng quát thực trạng
QGD ở Việt Nam hiện nay; chưa xác định các quan điểm chủ đạo, các giải pháp
được kiến nghị chưa đảm bảo tính đồng bộ, tính khả thi để thực hiện QGD cho mọi
người ở Việt Nam.
Do đó, nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện dưới góc độ Luật học để xác định
các quan điểm và đề xuất các giải pháp có tính khả thi để thực hiện QGD ở Việt
Nam hiện nay là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Quyền giáo dục ở Việt Nam hiện
nay” để nghiên cứu trong phạm vi luận án tiến sĩ luật học ngành Luật Hiến pháp và
Luật Hành chính.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về QGD, đánh giá khái quát thực trạng QGD ở Việt Nam, xác định các quan
điểm và đề xuất các giải pháp thực hiện QGD ở Việt Nam hiện nay.
4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định những nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chỉ ra
những nội dung nghiên cứu đã làm rõ, luận án có thể kế thừa, phát triển; những vấn
đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QGD, bao
gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung QGD; điều chỉnh pháp luật về QGD, các
yếu tố tác động đến QGD.
Thứ ba, nghiên cứu, phân tích đánh giá khái quát thực tiễn thực hiện QGD ở
Việt Nam hiện nay, làm rõ những kết quả, hạn chế trong điều chỉnh pháp luật về
QGD (ghi nhận QGD trong pháp luật và thực hiện QGD trong hoạt động của các
thiết chế); đánh giá khái quát về những thành tựu cơ bản, những hạn chế, bất cập và
nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong thực hiện QGD ở Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn QGD, xác định các quan điểm
và đề xuất các giải pháp thực hiện QGD ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn
về QGD ở Việt Nam hiện nay.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Quyền giáo dục là vấn đề rộng lớn của thế giới, các khu vực, mỗi quốc gia,
dân tộc, là quyền của tất cả các thành viên của cộng đồng nhân loại. Luận án chỉ
giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những mức độ nhất định. Cụ thể:
- Phạm vi nội dung: Quyền giáo dục bao quát nhiều vấn đề lý luận và thực
tiễn, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, tác
giả chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về QGD từ góc độ
chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
- Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về QGD ở Việt Nam; có đề cập đến một số quốc gia có kinh nghiệm trong
thực hiện QGD để so sánh, gợi mở cho Việt Nam.
5
- Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu quyền giáo dục ở Việt Nam từ
năm 1986 đến nay, trọng tâm là giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2019 (từ khi Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
được ban hành và được cụ thể hóa trong Hiến pháp năm 2013).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài
Đề tài luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật, về QCN; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về QCN, trong đó
có QGD, về phát triển GD, đào tạo nhân lực, nhân tài cho phát triển đất nước; đồng
thời dựa trên lý thuyết về quyền pháp lý, lý thuyết về tiếp cận dựa trên quyền, tiếp
cận đa ngành, liên ngành, lý thuyết xã hội học pháp luật để làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận, thực tiễn về QGD.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, luận
án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong tất
cả 04 chương của luận án để luận giải thuyết phục về các nội dung liên quan đến chủ
đề luận án; đặc biệt là trong đánh giá, tổng hợp, sử dụng các tài liệu, số liệu trong
các công trình nghiên cứu đã công bố, trong các báo cáo tổng kết của các cơ quan
có thẩm quyền có liên quan đến đề tài luận án.
- Phương pháp lịch sử: phương pháp này được sử dụng trong chương 1 và
chương 3 để tìm hiểu khái quát quá trình hình thành và phát triển của QGD, đánh
giá thực trạng QGD trong bối cảnh cụ thể về điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã
hội của Việt Nam.
- Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng trong chương 1 và
3 của luận án nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và
thực trạng QGD ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp so sánh luật học: phương pháp này được sử dụng trong các
chương 2, 3, 4 nhằm đối chiếu chuẩn mực quốc tế với chuẩn mực quốc gia về QGD;
6
so sánh để thấy mức độ nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế về QGD trong pháp luật
Việt Nam; mức độ kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt
Nam về QGD qua các thời kỳ, kinh nghiệm về xây dựng hoàn thiện thể chế, thiết
chế bảo đảm QGD của các nước để tham khảo trong quá trình hoàn thiện thể chế và
thiết chế bảo đảm QGD ở Việt Nam; phương pháp này được sử dụng trong các
chương 2, 3, 4 của luận án.
- Phương pháp xã hội học pháp luật: phương pháp này được sử dụng trong
toàn bộ luận án để phát hiện, luận giải thuyết phục về các nội dung liên quan đến đề
tài luận án, cụ thể là thông qua việc trao đổi trực tiếp với các chuyên gia pháp lý,
đặc biệt là các nhà khoa học nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu về QCN, chuyên gia
về GD; kết hợp với phương pháp quan sát, tham dự quá trình GDĐT; thu thập, đánh
giá các tài liệu thứ cấp nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn QGD.
- Phương pháp hệ thống: phương pháp này được sử dụng để hệ thống hoá
những vấn đề lý luận và thực tiễn theo một khung phân tích đã được đưa ra theo cấu
trúc của luận án.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu ở trình độ tiến sĩ, kết quả
nghiên cứu của luận án đã luận giải tổng thể các vấn đề lý luận về QGD; đánh giá
một cách toàn diện về thực trạng QGD ở Việt Nam hiện nay; xác định những quan
điểm và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi trong thực tiễn để thực hiện ngày
càng tốt hơn QGD ở Việt Nam hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án khác với những công trình nghiên cứu có
liên quan đến QGD đã công bố ở chỗ nghiên cứu của luận án đưa ra quan điểm tổng
thể về thực hiện QGD ở Việt Nam cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi cấp học theo
nguyên tắc không phân biệt đối xử, tạo cơ hội bình đẳng cho chủ thể quyền được
học tập suốt đời theo triết lý giáo dục của thế kỷ XXI là học để có kiến thức, học để
làm việc, học để biết chung sống với nhau và học để làm người.
- Luận án đã vận dụng thành công cách tiếp cận đa ngành và liên ngành bao
gồm: Khoa học pháp lý (chủ đạo là Luật Hiến pháp và Luật Hành chính), khoa học
GD (chủ đạo là GD, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, đào tạo nghề), khoa học phát
triển, xã hội học, văn hoá học và tiếp cận tổng thể dựa trên quyền để luận giải
những nội dung của luận án.
7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống về QGD trên cả phương
diện lý luận và thực tiễn. Do đó, luận án góp phần bổ sung phát triển những vấn đề
lý luận về QGD, góp phần hình thành tư duy đầy đủ hơn về QGD, nâng cao nhận
thức về trách nhiệm của các chủ thể trao quyền, chủ thể hưởng thụ QGD ở Việt
Nam hiện nay. Đồng thời, luận án xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng, hoàn
thiện thể chế, thiết chế nhằm thực hiện QGD ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạch
định chính sách, các nhà lập pháp, các nhà quản lý và các nhà hoạt động xã hội liên
quan đến QGD.
Luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo trong hoạt động nghiên cứu và đào
tạo trong lĩnh vực khoa học chính trị và khoa học pháp lý; giáo dục quyền con
người, quyền công dân ở các cơ sở đào tạo chuyên luật và không chuyên luật.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục kèm theo,
nội dung luận án được cấu trúc gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về quyền giáo dục
Chương 3: Thực trạng quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Quan điểm và giải pháp thực hiện quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Luận án với đề tài “Quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay” là công trình
nghiên cứu về một quyền cụ thể (QGD) gắn với một quốc gia cụ thể (Việt Nam),
được tác giả xác định triển khai theo hướng nghiên cứu đa ngành và liên ngành
trong lĩnh vực luật học, trong đó góc tiếp cận là luật học là chủ yếu. Vì vậy, luận án
sẽ đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến
QGD, chú trọng các bài viết có nội dung đánh giá liên quan đến QCN gắn với
QGD, chủ yếu tập trung đánh giá những công trình, bài viết liên quan đến QGD ở
Việt Nam hiện nay, để thấy những gì đã được các công trình nghiên cứu làm sáng
tỏ, luận án có thể kế thừa, phát triển; những gì chưa được làm rõ để xác định hướng
nghiên cứu của luận án.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền giáo dục
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề quyền con người trong đó có QGD đã được Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm. Cương lĩnh năm 1991 của Đảng đã xác định giáo dục, đào tạo cùng
với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12 tháng
7 năm 1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đánh dấu bước phát triển quan
trọng tư duy của Đảng về QCN, Đảng ta thừa nhận giá trị phổ quát của QCN:
“Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của
nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, và cũng là thành quả của
cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên; qua đó, quyền con người trở
thành giá trị chung của nhân loại” [6]. Quan điểm coi về giáo dục, đào tạo cùng với
khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu của Đảng được tái khẳng định trong
Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VII; trong Cương lĩnh năm 2011, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế...
Từ quan điểm định hướng của Đảng, QCN trong đó có QGD thực sự trở
thành đề tài được nhiều nhà khoa học ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu.
9
Tình hình nghiên cứu lý luận về quyền con người, quyền giáo dục
- Nghiên cứu chuyên sâu lý luận về QCN trong đó có QGD, làm rõ khái
niệm, nội hàm QCN, các chuẩn mực quốc tế, khu vực, quốc gia về QCN, quyền
kinh tế, xã hội và văn hóa (trong đó có QGD), các điều kiện bảo đảm, các yếu tố
ảnh hưởng; cơ chế bảo đảm (gồm thể chế và thiết chế) QCN về chính trị, kinh tế, xã
hội và văn hóa của Việt Nam thời trong kỳ đổi mới của Đề tài khoa học cấp nhà
nước “Thành tựu bảo đảm quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - thực
trạng, vấn đề và phương hướng giải quyết” do chủ nhiệm đề tài - Cao Đức Thái và
nhóm các nhà khoa học trong và ngoài Viện Nghiên cứu Quyền con người, Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện, đã nghiệm thu năm
2005 [81].
- Những vấn đề lý luận về cơ chế nhân quyền quốc gia, quy định của pháp
luật quốc tế, pháp luật của một số nước ASEAN và Trung Quốc về cơ chế nhân
quyền quốc gia, rút ra những gợi mở cho Việt Nam trong quá trình xây dựng, hoàn
thiện cơ chế nhân quyền quốc gia của Đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm “Tổ chức
và hoạt động của cơ quan nhân quyền quốc gia một số nước ASEAN và Trung
Quốc - Kinh nghiệm đối với Việt Nam” do chủ nhiệm Nguyễn Đức Thùy và nhóm
tác giả thực hiện, nghiệm thu năm 2011 [86].
- Những vấn đề lý luận về quyền văn hóa trong đó có đề cập đến vai trò của
GD, QGD để nâng cao nhận thức về quyền văn hóa trong Đề tài khoa học cấp nhà
nước “Bảo đảm quyền văn hóa trong điều kiện phát huy đa dạng văn hóa ở Việt
Nam hiện nay” do chủ nhiệm Hoàng Văn Nghĩa và nhóm tác giả thực hiện, đã
nghiệm thu năm 2015 [66].
- Đã có một số nghiên cứu về cách tiếp cận QCN theo hướng liên ngành, đa
ngành, trong đó chủ đạo là cách tiếp cận dưới góc độ luật học để có cách nhìn đa
chiều khi đánh giá thực trạng cũng như xác định quan điểm, giải pháp bảo đảm thực
hiện QCN trong đó có QGD, xác định rõ QCN, QGD vừa mang tính phổ biến vừa
mang tính đặc thù, QGD có mối liên hệ và phụ thuộc với các quyền khác về chính
trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa. Tiêu biểu là nghiên cứu về của tác giả Võ
Khánh Vinh [107, tr.9-20]; tập hợp các công trình nghiên cứu về cơ chế bảo đảm và
bảo vệ quyền con người, đã phân tích làm rõ khái niệm, chuẩn mực quốc tế, khu vực
và quốc gia về cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người (trong đó có cơ chế bảo
10
vệ và bảo đảm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa bao gồm cả QGD; những vấn đề đặt
ra với việc hoàn thiện cơ chế bảo vệ và bảo đảm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ở
Việt Nam của Võ Khánh Vinh và các tác giả [106]; nghiên cứu phân tích quá trình
hiến định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (trong đó có QGD), đặc biệt là
Hiến pháp năm 2013 trong sách "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân trong Hiến pháp Việt Nam" của các tác giả Phạm Văn Ba, Nguyễn Thị
Báo và Vũ Công Giao là đồng chủ biên. [4]; nghiên cứu về nguồn gốc, quá trình
hình thành và phát triển của Tư tưởng Hồ Chí Minh về GD, tầm quan trọng của quá
trình vận dụng những tư tưởng của Người, làm rõ điều kiện chính trị về bảo đảm
QGD ở Việt Nam trong Sách chuyên khảo: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và
vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay của tác giả Hoàng Anh [2].
- Trong Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, của Đại học
Quốc gia Hà Nội, đã nêu rõ các chuẩn mực quốc tế về QGD, trách nhiệm của quốc
gia thành viên công ước về ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm QGD trong khả
năng cao nhất của quốc gia (vì QGD thuộc nhóm quyền tương đối nghĩa là các quốc
gia có thể thực hiện dần dần phụ hợp với điều kiện của quốc gia) [36, tr. 216-227].
- Trong Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nêu rõ những vấn đề lý luận về QCN, quyền công
dân trong đó có QGD, đây là cơ sở lý luận quan trọng có thể kế thừa trong nội dung
của luận án [51, tr. 19-21].
- Bài viết “Vai trò của văn hóa - Giáo dục trong việc tạo lập một tâm quyển
cho sự phát triển bền vững của đất nước trên cơ sở kinh tế tri thức” của tác giả
Phạm Xuân Nam [71]; Quyền được giáo dục theo quy định của Luật quốc tế và cơ
chế bảo đảm thực hiện của tác giả Lê Thị Anh Đào [33]; Giáo dục và quyền được
giáo dục trong cách mạng công nghiệp lần thứ bốn của nhóm tác giả Nguyễn Thuỳ
Dương -Vũ Công Giao đã phân tích làm rõ: Tác động của cách mạng công nghiệp
lần thứ tư với giáo dục, quyền được giáo dục và quyền được giáo dục ở Việt Nam
[38]; Quyền con người - thước đo quan trọng của tiến bộ xã hội, Luận án tiến sĩ
Triết học của Đoàn Trường Thụ [82]; Jurisprudence of human rights and the
mechanism for protection: A comparative study between Vietnam and the United
Kingdom, (Luật học về QCN và cơ chế bảo đảm: Kinh nghiệm Việt Nam và Vương
quốc Anh), Luận án tiến sĩ Luật học của Hoàng Văn Nghĩa, nghiên cứu so sánh cơ
11
chế bảo đảm QCN tại Việt Nam và Vương quốc Anh rút ra những giá trị tham khảo
cho việc đề xuất xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm QCN trong đó có QGD ở
Việt Nam [65]; Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ Luật học của Lữ Văn Tuyên [85].
Ngoài ra, những vấn đề lý luận về QCN, QGD còn được đề cập tới trong các
bài viết tại các hội thảo trong nước và quốc tế được tổ chức tại Việt Nam như: Hội
thảo “Kết nối nghiên cứu về quyền con người” do Bộ Ngoại giao tổ chức tháng
4/2008; Hội thảo “Tổng kết thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2013 (2013-2019)” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ
chức tháng 4/2019; cùng nhiều hội thảo khoa học do Khoa luật Đại học quốc gia Hà
Nội, các bộ, ban ngành Trung ương tổ chức có liên quan đến chủ đề QCN, QGD.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 1945, Liên Hợp quốc thành lập tổ chức UNESCO - Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa (United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization). UNESCO là tổ chức dầu tiên về GD được công nhận ở cấp độ quốc
tế và hoạt động nhằm liên kết các nước trên thế giới trong thúc đẩy và bảo vệ QGD,
trong đó có hoạt động liên kết nghiên cứu về QGD trên thế giới và ở các quốc gia.
Năm 1960 UNESCO đã thông qua Công ước chống phân biệt đối xử trong
giáo dục, Công ước ghi nhận các chuẩn mực về QGD, nhấn mạnh các nghĩa
vụ của các quốc gia phải bảo đảm giáo dục miễn phí và bắt buộc, cấm mọi
hình thức phân biệt đối xử và thúc đẩy bình đẳng về cơ hội giáo dục [90].
Chủ đề QCN, QGD luôn nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trên thế
giới. Các công trình khoa học với những góc tiếp cận và cấp độ nghiên cứu khác
nhau đều có những đóng góp riêng đối với thúc đẩy QCN, QGD, cụ thể:
- Human Rights Law (Luật về quyền con người) của Alston, Philip đã phân
tích chỉ ra nguồn gốc lý thuyết triết học của con người với tư cách là phương thức
để bảo đảm sự tôn trọng QCN trên thực tế, đưa ra các quan điểm khác nhau về việc
áp dụng QCN trên thực tế của Alston, Philip [110]. Bên cạnh đó, có một số công
trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến QGD như: Ngôn ngữ, dân tộc thiểu số
và nhân quyền (Language, Minorities and Human Rights) của tác giả Fernand de
Varennes xuất bản năm 1996; Trẻ em, giáo dục và Sức khỏe (Children, Education
and Health) của Neville Harris và Paul Meredith xuất bản năm 2005;
12
- Human rights obligations in education worldwide (Nghĩa vụ nhân quyền
trong giáo dục trên toàn thế giới) của Katarina Tomasevski đã đánh giá khái quát
lịch sử của QGD, ý nghĩa của QGD; phân tích, đánh giá chính sách và những thể
chế phát triển kinh tế chi phối QGD trên thế giới, chi phí đào tạo, chính sách của
ngân hàng thế giới, chiến lược GD toàn cầu, GD đại học, bình đẳng giới trong GD
và GD đặc biệt [132].
- Human rights obligations in education worldwide - free or fee. 2006 global
report (Báo cáo toàn cầu 2006: Nghĩa vụ nhân quyền trong giáo dục trên toàn thế
giới- miễn phí hay trả phí) của Katarina Tomasevski, nội dung cuốn sách là tập hợp
những bản báo cáo trên toàn thế giới về vấn đề chi phí trong bảo đảm QGD thông
qua quá trình phân tích về tình hình bảo đảm QGD của 170 quốc gia. Báo cáo
khẳng định: Áp dụng giáo dục miễn phí và bắt buộc làm thước đo để đánh giá giá trị
của QGD trong thế giới ngày nay với trọng tâm là các nước đang phát triển. QGD bị
tác động bởi một loạt các vấn đề liên quan đến quá trình liên kết kinh tế quốc tế và
các hiệp ước quốc tế. Vì vậy, Chính phủ các nước có nghĩa vụ đảm bảo GD miễn
phí và bắt buộc, phổ biến, dễ tiếp cận cho tất cả trẻ em và mọi người, xây dựng kế
hoạch và bảo đảm hỗ trợ nội bộ để tuân thủ nghĩa vụ này càng nhanh càng tốt [133]
- Tìm hiểu quyền con người của Wolfgang Benedek (chủ biên) Viện Nghiên
cứu Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức dịch thuật,
in ấn và phát hành. Cuốn sách phân tích, luận giải để trả lời cho câu hỏi: Tại sao cần
có QGD? Định nghĩa và mô tả vấn đề - Nội dung của QGD và các nghĩa vụ c...iệm, đặc điểm, vai trò, nội dung quyền giáo dục
2.1.1. Khái niệm quyền giáo dục
Để hiểu được QGD cần phải hiểu một số khái niệm có liên quan như: khái
niệm GD, QCN.
2.1.1.1. Khái niệm giáo dục
Phạm trù GD, theo cách hiểu truyền thống là “một quá trình xã hội được tổ
chức một cách có ý thức, có kế hoạch hướng vào việc truyền đạt và tiếp thu những
kinh nghiệm xã hội vào việc xây dựng và phát triển những nhân cách” [63 tr.13].
Ngày nay, GD được hiểu rộng hơn là một quá trình xã hội, là một hệ thống mở, đáp
ứng nhu cầu học hỏi, tự hoàn thiện của mọi người, ở mọi lứa tuổi, được thực hiện
trong không gian, thời gian khác nhau; GD còn là một hình thức học tập, trong đó
kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người từ thế hệ này (người truyền
đạt) được chuyển giao sang thế hệ kế tiếp (người thụ huấn) thông qua giảng dạy,
huấn luyện, nghiên cứu. GD thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác,
nhưng cũng có thể tự học. Bất kỳ sự trải nghiệm nào mà có tác dụng trên cách suy
nghĩ, cảm nhận hay hành vi của một người đều có thể được coi là GD.
Trong tiếng Việt, "giáo" có nghĩa là dạy, "dục" có nghĩa là nuôi ; "giáo dục"
là "dạy dỗ, nuôi dưỡng đủ cả trí-dục, đức-dục, thể-dục" [52].
Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn/bậc học như: GD mầm non,
GD tiểu học, GD trung học, và GD đại học, sau đại học; hoặc được chia theo nội
dung GD như GD kiến thức phổ thông, GD kiến thức chuyên ngành, GD kiến thức
bổ trợ,
Cần phân biệt khái niệm “giáo dục” và “học tập”, bởi “học tập” chỉ là giai đoạn
đầu tiên của quá trình “giáo dục”, là sự tiếp cận và chọn lọc kiến thức giản đơn và áp
dụng ban đầu. Hơn nữa nếu đồng nhất hai khái niệm “giáo dục” và “học tập” thì khái
niệm “giáo dục” đã bị thu hẹp rất nhiều về phạm vi cũng như về cách thức bảo đảm.
2.1.1.2. Khái niệm quyền con người, quyền giáo dục
* Khái niệm quyền con người
Quyền giáo dục là một quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa, cho nên muốn tìm hiểu khái niệm QGD, trước hết phải tìm
hiểu khái niệm QCN.
27
Là một phạm trù đa diện nên QCN (Human rights) có nhiều định nghĩa khác
nhau. Mỗi định nghĩa tiếp cận từ một góc độ nhất định của quốc tế, quốc gia, chỉ ra
những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nào bao hàm được tất cả các
thuộc tính của QCN.
Thứ nhất quan niệm của quốc tế về quyền con người
Ở cấp độ quốc tế, định nghĩa QCN của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về
QCN (Office of High Commissioner for Human Rights - OHCHR) thường được
nhiều nghiên cứu trích dẫn. Theo định nghĩa này QCN là những bảo đảm pháp lý
toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm
chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại
đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlement) và tự do cơ bản (fundamental
freedoms) của con người [51, tr.11].
Bên cạnh đó, tiếp cận từ học thuyết về các quyền tự nhiên (natural rights),
một định nghĩa khác cũng thường được trích dẫn: Quyền con người là những sự
được phép (entitlements) mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân
biệt giới tính, chúng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội...; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn
giản chỉ vì họ là con người [36, tr.42].
Thứ hai, quan niệm của Việt Nam về quyền con người
Ở Việt Nam, một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu đưa ra các định nghĩa
về QCN là "những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người
được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc
tế" [36, tr.42]; “Quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá
vốn có của tất cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng,
bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế” [51, tr.12].
Bên cạnh đó, còn có quan niệm rộng hơn về QCN, đó là: i) Tiếp cận QCN từ
góc độ khoa học QCN (nhân quyền học) thì QCN: Là hệ thống tri thức khoa học về
QCN bao gồm tri thức về khái niệm, vai trò, mối quan hệ các ngành khoa học khác;
tiếp cận chuyên ngành, đa ngành và liên ngành về QCN; ii) Tiếp cận QCN từ góc
độ pháp luật về QCN bao gồm tổng thể mục đích, định hướng, nguyên tắc, quy
phạm pháp luật về QCN có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau được phân
thành các chế định và được thể hiện trong các VBQPPL về QCN, bao gồm pháp
luật quốc tế, pháp luật khu vực, pháp luật quốc gia về QCN có mối quan hệ rất chặt
chẽ với nhau; iii) Tiếp cận QCN với tư cách là một lĩnh vực thực tiễn, một lĩnh
28
vực của đời sống con người, theo đó QCN không chỉ tồn tại như một lĩnh vực khoa
học, một lĩnh vực pháp luật mà còn tồn tại như một lĩnh vực thực tiễn, một lĩnh vực
của đời sống con người: là hành vi và lối sống thể hiện trạng thái hiện thực hóa
QCN, thể hiện năng lực, khả năng thực tế con người làm thỏa mãn các QCN của
mình, khả năng thụ hưởng và làm chủ các QCN [73, tr. 26-28].
Cần lưu ý thuật ngữ Human rights trong tiếng Anh có thể được dịch là “quyền
con người” (theo tiếng Việt) hoặc “nhân quyền” (theo Hán - Việt). Theo Đại từ điển
Tiếng Việt, “nhân quyền” chính là “quyền con người”, đây là hai từ đồng nghĩa, có
thể sử dụng như nhau trong các hoạt động nghiên cứu và thực tiễn [105, tr.1239]
Quyền con người được xác định như những chuẩn mực được cộng đồng quốc
tế thừa nhận và tuân thủ, kết tinh những giá trị nhân văn của nhân loại mà nhờ có
chúng, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm và có
điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người.
Vì vậy, QCN là những giá trị cao cả, phổ quát cần được tôn trọng và bảo vệ trong
mọi xã hội và mọi giai đoạn lịch sử.
Từ phân tích trên cho thấy, quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi
ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong
pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Quyền con người không chỉ
tồn tại như một lĩnh vực khoa học, một lĩnh vực pháp luật mà còn tồn tại như một
lĩnh vực thực tiễn, một lĩnh vực của đời sống con người - là hành vi và lối sống thể
hiện trạng thái hiện thực hóa quyền con người, thể hiện năng lực, khả năng thực tế
con người làm thỏa mãn các quyền con người của mình, khả năng thụ hưởng và
làm chủ các quyền con người.
2.1.1.3. Khái niệm quyền giáo dục
Dựa trên khái niệm QCN đã nêu trên, có thể khái quát QGD như sau:
Thứ nhất, tiếp cận dựa trên QCN cho thấy, QGD trước hết phải được ghi nhận
và bảo đảm bằng thể chế: Bao gồm các chuẩn mực chung được ghi nhận trong các văn
kiện quốc tế về QCN, trong đó công nhận nguyên tắc không phân biệt đối xử và mọi
người đều có QGD và được nội luật hóa trong pháp luật của quốc gia thành viên các
công ước quốc tế về QCN.
Thứ hai, pháp luật (thể chế pháp lý) tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể trao
QGD (thiết chế Nhà nước và các thiết chế khác) có trách nhiệm tạo cơ hội bình
đẳng, hỗ trợ mọi người tiếp cận kiến thức, kỹ năng dưới nhiều hình thức khác nhau;
29
ghi nhận mọi người đều có QGD, bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại hành vi
vi phạm QGD (bao gồm những hành động hoặc sự bỏ mặc (không hành động) làm
tổn hại đến quá trình tiếp cận QGD; tạo cơ sở pháp lý cho chủ thể hưởng thụ QGD
được tự do cơ bản trong tiếp cận QGD ở mọi cấp, mọi nơi theo điều kiện và khả
năng cao nhất của bản thân.
* Quan niệm của quốc tế về quyền giáo dục
Quan niệm về QGD được thể hiện trong các văn kiện của Liên hợp quốc
như: Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945; Tuyên ngôn toàn thế giới về QCN
năm 1948; Công ước chống phân biệt đối xử trong giáo dục năm 1960 của
UNESCO; CRC năm 1989 - QGD của trẻ em; CEDAW năm 1979 - QGD của phụ nữ;
Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 - QGD của người khuyết tật; Công
ước về xoá bỏ các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc năm 1981; Công ước về
quyền của người lao động di trú và những thành viên trong gia đình họ (CMW) năm
1990; Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951 - QGD của người tị nạn;
Đặc biệt, quan niệm QGD đã được ghi nhận trong Điều 13, 14 của ICESCR
năm 1966, theo đó các quốc gia thành viên có trách nhiệm nội luật hóa các chuẩn
mực quốc tế về QGD, tuân thủ đúng các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, bình đẳng về cơ hội, không phân biệt đối xử trong bảo đảm QGD
cho mọi người; chú trọng ưu tiên giáo dục hòa nhập, giáo dục đặc biệt cho nhóm
những người dễ bị tổn thương (trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người nghèo,
người dân tộc thiểu số, người nhập cư; )
Thứ hai, chương trình và cơ sở GD phải bảo đảm đủ về số lượng, phải có cơ
sở vật chất hoặc những bảo đảm khác liên quan đến các vấn đề như cơ sở vệ sinh
cho cả hai giới, nước sạch, giáo viên đã qua đào tạo, tài liệu giảng dạy, các trang
thiết bị như thư viện, máy tính và công nghệ thông tin.
Thứ ba, GD phải linh hoạt để thích ứng với những nhu cầu thay đổi liên tục
của xã hội và đa dạng văn hóa. Đồng thời, GD cần phải nhằm tạo cho mọi người
tham gia hiệu quả vào xã hội tự do, thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung và tình hữu
nghị giữa các dân tộc và các nhóm về chủng tộc, sắc tộc hoặc tôn giáo, cũng như
nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động duy trì hoà bình của Liên hợp quốc.
Thứ tư, đối tượng thụ hưởng QGD đa dạng ở nhiều cấp độ khác nhau, cần
được quan tâm phù hợp:
30
Đối với QGD ở bậc tiểu học (đối tượng thụ hưởng chủ yếu là trẻ em): Các
quốc gia thành viên ICESCR thực hiện GD tiểu học phổ cập là: “bắt buộc” và
“miễn phí cho tất cả mọi người”. Giáo dục cơ bản phải được khuyến khích hoặc
tăng cường tới mức cao nhất có thể được cho những người chưa tiếp cận hoặc chưa
hoàn thành toàn bộ chương trình GD tiểu học có điều kiện hoàn thành chương trình
tiểu học.
Đối với QGD ở bậc trung học (đối tượng thụ hưởng chủ yếu là người chưa
thành niên (theo quan niệm Việt Nam, còn theo quan niệm quốc tế vẫn là trẻ em -
dưới 18 tuổi): Bằng mọi biện pháp thích hợp, cụ thể, các quốc gia từng bước áp
dụng GD trung học phổ thông với nhiều hình thức khác nhau, miễn phí. GD trung
học cũng phải đáp ứng các yêu cầu về khả năng sẵn có, có thể tiếp cận, có thể chấp
nhận và tính thích ứng. GD trung học đòi hỏi chương trình, giáo trình giảng dạy linh
hoạt và các cách thức tổ chức khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng văn hóa [31].
Đối với QGD về kỹ thuật và dạy nghề (đối tượng thụ hưởng là người lớn)
phải bảo đảm tính sẵn có và đến được với mọi người, nội dung này bao hàm cả hai
quyền là QGD và quyền có việc làm; GD kỹ thuật và dạy nghề nhìn chung phải
được mở rộng (phổ cập) cho mọi người; GD kỹ thuật và hướng nghiệp bao gồm:
mọi hình thức và cấp độ, ngoài kiến thức chung, còn gắn với việc nghiên cứu các
công nghệ và các ngành khoa học liên quan và việc tiếp thu những kỹ năng thực
hành, kinh nghiệm, thái độ và sự hiểu biết liên quan đến nghề nghiệp.
Đối với QGD đại học (đối tượng thụ hưởng là người lớn), các quốc gia thành
viên ICESCR bằng mọi biện pháp thích hợp, cụ thể là từng bước áp dụng GD miễn
phí, mọi người có thể tiếp cận một cách bình đẳng GD đại học, trên cơ sở năng lực
của mỗi người; cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc cha mẹ và của những
người giám hộ hợp pháp (nếu có) trong việc lựa chọn trường học cho con cái họ, kể
cả những cơ sở giáo dục dân lập mà đáp ứng được các tiêu chuẩn GD tối thiểu do
nhà nước quy định. Đồng thời, các quốc gia cũng phải bảo đảm quyền tự do cho
phụ huynh hoặc người giám hộ được lựa chọn GD về tôn giáo và đạo đức cho con
cái họ theo ý nguyện riêng của họ. Các cá nhân và tổ chức có quyền được tự do thành
lập và điều hành các cơ sở GD. Tuy nhiên, các cơ sở GD đó phải luôn tuân thủ các
nguyên tắc của pháp luật quốc tế về QGD và đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn tối thiểu
do nhà nước quy định. Đồng thời, từng bước hiện thực hoá QGD theo thời gian, nghĩa
31
là các quốc gia thành viên có nghĩa vụ cụ thể và liên tục “phải xúc tiến một cách
nhanh chóng và hiệu quả đến mức có thể” hướng tới việc hiện thực hoá triệt để
Điều 13 [50, tr.13].
Quyền giáo dục của mọi người cũng được ghi nhận tại Điều 56 Hiến chương
Liên hợp quốc, Điều 2 và 23 ICESCR, Điều 10 Tuyên bố thế giới về GD cho tất cả
mọi người, Phần I, đoạn 34 Tuyên bố Viên và Chương trình hành động, đều khẳng
định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc trợ giúp và hợp tác quốc tế để
hiện thực hoá đầy đủ QGD cho mọi người.
Đặc biệt, các thiết chế tài chính quốc tế, mà tiêu biểu là WB và IMF, đều yêu
cầu cần quan tâm hơn nữa tới việc bảo vệ, thực hiện QGD trong các chính sách cho
vay của họ, các hiệp định tín dụng, các chương trình và biện pháp điều chỉnh cơ cấu
và những biện pháp đối phó với khủng hoảng nợ quốc gia [51, tr.90-93].
Từ phân tích trên cho thấy quan niệm của quốc tế về QGD là: Quyền giáo
dục là nhu cầu vốn có và khách quan của con người được ghi nhận trong pháp luật
quốc tế và quốc gia, được Nhà nước bảo đảm thực hiện, giúp con người tiếp cận
kiến thức, kỹ năng dưới nhiều hình thức, ở các cấp độ giáo dục khác nhau, bảo vệ
các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động làm tổn hại đến cơ hội tiếp
cận giáo dục của con người.
* Quan niệm của Việt Nam về quyền giáo dục
Thứ nhất, cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một khái niệm chính thống về
QGD, các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước đều thừa nhận mọi
công dân Việt Nam có quyền được học tập, được tiếp cận và hưởng thụ nền giáo
dục ở các cấp học, phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu và điều kiện của của mỗi người để
phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
Từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến QGD đã được đề cập ở
chương 1 của luận án, có thể thấy quan niệm của Việt Nam về QGD dựa trên quan
niệm về GD. Cụ thể:
Giáo dục có thể hiểu theo các nghĩa: kiến thức, môn học hoặc một quá trình,
theo cách chung nhất đó là quá trình giảng dạy hoặc học tập, đặc biệt là giáo dục ở
bậc học phổ thông và các bậc học cao hơn, là một quá trình xã hội được tổ chức một
cách có ý thức, có kế hoạch hướng vào việc truyền đạt và tiếp thu những kinh
nghiệm xã hội nhằm xây dựng và phát triển những nhân cách của người học.
32
Giáo dục là một quá trình có chủ ý, có ý thức hoặc vô thức, một quá trình
tâm lý, xã hội, khoa học và triết học, nhằm mang lại sự phát triển của mỗi cá nhân ở
mức độ đầy đủ nhất. Đồng thời, GD là sự phát triển của cá nhân theo nhu cầu của
bản thân cũng như nhu cầu của xã hội, bảo đảm sự hòa nhập, thấu hiểu và chia sẻ
giữa các cá nhân, các nhóm người trong cộng đồng, trong mỗi quốc gia và rộng hơn
nữa là giữa các quốc gia trong cộng đồng nhân loại. Giáo dục vừa đòi hỏi phải là
một quá trình liên tục theo suốt cuộc đời của mỗi người (học tập suốt đời) vừa đòi
hỏi phải có sự quan tâm tạo điều kiện, định hướng và quản lý bằng pháp luật của
nhà nước.
Từ phân tích trên có thể nhận thấy, quan niệm của Việt Nam về QGD dựa
trên quan niệm GD đó là: Những bảo đảm pháp lý được tổ chức và thực hiện một
cách có ý thức, có kế hoạch hướng vào việc truyền đạt và tiếp thu những kiến thức
khoa học và những kinh nghiệm xã hội, nhằm xây dựng và phát triển nhân cách của
mỗi người, thúc đẩy sự hiểu biết, sự khoan dung giữa các cá nhân, giữa các cộng
đồng, dân tộc và giữa các quốc gia trong cộng đồng nhân loại.
Thứ hai, trong các công trình nghiên cứu, các văn kiện của Đảng cũng như
pháp luật của Việt Nam đã đề cập đến nhiều thuật ngữ khác nhau về quyền giáo
dục, quyền được giáo dục, quyền được học tập.
Cho nên, cần phải lưu ý về sự khác biệt giữa khái niệm “quyền giáo dục” và
“quyền được giáo dục”, “quyền được học tập”: Tuy đều mang nội dung cốt lõi là
quyền được tiếp cận và hưởng thụ GD của mọi người, nhưng Quyền được giáo dục,
quyền được học tập được sử dụng với ý nghĩa thụ động (quyền được GD, quyền
được học tập của công dân; nghĩa vụ học tập của công dân), phản ánh quá trình tiếp
thu kiến thức qua trường lớp một cách thụ động mang tính chất thực hiện nghĩa vụ -
quyền. Còn khái niệm “quyền giáo dục” có phạm vi rộng hơn, không chỉ được sử
dụng cho những chủ thể tiếp nhận, hưởng thụ quyền (công dân - người học) mà còn
bao gồm cả trách nhiệm của các chủ thể trao quyền (nhà nước, cơ sở GD quốc dân
và tư nhân, các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân), tức là xét về phạm vi, khái
niệm “quyền giáo dục” rộng hơn “quyền được giáo dục”, “quyền được học tập”.
Đồng thời, do khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền (các địa
phương tại Việt Nam) vẫn còn khá xa, xuất phát từ sự chênh lệch trong mức độ thụ
33
hưởng QGD do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan; việc thụ hưởng QGD của một số
chủ thể đặc biệt dễ bị tổn thương (trẻ em gái, phụ nữ, người khuyết tật, người dân tộc
thiểu số, người có HIV; ) còn hạn chế bởi ảnh hưởng từ những quan niệm truyền
thống lạc hậu, sự phân biệt đối xử trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nếu cùng một hệ thống pháp luật ghi nhận, bảo vệ QGD nói chung thì những
nhóm chủ thể đặc biệt dễ bị tổn thương khó có cơ hội để tiếp cận và hưởng thụ đầy
đủ QGD, do đó cần phải có những chính sách pháp luật đặc thù nhằm hỗ trợ cho họ
có đủ điều kiện và cơ hội tiếp cận một cách toàn diện QGD theo nguyên tắc bình
đẳng, không phân biệt đối xử.
Trên cơ sở những quan niệm về QGD của quốc tế và Việt Nam đã phân tích
trên, có thể đưa ra khái niệm QGD như sau:
Quyền giáo dục là nhu cầu khách quan của con người được ghi nhận trong
pháp luật quốc tế và quốc gia, được Nhà nước và các chủ thể có trách nhiệm trao
quyền bảo đảm cơ hội bình đẳng tiếp cận và hưởng thụ tiêu chuẩn, chất lượng giáo
dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng ở mọi cấp học, dưới nhiều hình thức, hướng tới xây
dựng, phát triển nhân cách của mỗi người, thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung giữa
các cá nhân, cộng đồng, dân tộc và giữa các quốc gia trong cộng đồng nhân loại.
2.1.2. Đặc điểm quyền giáo dục
Là một QCN thuộc nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nên QGD mang
những đặc trưng cơ bản của QCN, đồng thời xuất phát từ vị trí quan trọng trong hệ
thống các QCN nên QGD có những đặc thù riêng.
2.1.2.1. Quyền giáo dục mang đặc trưng cơ bản của quyền con người
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: i) QCN mang tính phổ biến và phụ thuộc vào
bối cảnh lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo (tính phổ biến và tính đặc thù); ii) tính
không thể chuyển nhượng; iii) tính không thể phân chia; iv) tính liên hệ và phụ
thuộc lẫn nhau [51, tr.19-21].
- Tính phổ biến và tính đặc thù
Tính phổ biến của QCN thể hiện ở chỗ QCN là những gì bẩm sinh, vốn có
của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình
nhân loại. Theo đó, tính phổ biến của QGD được thể hiện ở chỗ cơ hội tiếp cận GD
và thụ hưởng QGD là bình đẳng cho tất cả công dân mà không có sự phân biệt đối
34
xử vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn như về dân tộc, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, độ
tuổi, xuất thân... Tính phổ biến của QCN thể hiện ở chỗ bản chất của sự bình đẳng
về QCN không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng
về tư cách chủ thể của QCN, mọi thành viên của nhân loại đều được công nhận có
các QCN, song mức độ hưởng thụ các quyền phụ thuộc vào năng lực của cá nhân,
cũng như vào hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của quốc gia mà người
đó đang sống.Theo đó QGD mang tính đặc thù của từng quốc gia, mức độ phát triển
về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia sẽ ảnh hưởng lớn đến mức độ
thụ hưởng QGD của mỗi công dân. Khả năng tiếp cận và hưởng thụ QGD phụ thuộc
vào năng lực của cá nhân của mỗi người. Chẳng hạn, mọi người đều có cơ hội tiếp
cận QGD ở bậc đại học, sau đại học, tuy nhiên người đó chỉ có thể theo học được ở
cấp bậc ở bậc đại học, sau đại học khi có đủ điều kiện về sức khỏe, năng lực nhận
thức, điều kiện kinh tế, khả năng trúng tuyển và theo học hay không.
- Tính không thể tước bỏ, không thể chuyển nhượng
Tính không thể tước bỏ của QCN thể hiện ở chỗ các QCN không thể bị tước
đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan nhà
nước. Ở đây, khía cạnh “tuỳ tiện” nói đến giới hạn của vấn đề, nó cho thấy không
phải lúc nào QCN cũng “không thể bị tước bỏ”. Trong một số trường hợp đặc biệt,
QCN có thể bị tước bỏ hoặc hạn chế, chẳng hạn như khi một người phạm tội hình sự
nghiêm trọng thì có thể bị tước tự do theo pháp luật (tạm giam, thi hành hình phạt
tù), thậm chí bị tước quyền sống (hình phạt tử hình). Theo đó, mọi người đều có
QGD, kể cả những người bị hạn chế một số QCN theo luật định (người bị tạm giam, thi
hành án phạt tù) vẫn có quyền được tiếp cận và hưởng thụ QGD: GD để nâng cao trình
độ văn hóa (học chữ với người chưa biết đọc, biết viết), GD về đạo đức, lối sống, nhân
cách, ý thức pháp luật, đào tạo nghề;
- Tính không thể phân chia
Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ QCN nào đều tác động tiêu cực đến nhân
phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Vì vậy, tính không thể phân chia của
QCN bắt nguồn từ nhận thức rằng các QCN đều có tầm quan trọng như nhau, nên
về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào Tuy
nhiên, trong từng bối cảnh cụ thể, cần và có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất
35
định, miễn là phải dựa trên những yêu cầu thực tế của việc bảo đảm các quyền đó
chứ không phải dựa trên sự đánh giá về giá trị của các quyền đó. Ví dụ, trong bối
cảnh chiến tranh, dịch bệnh quyền được ưu tiên phải là quyền về an toàn tính mạng,
sức khỏe của dân thường (hạn chế quyền đi lại của công dân để chống dịch COVID
19 ở Việt Nam). Ở góc độ rộng hơn, trong một số hoàn cảnh, cần ưu tiên thực hiện
quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong khi vẫn tôn trọng quyền của
tất cả các nhóm khác. Đối với QGD thuộc nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa có
mối quan hệ biện chứng với các quyền dân sự, chính trị; việc phân chia theo các
nhóm quyền này chỉ là tương đối. Ví dụ, Việt Nam coi phát triển GD là quốc sách
hàng đầu, nhưng để phát triển GD cần phải có sự quan tâm của Đảng lãnh đạo (liên
quan quyền chính trị), trên cơ sở nền kinh tế phát triển (liên quan quyền kinh tế),
chịu tác động của yếu tố xã hội và văn hóa (liên quan quyền văn hóa, xã hội). Như
vậy, Việt Nam ưu tiên phát triển GD vì là quốc sách hàng đầu, không có nghĩa coi
nhẹ các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, dân sự khác.
Điều này khẳng định các quyền được ưu tiên thực hiện không có nghĩa là
quyền đó có giá trị cao hơn các quyền khác, mà bởi các quyền đó trong thực tế đang
gặp nhiều trở ngại để thực thi hơn so với các quyền khác nên chủ thể trao quyền
phải quan tâm tạo cơ hội mà thôi.
- Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của QCN thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các
QCN, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn
nhau. Sự vi phạm hay thực hiện một quyền chắc chắn sẽ tác động tích cực hay tiêu
cực đến việc thực hiện các quyền khác. Ví dụ, để bảo đảm các quyền được tiếp cận
thông tin, cần và đồng thời phải bảo đảm một loạt quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
khác có liên quan như QGD, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội,
biểu tình, quyền có mức sống thích đáng... vì nếu không, quyền được tiếp cận thông
tin rất ít có ý nghĩa với những người đói khổ, bệnh tật hay mù chữ. Ngược lại, hiệu
quả quản lý nhà nước thể hiện qua sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội chính là kết
quả của quá trình bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong đó có QGD, từ
đó nâng cao chất lượng đời sống của mọi người dân. Vì vậy, QGD có tính liên hệ và
phụ thuộc chặt chẽ với các QCN khác.
36
- Quyền giáo dục vừa là quyền gắn với cá nhân vừa là quyền của tập thể,
nhóm, giới, cộng đồng, quốc gia dân tộc
Quyền con người trong đó có QGD là nhu cầu vốn có của con người, nhưng
trạng thái thực hiện và mức độ thỏa mãn lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế
- xã hội, văn hóa và truyền thống dân tộc của mỗi quốc gia. Việc thực hiện QGD
còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như bản chất dân chủ của chế độ xã hội, vai
trò, trách nhiệm của Nhà nước và các thể chế chính trị, trách nhiệm của gia đình,
nhà trường và cộng đồng, ý thức trách nhiệm và sự trưởng thành của mỗi cá nhân
Với bản chất QGD là sự công nhận nhân phẩm của mọi người trên toàn thế
giới và các quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công
lý và hòa bình trên thế giới. QGD là QCN, việc giải quyết các vấn đề của con người
trong tiếp cận GD (nhu cầu, khó khăn, sự phân biệt đối xử), hỗ trợ và tạo ra các
biện pháp thực hiện QGD. Nền tảng của QGD là nguyên tắc bình đẳng và không
phân biệt trong việc thụ hưởng đã được công nhận ở cấp độ quốc tế. Những quyền
này được áp dụng chung cho bất cứ cá nhân nào, các “đặc quyền” không được dành
cho bất cứ ai trong việc thụ hưởng các QGD. Do đó, thực hiện QGD phải chú trọng
đến đặc tính quyền gắn với cá nhân vừa là quyền của tập thể, nhóm, giới, cộng
đồng, quốc gia dân tộc. Vì nhu cầu GD là của mỗi người, nhưng để bảo đảm nhu
cầu của mỗi người phải nằm trong chương trình, kế hoạch tổng thể, điều kiện bảo
đảm nhu cầu GD cho cả cộng đồng, nhóm và quốc gia, dân tộc.
2.1.2.2. Quyền giáo dục mang các tính chất đặc trưng của một “quyền trao quyền”
Các công ước quốc tế về QCN đã công nhận rộng rãi tính pháp lý và vai trò
quan trọng của QGD trong quá trình phát triển của các quốc gia. Như đã đề cập, vai
trò của QGD là “Quyền trao quyền”, là chìa khoá để con người tiếp cận các QCN
khác. QGD được coi là quyền kiến tạo quyền, bởi khi được nhà nước, nhà trường -
gia đình - xã hội bảo đảm QGD, mỗi người sẽ được bảo đảm tự do tư tưởng, tự do
học thuật và tự do biểu đạt. Đây là đặc trưng khác biệt của QGD so với các QCN
khác, đặc trưng này khiến cho việc bảo đảm QGD trở thành tiền đề cho bảo đảm
những QCN khác và nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của trách nhiệm nội luật hóa
các chuẩn mực quốc tế về QCN trong hoạch định chính sách của mỗi quốc gia,
trong đó có Việt Nam.
37
2.1.2.3. Chủ thể hưởng thụ quyền giáo dục và chủ thể trao quyền giáo dục
rất đa dạng và phong phú
Thứ nhất, chủ thể hưởng thụ quyền giáo dục có nhu cầu đa dạng theo độ
tuổi, giới tính, từng cấp độ giáo dục
Điểm khác biệt về chủ thể hưởng thụ QGD với chủ thể hưởng thụ các QCN
khác xuất phát từ nhu cầu tiếp cận và hưởng thụ QGD là suốt đời nhưng ở mỗi giai
đoạn phát triển của con người là khác nhau theo độ tuổi, cấp độ giáo dục (cấp học
và trình độ đào tạo), đồng thời phụ thuộc vào điều kiện, năng lực thụ hưởng QGD
của mỗi cá nhân.
Hiện nay, quan niệm phổ quát về giáo dục dựa theo tiêu chí độ tuổi: trẻ em,
người lớn, theo đó là phân loại chương trình đào tạo theo cấp học và trình độ đào
với nguyên tắc trụ cột là trẻ em, người lớn đều được bình đẳng về cơ hội để tiếp cận
QGD; tuy nhiên mỗi lứa tuổi có nhu cầu và khả năng hưởng thụ QGD ở mức độ
khác nhau. Cụ thể:
Chủ thể hưởng thụ QGD là trẻ em cũng rất đa dạng: i) Trẻ em ở cấp học
mẫu giáo; ii) Trẻ em ở cấp học tiểu học; iii) Trẻ em cấp học trung học (tuổi vị thành
niên), theo đó nhu cầu tiếp cận và hưởng thụ QGD để nâng cao kiến thức, kỹ năng,
tâm lý, tình cảm ở mỗi cấp học này cũng rất khác nhau. Mặt khác, từ góc độ giới thì
nhu cầu tiếp cận kỹ năng, tâm lý, tình cảm của trẻ em gái và trẻ em trai có những
điểm khác nhau. Tiếp cận từ góc độ điều kiện, hoàn cảnh sống của mỗi đứa trẻ, thì
có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: trẻ em khuyết tật, trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ
em thuộc nhóm dân tộc thiểu số; đây là đối tượng dễ bị tổn thương kép gặp nhiều
rào cản trong hưởng thụ QGD, đòi hỏi chủ thể trao QGD phải quan tâm hỗ trợ cơ
hội đặc biệt.
Chủ thể hưởng thụ QGD là người lớn cũng rất đa dạng: Theo quy luật khi
đến tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi) mỗi người đều trải qua các giai đoạn tuổi tác, theo
đó là nhu cầu về GD cũng khác nhau ở cấp học và trình độ: ii) Giáo dục nghề
nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các
chương trình đào tạo nghề nghiệp khác; ii) Giáo dục đại học đào tạo trình độ
đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Theo đó, giai đoạn đầu của tuổi
trưởng thành, nhu cầu tiếp cận và hưởng thụ QGD ở bậc đào tạo đại học, đào tạo
nghề, hướng nghiệp để có cơ hội tiếp cận việc làm; nhu cầu GD về kỹ năng làm
việc, kỹ năng sống xây dựng hạnh phúc gia đình là quan trọng; đặc biệt khi ở độ
38
tuổi trung niên, tuổi già con người có nhu cầu tiếp cận các kiến thức, kỹ năng chăm
sóc sức khỏe là nhu cầu quan trọng, hòa nhập với con cái, cộng đồng để khắc phục
bất đồng quan điểm về thế hệ, tạo lập và hưởng thụ cuộc sống vui tươi, hạnh phúc.
Bên cạnh đó, người lớn cũng có nhiều đối tượng có điều kiện, hoàn cảnh, năng lực
tiếp cận và hưởng thụ QGD khác nhau dựa theo giới tính (nam giới, nữ giới), dựa
theo điều kiện, hoàn cảnh (người dân tộc thiểu số, người lao động di trú, người có
HIV/AIDS, người bị tạm giam, tạm giữ). Đặc điểm này đòi hỏi trách nhiệm của
chủ thể trao QGD phải quan tâm để có giải pháp thực hiện QGD phù hợp với từng
đối tượng thụ hưởng.
Thứ hai, chủ thể trao quyền giáo dục rất đa dạng xuất phát từ đặc thù của
giáo dục
Tiếp cận dựa trên quyền thì Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm thực hiện QGD cho mọi người, nhưng đặc thù của GD là phải có sự phối hợp
giữa nhà trường, gia đình và xã hội, do đó ngoài Nhà nước (cơ quan lập pháp, tư
hành pháp, tư pháp), các tổ chức chính chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các cơ
quan báo chí, truyền thông, gia đình cũng có vai trò và trách nhiệm thúc đẩy thực
hiện QGD cho mọi người. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục,
tự chủ giáo dục đại học thì chủ thể có trách nhiệm trao QGD còn có thêm các cá
nhân, tổ chức tư nhân tham gia quá trình đào tạo ở các cấp độ khác nhau từ mầm
non đến đại học trong hệ thống trường tư.
Thứ ba, chủ thể trao quyền giáo dục cũng là chủ thể hưởng thụ quyền giáo
dục xuất phát từ nhu cầu tiếp cận giáo dục để nâng trao kiến thức, kỹ năng quản lý ...
nhiệm trao quyền giáo dục của các thiết chế bảo đảm chung và các thiết chế bảo
đảm khác (thiết chế xã hội). Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế trong
thực hiện quyền giáo dục cần được khắc phục. Cần phải xác định rõ có những
nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thành tựu cũng như hạn chế trong thực
hiện quyền giáo dục ở Việt Nam, từ đó có quan điểm, giải pháp đồng bộ để thực
hiện ngày càng tốt hơn quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
4. Trong bối cảnh quyền con người trong đó có quyền giáo dục đã và đang
chịu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ lý luận và thực tiễn cho
thấy thực hiện quyền giáo dục ở Việt Nam phải quán triệt quan điểm nhất quán của
Đảng và Nhà nước về phát triển nền giáo dục quốc gia; thực hiện quyền giáo dục là
trách nhiệm của Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội; thực hiện quyền giáo dục
phải đặt trong tổng thể hài hòa với việc bảo đảm các quyền con người khác ở Việt
Nam; hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền giáo dục phải bảo đảm tính
phù hợp với đặc thù, thực tiễn của đất nước và từng địa phương, phải đặt trong bối
149
cảnh hội nhập quốc tế, tương thích với các chuẩn mực pháp lý và các điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: nâng cao
nhận thức về quyền giáo dục; hoàn thiện pháp luật về quyền giáo dục; nâng cao trách
nhiệm trao quyền giáo dục của các thiết chế bảo đảm chung: các cấp ủy Đảng, các cơ
quan Nhà nước; chính quyền địa phương; các thiết chế khác; trách nhiệm của cá nhân
thụ hưởng quyền giáo dục, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội; hiệu quả
hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm định, khảo thí, xử lý vi phạm pháp luật về quyền
giáo dục; tăng cường hợp tác quốc tế để tham khảo kinh nghiệm và tranh thủ nguồn lực
để thực hiện quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Vị trí của quyền giáo dục trong hệ thống các quyền con người. 2013. Tạp
chí Thông tin Khoa học chính trị - Hành chính, số 7/2013, tr. 40-44.
2. Khái quát quyền văn hóa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
hiện nay. 2013. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10 (306)/2013, tr. 33-41.
3. Bảo đảm quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay. 2016. Tạp chí Nhân quyền
Việt Nam, số 11/2016, tr. 52-54.
4. Phát triển giáo dục - giải pháp tạo sức mạnh mềm cho dân tộc Việt Nam.
2018. Tạp chí Thanh tra, số 5/2018, tr. 29-33.
5. Một số vấn đề lý luận về cơ chế bảo đảm quyền giáo dục ở Việt Nam
.2020. Tạp chí Khoa học chính trị, số 4/2020, tr. 75-87.
6. Cơ chế bảo đảm quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay: Thành tựu và
nguyên nhân. 2020. Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, số 4/2020, tr. 69-76.
7. Quan điểm của Đảng về bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam. 2020.
Tạp chí Lý luận chính trị, số 5/2020, tr. 71-76.
8. Thực hiện pháp luật về quyền giáo dục ở Việt Nam hiện nay. 2020. Tạp
chí Pháp luật về quyền con người, số 2/2020, tr. 64 -75.
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh. 2019. Quản lý đào tạo thực hiện quyền tự chủ và trách
nhiệm xã hội của các trường đại học địa phương trong bối cảnh đổi mới giáo
dục, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
2. Hoàng Anh (Chủ biên). 2013. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng
vào đào tạo đại học hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Phương Anh. 2017. “5 quốc gia có nền giáo dục tốt”. <https://thanhnien
.vn/giao-duc/5-quoc-gia-co-nen-giao-duc-tot-815296.html>, (20/5/2020).
4. Phạm Văn Ba, Nguyễn Thị Báo và Vũ Công Giao (Chủ biên). Quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam, Văn phòng
Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ xuất bản, Hà Nội.
5. Tư Bùi. 2019. “Chi ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp tăng đều qua các năm
của”.<
23/chi-ngan-sach-cho-giao-duc-nghe-nghiep-tang-deu-qua-cac-nam-
70504.aspx>, (10/4/2020).
6. Ban Bí thư Trung ương Đảng. 1992. Chỉ thị số 12-CT/TW về vấn đề quyền con
người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta”, ban hành ngày 12/7/1992, Hà Nội.
7. Báo Đại đoàn kết điện tử. 2019. “Xử lý nghiêm gian lận thi cử”.
(25/5/2020).
8. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2019. “Đẩy mạnh giáo dục quyền con
người trong hệ thống giáo dục quốc dân”. <
giao/day-manh-giao-duc-quyen-con-nguoi-trong-he-thong-giao-duc-quoc-dan-
541415.html>, (03/11/2019).
9. Báo Giáo dục điện tử. 2019. “Tại sao cán bộ, phụ huynh có con được nâng điểm
tại Hà Giang chưa bị xử lý?”. <https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/tai-sao-can-bo-
phu-huynh-co-con-duoc-nang-diem-tai-ha-giang-chua-bi-xu-ly-
post202290.gd>, (10/10/2019).
10. Báo Nhân dân điện tử. 2020. “Trần Hảo, Tuyên án 15 bị cáo trong vụ gian lận thi cử ở
Hòa Bình”. <https://www.nhandan.com.vn/phapluat/item /44553302 -tuyen-an-15-bi-
cao-trong-vu-gian-lan-thi-cu-o-hoa-binh.html>, (02/6/2020).
152
11. Báo Sài Gòn giải phóng. 2019. “Xây dựng xã hội học tập nhằm chấn hưng nền
giáo dục ở Việt Nam”.< dụcdt.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/xay-
dung-xa-hoi-hoc-tap-nham-chan-hung-nen-giao-duc-o-viet-nam/11364751>,
(10/4/2020).
12. Báo Thái Nguyên điện tử. 2017. “Vẫn còn rào cản đối với người khuyết tật
trong tiếp cận giáo dục”. <
nuoc/van-con-rao-can-doi-voi-nguoi-khuyet-tat-trong-tiep-can-giao-duc-
249838-206.html, (12/5/2020).
13. Báo Thanh niên điện tử. 2020. “Cựu Phó giám đốc sở GD-ĐT Sơn La Trần
Xuân Yến lĩnh án 9 năm tù”. <https://thanhnien.vn/thoi-su/gian-lan-diem-thi-o-
son-la-xet-xu-nhieu-bi-cao-toi-dua-nhan-hoi-lo-1226728.html>, (02/6/2020).
14. Báo tuổi trẻ điện tử. 2019. “Vụ án gian lận thi ở Hà Giang: 8 năm tù cho người chủ
mưu”.<https://tuoitre.vn/vu-an-gian-lan-thi-o-ha-giang-8-nam-tu-cho-nguoi-
chu-muu-20191025081314948.htm>, (05/3/2020).
15. Bình luận chung số 13 - Quyền được giáo dục (Điều 13, ICESCR).
,
(22/10/2019).
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2016. Giới thiệu Bộ tài liệu về Học tập suốt đời của
UNESCO.<https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-xuyen/
Pages/default.aspx?ItemID=4289>, (10/4/2020).
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2016. Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, ban
hành ngày 14/3/2016, Hà Nội.
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2017. Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT quy định về
kiểm định chất lượng giáo dục đại học, ban hành ngày 19/5/2017. Hà Nội.
19. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2018. Báo cáo số Số 424-BC/BCSĐ của Ban Cán sự
Đảng Bộ GD&ĐT về Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ban
hành ngày 6/8/2018, Hà Nội, tr.31.
153
20. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2018. Báo cáo Tổng kết việc thực hiện Cương lĩnh,
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và 05 năm thực hiện
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, ban hành
ngày 07/3/2018, Hà Nội.
21. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2019. Báo cáo số 4040/BCGDĐT-PC V/v Tổng kết thực
hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020 của Bộ GD&ĐT, ban hành ngày 09/9/2019, Hà Nội, tr.4-5, 25.
22. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2019. Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT về nhiệm vụ và giải
pháp năm học 2019-2020 của ngành giáo dục, ban hành ngày 08/8/2019, Hà Nội.
23. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2019. Kế hoạch số 992/KH-BGDĐT về Tuyên truyền,
phổ biến Luật Giáo dục, ban hành ngày 27/9/2019. Hà Nội.
24. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2020. Thúc đẩy hợp tác và đầu tư trong giáo dục.
,
(16/10/2020).
25. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2020. Tiên phong chuyển đổi số thu hẹp khoảng cách
giáo dục ASEAN. <https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?
ItemID=7005>, (16/10/2020).
26. Bộ Ngoại giao Việt Nam. 2019. Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con
người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ III).
<
4084101>, (10/3/2020.
27. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý. 2006. Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà
Nội, tr. 703.
28. Lê Nguyên Châu. 2018. Thực thi chính sách giáo dục và đào tạo cho đồng bào
dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh.
29. Lê Quang Cảnh, Nguyễn Văn Thắng, Tôn Thu Hiền. 2019. “Hiệu quả chi giáo
dục phổ thông ở Việt Nam: nghiên cứu từ các địa phương cấp tỉnh”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, số 265/2019. Hà Nội.
30. Mác và Ph.Ăngghen. 1994. Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr.25.
154
31. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966.
<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Cong-uoc-quoc-te-cac-quyen-
kinh-te-xa-hoi-va-van-hoa-1966-269761.aspx>, (20/6/2017).
32. Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2020. “Hợp tác giữa Việt Nam
với các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo”.
< -phu-
nuoc-ngoai-trong-linh-vuc-giao-duc-dao-tao.html/BPF/vi-VN/CMS_Cat/cac-to-
chuc-quoc-te/CMS_Detail/1217>, (11/01/2020).
33. Lê Thị Anh Đào. 2018. “Quyền được giáo dục theo quy định của Luật quốc tế
và cơ chế bảo đảm thực hiện”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 3+4
(355+356). Hà Nội.
34. Ngọn Hải Đăng. 2020. “Giáo dục Việt Nam có những bước tiến rõ rệt gần đây
với một loạt các quyết định thay đổi”. < dac-
diem-cua-nhung-nen-giao-duc-tien-tien-nhat-the-gioi-33.html>, (20/6/2020).
35. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Lã Khánh Tùng, Vũ Công Giao (Đồng chủ
biên). 2012. Tuyển tập Hiến pháp một số quốc gia, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
36. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng. 2011. Giáo trình Lý luận về
quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
37. Nguyễn Minh Đoan (chủ biên). 2016. Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của
các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.43.
38. Nguyễn Thuỳ Dương - Vũ Công Giao. 2018. “Giáo dục và quyền được giáo dục trong
cách mạng công nghiệp lần thứ bốn”, Tạp chí Nhân quyền Việt Nam, số 3/2018.
39. Phạm Văn Dũng. 2009. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở các vùng dân
tộc thiểu số của nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
40. Trần Minh Đức. 2019. “Chính sách giáo dục dân tộc thiểu số của Trung Quốc hiện
nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2019, Hà Nội.
41. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Bộ
Khoa học và Công nghệ, Câu lạc bộ Phần mềm Tự do. 2015. “ Xây dựng nền tảng
học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: Đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng
và phát triển giải pháp công nghệ”., (25/5/2020).
155
42. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật. 2010. Quyền con người (Tập hợp những
bình luận/khuyến nghị chung của các Ủy ban Công ước Liên hợp quốc), Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 105.
43. Đại học Thăng Long, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hội thư
viện Việt Nam, Hội tin học Việt Nam, Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở
Việt Nam. 2019. “Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở”.
,
(20/5/2020).
44. Nguyễn Trường Giang. 2019. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
đối với hệ thống giáo dục phổ thông ở thành phố Yên Bái, Luận văn thạc sĩ,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
45. Lê Ngọc Hùng. 2015. “Bất bình đẳng cơ hội trong giáo dục ở Việt Nam”, Tạp
chí Khoa học xã hội, số 1, Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Kim Hoa, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Sửa đổi, bổ sung luật giáo
dục: Cần chú trọng đến các nội dung về giáo dục hòa nhập trẻ có hoàn cảnh đặc biệt,
, (10/5/2020).
47. Tăng Thu Hằng. 2019. “Tìm lời giải cho những tồn tại trong đầu tư GD đào tạo
nước ta”. <
giao-duc-dao-tao-nuoc-ta-n12552.html>, (10/5/2020).
48. Hải Hà. 2019. Cần quan tâm xây dựng lực lượng thanh tra giáo dục,
<
luc-luong-thanh-tra-giao-duc_t114c1059n153141>, (27/10/2019).
49. Hoàng Hải. 2020. “Những quốc gia tự cường nổi tiếng trên thế giới”.
<https://baodauthau.vn/nhung-quoc-gia-tu-cuong-noi-tieng-tren-the-gioi-
post83974.html>, (26/01/2020).
50. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu quyền con người.
2008. Bình luận và khuyến nghị chung của các Ủy ban Công ước Liên hợp quốc
về quyền con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.13.
51. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2018. Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị
Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
52. Hội Khai - Trí - Tiến - Đức. 1931. Việt-Nam Tự-Điển, Trung-Bắc Tân-Văn.
<https://www.scribd.com/document/329836009/1931-Vi%E1%BB%87t-Nam-
T%E1%BB%B1-%C4%90i%E1%BB%83n-H%E1%BB%99i-Khai-Tri-
Ti%E1%BA%BFn-%C4%90%E1%BB%A9c>, (20/6/2017).
156
53. Hội Nghiên cứu quyền con người Trung Quốc. 2003. Quyền con người ở Trung Quốc
và Việt Nam (truyền thống, lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Infonet.vietnamnet. 2019. “Xử lý kỷ luật vụ gian lận thi cử ở Sơn La: Chưa
thuyết phục dư luận!”. <https://infonet.vietnamnet.vn/thoi-su/xu-ly-ky-luat-vu-
gian-lan-thi-cu-o-son-la-chua-thuyet-phuc-du-luan-53036.html>, (10/6/2020).
55. Chung Phi Long. 2019. “Bảo đảm quyền giáo dục cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn
tỉnh Bình Dương”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
56. Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuận. 2019. “Tác động của tăng trưởng kinh tế đến
phát triển con người ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp”.
<
truong-kinh-te-den-phat-trien-con-nguoi-o-viet-nam--van-de-va-giai-
phap.aspx>, (10-01-2019).
57. Võ Thành Long. 2005. “Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định
hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
58. Đàm Quang Minh, Phạm Hiệp.2018. “Cách mạng công nghiệp 4.0 và nguy cơ
“thua trắng" của đại học truyền thống<https://cuoituan.tuoitre.vn/tin/ van-de-su-
kien/20160907/cach-mang-cong-nghiep-40-va-nguy-co-thua-trang-cua-dai-hoc-
truyen-thong/1165108.html>, (09/01/2018).
59. Hồ Chí Minh. 2002. Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.8.
60. Huỳnh Mai.2015. “Những câu nói để đời của huyền thoại Nelson
Mandela”.<https://thanhnien.vn/doi-song/nhung-cau-noi-de-doi-cua-huyen-
thoai-nelson-mandela-586356.html>, (18/7/2015).
61. Nguyễn Thị Hiền Mai. 2019. “Bảo đảm quyền học tập của trẻ em là con của người
lao động tạm trú trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh.
62. Đỗ Tấn Ngọc. 2019. Các kết luận thanh tra đã tác động tích cực tới hệ thống,
góp phần làm cho công tác quản lý giáo dục của địa phương ngày một quy củ,
nghiêm túc. <https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bo-giao-duc-nhin-nhan-ve-
cong-tac-thanh-tra-post202022.Giáo dục>, (03-10-2019).
157
63. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt. 1987. Giáo dục học, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
tr.13.
64. Hiếu Nguyễn. 2020. “Giáo dục và đào tạo chủ động hội nhập, nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế”. <https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/Giáo dụcdt-chu-
dong-hoi-nhap-nang-cao-hieu-qua-hop-tac-quoc-te-3961364-v.html>,
(11/01/2020).
65. Hoàng Văn Nghĩa. 2009. Jurisprudence of human rights and the mechanism for
protection: A comparative study between Vietnam and the United Kingdom, (Luật
học về quyền con người và cơ chế bảo đảm: Kinh nghiệm Việt Nam và Vương
quốc Anh), Đại học Tổng hợp Manchester Metropolitian, Vương Quốc Anh.
66. Hoàng Văn Nghĩa. 2015. Bảo đảm quyền văn hóa trong điều kiện phát huy đa
dạng văn hóa ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội.
67. Hồng Nhung. 2012. “Phổ cập giáo dục - những bước đi khởi sắc”, Tạp chí Nhân
quyền Việt Nam, số 9/2012, Hà Nội;
68. Hồng Nhung. 2019. “Đầu tư giáo dục hiệu quả ở một số quốc gia châu
Á”<
gia-chau-a-19685.html>, (02/10/2019).
69. Huyền Nguyễn. 2018. “4 quốc gia đi đầu thế giới trong ngân sách đầu tư vào
giáo dục”.<https://viva-mundo.com/vn/noticia/post/4-quoc-gia-di-dau-gioi-
trong- ngan-sach-dau-tu-vao-giao-duc>, (20/5/2020).
70. Nguyễn Thị Tố Như. 2013. Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam hiện
nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.
71. Phạm Xuân Nam. 2007. “Vai trò của văn hóa - giáo dục trong việc tạo lập một
tâm quyển cho sự phát triển bền vững của đất nước trên cơ sở kinh tế tri thức”,
Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 05/2007, Hà Nội.
72. Ngân hàng thế giới. 2020. “Tổng quan về Việt Nam”.
, (15/5/2020).
73. Võ Khánh Minh. 2015. Giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay, Luận
án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
74. Pasi Sahlberg, Đặng Việt Vinh dịch. 2016. Bài học Phần Lan 2.0, chúng ta học được
gì từ cải cách giáo dục Phần Lan?, Nxb Thế Giới, tr.53, 149, 200, Hà Nội.
158
75. Thu Phương. 2012. “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - bắt đầu từ đâu ?”,
Tạp chí Nhân quyền Việt Nam, số 12/2012, Hà Nội.
76. Pháp luật và xã hội. 2018. Chính sách về giáo dục cho người khuyết tật.
<
118851.html>, (10/5/2020).
77. Dương Thị Quý. 2018. Thực thi chính sách hỗ trợ trong giáo dục phổ thông đối
với học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn, Luận
văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
78. Lê Quân. 2020. Đào tạo nghề chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và
Cách mạng công nghiệp 4.0.
<
/V8hhp4dK31Gf/content/dao-tao-nghe-chat-luong-cao-dap-ung-yeu-cau-hoi-
nhap-va-cach-mang-cong-nghiep-4-0>, (10/5/2020).
79. Quốc hội. 2013. Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.
80. Quốc hội. 2019. Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, Hà Nội.
81. Cao Đức Thái. 2005. Thành tựu bảo đảm quyền con người trong thời kỳ đổi mới
ở Việt Nam - thực trạng, vấn đề và phương hướng giải quyết, Hà Nội.
82. Đoàn Trường Thụ. 2006. “Quyền con người - thước đo quan trọng của tiến bộ
xã hội”, Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội
83. Đức Tùng. 2013. “Chăm lo cho quyền được học tập suốt đời của nhân dân”,
Tạp chí Nhân quyền Việt Nam, số 1/2013.
84. Lê Thi. 1998. Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, Nxb Phụ nữ,
Hà Nội.
85. Lữ Văn Tuyên. 2014. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp
Việt Nam”, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội.
86. Nguyễn Đức Thùy. 2011. Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhân quyền quốc gia
một số nước ASEAN và Trung Quốc-Kinh nghiệm đối với Việt Nam, Hà Nội.
87. Nguyễn Khánh Trung. 2015. Giáo dục Việt Nam và Phần Lan, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
88. Nguyễn Minh Tuấn. 2019. “Định hướng xây dựng chương trình xóa mù chữ
dựa trên Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, Tạp chí Giáo dục, số 465 (kì
1-tháng 11/2019).
159
89. Nguyễn Trọng Tuấn. 2018. Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công
lập ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội.
90. Tên gọi và lịch sử ra đời của UNESCO. 1945. < gioi-
thieu/unesco >, (20 June 2020).
91. Thái Nguyên. 2017. “Vẫn còn rào cản đối với người khuyết tật trong tiếp cận
giáo dục”, <
rao-can-doi-voi-nguoi-khuyet-tat-trong-tiep-can-giao-duc-249838-206.html>,
(12/5/2020).
92. Thái Vĩnh Thắng. 2015. Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với
Hiến pháp năm 1992, <https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/ctv/news/Pages/
nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemId=13>, (20/6/2019).
93. Thanh tra Chính phủ. 2018. Thông báo Kết luận thanh tra số 65/TB-TTCP về
Chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo tại Bộ Giáo dục và
Ðào tạo, ban hành ngày 12-01-2018 , Hà Nội. < com.vn/giaod
uc/item/35292502-con-nhieu-thieu-sot-khuyet-diem-trong-quan-ly-nha-nuoc-
ve-giao-duc-dao-tao.html>, (20/6/2019).
94. Thủ tướng Chính phủ. 2019. Quyết định số 1225/QĐ-TTg về Ban hành
chương trình quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phí chính
phủ nước ngoài giai đoạn 2019 - 2025, ban hành ngày 25/10/2019, Hà Nội.
95. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Viện Raoul Wallenberg về quyền con người và Luật Nhân đạo, Đại học
Lund, Thuy Điển. 2001. Hiến pháp, pháp luật về quyền con người: Kinh
nghiệm Việt Nam và Thụy Điển. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
96. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hội Nghiên cứu quyền con người Trung Quốc. 2003. Quyền con người
ở Trung Quốc và Việt Nam (truyền thống, lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
97. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Khoa Luật châu Á Thái Bình Dương, Đại học tổng hợp Sydney. 2004.
Quyền con người: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và Australia, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
160
98. Trường Đại học Luật Hà Nội. 2018. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước
và pháp luật (tái bản lần thứ hai), Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 476.
99. Đào Trí Úc. 2012. "Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt
Nam", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, Hà Nội, tr.5.
100. Ủy ban Dân tộc. 2012. Báo cáo số 56/BC-UBDT về những bất cập trong
chính sách giáo dục, đào tạo và đề xuất chính sách phát triển giáo dục, đào
tạo và đề xuất chính sách phát triển giáo dục, đào tạo vùng dân tộc miền núi
giai đoạn 2012-2020, ban hành ngày 19/7/2012, trang 1-3, Hà Nội.
101. Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng. 2018. Hoạt động
của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng.
<
dinhcacvande/Pages/home.aspx?ItemID>, (15/9/2019).
102. Văn phòng Quốc hội, Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học.
2009. Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, Nxb Thống Kê, Hà
Nội. tr. 67,199, 209, 121-122.
103. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự. 2016. Quan điểm của Đảng về giáo
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong Văn kiện Đại hội XII, Nxb
Chính trị quốc gia Sự thật, HàNội. <https://tulieuvankien.dangcongsan.
vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/book/sach-chinh-tri/quan-diem-cua-dang-ve-
giao-duc-va-dao-tao-khoa-hoc-va-cong-nghe-trong-van-kien-dai-hoi-xii-
225>, (30/8/2017), tr. 5-16.
104. Viện Nghiên cứu Quyền con người. 2008. Bình luận và khuyến nghị chung
của các Ủy ban Công ước thuộc Liên hợp quốc về quyền con người, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, tr.119-126.
105. Viện Ngôn ngữ học .1999. Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
106. Võ Khánh Vinh (chủ biên). 2011. Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con
người, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
107. Võ Khánh Vinh (chủ biên). 2011. Quyền con người tiếp cận liên ngành và đa
ngành luật học, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
108. Nguyễn Quốc Vương. 2018. Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản, Nxb
Phụ nữ, Hà Nội.
161
109. Thanh Xuân, Đức Trung. 2020. Năm học 2018-2019, cả nước có hơn 23,5
triệu học sinh, sinh viên.<https://www.nhandan.com.vn/giaoduc/item
/37554202-infographic-nam-hoc-2018-2019-ca-nuoc-co-hon-23-5-trieu-hoc-
sinh-sinh-vien.html>, (08-4-2020).
Tiếng Anh
110. Alston, Philip. 1995. Human Rights Law. <https://www.hg.org/human-
rights.html>, (2 December 2019).
111. Andrea Willige. 2017. “How Can We Prepare Our Kids For the Jobs Of
the Future?”.<https://english.cw.com.tw/article/article.action?
id=1711>, (4 June 2017).
112. Charles J. Russo Ed.D. J.D. Panzer Chair in Education University of Dayton.
2006. “The Educational Rights of Students: International Perspectives on
Demystifying the Legal Issues”. <https://www.amazon.com/Educational-
Rights-Students-International-Perspectives/dp/1578865093>,R&L Education
Publishing House, (30 May 2020).
113. Comparative Constitutions Project, and distributed on constituteproject.org.
2020.“Denmark's Constitution of 1953”. (PDF). <https://www. constituteproject
.org/constitution/Denmark_1953.pdf?lang=en>, (20 July, 2020), pg. 13.
114. Constituent Assembly at Eidsvol. 1992. “The Constitution Of The Kingdom
OfNorway1992”.<https://ihl-databases.icrc.org/ihl-nat/6fa4d35e5
e3025394125673e00508143/eee956c813a2da0ec1256a870049de0c/%
24FILE/Constitution.pdf>, (20 July, 2020), pg. 15.
115. Constitute (Constitute Project.org). 2020. “Canada's Constitution of 1867
with mendments through 2011”. (PDF).<https://www. constituteproject.org/
constitution/Canada_2011.pdf?lang=en>, (11 Mar 2020), pg. 34.
116. Education Indicators in Canada: “An International Perspective 2018". (PDF).
Statistics Canada. December 11, 2018. <https://www150.statcan .gc.ca/n1
/en/pub/81-604-x/81-604-x2018001-eng.pdf?st=m5CVlvLC>, (27 August
2019), pg.93.
162
117. Facts about Sweden ducation. 2015. Equal Access to free Education.
<https://sweden.se/wp-content/uploads/2015/06/Education-in-Sweden-high-
resolution.pdf>, (20 May 2020).
118. Institue For Public Policy Research. 1991. “The Constitution of the United
Kingdom”. (PDF). © IPPR 1991. <https://www.ippr.org/ files/images/
media/files/publication/2014/01/the-constitution-of-the-united-kingdom_
1991-2014_1420.pdf>, (10 July 1991), pg. 18, 25.
119. Korean Ministry of Education. 2020. “Korean Education Report 2019.
<
q=92998268fb7e69ee8c1ab8410138731c>, (25 June 2020).
120. Korean Ministry of Education. 2020. “Responding to Covid-19: Online
Classe sin Korea”.
<
fileSeq=0da904a1ab25a9ae9d7273b7433120e5>, (30 June 2020).
121. Ministry of Justice Filand. 2018. “The Constitution of Finland 11 June 1999,
Section 16 -Educational rights, entered into force on 1 March 2000”. (PDF).
, (20 May 2018). pg.4, 24.
122. OECD. 2010. “Japan: A Story of Sustained Excellence”. <https://read.oecd-
ilibrary.org/education/lessons-from-pisa-for-the-united-states/japan-a-story-
of-sustained-excellence_9789264096660-7-en#page12>, (20 June 2020).
123. OECD. 2012. “Special Educational Needs (SEN)" (PDF). <
oecd.org/els/family/50325299.pdf>, (20 June 2020).
124. OECD. 2019. “Educational indicators in Canada: International perspectives”.
<https://www150.statcan.gc.ca/n1/en/daily-quotidien/191210/dq191210a-
eng.pdf?st=GGmHSBr6>, (20 June 2020).
125. OHCRH,UNESCO. 2012. Human Right Education in Primary and
Secondary School Systems: A self-assessment Guide for Governments, New
York and Geneva. <
SelfAssessment Guidefor governm ents.PDF>, (20 June 2020).
163
126. UNESCO.2019.Science report, towards 2030: executive summary.
Perspective.,(8
September 2019).
127. Quacquarelli Symonds (QS) .2020. “QS World University Rankings. 2019”.
<https://www.topuniversities.com/university-rankings-articles/world-
university-rankings/top-universities-world-2021>, (30 June 2020).
128. Singaporeparliament.1965. “Sigapore “Constitutionof1965”. <https://www.
wipo.int/edocs/lexdocs/laws/en/sg/sg047en.pdf>, (20 July, 2020), pg. 8, 75.
129. Sveriges Riksdag. 2016. “The Constitution of Sweden The Fundamental
(Laws and the Riksdag Act)”,Published by Sveriges Riksdag.
<https://www.riksdagen.se/globalassets/07.-dokument--lagar/the-
constitution-of-sweden-160628.pdf>, (15 June 2020), pg.71, 166.
130. Thai National Legislative Council. 2017. “Constitution of the Kingdom of
Thailand2017”.<
05/Constitution+of+the+Kingdom+of+Thailand+(B.E.+2560+(2017)).pdf>,
(20 July, 2020), pg. 9, 13, 16-17, 21, 102.
131. The Institute for Public Policy Research. 1991. The Constitution for the
United Kingdom https://www.ippr.org/files/images/media/files/ publication/
2014/01/the-constitution-of-the-united-kingdom_1991-2014_1420.pdf>, (10
July 1991), pg. 18, 25.
132. Tomasevski, K (2006a). Human rights obligations in education worldwide.
Nijmegen, The Netherlands: Wolf Legal Publishers. <https://books.google.
com.vn/books/about/Human_Rights_Obligations_in_Education.html?id=5ysl
AQAAIAAJ&redir_esc=y>, (29 December 2020).
133. Tomasevski, K (2006b). Human rights obligations in education worldwide -
Free or fee 2006 global report. Retrieved February 29, 2008.
<https://www.right-to-education.org/sites/right-to-
education.org/files/resource- attachments/Tomasevski_Free_or_fee_ Global_
Report_2006.pdf>,(29 December 2020).
134. UNESCO. 2007. “A Human Rights-Based Approach to - Education for all”.
<https://www.unicef.org/publications/files/A_Human_Rights_Based
_Approach_to_Education_for_All.pdf>, (20 June 2020).
164
135. UNESCO.2018. “UNESCO and the right to education”. <https://unesdoc.
unesco.org/ark:/48223/ pf0000266087_eng>, (6 October 2018)].
136. UNESCO. 2019 “What you need to know about the Convention against
Discrimination in Education”. <https://en.unesco.org/news/what-you-need-
know-about-convention-against-discrimination-education>, (19 April 2019).
137. UNESCO. 2019. Enforcing the right to education of refugees: a policy.
<https://www.gcedclearinghouse.org/sites/default/files/resources/190208eng.
pdf>, (4.September 2019).
138. UNESCO. 2019. Indigenous peoples’ right to education. <https://unesdoc
.unesco.org/ark:/48223/pf0000369698>, (4.September 2019).
139. UNESCO. 2019. The right to education Handbook. <https://unesdoc.
unesco.org/ark:/48223/pf0000366556>, (9 September 2019).
140. UNESCO.2018. Ensuring the right to equitable and inclusive quality
education.
(10 July 2018).
141. UNICEF. 2017. Education Uprooted (Giáo dục cho người di cư).
<https://www.unicef.org/publications/files/UNICEF_Education_Uprooted.pd
f>, (September 2017).
142. William Deresiewicz - dịch giả Quế Chi. 2018. Bầy cừu xuất chúng, Nxb
Thế giới, Hà Nội.
143. Wolfgang Benedek (chủ biên). 2006. Viện Nghiên cứu quyền con người tổ chức
dịch, in ấn phát hành 2008. Tìm hiểu quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quyen_giao_duc_o_viet_nam_hien_nay.pdf
- Trichyeu_TrinhNhuQuynh.pdf