Luận án Quan niệm về con người chính trị trong triết học của C. Mác và việc xây dựng đội ngũ công chức ở Việt Nam hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM ANH HÙNG Quan niệm về con người chính trị trong triết học của C.Mác và việc xây dựng đội ngũ công chức ở Việt Nam hiện nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM ANH HÙNG Quan niệm về con người chính trị trong triết học của C.Mác và việc xây dựng đội ngũ công chức ở Việt Nam hiện nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: CH

pdf173 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quan niệm về con người chính trị trong triết học của C. Mác và việc xây dựng đội ngũ công chức ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Phạm Anh Hùng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI LUẬN ÁN 6 1.1. Tình hình nghiên cứu về con người chính trị và con người chính trị trong triết học C.Mác 6 1.2. Tình hình nghiên cứu về phẩm chất chính trị của công chức và xây dựng phẩm chất chính trị của công chức 10 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận án 23 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ TRONG TRIẾT HỌC C.MÁC 25 2.1. Những tư tưởng triết học trước C.Mác về con người chính trị 25 2.2. Những vấn để chủ yếu về con người chính trị trong triết học C.Mác 39 2.3. Những nhân tố cấu thành con người chính trị 66 Chương 3: ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VIỆT NAM NHÌN TỪ QUAN NIỆM CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ TRONG TRIẾT HỌC C.MÁC 78 3.1. Đội ngũ công chức Việt Nam với tư cách là con người chính trị 78 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ công chức Việt Nam hiện nay với tư cách là con người chính trị theo quan niệm của triết học C.Mác 90 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VIỆT NAM THEO LÝ LUẬN VỀ CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ TRONG TRIẾT HỌC C.MÁC 125 4.1. Phương hướng xây dựng đội ngũ công chức bảo đảm những yêu cầu về phẩm chất của con người chính trị 125 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao phẩm chất chính trị của đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay 140 KẾT LUẬN 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐCSVN : Đảng cộng sản Việt Nam CNCS : Chủ nghĩa cộng sản CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội KTTT : Kinh tế thị trường XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Số liệu điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức về chuyên môn nghiệp vụ 103 Bảng 3.2: Số liệu điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức về trình độ lý luận chính trị 107 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính trị là lĩnh vực hoạt động cơ bản của con người, của loài người kể từ khi xã hội có giai cấp và nhà nước. Để hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, thỏa mãn nhu cầu sống, xây dựng và phát triển một xã hội tốt đẹp, con người (các công dân xã hội trong xã hội có giai cấp và nhà nước) và nhất là những nhà lãnh đạo cầm quyền phải luôn suy nghĩ, tìm kiếm và hình thành nên các mô hình tổ chức, xây dựng cách thức hoạt động của các tổ chức đó một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu của cộng đồng, tổ chức mình. Điều đó nói lên, trong xã hội có giai cấp và nhà nước, những con người trong các cộng đồng, tổ chức chính trị đó phải là những con người có tư duy, biết cách tổ chức hoạt động của cộng đồng, định hướng và dẫn dắt tổ chức, cộng đồng thực hiện các mục đích của cuộc sống. Những con người như thế nằm trong nội hàm của khái niệm con người chính trị. Con người chính trị theo nghĩa chung nhất là những người hoạt động nhằm tổ chức và định hướng hoạt động của cộng đồng, đảm bảo sự vận động, sự ổn định và phát triển của xã hội. Nghiên cứu con người chính trị, nắm chắc những bản chất, đặc trưng, năng lực, phẩm chất cần thiết của nó để xây dựng đội ngũ công chức của nhà nước với tư cách là những người đảm đương các trọng trách, làm tốt các nhiệm vụ của quốc gia, dân tộc, thực hiện các mục tiêu chính trị của Đảng, nhà nước và nhân dân. Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị tốt đẹp mà Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đặt ra. Công cuộc xây dựng CNXH được Đảng nhận thức là vô cùng phức tạp, khó khăn, phải trải qua nhiều bước và nhiều giai đoạn. Mục tiêu CNXH là mục tiêu mà toàn Đảng và toàn dân ta quyết tâm thực hiện, vì nó mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc thực sự cho toàn thể nhân dân. Quyết tâm đó cũng được thể hiện trong tinh thần, ý chí chính trị của những người làm việc trong bộ máy của Đảng và 2 Nhà nước. Quyết tâm chính trị đó được biểu hiện trong ý chí của toàn Đảng, toàn dân trong những hành động, những chủ trương, chính sách, chiến lược để hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển xã hội. Bộ máy nhà nước muốn khơi dậy, kiến tạo sự phát triển trong toàn bộ người dân trước hết, đội ngũ công chức của nhà nước phải là những con người hành động có đủ phẩm chất, năng lực và kỹ năng để làm tròn nhiệm vụ chính trị của mình là phục vụ nhân dân để phát triển đất nước. Do đó, nghiên cứu con người chính trị trong bộ máy nhà nước hiện nay là yêu cầu bức bách và cần thiết để xây dựng một nhà nước liêm chính, kiến tạo phát triển, và hành động đảm bảo việc thúc đẩy đất nước phát triển theo con đường XHCN. Các nhiệm vụ trọng yếu của công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Đó chính là những nhiệm vụ chính trị cốt lõi mà mỗi con người chính trị ở Việt Nam phải thực hiện. Thực hiện nhiệm vụ này, đội ngũ công chức Việt Nam cần có đủ phẩm chất, năng lực, kỹ năng chính trị tương ứng. Xây dựng con người chính trị Việt Nam nói chung, đội ngũ công chức của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay. Triết học C.Mác là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận chung của tự nhiên, xã hội và con người, về phân tích xã hội hiện tại cũng như chỉ ra quy luật vận động và phát triển tất yếu của xã hội. C.Mác đã chứng minh một cách khoa học tính tất yếu của CNXH với tư cách là tương lai của xã hội loài người. Đảng ta luôn khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Triết học của C.Mác không phải là triết học bàn về con người nói riêng, chủ đề con người chính trị thuần tuý không phải là chủ đề trọng tâm trong các nghiên cứu của ông. Tuy nhiên, trong triết học của mình, C.Mác giành nhiều nghiên cứu để nói về con người cách mạng (nhân dân, công nhân, 3 nông dân) là những nền tảng lý luận khoa học hết sức quan trọng để nhận thức, vận dụng để xây dựng con người chính trị nói chung và con người chính trị của việc xây dựng xã hội XHCN nói riêng. Những luận giải khoa học của triết học C.Mác cần phải được sử dụng làm nền tảng khoa học cho việc luận giải, xây dựng con người chính trị Việt Nam nói chung và đội ngũ công chức của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: "Quan niệm về con người chính trị trong triết học của C.Mác và việc xây dựng đội ngũ công chức ở Việt Nam hiện nay" làm luận án tiến sĩ Triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của quan niệm con người chính trị trong triết học của C.Mác làm cơ sở cho nhận thức và xây dựng đội ngũ công chức Việt Nam với tư cách là những con người chính trị, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ công chức nước ta, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, thực hiện mục tiêu chính trị của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục đích trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Làm rõ lý luận về con người chính trị trong triết học C.Mác, con người chính trị trong công chức Việt Nam, tầm quan trọng của việc nghiên cứu con người chính trị trong xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay. - Làm rõ những nhân tố cấu thành nên công chức Việt Nam với tư cách là con người chính trị theo quan niệm về con người chính trị trong triết học C.Mác và những vấn đề đặt ra về phẩm chất, năng lực và kỹ năng chính trị của đội này. 4 - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam theo quan niệm con người chính trị trong triết học Mác. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là con người chính trị trong triết học của C.Mác và vấn đề xây dựng đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu Quan niệm về con người chính trị trong triết học C.Mác được thể hiện trong nhiều tác phẩm của ông. Nó được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong những phân tích của C.Mác về kinh tế, chính trị, văn hoá, nguồn lực con người... Luận án chỉ khai thác quan niệm về con người chính trị của C.Mác từ triết học. Về xây dựng đội ngũ công chức, luận án tập trung nghiên cứu nó gắn với những người làm việc trong các cơ quan nhà nước. Nghiên cứu xây dựng đội ngũ công chức ở Việt Nam gắn với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam được đặt ra từ Đại hội VII đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ĐCSVN. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề có trong luận án. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, lý luận gắn với thực tiễn. 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Luận án làm rõ phạm trù con người chính trị trong triết học và phân biệt nó với cách hiểu của chính trị học và xã hội học chính trị. 5 - Góp phần làm rõ tầm quan trọng của việc vận dụng quan niệm về con người chính trị của C.Mác trong xây dựng đội ngũ công chức ở Việt Nam. - Làm rõ những nhân tố cấu thành nên công chức Việt Nam với tư cách là con người chính trị và những vấn đề đặt ra về phẩm chất, năng lực và kỹ năng chính trị của đội này. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa của luận án - Ý nghĩa lý luận Luận án đã góp phần khẳng định tầm quan trọng của lý luận về con người chính trị trong triết học C.Mác như là cơ sở khoa học cho việc xây dựng đội ngũ công chức. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác tư tưởng - văn hoá, công tác đào tạo lý luận chính trị cho công chức, các chính sách và chủ trương của Nhà nước. - Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề về con người chính trị và xây dựng đội ngũ công chức với tư cách là con người chính trị trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trong các Học viện, trường Đại học và cao đẳngở nước ta. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ VÀ CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ TRONG TRIẾT HỌC C.MÁC 1.1.1. Nghiên cứu về con người chính trị Chủ đề "con người chính trị" với khái niệm "political man" là chủ đề thường xuất hiện trong các cuốn sách và tạp chí khi viết về các nhà triết học chính trị. Hầu hết các cuốn sách và các bài viết đều tập trung ở một vấn đề căn bản: Lập luận về bản chất của con người trong đời sống chính trị để làm nền tảng cho những lập luận về đời sống chính trị và sự vận hành của nó. Cuốn sách nổi bật và đã được dịch ra tiếng Việt ở miền Nam Việt Nam của Seymour Martin Lipset: "Political Man: The Social Bases of Politics" (Con người chính trị: nền tảng xã hội của chính trị) [166]. Đây là cuốn sách viết dưới dạng khoa học chính trị và xã hội học chính trị hơn là dưới góc độ triết học. Trọng tâm của tập trung ở vấn đề chỉ ra con người chính trị chính là chủ thể xã hội, là các cộng đồng xã hội trong hoạt động chính trị và phân tích những ảnh hưởng của các cộng đồng xã hội của con người đó đến dân chủ ở nhiều nơi trên thế giới. Cuốn sách chứng minh một cách thuyết phục vai trò của con người chính trị trong việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hiện dân chủ ở mỗi nền dân chủ và ở ở nhiều nơi trên thế giới. Con người chính trị được xem như là nội dung của một chuyên ngành mới gọi là Nhân học chính trị (new political anthropology) được Alexander Dugin (2009) "The fourth Political Theory" đề cập [164]. Cuốn sách đã đề xuất và chứng mình rằng con người chính trị với tư cách là nền tảng của chính trị là một trong những vấn đề trung tâm của một ngành khoa học mới đang thịnh hành trên thế giới là Nhân học chính trị. Georges Balandier: "Nhân học chính trị" [3] là công trình đầu tiên đề xuất một sự tổng hợp, một sự thử 7 nghiệm suy tư một cách tổng thể về các chủ thể của xã hội chính trị - vốn xa lạ đối với lịch sử Phương Tây - đã được các nhà nhân học khai thác và mở ra những khía cạnh mới phong phú và đa dạng. Công trình cũng đã nêu lên cơ sở của sự phân bổ quyền lực nhà nước và quyền lực chính trị đối với hệ thống các tầng lớp và mạng lưới xã hội trong một xã hội chính trị. Tuy nhiên, đây cũng là công trình có thiên hướng tích hợp giữa xã hội học với chính trị học khi xem xét các chủ thể xã hội của một xã hội chính trị. "Con người chính trị Việt Nam - truyền thống và hiện đại" của Nguyễn Văn Huyên [39]. Đề tài đã trình bày những vấn đề chung về con người chính trị. Giới thiệu con người chính trị Việt Nam truyền thống (từ trong lịch sử đến 1945) và thời hiện đại (từ 1945 đến nay). Giới thiệu sự nghiệp cách mạng mới và những yêu cầu mới đối với con người chính trị hiện nay. Tuy nhiên, trong đề tài này, nhóm tác giả chủ yếu tiếp cận và sử dụng những phạm trù, khái niệm của khoa học chính trị khi trình bầy các vấn đề của con người chính trị, phần triết học được thể hiện trong công trình nghiên cứu chủ yếu dưới dạng phương pháp luận, ở dạng cơ sở lý luận. Nguyễn Văn Vĩnh: "Aristotle và Hàn Phi Tử - Con người chính trị và thể chế chính trị" [162] đã luận giải thành công và thuyết phục về mối quan hệ giữa con người chính trị và thể chế chính trị. Đây chính là mối quan hệ tương tác với nhau. Quyền lực chính trị chỉ được xác lập trên thực tế thông qua các thể chế chính trị, còn thể chế chính trị có vận hành được và có sức sống lâu dài hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào những chủ thể nắm bắt quy luật và vận hành nền chính trị - những con người chính trị. Con người chính trị chính là cái làm nên sự vận hành sống động của đời sống chính trị và các thể chế chính trị. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm: "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá" [139] đã khảo cứu về những vấn đề lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác, Lê nin và tưởng Hồ Chí Minh, quan niệm cơ bản của Đảng về phẩm 8 chất chính trị và những vấn đề lý luận cơ bản để nâng cao năng lực và phẩm chất chính trị của cán bộ. Cuốn sách tuy được viết cách đây đã lâu nhưng do những vấn đề lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng vẫn còn nhiều những giái trị tham khảo, đặc biệt là các luận điểm về chính trị, hệ tương tưởng chính trị, bản lĩnh chính trị và đạo đức của người cán bộ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Bùi Xuân Thanh: "Tư tưởng sử dụng người tài đức trong học thuyết chính trị - xã hội của Mạnh Tử và ý nghĩa đối với thực tiễn nước ta" [121] đã trình bầy vấn đề con người trong học thuyết của Mạnh Tử như là học thuyết chính trị - xã hội, một thứ học thuyết triết học chính trị -xã hội. Điều đáng lưu ý trong bài viết là tác giả đề cập đến việc cất nhắc người có tài đức để tham gia vào bộ máy nhà nước và dĩ nhiên, tài đức được tác giả đề cập ở đây chính là tài đức phù hợp với nền chính trị đương thời. Đây là bài học có ý nghĩa đối với việc xây dựng con người chính trị trong đội ngũ cán bộ công chức hiện nay. Phạm Ngọc Thanh: "Vai trò của con người trong chính trị và quản lý xã hội" [120]. Đây là bài báo đi sâu và trình bầy nhiều ý tưởng sát với vấn đề con người chính trị. Tác giả đã trình bầy khái quát được các ý tưởng về con người trong đời sống chính trị và tham gia vào các hoạt động chính trị. Đây cũng chính là lĩnh vực hoạt động của con người chính trị mà luận án muốn nghiên cứu. Bài báo để cập trực tiếp đến khái niệm con người chính trị gần đây nhất là của Hoàng Thị Thảo: "Quan niệm của Monstesquier về con người chính trị" [129]. Thông qua nghiên cứu tư tưởng của Montesquieu tác giả đã chỉ ra những đặc tính bất biến của con người trong hoạt động chính trị. Từ đánh giá bản chất bất biến của con người trong hoạt động chính trị để đánh giá về hệ giá trị của chính trị như dân chủ và tự do. Đây là hướng tiếp cận giống với tiếp cận của Luận án để nghiên cứu về con người chính trị trong triết học của C.Mác. 1.1.2. Nghiên cứu về con người chính trị trong triết học C.Mác Những công trinh nghiên cứu trực tiếp về con người chính trị trong triết học của C.Mác đến nay không nhiều. Con người chính trị thường được đề cập gián 9 tiếp thông qua những nghiên cứu trung gian về xây dựng con người mới XHCN, người đảng viên, về đội ngũ lãnh đạo quản lý, đội ngũ cán bộ của Đảng Cộng sản và nhà nước XHCN. Từ khía cạnh coi con người chính trị chính là tổng hoà các thuộc tính của con người khi tham gia các hoạt động chính trị được các nhà nghiên cứu Việt Nam đề cập dưới nhiều góc cạnh khác nhau như: phẩm chất của người lãnh đạo, phẩm chất đạo đức, tác phong của người cán bộ, của người đảng viên... Trong những tác phẩm gián tiếp này, một số tác giả đều ít nhiều đề cập đến quan điểm của C.Mác với nhiều thuộc tính về chính trị khác nhau trong con người chính trị. Để tài cấp Bộ "Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và xu hướng biến động" [47] đã chỉ ra những vấn đề đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị. Trong đó, vấn đề đạo đức được đề tài sử dụng chính là đạo đức của con người chính trị nhưng gắn với đối tượng đặc biệt trong phạm trù con người chính trị chính là những công chức giữ cương vị lãnh đạo. Trong bài báo của cùng tác giả Nguyễn Thế Kiệt: "Sự thống nhất biện chứng giữa năng lực lãnh đạo, quản lý với bản lĩnh chính trị trong hoạt động của người cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị nước ta hiện nay" [48] cũng đã chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa năng lực, kỹ năng của người lãnh đạo chính trị với những phẩm chất chính trị của người cán bộ lãnh đạo quản lý cần thiết phải trau dồi và rèn luyện. Các tác giả Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm: "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước" [139] đã chỉ ra những cơ sở khoa học từ lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng trong suốt quá trình cách mạng để xây dựng những tiêu chuẩn cẩn thiết cho người cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH. Những tiêu chí về chính trị của đội ngũ cán bộ cũng được đề cập như: trung thành với mục tiêu XHCN, có bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận chính trị Những phẩm chất cề chính trị, về năng lực và kỹ năng chính trị cũng được nhiều tác giả khác đề cập đến như: Tác 10 giả Nguyễn Văn Tân: "Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay" [119]; Trần Thành: "Để trở thành người lãnh đạo giỏi" [123]; Phạm Ngọc Quy: "Văn hoá chính trị với việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay" [109]; Trần Thành: "Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay" [124]. Tô Huy Rứa: "Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở một số nước trên thế giới" [111]. Cuốn sách có một phần lý luận nhỏ trình bầy về bản chất của con người trong hoạt động chính trị theo tiếp cận của các nhà triết học của chủ nghĩa tự nhiên. Trong đó, cuốn sách có trình bầy phương pháp tiếp cận của C.Mác dựa trên nền tảng quan niệm về bản chất con người xã hội để lý giải về mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt: "Làm người cộng sản trong giai đoạn hiện nay" [112]. Cuốn sách đã một phần trong Phần thứ nhất để nói về con người chính trị với tư cách là đảng viên Đảng cộng sản trong tư tưởng của C.Mác, Anghen, Lênin và Hồ Chí Minh. Tóm lại, các công trình đề cập đến con người chính trị trong lý luận của chủ nghĩa Mác là gián tiếp, hoặc chỉ đề cập đến những yếu tố bộ phận, những nhân tố cấu thành nên con người chính trị chứ chưa đề cập trực tiếp với tư cách là một phạm trù khoa học. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ VÀ XÂY DỰNG PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ CỦA CÔNG CHỨC 1.2.1. Nghiên cứu về phẩm chất chính trị của công chức Hướng nghiên cứu những phẩm chất chính trị gắn liền với đội ngũ cán bộ công chức Việt Nam cũng được chú ý và nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và cấp độ khác nhau. Công chức Việt Nam với tư cách là con người chính trị luôn lưu giữ những thuộc tính, những phẩm chất chính trị truyền thống của con người Việt Nam nói chung. Cũng đã có những nghiên cứu về những giá trị được lưu giữ trong con người Việt Nam nói chung và do vậy nó có thể được lưu giữ trong con người chính trị công chức Việt Nam hiện nay. 11 Phan Trọng Thưởng: "Xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong hai mươi năm đổi mới và hội nhập quốc tế - Quan điểm, giải pháp đến năm 2020" [136]. Đề tài tổng quan bối cảnh và những nhân tố tác động đến sự nghiệp xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế. Đánh giá thực trạng xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong thời gian này. Dự báo xu thế phát triển, đề xuất một số quan điểm, giải pháp xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam đến 2020. Nguyễn Văn Tài: "Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay" [117] đã đi sâu phân tích, làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách cán bộ của Đảng ta. Đặt biệt với phương pháp tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống, tác giả đã đưa ra những đánh giá sát thực về tình hình cán bộ nước ta hiện nay, đề xuất những giải pháp khá cụ thể, có tính khả thi để góp phần kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ các cấp trong đó có những phẩm chất chính trị của người cán bộ. Đặng Cảnh Khanh: "Xây dựng con người Việt Nam" [43] đã trình bầy thực trạng sự biến đổi của con người Việt Nam và việc xây dựng con người Việt Nam. Đề xuất những quan điểm, giải pháp về xây dựng con người Việt Nam. Những phẩm chất truyền thống của người Việt Nam dễ có những di tồn vào trong những thói quen, trong văn hoá của người làm trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam. Theo khía cạnh này cũng đã được các công trình nghiên cứu đề cập. Phan Hữu Dật: "Phương sách dùng người của ông cha ta trong lịch sử" [11]; Phạm Hồng Tung: "Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam" [147] đã khái quát nhận thức của ông cha ta về vai trò của người tài cũng như những kinh nghiệm, biện pháp thu hút, sử dụng hiền tài trong lịch sử Việt Nam, chủ yếu dưới thời phong kiến.Từ chuyên ngành triết học, hiếm khi chúng ta bắt gặp đề tài đề cập trực tiếp đến con người chính trị. Chuyên ngành đề cập nhiều nhất đến con người chính trị là Chính trị học và xã hội học chính trị. Nhưng khác với triết học, hai chuyên 12 ngành này đề cập đến con người chính trị với tư cách là thủ lĩnh hay nhóm tinh hoa của xã hội. Trương Thị Thông: "Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền - Thực trạng và giải pháp để đề phòng và khắc phục" [131] đã trình bày những vấn đề lý luận về bệnh quan liêu trong công tác cán bộ nói chung trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền. Phân tích thực trạng bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đề phòng, khắc phục bệnh quan liêu trong công tác cán bộ trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền ở nước ta. Đây là đề tài nói về công tác cán bộ của Đảng nói chung nhưng có giá trị tham khảo đối với luận án khi viết chương 4. Nguyễn Thị Tâm: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện các tỉnh miền Trung đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay" 118] đã khái quát những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trong cải cách hành chính hiện nay. Đánh giá thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trong mối quan hệ với cải cách hành chính ở các tỉnh Duyên hải miền Trung. Đề xuất phương hướng, quan điểm, mục tiêu và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở các tỉnh miền Trung. Tuy Đề tài tập trung vào đối tượng cán bộ công chức đặc thù của khu vực duyên hải miền Trung nhưng luận án tham khảo được ý tưởng phong phú để tác giả viết các chương 3 và 4 của luận án. Trong nhiều năm trước đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đề cập ở nhiều góc độ khác nhau với những hình thức thể hiện khác nhau được đăng tải trên sách, báo, tạp chí cả Trung ương và địa phương, có nội dung liên quan đến luận án này. Mặc dù các tư liệu thực trạng đã lạc hậu nhưng những vấn đề và chủ đề lý luận vẫn cần thiết đối với việc viết luận án. Đó là nguồn tư liệu quý báu giúp tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận án như: 13 Nguyễn Thế Phấn: "Quan hệ giữa lý luận và chính trị" [97]; Đỗ Nguyên Phương: "Mấy vấn đề trong công tác lý luận" [102]; Hồ Bá Thâm: "Phát triển năng lực tư duy của người lãnh đạo quản lý hiện nay" [130]; Nguyễn Thái Sơn: "Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt" [114]; Trần Thành: "Tư duy lý luận đối với người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn" [123]; Ngô Ngọc Thắng:"Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong thời kỳ đổi mới" [126]; Đỗ Cao Quang: "Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã miền núi hiện nay" [104]; Vũ Đình Chuyên: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay" [7]; Nông Văn Tiềm: "Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay" [137]; Tô Hoàng Hiệp: "Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã miền Tây Nam Bộ hiện nay" [35]. Về các bài báo khoa học liên quan tới vấn đề này, có thể kể tới các công trình sau: Ngô Thành Can: "Xây dựng tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức" [5] đã chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu, ưu điểm và nhược điểm trong tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức. Bài báo cũng góp phần giúp luận án nhìn rõ hơn chiều cạnh chính trị trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức. Nguyễn Thị Hồng Hải: "Một số vấn đề về phát triển năng lực của cán bộ công chức" [30] đã đề xuất một số vấn đề để phát triển năng lực cho cán bộ công chức như kèm cặp và huấn luyện, giao thêm quyền lực cho cấp dưới, trao quyền quyết định cho cấp dưới. Bài nghiên cứu này được kế thừa ở phần ý tưởng cho các giải pháp để xây dựng con người chính trị trong đội ngũ cán bộ công chức Giang Thanh Nghị: "Một số suy nghĩ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hiện nay" [92] đã trình bầy tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức trên tất cả các mặt từ chuyên môn nghiệp 14 vụ đến lý luận chính trị. Bài báo nêu được tầm quan trọng của công tác đào tạo này đối với công cuộc cải cách hành chính. Nội dung của bài báo được tham khảo để sử dụng viết phần giải pháp cho công tác giáo dục và đào tạo tư tưởng và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức. Trần Anh Tuấn: "Vấn đề công vụ và trách nhiệm công vụ trong luật Cán bộ công chức" [143] giúp luận án tham khảo được về những vấn đề trách nhiệm trong nền công vụ và giúp xây dựng quan niệm về công vụ như là một dạng của hoạt động chính trị của đội ngũ cán bộ công chức. Văn Tất Thu: "Về đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân" [132] đã có những gợi ý rất xác đáng để luận án tham khảo. Trong bài báo, tác giả đã chứng minh và luận giải cho hoạt động công vụ của cán bộ công chính là hoạt động quyền lực, sử dụng quyền lực, là hoạt động phục vụ lợi ích của người dân, theo định hướng chính trị của Đảng... Do vậy, hoạt động công vụ cần được xem xét là hoạt động chính trị Đinh Thi Minh Tuyết: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng cán bộ công chức" [148] đã trình bầy tư tưởng Hồ Chí Minh một cách toàn diện từ bố trí phân công công tác, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, biệt phái, bổ nhiệm công chức làm nhiệm vụ lãnh đạo, đến đánh giá, khen thưởng và kỷ luật cán bộ. Điều đặc biệt trong trình bầy tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này, bài báo đã nói lên được những khía cạnh chính trị mà Hồ Chí Minh đã rất quan tâm trong việc sử dụng cán bộ 1.2.2. Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ công chức Có nhiều công trình bàn về xây dựng đội ngũ công chức nhà nước, đâu đó cũng có những tư tưởng cho thấy tầm quan trọng của việc phân tích đội ngũ cán bộ công chức dưới góc độ là con người chính trị. Về xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam, có thể đề cập tới một số công trình như: Tô Tử Hạ: "Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay" [28] đã bàn về kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức trên thế 15 giới và quá trình hình thành, phát triển đội ngũ công chức nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay qua các vấn đề: nghĩa vụ và quyền lợi, ti...ong đời sống cộng đồng con người sống được và sống tốt hơn. Sự phát hiện bình dị nhưng vĩ đại ấy của Aristotle được khuôn lại trong khái niệm quá đỗi quen thuộc với chúng ta ngày nay, đó là khái niệm: Con người vừa là động vật xã hội, vừa là động vật chính trị.Điều đó có nghĩa là: con người có khuynh hướng gắn bó với nhau tạo thành xã hội và chỉ bằng xã hội con người mới mưu cầu hạnh phúc. Mặt khác, sống trong xã hội đã hình thành với tư cách là một cộng đồng chính trị thì phải tồn tại thực sự của sự bình đẳng chính trị giữa mọi công dân. Tư duy của con người là tự do nên con người sáng tạo lịch sử của mình một cách tự do. Hình thức dân chủ hấp dẫn nhất, có khả năng tự bảo vệ nhất là hình thức trong đó, về nguyên tắc, mọi công dân có thể mở rộng và làm sâu sắc vào các quá trình hoạch định và thực thi chính sách trong một dải rộng của các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hoá - xã hội. Đó là cái nền quy chuẩn để xác định con người là động vật chính trị. Nhưng ngoại diên của khái niệm "con người chính trị" trong tư duy chính trị của Aristotle chỉ gồm những người trong giai cấp chủ nô - những người ưu tú của xã hội chứ không phải là đa số nhân dân lao động. Nô lệ được coi là công cụ biết nói. Có một sự khác biệt giữa Aristotle và Plato về vấn đề bản chất con người. Đối với Plato, con người bình thường chỉ là một động vật thuần tuý bởi họ sống bằng tham vọng dục tính thấp hèn; chỉ có một số ít người hiếm hoi, với phẩm chất triết học mới có khả năng từ bỏ được sự giam hãm của dục vọng. Plato ngấm ngầm bác bỏ sức mạnh của con người bình thường khi gia nhập vào một cộng đồng chính trị. Theo đó, con người - theo nghĩa viết hoa của từ này - chỉ thực sự là con người ở cái bộ óc bé nhỏ của nó (một nhóm các nhà triết học thông thái) lãnh đạo toàn bộ các phần dục tính còn lại (quần chúng). Nền dân chủ Athens và các công dân của nó không thực hiện được điều này vì nó không có một bộ óc triết học có khả năng kiềm chế các dục 31 vọng xung đột lẫn nhau. Ngược lại với thầy mình, Aristotle thừa nhận giá trị quan trọng của cuộc sống con người bình thường, cái bản chất chính trị là thường hữu. Sự diễn giải của Aristotle về con người chính trị phỏng đoán rằng chính cái bản chất chính trị này mới là phẩm chất đạo đức cao nhất. Và phẩm chất đạo đức cao nhất này lại được hiện hữu rõ rệt nhất trong một tầng lớp người đông đảo - không hoàn toàn ở ngoài và cũng không hoàn toàn ở trong cái hang tăm tối của dục vọng - đó chính là tầng lớp công dân tự do hay tầng lớp quý tộc trung lưu. Tầng lớp công dân tự do này mới chính là trụ cột của mọi chính thể đúng đắn. Dòng tư duy về con người chính trị tiếp tục dòng chảy tự nhiên của nó trong lịch sử triết học phương Tây từ Phục Hưng, cận đại, hiện đại. Chúng tôi tập trung vào phân tích những đại biểu tiêu biểu sau: * Montesquie: Nghiên cứu về các tư tưởng của Montesquieu ở nước ta tập trung khá nhiều vào thuyết tam quyền phân lập, ý nghĩa của học thuyết tam quyền phân lập đối với việc xây dựng các thể chế chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền... Tuy nhiên, những luận chứng của ông về thuyết tam quyền phân lập lại có quan hệ rất chặt chẽ với quan niệm của ông về bản chất con người trong các hoạt động chính trị. Con người chính trị trong các tác phẩm của Montesquieu có thể được xem xét theo mấy góc độ chính như sau: Con người chính trị trong tư tưởng của ông là những cá nhân với một hệ thống những phẩm chất chính trị như là những thuộc tính vốn có, tự nhiên. Ông cho rằng con người luôn có hệ thống phẩm chất đạo đức chung tồn tại như là những thuộc tính tự nhiên, vốn có. Tuy nhiên, đó là những giá trị đạo đức lý tưởng cá nhân hướng đến, là cái tạo động lực hoạt động trong mỗi cá nhân cũng như qui định các hành vi chính trị của họ. Vì là hệ thống phẩm chất đạo đức chung có tính tự nhiên nên nó chỉ phụ thuộc vào một nhân tố, giống nhau đối với mọi người. Ông chỉ ra cái chung đó là điều kiện tự nhiên và xã hội nhưng suy 32 đến cùng là phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên (vì là có trước, bất biến) như khí hậu, địa hình... Mặt khác, ông cũng cho rằng có những niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức chung nhất, không phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện cụ thể nào - đã là con người đều có các giá trị đạo đức như nhau. Và ông cho lòng biết ơn, đạo hiếu, sự trả đũa v.v là các phẩm chất chính trị như vậy. Khác với các bậc tiền bối như Hobbes (coi tình trạng tự nhiên sẽ luôn là tình trạng chiến tranh), ông coi bản tính tự nhiên của con người nói chung là thân thiện, hoà bình, chứ không phải tranh chấp, tham lam, ham muốn chinh phục. Tuy nhiên, dù thế nào con người đều có chung một điểm là sự tự do và bình đẳng trong môi trường tự nhiên, trước khi hợp thành xã hội. Do vậy, ông cho rằng con người có những bản tính tự nhiên, và từ đó, tạo nên qui luật tự nhiên, sau: 1- Hoà bình, nghĩa là không ai tranh giành của ai; 2- mong muốn tìm được nguồn thức ăn cho mình; 3- nhu cầu hỗn hợp, do có nhu cầu hỗn hợp nên con người phải giao tiếp với nhau; 4- Ước muốn sống thành xã hội. Chính vì vậy khi các cá nhân sống trong xã hội, quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau ở trong các điều kiện lịch sử cụ thể. Khi phân tích các đặc tính của con người trong các điều kiện xã hội ông thấy có ba đặc điểm quan trọng trong từng con người cụ thể: - Sự cao thượng (virtue) hay trọng đức hạnh: Tính không vị kỷ, tình yêu đối với quê hương đất nước, sự vị tha, yêu công bằng... theo ông đều có thể coi là đức hạnh. - Sự trọng danh dự (honor) - đây là điều gắn với các điều kiện và vị trí xã hội nhất định của các con người cụ thể. Con người không muốn ai xâm phạm đến quyền riêng tư của mình. Điều ông phát hiện là muốn bảo vệ được danh dự của mình đồng thời bảo vệ cả danh dự của người khác. - Sự sợ hãi: Sợ hãi là đặc tính của con người trước thế giới, trong đó có sợ hãi trước quyền lực. Sự sợ hãi của con người chính là cơ sở tồn tại của quyền lực. Điều này thể hiện rõ nhất trong các chế độ bạo lực chuyên chế (Despotism) - khác với chế độ quân chủ (Monarchy), là chế độ chuyên chế nhưng dựa trên tính trọng danh dự, trong sự phân loại của ông. 33 Sự nổi trội của một trong ba tính chất này làm nên cái ông gọi là nguyên tắc hay "tinh thần" của pháp luật - tức cái "linh hồn" làm cho các thể chế biến đổi, hướng tới sự phù hợp. Từ quan niệm về cá nhân và những phẩm chất của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội ông đi đến quan niệm về những người cầm quyền và đề ra lý thuyết tam quyền phân lập. Xuất phát điểm của Montesquieu là con người cá nhân có tính vị kỷ. Do tính vị kỷ này, người cầm quyền sẽ luôn có xu hướng "lạm dụng quyền lực" để mưu lợi cá nhân, tổn hại đến lợi ích của các thành viên khác trong cộng đồng, trước hết là tổn hại đến giá trị "tự do" và "bình đẳng" cái con người vốn có trong tự nhiên như trên đã đề cập. Con người chính trị với tư cách là người cầm quyền do vậy cần bị kiểm soát. Chủ đề về kiểm soát quyền lực để đảm bảo tự do là trung tâm, quan trọng trong các nghiên cứu của ông [90]. * J.J. Rousseau: Cũng như nhiều nhà tư tưởng thời kỳ đó, Rousseau quan tâm là sự tự do và bình đẳng của con người khi sống trong xã hội. Các nghiên cứu của ông cũng bắt đầu từ con người với bản chất tự nhiên của nó. Rousseau cho rằng con người ở trạng thái tự nhiên (con người nguyên thuỷ, ban đầu) đều bình đẳng và tự do. Ông cũng giống như Hobbes và Locke đều đề cập đến con người trong trạng thái nguyên thuỷ và đều sử dụng khái niệm "khế ước xã hội". Con người trong trạng thái tự nhiên có những quyền tự nhiên nhất định và thông qua "khế ước xã hội" đã uỷ quyền tự nhiên đó của mình cho nhà nước. Quyền lực chính trị của nhà nước là do nhân dân trao quyền cho. Khác với Locke và Hobbes nhìn nhận "khế ước xã hội" như là các công cụ, phương tiện để cho con người tự nhiên đạt được mục đích của mình. Rousseau lại cho rằng chính quá trình chính phủ xuất hiện không phải để con người tự nhiên đạt được mục đích của mình mà để tạo ra các mục đích mới. Nói cách khác, ông cho bản chất con người là có thể thay đổi, và quá trình phát triển của chính phủ đáng lẽ làm thay đổi bản chất tự nhiên của con người theo hướng tốt đẹp hơn, trái lại nó lại làm "hỏng" bản chất tốt đẹp của con người nguyên thuỷ. 34 Đây chính là điểm khác biệt quan trọng nhất. Thay vì tạo ra các thể chế thích hợp với bản chất tự nhiên (không đổi) của con người, hay tạo ra các thể chế để con người tự nhiên đạt được mục đích của mình, Rousseau chủ trương thay đổi con người hiện đại trở về sự trong trắng, sự khoẻ mạnh, sự bình đẳng và sự giản dị như nó vốn có như trong trạng thái tự nhiên. Từ đó, ông đi đến kết luận tất cả những nỗi đau khổ của con người đều do con người gây ra chứ không thể đổ lỗi cho ai khác. Rousseau cho rằng trong trạng thái tự nhiên mọi người đều bình đẳng, tư hữu và bất công xã hội lúc đó chưa có. Sự thay đổi bản chất như đã nói của ông có nguồn gốc quan trọng từ sự thay đổi nhu cầu cá nhân. Chính điều này sẽ là nguồn gốc cho sự hư hỏng và các diễn biến khác của lịch sự như đã chứng kiến. Ông cho rằng bất công xã hội xuất hiện cùng với sự nảy sinh tư hữu trong quá trình hoàn thiện công cụ sản xuất cũng như với những lầm lạc của con người. Từ đó xuất hiện kẻ giàu, người nghèo và cuộc đấu tranh giữa họ. Lôgíc lập luận của ông như sau: trong trạng thái tự nhiên, con người tự do bình đẳng; do có sở hữu tư nhân làm cho con người bất bình đẳng. Qua khế ước xã hội người dân trao quyền cho chính phủ, nhưng chính phủ lại làm cho bất công ngày càng tăng lên từ bất công kinh tế chuyển thành bất công về chính trị. Kết quả là người dân trở thành vô quyền trước thế lực của chính phủ chuyên quyền [24]. Tóm lại, có thể kết luận một vài nét cơ bản về tư tưởng của phương Tây trước C.Mác bàn về con người chính trị như sau: Một là, vấn đề con người luôn luôn là sự quan tâm phân tích, luận bàn trực tiếp hay gián tiếp của các trường phái triết học xưa nay. Con người chính trị mới được xem xét chủ yếu dưới góc độ bản thể luận xã hội với vấn đề trung tâm là tồn tại người trong đời sống chính trị và xã hội. Tồn tại người được cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đề cập đến nhưng xét đến cùng, quan niệm về con người chính trị trước C.Mác chủ yếu là duy tâm và giải thích nền tảng bản thể luận của tồn tại người chủ yếu dựa trên sự suy lý logic chứ chưa phải xuất phát từ những nền tảng khoa học. 35 Hai là, con người chính trị được xem xét chủ yếu ở một vài thuộc tính cơ bản và luôn xem xét các thuộc tính đó là cố định và không thay đổi. Hệ quả là, các nhà triết học trước C.Mác khi phân tích về chính trị và đời sống chính trị mới chỉ thấy sự tồn tại của nó một cách siêu hình và không có sự biến đổi. Hầu như vấn đề tác động và ảnh hưởng của chính trị và đời sống chính trị đến việc hình thành bản chất của con người chính trị chưa được đề cập nghiên cứu. Chính vì vậy, phân tích của các nhà triết học phương Tây trước C.Mác chưa làm rõ được vấn đề con người chính trị vừa là chủ thể, vừa là kết quả của chính đời sống chính trị do chính họ sáng tạo ra. 2.1.2. Quan niệm của phương Đông Trong lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, Nho gia và Pháp gia là hai trường phái đáng lưu ý nhất khi bàn về con người chính trị. Nho gia là một học thuyết hết sức chú ý đến chính trị. Khổng Tử đã nói: đạo làm người cái mau thành nhân nhất là chính trị. Trong sách Lễ ký viết: Đạo người chính trị là lớn (Nhân đạo chính vĩ đại). Nho gia cho rằng: Con người thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Con người tồn tại trong xã hội phải khuôn theo những vòng khuôn phép trật tự từ trật tự trong gia đình đến trật tự trong xã hội, tuân theo tam cương, ngũ thường. Lý tưởng của con người, lý tưởng của các bậc quân tử là tham chính. Người thành Nhân là người đi từ làm chủ trong gia đình và vươn lên thành những người hoạt động chính trị, người tham chính, là những quan chức trong bộ máy nhà nước. Trong quan điểm của Nho gia, hoạt động chính trị là hoạt động của Nhà vua, của quan đại phu. Do vậy, chỉ có Vua và quan đại phu mới là con người chính trị. Dân chúng và những người bình thường khác không được coi là con người chính trị. Khổng Tử đã nêu ra những tiêu chuẩn đối với vua: - Vua phải tuân theo những chuẩn mực lý tưởng. Khổng tử nói: "Kẻ trị dân mà không theo cách trị dân của vua Nghiêu là kẻ làm hại dân"; "học theo Văn Vương thì nước lớn trong năm năm, nước nhỏ trong bảy năm có thể thống trị cả thiên hạ"; "làm vua nhân đức thì nước lớn có thể giúp nước nhỏ. Vì vậy, Thương giúp Cát,Văn vương giúp Đôn Di". 36 - Đạo đức của vua bao trùm thiên hạ "vì dân mà làm vua thì không ai chống lại được", "để hết suy nghĩ vào việc triều chính, không làm hại người, thì nhân đức sẽ bao trùm thiên hạ", "vua có nhân đức thì sẽ là vô địch", "vua nhân đức thì ai cũng nhân đức, vua bất nhân thì ai cũng bất nhân". - Dùng đức để cai trị, "làm một điều bất nghĩa, giết một người vô tội thì dù được cả thiên hạ cũng không làm". Tóm lại, trong quan điểm của Nho gia, người dân thường không có chỗ đứng trong chính trị. Họ không được gọi là những con người chính trị. Điều Nho gia muốn nhấn mạnh là khía cạnh đạo đức của người làm chính trị. Đã là người làm chính trị - tức là con người chính trị - là tuân theo những chuẩn mực đạo đức nhất định. Sự vận hành cả nền chính trị theo quan niệm của Nho giáo cũng tuân theo những chuẩn mực và những nguyên tắc đạo đức. Về cơ bản trường phái Pháp gia (đại biểu là Hàn Phi) giữ quan điểm khác với quan điểm của Nho gia khi bàn về con người chính trị. Hàn Phi không đồng tình với lý luận đề cao giá trị cao quý, tốt đẹp của con người như quan niệm của Nho gia. Hàn phi đã xuất phát từ lợi ích, đặc biệt là lợi ích cá nhân để lý giải về con người chính trị. Ông cho rằng, con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân. Vì lợi ích vị kỷ nên con người nghĩ ra nhiều mưu mô, thủ đoạn, tính toán độc ác để thỏa mãn những lợi ích của mình. Ngay cả các quan đối với Vua không phải là quan hệ giữa hoàng đế - bề tôi theo những nguyên tắc đạo đức như quan niệm của Nho gia chính là vì lợi ích ích kỷ của mình. Ông phản đối Nho giáo, khi xét hành động của ai đừng sử dụng những khái niệm nhân, nghĩa, lễ v.v... của đạo đức truyền thống mà phải xét ở khía cạnh lợi ích. Đối với ông, mọi cái cao quý, thiêng liêng đều quy về lợi hết. Khác Nho gia than phiền về đạo đức suy đồi và dùng giáo dục đạo đức để cứu vãn xã hội, ông chủ trương hãy chấp nhận con người như nó tồn tại. Đó là chấp nhận trong con người có cái ham lợi riêng, ích kỷ, tham lam. Vì vậy, chỉ cần đổi mục tiêu của lợi là xã hội sẽ yên ổn. Phải có những nguyên tắc để cho người thấy lợi riêng của mình cũng là ở lợi chung của nước, con người làm vì 37 lợi riêng của mình mà lo đến lợi chung. Nếu mưu những lợi riêng, đi ngược lại lợi chung thì trừng phạt thẳng tay. Lý luận về lợi ích cá nhân là cái sâu thẳm trong bản chất con người, là tiền đề Hàn Phi đưa ra quan niệm của ông về con người chính trị. Đối với Hàn Phi, con người chính trị chỉ giới hạn ở hai con người: vua và bề tôi. Hàn Phi phân chia thành hai thứ bậc rất rõ ràng trong đó bậc cao nhất là ông vua - vua là chủ đạo, chi phối và thống trị. Đối tượng của vua là bề tôi: những người còn lại trong triều đình: các quan đại thần, kẻ hầu cận và gia quyến. Dân đen - nhân dân lao động chưa bao giờ, và ở chỗ nào được Hàn Phi tử coi là con người chính trị. Nếu có nói đến cũng chỉ là người cày cuốc và chiến đấu cho vua mà thôi. Lý luận về con người chính trị của Hàn Phi nổi bật nhất ở bậc thứ hai: đó là những quan chức làm trong bộ máy triều đình. Bề tôi phần đông là những kẻ có bản tính tàn ác, vị kỷ, háo lợi, luôn luôn có khả năng hoá gian. Do vậy, chính bề tôi mới là người ngấm ngầm chống đối nhà vua.Vua là trở lực và là người duy nhất có khả năng tranh mất tư lợi của bề tôi. Do vậy, các quan văn võ trong triều đình có đủ trăm ngàn kế để lừa dối vua để mưu tư lợi cho bản thân. Tuy nhiên, Hàn Phi không quá cực đoan khi đánh giá lực lượng này. Ông cho rằng trong số bề tôi có người ít vị kỷ tư lợi hơn, chứ không phải hoàn toàn là những người có nhân cách, đạo đức theo kiểu Nho giáo. Hàn Phi gọi họ những kẻ sĩ có mưu trí và có thuật, biết đề cao pháp luật, kiên nghị, thẳng thắn, biết nghe theo mệnh lệnh và làm đúng chức vụ, tuy nhiên, họ lại thường là những người không được trọng dụng. Những kẻ được trọng dụng là những kẻ chuyên quyền, bẻ cong pháp luật để mưu lợi riêng, làm hao tổn quốc gia mà mưu lợi cho mình. Hai loại bề tôi này luôn đối lập nhau. Học thuyết về con người chính trị của Hàn Phi tử còn dựa trên lý thuyết "Bản tính con người là ác" của các pháp gia tiền bối, đặc biệt là của Tuân Tử - thầy học trực hệ của Hàn Phi. Pháp gia xuất phát từ quan điểm cho rằng do bản tính ác là sẵn có nên bề tôi mới sẵn sàng làm điều ác với nhau. Vì vậy, với tư cách là chủ thể của 38 vũ đài chính trị, vua phải tôn trọng và tuân theo pháp luật (theo nghĩa của Pháp gia) để ngăn ngừa bề tôi làm điều ác với nhau và với Vua. Do vậy, vua nắm chắc thưởng phạt, biết phòng xa và đặc biệt là phải có thuật trị bề tôi, cả kỹ thuật và tâm thuật để cai trị đám bề tôi. Bề tôi với tư cách là người chịu sự cai trị trực tiếp của vua, là tay chân, tai mắt của vua, cũng là kẻ thù của vua, cũng có thể sẵn sàng làm điều ác đối với nhà vua vì lợi ích của mình. Hàn Phi phân những kẻ bề tôi ra làm hai loại trung thần và gian thần. Họ mâu thuẫn với nhau và đều muốn tranh thủ vua, bầy ra những mưu kế hiểm độc và gian ác để kiếm lợi với các mức độ và tính chất khác nhau, thực hiện mưu đồ cá nhân của mình. Sở dĩ bề tôi làm việc ác với nhau vì họ lại muốn tranh thủ vua để mưu lợi cho mình. Vua mà có làm điều ác với bề tôi chẳng qua là để bảo vệ lợi ích của mình mà thôi [14]. Tóm lại, loại trừ yếu tố tiêu cực trong đánh giá con người, Pháp gia đã sớm đưa ra được cảnh báo về việc tha hoá của con người chính trị vì lợi ích cá nhân vị kỷ. Ngoài ra, Pháp gia sớm đặt vấn đề lợi ích trong đời sống chính trị. Chính lợi ích là cái ẩn đằng sau các hoạt động chính trị. Từ đó, Pháp gia đã đề xuất phương pháp để xây dựng các thể chế chính trị nhằm hạn chế khả năng con người vì lợi ích cá nhân ích kỷ của mình làm hại người khác. Qua phân tích ở trên, cả Nho gia và Pháp gia đã đề cập đến những vấn đề căn bản của con người chính trị sau: Thứ nhất, con người chính trị theo phân tích của Nho gia và Pháp gia đều là những con người ở trong bộ máy chính trị, có hoạt động chính trị, do vậy, lý luận của họ mang tính giai cấp rõ rệt, biện hộ cho sự tồn tại của giai cấp thống trị cũng như phương thức vận hành của nền chính trị mà giai cấp đó đang nắm giữ. Trong quan điểm của cả hai trường phái này người dân thường không được gọi là con người chính trị. Thứ hai, cả hai trường phái đều đi từ việc đánh giá bản chất của con người và đi đến việc đề ra các nguyên tắc, yêu cầu của việc vận hành đời sống chính trị. Nếu như Nho gia đánh giá cao khía cạnh đạo đức, coi con người bản 39 chất là thiện, họ đề ra những tiêu chuẩn, nguyên tắc mang tính đạo đức đối với con người chính trị và cả sự vận hành của nền chính trị cũng tuân theo những chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức. Ngược lại, Pháp gia xuất phát từ bản chất con người là hám lợi và ác đã xây dựng nên những nguyên tắc pháp trị và yêu cầu con người chính trị đối xử với nhau theo nguyên tắc của pháp luật, sự vận hành của nền chính trị là tuân theo pháp luật. 2.2. NHỮNG VẤN ĐỂ CHỦ YẾU VỀ CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ TRONG TRIẾT HỌC C.MÁC 2.2.1. Quan niệm về con người và quan niệm về con người chính trị trong triết học C.Mác Lập luận chung của các nhà triết học trong lịch sử khi lý giải về xã hội và chính trị thường bắt đầu bằng phân tích vấn đề con người, dựa trên cơ sở lập luận về tồn tại người để lý giải về sự tồn tại của xã hội và đời sống xã hội. Triết học C.Mác cũng tương tự như vậy. Bắt đầu bằng chủ đề tồn tại người khá quen thuộc của triết học cổ điển Đức là vấn đề tha hóa, hiện thực hóa con người, C.Mác đi đến phân tích quá trình hiện thực hóa con người trong thể chế kinh tế, chính trị để phân tích mổ xẻ toàn bộ CNTB qua đó chỉ ra những nét tất yếu của một hình thái kinh tế xã hội mới của loài người là chủ nghĩa cộng sản (CNCS). Chủ đề về con người trong triết học C.Mác được nhắc đến nhiều trong "Bản thảo kinh tế - triết học 1844" được gọi là "Bản thảo Paris- Paris Manuscript" năm 1932 . Tác phẩm này được giới nghiên cứu châu Âu đánh giá cao, nó phá tan quan điểm tồn tại ở châu Âu, rằng Mác không có tác phẩm chuyên biệt về triết học kiểu như The Politics (Chính trị) của Aristotle, The Publics (Nền Cộng hòa) của Plato, hay Laviathan (Thủy quái) của Hobbes và Social Contract (Khế ước xã hội) của Rousseaulà những tác phẩm trọng tâm về con người chính trị trong lịch sử triết học phương Tây. Họ cho rằng đây là tác phẩm triết học tiêu biểu nhất của C.Mác, nó tóm lược được toàn bộ học thuyết triết học của ông, và là tác phẩm thực sự khó đọc nếu như không am tường những khía cạnh liên quan được ông đề cập. Một số nhà 40 mácxít Châu Âu như: J. Sartre, M. Ponty đều cho rằng "Bản thảo kinh tế- triết học 1844" đã thể hiện được một nhà triết học C.Mác với các chủ đề về con người, hiện thực hoá con người, tha hoá con người và giải phóng con người. Các nhà triết học phương Tây đều cho rằng triết học của C.Mác là thống nhất, chủ đề được ông đề cập cả trước và sau tuy có mối quan tâm khác nhau nhưng là một khuynh hướng triết học thống nhất. Xem xét con người trong các mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị cần phải xem là một quá trình liên tục từ thời trẻ khi viết về con người và tha hoá con người cũng như khả năng hiện thực hóa con người trong các bối cảnh kinh tế- chính trị đã thay đổi. Quan niệm con người chính trị là một bộ phận, là một góc độ tiếp cận từ quan niệm con người xã hội của C.Mác. Con người xã hội, theo cách tiếp cận rộng rãi nhất bao gồm ba thành tố: Con người kinh tế, con người chính trị, và con người văn hoá. Quan niệm về con người và con người xã hội của C.Mác. Những tư tưởng căn bản của C.Mác về con người được đề cấp chủ yếu trong các tác phẩm điển hình sau: "Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844", "Hệ tư tưởng Đức", "Luận cương về Phoiơbắc" và bộ "Tư bản". Đánh giá tư tưởng của C.Mác trong những tác phẩm này hết sức phức tạp, có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Nhiều đoạn trong những lập luận của Mác rất trừu tượng, không dễ dàng nắm bắt nếu như không đặt nó trong truyền thống triết học phương Tây đương đại nói chung, triết học cổ điển Đức nói riêng. Giống như Hegel, C.Mác không bao giờ coi bản chất con người là một cái cố định, bất biến và coi bản chất con người là luôn thay đổi. Cả C.Mác và Hegel đều có điểm chung là con người trong quá trình tồn tại nó luôn tự hiện thực hóa chính mình để tạo ra sự biến đổi. Tuy nhiên, chỉ có C.Mác mới vượt qua và đi xa hơn Hegel khi phân tích về sự tự hiện thực hóa của con người với tư cách là chủ thể của thực tiễn, con người với tư cách là thành viên của một cộng đồng xã hội. Hegel quan niệm về hiện thực hoá con người chỉ là trong tư duy chứ chưa phải là chủ thể của thực tiễn. C.Mác hiểu con người vừa là con người 41 giống loài, là con người có ý thức và là con nguời lịch sử, cụ thể. Con người là sản phẩm của lịch sử và sáng tạo ra lịch sử. Theo C.Mác, đời sống LÀ HOẠT ĐỘNG. Lao động chính là quá trình hiện thực hoá con người và thông qua sản phẩm lao động, con người đã khách quan hoá bản thân mình và nhìn thấy mình qua cái mà con người đã sáng tạo ra trong lịch sử. Thông qua hoạt động lao động, con người sản xuất ra những sản phẩm mà nhìn vào sản phẩm, con người nhìn thấy mục đích và ý nghĩa của mình. Ông viết: Vật phẩm do lao động sản xuất ra, tức sản phẩm của lao động, đối lập với lao động như một thực thể xa lạ, như một lực lượng không phụ thuộc vào người sản xuất. Sản phẩm của lao động là lao động được cố định, được vật hoá trong một vật phẩm nào đó, đó là sự vật hoá của lao động. Tiến hành lao động là vật hoá lao động [78, tr.248]. C.Mác gọi con người theo nghĩa này là con người "giống loài" và đây chính là quá trình "đời sống sản xuất ra đời sống". Ông viết: Đối với con người thì bản thân lao động, bản thân hoạt động sinh sống, bản thân đời sống sản xuất hoá ra chỉ là một phương tiện để thoả mãn mỗi một nhu cầu của anh ta, nhu cầu duy trì sự sinh tồn thể xác. Còn đời sống sản xuất thì chính là đời sống có tính loài. Đó là đời sống đẻ ra đời sống. Tính chất của hoạt động sinh sống bao hàm toàn bộ tính chất của một chủng nhất định, tính loài của nó, và hoạt động tự do, có ý thức chính là tính chất loài của con người. Bản thân đời sống hoá ra chỉ là phương tiện sinh sống [78, tr.256]. Con người "giống loài" ở đây chính là con người xã hội là con người cộng đồng và là con người với tư cách là một chủ thể của xã hội. Quá trình sản xuất ra sản phẩm là quá trình con người sản xuất ra chính mình và sản phẩm mà con người sản xuất ra là vật trung gian, qua vật trung gian này, con người tự nhiên biến thành con người "giống loài", qua đó, con người chứng minh sự tồn tại của mình với tư cách là một chủ thể. Từ những lập luận về con 42 người "giống loài", C.Mác đi đến lập luận cho thể chế xã hội trong tương lai là CNCS. Theo ông, CNCS chính là kết quả của sự tự hiện thực hoá con người một cách tự do. Đó là sự hiện thực hoá con người thông qua việc tự động sản xuất một cách tự nguyện. Như vậy CNCS là sự hoà giải giữa chủ quan và khách quan, giữa con người sản xuất và sản phẩm được sản xuất ra, đó là nơi con người trở thành chính con người như là ở trong ngôi nhà của mình và con người không bị tha hoá nữa. Cuối cùng con người không bị một ràng buộc nào về kinh tế và chính trị nữa. C.Mác đã chứng minh rằng CNCS là cái đối lập với chủ nghĩa tư bản (CNTB), vì trong CNTB, C.Mác chỉ ra rằng đánh ra hàng hoá phục vụ con người lại trở thành đối lập với con người, biến thành cái để qua đó con người bị nô dịch và bóc lột. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, C.Mác viết: "Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện của sự phát triển tự do của tất cả mọi người" [69, tr.628]. C.Mác chứng minh rằng trong thực tiễn, con người được tự do phát triển toàn diện mà tự do của người này không làm mất tự do của người khác cần có yếu tố khách quan, bên ngoài chủ thể phù hợp và thúc đẩy hoạt động tự giác, bên trong của con người. C.Mác đã đi tìm và chỉ ra cái khách quan đó có được từ chính những mâu thuẫn trong cấu trúc kinh tế-chính trị của CNTB. Vì vậy, C.Mác triển khai chứng minh cho luận đề nổi tiếng của mình bằng việc chứng minh cho sự tự hiện thực hóa của con người từ trong bối cảnh của CNTB, chứng minh những điều kiện cần thiết để con người xóa bỏ, vượt qua chủ nghĩa tư bản để đem lại tự do đích thực cho mình. Để làm được việc này, C.Mác đã xuất phát từ con người hiện thực để xác định bản chất của nó: "Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội" [68, tr.11]. Tính hiện thực ở đây được C.Mác xác định dưới hai góc độ chủ yếu sau: Một là, đó là những con người bình thường bằng xương bằng thịt và họ đang hàng ngày hàng giờ thực hiện các hoạt động sống của một con người bình thường, chứ không phải con 43 người trừu tượng, con người đã được trừu tượng hoá trong bộ não:"chúng ta xuất phát từ những con người đang hành động, hiện thực" [68, tr.37-38]. Hai là, hiện thực nghĩa là "những giới hạn, tiền đề và điều kiện vật chất nhất định, không hề phụ thuộc vào ý chí của họ" [68, tr.36]. C.Mác cho rằng, đặc tính hiện thực của con người là tồn tại một cách khách quan trong điều kiện và tiền đề vật chất nhất định, chính là tồn tại trong hoạt động thực tiễn: "là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra" [68, tr.29]. Con người hiện thực chính là con người đang hoạt động thực tiễn trong một điều kiện tồn tại xã hội. Như vậy, con người mà C.Mác lựa chọn làm điểm xuất phát để nghiên cứu từ những con người cá nhân bằng xương, bằng thịt, con người chính là xã hội loài người, là các cộng đồng người với tư cách là các chủ thể xã hội. Ông viết: "Con người không phải là một sinh vật trừu tượng ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội" [66, tr.569]. C.Mác nhận thấy: hoạt động là phương thức để con người tồn tại và đi cùng với hoạt động con người tham gia vào các quan hệ xã hội như là hai mặt thống nhất trong con người. Con người với tư cách là chủ thể xã hội lại chính là các cộng đồng người- là xã hội. Vì vậy, sự tác động qua lại giữa những con người trong lịch sử hoàn toàn không có nghĩa chỉ là sự tác động qua lại của các cá nhân, cũng không phải chủ yếu là các cá nhân mà nó bao gồm cả những sự tác động giữa các nhóm, các tập đoàn xã hội từ vi mô đến vĩ mô. Trong đó, mọi thành tố của xã hội đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau, vừa nương tựa lẫn nhau, ràng buộc, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau bởi những nguyên tắc, quy tắc, luật lệ, những tập quán chung nào đó lại vừa có thể bài trừ và thậm chí là phủ định lẫn nhau do những sự bất đồng nảy sinh trong đời sống hiện thực. Tất cả những mối quan hệ ấy tồn tại ở mọi giai đoạn của lịch sử. Nguồn gốc của các mối quan hệ ấy không chỉ xuất phát từ tính loài của con người mà còn được tạo ra bởi các yếu tố xã hội. Chính cái xã hội 44 là nhân tố cơ bản đã tạo thành những mối quan hệ đặc trưng, riêng có giữa những con người. Các mối quan hệ này không nhất thành bất biến mà nó vận động, biến đổi trong suốt quá trình phát t...ân dân và các tổ chức đoàn thể xã hội đại diện nhân dân, giảm thiểu tối đa những chi phí không cần thiết, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát và lãng phí... Cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ với đối mới chính trị và tăng trưởng kinh tế địa phương. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trên cơ sở xây dựng, chỉnh đốn và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở các cấp cơ sở. Cải cách hành chính đặt tăng trưởng kinh tế 151 làm nhiệm vụ trọng tâm. Hoàn thiện các chính sách kinh tế đối với các thành phần kinh tế theo hướng tạo điều kiện và kích thích các doanh nhân, các nhà đầu tư thực hiện tốt hoạt động của bản thân và khuyến khích làm giàu cho xã hội... Kết luận chương 4 Đội ngũ công chức Việt Nam dù hoạt động trong lĩnh vực nào, với địa vị và trách nhiệm như thế nào đều là những hoạt động nhằm phục vụ nhân dân, dân tộc và mục tiêu CNXH. Như vậy, những nhân tố tổng hợp cấu thành nên năng lực và và phẩm chất con người chính trị của đội ngũ công chức sẽ là những nhân tố tham gia vào chất lượng và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị. Nhiệm vụ chính trị hiện nay của toàn bộ các cơ quan Đảng và Nhà nước không chỉ ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân mà còn phải đưa đất nước vượt qua những nguy cơ và thách thức. Những phẩm chất chính trị và yêu cầu về năng lực của cán bộ phải lấy mục tiêu nâng cao đời sống của nhân dân, đưa đất nước phát triển làm căn cứ. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của toàn bộ các cơ quan Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhân tố quan trọng và quyết định đó chính là bản thân những con người làm việc và vận hành hệ thống chính trị đó cũng như các thiết chế chính trị mà các công chức phải tuân theo. Con người chính trị trong đội ngũ công chức chính là nguồn lực con người trong hệ thống chính trị, nó chính là nhìn đội ngũ công chức từ lát cắt và xem xét công chức từ góc độ chính trị. Những phẩm chất chính trị trong con người chính trị của đội ngũ công chức có tác dụng định hướng, là những nhân tố, đặc điểm có tính chất đặc trưng cho tổ chức chính trị mà cá nhân đó đang làm việc. Đây chính là những nhân tố quan trọng vì họ là những người được lựa chọn, rèn luyện, và có tri thức về nhiệm vụ phục vụ nhân dân và xây dựng XHCN ở Việt Nam. Trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Việt Nam có một dấu hiệu đặc thù là hệ thống tổ chức ĐCSVN tồn tại song trùng với hệ thống các tổ chức nhà nước. Hệ thống song trùng này tuân theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Những người công chức làm việc 152 trong các cơ quản Đảng và Nhà nước ở Việt Nam có đặc thù rất tiêu biểu và rất riêng: họ vừa là chủ thể, vừa là người phải chấp hành những quy định hoạt động chính trị của Đảng và là những người phải gắn kết việc kết hợp giữa hoạt động chính trị với hoạt động dịch vụ công phục vụ cuộc sống của nhân dân. Những giải pháp mà chúng tôi đưa ra sau đây là phục vụ cho những mục tiêu nêu trên. Từ xưa đến nay, vấn đề công chức luôn là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước. Ngay từ những năm đầu thành lập nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý tưởng xây dựng một đội ngũ công chức có phẩm chất chính trị của những người cộng sản, tinh thông nghiệp vụ, cần mẫn, là công bộc của dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước ta tiến hành đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh từng bước hiện đại; đội ngũ công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Những năm gần đây, công chức hành chính nhà nước nói chung, đã có bước phát triển về chất lượng. Công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý, bồi dưỡng, đào tạo công chức đã đạt được kết quả nhất định. Số lượng, chất lượng công chức từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, năng lực, trình độ, thái độ phục vụ nhân dân, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận công chức vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó còn xuất phát từ nhận thức chưa cao về trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức công vụ, công chức do vậy cần phải bổ sung hoàn thiện nhiều mặt đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước. Tất cả những yếu kém và hạn chế đó cần phải được khắc phục mà bước đầu tiên và khởi nguồn là phải nâng cao những phẩm chất chính trị trong con người chính trị của đội ngũ công chức. 153 KẾT LUẬN Từ nghiên cứu lý luận con người chính trị được đề cập trong triết học của C.Mác và vận dụng nó trong xây dựng những phẩm chất chính trị cho đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay có thể nói là một yêu cầu tất yếu, một giải pháp quan trọng nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đồng thời, những nghiên cứu theo hướng này góp phần vào xây dựng đội ngũ công chức thấm nhuần hệ tư tưởng, bản lĩnh chính trị, lý tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình học tập, rèn luyện để trở thành người công chức nhà nước trong bối cảnh mới: hội nhập và phát triển kinh tế thị trường. Cơ sở lý luận quan trọng của việc xây dựng những phẩm chất, năng lực hoạt động chính trị của người công chức theo lý luận triết học của C.Mác nằm ở bản chất của con người hình thành do tổng hoà các quan hệ chính trị mà người công chức phải tham dự vào. Tổng hoà các quan hệ chính trị của người công chức có được là nội dung, bản chất, là tất yếu của những hoạt động chính trị của họ. Trong mối quan hệ biện chứng này, xây dựng con người chính trị của đội ngũ công chức Việt Nam phải đồng thời chú ý cả hai mặt. Với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945, đội ngũ công chức nhà nước Việt Nam ra đời và phát triển đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Bên cạnh những mặt tích cực do truyền thống cách mạng: những phẩm chất chính trị của con người chính trị được rèn luyện trong chiến tranh và quá trình đấu tranh chính trị giành chính quyền, đội ngũ công chức nhà nước cũng bộc lộ những hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng hoạt động, tri thức chính trị về hiểu biết pháp luật, suy thoái về hệ tư tưởng chính trị v.v... Trong quá trình đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới toàn diện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tương ứng với nền kinh tế ấy, về chính trị, chúng ta thực hiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Điều này đòi hỏi phải có 154 đội ngũ công chức nhà nước có những phẩm chất chính trị cao hơn. Thực tiễn đổi mới đất nước đã đặt ra nhiều vấn đề đối với việc xây dựng con người chính trị trong công chức nhà nước từ góc độ lý luận con người chính trị trong triết học C.Mác. Phát triển đội ngũ công chức luôn là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước coi trọng hàng đầu trong số các nhiệm vụ cần ưu tiên thực hiện vì "cán bộ là gốc của công việc", là nhân tố quan trong trong thực hiện và đảm bảo công cuộc đổi mới của nước ta. Sau khi có Luật Cán bộ công chức, công chức Việt Nam đã có sự trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Chúng ta đã thấy nhiều sự trưởng thành của người công chức qua thực tế sự đánh giá của người dân với công chức nhà nước. Tuy vậy, chúng ta nhận thức được một số những vấn đề đáng lo ngại trong phẩm chất chính trị của họ. Việc tìm kiếm các giải pháp để xây dựng họ thành con người chính trị định hướng XHCN trong luận án đề cập là hướng đi khả dĩ có thể thực hiện. 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Lê Văn Anh (2005), "Vai trò của tri thức chính trị đối với người cán bộ lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới", Khoa học chính trị, (2), tr.22-27, 43. 2. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (Chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 3. Georges Balandier (2016), Nhân học chính trị, Nxb Tri thức, Hà Nội. 4. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học - Tổ chức (1998), Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Ngô Thành Can (2010), "Xây dựng tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức", Tổ chức nhà nước, (4), tr.39-40. 6. Tô Văn Châu (2016), Thực hiện dân chủ trong cơ quan nhà nước và một số kiến nghị, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 7. Vũ Đình Chuyên (1998), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 8. Vũ Hoàng Công (2007), "Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Một biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức", Tổ chức nhà nước, (3), tr.12-14. 9. Lương Thanh Cường (2008), Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 10. Lương Thanh Cường (2011), "Một số giải pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức", Quản lý nhà nước, (5), tr.30-34. 11. Phan Hữu Dật (Chủ biên) (1994), Phương sách dùng người của ông cha ta trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 156 12. Nguyễn Kim Diện (2007), "Quan điểm lý luận đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Tổ chức nhà nước, (6), tr.12-14. 13. Nguyễn Đăng Dung, Bùi Ngọc Sơn (2004), Thể chế chính trị, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 14. Vũ Kim Dung (2003), Tư tưởng Hàn Phi, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. 15. Vũ Trọng Dung (2004), "Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức người cán bộ quản lý", Triết học, (5), tr.5-10. 16. Nguyễn Tiến Dũng (1996), "Các xu hướng trong triết học phương Tây hiện đại", Sinh hoạt lý luận, (4), tr.63-64. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 22. Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, Hà Nội. 23. Phạm Văn Đức (2005), "Về một số nét đặc thù của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", Triết học, (9), tr.5-12. 24. M. Hawkesworth (2004), Jean - Jacques Rousseau và sự nan giải giữa tự do và bình đẳng, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Viện Triết học- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 25. M. Hawkesworth (2004), David Hium và James Madison: Xác định khái niệm ý chí công cộng dưới góc độ lợi ích cá nhân và việc thiết kế hệ 157 thống Liên bang Hoa Kỳ, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Viện Triết học- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 26. Trương Thị Hồng Hà (2010), "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của cán bộ vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay", Lịch sử Đảng, (11), tr.34-38. 27. Phan Thu Hà (2006), "Nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật của công chức hành chính - Một phương thức chống tham nhũng hiệu quả", Tổ chức nhà nước, (10), tr.11-14. 28. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Lương Đình Hải (2004), "Mấy vấn đề về phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đổi mới", Triết học, (10), tr.5-12. 30. Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), "Một số vấn đề về phát triển năng lực của cán bộ công chức", Tổ chức nhà nước, (9), tr.20-22. 31. Đỗ Phú Hải (2007), "Về bộ luật quản lý công vụ của Anh", Tổ chức nhà nước, (9), tr.41-45. 32. Trần Quốc Hải (2005), "Hoàn thiện thể chế đạo đức công vụ trong giai đoạn hiện nay", Tổ chức nhà nước, (5), tr.18-21, 26. 33. Lê Thị Hằng (2009), "Vấn đề nâng cao đạo đức công chức trong cải cách hành chính ở nước ta hiện nay", Triết học, (6), tr.66-72. 34. Mai Trung Hậu (2005), "Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức - vấn đề bức xúc trong cải cách hành chính", Cộng sản, (10), tr.36-40. 35. Tô Hoàng Hiệp (2006), Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã miền Tây Nam Bộ hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 36. Nguyễn Quốc Hiệp (2007), "Vai trò của pháp luật trong việc tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nước ta", Nhà nước và pháp luật, (2), tr.57-60, 73. 158 37. Học viện Hành chính (2009), Thuật ngữ Hành chính, Hà Nội. 38. Hội đồng Trung ương chỉ đạo Biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2009), Con người chính trị Việt Nam - truyền thống và hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), "Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay", Triết học, (2). 41. Bùi Việt Hương (2005), Xã hội công dân trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 42. Nguyễn Thị Việt Hương, Lê Thị Hương (2009), Nhu cầu tích hợp các giá trị truyền thống trong mô hình nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Đặng Cảnh Khanh (Chủ nhiệm), Xây dựng con người Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 44. Lê Đình Khiên (2002), Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Bùi Huy Khiên (2011), "Vua Lê Thánh Tông với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng", Quản lý nhà nước, tr.43-47. 46. Nguyễn Hữu Khiển (2007), "Chiến lược Hồ Chí Minh về đào tạo người cán bộ, công chức", Tổ chức nhà nước, (6), tr.9-11. 47. Nguyễn Thế Kiệt (Chủ biên) (2003), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và xu hướng biến động, Tổng quan đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 48. Nguyễn Thế Kiệt (2005), Sự thống nhất biện chứng giữa năng lực lãnh đạo, quản lý với bản lĩnh chính trị trong hoạt động của người cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị nước ta hiện nay, 159 Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 49. Trần Hoàng Lâm (2010), "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Một tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức" tại trang %206%20TRANG%208.pdf, [truy cập ngày 17/12/2016]. 50. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 51. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, Tập 30, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 52. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, Tập 32, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 53. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, Tập 34, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 54. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 35, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 55. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, Tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 56. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, Tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 57. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 58. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 59. Bùi Bá Linh (2003), Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. S.M. Lipset (1972), Con người chính trị, (Đinh Xuân Cầu dịch), Nxb Hiện đại, Sài Gòn. 61. Nguyễn Thị Châu Loan (2010), "Gi.Gi. Rútxô về vấn đề con người", Triết học, (255), tr.80-88. 62. Đặng Sĩ Lộc (2007), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ, công chức", Tổ chức nhà nước, (5), tr.9, 47-48. 63. Trần Chí Lương (1999), Đối thoại với tiên triết về văn hóa phương Đông thế kỷ 21, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 64. Trần Công Lý (2009), Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 65. C.Mác và Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. 160 66. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 69. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 73. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 75. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 76. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 78. C.Mác và Ph.Ănghen (2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 79. Nông Đức Mạnh (2006), "Nêu gương người tốt, việc tốt, gương cán bộ, công chức liêm chính để đẩy lùi tư tưởng và hành vi tiêu cực", Tổ chức nhà nước, (7), tr.1-3. 161 80. Bùi Thị Ngọc Mai (2011), "Quản lý bằng giá trị - Xu hướng mới của các nước hiện nay", tại trang Thao-luan/Quan-ly-bang-gia-tri-xu-huong-moi-cua-cac-nuoc-hien- nay-38712.html, [truy cập ngày 12/3/2017]. 81. J.S. Mill (2005), Bàn về tự do, Nxb Tri thức, Hà Nội. 82. Hồ Chí Minh (1993), Về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 83. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 85. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 86. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 87. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 88. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 89. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 90. Montesquieu (2004), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 91. Lê Đinh Mùi (2007), "Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức của người cán bộ công chức và sự vận dụng trong công tác cán bộ ở nước ta", Tổ chức nhà nước, (3), tr.9-11. 92. Giang Thanh Nghị (2010) "Một số suy nghĩ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hiện nay", Quản lý nhà nước, (168), tr.34-36. 93. Nhiều tác giả (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam với cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, Nxb Lao động, Hà Nội. 94. Nhiều tác giả (2010), Một số luật của Nhật Bản về đạo đức công chức và chống tham nhũng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 95. Trần Thị Diệu Oanh (2011), "Khái niệm cán bộ công chức theo các văn bản pháp luật", Tổ chức nhà nước, (8), tr.18-20. 96. Trần Sĩ Phán (2008), "Mấy vấn đề đạo đức người cán bộ, đảng viên trong Văn kiện Đại hội X của Đảng", Triết học, (5), tr.3-7. 97. Nguyễn Thế Phấn (192), "Quan hệ giữa lý luận và chính trị" Cộng sản, (8). 162 98. Nguyễn Văn Phúc (2007), Văn hoá quản lý nhà nước và vấn đề nâng cao văn hoá quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 99. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương và Nguyễn Thu Huyền (2004), Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (Đồng chủ biên) (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 101. Nguyễn Minh Phương (2004), "Quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ công chức và thể chế quản lý công chức nước ta từ 1945 đến nay", Tổ chức nhà nước, (8), tr.15-18. 102. Đỗ Nguyên Phương (1992), "Mấy vấn đề trong công tác lý luận", Tư tưởng văn hoá, (7). 103. Nguyễn Văn Phương (2005), "Chống tham nhũng cần được thực hiện một cách đồng bộ", Dân chủ và Pháp luật, (10), tr.21-25. 104. Đỗ Cao Quang (1995), Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã miền núi hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 105. Lê Minh Quân (2000), Vấn đề đổi mới và hoàn thiện nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 106. Hoàng Thị Kim Quế (2006), "Đạo đức, pháp luật, dân chủ và tự do", Nhà nước và pháp luật, (9), tr.7-11. 107. Hoàng Thị Kim Quế (2007), "Xây dựng pháp quyền dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh", Dân chủ và pháp luật, (6), tr.2-5, 14. 108. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội. 109. Phạm Ngọc Quy (1995), Văn hoá chính trị với việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 163 110. Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (Chủ biên) (2008), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 111. Tô Huy Rứa (Chủ biên) (2008), Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 112. Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (Đồng chủ biên) (2013), Làm người cộng sản trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 113. Nguyễn Bắc Son (2005), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội. 114. Nguyễn Thái Sơn (2001), Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 115. Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực (Đồng chủ biên) (2010), Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 116. Nguyễn Quốc Sửu (2010), "Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay", Nhà nước và pháp luật, (4), tr.70-79. 117. Nguyễn Văn Tài (2002), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 118. Nguyễn Thị Tâm (Chủ nhiệm) (2010), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện các tỉnh miền Trung đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 119. Nguyễn Văn Tân (2002), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngò cán bộ nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 120. Phạm Ngọc Thanh (2010), Vai trò của con người trong chính trị và quản lý xã hội, Hội nghị khoa học, Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội. 164 121. Bùi Xuân Thanh (2010), "Tư tưởng sử dụng người tài đức trong học thuyết chính trị - xã hội của Mạnh Tử và ý nghĩa đối với thực tiễn nước ta", Khoa học chính trị, (6), tr.44-48. 122. Trần Thành (2001), Tư duy lý luận đối với người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 123. Trần Thành (2003), Để trở thành người lãnh đạo giỏi, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 124. Trần Thành (Chủ biên) (2006), Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, `Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 125. Phạm Hồng Thái (2004), "Bàn về xã hội công dân", Dân chủ và pháp luật, (11), tr.6-11, 30. 126. Ngô Ngọc Thắng (2004), Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong thời kỳ đổi mới, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 127. Thái Vĩnh Thắng (2005), "Hoàn thiện pháp luật về công vụ, công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân", Dân chủ và pháp luật, (2), tr.16-20. 128. Trịnh Đức Thảo (2008), "Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước nhìn từ góc độ pháp lý", Dân chủ và pháp luật, (10), tr.7-11. 129. Hoàng Thị Thảo (2014), "Quan niệm của Monstesquier về con người chính trị", Sinh hoạt lý luận, (4). 130. Hồ Bá Thâm (2002), "Phát triển năng lực tư duy của người lãnh đạo quản lý hiện nay", Cộng sản, (23). 131. Trương Thị Thông (Chủ nhiệm) (2006), Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền - Thực trạng và giải pháp để đề phòng và khắc phục, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 132. Văn Tất Thu (2004), "Về đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", Tổ chức nhà nước, (10). 165 133. Nguyễn Thị Thủy (2011), "Về phạm vi điều chỉnh và khái niệm viên chức theo Luật Viên chức năm 2010", Khoa học Chính trị, (5), tr 38-40, 80. 134. Trần Thị Thanh Thuỷ (2011), "Thay đổi văn hoá công vụ - Trường hợp Anh quốc và bài học cho Việt Nam", Cộng sản, (9), tr.15-17. 135. Nguyễn Ninh Thực (2011), "Công chức và đào tạo bồi dưỡng công chức ở Úc và New Zealand", Khoa học chính trị, (15). 136. Phan Trọng Thưởng (Chủ nhiệm) (2010), Xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong hai mươi năm đổi mới và hội nhập quốc tế - Quan điểm, giải pháp đến năm 2020, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 137. Nông Văn Tiềm (2001), Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 138. Trịnh Xuân Toản (2009), Đổi mới, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 139. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên) (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 140. Lê Văn Tuấn (2004), Những phẩm chất cơ bản cần có của người cán bộ trong sự nghiệp đổi mới, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 141. Trần Anh Tuấn (2006) "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới", Tổ chức nhà nước, (5), tr.7-9. 142. Trần Anh Tuấn (2009), "Phân định cán bộ và công chức - vấn đề cơ bản của Luật công chức", Tổ chức nhà nước, (5), tr.7-10. 143. Trần Anh Tuấn (2009), "Vấn đề công vụ và trách nhiệm công vụ trong luật cán bộ công chức", Tổ chức nhà nước, (11), tr.6-10. 166 144. Trần Anh Tuấn (2009), "Những nội dung mới về nghĩa vụ và quyền của cán bộ công chức trong hoạt động công vụ", Tổ chức nhà nước, (8), tr.9-12. 145. Trần Anh Tuấn (2011), "Vấn đề công vụ và trách nhiệm hoạt động công vụ của cán bộ, công chức trong nền kinh tế thị trường", Tổ chức nhà nước, (41), tr.57-62. 146. Nguyễn Quốc Tuấn (2010), Quan hệ giữa cải cách hành chính và thực hiện dân chủ ở cơ sở trong công cuộc đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 147. Phạm Hồng Tung (2008), Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 148. Đinh Thi Minh Tuyết (2010), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng cán bộ công chức", Quản lý nhà nước, (172), tr.13-17. 149. Phùng Văn Tửu (1978), Giăng Giắc cơ Rút xô, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 150. Đinh Thị Minh Tuyết (2010), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng cán bộ công chức", Quản lý nhà nước, (172), tr.13-17. 151. Đào Trí Úc (2000), Di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 152. Đào Trí Úc (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 153. Vũ Văn Viên (1998), Triết học Aritxtốt, NxbKhoa học xã hội, Hà Nội. 154. Viện Khoa học chính trị- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tập bài giảng Chính trị học, Nxb L ý luận chính trị, Hà Nội. 155. Viện Khoa học - Tổ chức cán bộ (1998), Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội. 156. Viện Khoa học tổ chức - Bộ Nội vụ (2015), Báo cáo số liệu điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức về chuyên môn nghiệp vụ, Hà Nội. 167 157. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 158. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 159. Viện Thông tin Khoa học (2006), Thông tin tư liệu chuyên đề Tham nhũng và chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội, (1), tr.64. 160. Viện Triết học, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường, Hà Nội. 161. Viện Từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam (2005), Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 162. Nguyễn Văn Vĩnh (2007), Aristotle và Hàn Phi Tử - Con người chính trị và thể chế chính trị, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 163. Lại Đức Vượng (2007), "Năng lực của đội ngũ cán bộ công chức - cơ sở cho việc phân cấp quản lý", Tổ chức nhà nước, (8), tr.10-14. TIẾNG ANH 164. Alexander Dugin (2009), The fourth Political Theory (2012) Dịch ra tiếng Anh bởi Mark Sleboda; Michael Millerman. Arktos Media. 165. Antony Flew (1989), An introduction western philosophy Ideas and Argument from Plato to Popper, Antony Flew, James and Hudson Inc. 166. Seymour Martin Lipset (1960), Political Man: The Social Bases of Politics, Doubleday and Company, Inc., New York.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_niem_ve_con_nguoi_chinh_tri_trong_triet_hoc_cua.pdf
Tài liệu liên quan