Luận án Quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN ĐỨC TRUNG QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN ĐỨC TRUNG QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: GS.TSKH. Thái Duy

pdf219 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyên 2: PGS.TS Nguyễn Thành Vinh HÀ NỘI - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Luận án Nguyễn Đức Trung TẬP THỂ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1: GS. TS KH. Thái Tuyên 2: PGS. TS Nguyễn Thành Vinh ii LỜI CẢM N Với những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cám ơn: GS.TSKH. Thái Duy Tuyên, PGS.TS. Nguyễn Thành Vinh đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các quý Thầy Cô, cán bộ của Khoa Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cám ơn các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Đại học, cán bộ quản lý và giảng viên các trường đại học đã hỗ trợ giúp đỡ, tư vấn, cung cấp số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện Luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận án Nguyễn Đức Trung iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cao đẳng CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin ĐH Đại học GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GV Giảng viên KH-CN Khoa học, công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục QLTS Quản lý tuyển sinh SV Sinh viên TS Tuyển sinh iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM N ......................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iii DANH MỤC BẢNG SỐ ........................................................................................ ix DANH MỤC S ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................................................ xi MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài luận án ..................................................... 4 7. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 5 8. Những luận điểm bảo vệ .................................................................................. 6 9. Đóng góp mới của luận án ............................................................................... 7 10. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 7 Chương 1: C SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY........................................ 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu về tuyển sinh đại học .................................................. 8 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý tuyển sinh đại học ................................... 13 1.1.3. Nhận xét những công trình nghiên cứu đi trước và xác định các vấn đề nghiên cứu của luận án ........................................................................... 18 1.2. Đổi mới giáo dục đại học hiện nay và yêu cầu đặt ra đối với tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học ...................................................................... 20 1.2.1. Đổi mới giáo dục đại học .................................................................. 20 1.2.2. Yêu cầu đặt ra đối với đổi mới tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học .................................................. 22 1.3. Lý luận về tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ................................................................................... 23 1.3.1. Khái niệm tuyển sinh đại học ............................................................ 23 v 1.3.2. Đối tượng tuyển sinh đại học ............................................................. 24 1.3.3. Phương thức và hình thức tuyển sinh đại học .................................... 25 1.3.4. Nguyên tắc tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay ...................................................................................................... 26 1.3.5. Quy trình tuyển sinh đại học.............................................................. 27 1.3.6. Điều kiện đảm bảo cho tổ chức tuyển sinh ........................................ 28 1.4. Quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay28 1.4.1. Khái niệm quản lý tuyển sinh đại học tại cơ sở giáo dục đại học ....... 28 1.4.2. Phân cấp quản lý trong tuyển sinh đại học thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay .......................................................................................... 31 1.4.3. Nội dung quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay ................................................... 36 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ........................................................ 43 1.5.1. Yếu tố khách quan bên ngoài cơ sở giáo dục đại học ......................... 43 1.5.2. Các yếu tố chủ quan bên trong cơ sở giáo dục đại học ....................... 48 KẾT LUẬN CHƯ NG 1 ...................................................................................... 52 Chương 2: C SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ................... 53 2.1. Khái quát quá trình tuyển sinh đại học ở Việt Nam ..................................... 53 2.1.1. Giai đoạn sau hòa bình lập lại (1954 đến 1969) ................................. 53 2.1.2. Giai đoạn từ 1970 đến 1979 .............................................................. 53 2.1.3. Giai đoạn từ 1980 đến 1990 .............................................................. 53 2.1.4. Giai đoạn từ năm 1991 đến 2001 ....................................................... 54 2.1.5. Giai đoạn từ 2002 đến 2014 .............................................................. 54 2.1.6. Giai đoạn từ 2014 đến 2017 .............................................................. 54 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý tuyển sinh đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ......................................................................... 57 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 57 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................. 57 2.2.3. Phương pháp khảo sát ....................................................................... 57 2.2.4. Cách cho điểm và chuẩn đánh giá...................................................... 58 vi 2.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý tuyển sinh đại học ..................................... 59 2.2.6. Mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát ...................................................... 61 2.2.7. Thời gian khảo sát ............................................................................. 62 2.3. Thực trạng tuyển sinh đại học trong các trường đại học ở Việt Nam thời kỳ đổi mới giáo dục đại học (2015 - 2019) ............................................................. 62 2.3.1. Thực trạng công tác chuẩn bị tuyển sinh của cơ sở GDĐH ................ 62 2.3.2. Thực trạng thực hiện tổ chức tuyển sinh của cơ sở GDĐH ................ 63 2.3.3. Thực trạng mức độ đảm bảo của các điều kiện đảm bảo cho tổ chức tuyển sinh đại học trong trường đại học ...................................................... 65 2.3.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn khi tổ chức tuyển sinh đại học trong trường đại học ............................................................................................. 67 2.3.5. Thống kê dự thi và kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng từ 2002-201969 2.4. Thực trạng quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ............................................................... 72 2.4.1. Lập kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở GDĐH ................... 72 2.4.2. Tổ chức nguồn lực tuyển sinh đại học trong các cơ sở GDĐH ........... 77 2.4.3. Chỉ đạo thực hiện tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học... 80 2.4.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học .......................................................................................... 84 2.4.5. Tổng hợp các nội dung quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học .......................................................................................... 88 2.5. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học ........................................................................ 89 2.5.1. Những yếu tố chủ quan tác động đến quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học........................................................................... 89 2.5.2. Mức độ tác động của các yếu tố khách quan đến quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học ......................................................... 91 2.5.3. Tổng hợp mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ................................................. 93 2.6. Kinh nghiệm quốc tế về tuyển sinh, quản lý công tác tuyển sinh đại học và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .............................................................. 94 2.6.1. Tuyển sinh đại học ở Mỹ ................................................................... 94 vii 2.6.2. Tuyển sinh đại học ở Australia .......................................................... 95 2.6.3. Tuyển sinh đại học ở Nhật Bản ......................................................... 96 2.6.4. Tuyển sinh đại học ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa........................ 97 2.6.5. Bài học kinh nghiệm và các vấn đề đặt ra cho quản lý công tác tuyển sinh ở Việt Nam .......................................................................................... 98 2.7. Đánh giá chung thực trạng tuyển sinh và quản lý công tác tuyển sinh đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay ....................................... 99 2.7.1. Mặt mạnh .......................................................................................... 99 2.7.2. Mặt hạn chế ..................................................................................... 100 2.7.3. Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay ............. 102 KẾT LUẬN CHƯ NG 2 .................................................................................... 103 Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM .................................................... 104 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ....................................................................... 104 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý ...................................................................... 104 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống .................................................................... 104 3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa ...................................................................... 105 3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................... 105 3.2. Giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam .................................................................................................. 106 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho nhân lực tham gia tuyển sinh về đổi mới tuyển sinh đại học đáp ứng yêu cầu, chất lượng giáo dục đại học ....... 106 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực thực thi tuyển sinh cho cán bộ quản lý, giảng viên đáp ứng yêu cầu tuyển sinh giai đoạn đổi mới giáo dục đại học 109 3.2.3. Chỉ đạo tuyển sinh đại học đảm bảo theo quy trình đổi mới tuyển sinh trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ...................................................... 113 3.2.4. Chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ tin đảm bảo chất lượng tuyển sinh đại học thời kỳ đổi mới giáo dục đại học .................................. 117 3.2.5. Kiểm tra, giám sát quá trình tuyển sinh đại học theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học ........................................................................................ 121 viii 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ................................................................. 125 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ................................ 127 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................... 127 3.4.2. Phương pháp khảo nghiệm, cách cho điểm và chuẩn đánh giá ......... 127 3.4.3. Địa bàn khảo nghiệm và mẫu khảo nghiệm ..................................... 128 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ............................................... 128 3.5. Thử nghiệm giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ...................................................................................... 134 3.5.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp thử nghiệm .............................................. 134 3.5.2. Mục đích thử nghiệm ...................................................................... 134 3.5.3. Giả thuyết thử nghiệm ..................................................................... 135 3.5.4. Mẫu thử nghiệm và địa bàn thử nghiệm .......................................... 135 3.5.5. Tiêu chuẩn và thang đánh giá thử nghiệm ....................................... 136 3.5.6. Các giai đoạn thử nghiệm ................................................................ 137 3.5.7. Phương pháp đánh giá thực nghiệm ................................................. 138 3.5.8. Kết quả thử nghiệm ......................................................................... 138 3.5.9. Kết luận thử nghiệm ........................................................................ 144 KẾT LUẬN CHƯ NG 3 .................................................................................... 146 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 147 1. Kết luận ....................................................................................................... 147 2. Khuyến nghị ................................................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ix DANH MỤC BẢNG SỐ Bảng 2.1. Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng tuyển sinh đại học, quản lý tuyển sinh đại học và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TSĐH ............................. 58 Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá quản lý tuyển sinh đại học ......................................... 59 Bảng 2.3. Mẫu khách thể khảo sát thực trạng ......................................................... 61 Bảng 2.4. Địa bàn khảo sát .................................................................................... 61 Bảng 2.5. Đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị tuyển sinh của cơ sở GDĐH ...... 62 Bảng 2.6. Đánh giá thực trạng thực hiện tổ chức tuyển sinh đại học ...................... 63 Bảng 2.7. Đánh thực trạng mức độ đảm bảo của các điều kiện đảm bảo cho tổ chức tuyển sinh đại học trong cơ sở giáo dục đại học ............................................ 65 Bảng 2.8. Đánh giá thuận lợi và khó khăn khi tổ chức tuyển sinh đại học trong cơ sở giáo dục đại học ................................................................................................ 67 Bảng 2.9. Thống kê số thí sinh đăng ký dự thi, đến thi, chỉ tiêu và trúng tuyển từ năm 2002 đến năm 2019 ........................................................................................ 69 Bảng 2.10. Số liệu thống kê kết quả xét tuyển cao đẳng, đại học 2002 - 2012 ........ 71 Bảng 2.11. Đánh giá mức độ thực hiện lập kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học ........................................................................................... 72 Bảng 2.12. Mức độ thực hiện các loại kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học..................................................................................................... 74 Bảng 2.13. Mức độ thực hiện tổ chức nhân sự tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học..................................................................................................... 77 Bảng 2.14. Mức độ thực hiện tổ chức nguồn lực tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học..................................................................................................... 79 Bảng 2.15. Mức độ thực hiện chỉ đạo tuyển sinh đại học trong các cơ sở GDĐH... 80 Bảng 2.16. Mức độ thực hiện tổ chức tuyển sinh đại học trong các cơ sở GDĐH .. 82 Bảng 2.17. Mức độ thực hiện kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học ............................................................................ 84 Bảng 2.18. Mức độ thực hiện nội dung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học ............................................... 86 Bảng 2.19. Tổng hợp các nội dung quản lý TSĐH trong các cơ sở GDĐH ............ 88 x Bảng 2.20. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố chủ quan đến quản lý tuyển sinh đại học ........................................................................................................... 90 Bảng 2.21. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố khách quan đến quản lý tuyển sinh đại học .................................................................................................. 91 Bảng 2.22. Tổng hợp mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý công tác tuyển sinh đại học ........................................................................................................... 93 Bảng 3.1. Cách cho điểm và thang đánh giá khảo nghiệm các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong các trường đại học ......................................................... 127 Bảng 3.2. Mẫu khách thể khảo nghiệm ................................................................ 128 Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam .................................... 128 Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam........................................ 130 Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ................... 132 Bảng 3.6. Cơ cấu khách thể khảo sát trong mẫu thử nghiệm ................................ 135 Bảng 3.7. Mức độ nắm vững kiến thức của cán bộ quản lý và giảng viên trước và sau thử nghiệm .................................................................................................... 139 Bảng 3.8. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm trước và sau thử nghiệm 140 Bảng 3.9. Đánh giá thực trạng kỹ năng thực thi công việc tuyển sinh của cán bộ quản lý và giảng viên trước thử nghiệm ............................................................... 141 Bảng 3.10. Đánh giá thực trạng kỹ năng thực thi công việc tuyển sinh của cán bộ quản lý và giảng viên sau thử nghiệm .................................................................. 142 Bảng 3.11. Sự thay đổi kỹ năng thực thi công việc của cán bộ quản lý và giảng viên trước và sau thử nghiệm qua phiếu đánh giá ................................................ 143 Bảng 3.12. Sự thay đổi kỹ năng thực thi công việc của cán bộ quản lý và giảng viên trước và sau thử nghiệm qua hoạt động tuyển sinh ....................................... 143 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả thử nghiệm giải pháp quản lý tuyển sinh đại học ... 144 xi DANH MỤC S ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý trong tuyển sinh đại học ............. 35 Biểu đồ 2.1. Tổng hợp nội dung quản lý TSĐH trong các cơ sở GDĐH ................ 89 Biểu đồ 2.2. Tổng hợp mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học ..................................................................... 94 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học ................................................................................. 126 Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ............................. 133 Biểu đồ 3.2. Mức độ nắm vững kiến thức của cán bộ quản lý và giảng viên trước và sau thử nghiệm................................................................................................ 139 Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi kỹ năng thực thi công việc của cán bộ quản lý và giảng viên trước và sau thử nghiệm ............................................................................... 144 Biểu đổ 3.4. Sự thay đổi nhận thức và kỹ năng thực thi tuyển sinh của cán bộ quản lý và giảng viên tham gia thử nghiệm .................................................................. 145 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu khách quan của các nước trên thế giới. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Với sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học. Trong môi trường hội nhập quốc tế, các trường đại học ở Việt Nam đang bị tác động dưới nhiều hình thức như: phải mở rộng phạm vi hoạt động, quy mô tuyển sinh, quy mô đào tạo, các mối quan hệ hợp tác và đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện đổi mới và hội nhập. Trước yêu cầu, đòi hỏi của việc đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, sự dịch chuyển nguồn nhân lực đang đặt giáo dục nước ta trước nhiều cơ hội và thách thức không nhỏ, đòi hỏi giáo dục, đặc biệt là đối với giáo dục đại học cần đổi mới mạnh mẽ về nhiều mặt, trong đó có công tác tuyển sinh đại học (sau đây gọi chung là tuyển sinh). Tuyển sinh là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình đào tạo, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo trong nhà trường. Đồng thời, tuyển sinh là một vấn đề khá nhạy cảm, luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi của xã hội. Vì vậy, tuyển sinh là công tác quan trọng đầu tiên trong quá trình hoạt động đào tạo của các trường đại học, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Mục tiêu quan trọng nhất của tuyển sinh là chọn được học sinh (hay thí sinh) có kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực phù hợp với mục tiêu của các ngành đào tạo; định hướng đúng đắn cho quá trình học tập của học sinh, giúp các em có sự chuẩn bị tốt trong quá trình học đại học, đồng thời thúc đẩy các trường đẩy nhanh quá trình hội nhập với các nền GDĐH trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng tuyển sinh đại học phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó trực tiếp nhất là công tác quản lý của các cấp quản lý nhà nước về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, quản lý nhà trường về tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học trên cả 2 nước. Có thể khẳng định rằng, nâng cao chất lượng quản lý đối với hoạt động tuyển sinh đại học sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo, đảm bảo tính khách quan, trung thực, an toàn, công bằng của tuyển sinh đại học. 1.2. Trong những năm vừa qua, thực tiễn công tác tuyển sinh ở nước ta đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với mục đích tuyển chọn đầu vào của các trường đại học trên cả nước, tuyển chọn được những thí sinh xứng đáng và phù hợp nhất. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, công tác tuyển sinh vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của các trường đại học nói riêng và của cả xã hội nói chung, chưa giải quyết được vấn đề về phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng cho thí sinh trong việc cung cấp thông tin, chọn trường, chọn ngành theo học phù hợp dẫn đến sinh viên ra trường bị hạn chế về trình độ, làm trái ngành, không có việc làm, không có niềm đam mê công việc khi tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội; tuyển sinh còn thiếu linh hoạt trong điều kiện hội nhập của các cơ sở GDĐH khi phải đảm bảo chất lượng đào tạo và trách nhiệm với xã hội cao; tuyển sinh đại học theo phương thức 3 chung trước đây đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế như: Việc thay đổi các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và kỳ thi tuyển sinh đại học với nhiều phương án khác nhau chưa có được sự đồng thuận cao của xã hội; việc tổ chức tuyển sinh theo khối thi (A, B, C, D) hạn chế sự tự chủ của các trường trong việc quy định những môn thi thật cần thiết để phù hợp đối với từng ngành đào tạo của từng cơ sở GDĐH; việc thực hiện tuyển sinh mỗi năm một lần theo quy định chung chưa đáp ứng phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Vì vậy, tiếp tục cải tiến tuyển sinh là việc làm cần thiết, cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên nhiều cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về tuyển sinh qua các thời kỳ. Thực tiễn tuyển sinh và quản lý tuyển sinh đại học của Việt Nam đặt ra vấn đề cần có các nghiên cứu lý luận và thực tiễn đầy đủ, tổng thể làm cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp quản lý công tác tuyển sinh ở các cơ sở GDĐH trong giai đoạn mới nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học ở Việt Nam. 1.3. Trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học đã có rất nhiều nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ về quản lý các hoạt động trong cơ sở GDĐH như quản lý đào tạo, quản lý dạy học, quản lý học tập, quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, quản lý 3 giảng viên đại học,.... nhưng nghiên cứu về quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở GDĐH một cách đầy đủ và hệ thống, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới hiện nay còn chưa được nghiên cứu. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay” làm luận án tiến sĩ khoa học Chuyên ngành Quản lý giáo dục là sự lựa chọn đúng hướng, xác định được điểm mới, khoảng trống trong nghiên cứu quản lý giáo dục đại học và có giá trị thực tiễn với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào quản lý công tác tuyển sinh theo hình thức giáo dục chính quy. Mặc dù nghiên cứu sinh cũng nhận thức được rất rõ sự khó khăn trong nghiên cứu tuyển sinh đại học giai đoạn hiện nay, giai đoạn đổi mới giáo dục của Việt Nam, đổi mới giáo dục đại học. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở GDĐH, luận án đề xuất các giải pháp quản lý tuyển sinh trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Tuyển sinh tại các cơ sở GDĐH trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở GDĐH Việt Nam trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua vấn đề quản lý tuyển sinh đại học đã có nhiều đổi mới và từng bước được hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh. Quản lý tuyển sinh ở các cơ sở GDĐH đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay còn bộc lộ những hạn chế trong lập kế hoạch tuyển sinh, tổ chức thực hiện hoạt động tuyển sinh và đặc biệt là kiểm tra, đánh giá công ...c tuyển sinh trong đào tạo giáo viên trung học cơ sở vùng Đông Nam Bộ: “Các trường chủ động xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm bao gồm xác định và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh; tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh; thi, xét tuyển. Hầu hết các trường xét tuyển, Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh tổ chức thi tuyển theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Thủ Dầu Một tuyển sinh trong cả nước, Trường Đại học Đồng Nai và các trường cao đẳng sư phạm khác tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh. Các trường đại học tổ chức thi (đại học) nhưng xét tuyển (hệ cao đẳng), đa số xét tuyển nguyện vọng 2; các trường cao đẳng sư phạm xét tuyển theo nguyện vọng 1 và 2, đa số theo nguyện vọng 1. Thí sinh xét tuyển theo nguyện vọng 2 thường có điểm chuẩn trúng tuyển cao hơn nguyện vọng 1, trong đó nhiều thí sinh có điểm cao.... Một số năm gần đây xu hướng tuyển sinh đào tạo cao đẳng khó khăn, nhiều ngành khó tuyển hoặc chất lượng đầu vào thấp (điểm chuẩn đầu vào bằng điểm sàn cao đẳng hoặc bằng điểm sàn đại học). Tỷ lệ tuyển sinh so với chỉ tiêu đạt thấp do 17 nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân việc làm, chính sách tiền lương và việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh chưa đúng [36]. - Tác giả Ngô Xuân Bình (2015), “Quản lý chất lượng đào tạo ngành Công nghệ thông tin trong các trường cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận TQM” qua khảo sát trên các Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng, Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận: “Kết quả tuyển sinh hệ cao đẳng của các trường trong những năm tới đáng lo: số lượng dự thi 2011-2012: 5878; 2013-2014: 2523; 2014-2015: 1802. Số trúng tuyển: 4536-1084- 1142. Số nhập học: 1071-703-414. Quản lý chất lượng tuyển sinh ngành CNTT được đánh giá theo tiêu chí tuyển sinh, chính sách tuyển sinh, chất lượng đầu vào, xác định mục tiêu học tập và qua nghiên cứu đã kết luận: Hầu hết các trường cao đẳng được nghiên cứu đều có kế hoạch tuyển sinh với các tiêu chí và chính sách tuyển sinh đạt trên 70% từ khá trở lên; xác định mục tiêu học tập với 32.02% mức độ khá tốt” [4]. Tác giả trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn “Đã đưa ra giải pháp quản lý công tác tuyển sinh trong quản lý chất lượng đầu vào của ngành CNTT. Hình thức chỉ đạo tuyển sinh: Tổ chức thi tuyển theo hướng tuyển chọn, theo kết quả kỳ thi quốc gia, kết hợp với xem xét hồ sơ học bạ trung học phổ thông, phỏng vấn cá nhân để lựa chọn thí sinh phù hợp với chuyên ngành đào tạo trình độ cao đẳng về CNTT” [4]. - Tác giả Đặng Việt Xô (2016), “Quản lý đào tạo ở Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM). Trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý tuyển sinh ở Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân đã có nhận xét: “Kết quả cho thấy, có tới 91.07% cán bộ quản lý giáo dục; 92.74% đối với giảng viên; 96.28% đối với sinh viên hoàn toàn hài lòng về công tác tuyển sinh, chứng tỏ quản lý đối với công tác tuyển sinh thực hiện rất nghiêm túc và chặt chẽ, đảm bảo các điều kiện đăng ký dự tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT về trình độ văn hóa; độ tuổi; tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức và tiêu chuẩn sức khỏe,... Công tác tuyển sinh của nhà trường chỉ tập trung vào hai khối (khối A và khối A1), phương án điểm chuẩn giữa các khối; giữa miền Nam, miền Bắc khác nhau, tỷ lệ tuyển sinh đối với học viên nữ 15% theo quy định của Bộ Công an” [84]. Và để nâng cao chất lượng đầu vào ở Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân, tác giả cũng đã đưa ra giải pháp “Đổi mới quản lý công tác tuyển sinh trong quản lý đầu vào ở Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân theo 18 tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể” trong đó bàn đến đổi mới nội dung và cách thức tổ chức tuyển sinh của nhà trường [84]. - Tác giả Đỗ Thị Thanh Toàn (2019), “Quản lý đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực” khảo sát trên 3 trường đại học với trình độ đại học ngành công nghệ kỹ thuật gồm: Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ), Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), Trường Đại học Hải Phòng đã đánh giá quản lý công tác tuyển sinh theo 5 chỉ báo:“Xây dựng kế hoạch tuyển sinh; tuyên truyền quảng bá, tư vấn tuyển sinh, xây dựng phương thức tuyển sinh; tổ chức xét tuyển và thi tuyển, tổng hợp và thông báo kết quả trúng tuyển, đánh giá chung quản lý công tác tuyển sinh đạt ở mức độ khá”. Tác giả cũng đã nhận định: “Quản lý tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật là một trong những điểm sáng trong quản lý đào tạo ở các trường đại học địa phương. Các trường đại học địa phương đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện hoạt động tuyển sinh. Hiện tại, có 100% các trường đại học địa phương đều xây dựng cổng tư vấn tuyển sinh trực tuyến trên Website, nhiều trường xây sựng fanpage trên các mạng xã hội như facebook, youtobe, instagram,...” [72]. 1.1.3. Nhận xét những công trình nghiên cứu đi trước và xác định các vấn đề nghiên cứu của luận án a) Nhận xét - Trong lĩnh vực quản lý giáo dục từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tuyển sinh đại học ở các khía cạnh lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trình bày thực trạng tuyển sinh đại học trong thời gian qua theo các mốc thời gian tuyển sinh đại học của đất nước, bàn về cách thi tuyển, lựa chọn học sinh vào các trường đại học theo nhiều ngành nghề khác nhau. Nghiên cứu quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở GDĐH hiện nay còn rất ít, hầu như chưa được nghiên cứu thể hiện trong các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn mà thường thể hiện trong các báo cáo tổng kết tuyển sinh đại học hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở GDĐH trong cả nước. - Nghiên cứu về quản lý tuyển sinh ở các cơ sở GDĐH bao gồm các đại học, học viện, các trường đại được thể hiện trong các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo ở các đại học, học viện, trường đại học như là một khâu quản lý đầu vào của 19 quá trình quản lý đào tạo. Nghiên cứu về quản lý tuyển sinh ở các cơ sở GDĐH như một công trình nghiên cứu độc lập thì chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể. - Các nghiên cứu về quản lý tuyển sinh ở một khâu của quản lý đào tạo thường chỉ diễn ra trên một địa bàn nhất định ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam, vấn đề nghiên cứu quản lý tuyển sinh đầu vào đại học ở tất cả các loại hình trường đại học đại diện cho cả 3 miền Bắc, Trung, Nam hiện chưa có công trình nghiên cứu nào. - Đặc biệt nghiên cứu tuyển sinh và quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục đại học nói riêng để có các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới hiện nay chưa được nghiên cứu hệ thống, đầy đủ. Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tuyển chọn đầu vào đại học ở các cơ sở GDĐH trong điều kiện đổi mới hội nhập và cạnh tranh. b) Xác định các nội dung cần giải quyết trong luận án Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nghiên cứu đi trước về tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học, luận án xác định các vấn đề cần được nghiên cứu và làm sáng rõ trong nội dung nghiên cứu của luận án: - Xác định đúng và làm rõ các vấn đề lý luận về tuyển sinh đại học, quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở GDĐH thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay (khái niệm, nội dung, đặc điểm, quy trình, yếu tố ảnh hưởng). - Phát hiện và đánh giá đúng thực trạng tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. - Nhận diện và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở GDĐH Việt Nam thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. - Đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ và thách thức đối với tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở GDĐH Việt Nam thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. - Đề xuất, khảo nghiệm và thực nghiệm các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở GDĐH Việt Nam thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 20 1.2. Đổi mới giáo dục đại học hiện nay và yêu cầu đặt ra đối với tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học 1.2.1. Đổi mới giáo dục đại học a) Giáo dục đại học: Ở mỗi quốc gia, quan niệm về giáo dục đại học được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Giáo dục đại học là một quá trình trong đó người học quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao động. Như vậy, giáo dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp. Ở cách tiếp cận khác, giáo dục đại học được coi là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà nghiên cứu thực thụ, những người sẽ không ngừng tìm những chân trời kiến thức mới. Giáo dục đại học được xem như một cơ hội để người học được tham gia vào quá trình phát triển bản thân bằng các thể thức học tập thường xuyên và linh hoạt. Ở nước ta hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về giáo dục đại học (nhưng qua các văn bản không chính thức, có thể hiểu giáo dục đại học là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thông với các trình độ đào tạo: gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. b) Đổi mới giáo dục đại học: Ở Việt Nam xuất phát từ bối cảnh trong nước có sự tăng trưởng khá cao của nền kinh tế, đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh, bước đầu phát huy được lợi thế của đất nước, từng vùng và từng ngành. Đó là những điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư phát triển giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Về xã hội tỷ lệ phát triển dân số có xu hướng tăng, thị trường lao động của Việt Nam đã từng bước được phát triển; mức độ giảm nghèo giữa các vùng tuy khác nhau song nhìn chung tỷ lệ nghèo đều giảm xuống. Do vậy, điều kiện để phát triển giáo dục ở các vùng khó khăn đã được cải thiện, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền trong cả nước Bối cảnh quốc tế: là sự ra đời của các công nghệ cao, nền kinh tế tri thức, trong bối cảnh đó nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới này trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới; xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự hội nhập của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế 21 thế giới; hội nhập văn hóa và hệ thống giáo dục có vai trò bảo tồn nền văn hóa dân tộc tạo cơ sở để giao lưu, hợp tác và duy trì an ninh. c) Định hướng và mục tiêu đổi mới giáo dục đại học: (Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020) [18]. * Định hướng đổi mới phát triển giáo dục đại học đến năm 2020: 1) Gắn đổi mới giáo dục đại học với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; 2) Hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học; 3) Tạo chuyển biến rõ rệt qua các khâu đột phá; 4) Đổi mới tư duy và cơ chế quản lý; 5) Đổi mới giáo dục đại học là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng [18]. * Mục tiêu: * Mục tiêu chung: Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích nghi với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [18]. * Mục tiêu cụ thể [18] - Hoàn chỉnh mạng lưới đảm bảo các cơ sở GDĐH trên phạm vi toàn quốc, có sự phân tầng, đảm bảo cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các địa phương. - Hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học. Đổi mới mục tiêu, quy trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập. - Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp - ứng dụng. Bảo đảm liên thông giữa các chương trình trong toàn hệ thống. - Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lượng và hệ thống kiểm định giáo dục đại học. - Đổi mới tư duy và cơ chế quản lý giáo dục đại học. Phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và việc bảo đảm quyền tự chủ, tăng cường tính trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sở GDĐH. 22 Mở rộng quy mô tuyển sinh giáo dục đại học để đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao của các ngành kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn của các tầng lớp nhân dân. Tập trung xây dựng một số trường đại học có chất lượng, một số ngành mũi nhọn đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực. * Các giải pháp về đổi mới GDĐH: 1) Đổi mới cơ cấu đào tạo và hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDĐH; 2) Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo; 3) Đổi mới công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên, cán bộ quản lý; 4) Đổi mới tổ chức triển khai các hoạt động khoa học công nghệ; 5) Đổi mới việc huy động các nguồn lực và cơ chế tài chính; 6) Đổi mới cơ chế quản lý; 7) Hội nhập quốc tế [18]. 1.2.2. Yêu cầu đặt ra đối với đổi mới tuyển sinh đại học và quản lý tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học - Tuyển sinh đại học phải đảm bảo tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. - Tuyển sinh đại học phải đáp ứng được các mục tiêu, chương trình đào tạo, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, kiểm tra, đánh giá, chuẩn đầu ra, chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, cơ chế quản lý, cơ sở vật chất và các điều kiện khác bảo đảm cho công tác tuyển sinh và quản lý công tác tuyển sinh đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả và đồng bộ. - Tuyển sinh đại học theo xu hướng đại chúng hóa chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng và phổ cập. Xu hướng đa dạng hóa, phát triển nhiều loại hình trường với cơ cấu đào tạo đa dạng về trình độ và ngành nghề theo hướng nghiên cứu hoặc thực hành. Xu hướng mở rộng nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và đưa ra các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh về giáo dục đại học. - Tuyển sinh đại học phải lựa chọn những người học có chất lượng để đảm bảo vào trường đại học sau khi tốt nghiệp sẽ là những công dân có trách nhiệm, đóng góp vào việc phát triển và tiến bộ bền vững của toàn xã hội. 23 - Sự đa dạng hóa các mô hình giáo dục đại học trong đổi mới giáo dục đại học yêu cầu đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh, phương pháp và tiêu chuẩn tuyển chọn để một mặt đáp ứng nhu cầu xã hội, thực tiễn, mặt khác người học có hành lang tối ưu để lựa chọn và chiếm lĩnh tri thức, hoạt động nghề nghiệp sau này. - Đổi mới giáo dục đại học yêu cầu cần tận dụng đầy đủ ưu thế của CNTT và truyền thông trong tuyển sinh và quá trình đào tạo tại các cơ sở GDĐH sau này để đem lại hiệu quả, sự bình đẳng và hiện đại hơn, hợp tác quốc tế trong GDĐH. - Tuyển sinh đại học cần được bình đẳng với tất cả mọi người trên cơ sở có sự xứng đáng, phù hợp với nguyện vọng, không có sự phân biệt đối xử về giới tính, chủng tộc, khác biệt văn hóa, xã hội, khuyết tật cơ thể, trong việc tiếp nhận giáo dục đại học như Điều 26.1 của Tuyên ngôn toàn cầu về nhân quyền. 1.3. Lý luận về tuyển sinh đại học tại các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học 1.3.1. Khái niệm tuyển sinh đại học Theo Từ điển giải thích các thuật ngữ hành chính: Tuyển sinh là việc tổ chức lựa chọn người học vào một ngành, nghề nào đó của cơ sở giáo dục đào tạo dựa trên các quy định đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công nhận [43]. Cơ sở giáo dục đào tạo bao gồm tổ hợp các đại học, học viện, các trường đại học; Viện hàn lâm, viện NCKH có đào tạo trình độ tiến sĩ thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức để đào tạo các trình độ của cơ sở GDĐH [38]. Luận án đề cập đến khái niệm cơ sở GDĐH bao gồm các đại học, học viện, các trường đại học đào tạo trình độ đại học. Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân. Từ khái niệm tuyển sinh, cơ sở GDĐH, đổi mới giáo dục đại học luận án xác định tuyển sinh đại học tại các cơ sở GDĐH trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học 24 là sự lựa chọn người học ở trình độ đại học thuộc một ngành nghề nào đó của cơ sở GDĐH dựa trên các quy định đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công nhận đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Với khái niệm trên tuyển sinh đại học ở các cơ sở GDĐH có những đặc điểm cơ bản: a) Mục tiêu của tuyển sinh đại học là lựa chọn được người học đúng ngành nghề, đúng nguyện vọng và đảm bảo chất lượng để sau này đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự phát triển KT-XH của đất nước và hội nhập quốc tế; b) Tuyển sinh nhằm tăng tính chính xác và công bằng trong việc tuyển chọn và tạo cơ hội học tập cho các thí sinh có năng lực để tiết kiệm tiền của cho xã hội và nhà trường, giảm thiểu những tiêu cực có thể xảy ra qua kỳ thi; c) Sự tác động của tuyển sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở phổ thông, đại học đến phương pháp dạy - học ở phổ thông và qua việc đảm bảo tuyển được người có năng lực học tốt cho bậc đại học; d) Tuyển sinh đại học là một thành tố quan trọng trong quá trình đào tạo đại học bao gồm đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra. Tuyển sinh đại học là một quá trình bao gồm các khâu: chuẩn bị tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổng kết hoạt động tuyển sinh với sự tham gia của rất nhiều lực lượng và các tổ chức, cá nhân và xã hội. 1.3.2. Đối tượng tuyển sinh đại học Quy chế tuyển sinh trình độ đại học (Ban hành kèm theo 09/2020/TT- BGDĐT ngày 7 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác định đối tượng tuyển sinh ở Điều 5: Điều kiện dự tuyển: 1. Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT). 2. Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ. 25 3. Trong độ tuổi quy định đối với những trường, ngành có quy định về tuổi. 4. Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng kí xét tuyển (ĐKXT) hoặc dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển. 5. Có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định, nếu ĐKXT hoặc dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển. 6. Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ chỉ được dự tuyển vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học; quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau. 1.3.3. Phương thức và hình thức tuyển sinh đại học Phương thức tuyển sinh đại học bao gồm các phương thức và hình thức cơ bản: thi tuyển, xét tuyển và kết hợp thi tuyển và xét tuyển. a) Thi tuyển: Thi đánh giá năng lực, thi văn hóa và thi năng khiếu theo quy trình: tổ chức ra đề thi, in sao đề, tổ chức thi, tổ chức chấm thi, tổ chức kiểm tra thanh tra các khâu trong quá trình thực hiện công tác tuyển sinh với sự tham gia của ứng dụng công nghệ thông tin. Công tác thi tuyển tùy theo các nội dung công việc có sự phân cấp tham gia quản lý của Bộ Giao dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tại đại học tổ chức. b) Xét tuyển: Dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia; dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông (xét học bạ); dựa vào kết quả thi văn hóa (đánh giá năng lực của các cơ sở giáo dục đào tạo khác). Tuyển thẳng (tham gia kỳ thi quốc gia, thi sáng tạo kỹ thuật); tuyển thẳng kết hợp giữa kết quả học tập và kết quả điểm thi (ELTS, TOEFL IBT, ...). các hình thức khác, ... c) Kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển dưới các hình thức: tổ chức thi đánh giá năng lực+ dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông; ưu tiên xét tuyển (do không dùng kết quả trúng tuyển thẳng) kết hợp với kết quả thi trung học phổ thông quốc gia; tổ chức thi văn hóa+ dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông và các hình thức khác. 26 1.3.4. Nguyên tắc tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay Tuyển sinh là hoạt động mang tính chuyên môn, chủ động, tính tự chịu trách nhiệm cao, nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của tuyển sinh: 1.3.4.1. Bảo đảm chất lượng: Lựa chọn được những thí sinh có năng lực, có đủ khả năng vào học đại học góp phần “đảm bảo chất lượng” và hiệu quả lâu dài của giáo dục đại học; Thí sinh tuyển được đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo, kết quả thi cao được nhận vào học ở các trường, ngành học có yêu cầu cao và ngược lại; Tuyển đúng và đủ thí sinh có năng lực vào đúng ngành nghề theo nguyện vọng. 1.3.4.2. Bảo đảm tính khách quan, nghiêm túc, khoa học: Tuyển sinh phải đảm bảo đúng đường lối, chính sách của Đảng để tuyển chọn những người có học lực giỏi, có đạo đức phẩm chất tốt theo yêu cầu đào tạo phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tuyển sinh phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, kết hợp chặt chẽ việc đánh giá kết quả toàn diện về các mặt học tập, đạo đức, lao động, với kết quả thi tuyển vào đại học. Tuyển sinh phải thực hiện nghiêm túc những quy trình, các khâu trong quá trình tổ chức và thực hiện đảm bảo tính khoa học. 1.3.4.3. Công khai, dân chủ, công bằng: Tuyển sinh phải đảm bảo quyền làm chủ tập thể của nhân dân, thực hiện công khai, công bằng dân chủ trong xã hội, tiến hành nhanh gọn, tránh cồng kềnh, tốn kém. Tuyển sinh có chính sách ưu tiên đối với những thanh niên dân tộc thiểu số, công nhân ưu tú, những người đã được rèn luyện qua lao động sản xuất công tác và chiến đấu, con các liệt sĩ có công với cách mạng... 1.3.4.4. Bảo đảm tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học: Các cơ sở giáo dục đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh. Chủ động công bố công khai các tiêu chí cần tuyển chọn thí sinh vào học theo từng cơ sở, ngành học, trình độ đào tạo cụ thể. 1.3.3.5. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, kế thừa, thực tiễn: Thực hiện chỉ đạo tốt tuyển sinh cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ GD&ĐT với Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT với trường, trường với sở về việc chuẩn bị, tổ chức thi, chấm thi, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển. Cách thức tuyển chọn phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất; kế thừa giữa các cấp học, trình độ đào tạo và điều 27 kiện để thực hiện phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các cơ sở GDĐH thực hiện quản lý được tiến hành trên cơ sở phối hợp hoạt động với cơ quan quản lý ngành có liên quan, với Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT các địa phương trong cả nước. 1.3.5. Quy trình tuyển sinh đại học Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi cơ sở GDĐH mà cơ sở giáo dục đưa ra các hình thức và phương thức tuyển sinh khác nhau nhưng căn bản công tác tuyển sinh đại học được tiến hành qua các bước sau: - Ra chỉ tiêu tuyển sinh được xác định trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị. - Cơ sở giáo dục đại học tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chịu trách nhiệm công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH. Cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh thì tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ban hành quy chế tuyển sinh. - Chuẩn bị tuyển sinh: Là công việc chuẩn bị những điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực và các điều kiện khác để đảm bảo cho kỳ thi tiến hành thuận lợi, đúng kế hoạch, đúng quy chế, trật tự và an toàn như: Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn tuyển sinh (quy chế tuyển sinh, văn bản hướng dẫn tuyển sinh...); Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ tuyển sinh (địa điểm, trang thiết bị phục vụ công tác thi và tuyển sinh); Chuẩn bị lực lượng tham gia (lực lượng: tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ, ra đề thi, coi thi, hỗ trợ, phục vụ thi, chấm thi, kiểm tra/thanh tra, phối hợp từ các đơn vị bên ngoài cơ sở GDĐH và lực lượng xã hội, tiếp nhận sinh viên trúng tuyển và nhập học...); Công tác tổ chức tập huấn (công bố công khai thông tin, tuyên truyền, truyền thông, quảng bá thương hiệu và tư vấn tuyển sinh; sử dụng CNTT, tài liệu hướng dẫn tuyển sinh); Hạ tầng CNTT (trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH, phần mềm tuyển sinh, hạ tầng CNTT để hỗ trợ phục vụ công tác tuyển sinh (đăng ký dự thi, xét tuyển, tra cứu điểm thi...); Kinh phí triển khai thực hiện. 28 - Tổ chức tuyển sinh: là một quá trình bao gồm nhiều khâu, nhiều hoạt động tuyển sinh như: Xác định chỉ tiêu tuyển sinh; Xây dựng đề án tuyển sinh; Chỉ đạo điều hành công tác tuyển sinh; Công bố đề án tuyển sinh; Chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện đề án tuyển sinh đại học; Tổ chức thi văn hóa/thi năng khiếu/thi đánh giá năng lực; tổ chức chấm thi, phúc khảo bài thi; Triệu tập thí sinh trúng tuyển và công tác nhập học; Tổ chức thanh tra, kiểm tra các khâu trong quá trình thực hiện công tác tuyển sinh và hậu kiểm; Đánh giá hiệu quả công tác tuyển sinh. 1.3.6. Điều kiện đảm bảo cho tổ chức tuyển sinh Để tổ chức tuyển sinh đảm bảo chất lượng, an toàn và khách quan cần có rất nhiều điều kiện về hành lang pháp lý, cơ sở vật chất cũng như những điều kiện tinh thần, tâm lý của các lực lượng tham gia công tác tuyển sinh và quản lý tuyển sinh đại học. Có thể nêu ra như: 1.3.6.1. Điều kiện chủ quan Các điều kiện chủ quan đảm bảo chất lượng tuyển sinh đại học, bao gồm: Cán bộ quản lý chỉ đạo tuyển sinh có năng lực, ý thức, trách nhiệm; Tổ chức tốt việc phối hợp giữa các lực lượng tuyển sinh trong cơ sở GDĐH; Cán bộ, giảng viên của cơ sở GDĐH có nhận thức và thái độ đúng với tuyển sinh đại học; Cán bộ, giảng viên của cơ sở GDĐH được cập nhật để đáp ứng việc đổi mới tuyển sinh. 1.3.6.2. Điều kiện khách quan Các điều kiện khách quan đảm bảo chất lượng tuyển sinh đại học, bao gồm: Có đầy đủ các văn bản quy định và hướng dẫn để thực hiện tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng, minh bạch; Cơ sở giáo dục đại học phối hợp tốt với địa phương để đảm bảo các điều kiện trong công tác tuyển sinh; Có trang thiết bị phù hợp hỗ trợ cho hoạt động tuyển sinh phù hợp; Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tuyển sinh; Kinh phí cho hoạt động công tác tuyển sinh. 1.4. Quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay 1.4.1. Khái niệm quản lý tuyển sinh đại học tại cơ sở giáo dục đại học a) Khái niệm quản lý 29 Quản lý là vấn đề trung tâm của nhiều khoa học như khoa học quản lý, kinh tế học, điều khiển học, tâm lí học, nên có rất nhiều nghiên cứu và quan điểm khác nhau của các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới: * Về mặt thuật ngữ: Từ điển tiếng Việt (1999): “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của cả một đơn vị, cơ quan”, “Quản lý là trông coi giữ gìn những yêu cầu nhất định” [71]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2008): “Quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội) đảm bảo giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó” [75]. * Ý kiến của các nhà khoa học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý gắn với tên tuổi của các nhà khoa học: Frederick Winslow Taylor; H. Koontz; Henry Faylo, Nguyễn Ngọc Quang; Đặng Vũ Hoạt; Trần Kiểm, Trần Khánh Đức, có thể nêu lên một số ý kiến như sau: Theo Frederick Winslow Taylor (1997): “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [1]. H. Koontz (2004): “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt ... Số tiết Lý thuyết Thực hành/ Tự học 1 Đổi mới giáo dục đại học và tuyển sinh đại học 2 5 2 Quy trình tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới 3 5 3 Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học và cán bộ giảng viên trong tuyển sinh đại học 3 5 4 Các văn bản pháp quy về tuyển sinh đại học 2 5 VI. Hướng dẫn thực hiện - Phương pháp bồi dưỡng tập trung cung cấp rất chính xác các kiến thức về tuyển sinh, đặc biệt là các văn bản pháp quy về công tác tuyển sinh. - Ưu tiên thời gian cho thực hành và tự nghiên cứu. - Sau mỗi nội dung tự bồi dưỡng, người học cần được đánh giá qua các bài đánh giá về kiến thức và kỹ năng. Hà Nội, ngày..... tháng ....... năm ....... Người lập chương trình Nguyễn Đức Trung PL-25 Phụ lục 9 PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho chuyên gia) Họ và tên: ......................................................................................................... Cơ quan: ........................................................................................................... Ngày phỏng vấn: ............................................................................................... Nội dung phỏng vấn: 1. Về công tác tuyển sinh đại học trong thời gian qua .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 2. Về quản lý tuyển sinh đại học trong thời gian qua .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 3. Về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 4. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của tuyển sinh và quản lý tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 5. Về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý tuyển sinh đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học hiện nay .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Người phỏng vấn PL-26 Phụ lục 10 CÔNG THỨC TOÁN HỌC THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN Hệ số tương quan thứ bậc Spiecman r = 1 - Trong đó: r - hệ số tương quan. D - hiệu số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh. N - số đơn vị được nghiên cứu. Kết luận: r mang dấu dương là tương quan thuận. r mang dấu âm là tương quan nghịch. r = 0,7  1 (rất chặt chẽ). r = 0,5  0,69 (tương đối chặt chẽ). r < 0,5 (tương quan lỏng). Tính tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của giải pháp quản lý tuyển sinh đại học TT Giải pháp quản lý Tính cần thiết Tính khả thi D D2 Thứ bậc Thứ bậc 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho nhân lực tham gia tuyển sinh về đổi mới tuyển sinh đại học đáp ứng yêu cầu chất lượng giáo dục đại học. 3.69 1 3.69 1 0 0 2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực thực thi tuyển sinh cho cán bộ quản lý, giảng viên đáp ứng yêu cầu tuyển sinh giai đoạn đổi mới giáo dục đại học 3.66 2 3.64 3 -1 1 3 Chỉ đạo tuyển sinh đại học đảm bảo theo quy trình đổi mới tuyển sinh trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học. 3.64 3 3.66 2 1 1 4 Chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ tin đảm bảo chất lượng tuyển sinh đại học thời kỳ đổi mới. 3.60 4 3.56 5 -1 1 5 Kiểm tra, giám sát quá trình tuyển sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học 3.56 5 3.60 4 1 1 Tổng 3.63 3.53 4 r  +0.80 Kết luận: Tương quan trên là thuận và chặt chẽ. PL-27 Phụ lục 11: CÁC NGUỒN LẬP BẢNG SỐ LIỆU KHẢO SÁT THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN STT Bảng số Nguồn 1. Bảng 2.6 Câu số 1 Phụ lục 1 2. Bảng 2.7 Câu số 2 Phụ lục 1 3. Bảng 2.8 Câu số 3 Phụ lục 1 4. Bảng 2.9 Câu số 4 Phụ lục 1 5. Bảng 2.10 Bộ GD&ĐT 6. Bảng 2.11 Bộ GD&ĐT 7. Bảng 2.12 Câu số 1 Phụ lục 2 8. Bảng 2.13 Câu số 2 Phụ lục 2 9. Bảng 2.14 Câu số 3 Phụ lục 2 10. Bảng 2.15 Câu số 4 Phụ lục 2 11. Bảng 2.16 Câu số 5 Phụ lục 2 12. Bảng 2.17 Câu số 6 Phụ lục 2 13. Bảng 2.18 Câu số 7 Phụ lục 2 14. Bảng 2.19 Câu số 8 Phụ lục 2 15. Bảng 2.20 Tổng hợp số liệu từ bảng 2.12, 2.14, 2.16, 2.18 16. Bảng 2.21 Câu số 9 Phụ lục 2 17. Bảng 2.22 Câu số 10 Phụ lục 2 18. Bảng 2.23 Tổng hợp số liệu từ bảng 2.21, 2.22 Phụ lục 19. Bảng 3.3 Câu số 1 Phụ lục 3 20. Bảng 3.4 Câu số 1 Phụ lục 3 21. Bảng 3.5 Tổng hợp số liệu từ bảng 3.3, 3.4 PL-28 Phụ lục 12: DANH SÁCH CÁC CÁN BỘ GIẢNG VIÊN THAM GIA PHỎNG VẤN STT Họ và tên Địa chỉ 1. P.M.C Đại học TP Đà Nẵng 2. N.T.M.V Đại học TP Hà Nội 3. T.T.M.H Đại học TP Hồ Chí Minh 4. P.M.V.H Đại học TP Hà Nội 5. L.N.N.D Đại học TP Hồ Chí Minh 6. H.T.T Đại học TP Hà Nội 7. N.Q.S Đại học TP Đà Nẵng 8. L.T.T.G Đại học TP Hà Nội 9. N.T.T.H Đại học TP Hà Nội 10. P.Q.S Đại học TP Hà Nội 11. N.X.T Đại học TP Hà Nội 12. P.Q.V Đại học TP Hồ Chí Minh 13. L.N.X.T Đại học TP Đà Nẵng 14. P.Q.T Đại học TP Hà Nội 15. N.T.D Đại học TP Đà Nẵng 16. N.V.Q.M Đại học TP Hồ Chí Minh 17. N.V.H Sở Giáo dục Đào tạo Hải Phòng 18. L.T.V.H Sở Giáo dục Đào tạo Ninh Bình 19. V.M.T Sở Giáo dục Đào tạo Yên Bái 20. P.V.TH Sở Giáo dục Đào tạo TP Hồ Chí Minh PL-29 Phụ lục 13 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 13.1. Kết quả điều tra về tuyển sinh đại học ở các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Câu 1: Đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học TT Nội dung Tốt Khá Bình thường Yếu 1 Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn tuyển sinh (quy chế tuyển sinh, văn bản hướng dẫn tuyển sinh...) 239 335 159 33 2 Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho tuyển sinh (địa điểm, trang thiết bị phục vụ cho công tác thi và tuyển sinh) 227 286 214 39 3 Chuẩn bị lực lượng tham gia (lực lượng: tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ, ra đề thi, coi thi, hỗ trợ, phục vụ thi, chấm thi, kiểm tra/thanh tra, phối hợp từ các đơn vị bên ngoài cơ sở GDĐH và lực lượng xã hội, tiếp nhận sinh viên trúng tuyển và nhập học...) 231 311 187 37 4 Công tác tổ chức tập huấn (công bố công khai thông tin, tuyên truyền, truyền thông, quảng bá thương hiệu và tư vấn tuyển sinh; sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng tài liệu hướng dẫn tuyển sinh) 347 265 127 27 5 Hạ tầng công nghệ thông tin (trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH, phần mềm tuyển sinh, hạ tầng công nghệ thông tin để hỗ trợ phục vụ công tác tuyển sinh (đăng ký dự thi, xét tuyển, tra cứu điểm thi...) 343 255 137 31 6 Kinh phí triển khai thực hiện 213 299 213 41 PL-30 Câu 2: Đánh giá thực trạng thực hiện tổ chức tuyển sinh đại học TT Nội dung Tốt Khá Bình thường Yếu 1 Xác định chỉ tiêu tuyển sinh 341 281 127 17 2 Xây dựng đề án tuyển sinh 319 289 139 19 3 Chỉ đạo điều hành công tác tuyển sinh 267 269 199 31 4 Công bố đề án tuyển sinh 309 284 152 21 5 Chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện đề án tuyển sinh đại học 243 283 207 33 6 Tổ chức thi văn hóa/thi năng khiếu/thi đánh giá năng lực (tổ chức ra đề thi*, tổ chức in sao đề thi*, tổ chức thi, tổ chức chấm thi*, tổ chức kiểm tra thanh tra các khâu trong quá trình thực hiện công tác tuyển sinh, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin) 307 276 160 23 7 Tổ chức xét tuyển (dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia, dựa vào kết quả học tập THPT (xét học bạ), dựa vào kết quả thi văn hóa/đánh giá năng lực của cơ sở GDĐH khác, tuyển thẳng, tuyển thẳng kết hợp, hình thức khác) 301 271 169 25 8 Kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển (tổ chức thi đánh giá năng lực + Dựa vào kết quả học tập THPT, ưu tiên xét tuyển (do không dùng kết quả trúng tuyển thẳng) kết hợp với kết quả thi THPT quốc gia, tổ chức thi văn hóa + Dựa vào kết quả học tập THPT, hình thức khác) 287 269 183 27 9 Triệu tập thí sinh trúng tuyển và công tác nhập học 212 304 211 39 10 Tổ chức thanh tra, kiểm tra các khâu trong quá trình thực hiện công tác tuyển sinh và hậu kiểm 274 273 190 29 11 Đánh giá hiệu quả công tác tuyển sinh 221 301 209 35 PL-31 Câu 3: Đánh giá thực trạng mức độ đảm bảo của các điều kiện đảm bảo cho tổ chức tuyển sinh đại học trong cơ sở giáo dục đại học STT Các điều kiện Tốt Khá Bình thường Yếu 1 Điều kiện chủ quan 1.1 Cán bộ quản lý chỉ đạo tuyển sinh có năng lực, ý thức, trách nhiệm 340 279 126 21 1.2 Tổ chức tốt việc phối hợp giữa các lực lượng tuyển sinh trong cơ sở GDĐH. 308 282 151 25 1.3 Cán bộ, giảng viên của cơ sở GDĐH có nhận thức và thái độ đúng với tuyển sinh đại học. 286 267 182 31 1.4 Cán bộ, giảng viên của cơ sở GDĐH được cập nhật để đáp ứng việc đổi mới tuyển sinh. 306 274 159 27 2 Điều kiện khách quan 2.1 Có đầy đủ các văn bản quy định và hướng dẫn để thực hiện tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng, minh bạch 318 287 138 23 2.2 Cơ sở giáo dục đại học phối hợp tốt với địa phương để đảm bảo các điều kiện trong công tác tuyển sinh 300 269 168 29 2.3 Có trang thiết bị phù hợp hỗ trợ cho hoạt động tuyển sinh phù hợp 220 299 208 39 2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tuyển sinh 266 267 198 35 2.5 Kinh phí cho hoạt động công tác tuyển sinh 242 281 206 37 Câu 4: Đánh giá thuận lợi và khó khăn khi tổ chức tuyển sinh đại học trong cơ sở giáo dục đại học TT Các điều kiện Số lượng 1 Thuận lợi: 1 Việc phổ biến tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo 643 PL-32 TT Các điều kiện Số lượng 2 Văn bản chỉ đạo, tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đầy đủ, rõ ràng, minh bạch cho các cơ sở GDĐH dễ dàng triển khai thực hiện 621 3 Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công tác tuyển sinh 589 4 Trên cơ sở kế hoạch tuyển sinh (lịch công tác tuyển sinh) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở GDĐH xây dựng kế hoạch tuyển sinh chi tiết theo từng nội dung và thời điểm cụ thể 611 5 Tài liệu hướng dẫn triển khai chuẩn bị đầy đủ, rõ ràng, minh bạch theo các nội dung kế hoạch của cơ sở GDĐH đặt ra 576 6 Chuẩn bị triển khai các lực lượng tham gia công tác tuyển sinh 569 7 Thực hiện công tác tổ chức tập huấn các nội dung về công tác tuyển sinh 603 8 Công tác tuyển sinh đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế 545 9 Hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng cho công tác tuyển sinh 609 2 Khó khăn: 1 Kinh phí cho hoạt động triển khai công tác tuyển sinh chưa đáp ứng đầy đủ nội dung công việc 643 2 Chi phí về tuyên truyền, quảng bá thương hiệu và tư vấn tuyển sinh chưa hiệu quả còn tốn kém. 609 3 Phương tiện phục vụ cho công tác tuyển sinh còn bị hạn chế 589 4 Địa điểm ở nhiều nơi không thuận lợi cho công tác tuyển sinh (khoảng cách đi lại, điều kiện phòng làm việc, lớp học,...) 569 5 Trang thiết bị phục vụ phục vụ cho công tác tuyển sinh còn chưa đồng bộ 603 6 Chế độ bồi dưỡng cho cán bộ tham gia công tác tuyển sinh chưa đảm bảo 576 PL-33 TT Các điều kiện Số lượng 7 Tuyển sinh đầu vào chưa đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu đặt ra theo từng ngành đào tạo của cơ sở GDĐH 621 8 Chất lượng tuyển sinh đầu vào ở một số ngành đào tạo chưa cao hoặc số lượng trúng tuyển ít ở một số ngành, điểm trúng tuyển chưa đồng bộ giữa các ngành đào tạo với nhau (có ngành điểm cao, có ngành điểm thấp,...) 611 9 Việc phối hợp với các đơn vị bên ngoài cơ sở GDĐH chưa đồng bộ hoặc còn bị hạn chế 545 PL-34 13.2. Kết quả điều tra về quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học Câu 1: Đánh giá mức độ thực hiện lập kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học TT Nội dung Tốt Khá Bình thường Yếu 1 Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo 296 279 164 27 2 Phân tích và đánh giá thực trạng mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ, thách thức của công tác tuyển sinh trong những năm vừa qua 302 284 155 25 3 Xác định mục tiêu, nội dung và phương thức tuyển sinh đại học của cơ sở GDĐH 304 292 147 23 4 Lập kế hoạch tuyển sinh đại học cụ thể của cơ sở GDĐH 282 277 178 29 5 Xác định các nội dung công việc để thực hiện tuyển sinh đại học của cơ sở GDĐH 269 281 185 31 6 Dự kiến các nguồn lực (lực lượng tham gia, cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, tài liệu hướng dẫn, công tác tổ chức tập huấn...) cho việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh 262 277 194 33 7 Dự kiến khung thời gian cho việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học của cơ sở GDĐH 238 291 202 35 PL-35 Câu 2: Mức độ thực hiện các loại kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học TT Nội dung Tốt Khá Bình thường Yếu 1 Xây dựng kế hoạch chung cho hoạt động tuyển sinh 318 287 140 21 2 Xây dựng kế hoạch từng năm cho hoạt động tuyển sinh 308 282 153 23 3 Kế hoạch công bố công khai thông tin, tuyên truyền, truyền thông, quảng bá thương hiệu và tư vấn tuyển sinh (trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của cơ sở GDĐH, gmail, fanpage,...) 273 269 191 33 4 Kế hoạch về việc tổ chức tuyển sinh và ban hành văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện 266 266 200 34 5 Kế hoạch tổ chức thi văn hóa/thi năng khiếu/thi đánh giá năng lực (tổ chức ra đề thi*, tổ chức in sao đề thi*, tổ chức thi, tổ chức chấm thi*, tổ chức kiểm tra, thanh tra các khâu trong quá trình thực hiện công tác tuyển sinh, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin) 242 280 208 36 6 Kế hoạch tổ chức xét tuyển (dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia, dựa vào kết quả học tập THPT (xét học bạ), dựa vào kết quả thi văn hóa/đánh giá năng lực của cơ sở GDĐH khác, tuyển thẳng, tuyển thẳng kết hợp, hình thức khác) 211 302 212 41 7 Kế hoạch sử dụng kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển (tổ chức thi đánh giá năng lực + Dựa vào kết quả học tập THPT, ưu tiên xét tuyển (do không dùng kết quả trúng tuyển thẳng) kết hợp với kết quả thi THPT quốc gia, tổ chức thi văn hóa + Dựa vào kết quả học tập THPT, hình thức khác) 200 293 222 51 PL-36 8 Kế hoạch về việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất (địa điểm, trang thiết bị phục vụ cho công tác thi và tuyển sinh, hỗ trợ cho công tác truyền thông và quảng bá thương hiệu) 206 297 216 47 9 Kế hoạch về việc chuẩn bị nguồn nhân lực tham gia (lực lượng: tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ, ra đề thi, coi thi, hỗ trợ, phục vụ thi, chấm thi, kiểm tra/thanh tra, phối hợp từ các đơn vị bên ngoài cơ sở GDĐH và lực lượng xã hội, tiếp nhận sinh viên trúng tuyển và nhập học) 204 294 220 48 10 Kế hoạch công tác tổ chức tập huấn 306 274 161 25 11 Kế hoạch đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin 300 268 170 28 12 Kế hoạch về công tác tài chính 286 265 184 31 13 Việc điều chỉnh kế hoạch theo thực tiễn 198 292 224 52 Câu 3: Mức độ thực hiện tổ chức nhân sự tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học TT Nội dung Tốt Khá Bình thường Yếu 1 Thành lập Hội đồng thi/tuyển sinh đại học trong cơ sở GDĐH (Ban chuyên môn phục vụ kỳ thi/tuyển sinh: Ban Thư ký, Ban In sao đề thi, Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi, Ban Coi thi, Ban Làm phách, Ban Chấm thi, Ban Phúc khảo, Ban khác (tùy theo nhu cầu của cơ sở GDĐH) do Chủ tịch Hội đồng thi/tuyển sinh quyết định) 296 257 184 29 2 Thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyển sinh giữa cơ sở GDĐH với Bộ GD&ĐT và địa phương 214 284 220 48 3 Thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra các khâu trong quá trình thực hiện công tác tuyển sinh 252 265 208 41 PL-37 TT Nội dung Tốt Khá Bình thường Yếu 4 Xác định cụ thể các bộ phận trong cơ sở GDĐH tham gia tuyển sinh và quản lý tuyển sinh đại học 276 253 200 37 5 Xác định nhiệm vụ tuyển sinh cụ thể của các bộ phận trong nhà trường làm công tác tuyển sinh 221 287 212 46 6 Xác lập cơ chế phối hợp tuyển sinh giữa các bộ phận trong nhà trường thực hiện công tác tuyển sinh 216 287 216 47 7 Tổ chức tập huấn về công tác tuyển sinh cho các bộ phận tham gia công tác tuyển sinh trong cơ sở GDĐH 283 257 191 35 Câu 4: Mức độ thực hiện tổ chức nguồn lực tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học TT Nội dung Tốt Khá Bình thường Yếu 1 Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn tuyển sinh (quy chế tuyển sinh, văn bản hướng dẫn tuyển sinh...) 226 302 204 34 2 Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ tuyển sinh (địa điểm, trang thiết bị phục vụ công tác thi và tuyển sinh) 213 284 216 53 3 Chuẩn bị lực lượng tham gia (lực lượng: tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ, ra đề thi, coi thi, hỗ trợ, phục vụ thi, chấm thi, kiểm tra/thanh tra, phối hợp từ các đơn vị bên ngoài cơ sở GDĐH và lực lượng xã hội, tiếp nhận sinh viên trúng tuyển và nhập học) 215 285 214 52 4 Công tác tổ chức tập huấn (công bố công khai thông tin, tuyên truyền, truyền thông, quảng bá thương hiệu và tư vấn tuyển sinh; Sử dụng công nghệ thông tin; Sử dụng tài liệu hướng dẫn tuyển sinh) 221 292 208 45 PL-38 TT Nội dung Tốt Khá Bình thường Yếu 5 Hạ tầng công nghệ thông tin (trang thông tin điện tử, phần mềm tuyển sinh, hạ tầng công nghệ thông tin để hỗ trợ phục vụ công tác tuyển sinh (đăng ký dự thi, xét tuyển, tra cứu điểm thi...)) 219 286 212 49 6 Kinh phí triển khai thực hiện 210 281 218 57 Câu 5: Mức độ thực hiện chỉ đạo tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học TT Nội dung Tốt Khá Bình thường Yếu 1 Tiếp nhận các văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo 299 319 124 24 2 Động viên, khuyến khích các bộ phận trong cơ sở GDĐH và ngoài cơ sở GDĐH thực hiện công tác tuyển sinh 264 309 162 31 3 Ra các quyết định thực hiện công tác tuyển sinh đại học trong cơ sở GDĐH 291 295 141 39 4 Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo tuyển sinh của cơ sở GDĐH theo văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thực tiễn cơ sở GDĐH 297 311 132 26 5 Tổ chức các hoạt động tuyển sinh theo qui trình tuyển sinh đại học 277 304 155 30 6 Phát hiện các sai sót kỹ thuật trong quá trình thực hiện kế hoạch tuyển sinh và sửa chữa các sai sót 257 304 171 34 7 Tổng kết công tác tuyển sinh 233 319 179 35 PL-39 Câu 6: Mức độ thực hiện tổ chức tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học TT Nội dung Tốt Khá Bình thường Yếu 1 Việc ra đề thi 310 265 165 26 2 Việc tổ chức in sao đề thi 296 262 179 29 3 Việc chuẩn bị, lựa chọn nhân lực nhận hồ sơ, coi thi, chấm thi, phúc khảo, kiểm tra, thanh tra, giám sát, phục vụ thi, xét tuyển, nhập học 316 272 156 22 4 Việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất 276 261 195 34 5 Việc chuẩn bị công tác tài chính 208 284 219 55 6 Việc tổ chức tập huấn quán triệt các qui định về tuyển sinh và hướng dẫn tuyển sinh 221 298 207 40 7 Việc thực hiện qui định về tổ chức thi (khu vực cách ly, điều kiện an ninh, an toàn...) 230 295 205 36 8 Việc thực hiện qui định về tổ chức coi thi 252 276 203 35 9 Việc thực hiện qui định về chấm thi 216 292 211 47 10 Việc thực hiện qui định về phúc khảo 214 287 215 50 11 Việc thực hiện qui định về công bố kết quả thi 210 288 217 51 12 Việc thực hiện qui định về xét tuyển (theo từng hình thức) 283 264 186 33 13 Việc thực hiện quy định về triệu tập thí sinh trúng tuyển và nhập học. 205 284 221 56 14 Việc thực hiện qui định về quản lý kết quả thi, trúng tuyển và nhập học 202 282 223 59 PL-40 Câu 7: Mức độ thực hiện kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học TT Nội dung Tốt Khá Bình thường Yếu 1 Xác định tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học trong cơ sở GDĐH 303 251 183 29 2 Tổ chức hoạt động kiểm tra tuyển sinh đại học 317 257 169 23 3 Phát hiện sai sót về kỹ thuật không phù hợp với công tác tuyển sinh đại học (các sai sót, thao tác tuyển sinh chưa phù hợp...) 290 254 190 32 4 Điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh cho phù hợp 283 248 199 36 5 Tổng kết, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện công tác tuyển sinh đại học 259 262 207 38 Câu 8: Mức độ thực hiện nội dung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học trong các cơ sở giáo dục đại học TT Nội dung Tốt Khá Bình thường Yếu 1 Lập kế hoạch công tác kiểm tra, thanh tra 329 265 150 22 2 Thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra các khâu trong quá trình thực hiện công tác tuyển sinh 327 258 158 23 3 Sử dụng lực lượng tham gia kiểm tra, thanh tra công tác tuyển sinh và quản lý tuyển sinh 219 274 221 52 4 Phối hợp với đơn vị trong và ngoài cơ sở GDĐH tham gia kiểm tra, thanh tra tuyển sinh 321 252 167 26 5 Kiểm tra công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu hướng dẫn triển khai thực hiện công tác tuyển sinh 241 282 207 36 6 Kiểm tra công tác chuẩn bị thi 307 251 181 27 7 Kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất 294 254 188 30 PL-41 8 Thanh tra công tác ra đề thi* 287 250 197 32 9 Thanh tra công tác sao in đề thi* 263 263 205 35 10 Thanh tra công tác coi thi 232 285 209 40 11 Thanh tra công tác chấm thi* 227 280 213 46 12 Thanh tra công tác chấm phúc khảo* 225 277 217 47 13 Thanh tra công tác xét tuyển nguyện vọng, các đợt theo phương thức, hình thức tuyển sinh 221 276 219 50 14 Thanh tra công tác triệu tập thí sinh trúng tuyển và nhập học 213 272 225 56 15 Đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra 216 272 223 55 Câu 9: Đánh giá tác động các yếu tố khách quan TT Yếu tố tác động Tác động rất nhiều Tác động nhiều Ít tác động Không tác động 1 Yếu tố chính trị 391 300 59 16 2 Môi trường tuyển sinh của đất nước và đổi mới giáo dục đại học 371 292 82 21 3 Yếu tố pháp lý (chế độ chính sách tuyển sinh,..) 358 296 89 23 4 Yếu tố hội nhập khu vực và quốc tế 385 295 68 18 5 Yếu tố gia đình và định hướng nghề nghiệp 327 306 106 27 6 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, địa phương 351 293 98 24 PL-42 Câu 10: Đánh giá tác động các yếu tố chủ quan TT Yếu tố tác động Tác động rất nhiều Tác động nhiều Ít tác động Không tác động 1 Yếu tố quản lý của các cấp quản lý đối với tuyển sinh tại các cơ sở GDĐH 466 223 62 15 2 Môi trường tuyển sinh trong các cơ sở GDĐH 446 216 85 19 3 Mối quan hệ giữa cơ sở GDĐH với địa phương 460 218 71 17 4 Yếu tố giảng viên (nhận thức, kinh nghiệm và năng lực) 402 230 109 25 5 Quảng bá, tư vấn tuyển sinh của cơ sở GDĐH 433 220 92 21 6 Cơ sở giáo dục đại học với thị trường lao động, nhu cầu xã hội 426 216 101 23 13.3. Kết quả thử nghiệm hiệu quả của biện pháp quản lý tuyển sinh đại học ở các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học. 1) Mức độ nắm vững kiến thức của cán bộ quản lý và giảng viên trước và sau thử nghiệm Mức độ Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm Độ lệch SL % SL % Tốt 38 34.5 56 50.9 +16.4 Khá 33 29.8 30 30.9 +1.1 Trung bình 32 29.1 19 17.8 -11.3 Yếu 7 6.54 5 4.36 -2.18 Điểm trung bình 2.92 Khá 3.25 Tốt +0.33 PL-43 2) Sự thay đổi kỹ năng thực thi công việc của cán bộ quản lý và giảng viên trước và sau thử nghiệm qua phiếu đánh giá Kỹ năng thực thi Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm Độ lệch ̅ Mức độ ̅ Mức độ Trung bình 2.81 Khá 3.18 Cận tốt +0.37 3) Sự thay đổi kỹ năng thực thi công việc của cán bộ quản lý và giảng viên trước và sau thử nghiệm qua quan sát. TT Tiêu chí Thời gian Đầy đủ Đúng đắn Hiệu quả Chung ̅ Mức độ ̅ Mức độ ̅ Mức độ ̅ Mức độ 1 Trước thử nghiệm 2.80 Khá 2.78 Khá 2.80 Khá 2.80 Khá 2 Sau thử nghiệm 3.12 Khá tốt 3.15 Khá tốt 3.20 Khá tốt 3.16 Khá tốt Độ lệch +0.32 +0.37 +0.4 +0.36 4) Tổng hợp kết quả thử nghiệm giải pháp quản lý tuyển sinh đại học Tiêu chí Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm Độ lệch ̅ Mức độ ̅ Mức độ Nhận thức 2.92 Khá 3.25 Tốt +0.33 Kỹ năng 2.81 Khá 3.18 Cận tốt +0.37 Trung bình 2.87 Khá 3.22 Cận tốt +0.35 PL-44 Phụ lục 14 CÁC VĂN BẢN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VÀ QUẢN LÝ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC STT Nội dung 1 Công văn số 4462/BGD&ĐT-QLCL ngày 25/9/2017 về việc tổ chức Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2018. 2 Thông tư 04/2018/TT-BGD&ĐT ngày 28/02/2018 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGD&ĐT. 3 Dự thảo Văn bản hợp nhất - Thông tư ban hành quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. 4 Công văn số 991/BGD&ĐT-QLCL ngày 15/3/2018 về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018. 5 Thông tư 07/2018/TT-BGD&ĐT ngày 01/3/2018 về việc sửa đổi, bổ sung tên và một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGD&ĐT ngày 25/01/2017. 6 Thông tư 05/2017/TT-BGD&ĐT ngày 25/1/2017 Ban hành Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy 7 Công văn số 899/BGD&ĐT-GDĐH ngày 09/3/2018 về việc hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018. 8 Công văn số 898/BGD&ĐT-GDĐH ngày 9/3/2018 về việc rà soát, cung cấp và công bố thông tin tuyển sinh ĐH hệ chính quy; CĐSP, TCSP hệ chính quy năm 2018. 9 Thông tư 06/2018/TT-BGD&ĐT ngày 28/2/2018 Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. 10 Công văn số 987/BGD&ĐT-GDĐH ngày 9/3/2018 về việc báo cáo tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm 2018. PL-45 STT Nội dung 1 Quyết định số 810/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/4/2019 về việc thành lập BCĐ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH hệ chính quy, tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2019 I. TỔ CHỨC KỲ THI THPT QUỐC GIA 2 Công văn số 5480/BGD&ĐT-QLCL ngày 04/12/2018 về việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 3 Thông tư 03/2019/TT-BGD&ĐT ngày 18/3/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2018/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 4 Thông tư 03/VBHN-BGD&ĐT ngày 02/5/2018 về việc Ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT 5 Hướng dẫn thực hiện Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2019 II. TUYỂN SINH ĐẠI HỌC; TUYỂN SINH CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP NHÓM NGÀNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NĂM 2019 6 Công văn số 579/BGD&ĐT-GDĐH ngày 19/2/2019 về công tác tuyển sinh năm 2019. 7 Thông tư 01/2019/TT-BGD&ĐT ngày 25/2/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2018/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. 8 Thông tư 02/2019/TT-BGD&ĐT ngày 28/2/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGD&ĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017; đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 07/2018/TT-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. PL-46 9 Công văn số 706/BGD&ĐT-GDĐH ngày 28/2/2019 về việc báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu năm 2018 và xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm. 10 Công văn số 707/BGD&ĐT-GDĐH ngày 28/2/2019 về việc rà soát, cung cấp và công bố thông tin tuyển sinh ĐH hệ chính quy; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy năm 2019. 11 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGD&ĐT ngày 06/3/2019- Thông tư ban hành Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. 12 Công văn số 796/BGD&ĐT-GDĐH ngày 06/3/2019 về việc hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2019. 13 Công văn số 807/BGD&ĐT-GDĐH ngày 08/3/2019 về việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thi và tuyển sinh năm 2019. 14 Văn bản hợp nhất Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy. 15 Công văn số 1316/BGD&ĐT-GDĐH ngày 01/4/2019 về việc thông báo hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2019.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_tuyen_sinh_dai_hoc_trong_thoi_ky_doi_moi_gia.pdf
  • pdfTOM TAT LA - TIENG VIET 01_ND TRUNG.pdf
  • pdfTOM TAT LA -TIENG ANH 01_ND TRUNG.pdf
Tài liệu liên quan