BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
*************
NGUYỄN VĂN CAO
QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGOÀI CÔNG LẬP Ở HÀ NỘI TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, 2020
[Type the document title]
[Type text] Page 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
************
NGUYỄN VĂN CAO
QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGOÀI CÔNG LẬP Ở HÀ NỘI TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
221 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý trường trung học phổ thông ngoài công lập ở Hà nội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số : 9.14.01.14
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Trần Công Phong
2. PGS.TS. Phạm Minh Mục
Hà Nội, 2020
[Type the document title]
[Type text] Page 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ "Quản lý các trường trung học phổ
thông ngoài công lập ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay"là do tôi viết dưới
sự hướng dẫn của GS.TS, Trần Công Phong và PGS.TS. Phạm Minh Mục và
sự góp ý của các nhà khoa học.
Các số liệu, trích dẫn, tư liệu trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính
xác, trung thực, có dẫn nguồn cụ thể.
Tác giả
Nguyễn Văn Cao
[Type the document title]
[Type text] Page 4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ
các tập thể và cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo - Bồi dưỡng và Hợp tác quốc tế, Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam, các thầy cô giáo của Viện, các chuyên gia giáo
dục đã giảng dạy, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thiện Luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Công
Phong, PGS.TS. Phạm Minh Mục đã luôn tân tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi
trong quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, giáo viên và học sinh các trường
TPPT-NCL trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cung cấp thông tin và tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm để hoàn
thành Luận án.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội,
Phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở và các đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên
và tạo điều kiện cho tôi cả về vật chất, thời gian và tinh thần để hoàn thành
nghiệm vụ, học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình đã luôn là điểm tựa vững chắc cho tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 10/04/2020
Tác giả
Nguyễn Văn Cao
[Type the document title]
[Type text] Page 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSVC: Cơ sở vật chất
CTGD: Chương trình giáo dục
DH: Dạy học
ĐT: Đào tạo
GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
GV: Giáo viên
KT-XH: Kinh tế - xã hội
NCKH: Nghiên cứu khoa học
NXB: Nhà xuất bản
QL: Quản lý
QLGD: Quản lý giáo dục
THPT: Trung học phổ thông
THPT-NCL: Trung học phổ thông ngoài công lập
TƯ: Trung ương
[Type the document title]
[Type text] Page 6
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 16
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 16
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 19
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 19
3.1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 19
3.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 19
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 19
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí nhà nước đối với các nhà trường
THPT ngoài công lập. .............................................................................................. 19
4.2. Đánh giá thực trạng quản lí nhà nước đối với các nhà trường THPT ngoài
công lập tại thành phố Hà Nội. ............................................................................... 19
4.3. Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp quản lí nhà nước đối với các nhà
trường THPT ngoài công lập tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. ... 19
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 19
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 20
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu ..................................................................... 20
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 20
6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát ........................................................................ 20
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 20
7.1. Phương pháp tiếp cận ....................................................................................... 20
7.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 21
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ......................................................... 21
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................... 21
7.2.3. Các phương pháp bổ trợ ...................................................................... 22
8. Những luận điểm bảo vệ ......................................................................................... 22
9. Những đóng góp mới của luận án .......................................................................... 22
10. Cấu trúc của luận án ............................................................................................. 23
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP ................................................................................... 24
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 24
[Type the document title]
[Type text] Page 7
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 24
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ...................................................................... 28
1.1.3. Nhận xét chung .............................................................................................. 31
1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................... 32
1.2.1. Trường Trung học phổ thông ngoài công lập .............................................. 32
1.2.2. Quản lí ............................................................................................................ 34
1.2.3. Quản lí nhà nước ........................................................................................... 35
1.2.4. Quản lí nhà nước về giáo dục ....................................................................... 36
1.3. Trường Trung học phổ thông ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc
dân ................................................................................................................................ 38
1.3.1. Vị trí của trường phổ thông ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc
dân ............................................................................................................................. 38
1.3.2. Vai trò, ý nghĩa của trường trung học phổ thông ngoài công lập ............... 39
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của trường trung học phổ thông ngoài công lập ..... 42
1.3.4. Đặc điểm trường trung học phổ thông ngoài công lập ................................ 43
1.3.4.1. Sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển nhà trường...................... 43
1.3.4.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự ................................................................... 44
1.3.4.3. Các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường THPT ngoài
công lập .......................................................................................................... 47
1.3.4.4. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính trong nhà trường ....................... 48
1.4. Một số mô hình trong quản lí trường Trung học phổ thông ngoài công lập .. 49
1.4.1. Mô hình quản lí dựa vào nhà trường ............................................................ 49
1.4.2. Mô hình quản lí theo hướng tự chủ .............................................................. 51
1.5. Bối cảnh xã hội, kinh tế và yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
thành phố Hà Nội ........................................................................................................ 53
1.5.1. Bối cảnh xã hội, kinh tế thành phố Hà Nội .................................................. 53
1.5.2. Yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo .............................. 55
1.5.2.1. Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo 55
1.5.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo. ....................... 56
1.5.3. Đổi mới giáo dục trung học phổ thông ......................................................... 57
1.6. Quản lí nhà nước đối với các trường Trung học phổ thông ngoài công lập ... 59
[Type the document title]
[Type text] Page 8
1.6.1. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Sở Giáo dục và đào tạo trong quản lí
các trường trung học phổ thông ngoài công lập .................................................... 59
1.6.2. Nội dung quản lí nhà nước đối với các trường trung học phổ thông
ngoài công lập .......................................................................................................... 64
1.6.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển và chính sách hoạt động đối với
các trường trung học phổ thông ngoài công lập ........................................... 64
1.6.2.2. Quản lí công tác tuyển sinh và quản lí người học ............................ 65
1.6.2.3. Quản lí các hoạt động dạy học và giáo dục ..................................... 66
1.6.2.4. Quản lí đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên ....................... 68
1.6.2.5. Quản lí hoạt động tài chính và cơ sở vật chất .................................. 69
1.6.2.6. Quản lí hoạt động xã hội hóa giáo dục ............................................ 73
1.6.2.7. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động của trường trung học phổ
thông ngoài công lập ..................................................................................... 76
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí các trường THPT ngoài công lập ............. 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 83
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........... 85
2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội và giáo dục của thành phố Hà Nội ..................... 85
2.1.1. Về kinh tế, xã hội, giáo dục của Thành phố Hà Nội .................................... 85
2.1.2. Về giáo dục phổ thông của Thành phố Hà Nội ............................................ 85
(Sở GD&ĐT Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016) .................................... 89
2.1.3. Quy mô, mạng lưới các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn TP Hà
Nội ............................................................................................................................. 89
2.2. Giới thiệu về nghiên cứu thực trạng ................................................................... 91
2.2.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 91
2.2.2. Nội dung ......................................................................................................... 91
2.2.3. Đối tượng ........................................................................................................ 91
2.2.4. Quy trình tổ chức khảo sát ............................................................................ 91
2.2.5. Xử lý số liệu và thang điểm đánh giá ............................................................ 92
2.3. Kết quả đánh giá thực trạng các trường trung học phổ thông ngoài công
lập trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay ........................................................................ 94
2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của các trường trung học phổ thông
ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................................................... 94
[Type the document title]
[Type text] Page 9
2.3.2. Thực trạng sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển của các trường
trung học phổ thông ngoài công lậptrên địa bàn TP. Hà Nội ............................... 97
2.3.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các trường
trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn TP. Hà Nội .............................. 98
2.3.4. Thực trạng các hoạt động dạy học và giáo dục tại các trường trung học
phổ thông ngoài công lập trên địa bàn TP. Hà Nội ............................................... 99
2.3.5. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất, tài chính tại các trường trung học
phổ thông ngoài công lập trên địa bàn TP. Hà Nội ............................................. 101
2.4. Thực trạng quản lí các trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa
bàn thành phố Hà Nội hiện nay ............................................................................... 105
2.4.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển và chính sách hoạt động đối
với các trường trung học phổ thông ngoài công lập tại TP. Hà Nội ................... 105
2.4.2. Thực trạng quản lí công tác tuyển sinh và quản lí người học đối với các
trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội ..... 109
2.4.3. Thực trạng quản lí các hoạt động dạy học và giáo dụcđối với các trường
trung học phổ thông ngoài công lập tại TP. Hà Nội ............................................ 111
2.4.4. Thực trạng quản lí đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên đối với
các trường trung học phổ thông ngoài công lập tại TP. Hà Nội ......................... 113
2.4.5. Thực trạng quản lí hoạt động tài chính và cơ sở vật chất tại các trường
trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội ................. 117
2.4.6. Thực trạng quản lí hoạt động xã hội hóa giáo dục đối với các trường
trung học phổ thông ngoài công laapk trên địa bàn thành phố Hà Nội ............. 119
2.4.7. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra đối với các trường trung học
phổ thông ngoài công lập tại TP Hà Nội .............................................................. 122
2.4.8. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí các trường trung học phổ
thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................................... 124
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lí các trường trung học phổ thông
ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội....................................................... 126
2.5.1. Những điểm mạnh ....................................................................................... 126
2.5.2. Những hạn chế, bất cập ............................................................................... 130
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................... 132
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 135
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÍ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGOÀI CÔNG LẬP TẠI HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN HIỆN
NAY ............................................................................................................................ 137
[Type the document title]
[Type text] Page 10
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ............................................................................ 137
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ................................................................ 137
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................................ 137
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .............................................................. 138
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả ......................................... 138
3.2. Các giải pháp quản lý trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa
bàn TP. Hà Nội trong bối cảnh hiện nay ................................................................. 139
3.2.1. Giải pháp 1: Quy hoạch hợp lý mạng lưới các trường trung học phổ
thông ngoài công lập .............................................................................................. 139
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp ................................................................... 139
3.2.1.2. Nội dung giải pháp và cách thực hiện ............................................ 140
Theo nhu cầu đề xuất của UBND các quận, huyện, thị xã giai đoạn 2016-2020
dự kiến: ....................................................................................................................... 141
3.2.1.3. Điều kiện đảm bảo cho giải pháp được thực hiện .......................... 143
3.2.2. Giải pháp 2: Tổ chức xây dựng và hoàn hiện các chính sách, văn bản
pháp lý nhằm phát triển các trường trung học phổ thông ngoài công lập ......... 144
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp ................................................................... 144
3.2.2.2. Nội dung giải pháp và cách thực hiện ............................................ 144
3.2.2.3. Điều kiện đảm bảo cho giải pháp được thực hiện .......................... 147
3.2.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo nhà trường THPT ngoài công lập chú trọng thực
hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý..................................................................................................................... 148
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp ................................................................... 148
3.2.3.2. Nội dung giải pháp và cách thực hiện ............................................ 148
3.2.3.3. Điều kiện đảm bảo cho giải pháp được thực hiện .......................... 153
3.2.4. Giải pháp 4: Chỉ đạo thực hiện hiệu quả chính sách xã hội hoá trong
phát triển các trường Trung học phổ thông ngoài công lập ................................ 153
3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp ................................................................... 153
3.2.4.2. Nội dung giải pháp và cách thực hiện ............................................ 154
3.2.4.3. Điều kiệm đảm bảo cho giải pháp được thực hiện ......................... 159
3.2.5. Giải pháp 5: Kiểm soát chặt chẽ thực hiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm
xã hội tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập .................................. 159
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp ................................................................... 159
[Type the document title]
[Type text] Page 11
3.2.5.2. Nội dung giải pháp và cách thực hiện ............................................ 159
3.2.5.3. Điều kiện đảm bảo cho giải pháp được thực hiện .......................... 162
3.2.6. Giải pháp 6: Tăng cường thanh tra, kiểm tra các trường trung học phổ
thông ngoài công lập .............................................................................................. 163
3.2.6.1. Mục tiêu các giải pháp.................................................................... 163
3.2.6.2. Nội dung giải pháp và cách thực hiện ............................................ 163
3.3.6.3. Điều kiện bảo đảm cho giải pháp thực hiện ................................... 167
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất ................. 168
3.4. Thử nghiệm giải pháp đề xuất .......................................................................... 175
3.4.1. Khái quát quá trình thử nghiệm .................................................................. 175
3.4.1.1. Mục đích thử nghiệm ...................................................................... 175
3.4.1.2. Giả thuyết thử nghiệm ..................................................................... 175
3.4.1.3. Đối tượng thử nghiệm ..................................................................... 175
3.4.1.4. Nội dung thử nghiệm ....................................................................... 175
3.5.1.5. Cách thức tiến hành ........................................................................ 176
3.4.2. Kết quả thử nghiệm ...................................................................................... 176
3.4.2.1. Khảo sát năng lực của CBQL, giáo viên THPT-NCL trước khi
tham gia thử nghiệm .................................................................................... 176
3.4.2.2. Khảo sát năng lực của CBQL, giáo viên THPT-NCL sau khi tham
gia thử nghiệm ............................................................................................. 179
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 183
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 184
I. Kết luận .................................................................................................................. 184
II. Khuyến nghị .......................................................................................................... 187
1. Với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội......................................................... 187
2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo ............................................................................... 187
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 189
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 190
Tiếng Việt ................................................................................................................... 190
Tài liệu nước ngoài .................................................................................................... 196
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 199
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 199
[Type the document title]
[Type text] Page 12
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 208
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ 212
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................ 214
PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................ 216
PHỤ LỤC 6 ............................................................................................................ 218
[Type the document title]
[Type text] Page 13
DANH MỤC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 1.1 So sánh đặc điểm vận hành của quản lý dựa vào nhà trường
và quản lý nhà trường truyền thống
48
Bảng 2.1 So sánh kết quả 5 năm thực hiện quy hoạch đối với mạng
lưới trường THPT tại Hà Nội
86
Bảng 2.2 Đội ngũ giáo viên THPT năm học 2015 - 2016 87
Bảng 2.3 Trình độ học vấn GV THPT 87
Bảng 2.4 GV dạy giỏi THPT trong các hội thi năm 2015 - 2016 88
Bảng 2.5 Trình độ chính trị đội ngũ GV THPT 88
Bảng 2.6 Thực trạng nhận thức về vai trò của các trường THPT - NCL
trên địa bàn thành phố Hà Nội
93
Bảng 2.7 Thực trạng sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển cảu các
trường THPT ngoài công lập trên địa bàn TP Hà Nội
96
Bảng 2.8 Đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo dục tại các trường THPT-
NCL ở Hà Nội
97
Bảng 2.9 Thực trạng các hoạt động dạy học và giáo dục tại các trường
THPT ngoài công lập thành phố Hà Nội
98
Bảng 2.10 Về số phòng học tại các trường THPT-NCL tại Hà Nội 100
Bảng 2.11 Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường
THPT-NCL
101
Bảng 2.12 Thực trạng các dịch vụ giáo dục trong trường THPT-NCL 103
Bảng 2.13 Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển và chính sách hoạt
động đối với các trường THPT-NCL tại TP Hà Nội
104
Bảng 2.14 Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh và quản lí người học
đối với các trường THPT-NCL trên địa bàn TP Hà Nội
108
Bảng 2.15 Thực trạng quản lí các hoạt động dạy học và giáo dục đối với
các trường THPT-NCL tại TP Hà Nội
110
Bảng 2.16 Thực trạng quản lí các hoạt động dạy học và giáo dục đối với
các trường THPT-NCL tại TP Hà Nội
113
Bảng 2.17 Thực trạng quản lí hoạt động tài chính và cơ sở vật chất đối 116
[Type the document title]
[Type text] Page 14
với các trường THPT-NCL
Bảng 2.18 Thực trạng quản lí hoạt động xã hội hóa giáo dục đối với các
trường THPT-NCL
118
Bảng 2.19 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra đối với các trường
THPT - NCL
121
Bảng 2.20 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí các trường
THPT ngoài công lập
123
Bảng 3.1 Dự báo quy mô học sinh THPT giai đoạn 2013 - 2020
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề
xuất
169
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 171
Bảng 3.3 Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp đề xuất
173
Bảng 3.4 Khảo sát năng lực của CBQL THPT-NCL trước thử nghiệm 176
Bảng 3.5 Khảo sát năng lực của giáo viên THPT-NCL trước thử
nghiệm
178
Bảng 3.6 Đánh giá năng lực của CBQL THPT-NCL sau thử nghiệm 179
Bảng 3.7 Đánh giá năng lực của giáo viên THPT-NCL sau thử nghiệm 180
[Type the document title]
[Type text] Page 15
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ,
Biểu đồ
Trang
Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức quản lí trường phổ thông ngoài công lập 44
Biểu đồ 2.1 Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển và chính sách
hoạt động đối với các trường THPT-NCL tại TP Hà Nội
108
Biểu đồ 2.2 Thực trạng quản lí công tác tuyển sinh và quản lí người
học tại các trường THPT-NCL trên địa bàn TP Hà Nội
110
Biểu đồ 2.3 Thực trạng quản lí các hoạt động dạy học và giáo dục đối
các trường THPT-NCL tại TP Hà Nội
112
Biểu đồ 2.4 Thực trạng quản lí đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân
viên đối với các trường THPT-NCL
115
Biểu đồ 2.5 Thực trạng quản lí tài chính và cơ sở vật chất tại các
trường THPT - NCL
118
Biểu đồ 2.6 Thực trạng quản lí hoạt động xã hội hóa giáo dục đối với
các trường THPT-NCL
121
Biểu đồ 2.7 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra đối với các trường
THPT - NCL
123
Biểu đồ 3.1 Tương quan mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp đề xuất
174
Biểu đồ 3.2 So sánh năng lực của CBQL trường THPT-NCL trước và
sau thử nghiệm
180
Biểu đồ 3.3 So sánh năng lực của giáo viên trường THPT-NCL trước
và sau thử nghiệm
181
[Type the document title]
[Type text] Page 16
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đa dạng hóa các phương thức đào tạo, loại hình nhà trường đang là xu
thế phát triển của các nền giáo dục trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0
và nền kinh tế tri thức. Trong định hướng phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện
nay, bên cạnh vai trò chủ đạo của hệ thống nhà trường công lập thì sự hình
thành và phát triển các loại hình nhà trường ngoài công lập đang được thực
hiện và có nhiều chính sách ưu tiên phát triển. Từ những năm cuối thập kỷ 80
của thế kỷ XX cho đến nay hệ thống các trường ngoài công lập đã phát triển
một cách mạnh mẽ về số lượng và có nhiều đơn vị đã khẳng định được vị trí,
chất lượng của mình trong ngành giáo dục xã hội.
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ phát triển giáo dục
cấp trung học phổ thông (THPT): "Tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện,
hoàn thành việc chuẩn hoá học vấn phổ thông tạo điều kiện phát triển năng
lực và sở trường của học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật,
chủ trương hướng nghiệp để học sinh chọn ngành nghề hợp lý hoặc tiếp tục
học sau khi tốt nghiệp cấp học. Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào THPT từ
45% năm 2010 đến 62,5% năm 2015 và 93% năm 2020"[3]. Trong các
Nghị quyết số 40 và 41 của Quốc hội khoá XI năm 2000 và Nghị quyết số
37/2004 của Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 khoá XI cũng đã nhấn mạnh nhiệm vụ
trên. Một trong những giải pháp chiến lược thực hiện nhiệm vụ to lớn này
chính là quy hoạch và phát triển mạnh, hợp lý các loại hình trường ngoài công
lập (NCL). Điều đó trước hết liên quan đến các vấn đề quản lý đòi hỏi phải
được xem xét về mặt lý luận.
Thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 17/2/2013 của
Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết 29 -NQ/TW ngày 4/11/2013 của
Ban chấp hành Trung ương khóa XI về “đổi mới căn bản toàn diện GDĐT,
[Type the document title]
[Type text] Page 17
đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN và nội nhập quốc tế”. [3]
Thực hiện Quyết định số 20/2005/QĐ-BGDĐT ngày 24/6/2005 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển xã hội
hoá giáo dục giai đoạn 2005-2010”, trong đó: “Tỷ lệ trẻ em trong các nhà trẻ
ngoài công lập khoảng 80% và tỷ lệ học sinh mẫu giáo ngoài công lập khoảng
70%; Tỷ lệ học sinh tiểu học ngoài công lập trong cả nước khoảng 1%; Tỷ lệ
học sinh trung học cơ sở ngoài công lập khoảng 3,5%; Tỷ lệ học sinh trung
học phổ thông ngoài công lập khoảng 40%”. [9]
Thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính đã có dân số hơn 8
triệu người, tốc độ đô thị hóa thuộc khu vực nhanh nhất trên toàn quốc; nhiều
khu công nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động, mật độ dân cư
không đồng đều; nhiều khu công nghiệp có sự tập trung dân cư và di dân rất
cao, đây cũng là nguyên nhân trong thời gian qua các trường THPTNCL phát
triển rất mạnh. Tuyn nhiên, chất lượng của các trường cả về cơ sở vật chất
cũng như chuyên môn lại chưa đáp ứng được như mong muốn cũng như nhu
cầu của người học. Trong khi đó vấn đề quản lý nhà nước với hệ thống các
trường ngoiaf công lập chưa thực sự đồng bộ, còn thiếu nhiều chính sacxhs về
phát triển nhà trường, cũng như quản lý chuyên môn, quản lý đội ngũ và cả
quản lý đầy ra của quá tr... cấp kinh phí chi thường xuyên. Trường
không phải công lập là trường NCL, đây là những trường do cá nhân hoặc tập
thể hoặc tổ chức kinh tế - xã hội bỏ vốn đầu tư và trực tiếp quản lý vận hành,
hoặc được nhà nước hỗ trợ một phần CSVC. Ở Việt Nam, khái niệm trường
[Type the document title]
[Type text] Page 34
NCL bao gồm các trường tự thục, Dân lập và bán công. Theo Luật GD 2005,
không còn trường bán công cho nên khái niệm trường NCL chỉ còn hai loại
trường tư thục và trường Dân lập.
Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây
dựng CSVC đảm bảo kinh phí hoạt động. Trường Tư thục do tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư
xây dựng CSVC đảm bảo kinh phí hoạt động. Ngoài những loại trường vừa
nêu, gần đây bắt đầu xuất hiện một loại trường mới do nước ngoài đầu tư, xây
dựng và quản lý.
1.2.2. Quản lí
Người đặt nền móng cho khoa học quản lý là F.w. Taylor cho rằng:
“Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằng
họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
Theo ý kiến của H. Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm
bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích
của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà
trong đó con ngưòi có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền
bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [54 – De tai QLNN],
Theo H. Fayol, quản lý là thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ huy, phối hợp và kiểm tra. Cho đến nay các chức năng này của quản lý
vẫn được thừa nhận rộng rãi.
Theo Phan Văn Kha [50 – De tai QLNN]: “Quản lý là quá trình lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một
hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục
đích đã định”.
Mai Hữu Khuê [53 – De tai QLNN], trong tác phẩm "Lý luận quản lý
nhà nước” đã đưa ra định nghĩa về quản lý như sau: “Quản lý là một phạm trù
có liên quan mật thiết với hiệp tác và phân công lao động, nó là một thuộc
[Type the document title]
[Type text] Page 35
tính tự nhiên của mọi lao động hiệp tác”.
Xã hội càng phát triển, sự phân công lao động và hợp tác lao động diễn
ra trên quy mô lớn thì càng cần đến quản lý. Có thể hiểu, quản lý là một hoạt
động có chủ đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản lý nhằm tác động lên
đối tượng quản lý để thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lý.
Tổng hợp, phân tích quan niệm của các học giả đã nêu, tác giả luận án
cho rằng: Quản lý là hoạt động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản
lí nhằm điều khiển hành động của các thành viên trong tổ chức để đạt được
các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
1.2.3. Quản lí nhà nước
Quản lý nhà nước là chức năng quan trọng nhất của nhà nước. Theo
nghĩa rộng, QLNN là sự tác động của chủ thể quản lý-các cơ quan quyền lực
nhà nước - tới mọi tổ chức và cá nhân trong toàn xã hội. Trong một chế độ
dân chủ, nhà nước đại diện cho ý chí của nhân dân, thay mặt dân để chi phối
và điều chỉnh các quan hệ xã hội bao gồm quan hệ giữa nhà nước với dân,
giữa dân với dân và giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Trong nhà nước
pháp quyền, các mối quan hệ đó được quy định bằng luật pháp. Nhà nước
quản lý xã hội bằng luật pháp từ khâu đưa ra các quy định (lập pháp), tổ chức
thực hiện (hành pháp) và xử lý các vi phạm (tư pháp).
Nhà nước thực hiện công tác quản lý của mình thông qua hệ thống bộ
máy quyền lực bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quyền lập pháp là thẩm quyền ban hành các quy phạm luật pháp bằng
các quyết định của Quốc hội hay Nghị viện. Trong quá trình đó có nhiều tổ
chức của nhà nước và đại diện của nhân dân tham gia, phối hợp trong việc đề
xuất, soạn thảo, thẩm định.
Quyền hành pháp là quyền tổ chức thi hành pháp luật và tổ chức đời
sống xã hội theo pháp luật. Quyền hành pháp được thực hiên thông qua: ban
hành chính sách, quy định việc thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, tổ
[Type the document title]
[Type text] Page 36
chức thực hiện các dịch vụ công.
Quyền tư pháp là quyền tài phán bằng các hoạt động xét xử theo luật
pháp tố tụng của các toà án. Đó là sự phán xét về tính hợp hiến, hợp pháp của
các quyết định pháp luật và sự phán quyết về các hành vi phạm tội, tranh chấp
dân sự, kinh tế, hành chính...
Nói chung, quá trình QLNN do bốn hoạt động cơ bản tạo thành, đó là:
quyết định, tổ chức, điều tiết, khống chế. Những hoạt động QLNN nói trên có
mối liên hệ không thể chia cắt, thẩm thấu vào nhau, tác động qua lại, hình
thành một quá trình QLNN thống nhất.
Cũng có lúc người ta nói quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp là hoạt động
quản lý hành chính do chính phủ (cơ quan hành pháp), đại diện nhà nước thực
thi và bảo đảm bằng sức cưỡng chế của nhà nước, đó chính là hoạt động hành
pháp (không bao gồm lập pháp và tư pháp). Có khi nói đến cơ quan quản lý
nhà nước người ta muốn chỉ cơ quan hành chính nhà nước theo nghĩa hẹp đó.
Mặc dù nhà nước quản lý xã hội một cách toàn diện, nhưng trên các bình diên
khác nhau thì tính chất và mức độ quản lý cũng khác nhau.
Đối tượng của QLNN là mọi hoạt động trong XH, nhưng ở mức độ khác
nhau trong các lĩnh vực chính tri, kinh tế, văn hoá, xã hội...
Nhà nước sử dụng các công cụ khác nhau trong hoạt động của mình;
trong đó công cụ chủ yếu của nhà nước là luật pháp để tiến tới một XH pháp
quyền. Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng các công cụ khác như các chính sách
về (giá cả, tiền lương...); công cụ tâm lý- xã hội thông qua các cơ quan truyền
thông, các tổ chức GD, các sinh hoạt văn hoá...
1.2.4. Quản lí nhà nước về giáo dục
Quản lý nhà nước về GD là một trong các lĩnh vực của QLNN. Về thực
chất, QLNN về GD là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành,
điều chỉnh toàn bộ các hoạt động GD trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực
hiện mục tiêu GD của quốc gia.
[Type the document title]
[Type text] Page 37
Theo Từ điển bách khoa về Giáo dục học [86], khái niệm QLNN về GD
được định nghĩa là việc “thực hiện công quyền để quản lý các hoạt động GD
trong phạm vi toàn xã hội".
QLNN về GD cũng được thực hiện trong các phạm vi lập pháp, hành
pháp và tư pháp như trong các lĩnh vực khác. Trong đó nổi lên 3 bộ phận
chính, đó là: chủ thể của QLNN về GD; đối tượng của QLNN về GD và mục
tiêu của QLNN về GD. Chủ thể QLNN về GD là các cơ quan quyền lực nhà
nước ở các cấp, trong đó thường xuyên và trực tiếp là các cơ quan hành chính
nhà nước. Đối tượng QLNN về GD là mọi tổ chức và cá nhân tham gia vào
hoạt động GD trong toàn xã hội. Mục tiêu QLNN về GD là thực hiện mục
tiêu GD của quốc gia được cụ thể hoá ở các cấp độ khác nhau.
Trong GD cần thiết phải có hoạt động quản lý một cách thường xuyên ở
hai cấp độ: Cấp độ thứ nhất là điều khiển quá trình hình thành nhân cách,
được thực hiện trong quá trình giáo dục thông qua tương tác giữa người dạy
và người học tại các cơ sở giáo dục. Quá trình này được thiết kế từ nhiều cấp,
nhưng được người dạy trực tiếp thực thi và điều khiển. Nhà trường chịu trách
nhiệm quản lý hoạt động này và thường được gọi là quản lý chuyên môn hay
quản lý vi mô. Cấp độ thứ hai là quản lý hệ thống GD từ trung ương cho đến
cơ sở GD, được thực hiện bằng cơ quan nhà nước các cấp khác nhau, thường
được gọi là QLNN hay quản lý vĩ mô.
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, có lúc đã không có sự phân biệt
rạch ròi giữa QLNN với quản lý chuyên môn của nhà trường/cơ sở GD, giữa
quản lý hành chính nhà nước với quản lý chuyên môn, nghiệp vụ. Khi chuyển
sang cơ chế thị trường, các tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả nhà
trường/cơ sở GD, không phải đều thuộc sở hữu của nhà nước, vì thế cần thiết
phải có sự tách bạch rõ ràng giữa hai mặt quản lý nói trên.
Phạm vi hoạt động QLNN đối với GD trong nền kinh tế thị trường bao
gồm các công việc: xây dựng các quy định pháp luật và đôn đốc, kiểm tra
[Type the document title]
[Type text] Page 38
việc thực hiện tổ chức bộ máy; hoạch định chiến lược, kế hoạch và tạo các
điều kiện thực hiện như đầu tư và cung cấp nhân lực trong phạm vi trách
nhiệm của nhà nước.
Như vậy, QLNN về GD là việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền do nhà nước quy định. Hoạt động QLGD và QLNN về GD từ trung
ương đến địa phương thực chất là quản lí các hoạt động hành chính - giáo
dục. Nó có hai mặt thâm nhập vào nhau, đó là quản lý hành chính sự nghiệp
GD và quản lí chuyên môn trong quá trình sư phạm.
1.3. Trường Trung học phổ thông ngoài công lập trong hệ thống giáo dục
quốc dân
1.3.1. Vị trí của trường phổ thông ngoài công lập trong hệ thống giáo dục
quốc dân
Thông tư 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường THCS, trường
THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục đã nêu rõ:
1. Trường phổ thông tư thục là cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế hoặc cá nhân tự đảm bảo kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và
hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước; được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động giáo dục.
2. Trường phổ thông tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được
mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại. [10]
Trường THPT ngoài công lập thuộc bậc giáo dục phổ thông trong hệ
thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Giáo dục THPT được xem là nền tảng và
có ý nghĩa quan trọng đối với nguồn nhân lực của đất nước; bởi lẽ giáo dục
THPT là nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo
dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông
thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung
[Type the document title]
[Type text] Page 39
học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để giáo dục
THPT thực sự có chất lượng và chất lượng cao phải đảm bảo đồng bộ về các
điều kiện như chương trình sách giáo khoa, CSVC; đồng thời phải kể đến vai
trò nòng cốt của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trường học.
THPT là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông, là giai đoạn hết
sức quan trọng mà học sinh cần phải tích lũy đầy đủ kiến thức phổ thông và
giá trị về nhân cách để chuẩn bị cho một bậc học mới hoặc bước vào cuộc
sống lao động. “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và
những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao
động” (Điều 23, mục 2, chương II của Luật giáo dục) [63].
1.3.2. Vai trò, ý nghĩa của trường trung học phổ thông ngoài công lập
Theo Luật GD năm 2005: "Trường dân lập, trường tư thục có nhiệm vụ
và quyền hạn như trường Công lập trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung,
chương trình, phương pháp Giáo dục và các quy định liên quan đến tuyển
sinh, giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng,
chứng chỉ. Trường Dân lập, trường Tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về
quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục,
xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các
nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục Trường dân lập, trường Tư thục
chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của
Chính phủ". (Điều 65- Luật GD năm 2005) [63]. Khoản 1. Điều 2 của Quy
chế tổ chức và hoạt động của các trường THPT tư thục ban hành theo Thông
tư 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu
rõ: Trường phổ thông tư thục là cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế
hoặc cá nhân tự đảm bảo kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hoạt
[Type the document title]
[Type text] Page 40
động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước; được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cho phép thành lập và hoạt động giáo dục.Khoản 1. Điều 3 của Quy
chế tổ chức và hoạt động của các trường THPT tư thục ban hành theo Thông
tư 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu
rõ: THPT tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập theo quy
định tại Điều lệ trường trung học phổ thông trong việc thực hiện mục tiêu, nội
dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến
giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng
chỉ và các quy định tại Quy chế này. Điều này có nghĩa là các trường NCL
phải tuân theo mọi quy định đối với trường THPT nói chung và việc quản lý
các trường THPT-NCL cũng theo những quy định chung như đối với các
trường THPT. [10]
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và thực tiễn đổi mới
đất nước, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã có những tác dụng
tích cực đến giáo dục, thúc đẩy nhu cầu học của xã hội ngày càng tăng và đòi
hỏi chất lượng giáo dục ngày càng cao, nhưng khả năng đáp ứng của Nhà
nước có hạn. Do vậy, chủ trương đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục,
tăng cường hình thành và phát triển trường phổ thông ngoài công lập (dân lập,
tư thục), là xu hướng tất yếu phù hợp với sự phát triển xã hội, thích ứng với
chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần để thúc đẩy sự cạnh tranh
nhằm vận hành và phát triển sự nghiệp giáo dục.
Trường NCL thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, tùy theo hình thức đầu
tư tài chính và tư cách pháp nhân mà xác định loại hình trường dân lập hay tư
thục.
+ Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động.
+ Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ
chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm
[Type the document title]
[Type text] Page 41
bảo kinh phí hoạt động.
Trường phổ thông NCL bình đẳng với trường CL về nhiệm vụ, quyền
hạn của nhà trường trong việc tổ chức và hoạt động, thực hiện mục tiêu giáo
dục. Được hưởng quyền lợi, thực hiện nghĩa vụ theo quy định Nhà nước.
Trường phổ thông NCL chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý giáo
dục theo quy chế tổ chức và hoạt động các trường NCL, theo quy định điều lệ
trường phổ thông.
Trường phổ thông NCL là hình thức XHHGD điển hình, huy động các
nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, tạo động lực phát triển sự nghiệp GD-
ĐT; phù hợp với nền kinh tế hàng hóa, theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Ra đời trong giai đoạn hiện nay, trường phổ thông NCL đã góp phần:
- Thực hiện chủ trương sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của dân, do dân
và vì dân. Tạo cơ hội cho mọi cá nhân, tổ chức có tâm huyết tham gia làm
GD, chia sẻ trách nhiệm nhà nước, thực hiện bản chất xã hội của GD. Đồng
thời làm cho mục tiêu giáo dục gắn với mục tiêu phát triển KT -XH theo cơ
chế thị trường.
- Với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trường phổ thông NCL không
bị gò bó, phụ thuộc bởi cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, phát huy tối đa tinh
thần tích cực, năng động, sáng tạo và linh họat trong quản lý, điều hành, tổ
chức và hoạt động theo kế hoạch, quy chế tổ chức nhà trường đề ra. Mục tiêu
cuối cùng là chất lượng và hiệu quả giáo dục.
- Trường phổ thông NCL là loại hình giáo dục mở, do vậy sẽ tạo điều
kiện, cơ hội để mọi thành phần trong xã hội tham gia đầu tư giáo dục và mở
rộng cơ sở giáo dục NCL.
- Trường NCL, góp phần chia sẻ những khó khăn tài chính của nhà nước,
đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của người dân. Khắc phục mâu thuẫn
gay gắt hiện nay là nhu cầu đào tạo của xã hội ngày càng tăng mà khả năng
[Type the document title]
[Type text] Page 42
đáp ứng của nhà nước còn hạn hẹp. Thực hiện tốt mục tiêu cơ bản của giáo
dục - đào tạo là "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài",
phục vụ công cuộc CNH - HĐH đất nước.
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của trường trung học phổ thông ngoài công
lập
Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã quy định khá đầy đủ
về chức năng nhiệm vụ của các trường THPT-NCL, Điều 65 - Luật GD năm
2005 [63] đã quy định nhiệm vụ của các trường THPT-NCL trong đó có
trường THPT-NCL như sau:
1. Trường THPT-NCL có nhiệm vụ và quyền hạn như trường Công lập
trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình,phương pháp GD và
các quy định liên quan đến tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra,
công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ.
2. Trường THPT-NCL tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế
hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động GD, xây dựng và phát
triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực
hiện mục tiêu GD.
3. Văn bằng, chứng chỉ do trường THPT-NCL, trường Công lập cấp có
giá trị pháp lý như nhau.
4. Trường THPT-NCL chịu sự quản lý của cơ quan QLNN về GD theo
quy định của Chính phủ.
Trường THPT-NCL có nhiệm vụ và chức năng như các trường THPT
công lập được quy định trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung
học phỏ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành theo Thông tư
số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
a. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục
tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do
[Type the document title]
[Type text] Page 43
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt
động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.
b. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
c. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường;
quản lý học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT.
d. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
e. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.
Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
f. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy
định của Nhà nước.
g. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã
hội.
h. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.
i. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3.4. Đặc điểm trường trung học phổ thông ngoài công lập
1.3.4.1. Sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển nhà trường
Đây là vấn đề được các nhà quản lí quan tâm. Xác định đúng sứ mạng,
tầm nhìn, triết lý, chiến lược phát triển sẽ định hướng sự phát triển của nhà
trường trong từng giai đoạn cụ thể. Trong đó, sứ mạng xác định đúng nhiệm
vụ của nhà trường, tầm nhìn là xác định mục tiêu tốt đẹp mà nhà trường
hướng tới, chiến lược phát triển là dự kiến từng bước đi cụ thể phù hợp trong
từng giai đoạn để đạt được mục tiêu và tầm nhìn đã vạch ra.
Cán bộ quản lí nhà trường cần xây dựng tuyên ngôn về sứ mạng, tầm
nhìn và chiến lược phát triển. Đồng thời tuyên truyền để từng giáo viên, nhân
viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội,... biết và hiểu về ý nghĩa.
Nằm trong hệ thống các trường THPT, Trường THPT-NCL mang trọng
trách đối với xã hội trên hai mặt GD và kinh tế. Về mặt GD, các trường
THPT-NCL góp phần tạo điều kiện cho một bộ phận học sinh sau tốt nghiệp
[Type the document title]
[Type text] Page 44
THCS có điều kiện học tập lên trình độ THPT và cao hơn nữa. Đối với một số
tỉnh, thành phố có điều kiện thuận lợi các trường THPT-NCL góp phần đẩy
nhanh tiến độ hoàn thành phổ cập bậc trung học và nghề, nâng cao mặt bằng
dân trí, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hạn chế tiêu cực, tệ nạn xã hội. Về
mặt kinh tế, trong khi ngân sách Nhà nước có hạn chưa thể bao cấp hết cho
GD, việc các trường THPT-NCL ra đời và phát triển góp phần giảm chi phí
của Nhà nước cho GD, huy động được sự đóng góp, đầu tư của nhân dân và
các tổ chức kinh tế, xã hội vào sự nghiệp GD.
Trường THPT-NCL ngày nay ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế đất
nước đang trong giai đoạn đổi mới theo hướng vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng XHCN. Sứ mệnh của trường THPT-NCL mang một ý
nghĩa quan trọng, tạo động lực cho sự phát triển GD trung học, tạo nên sự
cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở GD (cả trường Công lập và NCL), bước
đầu hình thành thị trường dịch vụ GD.
1.3.4.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự
Theo Điều 6,Thông tư 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT về Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường
THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục:
* Về cơ cấu tổ chức
[Type the document title]
[Type text] Page 45
Ghi chú:
- HĐCĐ: Hội đồng cổ đông
- HĐNT: Hội đồng nhà trường
Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức quản lý trường phổ thông ngoài công lập
Trường phổ thông tư thục có cơ cấu tổ chức bảo đảm các yêu cầu về cơ
cấu tổ chức quy định trong Điều lệ nhà trường và phù hợp với điều kiện, quy
mô của trường, bao gồm:1. Hội đồng quản trị (nếu có);2. Ban Kiểm soát;3.
Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng hoặc Giám đốc và các Phó Giám đốc
(đối với trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp);4. Các tổ chuyên
môn;5. Tổ văn phòng;6. Tổ chức đảng và các tổ chức đoàn thể;7. Các lớp, tổ
HĐCĐ
Chủ tịch HĐCĐ
UBND tỉnh
(huyện) Sở
HĐNT
Thường trực
BTT
Trưởng Ban TT
BGH
Hiệu trưởng
Hiệu trưởng
Các tổ CM
Tổ phục vụ Các đoàn thể
GV-HS Các khối lớp
HS
[Type the document title]
[Type text] Page 46
học sinh, khối lớp;8. Hội đồng thi đua và khen thưởng; Hội đồng kỷ luật và
các hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng thành lập theo yêu cầu cụ thể của
từng công việc. [10]
Điểm nổi bật của mô hình tổ chức trường tư là việc mạnh dạn đặt Hội
đồng cổ đông thành một tổ chức độc lập đầu tư, chỉ đạo hoạt động nhà trường
(thông qua tổ chức Hội đồng nhà trường) bằng điều lệ sẽ tạo điều kiện cho
trường tích cực chủ động, sáng tạo trong thực hiện mục tiêu, tránh được tình
trạng những người đầu tư can thiệp quá sâu vào quá trình GD. Trong mô hình
cũng chỉ rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong bộ máy nhà
trường.
Về mô hình quản lý, nhìn chung mô hình quản lý trường tư về cơ bản
như quản lý trường công tuy nhiên quản lý trường THPT tư có những nét đặc
thù riêng. Ở trường công lập Ban giám hiệu nhà trường quản lý, thực hiện
toàn bộ 4 nhóm mục tiêu của nhà trường trong đó mục tiêu CSVC, tài chính
do Nhà nước bao cấp. Trong trường THPT tư, vấn đề CSVC, tài chính do Hội
đồng nhà trường quản lý theo chỉ đạo của Hội đồng cổ đông, trong đó Hội
đồng cổ đông chi phối toàn bộ việc thực hiện các mục tiêu khác của nhà
trường. Việc tính toán cân đối thu, chi có tích luỹ là một trong những nhiệm
vụ quản lý rất nặng nề trong trường tư.
* Về nhân sự:
Điều 16, Thông tư 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT về Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường THCS,
trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục[10] quy
định về tỉ lệ giáo viên cơ hữu và định mức giáo viên, nhân viên:
1. Trường phổ thông tư thục phải bảo đảm từ năm học đầu tiên tỉ lệ giáo
viên cơ hữu so với tổng số giáo viên theo quy định đối với trường phổ thông
công lập ở cấp học tương ứng như sau: cấp tiểu học có 100%; cấp trung học
cơ sở và trung học phổ thông có ít nhất 40%.
[Type the document title]
[Type text] Page 47
2. Số giáo viên và nhân viên của trường phổ thông tư thục phải bảo đảm
không thấp hơn quy định của Nhà nước về định mức giáo viên đối với từng
cấp học về giáo viên, nhân viên.
Giáo viên, nhân viên trong nhà trường THPT ngoài công lập cũng phải
đáp ứng các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức
khỏe theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường phổ thông. Ngoài ra
cần đáp ứng về mặt năng lực cụ thể tại vị trí nhân sự của nhà trường THPT
ngoài công lập.
Như vậy, trường THPT ngoài công lập được quyền tự chủ về việc tuyển
dụng, sử dụng, đánh giá, trả lương, chấm dứt hợp đồng,... theo nhu cầu nhân
sự của nhà trường và theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa nhà
trường và người lao động được tuyển dụng vào vị trí giáo viên, nhân viên
hành chính, giám thị,...
1.3.4.3. Các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường THPT
ngoài công lập
Các hoạt động dạy học và giáo dục ngoài giờ lên lớp tại các nhà trường
THPT ngoài công lập được tiến hành theo quy định tại Điều lệ nhà trường.
Hoạt động dạy học được thực hiện theo thời khóa biểu, theo tiết, theo
nội dung chương trình của từng môn học đối với từng khối lớp cụ thể. Trong
giờ học, giáo viên bộ môn tổ chức điều khiển quá trình học tập, thực hiện nội
dung, phương pháp, phương tiện dạy học. Việc dạy học của giáo viên chính là
tổ chức hoạt động học tập của học sinh, chính sự hoạt động của bản thân học
sinh quyết định kết quả học tập. Giáo viên và học sinh sẽ thực hiện các nhiệm
vụ của mình trong tiết học. Cả hai hoạt động này đều có vai trò trực tiếp và
quan trọng, quyết định chất lượng học tập. Bên cạnh chương trình học tập
theo quy định, các trường THPT-NCL có các chương trình học tập theo nhu
cầu cụ thể của học sinh như: học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, học năng
khiếu, khám phá khoa học,
[Type the document title]
[Type text] Page 48
Song song với hoạt động dạy học chính khóa là các hoạt động giáo dục
ngoại khóa (ngoài giờ lên lớp). Nếu như hoạt động dạy học hướng nhiều đến
hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo thì các hoạt động giáo dục hướng nhiều
đến hình thành tư tưởng, quan điểm, ý thức, thái độ, cho học sinh THPT.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được các trường THPT-NCL rất chú
trọng, tổ chức khá thường xuyên với nội dung và hình thức phong phú đa
dạng. Các chương trình ngoại khóa bộ môn, diễn đàn, hội thi, tham quan dã
ngoại, trải nghiệm sáng tạo, hoạt động của đoàn thanh niên đã thu hút sự quan
tâm đông đảo của học sinh tạo nên không khí học tập sôi nổi, phấn khởi và
hiệu quả cao trong học tập.
1.3.4.4. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính trong nhà trường
Trường phổ thông tư thục có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về cơ
sở vật chất, thiết bị theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và các quy
định về thiết bị giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Về chế độ tài chính, trường phổ thông tư thục hoạt động theo nguyên
tắc tự nguyện góp vốn, tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi; thực hiện các
quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán, nghĩa vụ với ngân sách
nhà nước và những quy định hiện hành khác liên quan.
Nhà trường thực hiện cân đối thu - chi. Nếu thu bằng chi, coi như nhà
trường thực hiện cân đối tài chính. Nếu bội thu, phần bội thu nộp ngân sách
Nhà nước hoặc phục vụ tăng cường CSVC nhà trường. Nếu thu không đủ chi,
báo cáo cấp trên xin ngân sách hỗ trợ. Việc căn cứ mức chi tính trên đầu học
sinh, từ đó tính ra tổng dự toán chi tiêu chỉ có tác dụng đối với những trường
ở vùng đông dân cư, đông học sinhvùng kinh tế khó khăn, nhà trường ít học
sinh, phải thực hiện nhiệm vụ phổ cập GD thì tổng dự toán chỉ có giá trị tham
khảo. Đối với các trường THPT-NCL hiện nay thực hiện chế độ tự hạch toán
thu - chi đang gặp nhiều khó khăn giữa việc phải thu theo quy định của cấp
quản lý, mặt khác phải đảm bảo chi mức độ tối thiểu theo yêu cầu, mục tiêu,
[Type the document title]
[Type text] Page 49
nội dung, chương trình GD. Quản lý tài chính trong trường THPT-NCL vẫn
phải tuân thủ các Luật và Quy tắc ban hành. Thực hiện đúng chế độ ''thủ
trưởng'' - kế toán trưởng - Thủ quỹ và đều chịu sự kiểm toán của Nhà nước.
1.4. Một số mô hình trong quản lí trường Trung học phổ thông ngoài
công lập
1.4.1. Mô hình quản lí dựa vào nhà trường
"Quản lý dựa vào nhà trường" tiếng Anh là School - Based Management,
viết tắt là SBM, là chiến lược cải cách trong quản lý giáo dục. Các thuật ngữ
được sử dụng tương tự như: Quản lý thuộc về nhà trường (School site based
management), Ra quyết định thuộc về nhà trường (site based decision
making, school based decision making), chia sẻ trong ra quyết định quản lý
(share decision making)
Caldwell.B.J cho rằng: "quản lý dựa vào nhà trường là sự phân cấp quản
lý từ chính quyền trung ương đến các trường học" [82]
Malenet Al định nghĩa: “Quản lý dựa vào nhà trường được xem như sự
thay đổi cấu trúc quyền lực một cách chính thức, hay nói cách khác đó là sự
phân cấp quản lý ở cấp độ trường học, từ đó, xác định các thành viên có
quyền đưa ra những quyết sách nhằm duy trì, củng cố và phát triển nhà
trường” [55].
Từ các quan niệm trên có thể thấy rằng: Quản lý dựa vào nhà trường là cách
thức quản lý giáo dục nhằm phân cấp quản lý tới cấp độ nhà trường, thu hút sự
tham gia của các thành viên trong và ngoài nhà trường vào việc ra quyết định
quản lý đối với các hoạt động của nhà trường hướng tới mục tiêu cao nhất là
nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Bảng 1.1. So sánh đặc điểm vận hành của
quản lý dựa vào nhà trường và quản lý nhà trường truyền thống
Đặc điểm vận
hành
Quản lý dựa vào nhà trường Quản lý truyền thống
[Type the document title]
[Type text] Page 50
Lý tưởng giáo dục
- Sứ mạng rõ ràng, do các thành
viên cùng phát triển, cùng sở
hữu và tự nguyện tham gia thực
hiện
- Coi trọng thực hiện sứ mạng.
- Nhấn mạnh văn hóa tổ chức
rõ ràng
- Sứ mạng mơ hồ, do bên
ngoài áp đặt, không phải
do các thành viên cùng
phát triển và tiếp nhận.
- Coi trọng chấp hành, tuân
thủ sứ mệnh từ bên ngoài
- Văn hóa tổ chức mơ hồ,
mờ nhạt.
Tính chất
hoạt động
Tiến hành công tác quản lý dựa
trên nhu cầu và đặc điểm nhà
trường
Bên ngoài quyết định nội
dung hoạt động của nhà
trường và hoạt động quản
lý
Giả định
về con người
- Cộng tác, có tinh thần đồng
đội, hợp tác rộng rãi
- Cùng chịu trách nhiệm ...oạch hoá thực hiện giai đoạn 2006-
2010". Mã số B 2003-52TĐ-48.
61. Zou Yu Liang, "Sự thay đổi tư duy giáo dục và cải cách giáo dục phổ thông ở
Trung Quốc", Viện Nghiên cứu giáo dục Trung ương - Trung Quốc.
62. Trần Thị Tuyết Mai (2007), "Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động
sư phạm của tổ chuyên môn trong trường phổ thông'', Tạp chí Khoa học giáo
dục, tháng 11/2007.
63. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp năm
1992, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Giáo dục
2005 chỉnh sửa bổ sung 2009, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Dân sự, tr.86.
66. Võ Tấn Quang (2001), "Xã hội hoá giáo dục", NXB Đại học Quốc gia, Hà
Nội.
67. Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng, Đề tài cấp thành phố "Nghiên cứu, đề xuất
một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện mô hình các trường ngoài công lập
ngành học mầm non, phổ thông ở Hải Phòng", Đề tài cấp thành phố mã số
R.XH.2001.236.
68. Bùi Gia Thịnh (chủ biên) (1999), "Xã hội hoá công tác giáo dục, nhận thức và
hành động", Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
69. Bùi Đức Thiệp (2007), "Giáo dục dân lập Trung Quốc", Tạp chí Khoa học
giáo dục, số 20, tháng 5/2007.
70. Nguyễn Kiên Trường và những người khác dịch(2004), Phương pháp lãnh
đạo và quản lý nhà trường hiệu quả, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. Văn phòng Hội đồng Quốc gia giáo dục (2005), Đề tài "Cơ sở lý luận, thực
tiễn và các giải pháp xã hội hoá sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2001-2010".
[Type the document title]
[Type text] Page 196
72. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2001), Đề tài "Mô hình tổ chức, quản lý
trường phổ thông trung học tư ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI", mã số B99-49-82
năm 2001.
73. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2008), Đề tài "Đánh giá thực trạng công
tác quản lý nhà nước trong giáo dục phổ thông ngoài công lập ở Việt Nam
hiện nay", mã số B2006-37-08, hoàn thành năm 2008.
74. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2006), Đề tài độc lập Nhà nước "Luận cứ
khoa học cho các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục ở nước ta
trong thập niên đầu thế kỷ 21", mã số ĐTĐL 2000/06.
75. Viện Nghiên cứu phát triển phương Đông (2004), "Hội thảo khoa học xã hội
hoá giáo dục - đào tạo", NXB giáo dục.
76. Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (2001), "Kinh nghiệm thế giới trong việc
xã hội hoá giáo dục", (tháng 5/2001).
77. Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, "Đánh giá tác động của các chính sách
xã hội hoá giáo dục", mã số B99-52-TĐ32.
78. Allan Walker (1995) "Một số vấn đề về quản lý giáo dục ở Australia", Tạp chí
TTKHGD số 23, tr.53-54.
Tài liệu nước ngoài
79. Agustinus Bandur (2007), A review of developments in school - Based
management in Indonesia, IITS Publications.
80. Alfred Lakwo & Vasco Kura (2004), Improving school based management:
school management committee training handbook, Funded by Action Aid
Uganda, Nebbi Development Assistance.
81. Ami Volansky & Isaac A. Friedman (2003), School - based management an
International Perspective, Publication Department, Ministry of Education,
Devora Ha - Niviah 2, Jerusalem, Israel.
82. Ainley, J., & McKenzie, P. (2000), “School Governance: Research on
educational and management issues”, In ternational Educaton Journal, 1(3),
139 - 151.
83. Caldwell, B. J. (2005), School-Based Management. Education Policy Series,
The International Institute for Educational Planning and The International
Academy of Education, Paris and Brussels.
[Type the document title]
[Type text] Page 197
84. Caldwell, B. J. (2002), Autonomy and Self-management: Concepts and
Evidence, In Bush, T., & Bell, L. (Eds.).
85. Caldwell, B. J. (2006), It’ s time for system leadership, Conference on the
theme of “Sustainable Leadership in education”, Faculty of education and
Social Work at the University of Sydney, 21-22/11/ 2006.
86. Pulic or Private education lessons from history - Richard aldrich - Routledge
pulictions, 2004.
87. Development of education in Asia and Pacific: Issues and prospects.
UNESCO/PROAP, 1998.
88. Mobilizing the private sector for public education - Hary Anthony Patrinos.
Schohana Sosale. The World Bank Publication, 2007.
89. Excerpts from Background Report- Education Policy analysis 2001, OECD.
90. Education in Thailand 1999, Office of the National Education Comission,
Bangkok: Amarin Pringting and Publishing, 1999.
91. Hon Keung Yau, Alison Lai Fong Cheng (2011), “Principals and
teacher’s perceptions of school policy as a key element of school – based
management in Hong Kong Primary Schools”, Volume 9, N0. 1,
Journal of Organizational Learning and Leadership
92. Private education and public policy in Latin America - Laurece Wolff. Juan
Carlos Navarro. Pablo Gonzalez - Partnership for Educational Revitalization
in the Americas (PREAL), 2005.
93. Vocational and Technical training: A Strategy for the IDB. Education Unit,
Sustainable Development Department Inter-Amercan Development Bank, 200.
94. UNESCO, World Education Report, Oxford Publishing, 1995.
95. Yutaka Shiraishi (1998), Alternative Approaches to financing lifelong
learning, Japan coutry feport, 1998.
96. World Education report 2000 -UNESSCO publish.
97. WB (1997), Priorities and Strategies for Education, WB Publishing.
98. International Networking Education, Training and Change Conference, Perth
20-30 September 1994.
[Type the document title]
[Type text] Page 198
99. Dang Ung Van, Vietnam a New Education Market Proceedings of the Second
Meeting of ESNICODS, Tranistion Economy, Education, Training and
Change Hanoi 25-27 October (1995 (43-53).
100. Meeting the challenges of secondary education in Latin America and East Asia
- Emanuala d Groupello - World bank publications.
101. Khapper Ch.K., Cropey A. J. Lifelong Learing and Higher Education,
CroomHelm, 1985.
102. OECD (1998), Education Policy Analysis, OECD Publishing.
103. OECD (1997), Education and Equity in OECD Countries, OECD Publishing.
104. The role of the private sector in education in Vietnam - Paul Glewwe. Harry
Anthony Patrinos - World Bank publication, 1997.
105. Framework for Action to Meet Basic Learning Needs. The World Conference
on Education for All, Jomtien, Thailan, 1990.
106. Paul Ryan (University of Cambridge). The School-to-Work Transition: Issues
for Futher Investigation, OECD, Paris, Dec, 1999.
107. The World Declaration on Education for all, The world conference on
education for all, Jomtien, Thailan, 1990.
108. The Challenge of Eastern Assian Education, William K. Cumming, Philip G.
Altbach - Sunny Press publiscations, 1997.
[Type the document title]
[Type text] Page 199
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho CBQL Sở giáo dục, CBQL trường THPT-NCL)
Để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lí các trường THPT ngoài
công lập có hiệu quả hơn, xin quý thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các
vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ý kiến lựa chọn.
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy/ cô!
Câu 1: Ý kiến của thầy/cô về vai trò của trường THPT ngoài công lập?
STT
Nội dung
Mức độ đáp ứng
Đáp ứng
tốt
Đáp ứng
một phần
Không
đáp ứng
1 Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
2 Phụ huynh học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn các
loại hình trường
3 Tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư (cá nhân hoặc
tập đoàn) tham gia vào giáo dục.
4 Có sự giao thoa văn hoá và chương trình giáo dục
với các nước phát triển
5 Đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, tránh lãng
phí nguồn tiền tệ cho du học nước ngoài
6 Môi trường học tập dân chú, công bằng và lành
mạnh
7 Các trường ngoài công lập chú trọng hình thành kỹ
năng đáp ứng tốt vai trò của học sinh
8 Thực hiện phương châm giáo dục là một dịch vụ
9 Tạo động lực cho các trường công lập nỗ lực thay
đổi phù hợp với nhu cầu xã hội
Khác: ..
[Type the document title]
[Type text] Page 200
Câu 2: Ý kiến của thầy/cô về thực trạng sứ mạng, tầm nhìn chiến lược tại nhà
trường mà thầy cô đang công tác?
STT
Nội dung
Mức độ đáp ứng
Đáp ứng
tốt
Đáp ứng
một phần
Không
đáp ứng
1 Nhà trường xây dựng tuyên ngôn về sứ mạng phát
triển
2 Nhà trường xây dựng tuyên ngôn về tầm nhìn
3 Nhà trường xây dựng triết lý phát triển của mình
4 Nhà trường xây dựng chiến lược phát triển dựa trên
phân tích SWOT và thực hiện chỉnh sửa định kỳ
5 CBQL truyền thông về sứ mạng, tầm nhìn, triết lý
phát triển của nhà trường
6 Đội ngũ giáo viên, nhân viên hiểu rõ sứ mạng, tầm
nhìn và triết lí phát triển của nhà trường
Khác: ..
Câu 3: Ý kiến đánh giá của thầy cô về thực trạng hoạt động dạy học và giáo dục
trong nhà trường THPT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội?
STT
Nội dung
Mức độ đáp ứng
Đáp ứng
tốt
Đáp ứng
một phần
Không
đáp ứng
1 Các hoạt động dạy học, giáo dục được thực
hiện theo đúng quy định
2 Thời khóa biểu được xây dựng hợp lí, khoa
học
3 Nền nếp dạy và học được kiểm soát thường
xuyên
4 Giáo viên tích cực trong việc đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
5 Các nội dung chương trình tự chủ được thực
[Type the document title]
[Type text] Page 201
hiện hợp lí
6 Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
được tổ chức thường xuyên
7 Các hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú,
đa dạng đáp ứng nhu cầu của học sinh
Khác: ..
Câu 4: Ý kiến đánh giá của thầy cô về thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của
nhà trường THPT-NCL?
STT
Nội dung
Mức độ đáp ứng
Đáp ứng
tốt
Đáp ứng
một phần
Không
đáp ứng
1 Khu phòng học
2 Khu phòng chức năng
3 Khu sân chơi
4 Khu nhà ăn, căng tin, bán trú
5 Khu vệ sinh
6 Trang thiết bị dạy học
Khác: ..
Câu 5: Ý kiến đánh giá của thầy cô về thực trạng các dịch vụ trong nhà
trường THPT-NCL?
STT
Nội dung
Mức độ đáp ứng
Đáp ứng
tốt
Đáp ứng
một phần
Không
đáp ứng
1 Tư vấn tuyển sinh
2 Tư vấn học tập
3 Tư vấn tâm lý
4 Tư vấn hướng nghiệp
5 Chỗ ở cho học sinh ở xa
[Type the document title]
[Type text] Page 202
6 Chế độ khen thưởng, khuyến khích học tập
7 Hệ thống căng tin
8 Các câu lạc bộ (T. Anh, cờ tướng, khiêu vũ)
9 Trung tâm bồi dưỡng kiên thức
10 Xe bus đưa đón
Khác:
Câu 6: Ý kiến đánh giá của thầy cô về thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển và
chính sách hoạt động đối với các trường THPT ngoài công lập?
STT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
1
Khảo sát quy mô số lượng học sinh trên các địa bàn
dân cư
2
Khảo sát, đánh giá nhu cầu học tập trên các địa bàn dân
cư
3
Phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng quy hoạch
phát triển đối với giáo dục THPT - NCL
4
Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cá
nhân, tập thể có nhu cầu mở trường THPT-NCL
5
Khảo sát thực tế và cấp phép hoạt động cho các trường
THPT-NCL theo đúng quy định
6
Bổ nhiệm cán bộ quản lý, công nhận Hội đồng quản trị
đối với các trường THPT-NCL
Khác :.
Câu 7: Ý kiến đánh giá của thầy cô về thực trạng quản lí công tác tuyển sinh và
quản lí người học tại các trường THPT-NCL trên địa bàn thành phố Hà Nội?
STT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
1
Khảo sát thực tế và ban hàn chỉ tiêu tuyển sinh hàng
năm đối với các trường THPT -NCL
2 Chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch tuyển sinh của các nhà
[Type the document title]
[Type text] Page 203
trường THPT-NCL
3
Ban hành các văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh
làm cơ sở thực hiện cho các nhà trường THPT-NCL
4
Thành lập ban chuyên môn thực hiện chỉ đạo và kiểm
tra hoạt động tuyển sinh của các nhà trường THPT-
NCL.
5
Chỉ đạo các nhà trường THPT-NCL báo cáo về công
tác tuyển sinh và sắp xếp học sinh vào các lớp học
trước mỗi năm học.
6
Duy trì chế độ báo cáo về kết quả học tập, rèn luyện
của học sinh đối với các trường THPT-NCL
7
Thường xuyên kiểm tra tình hình học tập của học sinh
cũng như các hoạt động, điều kiện phục vụ cho hoạt
động học tập của học sinh tại các trường THPT-NCL
8
Xử lí kịp thời các vấn đề phát sinh liên quan đến người
học
Khác :.
Câu 8: Ý kiến đánh giá của thầy cô về thực trạng quản lí các hoạt động dạy học và
giáo dục tại các trường THPT-NCL trên địa bàn thành phố Hà Nội?
STT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
1
Chỉ đạo các nhà trường thực hiện đúng mục tiêu,
chương trình dạy học
2
Kiểm duyệt các chương trình mở rộng, đặc thù của
từng nhà trường THPT-NCL
3
Phê duyệt kế hoạch dạy học chính khóa và kế hoạch
học 2 buổi/ ngày, dạy thêm, học thêm của các nhà
trường THPt-NCL
4
Thường xuyên dự giờ đánh giá hoạt động dạy của giáo
viên và hoạt động học của học sinh
5
Chỉ đạo nhà trường thực hiện đổi mới phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học
[Type the document title]
[Type text] Page 204
6
Tư vấn, bồi dưỡng chuyên môn đối với các nhà trường
THPT-NCL
7
Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức
thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo
quy định
8
Chỉ đạo các nhà trường thực hiện đa dạng hóa các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với các điều
kiện đáp ứng của nhà trường cũng như nhu cầu của học
sinh, cha mẹ học sinh, thuần phong mỹ tục của dân tộc,
địa phương
9
Tư vấn, khuyến khích các nhà trường xây dựng các mô
hình, phong trào trong giáo dục từ đó góp phần xây
dựng văn hóa nhà trường cũng như môi trường học tập
năng động, hiện đại, sáng tạo
Khác :.
Câu 9: Ý kiến đánh giá của thầy cô về thực trạng quản lí đội ngũ cán bộ quản lí,
giáo viên, nhân viêntại các trường THPT-NCL trên địa bàn thành phố Hà Nội?
STT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
1
Các nhà trường đảm bảo số lượng và cơ cấu đội ngũ
cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên cơ hữu, hợp
đồng, thỉnh giảng theo đúng quy định.
2
Chỉ đạo trường THPT-NCL thực hiện tuyển dụng
CBQL, giáo viên phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm
chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khỏe theo
quy định.
3
Các nhà trường THPT-NCL thực hiện việc quản lí, sử
dụng, kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên
định kỳ
4
Chỉ đạo các nhà trường THPT-NCL thực hiện chế độ
chính sách đầy đủ đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên.
5
Tổ chức thường xuyên hoạt động bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn cho CBQL, giáo viên, nhân viên
các trường THPT-NCL
[Type the document title]
[Type text] Page 205
6
Chỉ đạo các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, hội thi
giáo viên dạy giỏi, nhân viên giỏi, viết sáng kiến kinh
nghiệm, làm đồ dùng dạy học, tọa đàm chuyên môn,
hội thảo khoa học nhằm nâng cao năng lực GV, nhân
viên các trường THPT-NCL
Khác :.
Câu 10: Ýkiến đánh giá của thầy cô về thực trạng quản lí hoạt động tài chính và cơ
sở vật chất tại các trường THPT-NCL trên địa bàn thành phố Hà Nội?
STT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
1
Chỉ đạo các nhà trường THPT_NCLThực hiện đúng
chế độ ''thủ trưởng'' - kế toán trưởng - Thủ quỹ và đều
chịu sự kiểm toán của Nhà nước.
2
Các trường THPT-NCL thực hiện công khai các khoản
thu - chi trong nhà trường theo quy định.
3
CBQL nhà trường hiểu rõ về các quy định, yêu cầu của
các nhà tài trợ khá nhau cũng như các quy trình, quy
định về quản lý ngân sách và các nguồn vốn ngoài
ngân sách của trung ương và địa phương.
4
Nhà trường thực hiện cân đối thu - chi theo đúng quy
định
5
CBQL hiểu rõ quy trình kiểm toán và đảm bảo rằng các
hồ sơ chứng từ kế toán cho các nguồn vốn của nhà
trường được kiểm toán thường xuyên.
6
Sở Giáo dục thẩm định các điều kiện về cơ sở vật chất,
phương tiện dạy học của nhà trường THPT ngoài công
lập theo các quy định.
7
Sở Giáo dục thường xuyên rà soát và kiểm tra các điều
kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho các hoạt
động dạy học và giáo dục trong nhà trường
8
Sở Giáo dục tư vấn cho cán bộ quản lí về các tiểu
chuẩn tối thiểu trong quản lí cơ sở vật chất nhà trường
THPT.
Khác :.
[Type the document title]
[Type text] Page 206
Câu 11: Ýkiến đánh giá của thầy cô về thực trạng quản lí hoạt động xã hội hóa giáo
dụctại các trường THPT-NCL trên địa bàn thành phố Hà Nội?
STT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
1
Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện xã hội hóa giáo
dục đối với các trường THPT - NCL
2
Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các
nhà trường phổ thông NC
3
Có các chính sách hỗ trợ kịp thời đối với các trường
THPT-NCL
4
Tư vấn đối với các trường THPT-NCL về công tác xã
hội hóa giáo dục
5
Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực
hiện xã hội hóa giáo dục tại các trường THPT-NCL.
Khác :.
Câu 12:Ýkiến đánh giá của thầy cô về thực trạng thanh tra, kiểm tra các hoạt
động của trường THPT ngoài công lập đối với các trường THPT-NCL trên địa
bàn thành phố Hà Nội?
STT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
1
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các
trường THPT ngoài công lập bao gồm các nội dung
kiểm tra cụ thể
2
Sử dụng đa dạng, linh hoạt các hình thức kiểm tra như:
thường xuyên, định kỳ, báo trước, đột xuất.
3
Thành lập đoàn kiểm tra, tập huấn cho các thanh tra
viên,
4
Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra và quy trình kiểm tra
cụ thể
5 Tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch cụ thể
6 Phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể sau quá
[Type the document title]
[Type text] Page 207
trình kiểm tra từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhà
trường, giáo viên thực hiện cải tiến, nâng cao chất
lượng giáo dục.
Khác :.
Câu 13:Ýkiến đánh giá của thầy cô về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí
nhà trường THPT-NCL trên địa bàn thành phố Hà Nội?
STT Nội dung
Mức độ ảnh hưởng
AH
nhiều
AH
Ít
AH
Không
AH
1
Tình hình phát triển kinh tế, xã hội, trình độ dân trí
địa phương
2
Chính sách, định hướng phát triển đối với giáo dục
ngoài công lập
3
Hệ thống các văn bản quản lí nhà nước đối với
hoạt động của trường THPT ngoài công lập
4
Tính cạnh tranh về chất lượng giáo dục giữa
trường THPT công lập và ngoài công lập
5 Nhu cầu học tập của người dân
6 Tính ổn định của nguồn tài chính
7 Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí
Khác :.
Thầy cô vui lòng cho biết một số thông tin sau:
Chức danh: Cán bộ quản lí Sở GD7ĐT Giáo viên CBQL nhà trường
Số năm công tác: Dưới 5 năm Trên 5 năm Trên 10 năm
Trình độ chuyên môn: Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
Xin chân thành cảm ơn thầy cô!
[Type the document title]
[Type text] Page 208
PHỤ LỤC 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giáo viên trường THPT-NCL)
Để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lí các trường THPT ngoài
công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu quả hơn, xin quý thầy/cô vui lòng
cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ý kiến
lựa chọn.
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy/ cô!
Câu 1: Ý kiến của thầy/cô về vai trò của trường THPT ngoài công lập?
STT
Nội dung
Mức độ đáp ứng
Đáp ứng
tốt
Đáp ứng
một phần
Không
đáp ứng
1 Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
2 Phụ huynh học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn các
loại hình trường
3 Tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư (cá nhân hoặc
tập đoàn) tham gia vào giáo dục.
4 Có sự giao thoa văn hoá và chương trình giáo dục
với các nước phát triển
5 Đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, tránh lãng
phí nguồn tiền tệ cho du học nước ngoài
6 Môi trường học tập dân chú, công bằng và lành
mạnh
7 Các trường ngoài công lập chú trọng hình thành kỹ
năng đáp ứng tốt vai trò của học sinh
8 Thực hiện phương châm giáo dục là một dịch vụ
9 Tạo động lực cho các trường công lập nỗ lực thay
đổi phù hợp với nhu cầu xã hội
Khác: ..
Câu 2: Ý kiến của thầy/cô về thực trạng sứ mạng, tầm nhìn chiến lược tại nhà
trường mà thầy cô đang công tác?
[Type the document title]
[Type text] Page 209
STT
Nội dung
Mức độ đáp ứng
Đáp ứng
tốt
Đáp ứng
một phần
Không
đáp ứng
1 Nhà trường xây dựng tuyên ngôn về sứ mạng phát
triển
2 Nhà trường xây dựng tuyên ngôn về tầm nhìn
3 Nhà trường xây dựng triết lý phát triển của mình
4 Nhà trường xây dựng chiến lược phát triển dựa trên
phân tích SWOT và thực hiện chỉnh sửa định kỳ
5 CBQL truyền thông về sứ mạng, tầm nhìn, triết lý
phát triển của nhà trường
6 Đội ngũ giáo viên, nhân viên hiểu rõ sứ mạng, tầm
nhìn và triết lí phát triển của nhà trường
Khác: ..
Câu 3: Ý kiến đánh giá của thầy cô về thực trạng hoạt động dạy học và giáo dục
trong nhà trường THPT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội?
STT
Nội dung
Mức độ đáp ứng
Đáp ứng
tốt
Đáp ứng
một phần
Không
đáp ứng
1 Các hoạt động dạy học, giáo dục được thực
hiện theo đúng quy định
2 Thời khóa biểu được xây dựng hợp lí, khoa
học
3 Nền nếp dạy và học được kiểm soát thường
xuyên
4 Giáo viên tích cực trong việc đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
5 Các nội dung chương trình tự chủ được thực
hiện hợp lí
6 Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
được tổ chức thường xuyên
[Type the document title]
[Type text] Page 210
7 Các hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú,
đa dạng đáp ứng nhu cầu của học sinh
Khác: ..
Câu 4: Ý kiến đánh giá của thầy cô về thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của
nhà trường THPT-NCL?
STT
Nội dung
Mức độ đáp ứng
Đáp ứng
tốt
Đáp ứng
một phần
Không
đáp ứng
1 Khu phòng học
2 Khu phòng chức năng
3 Khu sân chơi
4 Khu nhà ăn, căng tin, bán trú
5 Khu vệ sinh
6 Trang thiết bị dạy học
Khác: ..
Câu 5: Ý kiến đánh giá của thầy cô về thực trạng các dịch vụ trong nhà
trường THPT-NCL?
STT
Nội dung
Mức độ đáp ứng
Đáp ứng
tốt
Đáp ứng
một phần
Không
đáp ứng
1 Tư vấn tuyển sinh
2 Tư vấn học tập
3 Tư vấn tâm lý
4 Tư vấn hướng nghiệp
5 Chỗ ở cho học sinh ở xa
6 Chế độ khen thưởng, khuyến khích học tập
7 Hệ thống căng tin
8 Các câu lạc bộ (T. Anh, cờ tướng, khiêu vũ)
[Type the document title]
[Type text] Page 211
9 Trung tâm bồi dưỡng kiên thức
10 Xe bus đưa đón
Khác:
Thầy cô vui lòng cho biết một số thông tin sau:
Đơn vị công tác:
Số năm công tác: Dưới 5 năm Trên 5 năm Trên 10 năm
Trình độ chuyên môn: Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
Xin chân thành cảm ơn thầy cô!
[Type the document title]
[Type text] Page 212
PHỤ LỤC 3
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho chuyên gia)
Để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lí các trường THPT ngoài
công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu quả hơn, xin quý thầy/cô vui lòng
cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ý kiến
lựa chọn.
Xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô!
Câu 1: Xin đồng chí cho biết mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp
quản lí các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay?
TT
Nội dung
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
Rất
khả
thi
Khả
thi
K.
khả
thi
1 Quy hoạch hợp lý mạng lưới các
trường trung học phổ thông ngoài
công lập
2 Tổ chức xây dựng và hoàn hiện
các chính sách, văn bản pháp lý
nhằm phát triển các trường trung
học phổ thông ngoài công lập
3 Chỉ đạo nhà trường THPT ngoài
công lập chú trọng thực hiện chính
sách đào tạo, bồi dưỡng phát triển
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý
4 Đẩy mạnh thực hiện chính sách xã
hội hoá trong phát triển các trường
Trung học phổ thông ngoài công
lập
5 Đổi mới cơ chế quản lý trường
trung học phổ thông ngoài công
lập theo hướng tăng tính tự chủ và
[Type the document title]
[Type text] Page 213
tự chịu trách nhiệm xã hội
6 Tăng cường thanh tra, kiểm tra các
trường trung học phổ thông ngoài
công lập
7 Khác: .
Thầy cô vui lòng cho biết một số thông tin sau:
Chức danh: Cán bộ quản lí Sở GD7ĐT Giáo viên CBQL nhà trường
Số năm công tác: Dưới 5 năm Trên 5 năm Trên 10 năm
Trình độ chuyên môn: Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
Xin chân thành cảm ơn thầy cô!
[Type the document title]
[Type text] Page 214
PHỤ LỤC 4
PHIẾU KHẢO SÁT
(Dành cho CBQL và GV trường THPT-NCL trước khi tham gia thử nghiệm)
Để chứng minh tính khoa học của các giải pháp quản lí nhà trường THPT
ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, thầy cô cho biết ý kiến đánh
giá của bản thân về các ý kiến sau bằng cách đánh dấu X vào lựa chọn phù hợp.
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô!
Câu 1: (Dành cho cán bộ quản lí)
Ý kiến đánh giá của thầy cô về mức độ năng lực quản lí của bản thân thầy cô hiện
nay?
STT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
1 Xây dựng sứ mạng, tầm nhìn, triết lý giáo dục
2 Quản lí công tác tuyển sinh
3 Quản lí các hoạt động dạy học
4 Quản lí các hoạt động giáo dục
5 Quản lí tài chính
6 Quản lí cơ sở vật chất
7 Quản lí các hoạt động truyền thông, marketing
8 Quản lí xã hội hóa giáo dục
9 Kiểm tra các hoạt động dạy học, giáo dục
Khác :.
[Type the document title]
[Type text] Page 215
Câu 2: (Dành cho giáo viên)
Ý kiến đánh giá của thầy cô về mức độ đạt được các năng lực của bản thân thầy cô
hiện nay?
STT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
1 Năng lực giảng dạy
2 Năng lực giáo dục
3 Năng lực xây dựng thương hiệu bản thân
4 Năng lực xã hội hóa giáo dục
5 Năng lực tạo lập các mối quan hệ với khách hàng
6 Năng lực tư vấn tuyển sinh
7
Năng lực maketing các dịch vụ giáo dục của nhà
trường
Khác :.
Thầy cô vui lòng cho biết một số thông tin sau:
Chức danh: Giáo viên CBQL nhà trường
Số năm công tác: Dưới 5 năm Trên 5 năm Trên 10 năm
Trình độ chuyên môn: Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
Xin chân thành cảm ơn thầy cô!
[Type the document title]
[Type text] Page 216
PHỤ LỤC 5
PHIẾU KHẢO SÁT
(Dành cho CBQL và GV trường THPT-NCL sau khi tham gia thử nghiệm)
Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng do Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp với
trường Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục Hà Nội thực hiện, thầy cô cho biết ý kiến đánh
giá của bản thân về các ý kiến sau bằng cách đánh dấu X vào lựa chọn phù hợp.
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô!
Câu 1: (Dành cho cán bộ quản lí)
Ý kiến đánh giá của thầy cô về mức độ năng lực quản lí của bản thân thầy cô sau
khi tham gia khóa bồi dưỡng?
STT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
1 Xây dựng sứ mạng, tầm nhìn, triết lý giáo dục
2 Quản lí công tác tuyển sinh
3 Quản lí các hoạt động dạy học
4 Quản lí các hoạt động giáo dục
5 Quản lí tài chính
6 Quản lí cơ sở vật chất
7 Quản lí các hoạt động truyền thông, marketing
8 Quản lí xã hội hóa giáo dục
9 Kiểm tra các hoạt động dạy học, giáo dục
Khác :.
Câu 2: (Dành cho giáo viên)
Ý kiến đánh giá của thầy cô về mức độ đạt được các năng lực của bản thân thầy cô
sau khi tham gia khóa bồi dưỡng?
STT Nội dung Mức độ thực hiện
[Type the document title]
[Type text] Page 217
Tốt Khá TB Yếu
1 Năng lực giảng dạy
2 Năng lực giáo dục
3 Năng lực xây dựng thương hiệu bản thân
4 Năng lực xã hội hóa giáo dục
5 Năng lực tạo lập các mối quan hệ với khách hàng
6 Năng lực tư vấn tuyển sinh
7
Năng lực maketing các dịch vụ giáo dục của nhà
trường
Khác :.
Thầy cô vui lòng cho biết một số thông tin sau:
Chức danh: Giáo viên CBQL nhà trường
Số năm công tác: Dưới 5 năm Trên 5 năm Trên 10 năm
Trình độ chuyên môn: Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
Xin chân thành cảm ơn thầy cô!
[Type the document title]
[Type text] Page 218
PHỤ LỤC 6
Thống kê danh mục các trường THPT-NCL được cấp đất hoặc có đất sử dụng
ổn định trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trung học phổ thông 56 trường Cấp
1 THCS-THPT Marie Cuirie Nam Từ Liêm THPT
2 THCS-THPT Việt - Úc Hà Nội Nam Từ Liêm THPT
3 THCS-THPT Lomonoxop Nam Từ Liêm THPT
4 THPT Trí Đức Nam Từ Liêm THPT
5 THCS-THPT Lê Quý Đôn Nam Từ Liêm THPT
6 THCS-THPT Trần Quốc Tuấn Nam Từ Liêm THPT
7 Trường phổ thông Olimpia Nam Từ Liêm THPT
8 THCS-THPT Nguyễn Siêu Cầu Giấy THPT
9 THPTGlobal Cầu Giấy THPT
10 THCS-THPT Lý Thái Tổ Cầu Giấy THPT
11 THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Cầu Giấy THPT
12 Phổ thông Hermann Gmeiner Cầu Giấy THPT
13 THCS-THPT Lương Thế Vinh Cầu Giấy THPT
14 THPT Tây Đô Bắc Từ Liêm THPT
15 THPT Đoàn Thị Điểm Bắc Từ Liêm THPT
16 THCS-THPT Vinschool Hai Bà Trưng THPT
17 THPT Đông Kinh Hai Bà Trưng THPT
18 Phổ thông Hòa Bình LaTrobe Hai Bà Trưng THPT
19 THCS-THPT TH School Đống Đa THPT
20 THPT Nguyễn Văn Huyên Đống Đa THPT
21 THPT Bắc Hà Đống Đa THPT
[Type the document title]
[Type text] Page 219
22 THCS và THPT Alfred Nobeb Đống Đa THPT
23 THPT Phạm Ngũ Lão Đông Anh THPT
24 THPT An Dương Vương Đông Anh THPT
25 THPT Ngô Quyền Đông Anh THPT
26 THPT Ngô Tất Tố Đông Anh THPT
27 THPT Đông Kinh Đông Anh THPT
28 THPT Bắc Hà Thanh Oai THPT
29 THPT Thanh Xuân Thanh Oai THPT
30 Phổ thông Bình Minh Hoài Đức THPT
31 THPT Lương Thế Vinh Ba Vì THPT
32 THPT Trần Phú Ba Vì THPT
33 THPT Ngô Sỹ Liên Chương Mỹ THPT
34 THPT Đặng Tiến Đông Chương Mỹ THPT
35 THPT FPT Thạch Thất THPT
36 THPT Phan Huy Chú Thạch Thất THPT
37 THPT Phương Nam Hoàng Mai THPT
38 Phổ thông quốc tế Thăng Long Hoàng Mai THPT
39 Nguyễn Thượng Hiền Ứng Hòa THPT
40 THPT Xa La Hà Đông THPT
41 Phổ thông Quốc tế Việt Nam Hà Đông THPT
42 THCS-THPT Lương Thế Vinh Thanh Trì THPT
43 THPT Lê Thánh Tông Thanh Trì THPT
44 THCS và THPT Đông Đô Tây Hồ THPT
45 THPT Phan Chu Trinh Tây Hồ THPT
46 Phổ thông Wellspring Long Biên THPT
47 THPT Tây Sơn Long Biên THPT
[Type the document title]
[Type text] Page 220
48 THPT Lê Văn Thiêm Long Biên THPT
49 THPT Bắc Đuống Gia Lâm THPT
50 THPT Phan Bội Châu Thanh Xuân THPT
51 THPT Lam Hồng Sóc Sơn THPT
52 THPT Đa Trí Tuệ Cầu Giấy THPT
53 TH School Hòa Lạc Thạch Thất THPT
54 Trường Tiểu học, THCS và THPT
Vinschool The Harmony
Hoàng Mai Liên cấp
55 THPT Mạc Đĩnh Chi Sóc Sơn THPT
56 THPT Green city Đan Phượng THPT